1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kỹ
thuật cơ điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam đã trở nên quen thuộc trong đời
sống và sản xuất. Các
56 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống cơ điện tử được phục vụ trong đời sống và sản xuất như:
lắp ráp, chế tạo,... đang phát huy tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế, đời sống đi
lên.
Giáo trình “An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp’’ được biên soạn dùng cho
chương trình dạy nghề Cơ điện tử đáp ứng cho nhu cầu này trong việc đào tạo nghề
nghiệp cho học sinh, sinh viên hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề.
Cấu trúc của giáo trình gồm bốn chương trong thời gian 30 giờ qui chuẩn.
Cùng giúp chủ biên biên soạn giáo trình là các giáo viên tổ môn Điện tử của Trường
Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ.
Chắc chắn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến
đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH
NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
3
MỤC LỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG ............................................................. 10
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. ................................... 10
1.1. Mục đích ................................................................................................ 10
2.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 10
2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động ...................................................... 11
3. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động. .......................................... 12
3.1. Điều kiện lao động ................................................................................ 12
3.2. Tai nạn lao động .................................................................................... 13
3.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất ..................... 15
4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động. ..................................................... 16
4.1. Các biện pháp BHLĐ bằng các văn bản pháp luật. .............................. 16
4.2. Biện pháp tổ chức BHLĐ ...................................................................... 16
4.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động .................................................... 19
4.3.1. Nguyên nhân kỹ thuật. ....................................................................... 19
4.3.2. Nguyên nhân tổ chức và vận hành máy, thiết bị. ............................... 20
4.3.3. Nguyên nhân vệ sinh. ......................................................................... 21
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN ........................................................... 23
1. An toàn điện. ............................................................................................... 23
1.1.Tác dụng của dòng điện. ........................................................................ 23
1.2. Nguyên nhân tai nạn điện ...................................................................... 24
1.3. Các biện pháp an toàn điện. .................................................................. 24
2. An toàn lao động. ........................................................................................ 26
2.1. Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí. ................................................ 26
2.1.1. Khái niệm kỹ thuật an toàn. ............................................................... 27
2.1.2. Nhiệm vụ của công tác kỹ thuật an toàn ............................................ 27
2.1.3. Mục tiêu của công tác kỹ thuật an toàn .............................................. 28
4
2.1.4. Các dạng lắp đặt cơ khí, điện-cơ khí. ................................................. 28
2.2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ. ................................................ 29
2.2.1. Khái niệm và nguyên nhân tai nạn ..................................................... 30
2.2.2 Các biện pháp an toàn ......................................................................... 31
CHƯƠNG 3: VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ....................................................... 34
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp ............................. 34
1.1. Khái niệm vệ sinh lao động ................................................................... 34
1.2. Mục đích và ý nghĩa .............................................................................. 34
2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp. ...... 36
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng .......................................................................... 36
2.1.1. Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hoá và bụi. ............................ 36
2.1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động. .............................................. 38
2.1.3. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc. ............................... 38
2.1.4. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió. ......................................... 42
2.1.5. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác. .................................... 44
2.2. Các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp .................................... 44
CHƯƠNG 4: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NẠN47
1. Mục đích và ý nghĩa của việc phòng chống cháy nổ .................................. 47
1.1. Mục đích ................................................................................................ 47
1.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 48
2. Nguyên nhân, tác hại gây ra cháy nổ .......................................................... 48
2.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 48
2.2. Tác hại ................................................................................................... 49
3. Phương pháp phòng chống cháy nổ ............................................................ 49
3.1. Biện pháp phòng chống cháy, nổ .......................................................... 49
3.2. Sử dụng thiết bị chữa cháy .................................................................... 50
4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. .......................................................... 51
4.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông thường ........................ 51
4.1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương .................................. 51
4.1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng ..................................... 51
5
4.2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật ......................................... 53
4.2.1. Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện .................................... 53
4.2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo ..................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
6
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: An toàn lao động
Mã môn học: MH CĐT 11
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Môn học được bố trí học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề.
- Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày đầy đủ những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo
Luật lao động nhà nước.
+ Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và kỹ thuật sử dụng các thiết bị phòng
chống cháy, nổ, phương tiện cứu thương.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện đúng chế độ phòng hộ lao động; phòng chống cháy, nổ, vệ sinh công nghiệp
+ Ký hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất đảm bảo các nội dung theo quy định của
pháp luật.
- Về thái độ:
+ Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
Nội dung của môn học/mô đun:
Số
TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo
luận, bài
tập
Kiểm
tra
1 Mở đầu 1 1
Chương 1: Bảo hộ lao động
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác
bảo hộ lao động.
1 1
7
2. Tính chất của công tác bảo hộ lao
động
1 1
3. Trách nhiệm đối với công tác bảo
hộ lao động.
1 1
4. Nội dung của công tác bảo hộ lao
động.
