Chương I: Tổng quan lý luận về đánh giá thiệt hại.
1.1/ Các phương pháp chi phí - thiệt hại do ô nhiễm môi trường.
Việc xác định và định giá thiệt hai do ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng là khá phức tạp. Hơn nữa, các phương pháp chi phí - thiệt hại đối với sức khoẻ cộng đồng vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây người ta thường sử dụng phương pháp sau:
1.1.1/ Phương pháp chi tiêu bảo vệ.
Trên thực tế ta thấy cá nhân, công ty và chính phủ đôi khi sẵn lòng trả
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoạt động và hiện trạng môi trường tại làng nghề Đa Sỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền nhằm chống lại sự suy thoái môi trường của họ. Điều này nghĩa là họ đang chi tiêu nhằm bảo vệ cho tình hình hiện tại của mình. Khi hành động giữ được mức thoả dụng cho thực trạng hiện hành, kết quả chi tiêu đó sẽ đo sự mất mát tiềm năng về thặng dư tiêu dùng do sự suy thoái môi trường.
Ví dụ trên thực tế: Chính quyền địa phương quyết định nâng cao con đê để tránh lũ lụt. Hộ gia đình tìm các tránh các ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách lắp thêm kính chống ồn hoặc tránh các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí bằng cách bỏ tiền ra mua thiết bị lọc không khí. Nông dân trả tiền tiêm chủng cho súc vật của họ để đề phòng tránh dịch bệnh. Nước xử lý trước khi dùng cho nấu ăn và uống nhằm bảo vệ sức khoẻ.
Cá nhân luôn luôn có hành vi bảo vệ như là một chiến lược để chống lại sự suy thoái, vì vậy các cơ sở lý thuyết của phương pháp này chỉ mới được phát triển gần đây. Khi mức thoả dụng được duy trì trước và sau hành vi thì phương pháp này cho chúng ta các thước đo có ích về lợi ích ròng của hành động bảo vệ.
1.1.2/ Phương pháp chi phí phòng ngừa.
1.1.2.1/ Ví dụ về phương pháp:
Ô nhiễm nước và không khí có thể tác động nhiều đến sức khỏe, từ tức ngực nhẹ, đau đầu đến những bệnh cấp tính cần chăm sóc tại bệnh viên. Con người thường chi tiêu để phòng ngừa hoặc tránh các tác động này. Chi phí loại này là một cách thể hiện giá sẵn long trả của họ để tránh các tác động.
Ta xét ví dụ về mua máy lọc không khí để giảm tác động của sương mù gây nên bệnh huyên suyễn:
Sương mù ở đô thị hình thành từ các chất ô nhiễm không khí ( sulphur đioxyt, bụi, oxit nitơ ) vào ban ngày khi nhiệt độ cao và bị gió phân tán hoặc khi không khí lạnh bị dồn nén trong một vùng có không khí nòng ở trên. Một số thành phố ở Canada ( chẳng hạn Toronto, Vancouver, Montreal ) bị nhiễm loại sương mù này vì ở đây có lượng khói thải cao và điều kiện thuận lợi để tạo sương mù. Các chất tạo nên sương ( cùng với khí ozon ở tầng thấp tạo ra bởi tương tác giữa các chất ô nhiễm và ánh sang ) đã gây ra bệnh suyễn và các vấn đề hô hấp khác.
Giả sử bạn bị bệnh suyễn và muốn giảm tiếp xúc với sương mù. Khoản chi tiêu ngăn ngừa của bạn sẽ là tiền mua thiết bị lọc không khí. Chi phí này bao gồm tiền mua loch nước ban đầu ( chi phí đầu tư ) và chi phí vận hành máy lọc vào những ngày có nhiều sương (điện, bộ lọc không khí ). Chúng ta giả sử bạn sẽ không muc thiết bị loch không khí nếu sương mù không phải là vấn đề lớn trong thành phố. Tuy nhiên, cũng có một số người ( có dụ người hút thuốc ) mua máy lọc không khí không phải để lọc sương mù. Phân tích kinh tế có thể tính chi phí ngăn ngừa dựa trên dữ liệu thị trường máy lọc không khí. Các bước phân tích có thể như sau
1. Thu thập dữ liêụ thị trường máy lọc không khí ở 2 thành phố - một có rất nhiều sương mù và thành phố còn lại thì không có.
2. Ước lượng đường cầu thị trường máy lọc không khí ở 2 thành phố
3. Sử dụng đường cầu để tính lợi ích giảm sương mù nằng cách đo lường sự chênh lệch giữa giá sẵn long trả cho máy lọc không khí trong trường hợp có và không có sương mù.
