Lời nói đầu
Trong quá trình gần 4 năm học tập ở trường, với sự giúp đỡ giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, em đã hiểu khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế, đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động đến nó.Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít khó khăn và khó khăn lớn nhất có lẽ là sức cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong và ngoài nước.
Trước tình hình
126 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của mình luôn luôn đổi mới, tìm tòi và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Đối với doanh nghiệp sản xuất việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn và đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nên luôn là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Do đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một hoạt động thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong tất cả các công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm hợp lý hoá giá thành để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, được đối chiếu với thực tế kết hợp với nhận thức của bản thân về tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty đặc biệt là phòng kế toán và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Quốc Trân, em đã nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”
Nội dung bài viết luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 phần chính:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
Phần 3: Một số nhận xét đánh giá, đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Phần 1
Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
I. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất
1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được hiểu là: Toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Như vậy bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên, vật chất, về lao động và phải gắn liền với mục đích kinh doanh. Mặt khác khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp, cần phải xác định rõ các mặt sau:
Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định.
Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí.
2. Phân loại chi phí sản xuất
a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (phân loại theo yếu tố chi phí)
Chi phí sản xuất phân loại theo nội dung tính chất kinh tế được chia thành 5 loại:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ dùng vào sản xuất trong doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài , thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp( như dịch vụ cung cấp điện, nước, sửa chữa TSCĐ...)
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp ngoài các loại chi phí đã kể trên.
ý nghĩa cách phân loại trên
Việc phân loại CPSX theo nội dung, tích chất kinh tế có tác dụng to lớn đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất, cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động.
b) Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng (phân theo khoản muc)
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành các loại (thường gọi là các khoản mục) sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài) vật liệu phụ, nhiên liệu...sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên, vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT tính trên tiền lương cơ bản, và KPCĐ tính trên tiền lương cuả công nhân (lao động) trực tiếp sản xuất theo quy định. Không tính vào khoản mục khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của những nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại...), bao gồm các điều khoản sau (6 điều khoản):
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ… tại phân xưởng (đội, trại…) sản xuất theo quy định.
+ Chi phí vật liệu: Gồm vật liệu và các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại) sản xuất, như dùng để sửa chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí về các loại công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại…) sản xuất như: Khuân mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động…Chi phí dụng cụ sản xuất có thể bao gồm trị giá thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho (đối với loại phân bổ một lần) và số phân bổ về chi phí công cụ, dụng cụ kỳ này (đối với loại phân bổ nhiều lần) dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng (đội, trại…) sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng (đội, trại...) sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, khấu hao nhà xưởng…
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại...) sản xuất như chi phí về điện nước, điện thoại, thuê sửa chữa TSCĐ…
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền ngoài các khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng (đội, trại...) sản xuất
ý nghĩa cách phân loại:
Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức; là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức CPSX cho kỳ sau.
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm(phân loại theo quan hệ ứng xử của chi phí)
- Chi phí khả biến
Khái niệm: Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi mức độ hoạt động. Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, số km thực hiện, doanh thu bán hàng thực hiện.
Đặc điểm: - Xét về quy mô: Tổng chi phí khả biến tăng khi sản lượng tăng và ngược lại( tỉ lệ thuận). Xét về một đơn vị sản phẩm: thì giữ nguyên không đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí khả biến:
+ Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, dịch vụ
+ Đặc điểm sản phẩm
+ Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý
- Chi phí bất biến
Khái niệm: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi cùng với sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
Đặc điểm: - Xét về tổng số: Tổng số chi phí bất biến hầu như không thay đổi. Xét cho một đơn vị sản phẩm thì tỉ lệ nghịch (Sản lượng tăng thì chi phí bất biến cho một sản phẩm giảm xuống)
ý nghĩa: Khi tăng năng suất lao động( tăng sản lượng sản phẩm sản xuất) trong một đơn vị thời gian thì chi phí khả biến không đổi, nhưng giá thành của một đơn vị sản phẩm giảm, dẫn đến chi phí bất biến giảm xuống.
- Chi phí hỗn hợp
Khái niệm: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí. Các ví dụ điển hình về chi phí hỗn hợp là chi phí điện thoại, Fax, chi phí sửa chữa, bảo trì.
Đặc điểm:
+ Chi phí mang tính cố định hoặc bất biến khi hoạt động ở mức độ căn bản ( mức độ tối thiểu cần thiết)
+ Chi phí mang tính thay đổi hoặc khả biến khi mức độ hoạt động vượt mức căn bản( vượt mức tối thiểu)
ý nghĩa: Với mục đích quản lý chi phí, kiểm soát chi phí, lập kế hoạch các chi phí, các nhà quản trị phải phân tích chi phí hỗn hợp nhằm lượng hoá tách riêng yếu tố bất biến, khả biến trong chi phí hỗn hợp phục vụ cho việc phân tích và quản lý kinh doanh
ý nghĩa cách phân loại này:
Việc phân chia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị phân tích điểm hoà vốn(xác định sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn), tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch lợi nhuận(nếu bù đắp được chi phí bất biến mà dôi ra thì đó chính là lãi) và là cơ sở của các quyết định quản lý cần thiết nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả SXKD
d) Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này CPSX được chia ra thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó. Loại này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí như CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
ý nghĩa cách phân loại:
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn, hợp lý.
e) Phân loại theo cách thức kết chuyển của chi phí.
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào để bán lại. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm bao gồm chi phí NVLTT, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Như vậy chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm tiêu thụ, còn khi chưa tiêu thụ thì chúng được nằm trong sản phẩm tồn kho
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó không phải một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh.
Chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ khác nhau ở chỗ: Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào tính ngay vào thời kỳ đó, do đó chúng ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh. Nhà quản trị rất khó kiểm soát được chi phí thời kỳ nếu để những chi phí này phát sinh quá mức cần thiết. Ngược lại, chi phí sản phẩm chỉ tính ở kỳ mà sản phẩm được tiêu thụ. Chi phí sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến lợi tức doanh nghiệp. Nếu không tính đúng chi phí sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến nhiều kỳ, vì sản phẩm có thể được sản xuất ra kỳ này nhưng lại tiêu thụ ở kỳ khác.
ý nghĩa cách phân loại này:
Tạo điều kiện cho việc xác định giá thành công xưởng cũng như kết quả kinh doanh được chính xác.
f) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
- Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục sau:
+ Chi phí NVLTT
+ Chi phí NCTT
+ Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất:
+ Chi phí bán hàng và tiếp thị: Bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.Bao gồm: Chi phí tiếp thị, chi phí khuyến mại, chi phí quảng cáo, chi phí đóng gói sản phẩm tiêu thụ, chi phí vận chuyển bốc dỡ, lương nhân viên bán hàng, tiền hoa hồng bán hàng... của tất cả các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại dịch vụ
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liền quan tới việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Bao gồm: Lương cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm
ý nghĩa cách phân loại này:
Xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp. Cung cấp thông tin có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính
g) Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát
Bao gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Đó là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi, quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với những loại chi phí đó. Như vậy, các nhà quản trị cấp cao có nhiều quyền quyết định và kiểm soát chi phí hơn.
