Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỒ THỊ MỘNG Niên khóa: 2007 – 2011 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên t

pdf100 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: HỒ THỊ MỘNG PGS.TS. HOÀNG HỮU HÒA Lớp: K41B - KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Huế, tháng 05 năm 2011 Lời Cảm Ơn 2 Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của quý thầy, cô Trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là thầy giáo PGS - TS Hoàng Hữu Hòa. Đồng thời tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng Nông Nghiệp - PTNT Huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp, địa chính, UBND xã Hương Bình, Hương Thọ và các hộ trồng cao su ở 2 xã Hương Bình, Hương Thọ. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự động viên của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy, cô Trường Đại học Kinh Tế - Huế đã trang bị cho tôi kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS - TS Hoàng Hữu Hòa, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ phòng Nông Nghiệp - PTNT Huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp, địa chính, UBND xã Hương Bình, UBND xã Hương Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các hộ trồng cao su của 2 xã Hương Bình và Hương Thọ đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè luôn động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Mộng 3 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................2 1.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi cung ...............................................................................2 1.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu...........................................................................2 1.3.3. Phương pháp toán kinh tế..............................................................................................3 1.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.........................................................................3 1.4. Nội dung và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................3 1.4.1. Nội dung...........................................................................................................................3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................................3 1.5. Phạm vi................................................................................................................................3 1.5.1. Không gian.......................................................................................................................3 1.5.2. Thời gian ..........................................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU ........4 1.1. Tìm hiểu về cây cao su.......................................................................................................4 1.1.1. Đặc điểm cây cao su........................................................................................................5 1.1.1.1. Đặc điểm sinh học........................................................................................................5 1.1.1.2. Đặc tính của mủ cao su................................................................................................7 1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế cây cao su .............................................................................12 1.2. Bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................13 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................................................................13 1.2.2. Các phương pháp xác định kết quả, hiệu quả kinh tế................................................16 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất........................................17 4 1.1.3.1. Tổng Giá trị sản xuất (GO) .......................................................................................17 1.1.3.2. Chi phí........................................................................................................................17 1.1.3.3. Giá trị gia tăng (VA)..................................................................................................17 1.1.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận.......................................................................................................18 1.1.3.5. Thời gian hoàn vốn đầu tư.........................................................................................18 1.1.3.6. Giá trị hiện tại ròng (NPV)........................................................................................18 1.1.3.7. Suất hoàn vốn nội bộ (IRR) ......................................................................................19 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su ...............................................19 1.1.4.1. Yếu tố vĩ mô ...............................................................................................................19 1.1.4.2. Các nhân tố vi mô ......................................................................................................21 1.3. Thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất cao su ở một số nơi...................................................23 1.3.1. Thế giới ..........................................................................................................................23 1.3.1.1. Tình hình sản xuất cao su ở một số nước chính.....................................................23 1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới......................................................................24 1.3.2. Việt Nam........................................................................................................................25 1.3.2.1. Tình hình sản xuất......................................................................................................25 1.3.2.2. Tình hình tiêu thụ.......................................................................................................26 1.3.3. Tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................................27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ.29 2.1. Đặc điểm về địa bàn huyện Hương Trà .........................................................................29 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................29 2.1.2. Điều kiện xã hội............................................................................................................32 2.1.3. Đánh giá chung..............................................................................................................34 2.2. Khái quát tình hình sản xuất cao su của huyện Hương Trà..........................................35 2.2.1. Diện tích trồng cao su của huyện qua các năm ..........................................................35 2.2.2. Cơ cấu cây giống...........................................................................................................37 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra ....................................39 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.........................................................................39 2.3.2. Đầu tư cho sản xuất cao su...........................................................................................40 5 2.3.2.1. Tình hình đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản....................................40 2.3.2.2. Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh.............................................44 2.3.3. Tình hình tiêu thụ cao su của các hộ nông dân...........................................................48 2.3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra ...........................50 2.3.4.1. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra .......................................................................50 2.3.4.2. Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra......................................................................53 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra...............54 2.3.5.1. Chính sách hỗ trợ của Nhà Nước .............................................................................54 2.3.5.2. Công tác quy hoạch sản xuất.....................................................................................54 2.3.5.3. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................................55 2.3.5.4. Năng lực về vốn .........................................................................................................55 2.3.5.5. Kiến thức, kỹ năng của người của người sản xuất..................................................55 2.3.5.6. Tiêu thụ sản phẩm......................................................................................................55 2.3.5.7. Giá cả thị trường của cao su......................................................................................56 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ ....................................................................57 3.1. Định hướng của huyện.....................................................................................................57 3.2. Một số giải pháp ...............................................................................................................58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................63 3.1. Kết luận..............................................................................................................................63 3.2. Đề nghị ..............................................................................................................................64 3.2.1. Đối với nhà nước...........................................................................................................64 3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện.................................................................................64 3.2.3. Đối với chính quyền địa phương xã ............................................................................65 