Giả sử bước 1 và 2 đã được hoàn thành. Và ví dụ này được áp dụng với 2 thành phố là thành phố Hamilton – là thành phố có nhiều ngày sương mù, và thành phố - Winnpeg – là thành phố ít ngày có sương mù.
Thành phố Hamilton năm tròng vòng đai sương mù ở đông Canada có một số ngày trong năm bị sương mù ảnh hưởng, còn thành phố Winnipeg có rất ít ngày bị sương mù ảnh hưởng do vị trí năm xa nguồn tạo sương, có địa hình và thời tiết thuận lợi (đó là không có núi, gió nhiều và rất lạnh nên không tạo ra sương mù trong hầu hết năm ). Đường cầu cho máy lọc không khí ở Winnipeg nằm trong hẳn đường cầu của Hamilton.
Đến bước 3 yêu cầu tính lợi ích do giảm sương mù. Nếu thành phố Hamilton có thể giảm sương mù xuống ngang bằng mức của thành phố Winnipeg, có thể giả định rằng dân cư sẽ giam chi tiêu mua máy lọc không khí xuống ngang mức chi tiêu của dân Winnipeg ( mọi yếu tố khác không đổi). Có thể ước lượng WTP để giảm lượng sương mù xuống ngang mức của Winnipeg bằng chênh lệch giữa hai đường cầu trong hình vẽ trên. Đây là chênh lệch tổng WTP cho máy lọc không khí. Chúng ta đơn giản đo lường diện tích dưới đường cầu của mỗi thành phố và lấy Himilton trừ Winnipeg. Tổng giá sẵn long trả của cư dân Hamilton để loại bỏ sương mù là $ 150.000, của cư dân Winnipeg là $ 50.000. Sự chênh lệch là $100.000. Sự chênh lệch này là WTP của cư dân Hamilton để cải thiện chất lượng không khí lên mức của Winnipeg. Bây giờ giả sử trung bình của máy lọc không khí ở cả 2 thành phố là $75. WTP phải được đo bằng sự thay đổi thặng dư tiêu dung từ các mức chất lượng không khí khác nhau. Đó chính là sự chênh lệch giữa diện tích trên mức giá thị trường giữa 2 đường cầu. Chúng ta sử dụng thay đổi thặng dư tiêu dung vì chúng ta muốn loại bỏ chi tiêu. Nếu mọi người không chi tiêu cho hang hoá chúng ta đang xét, họ sẽ chi tiêu cho hang hoá khác, do đó chúng ta chỉ đo lường WTP là những khoản thặng dư.
Ví dụ khác về việc sử dụng phương pháp này là một nghiên cứu điển hình về vấn đề chất lượng môi trường trong một dự án “ canh tác nông nghiệp vùng cao” ở Triều Tiên. Nghiên cứu này thẩm định các phương án lựa chọn đối với kỹ thuật quản lý đất mà mục đích của chúng là nhăm làm ổn định vùng đất cao và nâng cao chất lượng. Việc xem xét này đã sử dụng các thông tin liên quan đến những người nông dân ở vùng canh tác lúa nước. Ở khu vực trũng, những người sẵn sang chi phí cho việc xây dụng hệ thống phân chia nước, nhờ đó áo thể ngăn ngừa được hiện tượng vùi lấp rượng, phá huỷ mùa màng do lượng đất đá bị xói mòn từ vùng vao. Những người nong dân này tính toán rằng. chi phí cho việc phòng ngừa chống xói mòn từ vùng đất cao ít nhất cũng bằng chi phí mà họ bỏ ra cho việc xây dựng các con đê đập.
1.1.2.2/ Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp.
- Trong một vài trường hợp, có thể xác lập một giá trị tối thiểu mà mỗi cá nhân có thể chi phí cho việc giữ gìn chất lượng môi trường của họ. Chỉ có thể ước lượng giá trị này ở mức tối thiểu bởi vì khoản chi tiêu thực tế có thể bị hạn chế do mức thu nhập của mỗi cá nhân. Nhu cầu để loại trừ các tổn hại môi trường có thể xem như một nhu cầu thay đổi đối với việc bảo vệ môi trường. Đương nhiên, mỗi cá nhân sẽ chỉ cam kết với tài nguyên của họ nếu như lợi ích thu được tối thiểu bằng mức chi phí. Vì vây, cách tiếp cận này chỉ cho ta một ước lượng tối thiểu về lợi ích thu được.
- Đây là một phương pháp khá thông dụng. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển mức độ của chi phí phòng ngừa thường bị hạn chế bởi mức rthu nhập thấp của người dân.
