Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần may Bắc Giang

Lời mở đầu Đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hóa. Nền kinh tế thế giời ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào phân công lao động khu vực và quốc tế. ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ khoá VIII đã khẳng định “ phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ nhất định. Không ngừng nâng c

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần may Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới ” thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động thương mại nói riêng cần phải đương đầu. Đồng thời đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Việc đẩy mạnh các sản phẩm xuất khẩu trong đó có sản phẩm dệt may là rất cần thiết. May mặc là ngành công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề lao động đặc biệt là trên địa bàn thành phố Bắc Giang phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Qua hai năm học tập, rèn luyện và tu dưỡng tại trường Trung học bán công Kinh Tế Kỹ Thuật Bắc Thăng Long. Được sự giảng dạy tận tình chu đáo của các thầy, các cô trong trường, bản thân em đã nắm bắt được một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán nói chung. Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế. Để làm sáng tỏ và cũng là bổ sung, củng cố thêm cho những phần hành kế toán đã tiếp thu trên lớp học. Nay em đã được nhà trường cùng các cô chú trong Công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại quý công ty cổ phần may Bắc Giang. Do trình độ còn hạn chế thời gian thực tế còn eo hẹp, báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu xót và những điểm cần bổ xung. Em rất mong nhận được sự đóng góp và đánh giá của các thầy cô giáo để báo cáo nhận thức được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn cô giáo Bùi Thị Sáu đã hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng kế toán cùng các bộ phận khác có liên quan tại công ty cổ phần may Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong đợt khảo sát thực tế này. Em xin cảm ơn! Phần I Phần chung I. Đặc điểm chung của công ty cổ phần may Bắc Giang 1. Khái quát chung về công ty cổ phần may Bắc Giang Tên gọi: Công ty cổ phần may Bắc Giang Tên giao dịch: Bac Giang gament joint stock company – Bagco Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cơ quan chủ quản: Tổng giám đốc công ty Dệt may Việt Nam Địa chỉ: Đường Giàp Hải, Phố Kế, thành phố Bắc Giang Sdt: 0240 854 645 Số tài khoản: 345896004001 Tổng số lao động: Trên 700 công nhân 2. Qúa trình hình thành và phát triến của công ty cổ phần may Bắc Giang Công ty cổ phần may Bắc Giang thuộc tổng công ty May Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi cao cấp, áo jacket, quần jéan, quần âu các loại. Tổng số vốn kinh doanh tới chục tỷ đồng, năng lực sản xuất hàng năm trên 7 triệu sơ mi quy đổi. Nhiệm vụ của công ty là sản xuất những sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu của con người ở trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu gồm một số nước như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông...Hệ thống mạng lưới tiêu thụ gồm nhiều đại lý ở các tỉnh và thành phố khắp trong nước. Trụ sở của Công ty cổ phần may Bắc Giang được đặt tại Đường Giáp Hải, Phố Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là vị trí thuận lợi cho việc cung cấp cũng như vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng như nắm bắt kịp thời về các thông tin kinh tế thị trường tạo đà cho sự phát triển bền vững của công ty. Năm 1988 công ty cổ phần may Bắc Giang ngày nay được hình thành với một số vốn nhỏ cùng một dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, một khu đất chưa xây dựng và gần 200 công nhân chưa có tay nghề, ít hiểu biết về nghành may. Chính thức ngày 23/02/1990 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 102/CNN- TCLD về việc tổ chức phân xưởng may thành “ tư nghiệp sản xuất và dịch vụ may dĩnh kế ”. Bởi phân xưởng may đang hoạt động trên địa bàn xã Dĩnh Kế Tỉnh Bắc Giang. Tổng mức vốn kinh doanh dược giao là 1.265 triệu đồng, trong đó: - Vốn cố định là: 975 triệu đồng - Vốn lưu động là: 278 triệu đồng - Vốn khác là: 112 triệu đồng (12 