So sánh một số giống kê (Setaria italica Beauv.), nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất hạt kê

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- CAO HƯƠNG GIANG SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG KÊ (Setaria italica Beauv.), NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT KÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN CƯỜNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo

doc126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu So sánh một số giống kê (Setaria italica Beauv.), nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất hạt kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Cao Hương Giang LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Văn Cường, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Sau đại học, khoa Nông học, bộ môn Cây lương thực - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả Cao Hương Giang MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SPAD Chỉ số Chlorophyll LAI Chỉ số diện tích lá TB Trung bình CER Cường độ quang hợp NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NSCT Năng suất cá thể TST Tuần sau trồng CKTL Chất khô tích lũy FAO Tổ chức nông lương thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng của nhóm kê trên thế giới qua các năm 6 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của nhóm kê ở một số nước qua các năm 9 2.3 Đặc điểm gieo trồng của một số loại kê chính trên thế giới 11 2.4 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g hạt kê 19 2.5 Thành phần dinh dưỡng trong kê đuôi chồn và so sánh với một số loại cây làm cỏ khác 21 2.6 Dinh dưỡng kê – 1 cốc kê nấu 22 4.1 Thời gian sinh trưởng của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa 37 4.2 Tổng số lá/thâ chính của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa 38 4.3 Chiều cao của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa (cm) 39 4.4 Chỉ số diện tích lá của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa 40 4.5 Khối lượng chất khô tích lũy của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa (g/cây) 41 4.6 Cường độ quang hợp và chỉ số SPAD của các giống thời kì trỗ tại Gia Lâm 42 4.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa 43 4.8 Chất lượng của các giống kê thí nghiệm ở Gia Lâm và Sapa 45 4.9 Thời gian sinh trưởng của giống CM11 ở các mức đạm và mật độ trồng khác nhau 50 4.10 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến số lá trên thân chính của giống kê CM11 51 4.11 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến chiều cao cây của giống kê CM11 53 4.12 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của giống CM11 ở các thời kì sinh trưởng 54 4.13 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến khối lượng chất khô tích lũy của giống CM11 ở các thời kì sinh trưởng 55 4.14 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến chỉ số SPAD của giống CM11 ở các thời kì sinh trưởng 57 4.15 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống CM11 59 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên biểu đồ Trang 2.1. Sự đóng góp sản lượng của 10 nước đứng đầu về sản xuất kê trong năm 2005 7 2.2. Sản lượng kê năm 2005 của các nước sản xuất ít nhất là 1 tấn 8 2.3. Sản lượng thu hoạch kê của một số quốc gia và thế giới giai đoạn 1981 - 2003 8 2.4. Sản lượng hàng hoá kê của một số quốc gia so với sản lượng trên thế giới giai đoạn 1981 - 2003 9 2.5. Bông và hạt kê đuôi chồn (budgerigars.co.uk) 13 2.6. Những quốc gia phụ thuộc vào kê (1999 – 2003) 18 4.1. Đồ thị tương quan giữa tổng số hạt/bông và năng suất hạt ở Gia Lâm (A) và Sapa (B) 46 4.2. Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ hạt chắc và năng suất hạt ở Gia Lâm (A) và Sapa (B) 46 4.6. Đồ thị tương quan giữa chỉ số diện tích lá và năng suất thực thu ở 3 thời kì: 4TSG (A), trỗ (B), chín sáp (C) 61 4.7. Đồ thị tương quan giữa lượng chất khô tích lũy (DM) và năng suất thực thu (NSTT) ở 3 thời kì: 4TSG (A), trỗ (B), chín sáp (C) 62 4.8. Đồ thị tương quan giữa hàm lượng Chlorophyll (chỉ số SPAD) và năng suất thực thu (NSTT) ở 3 thời kì: 4TSG (A), trỗ (B), chín sáp (C) 63 4.9. Đồ thị tương quan năng suất thực thu (NSTT) và các yếu tố cấu thành năng suất: tổng hạt/bông (A), tỷ lệ hạt chắc (B) và khối lượng 1000 hạt (C) 64 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây kê (Setaria italica Beauv.) là một trong các loài cây lấy hạt được con người sử dụng làm lương thực từ 5000 năm đến 6000 năm trước và là một trong sáu cây trồng quan trọng trên thế giới. Tổng sản lượng hạt kê trên thế giới vào thời gian 2000- 2003 là xấp xỉ 30,5 triệu tấn với năng suất trung bình 770 kg/ha (Myers và Meinke, 1999). Kê là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt kê hàm lượng protein xấp xỉ 15%, hàm lượng lipit 3,5% và hàm lượng tinh bột lên tới 81%, cao hơn rất nhiều so với các cây ngũ cốc khác. Kê cũng là thực phẩm giàu vitamin nhóm B: B1, B2, B5, chứa các axit amin không thay thế, một lượng nhỏ vitamin E và các nguyên tố: Mg, P, Mn, Cu, Zn... và đặc biệt là Fe. Bên cạnh đó kê còn chứa một lượng các chất phyto như axit phytic có tác dụng làm giảm lượng cholestorol, các phytate có tác dụng trong phòng ngừa ung thư (Duke, 1983). Hàng năm, hạn hán gây ra cho sản xuất nông nghiệp rất nhiều khó khăn như: mất mùa, năng suất cây trồng thấp, đất bỏ hoang nhiều... nên việc nghiên cứu cây trồng chịu hạn là một vấn đề cấp thiết đối với những vùng đất thường xuyên khô cằn và chịu thiệt hại nhiều do hạn hán. Trên thế giới, kê đang là một giải pháp hữu ích do đây là loại cây trồng thích ứng được với điều kiện môi trường khó khăn: khô hạn, đất nghèo dinh dưỡng, đất chua hơi kiềm, đất cát cho đến đất nặng (Myers và Meinke, 1999). Ở Việt Nam, phát triển canh tác loại cây này sẽ đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn, tăng diện tích đất canh tác từ diện tích bỏ hoang do hạn hán và tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Xuất phát từ sự cấp thiết đó, chúng tôi tiên hành nghiên cứu: “So sánh một số giống kê (Setaria italica Beauv.), nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất hạt kê” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Lựa chọn giống có triển vọng năng suất cao. - Xác định liều lượng đạm bón và mật độ trồng đến năng suất hạt kê. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2. 1. Tình hình sản xuất Kê trên thế giới và Việt Nam Kê là một thuật ngữ chỉ nhóm các loại ngũ cốc hạt nhỏ, được trồng rộng rãi trên thế giới làm lương thực hoặc trồng lấy thân xanh. Đây là một trong những loại thực phẩm lâu đời nhất trên thế giới và có thể là loại hạt ngũ cốc đầu tiên sử dụng trong gia đình. Ở Châu Phi và Ấn Độ, kê được sử dụng như là một loại thực phẩm chủ yếu từ hàng ngàn năm nay và được trồng ở Trung Quốc từ 2700 năm T.CN, là một loại hạt phổ biến trước khi gạo trở thành chủ yếu trong gia đình (Karen Railey). Ngày nay kê xếp vào 1 trong 6 loại hạt quan trọng nhất trên thế giới, góp phần duy trì 1/3 dân số thế giới và là một phần rất có ý nghĩa trong bữa ăn ở miền bắc Trung Quốc, Nhật Bản và một vài vùng ở Liên Xô, Châu Mỹ, Ấn Độ, Ai Cập. Kê là loại cây trồng chính ở phần đông trong những quốc gia này, một phần ở Châu Phi và Ấn Độ, những nơi che phủ gần 41 triệu hecta và phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu khô không thuận lợi cho những cây trồng khác phát triển như lúa mỳ và gạo (Karen Railey). Theo CGIAR thống kê, trên thế giới có khoảng 6000 loài kê ( Tuy nhiên, không có một mẫu phân loại nhất định nào, nhưng có thể phân theo chức năng, hoặc một đặc điểm nông học, dựa trên những đặc tính tương tự hoặc cách sử dụng. Theo Payne (1997), những loài đang được trồng phổ biến là: - Kê ngọc trai (Pearl millet) (Pennisetum glaucum) - Kê đuôi chồn (Foxtail millet) (Setaria italica) - Kê hấu (Proso millet = common millet, white millet) (Panicum miliaceum) - Kê chân vịt (Finger millet) (Eleusine coracana) Trong số này, kê đuôi chồn là một trong những loài cây trồng lâu đời nhất thế giới, sự khai phá và canh tác được nhận định là hơn 4000 năm trước đây (Chang, 1968). Kê đuôi chồn được du nhập vào Mỹ từ Châu Âu năm 1949 và hiện nay được trồng ở vùng đồng bằng lớn (Plains and Central States) phía bắc Texas. Thân lá kê được sử dụng làm cỏ khô cho vật nuôi và hạt cho chim ăn ( Từ xưa, kê đuôi chồn đã là loài kê quan trọng nhất ở Trung Quốc, được trồng ở những vùng núi và đồng bằng thuộc các tỉnh Hopie, Horank và Shansi thành khu vực rộng lớn và hầu hết ở phía bắc Trung Quốc (Oelke, 1990; Anderson và Martin, 1949). Kê đuôi chồn cung cấp khoảng 17% tổng lượng lương thực ở Trung Quốc (Malm và Rachie, 1971). Trên thế giới, kê đuôi chồn đứng thứ 2 tổng sản lượng kê và đóng vai trò chủ yếu đối với hàng triệu người ở Nam Âu và Châu Á (Marathee, 1993; Baltensperger, 2002; Trong số bốn loại kê chính, kê đuôi chồn được tìm thấy là có sự đa dạng kiểu gen. Đây là điều quyết định đến việc cải thiện kiểu gen và có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống (Marathee, 1993). Kê ngọc trai bắt nguồn từ phía tây Châu Phi khoảng hơn 3000 năm trước và sau đó được chuyển tới phía đông, từ đó mở rộng tới Nam Á, nơi mà hiện nay kê ngọc trai là loại ngũ cốc xếp thứ 4 về diện tích canh tác, sau lúa, lúa mì và cao lương ( Kê ngọc trai là loài quan trọng nhất về diện tích và chiếm sản lượng lớn trong sản lượng kê thế giới, đóng góp một phần cơ bản cho an ninh lương thực ở Châu Phi và Châu Á, đặc biệt là những nơi khắc nghiệt mà ít cây nào có thể tồn tại (Payne, 1997). Tương tự, kê chân vịt cũng bắt nguồn từ Châu Phi, được chuyển qua Ấn Độ Dương tới Nam Á hơn 1000 năm trước đây ( Hiện nay, kê chân vịt được trồng nhiều ở vùng cao của Châu Phi và Châu Á, như một loại cây lương thực và sử dụng làm nguyên liệu cho men bia truyền thống (Payne, 1997). Kê hấu là một loại cây lương thực ở một phần Châu Á và làm thức ăn cho chim ở những quốc gia phát triển (Payne, 1997). Những quốc gia đang phát triển (chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi) tiêu thụ kê chiếm khoảng 94% sản phẩm của thế giới, tương đương khoảng 28 triệu tấn. Trong số này, kê ngọc trai chiếm 15 triệu tấn, kê đuôi chồn chiếm 5 triệu tấn, kê hấu là 4 triệu tấn và kê chân vịt hơn 3 triệu tấn (Elasha, 2006). Trong khi những quốc gia đang phát triển