Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên khê, huyện Đông anh, thành phố Hà Nội

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------›š------ LÊ THỊ LAN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC Xà TẠI Xà NGUYÊN KHÊ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là của riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụn

doc108 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên khê, huyện Đông anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày....tháng....năm 2015 Sinh viên Lê Thị Lan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường nói chung, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, các chị làm việc tại UBND xã Nguyên Khê, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các Hợp tác xã cùng các hộ dân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện để tôi tiếp cận được những số liệu, thông tin cần thiết để hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng khóa luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày.tháng.năm 2015 Sinh viên Lê Thị Lan TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Phát triển Hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay là vấn đề đáng được quan tâm bởi hầu hết các HTX phát triển èo uột, cầm chừng nhờ các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước. Nhận thấy mô hình hợp tác xã (HTX) còn có cơ hội phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nhằm giúp các HTX thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển như hiện tại. Đối với xã Nguyên Khê, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển HTX những năm vừa qua đã đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã, do đó để giải quyết những tồn tại, hạn chế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Để giải quyết vấn đề mục tiêu chung mà tôi đặt ra là trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Để thực hiện được mục tiêu chung tôi đã tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: (1) Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (2) Phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. (4) Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Xuất phát từ thực tiễn cũng như các nghiên cứu về tình hình thực thi các chính sách về HTX ở trong và ngoài nước tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu của mình như: (1) cần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị và xã hội về vị trí vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. (2) , chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. (3) muốn chính sách hỗ trợ phát triển HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các huyện và Liên minh HTX trong việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. (4) cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ. Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu của mình tôi đã lựa chọn những phương pháp như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn địa bàn và đối tượng nghiên cứu), phương pháp thu thập số liệu tài liệu (bao gồm cả thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp), phương pháp xử lý và phân tích bao gồm phương pháp thống kê mô tả, so sánh. Qua quá trình tìm hiểu về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê cũng như thực tế điều tra 3 cán bộ lãnh đạo xã, 6 cán bộ HTX và 54 hộ tại 3 thôn trong xã, thông qua khảo sát, tính toán tôi đã có được một số kết quả như sau: (1) Công tác chuẩn bị triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX được thực hiện bằng việc tập huấn cho cán bộ xã, các bộ HTX bằng việc tổ chức các lớp học về Luật HTX, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. (2) Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách thực hiện qua hệ thống truyền thanh xã, cán bộ HTX phổ biến và qua các tài liệu, sổ tay về HTX. (3) Các chính sách hỗ trợ HTX đã và đang được thực hiện tại xã bao gồm: chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. (4) Các chính sách chưa được thực thi bao gồm: ứng dụng khoa học, công nghệ; chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT - XH; chính sách tiếp cận vốn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, ưu đãi tín dụng; chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Nguyên nhân các chính sách chưa được thực thi tại địa phương là do: (1) Chính sách chưa phù hợp với thực tế hoạt động của các HTX. (2) Sự thiếu quan tâm của UBND xã, Liên minh HTX thành phố Hà Nội đối với các HTX. (3) Do sự yếu kém trong hoạt động của các HTX. Để góp phần khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển HTX trong thời gian tới tôi đề xuất một số giải pháp sau: (1) Tăng cường sự hiểu biết về vai trò của Hợp tác xã, chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho các cấp chính quyền địa phương và cho cán bộ Hợp tác xã. (2) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến người dân. (3) Tăng cường nhận thức cho đối tượng thụ hưởng chính sách. (4) Nhóm chính sách đã được thực thi cần chú ý hơn về vai trò của các cấp, các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách, đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu của chính sách để điều chỉnh việc thực hiện chính sách. (5) Nhóm chính sách chưa được thực thi cần sớm có biện pháp, kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian tới. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 30 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 32 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở vật chất của xã Nguyên Khê năm 2014 33 Bảng 3.4 Nguồn dữ liệu thứ cấp 36 Bảng 3.5 Số lượng cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý HTX và người sản xuất nông nghiệp được phỏng vấn 37 Bảng 4.1 Các cơ quan tham gia vào thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã 47 Bảng 4. 2 Các hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tại xã Nguyên Khê 49 Bảng 4.3 Lý do và mức độ tham gia đào tạo bồi dưỡng của cán bộ Hợp tác xã Nguyên Khê giai đoạn 2012-2014 51 Bảng 4.4 Thời gian và địa điểm đào tạo 52 Bảng 4.5 Đánh giá mức độ quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đối với từng đối tượng quản lý HTX 53 Bảng 4.6 Đánh giá của cán bộ HTX về nội dung đào tạo 54 Bảng 4.7 Hỗ trợ thuốc và thóc giống diệt chuột vụ xuân 2015 tại xã Nguyên Khê 57 Bảng 4.8 Kết quả xây dựng đường giao thông nội đồng và kiên cố hoá kênh mương tại Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 61 Bảng 4.9 Đánh giá hoạt động của Liên minh Hợp tác xã 74 Bảng4.10 Trình độ chuyên môn, thâm niên công tác của cán bộ Hợp tác xã 76 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý một HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê 45 Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ các lớp đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2012-2014 50 Biểu đồ 4.2 Kết quả hỗ trợ vốn, giống tại xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 56 Biểu đồ 4.3 Những khó khăn chủ yếu của các Hợp tác xã tại Nguyên Khê giai đoạn 2012 - 2014 72 Biểu đồ 4.4 Đánh giá về hiệu quả công tác cải cách hành chính giai đoạn 2012-2014 tại xã Nguyên Khê 75 Hình 4.1 Loại thuốc diệt chuột (trái) và thóc mầm diệt chuột (phải) mà HTX nhận được để hỗ trợ người dân vụ xuân 2015 57 Hình 4.2 Hệ thống giao thông nội đồng tại Nguyên Khê chưa được kiên cố hoá hoàn toàn 60 Hình 4.3 chợ Vân Trì – một trong những địa điểm bán sản phẩm của người dân (trái) và một cửa hàng cung ứng hạt giống rau tại xã Vân Nội, Đông Anh 62 Hình 4.4 Trụ sở UBND xã Nguyên Khê (trái) và một trạm bơm đã cũ - tài sản duy nhất của HTX DVNN thôn Sơn Du (phải) 68 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Cán bộ trung tuổi ngại tham gia đào tạo 52 Hộp 4.2 Học về cũng không làm được lâu dài 55 Hộp 4.3 Nên chuyển từ hỗ trợ vật chất sang hỗ trợ tài chính 59 Hộp 4.4 Hợp tác xã hoạt động mang tính phúc lợi 68 Hộp 4.5 Các Hợp tác xã hiện nay đều thiếu đất 70 Hộp 4.6 Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Hợp tác xã 78 Hộp 4.7 Không có thời gian tìm hiểu quy định của chính sách 80 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CHLB Cộng hoà liên bang CN Chủ nhiệm CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HTX DVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp KT – XH Kinh tế - xã hội NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thông PCT Phó chủ tịch SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Từ thời kỳ đầu trong lịch sử phát triển xã hội con người đã biết liên kết và hợp tác với nhau để chính phục thiên nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống của mình. Khi xã hội phát triển cao hơn, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội diễn ra ngày càng sâu rộng, thúc đẩy sự hợp tác về sản xuất và đời sống nhằm mang lại hiệu quả các hoạt động ngày một cao hơn. Hợp tác là phương thức tất yếu của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của con người. Ở Việt Nam, chúng ta vận dụng những nguyên lý tất yếu của lịch sử. Sau năm 1954 cùng với việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, miền Bắc bắt tay vào xây dựng các hình thức hợp tác kinh tế, điển hình là các Hợp tác xã nông nghiệp. Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng các Hợp tác xã từ bậc thâp đến bậc cao đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Nhờ đó mà chúng ta huy động được sức người sức của, khai thác sức mạnh tổng hợp phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Như hầu hết các địa phương khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, phong trào hợp tác hóa ở thành phố Hà Nội đã diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, trong tiến trình đổi mới, HTX đã có những thay đổi căn bản về hình thức tổ chức và quản lý. Những năm vừa qua, trong khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội có nhiều HTX mới thành lập, và nhiều HTX cũ chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX. Các HTX mới có trường hợp do nông dân thành lập, có trường hợp được phát triển lên từ tổ hợp tác, có trường hợp được các tổ chức tư vấn của các cơ quan nhà nước, đoàn thể hay tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. Các HTX, đặc biệt là HTX mới thành lập đã dần tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đảm bảo các giá trị, nguyên tắc HTX. Hoạt động của các HTX đã có bước chuyển biến, nội dung hoạt động đa dạng và rõ nét hơn. Một bộ phận HTX đã tăng cường được sức mạnh về vốn, công nghệ, chất lượng sản phẩm, năng động hơn trong sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển sản xuất, tổ chức, hoạt động đa dạng. Tính đến cuối năm 2011 toàn thành phố Hà Nội có 575 HTX với trên 179.640 thành viên (Báo cáo của Thành phố Hà Nội, 2011), các HTX hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn, sự phát triển của các HTX thời gian qua đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, vì nhiều lý do khác nhau, có rất nhiều HTX chuyển đổi một cách hình thức, đáng tiếc, số HTX này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số HTX ở ngoại thành Thành phố. Thực tế phát triển các HTX ở ngoại thành Hà Nội thời gian qua cho thấy, đa phần các HTX hoạt động còn mang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết theo hệ thống, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp; phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đại bộ phận nhân dân chưa có sự nhận thức đúng về HTX, coi HTX như một tổ chức hỗ trợ, cho không vật tư sản xuất, đa số cơ sở vật chất của các HTX còn nghèo nàn, lạc hậu, các công trình và điều kiện đảm bảo dùng để ứng dụng, thực nghiệm và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thành viên không có; đất đai do HTX sử dụng và quản lý không còn; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế; các chính sách hỗ trợ phát triển HTX của Nhà nước chưa được triển khai đồng bộ, HTX vẫn khó tiếp cận các chính sách; sự đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống HTX còn thụ động; các nhu cầu được hưởng dịch vụ của thành viên và cộng đồng xã hội với chất lượng hàng hóa đảm bảo, giá cả phù hợp, cung ứng thuận tiện HTX vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt, chưa có sự khác biệt lớn giữa thành viên HTX và người ngoài HTX. Một trong những nguyên nhân khiến các HTX yếu kém là do cơ chế chính sách chưa được ban hành đồng bộ như các chính sách về hỗ trợ phát triển HTX, chính sách khuyến khích liên kết sản xuất trong chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Thông tư hướng dẫn Nghị định 193 của Chính phủ về thực hiện Luật HTX, hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề về công nợ, tài sản để thực hiện giải thể các HTX hoạt động không hiệu quả đã dừng hoạt động từ lâu chưa được ban hành nên trong quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn. Nguyên Khê là một xã thuộc huyện Đông Anh với lợi thế là vùng chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các hợp tác xã trên địa bàn xã đã tồn tại và phát triển từ những năm trước đổi mới nhưng hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra đối với phát triển các HTX Nguyên Khê là phải đánh giá đúng thực trạng phát triển các HTX hiện nay, chỉ ra những điểm của từng loại hình HTX làm tốt, những tồn tại hạn chế vướng mắc HTX đang gặp phải từ đó, đề xuất những định hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển, tăng cường sự liên kết và phát triển hệ thống HTX trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá việc thực thi chính sách phát triển hợp tác xã tại địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã ; Phân tích tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và; Đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả, hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau: Công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã gồm những nội dung, phương pháp, yếu tố ảnh hưởng nào? Những kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả thực hiện của chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong nước và trên thế giới? Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội? Những định hướng và giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Chủ thể nghiên cứu điều tra là các cơ quan, đơn vị thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Khách thể nghiên cứu của đề tài là các chính sách phát triển HTX. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 1.4.3.1. Phạm vi nội dung Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, cụ thể: Theo nghị định 88/2005/NĐ – CP về chính sách phát triển hợp tác xã và mới đây là Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012 thì đề tài đánh giá về thực thi chính sách phát triển hợ tác xã thông qua các hoạt động cụ thể : Đánh giá của cán bộ xã, cán bộ HTX về hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn. Đánh giá của cán bộ xã, cán bộ HTX, người dân về quá trình chuẩn bị nguồn lực, phổ biến thông tin tuyên truyền về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn. Đánh giá cán bộ hợp tác xã về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, hoạt động hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất của thành viên HTX. Đánh giá của nông dân và cán bộ hợp tác xã về hoạt động hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh. Đề xuất một số khuyến nghị cơ bản nhằm bổ sung , hoàn thiện chính sách phát triển hợp tác xã. 1.4.3.2. Phạm vi thời gian Đề tài thực hiện từ ngày 23/1/2015 đến ngày 2/6/2015 1.4.4. Phạm vi không gian Thực hiện trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ 2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1.Kinh tế hợp tác Kinh tế hợp tác là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động, những người sản xuất nhỏ, dưới các hình thức đa dạng, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên để giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống. Sức mạnh của kinh tế hợp tác chính là sự liên kết, sự hợp sức, hợp vốn của các thành viên, cùng nhau tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả ổn định và bền vững. Hộ nông nghiệp của nước ta là hộ tiểu nông nhỏ bẻ, cơ sở vật chất lạc hậu, thu nhập và đời sống của hộ thấp, sản xuất gặp nhiều thiên tai. Trong thực tế hộ nông dân phần lớn thiếu vốn, thiếu tri thức khoa học và trình độ kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh phức tạp, đặc biệt trong tiến, trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay kinh tế hộ nông dân chỉ có thể đứng vững được trên cơ sở hợp tác của đông đảo các hộ sản xuất với nhiều hình thức kinh tế hợp tác đa dạng nhằm giúp đỡ nhau cùng phát triển. Khi đất nước chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của kinh tế hợp tác ngày càng có ý nghĩa to lớn, phát triển kinh tế hợp tác không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn đạt tới mục tiêu xã hội. Người lao động nghèo chỉ có thể hợp tác với nhau mới có thể giúp đõ nhau, hỗ trợ nhau để tạo ra sức mạnh trong sản xuất kinh doanh, từ đó mới có thể xóa đói giảm nghèo. 2.1.1.2 Hợp tác xã Hợp tác xã là hình thức cao của kinh tế hợp tác, tuy nhiên lại có nhiều cách hiểu khác nhau về hợp tác xã. Theo từ điển Anh- Việt về Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng của Lê Văn Tế (1996) thì :” Hợp tác xã là một hình thức quản lý và điều hành xí nghiệp bởi một nhóm cá nhân vì lợi ích chung”. Khái niệm này đã đề cập được khía canh tập thể, công đồng của HTX, song mới chỉ thấy được mặt kinh tế mà chưa thấy mặt tổ chức, mặt xã hội của HTX và do đó chưa nói lên được các giá trị của HTX. Tuyên ngôn của HTX đầu tiên trên thế giới đã xác định :” HTX là nòng cốt làm cho những người vô sản giai cấp hóa ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói cạnh tranh. Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây”. Theo Luật HTX 2012, định nghĩa về Hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Mặc dù Luật không xác định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, nhưng xác định HTX thành lập để hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. HTX vẫn được thành lập doanh nghiệp trực thuộc, nhưng chỉ khác là khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn, có nghĩa là HTX mới thành lập hoặc HTX hoạt động yếu kém thì chưa được thành lập doanh nghiệp trực thuộc. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, tự chủ của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng những nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua hợp tác xã do chính các thành viên đồng sở hữu và quản lý một cách dân chủ. Mục đích của nó là hợp tác về mặt KTXH, văn hóa cung cấp những thứ cần thiết và đáp ứng những mong muốn mạnh mẽ thông qua một thể chế làm việc chung và quản lý mang tính dân chủ”. 2.1.1.3 Chính sách Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về chính sách. Jame Anderson (2003) cho rằng chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2001). William N. Dunn (1992) cho rằng chính sách là công cụ kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011). Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:” chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hóa ( trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011) Theo Đỗ Kim Chung (2010), chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 2.1.1.4 Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã Dựa trên cơ sở định nghĩa về chính sách nói chung, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nói riêng, chúng ta có thể hiểu chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã là các hoạt động nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã cũng như tác động đến những người lãnh đạo, cán bộ HTX do chính phủ ban hành. Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã hướng vào mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khải thác tối đa tiềm năng lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò của HTX đối với sự phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ. Là văn bản chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định cụ thể về các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích phát triển về hợp tác xã phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đối tượng áp dụng khác nhau của vùng. Như vậy, chính sách hỗ trợ phát triển HTX được hiểu là tập hợp các chủ trương hành động về phương diện nông nghiệp nông thôn, bao gồm các hoạt động đào tạo cán bộ HTX, các hoạt động về tín dụng, thuế , hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ khuyến nông và các hoạt động ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1.5 Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thực hiện chính sách được hiểu là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thế hóa một chính sách hoặc chương trình kế hoạch và các hành động cụ thể của từng ngành trong phát triển kinh tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã được hiểu là tập hợp các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về hoạt động phát triển hợp tác xã nhằm triển khai thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã từ Trung ương đến người nông dân. Các hoạt động này bao gồm tuyên truyền phổ biến chính sách, xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát và đánh giá thực hiện của địa phương. Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ngày 15/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2261/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020 với mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX mới, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thanh viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX; tăng cường khả năng cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân. Việc thực hiện chính sách ở mỗi địa phương là khác nhau do điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội đặc thù mà từ đó cán bộ thực hiện có những kế hoạch thực hiện riêng cụ thể cho từng đơn vị để chính sách phát triển hợp tác xã đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy thực tế việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã được hiểu là việc triển khai tổ chức thực hiện một tập hợp các hoạt động đào tạo cán bộ, tuyên truyền chính sách của nhà nước về HTX có sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước và chuyên môn từ Trung ương đến địa phương đồng thời có sự phối hợp thực hiện với cộng đồng người dân địa phương trong quá trình thực hiện cũng như giám sát, đánh giá, kiểm tra. Vai trò của thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã - Tuyên truyền phổ biến chủ trương hành động của Chính phủ về hoạt động của HTX và tổ chức thực hiện công tác phát triển hợp tác xã. Truyền bá giáo dục cho người dân hiểu rõ hơn về công việc họ đang làm, hướng dẫn họ tiếp cận với chính sách phát triển HTX của nhà nước. Để từ đó họ có thể tự mình giải quyết các vấn đề thực tiễn của nông thôn và đảm bảo cho nông thôn phát triển bền vững. Các chính sách phát triển HTX có tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế của người dân, việc thực hiện các chính sách đó sẽ giúp thực tiễn hóa các vấn đề trong văn bản chính sách, tổ chức các hoạt động, chương trình hỗ trợ phát triển HTX sẽ giúp người dân tích cực tham gia vào quá trình sản xuất. - Đưa hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX vào triển khai thực tế từng địa phương. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX và hướng dẫn cán bộ thực hiện tổ chức thực hiện theo kế hoạch của cấp trên sao cho khoa học và đạt hiệu quả chính sách, báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình triền khai thực hiện. - Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ thực hiện và nông dân bằng cách giúp người cán bộ có thêm hiểu biết về thực tế của người dân, điều kiện kinh tế của nông dân cũng như kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã phù hợp với điều kiện từng vùng. Thứ hai tuyên truyền phổ biến chính sách, phân tích lợi ích mà chính sách mang lại cho người dân đề họ hiểu và thực hiện với đội ngũ cán bộ. - Phát hiện những nguyên nhân tồn tại hạn chế nhằm hoàn thiện bổ sung cơ chế chính sách mới cho phù hợp hơn. Đây là vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở mỗi địa phương để kiểm tra tính phù hợp hay chưa phù hợp, cần thay thế hay bổ sung điều gì cho phù hợp với nguyện vọng của người dân để từ đó hạn chế những tồn tại để hoàn thiện chính sách trong thời gian tới. Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thứ nhất, thực hiện chính sách hỗ trợ¸ phát triển HTX là quá trình tiếp nhận và triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương và đến người nông dân. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX chính là việc cụ thể hóa nội dung chính sách, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương. Thứ hai, cơ quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã được cấu trúc theo chiều dọc trong hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, phân thành 5 cấp chính từ Liên minh HTX Việt Nam đến Liên minh HTX cấp tỉnh/ thành phố đến phòng PTNT huyện/ thị xã đến ban quản lý HTX và các thành viên HTX ( xã viên). Ngoài ra trong quá trình thực hiện luôn có sự phối kết hợp với các ngành, cơ quan, tổ chức khác có liên quan như Viện nghiên cứu; trường đại học; doanh nghiệp; ban, ngành về nông nghiệp, nông thôn Thứ ba, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương. Mỗi địa phương khác nhau có cơ cấu tổ chức, cách thực triển khai và các lĩnh vực về HTX khác nhau. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX phải đảm bảo đi đúng hướng với mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Thứ tư, đối tượng hưởng lợi của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX bao gồm hai nhóm đối tượng là : người sản xuất nông nghiệp, nông dân, các trang trại, cán bộ thực hiện và các tổ chức liên quan đến HTX. Việc thưc hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX không thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả mọi người trong xã hội...g trình hành động số 09/CTr-TU ngày 15/9/2002 của Tỉnh ủy Quảng Nam về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Chỉ thị số 42- CT/TU ngày 25/11/2008 của Tỉnh ủy Quảng Nam về việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp, cho cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở để nâng cao nhận thức về đổi mới kinh tế hợp tác và HTX trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, có Nghị quyết chuyên đề về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX giai đoạn 2011 - 2015 để tổ chức triển khai thực hiện, thành lập BCĐ về đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015. Ở các xã, thị trấn ban hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của bà con nông dân ở từng vùng khác nhau. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực, số lượng HTX và THT tăng lên về số lượng và chất lượng. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 18 HTX (tăng hơn 2,2 lần so với năm 2011). Các THT, HTX hoạt động đa dựng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao; may mặc, giày da, mây và nhựa đan xuất khẩu, dịch vụ làm đất, BVTV, thủy nông cơ sở, vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt... Qua kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX trong năm 2013, có nhiều HTX lợi nhuận sau thuế lên đến gần 100 triệu đồng. Về THT, ngoài các đội xây dựng hiện có, đã thành lập mới được 28 THT hoạt động trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, làm đất, BVTV, vật tư nông nghiệp..., góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới. HTX và THT thật sự là cầu nối, là địa chỉ tin cậy, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Ngoài ra, các HTX còn giải quyết  trên 230 lao động có việc làm ổn định và thu nhập bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, đã tham gia thực hiện tốt trong công tác tổ chức, chỉ đạo sản xuất, làm tốt công tác chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với thành viên và bà con nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Để tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện phát triển bền vững, huyện đã ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án và các Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, HTX  như: hỗ trợ cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp và các cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh có hiệu quả, gắn với giải quyết lao động nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới, như: hỗ trợ phát triển sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao, phát triển các ngành nghề nông thôn gắn với giải quyết lao động tại địa phương có tính ổn định, Ngoài ra tạo điều kiện và hướng dẫn cho các HTX mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ vậy đến nay đã có 09 THT và HTX tiếp cận được Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX gần 3 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Sau khi Nghị Quyết số 124/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 113/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh được ban hành, huyện đã chỉ đạo cho các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo các nội dung theo quy định để tiếp cận các nội dung hỗ trợ nhằm khuyến khích kinh tế hợp tác, HTX phát triển, nhất là khâu chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng, 2.2.2.2 Những bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển hợp tác xã tại xã Nguyên Khê Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị và xã hội về vị trí vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; cần quán triệt sâu sắc năm quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghi quyết Trung ương V ( khóa IX) và phổ biến luật HTX năm 2012 đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thu hút đông đảo sự tham gia của các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ, các chủ trang trại vào các mô hình kinh tế tập thể trên cơ sở tôn trọng lợi ích riêng của từng hộ, từng thành viêm khi tham gia và không ngừng vun đắp cho lợi ích chung. Trong đó, cần chú trọng phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị - xã hội để vận động các hội viên, đoàn viên tham gia phát triển kinh tế tập thể. Thứ hai, chấn chỉnh và đổi mới HTX phải hoạt động theo Luật; đổi mới cả về tổ chức, cơ chế quản lý, phương thức phân phối và phát huy dân chủ. HTX cần xem xét lại tư cách xã viên để tránh tình trạng “xã viên toàn dân” vẫn ở lại trong HTX, đây là một trong những nhân tố kìm hãm sức sản xuất của HTX thời gian qua Thứ ba, muốn chính sách hỗ trợ phát triển HTX phát triển thì rất cần có sự hỗ trợ thiết thực của Nhà nước. Đặc biệt, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở ngành, Đoàn thể của tỉnh với các Huyện và Liên minh HTX trong việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Thứ tư, cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi; có bộ máy quản lý HTX ổn định, đặc biệt có Chủ nhiệm giỏi và được ổn định qua nhiều nhiệm kỳ. PHẦN III: ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Nguyên Khê là xã nằm ở phía bắc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn. Phía Đông giáp xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh. Phía Tây giáp xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh. Phía Nam giáp xã Tiên Dương và thị trấn Đông Anh. Xã có 2km đường giao thông quốc lộ 3 chạy qua, 3km đường sắt Hà Thái, 3km đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài, 3km đường sông Cà Lồ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và vận chuyển tiêu thụ hàng hóa nông sản, giao thương với các địa phương khác trong thành phố. 3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn và tài nguyên - Khí hậu, thời tiết: Xã Nguyên Khê mang đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng Châu Thổ sông Hồng. Khí hậu hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông lạnh và khô hanh, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trong năm khoảng 23,40C. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 85%, biến động trong khoảng 60 – 90%. - Thủy văn: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1600 - 1700mm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa. Đặc biệt vào tháng 11 và 12 lượng mưa thấp. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.832,9 giờ. - Tài nguyên: + Tài nguyên nước: Xã có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, gồm nước trong các ao hồ và nước sông. Tuy nhiên nguồn nước mặt đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý nghiêm túc. Về nguồn nước ngầm, do ở gần sông Hồng nên nước ngầm ở xã thuộc loại nước mạch nông, nước ngầm ở xã thuộc loại từ mềm đến rất mềm nhưng hàm lượng sắt trong nước quá cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng. + Thảm thực vật: Hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng. Bao gồm các cây hàng năm như lúa, cây ăn quả, cây cảnh,... Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường. 3.1.1.3 Địa hình và đất đai Đất đai là một yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của xã năm 2014 là 745,39 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 361,28 ha chiếm 48,47%, đất phi nông nghiệp là 384,11 ha chiếm 51.53%. Tình hình đất đai của xã qua các năm sẽ được thể hiện chi tiết hơn qua bảng 3.1. Qua bảng 3.1 ta thấy: Đất nông nghiệp đang có sự giảm dần trong khi đó đất phi nông nghiệp không đổi nhưng có sự chuyển đổi giữa diện tích đất ở, đất chuyên dùng. Có sự biến động như vậy là vì đất nông nghiệp đang được chuyển một phần sang để sử dụng cho mục đích kinh tế (đầu tư xây dựng các công trình giao thông hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp) mục đích công cộng (mở rộng thêm khuôn viên trường học, trạm y tế, các khu văn hóa, dịch vụ...). Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) I. Tổng diện tích đất tự nhiên 745,39 100 745.39 100 745.39 100 1. Đất nông nghiệp 361,28 48,47 361,28 48,47 361,28 48,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 319,80 88,52 317,67 87,93 310,20 85,86 - Đất trồng cây hàng năm 314,30 98,28 310,97 97,89 303,70 97,90 + Đất trồng lúa 238,70 75,95 236,10 75,92 240,5 79,19 + Đất trồng cây hàng năm khác 75,60 24,05 74,87 24,48 63,20 20,81 - Đất trồng cây lâu năm 5,5 1,72 6,7 2,11 6,5 2,10 1.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản 7 1,94 5 1,38 4,5 1,25 1.4 Đất nông nghiệp khác 34,48 9,54 38,61 10,69 46,58 12,89 2. Đất phi nông nghiệp 384,11 51,53 384,11 51,53 384,11 51,53 2.1 Đất ở 118,23 30,78 120,89 31,47 124,59 32,44 2.2 Đất chuyên dùng 172,48 44,90 176,90 46,05 180,28 46,93 2.3 Đất phi nông nghiệp khác 93,40 24,32 86,32 22,47 79,24 20,63 Nguồn: UBND xã Nguyên Khê, 2015 3.1.2 Điều kiện về kinh tế- xã hội 3.2.2.1 Tình hình dân số và lao động Con người là thành tố cơ bản tạo nên sự phát triển của xã hội, lao động là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, đối với một xã có hoạt động nông nghiệp là chính thì cần tới rất nhiều lao động. Theo số liệu thống kê dân số năm 2014 là 14.155 người và lao động là 6.959 người, tình hình dân số là lao động được thể hiện rõ hơn thông qua bảng dưới đây. Qua bảng 3.2 ta thấy: Dân số và lao động liên tục tăng qua các năm với mức độ tăng chậm dần. Điều này cho thấy công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đang ngày càng được quan tâm. Lao động của xã đã có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Đó là do một số lao động đã chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập, một số lao động đã chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn xã và các xã lân cận... Mặt khác, ngày nay giáo dục ngày càng phát triển hơn, con em được học hành đến nơi đến chốn nên đã tìm được cho mình việc làm mới ở các cơ quan, nhà máy xí nghiệp. Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Nguyên Khê giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) SL(người) CC(%) I. Tổng số nhân khẩu (người) 13.562 100 13.887 100 14.155 100 + Nữ 6.158 45,41 6.270 45,15 6.322 44,66 + Nam 7.404 54,59 7.617 54,85 7.833 55,34 II. Tổng lao động (LĐ) 6.581 100 6.744 100 6.959 100 1. LĐ trong các ngành kinh tế 6.566 99,77 6.725 99,72 6.938 99,70 + LĐ nông - lâm - ngư nghiệp 4.379 66,69 4.403 65,47 4.431 63,87 + LĐ công nghiệp - xây dựng 1.254 19,10 1.320 19,63 1.424 20,53 + LĐ thương mại - dịch vụ 933 14,21 1.002 14,90 1.083 15,60 2. LĐ khu vực nhà nước 15 0,23 19 0,28 21 0,30 Nguồn: UBND xã Nguyên Khê, 2015 3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng Xã Nguyên Khê là một xã được chọn để tiến hành triển khai Đề án thí điểm nông thôn mới, vì vậy trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã có những chuyển biến rõ rệt. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua bảng 3.3. Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của xã Nguyên Khê năm 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Điện - Số trạm biến áp cái 15 - Đường dây trung áp km 3 - Đường dây hạ áp km 50 2. Giao thông - Tổng chiều dài km 50,2 + Đường nhựa km 9,2 + Đường bê tông km 41 + Đường cấp phối và đường đất km 3,25 3. Số trường học + Trường tiểu học 2 + Trường cấp THCS 1 4. Chợ Cái 0 5. Số cơ sở y tế Cơ sở - Trạm y tế xã Cơ sở 1 6. Hệ thống TTLL - Số bưu điện Cái 1 Nguồn: UBND xã Nguyên Khê, 2015 Về giao thông: Toàn xã có 50,2 km đường giao thông, trong đó có 9,2 km đường nhựa và 41 km đường bê tông, 3,25 km là đường đất và đường cấp phối. Về lưới điện: Lưới điện ở Nguyên Khê đã bàn giao cho ngành điện quản lý. Toàn xã hiện nay có 8 trạm biến áp, hệ thống đường dây có 58 km, trong đó có 3 km đường dây trung áp và 50 km còn lại là đường dây hạ áp. Về y tế: Toàn xã có 1 trạm y tế Về giáo dục: Cấp tiểu học có 2 trường, cấp trung học cơ sở có 1 trường. Hiện nay hệ thống các trường đang được nâng cấp, tu sửa, mở thêm phòng học và các phòng chức năng đảm bảo đầy đủ cho các em và tiêu chuẩn cho giảng dạy. Về bưu điện: Toàn xã Nguyên Khê hiện có 1 bưu điện khu vực do ngành bưu điện quản lý. Trung tâm xã và tất cả các thôn đều đã được kết nối Internet. 3.1.3 Đánh giá chung tiềm năng của xã 3.1.3.1 Thuận lợi Nguyên Khê có lợi thế và thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa, đặc biệt là các loại nông sản an toàn, nông sản sạch và các loại nông sản có giá trị kinh tế cao nhưu cây ăn quả đặc sản, hoa, cây cảnh. Xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, giao lưu và phát triển KT- XH có lợi thế trong việc tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế. Xã có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi và mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng KH-KT. Cơ sở hạ tầng của xã đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện dần, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương. 3.1.3.2 Khó khăn Nguyên Khê là xã có dân số khá cao, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp. Trong giai đoạn tới, đất nông nghiệp sẽ giảm do tác động của quá trình đô thị hóa. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, trong khi đó đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp biến động theo xu thế giảm. Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn, gây nên tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động chưa cao, là yếu tố cản trở đáng kể việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH-KT&CN mới trong nông nghiệp. Kinh tế xã Nguyên Khê trong những năm qua tuy đã có bước phát triển khá nhưng do xuất phát điểm thấp, nên thu nhập bình quân đầu người vẫn còn chênh lệch khá xa so với thu nhập bình quân của dân thành thị. Các ngành kinh tế còn phát triển mang tính chất tự phát, nên chưa thực sự bền vững. Cơ sở hạ tầng KT-XH đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện dần song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh CNH, đô thị hóa nhanh và ảnh hưởng của lộ trình hội nhập quốc tế. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp tiếp cận 3.2.1.2 Phương pháp tiếp cận theo hệ thống Tiếp cận theo hệ thống được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển HTX thông qua quá trình ban hành chính sách từ Trung ương xuống đến địa phương, đến việc triển khai thực hiện ở địa phương và kết quả thu được theo trình tự có tính hệ thống. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến HTX, mối quan hệ giữa thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX với thực hiện các chương trình khác của địa phương như chương trình xây dựng nông thôn mới Do đó khi nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương cần phải tìm hiểu chúng trong mối quan hệ hệ thống chính sách phát triển HTX, từ việc ban hành chính sách đến các cơ quan thực hiện và cuối cùng là các đối tượng thụ hưởng chính sách. Như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng nhất quá trình thực hiện của chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nôị. 3.2.1.3 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia Phương pháp tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê có nghĩa là xem xét sự tham gia của các bên liên quan từ của cán bộ xã, cán bộ HTX đến người nông dân trong quá trình thực hiện chính sách phát triển hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê. Sử dụng phương pháp phỏng vấn người dân và các thành viên trong hợp tác xã. Những người được phỏng vấn phải là những người sinh sống và làm việc trong địa bàn xã hoặc nhừng hộ có tham gia hợp tác xã. 3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu của đề tài được chọn là xã Nguyên Khê thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nguyên Khê là một xã được chọn là điểm trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đông Anh, là xã có lợi thế phát triển nền nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau sạch. Hoạt động của HTDVNN trên địa bàn xã nhìn chung những năm qua đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên các HTX vẫn còn vướng mắc một số khó khăn về tổ chức quản lý lẫn hoạt động Chính vì thế chúng tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này tại xã Nguyên khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.3.1 Nguốn dữ liệu thứ cấp Bảng 3.4: Nguồn dữ liệu thứ cấp Nội dung thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu thập Thông tin về cơ sở lý luận về thực thi chính sách phát triển HTX ở Việt Nam và trên thế giới Sách, báo, nghiên cứu khoa học được công bố, internet có liên quan Tra cứu, chon lọc thông tin Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Tình hình phân bố đất đai, lao động, Tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng Phòng thống kê của xã, website địa phương Tìm hiểu và tổng hợp từ các báo cáo Thông tin về có cấu nhân lực, tình hình hoạt động của các HTX Ban lãnh đạo xã, Ban quản trị HTX Tìm hiểu và điều tra, khảo sát Trong đề tài này chúng tôi sẽ thu thập, xử lý phân nhóm để sử dụng số liệu thứ cấp đã được công bố nhằm phục vụ cho phần nội dung tổng quan tài liệu và tình hình thực tiễn của địa phương. Trong đó, tài liệu của phần tổng quan tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn như internet, ấn phẩm sách báo, các nghiên cứu khoa học đã được công bố, các thảo luận minh chứng về tình hình thực hiện chính sách phát triển HTX ở trong và ngoài nước. Và thông tin về tình hình thực tế xã được thu thập từ các nội dung liên quan đến hoạt động hỗ trợ phát triển HTX. Nguồn dữ liệu sơ cấp Thông tin sơ cấp là những số liệu chưa được công bố bao gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng linh hoạt cả phương pháp nghiên cứu thống kê và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (RRA, PRA). Số liệu được thu thập qua điều tra điển hinh, điều tra chọn mẫu, điều tra nông dân tại địa phương và thảo luận với cán bộ HTX bằng phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi. Với mục đích chung là thu thập được các thông tin về nhận thức và đánh giá của cán bộ HTX , nhân dân địa phương về tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Cụ thể chúng tôi thu thập thông tin sơ cấp với trình tự các bước như sau: ( 1) Chọn mẫu điều tra Đối tượng điều tra trong xã bao gồm cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã, hộ thành viên HTX, hộ không là thành viên HTX. Bảng 3.5: Số lượng cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý HTX và người sản xuất nông nghiệp được phỏng vấn Các đối tượng được phỏng vấn Số lượng Lãnh đạo xã 3 Cán bộ Hợp tác xã 6 Hộ là thành viên HTX Hộ không là thành viên HTX 45 11 Tổng 65 