Hệ thống triết lí trong chuyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN HỒ CẨM KIM LỚP DH5C2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN HỆ THỐNG TRIẾT LÍ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ NGUYỄN VĂN KHƯƠNG Long Xuyên, 05/2008 X W Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mẹ em, người đã sinh thành, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập của em. Em cũng xin cảm ơn tập thể quí thầy cô tr

pdf56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5765 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hệ thống triết lí trong chuyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bộ môn Ngữ văn đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Đặc biệt, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Khương. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã hết lòng giúp đỡ, động viên em hoàn thành khoá luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hồ Cẩm Kim Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học luôn phản ánh đời sống. Nhờ văn học mà bộ mặt nước ta qua từng thời kì đã hiện ra một cách chân thực và đầy đủ nhất. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945 đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam Cao nổi lên như một vì tinh tú sáng chói trên nền trời văn học việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. “Sáng tác của Nam Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng” (Trần Đăng Suyền, 2004:17). Có thể nói Nam Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã được khẳng định đúng với giá trị của nó. Qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Là một nhà văn có tầm nhân loại, “Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lí về cuộc đời tìm ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề với thực tế diễn ra hàng ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện” (Phạm Văn Phúc, 2000:381). Tác phẩm Nam Cao có rất nhiều khía cạnh có giá trị sâu sắc mang tính thời sự được khá nhiều người quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lâu dài, chúng tôi nhận thấy triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề hết sức thú vị. Những suy nghĩ, những nhận định có tính chất bao quát của Nam Cao về cuộc đời đã được nhà văn thể hiện trong tác phẩm bằng một giọng điệu tâm lí riêng hết sức thâm thúy, chứng tỏ ông là một người có cái nhìn rất sâu sắc. Nhận ra điều đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” để nghiên cứu, đi sâu, phân tích, lí giải, một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề này. Việc nghiên cứu sẽ giúp người viết có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc cảm nhận cũng như phân tích các tác phẩm của Nam Cao nói chung và truyện ngắn nói riêng. Như vậy nghiên cứu vấn đề này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công tác giảng dạy cũng như học tập sau này. Đồng thời đề tài sẽ góp phần khẳng định thêm những đóng góp của Nam Cao trong suốt tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nội dung trong tác phẩm của Nam Cao rất đa dạng, phong phú, phản ánh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ở đây, chúng tôi đi sâu nghiên cứu triết lí nhân sinh của Nam Cao về Đời về Kiếp của con người, về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, về sự sung sướng và nỗi khổ đau, về tình yêu và hạnh phúc,… Đây hẳn là một vấn đề lí thú vì nó tập trung thể hiện những quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hệ thống triết lí trong phạm vi truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Bên cạnh đó, người viết còn tìm hiểu thêm những tác phẩm sau cách mạng. Đó là cơ sở giúp người viết hiểu sâu sắc vấn đề nghiên cứu. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra cái hay, cái sâu sắc của Nam Cao khi thể hiện những triết lí trong tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ một nét tiêu biểu trong phong cách sáng tác của Nam Cao. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Nam Cao là đã góp phần làm nên sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc sắc trong các sáng tác của Nam Cao. Bên cạnh đó nghiên cứu để củng cố kỹ năng phân tích, giúp người viết có thêm kiến thức về nhà văn Nam Cao và các tác phẩm của ông. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này cũng giúp phục vụ cho công tác giảng dạy sau này tốt hơn. Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu nội dung chi tiết hệ thống triết lí thể hiện trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám: triết lí về sự sống cái chết, về Đời về Kiếp con người, triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau, triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu, triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời, triết lí về tình yêu và hạnh phúc. Qua đó người viết có thể thấy được những tư tưởng, quan niệm của Nam Cao có nhiều điểm tiến bộ và khác biệt so với các nhà văn trước đó và cùng thời. 2. Tìm hiểu nghệ thuật của Nam Cao khi thể hiện những triết lí sống trong các tác phẩm. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Triết lí sống là một mảng nội dung quan trọng trong truyện ngắn của Nam Cao. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm của ông. Ngoài ra, đề tài sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy sau này, giúp học sinh hiểu được một khía cạnh trong truyện ngắn Nam Cao, tăng cường hiệu quả cảm thụ và phân tích tác phẩm. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Nam Cao đối với nền văn học dân tộc. Đề tài thành công, có thể là tài liệu hết sức bổ ích cho các bạn sinh viên, học sinh khi cần đi sâu tìm hiểu Nam Cao và các tác phẩm của ông. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp đọc tài liệu Phương pháp này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc những chi tiết, những từ ngữ, nhận định, ý kiến… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí… 2. Phương pháp thống kê Sau quá trình đọc tài liệu người viết tiến hành tổng hợp, thống kê tài liệu đã sưu tầm được, minh chứng cho những vấn đề đã đưa ra. 3. Phương pháp phân tích Đây là phương pháp cơ bản khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Từ những tài liệu đã tập hợp và thống kê đầy đủ, người viết tiến hành phân tích hệ thống triết lí và nghệ thuật thể hiện triết lí trong tác phẩm của Nam Cao. Từ đó thấy được những chiêm nghiệm của Nam Cao về cuộc đời, đồng thời làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của ông. 4. Phương pháp so sánh Trong quá trình vận dụng phương pháp phân tích, người viết tiến hành liên hệ những triết lí của Nam Cao với những tác gia khác. Như vậy sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và khẳng định được tài năng cùng những đóng góp của Nam Cao trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam. VII. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc, điều này không một ai có thể phủ nhận. Ngay từ khi tên tuổi của Nam Cao được khẳng định qua tác phẩm Chí Phèo, cho đến nay đã có hơn hai trăm bài báo và công trình nghiên cứu viết về Nam Cao cùng các sáng tác của ông. Trong đó có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao. Chúng tôi đã tập hợp được một số ý kiến cơ bản xoay quanh vấn đề này. Nhiều nhà phê bình nghiên cứu đã thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của Nam Cao và nhận định: những triết lí sống trong truyện ngắn của Nam Cao là một Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… phong cách riêng của ông. Có nhiều ý kiến đã gặp nhau khi nói về vấn đề này, có thể kể đến như sau: Hà Minh Đức (1998: 234) đã chỉ ra rằng: “Chất suy nghĩ và triết lí trong sáng tác của Nam Cao là một mặt mạnh của ngòi bút góp phần tạo nên điểm riêng của tác phẩm”. Bùi Công Thuấn (1997: 65-68) thì nhận xét: “Khuynh hướng triết lí là một trong những yếu tố làm nên phong cách Nam Cao”. Ông kết luận: “Nam Cao là một cây bút tâm lí, triết lí, đó là đặc trưng phong cách Nam Cao”. Trần Đăng Suyền (2004: 240) người có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao và các tác phẩm của ông đã kết luận: Đọc Nam Cao, ta bắt gặp tiếng nói của một con người mà vầng trán không bao giờ thanh thản còn tâm hồn thì nặng trĩu ưu tư. Đặc điểm ấy của con người Nam Cao đã góp phần tạo nên giọng điệu triết lí suy ngẫm sâu xa, một giọng điệu làm nên phong cách độc đáo trong sáng tác của ông. Trong các tác phẩm của Nam Cao, những câu triết lí về những vấn đề bình thường trong cuộc sống được viết ra không quá phức tạp mà nó hết sức giản dị, rõ ràng, dễ hiểu. Triết lí của Nam Cao gắn liền với cuộc sống thường ngày. Từ đó Nam Cao muốn đưa ra những quan điểm sống, những bài học nhân thế mà ông muốn gởi gắm đến cho mọi người. Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét điều đó như sau: Hà Minh Đức (1998: 264) nhận thấy ở những phương diện nào trong tác phẩm của Nam Cao cũng nổi lên tính triết lí: “Tác giả triết lí, nhân vật triết lí, câu chuyện tự nó cũng toát lên tính chất triết lí. Nam Cao không thuyết lí dài dòng, không biện luận một cách trừu tượng mà triết lí về cuộc sống và để cho cuộc sống gợi lên ý nghĩa triết lí của nó”. Trần Đăng Suyền (1998: 67) đã nhìn nhận “ Trước cách mạng tháng tám, không có một nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm tâm lí, tổng hợp khái quát cao về tình trạng chết mòn của con người như nhà văn lớn Nam Cao”. Bùi Thị Anh Thơ (2005: 17-18) trong bài viết của mình có đề cập đến triết lí sống trong truyện ngắn Nam Cao “Nét riêng nhân vật Nam Cao là giàu suy lí, luôn triết lí trong mọi cách suy nghĩ, hành động của mình” và đưa ra kết luận “Văn Nam Cao mang đầy sự chiêm nghiệm, triết lí”. Phong Lê (1997: 109) nhận xét về Nam Cao như sau: “Khi kiên nhẫn hoặc nhẩn nha dõi theo lịch sử một đời, hoặc thâu tóm một đời vào một khoảng hẹp thời gian, hoặc một tình huống truyện, tác giả như muốn nhằm vào một triết lí sống, một bài học nhân thế”. Lê Thị Đức Hạnh(1993: 112-119) thì cho rằng trong truyện ngắn Nam Cao, chất triết lí là “một đặc điểm phổ biến nổi đậm” và nói thêm “trong khi phản ánh hiện thực, Nam Cao thường hay đi vào những chủ đề mang tính suy ngẫm, thiên về truy tìm, đúc kết ra một triết lí cho cuộc sống”. Phan Diễm Phương (1992: 135) thì kết luận: Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Khi đã khảm vào tâm trí người đọc thật nhiều những chi tiết có vẻ vụn vặt về các số phận, cảnh đời rồi, ông nhẹ nhàng đưa ra những câu khái quát, triết lí […] Những khái quát triết lí đó đã được chắt ra từ cuộc sống, là kết quả của cả một quá trình chiêm nghiệm đời sống đó. Giá trị của các yếu tố triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao cũng đã đựơc nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học nhận xét và đánh giá cao. Hà Minh Đức (1999: 415) nhấn mạnh: Nam Cao không rơi vào lối viết luận đề. Chủ đề và ý nghĩa triết học của sáng tác nổi lên nhưng không ở dạng sắp đặt trước. Sức thuyết phục chủ yếu của câu chuyện là ở sự sống và phần máu thịt của câu chuyện. Ý nghĩa triết lí như sợi chỉ nhỏ chạy xuyên từ ngọn nến nơi đặt điểm sáng của ngọn lửa sáng tạo tỏa ra tác phẩm. Nguyễn Đăng Mạnh (2001: 90) thì nhận xét: Đọc Nam Cao, thấy ông hay triết lí, thích khái quát. Dĩ nhiên sức hấp dẫn không thể có được nếu ông chỉ lặp lại những