Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tập nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế, Đại Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Toàn thể các thầy cô của trường

pdf65 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g , Đại học Huế. Đảng ủy, UBND, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và bà con nhân dân phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy. Gia đình bạn bè, người thân, những người đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này. Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này của bản thân. Trường Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phan Thị Huệ MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................4 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...............................................................4 1.1.1 Cơ sở lý luận......................................................................................................4 1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.............................................................................4 1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế..........................................................5 1.1.1.3 Kỹ thuật thâm canh cây lúa ............................................................................6 1.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa ........................................................8 1.1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa .....11 1.1.2 Cơ sở thực tiễn.................................................................................................12 1.1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .......................................................12 1.1.2.2 Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ...........................................................13 1.1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Thủy.....15 1.1.2.3.1 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................15 1.1.2.3.2 Tình hình sản xuất lúa của thị xã Hương Thủy .........................................17 1.2 Tình hình cơ bản của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................................................18 1.2.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................18 1.2.2 Điều kiện tự nhiên............................................................................................18 1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................20 1.2.3.1 Dân số và lao động .......................................................................................20 1.2.3.2 Tình hình sử dụng đất đai của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................21 1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy..............................................................................................................24 Trường1.2.3.4 Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của phường Thủy Châu ............25 1.2.4 Đánh giá chung tình hình cơ bản của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................................................27 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG THỦY CHÂU, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..............................................................................................................28 2.1 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................28 2.2 Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 trên địa bàn phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy .........................................................................................29 2.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ở phường Thủy Châu năm 2011...................................................................................................................29 2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra ........................................31 2.2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra năm 2011..........33 2.2.4 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra............................................................34 2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ................................35 2.3.1 Kết quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra.................................................35 2.3.1.1 Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các nông hộ điều tra.........................35 2.3.1.2 Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ điều tra.................................39 2.3.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra.......................41 2.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra .............................42 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy..........................................................................................................................43 2.4.1 Ảnh hưởng của chi phí trung gian ...................................................................43 2.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra .....................................................................................45 CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP........................................................49 3.1 Định hướng chung ..............................................................................................49 3.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy..........................................................................................................................49 Trường3.2.1 Giải pháp về k ỹ thuật.......................................................................................49 3.2.2 Giải pháp về đất đai .........................................................................................51 3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông.................................................................51 3.2.4 Giải pháp về vốn..............................................................................................51 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn (2004-2010)...........................................................................15 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................16 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của thị xã Hương Thủy qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................17 Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................21 Bảng 5: Quy mô và cơ cấu sử dụng đất đai của phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................23 Bảng 6 : Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................26 Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011) .........................................................................28 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011..........31 Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy điều tra năm 2011 ............................................................32 Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra năm 2011 ...33 Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2011 ................................35 Bảng 12: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 36 Bảng 13: Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 ........39 Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 ..41 Bảng 15: Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 ...................42 Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ năm 2011 ..........................................................................44 TrườngBảng 17: Ảnh hưở ng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra năm 2011.........................................46 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa KH-KT Khoa học – kỹ thuật BVTV Bảo vệ thực vật NN Nông nghiệp N-L-NN Nông-Lâm-Ngư nghiệp NTTS Nuôi Trồng Thủy Sản ĐX Đông Xuân HT Hè Thu TLSX Tư liệu sản xuất SL Số lượng DT Diện tích TN Thu Nhập UBND Uỷ Ban Nhân Dân HTX Hợp Tác Xã HTXNN Hợp Tác Xã Nông Nghiệp BQ Bình Quân BQC Bình Quân Chung ĐVT Đơn vị tính Tr.đ Triệu đồng NK Nhân khẩu LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TrườngGO Gía trị sản xuất VA Gía trị gia tăng IC Chi phí trung gian ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào 500 m2 1 ha 10.000 m2 = 20 sào 1 tạ 100 kg 1 tấn 1000 kg Trường TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phường Thủy Châu có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Người dân sống dựa vào nông nghiệp, hoạt động chính là trồng trọt và chăn nuôi nhỏ. Trong thời gian qua, nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào sản xuất nên sản lượng lúa đạt được không ngừng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng mà phường đang có. Cùng với khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa đông gặp gió mùa Đông Bắc mưa rét, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng đã chi phối rất lớn đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất lúa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trên địa bàn phường. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: -Phương pháp điều tra, thu thập số liệu + Chọn địa điểm điều tra +Chọnmẫu + Số liệu -Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo -Sử dụng phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất - Sử dụng phương pháp so sánh Giới hạn nghiên cứu của đề tài là: -Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) tại phường Thủy Châu năm 2011. -Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn của tổ 3 và tổ 5 của phường Thủy TrườngChâu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. -Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa năm 2011 của các hộ điều tra và tình hình cơ bản phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011). PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ  Lý do chọn đề tài Gần một nửa dân số thế giới tồn tại dựa vào lúa gạo. Lúa gạo không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà nó còn có rất nhiều những công dụng khác không kém phần quan trọng như: làm phân bón, chất đốt, làm nấm, chế tạo sơn, mỹ phẩmnếu tận dụng hết các sản phẩm phụ của cây lúa gạo. Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và hơn 52,5% tổng lao động làm nghề nông năm 2009. Muốn phát triển đất nước tất yếu phải làm cho nông thôn phát triển, cho nông dân giàu mạnh. Nếu “tam nông” không được cải thiện đồng bộ thì việc phát triển đất nước coi như thất bại một nửa. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta đã coi việc phát triển nông nghiệp, nông thôn mang tính chiến lược và cấp thiết. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, cùng với quá trình CNH- HĐH thì diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, việc đầu tư, tăng năng suất lúa là điều cần thiết. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Với điểm xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu mà hiện nay đã trở thành một quốc gia rất có lợi thế về nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn trong cả nước. Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng nhưng đòi hỏi chất lượng và giá cả hợp lý. Đây là một thách thức không nhỏ đang đặt ra với người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân của phường Thủy Châu nói riêng. Phường Thủy Châu có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Người dân sống dựa Trườngvào nông nghiệp, hoạt động chính là trồng trọt và chăn nuôi nhỏ. Trong thời gian qua, nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào sản xuất nên sản lượng lúa đạt được không ngừng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng mà phường đang có. Cùng với khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa đông gặp gió mùa Đông Bắc mưa rét, mùa hạ có gió mùa 1 Tây Nam khô nóng đã chi phối rất lớn đến tình hình sản xuất lúa trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Châu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới năng suất và hiệu quả của cây lúa. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, hợp lý hóa các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất lúa ở phường Thủy Châu trong những năm tới. -Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. + Đánh giá tình hình cơ bản của phường qua ba năm (2009-2011) + Nghiên cứu thực trạng đầu tư sản xuất lúa các nông hộ trong năm 2011, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa trên địa bàn của phường Thủy Châu trong những năm tới đây (2012-2015).  Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp điều tra, thu thập số liệu + Chọn địa điểm điều tra Với địa hình của xã tôi tiến hành điều tra những nông hộ ở tổ 3 (có đất đai màu mỡ, nhiều phù sa) và những nông hộ ở tổ 5 (có đất đai xấu hơn, đa số là đất phèn chua). Vì thế năng suất lúa sẽ có mức chênh lệch đáng kể. Để xem xét toàn diện hiệu quả trồng lúa trên địa bàn phường, tôi đã tiến hành điều tra cả hai tổ: Trườngtổ 3 và tổ 5. + Chọn mẫu: Để đảm bảo hiệu quả sản xuất lúa được thể hiện rõ, tránh những sai số hoặc do lấy ngẫu nhiên, không phản ánh được thực trạng đầu tư, sản xuất lúa ở đây, tôi chọn 40 mẫu tương ứng với 40 hộ thuộc cả hai tổ. Các hộ được lấy ngẫu nhiên từ danh sách của trưởng thôn. 2 + Số liệu Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nông hộ Số liệu thứ cấp: được lấy từ các nguồn: UBND phường, HTX phường Thủy Châu, các thông tin từ sách, báo, internet -Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Ngoài việc điều tra nội bộ, tôi còn tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, của giáo viên hướng dẫn và một số cán bộ khuyến nôngđể thu thập số liệu một cách chính xác và làm rõ một số vấn đề có tính chất kinh tế kỹ thuật. -Sử dụng phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất Để tính các chỉ tiêu: Gía trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), gía trị gia tăng (VA), thu nhập bằng tiền (M). - Sử dụng phương pháp so sánh Đế so sánh tình hình sản xuất lúa của phường Thủy Châu qua 3 năm (2009- 2011), so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của các hộ tổ 3 và tổ 5 và so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu.  Giới hạn nghiên cứu -Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) tại phường Thủy Châu năm 2011. -Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn của tổ 3 và tổ 5 của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. -Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa năm 2011 của các hộ điều tra và tình hình cơ bản phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011). Trường 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá quá trình hoạt động để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”. Trong đó kết quả sản xuất là toàn bộ sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm mà hộ sản xuất thu được trong một khoảng thời gian hay một kỳ sản xuất nhất định. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra để tổ chức và tiến hành quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, các chi phí đó là: chi phí dịch vụ làm đất, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, công lao động và một số chi phí khác. Theo quan điểm này thì quá trình sản xuất đạt hiệu quả khi hộ nông dân thu được kết quả cao nhất với lượng yếu tố đầu vào kể trên là thấp nhất. Còn theo quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”. - Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua Trườngmối quan hệ giữa đầ u vào và đầu ra, giữa các quyết định khi nông dân ra các quyết định sản xuất. - Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ 4 thuật có tính đến các yếu tố về giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. 1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Nếu theo hiệu quả kinh tế toàn phần: thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận), hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức: Dạng thuận: H= Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ ra Công thức này cho biết: Để sản xuất được một đơn vị sản phẩm thì cần bao nhiêu đơn vị chi phí, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của các hộ sản xuất. Dạng nghịch: H= C/Q Theo công thức này thì để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. - Nếu theo dạng hiệu quả cận biên thì hiệu quả kinh tế được xác định bằng Trườngcách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức Dạng thuận: H= ∆Q/∆C Trong đó: H là hiệu quả 5 ∆Q là phần tăng (giảm) của kết quả ∆C là phần tăng (giảm) của chi phí Công thức này cho biết: Cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: H= ∆C/∆Q Ý nghĩa của công này là để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn các phương pháp xác định hiệu quả khác nhau sao cho phù hợp và mang lại kết quả có ý nghĩa. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế giúp người sản xuất thấy được rõ kết quả đầu tư của mình. Với các chi phí đã được bỏ ra thì kết quả mang lại đã xứng hay chưa. Bên cạnh đó thì người sản xuất còn thấy được rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt được, từ đó có nên tiếp tục đầu tư vào mô hình sản xuất nữa hay không hay là chuyển sang mô hình sản xuất khác cho kết quả cao hơn. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế còn giúp cho nhà sản xuất thấy được những mặt thuận lợi cũng như khó khăn đang tồn tại. Từ đó có định hướng, giải pháp nhằm khắc phục cho những chu kỳ tiếp theo. 1.1.1.3 Kỹ thuật thâm canh cây lúa -Kỹ thuật chọn và làm đất gieo mạ Chọn và làm đất rất quan trọng, giúp cây lúa phát triển nhanh, dễ điều chỉnh mực nước, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh. Về chọn loại đất: Nên chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Đất phải chủ động được tưới tiêu. Sau khi chọn xong, ta tiến hành cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng. Làm luống rộng 1,2- 1,4 m, rãnh sâu 20 cm, rộng 20-25 cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước. -Kỹ thuật ngâm, ủ giống và gieo mạ TrườngTrong điều ki ện thuận lợi nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, phát triển khả năng nảy mầm. Ngâm ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đem vào ngâm. Trong vụ HT ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Trong quá trình ngâm thì sau 8-10 6 giờ nên thay nước một lần. Sau đó vớt ra, đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng hoặc bằng bao tải Trong vụ ĐX khi mầm dài bằng ½ hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo được. Còn trong vụ HT thì hạt nứt nanh thì đem gieo được. Nếu mầm ngắn thì ngâm nước để nó dài ra. Mật độ gieo là: 50-60 gam giống/m2, tương ứng với 25-30 kg/sào Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa thuần là: Vụ HT: 80-100 kg Vụ ĐX: 110-120 kg Lượng hạt gieo cho một ha lúa cấy các giống lúa lai là 24-30 kg Sau khi thóc giống có thể đem đi gieo, ta tiến hành bón phân rồi gieo. Khi gieo được 2-3 ngày thì dùng thuốc diệt cỏ Sofic để phun, tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ. Trong vụ ĐX cần chú ý chống rét cho mạ. Có thể áp dụng các biện pháp sau để chống rét cho mạ: + Rắc tro bếp: 10-13 kg/sào + Phủ nilon + Đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ + Tăng cường bón phân kali - Kỹ thuật cấy Sau khi thấy tuổi mạ có thể cấy, chúng ta tiến hành cấy + Mật độ cấy đối với lúa thuần: Vụ HT cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm Vụ ĐX cấy 45-50 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm + Mật độ cấy đối với lúa lai: Vụ HTcấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm Vụ ĐX cấy 40-42 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm Trường+ Kỹ thuật cấ y Nông tay để lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm, khỏe. Đối với lúa lai nói riêng, các giống lúa nhắn ngày nói chung không nên nhổ cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng 7 rộng 1,2-1,4 m, cấy đều khóm, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn. -Kỹ thuật chăm sóc sau khi cấy Sau khi cấy, phải thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hóa làm đòng có thể tháo hết nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có đòng già thì rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa rồi tháo cạn và chỉ giữ để ấm. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của cây lúa, bón phân để lúa phát triển khỏe mạnh, ra lá nhánh và đẻ nhánh sớm. Nếu phát hiện thấy sâu bệnh thì tiến hành phun thuốc ngay. Khi thấy thời tiết nắng ráo, lúa chín trên 90% thì tiến hành thu hoạch. Vào mùa mưa lũ cần tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về tuốt lấy hạt, phơi khô . 1.