Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta

LỜI MỞ ĐẦU Nông nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của nước ta trong mọi thời kỳ. Ông cha ta cũng đã từng tổng kết “nông suy, bách nghệ bại”. Trong 10 năm đổi mới, nhờ cởi trói những chính sách ràng buộc, cản trở sự phát triển, tạo động lực làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển ổn định và tương đối hoàn thiện. Và những thập kỷ tới đây, trước yêu cầu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, làm gì để nông nghiệp phát triển mạnh, sản xuất hàng

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá với tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao trong khi ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: nông nghiệp còn bị phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; năng suất thấp; cơ sở vật chất yếu kém; công nghệ chế biến không cao; tỷ suất nông sản hàng hoá chưa cao nhưng lại có tình trạng ứ đọng, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật của người sản xuất quá kém... Những vấn đề trên luôn là điều gây sự quan tâm chú ý của những ai mong muốn cho một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển trong tương lai. Dưới góc độ của môn “Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh”, trên quan điểm nghiên cứu lịch sử và định hướng cho tương lai, em xin được trình bầy chuyên đề nghiên cứu: “Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta”. Theo tinh thần trên, chuyên đề nghiên cứu này được chia như sau: Phần I: Vài nét về lịch sử nông nghiệp Việt Nam và vai trò của nông nghiệp đối với kinh tế Việt Nam. Phần II: Nông nghiệp Việt Nam nhìn từ khi có chính sách đổi mới 1986. Phần III: Đánh giá về các chính sách nông nghiệp đổi mới và kiến nghị cá nhân. Do nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là một vấn đề phức tạp và khó khăn, nên chắc chắn người viết sẽ khó tránh khỏi sai sót. Em mong được thầy giáo góp ý và chỉ bảo. Em xin chân thành cảm ơn !. Tác giả PHẦN I Vài nét về lịch sử nông nghiệp Việt Nam và vai trò của nông nghiệp đối với kinh tế Việt Nam I-/ VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Nằm trong vùng Đông Nam Á, sự ra đời của nền nông nghiệp Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với nền văn minh lúa nước Đông Nam Á, mà bắt đầu của nền văn minh này là văn hoá Hoà Bình. Nghiên cứu văn hoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy sự manh nha của nông nghiệp rất sớm so với các nơi khác trên thế giới. Tiền nông nghiệp Hoà Bình với Cách mạng đổi mới, đã đẩy nông nghiệp lên bước phát triển mới và đây có thể coi là cuộc cách mạng công nghiệp sớm ở Đông Nam Á. Và chính cuộc cách mạng sớm này đã tiến hành và phát triển với cây lúa nước. Nền nông nghiệp này bắt đầu cách đây hơn 9.000 năm hay hơn nữa. Ba, bốn nghìn năm sau, diện tích cây lúa trồng vốn ưu đầm lầy châu thổ phát triển và là nội dung chủ yếu của cách mạng đá mới ở Đông Nam Á và cùng trong hoàn cảnh này, manh nha của nông nghiệp Việt Nam cũng hình thành với sự xuất hiện của cả cây có cư lẫn cây lúa nước. Sau thời kỳ manh nha nông nghiệp ở văn minh Hoà Bình, nền nông nghiệp Việt Nam bước sang thời kỳ mới, nông nghiệp nước Văn Lang. Thời kỳ đầu của Văn Lang còn là công cụ đá mài, sau chuyển nhanh sang công cụ bằng đồng. Độ đa dạng cả về chủng loại lẫn tính chất của các di chỉ công cụ sản xuất thời kỳ này như rùi, cuốc, cày, thuổng.... đã chứng tỏ được một phần hoạt động nông nghiệp phát triển của thời kỳ này, và đặc trưng của nó là sự phát triển cao của cây lúa trồng O. Sativa. (Theo Lê Quý Đôn thì ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 32 giống lúa tẻ và 29 giống lúa nếp; ở vùng Thuận Quảng có 23 giống lúa tẻ và 27 giống lúa nếp...). Thêm vào đó, nông nghiệp Văn Lang đã có cả kê, đỗ, đậu, vừng, nứa, cam, quýt, dừa... Ngoài trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú ý vừa để làm sức kéo, vừa làm thức ăn, nhưng chưa phát triển. Và khi