Ví dụ chi phí tiếp khách sẽ là chi phí kiểm soát được của người quản lý bán hàng nếu anh ta có quyền quyết định tổng số tiền và cách thức tiếp khách hàng. Mặt khác, chi phí khấu hao phương tiện kho hàng không phải là chi phí kiểm soát được của người quản lý bán hàng vì họ không có quyền quyết định việc xây dựng kho hàng và như vậy thường ở các cấp quản lý thấp mới có những chi phí không kiểm soát đựơc
Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết định.Bao gồm các chi phí
Chi phí chênh lệch: Mỗi phương án sẽ có một số chi phí liên quan và chúng được đem so sánh với chi phí của các phương án khác. Một số chi phí ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác cac loại chi phí này được gọi là chi phí chênh lệch.
Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án hành động này để thay thế một phương án hành động khác. Chi phí này không có trên sổ sách kế toán nhưng chi phí này được xem xét một cách rõ ràng, dứt khoát trong mọi quyết định của nhà quản lý. Tất cả mọi phương án hành động trước mắt nhà quản lý đều là một sự hỗn hợp các nét đặc trưng tốt và xấu. Khi bỏ phương án đang theo thì những điểm tốt có thể bị mất đi cùng các điểm xấu. Điểm tốt thực của một phương án bị bỏ trở thành chi ph í cơ hội của phương án được chọn.
Chi phí thích đáng và không thích đáng. Chi phí thích đáng cho việc ra quyết định là mọi chi phí có thể tránh được. Đó là chi phí có thể hạn chế toàn bộ hoặc một phần như là kết quả của sự lựa chọn giữa hai phương án trong một tình huống ra quyết định. Tất cả các chi phí đều đươc xem là có thể tránh được ngoại trừ các chi phí chìm( là loại chi phí doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù DN chọn phương án hành động nào) và chi phí tương lai không chênh lệch nhau giữa các phương án.
B.Giá thành sản phẩm
Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
2.Phân loại giá thành sản phẩm
a) Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế.
- Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức
Giá thành định mức là giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp để đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.Khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành
- Giá thành thực tế
Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - kỹ thuật- tổ chức và công nghệ...để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như các đối tác liên doanh liên kết.
ý nghĩa cách phân loại này:
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt( hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp
b) Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng)
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất
- Giá thành tiêu thụ(còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ sản phẩm
=
Giá thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý DN
+
Chi phí bán hàng
ý nghĩa cách phân loại này
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá thành sản phẩm
Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
==
+
-
Hơn nữa, giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Những quan điểm và quy định đó đôi khi không hoàn toàn phù hợp với bản chất của chi phí và giá thành sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng đầy đủ dể sử dụng thông tin cho thích hợp.
Trong công thức tính giá thành sản phẩm nêu trên, giá thành sản phẩm được hiểu là giá thành sản xuất, chi phí bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm; không bao gồm chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính trừ vào thu nhập của số sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả.
II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
A.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
a) Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
- Khái niệm: Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn, phạm vi tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí
- Đối tượng: Xác định đối tượng hạch toán chi phí là khâu đầu tiên của hạch toán chi phí, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của DN trong DNSX
Đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng giai đoạn công nghệ sản xuất, từng phân xưởng sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, từng chi tiết, từng bộ phận sản phẩm hoặc là từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
b) Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cũng phải dựa vào rất nhiều nhân tố cụ thể:
Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm
Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp
Khả năng trình độ quản lý, hạch toán.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, từng hạng mục công trình trong doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu). nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng loại bàn, ghế trong doanh nghiệp mộc; từng loại máy công cụ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo…). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành (Ví dụ: từng loại bánh kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công nghiệp dệt…).
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất. ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tùy theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hòan thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng trong việc xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông tin kế toán. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng tính giá thành cụ thể như thế nào (mức độ tổng hợp hay chi tiết…) còn phụ thuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình độ hạch toán của doanh nghiệp.
c) Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng... và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành... theo đơn vị tính giá thành quy định
Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một cần dựa vào các cơ sở sau đây:
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạp
Với sản xuất giản đơn
- Đối tượng chi phí sản xuất là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặc nhóm sản phẩm (Nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động)
- Đối tượng tính giá thành: Sản phẩm cuối cùng
Với sản xuất phức tạp
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm
- Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo
Loại hình sản xuất: Đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn
Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ:
- Đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt
- Đôí tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng
Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp mà
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ
-Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm
Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Trình độ cao hay trình độ thấp.
Với trình độ cao Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau ngược lại với trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
2.Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
a)Phương pháp hạch toán CPSX
- Khái niệm: Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí
- Phân loại: Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm...Như vậy, tên gọi của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là tên gọi của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
- Nội dung chủ yếu: là kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng
b)Phương pháp chung tính giá thành sản phẩm
- Khái niệm: Là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
- Phân loại:
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể ,kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật- nghiệp vụ sau:
Kế toán tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xác định là tập hợp theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giá thành lại tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng loại hình sản xuất để xác định. Vì vậy, có thể chia ra nhiều phương pháp:
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn)
Công thức:
Zsản xuất = DĐK + C – DCK
Trong đó:
Zsản xuất : Tổng giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm
DĐK ,DCK : Chi phí SXKDD đầu kỳ và cuối kỳ
C : Chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ
Sau đó căn cứ vào tổng giá thành và khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành để tính ra giá thành đơn vị:
Trong đó:
z : Giá thành đơn vị của loại sản phẩm
q : Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trường hợp quy trình công nghệ sản xuất không có sản phẩm làm dở (sản xuất điện, nước) hoặc sản phẩm làm dở ít và ổn định nên không đánh giá thì Zsản xuất = C
Điều kiên áp dụng phương pháp này:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác( quặng, than, gỗ…
Đối tượng hạch toán CPSX là từng loại SP riêng biệt
Đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm hoàn thành
Kỳ tính giá thành thường cuối hàng tháng, hàng quý.
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Nếu gọi các loại sản phẩm là A, B, C...
Hệ số giá thành của từng loại là HA, HB, HC...
Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm là QA, QB, QC...
à QH là tổng sản lượng tiêu chuẩn của toàn bộ các loại sản phẩm:
QH = QA HA + QB HB + QC HC…
Căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ của cả quy trình công nghệ và căn cứ vào giá trị sả._.n phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra tổng giá thành của “liên sản phẩm”
ZL = DĐK + C – DCK
Căn cứ vào tổng giá thành liên sản phẩm và tổng sản lượng tiêu chuẩn để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Điều kiện áp dụng
Trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản suất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất( VD: Trong công nghiệp hóa chất)
*Phương pháp tính gía thành theo tỷ lệ
áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo( dụng cụ, phụ tùng)... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch( hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng quy trình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính lại vừa thu được sản phẩm phụ( Các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…)
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.
ZC = DĐK + C - DCK - CP
Phương pháp tính giá thành theo giai đoạn công nghệ (Phương pháp phân bước)
Trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp để tạo ra thành phẩm thì phải qua nhiều giai đoạn sản xuất chế biến, sản phẩm của giai đoạn trước thành đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo, người ta gọi quy trình công nghệ phức tạp trong trường hợp này là quy trình công nghệ phức tạp kiều liên tục, kế toán thường sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước để tính giá thành của các đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo việc xác định đối tượng tính giá thành mà phương pháp này được chia làm 2 loại:
* Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp phân bước kết chuyển tuần tự theo khoản mục)
- Điều kiện áp dụng: Đối tượng tính giá thành vừa là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất, vừa là thành phẩm ở giai đoạn cuối.
