1
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
GIÁO TRÌNH
Tên mô đun: Gia công EDM
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
Hà Nội, năm 2021
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm
34 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giáo trình Gia công EDM (Trình độ Cao đẳng nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề cắt gọt kim loại là một nghề
đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên
học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các
công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Khoa Cơ khí chế tạo trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ đã
biên soạn cuốn giáo trình gia công EDM. Nội dung của mô đun để cập đến các công
việc, bài tập cụ thể về phương pháp lập trình và trình tự gia công các chi tiết.
Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh thực tập ở
các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp
dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai
sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp
để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí chế tạo – Trường Cao đẳng
nghề kỹ thuật công nghệ
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Chủ biên: Dương Văn Cường
3
MỤC LỤC
TRANG
I. Lời giới thiệu 1
II. Mục lục 2
III. Nội dung tài liệu
Bài 1: Nội qui thực tập tại phòng máy EDM và những qui định về
ATLĐ & VSCN Bài 2 Lập trình tiện CNC.
4
Bài 2: Nguyên lý hoạt động, độ chính xác, khả năng công nghệ &
công dụng của máy EDM
8
Bài 3: Cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của máy EDM 16
Bài 4: Phương pháp lập trình thủ công 19
Bài 5: Phương pháp lập trình tự động với CADCAM 21
Bài 6: Vận hành máy EDM 25
IV. Tài liệu tham khảo 34
4
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Gia công EDM
Mã mô đun: MĐCG34
Thời gian thực hiện mô đun: 30 giờ; (Lý thuyết: 07 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 20 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
Vị trí: Mô đun được bố trí học sau khi sinh viên học xong các môn học cơ sở và
các mô đun chuyên môn nghề: MĐCG28, MĐCG29, MĐCG30, MĐCG31,
MĐCG32, MĐCG33.
Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt
kim loại.
II. Mục tiêu mô đun:
+ Kiến thức:
Lập được chương trình tự động trên máy tính bằng phần mềm AutoCAD &
MasterCAM.
+ Kỹ năng:
Vận hành được máy EDM dùng điện cực định hình & máy EDM dùng điện cực
dây CNC.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và đúng các biện pháp an toàn.
Có tư thế tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng làm việc độc
lập cũng như khả năng phối hợp làm việc nhóm trong quá trình học tập và sản
xuất.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực hành,
thí nghiệm,
thảo luận,
bài tập
Kiểm
tra
1
Bài 1: Nội qui thực tập tại phòng
máy EDM và những qui định về
ATLĐ & VSCN
01 01 0 0
5
2
Bài 2: Nguyên lý hoạt động, độ
chính xác, khả năng công nghệ &
công dụng của máy EDM
02 01 01 0
3 Bài 3: Cấu tạo, chức năng các bộ
phận chính của máy EDM
02 01 01 0
4 Bài 4: Phương pháp lập trình thủ
công
04 01 03 01
5 Bài 5: Phương pháp lập trình tự
động với CADCAM
14 02 11 01
6 Bài 6: Vận hành máy EDM 05 01 04 00
Thi hết mô đun 02 02
Tổng cộng 30 07 20 03
6
BÀI SỐ: 01.
NỘI QUY PHÒNG THỰC HÀNH
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích.
Hiểu được nội quy an toàn thực tập trong phòng máy.
Nắm và thực hiện được nội quy, quy định về an toàn lao động vệ sinh công nghiệp.
2. Yêu cầu.
Thực hiện đúng nội quy phòng thực hành và các quy định về ATLĐ VSCN.
Thực hiện đúng nội quy sử dụng máy cắt dây và máy xung điện.
Sắp xếp phòng thực hành một cách gọn gàng khoa học.
II. Nội dung:
1. Nội quy phòng máy (Phòng công nghệ cao CNC).
Điều 1: Có mặt ở phòng máy đúng giờ quy định.
Điều 2: Những điều không khi vào phòng máy thực tập.
Không la hét, cười đùa mất trật tự trong khi thực tập.
Không đi lại lộn sộn trong phòng máy.
Không được hút thuốc lá, uống rượu bia trước và trong khi thực tập.
Không được làm việc tư, đồ tư trong khi thực tập.
Không được sử dụng máy tính khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
Điều 5: Những điều cần lưu ý khi thực tập trong phòng máy.
Phải thực hiện đúng các bước theo quy trình công nghệ.
Làm đúng sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi ra khỏi phòng máy phải xin phép nếu giáo viên hướng dẫn đồng ý mới
được ra.
Điều 6: Hết giờ học phải vệ sinh nơi học tập sạch sẽ bao gồm:
Máy xung, máy cắy dây, máy tính, cửa kính và bàn học trong phòng máy.
