Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................

pdf91 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................2 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.............................................4 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất hồ tiêu.......................................................6 1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu ...................................................................................................................................7 1.1.1.4. Vị trí, vai trò của cây hồ tiêu đối với xu hướng phát triển kinh tế hộ ................9 1.1.1.5. Tác động của cây hồ tiêu đối với môi trường sinh thái....................................11 1.1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản xuất cây hồ tiêu..................11 1.1.1.7. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu ..................16 1.1.2.Cơ sở thực tiễn......................................................................................................19 1.1.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới............................................................19 1.1.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam ............................................................21 1.1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình .................................................24 1.1.2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy....................................................25 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH....................27 2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................27 Trường2.1.1.1. Vị trí địa lý................................ ........................................................................27 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................27 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn..............................................................................27 2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................29 i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................30 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động................................................................................30 1.2.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất .................................................................33 2.1.2.3. Điều kiện cơ sở - hạ tầng..................................................................................36 2.1 2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.................................................................36 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ...........................39 2.1.3.1.Thuận lợi............................................................................................................39 2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................40 2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀ XÃ TRƯỜNG THỦY..41 2.2.1. Tình hình phân bố diện tích trồng hồ tiêu ...........................................................41 2.2.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu ...............................................42 2.2.3. Công tác quản lý sản xuất của chính quyền địa phương .....................................45 2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011..................45 2.3.1. Lao động..............................................................................................................45 2.3.2. Diện tích đất đai...................................................................................................47 2.3.3. Tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra ................................................................48 2.4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA......................49 2.4.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các nhóm hộ điều tra năm 2011 ...............................................................................................................................49 2.4.2. Chi phí sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra ....................................................51 2.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm 2011 ......57 2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha đối với từng nhóm hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu GO, IC, VA ..................................................................58 2.4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha thông qua các chỉ tiêu dài hạn NPV, IRR, B/C .................................................................................................59 2.4.4. Thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn...............................................................60 Trường2.5 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ..........................................................62 2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất trồng hồ tiêu.............................................62 2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian .......................................................................64 ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA ......................................................66 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI .................66 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU...................66 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất................................................................66 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................67 3.2.3. Giải pháp về tưới tiêu ..........................................................................................67 3.2.4. Giải pháp về nhân lực..........................................................................................68 3.2.5. Giải pháp về vốn..................................................................................................69 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................................69 3.2.7. Một số giải pháp khác..........................................................................................70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................71 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................72 2.1. Về phía nhà nước....................................................................................................72 2.2. Về phía chính quyền địa phương xã Trường Thủy ................................................73 2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu.....................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75 Trường iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU WTO Tổ chức thương mại thế giới BVTV Bảo vệ thực vật ĐHNN Đại học nông nghiệp KHKTNLNTN Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên KHKT Khoa học kỹ thuật FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc HTX Hợp tác xã DNTN Doanh nghiệp tư nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn VLXD Vật liệu xây dựng CN – TTCN –XD Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông MN Mầm non HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân TLSX Tư liệu sản xuất HC Hộ chuyên HK Hộ kiêm BQC Bình quân chung KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định PVS Phân vi sinh LĐGĐ Lao động gia đình TSCĐ Tài sản cố định Trường iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2 1ha = 10.000m2 Trường v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam 2008 - 2009 – 2010 ............... 23 Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu của xã Trường Thủy................................................... 62 Trường vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích sản lượng hồ tiêu một số nước trên thế giới 3 năm 2008 – 2010.....20 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2001 – 2010..................22 Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ 2001 – 2010..........23 Bảng 4: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình 3 năm 2008 – 2010.................24 Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy qua 4 năm 2008 – 2011 ............25 Bảng 6: Quy mô dân số và nguồn lao động xã Trường Thủy 3 năm 2008 – 2010 .......31 Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Giang 3 năm 2008 - 2010 ................35 Bảng 8: Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 .................................................................................................41 Bảng 9: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của xã Trường Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ......................................................................44 Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2011...............46 Bảng 11: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2011 ..........................48 Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2011 .............49 Bảng 13: Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm 2011 ..........................................................................................50 Bảng 14: Chi phí kiến thiết cơ bản cho một ha hồ tiêu .................................................52 Bảng 15: Chi phí thời kỳ kinh doanh cho một ha hồ tiêu........................................ 54-55 Bảng 16: Chi phí sản xuất cho 1 ha hồ tiêu năm mùa niên vụ 2010 – 2011.................57 Bảng 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu bình quân trên một ha của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...........................................................................................58 Bảng 18: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn...................60 Bảng 19: Thị trường tiêu thụ hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2011 ............................61 Bảng 20: Ảnh hưởng quy mô đất trồng hồ tiêu đến kết quả và Trườnghiệu quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra ............................................................63 Bảng 21: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra .....................................................................................................64 vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế, đánh giá đúng kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy nói riêng và huyện Lệ Thủy nói chung.  