Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Tài liệu Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam, thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam, thực trạng và giải pháp

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế thế giới đã và đang là xu thế tất yếu trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mãnh mẽ.Trong điều kiện này, ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, nổi trội lên là các doanh nghiệp thủy sản, dệt may, giầy da…có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng cho phát triển kinh tế đối ngoại và công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện, giúp đỡ về mặt thông tin, nhân lực, công nghệ,… và đảm bảo quyền lợi tốt cho các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện đúng các cam kết mà WTO đề ra, thì sự can thiệp của Chính phủ không thể được chính đáng như trước đây. Hơn bao giờ hết, vai trò của Hiệp hội ngành hàng trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, việc tổng kết thực tiễn và tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu là điều vô cùng cần thiết. Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam là một Hiệp hội rất điển hình, và hiện đang có nhiều vấn đề nổi cộm cần tìm hiểu. Trong những năm qua, Hiệp hội đã phát triển không ngừng, đạt được nhiều thành tích đáng kể, phát triển khá nhanh chóng và đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam. Tuy vậy, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, hoạt động Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những mặt hạn chế cần được khắc phục. Chính từ thực tế của hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu tại Việt Nam, em đã chon đề tài: “Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam, thực trạng và giải pháp” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu tại Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, từ đó chuyên đề tốt nghiệp đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu tại Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá lý luận về xuất khẩu và hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. + Phân tích thực trạng hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu tại Việt Nam trong những năm gần đây. + Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi thời gian: từ năm 2003 – 2008 và đề xuất giải quyết đến năm 2020. Phạm vi không gian: Chuyên đề phân tích hoạt động của hiệp hội ngành hàng Da – Giầy xuất khẩu Việt Nam Phương pháp nghiên cứu đề tài Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và so sánh…phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng hoạt động hiệp hội ngành hàng da - giầy xuất khẩu tại Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiệp hội da - giầy xuất khẩu Việt Nam CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU Lý luận chung về xúc tiến xuất khẩu Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu Xúc tiến xuất khẩu là một khái niệm nằm trong hệ thống các khái niệm liên quan đến các hoạt động thúc đẩy thương mại quốc tế như phát triển thương mại, thuận lợi hóa thương mại, xúc tiến thương mại: Phát triển thương mại là các hoạt động mở rộng như sản xuất sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu, bán đúng kênh/ khách hàng, đúng thời gian và địa điểm, đúng giá và bằng các biện pháp xúc tiến bán hàng phù hợp. Các hoạt động này gọi chung là các hoạt động phát triển thương mại. Như vậy, phát triển thương mại bao gồm các mảng hoạt động chính là phát triển sản phẩm, phát triển thị trường và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Thuận lợi hóa thương mại là các biện pháp của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục thương mại như tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hóa quy cách sản phẩm, đơn giản hóa thủ tục thuế,v.v… Thuận lợi hóa thương mại chủ yếu là các hoạt động thuộc lĩnh vực cải cách hành chính liên quan tới quản lý Nhà nước về thương mại và cở sỏ hạ tầng do Chính phủ tiến hành. Xúc tiến thương mại (XTTM) theo quan niệm truyền thống là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian, nhằm tác động tới thái độ và hành vi buôn bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thao quan điểm này, xúc tiến thương mại gồm các hoạt động sau: Hoạt động thông tin thương mại và nghiên cứu thị trường. Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, triển lãm và khuyến mại hàng hóa và dịch vụ. Tổ chức và tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài. Đón tiếp và tổ chức cho các đoàn thương mại và thương nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường nội địa. Đại diện thương mại tại nước ngoài. Theo giáo trình “Lý thuyết và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh” của trường Đại học Kinh tế quốc dân thì: XTXK là các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hóa, tác động tới người mua, lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗ trợ bán hàng. Theo quan điểm này, XTXK gồm có ba nội dung chính: Quảng cáo; các hoạt động yểm trợ và xúc tiến bán hàng. Theo quan điểm của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) thì XTXK là tất cả các biện pháp có thể tác động, hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương mại. Trong các quản niệm trên thì quan niệm của ITC là quan niệm hiểu theo nghĩa rộng và khá toàn diện trên cả tầm vĩ mô, vi mô với 3 chủ thể tham gia chủ yếu là: Chính phủ, các tổ chức hoạt động XTXK và các doanh nghiệp. Còn các quan niệm khác vẫn hiểu XTXK theo nghĩa hẹp tức là vẫn coi hoạt động XTXK là một phần của marketing. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì không thể giải quyết được những vấn đề đặt ra hiện nay của hoạt động thương mại như sự tăng trưởng bền vững của thương mại như sự tăng trưởng bền vững của thương mại làm đông lực cho sự phát triển kinh tế, việc thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa…Do vậy trong điều kiện hiện nay nên hiểu XTXK theo quan niệm của ITC là phù hợp với thực tế đang có nhiều biến động. Xúc tiến xuất khẩu (XTXK) là các hoạt động nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Về mặt lý thuyết, khái niệm xúc tiến xuất khẩu có phạm vi hẹp hơn so với xúc tiến thương mại, nhưng trong thực tế, các hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu nên người ta quan niệm xúc tiến thương mại gần với xúc tiến xuất khẩu. Chức năng và vai trò của xúc tiến xuất khẩu Chức năng của XTXK Mặc dù mỗi một tổ chức XTXK tùy theo hoạt động chính của mình mà có các chức năng riêng biệt, nhưng hoạt động XTXK nói chung vẫn thể hiện năm chức năng chính của mình, cụ thể là: Xác định, phát triển sản phẩm và thị trường XTXK có chức năng xác định một cách chính xác nhất có thể về cung xuất khẩu có sẵn hoặc sắp có, thông tin về các nhu cầu của cộng đồng xuất khẩu và tính chất của thị trường nước ngoài. Các thông tin này thu nhập được thông qua nghiên cứu về cung xuất khẩu và tiềm năng thị trường. Kết quả của các thông tin này được phổ biến thông qua các bản mô tả tóm tắt về sản phẩm và thị trường. Ở các nước, khuynh hướng đang phát triển là tập trung vào các nghiên cứu vì nó được xem là ngày càng quan trọng cho các quyết định về hoạt động hỗ trợ trong tương lai đối với cộng đồng xuất khẩu. Dịch vụ thông tin thương mại Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, việc thiếu thông tin về thị trường nước ngoài vẫn luôn là rào cản được thường xuyên đề cập đến trong các diễn đàn hay hội thảo về kinh doanh xuất khẩu. Có nhiều định chế về dịch vụ thông tin thương mại được lập ra như Phòng thương mại, tổ chức XTTM và thông tin cũng đến từ nhiều nguồn. Tại một số quốc gia, việc tạo ra dịch vụ thông tin là biểu thị cho sự bắt đầu của các nỗ lực xúc tiến xuất khẩu. Các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn Các dịch vụ này nhằm hỗ trợ cộng đồng xuất khẩu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật ngoại thương của họ, và nhằm đưa ra các dịch vụ cạnh tranh trên thị trường quốc tế bằng việc cải tiến chất lượng sản phẩm và các đặc điểm, tính chất khác. Các dịch vụ này gồm nhiều vấn đề như: thủ tục xuất khẩu, vận chuyển, vốn, tiếp thị, định giá thành và giá bán, kiểm định chất lượng, bao bì xuất khẩu, quảng cáo, các vấn đề pháp lý, xuất khẩu các dịch vụ… Phạm vi các dịch vụ này rất rộng, tổ chức XTTM phải dựa trên một nghiên cứu kỹ lưỡng về các yêu cầu của nhà xuất khẩu để lựa chọn các dịch vụ thực hiện. Các hoạt động XTXK ở nước ngoài Các dịch vụ XTXK tại nước ngoài bổ sung thêm sự hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu trong nước. Các hoạt động này bao gồm việc tham gia vào các hội chợ thương mại ở nước ngoài, tổ chức các đoàn thương nhân khảo sát thị trường nước ngoài, mời đối tác nước ngoài đến thăm cơ sở sản xuất trong nước và tham dự triển lãm trong nước, v.v… Tại nhiều quốc gia, đại diện thương mại tại nước ngoài do Bộ Ngoại giao đảm trách, trong một số ít trường hợp, trách nhiệm này do Bộ thương mại hoặc tương đương. Sự tồn tại mạng lưới các văn phòng đại diện thương mại dưới sự điều hành trực tiếp của tổ chức XTTM là hiếm có, ngoại trừ các tổ chức XTTM có quá trình hoạt động lâu dài và có nguồn tài chính dồi dào và có chiến lược mạnh hướng về xuất khẩu. Trong thực tế, có khoảng một nửa các quốc gia, các văn phòng đại diện thương mại tại nước ngoài có những liên kết trực tiếp với tổ chức XTTM. Các đại diện thương mại của tổ chức XTTM tại nước ngoài thường có chức năng riêng biệt về XTTM, trong một số ít trường hợp, họ cũng có liên quan đến các vấn đề như xúc tiến đầu tư và tìm nguồn nhập khẩu. Trái lại, đa số các viên chức của Bộ Ngoại giao hay Bộ thương mại lại không có nhiệm vụ riêng cho xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên, tại các quốc gia phát triển, có sự tập trung rõ ràng cho các vấn đề thương mại. Một số ít quốc gia tổ chức bộ phận thương vụ để người địa diện của các Bộ có thể liên lạc và nhận các thông tin, hướng dẫn từ tổ chức XTXK, do đó đẩy mạnh và làm cho công việc có hiệu quả hơn. Hỗ trợ các tổ chức khác Có nhiều chức năng, do bản chất riêng của chúng, nên được thực hiện bởi các định chế chuyên môn công và từ các tổ chức XTTM. Tuy nhiên, do các chức năng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào các trách nhiệm xúc tiến và phát triển xuất khẩu của tổ chức XTTM, nên rất cần thiết phải được liên kết với tổ chức XTTM bằng một cơ chế thích hợp cho việc phối hợp. Vả lại, tổ chức XTTM nên hỗ trợ các hoạt động của các định chế này do có liên quan đến hoạt động xúc tiến. Các hoạt động này gồm các chương trình huấn luyện của các định chế khác, thực hiện các chiến dịch thúc đẩy, chuẩn bị các nghiên cứu kinh tế và các báo cáo tư vấn trình Chính phủ, và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vai trò của XTXK Vai trò của XTXK đối với quốc gia XTXK có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, nó tạo ra những thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, mang lại thu nhập cho nền kinh tế. Hoạt động XTXK ở cấp quốc gia do Chính phủ thực hiện, có ý kiến cho rằng Chính phủ chỉ nên tập trung vào việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bằng cách ban hành các chính sách khuyến khích thương mại hoặc tiến hành các hoạt động nhằm thuận lợi hóa thương mại, còn những hoạt động XTXK trực tiếp khác nên để cho khu vực tư nhân và phi chính phủ đảm nhiệm. Lập luận này dựa trên cơ sở học thuyết kinh tế thị trường thuần túy cho rằng Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường khi có những thất bại thị trường hoặc khi Nhà nước làm việc có hiệu quả hơn khu vực tư nhân. Song trên thực tế, ở hầu hết tất cả các nước kể cả nước phát triển, Chính phủ đền trực tiếp tiến hành một số hoạt động XTXK, nhất là hoạt động thông tin. Nhiều người cho rằng Chính phủ là tổ chức thu thập, phân tích và chuyển tải thông tin về thị trường và cơ hội kinh doanh ở nước ngoài cũng như dự đoán xu hướng và thay đổi của nó …cho cả cộng đồng doanh nghiệp với chi phí thấp hơn so với khu vực tư nhân đảm nhiệm. Mặt khác, theo qui định của WTO, Chính phủ các nước thành viên có mức thu nhập GNP bình quân đầu người từ 1000 USD trở lên không được phép trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu nhưng có thể trợ cấp cho hoạt động XTTM hoặc tiến hành một số hoạt động XTTM để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân càng nhiều quốc gia thành lập tổ chức XTTM của Chính phủ, hiện nay trên thế giới có khoảng 130 nước có tổ chức này. Tóm lại, vai trò chủ yếu của XTXK đối với quốc gia vẫn thể hiện qua những chính sách của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đồng thời, việc xuất hiện các tổ chức XTTM của Chính phủ cũng khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của XTXK đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò của XTXK đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, XTXK có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Cụ thể là: Thứ nhất, hỗ trợ và cung cấp các thông tin nghiệp vụ cần thiết và chính xác là một trong những yêu cầu bức thiết. Hiện nay, môi trường và thị trường kinh doanh đã có những thay đổi lớn, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội. Ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới, hạn ngạch xuất nhập khẩu sẽ bị bãi bỏ cùng với các khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Điều này tạo thuận lợi lớn cho việc giao thương nhưng cũng đưa các nhà kinh doanh vào môi trường cạnh tranh gay gắt trên trường quốc tế. Các thông tin về các hiệp định thương mại, thuế quan, hàng rào phi thuế quan là rất cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thường ít được thông tin đầy đủ. Vì thế, vai trò của xúc tiến xuất khẩu là phải cập nhật và nắm vững thông tin để cung cấp cho doanh nghiệp một cách kịp thời. Thứ hai, tăng cường vai trò là cầu nối giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng. Bên cạnh môi trường kinh doanh thay đổi, thị trường kinh doanh hiển nhiên cũng thay đổi liên tục. Các yếu tố cấu tạo nên thị trường như nhu cầu của người tiêu dùng, nhà sản xuất, kênh phân phối, giao dịch, dịch vụ…hiện nay đã khác hẳn những năm trước đây. Hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại phải nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường, nắm bắt và dự báo xu hướng thị trường để tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến xuất nhập khẩu sẽ làm cầu nối đưa doanh nghiệp đi nghiên cứu mở rộng thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu và thận trọng hơn khi lựa chọn bạn hàng, thị trường và phương thức kinh doanh khi ký hợp đồng. Thứ ba, đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Internet cũng là một công cụ rất hữu ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu. Đây là kênh thu nhập và phổ biến thông tin, công cụ bán hàng và marketing hữu hiệu. Thông qua đó, người ta có thể chào giá, giới thiệu sản phẩm, giao dịch… với các công ty khác trên khắp thế giới. Nhưng trên thực tế, sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả, mang lại lợi nhuận là điều không phải doanh nghiệp có khả năng sử dụng công cụ này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao hơn nữa khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu là một yêu cầu cấp thiết, khẳng định vị thế, uy tín của hàng hóa và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thâm nhập, duy trì và phát triển cả thị trường trong nước và nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà chúng ta còn phải cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Một sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền dưới mắt người tiêu dùng thì đó là biểu tượng xác định uy tín về chất lượng của sản phẩm, mặt khác nó còn khẳng định về mặt trách nhiệm của nhà cung cấp đối với người tiêu dùng. Vì vậy, sức mua trên thị trường đối với những sản phẩm có thương hiệu thường lớn hơn, và người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn những sản phẩm cùng loại mà không có thương hiệu. Tóm lại, chất lượng và thương hiệu của sản phẩm là điều kiện tiên quyết trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để doạnh nghiệp hiểu và bắt tay vào làm là cả một quá trình. Do đó, vai trò của xúc tiến xuất khẩu là làm sao tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn để doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và có sự đầu tư nhất định cho việc phát triển thương hiệu. Hiện nay, với chúng ta việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm còn quá ít so với tiềm năng, chất lượng sản phẩm cũng chưa thật đều. Chúng ta cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh trạnh của doanh nghiệp. Về vấn đề Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, XTXK thể hiện vai trò của mình qua các mặt chủ yếu sau: Một là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp: Hoạt động XTXK ở tầm vĩ mô sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp bởi lẽ việc hoàn thiện các chính sách, chế độ sẽ tạo ra động lực giúp cho doanh nghiệp từng bước vươn lên trong môi trường cạnh tranh. Mặt khác, các cam kết song phương, đa phương của Chính phủ sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ngoài nước, phát huy được những lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Hai là, giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh: Hoạt động XTXK sẽ giúp cho các doanh nghiệp vó được những thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sỏ những thông tin đó, doanh nghiệp sẽ xử lý và đưa ra những quyết định hợp lý về lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra năng lực cạnh tranh ngày càng mạnh hơn. Ba là, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ: Hoạt động XTXK là công cụ hữu hiệu để duy trì và chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp từ đó tăng nhanh dung lượng thị trường của hàng hóa bởi lẽ hoạt động XTXK sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường tiềm năng, cung cấp cho doanh nghiệp tiếp cận được các thị trường tiềm năng, cung cấp cho khách hàng những thông tin nổi bật của hàng hóa nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ. Bốn là, giúp doanh nghiệp củng cố, khẳng định vị thế so với đối thủ cạnh tranh: Hoạt động XTXK có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Khi đó sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao vị thế của doanh nghiệp… Bởi vậy, uy tín thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Vai trò xúc tiến xuất nhập khẩu cũng chính là hỗ trợ doanh nghiệp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Vậy, làm thế nào để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người làm công tác XTXK phải có kiến thức về kinh tế vĩ mô, giao thương quốc tế, công nghệ thông tin…; cập nhật và bổ sung kiến thức thường xuyên để nâng cao trình độ; nhận thức được những gì đang diễn ra; có óc phán đoán, tiên liệu xu hướng thị trường để có thể tư vấn một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của mình để linh hoạt và thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề chính là doanh nghiệp phải năng động, tự nhận thức được những thay đổi trên thế giới, và có ý thức tự vận động để tồn tại và phát triển. Các loại hình hoạt động XTXK và tổ chức XTXK Các loại hình hoạt động XTXK Các chuyến thăm và làm việc của ban lãnh đạo Chính phủ ở nước ngoài Đây là hoạt động XTXK ở cấp quốc gia, do các cấp lãnh đạo thực hiện nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước bằng các chuyến viếng thăm và làm việc tại nước ngoài. Thông qua các chuyến thăm và làm việc này, nhiều hiệp định thương mại hoặc các cam kết tương tự có thể được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều quốc gia. Hội trợ triển lãm trong và ngoài nước. Hội chợ triển lãm là hoạt động phổ biến khi doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Các tổ chức XTTM thường tổ chức các hội chợ triển lãm để quảng bá và giới thiệu hàng hóa Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Đây cũng là một loại hình XTXK được các doanh nghiệp quan tâm do quy mô tổ chức lớn, tập trung nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, dễ thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng trong khi chi phí lại thấp hơn so với quảng cáo riêng cho loại hàng hóa đó trên các phương tiện thông tin. Mặt khác, hình thức triển lãm tỏ ra phù hợp hơn với các sản phẩm mới đang trong giai đoạn thăm dò thị trường trước khi đưa ra quyết định thâm nhập thị trường đó hay không. Các buổi hội thảo, diễn đàn hợp tác kinh tế Một trong các mục đích của các buổi hội thảo, hợp tác kinh tế là thúc đẩy quan hệ thương mại, nâng cao quy mô và hiệu quả của hoạt động ngoại thương. Tại đây, các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong vấn đề kinh doanh ở thị trường nước ngoài. Ngoài ra, trong các buổi hội thảo,các doanh nghiệp còn có cơ hội tìm thấy đối tác kinh doanh phù hợp. Các hoạt động khác Ngoài nhưng hình thức đã nêu ở trên, các tổ chức XTXK cũng tiến hành nhiều hoạt động nhằm phát triển cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp như: Tổ chức các buổi gặp mặt tham tán thương mại tại các nước với doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường nước đó; tổ chức các lớp học giúp doanh nghiệp làm quen với các quy tắc quốc tế sắp được áp dụng; thành lập các tổ chức tư vấn luật pháp, cung cấp thông tin thị trường, bảo hiểm hàng hóa, các tổ chức hỗ trợ tín dụng… Tóm lại, các loại hình hoạt động XTXK là rất đa dạng và phong phú, một tổ chức XTTM thường tập trung vào một vài hoạt động phù hợp nhất với tình hình thực tế của doanh nghiệp nước mình để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động XTTM, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Các tổ chức XTXK Hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, tổ chức XTTM đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ XTXK, vì vậy, các tổ chức XTXK thực chất chính là các tổ chức XTTM. Đặc biệt là về mặt tổ chức XTTM khác nhau giữa các quốc gia, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc tính địa phương, như vai trò chủ yếu mà tổ chức XTTM được chỉ định, các nguồn lực, các thông lệ hành chính, và sự ưu tiên cho hoạt động XTTM. Nhiều Chính phủ tại các quốc gia dường như không nhận ra rằng hoạt động của tổ chức XTTM nên chủ yếu là cung cấp dịch vụ XTTM, và vai trò của nó trong việc xây dựng chính sách và kiểm soát phải là ở mức tối thiểu. Sự nhầm lẫn về các mục tiêu thường gây ra cơ cấu điều hành và khung pháp lý phản tác dụng. Dù ở bất cứ một hình thức pháp lý nào, có một số điều kiện phải được thỏa mãn cho một tổ chức XTTM hoạt động có hiệu quả: Vai trò và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của tổ chức này phải được xác định rõ ràng. Việc xác định này có ảnh hưởng quan trọng đối với cơ cấu của cơ quan lãnh đạo và các cấp điều hành của tổ chức này. Tổ chức này nên có một vị trí mang tính chất pháp lý nằm trong cơ cấu chung của Chính phủ, cho nó các phương tiện hoạt động