ở Châu Á vẫn chiếm đa số trên thế giới về sản xuất kê thì Châu Phi đang dần trở thành trung tâm của sự sản xuất. Kể từ đầu những năm 1970, sản xuất kê ở Châu Phi tăng 25% và vị trí của kê trong thực đơn hàng ngày ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, những vùng khác trên thế giới đang biểu lộ sự sụt giảm về đầu ra (phần lớn là do sự thay đổi chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc và ở Liên bang Nga, kéo theo giảm sút nhanh diện tích gieo trồng kê đuôi chồn và kê chân vịt), thậm chí ở Châu Phi, bình quân đầu người giảm đáng kể ( Theo thống kê từ 1992 – 1994, hàng năm trên toàn thế giới diện tích trồng các loại kê là khoảng 38 triệu ha (19 triệu ha ở Châu Phi, 17 triệu ha ở Châu Á và nhiều khu vực có diện tích nhỏ như: Châu Mĩ, Châu Đại Dương và các vùng thuộc Liên Bang Nga). Năng suất hạt trung bình khoảng 750 kg/ha. Như vậy mỗi năm sản xuất được khoảng 28 triệu tấn với 22 triệu tấn được dùng làm lương thực cho con người. Thống kê cũng cho thấy các giống kê cũng được trồng xen lẫn cùng với nhau, đôi khi là trồng cùng với cao lương… Do vậy rất khó xác định chính xác diện tích gieo trồng của từng loài. Tỷ lệ được xác định là khoảng 10% diện tích trồng kê chân vịt, 50% diện tích trồng kê ngọc trai, 30% diện tích trồng kê đuôi chồn ( Vì vậy, theo FAO thì các loại kê được xếp chung vào loại cây lấy hạt và được thống kê như sau trên toàn thế giới: Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng của nhóm kê trên thế giới qua các năm Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) Tổng lượng sử dụng (1000 tấn) Sử dụng làm lương thực (1000 tấn) Bình quân đầu người (kg/người) 1960 42.494 0,53 22.539 23.079 20.653 7,6 1980 42.985 0,64 27.614 27.535 26.444 6,2 2000 39.372 0,75 29.434 29.434 27.678 4,8 2003 38.828 0,92 35.577 35.277 33.491 5,6 2004 35.239 0,85 30.029 30.029 28.310 4,7 2005 35.832 0,87 31.352 31.052 30.543 4,9 2006 37.071 0,83 30.586 30.586 29.318 4,7 (Nguồn: www.faostat.org) Bảng trên cho thấy diện tích nhóm kê liên tục suy giảm từ năm 1960 đến năm 2004, không chỉ vậy, diện tích các cây lấy hạt khác như lúa, ngô… cũng có xu hướng giảm. Điều này là do trong nhiều năm liên tục diện tích trồng các loại cây lấy hạt trên thế giới được chuyển đổi sang sản xuất các loại cây trồng khác có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế hơn.Cùng với sự phát triển của xã hội, đất đai cũng chuyển sang mục đích sử dụng cho đô thị và các ngành sản xuất phi nông nghiệp. Do vậy chỉ ở vùng canh tác truyền thống, vùng khô hạn không thể sử dụng với mục đích khác thì diện tích cây lấy hạt mới được duy trì. Diện tích này được giữ ổn định và tăng nhẹ trong những năm 2005 và 2006. Năng suất và sản lượng không hề suy giảm mà còn tăng qua các năm, đạt cao nhất vào năm 2003. Điều này chứng tỏ canh tác các cây dạng kê đã đi sâu vào tăng năng suất, sản lượng. Lượng sử dụng cho con người cũng tăng và đạt cao nhất vào năm 2005 cho thấy mức độ sử dụng các sản phẩm của cây lấy hạt ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ bình quân đầu người giảm do tốc độ tăng dân số ngày càng tăng nhanh. Hình 2.1. Sự đóng góp sản lượng của 10 nước đứng đầu về sản xuất kê trong năm 2005 Hình 2.1. cho thấy Ấn Độ và Nigeria sản xuất chiếm chủ yếu sản lượng kê thế giới. Trong hơn 50 năm qua, phần trăm sản lượng kê Trung Quốc chiếm tổng sản lượng kê thế giới giảm đáng kể, trong khi Nigeria lại tăng rõ rệt. Hình 2.2. Sản lượng kê năm 2005 của các nước sản xuất ít nhất là 1 tấn Tổng sản lượng ở những quốc gia sản xuất trên 1 tấn/năm chiếm khoảng hơn 88% sản lượng thế giới, còn lại khoảng 11% đến từ những nước dưới 1 tấn ( Hình 2.3. Sản lượng thu hoạch kê của một số quốc gia và thế giới giai đoạn 1981 - 2003 Hình 2.4. Sản lượng hàng hoá kê của một số quốc gia so với sản lượng trên thế giới giai đoạn 1981 - 2003 Theo FAO, diện tích, năng suất, sản lượng nhóm cây lấy hạt dạng kê trong những năm gần đây ở một số nước trên thế giới như sau: Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của nhóm kê ở một số nước qua các năm Tên nước Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1992 1999 2002 1992 1999 2002 1992 1999 2002 Myanma 203,4 251,4 250,0 674,8 671,3 680,0 137,3 168.8 170,0 Băngladet 88,1 73,2 80,0 42,3 750,9 712,5 65,4 55,0 57,0 Ấn Độ 14505,2 11942,4 9000,0 846,7 727,7 683.3 12280,9 8689,9 6150,0 Nêpan 201,8 264,0 258,1 1173,4 1103,9 1094,7 236,8 291,4 282,6 Pakistan 487,3 313,0 400,0 416,8 497,1 450,0 203,1 155,6 180,0 Kazakhstan 855,2 99,2 53,3 522,7 441,5 735,4 447,0 43,8 39,2 Trung Quốc 1867,7 1392,4 1100,4 1776,3 1744,2 1181,8 3317,6 2318,6 2070,8 Australia 34,3 35,0 41,0 1253,6 1228,6 1536,6 43,0 43,0 63,0 (Nguồn: www.faostat.org) Bảng 2.2 cho thấy nước có diện tích cũng như sản lượng nhóm kê lớn nhất là Ấn Độ, tiếp đến là Trung Quốc, Kazakhstan, Pakistan, sau đó là Myanma, Nêpan, Bănglađét. Các cây dạng kê này tập trung chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Nam Á và Trung Á, và rải rác ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương…Tuy nhiên hàng năm do nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau như đô thị hoá, hay chuyển sang trồng những cây có hiệu quả kinh tế hơn mà diện tích trồng những cây dạng kê này có xu hướng giảm sút. Song năng suất và sản lượng của chúng lại tăng thêm đáng kể đảm bảo nhu cầu sử dụng cho con người. Trong năm 2002, năng suất đạt cao nhất là hơn 1,8 tấn/ha tại Trung Quốc, tiếp đến là Australia 1,5 tấn/ha, Nêpan 1,0 tấn/ha. Ở Ấn Độ, tiềm năng của kê đuôi chồn chưa được khai thác đúng đắn. Mức năng suất ở Trung Quốc là 11 tấn/ha, trong khi ở Ấn Độ vào khoảng 0,4 – 0,8 tấn/ha (Jiayju, 1996). Tại Minnesota, khi thu hoạch thân xanh kê hấu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cho năng suất 2,8 – 3,9 tấn/ha, trong khi kê đuôi chồn cho năng suất 7,5 – 11 tấn/ha. Kê ngọc trai trồng hàng năm chiếm khoảng 29 triệu ha ở vùng bán khô hạn nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Ấn Độ là nơi diện tích gieo trồng lớn nhất (9,1 triệu ha) và đứng đầu sản lượng (7,3 triệu tấn), năng suất trung bình khoảng 780 kg/ha trong suốt 5 năm gần đây. So sánh với những năm đầu 1980, diện tích trồng kê ngọc trai ở Ấn Độ giảm 26%, nhưng sản lượng tăng 19% bởi năng suất tăng 44% ( Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, kê được trồng một phần để lấy cỏ, một phần lớn hơn dùng để thu hoạch hạt làm thức ăn nuôi chim. Quá trình thu hoạch cỏ khô hay cỏ tươi được tiến hành sau 65 – 70 ngày, với năng suất cỏ tươi là 15 – 20 tấn/ha, năng suất cỏ khô là 3 – 4 tấn/ha. Còn đối với hạt thì việc thu hoạch tiến hành sau 75 – 90 ngày, năng suất là 0,8 – 0,9 tấn/ha. Do kê là loài có thời gian sinh trưởng ngắn và sử dụng nước hiệu quả nên rất thích hợp với những vùng đất khô hạn. 2.2. Đặc điểm nông sinh học của cây kê Kê đuôi chồn bắt nguồn từ Nam Á và là loài kê trồng lâu đời nhất. Nó còn được biết đến như là kê Đức, kê Hungari hay kê Ý (Oelke, 1990). Cây kê đuôi chồn có tên khoa học Setaria italica (L) B.Beauv, có tên gọi khác là Tinai (Nam Ấn Độ), Korrala (Telugu), Navane (Kannada). Kê đuôi chồn thuộc chi Setaria, họ hoà thảo Poaceae là họ có số lượng loài lớn nhất thế giới (Trần Đình Long, 1996). Kê đuôi chồn phân làm ba loài: Moharia, Maxima và Indica. Mỗi loài đều có loài phụ. Moharia gồm Aristata, Fusiformis và Glabra; Maxima gồm Compacta, Spongiosa và Assamense; Indica gồm Erecta, Glabra, Nana và Profusa. Tất cả những loài phụ này, trừ Fusiformis, còn lại đều có ở Ấn Độ (Prasada Rao, 1987). Bảng 2.3. Đặc điểm gieo trồng của một số loại kê chính trên thế giới Loại kê Thời vụ trồng Lượng hạt giống (x 1,125 kg/ha) Yêu cầu về đất Thời gian từ trồng đến lúc thu hạt Kê hấu Tháng 5-tháng 7 10 – 20 Hầu hết các loại đất 60 – 75 Kê đuôi chồn Giữa tháng 5-tháng 8 10 – 20 Tất cả (trừ đất cát thô) 75 – 90 Kê ngọc trai Tháng 4-tháng 7 5 – 15 Hầu hết các loại đất 60 – 70 Kê nhật bản Tháng 4-tháng 7 20 – 25 Đất trung bình đến đất nặng 45 – 60 Kê chân vịt Tháng 4-tháng 6 8 – 10 Hầu hết các loại đất 90 – 120 (Baker, 2008) Bộ rễ của kê thuộc dạng rễ chùm, ăn rộng, bám chắc, khả năng đâm xuyên lớn nên rất thích hợp với vùng khô hạn. Một kilogam hạt kê đuôi chồn có khoảng 500 nghìn hạt hoặc hơn, gấp 2 lần so với kê hấu. Cả hai loài đều cao từ 0,5 đến 2 m, nhưng khi đã bị cắt thì gần như không phát triển được (Baltensperger, 2002). Thời gian sinh trưởng của kê đuôi chồn là 70 – 90 ngày kể từ khi trồng, tuỳ từng giống và điều kiện gieo trồng mà thời gian có thể ngắn hơn hay dài hơn (www.en.wikipedia.org). Ở Minnesota và Wisconsin, kê ngọc trai trưởng thành sau 70 - 90 ngày sau trồng, phụ thuộc giống. Còn kê đuôi chồn yêu cầu xấp xỉ 60 ngày để đạt tới thời kì trỗ (Oelke, 1990). Kê đuôi chồn thuộc họ hoà thảo Poaceae nên cấu trúc dạng thân bụi đặc trưng, cây cao khoảng 50 – 200 cm tuỳ giống (Oelke, 1990). Thân mảnh khảnh, mọc thẳng đứng với hệ thống lá rậm, tròn, rỗng, gần như không có lông, hơi sáp, bề mặt xù xì, ở đốt thường có lông dẹt. Thân đơn hoặc đẻ nhánh ở gốc, thường tỷ lệ đẻ nhánh rất ít, thay đổi tuỳ giống và thời vụ gieo trồng. Lá rộng, phẳng, thẳng, hình mác, dài 20 – 40 cm, rộng 0,6 – 3 cm, gần như không có lông, mép xù xì, đỉnh thon đến cạnh sắc, mọc đối xứng quanh thân ( Hoa thụ phấn nhờ gió. Những bông hoa đầu tiên của kê đuôi chồn có thể nở khi ba phần tư bông nhú ra, hoặc 5 ngày sau khi nhú bông. Trên một bông, hoa bắt đầu nở từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài (Trần Đình Long, 1996). Bông to, nặng, có dạng đuôi chồn, rậm rạp, thi thoảng ngắt quãng ở phía cuối bông, chiều dài bông từ 5 – 30 cm, rộng 1,2 – 5 cm. Bông gồm trục chính và các gié cấp 1, gié cấp 2, cuống chung lớn, có lông mềm, nhánh xếp vòng, có lông. Trên gié là các bông con dài khoảng 0,25 – 0,32 cm (Võ Văn Chi, 2001). Các hạt xếp dày đặc trên bông, hạt nhỏ, đường kính khoảng 2 mm, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng như giấy, và chúng có thể bị bong ra do va đập. Màu sắc hạt rất đa dạng, từ vàng nhạt đến xám, đen, màu ghi, trắng và đỏ (www.en.wikipedia.org). Hạt kê đuôi chồn nhỏ hơn một số loại kê thông thường khác và vỏ có nhiều màu sắc, từ vàng sáng đến nâu, màu bạc đến màu đen (Trần Đình Long, 1996). Khối lượng 5 bông cũng thay đổi lớn, từ 35 g đến 116 g, kê trồng ở Nga hay Trung Quốc thì khối lượng