Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái hậu bị (landrace x yorkshire) và (yorkshire x landrace) trong điều kiện chăn nuôi trang trại

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGỤY THỊ VÂN ẢNH HƯỞNG CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI HẬU BỊ (LANDRACE x YORKSHIRE) VÀ (YORKSHIRE x LANDRACE) TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRANG TRẠI Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Ngọc TS. Phạm Kim Đăng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trun

pdf77 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái hậu bị (landrace x yorkshire) và (yorkshire x landrace) trong điều kiện chăn nuôi trang trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được làm rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Ngụy Thị Vân i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Bích Ngọc, bộ môn Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi Việt Nam; thầy giáo TS. Phạm Kim Đăng, bộ môn Sinh lý và tập tính động vật khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh lý và tập tính động vật đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Lời cảm ơn chân thành của tôi xin được gửi tới các bác, các cô, các chú trong trại lợn giống ngoại tại Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Ngụy Thị Vân ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract .................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3 2.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái ngoại ở Việt Nam .................................................. 3 2.2. Nhu cầu năng lượng và protein của lợn .............................................................. 4 2.2.1. Nhu cầu năng lượng ............................................................................................ 4 2.2.2. Nhu cầu Protein và axit amin ........................................................................... 10 2.3. Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần ăn của lợn cái hậu bị đến năng suất sinh sản ........................................... 13 2.4. Ảnh hưởng của chế độ ăn của lợn cái hậu bị đến năng suất sinh sản ............... 17 2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ............................................. 18 2.5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 18 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................................. 22 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24 3.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 24 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 30 4.1. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị LY và YL .................................. 30 iii 4.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị LY và YL ............................................................................................... 37 4.3. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị YL và LY ở lứa 1 .............................................................................................. 43 4.4. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị YL và LY ở lứa 2 ............................................................................................. 48 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 54 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 54 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 54 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 55 Phụ lục .......................................................................................................................... 61 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CCS Số con cai sữa CĐ Chế độ cs. Cộng sự CSS Số con sơ sinh CSSS Số con sơ sinh còn sống ĐD Động dục ĐDLĐ Động dục lần đâu ĐDML Độ dày mỡ lưng ĐDTL Động dục trở lại ĐH Đại học GĐ Giai đoạn G Giống KL Khối lượng KLBĐ Khối lượng bắt đầu KLCS Khối lượng cai sữa KLĐD Khối lượng động dục KLPGLĐ Khối lượng phối giống lần đầu KLSS Khối lượng sơ sinh L Landrace LY (Landrace x Yorkshire) PGL1 Phối giống lần 1 SCCS Số con cai sữa SS Sơ sinh ST Sinh trưởng TA Thức ăn TB Trung bình TLTT Tỷ lệ thụ thai TT Tăng trọng TTTA Tiêu tốn thức ăn Y Yorkshire YL (Yorkshire x Landrace) v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014 ..................................................................................................... 3 Bảng 2.2. Cơ cấu đàn nái trong tổng đàn giai đoạn 2006 - 2014 .................................... 4 Bảng 2.3. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con ...................................................... 5 Bảng 2.4. Nhu cầu protein và axit amin lợn con ........................................................... 11 Bảng 2.5. Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ động dục tới số lượng trứng rụng (Hughes và Vanley, 1980) ............................................................................ 14 Bảng 2.6. Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng (Huges và Vanley 1980) ............................................................................... 15 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................. 25 Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho lợn cái hậu bị nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 26 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace ở trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................. 32 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace ở trại lợn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ............ 34 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 38 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace tại trại lợn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .................................................................... 40 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ở lứa thứ nhất ............................................. 45 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở lứa thứ nhất ................................................................................................... 46 vi Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ở lứa thứ hai .............................................. 48 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở lứa thứ hai ..................................................................................................... 50 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên ..................................................... 33 Biểu đồ 4.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An ........................................................... 33 Biểu đồ 4.3. Tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên ............... 36 Biểu đồ 4.4. Tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An ..................... 36 Biểu đồ 4.5. Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên ................... 39 Biểu đồ 4.6. Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An .......................... 39 Biểu đồ 4.7. Lượng Protein ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên ........................................................................................... 41 Biểu đồ 4.8. Lượng Protein ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An .................................................................................................. 41 Biểu đồ 4.9. Năng lượng trao đổi ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên ........................................................................................... 42 Biểu đồ 4.10. Năng lượng trao đổi ăn vào hàng ngày của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An .................................................................................................. 42 Biểu đồ 4.11. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 1 tại trại lợn Thái Nguyên ............................................................................... 44 Biểu đồ 4.12. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 1 trại lợn Nghệ An ..................................................................................... 44 Biểu đồ 4.13. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn Thái Nguyên ........................................................................................... 47 Biểu đồ 4.14. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn Nghệ An .................................................................................................. 47 Biểu đồ 4.15. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại trại lợn Thái Nguyên ............................................................................... 49 Biểu đồ 4.16. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại trại lợn Nghệ An ..................................................................................... 49 Biểu đồ 4.17. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại lợn Thái Nguyên ........................................................................................... 51 Biểu đồ 4.18. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại lợn Nghệ An .................................................................................................. 51 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Ngụy Thị Vân Tên luận văn: Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái hậu bị (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi trang trại. Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm xác định chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho lợn nái hậu bị YL, LY trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành trên 144 lợn cái hậu bị YL và LY nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ tháng 10/2014- 3/2016. Tại mỗi trại chăn nuôi, 36 lợn hậu bị của mỗi giống được phân ngẫu nhiên thành 03 lô thí nghiệm, mỗi lô 12 con tương ứng với 04 lần lặp. Trong giai đoạn từ khi bắt đầu thí nghiệm (30 kg) cho đến 80 kg, lợn cái hậu bị ở các lô được cho ăn tự do bằng thức ăn của lợn choai (giai đoạn 30-50kg) và thức ăn của lợn nái hậu bị (giai đoạn 50-80kg). Từ 81 kg đến 10 ngày trước phối giống lần đầu lợn ở các lô được ăn như sau: Lô 1: ăn tự do; lô 2: ăn hạn chế 90% so với ăn tự do; lô 3: ăn hạn chế 80% so với ăn tự do. Khẩu phần thức ăn cho các giai đoạn được xây dựng theo khuyến cáo của NRC (1998). Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng cơ thể, tăng trọng hàng ngày, lượng thức ăn ăn vào; tiêu tốn thức ăn; độ dày mỡ lưng. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu; tỷ lệ thụ thai; ngày động dục trở lại. Năng suất sinh sản: số con sơ sinh còn sống/ổ; khối lượng con sơ sinh còn sống/ổ; số con và khối lượng con cai sữa/ổ. Các số liệu thí nghiệm được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.0. Kết quả chính và kết luận - Khối lượng phối giống lần đầu, tốc độ tăng trưởng, tuổi phối giống lần đầu và độ dày mỡ lưng ở cả hai giống lợn bị ảnh hưởng rõ rệt bởi chế độ ăn trong điều kiện chăn nuôi tại hai trại thí nghiệm. Theo đó, hạn chế lượng thức ăn làm giảm khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu, tăng tuổi phối giống lần đầu và giảm độ dày mỡ lưng. Tính trung bình cho cả 2 giai đoạn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lô ăn hạn chế 90% và lô ăn hạn ix chế 80% thấp hơn so với ăn đối chứng. Hiệu quả sử dụng thức ăn không có sự khác biệt giữa giống lợn YL và LY. - Tại 2 trại thí nghiệm, ở cả lứa 1 và lứa 2 khối lượng lợn con cai sữa tính cho một ổ ở nhóm lợn ăn hạn chế 90% cao hơn so với nhóm lợn ăn tự do và hạn chế 80%, tiêu tốn thức ăn (kg TA/kg lợn con cai sữa) thấp nhất thấy ở nhóm lợn được cho ăn hạn chế 90%. Như vậy, có thể thấy rằng nuôi dưỡng lợn cái hậu bị ở mức ăn hạn chế 90% là hợp lý. Như vậy, rút ra kết luận là: Năng suất sinh sản ở lứa 1 và 2 không có sự sai khác giữa hai giống lợn ngoại LY và YL với cùng một chế độ cho ăn. - Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống LY và YL là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) theo khuyến cáo của NRC (1998), lợn cái hậu bị giai đoạn dưới 80 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 80 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% (so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do) và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do. - Mức ăn hàng ngày thích hợp của lợn cái hậu bị giống LY và YL tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tương ứng là: 2,68 - 2,60 kg TA/con/ngày ở giai đoạn 50 kg đến động dục lần đầu là 2,77 - 2,69 kg TA/con/ngày ở giai đoạn động dục lần đầu đến 10 ngày trước phối giống lần đầu. - Ở trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, khối lượng cơ thể của lợn hậu bị khi động dục lần đầu và khi phối giống lần đầu cần đạt lần lượt là khoảng 90 - 105 kg và 110-140 kg. Độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống lần đầu khoảng 15 - 18 mm. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguy Thi Van Thesis title: The effects of feeding regime on the productivity of gilts (Yorkshire x Landrace) and (Landrace x Yorkshire) in farm condition. Major: Animal Science Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives Ditermination the optimal feeding regime for YL, LY gilts raised in farm condition at Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An province. Materials and Methods This study was carried out at Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An province with 144 YL and LY gilts from 10/2014 to 3/2016. In each farm, 36 gilts of each breed were randomly distributed to three treatment groups (12 heads/group with 4 replicates per group). In two first period (30-50kg) and (51-80kg) all gilts were fed ad libitum. In the experiment priod (81 kg to 10 day before the first mating), pigs in group 1: fed ad libitum; Pigs in group 2: fed 90% compared with the amount of intake in group 1; Pigs in group 3: Fed 80% compared with the amount of intake in group 1. The diets were formulated according to NRC (1998) recomendation for gilts. Measurements: Growth rate, Feed intake, feed conversion ratio (FCR), the first estrus age, backfat thickness, the first mating age, fertilization rate, time returning estrus. Reproduction performance: Total piglet alive, total pigliet weight per litter, total weaning piglet weight per litter and FCR/kg weaning piglet. ANOVA GLM was used to analyzed the experimental data with Minitab software version 14.0. Main results and conclusions The weight, and age of first mating time, growth rate and backfat thickness in both breed were affected significantly by feeding regime in both farm. Accordingly, feed restriction reduced body weight at first estrus, increased first mating age and decreased backfat thickness. On average for both periods, FCR of gilts fed limited feed intake were lower than gilts fed ad libitum. Feed efficiency did not differ between YL and LY breeds. In both farm, in the first two litters, total weaning piglet weight per litter in gilts fed 90% feed restriction was highest and FCR per kg weaning piglet was lowest. xi Therefore, the optimal feed statergy was 90% feed restriction. Conclusions: - The is no difference in reproductive performance in two first litters of LY and YL with the same dietary. - The most suitable feed regime for both LY and YL gilts was as follow: the diet with ME, crude protein and digestible amino acids (lysine, methionine + cystine and threonine) as recommended NRC (1998), gilts weighed less than 80 kg should be fed add libitum, from 80 kg to 10 days before mating should be fed limited 90 % (compared with fed ad libitum). - The suitable feed intake of LY and YL gilts at Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An province: 2,68 - 2,60 kg/head/day from 50 kg to first estrus; 2,77 - 2,69 kg/ head/day from the first estrus period to 10 days before the first mating. - At Pho Yen Farm, Thai Nguyen province and Dai Phuong Farm, Nghe An province, the weight of first estrus and first mating should be 90-105 kg and 110-140 kg, respectively. Backfat thickness at the first mating should be 15-18 mm. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu báo cáo của Cục Chăn nuôi (2014), tổng đàn lợn đạt trên 26,7 triệu con, tăng bình quân 0,04%/năm, giảm 17,88% so với kế hoạch giai đoạn năm 2011- 2015. Trong tổng số sản phẩm thịt của ngành chăn nuôi năm 2014 thì thịt lợn chiếm tương ứng khoảng 74% tổng sản lượng thịt hơi. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2014 đạt 3,28 triệu tấn tăng 1,2% so với năm 2013 (đạt 3,22 triệu tấn) và 3,0% so với năm 2012 (đạt 3,16 triệu tấn) và tăng trưởng sản lượng bình quân 2,1%/năm. Có được tăng trưởng như vậy là nhờ chất lượng lợn giống đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Nhiều giống mới có năng suất và chất lượng thịt cao đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Năm 2014, tổng số lợn nái trong cả nước khoảng 3,914 triệu con và đàn lợn nái ngoại là 849 ngàn con chiếm khoảng 21,7% tổng đàn nái. Với xu hướng phát triển chăn nuôi lợn ngoại như vậy thì việc nghiên cứu chế độ ăn phù hợp cho các nhóm giống lợn ngoại nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội là rất cần thiết. Việc xác định các mục tiêu năng suất sinh sản là điều quan trọng trong chăn nuôi lợn nái. Theo Julian (2001), mục tiêu thứ nhất là phải đạt được 2,4 lứa/nái/năm, mỗi chu kỳ bao gồm 116 ngày mang thai, 18 - 28 ngày nuôi con, khoảng cách từ lúc cai sữa đến phối giống lại thành công là 6 - 9 ngày. Mục tiêu thứ hai là số lợn con cai sữa/nái/lứa là 10,5 (số lợn con sinh ra là 11) đối với lợn nái đẻ trên 1 lứa và 10 (số lợn con sinh ra là 10,5) đối với nái hậu bị. Như vậy, mỗi con lợn nái sẽ đạt khoảng 24,5 lợn con cai sữa/năm và năng suất cho vòng đời lợn nái trung bình là 60 lợn con cai sữa và độ tuổi loại thải tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên, những mục tiêu này rất khó đạt được là vì tỷ lệ loại thải lợn nái ở hầu hết các trang trại không nhỏ vào khoảng 30 - 50% (Thacker, 1999; Young, 2003), trong số đó khoảng 45 - 50% lợn hậu bị bị loại thải sau lứa đẻ thứ nhất và 35% ở lứa đẻ thứ hai (Lucia et al., 2000; Julian, 2001). Lý do loại thải này chủ yếu vì sau lứa đẻ thứ nhất lợn hậu bị không biểu hiện động dục và không có chửa. Điều này dẫn đến kết quả là đàn nái hậu bị thay thế chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đàn lợn giống và bất kỳ sự cải tiến nào về khả năng sinh sản của chúng đều ảnh hưởng lớn 1 đến năng suất sinh sản của toàn đàn. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn nái cơ bản, chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị từ khi chọn lọc đến lần phối giống đầu tiên đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vậy chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn hậu bị thay thế cần được chú ý và quan tâm. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị nhưng vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt về vấn đề nuôi lợn cái hậu bị theo chế độ ăn tự do hay ăn hạn chế? Xuất phát từ thực tiễn việc tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng chế độ nuôi dưỡng đến sức sản xuất của lợn nái hậu bị (Yorkshire x Landrace) và (Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi trang trại” là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho lợn cái hậu bị YL, LY trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN NÁI NGOẠI Ở VIỆT NAM Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về chăn nuôi lợn và nằm trong số 10 nước có số đầu lợn lớn nhất thế giới. Kết quả công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng đàn lợn từ năm 2010 đến năm 2014 có sự tăng trưởng hằng năm nhưng không nhiều dao động trong khoảng từ 26,26 - 27,37 triệu con. Như vậy, có thể thấy rằng đàn lợn Việt Nam đang có xu hướng duy trì ổn định về mặt số lượng. Bảng 2.