nguyên lí chung chung, quen nhàm. Nói cho đúng, những lí lẽ ông nói ra không phải bao giờ cũng hay ho, chính xác cả, nhưng quả là những tìm tòi, những phát hiện của riêng ông về cuộc sống, nghĩa là nó mang đẫm mồ hôi của tâm não ông. Cho nên triết lí mà không khô khan, triết luận mà như mở ra những chân trời thơ bát ngát. Từ những ý kiến, nhận định trên, ta thấy yếu tố triết lí trong truyện ngắn Nam Cao là một vấn đề được nhiều người quan tâm và đã có sự nghiên cứu bước đầu. Tuy nhiên những nghiên cứu đó còn riêng lẻ, chưa lập thành một hệ thống đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. Vấn đề đặt ra là cần có sự hoàn chỉnh hơn về hệ thống triết lí trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng tám. Trên cơ sở hệ thống hóa, tiếp nhận ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu đầy đủ mọi nội dung, khía cạnh của triết lí trong các sáng tác của Nam Cao. Qua đó làm rõ nét hơn một đặc trưng phong cách của nhà văn lớn Nam Cao, góp phần đánh giá đúng vai trò và những đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… VIII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm các nội dung chính sau: Chương I: Cội nguồn triết lí và triết lí trong văn học I. Cội nguồn của triết lí II. Văn học, một phương tiện triết lí Chương II: Tính triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám I. Hệ thống triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám 1. Triết lí về sự sống –cái chết 2. Triết lí về Đời, về Kiếp của con người 3. Triết lí về sự sung sướng và nỗi khổ đau 4. Triết lí về cái lương thiện và cái ác, cái xấu 5 Triết lí về miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời 6. Triết lí về tình yêu và hạnh phúc 7.Triết lí về nghệ thuật II. Nghệ thuật thể hiện triết lí trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám 1.Triết lí của nhân vật 2.Triết lí của người dẫn chuyện 3.Triết lí của cả tác phẩm Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 6 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… B. NỘI DUNG CHƯƠNG I CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ VÀ TRIẾT LÍ TRONG VĂN HỌC I. CỘI NGUỒN TRIẾT LÍ Theo Đại từ điển Tiếng việt, “triết lí” là “quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội”. Cùng với sự ra đời của triết lí là sự xuất hiện các khái niệm về triết gia, triết học. Triết học là môn học nghiên cứu những qui luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy.Triết gia là người nghiên cứu sâu về triết học. Như vậy triết lí là một vấn đề được sự quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. 1. Triết lí của dân gian Việt Nam là một đất nước bốn nghìn năm văn hiến, có một bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm khiến nhiều quốc gia láng giềng phải khâm phục. Trên thế giới, Việt Nam được cho là một đất nước giàu đẹp. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đã phải chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai, dịch họa kéo dài. Chính những điều đó đã gây biết bao khó khăn trong quá trình tồn tại và sinh sống của con người Việt Nam. Nhưng với trí thông minh và đầu óc nhanh nhạy sẵn có, người Việt Nam đã sáng tạo ra những cách ứng phó với các hiện tượng thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và chống giặc ngoại xâm. Con người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục trước mọi gian khổ, nguy hiểm và khó khăn. Không những vậy, với trí tuệ siêu việt, người Việt Nam đã khái quát những kinh nghiệm từ các hiện tượng riêng lẻ, tạo nên một kho triết lí tồn tại trong dân gian. Người xưa đã không nhìn sự vật hiện tượng một cách đơn giản bình thường như nó vốn có mà luôn nhìn nhận nó ở một khía cạnh khác một cách rất thâm thúy và sâu xa. Cha ông ta đã rất thông thái khi đúc kết nên những triết lí sống có giá trị. Không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà hình thức thể hiện cũng hết sức độc đáo (có vần, có nhịp nên rất dễ nhớ). Đây là một kho tàng quí báu mà cha ông ta đã tốn biết bao công sức để tạo nên và truyền lại cho con cháu đời sau. Những triết lí của người xưa luôn dạy cho con người những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm bổ ích trong cuộc sống. 1.1. Triết lí về khối đại đoàn kết Trải qua hàng ngàn năm, người xưa đã nhận thấy để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục được thiên nhiên, điều cần thiết là con người cần phải gắn bó, đoàn kết chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất, đó chính là sức mạnh giúp chiến thắng tất cả. Trong văn học dân gian, câu chuyện bó đũa đã được lưu truyền cho đến tận ngày nay về sức mạnh của tình đoàn kết. Mỗi con người chúng ta nếu là một chiếc đũa lẻ loi, đơn độc thì sẽ rất dễ dàng bị các thế lực khác bẻ gãy, đánh gục. Nhưng nếu con người Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… biết đoàn kết lại với nhau giống như một bó đũa chắc chắn thì không bao giờ bị thất bại. Tinh thần này, nhiều lần được đề cập đến trong tục ngữ, chẳng hạn: “Đoàn kết là sống chia rẽ là chết” “Đoàn kết là sức mạnh” Đây là những kinh nghiệm vô cùng quí báu mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy. Trong những cuộc kháng chiến ác liệt chống giặc ngoại xâm cũng như vật lộn với thiên nhiên để tồn tại, chính đoàn kết là sức mạnh vô biên giúp cho người Việt Nam đủ sức chống lại và chiến thắng tất cả. Đoàn kết có thể không là yếu tố quyết định nhất nhưng nó có một vai trò quan trọng không thể thiếu. Sức mạnh của sự đoàn kết không gì so sánh được. Ca dao cũng đã có câu: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Bất kì thời kì nào, sự đoàn kết vẫn giữ nguyên sức mạnh và giá trị của nó. Thiếu đi sự đoàn kết, con người không thể nào vượt qua được những khó khăn thử thách “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách” Đó là những lời động viên, kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi con người. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Thông điệp ấy là một chiếc cầu nối liền mối quan hệ giữa người và người. Mỗi người hãy làm một viên gạch nhỏ góp phần tạo dựng nên bức tường thành đoàn kết to lớn không gió mưa giông bão nào có thể quật ngã được. Lời khuyên của cha ông có giá trị thật to lớn. Triết lí về khối đại đoàn kết là nền tảng làm nên sức mạnh giúp cho con người vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn. 1.2. Triết lí về lối sống và cách sống Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân ta đã đúc kết lại hiểu biết và kinh nghiệm sống quí báu, truyền đạt từ đời này đến thế hệ sau. Văn học dân gian là một phương tiện quan trọng và chủ yếu chuyên chở những quan niệm, triết lí của cha ông ta. Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, hiền hậu, và có ảnh hưởng ít nhiều bởi giáo lí đạo Phật, nhân dân ta đã cổ vũ cho cái thiện và lên án cái ác cái xấu. Ông cha ta yêu cầu con người sống trong cộng đồng cần phải tích cực hành thiện, không gian dối lọc lừa, mà phải yêu thương giúp đỡ nhau, có tấm lòng nhân hậu… Quan niệm này đã được thể hiện như sau qua các câu ca dao, tục ngữ: “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai” “Ở hiền thì lại gặp lành Nếu ai ở ác tội đành vào thân” Ông cha ta khuyên dạy mọi người: “Ai ơi hãy ở cho lành Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau” Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 8 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… làm người nên “Ăn ngay ở thật” “Cải ác hoàn lương” và sống sao phải đạo để lưu lại cái đức cho con cháu đời sau, bởi: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” “Một đời làm hại, bại hoại ba đời” Điều răn dạy của cha ông ta có ý nghĩa ở mọi thời đại, nhất là trong xã hội thực dân nửa phong kiến, khi mà các giá trị đã bị đảo lộn, không còn phân biệt được giữa thiện và ác, giữa lành và dữ, con người bị trượt trên hố sâu hủy hoại nhân tính. Việt Nam là một đất nước sống giàu tình nghĩa và rất mực thủy chung. Bất kì những ai thuộc dòng giống tiên rồng đều nhớ rõ những lời giáo huấn của cha ông ngàn đời trước: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước thì phải nhớ nguồn chảy ra” “Ăn cây nào, rào cây ấy” “Uống nước nhớ nguồn” Qua những câu ca dao, tục ngữ mang ý nghĩa biểu trưng, nhân dân ta quan niệm con người sống phải luôn hướng về cội nguồn. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần được kế thừa và phát huy. Bên cạnh đó, người Việt Nam luôn đề cao chữ hiếu, coi trọng công ơn sinh thành của cha mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Ngoài ra, “Các câu chuyện cổ tích còn dạy con người về các giá trị quí báu, như truyện trầu cau giáo dục tình nghĩa thủy chung giữa anh em, vợ chồng, truyện cây khế là bài học lòng vị tha và thói tham lam” ( Phương Lựu, 2002:108). Cha ông ta chủ trương “dĩ hòa vi quí”, con người cần chung sống hòa thuận, bởi “một câu nhịn chín câu lành”, điều này đã trở thành một nét tâm lí của nhân dân ta. “Tâm lí ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một sự nhịn chín sự lành, Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”. ( Phương Lựu, 2002:159) Sự tôn trọng tinh thần hòa thuận đã giúp cho đất nước Việt Nam luôn sống trong không khí hòa bình, ấm áp tình thương. Chính vì vậy, hiện nay Việt Nam đã được Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 9 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… công nhận là một nước có trật tự vào bậc nhất trên thế giới. Có thể thấy quan niệm tư tưởng của cha ông ta luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó trong mọi thời đại. Mặt khác, cha ông ta đề cập đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với nhân cách con người, khuyên con cháu nên tránh xa cái xấu, cái ác, chỉ nên sống trong môi trường tích cực có thể giáo dục con người theo chiều hướng tốt. Bởi trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng của hoàn cảnh là rất lớn: “Đi với bụt mặc áo cà sa Đi với ma mặc áo giấy” “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Qua những câu tục ngữ, thành ngữ trên, cha ông ta muốn nhấn mạnh vai trò của hoàn cảnh đối với tính cách con người. Vấn đề này cũng trở nên ám ảnh trong nhiều tác phẩm của Nam Cao mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau. Song song với vấn đề trên, cha ông ta không nhìn nhận một cách chủ quan, phiến diện, một chiều mà nhận ra rằng sự cao đẹp trong tâm hồn con người có thể chiến thắng hoàn cảnh và không bị hoàn cảnh tác động làm mất đi những giá trị tốt đẹp: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Điều này cũng được thể hiện rõ nét trong nhiều sáng tác của Nam Cao, nói lên tinh thần nhân đạo của tác giả. Ngoài ra, nhân dân ta còn nêu lên những quan niệm sống, những tư tưởng, triết lí thể hiện sự khôn ngoan của trí tuệ. Câu tục ngữ “bắt đứa có tóc ai bắt đứa trọc đầu” là một triết lí sống có nhiều ý nghĩa đã được nhân vật của Nam Cao kế thừa và phát huy một cách triệt để trong truyện ngắn Chí Phèo. Cha ông ta cũng giúp cho mọi người hiểu rõ một chân lí hết sức đơn giản mà rất sâu sắc: “mạnh được yếu thua”. Trong cuộc sống, nếu có được thế mạnh về nhiều mặt: tiền bạc, sức mạnh, quyền thế, sự khôn ngoan… con người ta ắt hẳn sẽ có được ưu thế trong nhiều lĩnh vực. Những triết lí sống mà lớp người đi trước để lại cho con cháu đời sau thể hiện bằng văn học: truyện, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, … luôn mang một ý nghĩa răn dạy hoặc phê phán. Tất cả đều hướng con người đến những giá trị đạo đức tốt đẹp, giúp mọi người có cuộc sống tốt hơn. 2. Triết lí của người Việt trong quan hệ với những luồng tư tưởng ở Việt Nam Tôn giáo là một hợp thể bao gồm những lí tính và cách thức hành đạo, thường gắn liền với quyền lực siêu nhiên hình thành hoặc chi phối qui luật sinh tử của con người. Theo một tôn giáo (hay theo đạo) hàm nghĩa là tin vào một lực lượng thần thánh và tuân theo những chỉ dẫn đạo đức mà tôn giáo đó đưa ra cho tín hữu. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 10 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Tam giáo Nho, Phật, Lão được du nhập vào nước ta cách đây gần hai ngàn năm. Cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có những yếu tố bổ sung cho nhau và trong mỗi học thuyết đều chứa đựng những giá trị mang tính phổ quát. Qua quá trình tiếp biến với các yếu tố bản địa, dần dần tam giáo đã trở thành những trụ cột của tư tưởng Việt Nam truyền thống. 2.1. Đạo Phật Đạo Phật (buddha, tiếng Ấn là giác ngộ) phát sinh và thế kỉ VI –V TCN ở miền bắc Ấn Độ, trong vương quốc Kavilavasttu gần biên giới Nêpan. Người sáng lập đạo Phật là Siddharthagautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm), ông sinh năm 624 TCN. Tất Đạt Đa xuất thân từ gia đình quyền quí Ấn Độ. Ngài được trông chờ sẽ trở thành lãnh đạo của dân chúng và gắn kết với cuộc sống nhung lụa quyền thế. Lúc này ở Ấn Độ, đạo Bà la môn (Brahmaanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Do sự bất bình về phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân, Tất Đạt Đa đã từ bỏ của cải, địa vị cao sang để sống đời đạo hạnh, mong đạt đến giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi của sinh tử, đầu thai dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới. Đạo Phật phản ánh lòng bất bình của quần chúng đối với chế độ đẳng cấp hà khắc và quyền uy độc đoán của đẳng cấp thống trị Bà La Môn. Phật giáo là tôn giáo duy nhất bàn trực diện đến con người, lấy con người làm trung tâm, phân tích ngọn nguồn cuộc sống tâm lí tinh thần của nó để tìm ra phương sách tự giải thoát, giải thoát cho con người và cho cả chư thiên. Đạo Phật chủ trương pháp tính bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật. Phật khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có tinh thần vô ngã, vị tha, làm điều lành tránh sự ác. Phật là biểu tượng của sáng suốt và từ bi. Đức Phật là người đã chỉ cho chúng sinh phương cách thoát khỏi vòng luân hồi của sự chết và đầu thai bằng việc đạt đến giác ngộ. Để làm được như vậy, đức Phật dạy các môn đồ về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, kết hợp lời giảng dạy đạo lí với những hướng dẫn về suy niệm và thiền định. Tứ Diệu Đế (bốn chân lí kì diệu) hay Tứ Thánh Đế (bốn chân lí thánh) chính là: Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế, Đạo Đế. Bát Chánh Đạo (tám nẻo đường chân chính) là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn. Như vậy, thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Theo triết lí của nhà Phật, con người cần phải tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện, tránh điều ác để tạo được nghiệp tốt. Từ đó, con người mới có sự tốt đẹp lâu dài về sau, thoát được vòng luân hồi khổ ải. Với những ưu điểm và những nét tích cực đó, giáo lí của nhà Phật đã được mọi người tiếp nhận rộng rãi. Tư tưởng Đạo Phật đã ăn sâu vào tiềm thức của hầu hết người dân Việt Nam. Chính vì vậy, trong kho tàng văn học dân gian và văn học truyền miệng đã xuất hiện rất nhiều những câu triết lí về hành động làm điều thiện, tránh điều ác,… Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 11 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 2.2. Đạo Nho Trong xã hội Trung Hoa cổ đại, “nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức, biết lễ nghi. Nho giáo là một hệ thống những tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai trị đã có ở Trung Hoa từ đời Tây Chu với sự đóng góp rất lớn của Chu Công Đán. Đến cuối đời Xuân Thu (thế kỉ VI-V TCN), Nho Giáo được Khổng Tử và các môn đệ của ông hệ thống hóa rồi sau này ổn định lại trong Ngũ kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu và Tứ Thư: Luận ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử, tạo thành những kinh điển của Nho gia. Nho giáo (còn gọi là Khổng giáo) từ đời Hán trở đi dần dần trở thành ý thức tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa. Nho giáo chủ trương “tôn quân, đạo thống nhất”. Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (tam cương) là: đạo vua –tôi, đạo cha – con, đạo chồng –vợ. Cùng với tam cương là ngũ thường (năm phép ứng xử luân lí và đạo đức): nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Lễ được đặc biệt đề cao, “tiên học lễ”, tức là tôn trọng trật tự đẳng cấp xã hội hiện hành. Người mẫu của đạo Nho là người quân tử, tức là người tuân theo mệnh trời (Thiên mệnh), trung với vua, hiếu với cha mẹ. Bổn phận của người quân tử là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Sau khi tu sửa, chỉnh đốn bản thân, người quân tử cần hành động. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hai phương châm: 1. Phương châm thứ nhất là nhân trị. Nhân là tình người; nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người như bản thân mình. 2. Phương châm thứ hai là chính danh: chính danh là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (luận ngữ). Khổng Tử nói: con em ở trong nhà thì hiếu, ra ngoài thì kính trọng người tôn trưởng (đễ), nói năng phải cẩn thận và tín thực, yêu thương rộng rãi mọi người mà thân cận người nhân. Làm những điều đó dễ dàng (có thừa năng lực) thì cho học văn; kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, kết thúc bằng lễ thì có thể không trái đạo nghĩa. Như vậy, quan tâm hàng đầu trong mục tiêu đào tạo con người của Khổng Tử là có đạo đức, trước hết là trung, tín, hiếu, đễ, cao hơn là yêu thương mọi người, là hướng về điều Nhân. Theo Khổng Tử, gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên cuộc sống yên bình, Khổng giáo quan niệm sự trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau sẽ làm cho gia đình êm ấm, thuận hoà rồi từ đó xã hội sẽ có tôn ti trật tự, thanh bình. Nói chung “Nho giáo là một học thuyết đạo đức, nhấn mạnh đến đạo nghĩa chỉ hướng vào cõi người, chú mục hàng đầu những nguyên tắc ứng xử xã hội” ( Trần Ngọc Vương, 1998:70). Đạo Nho có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng và có khoảng thời gian tồn tại lâu dài trong hệ tư tưởng của người Việt. Những triết lí của Đạo Nho chủ yếu phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị phong kiến. Vì vậy, nó không có sức ảnh hưởng sâu sắc như giáo lí của Đạo Phật. Khi thời thịnh trị của giai cấp phong kiến đã qua, nó phần nào đã trở nên lạc hậu. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 12 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 2.3. Đạo Lão Đạo Lão được hình thành trong phong trào khởi nghĩa vùng nam Trung Hoa vào thế kỉ II SCN. Cơ sở lí luận của nó là đạo gia – triết thuyết do Lão Tử đề xướng và do Trang Tử hoàn thiện (học thuyết Lão –Trang). Đạo giáo chủ yếu chỉ đề cập đến hai vấn đề chủ yếu là Đạo và Đức. Đạo của Lão Tử ._.là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên. Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, những làm cho vật nào ra vật ấy là tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái tĩnh vô hình thì Đức là cái động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là cấu tạo và tồn tại của vũ trụ. Đạo cùng với Đức làm nên nền tảng của thế giới mà Lão Tử gọi là Trời và Đất. Đạo và Đức chính là thiên nhiên, thiên nhiên này sẽ đem lại cho con người một tác lực phi thường nếu con người biết thuận theo tự nhiên. Triết lí Đạo gia quan niệm mọi vật trong vũ trụ là do âm và dương cấu thành. Để có cuộc sống thư thái, con người cần hai yếu tố này hài hoà và cân bằng. Cách sống lí tưởng của Đạo gia là sống hoà hợp theo Đạo, không bận tâm đến vật chất, hoà nhập với thiên nhiên và hoà hợp với cơ thể của mình. Như vậy, Đạo của Đạo gia không giống Đạo của Nho gia. Nho gia đề cao “Trung chính”, Đạo của Lão –Trang là Đạo tự nhiên. Nho gia quan niệm về xã hội cũng khác Đạo gia. Nho gia cho rằng kẻ trị vì theo đường lối chân chính sẽ có nhiều người về theo, con người sống có đức sẽ hạnh phúc lớn, còn bổng lộc gắn liền với danh vọng, muốn đạt được danh vọng con người cần phải học, đi từ tu thân, đến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trong đó Đạo gia quan niệm xã hội lí tưởng là xã hội dân ít, nước nhỏ, con người phải sống nhu thuận, không nên tranh giành nhau. Đặc biệt, điểm tích cực có ý nghĩa muôn thuở của Đạo gia là tư tưởng chống chiến tranh, tức là chống sự tàn phá thiên nhiên, chống mọi nguyên nhân gây ra do con người tính tham, tính tranh giành và tiêu diệt nhau. Triết lí sống tối ưu của Lão Tử suy ra là muốn làm việc gì phải đi từ điểm đối lập, phải “vô vi”. Vô vi không phải có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hoà nhập với tự nhiên, đừng làm gì thái quá. Vì làm thái quá thì theo luật âm dương “Vật cực tắc phản”, kết quả thu được còn tệ hại hơn là không làm gì. Theo quan niệm của Đạo gia, phúc hoạ luôn ỷ phục trong nhau, ranh giới giữa chúng rất khó phân biệt, muốn biết phải có lòng chí thành. Quan niệm của Đạo gia phần nào hợp với qui luật của cuộc sống. Tiếp thu những triết lí sống tích cực của Đạo gia, con người sẽ sống trong hòa bình, không có chiến tranh. Đây là những triết lí đã được mọi người tiếp nhận và đã đi và đời sống tinh thần của không ít người dân Việt Nam. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 13 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… II. VĂN HỌC, MỘT PHƯƠNG TIỆN TRIẾT LÍ Qua cả một quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã tích lũy được những kinh nghiệm sống, những triết lí sống vô cùng quí báu. Để lưu truyền lại cho con cháu đời sau, tổ tiên ta đã dùng hình thức truyền miệng là chủ yếu. Hình thức này đã tạo ra nhiều biến dị trong nhiều câu thành ngữ, quán ngữ… Đến khi có sự ra đời của văn học dân gian, tất cả những triết lí sống đã được văn học dân gian thể hiện một cách đầy đủ nhất. Văn học dân gian có nhiều thể loại: vè, ca dao, phong dao, tục ngữ, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Và hầu như ở thể loại nào, đề tài nào cũng đều có triết lí. Như vậy có thể nói văn học dân gian là phương tiện thể hiện những tư tưởng triết lí của người Việt. Đi sâu tìm hiểu văn học dân gian, cụ thể là ở những câu tục ngữ, ca dao, ta sẽ nhận ra nhiều nội dung triết lí hết sức thâm thúy, sâu xa, mang đầy ý nghĩa của người xưa. Họa tòng khẩu xuất, Đa ngôn đa quá, Sai một li đi một dặm, Sai con toán bán con trâu, Tích tiểu thành đa, Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ… Đó là những bài học quí báu mà cha ông ta muốn gởi gắm đến thế hệ sau. Điều răn dạy đó luôn có ý nghĩa trong mọi thời đại, giúp con người có cuộc sống tốt đẹp. Những vấn đề đó không phải dễ dàng đúc kết nên được mà phải trải qua một quá trình thử thách đầy gian khổ. Với vai trò là một phương tiện thể hiện tư tưởng tình cảm của con người, văn học dân gian có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Có thể với một lời khuyên răn bình thường lại không đem đến hiệu quả cao, nhưng khi ở hình thức là một thể loại của văn học dân gian, con người lại dễ dàng tiếp nhận hơn. Bên cạnh thơ ca đã được đề cập đến ở phần trên thì truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích cũng là một phương tiện không thể thiếu để thể hiện triết lí của cha ông ta. Về truyện cổ tích, đã có hàng trăm câu chuyện khác nhau được người xưa sáng tạo ra và ẩn trong đó là những vấn đề dễ hiểu về sức mạnh của cái thiện, sự diệt vong của cái ác, là những bài học kinh nghiệm quí báu ở đời. Truyện Tấm Cám là một ví dụ tiêu biểu cho sự chiến thắng của cái thiện. Cô Tấm, một nhân vật tượng trưng cho sự lương thiện có lúc tưởng chừng như đã bị các thế lực hiểm ác đánh bại. Nhưng thật ra, đó chỉ là những hóa thân của Tấm để chống trả lại những mưu mô xảo quyệt của mẹ con Cám. Sự trở về của nàng Tấm xinh đẹp và kết cục bi thảm của mẹ con Cám như là một minh chứng sinh động về sức mạnh của cái thiện. Nó cổ vũ mọi người hãy làm điều thiện, tránh điều ác để có những kết cục tốt đẹp về sau. Chủ đề nổi bật trong câu chuyện Cây Khế lại là một bài học về sự tham lam. Cây Khế toát lên ý nghĩa triết lí giáo dục mọi người từ bỏ tính tham, biết hài lòng với những gì mình có. Ngoài ra, truyện Thạch Sanh – Lý Thông, Cây Tre Trăm Đốt, Sự Tích Trầu Cau,… còn ẩn chứa những bài học răn dạy con người về sự thật thà, lòng lương thiện, tình nghĩa thủy chung,… Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 14 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Bên cạnh đó, truyện ngụ ngôn tuy có một số lượng câu chữ ít hơn nhưng lại mang một ý nghĩa sâu xa về những bài học nhân thế của cuộc đời. Truyện ngụ ngôn là một thể loại dễ tiếp nhận và được khá nhiều người quan tâm. Nhiều lúc truyện ngụ ngôn mang sắc thái châm biếm trào phúng tạo nên tiếng cười mỉa mai đối với những nhân vật ích kỉ, keo kiệt, hà tiện, ngu dốt… nhưng cuối cùng ý nghĩa thật sự của truyện ngụ ngôn vẫn là một lời khuyên dạy kín đáo. Với Tam đại con gà, tác giả dân gian tỏ thái độ mỉa mai, châm biếm những kẻ ngu dốt nhưng lại tỏ ra là hiểu biết. Anh thầy đồ trong câu chuyện ngụ ngôn trên là một trò cười cho mọi người vì thói sĩ diện hão. Đáng trách hơn là lão nhà giàu keo kiệt trong truyện Thà chết còn hơn. Vì tiết kiệm mấy đồng bạc lão ta thà chết chứ không chịu để ai cứu mình. Đây là hậu quả đau đớn của thói keo kiệt bủn xỉn. Không lớn tiếng chê trách, ở Lợn cưới áo mới lại là một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng về thói khoe khoang của hai nhân vật. Trên đây là một số bài học từ những câu chuyện ngụ ngôn mà cha ông để lại cho chúng ta. Còn rất nhiều câu truyện khác với vô vàn bài học khác mà ở đây do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, người viết không thể liệt kê hết được. Nhưng rõ ràng, văn học dân gian có vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ nó, những triết lí, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống… của cha ông ta vẫn còn lưu truyền và được gìn giữ cho đến tận ngày nay. Cho nên hiện tại ta vẫn có thể hiểu và cảm nhận được những suy nghĩ tâm tư và nguyện vọng của tổ tiên, từ đó có sự kế thừa và phát huy đúng hướng. Tóm lại, những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn là một phương tiện để con người biểu hiện triết lí của bản thân về cuộc đời để răn dạy, để xử thế. Từ nhiều triết lí riêng lẻ của mỗi cá nhân, cha ông ta đã tập trung lại và hợp thành một hệ thống, tạo nên kho tàng quí báu truyền lại cho thế hệ sau. Đây là những triết lí đúng đắn có giá trị mang tính khuôn mẫu. Có thể nói đây là một thứ tài sản vô giá mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Đến thời kì văn học trung đại, yếu tố triết lí vẫn còn tồn tại và tiếp tục xuất hiện trong các sáng tác của các tác gia lớn như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi… Các ông hay triết lí những vấn đề về nhân cách, về sự chi phối của thế lực đồng tiền, qua đó đề cao khí tiết của bản thân, của người quân tử, của đạo làm người. Đến thời thực dân nửa phong kiến, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh là tiền đề tạo nên triết lí trong nhiều tác phẩm của các nhà văn ở giai đoạn văn học hiện thực 1930-1945. Trong cái xã hội đầy rẫy sự bất công áp bức, nhiều nhà văn, nhà thơ đã đưa ra những triết lí sống có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Mỗi người có một phong cách, một cách giải quyết vấn đề xã hội khác nhau khi cùng đứng trước một tình huống. Bên cạnh những triết lí của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… thì những vấn đề do Nam Cao đặt ra thật sự gợi biết bao suy nghĩ, trăn trở trong lòng người đọc về nhiều điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Từ những cái hết sức đời thường, Nam Cao đã đưa vào trong trang văn của mình và biến nó thành những vấn đề có ý nghĩa mang đầy cá tính sáng tạo của bản thân ông. Ông đã tiếp thu, kế thừa trọn vẹn những tư tưởng, triết lí, quan niệm sống của các tôn giáo, của truyền thống dân gian và phát huy những giá trị vốn có của nó, tập hợp thành một hệ thống triết lí toàn diện trong các sáng tác của mình. Nam Cao đã làm thành một nét phong cách sáng tác “hiện lên lừng lững, không lẫn vào đâu được và dường như trở thành một trong những đầu nguồn của những dòng phong cách truyện ngắn sau Cách mạng tháng Tám” (Bùi Công Thuấn, 1997:16). Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 15 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… CHƯƠNG II HỆ THỐNG TRIẾT LÍ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM I. TÍNH TRIẾT LÍ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Nhà văn là những người lăn lộn, trải nghiệm cuộc sống, rút ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và phản ánh nó vào trong tác phẩm văn học. Như vậy tác phẩm văn học là nơi thể hiện quan điểm, cách nhìn, suy nghĩ của nhà văn về cuộc đời. Để đưa vào tác phẩm tất cả những tư tưởng, tình cảm,… nhà văn dùng phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ tác động trực tiếp vào bạn đọc. Trong đời sống, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là kí hiệu của tư duy. Mọi suy nghĩ, tư tưởng của mỗi người đều thông qua ngôn ngữ thì người khác mới có thể hiểu và biết được. Trong văn học, ngôn ngữ là chất liệu chủ yếu và duy nhất. Ngôn ngữ giúp chuyển tải tất cả những gì nhà văn cần nói đến với mọi người. Trong đó, triết lí là vấn đề dễ bộc lộ trực tiếp nhất. Trong văn học có sự hiện diện và tồn tại của hai loại ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ người dẫn chuyện (tác giả) và ngôn ngữ nhân vật. Hai ngôn ngữ này có lúc tách bạch rõ ràng, có lúc đan xen vào nhau tạo nên lời văn nửa trực tiếp. Triết lí sống bộc lộ chủ yếu qua ngôn ngữ của hai đối tượng trên. Nam Cao là một nhà văn thích triết lí và hay triết lí. Trong các tác phẩm của Nam Cao, tính triết lí là một yếu tố nổi bậc và dễ cảm nhận. Là một người từng trải nghiệm, có hiểu biết sâu sắc, Nam Cao đã đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của mỗi nhân vật trong các tác phẩm của ông. Đặc biệt, Nam Cao thường tập trung viết về cuộc đời đau khổ, khốn cùng của những người nông dân chân lấm tay bùn cũng như có sự cảm thông đối với cuộc sống “bị áo cơm ghì sát đất” của tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo thành thị. Từ đó, ông đã khái quát những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày thành những triết lí sống có ý nghĩa sâu sắc và có giá trị. Nội dung triết lí trong những truyện ngắn của Nam Cao khá phong phú và đa dạng. Ông triết lí về rất nhiều vấn đề được khá nhiều người quan tâm: về sự sống và cái chết, về Đời và Kiếp con người, về sự sướng khổ ở đời, về cái lương thiện và cái ác, cái xấu… Tất cả những vấn đề đó đã được Nam Cao thể hiện bằng một giọng điệu rất riêng mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, tạo nên một phong cách riêng không lẫn vào đâu được. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 16 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 1.Triết lí về sự sống- cái chết Bất cứ một người nào tồn tại trên cõi đời này đều phải trải qua vòng luân hồi của sinh lão bệnh tử. Đây là một qui luật đã được đề cập đến trong triết lí của đạo Phật. Như vạn vật tự nhiên, con người được sinh ra, tồn tại, phát triển vào sau đó lại trở về với cát bụi. Những tưởng đây là một vấn đề hiển nhiên theo đúng qui luật khách quan, không có gì phải tranh luận, bàn cãi hay mở rộng thêm. Thế nhưng đến Nam Cao, với những tư tưởng, những triết lí trong các tác phẩm của mình, ông đã cho mọi người thấy được xoay quanh sự sống chết còn rất nhiều vấn đề cần được nhân loại quan tâm. Những triết lí ông đưa ra mang ý nghĩa sâu xa và rộng lớn. Dù đó là những vấn đề không phải là hoàn toàn mới mẻ, đó là sự kế thừa những triết lí đã có từ trước về vấn đề sinh tử, thế nhưng Nam Cao đã đặt chúng trong một ngữ cảnh thích hợp và khái quát, đúc rút ra những chân lí xoay quanh việc sống như thế nào và chết như thế nào cho có ý nghĩa. Cuộc đời này tươi đẹp và đáng sống biết bao, vì vậy Nam Cao đã rút ra triết lí “sống khổ đến đâu cũng còn hơn chết” và khẳng định “cái tâm lí chung của người đời như vậy” (Điếu văn). Nhân vật tôi khi phát ngôn câu nói này mang một tâm trạng đau đớn khôn nguôi khi nhận được tin bạn mình –anh Phúc đã chết. Cả cuộc đời anh Phúc, từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành là một chuỗi ngày khốn khổ, gian truân, không được một giờ nào sung sướng. Nếu lúc nhỏ anh phải cố gắng làm lụng vất vả cho một bà chủ khó tính để mưu cầu miếng ăn thì đến khi lập gia đình anh phải cung phụng cho một người vợ không chung tình. Đó có lẽ là những nguyên nhân đau thương dẫn đến cái chết của anh Phúc. Mỗi người khi chứng kiến hoàn cảnh, cuộc đời của anh đều không khỏi chạnh lòng, xót xa. Sự tàn nhẫn của người chủ và cuộc hôn nhân không tình yêu đã dần phá hoại cuộc đời của anh. Anh đã chết khi tuổi đời còn quá trẻ, anh lại còn bỏ lại hai đứa con “ẻo lả như một cái lá úa và buồn như một tiếng thở dài”. Sự xót thương của nhân vật tôi cũng là của Nam Cao đối với số phận một con người. Nam Cao tỏ ra tiếc nuối về cuộc đời của anh Phúc, nó quá ngắn ngủi. Nam Cao đã đặt sự sống và cái chết lên bàn cân để cân đo, tính toán và kết luận: sự sống, dù là khổ cực, vất vả vẫn hơn là chết. Triết lí của ông mang nặng tình yêu đời và khát khao cuộc sống. Cái chết quả là đáng sợ, nó là một lực lượng siêu hình có sức mạnh vạn năng “Chao ôi! Cái chết còn hung bạo hơn những thằng hung bạo. Những kẻ hung bạo chết cũng đáng lòng thương hại. Những kẻ hung bạo chết cũng là người chết, nạn nhân của một sức mạnh mù quáng và khốc liệt”. Ngay cả Trương Rự -một kẻ cướp, một tên đồ tể khát máu cũng phải khuất phục trước sức mạnh này. Từ ngoại hình đến tính cách, hắn khiến ai cũng phải ghê sợ. Thế nhưng một cái chết đến đột ngột đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đời Trương Rự. Trương Rự, nỗi kinh hoàng của cả làng cuối cùng cũng trở nên hoàn toàn yên lặng. Với một tinh thần nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đưa ra triết lí “Những người chết đều đáng kính bởi những người chết không còn đủ sức mà hại ai”. Phải chăng ông muốn khuyên mọi người nên bỏ qua tất cả mọi lỗi lầm của Trương Rự, bởi “chết là hết”, những linh hồn có làm hại bất kì ai nữa đâu? Con người không nên cứ dựa vào cái quá khứ bất lương của một người chết để xét đoán, đánh giá những người còn lại đang tồn tại trên đời. Đây còn là một triết lí về sự khoan dung độ lượng, lòng vị tha. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 17 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Ở tác phẩm Mua nhà, Nam Cao nói về cái chết nhưng lại hàm ý về cuộc sống. Ông quan niệm “Trước sau thì cũng chết. Ai cũng chết. Mà ai cũng chỉ chết một lần mà thôi. Sống sẻn so làm gì?”. Một vấn đề đơn giản thế nhưng không phải bất cứ người nào cũng nhận ra. Một câu chuyện cổ tích thời xưa đã chứng minh cho điều này. Trong truyện, nhân vật chính là lão nhà giàu thà chịu chết đuối trên sông chứ không bỏ thêm đồng nào để người ta cứu mình. Một tác phẩm của Nam Cao đã đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa lớn lao về cách sống. Bề ngoài tuy nói về cái chết nhưng thật ra đó là một triết lí về sự sống “Chết vì bệnh không đáng sợ. Ta nên sợ cái chết trong lúc sống. Cái chết đáng buồn của những người sống sờ sờ ra đấy nhưng chẳng dùng sự sống của mình vào việc gì”. Trong tiểu thuyết Sống mòn, với một giọng điệu buồn thương, chua chát, pha lẫn uất ức và chứa đây căm phẫn, vấn đề đó đã được Nam Cao đề cập đến “Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục”. Ở đây, Nam Cao đã thể hiện một tấm lòng nhân đạo cao cả, ông như muốn lên tiếng kêu cứu về nhân cách con người đang ngày càng tuột dốc một cách thảm hại. Cái mà Nam Cao muốn nói đến là “cái chết trong lúc sống”. Cái chết này còn khó chịu hơn so với cái chết thật sự. Khi chết, thể xác của chúng ta đều tan biến và linh hồn đi vào cõi hư vô, không còn biết gì nữa cả. Còn đối với chết trong lúc sống, đó là khi thể xác chúng ta vẫn còn tồn tại, ta vẫn còn hiện diện trên cõi đời này nhưng thực ra cái tâm hồn đã không còn nhận biết được những giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta không nên sợ cái chết thật sự sẽ đến với mọi người, đó là qui luật của cuộc đời. Thật đáng sợ đối với cuộc đời mỗi con người khi trông vẻ bề ngoài thì sự sống vẫn còn hiện diện nhưng tâm hồn thì đã cằn cỗi, khô héo, đã “chết” từ lâu. Với một đầu óc nhạy bén, một cái nhìn có khả năng bao trùm thực tại xã hội, Nam Cao đã nhận ra một vấn đề tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa triết lí sâu xa, thâm thúy. Vấn đề chủ yếu mà ông muốn nói đến ở đây là mỗi con người cần sống như thế nào cho có ý nghĩa. Đồng thời với việc chỉ ra hiện tượng chết trong lúc sống, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm sống hết sức tiến bộ cho nhân loại. Nam Cao lớn tiếng dứt khoát không chấp nhận một cuộc sống không linh hồn, không tư tưởng. Sống, đúng với ý nghĩa của nó là một cuộc sống có ước mơ, có lí tưởng, có hoài bão… có sự phấn đấu để đạt được những hoài bão, khát vọng đó, hơn hết là phải biết vượt qua những khó khăn thử thách, sóng gió trong cuộc đời để thực hiện trong lí tưởng. Sống không nên hiểu chỉ là hưởng thụ, cũng không phải là những con người hèn mọn chỉ vì vật chất tầm thường mà đánh mất cả nhân cách và phẩm giá. Nếu hằng ngày, con người cứ bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, có thể người ta sẽ trở thành nạn nhân của chính bản thân họ. Quan trọng là con người phải biết phấn đấu vượt qua để chiến thắng hoàn cảnh, nếu như buông xuôi và dừng lại, phó mặc cuộc đời trôi theo những giá trị tầm thường thì khác chi người ta đã tự giết mình. Đó chính là cái chết trong lúc sống, cái này còn đáng sợ hơn cái chết thật sự, đây là cái chết trong tâm hồn. Tất cả những người có nhận thức, có cái nhìn bao quát, rộng lớn đều không thể nào chịu đựng và chấp nhận một cuộc sống như thế. Nhưng riêng Tự Lãng trong truyện ngắn Chí Phèo lại có một triết lí sống khác, rất riêng và độc đáo. Đối với lão thì sống là một chuỗi ngày say sưa trong men rượu vì “Ai chết cũng thành cái mả, say sưa chết cũng thành cái mả, lo gì? Cứ say!”. Xét cho cùng, cuộc đời Lão Tự quả thật rất buồn đau: vợ chết, con gái thì chửa hoang phải bỏ Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 18 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… làng đi, chỉ còn lại một mình lão trơ trọi trên cõi đời này. Lão đâu còn gì để mất nữa, không còn vướng bận chi, lão uống rượu thỏa thích. Gặp được Chí Phèo như là vừa tìm được một bạn tri âm, Lão Tự cứ xách thêm rượu cho Chí, dù cho có uống hết cũng chả sao, không có gì phải ngại. Giàu có chết rồi cũng thành mả, nghèo đói rồi cũng thành mả, say sưa cũng thành mả. Lão Tự đã chiêm nghiệm ra lúc sống dù như thế nào thì cuối cùng con người vẫn phải chết, đều “thành cái mả” cả. Đây là triết lí của một kẻ bất cần. Tự Lãng đã cổ vũ Chí Phèo uống rượu bằng cái giọng triết lí của một kẻ chán đời. Nam Cao thường dùng một đề tài nhỏ, qua đó phản ánh một vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Qua câu triết lí “Không dễ mà chết được. Nếu chết mà dễ thì ai cũng chết. Giời đất này, còn có ai muốn sống? Chẳng qua không chết được thì phải sống” (Tình già), Nam Cao đã lớn tiếng phủ định cái xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Cái xã hội tuy không giết người ta một cách trực tiếp bằng gươm đao mà đáng sợ hơn, nó đã gián tiếp hủy hoại cuộc sống của con người. Trong cái không gian ngột ngạt của xã hội tối tăm đầy rẫy những bất công ấy, chẳng ai tha thiết với cuộc sống. Các nhân vật của Nam Cao cứ sống trong tình trạng mòn mỏi, chán chường, nhiều khi chết mòn về nhân cách. Qua câu triết lí này, Nam Cao muốn đề cập đến vấn đề mỗi con người cần phải sống như thế nào cho có ý nghĩa. Câu triết lí thấp thoáng một giọng cười mỉa mai, châm biếm pha lẫn sự chua xót về kiếp người. Con người phải sống, chỉ là do “không dễ mà chết được”, chứ không một ai yêu cuộc sống này. Như vậy, con người sống mà không có lí tưởng, không ước mơ khát vọng, đây cũng có khác gì là cái chết trong lúc sống? Câu triết lí trên đã thể hiện sự bi quan, bế tắc của Nam Cao đối với xã hội lúc bấy giờ. Qua đó, ông nhấn mạnh nếu như còn tồn tại cái xã hội ấy thì cuộc sống con người sẽ không bao giờ có ánh sáng của hy vọng, của ngày mai. Trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, vấn đề về sự sống và cái chết được nêu lên như một phần sâu sắc và tâm huyết nhất. Ông tập trung vào vấn đề này nhưng không chỉ đề cập đến một cách đơn thuần mà qua đó nhằm làm sáng tỏ một lẽ sống, một cách sống cao đẹp. Những triết lí về sự sống và cái chết thấm nhuần tư tưởng nhân văn và tinh thần nhân đạo của Nam Cao. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 19 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 2. Triết lí về Đời, về Kiếp của con người Trong không ít tác phẩm, Nam Cao đã đề cập đến những vấn đề được khá nhiều người quan tâm: về sự sống, cái chết, về sự bất công, về miếng ăn,… Trong đó, Nam Cao tỏ ra rất am hiểu về Đời, về Kiếp con người. Nhiều khi, từ một cuộc đời của một cá nhân, Nam Cao lại khái quát lên được thành những vấn đề lớn có ý nghĩa lớn lao về Đời, về Kiếp của nhiều người trong xã hội. Nhất là đối với những kiếp người nhỏ bé, nghèo khổ, Nam Cao lại càng tỏ ra hiểu, thông cảm, đồng cảm sâu sắc hơn bao giờ hết. Điều này đã chứng tỏ ông có một tinh thần nhân đạo, một tầm nhìn sâu sắc so với nhiều nhà văn đương thời. Nam Cao là người băn khoăn, trăn trở nhiều nhất về Đời, về Kiếp của con người. Giọng điệu của ông vang lên mang đầy sự buồn thương, chua chát “Chao ôi! nếu người ta không ăn thì đời sẽ giản dị biết bao”. Nam Cao tỏ ra vô cùng thương cảm, xót xa cho thân phận của bà cái Tí trong Một bữa no. Phải, đời sẽ thật giản dị khi người ta không cần phải ăn, không bị cái đói giày vò, hành hạ, không nhất thiết vì miếng ăn mà phải chịu những cái lườm nguýt đầy khinh khi, danh dự bị đánh mất. Bà cái Tí nhục nhã vì miếng ăn, chết cũng chỉ vì miếng ăn nhưng lí do bà phó Thụ đưa ra thật vô lí “Người ta đói một bữa cũng không sao nhưng no một bữa là đủ chết”. Đây là triết lí của một kẻ nhà giàu. Tại sao lại có điều vô lí như vậy? Chỉ có đi sâu vào tác phẩm tìm hiểu một cách thấu đáo ta mới có thể nhận ra được. Theo bà phó Thụ, bà cái Tí đã đói mấy tháng qua nhưng lần hồi thì bà vẫn có thể tồn tại được, nhưng chỉ vì “một bữa no” tại nhà bà thì bà cái Tí đã chết. Đi sâu vào nội tâm của bà phó, ta thấy câu triết lí do bà đưa ra đã thể hiện bà là một con người ích kỉ, keo kiệt. Tại sao bà lại nói như vậy, chẳng qua bà muốn “khuyên” tất cả những kẻ ăn người ở trong nhà nên ăn ít thôi để bà đỡ tốn, và bà đã dẫn chứng một cách sinh động bằng kết cục bi thảm của bà cái Tí khi ăn “một bữa no”. Những kẻ giàu trong tác phẩm của Nam Cao thường hiện lên với một điểm chung như thế: chỉ muốn tất cả mọi người làm lợi cho mình nhưng khi phải giúp đỡ, phải cho ai một cái gì đó thì lại không muốn. Bà đâu biết được cái đói nó thật sự như thế nào? Có khi nào bà phải chịu đói đâu, nên bà xem bà cái Tí là một cái gai trước mắt chỉ muốn nhổ quách đi cho khuất mắt khi đang ngồi trong buổi cơm. Bà cái Tí đã già rồi mà vẫn phải chịu đựng cái đói liên tục trong mấy tháng, thật đáng thương. Nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của bà là “một bữa no”, nhưng thực ra, xét cho đến cùng, bà chết là vì đói quá. Nam Cao đã đưa vào trong trang văn của mình một cái chết hết sức thương tâm và đau lòng, có sức gợi trong lòng người đọc, cũng như cái chết của Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, anh đĩ Chuột… Dân gian có câu “miếng ăn là miếng nhục” và vì cái nhục ấy, bà lão đã chết một cách thương tâm. Nếu ở Một bữa no, bà cái Tí chết vì miếng ăn, có lẽ bà vẫn còn đỡ khổ hơn số phận bà quản Thích trong Nửa đêm. Suốt cuộc đời lương thiện của bà, bà đã vất vả làm lụng nuôi Trương Rự và con của hắn. Đây là một việc làm phúc đức. Thế nhưng bà chẳng có một tuổi già an phận “đã già nua, lại đau yếu, lại đói khát, lại bơ vơ thì khổ hơn là chết. Khốn nỗi bà cứ sống, dai dẳng như nỗi lầm than trên đời”. Nam Cao đã rất sâu sắc và thấu hiểu cuộc đời khi nhận ra nỗi lầm than như là một con quái vật cứ đeo Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 20 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… bám cuộc đời con người trong xã hội cũ, khiến họ không thể nào thoát ra được. Cách so sánh như vậy đã làm nổi bậc lên hình tượng bà quản Thích với tất cả những cực khổ, nhọc nhằn của số kiếp con người. Xót xa và lòng đầy thương cảm, Nam Cao nhận ra sự bất công của ông Trời, của cuộc đời này “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. (Ở hiền). Vấn đề này được Nam Cao đặt ra có sức lan tỏa rộng lớn, không chỉ đúng ở thời kỳ xã hội lúc bấy giờ, khi mà con người ta đã mất dần những giá trị nhân cách tốt đẹp, không còn tình thương và lòng nhân ái, chỉ còn lòng ganh ghét, đố kị và lừa lọc để sống, mà còn đúng ở thời đại chúng ta hiện nay đối với một số người. Đặt ra triết lí, Nam Cao đã hoàn toàn phủ nhận những quan niệm mà các tôn giáo đã từng khẳng định “Ở hiền gặp lành”. Nếu ngày xưa, cô Tấm với một tấm lòng nhân hậu, trung hiếu, qua bao lần hóa thân để đẩy lùi cái ác đã có được một kết cục tốt đẹp, thì ở đây, Nam Cao đã dẫn người đọc lướt qua cuộc đời của Nhu, một cô gái rất mực