Nguồn: Nghiên cứu và thu thập thông tin của tác giả, 2015 Để thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính là cán bộ trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách( cán bộ Hợp tác xã, lãnh đạo xã) và người sản xuất nông nghiệp. Lãnh đạo xã gồm chủ tịch xã, phó chủ tịch kinh tế, chủ tịch hội nông dân Cán bộ HTX gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX, kế toán HTX. Người sản xuất nông nghiệp: chọn ngẫu nhiên 45 hộ là thành viên HTX, 11 hộ không là thành viên HTX trong địa bàn nghiên cứu để thấy được mức độ thụ hưởng của việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. ( 2) Xây dựng bảng hỏi Để có thể nghiên cứu tình hình thực hiện của chính sách hỗ trợ phát triển HTX đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Có nghĩa cần điều tra trực tiếp từng đối tượng liên quan đến việc tổ chức và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX của xã theo bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã xây dựng 4 mẫu phiếu cho 4 nhóm đối tượng chính của nghiên cứu, như sau: Mẫu phiếu dành cho cán bộ xã - huyện : Các thông tin chung của người được phỏng vấn, hiểu biết về chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương, tình hình thực hiện chính sách, thông tin về kết quả các chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương. Nhằm thu được các thông tin về thực trạng hoạt động của cán bộ xã, huyện trong thời gian qua. Khả năng đáp ứng của cán bộ xã, huyện đối với nhu cầu của hộ nông dân. Đề xuất của cán bộ xã, huyện về việc nâng cao khả năng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Mẫu phiếu dành cho cán bộ HTX: Các thông tin chung của người được phỏng vấn, hiểu biết về các chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương, tình hình thực hiện chính sách, đánh giá về chính sách đối với HTX tại địa phương. Nhằm thu được các thông tin về thực trang hoạt động của cán bộ HTX trong thời gian qua. Khả năng đáp ứng của cán bộ HTX đối với nhu cầu của người dân. Đề xuất của cán bộ HTX về việc nâng cao khả năng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Mẫu phiếu dành cho các hộ thành viên HTX: Các thông tin chung của hộ, hiểu biết của hộ về chính sách hỗ trợ phát triển HTX, sự đánh giá của hộ về tổ chức và hoạt động của HTX tại địa phương, nhưng đề xuất hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Từ đó thu được các thông tin : hiện trang sản xuất nông nghiệp của hộ, đánh giá của nông dân về chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong thời gian qua. Mẫu phiếu dành cho các hộ không phải thành viên HTX: Các thông tin chung của hộ, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của chủ hộ, nhu câu hợp tác và nhận thức của hộ về HTX. Qua đó thu được các thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh của hộ, hiểu biết của hộ về HTX và các chính sách liên quan và các ý kiến đóng góp về HTX. (3) Tiến hành phỏng vấn a. Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu Phương pháp này là phương pháp phỏng vấn người am hiểu nhất và nắm giữ thông tin quan trọng về nội dung nghiên cứu. Các đối tượng được phỏng vấn là cán bộ chủ chốt của cấp xã gồm: chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, Bí thư hoặc phó bí thư Đảng ủy xã hoặc chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND xã và các cán bộ xã như : Cán bộ địa chính, các thành viên hợp tác xã, thống kê xã, Chủ tịch hội chiến binh, Chủ tịch hội nông dân, cán bộ văn phòng để thu thập nhanh các thông tin nổi bật của cộng đồng về tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị của bản thân một cách chính xác khách quan hơn. b.Phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng hỏi Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn dùng bảng hỏi được xây dựng sẵn dành cho các đối tượng là cán bộ công chức xã, cán bộ HTX ( chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát), hộ là thành viên HTX và hộ không là thành viên HTX. Cách xây dựng bảng hỏi và nội dung cụ thể của bảng hỏi đã được thể hiện qua phần xây dựng bảng hỏi và phụ lục đính kèm. 3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu Các dữ liệu có sẵn: Phân loại, tổng hợp và đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Các dữ liệu mới ( điều tra): Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, các cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ quản lý HTX chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng Excel và phần mềm SPSS cùng các công cụ xử lý số liệu khác. 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin Phân tích số liệu là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu, nó biểu hiện kết quả của toàn bộ quá trình tập trung nghiên cứu. Căn cứ vào tài liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân chia ra từng tổ để tiện cho việc phân tích và xử lý số liệu xác thực và hiệu quả nhất. Các phương pháp phân tích thông tin bao gồm: phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh. 3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ với mặt chất lượng ở thời gian và địa điểm cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, phân tổ, tổng hợp, phân tích để thấy được mức độ của các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách để mô tả thực trạng về tình hình ban hành, những kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Những công cụ được dùng trong phương pháp này là bảng, đồ thị, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân 3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và cơ bản nhất trong nghiên cứu kinh tế. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của hiện tượng nghiên cứu qua các thời kỳ, giữa các đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan tới đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cụ thể, đề tài so sánh kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong những năm gần đây so với năm khảo sát qua các chỉ tiêu khác nhau: các chính sách về hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã, các chính sách đã được thực hiện, các chính sách chưa được thực hiện, kết quả của các chính sách đã được thực hiện, nguyên nhân các chính sách chưa được thực hiệnĐể so sánh mưc độ đạt được của từng chỉ têu để rút ra nhân xét, đánh giá và đưa ra kết luận về tình hình thực hiện chính sách. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện chính sách Số cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ HTX tại xã Nguyên Khê Tỷ lệ các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển HTX Tỷ lệ cán bộ xã, cán bộ HTX được học luật HTX 2012 chuyển đổi, tỷ lệ về các văn bản hướng dẫn chính sách Nhóm chỉ tiêu phản ảnh kết quả thực hiện chính sách Số lượng các chính sách hiện có, các chính sách phù hợp, chưa phù hợp với địa phương; các chính sách đã được thực hiện và chưa thực hiện trên địa bàn xã trong ba năm ( 2012 – 2014) Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực Về số lượng các lớp bồi dưỡng đào tạo, Số lượng cán bộ HTX tham gia bồi dưỡng đào tạo, Thời gian và địa điểm đào tạo; chất lượng nội dung các lớp bồi dưỡng đào tạo. Chính sách hỗ trợ vốn giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh Về số lượng, chất lượng các hỗ trợ về vốn, giống, thuốc BVTV Tỷ lệ về các hỗ trợ về vốn, giống, thuốc BVTV Đánh giá của cán bộ xã, cán bộ HTX và người dân về chính sách Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng Số chiều dài kênh mương nội đồng được cứng hoá, chiều dài đường giao thông nội đồng được bê tông hoá Số chiều dài kênh mương, đường giao thông nội đồng chưa được đầu tư xây dưng Tỷ lệ kênh mương nội đồng được cứng hoá, chiều dài đường giao thông nội đồng được bê tông hoá so với tổng chiều dài hiện có Đánh giá của cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ HTX và người dân về chính sách Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mai mở rộng thị trường Số lần HTX tham dự các hội chợ, triển lãm trong nước Đánh giá của cán bộ lãnh đạo, cán bộ HTX về chính sách PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình thực thi chính sách phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, TP Hà Nội 4.1.1 Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Hợp tác xã là loại hình kinh tế phát huy tác dụng khá tốt trong hàng chục năm về trước và vẫn còn cần thiết khi nền nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay. Với hệ thống chính sách từ trung ương và cả những chính sách cụ thể tại địa phương, việc phát triển các HTX đã và đang có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho nông dân đổi mới và phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn những năm 1997, khu vực kinh tế HTX ở Hà Nội đi vào thực hiện theo Luật HTX năm 1996 ( Luật HTX được ban hành lần đầu tiên ở Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/1997) và sau này sửa đổi bổ sung thành Luật HTX 2003). HTX đôit mới tổ chức