- Nội dung: Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào CPSX đã tập hợp được ở từng giai đoạn lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm ở giai đoạn kế tiếp. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng
Chi phí NVL
Chi phí chế biến bước 1
Giá thành bán thành phẩm bước 1
Kho BTP 1
Bán ra ngoài
BTP bước 1
Chi phí chế biến bước 2
Giá thành bán thành phẩm bước 2
Kho BTP 2
Kho thành phẩm
BTP bước n-1
Chi phí chế biến bước n
Tổng giá thành thành phẩm
Sơ đồ 1: công nghệ sản xuất chế tạo theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
* Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp phân bước kết chuyển chi phí song song)
- Điều kiện áp dụng: Đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.
- Nội dung: Căn cứ vào số liệu CPSX đã tập hợp được ở từng giai đoạn sản xuất để tính phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm để tổng hợp và tính ra tổng giá thành, giá thành đơn vị của thành phẩm.
Sơ đồ 2: công nghệ sản xuất chế tạo theo phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Chi phí bước n
Chi phí bước n-1
Chi phí bước 1
Chi phí NVLC
Tổng giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành theo công việc (theo ĐĐH)
Điều kiện áp dụng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, sản xuất từng mặt hàng riêng biệt, sản xuất được tiến hành theo các đơn đặt hàng.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH. Công tác tính giá thành được thực hiện khi ĐĐH đã hoàn thành.
Khi mỗi ĐĐH bắt đầu sản xuất, kế toán mở cho ĐĐH đó một phiếu tính giá thành theo ĐĐH. Khi ĐĐH còn trong quá trình sản xuất thì toàn bộ các chi phí được phản ánh trên phiếu tính giá thành là CPSXDD của ĐĐH đó, khi ĐĐH hoàn thành thì kế toán tổng hợp các chi phí đã phản ánh trên phiếu tính giá thành theo ĐĐH thành giá thành sản xuất thực tế của ĐĐH đó.
Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành
Đối tượng hạch toán CPSX
Đối tượng tính giá thành
Phương pháp tính giá thành
Từng SP, từng công trình
Chính là từng SP, từng công trình
Phương pháp giản đơn. Trong DN sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn
Nhóm sản phẩm (A,B…)
Từng SP A,B…trong nhóm
Phương pháp hệ số trong quá trình sản xuất sản xuất ra nhiều loại SP chính khác nhau nếu có hệ số kỹ thuật
Nhóm sản phẩm
Từng sản phẩm trong nhóm
Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ nếu có giá thành kế hoạch của từng sản phẩm
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất
Sản phẩm chính hoàn thành
Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ nếu trong quá trình sản xuất vừa thu được SP chính vừa thu được SP phụ
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từng giai đoạn
Nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất
Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từng giai đoạn
Thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng
Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Từng đơn đặt hàng
Từng đơn đặt hàng
Phương pháp tính giá thành theo công việc ( theo đơn đặt hàng)
3.Nhiệm vụ hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Với chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí và giá thành làm cơ sở cho việc đánh giá và đề ra các quyết định kinh doanh, hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yêú sau:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất
- Thanh toán chính xác kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp tiến hành.
- Xác định chính xác kết quả hạch toán nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng như tình hình chấp hành các dự toán chi phí, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh
B.Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.Hạch toán chi phí NVLTT
Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ.
Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng, đội, trại…và các chứng từ khác có liên quan để để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan (nếu vật liệu xuất dùng chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất).
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức hạch toán riêng cho từng đối tượng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho cho các đối tượng liên quan.
Tiêu thức phân bổ thường dùng là:
Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu thức phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất…
Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất…
Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
- Kết cấu tài khoản 621
Bên nợ: Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ
Bên có: -Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho.
-Trị giá của phế liệu thu hồi ( nếu có )
-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau
Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm, không qua kho
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Trường hợp cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho
Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
TK 331
TK 111,112,141
TK 152.(TK 611)
TK 621
TK 152(TK611)
TK 154(TK631)
Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thông thường chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công trình sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày…) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là:
+ Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch)
+ Giờ công định mức
+ Giờ công thực tế
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
Kết cấu của tài khoản 622
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
TK 154 (TK631)
Sơ đồ 4: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định tính vào chi phí nhân công trực tiếp
Doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuát
Tiền lương, phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất
Cuối kỳ tính toán kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm
TK 338
TK 335
TK 334
TK 622
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau
3.Hạch toán các chi phí trả trước
- Khái niệm: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó.
Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 142: “ Chi phí trả trước” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi p hí trả trước thực tế phát sinh chỉ liên quan đến một năm tài chính cần phải phân bổ dần.
TK 242: “ Chi phí trả trước dài hạn” là những chi p hí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán, do vậy cần phân bổ cho các niên độ có liên quan
Kết cấu các tài khoản này
Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản chi p hí trả trước đã phân bổ vào phí kinh doanh trong kỳ này.
Dư nợ: Các khoản chi p hí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh
TK 142 chi tiết làm 2 TK cấp 2:
TK 1421: “ Chi phí trả trước”
TK 1422 : “Chi phí chờ kết chuyển”
- Khi phát sinh các khoản chi phí ngắn hạn kế toán ghi:
Nợ TK1421
Nợ TK1331
Có TK 1532, 1533, 111, 112…
- Hàng tháng kế toán xác định giá trị hao mòn của mỗi lần xuất dùng
Nợ TK 152, 153, 641…
Có TK 1421
- Đối với các khoản chi phí phải trả dài hạn( có liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên ), khi phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 242
Nợ TK 1331
Có TK 1531, 2413, 111, 112…
- Căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí, tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí trong năm tài chính:
Nợ TK 635, 241, 627, 641, 642
Có TK 242
- Chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Nợ TK 1422 hoặc TK 242
Có TK 641, 642
- Kết chuyển dần hoặc một lần vào TK xác định kết quả ( tuỳ thuộc doanh thu lớn hay nhỏ):
Nợ TK 911
Có TK 1422
Có TK 242
4.Hạch toán chi phí phải trả:
- Khái niệm: Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm bảo đảm cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Để theo dõi chi phí phải trả, kế toán sử dụng tài khoản 335 “ chi phí phải trả”.