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa  Nhóm nhân tố tự nhiên. Như đã phân tích ở trên các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa vì nhóm yếu tố này tác động liên tục và trực tiếp trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Đó là các nhân tố tự nhiên sau: -Thời tiết khí hậu Cây lúa là một sinh vật sống nên chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết. Nếu sản xuất lúa gặp phải thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đó mà năng suất và chất lượng cây trồng sẽ cao và ngược lại. -Đất đai Cây lúa có thể gieo trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng đất thích hợp nhất là đất phù sa ngọt ven sông, đất pha cát giàu dinh dưỡng. Còn với các loại đất khác thì cho năng suất thấp hơn mà chi phí đầu tư lại cao hơn, kém hiệu quả Trườnghơn. Ở mỗi vùng khác nhau thì tính chất đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng khác nhau. Vì vậy trong quá trình sản xuất thì cần phải chú ý đến chế độ canh tác cho phù hợp với ruộng đất của mình nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 8 -Nước Nước có vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất lúa, nhất là vào thời điểm làm đòng, trổ bông thì nước có vai trò quyết định tới năng suất sau này. Những năm hạn hán thì không có nước tưới và khi lũ lụt thì thừa nước gây ngập úng, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến mất mùa.  Nhóm nhân tố xã hội - Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình và xã hội. Lao động là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu không có lao động thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành và nếu lao động không đảm bảo thì năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, từ đó năng suất đạt được là thấp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhiều loại máy móc kỹ thuật đã ra đời đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để sử dụng chúng. Người nông dân phải được học tập, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên để áp dụng tốt các mô hình, canh tác hợp lý để đạt năng suất cao hơn. - Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện,) giúp cho việc sản xuất được dễ dàng hơn, đảm bảo hoạt động thực hiện đạt kết quả, giúp giảm chi phí một số khâu trong sản xuất. Cần phát triển cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ nhu cầu tưới tiêu, đi lại và vận chuyển sản phẩm. - Chính sách điều tiết của Nhà nước Đây là yếu tố rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của các chính sách điều tiết đúng đắn của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là những chính sách về lúa gạo: tích trữ, xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ nông dân Trườngđảm bảo lợi ích của những người trồng lúa. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu về độ chính xác của những chính sách là rất cao. 9  Các nhân tố kinh tế -Giống lúa Giống là một nhân tố quan trọng quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của lúa. Hiện nay, với sự phát triển của KH-KT và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, người ta đã lai tạo ra được nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thiên tainhưng để giống phát huy hết được “tiềm lực” của mình thì đòi hỏi điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc phải thích hợp với mỗi loại giống. Không nên sử dụng lượng giống quá nhiều vì có thể gây ra hiện tượng sâu bệnh lớn, sức chống chịu lớn, bông nhỏ, hạt lép nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng giống quá ít thì rất lãng phí đất đai.Vì thế năng suất lúa sẽ giảm. -Phân bón Là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng cần thiết cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Vì vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cây lúa. Nếu sử dụng phân bón hợp lý, đúng liều lượng thì không những sẽ tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao mà cón góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Ngược lại, nếu bón phân quá ít thì cây lúa sẽ không đủ dinh dưỡng, khả năng đẻ nhánh thấp, không làm đòng trổ bông đúng thời vụ, vì vậy năng suất lúa đạt được là thấp. Còn nếu bón phân quá nhiều thì cây lúa chỉ tập trung để nhánh, phân cành, không làm đòng trổ bông gây hiện tượng lúa lốp xuấ... sản xuất lúa. Đặc biệt là những vùng không chủ động được trong công tác thủy lợi, mùa mưa thì ngập úng, nêú đúng vào thời điểm trổ bông thì coi như là mất trắng, mùa hạn hán thì không thể đưa nước đến tận cánh đồng, nếu đúng vào thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc làm đòng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất. -Khí hậu gió mùa, nóng ẩm cũng gây ra nhiều dịch bệnh như bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy nâugây ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của người nông dân. -Trong cơ cấu đất đai của phường thì đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này gây lãng phí rất lớn, phường cần có chủ trương chuyển đổi bất hợp lý. -Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã có nhiều tiến bộ hơn trước nhưng tình hình trang bị đang diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. -Hàng năm lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa nên một số kênh mương, đường giao thông bị phá hoại. Điều này tạo ra một kinh phí lớn cho phường trong Trườngviệc tu sửa, nếu không sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng tới vụ tiếp theo. -Lao động chủ yếu là lao động chân tay, không qua đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính, khả năng áp dụng KH-KT còn thấp, do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa. 27 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG THỦY CHÂU, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Thủy Châu là một thị xã làm nghề nông nghiệp, người dân có truyền thống trồng lúa từ lâu đời. Để thấy được tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Thủy Châu ta xem xét qua số liệu bảng 7. Bảng 7: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Thủy Châu qua 3 năm (2009-2011) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2011/2009 +/- % 1.DT gieo trồng Ha 545,0 538,0 537,0 -8,0 -1,47 -Vụ Đông Xuân Ha 275,0 269,0 268,5 -6,5 -2,36 -Vụ Hè Thu Ha 270,0 269,0 268,5 -1,5 -0,56 2.Năng suất Tạ/ha 58,65 58,20 62,41 3,76 6,41 -Vụ Đông Xuân Tạ/ha 59,20 59,20 63,51 4,31 7,28 -Vụ Hè Thu Tạ/ha 58,10 57,20 61,30 3,20 5,51 3.Sản lượng Tấn 3196 3131 3351 155 4,85 -Vụ Đông Xuân Tấn 1628 1592 1705 77 4,73 -Vụ Hè Thu Tấn 1568 1539 1646 78 4,97 ( Nguồn: HTXNN Thủy Châu) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường có sự biến động qua 3 năm cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Về diện tích gieo trồng lúa cả năm ta thấy năm 2009 là 545 ha nhưng đến năm 2011 chỉ còn 537 ha, giảm 8 ha so với năm 2009, tương ứng giảm 1,47%. Diện tích đất trồng lúa giảm là do: một số diện tích đất trồng lúa trước đây đã lấy để làm đất ở, đường giao thông TrườngVề năng suất, ta thấy sự chênh lệch lớn giữa năng suất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Trong 3 năm, năng suất lúa của vụ Đông Xuân luôn lớn hơn vụ Hè Thu, dẫn đến năng suất bình quân của cả năm giảm xuống. Vụ Hè Thu năng suất thấp là do thời tiết mùa này thường khô hanh kéo dài , chịu ảnh hưởng của gió Lào nên cây 28 lúa sinh trưởng và trổ bông rất kém, hơn nữa vào thời điểm lúa trổ bông hoặc thu hoạch thường xảy ra lũ lụt, mưa ngập úng. Điều này chứng tỏ điều kiện thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Năng suất của năm 2011 lớn hơn năm 2009 là nhờ thời tiết, khí hậu thuận lợi hơn, hệ thống giao thông thủy lợi, đê điều đã được nâng cấp, sửa chữa phục vụ tốt cho việc sản xuất. Mặt khác, người dân đã biết áp dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất, sử dụng các giống mới lai tạo cho năng suất cao. Do sự biến động của diện tích và năng suất nên sản lượng cũng có sự biến động tương ứng. Năm 2009, sản lượng trên toàn phường đạt 3196 tấn nhưng đến năm 2011 mức sản lượng này tăng đến 3351 tấn, tăng 155 tấn so với năm 2009 tức tăng 4,85%. Đây là kết quả của sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương, sự nỗ lực rất lớn của người dân. Tóm lại, cây lúa là loại cây trồng mà quá trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Dù người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại trong đầu tư thâm canh và phòng chống thiên tai tốt đến đâu thì cũng không thể loại bỏ được yếu tố tự nhiên. Vì vậy, các cán bộ địa phương cần chú trọng hơn đến công tác xây dựng lịch thời vụ một cách hợp lý, đảm bảo các vấn đề về thủy lợi và có kế hoạch phòng chống thiên tai như bảo quản đê điều, theo dõi dự báo thời tiết và phát hiện, phòng trừ sâu bệnh một cách kịp thời.  Giới thiệu phương pháp điều tra Dựa vào tình hình sản xuất thực tế trên địa bàn nghiên cứu, tôi đã tiến hành điêù tra ngẫu nhiên 40 hộ chia thành 2 nhóm: -Nhóm 1: gồm 20 hộ thuộc tổ 3, nơi có đất phù sa màu mỡ phù hợp cho sản xuất lúa -Nhóm 2: gồm 20 hộ thuộc tổ 5, nơi có đất bị ảnh hưởng của chua phèn, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ở đây. 2.2 Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 trên địa bàn phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy Trường2.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ở phường Thủy Châu năm 2011 Để tiến hành sản xuất thì yếu tố lao động là không thể thiếu. Lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Nguồn lao động dồi dào sẽ đảm bảo được việc sản xuất đúng thời vụ và góp phần nâng cao 29 hiệu quả sản xuất. Qua quá trình điều tra các nông hộ trồng lúa trên địa bàn phường Thủy Châu thu được kết quả như sau: -Về tuổi của chủ hộ: Tuổi của chủ hộ bình quân là 51,13 tuổi. Có thể nói đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trải qua nhiều năm hoạt động, với những kiến thức đã tích lũy được cộng với khả năng tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học mới vào sản xuất, các chủ hộ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc các loại cây trồng vật nuôi và tìm ra các biện pháp thâm canh phù hợp nhất nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa. -Về quy mô nhân khẩu: Qua bảng số liệu ta thấy tổng nhân khẩu của hai tổ là 212 người. Như vậy, bình quân mỗi gia đình có hơn 5 thành viên. Điều này cho thấy quy mô gia đình ở địa phương còn cao. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền địa phương trong những năm tới phải có các chính sách nghiêm khắc hơn nữa trong công tác kế hoạch hóa gia đình. Qua bảng số liệu ta thấy, số nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình giữa hai nhóm điều tra chênh lệch không đáng kể, số nhân khẩu của tổ 3 là 115 người, của tổ 5 là 97 người. -Về lao động: Nhìn chung số người lao động trong độ tuổi lao động là khá cao. Tổng số lao động của hai vùng là 114 lao động, chiếm hơn một nửa tổng số nhân khẩu. Đây là một tiềm năng rất lớn của phường. Lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quá trình sản xuất kịp thời vụ. Từ đó góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân. Như vậy lao động có một vai trò rất lớn trong sản xuất lúa. -Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa cũng là nhân tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất. Qua bảng số liệu ta thấy trình độ văn hóa giữa hai nhóm hộ không có Trườngchênh lệch nhiều. Đ ối với tổ 3 số năm đi học bình quân là 8,1 năm, còn số năm đi học bình quân của tổ 5 là 7,5 năm. Với trình độ văn hóa như vậy thì người dân có thể trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ khuyến nông và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật. 30 -Về các chỉ tiêu bình quân Bình quân nhân khẩu/hộ của tổ 3 là 5,75 và của tổ 5 là 4,85. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nhận thức của người dân về vấn đề kế hoạch hóa gia đình ở hai vùng không giống nhau. Do số lao động của tổ 3 lớn hơn tổ 5 nên bình quân lao động/hộ của tổ 3 cũng lớn hơn tổ 5. Ở tổ 3 là những gia đình có con cái trưởng thành, còn ở tổ 5 đa số là những gia đình trẻ, con cái còn đi học nên bình quân nhân khẩu/lao động của tổ 3 thấp hơn tổ 5. Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT Tổ 3 Tổ 5 Tổng,BQC 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 20 20 40 2.Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 51,83 50,45 51,13 3. Tổng nhân khẩu Người 115 97 212 4. Tổng lao động Lao động 65 49 114 5.Trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ Lớp 8,10 7,50 7,80 6.Các chỉ tiêu bình quân -Bình quân nhân khẩu/ hộ NK/hộ 5,75 4,85 5,30 -Bình quân lao động/ hộ LĐ/hộ 3,25 2,45 2,85 -Bình quân nhân khẩu/lao động NK/LĐ 1,77 1,98 1,88 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) 2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra Nếu như hoạt động sản xuất không thể thiếu yếu tố con người thì hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể thiếu yếu tố đất đai. Đất đai là TLSX đặc biệt và không thể thay thế được, nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Nếu đất chất lượng tốt, quy mô lớn sẽ tạo điều kiện cho cây trồng đạt năng suất cao. Đặc biệt là chất lượng đất quyết định lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Nhưng do hạn chế về nhiều mặt Trườngnên trong phạm vi c ủa đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô đất đai của các nông hộ mà không nghiên cứu chất lượng đất. 31 Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy điều tra năm 2011 (ĐVT: bình quân/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Tổ 3 Tổ 5 BQC Tổng diện tích ha 0,428 0,352 0,390 1.Diện tích đất nông nghiệp ha 0,361 0,299 0,330  Đất sản xuất NN ha 0,361 0,299 0,33 - Đất trồng cây hàng năm ha 0,361 0,299 0,33 + Đất trồng lúa 2 vụ ha 0,278 0,240 0,259 + Đất trồng cây hàng năm khác ha 0,083 0,059 0,071 - Đất trồng cây lâu năm ha 0,000 0,000 0,000  Đất NN khác ha 0,000 0,000 0,000 2.Đất phi NN (ở, vườn..) ha 0,067 0,053 0,060 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy diện tích đất trồng lúa luôn chiếm ưu thế. Vì ở đây đa số người dân đều trồng lúa hai vụ nên diện tích lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu là bằng nhau. Diện tích đất trồng lúa 2 vụ bình quân/hộ của tổ 3 là 0,278 ha, còn ở tổ 5 là 0,24 ha. Về diện tích đất trồng cây hàng năm khác thì những nông hộ của tổ 3 cũng lớn hơn tổ 5, bình quân/hộ của tổ 3 là 0,083 ha trong khi những hộ ở tổ 5 là 0,059 ha.Với diện tích này thì người dân chủ yếu dùng trồng các loại hoa màu như lạc, đậu xanh và các loại rau, khoai sắn Còn về đất trồng cây lâu năm thì hầu như không có, chỉ có một số ít hộ gia đình trồng một số loại cây ăn quả như mít, nhãn nhưng diện tích đất này lại thuộc vào đất vườn, đất nhà ở mà phường đã phân. Như vậy, nguyên nhân của sự chênh lệch về diện tích giữa hai vùng: thứ nhất là do tổ 5 ở gần đường quốc lộ nên đất đai ít màu mỡ hơn và diện tích đất cũng bị thu hẹp để mở thêm các con đường giao thông nên diện tích đất bình quân mỗi hộ cũng thấp hơn.Thứ hai là do ở tổ 3 người dân có thể khai hoang các diện tích đất Trườngchưa sử dụng như các ao hồ, các vùng trũng để trồng hoa màu. Thứ ba là do ở tổ 3 có nhiều lao động hơn nên mạnh dạn thuê đất của một số hộ không có nhu cầu sử dụng để sản xuất. Và đây cũng là một trong những lợi thế để tổ 3 đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng nhanh hiệu quả sản xuất lúa dẫn đến có sự phân hóa thu nhập giữa hai vùng. 32 2.2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra năm 2011 TLSX là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu TLSX hiện đại thì nó làm tăng năng suất, giảm chi phí và giải phóng bớt sức lao động của con người, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống của người nông dân. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển thì đã xuất hiện nhiều loại công cụ có động cơ nhằm giải phóng sức lao động cho con người đồng thời nâng cao hiệu quả lao động, đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn nghiên cứu việc sử dụng các TLSX có giá trị lớn như máy cày, máy tuốt, máy bơm nước trở nên quá hữu hạn. Hầu hết các khâu trong hoạt động sản xuất đều được cơ giới hóa thông qua việc thuê tư nhân hoặc thuê HTX. Để hiểu rõ hơn về tình hình trang bị TLSX của các nông hộ ta đi vào phân tích bảng 10: Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra năm 2011 (ĐVT: Bình quân/hộ) Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu Chỉ tiêu ĐVT SL Gía trị SL Gía trị SL Gía trị (1000đ) (1000đ) (1000đ) 1.Máy bơm nước cái 0,21 1.176,0 0,19 1.064,0 0,20 1.120,0 2.Bình phun thuốc cái 0,95 142,50 0,91 136,5 0,93 139,5 3.Nông cụ nhỏ cái 4,20 180,60 3,90 167,7 4,10 174,2 4.Xe máy Chiếc 2,2 43.550,00 1,90 37.611,00 2,05 40580,5 5.Khác - - 80,00 - 75,0 - 77,5 Tổng giá trị - - 45.129,1 - 39.054,2 - 42.091,7 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy bình quân chung về TLSX của mỗi hộ là 42.091,7 nghìn đồng. TLSX mà các nông hộ sử dụng nhiều nhất là bình phun, các loại nông cụ nhỏ như cào, cuốc, trang và xe máyĐây là những công cụ cơ bản và chủ yếu vừa cần thiết trong sản xuất lại có giá cả hợp lý nên hầu hết các hộ đều đầu Trườngtư mua sắm. Về bình phun, bình quân mỗi hộ có 0,93 cái là do người dân không biết cách bảo quản nên dẫn đến dễ hư hỏng, chỉ dùng được 1 năm rồi vứt. Hơn nữa một số gia đình có ruộng lại ít, lại thêm tính cộng đồng ở nông thôn rất chặt chẽ nên họ có thể mua rồi dùng chung. Còn máy bơm nước, bình quân mỗi hộ có 0,2 cái. Điều này là do các nông hộ ngoài sản xuất lúa thì còn nuôi trồng thủy sản nên các hộ này 33 thường đầu tư mua thêm máy bơm nước, còn những hộ còn lại chỉ khi cần thiết mới thuê từ tư nhân hoặc HTX. Đối với xe máy vừa là phương tiện để đi lại vừa là công cụ để vận chuyển vật tư, phân bón nên bình quân chung mỗi hộ có 2,05 chiếc. Do điều kiện kinh tế của các nông hộ còn hạn hẹp nên đối với các TLSX có giá trị như máy cày, máy tuốt, máy bơm nướchầu hết là các nông hộ không có khả năng đầu tư và chỉ thuê từ các dịch vụ của HTX hay tư nhân. Tóm lại, viêc trang bị TLSX của các nông hộ còn thấp, công cụ còn thô sơ, mức độ cơ giới hóa gần như là chưa có. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương trong thời gian tới cần làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, thực hiện tốt vấn đề tín dụng để người dân có tiền mua các máy móc hiện đại đưa vào sản xuất nhằm giải phóng sức lao động của con người, giảm tính thời vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng, tiết kiệm chi phí. 2.2.4 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra Tình hình thu nhập của hộ sẽ phản ánh vai trò các ngành kinh tế trong hộ gia đình. Các hộ nông dân khác nhau sẽ có các hoạt động kinh tế, trình độ thâm canh khác nhau. Vì vậy mà mức thu nhập của mỗi hộ thu được cũng khác nhau. Trong những năm qua, thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn phường có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rõ qua bảng 11. Nhìn chung thu nhập của các nông hộ trên địa bàn phường đang có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Nông nghiệp chiếm 49,02%, các ngành nghề khác chiếm 50,98%. Trong giá trị mà nông nghiệp mang lại thì trồng trọt chiếm một tỷ lệ khá cao 39,25% tương ứng với số tiền bình quân chung của mỗi hộ thu được là 24.715,80 nghìn đồng. So với tổ 5 thì tổ 3 có mức thu nhập về trồng trọt cao hơn, đạt 26.003,96 nghìn đồng/hộ/năm. Điều này là do tổ 3 có điều kiện thuận lợi hơn, diện tích đất nhiều hơn, đất đai màu mỡ và có nhiều phù sa. Trong cơ cấu ngành trồng trọt thì sản xuất lúa mang lại nguồn thu khá lớn. Năm 2011, bình quân chung mỗi hộ trong vụ ĐX thu được 10.818,21 nghìn đồng, chiếm 16,84 % và vụ HT thu được 9.565,98 nghìn đồng, chiếm 14,89%. Điều này cho thấy sản xuất lúa đóng một Trườngvai trò quan trọng trong thu nhập của người dân, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Về chăn nuôi, trong thời gian gần đây giá cả thức ăn tăng, thời tiết khắc nghiệt và xuất hiện nhiều dịch bệnh nên việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Người dân chủ yếu nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò để tận dụng các thức ăn dư thừa, các loại rong bèo, cỏnên thu nhập từ chăn nuôi mang lại không cao. 34 Bình quân chung mỗi hộ thu được 6.274,60 nghìn đồng, chiếm 9,77%. Do đó mức độ phụ thuộc của nông hộ vào nguồn thu nhập từ trồng trọt vẫn còn rất lớn. Bảng 11: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2011 (ĐVT: Bình quân /hộ) Chỉ tiêu Tổ 3 Tổ 5 BQC TN % TN (1000đ) % TN (1000đ) % (1000đ) Tổng 65.973,87 100,00 62.533,32 100,00 64.253,56 100,00 1.NN 32.880,01 51,35 29.100,78 46,54 30.990,40 49,02 1.1 Trồng trọt 26.003,96 40,93 23.427,63 37,47 24.715,80 39,25 -Lúa ĐX 11.564,81 17,53 10.071,61 16,11 10.818,21 16,84 -Lúa HT 10.374,15 15,72 8.757,81 14,01 9.565,98 14,89 -Cây trồng khác 5.065,00 7,68 4.598,21 7,35 4.831,61 7,52 1.2 Chăn nuôi 6.876,05 10,42 5.673,15 9,07 6.274,60 9,77 2. Ngành khác 30.093,86 48,65 33.432,54 53,46 31.763,20 50,98 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) 2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra 2.3.1 Kết quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra 2.3.1.1 Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các nông hộ điều tra Để tiến hành hoạt động sản xuất lúa thì các nông hộ phải đầu tư rất nhiều yếu tố như giống, phân bón, lao độngCác yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Tùy theo năng lực, kinh nghiệm mà mỗi hộ gia đình có các quyết định khác nhau trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lý nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Để biết được tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ta đi vào xem xét bảng 12. Trường 35 Bảng 12: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 (ĐVT: Bình quân/hộ/ha) Chỉ tiêu ĐVT Tổ 3 Tổ 5 BQC Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Tổng IC 1000đ 18.796,84 20.513,98 19.455,95 21.280,80 19.126,40 20.897,39 1.Giống 1000đ 1.258,30 1.396,58 1.328,83 1.436,58 1.293,57 1.416,58 2.Phân bón 1000đ 5.953,15 7.256,41 5.816,04 7.210,60 5.884,60 7.233,51 + Đạm 1000đ 1.683,00 1.798,03 1.856,56 2.089,47 176,78 1.943,75 + Lân 1000đ 547,83 743,00 581,25 769,00 564,54 756,00 +Kali 1000đ 676,00 815,30 513,32 693,87 594,66 754,59 + NPK 1000đ 2.534,32 2.754,08 2.453,91 2.671,00 2.494,12 2.712,54 + Vôi 1000đ 0 543,00 0 567,13 0 555,07 +Phân chuồng 1000đ 512,00 603,00 411,00 420,13 461,50 511,57 3.Thuốc BVTV 1000đ 1.067,15 1.253,00 1.221,08 1.392,52 1.144,12 1.322,76 4.Thủy lợi 1000đ 1.412,00 1.455,56 1.421,00 1.452,95 1.416,50 1.454,23 5.Thuê dịch vụ 1000đ 8.252,24 8.298,43 8.806,00 8.925,15 8.529,12 8.611,79 + Làm đất 1000đ 1.685,00 1.685,00 1.986,00 1.986,00 1.835,50 1.835,50 + Gieo cấy, tỉa 1000đ 1.893,00 1.893,00 1.863,00 1.863,00 1.878,00 1.878,00 dặm +Chăm sóc, làm 1000đ 1.063,43 1.063,43 1.095,00 1.095,00 1.079,22 1.079,22 cỏ + Thu hoạch 1000đ 3.610,81 3.657,00 3.862,00 3.981,15 3.646,41 3.646,41 (cắt, tuốt) 7.Chi phí khác 1000đ 854,00 854,00 863,00 863,00 858,50 858,50 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) TrườngDo mỗi vụ có đi ều kiện thời tiết khí hậu khác nhau nên việc đầu tư chi phí cho việc sản xuất lúa của các nông hộ cũng khác nhau. Về giống: Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng, là TLSX sống có quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh như đất đai, chế độ canh tác. Do vụ HT có chi phí giống cao hơn nên so với vụ ĐX thì vụ HT có chi phí 36 giống bình quân cao hơn, vụ ĐX phải bỏ ra là 1.293,57 nghìn đồng/hộ/ha, trong khi vụ HT là 1.416,58 nghìn đồng/hộ/ha. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí giống của tổ 5 luôn lớn hơn chi phí giống của tổ 3 là do chất lượng đất đai của tổ 5 xấu hơn, chủ yếu là đất phèn chua, hơn nữa người dân tổ 5 có thói quen là gieo với mật độ cao. Vì vậy, việc sử dụng lượng giống nhiều hơn là điều không thể tránh khỏi. Trong tổng chi phí trung gian thì chi phí phân bón luôn chiếm tỷ lệ cao. Chí phí phân bón bình quân chung của hai tổ ở vụ ĐX là 5.884,60 nghìn đồng/hộ/ha trong khi chi phí phân bón ở vụ HT là 7.233,51 nghìn đồng/hộ/ha. Như vậy chi phí phân bón bình quân chung của mỗi hộ ở vụ ĐX thấp hơn vụ HT là do vụ ĐX vừa lũ lụt xong nên tập trung nhiều phù sa, không cần bón vôi để khử chua. Hơn nữa vào vụ ĐX thời tiết thuận lợi hơn, còn vụ HT thời tiết khắc nghiệt, nắng nhiều nên cần phải bón phân nhiều để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Trong cơ cấu chi phí phân bón thì chi phí về phân NPK luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân chung của mỗi hộ ở vụ ĐX là 2.494,12 nghìn đồng/hộ/ha, trong khi bình quân chung của mỗi hộ ở vụ HT là 754,59 nghìn đồng/hộ/ha. Để lúa đẻ nhánh nhiều, làm đòng, trổ bông tốt thì người dân cũng phải sử dụng một lượng đạm đáng kể. Bình quân chung ở vụ ĐX là 1.769,78 nghìn đồng/hộ/ha còn ở vụ HT là 1.943,75 nghìn đồng/hộ/ha. Về phân kali, hầu hết các hộ đều ít sử dụng, bình quân chung của mỗi hộ ở vụ ĐX bón 594,66 nghìn đồng/hộ/ha, còn ở vụ HT bón 754,59 nghìn đồng/hộ/ha. Hiện nay trào lưu sử dụng phân hóa học ngày càng tăng nên người dân ít sử dụng các phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh. Nguyên nhân là do lượng phân hữu cơ ngày càng ít đi, chi phí vận chuyển lại cao và cồng kềnh. Bình quân chung của mỗi hộ ở vụ ĐX sử dụng phân chuồng là 461,50 nghìn đồng/hộ/ha, còn ở vụ HT là 511,57 nghìn đồng/hộ/ha. Nhìn chung vụ HT các nông hộ có sự đầu tư phân bón nhiều hơn vụ ĐX. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do vụ HT thời tiết khắc nghiệt, trong điều kiện nóng ẩm nên lượng phân bón dễ bị bốc hơi dẫn đến lượng phân bón cũng phải Trườngtăng lên để đáp ứng kịp thời cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, còn vụ ĐX thì thời tiết thuận lợi hơn. Công tác BVTV được coi là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý nghĩa là việc sử dụng phải phát huy mặt lợi, hiệu quả phòng 37 trừ cao, ít tốn kém và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra đối với con người, vật nuôi và môi trường. Trong điều kiện hiện nay khi vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu thì việc sử dụng thuốc BVTV phải đúng quy định và ở một ngưỡng cho phép là điều cần thiết. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong tổng chi phí trung gian thì chi phí phân hóa học chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này là do tư tưởng của người dân vẫn rất chuộng phân hóa học vì nó gọn nhẹ và cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên vẫn có một số hộ vì quá lạm dụng phân hóa học, bón quá nhiều phân đạm, lúc đầu cây lúa phát triển nhanh và đẹp nhưng về sau thì xuất hiện nhiều dịch bệnh hại lúa. Vì vậy, các hộ phải đầu tư thêm công sức và tiền của để mua thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh. Bình quân chung của mỗi hộ ở vụ ĐX đầu tư khoản chi phí này là 1.144,20 nghìn đồng/hộ/ha, còn ở vụ HT là 1.322,76 nghìn đồng/hộ/ha. Vấn đề thủy lợi là rất quan trọng trong việc sản xuất lúa. Đảm bảo đủ nước vào thời điểm lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông là rất quan trọng. Vụ ĐX chất lượng đất đai tốt hơn, còn vụ HT đất đai khô cằn hơn, thiếu nước nhiều hơn nên chi phí giao thông nội đồng, thủy lợi của vụ ĐX thấp hơn vụ HT. Vấn đề giao thông đồng ruộng, khuyến nông đều được phường quy định, tính cho từng hộ, căn cứ vào diện tích, số nhân khẩu và địa hình của ruộng mà mỗi vùng có một chi phí khác nhau. Cụ thể vụ ĐX khoản chi phí này là 1.416,50 nghìn đồng/hộ/ha, còn vụ HT khoản chi phí này là 1.454,23 nghìn đồng/hộ/ha. . Với quy mô đất đai nhỏ lẻ, thêm vào đó lực lượng lao động dồi dào nên các nông hộ chủ yếu tận dụng các nguồn lực này vào quá trình sản xuất. Chỉ khi vào vụ căng thẳng thì gia đình mới phải thuê thêm lao động hay cũng có những hộ đổi công cho nhau, còn lại đều do gia đình đảm nhiệm. Vì vậy, lao động thuê ngoài được tính vào chi phí, còn lao động gia đình được xem như là phần lợi không tính vào. Trong 40 hộ mà tôi điều tra thì đa số các hộ đều thuê thêm các khoản chi phí như làm đất, thu hoạch (cắt, tuốt), chăm sóc, gieo cấy, tỉa dặm từ bên ngoài hoặc ở HTX. Chi Trườngphí cho các khoản thuê này bình quân chung cho mỗi hộ là 8.529,12 nghìn đồng đối với vụ ĐX và 8.611,79 nghìn đồng đối với vụ HT. Khi tiến hành so sánh chi phí đầu tư giữa hai vụ ĐX và HT ta thấy tổng chi phí tư cho vụ HT cao hơn ĐX. Cụ thể là tổng chi phí đầu tư cho vụ ĐX năm 2011 là 19.126,40 nghìn đồng, còn ở vụ HT là 20.897,39 nghìn đồng. Điều này cũng dễ 38 hiểu vì vụ HT thời tiết thường khắc nghiệt hơn so với vụ ĐX, đầu vụ thường nắng nóng, cuối vụ thường ngập úng và mưa lụt. Vì vậy lượng phân bón cũng như các khoản khác cũng cao hơn. 2.3.1.2 Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ điều tra Giống là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Việc lựa chọn các giống tốt, sạch sâu bệnh cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của địa phương là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, với kỹ thuật gieo trồng ở những mật độ giống khác nhau thì sẽ mang lại hiệu quả, năng suất khác nhau. Để thấy rõ tình hình đầu tư giống lúa cũng như cơ cấu gieo trồng của các nhóm hộ điều tra ta đi vào phân tích bảng 13. Bảng 13: Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 (ĐVT: Bình quân/hộ/ha) Tổ 3 Tổ 5 BQC Chỉ tiêu ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1.Lượng giống 112,08 105,30 119,01 108,89 115,55 107,01 (kg/ha) 2.Chi phí giống 1.258,30 1.396,58 1.328,83 1.436,58 1.293,57 1416,58 (trđ) 3.Cơ cấu giống 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 (%) - Khang dân 75,63 78,84 83,10 86,00 79,37 82,42 - Giống HT1 20,58 18,08 12,15 10,65 16,37 14,37 -Nếp 3,79 3,08 4,75 3,35 4,27 3,22 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng và đầu tư giống lúa của các hộ điều tra qua hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Vào vụ Đông Xuân lượng giống bình quân của hai nhóm hộ là 107,01 kg/ha, trong đó lượng giống của tổ 3 là 112,08 Trườngkg/ha và lượng giống của tổ 5 là 119,01 kg/ha. Như vậy lượng giống của tổ 5 cao hơn tổ 3 là do tổ 5 có địa hình thấp trũng thường xảy ra tình trạng ứ đọng nước làm cho lúa thường chết trong quá trình gieo nên người dân thường tăng thêm lượng giống gieo trồng để đảm bảo được mật độ. Mức độ đầu tư giống lúa của vụ Hè Thu 39 thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng thấp hơn không đáng kể. Lượng giống bình quân của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân là 8,54 kg/ha. Điều này là do vụ Đông Xuân thời tiết diễn biến thất thường, mưa và rét đậm kéo dài làm lượng giống gieo xạ bị chết. Về chi phí giống, vụ Hè Thu giống khang dân và HT1 có chi phí cao hơn nên dẫn đến chi phí tăng lên. Xét về cơ cấu gieo trồng từng loại giống, nhìn vào bảng 13 ta thấy các nông hộ chủ yếu sử dụng ba giống lúa: khang dân, HT1 và nếp. Về phẩm chất và năng suất của 3 loại giống thì khang dân có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện thời tiết tốt và mang lại năng suất cao. Giống HT1 có chất lượng gạo cao hơn. Còn nếp thì mặc dù năng suất thấp nhưng lại có giá trị cao. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giống khang dân vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng (trên 70%). Điều này cũng dễ hiểu vì giống khang dân có lợi thế là giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn lại có chi phí thấp. Mặc khác, do giống khang dân có sức chịu được sâu bệnh cao, thích ứng với thời tiết tốt và mang lại năng suất cao hơn so với HT1 và nếp. Đối với tổ 3, giống khang dân chiếm 75,63% còn lại là HT1 là 20,58% và nếp là 3,79%. Qua đó cho thấy loại giống mới đã được bà con đưa vào sản xuất để thay thế dần giống lúa địa phương có năng suất thấp hơn. Các nông hộ ở tổ 3 đã mạnh dạn tăng diện tích sản xuất lúa HT1 và nếp để thử nghiệm khả năng phù hợp nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa. Vào vụ Hè Thu diện tích trồng lúa khang dân của tổ 3 tăng lên chiếm 78,84%, còn diện tích trồng lúa HT1 và nếp giảm xuống. Vì vào vụ Hè Thu thời tiết khắc nghiệt hơn nên đã đưa giống lúa khang dân vào để tăng khả năng chống chịu. Còn ở tổ 5 ta thấy tỉ lệ HT1 và nếp vẫn còn thấp, trong đó khang dân vẫn là giống lúa gieo trồng chỉ đạo là do tổ 5 chưa dám mạnh dạn đầu tư giống lúa mới. Mặc dù giống khang dân cho chất lượng gạo kém hơn nhưng năng suất lại cao hơn và khả năng chống chịu lại tốt. Nói tóm lại, đa số các hộ nông dân vẫn chủ yếu sử dụng giống khang dân. TrườngTuy nhiên trong nhữ ng năm trở lại đây có sự chuyển dịch trong cơ cấu diện tích trồng lúa. Diện tích trồng lúa HT1 và nếp đã tăng lên, đây là điều đáng mừng bởi nó cho thấy trình độ thâm canh đã từng bước được nâng cao, các nông hộ đã mạnh dạn sử dụng giống lúa mới cho chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao hơn mặc dù năng suất của các giống lúa này còn thấp. 40 2.3.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra Việc lựa chọn những giống lúa có năng suất cao, kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, thực hiện bón phân đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc BVTV hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để đạt mục đích là nhằm nâng cao năng suất. Vì vậy, năng suất là mục đích hướng đến của người trồng lúa, nó thể hiện sự bội thu hay thất thu của việc sản xuất lúa. Để thấy rõ hơn vào tình hình này ta đi vào phân tích bảng 14. Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 ( Tính bình quân/ hộ/ha) Chỉ tiêu ĐVT Tổ 3 Tổ 5 BQC Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Diện tích ha 0,278 0,278 0,240 0,240 0,259 0,259 Năng suất Tạ / ha 63,05 59,97 61,83 58,36 62,44 59,17 Sản lượng Tạ 17,53 16,67 14,84 14,01 16,19 15,34 ( Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cả ba chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng của tổ 3 đều lớn hơn tổ 5. Về diện tích, thì cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu đều như nhau. Ở tổ 3 thì diện tích bình quân trên hộ cao hơn ở tổ 5. Về năng suất , ở tổ 3 đạt 63,05 tạ/ha vào vụ Đông Xuân và 59,97 tạ/ha vào vụ Hè Thu. Còn ở tổ 5 đạt 61,83 tạ/ha vào vụ Đông Xuân và 58,36 tạ/ha vào vụ Hè Thu. Như vậy năng suất lúa ở tổ 3 cũng lớn hơn tổ 5, điều này được giải thích đất đai ở tổ 3 màu mỡ hơn, nhiều phù sa hơn, hệ thống thủy lợi hoàn thiện cộng với sự chăm sóc hợp lý nên năng suất đạt được l...ờngdụng các giống lúa mới có chất lượng cao hơn nên giá trị sản xuất ở vụ ĐX là cao hơn vụ HT. Mặc dù giá trị sản xuất là cao hơn nhưng chi phí trung gian của vụ ĐX thấp hơn so với vụ HT. Ở vụ ĐX chi phí trung gian bình quân/hộ/ha là 19.126,40 nghìn đồng, còn ở vụ HT chi phí trung gian bình quân/hộ/ha là 20.897,39 nghìn 42 đồng. Vì vào vụ HT thì nắng nóng kéo dài gây hiện tượng khô hạn nên công tác làm đất, thủy lợi cũng tốn nhiều công sức hơn và phân bón cũng được đầu tư nhiều hơn để đáp ứng cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Vì giá trị sản xuất và chi phí trung gian của mỗi vụ khác nhau dẫn đến giá trị gia tăng của hai vụ chênh lêch nhau khá lớn. Gía trị gia tăng bình quân của mỗi hộ ở vụ ĐX tăng so với vụ HT là 8.605,88 nghìn đồng/hộ/ha tức tăng 53,66%. Khi xét đến các chỉ tiêu hiệu quả GO/IC, VA/IC, VA/GO thì chỉ tiêu GO/IC bình quân chung mỗi hộ thuộc hai vùng ở vụ ĐX đạt 2,29 lần, tức là khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì tạo ra được 2,29 đồng giá trị sản xuất, còn ở vụ HT thì chỉ tiêu này thấp hơn chỉ đạt 1,77 lần. Chỉ tiêu VA/IC cũng có sự khác biệt, bình quân hộ ở vụ ĐX đạt 1,29 lần, còn ở vụ HT chỉ đạt 0,77 lần. Con số này đã nói lên rằng , khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian vào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra được 1,29 đồng giá trị gia tăng đối với vụ ĐX và 0,77 đồng đối với vụ HT. Như vậy về hiệu quả sản xuất lúa thì vụ ĐX là cao hơn, cứ một đồng giá trị sản xuất thì tạo ra 0,55 đồng giá trị gia tăng, còn vụ HT chỉ đạt 0,42 đồng. Điều này khẳng định rằng, bên cạnh quy mô diện tích thì chất lượng đất, việc áp dụng các tiến bộ KH-KT, điều kiện tự nhiên, thời tiết và các biện pháp chăm sóc hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất lúa. Có thể nói rằng cây lúa trên địa bàn phường Thủy Châu là cây trồng chính, có hiệu quả kinh tế cao, có vai trò quan trọng trong thu nhập và nguồn lương thực của người dân. Vì vậy, cần phát huy hơn nữa tiềm năng của vùng, đồng thời giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết để nâng cao kết quả sản xuất. 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy 2.4.1 Ảnh hưởng của chi phí trung gian Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí bằng tiền mà người nông dân đầu tư trực tiếp vào sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất do đó tác động rất Trườnglớn đến kết quả sản xuất của các nông hộ. Trong đó chi phí về phân bón, giống, lao động chiếm một tỷ lệ đáng kể. Tùy vào trình độ hiểu biết, phương pháp canh tác và nguồn lực của từng hộ gia đình mà có mức đầu tư cũng khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác biệt về giá trị sản xuất, gía trị gia tăng mà mỗi hộ sẽ nhận được cũng khác 43 nhau. Để thấy được sự ảnh hưởng của chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất ta xem xét số liệu qua bảng 16: Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ năm 2011 ( ĐVT: Bình quân/ hộ/ha) Nhóm Phân tổ theo Số hộ GO VA GO/IC VA/IC IC (1000đ) SL (hộ) % (1000đ) (1000đ) (lần) (lần) Vụ Đông Xuân 40 100 43.769,15 24.642,94 2,29 1,29 I <18.500 11 27,5 41.012,05 22.657,90 2,23 1,23 II 18.500-19.500 25 62,5 44.312,42 24.962,33 2,29 1,29 III >19.500 4 10,0 47.955,74 28.105,65 2,42 1,42 Vụ Hè Thu 40 100 36.934,26 16.036,87 1,77 0,77 I <20.000 8 20,0 33.385,87 13.513,33 1,68 0,68 II 20.000-21.000 20 50,0 37.314,35 16.351,23 1,78 0,78 III >21.000 12 30,0 38.666,37 17.195,30 1,80 0,80 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ở vụ ĐX hộ có mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 18.500 nghìn đồng là 11 hộ, chiếm 27,5% thì giá trị sản xuất thu được là 41.012,05 nghìn đồng/hộ/ha và giá trị gia tăng đạt được là 22.657,90 nghìn đồng/hộ/ha. Tiếp đến là hộ có mức đầu tư chi phí trung gian trong khoảng 18.500- 19.500 nghìn đồng chiếm 25 hộ thì giá trị sản xuất tăng lên là 44.312,42 nghìn đồng/hộ/ha và giá trị gia tăng cũng tăng lên 24.962,33 nghìn đồng/hộ/ha. Nhóm có mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất là lớn hơn 19.500 nghìn đồng là 4 hộ, chiếm 10%. Đây là những hộ điển hình của phường, họ có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa, họ mạnh dạn trồng các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao nên giá trị sản xuất thu được là lớn nhất đạt 47.955,74 nghìn đồng/hộ/ha và giá trị gia Trườngtăng cũng lớn nhất. Như vậy sự đầu tư khác nhau của các nông hộ dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ đạt được cũng khác nhau. Ở những hộ thuộc nhóm 1, chỉ số GO/IC là thấp nhất, chỉ đạt 2,23 lần, còn những hộ ở nhóm 2 và 3 do có sự đầu tư kĩ lưỡng hơn nên kết quả và hiệu quả thu được là cao hơn. Đặc biệt là những hộ thuộc 44 nhóm 3, chỉ số GO/IC đạt được là cao nhất 2,42 lần. Như vậy, thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm hoặc chủ quan trong việc chăm sóc luôn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng lúa của các nông hộ. Đối với vụ HT cũng có sự biến động tương tự vụ ĐX. Cụ thể là ở nhóm 1 đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 20.000 nghìn đồng là 8 hộ, chiếm 20% thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thu được là thấp nhất. Các nhóm hộ tiếp theo có chi phí cao hơn thì giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng tăng theo. Đặc biệt là ở nhóm 3 có mức đầu tư cao nhất là lớn hơn 21.000 nghìn đồng thì giá trị sản xuất (38.666,37 nghìn đồng) và giá trị gia tăng thu được (17.195,30 nghìn đồng) là lớn nhất. Xét về các chỉ số thì nhóm 1có chỉ số GO/IC là 1,68 lần và VA/IC là 0,68 lần, nhóm 2 có chỉ số GO/IC là 1,78 lần và VA/IC la 0,78 lần và nhóm 3 có chỉ số GO/IC là 1,80 lần và VA/IC là 0,80 lần. Qua phân tích ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ở hai vụ ĐX và HT, ta có thể rút ra kết luận: Xét ở một chừng mực nào đó thì các hộ có mức đầu tư chi phí trung gian cao thì kết quả và hiệu quả thu được là cao hơn. Song nếu mức đầu tư quá lớn, không tính toán kỹ , không tương xứng với kết quả đầu ra thì sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất. Do đó các nông hộ cần nắm rõ các kỹ thuật sản xuất để có sự đầu tư thỏa đáng và hợp lý thì hiệu quả mang lại sẽ cao, ngược lại mức chi phí cao nhưng không hợp lý thì hiệu quả mang lại sẽ không theo ý muốn. 2.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất lúa có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sản xuất. Trên cơ sở đánh giá đúng ảnh hưởng của từng nhân tố đầu vào ta có thể lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý và hiệu quả. Trong các yếu tố đầu vào thì công lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất. Việc đầu tư công lao động có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Bên cạnh công Trườnglao động thì yếu tố phân bón chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong cơ cấu chi phí. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Trong sản xuất lúa thì cũng không thể thiếu giống. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì cho ra đời các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn. 45 Để phân tích vấn đề này tôi tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân tích mối quan hệ giữa năng suất lúa với các yếu tố đầu vào chủ yếu của các nông hộ trên địa bàn phường và thu được kết quả như sau: Bảng 17: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra năm 2011 ( ĐVT: Bình quân/ hộ/ha) Nhóm NS lúa Số hộ Giống NPK Đạm Kali LĐ (tạ/ha) SL % (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (công/ha) (hộ) Vụ Đông Xuân 40 100,00 115,55 259,86 161,72 58,71 12,27 I <60 14 35,00 108,25 250,12 155,54 56,32 10,12 II 60-65 20 50,00 122,07 262,09 162,08 59,60 12,95 III >65 6 15,00 110,85 275,15 174,91 61,35 15,03 Vụ Hè Thu 40 100,00 107,01 281,27 172,03 63,98 12,37 I <55 16 40,00 100,03 270,14 163,67 58,95 10,21 II 55-60 19 47,50 113,23 286,10 173,45 65,80 13,38 III >60 5 12,50 105,72 298,54 193,35 73,18 15,47 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Giống là nhân tố quyết định đến năng suất và phẩm chất của lúa nếu nó được gieo trồng trong điều kiện đảm bảo về thủy lợi. Loại giống sử dụng quyết định đến năng suất tối đa có thể đạt được. Còn lượng giống sử dụng ảnh hưởng đến mật độ cây trồng, đến số bông trên một đơn vị diện tích và do đó ảnh hưởng đến năng suất. Trong một giới hạn nhất định, khi lượng giống sử dụng tăng thì năng suất tăng. Nhưng khi lượng giống tăng quá mức sẽ làm cho mật độ cây trồng quá cao trên một đơn vị diện tích và làm số hạt trên bông ít đi, giảm trọng lượng hạt do đó làm cho năng suất giảm đáng kể. Ở địa phương, hầu hết các hộ đều sử dụng lượng giống khá lớn. Giống đưa vào đầu tư cao là do thói quen, tập quán của người dân. Hơn nữa Trườngvào vụ ĐX năm 2001 thời tiết diễn biến thất thường, mưa và rét đậm kéo dài trong suốt thời gian gieo xạ, lượng giống bị gieo xạ lại nhiều lần. Cụ thể, những hộ thuộc nhóm I có năng suất thấp nhất, nhỏ hơn 60 tạ/ha với mức đầu tư giống là 108,25 kg/ha, còn những hộ thuộc nhóm III, năng suất bình quân/ha là cao nhất, lớn hơn 65 46 tạ/ha với mức đầu tư là 110,85 kg/ha. Nhưng khi tăng lượng giống lên 122,07 kg/ha thì năng suất lại giảm xuống (nhóm II). Ở vụ HT thì cũng tương tự vụ ĐX, những hộ thuộc nhóm I thì có năng suất bình quân/ha là nhấp nhất và những hộ thuộc nhóm III thì có năng suất bình quân/ha là cao nhất. Nhưng ở vụ này thì lượng giống đầu tư ít hơn so với vụ ĐX là do vào vụ ĐX thời tiết khắc nghiệt nên lượng giống bị gieo xạ lại nhiều lần. Và sau giống thì việc đầu tư phân bón cũng là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Cụ thể như sau: Trong cơ cấu phân hóa học thì NPK có tỷ lệ sử dụng cao nhất. Đối với vụ ĐX thì nhóm 1 bón 250,12 kg/ha thì năng suất thu được là nhỏ hơn 60 tạ/ha. Nhóm 2 bón nhiều hơn (262,09 kg/ha) thì năng suất thu được cao hơn. Nhóm 3 đầu tư NPK nhiều nhất (275,15 kg/ha) nên năng suất thu được là cao nhất (trên 65 tạ/ha). Đối với vụ HT thì những hộ đầu tư cho phân NPK nhiều hơn thì năng suất thu được cũng cao hơn. Đạm có vai trò quan trọng đối với cây lúa, việc bón quá nhiều hay ít đạm đều không cho năng suất tối đa. Nếu bón quá nhiều thì lúa sẽ dễ mắc các bệnh như đạo ôn, khô vằn, rầy nâuNhư vậy lại tốn thêm khoản chi phí về BVTV nhưng năng suất lúa đạt được không cao. Ngược lại nếu bón quá ít thì cây lúa sinh trưởng và phát triển không tốt, lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy những hộ có mức đầu tư loại phân này hợp lý thì cho năng suất cao. Những hộ thuộc nhóm 1 có mức đầu tư đạm là 155,54 kg/ha đối với vụ ĐX và 163,67 kg/ha đối với vụ HT thì cho năng suất là thấp nhất. Còn đối với những hộ có mức đầu tư 174,91 kg/ha đối với vụ ĐX và 193,35 kg/ha đối với vụ HT thì cho năng suất là cao nhất. Kali cũng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của lúa. Phân kali có tác dụng làm chắc hạt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh nên cũng được bà con chú trọng bón. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đối với những hộ có mức đầu tư phân Trườngkali cao hơn thì năng suất đạt được cao hơn. Nhóm 1 là nhóm có năng suất thấp nhất (vụ ĐX là nhỏ hơn 60 tạ/ha và vụ HT là nhỏ hơn 55 tạ/ha) và nhóm 3 có năng suất cao nhất (vụ ĐX là lớn hơn 65 tạ/ha và vụ HT là lớn hơn 60 tạ/ha). Cây lúa là một cây trồng đòi hỏi công chăm sóc rất lớn, trong đó bao gồm các công đoạn như gieo cây, làm cỏ sục bùn, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch để kịp 47 thời vụVì vậy mà công chăm sóc cũng là một nhân tố được người dân rất chú trọng. Ở địa phương hiện nay, phần lớn lực lượng lao động trẻ đều đi làm công nhân ở một số xí nghiệp, khu công nghiệp. Vì vậy vào những thời điểm gieo cấy, thu hoạch thì họ phải thuê thêm lao động, còn lại là lao động gia đình. Vào vụ ĐX những hộ có năng suất thấp hơn 60 tạ/ha thì họ phải thuê 10,12 công/ha. Nhóm hộ có năng suất 60-65 tạ/ha thì thuê 12,95 công/ha . Và mức đầu tư lao động là 15,03 công/ha thì thu được năng suất là cao nhất trên 65 tạ/ha. Vào vụ HT những hộ có năng suất thấp hơn 55 tạ/ha thì họ phải thuê 10,21 công/ha. Nhóm hộ có năng suất 55-60 tạ/ha thì thuê 13,38 công/ha . Và mức đầu tư lao động là 15,47 công/ha thì thu được năng suất là cao nhất trên 60 tạ/ha. Như vậy qua phân tích ở trên ta thấy rằng sự biến động năng suất lúa của các nông hộ chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố như giống, NPK, đạm, kali và công lao động. Nhìn chung ở mức đầu tư hiện tại thì năng suất lúa của các hộ sẽ tăng nếu tăng chi phí đầu tư và chế độ chăm sóc hợp lý. Một khó khăn mà các hộ gặp phải là giá các loại phân hóa học quá cao làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của các hộ, từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy, tăng mức đầu tư các yếu tố đầu vào chủ yếu trên phải đầu tư đồng bộ, hợp lý. Đồng thời kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới sẽ làm tăng năng suất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Trường 48 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng chung Xuất phát từ thực tế sản xuất lúa trên địa bàn phường, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế hơn nữa thì đòi hỏi chính quyền phường cũng như bà con nông dân trong thời gian tới cần phối hợp làm tốt các mục tiêu sau: -Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của phường để đưa ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà. -Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hàng hóa. -Đảm bảo chủ động vấn đề thủy lợi trong cả hai vụ ĐX và HT cũng như phải chuẩn bị đầy đủ máy móc và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu tại địa phương. -Mở thêm các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất cho bà con, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp và thân thiện với môi trường tuy nhiên không được khai thác quá mức tiềm năng đất đai. -Đẩy mạnh và phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. 3.2 Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa của phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy 3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật Việc áp dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng. Qua phân tích ta thấy sử dụng các yếu tố đầu vào vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp kĩ thuật sau: - Đối với giống lúa Do giới hạn về quỹ đất nông nghiệp nên yêu cầu cấp thiết đối với các nông hộ là tăng cường đầu tư sản xuất thâm canh để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Trườngnhân dân. Trong đó yếu tố giống là yếu tố được quan tâm hàng đầu của bà con nông dân. Kể từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất, giống quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay bà con thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, HT1Yêu cầu đặt ra cần nâng cao tỷ lệ diện tích lúa 49 chất lượng cao và yêu cầu các nông hộ phải sử dụng hoàn toàn giống lúa cấp một để giảm thiểu khả năng rủi ro. Đối với hộ nông dân còn dùng giống lúa cấp hai thì cần phải thay đổi suy nghĩ chuyển sang giống lúa cấp một để đảm bảo chất lượng. - Đối với thuốc BVTV Việc phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Qua thực tế cho thấy, hầu hết các hộ đều gặp khó khăn là sâu bệnh phá hoại mùa màng. Việc sử dụng thuốc BVTV như “con dao hai lưỡi” có thể đem lại hiệu quả cao nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Vì vậy nếu trên ruộng xuất hiện sâu bệnh mà mức độ vẫn còn nhẹ thì có thể sử dụng các biện pháp như rắc vôi, bón tro cho ruộng, còn nếu bị nặng thì nên khoanh vùng để điều trị. - Đối với phân bón Phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Nếu bón phân cân đối thì khả năng chống chịu sâu bệnh của lúa sẽ cao hơn, đồng thời cho năng suất tốt hơn. Phân chuồng là loại phân hữu cơ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali và các vi lượng cần thiết khác cho cây. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cải tạo đất. Đồng thời chi phí lại rẻ hơn phân hóa học rất nhiều. Tuy nhiên rất ít gia đình nhận thức được điều này, hơn nữa là lượng phân mà gia đình có được là ít, lại khó vận chuyển ra ruộng. Vì vậy trong thời gian tới các hộ cần tăng cường sử dụng loại phân này. Qua điều tra cho thấy phần lớn các nông hộ đều nắm được kỹ thuật bón phân đúng quy trình, đúng liều lượng. Nhưng vẫn còn một số hộ gia đình lạm dụng quá nhiều phân hóa học, đặc biệt là đạm làm cho đất ngày càng xấu đi. - Đối với lao động Lao động là một yếu tố đầu vào ảnh hưởng quyết định tới năng suất lúa. Việc đảm bảo nguồn lao động trong mùa gieo cấy, thu hoạch góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất lúa. Khi đầu tư lao động trong việc làm cỏ, chăm sóc, thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời cũng giúp tăng năng suất lúa. Một tình trạng thường hay xảy ra là thiếu lao động Trườngvào mùa vụ. Vì vậy để giải phóng sức lao động, tăng tính hiệu quả của công việc thì việc đưa máy móc vào sản xuất là rất cần thiết. Ngoài ra thì trình độ của người lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lúa. Các hộ có trình độ văn hóa cao thì sẽ dễ dàng tiếp thu các thành tựu KH-KT. Do vậy cần nâng cao dân trí cho người dân bằng cách tăng cường các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức. 50 3.2.2 Giải pháp về đất đai Đất đai đóng vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng. Vì vậy giải pháp về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng lúa trong thời gian tới. Thực tế trên địa phương quỹ đất nông nghiệp hầu như đã được sử dụng gần hết. Do vậy giải pháp nâng cao sản lượng bằng cách mở rộng diện tích là điều không thể thực hiện được nên thực hiện giải pháp bằng con đường thâm canh là chủ yếu. Để sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, HTX cần tiến hành mạnh mẽ hơn nữa kế hoạch “dồn điền đổi thửa” nhằm tiến tới mỗi hộ chỉ có 1-2 thửa ruộng thay vì 3-4 thửa như hiện nay, tạo điều kiện cho các nông hộ giảm bớt chi phí mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Bên cạnh đó HTX cần khuyến khích các hộ trao đổi ruộng đất cho nhau, đồng thời thu hồi đất đối với những hộ không có nhu cầu sử dụng, tạo điều kiện cho những hộ có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. 