LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
các thầy cô giáo, các chú, các bác trong ban lãnh đạo Hợp tác xã NN Thủy Thanh 1 cùng
toàn thể bà con nông dân. Qua đây, tôi xin phép bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo –Thạc sĩ Nguyễn Lê Hiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp.
- Các thầy cô giáo trường đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn
98 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà bán chăn thả tại TX Hương Thủy. Tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm học, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp
và nghề nghiệp trong tương lai
- Hợp tác xã NN Thủy Thanh 1,Xã Thủy Thanh,Thị Xã Hương Thủy, đặc biệt là các chú,
các bác trong Ban lãnh đạo Hợp tác xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm
thực tế và các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu để
nghiên cứu đề tài.
- Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẻ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài này
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn bè giúp đỡ, góp ý để đề tài
này được hoàn chỉnh hơn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trường
i
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU............................................... 5
1.1. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................................. 5
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 5
1.1.2. Giới thiệu mô hình nuôi gà bán chăn thả..............................................................................12
1.1.3. Vai trò vị trí của ngành chăn nuôi gia cầm........................................................................... 13
1.1.4. Xu hướng phát triển chăn nuôi gà hiện nay ......................................................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................15
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới .....................................................................................15
1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà của Việt Nam.................................................................................18
1.2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở Thừa Thiên Huế.......................................................................... 22
1.2.3. Thực trạng giết mổ và chế biến.............................................................................................23
1.2.4. Đánh giá tình hình nuôi gà trong thời gian qua. ................................................................. 24
1.2.5. Bài học kinh nghiệm...............................................................................................................27
CHƯƠNG IIĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI GÀ THỊT BÁN
CHĂN THẢ TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY-TỈNHTHỪA THIÊN HUẾ ................................30
2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................30
2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................................30
Trường2.1.2. Khí hậu và thủy văn................................................................................................................31
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................................................32
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế..................................................................................................... 32
2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển chăn nuôi gà................................................36
ii
2.3.1 Thuận lợi................................................................................................................................... 36
2.3.2 Khó khăn................................................................................................................................... 37
2.4. Thực trạng nuôi gà bán chăn thả tại Thị xã Hương Thủy......................................................38
2.4.1. Thông tin chung về các hộ điều tra tại Thị xã Hương Thủy...............................................38
2.4.2 Phân tích kết quả và hiệu quả của hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu ............................42
2.5. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ điều tra theo các đối tượng điều tra .............51
2.5.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo mức đầu tư....................................................................... 51
2.5.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà của các
hộ điều tra........................................................................................................................................... 55
2.5.5. Phân tích các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi gà....................................................................................................................................... 62
2.5.6. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gà ở Thị Xã Hương Thủy............................64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI GÀ CỦA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ..................................................................... 66
3.1 Phân tích SWOT ........................................................................................................................66
3.2. Định hướng,mục tiêu phát triển chăn nuôi gà......................................................................... 69
3.2.1. Định hướng..............................................................................................................................69
3.2.2. Mục tiêu................................................................................................................................... 70
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà của Thị xã Hương Thủy........... 71
3.3.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật................................................................................................... 71
3.3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................................72
3.3.3. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương..............................................................73
3.3.4. Nhóm giải pháp đối với người chăn nuôi gà của Thị xã Hương Thủy .............................77
PHẦN III............................................................................................................................................ 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 79
1. Kết luận.......................................................................................................................................... 79
Trường2. Kiến nghị................................ ........................................................................................................ 81
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân bổ số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2009..............................................17
Bảng 2: Các nước có số lượng gà nhiều nhất thế giới năm 2009...........................................18
Bảng 3: Phân bố đàn gia cầm của Việt Nam qua 2 năm 2009- 2010 ....................................19
Bảng 4: Số lượng đàn gà phân bố trên địa bàn Thừa Thiên Huế qua các năm....................22
Bảng 5 : Tình hình dân số và lao động Thị Xã Hương Thủy. ..............................................34
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của Thị Xã Hương Thủy........................................................35
Bảng7 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra...............................................38
Bảng 8 : Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra...........................................................40
Bảng 9: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra..............................42
Bảng 10: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà.................................................................48
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn .............................................50
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả kinh tế theo mức đầu tư...........................................................52
Bảng 13: Kết quả và hiệu quả kinh tế theo thời gian chăn nuôi. ............................................54
Bảng 14: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà ảnh hưởng theo chi phí thức ăn .......................57
Bảng 15: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà ảnh hưởng theo chi phí chuồng trại.................58
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà ảnh hưởng theo chi phí khác............................60
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà ảnh hưởng theo số năm kinh nghiệm..............61
Trường
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Lượng phân bố đàn gà trên thế giới năm 2009......................................................17
Biểu đồ 2: Thể hiện kết quả kinh tế chăn nuôi gà theo nhóm quy mô nuôi/năm .................49
Trường
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN Chăn nuôi
TX Thị xã
GMP Good Manufacturing Practice
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point
TD& MNPB Trung du và miền núi phía Bắc
BTB& DHMT Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
ĐB Đồng bằng
GO Giá trị sản xuất
C Chi phí sản xuất
NB Lợi nhuận ròng
MI Thu nhập hỗn hợp
TT Chi phí trực tiếp
TC Chi phí tự có
De Khấu hao tài sản cố định
i Lãi suất
Trường
vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mô hình nuôi gà bán chăn thả trên địa bàn Thị Xã Hương Thủy đang cho hiệu quả
tốt về mặt kinh tế và xã hội, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, kinh phí
đầu tư phù hợp các hộ gia đình có ít vốn. Các hộ ít vốn có điều kiện mở rộng chăn nuôi góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững lâu dài. Hoạt động chăn
nuôi gà đã có từ rất lâu nhưng vấn đề được đề cập nhiều là cách thức chăn nuôi, phương
pháp nuôi,chứ thực sự chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động
chăn nuôi gà bán chăn thả tại TX Hương Thủy một cách cụ thể và khoa học.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô
hình nuôi gà bán chăn thả tại TX Hương Thủy. Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT trong CN nói chung và CN gà
nói riêng
- Đánh giá hiệu quả CN gà thịt bán chăn thả ở các nông hộ trên địa bàn TX
Hương Thủy
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu HQKT chăn nuôi của các nông hộ.
Số liệu nghiên cứu
- Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng
vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.
- Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Hợp tác xã nông nghiệp các xã,
phường, Ủy ban nhân dân TX Hương Thủy, Trạm thú y TX Hương Thủy, Phòng thống kê
TX Hương Thủy ,sách, báo, internet....
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
- Phương pháp phân tổ
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trường Kết quả nghiên cứu
Bằng các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài đã chỉ ra đuợc hiệu quả kinh tế và
các nhân tố ảnh hưởng đến kết kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà,từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi.
vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò lớn trong việc phát
triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở những nước này còn
nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, xã hội đang ngày càng phát triển,
đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương
thực, thực phẩm cũng không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của
nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại
thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò
cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành tinh mà còn
góp phần đa dạng nguồn giene và đa dạng sinh học trên trái đất.
Chăn nuôi là một trong những ngành chính trong hệ thống nông nghiệp hiện
nay, không chỉ đóng góp giá trị vào tổng thu nhập cho đất nước, chăn nuôi góp phần
giải quyết việc làm cho người dân, nâng cao đời sống, cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Chăn nuôi hiện nay đang phát triển theo hướng tăng dần về số lượng và chất lượng. Áp
dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong nông nghiệp nói riêng và chăn nuôi nói chung.
Trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay được phân ra
thành nhiều loại như chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy hải sản một loại cho những
giá trị kinh tê riêng. Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh
nhờ những lợi thế mà nó mang lại cho người chăn nuôi: vốn đầu tư không lớn như
chăn nuôi đại gia súc, tận dụng được các nguồn lực sẵn có trong gia đình.
Tuy nhiên, chăn nuôi gà vẫn còn gặp một số trở ngại, khó khăn nhất định bởi
trong khi giá cả vật tư biến động, chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài tăng cao thì
giá nông sản lại không ổn định và có xu hướng giảm, đồng thời, vốn sản xuất còn
Trườngthiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn chế, số lượng lao động nông nghiệp
đang giảm dần do chuyển sang các ngành nghề, lĩnh vực khác, và một số khó khăn
khác như sức khỏe, tuổi táccủa lao động nông nghiệp. Mặc dù vậy chăn nuôi cũng là
một trong những thế mạnh của Thị Xã Hương Thủy. Đặc biệt trong những năm gần đây
1
việc chăn nuôi gia cầm trong Thị Xã phát triển khá nhanh, tổng bình quân mỗi hộ nuôi
với quy mô đàn từ 500-1.000 con, cá biệt có những hộ chăn nuôi với quy mô lớn hơn từ
2.000-5.000 con. Nhiều mô hình chăn nuôi gà thả trên địa bàn Thị Xã đang cho hiệu quả
tốt về mặt kinh tế và xã hội, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, kinh
phí đầu tư phù hợp các hộ gia đình có ít vốn. Đặc biệt là các hộ nghèo đã giúp họ thoát
nghèo. Các hộ ít vốn có điều kiện mở rộng chăn nuôi góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển chăn nuôi theo hướng bền vững lâu dài. Hoạt động chăn nuôi gà đã có từ rất lâu
nhưng vấn đề được đề cập nhiều là cách thức chăn nuôi, phương pháp nuôi,chứ thực sự
chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động chăn nuôi gà bán chăn
thả tại Thị Xã Hương Thủy một cách cụ thể và khoa học.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô
hình nuôi gà bán chăn thả tại Thị Xã Hương Thủy. Tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánh
giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thả vườn ở địa phương và tìm hiểu những khó khăn,
nguyên nhân gây ra khó khăn nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu khắc phục góp
phần nâng cao năng suất cũng như nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gà nói riêng
- Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt bán chăn thả ở các nông hộ trên địa bàn
Thị Xã Hương Thủy
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi của các nông hộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận:
Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận cho đề tài. Trên cơ sở đó, xem
xét các sự vật hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ và liên hệ
chặt chẽ với nhau. Thông qua cách nhìn nhận vấn đề đó để có cơ sở đánh giá bản chất
Trườngcác sự vật, hiện tượng trong điều kiện cụ thể tại Thị Xã Hương Thủy
Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
2
Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã
chọn điều tra ở các xã Thủy Phù, Phường Thủy Dương, Phường Thủy Phương, Xã
Thủy Lương, Phường Phú Bài.
Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 tương ứng với 50 hộ cụ thể như sau:
Xã Thủy Phù: 20 hộ
Phường Thủy Phương: 2 hộ
Phường Thủy Dương: 4 hộ
Phường Thủy Lương: 8 hộ
Phường Phú Bài: 4 hộ
Xã Thủy Thanh: 12 hộ
Tất cả các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
Thu thập số liệu:
Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra
phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.
Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Hợp tác xã nông nghiệp các xã,
phường, Ủy ban nhân dân Thị Xã Hương Thủy, Trạm thú y Thị Xã Hương Thủy,
Phòng thống kê Thị Xã Hương Thủy ,sách, báo, internet....
Phương pháp phân tổ: căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư chi phí,
quy mô chăn nuôi, của các hộ điều tra mà tiến hành phân tổ có tính chất khác nhau.
Phương pháp phân tích thống kê: từ các số liệu thu thập được, vận dụng các
phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để phân
tích sự khác biệt giữa mức đầu tư,sản lượng thu được từ quá trình nuôi
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành đề
tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ trực thuộc các cơ
quan đoàn thể khác nhau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
TrườngĐối tượng nghiên cứu: Do khả năng và thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung
nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà bán chăn thả và các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi của nông hộ ở các thôn thuộc Thị Xã
Hương Thủy
3
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu một số nông hộ chăn nuôi gà thả vườn
tại Thị Xã Hương Thủy
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà thả vườn vào năm
2011 của Thị Xã Hương Thủy
Trường
4
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và
thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh
vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của
mình bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.
Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế lại
mang một tầm quan trọng đến thế.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh đã đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như sau: “Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Theo GS. TS Ngô Đình Giao thì: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước”.
Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan
điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo
(1979) và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc
so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực,
Trườngtiền vốn...) để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm
về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
5
áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác
định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa
hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí
biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
dụng các nguồn lực sản xuất đạt được.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Các nguyên tắc:
- Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả, tiêu chuẩn
hiệu quả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một phương
án nào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi
nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương
án cần được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượng hoá
được tức là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản
ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
- Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những
Trườngphương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở của các
số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu.
Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào và
yếu tố đầu ra.
6
Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định bằng
các phương pháp sau:
Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra:
Q
H
C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu
đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và
kết quả thu được.
C
h
Q
Trong đó:
h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết
với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được
gọi là chỉ tiêu toàn phần.
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả
Trườngthu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra:
Dạng thuận:
Q
H
b C
7
Trong đó:
Hb: Hiệu quả kinh tế
Q : Lượng tăng (giảm) của kết quả
C : Lượng tăng (giảm) của chi phí
Công thức này cho biết cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng được bao
nhiêu đơn vị kết quả.
Dạng nghịch:
C
h
b Q
Trong đó:
hb: Hiệu quả kinh tế
Q : Lượng tăng (giảm) của kết quả
C : Lượng tăng (giảm) của chi phí
Công thức này cho biết để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà ta nên lựa chọn phương pháp xác định hiệu
quả cho phù hợp.
1.1.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối
giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một khối lượng
sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song do sự mâu thuẫn giữa nhu
cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên, nên khi đánh giá kết
quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra
như thế nào và mất bao nhiêu chi phí. Việc đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng sản phẩm đạt được mà còn
phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản
Trườngxuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ
ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Từ đó bản chất của hiệu quả
kinh tế xã hội chính là hiệu quả của lao động xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết
8
kiệm lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả đạt được và tối
thiểu hoá chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn lực hiện có. Vì vậy đánh giá các hiệu quả
kinh tế cần phải xem xét đến các nguồn lực, và chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực
đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả
kinh tế.
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt.
1.1.1.4.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Chăn nuôi gà là một bộ phận trong hệ thống chăn nuôi của hệ sinh thái nông
nghiệp, có sự trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài và có tính mẫn cảm lớn với
các yếu tố: khí hậu, môi trường , con người,Vì vậy đây là một yếu tố có ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà.
1.1.1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Thị trường tiêu thụ-giá cả
Trong sản xuất hàng hoá, thị trường là cầu nối giữa người mua và người bán.
Việc xác định thị trường cho ngành chăn nuôi gà thịt có tác dụng quan trọng nhằm xác
định đúng phương hướng, mục tiêu để có thể xây dựng các vùng sản xuất tập trung
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngày nay, nhu cầu về các sản phẩm lại rất phong phú và
đa dạng. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa các ban ngành và nhân dân là hết sức cấp bách
để xác định quy mô nuôi hợp lý. Ngoài giá cả sản phẩm thịt gà, giá cả các yếu tố đầu
vào cũng là một trong những yếu tố tác động đến sản xuất, chúng là chi phí sản xuất.
Do vậy, sự tăng lên hay giảm xuống của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu
tư nuôi của hộ nông dân.
- Lao động
Lao động là yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu được trong bất cứ ngành sản
xuất nào. Quy mô của một ngành lớn hay nhỏ được biểu hiện một phần bởi số lượng
và tỷ lệ lao động tham gia sản xuất trong ngành đó. Tuy nhiên, chất lượng lao động
Trườngảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả của ngành sản xuất đó. Ở nước ta lực
lượng lao động rất đông nhưng trình độ lao động còn thấp, lao động chủ yếu là thủ
công đơn giản, đặc biệt là lao động nông nghiệp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng các yếu tố đầu vào, đầu tư sản xuất.
9
- Tổ chức sản xuất và chính sách
Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
nói chung và chăn nuôi gà nói riêng.
1.1.1.4.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Thời vụ nuôi trong năm
Mỗi địa phương có những hình thức canh tác khác nhau. Đây là nhân tố ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi. Thông thường thời vụ chăn nuôi
gà thường diễn ra trong vòng 2,5 - 4 tháng,và hộ nuôi lựa chọn thời điểm nuôi phù hợp
với điều kiện gia đình, điều kiện địa phương và phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
- Chăm sóc - phòng trừ dịch bệnh
Đây là yếu tố có thể coi là quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả
trong chăn nuôi. Việc đầu tư hợp lý sẽ tạo ra kết quả và hiệu quả cao và ngược lại. Nếu
đầu tư không hợp lý, không đúng quy trình sẽ làm cho kết quả giảm và hiệu quả sản
xuất cũng giảm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bao gồm: Giống, các
loại thức ăn, thú y, chuồng trại
- Chế biến và giết mổ
Để có được sản phẩm thịt gà đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm
bảo quy trình nuôi dưỡng chăm sóc tốt, thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, phòng trị
bệnh đúng quy trình; quy trình giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y trước, trong và sau khi
giết mổ; quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản sản phẩm cũng phải tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Trong đó, quy trình giết mổ có vai trò rất
quan trọng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy công tác giết
mổ không đảm bảo quy trình kỹ thuật và vệ sinh thú y sẽ có tác động rất lớn đến sự
biến đổi chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Từ đó ảnh hưởng đến kết quả người chăn nuôi, và tạo uy tín cho người chăn nuôi trên
thị trường.
Trường- Đổi mới phương thức sản xuất
Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế tái sản xuất mở rộng, hạn chế mức
đầu tư thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, khuyến khích người
dân đổi mới tập quán canh tác, đồng thời tăng cường tập huấn khoa học giúp người
10
dân thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất
là điều kiện cần thiết. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động rất
lớn đến tập quán người làm nông nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng.
1.1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng của các loại sản
phẩm(Qi) nhân với đơn giá sản phẩm tương ứng(Pi): GO=∑Qi.Pi
Thu nhập hỗn hợp (MI): được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí
sản xuất của hộ(C): MI=GO-C
- Chi phí sản xuất...ủa sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Các giống gà bản địa được sản xuất
theo phương thức tự sản xuất, tự tiêu với năng suất rất thấp do đặc điểm chất lượng con
giống và chưa được đầu tư chọn lọc, cải tạo. Còn lại 100% các giống công nghiệp năng
suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt
85-90% so với xuất xứ. Do năng suất thấp, giá thành thịt, trứng sản xuất trong nước cao,
nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Cho đến thời điểm này,
thịt và trứng gà vẫn chỉ tiêu thụ trong nước, chưa thể xuất khẩu.
Công nghiệp giết mổ, chế biến gà còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
đảm bảo. Hầu hết việc giết mổ gà vẫn là thủ công, phân tán. Gà trước khi giết mổ phần
lớn chưa được kiểm dịch. Sản phẩn thịt được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi sống, chưa có
nhiều sản phẩm thịt, trứng được chế biến công nghiệp. Thực trạng sản phẩm gà tươi
sống bày bán ở các chợ chưa được kiểm soát và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng. Tác động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ
đe dọa sự phát triển bền vững của chăn nuôi gà. Dịch bệnh chưa được kiểm soát và
thường xuyên xảy ra. Công tác vệ sinh, phòng dịch,chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa
được người chăn nuôi chú trọng. Tỷ lệ đàn gà nuôi chăn thả tự do trong nông hộ được
tiêm phòng còn thấp, chỉ mới đạt 40-50% so với tổng đàn. Như đã phân tích ở phần trên,
qua gần 4 năm, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến hết sức phức tạp. Trước nguy cơ
của dịch cúm, người chăn nuôi, các doanh nghiệp chưa yên tâm đầu tư, sản xuất chịu giá
thành, chi phí cao và khó có thể khẳng định trong thời gian ngắn có thể nhanh chóng
khôi phục sản xuất nếu không có những biện pháp quyết liệt đổi mới phương thức chăn
nuôi và các chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng để đổi mới ngành chăn nuôi gà.