Kết cấu TK 335
Bên nợ : Tập hợp chi phí thực tế phải trả phát sinh
Bên có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận( đã tính trước) vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch
Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh
- Định kỳ (tháng, quý, năm), căn cứ vào kế hoạch, tiến hành trích trước chi phí phải trả( ngắn hạn, dài hạn) đưa vào chi p hí kinh doanh
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335
- Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế trong kỳ ghi:
Nợ TK 335
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112, 152…
- Trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí:
Nợ TK 622, 627, 642, 811
Có TK 335
- Trường hợp chi phí trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí liên quan
Nợ TK 335
Có TK 627, 641, 642…
5.Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp cũng thường phát sinh các khoản thiệt hại như là thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất
a)Thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, mẫu mã theo quy định. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng có thể chia ra: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật có thể sửa chữa được, có thể khôi phục được giá trị của sản phẩm hỏng. Chi phí bỏ ra ít và có lợi về mặt kinh tế do đó khi phát sinh chi phí sửa chữa được tính vào giá thành của sản phẩm chính
- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được là những sản phẩm về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa bỏ ra không có lợi về mặt kinh tế. Khi chi phí của sản phẩm hỏng không thể sửa chữa phát hiện ra từ sản xuất và từ kho thành phẩm thì kế toán ghi:
Nợ Tk 154( sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được )
Có TK 154, TK 155: Giá thực tế SP hỏng không sửa chữa được
Khi xử lý SP hỏng không sửa chữa được thì tuỳ theo biên bản giải quyết cấp có thẩm quyền thì kế toán ghi:
Nợ TK 1388: Bồi thường
Nợ TK 811 : DN chịu thiệt hại
Có TK 154: Giá thực tế của SP hỏng không sửa chữa được
b)Thiệt hại ngừng sản xuất
Nếu thiệt hại ngừng sản xuất bất thường như thiên tai hoặc thiếu nguyên vật liệu để sản xuất thì những chi phí thiệt hại đột xuất ngoài kế hoạch này cũng được tập hợp vào T K154( chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất)
Nợ TK 154: Thiệt hại ngừng sản xuất
Có TK 334, 338, 152, 111, 112
Khi xử lý số thiệt hại này
Nợ TK 1388: Bồi thường người gây ra thiệt hại
Nợ TK 811: Doanh nghiệp chịu thiệt hại
Nợ TK 415: Quỹ dự phòng tài chính bù đắp
Có TK 154: Thiệt hại ngừng sản xuất
6. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
- Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”
Kết cấu tài khoản 627
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ( Nếu có )
- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến cho các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng( sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp( theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…
Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi( biến phí sản xuất chung), kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức:
Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng biến phí sản xuất chung cân phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường( mức công suất bình thường là mức sản phẩm ạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức:
Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí SXC tính cho lượng sản phẩm chênh loch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ( còn gọi là định phí SXC không phân bổ) Công thức phân bổ như sau
Mức định phí
sản xuất chung
phân bổ cho mức
sản phẩm thực tế
=
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường
x
Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm sx
thực tế
Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế với công suất bình thường sẽ tính như sau:
Mức định phí sản xuất chung(không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch
=
Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ
-
Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế
mua ngoài, chi khác bằng tiền
Chi phí dich vụ
CPSXC không được phân bổ – ghi nhận CPSXKD trong kỳ
TK 153 (142, 242)
TK 152
TK 334, 338
TK 627
TK 154
CPSXC phân bổ
TK 214
TK 111,112,141,331
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí vật liệu
Chi phí CCDC
Chi phí khấu hao TSCĐ
vào chi phí chế biến trong kỳ
TK 632
Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
4.Tổng hợp CPSX, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
a) Tổng hợp CPSX
Trong trường hợp này kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản 154.
Bên nợ :
Kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến và các chi phí thuê chế biến
Bên có :
Giá trị phế liệu thuê ngoài chế biến thu hồi (nếu có), các khoản giảm trừ giá thành.
Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành.
Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Chi phí thuê ngoài chế biến gia công chưa hoàn thành.
Sơ đồ 6: Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX
Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí
Cuối tháng kết chuyển (hoặc phân bỏ) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí
Giá thành sản phẩm bán ngay cho khách hàng không qua kho
Giá thành sản phẩm gửi bán không qua kho
Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho
Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành
TK 621
TK 622
TK 627
TK 155
TK 157
TK 632
TK 154
b)Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
Dck , Dđk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
Cvl : Chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ.
STP : Sản lượng thành phẩm
Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng
Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán trưởng thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm
Giá trị sản phẩm dở dang
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí đinh mức áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng định mức chi phí sản xuất hợp lý.
C. Hạch toán CPSX theo phương pháp KKĐK
1.Hạch toán chi phí NVL
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 “ CPNVLTT”.Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường
Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động SXKD trong kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
TK 621 cuối kỳ không có số dư
- Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ được xác định vào cuối kỳ và ghi nhận bằng bút toán:
Nợ TK 621 ( chi tiết đối tượng)
Có TK6111: giá trị vật liệu xuất dùng
- Cuối kỳ kết chuyển CPNVL vào giá thành sản phẩm lao vụ
Nợ Tk 631(chi tiết đối tượng)
Có TK 621(chi tiết đối tượng)
2. Hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp
TK sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên.Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng
Nợ TK 631(chi tiết đối tượng)
Có TK 622(chi tiết đối tượng)
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành
Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng)
Có TK 627( chi tiết phân xưởng)
4.Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
Kết cấu của tài khoản 631
Bên nợ:
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ kết chuyển từ TK 154 sang
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (kết chuyển từ các TK 621, 622, 627)
Bên có:
Các khoản làm giảm chi phí (giá trị sản phẩm hỏng bắt bồi thường, phế liệu sản phẩm hỏng thu hồi)
kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ sang tài khoản 154
Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 7: Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐH
kết chuyển trị giá SPDD cuối kỳ
TK 154
TK 621
TK 622
TK 627
TK 631
TK 632
kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ
Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT
Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT
Cuối kỳ kết chuyển CPSXC
Giá thành sản xuất của SP hoàn thành trong kỳ
Tổ chức hệ thống sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.Sổ chi tiểt
Kế toán sử dụng sổ chi phí sản xuất kinh doanh để hạch toán chi tiết. Sổ này dùng chung cho các TK 621, TK 622, TK627, TK 154, TK 631, TK142, TK 335.Mỗi TK được mở trên một trang riêng hoặc một sổ riêng.
2. Sổ tổng hợp
Theo chế độ kế toán hiện hành, để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức kế toán: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chứng từ. Mỗi hình thức có một hệ thống sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khác nhau:
* Hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc điểm:
- Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là sổ nhật ký chung và sổ cái
- Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào 2 loại sổ kế toán là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
- Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ tổng hợp( TK cấp 1)
Sơ đồ 8: trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung
Sổ kế toán chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Nhật ký chung(nhật ký chuyên dùng)
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Báo cáo quỹ hàng ngày
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
* Hình thức Nhật ký sổ cái
Đặc điểm
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào một quyển sổ duy nhất gọi là nhật ký sổ cái
- Tách biệt việc ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết gh i vào 2 loại sổ khác nhau là sổ kế toán phản ánh tài khoản cấp 1 và sổ kế toán phản ánh các tài khoản cấp 2,3,n…
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối kỳ vì ở sổ cái đã có dòng cộng cuối kỳ của nhật ký sổ cái
- Sổ kế toán tổng hợp trong hình thức này chỉ có một loại sổ duy nhất là nhật ký sổ cái còn các loại sổ chi tiết thì căn cứ vào chi tiết của mỗi loại tài khoản để thiết kế mẫu sổ thích hợp. Tuy nhiên, các mẫu sổ đều phải có các yếu tố cơ bản như:
+ Số hiệu, ngày tháng chứng từ
+ Nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính
+ Số lượng, đơn giá, thành tiền.
- Hình thức nhật ký sổ cái là loại có sớm ở nước ta từ thời Pháp, hình thức này ghi chép đơn giản, số lượng ít, phù hợp với những đơn vị quy mô nhỏ, ít phức tạp, phân công lao động đơn giản, các đơn vị Hành chính sự nghiệp.
Sơ đồ 9: Hệ thống hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký sổ cái
Báo cáo quỹ hàng ngày
Bảng chi tiết số phát sinh
BCĐ kế toán và các BCKT khác
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
* Hình thức Chứng từ ghi sổ
Đặc điểm
- Tách rời trình tự ghi sổ theo thứ tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp đó là: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở chứng từ gốc để làm thủ tục đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái.