- Ta có thể sử dụng chi tiêu ngăn ngừa để đo lường giá sẵn lòng trả cho cải thiện chất lượng môi trường hoặc thiệt hại xảy ra do ô nhiễm. Đây là một phương pháp đại diện: chúng ta đánh giá chất lượng môi trường bao nhiêu bằng cách suy ra từ hành vi tiêu dùng của họ, nhưng trong thực tế có rất nhiều thách thức, ta không thể sử dụng phương pháp này cho tất cả các vấn đề môi trường vì chúng ta có thể không đo lường được chi phí ngăn ngừa trong mối liên hệ với một vấn đề môi trường cụ thể nào đó, hoặc cũng có thể không dùng được vì không có hành vi ngăn ngừa, ví dụ rất khó phân biệt một khoản chi tiêu có chỉ tiêu liên hệ với vấn đề môi trường nào đó hay không. Cuối cùng, chi phí ngăn ngừa không thể tính được hết các tác hại do ô nhiễm môi trường con người phải chịu, nó chỉ tính được một phần tổn thất thông qua các hoạt động ngăn ngừa.
1.1.3/ Phương pháp định giá ngẫu nhiên.
1.1.3.1/ Khái niệm:
Đây là phương pháp được sử dụng để định giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường mà nó mang tính đặc thù của đánh hàng hoá môi trường thuộc nhóm giá trị phi sử dụng.
Về nguyên tắc thì phương pháp này được định giá trực tiếp bằng việc phỏng vấn trực tiếp người được hưởng lợi từ chất lượng môi trường thông cho sự sẵn long chi trả hoặc thông qua lượng chấp nhận để bỏ ra một khoản tiền cho dịch vụ môi trường có được. Và dựa trên nguyên tắc này là dựa vào sở thích được khẳng định nhưng phải dựa trên cơ sở điều tra đánh giá không áp đặt mà theo hình thức mang tính ngẫu nhiên, trên có sở đó giả thuyết được đưa ra đảm bảo tính khách quan đủ độ tin cậy khi người được phỏng vấn trả lời theo cách suy nghĩ của họ.
1.1.3.2/ Các bước tiến hành phương pháp.
* Bước 1: Xây dụng các công cụ để tiến hành điều tra như bảng hỏi, những nội dung liên quan về ý đồ, mục tiêu điều tra như hình ảnh, giải thích bằng từ ngữ…để tìm ra nên sử dụng WTP hay WTA đối với các cá nhân sẽ chịu tác động bởi các công cụ này và công việc này được phân thành ba nhóm khác nhau:
- Thiết kế một kịch bản giả thuyết: Tức là trên cơ sở dịch vụ hang hoá môi trường mà chúng ta muốn đánh giá, chúng ta phải xây dựng một kịch bản để người được phỏng vấn người ta nắm bắt được, hiểu được ý nghĩa mà việc chúng ta cần làm, để từ đó làm cho họ thấy được giá trị của hang hoá chất lượng môi trường đó.
Ví dụ: Giả sử khi ta xem xét giá trị của rừng ngập mặn ven biển và ta phải thiết kế kịch bản để người dân được hỏi đặc biệt là người dân sống ở phía sau khu rừng, họ đánh giá đúng giá trị của khu rừng này trong nội dung thiết kế ta phải mô tả cho được hệ sinh thái khu rừng này và nhiệm vụ chính của khu rừng này do thiên nhiên tạo ra không chỉ cso đa dạng về sinh học mà còn có ý nghiéc trong việc chặn song biển, bão biển, song thần. Nhờ có khu rừng này mà thu nhập của người dân này tăng lên như cung cấp các loại thuỷ sản như cua, ốc, hến…đồng thời nhờ cso khu rừng nên hang năm nhờ phù sa bù đăpssssss nên mở rộng đất liền, thạm chí có thể đưa râ những hình ảnh nế phá khu rừng sẽ dẫn đến sụp lở, song thần.
- Đưa quyết định hỏi WTP hay WWTA. Việc quyết định này hoàn toàn phụ thuộc vào người thiết kế kịch bản và người có ý định điều tra đánh giá bởi vì chính họ là người hiểu nhất đối tượng đánh giá sẽ chấp nhận trả lời phương án nào đảm bảo độ chính xác cao nhất.
- Tạo ra một kịch bản về các chi tra hay tiền đền bù, ở mức này kịch bản mà ta tạo ra thường có 2 cách:
+ Xây dựng một hệ thống giá trị tiền tệ mà chó thể là từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với kịch bản này ta đã ấn định các mức gợi ý để người ta lựa chọn theo các mức tiền khác nhau.
+ Dạng kịch bản mở tức là không ấn định một mức cho sẵn thay vào đó là phải tự đánh ía mức mịnh chấp nhận.
Như vậy quyết định kịch bản bào cũng hoàn toàn phụ thuộc vào quyền cảo người đánh giá bởi vị họ là người hiểu nhất thông qua khả năng sử lý của họ loại nào cho kết quả tốt hơn, họ biết rằng với trình độ người dân như thế nào sẽ phù hợp hơn thậm chí nó còn liên quan đến các yếu tố rằng buộc như thu nhập….
* Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra với một mẫu cụ thể. Công cụ điều tra thường là một bảng hỏi chứa đựng đầy đủ các thông tin từ so lược hoặc những đặc trưng của người phỏng vấn, các kichjản đưa ra, mức bằng lòng chi trả hoặc chấp nhàn và yếu tố rằng buộc khác ta cần xem xét ảnh hưởng tới kết quả điều tra: học vấn, thu nhhaapj, sở thích,…tuỳ hteo hoang cảnh của từng đối tượng dịch vụ môi trường mà chúng ta có những yếu tố rằng buộc khác nhau nhưng tất cả yếu tố đó phải đảm bảo được nguyên tắc ảnh hưởng tới kết quả câu hỏi WTP hay WTA.
* Bước 3: Phân tích các câu trả lời từ kết quả ở các cuộc điều tra, trong đó có hai nội dung mà chúng ta cần phải thực hiện:
Sử dụng số liệu điều tra mầu về WTP hay WTA để ước lượng các giá trị trung bình của WTP hay WTA trên tổng thể mẫu.
Đánh giá kết quả điều tra để xác định mức độ chính xác của ước lượng. Trong bước này chúng ta phải sử dụng các phương pháp đánh giá của kinh tế lượng, cũng như những nhìn nhận về các biến giải thích để khẳng định độ chính xác của kết quả mà chúng ta có được từ kết quả điều tra.
* Bước 4: Chúng ta tính tổng WTP hay WTA trong phân tích chi phí lợi ích- hiẹu quả để từ đó xem xét mức độ phù hợp kết quả đưa ra. Trong vấn đề này có 2 điểm mà chúng ta cần lưu ý:
- Xem người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường ( biết WTP trung bình của từng người và WTA của từng người, và từ đó xác định được giá trị tổng thể mà nó mang lại.
- Trên cơ sở giá trị tổng thể thì những chi phí mà người ta phải bỏ ra đặc biệt là trong kịch bản những phí mà chúng ta xem xét để duy trì chất lượng môi trường đó thì chúng ta phại loại trừ để tìm ra được giá trị ròng thu được
* Bước 5: Phân tích độ nhạy.
Tức là chúng ta xem xét phản ứng mà kết quả chúng ta điều tra được so với sự Biến đổi của giá trị chiết khấu có được trong xã hội. Giá trị chiết khấu thực chất là sự thay đổi lãi suất của kho bạc hoặc ngân hang được sử dụng đối với những nhà đầu tư vay vốn và giá trị này thwongf có những biến động và ứng với mỗi sự biến động đó lại có một sự thay đổi về kết quả mầ chúng ta đã tính toán được. Nếu như kết quả mà chúng ta điều tra trong nhiều năm thì chúng ta phải sử dụng tỷ lện chiết khấu để đưa về năm mà chúng ta cần tính otans còn liên quan đến giá trị thực củâ kết quả tính toáng CPI đưa vao năm đang tính toán, căn cứ vào tỉ lệ so sánh với đồng tiền chung của quốc tế để quy ra đồng tiền chung đó, sau đó dung CPI của Mỹ quy về năm tính toán.
1.1.3.3/ Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia dung phương pháp này người ta đã rút ra một số điểm cần phải lưu ý trong quá trình thực hiện nó để đảm bảo tính chính xác cao hơn:
* Đối với tiến hành cuộc điều tra.
Trong quá trình tiến hành điều tra thì phải xác định rõ:
- Chương trình, mục tiêu cho điều tra để làm gì, phục vụ cho mục đích gì
- Phương tiện chi trả là gì tức là ta phải xác lập người được hỏi nên dung hình thức chi trả là gì
- Khi tiến hành cuộc điều tra trên cơ sở của phương tiện chi trả xác định được để chúng ta lựa chọn WTP theo phương án có hay không hoặc 2 chọn 1 như thế nào cho phù hợp, kiểu câu hỏi này giống như câu hỏi bỏ phiếu
Nếu thực hiện được 3 nội dung trên thì ta sữ giảm được sai lệch trong đánh giá ngẫu nhiên và sự sai lệch đó sẽ ảnh hưởng tới kết quả mà ta sẽ sử lý sau này.
* Thu thập câu hỏi và câu trả lời như thế nào
Trong quá trình điều tra để thu thập số liệu chúng ta có 3 cách lựa chọn để thu thập những câu trả lời của những người phỏng vấn trong mỗi mốc cụ thể:
- Cách 1: Thực hiện những câu trả lời và phỏng vấn trực tiếp nghĩa là đến tân nơi dung bảng hỏi lấy ý kiến của người cần cung cấp thông tin. Cách này có ưu điểm là có thông tin đầy đủ, chính xác và người phỏng vấn có thể hiểu được vấn đề mình cần thu thập đầy đủ nhưng có nhược điểm là tốn kèm về cả thời gian và chi phí.