3.2.4. Đối với các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su.........................................................65 6 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT QL Quốc lộ ĐVT Đơn vị tính CT – DA Chương trình – Dự án ĐDHNN Đa dạng hóa nông nghiệp KTCB Kiến thiết cơ bản TKKD Thời kỳ kinh doanh BVTV Bảo vệ thực vật BQC Bình quân chung LĐ Lao động Lân NC Lân nung chảy Phân VS Phân vi sinh HTX Hợp tác xã DCSX Dụng cụ sản xuất 7 DANH MỤC BẢNG BIẾU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước sản xuất chính năm 2005 - 2010............23 Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam từ năm 2008 - 2010.....25 Biểu đồ 1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su các tháng năm 2010...........................26 Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm.....28 Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Hương Trà năm 2010...................31 Bảng 5: Dân số và lao động của huyện Hương Trà năm 2009 ...........................................32 Bảng 6: Diện tích cao su của huyện phân bố theo xã từ năm 1993 - 2010........................36 Bảng 7: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006 ..................................38 Bảng 8: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra .....................................................................39 Bảng 9: Tình hình đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB ...................................................41 Bảng 10: Đầu tư chi phí cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB .....................................................43 Bảng 11: Đầu tư bình quân/ năm cho 1 ha cao su TKKD...................................................45 Bảng 12: Đầu tư chi phí bình quân/năm cho 1 ha cao su TKKD .......................................47 Sơ đồ 1: Chuỗi cung cao su và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua các kênh ................................49 Bảng 13: Kết quả đạt được của các hộ điều tra ở 2 xã Hương Bình, Hương Thọ ............52 Bảng 14: Hiệu quả sản xuất trên 1 ha cao su của các hộ điều tra ở Hương Bình, Hương Thọ ...................................................................................................................................................53 8 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đầu tư cho1 ha cao su thời kỳ KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ Phụ lục 2: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ Phụ lục 3: Mức đầu tư 1 ha cao su thời kỳ KTCB của huyện Hương Trà Phụ lục 4: Chi phí đầu tư 1 ha cao su thời kỳ KTCB của huyện Hương Trà Phụ lục 5: Đầu tư cho 1 ha cao su ở TKKD của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ Phụ luc 6: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của 2 xã Hương Bình và Hương Thọ Phụ lục 7: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của huyện Hương Trà Phụ lục 8: Tính NPV MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU 9 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Cây cao su du nhập vào nước ta từ những năm 1877. Trải qua hơn một thế kỷ cao su đã trở thành cây công nghiệp quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của cây cao su trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như tác động về vấn đề môi trường sinh thái nên Đảng và Nhà nước ta khuyến khích người dân trồng cao su. Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nên diện tích cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này đã góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương Bình và Hương Thọ là 2 xã có diện tích cao su dẫn đầu toàn huyện. Mô hình trồng cao su trên địa bàn huyện Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và quan trọng hơn là đã tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.”  Mục tiêu của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện. Để đạt được mục đích đề ra tôi đã sử dụng một số phương pháp trong suốt quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích chuỗi cung. - Phương pháp điều tra thống kê. - Phương pháp toán kinh tế. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 10  Kết quả đạt được: - Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả sản xuất cao su ở huyện Hương Trà - Đánh giá được những khó khăn, thuận lợi của người dân. Đồng thời cũng tìm ra nguyện vọng của họ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. - Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này trong thời gian tới. 11 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Ngày nay khi nhắc tới cây cao su thì nhiều người sẽ không thể không nhắc tới mủ cao su; nó là một trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới (đứng sau gang, thép, than đá, dầu mỏ). Việc sử dụng mủ cao su là nguyên liệu cho ngành công nghiệp đã mang lại cho người cung cấp mủ cao su một khoản thu nhập khá lớn và điều này đã làm cho một số nước giàu lên nhờ trồng cây cao su. Hiện nay trên thế giới có một số nước dẫn đầu về sản xuất cao su như Thái Lan (3,27 triệu tấn), Inđônêsia (2,97 triệu tấn), Malaysia (1 triệu tấn), Ấn Độ (879 ngàn tấn) và đứng thứ 5 là Việt Nam (770 ngàn tấn). Theo dự báo của Hiệp hội cao su thế giới thì nhu cầu cao su trên thế giới sẽ vẫn ở mức cao trong 10 năm tới và giá thì khó có thể giảm. Mặc dù nhu cầu về cao su rất lớn nhưng nguồn cung cho thị trường lại đang giảm. Nguyên nhân một phần là mưa lũ ảnh hưởng không tốt đến cây trồng tại các thị trường xuất khẩu cao su lớn là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Thêm vào đó, trong năm qua diện tích trồng cao su của Ấn Độ đã giảm 6,9% còn diện tích cao su ở Trung Quốc bị thu hẹp, lượng cây già cỗi tăng cao. Và diện tích cao su Thái Lan bị ảnh hưởng bởi Chính phủ áp dụng mức phụ thu cao đối với diện tích tái canh. Những vấn đề trở ngại mà các cường quốc cao su gặp phải trên sẽ làm cho lượng cung thế giới giảm nhưng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để cho Việt Nam gia tăng sản xuất, mở rộng thì trường xuất khẩu nhằm khẳng định chỗ đứng và xa hơn là có thể nâng cao vị thứ về nước sản xuất cao su trên thế giới. Cây cao su đầu tiên được đưa vào nước ta năm 1877 do Pierre trồng tại vườn Bách Thào Sài Gòn nhưng bị chết. Mãi đến năm 1897 Raoul lấy hạt giống từ Java về gieo ở vườn Yệm tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu, Nha Trang. Sau đó bác sĩ Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn. Từ đó cao su đã được thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Đông Nam Bộ và Quảng Trị. Đến sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản chừng 87.000 ha diện tích cao su nhưng chủ yếu là cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh. Năm 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000 ha, đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000 ha. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). 1 Ở Thừa Thiên Huế cây cao su được trồng vào năm 1993 theo dự án trong chương trình 327 - phủ xanh đồi núi trọc và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp 2001 - 2006. Hiện tại Thừa Thiên Huế có hơn 8.300 ha cao su đang trong thời kỳ phát triển, lấy mủ tốt tập trung ở 03 huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền. Ở Huyện Hương Trà những năm gần đây, theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nên diện tích trồng cây cao su trên địa bàn huyện đã phát triển nhanh chóng. Điều này góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của người dân, cũng như thay đổi diện mạo nơi đây. Năm 1993 toàn huyện trồng được 67,69 ha (thuộc 92 hộ), đến năm 2005 quy mô diện tích đã được mở rộng lên đến 2007 ha (thuộc 1.524 hộ) và đến nay diện tích cao su trên địa bàn huyện đã lên đến 2.156 ha (thuộc 1.715 hộ). Hiện nay trên địa bàn huyện có xã Hương Bình và Hương Thọ là hai xã có diện tích cao su dẫn đầu của toàn huyện. Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn huyện Hương Trà ngoài những khó khăn gặp phải thì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đời sống nhân dân ở đã được cải thiện, thu nhập được nâng cao và quan trọng hơn là đã tạo việc làm ổn định cho người dân ở đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện Hương Trà. Trong đó tập trung so sánh mức đầu tư cũng như hiệu quả mang lại ở mỗi xã để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su của toàn huyện. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn huyện. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp phân tích chuỗi cung Phương pháp này dùng để phân tích quá trình tiêu thụ mủ cao su của nông hộ. 1.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Phương pháp này nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. 2 - Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và ban ngành địa phương, các báo cáo và nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên ngành. - Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ trực tiếp trồng cao su theo phương pháp định hướng, ngẫu nhiên không lặp với mẫu điều tra là 60 hộ; trong đó: 30 hộ của xã Hương Bình, 30 hộ của xã Hương Thọ. Các hộ được điều tra là các hộ có vườn cao su trồng năm 2002. 1.3.3. Phương pháp toán kinh tế Sử dụng các phương pháp toán để tính các chỉ tiêu kết quả: GO, IC, VA. 1.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Do vốn kiến thức còn hạn chế về lĩnh vực sản xuất cao su nên trong quá trình thực hiện đề tài thì tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn của thầy cô cũng như cán bộ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Hương Trà, cán bộ phòng nông nghiệp xã Hương Thọ và Hương Bình, và tham khảo kinh nghiệm sản xuất của các hộ trực tiếp trồng cao su nhằm làm rõ các vấn đề cần thắc mắc và đánh giá các phần nội dung nghiên cứu. 1.4. Nội dung và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Nội dung - Đánh giá hiệu quả sản xuất và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cao su. 