lớn, còn ở Ấn Độ lại thấp (Gopal Reddy, 2005). * Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của kê Kê cần nhiệt độ ấm áp cho quá trình nảy mầm và phát triển, rất nhạy cảm với mùa đông giá, do vậy kê thường được trồng vào giữa tháng 6 cho đến giữa tháng 7. Nhiệt độ đất tối ưu cho hạt nảy mầm là 23 – 30oC, pH đất tốt nhất từ 5 – 6 (www.en.wikipedia.org). Theo Karen Railey, kê mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn, đặc biệt khi độ dài chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn 12 giờ. Trong điều kiện ngày dài quá trình phát triển sẽ chậm lại. Thời gian thành thục của kê chịu ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ, trong điều kiện nhiệt độ cao và hạn thì quá trình chín sẽ nhanh hơn (Trần Đình Long, 1996). Kê đuôi chồn là loài có khả năng sử dụng nước hiệu quả, có thể phát triển trên những vùng đất khô hạn, độ ẩm thấp, một phần vì kê có thời gian sinh trưởng ngắn nên tránh được những giai đoạn khô hạn trong những thời kì mẫn cảm nhất. Tuy nhiên kê phát triển tốt nhất trong điều kiện đất giàu mùn, chúng sẽ không chịu được trong môi trường đất ngập nước hay quá khô hạn (www.en.wikipedia.org). Các giai đoạn sinh trưởng của kê được chia từ khi gieo cho đến khi chín hoàn toàn, bao gồm: - Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Giai đoạn làm đốt, phân hoá đòng, phân lóng - Giai đoạn nở hoa, thụ phấn, thụ tinh - Giai đoạn chín: chín sinh lí và chín hoàn toàn Tuy nhiên ở kê, quá trình nảy mầm và đẻ nhánh diễn ra gần như đồng thời. Hoa kê bắt đầu nở vào lúc 8 – 9 giờ sáng, kết thúc vào 15 giờ cùng ngày, thời gian hoa nở rộ nhất là từ 10 – 13 giờ trong ngày, mỗi hoa nở kéo dài từ 15 – 40 phút, cả bông nở trong vòng từ 4 – 20 ngày, tuỳ bông to hay nhỏ (Trần Đình Long, 1996). Hoa kê đuôi chồn gồm một cuống chính với những nhánh nhỏ và bông ở xung quanh. Bông hoa đầu tiên có thể nở khi 3/4 bông nhú ra. Quá trình nở hoa từ trên xuống dưới trong mỗi một nhánh nhỏ. Một bông to có thể mất 10 – 20 ngày để nở hoàn toàn. Một bông nhỏ có thể chỉ nở trong 30 phút và mất 80 phút để hoàn thiện quá trình nở, được đẩy nhanh bằng nhiệt độ cao và độ ẩm thấp (Malm và Rachie, 1971). Theo TrÇn §×nh Long (1996), có thể phân theo thời gian sinh trưởng: - Nhóm có thời gian sinh trưởng cực ngắn: dưới 60 ngày - Nhóm ngắn ngày: 61 – 80 ngày - Nhóm trung bình: 91 – 100 ngày - Nhóm dài ngày: 101 – 120 ngày - Nhóm cực dài ngày: trên 120 ngày Một số loại kê, như kê ngọc trai có thể tạo ra hạt và cỏ khô trong điều kiện rất nóng và khô, trên loại đất quá xấu đối với ngô và lúa miến. Tốc độ sinh trưởng nhanh khi điều kiện thuận lợi, chống chịu nhiệt độ cao, và khả năng hút dinh dưỡng khoáng và nước thậm chí ở những nơi đất xấu nhất, khiến kê không thể bị đánh bật trong những điều kiện sản xuất nông nghiệp khắc nghiệt nhất. Kê ngọc trai có thể đứng vững trong điều kiện hạn, nóng, côn trùng, đất xấu, lũ đột ngột – ngoại trừ bệnh nấm mốc sương. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với nấm Pseudo, loài nấm đã từng gây ra nạn mất mùa khoai tây ở Ai Len vào những năm 1840, thay thế các loại củ hoàn hảo thành dang tua xoắn vô ích. Bệnh mốc sương là cơn ác mộng đối với nông dân trồng kê ngọc trai ( Một số bệnh hay gặp ở kê đuôi chồn bao gồm bạc lá do Magnaporthe grisea, bệnh than do Ustilago crameri và tai xanh do Sclerospora graminicola. Lúc mất mùa có thể do sự phá hủy của chim và loài gặm nhấm ( * Đặc điểm chịu hạn của kê Nước là yếu tố cực kì quan trọng đối với mọi loại cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Khi thiếu nước mỗi loại cây trồng có những biểu hiện khác nhau tuỳ vào loài và mức độ thiếu nước của cây. Hạn là một hiện tượng thiếu nước trầm trọng. Hàng năm, hạn đã gây ra cho sản xuất nông nghiệp rất nhiều thiệt hại nặng nề như mất mùa, năng suất cây trồng thấp kéo theo đời sống nông dân bị giảm sút. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 40 – 60% diện tích đất trồng bị hạn, trong đó có 25% diện tích đất bị hạn vào những thời điểm khác nhau. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cây trồng chịu hạn là vấn đề cấp thiết đối với những vùng đất thường xuyên khô cằn và thiệt hại nhiều do hạn hán. Kê là một cây trồng chịu hạn, kể cả hạn đất và không khí, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khô hạn. Kê thích hợp với khí hậu nhiệt đới và ôn đới nóng. Kê chịu nóng rất tốt, có khả năng chịu nhiệt độ cao từ 38 đến 400C, tùy thuộc vào giống. Kê cần nhiệt độ ấm áp cho quá trình nảy mầm mầm và phát triển, rất nhạy cảm với mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thấp hơn 30C cây sẽ chết (Trần Đình Long, 1996). Kê được trồng thông dụng tại những vùng đất khô hạn và bán khô hạn ở Châu Phi và Ấn Độ như là một loại hạt lương thực cho hàng triệu người. Nó đặc biệt thích nghi với những vùng nghèo dinh dưỡng và lượng mưa thấp, dĩ nhiên kê cũng phát triển nhanh và mạnh và cho năng suất cao dưới những điều kiện thuận lợi (Maiti và Bidinger, 1981). Kê được trồng như mùa phụ ở những nơi cây trồng khác chết hoặc sinh trưởng chậm do khí hậu khắc nghiệt (Oelke, 1990). Ở Châu Phi và Ấn Độ, chỉ có kê sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa từ 800 – 1200 mm/năm và ở những nơi có mùa khô nóng kéo dài. Với lượng mưa từ 530 – 750mm/năm có thể canh tác nhờ nước trời nhưng nếu nhỏ hơn thì cần phải tưới nước, nhiệt độ có thể thay đổi từ 11,1 đến 27,40C và pH đất từ 5,0 – 8,2 (Duke và Ayensu, 1985). Theo Baltensperger, một trong những thời điểm tới hạn ở cả kê đuôi chồn và kê ngọc trai là hai tuần sau trồng. Kê sẽ lên rất chậm trong suốt vài tuần đầu tiên và chúng tương đối kém khi cạnh tranh với cỏ dại, dẫn đến năng suất thấp ở những vùng đầy cỏ dại. Ngăn chặn cỏ dại trước khi trồng bằng thuốc trừ cỏ hoặc cày xới để tạo điều kiện tốt nhất đạt năng suất cao. Chuẩn bị ruộng mạ tốt sẽ rất quan trọng, cần đủ ẩm, chắc chắn, sạch cỏ, và đủ dinh dưỡng để cây đứng vững và phát triển tốt. Từ khi kê được trồng muộn trong vụ Xuân thì việc cày và canh tác nhằm loại trừ cỏ được thực hiện (Oelke, 1990). 2. 3. Giá trị dinh dưỡng của cây kê Kê có lượng dinh dưỡng lớn, êm dịu và dễ tiêu hoá. Thật sự, đây là một trong những loại hạt ít gây dị ứng và dễ tiêu nhất, có tính ấm nên được dùng để làm nóng cơ thể trong mùa lạnh và mùa mưa. Kê ngon, ngọt vừa, mùi thơm, chứa nhiều dinh dưỡng có lợi. Khoảng 15% là Protein, hàm lượng chất xơ cao, phức hợp các vitamin nhóm B bao gồm niacin, thiamin và riboflavin, những axit amin thiết yếu như methionine, lecithin, và vitamin E. Kê chứa một lượng lớn sắt, magie, photpho và kali (Karen Railey). Kê là loại thực phẩm hàng ngày rất tốt, tham gia cung cấp làm thực phẩm cho hơn 1/3 dân số thế giới, bao gồm người ở Châu Á, Liên bang Nga và Châu Phi (Karen Railey). Trung bình 5 năm (1999 – 2003) tám nước phụ thuộc vào kê đã cải thiện hơn 200 calo/ngày, với một nửa trong số đó nhận được hơn 400 calo/ngày từ kê (Hình 2.4). Hình 2.6. Những quốc gia phụ thuộc vào kê (1999 – 2003) Kê chiếm phân lớn trong bữa ăn hàng ngày của những gia đình nghèo ở những đất nước nghèo nhất thế giới (theo CGIAR). Kê đuôi chồn có thành phần dinh dưỡng như những loại kê khác, khoảng 11% là Protein, dầu 4%, chất xơ 6,7% nhưng hạt kê đuôi chồn có hàm lượng axit amin và vitamin thiết yếu cao hơn (thiamin, riboflavin, niacin) (Karen Railey). Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100g hạt kê được thể hiện qua bảng 2.4. Bảng 2.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g hạt kê Các chất dinh dưỡng Trong 100g hạt Các chất dinh dưỡng mg/100g hạt Calo 384 Mg 0 Nước 0 % Natri 8 Protein 10 g Kali 281 Chất béo 3,3 g Kẽm 0 Cacbonhydrate 84,2 g Vitamin A 0 Chất khô 14g Thiamine (B1) 0,48 Chất tro 1,8 g Riboflavin (B2) 0,14 Canxi 37 mg Niacin 2,48 Photpho 275 mg B6 0 Sắt 6,2 mg Vitamin C 0 (Nguồn: www.fao.org) Hạt kê rất giàu các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, như axit Phytic, được hiểu là có hàm lượng cholesterol thấp, và Phytate, có liên quan đến việc ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư (Oelke, 1990). Một đặc điểm ở vỏ và hạt kê chứa một lượng nhỏ chất gây bệnh bướu cổ, hạn chế sự hấp thu iôt ở tuyến giáp. Ở lượng lớn thì những chất này có thể gây ra bệnh bướu cổ. Một vài nhà nghiên cứu giải thích rằng, ít nhất trong đó có mối liên quan rắc rối giữa việc tiêu thụ kê và bị bướu cổ ở một số quốc gia đang phát triển nơi mà kê trở thành một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Phần nhiều trong những quốc gia này thì yếu tố khác cũng bị thiếu dù trong một thực đơn đủ iôt (Oelke, 1990). Hiển nhiên những hợp chất này sẽ giảm trong quá trình bóc vỏ nhưng quan trọng là trong quá trình nấu, những chất kia sẽ bị phá huỷ mạnh mẽ. Một vài nhà nghiên cứu, trong đó có Dr. Jeffrey Bland tin rằng quá trình nấu sẽ làm giảm mạnh những chất kia, những người khác thì tuyên bố chắc chắn rằng nếu hạt kê được nấu và cất giữ trong tủ lạnh trong vòng 1 tuần, những chất đó thậm chí tăng lên gấp 6 lần. Một vài loại thực phẩm thông thường cũng chứa chất gây bướu cổ tương tự, như cải Bruxen, cải bông xanh, cải bắp, súp lơ, cải xoăn, mù tạt… Tất cả những loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng như kê và thông thường không có sự cảnh báo. Một sức khỏe, bao gồm tất cả thực phẩm đa dạng sẽ bảo đảm rằng sự dư thừa của các hợp chất gây bướu cổ là không bị hấp thụ (Oelke, 1990). Những nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của kê với con người vẫn còn là mới (Karen Railey). 