Dữ liệu nghiên cứu - Các báo cáo hằng năm của UBND xã Trường Thủy - Niên giám thống kê - Các dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân - Sách, báo và các tài liệu có liên quan khác  Phương pháp sử dụng nghiên cứu - Phương pháp điều tra thống kê - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Một số phương pháp khác  Các kết quả đạt được - Đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của hai nhóm hộ chuyên và hộ kiêm; xác định được một số nguyên nhân khiến năng suất hồ tiêu giảm sút. - Đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn trong thời gian tới. Trường viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế – xã hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước ta, đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, xác định đúng đường đi cho nền nông nghiệp nước ta có ý nghĩa rất to lớn. Xuất khẩu nông sản được xác định là một trong những tiềm năng và thế mạnh giúp phát triển nền nông nghiệp nước ta với nhiều mặt hàng từ lâu đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêuTrong đó, xuất khẩu hồ tiêu của nước ta luôn chiếm vị trí số 1 trên thị trường thế giới, có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một trên thế giới. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế. Theo Tổng cục Thống kê, diện tích trồng hồ tiêu cả nước năm 2009 là 500,40 nghìn ha. Năm 2010 là 510,30 nghìn ha và năm 2011 là 520,00 nghìn ha. Theo đó sản lượng là 107,986 tấn, 110,000 tấn và 100,000 tấn. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2009 chiếm 35%, năm 2010 chiếm 35% và năm 2011 chiếm 36% sản lượng hồ tiêu của thế giới. Năng suất thu hoạch bình quân là 24,46 tạ/ha. Nhiều vườn hồ tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác và tiêu bị nhiễm bệnh chết làm giảm diện tích, tuy nhiên do Trườnggiá tiêu tăng liên tục mấy năm qua nên diện tích canh tác vẫn ổn định ở mức 50,000 ha. Do điều kiện tự nhiên, trình độ tập quán canh tác và khả năng đầu tư khác nhau dẫn đến năng suất, sản lượng khác nhau và khá chênh lệch giữa các vùng trồng tiêu ở nước ta. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Trường Thủy là một xã nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy có lợi thế phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như cao su, chè, hồ tiêu trong đó cây hồ tiêu là một trong số những cây “mũi nhọn chiến lược”, cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của nhiều nông dân đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, tình trạng dịch bệnh gây hại tiêu cũng ngày càng khó lường. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào phân bón, lao động, vôi thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất hồ tiêu của người dân địa phương xã Trường Thủy chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây hồ tiêu trong điều kiện nước ta nói chung và khu vực Miền Trung nói riêng. - Đánh giá đúng thực trạng sản xuất hồ tiêu hiện nay của xã, từ đó so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ có hình thức sản xuất hồ tiêu khác nhau trong địa bàn xã nhằm phát hiện những mặt tích cực và những những tồn tại kìm hãm sự phát triển sản xuất hồ tiêu của vùng. - Phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, sản lượng hồ tiêu của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã. Trường3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình sản xuất hồ tiêu của xã Trường Thủy. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn - Phương pháp tổng hợp, so sánh về một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả giữa hai nhóm hộ sản xuất hồ tiêu của xã. - Phương pháp phân tích kinh tế. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Một số phương pháp khác. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài  Không gian nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Trường Thủy - Huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình.  Thời gian nghiên cứu: - Điều tra tình hình chung của địa bàn nghiên cứu (xét trong năm 2009 - 2011). - Tiến hành điều tra các hộ trồng tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình năm 2011.  Nội dung nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng cây hồ tiêu trong thời kỳ kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu. Do điều kiện thời gian còn nhiều hạn chế, trình độ lý luận và kiến thức thực tế chưa tốt nên việc thực hiện khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đáp ứng cao về nội dung. Kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc bổ sung và góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của hiệu quả kinh tế  Khái niệm hiệu quả kinh tế: Hiệu quả: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu quả đó xem cao hay là thấp. Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao động. Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể để đạt được hiệu quả kinh tế. Vì vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội. Đề cập tới vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực. Số lượng hàng hóa đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao. Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng Trườnghàng hoá theo nhu cầ u của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Theo GS Paul A. Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”. Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”. Theo GS-TS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Thực tế cho thấy các loại hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý) để đạt được kết quả mà người sản xuất mong muốn. Và so sánh kết quả đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả từ đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.  Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Hiệu quả kinh tế biểu hiện qua những so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để được kết quả đó, quan hệ so sánh ở đây là quan hệ so sánh tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các Trườngphương án cần xác đ ịnh rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn  Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến độ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất hồ tiêu  Giá trị kinh tế: Tiêu là một loại gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Ngày xưa tiêu được sử dụng để làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh. Ngày nay là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Trong suốt thế kỷ XIII, sự tăng trưởng kinh tế của Viên và Genoa cổ xưa một phần lớn là do việc buôn bán gia vị. Trong một thời gian dài suốt thế kỷ XV để giành được độc quyền việc buôn bán gia vị người Bồ Đào Nha đã chiếm lĩnh toàn bộ con đường thủy vận buôn bán Đông – Tây và sau đó là người Hà Lan. Vào đầu thế kỷ thứ XIX người Anh đã tổ chức trồng tiêu tại Malaysia mà chủ yếu được thực hiện bởi người Trung Quốc và sau đó là tại Sarawat. Tại đó, tiêu thường được trồng kết hợp với Gambier (Uncaria gambir Hunt. Roxb). Tiêu đã được mang đến hầu hết các nước nhiệt đới. Những nhà sản xuất tiêu chủ yếu là Ấn Độ, Indonesia và Sarawat mà nay thuộc Malaysia, hằng năm sản xuất trên 20. 000 tấn trong khoảng đầu thế kỷ XX. Trong những năm của thập niên 70, TrườngBrazil xuất hiện như là một nước đầy tiềm năng với sản lượng bình quân 10. 000 tấn mỗi năm. Những nước khác có sản lượng ít hơn như Srilanka, Campuchia, Việt Nam và Singapore lại là trung tâm buôn bán tiêu quan trọng hiện nay của thế giới. Hiện nay nhờ sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến đồ hộp sản phẩm hạt tiêu trở nên SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn có một giá trị khá ổn định. Giá hồ tiêu thường ở mức cao so với nhiều loại nông sản khác cùng khối lượng, ngay cả khi giá hồ tiêu xuống thấp nhất. Sự giao động của thị trường thường liên quan đến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát và việc mở rộng diện tích trồng tiêu nhanh chóng trên thế giới.  Giá trị dinh dưỡng và công dụng Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hòa quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Thành phần hóa học của nó như sau: Hạt tiêu thương phẩm có chứa 12 – 14% nước và 86 – 88% chất khô.các chất khô trong hạt tiêu gồm có: + Ở tiêu đen: 95,49% là chất hữu cơ; 4,19% là chất khoáng. + Ở tiêu trắng: 98,38% là chất hữu cơ; 1,62% là chất khoáng. Tiêu có tác dụng kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hóa tiết ra nhiều nước bọt và dịch vị hơn. Tiêu được dùng nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn trong thịt, hoặc tiêu được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưa muối, nước sốt cà chua hay nấm...Tiêu được dùng trong y học để điều chế các loại thuốc để điều trị một số bệnh. 1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại và một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu  Nguồn gốc: Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper Nigrum L. Tiêu Piper Nigrum là một trong những loài cây gia vị cổ nhất và quan trọng nhất. Piper Nigrum có nguồn gốc từ vùng Tây Ghats tại Ấn Độ nơi mà nó chỉ là cây hoang dại trong những vùng đồi của vùng Atxam và Bắc Burma nhưng cũng có thể là nó phát triển một cách tự nhiên đến vùng này từ bờ biển Malaba. Người Hy Lạp gọi là Piperi, các nước nói tiếng Latin gọi là Piper và người Anh gọi là Pepper. TrườngTiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ từ thời xa xưa và là loại gia vị đưa đến châu Âu trong thời Hy Lạp và Rome cổ. Tiêu Piper Nigrum hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong các vùng nhiệt đới. Từ bờ biển Malaba thuộc Ấn Độ, tiêu đã được vận chuyển qua những con đường mòn trên lục địa cũng như trên biển bằng SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn những con tàu được xây dựng bởi Rome và Ấn Độ đã giúp cho việc buôn bán thứ gia vị này trở nên thuận lợi và độc quyền.  Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian cho quả trung bình từ 15 - 25 năm. Nếu được chăm sóc tốt thời gian cho quả có thể kéo dài 25 - 30 năm, tuổi thọ trung bình trên dưới 30 năm. Hồ tiêu thuộc loại dây leo, do do đó trong kỹ thuật trồng trọt việc chuẩn bị trụ cho hồ tiêu leo bám là một trong những khâu quan trọng trong kỹ thuật canh tác. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển có thể chia cây hồ tiêu ra là 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây hồ tiêu có một nhu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, đó là cơ sở để chúng ta tác động vào trong quá trình chăm sóc. - Thời kỳ sinh trưởng: Được tính từ khi trồng đến khi bắt đầu ra quả. Trong thời kỳ này phần trên và phần dưới mặt đất đều sinh trưởng rất nhanh. Cây tăng trưởng nhanh về chiều cao, số nhánh, thân mới và hình thành tán. Thời kỳ này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào giống, thời tiết khí hậu, phương pháp tạo hình tỉa cành. Các giống tiêu lá to thường lâu cho quả hơn những giống tiêu lá nhỏ. Cành hom là cành lươn sẽ lâu cho quả hơn hom là cành tược hay cành quả. Biện pháp đôn dây bấm ngọn có thể thúc đẩy nhanh khả năng ra hoa sớm của cây tiêu trồng bằng dây lươn. Đối với tiêu trồng bằng phương pháp vô tính (hom) thời kỳ này khoảng từ 2 - 4 năm, trồng bằng hạt là 5 năm. Trong thời kỳ này cần tăng cường chăm sóc tạo điều kiện tốt cho hệ rễ phát triển để làm cơ sở xúc tiến sự tăng trưởng của toàn bộ cây. Đồng thời chú ý giải quyết cây trụ (choái) và ngắt ngọn kịp thời, tỉa cành để nhanh chóng hình thành tán và ra hoa kết quả sớm. - Thời kỳ sinh trưởng phát triển quả: Thời kỳ này kéo dài từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho tới trước thời kỳ sản lượng cao nói chung kéo dài khoảng 1-2 năm. Thời Trườnggian dài ngắn khác nhau tuỳ theo giống. Giống lá to thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống lá nhỏ. Trong thời kỳ này cả hai phần trên mặt đất và dưới mặt đất vẫn đang phát triển mạnh, đồng thời cây vẫn ra hoa kết quả, tán cây không ngừng phát triển về bề rộng. Cần chú ý cung cấp nước phân kịp thời điều tiết giữa sinh trưởng và sản SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn lượng sao cho cành và thân vẫn tiếp tục sinh trưởng để hình thành số lượng cành quả được nhiều hơn làm cơ sở cho giai đoạn sản lượng cao. - Thời kỳ ...t và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Trong khi Ấn Độ tiêu thụ trên 50% sản lượng của mình thì Việt nam sản xuất gấp đôi Ấn Độ mà chỉ tiêu thụ 10% sản lượng. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm Trường2010 đạt 116,861 nghìn tấn, kim ngạch 434,472 triệu USD. Năm 2011, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 123,808 nghìn tấn, kim ngạch 732, 21 triệu USD, tăng 5, 9 % về lượng và tăng 73,8 % về kim nghạch xuất khẩu so với 2010. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 22 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ 2001-2010 Khối lượng Kim ngạch Năm ( 1000 tấn) ( triệu USD) 2001 56,50 90,50 2002 78,40 109,30 2003 73,90 105,90 2004 110,50 133,70 2005 109,00 120,00 2006 116,00 200,00 2007 83,00 248,00 2008 90,00 310,00 2009 128,00 330,00 2010 116,861 434,472 (Nguồn: Báo cáo về sản xuất, xuất khẩu của BCT) Thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tục được mở rộng. Năm 2002 tiêu Việt Nam chỉ được xuất khẩu đến 30 nước. Từ năm 2005 trở lại đây hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới. Biểu đồ 1: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam 2008 - 2010 Trường (Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam) Một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở Châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nhachiếm thị phần trên 40 % vào năm 2010 . Điều này chứng tỏ vị thế ngành hàng hồ tiêu của Việt nam ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 23 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 1.1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình hiện có 900 ha hồ tiêu, chủ yếu tập trung ở các huyện Lệ Thủy, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh. Năng suất bình quân ước đạt 6,5 tạ/ha. Vốn là công nghiệp mũi nhọn, cây hồ tiêu có vai trò rất lớn đối với việc phát triển kinh tế hộ và góp phần vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Từ năm 2000 đến nay, diện tích hồ tiêu của tỉnh có xu hướng tăng, từ chỗ 800 ha năm 2008 tăng lên 900 ha năm 2009 và giữ nguyên đến năm 2010. Trong đó diện tích hồ tiêu cho thu hoạch các năm 2008 là 500 ha; năm 2009 và 2010 là 600 ha. Năng suất hồ tiêu qua các năm cũng có xu hướng tăng. Năm 2009, năng suất bình quân đạt 6,7 tạ/ha; tăng 0,7 tạ tương ứng với tăng 11,67% so với năm 2008 và giữ nguyên đến năm 2010. Mặc dù năng suất hồ tiêu có xu hướng tăng, nhưng nếu so với các tỉnh lân cận như Nghệ An 13,3tạ/ ha (2010) ,Quảng Trị 10 tạ/ha (2010) thì vẫn còn ở mức thấp. Bảng 4: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Bình 3 năm 2008-2010 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (1000 ha) ( tạ/ha) (1000 tấn) Diện tích trồng DT cho thu hoạch 2008 0,8 0,5 6,0 0,3 2009 0,9 0,6 6,7 0,4 2010 0,9 0,6 6,7 0,4 (Nguồn: Niêm giám thống kê tình Quảng Bình) Giống hồ tiêu được trồng ở Quảng Bình, Quảng Trị là giống hồ “Trung Quốc lá nhỏ” mặc dù năng suất thấp, cụ thể là thấp hơn 3- 4 lần nhưng lại được đánh giá là cho hạt hồ tiêu thơm, cay và chắc hạt nên thường bán được giá cao hơn so, thường cao hơn từ 20 - 30% với các vùng chuyên canh khác trên cả nước. Thế nhưng vấn đề mở rộng diện tích vùng trồng tiêu lại không được nhắc đến với rất nhiều lý do: cây tiêu lâu cho thu hoạch, hay bị sâu bệnh và chết; chưa có ai dẫn đường đưa cây hồ tiêu lên đồi, lên rẫy TrườngSản lượng hồ tiêu của tỉnh trong mấy năm trở lại đây có xu hướng giảm, năm 2010 và 2011 có thể coi là hai năm mất mùa kép, tình trạng này không chỉ xảy ra trên một vài xã mà trên toàn tỉnh Quảng Bình, những vùng tiêu nổi tiếng trong tỉnh như nông trường Việt Trung, nông trường Lệ Ninh cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân mất SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 24 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn mùa là do sự khắc nghiệt của thời tiết và sự chủ quan của người dân trong công tác phòng trừ dịch bệnh cho vườn tiêu, làm cho không chỉ năng suất hồ tiêu giảm mạnh mà hàng chục hecta hồ tiêu bị xóa sổ do dịch bệnh. Ông Hoàng Văn Quyết, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Ánh Sáng (Khu làng nghề Thuận Đức) cho biết: Vụ tiêu 2011, sản lượng tiêu trong toàn tỉnh Quảng Bình mất mùa có thể lên đến 85%. Mặc dù giá hồ tiêu tăng vọt lên từ 130 - 170 nghìn đồng/kg, giá tiêu đạt kỷ lục trong vòng 15 năm qua, tuy nhiên do mất mùa nặng nên nông dân vẫn thất thu lớn. 1.1.2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy Huyện Lệ Thủy là huyện có huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Trong những năm trở lại đây, diện tích trồng tiêu duy trì ở mức khoảng 200 – 215 nghìn ha, tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ. Do hồ tiêu là loại cây khá mẫn cảm với điều kiện thời tiết khí hậu, dễ bị sâu bệnh nên sản lượng hồ tiêu luôn có những biến động. Sự biến động về diện tích, sản lượng hồ tiêu của huyện qua các năm được phản ánh thông qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Lệ Thủy qua 4 năm 2008 - 2011 Diện tích (ha) Năng suất Sản lượng Năm Diện tích DT cho thu (tạ/ha) (tấn) trồng hoạch 2008 200,00 120,00 6,50 90,00 2009 215,00 137,00 7,50 120,00 2010 210,00 160,00 6,80 110,00 2011 203,00 154,00 6,40 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy) Diện tích hồ tiêu năm 2009 là 215 ha, trong đó 137 ha đã cho thu hoạch; năm 2010 diện tích hồ tiêu giảm xuống còn 210 ha, trong đó 160 ha đã cho thu hoạch; đến năm 2011 diện tích hồ tiêu tiếp tục giảm xuống còn 203 ha, giảm 07 ha so với năm 2010, trong đó diện tích cho thu hoạch là 154 ha, giảm 06 ha so với năm 2010. Như Trườngvậy, tổng diện tích hồ tiêu cũng như diện tích hồ tiêu đang cho thu hoạch những năm tở lại đây ở huyện Lệ Thủy có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Sản lượng hồ tiêu năm 2008 là 90,00 tấn, đến năm 2009 đã tăng lên 120,00 tấn nhưng sau đó sản lượng liên tục giảm còn 110,00 tấn năm 2010 và còn 100,00 tấn năm SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 25 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 2011. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Năm 2010, hai đợt lũ lịch sử đã làm nhiều hecta hồ tiêu “ngâm” dài ngày trong nước, sau khi nước rút, vườn tiêu chưa kịp phục hồi lại bị rét đậm, rét hại kéo dài. Do sự khắc nghiệt của thời tiết nên các loại cây trồng lâu năm nói chung và cây hồ tiêu nói riêng bị mất sức, một số diện tích cây hồ tiêu bị thoái hóa nên khả năng đề kháng bệnh tật của cây tiêu cũng giảm dẫn đến một số diện tích cây tiêu bị bệnh vàng lá rồi chết. Số diện tích cây tiêu ăn chịu thì đến kỳ ra hoa tạo chuỗi cũng không chịu nỗi những đợt rét đậm, rét hại nên chuỗi tiêu bị thâm đen rồi rụng dần, những chuỗi tiêu vượt qua được đông giá thì cong queo, trên chuỗi tiêu chỉ đậu lưa thưa vài hạt. Năm 2011, do người dân không thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh nên những bệnh hại tiếp tục lan rộng làm chết nhiều diện tích hồ tiêu đang trong thời kỳ thu hoạch, do vậy không những diện tích hồ tiêu giảm mà năng suất, sản lượng hồ tiêu cũng giảm theo tương ứng. Từ thực trạng trên, Chính quyền các địa phương của huyện cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và chặt chẽ hơn nữa về việc phát triển mở rộng diện tích trồng hồ tiêu, bên cạnh đó có những chính sách hỗ trợ thích hợp đối với người hộ trồng tiêu nhằm giúp họ phát triển sản xuất. Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 26 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trường Thuỷ là một xã miền núi trung du nằm phía nam của huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Diện tích tự nhiên: 2.075ha. Toạ độ địa lý: 106046’32’’ độ kinh Đông. 17008’25’’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp xã Mai Thủy, Phú Thủy với chiều dài 700m, phía Nam giáp xã Văn Thủy, Kim Thủy với chiều dài 1070m, phía Đông giáp xã Mai Thủy, Văn Thủy với chiều dài 900 m, Phía Tây giáp xã Kim Thủy với chiều dài 1.150 m. Xã Trường Thủy có 7 km hệ thống đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua, có tuyến đường huyện lộ, liên xã chạy qua. Đây là yếu tố thuận lợi đến quá trình giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Xã Trường Thủy là vùng đồi núi với độ phân tầng thấp và trung bình từ 50 - 300m, địa hình có độ dốc trung bình được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi trung bình đó là các thung lũng nhỏ, với độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến. Hơn nữa, suối của xã có bề rộng nhỏ và dốc nên cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn  Đặc điểm khí hậu Trường Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động phức tạp, phân thành 2 mùa chính trong năm: Mùa mưa và mùa khô nóng. Trường- Mùa khô nóng  Mùa khô nóng bắt đầu vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, nhiệt độ bình quân trong mùa này là 23 - 260C, khí hậu gần như liên tục nắng nóng cộng với các đợt gió phơn Tây Nam (Gió Lào) làm cho nhiệt độ ngày càng tăng cao, có khi SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 27 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn nhiệt độ lên tới gần 400C. Lượng mưa bình quân trong mùa này rất ít, khoảng từ 25- 35 mm.  Nền nhiệt tương đối cao (tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 90000C), thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo các mùa vụ trong năm. - Mùa mưa:  Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ mang đặc trưng của mùa đông lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ bình quân là 180C.  Trong mùa mưa xuất hiện các đợt gió Đông Bắc mang theo hơi lạnh, có ngày nhiệt độ xuống thấp (có khi xuống thấp 8 - 100C). Lượng mưa bình quân trong mùa này từ 370 – 400 mm. Do ảnh hưởng của khí hậu như đã nói ở trên nên độ ẩm không khí cũng mang đặc trưng theo mùa, mùa mưa có khi lên đến 92%, độ ẩm bình quân trong năm từ 75% - 88%.  Đặc điểm thủy văn Do cấu trúc hình thế địa lý, địa bàn huyện Lệ Thuỷ chứa cả hai vùng thuỷ văn là: thuỷ văn đồi núi và thuỷ văn đồng bằng: Đối với địa bàn xã Trưởng Thuỷ thuộc vùng thuỷ văn đồi núi: là khu vực có lượng mưa lớn, dao động trong khoảng 2.200 - 2.600mm, lớp dòng chảy từ 1.500 - 2.500mm, có nhiều sông suối quanh co uốn lượn theo địa hình. Trong khi khu vực rừng núi của xã có độ dốc không lớn và các nguồn nước được phân chia ra các hướng để đổ về thượng nguồn sông Kiến Giang nên thường gây ra những đợt nước dâng đột ngột mà người dân trong vùng thường gọi là “nước khách” có thể gây nên những cơn lũ bất thường như năm 1960, 1992... Trong mùa mưa lũ, tổng lượng dòng chảy chiểm 60% - 80% tổn lượng dòng chảy trong cả năm. Tháng có lũ lớn nhất là tháng 9 và tháng 10. Tổng lượng lũ tháng lớn Trườngnhất chiếm từ 24% - 31% tổng lượng dòng chảy trong năm. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất: - Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 2.075ha. - Xét theo mục đích sử dụng, đất đai của xã Trường Thủy được chia thành các loại đất sau: + Đất sản xuất nông nghiệp: 565 ha chiếm 27,2% tổng diện tích tự nhiên. + Đất lâm nghiệp: 1.284ha chiếm 61,9% tổng diện tích tự nhiên. + Đất khác: 226 ha chiếm 10,9% tổng diện tích tự nhiên. Xét theo điều kiện hình thành, đất đai của xã Trường Thuỷ chia thành các loại đất sau: + Đất ruộng, đất màu: Là do tích tụ, lắng đọng phù sa của các sông, suối, do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình, được hình thành ở địa hình thấp, bảo hòa nước mạch thường xuyên. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, cây công nghiệp như: Lúa, ngô, đậu đỗ và loại cây hoa màu. Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên phù sa còn rất lớn, cần có đầu tư thêm cho thuỷ lợi, chọn giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. + Đất đồi: Là Feralít màu đỏ vàng, phát triển trên đá sét và đá biến chất thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng, là sản phẩm của quá trình phong hoá đá mẹ, được phân bố trên khắp lãnh thổ xã, đất bazan thái hoá, bị phong hoá mạnh bởi quá trình ngoại sinh. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng. Song, mặc dù đất có tầng thảm thực vật rừng phong phú, nhưng nằm ở vùng đầu nguồn nên trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, sạt lở cần chú trọng bảo vệ trong thời gian tới.  Các loại tài nguyên khác. Trường- Tài nguyên nư ớc:  Nước mặt: Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô. Nguồn nước mặt dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô. Khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống hạn chế do phần lớn SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 29 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn so với mật bằng canh tác và khu dân cư. Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch. Song hiện nay một số các con suối trở thành nơi dẫn tụ chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, chất lượng nước bị giảm đi đáng kể ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.  Nước ngầm: Do ảnh hưởng của hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt, độ che phủ thấp là những nguyên nhân gây ra tình trạng mực nước phá huỷ đất, thảm thực vật ngày một suy thoái. - Tài nguyên rừng:  Theo số liệu hiện trạng năm 2010 diện tích rừng của xã là: 1.284ha, chủ yếu là rừng sản xuất. Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển.  Độ che phủ của rừng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn. Những năm gần đây trên địa bàn xã đã tích cực trồng và phát triển trồng mới rừng kinh tế, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 30 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Bảng 6: Quy mô dân số và nguồn lao động xã Trường Thủy 3 năm 2008 - 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT SL % SL % SL % SL % SL % 1. Tổng số hộ Hộ 500 509 520 9 1,80 11 2,16 2. Tổng dân số Người 1819 100,00 1830 100,00 1855 100,00 11 0,60 25 1,37 Nam Người 910 50,03 920 50,27 932 50,24 10 1,10 12 1,30 Nữ Người 909 49,97 910 49,73 923 49,76 1 0,11 13 1,43 3. Tổng số lao động Lao động 934 51,35 800 43,72 816 43,99 -134 -14,35 16 2,00 trong độ tuổi Nam Lao động 560 59,96 490 61,25 510 62,50 -70 -12,50 20 4,08 Nữ Lao động 374 40,04 310 38,75 306 37,50 -64 -17,11 -4 -1,29 4. Bình quân Khẩu 3,64 - 3,60 - 3,57 - - 0,04 -1,10 -0,03 -0,83 nhân khẩu / hộ 5. Bình quân Lao động 1,87 - 1,57 - 1,57 - -0,30 -16,04 0,00 0,00 lao động / hộ (Nguồn: UBND xã Trường Thủy) SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 31 Trường Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Nguồn lao động là đầu vào quan trọng của bất kỳ một hoạt động sản xuất nào, là nhân tố mang tính chất quyết định vì nó là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội. Lao động nông nghiệp gắn liền với đất đai, điều kiện tự nhiên,Vì vậy, lao động trong nông nghiệp có những đặc thù riêng như phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ , có tính thích ứng và phân bố rộng rãi trên khắp các vùng lãnh thổ, từ đặc điểm này việc tổ chức lao động trong nông nghiệp phải hợp lý, đảm bảo sự cân đối và thời vụ sản xuất. Trường Thủy là một xã đa số làm nông nghiệp chiếm 85% dân số toàn xã. Tình hình dân số và lao động của xã có nhiều biến động qua 3 năm (2009 - 2011). Nhìn vào bảng số liệu 6 ta thấy: Tổng số nhân khẩu của xã năm 2010 là 1.830,00 người tăng 11 người tương ứng với tăng 0,6 % so với năm 2009. Đến năm 2011, dân số của xã là 1.855,00 người tăng 25 người tương ứng tăng 1,37% so với năm 2010, trong đó tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (nam giới chiếm 50,24% và nữ giới chiếm 49,76%). Năm 2011, nữ giới là 923,00 người tăng 13 người tương ứng tăng 1,43% so với năm 2010; nam giới là 932,00 người tăng 12 người tương ứng tăng 1,3% so với năm 2010 . Cùng với sự biến động về dân số và sự gia tăng dân số của xã thì tổng số hộ trên địa bàn xã cũng có sự tăng lên, điều đó được thể hiện: Năm 2009 là 500,00 hộ, năm 2010 là 509,00 hộ tăng 9 hộ tương ứng tăng 1,80% so với năm 2009, đến năm 2011 là 520,00 hộ tăng 11,00 hộ tương ứng tăng 2,16% so với năm 2010. Năm 2010, số lao động trong độ tuổi của xã là 800,00 người chiếm 43,72%, giảm 134 người tương ứng với giảm 14,35 % so với năm 2009. Đến năm 2011, số lao động trong độ tuổi của xã lại tăng lên 816,00 người, tăng 16 người tương ứng với tăng 2% so với năm 2010. Trong đó lao động nữ chiếm 37,50% giảm 1,29% còn lao động nam chiếm 62,50% tăng 4,08% so với năm 2010. Bình quân nhân khẩu/ hộ của xã qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 có xu hướng giảm : 3,64; 3,60; 3,57 kéo theo bình quân lao động/hộ cũng có xu hướng giảm từ 1,87 lao động năm 2009 xuống còn 1,57 lao động Trườngnăm 2011. Tuy nguồ n lao động nông nghiệp khá dồi dào song chất lượng nguồn lao động còn rất thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo và chưa có kinh nghiệm vẫn còn nhiều người theo kiểu bảo thủ, cổ hủ, quan liêu, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 32 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Như vậy qua 3 năm từ 2008 – 2010, tình hình dân số và lao động có nhiều biến động, đáng chú ý là mức chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ lại khá lớn - là hậu quả của chính sách dân số không hợp lý trong những năm trước để lại, điều này có thể gây khó khăn trong việc bố trí lao động, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Ở một số nơi trong xã, lao động trong nông nghiệp không phải dồi dào, những lúc thời vụ căng thẳng, việc huy động lao đông gặp nhiều khó khăn, nhưng một số nơi khác lao động nhàn rỗi lại còn khá nhiều. Đây là một áp lực trong việc sử dụng lao động, cần có sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý đồng thời nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. 1.2.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng đất Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Bởi vì nếu không có đất đai chúng ta sẽ không thể sản xuất nông nghiệp được. Nét đặc biệt của tư liệu sản xuất này là ở chỗ nó khác với các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ bị hao mòn và hư hỏng đi, còn đất đai nếu được sử dụng hợp lý thì độ phí nhiêu của đất đai ngày càng tăng, so đó sẽ làm năng suất cây trồng cao hơn. Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả cần phải có quy hoạch cụ thể, có biện pháp thường xuyên bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai nhằm nâng cao độ phì của đất. Theo số liệu đo đạc địa chính chính quy năm 2009 diện tích đất tự nhiên của xã là 2.075,00 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.791,97 ha chiếm 86,36% diện tích đất tự nhiên. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 1.752,47 ha chiếm 84,46% diện tích đất tự nhiên, giảm 39,50 ha tương ứng với giảm -2,20% so với năm 2009. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, thể hiện sự chuyển hóa cơ cấu sử dụng đất từ đất trồng cây hằng năm sang đất trồng cây lâu năm. Đất NTTS tăng nhẹ với 0,07 ha tương ứng với tăng 0,4% so với năm 2009. Năm 2011, diện tích đất nông nghiệp là 1.746,52 ha chiếm 84,17% diện tích đất tự nhiên, giảm 5,95 ha tương ứng Trườngvới giảm 0,34% so v ới năm 2010. Trongdiện tích đất trồng cây hằng năm, ngoại trừ diện tích đất lúa 1 vụ và 2 vụ có xu hướng tăng nhẹ, các loại đất khác lại như đất màu, đất vườn tạp giảm mạnh. Đất trồng cây lâu năm và đất trồng cỏ chăn nuôi có xu hướng tăng, tương ứng tăng 1,29% và 25% so với năm 2010. Diện tích đất lâm nghiệp vẫn SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn giữ ở mức 1.200,00 ha trong những năm trở lại đây, năm 2009 chiếm 66,97%, năm 2010 chiếm 68,47%, và năm 2011 chiếm 68,71% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp không đổi qua 3 năm, ở mức 264,32 ha chiếm 12,74% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong khi đó, diện tích đất chưa sử dụng của xã khá lớn và đang có xu hướng tăng lên, năm 2011 diện tích đất chưa sử dụng là 64,00 ha chiếm 3,09% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng một lượng đáng kể so với 2010 là 6 ha tương ứng với 10,34%. Đây là vấn đề đáng được quan tâm của các cấp cính quyền và người dân địa phương nhằm có chính sách và biện pháp khác phục để khai thác triệt để, tránh lãng phí nguồn tài nguyên. Hiện nay, độ phì của đất đang bị giảm sút nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của cây trông, vật nuôi. Vì vậy, bên cạnh quy hoạch vùng sản xuất, sử dụng đất đai hợp lý cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường, cải tạo, bồi dưỡng đất đai để tăng độ phì của đất, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng, vật nuôi. Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Trường Thủy 3 năm 2008 – 2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Mục đích sử dụng SL (Ha) % SL (Ha) % SL (Ha) % +/- % +/- % Tổng diện tích đất tự nhiên 2.075,00 100,00 2.075,00 100,00 2.075,00 100,00 0 0 0 0 1. Đất nông nghiệp 1.791,97 86,36 1.752,47 84,46 1.746,52 84,17 -39,50 -2,20 -5,95 -0,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 575,04 32,09 535,47 30,56 529,52 30,32 -39,57 -6,88 -5,95 -1,11 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 288,55 50,18 250,30 46,74 239,4 45,21 -38,25 -13,26 -10,90 -4,35 Đất lúa 1 vụ 66,75 23,13 66,45 26,55 69 28,82 -0,30 -0,45 2,55 3,84 Đất lúa 2 vụ 33,65 11,66 27,85 11,13 28,90 12,07 -5,80 -17,24 1,05 3,77 Đất màu 167,95 58,20 143 57,13 128,50 53,68 -24,95 -14,86 -14,50 -10,14 Đất nương rẫy 0 0 0 0 0 0 0 0 Đất trồng cây hằng năm khác 20,20 7 13 5,19 13 5,43 -7,20 -35,64 0 0 1.1.2 Đất vườn tạp 23,10 4,02 20 3,74 18 3,4 -3,10 -13,42 -2 -10 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm 255,39 44,41 257,17 48,03 262,12 49,50 1,78 0,70 4,95 1,92 1.1.4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8 1,39 8 1,49 10 1,89 0 0 2 25 1.2 Đất lâm nghiệp 1.200,00 66,97 1.200,00 68,47 1.200,00 68,71 0 0 0 0 1.2.1 Đất có rừng tự nhiên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - 1.2.2 Đất có rừng trồng 1.200,00 100 1.200,00 100 1.200,00 100 0 0 0 0 1.2.3 Đất vườn ươm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.3 Đất có mặt nước NTTS 16,93 0,94 17 0,97 17 0,97 0,07 0,40 0 0 2. Đất phi nông nghiệp 264,32 12,74 264,32 12,74 264,32 12,74 0 0 0 0 2.1 Đất chuyên dùng 239,82 90,73 239,82 90,73 239,82 90,73 0 0 0 0 2.2 Đất thổ cư 24,5 9,27 24,5 9,27 24,5 9,27 0 0 0 0 3. Đất chưa sử dụng 9 0,9 58 2,81 64 3,09 49 544,44 6 10,34 (Nguồn: UBND xã Trường Thủy) SVTH: Lê Thị Hồng NgânTrường _ K42A KTNN 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 2.1.2.3. Điều kiện cơ sở - hạ tầng - Giao thông: Tổng số đường giao thông trên địa bàn xã là 48,7 km, đường liên xã 4 tuyến với 12,6 km trong đó đường cơ bản đạt 5 km, đường liên thôn, xóm 23.24km, xe ô tô tải có thể đến trung tâm thôn trong cả hai mùa khô và mùa mưa. Tính đến nay có 9/9 thôn có hệ thống đường giao thông để ô tô và xe máy đến được thôn vào cả hai mùa. Đường giao thông nội đồng 12,9 km, tất cả các tuyến đường này chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển sản xuất của nông dân. - Thủy lợi: Tổng số có 7 tuyến kênh mương thủy lợi, 06 hồ đập dâng nhỏ, năng lực tưới tiêu đảm bảo cho 50% diện tích đất lúa nước, hiên trạng hệ thống thủy lợi như sau: Tổng chiều dài các tuyến thủy lợi là 10,15 km, hiện nay tất cả các tuyến kênh này đều kênh đất, chỉ có 0,6 km kênh bê tồng còn tưới tiêu tốt còn lại không đáp ứng tưới trong mùa gieo trồng. - Điện sinh hoạt: Hiện toàn xã có 05 trạm biến áp cơ bản điện sinh hoạt đã cung cấp cho 99% số hộ gia đình, số km đường dây hạ thế 19,71 km, dây trung thế 8 km, tuy nhiên hiện trạng hệ thống lưới và trạm biến áp có công suất nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. - Cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ số hộ được dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 64,32%, hiện trạng các hộ dân chủ yếu sử dụng hệ thống nước giếng khơi đào và giếng nước ngầm. - Hệ thống thoát nước sinh hoạt cho khu dân cư: Trên địa bàn xã hầu như chưa có hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước sinh hoạt phần lớn chủ yếu được thải trực tiếp một cách tùy tiện, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường trong khu dân cư. 2.1 2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội  Cơ cấu kinh tế Trường- Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2011 là 9, 667 tỷ đồng trong đó:  Giá trị sản xuất nông nghiệp là 7,315 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 5,625 tỷ đồng, chiếm 76,89%, chăn nuôi đạt 1,690 tỷ đồng chiếm 23,11%. Tổng sản SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt: 454 tấn. Bình quân lương thực/người/năm đạt 246,9 kg.  Chăn nuôi, thú y: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác tiêm phòng định kỳ, phòng chống rét cho gia súc được quan tâm chỉ đạo nên số lượng đàn gia súc, gia cầm vẫn phát triển tốt.  Lâm nghiệp: Thường xuyên chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, hàng năm trồng mới 10 nghìn cây phân tán và khoảng 50 - 70 ha rừng trồng sản xuất. Trong những năm qua cơ bản không có vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chưa cháy rừng, công tác phân chia ranh giới và cắm mốc 03 loại rừng. Đến nay độ che phủ đạt 43,6%. - Công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn xã có hướng phát triển các ngành nghề như mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát, may đo và chế biến một số hàng hoá thủ công khácđến nay trên địa bàn có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp, 04 tổ xây dựng, 01 tổ khai thác vật liệu xây dựng, 01 HTX Mộc, 01 DNTN Quang Loan chuyên cưa xẽ, chế biến gỗ và VLXD, 01 công ty TNHH xây dựng Khánh Huyền giải quyết và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động. Các ngành nghề nông thôn từng bước phát triển sản xuất như bún bánh, xay xát, VLXDViệc triển khai thực hiện chương trình đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động góp phần tăng thu nhập và ổn định kinh tế - xã hội. Về quy mô sản xuất dần được quan tâm nhằm thay thế lao động thuê công bằng máy móc nên năng suất và sản lượng sản phẩm được cải tiến. Tuy nhiên, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người dân địa phương. Giá trị sản xuất CN – TTCN –XD trên địa bàn xã năm 2011 đạt 1,331 tỷ đồng. - Dịch vụ: Do đặc thù là xã vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang, cồn bãi nên hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương trên lĩnh vực thương mại dịch vụ còn rất hạn chế chủ yếu là các mặt hàng nông sản của địa phương Trườngnhưng cũng chỉ ở mứ c độ trao đổi mang tính chất thuần tuý chứ không mang tính chất hàng hoá, tuy nhiên cũng có một số hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng nhu yếu phẩm. Hiện nay trên địa bàn xã có 24 cơ sở vận tải hàng hóa, có 65 cơ sở hoạt động SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ. Giá trị sản xuất dịch vụ, thương mại năm 2011 ước đạt 4,637 tỷ đồng.  Đặc điểm VH- XH - Giáo dục đào tạo: + Mạng lưới trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2010 - 2011, trên địa bàn xã có 02 trường chính: gồm 01 trường mầm non, 01 trường TH & THCS với 02 khu vực. Về đội ngũ giáo viên năm học 2011-2012 toàn xã có 37 giáo viên trong đó trường MN 12 người, TH & THCS 25 người, trình độ giáo viên 100% đạt chuẩn theo quy định. + Trình độ văn hóa và sản xuất của lao động nông thôn: Nhìn chung trình độ văn hoá của lao động nông thôn còn tương đối thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh và cả nước. Lao động trong xã phần lớn chưa được đào tạo. Sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với tập quán lạc hậu, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có bước tiến triển song còn nhiều hạn chế. Một số chỉ tiêu về quy mô và trình độ của lao động nông thôn của xã, như sau: - Số lao động trong độ tuổi: 1.208 lao động. - Cơ cấu lao động (%) theo các ngành:  Nông nghiệp: 704 người chiếm 58,3%  CN - TTCN: 150 người chiếm 12,4%  Dịch vụ: 354 người chiếm 29,3% - Lao động phân theo kiến thức phổ thông:  Tiểu học: 51,0%  THCS: 37,0%  THPT: 12,0% - Y tế: Xã Trường Thủy có 01 trạm y tế, vị trí xây dựng tại thôn Long Thủy, xây Trườngdựng trên diện tích đ ất 2.531 m2, đã được xây dựng từ năm 2010, số giường bệnh 07. Đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng, 01 nhân viên y sĩ, 02 nữ hộ sinh, 01 nhân viên dược sĩ, 01 nhân viên dược tá; trang thiết bị dụng cụ y tế cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, tính đến năm 2010 số lượng người SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn tham gia các loại hình bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 63%. Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn y tế quốc gia, phấn đấu đến 2012 y tế xã sẽ đạt chuẩn. - Văn hóa, thể thao: Hiện trạng 2/9 thôn bản đã có nhà văn hóa đạt tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới, 7/9 thôn còn lại tuy có nhà văn hóa thôn nhưng diện tích khuôn viên, diện tích xây dựng chưa đạt theo tiêu chuẩn quy định, cơ bản các công trình này đã được xây. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bà con n...Ồ TIÊU 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất Tiêu là cây trồng dài ngày cần có sự đầu tư lớn, nhất là khoản đầu tư ban đầu, vì vậy quy hoạch vùng sản xuất là rất quan trọng, cần có giải pháp vùng chuyên canh cây tiêu một cách đồng bộ và chặt chẽ nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiêu và bảo vệ chăm sóc vườn tiêu. Đối với những vườn tiêu quá xấu qua lẫn tạp độ đông đặc qua thấp mang lại hiệu Trườngquả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ để trồng mới hoặc chuyển qua cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như cao su Không nên mở rộng diện tích tiêu mới chỉ trồng dặm để tạo lại độ đông đặc cho các vườn tiêu. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Bố trí mật độ tiêu thích hợp tốt nhất là 1600 cọc/ha để tránh tình trạng tranh giành các điều kiện sống làm cho cây tiêu sinh trưởng phát triển kém dẫn đến hiệu quả thấp. 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật Mặc dù trồng tiêu không phải là khó nhưng để có một vườn tiêu đông đặc cho năng suất cao, ít sâu bệnh thì cần có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn tiêu. Ở đây người dân mới chỉ nắm kỹ thuật cơ bản về trồng tiêu do đó vấn đề thâm canh chưa đúng mức đã làm cho vườn tiêu ngày càng kiệt quệ. Vấn đề đặt ra là phải mở thêm nhiều lớp tập huấn và bảo vệ vườn tiêu. Bệnh héo tiêu và bệnh tuyến trùng là hai bệnh gây ra sự suy giảm diện tích tiêu những năm vừa qua. Vì vậy, để giảm bớt áp lực gây bệnh ta nên: - Trồng các giống kháng bệnh. - Bón thêm phân hữu cơ, nhất là các loại phân rác ủ mục, vì trong phân rác có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng tiêu diệt các nấm gây bệnh, hạn chế nấm và tuyến trùng. Kỹ thuật bón phân phải đúng cách đúng số lượng và đúng thời thời điểm. Nên bón vào đầu mùa mưa để tránh bốc hơi, tỷ lệ giữa các loại phân phải thích hợp để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa không đáp ứng nhu cầu của cây. Việc sử dụng thuốc BVTV phải đúng cách và hợp lý, phải sử dụng kịp thời và đúng thuốc, đúng liều lượng và tránh lãng phí cây bị ngộ độc thuốc hoặc không đủ liều lượng sẽ không làm giảm tác hại của sâu bệnh. Các cơ quan chuyên ngành cũng nên thành lập các cơ quan nghiên cứu tìm ra các giống kháng bệnh tốt. Ngoài ra cần hướng dẫn cho người dân kỹ thuật sơ chế sản phẩm đúng cách, cách phơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản sản phẩm để tránh hư hỏng. 3.2.3. Giải pháp về tưới tiêu Nước tưới cho hồ tiêu trong mùa khô hạn chính là khó khăn trầm trọng cho các Trườnghộ trồng tiêu, bởi nhữ ng tháng khô hạn như: tháng 4, 5, 6 tiêu cần được tưới nước đầy đủ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế tỷ lệ lép và sâu bệnh. Vào mùa mưa bão và lụt lội thì cần có hệ thống thoát nước cho tiêu nhằm tránh ngập úng gây bệnh thối rễ thối gốc, tuyến trùng và hạn chế sâu bệnh lây lan. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Vào đầu mùa mưa nên đào các rãnh dọc theo các hàng tiêu để thoát nước cho vườn nhằm ngăn chặn ngập úng sâu bệnh. Người dân nên nhận thức tầm quan trọng của nước tưới đối với cây tiêu, từ đó đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ tưới tiêu như máy bơm nước nếu có điều kiện thì mua giàn phun. Cần cải tạo và nâng cấp đường ống tưới tiêu dọc các dãy lô để việc sử dụng được thường xuyên hơn. 3.2.4. Giải pháp về nhân lực Thực tế điều tra thì số lao động đầu tư cho việc sản xuất hồ tiêu chưa nhiều, cả lao động gia đình và lao động thuê ngoài, kiến thức và kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế, đồng thời lúc trái vụ vẫn còn nhiều lao động nhàn rỗi. Do đó giải pháp đưa ra là: - Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các nội lực liên ngành và các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã, tiếp tục thực hiện một số chủ trương hỗ trợ đầu tư cho phát triển - Phát động đều khắp trong toàn xã về huy động nội lực bằng cách huy động nguồn lao động nhàn rỗi, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động sẵn có và có sự chuyển dịch lao động hợp lý trong từng ngành sản xuất, tránh tình trạng thiếu lao động trong thời gian thu hoạch và thừa lao động sau khi thu hoạch. Phải đầu tư phát triển các ngành nghề khác để có thể sử dụng lao động lúc nhàn rỗi và tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương như chăn nuôi, dịch vụ buôn bán, phát triển một số ngành nghề truyền thống như nghề dệt, nghề làm gạch ngói,Bên cạnh đó, cần bố trí cơ cấu cây trồng theo công thức luân canh, xen canh phù hợp, có như vậy mới đảm bảo tận dụng hiệu quả nguồn lao động của vùng. - Mở thêm nhiều lớp tập huấn kĩ thuật thâm canh cây hồ tiêu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho người dân. - Chính quyền địa phương cần liên hệ, hợp tác tổ chức xuất khẩu lao động để giải Trườngquyết nguồn lao động dư thừa và nâng cao nguồn thu nhập cho người dân. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 3.2.5. Giải pháp về vốn Nhu cầu về vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ là khá lớn vì vậy việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân giải quyết khó khăn về vốn là một giải pháp nhằm thúc đẩy họ đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. - Cho hộ trồng cây hồ tiêu vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho họ đầu tư vào hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và có hiệu quả cao. - Hạn chế các thủ tục rườm rà để người dân mạnh dạn vay vốn sản xuất. - Các quỹ tín dụng của các hội, câu lạc bộ cần được mở rộng quy mô và hoạt động chuyên nghiệp hơn. Việc giải ngân phải đúng thời điểm mùa vụ, người dân cần vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ, đồng thời han chế được tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. - Để người dân sử dụng vốn có hiệu quả thì các tố chức cho vay cần định hướng, giám sát người dân sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí và không hiệu quả. 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Muốn giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm trước hết cần có sự gắn kết chặt chẽ nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông Sự liên kết này hỗ trợ người dân, hỗ trợ kỹ thuật và giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Thông tin thị trường là rất quan trọng đối với người dân vì vậy tạo được một kênh thông tin về nhu cầu, giá cả nông sản hàng hóa trên thị trường là rất cần thiết. Chính quyền địa phương cần tổ chức phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo dõi, định hướng thị trường nông sản cho người dân và thường xuyên thông báo về tình hình giá cả thị trường sản phẩm hồ tiêu trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân có thể từng ngày nắm bắt được biến động giá cả từ đó đưa ra thời điểm bán hợp lý cũng như các quyết định khác liên quan đến quá trình sản xuất của mình một cách chính xác nhất, tránh được những thiệt thòi không đáng có. Cần xây dựng các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm để giúp người dân bán được sản phẩm với giá cao nhất tại thời điểm bán vì nếu bán qua nhiều trung gian thì giá sản Trườngphẩm sẽ thấp hơn. Người dân cần có sự cải tổ trong công tác sơ chế sản phẩm, nhất là công đoạn phơi và bảo quản, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giữ uy tín và tạo được thương hiệu trong tương lai. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn 3.2.7. Một số giải pháp khác Bên cạnh việc thực hiện những giải pháp trên, các cấp chính quyền cùng với nhân dân địa phương cũng cần giải quyết thêm một số vấn đề sau: - Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư hệ thống đường giao thông đặc biệt ở những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung. Đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư, tiếp tục phát huy phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm. - Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại, tập quán thâm canh lạc hậu, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, thi đua làm giàu chính đáng, đầu tư nguồn vốn có mục đích - Vẫn còn những phần tử phá hoại thành quả sản xuất của người khác do sự đố kị, ích kỉ, Vì vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ để người dân yên tâm sản xuất. - Thực hiện tốt công tác khuyến nông thông qua sách báo, truyền thông và các lớp học được tổ chức ngay trong xã. Tăng cường công tác nghiên cứu và hướng dẫn kĩ thuật sản xuất. Tổ chức thực hiện việc tập huấn kĩ thuật và giám sát trực tiếp việc sử dụng vốn, vật tư của từng hộ. - Khuyến khích các hộ nông dân trong xã tham gia các lớp lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo luật để họ giúp đỡ nhau trong sản xuất làm tăng thêm sức mạnh tập thể, tránh được rủi ro không đáng có xảy ra. Thành lập các đoàn thể liên quan như: hội nông dân, hội làm vườn, mở các lớp học, tập huấn trang bị những kiến thức mới về sản xuất hồ tiêu để có thể kịp thời đối phó với sâu bệnh hại hồ tiêu. - Tăng cường sự quản lý Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, Đối với các nhà quản lý cần có những nghiên cứu sâu hơn về quy trình phân bón để xác định một số công thức bón thích hợp cho từng lứa tuổi, hồ tiêu trên cùng chân Trườngđất, để có những khuy ến cáo bón phân cân đối hợp lý. Để phát huy thế mạnh và hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho địa phương thì đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, có hệ thống. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Hiện nay vấn đề đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương lớn của chính phủ nhằm khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, lao độngTrên từng địa bàn cụ thể, với mục tiêu cuối cùng là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên những nền tảng vững chắc sẽ mang lại hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn hiệu quả về mặt xã hội. Xã Trường Thủy đang đẩy mạnh hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu, tuy nhiên hiện nay trồng hồ tiêu trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Qua thực tế điều tra và nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu của xã có thể tổng kết, đưa ra một số kết luận sau: Cây hồ tiêu có thể coi là một cây trồng truyền thống của người dân địa phương, đó là một lợi thế không nhỏ. Các hộ trồng cây hồ tiêu có vốn kinh nghiệm phong phú, cần cù, chịu khó. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu thời tiết thất thường, lụt lội, hạn hán cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Điều kiện lao động kinh tế của từng nhóm hộ gia đình dẫn đến sự khác nhau về năng lực đầu tư công chăm sóc, chi phí phân bónvào sản xuất hồ tiêu của hộ, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất hồ tiêu. Tuy việc trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhưng đó chưa phải là tối ưu. Nếu người nông dân biết kết hợp và tận dụng hợp lý những nguồn lực sẵn có, áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa. Cây hồ tiêu vốn dĩ không cần đầu tư quá nhiều công chăm sóc và các chi phí khác. Điều quan trọng là đầu tư hợp lý và đúng kỹ thuật, đặc biệt là bón phân đủ và đúng hàm lượng mà cây hồ tiêu cần. Đây là vấn đề cần được người dân quan tâm xem xét và thực hiện. Sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương xã trong khâu hướng dẫn, kiểm tra và tập huấn kỹ thuật sản xuất hồ tiêu cũng rất quan trọng. Hồ tiêu là cây công nghiệp chủ lực của địa phương và mang lại nguồn thu nhập Trườnglớn cho các hộ trồng hồ tiêu trong xã. Là một mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao nhưng hiệu quả kinh tế cây hồ tiêu lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, kỹ thuật bón phân, tưới nước Nhu cầu về sản phẩm hồ tiêu trên thế giới khá ổn định, hơn nữa Việt Nam lại có khả năng chi phối thị trường hồ tiêu trên thế SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn giới. Tuy nhiên, giá bán của hồ tiêu qua các năm lại có sự biến động thất thường. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân. Theo hiệp hội hồ tiêu thế giới IPC dự báo giá hồ tiêu sẽ có xu hướng tăng lên trên thị trường thế giới. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người trồng hồ tiêu nhưng cũng là một cảnh báo người dân không nên trồng thêm hồ tiêu mới, diện tích trồng hồ tiêu nên duy trì ở mức 500 ha là hợp lý, quá trình sản xuất nên đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu, tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới. Tóm lại, hồ tiêu là cây công nghiệp đã trải qua nhiều bước thăng trầm ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả mà cây hồ tiêu mang lại là không thể phủ nhận. Định hướng và tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu là hướng đi rất đúng đắn để phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân trên cả nước nói chung và địa bàn xã Trường Thủy nói riêng. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Về phía nhà nước Hồ tiêu là cây nông sản xuất khẩu có giá trị cao, có đến trên 90% sản phẩm hồ tiêu được xuất khẩu ra thị trường thế giới và hồ tiêu Việt Nam đang có vị trí quan trọng trên thương trường quốc tế. Vì vậy cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức của Nhà nước. - Định hướng sản xuất một cách lâu dài và cụ thể để người dân yên tâm sản xuất, tránh hiện tượng sản xuất hàng loạt không kiểm soát được. - Thành lập các cơ quan nghiên cứu và cải tạo giống cấp quốc gia, tìm ra các giống kháng bệnh tốt, chất lượng tốt và đồng đều. - Đầu tư phát triển đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho nông dân. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch Trườngchi tiết cho từng vùng về sản xuất hồ tiêu nhằm tạo điều kiện tốt cho đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật. Tăng cường tiếp thị, thu hút đầu tư công nghệ chế biến hồ tiêu trắng và các loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao khác, xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam. SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn - Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồ tiêu nói riêng nhằm tạo điều kiện tốt cho công tác vận chuyển vật tư đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra, góp phần giảm giá thành sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.2. Về phía chính quyền địa phương xã Trường Thủy - Cần có sự đầu tư hỗ trợ vốn vay và kỹ thuật để người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn và hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho cây hồ tiêu. - Chính quyền địa phương nên đứng ra làm cầu nối trung gian để tạo sự gắn kết giữa người dân và các doanh nghiệp thu mua hồ tiêu nhằm tạo thị trường ổn định cho người trồng hồ tiêu đồng thời chính quyền địa phương nên nắm bắt thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường để từ đó tạo ra kênh thông tin cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp gặp mặt nói chuyện và trao đổi. - Chính quyền cần đứng ra kêu gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước giúp đỡ, hỗ trợ bà con đầu tư thâm canh cây hồ tiêu nhằm phát huy tối đa mọi tiềm năng sẵn có của xã. - Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, phát triển và xử lý nghiêm những trường hợp phá hoại thành quả sẳn xuất của người khác để người dân trên địa bàn xã yên tâm đầu tư vào sản xuất. 2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu - Mạnh dạn vay vốn đầu tư mua sắm thiết bị, tư liệu sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất. Tăng cường thêm lượng phân bón cho hồ tiêu, đặc biệt là phân hữu cơ để nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng, kháng trừ sâu bệnh nhất là đối với những hộ nghèo. - Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và các tổ chức, hội nhằm giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời cập nhật được thông tin thị trường, giá cả Trường- Nên thực hiện theo khuyến cáo của Nhà nước là không nên trồng thêm diện tích hồ tiêu mới mà chỉ nên tập trung đầu tư thâm canh nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, cần “cài tổ” trong việc sơ chế, chế biến sản phẩm hồ tiêu, nhất là khâu phơi và bảo quản. Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh bụi bẩn, nấm mốc, tăng SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn cường việc chế biến hồ tiêu trắng để có thể tăng giá trị xuất khẩu hồ tiêu, mang lại thu nhập cao hơn. - Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các mặt hàng nông sản hàng hóa sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh, vì vậy người dân cần phải tích cực nắm bắt thông tin thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó có thể tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tránh được những sự tổn thương không đáng có. Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà – Đại học kinh tế Huế 2. Giáo trình lý thuyết thống kê, PGS.TS Nguyễn Hữu Hòa – Đại học kinh tế Huế. 3. Lập và quản lý dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Đại học kinh tế Huế. 4. Bài giảng Kinh tế Nông nghiệp, Thạc sỹ Phạm Thị Thanh Xuân - Đại học kinh tế Huế. 5. Giáo trình kinh tế vi mô, GS.TS Ngô Đình Giao – Nhà xuất bản Thống kê năm 2007. 6. Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2009, 2010, 2011. 7. Tài liệu, số liệu thống kê của xã Trường Thủy năm 2009, 2010, 2011. 8. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III( 2008 – 2010) & Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IV (2011- 2014), Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA 9. Khóa luận các khóa trước 10. Websites: (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc) (Tổng cục thống kê Việt Nam) (Bộ nông nghiệp & PTNT Việt Nam) Và một số trang website và tài liệu tham khảo khác. Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Phụ lục 1: Tổng chi phí trên 1ha hồ tiêu trong suốt chu kỳ sản xuất của cả hai nhóm hộ chuyên và hộ kiêm ĐVT: 1000đ Chi phí trực tiếp Lao động gia đình Khấu hao Phân chuồng tự có Tổng chi phí Năm Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ kiêm Hộ chuyên chuyên chuyên kiêm chuyên kiêm chuyên kiêm kiêm 1 59.905,20 56.139,25 6.752,43 3.750,00 0,00 0,00 4.135,86 1.500,00 70.793,48 61.389,25 2 9.500,69 6.465,15 2.025,73 1.388,89 0,00 0,00 2.268,82 601,04 13.795,23 8.455,07 3 5.901,13 4.714,29 1.688,11 1.527,78 0,00 0,00 3.165,20 350,78 10.754,43 6.592,85 4 4.999,32 4.400,40 6.650,00 7.388,89 5.267,11 4.231,99 2.931,25 991,67 19.847,68 17.012,95 5 4.709,59 3.604,72 4.750,00 5.277,78 5.267,11 4.231,99 2.093,75 708,33 16.820,45 13.822,82 6 9.061,24 6.511,34 7.600,00 8.444,44 5.267,11 4.231,99 3.350,00 1.133,33 25.278,35 20.321,11 7 8.724,05 6.454,62 7.125,00 7.916,67 5.267,11 4.231,99 3.140,63 1.062,50 24.256,79 19.665,78 8 12.442,95 8.829,89 10.450,00 11.611,11 5.267,11 4.231,99 4.606,25 1.329,17 32.766,32 26.002,16 9 10.645,69 7.342,22 8.550,00 9.500,00 5.267,11 4.231,99 3.487,50 1.275,00 27.950,30 22.349,21 10 10.747,06 8.355,87 9.975,00 11.083,33 5.267,11 4.231,99 4.396,88 1.487,50 30.386,05 25.158,70 11 12.626,60 6.378,97 11.400,00 12.666,67 5.267,11 4.231,99 5.025,00 1.700,00 34.318,71 24.977,63 12 8.835,62 4.438,39 6.080,00 6.755,56 5.267,11 4.231,99 2.680,00 720,00 22.862,74 16.145,93 13 9.125,86 4.642,36 5.415,00 6.016,67 5.267,11 4.231,99 2.458,13 807,50 22.266,10 15.698,52 SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN Trường Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Chi phí trực tiếp Lao động gia đình Khấu hao Phân chuồng tự có Tổng chi phí Năm Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ kiêm Hộ chuyên chuyên chuyên kiêm chuyên kiêm chuyên kiêm kiêm 14 10.302,91 5.828,94 8.075,00 8.972,22 5.267,11 4.231,99 3.559,38 