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu - Các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su ở trên địa bàn huyện; gồm 2 xã: Hương Thọ và Hương Bình. 1.5. Phạm vi 1.5.1. Không gian Địa bàn được chọn để thu thập thông tin và lấy số liệu chính cho việc nghiên cứu đề tài là xã Hương Bình và xã Hương Thọ. Đây là hai xã có diện tích trồng và diện tích đưa vào thu hoạch dẫn đầu toàn huyện Hương Trà. 1.5.2. Thời gian Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài bao gồm số liệu thứ cấp năm 1993 - 2010 và số liệu sơ cấp năm 2010. Với năng lực còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CAO SU 1.1. Tìm hiểu về cây cao su Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ; Uchouk là chảy ra hay khóc). Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil. Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, 2.200 cây giống đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya. Và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy. Ở Việt Nam cây cao su được người Pháp đưa vào trồng cách đây hơn 100 năm để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và khai thác tài nguyên ở địa phương. Suốt chặng đường dài song hành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, ngành cao su đã có những đóng góp to lớn trong những thắng lợi của dân tộc. 4 Huyện Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước, nơi có sự phát triển cao su sớm. Ngày nay ở đây còn lại một quần thể hơn 150 công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kỳ khai thác cao su đã và đang trở thành di tích, có công trình đã gần 100 năm tuổi. 1.1.1. Đặc điểm cây cao su 1.1.1.1. Đặc điểm sinh học Cao su (danh pháp khoa học là Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euplorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng về kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có chất nhựa (gọi là nhựa mủ - latex) là nguồn nguyên liệu chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây trồng đạt độ tuổi 6 - 7 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch, các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26 - 30 năm. Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên thường sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 22-30oC, khoảng nhiệt độ thích hợp là 26-28oC, nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và trở ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Tuy nhiên nếu nhiệt độ lớn hơn 30oC cũng gây một số trở ngại cho cây như hiện tượng mủ chóng đông khi khai thác, làm giảm năng suất mủ. Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1.800-2.500 mm/năm, tốt nhất là 2.000mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100-150 ngày nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được sự nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cây cao su là trên 75%. Với cây cao su thời gian và độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc tổng hợp được càng nhiều mủ. Cây cao su phát triển bình thường khi có số giờ chiếu sáng bình quân từ 1800 - 2500 giờ/năm. Tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8 - 13,8 m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2 m/s sẽ làm cây gãy và nếu hơn 25 m/s sẽ gây đổ ngã, đứt rễ làm giảm năng suất mủ. Mức độ gió thích hợp cho cao su là 1 - 2 m/s. Yêu cầu địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch vùng trồng cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt, vận chuyển và khai thác sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với vùng dốc lớn vì thế mà chi phí đầu tư trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao. 5 Cao su được trồng trên địa hình có độ dốc nhỏ hơn 80. Từ 8 - 160 cũng có thể trồng được nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, ở những vùng dốc lớn hơn không nên trồng cao su. Tại Việt Nam cao su sinh trưởng tốt trong giới hạn vĩ độ địa lí từ 15o vĩ Bắc đến 5o vĩ Nam. Cao su sinh trưởng tốt trên các loại đất như feralit vàng đỏ hay vàng nhạt, đất bazan nâu đỏ, hoặc đất nâu vàng trên phù sa cổ.  Các giai đoạn sinh trưởng Cây cao su từ lúc trồng đến lúc khai thác gỗ sẽ trải qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt cho đến lúc xuất khỏi vườn ươm, có thể kéo dài 6 - 24 tháng. Giai đoạn này cây con tăng trưởng theo chiều cao, đường kính thân tăng trưởng chậm hơn chiều cao rất nhiều. Cây non trong giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận với đầy đủ dinh dưỡng và nước để nhanh chóng đạt được đường kính đủ lớn để ghép và để dự trữ dinh dưỡng. Tốc độ phát triển tầng lá và đường kính thân được xem là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định mức sinh trưởng của cây con trong thời kì này. - Giai đoạn thiết kiến cơ bản: Giai đoạn này được tính từ khi cây con được trồng ngoài đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ, kéo dài từ 5 - 8 năm. Đây là thời gian cần thiết để vanh thân cao su đạt 50cm đo cách mặt đất 1m. - Giai đoạn khai thác mủ: Đây là giai đoạn dài nhất được tính từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lí. Dựa trên sự biến thiên về năng suất mủ hàng năm mà người ta chia giai đoạn này thành 3 thời kì: . Thời kì khai thác cao su non tơ: Đây là thời kì cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số lượng cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày của vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm tăng nhanh. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc. Thời kì này kéo dài khoảng 10 - 12 năm. Ở thời kì này vỏ thân còn mỏng, đang tăng trưởng mạnh nên việc khai thác mủ cần có tay nghề cao để tránh phạm vào thân gỗ. . Thời kì khai thác cao su trung niên: Đây là thời kì năng suất không còn tăng thêm nữa và giữ vững mức năng suất đó theo năm. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, hiện tại và giống mà thời kì này dài hay ngắn. Nếu vườn cây không 6 được chăm sóc tốt và việc khai thác quá trong giai đoạn trước thì khi bước vào thời kì này chỉ duy trì năng suất cao trong một thời gian ngắn và sau đó giảm xuống. . Thời kì khai thác cao su già: Đây là thời kì cây cao su có hiện tượng giảm năng suất trong nhiều năm liền. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm là phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và khai thác tro...c như: lao động và tư liệu sản xuất sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất. - Mức độ đầu tư thâm canh Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thủy lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Với quỹ đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩm hoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức độ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng mức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững. - Tổ chức sản xuất Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay. Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển. Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, mang cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ thuật 22 canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. 1.3. Thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất cao su ở một số nơi 1.3.1. Thế giới 1.3.1.1. Tình hình sản xuất cao su ở một số nước chính Cây cao su có nguồn gốc từ khu rừng mưa Amazon (Nam Mỹ). Cuối thế kỷ XIX cây cao su được đem trồng và phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng ở các quốc gia ở Châu Á mới là các quốc gia sản xuất chính ngành hàng này. Bảng 1: Sản lượng cao su tự nhiên ở các nước sản xuất chính năm 2005-2010 ĐVT: Triệu tấn Nước Vị trí 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thái lan 1 2,94 3,14 3,06 3,09 3,08 3,2 Inđônêsia 2 2,27 2,64 2,76 2,75 2,59 2,85 Malaysia 3 1,13 1,28 1,20 1,07 1,02 1,05 Ấn độ 4 0,77 0,85 0,81 0,88 0,86 0,88 Việt Nam 5 0,48 0,56 0,6 0,66 0,72 0,77 Srilanka 6 0,1 0,11 0,12 0,13 0,13 0,12 (Nguồn: Tổng hợp từ IRSG) Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) gồm mười thành viên là Việt Nam, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Xin-ga-po, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Pa-pua Niu Ghi-nê và Xri Lan-ca; ba nước Thái-lan, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai- xi-a chiếm khoảng 94% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. Ấn Ðộ là nhà sản xuất và người tiêu dùng lớn thứ tư thế giới. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su thế giới tăng mạnh sau khi nền kinh tế được phục hồi trong khi nguồn cung tăng chậm do thời tiết bất thuận xảy ra. Thái Lan hiện nay là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng cao su tự nhiên. Năm 2010 sản lượng cao su tự nhiên đạt 3,2 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng cao su Thái Lan dự báo sẽ tăng lên 3,3 triệu tấn, bởi loạt cây trồng từ năm 2004 (khoảng 160.000 ha) sẽ được đưa vào thu hoạch vào thời gian tiếp theo. Theo nguồn thông tin của Bộ Nông 23 nghiệp Thái Lan thì nước này đạt mục tiêu tăng trồng cao su thêm khoảng 128.000 ha bắt đầu từ năm tới và sẽ cho thu hoạch vào năm 2017. Inđônêsia là nước có sản lượng cao su tự nhiên đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Năm 2010 sản lượng cao su của nước này đạt được 2,85 triệu tấn. Năm 2011 với tình hình mưa và một mùa đông khô hạn kéo dài khiến sản lượng mủ giảm; dự kiến sản lượng năm nay giảm xuống còn 2,4 - 2,5 triệu tấn. Đứng thứ 3 về sản lượng cao su là Malaysia. Sản lượng cao su Malaysia có thể tăng 8,5% lên 1,02 triệu tấn trong năm tới, bởi giá tăng khích lệ người trồng cao su tăng cường thu hoạch mủ, và tăng diện tích trồng thêm 1% lên 1,03 triệu ha ở các tỉnh Sabah và Sarawak. Sản lượng cao su sẽ tăng 9,7% lên 940.000 tấn trong năm nay, với sản lượng dự kiến sẽ ở mức vừa phải vào nửa cuối năm 2010 bởi việc thu hoạch mủ cao su bị ảnh hưởng bởi thời tiết ẩm ướt. 1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cao su trên thế giới Hiệp hội Cao su Thế giới dự báo nhu cầu cao su trên thế giới vẫn ở mức cao trong 10 năm tới và giá thì khó có thể giảm. Hiện nay, châu Á chiếm 94% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới và ngôi đầu thuộc về Thái Lan, Inđônêsia đứng thứ 2, các vị trí cao tiếp theo lần lượt là Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam. Tổ chức khảo cứu cao su thế giới cho biết 70% cao su thiên nhiên được sử dụng để sản xuất vỏ xe và thị