Khoá Luận Tốt Nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH
HÓA
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Phạm Thị Thúy TH.S Nguyễn Ngọc Châu
Khóa học: 2008 - 2012
Trường
Huế, 05/2012
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Lời Cảm Ơn
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại
trường Đại Học Kinh Tế -
86 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà trung – Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã Hà
Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Để hoàn thành khóa luận này tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây
cho phép tôi gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới họ.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy
cô giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành
trang bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Châu đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cảm nhận
được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ
đang làm việc tại phòng Tài nguyên và môi trường, phòng NN&PTNT,
phòng Thống kê huyện Hà Trung, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã
Hà Ngọc và xã Hà Lâm đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn
thành được đề tài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ và anh
chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh
tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.
Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, hạnh phúc, vui vẻ và
thành công trong cuộc sống.
Trường Xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2012
Phạm Thị Thuý
Khoá Luận Tốt Nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN I.................................................................................................................... 1
PHẦN II .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp................................................ 10
1.1.2.2. Đặc điểm của đất sản xuất nông nghiệp................................................. 12
1.1.2.3. Vai trò của đất nông nghiệp .................................................................... 14
1.1.2.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững ........................................................... 14
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế................................................................. 15
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất............................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 17
1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................... 17
1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá..... 19
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 20
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20
2.1.1.2. Địa hình..................................................................................................... 20
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ....................................................................................... 21
2.1.1.4. Thuỷ văn.................................................................................................... 22
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................... 22
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế................................................... 25
2.1.2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm của Huyện giai đoạn 2009 – 2011 28
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và một số vấn đề kinh tế - xã hội khác .............................. 31
1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung ............ 32
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 33
2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 33
Trường2.2.1.2. Đất lâm nghiệp .......................................................................................... 36
2.2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................ 38
2.2.1.4. Các loại đất nông nghiệp khác ................................................................. 38
Khoá Luận Tốt Nghiệp
2.2.2. Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà Trung...................... 39
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .......................................................... 43
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của các hộ điều tra ............ 44
2.3.3. Tình hình đất đai của các hộ điều tra .......................................................... 45
2.3.4. Các công thức luân canh phân theo hạng đất ............................................. 47
2.3.5. Tình hình đầu tư của các hộ theo từng công thức luân canh trên từng hạng
đất........................................................................................................................... 50
2.3.6. Thu nhập từ đất theo các công thức luân canh............................................ 55
2.3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh phân theo hạng
đất trên một ha đất canh tác ở huyện Hà Trung.................................................... 57
2.4.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất .................................................................................................. 64
2.4.2.2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất ......... 65
2.4.2.3. Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý đất nông nghiệp
ở huyện Hà Trung................................................................................................. 66
2.4.2.4. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
về sử dụng đất nông nghiệp.................................................................................. 67
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 70
PHẦN III............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77
Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CN Công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
CTLC Công thức luân canh
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND Hội đồng nhân dân
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT-XH Kinh tế-xã hội
LĐ Lao động
LN Lâu năm
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QSDĐ Quyền sử dụng đất
TDTT Thể dục thể thao
TN-KT-XH Tự nhiên - kinh tế - xã hội
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 –
2011........................................................................................................................ 23
Bảng 2: Dân số huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 ............................................29
Bảng 3: Tình hình lao động của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 .................30
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 –
2011..............................................................................................................................35
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà
Trung giai đoạn 2009 – 2011.......................................................................................40
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .....................................44
Bảng 7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ...............................45
Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ...........................................................46
Bảng 9: Các công thức luân canh phân theo hạng đất...............................................49
Bảng 10: Tình hình đầu tư của các hộ theo công thức luân canh tính BQ/ha theo
hạng đất .......................................................................................................................52
Bảng 11:Thu nhập từ đất theo công thức luân canh phân theo hạng đất 56
Bảng 12:Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh phan theo hạng đất tính trên một
ha đất canh tác.............................................................................................................58
Bảng 13: Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2011..........................................63
Bảng 14: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của
huyện hà Trung ................................................................................................... 63
Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Những năm gần đây, nền kinh tế cả nước đang trong bối cảnh khởi đầu cho
một giai đoạn tăng tốc, phát triển CNH-HĐH toàn diện. Vì vậy, quỹ đất nông
nghiệp cũng dần chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp
CNH-HĐH. Mặt khác, dân số ngày càng tăng thêm làm cho nhu cầu nhà ở cũng
ngày càng tăng thêm, do vậy quỹ đất cũng ngày càng bị thu hẹp.
Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng theo hướng CNH-HĐH mà vẫn
giữ vững được vai trò của nền sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng quỹ đất nông
nghiệp sao cho hợp lý và có hiệu quả là một việc rất quan trọng và cần đặt lên
hàng đầu. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện
đã có những thay đổi đáng kể, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã tăng lên qua
từng năm do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá;
sự tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất hiệu quả hơn của bà con trong huyện.
Trong thời gian thực tập tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức
được vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và
muốn tổng kết, đánh giá lại công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Hà Trung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” để làm
khoá luận tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hoá;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng các loại cây hàng năm;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp.
Trường1. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Đối với số liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng
kết cuối năm về đất nông nghiệp của Phòng TN&MT huyện Hà Trung; các chính
sách định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyệnThu thập số liệu sẵn
có qua các báo cáo về KT-XH của huyện; thông tin về cây trồng, năng suất, diện
tích, sản lượng hàng năm của huyện.
- Đối với số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 30 hộ trong 2 xã Hà Ngọc và Hà
Lâm, trong mỗi xã tôi kết hợp làm việc với cán bộ địa phương để phân loại hộ và
thu được thông tin chính xác hơn. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng
phiếu điều tra trực tiếp hộ nông dân.
2.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu như hạng đất, quy mô hạng đất, kết
quả sản xuất để suy rộng ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, xử lý số
liệu thu thập được dùng để đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm, sự tăng giảm
các chỉ tiêu qua các năm như: diện tích các loại đất nông nghiệp, năng suất, sản
lượng các loại cây trồng,và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: phỏng vấn người có kinh nghiệm
trên địa bàn 2 xã là Hà Ngọc và Hà Lâm.
- Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel.
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu về sự phát
triển công tác quản lý đất nông nghiệp; tác động của nó tới hiệu quả sử dụng đất.
3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 30 tháng 01 năm 2012 đến 30 tháng 03 năm
2012, số liệu thứ cấp từ năm 2009 đến 2011.
Trường4. Tài liệu tham khảo
- Một số khóa luận trên thư viện trường Đại học kinh tế Huế và trên
tailieu.vn;
- Một số sách chuyên ngành môi trường;
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Thông tin thu thập từ internet và một số kiến thức trong quá trình học và
quan sát thực tế.
5. Kết quả đạt được
Đề tài đã đánh giá được công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Hà Trung. Từ đó, thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của
công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Từ đó, đề ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà
Trung.
Đề tài cũng đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm.
Điều này cho thấy việc quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện có động tích
cực như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất tác trồng cây hàng năm.
Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các công
trình kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Ngày xưa, ông cha ta rất coi
trọng đất đai và nó được ví như vàng “Bao nhiêu tấc đất, bấy nhiêu tấc vàng”.
Trong nông nghiệp, đất đai lại càng có vai trò quan trọng hơn, là cơ sở tự
nhiên sinh ra của cải vật chất cho xã hội, nếu sử dụng hợp lý còn tăng độ phì nhiêu
của đất đai và từ đó tăng năng suất cây trồng. Đúng như Wiliam Petty đã nói “Lao
động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất, đất đai là điều kiện quyết định
cho sự tồn tại của xã hội, bởi vì xã hội tồn tại trên cơ sở của lao động xã hội”.
Trong cuộc sống con người từ xa xưa tới nay, không ai có thể phủ nhận vai
trò to lớn của đất đai. Đất đai là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ
nền kinh tế nào, ngay cả những nước phát triển đời sống kinh tế chủ yếu là sản
xuất công nghiệp, dịch vụ; cho đến những nước đang phát triển nền kinh tế chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp.
Nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện
nay vẫn là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta càng có
ý nghĩa lớn.
Những năm gần đây, nền kinh tế cả nước đang trong bối cảnh khởi đầu cho
một giai đoạn tăng tốc, phát triển CNH-HĐH toàn diện. Vì vậy, quỹ đất nông
nghiệp cũng dần chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp
CNH-HĐH. Mặt khác, dân số ngày càng tăng thêm làm cho nhu cầu nhà ở cũng
ngày càng tăng thêm, do vậy quỹ đất cũng ngày càng bị thu hẹp.
TrườngHà Trung là m ột huyện trung du với địa hình đồi núi thấp của tỉnh Thanh
Hoá. Nằm ở cửa ngõ vào tỉnh Thanh Hoá nên huyện có vai trò rất to lớn đối với sự
phát triển của tỉnh. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đang trên bước
đường chuyển mình chưa hình thành cơ cấu triệt để cho nền sản xuất. Vì vậy, sản
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
1
Khoá Luận Tốt Nghiệp
xuất nông nghiệp và đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là một
vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, mà cụ thể là quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đứng trước xu thế CNH-HĐH, đô thị hoá
dang diễn ra ngày càng nhanh, ngày càng mạnh thì đất nông nghiệp đang đứng
trước nguy cơ bị thu hẹp dần diện tích. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
đúng theo hướng CNH-HĐH mà vẫn giữ vững được vai trò của nền sản xuất nông
nghiệp thì việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và có hiệu quả là một
việc rất quan trọng và cần đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong
những năm qua trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp đã tăng lên qua từng năm do quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá; sự tích tụ và tập trung ruộng đất để sản
xuất hiệu quả hơn của bà con trong huyện. Trong thời gian thực tập tại Phòng tài
nguyên và môi trường huyện, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp và muốn tổng kết, đánh giá lại công tác quản lý và
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hoá” để làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh
Hoá;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng các loại cây hàng năm;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trường- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đất nông nghiệp;
- Nghiên cứu tác động của quản lý đất nông nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất
trồng cây hàng năm ở huyện Hà Trung
4. Phạm vi nghiên cứu
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
2
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Nội dung: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá;
- Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa (Điều tra, phỏng vấn người dân 2 xã Hà Ngọc và Hà Lâm tại huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hoá)
- Thời gian: Từ ngày 30 tháng 01 năm 2012 đến 30 tháng 03 năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng
kết cuối năm về đất nông nghiệp của Phòng TNMT huyện Hà Trung; các chính
sách định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyệnThu thập số liệu sẵn
có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện; thông tin về cây trồng, năng
suất, diện tích, sản lượng hàng năm của huyện.