3 2 1
2 Chương 2: Kỹ thuật an toàn
1. An toàn điện.
3 2 1
2. An toàn lao động. 3 2 1
3 Chương 3: Vệ sinh công nghiệp
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác
vệ sinh công nghiệp
1 1
2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện
pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
3 2 1
2.2. Các biện pháp phòng chống bệnh
nghề nghiệp
2 1 1
4 Chương 4: Phòng chống cháy nổ và
sơ cứu người bị nạn
1. Mục đích và ý nghĩa của việc
phòng chông cháy nổ
1 1
2. Nguyên nhân, tác hại gây ra cháy
nổ
1 1
3. Phương pháp phòng chống cháy
nổ
2 1 1
4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao
động.
5 2 2 1
5 Thi kết thúc môn học 2 2
Cộng 30 19 7 4
8
MỞ ĐẦU
Công tác an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là thông qua các biện pháp về
khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố
nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi,
thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN), hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ
cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động (NLĐ), nhằm bảo đảm an toàn,
bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng
sản xuất, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường.
Bảo hộ lao động an toàn cho cuộc sống
- Công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm 3 tính chất đó là: tính chất khoa học kỹ
thuật, tính luật pháp và tính quần chúng rộng rãi.
- Về nội dung của công tác an toàn vệ sinh lao động có 3 nội dung đó là: Nội dung về
khoa học kỹ thuật; nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ chính sách,
tiêu chuẩn, qui định về AT-VSLĐ và tổ chức quản lý nhà nước về AT-VSLĐ; Những
nội dung về giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ và vận động quần chúng làm tốt công
tác AT-VSLĐ.
- Về điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao
động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho
hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
9
- Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công
cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho
người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp,
thô sơ, lạc hậu hay hiện đại có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động
đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại khắc nghiệt, độc hại đều tác
động rất lớn đến sức khỏe người lao động.
- Yếu tố nguy hiểm có hại trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các
yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, tiếng ồn, các bức
xạ có hại,bụi....; Các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi, bụi độc, các
chất phóng xạ,...; Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn,
ký sinh trùng, côn trùng, rắn,....; Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi
do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh và các yếu tố tâm lý
không thuận lợi.
- Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai
nạn, các bệnh nghề nghiệp...đều xuất phát từ cơ sở của khoa học kỹ thuật. Các hoạt động
điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc
hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo điều kiện
an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
- Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là người
trực tiếp lao động. Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến
người lao động, là những chủ thể tham gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ
người khác. BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc
cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.
10
CHƯƠNG 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã chương: MH CĐT 11-01
Giới thiệu:
- Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó
mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội lớn lao.
- Bảo hộ lao động góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời
sống của người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia
đình họ mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, thúc đẩy quá trình xây
dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất .
Mục tiêu:
- Trình bày đúng mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động, tính chất, trách
nhiệm và nội dung của công tác bảo hộ lao động.
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
Nội dung chính:
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
1.1. Mục đích
- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
2.2. Ý nghĩa
- Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo
vệ và phát triển.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo
hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào
công cuộc xây dựng xã hội,
- Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt,
11
sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai
nạn lao động.v.v
- Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản
xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.
2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
* Công tác bảo hộ lao động bao gồm ba tính chất chủ cơ bản then chốt, hỗ trợ tác động
qua lại và có liên quan mật thiết đến nhau. gồm 3 tính chất của công tác bảo hộ lao động
+ Tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động:
- Luật pháp của Nhà nước thể chế hóa những nội dung và quy định Bảo hộ lao động,
trong đó: Tham gia và thực hiện là trách nhiệm của tất cả mọi người cũng như mọi cơ
sở kinh tế.
+ Tính Khoa Học Kỹ Thuật trong công tác Bảo hộ lao động:
- Xuất phát từ các cơ sở của Khoa Học Kỹ Thuật nhằm loại trừ yếu tố độc hại, nguy
hiểm, phòng và chống các tai nạn cũng như các bệnh nghề nghiệp là mọi hoạt động
của Bảo hộ lao động. Cạnh đó hoạt động Khoa Học Kỹ Thuật đã đề ra các giải pháp
bảo đảm điều kiện an toàn, giải pháp chống ô nhiễm để đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố độc hại đến con người, cụ thể ở đây là người lao động cũng như người sử dụng
lao động.
- Tận dụng hợp lý các thành tự khoa học kỹ thuật mới trong công tác Bảo hộ lao động
trở nên ngày càng phổ biến hiện nay.
- Nếu không có hiểu biết về tác dụng và tính chất của các tia phóng xạ trong quá trình
kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma sẽ không thể đề xuất và đưa ra các biện pháp phòng
tránh hiệu quả.
- Không thể chỉ gói gọn trong hiểu biết về sức bền vật liệu, cơ học trong nghiên cứu
các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục mà còn cần xét đến nhiều vấn đề khác nhau
như tầm với, tốc độ nâng chuyển, sự cân bằng của cần cẩu, điều khiển điện...
- Bên cạnh những hiểu biết về kỹ thuật thông gió, kỹ thuật chiếu sáng, tự động hóa, cơ
khí hóa, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp: Muốn làm điều kiện lao động
trở nên thoải mái từ điều kiện lao động cực nhọc và loại trừ tai nạn lao động trong sản
xuất vĩnh viễn... còn cần phải có những kiến thức về xã hội học lao động, tâm lý lao
12
động, thẩm mỹ công nghiệp... Do vậy, công tác Bảo hộ lao động mang tính chất Khoa
Học Kỹ Thuật tổng hợp.
+ Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng:
- Người trực tiếp lao động là hướng trước hết về cơ sở sản xuất và con người mà hoạt
động Bảo hộ lao động hướng về.
- Từ người sử dụng lao động đến người lao động, tất cả mọi người là đối tượng Bảo hộ
lao động- những chủ thể tham gia công tác Bảo hộ lao động trước tiên để bảo vệ mình
và sau đó bảo vệ người khác.
- Liên quan đến quần chúng lao động, Bảo hộ lao động trực tiếp góp phần bảo vệ
quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà trong toàn xã hội.
3. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động.
3.1. Điều kiện lao động
a. Khái niệm
- Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự
nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động
thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của
người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc
của con người trong quá trình lao động sản xuất.
- Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác
nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy
nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ
các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm
việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố
trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều.
b. Các yếu tố điều kiện lao động
+ Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng,
nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.
- Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc,
các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao
13
động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ
thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc...
- Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ
giới, tự động...
- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động,
thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...
+ Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi
- Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác
quan...
- Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không
thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình
thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động
- Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động
ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài,
ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu
buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý.
- Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ
phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần
kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ
xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động.
+ Các yếu tố môi trường lao động
- Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng
xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại
3.2. Tai nạn lao động
- Luật ATVSLĐ năm 2015 giải thích: "Tai nạn lao động" là tai nạn gây tổn thương cho
bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Ngoài ra, Luât vệ sinh, an toàn lao động năm 2015 quy định như sau:
* Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt
cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ
14
sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện
vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của
người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn
bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Sau khi được xác định là gặp tại nạn lao động thì phía người sử dụng lao động có trách
nhiệm theo Điều 38 Luật ATVSLĐ như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi
phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị
tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do
bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp
kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu
người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám
định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của
chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
15
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động;
sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81%
trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả
năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định
y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục
hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức
suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa
đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi
chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho
người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại
các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động...."
3.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất
* Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành 5
nhóm cơ bản.
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học gồm:
- Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu)
- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy li tâm,
trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép).
16
- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc các
mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt lưỡi cưa).
-Vật rơi từ trên cao, gẫy sập đổ các kết cấu công trình.
- Trơn, trượt, ngã
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét
đánh
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi): gây nhiễm độ cấp
tính (SO2, SO3, oxit cacbon: CO, CO2; oxit nitơ: NO2; hóa chất bảo vệ thực vật và các
loại hóa chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký) hoặc bỏng do hóa
chất (độ 2, độ 3).
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ: Nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ..); nổ
vật lý (nổ nồi hơi, bình nén khí).
4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động.
4.1. Các biện pháp BHLĐ bằng các văn bản pháp luật.
* Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật
bảo hộ về an toàn lao động nói riêng được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy,
đến nay chúng at đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao
động tương đối đầy đủ.
+ Pháp luật bảo hộ lao động bao gồm:
- Hiến pháp.
- Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
- Nghị định của CP và các nghị định khác có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
- Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy định an toàn vệ sinh lao động.
4.2. Biện pháp tổ chức BHLĐ
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn
vệ sinh lao động cùng với quy phạm, quy trình kỹ thuật sản xuất
- Trong sản xuất, mọi công việc đều đòi hỏi phải tuân theo quy trình công nghệ, quy
trình làm việc nhất định. Trong tổ chức sản xuất cũng đòi hỏi phải tuân theo những yêu
cầu về kỹ thuật nhất định. Nói một cách khác là phải tuân theo quy phạm kỹ thuật thì
mới bảo đảm sản xuất tốt. Muốn bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động thì
17
phải căn cứ vào quy trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất, mà đề ra các biện pháp về kỹ
thuật an toàn và vệ sinh lao động và các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh
lao động thích hợp.
- Trong doanh nghiệp phải có đầy đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và thực hiện đúng
các biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải được sửa đổi cho
phù hợp mỗi khi thay đổi phương pháp công nghệ, cải tiến thiết bị.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm nhiều nội dung về khoa học và kỹ thuật nên đòi hỏi
nhiều đến công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Những vấn đề về vệ sinh lao động như: thông gió, chiếu sáng, hút bụi, giảm tiếng ồn,
cải thiện môi trường làm việc,... đều là những nội dung của khoa học kỹ thuật bảo hộ
lao động đòi hỏi phải nghiên cứu công phu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp
mới giải quyết được.
- Những vấn đề về kỹ thuật an toàn như: an toàn sử dụng điện, sử dụng các loại máy
móc, thiết bị, sử dụng các loại hoá chất, các chất nổ, chất cháy, an toàn trong thi công
xây dựng, trong sử dụng các thiết bị chịu áp lực, trong khai thác khoáng sản, sản xuất
vật liệu xây dựng... đều đòi hỏi phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Tổ chức nơi làm việc hợp lý đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nơi làm việc hợp lý là một khoảng không gian nhất định của diện tích sản xuất, được
trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo đúng yêu cầu các quy phạm, quy trình
kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất và
công tác của mình một cách thuận lợi và bảo đảm an toàn.
- Thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác bảo hộ lao động và tổ chức thực hiện
tốt các chế độ về bảo hộ lao động
- Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động có mục đích truyền
tải đến tất cả các đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn cho họ những
kỹ năng, nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về pháp luật để mọi đối
tượng, đều phải biết chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Việc nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác
bảo hộ lao động, việc áp dụng các phương pháp phương tiện có hiệu quả để tuyên truyền,
18
huấn luyện về bảo hộ lao động, xây dựng một hệ thống chương trình giảng dạy, đề cương
bài giảng về bảo hộ lao động phù hợp với từng đối tượng là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Cần đưa môn học bảo hộ lao động vào giảng dạy ở trong nhà trường nhất là các trư...hiếc chìa khóa để đưa bất cứ một công trình nào được đi vào hoạt động.
- Chương này đưa ra mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp đồng
thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Mục tiêu:
- Trình bày đúng mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp, các nhân
tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và phương pháp phòng chống bệnh nghề
nghiệp.
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có
tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
Nội dung chính:
1. Mục đích và ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp
1.1. Khái niệm vệ sinh lao động
- Vệ sinh công nghiệp hay còn gọi là vệ sinh lao động thực chất là hình thức kết hợp
giữa vệ sinh thủ công và vệ sinh hiện đại, tức là kết hợp giữa lau chùi, dọn dẹp bằng tay
với thiết bị, máy móc hiện đại và hóa chất chuyên dụng cùng những quy trình xử lý khoa
học để làm sạch không gian, máy móc của các công trình xây dựng nhằm đem lại hiệu
quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí một cách tối ưu.
1.2. Mục đích và ý nghĩa
* Vệ sinh công nghiệp thể hiện sự phát triển của nền kinh tế – xã hội
- Sự xuất hiện của hàng ngàn công trình xây dựng lớn và có giá trị là minh chứng có sự
phát triển nền kinh tế của một đất nước, dịch vụ vệ sinh ra đời như một nhu cầu tất yếu
phục vụ sự phát triển ấy. Con người càng chú trọng đến dịch vụ vệ sinh càng cho thấy
dân trí cao và xu hướng phát triển xã hội, kinh tế trên nền tảng bền vững và lâu dài.
* Vệ sinh công nghiệp – Giải pháp vì một môi trường xanh – sạch – đẹp
35
- Vệ sinh công nghiệp là một loại hình dịch vụ có khả năng dự đoán, đánh giá và kiểm
soát những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Vệ sinh công nghiệp ra đời
như một giải pháp tối ưu nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm đó, giải quyết một cách
triệt để những tác nhân gây hại đồng thời mang đến một không gian sống xanh – sạch –
đẹp cho tất cả mọi người.
* Bảo vệ sức khỏe con người
- Đây chính là ý nghĩa của vệ sinh công nghiệp được chú trọng hơn cả. Những tác nhân
gây hại từ một môi trường ô nhiễm có thể gây ra những thương tích, bệnh tật hoặc làm
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc vệ sinh công nghiệp như một giải pháp nhằm
đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Với mục đích như vậy,
vệ sinh công nghiệp còn mang ý nghĩa sâu xa hơn như giảm nhẹ gánh nặng về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế hay nâng cao tuổi thọ trung bình
* Giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu
- Trước đây, việc vệ sinh thủ công với những cá nhân riêng biệt, nhỏ lẻ và lao động tay
chân khiến cho việc vệ sinh mất một khoản phí không hề nhỏ và tốn thời gian, công sức
mà hiệu quả lại không cao. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp ra đời đã khắc phục hoàn toàn
những khó khăn, nhược điểm này. Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa thời gian một cách tối
đa.
- Như vậy, đây cũng chính là lý do tại sao vệ sinh công nghiệp lại là một giải pháp đem
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay chủ sở hữu công trình xây dựng, đây được coi như
chiếc chìa khóa để đưa bất cứ một công trình nào được đi vào hoạt động, vận hành hiệu
quả và nhanh chóng.
* Tạo công ăn việc làm cho người lao động có trình độ thấp
- Vệ sinh công nghiệp ra đời đã tạo ra ngành nghề cho hàng ngàn người không có việc
làm cũng như người lao động có trình độ văn hóa, chuyên môn thấp hay tuổi đã cao.
- Giúp họ hòa đồng với xã hội, xóa bỏ kỳ thị với những người lao động chân tay trong
xã hội. Dịch vụ này ra đời mang ý nghĩa giảm thiểu gánh thất nghiệp, xóa nghèo
- Tóm lại, Ý nghĩa của vệ sinh công nghiệp là vô cùng to lớn, phát triển dịch vụ vệ sinh
công nghiệp cũng chính là sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường một cách có nền
tảng, bền vững và lâu dài.
36
2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
2.1.1. Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hoá và bụi.
* Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của
nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của
không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con
người.
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê
liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết
bịNhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say
nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh
thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi
khí, có thể khó bài tiết qua mồ hôi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con
người.