Sắp xếp lại các thiết bị cho phòng thực hành thật gọn gàng và khoa học.
Kiểm tra lại dụng cụ, lau rửa sạch sẽ sau đó bàn giao lại cho giáo viên.
Kiểm tra lại các công tắc, cầu dao điện của các thết bị máy móc đưa về vị trí
an toàn trước khi ra về.
7
2. Nội quy sử dụng máy cắt dây CNC (Gold Sun).
1, Bật máy kiểm tra phần cơ, phần điện và hệ thống phun dung dịch làm nguội của
máy xem có hoạt động bình thường không.
(Nếu có biểu hiện không bình thường tắt máy và báo cáo ngay cho giáo viên hướng dẫn).
2, Kiểm tra độ căng của dây (Dây không được trùng).
3, Kiểm tra cữ hành trình của quả lô quấn dây.
4, Những điều không trong khi sử dụng máy:
Không dùng nút tắt khẩn cấp (STOP) để tắt máy khi không cần thiết.
Không được gia công trên máy những vật liệu là phi kim loại.
Không được gá kẹp chi tiết gia công trực tiếp xuống bàn máy.
5, Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng máy:
Trước khi vận hành máy phải tra dầu vào những vị trí quy định trên máy.
Phải diệt Virus ở ổ đĩa trước khi đưa vào máy.
6, Khi kết thúc công việc trên máy:
Phải tắt máy, tắt hệ thống điều hành đúng quy trình sau đó tắt Áttômát tổng.
Phải vệ sinh sạch sẽ máy và tra dầu vào những nơi quy định.
2. Nội quy sử dụng máy xung điên ZNC-EDM
1, Dùng tay bơm dung dịch bôi trơn đến các vị trí làm việc của máy trước
khi cho máy vận hành.
2, Bật máy kiểm tra phần cơ, phần điện và hệ thống bơm dung dịch điện
môi của máy xem có hoạt động bình thường không.
(Nếu có biểu hiện không bình thường tắt máy và báo cáo ngay cho người hướng dẫn).
3, Những điều không khi sử dụng máy xung.
Không được gia công những vật liệu phi kim loại.
Không được đóng chốt an toàn khi máy đang gia công.
Không được gia công những chi tiết quá nặng trên máy.
4, Khi kết thúc công việc trên máy:
Phải tắt máy đưa cầu dao, công tắc điện về vị trí an toàn.
Phải vệ sinh máy sạch sẽ toàn bộ bên trong và bên ngoài máy.
8
BÀI SỐ: 2.
Nguyên lý hoạt động độ chính xác
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích.
Nắm được lịch sử ra đời và quá trình phát triển của công nghệ gia công bằng tia
lửa điện.
Hiểu được cấu tạo các bộ phận chính của máy cắt dây CNC.
2. Yêu cầu.
Hiểu được quá trình phát triển của công nghệ gia công tia lửa điện.
Biết được các chức năng chính của từng bộ phận máy cắt dây CNC (GSX).
II. Nội dung:
1 KHÁI QUÁT VỀ GIA CÔNG TIA LỬA ĐIỆN.
1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ gia công tia lửa điện.
Trong nửa thế kỷ qua nhu cầu về các vật liệu lâu mòn và siêu cứng sử dụng
trong nhiều loại thiết bị điện, động cơ máy bay, chi tiết máy, dụng cụ, khuôn
mẫutăng lên không ngừng ở các nước công nghiệp phát triển. Việc gia công bằng
các vật liệu có độ bền cao đó bằng công nghệ cắt gọt thông thường
(tiện, phay, bào) là vô cùng khó khăn, đôi khi không thể thực hiện được.
Để giải quyết vấn đề khó khăn đó các nhà kỹ sư, các nhà khoa học đã không
ngừng nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học để tìm ra phương pháp mới và tối
ưu. Một trong các phương pháp đó là phương pháp gia công tia lửa điện.
Quá trình tìm ra và ứng dụng công nghệ gia công tia lửa điện có một lịch sử phát
triển riêng: Đó là cách đây 200 năm vào cuối thế kỷ thứ 18 nhà khoa học tự nhiên người
Anh JOSEPH PRIECTLEY (17331809) trong các thí nghiệm của mình ông đã nhận
thấy có một hiệu quả ăn mòn vật liệu gây ra bởi sự phóng điện giữa hai điện cực. Nhưng
mãi đến năm 1943 thông qua hàng loạt các thí nghiệm cứu tuổi bền của các thiết bị đóng
điện, Hai vợ chồng LAZARENKO người Nga.