- Đối với số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 30 hộ trong 2 xã Hà Ngọc và Hà
Lâm, trong mỗi Xã tôi kết hợp làm việc với cán bộ địa phương để phân loại hộ và
thu được thông tin chính xác hơn. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng
phiếu điều tra trực tiếp hộ nông dân.
5.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu để suy rộng ra toàn bộ tổng thể
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, xử lý số
liệu thu thập được dùng để đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm, sự tăng giảm
các chỉ tiêu qua các năm như: diện tích các loại đất nông nghiệp, năng suất, sản
lượng các loại cây trồng,và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó.
Trường- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: phỏng vấn người có kinh nghiệm
trên địa bàn 2 xã là Hà Ngọc và Hà Lâm.
- Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
3
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu về sự phát
triển công tác quản lý đất nông nghiệp; tác động của nó tới hiệu quả sử dụng đất.
Do thời gian tiếp cận vấn đề nghiên cứu không dài, đề tài nghiên cứu rộng,
trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, nên tôi không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cán bộ
chuyên môn, bạn bè để chuyên đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
4
Khoá Luận Tốt Nghiệp
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các
sản phẩm do sử dụng đất,
Bộ luật dân sự quy định: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Từ
khi luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một tài sản dân sự đặc biệt (1993)
thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự
đặc biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai ta thấy các quyền năng của sở
hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất
đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được nhà nước thực hiện trực
tiếp bằng việc xác lập chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước
không trực tiếp sử dụng các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan
nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất
theo những quy định và theo sự giám sát của nhà nước.
Từ sự phân tích các hoạt động quản lý của nhà nước đối với đất đai như
trên, ta có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
“Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối
Trườngvà phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lực từ đất đai”.
1.1.1.2. Nội dung quản lý đất đai
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
5
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Ở điều 6, mục 2 trong Luật đất đai 2003 có 13 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
Xác định địa giới; lập, quản lý hồ sơ địa giới; lập bản đồ địa giới.
Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Thống kê, kiểm kê đất đai.
Quản lý tài chính về đất đai.
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản.
Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Quản lý các hoạt động dịch vụ công.
1.1.1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1.3.1. Đảm bảo việc sử dụng đúng chức năng, mục đích
Vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo người dân
thực hiện đúng quyền sử dụng đất được nhà nước cho phép.Tình trạng sử dụng đất
Trườngkhông đúng mục đích do nhà nước giao đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều khu vực
trong cả nước.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
6
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Hiện nay, quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, mà một tiền đề quan
trọng của đô thị hoá đó là chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là lấy đi quỹ
đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hoá, tuy nhiên nếu thiếu sự quản lý
của nhà nước thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng này sẽ diễn ra theo mong
muốn chủ quan của người dân mà không theo quy hoạch đã được lập. Việc chuyển
đổi mục đích sử dụng trong quá trình đô thị hoá và giai đoạn phát triển kinh tế cao
diễn ra cực kì phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm tra thường xuyên của các
ban ngành chức năng và các cấp chính quyền.
1.1.1.3.2. Nâng cao vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển kinh tế-xã
hội
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, nó có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, đặc biệt là ở
các đô thị. Đất đai nếu sử dụng tốt thì nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã
hội, nhưng ngược lại nếu đất đai bị sử dụng không hợp lý thì sẽ dễ xảy ra tình
trạng nơi không cần đất thì sử dụng bừa bãi, lãng phí, trong khi nơi khác thực sự
thiếu thì lại không có đất để sản xuất. Muốn nâng cao vai trò của đất trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội cần có sự điều tiết và quản lý của nhà nước.
Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của đất đai ngày càng quan trọng,
chính vì vậy việc sử dụng nó như thế nào cho hợp lý đã được các cơ quan nhà
nước lập ra quy hoạch và kế hoạch sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, không phải mọi lúc,
mọi nơi đều thực hiện việc sử dụng đất theo đúng như quy định, mà luôn cần có sự
giám sát và quản lý chặt chẽ của nhà nước.
1.1.1.3.3. Đảm bảo quá trình phát triển đất đai bền vững
Đất đai là một tài nguyên quan trọng, nó không chỉ cần ở hiện tại mà rất
cần cho cả tương lai. Chính vì vậy, việc sử dụng đất đai hiện nay đòi hỏi không chỉ
Trườngđáp ứng nhu cầu sử d ụng của thế hệ hiện tại mà còn đảm bảo khả năng đáp ứng
nhu cầu đó cho thế hệ tương lai. Đa số người dân khi sử dụng đất đều có dự định
sử dụng triệt để tất cả những gì có thể nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng hiện tại
mà không có ý thức bảo vệ và cải tạo đất đai, tình trạng sử dụng đất như vậy sẽ
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
7
Khoá Luận Tốt Nghiệp
không đảm bảo đất đai được phát triển bền vững. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà
quản lý hiện nay là phải đảm bảo được việc điều tra, khảo sát các loại đất sau đó
đưa ra kế hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai một cách hợp lý.
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất đai
1.1.1.4.1. Nhân tố kinh tế
Trình độ kinh tế của một giai đoạn phát triển được thể hiện ở: cơ sở hạ tầng
hiện tại, tiềm năng kinh tế,các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử
dụng đất. Nền kinh tế càng phát triển cao thì càng có điều kiện để đầu tư vào cải
tạo nâng cấp đất đai vì vậy chất lượng đất đai ngày càng tốt hơn. Nhưng quá trình
phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi một khối lượng lớn đất đai được đưa vào sử dụng,
không những thế đất đai còn được khai thác triệt để hơn. Ngược lại, với nền kinh
tế lạc hậu, kém phát triển thì đất đai chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp thì hiệu quả sử dụng đất thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền kinh
tế đang trong quá trình phát triển nên quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất
từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác đang diễn ra tương đối phức tạp, nên
công tác quản lý càng trở nên quan trọng hơn.
Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như hiện nay thì đất đai cũng
trở thành một loại hàng hoá được trao đổi và mua bán trên thị trường, sau mỗi lần
mua đi bán lại trên thị trường, đất đai thường bị thay đổi mục đích sử dụng. Mặc
dù việc mua bán đất đai trên thị trường đã được sự quản lý của nhà nước, tuy
nhiên sau đó đất đai được sử dụng như thế nào vào mục đích gì thì các nhà quản lý
cũng không thể nắm chắc được vì vậy phải kiểm tra nhắc nhở đảm bảo việc sử
dụng đất đúng quy hoạch.
1.1.1.4.2. Nhân tố xã hội
Nhân tố xã hội bao gồm các nhân tố sau: pháp luật, văn hoá truyền thống,
Trườngchế độ xã hội, các nh ân tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý đất
đai. Đặc biệt là yếu tố pháp luật, pháp luật là do nhà nước đặt ra chung với cả
nước. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương với điều kiện KT-XH khác nhau thì đều có cơ
chế quản lý khác nhau. Pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý nhằm
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
8
Khoá Luận Tốt Nghiệp
đảm bảo tính công bằng với mọi người dân trong quá trình khai thác, sử dụng đất.
Pháp luật ở một địa phương nếu được lập ra chặt chẽ và phù hợp với cơ chế ở địa
phương đó thì công việc quản lý sẽ đỡ vất vả hơn và ngược lại.
Nhân tố văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán có ảnh hưởng trực
tiếp đến tư duy và tác phong của người dân trong việc sử dụng đất. Nếu như người
dân địa phương có ý thức sử dụng đất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì
công tác quản lý sẽ đơn giản hơn, nhưng nếu người dân vốn đã không có ý thức sử
dụng đất hợp lý lại còn không chấp hành đúng pháp luật thì công tác quản lý sẽ
cực kỳ khó khăn và phức tạp.
Chế độ xã hội là yếu tố liên quan đến hệ thống cơ chế quản lý hiện tại của
địa phương đó, nếu hệ thống quản lý trên tất cả các lĩnh vực khác như anh ninh,
quốc phòng, giáo dục, tốt thì đó là điều kiện và là tiền đề quan trọng đối với
công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, nếu chế độ xã hội có bộ máy quản lý lỏng lẻo
không nghiêm túc thì đó sẽ là một vật cản rất lớn đối với công tác quản lý đất đai.
1.1.1.4.3. Nhân tố con người
Quản lý đất đai xét về thực chất chính là quản lý các hoạt động của con
người trong quá trình sử dụng đất. Việc quản lý là của nhà nước, còn việc sử dụng
đất lại tuỳ thuộc vào mỗi con người, nếu con người ngay từ đầu đã có những nhận
thức đúng đắn và có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước
trong quá trình sử dụng đất thì sẽ tạo điều kiện rất tốt cho công tác quản lý.
Nhân tố này còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, ý thức
mỗi con người, mật độ dân cư sinh sống trên địa bàn, Mỗi nhân tố trên đều có
tác động tới công tác quản lý đất đai. Xã hội càng phát triển thì việc quản lý sử
dụng đất đai càng phức tạp, khi trình độ dân trí của người dân được nâng lên thì
việc quản lý chưa chắc đã đơn giản hơn, nếu trình độ văn hoá được nâng lên cùng
Trườngvới ý thức của mọi ng ười thì việc quản lý sẽ đơn giản hơn, nhưng nếu trình độ văn
hóa được nâng lên mà ý thức chấp hành pháp luật giảm đi thì công tác quản lý
thực sự gặp khó khăn. Cùng với quá trình đô thị hoá là sự tăng lên đáng kể của dân
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
9
Khoá Luận Tố...ống cây mới, con mới vào sản xuất bước đầu đã mang lại
hiệu quả kinh tế.
TrườngTỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm, từ 70,83% trong cơ cấu
ngành nông nghiệp năm 2009 giảm xuống còn 69,89% năm 2010 và 64,26% năm
2011, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi lại tăng lên qua các năm. Tuy nhiên
những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm càng ngày càng phức tạp
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
25
Khoá Luận Tốt Nghiệp
và có chiều hướng tăng lên gây những khó khăn nhất định nhưng chăn nuôi vẫn
duy trì được vị trí của mình trong ngành nông nghiệp và có những bước phát triển
mạnh. Có được thành quả đó là do những năm qua có nhiều chương trình cải tạo
đàn bò, nạc hoá đàn lợn, chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển và cho hiệu quả
cao, chuyển chăn nuôi từ nhỏ lẻ phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn, hình
thành nhiều trang trại, gia trại. Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho
gia súc, gia cầm được tăng cường, công tác tiêu độc khử trùng kịp thời nên ngăn
chặn và dập tắt được dịch bệnh.