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng lợn nghìn con 27.056,0 26.493,9 26.264,4 26.761,6 Sản lượng nghìn tấn 3.098,9 3.160,0 3.228,7 3.330,6 thịt lợn hơi Nguồn: Tổng cục thống kê (2014) Nhìn tổng thể, số lượng đàn nái có xu hướng giảm dần qua các năm từ 4,338 triệu con năm 2006 giảm xuống còn 3,914 triệu con năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn nái ngoại trong tổng đàn có xu hướng tăng lên từ 10,2% năm 2006 tăng lên 21,7% năm 2014. Đây là những giống lợn đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn. Việc nhập nội các nguồn gen có năng suất cao giúp cải thiện rất nhiều đến năng suất, chất lượng chung của đàn lợn. Đàn nái lai đang có xu hướng giảm dần từ 77,2% năm 2006 giảm xuống còn 66,0% năm 2014. Hiện nay, trên cả nước có 4.293 trang trại chăn nuôi lợn, sản lượng thịt từ các trang trại đạt khoảng 40 – 45% tổng sản lượng thịt hơi trên thị trường. Chăn nuôi lợn trang trại đang ngày một phát triển, dần thể hiện vai trò của chăn nuôi hiện đại. Rất nhiều trang trại lớn với quy mô hàng ngàn nái hiện đã và đang xuất hiện ngày một nhiều. Chăn nuôi trang trại chính là loại hình then chốt giúp thúc đẩy nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn do được đầu tư lớn về chuồng trại, con giống, kỹ thuật. Chăn nuôi nông hộ còn khoảng 4 triệu hộ. Cùng với sự phát triển chăn nuôi nông hộ có xu hướng giảm dần. 3 Bảng 2.2. Cơ cấu đàn nái trong tổng đàn giai đoạn 2006 - 2014 Tổng số Nái ngoại Nái lai Nái nội con Số lượng Tỷ lệ trong Số lượng Tỷ lệ trong Số lượng Tỷ lệ Năm (1000 con (1000 tổng đàn con (1000 tổng đàn con (1000 trong tổng con) con) (%) con) (%) con) đàn (%) 2006 4338,0 442,5 10,2 3348,1 77,2 547,5 12,6 2007 3801,6 425,8 11,2 2881,6 75,8 494,2 13,0 2008 3950,1 484,3 12,3 2968,3 75,1 497,5 12,6 2009 4169,5 550,2 13,2 3102,1 74,4 517,2 12,4 2010 4158,8 620,2 14,9 3020,1 72,6 518,5 12,5 2011 4047,1 667,8 16,5 2873,4 71,0 505,9 12,5 2012 4025,6 700,4 17,4 2826,0 70,2 499,2 12,4 2013 3916,0 776,0 19,8 2670,1 68,2 469,9 12,0 2014 3913,9 850,0 21,7 2582,9 66,0 481,0 12,3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2015) Trong chăn nuôi lợn, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi đã được cân bằng dinh dưỡng như năng lượng/protein, cân bằng acid-amin, vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng và áp dụng chuồng nuôi kín đã làm tăng trưởng khối lượng giết thịt của lợn trong 5 năm gần đây cao hơn 13%. Tiêu tốn thức ăn chăn nuôi giảm từ 2,9 - 3,0 kg xuống 2,7 - 2,8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể. Theo định hướng Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, chăn nuôi nông hộ phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu môi trường. Đóng góp của phương thức chăn nuôi trang trại năm 2020 là đối với lợn số lượng đầu con có xu hướng tăng từ 30% đến 52%, sản lượng thịt từ 40% tăng lên 60%. Chăn nuôi lợn chuyển dịch theo hướng tăng trưởng nóng sang hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi. Theo dự kiến kế hoạch những năm tới, cơ cấu đàn giống, tỷ lệ nái ngoại chiếm 19,8% năm 2013 tăng lên khoảng 30% năm 2020. 2.2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ PROTEIN CỦA LỢN 2.2.1. Nhu cầu năng lượng * Nhu cầu năng lượng của lợn con Sinh trưởng của lợn con chủ yếu là sinh trưởng mô nạc. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con được quyết định bởi tốc độ sinh trưởng mô nạc. Hai yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của lợn con là năng lượng và protein (axit amin) (Bùi Quang Tuấn và Đặng Thúy Nhung, 2002). Để có cơ 4 sở bổ sung năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định mức bổ sung cho lợn con. Theo tác giả Lucac (1982) thì mức năng lượng cần bổ sung qua các giai đoạn cho lợn con như sau: Bảng 2.3. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con Tuần Năng lượng tiêu hóa hàng ngày của mỗi lợn (Kcal) Khối lượng tuổi Nhu cầu Sữa mẹ cung cấp Nhu cầu bổ sung 1 2,7 965 965 0 2 4,1 1225 1255 0 3 5,9 1625 1430 195 4 7,7 2000 1240 760 5 10,0 2375 1240 1135 6 12,7 2750 1135 1615 7 15,9 3125 918 2210 8 19,0 3500 805 2695 Như vậy bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 lợn con bắt đầu có nhu cầu cần bổ sung năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm. Lợn con đang bú sữa có thể xác định lượng thức ăn thu nhận theo phương trình sau (NRC, 1998): DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 151,7 + (11,2 x ngày tuổi); R2 = 0,72. Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15 kg, lượng thức ăn thu nhận được xác định như sau (NRC, 1998): DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 1,531 + (455,5 x BW) + (11,2 x BW2); R2 = 0,92. Nguyễn Thị Lương Hồng và cs. (2003) khi nghiên cứu về mức năng lượng và protein thích hợp cho lợn con sau cai sữa cho biết, đàn lợn con ngoại thuần ở giai đoạn sau cai sữa có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi ăn khẩu phần có mức năng lượng 3300 và 3400 Kcal ME/kg (14 MJ DE/kg); tốc độ sinh trưởng của lợn đạt cao khi khẩu phần có mức năng lượng 14 MJ DE/kg. * Nhu cầu năng lượng của lợn đang sinh trưởng Năng lượng cung cấp cho lợn đang sinh trưởng bao gồm cho sự duy trì cơ thể, cho sự tăng trọng hàng ngày và dùng để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh. Để tính toán nhu cầu năng lượng thì chúng ta thừa nhận một số thông số sau: 5 - Năng lượng trao đổi (ME) = 95% năng lượng tiêu hóa (DE) (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003) - Mô cơ có 77% nước - Mô mỡ có 10% nước Nhu cầu năng lượng ...g, độ dày mỡ lưng là 16 - 20 mm và phối giống ở lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3. Ở gia súc cho thịt tốc độ tăng trọng thịt nạc ngày càng cao và điều này cũng xảy ra tương tự đối với lợn cái hậu bị làm giống. Mà lợn cái hậu bị tích luỹ nạc cao hơn sẽ đạt độ tuổi thành thục chậm hơn so với lợn hậu bị tích luỹ mỡ nhiều hơn (Rydmer et al.,1994; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001), điều 18 này dẫn đến khả năng sinh sản ở lợn cái hậu bị giảm (Julian, 2001). Bên cạnh đó, tốc độ tích luỹ của thịt nạc và mỡ có mối tương quan với sinh lý thành thục và năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị (Edwards, 1998; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001) và tốc độ này như là một chỉ tiêu quan trọng để xác định độ thành thục sinh dục (Ghaughan et al., 1997). Vì vậy, một điều quan trọng để đảm bảo lợn cái hậu bị đưa vào đàn giống có tuổi thọ kéo dài và năng suất sinh sản cao thì chúng cần đáp ứng đủ lượng nạc và mỡ dự trữ. Điều này đặt ra một câu hỏi cho các nhà nghiên cứu dinh dưỡng gia súc là làm thế nào để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và axit amin (protein) cho lợn cái hậu bị nhằm cân đối và đáp ứng tối ưu lượng thịt nạc và mỡ dự trữ trong cơ. Việc xác định các mục tiêu năng suất sinh sản là điều quan trọng trong chăn nuôi lợn nái. Theo Julian (2001), mục tiêu thứ nhất là phải đạt được 2,4 lứa/nái/năm, mỗi chu kỳ bao gồm 116 ngày mang thai, 18 - 28 ngày nuôi con, khoảng cách từ lúc cai sữa đến phối giống lại thành công là 6 - 9 ngày. Mục tiêu thứ hai là số lợn con cai sữa/nái/lứa là 10,5 (số lợn con sinh ra là 11) đối với lợn nái đẻ trên 1 lứa là 10 (số lợn con sinh ra là 10,5) đối với nái hậu bị. Như vậy, mỗi con lợn nái sẽ đạt khoảng 24,5 lợn con cai sữa/năm và năng suất cho vòng đời lợn nái trung bình là 60 lợn con cai sữa và độ tuổi loại thải tối thiểu là 3 năm. Tuy nhiên, những mục tiêu này rất khó đạt được là vì tỷ lệ loại thải lợn nái ở hầu hết các trang trại không nhỏ vào khoảng 30 - 50% (Thacker, 1999; Young, 2003), trong số đó khoảng 45 - 50% lợn hậu bị bị loại thải sau lứa đẻ thứ nhất và 35% ở lứa đẻ thứ hai (Lucia và et al., 2000; Julian, 2001). Lý do loại thải này chủ yếu vì sau lứa đẻ thứ nhất lợn hậu bị không đủ khả năng sinh sản (không biểu hiện động dục và không có chửa). Điều này dẫn đến kết quả là đàn nái hậu bị thay thế chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đàn lợn giống và bất kỳ sự cải tiến nào về khả năng sinh sản của chúng đều ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của toàn đàn. Hơn nữa, trong số các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn nái cơ bản, chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị từ khi chọn lọc đến lần phối giống đầu tiên đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vậy chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn hậu bị thay thế cần được chú ý và quan tâm. Lợn cái hậu bị được chọn lọc để cho ra đời sau có năng suất sinh trưởng cao, tỷ lệ mỡ thấp đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao hơn lợn không được chọn lọc. Một vài nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc nuôi lợn nái hậu bị bằng cách cho ăn hạn chế 50 - 85% so với ăn tự do đã làm chậm thời gian động dục từ 10 đến 14 19 ngày. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng hạn chế lượng thức ăn, năng lượng, protein hoặc axit amin thấp hơn 10 - 15% so với lượng thức ăn thu nhận tự do trong suốt thời gian sinh trưởng của lợn cái hậu bị không làm chậm biểu hiện động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng hay giảm năng suất sinh sản ở các lứa đẻ (Young, 2003). Nhưng cũng có ý kiến chứng minh rằng tốc độ phát triển nhanh ở lợn hậu bị sinh trưởng không làm ảnh hưởng có hại đến năng suất sinh sản cho một chu kỳ giống. Nghiên cứu ở cả hai trường ĐH bang Kansas (KSU) và Alberta (UA) ngay lập tức đã khẳng định lập luận này. Trường ĐH Alberta cho biết nếu tốc độ tăng trọng khoảng 0,55-0,8 kg ở giai đoạn từ khi sinh đến 100 ngày tuổi thì không có mối quan hệ giữa tốc độ tăng trọng và độ tuổi thành thục. Tương tự nghiên cứu trên, trường ĐH bang Kansas đã đưa ra kết luận với tốc độ sinh trưởng khoảng 0,6 - 1,04 từ 70 đến 200 ngày tuổi đối với tất cả lợn cái hậu bị đạt thành thục sinh dục thì không có mối quan hệ giữa tốc độ sinh trưởng và độ tuổi thành thục (trích bởi Young, 2003). Vì thế một khuyến cáo cho rằng lợn nái hậu bị trong giai đoạn sinh trưởng (trước động dục) cần được ăn tự do để đảm bảo nhận đuợc ít nhất 8360 kcal DE trên ngày suốt cả thời kỳ từ khi chọn lọc đến khi phối giống (Thacker, 1999) tức là khẩu phần phải đảm bảo đạt 3100 kcal DE/kg, 15% protein, 0,7% lysine 0,82 % Ca và 0,73% P. Lợn nái cần trải qua ít nhất 2 chu kỳ động dục, khối lượng đạt 115 - 125 kg và độ dày mỡ lưng đạt 17 - 20 mm. Hoặc nếu vì một lý do nào đó lợn phải ăn hạn chế trong qua trình mang thai thì ít nhất cũng phải được ăn tự do trong 2 tuần trước khi phối giống. Trong khi đó, Gill (2007) cho biết lợn cái hậu bị nên ăn tự do ở các giai đoạn 30 – 60 kg với khẩu phần ăn chuẩn của lợn thịt sinh trưởng và 60 – 100 kg với khẩu của lợn thịt kết thúc. Giai đoạn từ 100 kg đến phối giống lợn cái hậu bị cần ăn khẩu phần với mức 13,5 MJ/kg và 0,8% lysine nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu cho sự tích luỹ thịt nạc và mỡ, nhưng lượng ăn vào cần được hạn chế khoảng 80 - 90% so với độ thèm ăn để kiểm soát tốc độ tăng trọng nhanh và giảm rủi ro về què chân. Close và cs (2004) lại cho rằng giai đoạn 25 – 60 kg lợn cái hậu bị nên ăn tự do với mật độ năng lượng và lysine trong khẩu phần là 3,25 Mcal ME/kg và 12 g /kg, từ 60-125 kg cho ăn ở mức 2,5 - 3,5 kg. Một chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo tỷ lệ rụng trứng và phôi sống đạt cao nhất ở lợn cái hậu bị là cung cấp thức ăn với mức cao (ăn tự do) trong thời kỳ động dục trước khi phối