kết thúc thời kỳ Văn Lang thì nền nông nghiệp đã định hình có trình độ phát triển nhất định. Trong quá trình khai thác Châu Thổ sông Hồng ở thời kỳ sau Văn Langthì nền văn minh sông Hồng cũng dần được hình thành và dần phát triển. Văn minh nông nghiệp sông Hồng thực chất là văn minh lúa nước, với cơ sở xã hội là những quần cư của nông dân trồng lúa nước. Ruộng lúa nước có thể sử dụng được lâu dài, do tính ổn định vốn có của nó. Đó là những ruộng lúa nước được khai thác công phu và không ngừng được nhào nặn bởi công sức và mồ hôi của biết bao thế hệ. Nền nông nghiệp sông Hồng đã đạt tới những bước tiến bộ rất nhiều, thậm chí vượt trội so với thời kỳ trước. Nó không chỉ dừng lại ở vùng châu thổ sông Hồng mà còn lan sang các vùng châu thổ khác từ Bắc, Trung tới Nam. Nền nông nghiệp sông Hồng phát triển xuyên suốt thời gian từ cổ đại, tới thời kỳ trung đại, cận hiện đại và phát triển cho tới ngày nay. II-/ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (SAU 1945 CHO TỚI NAY) Bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có ý muốn không ngừng nâng cao mức tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân/ đầu người hàng năm, kiểm soát được lạm phát, hạn chế được thất nghiệp.... Trên con đường đi tới đích đó, lối đi các quốc gia có thể khác nhau và trong cách thức để tận dụng triệt để 4 yếu tố căn bản: lao động, đất đai (và tài nguyên), tiền vốn (tiết kiệm và tư bản) và khoa học kỹ thuật cũng rất khác nhau ở từng quốc gia. Tuy nhiên, điều thường thấy ở những nước đã từng có nền kinh tế là nông nghiệp, thì kiểu phát triển của họ không bao giờ tách rời được sự tận dụng và phát huy vai trò của nông nghiệp và Việt Nam nằm trong các quốc gia như thế. Kinh tế Việt Nam vẫn được xếp vào hàng các nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trên thế giới. Trong cơ cấu nền kinh tế, 70% là nông nghiệp với nông dân chiếm 80% dân số. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam thấp kém. Năng suất lao động mức thấp dẫn việc tiết kiệm cho lương lai không cao, dân trí thấp, đầu tư cho giáo dục ở miền núi thấp.... Những điều trên chứng tỏ rằng nông nghiệp có vai trò thực sự quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam cả giai đoạn đầu và giai đoạn công nghiệp hoá, nói cách khác là cả ở hiện tại và tương lai của kinh tế Việt Nam. Chú trọng nông nghiệp sẽ đảm bảo được an ninh lương thực. Người Việt Nam chắc không ai không biết tới nạn đói khủng khiếp năm 1945, dẫn tới cái chết của hơn 2 triệu người. Chính vì thế mà sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chiến dịch diệt giặc đói được đặt lên vị trí chiến lược hàng đầu của Chính phủ Cách mạng. Và cho tới hôm nay chiến lược này vẫn được sự chú ý đặc biệt của Đảng và Nhà nước, bởi chúng ta nhận thức được thực trạng nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu của chúng ta. Người ta có thể sống mà không cần tivi, xe điện, máy tính.... nhưng không thể sống nếu thiếu lương thực. Ngay cả khoa học tiên tiến hiện đại ngày nay cũng chưa tạo ra những sản phẩm thay thế hoàn toàn hay lâu dài cho lương thực. Chúng ta chú trọng tới phát triển nông nghiệp thì sẽ giải quyết được vấn đề liên quan tới an ninh lương thực, giải quyết được nạn đói giáp hạt, cục bộ, có lương thực cung cấp lúc thiếu đói, khủng hoảng kinh tế... Đây có thể coi là một trong những vấn đề cốt yếu cho sự ổn định của xã hội. Phát triển nông nghiệp để giải quyết được tình trạng dư thừa lao động, hay thất nghiệp giả tạo ở nông thôn Việt Nam. Nông dân chiếm tới 80% dân số, hàng năm cung cấp hơn 1 triệu lao động nông nghiệp. Nếu chúng ta chú trọng phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn sẽ dần giải quyết được tình trạng thất nghiệp lao động nông thôn, cùng lúc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nông dân, giảm bớt những sức ép về nghèo đói, tệ nạn xã hội. Hơn nữa, khi nông nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên quý báu là đất đai cũng được tận