+ Về lâm nghiệp:
Tính đến năm 2010 diện tích khoanh nuôi bảo vệ rừng là 5.585 ha. Độ che
phủ giảm từ 19,2% năm 2009 xuống còn 19% năm 2010, điều này là do trong năm
2010 đã xảy ra cháy 10,3 ha rừng và một số đám cháy thực bì nhỏ, vì vậy làm
giảm độ che phủ rừng.
Hàng năm, huyện vẫn chú trọng công tác trồng mới lại rừng. Năm 2009 trồng
mới 163,4 ha rừng và đến năm 2010 con số này là 100 ha. Công tác giao đất, giao
rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng được thực hiện
khá tốt.
+ Về thuỷ sản:
Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Hà Trung đã có
những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là nuôi tôm và cá. Năm 2009, tổng diện
tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn huyện là 1.100 ha, con số này đã tăng lên trong
năm 2010 là 1.200 ha, năng suất bình quân đạt 2,5 đến 3 tấn/ ha. Việc nuôi tôm, cá
không chỉ được nuôi tập trung trong ao, hồ mà còn nuôi kết hợp trong mô hình lúa
– cá hoặc lúa – tôm cho năng suất cao, bình quân đạt 2,25 – 2,5tấn/ha. Năm 2009
diện tích nuôi trồng kết hợp lúa – cá ; lúa – tôm là 500 ha, tổng sản lượng thu được
Trườnglà 113 tấn. Nhưng đến năm 2010 diện tích nuôi trồng là 600 ha và tổng sản lượng
thu được là 1.500 tấn, sản lượng đã tăng gấp hơn 13 lần . Năm 2011 đã đưa vào
nuôi thử nghiệm một số mô hình mới: cua đồng kết hợp với trạch đồng; cá rô đầu
vuông bước đầu đã thu được kết quả khá tốt. Tổng diện tích nuôi trồng của toàn
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
26
Khoá Luận Tốt Nghiệp
huyện tính đến năm 2011 vẫn là 1.200 ha, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác
các loại đạt 5.000 tấn.
Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản:
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Hà
Trung đã những chuyển biến mang tính đột phá. Bên cạnh những sản phẩm lợi thế
của huyện như cát sạn, huyện còn quan tâm phát triển các ngành nghề truyền
thống như: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, chế biến nông sản, lâm
sản, Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản theo giá hiện
hành là 390 tỷ đồng vào năm 2009, đến năm 2011 là 889 tỷ đồng. Trên địa bàn
Huyện còn có nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, nhà máy sản xuất đá và cụm công
nghiệp Hà Bình đang được mở rộng, đi vào sản xuất đóng góp nhiều vào ngân
sách của huyện.
Bên cạnh những giá trị mà sản xuất công nghiệp mang lại thì giá trị đầu tư
xây dựng cơ bản cũng tăng lên. Theo giá hiện hành năm 2009 thì giá trị đầu tư xây
dựng cơ bản là 380 tỷ đồng tăng lên đến 610 tỷ đồng vào năm 2011.
Trong 3 năm từ 2009 – 2011, huyện đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thi công nhiều công trình trường
học theo nguồn trái phiếu của chính phủ, xây dựng các tuyến đường theo chương
trình 135, xây dựng trụ sở UBND các xã, xây dựng nhà thi đấu luyện tập TDTT,
nâng cao chất lượng bệnh viện đa khoa huyện để chăm sóc sức khoẻ cho người
dân, xây dựng mới lại nghĩa trang liệt sĩ của huyện.
Dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ phát triển khá trên các lĩnh vực, hệ thống chợ được nâng
cấp cải tạo, đến nay trên địa bàn huyện có 15 chợ. Hoạt động thương mại dịch vụ
ngày càng phát triển, năm 2011 tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là 510 tỷ đồng,
Trườngtăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,3 triệu USD
tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2010. Các ngành dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn
thông tiếp tục phát triển khá, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 555 tỷ đồng, tăng
25,4% so với cùng kỳ.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
27
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Nhìn chung hoạt động thương mại dịch vụ đạt kết quả khá, chất lượng kinh
doanh được đảm bảo cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của huyện.
2.1.2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm của Huyện giai đoạn 2009 –
2011
Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất và phát triển của xã hội. Đó
vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của vùng.
Việc bố trí và sử dụng lao động sao cho hợp lý có ý nghĩa rất lớn tới quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để tăng thu nhập cho hộ.
Hiện trạng và cơ cấu dân số:
Hà Trung là một huyện thuộc trung du miền núi phía bắc của tỉnh Thanh
Hoá. Theo số liệu của phòng thống kê huyện Hà Trung thì tình hình dân số của
huyện giai đoạn 2009 – 2011 được thể hiện ở bảng 2. Qua bảng số liệu ta thấy,
năm 2011 dân số huyện Hà Trung là 109.006 người, trong đó nam là 55.053 người
chiếm 50,5%; nữ là 53.953 người chiếm 49,5% trong cơ cấu dân số Huyện. Trong
những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình tỷ nên tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của huyện năm 2011 là 0,63% ngang với mức tăng bình quân của tỉnh
Thanh Hoá là 0,6%.
Trong giai đoạn 2009 – 2011, dân số đã chuyển từ khu vực nông thôn sang
khu vực thành thị đã tăng so với các giai đoạn trước nhưng chỉ tăng nhẹ, dân số
thành thị năm 2009 là 6012 người chiếm 5,45% dân số toàn huyện, đến năm 2011
dân số thành thị là 5892 người chiếm 5,4% dân số toàn huyện.
Dân số trong huyện khá cân bằng về tỷ lệ nam nữ, bình quân 103 nam/100
nữ, sự biến động về nam và nữ là không nhiều.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
28
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 2: Dân số huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011
ĐVT: người
So sánh
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
+/- +/- +/- +/-
(người) (%) (người) (%)
Tổng dân số 110.204 108.324 109.006 -1880 -1,71 682 0,63
1. Phân theo
giới tính
- Nam 56.097 55.270 55.053 -827 -1,38 -217 -0,39
- Nữ 54.107 53.054 53.953 -1116 -2,06 899 6,69
3. Phân theo
khu vực
- Thành thị 6.012 5.851 5.892 -161 -2,68 41 0,70
- Nông thôn 104.192 102.473 103.114 -1.719 -1,65 641 0,62
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hà Trung)
Lao động và việc làm:
Hà Trung có 24 xã và 1 thị trấn, đến cuối năm 2011 huyện Hà Trung có tổng
số lao động là 57.159 người, chiếm khoảng 52,43% dân số toàn huyện. Trong số
đó lao động nông nghiệp là 40.887 người chiếm 70% tổng lao động, còn lao động
trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ 17.521 người chiếm 30% tổng lao động. Nếu
phân loại theo giới tính thì có 27.452 nam chiếm 47% trong tổng số lao động, số
lao động nữ là 30.956 người chiếm 53%. còn hạn chế, chủ yếu là lao động thuần
Trườngnông làm việc theo th ời vụ nên có nhiều thời gian rảnh rỗi nông nhàn. Tỷ lệ sử
dụng lao động ở nông thôn là khoảng 80%.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
29
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 3: Tình hình lao động của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011
2009 2010 2011 So sánh
Chỉ tiêu ĐVT 2010/2009 2011/2010
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%)
+/- +/-(%) +/- +/-(%)
Tổng LĐ người 58.408 100,00 57.411 100,00 57.159 100,00 -997 -7,11 -252 -0,44
1. Phân
theo
ngành
nghề
- LĐ Nông người 40.887 70,00 39.763 69,26 39.586 69,25 -1.124 -2,75 -177 -0,45
nghiệp
- LĐ phi người 17.521 30,00 17.648 30,74 17.573 30,75 127 0,72 -75 -0,42
NN
2. Phân
theo giới
tính
- Nam người 27.452 47,00 20.075 47,16 26.956 47,15 -377 -1,37 -119 -0,44
- Nữ người 30.956 53,00 30.336 52,84 30.203 52,85 -620 -2,00 -119 -0,44
3. Phân
theo trình
độ
- LĐ phổ người 51.516 88,20 50.521 88,00 50.129 87,70 -995 -1,94 -392 -0,78
thông
- CĐ, ĐH người 6.892 11,80 6.890 12,00 7.030 12,30 -2 -0,03 140 2,03
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hà Trung)
SVTH: Phạm ThịTrường Thúy – Lớp K42TNMT
30
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Trong tổng số lao động của toàn huyện thì có đến 50.129 lao động phổ
thông, chiếm 87,7% và chỉ có 7.030 lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên
chiếm 12,3%, chính vì điều này mà trình độ tay nghề của người lao động còn thấy,
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
Trong những năm qua đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, năm 2010
tạo việc làm mới cho 2.000 lao động, năm 2011 là 2.500 lao động. Bên cạnh đó,
hàng năm còn xuất khẩu lao động đi nước ngoài chủ yếu là thị trường các nước
Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, cũng tăng lên qua các năm từ 312 người năm
2010 lên 315 người năm 2011, mang về nhiều ngoại hối cho huyện nhà.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và một số vấn đề kinh tế - xã hội khác
Hệ thống giao thông:
Cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông nói riêng có một vị trí rất quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Giao thông là mạch máu
lưu thông của nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.
Toàn huyện có 18km đường quốc lộ rải nhựa chất lượng cao, 27km tỉnh lộ
phần nhiều đã được đổ nhựa và bê tông, 80km đường liên xã và 180km đường liên
thôn. Nhìn chung, hệ thống giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành mạng lưới
hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho giao lưu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu vận
chuyển hàng hoá, hành khách, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng
cường củng cố an ninh quốc phòng.
Thuỷ lợi:
Tính đến nay, toàn huyện có 47 trạm bơm, 18 hồ đập, 2 kênh tiêu chính, 131
cống tưới, tiêu hiện tại đang đảm bảo chủ động tưới cho 80% và tiêu 70% cho diện
tích đất sản xuất nông nghiệp. Thuỷ lợi nội đồng chủ yếu là đường đất, mặt đường
Trườnghẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn.