* Tác hại của bức xạ nhiệt
Nguồn bức xạ:
- Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
- Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
- Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng
mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
Phóng xạ:
- Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân
nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa vật chất. Những nguyên tố đó gọi
là nguyên tố phóng xạ.
- Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc
cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ
37
chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh,
ung thư, tử vong.
* Bức xạ ion hoá gây tác dụng lên hệ thống sống theo cơ chế trực tiếp và gián tiếp. các
tổn thương ở mức độ phân tử, mức độ tế bào và toàn cơ thể. Bệnh phóng xạ cấp tính và
mạn tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ gây tổn thương, ứng dụng trong điều trị
cho bệnh nhân ung thư, ...
- Các hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hoá
- Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hoá phụ thuộc vào: dạng bức xạ, bộ phận cơ thể bị
chiếu xạ, liều chiếu, cách thức chiếu...
- Các tổ chức sinh học bị chiếu xạ, xảy ra các quá trình dẫn đến tổn thương sau khi chiếu,
chúng chịu nhiều biến đổi về chức năng, cấu trúc, dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề.
* Bụi: Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy
hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 ¸ 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 -
80% lượng bụi đi
+ Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
- Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
- Bụi nhân tạo: nhựa, cao su
- Bụi kim loại: sắt, đồng
- Bụi vô cơ: silic, amiăng
Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất vật lý học, hóa học của chúng.
Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng:
- Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp
- Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện
gây chạm mạch
- Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn. Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới
nhiều dạng:
- Tổn thương cơ quan hô hấp: xây xát, viêm kinh niên, tùy theo loại bụi có thể dẫn đến
viêm phổi, ung thư phổi.
- Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ
- Tổn thương mắt.
Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm: chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet.
38
vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.
+ Bệnh bụi phổi silic (silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ lệ rất cao,
chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp.
+ Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestose) do bụi amiăng.
+ Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than.
+ Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.
2.1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động.
* Tiếng ồn và rung sóc:
- Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động
của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm Rung sóc thường do các dụng cụ
cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra.
- Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các
bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát
dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao
động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủTiếp
xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình
trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.
2.1.3. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc.
* Điện từ trường (Electromagnetic Fields - EMFs) là một dạng vật chất đặc trưng cho
sự tương tác giữa các hạt mang điện. EMFs biến thiên truyền đi trong không gian tạo
thành sóng điện từ. Sóng điện từ mang theo năng lượng có thể lan truyền và xuyên qua
mọi vật cản, tác động một nguồn năng lượng lên cơ thể con người. Điều nguy hiểm là
các giác quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng điện từ. Với
các tác động khác như ánh sáng, tiếng động, mùi vị, nhiệt độ..., chúng ta có thể cảm
nhận và nếu các yếu tố trên có liều lượng vượt quá sức chịu đựng, cơ thể sẽ có những
phản xạ như nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi. Còn với sóng điện từ, ngay cả khi ta đứng trong
trường bức xạ cường độ rất cao, các giác quan đều vô cảm và do đó cơ thể không thể
phát sinh các phản ứng tự vệ. Ngoài ra, các tác hại do ô nhiễm điện từ gây ra lại xuất
hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con người hầu như không biết đến nó.
EMFs là những bức xạ vô hình có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Trong tự nhiên
các EMFs được tạo ra bởi quá trình sấm chớp và từ trường của Trái đất. Các nguồn
39
EMFs nhân tạo sinh ra từ các quá trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện. Đó là hệ
thống lưới điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, điện thoại di động, các thiết bị và các trạm
thu phát vô tuyến, lưới thông tin không dây, màn hình máy tính, ti vi, lò vi sóng, máy
sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt thậm chí cả đèn tiết kiệm điện. Như vậy, trong cuôc sống
hiện đại ngày nay, cơ thể của chúng ta tiếp xúc và bị phơi nhiễm EMFs ở mọi lúc, mọi
nơi. Bên cạnh các tính năng thông minh tiện dụng của các thiết bị điện tử hiện đại trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại cho chúng ta thì vấn đề ô nhiễm điện từ
trường là một hiểm họa khôn lường.
- Tác động đầu tiên của năng lượng điện từ lên cơ thể con người đó là tác động nhiệt.
Sự đốt nóng có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mô
của cơ thể sống. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn
đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là
một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dòng điện
ion, làm nóng các mô và tế bào. Với một cường độ xác định trường điện từ gây ra một
ngưỡng đốt nóng mà cơ thể người không chịu nổi. Sự đốt nóng đặc biệt nguy hiểm đối
với các cơ quan có hệ thống mao mạch kém với sự lưu thông máu ít (như mắt, não, dạ
dày). Đặc biệt nhạy cảm đối với hiệu ứng nhiệt là thủy tinh thể của mắt, túi mật, bọng
đái và một số cơ quan khác.