và quyền hành cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Mục đích của tổ chức nên được trình bày rõ ràng, do đó tránh được lầm lẫn về các mục tiêu và sự đảm đương các nhiệm vụ không liên quan đến các mục tiêu của tổ chức. Phải đảm bảo các nguồn lực đầy đủ, cả về nhân sự và tài chính. Có ba loại hình tổ chức XTTM sau đây: Tổ chức XTTM thuộc Chính phủ Đây là các tổ chức XTTM được Chính phủ thành lập và chịu sự quản lý của Chính phủ. Thông thường, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tổ chức XTTM này là Bộ Thương mại, Bộ Kinh tế hoặc một cơ quan tương đương. Việc thành lập các cơ quan XTTM thuộc Bộ là để dễ quản lý và phân bổ ngân sách hoạt động hàng năm. Các tổ chức XTTM của Chính phủ có lợi thế là được cung cấp ngân sách hoạt động, được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, nhưng nó cũng có nhiều hạn chế như: Thiếu tính độc lập trong hoạt động, nó phải tuân theo các quy định của cơ quan chủ quản về cách thức hoạt động và bố trí nhân sự. Điều này dễ dẫn đến quan liêu, thiếu khách quan. Rất khó phân biệt giữa nhiệm vụ xúc tiến với các chức năng quản lý truyền thống của Bộ, một tình trạng mà trong hầu hết các trường hợp sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực. Do được giao cho những công việc hàng này của Bộ, tổ chức XTTM có thể mất đi mục đích ban đầu và trong thời gian dài có thể hoàn toàn không có hiệu quả của một tổ chức XTTM. Hiện nay, bên cạnh hình thức tổ chức XTTM là cơ quan thuộc Bộ, còn có một số định chế công – tự quản. Trên lý thuyết, những định chế công – tự quản này vẫn thuộc sự quản lý của Bộ nhưng nó có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội. Do đó, ở các định chế công – tự quản này có sự độc lập hơn trong hoạt động và đặc biệt là trong công tác tuyển nhân sự - một yếu tố quan trọng giúp các định chế này hoạt động có hiệu quả hơn. Các tổ chức tư nhân Trong một số ít các quốc gia, do không có hoặc do hoạt động kém hiệu quả của một tổ chức XTTM thuộc Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đã có sáng kiến thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua một vài loại tổ chức tư nhân như Phòng thương mại hoặc Hiệp hội. Các tổ chức tư nhân này quan tâm đặc biệt đến các hoạt động quảng bá thông tin về thị trường nước ngoài; và trong một vài trường hợp, có thể tạo ra các cơ chế hoạt động nhằm thực hiện các công việc xúc tiến thương mại ở nước ngoài. Tuy nhiên, do thường bị hạn chế bởi nguồn lực tài chính, chúng không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của cộng đồng thương mại. Do đó các tổ chức này không phải là lý tưởng và Chính phủ cần cố gắng cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn, ở mức tối thiểu, các yêu cầu xúc tiến xuất khẩu cơ bản nhất của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, một số quốc gia phát triển có các tổ chức XTTM được tư nhân tài trợ đã thực hiện đầy đủ các loại hoạt động XTTM. Các tổ chức XTTM này hoàn toàn độc lập và không có mối liên hệ chính thức nào với Chính phủ. Ngoài ra, do đặc thù về hàng hóa và dịch vụ, nhiều công ty đã thành lập các bộ phận xúc tiến thương mại riêng cho công ty mình. Đây là hình thức xúc tiến thương mại chuyên biệt hóa, nhưng nó có hạn chế là đòi hỏi chi phí cao. Vì thế, loại hình này thường chỉ thích hợp cho các tập đoàn lớn, các tập đoàn đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia kinh doanh đa ngành, đa dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTXK Các yếu tố khách quan Sự quản lý của Nhà nước về hoạt động XTXK Nhóm các yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô là các chủ trương chính sách của Nhà nước tác động vào hoạt động XTXK. Trong mỗi điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách của Nhà nước sẽ rạo hành lang pháp lý cho các hoạt động XTXK. Các yếu tố về pháp luật chi phối mạnh mẽ hoạt động XTXK. Trong mọi hoạt động xúc tiến thì luật pháp luôn đi trước một bước, sự thống nhất về mặt pháp luật được thể hiện dưới hình thức các hiệp định và mọi hoạt động xúc tiến được diễn ra khi các bên có sự thống nhất về mặt luật pháp. Hệ thống luật pháp có tác động mạnh mẽ đến hoạt động XTXK, có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế hoạt động xúc tiến. Ví dụ ở Việt Nam trước kia do luật pháp chỉ cho phép các tổ chức XTTM quốc doanh được hoạt động nên không phát huy được tính năng động, sáng tạo của các tổ chức XTTM quốc doanh được hoạt động nên không phát huy được tính năng động, sáng tạo của các tổ chức XTTM ngoài quốc doanh nhưng đến nay Việt Nam đã có hệ thống các tổ chức XTTM rộng khắp do pháp luật đã cải tiến, mở đường cho việc thành lập các tổ chức XTTM mới. Chính sách kinh tế Các chính sách kinh tế của Chính phủ có tác động lớn tới hoạt động XTXK. Các chính sách kinh tế của Nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động XTXK. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà các hoạt động XTXK sẽ tập trung vào mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có điều kiện pháp lý thâm nhập vào thị trường mới. Như ở Việt Nam, chính sách xuất khẩu khuyến khích các hoạt động XTXK tập trung vào các ngành nông, thủy hải sản, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ…và tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật , EU, ASEAN, Trung Quốc. Như vậy, rõ ràng chính sách kinh tế có tính chất định hướng cho hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động XTXK. Môi trường cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu thì người đó chiến thắng. Các tổ chức XTTM cũng vậy, với hoạt động chính là XTXK, các tổ chức XTTM cũng phải cạnh tranh với nhau, tổ chức nào hoạt động tốt hơn thì tổ chức đó sẽ tồn tại. Sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy hoạt động XTXK, các doanh nghiệp sẽ nhận được các cơ hội xuất khẩu dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Chính phủ luôn tìm cách duy trì sự cạnh tranh này bởi các tổ chức XTTM quốc doanh luôn nhận được nhiều sự ưu đãi của Chính phủ nên có thể hoạt động chưa hiệu quả nhưng các tổ chức xúc tiến ngoài quốc doanh phải hạch toán độc lập nên tiêu chí hiệu quả luôn được đưa lên hàng đầu. Với việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống các doanh nghiệp làm cho nhân tố cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các tổ chức XTTM phải hoạt động tốt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các yếu tố chủ quan Phương thức hoạt động của một tổ chức XTXK phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ảnh tiềm lực của nó. Với đặc thù của các tổ chức XTTM là không sản xuất, các tổ chức này phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ để tiến hành các hoạt động xúc tiến. Mối quan hệ của các tổ chức XTTM là mối quan hệ đa chiều: quan hệ với doanh nghiệp, quan hệ với Chính phủ, quan hệ với công chúng, quan hệ với các tổ chức XTTM khác trong nước và quốc tế…Với đặc thù đó thì tiềm lực chính của một tổ chức XTTM là trình độ của đội ngũ cán bộ. Như vậy, hiệu quả của hoạt động XTXK phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Con người ._.là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công, nó chiếm vị trí số một trong các nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động XTTM, trên có khả năng tài chính và cơ sỏ vật chất của tổ chức XTTM. Con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng phương án, chiến lược XTXK và sử dụng các nguồn lực khác một cách có hiệu quả nhất. Nhân tố con người trong XTXK được xem xét trên nhiều giác độ trong đó nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt nhận thức của ban lãnh đạo về XTXK sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, hưởng ứng các chương trình XTXK của tổ chức XTTM. Hình thức xúc tiến như thế nào, ngân sách bao nhiêu, quảng bá ra sao, trước hết phụ thuộc vào ban lãnh đạo. Hoạt động XTXK sẽ sôi động hay tẻ nhạt, sơ sài, phụ thuộc vào nhận thức của ban lãnh đạo về vai trò của XTTM. Ngoài ra, XTXK đạt được mục tiêu khi công tác tổ chức được quan tâm đúng mức. Khi tiến hành chương trình XTXK, phải xây dựng kế hoạch xúc tiến cũng như chương trình hành động một cách khoa học. Trong suốt quá trình tổ chức cần có sự kiểm tra, giám sát để hoạt động XTXK đạt hiệu quả cao nhất. Và cuối cùng, để hoạt động XTXK có hiệu quả thì các tổ chức XTTM phải có mạng lưới hoạt động rộng khắp đi đến từng doanh nghiệp, đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Yêu cầu của hoạt động XTXK hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Kể từ tháng 11/2006, khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoạt động XTXK của chúng ta cần đáp ứng một số yêu cầu để phù hợp với hoàn cảnh mới, đó là: Hoạt động XTXK phải được coi là một bộ phận cấu thành đồng bộ, không thể thiếu trong chính sách thương mại quốc gia. Chính sách thương mại được hiểu là việc sử dụng các công cụ, biện pháp khác nhau để can thiệp và điều tiết hoạt động thương mại. Chính sách thương mại của quốc gia được Chính phủ sử dụng để điều tiết hoạt động thị trường nội địa hoặc để phân biệt đối xử với hàng hóa dịch vụ nước ngoài, với các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên thị trường nội địa. Do sự tác động của xu thế tự do hóa thương mại mà việc thực hiện chính sách thương mại của mỗi quốc gia phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoạt động XTXK phải chuyên nghiệp hóa và có tính chuyên môn hóa cao. Đối với Việt Nam, XTXK còn khá mới mẻ nên tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa chưa cao. Do vậy, hoạt động XTXK chưa có ý nghĩa thiết thực đối với thúc đẩy xuất khẩu, đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hoạt động XTXK ở Việt Nam hiện nay chủ yếu mang tính tình thế và tập trung vào các nội dung như: hội chợ triển lãm, quảng cáo, khuyến mại…chứ chưa có một chiến lược, kế hoạch cụ thể, cho nên hoạt động XTXK không có mục tiêu cụ thể, chưa gắn với thị trường, chưa có các biện pháp phù hợp… Hoạt động XTXK phải bảo đảm bảo tính đồng bộ, có ý nghĩa thiết thực đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Sự đồng bộ của hoạt động XTXK phải đảm bảo trên cả hai góc độ sau: Một là, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp trong quá trình thực hiện. Điều này có ý nghĩa là không nên chỉ tập trung vào các giải pháp dễ làm, các giải pháp không cần nhiều chất xám như tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo…còn các giải pháp cần nhiều chất xám, khó tổ chức thực hiện như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm…thì lại không làm. Hai là, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động giữa các tổ chức XTXK, giữa các dự án XTXK bởi lẽ nếu không có sự đồng bộ trong quá trình hoạt động thì sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí các nguồn lực của doanh nghiệp. Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng. 1.2.1.Khởi nghiệp Khởi nghiệp hiệp hội: Hiệp hội là môt tổ chức phi chính phủ, Hiệp hộp tồn tại và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, tôn giáo… Trên thế giới, các Hiệp hội tồn tại với các phạm vi hoạt động theo các cấp độ khác như thế giới, khu vực, quốc gia và các địa phương. Các thành viên (hội viên) của hội có thể là các cá nhân hoặc cũng có thể là các tổ chức. Ở nước ta, theo Ngị định 88 của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2003 thì Hiệp hội được hiểu là một tổ chức tự nguyện của công dân, hoặc các tổ chức hoạt động cùng ngành nghề, cùng sở thích cùng giới, có chung mục đích là tập hợp , đờn kết hộ viên hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, Hiệp hội phải góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Khái niệm hiệp hội ngành hàng: Hiêp hội kinh tế là một Hiệp hội tập hợp các cá nhân hay các tổ chức hoạt động kinh tế, tự ngiện tuân thủ tôn chỉ mục đích và các quy tắc chung đã thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt động theo quy tắc tự quản và không vì mục tiêu lợi nhuận. Hiệp hội ngành hàng la một Hiệp hội doanh nghiệp mà các doanh nghiệp hội viên cùng kinh doanh một hoặc một số loại hình sản phẩm giống nhau. Chảng hạn Hiệp hội Da giây hoặc Hiệp hội Dệt may là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm da giầy hoặc dệt may. Vai trò Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu: Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sức mạnh xuất khẩu của ngành. Để phát triển xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thương mại quốc tế hiện nay, hầu hết các danh nghiệp nước ta ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nỏ cần phải được tập hợp và liên kết lại với nhau. Hình thức chủ đạo và hiệu qur nhất trong viêc tập hợp và liên kết của các doanh nghiệp đang được khẳng định chính là Hiệp hội ngành hàng. Các hiệp hội ngành hàng không chỉ tạo ra khung khổ chung cho các mối quan hệ liên kết tự nguyện trong nhiều nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà còn là cầu noois của quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với các doanh nghiệp – đại diện cho 1 xu thế và yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại. - Nhũng khó khăn ma các doanh nghiệp thường gặp phải trong sản xuất và xuát khẩu như: trình độ, kỹ năng quản lý thấp, nguồn tài chính hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường hặn chế, công nghệ và thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận thông tin kém…do vậy, nhu cầu được hỗ trợ nhằm hạn chế, khắc phục những khó khăn nêu trên của các doanh nghiệp là tất yếu. - Nếu không liên kết được các daonh nghiệp của hiệp hội dể hỗ trợ lẫn nhau thì các doanh nghiệp đơn lể có thể hạn chế lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau một cách thiếu lanh mạnh. - Hiêp hội ngành hàng hoàn toàn có khả năng liên kết các doanh nghiệp của mình để hỗ trợ lẫn nhau sản xuất kinh doanh cùng phát triển, vì sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này rất có thể là sản phẩm đầu vào của donah nghiệp kia. Một hoạt động hết sắc quan trọng của các hiệp hội đối với các doanh nghiệp là những chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế, những chương trình về tuyên truyền quản bá, xây dựng thương hiệu… Những chương trình này các doanh nghiệp nếu tiến hành đơn lẻ sẽ khá tốn kém và hiệu quả không cao bằng khi họ là thành viên trong hiệp hội. - Khi tham gia vào thương trường quốc tế, các hiệp hội chính là chỗ dựa trong giải quyết tranh chấp quốc tế cho các doanh nghiệp. Mặt khác, trên thị trường thì việc đàm phán trao đổi giữa các hiệp hội các nước trong từng lĩnh vực về phân định khu vực thị trường, về chính sách bảo hộ, về giá cả… có vai trò hết sức quan trọng. Trong bối cảnh mởi của, hội nhập hiện nay, do đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, lực yếu, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế non nớt, cho nên nâng cao vai trò Hiệp hội ngành hàng là hết sức cần thiết. Hiệp hội ngành hàng tập hợp lực lượng các doanh nghiệp tạo ra sức mạnh mới, tạo ra một thực thể kinh tế mạnh trong kinh doanh với các đối tác là các công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài có thể ký kết nhựng hợp đồng xuất khẩu có quy mô lớn, có tiếng nói nhất trí trong đàm phán, thương thảo. Mặt khác, Hiệp hội ngành hàng giúp đỡ, hỗ trợ cho từng doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển, hình thức kinh doanh cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu, nâng sức ccanhj tranh của mình, vươn lên mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin và xúc tiến xuất khẩu: Một vai trò khác của Hiệp hội ngành hàng đối với các doanh nghiệp trong phát triển xuất khẩu là hỗ trợ về việc cung cấp thông tin. Để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp rất cần thông tin liên quan. Nguồn thu nhập thông tin bao gồm ngoài nước và trong nước. Về các nguồn thông tin đàu vào từ nước ngời có thể là các thông tin từ các tổ chức quốc tế có liên quan. Chằng hạn như Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam có liên hệ với Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) để thu thập thông tin về ngành hàng này. Các thông tin nhận được từ các hãng thông tấn, báo chí hoặc có thể trực tiếp từ các phóng viên nước ngoài; Các thong tin này từ các cơ quan đại diện thương mại, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài… Các nguồn thông tin tron nước thường được hình thành từ việc tổng hợp các báo cáo của các hội viên; các tin tức bài viết từ cáo báo, tạp chí, công trình nghiên cứu trong nước; các thông tin từ các Bộ, các cơ sở nghiên cứu… Về nội dung thông tin, thông thường các thông tin của các hiệp họi thường có các nội dung cơ bản như tình hinh thị trường, giá cả của ngành hàng trong nước và quốc tế. Do nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp không thể tự minh thu thập, sử lý các nguồn thông tin trong nước và đặc biệt là nước ngoài. Vì vậy, các Hiệp hội ngành hàng là nguồn hỗ trợ đắc lực các doanh nghiệp hội viên về thông tin, nhằm giúp cho hội viên nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. hiệp hội ngành hàng là 1 tổ chức tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại cùng với các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại khác. Để đảm nhận vai trò đó, Hiệp hội ngành àng cần tập hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn theo từng ngành hàng, cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, dự báo cho doanh nghiệp tham khảo chống rủi ro vì thiếu thông tin. Hiệp hội tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư chiều sâu và đầu tư thiết bị đổi mới công nghệ, tìm hiểu thị trường, từ đó giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên trong giao dịch, đàm phán, ổn định và mở rộng quy mô sản xuất. Giúp các doanh nghiệp hội viên tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế kết hợp khảo sát thị trường, đồng thời, chú trọng việc xây dựng Website giới thiệu về ngành, quảng bá sản phẩm và tuyên truyền xuất khẩu, cũng như thành lập văn phòng đại diện và phòng giới thiêu sản phẩm tại nước ngoài. Đào tạo và phát triển nguồn lực cho các doanh nghiệp: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp về xúc tiến xuất khẩu, các Hiệp hội ngành hàng phải triển khai các hoạt động đào tạo với phạm vi tộng và mức độ chuyên sâu. Về nội dung đào tạo ngời việc tập trung đào tạo cho doanh nghiệp về kỹ năng quản trị, quản lý kinh doanh, phát triển thị trường, Hiệp hội ngành hàng cũng đưa thêm 1 số vấn đề mới vào nội dung đào tạo như cổ phần hóa, chuẩn mực kế toán, tiệp cận thị trường chứng khoán,… Về hình thức tổ chức đào tạo, Hiệp hội ngành hàng cần kết hợp trong khuôn khổ của các chương trình, dự án theo các chuyên đề cụ thể. Cần chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như đào tạo trực tiếp, đào tạo gián tiếp qua sóng phát thanh, tài liệu hướng dẫn. Về chương trình đào tạo, cần căn cứ vào đối tượng học viên để tiến hành các chương trình đào tạo cho phù hợp như chương trinh chuyên sâu nâng cao, chương trình cơ bản… Đối với những donah nghiệp nhỏ, it kinh nghiệm thì đào tạo teheeo chương trình cơ bản nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường xuât khẩu, phương thức tiếp cận thị trường, ngoại ngữ, tin học…. Vì vậy muốn hỗ trợ cho donah nghiệp 1 cách tôt nhât, lãnh đạo hiệp hội phải quan tâm và tìm hiểu hội viên, nắm bắt nhu cầu của hội viên để tiến hành công tác đào tạo phù hợp về nội dung chương trình, về hình thức đào tao. Nhằm trang bị cho hội viên những cái mà họ còn thiếu. Hiệp hội ngành hang là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với vơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế khác: Hiệp hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến những đường lối, chính sách của Nhà nước đến các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu đúng và tuân thủ luật pháp của Nhà nước. Đồng thời thông qua các hiệp hội Nhà nước sẽ thu thập được ý kiến đóng góp để sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và hội nhập. Nội dung chủ yếu để Hiệp hội phản ánh với các cơ quan chíh quyền là những vấn đề đang đặt ra trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương như thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra… Chảng hạn như những vướng mắc liên qua đến việc thanh tra kiểm tra chồng chéo hay việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự… Bên cạnh việc xây dựng các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường vón, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ…, thì việc tạo lập quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm từ các nước chiu tác động của cuoc khủng hoảng châu sẽ cho thấy để nhanh chóng vượt qua khủng hoảng, thì yếu tố tạo sự thống nhất cao trong xã hội, hạn chế sự lo lắng trong dân chúng, huy động được sự đóng góp và đồng cam cộng khổ của từng người dân và chính quyền để vượt qua khủng hoảng có ý nghĩa quan trọng không kém các biện pháp kinh tế vĩ mô. Hiệp hội ngành hàng trong mối quan hễ giữa cộng đồng doanh nghiệp nước ta với các tổ chức quốc tế: Hiệp hội ngành hàng mở rộng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực để đẩy mạnh tuyên truyền về đất nước, doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy quan hẹ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và các nước. Lãnh đạo hiệp hội phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có thể trở thanh thanh viên của các tổ chức quốc tế liên quan đến hiệp hội của mình. Đồng thời, phải hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó để có thể tranh thủ các ý kiến ủng hộ cũng như sự giúp đỡ về thông tin, tư vấn mỗi khi quyền lợi của doanh nghiệp hội viên bị xâm phạm trên thị trường quốc tế. Hiệp hội phải đấu tranh nhằm bảo vệ thương hiệu của hội viên trên thị trường quốc tế mỗi khi có sự xâm phạm thương hiệu xảy ra. Đồng thời ủng hộ doanh nghiệp không chỉ về thông tin tư vấn mà cỏ thể về tài chính, kỹ thuật trong các vụ kiện về bản quyền khi bị xậm phạm. Hiệp hội ngành hàng còn làm nhiệm vụ cầu nối, chắp mối cho các quan hệ làm ăn, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt đọng chắp mối chủ yếu thực hiên thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua diện thoại, qua hộp thư diện tử, qua thư giới thiệu… Tất cả những hoạt động trên đây chứng tỏ rằng Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với cộng đồng quốc tế. Phương thức hoạt dộng của hiệp hội ngành hàng: Về phương thức hoạt động: - Hiệp hội ngành hàng không chỉ hoạt động như một cơ quan quản lý kinh doanh, không can thiệp vào các hoạt động tự chủ của các đơn vị thanh viên. Bản thân Hiệp hội không tổ chức hoạt động kinh doanh lợi nhuận, mà chỉ có thể tổ chức một số dịch vụ phục vụ nội bộ Hiệp hội để gây quỹ hoạt đông tự trng trải kinh phí hoặc tạo thêm phúc lợi tập thể. - Mọi chủ trương của Hieepj hội ngành hàng để là thông tin qua thương lượng dan chủ, bình đẳng giữa các thành viên, phục vụ quyền lợi chung của các doanh nghiệp trong Hiệp hội, có sự nhất trí cao. - Các hoạt động