Các cơ sở hạ tầng khác:
Hiện nay, huyện Hà Trung đã có 100% các xã có mạng lưới điện, có trường
học ở các xã để con em đến trường được thuận lợi, năm 2011 đưa vào sử dụng 36
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
31
Khoá Luận Tốt Nghiệp
trường học kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố lên 93%. 100% các xã có trạm y
tế và trạm truyền thanh.
Như vậy, những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng ở huyện Hà Trung được đầu tư
tương đối lớn bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ sự đóng
góp của nhân dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, góp phần
xây dựng quê hương Hà Trung anh hùng ngày càng tươi đẹp hơn.
1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung
Thuận lợi
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển, cơ
cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng về đất đai và tiềm năng lao
động đang được khai thác khá tốt, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. Đặc biệt là
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển đồng bộ, nhịp độ tăng
trưởng khá. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã ứng dụng nhanh
các tiến bộ khoa học về giống, kĩ thuật canh tác, hình thành các trang trại sản xuất
hiệu quả. Trong những năm vừa qua được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong
huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến
tích cực, có nhiều xã và thị trấn đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến
vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao; cơ cấu giống, cơ cấu
mùa vụ được chuyển dịch căn bản, đời sống nhân dân được cải thiện; cơ sở hạ
tầng được đầu tư, xây dựng đảm bảo phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống, bộ
mặt nông thôn được đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nền sản
xuất hàng hoá bắt đầu được hình thành và từng bước phát triển, đời sống vật chất
tinh thần được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đi đáng kể, sự nghiệp văn hoá,
giáo dục, y tế ngày càng phát triển; các thuần phong mỹ tục văn hoá truyền thống
tốt đẹp đang được giữ gìn và phát huy phong phú thêm đời sống tinh thần của
Trườngnhân dân.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định,
việc phát triển và kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
32
Khoá Luận Tốt Nghiệp
huyện. Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát
huy tốt cho phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế, đổi mới sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất
nhỏ lẻ, năng suất tăng chậm, môi trường chưa được quan tâm bảo vệ. Đặc biệt là
nhận thức về vị trí và vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so
với thực tế, cơ chế chính sách pháp luật còn thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một
số chủ trương chính sách chưa hợp lý, thiếu tính khả thi, chậm điều chỉnh nên còn
gây nhiều phiền hà cho nhân dân, việc đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn thấp.
Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản chưa áp dụng nhanh các
tiến bộ khoa học kĩ thuật trên diện rộng nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện
tích còn thấp.
Hiện nay, Hà Trung vẫn là huyện nông nghiệp. Vì vậy, cơ cấu kinh tế cần
chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chưa có bước đột
phá, chưa có các chính sách để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, khai thác tốt lao
động và tài nguyên.
Trong quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai thác tài
nguyên phải chú trọng đến bảo vệ môi trường, đất đai nhằm đảm bảo cho việc phát
triển kinh tế - xã hội bền vững.
2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp chiếm
đa số với 51,8% tương đương với 8.863,4 ha trong tổng số 15.253,34 ha diện tích
đất nông nghiệp tính đến năm 2011. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Hà
Trung trong những năm qua có những chuyển biến đáng kể. Năng suất sản lượng
Trườngkhá ổn định, chăn nuô i có xu hướng phát triển, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có
xu hướng tăng lên. Cơ cấu cây trồng của huyện chủ yếu là cây lương thực còn cây
nông nghiệp ngắn ngày là không lớn. Để thấy rõ cơ cấu và diện tích diện tích đất
nông nghiệp của huyện ta xem xét bảng 4. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
33
Khoá Luận Tốt Nghiệp
thì gồm 2 loại là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Thực trạng sử
dụng các loại đất như sau:
Đất trồng cây hàng năm:
Tính đến năm 2011, toàn huyện có 8.155,26 ha đất trồng cây hàng năm,
chiếm 92,01 % trong tổng số diện tích đất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng
năm thì có 3 loại đất đó là: đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất
trồng các loại cây hàng năm khác. Diện tích đất trồng lúa hiện tại của toàn Huyện
là 7.099,46 ha tương đương chiếm 87,05% tổng diện tích trồng cây hàng năm, tiếp
theo là đất trồng cây hàng năm khác như các loại cây ngô, khoại, sắn, dưa
chuột, là 1.045,26 ha chiếm 12,81 %, còn lại là đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi
chiếm diện tích rất nhỏ trong cơ cấu đất trồng cây hàng năm chỉ là 0,13 % tương
đương với 10,45 ha.
Mặc dù, tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn Huyện là 8.155,26 ha nhưng
tổng diện tích gieo trồng lại lên tới 16.358 ha tính đến năm 2011 chia làm 3 vụ là:
vụ Đông, vụ Chiêm xuân và vụ Mùa.
Diện tích đất trồng cây hàng năm biến động không ngừng qua các năm, năm
2010 diện tích giảm 47,24 ha so với năm 2009, đến năm 2011 diện tích lại giảm đi
129,95 ha so với năm 2010. Đây là sự sụt giảm diện tích đất trồng cây hàng năm
nhiều nhất từ trước đến nay. Sự sụt giảm này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ
yếu là chuyển quỹ đất trồng cây hàng năm sang mục đích khác như xây dựng cơ
bản, nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2011, số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đã
chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản là 71,67 ha; chuyển đất trồng lúa sang đất
trồng cây lâu năm là 20,23 ha. Cùng với việc chuyển đất trồng cây hàng năm sang
mục đích khác thì trong năm 2011 đã chuyển 20,04 ha đất chưa sử dụng vào trồng
cây hàng năm. Việc chuyển quỹ đất nông nghiệp này thì Phòng TN&MT huyện
Trườngphải tiến hành vẽ lại b ản đồ quy hoạch và bản đồ địa chính và tiến hành rà soát cấp
lại sổ đỏ cho những hộ mới nhận đất; đồng thời lập báo cáo trình lên UBND
huyện. cụ thể được thể hiện ở bảng 4 như sau:
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
34
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011
2009 2010 2011 So sánh
Chỉ tiêu CC(% CC(%) CC(% 2010/2009 2011/2010
DT(ha) DT(ha) DT(ha)
) ) +/-(ha) +/-(%) +/-(ha) +/-(%)
1. Đất NN 15.310,54 100,00 15.327,25 100.00 15.253,34 100,00 16,71 0,11 -73,91 -0,49
1.1. Đất sx NN 9.041,54 59,05 8.991,93 58,66 8.863,40 58,10 -49,47 -0,55 -128,44 -1,43
1.1.1. Đất CHN 8.332,45 92,16 8.285,21 92,14 8.155,26 92,01 -47,24 -0,57 -129,95 -1,57
1.1.1.1. Đất trồng lúa 7.190,35 86,29 7.152,24 83,33 7.099,46 87,05 -38,11 -0,53 -52,78 -0,74
1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn 10,54 0,12 10,54 0,12 10,54 0,13 0,00 0,00 0,00 0,00
nuôi
1.1.1.3. Đất trồng CHN khác 1.131,56 13,58 1.122,43 13,54 1.045,26 12,81 -9,13 -0,81 -77,17 -6,88
1.1.2. Đất trồng CLN 709,09 7,84 706,72 7,86 708,23 7,99 -2,37 -0,34 1,51 0,21
1.1.2.1. Đất trồng cây CN 154,35 21,76 154,35 21,84 154,35 21,79 0,00 0,00 0,00 0,00
1.1.2.2. Đất trồng cât ĂQ 116,30 16,40 124,77 17,65 125,90 17,77 8,47 7,28 1,13 0,90
1.1.2.3. Đất trồng CLN khác 438,44 61,83 427,60 690,50 427,98 60,43 -10,84 -2,48 0,38 0,08
1.2. Đất LN 5.526,75 36,09 5.528,90 36,42 5.629,98 36,91 -2,15 0,04 47,08 1,82
1.2.1. Đất rừng sx 3.531,98 63,90 3.260,13 58,39 3.307,14 58,74 -271,85 -7,70 47,01 1,44
1.1.2. Đất rừng phòng hộ 1.701,91 30,79 2.029,91 36,36 2.029,91 36,05 238,00 19,27 0,00 0,00
1.2.3. Đất rừng đặc dụng 292,86 5,29 292,86 5,25 292,86 5,20 0,00 0,00 0,00 0,00
712,02 4,65 727,19 4,74 734,71 4,81 15,17 2,13 7,52 1,03
1.3. Đất nuôi trồng TS
1.4. Đất NN khác 25,23 0,16 25,23 0,16 25,23 0,16 0,00 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Hà Trung)
SVTH: Phạm ThịTrường Thúy – Lớp K42TNMT
35
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Đất trồng cây lâu năm:
Hiện tại, huyện Hà Trung có 708,23 ha diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm
7,99 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó diện tích đất trồng cây công
nghiệp lâu năm là 154,35 ha chiếm 21,79 % diện tích đất trồng cây lâu năm. Các
loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây lác, mía, đậu tương, với tổng diện
tích gieo trồng là gần 2.000 ha cho năng suất bình quân khá cao, đối với cây lạc
năng suất bình quân đạt 21,8 tấn/ha; cây mía là 595tấn/ha. Ngoài ra còn diện tích
trồng các loại cây công nghiệp lâu năm khác như: sắn dây, cói, chiếm 60,43%
diện tích đất trồng cây lâu năm tương đương với 427,98 ha. Số diện tích còn lại
trong tổng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm là dùng để trồng các loại cây
ăn quả lâu năm như chuối, cam, chanh,
Tổng diện tích trồng cây lâu năm cũng có nhiều sự thay đổi. Năm 2010 diện
tích giảm 2,37 ha so với năm 2009 tương ứng với giảm 0,34 %. Tuy nhiên, năm
2011 diện tích đất trồng cây lâu năm lại tăng thêm 1,51 ha so với năm 2010, điều
này là do trong này 2011 đã chuyển một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả
sang đất trồng cây lâu năm. Sự biến động diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu
biến động phần đất trồng cây ăn quả và đất trồng các loại cây lâu năm khác, trong
3 năm nhưng diện tích đất trồng cây công nghiệp không thay đổi gì. Khi chuyển
mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì Phòng tài
nguyên và môi trường huyện đã tiến hành rà soát, cấp mới và cấp lại cho các hộ
gia đình mới chuyển đổi đất và nhận đất, số sổ đỏ được cấp lại là 5 sổ và 3 sổ đỏ
được cấp mới.