hiền lành bị mọi người hà hiếp, xem thường, coi khinh. Phải chăng “cái nghề đời hiền quá hóa ngu” (Chí Phèo). Nam Cao đã rất sâu sắc khi nhận ra điều đó. Khi đặt chữ hiền và hèn ở cạnh nhau, ta thấy nó khác biệt nhau một cách không đáng kể. Nam Cao đã khuyên chúng ta muốn tồn tại và để thành công trong cuộc sống, con người cần phải khôn ngoan, khéo léo khi lựa chọn cách sống và lối sống. Hiền lành là tốt, là lối sống tích cực nhưng hiền quá mức lại là một lối sống tiêu cực, đó có thể là một biểu hiện của cái chết trong lúc sống. Mặc khác, Nam Cao đã chỉ ra muốn thành công về mọi mặt trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến, con người cần phải biết lọc lừa, toan tính, mưu mô… như nhân vật Nhượng trong Ở hiền. Cái xã hội lúc bấy giờ chỉ còn đất dụng võ cho những kẻ như thế. Trong xã hội của chúng ta ngày nay, cái hiền vẫn có thể tồn tại nhưng ít khi nó có thể sống được trong xã hội thời ấy. Nam Cao đã dẫn ra một trường hợp sinh động của Nhu, số phận đã không hề mỉm cười với cô khi cô đã hiền quá. Như vậy hiền lành nhẫn nhịn qua mức chỉ chuốc lấy thất bại cho bản thân. Tính tình của con người có nhiều lúc lại là nguyên nhân của mọi bất công trên đời “Trời thật bất công khi dựng ra cái đẹp và cái xấu, loài người thích đẹp, ghét xấu đã phụ họa vào sự bất công của Trời” (Điếu văn). Nhận định này của Nam Cao cũng là những lời lẽ xuất phát từ một trái tim chân tình. Ông tỏ ra xót thương đối với số phận anh cu Phúc. Lấy được người vợ đẹp đâu hẳn là may mắn, anh Phúc đã phải làm lụng vất vả đến nỗi hao mòn sức khỏe, người quéo quắt đi trong nỗi tuyệt vọng. Chỉ vì anh thì xấu mà vợ anh thì đẹp quá! Người đời xem việc anh phải cung phụng vợ anh là điều tất nhiên. Ở đây, cùng với những bất công khác, ông Trời dường như đã vào hùa với cái xã hội đương thời bóp nát dần cuộc đời của những nông dân, những người dân tuy xấu xí, quê mùa nhưng rất đỗi lương thiện. Sự bất công ấy như một sợi dây siết chặt vào cuộc đời của họ, khiến họ càng vùng vẫy càng không thể thoát ra. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 21 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… Nam Cao thấy rõ sự bất công hiện ra rất rõ ở bọn nhà giàu “Cái bọn ngu dốt mà giàu đáng ghét vô cùng. Chúng chỉ biết có tiền và coi người như rác như rơm” (Sao lại thế này). Bọn nhà giàu qua con mắt của nhà văn như là một con bạch tuộc có nhiều vòi chuyên đi bóc lột những người dân lao động nghèo khổ. Chúng sống mà không hề có tình yêu thương đồng loại, thẳng tay bóc lột một cách tàn nhẫn vô nhân đạo “Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ”. (Một đám cưới). Anh Phúc cũng đã phải làm lụng vất vả, bệnh cũng không dám nghỉ ngơi, hết sức trung thành trong vai trò một người ở, thế nhưng chủ lại chẳng chút thương tình. Bọn nhà giàu hầu hết đều giống nhau, Nam Cao khẳng định “Gợi lòng thương của một người chủ tham lam còn khó lắm thay”. (Điếu văn). Cái ranh giới giàu nghèo là một bức tường kiên cố không thể nào phá vỡ nổi, tạo nên sự bất công của cuộc đời. Khó có một sức mạnh nào giải quyết được vấn đề này một cách thỏa đáng. Bởi chẳng có giải pháp nào cho cuộc đời, cho số phận con người nên ông buông xuôi với một cái nhìn cam chịu trong một cuộc sống khép kín “Ông cũng vậy mà tôi cũng vậy, ít ra chúng ta cũng còn một xó để tự do. Khi cửa nhà chúng ta khép kín, ta có thể lố lăng mà không bận vì đến ai” (Đôi móng giò). Trong những truyện ngắn của Nam Cao, hầu hết các câu chuyện rất ít những sự kiện, biến cố. Những sự kiện biến cố lại thường diễn ra theo cái nhịp điệu đều đều, buồn tủi, lặp đi lặp lại tạo nên âm điệu của cuộc sống quẩn quanh, bế tắc không lối thoát. Nhân vật trước những sự kiện không bao giờ có những hành động quyết liệt để đấu tranh, phản kháng. Dì Hảo trong truyện ngắn cùn._.ác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”. Mang nguyện vọng sáng tác ra được một tác phẩm có chứa đầy đủ các giá trị cao quí đó, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Bất kì nhà văn nào cũng mong muốn cho ra đời một tác phẩm có giá trị nhưng nhiều người vẫn chưa biết “ có giá trị” thật sự là như thế nào. Đây chỉ có thể xem là một thước đo các tác phẩm văn học. Với quan điểm văn chương “làm cho người gần người hơn”, tư tưởng ấy của Nam Cao đã gặp Sêkhôp: văn học hòa giải con người với con người. Thật đẹp và lớn lao biết bao một tư tưởng như thế !. Nam Cao nổi tiếng vì ông không theo lối mòn sẵn có. Với sự xuất hiện của anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tưởng chừng như đó là hiện thân cho tận cùng nỗi khổ của người nông dân. Nhưng Nam Cao đã khai sinh ra Chí Phèo, để cho Chí Phèo khập khiễng bước ra từ trang văn của ông, mọi người mới cảm nhận được đây thực sự là một kiếp người nông dân rơi vào bi kịch không lối thoát, một nỗi khổ không gì diễn tả hết. Cùng với sự ra đời của Chí Phèo, Nam Cao đã sáng tạo ra một lối đi rất mới về nội dung và nghệ thuật. Ông không bao giờ lặp lại theo những lối mòn sẵn có, tư tưởng của ông là “ Cái nghề văn kị nhất cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Là một nhà văn thật sự có tài, Nam Cao đã đạt được trình độ miêu tả tâm lí của phương Tây. Nicolin đã nhận xét như sau: “ Nam Cao đã đến với chúng ta là một nhà truyện ngắn, là một bậc thầy của chủ nghĩa miêu tả tâm lí”. Đặc biệt, Nam Cao đã tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn khi dùng ngôn ngữ phức điệu. Nam Cao ít khi dùng ý thức của bản thân để áp đặt cho những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm Nam Cao mang tính cá thể hóa rõ rệt khi nhà văn không phải là người kể lại mà nhân vật tự mở ra thế giới nội tâm bằng chính ngôn ngữ nhân vật. Đây là một sự sáng tạo, cách tân, là một đóng góp lớn của Nam Cao cho văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng chính Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 43 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… là một sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo của Nam Cao để chứng minh cho tuyên ngôn nghệ thuật mà ông đã phát biểu: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” .Qua phát ngôn của Hộ, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm hết sức tiến bộ, đúng đắn về sự sáng tạo trong văn chương. Muốn trở thành nhà văn thật sự, Nam Cao đã chỉ ra nhà văn cần phải đặt về sự sáng tạo cả về nội dung và nghệ thuật lên trên hết. Trên mảnh đất hiện thực màu mỡ, tài năng và bản lĩnh của nhà văn được thể hiện khi họ tìm thấy và nhận ra được những vấn đề mới mẻ và phản ánh nó vào trong tác phẩm. Suốt đời phụng sự cho nghệ thuật, Hộ luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm của nhà văn chân chính. Vì thế, khi buộc viết những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo và tầm thường, trong anh đã diễn ra một sự đấu tranh nội tâm dữ dội. Sự trăn trở của Hộ cũng chính là sự trăn trở của Nam Cao. Đời thừa toát lên một ý nghĩa triết lí về nghệ thuật cao cả và giàu lòng nhân đạo. Ngoài sự sáng tạo, Nam Cao còn yêu cầu nhà văn “ phải biết cách dùng những câu chuyện chẳng có gì để nói những cái sâu sắc” (Nhỏ nhen). Nhà văn không nhất thiết phải đi xa để tìm những cảm hứng mới. Hiện thực cuộc sống là mảnh đất để nhà văn thả sức tung hoành ngòi bút của mình. Nhiều khi, từ những câu chuyện bình thường với những sự kiện bình thường nhưng ở đó lại chứa đựng biết bao vấn đề cần khai thác. Các tác phẩm của Nam Cao thường lấy đề tài từ những điều rất bình thường: chuyện mua nhà, chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện cãi vã,.. nhưng qua đó lại toát lên những ý nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong cả cuộc đời viết văn của mình, Nam Cao đã đưa ra những triết lí về nghệ thuật thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn. Nam Cao đã sống và sáng tác theo đúng con đường mà bản thân ông đề ra. Những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao có thể xem là một ngọn đuốc soi đường dẫn lối cho một thế hệ nhà văn trẻ sau này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 44 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… II. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRIẾT LÍ CỦA NAM CAO Những yếu tố triết lí được Nam Cao đề cập đến là một khía cạnh góp phần làm nên sự phong phú về nội dung cho các tác phẩm của ông. Qua sự phân tích và lí giải một cách có hệ thống bước đầu, chúng tôi thấy được những tư tưởng, triết lí, quan niệm… được Nam Cao thể hiện qua ngôn ngữ của người dẫn chuyện, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của chính nhà văn. Có lúc những triết lí hiện lên với giọng điệu của tác giả, có lúc lại là tiếng nói của nhân vật trong tác phẩm, có lúc lại có sự đan xen, phối hợp giữa hai ngôn ngữ trên. Đó là sự sáng tạo, là đóng góp lớn của Nam Cao. 1. Triết lí của nhân vật Ở các nhà văn khác, điển hình là Thạch Lam, ông đã lấy ngôn ngữ của mình để diễn đạt ngôn ngữ nội tâm nhân vật, vì vậy không có sự cá thể hoá. Còn ở đây, những triết lí trong các tác phẩm của Nam Cao hầu hết là của các nhân vật tự phát biểu, tự nói lên. Nam Cao đã không dùng ngôn ngữ của mình chi phối ngôn ngữ của nhân vật, dù là bộc lộ nội tâm nhân vật. Nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của mình, khiến cho độc giả có cảm giác cả nhà văn và bạn đọc đều đang đứng ở phía bên ngoài và nhìn nhận những câu triết lí do nhân vật phát biểu. Câu triết lí của Bá kiến là ngôn ngữ của chính Bá kiến, là kết quả của một quá trình lăn lộn, chiêm nghiệm nhân vật mới rút ra được. Vì vậy những quan niệm do Bá kiến đưa ra mang ý nghĩa khách quan, có vẻ như không phải là ý muốn chủ quan của nhà văn. Đọc những câu triết lí: “Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm”. “Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”… ta thấy hình như Nam Cao đã đứng ngoài lề để cho nhân vật tự phát biểu, tự hành động theo những triết lí mà nhân vật đưa ra. Đó là triết lí qua ngôn ngữ của một “kẻ cướp”. Hay trong con mắt của Chí Phèo “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng tao”. Đó là cái oai của Chí Phèo, của một kẻ khốn cùng. Đến với những kiếp người nghèo khổ, Nam Cao cũng để cho nhân vật tự do triết lí. Trong Lão Hạc, ông giáo từ thực tế của đời thường đã tự rút ra một triết lí: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”. Hay câu triết lí về sự bất công của Nhu trong Ở hiền: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền cũng không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhịn nhường mình, còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn”. Hay trong những quan niệm về nghệ thuật, đó cũng là những triết lý do các nhân vật tự phát biểu, tự rút ra. Đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của nhân vật Hộ trong Đời thừa “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà văn Điền trong Trăng sáng sau một khoảng thời gian thất bại do sai lầm trong khi chọn cho mình một hướng đi, cuối cùng cũng đã tự rút ra được “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 45 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Rõ ràng, tất cả những triết lí đó điều do những nhân vật của Nam Cao đúc rút ra từ hiện thực cuộc sống của chính mình. Những câu triết lí này đem lại sự khách quan về mặt ý nghĩa, khiến cho nhiều người đồng tình và đặt niềm tin và sự chân thực của nó. Điều này đã thể hiện sự sáng tạo về mặt nghệ thuật của Nam Cao mà không phải nhà văn nào cũng có khả năng đó. Những triết lí này tạo được niềm tin ở nhiều người đã khẳng định giá trị của nó trong đời sống tinh thần của người dân. Nam Cao đã đào xới, đi sâu vào cuộc sống hiện thực của mỗi người với những mảng đời khác nhau, đưa ra những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Vẫn biết rằng những triết lí sống xuất hiện trong tác phẩm dù là ngôn ngữ, giọng điệu của ai thì nó vẫn là những phát ngôn cho tư tưởng, quan niệm, tình cảm của Nam Cao. Nhưng với ngôn ngữ chân thành, giản dị phát ra từ tâm hồn, trái tim với những suy ngẫm về cuộc đời của những nhân vật đời thường, những triết lí đó đã được mọi người tiếp nhận một cách tự nhiên, không khiên cưỡng. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 46 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 2. Triết lí của người dẫn chuyện (tác giả) Ngoài cách thể hiện triết lí bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm, Nam Cao còn trực tiếp thể hiện những quan điểm của bản thân trong nhiều sáng tác của ông. Với những câu triết lí này, Nam Cao đã dẫn dắt chúng ta cùng ông đi vào diễn biến câu chuyện và nội tâm nhân vật, từ đó đưa ra những triết lí tương ứng với từng hoàn cảnh, từng cuộc đời. Trăn trở day dứt về sự tuột dốc nhân cách con người trong xã hội cũ, ở đoạn kết trong Tư cách mõ, Nam Cao đưa ra một câu triết lí gợi cho người đọc bao điều suy nghĩ “Hỡi ơi! Thì ra lòng khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến nhân cách người khác nhiều lắm! Nhiều người không biết gì là tự trọng chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất điệu để khiến người sinh đê tiện”. Theo dõi diễn biến cuộc đời nhân vật một cách nhẩn nha, cuối cùng Nam Cao đã đưa ra một triết lí về vai trò quan trọng của thái độ mỗi người đối với sự hình thành nhân cách người khác. Ông không trực tiếp tham gia vào câu chuyện và rất đỗi bình thản, đôi khi lạnh lùng khi lướt qua từng mảnh đời nhưng lúc nào cũng vậy, luôn luôn ẩn đằng sau sự lạnh lùng đó là một trái tim giàu lòng nhân ái và tình yêu thương đối với mỗi kiếp người. Trong nhiều tác phẩm, Nam Cao thường xuất hiện với vai trò là một ông giáo, một nhà văn. Cả hai nhân vật đó đều có sự trải nghiệm, sự chiêm nghiệm về cuộc đời một cách sâu sắc và đưa ra những triết lí nhân sinh có ý nghĩa. Ông giáo tỏ ra rất am hiểu sự đời khi ông giải thích về thái độ của vợ ông đối với Lão Hạc “khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất”. Ông có thái độ cảm thông đối với vợ cũng như đối với tất cả mọi người trong nhà. Chỉ khi có đủ ý thức, già dặn, chín chắn trong suy nghĩ thì mới có sự thông cảm đó. Nhân vật ông giáo trong Lão Hạc như là một hiện thân của Nam Cao. Là bạn thân của Lão Hạc, ông giáo rất am hiểu về cuộc đời cũng như tính cách của Lão Hạc. Nhưng khi ông giáo hiểu lầm Lão Hạc, Nam Cao đã cho chúng ta thấy rằng nhân vật ông giáo –hiện thân của Nam Cao cũng có lúc mắc phải sai lầm khi nhìn nhận đánh giá nhân cách của một con người. Cho nên, dù cho Nam Cao xuất hiện trong tác phẩm ở góc độ nào, ông không bao giờ nói những điểm mạnh, những ưu điểm của ông mà ông hiện lên với một “cái mặt không chơi được”, là một nhà văn, một ông giáo nghèo bị “áo cơm ghì sát đất” …Với tư cách là người dẫn chuyện, trong Những chuyện không muốn viết, Nam Cao đã đưa ra một quan niệm về nghệ thuật: “cái nghề văn, kị nhất cái lối thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”. Hay trong Cái mặt không chơi được, thông qua phát ngôn của nhân vật tôi, Nam Cao cho rằng “sự yêu cũng như sự ghét cũng như ý nghĩ của người ta không thể dùng quyền mà ép buộc”. Đây là những quan niệm, những tư tưởng của Nam Cao được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm. Những triết lý đó được phát ngôn qua ngôn ngữ của người dẫn chuyện hoặc ngôn ngữ của tác giả xen vào để bình luận để đánh giá. Những câu triết lí mà ông đưa ra luôn là những ngôn ngữ bình dân và rất dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Hơn nữa, những triết lí đó không quá xa vời mà nó rất gần gũi, rất đời thường, có thể đem nó vào ứng dụng trong từng khía cạnh của đời sống. Nhiều khi, những triết lí đó mang một sắc thái hóm hỉnh, thấp thoáng một nụ cười : “Đi ăn trộm là một cái khổ thì coi trộm cũng là một cái khổ ngang thế. Có của mà vẫn khổ. Có của mà mất ăn mất ngủ thì cũng bằng vứt đi” (Hai người ăn tết lạ) “Cái dạ dày của con nhà nghèo rất chăm chỉ” (Nghèo) Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 47 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… “Cái dạ dày nhà nghèo thường rỗi việc nên giữ được bền” (Nửa đêm) “Cái may cũng như cái rủi, nó đến nhà ta như một thằng kẻ trộm” (Mua danh) Khi xuất hiện trong tác phẩm với vai trò của một người dẫn chuyện, cái mà ông muốn nói đến thường là về chính cuộc đời thực của ông. Trong Mua nhà, câu triết lí của nhân vật tôi “Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp, người này co thì người kia bị hở” cũng là sự băn khoăn, trăn trở của Nam Cao về vấn đề hạnh phúc của con người, là sự đấu tranh của bản thân ông giữa lí trí và tình thương. Còn ở Cái mặt không chơi được, nhân vật tôi cũng chính là hiện thân của Nam Cao. Đây là sự thú nhận thành thật của Nam Cao. Những đồng nghiệp, bạn bè của ông từng có nhận xét vẻ mặt ông rất lạnh lùng và khó gần, ông lại rất ngại khi tiếp xúc với người lạ… Như vậy, nhân vật trong tác phẩm nhiều khi là hiện thân của Nam Cao mà ông đã dựa vào đó để phát ngôn những tư tưởng, quan điểm của mình. Nhờ vậy, độc giả càng có nhiều thuận lợi để tìm hiểu rõ thêm về con người của Nam Cao, làm nền tảng cho việc cảm nhận những triết lí, những bài học mà Nam Cao muốn đề cập đến trong tác phẩm. Những triết lí bằng chính ngôn ngữ của tác giả đưa ra không mang sự áp đặt, sự bắt buộc phải tiếp nhận. Qua những dẫn chứng sinh động về những trường hợp cụ thể trong câu chuyện, Nam Cao mới rút ra một khái quát có ý nghĩa triết lí được sự đồng tình của nhiều người. Sau khi lướt qua cuộc đời và sự biến đổi tính cách của anh cu Lộ, Nam Cao mới đưa ra triết lí làm bài học về cách sống cho nhiều người; hay khi chứng kiến mối tình của Chí Phèo và thị Nở, ông mới nhận định “tình yêu làm cho con người có duyên”, ông cũng chứng tỏ nhận xét của mình là đúng qua câu triết lí “khi hai người con gái lớn ở với nhau cùng một nhà, họ sẽ thành tinh” khi bà Đính và cô em với một trò đùa quái ác đã vô tình giết đi một mạng người. Rõ ràng những triết lí của Nam Cao đặt ra không phải là một phút ngẫu nhiên xuất thần mang sự chủ quan của nhà văn mà phải thừa nhận nó đã trải qua một quá trình trải nghiệm sâu sắc nên nó mang tính khách quan. Rõ ràng, trong các tác phẩm của Nam Cao, hầu như nhân vật nào cũng thích triết lý và đều có triết lý. Nhà văn triết lý, ông giáo triết lý, người dân triết lý, thậm chí kẻ cướp cũng triết lý. Điều này chứng tỏ họ phải lăn lộn rất nhiều trong cuộc sống, trải nghiệm qua nhiều lần mới có thể rút ra được những triết lý đó. Nhân vật nhà văn và ông giáo trong tác phẩm là những người có học thức, có cái nhìn sâu sắc, từng trải, họ là những người hay triết lý nhất. Kẻ cướp- tên cáo già Bá Kiến qua nhiều năm làm “cụ Bá”, hắn đã rút ra được những quy tắc để có thể sống và tồn tại. Như vậy, các nhân vật của Nam Cao do va chạm nhiều với cuộc sống nên đã rút ra được nhiều qui luật của cuộc đời. Hầu hết trong các tác phẩm của Nam Cao, hoặc do phát ngôn của nhân vật, hoặc là lời của tác giả, đều toát lên những ý nghĩa triết lý. Điều này chứng tỏ Nam Cao là một nhà văn thường hay suy ngẫm về sự đời. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 48 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 3. Triết lí của cả tác phẩm Trong các sáng tác của Nam Cao, bên cạnh những triết lý của các nhân vật, của tác giả, ý nghĩa triết lý nhiều khi còn toát lên ở cả tác phẩm. Tìm hiểu kỹ, chúng ta nhận thấy rằng Nam Cao không thuyết lý dài dòng, không biện luận một cách trừu tượng mà ông để cho cuộc đời, cuộc sống của mỗi nhân vật tự gợi lên ý nghĩa triết lý của nó. Vì vậy, những câu chuyện của Nam Cao lúc nào cũng mang một ý nghĩa triết lý nào đó. Tác phẩm Mua nhà không chỉ đơn thuần là một bức thư của tác giả tâm sự với bạn khi chứng kiến một cảnh tan cửa nát nhà. Bức thư ấy cũng không phải là một chuyện sĩ diện cá nhân của một trí thức nghèo, càng không phải là cuộc tường thuật quá trình của một cuộc mua bán nhà. Câu chuyện mang một nội dung có ý nghĩa triết lý sâu xa hơn, đó là vấn đề giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. Trong cái chế độ xã hội bất công, hạnh phúc của người này có được tương ứng với việc người khác phải gánh chịu những nỗi tổn thương, mất mát để bù vào. Nếu không muốn nói là, con người muốn sống hạnh phúc, sung sướng thì phải giành giật, tranh giành với kẻ khác. Đây có khác gì một xã hội người bóc lột người! Trong Cái chết của con mực, nội dung chỉ xoay quanh việc bắt và giết một con chó già. Nhưng đối với Du- nhân vật chính trong truyện, điều đó lại thật khó. Chàng không nỡ nhẫn tâm ra tay. Cả câu chuyện cho ta thấy, con người trí thức nghèo của Nam Cao luôn xây dựng nhân cách theo nguyên tắc triết lý tình thương. Văn sĩ Hộ trong Đời thừa cũng đã luôn đề cao lẽ sống tình thương. Như vậy Nam Cao là một nhà văn coi trọng nhân cách con người. những tư tưởng mà ông gởi gắm vào trong các tác phẩm mang ý nghĩa muốn đem đến ngọn lửa của tình thương yêu đồng loại sưởi ấm tâm hồn của mỗi người. Đi sâu phân tích Lão Hạc, ngoài những ý nghĩa triết lý nổi lên trên bề mặt câu chữ, độc giả có thể nhận thấy Nam Cao còn kín đáo thể hiện một triết lý đau buồn về thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này. Tương tự như thế, ở Chí Phèo đâu phải chỉ là chuyện thằng say rượu nằm vạ mà bao trùm lên là khát vọng muốn làm người lương thiện và muốn khẳng định quyền làm người. Làm tổ thì lại mang một vị chua chát về lẽ đời khó hợp mà dễ tan. Còn ở tác phẩm Nhìn người ta sung sướng, chúng ta vừa buồn cười với căn bệnh kỳ quái, vừa giận bà lão có cái bụng dạ nhỏ nhen, tàn nhẫn đến vô lý. Bà bị bệnh và cảm thấy không chịu đựng nổi khi thấy người khác sung sướng hơn bà, mặc dù đó là con của bà, cháu của bà. Nhưng đồng thời, ta cũng cảm thông và phần nào thương hại cho bà. Cả cuộc đời bà sống trong khổ sở nên khi nhìn những người sung sướng hơn bà một chút thì thấy gai mắt chướng tai. Bà chỉ muốn người khác sống khổ như bà thì bà mới vui được. Truyện mang ý nghĩa triết lý về một cách nhìn. Mỗi con người chúng ta cần có sự nhận định, nhìn nhận vấn đề đúng và chính xác, có sự so sánh đối chiếu với chính bản thân mình để từ đó biết chấp nhận một cái gì trong cuộc sống. Như vậy, con người sẽ có được cuộc sống tốt hơn. Những triết lý toát lên từ tác phẩm của Nam Cao thường mang ý nghĩa giáo dục con người về cách sống, là một bài học nhân sinh sâu sắc. Dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào, những tư tưởng, quan niệm,…từ ngòi bút của Nam Cao vẫn toát lên một tinh thần Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 49 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… nhân đạo cao cả. Đây chính là một trong những lý do những tác phẩm của ông đã được sự tiếp nhận của đông đảo quần