giống với hàm lượng năng lượng và lysine tương tự như giai đoạn 60 - 125 kg. Ngược lại với các ý kiến nêu trên, tại Anh cho khuyến cáo gần đây nhất về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị ở giai 20 đoạn sinh trưởng từ 30 đến 130 kg nên cho lợn hậu bị ăn hạn chế để có tăng trọng thấp hơn nhưng độ dày mỡ lưng cao hơn lợn cái nuôi thịt. Yếu tố giống ảnh hưởng rất lớn đến độ tuổi thành thục sinh dục, trong đó lợn cái lai hậu bị đạt độ tuổi thành thục sinh dục sớm hơn và số ngày không mang thai ngắn hơn so với lợn giống thuần (Bidanel và cs. 1996). Bên cạnh đó, sự biến động về độ tuổi thành thục sinh dục giữa các giống là trong khoảng 20 ngày và được giải thích bởi sự tiến bộ di truyền trong các giống và chế độ nuôi dưỡng. Mặt khác, lợn cái hậu bị nên đạt khối lượng cơ thể tối thiểu khoảng 75 kg trước khi đạt sự thành thục sinh dục (Young et al., 1990; trích dẫn bởi Evans and O’Doherty, 2001). Tuy nhiên, khối lượng cơ thể ở độ tuổi thành thục sinh dục rất khác nhau giữa các giống và chế độ nuôi dưỡng. Bởi vậy, Philip và et al. (2007, 2008) đã nghiên cứu ảnh của chế độ dinh dưỡng cho hai dòng lợn cái hậu bị YL và Nebraska Index Line (L45X) (60 kg - phối giống) với hai chế độ ăn tự do (3400 Kcal ME/kg và 0,7% lysine tổng số) và ăn hạn chế 75% năng lượng ME ăn vào so với ăn tự do (3400 ME Kcal và 0,93% lysine tổng số) đến khả năng sinh trưởng và sinh sản qua 4 lứa đẻ. Kết quả cho thấy, tuy tốc độ sinh trưởng ở cả 2 giống YL và L45X khác nhau rõ rệt tại thời điểm 123 ngày tuổi và lúc phối giống, nhưng khối lượng cơ thể cũng như độ dày mỡ lưng vào lúc đẻ và cai sữa lợn con giữa hai giống và giữa hai chế độ ăn không có sự sai khác. Mặc dù chế độ ăn hạn chế đã làm giảm khối lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng lúc phối giống nhưng không làm giảm năng suất sinh sản (số con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa/ổ) của lợn nái qua 4 lứa đẻ. Giảm lượng thức ăn cho gia súc sẽ làm giảm giá thành thức ăn. Klindt et al. (1999) đã nghiên cứu các chế độ nuôi dưỡng ở lợn cái hậu bị từ 13 - 25 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạn chế mức ăn vừa phải (74% so với ăn tự do) ở lợn cái hậu bị trong giai đoạn này có khả năng tăng 30% số phôi sống sót trên một đơn vị thức ăn tiêu thụ từ 13 tuần tuổi đến 30 ngày có chửa. Bởi vậy, chế độ ăn hạn chế cho lợn cái hậu bị có thể tăng hiệu quả chăn nuôi lợn mà không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tương tự như trên, Le Cozler et al., (1999) cho biết lợn cái hậu bị ăn hạn chế (90% so với ăn tự do) cũng không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng lợn cái hậu bị ăn hạn chế có lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn nuôi con và tỷ lệ loại thoải cao 21 hơn so với lợn cái hậu bị ăn tự do. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế ở lợn cái hậu bị ăn hạn chế có thể giảm sau hai lứa đẻ đầu tiên. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị nhưng vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt về vấn đề nuôi lợn cái hậu bị theo chế độ ăn tự do hay ăn hạn chế? Như vậy có thể nói rằng, tuỳ thuộc vào giống, độ dày mỡ lưng và khối lượng cơ thể của lợn cái hậu bị lúc phối giống mà có chế độ dinh dưỡng thích hợp. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực nuôi dưỡng lợn cái hậu bị giống ngoại ở nước ta còn rất ít. Phùng Thị Vân và cs. (2000) đã nghiên cứu chế độ ăn hạn chế ở lợn cái hậu bị L, Y và cái lai YL, LY tới năng suất sinh sản của chúng qua 3 lứa đẻ. Tác giả đã đưa ra được qui trình nuôi dưỡng chúng, từ 30 - 65 kg ăn tự do với nhu cầu năng lượng 5512 Kcal ME /ngày ở khẩu phần 3000 Kcal ME/kg và 15% protein; từ 65 kg đến 14 ngày trước phối giống tương ứng với 5800 Kcal ME/ngày ở khẩu phần 2900 Kcal ME/kg và 14% protein. Kết quả cho thấy nhu cầu năng lượng trao đổi cũng như mật độ chất dinh dưỡng đó trong khẩu phần thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của NRC (1998). Hơn nữa, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế vì chỉ thực hiện tại một vùng sinh thái trong cả nước (một số tỉnh miền Bắc) và qui trình nuôi dưỡng này lại áp dụng chung cho cả 4 nhóm giống trên. Năm 2014, Đoàn Vĩnh nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn thích hợp trên lợn cái hậu bị giống ngoại L, Y, LY và YL, kết quả cho thấy: Nhu cầu năng lượng trao đổi cho lợn cái hậu bị L và Y trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối giống lứa 1 là 3.265 kcal/kg. Protein thô; lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hóa, tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là 17%; 0,75%; 0,44%; 0,46%; từ 51 đến 90 kg là 16%; 0,7%; 0,42%; 0,44% và từ 91 kg đến khi phối giống lần 1 là 14%; 0,55%; 0,33; 0,37 trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum). Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine + cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị thuộc hai giống lai YL và LY là như nhau và có mức dinh dưỡng khẩu phần ở mức 105% NRC (1998). Nhu cầu năng lượng trao đổi, cho lợn cái hậu bị giống lai YL và LY trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối giống lứa thứ nhất 3.425 kcal/kg. Protein thô; lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hóa, tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là 22 18%; 0,78%; 0,46%; 0,49%; từ 51 kg đến 90 kg là 17%; 0,74%0; 44%; 0,48% và từ 91 kg đến khi phối gống lứa thứ nhất là 15%; 0,57%; 0,39%; 0,46% trong điều kiện cho ăn tự do (ad libitum). Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả 2 giống thuần L và Y là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) theo khuyến cáo của NRC (1998) giai đoạn dưới 90 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 90 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do. Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả 2 giống lai YL và LY là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) 105% NRC (1998). Giai đoạn dưới 50 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 51 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng. Theo báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và tryptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt Nam”, kết quả cho thấy nhu cầu năng lượng và protein cho lợn lai 2 và 4 máu ngoại giai đoạn 20 - 50 kg và 50 kg đến xuất chuồng tương ứng là 3050 - 2950 Kcal ME/kg và 16 - 13%. Nhu cầu axit amin tiêu hóa đối với lợn lai 4 máu ngoại giai đoạn 20 – 50 kg và 50 kg đến xuất chuồng tương ứng là lysine: 0,98 - 0,83% (vụ đông - xuân) và 0,89 - 0,74% (vụ hè - thu), methionine + cystine: 0,64 - 0,50% (vụ đông-xuân) và 0,53 - 0,44% (vụ hè - thu), threonine: 0,71 - 0,56% (vụ đông-xuân) và 0,60 - 0,50% (vụ hè - thu), tryptophan: 0,18 - 0,15% (vụ đông - xuân) và 0,16 - 0,13% (vụ hè - thu). Nhu cầu axit amin tiêu hóa đối với lợn lai 2 máu ngoại giai đoạn 20-50 kg và 50 kg đến xuất chuồng tương ứng là lysine: 0,89 - 0,74% (vụ đông-xuân) và 0,74 - 0,65% (vụ hè-thu), methionine + cystine: 0,53 - 0,44% (vụ đông-xuân) và 0,48 - 0,39% (vụ hè-thu), threonine: 0,60 - 0,50% (vụ đông-xuân) và 0,54 - 0,44% (vụ hè - thu), tryptophan: 0,16 - 0,13% (vụ đông - xuân) và 0,16 - 0,12% (vụ hè - thu). 23 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu: Tổng số 144 lợn cái hậu bị YL và LY có khối lượng ban đầu 30 ± 0,6 kg. Toàn bộ gia súc sẽ được kiểm tra cá thể và tiêm phòng trước khi đưa vào thí nghiệm. Các số liệu theo dõi về chế độ nuôi dưỡng thích hợp đối với lợn cái hậu bị YL và LY. Thức ăn cho lợn thí nghiệm được sản xuất dưới dạng viên, dựa trên các nguyên liệu: ngô, sắn, cám gạo tẻ, khô dầu đậu tương, bột đá, dicanxi phốt phát (DCP), premix vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp. Địa điểm nghiên cứu: - Trại lợn tại Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời gian: từ tháng 10/2014- 3/2016. 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị LY, YL. - Ảnh hưởng của chế độ ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị LY, YL. - Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị LY, YL ở lứa 1. - Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị LY, YL ở lứa 2. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung này bao gồm 2 thí nghiệm được triển khai tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thiết kế thí nghiệm ở mỗi trại như sau: Ở mỗi giống lợn, thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely Randomized Design-CRD) trên 36 lợn cái hậu bị khoảng 30kg với độ tuổi từ 24 khoảng 80 ngày, bao gồm 3 lô thí nghiệm: lô 1 cho ăn tự do, lô 2 ăn hạn chế 90% và lô 3 ăn hạn chế 80%. Mỗi lô là 12 con, được nuôi trong 3 ô chuồng (4 con/ô, mỗi ô là một lần lặp lại) (bảng 3.1). Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lợn YL Lợn LY Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Số lợn thí nghiệm 12 12 12 12 12 12 (con) Số lần lặp lại 3 3 3 3 3 3 Số lợn/lần lặp lại 4 4 4 4 4 4 (con) Giai đoạn 30 - 80kg Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Giai đoạn 81kg - 10 Hạn chế Hạn chế Hạn chế Hạn chế ngày trước phối Ăn tự do Ăn tự do 90% 80% 90% 80% giống lần đầu 10 ngày trước phối Ăn tự do giống lần đầu Cách xác định mức ăn hạn chế: các mức ăn hạn chế được xác định dựa trên lượng thức ăn thu nhận trung bình của 3 ngày ăn tự do trước đó và sau đó các mức ăn hạn chế sẽ được điều chỉnh theo lô ăn tự do (Lô 1). Lô ăn hạn chế 80% và 90% được cho ăn làm 2 bữa (sáng khoảng 8 giờ và chiều khoảng 4 giờ). Các axit amin thiết yếu như methionine, methionine + cystine và threonine, trong các khẩu phần được cân đối theo lysine dựa trên khuyến cáo cho lợn cái hậu bị của NRC (1998). Hàm lượng các nguyên tố khoáng đa lượng (Ca, P) trong khẩu phần ăn cho lợn ở các lô là như nhau, cân đối theo khuyến cáo cho lợn cái hậu bị của Lewis et al., (2001). Các khẩu phần thức ăn cho lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dưỡng của một số nguyên liệu thức ăn xem ở bảng phụ lục. 25 Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho lợn cái hậu bị nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Trại lợn Đại Phượng, xã Nam Trại lợn Phổ Yên, Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh tỉnh Thái Nguyên Nguyên liệu Nghệ An GĐ từ 50 - GĐ từ 80 kg GĐ từ GĐ từ 80 kg 80 kg - phối giống 50 - 80 kg - phối giống Ngô nghiền 45,60 46,48 43,2 44,0 Bột sắn 20,00 25,00 5,4 10,7 Cám gạo - - 8 8 Khô đậu tương 24,55 19,18 19 15 Khô dầu dừa 5,00 5,00 4,6 6,0 Dầu đậu tương 1,35 1,25 1,7 1,5 