2. CẤU TẠO MÁY CẮT DÂY GS - 2532B:
2.1, Sơ bộ về máy cắt dây.
9
Máy cắt dây tia lửa điện (EDM wire cutting) là một thiết bị gia công tia lửa điện
bằng cách sử dụng điện cực là một dây mảnh có đường kính từ 0,1 đến 0,3mm chạy liên
tục theo một contour cho trước theo một chương trình lập sẵn.
Sơ đồ gia công cắt dây tia lửa điện như hình vẽ 2.1.
Hình 2.1. Sơ đồ gia công cắt dây tia lửa điện.
* Các hãng máy cắt dây EDM khá phổ biến ở Việt Nam là:
Dòng máy Trung quốc cắt dây dùng lại : Goldsun ...
Dòng máy cắt dây đồng Đài loan : CHMER, JS EDM, Aristech, Sure first,
Accutex, SMK
Dòng máy cao cấp Sodick, Misubishi, Fanuc, Hitachi... , AgieCharmilles (Nhìn
chung các hãng máy này đều đã chuyển giao công nghệ sang nước thứ 3 để giảm giá
thành sản phẩm)
10
Hình 2.1. Máy cắt dây hãng Goldsun Trung Quốc
Hình 2.2. Máy cắt dây đồng SureFirst Đài Loan
Hình 2.3. Máy cắt dây cỡ lớn của Sodick (chiều dầy cắt tới 400mm)
11
Hình 2.4. Máy cắt dây FI 440CCS (của dự án Emco – ĐHBKHN)
2.1.1. Công dụng của máy cắt dây.
Do đặc điểm của thiết bị là dây điện cực phải có chuyển động dọc trục liên tục
giữa các con lăn nên công nghệ sử dụng phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện chủ
yếu được dùng để gia công các sản phẩm sau:
Chế tạo các điện cực chính xác cho gia công xung định hình.
Gia công các rãnh hẹp, gấp khúc trong các chi tiết của thiết bị điện tử.
Mối ghép căng của các bộ phận chính của các khuôn dập, khuôn đúc áp lực và
các loại dưỡng kiểm.
Rãnh xanga (chấu bóp), bề mặt làm việc của các dao định hình, các lỗ nhỏ trong
các chi tiết đặc biệt.
12
Gia công các chi tiết bằng vật liệu thép đã nhiệt luyện, các kim loại khó gia
công, các hợp kim quý hiếm cần hạn chế lượng dư gia công.
Ngoài ra, ngày nay phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện còn có triển vọng
ứng dụng trong việc sản xuất chế tạo các đĩa ly hợp bằng hợp kim cứng, dưỡng calip,
dưỡng cối, dưỡng chày phức tạp, các chày đột lỗ của lưới có độ chính xác cao
2.1.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện.
2.1.2.1. Ưu điểm.
Độ chính xác cao (có thể lên tới 1µm).
Kết cấu máy đơn giản.
Có khả năng tự động hóa quá trình gia công, đơn giản, dễ vận hành.
2.1.2.2. Nhược điểm.
Đối với vật liệu gia công chiều dày lớn (>100 mm) hoặc trong trường hợp chất
điện môi bị bẩn thì việc bơm chất điện môi vào vùng gia công sẽ rất khó khăn. Do đó
chất điện môi cần được bơm vào với áp suất cao, điều này gây ra các rung động cho điện
cực và gây ra độ mất chính xác cho chi tiết gia công.
Trong điều kiện gia công bình thường không thể dùng điện cực nhiều lần, do khi
sử dụng điện cực đã bị mòn dẫn đến sai số cho quá trình cắt. Để khắc phục tình trạng
này người ta có thể sử dụng dây cắt một lần để gia công các chi tiết có độ chính xác cao
hoặc sử dụng dây đã được phủ, mạ một lớp đặc biệt để có thể sử dụng nhiều lần.
Dây điện cực có kích thước nhỏ từ (0,1 ÷ 0,3 mm), vật liệu dây thường có độ
bền kéo thấp nên trong quá trình gia công cắt (đặc biệt khi gia công cắt các chi tiết có
chiều dày lớn) thì dây điện cực sẽ bị uốn cong làm ảnh hưởng tới độ chính xác gia công.
Thậm chí có thể bị đứt dẫn đến sai số gia công và giảm năng suất gia công.
Các chỉ tiêu công nghệ của quá trình này phụ thuộc vào thông số xung điện, hằng
số vật liệu, chiều dày chi tiết gia công, tính chất của chất lỏng điện môi, vật liệu dây điện
cực hướng và tốc độ cuốn dây điện cực
13
2.2. Độ chính xác gia công cắt dây tia lửa điện.