- Cách 2: Thực hiện thông qua điều tra bằng thư. Cách này có ưu điểm là thông tin được nhiều và không tốn kém nhưng có nhược điểm là không hiệu quả.
- Cách 3: Thực hiện bằng cách gọi điện thoại. Cách này có ưu điểm là có được thông tin ta cần nhưng có nhược điểm là tốn kém.
* Đánh giá câu trả lời
Một quy trình chuẩn để đánh gí kết quả các cuộc điều tra là chúng ta sử dụng các câu trả lời để ước lượng hàm định giá. Cụ thể trong các cuộc điểu tra những câu trả lời cá nhân thường liên quan đến các đặc điểm như trình độ học vấn và các đặc điểm về nhân khẩu học khác của người trả lời. Do đó nó sẽ ảnh hưởng tới WTP và WTP sẽ là biến phụ thuộc tròng hồi quy và các chỉ số về các đặc điểm nhân khẩu học cũng như thái độ là các biến giải thích, đòi hỏi người định giá các thông tin về câu trả lời phải làm rõ được trong quá trình ước lượng WTP đâu là biến phụ thuộc và đâu là biến giải thích và độ tin cậy của chúng để đạt được mục tiêu cuối cùng là sử lý một cách chính xác thông tin mà mình thu thập được.
* Tổng WTP.
Sau khi xử lý thông tin trả lời chúng ta sẽ xác định được giá trị trung bình của WTP và khi đó tổng WTP = giá trị trung bình * tổng của mẫu. Và đó chính là tổng mà ta muốn. Thường thường trong khi tính toán này sẽ nảy sinh một câu hỏi là tổng giá trị đó là phù hợp hay không? Và khi đó ta phải kiểm định xem mẫu ta đưa ra có đủ đại diện trong tổng mẫu mà ta cần điều tra không.
* Phân tích độ nhạy.
Sauk hi xử lý các giá trị về thống kê cũng như tính toán tổng giá trị cảu WTP thì việc phân tích độ nhạy là một việc cần làm trong đó đặc biệt chú ý đến hàm định giá được ước lượng có thể được sử dụng để chỉ ra giá trị trung bình của việc tính toán bị ảnh hưởng như thế nào? về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, thái độ của người được hỏi trong điều tra và đương nhiên giá trị WTP trung bình có thể được tính toán lại dưới các hình thức khác nhau để xem xét khả năng thay thế và tính thực tế của nó nều sự thay đổi không đảm bảo được tính thực tế trong những tình huống thì chúng ta phải làm lại.
1.1.3.4/ Một số điểm kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp này.
Thực tế, nghiên cứu về phương pháp định giá ngẫu nhiên đặc biệt là từ những năm 1985 cho tới giờ con người rút ra được 4 vấn đề cơ bản mà những người thực hiện cần phải chú ý đến:
Độ lớn của tổng WTP. Độ lớn của tổng WTP là giá trị muốn và phải đạt tới thường thì nó có thể xảy ra những khả năng:
+ Giá trị trung bình nhỏ nhưng tổng WTP là lớn. Như vậy người tiến hành phải xem lại mẫu.
+ Giá trị trung bình là lớn nhưng tổng WTP là nhỏ. Như vậy người tiến hành phải xem lại mẫu.
Độ nhạy với chi phí và quy mô.
Vì hang hoá môi trường là hang hoá đặc thù. Vì thế, trong quá trình điều tra chúng ta sử dụng phương pháp truyền thống tức là sử dụng cho hang hoá thông thường ( ví dụ như phương pháp 2 trong 1 – còn gọi là có hay không ) để từ đó đưa ra mẫu thống kề theo phương thức câu trả lời có hay là không mà trong đó:
Pr ( không ) = e-z/( 1 + e-z)
Pr ( c ó ) = 1/( 1 + e-z)
Trong đó Z= f (x) là một hàm tuyến tính của các biến xác định, câu trả lời có thể là có hoặc không.