Bột cá 60% Protein - - 2 - Tấm gạo tẻ nghiền - - 11 12 Bột đá 0,60 0,50 0,6 0,5 Dicanxi phốt phát (17% P) 2,09 1,84 1,7 1,55 Premix vitamin-khoáng 0,25 0,25 0,25 0,25 L-Lysine HCL 0,05 - 0,04 - DL-Methionine 0,01 - 0,01 - Muối ăn 0,50 0,50 0,50 0,50 Thành phần dinh dưỡng* NLTĐ (kcal/kg) 3265 3265 3265 3265 Protein thô (%) 16,30 13,80 16,30 13,80 Lysine tiêu hóa (%) 0,71 0,55 0,71 0,55 Meth + Cystine tiêu hóa (%) 0,42 0,33 0,42 0,33 Threonine tiêu hóa (%) 0,46 0,37 0,46 0,37 Canxi (%) 0,80 0,75 0,80 0,75 Phốt pho dễ hấp thu (%) 0,45 0,40 0,45 0,40 Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn có 90% vật chất khô Phương thức nuôi dưỡng: - Trong giai đoạn từ khi bắt đầu thí nghiệm (30 kg) cho đến 50 kg, lợn cái hậu bị ở các lô được nuôi chuẩn bị, cho ăn tự do bằng cùng một loại thức ăn của lợn choai (grower feed) theo tiêu chuẩn của NRC (1998). Khi đạt khối lượng 50 26 kg, lợn ở các lô được nuôi theo khuyến cáo của NRC (1998) cho lợn cái hậu bị. Theo đó, tiêu chuẩn nuôi dưỡng lợn cái hậu bị được áp dụng theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1: từ 50 kg đến 80 kg; giai đoạn 2: từ 81 kg đến khi phối giống lần đầu. Lợn ở các lô đều được cho ăn tự do (ad libitum) từ 30 đến 80 kg, từ 81 kg đến 10 ngày trước phối giống lợn được ăn như sau: + Lô 1, 4: ăn tự do + Lô 2, 5: ăn hạn chế 90% + Lô 3, 6: ăn hạn chế 80% Cách xác định khẩu phần ăn hạn chế: các mức ăn hạn chế được xác định dựa trên lượng thức ăn thu nhận trung bình của 3 ngày ăn tự do trước đó và sau đó các mức ăn hạn chế được điều chỉnh theo lô ăn tự do. - Lợn ở các lô được nuôi trong các ô chuồng thiết kế theo kiểu thông thoáng tự nhiên, nền xi măng, có máng ăn và núm uống tự động. - Đến giai đoạn thành thục, lợn cái hậu bị ở tất cả các lô đều được theo dõi động dục để đảm bảo rằng chúng đã trải qua 2 lần động dục trước khi phối giống. - Sau khi phối giống, tất cả lợn cái hậu bị ở các lô đều được đưa vào chuồng nuôi lợn nái chửa, nuôi tách biệt, mỗi con một ô có máng ăn và núm uống tự động để theo dõi cá thể về năng suất sinh sản và hiệu quả sử dụng thức ăn. - Trong giai đoạn mang thai, lợn cái ở các lô đều được cho ăn cùng một khẩu phần cho lợn nái chửa, đảm bảo mức dinh dưỡng (năng lượng trao đổi, protein, axit amin và các chất dinh dưỡng khác) theo khuyến cáo của NRC (1998). - Trước khi đẻ 7 ngày, tất cả lợn cái hậu bị mang thai đều được đưa về chuồng nuôi lợn nái đẻ. Khẩu phần thức ăn và chế độ chăm sóc lợn nái giai đoạn tiết sữa là như nhau giữa các lô. Các chỉ tiêu theo dõi: - Khối lượng cơ thể, tăng trọng hàng ngày; lượng thức ăn ăn vào; tiêu tốn thức ăn; độ dày mỡ lưng. - Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu; tỷ lệ thụ thai; ngày động dục trở lại. - Năng suất sinh sản: số con sơ sinh còn sống/ổ; khối lượng con sơ sinh còn sống/ổ; số con và khối lượng con cai sữa/ổ. 27 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi: - Khối lượng cơ thể của lợn ở các lô được cân vào các thời điểm: lúc bắt đầu giai đoạn hậu bị (50 kg), lúc động dục lần 1 và lúc phối giống để khảo sát tốc độ sinh trưởng. - Thức ăn cho vào và thức ăn thừa được cân và ghi chép hàng ngày để khảo sát hiệu quả sử dụng thức ăn (lượng thức ăn ăn vào hàng ngày và tiêu tốn thức ăn (kg tăng trọng). - Vào thời điểm phối giống, tất cả lợn cái hậu bị ở các lô đều được đo độ dày mỡ lưng bằng máy đo siêu âm kỹ thuật số (Digital Backfat Indicator) (RENCO LEAN MAETER®) của Mỹ ở vị trí P2 (là điểm gốc xương sườn số 13, cách sống lưng 6,5cm về hai bên và vuông góc với cột sống lưng) để đánh giá mức dự trữ cơ thể trước khi bước vào sinh sản (xem hình 1). - Trải qua 2 lần động dục, lợn cái hậu bị ở các lô thí nghiệm đều được thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, trên cùng một đối tượng đực giống. Tỷ lệ thụ thai, và một số chỉ tiêu năng suất sinh sản như: số lợn con sơ sinh (SS), số lợn con SS còn sống, khối lượng toàn ổ của lợn con lúc SS, số lợn con lúc cai sữa 25 ngày, khối lượng lúc cai sữa được theo dõi và ghi chép để đánh giá năng suất sinh sản ở lứa 1 và 2. - Thức ăn cho lợn nái trong giai đoạn có chửa và nuôi con được ghi chép hàng ngày để tính lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg lợn con lúc cai sữa. - Các công thức tính các chỉ tiêu: (đơn vị khối lượng, TTTA là kg) Tổng lượng TA trong thời gian nuôi Tiêu tốn TA/kg TT= Tổng klượng k.thúc thí nghiệm - tổng lượng lúc đầu ktra Tổng số con SS còn sống trong các ổ Số con SS/ổ = Số ổ Tổng khối lượng con SS còn sống trong các ổ Khối lượng SS/ổ= Số ổ 28 Khối lượng cai Tổng khối lượng con cai sữa trong các ổ sữa/ổ= Số ổ Tổng lượng TA (cho lợn nái và lợn con) TTTA = Tổng khối lượng lợn con cai sữa Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn của số trung bình (SEM). Tukey-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P < 0,05. Khi chúng tôi phân tích thống kê, không có sự tương tác giữa giống và chế độ nuôi dưỡng đến các chỉ tiêu theo dõi, bởi vậy chúng tôi phân tích theo mô hình thống kê như sau: Yijk = μ+ Bi + Nj + eijk Trong đó: Yijk là các chỉ tiêu theo dõi, μ giá trị trung bình, Bi ảnh hưởng của giống, Nj ảnh hưởng của chế độ ăn, eijk sai số ngẫu nhiên. 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, TUỔI THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ ĐỘ DÀY MỠ LƯNG Ở LỢN CÁI HẬU BỊ LY VÀ YL Khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn cái hậu bị được đánh giá thông qua rất nhiều chỉ tiêu theo dõi như tăng khối lượng (g/ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng tại điểm P2, tuổi và tỷ lệ động dục lần đầu, tỷ lệ phối giống... Sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị là chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của giống và tác động của môi trường. Qua việc xác định tuổi và diễn biến động dục giúp người chăn nuôi điều chỉnh thích hợp các yếu tố ngoại cảnh như; chế độ dinh dưỡng, chuồng trại. Theo dõi thời gian động dục để xác định được thời gian phối giống thích hợp sao cho tỉ lệ thụ thai đạt cao nhất và số con đẻ ra nhiều nhất. Đối với lợn cái hậu bị tuổi động dục lần đầu có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống, giúp cho việc lập kế hoạch sử dụng gia súc vào nhân giống. Độ dày mỡ lưng là một chỉ tiêu chọn lọc quan trọng đánh giá sự tích luỹ mỡ ở mỗi cơ thể gia súc. Độ dày mỡ lưng có mối tương quan rất chặt chẽ với tỷ lệ nạc, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn lọc và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế. Đối với lợn cái hậu bị, thể trạng và dự trữ cơ thể vào thời điểm phối giống có ảnh hưởng quyết định đến năng suất sinh sản của chúng. Nuôi dưỡng đúng lợn cái hậu bị có ý nghĩa rất lớn, quyết định năng suất cả cuộc đời sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng giống mà mức nuôi dưỡng (feeding level) có khác nhau. Trong những năm 1980 của thế kỷ trước, các giống lợn có tỷ lệ nạc thấp, khả năng tích luỹ mỡ cao, nên để lợn cái hậu bị trước khi vào sinh sản không quá béo, chúng được nuôi hạn chế rất nghiêm ngặt (ngay từ khi đạt khối lượng 60 kg, khoảng 3,5 tháng tuổi). Nhờ những thành tựu di truyền và chọn lọc, các giống lợn hiện đại có tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao, tích lũy mỡ thấp, nên kỹ thuật nuôi dưỡng cũng đã có 30 thay đổi về cơ bản. Theo Chiba (2004), lợn cái hậu bị chỉ nên hạn chế mức ăn một cách vừa phải, kể từ khi chúng đạt khối lượng 100 kg trở lên. Tài liệu hướng dẫn quốc gia của Mỹ về dinh dưỡng heo (National Swine Nutrition Guide, 2010) khuyến cáo, đối với lợn cái hậu bị của các giống lợn hiện đại có độ tích lũy mỡ thấp, không nhất thiết phải áp dụng phương thức cho ăn hạn chế, mà có thể cho ăn tự do cho đến khi phối giống để lợn cái đạt được mức dự trữ cơ thể tốt nhất trước khi bước vào thời kỳ sinh sản. Khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị nuôi dưỡng tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được trình bày ở bảng 4.1, 4.2 và biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3, 4.4. Kết quả cho thấy khối lượng tại thời điểm động dục và phối giống lần đầu cũng như tốc độ sinh trưởng ở lợn cái hậu bị không có sự khác nhau giữa hai giống YL và LY (P>0,05) ở cả 2 trại triển khai thí nghiệm. Mặc dù khối lượng phối giống lần đầu có sự khác nhau rõ rệt giữa các chế độ ăn khác nhau (P<0,05) ở cả 2 trại thí nghiệm, nhưng chế độ ăn không có tác động đến tốc độ sinh trưởng hàng ngày của lợn cái hậu bị ở giai đoạn 50kg đến động dục lần đầu (P>0,05), bởi giai đoạn này lợn cái hậu bị ở các lô được ăn tự do từ 50 đến 80kg và từ 80kg đến lúc động dục lần đầu lợn cái hậu bị ở các lô mới được ăn theo các chế độ khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ động dục lần đầu đến phối giống, chế độ ăn khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị. Cụ thể, tại trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nhóm lợn cái hậu bị được ăn tự do có khối lượng tại thời điểm phối giống lần đầu và tốc độ sinh trưởng là cao nhất, tiếp đến nhóm lợn ăn hạn chế 90% và thấp nhất ở nhóm lợn ăn hạn chế 80% tương ứng là 135,7; 133,4; 127,7 kg và tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nhóm lợn cái hậu bị được ăn tự do có khối lượng tại thời điểm phối giống lần đầu và tốc độ sinh trưởng là cao nhất, tiếp đến nhóm lợn ăn hạn chế 90% và thấp nhất ở nhóm lợn ăn hạn chế 80% tương ứng là 137,1; 134,8; 129,1 kg (P<0,05). Kết quả bảng 4.1 và 4.2 cũng cho thấy tuổi động dục lần đầu không có sự khác nhau giữa 2 giống lợn YL và LY và giữa các nhóm lợn được ăn các mức khác nhau (P>0,05) ở cả 2 trại lợn. Ở cả hai trại triển khai thí nghiệm, nhóm lợn ăn tự do có độ tuổi phối giống sớm nhất, tiếp đến là nhóm ăn hạn chế 90% và chậm 31 nhất là ở nhóm lợn ăn hạn chế 80% (P<0,05), tương ứng là 238,9; 240,5 và 244,7 ngày ở trại lợn Nghệ An và 236,7; 238,4 và 242,3 ngày ở trại lợn Thái Nguyên. Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace ở trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của chế độ ăn P giống SEM Hạn chế Hạn chế LY YL Tự do G CĐ 90% 80% Khối lượng cơ thể (kg) KLBĐ 48,8 49,6 49,2 49,4 49,0 0,82 NS NS KLĐD1 98,5 99,4 100,1a 98,9ab 97,8b 1,28 NS * KLPGLĐ 133,3 134,1 137,1a 134,8b 129,1c 1,39 NS *** Tốc độ sinh trưởng (g/con/ngày) ADG1 694 692 713 684 679 39 NS NS ADG2 608 622 674a 647a 526b 47 NS *** TB cả 2 GĐ 654 659 692a 666b 612c 42 NS *** Động dục lần đầu Tuổi (ngày) 182,6 182,2 181,1 182,3 182,9 1,19 NS NS Phối giống lần đầu (PGLĐ) Tuổi (ngày) 239,9 238,8 236,7a 238,4a 242,3b 2,52 NS *** ĐDML (mm) 16,3 16,6 17,2a 16,5b 15,7c 0,63 NS *** KLBĐ, khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm; KLĐD1, khối lượng lúc động dục lần 1; G, giống; CĐ, chế độ ăn; KLPGLĐ, khối lượng lúc phối lần đầu; ADG1, tốc độ sinh trưởng giai đoạn từ 50 kg đến động dục lần đầu; ADG2, tốc độ sinh trưởng giai đoạn động dục lần đầu đến khi phối lần 1; ĐDML, độ dày mỡ lưng vị trí P2; G, giống; CĐ, chế độ ăn; Các số trung bình trong cùng một hàng (ở cột ảnh hưởng của chế độ ăn) có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê; NS (non-significant), không có sự sai khác; *, ** hay *** lần lượt là ký hiệu, sai khác có ý nghĩa thống kê tương ứng với P<0,05; **, P<0,01; ***, P<0,001 Tại 2 trại lợn, độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống lần đầu không có sự khác nhau giữa 2 giống (P>0,05). Ở cả 2 trại triển khai thí nghiệm, độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống lần đầu có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm lợn có chế độ ăn khác nhau (P<0,05), cao nhất ở nhóm lợn ăn tự do, tiếp đến là nhóm lợn ăn hạn chế 90% và thấp nhất ở nhóm lợn ăn hạn chế 80%, ở trại lợn Đại Phượng, xã Nam 32 Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tương ứng là 16,77; 16,06; 15,24 mm và tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tương ứng là 17,2; 16,5; 15,7 mm. 160 140 120 KLĐD1 100 KLPGLĐ 80 kg 60 40 20 0 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.1. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của lợn cái hậu bị ở trại lợn Thái Nguyên 160 140 120 KLĐD1 100 KLPGLĐ 80 kg 60 40 20 0 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng động dục lần đầu của lợn cái hậu bị ở trại lợn Nghệ An 33 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tuổi thành thục sinh dục và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace ở trại lợn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của chế độ ăn P giống SEM Hạn chế Hạn chế LY YL Tự do G CĐ 90% 80% Khối lượng cơ thể (kg) KLBĐ 50,2 49,5 49,9 50,1 49,5 0,76 NS NS KLĐD1 98,4 97,5 99,1a 97,9ab 96,9b 1,19 NS... con kém hơn, mặt khác những con lợn được nuôi dưỡng ở mức thấp cũng bị ảnh hưởng. Các số liệu ở bảng 4.5 và 4.6 còn cho thấy, nuôi dưỡng ở mức cao 46 làm cho lợn động dục trở lại chậm hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn không có sự khác nhau giữa 2 giống lợn YL và LY (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn (kg TA/kg lợn con cai sữa) thấp nhất thấy ở nhóm lợn được cho ăn hạn chế 90%. Nhóm lợn cho tự do và ăn hạn chế 80% có hiệu quả sử dụng thức ăn là tương đương nhau. TTTA lứa 1 7.15 7.1 7.05 TTTA lứa 1 7 6.95 6.9 kg TA/kg lợn CS 6.85 6.8 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.13. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn Thái Nguyên TTTA lứa 1 7.3 7.2 7.1 7 TTTA lứa 1 6.9 6.8 6.7 6.6 kg TA/kg lợn6.5 CS 6.4 6.3 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.14. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 1 tại trại lợn Nghệ An 47 4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN CÁI HẬU BỊ YL VÀ LY Ở LỨA 2 Năng suất sinh sản ở lứa thứ nhất không phản ánh đầy đủ tiềm năng sản xuất của lợn nái, vì từ lứa thứ hai và ba trở đi, năng suất sinh sản mới trở nên ổn định. Hơn nữa, trong số các lý do loại thải lợn nái thì khoảng 45 - 50% lợn nái bị loại thải sau lứa đẻ thứ nhất và 35% ở lứa đẻ thứ hai (Lucia et al., 2000; Julian, 2001). Chính vì vậy, để đánh giá được hiệu quả của khẩu phần hay phương thức nuôi dưỡng, cần phải đánh giá năng suất của lợn nái trong cả cuộc đời sinh sản. Vì vậy, ở thí nghiệm này, chúng tôi tiếp tục đánh giá năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ 2. Năng suất sinh sản lứa 2 của lợn cái hậu bị được nuôi thí nghiệm ở trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở bảng 4.7 và biểu đồ 4.15, 4.17. Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ở lứa thứ hai Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của chế độ ăn P giống Chỉ tiêu Hạn Hạn chế LY YL Tự do chế G CĐ 90% 80% TLTT (%) 88,89 91,67 91,67 95,83 83,33 - - - CSS (con/ổ) 10,87 11,23 11,11 11,46 10,74 0,34 NS NS CSSS (con/ổ) 10,48 10,67 10,61 10,85 10,22 0,28 NS NS KLSS (kg/ổ) 15,39 15,17 15,22 15,58 15,04 0,29 NS NS KLSS (kg/con) 1,42 1,35 1,37 1,36 1,40 0.04 NS NS CCS (con/ổ) 9,89 10,05 9,88ab 10,45a 9,58b 0,25 NS ** KLCS (kg/ổ) 59,97 62,68 60,54ab 65,32b 57,84b 1,63 NS *** KLCS (kg/con) 6,06 6,24 6,13 6,25 6.04 0,07 NS NS ĐDTL (ngày) 7,22 7,35 7,92a 6,28b 7,46ab 0,57 NS ** TTTA (kg 6,44 6,19 6,62a 5,88b 6,30a 0,14 NS *** TA/kg lợn CS) TLTT: Tỷ lệ thụ thai; CSS: Số con sơ sinh; CSSS: Số con sơ sinh còn sống, CCS: Số con cai sữa: KLSS: Khối lượng sơ sinh; KLCS: Khối lượng cai sữa: ĐDLĐ: Động dục lần đầu: ĐDTL: Động dục trở lại; TTTA: Tiêu tốn thức ăn: G: Giống: CĐ: Chế độ. Các số trung bình trong cùng một hàng (ở cột ảnh hưởng của chế độ ăn) có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê; NS (non-significant), không có sự sai khác; *, ** hay *** lần lượt là ký hiệu, sai khác có ý nghĩa thống kê tương ứng với P<0,05; **, P<0,01; ***, P<0,001. 48 70 60 50 KLSS lứa 2 KLCS lứa 2 40 kg/ổ 30 20 10 0 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.15. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại trại lợn Thái Nguyên 70 60 50 KLSS lứa 2 KLCS lứa 2 40 kg/ổ 30 20 10 0 LY YL Tự do Hạn chế 90% Hạn chế 80% Ảnh hưởng của giống Ảnh hưởng của chế độ ăn Biểu đồ 4.16. Khối lượng lợn con sơ sinh và lợn con cai sữa trên 1 ổ ở lứa 2 tại trại lợn Nghệ An Kết quả thí nghiệm tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, không có sự khác nhau về số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, khối lượng sơ sinh tính trên ổ và trên con giữa các nhóm lợn được ăn các mức ăn khác nhau, tuy nhiên số con cai sữa và khối lượng lúc cai sữa tính trên ổ của hai nhóm lợn ăn tự do và hạn chế 80% thấp hơn so với nhóm lợn ăn hạn chế 90% (P<0,05). Điều đó có thể giải thích, nhóm lợn được nuôi tự do có thể tạng lúc tiết sữa nuôi con 49 béo hơn, nên khả năng tiết sữa nuôi con kém hơn, mặt khác những lợn được nuôi dưỡng ở mức thấp cũng bị ảnh hưởng. Các số liệu ở bảng 4.7 còn cho thấy, nuôi dưỡng ở mức cao làm cho lợn động dục trở lại chậm hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn không có sự khác nhau giữa 2 giống lợn YL và LY (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn cao nhất thấy ở nhóm lợn được cho ăn tự do. Nhóm lợn cho ăn hạn chế 80% có hiệu quả sử dụng thức ăn khá hơn so với nhóm ăn tự do, nhưng vì năng suất sinh sản thấp nên hiệu quả thức ăn thấp hơn so với nhóm được ăn hạn chế 90%. Năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ hai của lợn cái hậu bị giống YL và LY ở trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An được trình bày ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.16, 4.18. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace được nuôi tại trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở lứa thứ hai Ảnh hưởng của Ảnh hưởng của chế độ ăn P giống Chỉ tiêu SEM Hạn chế Hạn chế LY YL Tự do G CĐ 90% 80% TLTT (%) 91,67 88,89 91,67 91,67 87,50 - - - CSS (con/ổ) 11,14 11,18 10,95 11,55 10,99 0,49 NS NS CSSS (con/ổ) 10,21 10,34 10,10 10,68 10,05 0,38 NS NS KLSS (kg/ổ) 14,67 14,90 14,41a 15,52b 14,41a 0,54 NS ** KLSS (kg/con) 1,32 1,34 1,33 1,35 1,32 0,05 NS NS CCS (con/ổ) 9,43 9,51 9,43 9,77 9,21 0,32 NS NS KLCS (kg/ổ) 58,19 58,70 57,94a 60,68b 56,72a 1,71 NS * KLCS (kg/con) 6,16 6,17 6,15 6,21 6,16 0,06 NS NS ĐDTL (ngày) 6,58 6,72 6,90 6,36 6,68 0,52 NS NS TTTA (kg TA/kg 6,83 6,76 6,82ab 6,57a 6,99b 0,21 NS * lợn con CS) TLTT: Tỷ lệ thụ thai; CSS: Số con sơ sinh; CSSS: Số con sơ sinh còn sống, CCS: Số con cai sữa: KLSS: Khối lượng sơ sinh; KLCS: Khối lượng cai sữa: ĐDLĐ: Động dục lần đầu: ĐDTL: Động dục trở lại; TTTA: Tiêu tốn thức ăn: G: Giống: CĐ: Chế độ. Các số trung bình trong cùng một hàng (ở cột ảnh hưởng của chế độ ăn) có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê; NS (non-significant), không có sự sai khác; *, ** hay *** lần lượt là ký hiệu, sai khác có ý nghĩa thống kê tương ứng với P<0,05; **, P<0,01; ***, P<0,001. 50 TTTA lứa 2 6.8 6.6 6.4 TTTA lứa 2 6.2 6 5.8 kg TA/kg lợn CS 5.6 5.4 Biểu đồ 4.17. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại lợn Thái Nguyên TTTA lứa 2 7.1 7 6.9 TTTA lứa 2 6.8 6.7 6.6 kg kg TA/kg lợn CS 6.5 6.4 6.3 Biểu đồ 4.18. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con cai sữa ở lứa 2 tại trại lợn Nghệ An Ở trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị giống LY và YL như số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh và lúc cai sữa không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn khác nhau của lợn cái trong giai đoạn hậu bị (P>0,05) (bảng 4.8). Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ rệt về số khối lượng lợn con lúc sơ sinh và cai sữa tính cho một ổ giữa các nhóm lợn được ăn các chế độ khác nhau trong thời gian nuôi hậu bị (từ 50 kg đến phối giống) (P<0,05), cụ thể nhóm lợn được ăn hạn chế 90% có các chỉ tiêu nói trên cao hơn 51 so với nhóm lợn được ăn tự do và hạn chế 80%. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa có sự khác nhau giữa các nhóm lợn được ăn các chế độ khác nhau (P<0,05). Nhóm lợn được ăn chế độ hạn chế 90% có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa thấp nhất, tiếp đến là nhóm lợn được ăn tự do và cao nhất là nhóm lợn được ăn hạn chế 80% (P<0,05). Năng suất sinh sản giữa giống lợn LY và YL là tương tự như nhau (P>0,05) (bảng 4.7 và 4.8). Năng suất sinh sản ở cả hai giống lợn được nuôi thí nghiệm tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ở lứa thứ 2 cao hơn so với lứa đầu cả về số con sơ sinh, khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc cai sữa. Xu hướng này phản ánh sự thành thục sinh dục về tính và ổn định năng suất sinh sản ở lợn cái khi đã trải qua một chu kỳ sinh sản (Whittemore, 1996; Stalder et al., 2000, Chiba, 2004). Robertson et al. (1951) cho hay lợn nái hậu bị cho ăn mức tự do có số tế bào trứng rụng cao hơn so với nái hậu bị ăn hạn chế (70% mức tự do). Điều này có thể giải thích vì sao tỷ lệ thụ thai ở cả lứa đẻ thứ nhất và thứ hai ở nhóm lợn cái hậu bị ăn tự do và mức hạn chế 90% cao hơn so với nhóm lợn cái hậu bị ăn hạn chế ở mức 80%. Philip et al. (2007, 2008) đã nghiên cứu ảnh của chế độ dinh dưỡng cho hai dòng lợn cái hậu bị YL và Nebraska Index Line (L45X) (60 kg - phối giống) với hai chế độ ăn tự do (3400 Kcal ME/kg và 0,7% lysine tổng số) và ăn hạn chế 75% năng lượng ME ăn vào so với ăn tự do (3400 ME Kcal và 0,93% lysine tổng số) đến khả năng sinh trưởng và sinh sản qua 4 lứa đẻ. Kết quả cho thấy, mặc dù chế độ ăn hạn chế đã làm giảm khối lượng cơ thể và độ dày mỡ lưng lúc phối giống nhưng không làm giảm năng suất sinh sản (số con cai sữa/ổ, khối lượng lợn con cai sữa/ổ) của lợn nái qua 4 lứa đẻ. Tương tự như trên, Le Cozler và cs (1999) cho biết lợn cái hậu bị ăn hạn chế (80% so với ăn tự do) cũng không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài ở cả trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cho thấy lợn cái hậu bị ăn mức hạn chế 90% có khối lượng lợn con lúc sơ sinh và cai sữa tính cho một ổ ở lứa đẻ thứ nhất và thứ hai cao hơn so với lợn cái hậu bị ăn tự do và mức hạn chế 80%. Nhóm lợn ăn hạn chế 90% có số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ cao hơn so với hai nhóm còn lại. 52 Nhìn chung, kết quả ở bảng 4.5, 4.6, 4.7, 4.8 cho thấy nhóm lợn cái hậu bị ăn hạn chế 90% có khối lượng lợn con cai sữa trung bình tính cho một ổ ở cả 2 lứa đẻ cao hơn hai nhóm còn lại khoảng từ 4,43% đến 12,93%. Như vậy, có thể thấy rằng nuôi dưỡng lợn cái hậu bị ở mức ăn hạn chế 90% là hợp lý. Giảm lượng thức ăn cho gia súc sẽ làm giảm giá thành thức ăn. Klindt et al. (1999) đã nghiên cứu các chế độ nuôi dưỡng ở lợn cái hậu bị từ 13 đến 25 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hạn chế mức ăn vừa phải (74% so với ăn tự do) ở lợn cái hậu bị trong giai đoạn này có khả năng tăng 30% số phôi sống sót trên một đơn vị thức ăn tiêu thụ từ 13 tuần tuổi đến 30 ngày có chửa. Bởi vậy chế độ ăn hạn chế cho lợn cái hậu bị có thể tăng hiệu quả chăn nuôi lợn mà không ảnh hưởng tới năng suất sinh sản. Tuy nhiên, Le Cozler et al. (1999) chỉ ra rằng lợn cái hậu bị ăn hạn chế ở mức 80% (so với ăn tự do) có lượng thức ăn thu nhận ở giai đoạn nuôi con và tỷ lệ loại thoải cao hơn so với lợn cái hậu bị ăn tự do. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế ở lợn cái hậu bị ăn hạn chế có thể giảm sau hai lứa đẻ đầu tiên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lợn cái hậu bị ăn hạn chế ở mức 90% có tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa là thấp nhất, tiếp đến nhóm lợn cái hậu bị ăn hạn chế 80% và ăn tự do ở cả lứa đẻ thứ nhất và lứa thứ 2. Từ những nhận định trên, ta có thể thấy rằng chiến lược nuôi dưỡng lợn cái hậu bị (cho ăn ở mức nào thì phù hợp) không phải hướng tới mục đích chính là nâng cao năng suất sinh sản qua các lứa đẻ, mà mục đích chính ở đây là nhằm đảm bảo lợn cái hậu bị đạt độ tuổi thành thục sinh dục, khối lượng cơ thể và lượng mỡ dự trữ theo mong đợi. Đây là những mục tiêu nhằm giảm tỷ lệ loại thải do thất bại sinh sản và què chân ở lứa 1 và 2. Theo Gill (2007) tỷ lệ loại thải do thất bại sinh sản và què chân ở lứa 1 tương ứng là 42% và 17%, ở lứa 2 tương ứng là 35% và 16%. Bởi vậy, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra mức ăn cho lợn cái hậu bị từ giai đoạn chọn lọc đến lúc phối giống là khoảng từ 75 đến 100% (so với ăn tự do) tùy thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần và từng giai đoạn sinh trưởng của lợn cái hậu bị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng chế độ nuôi dưỡng hợp lý cho lợn cái hậu bị là như sau: lợn cái hậu bị ăn tự do từ 30kg đến 80 kg, rồi ăn hạn chế 90% từ 80 kg đến 10 ngày trước phối giống lần đầu và ăn tự do trong vòng 10 ngày trước phối giống. 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN - Năng suất sinh sản ở lứa 1 và 2 không có sự sai khác giữa hai giống lợn ngoại LY và YL với cùng một chế độ cho ăn. - Chế độ nuôi dưỡng lợn cái hậu bị thích hợp nhất ở cả hai giống LY và YL là như sau: với khẩu phần ăn có mức ME, protein thô và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine và threonine) theo khuyến cáo của NRC (1998), lợn cái hậu bị giai đoạn dưới 80 kg nên cho ăn tự do, giai đoạn từ 80 kg đến 10 ngày trước phối giống nên cho ăn hạn chế 90% so với khả năng ăn được của lợn khi được ăn tự do và giai đoạn 10 ngày trước phối giống nên cho ăn tự do. - Mức ăn hàng ngày thích hợp của lợn cái hậu bị giống LY và YL tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tương ứng là: 2,68 - 2,60 kg TA/con/ngày ở giai đoạn 50 kg đến động dục lần đầu là 2,77 - 2,69 kg TA/con/ngày ở giai đoạn động dục lần đầu đến 10 ngày trước phối giống lần đầu. - Tại trại lợn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và trại lợn Đại Phượng, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An khối lượng cơ thể của lợn hậu bị khi động dục lần đầu và khi phối giống lần đầu cần đạt lần lượt là khoảng 90 - 105 kg và 110-140 kg. Độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống lần đầu khoảng 15 - 18 mm. 5.2. KẾN NGHỊ Theo dõi mức ăn hạn chế 90% bằng khẩu phần cho lợn nái hậu bị giống LY và YL theo khuyến cáo của NRC (1998) cho các lứa tiếp theo để biết được thời gian khai thác và loại thải của một đời nái. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Cục Chăn nuôi (2015). Báo cáo đánh giá thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn (2011 - 2015) và kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020. 2. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu nhu cầu năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine, threonine và tryptophan) cho các tổ hợp lợn lai ngoại x ngoại nuôi thịt ở Việt Nam. 3. Bùi Quang Tuấn và Đặng Thúy Nhung (2002). Nghiên cứu xác định mức Lysine và năng lượng (hay L/NL) đối với lợn con lai Yorkshire x Móng Cái giai đoạn sau cai sữa. Tạp chí chăn nuôi. Số 4 (46). Tr. 10 – 13. 4. Đoàn Vĩnh (2014). Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, axit amin và chế độ nuôi dưỡng của lợn cái hậu bị Landrace, Yorkshire và con lai LY hay YL để nâng cao khả năng sinh sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, đề tài cấp Bộ giai đoạn 2011-2013. 5. Lê Hồng Mận (2002). Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 6. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003). Thức ăn và nuôi dưỡng lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 7. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt và Lê Văn Huyên (2008). Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi, hệ số tiêu hoá tổng số các chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá axit amin hồi tràng tiêu chuẩn của một số loại thức ăn chủ yếu dùng trong khẩu phần của lợn nuôi thịt. 8. Nguyễn Tuấn Anh (1998). Dinh dưỡng tác động đến sinh sản lợn nái, Chuyên san chăn nuôi, Hội chăn nuôi Việt Nam. 9. Nguyễn Thị Lương Hồng, Bùi Quang Tuấn và Đặng Thúy Nhung (2003). Xác định mức năng lượng và protein thích hợp cho lợn con sau cai sữa ở miền Bắc Việt Nam. KHKT Nông nghiệp. 1(3). tr. 65. 10. Nguyễn Quang Linh (2005). Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 11. Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Văn Duy và Lê Thanh Hải. Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn Việt Nam. 12. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Lê Thế Tuấn, Phạm Thị Kim Dung và Trần Hữu Dũng (2000). Ảnh hưởng của chế độ ăn hạn chế ở lợn cái hậu bị tới khả năng sinh sản của chúng. 55 13. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm và Ngôn Thị Hoán. Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 14. Vũ Duy Giảng (2010). Không nên nuôi lợn nái quá béo, truy cập ngày 5/5/ 2016 tại { }. 15. Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005). Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 101- 103. 16. Viện Chăn nuôi năm (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 17. Viện Chăn nuôi năm (2014). Báo cáo đề tài Nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng, axit amin và chế độ nuôi dưỡng của lợn cái hậu bị giống ngoại để nâng cao khả năng sinh sản ở Đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Tài liệu nước ngoài 18. Agricultural Research Council (1981). The Nutrient Requirements of pigs: technical review. Rev.ed. slough, England. Commonwealth Agricultural Bureaux. Xxii. pp. 307. 19. Aherne, F. X. and R. N. Kirkwood (1985). Nutrition and sow prolificacy. J. Reprod. Fertil. Suppl. 33. pp.169 – 183. 20. Anderson L. L. and R. M. Melampy (1972). Reproduction in the female mamal Edited by E.Lammig and E. C. Amoroso, London, Buter Worthes. pp. 120 - 125. 21. Baker, D. H., D. E. becker, H. W. norton, C.E. Sasse, A. H. jensen. and B. G. harmon (1969). Reproductive performance and progeny development in swine as influenced by feed intake during pregnancy. J. Nutr. Vol 97. tr. 489 – 495. 22. Bayer, M. W. Jentsch. L. Hoffmann, R. Schiemann and M. Klein (1994). Untersuchungen zum energie und von saugferkeln 4. Mitteilung – chemische zusammensetzing und energiegehalt der Konzeptionsprodukte, der reproducktiven Organe und der Lebendmassezumnahmmen order abnahmen bei graviden und laktierenden Sanen. Arch. Anim. Nutr. Vol 46. pp. 7 – 35. 23. Bohme, H. D. Gadeken and H. .J. Oslage (1980). Studies on energy costs of protein and fat deposition in early weaned piglets. Landw forsch. Vol 33. pp. 261 – 271. 24. Brooks P. H. and D. A. Smith (1980). The effect of mating age on the reproductive performance, food utilization and liveweight change of the female pig. Livestock Prod. Sci. Vol 7. pp. 67- 78. 25. Campbell R. G. and A. C. Dunkin (1983). The effect of energy intake and dietary protein on nitrogen retention, growth performance, body composition and some aspects of energy metabolism of baby pigs. Br. J. Nutr. Vol 49. pp. 221 – 230. 56 26. Close W. H., C. Close and B. Workingham (2004). Nutrition and management stratergies to optimise performance of the modern sow and boar. D. J. A. Cole, Nottingham Nutriton International, East Leake Loughborough, Lei. 27. Close W. H. and M. W. Stanier (1984). Effects of nutrition and environmental temperature on the growth and development of the early weaned pig. 2. Energy production Animal. Vol 38. pp. 221 – 231. 28. Cole D.J.A. (1985). Nutrition and reproduction in control of Pig Reproduction, D. J. A. Cole and G. J. Foxcroft. ed. London: Butterworth. pp. 603 – 619. 29. Challinor C. M., G. Dams, B. Edwards and W. H. Close (1996). The effect of body condition of gilts at first mating on long-term sow production. In: British Society of Animal Sci., Winter Meeting, Scarborough, York. pp. 144. 