- Thành tựu
TrườngTốc độ tăng đàn trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm có số lượng gà hàng năm
tăng trưởng ở mức cao. Tổng đàn gà cả nước năm 2001 là 147 triệu con, năm 2003
là185 triệu con và đến năm 2006 chỉ còn 151,9 triệu con. Sản phẩm của chăn nuôi gà
trước dịch cúm gia cầm tăng trưởng bình quân 8,4% đối với thịt và trứng là 8,9%.
25
Thành công nổi bật trong chăn nuôi gà là nghiên cứu chọn tạo các dòng, giống
gà hướng trứng, hướng thịt. Theo báo cáo một số kết quả nghiên cứu khoa học được
áp dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi của ông Nguyễn Đăng Vang, như gà Ri vàng
rơm tuổi thành thục 134 ngày tuổi, sản lượng trứng tăng từ 109 quả lên 126,8 quả, tiêu
tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61kg. Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích
nghi đã cho kết quả tốt như gà Lương Thượng LV1, LV2 và LV3, gà Sasso, gà Kabir,
gà Ai Cập có sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 145,49-202 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10
quả trứng từ 2,374-3,51 kg thức ăn/10 quả. Gà thương phẩm nuôi đến 10 tuần đạt
1738-2075g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, 2,6-2,8kg. Các dòng gà lai như gà X44-
ISA, gà K-ISA, gà L-ISA, gà lai XKV44 có năng suất trứng đạt 173,8-175,7qu
ả/mái, giống gà thích hợp cho thả vườn được phát triển mạnh.
Các giống gà Lương Phương, Kabir, Ai Cập, gà địa phương như gà ri, gà Mía
được nuôi thành trang trại có quy mô 200-4.000con/hộ gia đình. Mỗi năm các trung
tâm thuộc Viện chăn nuôi sản xuất và cung cấp cho nhân dân 900.000-1.500.000 gà b
ố mẹ để các trang trại tiếp tục nhân giống cho hầu hết các tỉnh trong cả nước. Từng
bước thay thế gà giống nhập khẩu. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng
thu nhập, tạo công ăn việc làm.
Trong 5 năm vừa quan, chăn nuôi trang trại gia cầm đứng vị trí thứ 3 về số
lượng với tổng số 2.837 trang trại, chiếm 16.0% so với tổng số trang trại toàn quốc,
trong đó trang trại chăn nuôi gà là 1.950 trang trại. Do lợi thế về hệ số vòng quay
nhanh, nên theo đánh giá của các chuyên gia, trang trại gia cầm lẽ ra phải chiếm vị trí
thứ 2 trong tổng số trang trại. Tuy vậy, do từ cuối 2003 đến nay dịch cúm gia cầm liên
tục xẩy ra ở nước ta, khiến số lượng trang trại gia cầm nói chung và trang trại gà nói
riêng trên thực tế phát triển chậm so với tiềm năng.
Mô hình chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn với quy mô từ
8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Chăn nuôi trang trại, tập trung đã
Trườngmang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chủ trang trại mà còn có sự đóng góp to lớn
vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá đói, giảm nghèo,
giải quyết việc làm từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng
của thị trường. Chăn nuôi trang trại, tập trung còn có điều kiện thực hiện an toàn sinh
26
học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Hệ thống chế
biến, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ năm 2005 đến nay đã có một số tỉnh quan tâm
đến hệ thống giết mổ gà tập trung tự động và bán tự động nhưng phần lớn vẫn giết mổ
bằng thủ công theo phương pháp bán tự động.
Thách thức của quá trình hội nhập
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu
vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng
trứng đạt 35 quả/ng/năm.
Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm;
Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003.
Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ
nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu). Các cơ sở giống gốc còn quá
nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài.
Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi
gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với
tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống,
nguồn nguyên liệu giá rẻĐó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong
tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta.
1.2.5. Bài học kinh nghiệm
Chăn nuôi gia cầm thế giới đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng, đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây, tính đến nay tổng đàn gia cầm thế giới đã
lên tới trên 60 tỷ con, trong đó trên 95% là gà, trên 2% là gà tây và gần 2% là vịt,
ngan, ngỗng và một số gia cầm khác như gà phi, chím cút, bồ câu . . . Bình quân trên
thế giới thịt gia cầm tăng 5% riêng ở các nước đang phát triển, nhất là các nước châu á
có mức độ tăng trưởng gần 10%/năm. Bên cạnh các nước có nền chăn nuôi gia cầm
Trườngphát triển nhiều thập kỷ như Mỹ, Hà Lan, Pháp, Canda, Brazin . . . những năm gần đây
các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Công .v.v. . .
đang trở thành những quốc gia có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển với tốc độ khá
cao. Trong 5 năm qua, sản xuất thịt gia cầm ở Trung Quốc tăng 14% mỗi năm và trở
27
thành quốc gia thứ hai sau Hoa Kỳ riêng sản xuất thịt gà chiếm 15,62% tổng sản lượng
thịt gà thế giới, (Mỹ: 25,15%), trong khi vẫn là nước đứng đầu thế giới về sản xuất
trứng gia cầm, năm 1999 sản xuất hơn 365 tỷ quả trứng. ở châu á, Thái Lan cũng là
quốc gia có ngành chăn nuôi gia cầm rất phát triển. Năm 2007 nước này sản xuất gần
3,2 triệu tấn thịt gà Broiler và đã xuất khẩu hơn 500 ngàn tấn sang các thị trường Nhật
Bản, EU, Hồng Công. Bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ các nước, đặc biệt từ các
nước trong khu vực là:
1.2.5.1 Sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của Nhà nước
Vai trò quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
cầm được thể hiện bằng định hướng chiếm lược nhằm khuyến khích và hỗ trợ mọi
thành phần kinh tế phát triển ngành này thông qua các chính sách cụ thể về đầu tư, tín
dụng, thuế suất .v.v. . .
1.2.5.2 Cần xây dựng một hệ thống sản xuất kinh doanh các sản phẩm gia cầm khép
kín từ công đoạn chăn nuôi ông bà (thậm chí cụ kỵ), giống bố mẹ, giống thương phẩm
đến các công đoạn giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt, trứng, lông vũ.
1.2.5.3. Phát triển công nghiệp thức ăn chăn nuôi
Nhà nước tạo mọi điều kiện và đổi xử bình đẳng về mặt luật pháp với mọi
thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm đáp ứng
đầy đủ nhu cầu thức ăn có chất lượng cao, giá cạnh tranh có lợi cho người chăn nuôi.
1.2.5.4. Đồng thời với việc khai thác tốt thị trường trong nước là không ngừng mở
rộng thị trường ngoài nước về quỹ hỗ trợ xuất khẩu .v.v ở đây ngoài sự cố gắng nỗ lực
của các nhà sản xuất, Chính phủ một số nước đóng vai trò quan trọng nhằm khuyến
khích xuất khẩu thông qua các chính sách về thuế. . .
1.2.5.5. Phát huy lợi thế so sánh nhằm tăng sức cạnh tranh
Mỗi nước đều có những lợi thế so sánh riêng, và họ sẽ triệt để khai thác những
thuận lợi đó nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và xuât khẩu. ưu thế cạnh tranh của các
Trườngnước xuất khẩu phụ th uộc vào hàng loạt yếu tố như chính sách của Chính Phủ, trình độ
công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân công, nguồn thức ăn, môi trường .v.v. . .Nhiều nhà
phân tích cho rằng các nước Mỹ, Brazin, Thái Lan, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc là
những quốc gia có khả năng cạnh tranh tốt nhất trên thị trường thế giới. Hoa Kỳ luôn
28
luôn thể hiện sức cạnh tranh lớn vì? nguồn thức ăn rẻ các yếu tố sản xuất thuận lợi và
có sự khuyến khích, trợ giúp đắc lực của Chính Phủ. Vì vậy nước này vẫn giữ vị trí
xuất khẩu gia cầm quan trọng nhất thế giới. Brazin, Thái Lan cũng có lợi thế về nguồn
thức ăn và nhân công tương đối rẻ, điều kiện sản xuất khá thuận lợi. Đó là những yếu
tố quan trọng mà? hai quốc gia này sẽ khai thác triệt để nhằm tăng sức cạnh tranh tại
một số thị trường. Trung Quốc tuy có yếu hơn các nước nói trên về nguyên liệu thức
ăn, vốn, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, song bù lại họ có lợi thế so sánh về nguồn
lao động, môi trường, thị trường nội địa và các chính sách khuyến khích của Chính
phủ, bởi vậy trong tương lai Trung Quốc vẫn là nước cạnh tranh quan trọng trên thị
trường thịt, trứng gia cầm ở châu á và cả thế giới.
Trường
29
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI GÀ THỊT
BÁN CHĂN THẢ TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY-TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Hương Thủy nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề với thành
phố Huế, trung tâm thị xã cách thành phố Huế 10km. Lãnh thổ thị xã trãi dài từ 16008
đến 16030 vĩ Bắc và từ 107030 đến 107045 kinh Đông.
Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà
Phía Bắc giáp huyện Phú Vang
Phía Nam giáp huyện Nam Đông và A Lưới
Vị trí đó đã tạo cho thị xã nhiều thuận lợi do nằm giữa hai trung tâm kinh tế, du
lịch, văn hóa lớn của miền Trung là thành phố Huế và Đà Nẵng. Có thể đánh giá vị trí
địa lý kinh tế của Hương Thủy như một yếu tố quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển
sản xuất nông nghiệp- nông thôn nói riêng và kinh tế thị xã nói chung.
Thị xã Hương Thủy có bề rộng dọc theo quốc lộ 1A từ thành phố Huế đến
huyện Phú Lộc và trãi dọc theo hướng Bắc-Nam từ huyện A Lưới, Nam Đông xuống
huyện Phú Vang. Địa hình thị xã Hương Thủy thấp dần từ tây sang đông. Có thể chia
thị xã thành hai phần: gò đồi và đồng bằng.
