Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

HỌC VIỆN NễNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN ------› ả š------ NGUYỄN THU HẰNG ĐÁNH GIÁ HèNH THỨC LIấN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYấN LIỆU GIỮA CễNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN VỚI NễNG DÂN TẠI Xà VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HểA KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN NễNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN ------› ả š------ KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HèNH THỨC LIấN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYấN LIỆU GIỮA CễNG TY CP NCN DVTM VÂN SƠN

docx108 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA Tên sinh viên : Nguyễn Thu Hằng Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : KTC – K56 Niên khoá : 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Dương Nga HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày..thángnăm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hằng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa KT & PTNT trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi có được một nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn trực tiếp TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận. Tôi xin đặc biệt cảm ơn tới Giám đốc Công ty CP NCNDVTM Vân Sơn, cùng các chú, anh, chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, UBND, các ban ngành, đoàn thể bà con nhân dân xã Vân Sơn đã cung cấp những số liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hằng TÓM TẮT KHÓA LUẬN   Với phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Vân Sơn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2011 -2020, được đánh giá là một hướng đi mới, mang tính đột phá theo chủ trương, định hướng, chính sách phát triển của Ðảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương VII khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Liên giữa Công ty CPNCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn bằng hình thức Công ty thuê đất của nông dân để sản xuất mía nguyên liệu, đang được xem là hình thức mới có hiệu quả góp phần chuyển đổi cơ cấu cây, tạo việc làm tăng thu nhập và đời sống cho người dân. Chính vì vậy mà việc phát triển và mở rộng hình thức liên kết này là việc rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu tập trung đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn, các vấn đề trong liên kết, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển hợp lý hình thức liên kết. Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Làm rõ lợi ích của hình thức mang lại cho Công ty và nông dân, các vấn đề phát sinh trong liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết. Đánh giá thực trạng liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn; đánh giá tiềm năng của hình thức; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trên địa bàn xã. Đề tài được thực hiện tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn. Với đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu cơ sỏ lý luận và thực tiễn liên quan đến hình thức liên kết giữa Công ty và nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu. Các mục tiêu trên đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài: Về lý luận: Đề tài làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, mô hình, phương thức và yếu tố ảnh hưởng về liên kết; lợi ích và tính bền vững của liên kết. Về thực tiễn: Đề tài tìm hiểu thực tiễn về hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu ở ngoài nước Trung Quốc và Thái Lan, trong nước. Với các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu nhập số liệu; phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp thống kê so sánh kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết, lợi ích và tính bền vững của liên kết. Liên kết giữa Công ty và nông dân diễn ra mang lại lợi ích gì cho cả nông dân và Công ty? Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết. Kết quả nghiên cứu chia làm 5 phần: Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn. Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu ở xã Vân Sơn. Đánh giá tiềm năng phát triển hình thức liên kết mía nguyên liệu. Định hướng và giải pháp hợp lý để phát triển hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty và nông dân liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu thông qua HĐ thuê quyền sử dụng đất được ký kết với thời hạn 20 năm chia làm hai giai đoạn trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên, diện tích, tiền thuê đất. Diện tích đất Công ty thuê của toàn xã 69,8 ha với 490 hộ cho thuê năm 2014. Lợi ích mang lại cho Công ty trước tiên chất lượng đảm bảo, năm 2014 với chữ lượng đường 10 CCS, chủ động được nguyên liệu với sản lượng 6.282 tấn năm 2014 và năng suất đạt 90 tấn/ha cao hơn so với các hộ dân trồng mía. Đối với hộ dân liên kết giúp đời sống của họ được nâng cao, tạo việc làm cho 220 lao động (năm 2014), số hộ có lao động làm thuê cho Công ty. Có thu nhập ổn định và cao hơn so với hộ không liên kết, với thu nhập/hộ/năm là 32.462,6 nghìn đồng cao hơn so với các hộ không liên kết, gấp 1,16 lần so với hộ trồng mía và gấp 1,22 lần so với hộ trồng lúa. Khi tham gia liên kết với số tiền thuê đất nhận trước 10 năm, nhiều hộ dùng để chuyển đổi ngành nghề như buôn bán, kinh doanh,..nhiều hộ dùng gửi vào ngân hàng, trả tiền nợ. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì có những vấn đề trong liên kết cần được khắc phục và giải quyết. Tính bền vững của liên kết thì không có hộ nào phá vỡ HĐ, nhưng vẫn xảy ra tình trạng vi phạm HĐ, ở mức độ nhẹ nên chỉ bị phía Công ty nhắc nhỡ thôi, bên phía Công ty năm 2014 thì Phá vỡ 2 HĐ. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết ý thức của người dân còn chưa cao. Sự hạn chế về trình độ học vấn, nên hiểu biết của họ về lợi ích bảo vệ ruộng mía cho Công ty còn kém, tiếp thu kỹ thuật còn hạn chế. Công ty chịu rủi ro trong sản xuất như điều kiện thời tiết, hạn chế về việc vay vốn, lao động chưa có tay nghề. Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết. Nghiên cứu cũng cung cấp những giải pháp cụ thể phát triển hợp lý hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn trong thời gian tới. Trong đó cần sự phối hợp từ nhiều phía, nhưng đặc biệt cần phát triển mối liên kết bốn nhà Nhà nước - Nhà khoahọc - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông. Và mở rộng, phát triển hình thức sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương là giải pháp cốt lõi. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 33 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 35 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của Xã Vân Sơn năm 2014 36 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 38 Bảng 3.5 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. 40 Bảng 4.1: Tình hình diện tích mía theo thôn của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012 – 2014. 44 Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã Vân Sơn trong 3 năm qua 2012 - 2014 45 Bảng 4.4 Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. 48 Bảng 4.5 Thực trạng liên kết của công ty với toàn xã năm 2012-2014 51 Bảng 4.6 Thông tin chung về hộ điều tra 53 Bảng 4.7 Tình hình tham gia liên kết của nông dân điều tra trong sản xuất mía nguyên liệu. 54 Bảng 4.8 Thu nhập của hộ liên kết theo định mức khoản tiền thuê đất. 55 Bảng 4.9 So sánh thu nhập bình quân giữa hộ tham gia liên kết với không liên kết. 56 Bảng 4.10 Tình hình hộ nông dân được làm thêm ở Công ty trong toàn xã Vân Sơn 58 Bảng 4.11 Lợi ích về việc làm của hộ điều tra 59 Bảng 4.12 Lợi ích của hộ nông dân liên kết cho Công ty thuê đất. 60 Bảng 4.13 Sản lượng và năng suất toàn vùng mía HĐ ở xã Vân Sơn 62 Bảng 4.14 Tình hình ký kết hợp đồng của Công ty với Hộ nông dân 66 Bảng 4.15 Một số ý kiến của hộ được điều tra đối với hình thức liên kết cho Công ty thuê đất 68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CCS Chữ lượng đường 4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 5 CP NCN DVTM Cổ phần Nông công nghiệp dịch vụ thương mại 6 ĐVT Đơn vị tính 7 HĐ Hợp đồng 8 HĐND Hội đồng nhân dân 9 HTX Hợp tác xã 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 LĐ Lao động 12 NN Nông nghiệp 13 NN Nông nghiệp 14 SL Sản lượng 15 UBND Ủy ban nhân xã PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết chính là bảo đảm về lợi ích của các bên tham gia liên kết kinh tế. Liên kết giúp cho các bên tham gia giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, thu nhập của nhà nông, liên kết giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn nguyên liệu ổn định. Để tránh được rủi ro nhiều nhà sản xuất phân tán sự rủi ro bằng cánh mời gọi các chủ thể khác tham gia thực hiện và triển khai dụ án. Thậm chí mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo một phần công việc tùy theo năng lực của các chủ thể. Như vậy mỗi chủ thể tham gia đều chịu một phần rủi ro nếu có. Thực hiện Nghị quyết TW 7: “ Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đội ngũ trí thức nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, tri thức về nông thôn. Đóng góp tích cực và có hiệu quả cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo đường lối của Đảng” việc vận dụng các hình thức liên kết đã triển khai với mục tiêu phát triển bền vững giữa các bên tham gia. Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân, một bộ phận của liên kết trong nền kinh tế nói chung, một trong những thể chế thực hiện mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu, đồng thời là một bộ phận của quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Việc liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giúp cho doanh nghiệp và nông dân cùng tồn tại và hỗ trợ nhau, thúc đẩy các hình thức chuyên môn hóa, liên hợp hóa và tập trung hóa, xã hội hóa sản xuất tiến bộ, phù hợp với xu thế đi lên sản xuất quy mô lớn, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc hình thành hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân xã Vân Sơn là điều có lợi và tất yếu khách quan. Vân Sơn là xã thuần nông vùng có 1780 hộ/ 7.235 nhân khẩu nhưng chỉ có 677,4 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó, đất 2 vụ lúa là 328 ha nằm rãi rác, manh mún, năng suất thấp. Năm 2010 hưởng ứng phát triển toàn tỉnh về xây dựng nông thôn mới, xã Vân Sơn tiến hành thử nghiệm chuyển đổi 25 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía và đã đạt được kết quả tốt, xã sẽ mở rộng quy mô sản xuất mía để nâng cao thu nhập của người dân so với việc nông dân trồng lúa. Năm 2011, Vân Sơn là xã duy nhất của huyện Triệu Sơn được công ty mía đường Lam Sơn chọn để đầu tư trở thành vùng nguyên liệu chuyên canh, hướng đi mới được mở ra. Ngày 26-12-2011, tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn), Công ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ công bố thành lập Công ty CP Nông - Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Vân Sơn. Theo cách này người nông dân góp cho Công ty thuê đất với thời hạn 20 năm, hết thời hạn này thì đất lại thuộc về nông dân. Công ty bỏ vốn hàng năm tổ chức sản xuất, người nông dân được Công ty thuê làm lao động và được trả tiền theo công nhận, mức tiền được thỏa thuận giữa hai bên. Nông dân được chia 30% số tiền từ doanh thu bán mía cho Công ty mẹ kể từ năm thứ 4 trở đi. Công ty dành 10% lợi nhuận để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất(UBND xã Vân Sơn,2012). Hình thức này đã tạo ra thuận lợi: Công ty có vùng nguyên liệu mía ổn định, đảm bảo chất lượng, có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, người nông dân vẫn có việc làm, thu nhập ổn định, và đặc biệt họ vẫn có quyền giám sát phần đất của mình. Khi hết thời hạn cho thuê đất, nông dân được lấy lại đất của mình, thu nhập của họ vì thế cũng tăng lên. Cũng từ đây, toàn bộ số lao động dôi dư của địa phương được thu hút, tạo việc làm với mức lương bình quân từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Thành công của mối liên kết này cho thấy có sự hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Như vậy thực tế của việc liên kết sản xuât mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân có lợi ích về kinh tế và xã hội của nông dân khi liên kết như thế nào và lợi ích đối với Công ty ? Các vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết giữa Công ty với nông dân? Tính bền vững của liên kết? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hình thức liên kết? Có những giải pháp nào hoàn thiện và phát triển hợp lý hình thức liên kết? Để góp phần giải quyết câu hỏi trên, em nghiên cứu đề tài:" Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa". . Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung. Đánh giá thực trạng hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa. Mục tiêu cụ thể. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hình thức liên kết giữa Công ty với nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu. Đánh giá thực trạng hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân tại Xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa trong thời gian qua. Đề xuất các giải nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa trong thời gian sắp tới. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn thời gian tới: Thực trạng liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã thời gian qua diễn ra như thế nào? Lợi ích đem lại cho Công ty và nông dân khi tham gia vào liên kết? Các vấn đề trong liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân? 4) Các giải pháp nào cần đề xuất nhằm phát triển hợp lý liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu ở xã trong thời gian tới? . Đối tượng & phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan hình thức liên kết giữa Công ty với nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung : Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân. Thực trạng của hình thức liên kết đó trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết mía nguyên liệu hơn trong thời gian tới. Phạm vị về không gian: Tại Xã Vân Sơn- Triệu Sơn- Thanh Hóa và Công ty cổ phần Nông Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Vân Sơn. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời gian từ năm 2012-2014, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2015. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm về Nông dân. Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất, họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.(Wikipedia, 2009). 2.1.2 Vai trò của các tác nhân trong liên kết giữa Công ty và nông dân * Người sản xuất Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các nhà khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ được, tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược âu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, là người cung cấp số lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế về thông tin thị trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên kết. * Các yếu tố từ Doanh nghiệp Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ cho nông dân.nhất là vào thời điểm chính vụ nông sản. Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm. Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương với các hộ nông dân chưa cao. *Các yếu tố nhà nước và yếu tố khác Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền có vai trò trọng tài để giải quyết Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn hạn chế do chính sách và do bản thân chính quyền( nhất là chính quyền các cấp cơ sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để cơ sở chế biến và hộ sản xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết. Chưa xác định rõ về sự ràng buộc trách nhiệm, lợi ích giữa các bên tham gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là cơ sở chế biến vi phạm hợp đồng. 2.1.3. Các khái niệm về liên kết 2.1.3.1 . Khái niệm về liên kết Theo từ điển ngôn ngữ học(1992). “Liên kết” là kết là liên kết với nhau lại từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ . Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa thì: “ Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động đo các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”. David. W. Pearce (1999) trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng: “ Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững. Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “ Liên kết kinh tế là quá trình thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiên hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”. Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thưc phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nha ký kết hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần họa động của mình để thực hiện. Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên kết kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung. Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước hay thông qua hợp đồng miệng dựa trên sự tín nhiệm, niềm tin trách nhiệm cam kết giữa các tác nhân tham gia thị trường. Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiên hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên , giá cả từng sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích cho nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất và hôi đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu. Các đơn vị thành viên có tư cach pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế-kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết kinh tế không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu, được thể hiện thông qua các hình thức như hợp đồng văn bản hay thỏa thuận miệng giữa các tác nhân tham gia vào quá trình liên kết. Mục tiêu liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. 2.1.3.2. Nội dung của liên kết Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân rất đa dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngàng, đan xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của sự sản xuất từ sản xuất đơn lẻ, manh mún kém chất lượng sang dạng sản xuất tập trung đạt hiệu quả hơn và mức độ phức tạp của việc tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ quan hệ chặt chẽ giữa các tác hân khi tham gia liên kết sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ. Trong hoạt động liên kết có thể thiết lập mối quan hệ liên kết ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng, từ khâu chuẩn bị các yếu tố sản xuất và phục vụ sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, khai thác thị trường, thúc đẩy quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm,.Hoạt động liên kết có thể diễn ra ở phạm vi không gian hẹp như ở một địa phương, một vùng và cũng có thể diễn ra ở phạm vi không gian rộng như thông qua hình thức hợp đồng liên kết giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng có thể thực hiện thông qua hình thành một loại hình tổ chức mới, làm nhiệm vụ điều phối họa động của các bên tham gia. Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung của các bên, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và sự phát triển của các bên. Các cam kết, thỏa thuận phải có điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phải được xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của các bên. Các thỏa thuận cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo thỏa thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức như hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng. Tùy nội dung liên kết mà nội dung hợp đồng là khác nhau. Như hợp đồng DN thuê đất của nông dân sản xuất mía nguyên liệu, nông dân sẽ có mức giá thuê xác định. Hai bên thỏa thuận một mức giá cố định trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê đất. Doanh nghiệp sẽ tiến hành trả tiền thuê nông dân, tiến hành dồn điền đổi thửa để sản xuất mía nguyên liệu. 2.1.3.3. Đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế * Đặc trưng của liên kết Từ lý thuyết về liên kết, chúng ta đưa ra những đặc trưng cơ bản của liên kết kinh tế như sau: Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh nhưng xuất phát từ những lợi ích kinh tế khác nhau của từng chủ thể kinh tế cũng như quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ, phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh (Trần Văn Hiếu, 2005). Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gần bỏ chặt chẽ , ổn định, thường xuyên lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng từ giữa các bên tham gia liên kết. Liên kết kinh tế là quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết( Dương Bá Phượng, 1995). Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp nhất lại. Như vậy phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế còn hợp tác hóa, liên hợp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bước phát triển của liên kết kinh tế.( Lê văn Lương, 2008). Liên kết kinh tế là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thỏa thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp định, điều lệ.Mối liên kết nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất kinh doanh.). Tùy theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vũng lãnh thổ.. * Nguyên tắc của liên kết. Các liên kết kinh tế diễn ra phải đảm bảo được ba nguyên tắc chủ yếu như sau: Thứ nhất, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầu của hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Liên kết kinh tế phải nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng mặt hàng, sản xuất ngày cnagf phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể trên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Thứ hai, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nghiệm giữa các bên tham gia liên kết Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia được thể hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiểu quả cao khi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự tỏa thuận quan hệ hợp tác, liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu trách nhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại và rủi ro. Tất cả các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế, tổ chức kinh tế được thiết lập trên cơ sở những ý đồ không xuất phát từ tự nguyện, từ những liên hệ tất yếu về phương diện kinh tế, nghĩ là tiến hành trên cơ sở gò bó, gượng ép bắt buộc đều hoạt động không thành công, kém hiệu quả. Thứ ba, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia liên kết. Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kêt kinh tế với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết. Các bên tìm đến vơi nhau thỏa thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợi ích lâu dài. Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích giữa các bên sẽ tạo nên chât kêt dính bền vững. Khi lợi ích kinh tế của hoặc mọt số chủ thể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liên kết...ính sách và giải pháp phát triển nguyên liệu mía phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội trong vùng. Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, Công ty thực hiện tốt công tác ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bà con trồng mía. Hàng năm, toàn bộ diện tích, sản lượng mía trong vùng đã được Công ty ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, Công ty cũng thực hiện chính sách đầu tư cung ứng trước không tính lãi bằng hiện vật cho hầu hết các chi phí sản xuất mía như: cày bừa làm đất, cung cấp giống mới, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch mía, nộp thuế. Định mức đầu tư ứng trước các khoản trên được tính theo đầu tấn mía chủ hợp đồng, hộ nông dân ký hợp đồng bán cho Công ty hàng năm. Với chính sách đầu tư ứng trước này đã giúp các hộ trồng nía không còn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và các hộ nông dân nghèo cũng có điều kiện để trồng mía bán cho Nhà máy. Ngoài chính sách đầu tư ứng trước vật tư, tiền vốn cho nông dân để sản xuất mía, Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật xuống từng địa phương thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư khuyến khích phát triển mía như: Khuyến khích các địa phương, hộ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa mía trồng xuống vùng đất ruộng trồng lúa kém hiệu quả, khuyến khích phát triển mía vùng gần Công ty. Hỗ trợ phát triển đưa giống mía mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, hỗ trợ vay vốn cho nông dân mu axe vận chuyển mía, mua máy cày bừa đất, bơm tưới nước. Nông dân được vay tiền mua gom đất, tích tụ đất đai trồng mía lâu dài, hỗ trợ chi phí đầu tư cải tạo làm giàu tài nguyên đất trồng mía lâu dài như bón vôi khử chua.( Duy Bình, 2015). Tại tỉnh Gia Lai, các huyện, thị xã vùng Đông Trường Sơn là K'Bang, An Khê, Đăk Pơ, Ayunpa, Phú Thiện, Ayunpa la Pa, Konchoro và Krôngpa đã phát triển được gần 20.000ha mía, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đường An Khê, Ayunpa và một phần cho nhà máy đường tỉnh Bình Định. Hầu hết nông dân trồng mía đều có thu nhập khá bởi năng suất cao và giá bán ra thị trường ổn định, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng qua mỗi vụ sản xuất. Đây là kết quả của sự liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà” - nhà nước, nhà khoa học nhà doanh nghiệp và nhà nông", tạo bước đột phá trong việc chuyển đổi cây trồng hợp lý, dần đưa cây mía vào thay thế, trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực mang nhiều yếu tố bền vững. Tại các huyện, thị xã vùng Đông Trường Sơn, cây mía rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nên quy hoạch vùng trồng mía tập trung theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ổn định và lâu dài ở địa phương, có kế hoạch vận động và hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển. Các nhà máy chế biến đường trên địa bàn cũng liên kết chặt chẽ với nông dân, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo đạt năng suất cao, định giá cả thu mua sản phẩm phù hợp với thị trường và có lợi cho người trồng mía. Trong niên vụ 2008 - 2009, nhà máy đường An Khê khuyến khích hỗ trợ không thu hồi vốn cho nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng mía bằng cơ giới hoá trong khâu làm đất, rạch hàng, trồng mới và chăm sóc hơn 1.000 ha mía với mức chi phí 1,4 triệu đồng/ha. Đưa vào trồng các loại giống mới đã qua nhiều vụ khảo nghiệm thành công, năng suất luôn đạt ở mức trên 65 tấn mía cây/ha như QĐ93-159, B85, Mex105... Theo ông Nguyễn Tấn Cương - Giám đốc nhà máy, toàn bộ diện tích mía hơn 10.000 ha của đơn vị hợp đồng với nông dân sẽ được trồng bằng các loại gióng mới, khoảng 70% diện tích được thực hiện bằng cơ giới hoá trong khâu sản xuất. Lợi thế của cây mía ở vùng Đông Trường Sơn của tỉnh Gia Lai đã được khẳng định, do vậy sự liên kết "4 nhà" cần được phát huy trên cơ sở đầu tư mở rộng diện tích và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, năng suất mía bình quân cuả toàn vùng ở mức khoảng 55 - 60 tấn/ha, trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng lên - đó là sự cam kết của "4 nhà" cùng hợp lực (Agroviet, 2009). 2.3 Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan (1) Lã Hồng Phúc (2009) đã nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng liên kết trong nuôi, chế biến, tiêu thụ tôm của người nuôi tôm huyện Yên Hưng. Tác giả đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển mối quan hệ liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện. Từ đó, đề ra một số giải phát phát triển mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm của huyện Yên Hưng. (2) Ngô Thị Thuỷ (2002), đã nghiên cứu về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hoà Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những vấn đề về liên kết kinh tế thông qua hợp đồng của Công ty mía đường Hòa Bình với hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu. Xác định kết quả việc thực hiện hợp đồng giữa Công ty và hộ nông dân, đồng thời cũng phát hiện những vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa hộ trồng mía với Công ty. Chưa có đề tài nghiên cứu nào về hình thức nông dân cho Công ty thuê đất, nên hình thức liên kết này còn rất mới lạ. Việc đánh giá hình thức liên kết này còn mới mẻ, không tránh khỏi khó khăn trong việc làm đề tài. PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Vân Sơn là xã thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Nam huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (Nguồn:UBND xã Vân Sơn) Phía Bắc giáp xã An Nông, xã HợpThắng huyện Triệu Sơn Phía Đông giáp xã Nông Trường huyện Triệu Sơn Phía Tây giáp xã Xuân Du huyện Như Thanh Phía Nam giáp xã Thái Hòa huyện Triệu Sơn Xã Vân Sơn có hệ thống giao thông thuận tiện, có khu di tích lịch sử Phủ Tía, gần khu di tích lịch sử An Tiên và Đền Phủ Na, đây là điều kiện tốt cho việc giao thương, buôn bán. 3.1.1.2 Địa hình Địa hình có nhiều cấp khác nhau, phía Tây có dãy núi Nưa và thấp dần về phía Đông, có tuyến kênh nhà Lê chảy qua. Vùng đồng bằng nằm ở phía Đông của xã, chủ yếu trồng lúa nước và xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông và dân cư sinh sống. Nhìn chung với đặc thù về địa hình, xã Vân Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các công trình thủy lợi. 3.1.1.3 Khí hậu thời tiết Xã Vân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đớ`i gió mùa, hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 mà tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9. Đây là thời kỳ nắng nóng có gió Tây xuất hiện 10 – 15 ngày trong một năm, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời kỳ này nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, có vài đợt gió lạnh và rét. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, trong năm nhiệt độ cao nhất không quá 410C, nhiệt độ thấp nhất không dưới 40C Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1700mm – 1900mm, mùa mưa chiếm khoảng 86 – 88% lượng mưa, tháng 8 có lượng mưa cao nhất xấp xỉ 400mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất. Độ ẩm không khí: Trung bình trong năm là 86,5%. Tháng 2 và tháng 3 có độ ẩm không khí cao gần 90%, lúc này thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh phát triển ở gia súc, gia cầm và các loại cây trồng khác. Xã Vân Sơn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình hàng năm 2,0 – 2,5 m/s. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Gió mùa Đông Bắc mang theo mưa phùn, gió rét ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Với điều kiện khí hậu thời tiết như trên là điều kiện phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây nông lâm nghiệp như cây mía, cây sắn, lúa, đậu tương, ngô...của xã Vân Sơn. 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, tình hình sử dụng đất đai xã Vân Sơn có chiều hướng thay đổi theo hướng tăng dần đất lâm nghiệp, xây dựng giảm dần tỷ trọng đất nông nghiệp.Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.553,4 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 845,2 ha (chiếm gần 54,4% đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp 528,2 ha( chiếm 34%), đất chưa sử dụng 180,0 ha (chiếm 11,6%) năm 2014. Theo bảng số liệu 3.1 diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm tới gần 54,4%, điều này thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đất nông nghiệp mà nông dân cho Công ty thuê năm 2012 chiếm 10,%, năm 2013 chiếm 10,4% và năm 2014 chiếm 10,2%. Đất trồng mía của hộ dân tăng qua các năm, tốc độ tăng 3,9%. Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So Sánh (%) BQ SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 13/12 14/13 I. Tổng diện tích đất tự nhiên 1553,3 100 1553,4 100 1553,4 100 100,01 100 100 1. Đất nông nghiệp 839,4 54 843,6 54,3 845,2 54,4 100,5 100,2 100,3 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 677,4 80,7 679,4 80,5 681,6 80,6 100,2 100,3 100,2 - Đất cho công ty thuê 68 10,0 70 10,4 69,8 10,2 102,9 99,7 101,4 - Đất trồng mía 30 4,4 34 5,0 36 5,4 108 100 103,9 - Đất trồng cây hàng năm còn lại 537,4 79,4 533,4 78,5 536,6 78,7 96,7 99,6 98,1 - Đất trông cây lâu năm 38,0 5,6 40 4,8 40 5,8 105,3 100 102,5 1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 151,2 18,0 152,2 18,2 152,2 18 100,6 100 100,3 1.3 Đất thủy sản 10,8 1,3 11,8 1,4 11,8 1,4 109,2 96,6 102,7 2. Đất phi nông nghiệp 524,2 33,7 526,5 33,9 528,2 34 100,4 100,3 100,35 3. Đất chưa sử dụng 189,7 12,3 183,3 11,8 180,0 11,6 96,6 98,2 97,4 II Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất nông nghiệp/khẩu 11,6 - 11,5 - 11,4 - - - - 2. Đất nông nghiệp/hộ 4,6 - 4,5 - 4,3 - - - - Nguồn: Ban địa chính xã Vân Sơn 3.1.2.2 Dân số và lao động của xã Vân Sơn Trong mỗi quốc gia dân số và lao động là nhân tố hàng đầu cho phát triển kinh tế xã hội. Một vùng có lực lượng lao động dồi dào, chất lượng tốt có rất nhiều điều kiện để nâng cao đời sống vật chất của người dân vùng đó lên. - Tình hình dân số Toàn xã có 8007 nhân khẩu, trong đó có 1.807 hộ được chia 11 thôn của xã( năm 2014). Hàng năm số hộ đều tăng lên khoảng 12 hộ, đây là do các gia đình tách hộ nên số hộ tăng lên không đáng kể. Nhân khẩu bình quân của xã là 4 khẩu/hộ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lao động, song nó cũng gây ra sức ép trong giải quyết việc làm, trật tự xã hội. - Tình hình lao động Qua bảng 3.2 ta thấy xã Vân Sơn là xã có dân số trẻ. Tổng số lao động toàn xã: 4.200 lao động người trong độ tuổi lao động. Lao động làm nông nghiệp chiếm 90% tổng số lao động toàn xã, tương đương với 3.780 người. Đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế xã, của công ty CP NCN –DVTM Vân Sơn, song cũng có rất nhiều lao động đi làm ăn xa hoặc trùng với mùa vụ thu hoạch lúa . Chính vì vậy, vấn đề thiếu lao động thời vụ đã trở thành vấn đề nan giải của chính quyền xã, vấn đề khó khăn của công ty CP khi đến mùa mía thu hoạch. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao trên 90% tổng lao động toàn xã, lao động khác chỉ chiếm khoảng 10%. Từ bảng số liệu ta thấy có hơn 4 khẩu/hộ, hơn 2 lao động/hộ như vậy 1 lao động phải nuôi 1 người ăn theo. Do đa số là lao động nông nghiệp,công việc chỉ đảm bảo được số lao động ít. Điều đó dân đến hiện tượng di cư lao động đến các thành thị, khu công nghiệp và thiếu lao động trong thời gian thu hoạch mía. Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của Xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So Sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ 1. Số nhân khẩu (người) 7235 100 7621 100 8007 100 105,3 105,0 105,1 - Nam 3285 45,4 3543 46,5 3720 46,4 107,8 105,0 106,4 - Nữ 3950 54,6 4078 53,5 4287 53,6 103,2 105,1 104,1 2. Tổng lao động (Người) 4100 100 4130 100 4200 100 100,7 101,7 101,1 2.1 LĐ NN 3685 89,8 3710 89,8 3780 90 100,6 101,8 101,1 2.2 LĐ CN-DV-TM 415 10,2 420 10,2 420 10 101,2 100 100,6 3. Tổng số hộ 1780 1793 1807 100,7 100,8 100,75 4. Một số chỉ tiêu BQ BQLĐ/hộ 2,3 2,3 2,2 BQ nhân khâu/hộ 4,0 4,2 4,4 Nguồn: Ban thống kê xã Vân Sơn 3.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã Vân Sơn Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của Xã Vân Sơn năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng I. Giao thông Km 37 1. Đường liên xã Km 10 2. Đường liên thôn Km 22 3. Đường liên xóm Km 5 II. Công trình điện 1. Trạm biến áp Cái 2 2. Đường dây cao thế Km 4,5 3. Đường dây hạ thế Km 7,8 III. Công trình thuỷ lợi 1. Trạm bơm Trạm 2 2. Kênh chính ngoài đồng km 4 3. Kênh nội đồng km 5 IV. Công trình phúc lợi-văn hoá 1. Bưu điện văn hóa xã Cái 1 2. Trường học Cái 3 3. Trạm y tế Cái 1 (Nguồn: Ban thống kê xã Vân Sơn). Vân Sơn có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, có 37 km đường liên thôn, liên xã trong đó 10km đường nhựa. Được sự quan tâm của chính quyền xã, huyện xã đã gần hoàn thành xây dựng đầy đủ, tiến tới tháng 6/2015 đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Đến nay xã đã sắp hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các cầu, nhà ủy ban, đường đang dần hoàn thiện các bước cuối. Bên cạnh đó các công trình đường, mương, nhà văn hóa cũng được sự hỗ trợ từ các công ty trong xã , điển hình là Công ty CP NCN-DVTM Vân sơn hỗ trợ. 3.1.2.4 Một số kết quả về tình hình kinh tế - xã hội của xã Vân Sơn Thời gian vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, nhưnng đường lối đúng đắn và sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, huyện và Công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn nên kinh tế xã Vân Sơn vẫn đạt được nhiều thành tựu nổi bật và ổn định. Qua bảng 3.4 chúng ta thấy được tốc độ phát triển bình quân hàng năm của xã đạt 12,1 %/năm. Ngành nông nghiệp tăng với tốc độ 0,9%, ngành CN-XD 12,0%, còn ngành DV tăng với tốc độ 24,0 %. Thu nhập bình quân đầu người của xã tăng dần qua các năm, năm 2012 thu nhập đạt 17,3 triệu đồng/người/năm thì năm 2014 đạt 19,7 triệu đồng/người/năm. Thu nhập của người dân tăng lên nhờ sự liên kết với công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn là cho Công ty thuê đất, có tiền mặt lại có thêm việc làm giúp tăng thêm thu nhập. Bảng 3.4 Kết quả sản xuất của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012-2014 Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 13/12 14/13 BQ 1. Tổng giá trị sản xuất 125748 100 142037 100 158168 100 112,9 111,3 112,1 1.1 Nông lâm Thủy sản 42198 33,5 42824 30,1 42988 27,2 101,5 100,4 100,9 1.2 CN – XD 46779 37,2 51346 36,1 58680 37,1 109,8 114,3 112,0 1.3 DV 36771 29,3 47867 33,8 56500 35,7 130,2 118,0 124,0 2. Chỉ tiêu BQ 2.1 GTSX/khẩu/năm 17,3 18,6 19,7 2.2 GTSX/LĐ/năm 30,6 34,4 37,6 ( Nguồn: Ban thống kê xã Vân Sơn). 3.1.3 Đánh giá chung Thuận lợi Với đội ngũ dân số trẻ chiếm số lượng lớn, đây là lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó là thời tiết thuận lợi, nhiệt độ thích hợp cho cây mía phát triển (Nhiệt độ trung bình/năm là 250C/năm), lượng mưa tương đối cao (từ 1500mm - 1900mm/năm). Mặc dù hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, song do xã đang triển khai nông thôn mới nên thuận tiện cho việc sản xuất cũng như vận chuyên mía nguyên liệu đến công ty mẹ. Được sự hỗ trợ của công ty trong xây dựng các tuyến đường, nhà văn hóa và chợ. Khó khăn. Nông dân chưa có kinh nghiệm trồng mía, chưa qua đào tạo nên việc trồng mía chưa đúng kỹ thuật dẫn đến năng suất không cao, ý thức của người dân còn hạn hẹp nên việc đào tạo còn gặp khó khăn. Do có tuyến kênh nhà Lê chảy qua nên khi có mưa to nước từ các xã phía trên đổ dồn về gây hiện tượng ngập úng trên diện rộng. Có thể coi Vân Sơn là rốn nước của khu vực phía tây nam huyện Triệu Sơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời vụ làm đất trồng mía và quá trình sinh trưởng phát triển của cây mía. Tuy dân số trong độ tuổi lao động dồi dào, nhưng đất sản xuất ngày càng giảm, việc làm ít nên dẫn tới thất nghiệp tăng trong một số năm gần đây. Do đó, một phần không nhỏ lao động đi làm ăn xa ở các thành thị và khu công nghiệp, hoặc xuất khẩu lao động Bởi vậy, có tình trạng thiếu lao động trong lúc thời vụ, đẩy giá thuê lao động lên cao, chí sản xuất của Công ty tăng lên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.1 phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các loại sách và các bài giảng, các bài báo có liên quan đến đề tài, tài liệu từ các website có liên quan, các luận văn nghiên cứu đã công bố trước đó, từ các báo cáo, tài liệu của xã, nông dân và DN. + Điều kiện tự nhiên đất đai của xã. + Điều kiện kinh tế của xã. + Tình hình hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu tại xã. 3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Bảng 3.5 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp. STT Đối tượng thu thập thông tin Số lượng Phương pháp thu thập Nội dung 1 Cán bộ xã Vân Sơn 2 Phỏng vấn xâu về tình hình thực hiện hợp đồng có sự tham gia của địa phương 2 Nông dân 35 hộ liên kết Điều tra Thông tin cơ bản về hộ: trình độ, giới, tuổi, khó khăn, thuận lợi trong liên kết, lợi ích khi liên kết, 25 hộ không liên kết 15 Hộ trồng mía 10 Hộ trồng lúa 3 Công ty CP Công-Nông nghiệp-DVTM Vân Sơn 2 Phỏng vấn sâu Thực trạng liên kết của Công ty với hộ dân. Khó khăn, thuân lợi của công ty khi liên kết với nông dân, tổng số hợp đồng liên kết với nông dân, số hợp đồng phá vỡ (Nguồn: Tác giả thiết lập) Các bước xây dựng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng và chuẩn bị trước: + Chuẩn bị tập câu hỏi, các thông tin thu thập cần thiết với hộ nông dân. + Điều tra hộ nông dân theo phiếu điều tra gồm các thông tin sau: Phần A: Thông tin chung Phần B: Đặc trưng cơ bản của hộ gia đình Phần C: Tình hình liên kết sản xuất mía nguyên liệu Phần D: Ý kiến của hộ gia đình về liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu - Phương pháp điều tra: gặp trực tiếp hộ nông dân và phỏng vấn. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các hộ nông dân sản xuất và Công ty. Đồng thời tra cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố, từ đó lựa chọn kế thừa, vận dụng với điều kiện và khả năng nghiên cứu đề tài. 3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. 3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp đối chiếu giữa các tài liệu có sẵn để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu. - Xử lý số liệu mới: Xử lý số liệu của đề tài bằng công cụ Excel. 3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích: - Phương pháp thống kê mô tả: mô tả hiệu quả mô hình liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa DN và nông dân tại xã Vân Sơn. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau: + Số tuyệt đối (phản ánh quy mô về diện tích, năng suất, sản lượng mía trong mô hình liên kết giữa Công ty với nông dân xã Vân Sơn). + Số tương đối (xác định cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng trong hình thức liên kết qua các năm). + Số bình quân + Các chỉ số tăng, giảm phản ánh biến động sản xuất mía . - Phương pháp thống kê so sánh: thu thập số liệu giữa hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kêt. So sánh bằng bảng về các vấn đề sau: + Tuổi bình quân, trình độ văn hóa, bình quân nhân khẩu/ hộ, thu nhập của hộ. 3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. 3.2.3.1. Chỉ tiêu điều kiện sản xuất và nguồn lực. - Đất nông nghiệp/hộ. - Đất trồng mía/hộ. - Đất nông nghiệp mà DN thuê/hộ. - Lao động bình quân/hộ. 3.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết - Chỉ tiêu phán ánh thực trạng thực hiện cam kết: + Số hộ vi phạm hợp đồng + Số hộ không vi phạm hợp đồng 3.2.3.3. Chỉ tiêu tính bền vững trong liên kết. - % Nông dân phá vỡ hợp đồng. - % Doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng. 3.2.3.4 Chỉ tiêu lợi ích liên kết - Tác động đến thu nhập của hộ nông dân so với trước khi liên kết về thu nhập, đời sống. - Lợi ích của các bên tham gia liên kết. - So sánh cơ hội việc làm của hộ liên kết và hộ không liên kết, sử dụng lao động phương án nào hiệu quả. - So sánh mức thu nhập của hộ liên kết và hộ không liên kết, mức độ ổn định của thu nhập của các hộ. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn 1) Diện tích đất mía của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012 – 2014 Năm 2010, xã Vân Sơn nhận thấy tình hình sản xuất nông nghiệp lúa nước kém hiệu quả, đời sống nhân dân gặp khó khăn, hưởng ứng phong trào toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới, Vân Sơn khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng bắt tay thử nghiệm chuyển đổi 25ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, sau hai vụ nhận thấy đây là cây trồng hơp khí hậu, đất đai nên xã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Giúp tạo sử dụng hiệu quả đất đai góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động địa phương, tăng thu nhập cho người lao động. Trăn trở và thấu hiểu cùng khó khăn đó, với sự quán triệt thấu đáo đường lối của Đảng và nhà nước, ngày 17/08/2011 Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn đã đăng ký làm việc với Ban lãnh đạo Công ty CP mía đường Lam Sơn để mong muốn đẩy mạnh hợp tác triển khai phát triển sản xuất Nông công nghiệp, dịch vụ và thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là tập trung triển khai tích tụ đất đai sản xuất hàng hóa quy mô lớn tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới tại một số xã trọng điểm trên địa bàn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2011 -2015. Đúng lúc đó, xã Vân Sơn là 1 trong các xã trên địa bàn được lãnh đạo Huyện đề xuất với Công ty lựa chọn và nghiên cứu triển khai mô hình sản xuất mới, mô hình sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với xây dựng nông thôn mới.( UBND xã Vân Sơn, 2012). Xã Vân Sơn có diện tích tự nhiên là 1553,4 ha, trong đó diện tích đất trồng mía là 36 ha (chiếm 5,4% đất sản xuất nông nghiệp), còn lại là đất trồng lúa, các cây hoa màu khác. Diện tích đất mía cho doanh nghiệp thuê 69,8ha. Tổng số khẩu của toàn xã là 8007 khẩu, trong đó có 1807 hộ được chia cho 11 thôn của xã (năm 2014). Như vậy, bình quân đất nông nghiệp của xã 0,23 ha/hộ. Tình hình phân bổ đất trồng mía của xã Vân Sơn qua 3 năm qua 2012 – 2014 được thể hiên qua bản số liệu 4.1 dưới đây. Qua bảng 4.1 ta thấy, tổng diện tích trồng mía của xã tăng qua 3 năm, từ 30 ha năm 2012 lên 36 ha năm 2014, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 9,5 %. Thôn có diện tích trồng mía cao nhất là thôn 2 là 13 ha (chiếm 36,1%), thôn 11 có diện tích trồng thấp nhất là 11ha( chiếm 30,6%) năm 2014. Các thôn có diện tích trồng mía tăng khá nhanh, hầu như các thôn có diện tích trồng mía đồng đều nhau. Một số thôn còn lại không trồng, trồng lúa hoặc cho DN thuê đất sản xuất mía nguyên liệu. Bên cạnh đó còn đảm bảo cho việc trồng cây lương thực đáp ứng nhu cầu người dân trong và ngoài . Bảng 4.1: Tình hình diện tích mía theo thôn của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012 – 2014. Tên thôn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 13/12 14/13 Bình quân Tổng 30 100 34 100 36 100 113,3 105,8 109,5 Thôn 1 9,0 30 10,6 31,2 12 33,3 117,8 113,2 115,5 Thôn 2 11,6 38,7 12,8 37,6 13 36,1 110,3 101,5 105,8 Thôn 11 9,4 31,3 10,6 31,2 11 30,6 112,7 103,7 108,1 (Nguồn: Tổng hợp số liệu xã Vân Sơn) Do lợi thế là vùng đất thuận lợi phát triển cây mía nên diện tích trồng cây mía của xã liên tục tăng qua 3 năm. Bảng 4.2 cho thấy về năng suất, năm 2012 là 69 tấn/ha đến năm 2014 tăng 77 tấn/ha.Về sản lượng đạt 2070 tấn năm 2012 đến năm 2014 sản lượng tăng lên 2772 tấn. Tốc độ tăng sản lượng bình quân đạt 15,7%. Qua bảng 4.2 ta thấy rõ về diện tích, năng suất, sản lượng mía hàng năm của toàn xã Vân Sơn. 2) Năng suất mía của xã Vân Sơn qua 3 năm 2012 - 2014 Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã Vân Sơn trong 3 năm qua 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển(%) 13/12 14/13 BQ Diện tích Ha 30 34 36 113,3 105,8 109,5 Năng suất Tấn/ha 69 70 77 101,4 110,0 105,6 Sản lượng Tấn 2070 2380 2772 114,9 116,5 115,7 (Nguồn: Số liệu thống kê xã Vân Sơn). Về tiêu thụ mía:Trên địa bàn xã Vân Sơn sản xuất mía nguyên liệu, nông dân tự bỏ vốn đầu tư cho sản xuất và bán cho bất kỳ ai nếu được giá. Kênh tiêu thụ chính chủ yếu là các nhà bán buôn, nhưng được giá thì họ tranh nhau mua, mất giá thì người dân sẽ bị chịu thiệt do các nhà buôn ép giá. Người dân cần liên kết với Công ty ở xã bán mía cho họ để ít gặp rủi ro. Năng suất bình quân sản xuất mía của các hộ dân trung bình 69-77 tấn/ha. Kỹ thuật trồng mía của nông dân chưa có tay nghề cao, vì nông dân ở đây mới có kinh nghiệm trồng được 4 năm kể từ năm trồng đến giờ, nên năng suất chưa cao, chất lượng đang còn kém chưa đạt tiêu chuẩn. Nông dân đang còn sản xuất tự do, chưa kết hợp liên kết với ai, mía nguyên liệu chủ yếu bán cho các nhà bán buôn, bán lẻ. 4.2 Liên kết trong sản xuất mía giữa công ty CP NCN TMDV Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn. 4.2.1 Giới thiệu Công ty Tên viết đầy đủ: Công ty Cổ phần Nông công nghiệp Dịch vụ Thương mại VÂN SƠN Tên tiếng Anh: VAN SON Agricultural Industry Services Trade Joint Stock Company Tên viết tắt: VSAC Trụ sở chính: Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2801751192 Tổng số vốn điều lệ là 12 tỷ đồng; Với sự tham gia bước đầu của 490 hộ nông dân cho thuê đất, chiếm gần 30% số hộ toàn xã. Trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy nhiên với sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của HĐQT, Ban Tổng giám đốc Công ty CP mía đường Lam Sơn và Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn cùng với sự đồng tình, quyết tâm cao của Đảng bộ, HĐND, UBND và bà con nhân dân xã Vân Sơn, Công ty đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 4.3. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu của Công ty vụ 2012 – 2014 STT Khoản mục ĐVT Vụ 2012-2013 Vụ2013-2014 1 Diện tích Ha 68 70 2 Sản lượngmía Tấn 5.415 5.836,5 3 Doanh thu Tỷ đồng 6,498 7,003 (Nguồn: Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn) Qua bảng 4.3 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 vụ đã đạt được kết quả đáng kể. Diện tích Công ty thuê của hộ nông dân tăng qua các năm từ 68 ha đến 70ha. Từ đó cho thấy việc nông dân hiểu biết hơn về hình thức liên kết này mang lại nhiều lợi ích vì vậy nhiều hộ đã đồng ý cho Công ty thuê đất sản xuất. Diện tích tăng lên kèm theo chi phí phát sinh cũng tăng lên, doanh thu cũng tăng lên nhưng không đáng kể. 4.2.2 Nội dung liên kết Công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn đang liên kết với hộ dân theo hình thức thuê đất của hộ dân. Công ty thuê đất nông dân phải ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với nông dân bằng văn bản trên cơ sở luật đất đai năm 2005, Luật dân sự năm 2006, Luật doanh nghiệp năm 2006, Nghị quyết số 03/NQ/ĐB năm 2011, Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND năm 2011.Trong đó quy định rõ diện tích thuê, tiền thuê trả trước và hàng năm cho nông dân, đúng vị trí, quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê trong suốt thời hạn thuê. Hợp đồng này xác định rõ diện tích, vị trí, tiền thuê, trách nhiệm của hai bên. Về nội dung liên kết Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được Công ty ký kết với hộ dân trong thời hạn 20 năm, trong đó xác định rõ diện tích, vị trí, hạng đất thuê