2.4. Các sản phẩm chế biến từ hạt kê Kê được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, từ làm lương thực cho con người đến làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm truyền thống. Ở các khu vực khô hạn như Ấn Độ thì kê được xem là cây trồng chính, để cung cấp lương thực cho rất nhiều người dân và ngày nay là thức ăn chính của người Ấn Độ và Bắc Trung Quốc. Hạt của chúng được sử dụng giống như các loại hạt._. ngũ cốc khác, có thể được dùng để chế biến các món như cháo kê, xôi kê, nước xốt… hay có thể nghiền nhỏ làm bánh… Đây được coi là nguồn lương thực ổn định ở các vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Châu Âu và một phần ở Châu Phi (Wietgrefe, 1990). Tuy nhiên ở các nước phương Tây phát triển thì hạt kê được dùng làm thức ăn cho chim và thu chất xanh làm thức ăn cho gia súc. Ở Việt Nam, kê còn được sử dùng làm men rượu ngô vốn là đặc sản nổi tiếng của vùng Bắc Hà – Lào Cai. Ngoài ra, khi trẻ em bị rôm sẩy có thể dùng hạt kê đun lên làm nước tắm. Thân lá kê còn làm thức ăn cho gia súc. Có rất nhiều cách chế biến đối với kê. Một cách thông thường là 3 phần nước + 1 phần hạt, hạt cho vào nước sôi, để sôi trong 30 phút hoặc cho đến khi nước bị hút hết. Bắc ra khỏi bếp, bay hơi rồi đậy lại trong 10 phút. Hạt sẽ ở dạng mịn hơn nếu khi nấu ít nước (Karen Railey). Mùi vị của kê tăng lên khi rang nhẹ trong chảo khô trước khi nấu; khuấy liên tục trong khoảng 3 phút hoặc cho đến khi có mùi nhẹ (Karen Railey). Kê sẽ rất ngon khi là một loại ngũ cốc nấu lên, trong món thịt hầm, súp, trứng rán phồng, cơm thập cẩm và nhồi vào gà; sử dụng nấu áp chảo với rau hoặc đậu, hoặc làm nở bung như ngô, ăn bữa phụ hoặc bữa sáng (Karen Railey). Kê cũng có thể sử dụng ở dạng mầm nhú dùng trong món salads và bánh sandwiches. Bột kê nhẹ, khô, mịn dùng để làm bánh nướng. Lượng men kê đưa vào khoảng 30%, sẽ kết hợp với bột nếp làm cho bánh nở ra. Để cho việc nhai bánh trở nên thú vị, hạt kê đưa vào toàn bộ và ở dạng thô trước khi nướng bánh (Karen Railey). Khi mùa vụ ngắn, khẩn trương, kê đuôi chồn thường được trồng để lấy cỏ khô hoặc để ủ Xilo làm thức ăn gia súc. Hạt dùng cho chim sẻ và chim thả tự nhiên. Với mục đích dùng để thu cỏ, kê đuôi chồn được thu lúc cuối giai đoạn làm đòng. Kê đuôi chồn không nên cho ngựa ăn như là nguồn chất xơ duy nhất (Oelke, 1990). Sự so sánh kê đuôi chồn với một số loại hạt khác thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng trong kê đuôi chồn và so sánh với một số loại cây làm cỏ khác Kê Protein (%) Chất béo (%) Chất xơ (%) Nito tự do (%) Tro (%) Kê đuôi chồn 8,3 2,6 25,8 43,8 7,2 Kê ngọc trai 8,0 1,8 31,6 37,6 8,9 Yến mạch 7,9 2,6 28,1 39,9 5,8 Cỏ Xu-dan 9,1 2,0 25,7 41,4 8,5 ( Bảng 2.6. Dinh dưỡng kê – 1 cốc kê nấu Năng lượng 286 calo Carbohydrat 57 g Tổng chất béo 2,4 g Cholesteron 0 mg Chất béo bão hòa 0,4 g Natri 5 mg Chất béo đơn, chưa no 0,4 g Thiamin 0,3 mg Chất béo poly, chưa no 1,2 g Niacin 3,2 mg Chất xơ 3,1 g Mg 106 mg Protein 8 g Kẽm 2,2 mg ( 2.5. Yều cầu ngoại cảnh của cây kê Tốc độ sinh trưởng là một đặc điểm sinh lý liên quan đến tăng năng suất hạt ở những cây ngũ cốc. Sự phát triển thông thường là sự kết hợp những nhân tố môi trường (như nhiệt độ, lượng bức xạ mặt trời…) và dinh dưỡng khoáng, cùng với kiểu gien và thực tế sản xuất. Khối lượng chất khô tích lũy và năng suất dưới những điều kiện khác nhau đã được báo cáo ở Châu Phi (Azam-Ali, 1984), ở Úc (Coaldrake và Pearson, 1985) và ở Ấn Độ (Craufurd và Bidinger, 1989; Carberry, 1985). Kê đuôi chồn phù hợp với những vùng có lượng mưa vừa phải hoặc thấp do giai đoạn trưởng thành sớm, việc canh tác thậm chí thành công ở những vùng cao 2000 m so với mặt nước biển. Bên cạnh Ấn Độ, nó cũng được trồng ở Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ và ở một số quốc gia Châu Phi và Đông Á khác. Ở Việt Nam, vùng trồng kê thích hợp đó là Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên… (Võ Văn Chi, 2001). Vì yêu cầu nước của kê thấp (300 mm), trong khi lúa miến là 400 mm, ngô là 500 – 600 mm, nên kê phù hợp với những vùng giới hạn nước tưới và đặc biệt quan trọng ở những vùng nơi mà cây lúa miến bị chậm ngày gieo do thiếu nước (Elasha, 2006). Ở Niger, kê phát triển bình thường trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng và lượng mưa thấp. Sự đồng hóa N, P và sử dụng chúng là một nhân tố rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng kê. Qua trình đồng hóa chịu ảnh hưởng bởi môi trường và sự bón phân. Do vậy, sự hiểu biết về đồng hóa N và P theo mùa vụ là cần thiết để cải thiện năng suất hạt kê (Maman, 2000). Kê phát triển tốt nhất trong điều kiện đất giàu mùn, chúng sẽ không chịu được môi trường ngập nước hay quá khô hạn. Đồng thời kê có thể sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất nghèo dinh dưỡng do nhu cầu dinh dưỡng của kê không cao (www.en.wikipedia.org). Khả năng thích nghi của kê tùy thuộc vào từng giống. Những giống xuất xứ từ vùng khí hậu lạnh sẽ sinh trưởng kém trong vùng khí hậu ấm. Sakamoto (1987) đã nghiên cứu về những giống trồng ở Châu Âu, trung tâm Châu Á và Afganistan là nơi khí hậu ôn đới, có chiều cao cây rất nhỏ khi trồng trong vụ hè ở Kyoto là nơi có khí hậu ấm áp. Kê đuôi chồn đòi hỏi thời tiết ấm áp và trưởng thành nhanh chóng trong những tháng hè nóng. Thông thường kê được trồng ở những nơi bán khô hạn, ít nước, mặc dù nó không hồi phục lại tốt từ điều kiện hạn vì hệ rễ nông. Sản xuất thành công là do hầu hết kê sinh trưởng trong thời gian ngắn: kê lấy chất xanh thì cần 65 - 70 ngày, kê lấy hạt thì cần 75 - 90 ngày. Kê đuôi chồn có thể trồng trong khi thời điểm đó là quá muộn để trồng những loại cây khác (Baker, 2008). Thời gian từ trồng đến trỗ và trồng đến khi nở hoa thay đổi phụ thuộc độ dài chiếu sáng ở các loại cây trồng. Kokubu và Miyazi (1976) phát hiện ra rằng những giống từ miền núi cao có phản ứng với ánh sáng ban ngày thấp hơn. Còn Muneharu Sato và Teiji Kokubu (1988) đã thử nghiệm và kết luận những giống từ miền cao khi trồng trong khí hậu ấm sẽ thích nghi bằng việc rút ngắn thời gian từ trồng đến trố và trồng đến khi nở hoa. Takei và Sakamoto (1987) đã phân các loài thu thập từ các vùng khác nhau của Châu Âu, Châu Á thành 3 loại: 1 - trưởng thành sớm, 2 - thời gian sinh trưởng dinh dưỡng dài, và 3 - thời gian sinh trưởng dinh dưỡng ngắn và phản ứng mạnh với độ dài ngày, kết luận rằng những loài xuất phát từ vùng cao sẽ trưởng thành sớm. Từ những quan điểm về cảm ứng ánh sáng, cảm ứng nhiệt độ và sự sinh trưởng sinh thực căn bản, nhiều tác giả đã nghiên cứu, cập nhật và khám phá sự thay đổi thời gian sinh trưởng của nhiều loại cây trồng khi điều kiện môi trường thay đổi, đặc biệt trên cây lúa. Tuy nhiên, dù đã có nhiều sự nỗ lực, nhưng sự tương tác kết hợp giữa độ dài ngày và nhiệt độ đến sự sinh trưởng cây trồng thì vẫn còn nhiều điểm chưa rõ (Kokubu và Miyazi, 1981). Trong những bài báo trước, Kokubu và Miyazi (1977) đã báo cáo rằng sự khác nhau về thời gian sinh trưởng của các dòng kê đuôi chồn, thu thập từ nhiều vùng khác nhau, đều có phản ứng với độ dài ngày và nhiệt độ, liên quan chặt chẽ đến khu vực thu thập. Dưới bất kì điều kiện độ dài chiếu sáng nào, khi nhiệt độ tăng, thời gian sinh trưởng của các giống luôn rút ngắn. Ngoài ra, mức độ rút ngắn của các giai đoạn sinh trưởng thay đổi cùng với độ chiếu sáng trong ngày. Đối với các giống trồng trong điều kiện độ chiếu sáng trong ngày dài hơn thì mức độ thu ngắn sẽ lớn hơn nhiều so với các giống trồng trong điều kiện độ chiếu sáng ngắn hơn, mặc dù có sự khác nhau giữa các giống ở mức độ rút ngắn (Kokubu và Miyazi, 1981). 2.6. Những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng kê Hiện nay, kê được trồng ở Mỹ với diện tích 200 nghìn mẫu Anh ở Colorado, phía Bắc Dakota và Nebraska, nhưng phần nhiều sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, gia cầm và chim. Điều đáng chú ý là mặc dù kê đang dần trở thành loại hạt cổ xưa nhưng những nghiên cứu về kê và giá trị dinh dưỡng của nó thì vẫn như trong giai đoạn “trứng nước” và chưa khai thác hết khả năng rộng lớn của nó (Karen Railey). 2.6.1. Nghiên cứu về thời vụ Sinh trưởng và phát triển của kê đuôi chồn đã được mô tả kỹ bởi Malm và Rachie (1971). Sự tiến bộ trong thu ngắn giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng xuất hiện ở thời kì gieo muộn, và sự vươn lóng được xác định bởi sự kéo dài giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Sự vươn lóng bị đẩy mạnh bởi sự gieo muộn và làm chậm bởi sự gieo sớm (Malm và Rachie, 1971). Việc lựa chọn thời vụ trồng là rất cần thiết vì kê thường được coi là giải pháp mang tính khẩn cấp ở những vùng canh tác muộn gặp điều kiện bất lợi. Tại Châu Âu, kê ngọc trai và kê đuôi chồn thường trồng nối tiếp trong vụ xuân, sau khi lúa mỳ thu hoạch. Cả hai loại đều trồng muộn, xem như là loại cây che phủ thay thế lúa mỳ đông đã bị phá hủy do thời tiết lạnh, sương giá hay mưa đá. Bão đá thường xuất hiện sau 15 tháng 5. Có ba vấn đề xảy ra phổ biến đi theo những trường hợp này. Thứ 1, lúa mỳ đã lấy đi một độ ẩm đáng kể từ đất; thứ 2, những thân cành mục rữa còn lại của lúa mỳ sẽ cản trở sự phát triển kê; và thứ 3, sự tồn dư thuốc trừ cỏ có thể còn dai dẳng và làm tổn thương kê. Trong nghiên cứu về năng suất ở Nebraska Panhandle, năng suất kê khi sử dụng đất bỏ hoang để gieo hạt tăng gấp đôi so với trồng trên đất lúa mỳ sau cơn bão đá. Việc tăng hơn 1000 kg hạt/ha có thể sẽ tăng hơn 120$/ha nếu giá bán là 0,12$/kg. Ưu điểm của việc sử dụng đất bỏ hoang là độ ẩm đất khi trồng (Baltensperger, 1995). Kê cũng có thể thay thế những cây trồng vụ hè muộn vì những cây này thường sẽ nảy mầm kém hoặc bị phá hủy trong điều kiện hạn sớm, bão đá, hay côn trùng. Vì vậy, kê là một cơ hội tốt để duy trì thời vụ. Ở những vùng núi cao giới hạn về độ ẩm, kê thường thích nghi tốt trong hệ thống luân canh lúa mỳ đông – kê – đất bỏ hoang và tạo thêm thu nhập mùa vụ (Baltensperger, 1995). 