Độ chính xác trong gia công cắt dây tia lửa điện trong khoảng từ ±0,002 ÷
±0,003mm. Ảnh hưởng đến độ chính xác này là các sai số ban đầu đặc biệt là các sai số
của thiết bị như sai số của thiết bị đo, độ không thẳng, độ không vuông góc của các
phương chuyển động, sai số do rung, độ cứng vững của hệ thống công nghệ, của bàn kẹp
ảnh hưởng thực tế đến tổng các sai số là sai số kiểm nghiệm của bản thân quá trình
gia công bằng tia lửa điện. Thông thường các sai số đó nằm trong các khoảng giá trị sau:
Sai số kiểm nghiệm đến 0,03mm, rung động ngoài đến 0,02mm, thiết bị đo đến
0,005mm, độ không cứng vững của hệ dẫn dây đến 0,015mm.
Sai số do biến dạng nhiệt của các chi tiết và các cụm của thiết bị là 0,035mm.
Sai số do biến dạng dãn dài của chi tiết gia công và của bộ phận đo lường bị
nóng do gia công lâu (đến 0,006mm khi kích thước dày tới 50mm).
Sai số dạng thứ nhất được giảm từng phần bằng cách khởi động thiết bị chạy không tải
và thực tế sẽ giảm khi làm mát bằng quạt gió, đặc biệt là thiết bị làm việc trong điều kiện
ổn định.
Sai số dạng thứ hai và thứ ba được giảm bằng cách chọn vật liệu chế tạo sao cho
hệ số biến dạng dài của chi tiết bị đo tương tự như của các chi tiết và các cụm cũng như
giảm sự chênh lệch giữa nhiệt độ làm việc và nhiệt độ môi trường.
Ngoài ra, còn một sai số khác là sai số gây ra do rung của dây điện cực. Các nghiên cứu
cho thấy rằng với dây điện cực wolfram có Ф = 0,15mm thì biên độ rung động có thể đạt
tới 0,004 mm, với Ф = 0,3mm thì biên độ có thể đạt tới 0,004 ÷ 0,009mm. Khi dừng
máy, dao động tắt dần của dây điện cực thường làm xuất hiện dao động cộng hưởng có
biên độ lớn dẫn đến làm giảm độ bóng bề mặt chi tiết gia công.
Nhóm sai số được xác định bởi các yếu tố công nghệ gồm có:
Sai lệch đường kính điện cực so với đường kính danh nghĩa.
Sai số không vuông góc giữa điện cực và bề mặt chi tiết gia công.
Sai số do chất điện môi bị bẩn.
Sai số do rung điện cực.
Sai số do thay đổi khe hở hoặc thay đổi độ dẫn điện của môi trường giữa các
điện cực (chất điện môi).
14
Bề rộng của rãnh cắt nhận được khi sử dụng dây có đường kính dnp và có khe hở
một bên là a được xác định bằng công thức: b = dnp + 2a
Khi gia công các chi tiết có chiều dày lớn, các rãnh cắt ở phần giữa có thể lớn hơn so với
hai đầu do biến dạng của dây điện cực. Điều đó dẫn đến các sai số hình dạng gia công sai
số này được coi là sai số “dạng cạnh bên”. Sai số này làm giảm độ chính xác của chi tiết
khi gia công chi tiết có chiều dày lớn như các rãnh dẫn hướng. Để khắc phục hiện tượng
này bằng cách điều chỉnh đúng bộ phận dẫn dây cũng như tăng độ căng dây điện cực.
Một trong những nhược điểm của phương pháp cắt dây tia lửa điện khi gia công
các dưỡng là xuất hiện các vết cắt tại các chỗ thoát dây hoặc tại các góc trong các chi tiết
được cắt theo dưỡng. Nguyên nhân xuất hiện vết cắt này được chia ra 3 nhóm nguyên
nhân như sau:
Nguyên nhân ngẫu nhiên phụ thuộc vào các thao tác máy.
Nguyên nhân do tình trạng của thiết bị (như khe hở trong vít me đai ốc, trong
các đường dẫn hướng của các ụ và giá đỡ, độ căng dây thấp, độ rộng rãnh không phù
hợp với đường kính dây ).
Dây điện cực bị mòn
Nguyên nhân ở nhóm 1 có thể được khắc phục bằng các thao tác máy cho phù
hợp, trong nhóm 2 là sai số do thiết bị, máy và nhóm 3 là do bản chất của quá trình gia
công nên rất khó hoặc không khắc phục được.