2.2.1.2. Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất:
Trong tổng số 5.629,98 ha đất lâm nghiệp thì đất rừng sản xuất là 3.307,14 ha
Trườngchiếm 58,74%, trong số này thì chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất là 2.333,91 ha
chiếm 70,57% diện tích đất rừng sản xuất , tiếp theo là đất có rừng trồng sản xuất
là 873,25 ha chiếm 15,51% còn lại chỉ chiếm 13,92 % trong diện tích rừng sản
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
36
Khoá Luận Tốt Nghiệp
xuất là đất có rừng tự nhiên sản xuất tức là rừng sản xuất mọc tự nhiên không có
sự can thiệp của con người.
Diện tích đất rừng sản xuất có sự thay đổi nhẹ qua các năm. Năm 2010 diện
tích giảm đi 271,85 ha so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì diện tích lại có
sự tăng lên so với năm 2010 với tổng diện tích tăng thêm là 47,01 ha. Sự thay đổi
này là do chủ trương giao thêm đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình của UBND
huyện . Diện tích đất này được giao cho 4 hộ gia đình ở xã Hà Tiến và 8 hộ ở xã
Hà Tân, bình quân mỗi hộ được giao thêm 3 ha đất rừng để sản xuất, các hộ chủ
yếu sử dụng đất để trồng cây keo cung cấp nguyên liệu làm bột giấy. Sau khi tiến
hành giao đất thì UBND huyện chỉ đạo cho Phòng TN&MT huyện Hà Trung vẽ
lại bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ và trình lên cấp trên để
cấp giấy chứng nhận qưyền sử dụng đất cho các hộ. Theo kế hoạch của năm 2011
thì trong năm 2012 sẽ đưa đất chưa sử dụng vào trồng rừng với tổng diện tích là
140,23 ha trong đó nhiều nhất là xã Hà Long với 100 ha, xã Hà Sơn là 20
ha,Đây thường là những loại đất mới khai hoang nên cần rất nhiều công để cải
tạo thì mới tiến hành sản xuất trên đất được. Để khuyến khích các hộ gia đình đầu
tư sản xuất trên đất thì trong mấy năm đầu cải tạo đất UBND huyện sẽ không thu
tiền thuế sử dụng đất. Điều này làm tăng thêm quỹ đất sản xuất và tăng thêm thu
nhập cho các hộ gia đình.
Đất rừng phòng hộ:
Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của quốc gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo
vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê
điều, chống sa mạc hoá và điều hoà khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước
ngầm sinh sống cần thiết cho con người và động vật.
Năm 2011, diện tích rừng phòng hộ của huyện Hà Trung là 2.029,91 ha, bao
Trườnggồm 2 loại đất là: đất có rừng trồng phòng hộ và đất trồng rừng phòng hộ trong đó
đất có rừng phòng hộ là 1.494,41 ha chiếm 73,62% tổng diện tích đất rừng phòng
hộ; còn lại là 535,6 ha diện tích đất trồng rừng phòng hộ chiếm 26,38 % tổng diện
tích đất trồng rừng phòng hộ. Toàn huyện không có diện tích đất khoanh nuôi
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
37
Khoá Luận Tốt Nghiệp
phục hồi rừng phòng hộ. Đất rừng phòng hộ chủ yếu nằm ở hai xã là Hà Tiến và
Hà Bình, với tổng diện tích chiếm 82% tổng diện tích rừng phòng hộ của cả
huyện.
Đất rừng đặc dụng:
Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu là để bảo
tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật
rừng, nghiên cứu sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường
sinh thái.
Toàn huyện chỉ có 292,86 ha rừng đặc dụng chiếm 5,2 % diện tích đất lâm
nghiệp trong đó hoàn toàn là đất có rừng tự nhiên đặc dụng không có đất trồng
rừng đặc dụng và không có đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng.
2.2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Từ năm 2010 đến năm 2011 thì diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã tăng
thêm 7,52 ha từ 727,19 ha lên 734,71 ha. Tuy nhiên, năm 2011 huyện Hà Trung có
kế hoạch “chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo phương án trang trại” thì có bổ sung
thêm 74,67 ha đất lúa sang đất nuôi trồng thuỷ sản. Đây là chủ trương của huyện
trong việc phát triển mô hình trang trại trên địa bàn huyện, việc chuyển diện tích
đất lúa ở đây là hoàn toàn hợp lý. Các trang trại này sẽ được quy hoạch lại và sẽ
được UBND huyện xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.1.4. Các loại đất nông nghiệp khác
Các loại đất nông nghiệp khác bao gồm những loại đất không thuộc các loại
đất: Đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng
phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối. Trên địa bàn
huyện Hà Trung thì trong giai đoạn 2009-2011 thì diện tích các loại đất nông
Trườngnghiệp khác không có gì thay đổi.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
38
Khoá Luận Tốt Nghiệp
2.2.2. Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà Trung
Diện tích gieo trồng của huyện có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể như sau,
năm 2009 diện tích gieo trồng là 16676 ha, năm 2010 là 16619 ha. So với năm
2009 thì năm 2010 tổng diện tích gieo trồng đã giảm 57 ha tương đương với giảm
0,35 %. Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng tiếp tục giảm và giảm 261 ha hay
giảm 1,57 %.
Tuy nhiên, sự giảm đi tổng diện tích gieo trồng này không làm ảnh hưởng
đến hệ số sử dụng đất qua các năm. Hệ số sử dụng đất tăng đều qua các năm, năm
2009 là 2,00 lần nhưng đến năm 2011 là 2,03 lần. Có sự giảm đi diện tích đất
trồng cây hàng năm là do kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện,
một phần diện tích đất nông nghiệp trong đó có diện tích đất trồng cây hàng năm
sang mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Trong tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa và
đất trồng ngô là chiếm đa số, vì hai loại cây trồng này là cây trồng chủ lực của
huyện. Diện tích cây lương thực có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2010 tăng
21 ha so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm đi 200 ha so với năm 2010.
Cây lúa:
Diện tích lúa cả năm dao động từ 12.600 – 12.800 ha, trong đó diện tích lúa
chiêm xuân chiếm khoảng 50 – 53 % tổng diện tích gieo trồng lúa. Năm 2010 diện
tích trồng lúa vụ chiêm xuân là 6.735 ha giảm 41 ha so với năm 2009, năm 2011
tiếp tục giảm xuống còn 6.713 ha. Năng suất bình quân là 60 tạ/ha, riêng năm
2011 năng suất vụ chiêm xuân đạt 64 tạ/ha cao nhất từ trước đến nay.
Về giống lúa: giống lúa lai bao gồm TH3 -3, HT1, BT7, KD18, N46,
N97,nhìn chung các giống lúa lai cho năng suất khá.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
39
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011
2009 2010 2011
Chỉ tiêu
DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) DT(ha) NS(tạ/ha) SL(tấn)
T
ổng DT đất trồng cây 8.332,45 _ _ 8.285,21 _ _ 8.055,26 _ _
hàng năm
Tổng DT gieo trồng 16.676,00 _ _ 16.619,00 _ _ 16.355,00 _ _
1. Cây lương thực 14.345,50 _ _ 14.399,00 _ _ 14.194,00 _ _
a. Lúa 12.821,00 _ _ 12.720,00 _ _ 12.644,00 _ _
- Lúa Chiêm xuân 6.776,00 58,00 39.320,00 6.735,00 59,00 39.730,00 6.713,00 64,00 42.960,00
- Lúa Mùa 6.025,00 47,00 28.240,00 5.985,00 50,00 29.870,00 5.931,00 45,00 26.960,00
b. Ngô 1.452,00 39,40 5.720,00 1.574,00 41,00 6.330,00 1.450,00 42,20 6.104,00
c. Sắn 70,50 180,00 1.269,00 105,00 180,00 1.890,00 100,00 190,00 1.900,00
2. Rau, đậu 375,00 67,40 15.300,00 350,00 66,20 23.200,00 354,00 68,10 24.100,00
3. Cây CN hàng năm 1.039,00 _ _ 1.034,00 _ __ 922,00 _ _
- Lạc 196,00 20,00 392,00 170,00 21,00 354,00 177,00 21,50 329,00
- Mía 782,00 550,00 43.000,00 785,00 412,00 32.390,00 650,00 550,00 35.750,00
- Cói 34,00 136,00 122,00 28,00 160,00 488,00 20,00 160,00 320,00
- 112,00
Đậu tương 27,00 14,00 37,80 51,00 14,00 71,40 75,00 15,00
Hệ số SD đất 2,00 _ _ 2,01 _ _ 2,03 _ _
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hà Trung)
SVTH: Phạm ThịTrường Thúy – Lớp K42TNMT
40
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Cây ngô:
Diện tích gieo trồng ngô thay đổi qua các năm. Năm 2009 diện tích gieo
trồng là 1.452 ha, nhưng đến năm 2010 thì lại tăng lên là 1.574 ha, tức là đã tăng
thêm 122 ha nữa. Tuy nhiên, đến năm 2011 diện tích gieo trồng ngô lại giảm còn
1.450 ha, tổng diện tích còn thấp hơn năm 2009 do năm 2011 huyện Hà Trung xảy
ra nhiều trận lũ lớn làm ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng của bà con nên một số
diện tích đã bị bỏ hoang. Năng suất dao động từ 35 – 42 tạ/ha. Năm 2011 năng
suất ngô bình quân đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 42,2 tạ. Cây ngô đang trở
thành cây trồng chính trên đất màu và đất bãi ven bờ sông Lèn dọc trên địa bàn 2
xã Hà Ngọc và Hà Lâm. Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã sử dụng
nhiều giống ngô mới cho năng suất cao như B06, NK66, LVN14. Vùng bãi thấp
bố trí trồng các loại giống ngô nếp trồng muộn.
Cây sắn:
Trong tất cả các loại cây trồng thì cây sắn là có diện tích gieo trồng biến động
nhiều nhất, chỉ trong năm 2010 thì diện tích gieo trồng sắn tăng thêm 34,5 ha so
với năm 2009 nâng tổng diện tích gieo trồng sắn năm 2010 là 105 ha. Đến năm
2011 thì diện tích gieo trồng sắn lại giảm nhẹ xuống còn 100 ha, nguyên nhân là
do một trong năm 2011 thì một số diện tích trồng sắn được bà con chuyển sang đất
trồng mía. Năng suất của cây sắn tương đối ổn định, dao động từ 180-190 tạ/ha.
