Tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô: ... Ebook Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mà trong hoạt động kinh doanh khâu tiêu thụ là nhiệm vụ cơ bản, nó giữ vai trò chi phối các nghiệp vụ khác. Các chu kỳ kinh doanh chỉ diễn ra liên tục nhịp nhàng khi khâu tiêu thụ được tổ chức nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, mang lại hiệu quả sinh lời cao
Trong nền cơ chế thị trường DN phải năng động, hoạt động phải có lãi do đó sản xuất phải dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường có như vậy DN mới tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ của mình. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm phẩm, hàng hóa phải đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được các chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả kinh doanh.
Kế toán với chức năng phản ánh giám đốc và tổ chức thông tin phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh củaDN cũng cần phải ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện cơ chế quản lý. Do đó ngoài việc nghiên cứu tìm hiểu công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán quá trinh tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh phải được thực sự coi trọng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và trong quá trình thực tập tại công ty CP Phụ tùng và tư vấn ôtô, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh Hương và sự giúp đỡ của anh chị phòng kế toán công ty, em đã quyết định chọn chuyên đề “ Kế toán tiêu thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh” làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Chương II: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô
Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty CP phụ tùng và tư vấn ô tô
Trong quá trình nghiên cứu học tập, do còn nhiều hạn chế,chuyên đề không tránh khỏi sai sót còn nhiêu sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô các anh chị và các bạn đê hoàn thiện bài chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Đặc điểm kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu về hàng hoá cho khách hàng, đồng thời doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc có quyền thu tiền hàng . Đó là giai đoạn cuối cùng của chu trình tuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, là quá trình thực hiện mặt giá trị của hàng hoá. Quá trình bán hàng được thực hiện khi thoả mãn hai điều kiện sau:
Có sự chuyển giao hàng hoá cho khách hàng.
Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
* Kết quả bán hàng: Là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của chu trình lưu chuyển hàng hoá. Nó được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi các khoản chi phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
* Yêu cầu của quá trình bán hàng: Bán hàng là quy trình cuối cùng quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Thực hiện tốt quá trình này sẽ đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Hơn nữa, hàng hoá tiêu dung nhanh giúp doanh nghiệp tránh sử dụng những nguồn vốn ít hiệu quả: vốn vay, vốn chiếm dụng …. Xuất phát từ ý nghĩa đó, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình “Nghệ thuật bán hàng” riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Nhìn chung các yêu cầu chính trong quá trình quản lý bán hàng mà các doanh nghiệp quản trị cần quan tâm là:
- Nghiên cứu và áp dụng những phương thức bán hàng hợp lý và quản lý chặt chẽ từng phương thức đó.
- Quản lý, theo dõi chặt chẽ từng loại hàng hoá bán ra.
- Xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với từng loại hàng hoá.
- Có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đấy đủ, tránh bị chiếm dụng vốn.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 có những mục chính cần xác định trong quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
- Doanh thu tiêu thụ: Là tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ, cung cấp cho khách hàng và được ghi nhận khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đây là khoản thu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN .
- Doanh thu thuần: Là phần chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và các khoản giảm trừ doanh thu của DN.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà DN đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng khi người mua hàng đã mua với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết khi mua hàng.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng hóa kém, mất phẩm chất.
+ Hàng bán bị trả lại: Phản ánh số hàng hóa đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá ghi trên hóa đơn).
- Giá vốn hàng bán: Là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ. Việc xác định giá vốn hàng bán ra hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường có giá cả thay đổi nhanh chóng như hiện nay thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn với việc lựa chọn phương pháp xác định giá vốn thích hợp để đảm bảo vừa có lợi nhất vừa phải theo quy định của bộ tài chính.
- Lợi nhuận gộp: Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN.
- Chi phí tài chính: Là chỉ tiêu phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ lien quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay…
- Chi phí bán hàng: Là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ (bao gồm: chi phí chào hàng, quảng cáo, hoa hồng bán hàng, bảo hành sản phẩm,…)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, điều hành chung của toàn DN.
- Thu nhập khác: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác: Phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động SXKD tạo ra doanh thu.