Sự giảm kích thước tiết diện điện cực dụng cụ chủ yếu là do sự ăn mòn điện cực
dây theo mặt tiếp xúc với chi tiết gia công (khi cắt thô là mặt trước và khi cắt tinh là 2
mặt bên). Khi gia công các chi tiết có chiều dày lớn hoặc các chi tiết có chu vi lớn thì sẽ
nhận thấy đường kính của dây điện cực thay đổi đáng kể so với ban đầu. Việc giảm tiết
diện ở 2 mặt bên không ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác cũng như chất lượng gia
công. Tuy nhiên độ mòn mặt trước là nguyên nhân chính gây ra các vết xước trên bề mặt
chi tiết gia công.
Ngoài ra, độ căng dây của điện cực cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định
của chế độ gia công, tức là đến năng suất và chất lượng gia công, ta cần đặt độ căng dây
điện cực là tối đa so với mức chịu được của dây nhằm tăng năng suất cũng như chất
lượng gia công. Điều này thường được thực hiện bằng cách điều chỉnh để tốc độ cuốn
15
dây vào lớn hơn tốc độ quay của các con lăn. Việc cuốn dây không đúng cách cũng làm
mất ổn định tốc độ và lực căng dây, do đó nó cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của chế độ
gia công khi cắt dây tia lửa điện.
2.3, Các bộ phận chính.
* Máy cắt dây GS2532B được cấu tạo các bộ phận chính sau:
Tủ điều khiển. Thân máy. Trục quấn dây.
Bệ máy. Bàn máy. Hệ thống bơm dung dịch điện môi.
* Tủ điều khiển:
Được đặt tách dời so với máy gồm có:
+ Hệ thống máy tính. + Nút điều chỉnh dòng điện.
+ Bàn phím, chuột. + Nút điều chỉnh hiệu điện thế.
+ Nút khởi động (Start). + Nút dừng khẩn cấp (Stop).
+ Ape kế, Von kế. + Ổ cắm USB, ổ đĩa A.
* Bệ máy: Bệ máy được chế tạo hộp rỗng, bên trong để lắp đặt hệ thống điện cho máy.
Đồng thời làm hộp chứa dụng cụ cho máy.
* Thân máy: Trục vít. Màn hình hiện số.
Đèn chiếu sáng. Hai xà ngang.
+ Xà ngang trên chứa 2 puly trước và sau, ngoài ra còn chứa hệ trục U & V dùng để cắt
côn, độ côn của trục cắt được là 6˚.
+ Xà ngang dưới chứa 2 puly trước và sau.
* Bàn máy:
Bàn dọc (X) được bố trí dọc theo bàn máy với trục vít me đai ốc bi cùng 1 Motor
bước độc lập, với khoảng chạy X= 250 mm.
Bàn ngang (Y) được bố trí vuông góc với trực X, gồm có vít me đai ốc bi cùng 1
Motor bước độc lập, với khoảng chạy Y= 320 mm.
Được thiết kế đơn giản với 2 thanh ngang, trên thanh được gia công nhiều lỗ ren
để tiện cho việc gá đặt phôi
* Trục quấn dây: Được bố trí phía sau máy có tác dụng quấn và nhả dây khi máy gia công,
trục quấn dây được kết cấu gồm có trục vítme, quả lô quấn dây và 1 đông cơ độc lập.
* Hệ thống bơm dung dịch điện môi: Gồm có thùng chứa dung dịch, máy bơm li tâm và
các hệ thống đường ống dẫn.
16
2.4, Nguyên lý làm việc của máy cắt dây:
Máy cắt dây là một loại máy gia công kim lại bằng tia lửa điện, là một dạng gia công
phóng điện ăn mòn thông qua điện cực dây. Trong quá trình phóng điện có sự oxy hoá rất
mạnh ở vùng tác dụng giữa dây và vật liệu gia công. Thực chất của quá trình gia công là
quá trình biến đổi năng lượng xung điện thành nhiệt năng tập trung trên một đơn vị diện
tích của bề mặt gia công, làm một phần kim loại của bề mặt đó nóng chảy và bốc cháy.
2.4.1, Các loại điện cực dây:
Dây cắt thường được chế tạo các loại vật liệu như Môlipđên, Vonfram.
Các đặc tính của dây điện cực: + Có độ bền kéo rất cao.
+ Đường kính của dây d = (0,1 ÷ 0,3)mm.
2.5, Thao tác vận hành máy cắt dây CNC (G0ld Sun)
* Trước khi vận hành để đảm bảo an toàn cho thiết bị người vận hành cần thực
hiện các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra cữ hành trình quả lô dây quấn ở ụ sau máy.
Bước 2: Quan sát dây đã nằm đúng vị trí của puly hay chưa.
Bước 3: Đóng điện khởi động điện cho cả tủ điện và máy.