và số tiền trả cho hộ dân. Nội dung của hợp đồng cũng xác định rõ nghĩa vụ của bên thuê đất là Công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn và bên cho thuê là các hộ dân ( bảng 4.4). Nội dung liên kết được thể hiện rõ là Công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn có nghĩa vụ trả tiền thuê đất đúng cam kết, đảm bảo quyền lợi cho hộ dân, hướng dẫn, tập huấn làm đât, trồng , bảo vệ cây mía, nộp thuế sử dụng đất. Đối với các hộ dân có nghĩa vụ thuê bàn giao đất đúng thời hạn, vị trí, diện tích, chấp hành quy chế điều lệ của Công ty quy định, chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng hợp đồng. Bảng 4.4 Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. Thời hạn thuê đất. Thời hạn thuê đất tại Hợp đồng này là: 20 năm: + Giai đoạn1: 10 năm, tính từ 01/01/2012 đến hết ngày 31/12/ 2021. + Giai đoạn 2: 10 năm, tính từ ngày bên A và bên B thống nhất bằng Phụ lục HĐ. Giá thuê đất Tiền trả trước 500 nghìn đồng/500m2/1 năm, trả trước 10 năm. Tiền trả hàng năm tùy theo hạng đất, chi trả bằng gạo:hạng 1 là 220kg/500m2/1 năm; hạng 2 là 210/500m2/1 năm; hạng 3 là 200/500m2/1 năm; hạng 4 là 190/500m2/1 năm. Hộ dân cho thuê Công ty CP NCN-DVTM Vân Sơn Quyền hạn Được ưu tiên làm việc cho bên B theo kế hoạch và HĐ LĐ, tiền công do 2 bên thỏa thuận. Nhận đủ diện tích, vị trí ranh giới đất, hạng đất theo đúng HĐ và sử dụng đất đúng mục đích. Được nhận tiền thuê đất từ bên B. Nhận lại đất khi hết HĐ hoặc đề xuất bên B gia hạn khi HĐ kết thúc. Giao giấy chứng nhận QSĐ đất liên quan đến thửa đất cho thuê trong thời hạn HĐ. ... nguyên liệu tại Xã Vân Sơn. *Giải pháp cho các hộ dân - Nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ của hộ dân Nhận thức của hộ dân còn hạn chế nên họ tiếp thu còn kém, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty. Vì vậy việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của người dân là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty thì đời sống của nông dân cũng được nâng cao, đôi bên cùng có lợi. Công ty cần thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ dân. Cần thành lập các tổ lao động cho Công ty và thường xuyên họp các tổ lao động để biết được công tác lao động cho Công ty có làm đúng quy trình không. Yêu cầu các hộ dân thực hiện đúng HĐ, đúng như cam kết. -Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân những lợi ích khi tham gia liên kết để hộ nông dân hiểu và có ý thức tham gia ,thực hiện. *Giải pháp cho Công ty Đối với Công ty cần tích cực liên kết với các tổ chức như ngân hàng trong việc vay vốn, các nhà khoa học trong việc cung cấp các thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất mía nguyên liệu cũng như là tiết kiệm được khoản vốn bỏ ra. Soạn thảo hợp đồng rút gọn bớt không quá dài nhưng không kém phần đầy đủ, chặt chẽ và bền vững của hợp đồng. Bên cạnh đó cán bộ Công ty cần giải thích rõ ràng những lợi ích có được khi hộ nông dân có ý thức bảo vệ tài sản cũng như lợi ích của Công ty và ngược lại không mang lại lợi ích cho họ khi họ không bảo vệ như việc Công ty sẽ không thuê thêm đất của nông dân nữa hoặc trả tiền thuê đất thấp đi. Đảm bảo lợi ích cho nông dân như trong HĐ đã ký kết. Nâng cao trình độ CBNV Công ty, có những ưu đãi khuyến khích CBNV Công ty làm việc tích cực. Công ty cần phối hợp với lãnh đạo xã thống nhất phương án tổ chức lại công tác bảo vệ để từng bước tháo gỡ, giải quyết tình trạng hành vi xâm hại đến tài sản của Công ty, gây mất trật tự an ninh. Đối với chính quyền địa phương Khuyến khích hộ tham gia, thành lập tổ giám sát HTX giữa hộ và Công ty trong khâu bảo vệ tài sản của Công ty, ràng buộc về quyền lợi, trách nhiệm của các xã viên khi tham gia vào HTX và khi tham gia liên kết. Nâng cao hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương. Ý thức cán bộ địa phương kém, hạn chế lỏng lẻo. Để đảm bảo hình thức liên kết phát triển, bền vững lâu dài, mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa trên địa bàn xã thì bên phía hộ dân cần tích cực ủng hộ hình thức sản xuất của Công ty, cần có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ tài sản cho Công ty, từ đó Công ty phát triển thì đời sống của các hộ dân cũng khấm khá hơn nữa. Để ổn định vùng nguyên liệu để cung cấp, Công ty cần tích cực thay đổi cơ cấu giống có năng suất cao, chất lượng tốt hơn nữa đồng thời có phương án mở rộng diện tích trồng mía để nâng cao sản lượng hơn nữa cung cấp cho Công ty Lam Sơn và mở rộng hình thức liên kết trong trồng trọt các cây nông nghiệp khác, trong chăn nuôi, công nghiệp và dịch vụ để Công ty đa dạng loại hình phát triển giúp Công ty có chỗ đứng vững trên thị trường. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn và Nông dân trên địa bàn xã Vân sơn có thể đưa ra những kết luận sau: Hiện nay trên địa bàn huyện, xã Vân Sơn điển hình được Công ty chọn thực hiện hình thức liên kết bằng cách thuê đất của nông dân, hình thức này đem lại lợi ích cho cả Công ty và nông dân, đối với liên kết nông dân cho thuê đất thì hộ dân ít gặp rủi ro, phía Công ty chịu rủi ro nhiều hơn. Bên cạnh đó hình thức liên kết mới này không tránh khỏi khó khăn ban đầu, các vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết. Hình thức liên kết giữa Công ty với hộ dân trong sản xuất mía nguyên liệu không những mang lại lợi ích kinh tế, làm tăng thu nhập của người dân tăng gấp 2-3 lần so với trước kia chưa tham gia liên kết và cao hơn các hộ không tham gia liên kết như các hộ trồng lúa, trồng mía, với mức thu nhập của hộ liên kết là 32.462,6 nghìn đồng/ hộ/ năm gấp 1,16- 1,22 lần so với hộ trồng mía và trồng lúa, mà còn mang lại lợi ích xã hội cho nông dân giúp chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, từng bước chuyển giao KH KT cho nông dân, tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó, Công ty có được vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng năm 2014 trữ lượng đường đạt 10 CCS và chủ động được nguồn nguyên liệu với sản lượng 6.282 tấn. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho Công ty và nông dân, thì vẫn còn những vấn đề phát sinh trong quá trình liên kết: Đối với Công ty vốn đầu tư ban đầu lớn để trả tiền thuê đất, quy hoạch, cải tạo và sản xuất, phụ thuộc vào Công ty mẹ, khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nông dân chưa có kinh nghiệm trồng mía nên cường độ lao động thấp, chịu rủi ro điều kiện thời tiết, mưa, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình trồng mía nguyên liệu, giảm năng suất, chất lượng và sản lượng mía. Diện tích mía chưa tập trung thành quy mô lớn, số hộ tham gia quá lớn dẫn đến mất thời gian, CBNV Công ty bị nông dân ở xã đánh, tạo tâm lý không ổn định; Đối với nông dân, Công ty trả lương tính theo ngày công, cuối tháng mới thanh toán. Sô tiền nông dân nhận được từ Công ty muộn, thường khất nông dân, các hộ còn phải xin Công ty cho ứng trước tiền làm. Để khắc phục được những khó khăn và hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết giữa Công ty với nông dân, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu của Công ty trong thời gian sắp tới. 5.2 Khuyến nghị Đối với nhà nước: Cần có sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước đối với Công ty thông qua các chính sách như chính sách đất đai, vốn vay. Để mở rộng mối liên kết giữa Công ty và nông dân, Nhà nước cũng phải cần giúp Công ty hạn chế bớt những rủi ro trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vốn là đặc thù tự nhiên không tránh khỏi, bằng cách tăng cường xây dựng chính sách cho vay đối với việc vay vốn. Đối với Công ty: Cần có kế hoach để phát triển đa dạng liên kết với nông dân ở xã Vân Sơn ngoài hình thức thuê đất của nông dân. Để duy trì tốt hình thức liên kết này về lâu dài Công ty luôn tôn trọng và giữ chữ tín đối với liên kết hợp đồng văn bản. Ngoài ra Công ty cần kết hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện hợp đồng, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, giám sát bảo vệ tài sản của Công ty. Mở rộng phạm vi liên kết với các hộ dân trên khắp địa bàn như trong chăn nuôi, trồng trọt và mở rộng quy mô khi các hộ tham gia liên kết. Đối với địa phương: Cần phối hợp với Công ty giải quyết vấn đề bế tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty phát triển. Có biện pháp đối với các hộ nông dân thực hiện không đúng hợp đồng, có hành vi phá tài sản của Công ty. Tuyên truyền lợi ích của việc liên kết mang lại cho hộ dân để các hộ có ý thức hơn trong việc thực hiện HĐ. Đối với nông dân: Tự nâng cao trình độ và nhận thức để tiếp thu KHKT trong trồng mía, ý thức bảo vệ tài sản cho Công ty. Với những hộ đã ký kết HĐ cho Công ty thuê đất, cần tôn trọng cam kết HĐ, tuyệt đối không phá vỡ HĐ làm ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty. Cần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc liên kết mang lại, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng, bảo vệ tài sản của Công ty hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Agroviet-12/05/2009 Ngày truy cập11/3/2015 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 xã Vân Sơn (UBND xã Vân Sơn). Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2009). Ngàytruycập20/3/2015 Duy Bình (2015), Đưa cây mía trở thành “cây làm giàu” cho người dân Ngày truy cập 2/4/2015. Dương Bá Phượng (1995), Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội. Đặng Hiếu (2013), Hiệu quả từ cách làm mới của Công ty cổ phần Mía đườngLamSơn Ngàytruycập2/4/2015 Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (Đồng chủ biên) (2002), “ Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Đỗ Kim Chung (2009). Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định 38/1989/QĐ-HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ. Hồ Quế Hậu (2013), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Lã Hồng Phúc (2009), Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng-tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc Sỹ kinh tế nông nghiệp Hà Nội. Lê Trường Giang (2013), Nghiên cứu liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tại Thanh Hóa, Luận văn Thạc Sỹ kinh tế nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lê Văn Lương (2008), Nghiên cứu mối liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ngô Thị Thuỷ (2004) “Liên kết thông qua hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và Công ty mía đường Hòa Bình”, Luận văn Thạc Sỹ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Thị Bích Hồng (2008), Lợi ích của mỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hợp đồng, Ngày truy cập 2/4/2015 www.nongthon.net. Quyết định số 80/2002 QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” ngày 24 tháng 4 năm 2002. TS. Phạm Thị Minh Nguyệt(2006), kinh tế hợp tác nông nghiệp, NXBNNHN. Trần Văn Hiếu (2005), liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phòng Nông nghiệp huyện Yên Hưng (2008), Báo cáo sơ kết phát triển nuôi trồng thủy sản từ năm 2006-2008 và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ngành thủy sản huyện Yên Hưng, số: 17 BC-PNN. Phan Xuân Dũng (2007), Về mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số tháng 1 năm 2007. Vũ Huy Từ (2008) GS.TSKH- “ nhìn lại vấn đề liên kết” NXBNNHN Tiếng Anh David. W. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PHỤ LỤC PHỤC LỤC 1: HĐ THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Số:..../2011/HĐTQSDĐ - Căn cứ Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2006; - Căn cứ Luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Căn cứ Luật Doanh nghiệp của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2006; - Căn cứ quyết định số .... ngày . Tháng ...năm. về qui hoạch sử dụng đất đến năm 2015 – 2020 của UBND huyện Triệu Sơn. - Căn cứ vào biên bản thỏa thuận và hợp tác của Thường vụ huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn với lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, ngày 30 tháng 11 năm 2011. - Căn cứ thông báo kết luận hội nghị Ban thường vụ huyện uỷ số 25 – TBKL/HU ngày 20/12/2011 của huyện uỷ Triệu sơn. - Căn cứ Thông báo số 835/TB/ĐLS – NL ngày 01/11/2011 của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn về việc bổ sung chính sách đầu tư phát triển cây mía từ Vụ 2011 – 2012 đến Vụ 2014 – 2015. - Căn cứ Nghị quyết chuyên đề số 03/NQ/ĐB ngày 22/11/2011 của Đảng bộ xã Vân Sơn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Vân Sơn giai đoạn 2011 – 2020. - Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/NQ – HĐND ngày 25/11/2011 của HĐND xã Vân Sơn, Khoá XVI, nhiệm kỳ 2011 - 2016 về phương án “Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hoá, công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Vân Sơn” đã được UBND huyện Triệu Sơn phê duyệt. - Căn cứ vào Đơn đăng ký cho thuê đất tham gia phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung qui mô lớn, gắn với xây dựng nông thôn mới, ngày ..... tháng .... năm 2011, của Hộ gia đình ông (bà).......................................................được UBND xã Vân Sơn xác nhận. Hôm nay, ngày....... tháng.........năm 2011, tại......................................... Chúng tôi gồm có: I. BÊN CHO THUÊ ĐẤT (BÊN A): Ông (Bà) :.......................................................................Chủ hộ làm đại diện. CMND số :..........................; Nơi cấp ............cấp ngày......./.../.. Hộ khẩu thường trú :........................................................................................... Là chủ sở hữu (Hoặc là Người sử dụng hợp pháp/Người đại diện theo uỷ quyền/Người đại diện sử dụng hợp pháp). II. BÊN THUÊ ĐẤT (BÊN B): CÔNG TY CP NÔNG CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÂN SƠN. Trụ sở : Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa GCNĐKKD số : 2801751192 do Sở KH & ĐT Thanh Hóa cấp ngày 9/12/2011 Điện thoại/Fax : 0373.897.186 Tài khoản số : 030009096996 Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thanh Hóa Đại diện Công ty : Ông Đặng Thế Giang Chức vụ : Chủ tịch Hội đồng quản trị Hai bên thoả thuận ký Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất để trồng, khai thác Mía và một số cây rau màu khác, nội dung như sau: Điều 1: Đối tượng hợp đồng. 1.1. Bên A đồng ý cho bên B thuê, bên B đồng ý thuê của bên A quyền sử dụng thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bên A tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá (Gọi tắt là “Thửa đất”) để bên B trồng mía nguyên liệu và một số cây rau màu khác. 1.2. Diện tích đất bên A cho bên B thuê là:.m2, cụ thể như sau: STT Xứ đồng Diện tích (m2) Số thửa Tờ bản đồ Hạng đất Tổng cộng Hồ sơ pháp lý về thửa đất: Thửa đất đã được ........................cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số...................., số vào sổ...........ngày............tháng..........năm......... cho .................... Hoặcthủ tục pháp lý khác:................................................................................... Điều 2: Thời hạn thuê đất. 2.1. Thời hạn thuê đất tại Hợp đồng này là: 20 năm (hai mươi năm), chia thành hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: 10 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. + Giai đoạn 2: 10 năm, tính từ ngày bên A và bên B thống nhất bằng Phụ lục hợp đồng. 2.2. Bên A bàn giao Thửa đất cho bên B ngay khi Hợp đồng có hiệu lực. Điều 3: Giá cho thuê đất, phương thức thanh toán, thời điểm thanh toán. 3.1. Giá thuê đất: Giá thuê đất bên B trả cho bên A theo Hợp đồng này bao gồm: Tiền thuê đất trả trước và Tiền thuê đất trả hàng năm (12 tháng), được quy bằng thóc tẻ khô, sạch chất lượng trung bình. Chi tiết như sau : TT Xứ đồng Diện tích (m²) Hạng đất Số tiền trả trước (đồng) Số thóc tẻ trả hàng năm (kg) Tổng cộng 3.1.1. Tiền thuê trả trước: 500.000 đồng/500 m2/01 năm (năm trăm nghìn đồng trên một sào Trung bộ một năm). Trả trước 10 năm bằng 5.000.000 đồng/500 m2. - Tổng số tiền trả trước:.....................................................đồng (Bằng chữ:.................................................................................) 3.1.2. Định mức chi trả hàng năm như sau : Đất hạng 1 là 220kg/500m2/01 năm; Đất hạng 2 là 210kg/500m2/01 năm; Đất hạng 3 là 200kg/500m2/01 năm; Đất hạng 4 là 190kg/500m2/01 năm; Đất hạng 5 là 180kg/500m2/01 năm. Số thóc tẻ chi trả hàng năm:.................................................................kg (Bằngchữ:...............................................................................................) 3.1.3. Giá Thóc tẻ để thanh toán : Căn cứ giá thóc tẻ chất lượng trung bình, được tính theo giá thị trường vào thời điểm thanh toán, theo mức giá do Hội đồng định giá của UBND xã Vân Sơn và bên B quyết định trong từng lần thanh toán. 3.2. Phương thức thanh toán: 3.2.1. Tiền thuê đất trả trước được nêu tại Mục 3.1.1 của Hợp đồng này được thanh toán ngay khi Hợp đồng có hiệu lực. 3.2.2. Tiền thuê đất trả hàng năm được nêu tại Mục 3.1.2 của Hợp đồng này được thanh toán làm 2 lần (Mỗi lần 50%) vào tháng 5 và tháng 10 Dương lịch hàng năm. Từ năm thứ 4 Công ty căn cứ vào kết quả kinh doanh và phuơng án để thực hiện. 3.2.3. Hình thức, địa điểm thanh toán hàng năm: Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt VNĐ tại Trụ sở của Công ty cổ phần Nông – công nghiệp dịch vụ thương mại Vân Sơn. Điều 4: Quyền và Nghĩa vụ của bên A. 4.1. Quyền của bên A: - Được ưu tiên làm việc cho bên B theo kế hoạch và hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng khoán), tiền công lao động do hai bên thỏa thuận. - Được bên B thanh toán tiền thuê đất theo Điều 3, Hợp đồng này. - Yêu cầu bên B thực hiện đúng mục đích thuê. - Nhận lại đất khi hết hạn Hợp đồng hoặc đề xuất bên B gia hạn hợp đồng khi Hợp đồng hết hạn. - Giao Giấy chứng nhận QSD đất liên quan đến thửa đất cho thuê cho bên B quản lý trong thời hạn Hợp đồng. - Được đề đạt nguyện vọng với bên B xem xét đến quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện Hợp đồng. - Được bồi thường và phạt Hợp đồng đối với bên B trong trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng. - Các quyền khác theo quy định pháp luật. 4.2. Nghĩa vụ của bên A: - Bàn giao đất cho bên B đúng thời hạn, đúng vị trí, đủ diện tích. - Bên A cam kết thửa đất không bị tranh chấp; Không thuộc đối tượng thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; Đủ điều kiện cho bên B thuê đất phù hợp với mục đích sản xuất của bên B. - Hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến diện tích đất cho thuê theo yêu cầu của bên B. - Chấp hành Quy chế, Điều lệ, quy định khác của bên B. - Có trách nhiệm bảo vệ đồng điền, tài sản của bên B đầu tư trên đất thuê của bên A. - Không được cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đã cho thuê trong thời hạn Hợp đồng. - Có trách nhiệm xin gia hạn về thời gian giao đất. - Chịu phạt hợp đồng và Bồi thường thiệt hại cho bên B khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng hoặc vi phạm Hợp đồng này. Mức phạt và bồi thường tuân theo quy định tại Điều 6 Hợp đồng này. - Các Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và theo quy định của Bên B. Điều 5: Quyền và Nghĩa vụ của bên B. 5.1. Quyền của bên B: - Nhận đủ diện tích đất thuê theo đúng cam kết tại Hợp đồng này. - Sử dụng diện tích đất thuê đúng mục đích. - Được quyền phá bờ thửa để áp dụng sản xuất theo quy mô lớn. - Tiếp nhận, bảo quản Giấy Chứng nhận QSD đất do bên A giao; Giao lại Giấy CNQSD đất cho bên A hoặc người thừa kế hợp pháp của bên A sau khi Hợp đồng này chấm dứt. - Được ưu tiên thuê tiếp khi hết hạn Hợp đồng. - Có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng với bên A trong trường hợp bên A có những hành vi xâm phạm đến tài sản và lợi ích của bên B. 5.2. Nghĩa vụ của bên B: - Trả tiền thuê đất cho bên A theo đúng cam kết tại Hợp đồng này. - Tổ chức thực hiện quy hoạch thiết kế tại ruộng đồng, xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất các ngành, các cấp đã phê duyệt. - Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên A theo đúng Hợp đồng ký kết. - Cải tạo ruộng đồng, đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh. - Hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây mía cho bên A trong trường hợp bên A được bên B lựa chọn làm công nhân của bên B. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất (nếu có) trong thời hạn Hợp đồng; nộp thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. - Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho bên A. Điều 6: Các quy định về phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại. 6.1. Bên B không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng này trừ trường hợp bên A vi phạm các cam kết trong hợp đồng này. Trường hợp bên B đơn phương chấm dứt Hợp đồng này thì phải chịu phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại theo các mức sau: - Bên A không trả lại số tiền trả trước cho bên B của các năm còn lại. - Bên B chịu trách nhiệm bồi thường công thu dọn gốc mía, trả lại mặt bằng như ban đầu trước khi bên A giao đất cho bên B sử dụng. 6.2. Bên A không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng này trừ trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thanh toán. Trường hợp bên A đơn phương chấm dứt Hợp đồng này thì phải trả lại tiền thuê đất cố định bên B đã thanh toán, chịu phạt hợp đồng, bồi thưòng thiệt hại theo các mức sau: - Bên A trả lại tiền thuê đất cố định mà bên B đã thanh toán trước đối với thời gian sử dụng còn lại của Hợp đồng nhân với lãi suất 3%/1 tháng. - Bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên B: Mức bồi thường được tính trên tổng số tiền bên B đã đầu tư vào dự án chia cho tổng diện tích đất được đầu tư nhân với diện tích đất thuê theo Hợp đồng. 6.3. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, đòi bồi thường thiệt hại, lấy lại tiền thuê đất cố định trong trường hợp bên A vi phạm các cam kết tại Hợp đồng này, trộm cắp, huỷ hoại tài sản của bên B, gây cản trở cho hoạt động sản xuất của bên B. Điều 7: Các quy định về sửa đổi, chấm dứt Hợp đồng. 7.1. Sửa đổi Hợp đồng: - Khi được một trong các bên đề xuất và hai bên thống nhất. - Khi có Bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền. 7.2. Hợp đồng này được chấm dứt trước thời hạn: - Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do vi phạm nghiêm trọng pháp luật. - Bên B bị tuyên bố phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. - Bên A vi phạm Hợp đồng gây thiệt hại cho bên B. - Bên A bị thu hồi đất hoặc không được gia hạn về thời gian giao đất. - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Điều 8: Quy định chuyển tiếp. 8.1. Người thừa kế; người được ủy quyền của bên A có trách nhiệm, nghĩa vụ tiếp tục thực hiện Hợp đồng này với bên B. Trường hợp Người thừa kế; người được ủy quyền của bên A đơn phương chấm dứt Hợp đồng này đương nhiên chịu trách nhiệm pháp lý theo Khoản 6.2 - Điều 6, Hợp đồng. 8.2. Trường hợp Bên A được tuyển chọn làm công nhân của bên B, bên A được hưởng các chế độ lao động theo thoả thuận do bên B chi trả. Điều 9: Giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu phát sinh tranh chấp giữa các bên trước tiên phải giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải. Trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong các bên cố tình không hoà giải thì bên còn lại có quyền khởi kiện đến toà án, các cấp có thẩm quyền để yêu cầu được bảo vệ. Điều 10: Cam kết chung. 10.1. Bên A đảm bảo cho bên B về mặt pháp lý và trên thực tế, bên B được toàn quyền sử dụng diện tích đất thuê nêu tại Điều 1, Hợp đồng này kể từ thời điểm bên A bàn giao đất. 10.2. Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các thoả thuận ghi trong Hợp đồng. 10.3. Trường hợp bên A có nguyện vọng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên B, hai bên thanh lý hợp đồng này và thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật. 10.4. Các điều kiện, điều khoản khác không ghi trong Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 11: Hiệu lực của Hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau (mỗi bản gồm 6 trang đánh máy), bên A giữ 01 bản, bên B giữ 02 bản, 01 bản lưu tại UBND xã Vân Sơn. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm UBND xã Vân Sơn chứng thực./ BÊN CHO THUÊ ĐẤT BÊN THUÊ ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH ĐẠI DIỆN CÔNG TY (Ký, ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ VÂN SƠN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN Đề tài: “Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN, DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ HỘ GIA ĐÌNH 1. Họ và tên người được phỏng vấn: 2. Địa chỉ: Thôn/xóm: 3. Giới tính: 0 Nam 0 Nữ 4.Tuổi: 5.Trình độ học vấn: Lớp:.............. 0 Cấp 1 0 Cấp 2 0 Cấp 3 ÿ Không qua đào tạo. B. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HỘ GIA ĐÌNH 1.Tổng số nhân khẩu của hộ: (người) 2.Tổng số lao động của hộ (chỉ kể những người đang ở nhà không đi làm công việc khác): Trong đó: ........Nam ........ Nữ 3. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ....................... (m2) 4. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: .......................(m2) 5. Diện tích đất trồng mía: .......................(m2) 6. Diện tích đất cho thuê.......................(m2) 7. Diện tích trồng lúa.......................(m2) 7. Thu nhập của hộ/năm: ....................... triệu đồng 8. Thu nhập/lao động/năm: .......................triệu đồng 9. Thu nhập/sào/năm: .......................triệu đồng C. TÌNH HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU I. Tình hình liên kết sản xuất mía nguyên liệu( đối với hộ tham gia liên kết với DN) 1. Năm bắt đầu thực hiện LK 2. Hộ gia đình tham gia liên kết với hình thức liên kết nào? ÿ 1. Hợp đồng văn bản ÿ 2 Hợp đồng bằng miệng 3. Nội dung liên kết của hộ? ÿ 1. Sản xuất ÿ 2. Cho thuê đất 3. Lý do Ông/ Bà tham gia liên kết: ÿ 1Giá thuê hợp lý ÿ 2Có tiền mặt để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh; ÿ 3 Ít phải lo vốn đầu tư sản xuất, lại được thêm tiền công; ÿ 4 Không lo mất mùa khi trồng lúa; ÿ 5Tiếp cận khoa học kỹ thuật tiên tiến; ÿ 6Khác (nêu cụ thể). 4. Xin ông bà có thể cho biết chi tiết thông tin về đất đai của gia đình cho DN thuê Tổng diện tích( m2) Xứ đồng Hạng đất Tiền Trả trước(đồng) Số thóc tẻ hàng năm (kg) 1.Đất nông nghiệp -Đất cho DN thuê -Đất còn lại 6. Khi cho DN thuê đất, gia đình ông/bà có thực hiện cam kết giao đất đúng thời hạn cho công ty đã ký kết không? ÿ 1. Luôn luôn thực hiện đúng ÿ 2. Một số trường hợp thế chấp, cầm cố. ÿ 3. Không 7. Nếu không thực hiện đúng cam kết, xin ông/bà vui lòng cho biết nguyên nhân tại sao? ÿ 1. Công ty cố tình hạ giá thuê xuống ÿ 2. Công ty không đảm bảo quyền lợi như đã ký ÿ 3. Công ty không bồi thường khi gây thiệt hại ÿ 4. Thời gian thanh toán lâu ÿ 5. Nguyên nhân khác. 8. Gia đình Ông/Bà có người đi làm công nhân cho DN không? ÿ 1. Có ð 2. Không 9. Nếu có, thì gia đình có mấy người làm lao động cho công ty? ÿ 1. 1 ÿ 2. 2 ÿ 3. 3 ÿ 4. Khác.. 10. Gia đình Ông/ Bà làm công nhân cho DN có được hướng dẫn, tập huấn trồng mía, chăm sóc, bảo vệ cây mía cho DN không? ÿ 1. Có ð 2. Không 11. Trong quá trình thuê đất thì công ty có chấp hành đúng cam kết với hộ gia đình không? ÿ 1. Luôn luôn thực hiện đúng cam kết ð 2. Đa số thực hiện đúng ÿ 3. Thỉnh thoảng thực hiện đúng ÿ 4 thỉnh thoảng thực hiện sai ð 5. Không bao giờ thực hiện đúng 12. Nếu tranh chấp xảy ra, gia đình giải quyết như thế nào? ÿ 1. Thương lượng, hòa giải. ð 2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng vì xác định do lỗi bên kia ÿ 3. Đưa ra tòa ð 4. Giải pháp khác ( cụ thể ) 14. Trong thời gian tới, ông/bà có tiếp tục tham gia liên kết không? ÿ 1. Có ð 2. Có thể tham gia ÿ 3. Có thể không ÿ 4. Không II. Tác động của liên kết. 1. Khi tham gia liên kết, gia đình có được lợi ích từ việc tham gia liên kết không? ð 1. Có ÿ 2. Không 2.Theo kinh nghiệm của ông/bà, những lợi ích chính khi liên kết SX mía nguyên liệu là gì? Đối với từng lợi ích, sử dụng mã code: 0 = không có lợi ích gì; 1= ít; 2= trung bình; 3= tốt Lợi ích Mức độ 1.Có nguồn thu từ tiền công lao động cho công ty 2. Thu nhập cao hơn, ổn định 3. Có nguồn tiền mặt lớn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh 4. không lo rủi ro về trồng lúa 5. Có công ăn, việc làm lúc nhàn rỗi. 6. Đời sống được nâng cao 3. Ông/bà có hài lòng với lợi ích mang lại khi tham gia liên kết không? ÿ 1. Hài lòng ÿ 2. Tạm thời hài lòng ÿ 3. Không hài lòng 4. Ông/bà Ông(Bà) nhận thấy thu nhập, việc làm của gia đình sau 3 năm liên kết với Công ty thay đổi như thế nào? Các yếu tố đánh giá Hiệu quả sau liên kết so với trước liên kết 1.Giảm mạnh 2.Giảm nhẹ 3.Không đổi 4.Tăng nhẹ 5.Tăng mạnh Việc làm Thu nhập/ tháng 5. Gia đình Ông/ Bà có gặp khó khăn gì khi cho công ty thuê đất không? ÿ 1 Có ÿ 2 Không 6. Nếu có, thì là khó khăn gì? . D. Ý KIẾN CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT MÍA NGUYÊN LIỆU I. Dành cho các hộ không tham gia liên kết 1.1. Ông/bà có cho rằng tạo mối liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu là thực sự cần thiết không? ÿ 1. Rất cần thiết ÿ 2. Bình thường ÿ 3. Không cần thiết ÿ 4. Ý kiến khác: Nếu có xin ông bà cho biết đối tượng, hình thức liên kết mà gia đình mong muốn như thế nào? Hình thức liên kết Nội dung liên kết Thời gian liên kết Thỏa thuận miệng Hợp đồng văn bản 1.Sản xuất 2.Cho thuê đất Dài hạn (> 10 năm) Ngắn hạn (< 10 năm) 1.Công ty 2.Hộ nông dân khác 3.Khác 1.2. Ông/bà mong muốn nhận được lợi ích gì khi tham gia liên kết? 1.3. Ông/bà có thể cho biết lý do tại sao không tham gia liên kết? ÿ 1. Không rõ lợi ích của việc tham gia liên kết sẽ mang lại ÿ 2. Không đủ điều kiện tham gia liên kết( đất đai, xứ đồng, diện tích) ÿ 3. Sợ mất đất ÿ 4. Nguyên nhân khác (ghi rõ): II. Dành cho hộ tham gia liên kết. 2.1. Đề xuất, kiến nghị của gđ Ông/ Bà đối với công ty? 2.2. Ý kiến gđ Ông/Bà với chính quyền địa phương 2.3. Sau 10 năm kết thúc hợp đồng, Công ty tiếp tục thuê với mức giá đó, thì Ông( Bà) có tiếp tục ký kết hợp đồng với Công ty nữa không? ÿ 1. Có ÿ 2 còn xem xét ÿ 2 Không Xin cảm ơn ông/bà đã tham gia phỏng vấn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_hinh_thuc_lien_ket_trong_san_xuat_mia_ngu.docx
Tài liệu liên quan