Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở địa phương

Tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở địa phương: ... Ebook Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở địa phương

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngay từ khi Nhà nước ra đời Đảng nhà nước Bác Hồ đã rất quan tâm đến Thi đua, khen thưởng Người nói “Thi đua là yêu nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất ” Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.1995, Tập 6 tr 473 , và công việc hàng ngày chính là nội dung thiết thực của thi đua. Phong trào thi đua yêu nước do Người khởi xướng và lãnh đạo từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã nhanh chóng phát triển thành phong trào sâu rộng và liên tục qua nhiều thập kỷ, trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Ninh Bình, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua càng thấy được vai trò, vị trí của công tác thi đua, khen thưởng trong mỗi bước phát triển và trưởng thành của tỉnh, dù ở lĩnh vực nào và thời điểm nào đều có sự đóng góp quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng với các phong trào thi đua “bị buông lỏng” chưa trở thành động lực mạnh mẽ động viên cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân, khen thưởng chưa gắn chặt với công tác thi đua, chưa phát huy mạnh mẽ tác dụng khuyến khích động viên thi đua, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Để khắc phục tình hình trên đây của công tác thi đua, khen thưởng, một trong những vấn đề đặt ra cần giải quyết phải đổi mới công tác thi đua, khen thưởng mà trước hết là đổi mới quản lý nhà nước đối với công tác này. Là một công chức đang công tác tại Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh Ninh Bình, để kết thúc khóa học Cao học Quản lý hành chính công tôi chọn đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở địa phương” và mong rằng đề tài này có thể đóng góp phần nhỏ bé của mình vào quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. - Phân tích tình hình công tác thi đua, khen thưởng và thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương hiện nay. - Nêu những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen của địa phương, chủ yếu ở tỉnh Ninh Bình từ những năm đổi mới đến nay có tham khảo những thời kỳ trước đó. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài: - Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. - Là tài liệu để giúp cơ quan thi đua, khen thưởng ở địa phương tham khảo để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương (tỉnh Ninh Bình). Chương III: Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tới. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG . 1.1. Một số vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng. 1.1.1. Khái niệm thi đua. - Nghiên cứu quá trình hợp tác giữa con người và con người trong lao động sản xuất, thấy được hiện tượng diễn ra một cách khách quan trong quá trình hợp tác lao động, Mác đã đưa ra khái niệm về thi đua "Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người. Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao theo lối đặc biệt nghị lực sinh động tăng thêm nghị lực cho riêng từng người" trong Bộ Tư bản Luận tập I Các Mác. Bàn về ngày thứ bảy lao động cộng sản Lê Nin đã nói đến thi đua xã hội chủ nghĩa đó là phong trào lao động tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn, xây dựng xã hội mới của quần chúng lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột. Lê Nin coi đây là một sáng kiến vĩ đại, chính quyền cách mạng cần chăm lo, tổng kết, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm. Phêđôxêép nhà khoa học Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây cho rằng "Thi đua là sự đọ sức trong lao động và sáng tạo, mang đặc tính của con người trong xã hội, được sinh ra bởi sự hợp tác lao động và bởi mối quan hệ xã hội của con người trong quá trình sản xuất...", " Thi đua xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ xã hội mới có lịch sử. Nó mang tính sáng tạo xã hội của giai cấp công nhân, ...thi đua xã hội chủ nghĩa xuất hiện như là nhiệt tình cách mạng là hành động tự giác của quần chúng lao động - những người đã tổ chức sản xuất xã hội theo kiểu mới trong lao động". Giới thiệu một số tài liệu Hội nghị Khoa học - Thực tiễn về thi đua xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Ban TĐKT tỉnh Thanh Hóa. Trang 60. - Ngay từ khi Nhà nước ta mới ra đời Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng đến công tác thi đua. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua tồn tại khách quan trong xã hội, người dạy "...Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua". Thi đua là một hiện tượng khách quan, là qui luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động của con người. Ở đâu có hợp tác lao động thì ở đó nảy sinh thi đua. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, thi đua yêu nước bao giờ cũng là phong trào thi đua tập thể của những công nhân, nông dân, trí thức, những người lao động tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không đối kháng về lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; mọi người mang hết nhiệt tình và khả năng của mình ra để xây dựng đất nước. Nguyên tắc quan trọng nhất của thi đua xã hội chủ nghĩa là đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm; Người tiền tiến thân ái giúp đỡ người chậm tiến để đạt tới sự tiến bộ chung. Hoàn toàn không giống với bí mật thương nghiệp trong cạnh tranh. Thi đua xã hội chủ nghĩa chẳng những nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm xây dựng con người mới, rèn luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động. Nói như vậy thi đua có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả. Thông qua thi đua để giáo dục động viên mọi người, nâng cao lòng yêu nước, ý thức giác ngộ giai cấp, trách nhiệm công dân và tính cộng đồng xã hội. Công tác thi đua qua những chặng đường lịch sử, đặc biệt thấy rõ vai trò thi đua thời kỳ đổi mới, trong cơ chế thị trường Nhà nước đã có Luật Thi đua, khen thưởng trong đó chỉ rõ: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Luật Thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Hà Nội 2006. Trang 15. 1.1.2. Khái niệm khen thưởng. Khen thưởng là công việc đã tồn tại khá lâu trong lịch sử xã hội, gắn liền với thưởng phạt của nhà nước thuộc các chế độ xã hội khác nhau. Khen thưởng đã được thực hiện ở nước ta từ các triều đại phong kiến trước đây. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã ghi rõ những hình thức khen thưởng như sau: “- Khen thưởng người có công trong chiến trận - Khen thưởng người có công trong việc đi sứ - Khen thưởng người phò tá có công lao tài đức - Khen thưởng người tiến cử, người hiền tài - Khen thưởng người có lời tâu đúng - Khen thưởng người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên - Khen thưởng người có công làm thủy lợi - Khen thưởng người có tài văn chương - Khen thưởng người cao tuổi...” Đại Việt sử ký toàn thư. Qua những hình thức khen thưởng đó chứng tỏ các triều đình phong kiến đã biết khích lệ động viên mọi người hăng hái lập công, để được khen thưởng. Đó chính là tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc. Nguyễn Trãi đã từng nói: "Một Nhà nước mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là nhà nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là nhà nước đang suy tàn. Nhà nước nào thưởng nhiều hơn phạt là nhà nước phồn vinh" Đảng, Bác Hồ đã rất quan tâm đến việc biểu dương khích lệ động viên người tốt, việc tốt. Mỗi khi đọc báo, nghe đài, thấy có nghĩa cử đẹp là Bác cho đi kiểm tra ngay để Bác khen thưởng. Bác thường nhắc nhở khen thưởng phải chính xác và kịp thời để động viên phát huy mặt ưu điểm, tích cực, khắc phục và đẩy lùi mặt khuyết điểm, tiêu cực nhằm xây dựng con người mới vì mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bác Hồ đã chỉ thị “Có công thì thưởng, có lỗi thì phạt, khen thưởng phải có tác dụng giáo dục, động viên, nêu gương...” khen thưởng còn là một chính sách của nhà nước để ghi công, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó; tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý nghĩa hài lòng. Còn thưởng là tặng cho bằng hiện vật hoặc tiền... Khen thưởng là hình thức ghi nhận công lao, thành tích của Nhà nước bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền do luật định. Như vậy khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Khen thưởng và trừng phạt được hình thành phát sinh và tồn tại trong quá trình phát triển của con người là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người, do đó khen thưởng phải thể hiện quan điểm quần chúng, phải có trách nhiệm cao trong quá trình phát hiện xét khen thưởng. Khen thưởng tồn tại cùng với sự tồn tại của Nhà nước. Còn Nhà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và khích lệ bằng vật chất. Trong điều kiện hiện nay, khen thưởng vẫn có vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy xã hội phát triển là biện pháp của người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chính trị của cơ quan đơn vị mình nhằm khuyến khích động viên mọi tầng lớp trong xã hội tích cực hăng hái lập thành tích trong lao động sản xuất và công tác. Trên cơ sở lý luận đó Luật Thi đua, khen thưởng của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003 đã nêu rõ: "Khen thưởng là việc nghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Luật Thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Hà Nội 2006. Trang 15. 