trường ôtô thế giới thì đang phục hồi. Bridgestone Corp, hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới của Nhật cũng dự kiến tổng doanh số bán hàng từ năm 2009-2015 sẽ tăng 40%. Tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, ngành công nghiệp sản xuất ôtô cũng được dự báo phát triển mạnh trong 10 năm tới kéo theo nhu cầu về cao su sẽ vào khoảng 14 triệu tấn/năm. Nhưng trên thực tế thì sản lượng cao su toàn thế giới chỉ có thể đạt khoảng 10 triệu tấn/năm. Năm nay, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ước tính đạt khoảng 10,4 triệu tấn, không thay đổi lớn so năm 2010 là 10,3 triệu tấn. Lượng cao su thiên nhiên cung đủ cầu, nhưng thị trường có vẻ thiếu hụt do một lượng quá lớn cao su đang lưu giữ trong kho. Trong các kho lưu giữ toàn cầu đang cất trữ khoảng từ 1,5 đến 1,6 triệu tấn. Trong đó, khoảng từ 400 nghìn tấn đến 500 nghìn tấn nằm trong kho ở Thái Lan. Một số nước sản xuất giảm bán hàng, trong khi Trung Quốc đang tăng tốc mua để sản xuất và cất trữ có thể đẩy giá cao su thiên nhiên tăng cao nữa. (Theo: Bùi Căn – Nhandan.com.vn) 24 Thị phần toàn cầu của cao su tự nhiên và tổng hợp đang thay đổi. Năm 2009, cao su tổng hợp chiếm khoảng 58%, cao su tự nhiên 42%. Năm nay, cao su tổng hợp tăng lên 60%, cao su tự nhiên còn khoảng 40%. Thông thường, chênh lệch giá giữa cao su thiên nhiên và tổng hợp khoảng 50 bạt/kg. Hiện nay, giá hai loại cao su tăng lên từ 60 đến hơn 100 bạt/kg. Các nhà sản xuất lốp xe, găng tay cao su và các sản phẩm cao su khác sẽ phải tính toán sử dụng loại cao su nào, khi giá cao su thiên nhiên tăng cao, cũng là lý do làm vỡ bong bóng giá cao su thiên nhiên. Mặc dù nhu cầu về cao su rất lớn nhưng nguồn cung cho thị trường lại đang giảm. Nguyên nhân một phần là mưa lũ ảnh hưởng không tốt đến cây trồng tại các thị trường xuất khẩu cao su lớn là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, trong năm qua diện tích trồng cao su của Ấn Độ đã giảm 6,9%, còn diện tích cao su ở Trung Quốc bị thu hẹp, lượng cây già cỗi tăng cao. Hơn nữa, diện tích trồng cao su Thái Lan bị ảnh hưởng bởi Chính phủ áp dụng mức phụ thu cao đối với diện tích tái canh. 1.3.2. Việt Nam 1.3.2.1. Tình hình sản xuất Hiện tại cây cao su là cây mang lại hiệu quả cao thứ hai (sau cây cà phê) cho người dân do chi phí bỏ ra thấp nhưng tỉ suất lợi nhuận thu được thì cao. Do đó, trong nhiều năm qua diện tích gieo trồng cao su đã tăng lên đáng kể. Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su của Việt Nam từ năm 2008- 2010 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Diện tích gieo trồng 1000 ha 631,4 677,7 740 Diện tích cho sản phẩm 1000 ha 399,1 418,9 438,5 Năng suất Tạ/ha 16,5 17,0 17,2 Sản lượng 1000 Tấn 659,6 711,2 754,5 ( Tổng cục thống kê) Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2008 cả nước gieo trồng được là 631,4 ngàn ha trong đó diện tích cho sản phẩm là 399,1 ngàn ha với sản lượng thu được là 659,6 ngàn tấn. Sang năm 2009 diện tích gieo trồng đã tăng thêm 7,33% tương ứng 25 với mức tăng 46,3 ngàn ha. Diện tích cho sản phẩm của năm 2009 so với năm 2008 đã tăng 19,8 ngàn ha; sản lượng năm này tăng lên 7,82% . Qua năm 2010 diện tích gieo trồng đã tăng 740 ngàn ha, còn diện tích cho sản phẩm là 438,5 ngàn ha. Sản lượng năm 2010 so với năm 2009 tăng thêm là 6,08% tương ứng mức tăng là 43,3 ngàn tấn. Hiện nay Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đang triển khai phương án trồng cao su đa mục tiêu (vừa khai thác mủ, vừa khai thác gỗ), đồng thời mở rộng diện tích trồng ở những vùng đất mới như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng biên giới ở Tây Nguyên. Do quỹ đất trong nước còn hạn chế nên tập đoàn còn hướng đầu tư ra nước ngoài như nước Lào, Campuchia, Myanmar và Nam Phi. 1.3.2.2. Tình hình tiêu thụ Việt Nam hiện là nước đứng thứ 4 về sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên. Sản lượng cao su tự nhiên đã được xuất khẩu qua 39 quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc chiếm 60%. Biểu đồ 1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su các tháng năm 2010 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Sản lượng cao su thiên nhiên của nước ta tăng nhanh qua các năm, từ 220.000 tấn năm 1996 lên đến 550.000 tấn năm 2007. Năm 2009, sản lượng cao su xuất khẩu đạt gần 732.000 tấn, sản phẩm cao su đạt 175 triệu USD. Năm 2010 Việt Nam đạt mức kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất so với trước đây, đạt 2,399 tỷ đô-la với sản lượng xuất khẩu là 782.200 tấn, giá bình quân là 3.053 USD/tấn tăng 94,7% về trị giá và tăng 6,9% về lượng, còn về giá tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Sang đầu tháng 1/2011, giá cao su tiếp tục tăng hơn do nhu cầu vẫn tăng liên tục trong khi nguồn cung vào thời vụ thấp điểm. Nhờ thời tiết thuận lợi, 26 cao su thiên nhiên của Việt Nam đã xuất được trong tháng 1 là 75.600 tấn, đạt 332,95 triệu đô-la, với giá bình quân là 4.403 USD/tấn, tăng 46% về lượng và tăng đến 145% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Riêng chủng loại SVR 3L vượt ngưỡng dự đoán 5000 USD/tấn, đạt bình quân 5.147 USD/tấn. Sang tháng 2, giá cao su xuất khẩu tiếp tục tăng, đến 15/2 đạt bình quân 4.590 USD/tấn và SVR 3L đạt 5.592 USD/tấn. Tuy nhiên, lượng và kim ngạch xuất khẩu giảm do thời gian nghỉ Tết dài. Trong thời gian tới do nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh của ngành ôtô thì triển vọng của Việt Nam sẽ xuất khẩu được khoảng 760.000 đến 780.000 tấn với giá trị từ 2,7 tỷ đến gần 3 tỷ đô-la. 1.3.3. Tỉnh Thừa Thiên Huế Cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà)... Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao su ở Thừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh. Nếu giai đoạn 1993 – 1997, toàn tỉnh thực hiện theo chương trình 327 thì đã trồng được 1.026,17 ha. Bước sang giai đoạn 2001- 2006 nhờ thực hiện giai đoạn 1 dự án đa dạng hóa nông nghiệp thì diện tích cao su của tình đã tăng lên 8.500 ha trong đó có 1.500 ha đã cho sản phẩm với năng suất là 6 tạ/ha. Hiện nay, Thừa Thiên Huế chuẩn bị thực hiện xong giai đoạn 2 của dự án Đa dạng hóa nông nghiệp 2007 - 27 2010 đã nâng diện tích cao su toàn tỉnh lên 8.395 ha với diện tích cho sản phẩm là 3.697 ha. Bảng 3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm Di ieo Di ện tích g ện tích cho S tr s ản lượng Năng suất Năm ồng (1000 ản phẩm (T (T ha) (1000 ha) ấn) ạ/ha) 1993 -1997 1,03 - - - 2001 2,1 0,2 100 5 2002 2,9 0,3 100 3 2003 4,35 0,67 363 5 2004 5,55 0,82 735 9 2005 6,3 1,1 1000 9 2006 8,5 1,5 900 6 2007 8,5 1,5 1000 9,1 2008 8,4 1,2 1100 9,2 2009 8,43 1,5 2500 16,67 (Nguồn: www.Agroviet.gov.vn) Sau gần 18 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây. 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU Ở HUYỆN HƯƠNG TRÀ 2.1. Đặc điểm về địa bàn huyện Hương Trà 2.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Hương Trà là một huyện đồng bằng của Tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục Quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Huế, cùng với các huyện Hương Thủy, Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh. Trừ 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông, tất cả các huyện, thành phố còn lại của Tỉnh Thừa Thiên Huế đều có biên giới tiếp giáp với Hương Trà. Tổng diện tích tự nhiên 52.089,4 ha, dân số năm 2003 là 114.021 người, có trên 50.000 lao động. Trên địa bàn huyện có bờ biển dài 7 km, có QL1A chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có phá Tam Giang rộng 700ha. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng: - Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ. - Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 8 xã và thị trấn: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Vinh và Thị trấn Tứ Hạ. - Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã: Hương Phong và Hải Dương.  Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn Hương Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng thuộc loại khắc nghiệt có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 sau chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa phân bố đều trong năm và thường xảy ra lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt. - Nắng: Tổng số giờ nắng hàng năm Hương Trà trên dưới 2.000 giờ năm xấp xỉ như trung bình cả nước (2.115 giờ/ năm). 29 - Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 25,30C. Biên độ giao động khá lớn, nhiệt độ cao nhất là 41,80C. - Mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn 2.995,5 mm nhưng phân bố không đều. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70% - 75% lượng mưa cả năm nên xảy ra lũ lụt, ngược lại vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 thì lượng mưa ít nên thường xảy ra hạn hán. - Độ ẩm: Tương đối, bình quân là 80,5%, độ ẩm tuyệt đối là 15%. Mùa đông là thời kỳ mưa nhiều nhất và có độ ẩm cao. - Chế độ gió: Diễn biến theo mùa. Từ tháng 10 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng xuất hiện. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc ẩm lạnh, trong đó tháng 1 là thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 với tuần suất bão là 0,4 trận/năm thấp hơn so với trung bình cả năm là 2,5- 3 cơn bão/năm. - Thủy văn: Hai con sông lớn chảy qua huyện là sông Bồ và sông Hương, với lượng nước phân bố không đều, về mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 mực nước thấp và lưu lượng nhỏ nên dễ bị nước mặn xâm nhập sâu về thượng lưu.  Địa hình Địa hình huyện Hương Trà thấp dần từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùng tương đối rõ rệt: - Vùng đồi núi: có tổng diện tích 316,28 km2, chiếm 60,7% so tổng diện tích toàn huyện, địa hình có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, không thuận lợi cho phát triển đường bộ và thủy lợi. - Vùng đồng bằng: có tổng diện tích tự nhiên 178,64 km2, chiếm 34,4%; so tổng diện tích toàn huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. - Vùng đầm phá và ven biển: có tổng diện tích 25,96 km2, chiếm 5% so tổng diện tích toàn huyện.  Điều kiện đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân phố cuả ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. 