Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long

LỜI NÓI ĐẦU Một trong ba nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất là lao động. Bất kỳ một sản phẩm vật chất hay tinh thần nào cũng đều có sự đóng góp của lao động. Phương tiện duy nhất tạo ra lao động chính là người lao động. Trong chế độ xã hội cũ người lao động bị chiếm đoạt sức lao động nhưng trong xã hội hiện nay người lao động hoàn toàn có quyền sở hữu và định đoạt sức lao động của mình vì thế người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ b

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ ra được đền bù xứng đáng. Sự đền bù đó chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để họ có thể tái sản xuất sức lao động và tích luỹ hay còn gọi là tiền lương. Tiền lương là một bộ phận sản phẩm của xã hội được biểu hiện bằng tiền, là hao phí lao động sống cần thiết mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của họ. Cùng đi đôi với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm: Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT).Các khoản trích theo lương này là các quỹ của xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đến từng người lao động, giúp người lao động yên tâm cống hiến sức lao động của mình cho xã hội. Để khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình thì mỗi tổ chức sử dụng lao động cần phải xây dựng cho tổ chức mình một chính sách tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp… hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất, nghĩa là chính sách tiền lương ấy vừa phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa đảm bảo phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và tính chất công việc khác nhau vì thế chính sách tiền lương cũng linh hoạt ở các doanh nghiệp khác nhau. Việc xây dựng một cơ chế tiền lương phù hợp phải kết hợp với việc hạch toán đầy đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động. Điều này không những có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp mà còn tạo niềm tin cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty và thầy giáo Trần Đức Vinh em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết cấu gồm 2 phần chính: Phần I: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long Phần II: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long Do thời gian thực tập bị hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài của em không tránh khỏi có những thiếu sót. Vậy em rất mong được sự góp ý bổ sung của các anh chị trong phòng kế toán và thầy giáo Trần Đức Vinh để em hoàn thiện đề tài của mình. Sinh viên Trần Thị Thuỳ Dung PHẦN I THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long là một công ty TNHH lớn hơn hai thành viên. Các ngành nghề kinh doanh của công ty gồm có: - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; - Trang trí nội ngoại thất; - Buôn bán chế biến gỗ - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là buôn bán vật tư, vật liệu xây dựng, các loại máy móc thiết bị phục vụ thi công, đo đạc, kiểm định công trình); - Sản xuất phần mềm tin học, dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, môi trường; - Lập dự án đầu tư xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán công trình; - Điều tra, khảo sát phục vụ công tác thiết kế; - Thiết kế công trình giao thông (cầu, đường bộ); - Xây dựng thực nghiệm các công việc thuộc đề tài nghiên cứu của các tổ chức tư vấn được cơ quan Nhà nước công nhận; Trong đó ngành nghề kinh doanh chính đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty là: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 2001 tại Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102002695 với tên giao dịch là Thanh Long Construction and Investment Companylimited (C & Co.LtD). Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 8B/2 đường Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình – TP Hà Nội. Là một công ty TNHH, Thành Long hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Mặc dù mới được thành lập 5 năm với số vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng Việt Nam) nhưng công ty đã tạo cho mình một qui mô rộng khắp, không ngừng tăng mức tích luỹ và mở rộng vốn kinh doanh. Điều đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của công ty Đơn vị tính: Việt Nam đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 39.235.657.371 45.333.310.530 51.011.217.261 1.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 39.235.657.371 45.333.310.530 51.011.217.261 2.Giá vốn hàng bán 35.615.893.845 40.711.730.613 44.311.780.163 3.Lợi nhuận gộp 3.619.763.526 4.621.579.917 6.699.437.098 4.Doanh thu hoạt động tài chính - - - 5.Chi phí hoạt động tài chính 952.784.200 2.512.987.408 2.516.053.995 6.Chi phí bán hàng - - - 7.Chi phí quản lý 2.190.652.911 1.601.994.452 3.520.474.503 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.76.326.415 506.598.056 662.908.600 9.Thu nhập khác - - 564.285.715 10.Chi phí khác - - 643.804.723 11.Lợi nhuận khác - - (79.519.008) 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 476.326.415 506.598.056 583.389.592 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp 26.959.507 30.400.475 100.011.048 14.Lợi nhuận sau thuế 449.366.908 476.197.581 483.378.544 15.Nguồn vốn kinh doanh 2.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 16.Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng 1.100.000 1.230.000 1.400.000 2. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm Sản phẩm mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty là sản phẩm của việc xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi còn gọi là các công trình xây dựng hoàn thành. Không giống như sản phẩm của các ngành sản xuất khác, sản phẩm xây lắp mang tính đặc thù riêng của ngành xây lắp. Các công trình này không tập trung trong một kho bãi cụ thể nào mà trải rộng khắp đất nước hơn nữa sản phẩm của ngành xây lắp lại chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu… Đôi khi làm cho tiến trình thi công các công trình bị trì trệ nhiều khi còn phải ngừng thi công công trình. Bên cạnh đó, quy mô của các công trình xây lắp rất lớn, sản phẩm lại mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài có khi kéo dài tới vài năm, chủng loại các yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với công ty là phải lên mức giá dự toán (hay mức giá dự thầu, nó bao gồm dự toán thiết kế và dự toán thi công). Trong quá trình thi công thì giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình thì giá dự toán lại trở thành cơ sở nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký kết. Các sản phẩm khác nhau thì có đặc điểm tính chất cấu tạo khác nhau do đó có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Vì vậy mà không có một quy trình công nghệ chung nào cho tất cả các sản phẩm. Vì thế để minh hoạ cho quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty ta minh hoạ bằng quy trình công nghệ làm đường sau: Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ làm đường ĐÀO ĐẮP LÒNG ĐƯỜNG SỬA LẾ 2 BÊN ĐƯỜNG ĐẦM KỸ NỀN ĐƯỜNG RẢI ĐÁ MÓNG ĐƯỜNG LU LÈN CHẶT RẢI NHỰA BÊ TÔNG HOÀN THIỆN MẶT ĐƯỜNG 3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty dựa vào trình độ chuyên môn cũng như năng lực của mỗi nhân viên và yêu cầu riêng có của ngành xây dựng để tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh như sau: - Giám đốc dự án kiêm quản lý công trường: Là người có nhiều kinh nghiệm trong thi công cầu đường và từng điều hành các dự án có trình độ phức tạp tương tự công trình đấu thầu. Giám đốc dự án kiêm quản lý công trường thay mặt giám đốc có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước giám đốc chỉ đạo điều hành công trình chất lượng, tiến độ hoàn thành đúng theo yêu cầu của bên A và kỹ sư tư vấn. - Kỹ sư trưởng: Là người chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật công trình. Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kỹ thuật thi công, giải quyết các vấn đề phức tạp, đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng đã đề ra. Kỹ sư trưởng là người có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình tương tự. - Đội trưởng thi công: Thực hiện nhiệm vụ do giám đốc dự án giao và chịu sự lãnh đạo về kỹ thuật của kỹ sư trưởng. Đội trưởng chịu trách nhiệm về các mặt: tổ chức lực lượng thi công, tổ chức thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của công trình, thực hiện hạch toán đội mình phụ trách. - Kỹ sư phụ trách kỹ thuật thi công: Phụ trách trực tiếp về kỹ thuật thi công của từng công việc, giúp việc cho đội trưởng thi công, thay thế nhiệm vụ điều hành của đội trưởng klhi đội trưởng đi vắng. - Bộ phận phụ trách vật tư - thiết bị: Có trách nhiệm đảm bảo máy móc thiết bị sẵn sàng hoạt động. Tìm nguồn và chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư cung cấp để sửa chữa thiết bị, có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc xuất nhập vật tư cho công trình (tuy nhiên đội sản xuất vẫn là đơn vị chủ động trong việc xuất nhập, tìm nguồn vật tư). Ngoài ra bộ phận này phải nêu được phương án duy tu bảo dưỡng máy móc mà không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. - Nhân viên phụ trách thí nghiệm: Có trách nhiệm trong việc thí nghiệm vật liệu và thành phẩm, cung cấp những số liệu chính xác, trung thực đáp ứng yêu cầu trong quá trình thi công, chọn nguồn vật liệu đưa vào sử dụng, cũng như kiểm tra trong quá trình thi công theo yêu cầu của kỹ sư tư vấn bên A. - Bộ phận quản lý hành chính, y tế, vệ sinh môi trường, an toàn lao động: Là một bộ phận của phòng hành chính có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc sử dụng con người, kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường của đơn vị thi công, tưới nước thường xuyên chống bụi bẩn trên đường vận chuyển qua làng xóm, kiểm tra an toàn chạy xe (Nhất là khu vực làng phải có biển báo thi công, người gác đầu đường để hướng dẫn xe cộ). - Bộ phận tài chính - kế toán: Là một bộ phận của phòng tài vụ theo dõi tình hình tài chính của công trình. Quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài công trường: Giám đốc dự án kiêm quản lý công trường chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi mặt của công trình. Phó giám đốc phụ trách hành chính theo dõi đảm bảo việc tổ chức sản xuất của công trường theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước ban hành. Trưởng phòng kỹ thuật công ty kiêm kỹ sư trưởng công trường theo dõi về mặt kỹ thuật chất lượng công trình, đề ra các giải pháp kỹ thuật. Đội sản xuất tại hiện trường được chủ động trong quá trình thi công và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ của công trình. Công ty hỗ trợ về kỹ thuật, tiền vốn, quản lý con người và thiết bị để đảm bảo thi công có hiệu quả cao nhất. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Tổ chức hoạt động kinh doanh Kỹ sư phụ trách KTTC, GS viên Bộ phận Thí nghiệm-KSTK Bộ phận Tài chính-kế toán Bộ phận cung ứng VTTB-máy móc Bộ phận QL hành chính, y tế-VSMT Đội xe máy Đội công trình 1 Đội công trình 2 Đội công trình 3 GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN 4. Đặc điểm tổ chức quản lý Để điều hành các công việc trong công ty được thuân lợi, giúp cho người lãnh đạo có thể thâu tóm được tình hình của công ty về mọi mặt, mọi sự kiện trên mọi lĩnh vực công ty đã xây dựng bộ máy quản lý mà trong đó mỗi phòng ban được phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm vụ rõ ràng: - Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty có trách nhiệm lãnh đạo công ty. Giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất. - Phó giám đốc: Công ty có 2 phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Các phó giám đốc này giữ vai trò tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chức năng trách nhiệm của mình. Phó giám đốc kinh doanh là người có kiến thức kinh doanh nhạy cảm trong việc nắm bắt và tìm kiếm thị trường. Có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng để đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Phó giám đốc kỹ thuật là người có trình độ cao, nắm vững kiến thức về chuyên ngành, tư vấn cho giám đốc các vấn đề về kỹ thuật , đồng thời giám sát chỉ đạo, kiểm tra chất lượng công trình để đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất. - Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về công tác lập dự toán, lập kế hoạch hàng tháng về nhu cầu vốn, vật tư phục vụ thi công, ký các hợp đồng có liên quan đến dự án, nghiệm thu thanh toán hàng tháng giá trị các khoản khấu trừ, bù giá vật liệu với chủ đầu tư, thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư khi hoàn thành bàn giao. Tham mưu cho giám đốc về công tác thanh toán, tạm ứng các khoản khấu trừ đối với các đội thi công và làm hồ sơ hoàn công. - Phòng tổ chức nhân chính: Tham mưu cho giám đốc về các mặt: quản lý tổ chức cán bộ lao động tiền lương, thực hiện các chế độ chính sách, chế độ tiền lương đối với người lao động, quản lý hành chính, điều kiện ăn ở sinh hoạt, làm việc cho văn phòng và các đội. Quan hệ đối nội, đối ngoại với các địa phương xung quanh cơ quan, giải quyết các chế độ chính sách nhà nước quy định trực tiếp quản lý điều hành bộ phận phục vụ Kỹ sư tư vấn, điện nước, bảo quản thay thế, sửa chữa nhà ở, đồ dùng xe cộ, văn phòng phẩm và các thiết bị. - Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch cung cấp đủ vốn cho công trình thi công theo đúng tiến độ trong biện pháp tổ chức thi công, theo dõi thu chi tài chính, cập nhật chứng từ theo dõi sổ sách thu chi của văn phòng, phần phục vụ kỹ sư tư vấn và các khoản cấp phát, cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội thi công sau khi được chủ công trình duyệt. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, tiền lương cho văn phòng và các đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình. - Phòng vật tư - thiết bị: Có trách nhiệm đảm bảo máy móc thiết bị sẵn sàng hoạt động. Tìm nguồn và chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư cung cấp để thi công công trình và sửa chữa thiết bị. Kiểm tra định mức vật tư sử dụng cho công trình. Ngoài ra bộ phận này phải lên được phương án duy tu bảo dưỡng máy móc mà không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. - Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về công tác lập thiết kế tổ chức thi công các hạng mục công trình để làm việc với kỹ sư tư vấn. Lập tiến độ thi công, điều chỉnh các mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của dự án. Chỉ đạo các đội về công tác kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng công trình và thường xuyên làm việc với kỹ sư tư vấn để thống nhất về giải pháp thi công, được kỹ sư tư vấn chấp thuận, cùng phòng kinh doanh nghiệm thu khối lượng đã thi công hàng tháng để thanh toán với chủ công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình, lập hồ sơ hoàn công và bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư. - Đội thi công: Thực hiện nhiệm vụ do giám đốc giao và chịu trách nhiệm về kỹ thuật chất lượng, tiến độ công trình, chỉ đạo đội có nhiệm vụ lo nơi ăn ở, làm việc, đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lao động trong quá trình thi công, kho xưởng, bến bãi, phương tiện, thiết bị, nhân lực phù hợp với tiến độ công nghệ. Kiểm tra đôn đốc hàng ngày về quy trình thi công đúng thiết kế đảm bảo chất lượng, hạch toán riêng đề nghị thanh toán, duy trì mọi hoạt động vẫn tiến hành điều hành không được ngưng trệ. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy quản lý Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức nhân chính Phòng tài vụ Phòng Vật tư - thiết bị Phòng Kỹ thuật - KCS Đội thi công cơ giới Đội công trình 1 Đội công trình 2 Đội công trình 3 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT .5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được phân làm hai cấp: kế toán tại công ty và kế toán ở các đội thi công. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán quỹ tiền mặt Kế toán Ngân Hàng và công nợ Kế toán thanh toán Kế toán Vật tư TSCĐ Kế toán tổng hợp KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán thống kê ở các đội - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, tham gia ký duyệt hợp đồng kinh tế, hạch toán kế toán và phân tích kế toán trong công ty. - Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm thu chi, quản lý quỹ tiền mặt của toàn công ty - Kế toán Ngân hàng và công nợ: Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, làm thủ tục và theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng. - Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán lương, BHXH, với cán bộ công nhân viên và các khoản thanh toán với khách hàng. - Kế toán vật tư – TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm vật tư, TSCĐ trong toàn công ty, tình hình trích lập khấu hao, thanh lý, nhượng bán, cho thuê TSCĐ của công ty. - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm hạch toán, kiểm tra, giám sát mỗi phần hành kế toán, tính giá thành sản phẩm và định kỳ lập báo cáo tài chính. - Kế toán các đội thi công: Chịu trách nhiệm thiết lập các chứng từ ghi chép ban đầu, tập hợp các chứng từ ở công trường rồi chuyển lên phòng kế toán công ty. 5.2. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán công ty sử dụng trong các phần hành chủ yếu là: - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng - Tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH. - TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Vật tư, công cụ dụng cụ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. - Chi phí giá thành: Bảng phân bổ, hoá đơn dịch vụ mua ngoài, phiếu theo dõi ca xe máy thi công. - Thành phẩm tiêu thụ: Biên bản nghiệm thu khối lượng chất lượng công trình hoàn thành, hoá đơn giá trị gia tăng. 5.3. Đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản của công ty được mở theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT bao gồm các tài khoản sau: 111; 112; 113; 133; 138; 141; 142; 144; 152; 153; 154; 155; 211; 214; 311; 331; 333; 334; 338; 411; 421; 431; 511; 512; 515; 621; 622; 623; 627; 642; 711; 811; 911. Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng sau: TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận gia công chế biến, giữ hộ TK 009: Nguồn vốn khấu hao xây dựng cơ bản 5.4. Đặc diểm hệ thống sổ kế toán Là một công ty ra đời và phát triển trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ nên công ty cũng đã nhanh chóng nắm bắt và vận dụng công nghệ thông tin trong công việc kế toán. Công ty đã áp dụng kế toán máy trong công việc để hỗ trợ người làm kế toán với phần mềm kế toán được sử dụng là ACERSHORT. Hình thức ghi sổ được công ty lựa chọn là hình thức nhật ký chung. Hệ thống sổ kế toán công ty sử dụng gồm: - Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, sổ cái - Sổ chi tiết: - Sổ TSCĐ + Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hoá + Sổ chi tiếtchi phí sản xuất kinh doanh + Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công + Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung + Sổ chi tiết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp + Sổ chi tiết chi phí trả trước, phải trả + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay + Sổ chi tiết thanh toán (nội bộ, người mua, người bán, nhà nước) + Sổ chi tiết tiêu thụ + Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh… Công ty ghi sổ bằng máy nên hầu như việc ghi sổ kế toán đều do máy tính tự động làm. Quy trình ghi sổ của công ty có thể được tóm tắt như sau: Hàng ngày kế toán nhập số liệu từ các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên cơ sở các chứng từ gốc đã nhập máy tính tự động xử lý để ghi sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ (đối với các chứng từ thu chi tiền mặt). Cũng trên cơ sở số liệu đã nhập hàng ngày máy tính tự động xử lý và đưa ra bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kế toán, bảng tổng hợp số liệu chi tiết vào cuối kỳ. Quy trình ghi sổ của công ty có thể được tóm tắt bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ kế toán Chứng từ gốc Máy tính Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 5.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán Công ty sử dụng hai loại báo cáo tài chính: Báo cáo kế toán do Nhà nước quy định: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo do công ty quy định: - Bảng cân đối số phát sinh - Bảng cân đối tài khoản - Báo cáo tổng hợp kiểm kê TSCĐ, TSLĐ - Bảng kê chi tiết TK công nợ… Năm tài chính của công ty trùng với năm dương lịch, bắt đâù từ 1/1 và kết thúc vào 31/12. Với những báo cáo do Nhà nước quy định thì cuối năm tài chính mới lập còn với những báo cáo do công ty quy định như bảng cân đối số phát sinh hay bảng cân đối tài khoản thì được lập vào cuối tháng sau khi việc ghi sổ kế toán đã hoàn thành II. HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG 1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ tiền lương trả cho tất cả các loại lao động mà công ty quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ tiền lương của công ty bao gồm các khoản chủ yếu như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (có thể trả theo thời gian, theo sản phẩm…); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, phụ cấp làm thêm giờ, …). Quỹ tiền lương hay tiền công bao gồm nhiều loại