- Đối với những hoạt động thực tế có cùng loại để đơn giản việc ghi sổ từng chứng từ gốc người ta lập bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ trước khi lập chứng từ ghi sổ
- Đối với chứng từ gốc có liên quan đến việc thu chi, các chứng từ thương mại thì phải kế toán vào sổ báo cáo quỹ hàng ngày, sau đó từ báo cáo quỹ để lập chứng từ ghi sổ đối với các tài khoản phải theo dõi chi tiết. Sau khi vào sổ cái phải căn cứ vào chứng từ gốc kèm sau chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ chi tiết cho phù hợp. Cuối tháng lập bảng cân đối tài khoản để đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ về số phát sinh và đối chiếu với các tài khoản cùng loại trong bảng chi tiết số phát sinh.
- Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản và bảng chi tiết số phát sinh sau khi đã đối chiếu khớp đúng để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác
Sơ đồ 10: hệ thống hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo quỹ hàng ngày
Bảng chi tiết SPS
Bảng cân đối tài khoản
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
BCĐ kế toán và các BCKT khác
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
* Hình thức Nhật ký chứng từ
Đặc điểm
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống, theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại vào sổ kế toán tổng hợp gọi là nhật ký chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký, vừa là chứng từ ghi sổ để cuối tháng từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. Vì vậy, không có bảng cân đối tài khoản. Nhật ký chứng từ được phản ánh theo bên có tài khoản
- Có thể kết hợp một phẩn kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp trong từng nhật ký nhưng theo xu hướng chung người ta không kết hợp vì làm cho mẫu số phức tạp.
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng vì cuối của nhật ký chứng từ của mỗi tháng đều có số tổng cộng của mỗi tài khoản cấp 1
- Nhật ký chứng từ bao gồm các nhật ký chứng từ và các bảng kê:
+ Nhật ký chứng từ phản ánh bên có các tài khoản
+ Bảng kê phản ánh bên nợ các tài khoản
Cụ thể:
Nhật ký chứng từ phản ánh bên có các tài khoản
Nhật ký chứng từ số 1 phản ánh bên có TK 111
Nhật ký chứng từ số 2 phản ánh bên có TK 112
Nhật ký chứng từ số 3 phản ánh bên có TK 113
Nhật k._.uân
=
Tổng CPNCTT dư đầu kỳ + Tổng CPNCTT phát sinh trong kỳ
Tổng giờ công đã thanh toán + Tổng giờ công phát sinh trong tháng
+CPSXC cho sản phẩm hoàn thành nhập kho
=
CPNCTT
*
Tỷ lệ phân bổ
Trong đó
Tỷ lệ phân bổ
=
Tổng CPSXC dư đầu kỳ + Tổng CPSXC phát sinh trong kỳ
Tổng CPNCTT dư đầu kỳ + Tổng CPNCTT phát sinh trong kỳ
* Giá thành thực tế sản phẩm là tổng các khoản mục trên
Giá thành của sản phẩm hoàn thành
=
CPNVLTT tính cho thành phẩm
+
CPNCTT tính cho thành phẩm
+
CPSXC phân bổ cho thành phẩm
Sau đó kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
Giá trị SPDD cuối kỳ
=
Giá trị SPDD đầu kỳ
+
Giá trị SPDD phát sinh trong kỳ
-
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Tính giá thành cho đơn đặt hàng
Cũng tương tự như tính giá thành theo sản phẩm, chỉ khác là đến kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đều là sản phẩm dở dang, khi đơn đặt hàng hoàn thành mới tiến hành tính giá thành.
Sau khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán ghi vào bảng tính giá thành của từng sản phẩm, số liệu đó được chuyển vào sổ cái TK 154.
Trong năm 2006, theo kế hoạch Công ty giao cho xưởng máy công cụ sản xuất 24 máy tiện T18A. Trong tháng 1, công ty đã hoàn thành và nhập kho 8 máy. Kế toán tiến hành tính giá thành cho 8 máy theo trình tự sau:
Trước hết là căn cứ vào các bảng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh của các xưởng tham gia chế tạo máy tiện T18A ta tập hợp được chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của sản phẩm máy tiện T18A như sau: (Biểu 23)
Xưởng
Rèn
Cơ khí chế tạo
Lắp ráp
Cộng phát sinh
Giờ
3.062,7
2.856,76
3.260,64
9.180,1
TK 621
20.102.745
61.785.966
10.118.560
92.007.271
TK 621-BTP
31.265.153
31.265.153
TK 622
7.675.432
9.264.473
8.261.532
25.201.437
TK 627
10.241.128
8.217.588
11.875.623
30.334.339
Cộng
38.019.305
110.533.180
30.255.715
178.808.200
Căn cứ vào số dư đầu kỳ của TK 154 của các xưởng tham gia sản xuất máy tiện T18A theo từng khoản mục chi phí để biết được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ chi tiết theo từng khoản mục:
Đối với vật tư:
- Thép các loại thực cấp cho 8 máy
82.856.904
* 8
=
27.618.968 đ
24
- Tôn các loại thực cấp cho 8 máy
10.525.440
* 8
=
3.508.480 đ
24
- Động cơ điện thực cấp cho 8 máy : 1.692.666 * 8 = 13.541.328 đ
- Công tắc tơ GMC-9: 220V thực cấp cho 8 máy: 1.073.460 * 8 = 8.587.680 đ
- Biến thế BT250 thực cấp cho 8 máy: 300.000*8 = 2.400.000 đ
- Rơ le thời gian thực cấp cho 8 máy: 301.000 * 8 = 2.408.000 đ
….
à Tổng vật tư cho 8 máy là: 115.681.511 đ
Bán thành phẩm đúc:
Căn cứ vào bản định mức bán thành phẩm cho một máy tiện T18A là 1503,3 kg; đơn trọng 1kg để tính giá thành là 7.100đ.