chung đươc huy đông lực lượng từ cá đơn vị thành viên với sự phân công hợp lý có sự điều phối của cơ quan điều hành Hiệp hội. Bộ máy giúp việc vơ quan điều hành Hiệp hội rất gọn nhẹ, chủ yếu là thuê theo hợp đồng (bao gồm chuyên gia, nhân viên). - Tài chính (thu, chi kinh phí hoạt động) phải cong khai, minh bạch, có chức danh kiểm soát và chế độ báo cáo. Phần kinh phí kết dư khong được phân chia cho cá nhân, phải để lại quỹ để chi đúng mục đích. Kinh phí đóng góp của các đơn vị thành viên được quy định trong điều lệ, cũng có thể tự nguyện đóng góp thêm. Khi hợp nhất, chia tách hoặc giải thể chấm dứt hoạt động cần phải kiểm kê, đánh giá tài sản và thống nhất cách sử lý. -Việc gia nhập hoặc rut ra khổi Hiệp hội là hoàn toàn tự nguyện. Khi tham gia, mỗi đơn vị thành viên được đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ; không hoạt động riêng trái với thỏa thuận chung ảnh hưởng đến các thành viên khác.Các biện pháp cạnh tranh với đối tác bên ngoài cần được phối hợp. - Đại diện đơn vị thành viên là giám đốc hoặc người được ủy quyền. Cơ cấu thành viên Hiệp hội do điều lệ quy định. - Cơ quan quyền lực cao nhất của Hiệp hội ngành hàng là Đại hội toàn thể đại diện các đơn vị thành viên với nhiệm kỳ 2 hoạc 3 năm. Mô hình. Tùy quy mô hiệp hội, có thể có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký. Thành viên Ban điều hành nói chung là những giám đốc đơn vị thành viên kiêm nhiệm, chỉ trường hợp Hiệp hội ngành hàng quy mô toàn quốc mới có người chuyên trách (Tổng tư ký). Nói chung, mô hình tổ chức cơ quan điều hành thường gọn nhẹ với số cán bộ, nhân viên giúp việc tối thiểu. - Các nguồn thu kinh phí của Hiệp hội ngành hàng bao gồm: Đóng góp vào Quỹ của các đơn vị thanh viên (do Đại hội quy đinh.Tài trợ của các tổ chức và cá nhân (trong nước và nước ngoài). Hỗ trợ của Nhà nước do đóng góp có hiệu qur vào các nhiệm vụ của Nhà nước. Các nguồn thu khác hợp pháo như lãi gửi tiết kiệm, dịch vụ gây quỹ… Về hình thức tổ chức: Hiệp hội được thành lập và hoạt động sau khi Đại họi các hội viên nhất trí thông qua điều lệ và được Thủ tướng Chính phủ hoặc vơ quan quản lý Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho phép thành lập và phê chuẩn. – tổ chức của hiệp hội ngành hàng bao gồm: (1) Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên của hiệp hội. (2) Hiệp hội đồng quản trị (3) Ban kiểm tra, điều phối và hòa giải (4) Cơ quan giúp việc hội đồng quản trị Cơ quan thường trực Hội đồng quản trị: Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực, Tổng thư ký và một số ủy viên. -Ban kiểm tra gồm một số thành viên của Hội đồng quản trị với nhiệm ký 3 năm. Ban kiểm tra có 3 Ủy viên trong đó có 1 Trưởng ban thực hiện theo quy chế được HĐQT thông qua. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách địa biểu tham dự đại hội; kiểm tra việc thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội của Hội đồng quản trị; kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị, trước hội nghị hàng năm trước Đại hội. - Để giúp việc cho Hội đồng quản trị, hiệp hội thành lập Văn phòng của Hiệp hội do Tỏng thư ký hiệp hội phụ trách. 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệp hội ngành hàng: Nhận thức và tiền lực kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp Nhận thức: Yếu tố nhận thức có vai trò rát lớn đối với sự hình thành và phát triển của các Hiệp hội ngành hàng. Tuy các Hiệp hội ngành hàng có điều lệ, có quy chế hoạt động và các ràng buộc nhất đinh, song nhìn chung là dựa trên cơ sở tự giác nhận thức của các doanh nghiệp. Vì vậy, để các Hiệp hội hình thành và phát triển, trước hết cần phải nhận thức đúng vai trò, chức năng và tính chất của Hiệp hội. Đối với doanh nghiệp là những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh và tự nguyện đứng trong hang ngũ của hiệp hội, phải hiểu ràng Hiệp hội chính bảo vệ quyền lợi cho học, phản ánh tâm tư nguyện vọng của hộ đối với chính quyền các cấp và đứng ra đáu tranh vì quyền lợi của họ trước cộng đồng quốc tế. Để hiệp hội mạnh và đảm nhận được các chức năng này họ phải có tráh nhiệm xây dựng hiệp hội, chọn những người có năng lúc đứng vào hàng ngũ lãnh đạo của Hiệp hội, phải tích cực tham gia thực thi cá quyết định của Hội, mạnh dạn đề xuất những sáng kiến củn cố và phát triển hiệp hội và phát triển hiệp hội và phải đóng hội phí, lệ phí đầy đủ để góp phần xây dựng hội ngày càng lớn mạnh. Nếu doanh nghiệp không đứng trong hang ngũ của một tổ chực hiệp hội của nước mình đẻ nâng cao sức cạnh tranh của cả ngành, thì rõ ràng rất bất lợi và thường bị thua thiệt. Tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp thành viên Một hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hội viên mạnh thì sẽ gặp thuận lợi rất lớn tròn việc tổ chức triển khai các chương trình hành động của mình. Các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng có các bộ phận tiến hành các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, thông tin… Đây cũng là những nhiệm vụ quan trọng của hiệp hội, vì vậy giữa ban lãnh đạo hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên có thể hợp tác với nhau. Chính các doanh nghiệp lớn mới thực sự có nhu cầu thực sự về đào tạo, tư vấn và các nhu cầu khác phù hợp với chức năng của hiệp hội. Vì vậy khi hiệp hội tiến hành tổ chức một hoạt động nào đó thì sẽ lôi kéo đông đảo các doanh nghiệp hội viên tham gia và như vậy trên cơ sở đó, các hoạt động dịch vụ có thu của hiệp hội mới phát triển. Khung khổ pháp lý. Khung khổ pháp luật chính là sự cụ thể hóa sự thừa nhận và sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của Hiệp hội ngành hàng. Nước ta suốt một thời gian dài nhìn chung các hiệp hội ngành hàng chưa được pháp luật thừa nhận. Gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như nhằm nâng cap sức cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành/doanh nghiệp và của các sản phẩm hàng hóa và địch vụ, vai trò của các hiệp hội ngành hàng mới được củng cố và phát huy. Một số văn bản pháp lý về hiệp hội ngành hàng bắt đầu được ban hành, nhờ đó mà các hiệp hội ngành hàng có cơ sở pháp lý để tồn tại và phát triển. Vai trò của cơ quan quản lý đối với Hiệp hội Hiệp hội ngành hàng ra đời và hoạt động tương đối độc lập theo những nguyên tắc riêng của nó như tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các hiệp hội vẫn có mối quan hệ với các cơ quan chính quyền, song đó là mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ, các hiệp hội không chịu sự áp đặt từ phía chính quyền. Ở nưíc ta, vai trß cña nhµ nưíc ®èi víi HiÖp héi cßn thÓ hiÖn ë chç, trong mèi quan hÖ nµy nhµ nưíc lµ ngưêi qu¶n lý. §Çu mèi qu¶n lý c¸c hiÖp héi lµ vô tæ chøc phi chÝnh phñ - Bé Néi vô, ®iÒu nµy lµ cÇn thiÕt vµ hîp lý. Qu¶n lý Nhµ nưíc ®èi víi hiÖp héi trong nÒn kinh tÕ thÞ trưêng ®ang ph¸t triÓn §ång thêi, cÇn chèng nh÷ng mưu toan biÕn hiÖp héi thµnh mét tæ chøc phưêng, héi, chØ vun vÐn lîi Ých côc bé, chèng ©m ưu lîi dông héi hiÖp héi cña nh÷ng thÕ lùc ph¶n ®éng trong vµ ngoµi nưíc. Vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phßng Thư¬ng m¹i vµ C«ng nghiÖp ViÖt Nam kh«ng ph¶i lµ mét hiÖp héi ngµnh hµng, vÒ thùc chÊt lµ mét tæ chøc phi chÝnh phñ, tÝnh chÊt vµ nguyªn t¾c ho¹t ®éng như mét hiÖp héi doanh nghiÖp. Tuy nhiªn, ë nưíc ta Phßng Thư¬ng m¹i vµ C«ng nghiÖp ViÖt Nam cã vai trß t¸c ®éng rÊt lín ®Õn ho¹t ®éng cña c¸c HiÖp héi ngµnh hµng. Phßng Thư¬ng m¹i vµ C«ng nghiÖp ViÖt Nam (VCCI) lµ mét trong nh÷ng tæ chøc cã vai trß hµng ®Çu vÒ hç trî ph¸t triÓn doanh nghiÖp. §ưîc thµnh lËp n¨m 1963, víi chøc n¨ng "xóc tiÕn mËu dÞch gi÷a ViÖt Nam víi c¸c nưíc trªn thÕ giíi", VCCI ®· trë thµnh tæ chøc xóc tiÕn thư¬ng m¹i ®Çu tiªn ë nưíc ta. Cïng víi qu¸ tr×nh ph¸t triÓn, chøc n¨ng cña VCCI ngµy cµng ®ưîc më réng. Tõ chç chØ bã hÑp trong ph¹m vi xóc tiÕn mËu dÞch quèc tÕ (xóc tiÕn ngo¹i thư¬ng) ®Õn xóc tiÕn thư¬ng m¹i - ®Çu tư; råi xóc tiÕn kinh doanh nãi chung. Tõ 1990, trưíc yªu cÇu cña giai ®o¹n ph¸t triÓn míi, VCCI trë thµnh tæ chøc ®éc lËp, phi chÝnh phñ vµ ®ưîc bæ sung thªm chøc n¨ng. VCCI ®· thùc sù trë thµnh tæ chøc cña céng ®ång doanh nghiÖp - mét thÓ chÕ quan träng trong nÒn kinh tÕ thÞ trưêng ®Þnh hưíng x· héi chñ nghÜa ë ViÖt Nam. §iÒu lÖ cña VCCI x¸c ®Þnh: VCCI lµ tæ chøc quèc gia tËp hîp vµ ®¹i diÖn cho c¸c hiÖp héi doanh nghiÖp vµ c¸c doanh nghiÖp mäi thµnh phÇn kinh tÕ ®ång thêi lµ tæ chøc xóc tiÕn thư¬ng m¹i, ®Çu tư. Chøc n¨ng hç trî ph¸t triÓn doanh nghiÖp cña VCCI ®ưîc thÓ hiÖn ë mét sè néi dung dưíi ®©y. (1) §¹i diÖn ®Ó b¶o vÖ quyÒn lîi cña céng ®ång doanh nghiÖp Mét lµ, t¹o lËp kªnh th«ng tin vµ ®èi tho¹i trùc tiÕp gi÷a c¸c c¬ quan chÝnh quyÒn vµ doanh nghiÖp; tham gia tÝch cùc vµo qu¸ tr×nh x©y dùng luËt ph¸p, chÝnh s¸ch kinh tÕ, t¹o lËp m«i trưêng kinh doanh thuËn lîi ë ViÖt Nam. Hai lµ, më réng liªn kÕt, tËp hîp c¸c hiÖp héi doanh nghiÖp, c¸c doanh nghiÖp lín, doanh nghiÖp nhá vµ võa trong nÒn kinh tÕ, x©y dùng céng ®ång doanh nghiÖp ViÖt Nam thèng nhÊt, tham gia tÝch cùc vµo qu¸ tr×nh chñ ®éng héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ. Ba lµ, b¶o vÖ quyÒn lîi chÝnh ®¸ng cña tõng doanh nghiÖp, tõng nhãm doanh nghiÖp ®Ó gãp phÇn quan träng x©y dùng m«i trưêng kinh doanh lµnh m¹nh. (2) Xóc tiÕn hç trî kinh doanh vµ ®Çu tư Thø nhÊt, cung cÊp th«ng tin, tư vÊn cho doanh nghiÖp. Do cã mèi quan hÖ mËt thiÕt víi c¸c c¬ quan cña ChÝnh phñ vµ céng ®ång doanh nghiÖp Thø hai, tæ chøc ®µo t¹o c¸n bé cho doanh nghiÖp, gãp phÇn x©y dùng ®éi ngò doanh nh©n ViÖt Nam. §µo t¹o, ph¸t triÓn nguån nh©n lùc vµ ®éi ngò doanh nh©n ViÖt Nam Thø ba, tæ chøc ch¾p mèi giíi thiÖu b¹n hµng vµ c¸c ho¹t ®éng xóc tiÕn kh¸c. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và bài học rút ra cho Việt Nam. Hoạt động của một số hiệp hội các nước châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan) Hiệp hội giầy dép Đài Loan. TiÒn th©n cña HiÖp héi lµ Héi nh÷ng ngưêi s¶n xuÊt dÐp nhùa ®i trong nhµ, cã 300 thµnh viªn, ®ưîc thµnh lËp vµo n¨m 1978, bao gåm c¸c doanh nghiÖp s¶n xuÊt cao su vµ giµy dÐp. Vµi n¨m sau ®ã HiÖp héi ®· cã h¬n 1000 héi viªn, doanh sè cña HiÖp héi còng t¨ng víi møc nhÈy vät. Bé m¸y tæ chøc cña HiÖp héi gåm nhiÒu bé phËn, trong ®ã bé phËn dÞch vô lµ quan träng nhÊt bao gåm c¸c lÜnh vùc ®Çu tư nưíc ngoµi, thuÕ, lao ®éng, marketing quèc tÕ, qu¶n lý, nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn (R&D). §Ó gióp triÓn khai kü thuËt trong s¶n xuÊt giÇy dÐp, HiÖp héi ®· thµnh lËp Trung t©m ®µo t¹o t¹i §µi Trung víi diÖn tÝch 2000 pings. Trung t©m nµy bao gåm mét nhµ m¸y ®ưîc trang bÞ c¸c thiÕt bÞ m¸y mãc míi nhÊt, cã c¸c kho¸ ®µo t¹o chuyªn m«n cao, tæ chøc c¸c kho¸ häc hiÖn ®¹i ®Ó bæ tóc cho c¸c thµnh viªn lu«n cã c¸c kiÕn thøc míi cña c«ng nghÖ giÇy. Chøc n¨ng cña HiÖp héi lµ duy tr× sù hµi hoµ gi÷a c¸c héi viªn, cïng chia sÎ doanh lîi b×nh ®¼ng trong hîp t¸c kinh doanh, n©ng cÊp vµ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp giÇy dÐp, gãp phÇn ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ quèc d©n... Ngoµi ra, HiÖp héi cßn gióp chÝnh phñ trong c«ng t¸c ®Þnh hưíng qu¶n lý gi¸, tµi trî vµ tham gia c¸c cuéc héi th¶o quèc tÕ, khuyÕn khÝch hîp t¸c quèc tÕ vµ trao ®æi th«ng tin c«ng nghÖ, tæ chøc c¸c ®oµn ra nưíc ngoµi t×m hiÓu, häc tËp ®Ó tiÕn kÞp sù ph¸t triÓn míi nhÊt, cïng ph¸t triÓn míi nhÊt, cïng ph¸t triÓn mèi quan hÖ trong céng ®ång giµy dÐp quèc tÕ... Mét sè ho¹t ®éng cña hiÖp héi lµ: (1) Trî gióp vµ hưíng dÉn viÖc thµnh lËp Trung t©m ®µo t¹o