1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng. - Thi đua và khen thưởng quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng lẫn nhau. Là hai thành tố hữu cơ của một quá trình dẫn đến một hiệu quả chung. Mối quan hệ đó biểu hiện: Thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân và cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đó thực hiện khen thưởng, thực tế cho thấy: Ở đâu phong trào thi đua thực sự là động lực thì ở đó xã hội phát triển quần chúng phấn khởi và khen thưởng chuẩn xác, ngược lại ở đâu phong trào thi đua yếu, hoặc không có phong trào thi đua ở đó xã hội trì trệ công tác khen thưởng không chuẩn xác, quần chúng kém phấn khởi, thậm chí có những tiêu cực. Khen thưởng vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, thực tế cho thấy: Ở đâu làm tốt công tác khen thưởng, công tác này được đánh giá khách quan, công minh trên cơ sở phong trào thi đua thì ở đó quần chúng phấn khởi, có được phong trào thi đua mới, tốt hơn và ngược lại. Bác Hồ coi thi đua là đoàn kết, là cải tạo con người. Theo Bác thi đua phải toàn dân toàn diện, thường xuyên . Đặc biệt bác nhấn mạnh Thi đua phải gắn với khen thưởng một cách đích đáng; khen thưởng phải có tác dụng động viên, giáo dục nêu gương; Bác khái quát bản chất của mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng là: “thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Như vậy có tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng mới chính xác, mới có tác dụng giáo dục, nêu gương, động viên khuyến khích, hơn nữa còn tạo điều kiện cho đợt thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy, không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại không có thi đua thì không có căn cứ đánh giá thành tích để khen thưởng, thiếu chính xác, ít tác dụng. Xét cả hai phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy thi đua, khen thưởng luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Thi đua là động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, nỗ lực vượt mọi khó khăn vươn lên hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Từ kết quả tổng kết thi đua mà lựa chọn tập thể và cá nhân xứng đáng để khen thưởng. Khen thưởng chính là việc đánh giá kết quả phong trào thi đua. Khen thưởng chính xác kịp thời có tác dụng động viên, giáo dục và nêu gương tốt trong xã hội, đồng thời cổ vũ phong trào thi đua phát triển sâu, rộng. Nếu khen thưởng không đúng không chuẩn xác sẽ làm mất tác dụng thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến phong trào thi đua và dẫn đến tiêu cực trong phong trào thi đua, ảnh hưởng đến công tác khen thưởng. Tuy nhiên, trong thực tế có những hình thức khen thưởng không phản ánh kết quả trực tiếp từ phong trào thi đua như: Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, khen thưởng người có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể… ; khen thưởng đối với những cá nhân tổ chức trong nước và ngoài nước có công lao, đóng góp cho xã hội, cho Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, những cá nhân dũng cảm cứu người, tài sản của nhà nước của tập thể, của công dân... song việc khen thưởng này cũng có quan hệ nhất định đối với thi đua, nó cũng bị ảnh hưởng nhất định từ phong trào thi đua, từ truyền thống thi đua yêu nước của dân tộc. 1.2. Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động của xã hội cần có sự quản lý của nhà nước bởi vì: - Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của hàng triệu hàng triệu quần chúng nhân dân thông qua phong trào thi đua; huy động các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia các phong trào thông qua đó phát huy được nội lực của mỗi người, mỗi đơn vị, địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. - Thi đua là hoạt động rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội các ngành, các cấp, rất đa dạng, phong phú, đồng thời mục tiêu, hình thức, biện pháp thi đua thường xuyên cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thi đua cần có sự đánh giá đúng, khách quan, có thưởng phạt kịp thời, rõ ràng để động viên khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội tham gia vào phong trào thi đua. Lịch sử cho thấy các nhà nước trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều thực hiện vai trò thưởng phạt, đó là ban thưởng những người có công và trách phạt những người có tội. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thi đua, khen thưởng thì mới có được sự thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nhà nước, do vậy nhà nước phải quản lý công tác này. Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 03/5/1998 của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng..." 1.3. Nôị dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Luật thi đua, khen thưởng đã được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005. Chương VI Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Điều 90 Quy định nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bao gồm: “1. Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; 2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; 3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; 4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; 5. Sơ kết tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; 6. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng; 7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.” Luật Thi đua, khen thưởng. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Hà Nội 2006. Trang 61 Việc nhận thức đúng và thực hiện đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương. Do vậy luận văn tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu quản lý nhà nước đã được nêu trong Luật Thi đua, khen thưởng. 1.3.1 Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Văn bản pháp luật là công cụ quan trọng nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý công tác thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Văn bản pháp luật tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, các tầng lớp nhân dân và các cá nhân phát huy lòng nhiệt tình hăng hái tham gia thi đua và đón nhận những kết quả, phần thưởng xứng đáng; hành lang đó tạo ra sự thống nhất công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp trong cả nước. Thực tế đã chứng minh ngay từ khi Nhà nước ta mới ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về thi đua, khen thưởng như: Ngày 20/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng với lời mở đầu: “Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công” Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.1995, Tập 4 tr 163 . Quốc lệnh là văn bản pháp lý đầu tiên về điều kiện về khen thưởng, đặt nền móng hình thành chính sách khen thưởng; Văn bản này đã góp phần quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước phát triển, làm nên chiến thắng thần thánh Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1945 - 1998, nhà nước ta đã ban hành 1 quốc lệnh, 15 sắc lệnh, 6 quyết nghị, 5 pháp lệnh và nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị để tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Suốt chiều dài hơn 60 năm xây dựng đất nước công tác thi đua, khen thưởng đã bám sát được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra những phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng; đã khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa Anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau một thời gian dài công tác thi đua, khen thưởng “bị buông lỏng” Trích Chỉ thi 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị . Ngày 03/5/1998 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Ngày 21/5/2004 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 39 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Luật Thi đua khen thưởng ra đời cùng các văn bản pháp quy của nhà nước như Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác này vào nề nếp đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác khen thưởng của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua, khen thưởng vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc mà ở đó thi đua, khen thưởng là biện pháp đòn bẩy được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. 1.3.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng. Việc xây dựng chính sách đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay sau khi giành được chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng ngày 26 tháng 01 năm 1946. Điều này chứng minh rằng chính sách trong thi đua, khen thưởng được xác định rất quan trọng để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật, thông tư hướng dẫn thi hành luật đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác thi đua, khen thưởng; đây là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Cuộc sống phát triển rất sinh động phong phú, phong trào thi đua, khen thưởng cũng không ngừng phát triển phong phú đa dạng nhất là ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở. Do vậy vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng là xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng, chính sách này phải đáp ứng kịp thời sự phát triển cuộc sống xã hội thậm chí của mỗi ngành, mỗi cấp đặc biệt của địa phương và cơ sở. Trong thời kỳ kháng chiến, đất nước còn nghèo và còn nhiều khó khăn, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ nhằm động viên tinh thần là chủ yếu; đến nay, nền kinh tế đang phát triển, nhất là với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cống hiến được khen thưởng nói riêng. Do vậy khi xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước. Châm ngôn xưa đã được nhân dân ta đúc kết “Trăm đồng tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng”. Nó thể hiện sự trân trọng giá trị vật chất và tinh thần, đảm bảo giá trị kết quả thi đua, đó là giá trị của khen thưởng. Hiện nay trong cơ chế thị trường thì giá trị vật chất lại càng thể hiện được nguyên tắc “vật chất quyết định ý thức” có nghĩa là khen thưởng có tác dụng trở lại thi đua. Thực tiễn cho ta thấy rõ tác dụng to lớn của chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng khi kết hợp giữa động viên tinh thần, gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển kinh tế - xã hội, là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động giúp chúng ta có cách nhìn mới về công tác thi đua, khen thưởng và cũng chính là cơ sở để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. 