2.6.2. Nghiên cứu về phân bón Nhiều nghiên cứu cho thấy, kê là cây trồng ngắn ngày và có thể trồng ở vụ xuân muộn. Kê hấu và kê đuôi chồn không yêu cầu phải bón đạm nhiều do năng lực hút các chất dinh dưỡng và nước của bộ rễ cây kê rất tốt, tốt hơn bộ rễ lúa mỳ. Nhưng thông thường khi tăng lượng đạm bón thì năng suất tăng theo đỉnh nhất định. Đỉnh này tùy thuộc vào mức năng suất giới hạn (năng suất cao nhất) của giống, sau khi đạt đỉnh tối đa nếu bón thêm phân thì năng suất không tăng. Khi sản xuất hạt giống nếu bón đạm nhiều hạt sẽ không mẩy, nhiều hạt lép lửng, nhiều đạm tự do làm cho hạt dễ mất sức nảy mầm khi cất trữ (Võ Minh Kha, 1996). Dinh dưỡng khoáng là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và đạm là dinh dưỡng chính kê yêu cầu (Clark, 1990). Kê thông thường tự điều khiển với lượng phân bón đầu vào thấp, và có sự khác nhau đáng kể về sinh trưởng và năng suất tương ứng với lượng đạm bón (Gascho, 1995). Coaldrake và Pearson (1985) đã báo cáo rằng sự sinh trưởng của kê ngọc trai bị giảm ở lượng đạm thấp, và cường độ sinh trưởng cao nhất trước thời kì phân hóa đòng sẽ đạt được khi nồng độ đạm của toàn cây là 15,6 g/kg trong suốt thời kì sinh trưởng sinh dưỡng và 13 g/kg sau thời kì phân hóa đòng. Alagarswamy và Biginger (1987) tìm ra rằng tăng lượng đạm bón làm giảm hiệu quả sử dụng phận đạm. Gregory (1979) cho rằng nồng độ đạm trong thân và lá kê ngọc trai tăng khi gặp hạn nước, nhưng sẽ giảm khi tăng lượng lân bón từ 0 đến 56 g/m2. Oelke thì cho rằng, đạm thông thường là yếu tố dinh dưỡng giới hạn trong sản xuất kê. Tỷ lệ đạm thường dựa trên năng suất cần đạt và lịch sử canh tác (Oelke, 1990). Thông thường kê không phản ứng rõ ràng với việc thêm đạm (Baltensperger, 1995). Nếu năm trước đất bỏ hoang thì trồng kê không phải bón đạm trừ khi đất quá nghèo dinh dưỡng (hàm lượng đạm trong đất nhỏ hơn 25 ppm ở mức sâu 0,5 m). Nhưng nếu kê trồng sau cây trồng khác thì phải bón đạm, tốt nhất là 45 kg N/ha (Baltensperger, 1995). Chadhari và Rai (1982) đề xuất 40 kg N, 20 kg P2O5 và 20 kg K2O/ha để đạt được năng suất cao trong điều kiện có tưới ở Ấn Độ. Tỷ lệ cao hơn sẽ kéo theo cây bị lốp đổ. Năng suất kê ở vùng cao nguyên có thể đạt 5 tấn/ha. Giới hạn năng suất có thể cao hơn đối với kê đuôi chồn ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, lượng phân bón cho 1 hecta kê là 10 tấn phân chuồng, 150 kg ure, 340 kg supe lân, 60 kg kaliclorua. Với cách bón là: bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 đạm; bón thúc lần 1 (giai đoạn 3-4 lá): bón 1/3 đạm kết hợp phá váng; bón thúc lần 2 (sau khi dặm tỉa xong): bón 1/3 lượng đạm còn lại và toàn bộ kali (Trần Đình Long, 1996). Elasha (2006) đã tiến hành thí nghiệm với các mức bón là 0N, 0,5N, 1N, 1,5N và 2N đến hiệu suất sử dụng đạm và năng suất hạt kê ngọc trai (loại trồng ở Ashana). Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng hiệu suất sử dụng đạm cao hơn ở mức bón đạm thấp và thấp hơn ở mức bón đạm cao hơn. Điều này cũng được báo cáo của nhiều tác giả (Raun và Johnson, 1999; Maman, 1999). Năng suất hạt ở mức 1N, 1,5N, 2N cao hơn có ý nghĩa so với mức 0N và 0,5N. Phân tích hồi quy chỉ ra rằng mức 1N là phù hợp trong điều kiện có tưới, tương đương 100 kg ure/ha. Không có sự khác nhau trong khả năng tuốt vỏ giữa các mức bón phân đạm (Elasha, 2006). Ở Minnesota, thông thường bón 35 – 110 kg đạm và 35 – 70 kg lân cho 1 hecta là đủ để thu năng suất hạt hoặc làm cỏ nhưng phần lớn những loại đồng cỏ thường cần nhiều dinh dưỡng hơn nhằm nâng cao chất lượng và khối lượng cỏ. Số lượng thức ăn chăn nuôi cần và số gia súc chăn thả sẽ là những yếu tố quyết định để lên kế hoạch lượng đạm bón. Trong sản xuất cỏ lượng lớn và số lượng chăn thả lớn, khả năng sẽ gấp đôi lượng đạm so với cỏ khô hay lấy hạt. Lượng lân cũng cao hơn tương tự (Baker, 2008). Ở Châu Phi và Ấn Độ, kê ngọc trai phát triển bình thường trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng và lượng mưa thấp. Ở Nigeria và hầu hết các nước Châu Phi, nơi kê ngọc trai được trồng, đất liên tục bị xấu đi vì lượng hữu cơ giảm trong khi dinh dưỡng chuyển vảo hạt và rơm khô thông thường cao hơn lượng thêm vào. Sự tích lũy N và P ở cây trồng thường đuợc xem như là chỉ dẫn chung cho lượng cây cần. Thêm nữa, nồng độ N và P trong hạt và rơm khô quan trọng vì hạt kê ngọc trai sử dụng làm thức ăn cho người còn rơm khô sử dụng thức ăn vật nuôi (Bagayoko, 1996). Sản xuất có hiệu quả của kê được mô tả bởi sự dự trữ đạm trong cây cao, chất khô/1 đơn vị dinh dưỡng được đồng hóa lớn và tốc độ di chuyển nhanh của dinh dưỡng từ những phần sinh dưỡng về hạt trong thời kì hạt vào chắc (Wani, 1990). Tuy nhiên, Alagarswamy và Bidinger (1987) tìm ra rằng sự khác nhau trong kiểu gen về khả năng sử dụng N không liên quan đến việc tích lũy N. Đúng hơn, sự tăng tỷ lệ N bón làm giảm hiệu quả sử dụng N khi phần trăm tăng ở thân lá lại thấp hơn phần trăm tăng lượng N tích lũy. Van Duivenbooden và Cissé (1993) nhận thấy không có sự khác nhau ở giai đoạn trưởng thành về nồng độ N, P và K trong rơm khô và hạt của giống kê Souna III giữa việc bón phân chuồng với/hoặc chỉ bón phân khoáng. Gregory và Squire (1979), Gregory (1979) đã nghiên cứu về lượng chất khô tích lũy và sự hấp thu N, P, K trong điều kiện tưới và không tưới trên kê ngọc trai, nhận thấy nồng độ N, P, K giảm khi xử lý hạn. Payne (1995) thử nghiệm sự sinh trưởng và tích lũy dinh dưỡng ở kê khi thay đổi lượng nước và P hữu hiệu trong đất, nhận thấy nồng độ N và P trong thân, lá tồn tại và lá rụng tăng khi xử lý hạn. Khi tăng mức lân từ 0 đến 56 g/m2, nồng độ P tăng và nồng độ N giảm. Những nghiên cứu ở Châu Phi (Bationo, 1990) và Ấn Độ (Alagarswamy và Bidinger, 1987; Wani, 1990) cho thấy sự khác nhau về năng suất hạt kê tương ứng với kiểu gen khi bón đạm, gợi ý rằng giữa các kiểu gen tồn tại sự khác nhau về tích lũy N và vận chuyển N từ lá, thân đến hạt. Do đó, việc xác định nồng độ và tích lũy N và P của kê ngọc trai ở Niger chịu ảnh hưởng của loài và mức quản lý dinh dưỡng và việc cung cấp dữ liệu về ranh giới nồng độ N, P trong các phần của cây. Gregory (1979) đã tiến hành thí nghiệm bón đạm đối với kê ngọc trai được bố trí bởi hai mức đạm là 0 và 78 kg N/ha (NH4NO3), mật độ trồng là 148260 cây/ha. Ở mức 78 kg N/ha, năng suất hạt tăng 0,4 tấn/ha, so với không bón đạm. Sự tăng có giới hạn năng suất kê ngọc trai do bón đạm phù hợp với những nghiên cứu về tỷ lệ đạm ở Châu Phi (Bationo, 1990; Payne, 1995), ở Ấn Độ (Havanagi và Hedge, 1983) và ở Mỹ (Maranville và Sirifi, 1995; Limon-Ortega, 1998; Gascho, 1995). Maranville và Sirifi (1995) và Limon - Ortega (1998) nhận thấy năng suất hạt tăng 0,5 tấn/ha nếu như tỷ lệ đạm tăng 0 đến 78 hoặc 150 kg/ha/năm trong điều kiện đủ nước tưới. Gascho (1995) nhận thấy đường tăng tuyến tính ở năng suất hạt kê ngọc trai với lượng đạm bón tăng từ 0 đến 80 kg N/ha ở trên đất cát. Sự thay đổi của cây khi bón đạm được cho là do tác động của môi trường như lượng mưa, lượng N còn lại trong đất và trong một vài trường hợp là do sự hoạt động của lân (Payne, 1995). 2.6.3 Nghiên cứu về mật độ trồng Ở Minnesota và Wisconsinthay, mức gieo là 22,5 kg hạt cho 1 hecta hay 277 hạt/m2 đối với kê ngọc trai. Với kê đuôi chồn là 16,9 kg hạt cho 1 hecta. Hạt gieo sâu khoảng 2,5 cm. Thậm chí dù hạt nhỏ, nó vẫn có thể kéo dài lóng đầu tiên và nảy mầm từ độ sâu 2,5 cm. Kê cạnh tranh kém với cỏ dại; do đó, mật độ gieo cần dày đặc (Oelke, 1990). Thông thường việc trồng hàng hẹp (dưới 30 cm) có lợi trong đấu tranh với cỏ dại và tăng năng suất (Nelson, 1977) . Trong khoảng 18 và 32 ngày sau gieo, ở tất cả các cây trồng, rễ đâm nhanh xuống phía dưới, có thể đạt 140 cm khi trồng khoảng cách hẹp, tùy loại cây. Cây trồng ở khoảng cách hàng hẹp hơn sẽ có bộ rễ ít hơn và sâu hơn. Ở kê ngọc trai, sinh trưởng ban đầu đạt nhanh nhất ở khoảng cách hàng hẹp nhưng sẽ ngừng ở ngày thứ 45 và cuối cùng khoảng cách rộng tạo ra lượng chất khô tích lũy nhiều nhất chủ yếu do số nhánh hữu hiệu cao hơn. Theo Maman (2000), ở mức 30,000 khóm/ha (khi không bón phân) và 60,000 khóm/ha (bón với lượng: 5 tấn phân chuồng + 18 kg P + 23 kg N/ha) không ảnh hưởng đến nồng độ N và P trong kê ngọc trai. Lượng N và P được chuyển từ thân và lá đến nhánh nhiều hơn khi lượng mưa tăng hơn, và năng suất hạt cao hơn. Loài chín sớm và nhanh có xu hướng sử dụng N ít hiệu quả hơn những loài khác. Sự đồng hóa N, P và hiệu quả sử dụng N vào hạt chịu ảnh hưởng từ sự ngoại cảnh hơn là phụ thuộc loài (Maman, 2000). Elasha (2006) tiến hành thí nghiệm trên đối tượng là kê ngọc trai trong điều kiện có tưới. Đây là loài có đẻ nhánh nên mật độ trồng thưa 62500 cây/ha, tức là chỉ khoảng 6 – 7 cây/m2. Bationo (1990) tiến hành thí nghiệm trên đất cát pha ở nam Nigeria nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân đạm (0 – 60 kg N/ha) và mật độ trồng cây (5000 – 40 000 cụm/ha, 1 – 3 cây/cụm) đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất kê. Ảnh hưởng của đạm và mật độ trồng đến năng suất chịu tác động của lượng mưa giữa mùa. Với lượng mưa giữa mùa thấp, mật độ cao làm giảm nhẹ năng suất và đạm không ảnh hưởng. Với lượng mưa trung bình hoặc cao, lượng đạm bón và mật độ cao sẽ tăng năng suất hạt 4 – 5 lần. Đạm làm tăng sản lượng rơm khô (cho gia súc) đến 33% trong mùa khô và 100% trong mùa mưa. Mật độ trồng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất rơm khô khi năm ấy có mùa mưa sớm và nhiều. Trọng lượng hạt năm đó tăng 14% khi mật độ quá 20,000 cụm/ha. Tăng mật độ dẫn đến tăng năng suất rơm trong tất cả các năm. Mật độ trồng từ 15,000 đến 20,000 cụm/ha và bón 30 kg N/ha sẽ cho năng suất cao trong năm trung bình và năm ẩm ướt, chỉ giảm một ít trong năm khô hạn (Bationo, 1990). Với những gia tăng đáng kể gần đây về giá hạt và giá phân bón, thậm chí một sự thay đổi nhỏ trong quá trình quản lý đồng ruộng cũng có thể mang lại tiềm năng tác động đáng kể đến lợi nhuận từ một cánh đồng. Vì vậy, giảm đầu vào có phù hợp với các yếu tố cấu thành năng suất ở những vùng khác nhau trong phạm vi đồng ruộng có thể làm tăng lợi nhuận và giảm tác động tới môi trường liên quan đến việc bón quá nhiều phân hoặc thuốc trừ sâu. 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung 1: Gồm 2 thí nghiệm - Thí nghiệm 1: So sánh một số giống kê trong vụ Xuân 2008 tại Hà Nội - Thí nghiệm 2: So sánh một số giống kê trong vụ Xuân 2008 tại Lào Cai 3.1.1. Thời gian, địa điểm, vật liệu nghiên cứu - Địa điểm tiến hành: + Khu thí nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp HN. + Xã Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. - Thời gian tiến hành: từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008. - Vật liệu thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2: STT Kí hiệu Nguồn gốc 1 CM1 xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 2 CM9 huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (kê đỏ) 3 CM10 huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (kê vàng) 4 CM11 huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (kê vàng) 3.1.2. Bố trí thí nghiệm Đất trồng được làm kỹ, san phẳng, lên luống kích thước 2m x 5m . Hạt được gieo thẳng, hàng cách hàng 30cm Quy trình bón phân cho 1 hecta: 30kg N + 24kg P2O5 + 24kg K2O Bón lót: 100% Lân + 40% Kali + 30% Đạm Bón thúc lần 1: 50% Đạm + 30% Kali, khi được 7-8 lá (sau gieo 40 ngày) Bón thúc lần 2: 20% Đạm + 30% Kali (sau gieo 60 ngày). Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, tổng số ô thí nghiệm là 12. Dải bảo vệ CM1 CM9 CM9 CM9 CM10 CM11 CM10 CM11 CM1 CM11 CM1 CM10 3.