chúng cho đến tận ngày hôm nay. Những triết lí xét cho cùng vẫn là những nhận định chủ quan của tác giả do hư cấu mà nên nhưng nó đã được khách quan hoá. Qua quá trình trải nghiệm cuộc sống lâu dài đầy gian khổ, họ đưa ra những quan niệm, những tư tưởng. Do đó những điều mà họ đúc kết được thường là phát sinh đột xuất, không có sự gọt giũa về ngôn ngữ. Hơn nữa, những nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường không phải là những con người quí phái, sang trọng với những loại ngôn ngữ “sạch sẽ” như của Tự lực văn đoàn mà đó chỉ là những nhà văn, ông giáo nghèo, những nông dân chân lấm tay bùn, bọn cường hào ác bá đục khoét ở nông thôn,…thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Vì vậy, những kinh nghiệm do họ đúc kết nên chưa đạt được sự mẫu mực về ngôn ngữ nên khó nhớ và ít được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Còn ở văn học dân gian, những triết lí do ông cha ta đúc kết nên rất dễ thuộc, dễ nhớ do nó ngắn gọn nhưng lại chuyên chở những vấn đề sâu sắc. Những triết lí đó lại thường gắn liền với những hình tượng quen thuộc. Vì vậy, nó dễ dàng đi sâu vào đời sống của mỗi người dân, trở thành lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng: Tre già măng mọc Ở bầu thì tròn ở ống thì dài Nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu… Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những ý nghĩa tích cực và đóng góp to lớn đối với những triết lý mà Nam Cao thể hiện trong các tác phẩm. Đây là một nội dung quan trọng thể hiện phong cách của Nam Cao. Được mệnh danh là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí, Nam Cao đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, đưa ra những triết lí có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tài năng của ông không dừng lại ở đó, với những nét đặc sắc về nghệ thuật khi thể hiện hệ thống triết lí trong tác phẩm của mình, ông đã tạo một con đường đi bằng phẳng để đưa những triết lí đó đến với mọi người một cách dễ dàng nhất. Điều này không phải ai cũng làm được. Cho nên có thể khẳng định, Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học hiện thực 1930 -1945, là người dẫn đường soi sáng lối đi cho cả một thế hệ nhà văn sau này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 50 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… C. KẾT LUẬN Với sự sáng tạo và tài năng về nghệ thuật, Nam Cao xứng đáng là bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. So với các nhà văn khác, Nam Cao xuất hiện trên thi đàn văn học hiện thực muộn hơn. Những trang văn của ông không hề có sự trùng lặp với các nhà văn trước đó và đương thời. Ông tập trung vào thế giới nội tâm của những con người bần cùng, nghèo khổ dưới đáy xã hội với một tinh thần nhân đạo cao cả. Lối văn của ông hết sức độc đáo và thú vị, mang lại sự hấp dẫn cho độc giả. Cách diễn giải của ông về cuộc đời chứng tỏ ông có một cặp mắt tinh tường, có khả năng nhìn nhận thấu đáo sự vật và hiện tượng. Những triết lý do ông đưa ra xuất phát từ những vấn đề không phải là hoàn toàn mới mẻ, nhưng không phải người nào cũng có khả năng đưa vào trong tác phẩm một cách đầy sáng tạo và đem lại nhiều thành công như thế. Nam Cao triết lý về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Khi ông đưa ra những quan niệm xoay quanh sự sống và cái chết, ông đã gởi gắm đến mọi người một bài học đầy ý nghĩa về cuộc sống. Rất nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao, từ những người trí thức đến những người dân thất học, thấp hèn,…đều có những triết lý về khía cạnh này. Và hình như, mọi người triết lý về cái chết rất nhiều. Nhưng ở đây, cái mà Nam Cao muốn nói đến là cuộc sống thực tại của con người. Khi bàn luận những vấn đề về sinh tử, Nam Cao đã mạnh dạn chỉ ra hiện tượng chết trong lúc sống của một số người. Qua đó ông mong muốn mỗi người cần tránh để xảy ra cái chết trong tâm hồn khi đang còn hiện diện trên cuộc đời. Điều này làm toát lên tư tưởng nhân văn của Nam Cao. Ông khao khát được góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp cho cuộc sống mọi người tốt đẹp hơn. Thương yêu con người, ông cũng hay triết lý về Đời, về Kiếp của họ. Trong khi nói về phương diện này, giọng điệu của Nam Cao vang lên một cách buồn thương chua chát. Những câu triết lý này bộc lộ niềm thương cảm của Nam Cao đối với cuộc đời của mỗi con người trong xã hội cũ. Số kiếp của họ như là một vòng tròn luẩn quẩn, bế tắc, họ không có cách nào thoát ra được nên đành buông xuôi chấp nhận. Bên cạnh sự sống và cái chết, các tác phẩm của Nam Cao còn đề cập đến một vấn đề là một nỗi ám ảnh trong lòng người đọc, đó là miếng ăn và lòng khinh trọng ở đời. Nó được nói đến trong tác phẩm với vai trò là một tác nhân quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi người. Nam Cao là nhà văn băn khoăn, trăn trở nhiều nhất về sự tuột dốc nhân cách, đạo đức của con người trong xã hội cũ. Câu triết lý của ông đưa ra gợi lên nhiều điều cần suy ngẫm về cách sống, cách ứng xử, cách ứng phó với hoàn cảnh của mỗi người. Ngoài những khía cạnh trên, Nam Cao còn nói đến những vấn đề của cuộc sống đời thường được con người quan tâm, đó là về tình yêu và hạnh phúc, về sự sung sướng và nỗi khổ đau. Nam Cao đã tỏ ra hết sức am hiểu tâm lý của con người khi triết lý về phương diện này. Nó hết sức thú vị, hấp dẫn đối với độc giả. Ông không nói theo một Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 51 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… cách áp đặt chủ quan mà đó là sự chiêm nghiệm, đúc kết từ chính bản thân ông về cuộc sống. Chính vì lẽ đó, những triết lý về vấn đề này được xem như là một nội dung quan trọng trong các tác phẩm của ông cần được đánh giá và nhận định đúng. Băn khoăn, suy ngẫm nhiều về cuộc đời, Nam Cao đã dành một mảnh đất riêng để nói về cái lương thiện và cái xấu, cái ác. Qua đó ông muốn gởi đến mọi người những bài học kinh nghiệm về cách sống cũng như về cách nhìn đời, nhìn người. Câu triết lý của Nam Cao giúp cho độc giả có cơ hội nhìn lại chính bản thân mình, để rồi có một lối sống tích cực theo những bài học luân lý mà ông đã đề ra. Song song với những triết lý về cuộc sống, hướng đến con người, Nam Cao còn đưa ra những quan niệm, những tư tưởng của bản thân về sự sáng tạo nghệ thuật. Những triết lý về nghệ thuật của Nam Cao hết sức tiến bộ và có thể lập thành một hệ thống. Đó là kết quả của sự suy ngẫm, trăn trở của Nam Cao trong quá trình đi tìm chân lý nghệ thuật. Nam Cao chú trọng đề cao sự sáng tạo đối với nhà văn nói riêng và giới văn nghệ sĩ nói chung. Cả sự nghiệp sáng tác của Nam Cao là một tấm gương sáng, là một chứng minh về sự lao động miệt mài đầy sáng tạo trong nghệ thuật. Sự sáng tạo của nhà văn Nam Cao thể hiện rõ rệt ở những nghệ thuật được ông sử dụng trong tác phẩm. Văn Nam Cao có sự cách tân rõ rệt với các cây bút hiện thực đương thời. Ông triết lý với rất nhiều ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau: ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của người dẫn chuyện, của tác giả. Dù cho những triết lý đó xuất hiện trong tác phẩm với ngôn ngữ của ai thì nó vẫn mang một sắc thái giản dị, bình dân, hết sức gần gũi với mọi người. Chính vì thế, tác phẩm của Nam Cao chuyên chở đầy những triết lý nhưng nó không mang đến cho người đọc cảm giác nặng nề mà nó rất dễ tiếp nhận. Với sự sâu sắc về nội dung và sự sáng tạo về nghệ thuật, những triết lý trong truyện ngắn của Nam Cao là một khía cạnh hay và thú vị. Nghiên cứu về vấn đề này giúp cho người viết có cảm nhận đầy đủ, khách quan, sâu sắc trong khi tiếp cận những sáng tác của Nam Cao. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác học tập cũng như giảng dạy sau này. Ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đề tài chỉ dừng lại ở những triết lý trong truyện ngắn của Nam Cao. Sau này, nếu có đủ điều kiện để nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, người viết sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này: 1. Nghiên cứu tính triết lý một cách hệ thống và toàn diện trong tất cả các truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao. 2. Tìm hiểu và so sánh những triết lý trong các tác phẩm của Nam Cao với các nhà văn hiện thực đương thời để có cái nhìn bao quát, đầy đủ về vấn đề này. Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 52 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… DANH MỤC THAM KHẢO 1. Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu). 1999. Nam Cao, tác gia và tác phẩm. Hà Nội: NXB Giáo dục 2. Bùi Công Thuấn. 1997. “Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng”. Tạp chí Văn học (Số 2): 65-68 3. Bùi Thị Thi Thơ. 2005. “Thành ngữ trong truyện ngắn Chí Phèo”. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ (Số 6): 17-18 4. Đàm Thị Ngọc Thuý. 2005. Truyện Kiều của Nguyễn Du với sự tiếp biến các hệ tư tưởng Nho –Phật –Lão trong xây dựng hình tượng nhân vật. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngữ văn. Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang. 5. Hà Minh Đức. 1998. Nam Cao, đời văn và tác phẩm. TPHCM: NXB Văn học 6. Hồ Thị Ngọc Trâm. 2007. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngữ văn. Khoa Sư phạm, Trường Đại Học An Giang 7. Lệ Như Thích Trung Hậu (sưu tầm). 2002. Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam. TPHCM: NXB TPHCM 8. Lê Tiến Dũng. 2001. Một đời văn. TPHCM: NXB Trẻ 9. Lưu Hồng Khanh. 2005. Lão Tử, Đạo Đức kinh. TPHCM: NXB Trẻ 10. Nguyễn Đăng Mạnh. 2005. Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm 11. Nguyễn Văn Tùng. 2005. Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường. Hà Nội: NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Như Ý (Chủ biên). 1999. Đại Từ điển Tiếng Việt. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin 13. Nhiều tác giả. 1998. Lịch sử văn học Việt Nam (tập V). Hà Nội: NXB Giáo dục 14. Nhiều tác giả. 2006. Nam Cao, tác giả trong nhà trường. TPHCM: NXB Văn học 15. Phương Lựu. 2002. Lí luận văn học (tập I). Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm 16. Phương Ngân (Tuyển chọn và biên soạn). 2000. Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin 17. Phùng Quí Nhâm. 2002. Cơ sở văn hoá Việt Nam. TPHCM: NXB Đại học Sư phạm TPHCM 18. Trần Nguyễn Du Sa (Biên dịch). 2006. Bách khoa tôn giáo Đông Tây. TPHCM: NXB Văn hoá thông tin Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 53 Luận văn tốt nghiệp Hệ thống triết lý… 19. Trần Đình Hựu. 1999. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Hà Nội: NXB Giáo Dục 20. Trần Đăng Suyền. 2004. Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội 21. Trần Đăng Suyền. 1998. “Nam Cao –Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn”. Tạp chí Văn học (Số 6): 67 22. Trần Đăng Suyền. 1998. “Nam Cao qua những công trình của một nhà nghiên cứu”. Tạp chí Văn học (Số 9): 61 -65 23. Trần Ngọc Thêm. 2000. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: NXB Giáo dục 24. Trần Ngọc Vương. 1998. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Hà Nội: NXB Giáo dục 25. Viện Văn học -Hội Văn học nghệ thuật Nam Hà. 1992. Nghĩ tiếp về Nam Cao. Hà Nội: NXB Hội nhà văn Hồ Cẩm Kim_DH5C2 Trang 54 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1245.pdf
Tài liệu liên quan