- Chi phí thuế TNDN phải nộp: Là chi phí thuế thu nhập DN hiện hành phát sinh trong năm của DN.
- Kết quả kinh doanh của DN: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác sau một thời kỳ nhất định biểu diễn bằng kết quả Lãi hoặc Lỗ.
* Những phương pháp tiêu thụ sản phẩm như sau:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Đơn vị/ cá nhân trực tiếp đến mua hàng. DN xuất hàng và giao trực tiếp cho người mua, ký nhận đủ số hàng, bên mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì được xác định là tiêu thụ.
Phương thức bán hàng chuyển thẳng: Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết, DN chuyển thẳng hàng hoá, thành phẩm hoàn thành đến địa điểm giao hàng. Số hàng này được xác nhận là tiêu thụ nếu bên mua chấp nhận thanh toán, thanh toán..
* Các hình thức thanh toán của bên mua khi chấp nhận mua hàng:
Thanh toán trực tiếp: Đây là phương thức thanh toán ngay khi khách hàng nhận được hàng (áp dụng với khách hàng lẻ và không thường xuyên)
Khách hàng ứng trước: Khách hàng ứng trước một số tiền để đặt mua sản phẩm hoặc đặt mua theo đơn đặt hàng.
Mua chịu: là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có thể kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận. Thường xẩy ra với khách hàng lâu năm của công ty và mua với số lượng lớn.
Khách hàng mua chịu: Là phương thức mà khi mua hàng khách hàng có thể kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và được công ty chấp nhận nhưng thời hạn được phép trả chậm thường ngắn hơn hoặc bằng thời gian công ty phải trả nợ cho nhà cung cấp. Trường hợp này thường xảy ra với KH có quan hệ mua bán lâu dài với công ty và thường mua với số lượng lớn.
Áp dụng phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán phù hợp sẽ tạo nhiều thuận lợi cho DN và khách hàng.
* Các phương pháp tính giá vốn hàng bán:
- Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, lô hàng nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, không quan tâm đến thời gian nhập, xuất. Phương pháp này thích hợp ở những doanh nghiệp có ít loại hàng hoá và có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước thì xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Đối với phương pháp này thì hàng hoá xuất bán trong kỳ không được tính giá ngay mà phải đợi đến cuối kỳ, cuối tháng mới tính được đơn giá bình quân.
Trị giá hàng nhập + Trị giá hàng nhập
đầu kỳ trong kỳ
Đơn giá bình quân =
Số lượng hàng + Số lượng hàng nhập
Tồn đầu kỳ trong kỳ
- Phương pháp nhập sau, xuất trước: Phương pháp ày áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau thì xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng.
1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và XĐ kết quả kinh doanh.
1.2.1. Yêu cầu của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả SXKD
Quá trình tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ là một trong bốn khâu quá trình tái sản xuất xã hội. Đây cũng là quá trình nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thông qua đó đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và đem lại lợi nhuận cho DN.
Tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Thông qua công tác tiêu thụ, các đơn vị kinh doanh có thể dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và từng loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng các kế hoạch kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất, góp phần điều hòa cung cầu trong nền kinh tế.
Công tác tiêu thụ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh, nó quyết định kết quả kinh doanh cao hay thấp. Còn kết quả kinh doanh là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh, phản ánh kết quả của quá trình tiêu thụ. Vì vậy kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của DN còn công tác tiêu thụ là công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
Việc xác định kết quả kinh doanh chính là xác định phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và toàn bộ chi phí bỏ ra. Số chênh lệch được biểu diễn bằng Lãi hay Lỗ. Xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, xác định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện với nhà nước, tạo lập các quỹ tạo điều kiện cho việc tái sản xuất.Việc xác định kết quả kinh doanh còn là cơ sở để lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch cho các kỳ sau, đây cũng là cơ sở để cung cấp thông tin cho các đối tượng: Các nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng, cơ quan nhà nước…
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ và chi phí của từng hoạt động kinh doanh. Đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả hoạt động.
Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ, xác định và phân phối kết quả.
Đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ cần chú ý:
- Xác định đúng thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu.
- Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển hợp lý. Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ hợp pháp, luân chuyển khoa học, tránh trùng lặp. Bỏ sót và không quá phức tạp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu hợp lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
- Xác định đúng, tập hợp đủ chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN của quá trình tiêu thụ, phân bổ chi phí cho hàng còn lại cuối kỳ và cách chuyển chi phí hợp lý cho bán hàng trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh chính xác.
1.3. Tài khoản sử dụng:
* TK 156: “Hàng hoá”: Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của DN.
Kết cấu TK 156:
Bên nợ:
- Trị giá mua vào của hang hoá theo hoá đơn mua hàng
- Trị giá hàng hoá đã bán bị người mua trả lại
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê
Bên có:
- Trị giá của hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng.
- Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán
- Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê
Số dư bên Nợ: Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho.
* TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của DN.
Kết cấu TK 133:
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn lại.
* TK 131 “Phải thu khách hàng”: Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng về tiền bán sản phẩm.
Kết cấu TK 131:
Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã tiêu thụ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu lại.
- Doanh thu của số hàng đã bị người mua trả lại( cả thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT).
- Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua.
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Số dư bên Có: Số tiền nhận trước, số đã thu tiền nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thế.
* TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ bán trong kỳ.
Kết cấu TK 632: (không có số dư cuối kỳ)
Bên Nợ:
Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ.
Chi phí NVL, NC vượt quá mức bình thường và chi phí SXC cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán.
Bên Có:
Kết chuyển giá vốn cảu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
* TK 641 “Chi phí quản lý kinh doanh”: Dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Kết cấu TK 641: (Không có số dư cuối kỳ)
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hóa hóa, cung cấp dịch vụ, các chi phí liênquan đến quản lý
Bên Có: Kết chuyển các chi phí bán hàng, chi phí quản lý định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí tiền lương, phụ cấp cho nhân viên bán hàng, bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác liên quan đến quá trình bán hàng, chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho bộ phận quản lý, chi phí NVL, khấu hao TSCĐ, đồ dùng văn phòng, các loại phí, dịch vụ mua ngoài liên quan đến việc quản lý DN
Cuối kỳ, kế toán chi phí quản lý kinh doanh cần được phân bổ và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh. Do quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh nên thường chi phí bán hàng được tính hết vào sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí quản lý kinh doanh được tính toán, phân bổ hết rồi kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
* TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết cấu TK 511 (không có số dư cuối kỳ)
Bên Nợ:
Số thuế phải nộp (thuế xuất khẩu ) tính trên doanh số bán trong kỳ.
Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
Kết chuyển doanh thu thuần vào Tk 911 để xác định KQKD.
Bên Có: Số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
TK 511 có 2 TK cấp 2:
TK 5111: Doanh thu từ hoạt động bán hàng
TK 5112: Doanh thu cung cấp dịch vụ
* TK 521 “Chiết khấu thương mại”: Dùng để phản ánh các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng.
Kết cấu TK 521 (không có số dư cuối kỳ)
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
* TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: Dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hoá bị trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Giá trị của hàng hoá bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanhh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán trong kỳ báo cáo.
Kết cấu tài khoản531: (không có số dư cuối kỳ).
Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.
* TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động của DN trong một kỳ kế toán năm.
Kết cấu TK 911 (không có số dư cuối kỳ)
Bên Nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán.
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập DN và chi phí khác
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
Kết chuyển lãi.
Bên Có:
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và các khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập DN.
Kết chuyển Lỗ.
Ngoài các tài khoản trên, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh còn sử dụng một số TK khác như: TK 111, 112, 333, 531,515, 615…
Chứng từ gốc sử dụng.
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
Hoá đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho)
Hoá đơn GTGT
Phiếu thu, phiếu chi
Hoá đơn mua ngoài khác (Hoá đơn điện, nước…)
1.4. Sổ sách kế toán và báo cáo kế toán
1.4.1. Sổ sách kế toán.
- Sổ chi tiết thành phẩm, hàng hoá
- Sổ chi tiết quỹ tiền mặt
- Bảng tổng hợp chi tiết sản phẩm, hàng hoá
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán
- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán.