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi 3.1.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển a. Các chỉ tiêu nông học Lấy ngẫu nhiên 5 cây/ô, tiến hành đo 2 tuần/lần các chỉ tiêu: - Chiều cao cây: Đo từ gốc đến mút lá cao nhất - Số lá: Đếm tổng số lá/thân chính b. Các chỉ tiêu sinh lý - Đối với thí nghiệm tại Hà Nội: + Tiến hành đo cường độ quang hợp ở giai đoạn trỗ. Mỗi giống đo 5 cây, mỗi cây chọn 2 lá trên cùng đã mở hoàn toàn. Đo bằng máy LICOR 6400, USA trong điều kiện nhiệt độ 30oC, ánh sáng 1500 µmol/m2/s, nồng độ CO2 từ 350 – 370 ppm, ẩm độ từ 60 – 70 %. + Đo hàm lượng Chlorophyll thông qua chỉ số SPAD (đo bằng máy SPAD 502, Hoa Kỳ). Mỗi cây đo 2 lá (lá đòng và lá kế tiếp), mỗi lá đo 10 lần, lấy giá trị trung bình. - Đối với cả hai thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu cây giai đoạn trỗ, đo các chỉ tiêu sau: + Diện tích lá và chỉ số diện diện tích lá (LAI) Diện tích lá đo bằng máy Ci-202 Area meter, Hoa Kỳ. Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: LAI (m2 lá/m2 đất) = (Diện tích lá/cây) x Mật độ + Khối lượng chất khô tích lũy: cân khối lượng chất khô toàn cây sau khi sấy ở 80oC trong 48h. 3.1.3.2. Các chỉ tiêu năng suất Lấy ngẫu nhiên 5 cây/ô, tiến hành đếm: - Số bông/cây - Số hạt/bông - Tỷ lệ hạt chắc (%) - Khối lượng 1000 hạt: Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt sao cho 2 lần cân không vượt quá 5% - Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng toàn bộ hạt chắc - Năng suất thực thu: Cân khối lượng hạt ở độ ẩm 14% 3.1.3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng Hạt sau khi thu hoạch được lấy mẫu ngẫu nhiên sấy khô và phân tích các hàm lượng: - Protein (bằng phương pháp Kjeldahl) - Lipid (theo phương pháp Soxhlet) - Tro và tinh bột (theo phương pháp thủy phân bằng axit) 3.1.4. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được tổng hợp và phân tích theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTAT 4.3. 3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ trồng đến năng suất hạt kê trong vụ Xuân 2009 tại Hà Nội 3.2.1. Thời gian, địa điểm, vật liệu nghiên cứu - Địa điểm tiến hành: Khu thí nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Thời gian tiến hành: từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2009 - Vật liệu: Giống CM11 lựa chọn từ vụ Xuân 2008. - Thí nghiệm gồm 8 công thức: 4 mức Đạm bón kết hợp với 2 mật độ Bốn mức Đạm bón: Kí hiệu N (kg/ha) K2O (kg/ha) P2O5 (kg/ha) N0 0 24 24 N1 30 24 24 N2 45 24 24 N3 60 24 24 Hai mức mật độ: 30 khóm/m2 và 45 khóm/m2 Quy trình bón phân tương tự như nội dung 1. 3.2.2. Bố trí thí nghiệm Đất trồng được làm kỹ, san phẳng, lên luống kích thước 2m x 5m Thí nghiệm được bố trí theo khối Split – plot, nhắc lại 3 lần, tổng số ô là 24 ô, diện tích mỗi ô là 10m2. Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ N2M1 N2M2 N3M1 N3M2 N0M1 N0M1 N1M1 N1M2 N2M1 N2M2 N1M1 N1M2 N3M1 N3M1 N0M1 N0M2 N1M1 N1M2 N3M1 N3M2 N0M1 N0M1 N2M1 N2M2 3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 3.2.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển a. Các chỉ tiêu nông học Lấy ngẫu nhiên 5 cây/ô, tiến hành đo 2 tuần/lần các chỉ tiêu: - Chiều cao cây: Đo từ gốc đến mút lá cao nhất - Số lá: Đếm tổng số lá/thân chính b. Các chỉ tiêu sinh lý Tại các giai đoạn: đẻ nhánh hữu hiệu, trỗ và chín sáp: - Đo hàm lượng Chlorophyll thông qua chỉ số SPAD (đo bằng máy SPAD 502, Hoa Kỳ). Mỗi cây đo 2 lá trên cùng, mỗi lá đo 10 lần, lấy giá trị trung bình. - Tiến hành lấy mẫu đo các chỉ tiêu: + Diện tích lá và chỉ số diện diện tích lá (LAI) Diện tích lá đo bằng máy Ci-202 Area meter, Hoa Kỳ. Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: LAI (m2 lá/m2 đất) = (Diện tích lá/cây) x Mật độ + Khối lượng chất khô tích lũy: cân khối lượng chất khô toàn cây sau khi sấy ở 80oC trong 48h. 3.2.3.2. Các chỉ tiêu năng suất Lấy ngẫu nhiên 5 cây/ô, tiến hành đếm: - Số bông/cây - Số hạt/bông - Tỷ lệ hạt chắc (%) - Khối lượng 1000 hạt: Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt sao cho 2 lần cân không vượt quá 5% - Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng toàn bộ hạt chắc - Năng suất thực thu: Cân khối lượng hạt ở độ ẩm 14% 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được tổng hợp và phân tích theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng chương trình IRRISTAT 4.3. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nội dung 1: So sánh một số giống kê triển vọng trong vụ Xuân 2008 tại Sapa và Gia Lâm 4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống kê thí nghiệm Thời gian sinh trưởng của các giống kê tính từ khi gieo đến khi thu hoạch, phụ thuộc vào từng giống và chia thành các giai đoạn nhỏ. Trong từng giai đoạn, các yếu tố đất đai, khí hậu cũng ảnh hưởng rỗ rệt đến thời gian sinh trưởng của chúng. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả về thời gian sinh trưởng của các giống kê trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa Đơn vị: ngày Vùng Giống Thời gian gieo - trỗ Thời gian trỗ - thu hoạch Tổng Gia Lâm CM1 69 25 94 CM9 78 30 108 CM10 72 34 106 CM11 76 36 112 TB 74 21 105 Sapa CM1 98 49 147 CM9 86 40 126 CM10 89 45 134 CM11 89 47 136 TB 91 44 136 Tại Gia Lâm, thời gian từ gieo đến trỗ của các giống biến động từ 69 – 78 ngày, ngắn nhất là giống CM1 (69 ngày), dài nhất là giống CM9 (78 ngày). Thời gian từ trỗ đến thu hoạch cũng thay đổi theo từng giống, ngắn nhất là giống CM1 (25 ngày), dài nhất là giống CM11 (36 ngày). Như vậy khi trồng ở Hà Nội, giống có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống CM1 (94 ngày), và dài nhất là giống CM11 (112 ngày). Tại Sapa, thời gian từ gieo đến trỗ và trỗ đến thu hoạch của các giống cũng có sự khác nhau. Tính tổng thời gian sinh trưởng thì ngắn nhất là giống CM9 (126 ngày), còn giống CM1 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (147 ngày). 4.1.2. Động thái tăng trưởng số lá của các giống kê thí nghiệm Bảng 4.2. Tổng số lá/thân chính của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa Vùng Giống 4TSG 6TSG 8TSG 10TSG Trỗ Gia Lâm CM1 5,1 7,4 8,9 13,2 16,0 CM9 5,1 8,0 10,2 13,4 16,4 CM10 4,9 7,1 9,0 12,1 14,8 CM11 5,3 6,9 8,4 12,5 15,8 LSD0,05 0,54 0,52 1,1 2,32 1,12 Sapa CM1 3,0 5,4 7,5 10,9 13,3 CM9 3,1 5,9 7,6 11,0 13,5 CM10 3,1 6,3 8,0 10,9 13,5 CM11 3,3 5,1 7,1 11,9 13,3 LSD0,05 0,54 0,52 1,1 1,55 1,12 CV(%) 5,6 11,1 7,7 9,1 4,4 Tại cả Gia Lâm và Sapa, số lá/thân chính của các giống khác nhau không có ý nghĩa. Cường độ chiếu sáng yếu và nhiệt độ thấp là yếu tố quyết định đến số lá và tốc độ ra lá của các giống. Do vậy, số lá ở các thời điểm đo đối với từng giống trồng ở Sapa thấp hơn tương ứng khi trồng tại Gia Lâm (ở mức ý nghĩa 95%), ngoại trừ hai giống CM1 và CM11 ở thời điểm trỗ. Giống CM1 là giống địa phương của Lào Cai nên khi gặp thời tiết ấm áp sẽ đẩy nhanh tốc độ ra lá, còn số lá cuối cùng không bị thay đổi. Đặc biệt với giống CM11 có nguồn gốc Nam Định là vùng khí hậu ấm áp, khi trồng trên Sapa không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, số lá tại thời điểm trỗ không khác nhau so với khi trồng ở Hà nội. Đây là 1 tiền đề rất tốt để ổn định năng suất khi CM11 trồng trên những vùng khí hậu lạnh. 4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng chống đổ của cây trồng, nó chủ yếu quyết định bởi bản chất di truyền của từng giống. Bên cạnh đó, động thái tăng trưởng chiều cao cây nói chung và của cây kê nói riêng cũng chịu tác động khá lớn của điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc. Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi có được kết quả sau: Bảng 4.3. Chiều cao của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa (cm) Vùng Giống 4TSG 6TSG 8TSG 10TSG Trỗ Gia Lâm CM1 10,5 16,7 35,6 70,7 121,4 CM9 21,2 29,7 56,7 88,5 130,4 CM10 17,3 26,5 64,1 91,0 122,1 CM11 19,2 27,9 66,7 95,3 127,8 LSD0,05 2,17 3,09 7,48 4,72 5,71 Sapa CM1 14,5 20,6 48,9 82,3 142,2 CM9 14,7 17,5 33,7 67,1 124,9 CM10 10,5 21,4 35,0 66,1 115,6 CM11 11,7 15,0 37,3 69,3 119,4 LSD0,05 2,24 3,43 2,68 1,32 3,18 CV(%) 12,2 10,8 16,1 13,4 14,2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong thời gian từ 4TSG đến 6TSG chậm ở cả Gia Lâm và Sapa do nhiệt độ thấp. Đến giai đoạn 6TSG đến 10TSG ở Gia Lâm tốc độ tăng nhanh do thời tiết ấm, cây sớm tích lũy được tổng tích ôn, quá trình tích luỹ chất khô diễn ra nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng. Ở Sapa quá trình này diễn ra chậm do thời tiết vấn tiếp tục lạnh. Đối với giống CM1 có nguồn gốc ở vùng núi cao, khi trồng tại nơi có thời tiết ấm áp, quá trình tích lũy diễn ra nhanh, cây thấp, trỗ sớm. Do vậy, chiều cao cây ở các giai đoạn đều có sự sai khác so với giống CM1 trồng trên Sapa. Đối với các giống còn lại, điều này chỉ xảy ra ở các thời điểm 2, 4, 6, 8TST, còn ở thời kì trỗ không có sự khác nhau. 4.1.4. Chỉ số diện tích lá của các giống kê thí nghiệm Chỉ số diện tích lá (LAI) là 1 chỉ số quan trọng, liên quan đến lượng chất khô và khả năng quang hợp của các giống. LAI tăng dần qua các thời kì và đạt cao nhất ở thời kì trỗ. Do vậy, giống nào có LAI cao nhất thời kì trỗ sẽ cho tiềm năng quang hợp và năng suất cao. Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các giống kê tại Gia Lâm và Sapa (m2 lá/m2 đất) Vùng Giống 6TSG 10TSG Trỗ Gia Lâm CM1 1,17 1,33 1,82 CM9 1,19 1,25 2,05 CM10 1,32 1,53 2,21 CM11 1,39 1,65 2,56 LSD0,05 0,06 0,05 0,30 Sapa CM1 0,87 1,13 1,44 CM9 0,55 1,07 1,27 CM10 0,60 ._.7896E-01 0.100319 0.144849 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE IR 20/ 8/ 9 14:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N$ |MD$ N$*MD$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | DENHANH 24 0.11863 0.51560E-010.73032E-02 6.2 0.0000 0.2893 0.0001 TRO 24 2.7072 1.2174 0.57285E-01 2.1 0.0000 0.0000 0.0000 CHINSAP 24 2.3070 1.0388 0.82713E-01 3.6 0.0000 0.0000 0.0000 2.5. Chỉ số SPAD của các công thức BALANCED ANOVA FOR VARIATE DENHANH FILE IR 20/ 8/ 9 14:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V004 DENHANH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 1524.87 508.291 758.97 0.000 5 2 MD$ 1 22.2530 22.2530 33.23 0.000 5 3 NL 2 .832134 .416067 0.62 0.556 5 4 N$*MD$ 3 .822147 .274049 0.41 0.751 5 * RESIDUAL 14 9.37601 .669715 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1558.16 67.7459 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TRO FILE IR 20/ 8/ 9 14:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V005 TRO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 1681.05 560.349 982.50 0.000 5 2 MD$ 1 14.9310 14.9310 26.18 0.000 5 3 NL 2 .600585E-01 .300292E-01 0.05 0.949 5 4 N$*MD$ 3 3.94765 1.31588 2.31 0.120 5 * RESIDUAL 14 7.98460 .570329 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1707.97 74.2596 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CHINSAP FILE IR 20/ 8/ 9 14:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V006 CHINSAP LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 1527.23 509.075 541.68 0.000 5 2 MD$ 1 42.4802 42.4802 45.20 0.000 5 3 NL 2 1.16670 .583350 0.62 0.556 5 4 N$*MD$ 3 4.21318 1.40439 1.49 0.259 5 * RESIDUAL 14 13.1572 .939800 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 1588.24 69.0541 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE IR 20/ 8/ 9 14:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT N$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ NOS DENHANH TRO CHINSAP N1 6 28.4467 28.1033 22.4150 N2 6 43.8200 45.2933 36.8683 N3 6 47.4133 47.7983 40.0767 N4 6 48.1517 48.5867 43.2850 SE(N= 6) 0.334095 0.308310 0.395769 5%LSD 14DF 1.01338 0.935171 1.20046 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT MD$ ------------------------------------------------------------------------------- MD$ NOS DENHANH TRO CHINSAP M1 12 42.9208 43.2342 36.9917 M2 12 40.9950 41.6567 34.3308 SE(N= 12) 0.236241 0.218008 0.279851 5%LSD 14DF 0.716570 0.661266 0.848851 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DENHANH TRO CHINSAP 1 8 41.9762 42.5075 35.6562 2 8 41.7213 42.4437 35.9338 3 8 42.1763 42.3850 35.3937 SE(N= 8) 0.289334 0.267004 0.342746 5%LSD 14DF 0.877615 0.809882 1.03963 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT N$*MD$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ MD$ NOS DENHANH TRO CHINSAP N1 M1 3 29.3133 29.5833 23.9533 N1 M2 3 27.5800 26.6233 20.8767 N2 M1 3 45.0733 45.8333 38.1467 N2 M2 3 42.5667 44.7533 35.5900 N3 M1 3 48.3900 48.4667 41.8967 N3 M2 3 46.4367 47.1300 38.2567 N4 M1 3 48.9067 49.0533 43.9700 N4 M2 3 47.3967 48.1200 42.6000 SE(N= 3) 0.472481 0.436016 0.559702 5%LSD 14DF 1.43314 1.32253 1.69770 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE IR 20/ 8/ 9 14:35 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N$ |MD$ |N$*MD$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DENHANH 24 41.958 8.2308 0.81836 2.0 0.0000 0.0001 0.7514 TRO 24 42.445 8.6174 0.75520 1.8 0.0000 0.0002 0.1202 CHINSAP 24 35.661 8.3099 0.96943 2.7 0.0000 0.0000 0.2588 2.6. NSTT của các công thức BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAY FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 .458203E-15 .152734E-15 0.00 1.000 4 2 M$ 1 .558416E-16 .558416E-16 0.00 0.996 4 3 N$*M$ 3 .162144E-15 .540479E-16 0.00 1.000 4 * RESIDUAL 16 16.0000 1.00000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 16.0000 .695652 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1000HAT FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 1000HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 .427045E-02 .142348E-02 85.20 0.000 4 2 M$ 1 .210041E-03 .210041E-03 12.57 0.003 4 3 N$*M$ 3 .211125E-03 .703752E-04 4.21 0.022 4 * RESIDUAL 16 .267332E-03 .167083E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 .495895E-02 .215607E-03 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 41.0167 13.6722 640.00 0.000 4 2 M$ 1 2.12646 2.12646 99.54 0.000 4 3 N$*M$ 3 .744355 .248118 11.61 0.000 4 * RESIDUAL 16 .341808 .213630E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 44.2293 1.92301 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$ 3 23.1587 7.71957 214.24 0.000 4 2 M$ 1 .952845 .952845 26.44 0.000 4 3 N$*M$ 3 .516888 .172296 4.78 0.015 4 * RESIDUAL 16 .576512 .360320E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 25.2049 1.09587 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT N$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ NOS CAY 1000HAT NSLT NSTT N1 6 2.00000 1.32483 1.32953 1.17031 N2 6 2.00000 1.34550 3.28783 2.88700 N3 6 2.00000 1.35867 4.56937 3.66785 N4 6 2.00000 1.35617 4.48186 3.46571 SE(N= 6) 0.408248 0.166874E-02 0.596700E-01 0.774941E-01 5%LSD 16DF 1.22394 0.500292E-02 0.178892 0.232329 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT M$ ------------------------------------------------------------------------------- M$ NOS CAY 1000HAT NSLT NSTT M1 12 2.00000 1.34925 3.71481 2.99697 M2 12 2.00000 1.34333 3.11948 2.59846 SE(N= 12) 0.288675 0.117998E-02 0.421930E-01 0.547966E-01 5%LSD 16DF 0.865453 0.353760E-02 0.126495 0.164281 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT N$*M$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ M$ NOS CAY 1000HAT NSLT N1 M1 3 2.00000 1.32433 1.45670 N1 M2 3 2.00000 1.32533 1.20235 N2 M1 3 2.00000 1.35000 3.65522 N2 M2 3 2.00000 1.34100 2.92043 N3 M1 3 2.00000 1.36567 5.12363 N3 M2 3 2.00000 1.35167 4.01511 N4 M1 3 2.00000 1.35700 4.62368 N4 M2 3 2.00000 1.35533 4.34004 SE(N= 3) 0.577350 0.235996E-02 0.843861E-01 5%LSD 16DF 1.73091 0.707520E-02 0.252991 N$ M$ NOS NSTT N1 M1 3 1.29964 N1 M2 3 1.04097 N2 M1 3 3.07725 N2 M2 3 2.69676 N3 M1 3 4.10413 N3 M2 3 3.23157 N4 M1 3 3.50686 N4 M2 3 3.42456 SE(N= 3) 0.109593 5%LSD 16DF 0.328562 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 1 1/ 4/ 9 10:25 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N$ |M$ |N$*M$ | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | CAY 24 2.0000 0.83406 1.0000 50.0 1.0000 0.9957 1.0000 1000HAT 24 1.3463 0.14683E-010.40876E-02 0.3 0.0000 0.0027 0.0224 NSLT 24 3.4171 1.3867 0.14616 4.3 0.0000 0.0000 0.0003 NSTT 24 2.7977 1.0468 0.18982 6.8 0.0000 0.0001 0.0145 2.7. NS của các công thức BALANCED ANOVA FOR VARIATE TONG HAT FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V004 TONG HAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$*M$ 7 .108525E+10 .155036E+09 302.78 0.000 5 2 NL 2 356377. 178188. 0.35 0.712 5 * RESIDUAL 62 .317463E+08 512037. ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 71 .111735E+10 .157373E+08 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT CHAC FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V005 HAT CHAC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$*M$ 7 .846263E+09 .120895E+09 421.03 0.000 5 2 NL 2 292619. 146310. 0.51 0.609 5 * RESIDUAL 62 .178025E+08 287138. ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 71 .864358E+09 .121741E+08 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TY LE HA FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V006 TY LE HA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$*M$ 7 7996.71 1142.39 106.75 0.000 5 2 NL 2 38.8547 19.4273 1.82 0.169 5 * RESIDUAL 62 663.478 10.7013 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 71 8699.05 122.522 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V007 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 N$*M$ 7 1364.99 194.999 ****** 0.000 5 2 NL 2 .116002 .580012E-01 0.82 0.448 5 * RESIDUAL 62 4.37411 .705502E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 71 1369.48 19.2885 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT N$*M$ ------------------------------------------------------------------------------- N$ M$ NOS TONG HAT HAT CHAC TY LE HA N1 M1 9 6509.11 3669.11 56.3655 N1 M2 9 4302.00 2007.00 46.9984 N2 M1 9 11536.1 9023.56 78.2641 N2 M2 9 6779.11 4837.56 71.3496 N3 M1 9 15511.2 12505.1 80.6161 N3 M2 9 9411.11 6604.89 70.2003 N4 M1 9 15699.3 11348.8 72.3600 N4 M2 9 9913.67 7110.44 71.8032 SE(N= 9) 238.523 178.617 1.09043 5%LSD 62DF 674.238 504.903 3.08234 N$ M$ NOS NSCT N1 M1 9 5.14000 N1 M2 9 2.58333 N2 M1 9 10.5800 N2 M2 9 7.12444 N3 M1 9 16.9267 N3 M2 9 9.37667 N4 M1 9 14.2744 N4 M2 9 9.72222 SE(N= 9) 0.885376E-01 5%LSD 62DF 0.250272 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS TONG HAT HAT CHAC TY LE HA NSCT 1 24 9868.62 7154.21 69.2604 9.46083 2 24 10040.6 7207.21 68.7198 9.41958 3 24 9963.88 7053.50 67.5037 9.51750 SE(N= 24) 146.065 109.380 0.667747 0.542180E-01 5%LSD 62DF 412.885 309.189 1.88754 0.153259 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSHN09 1/ 4/ 9 9:49 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |N$*M$ |NL | (N= 72) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TONG HAT 72 9957.7 3967.0 715.57 7.2 0.0000 0.7123 HAT CHAC 72 7138.3 3489.1 535.85 7.5 0.0000 0.6088 TY LE HA 72 68.495 11.069 3.2713 4.8 0.0000 0.1692 NSCT 72 9.4660 4.3919 0.26561 2.8 0.0000 0.4476 Trạm: Láng LƯỢNG MƯA NGÀY Kinh độ: 105 độ 48 phút Tỉnh: Hà Nội Vĩ độ: 21 độ 01 phút Năm: 2008 Đơn vị: mm Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI 1 0.2 2.6 15.8 0.0 8.0 42.6 0.6 128.2 2 5.7 1.4 6.4 0.3 0.2 88.1 3 0.3 0.7 0.1 0.3 16.5 0.0 5.0 4 0.0 1.0 0.0 41.7 53.6 19.7 5 0.0 0.8 17.1 1.4 5.1 20.7 53.3 0.4 6 4.1 0.0 22.7 0.0 9.9 0.9 7 0.0 7.8 5.2 18.0 10.7 8.9 8 0.0 0.3 23.1 70.8 7.4 9 0.0 3.1 1.1 0.5 0.1 0.0 10 0.0 0.0 9.0 0.1 2.2 40.5 11 0.0 0.0 0.3 0.8 31.1 12 0.0 0.0 0.4 26.0 0.2 13.7 0.0 13 0.0 6.1 0.7 1.5 1.4 14 0.0 0.0 0.4 1.6 19.5 1.6 1.5 15 0.0 0.0 0.2 13.2 21.6 0.0 0.1 16 0.0 0.7 0.0 1.8 95.3 0.0 0.0 17 1.8 0.5 0.0 26.9 0.0 18 2.1 3.7 12.6 67.3 135.6 25.7 0.0 19 0.7 0.0 0.0 102.9 19.6 7.1 0.0 0.1 2.9 0.0 20 0.0 0.0 0.2 22.3 2.2 12.3 3.2 0.2 21 2.6 0.0 0.1 0.0 0.1 3.4 0.0 22 0.7 6.9 93.4 0.0 23 0.0 0.1 0.3 0.0 0.1 24 0.0 0.0 0.1 0.0 21.0 0.0 2.3 1.3 0.0 25 13.0 1.0 0.0 0.0 0.2 43.0 6.4 47.8 0.0 26 0.0 0.8 0.0 0.2 0.0 0.4 4.1 17.6 27 0.0 0.0 0.0 0.0 20.7 0.0 24.5 0.1 28 0.9 0.0 0.6 0.1 22.2 5.2 1.1 29 1.5 2.3 0.1 0.4 0.0 4.5 30 1.0 0.4 0.6 3.8 0.0 4.5 8.7 31 6.2 14.3 17.1 20.6 347.0 Tổng 26.6 13.9 20.2 121.6 184.0 234.3 423.5 304.5 199.4 469.0 258.7 Trạm: Láng NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH NGÀY Kinh độ: 105 độ 48 phút Tỉnh: Hà Nội Vĩ độ: 21 độ 01 phút Năm: 2008 Đơn vị: độ C Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI 1 15.5 7.4 16.6 19.8 26.6 27.5 29.8 27.7 28.2 25.9 24.2 2 14.1 9.5 17.9 18.5 27.8 27.0 29.8 28.0 29.4 27.5 23.6 3 14.5 11.8 19.8 18.5 28.2 27.7 30.5 29.7 30.2 28.7 21.2 4 15.9 12.4 20.1 20.7 28.8 27.8 30.4 29.7 