Nếu xác định hệ số chênh lệch ( odd) = Pr ( có ) / Pr ( không ), thì từ các phương trình trên chúng ta thu được : odd = e-z
Khi đó ln (odd) = -z = - f ( x )
Vì thế hàm hổi quy logic ước lượng các tham số của hàm f (x) về câu trả lời có hoặc không với người được phỏng vấn và các giá trị của các biến được xác định trong hàm f(x) đối với các cá nhân. Ví dụ như câu trả lời chúng ta chọn các yếu tố như: X = thu nhập, trình độ học vấn, tuổi tác… sẽ ảnh hưởng đến kết quả mà ta nhận được, từ đó có mô hình xem xét:
Ln( odds) = α + β1* X +β2 * Y + β3 * Z
Về mặt lý thuyết thì β1 >0, β2 <0, vì vậy xác suất để có câu trả lời “ có “ giảm khi mức giá cho người phỏng vẫn tăng và tăng khi mức thu nhập của họ tăng tức là ta phải vận dụng tối đa cơ sở khoa học của lý thuyết thống kê cũng như kinh tế lượng để ta đưa vào những giải thích mang tính logic. Và thực tế cho thấy cách sử lý ở nội dung này nó có những cái không đồng nhất. Nguyên nhân sâu xã là người thực hiện khi đưa ra biến phụ thuộc trong có thể có hiểu ở những góc độ khác nhau.
Sẽ sử dụng WTP hay WTA.
Chúng ta sử dụng WTP hay WTA phụ thuộc vào cách đưa vấn đề của người thực hiện phương pháp định giá ngẫu nhiên. Trong đó mỗi cách sử dụng thì sẽ đưa ra một kết quả khác nhau. Mặc dù, đối tượng ta cần làm sang tỏ chi là một.
Ngoài ra chúng ta cần xẽm sự khác nhau giữa các yếu tố đó có thể có liên quan đến sự sai lệch giữa WTP và WTA, những vấn đề như sau:
+ Hành vi, hành động của việc phỏng vấn cũng tác động đến sự sai lệch này.
+ Câu trả lời của người phỏng vấn.
+ Sở thích của người phỏng vấn.
+ Thực hiện phỏng vấn với câu trả lời đưa ra.
+ Có thể xem đến hành động đạo đức ảnh hưởng tới WTP và WTA (đạo đức ở đây được hiểu là tình yêu đối với thiên nhiên, kiến thức hiểu biết về thiên nhiên, tâm sinh lý phỏng vấn, để từ đó mới thấy được mức độ phù hợp.
1.1.3.5/ Đánh giá phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Trong kinh tế học, đánh giá về giá trị, sở thích của sản phẩm hang hoá với cá nhân, con người quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dung. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên cố gắng tìm ra giá trị lợi iíchvà thạng dư tiêu dung nhưng gặp nhiều phản ứng bởi vì nó tính toang giá trị không sử dụng và ở đó có nhiều vấn đề thảo luận. Vì thế, phải nhận dạng những mặt ưu điểm và hạn chế của phương pháp này để làm cơ sở lý giải tính chính xác cũng như những mặt cần xem xét, làm cơ sở cho người sử dụng biết bản chất của nó.
- Về ưu điểm:
+ Giải quyết được việc tính toán cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng trong khi phương pháp gián tiếp chỉ đề cập đến giá trị sử dụng và liên quan đến những giả định và tính bổ xung yếu.
+ Về nguyên tắc không giống như các phương pháp gián tiếp, các câu trả lời với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên liên quan đến WTP và WTA nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền chính xác về mặt lý thuyết và những thay đổi về mặt lợi ích.
- Về nhược điểm: Trong nhiều trường hợp cần mang tính giả thuyết tren người ta phải đưa ra tình huống trong khi hành động diễn ra trong thực tế do đặc điểm của hang hoá môi trường không thể do sự khác nhau.
1.1.4/ Phương pháp ước lượng hưởng thụ.
Phương pháp ước lượng hưởng thụ có thể được dùng trong những trường hợp giá hang hoá thị trường có liên hệ đến đặc tính của nó. Chúng ta có thể nghiên cứu cấu trúc chênh lệch giá để suy ra giá trị mà con người gán cho những đặc tính nào đó. Những đặc tính mà các nhà kinh tế học môi trường quan tâm tất nhiên là các đặc tính về môi trường như chất lượng không khí, tiếng ồn,hoặc chất thải độc hại. Nhà phân tích sẽ tách phần đóng góp của đặc tính môi trường trong giá hang hoá. Giá biên này sau đó được sử dụng để đo lường giá sẵn long trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp ước lượng hưởng thụ có thể áp dụng đặc biệt cho thị trường nhà đất và cũng được áp dụng cho chênh lệch lượng giữa các ngành công nghiệp có và không có tác hại môi trường. Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:
1. Xác định và đo lường các đặc tính môi trường.
2. Xây dựng hàm giá hưởng thụ
3. Thu thập số liệu chuỗi thời gian hoặc số liệu dạng bảng. ư
4. Sử dụng phân tích hôi quy bội để đánh giá gí trị biến số môi trường.
5. Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.
6. Tính thay đổi thặng dư tiêu dung tư thay đổi các mức chất lượng môi trường.
1.1.5/ Phương pháp chi phí thay đổi năng suất.