Vậy chi phí về bán thành phẩm đúc xuất cho 8 máy là:
1503,3 x 7100 x 8 = 85.378.728 đ
Đối với chi phí NCTT
Thực tế giờ công chế tạo một máy tiện T18A được xác định căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm theo định mức thời gian mà bộ phận kỹ thuật lập ra như sau
- Công nghệ tạo phôi của phân xưởng rèn : 1.220 h
- Gia công cơ khí toàn bộ : 744 h
- Lắp ráp và sơn máy : 642,88 h
- Tổng cộng giờ công thực tế để sản xuất cho 1 máy là :2.606,88 h
Tính đơn giá tiền lương bình quân 1h công sản xuất tháng 1/2005 căn cứ vào bảng sau: (Biểu 24)
Nội dung
Dư đầu kỳ
PS trong kỳ
Cộng
Giờ thực tế
23.460,1
9180,1
32.640,2
CPNCTT
52.307.928
25.201.437
77.509.365
Đơn giá bình quân 1h công
2.374,66
Vậy chi phí NCTT sản xuất máy tiện T18A là:
= 2.606,88 x 8 x 2.347,66 = 49.523.808 đ
Khoản mục CPSXC
Đối với khoản mục này thì kế toán căn cứ vào Chi phí NCTT đã tập hợp được trong kỳ và tổng CPSXC thực tế phát sinh để tính ra tỷ lệ CPSXC của từng xưởng trong tháng, sau đó lấy tỷ lệ đó nhân với Chi phí NCTT của từng sản phẩm để tính ra phần CPSXC được phân bổ vào giá thành của sản phẩm đó
Việc tính toán được thực hiện thông qua bảng sau: (Biểu 25)
Nội dung
Dư đầu kỳ
PS trong kỳ
Cộng
CP SXC
58.081.133
30.334.339
88.415.472
CP NCTT
52.307.928
25.201.437
77.509.365
Tỷ lệ CPSXC
1,141
- Như vậy CPSXC tính cho 8 máy hoàn thành nhập kho là:
= 49.523.808 * 1,141 = 56.506.665 đ
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành:
115.681.511 + 85.387.728 + 49.523.808 + 56.506.665 = 307.099.712
- Giá thành một máy tiện T18A:
307.099.712 : 8 = 38.387.464 đ
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
301.606.128 + 178.808.200 - 307.099.712 = 174.017.012
- Số liệu này được ghi vào bảng tính giá thành máy tiện T18A (Biểu 26)
Biểu 26: Bảng tính giá thành máy tiện T18A
Tháng 1/2005
Số lượng: 8 máy
Khoản mục
Dư ĐK
PS tại xưởng Rèn
PS tại xưởng CKCT
PS tại xưởng Lắp ráp
Cộng phát sinh
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Dư CK
CP NVLTT
120.257.460
20.102.745
61.785.966
10.118.560
92.007.271
115.681.511
14.460.189
96.583.220
CP BTP
70.959.607
31.265.153
31.265.153
85.387.728
10.673.466
16.837.428
CP NCTT
52.307.928
7.675.432
9.264.473
8.261.532
25.201.437
49.523.808
6.190.476
27.985.557
CP SXC
58.081.133
10.241.128
8.217.588
11.875.623
30.334.339
56.506.665
7.063.333
31.908.807
Cộng
301.606.128
38.019.305
110.533.180
30.255.715
178.808.200
307.099.712
38.387.464
174.017.012
Phần 3
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
I. Một số nhận xét về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
1.Những ưu điểm cơ bản
Thứ nhất: Về bộ máy kế toán:
Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty gồm có 16 người làm việc tại phòng kế toán và một số kế toán phụ trách trực tiếp tại các xưởng sản xuất chính. Nhân viên kế toán hầu hết có trình độ đại học, có kinh nghiệm để đảm đương khối lượng lớn các công việc của Công ty. Đặc biệt, việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán cũng góp phần giảm nhẹ công việc của kế toán, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.
Thứ hai: Về hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của bộ tài chính. Tuy nhiên do đặc thù của Công ty kế toán mở thêm một số tài khoản chi tiết, vì vậy, việc theo dõi, cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác hơn. Đặc biệt trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã mở tài khoản chi tiết cho các tài khoản 154, 621.
Việc phân chia này không có trong chế độ kế toán nhưng nó đảm bảo cho công tác quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm được chặt chẽ mà không ảnh hưởng đến báo cáo kế toán.
Thứ ba: Về hệ thống sổ sách kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ là hợp lý, phù hợp với một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đội ngũ nhân viên kế toán nhiều, trình độ cao. Đặc biệt hình thức ghi sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế tóan, giảm bớt khối lượng ghi sổ và tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Đối với phần hành kế toán chi phí, giá thành, kế toán sử dụng bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao nhằm tập hợp chi phí sản xuất, chi tiết cho từng sản phẩm, từng hợp đồng là phù hợp với quy định. Số liệu trên các bảng phân bổ là cơ sở để kế toán lên bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 vào cuối tháng. Đặc biệt, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều nên việc Công ty mở bảng phân bổ vật liệu - công cụ dụng cụ, bảng kê số 4 cho từng phân xưởng giúp cho việc tập hợp chi phí nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả hơn. Bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ của Công ty được phản ánh chi tiết đến từng tài khoản cấp 2 như: TK1521, 1522… giúp cho việc cung cấp thông tin được dễ dàng cụ thể. Ngoài những loại sổ bắt buộc, do yêu cầu quản lý, kế toán mở thêm một số sổ chi tiết như: sổ chi tiết phân bổ Nợ TK622, sổ chi tiết phân bổ nợ TK627…nhằm theo giõi đối tượng kế toán chặt chẽ hơn. Nhìn chung, mẫu sổ kế toán và phương pháp ghi chép tuân thủ đúng chế độ hiện hành.
Thứ tư: Về việc xây dựng hệ thống định mức chi phí
Công ty đã xây dựng một hệ thống định mức chi phí khá phù hợp và chi tiết cho từng loại sản phẩm nên đã góp phần kiểm soát chi phí một cách dễ dàng, khoa học. Phòng kỹ thuật căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của các kỳ trước, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân hiện tại để xây dựng định mức vật tư, xây dựng định mức bán thành phẩm, định mức giờ công nên hệ thống định mức của Công ty là khá chính xác, đó cũng là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Nhờ đó mà công tác tập hợp chi phí, tính giá thành được thực hiện nhanh chóng, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho việc ra quyết định quản lý.
Thứ nămViệc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm sản phẩm của Công ty (gồm hai luồng sản phẩm: Sản phẩm sản xuất theo kế hoạch và sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng) vì vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoặc đơn đặt hàng hoàn thành là hợp lý và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh
Những tồn tại và nhược điểm cần khắc phục
Nhìn chung, công tác kế toán ở Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội được tổ chức khá hợp lý, tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời, chính xác cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan nên trong công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm vẫn còn có một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán
Hiện nay, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội chỉ sử dụng phần mềm kế toán AC – Soft cho việc hạch toán chi tiết vật tư, còn lại kế toán vẫn làm thủ công với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Điều này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc hạch toán và không khai thác hết các chức năng của phần mềm AC-Soft. AC-Soft cho phép mỗi chứng từ chỉ nhập một lần nhưng ở Công ty mỗi chứng từ vẫn phải ghi nhiều lần, trong khi đó khối lượng công việc nhiều, như vậy rất tốn thời gian và công sức của kế toán viên
Thứ hai: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng.
Trong quá trình sản xuất của công ty, thực tế có phát sinh các khoản thiệt hại bao gồm: Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất.
Trong công tác kế toán, Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính phẩm. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc ghi chép kế toán. Tuy nhiên, nó không phản ánh được thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại (chi phí) ngoài ý muốn của con người. Vì vậy, nó sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận, địa điểm… hư hỏng và việc khắc phục những thiệt hại không cần thiết cũng như việc quy trách nhiệm bồi thường khi cần thiết.
Thứ ba: Về việc hạch toán lương nghỉ phép của công nhân SX
Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội, thực chất kế toán tiền lương không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất do khoản này ít biến động giữa các kỳ. Tuy nhiên ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng chi phí này là ổn định. Nếu trong tháng nào đó số công nhân nghỉ phép đột nhiên tăng lên mà Công ty lại không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép thì hậu quả là sẽ gây ra sự biến động đến chi phí sản xuất trong kỳ đó.
Thứ tư: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ
Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội tất cả các loại công cụ xuất dùng cho sản xuất không kể giá trị lớn hay bé, thời gian sử dụng dài hay ngắn đều được tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không phân bổ cho các kỳ tiếp theo. Đây chính là khoản mục làm tăng chi phí trong kỳ, không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành.
Thứ năm: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung:
Tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội ,chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp là khá hợp lý nhưng nó chưa gắn với mức công suất hoạt động thực tế của máy móc vì vậy khi mà máy móc hoạt động không hết công suất thì những khoản chi phí sản xuất chung cố định vẫn được tính hết vào giá thành làm cho giá thành bị tằng cao hơn so với thực tế
II. Một số kiến nghị và giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng phát triển để đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Để có thể phát triển sản xuất thì yêu cầu về thông tin rất quan trọng. Yêu cầu của công tác quản lý về khối lượng và chất lượng thông tin hạch toán ngày càng tăng. Đặc biệt công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chính xác kịp thời chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể đưa ra các quyết định nhanh nhậy tạo được sự cạnh tranh trên thị trường.