1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điều 12 và Điều 13 Luật Thi đua khen hưởng có nêu: “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: tuyên truyền, động viên các thành viên của mình tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng; Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng.” Điều 12, Điều 13 Luật Thi đua, khen thưởng Như vậy, theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng Mặt trận Tổ quốc và các thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giám sát; tổ chức nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giám sát; cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyên trong công tác tuyên truyền cho thi đua và các gương điển hình. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau. Trong công tác thi đua, khen thưởng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng là một khâu rất quan trọng vì thế trong Luật Thi đua, khen thưởng cũng quy định rõ và đó là một vấn đề mà nhà nước cần phải quản lý. Đối với cấp Trung ương, nhà nước có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật đồng thời có sự hướng dẫn các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định pháp luật ấy. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động. Đối với địa phương gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau khi được quán triệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện, chính quyền cấp tỉnh vận dụng vào đặc điểm cụ thể của địa phương từ đó có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với cấp huyện và các Ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Đối với cấp huyện cũng tương tự như vậy. Một khi toàn bộ các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ này sẽ tạo ra được sự thống nhất nhận thức, hành động trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở đối với các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Nội dung này, vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó công tác thi đua, khen thưởng tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 96 Luật Thi đua, khen thưởng. Có nội dung này vì quản lý nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nào cũng đều phải có thanh tra, kiểm tra, nếu không thanh tra, kiểm tra sẽ bị buông lỏng công tác quản lý nhà nước. Trong thực tế, không phải đơn vị, địa phương, cá nhân nào cũng thực hiện tốt, đầy đủ những quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành trong những nội dung: Việc thực hiện Luật Thi đua khen thưởng, các băn bản hướng dẫn thi hành luât, các quy định, chính sách của nhà nước về thi đua, khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng đối tượng.v.v… - Công tác thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc theo đợt phát động phong trào thi đua, kết thúc phong trào thi đua, hoặc thanh tra đột xuất khi thấy có vấn đề về công tác thi đua, khen thưởng. - Thanh tra khi có khiếu nại, Vì vậy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng cũng phải được quan tâm giải quyết Trong tiến trình xét thi đua, khen thưởng không phải không còn những hiện tượng không khách quan, cảm tình, nể nang, chủ quan có những động cơ không trong sáng. Một số cá nhân, đơn vị lợi dụng những sai sót trong phương pháp, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, các cá nhân, tập thể khai man thành tích để được khen thưởng ... Đó là một trong những nguyên nhân đẫn đến có đơn thư khiếu nại của quần chúng nhân dân về khen sai, khen không đúng tiêu chuẩn, tố giác những người khai man thành tích, thực hiện không đúng chính sách về khen thưởng của Đảng và nhà nước. Vì vậy, cơ quan quản lý phải giải quyết để thực hiện tốt Luật Khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền lợi, chính sách trong thi đua, khen thưởng. Sau khi thanh tra kiểm tra phải có đánh giá, kết luận ở từng đơn vị từng ngành, từng cấp trong việc thực hiện chính sách khen thưởng. Công tác quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu nại tố cáo và đặc biệt là xử lý những vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng phải được quan tâm thường xuyên để Luật Thi đua, khen thưởng thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, công bằng và kịp thời. Có được như vậy thi đua, khen thưởng mới thực sự là động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất, công tác, học tập tốt hơn và mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước. 1.3.5. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng. Đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho các lĩnh vực công tác giao lưu, học hỏi, tiếp nhận sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Do vậy đây là nội dung nhà nước cần quản lý đối với công tác thi đua, khen thưởng gồm: Trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý của các nước bạn về khen thưởng và về các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào công việc của xã hội. Giới thiệu hình thức thi đua, khen thưởng của Việt Nam với các nước bạn. Theo dõi phát hiện những cá nhân, tổ chức nước ngoài có đóng góp đối với Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực và các địa phương. Đề xuất những hình thức khen thưởng đối với những cá nhân tổ chức nước ngoài đã có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế hoặc giúp các ngành, các địa phương giải quyết được những vấn đề cần ghi công và khen thưởng. Với điều kiện nước ta hiện nay nội dung này càng cần được quan tâm hơn cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, kêu gọi sự hợp tác đầu tư c._.ủa các cá nhân, tổ chức nước ngoài. 1.4.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương muốn quản lý tốt công tác thi đua khen thưởng trước hết phải có bộ máy thống nhất, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác thi đua, khen thưởng. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì phải đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Bồi dưỡng về chính trị là để nâng cao sự hiểu biết, về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về quan điểm chỉ đạo phong trào thi đua, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởng, trên cơ sở đó nâng cao về năng lực tổ chức phong trào thi đua yêu nước và có phẩm chất đạo đức trung thực khách quan để làm tốt công tác. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở cơ sở là rất cần thiết. Nếu cán bộ ở cơ sở không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ thì không thể tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền về tổ chức phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, và đề xuất xét duyệt những hình thức khen thưởng được chính xác, kịp thời ..... Đối với cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cũng phải tiêu chuẩn hoá, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, phải có kiến thức xã hội, am hiểu lịch sử và có nhận thức tốt tiếp cận thông tin mới, nhanh nhậy nắm bắt chủ trương chính sách mới của Đảng và nhà nước thì mới đáp ứng được yêu cầu về tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về các chủ trương giải pháp trong chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua. Nhà nước muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng trước hết phải có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác này. Do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là cấp thiết nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi mà luật mới ra đời mặt bằng cán bộ còn yếu và thiếu. 1.3.7 Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng đánh giá hiệu quả công tác thi đua. Mục đích, yêu cầu của sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của công tác thi đua, khen thưởng những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được. Chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng. Từ thực tế tổ chức phong trào thi đua, và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua, hay hàng năm, hoặc từng giai đoạn qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn tiếp theo góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, của đất nước. Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của thi đua, khen thưởng trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà soát các hình thức, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên cơ sở đó đề xuất công tác chỉ đạo, quản lý và các qui trình, thủ tục xét duyệt khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời. Trong tình hình thực tế bệnh quan liêu, hình thức còn đang nặng nề trong các địa phương, đơn vị thì việc tổng kết, sơ kết càng phải đặt ra với chất lượng cao hơn để tránh hình thức, phô trương, tốn kém mà không hiệu quả. Trên đây là những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về công tác Thi đua, khen thưởng. Những nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành đồng thời, không thể coi nhẹ nội dung nào. 1.4. Hệ thống cơ quan làm công tác Thi đua, khen thưởng. Từ khi mới ra đời Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc tổ chức cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng. Ngày 17/9/1947 đã có Sắc lệnh số 83/SL thành lập Viện Huân chương thuộc Phủ Chủ tịch với nhiệm vụ: giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế độ, thể lệ khen thưởng Huân chương, Huy chương, xét duyệt, đặt sản xuất và cấp phát các loại Huân chương, Huy chương. Để đẩy mạnh và quản lý công tác thi đua, khen thưởng, năm 1964 đã có Quyết định số 28/CP ngày 04/02/1964 của Phủ Thủ tướng thành lập Ban Thi đua Trung ương. Để thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác thi đua và khen thưởng, năm 2004 chuyển Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước thành Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương trực thuộc Chính phủ, Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương và là cơ quan thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng Trung ương. 1.4.1. Ở Trung ương. - Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương được thành lập theo Quyết định 158/2004/NĐ-CP ngày 25/8/2004 của Chính phủ về việc thành lập Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương. Để giảm bớt cơ quan đầu mối thuộc Chính phủ. Ngày 08/8/2007 Chính phủ có Nghị định số 08/2007/NĐ-CP quy định. Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương thuộc Bộ Nội vụ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước và tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo qui định của pháp luật; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định số 158/QĐ-CP Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản riêng, trụ sở đặt tại Hà Nội. Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức gồm: 1. Làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương; 2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm về công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; tổng hợp tình hình và báo cáo định kỳ về công tác thi đua, khen thưởng; 4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng, thủ tục, quy trình, thời gian xét đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; hình thức, thủ tục khen thưởng đơn giản; 5. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các mẫu hiện vật khen thưởng thuộc phạm vi nhà nước quản lý; 6. Trình Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công ký ban hành các căn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban; 7. Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về thi đua, khen thưởng đối với các ngành, các cấp; 8. Tổng hợp và thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ quan, tổ chức để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng hoặc để Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định khen thưởng; 9. Tổ chức việc chế tạo, bảo quản, cấp phát hiện vật khen thưởng; chuẩn bị hiện vật kèm theo các hình thức khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ chức thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước; 10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp; 11. Chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ban theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 12. Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước; 13. Vận động các nguồn tài trợ và quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng Trung ương; chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp; 14. Thực hiện hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; 15. Thanh tra kiểm tra và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật, những quy chế, quy trình nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; 16. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, tài sản của Ban theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban. 1.4.2. Ở địa phương - Cấp tỉnh từ năm 1964 đến năm 1976 chuyển bộ phận khen thưởng tổng kết kháng chiến ở Ban Tổ chức Chính quyền sang Ban Thi đua, từ đó thành Ban Thi đua và Khen thưởng. Ban Thi đua và Khen thưởng là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm tham mưu giúp chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh, thành phố thuộc Trung ương chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương. Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng tỉnh; có những nhiệm vụ chủ yếu: + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về công tác Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Ban và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình; + Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh; + Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng tại địa phương; + Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; + Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến; kiến nghị đổi mới công tác Thi đua, khen thưởng; xem xét, thẩm định, đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; + Tổ chức bồi dưỡng về các chủ trương chính sách, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. + Kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng. + Xây dựng và quản lý quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; + Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng của địa phương theo phân cấp; thực hiện việc tổ chức và trao tặng khen thưởng theo quy định của pháp luật. Làm thủ tục cấp đổi hiện vật khen thưởng bị hư hỏng, thất lạc và xác nhận các hình thức khen thưởng; - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác thi đua, khen thưởng; - Ở cấp huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng trực thuộc văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện. - Ở cấp xã, phường không có cán bộ biên chế chuyên trách làm công tác Thi đua, khen thưởng, do cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, phường kiêm nhiệm. Như vậy hệ thống cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng từ Trung ương đến cơ sở xã, phường được hình thành và phát triển cùng với bộ máy công quyền nhà nước. (xem sơ đồ hệ thống) Mặc dù qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, tên gọi, tổ chức có những thay đổi, nhưng đến nay, trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta vẫn quan tâm đến hệ thống cơ quan, công chức và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương đến địa phương. Chỉ thi 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới chỉ rõ: “Kiện toàn và đổi mới tổ chức – cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng”. Nay được thể hiện trong Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. hÖ thèng tæ chøc bé m¸y qu¶n lý c«ng t¸c thi ®ua - khen th­ëng c¸c cÊp ChÝnh phñ Héi ®ång thi ®ua - khen th­ëng trung ­¬ng Bé néi vô ban thi ®ua - khen th­ëng trung ­¬ng Héi ®ång T§ - kt bé, ngµnh, tØnh, thµnh phè - ban T§ - KT tØnh, thµnh phè - Phßng T§ - KT bé, ngµnh Trung ­¬ng Héi ®ång t® - kt c¸c së, quËn, huyÖn, thÞ x· Th­êng trùc T§ - KT c¸c së, quËn, huyÖn, thÞ x· Héi ®ång thi ®ua - khen th­ëng c¸c x·, ph­êng c¸n bé thi ®ua c¸c x· ph­êng CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH). 2.2. Tổng quan về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm qua ở nước ta. 2.2.1. Sự hình thành công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng. Ngày 20/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên về khen thưởng đặt nền móng để quản lý công tác khen thưởng của nhà nước ta. Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp theo Hồ Chủ tịch lần lượt ký các sắc lệnh đặt ra các loại Huân, Huy chương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau đó Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều lệnh, nghị định với nhiều chủ trương chính sách về thi đua, khen thưởng theo từng giai đoạn cách mạng. Từ đó đến nay, công tác thi đua, khen thưởng được xác định là một lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, công tác thi đua, khen thưởng đã ra đời cùng với nhà nước và có đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, cũng như lịch sử dân tộc, công tác thi đua, khen thưởng cùng trải qua những biến cố thăng trầm theo từng giai đoạn của cách mạng. 2.3. Công tác thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ. 2.3.1. Thời kỳ bảo vệ xây dựng chính quyền non trẻ. Nhà nước ta mới ra đời, còn non trẻ đứng trước vô vàn khó khăn, trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Thực dân Pháp nổ súng quay lại miền Nam, 28 vạn quân Tưởng vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật, theo sau là bọn tay sai Việt gian phản động định lật đổ chính quyền cách mạng; lũ lụt thiên tai hoành hành, nhân dân đói khổ, dịch bệnh, mù chữ. Tin vào nhân dân, tin vào sức mạnh của quần chúng cần lao khi được giải phóng khỏi ách nô lệ Đảng và nhà nước đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có những chính sách phát động tinh thần yêu nước, tình thương đồng bào của nhân dân ta nên đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia phong trào thi đua tiết kiệm, lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo cho nhau để cứu những người bị đói, Bác Hồ cũng một tuần nhịn một bữa để san sẻ cho đồng bào bị đói; tuần lễ vàng đã huy động những người có điều kiện giúp tài chính xây dựng chính quyền; phong trào bình dân học vụ được phát động mọi người đi học, người biết chữ dạy người chưa biết chữ cùng nhau diệt giặc dốt. Đặc biệt với phong trào Nam tiến đã huy động được lực lượng đáng kể vào Nam cùng đồng bào miền Nam chống thực dân Pháp. Phong trào tăng gia sản xuất đã giúp nhân dân ta thoát khỏi nạn đói kém. Với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phong trào thi đua yêu nước được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ phát động, chính quyền non trẻ của ta được giữ vững, âm mưu của Tưởng bị thất bại, giặc đói bị đẩy lùi, chuẩn bị được lực lượng ban đầu tập trung chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 2.3.2. Thời kỳ kháng chiến chống pháp. Nhiệm vụ chính trị của thời kỳ này là kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập hoàn toàn cho đất nước, tự do ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 83/ SL: ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương thuộc Phủ Chủ tịch với nhiệm vụ “giúp Chủ tịch nước nghiên cứu ban hành các chế độ thể lệ khen thưởng Huân, Huy chương. Tiếp theo sắc lệnh thành lập Viện Huân chương, ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương. Ban này gồm các đại biểu Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ vận động, đôn đốc, thu thập và phổ biến kinh nghiệm về thi đua. Trong lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt để động viên mọi nguồn lực của dân tộc đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh đặt ra các loại Huân hương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập ( năm 1947) Huân chương Kháng chiến ( năm 1948) Huân chương Lao động ( năm 1950). Chính phủ quy định các danh hiệu Anh hùng Quân đội, Anh hùng Nông nghiệp, Anh hùng Công nghiệp ( 1952) những quy định này đã kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân tích cực trong kháng chiến chống Pháp. Mục tiêu và hoạt động nổi bật của thi đua, khen thưởng thời kỳ này là tổ chức phong trào thi đua yêu nước kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Sự phát triển của phong trào thi đua yêu nước gắn liền với sự phát triển của cuộc kháng chiến. Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng của toàn dân. Tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguyện vọng, ý chí của toàn dân, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu. Bác kêu gọi toàn dân thi đua, ai ai cũng có thể tham gia kháng chiến và kiến quốc, thi đua để thực hiện: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó Bác nhấn mạnh: “Các cụ phụ lão đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc; các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp người lớn; Đồng bào, phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp; Đồng bào công nông thi đua sản xuất, đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tạo và phát minh, nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc phụng sự nhân dân; bộ đội và dân quân thi đua giết giặc...”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xuất hiện phong trào “ Diệt giặc đói” “Diệt giặc dốt” “Diệt giặc ngoại xâm” Toàn dân ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phong trào bình dân học vụ được tổ chức rộng khắp, nam nữ thanh niên hăng hái tòng quân đi chiến đấu. Chỉ sau 9 năm kể từ khi giành được độc lập, quân và dân cả nước với khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã chiến thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hoàn toàn giải phóng miền Bắc. 2.3.3. Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Nhiệm vụ chính trị thời kỳ này của cả nước của toàn Đảng và toàn dân ta là thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: Ở miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam; ở miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam với mục tiêu chung là: Thống nhất nước nhà và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động nổi bật của thi đua, khen thưởng trong thời kỳ này là: Về tổ chức thực hiện công tác thi đua: Thi đua đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp từ các đơn vị Quân đội đến các đơn vị sản xuất, trường học, bệnh viện, từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị đến nông thôn, miền Nam hay miền Bắc. Già, trẻ, gái, trai đồng lòng đồng sức thi đua lao động sản xuất, giết giặc lập công với khẩu hiệu: Tất cả cho tiền tuyến lớn, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đã xuất hiện nhiều phong trào như: “thanh niên ba sẵn sàng”, “phụ nữ ba đảm đang”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” , “địch phá ta cứ đi”; “tất cả cho chiến trường thắng Mỹ”. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua: “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp; “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp; “cờ ba nhất” trong quân đội, phong trào thi đua “hai tốt” trong ngành giáo dục; phong trào “ba cải tiến” trong cơ quan hành chính sự nghiệp; phong trào " tiếng hát át tiếng bom" của văn hoá văn nghệ; phong trào “Học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” trong Công an nhân dân; phong trào “Quyết thắng giặc Mỹ” của quân giải phóng miền Nam... Tiếp theo sắc lệnh thành lập viện Huân chương, Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương ngày 04/02/1964 Thủ tướng ra quyết định số 28/CP về việc thành lập Ban thi đua các cấp. Ngày 16/6/1983 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số 61 - HĐBT thành lập Hội đồng thi đua các cấp, có nhiệm vụ: Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phong trào phát triển mạnh mẽ, đều khắp, đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho từng thời gian; đề xuất với Chính phủ có kế hoạch tổ chức chỉ đạo và tổng kết thi đua. Về tổ chức thực hiện công tác khen thưởng: Nhà nước đã ban hành, bổ sung nhiều chính sách và chế độ khen thưởng, xét chọn những cá nhân và tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc để tuyên dương Anh hùng. nhiều văn bản pháp luật quy định các hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng các loại Huân chương Hữu nghị, Huân chương, Huy chương Chiến thắng, Huân chương, Huy chương Quân giải phóng Việt Nam, Huân chương, Huy chương chiến sỹ vẻ vang để khen thưởng thành tích thuộc lực lượng vũ trang được ban hành. Ở miềm Nam từ năm 1962 - 1967 Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt ban hành các quyết định đặt ra Huân chương Tổ quốc, Huân chương Thần đồng, Huân chương Giải phóng, Huân chương Chiến công giải phóng, Huân chương Quyết thắng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng để động viên khen thưởng quân và dân miền Nam, hăng hái thi đua đánh giặc lập công tiến lên giải phóng miền Nam. Sau khi nước nhà thống nhất để động viên quân dân cả nước hăng hái lập công trong lao động sản xuất, học tâp, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1981 Nhà nước có Huy chương Quân kỳ quyết thắng, năm 1984 có Huy chương vì an ninh Tổ quốc, năm 1985 có danh hiệu vinh dự nhà nước: Thầy thuốc, Thầy giáo, Nghệ sỹ nhân dân, ưu tú để khen thưởng thành tích cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội, Công an, trong các ngành Y tế, Giáo dục, Văn hoá đã có thành tích xuất sắc. Đặc biệt năm 1995 ban hành pháp lệnh Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng cho các bà mẹ đã có nhiều con là liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tính đến nay nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành 18 loại Huân chương, 14 loại Huy chương, 2 Kỷ niệm chương, 6 Danh hiệu vinh dự nhà nước. Những quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Trung ương Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ nói trên đã có tác động rất quan trọng trong việc phát triển phong trào thi đua yêu nước. Kết quả của công tác thi đua, khen thưởng thời kỳ này đã thực hiện được lời di chúc của Bác Hồ “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” Miền Nam được hoàn toàn giải phóng nước nhà được thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. 2.3.4. Thời kỳ đổi mới Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới đã có tác động mạnh mẽ đến công tác thi đua, khen thưởng, đòi hỏi phải có sự đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành thi đua, khen thưởng. Đảng ta đã nhận thức rõ được yêu cầu cấp bách đó và đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Ngày 3 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 35-CT/TW về đổi mới công tác Thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới với những yêu cầu: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, phát triển mạnh mẽ liên tục và rộng khắp, dấy lên phong trào thi đua sổi nổi, nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng trong cả nước hăng hái thi đua, phát huy tinh thần tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng đất nước, làm giàu cho bản thân cho đất nước, phát huy tính sáng tạo, cải tiến quản lý, khai thác mọi tiềm năng, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, lập nhiều thành tích trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng; dân chủ, văn minh”. Ngày 07/10/2002 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra thông báo số 81 về việc tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Mục đích, yêu cầu của tổng kết nhằm đánh giá những mặt đã làm được và những mặt chưa được, chỉ rõ ưu khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị đối với công tác thi đua, khen thưởng năm năm qua (1998 - 2002). Từ thực trạng về tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua và công tác khen thưởng, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, trong giai đoạn mới để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Ninh Bình cùng các địa phương trong cả nước đã tiến hành tổng kết Chỉ thị 35 /CT-TW của Bộ chính trị, ngày 14/1/2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có kế hoạch 03/KH-UB triển khai tổ chức thực hiện công tác tổng kết và ngày 16/4/2003 Hội đồng thi đua tỉnh đã có công văn số 06/CV/TĐ hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội các huyện thị xã trong tỉnh tiến hành tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chỉ thị 35/CT-TW. Tất cả các đơn vị trong tỉnh đã tiến hành tổng kết. Kết quả 5 năm thực hiện chỉ thị 35/CT-TW của Ninh Bình có những điểm nổi bật là: Đối với công tác thi đua: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, trong tổ chức thi đua có sự chuyển biến tích cực; công tác xây dựng mục tiêu, nội dung tiêu chuẩn, hình thức thi đua có nhiều tiến bộ; các biện pháp tổ chức thi đua phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn. Đối với công tác khen thưởng: Từ sau khi có chỉ thị 35/CT-TW công tác khen thưởng có những đổi mới và tiến bộ: Số lượng tập thể và cá nhân được nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và Tỉnh khen thưởng tăng lên đáng kể, các đối tượng được khen rộng rãi hơn bao quát trên tất cả các lĩnh vực. Số lượng tập thể và cá nhân được khen thưởng bậc cao hơn trước đây, đã chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân. Như vậy, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 35/CT-TW của Bộ chính chị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới , công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển rõ rệt. Kết quả tập trung được thể hiện: 16.719 lượt cá nhân và tập thể được khen thưởng với những hình thức khác nhau. Trong đó: Tập thể và cá nhân khu vực nhà nước: 15. 