25.9 29.0 21.6 5 16.5 12.8 19.3 23.1 23.5 27.6 30.1 29.2 26.5 24.8 23.4 6 18.2 13.1 19.7 25.5 24.8 27.3 26.8 30.5 25.7 26.9 25.8 7 18.9 12.8 20.1 26.3 28.1 28.5 28.1 27.2 27.0 26.4 24.3 8 19.8 13.1 20.9 27.0 29.0 28.9 27.1 27.1 27.6 27.2 22.8 9 21.5 13.0 20.0 27.6 27.4 29.3 29.1 28.3 28.1 27.0 21.6 10 21.7 12.1 19.9 26.1 24.2 27.6 29.1 26.1 27.4 28.0 20.6 11 23.5 11.3 21.5 26.0 24.6 28.9 30.6 28.9 28.3 27.1 19.9 12 23.0 12.3 20.9 26.3 26.3 29.0 27.1 28.4 27.6 27.3 19.4 13 22.7 12.2 20.0 24.9 27.3 28.7 29.0 29.1 28.3 26.8 20.0 14 14.6 12.2 20.6 25.8 27.6 27.9 30.6 29.7 28.6 23.9 20.4 15 11.4 13.7 21.3 25.3 26.9 29.2 30.0 30.9 29.8 24.1 22.2 16 13.0 14.4 22.0 25.9 27.7 28.1 26.4 32.0 30.2 26.2 24.3 17 14.5 11.7 23.1 26.2 27.7 28.0 27.1 31.2 30.5 27.8 25.0 18 15.0 12.2 23.3 26.6 27.7 26.5 27.8 27.1 30.7 28.0 22.7 19 14.5 12.5 22.6 27.6 22.8 26.4 29.1 28.4 29.3 27.3 18.9 20 16.5 14.3 23.4 27.7 25.4 28.3 30.1 28.7 29.4 26.8 18.9 21 14.6 16.6 24.7 28.3 26.9 29.6 31.8 30.1 28.8 26.7 19.5 22 11.3 18.1 22.6 26.5 27.0 31.4 32.2 31.3 29.9 28.1 21.6 23 12.5 20.4 22.2 22.1 28.4 32.0 31.5 30.0 31.1 27.2 21.7 24 12.8 19.5 22.1 21.4 29.2 29.4 30.0 26.6 30.1 25.2 20.7 25 11.3 18.9 22.0 22.9 29.1 31.1 27.4 28.5 25.7 25.9 21.0 26 12.6 17.3 22.2 23.3 30.4 32.3 28.4 28.4 27.6 25.3 21.9 27 11.6 15.0 20.5 23.9 31.8 27.4 30.5 28.9 25.9 25.9 21.6 28 9.7 14.9 22.1 24.5 32.1 25.7 30.3 29.7 27.5 25.7 18.4 29 10.8 15.0 25.0 25.6 32.0 28.7 30.1 30.4 28.3 25.8 17.4 30 10.0 25.2 26.0 28.8 30.4 31.3 30.3 25.4 25.3 17.4 31 8.9 22.4 26.4 29.5 27.7 24.7 Tổng 471.4 400.5 664.0 739.9 854.5 858.2 911.6 899.8 849.0 822.5 642.0 T.bình 15.2 13.8 21.4 24.7 27.6 28.6 29.4 29.0 28.3 26.5 21.4 Trạm: Láng TỔNG GIỜ NẮNG NGÀY Kinh độ: 105 độ 48 phút Tỉnh: Hà Nội Vĩ độ: 21 độ 01 phút Năm: 2008 Đơn vi: giờ Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI 1 8.5 0.0 8.5 0.0 1.0 0.3 5.4 0.3 3.5 1.4 0.3 2 9.1 0.0 8.6 0.0 3.8 0.2 5.4 5.1 6.8 3.4 1.7 3 8.5 0.0 8.0 0.0 2.9 4.1 10.4 2.6 4.3 5.1 0.0 4 8.0 0.0 8.1 0.0 7.8 0.6 3.3 5.1 0.0 2.5 0.0 5 0.0 0.0 2.6 0.0 0.0 2.7 1.0 4.0 1.0 1.2 0.0 6 3.8 0.0 1.1 3.4 0.4 3.0 0.5 7.4 0.2 7.8 5.3 7 0.0 0.0 0.1 4.7 7.5 3.7 4.3 0.0 4.0 5.5 0.6 8 0.0 0.0 1.3 5.2 6.7 3.4 1.7 0.0 3.2 3.5 7.8 9 2.8 0.0 0.3 8.3 3.4 5.9 3.0 0.6 6.7 1.5 8.9 10 5.9 0.0 0.0 0.0 0.3 2.1 5.3 0.2 2.3 4.5 8.7 11 7.4 0.0 0.0 0.0 0.1 5.5 10.4 7.0 5.5 4.1 9.0 12 6.9 0.0 5.5 0.0 7.5 1.8 1.7 0.0 5.7 4.2 8.6 13 1.9 0.0 0.0 0.1 5.3 2.1 1.7 8.2 5.7 4.9 8.9 14 0.0 0.0 0.0 6.9 10.3 3.0 9.7 8.9 3.6 0.0 7.2 15 0.0 0.0 0.0 5.9 3.5 4.6 7.7 8.5 7.5 0.0 6.2 16 0.3 0.0 0.3 4.0 8.1 0.0 0.0 8.8 8.7 7.9 2.2 17 0.0 0.0 1.5 4.6 2.6 1.0 1.1 0.9 4.7 7.5 3.7 18 0.0 0.0 0.2 6.1 4.3 0.7 5.2 0.8 6.3 4.6 4.0 19 0.0 0.0 0.0 5.9 0.0 0.1 6.1 2.2 2.7 0.0 0.0 20 0.0 0.0 3.0 3.9 4.7 7.6 5.2 5.6 4.9 0.7 7.2 21 0.0 7.2 0.0 3.3 7.5 9.0 9.1 8.1 4.2 1.1 0.0 22 0.0 7.8 0.0 0.0 1.1 8.5 8.6 8.5 8.2 7.7 3.1 23 0.0 5.9 6.9 0.0 4.1 10.7 0.0 0.0 9.0 4.4 0.0 24 0.0 0.0 7.4 0.7 4.9 4.9 0.0 0.0 0.0 1.4 6.2 25 0.0 0.0 0.0 2.5 5.1 5.5 0.1 1.9 0.0 1.8 4.7 26 0.0 0.0 1.9 2.2 7.5 7.6 6.4 2.5 0.0 0.0 7.7 27 0.0 0.0 0.2 1.0 9.2 1.0 8.0 7.2 0.9 3.0 8.3 28 0.0 0.0 0.4 1.4 7.2 0.6 7.4 9.3 4.8 1.6 9.3 29 0.0 5.9 1.4 2.1 9.8 8.7 6.0 6.5 8.8 0.3 9.3 30 0.0 0.8 0.3 1.8 7.4 7.5 3.0 0.0 0.0 8.8 31 0.0 0.0 4.1 1.6 0.4 0.0 Tổng 63.1 26.8 68.1 72.5 142.5 116.3 143.8 123.6 123.2 91.6 147.7 T. bình 2.0 0.9 2.2 2.4 4.6 3.9 4.6 4.0 4.1 3.0 4.9 Trạm: Láng ẨM ĐỘ KHÔNG KHÍ TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH NGÀY Kinh độ: 105 độ 48 phút Tỉnh: Hà Nội Vĩ độ: 21 độ 01 phút Năm: 2008 Đơn vị: % Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI 1 46 87 69 89 88 83 79 86 83 76 98 2 47 81 66 88 85 85 78 84 81 77 96 3 59 71 64 92 83 72 75 80 82 77 94 4 67 66 60 93 83 85 77 78 91 76 93 5 80 80 73 94 94 86 81 83 89 87 92 6 79 69 84 87 86 84 86 77 92 69 89 7 84 70 83 86 82 81 82 90 84 71 90 8 86 68 81 83 83 78 86 90 80 75 73 9 79 50 82 81 86 74 81 83 80 79 66 10 85 57 86 89 76 82 81 92 84 77 65 11 84 70 82 90 68 80 75 79 80 83 66 12 82 61 85 90 68 78 90 82 82 76 74 13 82 47 94 94 68 81 82 81 77 67 69 14 74 57 95 81 64 86 71 81 77 79 78 15 88 56 89 84 71 84 76 78 72 86 75 16 71 61 94 86 73 86 90 74 69 76 80 17 57 92 90 83 75 87 89 75 71 70 81 18 73 90 92 79 85 91 85 88 72 69 80 19 93 90 89 76 92 90 79 83 78 78 71 20 94 84 87 83 79 83 79 82 78 83 62 21 98 78 88 84 78 74 66 78 83 84 71 22 91 76 94 88 84 73 70 79 72 79 73 23 82 74 66 81 82 76 67 84 72 82 84 24 73 87 67 68 82 79 80 90 77 84 67 25 95 93 70 72 82 73 90 90 92 79 70 26 88 86 73 79 79 71 83 83 86 90 68 27 80 54 86 84 72 85 77 82 87 83 57 28 96 61 88 79 63 88 75 81 80 79 59 29 87 72 85 77 71 76 76 82 70 87 67 30 93 85 83 78 76 74 87 74 93 65 31 87 94 76 83 90 97 Tổng 2480 2088 2541 2523 2436 2427 2463 2572 2395 2468 2273 T. bình 80 72 82 84 79 81 79 83 80 80 76 Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (0C) Nhiệt độ không khí Max (0C) Nhiệt độ không khí Min(0C) 1 2 NNE 3.9 0 2.6 16.1 18.7 13.6 3 N 2.1 0 3.1 15.8 19.9 12.8 4 5 SE 3.1 0 0.2 19.7 22.2 17.8 6 SE 2.8 0 0 18.9 22.9 17.9 7 NNE 4.7 0 0.1 16.5 18 14.1 8 N 3.9 0 0 14.1 15.2 13.2 9 N 4.8 0 5.3 15 19.8 11.8 10 N 4 0 8.1 13.4 20.2 8.8 11 SE 3.2 0 7.7 13.2 20.7 6.6 12 N 3.3 0 7.1 14 21.3 8.5 13 N 3.7 0 7.1 14.2 20.5 9.2 14 N 3.2 0 6.7 13.5 19.6 8.6 15 NNW 2.8 0 6.9 13.8 20.7 8.5 16 N 2.4 0 6.8 14.7 21.6 8.6 17 SE 4.2 0 7.1 16.2 23.1 10 18 WNW 3.8 0 0 17.2 19.3 15.5 19 SE 6.8 0 6.3 19.8 25.6 16.1 20 SE 5 0 1.5 19.8 24 18 21 NNE 5 0 4.5 19.7 25.3 17 22 SE 5.4 0 5 18.6 22.4 16.2 23 NNE 4.8 0.5 0 17 18.1 15 24 NNE 5.1 0.5 0 11.4 15 10.2 25 NE 3.1 0 0.5 11.1 12.7 9.7 26 N 5.2 0.5 0 11.2 12.8 9.1 27 N 2.8 0 4.4 13.8 16.8 11.5 28 ESE 4.2 0 0 14.1 15.7 12.9 29 N 3.9 1 3.1 14.9 18.4 12.3 30 NNW 3.8 0 8.4 16.8 23.5 11.3 31 SE 5.5 0 6 17.5 21.9 13.5 Tổng 116.5 2.5 108.5 451.97 575.9 358.3 Max 6.8 1 8.4 19.8 25.6 18 Min 2.1 0 0 11.1 12.7 6.6 TB 4.02 0.09 3.74 15.59 19.86 12.36 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (0C) Nhiệt độ không khí Max (0C) Nhiệt độ không khí Min (0C) 1 ESE 2.6 0 1.1 18 20.7 15.7 2 NW 3.2 0 0.9 18.8 23.2 17.3 3 SE 5.2 0 3.3 20.2 24.5 17.9 4 SE 4.8 3.5 4.4 20.4 25.5 17.8 5 SE 4.5 0 0.4 19.5 21.8 17.9 6 SE 4.1 0 8.1 21.1 25.9 17.5 7 SE 4.2 0 0.8 19.7 23.7 17.5 8 SE 3.3 0 4.1 19.9 24 17.5 9 SSE 2.7 0 3.9 20.5 25.5 17.4 10 ESE 3.1 0 8.1 21.5 27.3 15.9 11 SE 7.3 0 6.7 21.7 27.8 17.6 12 SE 5.2 0 5.9 22.7 27.5 19.6 13 ESE 4.4 0 6.9 25 31.3 21.4 14 SE 5.5 0 6.2 23.9 30.4 20.9 15 SE 5.6 0 5.1 24.3 28.5 21.5 16 SE 6.9 0 4 24.8 28.6 22.7 17 SE 7.7 0 3.7 24.4 28 22.6 18 SE 6.8 0 4.2 23.9 27 22.3 19 SE 7.1 0 2.8 24.2 27.6 21.9 20 ESE 4.5 1.5 0.1 21.1 25.6 17.4 21 SE 5.6 0.5 0 19.4 22.1 17.7 22 SE 5.1 1 0 22.3 23.7 20.1 23 ESE 4 0 0.9 23.7 25.6 22.9 24 SE 7.4 0 3.3 24.8 28.2 22.9 25 SE 5.2 0.5 0 23.9 24.8 23.2 26 SE 3.9 0.5 0 23.9 25 23.1 27 28 29 30 31 Tổng 129.9 7.5 84.9 573.5688 673.8 510.2 Max 7.7 3.5 8.1 25 31.3 23.2 Min 2.6 0 0 18 20.7 15.7 TB 4.996 0.288 3.265 22.060 25.915 19.623 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (0C) Nhiệt độ không khí Max (0C) Nhiệt độ không khí Min (0C) 1 2 NNE 3.8 0 0 14.7 16.3 13.8 3 NNE 4.6 0 0.7 16 18.8 13.7 4 NNE 2.4 2.5 0 17.3 19.3 15.6 5 NNE 5.7 1 0 18.3 20 17.4 6 SE 3.4 0 1.6 17.6 19.8 16.7 7 NNE 3.2 0 2.2 16.8 18.4 15.6 8 N 2.3 0 0 15.6 16.3 14.9 9 SSE 3.5 0 1.9 20.5 23.9 17.7 10 SE 4 0 0 19.6 20.3 19 11 SE 2.7 0.5 0 20.8 22.3 19 12 SE 2.8 3.5 0 22.4 22.9 21.6 13 NNE 8.9 3.5 1 21.0 25.7 16.1 14 NNE 4.9 0 7.5 17.5 22.4 13.7 15 SE 3.9 0 7.7 17.5 22.2 12.7 16 N 0.8 0 0 16.3 17 15.9 17 22.8 18 21.7 19 SE 3.6 0 0 24.8 26.6 24.2 20 SE 4.2 1 0 23.8 25.1 23.2 21 SE 5 0 7.1 25.5 30.3 22.4 22 ESE 4 0 5.1 25.6 29.3 23.7 23 ESE 6 0 5.8 26.2 30.6 23.8 24 NE 3.1 0 0 24.5 26.7 23.4 25 NNE 3.2 19 0 21.7 24 19.8 26 SE 4.6 0 0.2 21.2 23.2 19.5 27 SE 6.6 1 6.5 24.6 29.4 21 28 SE 4.5 0.5 8.4 26 30.7 22.8 29 S 5.1 0 5.6 25.0 27.9 22.1 30 NE 3 0.5 0 21.3 22.8 18.7 31 NNE 3.7 1 0 18.4 19.8 17 Tổng 113.5 34 61.3 625 652 525 Max 8.9 19 8.4 26.2 30.7 24.2 Min 0.8 0 0 14.7 16.3 12.7 TB 4.054 1.214 2.189 39.12 23.286 18.750 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (0C) Nhiệt độ không khí Max (0C) Nhiệt độ không khí Min(0C) 1 1 3.7 2 0 17.9 19.8 16.6 2 16 4.3 16 0 17.3 18.5 16.2 3 6 5.1 0.5 1.5 20.8 24 17.7 4 6 3.9 0.5 2.1 23.4 26.6 21.1 5 15 8 11 1.1 21.4 25.4 18.3 6 16 3.9 0 5.2 20.3 24 18.4 7 21.2 8 6 5.6 0 1.7 22.7 25.4 21.3 9 6 6.2 0 4.6 23.4 26.8 21.3 10 6 5.8 0 4.3 24.2 27.6 22.6 11 11 4.9 1 1.7 23.7 26.4 22.8 12 6 7 0.5 5.2 24.9 28.7 23 13 7 3.9 0 6.2 26.7 30.7 24.2 14 27.0 15 6 5.5 0 3.5 26.6 29.5 24.4 16 6 3.5 3.5 6.7 27.1 32 24.2 17 6 5.1 0 2.6 25.6 28.5 24 18 6 5.8 0 5.2 27 31.2 24.7 19 6 3.2 0 8 29.5 35.8 25.2 20 16 6.2 2 7.3 27.2 32.1 23.3 21 6 3.5 0 9.3 26.9 32.2 23 22 6 5.2 0 8 26.3 30.5 22.9 23 6 4.3 0 4.4 27.0 29.9 24.9 24 6 5.5 0 0.1 27.1 31.4 24 25 16 5 3.5 3.4 24.3 27.1 21.9 26 6 4.6 0 2.3 24.1 29.4 21.3 27 7 4.4 0 4.6 23.6 28.1 20.6 28 6 2.4 0 0 23.5 25.2 22 29 5 4.4 4.5 0.4 23.7 25 22.9 30 6 4.7 0.5 0.3 24.3 26.1 23 31 Tổng 218 135.6 45.5 99.7 728.7 777.9 615.8 Max 16 8 16 9.3 29.5 35.8 25.2 Min 1 2.4 0 0 17.3 18.5 16.2 TB 7.786 4.843 1.625 3.561 23.4 27.782 21.993 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU-JIC A Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 SE 4.8 0 4.9 24.8 28.6 22.3 2 N 2.8 0 8.2 25.2 29.7 21.1 3 4 SE 4.9 0 8.5 26.8 31.3 22.8 5 SE 5.5 0 7.4 25.2 29.5 22.3 6 SE 4.4 0 1.3 24.6 27.2 23.2 7 SE 5.4 4.5 2 25.1 28.5 23.6 8 SE 9.6 149 0 24.8 25.8 22.8 9 10 SE 5.2 0 1.9 26.9 28.6 25.7 11 SE 7 0 4.7 27.4 30.9 24 12 SE 6.7 0.5 8.1 27.8 31.6 25.4 13 SE 6.1 0 9.6 27.7 32.1 25.2 14 SE 6.3 3.5 5 26.8 31.3 24.7 15 SE 8 24.5 6.1 26.6 30.5 23.5 16 SE 6.3 28 3.3 27.2 29.9 25.5 17 SE 5 0.5 6 28.4 32.9 25.7 18 SE 4.7 9.5 1 26 28.8 24.2 19 SE 2.8 0 1.4 25.54 29.1 24.4 20 21 22 23 ESE 2.1 0 2.6 29.1 33.1 26.5 24 N 3.7 0 11.3 29.3 33.7 25.6 25 SE 3.9 0 10.6 29 33.5 25.7 26 SE 4.7 0 10.5 29 33.6 25.7 27 SE 4.8 0 8.6 29.3 34.3 26.4 28 E 4.2 0 5.3 29.1 31.6 26.7 29 NNW 5.4 50 0.5 23.3 27.7 21.8 30 N 2.5 0 1.7 24.42 29 22.9 31 Tổng 126.8 270 130.5 669.36 762.8 607.7 Max 9.6 149 11.3 29.3 34.3 26.7 Min 2.1 0 0 23.3 25.8 21.1 TB 5.072 10.8 5.22 26.774 30.512 24.308 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan