Hoàn thiện hạch toán tại sản cố định tại Công ty TNHH Hàn Việt

LỜI MỞ ĐẦU Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và tạo được sức cạnh tranh trong môi trường như hiện nay, một yêu cầu đặt ra là phải quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả tất cả các nguồn lực. Trong đó, TSCĐ là một nguồn lực vô cùng quan trọng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty TNHH Hàn Việt nói riêng th

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán tại sản cố định tại Công ty TNHH Hàn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì đòi hỏi về việc quản lý, sử dụng đúng đắn các TSCĐ càng trở nên cần thiết. Nó sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của TSCĐ cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thanh Quý, em đã nghiên cứu, thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT” Với hi vọng phần nào có thể giúp cho công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Hàn Việt được hoàn thiện hơn, từ đó, không những nâng cao được chất lượng của thông tin kế toán mà còn góp phần thúc đẩy hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty. Chuyên đề của em gồm có những nội dung chính như sau: Chương một: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Chương hai: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT Chương ba: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT NỘI DUNG Chương một: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Hàn Việt được thành lập theo quyết định số 4804 do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp ngày 25/01/1999 và giấy phép kinh doanh số 073339 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 30/11/1999. Tên Công ty  : CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT Tên giao dịch    : HANVIET CO., LTD Tên viết tắt        : HANVICO Thương hiệu     : Blue Sky Trụ sở chính     : Km 14 – Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội Tel : 04 – 861 7978/ 04 – 686 2685/  04 – 686 3229 Fax : 04 – 861 8040 Email : hanvico@hanvico.com.vn Website : www.hanvico.com.vn Tài khoản : 64820000443 tại Korea Exchange Bank Thành phần kinh tế : Ngoài quốc doanh Hình thức pháp lý : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản phẩm chủ yếu : Chăn, ga, gối, đệm, rèm, đồ vải phục vụ gia đình, khách sạn, bệnh viện. Công ty Hanvico chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1999 với trụ sở giao dịch và địa điểm sản xuất tại Km 9 - Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội với cơ sở vật chất ban đầu còn rất nhiều thiếu thốn. Cơ sở thuê với diện tích chỉ khoảng 200 m2, số lượng công nhân khoảng 50 người và chỉ có một số lượng máy rất hạn chế. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng nỗ lực, năng động, sáng tạo của các cán bộ công nhân viên và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong và ngoài nước nên chỉ trong một thời gian ngắn công ty đã tạo ra được một dây chuyền sản xuất chăn, ga, gối, đệm với thương hiệu “Blue sky” và khẩu hiệu “Hanvico - Ấm áp như lòng mẹ” cung cấp ra thị trường. Tháng 10 năm 2003, công ty đã chuyển về cơ sở sản xuất mới tại Km 14- Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội và nhập khẩu lắp đặt thêm một số dây chuyền sản xuất với tổng số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng. Bằng sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên, công ty Hanvico đã nhận được rất nhiều bằng khen của các ban, ngành, tổ chức như: Cúp vàng Topten thương hiệu Việt Quả cầu vàng Ngôi sao Việt Nam Tinh hoa Việt Nam … Đây chính là điều khích lệ rất lớn để Hanvico tiếp tục phát triển và đạt được những thành công mới. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng Công ty TNHH Hàn Việt có chức năng sản xuất các sản phẩm: Chăn, ga, gối, đệm và các sản phẩm khác sản xuất từ vải phục vụ gia đình, khách sạn, bệnh viện. Nhiệm vụ Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công ty. Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng kinh doanh. Tiến hành xây dựng các kế hoạch sản xuất kỹ thuật dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và các kế hoạch tác nghiệp. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. Không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức. Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn sản xuất. 1.2.2. Về sản phẩm của công ty Sản phẩm dành cho khách sạn: Chăn, ga, gối, đệm, khăn vải, khăn bàn, váy ghế, tấm trang trí, kệ giường, đầu giường, khăn tắm, áo tắm, thảm chân…Đặc biệt Công ty Hanvico còn cung cấp các sản phẩm chăn, đệm và gối làm bằng chất liệu lông cho các khách sạn 5 sao khi có yêu cầu. Sản phẩm dành cho gia đình: Chăn, ga, gối, đệm. Sản phẩm dành cho nhà hàng: Khăn mặt, khăn bàn, váy ghế, tấm trang trí. 1.2.3. Về năng lực sản xuất Đến nay, công ty Hanvico có gần 400 công nhân lành nghề với 9 dây chuyền sản xuất ở hai nhà xưởng. NHÀ XƯỞNG I:  3.500 m2 Dây chuyền cắt: 20 người Dây chuyền may: 130 người Dây chuyền chần, thêu: 40 người Gồm:  5 máy chần tự động khổ 3,2m và 1 máy chần cơ… Dây chuyền sản xuất mền chăn tự động: 15 người Gồm: 1 dây chuyền sản xuất xơ (Fiber - PE) tự động, không hoá chất (No Resin). 2 máy chần mền chăn đông, chăn hè tự động với năng suất 300 chiếc/ngày. Dây chuyền sản xuất đệm bông PE: 42 người, năng suất 250 chiếc/ngày. Dây chuyền may bao bì: 40 người. Dây chuyền kiểm tra và đóng gói: 41 người. NHÀ XƯỞNG II:  3.000 m2 Dây chuyền sản xuất đệm lò xo - PE: 28 người với năng suất 110 chiếc/ngày. Dây chuyền sản xuất kệ giường: 8 người, năng suất 120 chiếc/ngày. Kho chứa nguyên vật liệu và sản phẩm: 5 người. Ngoài ra số lượng nhân viên bảo vệ là 5 người, số nhân viên thuộc bộ phận nhà bếp và vệ sinh là 15 người. 1.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng của công ty Khách hàng là gia đình Công ty cung cấp các sản phẩm đồ ngủ cho các gia đình trên toàn quốc với hệ thống các cửa hàng, đại lý rộng khắp. Danh mục Địa chỉ Điện thoại I. Trụ sở chính Hanvico Km 14 Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội 04.8617978 II. Chi nhánh Hanvico - Hải phòng Số 90 Cầu Đất – Tp Hải Phòng 031.3592916 - TP HCM 110A Cách mạng tháng 8 – P7 – Q3 08.9305574 - Đà Nẵng 119 Lý Thái Tổ - Thạc Gián – Thanh Khê – Đà Nẵng 0511.651035 - Nghệ An 48 Trần Phú – TP Vinh 038.3838835 III. Cửa hàng của Hanvico - Hà Nội - Số 41 Hàng Điếu – Hoàn Kiếm 04.8259168 - Số 121 Chùa Bộc - Đống Đa 04.5637153 - Số 267 Phố Huế - Hai Bà Trưng 04.2121149 - Hải Phòng - Số 90 Cầu Đất – TP Hải Phòng 031.3592916 - Số 441 Lê Lợi – TP Hải Phòng 031.566154 - Số 42 Cầu Đất – TP Hải Phòng 031.3592160 - Quảng Ninh Số 154 Lê Thánh Tông – Hòn Gai 033.625565 - Nghệ An - Số 48 Trần Phú – TP Vinh 038.3838835 - Số 173 Lê Lợi – TP Vinh 038.585416 - Hà Tĩnh 163 Trần Phú – TX Hà Tĩnh 039.852629 Biểu 1: Danh sách các cửa hàng và đại lý của công ty Ngoài ra, công ty còn có trên 100 đại lý tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Khách hàng là khách sạn Sản phẩm của công ty chủ yếu được cung cấp cho các khách sạn từ 3 đến 5 sao. Hiện nay, đã có khoảng 500 khách sạn đã sử dụng sản phẩm của Hanvico như: Hà Nội: Sheraton, Hilton, Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Hanoi Niko, Fortuna hotel, Ha Noi Tower,… Quảng Ninh: Halong plaza, Sai Gon-Halong, Royal International, Tuan Chau International Resort, Licogi, Dream, Heritage, Ha Long Bay, Mithrin hotel,… Thành Phố Hồ Chí Minh: Caravelle hotel, Saigon Plaza, Omni, Somerset Grand, New World Hotel… Các địa phương khác như: Bắc Kạn Hotel, Royal