Tất cả những điều đó khẳng định sự cần thiết phải áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán không những giúp cho việc đưa ra những con số nhanh và chính xác mà còn giảm được sức lao động của kế toán viên
Như vậy, theo em để phát huy hết các chức năng của phầm mềm kế toán đã có (phần mềm AC-Soft) Công ty nên thực hiện một số điều như sau:
Trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán
Nghiên cứu, triển khai việc áp dụng phần mềm AC-Soft cho tất cả các phần hành kế toán, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí giá thành để giảm thiểu những sai sót, tiết kiệm thời gian ghi chép
Có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng về tin học cho nhân viên kế toán để công tác kế toán có hiệu quả hơn (đội ngũ nhân viên phòng kế toán còn khá trẻ, có trình độ cao vì vậy thuận tiện trong việc nắm bắt công nghệ mới, Công ty nên tận dụng lợi thế này)
Thứ hai: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng
Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty , sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ, trọng lượng, tiêu chuẩn lắp ráp…
Tuỳ theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Trong thực tế, cả 2 loại này đều được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.
Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi và được coi là chi phí sản phẩm chính phẩm. Thiệt hại này bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi, kế toán hạch toán như đối với chính phẩm.
Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân bất thường gây ra và thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Kế toán hạch toán các thiệt hại ngoài định mức như sau:
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng: Nợ TK 138 (1381) Có TK 111, 112, 152…
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 138 (1381) Có TK 154 Xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Nợ TK 138 (1388), 334 : Giá trị đòi bồi thờng
Nợ TK 811 : Tính vào chi phí khác
Có TK 138 (1381)
Đối với những khoản thiệt hại do ngừng sản xuất, kế toán nên tiến hành trích trước theo kế hoạch, theo giõi trên TK 335 để khi phát sinh khoản thiệt hại không làm chi phí trong kỳ tăng đột biến. Khi đó, kế toán hạch toán như sau:
Trích trước chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch: Nợ TK 627, 642… / Có TK 335
Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch: Nợ TK 335/ Có TK 111, 334…
Chi phí thực tế phát sinh do ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Nợ TK 142/ Có TK 111, 112…
Xử lý thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
Nợ TK 138, 334: Giá trị đòi bồi thường
Nợ TK 811: Tính vào chi phí khác
Có TK 142
Thứ ba: Về việc hạch toán lương nghỉ phép của Công nhân sản xuất
Nguyên nhân chính của việc không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là do để đơn giản hoá công tác kế toán song nó lại ảnh hưởng đến công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chính vì vậy theo em Công ty nên đưa ra một tỷ lệ nhất định để trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm để tránh được sự biến động của giá thành sản phẩm. Công ty có thể áp dụng công thức tính toán như sau:
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép
=
Tổng tiền lương nghỉ phép CNSXTT
(*)
Tổng tiền lương chính của CNSXTT
Mức trích trước hàng tháng
=
Tiền lương thực tế của CNSXTT
x Tỷ lệ trích trước (**)
Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
+Hàng tháng trích trước tiền lương phép cho công nhân sản xuất:
Nợ TK622 / Có TK335
+Khi phát sinh chi phí phải trả về lương phép kế toán ghi:
Nợ TK335 / Có TK334
Ví dụ:
Ta có thể ước tính mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
Tổng số công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty là 692 người.
Cấp bậc tay nghề bình quân công nhân trực tiếp sản xuất là bậc 5 có mức lương cơ bản là 754.000 đ
Vậy tiền lương cơ bản 1 ngày công là: 754.000 : 26 = 29.000 đ/ngày.
Theo quy định hàng năm mỗi Công nhân được nghỉ phép 15 ngày.
à Tổng tiền lương nghỉ phép trong 1 năm là:
29.000 x 15 x 692 = 301.020.000 đ/năm
à Tiền lương nghỉ phép một tháng là: 301.020.000 : 12 = 25.085.000 đ
à Tỷ lệ trích trước = 25.085.000 : 557.797.063 = 4,5 (%) [Tính theo công thức (*)]
à Mức trích trước hàng tháng từng xưởng:
Xưởng Cơ khí chế tạo: 121.080.709 x 4,5(%) = 5.448.632 đ
Xưởng Bánh răng : 38.233.440 x 4,5(%) = 1.720.505đ
…
Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 622: 5.448.632
(Ct: Xưởng cơ khí chế tạo)
Có TK 335: 5.448.632
Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo em kế toán nên tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo mẫu biểu sau (Biểu 27)
(Biểu 27): Bảng tổng hợp lương và BHXH toàn Công ty
Tháng 1/2005
TK 334
TK 338
TK 335
Tổng cộng
TK 338.2
TK 338.3
TK 338.4
Cộng TK 338
1.TK 622
557.797.063
11.155.941
60.270.323
8.036.043
79.462.307
25.085.000
662.344.370
- Xưởng CKCT
121.080.709
2.421.614
13.082.846
1.744.380
17.248.840
5.448.632
143.778.181
- Xưởng BR
38.233.440
764.669
4.131.147
550.820
5.446.636
1.720.505
45.400.581
- …
…
…
…
…
…
…
…
2.TK 627.1
362.295.701
7.245.914
26.139.583
3.485.278
36.870.775
0
399.166.476
- Xưởng CKCT
57.152.397
1.143.048
5.508.501
734.467
7.368.016
0
64.538.413
- Xưởng BR
20.670.790
413.416
2.233.492
297.799
2.944.707
0
23.615.497
- …
…
…
…
…
…
0
…
3.TK 641.1
15.773.725
315.475
1.704.361
227.248
2.247.084
0
18.020.809
4.TK 642.1
178.580.048
3.571.601
19.295.686
2.572.758
25.440.045
0
204.020.093
Cộng
1.114.446.537
22.288.931
107.409.953
14.321.327
144.020.211
25.085.000
1.283.551.748
Thứ tư: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ
Đối vơi những công cụ dụng cụ xuất dùng thì kế toán phải căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị thực tế của công cụ dụng cụ để tiến hành phân bổ cho thích hợp. Cụ thể như sau:
Đối với những loại công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian sử dụng ngắn, giá trị nhỏ thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ 1 lần. Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK627, 641, 642.