Theo như phương pháp này thì chi phí thay đổi năng suất được tính thông qua tổng thiệt hại do giảm năng suất trong 1 năm và được tính theo công thức sau:
Tổng thiệt hai do giảm năng suất/ 1năm = ( ∑Pi * Si ( NSDCi – NSi )/ T
( với i = 1: M )
Trong đó:
Pi : giá thị trường của 1 tân cây con bị giảm năng suaato.
Si: tổng diện tích của cây con bị giảm năng suất do ô nhiễm tính trong 1 năm.
NSDCi: Năng suất cây con thứ i (tấn) trong vùng đối chứng (không bị ô nhiễm).
NSi: Năng suất của cây con I ( tấn ) trong vùng Si bị ô nhiễm.
M: Số cây con xét tới trong nghiên cứu.
T: Khoảng thời gian ( năm ) từ khi bắt đầu có ô nhiễm cho tới thời điểm nghiên cứu.
1.1.6/ Phương pháp chi phí y tế.
Đây cũng là một trong những phương pháp được dùng để đo lường thiệt hại sức khoẻ do ô nhiễm môi trường gây ra. Trên cơ sở sau khi có được các thông tin về tình hình sức khoẻ, bệnh tật của từng hộ gia đình ( thông tin đó có đó có được có thể qua các phiếu điều tra hoặc hỏi trực tiếp ) ta sẽ tính được tổng số ca bệnh của từng loại bệnh liên quan trong tổng thể mẫu, sau đó sử dụng kiểm định thống kề One sample T test để kiểm định về sự khác biệt có ý nghĩa giữa số ca bệnh của từng loại bệnh trong tổng thể mẫu với một giá trị trung bình đã biết ( trong vùng đối chứng ) được quy đổi về cùng cỡ mẫu. Nếu sự khác biệt này có ý nghĩa ( p < 0.05 ) thì có thể kết luận rằng ô nhiễm gây ra sự khác biệt về bệnh tật này. Lấy chênh lệch giữa giá trị quan sát và giá trị trung bình sẽ cho biết số lượng ca bệnh của từng loại bệnh trong tổng thể mẫu do ô nhiễm. Từ đó suy rộng cho tổng thể chung và sử dụng chi phí trung bình điều trị bệnh để tính toán chi phí sức khoẻ do ô nhiễm..
1.2/ Phương pháp chi phí y tế.
Trong đề tài sử dụng phương pháp chi phí y tế để đánh giá thiệt hại do ô nhiễm ở làng nghề gây ra.
Phương pháp này ta hiều là định giá thiệt hại dựa trên chi phí sử dụng để điều trị, chữa trị các loại bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường ví dụ như chi phí khám chữa bệnh, chi phí cơ hội, …
Định giá thiệt hại dựa trên việc lượng giá các chi phí mà những người mắc bệnh do nguyên nhân o nhiễm môi trường phải chi trả cho mục đích chăm sóc sức khoẻ của mình. Cách tiếp cận này tập chung vào việc tính toán chi phí y tế bao gồm có chi phí khám chữa bệnh, chi phí nằm viện, chi phí thuốc men, và một số chi phí khác như chi phí ăn uống…, ngoài ra còn có chi phí cơ hội của bệnh nhân do bị ảnh hưởng của ô nhiễm phải đi chữa trị không làm việc được ( nếu có ) và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân khi bị mất đi do phải đi chăm sóc người bệnh ( nếu có ) hoặc chi phí thuê người chăm sóc người bệnh ( nếu có ). Mặt khác, người bị bệnh nếu có đóng bảo hiểm xã hội thì xã hội cũng sẽ phải chi trả cho họ một khoản tiền bảo hiểm cho họ vì họ bị mắc bệnh.
Như vậy, thiệt hại do ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ của người dân xung quanh khu vực ô nhiễm trong một năm sẽ là chi phí mà tất cả các bệnh nhân xung quanh khu vực ô nhiễm đó phải chi trả cho mục đích chăm sóc sức khoẻ của bản than mình bao gồm có các loại chi phí như trên.
1.3/ Tổng quan một số nghiên cứu sử dụng các phương pháp chi phí y tế để đánh giá thiệt hại môi trường.
1.3.1/ Luận văn của sinh viên Bùi Thị Hà - lớp KT&QLMT khoá 45 .
Đề tài: Định giá chi phí thiệt hại của ô nhiễm không khí đối với sức khoẻ người dân Thành phố Hà Nội ( nghiên cứu trong 5 quận ).
Mô hình tính toán chi phí sức khoẻ ( hay chi phí y tế ).
TC = TC1 + TC2 + TC3
Nếu có tính đến yếu tố thời gian thì mô hình tính toán là:
TCt = (TC1+ TC2 + TC3 )* (1+r )t
Trong đó: TC: là tổng chi phí xã hội về sức khoẻ cộng đồng do ô nhiễm môi trường gây nên.