Hotel,Victoria Hotel(SaPa), Hồng Ngọc Hotel(Phú Thọ), Hào Gia Hotel(Yên Bái),… Đặc điểm về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh Mặc dù quy mô ban đầu của công ty còn nhỏ bé với số vốn chỉ là 1 tỷ đồng nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường ngày càng cao nên quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Đến năm 2005, tổng nguồn vốn của công ty đã lên tới trên 50 tỷ đồng. ĐVT: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 6 tháng đầu năm 2006 Vốn đầu tư (Triệu VNĐ) 20 000 32 000 52 000 Tổng doanh thu (Triệu VNĐ) 15 000 27 000 36 000 18 000 Tổng số nộp ngân sách (Triệu VNĐ) 1 600 2.878 3 779 2 388 Số lao động của doanh nghiệp (người) 80 240 290 300 Thu nhập bình quân của người lao động/tháng (VNĐ) 800 000 1 100 000 1 450 000 1 400 000 Biểu 2: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty Qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Điều này có được là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi và sự phấn đấu không mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nó cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Đây là kết quả của việc khai thác, quản lý và sử dụng một cách hợp lý tất cả các nguồn lực như: Nguồn lực con người, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ… 1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm 1.3.1. Quy trình sản xuất chăn 1.3.1.1. Quy trình sản xuất chăn đông Cắt May Hoàn thiện Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất vỏ chăn đông Đánh bông Máy trộn Máy cán Máy trải Chụp túi May Hoàn thiện + Ruột chăn đông Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất ruột chăn đông 1.3.1.2 Quy trình sản xuất chăn hè Cũng giống như sản xuất ruột chăn đông, bông được trộn, cán rồi trải đều. Tuy nhiên, lớp trải được chuyển trực tiếp vào giữa của hai lớp vỏ chăn đã được cắt trước. Tiếp đó, hỗn hợp này được kẹp cố định rồi chuyển qua máy chần. Sau khi chần xong, chăn được đưa qua tổ cắt rồi may xung quanh và may liền trước khi chuyển qua khâu hoàn thiện. Cắt Hoàn thiện May Cắt Chần 1.3.2. Quy trình sản xuất ga Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất ga 1.3.3. Quy trình sản xuất gối Hoàn Thiện May Cắt - Vỏ gối Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất vỏ gối Hoàn Thiện May Cắt - Ruột Gối Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất ruột gối 1.3.4. Quy trình sản xuất đệm 1.3.4.1. Đệm bông PE Vỏ đệm May Là Hoàn thiện Cắt Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất vỏ đệm bông PE Cắt Làm nguội Lò ép Dây chuyền Máy trải Máy cán Máy trộn Máy ăn - Ruột đệm Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất ruột đệm bông PE 1.3.4.2. Đệm lò xo PE May Hoàn thiện Bắn bông PE Bắn khung Đan lò xo Lò ủ Máy rập Bắn vải Máy quấn lò xo tự động Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất đệm lò xo PE 1.3.4.3. Đệm lò xo túi Các lò xo được bọc trong một chiếc túi Polyester giúp bảo quản lò xo, tạo độ khô ráo, kéo dài tuổi thọ cũng như tránh tạo sự va chạm trực tiếp giữa các lò xo, không gây ra tiếng ồn. Về cơ bản, các bước tiếp theo của sản xuất đệm lò xo túi không khác gì so với đệm sản xuất lò xo PE. 1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty Tổng giám đốc Giám đốc khối sản xuất Giám đốc khối kinh doanh Giám đốc khối văn phòng Phân xưởng chần, thêu Phân xưởng may Phân xưởng đệm lò xo Phòng kế toán tài vụ Kho nguyên liệu Phân xưởng đệm bông Phòng Marketing Phòng thiết kế Phòng kế hoạch vật tư Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức của công ty - Tổng giám đốc công ty: Là người có quyền hạn cao nhất trong tổ chức bộ máy của công ty, phụ trách về mọi mặt và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và tài chính của công ty. - Các giám đốc chuyên trách: Do tổng giám đốc công ty trực tiếp phân công, phân nhiệm công tác quản lý, có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc về phần việc được phân công phụ trách. - Các phòng quản lý và phân xưởng sản xuất: Các phòng quản lý tổng hợp làm chức năng tham mưu cho giám đốc chuyên trách bộ phận trong công tác quản lý được Tổng giám đốc giao. 1.5. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong 5 năm tới (2006 – 2010) Chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng ngành, hàng kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu. Tích cực củng cố, mở rộng thị trường, phấn đấu tăng doanh số bình quân hàng năm từ 20% đến 30%, trong đó, năm 2007 đạt 150 tỷ đồng. Từng bước hiện đại hoá phương tiện làm việc và quản lý, thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Đảm bảo việc làm thường xuyên và ổn định cho người lao động, tiếp tục mở rộng sản xuất để thu hút thêm lao động vào làm cho công ty. Phấn đấu thu nhập bình quân tăng từ 15% đến 20%. Củng cố và kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết nội bộ, quyết tâm giữ vững và phát huy các danh hiệu đã đạt được. Phát huy vai trò hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tiếp tục tổ chức tốt các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí, chống tệ nạn xã hội. Xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cao góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Công ty TNHH Hàn Việt áp dụng hình thức kế toán theo kiểu tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm thông báo cho Tổng giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng đứng đầu phòng tài chính- kế toán. Dưới Kế toán trưởng là một phó phòng và các nhân viên kế toán. Còn ở dưới phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên phụ trách phân xưởng ghi chép kết quả lao động, quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển các chứng từ về phòng kế toán của công ty. Tại kho, có các thủ kho thuộc phòng Kế hoạch vật tư -Xuất nhập khẩu phụ trách việc theo dõi hàng tồn kho và định kỳ chuyển các chứng từ về phòng kế toán. Tại Công ty TNHH Hàn Việt (Hanvico), Bộ phận kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc, nghĩa là một nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty có 6 người, mỗi người được phân công phụ trách một hoặc nhiều phần hành khác nhau. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát công việc của các kế toán viên, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của Công ty. Kế toán trưởng phụ trách chung mọi hoạt động của phòng và quản lý về tài chính tại các phân xưởng sản xuất. Đồng thời, Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giải thích các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên cùng các đối tượng quan tâm đến các báo cáo tài chính và có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán phần hành để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo cuối kỳ. Phó phòng phụ trách các nhân viên kế toán các phần hành TSCĐ, giá thành, tiêu thụ, thanh toán, kho. Ngoài ra, phó phòng còn quản lý về mặt tài chính của các đề tài, kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi đề tài, làm báo cáo thống kê các loại. Thủ quỹ: được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền cho công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu chi tiền mặt theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Các kế toán viên khác được phân công phụ trách các phần hành. Một người có thể phụ trách một hoặc nhiều phần hành khác nhau. Sơ đồ 10: Mô hình tổ chức hệ thống kế toán theo phần hành Hiện nay, quá trình hạch toán của công ty phần lớn đã được thực hiện bằng phần mềm kế toán máy, nhưng vẫn có sự kết hợp xử lý số liệu thủ công cùng với