triệu nằm trong vốn được giao, 100 triệu vốn đóng góp của công ty ) Những lớp học may và đào tạo cán bộ quản lý cấp tốc được mở và từ đó cho tới nay với sự năng động có thể nói vượt bậc của mình đã hình thành nên công ty cổ phần may Bắc Giang đã có một cơ ngơi nhiều tỷ đồng với nhiều phân xưởng, xí nghiệp cùng một đội ngũ công nhân viên lành nghề. Trong vài năm gần đây có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường may mặc, do vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp may phải có sự đầu tư lớn về trang thiết bị sản xuất hiện đại với việc nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ cũng như công nhân lao động. Với phương châm “ đầu tư lớn cho chiến lược con người ” để thực hiện mục tiêu tăng tốc của ngành dệt may, năm 2002 công ty cổ phần may Bắc Giang đã cử tiếp hai cán bộ trẻ học tập trung lớp đào tạo quản lý doanh nghiệp, hai cán bộ đi học tại chức Anh văn, 8 cán bộ, công nhân học các trường như: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa, Đại học Luật…Ngoài ra, còn có 4 cán bộ chủ chốt học lớp cao cấp lý luận, 3 cán bộ kỹ thuật học năm thứ 3 Đại học Mỹ Thuật Thời Trang, cùng 26 cán bộ công nhân có trình độ Đại học và trung cấp kỹ thuật giúp công ty cơ bản đáp ứng về nhu cầu kỹ thuật trong cơ chế thị trường đầy khó khăn. Nâng cao tay nghề thôi chưa đủ mà điều kiện quan trọng là yếu tố sức khoẻ của người công nhân có được nâng cao. Thì lao động mới có năng suất và chất lượng. Công ty cổ phần may Bắc Giang là một trong những lá cờ đầu hàng may mặc của thành phố. Có chỗ đứng quan trọng trong Ngành Dệt May Việt Nam và đang có xu thế phát triển hơn nữa. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Giám Đốc và ban cố vấn, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng nhanh qua các năm. Bảng 01 Bảng kết quả kinh doanh qua các năm ĐV: 1000 VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Ghi chú 01 Số vốn kinh doanh 13.705.400 14.804.000 15.955.958 02 Doanh thu bán hàng 51.672.430 44.977.592 44.977.592 03 Thu nhập chịu thuế của DN 10.768.864 11.395.860 17.569.086 04 Số công nhân viên 650 700 796 (Người) 05 Thu nhập bình quân của CBCNV 595 698 750 * So sánh Qua những chỉ tiêu từ bảng kết quả kinh doanh ta có thể nhận xét và so sánh như sau: Số vốn kinh doanh năm 2003 là 13.705.400.000 nhưng tới năm 2005 tăng 2.250.558.000 tức là 15.955.958.000 đạt hơn 16%, một con số khá lớn, điều nay chứng minh rằng công ty cổ phần may Bắc Giang ngày càng lớn mạnh. Doanh thu bán hàng năm 2003 là 51.672.430.000 tới năm 2004 là 44.997.592.000 và năm 2005 là 44.997.592.000 con số này nói lên một điều rằng nền may mặc Việt Nam đang chuyển đổi và biến động, đòi hỏi Công ty cổ phần may Bắc Giang thích ứng kịp thời nền kinh tế đưa công ty mình ngày càng vươn xa hơn. Thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp mỗi năm một tăng. Năm 2003 là 10.768.864.000 tới năm 2004 tăng khoảng 6% đạt 11.395.860.000. Qua năm 2005 tăng tởi 63% tức 17.569.086.000 Công ty cổ phần may Bắc Giang là một trong những doanh nghiệp giỏi, có đóng góp lớn cho xã hội. Số công nhân viên ngày càng tăng nhanh, từ 650 người năm 2003 tới năm 2004 tăng lên tới 700 và năm 2005 tăng 796 công nhân. Thu nhập bình quân cũng như chế độ ưu đãi với công nhân viên là một yếu tố quan trọng để thu hút nguồn lực lao động. Công ty cổ phần may Bắc Giang đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân lao động trên địa bàn tỉnh cũng như tỉnh bạn. Từ những chỉ tiêu đã đạt được trong những năm qua Công ty cổ phần may Bắc Giang đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng II và III vào những năm 1998-1999. Mới đây công ty cổ phần may Bắc Giang đã được Bộ Công Nghiệp tặng bằng khen và thành tích trong phong trào thi đua lao động năm 2001. 3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Bắc Giang với hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành nghế kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Giang là chuyên sản xuất các sản phẩm chủ yếu trong ngành may mặc như áo sơmi. áo jacket, quần jeams…… Xây dựng các mục tiêu kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do nhà nứơc đề ra, sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã được đăng ký, đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp như đã quy định ở phạm vi kinh doanh. Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý quá trình thực hiện sản xuất và phải thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng công ty đã ký kết với các bạn hàng trong và ngoài nước. Quản lý và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái, điều kiện làm việc và an toàn cho công nhân, phòng cháy và các quy định có liên quan đến công ty. Thực hiện các quy định, luật pháp của nhà nước về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự. 4. Công tác tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may Bắc Giang. Công ty cổ phần may Bắc Giang tổ chức quản lý theo kiểu “ tham mưu trực tuyến ”. Có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho giám đốc đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho giám đốc ra quyết định có lợi cho công ty. a. Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Bắc Giang Ban Giám Đốc gồm 4 người: Tổng Giám Đốc: Lãnh đạo và quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các quan hệ đối ngoại, chỉ đạo và thông qua chương trình kế hoạch hàng tháng, hàng quý và trực tiếp phụ trách các phòng ban, các xí nghiệp trực thuộc. Phó tổng Giám Đốc Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, giúp tổng giám đổc trong công tác tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các bạn hàng, chịu trách nhiệm về chỉ đạo, điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty. Phó tổng Giám Đốc xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá trong công ty, tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như tham gia ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Phó tổng Giám Đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc thanh toán, quyết định tổng hợp, trả lương cho cán bộ công nhân viên, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kỳ báo cáo quản lý và theo dõi tài sản của công ty cũng như quản lý mọi mặt hoạt động của công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng ISO Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Phòng thời trang và kinh doanh nội địa: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc nghiên cứu nhu cầu về thị trường thời trang, nghiên cứu mẫu chào hàng FOB, xây dựng định mức tiêu hao nghuyên phụ liệu cho từng mẫu chào hàng, quản lý các cửa hàng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty. Văn phòng tổng hợp: Tham mưu cho ban Tổng Giám Đốc soạn thảo các văn bản, hợp đồng về quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm. Tổ chức hội thảo, hội nghị tiếp khách. Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc việc tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, may mẫu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, định mức thời gian, đơn giá sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các xí nghiệp sản xuất : Mỗi xí nghiệp có Giám đốc các xí nghiệp (Quản Đốc), có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện sản xuất ở chính xí nghiệp mình. Trưởng ban điện. Phụ trách quản lý về điện tiêu dùng và sản xuất tại công ty. Trưởng ban cơ. Phụ trách quản lý máy móc sản xuất cho toàn công ty. Bảng 2 Sơ đồ bộ máy quản lý tổ chức của công ty Ban Giám Đốc Phó GĐ S.xuất Phó GĐ XNK Phó GĐ KD P. kỹ thuật P. tổng hợp P. Kế toán P. ISO P. XNK P. KD nội địa Xn KT Xn bao bì Xn thêu X. xn 9 X. xn 8 X. xn 6 X. xn 4 X. xn 2 X. sn 1 xn giặt b. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất của các loại hàng trong công ty cổ phần may Bắc Giang là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Công ty được bố trí như sau: Sáu xí nghiệp may từ 1 đến 9 được đặt tại trung tâm thành phố Bắc Giang ( Xí nghiệp may 1, may 2, may 4, may 6, may 8, may 9 ). 3 xí nghiệp phụ trợ bao gồm: 1 phân xưởng thêu và một phân xưởng mài , một phân xưởng bao bì carton. 1 phòng dịch vụ đời sống. Từng xí nghiệp may phụ trách những sản phẩm khác nhau như: xí nghiệp may 2, xí nghiệp may 8 chuyên sản xuất áo sơmi nam, xí nghiệp may 1, xí nghiệp may 4, xí nghiệp may 6 chuyên sản xuất áo jacket, quần âu. Các xí nghiệp sản xuất được bố trí hợp lý. Trong mỗi xí nghiệp được phân ra thành nhiều tổ sản xuất. Mỗi tổ tương ứng với một dây chuyền sản xuất. Do vậy các máy may được xắp xếp một cách khoa học, phù hợp với công việc chuyên môn hoá của từng bộ phận, tạo cho dây chuyền hoạt đông liên tục và kịp thời. Trong mỗi tổ sản xuất gồm có tổ trưởng , tổ phó và khoảng 100 công nhân. Tổ trưởng có trách nhiệm quản lý sản xuất và thời gian quản lý, thời gian làm việc của công nhân trong tổ mình. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau. Các mặt hàng công ty sản xuất có vố số kiểu cách, chủng loại khác nhau. Nguyên vật liệu chính là vải được nhập về từ kho nguyên liệu. Vải được đưa vào nhà cắt và cắt thành các bán thành phẩm, sau đó bán thành phẩm được nhập kho vào nhà cắt và chuyển cho các tổ may ở bộ phận may trong xí nghiệp, các tổ may tiến hành may và lắp ráp sản phẩm. Bước cuối cùng là hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm may xong được chuyển sang bộ phận là, sau đó hàng được qua kiểm nghiệm, rồi được chuyển qua phân xưởng hoàn thành để đóng gói và đóng kiện. Với những mặt hàng có yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì trước khi là và đóng gói phải trải qua giai đoạn mài hoặc thêu ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Bảng 03 Quy trình sản xuất áo jacket của công ty cổ phần may Bắc Giang Vải Cắt Kẻ khung May thân May ống tay Là Kiểm tra In, thêu Lắp các bộ phận May cổ Nhập kho Đóng gói Hoàn thành c. Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Bắc Giang là một doanh nghiệp sản xuất có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập , tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp. Cùng với việc tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán cũng được tổ chức và phát triển phù hợp với quy mô kinh doanh đáp ứng với yêu cầu quản lý của công ty. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, yêu cầu đầu tiên với các bộ máy kế toán là phải được tổ chức tốt, cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và có hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu đó, bộ máy kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán. Bảng 04 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Bắc Giang Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Kế toán NVL thành phẩm Kế toán thanh toán ( TM. TGNH. Lg. BH ) Kế toán tổng hợp Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm báo cáo. Báo cáo đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán là VNĐ, các đồng tiền khác được chuyển đổi theo tỷ giá ngân hàng Việt Nam, tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Chức năng và nhiệm vụ của từng người: * Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành đúng quy định, chế độ kế toán nhà nước ban hành. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin kế toán cho Ban Giám Đốc. Đồng thời chiu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã cung cấp. Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán tài chính hàng năm vá tổ chức phân tích hiệu quả tài chính cho công ty. * Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, căn cứ vào tài liệu do kế toán viên cung cấp để lập báo cáo nội bộ và các báo cáo bên ngoài theo kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất. * Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm theo dõi các khoản thu chi bằng tiền với khách hàng, với nhân viên trong công ty, theo dõi các nguồn tiền vào ra ở các ngân hàng và làm thủ tục vay vốn nếu cần. * Kế toán nguyên vật liệu thành phẩm Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát toàn bộ nguyên phụ liệu vào ra công ty bao gồm cả nguyên phụ liệu do khách hàng gia công và vật tư mua ngoài, viết phiếu nhập, xuất cho vật tư, công cụ dụng cụ mua ngoài. * Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát sự biến động tăng, giảm tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và tính khấu hao tài sản cố định theo chế độ nhà nước ban hành. Thủ quỹ Có nhiệm vụ thu, chi tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. d. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Bắc Giang Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Bắc Giang xuất phát từ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cơ cấu vốn, yêu cầu quản lý tuỳ thuộc vào trình độ kế toán và yêu cầu sử dụng thông tin kế toán, phương tiện trang bị máy vi tính cho bộ phận kế toán để thích hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của mình. Công ty áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ” và “ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên”. Các mắt hàng tại công ty chịu thuế giá trị gia tăng và hạch toán theo phương pháp khấu trừ thuế. Bảng 05 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ KT chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối TK báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Nội dung, trình tự ghi sổ. Hằng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập “ chứng từ ghi sổ ” hoặc để lập bảng “ tổng hợp chứng từ kế toán ” theo từng loại nghiệp vụ. Trên cơ sở số liệu của “ bảng tổng hợp chứng từ kế toán “ để lập chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ký duyệt, rồi chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ký duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào “sổ đăng ký chứng từ – ghi sổ” để ghi số và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ sau khi đã ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ chi tiết. Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng sổ phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập “ bảng cân đối tài khoản “. Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản . Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập “ bảng tổng hợp chi tiết “ theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên Sổ Cái của tài khoản đó. Các “ bảng tổng hợp chi tiết “ của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập báo cáo tài chính. II. Các phần hành kế toán. 1. Kế toán vốn bằng tiền. Trong nền kinh tế có nhiều sự biến đổi từ chế độ quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì nhiệm vụ của kế toán trong vốn bằng tiền ở Công ty luôn phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, số hiện có và tình hình biến động và sử dụng vốn bằng tiền ở công ty. Xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu phải đúng chế độ quy định, thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện có và số lượng tăng giảm, số lượng gửi ngân hàng để từ đó có những thông tin chính xác và đầy đủ giúp ban lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định đúng đắn. a. Trình tự luân chuyển : * Tiền mặt. Ghi sổ quỹ , báo cáo quỹ theo dõi Lập bảng cân đối TK 111 Phiếu thu, phiếu chi Sổ cái tài khoản 111 Sổ chứng từ thu chi Phiếu thu, phiếu chi * * Tiền gửi Ngân hàng. Sổ cái tài khoản TGNH 112 Sổ chứng từ thu chi Giấy báo nợ. Giấy báo có O Theo chế độ kế toán hiện hành thì tiền mặt gồm có 3 loại: VNĐ, Ngoại tệ, Kim đá quý. Nhưng đối với đặc điểm của xí nghiệp thì chỉ sử dụng VNĐ. Công ty luôn cần một lượng tiền mặt nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên tại doanh nghiệp. Số tiền mặt tại Công ty để lại được ấn định cho một mức hợp lý nhất và luôn được đảm bảo an toàn theo chế độ thu chi quản lý doanh nghiệp. Với khoản thu chi tiền mặt tại Công ty đều phải lập phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc là do kế toán lập và kèm theo chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng mới được coi là hợp pháp, hợp lệ. Sau khi thu chi phải có chữ ký của người nộp tiền, người lĩnh tiền, các phiếu thu chi được dùng làm căn cứ để vào sổ quỹ và cuối cùng thủ quỹ lập báo cáo quỹ trên cơ sở các chứng từ thu chi tiền mặt trong ngày. Báo cáo quỹ được chia làm 2 bản. 1 bản được lưu lại phòng thủ quỹ, một bản gửi phòng kế toán có kèm theo chứng từ gốc. Trên báo cáo, thủ quỹ ghi số liệu, ngày tháng, sổ quỹ thu chi, nội dung diễn giải, số tiền đã thu chi và tồn quỹ. Phần còn lại để ghi sổ kế toán sau khi đã kiểm tra báo cáo quỹ và chứng từ liên quan kèm theo. Việc thu chi tiền mặt do chính thủ quỹ trực tiếp thực hiện trên cơ sở đã có các chứng từ thu chi hợp lý và hoàn chỉnh phần còn thiếu. Căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp kế toán tiến hành ghi vào sổ chứng từ ghi sổ vào sổ cái. Khi nhận giấy báo nợ, báo có hay bản sao kê khai của ngân hàng, kế toán lập sổ tiền gửi ngân hàng. Đồng thời đối chiếu số liệu với chứng từ gốc kèm theo, phát hiện kịp thời các sai lệch giữa số liệu của ngân hàng với số liệu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời, sau đó