Bước 4: Kiểm tra độ vuông góc của dây bằng thiết bị kiểm tra.
Bước 5: Cho máy chạy không tải để kiểm tra lại cữ hành trình có được khống
chế trong phạm vị dây được quấn trên quả lô hay không; kiểm tra dung dịch làm nguội;
Kiểm tra độ căng của dây..
2.6, Khởi động hệ thống điều khiển máy.
Hệ thống máy tính sau khi đưược khởi động có thể nhanh chóng vào hệ thống
điều hành.
Bật nguồn điện máy tính rồi chờ màn hình hiển thị và xuất hiện.
1 – RUN : Hệ điều hành trên Dos.
2 – USC : Hệ điều hành trên Windows 98. (Chọn khởi động Win)
3 – ESC : (Vượt qua).
Chọn 1 hoặc 2 rồi ấn phím Enter hay có thể đợi sau vài giây màn hình sẽ tự động
hiển thị chương trình điều hành.
17
BÀI SỐ: 3
CÔNG DỤNG CÁC LỆNH VÀ PHÍM LỆNH ĐIỀU KHIỂN
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích.
Hiểu được các lệnh và phím lệnh trong hệ thống điều khiển máy.
Ứng dụng các lệnh và phím lệnh vào lập trình gia công chi tiết.
2. Yêu cầu.
Ứng dụng được các lệnh và phím lệnh vào lập trình gia công chi tiết.
Đảm bảo chính xác và an toàn trong quá trình sử dụng.
II. Nội dung:
3.1, Tóm tắt các lệnh của hệ điều hành trên menu.
1. File Lưu giữ và xử lí File.
2. Trans Chuyển File đuôi DXF thành File đuôi DAT.
3. Comm Chuyển dịch dữ liệu trong hệ GSX. (Vào chương trình nối mạng)
4. Var Vào cài đặt tham số hệ thống.
5. Exam Cắt mô phỏng.
6. Work Vào Menu gia công [Cut] máy 1. (Điều khiển máy gia công)
Vào Menu gia công [Cut] máy 2.
7. Pro Vào chương trình đồ hoạ AUTOP.
8. [3B] Vào chỉnh lệnh 3B.
9. Edit Nhập hoặc thay đổi dữ liệu đồ hoạ.
10. Draw Biên dịch đồ hoạ cho chỉnh lệnh gia công.
11. Help Giúp đỡ.
3.2, Tóm tắt các lệnh phím trong quá trình gia công:
F1 Start Bắt đầu cắt.
F2 Revs Gia công nghịch
18
F3 Para Hiển thị bảng tham số:
TT Câu lệnh Ý nghĩa Thông số
1 V.F Biến tần 92
2 Step Tốc độ bước cắt 4096
3 Offset Bù dây 0.1
4 Grade Vào menu cắt côn
5 Ratio Tỷ lệ gia công 1.0
6 Axis Đổi hệ trục cắt X Y
7 Loop Số lần dao chạy 1
8 Step Tốc độ cắt trục XY:256; UV:128
9 XYUV Điều chỉnh bàn máy
10 AutoBack Chạy lùi lại
Menu: Grade. ( Cắt côn)
Degree 0.000 Độ côn (3; +3)
File2 .
Widthe 50.000 Chiều cao phôi
Base 71.500 Khoảng cách từ tâm puly dới tới mặt gá phôi dưới
Height 180.00 Chiều cao thanh xà ngang trên trục Z
Idler 16.000 Đường kính puly đang sử dụng
Vmode
Rmin
Cali
F4 Để hiển thị số đoạn dừng.
F10 Track Quan sát đèn Numlock trên bàn phím.
+ Đèn Sáng: Tự động tiến theo chương trình.
+ Đèn tắt: Chạy lùi về nhanh.
F11 H.F Để mở hoặc đóng dòng cao tần.
F12 Lock Để đóng nguôn cấp (Quan sát đèn Numlock trên bàn phím)
+ Đèn Sáng: Khoá chặt nguồn cấp (Khoá chặt bàn trượt).
+ Đèn tắt: Nguồn cấp không khoá (Nới lỏng bàn trượt).
19
BÀI SỐ: 04.
Ý NGHĨA CỦA CÁC LỆNH VẼ ĐỒ HỌA TRÊN AUTOP
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích.
Hiểu được các lệnh vẽ trên đồ họa Autop của máy.
Nắm vững ý nghĩa của các lệnh vẽ trong chương trình.
2. Yêu cầu.
Úng dụng được các lệnh vẽ vào thiết kế gia công chi tiết.
Đảm bảo chính xác và an toàn trong quá trình sử dụng.