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản 131, 155, 511, 641, 642, 632, …
1.4.2. Báo cáo tài chính.
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối số phát sinh.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG KÊ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP PHỤ TÙNG VÀ TƯ VẤN Ô TÔ
2.1. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh,tổ chức quản lý ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô
2.1.1. Tình hình chung của công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô
a. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty
Trong nền kinh tế thị trường các DN tiến hành hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và tiến hành cung ứng các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường ( quá trình sản xuất và tiêu thụ), thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm và trao đổi với mục tiêu đạt lợi nhuận.
Quá trình tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quan trọng và đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo cho doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí (đã chi ra trong quá trình tạo ra sản phẩm và bán sản phẩm) còn các lợi nhuận gớp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Sau quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định được kết quả của từng hoạt động, trên cơ sở so sánh doanh thu và chi phí của từng hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối sử dụng đúng mực đích và phù hợp với cơ chế tài chính được quy định cho từng loại doanh nghiệp cụ thể.
* Các loại mặt hàng của công ty:
Công ty CP phụ tùng và tư vấn ô tô là doanh nghiệp đồng thời cung cấp cả dịch vụ và sản phẩm.
Các dịch vụ cung cấp bao gồm tư vấn, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
Các loại sản phẩm gồm : phụ tùng ô tô Nhật, Hàn Quốc, phần mềm chuyên dụng cho ngành dịch vụ ô tô
* Áp dụng các phương thức bán hàng giống các doanh nghiệp kinh doanh khác như: Bán hàng trực tiếp, bán hàng qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng.
- Về quy cách phẩm chất sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm trước khi nhập, xuất đều được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng cũng như quy cách.
- Về giá cả sản phẩm: Hệ thống giá bán được xác định trên giá mua thực tế và luôn gắn với sự vận động của giá cả thị trường.
- Các phương thức thanh toán: Công ty thực hiện thanh toán dựa vào hợp đồng giữa 2 bên, có thế thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, khách hàng ứng trước tiền hàng, khách hàng mua chịu.
* Các loại chi phí liên quan:
- Chi phí quản lý kinh doanh: Bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận bán hàng: Tiền lương, các khoản trích, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí liên quan đến bộ phận quản lý….
Chi phí này cuối tháng được tập hợp và phân bổ hết cho các hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
- Giá vốn hàng bán: chi phí liên quan đến việc hình thành lên giá trị hàng hoá, thành phẩm và dịch vụ.
- Doanh nghiệp không sử dụng các tài khoản 515, 635. Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính không có.
* Lợi nhuận được tính như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu thuần từ tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ - giá vốn hàng bán – chi phí quản lý doanh nghiệp – chi phí bán hàng.
b. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên gọi: Công ty Cô phần phụ tùng và tư vấn ô tô
Trụ sở tại: 434 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 04.39874081 Fax: 04.39784119
Số vốn điều lệ: 6.000.000.000đ
Công ty CP Phụ tùng và tư vấn ôtô được thành lập ngày 26/10/2001 với hoạt động chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngành công nghiệp ô tô. Thành lập trên nền tảng là trung tâm phụ tùng và tư vấn ô tô sau hơn 7 năm hoạt động công ty đã mở rộng mạng lưới mạng lưới kinh doanh tiêu thụ đạt doanh số và mức tăng trưởng cao phục vụ tốt cho hoạt động mở rộng sản xuất và tái đầu tư. Vượt qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành nghề, ngày 14/9/2004 trung tâm dịch vụ và sửa chữa ô tô của công ty đã được hãng xe Nissan của Nhật Bản lựa chọn là trung tâm dịch vụ ủy quyền duy nhất ở miền Bắc.
c. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô kinh doanh các mặt hàng liên quan đến ngành công nghiệp ô tô như sửa chữa bảo dưỡng ô tô, cung cấp phụ tùng và các loại sơn
d. Những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây.
Ngành công nghiệp ô tô là 1 ngành còn khá mới mẻ ở Việt nam, buổi đầu thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cùng các thành viên, công ty đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Hệ thống kinh doanh của công ty hiện nay gồm có
-Trung tâm dịch vụ ủy quyền Nissan
-Trung tâm phụ tùng ô tô Nhật Bản
-Trung tâm phụ tùng ô tô Hàn Quốc
-Trung tâm phân phối sơn Dupont
-Cửa hàng kinh doanh trực tuyến
-Các chi nhánh: Đà Nẵng, Việt Trì, TP Hồ Chí Minh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô:
KÕ To¸n Trëng
KÕ To¸n DÞch Vô
KÕ To¸n
Kho
& TSC§
KÕ to¸n
TiÒn
KÕ To¸n TiÒn L¬ng
&ThuÕ
Thñ
quü
KÕ To¸n Tæng
Hîp
b. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán
Phßng kÕ to¸n gåm cã 6 ngêi trong ®ã kÕ to¸n trëng kiªm trëng phßng. Phßng kÕ to¸n chÞu tr¸ch nhiÖm ghi chÐp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh vµ tæng hîp, b¸o c¸o cho l·nh ®¹o.Bªn c¹nh phßng kÕ to¸n c«ng ty,c¸c cöa hµng còng cã kÕ to¸n chuyªn tr¸ch trùc tiÕp ghi chÐp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh
KÕ to¸n trëng:
§iÒu hµnh toµn bé c«ng viÖc cña phßng kÕ to¸n.
LËp kÕ ho¹ch c«ng t¸c kÕ to¸n cho tõng n¨m, tõng quý vµ triÓn khai tíi c¸c kÕ to¸n viªn
KiÓm tra c¸c c«ng viÖc cña c¸c nh©n viªn.
TËp hîp c¸c B¸o c¸o tæng hîp ®Ó lËp c¸c lo¹i BC tµi chÝnh quý, n¨m.
C¨n cø vµo c¸c b¸o c¸o, kÕ to¸n trëng sÏ ®a ra nh÷ng tham mu cho gi¸m ®èc vÒ kÕ to¸n tµi chÝnh.
C¸c kÕ to¸n viªn
KÕ to¸n tiÒn:
Theo dâi t×nh h×nh xuÊt nhËp tån quü tiÒn mÆt, TGNH vµ tËp hîp sè liÖu chuyÓn cho kÕ to¸n tæng hîp.
Theo dâi t×nh h×nh tiÒn göi, c¸c kho¶n ®Çu t
KÕ to¸n quü theo dâi c¸c tµi kho¶n : 111,112,113,121,128.
KÕ to¸n dÞch vô:
LËp ho¸ ®¬n b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
ViÕt phiÕu thu, phiÕu chi
Theo dâi t×nh h×nh doanh thu vµ c«ng nî víi kh¸ch hµng
KÕ to¸n dÞch vô theo dâi c¸c tµi kho¶n doanh thu vµ c«ng nî: 511, 512, 531, 532.
KÕ to¸n kho hµng vµ TSC§
LËp phiÕu nhËp kho, phiÕu xuÊt kho
Theo dâi t×nh h×nh nhËp, xuÊt, tån kho vËt liÖu,c«ng cô…
Theo dâi t×nh h×nh t¨ng gi¶m TSC§ trong doanh nghÞªp : mua b¸n, thanh lÝ..
KÕ to¸n kho hµng vµ TSC§ theo dâi c¸c tµi kho¶n 152, 153, 156, 211, 213, 241, 632
KÕ to¸n tiÒn l¬ng vµ thuÕ :
LËp b¶ng tÝnh l¬ng,BHXH,BHYT cho c¸n bé c«ng nh©n viªn
Thanh to¸n c¸c kho¶n ph¶i tr¶ cho ngêi lao ®éng.
Theo dâi c¸c lo¹i thuÕ ®îc khÊu trõ vµ thuÕ ph¶i nép cña doanh nghiÖp, gåm cã:ThuÕ GTGT ®Çu vµo,ThuÕ GTGT ®Çu ra, ThuÕ nhËp khÈu, ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp…
KÕ to¸n tiÒn long vµ thuÕ theo dâi c¸c tµi kho¶n 334, 338, 131, 331.