Vùng gò đồi:
Hầu hết phần đất phía tây quốc lộ 1A là vùng gò đồi, bao gồm 3 xã Dương Hòa,
Phú Sơn, Thủy Bằng và một phần của xã Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy
Phương, Thủy Châu. Diện tích vùng này chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã. Phần
Trườngthuộc xã Dương Hòa, đặc biệt là phía tây sông Tà Trạch, có nhiều núi cao (có nơi cao
tới 800m). Từ phía đông sông Tà Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán bình
nguyên. Địa hình này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và có nhiều
thắng cảnh đẹp, tạo thêm điều liện phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
30
Vùng đồng bằng
Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông
Như Ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các nhánh của nó. Bao gồm
các xã Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Tân, phường Thủy Lương, một phần của xã
Thủy Phù và các phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu. Địa hình thấp dần
về phía Bắc theo hướng chảy của các dòng sông. Độ cao trung bình 2-5m, do đó
thường bị ngập lụt khi mùa mưa lũ. Nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy Lương,
Thủy Tân.
2.1.2. Khí hậu và thủy văn
Hương Thủy là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu hai miền, hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình hàng năm từ 25 C đến 27 C, nhiệt
độ cao nhất (tháng 7) khoảng 29,6 C có khi lên tới 40 C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng
1 trung bình 19,9 C, có khi xuống 8,8 C.
Bức xạ tương đối cao, điều kiện dồi dào về nhiệt độ và nắng là tiền đề cho sựu
phát triển của nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí bình quân 85-90%, tháng cao nhất (tháng 12) là 90% và tháng
thấp nhất là 72% (tháng 7).
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khá lớn, khoẳng 1000-1100mm/năm.
Những tháng mùa dông lượng bốc hơi nhỏ, mùa hè bay hơi lớn hơn, chiếm 70-75%
lượng bay hơi cả năm.
Chế độ mưa
TrườngMùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 của năm kế tiếp, chiếm trên
60%lượng mưa cả năm, thường gây ra lũ lụt. Lượng mưa trung bình đạt 2.844 mm/
năm (thấp nhất là 1820mm, cao nhất là 4.319 mm). Mưa thường kéo theo mưa lạnh và
gió mùa Đông Bắc. Số ngày mưa trong năm khoảng 200 ngày.
31
Chế độ gió
Thường có hai hướng gió chính đó là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa
mưa, gây lạnh kéo dài, giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vào mùa khô kèm theo
khí nóng. Ngoài ra, trong năm còn xuất hiện hướng gió phụ là gió Đông Nam mang
theo hơi nước thổi từ biển vào
2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế của thị xã đã có bước tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực dịch
vụ tăng trưởng khá mạnh; công nghiệp-xây dựng luôn được duy trì ở tốc độ tăng
trưởng cao; khu vực nông nghiệp cũng tăng hơn so với thời kỳ trước. Giá trị tổng sản
phẩm trên địa bàn là 1.393 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,57%.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, nhất là dịch vụ từng bước
đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ 10,70% năm 2005 lên 17,31%
năm 2011; công nghiệp, TTCN và xây dựng năm 2011 đạt 75,82 % ( năm 2005 đạt
77,68%); nông nghiệp giảm từ 11,62% năm 2005 xuống còn 6,87% năm 2011.
Sản xuất CN, TTCN và xây dựng được duy trì và có bước phát triển khá cao.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 19%; đã hình thành được một số cụm tiểu
thủ công nghiệp và làng nghề của thị xã như Cụm TTCN và làng nghề Thủy Phương.
Đã thu hút được 50 dự án đăng ký với tổng số vốn gần 4.000 tỷ đồng.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn, phong phú hơn. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm là 18,25% /năm (kế hoạch tăng hàng năm là 16-17%) góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là dịch vụ thương mại, bưu
chính, viễn thông, ngân hàng, vận tải
Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện và bền vững. Giá trị tổng
sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp là 104 tỷ đồng, tổng diện tích gieo trồng cả năm là
6.563,4 ha, trong đó: tổng diện tích lúa 6.468 ha, năng suất bình quân là 61 tạ/ha/vụ, tỷ
Trườnglệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 98%. Tổng sản lượng lương thực có hạt là
39.459 tấn, trong đó: sản lượng lúa đạt 39.364 tấn (tăng 3% so với cùng kỳ).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên do ảnh hưởng của
đợt rét từ đầu năm, diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp và người chăn nuôi đại gia
32
súc có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác nên đã làm cho tổng đàn gia súc có
giảm so với năm trước.
Lâm nghiệp: kinh tế trồng rừng được phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cao đã
góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng gò đồi, diện tích rừng trồng đã khai thác là
500 ha, đạt giá trị khoảng 30 tỷ đồng. Đồng thời, đã trồng được 450 ha rừng tập trung
(tăng 5 ha so với năm trước) và 140 nghìn cây phân tán. Công tác bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng được chú trọng.
Tài chính ngân hàng có sự chuyển biến đáng kể và tiến bộ hơn trong quản lý
thu, chi ngân sách, huy động và giải ngân nguồn vốn. Tổng thu ngân sách luôn đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Đã huy động tốt các nguồn thu tại chỗ, đặc biệt là nguồn thu từ
quỹ đất. Trong 5 năm, đã huy động được hơn 100 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng
đất để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn.
Quản lý chi ngân sách ngày càng đi vào nề nếp, thực hiện tốt các quy định hiện
hành của Luật Ngân sách Nhà nước và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động
Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mọi hoạt động
sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì đòi hỏi có
đội ngũ lao động có chất lượng để ứng dụng vào trong quá trình sản xuất nhằm tăng
năng suất, sản lượng. Vì vậy, việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, phát
triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn để tạo thêm việc làm cho người dân là
điều rất cần thiết.
Qua bảng ta thấy, năm 2011, toàn thị xã có 22.049 hộ với 97.014 người,
trong đó nam giới chiếm 49,8% với 48.311 người, nữ giới chiếm 50.2% với 47.703
người. Mật độ dân số bình quân 212 người/km2, tuy nhiên có sự phân bố không đều.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của thị xã là 1,1% cho thấy tỷ lệ gia tăng dân số
Trườngqua các năm đang có xu hướng giảm xuống nhưng hàng năm vẫn bổ sung 700 người,
đó là chưa kể lượng người di cư từ nơi khác đến. Đây là một lợi thế của thị xã về tiềm
năng lao động, tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như việc làm, nhà ở,
tệ nạn xã hội, môi trường.
33
Về lao động, trên địa bàn toàn thị xã có 46.896 người tham gia vào quá trình lao
động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 18.430 người chiếm 39,3% tổng lao
động, lao động phi nông nghiệp là 28.356 người chiếm 60,7%. Điều này cho thấy thị
xã Hương Thủy vẫn là một địa phương khá thuần nông. Tuy nhiên, trong vài năm trở
lại đây thì cơ cấu lao động của thị xã đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm
dần tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp từ 58,46% năm 2005 xuống còn 39,3 %
năm 2011, đồng thời tăng tỷ lệ lao động trong khu vực phi nông nghiệp. Đặc biệt là sự
tăng mạnh của lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây là kết quả của quá
trình đô thị hóa ngày càng cao, nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được hình
thành như khu công nghiệp Phú Bài, nhà máy dệt Thủy Dươngđã thu hút được một
lực lượng lao động lớn.
Bảng 5 : Tình hình dân số và lao động Thị Xã Hương Thủy.
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)
1.Tổng số hộ Hộ 22.049 -
2.Tổng nhân khẩu Người 97.014 100,00
- Nam Người 48.311 49,80
- Nữ Người 48.703 50,20
3.Tổng lao động Người 46.896 100,00
- Nông nghiệp Người 18.430 39,30
- Phi nông nghiêp Người 28.356 60,70
Các chỉ tiêu bình quân
1. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,4 -
2. Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,12 -
3. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,126 -
4. Mật độ dân số bình quân Người/km2 212 -
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng Kinh tế Thị Xã Hương Thủy)
TrườngTình hình nhân khẩu bình quân của hộ và lao động bình quân của hộ cũng là
vấn đề đáng quan tâm. Nhân khẩu bình quân hộ năm 2011 là 4,4 người, trong khi đó
bình quân lao động của chỉ 2,12 lao động. Đây cũng là một khó khăn bởi trung bình
một người lao động phải nuôi thêm hai người phụ thuộc. Qua đây cho thấy tuy công
34
tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua đạt được những thành quả nhất
định nhưng một số cặp vợ chồng do trình độ, nhận thức còn hạn chế, còn bị ảnh hưởng
bởi phong tục tập quán nên tỷ lệ sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn cao. Do vậy, trong thời
gian tới, các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn về vấn đề này.
Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển
hiện nay. Tuy nhiên lực lượng lao động của thị xã Hương Thủy dồi dào mà chưa được
sử dụng một cách triệt để, đòi hỏi phải có những mục tiêu, những định hướng, giải
pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển chăn nuôi gà thịt
quy mô hộ gia đình cũng là một trong những biện pháp tạo việc làm và nâng cao thu
nhập cho một bộ phận lao động ở thị xã Hương Thủy.
2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp có thể nói đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ
yếu và không thể thay thế được. Song việc sử dụng đất đai như thế nào để khai thác có
hiệu quả tài nguyên đất lại là vấn đề đang đặt ra hiện nay cho toàn xã hội.
Qua bảng 6 cho thấy, đến năm 2011 diện tích tự nhiên toàn thị xã là 45.602,07
ha. Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Đất nông nghiệp là 35.771,47 ha chiếm
78,44%, đất phi nông nghiệp là 9.304,04 ha chiếm 20,40%, đất chưa sử dụng là 526,56
ha chiếm 1,15 % tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã.
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của Thị Xã Hương Thủy
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 45.602,07 100,00
1. Đất nông nghiệp 35.771,47 78,44
2. Đất phi nông nghiệp 9.304,04 20,40
3. Đất chưa sử dụng 526,56 1,16
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của phòng Kinh tế Thị Xã Hương Thủy năm 2011)
Đến năm 2011, đất phi nông nghiệp của toàn thị xã là 9.304,04 ha, chiếm 20,40
Trường% so với tổng diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy quá trình định canh, định cư và
xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh. Đặc biệt là hệ thống giao thông tại các
xã, phường được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
35
Số liệu cho thấy, diện tích chưa sử dụng trên toàn thị xã rất ít chỉ 526,56 ha
chiếm 1,15% tổng diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy tiềm năng đất đai đã được
khai thác, sử dụng ccos hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của thị xã.