có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau như phân theo chức năng tiền lương, đối tượng trả lương hay theo cách thức trả lương…Tuy nhiên để thống nhất trong việc tính toán và hạch toán tiền lương theo quy định của bộ lao động thương binh và xã hội công ty cũng đã phân tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ. Trong đó tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết, ngừng sản xuất… Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. Dựa vào nội dung và các thành phần của quỹ tiền lương hàng năm công ty phải tiến hành xác định quỹ tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương. Sau khi đã xác định được quỹ tiền lương công ty tiến hành sử dụng quỹ tiền lương đó thể thực hiện chi trả tiền công cho người lao động. Việc chi trả tiền lương này tuỳ thuộc vào hình thức trả lương mà công ty áp dụng nhưng vẫn phải tuân theo những quy định của Nhà nước và Bộ Lao động thương binh và xã hội. 2. Tính lương phải trả cho người lao động tại công ty Việc tính tiền lương phải trả cho người lao động là công việc hạch toán ban đầu của việc hạch toán tiền lương. Để thực hiện hạch toán ban đầu về tiền lương công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long cũng đã sử dụng các bảng biểu giống như các đơn vị khác và tuân theo quy định của Nhà nước như: Bảng chấm công hàng tháng, hợp đồng giao khoán nội bộ, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương... Việc tính và trả lương cho người lao động có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc vận dụng hình thức tiền lương thích hợp là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và khoán thu nhập. Là một công ty xây lắp nên công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long có đặc điểm về đội ngũ lao động gồm hai loại là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp thi công tại công trường. Để phù hợp với đặc điểm lao động công ty áp dụng hai hình thức trả lương khác nhau cho hai khối lao động khác nhau. Hai hình thức trả lương chính của công ty là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, ngành nghề, trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Hình thức trả lương theo thời gian được công ty áp dụng cho số lao động gián tiếp đó là lao động quản lý trên công ty và lao động quản lý gián tiếp tại các đội trên các công trường. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở cho việc tính tiền lương phải trả cho người lao động là bảng chấm công, cấp bậc lương. Tiền lương phải trả trong tháng cho 1CNV = Mức lương cơ bản X Hệ số lương Số ngày làm việc theo chế độ X Số ngày thực tế làm việc trong tháng Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Hình thức trả lương theo sản phẩm được công ty áp dụng với khối lao động trực tiếp thi công tại công trường. Căn cứ để tính tiền lương theo sản phẩm là bảng chấm công, hợp đồng giao khoán nội bộ, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành. Tiền lương sản phẩm = Đơn giá khoán x Khối lượng thi công thực tế 2.1. Trả lương cho khối lao động quản lý trên công ty Lao động quản lý trên công ty là những lao động làm việc tại các phòng ban trên công ty. Với những lao động này công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hàng ngày các trưởng phòng của các phòng (ban) theo dõi tình hình ngày công của nhân viên trong phòng mình và chấm công cho từng người vào bảng chấm công. Hàng tháng kế toán căn cứ vào danh sách lao động, cấp bậc tiền lương và bảng chấm công để tính ra tiền lương phải trả cho từng cán bộ công nhân viên theo công thức: Tiền lương phải trả trong tháng cho 1CNV = Mức lương cơ bản X Hệ số lương + Phụ cấp Số ngày làm việc theo chế độ X Số ngày thực tế làm việc trong tháng Cơ sở để tính ra tiền lương cơ bản dựa trên bảng thống kê chức danh công việc, trên bảng thống kê chức danh này đã nêu rõ hệ số cấp bậc công việc cho từng người, ngoài ra đối với những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao còn có cả hệ số phụ cấp trách nhiệm. BẢNG THỐNG KÊ CHỨC DANH CÔNG VIỆC Đơn vị Hệ số công việc Hệ số PCTN Cộng hệ số I. Lãnh đạo Giám đốc P. giám đốc 7 5,5; 6,0 0,6 0,5 7,6 II. QLKT Trưởng phòng P. Trưởng phòng KSXD - kết cấu KSXD - cầu đường KS kinh tế Kiến trúc sư 3,5; 4,0; 4,5 3,0; 3,5; 4,0 3,5; 4,0; 4,5 3,5; 4,0; 4,5 3,5; 4,0; 4,5 3,5; 4,0; 4,5 0,4 0,3 III. Kế hoạch Trưởng phòng P. trưởng phòng Nhân viên 3,5; 4,0; 4,5 3,0; 3,5; 4,0 2,5; 3,0; 3,5 IV. Kế toán Kế toán trưởng Kế toán viên 5,0; 5,5 3,5; 4,0; 4,5 Cụ thể ta theo dõi tình hình ngày công và việc thanh toán lương của khối lao động gián tiếp trong công ty thông qua bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương của phòng tài chính kế toán trong tháng 3 năm 2005: ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: PHÒNG TC – KT Mẫu số: 01 – LĐTL BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3 năm 2005 Số TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 ... 31 Theo sp Theo t gian nghỉ việc hưởng lương theo % 1 Nguyễn Thị Bình 5,5 + + + + ... + 27 K: Lương SP 2 Nguyễn Thị Thuỷ 4,5 + + + + ... + 26 +: Lương tgan 3 Lê Anh Hào 4,5 + + + + ... + 26 Ô: ốm 4 Hà Ngọc Oanh 3,5 + + + + ... + 27 Cô: Con ốm 5 Phan Thu Liên 3,0 + + + + ... + 27 ... 6 Phạm Tiến Tùng 2,5 + + + + ... + 27 Cộng 160 Người duyệt Kế toán trưởng Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng chấm công hàng ngày đã ghi tính ra tổng số công của từng người. Sau khi bảng chấm công được gửi về phòng kế toán thì kế toán tiến hành tính lương cho từng người ở các phòng ban theo công thức tính lương đã nêu ở trên. Cụ thể ta tính lương cho anh Lê Anh Hào là nhân viên phòng tài chính kế toán có hệ số lương là 4,5 và có hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,4 tiền lương cơ bản phải trả anh Hào = 350.000 x 4,5 x 26 31 = 1.320.968(đ) Tiền phụ cấp phải trả anh Hào : 1.320.968 x 0,4 = 528.387(đ) Số tiền lương phải trả anh Hào : 1.320.986 + 528.387 = 1.849.355(đ) Số tiền anh Hào tạm ứng kỳ I là : 400.000(đ) Trích 6% BHXH, BHYT tính vào lương cơ bản của anh Hào là: 1.320.968 x 6% = 79.258(đ) Số tiền anh Hào lĩnh kỳ II là: 1.320.968 – 400.000 – 79.258 = 1.370.097(đ) Trên cơ sở tính lương như vậy việc tính lương cho các nhân viên khác trong phòng cũng tương tự và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thuộc các phòng (ban) của công ty. Trên bảng thanh toán tiền lương phải ghi rõ số tiền được lĩnh, số tiền đã ứng kỳ 1 và số còn được lĩnh kỳ 2. Bảng thanh toán tiền lương phải có đầy đủ chữ ký của kế toán thanh toán và kế toán trưởng. Công ty thực hiện chi trả tiền lương cho nhân viên theo 2 đợt khác nhau, đợt 1 vào ngày 15 hàng tháng còn đợt 2 vào cuối tháng. Khi thực hiện trả lương lần 1 cho người lao động thì kế toán lập bảng tạm ứng lương kỳ 1. Việc chi trả lương cho nhân viên ở các phòng ban của công ty được phòng kế toán trực tiếp thực hiện chi trả tới từng người. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY ._.DỰNG THÀNH LONG ĐƠN VỊ: PHÒNG TC – KT BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I Tháng 3 năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT HỌ TÊN LƯƠNG KỲ I (1) (2) (3) 1 Nguyễn Thị Bình 400.000 2 Nguyễn Thị Thuỷ 400.000 3 Lê Anh Hào 400.000 4 Hà Ngọc Oanh 400.000 5 Phan Thu Liên 400.000 6 Phạm Tiến Tùng 400.000 Tổng cộng 2.400.000 ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: PHÒNG TC – KT Mẫu số: 02 – LĐTL BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 Đơn vị tính: đồng S TT Họ Tên Hệ số lương ( cấp bậc) Lương theo sản phẩm Lương theo thời gian Phụ cấp Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng Kỳ I Các khoản phải trả (6% BHXH...) Kỳ II được lĩnh TN ... Tổng Số tiền Số công Số tiền 1 Nguyễn Thị Bình 5,5 27 1.676.613 0,5 838.306 2.514.919 400.000 100.597 2.014.322 2 Nguyễn Thị Thuỷ 4,5 26 1.320.968 0,4 528.387 1.849.355 400.000 79.258 1.370.097 3 Lê Anh Hào 4,5 26 1.320.968 0,4 528.387 1.849.355 400.000 79.258 1.370.097 4 Hà Ngọc Oanh 3,5 27 1.066.935 1.066.935 400.000 64.016 602.919 5 Phan Thu Liên 3,0 27 914.516 914.516 400.000 54.871 459.645 6 Phạm Tiến Tùng 2,5 27 762.097 762.097 400.000 45.726 316.371 Cộng 160 7.062.097 1.895.080 8.957.177 2.400.000 423.726 8.133.451 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Bảng tạm ứng lương lần 1 là cơ sở để ghi sổ chi tiết TK334, sổ nhật ký chung còn bảng thanh toán tiền lương là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK642, 334, 338... 2.2. Trả lương cho công nhân trực tiếp tại công trường 2.2.1. Trả lương cho cá nhân Theo yêu cầu, đặc điểm của công việc có thể giao khoán công việc cho một cá nhân nào đó đảm nhiệm. Khi ấy việc trả lương được thực hiện trực tiếp cho cá nhân đó. Tiền lương giao khoán phải trả cho cá nhân được tính theo công thức: Tiền lương phải trả = Đơn giá khoán X Khối lượng thi công thực tế Để minh hoạ cho công thức tính lương này ta lấy ví dụ tính lương cho chị Vũ Thị Mai là công nhân trồng cỏ hoa ở hành lang đường khi công trình hoàn tất với giá giao khoán là 3 500đ trên 1m2 với khối lượng thực tế là 256m2 thì số tiền công phải trả cho chị là: Tiền lương phải trả = 3.500 x 256 = 896.000(đ) 2.2.2. Trả lương cho tập thể Thành Long là một công ty xây dựng vì thế việc bố trí lao động chủ yếu là theo các tổ (đội) và công nhân làm việc tập thể là chủ yếu vì thế trả lương cho công nhân theo hình thức tập thể là bắt buộc. Để tính tiền lương phải trả cho một công nhân trong tổ thì phải căn cứ vào giá trị giao khoán hoàn thành của tổ (đội), trình dộ tay nghề, số công của công nhân đó. Tiền lương phải trả cho một công nhân theo hình thức tập thể được tính bằng công thức: Tiền lương phải trả 1 lao động = Số công lao động i X X Số công lao động i X Tiền công theo bậc thợ Lương khoán của tập thể cho khối lượng thi công thực tế Tiền công theo bậc thợ ( ) Mối quan hệ giữa công ty và các tổ thi công được ràng buộc bởi hợp đồng giao khoán nội bộ. Trước khi tiến hành thi công một công trình thì công ty giao khoán công việc cho các tổ thi công thông qua hợp đồng giao khoán nội bộ, trong hợp đồng giao khoán có ghi giá trị giao khoán của công trình thi công. Cuối mỗi tháng đội trưởng của bên giao khoán và bên nhận khoán cùng với nhân viên giám sát kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình hoàn thành và lập bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng. Bản nghiệm thu này xác định lại khối lượng công việc hoàn thành của từng công trình, hạng mục công trình trong tháng làm căn cứ tính lương cho công nhân của đơn vị thi công công trình đó. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NỘI BỘ Ngày 16 tháng 6 năm 2004 Tên công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An Bên giao khoán: Đội thi công số 2 Ông: Vũ Xuân Trường Đội trưởng Bên nhận khoán: Tổ làm đường số 1 Ông: Đỗ Văn Tuy Tổ trưởng - Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đường ven sông Lam - Căn cứ vào nhu cầu công việc và chức năng nhận khoán Sau khi trao đổi hai bên đã thống nhất: - Nội dung giao khoán: Bên giao khoán giao cho bên nhận khoán thực hiện các công việc sau: Thi công phần móng đường của công trình đường ven sông Lam - Thời hạn: Từ tháng 11/2004 đến tháng 7/2005 - Giá trị giao khoán: 875 000 000 . Trách nhiệm và quyền lợi bên nhận khoán Quản lý, tổ chức công việc theo quy chế của công ty. Đảm bảo đúng tiến độ được giao và chất lượng của công trình -Trách nhiệm và quyền lợi bên giao khoán Hỗ trợ về máy móc phương tiện kỹ thuật, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời tạo điều kiện cho bên nhận khoán hoàn thành đúng tiến độ công trình. Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nghệ An, ngày 29 tháng 3 năm 2005 BIÊN BẢN NGHIỆM THU Tên công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An Công việc: Thi công phần móng đường BẢN NGHIỆM THU GỒM Bên A: Đội thi công số 2 Ông: Vũ Xuân Trường Đội trưởng Ông: Hoàng Viết Cường Giám sát kỹ thuật Bên B: Tổ làm đường số 1 Ông: Đỗ Văn Tuy Đội trưởng Sau khi kiểm tra phần công việc đã thực hiện. Căn cứ vào điều khoản của hợp đồng đã ký kết chúng tôi thống nhất: - Về chất lượng: Đảm bảo chất lượng theo đúng quy định - Về số lượng: Công nhận khối lượng hoàn thành trong tháng tương ứng với giá trị giao khoán là 8.340.000 đ (Tám triệu ba trăm bốn mươi triệu đồng chẵn). Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ngoài hợp đồng giao khoán và bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành ra thì bảng chấm công cũng là một chứng từ ban đầu quan trọng không thể thiếu trong việc tính tiền lương. Hàng ngày tổ trưởng của các tổ theo dõi và thực hiện chấm công cho từng người trong tổ của mình vào bảng chấm công. Cụ thể ta theo dõi việc chấm công của tổ làm đường số 1 thuộc đội thi công số 2 đang thi công công trình đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An trong tháng 3 năm 2005 ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Mẫu số: 01 – LĐTL BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3 năm 2005 Tổ làm đường số 1 Số TT Họ và tên Bậc thợ Ngày trong tháng Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 ... 31 Theo sp Theo t gian nghỉ việc hưởng lương theo % 1 Đỗ Văn Tuy 6/7 K K K K ... K 26 K: Lương SP 2 Nguyễn Ngọc Hưng 6/7 K K K K ... K 27 +: Lương tgan 3 Đào Tuấn Kim 4/7 K K K K ... K 25 Ô: ốm 4 Lê Anh Trúc 5/7 K K K K ... K 23 Cô: Con ốm 5 Phạm Bá Cường 3/7 K K K K ... K 27 ... 6 Trần Trung Kiên 3/7 K K K K ... K 26 Cộng 154 Người duyệt Kế toán trưởng Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng chấm công tính ra số công của từng người trong tổ kết hợp với giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành và bậc thợ của từng người để tính ra tiền công phải trả cho mỗi người theo công thức đã nêu ở trên. BẢNG TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN THEO BẬC THỢ H Ọ TÊN BẬC THỢ SỐ CÔNG TIỀN/1 CÔNG LƯƠNG CB Đỗ Văn Tuy 6/7 26 35.000 910.000 Nguyễn Ngọc Hưng 6/7 27 35.000 945.000 Đào Tuấn Kim 4/7 25 23.000 575.000 Lê Anh Trúc 5/7 23 28.000 644.000 Phạm Bá Cường 3/7 27 20.000 540.000 Trần Trung Kiên 3/7 26 20.000 520.000 Cộng 4.134.000 Cụ thể tính lương cho anh Đỗ Văn Tuy là tổ trưởng tổ làm đường số 1 có số công là 26 bậc thợ là 6/7 và hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,079 : Tiền lương phải trả anh Tuy = 8.340.000 4.134.000 x 35.000 x 26 = 1.835.849 Đơn giá tiền lương của bậc thợ 6/7 là: 35.000 Tiền lương cơ bản theo bậc thợ của anh Tuy là: 35.000 x 26 = 910.000(đ) Giá trị khối lượng giao khoán hoàn thành của tổ là: 8.340.000(đ) Tiền phụ cấp trách nhiệm của anh Tuy là: 1.835.849 x 0,079 = 145.000 Tổng số tiền phải trả anh Tuy là: 1.835.849 + 145.000 = 1.980.849(đ) Trích 6% BHXH, BHYT trừ vào lương anh Tuy : 1.835.849 x 6% = 110.151(đ) Số tiền anh Tuy tạm ứng kỳ I: 400.000(đ) Số tiền anh Tuy thực lĩnh:1.980.849 – 110.151 – 400.000 = 1.470.698(đ) Trên cơ sở tính lương như thế kế toán đội tiến hành tính lương cho từng người trong tổ để lập bảng thanh toán tiền lương. ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Mẫu số: 02 – LĐTL BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 Tổ làm đường số 1 ĐVT: Đồng S TT Họ Tên Hệ số lương ( cấp bậc) Lương theo sản phẩm Lương theo thời gian Phụ cấp Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng Kỳ I Các khoản phải trả (6% BHXH...) Kỳ II được lĩnh TN ... Số tiền Số công Số tiền 1 Đỗ Văn Tuy 6/7 26 1.835.849 0,079 145.000 1.980.849 400.000 110.151 1.470.698 2 Nguyễn Ngọc Hưng 6/7 27 1.906.459 1.906.459 400.000 114.388 1.392.071 3 Đào Tuấn Kim 4/7 25 1.160.015 1.160.015 400.000 69.601 690.414 4 Lê Anh Trúc 5/7 23 1.299.216 1.299.216 400.000 77.953 821.263 5 Phạm Bá Cường 3/7 27 1.089.405 1.089.405 400.000 65.364 624.041 6 Trần Trung Kiên 3/7 26 1.049.057 1.049.057 400.000 62.943 586.114 Cộng 154 8.340.000 145.000 8.485.000 2.400.000 500.400 5.584.600 Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Bảng thanh toán tiền lương của các tổ là cơ sở để thực hiện chi trả lương cho công nhân và là căn cứ để lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của đội thi công, để ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK622, 334, 338... 2.3. Trả lương cho lao động thuộc đội máy thi công Công ty tổ chức đội máy thi công riêng do phòng thiết bị vật tư quản lý. Khi công ty nhận công trình ở các nơi khác nhau thì phòng thiết bị vật tư sẽ điều phối đội máy đi theo công trình. Với những loại máy cần cho thi công nhưng công ty không có hoặc không đủ thì công ty sẽ đi thuê ngoài (thông thường thuê cả máy và người lái). Toàn bộ số tiền thuê này công ty không coi là chi phí của đội máy thi công mà hạch toán là chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất. Tiền lương phải trả cho công nhân lái máy gồm hai phần: Lương cơ bản là số tiền nhất định (ở công ty là 600 000đ) mà hàng tháng công ty trả cho công nhân lái máy kể cả khi máy không hoạt động và một phần là số tiền trả theo số ca máy thi công. Tiền lương lái máy = Lương cơ bản + Đơn giá khoán x Số ca lái máy Vấn đề đặt ra là công ty chỉ tổ chức một đội máy nên có thể cùng một máy, cùng một người lái nhưng lại thực hiện ở hai hay nhiều công trình khác nhau. Vì thế công ty đã sử dụng phiếu theo dõi số ca làm việc của máy thi công ở từng công trình riêng biệt để có thể hạch toán chi tiết chi phí máy thi công ở từng công trình. Cuối tháng đội trưởng đội máy thi công sẽ tổng hợp số ca làm việc của máy thi công làm cơ sở tính tiền lương cho người lái máy. Cụ thể ta theo dõi thời gian làm việc của đội máy thi công đang thi công công trình đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An trong tháng 3 năm 2005 thông qua bảng tổng hợp thời gian máy hoạt động. BẢNG TỔNG HỢP THỜI GIAN MÁY HOẠT ĐỘNG Tháng 3 năm 2005 Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An Bộ phận: Đội máy thi công ĐVT: Đồng STT LOẠI MÁY NGƯỜI LÁI MÁY ĐG/CA MÁY SỐ CA THÀNH TIỀN 1 Máy san Vũ Tiến Đạt 48.000 5 275.000 2 Máy lu Đỗ Mạnh Ba 48.000 18 846.000 3 Máy xúc Đào Đình Văn 48.000 10 450.000 ... ... ... ... ... ... Tổng 4.896.000 Bảng tổng hợp thời gian máy hoạt động cuối tháng được gửi về phòng kế toán để kế toán tổng hợp số ca máy hoạt động của các công trình và lập bảng thanh toán tiền lương cho đội máy thi công. 2.4. Trả lương cho lao động quản lý tại các đội thi công Lao động quản lý tại các đội thi công là những lao động thuộc khối lao động gián tiếp như đội trưởng, đội phó, kế toán đội... được tính lương theo thời gian. Để theo dõi thời gian làm việc của loại lao động này thì hàng ngày cũng thực hiện việc chấm công vào bảng chấm công. Cuối tháng kế toán đội căn cứ vào bảng chấm công, hệ số lương, phụ cấp để tính ra lương của từng người trong bộ phận quản lý đội sau đó lập bảng thanh toán cho nhân viên quản lý đội. Cụ thể ta xem xét thời gian lao động và việc tính tiền lương cho bộ phận quản lý đội của đội thi công số 2 trong tháng 3 năm 2005 ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Mẫu số: 01 – LĐTL BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 3 năm 2005 Bộ phận quản lý đội Số TT Họ và tên Hệ số lương Ngày trong tháng Quy ra công Ký hiệu chấm công 1 2 3 4 ... 31 Theo sp Theo t gian nghỉ việc hưởng lương theo % 1 Vũ Xuân Trường 5,5 + + + + ... + 27 K: Lương SP 2 Lê Việt Anh 5,0 + + + + ... + 26 +: Lương tgan 3 Nguyễn Thị Vân 4,5 + + + + ... + 26 Ô: ốm 4 Hoàng Văn Ba 4,5 + + + + ... + 25 Cô: Con ốm Cộng 104 Người duyệt Kế toán trưởng Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ bảng chấm công kết hợp với hệ số tiền lương và phụ cấp để tính ra lương của từng người trong bộ phận quản lý đội sau đó lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận quản lý đội. Ví dụ: tính lương cho ông Vũ Xuân Trường trong tháng 3 năm 2005 có hệ số lương 5,5; hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,1; phụ cấp lưu động 128.000 Tiền lương cơ bản trả ông Trường = 350.000 x 5,5 31 X 27 =1.676.613(đ) Tiền phụ cấp trách nhiệm trả ông Trường = 1.676.613 x 0,1 = 167.661(đ) Phụ cấp lưu động trả ông Trường = 128.000(đ) Tổng số tiền phải trả ông Trường: 1.676.613 + 167.661 + 128.000 = 1.972.274(đ) Số tiền ông Trường tạm ứng kỳ I: 400.000(đ) Trích 6% BHXH, BHYT: 1.676.613 x 6% = 100.597(đ) Số tiền ông Trường thực lĩnh: 1.972.274 – 400.000 – 100.597 = 1.471.677(đ) S TT Họ Tên Hệ số lương ( cấp bậc) Lương theo thời gian Lương theo sản phẩm Phụ cấp Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng Kỳ I Các khoản phải trả (6% BHXH...) Kỳ II được lĩnh TN LĐ ... Số tiền Số công Số tiền 1 Vũ Xuân Trường 5,5 27 1.676.613 167.661 128.000 295.661 1.972.274 400.000 100.597 1.471.677 2 Lê Việt Anh 5,0 26 1.467.742 128.000 128.000 1.595.742 400.000 88.065 1.107.677 3 Nguyễn Thị Vân 4,5 26 1.320.968 128.000 128.000 1.448.968 400.000 79.258 969.710 4 Hoàng Văn Ba 4,5 25 1.270.161 128.000 128.000 1.398.161 400.000 76.210 921.952 Cộng 104 5.735 484 51. 000 679.661 6.415.145 1.600.000 344.129 4.471.016 ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BỘ PHẬN: ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 Mẫu số: 02 – LĐTL BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Bộ phận quản lý đội ĐVT: Đồng Bảng thanh toán tiền lương này là cơ sở để thực hiện chi trả lương cho những lao động quản lý tại các đội thi công. Việc chi trả này được thực hiện thông qua kế toán đội. Bảng này là cơ sở để lập bảng tổng hợp thanh toán lương của đội thi công, ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK623, 334, 338... 