30 Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Trên địa bàn huyện Hương Trà có 12 loại đất chính. Trong đó đất đỏ vàng trên đá sét có 20.320,78 ha, chiếm 39,01% và đất đỏ vàng trên đá granit có 10.913,7 ha, chiếm 20,95% tổng diện tích. Hai loại đất này phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả như cao su, hồ tiêu Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Hương Trà năm 2010 Diện tích Cơ cấu Chỉ tiêu (Ha) (%) Tổng đất nông nghiệp 38346,59 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 7675,19 20,01 - Đất trồng cây hàng năm 5085,41 13,26 + Đất trồng lúa 3306,18 8,62 + Đất trồng cây hàng năm khác 1779,23 4,64 - Đất trồng cây lâu năm 2589,78 6,75 2. Đất lâm nghiệp 30267,10 78,93 - Đất rừng sản xuất 19306,63 50,35 - Đất rừng phòng hộ 10960,47 28,58 3. Đất nuôi trồng thủy sản 336,99 0,88 4. Đất nông nghiệp khác 67,31 0,18 ( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Trà) Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp là 38346,59 ha. Trong đó loại đất chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (78,93%) trong tổng số đất nông nghiệp là đất lâm nghiệp với diện tích tương ứng là 30267,10 ha. Theo như được biết, đất ở huyện chủ yếu là đất gò đồi. Vì vậy trong nhiều năm qua huyện đã khai thác lợi thế này để trồng rừng sản xuất theo các dự án WB3 tập trung ở các xã Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền và Bình ThànhDiện tích cây hàng năm cũng được huyện chú trọng. Cụ thể diện tích đất trồng cây hàng năm là 5085,41 ha (chiếm khoảng 13,26% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện); trong đó đất trồng lúa 3306,18 ha và 1779,23 ha dùng vào sản xuất cây hàng năm khác như lạc, ngô, rauĐất dùng để 31 trồng các cây lâu năm như chè, cao su, cà phê khoảng 2589,78 ha (tập trung chủ yếu ở các xã Hương Bình, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền) Ngoài ra địa bàn huyện còn có 336,99 ha dành cho nuôi trồng thủy sản; loại đất này chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp (khoảng 0,88%) tập trung chủ yếu ở các xã Hương Phong và Hải Dương. Và diện tích đất nông nghiệp khác khoảng 67,31 ha chiếm khoảng 0,18% tổng số đất nông nghiệp toàn huyện. 2.1.2. Điều kiện xã hội  Tình hình dân số và lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Lao động là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Bảng 5: Dân số và lao động của huyện Hương Trà năm 2009 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1.Tổng số hộ Hộ 23865 - 2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 115033 - 3. Tổng số lao động LĐ 71976 100 3.1. Phân theo giới tính - Nam LĐ 37900 52,66 - Nữ LĐ 34076 47,34 3.2. Phân theo vùng - Thành thị LĐ 4903 6,81 - Nông thôn LĐ 67073 93,12 4. Các chỉ tiêu bình quân - Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,82 - - Bình quân lao động/ hộ LĐ/hộ 3,01 - ( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Hương Trà năm 2009) Theo bảng số liệu thì toàn huyện năm 2009 có 23865 hộ và 115033 khẩu; như vậy bình quân mỗi hộ có 4,82 khẩu. Tỷ lệ này so với mấy năm trước đã có giảm nhưng vẫn còn cao. 32 Về lao động thì năm 2009 Huyện Hương Trà có 71976 lao động. Bình quân mỗi hộ có khoảng 3,01 lao động. Nếu lao động phân theo giới tính thì tỷ lệ nam chiếm 52,66% còn nữ chiếm 47,34%. Tỷ lệ này không chênh lệch nhau là mấy. Còn nếu lao động phân theo vùng thì lao động ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ lớn là khoảng 93,12% còn lại 6,81% lao động thuộc thành thị. Điều này cũng dễ hiểu vì dân số toàn huyện chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ liên quan tới nông nghiệp.  Tình hình cơ sở hạ tầng  Giao thông vận tải Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua huyện là 59 km, trong đó: đường Quốc lộ 1A chạy qua huyện dài 12 km; Quốc lộ 49A qua huyện dài 22 km; Quốc lộ 49B đi qua xã Hải Dương dài 7 km. Đường tránh thành phố Huế đi qua huyện dài 19 km với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Đường Quốc phòng có hai tuyến tổng chiều dài 39,4 km, trong đó tuyến Hương Văn - Hương Bình đi qua thị trấn Tứ Hạ đến xã Hương Bình, Bình Điền dài 25 km (đã được nâng cấp thành tỉnh lộ), tuyến Hương Xuân - Hương Phong dài 14 km, trong đó 6 km đi qua địa bàn xã Hương Toàn đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng. Giao thông nông thôn ở các xã đồng bằng khá phát triển nhờ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, một số xã vùng núi, vùng biển giao thông còn khó khăn, nhiều đường huyện, xã xe cơ giới không đi lại được về mùa mưa. Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn là 474 km, năm 2005 có 357,7 km bê tông hoá và nhựa hoá, chiếm 75% tổng chiều dài. Hệ thống giao thông nội vùng ở vùng núi đi vào các vùng sản xuất lâm nghiệp, sản xuất cao su chưa được đầu tư xây dựng nhiều, đi lại ở vùng này còn khó khăn.  Thủy lợi Trên địa bàn huyện hiện có 34 trạm bơm điện, gồm: 30 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, 02 trạm bơm tiêu, 01 trạm bơm tạo nguồn; 158 máy bơm bằng động cơ chạy dầu; có 6 hồ chứa, 6 đập dâng; tổng số kênh mương: 133,4 km đã bê tông hoá 58,3 km đạt 43,7%. Diện tích gieo trồng được tưới cả năm: 6.331 ha, chủ yếu là diện tích lúa. 33 - Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn chỉ tưới được cho 94,0% diện tích gieo trồng lúa, còn lại các loại cây trồng khác chưa được tưới chủ động. Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao. 2.1.3. Đánh giá chung  Thuận lợi - Hương Trà, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng của khu vực. Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp nhiệt đới có hiệu quả, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp. - Đất đai, thổ nhưỡng của huyện rất đa dạng, phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của vùng. - Ngoài ra, Hương Trà còn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch, thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, Hương Trà có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ đá vôi Văn Xá sản xuất được xi măng mác cao, mỏ đá granit đen xám ở vùng núi Hương Thọ, Bình Thành, Hương Vân, mỏ cao lanh Văn Xá, mỏ khoáng Titan, cát, sỏi... có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Đây là cơ sở để Hương Trà phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.  Khó khăn - Hệ thống giao thông nội đồng ở các vùng sản xuất lúa, rau màu, cây công nghiệp ở các vùng còn khó khăn hạn chế việc đi lại, vận chuyển vật tư. - Vùng núi có diện tích nhưng hệ thống hồ chứa, đập dân ít, mới được đầu tư xây dựng. - Các công trình phòng chống lũ lụt trên địa bàn còn hạn chế. 34 2.2. Khái quát tình hình sản xuất cao su của huyện Hương Trà 2.2.1. Diện tích trồng cao su của huyện qua các năm Tình hình phát triển Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà từ năm 1993 đến nay qua CT 327 và Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (ĐDHNN) được phản ánh qua bảng 6. Năm 1993, khi cây cao su mới được đưa đến địa bàn, do người dân chưa thấy được hiệu quả kinh tế nên chỉ huy động được 92 hộ tham gia, nhưng sau 15 năm số hộ tham gia đã tăng lên đến 1715 hộ (với diện tích 2.156 ha). Thấy được giá trị và hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại nên số lượng hộ tham gia vào hoạt động trồng mới ngày càng tăng. Tính đến nay, đã có 5/15 xã của huyện trồng cao su và trong năm 2009 có thêm khoảng 30- 40 ha cao su ở xã Hương Thọ sẽ đi vào khai thác vụ đầu tiên và sản lượng dự kiến sẽ tăng vọt. Đến năm 2010, khi mà phần lớn diện tích sẽ đưa vào khai thác thì điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của người dân nơi đây sẽ dần được cải thiện. Từ đây họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Năm 2010 vừa qua chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng mới thêm 12 ha cao su ở xã Hương Bình và đưa tổng diện tích cao su toàn huyện đạt 2272,82 ha (năm 2010). 35 Bảng 6: Diện tích cao su của huyện phân bố theo xã từ năm 1993 - 2010 CT- DÁ Tổng số Xã Hương Bình Xã Bình Điền Xã Hương Thọ Xã Hồng Tiến Xã Bình Thành DT % DT DT DT DT DT Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ % Hộ Năm (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) 1993 67,69 100 92 67,69 100 92 - - - - - - - - - - - - 1994 72,55 100 105 72,55 100 105 - - - - - - - - - - - - CT 1995 27,81 100 32 - - - 27,81 100 32 - - - - - - - - - 327 1996 51,79 100 66 31,98 62 46 19,81 38 20 - - - - - - - - - 1997 69,62 100 79 57,92 83 71 11,7 17 8 - - - - - - - - - 2001 179,8 100 161 179,8 100 161 - - - - - - - - - - - - 2002 353,1 100 239 216,6 61 154 30,5 9 24 106 30 61 - - - - - - ĐDH 2003 368,8 100 224 160 43 112 38,8 11 27 170 46 85 - - - - - - NN 2004 335,9 100 219 173,9 52 105 38,7 12 28 99,3 29 68 24 7 18 - - - 2005 395 100 307 97,4 25 75 35,9 9 28 165,4 42 130 52,3 13 46 44 11 28 2006 207 100 173 20,7 10 18 52,5 25,3 41 1,5 0,7 1 43,3 21 34 89 43 79 2007 15 100 10 15 100 10 - - - - - - - - - - - - 2008 12 100 8 - - - 10,65 89 6 - - - - - - 1,35 11 2 2009 - - - - - - - - - - - - - - - - - - 2010 12 100 - 12 100 11 - - - - - - - - - - - - ( Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Hương Trà) 36 2.2.2. Cơ cấu cây giống Cơ cấu bộ giống cao su ở Thừa Thiên Huế khá đa dạng, có 8 giống đã xác định bao gồm: RRIM600, GT1, PB260, PB235, RRIV2, RRIV3, RRIV4 và RRIC121. Ngoài ra, còn có nhiều giống khác do nông dân tự mua trồng dặm, trồng mới hàng năm chưa được xác định rõ. PB260, PB235 và RRIV4 có diện tích lớn nhất. Tính đến năm 2010, diện tích khai thác chủ yếu là các giống: RRIM600, GT1, PB260 và PB235 phần lớn các giống, còn lại đang trong thời kỳ cuối của KTCB. Khâu phân phối giống cho các nông hộ không có sự kiểm soát chặc chẽ ngay từ đầu nên nhiều nông dân đã trồng lẫn các giống, gây ra sự không đồng đều của vườn cây. Qua bảng 7, ta thấy được cơ cấu các loại giống được trồng trong đó các loại giống như: PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4 được trồng phổ biến nhất. Đặc biệt, giống PB260 từ năm 2001 – 2006 đã trồng 430,1 ha chiếm 23,4% tổng diện tích các loại giống được trồng. Do giống PB260 là thuộc dòng vô tính có thời gian sinh trưởng đồng đều, thời