097 lượt người; tập thể và cá nhân khu vực ngoài nhà nước: 1.592 lượt người; cá nhân làm công tác Đảng đoàn thể: 1.113 lượt người. Kết quả công tác thi đua, khen thưởng những năm sau khi có và thực hiện chỉ thị 35/CT-TW khác hẳn với những năm chưa có chỉ thị. Điều đó nói lên chỉ thị 35/CT-TW của Bộ chính trị đã được đưa vào cuộc sống ở Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung (xem phụ lục) Trên cơ sở tổng kết, đánh giá 5 năm thực hiện chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, ngày 21/05/2004. Bộ Chính trị ra chỉ thị số 39 về việc tiếp tục đổi mới đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Thự hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Ngày 30/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/NĐ-CP về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đổi mới đặc biệt Luật Thi đua, khen thưởng đã ra đời. Luật Thi đua, khen thưởng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005. Việc ban hành Luật Thi đua, khen thưởng đã tạo lập một khuôn khổ pháp lý đồng bộ làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng, phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành vừa bảo đảm quán triệt và thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, vừa thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, kế thừa những bài học quý báu về công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới. Luật đã quy định bộ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương, đến các địa phương. Bộ máy tổ chức này đã được cụ thể hoá theo nghị định số 122 ngày 04 tháng 10 năm 2005. Quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Như vậy, thời gian qua công tác thi đua, khen thưởng đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Cơ sở pháp lý về chính sách, về tổ chức bộ máy đã đủ mạnh để thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung và hình thức thi đua bước đầu được đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu và công trình khoa học xuất hiện trên các lĩnh vực, nhiều đề tài nghiên cứu được áp dụng vào sản xuất và quản lý. Đặc biệt có nhiều phong trào xuất hiện giải q._. Các tổ chức trong hệ thống chính trị, thông qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình để tham gia phong trào và tham gia quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó các cấp uỷ Đảng đóng vai trò lãnh đạo đề ra chủ trương, mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng; Chính quyền các cấp tổ chức thực hiện, đề ra các chính sách cụ thể cho việc triển khai các nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng; Mặt trận và các đoàn thể tập hợp, hướng dẫn, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện những nội dung của công tác thi đua, khen thưởng. - Như vậy, sẽ huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác thi đua, khen thưởng. Các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Một là: Tham gia vào qúa trình xây dựng các văn bản pháp luật của nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Hai là: Quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức của mình. Ba là: Thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp. Bốn là: Tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra đánh giá tổng kết công tác thi đua, khen thưởng. 3.4.4. Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. Quản lý nói chung và quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực nói riêng bao gồm các công việc chủ yếu phải được tiến hành một cách đầy đủ, đồng bộ. Đó là những nội dung quản lý nhà nước, các nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau thành một quy trình quản lý. Do vậy, thực hiện không đồng bộ, hoặc chỉ tập trung thực hiện một vài nội dung nào đó, coi nhẹ hoặc không thực hiện các nội dung khác sẽ dẫn đến quản lý không hiệu quả. Thực tế cho thấy khi nào, ở đâu từ nhận thức đến tổ chức thực hiện không đầy đủ, đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở đó không thể có phong trào thi đua thực sự, rơi vào tình trạng “phát mà không động”, “đánh trống bỏ dùi và như vậy công tác khen thưởng sẽ không đạt kết quả mong muốn. Để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nội dung quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng nhằm đổi mới đối với công tác này hiện nay cần tập trung giải quyết mấy vấn đề sau đây: Một là: Cần có thêm các văn bản pháp quy tiếp tục hướng dẫn, cụ thể hoá Luật Thi đua, khen thưởng đó là những quy chế, chính sách, quy định cụ thể để thực hiện luật, qua đó tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục quy trình tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng, chống tiêu cực và bệnh hình thức trong công tác thi đua. Hai Là: Tổ chức phong trào thi đua sôi nổi với khẩu hiệu “Tất cả vì dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” nhằm phát huy cao độ tính tích cực trong mọi ngành, mọi giới, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế rộng khắp trong cả nước. Góp phần tạo được sự tiến bộ rõ rệt về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, tạo môi trường xã hội lành mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội . Muốn vậy, phong trào thi đua phải đạt được yêu cầu thiết thực, sâu rộng và bao quát được toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ba là: Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra khiếu nại tố cáo và đánh giá tổng kết công tác thi đua, khen thưởng. Đây là một nội dung rất quan trọng của quản lý nhà nước, vì đã quản lý dù ở lĩnh vực nào cũng phải kiểm tra đánh giá tổng kết. Đồng thời đây cũng là mặt hạn chế phổ biến của công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian vừa qua của nhiều tổ chức, cơ quan đơn vị. Như trong Chỉ thị số 39- CT/TW của Bộ chính trị ngày 21/5/2004 đã chỉ rõ: “Việc theo dõi đôn đốc kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chưa kịp thời và thường xuyên” Luật Thi đua, Khen thưởng. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương . HN 2006. trang 13. Những nội dung chủ yếu trong đôn đốc, kiểm tra đánh giá là: việc quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai phong trào thi đua và tiến hành công tác khen thưởng có đúng quy định, chính sách, đối tượng, kịp thời, chính xác và có những biểu hiện tiêu cực không. Sơ kết, tổng kết là khâu cuối của quy trình quản lý. Tiến hành tốt công tác sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng mới duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng. Trong sơ kết, tổng kết, bên cạnh việc tôn vinh các điển hình tiên tiến còn có một việc hết sức quan trọng là đúc kết kinh nghiệm phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến. 3.4.5. Tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi đua khen thưởng. Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng các cấp được thành lập từ Trung ương đến các địa phương. Đây là hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước công tác thi đua khen thưởng. Tuy mới được kiện toàn thành lập nhưng Ban thi đua khen thưởng các cấp đã bước đầu hoạt động, phát huy vai trò tích cực đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng và quản lý nhà nước đối với công tác này. Song “ hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bấp cập, chưa thống nhất; cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương đến địa phương chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn, không xuất phát từ công việc mà sắp xếp con người mà vì bộ máy mà xắp xếp người đảm nhận công việc không hợp lý và không phù hợp với khả năng, mới tập trung làm nghiệp vụ khen thưởng, cán bộ có năng lực tổ chức phong trào thi đua còn ít.” Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VII. Năm 2005. Trang 18 . Xuất phát từ thực tế chức năng quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm qua để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới cần phải có hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng có đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng từ Trung ương cho đến cơ sở cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cũng như nâng cao kiến thức, kinh tế - xã hội, tiếp tục nghiên cứu học tập chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước như vậy mới khắc phục được những hạn chế nêu trên. Muốn vậy, phải được đầu tư đến ba lĩnh vực. Thứ nhất: về tổ chức Thi đua, khen thưởng là một lĩnh vực công tác thuộc Nhà nước quản lý. Thực hiện công tác quản lý cần có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Ở trung ương, có Ban thi đua Trung ương; các Bộ, ngành Trung ương có vụ hoặc phòng thi đua, khen thưởng; ở các tỉnh thành phố trực thuộc TW có Ban hoặc phòng thi đua, khen thưởng, ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có phòng thi đua khen thưởng, ở cấp xã, phường, thị trấn có cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã kiêm nghiệm công tác thi đua, khen thưởng. Đây là bộ khung của hệ thống cơ quan quản lý, để hệ thống cơ quan này hoạt động được tốt, có hiệu quả cần bố trí một cách hợp lý các bộ phận hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, như các Vụ thuộc Ban thi đua khen thưởng Trung ương, các phòng thuộc Ban thi đua khen thưởng các tỉnh, thành phố.... sự tồn tại, thành lập mới hoặc không tồn tại các đơn vị này là do yêu cầu của thực hiện nhiệm vụ quản lý. Thực hiện vấn đề này cần chú ý quan điểm: từ nhiệm vụ để quy định tổ chức chứ không quy định tổ chức để xắp xếp con người. Thứ hai: về cán bộ Bố trí những cán bộ, công chức có trình độ, năng lực, phẩm chất, nhiệt tình và có tâm huyết với công tác thi đua, khen thưởng, ở các cấp từ Trung ương, địa phương đến cơ sở. Nhất là đối với việc bố trí, điều động cán bộ đảm nhận cương vị lãnh đạo các cơ quan này, không nên bố trí những cán bộ, công chức không đủ trình độ, năng lực, không có tâm huyết với công tác thi đua, khen thưởng, hoặc “có vấn đề” không bố trí công tác được ở đâu về đảm nhận công việc ở cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng (cả đội ngũ bán chuyên trách), cụ thể: Tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng trình độ và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng hiện có, dự báo sự phát triển và nhu cầu về cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để đội ngũ này có đủ các yêu cầu về trình độ theo các ngạch công chức; tiêu chuẩn của các chức vụ đảm nhận và được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng làm công tác thi đua, khen thưởng nhất là về năng lực tổ chức phong trào thi đua. Đầu tư để xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời có được đội ngũ giảng viên giảng dạy được chương trình này. Có một cơ sở đào tạo bồi dưỡng của ngành Nội vụ trong đó có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời có một khoản kinh phí để thực hiện đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ này. Ba là: về cơ sở vật chất. Là một tổ chức qua nhiều lần thay đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ nên cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng không được đầu tư một cách cơ bản, hệ thống. Nhất là trong điều kiện làm việc của thời đại thông tin, tin học điều kiện làm việc của các cơ quan này lại càng yếu và thiếu. Do vậy, cần có sự đầu tư cơ bản theo hướng hiện đại cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan này trong thời gian tới. Tóm lại: Những giải pháp chủ yếu trên đây nhằm đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; các giải pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong đó giải pháp “ thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng” là giải pháp chủ yếu nhất, nó tác động trực tiếp đến kết quả đổi mới quản lý nhà nước về công tác này. 3.5. Một số kiến nghị. 3.5.1. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hiện nay Ban thi đua khen thưởng Trung ương thuộc Bộ nội vụ, vậy đề nghị sớm có cơ chế tổ chức, hoạt động hợp lý để phát huy thế mạnh của Bộ quản lý đa lĩnh vực đồng thời tiếp tục phát huy được truyền thống và những kết quả, kinh nghiệm đã đạt được của công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian qua và tạo ra bước chuyển biến mới cho công tác này trong thời gian tới. 3.5.2. Nên có một cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng, bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập phát triển với tất cả những thành tựu, kinh nghiệm đã có của công tác thi đua, khen thưởng không thể đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. 3.5.3. Cần nghiên cứu có sự phân cấp mạnh hơn nữa cho các Bộ ngành, và địa phương trong việc tổ chức thi đua và tiến hành khen thưởng để công tác này được tiến hành nhanh nhạy hơn đáp ứng sự sôi động của thực tế hiện nay. KẾT LUẬN: Thi đua, khen thưởng là lĩnh vực hoạt động có liên quan đến các mặt đời sống xã hội, các tầng lớp trong nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thi đua, khen thưởng còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, thông qua thi đua, khen thưởng phát huy một cách mạnh mẽ nội lực của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương trong cả nước. Công tác thi đua, khen thưởng được các cấp ủy Đảng quan tâm, Nhà nước tăng cường quản lý, các tổ chức trong hệ thống chính trị tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ; có nội dung thiết thực, hình thức phong phú đa dạng thì sẽ huy động được hàng triệu, hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia như vậy sẽ phát huy được nội lực quần chúng nhân dân không có nhiệm vụ nào mà không hoàn thành mà không có thức thách, khó khăn nào mà không vượt qua. Đây là bài học kinh nghiệm của công tác thi đua, khen thưởng trong lịch sử cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong mấy chục năm qua. Bài học kinh nghiệm này còn nguyên giá trị trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập quốc tế, cơ chế thị trường ở nước ta. Để công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục phát huy vai trò, tác dụng to lớn trong giai đoạn hiện nay; thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. “Xây dựng dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”; thực hiện nền kinh tế mở và tích cực hội nhập quốc tế thì công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cần được đổi mới và phát triển cao hơn mới có thể đáp ứng được thực tiễn sinh động, đa dạng và phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nêu lên những đánh giá cơ bản nhất về công tác thi đua, khen thưởng và đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. PHỤ LỤC B ÁO C ÁO C ÁC DANH M ỤC C ÁC PHONG TR ÀO THI ĐUA TRONG N ĂM N ĂM QUA Đơn vị: Tỉnh Ninh Bình Các phong trào thi đua trước khi có Chỉ thị 35/CT-TW biểu số 6 Nội dung báo cáo 1 Phong trào thi đua Quyết thắng 2 Phong trào “Vì an ninh Tổ quốc” 3 Phong trào “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” 4 Phong trào thi đua thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân 5 Phong trào phát huy bản chất “anh bộ đội Cụ Hồ” 6 Phong trào lao động giỏi 7 Phong trào thi đua dạy tốt – học tốt 8 Phong trào “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” 9 Phong trào thực hiện 12 điều y đức 10 Phong trào “Đảm việc nước, giỏi việc nhà” 11 Phong trào “Phụ nữ thực hành tiết kiệm, xây dựng nếp sống văn hoá, chống tham ô, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước”. 12 Phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi con tốt, dạy con ngoan. 13 Phong trào thanh niên khoẻ để lập nghiệp giữ nước 14 Phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi 15 Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư 16 Phong trào nông dân giỏi Các phong trào thi đua khi có Chỉ thị 35/CT-TW 1 Phong trào thi đua quyết thắng 2 Phong trào thi đua thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân 3 Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt 4 Phong trào kỷ cương, tình thương, trách nhiệm 5 Phong trào lao động giỏi trong công nhân viên chức 6 Phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi 7 Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước 8 Phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi con tốt, xây dựng hạnh phúc. 9 Phong trào thanh niên tình nguyện tham gia phát triển KT – XH ở nông thôn 10 Phong trào thi đua phát triển kinh tế thực hiện xoá đói giảm nghèo 11 Phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hoá, bản làng, khu phố văn hoá, cơ quan đơn vị trường học có nếp sống văn hoá 12 Phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội 13 Phong trào làm đường giao thông nông thôn 14 Phong trào kiên cố hoá kênh mương 15 Phong trào nông dân sản xuất giỏi, làm giàu chính đáng 16 Phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu KT – XH trong kế hoạch hàng năm của tỉnh. 17 Phong trào thực hiện 12điều y đức. 18 Phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống gian lận thương mại và buôn lậu và nhiều phong trào khác 19 Phong trào xây dựng gia đình với mục tiêu “Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” (Uỷ ban dân số – Gia đình & trẻ em) 20 Duy trì một số phong trào trước khi có Chỉ thị 35/CT-TW BÁO CÁO SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG Đà ĐƯỢC KHEN TRONG TẤT CẢ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯƠNG Đơn vị: Tỉnh Ninh Bình Biểu số 7 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng cộng tất cả các hình thức các cấp đã khen thưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các tập thể. Trong đó (hoặc trong tổng số) 1.100 1.258 1.401 1.645 3.250 4.252 4.923 4.286 a. Tập thể và cá nhân thuộc khu vực Nhà nước 1.053 1.212 1.338 1.567 3.056 3.801 4.359 3.881 b. Tập thể và cá nhân ngoài khu vực Nhà nước (HTX các loại 47 56 63 78 196 457 564 375 Phân tích thêm: c. Khen cho tập thể (tổng số): - Tập thể là đơn vị cơ sở, dưới cơ sở (tập thể nhỏ) - Tập thể lớn (ngành, tỉnh, huyện) 225 145 80 313 225 88 448 240 208 488 282 206 1.236 897 339 1.785 1.207 557 1.850 1.207 521 1.580 1.120 460 d. Khen cho cá nhân (Tổng số) 875 945 953 1.157 2.016 2.473 3.073 2.706 - Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (viên chức Nhà nước, công nhân) 815 844 865 1.032 1.620 2.067 2.560 2.059 - Cá nhân ngoài khu vực Nhà nước: 60 101 88 125 396 406 513 611 - Cá nhân là lãnh đạo (từ Trưởng phòng nghiệp vụ trở lên) Trong tổng số cá nhân: 237 371 280 418 798 1.010 1.423 1.168 - Cá nhân là người lao động trực tiếp, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong tổng số cá nhân 625 554 638 647 1.105 1.184 1.360 1.157 - Cá nhân làm công tác Đảng, đoàn thể. Trong tổng số cá nhân 13 20 35 42 168 274 290 381 BÁO CÁO SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG Đà ĐƯỢC KHEN, BẰNG KHEN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, BẰNG KHEN THƯỞNG Đơn vị: Tỉnh Ninh Bình Biểu số 8 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng số đã khen Bằng khen Bộ, hoặc Bằng khen tỉnh, thành phố. Trong (hoặc trong tổng số) 356 576 615 750 2256 3145 3565 3106 a. Tập thể, cá nhân thuộc khu vực Nhà nước 315 520 552 672 2060 2688 3001 2731 b. Tập thể, cá nhân ngoài khu vực Nhà nước (HTX các loại, kinh tế tư nhân, nông dân, thợ thủ công…) 47 56 63 78 196 457 564 375 Phân tích thêm c. Khen cho tập thể (tổng số) 176 262 396 421 1.106 1.639 1.698 1.421 + Tập thể là đơn vị cơ sở, dưới sở (tập thể nhỏ) 114 197 213 244 795 1.127 1.231 1.005 + Tập thể lớn (ngành, tỉnh, huyện) 62 65 183 177 311 512 467 416 d. Khen cho cá nhân (tổng số) 186 314 219 329 1.150 1.506 1.867 1.685 + Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (Viên chức Nhà nước, công nhân). 