Tuy nhiên, giá mua nguyên liệu sắn của Nhà máy tinh bột sắn rất thấp chỉ từ
4.000-7.000đ/kg nên trong năm 2012 một số diện tích trồng sắn sẽ tiếp tục được
chuyển sang đất trồng mía đường năng suất cao.
Rau, đậu các loại:
Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại cũng có sự thay đổi nhẹ. Năm 2010
diện tích giảm đi 25 ha so với năm 2009, diện tích trồng rau đậu chỉ còn 350 ha.
TrườngĐến năm 2011 thì diện tích đã có sự tăng lên thành 354 ha, nguyên nhân là do bà
con các Xã nằm ở vùng đồi thấp đã tiến hành mở rộng diện tích đất núi để trồng
rau; các loại đậu ván và đậu xanh, đen.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
41
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Cây CN hàng năm:
Một số cây công nghiệp hàng năm như : lạc, mía, cói, đậu tương cũng chiếm
tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu gieo trồng của huyện.
- Cây lạc: Diện tích lạc hàng năm dao động từ 170 – 200 ha, năng suất lạc...0.016,44 nghìn đồng/ha. Điều này cho thấy giá trị sản xuất không chỉ phụ thuộc
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
60
Khoá Luận Tốt Nghiệp
vào hạng đất mà còn phụ thuộc vào sự đầu tư, thời tiết, khí hậu cũng như là giá cả
các nông sản. Đất càng xấu thì đầu tư càng nhiều nên giá trị sản xuất cao nhưng lãi
ròng thì lại thấp. Do vậy, cần có những biện pháp sử dụng, cải tạo đất một cách
hợp lý nhất nhằm cải tạo đời sống của người lao động nông nghiệp trong điều kiện
đất đai chật hẹp. Đồng thời biết cách tận dụng lao động tại địa phương nhằm tăng
thu nhập và tăng lãi ròng trên một đơn vị lao động. Mặt khác, phát huy tối đa phần
diện tích có thể cơ cấu 3 vụ/năm để nâng cao hệ số sử dụng đất.
2.4. Thực trạng công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
2.4.1. Lập các văn bản pháp quy về sử dụng đất nông nghiệp
2.4.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Để tạo lập nguồn dữ liệu phục vụ thống nhất cho công việc quản lý nhà
nước về đất đai và đẩy nhanh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, UBND huyện
trình HĐND huyện ban hành nghị quyết 4d/NQCĐ – HĐND ngày 04/11/2011 về
việc lập và quản lý hồ sơ địa chính với các nội dung cơ bản là: tiếp tục đo vẽ bản
đồ và lập hồ sơ địa chính ở 23 xã và thị trấn còn lại. Hiện nay, toàn huyện có tổng
nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là 30.545 giấy,
nhưng đến nay mới cấp được 1.002 giấy cho các hộ nông dân ở xã Hà Yên.
Các bản đồ địa chính đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện đều được
đánh số và được phòng TN&MT huyện quản lý chặt chẽ.
2.4.1.2. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Hiện nay, trong toàn huyện đã có 25/25 đơn vị cấp xã đã hoàn thành xong
việc khảo sát ; đo đạc và lập bản đồ địa chính; 23/25 đơn vị cấp xã đã được lập và
phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết; kế hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2012;
Trườngcòn 2 xã là Hà Tân và Hà Giang mới lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp nhưng chưa được phê duyệt do còn gặp một số vướng mắc về tranh chấp
đất đai đến nay vẫn chưa giải quyết ổn thoả.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
61
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Quá trình lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai
với sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc chỉ đạo soát xét các
công trình không có khả năng thực hiện và bổ sung đối với các công trình phát
sinh nhằm phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Hàng năm các xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình UBND cấp huyện phê
duyệt theo luật định.
Sau khi xem xét tờ trình số 1332/TTr-UBND ngày 24/12/2010 của UBND
huyện Hà Trung về việc xin thông qua kế hoạch sử dụng đất đai điều chỉnh, bổ
sung năm 2011 thì theo đó kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ
đất nông nghiệp theo phương án trang trại đã được phê duyệt là 98,9 ha; đất lúa
sản xuất kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 74,67 ha; đất lúa sản
xuất kém hiệu quả chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 20,23 ha; chuyển đất
trồng cây lâu năm sang đất trồng cây hàng năm là 4 ha.
2.4.1.3. Kết quả dồn điền đổi thửa năm 2011
Thực hiện chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 13/9/1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ
về công tác tổ chức “dồn điền, đổi thửa”. Toàn huyện có 24/24 Xã đã xây dựng
phương án tổ chức thực hiện. Kết quả đạt được như sau:
Từ bảng ta thấy, 100% số xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa, số thửa giảm
dần từ 12-13 thửa/hộ xuống còn 04-05 thửa/hộ. Đây là kết quả của lần dồn điền
đổi thửa lần thứ 2, trước đó toàn huyện đã dồn điền đổi thửa lần 1 vào năm 2008
tuy nhiên, diện tích chuyển đổi là không lớn, nên trong lần chuyển đổi thứ 2 vào
năm 2011 đã chuyển toàn bộ diện tích còn lại đồng thời quy hoạch lại xứ đồng làm
cho quy mô diện tích bình quân từ 280 m2 lên 670 m2/hộ, đã đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện; thúc đẩy nhanh hơn việc quy hoạch sản
Trườngxuất, giao thông, thuỷ lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư
thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây
trồng vật nuôi và hiệu quả sử dụng đất.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
62
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Bảng 13: Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2011
Tổng DTđất NN đã
Tổng DT đất Diện Số thửa
dồn điền đổi thửa Số hộ
Tên xã NN(ha) tích(ha) BQ/hộ
(ha)
Hà phú 108,79 108,79 497 108,79 1,96
Hà Hải 243,78 243,78 1055 243,78 1,80
Hà Toại 134,15 134,15 500 134,15 3,00
Hà Thái 232,78 232,78 971 232,78 1,70
Hà Lai 243,92 243,92 1033 243,92 1,55
Hà Châu 304,75 304,75 1437 304,75 2,68
Hà Bắc 289,25 289,25 1300 289,25 1,53
Hà Long 338,54 338,54 1829 338,54 2,99
Hà Giang 293,29 293,29 1198 293,29 2,40
Hà Tân 299,56 299,56 1097 299,56 3,00
Hà Tiến 387,63 387,63 1810 387,63 7,05
Hà Yên 196,42 196,42 807 196,42 1,47
Hà Bình 297,31 297,31 1374 297,31 1,70
Hà Đông 153,73 153,73 690 153,73 2,00
Hà Sơn 252,69 252,69 989 252,69 2,19
Hà Lĩnh 674,96 674,96 2062 674,96 3,38
Hà Ninh 181,64 181,64 682 181,64 1,80
Hà Phong 118,76 118,76 596 118,76 4,60
Hà Ngọc 142,14 142,14 809 142,14 1,40
Hà Lâm 208,88 208,88 1097 208,88 2,07
Hà Dương 214,97 214,97 712 214,97 2,00
TrườngHà Vân 256,88 256,88 1001 256,88 1,92
Hà Thanh 216,22 216,22 767 216,22 1,98
Tổng 6.204,85 6.204,85 25.773 6.204,85 _
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Hà Trung)
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
63
Khoá Luận Tốt Nghiệp
2.4.2. Quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch
2.4.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất đai được thực hiện nề nếp. Tính
đến ngày 10/06/2011 tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
như sau:
Bảng 14: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp ở huyện Hà Trung
Số giấy phải cấp Số giấy đã cấp
Loại đất
SL(giấy) CC(%) SL(giấy) CC(%)
Đất nông nghiệp trước dồn
65.652 100,00 65.652 100,00
điền đổi thửa lần 2
Đất nông nghiệp sau dồn
30.545 100,00 1.002 3,28
điền đổi thửa lần 2
Đất lâm nghiệp trước tách
2.011 100,00 1.579 77,36
nhóm hộ
Đất trang trại 667 100,00 302 45,28
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Hà Trung)
Thực hiện công văn số 2460/UBND-NN ngày 26/05/2010 của UBND Tỉnh
về việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu
nhà và các tài sản khác gắn liền với đất. UBND huyện Hà Trung đã tập trung chỉ
đạo các cơ sở thực hiện kế hoạch cấp GCNQSDĐ cho các cá nhân và gia đình trên
địa bàn toàn Huyện như sau:
- Đối với đất nông nghiệp: Toàn huyện đã cấp cho các hộ đạt 100% nhưng
Trườngdo thực hiện chỉ thị s ố 10 của Ban thường vụ huyện uỷ huyện Hà Trung về việc
vận động nhân dân dồn đổi ruộng lần 2. Đã có 24/24 xã thực hiện xong tổng nhu
cầu cần cấp 30.545 giấy chứng nhận đất nông nghiệp, đến nay mới cấp được 1.002
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
64
Khoá Luận Tốt Nghiệp
giấy cho các hộ nông dân ở xã Hà Yên. Số giấy chứng nhận còn lại huyện sẽ tổ
chức thực hiện trong năm 2012.
- Đối với đất lâm nghiệp: còn lại 462 nhóm hộ do diện tích mỗi hộ nhỏ nên
chưa có khả năng giao.
- Đối với đất trang trại: Huyện sẽ tập trung hoàn thiện và cấp giấy chứng
nhận xong trước ngay 30/12/2012.
2.4.2.2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
Trong những năm qua, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn huyện luôn thực hiện đúng và phù hợp với kế hoạch,
quy hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật đất đai, các Nghị định, Thông tư
và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của
huyện; hệ thống hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội được đầu tư thực hiện nhanh
chóng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực từng bước CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn.
Việc xây dựng, thẩm định, xét duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất đều đảm bảo công khai dân chủ, đúng trình tự, thủ tục
theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có đất bị thu
hồi.
Đến nay, toàn huyện đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông
nghiệp như sau:
- Tổng diện tích đất nông nghiệp được giao là 15.327,25 ha trong đó:
+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân là 10.205,12 ha;
+Giao cho UBND cấp xã là 2.437,94 ha;
+ Giao cho các tổ chức kinh tế là 1.182,52 ha;
+ Giao cho các cơ quan đơn vị của nhà nước là 1.501,67 ha.