II. Nội dung:
4.1, Menu tĩnh của Autop.
P Vào menu điểm Line Vào lớp đường thẳng
Cir Vào menu đường tròn Block Vào menu tọa khối
Win Tạo khung cửa sổ (Zoom) AllW Hiển thị hình ảnh đầy màn hình
Brk Cắt tỉa đối tượng Scale Phóng to hay thu nhỏ màn hình
Corp Lấy giao điểm NC path Tọa chương trình cắt
Del Xóa đối tượng Cls Xóa miền hiển thị hình ảnh
Can Hủy bỏ thao tác vừa thực hiện Exit Trở về menu chính
4.2, Cấu trúc của menu Autop
Cut path
Cacel path
Array cut
Rotate cut
Mirror cut
Gear cut
Seve Prog
See prog
Send Prog
NC Prog
Curve
WordStar
Load File
Printer
Dir PLCA
Last Window
Change name
Save Datum
** Quit **
Ellipse
Parabola
Involute
Cycloid
Archimedes
Disk Curve
Inv Gear
Print File
Print Datum
Print Prog
Print Graph
20
4.3, Menu Main
Autop có Menu Main như sau :
NC prog Vào menu tạo chương trình NC.
Curve Vào menu các đường cong ( khác cung tròn).
Word Star Vào chương trình lập văn bản
Load file Nạp file hình vẽ từ đĩa lên bản vẽ hiện hành.
Printer Vào menu in ấn.
Dir PLCS Cho biết thông tin về điểm. Đường thẳng, tròn hay cung tròn.
Last Window Hiện thị lại hình ảnh trước 1 bước thao tác.
Change name Thay đổi tập tin hiện hành.
Save Datum Lưu hình ảnh trên đĩa.
** Quit ** Thoát khỏi chương trình
.
Pxy
Polar PXY
Any LCA
Rotate P
C
Middle P
Single X/Y
Mirror P
Cursor P
Delete*P*
O+R
O+PLC
L+R+PLC
P+R+PLC
3C
2P
R Conner
LAC Conner
ArctoC
Mirror Arc
Mirror C
P Line
Cir Block
All Win
Brk Scale
Curp NCpath
Del CLS
Can Exit
Win Build
Addd PLCA
Can Block
Del Block
Rotate Block
Copy Block
Mirror Block
Rel Move
Rel Rotate
Cacel Rel
2 P
P – Tan – C
CCL
PLangle
LCangle
P+Ang
C+ Ang
LL+Angle
P+angle
Moveline
Mirror Line
End Vert L
21
BÀI SỐ 5
LẬP TRÌNH GIA CÔNG MÔ PHỎNG TRÊN MÁY CẮT DÂY GS-2532B
(Lập trình gia công đối với File thiết kế trên đồ hoạ AUTOCAD & Trên Autop)
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích.
Biết thiết kế được chi tiết gia công trên đồ hoạ Autocad và trên đồ họa Autop.
Hình thành kĩ năng lập trình gia công trên máy cắt dây CNC.
2. Yêu cầu.
Thiết kế được chi tiết gia công trên đồ hoạ Autocad và trên đồ họa Autop.
Lập trình được chi tiết gia công và thực hiện chạy mô phỏng theo thiết kế.
Rèn luyện tính cẩn thận tính chính xác.
II Nội dung:
1. Chuẩn bị:
+ Bản Trình tự Ao.
+ Dụng cụ: Đĩa mềm, USB.
2. Trình tự thực hiện:
2.1, Thiết kế, lập trình một chi tiết trên phần mềm đồ họa Autocad.
Bước 1: Thiết kế chi tiết trên Autocad.
* Chú ý: (Để máy nhận file gia công thì bắt buộc người thiết kế khi Save File phải
Save ở đuôi DXF).
Bước 2: Copy giữ liệu từ USB (hoặc đĩa mềm) vào máy.
+ Dụng cụ:
USB hoặc đĩa mềm.
+ Chỉ dẫn thực hiện:
Đưa USB hoặc đĩa mềm vào ổ của máy.
Chọn Mycomputer , chọn ổ, chọn File cần copy.
Copy file gia công đưa vào cửa sổ WSNPN (Quản lý giữ liệu) ở ngoài màn hình.
22
+ Yêu cầu kỹ thuật:
Phải diệt Virus trước khi đưa USB hoặc đĩa mềm vào máy.
Chọn đúng file gia công.
Copy đúng file gia công vào đúng cửa sổ WSNPN (Quản lý giữ liệu).
Bước 3: §æi ®u«i file gia c«ng vµ lËp tr×nh CNC.