c«ng nghÖ giµy dÐp, ®µo t¹o c¸c nhµ kü thuËt chuyªn m«n ho¸ cao vµ n©ng cao tr×nh ®é c«ng nghÖ giÇy dÐp; (2) Tæ chøc c¸c triÓn l·m kiÓu mÉu ®Ó giíi thiÖu thiÕt bÞ kiÓm tra chÊt lưîng vµ hÖ thèng qu¶n lý cho c¸c héi viªn; (3)Thµnh lËp Trung t©m th«ng tin vµ lưu tr÷ th«ng tin hiÖn cã vÒ c«ng nghÖ giÇy trong nưíc vµ nưíc ngoµi ®Ó phôc vô c¸c héi viªn vµ kh¸ch hµng ngoµi nưíc; (4) KiÓm tra, theo dâi nguyªn vËt liÖu cho c¸c nhµ m¸y vµ c¸c nhµ kinh doanh giÇy dÐp trong vµ ngoµi nưíc; (5) Tµi trî cho c«ng viÖc n©ng cao uy tÝn vÒ chÊt lưîng giÇy dÐp; ban hµnh giÊy chøng nhËn cho c¸c nhµ kü thuËt cÊp quèc gia trong c«ng nghiÖp giÇy dÐp trong vµ ngoµi nưíc; (6) TiÕn hµnh c¸c ho¹t ®éng cung cÊp dÞch vô như: xuÊt b¶n tin tøc hµng th¸ng, qu¶ng c¸o giµy dÐp... Víi chøc n¨ng trªn, HiÖp héi ®· liªn tôc tham gia c¸c héi th¶o quèc tÕ, g©y dùng ®ưîc nhiÒu c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh giÇy dÐp ë nưíc ngoµi; cö nhiÒu ®oµn ®Õn c¸c nưíc thÝch hîp ®Ó th¨m dß m«i trưêng ®Çu tư. ®· tiÕn hµnh gÆp gì bµn b¹c víi c¸c tæ chøc héi chî giÇy dÐp quèc tÕ (Shoe tech Taipei) ®Ó c¸c héi viªn vµ kh¸ch nưíc ngoµi ký kÕt nh÷ng ®¬n hµng lín vµ nhê ®ã c¸c thµnh viªn HiÖp héi cã thÓ n¾m ®ưîc c¸c tri thøc míi nhÊt cña kü nghÖ giÇy dÐp. Hiệp hội cao su Thái Lan. Thµnh lËp vµo th 5 n¨m 1951 víi tªn lµ “HiÖp héi c¸c nhµ bu«n b¸n cao su Th¸i Lan”, HiÖp héi ho¹t ®éng như mét diÔn ®µn cña c¸c c«ng ty s¶n xuÊt vµ c¸c c«ng ty bu«n b¸n cao su. HiÖp héi lµ c¬ quan ®¹i diÖn cho c¸c nhµ s¶n xuÊt, c¸c c«ng ty bu«n b¸n cao su trong ®µm ph¸n víi chÝnh phñ hoÆc c¸c tæ chøc nưíc ngoµi vÒ lîi Ých chung cña c¸c bªn. Ban ®Çu HiÖp héi chØ cã 15 thµnh viªn vµ hiÖn nay ®· cã ®Õn 49 thµnh viªn. HiÖp héi cao su Th¸i Lan lµ thµnh viªn thưêng xuyªn cña phßng thư¬ng m¹i Th¸i Lan. Môc ®Ých ban ®Çu cña HiÖp héi lµ gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ó vÒ viÖc bu«n b¸n cao su khi chưa cã c¸c quy ®Þnh vÒ bu«n b¸n s¶n phÈm nµy nh»m h¹n chÕ viÖc ch¹y theo môc tiªu riªng ¶nh hưëng xÊu ®Õn toµn bé ngµnh s¶n xuÊt. Th«ng thưêng mét sè c«ng ty kh«ng thùc hiÖn hîp ®ång mét c¸ch ®Çy ®ñ vµ xÈy ra tranh chÊp kÐo dµi, g©y ¶nh hưëng ®Õn ngµnh cao su. Mét sè ho¹t ®éng chÝnh cña HiÖp héi cao su Th¸i Lan như sau: Cung cÊp dÞch vô cho c¸c thµnh viªn: Ngoµi th«ng tin, HiÖp héi cßn cung cÊp kiÕn thøc kü n¨ng vÒ c«ng nghÖ chÕ biÕn cao su th«ng qua c¸c cuéc héi th¶o. HiÖp héi tæ chøc c¸c ®oµn kh¶o s¸t, c¸c kho¸ ®µo t¹o cho thµnh viªn, mêi c¸c chuyªn gia nưíc ngoµi ®Ó häc tËp kinh nghiÖm. Mét trong nh÷ng dÞch vô kh¸c lµ ho¹t ®éng marketing cho s¶n phÈm cao su cña c¸c thµnh viªn. HiÖp héi më rÊt nhiÒu c¸c v¨n phßng tiªu thô ë c¸c nưíc nh»m môc ®Ých khuyÕn khÝch tiªu thô cao su cña Th¸i Lan, nhê vËy, ®· lµm t¨ng lßng tin ®èi víi s¶n phÈm cao su cña Th¸i Lan… Hµng n¨m, HiÖp héi cßn s¾p xÕp cho c¸c thµnh viªn cña m×nh tham gia vµo c¸c b÷a tiÖc thưêng niªn cña Tæ chøc cao su quèc tÕ nh»m t¨ng cưêng mèi quan hÖ víi ®èi t¸c, ®Æc biÖt lµ ®èi víi c¸c nưíc l¸ng giÒng. Phèi hîp víi chÝnh phñ: HiÖp héi cao su Th¸i Lan ®· phèi hîp víi c¸c c¬ quan cña ChÝnh phñ thùc hiÖn rÊt nhiÒu ho¹t ®éng nh»m ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp nµy. N¨m 1991 ViÖn nghiªn cøu cao su ®· thµnh lËp chî giao dÞch cao su ë tØnh Songkhala cña Th¸i Lan, ®©y lµ chî ®Êu gi¸ chÝnh cho nh÷ng nhµ bu«n b¸n nhá, ngoµi ra chÝnh phñ còng thµnh lËp Héi ®ång kiÓm so¸t chÊt lưîng cao su cña Th¸i Lan, nh»m ®._. trao đổi về nghiệp vụ, thông tin sẽ rất bổ ích. Nờn tổ chức tập huấn cho cán bộ hoạt động chuyên trách của hiệp hội, có thể mời các chuyên gia trong nuớc và nuớc ngoài thuyết trình về nội dung phuơng thức, kinh nghiệm hoạt động của hiệp hội. Tăng cuờng trao đổi kinh nghiệm công tác với các hiệp hội quốc tế và hiệp hội các nuớc khác. Tóm lại, muốn Hiệp hội phát triển thực hiện tốt vai trò xỳc ti?n xu?t kh?u, truớc hết cần phải nâng cao năng lực của Ban lãnh đạo các hiệp hội. Để thực hiện đuợc điều này cần phải chọn những nguời có năng lực tham gia vào ban lãnh đạo của hiệp hội. Bộ máy lãnh đạo phải đuợc tổ chức hợp lý theo huớng tăng cuờng các bộ phận chuyên trách. Nõng cao nang l?c h? tr? cho cỏc doanh nghi?p. Một trong những chức năng quan trọng nhất của Hiệp hội là hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên. Vì vậy, hiệp hội cần xây dựng chuơng trình hoạt động cụ thể để nâng cao năng lực hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nội dung của chuơng trình cần tập trung vào kỹ năng tập hợp, phân tích thông tin, kỹ năng đánh giá nhu cầu và phát triển các hình thức dịch vụ nhằm tạo sự cân đối về nguồn thu, nâng cao khả năng phát triển bền vững của hiệp hội... Tiến hành đánh giá, nghiên cứu những hình thức liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp để một mặt hạn chế những hình thức liên kết tạo độc quyền và cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp; mặt khác cũng tổng kết những mô hình liên kết tốt để hỗ trợ và phát triển các hình thức liên kết này. Không ngừng phát triển hội viên, chú trọng việc tập hợp các hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài, các văn phòng đại diện của doanh nghiệp nuớc ngoài tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động của mình, hiệp hội cần thiết lập mối hệ với các doanh nghiệp trong ngành thuộc các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế, để qua đó kết nạp thêm các doanh nghiệp có nguyện vọng gia nhập hiệp hội và đuợc pháp luật cho phép, đồng thời tạo ra một khung khổ hợp tác có hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp trong cả nuớc. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là quy mô nhỏ và vừa. Vì vậy, cần tang cu?ng thực hiện các biện pháp xúc tiến hỗ trợ kinh doanh và đầu tu cho doanh nghiệp. Các biện pháp này có thể đuợc thực hiện bởi cơ quan nhà nuớc, nhung kinh nghiệm của nhiều nuớc trên thế giới đã chứng minh rằng, chúng sẽ đuợc thực hiện có hiệu quả hơn nếu thông qua các tổ chức của giới doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp là thể chế thích hợp, để cung ứng các dịch vụ xúc tiến hỗ trợ này. - Về công tác thông tin Cung cấp thông tin, tu vấn cho doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của Hiệp hội ngành hàng. Do có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nuớc, Hiệp hội cần chủ động thu thập và cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về luật pháp, chính sách, về thị truờng, về các đối tác... Trên cơ sở hình thành các bộ phận chuyên trách trong ban lãnh đạo của hiệp hội, bộ phận phụ trách công tác thông tin nên chú trọng việc thu thập thông tin nuớc ngoài và trong nuớc. Một nguồn tin ngoài nuớc đáng chú ý mà Hiệp hội có thể khai thác đuợc là các Tài liệu của Tổ chức ngành hàng quốc tế. Đó là các báo cáo có liên quan đến tình hình sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu của các nuớc thành viên (theo tháng, quý hay theo niên vụ), các biến động về chất luợng và giá cả các mặt hàng ở một số thị truờng chủ yếu. Cùng với việc nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin, cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến thông tin duới nhiều hình thức khác nhau. Phổ biến thông tin nhanh nhạy, kịp thời với nhiều hình thức phong phú, với nội dung thiết thực, bổ ích cho doanh nghiệp. - Về đào tạo Tổ chức đào tạo cán bộ cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ doanh nhân Việt Nam là một nhân tố quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong chuơng trình công tác hằng năm, Hiệp hội cần dành một nguồn lực đáng kể cho việc tổ chức các chuơng trình đào tạo, bồi duỡng. Ngoài ra, cần tổ chức một số chuơng trình đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, đội ngũ lao động lành nghề phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành hàng. Để kết quả đào tạo đạt hiệu quả chất luợng cao Hiệp hội phải có hình thức tổ chức và nội dung phù hợp. Về hình thức nên tổ chức các khoá học ngắn hạn để thuận tiện cho việc tham gia của học viên. Ngoài hình thức đào tạo tập trung có thể kết hợp các phuơng thức đào tạo khác nhu đào tạo từ xa. Nội dung đào tạo phải thiết thực. Tuyệt đối tránh theo kiểu phong trào, cung cấp cho nguời học những kiến thức chung chung không phù hợp với trình độ nhận thức của học viên và không phụ vụ trực tiếp cho công việc hàng ngày của họ. Tiến hành kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc sau khi kết thúc. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo không chỉ có nghĩa hiệp hội phải tự mình tổ chức đào tạo, mà cần tận dụng mọi cơ hội, phối hợp với nhiều cơ sở đào tạo, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nuớc để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cuờng công tác đào tạo, bồi duỡng cán bộ, công nhân của mình. - Về công tác xây dựng quỹ Nhu phần trên đã trình bày, hầu hết các Hiệp hội ngành hàng của ta hiện nay quy mô quỹ rất hạn chế. Hi?p h?i Da – gi?y cung khụng ph?i ngo?i l?. é? thỳc d?y ho?t d?ng xỳc ti?n xu?t kh?u t? Hi?p h?i c?n tang cu?ng ngu?n thu cho Hi?p h?i. Một trong những biện pháp là tăng cuờng các hoạt động dịch vụ nhu cung cấp thông tin, tu vấn, đào tạo... Khi các dịch vụ này phát triển một mặt có thể cung cấp cho hội viên với giá uu tiên hoặc miễn phí nhung thay vào đó là mức hội phí có thể cao hơn theo quyết định của hội nghị ban lãnh đạo hoặc toàn thể hội viên. Mặt khác có thể cung cấp thông tin cho các cơ quan khác với mức giá thị truờng. Ngoài ra, các Hiệp hội có thể tham gia vào các chuơng trình, dự án của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế để tạo nguồn thu cho mình. Cần xây dựng quy chế cụ thể quản lý thu chi tài chính của hiệp hội. Chấn chỉnh nguồn thu từ hội phí, mở rộng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, tăng cuờng vận động sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, quản lý chi tiêu chặt chẽ, đúng mục tiêu, có hiệu quả. Đây là những biện pháp tốt nhất để tăng cuờng năng lực tài chính của hiệp hội. - Xúc tiến thuơng mại Tổ chức chắp môi giới thiệu bạn hàng và các hoạt động xúc tiến khác. Chắp mối giới thiệu bạn hàng là một hoạt động tuơng đối đặc trung cho thế mạnh của Hiệp hội ngành hàng. Do có mối quan hệ rộng khắp với các hội viên của mình với các hiệp hội khác, Hiệp hội ngành hàng phải làm nhiệm vụ cầu nối, chắp mối cho các quan hệ làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động chắp mối có thể thực hiện thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua điện thoại, qua hộp thu điện tử, qua thu giới thiệu... Tổ chức cho doanh nghiệp ra nuớc ngoài để tham gia hội nghị, hội chợ triển lãm, khảo sát thị truờng tìm cơ hội làm ăn kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp xác minh và kiểm tra đối tác của mình truớc khi ký hợp đồng buôn bán, đầu tu, chuyển giao công nghệ... Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh; tu vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện bảo hộ sở hữu thuơng hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế của mình. cung cấp các thông tin cần thiết về thị truờng, mặt hàng và pháp luật cần thiết trong thuơng mại quốc tế tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,... Phát triển các dịch vụ xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị truờng theo nguyên tắc có sự phối hợp với các hiệp hội và các tổ chức xúc tiến khác. Tích cực thúc đẩy sự hình thành của thị truờng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam. Tập trung nguồn lực của hiệp hội vào các hoạt động có lợi thế cao, những hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia; tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, lễ hội; xây dựng mạng luới tiếp thị tập thể, các chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia, chiến luợc phát triển và bảo vệ thuơng hiệu Việt Nam, các dự án hỗ trợ tái cơ cấu và chuyển giao công nghệ lớn. Để hoạt động xúc tiến thuơng mại c?a hi?p h?i thực sự đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thì những hạn chế bất cập hiện nay trong hoạt động xúc tiến thuơng mại cần phải đuợc tháo gỡ kịp thời. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thuơng hiệu hàng hoá; Chú ý phát triển hệ thống thuơng mại điện tử nhằm đảm bảo kết nối các kênh xúc tiến thuơng mại một cách đầy đủ cập nhật và hiệu quả cao; Đầu tu đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xúc tiến thuơng mại trong tình hình mới. Tích cực đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện một hệ thống các văn bản, quy định tạo một hành lang pháp lý thuận lợi, bình đẳng trong hoạt động xúc tiến thuơng mại... - Các lĩnh vực khác Nâng cao vai trò của hiệp hội trong lĩnh vực quan hệ lao động và bảo vệ môi truờng. Thực hiện trợ giúp về đào tạo, thông tin, tu vấn cho nguời sử dụng lao động nhằm xây dựng mối quan hệ lao động đúng pháp luật và thuận hoà tại doanh nghiệp. Mở rộng các dự án, chuơng trình về phát triển bền vững, nâng cao kiến thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng. Huớng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các quy định, các tiêu chuẩn của pháp luật Việt Nam và quốc tế về trách nhiệm xã hội đối với bảo vệ môi truờng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phối hợp với các hiệp hội khác triển khai chuơng trình xây dựng văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Xây dựng đạo đức và tập quán kinh doanh mang đậm bản sắc dân tộc và thích ứng với điều kiện hội nhập, phát huy khả năng sáng tạo, và hợp tác của các doanh nhân. Quan h? v?i cỏc co quan nhà nu?c. Tạo lập kênh thông tin và đối thoại trực tiếp với các cơ quan chính quyền; tham gia tích cực vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách kinh tế, tạo lập môi truờng kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo các cơ quan chính quyền với doanh nghiệp để trao đổi cụ thể về những vấn đề đang đặt ra trong từng ngành, lĩnh vực, địa phuơng nhu thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra... góp phần tăng cuờng sự hiểu biết giữa chính quyền và doanh nghiệp, tạo lập sự đồng thuận vì mục tiêu phát triển kinh tế đất nuớc. Trực tiếp cử cán bộ của mình tham gia các nhóm nghiên cứu, tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia góp ý vào các dự thảo nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật, chính sách của Quốc hội, Chính phủ. Hiệp hội ngành hàng phải tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách góp phần bảo đảm cho các văn bản đó sát, đúng với thực tiễn và có tính khả thi. Đề xuất với Nhà nuớc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với các Hiệp hội ngành hàng cũng nhu đối với các doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng và triển khai chuơng trình trợ giúp nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội. Trong bối cảnh nuớc ta đó gia nhập mở cửa thị truờng, hơn ai hết, Hiệp hội da – gi?y Vi?t Nam phải tham vấn cho chính phủ những vấn đề liên quan đến ngành mình. Đảm bảo điều kiện để các doanh nghiệp hội viên có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh tham vấn cho chính phủ những nội dung cam kết thích hợp, Hiệp hội ngành hàng phải tìm biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp để đảm bảo thành công trong quá trình hội nhập. Quan h? d?i ngo?i. Hiệp hội phải đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, chống áp đặt các điều kiện tiêu chuẩn quá cao của các nuớc. Chủ động tham gia và có tiếng nói mạnh mẽ trong các hoạt động của các tổ chức quốc tế. Tham gia có hiệu quả vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam Để có thể bảo vệ đuợc quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp nuớc ta trên thuơng truờng quốc tế, đòi hỏi các hiệp hội phải có tầm hiểu biết về kiến thức pháp luật và thông lệ quốc tế về thuơng mại. Vì vậy đòi hỏi các cán bộ của Hiệp hội phải không ngừng học hỏi nâng cao nhận thức,trình độ về thuơng mại quốc tế. Tích cực liên hệ với các Hiệp hội ngành hàng của các nuớc nhất là các nuớc tuơng đồng để phối hợp hành động khi một nuớc khác có phân biệt đối xử hoặc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Chẳng hạn, khi EU khieeus n?i bỏn phỏ giỏ d?i v?i gi?y dộp Việt Nam xu?t kh?u. Xây dựng mối quan hệ tốt với các Hiệp hội ngành hàng quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ về mặt tài chính, đào tạo, thông tin... và khi có các vụ kiện xẩy ra. Cỏc gi?i phỏp v? qu?n lý nhà nu?c. Xõy d?ng khung phỏp lý cho vi?c t? ch?c và qu?n lý ho?t d?ng cỏc hi?p h?i làm co s? nõng cao nang l?c t? ch?c, qu?n lý c?a cỏc Hi?p h?i ngành hàng. Về cơ chế quản lý các hiệp hội núi chung, Bộ Nội vụ xây dựng các quy định pháp luật về thành lập các Hội, Hiệp hội, ra quyết định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội; các Bộ quản lý ngành quyết định thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp; Bộ Cụng nghi?p quản lý các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn đầu các Bộ, ngành cần tích cực hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các hiệp hội, tạo điều kiện cho các Hiệp hội ngành hàng hoạt động có hiệu quả. Để Nhà nuớc phải can thiệp nhu hiện nay là không hiệu quả, có lúc lại phản tác dụng. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các hiệp hội phải là nguyên tắc mở, tránh đồng thời cả hai biểu hiện: “quốc doanh hoá” hoặc “Nhà nuớc hoá” hiệp hội. Việc phát triển các hội viên mới cần chú ý tới các DN dân doanh và xem xét cả việc kết nạp các DN có vốn đầu tu nuớc ngoài cùng ngành nghề sản xuất, kinh doanh vào hiệp hội. Để có cơ sở đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội, cần thiết xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động của hiệp hội, giúp cơ quan quản lý thuộc Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có tiêu chí thống nhất đánh giá. Trong điều kiện thực tế hiện nay của hiệp hội, có thể đề ra một số tiêu chí đánh giá tối thiểu nhu sau: (1) Về năng lực tài chính: a. Về thu: Tổng thu hàng năm, trong đó: + Thu từ đóng góp của hội viên + Thu từ hoạt động dịch vụ tu vấn + Thu từ nguồn hỗ trợ của ngân sách, của các tổ chức trong và ngoài nuớc. b. Về chi: Tổng chi phí hàng năm, trong đó: + Chi hành chính văn phòng + Chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội (2) Về tổ chức bộ máy và cán bộ: a. Về bộ máy: + Số luợng đơn vị chuyên môn + Kết quả hoạt động b. Về cán bộ: + Số luợng cán bộ + Chất luợng cán bộ (3) Về quy mô - Số luợng hội viên - Tỷ lệ số hội viên so với tổng các doanh nghiệp trong ngành hàng đang hoạt động. (4) Chỉ tiêu đánh giá chung (điều tra, khảo sát ý kiến của doanh nghiệp hội viên và các cơ quan, tổ chức liên quan). Tuỳ theo từng thời kỳ đặt ra những câu hỏi điều tra theo 3 mặt chủ yếu: - Kết quả hoạt động của hiệp hội từ tổng thể đến từng chức năng, nhiệm vụ. - Về lợi ích mà hiệp hội mang lại cho doanh nghiệp hội viên trên từng lĩnh vực và đánh giá chung. - Về sự đóng góp của cán bộ và bộ máy hiệp hội cho hoạt động chung cũng nhu các lĩnh vực chủ yếu trong ngành hàng. T?o di?u ki?n thu?n l?i d? Hi?p h?i th?c hi?n cỏc ho?t d?ng d?ch v?, tu v?n, dào t?o Hiệp hội là tổ chức phi Chính phủ, không hoạt động kinh doanh, nên việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của hiệp hội là nhiệm vụ quan trọng. Trong ba nguồn thu của hiệp hội thì nguồn thu từ hội phí là quan trọng nhất, chính đáng nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện các doanh nghiệp còn khó khăn, hoạt động trong thời kỳ đầu của hiệp hội lại chua có nhiều tác động tích cực đến doanh nghiệp thì chua thể là nguồn thu chủ yếu để bảo đảm hoạt động cho hiệp hội. Hi?n nay hi?p h?i Da – Gi?y co s? v?t r?t y?u kộm, ph?i di thuờ co s? ngoài do khụng d? tài chớnh d? xõy m?i. Nguồn thu từ hỗ trợ của Chính phủ hay các tổ chức quốc tế thì không ổn định, không thể lâu dài đuợc, mặc dù trong thời kỳ xây dựng ban đầu của hiệp hội thì sự hỗ trợ này là rất quan trọng. Trong hoàn cảnh hiện nay thì phuơng châm quan trọng là hiệp hội phải tự nuôi sống mình bằng lao động của mình. Bằng cách phát triển các hoạt động dịch vụ, tu vấn, đào tạo mà tạo nguồn thu cho hiệp hội. Đối với các cơ quan Nhà nuớc (gồm cơ quan quản lý đến các viện nghiên cứu, truờng đại học) thì hiệp hội có thể đăng ký hoặc nhận thầu các đề tài, dự án, các hoạt động điều tra, khảo sát ngành hàng. Đối với các doanh nghiệp thì thực hiện các dịch vụ tu vấn, đào tạo, cung cấp thông tin, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo chào hàng, khảo sát thị truờng nuớc ngoài. Đối với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nuớc ngoài cũng có thể thực hiện nhiều dịch vụ nghiên cứu, thâm nhập thị truờng Việt Nam hoặc khảo sát tiềm năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những hoạt động không vuợt quá khả năng của hiệp hội, bổ ích cho hoạt động của chính hiệp hội, lại đáp ứng yêu cầu các đối tác, tạo nguồn thu cho hiệp hội. Vấn đề là ở chỗ Nhà nuớc phải có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hiệp hội triển khai các hoạt động nhu vậy, khuyến khích các cơ quan chấp nhận sự tham gia của hiệp hội vào việc nghiên cứu các dự án, đề tài. Không coi hiệp hội nhu một doanh nghiệp, hay một tổ chức kinh tế có thu để đánh thuế các loại. Trong tiến trình đổi mới, các cơ quan Nhà nuớc đang đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển dần các dịch vụ công mà truớc đây cơ quan Nhà nuớc tự làm sang cho các tổ chức kinh tế, dân sự thực hiện. Trong đó có nhiều hoạt động dịch vụ công có thể chuyển cho các hiệp hội thực hiện. Nhiều chuơng trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp Chính phủ có thể giao cho hiệp hội tổ chức triển khai. M?t s? gi?i phỏp khỏc. - Cần phải hình thành một cơ quan của Nhà nuớc làm đầu mối giải quyết những vấn đề của hiệp hội. Nuớc ta chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị truờng đã gần hai muơi năm nhung về cơ bản bộ máy Nhà nuớc vẫn chua có những thay đổi tuơng xứng. Doanh nghiệp, hiệp hội cần việc gì phải chạy hết bộ này đến bộ khác tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức của cơ sở. Hoạt động c?a hi?p h?i tăng lên, nhiều vấn đề mới phát sinh, cả doanh nghiệp và hiệp hội đều chua có kinh nghiệm, nhiều vuớng mắc không giải quyết đuợc, lại không biết trông cậy vào đâu. Đó là tình trạng phổ biến. Hiện nay, Vụ Các tổ chức phi Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ là cơ quan Nhà nuớc làm nhiệm vụ theo dõi, quản lý các hiệp hội, nhung cũng chỉ là nghiên cứu, ban hành văn bản pháp quy là chính. Qua nghiên cứu ta nh?n th?y, đua các Hiệp hội ngành hàng về cho các Bộ chuyên ngành quản lý với tu cách là Bộ chủ quản là không hợp lý và không nên làm. Tuy nhiên, nếu giữ chức năng của Vụ Tổ chức phi Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ trong khuôn khổ nhu hiện nay thì việc quản lý còn yếu ớt, lỏng lẻo. Cho nên cần thêm chức năng cho Vụ Các tổ chức phi Chính phủ để mở rộng việc quản lý các Hiệp hội ngành hàng, theo dõi, giám sát hoạt động các hiệp hội, tập hợp xử lý các ý kiến đề đạt, các vuớng mắc cho các hiệp hội, thông