TrườngĐất nông nghiệp của huyện không có diện tích giao cho các đối tượng quản
lý. Đến nay, toàn huyện có cho các tổ chức, cá nhân thuê đất nông nghiệp trong
thời gian dài khoảng 20 – 30 năm với tổng diện tích là 499,32 ha.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
65
Khoá Luận Tốt Nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, trong năm 2011, UBND huyện đã
chỉ đạo các xã chuyển đổi một số diện tích đất nông, lâm nghiệp sản xuất kém hiệu
quả sang mục đích khác, cụ thể như sau:
- Đất lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 74,67 ha;
- Đất lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển sang đất trồng cây lâu năm là 20,23
ha;
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất trồng cây hàng năm là 4 ha;
- Chuyển đất lúa sang xây dựng cơ sở hạ tầng là 5,89 ha.
Bên cạnh những kết quả đạt được đó thì công tác giao đất, cho thuê đất,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng gặp phải những tồn tại, vướng mắc sau:
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cho thuê đất liên tục thay đổi làm khó khăn
cho quá trình áp dụng thực hiện.
- Việc quy định các trường hợp bồi thường theo quy định (dự án do nhà nước
bồi thường, hỗ trợ tái định cư) và trường hợp nhà đầu tư tự thoả thuận với người
sử dụng đất đã dẫn đến tình trạng không công bằng trong việc bồi thường, hỗ trợ
giữa các dự án trong cùng một khu vực.
2.4.2.3. Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý đất nông
nghiệp ở huyện Hà Trung
Huyện Hà Trung nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung đều quản lý đất
nông nghiệp theo các quy định của Nhà nước. Công cụ kinh tế chính được áp dụng
trong quản lý đất nông nghiệp là thuế, việc thu các khoản thuế cũng phải theo các
quy định của nhà nước. Thực hiện Nghị định số 20/2011/NĐ-CP hướng dẫn Nghị
quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì từ đất nông
nghiệp huyện chỉ thu của các hộ nông dân các khoản là: Tiền thuê đất, thuế sử
dụng đất và một số khoản lệ phí đất đai. Nhìn chung, tổng thu từ thuế là không lớn
Trườnglắm. Từ năm 2003 đến năm 2010 chính phủ đã quyết định miễn thuế sử dụng đất
nông nghiệp trong hạn điền cho tất cả các hộ nông dân và miễn hoàn toàn thuế sử
dụng đất cho hộ nông dân nghèo, giảm 50% diện tích vượt hạn điền và chưa thu
thuế giá trị gia tăng từ đất. Tuy nhiên, đối với Nghị định này có thay đổi một số
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
66
Khoá Luận Tốt Nghiệp
nội dung miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp so với quy định của pháp luật
về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã thực hiện trong giai đoạn 2003-
2010. Thời gian áp dụng Nghị định này là từ 01/01/2011 đến 31/12/2020.
Tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với các diện tích đất vượt hạn điền hoặc đất
đấu thầu. Các khoản lệ phí thường là phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
phí trích lục bản đồ, phí đăng ký đất
Ở huyện Hà Trung trước đây đã thực hiện giao đất cho các hộ gia đình, cá
nhân trong hạn mức quy định. Tuy nhiên, một số diện tích thừa thì các địa phương
đã tiếp tục giao cho các hộ và tiến hành thu thuế 5% đối với diện tích đất dư thừa
đó. Đến nay thì theo quy định của nhà nước cũng đã bãi bỏ loại thuế này.
Đối với một số dự án mà phải lấy đi đất sản xuất nông nghiệp thì huyện
cũng căn cứ theo quy định mức giá đền bù của nhà nước khi thu hồi. Việc xác định
giá đất theo 2 phương pháp: theo giá thị trường và theo thu nhập từ đất. Quyền xác
định giá đất được phân cấp rộng rãi, chế độ điều chỉnh giá cũng linh hoạt bám sát
giá thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế khi huyện tiến hành thực hiện đền bù thì
gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, do thị trường đất nông nghiệp hoạt động èo uột
và chưa tổ chức nên hầu như không thể thu thập được thông tin tin cậy về giá. Thứ
hai, do nhà nước không ngăn chặn được đầu cơ trên thị trường đất đô thị nên giá
đất đô thị tăng lên quá cao khiến thông tin về giá đất nông nghiệp cũng không
đáng tin cậy.
2.4.2.4. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm về sử dụng đất nông nghiệp
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai được huyện
quan tâm nhằm phát hiện ra những sai phạm trong công tác quản lý đất đai nói
chung và đất nông nghiệp nói riêng để có những giải pháp khắc phục kịp thời.
TrườngViệc thanh tra này có sự phối hợp chặt chẽ của phòng thanh tra và Phòng TN&MT
huyện nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc giải quyết sai phạm.Trong những
năm qua đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai kịp
thời đồng thời có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của HĐND và UBND huyện cùng
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
67
Khoá Luận Tốt Nghiệp
với sự tham gia nỗ lực của UBND các xã và các ban ngành địa phương nên kết
quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện đúng theo quy định
của pháp luật.
Năm 2011, Phòng TN&MT huyện đã tiếp nhận 16 trường hợp khiếu nại về
đất nông nghiệp chủ yếu là thắc mắc về giao đất, thuê đất, thu hồi đất, việc cấp
giấy chúng nhận quyền sử dụng đất phòng TN&MT đã tiếp nhận và đưa lên các
cấp có thẩm quyền giải quyết và trả lời bằng văn bản cho các cá nhân, hộ gia đình
đã khiếu nại. Nhìn chung, trong đất nông nghiệp ít xảy ra các trường hợp tranh
chấp đất, chỉ có những khiếu nại, thắc mắc khi bà con chưa hiểu về một số quyết
định của địa phương về đất đai.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại cũng còn tồn tại những hạn
chế sau:
- Một số quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng bộ và xung đột
giữa Luật khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai như: chưa có hướng dẫn cụ thể về mối
quan hệ cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan thanh tra; thẩm quyền giải
quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan toà án chưa cụ thể rõ ràng, gây khó
khăn trong việc tiếp nhận và giải quyết.
- Đội ngũ cán bộ phụ trách tài nguyên môi trường chưa đủ mạnh về số lượng
đồng thời địa bàn hoạt động lại rộng lớn nên công tác thanh tra, kiểm tra và giải
quyết các sai phạm về đất nông nghiệp còn bị hạn chế; thiếu các thiết bị kỹ thuật,
phương tiện cần thiết, tối thiểu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
- Công tác lập, lưu giữ hồ sơ địa chính qua các thời kỳ không đầy đủ gây khó
khăn trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết các vụ khiếu nại, tranh chấp về
đất nông nghiệp.
2.5. Đánh giá công tác quản lý đất nông nghiệp
TrườngTrong những n ăm qua, công tác quản lý đất nông nghiệp đã dần đi vào nề
nếp. Việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã có
những kết quả nhất định. Công tác đo đạc; lập bản đồ địa chính; lập hồ sơ địa
chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; kiểm kê, thống kê đất
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
68
Khoá Luận Tốt Nghiệp
đai; kế hoạch sử dụng đất; giao đất; cho thuê đất; công tác thanh tra, kiểm tra đã
được tổ chức kịp thời.
Đến tháng 6/2012 UBND huyện Hà Trung quyết định sẽ tách phòng Tài
nguyên và môi trường huyện thành hai bộ phận, một là Phòng tài nguyên môi
trường, hai là Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Phòng tài nguyên môi
trường huyện. Điều này sẽ làm cho việc quản lý tài nguyên môi trường nói chung
và quản lý đất nông nghiệp nói riêng sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, do đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc sử dụng đất mang nặng tính
lịch sử, tư duy của một bộ phận người dân chưa phù hợp với quy định của pháp
luật, một số xã quản lý đất nông nghiệp thiếu chặt chẽ nên dẫn đến những tồn tại
nhất định trong công tác quản lý như sau:
- Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn diễn ra phổ biến như lấn
chiếm đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích,
- Việc sử dụng đất ở một số nơi còn để hoang hoá, lãng phí trong khi đó một
số nơi lại thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
- Tình hình biến động đất đai khá lớn, các tài liệu về đất đai cần cập nhật
thường xuyên, trong khi cán bộ chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm, còn kiêm
nhiệm, hay thay đổi nên có nhiều nơi tài liệu phản ánh chưa sát với thực tế.
- Chưa điều tra đánh giá tổng hợp đất nông nghiệp chưa hệ thống, chưa cung
cấp thông tin một cách chính xác về số lượng và chất lượng đất khi tiến hành xây
dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp nên dẫn đến tính khả thi của dự án
không cao.
- Thị trường về quyền sử dụng đất còn phát triển tự phát, nhà nước chưa hình
thành được tổ chức để quản lý và điều tiết giá đất dẫn đến giá đất còm mang yếu
tố ảo, nhiều nơi không phù hợp với thực tế.
Trường- Đối với chính quy ền thì mức độ quan tâm đến công tác quản lý Nhà nước ở
một số xã còn lỏng lẻo và chưa chặt chẽ.
- Việc đo đạc, xác nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp, lâm nghiệp còn chậm.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
69
Khoá Luận Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ TRUNG
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp
Do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt nên hệ thống quản lý về đất đai
thường xuyên được củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển
của đất nước. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bao gồm toàn bộ các cơ quan
quản lý nhà nước từ TW đến địa phương làm việc trên lĩnh vực đất đai, các cơ
quan này có vai trò lập ra các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng thời kiểm
soát việc sử dụng và phát triển đất đai. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý đất nông nghiệp như sau:
Thứ nhất, cần phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý, cụ thể là:
- Xác định các nhiệm vụ cụ thể của cán bộ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ quản lý.
- Xây dựng những kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho
việc xây dựng cơ cấu tổ chức.
- Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính của cấp xã; tổ chức công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
- Thứ hai là cần tăng cường tinh thần trách nhiệm và năng lực cán bộ quản
lý. Cán bộ hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ phải tôn trọng dân, thông cảm
với dân. Cần có các chính sách, chế độ hợp lý, khuyến khích đối với cán bộ nhằm
nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ.
- Thứ ba là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần
chúng để khai thác sử dụng đất đai, hoạt động KT-XH gắn với bảo vệ môi trường
Trườngtheo hướng hiệu quả v à bền vững.
- Thứ tư là các Ngành, các Cấp cần tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường chi tiết theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, tính toán các mặt liên quan như vốn, nhân lực, thời gian tiến hành.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
70
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Thứ năm là căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, rà soát
lại quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và phương hướng phát triển KT-XH
của địa phương để tổ chức thựuc hiện.