dụng triệt để trong việc tạo ra của cải cho xã hội. Nông nghiệp góp phần vào việc tích luỹ vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam hiện nay để có vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta không thể không phát huy nguồn nội lực số một, nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp giúp chúng ta tiết kiệm ngoại tệ từ việc giảm bớt nhập nông sản từ bên ngoài, đồng thời thu thêm nguồn ngoại tệ quý hiếm từ hoạt động xuất khẩu. Và quan trọng hơn cả nông nghiệp là một trong những cách tích tụ vốn dần dần cho giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nông nghiệp là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm của khu vực công nghiệp và các khu vực khác. Nông nghiệp càng phát triển, thu nhập của cá ngành phi nông nghiệp ngày càng được củng cố vững chắc. Do đó sự phát triển của nông nghiệp sẽ tạo ra mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với sự p t của ngành khác, từ đó giữ được thế cân bằng. Nông nghiệp Việt Nam cung cấp nguyên liệu cho sự hoạt động sản xuất của những nhà máy chế biến. Đây là vấn đề quan trọng khi Nhà nước ta chú trọng phát triển mạnh công nghiệp nhẹ hướng xuất khẩu trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Cuối cùng, trong trường hợp Việt Nam trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khu vực nông nghiệp vẫn là đối tượng chính phải phát triển, cải tạo về cơ cấu và điều kiện sống nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển cân bằng, một xã hội công bằng hoá về phân phối thu nhập. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp một nước nông nghiệp kém phát triển như nước ta, muốn phát triển kinh tế theo hướng tự lực, tránh lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, thì ưu tiên cho phát triển nông nghiệp là đương nhiên. Ngay cả khi, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phát triển nông nghiệp vẫn không được lơi lỏng. CHƯƠNG II Nông nghiệp Việt Nam từ khi có chính sách đổi mới đến nay (1986 - 1998) I-/ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1998. Kinh tế nông nghiệp sau một thời gian phục hồi và tăng trưởng khá vào những năm 1981 - 1985, thể hiện ở chỉ tiêu giá trị, tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân khoảng 4,9%. Hai năm tiếp đó (1986 - 1987) tình hình diễn biến theo chiều ngược lại: trì trệ và suy thoái mạnh. Nó thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm 1987 so với năm 1986 giảm xuống còn 0,39%, riêng giá trị sản lượng trồng trọt giảm 2,4%, sản lượng lương thực giảm 4,6% từ 18,37 triệu tấn xuống 17,53 triệu tấn, làm cho bình quân lương thực trên đầu người giảm xuống từ 301 không gian xuống 280 kg. Trong lúc tỷ lệ tăng dân cao, riêng nhân khẩu nông nghiệp tăng 1,8 triệu, bằng 4,2 % số nhân khẩu ở nông thôn vào năm 1986. Kết quả đã xẩy ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng vào cuối năm 1987, đầu năm 1988 làm trên 2 triệu người đói ăn. Do thiếu lương thực, ngành chăn nuôi cũng suy giảm theo (-4,4%) vào năm 1988. Nạn đói diễn ra đồng thời với sự suy giảm nhiệt tình lao động của nông dân. Nhiều vùng nông thôn diễn ra cách bỏ hoang ruộng trả lại ruộng cho hợp tác xã và khô đọng sản phẩm ngày một tăng, nông dân không gắn bó với ruộng đồng, với sản xuất do cơ chế phân phối đá vi phạm mạnh đến lợi ích của nông dân. Nhưng điều đáng quan tâm là sự giảm sút trên đây lại diễn ra trong điều kiện các nguồn đầu tư trực tiếp và các dịch vụ Nhà nước cho nông nghiệp tăng lên: vốn đầu tư trực tiếp cho nông lâm, ngư nghiệp năm 1986 là 24,5%, năm 1987 là 20% và năm 1988 là 27,7% so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho toàn nền kinh tế, nhất là việc cung ứng các điều kiện sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, điện đều tăng lên đáng kể; đạm tăng từ 1,45 triệu tấn (1986) lên 1,903 triệu tấn (1988); lần tăng từ 23,3 vạn tấn lên 6 vạn tấn; điện từ 33,2 vạn KW lên 44,8 KW. Để xảy ra hậu quả trong giai đoạn 1986 - 1988 