gian KTCB khoảng 6 - 7 năm, có thân thẳng, tán cân đối, ít nhiễm bệnh và tăng trưởng khá ở giai đoạn khai thác, năng suất có thể đạt 2 - 2,5 tấn/ha/năm. Tiếp sau đó là giống RRIV4 với diện tích 264,6 ha. 37 Bảng 7: Cơ cấu các loại giống Cao su được trồng năm 2001- 2006 Năm Dòng vô tính Diện tích Giống khác tr ồng RRIM 600 GT1 PB260 PB235 RRIV2 RRIV3 RRIV4 RRIC121 2001 179,8 90 89,82 - - - - - - - 2002 353,1 62 - 92 112 14 18 39,3 - 9 2003 368,8 49 36 128,5 - 69,4 18 39,3 - 28,6 2004 335,9 16 19 13 12 30 53 138 20 34,87 2005 395 - - 90 - 74 87 34 94 16 2006 207 - - 106,6 - 20,8 44 14 23 5,4 Tổng 1839,6 217 144,82 430,1 124 208,2 220 264,6 137 93,87 ( Tổng hợp từ Số liệu của Trung Tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế) 38 2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Bảng 8: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra (Bình quân/hộ) Số lượng Chỉ tiêu ĐVT Hương Hương BQC Bình Thọ 1. Số hộ điều tra Hộ 30 30 30 2. Độ tuổi trung bình Năm 43,47 45,20 44,33 3. Số lao động bình quân LĐ 2,70 3,00 2,85 4. Trình độ văn hóa Lớp 6,83 5,33 6,08 5. Diện tích đất nông nghiệp Ha - Đất trồng cao su Ha 1,40 1,85 1,62 - Khác Ha 1,44 1,34 1,39 6. Tham gia tập huấn - Có % 100 100 100 - Không 7. Tư liệu sản xuất - Bình phun thuốc Cái 1 1 1 - Máy phun thuốc Chiếc 0,03 0,03 0,03 - Máy bơm Chiếc 0,40 0,07 0,23 - Máy cắt cỏ Chiếc 0,23 0,17 0,20 ( Nguồn: Điều tra hộ năm 2010) Trong qua trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ ở hai xã Hương Bình và Hương Thọ. Trung bình mỗi hộ ở Hương Bình có khoảng 1,40 ha trồng cao su, còn ở Hương Thọ thì có khoảng 1,85 ha. Người dân ở hai xã này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên chủ hộ cũng là lao động chính trong trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Theo điều tra tôi nhận thấy trình độ học 39 vấn của các hộ còn thấp. Cụ thể các hộ ở xã Hương Bình trình độ học vấn bình quân là 6,83 trong khi đó trình độ học vấn bình quân ở Hương Thọ chỉ 5,33. Bên cạnh đó tuổi thọ của các hộ này trong độ tuổi trung niên tầm 43,47 tuổi ở Hương Bình, 45,2 tuổi ở Hương Thọ. Cây cao su được trồng ở Hương Bình từ năm 1993 nên đa số người dân ở đây không còn xa lạ với cây cao su. Mọi vấn đề liên quan tới chăm sóc, khai thác cây cao su đều được người dân nắm được cơ bản và quan trọng hơn nữa là họ đã thấy trước được những ích lợi mang lại của cây cao su. Trong khi đó ở xã Hương Thọ cây cao su được đưa vào ... giải pháp cụ thể sau:  Tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân. Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn mà có thể mở lớp để người dân vừa tiếp thu lý thuyết và vừa có thể thực hành ngay được.  Trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc thực tế, hướng dẫn cho họ làm đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra cán bộ kỹ thuật giúp người dân thấy được những hậu quả khi không thực hiện đúng kỹ thuật để tránh hiện tượng coi nhẹ lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.  Giải pháp về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Việc sử dụng đất đai phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản sau: sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả cao và sử dụng một cách bền vững. Thực trạng sử dụng đất ở huyện rất còn nhiều hạn chế.  Đất trồng cao su còn phân tán nhiều nơi gây khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch.  Phần lớn diện tích đất đã được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.  Có biện pháp thường xuyên bảo vệ bồi dưỡng, cải tạo đất để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu cho đất. 60  Thực hiện nghiêm túc các chính sách và pháp luật và pháp luật về quản lý và sử dụng ruộng đất.  Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Hương Trà đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ giải quyết một phần nào hệ thống giáo dục, y tế còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm các vườn trồng cao su nằm khá xa so với khu dân cư, đường xá nhỏ hẹp lại có độ dốc nên đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Điều này ảnh hưởng khá nhiều trong thu mua, vận chuyển mủ cao su. Theo điều tra cho thấy các hộ ở xã Hương Thọ do đường tới vườn cao su dốc, hẹp nên xảy ra tình trạng mủ đổ hao hụt cho người dân. Vì vậy để hạn chế hiện tượng này thì đa số các hộ ở Hương Thọ đều phải bán mủ đông. Đây là một khó khăn mà các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp khắc phục:  Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho các hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. Việc xây dựng hệ thống này cần thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để người dân có ý thức bảo vệ hơn.  Xây dựng đai phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra Vì cây cao su rễ cạn nên rất dễ gẫy đổ.  Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng các tuyến đường phụ và đường lên vườn cao su.  Trang thiết bị phòng trừ dịch bệnh ở địa bàn có nhiều hạn chế như máy bơm thuốc còn ít không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.  Giải pháp về thị trường Đa số các hộ nông dân khi được hỏi đều không thấy khó khăn về việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần chuỗi cung và kênh tiêu thụ thì khả năng tiếp cận thị trường còn thấp. Những thông tin mà các hộ không nắm được là nhu cầu số 61 lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giá cả sản phẩm. Hầu hết thông tin giá cả do tư thương cung cấp. Do vậy cần có các giải pháp cụ thể sau:  Cán bộ nông nghiệp nên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường, thông báo tại các bảng tin của xã và trên các phương tiện truyền thanh như loa, đài  Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm khai thác về không có người thu mua, bị ép giá.  Ngoài công ty cao su Quảng Trị cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào thu mua, chế biến để tạo thuận lợi cho người sản xuất cũng như tạo ra sự cạnh tranh về giá cả. Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cao su của các hộ trên địa bàn huyện. Những giải pháp này là xuất phát từ những vướng mắc mà chúng tôi tìm hiểu được trong quá trình điều tra. Nhưng để các biện pháp này có thể thực hiện được thì phải có sự nghiên cứu của các cấp, các ngành có liên quan và tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. 62 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận Cây cao su là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, sản phẩm là nguyên liệu cho nhiều ngành quan trọng. Theo ước tính thì việc phát triển cây cao su ở nước ta đã tạo việc làm ổn định và cải thiện thu nhập cho hơn 130.000 lao động tại các nông trường, doanh nghiệp và hơn 143.000 nông dân. Với mức giá 120 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cao su có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm. Vì thế, cao su đã và đang là cây trồng chủ lực, hấp dẫn đối với nhiều nông dân và các tỉnh thành trong cả nước. Hương Trà là một huyện đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy đủ các dạng địa hình từ vùng đồi núi, đồng bằng đến đầm phá ven biển. Bên cạnh lợi thế phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ thì Hương Trà cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng và phong phú. Cây cao su có mặt trên vùng đất huyện Hương Trà từ năm 1993 đến nay đã hơn 18 năm với sự hỗ trợ của chương trình và dự án lớn là Chương trình 327CT của Chính phủ bắt đầu từ năm 1993 và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (2002- 2006) đã làm cho cây cao su có sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay có 5/15 xã trên toàn huyện trồng cao su với diện tích 2.156 ha thuộc 1.715 hộ. Do điều kiện chăm sóc cũng như ảnh hưởng của đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi cộng thêm giá cao su trên thị trường đang ở mức cao nên thời kỳ KTCB của cây cao su được người dân rút ngắn còn 06 năm với tổng chi phí đầu tư 1 ha cho thời kỳ này là 18534,91 triệu đồng; năm hoàn vốn hoạt động là năm thứ 7 và tính theo phương pháp hiện giá thì ta tính được NPV toàn huyện là 86013,68 ngàn đồng, suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 44% và thời gian hoàn vốn đầu tư là năm thứ 8. Đến nay, vườn cây cao su của các hộ điều tra đã bước vào TKKD năm thứ 3, xét trên phạm vi vườn cây cao su trồng mới năm 2002 là 97,41 ha đã cho sản lượng mủ bình quân 1 ha năm 2010 là 3,87 tấn mủ nước (tương đương 1,16 tấn mủ khô), sản lượng này đã mang lại doanh thu 66296,09 ngàn đồng, với chi phí bình quân 26747,09 ngàn đồng thì được lợi nhuận bình quân 1 ha cao su là 39549 ngàn đồng. 63 Với bình quân mỗi hộ điều tra có 1,62 ha cao su thì thu được sản lượng 6,09 tấn mủ nước mang về doanh thu 105334,5 ngàn đồng (theo giá bán năm 2010), với chi phí bình quân mỗi hộ là 42980,69 ngàn đồng thì lợi nhuận thu được là 62353,81 ngàn đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho bà con nơi đây trong việc thoát nghèo và cải thiện cuộc sống. Trong những năm gần đây cuộc sống của các hộ trồng cao su đã có những biến đổi, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Và quan trọng hơn là đã đem lại công việc ổn định và thu nhập cao cho lao động tại địa phương. 