40
- Cùng với tác động nhiệt, trường điện từ còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần
kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện ở sự rối loạn chức năng
của hệ thống thần kinh trung ương, biểu hiện dễ nhận thấy là sự mệt mỏi, đau đầu, kém
hưng phấn, hay cáu gắt v.v Ngoài ra, trường điện từ còn gây rối loạn chức năng của
hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự tác động lâu dài của trường điện từ gây
hiện tượng đau thắt ở vùng tim. Sự bức xạ có hệ thống của năng lượng điện từ gây sự
thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt mỏi, đau đầu
- Trên thế giới, việc nghiên cứu về những tác hại của điện từ trường lên sức khỏe con
người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Trong 20 năm gần đây,
có đến hàng trăm công trình nghiên cứu với kết quả cáo buộc từ trường gây hại cho sức
khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Kết quả của các công trình
nghiên cứu dịch tễ học đều cho thấy từ trường là thủ phạm hủy hoại sức khỏe con người
trên nhiều phương diện.
- Tuy nhiên trong cuộc sống, chúng ta không thể nào vứt bỏ các thiết bị điện gia dụng
cũng như các thiết bị công nghệ vì e ngại tác hại của bức xạ điện từ trường. Vậy làm thế
nào để phòng tránh và giảm thiểu tác hại của EMFs? Hãy biết tự bảo vệ mình trước
những tác hại của điện từ trường. Sử dụng đúng cách (nên tắt nguồn điện cho các thiết
41
bị điện gia dụng khi không sử dụng, có thể sử dụng ổ cắm hẹn giờ tắt mở) và hạn chế
đến mức tối đa thời gian tiếp xúc là giải pháp tốt nhất cho chúng ta hiện tại.
- Hiện nay trên thế giới rất nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều sản phẩm nhằm hạn
chế điện từ trường xâm hại cơ thể, nguyên tắc là sử dụng vật liệu làm suy hao trường
điện từ, sử dụng nguyên lý Faraday với kích thước mắc lưới nhỏ hơn bước sóng, một
số sản phẩm có thể tham khảo thêm như: ví đựng điện thoại hạn chế EMFs, sơn phủ
tường hạn chế EMFs, giấy dán tường hạn chế EMFs, cửa sổ kính hạn chế EMFssử
dụng cho cá nhân, cho nhà ở, cho các công trình công cộng như bệnh viện (tia X), trạm
thu phát viễn thông (bức xạ tần số cao), khu vực gần đường dây truyền tải điện (điện từ
trường tần số thấp), rất hiệu quả và chuyên nghiệp. Ngoài ra chúng ta cũng có thể trồng
một số loại cây xanh có tác dụng hấp thụ bức xạ điện từ như: lan ý, dương sỉ, lưỡi hổ,
cây đa búp đỏ, lô hội Trồng cây xanh trong nhà, quanh khu vực sống và làm việc cũng
là một trong những giải pháp xanh sạch đẹp.
* Hóa chất độc hại: Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng cơ bản như: chì, Asen,Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi (SO,
NO, CO), các dung dịch Axit, Bazơ, Kiềm, Muối, các phế liệu, phế thải khó phân
hủy. Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi tùy theo điều kiện
nhiệt độ và áp suất.
* Hoá chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng:
- Vết tích nghề nghiệp như: mụn cóc, mụn chai, da biến màu
- Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao.
- Bệnh nghề nghiệp: khi nồng độ chất độc thấp dưới mức độ cho phép nhưng thời gian
tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên mức cho phép vào mức đề
kháng cơ thể yếu.
+ Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axit đặc, Kiềm
Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, NH3, SO3
Nhóm 3: Chất gây ngạt như CO2, CH4, CO
Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như rượu C2H5O4, H2S, xăng
Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ quan của cơ thể như: Hyđrôcacbon các loại
(gây độc cho nhiều cơ quan), Benzen, phênol (hệ tạo máu), Pb, AS (thiếu máu)
42
+ Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu
hoá, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba đường xâm nhập đó thì theo đường hô hấp là
nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc.
Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia các quá trình sinh hóa có thể đổi thành
chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn như CH3CO thành
Focmandehyt.
+ Một số chất độc thâm nhập vào cơ thể còn tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích
đọng ở
+ Mặt khác chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu,
mồ hôi, qua sữa tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất
* Các ảnh hưởng của chúng chủ yếu gây ra một số bệnh:
- Ảnh hưởng tới đường hô hấp và phổi: dung môi, amoniac – gây kích thích, viêm; bụi
vô cơ gây các bệnh bụi phổi; crom gây ung thư...
- Ảnh hưởng tới thận: giảm chức năng thận dạng cấp tính hoặc mãn tính như thủy ngân,
cadmium, chloroform....
- Ảnh hưởng tới gan: như carbon tetrachloride nhiễm độc gan cấp, vinyl chloride gây
ung thư gan...
- Ảnh hưởng tới tim mạch: như chì, camium gây cao huyết áp; nitrat gây thiếu máu,
nhồi máu cơ tim...
- Ảnh hưởng tới da: chất dẻo, các acid... gây dị ứng và viêm da do tiếp xúc.
- Ảnh hưởng tới hệ máu: chì gây thiếu máu...
2.1.4. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió.
* Ảnh hưởng của ánh sáng.
- Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến với cơ thể của con người. Nó không chỉ cho phép
chúng ta nhìn thấy được môi trường xung quanh. Mà chúng còn kích thích, dẫn đến thay
đổi các mức độ về tâm trạng và hoạt động của chúng ta. Phản ứng sinh lý của chúng ta
đáp trả lại các đặc tính của ánh sáng như màu sắc, cường độ và thời gian chiếu sáng của
ánh sáng, do đó nếu chúng ta dành nhiều thời gian ở trong nhà, chúng ta dễ dàng bị ảnh
hưởng bởi các đặc tính của ánh sáng nhân tạo (ánh sáng do đèn phát ra)
43
* Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu
sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
- Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói;
máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy
thuộc vào công việc.
- Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là
quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về mặt kỹ thuật
an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa
đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
* Ảnh hưởng của màu sắc.
- Các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy màu sắc và tâm lý có mối liên quan mật
thiết với nhau.Bởi màu sắc không tác động đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến hiệu
suất làm việc. Thế nên, muốn tạo ra môi trường làm việc hiệu quả cần biết.
- Màu đỏ – Tác động đến hoạt động thể chất
- Màu xanh dương – Tăng khả năng tập trung
- Màu xanh lá – Tác động đến sự cân bằng
- Màu vàng – Tác động đến sự tự tin
- Màu đen – Tạo điểm nhấn
- Màu trắng – Tăng sự hòa hợp
* Ảnh hưởng của Gió
- Bên cạnh những lợi ích mà gió mang lại cho con người và thế giới tự nhiên. Gió cũng
gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.
- Một đợt gió từ cấp 7 trở lên đủ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn khi đi bộ ngoài
đường bởi sức cản của nó.
- Đối với những cơn gió từ cấp 9 trở lên có thể tạo nên các lốc tốc mái nhà hay phá vỡ
các công trình khác.
- Chưa kể đến trường hợp xuất hiện vòi rồng thì không thể lường trước được tác hại
mà nó gây ra sẽ thiệt hại như thế nào.
- Một cơn vòi rồng xuất hiện không chỉ phá hủy các công trình kiên cố, phá tung ngôi
nhà thậm chí còn gây ra nhiều tai nạn thương tâm, chết chóc cho thế giới loài người.
44
- Như vậy, các bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân tại sao lại có gió và gió được hình
thành như thế nào?
- Từ đó đã biết được những lợi ích cũng như các tác hại vô cùng mà gió gây ra để có
biện pháp phù hợp để đối phó với các trường hợp xấu xảy ra
2.1.5. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác.
* Các yếu tố vi sinh vật có hại
- Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, sát sinh, chế biến
thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp, người phục
vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các nghĩa trang...
* Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao
động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc cùa cơ
thể người lao động trong lao động
- Hiện nay việc áp dụng máy móc công nghệ hiện đại đã giải phóng sức lao động của
con người khá nhiều tuy nhiên lại hướng về việc chuyên nghiệp hóa từng khâu trong
quá trình sản xuất. Chính vì thế nảy sinh ra các vấn đề như cường độ làm việc quá mức
vì phải làm theo ca, theo dây chuyền nên khôn thề làm trong thời gian dài. Một số ngành
nghề chĩ làm đúng một tư thế gò bó trong một thời gian dài như ngửa người, vẹo người,
treo người lên cao vv.
- Điều kiện lao động trên gây nên nhũrng hạn chế cho hoạt động binh thường, gây trì trệ
phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới nhũmg biến đổi ức chế thần
kinh, gây bệnh tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, có khi
dẫn đến tai nạn lao động.
2.2. Các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp
* Ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với sức khoẻ của người lao động.
- Trước hết chúng ta định nghĩa BNN: “BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có
hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.
- Như định nghĩa cũng thể hiện rõ nội dung: Trong môi trường lao động sản xuất yếu tố
nguy cơ dẫn đến BNN là yếu tố tiếp xúc môi trường, nếu người chủ doanh nghiệp, xí
nghiệp (hay gọi cách khác người sử dụng lao động) có những biện pháp khắc phục làm
giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN:
45
- Biện pháp kỹ thuật: làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm
theo chu trình kínthiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.
- Biện pháp y tế:
+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.
+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.
+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả
năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất
- Biện pháp cá nhân:
+ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.
+ Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có
các yếu tố độc hại khác nhau.
- Nói tóm lại: Một số bệnh nghề nghiêp không chữa khỏi và để lại di chứng suốt đời như
bệnh bụi phổi silíc, bệnh điếc nghề nghiệplà một gánh nặng cho bản thân, gia đình và
xã hội. Năm 2006 đơn vị đã giám định dược 3 cas bụi phổi silíc và được hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội hàng tháng. Năm 2011 đơn vị tiến hành 3 cas bệnh điếc nghề nghiệp,
giám định để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Tuy nhiên BNN có thể phòng tránh
được nếu người sử dụng lao động có những giải pháp can thiệp sớm và kịp thời:
- Tuyên truyền, tập huấn phòng tránh BNN;
- Đo đạc kiểm tra môi trường lao động có nguy cơ gây BNN;
- Loại trừ nguyên nhân gây BNN;
- Chăm sóc sức khoẻ khi công nhân ốm đau do tác động của các yếu tố gây BNN;
- Khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp để phát hiện BNN;
- Phải có nội quy, quy định về các biện pháp an toàn phòng chống BNN để mọi người
lao động biết và thực hiện;
- Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng BNN cho cá nhân và tập thể;
- Riêng đối với người lao động phải tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân mình như biểu
hiện có những triệu chứng bệnh lý cần phải được tư vấn sức khoẻ, khám BNN.