2.1.2.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Kết cấu cơ sở hạ tầng là những yếu tố quan trọng tạo nên chỉnh thể thống nhất
của nông thôn thị xã Hương Thủy. Phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan
trọng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và phúc lợi của cư dân nông thôn. Trên
địa bàn thị xã có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua. Dọc theo thị xã có quốc
lộ 1A và đường tránh Huế chạy theo hướng Bắc Nam và nối hai thành phố lớn Huế-Đà
Nẵng. Theo hướng Đông Tây thị xã có nhiều tuyến đường nối quốc lộ 1A với các xã,
phường và các huyện bạn như tỉnh lộ 7, 13, 15 Có nhiều huyện lộ, đường liên xã,
liên thôn đảm bảo đi lại thuận lợi. Chất lượng các tuyến đường chạy qua thị xã khá tốt.
Một số tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đã được bê tông hóa bằng nhiều
nguồn vốn, trong đó có vốn kiên cố hóa giao thông nông thôn là chính, tuy nhiên vẫn
còn nhiều tuyến đường liên xã, phường, liên thôn chưa được bê tông hóa, gây khó
khăn cho đi lại nhất là về mùa mưa.
2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển chăn nuôi gà
2.3.1 Thuận lợi
Thị Xã Hương Thủy là một trong những địa phương có qui mô chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng lớn trong tỉnh, với những loại hình chăn nuôi như:
các trang trại chăn nuôi tư nhân, chăn nuôi hộ gia đình. Thị Xã Hương Thủy nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh , là đầu mối giao thông quan trọng của vùng, có tuyến
quốc lộ 1A đi qua, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc vận chuyển và tiêu thụ thịt,
trứng gia cầm. Chi cục Thú y huyện có bộ máy cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ
cao, được tổ chức quản lý chặt chẽ, có cơ sở vật chất tương đối tốt: Có trạm chẩn đoán
xét nghiệm được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại có thể xét nghiệm và chẩn
Trườngđoán được nhiều bệnh trên động vật, thực hiện được nhiều nghiên cứu, thí nghiệm.
Vị trí địa lý của Thị Xã khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và gần thành phố Huế, nơi được xem là thị
trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn trong tỉnh.
36
Chăn nuôi được xác định là ngành quan trọng và được ưu tiên phát triển. Bước
đầu đã hình thành một số trại chăn nuôi tập trung (CNTT) quy mô lớn, là tiền đề quan
trọng để phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2015.
Ý thức của người tiêu dùng và nhận thức của người chăn nuôi dần dần được nâng
cao sau khi phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở
mồm long móng trên gia súc, tai xanh ở heo trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua.
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhiều văn bản tổ chức
lại ngành chăn nuôi là "hành lang pháp lý" để quy hoạch hệ thống sản xuất chăn nuôi.
2.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, ngành chăn nuôi vẫn còn một số khó khăn
tồn tại và phát sinh trong quá trình phát triển như:
Sản xuất trong tình trạng tự phát, phân tán, quy mô nhỏ; chăn nuôi hàng hóa
quy mô lớn, tập trung chưa phát triển.
Quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ
làm cho quỹ đất nông nghiệp giảm, vùng chăn nuôi bị thu hẹp.
Các trang trại chăn nuôi và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là một trong
những đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
Giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tăng cao, không ổn định.
Chưa đáp ứng yêu cầu về giống vật nuôi có chất lượng tốt cho phát triển chăn nuôi.
Áp lực từ một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm vẫn còn là mối đe dọa
tiềm ẩn.
Địa bàn rộng, trải dài từ vùng đồi núi đến vùng đồng bằng, gây khó khăn cho
cán bộ thú y trong việc kiểm soát chăn nuôi và dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh trên địa
bàn diễn biến ngày càng phức tạp: Một số vi khuẩn kháng thuốc, xuất hiện nhiều
chủng virus mới, nhiều bệnh mới xuất hiện. Tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ dân
còn khá phổ biến, chăn nuôi trong khu dân cư không có biện pháp xử lý chất thải gây ô
Trườngnhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và làm lây lan dịch bệnh.
Nguồn NSNN cấp cho ngành thú y còn tương đối hạn chế, nhất là nguồn ngân sách
phục vụ cho công tác tiêm phòng gia súc gia cầm. Đội ngũ cán bộ thú y của Chi cục
tuy đông và có trình độ cao nhưng lại ít so với qui mô chăn nuôi trong thị xã, chưa đáp
37
ứng được nhu cầu quản lý về thú y. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành
cùng Chi cục Thú y trong việc quản lý sản phẩm động vật đặc biệt là tình hình kiểm
soát giết mổ động vật. Tình trạng giết mổ lậu vẫn còn phổ biến, chưa có biện pháp
hiệu quả để kiểm soát tình trạng này.
Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phổ biến có công suất nhỏ, công nghệ giết
mổ thủ công.
Hệ thống thương mại, lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn rất yếu, tình
hình giá cả thị trường không ổn định
2.4. Thực trạng nuôi gà bán chăn thả tại Thị xã Hương Thủy
2.4.1. Thông tin chung về các hộ điều tra tại Thị xã Hương Thủy
2.4.1.1. Thông tin chung về hộ điều tra.
Căn cứ vào số liệu thống kê về quy mô chăn nuôi gà thả vườn của các hộ tôi
chọn 50 hộ chia thành 3 nhóm với quy mô khác nhau để tiến hành phân tích, đánh giá
trong nghiên cứu này nhóm 1 - quy mô 100-300 con/năm có 19 (hộ); nhóm 2- quy mô
>300-600con /năm có17 ( hộ); nhóm 3 - quy mô >600-7000/năm có 14 ( hộ). Tổng số
lượng gà trong 50 hộ điều tra là 46360 con trong năm 2011 trong đó toàn bộ hộ chăn
nuôi ở đây chọn giống chính trong chăn nuôi thả vườn của mình là gà Kiến( Gà Ri)
Hoạt động chăn nuôi nói chung và hoạt động chăn nuôi gà nói riêng trên địa
bàn thị xã là hoạt động mà hộ gia đình đóng vai trò quan trọng. Trong đó tuổi tác, trình
độ, lao động của mỗi hộ gia đình góp phần không nhỏ đến thành quả lao động. Một số
thông tin về hộ gia đình được thể hiện qua bảng đặc điểm chung của các hộ điều tra .
Bảng7 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 BQC
1.Tuổi Tuổi 47,16 43,89 42,77 44,61
2.Trình độ văn hóa Lớp 9,33 7,78 8,15 8,43
3.Tổng số lao động LĐ 52,00 64,00 55,00
4.Số ldbq/hộ LĐ 2,89 3,36 4,23 3,49
Trường5.Lđ chăn nuôi gà LĐ 32,00 37,00 23,00
6.Số lđbq chăn nuôi gà/hộ LĐ 1,78 1,94 1,77 1,83
7.Số năm kinh nghiệm Năm 4,28 6,36 6,85 5,83
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
38
Tuổi chủ hộ
Tuổi tác gắn liền với sức khỏe, kinh nghiệm, năng lực sản xuất, khả năng đưa ra
quyết định của mỗi người. Với những hộ điều tra, tuổi chủ hộ bình quân ở 3 nhóm là
42,77 tuổi. Có thể thấy rằng đây là độ tuổi trung niên. Tuổi trung niên vừa có những
thuận lợi nhưng cũng có ít là khó khăn. Thuận lợi bởi ở độ tuổi này, kinh nghiệm sản
xuất lúa tích lũy được khá phong phú, tuy nhiên, đối với việc tiếp thu các phương pháp
sản xuất mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật thì không dễ dàng bởi tuổi càng cao thì khả
năng tiếp thu và áp dụng những đổi mới càng khó khăn. Độ tuổi giữa các nhóm có sự
chênh lệch không nhiều lắm. Nhóm 1 có độ tuổi cao nhất: 47 tuổi, cao hơn nhóm 2 là
4 tuổi, cao hơn thôn nhóm 3 là 5 tuổi.
Nhìn chung, các nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi và chăm sóc gà.
Trình độ văn hóa
Yếu tố trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng thu được
từ hoạt động chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà bán chăn thả nói riêng. Trình độ
càng cao thì khả năng tiếp thu các yêu cầu kĩ thuật nhanh hơn, rút kết được nhiều kinh
nghiệm, áp dụng vào sản xuất tốt hơn để việc chăn nuôi có hiệu quả hơn, tiết kiệm
được các khoản chi phí không cần thiết.
Trình độ văn hóa bình quân ở 3 nhóm là lớp 8,43. Đây là mức văn hóa có thể
nói là tương đối cao, với trình độ văn hóa ở mức này, khả năng tiếp cận thị trường, áp
dụng biện pháp kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn có phần thuận lợi.
So sánh trình độ văn hóa giữa 3 nhóm thì nhóm 2 có có trình độ văn hóa thấp nhất
– lớp 7,78, thấp hơn nhóm 1 là 1,55 lớp, thấp hơn nhóm 3 là 0.37 lớp. Có thể nhận thấy
trình độ văn hóa không tương quan với tuổi tác của các nông hộ ở Thị Xã Hương Thủy
Tình hình lao động gia đình và lao động tham gia chăn nuôi gà.
Lao động hộ gia đình...sách
3.3.2.1. Giải pháp về vốn
Vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên trong mọi hoạt động sản xuất, tùy theo nguồn
vốn hiện có mà người nông dân quyết định mức đầu tư vào sản xuất, trang bị những tư
liệu sản xuất cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn xã có những tổ chức tín dụng chủ yếu
như ngân hàng chính sách, hội phụ nữ, Hợp tác xã,Qua điều tra, nhiều hộ nông dân
vẫn còn than phiền về sự khó khăn trong việc tạo điều kiện vay vốn của những tổ chức
tín dụng bởi những thủ tục rườm rà và mức lãi suất còn khá cao so với khả năng chi trả
của hộ nông dân. Do đó, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện
dễ dàng nhằm giúp hộ nông dân được vay vốn một cách thuận lợi bằng cách giảm bớt
các thủ tục phức tạp, hạ lãi suất cho vay, mở rộng phạm vi và đối tượng cho vay, đặc
biệt ưu tiên những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo nhằm khuyến khích họ vươn lên
phát triển.
