Dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống & chăn nuôi lợn Xuất khẩu trong nông hộ của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc

mục lục Lời nói đầu 1 phần I 3 cơ sở lý luận về tổ chức thực thi dự án đầu tư 3 I/ lý luận chung về dự án đầu tư: 3 1. Khái niệm dự án đầu tư................................................................................…..3 2. Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đâu tư theo dự án...................…...4 3. Chu kỳ dự án đầu tư 5 4. Đặc điểm của dự án đầu tư 6 5. Phân loại các dự án đầu tư 6 6. Xem xét một số yếu tố liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư 8 II/ Quá trình quản lý dự

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống & chăn nuôi lợn Xuất khẩu trong nông hộ của Công ty Dịch vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án đầu tư: 9 1. Lập dự án đầu tư 9 2. Tổ chức thực thi dự án đầu tư: 12 2.1. Chuẩn bị triển khai dự án đầu tư 13 2.1.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án đầu tư 13 2.1.2. Xây dựng chương trình hành động 13 2.1.3. Tổ chức tập huấn. tham quan. học tập 13 2.2. Chỉ đạo thực thi dự án đầu tư 14 2.2.1 Hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng 14 2.2.2. Xây dựng. thẩm định. phê duyệt các kế hoạch hàng năm cho dự án đầu tư .14 2.2.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn. 14 2.2.4. Tiến hành phối hợp hoạt động của các bộ phận. phân hệ tham gia dự án. 15 2.3/ Kiểm tra và điều chỉnh dự án. 15 2.3.1. Giám sát việc thực hiện dự án đầu tư. 15 2.3.2. Thu thập thông tin về việc thực hiện dự án đầu tư. 16 2.3.3. Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư. 16 2.3.4. Điều chỉnh dự án đầu tư. 16 2.3.5. Tổng kết việc thực thi dự án đầu tư. 17 III. tổ chức thực thi dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn...................................................................................................................17 vai trò của dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn............................................................................................................... 17 Những nhân tố ảnh hưởng lên quá trình tổ chức thực thi các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn............................................ 18 Kinh nghiệm thu được từ việc thực thi các dự án đâu tư trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam và thế giới........................................... 19 phần II phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc I/ Tổng quan về Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc. 21 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty: 21 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 22 3. Đặc điểm về lao động của Công ty 25 4. Đặc điểm về vốn của Công ty 26 5. Tình hình sản xuất - kinh doanh chủ yếu của Công ty. 27 II/ Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu Trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc. 32 1. Nội dung cơ bản cửa dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty DV NN&PTNT......................................................................................................… 32 2. Một số căn cứ nhằm tổ chức thực thi dự án 36 3. Xây dựng mô hình tổ chức thực thi dự án 37 3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án 37 3.1.1. UBND tỉnh Vĩnh Phúc là chủ quản đầu tư. 37 3.1.2. Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc là chủ đầu tư. 37 3.1.3. Các nông hộ, trang trại trực tiếp thực hiện dự án 38 3.1.4 Nông trường Tam Đảo thực hiện dự án 39 3.1.5. Các tổ chức khác tham gia thực hiện dự án 39 3.2 Xây dựng cơ cấu nguồn lực khác cho dự án 40 3.2.1 Xây dựng cơ cấu nguồn lực lao động tham gia dự án 40 3.2.2. Xây dựng cơ cấu nguồn lực về vốn 40 3.3. Tổ chức thực thi dự án: 46 33.1. Tổ chức tiếp nhận đội ngũ cán bộ. chăn nuôi 46 3.3.2. Tiến hành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về dự án: 46 3.3.3. Xây dựng kế hoạch từng năm cho dự án: 46 3.3.4. Tiếp nhận hồ sơ của các nông hộ. trang trại tham gia vào dự án: 46 3.3.5. Đánh giá. lựa chọn các nông hộ. trang trại tham giá dự án. 47 3.3.6. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án 47 3.3.7. Xúc tiến ký kết hợp đồng với các tổ chức phối hợp tham gia dự án 48 3.3.8. Công ty tiến hành tính toán quy mô nuôi. cách thức xây dựng chuồng trại cùng với chi phí xây dựng: 48 3.3.9. Tổ chức cho các nông hộ trang trại đi thăm quan học tập. 48 3.4. Sở NN & PTNT giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án. 49 III/ Phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc: 49 1. Đất đai. chuồng trại và lao động. 49 2. Nguồn cung cấp giống bố. mẹ. 50 3. Thức ăn. vệ sinh chăn nuôi và thú y. 50 4. Công nghệ sản xuất giống. 51 5. Vấn đề ô nhiếm môi trường. 51 6. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án. 51 7. Cơ chế. chính sách khuyến khích của Nhà nước. 52 8. Thị trường đầu ra cho sản phẩm. 53 9. Tổ chức. thực thi dự án. 52 IV/ Những cơ hội và thách thức mới đối với việc thực thi dự án. 53 1. Hiệu quả của dự án( Cơ hội ) 53 2. Thách thức mới đối với việc thực thi dự án. 57 Phần III Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi thành công dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc: 58 I/ Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi dự án: 58 1. Phương hướng tổ chức thực thi dự án: 59 2. Một số giải pháp tổ chức thực thi dự án: 59 2.1. Giải pháp đất đai. chuồng trại và lao động. 59 2.2. Giải pháp nguồn cung cấp giống bố. mẹ. 62 2.3. Giải pháp thức ăn. vệ sinh chăn nuôi và thú y. 62 2.4. Giải pháp về công nghệ sản xuất giống. 64 2.5. Giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường. 65 2.6. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án 66 2.7. Giải pháp cơ chế. chính sách khuyến khích của Nhà nước. 66 2.8. Giải pháp thị trường đầu ra cho sản phẩm. 67 2.9. Giải pháp về tổ chức. thực thi dự án. 68 II/ Kiến nghị nhằm thực thi thành công dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 cửa công ty DV Nn & ptnt vĩnh phúc: 69 1. Kiến nghị đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc: 69 1.1. Hoàn thiện sắp xếp lại bộ máy quản lý một cách hợp lý: 69 1.2. Công ty lựa chọn các nông hộ. trang trại tham gia dự án: 69 1.3. Công ty xây dựng thiết kế. kỹ thuật và định mức chi phí: 70 1.4. Công ty xây dựng hệ thống kho. bãi. 70 1.5. Công ty tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với các đối tác. 70 1.6. Công ty làm việc với các ngân hàng thương mại về thủ tục cho vay. 70 2. Kiến nghị đối với Nhà nước. 70 2.1. UBND Tỉnh sớm có chính sách ưu đãi cho thuê đất đai để xây dựng chuồng trại: 71 2.2. Chính sách ưu đãi đối với lãi suất đầu tư dự án: 71 2.3. Chính sách hỗ trợ của UBND Tỉnh đối với các nông hộ. trai trại tham gia dự án. 72 2.4. UBND Tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ vốn lưu động cho Công ty. 72 2.5. Các tổ chức thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. 72 2.6. Cơ chế. chính sách khuyến khích của Nhà nước. 72 2.7. Các ban ngành ở tỉnh. địa phương tạo điều kiện cho việc triển khai dự án 73 Kết luận 74 Tài liệu tham khảo 75 Page: 1 Lời nói đầu Đại hội Đảng VI là cái mốc đánh dấu của nền kinh tế Việt Nam, sự chuyển đối sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, cùng với sự ra đời của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp không còn chế độ bao cấp, mà chuyển sang cơ chế thị trường, hoạch toán kinh doanh độc lập, cạnh tranh lành mạnh, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Do vậy, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tổ chức kinh doanh một cách sao cho có hiệu quả. Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, thì hoạt động đầu tư là không thể tránh khỏi, trong khi đó dự án đầu tư là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. Trong quá trình thực tập tại công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Em đã tìm hiểu về " dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc" và thực hiện đề tài tốt nhgiệp". " Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc". Đề tài gồm 3 phần sau: Phần I: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi dự án đầu tư. Phần II: Phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Phần III: Phương hướng và giải pháp nhằm tổ chức thực thi thành công dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc . Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: TS: Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này và các thầy cô giáo khác trong khoa khoa học quản lý đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho em tìm hiểu tốt về đề tài. Em cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc, đặc biệt là các phòng Tài chính - kế toán, phòng tổ chức - hành chính đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Vì thời gian cũng như nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Do đó, em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Toán Phần I: Cở sở lý luận về tổ chức thực thi dự án đầu tư. I/ Lý luận chung về dự án đầu tư: 1. Khái niệm dự án đầu tư: Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, Lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết qủa cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Như vậy, một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính: - Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức: 1. Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xẫ hội do thực hiện dự án đem lại. 2. Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện được trong dự án để tục ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực nàychính là vốn đầu tư cần cho dự án. Trong 4 thành phần trên thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi đánh giá các kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 2. Sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư theo dự án: Hoạt động đầu tư ( gọi tắt là đầu tư ) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất ký thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của các cở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội nói riêng. Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kỹ thuật trên đây gọi là đầu tư phát triển. Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn và nằm khê đọng trong suất quá trình thực hiện đầu tư. Các thành quả của loại đầu tư này cần và có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra, chỉ có như vậy công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả. Nhiều thành quả đầu tư có giá trị sử dụng rất lâu, hàng trăm năm. Khi các thành quả đầu tư là các công trình xây dựng hoặc cấu trúc hạ tầng như: nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ điện, các công trình thuỷ lợi, đường xá, cầu cống, bến cảng... thì các thành quả này sẽ tiến hành hoạt động của mình ngay tại nơi chúng đã được tạo ra. Do đó, sự phát huy tác dụng của chúng chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện kính tế xã hội, tự nhiên tại nơi đây. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị, có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý... Có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư, phải dự đoán các yếu tố bất định ( sẽ xẩy ra trong suốt quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt động đầu tư kết thúc sự phát huy tác dụng theo dự kiến trong dự án ) Có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư. Thực chất của sự xem xét và chuẩn bị này chính là lập dự án đầu tư. Có thể nói, dự án đầu tư ( được soạn thảo tốt ) là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. 3. Chu kỳ dự án đầu tư. - Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua, bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành, chấm dứt hoạt động. Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư: ý đồ về dự án đầu tư ý đồ về dự án khác Sản xuất kinh doanh dịch vụ Thực hiện đầu tư Chuẩn bị đầu tư 4. Đặc điểm của dự án đầu tư: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn trong suốt quá trình thực hiện đầu tư: - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều tiến động xẩy ra. - Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đủ bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhều năm, có khi hàng trăm năm... Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. 5. Phân loại các dự toán đầu tư: Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại các đự án đầu tư. Sau đây là một số cách thức phân loại các dự án đầu tư. 5.1. Theo cơ cấu tái sản xuất: Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư chiều rộng có vốn lớn để khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu. Tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng. 5.2. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư. Có thể phần chia thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ( Kỹ thuật và xã hội )...hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau, chẳng hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao: Còn các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiền lực cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cở sở hạ tầng và các dự án đầu tư khác. 5.3. Theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành dự án đầu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất, dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài hạn ( 5,10,20 năm hoặc lâu hơn ) Vốn đầu tư lớn thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được, ( Về nhu cầu, giá cả đầu vào đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn định về chính trị...) 5.4. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra: Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn ( như dự án đầu tư thương mại ) và dự án đầu tư dài hạn (Các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật ). 5.5. Theo phân câp quản lý: Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/1999/ NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Thủ tướngChính phủ phân chia dự án thành 3 nhóm A.B.C tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án. Trong đó nhóm A do thủ tướng Chính phủ quyết định: Nhóm B và C do bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ qua trực thuộc Chính phủ, UBND cấp Tỉnh ( Và thành phố trực thuộc TW ) quyết định. 5.6. Theo nguồn vốn: Dựa vào nguồn vốn, dự án đầu tư có thể được phân chia thành: - Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước ( Vốn tích luỹ của Ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư ) - Dự án đầu tư có vốn huy động từ Nước Ngoài ( Vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp ) Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế. 5.7. Theo vùng lãnh thổ Theo Tỉnh, theo vùng kinh tế của Đất Nước) Cách phân loại này cho thấy tình hình đầu tư của từng Tỉnh, từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Ngoài ra trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người ta con phân chia dự án đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo nhiều tiêu thức khác: 6. Một số yếu tố liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư: - Điều kiện về địa lý tự nhiên ( Địa hình, khí hậu, địa chất ) có liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này: - Điều kiện về dân số và lao động cóliên quan đến nhu cầu phương hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án. - Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự an tâm của nhà đầu tư: - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Đất Nước, của địa phương, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở ( tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, quan hệ với tích luỹ và tiêu dùng, GDP/ đầu người...) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án. - Tình hình ngoại hối ( Cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần và tình hình thanh toán nợ... ) đặc biệt đối với các dự án phải nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị. - Hệ thống kinh tế và các chính sách: + Cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ sở hữu, theo vùng lãnh thổ để đánh giá trình độ và lợi thế so sánh của dự án đầu tư. + Các chính sách phát triển, cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nhằm đánh giá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho đầu tư. + Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân theo thời hạn, theo mức độ chi tiết, theo mục tiêu, các ưu tiên các công cụ tác động để từ đó thấy được các khó khăn, thuận lợi, mức độ ưu tiên mà dự án sẽ được hưởng, những định chế mà dự án phải tuân theo. - Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan như tình hình xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoán, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế... những vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu máy móc. II/ Quá trình quản lý dự án đầu tư: Quá trình quản lý dự án đầu tư là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án đầu tư khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ thuật và chất lượng. Quá trình quản lý dự án là một quá trình bắt đầu tư khi khởi thảo dự án đến khi kết thúc, từ giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn thực hiện các kết quả đầu tư. 1. Lập dự án đầu tư. a. Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư. Mục đích của bước này là phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác ( Thực hiện ) từng cơ hội để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án tiếp theo. Yêu cầu đặt ra đối với bước nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hôi đầu tư là phải đưa ra được những thông tin cơ bản phản ánh một cách sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư. Sản phẩm của bước nghiên cứu và đánh giá cơ hội đầu tư là các báo cáo kỹ thuật về các cơ hội đầu tư. Để phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư cần dựa vào những căn cứ sau: - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi của cả nước, vùng, ngành hoặc chiến lược kinh doanh của các doach nghiệp. - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm, dịch vụ. - Tình hình sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ở trong nước, trong vùng và trên thị trường thế giới. - Các nguồn lực, đặc biệt là các lợi thế so sánh đối với các nước, các vùng, các doanh nghiệp. - Những kết quả về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện hoạt động đầu tư. Sau khi nghiên cứu phát hiện và đánh giá cơ hội đầu tư, những thông tin cơ bản về từng cơ hội đầu tư được hệ thống hoá trong báo cáo kinh tế kỹ thuật về cơ hội đầu tư. b. Nghiên cứu tiền khả thi. Đây là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và đánh giá ở trên nhằm sàng lọc lựa chọn những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn chi tiết và kỹ lưỡng hơn. Thực chất của bước nghiên cứu này là thông qua nghiên cứu các báo cáo kinh tế kỹ thuật về các cơ hội đầu tư để chọn các cơ hội đầu tư có triển vọng phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu tiền khả thi là bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với những nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu bối cảnh đầu tư. - Nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến cơ hội đầu tư. - Nghiên cứu mặt kỹ thuật và công nghệ của đầu tư. - Phân tích khía cạnh tài chính của đầu tư. - Phân tích mặt kinh tế - xã hội của đầu tư. - Nghiên cứu về mặt tổ chức quản lý đối tượng đầu tư. Các nội dung trên ở bước nghiên cứu tiền khả thi được xem xét ở trạng thái tĩnh, sơ bộ và chưa chi tiết, tức là chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố bất địch và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính sơ bộ, sản phẩm của bước nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi. Đây là một hồ sơ trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội đầu tư. c. Nghiên cứu khả thi. Đây là bước nghiên cứu chi tiết và sâu sắc nhằm sàng lọc lần cuối cùng để xác định phương án tối ưu, giai đoạn nghiên cứu này có tính đến ảnh hưởng của các yếu tố bất định có thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu. Đồng thời các nôi dung được nghiên cứu một cách chi tiết, kỹ lưỡng, nghiên cứu khả thi, nhằm từng bước đi sâu nghiên cứu chi tiết, đầy đủ và kỹ lưỡng, loại bỏ những sai sát có thể ở bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung của bước nghiên cứu khả thi gồm những vân đề sau: - Căn cứ xây dựng dự án. - Sản phẩm đầu ra của dự án. - Thị trường của sản phẩm dự án. - Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án. - Địa điểm bố trí dự án. - Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình. - Tổ chức sản xuất kinh doanh. - Nhu cầu nguồn cung cấp nhân lực. - Tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư. - Phân tích tài chính của dự án. - Phân tích kinh tế của dự án. - Phân tích tác động môi trường và xã hội của dự án. - Một vài kết luận và kiến nghị. d. Thẩm định dự án để quyết định đầu tư: Đây là bước do cơ quan quản lý chức năng thực hiện, nội dung của bước này là thẩm tra, giám định dự án để quyết định có phê duyệt dự án hay không, một dự án đầu tư chỉ thực sự hình thành khi nó được cơ quan quản lý có đủ thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 2. Tổ chức thực thi dự án đầu tư: Quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư là quá trình biến dự án đầu tư thành các kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của các chủ thể tham gia dự án nhằm thực hiện những mục tiêu mà dự án đề ra. Có thể nói, quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư. Một dự án đầu tư dù có được lập ra tốt đến đâu chăng nữa nhưng nếu công tác tổ chức thực thi dự án không tốt thì cuối cùng dự án dẫn đến thất bại. Như vậy tổ chức thực thi dự án là điều kiện đủ, điều kiện quyết định để đưa dự án vào hoạt động thực tế, để có một dự án thành công. Đây là giai đoạn quan trọng hơn cả, ở giai đoạn này 85% - 99,5% vốn đầu tư của dự án được chi ra nằm khê đọng trong suốt những năm thực hiện dự án đầu tư. Đây là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư cũng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Do đó, tổ chức thực thi dự án đầu tư không được tiến hành hoặc tiến hành không tốt, sẽ dẫn đến tính khả thi của dự án không cao. Có những vấn đề thực tiễn mà trong giai đoạn xây dựng dự án đầu tư chúng chưa phát sinh, chưa bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng những người xây dựng không nhận thấy được, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện ra được, quá trình thực thi dự án còn góp phần điều chỉnh, bổ xung và hoàn thiện dự án đầu tư. Quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư có thể coi như một quá trình liên tục bao gồm 3 giai đoạn chính với các nội dung sau: 2.1. Chuẩn bị triển khai dự án đầu tư. 21.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực thi dự án đầu tư. Lựa chọn cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi dự án. Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý chung và chủ trì toàn bộ quá trình thực thi dự án. Thông thường cơ quan chủ chốt được lựa chọn là cơ quan nếu được thực hiện sẽ có hiệu quả hơn so với các cơ quan khác. Đó là cơ quan sẽ phải cung cấp nhiều thông tin và sức người cho việc thực thi dự án. Các cơ quan phối hợp thực thi dự án đầu tư có vai trò góp phần thúc đẩy việc thực thi dự án đó, thiếu sự phối hợp của các cơ quan này sẽ có thể dẫn đến sự cản trở cho việc thực thi dự án. Sau khi đã xác định các cơ quan thực thi một dự án đầu tư nào đó. Còn cần xác định rõ mối quan hệ phân công về chức năng nhiệm vụ, quyền lực và lợi ích ( Nếu có ) giữa các cơ quan phối hợp và tham gia thực thi. 2.1.2. Xây dựng chương trình hành động. Cơ quan tổ chức thực thi dự án đầu tư, căn cứ vào nhiệm vụ trên giao, sẽ xây dựng những chương trình hành động cụ thể để đưa dự án đầu tư vào thực tế. Tức là xây dựng phương hướng và biện pháp thực thi cụ thể cuả cơ quan mình, các cơ quan thực thi phải lập các kế hoạch tác nghiệp để chuẩn bị triển khai dự án. Trong đó xác định một cách rõ ràng. - Thời gian triển khai dự án đầu tư. - Danh mục các công việc cần phả thực hiện. - Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thực thi dự án. - Sự phân bổ các nguồn lực để thực hiện từng mục tiêu cụ thể của dự án đầu tư trong từng giai đoạn. 2.1.3. Tổ chức tập huấn, tham quan, học tập: Cho các cán bộ chịu trách nhiệm thực thi dự án đầu tư và cho các đối tượng chủ yếu của dự án, để trang bị cho họ những kiến thức, những hiểu biết, những kỹ năng cơ bản nhất, để tiến hành thực thi dự án đầu tư một cách hiệu quả nhất. 2.2. Chỉ đạo thực thi dự án đầu tư: Chỉ đạo thực thi dự án đầu tư là thực hiện việc triển khai dự án đầu tư, đưa dự án đầu tư vào thực tiễn. 2.2.1. Hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng. Hệ thống này, thông qua các phương tiện tuyên truyền, báo trí, quảng cáo, truyền hình..., giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung của dự án đầu tư, thấy được vai trò và tầm quan trọng của dự án, thấy được những lợi ích mà dự án đem lại cho mọi người, cho xã hội và cho bản thân, từ đó họ nhận thức được lợi ích của dự án nếu mình tham gia, từ đó thúc đẩy họ tham gia vào việc tổ chức triển khai dự án: 2.2.2. Xây dựng, thẩm định các kế hoạch hàng năm cho dự án đầu tư: Dự án đầu tư có thể được thực hiện trong thời gian từ vài tháng đến hàng năm. thậm chí hàng chục năm. Do đó để đảm bảo được mục đích cuối cùng của dự án, đòi hỏi trong quá trình tổ chức thực thi dự án, phải xây dựng được các kế hoạch hàng năm, kế hoạch từng năm, nhằm giúp cho việc thực hiện được các mục tiêu của dự án, các kế hoạch hàng năm giúp cho việc thực hiện từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, giúp cho chúng ta tập chung được nguồn lực vào khâu xung yếu nhất của dự án và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư, các kế hoạch hàng năm, nhằm cụ thể hoá dự án đầu tư trong thực tế. 2.2.3. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn: Trong quá trình thực hiện dự án, đòi hỏi phân bổ nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả nhất, tổ chức thực thi dự án thực hiện trong thời gian kéo dài. Căn cứ vào việc xây dựng kế hoạch công việc hàng năm, nhiệm vụ phải được thực hiện từng năm, đồng thời phải xây dựng kế hoạch, sử dụng nguồn vốn cho từng năm theo từng nhiệm vụ về công việc cụ thể, việc phân bổ nguồn vốn sao cho đạt hiệu quả, t._.ránh gây lãng phí. Do đó, đòi hỏi việc quản lý nguồn vốn phải thực sự nghiêm ngặt và hiệu quả. 2.2.4, Tiến hành phối hợp, hoạt động của các bộ phận, phân hệ tham gia dự án: Để thực hiện dự án thành công, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các bộ phận tham gia, đồng thời phải chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ phận, lợi ích và trách nhiệm của các bên tham gia. Chức năng nhiệm vụ của các bên tham gia dự án. Công việc phối hợp chỉ có thể được tiến hành một cách hiệu quả khi: - Nó được thực hiện theo kế hoạch ( Kế hoạch này đã được lập ra từ giai đoạn chuẩn bị triển khai ) trong đó ghi rõ: Khi nào phối hợp ? Cơ quan nào chịu trách nhiệm chung? Cơ quan nào chịu trách nhiệm với nhau ? Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cơ quan đó? - Phải chỉ ra được cơ chế phối hợp hợp lý. Duy trì mối quan hệ quản lý và phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang,thông qua hệ thống thông tin, thông qua các cuộc trao đổi, gặp gỡ, hội họp giữa các bộ phận, phân hệ tham gia dự án đầu tư. 2.3, Kiểm tra và điều chỉnh dự án: 2.3.1, Giám sát việc thực hiện dự án dầu tư: Cơ quan quản lý dự án đầu tư, tiến hành các hoạt động giám sát quá trình tổ chức thực thi dự án một cách hiệu quả, nhằm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đặt ra, sao cho đạt hiệu quả cao, quá trình giám sát phải mang tính khách quan, mang tính trung thực, chống việc tham nhũng các nguồn vốn đầu tư, gây ảnh hưởng đến chất lượng của dự án, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư. Quá trình giám sát có thể nói là quan trọng, nhằm điều chỉnh kịp thời những thiếu sót và những tiêu cực nảy sinh. Do đó, công tác giám sát phải đảm bảo tính nghiêm minh, có như vậy tính hiệu quả của dự án mới đạt kết quả cao. 2.3.2, Thu nhập thông tin về việc thực hiện dự án đầu tư: - Các thông tin này có thể được thu thập bằng hình thức: - Báo cáo của các cơ quan tổ chức thực thi đến cơ quan quản lý. - Thông qua các hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi dự án. Ngoài ra, để hiểu rõ thêm về quá trình thực thi dự án có thể thu thập thông tin từ các nguồn không chính thức như: Báo trí, truyền hình và dự luận của quần chúng. 2.3.3, Đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư. Từ những thông tin thu thập được ở trên, cơ quan thực thi dự án tiến hành việc đánh giá trình tự thực hiện dự án. Khi xem xét một dự án đầu tư, không những chỉ xem xét khía cạnh kinh tế mà còn phải xem xét cả khía cạnh mặt xã hội của dự án. Như: Tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, khu vực... 2.3.4, Điều chỉnh dự án đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư có một ý nghĩa quan trọng để đạt được mục tiêu. - Lý do điều chỉnh: Qua đánh giá việc thực thi dự án. Có thể phát hiện " có vấn đề" trong bản thân dự án hoặc trong qúa trình tổ chức thực thi, khi đó cần phải điều chỉnh dự án một cách kịp thời. Điều chỉnh dự án là những giải pháp tác động bổ sung trong quá trình thực thi dự án nhằm sửa chữa những sai lệch. Đây là một thực tế thường xẩy ra khi Ban hành và đưa vào thực thi một dự án. Do nhiều nguyên nhân, trên thực tế các chi phí cho việc thực thi một dự án thường tăng lên so với dự kiến ban đầu, do đó phải điều chỉnh ngân sách cho việc thực thi dự án, bảo đảm việc thực thi dự án không bị gián đoạn hoặc ảnh hưởng. 2.3.5. Tổng kết việc thực thi dự án đầu tư: Là bước cuối cùng của giai đoạn thực thi dựa án, nhằm đánh giá toàn bộ quá trình triển khai dự án, - Đánh giá cái được của dự án, trên tất cả các phương diện: Vật chất, kinh tế - xã hội... - Đánh giá cái mất mà dự án đưa lại: Đó là những hạn chế, tiêu cực mà nó gây ra cho dự án đầu tư. - Đánh giá các tiềm năng chưa được huy động: Việc tổng kết thực hiện dự án phải được tổ chức khoa học, khách quan với chi phí ít nhất. III. Tổ chức thực thi dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: 1.Vai trò cửa dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, dự án đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn có vai trò hết sức quan trọng. - Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc dân; khác với ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, đây là lĩnh vực cần lượng vốn đầu tư lớn, nhưng lợi nhuận thấp, tính rủi ro cao. Do vậy, nông nghiệp và nông thôn phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào đầu tư cửa Nhà nước. - Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đát đai, sức lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác nhằm cải biến nông nghiệp và nông thôn từng bước theo kịp các ngành, các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế - xã hội. -Dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nan giải ( xoá đói giảm nghèo, tạo vịệc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bài trừ các thủ tục lạc hậu... ), thực hiện các chính sách - xã hội. -Dự án đầu tư cho nông nghiệp nông thôn góp phần quan trọng trong việc làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công công nghiệp háo và hiện đại háo đất nước. -Dự án đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đến năm 2010. -Nước ta là một nước nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng các dự án đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn có vai trò rất quan trọng, tạo ra nguồn lực buớc đầu cho nông nghiệp để thúc đẩy các ngành khác phát triển. 2.Những nhân tố ảnh hưởng lên quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: -Cơ chế chính sách; nhà nước phải xây dựng được cơ chế chính sách sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.Ví dụ như; cơ chế khoán hộ đã phát huy tác dụng tạo động lực cho phát triển nông nghiệp trong thập kỉ 90, nhưng hiện nay cơ chế này tỏ ra không còn phù hợp nữa, trong thời gian tới mô hình kinh tế trang trại sẽ phát triển từ đó sẽ hình thành các dự án nông nghiệp nông thôn mới. -Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi các dự án nông nghiệp và nông thôn, hệ thống đường xá, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc... -Tiến bộ của khoa học kỹ thuật; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi dự án trong nông nghiệp. -Khí hậu – thời tiết; là những yếu tố mang tính thường xuyên ảnh hưởng đến việc tổ chức thực thi các dự án đầu tư nông nghiệp và nông thôn. -Điều kiện về địa lý tự nhiên ( Địa hình, khí hậu, địa chất ) có ảnh hưởng đến việc thực thi các dự án trong nông nghiệp. 