3.2. Đề nghị Trong quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong hoạt động sản xuất cao su của các nông hộ trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để cây cao su có thể phát triển bền vững và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho các người dân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: 3.2.1. Đối với nhà nước Vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là hết sức quan trọng. Để giúp các hộ trồng cao su yên tâm sản xuất thì Nhà nước cần: - Tích cực hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về đầu tư phát triển cây cao su nhằm khuyến khích, động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển hoạt động sản xuất này một cách có hiệu quả hơn. - Nhà nước cần thực hiện điều tiết thị trường mủ cao su thông qua các biện pháp như quy định mức giá sàn đồng thời có kế hoạch dự trữ, bảo hiểm rủi ro và thực hiện hệ thống thông tin thị trường giúp ổn định hệ thống phân phối. 3.2.2. Đối với ủy ban nhân dân Huyện - Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước. 64 - Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật . - Cần duy trì và tăng cường công tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và Cán bộ nông dân chủ chốt (NDCC) về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời. 3.2.3. Đối với chính quyền địa phương xã Chính quyền xã cần thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các hộ trồng cao su để nắm được những khó khăn và cần có phương án hỗ trợ, thông báo đến các cấp có thẩm quyền nhằm có phương án giải quyết kịp thời. Hiện nay cơ sở hạ tầng ở 2 xã điều tra còn hạn chế; đặc biệt là các phương tiện phục vụ cho việc phòng trừ dịch bệnh cho cao su. Vì vậy cần phải đầu tư để mua thêm máy móc phục vụ sản xuất. 3.2.4. Đối với các hộ nông dân trực tiếp trồng cao su - Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây. - Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cây cao su và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt cho năng suất mủ ổn định và bền vững. - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích. - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây. - Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà (2010), Phát triển cây cao su ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Số 62A, 2010, Đại học Huế. [2]. PGS.TS. Hoàng Hữu Hoà 2001, Phân tích số liệu thống kê, Huế, (trang 39 – trang 57). [3]. Báo cáo “ Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng của Huyện Hương Trà năm 2010”. [4]. Báo cáo “ Tình hình sản xuất và khai thác cây cao su” của Trung tâm khuyến nông – lâm – ngư (tháng 4, năm 2011). [5]. Báo cáo “ Tình hình sử dụng đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất năm 2011” của Ủy Ban Nhân Dân xã Hương Bình. [6]. Báo cáo “ Tình hình phát triển KT – XH năm 2010 và Kế hoạch phát triển KT – XH năm 2011” của xã Hương Bình. [7]. Báo cáo “ Tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện Hương Trà năm 2011”. [8]. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn – Kỳ 2 tháng 1 + Kỳ 2 tháng 2 năm 2010 (trang 78 – trang 83). [9]. Tổng Công ty Cao su Việt Nam, Quy trình kỹ thuật cây cao su, 2004. [10]. Niên giám thống kê huyện Hương Trà năm 2009. [11]. Tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật trồng mới và chăm sóc cao su tiểu điền trong thời gian kiến thiết cơ bản”, Ban quản lý dự án ĐDHNN tỉnh Thừa Thiên Huế. [12]. Một số khóa luận ở Trường Đại Học Kinh Tế Huế. [13]. Một số trang web PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đầu tư cho 1 ha cao su KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Chỉ tiêu ĐVT Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ - Giống Cây 555 555 46 44 - - - - - - - - 601 599 -Phân chuồng Tạ 2,78 0 - - - - - - - - - - 2,78 0 - Phân vi sinh Kg 277,5 111 - - - - - - - - - 277,5 111 - Lân NC Kg 277,5 111 - - - - - - - - - - 277,5 111 -Phân bón NPK Tạ 0 0 2,69 2,13 3,43 2,51 4,32 3,08 4,95 3,54 5,49 4,17 20,88 15,43 -Thuốc BVTV Lít 4,65 4,21 2,54 2,01 2,43 2,01 2,4 2,04 2,25 2,02 1,95 1,17 16,22 12,29 -Phát thực bì 1000 Đ 1000 1000 - - - - - - - - - - 1000 1000 Công gia đình - Đào hố Công 8,25 8,02 - - - - - - - - - - 8,25 8,02 - Công trồng Công 4,02 4,95 - - - - - - - - - - 4,02 4,95 - Công chăm sóc Công 11,96 12,09 14,22 12,91 14,02 12,50 14,10 13,50 13,68 12,97 11,09 11,04 79,01 75,01 Công thuê ngoài - Công đào hố Công 5,18 7,62 - - - - - - - - - - 5,18 7,62 - Công trồng Công 0,57 0,61 - - - - - - - - - - 0,57 0,61 - Công chăm sóc Công 2,31 1,54 4,09 2,87 3,59 2,4 3,45 2,69 2,92 2,42 1,53 1,25 17,87 13,17 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 2: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su KTCB của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ ĐVT: 1000 Đ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Chỉ tiêu Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ -Giống 1387,5 1387,5 115 110 - - - - - - - - 1502,5 1497,5 -Phân 83,4 0 - - - - - - - - - - 83,4 0 chuồng -Phân vi 277,5 111 - - - - - - - - - - 277,5 111 sinh -Lân NC 208,13 83,25 - - - - - - - - - - 208,13 83,25 -Phân 0 0 941,5 745,5 1200,5 878,5 2160 1540 2722,5 1947 3294 2502 10318,5 7613 bón NPK -Thuốc 209,25 189,45 110,25 90,45 109,35 90,45 108 91,8 101,25 90,9 97,5 58,5 735,6 616,59 BVTV -Phát 1000 1000 - - - - - - - - - - 1000 1000 thực bì Công gia đình - Đào hố 660,01 641,73 - - - - - -- - - - - 660,01 641,73 - Công 160,72 198,01 - - - - - - - - - - 160,72 198,01 trồng - Công 478,36 483,47 568,71 516,59 700,78 625,11 704,95 740,80 820,97 778,32 665,48 686,18 3939,25 3764,47 chăm sóc Công thuê ngoài - Công 414,65 609,94 - - - - - - - - - - 414,65 609,94 đào hố - Công 22,82 24,58 - - - - - - - - - - 22,82 24,58 trồng - Công 92,35 61,43 163,58 114,91 179,51 120,14 172,37 134,60 175,46 145,26 92,01 74,08 875,28 650,42 chăm sóc Tổng chi 4994,69 4790,36 1899,04 1577,45 2190,14 1714,20 3037,32 2507,20 3820,18 2961,48 4148,49 3320,76 20198,36 16871,45 phí ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 3: Mức đầu tư 1 ha cao su KTCB của huyện Hương Trà Năm Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT Tổng 1 2 3 4 5 6 - Giống Cây 550 45 - - - - 595 - Phân chuồng Tạ 1,39 - - - - - 1,39 - Lân NC+ phân Kg 388,5 - - - - - 388,5 vi sinh - Phân bón NPK Tạ 0 2,41 2,97 3,7 4,25 4,83 18,16 - Thuốc BVTV Lít 4,43 2,28 2,22 2,22 2,14 1,56 14,57 - Phát thực bì 1000 Đ 1000 - - - - - 1000 * Công gia đình - Đào hố Công 8,14 - - - - - 8,14 - Trồng Công 4,49 - - - - - 4,49 - Chăm sóc Công 12,03 13,57 13,04 13,08 13,33 11,07 77,01 * Công thuê - Đào hố Công 6,4 - - - - - 6,4 - Trồng Công 0,59 - - - - - 0,59 - Chăm sóc Công 1,88 3,48 3 3,07 2,67 1,39 15,52 ( Nguồn số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 4: Chi phí đầu tư 1 ha cao su thời kỳ KTCB của huyện Hương Trà ĐVT: 1000 Đ Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng I. Chi phí vật tư 1. Giống 1387,5 112,5 - - - - 1500 2. Phân chuồng 41,7 - - - - - 41,7 3. Phân vi sinh+Lân NC 339,94 - - - - - 339,94 4. Phân NPK 0 843,5 1039,5 1850 2334,75 2898 8965,65 5. Thuốc BVTV 199,35 100,35 99,09 99,90 96,08 78 673,58 6. Phát thực bì 1000 - - - - - 1000 II. Chi phí lao động 1. Lao động gia đình 1311,15 542,65 662,95 722,88 799,65 675,83 4715,10 2. Lao động thuê 612,89 139,35 149,83 153,49 160,36 83,05 1298,85 Tổng chi phí 4892,53 1738,25 1952,17 2826,26 3390,83 3734,88 18534,91 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 5: Đầu tư cho 1 ha cao su ở TKKD của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng Chỉ tiêu Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ I. Chi phí trực tiếp 1. Chi phí vật tư - Phân bón T ạ NPK 4,67 3,31 5,45 4,12 5,42 4,16 15,54 11,59 - Thu Lít ốc ,18 1,92 2,47 2,01 2,44 2,09 7,09 6,02 BVTV - Vazeline 1000 đ 24,73 23,85 30,43 26,11 33,76 28,46 88,92 78,45 2. Chi phí 1000đ dụng cụ sản 1118,74 875,5 1331,25 1183,47 1864,12 1556,19 4314,11 3615,16 xuất Công 3. Chi thuê lao động - Công Công chăm sóc 1,26 1,81 1,83 2,22 0,93 1,45 4,02 5,48 - Công khai Công thác 16,93 14,44 27,84 28,89 22,59 23,14 67,36 66,47 4. Chi phí 1000 tài chính 2268,85 1250,85 2268,85 1250,85 2268,85 1250,85 6806,55 3752,55 đ II. Lao Công động gia đình - Công Công chăm sóc 10,39 10,30 11,17 12,10 11,51 13,03 33,07 35,43 - Công khai Công thác 124,54 117,69 164,88 158,54 167,74 166,90 457,16 443,13 III. Chi 1000 phí khấu 961,83 803,40 961,83 803,40 961,83 803,40 2885,48 2410,20 hao đ ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ luc 6: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của 2 xã Hương Bình, Hương Thọ ĐVT: 1000 Đ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng Chỉ tiêu Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Hương Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ Bình Thọ I. Chi phí trực tiếp 1. Chi phí vật tư - Phân bón NPK 4202,57 2975,61 4085,24 3093,50 4609,72 3535,07 12897,53 9604,18 - Thuốc BVTV 130,53 114,91 148,36 120,33 146,22 125,20 425,11 360,44 - Vazeline 24,73 23,85 30,43 26,11 33,76 28,46 88,92 78,42 2. Chi phí dụng cụ sản xuất 1118,74 875,5 1331,25 1183,47 1864,12 1556,19 4314,11 3615,16 3. Chi thuê lao động - Lao động chăm sóc 95,34 139,84 138,61 171,82 70,38 112,92 304,33 424,58 - Lao động khai thác 1523,54 1299,19 2505,71 2600 2032,81 2082,93 6062,06 5982,12 4. Chi phí tài chính 2268,85 1250,85 2268,85 1250,85 2268,85 1250,85 6806,55 3752,55 II. Lao động gia đình - Lao động chăm sóc 784,59 779,40 843,08 920,33 867,81 990,24 2495,48 2689,97 - Lao động khai thác 11208,27 10591,87 14839,51 14268,29 15096,29 15021,14 41144,07 39881,3 III. Chi phí khấu hao 961,83 803,40 961,83 803,40 961,83 803,40 2885,48 2410,20 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 7: Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su TKKD của huyện Hương Trà ĐVT: 1000 Đ N2/N1 N3/N2 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 +/- % +/- % I. Chi phí trực tiếp 1. Chi phí vật tư - Phân bón NPK 3589,09 3589,37 4072,40 0.28 0,01 483,03 13,46 - Thuốc BVTV 122,72 134,35 135,71 11,63 9,47 1,37 1,02 - Vazeline 24,29 28,27 31,11 3,98 16,39 2,48 10,05 2. Chi phí dụng cụ sản xuất 997,12 1357,36 1710,16 260,24 26,10 452,80 36,01 3. Chi thuê lao động - Lao động chăm sóc 117,59 155,21 91,65 37,62 32 -63.57 -40,95 - Lao động khai thác 1411,37 2552,86 2057,87 1141,49 80,88 -494,98 -19,39 4. Chi phí tài chính 1759,85 1759,85 1759,85 0 0 0 0 II. Lao động gia đình - Lao động chăm sóc 782 881,71 929,03 99,71 12,75 44,33 5,37 - Lao động khai thác 10900,07 14553,90 15058,71 3653,83 33,52 504,81 3,47 III. Chi phí khấu hao 882,61 882,61 882,61 0 0 0 0 Tổng chi phí 20613,7 25485,52 26747,09 4871,82 23,63 1261,57 4,95 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Phụ lục 8: Tính NPV Huyện Hương Trà ĐVT: 1000 Đ 18% Năm CP ( Trừ KH) DT DT-CP DT- CP 1 4892,53 0 -4892,53 -4892,53 2 1738,25 0 -1738,25 -1473,09 3 1952,17 0 -1952,17 -1402,02 4 2826,26 0 -2826,26 -1720,15 5 3390,83 0 -3390,83 -1748,95 6 3734,88 0 -3734,88 -1632,55 7 19704,09 12247,80 -7456,29 -2762,04 8 24912,87 37633,66 12720,79 3993,38 9 25846,48 66294,49 40448,01 10760,71 10 24712,06 65702 40989,95 