KÕ to¸n tæng hîp :
LËp b¸o c¸o tæng hîp vÒ:
+Doanh thu, chi phÝ
+Tån kho NVL,CCDC,TSC§
+T×nh h×nh sö dông ho¸ ®¬n
LËp c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh hµng th¸ng
Thñ quü :
Theo dâi thu, chi tiÒn mÆt
Thùc hiÖn c¸c lÖnh thu, chi
2.1.3. Hình thức kế toán của công ty
a. Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Hình thức “ Nhật ký chung”
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số PS
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Diễn giải quy trình luân chuyển chứng từ.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty CP Phụ tùng và tư vấn ô tô
Tiếp nhận xe
Kiểm tra xe
Báo giá
Thi công
Báo giá PS(nếu có)
Kiểm tra xe
Nghiệm thu
Thanh toán
Bàn giao xe
Diễn giải quy trình
Khi tiếp nhận xe bộ phận tư vấn sẽ tiến hành kiểm tra xe vào báo giá cho khách hàng
Khách hàng nhận được báo giá, chấp thuận thì xe sẽ được đưa vào trung tâm chăm sóc.Trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng nếu có phát sinh (thay thế phụ tùng, sửa chữa các bộ phận khác…) kĩ thuật sẽ báo lại cho tổ tư vấn để thông báo đến cho khách hàng. Quá trình sửa chữa bảo dưỡng kết thúc khách hàng nghiệm thu và thanh toán. Sau khi hoàn thánh thủ tục thanh toán nhân viên bàn giao xe lai cho khách.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Phô tïng vµ t vÊn « t«
2.2.1: Hình thức của kế toán tiêu thụ và XĐ kết quả kinh doanh
a. Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Thẻ kho
Sổ chi tiết TK 155, 511, 632,..
Phiếu XK, HĐ bán hàng kiêm PXK
Sổ Nhật Ký chung
Phiếu chi, Phiếu thu
Sổ cái TK 155, 511, 632, 641, 642
HĐ GTGT
Báo cáo tài chính (Báo cáo KQKD)
Bảng cân dối số phát sinh
Bảng tổng hợp các TK 131,511 ..
Giải thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Diễn giải:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc( phiếu nhập kho. phiếu kho kho, các hoá đơn mua hàng, bán hàng, phiếu thu, phiếu chi) đã kiểm tra, kế toán ghi các nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật Ký Chung, đồng thời ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ, thẻ chi tiết các tài khoản liên quan.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu ghi trên Sổ Nhật ký chung kế toán vào Sổ Cái các tài khoản 155, 156, 511, 632 … sao cho phù hợp. từ các sổ, thẻ chi tiết lập các Bảng tổng hợp các tài khoản liên quan..
Cuối tháng, cộng số phát sinh trên Sổ Cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu số liệu, ghi chép giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp các tài khoản liên quan, số liệu chính xác lập Báo cáo tài chính ( Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối tài khoản). Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
2.2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng.
a. Chứng từ gốc:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Hoá đơn GTGT
- Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
- Phiếu thu, phiếu chi
- Hoá đơn các dịch vụ mua vào
b. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 155, 156
- Tài khoản 632, 641, 642
- Tài khoản 511, 521, 531
- Tài khoản 821, 911
- Tài khoản 131, 331
- Tài khoản 333(1)
c. Sổ sách kế toán sử dụng.
- Sổ chi tiết các tài khoản.
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản 511, 641, 642, 632…
2.2.3. Phương pháp hạch toán
Tập hợp các chứng từ gốc như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, các hoá đơn GTGT mua vào, bán ra phát sinh trong kỳ. Ví dụ:
Mẫu : Phiếu Nhập kho do kế toán lập thành 2 liên, người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập hàng hoá. Sau khi nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu nhập kho, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và liên 1 chuyển cho phòng kế toán ghi sổ chi tiết hàng hoá.
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 11 tháng 3 năm 2008
Số: 04141
Nợ 156,133
Có 331
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Văn T._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22650.doc