sự trợ giúp của máy vi tính bằng các phần mềm Microsoft Exel và Microsoft Word. 2.2. Chế độ kế toán chung áp dụng tại công ty Công ty TNHH Hàn Việt áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1177 TC/ QĐ/ CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng BTC ban hành “chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc “ Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT", các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành theo các Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/ QĐ- BTC ngày 31/12/2002 và các văn bản sủa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Từ ngày tháng 10/2007 Doanh nghiệp đã áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Niên độ kế toán: Để tiện cho việc hạch toán kế toán Công ty tính niên độ kế toán theo năm tài chính, ngày bắt đầu một niên độ kế toán mới là ngày 1/1 dương lịch và kết thúc niên độ là ngày 31/12 của năm. Kỳ kế toán cuả công ty cũng tính theo năm. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp theo dõi vật tư là phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vật tư, thành phẩm xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang là đánh giá theo nguyên vật liệu chính. Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá thực tế. Phương pháp khấu khao TSCĐ là phương pháp đường thẳng. 2.3. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán Từ tháng 9 năm 2006 trở về trước, công ty sử dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán theo quyết định số 1177 TC/ QĐ/ CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng BTC ban hành “Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ” và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc “Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, tài khoản và chứng từ của công ty được sử dụng theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính và có sự vận dụng cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 2.4. Hệ thống sổ sách kế toán Hình thức sổ kế toán sử dụng Công ty hiện đang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Theo đó sổ sách của công ty bao gồm: Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh - Sổ chi tiết các tài khoản và thẻ như: Sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi ngân hàng, sổ TSCĐ, Sổ chi tiết TK 131, 152, …., các sổ theo dõi chi phí 621, 622, 627 (Mặc dù áp dụng theo chế độ kế toán của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên để cho phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty nên kế toán vẫn mở các loại sổ đó) 2.4.2. Trình tự ghi sổ Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được tóm tắt qua sơ đồ sau: (Công ty không lập Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2.5. Hệ thống báo cáo kế toán Cuối năm, Công ty lập 3 báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được lập ở công ty. Các báo cáo này có giá trị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, và Tổng giám đốc. Ngoài ra, Công ty còn lập báo cáo nội bộ khi Tổng giám đốc yêu cầu như: Báo cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình sản xuất, báo cáo nộp ngân sách, báo cáo bán hàng… Chương hai: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT I. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT Đặc điểm TSCĐ tại công ty Để có thể đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải biết khai thác và sử dụng hợp lý, đồng bộ tất cả các nguồn lực. Trong các nguồn lực ấy, máy móc, thiết bị đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nắm bắt được đòi hỏi này, ngay từ khi mới thành lập, mặc dù nguồn vốn ban đầu còn hạn chế và gặp phải khó khăn về nhiều mặt nhưng công ty đã luôn chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. Điều này sẽ tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và sức cạnh tranh cho công ty. Công ty TNHH Hàn Việt có chức năng chính là sản xuất chăn, ga, gối, đệm và các sản phẩm đồ vải khác phục vụ cho khách hàng là gia đình, khách sạn, bệnh viện. Chính vì vậy TSCĐ của công ty bao gồm các loại chủ yếu như: TSCĐ hữu hình: Máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như: Máy chần, máy may, máy khâu, máy cuốn vải, máy đánh tơi bông, máy cán vải, máy thêu, … TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, bản quyền công nghệ, phần mềm kế toán. Cùng với sự phát triển của công ty, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh cũng thường xuyên được đổi mới, nâng cấp và đa dạng hoá. Tháng 10 năm 2003, khi chuyển về cơ sở sản xuất mới công ty đã nhập khẩu lắp đặt thêm một số dây chuyền sản xuất với tổng số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng như: Dây chuyền sản xuất đệm bông tự động Dây chuyền sản xuất mền chăn đông, chăn hè tự động Dây chuyền sản xuất đệm bông lò xo, đệm lò xo túi cao cấp Dây chuyền chần vải tự động Dây chuyền chần chăn tự động Mới đây, công ty đã đưa thêm phân xưởng may túi vào hoạt động và xây dựng được các công trình phụ trợ như nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty hầu hết đều đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và đều thuộc thế hệ mới, có chất lượng tốt và hiện đại, trong đó, có nhiều máy móc tự động, có giá trị cao và thời gian sử dụng dài. TT TÊN THIẾT BỊ - KÝ HIỆU NƯỚC SẢN XUẤT NĂM SẢN XUẤT ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT A Tại phân xưởng sản xuất chăn, ga, gối 1 Máy chần tự động model WOW 300 Hàn Quốc 2003 Chần tự động chăn đông, chăn hè 2 Máy chần tự động model WQM 6000 Hàn Quốc 2000 Chần tự động chăn đông, chăn hè 3 Máy nén khí YAMA 5 PH Đài Loan 2002 Phục vụ máy chần tự động 4 Máy cuốn chỉ Hàn Quốc 2003 Cuốn suốt chỉ phục vụ máy chần ga tự động 5 Máy cuốn vải Hàn Quốc 1999 Cuốn vải phục vụ máy chần ga tự động 6 Máy khâu Brother Nhật 1999-2004 May chăn, ga, gối … B Tại phân xưởng sản xuất đệm bông PE 1 Máy cắt đệm KM KS- AUV 10 Nhật 2004 Cắt vải vỏ đệm, cắt bông tấm PE 2 Máy đánh tơi xơ Model 844519 Nhật 1999 Đánh trộn xơ sản xuất bông PE Hàn Quốc 3 Máy Hopper Hàn Quốc 1999 Máy cân trộn xơ 4 Máy air condenser Hàn Quốc 2002 Máy làm lạnh không khí 5 Máy sấy Hàn Quốc 2002 Sấy bằng ga sản xuất bông tấm … C Tại xưởng sản xuất đệm lò xo PE 1 Máy cuốn lò xo Model 84633000 Trung Quốc 2002-2003 Cuốn lò xo đứng 2 Máy dập đầu lò xo Trung Quốc 2002-2003 Dập đầu lò xo đứng 3 Lò tôi thép Model 84171000 Trung Quốc 2002-2003 Tôi cải thiện thép ổn định ứng suất … Biểu 3: Danh sách máy móc, thiết bị tại công ty TNHH Hàn Việt Các TSCĐ ở công ty đều được đầu tư từ hai nguồn vốn là nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn đi vay. Phân loại TSCĐ tại công ty Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cũng như để phù hợp với đặc điểm TSCĐ, đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty, TSCĐ của công ty được phân loại theo hình thái biểu hiện. Công ty phân loại TSCĐ thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, trong đó, mỗi loại lại được chia thành các nhóm và với sự giúp đỡ của phần mềm kế toán EFFECT mỗi loại hình TSCĐ lại có một mã ký hiệu riêng. Việc phân loại như vậy sẽ giúp cho công ty quản lý tốt hơn TSCĐ trong quá trình sử dụng và là cơ sở cho việc phân bổ đúng chi phí khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ. TSCĐ hữu hình trong công ty là những TSCĐ có hình thái vật chất và được chia thành các nhóm sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm hệ thống nhà văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho. Máy móc, thiết bị: Bao gồm các máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: Máy chần tự động, máy nén khí, máy thêu, máy vắt sổ, máy may, máy cuốn vải, máy cuốn chỉ, máy vi tính, máy đánh tơi xơ, máy làm bông hột, máy lồng chăn hè, chăn đông, máy cắt đệm, máy Hopper, máy card, máy đan lò xo, … Phương tiện vận tải: Xe ô tô FORD, xe ô tô TOYOTA, xe ô tô tait, xe ô tô 29Y4739…. - Thiết bị văn phòng TSCĐ vô hình: Phần mềm kế toán ĐVT: VNĐ LOẠI TSCĐ 01/01/2006 31/12/2006 Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình 24 304 983 494 19 002 505 412 31 434 614 299 23 673 825 619 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 5 189 704 187 4 480 140 185 7 657 474 136 6 543 250 552 2. Máy móc thiết bị 17 797 318 860 13 879 237 970 21 688 181 557 15 938 675 790 3. Phương tiện vận tải 1 024 773 533 387 870 812 1 654 053 693 863 025 282 4. Thiết bị văn phòng 293 186 914 255 256 445 434 904 913 328 873 995 TSCĐ vô hình 50 032 350 49 198 477 50 032 350 39 192 001 1. Phần mềm kế toán 50 032 350 49 198 477 50 032 350 39 192 001 Tổng cộng 24 355 015 844 19 051 703 889 31 484 646 649 23 713 017 620 Biểu 4: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Công tác quản lý TSCĐ ở công ty TNHH Hàn Việt Tại công ty TNHH Hàn Việt, TSCĐ được quản lý chặt chẽ theo cả chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật. Về mặt giá trị: Phòng Kế toán tài vụ trực tiếp quản lý các TSCĐ về mặt giá trị bằng việc theo dõi tình hình tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ. Tính toán và theo dõi các chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của từng TSCĐ. Về mặt hiện vật: Phòng kế hoạch vật tư trực tiếp lập sổ sách theo dõi TSCĐ về mặt hiện vật, mỗi loại TSCĐ đều có một ký hiệu riêng. Ngoài ra, tất cả các tổ, các phân xưởng, phòng ban khi tiếp nhận TSCĐ đều có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ đúng mục đích, kế hoạch đã đặt ra, phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ. Do đặc điểm các TSCĐ ở công ty có giá trị lớn nhưng số lượng không nhiều nên công ty thường xuyên tiến hành kiểm kê TSCĐ nhằm mục đích quản lý tình trạng sử dụng các TSCĐ, xem xét xem TSCĐ nào không còn khả năng phát huy hiệu quả để tiến hành thanh lý, nhượng bán và đầu tư mua mới. Những TSCĐ thiếu, mất sẽ được quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân và có biện pháp giải quyết phù hợp. Các tổ, phân xưởng, phòng ban khi có nhu cầu về đầu tư đổi mới , sửa chữa, thanh lý TSCĐ thì phải lập biên bản đề nghị gửi lên Tổng giám đốc công ty để xem xét và ra quyết định. Công ty chỉ tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN BAN ĐẦU TSCĐ TSCĐ tại công ty Hàn Việt chủ yếu được hình thành từ việc đầu tư mua sắm; xây dựng cơ bản hoàn thành. Khi có nhu cầu đầu tư mới TSCĐ, ví dụ, khi tổ xuất hàng có nhu cầu mua mới 1 xe ô tô để chở hàng, bộ phận này sẽ đề xuất ý kiến lên phòng Kế hoạch vật tư, sau đó, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập “Biên bản đề nghị” mua sắm TSCĐ để trình lên Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty để xem xét “Biên bản đề nghị”. Nếu được Tổng giám đốc xét duyệt, phòng Kế hoạch vật tư sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung cấp, chủng loại ô tô, tìm hiểu về giá cả. Sau khi tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập “Tờ trình” gửi lên Tổng giám đốc. Khi được Tổng giám đốc đồng ý, phòng Kế hoạch vật tư sẽ tiến hành gặp gỡ nhà cung cấp để thoả thuận về các điều khoản như: Thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, điều khoản bảo hành…và chính thức ký hợp đồng. Bên bán lập “Biên bản bàn giao xe”, “Hoá đơn bán hàng” giao cho công ty. Sau khi nhận hàng và giao tiền đầy đủ, hai bên sẽ tiến hành lập “Biên bản thanh lý hợp đồng”. TSCĐ được giao cho bộ phận xuất hàng để trực