Trường3.3.2.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu, rất quan trọng và không thể thay
thế được trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, trên địa bàn thị xã hiện nay, tình hình
sử dụng đất đai vẫn còn nhiều hạn chế: Đất sản xuất nông nghiệp nói chung và trong
72
chăn nuôi nói riêng vẫn còn manh mún gây nhiều khó khăn đến việc áp dụng cơ giới
hóa vào sản xuất cũng như công tác chăm sóc, thu hoạch.Vì vậy, hộ nông dân và chính
quyền địa phương phải cùng nhau hợp tác, thực hiện tốt hơn các biện pháp sau: Quy
hoạch cụ thể và bố trí sử dụng hợp lý đất đai căn cứ vào những đặc tính tự nhiên của
đất. Ngoài ra, cần khai phá những vùng đất bỏ hoang nhằm mở rộng diện tích đất nuôi
cho vùng, tăng quy mô đất đai cho từng hộ nông dân.
3.3.2.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện sự
tiến bộ, đi lên của địa phương. Dù đã có sự đầu tư, hỗ trợ và nâng cấp cụ thể là tiến
hành bê tông hóa nội đồng
3.3.2.4. Giải pháp về quản lý, quy hoạch:
Đánh giá lại một cách đầy đủ hiện trạng và tiềm năng của hoạt động chăn nuôi
gà; các yếu tố tác động trực tiếp đến việc phát triển (khí hậu, thủy văn, điều kiện kinh
tế của người dân).
Hoàn tất các đề án quy hoạch đã được triển khai trong những năm qua để đưa
vào thực hiện.
Quá trình lập dự án và quy hoạch cần có sự tham gia của người dân. Sau quy
hoạch cần có sự triển khai đầy đủ, có sự phôi hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên
quan để thống nhất trong việc hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy hoạch.
Cán bộ quản lý địa bàn phải bám sát địa bàn trong quá trình sản xuất để kịp thời
hướng dẫn, nắm bắt tình hình và có phương án xử lý phù hợp nhất là đối với những
vùng nhạy cảm khi có dịch bệnh xảy ra.
Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý địa bàn qua các lớp đào tạo chuyên sâu
về cách nuôi gà để đạt hiệu quả cao nhất.
Triển khai đầy đủ các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cấp lãnh đạo đến
cán bộ địa bàn và người nuôi để cùng nhau thực hiện tốt.
3.3.3. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương
Trường3.3.3.1. Quy hoạch
Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh
thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái,
đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.
73
Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở sản xuất, chế biến và cung ứng thức ăn
chăn nuôi, vùng sản xuất nguyên liệu, bến cảng, kho chuyên dùng nhập khẩu nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi.
Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo
hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm
và xử lý môi trường.
3.3.3.2. Về khoa học và công nghệ
Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết
hợp nghiên cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu
tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi
trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi
đưa nhanh vào sản xuất.
Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi
giữ giống gốc. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giống đến năm 2010
xây dựng chương trình giống thời kỳ tiếp theo, bảo đảm sau năm 2010 có trên 70% các
giống trong sản xuất đã qua chọn lọc và đánh giá bình tuyển lại.
Chọn lọc, cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng các giống địa phương có
nguồn gen quí. Nhập nội các giống cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu.
Xây dựng và sử dung các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất,
từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất.
Nghiên cứu sản xuất cây thức ăn thô xanh và chế biến, bảo quản các loại phụ
phẩm nông, công nghiệp cho gia súc ăn cỏ, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa
đông, mùa khô.
Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để
giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây truyền chế biến thức ăn chăn nuôi công
nghiệp công suất lớn.
TrườngNghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi
trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù
hợp với từng vùng sinh thái.
74
Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên
liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình
sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở
chăn nuôi, giết mổ và chế biến.
Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến
bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao
công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền
vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao
quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi
dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán
bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi.
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công
nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất
lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở.
Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo
hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.
3.3.3.3. Về tài chính và tín dụng
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho
các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến
công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch.
- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản
xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi,
- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ
Trườngchức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi.
Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật
nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở giết mổ, chế biến
gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp.
75
Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên
tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người
chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.
3.3.3.4. Về thương mại
Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế
biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và
mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn
chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè...
Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản
phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển
lãm, phát triển thị trường.
3.3.3.5. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi
Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng:
Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn
nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn
thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm
bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp
phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy
cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý
nhà nước công nhận.
3.3.3.6. Phòng chống dịch bệnh
Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y
với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.
TrườngXây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là
những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện
hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.
76
3.3.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ
chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo kiến thức chăn nuôi, thú
y cho người chăn nuôi nhỏ, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa thông qua các hoạt
động khuyến nông, các chương trình xã hội...
Xã hội hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức
phi chính phủ, các chương trình hợp tác quốc tế... hỗ trợ, tham gia hoạt động đào tạo
nghề, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, chế biến.
Quy hoạch đào tạo các nhà khoa học và cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên
sâu về giống, dinh dưỡng, thú y, công nghệ chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm...
tạo điều kiện cho cho các chuyên gia nước ngoài, cán bộ trẻ tham gia hợp tác nghiên
cứu và hoạt động giảng dạy
3.3.4. Nhóm giải pháp đối với người chăn nuôi gà của Thị xã Hương Thủy
-Thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất
Để làm tăng hiệu quả chăn nuôi của các hộ sản xuất nói chung và các hộ chăn nuôi
gà nói riêng thì việc tiết kiệm chi phí chăn nuôi là rất quan trọng . Chi phí của các hộ chăn
nuôi gà bán chăn thả bao gồm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, tiền điệntrong đó phần
chi phí khấu hao do yêu cầu khấu hao nhanh các khoản nợ vay để làm giảm bớt chi phí lãi
vay về sau. Ở các hộ chăn nuôi gà tại Thị Xã Hương Thủy các nguồn vay thông thường
được hỗ trợ chủ yếu từ hội phụ nữ xã, phường với vốn vay tầm 3-7 triệu đồng có lãi suất
thấp khoảng 0,65%-0.85%,yêu cầu trả lãi hằng tháng, và khoản vay được trả vào cuối chu
kì vay, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi, các khoản vay cần được xử dụng
hợp lý vào công tác sản xuất của các hộ nuôi.
Về các khoản chi phí điện, công cụ dụng cụ,chi phí khác tủy theo kinh nghiệm
chăn nuôi mà các hộ có thể giảm lượng sử dụng nhưng vẫn đảm bảo duy trì được
những yêu cầu cần thiết theo quy định để đảm bảo tỷ lệ gà sống cao trong giai đoạn
Trườngúm gà.Tuy nhiên cách hay nhất là vẫn tìm mua những yếu tố đầu vào ở những nơi có
giá bán thấp,thong thường nếu các hộ nuôi mua vào đầu vụ,có đặt trước và mua 1 lần
sử dụng cho cả lứa chăn nuôi và thanh toán nhanh thì giá mua sẽ thấp hơn. Các hộ cần
tạo quan hệ than thiết với các nhà cung cấp,các cửa hang bán thức ăn,nguyên liệu đầu
77
vào để có thể mua hang với giá ưu đãi hơn với thời gian cung cấp nhanh hơn và thời
gian thanh toán dài hơn, đồng thời cần nắm bắt tốt những thông tin thị trường đểbiết
khi nào nguyên liệu lên giá mà tiến hành mua sẵn trước.
Việc tiết kiệm chi phí chăn nuôi vừa giúp hộ nâng cao thu nhập mỗi vụ và giúp
hộ nuôi trang trải chi phí hợp lý.Các hộ chăn nuôi có thể tận dụng triệt dể những thứ
sẵn có trong gia đình để thực hiện hoạt động chăn nuôi từ việc làm chuồng trại,cho ăn.
-Thực hiện tăng doanh thu từ hoạt động chăn nuôi gà.
Để tăng doanh thu từ nuôi gà bằng cách là tăng số lượng nuôi nhiều hơn,giảm
tỷ lệ chết.Thời gian chăn nuôi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu của
người nuôi nhưng yếu tố này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như nguồn
giống,khả năng kiếm thức ăn, những yếu tố này do tính chất con giống quyết định nên
người chăn nuôi thường khó kiểm soát. Các hộ chăn nuôi khi lựa chọn thời gian nuôi
nên nắm bắt thông tin thị trường chính xác chọn thời điểm tiêu thụ phù hợp, nơi bán
giá cả hợp lý
Trường
78
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mặc dù tình hình dịch cúm gia cầm quay trở đe dọa chăn nuôi trong nước
nhưng nhìn chung chăn nuôi gà thịt ở Thị Xã vẫn đang phát triển và có hiệu quả về
kinh tế. - Để người dân tiếp tục chăn nuôi, hiện tại đang có nhiều dự án cung cấp con
giống thử nghiệm cho người dân. Trong thời gian xảy ra dịch cúm gia cầm, chi cục thú
y thị xã đã tiến hành tiêm và uống thuốc đúng quy trình giúp các hộ nuôi đảm bảo
được giá trị sản xuất.
Nhìn chung quy mô chăn nuôi ở các nhóm hộ tương đối nhỏ, đặc biệt ở các hộ
quy mô nhỏ chỉ có 50con/lứa, Thời gian chăn nuôi ngắn (chỉ 60 – 75 ngày/lứa). Số hộ
chăn nuôi có quy mô trên 400con/lứa vẫn còn ít (chiếm tỷ lệ 34 % tổng số hộ điều tra)
trong đó quy mô của hộ lớn nhất chỉ có 1500 con/lứa.