- Để phòng tránh BNN người lao động phải chấp hành tốt Luật lao động, có ý thức tuân
thủ các quy định an toàn trong lao động tại công ty, xí nghiệp. Việc làm đơn giản nhưng
cần thiết là mang quấn áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang đúng tiêu chuẩn khi lao động
trong môi trường nhà máy, xí nghiệp, công trình
46
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1: Trình bày mục đích và ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Câu 3: Trình bày các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung:
+ Về kiến thức:
- Trình bày đúng mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp, các nhân tố ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động và phương pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
+ Về kỹ năng:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp.
+ Thái độ: Đánh giá phong cách, thái độ học tập
- Chủ động, sáng tạo và an toàn trong quá trình học tập.
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng làm bài tập thực hành. Mỗi sinh viên, hoặc mỗi
nhóm học viên thực hiện công việc theo yêu cầu của giáo viên.Tiêu chí đánh giá
theo các nội dung:
- Độ chính xác của công việc
- Thời gian thực hiện công việc
- Độ chính xác theo yêu cầu kỹ thuật
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
47
CHƯƠNG 4: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NẠN
Mã chương: MH CĐT 11-04
Giới thiệu:
- Công tác phòng cháy chữa cháy là một công tác hết sức quan trọng, bởi phòng cháy
chữa cháy giúp làm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người
và tài sản.
- Chương này giới thiệu về mục đích và ý nghĩa của việc phòng chống cháy nổ, Nguyên
nhân, tác hại gây ra cháy nổ và phương pháp phòng chống cháy nổ, sơ cứu nạn nhân bị
tai nạn lao động.
Mục tiêu:
- Trình bày các nguyên nhân gây cháy nổ, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phòng
chống.
- Trình bày các phương pháp sơ, cấp cứu người bị nạn
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần
hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
Nội dung chính :
1. Mục đích và ý nghĩa của việc phòng chống cháy nổ
1.1. Mục đích
+ Mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn, hạn chế đến mức
thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra; Phát hiến ớm những nguyên nhân làm cháy nổ, giúp
tránh những trường hợp xấu xảy ra làm thiệt hại người và tài sản của cá nhân, cộng
đồng. Ngoài ra, công tác phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn những kẻ có ý đồ xấu,
lợi dụng cháy nổ để làm những việc trái với pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng con
người. Khi chúng ta phát hiện ra những trường hợp đó, cần báo ngay cho cơ quan cảnh
sát để có thể giải quyết nhanh chóng.
+ Công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để giúp
cho đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Không còn những hiện tượng cháy nổ gây
ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, cũng như môi trường tự nhiên.
48
1.2. Ý nghĩa
- Công tác phòng cháy chữa cháy là một công tác hết sức quan trọng, bởi phòng cháy
chữa cháy giúp làm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà cháy nổ gây ra về người
và tài sản của công nhân, tập thể và Nhà nước.
- Cháy nổ trong đời sống hàng ngày rất dễ xảy ra, nếu không có những biện pháp kịp
thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt có
thể ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.
- Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy, chúng ta cần nâng cao ý
thức tự giác, trách nhiệm của mọi người dân. Địa phương cần tổ chức các cuộc diễn dải
cho người dân hiểu tác hại nghiêm trọng của cháy nổ cũng như cách phòng cháy nổ.
Bên cạnh đó, trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản khi có cháy nổ xảy ra. Để
giảm thiểu những vụ cháy nổ tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hay các hộ gia đình
cần: Trang bị những thiết bị giúp phòng chống cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ
thống chữa cháy, còi báo cháy; Kiểm tra các điểm dễ cháy như cầu dao, ổ cắm điện,;
- Luôn đề cao cảnh giác trong mọi tình huống khi có cháy nổ; Dành thời gian tổ chức
những buổi tập huấn giúp nâng cao kiến thức về phóng cháy chữa cháy.
2. Nguyên nhân, tác hại gây ra cháy nổ
2.1. Nguyên nhân
- Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750800),
khi hàn hơi, hàn điện,
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180,
- Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng
với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng
điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi
cháy cầu chì, chạm mach,
- Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài,
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi
qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
49
- Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ
nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ; bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao
sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không
gây nổ khi có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
- Cháy nổ. Trong công nghiệp hay dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung,
các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có
thể gây cháy, nổ.
- Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa
không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.
- Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn,
).
2.2. Tác hại
- Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh
nặng cho xã hộ như nhiều người mất cả sản nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và
an sinh xã hội của địa phương. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan,
thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống
3. Phương pháp phòng chống cháy nổ
3.1. Biện pháp phòng chống cháy, nổ
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được
sử dụng chủ yếu là:
1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh
doanh, môi trường, thiết bị vật liệutừ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không
cháy và khó cháy.
2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt
sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.
3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt
động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới
mức cần thiết.
5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao
50
vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống chá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_an_toan_lao_dong_va_ve_sinh_cong_nghiep.pdf