+ Chỉ dẫn thực hiện:
* Chọn cửa sổ gia công , chọn TRANS , để đổi đuôi chọn DXF DAT , ấn F4
chọn ổ C , chọn file cần đổi đuôi . (Xuất hiện dòng ok DATA FILE NAME đã hoàn thành).
* Vào cửa sổ Đồ hoạ & NC để lập trình.
Chọn Open, chọn file cần lập trình .
Chọn NC Route .
Chọn điểm đầu gia công, xuất hiện hướng cắt (Chọn Y hoặc N).
Xuất hiện Round = 0 .(Bo các góc của chi tiết hay không?)
Offset = ± 0,1 .
Seve 3B .
Chọn Back .
Chọn Quit .(Y/ N ?) Y
* Vào cửa sổ gia công .
Chọn file .
F4 di chuyển vệt sáng của chuột đến ổ C .
Chọn file có đuôi 3B ấn F3 rồi di vệt sáng đến ổ F (ổ gia công) .
Exam chọn file gia công F1 (Cho chạy mô phỏng).
+ Yêu cầu kỹ thuật:
Đổi được file gia công từ đuôi DXFDAT.
Chọn đúng điểm đầu gia công.
Chọn hướng cắt đảm bảo quá trình gia công.
Offset đúng lượng bù dây = ±0,1.
23
Đổi được đuôi file gia công từ DAT 3B
Đường chạy thử đúng biên dạng thiết kế.
3, Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
*Ưu điểm:
Đối với việc thực hiện thiết kế chi tiết gia công ở trên đồ hoạ Autocad từ ngoài nó
rất thuận tiện cho việc thiết kế các chi tiết có hình dạng phức tạp, đồng thời trong
quá trình thiết kế người thiết kế dễ dàng có thể kiểm tra lại các thông số thiết kế.
*Nhược điểm:
Chuyển vào máy để lập trình phải trải qua rất nhiều bước phức tạp làm cho người
sử dụng khó thực hiện, dễ bị nhầm lẫn. Khi đưa dữ liệu từ ngoài thông qua các ổ đĩa
máy dễ bị nhiễm Virus làm cho phần mềm của máy bị lỗi.
2.2, Thiết kế, lập trình một chi tiết trực tiếp trên đồ họa Autop của máy.
VD: Để vẽ gia công một đường tròn có kích thước Ø = 20 như hình vẽ ta tiến hành
thực hiện các bước như sau.
Bước 1: Thiết kế đồ hoạ AUTOP trên máy:
Để vào hệ lập trình AUTOP cho máy cắt dây GS X thực hiện:
Ấn phím P.
Sau ấn phím 1 để lập tên file.
Ta có thể vào trực tiếp chương trình Prô hoặc vào phần đồ hoạ NC ở ngoài màn
hình. Sau khi đã vào được chương trình Autop ta tiến hành thiết kế.
Dời trỏ chuột Cir .
Dời trỏ chuột Center + R .
Center = 0,0 . (Nhập số liệu để xác nhận điểm gốc)
Radius = 10,0 . (Bán kính đường tròn).
Esc (Thoát).
Back .
Bước 2: Lập trình tạo file 3B cho file gia công.
* Vào cửa sổ Đồ hoạ & NC để lập trình.
Chọn Open, chọn file cần lập trình .
24
Chọn NC Route .
Chọn điểm đầu gia công, xuất hiện hướng cắt (Chọn Y hoặc N).
Xuất hiện Round = 0 .(Bo các góc của chi tiết hay không?)
Offset = ± 0,1 .
Seve 3B .
Chọn Back .
Chọn Quit .(Y/ N ?) Y
Bước 3: Chuyển file đến ổ gia công (F) và thực hiện chạy mô phỏng.
Vào cửa sổ gia công.
Di vệt sáng đến Menu File .
Ấn F4 Menu con được mở ra, di vệt sáng tới ổ C .
Di vệt sáng tới file vừa thiết lập có đuôi 3B.
Ấn F3 di vệt sáng xuống ổ F .
Esc.
Exam F1 (Cho chạy mô phỏng).
25
26
27
28
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n c¸i
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n ®ùc
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
29
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n c¸i
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n ®ùc
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
30
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n c¸i
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n ®ùc
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
31
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n c¸i
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n ®ùc
Sau khi gia c«ng xong
Ph«i ban ®Çu cho
32
H·y sö dông phÇn mÒm Pr« cña m¸y ®Ó lËp
tr×nh gia c«ng m« pháng chi tiÕt nh H.vÏ
Khu«n c¸i
Sau khi gia c«ng xong
Ph«
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_gia_cong_edm_trinh_do_cao_dang_nghe.pdf