+ Ưu tiên đầu tư cho các công trình mang tính chất đột phá để phát triển kinh
tế trên địa bàn huyện.
+ Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, lao động và việc làm cho
người có đất nông nghiệp bị thu hồi để giải quyết việc làm cho số lao động bị dư
thừa.
+ Khen thưởng kịp thời cho đơn vị, cá nhân sử dụng đất đúng quy hoạch,
đúng pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường, cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng
thời, xử lý nghiêm minh những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, gây ô nhiễm
môi trường.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.2.1. Đối với chính quyền
- Khuyến khích các nông hộ sưe dụng các giống cây trồng mới có năng suất
cao, chất lượng tốt vào trồng phổ biến trên địa bàn; ứng dụng các biện pháp canh
tác mới đồng thời gắn với công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Có chính sách hỗ trợ cho nông dân áp dụng tiến bộ KHKT mới; triển khai
xây dựng nhiều mô hình sản xuất có thu nhập cao trên 50triệu đồng/ha/năm theo
hướng: “Đa cây, đa con, đa thời vụ” bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao trên
cơ sở đó lựa chọn các mô hình hiệu quả kinh tế cao để làm điểm trình diễn về kỹ
thuật để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, phổ biến rộng rãi các
phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến (IPM); áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học
vào phát triển nông nghiệp và công nghệ chế biến.
Trường- Khuyến khích th ành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên cơ sở liên
kết hợp tác, tự nguyện giữa các nông hộ dưới nhiều hình thức đồng thời tư vấn cho
các nông hộ đầu tư, xây dựng các trang trại sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp với
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
71
Khoá Luận Tốt Nghiệp
nhiều kiểu hình; trong đó chú trọng đến kiểu hình trang trại tổng hợp nhằm tận
dụng tốt nhất các điều kiện TN-KT-XH.
- Ban hành cơ chế hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất
hàng hoá; tiếp tục hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh
mương.
- Kiểm soát, mở rộng và tìm kiếm thị trường nông sản nông thôn một cách
bình đẳng và ổn định. Liên kết với các tỉnh, địa phương khác để tiêu thụ sản phẩm
của nhau nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong huyện.
3.2.2. Giải pháp đối với nông hộ
- Gieo trồng đúng thời vụ, phải tuân theo đúng quy trình và kỹ thuật của cán
bộ khuyến nông.
- Phải có chế độ phân bón và chăm sóc phù hợp, đúng thời gian quy định, kết
hợp giữa phân bón hoá học và phân bón vi sinh. Phun thuốc đúng liều lượng, tránh
dùng quá nhiều thuốc BVTV vừa gây hại cho đất vừa ảnh hưởng đến năng suất
của cây trồng.
- Khai thác sử dụng đất nông nghiệp một cách triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có ý
thức bảo vệ môi trường.
- Các hộ cần tham gia các lớp tập huấn do xã, huyện tổ chức để tiếp thu kinh
nghiệp sản xuất.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
72
Khoá Luận Tốt Nghiệp
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung trong giai đoạn 2001-
2010 đã được các ngành các cấp quan tâm thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ thực hiện
đất nông nghiệp theo kế hoạch đạt 70-80%, năm sau đạt cao hơn năm trước, đạt
được nhiều thành tựu nhất định làm thay đổi bộ mặt của huyện. Công tác giám sát
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra việc
sử dụng đất được tỉnh quan tâm góp phần quan trọng để quản lý, sử dụng đất có
hiệu quả trên địa bàn huyện. Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất diễn ra thuận lợi thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo
hướng CNH – HĐH.
Công tác quản lý đất nông nghiệp đã có những bước chuyển đáng kể đặc biệt
là thực hiện chỉ thị số 13-CT/TU ngày 13/09/1998 của Ban thường vụ tỉnh uỷ về
công tác “dồn điền, đổi thửa” đã đạt được kết quả khá tốt đồng thời cũng có tác
động khả quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Hiệu quả sử dụng đất của huyện chịu ảnh hưởng của các nhân tố phân bón,
thuốc BVTV, loại đất, trình độ canh tác, lao động,Mỗi nhân tố có mức ảnh
hưởng khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, nó phụ thuộc vào các CTLC sử
dụng trên hạng đất đó, đặc điểm tính chất thổ nhưỡng. Trong các công thức luân
canh thì công thức hoa - hoa trên đất hạng 5 là mang lại mức thu nhập cao nhất
cho người dân, công thức luân canh ngô - ngô trên đất hạng 4 là mang lại thu nhập
thấp nhất.
Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa
Trườngbàn 2 xã, tôi đưa ra h ướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho 2 xã
như sau: Đối với CTLC lúa - lúa và lúa – ngô - lúa thì nên duy trì và phát triển do
lúa và ngô là hai cây trồng chủ lực của huyện. Công thức ngô-ngô bổ sung thêm
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
73
Khoá Luận Tốt Nghiệp
cây trồng vào vụ Đông, cải tiến CTLC rau – rau - rau và mở rộng CTLC hoa – hoa
và rau - hoa.
Trong quy trình sử dụng đất canh tác, người dân đã được sự quan tâm của các
cấp chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất, không
ngừng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ về giống, vốn, cho
ngườ dân tham gia các lớp tập huấn.
Tuy nhiên, quy mô ruộng đất của huyện vẫn còn manh mún nên việc sử
dụng đất canh tác còn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, ảnh hưởng của
điều kiện thời tiết khí hậu. Chi phí đầu tư của người dân là chưa lớn, thu nhập và
giá trị ngày công lao động còn thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, chưa áp
dụng triệt để KHKT vào sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm chưa đa dạng hoá, việc tổ
chức lưu thông hàng hoá còn chậm, ảnh hưởng đến giá cả.
Diện tích đát canh tác của huyện có giảm do trình độ chuyển đổi các loại cây
trồng nhưng việc thâm canh tăng vụ đã làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên. Để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất người dân phải tăng cường đầu tư thâm canh cải tạo
đất, tăng độ phì nhiêu của đất, đáp ứng đầy đủ tưới tiêu cho ruộng đồng tạo điều
kiện thuận lợi nâng cao năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cơ quan quản lý:
Quản lý đất nông nghiệp là công việc phức tạp và lâu dài, do vậy cần có sự
lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, sự kết hợp giữa các Cơ quan, Đoàn thể
nhằm tạo sự thống nhất cao. Cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân biết về luật
đất đai và các văn bản dưới luật, cũng như việc tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp để bà con nhận thức được
và có thái độ hợp tác tích cực đối với chính quyền để việc quản lý trở nên dễ dàng
hơn đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Một số kiến nghị
Trườngtrọng tâm sau:
- Thứ nhất, thực hiện phân loại đất nông nghiệp theo các chỉ tiêu một cách rõ
ràng, minh bạch;
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
74
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Thứ hai, đề nghị vẫn giữ hình thức giao đất không thu tiền để dùng vào mục
đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho hộ nông dân như hiện nay (với phần diện
tích trong hạn mức);
- Thứ ba, kiến nghị về chế độ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
cần quy định trong Luật Đất đai những yêu cầu đối với việc bảo vệ đất canh tác
nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có năng suất cao, không được xâm phạm;
quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ, mở rộng diện
tích và bồi bổ, nâng cao độ phì của đất nông nghiệp. Quy định về việc quy hoạch
vùng chuyên canh trồng lúa, yêu cầu về chế độ tưới tiêu khoa học, ứng dụng công
nghệ sinh học
- Thứ tư, kiến nghị về chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức quản lý đất
nông nghiệp. Cần phải phân công chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể về
quản lý đất đai thuộc Phòng TN&MT với các Phòng, Ban khác. Phòng TN&MT
với tư cách là bộ chủ quản chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý toàn
bộ đất đai, còn các Bộ, Ngành khác là chủ sử dụng đất.
- Thứ năm, kiến nghị về các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật đất đai: Đối
với những vi phạm làm giảm giá trị sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích của
nhà nước quy định như: chuyển mục đích sử dụng trái phép, gây ô nhiễm môi
trường đất dẫn đến giảm giá trị sử dụng của đấtphải chịu chi phí bồi hoàn lại giá
trị sử dụng của đất như ban đầu và bị phạt tiền.
- Thứ sáu, cần tạo mọi điều kiện để hỗ trợ và khuyến khích nông hộ sử dụng
đất nông nghiệp một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất: phổ biến kiến thức
về công nghệ và kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp cho người dân; xây dựng
các công trình thuỷ lợi, kênh mương hoá nội đồng nhầm tạo điều kiện để nâng cao
hiệu quả sản xuất.
2.2. Đối với người dân
- Các hộ nông dân cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các phong
Trườngtrào ở địa phương, tránh tình trạng gây cản trở việc tham gia của người khác, thực
hiện nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Kết hơp thực hiện cùng cơ quan chính quyền để công quản lý có thể tiến
hành thuận lợi.
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
75
Khoá Luận Tốt Nghiệp
- Người dân là người làm chủ thửa ruộng, họ cần liên kết với nhau trong quá
trình sử dụng đất nông nghiệp, cần sử dụng hợp lý và kết hợp với việc bảo vệ đất.
- Người dân cần phải tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của cán bộ khuyến
nông để sản xuất đúng thời vụ, đúng quy trình mang lại hiệu quả và năng suất cao;
hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV có nồng độ cao để bảo vệ kết cấu đất và
nâng cao chất lượng nông sản.
- Đồng thời, người dân cũng cần phải tham gia những lớp tập huấn do xã,
huyện tổ chức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao KHKT vào sản xuất
nhằm từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, hiện
đại.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
76
Khoá Luận Tốt Nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Quản lý đất đai của Th.s Đinh Văn Thoá;
- Giáo trình Kinh tế nông nghiệp - Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội;
- Giáo trình Thống kê nông nghiệp - Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội;
- Bài giảng Quản trị nông nghiệp, TS. Phùng Thị Hồng Hà – ĐH Kinh tế
Huế;
- Văn bản Luật đất đai năm 2003;
- Các giáo trình chuyên ngành Tài nguyên môi trường;
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 –
2011;
- Số liệu thống kê đất đai giai đoạn 2009 – 2011;
- Tailieu.vn và một số Website khác;
- Khoá luận tốt nghiệp đại học của các khoá trước.
Trường
SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_dat_nong_ngh.pdf