chủ yếu là do chính sách và thể chế quản lý kém sức khuyến khích gây ra, có thể lý giải như sau: Thứ nhất: lợi ích nông dân bị vi phạm nghiêm trọng. Các hợp tác không thực hiện hợp đồng trách nhiệm của mình đối với xã viên, mà khoản trắng gần như tất cả các khâu cho hộ xã viên trong khi vẫn tiếp tục thu phí ở tất cả các khâu. Hơn nữa, hợp tác xã xác định mức khoản tuỳ tiện thiếu thống nhất và khoản theo chiều hướng tăng lên, trong khi tác động hợp tác xã vào sản xuất không tăng. Điều này ảnh hưởng tới “sản phẩm vượt khoán” - cái trực tiếp kích thích người nông dân sản xuất. Tình trạng phân phối theo công điểm ngày càng bộc lộ những tiêu cực không thể khắc phục nổi, bởi công điểm bị gian lận nhiều mà ngày công của rnhững người làm nông nghiệp trong năm lại ít (vì ruộng khoán ít) Thứ hai: có quá nhiều các chính sách trực tiếp, gián tiếp ràng buộc sự phát triển sản xuất nông nghiệp, và kinh tế nông thôn. Ví dụ như chính sách ruộng đất chưa đề cập và giải quyết thoả đáng; chính sách phân phối, chính sách phát triển hàng hoá đa ngành trong nông thôn chưa được đề ra kịp thời theo dõi của thực tế. Thứ ba: trình độ đội ngũ cán bộ quá yếu kém, dẫn tới khả năng quản lý tốt hợp tác xã không thể thực hiện được, và cũng đem lại thất bại trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước. Thứ tư: ngoài những thiếu sót, lầm lẫn trong cơ chế chính sách, thì vào thời điểm này, hệ thống tổ chức sản xuất (hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, được xây dựng từ nhiều năm trước tiếp tục bộc lộ rõ những hạn chế, khong còn phù hợp với lực lượng sản xuất và tập quán xã hội của nông thôn Việt Nam. Chúng ta đề ra những chính sách chủ quan duy ý chí, không phù hợp với lợi ích của cá nhân nông dân dẫn tới triệt tiêu lòng hăng say sản xuất, giảm lòng tin đối với kinh tế tập thể và chế độ. Ví dụ như chúng ta quá chú trọng và xây dựng quan hệ sản xuất cao trong khi trình độ lực lượng sản xuất ở Việt Nam còn qúa thấp kém, hay chúng ta ngăn cấm kinh tế hộ gia đình phát triển và coi đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Ngoài ra, Nhà nước còn chậm ban hành những chính sách cụ thể, kịp thời ứng với đối với thực tế. Hơn nữa lại bao cấp nhiều và lớn đối với các ngành dịch vụ quốc doanh địa phương, nên việc phục vụ cho kinh tế tập thể nông thôn đạt kết quả thấp. Thứ năm: Bộ máy Nhà nước qúa lớn, cồng kềnh, ngày càng tỏ ra kém hiệu quả. Nhiều lúc, chính sách đưa ra nhưng người soạn chính sách lại không biết được kết quả áp dụng của chính sách đó. Đội ngũ cán bộ trình độ yếu, trong khi cán bộ giỏi lại hiếm được sử dụng tạo ra những thiệt thòi trong việc sử dụng nhân lực. Tóm lại có thể nói kinh tế nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng giai đoạn 86-88 phản ánh một bức tranh suy thoái, nhiều khó khăn và động lực sản xuất bị suy giảm nghiêm trọng. Thời kỳ này, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội tưởng chừng như khó có thể vượt qua. II-/ CÁC BIỆN PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (TỪ NGÀY ĐỔI MỚI- 1986) Công cuộc đổi mới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1986-1988 tới nay được chia ra làm hai thời kỳ: 1986-1993: Thời kỳ đổi mới và thoát khỏi khủng hoảng. 1993-1998: Nâng tầm chính sách lên một bước cao hơn trong quá trình phát triển nông nghiệp. 1-/ Thời kỳ 1986-1993 Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đổi mới toàn diện, Đảng cộng sản Việt Nam đã tổng kết một cách nghiêm túc thực tế và đề ra chủ trương đổi mới toàn diện hệ thống quản lý nông nghiệp và nông thôn, đồng thời có những chính sách phát triển kinh tế nông nghiêp- nông thôn. Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng đã ra Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Tiếp sau đó Nghị quyết TW 6 khoá VI cùng nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ đã tiếp tục làm rõ thêm chủ trương đổi mới kinh tế. Những nội dung cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp - nông thôn là: Tiếp tục giải phóng sức sản xuất, chuyển nền nông nghiệp còn tự cấp tự túc ở nhiều vùng sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với tiềm năng theo hướng đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông thôn toàn diện và công nghiệp hoá nông thôn. Thực hiện điều chỉnh một bước quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, giao khoán ruộng đất đến hộ nông dân xã viên, hoá giá các tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã trước đây mà tập thể quản lý kém hiệu quả để giao bán cho hộ xã viên. Khẳng định vai trò tự chủ của hộ xã viên thực hiện khoán hộ, chủ trương “Ai giỏi nghề gì làm nghề đó” và khuyến khích làm giàu bằng lao động chính đáng. Xác định vai trò hợp tác xã trong cơ chế mới là chuyển sang làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho hộ xã viên. Thực hiện phân phối theo lao động và cổ phần hoá của xã viên. Xã viên có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng, sản phẩm còn lại được tự do lưu thông và được bán ở nơi có lợi nhất. Tiến hành sắp xếp lại và đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Cụ thể là: Xác định là phương hướng sản xuất cho phù hợp với tiềm năng và thị trường tiêu thụ. Thực hiện giao khoán các vườn cây, gia súc tới hộ nông dân. Hướng dẫn kỹ thuật, kinh tế thực hiện chuyên môn hoá theo vùng. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo hộ. Thực hiện chức năng trung tâm, phát triển kinh tế vùng. Khẳng định sự tồn tại hợp pháp và khuyến khích kinh tế các thể, tư nhân trong nông nghiệp. Nhà nước bảo hộ quyền kinh doanh và hưởng lợi trước kết qủa kinh doanh của họ, bình đẳng trước pháp luật. Khuyến khích phát triển rộng rãi các hình thức liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế nằm phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá và phát huy các khả năng, nguồn lực sẵn có ở nông thôn. Trong cơ chế quản lý nông nghiệp mới, nổi bật lên là việc tháo gỡ những ràng buộc về quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất của cơ chế cũ: Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông thôn. Tại đại hội Đảng VI, Đảng ta chủ trương: “đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể.... cần phải có chính sách kinh tế và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác,... nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế với nhau”. Điểm mấu chốt của chính sách này là sự khẳng định rõ hộ nông dân là những đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động độc lập, cùng lúc cùng công nhận sự tồn tại hợp pháp của các thành phần kinh tế tư bản, tư bản Nhà nước.... Trên thực tế, sau đổi mới, ở trong ngành nông nghiệp nước ta là có các loại hình kinh tế: kinh tế hộ tự chủ trong nông nghiệp, kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp (ví dụ: hợp tác xã dịch vụ, liên minh các hộ nông dân,...), kinh tế cá thể và tư nhân trong nông nghiệp (đặc trưng là kiểu kinh tế trang trại). Đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường khuyến khích kinh tế nông thôn phát triển. Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chính sách tạo vốn (tín dụng) cho sản xuất: chúng ta chủ trương huy động nguồn lực trong nước vào gọi vốn nước ngoài vào để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đa dạng hoá các kênh tín dụng để đưa về nông thôn, khuyến khích nông dân vay vốn để phát triển sản xuất (như cho vay qua nhóm phụ nữ, qua tổ chức nông hội, qua tổ chức Đoàn thanh niên...hoặc cho vay qua Ngân hàng thương mại). Chính sách thị trường, giá cả, tỷ giá, xuất nhập khẩu và bảo trợ sản xuất, khuyến khích kinh tế nông thôn phát triển: phát triển, sản xuất hàng hoá theo quy luật của thị trường, tự do lưu thông hàng hoá sản xuất, hoặc mua các tư liệu sản xuất cần thiết. Hình thành thị trường thông suốt cả nước. Tận dụng các lợi thế so sánh trong lĩnh vực nông nghiệp để xuất khẩu sản phẩm. Ngược lại, phía Nhà nước cũng có chính sách giúp đỡ nông dân