3. Những kinh nghiệm thu được từ việc tổ chức thực thi các dự án đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam và thế giới. 3.1.Những kinh nghiệm thu được của Việt Nam trong việc thực thi các dự án trong nông nghiệp và nông thôn: Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ có các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, các chương trình phát triển nông thôn. Do đó, kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn; Mức tăng trưởng bình quân 4,3% năm ( 1989- 1999), chấm dứt nạn thiếu lương thực và đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nhiều nông sản hàng hoá có tỷ trọng xuất khẩu cao như : gạo hơn 20%, cà phê 95%, cao su 88%, chè 95%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản bình quân tăng 13%, năm 1999 so với với 1987 tăng 10 lần, chiếm tỷ trọng trên 30% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung tỷ trọng hàng hoá trong sản phẩm nông nghiệp cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chiếm 80%. Nông nghiệp nước ta chuyển sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Đây cũng là động lực làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta trong những năm gần đây. Cơ sở hạ tầng không ngừng củng cố và xây dựng mới do Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Sau 10 năm năng lực tưới nứơc của thuỷ lợi đạt trên 1,4 triệu ha: số xã có đường ô tô đạt 93%, điện sinh hoạt 60,4% số hộ, điện thoại 78,9% số xã, 99% số xã có trường cấp một,87% số xã có trường cấp hai, 98% số xã có trạm xá, 68% dân số được dùng nước sạch sinh hoạt... Đời sống ở nông thôn không ngừng được nâng cao, bình quân thu nhập năm 1998 đạt 9,8 triệu/ hộ/ năm, 58% số hộ có máy thu hình, tuổi thọ bình quân 1990 là 65 tuổi, năm 1999 là 67 tuổi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 1993 là 50%, năm1999 là 30%, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân là 2%/ năm, năm 1993 là 29% dến năm 1998 chỉ còn 18%. Hộ giàu tăng từ 8,08% năm 1990 lên 20% năm 2000. 3.2. Những kinh nghiệm thu được của Đài Loan trong việc thực thi các dự án nông nghiệp và nông thôn: Ngay từ những năm đầu phát triển nền kinh tế, chính phủ Đài Loan rất coi trọng đến việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp, bước đầu phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm tích luỹ vốn và làm động lực để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan, chỉ sau 25- 30 năm từ điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đài Loan đã tiến lên trình độ công nghiệp phát triển cao, trở thành 1 trong 4 con rồng Châu á. Công ngiệp hoá nông thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: tỷ trọng các hộ gia đình thuần nông đã giảm từ 39,99% ( năm 1955 ) xuống còn 8,98% ( năm 1985 ), và tỷ trọng các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp và dịch vụ tăng từ 60,13% ( năm 1955 ) lên 91,02% ( năm 1985 ). Thu nhập của các hộ nông dân từ ngoài nông nghiệp tăng từ 43% ( năm 1952 ) lên gần 70% ( nam 1992 ). Hạ tầng cơ sở nông thôn như xây dựng thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, phát triển mạng lưới điện và giao thông nông thôn, mạng lưới thông tin liên lạc được tăng cường. Đến năm 1992 bình quân 2,4 người dân có một máy điện thoại, và 95% số hộ gia đình có điện thoại riêng. Công nghiệp hoá nông thôn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 1952 lao dộng nông nghiệp chiếm 56,1%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992 lao động nông nghiệp giảm xuống còn 12,9%, lao động công nghiệp tăng lên 40,2% và lao động dịch vụ tăng lên 46,9%. Công nghiệp hoá nông thôn và hiện đại hoá nông nghiệp đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đưa gía trị sản lượng nông nghiệp tăng từ 707 triệu USD năm 1952 lên 12,06 tỷ USD năm 1992 và kim ngạch nông sản xuất khẩu tăng từ 114 triệu USD năm 1952 lên 410 triệu USD năm 1992. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá: giảm tỷ trọng giá trị sản lượng ngành trồng trọt từ 71,9 % năm 1952 xuống 47,1 % năm 1981, tăng giá trị sản lượng chăn nuôi từ 15,6% lên 29,5%. Phần II phân tích tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 -2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triên nông thôn Vĩnh Phúc I/ Tổng quan về Công ty dịch vụ nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc. 1. Sự hình thành và phát triển của Công ty: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp Nhà nước. Công ty được thành lập theo Quyết định số: 727/ QĐ - UB ngày 25/7/1993 của UBND tỉnh Vĩnh Phú, trước đó Công ty chỉ là một bộ phận của chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phú với tên gọi là phòng vật tư. Sau khi có quyết định tách ra khỏi chi cục BVTV Vĩnh Phú thành 2 cơ quan chính. - Chi cục BVTV Vĩnh Phú - Công ty BTTV Vĩnh Phú Ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ, và từ đây Công ty lấy tên là Công ty dịch vụ BVTV Vĩnh Phúc: Tháng 9 năm 1997 UBND tỉnh Vĩnh Phúc chính thức, tiếp nhận và quản lý Công ty. Ngoài ra Công ty còn chịu sự quản lý trực tiếp của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và chịu sự kiểm dịch của Chi cục BVTV Vĩnh Phúc: Theo quyết định số 755/ QĐ - UB ngày 15/03/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đổi tên Công ty thành Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Trụ sở của Công ty: Thị xã Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc: Trải qua quá trình phấn đấu và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt, Công ty đã tổ chức hoạch toán kinh tế độc lập tự cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy mới thành lập, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và trở thành chỗ dựa cho bà con nông dân và chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong Tỉnh và một số Tỉnh khác. Công ty có mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trong và ngoài Tỉnh, các đại lý và cửa hàng nằm giải rác trên toàn Tỉnh và một số Tỉnh khác. Ngoài ra Công ty còn có một chi nhánh đặt tại Hà Nội, nhằm giao bán và tiếp thị sản phẩm của Công ty, ngoài thị trường chủ yếu trong Tỉnh Công ty còn một số thị trường ở các Tỉnh khác như: Phú THọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái... * Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty. Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập hoạt động theo quy định của pháp luật nhà nước. Chức năng của Công ty: Hoạt động dịch vụ và phát triển nông thôn được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy dịnh của pháp luật Nhà nước. Nhiệm vụ của Công ty: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại: Thuốc BVTB, vật tư, phân bón, giống cây,con: Chế phẩm kích thước sinh trưởng cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, thuốc phòng trị bệnh cho các loại thuỷ đặc sản, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật, - Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp khử trùng lâm sản và kho tàng. - Giúp nông dân trong việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông - Lâm - thuỷ sản. - Làm các dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn khác. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất của Công ty, và nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ theo sơ đồ sau: * Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Ban giám đốc Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng vật tư Chi nhánh Hà Nội Cửa hàng Vĩnh Yên Cửa hàng Tam Dương Cửa hàng Lập Thạch Cửa hàng Tam Đảo Cửa hàng Bình Xuyên Cửa hàng Yên Lạc Cửa hàng Vĩnh Tường Đại lý 1 Đại lý 2 Đại lý n Đại lý 1 Đại lý 2 Đại lý n Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: a. Ban giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu Công ty, có quyền hạn cao nhất trong Công ty, là người điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, người quyết định cuối cùng và cao nhất Công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty trước các cơ quản Nhà nước. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực mà mình được giao nhiệm vụ. Tổ chức nghiên cứu và triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực mình phụ trách và là người tham mưu cho giám đốc về các hoạt động có liên quan tới lĩnh vực mà mình phụ trách. b. Phòng hành chính - Tổ chức: Có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: - Quản lý toàn bộ tài sản, khối văn phòng của cơ quan. - Văn thư cho Công ty. - Lái xe cho Công ty. - Quản lý thủ quỹ của Công ty. - Quản lý tổ chức và điều hành tổ chức. - Quản lý nguồn nhân lực trong Công ty. c, Phòng kỹ thuật: Có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: - Quản lý và bảo quản xưởng sản xuất và kho. - Sản xuất mua bán các chế phẩm hoá học, tiến hành sản xuất, tiến hành đóng gói. - Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. - Sản xuất các sản phẩm chủ yếu, các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích sinh trưởng. d, Phòng kinh doanh: - Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch, các chương trình dự án phát triển. - Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, đại lý. e, Phòng kế toán: - Quản lý hệ thống sổ sách kế toán của Công ty. - Lo đủ vốn để mua sắm vật tư, thiết bị máy móc, tiền lương và cả chi phí quản lý hoạt động của Công ty. - Trực tiếp và chỉ đạo thực hiện hoạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm. - Quản lý các quỹ của Công ty và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thu hồi công nợ cho Công ty. g, Phòng vật tư: Chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: - Cung ứng các loại giống cây trồng, các loại sản phẩm nông nghiệp. - Cung ứng các loại trứng tằm cho nôngdân. - Cung ứng các loại phân bón cho nông dân. - Dịch vụ thú y và thức ăn chăn nuôi cho gia súc. h. Chi nhánh đại diện tại Hà Nội: Chức năng chủ yếu là giao dịch tiếp thị và bán hàng của Công ty. i. các cửa hàng đại lý ở khắp nơi, chủ yếu là bán sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng. 3. Đặc điểm về lao động của Công ty: Mặc dù mới được thành lập, song nhờ có đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, đã giúp Công ty không chỉ đứng vững mà ngày càng làm ăn hiệu quả, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, và nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người Lao động: Sơ đồ cơ cấu Lao động của Công ty: Bảng 1: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tổng số lao động 90 150 Trong đó - Đại học 18 36 - Trung cấp 55 78 - Lao động 17 36 Ngoài ra hàng năm do hoạt động sản xuất của Công ty mang tính mùa vụ. Do đó hàng năm Công ty phải thuê thêm hàng chục Công nhân làm theo mùa vụ ở các địa phương: Trong năm 2001, tổng số Lao động của Công ty là 90 người, trong đó 18 người có trình độ đại học ( Chiếm 20% ), trung cấp 55 người (Chiếm 61%) và Lao động khác chiếm 19%. Sang năm 2002, đội ngũ Lao động của Công ty tăng lên rất nhanh, sở dĩ như vậy là do Công ty cùng với việc đổi tên Công ty, Công ty thực hiện tiếp nhận đội ngũ cán bộ thú y là 43 người làm dịch vụ thú y từ chi cục thú y sang Công ty. Cùng với việc triển khai dự án, sản xuất chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2002 - 2005, đòi hỏi tăng cường số lao động. Trong đó: Đại học: 36 người ( 24% ), trong đó có 18 người là kỹ sư chăn nuôi thú y, trung cấp 18 người ( chiếm 52% ) trong đó có 23 người trung cấp Thú y. Số còn lại là Lao động khác 36 người ( Chiếm 24% ). Cùng với việc đổi tên Công ty là sự mở rộng hoạt động của Công ty,Công ty phải tiếp nhận thêm một số lượng lớn Lao động, nhằm phục vụ cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động mới của Công ty. Sang năm 2002 số Lao động tốt nghiệp Đại học tăng lên chiếm ( 24% ), số Lao động trung cấp xu hướng giảm xuống, phần nào phù hợp với xu hướng phát triển của Công ty. với nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ, do đó số lao động sản xuất trực tiếp giảm xuống là phù hợp với sự phát triển của Công ty. Với sự tăng lên của đội ngũ lao động, đòi hỏi Công ty phải tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, cùng với đội ngũ lãnh đạo và cán bọ chuyên môn chắc chắn Công ty sẽ đạt được những thắng lợi lớn. 4. Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty: Tổng nguồn vốn hiện có cuả Công ty: 2.040.000.000 đ Trong đó: + Vốn cố định: 657.000.000đ + Vốn lưu động: 1.383.000.000đ Ngoài ra trong quá trình kinh doanh nguồn vốn của Công ty được bổ sung thêm từ một số nguồn sau: + Vốn được Nhà nước cấp + Vốn vay tín dụng + Vốn tín dụng thương mại + Vốn do doanh nghiệp tự bổ xung trong quá trình hoạt động kinh doanh. 5. Tình hình sản xuất - kinh doanh chủ yếu của Công ty: Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ta xem xét số liệu từ bảng kinh doanh của Công ty qua 2 năm hoạt động kinh doanh của Công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: ( đồng) Bảng 2: Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 + Tổng doanh thu 01 13.850.320.602 14.654.260.102 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 + Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 1.240.654.320 1.451.426.528 - Chiết khấu 04 - Giảm giá 05 60.420.564 71.948.600 - Hàng bán trả lại 06 758.436.268 794.073.588 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu 07 421.797.488 585.404.588 1 doanh thu thuần ( 01 - 03 ) 10 12.609.666.282 13.202.833.574 2. Giá vốn hàng bán 11 10.934.328.981 11.319.851.427 3. Lợi nhuận gộp ( 10 - 11 ) 20 1.675.337.301 1.882.982.147 4. Chi phí bán hàng 21 1.264.398.564 1.434.992.286 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 406.264.794 442.404.293 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 4.673.943 5.585.568 (Nguồn số liệu từ phòng kế toán ) Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm ( 2000 - 2001) ta thấy tổng doanh thu 2001, tăng hơn so với năm 2000, mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh năm 2001 là: 5.585.568đ, tăng cao hơn năm 2000 là: 4.673.943đ, sở dĩ mức lợi nhuận năm 2001 tăng là do doanh thu thuần năm 2001 tăng đã đóng góp vào việc tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Sự tăng của doan thu là do trong năm 2001 Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và được sự tín nhiệm của người dân. Biểu đồ vốn của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh phúc ( Ngày 31 tháng 2 năm 2002 ) Bảng 3: Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 I/ Tiền: 110 947.780.611 267.908.345 1. Tiền mặt tại quỹ ( Gồm ngân phiếu ) 111 456.876.958 240.733.941 2. Tiền gửi ngân hàng 112 490.873.653 27.174.404 3. Tiền đang chuyển 113 II/ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III/ Các khoản phải thu: 130 10.454.842.569 8.550.341.681 1. Phải thu của khách hàng 131 9.566.580.069 8.254.840.781 2. Trả trước cho người bán 132 196.971.000 191.644.900 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 136 5. Các khoản phải thu khác 138 691.291.500 103.856.000 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 IV/ Hàng tồn kho: 140 1. Hàng mua đang đi đường 141 2. nguyên, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 98.912.000 118.645.400. 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng tồn kho 146 2.828.489.545 1.603.121.535 7. Hàng gửi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V/ Tài sản lưu động khác 150 576.054.092 860.469.529 1. Tạm ứng: 151 341.907.150 617.915.900 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 234.146.942 242.553.629 VI/ Chi phí sự nghiệp: 160 43.846.590 43.846.590 1. Chi phí sự nghiệp năm trước 161 43.846.590 43.846.590 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 857.896.170 796.410.070 I/ Tài sản cố định 210 820.168.960 758.682.860 1. Tài sản cố định hữu hình 211 820.168.960 758.682.860 - Nguyên giá 212 1.321.520.746 1.344.324.646 - Giá trị hao mòn 213 ( 501.351.786 (585.641.786) 2. Tài sản đi thuê tài chính 214 3. Tài sản cố định vô hình 217 II/ các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 III/ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 37.727.210 37.727.210 IV/ các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 15.807.791.577 12.240.743.150 Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm A. Nợ phải trả 300 I/ Nợ ngắn hạn 310 13.852.918.161 10.282610.466 1. Vay ngắn hạn 311 13.252.520.002 7.687.888.002 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 1.326.270.322 2.391.841.588 4. Người mua phải trả tiền trước 314 2.434.100 5. Thuế và khoản phải nộp Nhà nước 315 201.429.147 132.072.086 6. Phải trả công nhân viên. 316 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 3.838.000 4.500.000 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 316 66.476.980 66.308.790 II/ Nợ dài hạn: 320 155.400.000 155.400.000 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 155.400.000 155.400.000 III/ Nợ khác 330 B. Nguồn vốn chủ sở hữu I/ Nguồn vốn - quỹ 410 1.799.423.116 1.802.732.684 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 2.040.321.145 2.040.321.145 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 ( 253.464.282 ) ( 253.464.282 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 8.444.420 8.444.420 5. Quỹ dự trữ 415 6. Quỹ trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 1.033.275 6.618.843 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 418 3.088.558 812.558 9. nguồn vốn đầu tư XDCB 419 II/ Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ quản lý của cấp trên 421 2. nguồn kinh phí sự nghiệp 422 3. Nguồn ký quỹ,ký cược dài hạn 425 Tổng nguồn vốn 430 15.807.741.577 12.240.743.150 ( Nguồn số liệu từ phòng kế toán ) Xem xét một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dịch vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng doanh thu 2002 Số vòng quay của vốn năm 2000 = Vốn doanh nghiệp 2000 13.850.320.602 = = 0,876 15.807.791.577 Tổng doanh thu 2001 Số vòng quay của vốn năm 2001 = Vốn doanh nghiệp năm 2001 14.654.260.102 = = 1,197 12.240.743.150 Tổng doanh thu 2000 Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2000 = Vốn cố định năm 2000 13.850.320.602 = = 16,145 857.896.170 Tổng doanh thu 2001 Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2001= Vốn cố định 2001 14.654.260.102 = = 18,4 796.410.070 Số vòng quay của vốn năm 2000 đạt 0,876 và sang năm 2001 đạt tỷ lệ 1,197, điều này muốn nói rằng Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã có biện pháp nhằm cải thiện công tác kinh doanh, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nên cao, đã tận dụng ngày càng tốt hơn nguồn vốn của mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ số sử dụng vốn cố định cũng cho ta thấy hiệu quả hoạt động của Công ty, điều này được thể hiện qua hệ số sử dụng vốn cố định năm 2000 đạt tỷ lệ 16,145 và tăng lên 18,4 vào năm 2001, điều này nói nên một đồng vốn cố định có thể tạo ra 16,145 đồng doanh thu và tăng lên 18,4 đồng doanh thu vào cuối năm 2001, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm qua là khả quan, hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Các khoản phải thu Công ty năm 2001 chiếm tỷ lệ lớn 58,35% doanh thu của Công ty, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, do vậy nó làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng, khó thu hồi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp làm sao thu hồi hiệu quả vốn, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. II/ Tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. 1. Nội dung cơ bản của dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc 1.1.Mục tiêu của dự án: -Xây dựng các trang trại chuyên sản xuất giống lợn ngoại có qui mô từ 20 nái ngoại cấp bố, mẹ trở lên.Với tổng đàn nái đạt 3000 con: hàng năm cung cấp 60.000 lợn giống để nuôi lợn choai, lợn thịt xuất khẩu. -Xây dựng mạng lưới các hộ chăn nuôi lợn choai, lợn thịt vệ tinh của các trang trại nuôi lợn nái cấp bố, mẹ để sản xuất 60.000 ngàn lợn choai, lợn thịt tương đương 3 - 5 ngàn tấn thịt lợn hơi xuất khuẩu. -Tạo thêm việc làm có thu nhập cao và ổn định cho các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án theo hướng chuyên môn hoá cao, đảm bảo người chăn nuôi có lãi. -Tăng doanh thu cho công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc thông qua dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất. -Tạo ra nguồn phân hữu cơ với số lượng lớn chất lượng tốt cung cấp cho đồng ruộng. 1.2. Quy mô dự án: + Quy mô đàn lợn: Đàn nái sinh sản: 3000 con Đàn đực giống: 100 con Đàn lợn choai: 60.000 con Sản phẩm thịt lợn choai xuất khẩu : 2.500 tấn/năm +Quy mô chuông trại: +Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty và số lao động trực tiếp tham gia dự án: 750 người. Trong đó : Công ty dịch vụ NN&PTNT: 50 ngừơi. Lao động trong các trang trại nuôi nái: 100 người. Lao dộng của các hộ nuôi lơn chaoi: 600 người 1.3. Các giải pháp của dự án: 1.3.1.Giải pháp đất đai, chuồng trại và lao động : Đối với công ty DV NN & PTNT tiến hành thuê đất xây dựng văn phòng giao dịch, các trang trại tiến hành thuê đất đai xây dựng chuồng trại, hoặc tiến hành cải tạo các chuồng trại đã có, cách thức xây dựng chuồng trại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mạng tính đơn giản, dễ vệ sinh, đảm bảo mùa đông có thể che gió giữ cho lợn ấm về mùa đông, có hệ thống làm mát về mùa hè. 1.3.2.Giải pháp nguồn giống bố, mẹ Để đảm bảo chất lượng đàn lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ, Công Ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc tiến hành với các trang trại tổ chức tiếp nhận con giống từ trại lợn giống cấp ông, bà do trung ương quản lý. 1.3.3.Giải pháp về thức ăn, vệ sinh chăn nuôi: Nuôi lợn xuất khẩu đều áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc hỗn hợp. Toàn bộ lượng thức ăn do Công ty cung ứng, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời, các chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh. 1.3.4.Giải pháp về công nghệ sản xuất giống Để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng tính đa dạng sinh học, có thể áp dụng nhiều công thức lai tạo để sản phẩm có ít nhất từ 2 máu ngoại trở lên. 1.3.5.Giải pháp về thú y Xác định phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do vậy, cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ vệ sinh thú y, tiêm phòng các loại Vacxin theo quy định, sớm phát hiện và tích cực điều trị những con bị bệnh, làm sao không cho dịch bệnh lan truyền trên diện rộng. 1.3.6.Giả pháp về môi trường Vì mục tiêu đảm bảo an toàn sức khẻo cộng đồng và hạn chế dịnh bệnh cho đàn lợn cũng như đàn gia súc , gia cầm...Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước, không khí...Trước mắt, sử dụng EM phun định kỳ để khử mùi và tẩy uế. Phấn đấu đến năm 2005 tất cả các hộ nuôi lợn nái đều có bể Bioga lớn. 1.3.7.Giải pháp về vốn +Tổng vốn đầu tư: 26.883.800.000đ. Gồm : -Kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập và xúc tiến thương mại: 352.000.000đ. Kinh phí xây dựng chuồng trại, lồng của các hộ nông dân: 10.584.700.000đ. Kinh phí xây dựng công trình phụ trợ của các hộ nông dân: 6.463.500.000đ. Kinh phí mua lợn hậu bị, trang thiết bị của các trang trại: 8.063.600.000đ. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị của cô._. thách thức đối với Công ty, các hộ, trang trại tham gia dự án. -Thị trường đầu ra cho sản phẩm: Một mặt Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân, mặt khác Công ty phải tìm kiếm được thị trường bao tiêu sản phẩm, việc tìm kiếm thị trường nó có vị trí sống còn đối với việc tham gia dự án, làm sao không những thị trường nội địa và ngoài nước tìm kiếm thị trường và đi đến ký kết hợp đồng mang tính lâu dài,ổn định, đảm bảo cho mọi người đều có lợi nhuận cao, không những tìm kiếm được thị trường mang tính ổn định và còn mở rộng được thị trường phù hợp với quy mô tăng lên của mức cung tương lai. Khi nhu cầu cung là lớn Công ty làm sao phải xây dựng được hệ thống lò mổ có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả cao. - Vấn đề về ô nhiễm môi trường: Vấn đề về ô nhiễm môi trường rất được quan tâm, môi trường là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống cho loài người, do vậy khi triển khai dự án phải đảm bảm sao cho không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không khí, hướng đến một môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Như vậy đòi hỏi các hộ tham gia phải xây dựng bể Bioga để chống ô nhiễm môi trường, bước đầu sử dụng EM để làm sạch môi trường. phần III Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi thành công dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ, giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc I/ Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi dự án: 1. Phương hướng tổ chức thực thi dự án: Để thực thi dự án thành công, một lĩnh vực Công ty mới tham gia, đòi hỏi Công ty phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức thực thi hợp lý sao cho quá trình tổ chức thực thi thành công, nhưng để thực thi dự án thành công, Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty, sự cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy để thực hiện dự án thành công, đòi hỏi Công ty phải chú ý vào cả quá trình thực thi dự án. Để thực thi dự án thành công, Công ty đã đưa ra phương hướng sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giúp cho mọi người hiểu được mục đích của dự án, và tham gia vào thực thi dự án. - Tuyển dụng mới đội ngũ lao động chuyên môn nhằm thực thi dự án, sắp xếp cơ cấu lao động một cách chuyên môn, tăng cường công tác của bộ máy tổ chức quản lý. - Đổi mới tiếp thị tìm kiếm thị trường cho Công ty trong việc bao tiêu sản phẩm đầu ra, tìm kiếm đối tác trong việc bao tiêu sản phẩm làm sao công ty ký kết được hợp đồng xuất khẩu được trực tiếp mà không qua một tổ chức trung gian nào. Có như vậy mới có cơ hội tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn cho Công ty và cho các nông hộ tham gia dự án. - Công ty phải coi trọng đến yếu tố môi trường, đảm bảo sao cho môi trường được sạch, chống ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, để đảm bảo chất lượng môi trường, mang tính phát triển bền vững. - Phải xây dựng được các định mức kỹ thuật cho từng năm để tạo ra được mục tiêu của dự án, đảm bảo số lượng lợn giống, lợn choai cho từng năm của dự án, điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc thực thi dự án. - Dự án phải được tuyên truyền, vận động để huy động mọi nguồn vốn của nhân dân, các tổ chức tham gia thực thi dự án, để thực thi dự án đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nhưng để huy động được vốn đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống các nông hộ tham gia được sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, sự giúp đỡ của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tổ chức đào tạo hướng dẫn, tổ chức tham quan trong nước và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi của các địa phương khác. - Công ty phải liên kết chặt chẽ với Chi cục Thú y Vĩnh Phúc, làm sao đảm bảo cho việc kiểm soát được dịch bệnh cho toàn bộ đàn gia súc trong Tỉnh, tạo ra khả năng kiểm soát được dịch bệnh cho đàn gia súc trên toàn Tỉnh, đồng thời thường xuyên tiến hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc với phương châm " Phòng bệnh hơn chữa bệnh " có như vậy dự án mới được thành công. 2. Một số giải pháp tổ chức thực thi dự án: Việc phân tích quá trình tổ chức thực thi dự án, đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án, đòi hỏi phải xây dựng được các giải pháp để hạn chế, khắc phục những nhược điểm ảnh hưởng đến dự án, tạo khả năng thực thi dự án thành công. 2.1 Giải pháp đất đai, chuồng trại và lao động: 2.1.1. Về đất đai: - Đối với Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc xin thuê đất để xây dựng văn phòng giao dịch nhà kho chứa thức ăn và bãi giao nhận hàng tại thị xã Vĩnh Yên, với diện tích: 1.500 m2. - Đối với các trang trại nuôi lợn nái ngoại cấp bộ, mẹ: Thực hiện theo Nghị quyết : 03/ 2000/ NQ -CP ngày 02/02/ 2000 của Chính Phủ về kinh tế trang trại " Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được Nhà nước giao đất hoặc ho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" Cụ thể như sau: * Đối với trung du, miền núi: cho thuê dài hạn từ 1 - 2 ha/ trang trại trở lên. * Đối với Đồng bằng: Rà soát lại quỹ đất hiện có, ưu tiên cho thuê trên quỹ đất 2 chưa giao, các trại chăn nuôi cũ, thời gian trên 10 năm, với mức 0,5 – 1ha/ trang trại. - Các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt, sử dụng đất ở, đất vườn hiện có để xây dựng trang trại. 2.1.2, Chuồng trại chăn nuôi: Nhằm thực hiện chuyên môn hoá cao và tính xã hội của dự án. Quá trình sản xuất được chia làm 2 công đoạn. * Công đoạn nuôi lợn nái để sản xuất lợn con: Cần xây dựng chuồng trại lợn nái, lợn đực, chuồng đẻ, lợn con sau cai sữa: Để tiết kiệm chi phí, tất cả các chuồng xây dựng đơn giản, nền chuồng xây gạch hoặc đổ bê tông, làm nhẵn để dễ vệ sinh, mặt khác, cần tạo độ dốc nghiêng dần về rãnh nước thải, mái lợp Fibrô xi măng, có hệ thống vòi phun nước làm mát về mùa hè, xung quanh chuồng giăng lưới thép, có bạt che gió, giữ cho lợn ấm về mùa đông. Tuỳ điều kiện thực tế từng nơi, xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho lợn uống, nước vệ sinh chuồng trại và hệ thống điện phục vụ chăn nuôi: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng, lắp đặt đảm bảo hợp vệ sinh, tiện lợi theo phương pháp nuôi công nghiệp: Bao gồm: + Lồng nuôi lợn đực giống: 100 lồng. Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 2.0 x1 (m ) + Lồng nuôi lợn nái chờ phối, chửa: 85% số nái = 2.250 lồng. Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 0,65 x 1(m) + Lồng nái đẻ: 30% số nái = 900 (lồng) Kích thước lồng ( Dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,7 x 1 (m) + Lồng lợn con sau cai sữa: 30% số nái = 900 ( lồng ) Kích thước lồng ( dài x rộng x cao ) = 2.0 x 1,5 x 1(m ) Các lồng nuôi chủ yếu dùng thép có đường kính phù hợp để hàn, sơn chống rỉ. Riêng lồng nái đẻ, lồng lợn sau cai sữa, những hộ có điều kiện về vốn đầu tư có thể lắp đặt sàn nhựa chuyên dùng thay thế sàn bê tông, sàn sắt: * Công đoạn nuôi lợn choai, lợn thịt: Tận dụng chuồng trại sẵn có, cải tạo để nuôi hoặc xây dựng mới theo phương châm đơn giản, rẻ tiền, nền gạch để dễ vệ sinh chuồng trại mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tất cả các loại chuồng nuôi đều lắp đặt hệ thống uống nước tự động (qua vòi uống) 2.1.3, Về tổ chức sản xuất, lao động: Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc thực hiện dịch vụ các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất. Bao gồm: Giúp các hộ trang trại tiếp nhận lợn hậu bị cấp bố , mẹ. Cung ứng toàn bộ thức ăn công nghiệp cho tất cả các hộ tham gia nuôi lợn nái, lợn choai và bao tiêu sản phẩm, theo giá thực tế trên thị trường. Để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả, Công ty sẽ phối hợp với các nhà sản xuất thức ăn hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về kỹ thậut. Bằng cách bố trí cán bộ ký thuật giúp đỡ từ khâu thiết kế chuồng trại và tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến của đàn lợn, nhất là lợn nái: Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ tiếp nhận 43 lao động đang làm dịch vụ Thú y không ăn lương của Nhà nước sang Công ty quản lý, nhằm thực hiện dự án. Đối với các chủ trang trại nuôi lợn nái, tuỳ thuộc quy mô nguồn lực lao động sẵn có của gia đình, có thể thuê thêm lao động theo quy định hiện hành của pháp luật. Đối với các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt: Chủ yếu sử dụng lao động của gia đình. 2.2. Giải pháp nguồn cung cấp giống bố, mẹ: Để đảm bảo chất lượng đàn lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ. Công ty DV NN & PTNT sẽ phối hợp với các chủ trang trại tổ chức tiếp nhận con giống từ các trại lớn giống, cấp ông, bà do TW quản lý. Đó là: Trại lợn giống Thuỵ Phương, trại lợn giống PIC, Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo... hoặc nguồn giống bố, mẹ do Công ty CP cung cấp. Về cơ cấu lợn đực - cái: Chủ yếu áp dụng phương pháp phối giống nhân tạo nên số lượng đực giống không cần nhiều. Trung bình mỗi trang trại chỉ nuôi khoảng 1 - 2 con, nhằm kích thích, dẫn dụ đàn nái: Nguồn tinh lợn ngoại do các cơ sở chuyên khai thác . Sản xuất tinh lợn cung cấp như: Công ty CP. Trung tâm giống gia súc, gia cầm Vĩnh Phúc, Xí nghiệp lợn giống Tam Đảo. Năm 2002: Đưa đàn nái của các trang trại tham gia dự án ( Kể cả những trang trại đã có ) đạt 1.500 con. Năm 2003: Bổ xung thêm 1.500 con, để đạt quy mô đàn nái. Từ năm 2004 trở đi: ổn định đàn nái: 3.000 con, sản xuất 60.000 lợn choai mỗi năm. Khi Công ty và người chăn nuôi có lợi nhuận cao, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Khi sản lượng thịt lợn trên địa bàn Tỉnh và vùng lân cận đủ lớn. Công ty sẽ xem xét, đề nghị cho phép đầu tư cơ sở giết mổ có quy mô phù hợp: 2.3/ Giải pháp thức ăn, vệ sinh chăn nuôi và thú y: 2.3.1. Giải pháp về thức ăn: Nuôi lợn ngoại xuất khẩu đều áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp. Toàn bộ lượng thức ăn này, Công ty đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời chất lượng hết cho các hộ tham gia dự án, phù hợp với từng loại lợn, Công ty sẽ ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan chuyên cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cho đàn lợn xuất khẩu, Công ty đứng ra làm trung gian đảm bảo lượng thức ăn kịp thời đồng thời đảm bảo chất lượng, sao cho định mức thịt đạt tiêu chuẩn lợn xuất khẩu: 2.3.2. Giải pháp về vệ sinh chăn nuôi: Để đảm bảo nước uống vệ sinh, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn, nước uống của lợn đều sử dụng nước giếng đào, giếng khoan phải áp dụng phương pháp cho đàn lợn uống qua vòi uống chuyên dùng, việc lựa chọn địa điểm nuôi, thiết kế chuồng trại được thực hiện trên cơ sở tôn trọng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, có hệ thống phun nước, quạt thống gió làm mát về mùa hè, che gió, giữ ấm cho lợn về mùa đông, nhất là trang trại nuôi lợn nái. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn... Đảm bảo sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh. 2.3.3.Giải pháp về thú y: Xác định phương châm: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do vậy cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ vệ sinh thú y, ttiêm phòng các loại vác xin theo quy định, sớm phát hiện và tíc cực điều trị những con lợn ốm, mắc bệnh cụ thể là: Đối với các trang trại nuôi lợn nái có nội quy về phòng dịch, bố trí thay quần áo, giày dép, ủng trước khi vào khu sản xuất, phun thuốc sát trùng thường xuyên, hàng ngày. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng tuần làm cỏ xung quanh khu vực chuồng trại và thay vôi sát trùng thường xuyên. Tích cực tiêu diệt các động vật trung gian truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi... Đối với lợn choai: Thực hiện tốt vệ sinh thú y nhất là không vệ sinh chuồng trại và diệt ruồi, muỗi. Tiêm phòng định kỳ theo quy định các loại vác xin phòng bệnh cho lợn nái, lợn đực, lợn con, lợn choai, lợn thịt. Trong đó, lưu ý các loại vác xin lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, dóng dấu lợn, phó thương hàn... Khi lợn ốm, mắc bệnh, tổ chức cách ly và tích cực điều trị. Công ty dịch vụ NN và PTNT liên hệ với các cơ quan thú y, cơ quan bảo hiểm để giúp các chủ trang trại nuôi lợn nái ký kết hợp đồng Bảo hiểm thú y cho đàn lợn nái, thực hiện an toàn dịch bệnh cho đàn lợn... Mặt khác Sở NN & PTNT giao cho chi cục thú y Vĩnh Phúc cam kết đảm bảo phòng dịch cho toàn bộ đàn gia súc trên địa bàn Tỉnh, kiểm dịch toàn bộ đàn gia súc, kế hoạch tiêm phòng theo định kỳ nhằm đảm bảo không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn rộng. 2.4/ Giải pháp về công nghệ sản xuất giống: Để nâng cao sản xuất, chất lượng đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho xuất khẩu, tăng tính đa dạng sinh học, có thể áp dụng nhiều công thức lai tạo để sản phẩm có ít nhất từ 2 máu ngoại trở lên. Trong đó chủ yếu áp dụng mô hình lai tạo như sau: Mô hình lai 3 máu. Cấp Ông, bà O LR x O Y Cấp bố, mẹ O ĐR x O ( LR.Y ) Thương phẩm 50% máu ĐR 3 máu 25% máu LR 25% máu Y * Mô hình lai 2 máu: Cấp Ông, bà O LR x O Y Cấp bố, mẹ O Y x O ( LR.Y ) Thương phẩm 2 máu 75% máu Y 25% máu LR Ghi chú: - O: Đực. - O: Cái. - ĐR: Lợn đurốc - LR: Lợn Landrare -Y: Lợn Yorhshire * Sơ đồ sản xuất giống như sau: Chuồng lợn con cai sữa Chuồng đẻ Chuồng chờ, phối, chửa Chuồng nuôi lợn choai, lợn thịt 2.5/ Giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường: Vì mục tiêu đảm bảo an toàn sức khoẻ cộng đồng và hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn cũng như gia súc, gia cầm khác, vấn đề môi trường phải được quan tâm đặc biệt, không để ô nhiễm nguồn nước, không khí... Do vậy, ngoài các biện pháp tẩy uế, vệ sinh chuồng trại như đã nêu, tất cả các hộ tham gia dự án phải thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường: * Đối với các trang trại nuôi lợn nái: Hàng ngày, thu dọn phân để ủ hoai mục trước khi bón ruộng, khu vực chứa phân phải cách xa chuồng trại. Đối với các trang trại nuôi dưới 30 con, phải xây dựng bể Bioga ngay. Các hộ có quy mô lớn phải xây dựng bể lắng phù hợp ( Có tính đến bước cải tạo để làm bể Bioga ) Có đường dẫn nước thải từ các khu chuồng trại tới bể lắng, xử lý trước khi thải ra bên ngoài. Trước mắt, sử dụng chế phẩm sinh học EM phun định kỳ để khử mùi và thúc đẩy quá trình phân giải hữu cơ, phấn đấu đến năm 2005 tất cả các hộ nuôi lợn nái đều có bể Bioga lớn. * Đối với các hộ nuôi lợn choai, lợn thịt: Nhất thiết phải xây dựng bể Bioga ngay vừa để xử lý phân, nước giải, không ô nhiễm môi trường vừa tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt trong gia đình. 2.6/ Giải pháp về nguồn vốn đầu tư thực hiện dựa án: Đề nghị Ngân sách Tỉnh đầu tư, hỗ trợ trong 2 năm: 2.663.550.000đ Đào tạo, tập huấn, tham quan học tập 352.000.000đ - Hỗ trợ tiền mua giống cho các hộ nuôi lợn nái sinh sản, đực giống để sản xuất lợn giống nuôi thịt, với mức: 400.000đ/ con 3.100 con x 400.000đ/ Con = 1.240.000.000đ - Hỗ trợ 30% giái trị bể Bioga cho các hộ nông dân: 1.968.500.000đ x 30% = 590.550.000đ + Hỗ trợ Công ty dịch vụ nông nghiệp & PTNT tiền mua xe ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, cán bộ kỹ thuật: 390.000.000đ + Kinh phí để chuẩn bị đầu tư, xây dựng cơ bản khác: 91.000.000đ * Vốn vay + vốn tự có của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT và hộ nông dân tham gia dự án: 24.220.250.000đ 2.7/ Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước: Sản xuất giống lợn ngoại là một đòi hỏi rất bức xúc hiện nay, góp phần giải quyết tận gốc của vấn đề nuôi lợn xuất khẩu. Nhưng đây cũng là công việc khó khăn, yêu cầu kỹ thật cao, vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với nuôi lợn choai, lợn thịt, mức độ rủi ro cao... Do vậy, TW Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất, cụ thể là: - Đầu tư cho công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập... - Trợ giá giống cho hộ nuôi lợn nái, đực giống cấp bố, mẹ với mức: 400.000đ/ con - Hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng bể Bioga cho các hộ nông dân: - Hỗ trợ vác xin tiêm phòng cho các hộ tham gia dự án: - Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi lợn nái theo quy mô trang trại được thuê đất. Vận dụng chính sách thuê theo Nghị quyết số: 08/ 2000/ NQ - CP ngày 02/02/2002 của Chính phủ về kinh tế trang trại và luật đất đai hiện hành. Thực hiện miễn thuê đất cho các hộ thuê đất để xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại trong 5 năm đầu. Những chính sách trên đề Nghị áp dụng cho tất các trang trại, các hộ tham gia dự án trong thời gian đến hết năm 2003. Kể cả các trang trại sẵn có, tự vay vốn đầu tư: + Đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT: Thực chất việc dịch vụ cho người chăn nuôi lợn xuất khẩu, lợi nhuận không cao, mang tính phục vụ là chính, góp phần thúc đẩy chăn nuôi của Tỉnh phát triển nên Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ: - Tạo điều kiện cho thuê đất để xây dựng kho bảo quản thức ăn chung chuyển hàng hoá tại Vĩnh Yên. - Hỗ trợ kinh phí trang bị 01 ô tô 4 chỗ ngồi để đưa đón chuyên gia, Cán bộ kỹ thuật, giao dịch... - Hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư XDCB khác: * Ngoài ra, tạo điều kiện cho Công ty có vốn lưu động để thực hiện dự án, cần bổ sung vốn lưu động cho Công ty dịch vụ NN & PTNT để thực thi dự án thành công: Năm 2002: 1 tỷ đồng Năm 2003: 1 tỷ đồng 2.8. Giải pháp về thị trường đầu ra cho sản phẩm: Hiện nay, nhu cầu về lợn choai, lợn thịt xuất khẩu rất lớn, do đó thị trường đầu ra cho đàn lợn là thuận lợi. Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT cam kết bao tiêu hết sản phẩm lợn choai, lợn thịt của nông dân ( Tuỳ thuộc yêu cầu của bạn hàng để hướng dẫn nông dân nuôi lợn choai hay lợn thịt ) với giá để người sản xuất có lãi. Tuỳ tình hình cụ thể khi triển khai dự án: Công ty đã ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan, chuyên cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và cam kết tiêu thụ hết sản phẩm đầu ra của đàn lợn xuất khẩu, hoặc Công ty trực tiếp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hoặc ngoài nước, nhằm đảm bảo giá cả ổn định và làm cho người chăn nuôi có lãi cao nhất, nhằm đảm bảo chủ động về thị trường, nếu điều kiện cho phép Công ty sẽ xin phép Nhà nước cho phép xây dựng lò mổ giết trên địa bàn Tỉnh. 2.9/ Giải pháp về tổ chức, thực thi dự án: Ngay khi dự án được duyệt, Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT sẽ tích cực triển khai các công việc cần thiết như: Lựa chọn nơi cung cấp giống bố, mẹ thức ăn, xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp đồng hoặc phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để có đội ngũ Cán bộ kỹ thuật cần thiết. Để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Tỉnh đối với người chăn nuôi, thống nhất cách làm như sau: * Thời điểm kết thúc hỗ trợ của Tỉnh cho các hộ tham gia dự án là ngày 31/12/2003. + Đối tượng được hỗ trợ. Tính cả các trang trại đã và đang triển khai bằng nguồn vốn tự có, vay vốn. Nếu số hộ tham gia và quy mô đàn nái lớn hơn quy mô đã nêu trong dự án, thì UBND Tỉnh vẫn hỗ trợ theo quy định mức chung đã nêu: + Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Huyện, thị và các xã để triển khai dự án. Việc lựa chọn hộ tham gia dự án được bàn bạc dân chủ từ cơ sở trên nguyên tắc tự nguyện, có sự đồng ý của UBND cấp xã, cấp Huyện. + Danh sách hộ nuôi lợn nái và số lợn nái của từng hộ được trợ giá phải có xác nhận của Chính quyền xã, Huyện, thị và đại diện của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT ( trên Cơ sở biên bản xác định số lượng, chủng loại, mã số từng con... ) hoá đơn bán giống của các cơ sở cung cấp giống bố, mẹ: II/ Kiến Nghị nhằm thực thi dự án: 1. Kiến nghị đối với Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc: 1.1. Hoàn thiện sắp xếp loại bộ máy quản lý một cách hợp lý: Cùng với việc tổ chức thực thi dự án, Công ty đã được phép đổi tên thành Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT, mở rộng lĩnh vực hoạt động cơ cấu lao động cũng tăng lên. Do vậy, đòi hỏi Công ty sớm sắp xếp lại bộ máy sao cho ổn định và phù hợp với chuyên môn, tạo ra sự hoạt động có hiệu quả. Cùng với việc chuyển 43 người làm dịch vụ thú y từ Chi cục thú y Vĩnh Phúc sang Công ty quản lý. Nhằm sử dụng lực lượng lao động có chuyên môn này vào thực thi dự án, nhưng trước tiên lực lượng lao động này phải được được bố trí một cách hợp lý, tạo cho họ một sự tin tưởng ở nơi làm việc mới, tránh việc gây hoang mang cho họ, ảnh hưởng đến việc thực thi dự án, đồng thời tiến hành lựa chọn thêm những chức danh còn thiếu làm sao cho bộ máy của Công ty được ổn định. Có như vậy hoạt động của Công ty mới đạt hiệu quả. 1.2. Công ty lựa chọn các trang trại, nông hộ tham gia dự án: Để thực thi dự án, bước đầu Công ty phải tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, làm cho mọi người nhận thức được những lợi ích của dự án, từ đó họ sẽ có nhu cầu tham gia dự án, để dự án đạt được thành công. Đòi hỏi Công ty phải lựa chọn được các nông hộ, trang trại có đủ điều kiện tham gia dự án. Công ty sớm có sự liên hệ với các cơ quan, đơn vị ở địa phương. Chính quyền xã, phường, Thị trấn mà họ cư trú tham gia, nắm bắt được thông tin về các hộ, đồng thời được sự giúp đỡ của các Cơ quan ở địa phương. Sau khi lựa chọn được các nông hộ, trang trại tham gia dự án, Công ty phải tiến hành ký kết hợp đồng giữa Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT với các nông hộ, trang trại tham gia dự án, thông qua hợp đồng, làm cơ sở pháp lý để 2 bên tham, hợp đồng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dự án. Và những trách nhiệm của mỗi bên tham gia vào dự án: 1.3/ Công ty xây dựng các thiết kế, kỹ thuật và định mức một số mô hình nhằm hước dẫn người chăn nuôi: Công ty sớm cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn việc xây dựng chuồng nuôi cho các nông hộ, các trang trại theo đúng nguyên tắc, đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi theo hướng công nghiệp. 