ghi vào sổ chứng từ và sổ cái. Nguyên tắc quản lý. Hạch toán vốn bằng tiền thì sử dụng một đơn vị tiền thống nhất : Tiền Việt Nam. (VNĐ) Tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung, bảo quản tại quỹ. Với những nghiệp vụ có liên quan đến thu chi tiền mặt, quản lý, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Nghiêm cấm thủ quỹ không được mua bán trực tiếp hàng hoá, vật tư, kiêm nhiều công việc kế toán. Tất cả các khoản thu chi tiền mặt phải có chứng từ hợp lệ chứng minh, chứng từ phải có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng. Tất cả các loại ngoại tệ đều được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của ngân hàng nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó. Bên cạnh đó ngoại tệ cần phải được theo dõi chi tiết từng ngoại tệ trên các tài khoản kế toán trong bảng căn cứ vào tỷ giá mua vào. Các loại vàng bạc, kim khí, đá quý, cần phải được hạch toán chi tiết về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất của từng loại. Vào cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh lại vàng bạc, ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính Tiền mặt : Kế toán sử dụng phiếu thu, phiếu chi theo mẫu 02-TT Phiếu Thu Ngày 14/12/2004 Công ty cổ phần Số 3244- MS02-TT may Bắc Giang QĐ số 1141 TC/CĐKT BTC Nợ TK : 111 Có TK : 141 Tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Huy Địa chỉ: Tổ hành chính Lý do nộp: Nộp tạm ứng Số tiền: 2.000.0000 ( Hai triệu đồng chẵn ) Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ ( đã ký ) ( đã ký ) ( đã ký ) Phiếu Chi Ngày 10/12/04 Công ty cổ phần Số: 932 Số 3244- MS02-TT may Bắc Giang QĐ số 1141 TC/CĐKT BTC Nợ TK : 4140 Có TK : 111 Tên người nhận tiền : Hoàng Anh Địa chỉ : Phòng kỹ thuật Lý do chi : Nghiên cứu công nghệ may mới Số tiền : 12.000.000 ( Mười hai triệu đồng chẵn ) Kèm theo : 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền ( bằng chữ ) : Mười hai triệu đồng chẵn Thủ trưởng Kế toán Người lập phiếu Thủ quỹ (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Cuối mỗi ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kế toán lập sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc mà thủ quỹ gửi Công ty cổ phần Sổ quỹ tiền mặt may Bắc Giang Ngày… tháng 12 năm 2005 ĐV: 1000đ Ngày Số CT Diễn Giải Số tiền thu Số tiền 10 932 Huy – Chi cho nghiên cứu 12.000.000 …… ……. 14 3244 Hoàng – Nộp tạm ứng 2.000.000 …… ……. 18 941 Ngọc mua VPP tiếp khách 823.000 …… ……. 25 3310 Lan – cho Cty vay vốn SX 8.861.000 …… …….. Cộng 1.251.934.300 283.940.000 Chứng từ ghi sổ Tháng 3 năm 2005 ĐV: 1000đ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Rút TGNH về nhập quỹ 111 112 10.000.000 Mua VPP bằng TM 152 111 1.000.000 Cộng 11.000.000 Sổ cái TK: 111 Năm 2005 ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng Từ Diễn Giải Số hiệu TK đối ứng Số Phát Sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 20/03 27 20/03 Rút TGNH về quỹ TM 112 10.000.000 20/03 23 20/03 Mua VPP bằng TM 152 1.000.000 Cộng 2.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Việc trả lương cho lao động tại Công ty cổ phần may Bắc Giang được tiến hành như sau : Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản tính theo lương công nhân sản xuất, BHXH, BHYT, KPCĐ Các khoản phụ cấp, thưởng phải trả cho công nhân Các chứng từ sử dụng: Để thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty cổ phần may Bắc Giang sử dụng các tài khoản sau: 111. 112. 334. 622. 627. 641. 642……để theo dõi chi tiết. Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ chi tiết khác có liên quan. Quy trình kế toán: Sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, bảng phân bổ và sổ chi tiết. Mở sổ công nhân viên theo dõi BHYT, BHXH, KPCĐ, lập danh sách phân loại, lập các báo cáo tháng, quyết toán quý. Lập chứng từ nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm và công toàn công ty. Sơ đồ luân chuyển và hạch toán chứng từ tiền lương và bảo hiểm. Bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp Bảng thanh toán lương phân xưởng Bảng thanh toán lương tổ Bảng chấm công Bảng phân bổ số 1 Hiện nay Công ty cổ phần may Bắc Giang áp dụng phương pháp trả lương cho công nhân làm theo sản phẩm và trả lương cho CBCNV trả theo bậc lương theo giờ hành chính. Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Cách tính lương: Căn cứ vào đơn giá sản phẩm do Công ty quy định và số lượng sản phẩm hoàn thành từng đội sản xuất sẽ được quỹ lương. Sản phẩm chi tiết Đơn giá tiền lương Lương sản phẩm làm ra = x Sản phẩm hoàn thành cho từng đơn vị chi tiết Ngoài tiền lương chính, còn có tiền lương phụ: là tiền lương cơ bản cho CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ ( nghỉ phép, nghỉ về ngừng sản xuất ) Công ty trích 19% BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương cơ bản công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý và nhân viên các bộ phận khác trích cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán lương và BHXH lập bảng thanh toán lương cho bộ phận tại phân xưởng và các bộ phận khác trong công ty. Cụ thế bảng thanh toán lương lập như sau : Công ty cổ phần Bảng tổng hợp lương tháng May Bắc Giang khâu đóng gói Tháng 4/2005 ĐV: 1000 đồng TT Tên sản phẩm Số lượng ( cái ) Đơn giá ( đồng ) Thành tiền 01 Aó jackét ( mã 035 ) 2.200 3.250 7.150.000 02 Quần ( mã 242 ) 5.200 1.367 7.108.400 Cộng 14.258.400 Công ty cổ phần Bảng thanh toán lương may Bắc Giang khâu đóng gói Tháng 04/2005 ĐV: 1000 đồng TT Họ và Tên Hệ số Ngày công Lương sản phẩm Phụ cấp Tổng cộng SP Số tiền 01 Lê Hoàng 1,58 26 235 615.300 615.300 02 Vũ Huy Tú 1,4 25 197 515.805 515.805 … …… ….. ….. ….. ….. ….. ….. … ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. Tổng cộng 115.532.575 Công ty cổ phần Bảng phân bổ tiền lương và bhxh may Bắc Giang Tháng 04/2005 ĐV: 1000 đồng TT Ghi có, ghi nợ các TK TK 334 – Phải trả CNV TK 338 Tổng cộng Lương chính Lương phụ Cộng có TK 334 01 TK 622 293.072.900 58.476.000 351.548.900 Khâu cắt 25.972.300 25.972.300 5.543.000 26.562.600 Aó jacket 12.368.300 12.368.300 2.639.600 15.007.900 Quần 4.604.100 4.604.100 982.600 5.586.700 02 Khâu máy 31.968.200 31.968.200 6.108.000 38.076.200 Aó jacket 87.652.800 10.723.300 2.048.900 12.772.200 Công ty cổ phần Chứng từ ghi sổ may Bắc Giang tháng 4/2005 Số 50 ĐV: 1000 đồng Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Rút TGNH để trả lương trong kỳ cho cán bộ CNV 111 112 164.306.218 Kèm theo: 01 chứng tứ gốc. Người ghi sổ Ngày….tháng 4 năm 2005 ( Ký, họ tên ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) 3. Kế toán tài sản cố định: Những TSCĐ chủ yếu của Công ty là: Nhà xưởng, máy may công nghiệp, thiết bị văn phòng, máy cắt vải, máy thêu, máy in, máy vắt sổ, máy thuộc…Hiện nay Công ty sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, việc tăng giảm khấu hao TSCĐ là khâu cần thiết đối với một doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng hạch toán TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ. Tài khoản sử dụng: 211 với các tài khoản cấp 2 theo quy định và các tài khoản chi tiết tự mở, các tài khoản liên quan: 111,112,133,331… Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán TSCĐ Bảng phân bổ, khấu hao Chứng từ tăng giảm TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ TSCĐ Sổ cái Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ, căn cứ quy định phân bổ TSCĐ. Sau khi ghi vào sổ TSCĐ, căn cứ vào chứng từ lập ghi sổ, cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tháng trước và các chứng từ tăng giảm TSCĐ tháng trước để lập bảng phân bố khấu hao tháng này. Sau khi lập xong bảng phân bố khấu hao sẽ tiến hành lập sổ chứng từ ghi sổ sẽ ghi vào sổ cái. Khi đưa TSCĐ vào sản xuất tiến hành làm biên bản giao nhận TSCĐ cho người chịu trách nhiệm quản lý TSCĐ đó. Khi thanh lý, nhượng bán cũng phải làm biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Sổ TSCĐ Mẫu sổ: Đơn vị: Công ty cổ phần may Bắc Giang Tên đơn vị: Phòng kế toán ĐV: 1000 đồng GHI TĂNG TSCD Và ccdc GHI GIảM TSCđ Và ccdc Ghi chú Chứng Từ Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ và CCDC ĐVT Số liệu Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số liệu Số tiền SH NT SH NT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Mức khấu hao trung bình hàng tháng dược xác định như sau: Mức KH trung bình = hàng tháng Nguyên giá TSCĐ :12 tháng Thời gian sử dụng Khấu hao T._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32603.doc
Tài liệu liên quan