58 98 87 123 297 338 394 515 + Cá nhân là lãnh đạo (từ trưởng phòng đến Giám đốc Doanh nghiệp trở lên trong tổng số cá nhân) 116 202 122 208 654 825 1.170 929 + Cá nhân là người lao động trực tiếp, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong tổng số cá nhân. 64 98 76 92 369 462 466 422 + Cá nhân làm công tác Đảng, đoàn thể trong tổng số cá nhân 6 14 21 29 127 219 231 314 BÁO CÁO SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG Đà ĐƯỢC KHEN BẰNG KHEN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, HUÂN CHƯƠNG CÁC LOẠI VỀ CÁC THÀNH TÍCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ Xà HỘI AN NINH, QUỐC PHÒNG THƯỜNG XUYÊN HÀNG NĂM Đơn vị: Tỉnh Ninh Bình Biểu số: 9 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 1.Tổng số các trường hợp khen BK Thủ tướng CP Trong đó (Hoặc trong tổng số) a. Tập thể, cá nhân thuộc khu vực Nhà nước b. Tập thể, cá nhân ngoài khu vực Nhà nước (HTX các loại, kinh tế tư nhân, nông dân, thợ thủ công…) 16 16 21 21 26 26 24 24 61 57 4 72 64 8 78 69 9 77 71 6 Phân tích thêm c. Khen cho tập thể (Tổng số) 7 6 8 12 25 23 27 20 + Tập thể là đơn vị cơ sở, dưới cơ sở (tập thể nhỏ) 6 4 5 7 22 17 22 18 + Tập thể lớn (ngành, tỉnh, huyện) 1 2 3 5 3 6 5 2 d. Khen cho cá nhân (tổng số) 9 15 18 12 36 49 51 37 + Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (viên chức Nhà nước, công nhân) 7 12 17 10 30 40 46 53 + Cá nhân ngoài khu vực nhà nước 2 3 1 2 6 9 5 4 + Cá nhân là lãnh đạo (từ trưởng phòng đến Giám đốc doanh nghiệp trở lên trong tổng số cá nhân) 3 7 10 6 12 16 19 13 + Cá nhân là người lao động trực tiếp, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong tổng số cá nhân. 5 6 6 4 17 21 26 37 + Cá nhân làm công tác Đảng, đoàn thể trong tổng số cá nhân 1 2 2 2 1 3 1 3 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 2. Tổng số các trường hợp khen Huân chương các loại (Lao động, chiến công, Huân chương độc lập, Huân chương Quân Công… Huân chương sao vàng) 6 5 6 9 16 33 21 17 Trong đó (hoặc trong tổng số) a. Tập thể, cá nhân thuộc khu vực Nhà nước 6 5 6 9 16 33 20 17 b. Tập thể, cá nhân ngoài khu vực Nhà nước (HTX các loại, kinh tế tư nhân, nông dân, thợ thủ công….) 1 Phân tích thêm c. Khen tập thể (tổng số) 6 5 6 9 7 22 14 13 + Tập thể là đơn vị cơ sở, dưới cơ sở (tập thể nhỏ) 5 2 2 6 5 17 10 11 + Tập thể lớn (ngành, tỉnh, huyện) 1 3 4 3 2 5 4 2 d. Khen cho cá nhân (tổng số) 9 11 7 4 + Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (viên chức Nhà nước, công nhân) 9 11 7 4 + Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (Viên chức Nhà nước nông dân, kinh tế tư nhân, thợ thủ công…) + Cá nhân là lãnh đạo (từ trưởng phòng đến Giám đốc doanh nghiệp trở lên (trong tổng số cá nhân). 5 6 5 3 + Cá nhân là người lao động trực tiếp, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo (trong tổng số cá nhân) + Cá nhân làm công tác Đảng, đoàn thể (trong tổng số cá nhân) 4 5 2 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ THƯỞNG CỜ THI ĐUA, CHIẾN SĨ THI ĐUA CÁC CẤP Đơn vị: Tỉnh Ninh Binh Biểu đồ: 10 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 1. Tổng số cờ Bộ hoặc tỉnh đã thưởng 36 40 38 46 98 118 120 126 Trong đó + Huyện, ngành, tỉnh 16 18 18 21 23 34 45 40 + Cấp xã, phường, hợp tác xã, doanh nghiệp… 20 22 20 25 45 84 75 86 2. Tổng số đã được thưởng cờ của Chính phủ 0 0 1 1 1 4 8 8 + Huyện, ngành, tỉnh 1 1 1 3 2 4 + Xã, phường, hợp tác xã, doanh nghiệp… 1 7 4 3. Tổng số chiến sĩ thi đua cơ sở, chiến sĩ thi đua bộ, ngành; chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thành phố. 680 616 716 816 821 890 1139 960 Trong đó: + Cá nhân thuộc khu vực Nhà nước (viên chức Nhà nước, công nhân) 680 616 716 716 755 831 1.026 869 + Cá nhân ngoài khu vực Nhà nước (nông dân, kinh tế tư nhân, thợ thủ công…) 66 59 113 91 + Cá nhân là lãnh đạo (từ Trưởng phòng đến Giám đốc doanh nghiệp trở lên trong tổng số cá nhân). 121 169 158 210 139 179 248 236 + Cá nhân là người lao động trực tiếp, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo trong tổng số cá nhân 553 443 546 595 580 605 722 570 + Cá nhân làm công tác Đảng, đoàn thể trong tổng số cá nhân. 6 4 12 11 36 47 56 63 - Cá nhân những năm trước đổi mới chỉ có sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Y tế bình xét công nhận. - Năm 2000 tỉnh Ninh Bình mới xét công nhận CSTĐ cấp tỉnh cho các ngành khác trong tỉnh và xét đề nghị CSTĐ toàn quốc. BÁO CÁO KẾT QUẢ KHEN BẰNG KHEN VÀ HUÂN CHƯƠNG CÁC LOẠI TRONG CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC Đơn vị: Tỉnh Ninh Bình Biểu số: 11 Nội dung báo cáo 4 năm chưa có Chỉ thị 4 năm sau khi có Chỉ thị 1994 1995 1996 1997 1999 2000 2001 2002 Tổng số đã khen Bằng khen tỉnh, thành phố, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ 313 593 695 820 1284 1590 1755 1873 Chia ra: - Ngành công nghiệp 9 11 8 9 12 16 23 19 - Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 60 58 90 50 282 194 220 217 - Riêng ngư nghiệp - Ngành giao thông 6 16 8 14 8 44 29 17 - Ngành xây dựng 14 10 9 11 14 50 70 66 - Ngành thương mại 5 10 16 13 15 26 22 31 - Ngành bưu điện - Ngành văn hoá 2 9 9 12 12 29 26 29 - Ngành Giáo dục & Đào tạo 90 116 178 272 216 271 286 218 - Ngành Y tế 22 59 69 3977 42 46 76 78 - Ngành tài chính 17 22 29 39 36 45 48 59 - Quốc phòng 59 60 71 65 - Công an 21 39 45 282 - Thể dục – Thể thao 11 45 27 43 51 50 56 59 - Đảng, đoàn thể, các cơ quan quản lý Nhà nước 39 184 196 201 450 496 521 519 - Ngành khác 38 54 56 79 66 224 262 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO: Báo cáo tổng kết Chỉ thi 35/CT-TW của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới (tỉnh Ninh Bình) Báo cáo thường niên về công tác thi đua, khen thưởng năm (2000 – 2006)Bộ tư bản luận I Các Mác. Báo cáo Đại hội thi đua yêu nước lần thứ II tỉnh Ninh Bình (2001 -2005) Báo cáo 50 năm công tác Thi đua, khen thưởng ( Viện Thi đua – khen thưởng nhà nước Chỉ thị 35/CT-TW ngày 03/6/1998 của Bộ chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới Chỉ thị 39 ngày 21/9/2004 của bộ chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Đại Việt sử ký toàn thư nhà xuất bản khoa học xã hội ( tái bản năm 2004) Lê Nin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến Bộ, M.1976. Luật Thi đua, khen thưởng ( Ban Thi đua – khen thưởng Trung ương, Hà Nội 2006) Những quy định cơ bản về công tác Thi đua và Khen thưởng và chế độ khen thưởng. Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua , khen thưởng. Nghị đình 122/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H 1995. Kỷ yếu Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VII ( Hà Nội – 2005) Tập bài giảng Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thi đua, khen thưởng. Tài liệu Hội thảo Bác Hồ với công tác thi đua ái quốc và khen thưởng (Viện Thi đua – Khen thưởng nhà nước) Tài liệu Hội thảo tham gia dự án Luật thi đua khen thưởng Văn kiện Đại hội Thi đua toàn quốc lân thứ VII ( Hà Nội – 2005) PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 5. Dự kiến đóng góp của đề tài: 2 6. Kết cấu của Luận văn: 3 CHƯƠNG I 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG . 4 1.1. Một số vấn đề lý luận về thi đua, khen thưởng. 4 1.1.1. Khái niệm thi đua. 4 1.1.2. Khái niệm khen thưởng. 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng. 8 1.2. Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 10 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 10 1.3. Nôị dung quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. 11 1.3.1 Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. 12 1.3.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng. 14 1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 16 1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. 17 1.3.5. Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng. 19 1.4.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. 20 1.3.7 Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng đánh giá hiệu quả công tác thi đua. 21 1.4. Hệ thống cơ quan làm công tác Thi đua, khen thưởng. 22 1.4.1. Ở Trung ương. 22 1.4.2. Ở địa phương 25 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH). 28 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH). 29 2.2. Tổng quan về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm qua ở nước ta. 29 2.2.1. Sự hình thành công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta. 29 2.3. Công tác thi đua, khen thưởng qua các thời kỳ. 29 2.3.1. Thời kỳ bảo vệ xây dựng chính quyền non trẻ. 30 2.3.2. Thời kỳ kháng chiến chống pháp. 30 2.3.3. Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. 32 2.3.4. Thời kỳ đổi mới 35 2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thi đua, Khen thưởng ở địa phương (tỉnh Ninh Bình) 39 2.4.1 Thực hiện và xây dựng các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. 39 2.4.2. Về chính sách thi đua, khen thưởng. 43 2.4.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Thi đua, khen thưởng; 52 2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng. 53 2.4.5. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. 55 2.4.6. Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; 56 2.5. Đánh giá công tác thi đua khen thưởng và thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác thi đua khen thưởng ở địa phương. 58 2.5.1.Về ưu điểm: 58 2.5.2. Về nhược điểm : 61 2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại: 63 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 64 TRONG NHỮNG NĂM TỚI 64 3.3. Phương hướng đổi mới: 64 3.3.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng, Cụ thể : 64 3.3.2. Quán triệt và triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ. 65 3.3.3. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 67 3.4. Những giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm tới. 68 3.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng. 68 3.4.2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức đối với công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với công tác này. 69 3.4.3 Tăng cường sự phối hợp các tổ chức của hệ thống chính trị trong công tác thi đua, khen thưởng và tham gia quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức này. 71 3.4.4. Thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. 73 3.4.5. Tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thi đua khen thưởng. 75 3.5. Một số kiến nghị. 78 KẾT LUẬN: 79 PHỤ LỤC 80 KẾT QUẢ KHEN BẰNG KHEN VÀ HUÂN CHƯƠNG CÁC LOẠI TRONG CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 88 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS006.doc
Tài liệu liên quan