TC1: là tổng chi phí khám chữa bệnh của người dân do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
TC2: Tỏng chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian nghỉ khám chữa bệnh và không tham gia vào sản xuất được.
TC3: Tỏng chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân trong thời gian nghỉ khám chữa bệnh và không tham gia vào sản xuất được.
Và sinh viên Bùi Thị Hà đã tính toán được ác khoản chi phí đó là:
STT
Loại chi phí
Chi phí (Triệu đồng)
1
TC1
2425781,61
2
TC2
127219,552
3
TC3
55530,83
4
TC
2608531,992
Do quá trình gây bệnh cho người dân là quá trình tích luỹ lâu dài của các chất ô nhiễm do vậy để quy đổi ra chi phí bình quân trong một năm mà xã hội mất cần biết sự tích luỹ này bắt đầu từ khi nào. Theo kết quả nghiên cứu giữa mối liên hệ giữa sức khoẻ thì khoảng thời gian này là 5 năm, do đó chi phí sức khẻ ( hay chi phí y tế ) trong 1 năm là :
A = PV * ( 1+r)t * r / [ (( 1+r)t -1]
Hay A = TC * ( 1+r)t * r / [ (( 1+r)t -1]
Với r = 9,37%
t= 5 năm
TC =2608531,992
Như vậy A = 677084,5 ( triệu đồng )
1.3.2/ Luận văn của sinh viên Nguyễn Hương Giang, lớp KT&QLMT khoá 44.
Đề tài : ô nhiễm nước và thiệt hại đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Thanh Trì – Hà Nội.
Mô hình tính toán chi phí cho sức khoẻ cộng đồng là:
HC = DC+ OC + IC
Trong đó: HC là tổng chi phí sức khoẻ
DC: là chi phí của việc khám và chữa bệnh nhưng không gồm chi phí bảo hiểm
OC: chi phí cơ hội của việc nghỉ làm
IC: chi phí bảo hiểm xã hội phải chi trả cho những bệnh nhân mua bảo hiểm.
Do khi có người ốm thì cũng cần phải có người chăm sóc, do vậy
OC = OC1 + OC2
Với: OC1: là chi phí cơ hội của bệnh nhân
OC2: là chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân
Khi đó mô hình tính toán chi phí sức khoẻ cộng đồng được viết lại là:
HC = DC+ OC1 + OC2 + IC
Sinh viên Nguyễn Hương Giang đã tính toán được là:
STT
Loại chi phí
Chi phí (Triệu đồng)
1
IC
66,9341
2
DC
12644,46
3
OC1
3386,522
4
OC2
1739,777
5
HC
18377,69
Như vậy chi phí y tế hay chi phí sức khoẻ mà sinh viên Nguyễn Hương Giang đã tính toán được là 18377,69 ( triệu đồng ).
Chương II: Tổng quan về hoạt động và hiện trạng môi trường tại làng nghề Đa Sỹ.
2.1/ Tổng quan về làng nghề Đa Sỹ - Kiến Hưng – Thành phố Hà Đông.
2.1.1/ Tổng quan về Thành phố Hà Đông.
2.1.1.1/ Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý.
Thành phố Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.832,64 ha. Gồm 15 đơn vị hành chính (8 xã và 7 phường). Dân số năm 2006 có 179.302 người, trong đó dân số nội thị 88.708 người chiếm 49,47%, khu vực nông thôn 90.594 người chiếm 50,53%, mật độ dân số 3.772 người/km2.
Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Phía Nam giáp huyện Thanh Oai – tỉnh Hà Tây
Phía Đông giáp huyện Thanh Trì – Hà Nội
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai – tỉnh Hà Tây.
Là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông còn nằm trong chuỗi độ thị của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đây là vị trí địa lý có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Thành phố Hà Đông nằm liền kề và là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Thực tế cho thấy rằng thành phố có mối liên hệ phát triển không chỉ về mặt giao thông, cơ sở hạ tầng mà còn cả về mặt kinh tế xã hội.
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố cũng đã xác định rõ thành phố Hà Đông cùng các chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan tỏa ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Địa hình, địa mạo.
Hà Đông nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng của tỉnh Hà Tây nên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao nằm trong khoảng 3,5m – 6,8m.
Địa hình thành phố chia ra làm 3 khu vực chính:
+ Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ
+ Khu vực Bắc sông La Khê
+ Khu vực Nam sông La Khê
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng thành phố Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ tăng năng suất. Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong việc tưới và tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Khí hậu.
Thành phố nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng của tỉnh Hà Tây với các đặc điểm như sau:
+ Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34832.doc