Tỷ lệ phối trộn các loại thức ăn giữa các nhóm hộ cũng như quy mô nuôi của
các hộ có sự khác nhau. Các hộ có quy mô nhỏ sử dụng lượng đậm đặc ít mà thay vào
đó bổ sung lượng nếp, lúa và bột bắp nhiều. Chi phí thức ăn qua đó cũng có sự khác
nhau giữa các nhóm hộ cũng như quy mô hộ, chăn nuôi với qui mô trên 700con/lứa có
chi phí thức ăn cao nhất là 3636,65 nghìn đồng/100 con/1 vụ, trong khi đó chăn nuôi
quy mô nhỏ chi phí thức ăn chỉ có 3275,43 nghìn đồng/100 con/1 vụ. Điều này chứng
tỏ chăn nuôi có quy mô lớn các hộ đã có sự chú ý đến vấn đề đầu tư. Do vậy trọng
lượng xuất chuồng ở các hộ này thường cao hơn (đạt 1,2 kg/con) so với các hộ còn lại,
trọng lượng xuất chuồng bình quân ở các nhóm hộ là 1 kg/con.
- Công tác thú y ở địa phương rất được quan tâm đến, 100% các hộ chăn nuôi
đã tiêm và cho uống thuốc phòng trị bệnh theo đúng quy trình do vậy có thể nói đây là
Trườngmột trong những lý do khiến các ổ dịch bệnh lớn chưa xảy ra. .Nhìn chung ở thị xã cán
bộ thú y đầy đủ về nhân lực, hoạt động thú y nhìn chung chưa t hiệu quả tốt. - Việc
tiêu thụ sản sản phẩm không phải là vấn đề lo lắng của các hộ chăn nuôi, đối tượng
mua chủ yếu là các lái buôn nhưng cũng chính vì vậy mà giá cả không còn phụ thuộc
79
vào giá cả thị trường mà dường như phụ thuộc vào các lái buôn kết hợp với dịch bệnh
đang bùng phát nên tình trạng ép giá thường xảy ra. Đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ
thì chủ yếu là đem ra chợ bán do vậy giá cả phù hợp hơn nhưng ngược lại nếu bán tại
nhà thì giá ở các hộ quy mô nhỏ bán thấp hơn so với các hộ có quy mô lớn vì số lượng
ít nên không cung cấp thường xuyên được.
Chăn nuôi theo quy mô nhỏ nhìn chung có hiệu quả hơn so với chăn nuôi theo
quy mô lớn. Điều này thể hiện qua giá trị MI/con của nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô
nhỏ (<lứa/hộ) gấp 1,01 lần so với quy mô nhỏ (<100con/lứa/hộ). Nhưng không phải
hộ chăn nuôi nào cũng có thể đạt lợi nhuận và hiệu quả như vậy và tiến hành thu hẹp
quy mô. Điều này phụ thuộc vào khả năng kinh tế của hộ, kỹ thuật nuôi, và điều kiện
tự nhiên. Hiện nay một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả không thể thiếu đó là
dịch bệnh.
Để chăn nuôi đảm bảo tính bền vững, bên cạnh công tác chuyển giao kỹ thuật
được thực hiện, việc bình tuyển chọn lọc đàn bố mẹ có tính chống chịu cao, thích ứng
điều kiện sinh thái tại địa phương, tạo ra đàn con đồng đều, tăng trọng nhanh, giảm chi
phí đầu vào (thức ăn, thuốc thú y), chất lượng thịt ngon là vấn đề các ngành chuyên
môn về giống cần được quan tâm, việc xây dựng mối liên kết sản xuất từ đầu vào đến
tiêu thụ cần được định hướng góp sức của nhiều ngành, nhiều tổ chức, doanh nghiệp
cung ứng và tiêu thụ sản phẩm
Thị xã Hương Thủy là địa phương có kinh nghiệm nuôi gà nhờ vào những
thuận lợi về điều kiện thủy văn đồng thời người dân trên địa bàn có đức tính cân cù lao
động và chủ yếu là chăn nuôi gia cầm. vì vậy thu nhập từ chăn nuôi là chủ yếu. Hằng
năm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm đến 80 – 90% thu nhập của họ.
Bên cạnh những những thuận lợi, các hộ nông dân vẫn còn gặp phải nhiều khó
khăn trong quá trình nuôi: khó khăn lớn nhất đối với tất cả các hộ nông dân là yếu tố
thời tiết: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán. Đây là nhân tố khách quan
Trườngmà hộ nông dân không thể khắc phục được, chỉ một sự thay đổi về thời tiết, hộ nông
Ngoài ra, giá cả đầu vào quá cao, giá bán ra không ổn định, thiếu lao động, thiếu
kỹ thuật sản xuất, thiếu vốn, trang bị máy móc kỹ thuật còn hạn chế và một số khó khăn
khác như đầu ra còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của hộ nông dân.
80
Tìm hiểu và cùng hộ nông dân khắc phục những khó khăn là việc làm rất cần
thiết của chính quyền địa phương và các ban ngành cấp trên nhằm đem đến cho hộ
nông dân thành quả tốt hơn, giúp người dân an tâm sản xuất, nâng cao được thu nhập
và cải thiện cuộc sống cuộc mình.
2. Kiến nghị
Các nghiên cứu đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đều tập trung
vào một số lĩnh vực thức ăn, giống, thú y, đào tạo. Các kiến nghị có thể tổng kết lại
như sau:
Chính sách giống
Hỗ trợ cho các trung tâm nghiên cứu, công tác giống để kiểm tra, thử nghiệm
các giống mới và các giống lai phù hợp để cải tiến nguồn gen ở Việt Nam.
Cải tiến hệ thống của các trung tâm thụ tinh nhân tạo, cần đạt được từ sự đầu tư
xây dựng một hệ thống các trung tâm thụ tinh nhân tạo ở hầu hết các huyện của Việt
Nam với đầy đủ trang thiết bị và cán bộ được đào tạo.
Tổ chức cấp chứng chỉ cho các trung tâm giống, đảm bảo chất lượng giống tốt.
Tăng đáng kể sự hỗ trợ đối với các hoạt động khuyến nông phổ biến thông tin
về các giống mới, kỹ thuật nuôi dưỡng và những yêu cầu thú y.
Thú ý
Nâng cao việc giám sát dịch bệnh gia súc từ cấp xã.
Nâng cao năng lực cán bộ và các trang thiết bị của các trung tâm chuẩn đoán.
Khu vực hoá các quy định đối với các cơ sở giết mổ và các cơ sở chế biến thịt.
Thành lập các hệ thống thanh tra thú y nghiêm ngặt tại các cơ sở giết mổ.
Thức ăn
Xoá bỏ/giảm hàng rào thuế quan đối với các nguyên liệu thô và nguyên liệu
thức ăn khác dùng để sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao.
Nâng cao hiệu quả hệ thống nhân giống cây trồng để đạt được sự tăng trưởng
Trườngnhanh trong năng suất các loại lương thực làm thức ăn gia súc.
Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu để phát triển các giống ngô năng suất cao
và các nguyên liệu thô giầu đạm sử dụng sản xuất thức ăn gia súc.
81
Quản lý chất lượng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi: Chăn nuôi đòi hỏi
phải có hệ thống giám sát chất lượng thích hợp đối với nguồn thức ăn công nghiệp.
Nhằm tối đa hoá khả năng tăng năng suất chăn nuôi, người sản xuất phải có được
những thông tin chính xác về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn
tổng hợp. Cần phải có những qui chế về nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,
thanh tra giám sát và kiểm tra ngẫu nhiên. Hiện nay đã có những chính sách, yêu cầu
về nhãn mác, tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra cần phải tăng cường.
Tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm cho toàn bộ chuỗi ngành hàng là yếu
tố thiết yếu xây dựng lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng thịt sản xuất trong
nước. Người tiêu dùng coi những vấn đề này là một đặc tính thể hiện chất lượng của
sản phẩm. Họ sẽ trả giá cao hơn hay thấp hơn cho sản phẩm trong quá trình giao dịch
thị trường.
Để ngành chăn nuôi phát triển và đứng vững trong bối cảnh mở rộng hội nhập
quốc tế cần phải xây dựng và ban hành các qui chế quản lý, các tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm thích hợp. Đồng thời phải tổ chức thanh tra giám sát để đảm bảo sự tuân thủ
của các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm. Hoạt động thanh tra độc lập của Chính
phủ sẽ góp phần tạo niềm tin của nguời tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm đồng nhất.
Một số các qui định quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đã được
ban hành. Tuy nhiên, vẫn cần phải có một đánh giá tổng quan đầy đủ cho toàn bộ
chuỗi cung về các tiêu chuẩn chất lượng đang được áp dụng trong ngành chăn nuôi.
Phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý dịch bệnh gia súc gia cầm ở các hộ và các
trại chăn nuôi, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà dịch cúm gia cầm đang là
mối đe doạ lớn đối với nông dân. Các công đoạn trong chuỗi cung cần phải tăng cường
các biện pháp quản lý chất lượng và vệ sinh thực phẩm bao gồm:
Vận chuyển gia súc, gia cầm
TrườngGiết mổ gia súc, gia cầm
Chế biến thịt
Vận chuyển thịt
Phân phối bán lẻ thịt
82
Trong điều kiện dịch cúm còn chưa chấm dứt, việc kiểm dịch và chứng nhận an
toàn dịch bệnh là công việc cần thiết. Tuy nhiên, hạn chế về nguồn lực là một vấn đề
khó khăn nên việc kiểm soát kiểm dịch toàn bộ các sản phẩm là không thể. Chính vì
thế, cần có sự kết hợp của các chính sách đồng bộ ở tất cả các khâu.
Tập huấn đào tạo người chăn nuôi
Cải thiện chất lượng thịt sẽ giúp tăng vị thế của ngành chăn nuôi nội địa trong
cạnh tranh với các nhà cung cấp nước ngoài. Thịt nhập khẩu chủ yếu lấy từ các nước
có hệ thống chăn nuôi tiên tiến. Hệ thống chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn gia súc ở
các nước xuất khẩu chính thường đặc trưng bởi chất lượng sản phẩm cao về tỉ lệ nạc
và hàm lượng mỡ trong thịt.