tiếp sử dụng và quản lý. CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ Km 12 - Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội TEL: (04)861 6084, 861 5380 FAX: (04)687 0969 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE ÔTÔ SỐ 189/HĐKT-HANVICO Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào nhu cầu của Công ty Hàn Việt (bên mua) và khả năng cung cấp ôtô của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ (bên bán). Hôm nay, ngày 01/07/2006, chúng tôi gồm có: BÊN MUA: CÔNG TY HÀN VIỆT (HANVICO) Đại diện Địa chỉ Điện thoại Mã số thuế : Ông Phạm Văn Tuần Chức vụ: Giám đốc : Km 14, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội : 04.861 7978 Fax : 04.861 8040 : 0100955275-1 (Dưới đây gọi tắt là bên A) BÊN BÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ Đại diện Địa chỉ Điện thoại Tài khoản Mã số thuế : Ông Trần Quyết Thắng Chức vụ: Giám đốc : Km 12, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội : 04.861 6084/687 0761 Fax : 04.687 0969 : 21110000013616 : 0101049393 (Dưới đây gọi tắt là bên B) Cùng nhau thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán 01 chiếc xe ôtô ISUZU HiLander V- SPEC XTREME số tự động với các điều khoản sau: ĐIỀU I: CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ Bên A đồng ý mua và Bên B đồng ý bán 01 chiếc xe ôtô ISUZU HiLander V- SPEC XTREME số tự động do công ty ôtô ISUZU Việt Nam lắp ráp với linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản. Chất lượng xe mới 100%, sản xuất và lắp ráp năm 2006, màu sơn Black (đen), tay trái thuận, các thông số kỹ thuật theo Catalogue đính kèm. Xe có đủ giấy tờ hợp lệ để đăng ký và lưu hành theo quy định của Nhà nước. Các trang thiết bị kèm theo xe (mỗi xe 01 bộ) gồm: 01 lốp dự phòng và vỏ bao lốp dự phòng loại cứng; 01 tuýp tháo lốp, 01 kìm 150; 01 túi đựng đồ nghề; 02 điều khiển khoá cửa; 01 tuốc nơ vít 2 đầu; 02 chìa khoá. Giấy tờ kèm theo xe gồm (mỗi xe 01 bộ) có: 01 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (bản chính) 01 hoá đơn bán hàng của công ty CP vận tải và dịch vụ (bản chính); 01 hoá đơn bán hàng của công ty ôtô ISUZU Việt Nam (bản sao); 01 giấy chứng nhận chất lượng ôtô (bản sao); 01 giấy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ôtô (bản sao); 01 bộ tờ khai hàng hoá nhập khẩu (bản sao); 01 sổ bảo hành; 01 quyển hướng dẫn sử dụng. ĐIỀU II: GIÁ CẢ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN II.1. GIÁ CẢ TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG : 629 280 160 VNĐ (Bằng chữ: Sáu trăm hai mươi chín triệu, hai trăm tám mươi nghìn, một trăm sáu mươi đồng chẵn) Ghi chú: Giá trên đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT 10% Giá trên không bao gồm các chi phí đăng ký lưu hành xe, thuế trước bạ, bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Khi bàn giao xe, bên B sẽ giao cho bên A toàn bộ các giấy tờ liên quan đến chiếc xe như: Hoá đơn, giấy chứng nhận chất lượng xe xuất xưởng, sổ bảo hành…để bên A làm thủ tục đăng ký xe. II.2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: Thanh toán theo phương thức tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng tiền Đồng Việt Nam tính theo tỷ giá bán ra đồng Đô la Mỹ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngày ghi hoá đơn. Bên A đặt cọc trước cho bên B số tiền là: 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng chẵn) ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng. Phần giá trị hợp đồng còn lại bên A thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận xe cùng toàn bộ thấy tờ kèm theo. ĐIỀU III. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN GIAO XE: III.1. ĐỊA ĐIỂM GI._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2549.doc
Tài liệu liên quan