3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông Để không ngừng đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo vươn lên thì đòi hỏi công tác khuyến nông cần phải được đẩy mạnh. Hiện HTX cũng có triển khai các lớp tập huấn kĩ thuật cho bà con song số lượng người tham gia vẫn chưa nhiều, việc tập huấn kĩ thuật chỉ dừng lại ở một số đối tượng như cán bộ, đoàn thể. Do đó,trong thời gian tới để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan khuyến nông với HTX nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông cả về số lượng lẫn chất lượng và quy mô đối tượng tham gia. 3.2.4 Giải pháp về vốn Có thể nói rằng vốn là một trong những yếu tố đầu vào quyết định tới năng suất lúa. Nhưng nguồn vốn đến người dân hiện nay còn hạn chế. Đó là thủ tục vay rườm rà, phải qua nhiều cấp phê duyệt và thời gian vay ngắn. HTX cho các nông hộ vay tiền ở đầu vụ để mua phân bón, giống trong vòng 4 tháng. Người dân rất Trườngmuốn vay nhưng do tâm lý lo ngại vì đến lúc trả thì họ phải trả gốc lẫn lãi cộng với khoản thuế sản lượng, chi phí thủy lợi, giao thông. tạo thành một khoản tiền lớn, họ sợ không đủ khả năng chi trả. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải xem xét lại thủ tục và thời hạn cho vay nhằm giúp bà con mạnh dạn vay vốn, đầu tư máy móc thiết bị vào phục vụ cho việc sản xuất lúa. 51 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Kết luận Qua nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tôi rút ra một số kết luận sau: Trong những năm gần đây, phường Thủy Châu đã đạt dược những thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Đây là kết quả đáng tự hào không chỉ đối với chính quyền địa phương mà còn là của bà con nông dân. Cây lúa đã dần dần khẳng định được vai trò của mình, góp phần vào tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân. Trong nguồn thu nhập hàng năm mà ngành nông nghiệp mang lại cho nông hộ thì nguồn thu từ sản xuất lúa chiếm một tỷ trọng lớn. Nhìn chung, năng suất lúa trên địa bàn ngày càng tăng. Năm 2011, năng suất bình quân của phường đạt 62,44 tạ/ha vào vụ ĐX và 59,17 tạ/ha vào vụ HT. Qua quá trình điều tra tôi thấy, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Trong cơ cấu đầu tư thì phân bón và lao động chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, giá cả của các yếu tố đầu vào không ổn định nên việc sử dụng phân bón hợp lý và có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, giống là một yếu tố không kém phần quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Đa số các hộ sử dụng giống cấp 1 do HTX cấp giống và đặt mua ở công ty giống nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh chưa cao, do đó dẫn đến chi phí thuốc BVTV tăng, tăng giá thành sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và con người. Do vậy, cần xác định yếu tố đầu vào hợp lý để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật nhằm đạt năng suất cao. Ở vụ ĐX chi phí đầu tư bình quân/ ha là 19.126,40 nghìn đồng và giá trị sản xuất thu được là 43.769,15 nghìn đồng. Ở vụ HT chi phí đầu tư bình quân/ ha là 20.897,39 nghìn đồng và giá trị sản xuất thu được là 36.934,26 nghìn đồng. Đây là một kết quả tương đối cao góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho Trườngcác nông hộ đồng th ời góp phần sử dụng nguồn lao động sẵn có trong nông thôn. Tóm lại, người dân ở địa phương thường dựa vào kinh nghiệm và sản xuất bằng các dụng cụ thô sơ, chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, người lao động vẫn phải bỏ ra công sức rất nhiều và năng suất, hiệu quả của việc sản xuất lúa là chưa cao. 52  Kiến nghị -Đối với nhà nước Thực hiện sự điều tiết thị trường đối với phân bón thông qua các biện pháp như quy định giá trần, thực hiện thông tin thị trường, bảo hiểm sản phẩm. Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung các chính sách về phát triển nông nghiệp như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá các yếu tố đầu vào. Tăng cường đầu tư và nghiên cứu các giống lúa mới có năng suất, phẩm chất tốt. Khuyến khích các hộ mạnh dạn ứng dụng giống mới vào trong sản xuất. -Đối với chính quyền địa phương Xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để cung cấp các thông tin về giá cả kịp thời cho người dân trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Tổ chức khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất. Trong đó kết hợp các khảo nghiệm liều lượng và phương pháp bón phân phù hợp với từng loại giống. Tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất lúa nhằm bổ trợ thêm kiến thức khuyến nông cho nông dân. Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các đợt dịch bệnh hại lúa, thông báo kịp thời, hướng dẫn người dân phòng trừ đồng bộ, đúng cách, đúng thuốc và đúng liều lượng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, nâng cao năng lực và của hệ thống thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng theo hướng kiên cố hóa, bê tông hóa. -Đối với người dân: Nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất cùng với kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần các tập quán lạc hậu và không hiệu quả. Bên cạnh việc sản xuất lúa cần quan tâm đến cây trồng vật nuôi khác để tránh tình trạng lãng phí lao động nông nhàn, rủi ro mùa vụ nhằm tăng thu nhập Trườngđồng thời cải tạo đất đai. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn để kịp thời tiếp nhận các thông tin bổ ích về quy trình sản xuất Mạnh dạn đề xuất hướng giải quyết hợp lý trong sản xuất đối với các cơ quan ban ngành trong vấn đề liên quan. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế, 2004 2. PGS.TS Mai Văn Xuân – PGS.TS Hoàng Hữu Hòa, Lý thuyết thống kê, bộ môn khoa học cơ sở, Huế -1997. 3. PGS.TS Mai Văn Xuân, Bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, Đại học kinh tế Huế, 2008. 4. Th.s Nguyễn Quang Phục, Bài giảng Nguyên lý phát triển nông thôn, Đại học kinh tế Huế, 2006 5. PGS.TS Phạm Đình Vân, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội, năm 2002. 6. UBND phường Thủy Châu, Báo cáo hiện trạng sử dụng đất đai của phường Thủy 7. UBND phường Thủy Châu, Báo cáo kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm 2011 8. Báo cáo tổng kết KD-DV-SX NĂM 2009, 2010, 2011. 9. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phường Thủy Châu đến năm 2010. 10. Các khóa luận trước. 11.Trang web: 12. Trang web: Trường 54 PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở PHƯỜNG THỦY CHÂU, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Người điều tra: Phan Thị Huệ Ngày điều tra: .................................................................................................. 1.Thông tin của hộ điều tra: Tên chủ hộ: .............................................. Tuổi: .............................................. Địa chỉ:............................................................................................................. Số nhân khẩu trong gia đình:........................................................................... Số lao động trong gia đình:.............................................................................. Trình độ văn hóa:............................................................................................. 2.Tình hình sử dụng đất đai của hộ Chỉ tiêu Diện Nguồn hình thành tích Cấp Đấu Mướn thầu Tổng diện tích 1.Diện tích đất nông nghiệp -Đất trồng lúa Đông Xuân -Đất trồng lúa Hè Thu -Đất trồng cây hàng năm khác 2.Đất phi nông nghiệp (ở, vườn) 3.Tình hình sử dụng giống lúa Loại giống DT gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ha) 1.Khang dân 2.HT1 Trường3.Nếp 4. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của hộ phục vụ cho việc trồng lúa 4.1 Tình hình trang bị TLSX Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Gía trị (1000đ) 1.Máy bơm nước 2.Bình phun thuốc 3.Nông cụ nhỏ 4.Xe máy 5.Khác 4.2 Vốn Trong quá trình sản xuất lúa, hộ gia đình có phải vay vốn không ? Có Không Nếu vay thì vay dưới hình thức nào? Mua chịu Tiền mặt Số tiền vay ? Vay từ nguồn nào?.................................., lãi suất vay. Thời hạn vay?........................................................................................... 5. Tình hình thu nhập của hộ (1000đ) Tổng thu nhập của hộ:... -Thu nhập từ lúa Đông Xuân:.. - Thu nhập từ lúa Hè Thu: - Thu nhập từ các cây trồng khác: - Thu nhập từ chăn nuôi:.. Trường- Thu nhập từ các dịch vụ nông nghiệp, nghành nghề khác:.. 6. Chi phí sản xuất lúa của hộ bỏ ra Chi phí Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu SL Đơn giá T. tiền SL Đơn giá T. tiền (kg) (1000đ) (1000đ) (kg) (1000đ) (1000đ) 1.Giống 2.Phân bón + Đạm + Lân + Kali + NPK + Vôi +Phân chuồng 3.Thuốc BVTV 4.Thủy lợi 5.Thuê dịch vụ + Làm đất + Gieo cấy, tỉa dặm +Chăm sóc, làm cỏ + Thu hoạch (cắt, tuốt) 6.Chi phí khác Tổng chi phí Trường7. Kết quả mà hộ đ ạt được  Vụ Đông Xuân -Năng suất: ............................................................................................................ -Sản lượng: ............................................................................................................ ...............................................................................................................................  Vụ Hè Thu -Năng suất:........................................................................................................... ..................................................................................................................................... -Sản lượng:........................................................................................................... ..................................................................................................................................... Với kết quả đạt được đó, hộ dùng với mục đích gì ? Để giống Dùng gia đình Bán Gía bán lúa:.............................................................................................................. 8.Yếu tố quyết định đến năng suất lúa Đông Xuân Vốn Thời tiết thuận lợi Thủy lợi Gía cả yếu tố đầu vào Hiểu biết về kỹ thuật Lịch thời vụ 9. Để tăng năng suất lúa, những vấn đề mà hộ gia đình cho là quan trọng nhất Có thêm đất để sản xuất Hỗ trợ giống lúa mới Tập huấn kỹ thuật Đầu tư cơ sở hạ tầng Vay vốn để sản xuất Khác 10.Ông bà có ý kiến gì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_lua_cua_cac_non.pdf
Tài liệu liên quan