thuận lợi hơn và đỡ bị thiệt hơn khi có thị trường biến động. Có chính sách thuế để điều tiết kinh tế nông thôn, như thuế nông nghiệp, thuế lợi tức Doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế môn bài, thuế sát sinh (say này bỏ), thuế rượu, thuế trước bạ. Có chính sách nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệ cho kinh tế nông thôn. Ngày 2-3-1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13CP, về “Quy định công tác khuyến nông”. Đây trở thành chính sách lớn của Nhà nước, phổ biến kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi công nghệ chế biến, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất và kinh doanh hiệu quả; chia thông tin thị trường, thời tiết, tình hình công nghệ. 2-/ Thời kỳ 1993 đến 1998. Trên đà những thành công cả về kinh tế - chính trị - xã hội của chính sách nông nghiệp giai đoạn 1986 - 1993, Đảng và Nhà nước đã tiến hành tổng kết một bước (1992), đánh giá khách quan các vấn đề nhằm khắc phục những mặt hạn chế, những vấn đề mới nẩy sinh để có những giải pháp nhằm đưa nông nghiệp lên tầm cao mới. Do việc ban hành chính sách từ 1993 trở lại đây có thời gian được thực hiện còn quá ngắn, nên chưa thật sự có những chuyển biến lớn rõ ràng. Mặt khác, do chính sách mới ban hành từ 1993 trở lại đây đều mang tính kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các chính sách trước nên khó tách bạch cái cũ và cái mới. Do vậy, em chia các chính sách sau 1993 thành các nhóm vấn đề sau: a) Các chính sách tác động trực tiếp, thúc đẩy động lực sản xuất tiếp tục phát triển. 7/1993, Nhà nước ban hành Luật đất đai: khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Hộ gia đình, các tổ chức kinh tế được giao đất và mặt nước theo mục đích sử dụng mà tính thời hạn (20 năm cho cây ngắn ngày, 50 năm cho cây dài ngày). Người được giao sử dụng đất phải chấp hành đúng mục đích sử dụng đã cam kết, nếu không sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng. Nhà nước cũng có chính sách “hạn điền”, ngăn cấm mua bán đất đai trái pháp luật, sử dụng sai mục đích nhằm hạn chế tính tiêu cực của chính sách đất mới. Thuế sử dụng đất được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị sở hữu các khoảng đất được Nhà nước giao. Hạng đất và mức tính thuế được căn cứ vào 5 yếu tố cơ bản: chất đất, vị trí đất, địa hình, khí hậu, điều kiện tưới tiêu. Hạng đất và mức thuế ổn định trong vòng 10 năm. Cùng lúc có chính sách miễn, giảm thuế đối với những nơi, trường hợp khó khăn. Lựa chọn và điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất phù hợp với tập thể đất đai, nguồn nước và lao động của Doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu thị trường. Có chủ trương hoá giá đàn gia súc, bán lại một số diện tích cây gì cỗi cho các hộ để chủ động sản xuất. Giảm nhẹ bộ máy quản lý Doanh nghiệp từ 10-15% nhân viên giảm tiếp xuống còn 3-5%. Thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội. Đổi mới mối quan hệ phân phối và quản lý trong sản xuất ở nông thôn. Thay đổi quan hệ phân phối Nhà nước - nông dân, giảm điều tiết từ kinh tế nông thôn. Phân hoá hệ thống hợp tác xã cũ và khuyến khích lập các hợp tác xã kiểu mới (theo luật hợp tác xã - 1997). Thay đổi cơ bản quan hệ hợp tác xã - nông dân. Người nông dân được tự lựa chọn, quyết định và hành động vì mục đích trước tiên của mình khi gia nhập hợp tác xã. Hợp tác xã và kinh tế hộ chuyển sang hình thức hợp đồng hợp tác xã đóng vai trò đầu ra, đầu vào. Ban lãnh đạo hợp tác xã do xã viên lựa chọn dân chủ, công khai. b) Các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường cho kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển. Chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chi cho xây dựng cơ bản, đã có thêm nhiều nguồn vốn khác đầu tư vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Vốn Ngân sách Nhà nước chi cho xây dựng cơ bản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng. Vốn địa phương tự có. Vốn do