2.5. Trả lương cho lao động làm thêm giờ Là một công ty xây dựng nên theo kịp tiến độ thi công công trình là một mục tiêu quan trọng trong uy tín cũng như sự phát triển của công ty. Vì thế việc công nhân viên của công ty phải làm thêm giờ là một điều thường xuyên nhất là đối với những công nhân trực tiếp thi công tại công trường. Việc công nhân làm thêm ngoài gìơ được hạch toán cụ thể chi tiết vừa đảm bảo phản ánh chính xác chi phí cũng vừa đảm bảo tính chính xác khoản phải trả của công nhân làm ngoài giờ. Ban đầu khi phát sinh vấn đề làm thêm ngoài giờ thì cá nhân người lao động phải lập phiếu báo làm thêm ngoài giờ và gửi cho người quản lý trực tiếp mình. PHIẾU BÁO LÀM THÊM GIỜ Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Họ tên: Đỗ Văn Tuy Nơi công tác: Tổ làm đường số 1 Ngày tháng Công việc đã làm Số công Đơn giá Thành tiền Ký nhận 6/3/2005 Thi công móng đường 1 150.000 150.000 13/3/2005 Thi công móng đường 1 150.000 150.000 27/3/2005 Thi công móng đường 1 150.000 150.000 Người duyệt Người kiểm tra Người báo làm thêm giờ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Mỗi tổ đội có lao động làm thêm giờ tiến hành lập bảng chấm công làm ngoài giờ để theo dõi thời gian lao động làm ngoài giờ sau đó gửi cho kế toán đội để tính tiền công làm ngoài giờ cho từng lao động. BẢNG CHẤM CÔNG LÀM NGOÀI GIỜ Tháng 3 năm 2005 Tổ làm đường số 1 Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Ngệ An STT Họ tên CN CN CN CN Tổng 1 Đỗ Văn Tuy K K 0 K 3 2 Lê Anh Trúc K K K 0 3 3 Phạm Bá Cường K K K K 4 4 Trần Trung Kiên 0 0 K K 2 Người duyệt Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trên cơ sở bảng chấm công làm ngoài giờ và đơn giá tiền lương khoán cho 1 giờ công làm thêm kế toán tính tiền lương làm them ngoài giờ cho người lao động theo công thức: Tiền lương làm ngoài giờ = Số công ngoài giờ x Tiền lương 1 giờ công Cụ thể tính tiền lương làm thêm ngoài giờ cho anh Đỗ Văn Tuy thuộc tổ làm đường số 1 có số công làm thêm ngoài giờ là 3 và đơn giá tiền công là 150.000 Số tiền làm ngoài giờ phải trả anh Tuy là: 3 x 150.000 = 450.000 Với cách tính tương tự lần lượt tính ra tiền lương của từng người làm ngoài giờ và lập bảng tổng hợp tiền lương làm thêm ngoài giờ. BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG LÀM NGOÀI GIỜ Tháng 3/2005 Tổ làm đường số 1 Công trình: Đường ven sông Lam Nghệ An ĐVT: Đồng STT Họ Tên Số công ĐG 1 giờ công Tổng Ký nhận 1 Đỗ Văn Tuy 3 150.000 450.000 2 Lê Anh Trúc 3 150.000 450.000 3 Phạm Bá Cường 4 150.000 600.000 4 Trần Trung Kiên 2 150.000 300.000 Tổng 12 1.800.000 Bằng chữ: Một triệu tám trăm ngàn đồng chẵn Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Số liệu trên bảng tổng hợp tiền lương làm ngoài giờ là cơ sở để chi trả lương làm ngoài giờ cho người lao động và là cơ sở để ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 338, 622, 627, 642... 2.6. Trả lương cho lao động thuê ngoài Một đặc trưng riêng có trong hoạt động của ngành xây dựng là việc sản xuất sản phẩm của ngành xây dựng (thi công các công trình) không tập trung trong một phân xưởng hay bến bãi xác định nào mà nằm phân tán khắp nơi nên việc đưa công nhân viên chính thức của công ty đến tận công trường là hết sức khó khăn và chi phí sẽ rất cao hơn nữa không phải lúc nào cũng có việc làm đều đặn cho công nhân như các ngành sản xuất khác vì thế công ty không thể tuyển nhiều lao động chính thức được. Do đó việc thuê nhân công bên ngoài ở địa phương nơi có công trình thi công là biện pháp tối ưu để giảm chi phí và đảm bảo đủ số lượng nhân công cho việc thi công công trình. Đối với lực lượng thuê ngoài: sau khi đã có sự thoả thuận thống nhất về dơn giá đội trưởng đội xây dựng công trình sẽ ký hợp đồng thuê khoán ngoài với tổ trưởng của tổ lao động thuê ngoài. HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN NGOÀI Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An Hạng mục công trình: Đào đắp nền đường Tổ trưởng: Phạm Tuấn Anh STT Nội dungcông việc ĐVT Giao khoán Thời gian KL ĐG TT BĐ KT 1 Đào đất cấp 3 M3 500 12.000 6.000.000 4/3 10/3 2 Đổ bê tông M3 35 32.000 1.120.000 11/3 15/3 ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng 12.500.000 Sau khi ký hợp đồng thuê khoán ngoài cuối tháng hoặc khi kết thúc hợp đồng đội trưởng đội xây dựng công trình và nhân viên giám sát kỹ thuật sẽ đứng ra nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành. Cuối tháng hợp đồng thuê khoán ngoài được gửi lên phòng kế toán của công ty để thực hiện chi trả tiền công cho lao động thuê ngoài và làm căn cứ để lập bảng thanh toán tiền công thuê ngoài, ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK622, 334. Việc chi trả lương cho lao động thuê ngoài này cũng được thực hiện thông qua kế toán đội. 3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long 3.1. Hạch toán tiền lương Hạch toán tiền lương là một phần hành quan trọng không những trong công tác kế toán để kết chuyển tính giá thành sản phẩm mà còn là cơ sở để trả công cho người lao động. Để thực hiện việc hạch toán tiền lương công ty sử dụng tài khoản chính là tài khoản 334. Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”: Tài khoản dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng và nội dung thanh toán. Tài khoản có kết cấu của một tài khoản nguồn: Bên Nợ: - Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên; - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh; Bên Có: - Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên; Dư Có: Là số tiền còn phải trả cho công nhân viên; Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa cho công nhân viên chức; Mỗi công ty khác nhau thì có chế độ quản lý tài chính khác nhau, sự khác biệt này càng rõ nét ở những công ty có loại hình kinh doanh khác nhau. Và ở mỗi công ty khác nhau thì có thể vận dụng các hình thức trả lương khác nhau vì thế việc vận dụng chứng từ là rất linh hoạt ở các công ty sao cho phù hợp với hình thức trả lương mà công ty mình vận dụng. Tuy nhiên dù công ty sử dụng chứng từ như thế nào thì vẫn phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ lao động thương binh và xã hội để làm sao theo dõi được tình hình sử dụng lao động, các khoản thanh toán cho người lao động đồng thời cung cấp được những tài liệu cần thiết cho việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện hạch toán tiền lương công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Long cũng đã sử dụng các bảng biểu giống như các đơn vị khác và tuân theo quy định của Nhà nước như: Bảng chấm công hàng tháng, hợp đồng giao khoán nội bộ, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương... Quá trình hạch toán tiền lương được bắt đầu từ việc hạch toán ban đầu đó là thiết lập các chứng từ ban đầu ở mỗi phòng (ban), tổ (đội). Trên cơ sở kết quả của hạch toán ban đầu là những chứng từ về tính lương kế toán tiến hành hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp tiền lương phải trả công nhân viên trong công ty. 3.1.1. Hạch toán chi tiết Tại các đội thi công: Hàng ngày căn cứ vào ngày công thực tế để thực hiện chấm công cho từng công nhân. Cuối mỗi tháng căn cứ vào khối lượng hoàn thành được nghiệm thu cùng một số các chứng từ khác như bảng chấm công, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để lập bảng thanh toán tiền lương của các tổ... Từ các bảng thanh toán tiền lương của các tổ kế toán đội sẽ lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của cả đội. Cuối cùng bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ gốc đã dùng để lập bảng thanh toán tiền lương được chuyển về phòng kế toán để kế toán tiền lương kiểm tra tính chính xác của các chứng từ. Tại phòng kế toán: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiền lương định khoản và vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết các TK3341, 3348, 622, 623, 627, 642... Cuối tháng kế toán tập hợp bảng thanh toán lương ở các đội thi công để lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho từng đội thi công. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương ở các đội thi công và sổ chi tiết TK3341 kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng này chỉ được lập cho bộ phận công nhân chính thức của công ty còn đối với lao động làm thêm ngoài giờ và lao động thuê ngoài thì lập bảng tổng hợp tiền lương làm ngoài giờ và bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài. Đặc biệt công ty không hạch toán tiền lương phải trả cho lao động làm thêm giờ vào tài khoản 334 mà lại hạch toán vào tài khoản 3388, tiền lương làm thêm giờ cũng là một khoản thu nhập của người lao động hạch toán như thế thì sẽ không thể hiện đầy đủ được thu nhập của người lao động làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của những người có thu nhập cao. Cuối tháng từ số liệu trên sổ chi tiết các tài khoản kế toán lên sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản. Sau khi đã thực hiện xong phần tính toán tiền lương phải trả công nhân viên thì kế toán lập phiếu chi đưa đến thủ quỹ để xuất tiền trả lương cho công nhân viên. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 Đội máy thi công TT HỌ TÊN LOẠI MÁY Lcb Lương theo ca máy chạy Lương Phụ cấp lưu động Tổng tiền lương Kỳ I 6% BHXH KỲ II Số ca Số tiền Đường ven sông Lam ... Tổng 1 Vũ Tiến Đạt Máy san 600.000 5 ... 20 960.000 1.560.000 128.000 1.688.000 400.000 93.600 1.194.400 2 Đỗ Mạnh Ba Máy lu 600.000 18 ... 30 1.440.000 2.040.000 128.000 2.168.000 400.000 122.400 1.645.600 3 Đào Đình Văn Máy xúc 600.000 10 ... 25 1.200.000 1.800.000 128.000 1.928.000 400.000 108.000 1.420.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... Tổng 9.000.000 102 407 19.536.000 28.536.000 1.920.000 30.456.000 6.000.000 1.712.160 22.743.840 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 Đội thi công số 2 TT Bộ phận Tiền lương Trợ cấp Tổng lương Ứng kỳ I Trích 6% BHXH, BHYT Thực lĩnh TN LĐ ... Tổng I Bộ phận quản lý đội 5.735.484 167.661 512.000 679.661 6.415.145 1.600.000 344.129 4.471.016 II Bộ phận công nhân trực tiếp 45.540.000 725.000 725.000 46.265.000 11.200.000 2.150.600 32.915.000 1 Tổ làm đường số 1 8.340.000 145.000 145.000 8.485.000 2.400.000 500.400 5.584.600 2 Tổ làm đường số 2 6.500.000 145.000 145.000 6.645.000 2.000.000 390.000 4.255.000 3 Tổ làm đường số 3 7.250.000 145.000 145.000 7.395.000 2.400.000 435.000 4.560.000 ... Tổng 46.275.484 892.661 512 000 1.404.661 52.680.145 12.800.000 2.494.729 37.386.016 Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An ĐVT: Đồng CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG LÀM THÊM GIỜ Tháng 3 năm 2005 Đội thi công số 2 Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An ĐVT: Đồng STT Bộ phận Tổng số công Đơn giá 1 giờ công Số tiền Ký nhận I Bộ phận quản lý đội 12 180.000 2.160.000 II Bộ phận công nhân trực tiếp 63 150.000 9.450.000 1 Tổ làm đường số 1 12 150.000 1.800.000 2 Tổ làm đường số 2 19 150.000 2.850.000 3 Tổ làm đường số 3 10 150.000 1.500.000 ... ... ... ... Tổng 11.610.000 Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG THANH TOÁN TIỀN CÔNG THUÊ NGOÀI Tháng 3 năm 2005 Đội thi công số 2 Công trình: Đường ven sông Lam tỉnh Nghệ An ĐVT: Đồng STT Đơn vị Số tiền Ký nhận 1 Phạm Tuấn Anh 12.500.000 2 Phạm Văn Thế 10.000.000 3 Nguyễn Ngọc Sơn 7.000.000 Tổng 29.500.000 Kế toán thanh toán Kế toán đội Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN CÔNG THUÊ NGOÀI Tháng 3 năm 2005 ĐVT: Đồng STT Đơn vị Số tiền Ký nhận 1 Đội thi côg số 1 35.060.000 2 Đội thi công số 2 29.500.000 3 Đội thi công số 3 35.000.000 Tổng 99.560.000 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH LONG BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 3 năm 2005 ĐVT: Đồng TT Đối tượng sử dụng Ghi Có TK334 Ghi Có TK3383 I Bộ phận công nhân trực tiếp (622) 153.860.630 26.156.307 1 Đội thi công số 1 55.430.250 9.423.143 2 Đội thi công số 2 52.680.145 8.955.625 3 Đội thi công số 3 45.750.235 7.777.540 II Bộ phận máy thi công (623) 30.456.000 5.177.520 III Bộ phận quản lý đội (627) 18.519.595 3.148.331 1 Đội thi công số 1 6.850.250 1.164.543 2 Đội thi công số 2 6.415.145 1.090.575 3 Đội thi công số 3 5.254.200 893.214 IV Bộ phận quản lý công ty (642) 53.654.587 9.121.280 1 Phòng TC - KT 8.957.177 1.522.720 2 Phòng Kế hoạch 6.350.554 1.079.594 3 Phòng Tổ chức 8.565.255 1.456.093 ... ... V Trừ lương công nhân viên (334) 15.389.449 1 Đội thi công số 2 2.494.729 2 Đội máy thi công 1.712.160 3 Phòng TC-KT 423.726 4 ... ... ... Tổng 256.490.812 58.992.887 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) PHIẾU CHI Ngày 31 tháng 3 năm 2005 Số: 98 Nợ TK3341: 260.310.000 Có TK111: 260.310.000 Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Thuỷ Địa chỉ: Phòng kế toán Lý do chi: Chi trả lương cho công nhân viên trong công ty Số tiền: 260.310.000 (Hai trăm sáu mươi triệu ba trăm mười nghìn đồng) Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Hai trăm sáu mươi triệu ba trăm mười nghìn đồng Thủ quỹ Ngày 31 tháng 3 năm 2005 (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) SỔ CHI TIẾT TK 3341 Phải trả công nhân viên trong danh sách công ty Tháng 3 năm 2005 ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 353.453.731 TU1 15/3 Tạm ứng lương kỳ I Phòng TC_KT 111 2.400.000 TT2 31/3 Phân bổ lương cntt đội thi công 2 622 46.265.000 TT2 31/3 Phân bổ lương quản lý đội thi công 2 627 6.415.145 PB3 31/3 Phân bổ lương đội máy thi công 623 30.456.000 PB3 31/3 Phân bổ lương phòng TC-KT 642 8.957.177 TT2 31/3 BHXH trừ lương cntt đội thi công 2 3383 2.150.600 TT2 31/3 BHXH trừ lương quản lý đội 2 3383 344.129 PB3 31/3 BHXH trừ lương đội máy thi công 3383 1.712.160 PB3 31/3 BHXH trừ lương phòng TC-KT 3383 423.726 PC2 31/3 Trả lương lần 2 cho cntt đội 2 111 37.386.016 PC2 31/3 Trả lương lần 2 cho quản lý đội 2 111 4.471.016 TT2 31/3 Trả lương lần 2 cho đội máy thi công 111 22.743.840 PCV1 31/3 Trả lương lần 2 cho phòng TC-KT 111 8.133.451 ... ... ... ... Cộng số phát sinh 260.310.000 256.490.812 Số dư cuối kỳ 349.634.543 SỔ CHI TIẾT TK 3348 Phải trả công nhân viên thuê ngoài Tháng 3 năm 2005 ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 134.562.000 ... ... ... ... TTN2 31/3 Lương phả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32551.doc
Tài liệu liên quan