qua Bộ truởng Bộ Nội vụ chỉ đạo và huớng dẫn các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nuớc hỗ trợ và phối hợp hoạt động với các hiệp hội.. - Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hiệp hội ngành hàng: Sự hỗ trợ của Nhà nuớc không phải là bao cấp và cũng không nên xem là một cử chỉ mang tính “từ thiện”, mà xuất phát từ vai trò, chức năng của hiệp hội, Nhà nuớc coi hiệp hội là trợ thủ của mình, là tổ chức dân sự chung vai gánh vác nhiệm vụ quản lý kinh tế, quản lý ngành hàng. Theo tinh thần đó, điều 4 trong Nghị định 88/2003/NĐ-Chính phủ, đã quy định trách nhiệm của cơ quan Nhà nuớc đối với hội: "(1) Cơ quan Nhà nuớc, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để hội hoạt động theo điều lệ, có hiệu quả. (2) Hội đuợc công nhận là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nuớc đuợc ngân sách Nhà nuớc hỗ trợ theo qu định của Thủ tuớng Chính phủ". Theo quy định này các Hiệp hội ngành hàng "gắn với nhiệm vụ Nhà nuớc" để phát triển kinh tế trong xuất khẩu hàng hoá, xúc tiến thuơng mại. đều có thể đuợc ngân sách Nhà nuớc hỗ trợ kinh phí. Đề nghị điều này đuợc cụ thể hoá tạo điều kiện cho các hiệp hội phát triển. Việc tạo lập quan hệ hợp tác chia sẻ giữa Chính chủ và doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm từ các nuớc chịu tác động của cuộc khủng hoảng châu á cho thấy để nhanh chóng vuợt qua khủng hoảng, thì yếu tố tạo sự thống nhất cao trong xã hội, hạn chế sự phân ly, đối đầu trong dân chúng, huy động đuợc sự đóng góp và đồng cam cộng khổ của từng nguời dân với chính quyền để vuợt qua khủng hoảng có ý nghĩa quan trọng không kém các biện pháp kinh tế vĩ mô. Chính một cơ chế hợp tác, sự đồng thuận của xã hội đối với những tình huống nhất định không chỉ làm giảm biên độ và cuờng độ tác động tiêu cực khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng mà còn là giải pháp thu hút các nguồn lực thoát khỏi khủng hoảng và phát triển. 3.3.2.4. Chỳ tr?ng cụng tỏc ph?i h?p gi?a cỏc b? ngành, gi?a Trung uong và d?a phuong trong cụng tỏc XTXK hàng húa Vi?c ph?i h?p gi?a cỏc don v? ho?t d?ng xỳc ti?n thuong m?i trờn cựng d?a bàn là c?n thi?t d? nõng cao hi?u qu? ho?t d?ng, trỏnh lóng phớ và manh mỳn, d?ng th?i qua dú h? tr? doanh nghi?p tớch c?c hon. Mu?n v?y c?n t? ch?c h?p lý và cú hi?u qu? cỏc t? ch?c xỳc ti?n thuong m?i. Nõng cao vai trũ và s? ph?i h?p gi?a cỏc t? ch?c xỳc ti?n thuong m?i trong dú cỏc t? ch?c c?a Nhà nu?c ph?i dúng vai trũ chớnh. Chớnh ph? nờn thành l?p cỏc Trung tõm XTTM t?i cỏc t?nh, thành ph? l?n trong c? nu?c d? giỳp doanh nghi?p t? ch?c tri?n lóm, h?i ch? thuong m?i, nghiờn c?u, thu th?p thụng tin th? tru?ng; t? ch?c cỏc ho?t d?ng dào t?o; cung c?p d?ch v? b?o hi?m, c?p gi?y ch?ng nh?n xu?t x?, h? tr? d?ch v? thanh toỏn, v?n t?i,... cho cỏc doanh nghi?p xu?t kh?u sang cỏc th? tru?ng khỏc. Cỏc t? ch?c XTXK c?a Trung uong và d?a phuong nờn cú m?t m?i quan h? ch?t ch? v?i nhau, c?n cú s? ph?i hop, b? sung cho nhau trong cỏc ho?t d?ng XTXK, ph?c v? m?c tiờu chung ch? khụng nờn ti?n hành cụng vi?c theo ki?u m?nh ai ngu?i n?y làm. Chớnh ph? c?n d?u tu phỏt tri?n qu? h? tr? XTXK v?i quy mụ l?n hon d? th?c hi?n cỏc ho?t d?ng XTXK c?a Nhà nu?c; h? tr? cỏc doanh nghi?p tỡm ki?m b?n hàng, xõy d?ng co s? v?t ch?t k? thu?t nõng cao nang l?c ho?t d?ng XTXK. Qu? này cú th? du?c huy d?ng t? ngõn sỏch Nhà nu?c, dúng gúp c?a c?ng d?ng doanh nghi?p và tài tr? qu?c t?. Tang thờm kinh phớ cho ho?t d?ng dào t?o ngu?n nhõn l?c làm vi?c trong linh v?c XTXK, thuờ chuyờn gia nu?c ngoài n?u c?n thi?t. 3.3.3. Cỏc gi?i phỏp t? phớa doanh nghi?p 3.3.3.1. Tang cu?ng cụng tỏc nghiờn c?u và tỡm hi?u th? tru?ng, ph?i h?p v?i cỏc co quan XTTM Trong th?c t?, cú r?t nhi?u cụng ty gi?y Vi?t Nam sau khi dua hàng húa vào th? tru?ng cỏc nu?c phỏt tri?n thỡ g?p khụng ớt r?c r?i liờn quan d?n cỏc quy d?nh v? tiờu chu?n hàng húa, cỏc quy d?nh phỏp lý,... d?n d?n hàng húa khụng th? nào dua vào luu thụng k?p th?i, b? phớa d?i tỏc ộp giỏ và th?m chớ thi?t h?i tài chớnh khi phớa d?i tỏc ki?n chỳng ta vi ph?m cỏc quy d?nh thuong m?i c?a nu?c b?n. Vỡ v?y doanh nghi?p Vi?t Nam c?n n?m rừ m?i thụng tin liờn quan d?n hàng húa d?ch v? c?a mỡnh trờn th? tru?ng xu?t kh?u tru?c khi th?c hi?n h?p d?ng. V?i s? phỏt tri?n c?a cỏc phuong ti?n truy?n thụng nhu hi?n nay, cú nhi?u cỏch d? doanh nghi?p c?p nh?t thụng tin v? th? tru?ng mỡnh c?n nhu qua internet, bỏo chớ chuyờn ngành, qua cỏc t? ch?c chuyờn trỏch. Thụng tin t? cỏc t? ch?c XTTM là r?t quan tr?ng, nú cung c?p cho doanh nghi?p tỡnh hỡnh bi?n d?ng trờn th? tru?ng, nh?ng thay d?i, di?u ch?nh, ra m?i c?a cỏc quy d?nh phỏp lý hay nh?ng th?a thu?n gi?a hai nu?c, giỳp doanh nghi?p n?m b?t du?c nhu c?u, th? hi?u ngu?i tiờn dựng, van húa kinh doanh, t?p quỏn kinh doanh ? cỏc cụng ty cung nhu c?n chỳ ý nghiờn c?u cỏc quy d?nh c?a phỏp lu?t, th? t?c nh?p kh?u, ch? d? nh?p kh?u và h? th?ng lu?t liờn quan d?n hàng húa nhu lu?t ki?m d?ch, b?o v? th?c v?t, d?ng v?t, lu?t b?o v? ngu?i tiờu dựng, cỏc tiờu chu?n liờn quan d?n ch?t lu?ng. M?t gi?i phỏp n?a ớt t?n kộm hon gi?i phỏp trờn và cung cú th? mang l?i hi?u qu? cao dú là c? cỏc doàn cỏn b? tr?c ti?p sang nghiờn c?u th? tru?ng. é? th?c hi?n du?c gi?i phỏp này, tru?c h?t doanh nghi?p c?n cú ngu?n kinh doanh d? m?nh, và m?t di?u quan tr?ng là c?n cú nh?ng cỏn b? nghiờn c?u th? tru?ng chuyờn nghi?p, cú hi?u bi?t và trỡnh d? cao. 3.3.3.2. Nõng cao ch?t lu?ng s?n ph?m, th?a món th? hi?u khỏch hàng và tiờu dựng c?a th? tru?ng xu?t kh?u é?i v?i hàng húa xu?t kh?u c?a Vi?t Nam sang, cỏc chuyờn gia kinh t? dó t?ng khuyờn chỳng ta nờn t?p trung ch? y?u vào ch?t lu?ng s?n ph?m d? t?o uy tớn v?i khỏch hàng. é?i v?i cỏc nu?c phỏt tri?n, cỏc chi?n lu?c mà doanh nghi?p nờn quan tõm là: Chi?n lu?c ch?t lu?ng k? thu?t Chi?n lu?c ch?t lu?ng Marketing Chi?n lu?c ch?t lu?ng k? thu?t – Marketing Chi?n lu?c ch?t lu?ng d?ch v? é? th?c hi?n chi?n lu?c ch?t lu?ng, cỏc doanh nghi?p c?n th?c hi?n m?t s? gi?i phỏp sau: Tang cu?ng ngu?n l?c cho vi?c di?u tra nghiờn c?u th? tru?ng xu?t kh?u d? xỏc d?nh dỳng yờu c?u v? m?t ch?t lu?ng. C?n d?t ra cỏc bi?n phỏp ti?p c?n, thu th?p thụng tin ban d?u cho vi?c nghiờn c?u, c?i ti?n m?u mó, th?m m?, ti?n l?i, an toàn, ti?t ki?m, c?n k?t h?p cỏc d?c di?m này d? t?o nờn m?t hàng húa cú ch?t lu?ng t?i uu. Th?c hi?n d?u tu d?i m?i cụng ngh? cú ch?n l?c d? nõng cao ch?t lu?ng s?n ph?m v?i chi phớ cú l?i th? so sỏnh. Tang cu?ng cụng tỏc dào t?o và phỏt tri?n ngu?n nhõn l?c c?a doanh nghi?p. C?n ph? bi?n cỏc ki?n th?c liờn quan d?n ch?t lu?ng s?n ph?m nhu h? th?ng qu?n lý ch?t lu?ng ISO 9000 và cỏc ki?n th?c khỏch v? kh? nang c?nh tranh b?ng ch?t lu?ng c?a doanh nghi?p. Ki?m soỏt và nõng cao ch?t lu?ng c?a cỏc y?u t? d?u vào. K?t h?p v?i cỏc co quan qu?n lý Nhà nu?c trong vi?c ki?m d?nh ch?t lu?ng s?n ph?m, tham gia cỏc chuong trỡnh c?a cỏc t? ch?c qu?c t? d? d?t du?c cỏc ch?ng nh?n v? ch?t lu?ng s?n ph?m xu?t kh?u. 3.3.3.3. Tham gia vào hi?p h?i da –gi?y Vi?t Nam Vi?c tham gia vào hi?p h?i s? giỳp doanh nghi?p nõng cao ti?m l?c tài chớnh, ti?p thu kinh nghiờm qu?n lý và trỡnh d? ngu?n nhõn l?c, m? r?ng m?ng lu?i kinh doanh. é?ng th?i qua hi?p h?i, doanh nghi?p Vi?t Nam s? nh?n du?c nhi?u thụng tin h?u ớch và du?c chia s? nhi?u kinh nghi?m trong ho?t d?ng s?n xu?t kinh doanh cung nhu ho?t d?ng XTXK. Cỏc doanh nghi?p gi?y dộp Vi?t Nam cung c?n ph?i tớch c?c ch? d?ng tỡm ki?m d?i tỏc, b?n hàng d? m? r?ng co h?i giao thuong v?i cỏc d?i tỏc. Vi?c tham gia hi?p h?i cũn giỳp c?ng d?ng doanh nghi?p Vi?t Nam gi?m b?t khú khan v? tài chớnh khi d?i m?t v?i nh?ng v? ki?n c?a cỏc nu?c xu?t kh?u phỏt tri?n. Chỳng ta cung rỳt ra kinh nghi?m và th?y du?c vai trũ c?a hi?p h?i trong v? ki?n bỏn phỏ giỏ gi?y do EU kh?i ki?n. 3.3.3.4. Tỡm ki?m và dào t?o d?i ngu cỏn b? chuyờn mụn cao trong cụng tỏc XTXK Cú m?t d?i ngu cỏn b? cú trỡnh d? và nang l?c chuyờn mụn là yờu c?u h?t s?c quan tr?ng d?i v?i cỏc doanh nghi?p Vi?t Nam. Tuy nhiờn v?n d? d?t ra d?i v?i cỏc doanh nghi?p hi?n nay là ph?i cú chớnh sỏch tuy?n d?ng và thu hỳt ngu?i tài, cú k? ho?ch dào t?o và nõng cao nang l?c chuyờn mụn c?a nhõn viờn. Mu?n nhu v?y m?i doanh nghi?p c?n dua ra m?t ch? d? dói ng? th?a dỏng, m?t mụi tru?ng làm vi?c thu?n l?i d? m?i nhõn viờn d?u phỏt huy h?t nang l?c c?a mỡnh. Cỏc doanh nghi?p nờn t? ch?c cỏc khúa dào t?o, b?i du?ng cho nhõn viờn v? tỡnh hỡnh th? tru?ng, v? cỏc yờu c?u kh?t khe c?a th? tru?ng, v? cỏc quy d?nh phỏp lý, v? tõm lý tiờu dựng c?a khỏch hàng ,... d? nhõn viờn ý th?c du?c t?m quan tr?ng c?a vi?c nõng cao ch?t lu?ng s?n ph?m và vi?c d?m b?o cỏc quy d?nh dú. é?ng th?i cú cỏc bu?i ph? bi?n v? cỏc tiờu chu?n ch?t lu?ng trờn th? tru?ng th? gi?i, v? m?c tiờu ch?t lu?ng, m?c tiờu xu?t kh?u c?a cụng ty d? m?i nhõn viờn d?u n?m rừ tỡnh hỡnh và c? g?ng h?t mỡnh. Doanh nghi?p nờn d?u tu tuy?n d?ng chuyờn gia nu?c ngoài tu v?n và dào t?o nhõn viờn c?a cụng ty, c? cỏn b? ra nu?c ngoài h?c h?i kinh nghi?m, chu?n b? ngu?n l?c cho k? ho?ch phỏt tri?n lõu dài. K?T LU?N N?n kinh t? Vi?t Nam trong th?i gian qua dó cú bu?c phỏt tri?n dỏng k?. Bu?c sang th? k? 21, hoà nh?p v?i n?n kinh t? khu v?c và th? gi?i chỳng ta c?n ph?i m? r?ng quan h? kinh t? d?i ngo?i hon n?a, t?ng bu?c nh?m ph?c v? s? nghi?p cụng nghi?p hoỏ - hi?n d?i hoỏ d?t nu?c. Tru?c yờu c?u d?i m?i này, dũi h?i Hi?p h?i Da – Gi?y núi riờng ph?i d?i m?i co ch? và ch?t lu?ng ho?t d?ng, d?ch v? cung nhu ho?t d?ng c?a cỏc hi?p h?i ngành hàng núi chung m?i cú th? dỏp ?ng yờu c?u c?a khỏch hàng, d?t du?c m?c dớch d? ra. é?c bi?t trong giai do?n hi?n nay h? th?ng cỏc HI?p h?i ngày càng phỏt tri?n m?nh m?, s? lu?ng ngày càng nhi?u nờn c?n di?u ch?nh ngay t? giai do?n này. Hi?p h?i Da –Gi?y Vi?t Nam tham gia ho?t d?ng t? nh?ng nam g?n dõy cũn r?t non tr? và g?p nhi?u khú khan. Chớnh vỡ v?y, hoàn thi?n ho?t d?ng c?a Hi?p h?i là m?t yờu c?u b?c thi?t khụng ch? d?i v?i Hi?p h?i Da – Gi?y mà cũn d?i v?i cỏc Hi?p h?i khỏc ? Vi?t Nam d? cú th? d?ng v?ng trờn th? tru?ng. Nh?ng gi?i phỏp nờu trờn trong chuyờn d? s? cú ý nghia thi?t th?c d?i v?i Hi?p h?i Da – Gi?y xu?t kh?u Vi?t Nam d? phỏt tri?n ho?t d?ng c?a mỡnh hi?n nay và trong tuong lai. Trong quỏ trỡnh th?c t?p, em dó du?c cỏn b? trong V? Th? tru?ng trong nu?c – B? Cụng Thuong và cỏn b? c?a Hi?p h?i Da – Gi?y Vi?t Nam t?n tỡnh giỳp d?, em xin chõn thành c?m on. Em xin g?i t?i th?y giỏo, TS. T? L?i, ngu?i dó hu?ng d?n, giỳp d? em r?t nhi?u d? th?c hi?n chuyờn d? lũng bi?t on sõu s?c ! DANH M?C TÀI LI?U THAM KH?O 1. Ngh? d?nh s? 88/2003/Né – CP c?a Chớnh ph? quy d?nh v? t? ch?c; ho?t d?ng và qu?n lý H?i. 2. Chuyờn d? “QUY HO?CH T?NG TH? PHÁT TRI?N NGÀNH DA - GI?Y VI?T NAM é?N NAM 2010, T?M NHèN 2020” 3. Thụng tu S?: 37/2009/TT-BTC Hu?ng d?n v? vi?c khụng thu phớ ch?ng nh?n xu?t x? hàng hoỏ (C/O) 4. Chớnh Ph? - t? trỡnh Qu?c h?i ngày 17/4/2006 – D? ỏn Lu?t v? H?i s? 38/TTr - CP 5. Nguy?n Van Nam, Vi?n nghiờn c?u Thuong m?i, b? Thuong m?i – Hà N?i, 2004 – “gi?i phỏp nõng cao nang l?c ho?t d?ng c?a cỏc hi?p h?i ngnahf hàng nh?m d?y m?nh xu?t kh?u hàng húa c?a Vi?t Nam trong b?i c?nh h?i nh?p Kinh t? qu?c t?”. 6. Tr?n Van Th?ng, Vi?n nghiờn c?u Thuong m?i, b? Thuong m?i – Hà N?i, 2005 – “vai trũ c?a cỏc hi?p h?i ngành hàng d?i v?i ho?t d?ng thuong m?i" 7. Cỏc trang web: www.google.com.vn www.lefaso.org.vn www.moi.gov.vn www.sla.org.vn @fshoesleather@fpt.vnpt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2475.doc
Tài liệu liên quan