30. Chiba (2004). Pig Nutrition and Feeding. Animal Nutrition Handbook. 12/01/2013. 31. Chung C. S. and A. S. Nam (1998). Effects of feeding regimes on the reproductive performance of lactating sows and growth rate of piglets, Animal Breeding Abstracts, 66 (12). ref. pp.8369. 32. Elsley F. W. H. (1973). Nutrition of the female pig during pregnancy and lactation. Paper presented to Pig Commision. Vienna: european Association of Animal Production. 33. Evans A. C. O. and J. V. O’Doherty (2001). Endocrine changes and management factors affecting puberty in gilts. Livestock Production Sci. Vol 68. pp.1 –12. 34. Gadeken D., H. J. Oslage and H. Bohme (1985). Energy requirement for maintenance and energy costs of protein and fat deposition in piglets. Arch. Tierernahr. 35. pp. 481 – 494. 35. Gaughan J. B., R. D. Cameron G. M. Dryden and B. A. Young (1995). Effect of body composition at selection on reproductive development in large white gilts. J. Anim. Sci. Vol 75. pp. 1764–1772. 36. George Foxcroft and Frank Aherne (2001). Rethinking Management of the Replacement Gilt Advances in Pork Production (2001) Volume 12. pp. 197-209. 37. Gill B. P. (2006). Body composition of breeding gilts in response to dietary protein and energy balance from thirty kilograms of body weight to completion of first parity. J. Anim. Sci. 2006. 84. pp.1926–1934. 38. Gill P. (2007). Nutrion management of the gilts for lifetime productivity – feeding fitness or fatness. London Swine Conference – Today’s Challenges, Tomorrow’s Opportunities 3-4 April 2007. 57 39. Heusner A. A. (1982). Energy metabolism and body size. 1. Is the mass exponent of kleiber’s equation a statistical artifact. Respir. Physiol. 48. pp. 1 -12. 40. Hughes P. E. and T. James (1996). Maximising pig production and reproduction, Campus, Hue University of Agriculture and Forestry. pp.23-27. 41. Hughes P. E. and M Varley (1980). Reproduction in the pig, Butter Worth and Co. LTP.pp. 2-3. 42. Ian Gordon (1997). Controlled reproduction in pigs, CAB International 43. Ian Gordon (2004). Reproductive technologies in farm animals, CAB International 44. Julian Wiseman (2001). Nutrition of piglet and sows. ASA Technical Bulletin Vol. SW25-2001. 45. Kirkwood R. N. and F. X. Aherne (1985). Energy intake, body composition and reproductive performance of the gilt. J. Anim. Sci. 60. pp.1518-1528. 46. Klindt J., J. T. Yen, and R. K. Christenson (1999). Effect of prepubertal feeding regimen on reproductive development of gilts. J. Anim. Sci. 77. pp.1968–1976. 47. Le Cozler Y., E. Ringmar-Cederberg, L. Rydhmer, N. Lundeheim, Dourmad, J. Y. and M.Neil (1999). Effect of feeding level during rearing and mating strategy on performance of Sweedish Yorkshire sows. 2. Reproductive performance, food intake, backfat changes and culling rate during the first two parities. Anim. Sci. 68. pp.365–377. 48. Lee Johnston (1998). Gilt Nutrition: Nutritional Programs Enhance Gilt Development. 49. Lewis A. J. and L. Lee Southern (2001). Swine Nutrition. Second edition. CRC Press. Boca Raton London New York Washinhton, D.C. 50. Lucia T., G. D. Dial and W. E. March (2000). Lifetime reproductive performance in female pigs having distinct reasons for removal. Livest. Mahan, D.C. 1998 Prod. Sci. 63. pp. 213-222. 51. McNutt S. D. and R. C. Ewan (1984). Energy utilization of weanling pigs raised under pen conditions. J. Anim. Sci. 59. pp.738 – 745. 52. Nathalie L. Trottier and Lee J. Johnston (2001). Feeding Gilts during Development and Sows during Gestation and Lactation. Swine Nutrition. 53. Noblet J. and J. Le Dividich (1982). Effect of environmental temperature and feeding level on egergy balance traits of early weaned piglets. Livest. Prod. Sci. 9. pp. 619 – 632. 58 54. Noblet J. and M. Etienne (1987a). Metabolic utilization of energy and maintenance requirements in lactating sows. J. Anim. Sci. 64. pp. 774-781. 55. Noblet J., and M. Etienne (1989). Estimation of sow milk nutrient output. J. Anim. Sci. 67. pp.3352-3359. 56. Noblet J., J. Le Dividich, and T. Bikawa (1985). Interaction between energy level in the diet and enviromental temperature on the untilization of energy in growing pigs. J. Anim. Sci. 61. pp. 452-459. 57. Noblet J., J. Y. Dourmad, J. Le Dividich and S. Dubois (1989b). Effect of ambient temperature and addition of straw or alfalfa in the diet on energy metabolism of pregnant sows. Livest. Prod. Sci. 21. pp. 309-324. 58. Noblet J., Y. Dourmad and M. Etience (1990). Energy utilization in pregnant and lactating sows: modeling of energy requirements J. Anim. Sci. 68. pp.562-572. 59. Noblet J., X. S. Shi, and S. Dubois (1994). Effect of body weight on net energy value of feeds for growing pigs. J. Anim. Sci. 72. pp. 645-657. 60. NRC (1998). Nutrient Requirements of Swine. 10th ed. Natl. Acad. Press, Washington, DC. 61. Phillip S. Miller, Rodger K. Johnson, Matthew W. Anderson, Jeffrey Perkins, Donald McClure, Tom McGargill, Daryl Barnhill, Laura R. Albrecht and Roman Moreno (2007). Effects of Nutrition During Gilt Development on Lifetime Productivity of Sows of Two Prolific Maternal Lines: Growth Characteristics of Replicate 1, 2, and 3 Gilts. 2007 Nebraska Swine report. pp. 17. 62. Phillip S. Miller, Rodger K. Johnson, Roman Moreno, Matthew W. Anderson, Jeffrey M. Perkins, Donald R. McClure, Thomas McGargill (2008). Effects of Nutrition During Gilt Development on Lifetime Productivity of Sows of Two Profile Maternal Lines: Summary of Growth Characteristics and Sow Productivity. 2008 Nebraska Swine report. pp. 18. 63. Robertson G.L., L.E.Casida, , R.H. Grummer and A.B. Chapman (1951). Some feeding and management factors affecting age at puberty and related phenomena in Chester White and Poland China gilts. Journal of Animal Sci.s 10. pp. 841. 64. Robles A., and R. C. Ewan (1982). Utilization of energy of rice and rice bran by young pigs. J. Anim. Sci. 55. pp. 572-577. 65. Stalder K. J., T. E. Long, R. N. Goodwin, R. L. Wyatt and J. H. Halstead (2000). Effect of gilt development diet on the reproductive performance of primiparous sows. J. Anim. Sci. 78. pp.1125-1131. 59 66. Tess M. H., G. E. Dickerson, J. A. Nienaber, J. T. Yen and C. L. Farrell (1984). Energy costs of protein and fat deposition in pigs fed ad libitum. J. Anim. Sci. 58. pp. 111-122. 67. Thacker P.A. (1999). Feeding Replacement Gilts. 68. Wahlstrom R. C. (1991). Feeding developing gilts and boars in Swine Nutrition, E. R. Miller, D. E. Ullrey, and A. J. Lewis, eds Stoneham, U.K.: Butterwworth- Heinemann. pp. 517-526 69. Wenk C., H. P. Pfirter, and II. Bickel (1980). Energetic aspects of feed conversion on growing pigs. Livest. Prod. Sci. 7. pp.483-495. 70. Whittemore C. T. (1976). A study of growth responses to nutrient inputs by modeling. Proc. Nutr. Soc. 35. pp. 383-391. 71. Whittemore C. T. (1996). Nutrition reproduction interactions in primiparous sows. Livest Prod. Sci. 46. pp. 65-83. 72. Whittemore T. C. (1998). The Sci. and practice of pig production, second Edition, Blackwell Sci. Ltd, 91-130 73. Whittemore C. T., A. G. Taylor, G. M. Hillyer, D. Wilson and C. Stamataris (1984). Influlence of body fat stores on reproductive performance. Anim. Prod. 38. pp. 527. 74. Williams I. H., W. H. Close and D. J. A. Cole (1985). Strategies for sow nutrition: Predicting the response of pregnant animals to protein and energy intake. in Recent Advances in Animal Nutrition. W. Haresign, and D. J. A. Cole, eds. London: Butterworth. pp. 133-147 75. Yang H., Pettigrew J. E., Walker R. D. (2000). Lactation and subsequent reproductive responses of lactating sows to dietary lysine (protein) concentration, Animal Breeding Abstracts. pp. 68. 76. Young M. (2003). Nutrition and Management of the Modern Gilt. 60 PHỤ LỤC Bảng phụ lục 1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn cái hậu bị theo tiêu chuẩn NRC (1998) Trọng lượng Trọng lượng 50 – 80kg Trọng lượng 80 – 120 kg Tăng nạc (g/ngày) 300 320 350 300 325 350 Trọng lượng trung bình cho từng 65 65 65 100 100 100 hạng cân (kg) Lượng DE trong khẩu phần 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 (kcal/kg) Lượng ME trong khẩu phần 3.265 3.265 3.265 3.265 3.265 3.265 (kcal/kg) Ước tính DE ăn vào (kcal/ngày) 8.165 8.165 8.165 9.750 9.750 9.750 Ước tính ME ăn vào (kcal/ngày) 7.840 7.840 7.840 9.360 9.360 9.360 Ước tính thức ăn ăn vào (g/ngày) 2.400 2.400 2.400 2.865 2.865 2.865 Protein thô (%) 15,5 16,3 17,1 13,2 13,8 14,4 Nhu cầu axit amin trên cơ sở tiêu hóa hồi trang thực Arginine 0,23 0,26 0,28 0,15 0,17 0,19 Histidine 0,21 0,23 0,24 0,16 0,18 0,19 Isoleucine 0,36 0,39 0,42 0,29 0,31 0,33 Leusine 0,66 0,72 0,77 0,51 0,55 0,59 Lysine 0,66 0,71 0,76 0,51 0,55 0,59 Methionine 0,18 0,19 0,21 0,14 0,15 0,16 Methionine + Cystine 0,39 0,42 0,44 0,31 0,33 0,35 Phenylalanine 0,39 0,42 0,46 0,30 0,33 0,35 Phenylalanine + Tyrisine 0,62 0,67 0,72 0,49 0,52 0,56 Threonine 0,43 0,46 0,49 0,34 0,37 0,39 Tryptophan 0,12 0,13 0,14 0,10 0,10 0,11 Valine 0,45 0,48 0,52 0,35 0,38 0,40 61 Nhu cầu axit amin trên cơ sở tổng số Arginine 0,27 0,29 0,31 0,18 0,20 0,22 Histidine 0,24 0,26 0,28 0,19 0,20 0,22 Isoleucine 0,41 0,45 0,48 1,33 0,35 0,37 Leusine 0,71 0,77 0,83 0,54 0,58 0,63 Lysine 0,76 0,82 0,88 0,60 0,64 0,69 Methionine 0,20 0,21 0,23 0,15 0,17 0,18 Methionine + Cystine 0,44 0,47 0,50 0,35 0,38 0,40 Phenylalanine 0,44 0,47 0,51 0,34 0,36 0,39 Phenylalanine + Tyrosine 0,70 0,75 0,80 0,54 0,59 0,63 Threonine 0,50 0,54 0,58 0,41 0,44 0,46 Tryptophan 0,14 0,15 0,16 0,11 0,12 0,13 Valine 0,51 0,55 0,59 0,40 0,43 0,46 62 Bảng phụ lục 2 : Hàm lượng vật chất khô, protein và axitamin thiết yếu trong các nguyên liệu thức ăn (g/kg VCK) theo Ninh Thị Len và cs (2008) KD Ấn TPHH Ngô vàng Tấm Sắn lá Cám gạo Bột cá Độ VCK 874,0 872,0 893,0 905,0 872,0 895,0 Protein thô 117,0 74,0 33,0 102,0 666,0 511,0 Arginine 5,1 5,6 1,3 9,9 43,2 35,7 Histidine 3,1 1,7 1,1 2,9 14,2 12,3 Isoleucine 4,0 2,5 2,0 3,0 29,5 19,9 Leusine 16,7 5,6 2,4 8,1 53,4 34,,8 Lysine 2,5 3,3 1,5 6,3 54,7 29,5 Methionine 2,1 1,9 0,7 2,8 21,8 6,8 Phenylalanine 6,2 3,5 2,2 6,4 28,6 24,8 Threonine 3,2 3,0 1,1 3,4 29,6 19,5 Tryptophan 0,9 1,2 0,5 1,7 7,3 6,8 Tyrosine 4,3 3,6 0,7 6,5 27,7 17,5 Valine 6,3 4,2 2,1 5,9 29,5 21,9 63 Hình 1. Đo độ dày mỡ lưng tại thời điểm phối giống 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_che_do_nuoi_duong_den_suc_san_xuat_cua_lon_nai_hau.pdf
Tài liệu liên quan