Có TK 1531
Đối với những loại công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian sử dụng lâu dài, giá trị lớn thì kế toán sử dụng phương pháp phân bổ nhiều lần hoặc phân bổ 50%
+ Nợ TK 242 / Có TK 1531
+ Nợ TK 627, TK 641, TK 642/ Có TK 1531
Giả sử tháng 1/2005, xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất ở phân xưởng Cơ khí chính xác, tổng giá trị xuất dùng là 35.200.000 đ trong đó có 1 bạc kiểm côn trị giá 200.000đ và 5 máy khoan nhỏ, trị giá mỗi máy khoan là 7.000.000 đ. Các máy khoan này dùng trong 1 kỳ kế toán
Đối với kiểm côn bạc kế toán sử dụng phưng pháp phân bổ 1 lần:
Nợ TK 627(3) 200.000
Có TK 153 200.000
Đối với 5 máy khoan, do có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài vì vậy kế toán sử dụng phương pháp phân bổ 50% để phân bổ. Khi xuất dùng, toàn bộ giá trị CCDC được phản ánh ngay vào tài khoản 142:
Nợ TK 142 35.000.000
Có TK 153 35.000.000
Đồng thời tiến hành phân bổ ngay một phần giá trị vào chi phí trong kỳ
Nợ TK 6273 17.500.000
Có TK 142 17.500.000
Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, kế toán ghi:
Nợ TK 627(3): 17.500.000
Có TK 142 : 17.500.000
Thứ năm: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung
Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2003, kế toán chỉ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công xuất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Như vậy, để áp dụng thông tư này vào công tác kế toán, Công ty cần phân loại chi phí sản xuất chung như sau:
Chi phí sản xuất chung cố định: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc
Chi phí sản xuất chung biến đổi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Ví dụ:
Tại phân xưởng Cơ khí chế tạo tháng 1/2005 có các số liệu sau:
Chi phí sản xuất chung: 122.739.811 đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 138.329.549 đ
Chi phí khấu hao TSCĐ: 13.066.368 đ
Công suất hoạt động của máy móc là: 80%
Theo cách phân bổ chi phí sản xuất chung thành định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung, định phí sản xuất chung phân bổ theo công suất thực tế 80%, tổng chi phí khấu hao được phân bổ là: 13.066.368 x 80% = 10.045.094 đ
Phần chi phí khấu hao không được phân bổ tính thẳng vào giá vốn hàng bán:
= 13.066.368 x 20% = 2.613.274 đ
Do việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức hoạt động của máy móc à phần chi phí khấu hao được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ giảm 2.613.274 đ
à Chi phí sản xuất chung tập hợp được là:
122.739.811 - 2.613.274 = 120.126.537 đ
à Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp
=
120.126.537
= 0,8684
138.329.549
à Phần chi phí sản xuất chung phân bổ cho máy T18A là:
9.264.473 x 0,8684 = 8.045.268 đ
à Phần chi phí sản xuất chung tập hợp cho máy tiện T18A của các phân xưởng là:
10.241.128 + 8.045.268 + 11.875.623 = 30.162.019 đ
à Tỷ lệ chi phí sản xuất chung trong giá thành được tính qua bảng sau:
Nội dung
Dư đầu kỳ
PS trong kỳ
Cộng
CP SXC
58.081.133
30.162.019
88.243.152
CP NCTT
52.307.928
25.201.437
77.509.365
Tỷ lệ CPSXC
1,138
à Phần chi phí sản xuất chung tính trong giá thành 8 máy là:
49.523.808 x 1,138 = 56.358.093 đ
Việc tính giá thành 8 máy sẽ thực hiện qua bảng sau (Biểu 28)
à Giá thành một máy tiện T18A sẽ là: 38.368.892
Như vậy ta có thể thấy rằng theo cách tính toán này thì giá thành đơn vị của máy tiện T18A sẽ nhỏ hơn so với giá thành đơn vị của máy tiện T18A khi chi phí sản xuất chung chưa được phân bổ thành định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung
(Biểu 28): Bảng tính giá thành máy tiện T18A
Tháng 1/2005
Số lượng: 8 máy
Khoản mục
Dư ĐK
PS tại xưởng Rèn
PS tại xưởng CKCT
PS tại xưởng Lắp ráp
Cộng phát sinh
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Dư CK
CP NVLTT
120.257.460
20.102.745
61.785.966
10.118.560
92.007.271
115.681.511
14.460.189
96.583.220
CP BTP
70.959.607
31.265.153
31.265.153
85.387.728
10.673.466
16.837.428
CP NCTT
52.307.928
7.675.432
9.264.473
8.261.532
25.201.437
49.523.808
6.190.476
27.985.557
CP SXC
58.081.133
10.241.128
8.045.268
11.875.623
30.334.339
56.358.093
7.044.761
31.908.807
Cộng
301.606.128
38.019.305
110.360.860
30.255.715
178.653.880
306.951.140
38.368.892
173.308.868
Phần kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung luận văn tốt nghiệp với đề tài: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.
Kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại công ty cho thấy: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đều phải chú trọng đến công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ và nhân viên phòng tài chính kế toán cùng với sự chỉ đạo tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã có sự hiểu biết về thực tế công tác kế toán tại công ty đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và thấy được việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty là tương đối phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính, bộc lộ những ưu và nhược điểm của công tác kế toán tài chính của công ty.
Tuy nhiên, trong một thời gian có hạn cùng kiến thức về chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp của quý công ty cùng các thầy cô giáo để bài luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong công ty cùng sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Quốc Trân đã giúp em hoàn thành báo cáo này./.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Phần 1:Lý luận chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong DNSX
I.Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3
A.Chi phí sản xuất 3
1.Khái niệm chi phí sản xuất 3
2. Phân loại chi phí sản xuất 3
a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế 3
b) Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng 4
c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm 6
d)Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp CPSX và mối
quan hệ với đối tượng chịu chi phí 7
e) Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí 8
f) Phân theo chúc năng hoạt động 8
g) Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát 9
B.Giá thành sản phẩm
1.Khái niệm giá thành sản phẩm 10
2.Phân loại giá thành sản phẩm 11
a)Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành 11
b)Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí 12
C.Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm 12
II. Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong DNSX 14
A.Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành SP 14
1.Đối tượng hạch toán CPSX và đối tượng tính giá thành 14
a) Đối tượng hạch toán CPSX 14
b) Đối tượng tính giá thành 14
c) Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành SP 15
2.Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành SP 17
a)Phương pháp hạch toán CPSX 17
b) Phương pháp chung tính giá thành sản phẩm 17
3.Nhiệm vụ hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 24
B.Hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên 24
1.Hạch toán chi phí NVLTT 24
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 26
3.Hạch toán các chi phí trả trước 27
4.Hạch toán chi phí phải trả 29
5.Kế toán các khoản thiệt haị trong sản xuất 30
6.Kế toán chi phí sản xuất chung 31
7.Tổng hợp CPSX, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 34
a)Tổng hợp CPSX 34
b)Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 35
C.Hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ 36
1.Hạch toán chi phí NVL 36
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 37
3.Hạch toán chi phí sản xuất chung 37
4.Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 37
D.Tổ chúc hệ thống sổ kế toán để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm 39
Phần 2: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại CT TNHH
nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà Nội
I.Tổng quan chung về công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí
Hà Nội 49
1.Giới thiệu về công ty 49
2.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty 49
3.Đặc điểm tổ chúc bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất 52
a) Đặc điểm tổ chúc bộ máy quản lý 52
b) Đặc điểm tổ chức sản xuất 55
4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 58
5.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 60
a) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 60
b) Đặc điểm tổ chúc công tác kế toán 63
II.Kế toán tập hợp CPSX tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Cơ khí Hà Nội 65
1.Kế toán tập hợp chi phí NVLTT 65
2.Kế toán tập hợp chi phí NCTT 73
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 80
4.Kế toán tập hợp CPSX cuối kỳ 89
III.Tình hình thực tế về công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội 95
1.Đối tượng tính giá thành 95
2.Kỳ tính giá thành 96
IV. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cuối kỳ, tính giá
thành sản phẩm hoàn thành 96
Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
I. Một số nhận xét về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội 102
1.Những ưu điểm cơ bản 102
2. Những tồn tại và nhược điểm cần khắc phục 104
II. Một số kiến nghị và giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 106
Phần kết luận 115
Mục lục 116
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32355.doc