Tăng thu nhập ở các nước đang phát triển thường dẫn đến tăng tiêu dùng thịt.
Tuy nhiên người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và chủng loại sản
phẩm. Dần dần, những người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập trung bình sẽ tăng nhu
cầu đối với thịt nhập khẩu chất lượng cao, nếu như chất luợng thịt sản xuất trong nước
không được cải thiện. Người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho các hàng hoá có đủ các
đặc trưng của sản phẩm chất lượng cao.
Các hộ nông dân chăn nuôi qui mô nhỏ ở Việt Nam thường thiếu hiểu biết về
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Họ có thể chưa được trang bị kiến thức để
khai thác các giống gia súc cải tiến và nguồn nguyên liệu thức ăn gia súc có giá cạnh
tranh hơn vào việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi của mình. Vấn đề này cần phải được
đầu tư giải quyết và phải xây dựng một chương trình thích hợp nhằm nâng cao kiến
thức về kỹ thuật và thị trường cho các hộ nông dân.
Các chương trình khuyến nông chăn nuôi và sử dụng thức ăn gia súc sẽ giúp nâng
cao trình độ nguồn nhân lực trong ngành chăn nuôi thịt. Đây là giải pháp góp phần tăng
thu nhập cho nông dân thông qua việc tăng chất lượng thịt và tăng cơ hội bán được giá
cao hơn, đồng thời cũng giúp tăng năng suất chăn nuôi do nông dân được trang bị kiến
thức về quản lý và sử dụng nguồn thức ăn gia súc một cách hợp lý.
Thực hiện công tác bảo hiểm cho vật nuôi.
TrườngTừ những rủi ro về bệnh tật trong thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi đã bị phá sản.
Chính vì thế có nhiều ý kiến cho rằng nên thực hiện các chính sách bảo hiểm cho vật nuôi.
Hiện nay cũng đã có một số công ty mua bảo hiểm cho các sản phẩm, tuy nhiên tỷ lệ này
rất ít.
83
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP
Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh 1-Xã Thủy Thanh-Thị Xã Hương Thủy xác
nhận:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp K42A-KTNN-Khoa Kinh tế-Phát triển-Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Đến thực tập và xin số liệu tại : Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh 1-Xã Thủy
Thanh-Thị Xã Hương Thủy
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi gà bán chăn thả tại Thị Xã Hương
Thủy-Thừa Thiên Huế
Trong thời gian thực tập tại Hợp Tác Xã, sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo đã
chấp hành tốt mọi nội quy , quy định và yêu cầu của Hợp Tác Xã. Trong quá
trình thực tập,sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo đã cố gắng tìm tòi,nghiên cứu
,học hỏi và có ý thức trách nhiệm đối với công việc, cũng như tiếp cận tình hình
sản xuất chăn nuôi gà bán chăn thả tại Thị Xã để hòan thành tốt đề tài này. Bên
cạnh đó,sinh viên Nguyễn Thị Thu Thảo đã tạo đuợc mối quan hệ tốt và chiếm
đuợc tình cảm của nhân dân địa phương.
Kính mong nhà trường và giáo viên hướng dẫn tạo điều kiện tốt để sinh viên
Nguyễn Thị Thu Thảo hòan thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
T/m HTXNN Thủy Thanh 1
Chủ nhiệm
Đỗ Văn Phú
Trường
84
PHIẾU ĐIỀU TRA TRANG TRẠI, GIA TRẠI,
HỘ GIA ĐÌNH NUÔI GÀ THỊT
Đề tài: “Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà thịt bán chăn thả tại Thị xã Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Ngày điều tra:
Mã số phiếu:
1. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
1.1. Thông tin chung về hộ
1. Họ và tên chủ hộ:
2. Giới tính: Nam Nữ ; Tuổi:
3. Trình độ văn hoá của chủ hộ (lớp):
4. Địa chỉ: Thôn/tổ Xã/phường:
Thị xã: Hương Thủy Tỉnh: Thừa Thiên Huế
5. Nghề nghiệp chính:
6. Nghề nghiệp phụ:
7. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi gà:
1.2. Tình hình nhân khẩu lao động
- Số nhân khẩu đang sống trong gia đình:
- Số lao động trong gia đình:
2. THÔNG TIN VỀ CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ
2.1. Đặc điểm và cách sử dụng đất đai của nông hộ
Chỉ tiêu Nguồn hình thành
Tổng
số Được Thừa Đấu Thuê
Khác
(m2) cấp kế thầu (lệ phí)
Đất đai
1.Tổng diện tích đất
1.1 Nhà ở
Trường1.2 Vườn
2. Diện tích vườn chăn nuôi gà
3. Diện tích xây dựng chuồng trại
2.2. Vốn đầu tư sản xuất của hộ
85
-Tổng vốn đầu tư SXKD:...............................................
-Tổng vốn đẩu tư chăn nuôi gà thịt của hộ:.....................................trong đó:
+ Vốn tự có: chiếm.%
+ Vốn đi vay: chiếm.%
Số Thời hạn
Năm Lãi suất Còn nợ
Nguồn vốn lượng vay
vay (%/ tháng) (1.000)
(1.000) (tháng)
1. Ngân hàng
- NHNN&PTNN
- NHCSXH
2. Quỹ tín dụng
4. Bà con, bạn bè
5. Tư nhân
6. Nguồn khác
3. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT
3.1. Chuồng trại
- Tổng diện tích chuồng nuôi:...........................m2; số năm sử dụng:...................
Chuồng nuôi được xây dựng năm:........................; Tổng số vốn đầu tư:.............
- Kiểu chuồng:
Chuồng tạm Bán kiên cố Kiên cố
-Diện tích lưới bủa vây:
Số lượng lưới ô ly bủa vây:
Đơn giá:
- Chi phí tu bổ chuồng trại hàng năm.
Trường
86
3.2. Tình hình trang bị phương tiện và công cụ, dụng cụ chăn nuôi gà thịt
Tg sử Giá trị
Loại Số GT mua Năm Ghi
ĐVT dụng hiện tại
Tư liệu lượng (1.000đ) mua chú
(tháng) (1.000đ)
Máng ăn Cái
Máng uống Cái
Bóng điện thắp sáng Cái
Bóng điện úm gà Cái
Xô chậu Cái
Chổi quét Cái
Khác
3.3.Quy mô chăn nuôi:
Nhỏ (Hộ gia đình) Vừa (Gia trại) Lớn (Trang trại)
3.4. Số lứa nuôi trong năm:....................
3.5. Kỹ thuật chăn nuôi
Có tiếp cận kỹ thuật Không tiếp cận kỹ thuật
Trường
87
3.6 Các chi phí sử dụng chăn nuôi gà thịt (tính trong một lứa nuôi)
3.6.1. Chi phí giống
Đơn giá Nguồn gốc
Loại giống Số lượng Phương thức
(1000đ) Xuất xứ
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
3.6.2. Thức ăn
Tự có/mua
Giai ngoài Đơn giá Số lượng
Loại gà Tên thức ăn
đoạn Mua (1000đ)
Tự có
ngoài
Úm gà
Gà kiến
Trưởng
thành
3.6.3. Các chi phí khác
Thành tiền
Khoản mục chi phí (1000đ)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3
Thú y
Tiền điện, nước
Lãi vay
TrườngChi phí khác
88
3.6.4. Chi phí lao động (tính trong 1 lứa)
Vụ 1
Lao động ĐVT Đơn giá
Số lượng
(1000 đ)
Lao động thuê thường xuyên Người
Lao động thuê thời vụ Công
Lao động gia đình Công
3.7. Kết quả nuôi
- Sản phẩm thịt
Trọng Số lượng
Tỷ lệ hao Đơn giá Sản lượng
Giống gà lượng BQ con bán
hụt (%) (1000đ) (tạ)
con (kg) (con)
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
4. THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA
4.1.Thị trường đầu vào
- Vấn đề gì được cơ sở quan tâm nhất khi mua giống:
+ Chất lượng con giống + Giá cả
+ Lý do khác
+ Lý do
- Cơ sở thường mua con giống từ đâu
+ Công ty giống
Trường+ Thương lái
+ Chợ
+ Người quen
Lý do mua giống ở nguồn đó:..........................................................................
89
- Hình thức mua vật tư chăn nuôi gà thịt
Mua bằng tiền Mua chịu
Cả hai hình thức trên
Mua vật tư ở đâu:....
4.2 Thị trường đầu ra
a. Hình thức bán
- Bán cho thu gom Tỷ lệ %.............................
- Bán ở chợ Tỷ lệ %.............................
- Bán cho cơ sở chế biến Tỷ lệ %.............................
b. Các hình thức bán có khác nhau gì về giá cả không?
...........
..........................................................................................................
c. Nguyên nhân ảnh hướng đến giá bán gà thịt
Giống gà Trọng lượng khi bán Mùa vụ
Lý do khác:
5. Ý KIẾN CỦA CƠ SỞ VỀ CHĂN NUÔI GÀ THỊT
5.1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thị trường dịch vụ đầu vào của hoạt động
chăn nuôi gà thịt trong thời gian vừa :
5.2.Ông (bà) đánh giá như thế nào về tính ổn định của giá cả thị trường đầu vào và
đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt trong thời gian vừa qua:
Trường
..
5.3.Ông (bà) đánh giá như thế nào về các điều kiện khung chính sách để phát triển
chăn nuôi gà thịt trong thời gian vừa qua :
90
..
5.4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ thiệt hại trong chăn nuôi gà thịt do
các loại rủi ro gây ra:
..
5.5. Định hướng về quy mô chăn nuôi gà thịt của Cơ sở trong thời gian tới
Mở rộng Giữ nguyên Thu hẹp
5.6. Nhu cầu của cơ sở
Hợp tác Vay vốn Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ DV
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi Nhu cầu khác
5.7. Để phát triển chăn nuôi gà thịt của hộ trong thời gian tới, ông bà có ý kiến gì?
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà
Trường
91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_mo_hinh_nuoi_ga_ban_chan.pdf