9241,43 11 24712,06 77805 53092,95 10144,18 12 24712,06 88179 63466,95 10276,51 13 24712,06 98553 73840,95 10132,42 14 24712,06 103740 79027,95 9189,98 15 24712,06 108927 84214,95 8299,29 16 24712,06 114114 89401,95 7466,50 17 24086,63 103740 79653,37 5637,57 18 24086,63 95095 71008,37 4259,08 19 24086,63 86450 62363,37 3169,96 20 24086,63 81263 57176,37 2462,97 21 24086,63 77805 53718,37 1961,02 22 24086,63 70889 46802,37 1447,92 23 24086,63 67431 43344,37 1136,39 24 24086,63 60515 36428,37 809,38 25 24086,63 50141 26054,37 490,58 26 24086,63 44954 20867,37 332,98 27 24086,63 42267 18180,37 245,85 IRR NPV 44% 85826,77 ( Nguồn: Số liệu điều tra và dự kiến) Hương Thọ ĐVT: 1000 Đ 18% Năm CP (trừ KH) DT DT- CP CP DT DT-CP 1 4790,36 0 -4790,36 4790,36 0 -4790,36 2 1577,45 0 -1577,45 1336,82 0 -1336,82 3 1714,20 0 -1714,20 1231,11 0 -1231,11 4 2507,20 0 -2507,20 1525,96 0 -1525,96 5 2961,48 0 -2961,48 1527,50 0 -1527,50 6 3320,76 0 -3320,76 1451,53 0 -1451,53 7 18051,02 10296,75 -7754,27 6686,67 3814,24 -2872,43 8 23634,70 34246,07 10611,37 7419,52 10750,70 3331,17 9 24703,00 55812,52 31109,52 6571,94 14848,26 8276,32 10 24703,00 65664,00 40961,00 5569,44 14804,35 9234,91 11 24703,00 77760,00 53057,00 4719,87 14857,17 10137,31 12 24703,00 88128,00 63425,00 3999,89 14269,60 10269,72 13 24703,00 98496,00 73793,00 3389,73 13515,57 10125,84 14 24703,00 103680,00 78977,00 2872,66 12056,71 9184,06 15 24703,00 108864,00 84161,00 2434,45 10728,43 8293,98 16 24703,00 114048,00 89345,00 2063,10 9524,84 7461,74 17 23452,15 103680,00 80227,85 1659,86 7338,09 5678,23 18 23452,15 95040,00 71587,85 1406,66 5700,49 4293,83 19 23452,15 86400,00 62947,85 1192,08 4391,75 3199,67 20 23452,15 81216,00 57763,85 1010,24 3498,51 2488,27 21 23452,15 77760,00 54307,85 856,14 2838,68 1982,54 22 23452,15 70848,00 47395,85 725,54 2191,82 1466,28 23 23452,15 67392,00 43939,85 614,86 1766,87 1152,01 24 23452,15 60480,00 37027,85 521,07 1343,77 822,70 25 23452,15 50112,00 26659,85 441,59 943,57 501,98 26 23452,15 44928,00 21475,85 374,22 716,91 342,69 27 23452,15 39744,00 16291,85 317,14 537,45 220,31 66709,95 150437,8 83727,85 83727,85 NPV 83727,85 IRR 44% ( Nguồn: Số liệu điều tra và dự kiến) Hương Bình ĐVT: 1000 Đ 18% Năm CP (trừ KH) DT DT - CP CP DT DT - CP 1 4994,69 0 -4994,69 4994,69 0 -4994,69 2 1899,04 0 -1899,04 1609,36 0 -1609,36 3 2190,14 0 -2190,14 1572,92 0 -1572,92 4 3145,32 0 -3145,32 1914,34 0 -1914,34 5 3820,18 0 -3820,18 1970,41 0 -1970,41 6 4148,99 0 -4148,99 1813,56 0 -1813,56 7 21357,16 14198,86 -7158,30 7911,37 5259,71 -2651,66 8 26191,04 41021,26 14830,22 8222,02 12877,60 4655,58 9 26989,96 76776,46 49786,50 7180,36 20425,47 13245,11 10 24721,11 65740,00 41018,89 5573,52 14821,48 9247,96 11 24721,11 77850,00 53128,89 4723,33 14874,37 10151,04 12 24721,11 88230,00 63508,89 4002,82 14286,12 10283,30 13 24721,11 98610,00 73888,89 3392,22 13531,22 10139,00 14 24721,11 103800,00 79078,89 2874,76 12070,67 9195,90 15 24721,11 108990,00 84268,89 2436,24 10740,85 8304,61 16 24721,11 114180,00 89458,89 2064,61 9535,86 7471,25 17 24721,11 103800,00 79078,89 1749,67 7346,58 5596,91 18 24721,11 95150,00 70428,89 1482,77 5707,09 4224,32 19 24721,11 86500,00 61778,89 1256,58 4396,83 3140,25 20 24721,11 81310,00 56588,89 1064,90 3502,56 2437,66 21 24721,11 77850,00 53128,89 902,46 2841,96 1939,50 22 24721,11 70930,00 46208,89 764,80 2194,36 1429,56 23 24721,11 67470,00 42748,89 648,13 1768,91 1120,78 24 24721,11 60550,00 35828,89 549,26 1345,33 796,06 25 24721,11 50170,00 25448,89 465,48 944,66 479,18 26 24721,11 44980,00 20258,89 394,47 717,74 323,27 27 24721,11 44790,00 20068,89 334,30 605,69 271,39 71869,35 159795,05 87925,70 87925,70 NPV 87925,70 IRR 44% ( Nguồn: Số liệu điều tra và dự kiến) MẪU ĐIỀU TRA HỘ TRỒNG CAO SU Người phỏng vấn: HỒ THỊ MỘNG Ngày://2011 I. Thông tin về NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN: 1.1 Tên người được phỏng vấn: 1.2 Địa chỉ: Thôn..xã..Huyện Hương Trà 1.3 Giới tính:.... 1.4 Tuổi: 1.5 Trình độ học vấn:. 1.6 Bắt đầu trồng cao su năm: II. Thông tin về các NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA HỘ 2.1 Số người trong gia đình:.. 2.2 Số nam:. 2.3 Số lao động:. Trong đó: Hiện ở Trình Nghề Lao động Giới tính Năm sinh nhà hay độ(lớp) nghiệp đi làm xa 2.3.1 LĐ1 2.3.2 LĐ2 2.3.3 LĐ3 2.3.4 LĐ4 2.3.5 LĐ5 Tình hình đất đai của hộ nông dân Tổng Giao Đấu Thuê, Khác Chỉ tiêu đất đai ĐVT số cấp thầu mướn 2.4 T ổng số đất đang sử ha dụng 2.4.a DT đất ở sào 2.4.b DT đất SXNN sào 2.4.c DT đất lâm nghiệp ha 2.4.d DT đất NTTS sào 2.4.e DT đất trồng cao ha su Số tiền Thời Năm Lãi/tháng Hiện tại 2.5 Nguồn vốn vay trồng cao su vay hạn vay (%) còn nợ (1000đ) (tháng) 2.5.a 2.5.b 2.5.c 2.6 Tư liệu sản xuất của các hộ Giá trị Thời gian Số Giá trị Loại ĐVT mua sử dụng Ghi chú lượng còn lại (1000đ) (tháng) Trâu bò cày kéo con Lợn nái sinh sản con Chuồng trại cái chăn nuôi Máy cày chiếc Máy tuốt lúa chiếc Máy kéo chiếc Xe máy chiếc Máy bơm nước chiếc Máy xay xát chiếc Bình phun thuốc bình Công cụ khác Vườn cây ăn vườn quả Quán bán hàng cái Loại khác III. Thông tin về CÂY CAO SU 3.1 Tổng sản lượng mủ tươi gia đình thu hoạch được trong ngày: 3.2 Ông/bà hiện có bao nhiêu vườn cao su: Trong đó: Số vườn gia đình trồng: Số vườn gia đình mua:. Th Di ời gian ện S khai thác ình tích Năm Năng suất ản Vườn gia đ tr m m t (ha/s ồng/tuổi ủ tươi lượng ủ trong ự trồng ố cây (lít/ha) (kg) cây) năm (tháng) 3.1.a Vườn 1 3.1.b Vườn 2 3.1.c Vườn 3 3.1.d Vườn 4 Th Di ời ện Năng gian khai Vườn tích Tu Giá tr su mua ổi ị ất thác (ha/ Năm cây mua m Năng c mua ủ su trong ủa gia s ất(kg) ình ố (năm) (1000đ) tươi đ cây) (lít/ha) năm (tháng) 3.1.e Vườn 5 3.1.f Vườn 6 3.1.g Vườn 7 3.1h.. 3.2 Chi phí trồng cao su ( Số liệu về chi phí thực tế trồng, chăm sóc, thu hoạch năm 2010) 3.2.1. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản của 1 ha cao su: Năm 1 Năm 2 Năm 3.4.5 Năm 6,7,8 Thành Thành Thành Thành Chỉ tiêu ĐVT ĐG Sl tiền Sl tiền Sl tiền Sl tiền 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1.Giống 2.Phân bón - Đạm - Lân - Kali - Vôi - Phân chuồng - Thuốc BVTV - Khác 3.Lao động Công gia đình - Công đào hố - Công gieo trồng - Công làm cỏ - Công bón phân - Công khác Công thuê ngoài - Công đào hố - Công gieo trồng - Công làm cỏ - Công bón phân - Công khác 4.Chi phí khác Tổng cộng 3.2.2.Chi phí thời kỳ kinh doanh cây cao su: Năm 1 Năm 2 Năm 3.4.5 Năm 6,7,8 Thành Thành Thành Thành Chỉ tiêu ĐVT ĐG Sl tiền Sl tiền Sl tiền Sl tiền 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ 1.Chi phí nhân công - Thuê ngoài - Gia đình 2. Vật tư - Phân đạm - Phân lân - Phân Kali - Khác - Phân chuồng - Vazelin+mỡ chống loét 3. Dụng cụ sản xuất - Dao cạo mủ - Chén hứng - Máng - Dây buộc - Xô đựng - Khác . . 3.3 Tình hình tiêu thụ Chỉ tiêu Mủ tươi Mủ đông 3.3.a Tổng khối lượng tiêu thụ (kg) 3.3.b Bán ở đâu? Bán tại vườn (lít) Bán tại nhà(kg) Bán tại nơi khác(kg) 3.3.c Bán cho ai? Thu gom nhỏ tại địa phương(kg) Thu gom lớn của vùng/tỉnh(kg) Công ty chế biến(kg) Bán cho người khác(kg) 3.4 Thông tin về giá cả Giá năm nay so với năm trước (%,1000đ) 3.4.a.Giá giống Tăng lên Giảm xuống 3.4.b Giá thuốc Tăng lên Giảm xuống 3.4.c Giá xăng dầu Tăng lên Giảm xuống 3.4.d Giá phân bón Tăng lên Giảm xuống 3.4e. Ngày công lao động Tăng lên Giảm xuống 3.4.f Giá dịch vụ khác Tăng lên Giảm xuống 3.4.g Giá sản phẩm bán ra Mủ tươi Tăng lên Giảm xuống Mủ đông Tăng lên Giảm xuống Các dịch vụ mà ông/bà đã tiếp cận: Đánh giá chất lượng Loại dịch vụ Có/không (Tốt/TB/Xấu) 1.Khuyến nông/tập huấn trồng cao su 2. Vật tư NN của nông trường/HTX Vật tư NN do công ty tư nhân cung cấp Thông tin thị trường Dịch vụ tín dụng của ngân hàng 3.5 . Các ý kiến khác Xin ông(bà) cho biết thêm một vài ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào chỗ khác: 1. Chất lượng mủ cao su của ông( bà) như thế nào? a. Tốt c. Trung bình b. Khá d. Kém 2. Ông(bà) có bị thiếu vốn không a. Không b. Có Nếu có xin ông bà vui lòng trả lời tiếp câu hỏi sau: 3. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu?..............Triệu đồng 4. Ông (bà) vay nhằm mục đích gì? a. Mở rộng diện tích trồng cao su b. Phát triển chăn nuôi c. Phát triển trồng trọt/lâm nghiệp d. Mục đích 5. Ông( bà) muốn vay từ đâu? 6. Lãi suất bao nhiêu thì phù hợp..Thời gian vay. 7. Nhu cầu đất trồng cao su của gia đình? a. Thừa b. Đủ c. Thiếu d. Rất thiếu 8. Ông( bà) có muốn mở rộng thêm diện tích trồng cao su trong thời gian tới không? a.Có b.Không Nếu KHÔNG ông(bà) cho biết lý do? Nếu CÓ 9. Ông (bà) mở rộng bằng cách nào? a. Khai hoang b. Mua lại c. Đấu thầu d. Cách khác. 10. Vì sao ông (bà) mở rộng theo quy mô? a. Sản xuất có lời b. Có lao động c. Có vốn sản xuất d. Ý kiến khác. 11. Ông (bà) có ý định chuyển một phần DT trồng cao su sang trồng cây khác không? a. Có b. Không Nếu có là cây gì?..................................................................................................... Trên loại đất gì? 12. Ông bà có thiếu kỹ thuật sản xuất không? a. Có b. Không 13. Ông (bà) nếu có tiền thì có đầu tư mua máy móc, công cụ để sản xuất không? a. Có b. Không 14. Ông ( bà) thường bán sản phẩm cho ai? Ở đâu? 15. Có nhiều người mua không?............................................................................. ........................................................................................................................... 16. Thông tin về giá cả ông(bà) nghe ở đâu? ......................................................... ........................................................................................................................... 17. Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su của nông hộ (đánh số từ 1-10 tương ứng với mức độ quan trọng giảm dần) a. Vốn  b. Kỹ thuật sản xuất  c. Kinh nghiệm  d. Lao động  e. Quy mô diện tích  f. Chất lượng đất  g. Quy hoạch thiết kế  h. Đường giao thông  i. Thông tin, thị trường tiêu thụ  j. Thuỷ lợi  18. Ông bà có đề xuất ý kiến gì cho chính quyền địa phương để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn. ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_cao_su_cua_cac.pdf
Tài liệu liên quan