1.204,17 27.204,39 20.237,32 15 11.142,06 8.901,60 9.215,00 10.238,89 5.267,11 4.231,99 4.061,88 1.293,33 29.686,05 24.665,82 16 13.426,86 9.033,90 11.400,00 12.666,67 5.267,11 4.231,99 5.025,00 1.700,00 35.118,98 27.632,56 17 14.886,83 10.306,11 13.300,00 14.777,78 5.267,11 4.231,99 6.035,00 1.983,33 39.488,95 31.299,21 18 13.419,23 10.805,77 11.875,00 13.194,44 5.267,11 4.231,99 5.546,88 1.770,83 36.108,22 30.003,04 19 16.331,49 12.770,50 14.250,00 15.833,33 5.267,11 4.231,99 6.656,25 2.125,00 42.504,85 34.960,83 20 13.772,81 6.351,34 10.165,00 11.294,44 5.267,11 4.231,99 4.881,25 1.515,83 34.086,17 23.393,61 21 11.994,00 5.747,20 8.835,00 9.816,67 5.267,11 4.231,99 4.359,38 1.317,50 30.455,49 21.113,36 22 6.889,08 6.187,07 7.790,00 8.655,56 5.267,11 4.231,99 3.638,75 1.161,67 23.584,94 20.236,29 23 6.057,62 6.628,66 7.315,00 8.127,78 5.267,11 4.231,99 3.416,88 994,58 22.056,60 19.983,01 24 4.423,88 2.711,25 6.080,00 6.755,56 5.267,11 4.231,99 2.840,00 906,67 18.610,99 14.605,47 25 7.634,00 6.370,10 9.500,00 10.555,56 5.267,11 4.231,99 4.437,50 1.416,67 26.838,62 22.574,31 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN Trường Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Phụ lục 2: Sản lượng, doanh thu trong suốt chu kỳ sản xuất của cả 2 nhóm hộ chuyên và hộ kiêm Doanh thu Sản lượng (Tạ) Năm (1000đ) Đơn giá Hộ Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ kiêm (1000đ) chuyên 4 3,50 3,10 6200,00 21700,00 19220,00 5 7,50 6,00 5580,00 41850,00 33480,00 6 10,43 8,34 5766,00 60139,38 48111,50 7 9,34 7,47 8060,00 75280,40 60224,32 8 10,00 8,50 7334,60 73346,00 62344,10 9 10,50 8,93 7554,64 79323,70 67425,14 10 11,00 9,35 6043,71 66480,81 56508,69 11 12,58 10,69 6466,77 81351,97 69149,17 12 9,89 7,91 8406,80 83143,26 66514,61 13 10,35 8,28 8148,13 84333,15 67466,52 14 9,25 7,40 9053,48 83744,67 66995,74 15 6,75 5,40 9700,16 65476,05 52380,84 16 6,00 3,24 11640,19 69841,12 37714,20 17 8,59 4,64 8730,14 74991,90 40495,63 18 9,65 5,21 10670,17 102967,15 55602,26 19 7,00 3,78 11640,19 81481,30 43999,90 20 6,54 3,53 10592,57 69275,40 37408,72 21 5,50 2,97 12571,40 69142,71 37337,06 22 5,70 3,99 13828,54 78822,69 55175,88 23 4,80 2,40 12445,69 59739,30 29869,65 24 4,50 2,70 13770,34 61966,53 37179,92 25 3,53 2,12 16179,39 57113,26 34267,95 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Trường SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Phụ lục 3: NPV cho 1ha hồ tiêu của cả 2 nhóm hộ chuyên và hộ kiêm ĐVT: 1000đ Tổng Doanh thu Dt-Cp Dt-Cp+Kh NPV( r= 10%) HSCK Cp Năm r=10% Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ kiêm Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm chuyên chuyên chuyên kiêm 1 1,00 70.793,48 61.389,25 0,00 0,00 -70.793,48 -61.389,25 -70.793,48 -61.389,25 -70.793,48 -61.389,25 2 0,91 13.795,23 8.455,07 0,00 0,00 -13.795,23 -8.455,07 -13.795,23 -8.455,07 -12.541,12 -7.686,43 3 0,83 10.754,43 6.592,85 0,00 0,00 -10.754,43 -6.592,85 -10.754,43 -6.592,85 -8.887,96 -5.448,64 4 0,75 19.847,68 17.012,95 21.700,00 19.220,00 1.852,32 2.207,05 7.119,43 6.439,04 5.348,93 4.837,75 5 0,68 16.820,45 13.822,82 41.850,00 33.480,00 25.029,55 19.657,18 30.296,66 23.889,17 20.693,03 16.316,63 6 0,62 25.278,35 20.321,11 60.139,38 48.111,50 34.861,03 27.790,39 40.128,14 32.022,38 24.916,42 19.883,38 7 0,56 24.256,79 19.665,78 75.280,40 60.224,32 51.023,61 40.558,54 56.290,72 44.790,53 31.774,64 25.283,09 8 0,51 32.766,32 26.002,16 73.346,00 62.344,10 40.579,68 36.341,94 45.846,80 40.573,94 23.526,66 20.820,85 9 0,47 27.950,30 22.349,21 79.323,70 67.425,14 51.373,40 45.075,93 56.640,51 49.307,92 26.423,22 23.002,51 10 0,42 30.386,05 25.158,70 66.480,81 56.508,69 36.094,77 31.349,99 41.361,88 35.581,99 17.541,48 15.090,24 11 0,39 34.318,71 24.977,63 81.351,97 69.149,17 47.033,26 44.171,54 52.300,37 48.403,54 20.164,06 18.661,66 12 0,35 22.862,74 16.145,93 83.143,26 66.514,61 60.280,53 50.368,68 65.547,64 54.600,67 22.974,05 19.137,20 13 0,32 22.266,10 15.698,52 84.333,15 67.466,52 62.067,05 51.768,00 67.334,16 55.999,99 21.454,74 17.843,32 14 0,29 27.204,39 20.237,32 83.744,67 66.995,74 56.540,28 46.758,42 61.807,39 50.990,41 17.903,40 14.770,11 15 0,26 29.686,05 24.665,82 65.476,05 52.380,84 35.790,00 27.715,02 41.057,11 31.947,01 10.811,62 8.412,65 SVTH: Lê Thị Hồng NgânTrường _ K42A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Tổng Doanh thu Dt-Cp Dt-Cp+Kh NPV( r= 10%) HSCK Cp Năm r=10% Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ kiêm Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm chuyên chuyên chuyên kiêm 16 0,24 35.118,98 27.632,56 69.841,12 37.714,20 30.005,14 10.081,64 39.989,25 14.313,64 9.573,11 3.426,57 17 0,22 39.488,95 31.299,21 74.991,90 40.495,63 35.502,95 9.196,41 40.770,06 13.428,41 8.872,75 2.922,41 18 0,20 36.108,22 30.003,04 102.967,15 55.602,26 66.858,93 25.599,22 72.126,04 29.831,21 14.269,75 5.901,95 19 0,18 42.504,85 34.960,83 81.481,30 43.999,90 38.976,45 9.039,08 44.243,57 13.271,07 7.957,59 2.386,92 20 0,16 34.086,17 23.393,61 69.275,40 37.408,72 35.189,24 14.015,11 40.456,35 18.247,10 6.614,94 2.983,55 21 0,15 30.455,49 21.113,36 69.142,71 37.337,06 38.687,22 16.223,70 43.954,33 20.455,69 6.533,53 3.040,61 22 0,14 23.584,94 20.236,29 78.822,69 55.175,88 55.237,74 34.939,59 60.504,86 39.171,59 8.176,06 5.293,28 23 0,12 22.056,60 19.983,01 59.739,30 29.869,65 37.682,69 9.886,64 42.949,81 14.118,63 5.276,21 1.734,42 24 0,11 18.610,99 14.605,47 61.966,53 37.179,92 43.355,54 22.574,45 48.622,65 26.806,45 5.430,09 2.993,69 25 0,10 26.838,62 22.574,31 57.113,26 34.267,95 30.274,64 11.693,64 35.541,75 15.925,64 3.608,40 1.616,86 NPV=227.622,10 NPV=161.835,30 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Lê Thị Hồng NgânTrường _ K42A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Phụ lục 4: B/C cho một ha hồ tiêu của cả 2 nhóm hộ điều tra 2011 ĐVT: 1000đ HSCK Tổng Cp Doanh thu C (r= 10%) B( r=10%) Năm r=10% Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm 1 1,00 70793,48 61389,25 0,00 0,00 70793,48 61389,25 0,00 0,00 2 0,83 13795,23 8455,07 0,00 0,00 11401,02 6987,67 0,00 0,00 3 0,75 10754,43 6592,85 0,00 0,00 8079,97 4953,31 0,00 0,00 4 0,68 19847,68 17012,95 21700,00 19220,00 13556,23 11620,07 14821,39 13127,52 5 0,62 16820,45 13822,82 41850,00 33480,00 10444,18 8582,88 25985,56 20788,45 6 0,56 25278,35 20321,11 60139,38 48111,50 14268,97 11470,74 33947,11 27157,69 7 0,51 24256,79 19665,78 75280,40 60224,32 12447,57 10091,66 38630,75 30904,60 8 0,47 32766,32 26002,16 73346,00 62344,10 15285,73 12130,20 34216,45 29083,98 9 0,42 27950,30 22349,21 79323,70 67425,14 11853,65 9478,25 33640,99 28594,84 10 0,39 30386,05 25158,70 66480,81 56508,69 11715,14 9699,77 25631,23 21786,55 11 0,35 34318,71 24977,63 81351,97 69149,17 12028,50 8754,51 28513,37 24236,36 12 0,32 22862,74 16145,93 83143,26 66514,61 7284,77 5144,59 26492,01 21193,60 13 0,29 22266,10 15698,52 84333,15 67466,52 6449,70 4547,30 24428,31 19542,65 14 0,26 27204,39 20237,32 83744,67 66995,74 7163,77 5329,12 22052,59 17642,07 15 0,24 29686,05 24665,82 65476,05 52380,84 7106,60 5904,80 15674,45 12539,56 SVTH: Lê Thị Hồng NgânTrường _ K42A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn HSCK Tổng Cp Doanh thu C (r= 10%) B( r=10%) Năm r=10% Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm 16 0,22 35118,98 27632,56 69841,12 37714,20 7642,91 6013,65 15199,46 8207,71 17 0,20 39488,95 31299,21 74991,90 40495,63 7812,68 6192,38 14836,75 8011,84 18 0,18 36108,22 30003,04 102967,15 55602,26 6494,38 5396,31 18519,55 10000,56 19 0,16 42504,85 34960,83 81481,30 43999,90 6949,88 5716,37 13322,84 7194,34 20 0,15 34086,17 23393,61 69275,40 37408,72 5066,69 3477,31 10297,35 5560,57 21 0,14 30455,49 21113,36 69142,71 37337,06 4115,47 2853,06 9343,29 5045,38 22 0,12 23584,94 20236,29 78822,69 55175,88 2897,31 2485,95 9683,05 6778,13 23 0,11 22056,60 19983,01 59739,30 29869,65 2463,24 2231,67 6671,57 3335,79 24 0,10 18610,99 14605,47 61966,53 37179,92 1889,49 1482,83 6291,19 3774,71 25 0,09 26838,62 22574,31 57113,26 34267,95 2477,10 2083,52 5271,33 3162,80 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Lê Thị Hồng NgânTrường _ K42A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn Phụ lục 5: IRR cho 1ha hồ tiêu của cả 2 nhóm hộ chuyên và hộ kiêm năm 2011 ĐVT:1000đ Dt-Cp+Kh NPV(r= 10%) NPV (r=30%) HSCK HSCK Năm Hộ Hộ Hộ Hộ Hộ r=10% r=30% Hộ kiêm chuyên kiêm chuyên kiêm chuyên - - 1 1,00 -70793,48 61389,25 -70793,48 61389,25 1,00 -70793,48 -61389,25 2 0,83 -13795,23 -8455,07 -12541,12 -7686,43 0,77 -10611,72 -6503,90 3 0,75 -10754,43 -6592,85 -8887,96 -5448,64 0,59 -6363,57 -3901,10 4 0,68 7119,43 6439,04 5348,93 4837,75 0,46 3240,52 2930,83 5 0,62 30296,66 23889,17 20693,03 16316,63 0,35 10607,70 8364,26 6 0,56 40128,14 32022,38 24916,42 19883,38 0,27 10807,67 8624,56 7 0,51 56290,72 44790,53 31774,64 25283,09 0,21 11662,10 9279,53 8 0,47 45846,80 40573,94 23526,66 20820,85 0,16 7306,44 6466,12 9 0,42 56640,51 49307,92 26423,22 23002,51 0,12 6943,53 6044,63 10 0,39 41361,88 35581,99 17541,48 15090,24 0,09 3900,41 3355,37 11 0,35 52300,37 48403,54 20164,06 18661,66 0,07 3793,77 3511,10 12 0,32 65547,64 54600,67 22974,05 19137,20 0,06 3657,46 3046,64 13 0,29 67334,16 55999,99 21454,74 17843,32 0,04 2890,12 2403,63 14 0,26 61807,39 50990,41 17903,40 14770,11 0,03 2040,69 1683,55 15 0,24 41057,11 31947,01 10811,62 8412,65 0,03 1042,75 811,38 16 0,22 39989,25 14313,64 9573,11 3426,57 0,02 781,26 279,64 17 0,20 40770,06 13428,41 8872,75 2922,41 0,02 612,70 201,80 18 0,18 72126,04 29831,21 14269,75 5901,95 0,01 833,79 344,85 19 0,16 44243,57 13271,07 7957,59 2386,92 0,01 393,43 118,01 20 0,15 40456,35 18247,10 6614,94 2983,55 0,01 276,73 124,82 21 0,14 43954,33 20455,69 6533,53 3040,61 0,01 231,28 107,63 22 0,12 60504,86 39171,59 8176,06 5293,28 0,00 244,89 158,55 23 0,11 42949,81 14118,63 5276,21 1734,42 0,00 133,72 43,96 24 0,10 48622,65 26806,45 5430,09 2993,69 0,00 116,45 64,20 Trường25 0,09 35541,75 15925,64 3608,40 1616,86 0,00 65,48 29,34 (Nguồn: Số liệu điều tra 2011) SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_cay_ho_tieu_tre.pdf
Tài liệu liên quan