1.4/ Công ty xúc tiến xây dựng kho chứa thức ăn và các cơ sở vật chất khác: Nhằm đảm bảo cho dự án: Việc xúc tiến xây dựng văn phòng giao dịch và kho chứa thức ăn đảm bảo cho việc cung cấp đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng cho thức ăn và nhằm phục vụ cho một phần của dự án đã được triển khai. 1.5/ Công ty tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với các đối tác tham gia vào dự án: * Để đảm bảo lượng thức ăn cho chăn nuôi, Công ty sớm ký kết hợp đồng với Công ty CP của Thái Lan, chuyên cung cấp nguồn thức ăn cho đàn lợn tham gia dự án, thông qua Công ty dịch vụ NN & PTNT, đồng thời Công ty CP phải đảm bảo được thị trường đầu ra cho sản phẩm. * Sớm tìm kiếm và ký kết được hợp đồng đối với các cơ sở chăn nuôi, việc chăn nuôi Trung ương, nông trường Tam Đảo hoặc Công ty CP nhằm đảm bảo cho việc cung cấp con giống đạt chất lượng cao, đảm bảo cho đàn lợn choai, lợn thịt đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu. 1.6/ Công ty dịch vụ NN & PTNT Vĩnh Phúc: Sớm làm việc với các Ngân hàng thương mại, cam kết với Ngân hàng cho các hộ nông dân, trang trại tham gia dự án sớm được vay vốn và được vay với lãi xuất ưu đãi khi tham gia dự án, có như vậy quá trình tổ chức thực thi dự án mới đạt được hiệu quả cao. 2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 2.1. UBND Tỉnh sớm có chính sách ưu đãi cho thuê đất đai để xây dựng chuồng trại chăn nuôi: Để hình thành lên các trang trại chăn nuôi lớn và mang tính tập chung đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách ưu đãi cho việc thuê đất đai để xây dựng chuồng trại, cùng với việc cho phép xây dựng chuồng trại trên những vùng đất được thuê trong thời gian ít nhất là 10 năm trở lên, đồng thời để khuyến khích người dân tham gia, Nhà nước có những chính sách như ưu đãi cho việc thuê đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, với mức thuê đất thấp, thậm chí miễn thuế đất cho các hộ tham gia thuê đất trong những năm đầu tham gia thực hiện dự án. Có như vậy dự án mới khuyến khích được người dân tham gia. 2.2. Chính sách ưu đãi đối với lãi xuất đầu tư dự án: Vốn là một yếu tố quan trọng để thực hiện dự án do đó để thực hiện dự án đòi hỏi phải có một lượng vốn tương đối lớn, ngoài sự hỗ trợ một phần của UBND Tỉnh, còn lại là vốn của Công ty và người lao động nhưng đại đa số người dân còn nghèo, muốn tham gia dự án nhưng không có vốn, vốn có thì phải chịu một mức lãi xuất cao, do đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy để đảm bảo cho người vay được vay vốn với lãi xuất thấp và thời gian dài để tham gia dự án, đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp, Nhà nước sẽ có những chính sách nhằm ưu đãi lãi suất cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án cụ thể là: Đối với các nông hộ, trang trại tham gia dự án sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi của Nhà nước từ 0,2 - 0,5%/ tháng, với số lượng tương ứng với quy mô của các hộ, trang trại tham gia dự án. Với thời hạn ít nhất là một năm, chỉ khi nào như vậy thì mới khuyến khích được mọi người tham gia dự án, đồng thời tính hiệu quả của dự án mới cao. 2.3. Chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh đối với các trang trại, nông hộ trong những năm đầu tham gia dự án: Đối với các nông hộ và trang trại tham gia dự án - UBND có chính sách hỗ trợ mức giá mua lợn giống với mức yêu cầu là: 400.000đ/ con, đồng thời UBND có chính sách hỗ trợ 30% giá trị xây dựng bể Bioga cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án, nhằm đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, hỗ trợ vác xin cho việc tiêm phòng dịch bệnh của đàn lợn tham gia dự án, hỗ trợ 100% vác xin và công tiêm phòng bệnh cho tổng đàn lợn tham gia dự án, đối với các hộ, trang trại tham gia dự án, có nhu cầu thuê đất đai xây dựng chuồng trại, sẽ được UBND Tỉnh miễn thuê đất đai trong vòng 5 năm đầu và thời gian thuê kéo dài trên 10 năm, UBND Tỉnh có chính sách hỗ trợ công tác tập huấn, tham quan, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho người chăn nuôi, mọi chi phí sẽ do UBND Tỉnh hỗ trợ, có như vậy dự án mới được thực thi thành công. 2.4/ UBND sớm có chính sách hỗ trợ vốn cho Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc: Nhằm đảm bảo cho lượng vốn đủ để quay vòng hoạt động kinh doanh với mức yêu cầu thường xuyên của 2 năm là: 2 tỷ đồng, năm 2002 1 tỷ và năm 2003 1 tỷ nhằm đảm bảo vốn cho Công ty, phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi và thu mua lợn xuất khẩu, đồng thời đảm bảo lượng vốn lưu động đủ cho sự quay vòng hoạt động của Công ty. 2.5/ Các tổ chức thương mại, ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn: Để đảm bảo tổ chức thực thi dự án được, đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, do đó để có thể có vốn để đầu tư các nông hộ, trang trại phải vay vốn của Ngân hàng, để tạo thuận lợi cho việc vay vốn được nhanh, đòi hỏi các ngân hàng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ, trang trại tham gia dự án, ngân hàng sớm tháo gỡ những vướng mắc của người dân, cho vay theo dự án với mức hỗ trợ lãi xuất thấp 0,2 – 0,5 %/ tháng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn mà không cần phải đưa ra những tài sản thế chấp, đồng thời có thể vay được mức vốn đủ lớn của các hộ tham gia dự án, với thời gian ít nhất 1 năm trở lên, việc cải cách thủ tục vay vốn của các Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được thực hiện tốt, đồng thời Ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty DV NN & PTNT được vay vốn thường xuyên và lãi xuất ưu đãi để đảm bảo nguồn vốn lưu động cho Công ty hoạt động. 2.6. Cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các bên tham gia dự án: - Để thực thi dự án đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan tham gia chính sách khuyến khích của Nhà nước như chính sách lãi suất, chính sách thuê đất và chính sách hỗ trợ của UBND cho dự án, các cơ quan tổ chức tham gia dự án sẽ được Nhà nước có những chính sách ưu đãi nhằm đảm bảo lợi ích cho các cơ quan tham gia. - Công ty dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc sẽ được UBND hỗ trợ vốn để mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất khác nhằm thực thi dự án, đồng thời hàng năm sẽ được UBND tỉnh cấp một lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Các hộ nông dân tham gia dự án sẽ được nhà nước. UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ tiền mua lợn giống, tiền thuê đất, miễn tiền thuê đất, chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng bể Bioga của các hộ tham gia, hỗ trợ 100% lượng vác xin và công tiêm phòng cho đàn lợn tham gia dự án: Đồng thời sẽ được hưởng mức lãi suất vốn vay của dự án, với mức lãi suất ưu đãi. 2.7. Các ban ngành ở Tỉnh, địa phương tạo điều kiện cho việc triển khai dựa án: Để dự án đạt được sự thành công, đòi hỏi phải được sự giúp đỡ của các ban ngành TW, ở Tỉnh và các địa phương: Sự giúp đỡ của UBND Tỉnh, Sở nông nghiệp và PTNT, về vốn, mức hỗ trợ mua lợn giống, mức ưu đãi lãi suất dự án. Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ cam kết, đảm bảo việc kiểm dịch được toàn bộ đàn gia súc trên địa bàn Tỉnh, đồng thời có kế hoạch tiêm phòng định kỳ, thường xuyên cho toàn bộ đàn gia súc trên toàn Tỉnh, nhằm phòng chống lây lan dịch bệnh của đàn gia súc. - Các Huyện, thị trấn, thị xã, các xã ở các địa phương tạo thuận lợi cho Công ty, trong việc lựa chọn các hộ tham gia dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia được thuê đất thuận lợi, xác nhận một cách chính xác khách quan, các hộ, các trang trại có đủ khả năng tham gia thực thi dự án. Kết luận Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường phải tiến hành đầu tư, mà đầu tư theo dự án là Cơ sở vững chắc, tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. Việc một dự án đầu tư có đạt được hiệu quả như mong muốn không, đòi hỏi của rất nhiều yếu tố, quá trình lập dự án đầu tư, quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư, trong đó quá trình lập dự án đầu tư phải được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, phải được xây dựng một cách khoa học, nhưng quá trình lập dự án đầu tư chỉ là điều kiện cần, còn quá trình tổ chức thực thi dự án đầu tư mới là điều kiện đủ để dự án thành công. Trong quá trình thực tập tại Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, cùng với bản thảo" dự án nghiên cứu khả thi sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty dịch vụ nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc " vừa được xây dựng song. Em cảm thấy dự án muốn thành công đòi hỏi quá trình tổ chức thực thi phải được thực hiện tốt. Bởi vì nó quyết định đến thành công của dự án. Do đó em đã đi sâu vào việc xây dựng quá trình tổ chức thực thi dự án sản xuất giống và chăn nuôi lợn xuất khẩu trong nông hộ giai đoạn 2002 - 2005 của Công ty DV NN & PTNT Vĩnh Phúc nhằm làm sao cho quá trình tổ chức thực thi dự án được thành công. Với đề tài này em hy vọng góp một phần nhỏ vào việc thực hiện dự án thành công để thực sự dự án đạt được những mục tiêu đặt ra. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo Tiến sỹ: Nguyễn Thị Ngọc Huyền người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em cũng cám ơn sự tận tình giúp đỡ và rạo mọi điều kiện của cán bộ, công nhân viên, Công ty DN NN & PTNT Vĩnh phúc, đặc biệt là các bác, các cô, các chú, các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán, phòng tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0029.doc
Tài liệu liên quan