các thành phần kinh tế nông thôn tự đầu tư. Vốn gọi được của các tổ chức quốc tế như SIDA, Hà Lan.... Chính sách tín dụng, tạo vốn cho kinh tế nông thôn. Đa dạng hoá các kênh chuyển vốn vào các khu vực nông nghiệp: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các quỹ xoá đói giảm nghèo, Ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng, các tổ chức tín dụng (Hội nông dân, hội phụ nữ....). Ngoài ra có sự tín dụng phi chính thức ngay trong đời sống nông dân để sản xuất nông nghiệp. Chính sách thị trường, giá cả và bảo trợ sản xuất đối với sản phẩm của kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh thị trường hoá kinh tế nông thôn, tự do hoá, chuyên môn hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ cũng tác động thông qua ổn định giá, tỷ giá hối đoái, giúp đỡ nông dân lúc thiên tai, mất mùa sâu bệnh.... Chính sách khuyến khích, chuyển giao công nghệ sản xuất mới cho nông thôn. Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13CP quy định công tác khuyến nông tới từng hộ dân. Trong thời gian ngắn đã được triển khai tương đối khẩn trương. Mạng lưới khuyến nông được hình thành từ Trung ương tới cơ sở: Cấp TW, cấp tỉnh, cấp huyện, liên xã, cụm xã. Với mạng lưới trên mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật ý hay trong sản xuất nông nghiệp được phổ biến trong bà con nông dân. Nói tóm lại, trong thời kỳ đổi mới tới nay đối với lĩnh vực nông nghiệp, chính sách được chia ra hai giai đoạn 1986 - 1993, 1993 - 1998, trong đó, 1986 - 1993 là thời kỳ chống khủng hoảng, ổn đình dần dần hoạt động sản xuất nông nghiệp, còn chính sách của giai đoạn 1993 - 1998 là tầm cao mới của giai đoạn trước đó, và cũng là tiền đề cho sau này để hiện đại hoá, công nghiệp hoá nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. III-/ THÀNH TỰU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ NGÀY ĐỔI MỚI. 1-/ Những thành quả đạt được. a) Giải quyết được vấn đề lương thực, đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu. Từ một nông thôn nghèo, một quốc gia triền miên đói, phải nhập khẩu lương thực (1979: nhập 1.994.000 tấn, 18980 nhập 2.224.000 tấn) tới 1989 đã trở thành một quốc gia đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu gạo. Từ đó cho tới nay, số lượng lương thực liên tục tăng, sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế đứng hàng thứ 3, thứ 4 và 1997, 1998 chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Tiến bộ trong sản xuất lúa gạo có ý nghĩa quan trọng. Đủ ăn cho một quốc gia trên70 triệu dân sau nhiều thập niên thiếu đói, đem lại niềm tin, tạo ra tiền đề ổn định cho chính trị, xã hội, để tiếp tục đổi mới và phát triển. Xuất khẩu gạo có hiệu quả đã góp thêm vào lượng ngoại tệ đang thiếu của Việt Nam, đồng thời giảm sự thâm hụt cán cân thanh toán thương mại quốc tế, tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc tự do lưu thông gạo đảm bảo thoả mãn nhu cầu các vùng về lương thực, bình ổn giá cả và thị trường trong nước, tạo tiền đề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân công lại lao động, phát huy lợi thế so sánh từng vùng. b) Các vùng cây công nghiệp tập trung được xây dựng. Khi chuyển sang cơ chế mới, các vùng cây công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Các chính sách như khoán cây vườn, làm vườn liên kết, giao đất làm trang trại gia đình, Doanh nghiệp Nhà nước làm dịch vụ đầu vào, đầu ra để thúc đẩy mở rộng các vùng cây công nghiệp : 150000 ha cà phê, 70.000 ha chè, 251000 ha cao su.... Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp dài ngày đã tăng thêm diện tích đất canh tác, tạo thêm việc làm, xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến, hình thành cơ cấu kinh tế mới, nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nhất là ở các vùng trung du miền núi, vốn là kinh tế tự nhiên nay nhờ có chính sách phù hợp để phát triển, trở thành vùng kinh tế hàng hoá. c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Theo định hướng Nghị quyết Trung ương lần thứ V (khoá VII), nhìn tổng thể kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu. Năm 1990, nông nghiệp chiếm 73,8% GDP nông thôn, sang năm 1995 giảm xuống 64,5%. Hai ngành xây dựng và dịch vụ ở nông thôn tăng rõ nét. Năm 1990, ngành xây dựng chỉ chiếm 2,6% cơ cấu GDP nông thôn, năm 1995 tăng lên 6,7% (tăng bình quân mỗi năm 16,7%). Ngoài dịch vụ năm 1990 chiếm 10,4 đã tăng lên 16,6% năm 1995 trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề nay đang bắt đầu tìm lại được thị trường, đổi mới công nghệ, khôi phục nghề cũ, tìm kiếm nghề mới. Đến nay đã xuất hiện nhiều làng nghề ở Hà Bắc, Hà Tây và nhiều vùng nông nghiệp khác đạt được tốc độ tăng trưởng 7,8%/năm. Nhưng so với tốc độ tăng công nghiệp chung của toàn bộ nền kinh tế thì vẫn thấp. Do GDP khu vực nông thôn tăng nên đời sống của người dân dần được cải thiện, các công trình công cộng được chú ý phát triển như đường xá, trạm thuỷ lợi, nhà văn hoá... Nhiều hình thức tổ chức nông nghiệp kiểu mới xuất hiện rất đa dạng: hình thức kinh doanh trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trang trại trồng rừng nông lâm kết hợp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, đặc sản, nuôi gà, nuôi lợn.... với quy mô sản xuất hàng hoá. Hình thức trang trại không chỉ có phổ biến ở vùng bình quân ruộng đất cao mà ở cả các vùng đất chật người đông. Về mặt quan hệ sản xuất, thay cho mô hình hợp tác xã kiểu cũ, nhiều nhân tố mới về đổi mới hợp tác cũng xuất hiện hợp tác xã dịch vụ, hợp tác xã cổ phần, liên kết giữa kinh tế hộ với các Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước hình thành kiểu hợp tác xã kinh tế đa thành phần, hình thành mô hình hợp tác liên kết ngay giữa các hộ nông dân và liên kết dọc thành hiệp hội theo ngành. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông - lâm - thuỷ sản) thì thuỷ sản là một ngành có bước phát triển đáng kể. Một hiện tượng đáng chú ý là trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cùng với các vùng cây công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, các vùng cây ăn quả đã tăng lên đáng kể như : vải thiểu Lục Ngạn, Yên Thế.... các vùng cây ăn quả được hình thành phát triển cùng kinh tế vườn và hoạt động kinh tế VAC trong các hộ nông dân dưới nhiều hình thức vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng đã tạo nghề mới, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn và phát huy lợi thế các vùng nông nghiệp sinh thái một cách có hiệu quả. Tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Quan hệ giữa thành thị - nông thôn ngày càng được củng cố tăng cường, tạo ra thị trường trong cả nước và nền sản xuất chuyển sang sản xuất hàng hoá với tốc độ chuyển dịch nhanh hơn (ví dụ: ở đồng bằng sông Hồng tốc độ bình quân 1991 - 1994 đạt 3,7%/năm song xu thế tăng dần lên). Xét về phương diện thể chế và phương hướng, các làng nghề truyền thống đang phát triển thành các cụm công nghiệp nông thôn. Các cụm công nghiệp này đang hình thành có nhiều nét khác với kiểu tổ chức làng nghề truyền thống trước đây. Về công nghệ sản xuất của nó thì đã chuyển từ truyền thống sang công nghệ mới, đầu tư thiết bị tiên tiến, vốn lớn hơn, thu hút nhiều lao động hơn. d) GDP khu vực nông thôn tăng. Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế (theo giá cố định năm 1989) đã tăng từ 6,7% năm 1990 lên 9,5% năm 1995 (bình quân giai đoạn 1990 - 1995 tăng xấp xỉ gần 8%). Tốc độ tăng bình quân GDP/đầu người khu vực kinh tế nông thôn từ 2,1% năm 1991 lên 4,1% năm 1995. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy: để đạt tới trình độ phát triển cao, họ đã phải coi trọng tích luỹ từ nông nghiệp, nông thôn để cho quá trình công nghiệp hoá. Vấn đề tích luỹ từ nông nghiệp để công nghiệp hoá đã được Đảng ta đề cập ở Đại hội III (1960) nhưng chúng ta đã không thực hiện nổi. Cho tới ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0083.doc
Tài liệu liên quan