hoạt động theo chỉ thị 68/CT-BBT của Ban Bí thư, Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa IX và đề án, chương trình của Thành ủy về “ Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thực tiễn đã chứng minh, tuy còn nhiều hạn chế, nhưng từ khi có Luật HTX 1996, đến Luật HTX năm 2003 đã tạo nên những bước thay đổi căn bản trong tư duy, cũng như tạo nên những nét khởi sắc trong việc xây dựng mô hình HTX. Bên cạnh đó, cùng những văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành luật HTX 2003, quy định về Điều lệ mẫu của từng mô hình HTX, đã tạo cơ sở để hình thành, kiện toàn tổ chức, quản lý và hoạt động cho mô hình HTX và là cơ sở để các chủ thể có thẩm quyền theo nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hóa những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với HTX. Theo trình tự về thời gian chính sách hỗ trợ phát triển HTX từ Trung ương phải kể đến các Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 1997 và sau đó là Nghị định 88/NĐ-CP ban hành năm 2005. Các văn bản chính sách này được coi là chỉ nam cho các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX. Hiện nay hai văn bản chính sách này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2013. Tiếp đó là Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Qũy Hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định một số điều khoản về việc thành lập Qũy hỗ trợ phát triển HTX, phạm vi hỗ trợ của Qũy Hỗ trợ phát triển HTX, bộ máy quản lý và điều hành, hội đồng quản lý Qũy Hỗ trợ phát triển HTX. Với mục đích là hỗ trợ các hoạt động đổi mới phát triển triển sản phẩm; đổi mới phát triển công nghệ, kỹ thuật; phát triển thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới, các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến. Tiếp theo là Quyết định số 59/2007/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính phê duyệt điều lệ tổ chức của quỹ phát triển HTX. Thông tư số 60/2007/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 về lãi suất cho vay vốn của quỹ phát triển HTX quy định về mức lãi suất cho ...ạt động dẫn đến sự kém hiệu quả trong việc thực thi các chính sách. Đặc biệt, thực tế đáng phản ánh là việc trả lương cho cán bộ quản lý HTX luôn luôn chậm trễ, tính theo khối lượng thóc rồi mới quy ra tiền mặt và chia theo từng quý trong năm. Do vậy, quyền lợi của cán bộ quản lý HTX chưa được quan tâm đúng mức, có sự hỗ trợ mà còn quá ít so với công việc đòi hỏi sự cống hiến hết sức và tận tâm đã làm cho đội ngũ cán bộ HTX không chủ động nâng cao kỹ năng chuyen môn cho bản thân mình. Hộp 4.6 : Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ Hợp tác xã Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ HTX cũng còn nhiều bất cập. Với 400 000-450 000 đồng/ tháng, sinh viên còn không đủ sống huống chi là cán bộ, là người trụ cột gia đình. Chính vì chế độ đãi ngộ thấp nên không mặn mà, tâm huyết với công việc là điều dĩ nhiên vì người ta còn bận suy nghĩ về kinh tế. Ý kiến của anh Lê Văn Dũng, chủ nhiệm HTX DVNN thôn Tiên Hùng Môi trường, điều kiện làm việc Ngoài trình độ và chế độ đãi ngộ thì điều kiện làm việc cũng có ảnh hưởng đến cán bộ quản lý HTX trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX hiện nay, do nguồn kinh phí có hạn nên trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho đối tượng thực thi chính sách chưa đáp ứng đủ nếu không muốn nói là vô cùng thiếu thốn. Cả ba HTX tại xã Nguyên Khê đều chưa có trụ sở chính thức, tất cả mọi hoạt động liên quan đều phải mượn nhà văn hóa thôn đề thực hiện. Điều này gây ảnh hưởng đến việc công tác, bố trí công việc của cán bộ quản lý HTX, từ đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách. 4.3.2.2 Ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách a. Trình độ học vấn của người sản xuất nông nghiệp Theo kết quả điều tra, có đến 80% số người được phỏng vấn chỉ học hết cấp 2 ( THCS), 20% còn lại học hết bậc THPT. Về trình độ chuyên môn, chỉ có 6,67% được đào tạo nhưng chủ yếu là đào tạo sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Qua đó có thể thấy rằng, trình độ học vấn của người dân chưa cao. Thực tế cho thấy, hầu hết người dân sản xuất dựa trên kinh nghiệm thực tế của ông cha để lại, học hỏi qua bạn bè người thân và tự đúc rút kinh nghiệm. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phần lớn lao đông trẻ nông nghiệp chuyển dịch ra khu vực công nghiệp và đô thị. Phần lớn người trẻ thường đi học ở thành phố, nếu không đi học thì xin vào các khu công nghiệp trên đia bàn xã và các xã lân cận. Vì vậy số lượng nông dân trẻ ở lại nông thôn đã ít, lại không được thường xuyên được đào tạo, dẫn đến thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vào thời điểm thời vụ tập trung, ở một số vùng sảy ra tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến tình trạng giá công lao động tăng cao, giá thành sản xuất tăng. Do đó, trình độ của người dân được coi là một yếu tố góp phần làm nên sự thành công cho việc thực hiện chính sách tại địa phương. b.Khả năng chấp nhận thông tin từ các chính sách Theo kết quả nghiên cứu tại xã Nguyên Khê, công tác phổ biến chính sách được thực hiện khá tốt. Người dân được tiêp nhận thông tin về nội dung chính sách hỗ trợ phát triển HTX và họ đưa ra các quyết định đúng đắn đối với các chính sách. Tuy nhiên, người dân chỉ biết đến cơ chế hỗ trợ chứ không biết rõ nó nằm ở văn bản chính sách nào, quy định cụ thể ra sao. Người dân có trình độ học vấn không quá thập nhưng phần lớn người hoạt động sản xuất nông nghiệp lại nằm ngoài độ tuổi lao động nên khả năng tiếp nhận thông tin còn chậm và nhanh quên. Hộp 4.7 : Không có thời gian tìm hiểu quy định của chính sách Tôi hay xem Ti vi, nghe đài, cũng biết là có chính sách hỗ trợ về vốn, giống nhưng Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu thì biết bấy nhiêu chứ thời gian đâu mà tìm hiểu kỹ về quy định của chính sách. Pv người dân thôn Sơn Du Sự sẵn lòng tham gia của người dân Quá trình thực hiện chính sách nói chung và chính sách hỗ trợ phát triển hơp tác xã nói riêng không chỉ có cán bộ mà cần sự tham gia tích cực của người dân. Nhìn chung, người dân xã Nguyên Khê nhận thức được những lợi ích khi mà chính sách hỗ trợ phát triển HTX được thực hiện. Bởi vậy, họ sẵn sang tham gia đóng góp về công sức, đất đai để góp phần thực thi tốt hơn các chính sách. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ thờ ơ, e ngại đối với các hoạt động thực thi chính sách, ý thức của họ chưa cao nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách. Rất may, số lượng này không lớn, đa số người dân vẫn tin tưởng vào hiệu quả mà chính sách mang lại cho đời sống và sản xuất của mình. 4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn xã Nguyên Khê 4.4.1 Nhóm giải pháp chung 4.4.1.1 Tăng cường sự hiểu biết về vai trò của Hợp tác xã, chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cho các cấp chính quyền địa phương và cho cán bộ Hợp tác xã Chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã được quy định cụ thể tại Nghị định 88/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 193/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012. Nhìn nhận những kết quả đạt được về công tác hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê chưa được tốt bởi một phần do nhận thức của ban lãnh đạo xã về vai trò của HTX trong việc phát triển kinh tế chung. Ban lãnh đạo xã còn khá thờ ơ và hầu như không quan tâm đến các hoạt động của HTX, thả nổi HTX tự do hoạt động. Chính vì vậy, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa phương trong thời gian qua chưa được thực hiện, ban lãnh đạo xã đều biết đó là những chính sách mà các HTX được hưởng, các HTX cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, trong thời gian tới, cần thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất, UBND xã cần phải quan tâm đúng mức tới hoạt động của các HTX trên địa bàn xã đồng thời phải ưu tiến hỗ trợ các HTX trong trường hợp các HTX gặp khó khăn. Thứ hai, phải xem xét, ưu tiên, bố trí các nguồn lực, phân công công việc cho các ban có liên quan ở xã thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong hệ thống chính sách hiện hành. Đặc biệt là việc cấp đất đai, mặt bằng và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho HTX. 4.4.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách Chính sách muốn thực hiện được thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến mọi người dân phải được triển khai mạnh mẽ. Khi tất cả mọi đối tượng đều biết tới chính sách thì việc thực hiện chính sách đó trở nên rất dễ dàng. Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách về hỗ trợ phát triển HTX đến người dân tại Nguyên Khê là khá tốt nhưng hình thức chủ yếu mới chỉ là thông qua phát thanh xã. Như vậy, thông tin đến với người dân chỉ đạt được chiều rộng chứ chưa đạt được chiều sâu, người dân chỉ biết có bao nhiêu chính sách hỗ trợ phát triển HTX chứ không biết được quy định cụ thể của từng chính sách nếu áp dụng vào địa phương mình như thể nào. Do vậy, ngoài đưa các thông tin về chính sách qua đài phát thanh xã, các HTX và đặc biệt là ban quản lý HTX cần phải thường xuyên tuyên truyển, phổ biến các chính sách này đến người dân thông qua những buổi họp dân, từ đó giúp cho người dân thực sự hiểu biết hơn về nội dung của hệ thông chính sách hỗ trợ phát triển HXT hiện hành. 4.4.1.3 Tăng cường nhận thức cho đối tượng thụ hưởng chính sách Nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách trong triển khai thực hiện của cán bộ quản lý HTX còn rất hạn chế dẫn đến sự phối kết hợp trong triển khai thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, liên minh HTX thành phố Hà Nội cần có những giải pháp sau: Một là, thông qua kênh phát thanh hoặc trực tiếp qua các buổi đào tạo, tập huấn tăng cường hơn nữa tuyên truyền về chính sách mới ban hành, lợi ích thiết thực mà các chính sách mang lại cho người dân và HTX. Hai là, nên xây dựng các pano, áp phíc, biểu ngữ ở các điểm tập trung dân cư, UBND xã giới thiệu các mô hình HTX điển hình trong và ngoài tỉnh. 4.4.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã Để thực hiện tốt hoạt động giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX, trước hết cần tập trung vào một số nhóm giải pháp cụ thể như sau: Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát tốt nội dung hoạt động theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trong hệ thống tổ chức. Để làm được điều đó Liên minh HTX thành phố Hà Nội, UBND các cấp cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra, khảo sát các HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và xã Nguyên Khê nói riêng để phát hiện những khó khăn, trở ngại, mong muốn của các HTX để triển khai thực hiện các chính sách cho phù hợp và hiệu quả. Chính quyền địa phương kết hợp với các cán bộ HTX, cán bộ kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Sâu sát với dân để kịp thời có các hướng dẫn chỉ đạo người dân tham gia thực hiện các hoạt động của quá trình thực thi chính sách. Phát huy sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân trong công tác giám sát thực hiện các hoạt động của các chính sách tại địa phương thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của nông dân về các hoạt động thực hiện chính sách. 4.4.2 Nhóm giải pháp cụ thể cho từng nhóm chính sách 4.4.2.1 Nhóm chính sách đã được thực thi Đối với những chính sách đã và đang được thực thi cần tiếp tục đôn đốc thực hiện trong thời gian tới, giải pháp cụ thế cho từng chính sách như sau: - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là chính sách được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên chất lượng bồi dưỡng, đào tạo sẽ được nâng cao rất nhiều nếu như cải tiến về phương pháp cũng như nội dung đào tạo. Về phương pháp bồi dưỡng đào tạo cần áp dụng phương pháp có sự tham gia của học viên bởi không có cách học nào hiệu quả bằng cách người học được làm chủ. Thông qua các buổi tập huấn, học viên cùng học thông qua thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng và cách giải quyết vấn đề trong khi cách giảng dạy truyền thống hiện nay là giao tiếp một chiều, người dạy nói, người học nghe. Nếu thay đổi phương pháp giảng dạy nâng cao sự chủ động của người học sẽ giúp người học cảm thấy được coi trọng, hứng thú hơn trong quá trình học tập, nâng cao kết quả và hiệu quả học tập. Về nội dung đào tạo hiện nay thường không phù hợp bởi thường được biên soạn theo ý nghĩ chủ quan của người tập huấn hoặc dựa theo giáo trình của Liên minh HTX Việt Nam biên soạn. Nội dung đào tạo chỉ xoay quanh luật HTX 2012 và cách quản lý HTX làm cho đối tượng được đào tạo không thấy thực sự cần thiết bởi vấn đề mà các HTX gặp khó khăn hiện nay là về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, thị trường, marketing, tìm hợp đồng cho sản phẩm Đặc biệt, cần có cơ chế thực hiện đánh giá sau đào tạo về khả năng áp dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn. Đồng thời cần tổ chức các khoá tư vấn sau đào tạo, tức là hướng dẫn học viên đã tham gia khoá bồi dưỡng đào tạo trong trường hợp họ gặp khó khăn khi thực hành. - Chính sách hỗ trợ giống, vốn khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh. Sự hỗ trợ về giống, vốn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với người dân đồng thời tạo điều kiện để người dân khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, lượng vốn hỗ trợ thấp, chất lượng của các loại giống, thuốc BVTV chưa đảm bảo là tồn tại lớn nhất cần được giải quyết. Do vậy, trong thời gian tới cần chú ý tới chất lượng các sản phẩm hỗ trợ, số lượng hỗ trợ cho nông dân, nên chuyển từ hỗ trợ tài chính sang hỗ trợ vật chất sẽ phù hợp hơn. - Chính sách đầu hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. Mặc dù đã được thực thi nhưng thời gian qua các việc hỗ trợ các HTX xây dựng trụ sở, cửa hàng vật tư nông nghiệp vẫn chưa được triển khai thực hiện, khiến cho hoạt động của các HTX vẫn còn hạn chế. Các công trình thuỷ lợi, giao thông nội tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn thiện. Bởi vậy trong thời gian UBND thành phố cần chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức hướng dẫn việc thực hiện chính sách bằng những giải pháp cụ thể sau: Một là, đối với việc hỗ trợ xây dựng trụ sở, cửa hàng vật tư nông nghiệp, chợ nông thôn cho các HTX trên địa bàn UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh nhanh chóng xem xét, chỉ đạo UBND xã tiến hành quy hoạch, cấp đất đai, mặt bằng, kinh phí thực hiện cho các HTX. Hỗ trợ tối đa các HTX trong việc hoàn thành thủ tục pháp lý có liên quan. Hai là, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc để UBND xã, các HTX tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường ống nước sạch đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Hỗ trợ kinh phí đầy đủ, đúng thời gian. - Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đối với các HTX trên địa bàn xã hiện tại, việc hỗ trợ để các HXT xây dựng thương hiệu hàng hoá, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là điều cần thiết nhât. Do đó, UBND thành phố Hà Nội, Liên minh HTX thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, hỗ trợ HTX trong hoạt động tìm kiếm thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tạo điều kiện tham gia các hội chợ triển lãm, tham quan các mô hình HTX điển hình để học hỏi kinh nghiệm, tổ chức giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp. Thứ hai, coi trọng việc thông tin kịp thời cho các chủ thể kinh tế nắm được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; tình hình sản xuất, cạnh tranh và biến động giá cả trên thị trường; dự báo nhu cầu và xu hướng phát triển thị trường; những thông tin về phương thức, điều kiện, yêu cầu đảm bảo tính thông suốt, tính thời gian từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Trên cơ sở các thông tin được cung cấp, các chủ thể sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là HTX sẽ đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh thích hợp. Thứ ba, thực hiện việc ký kết hợp đồng trực tiếp giữa HTX với kinh tế hộ nông và HTX với các doanh nghiệp. Nội dung hợp đồng có thể chia ra làm hai loại: hợp đồng có đầu tư và hợp đồng chỉ mua sản phẩm, người mua không đầu tư. Điều đáng lưu ý ở đây là phải có những giải pháp hữu hiệu và cụ thể trong từng trường hợp để khách hàng giữ cam kết theo hợp đồng mà không bỏ dở. Thứ tư, có kế hoạch quy hoạch, xây dựng và bàn giao chợ nông thôn cho HTX quản lý và phát triển mạng lưới chợ nông thôn, các trung tâm triển lãm giới thiệu hàng hoá và thực hiện đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩn của mỗi HTX trong điều kiện có thể. 4.4.2.2 Nhóm chính sách chưa được thực thi Đối với nhóm chính sách chưa được thực thi trên địa bàn xã, cần cần xem xét mức độ cần thiết đối với HTX, nguồn lực của địa phương cùng với chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp thành phố để triển khai thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể như sau: - Chính sách đất đai. Để HTX được giao đất xây dựng trụ sở làm việc, cửa hàng vật tư nông nghiệp cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau: Thứ nhất, UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh cần xem xét và quy định tiêu chí cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được hưởng chính sách đất đai. Thứ hai UBND xã cần xác định cụ thể quỹ đất dành cho HTX. Như vậy vừa đảm bảo tính chủ động của địa phương, vừa đảm bảo tính chủ động cho HTX - Chính sách tài chính - tín dụng. Qua thực tế khảo sát tất cả HTX trên địa bàn xã, nguồn vốn nội bộ rất nhỏ (khoảng 100-200 triệu đồng). Nguồn vốn bên ngoài chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng cung cấp, nhưng HTX không tiếp cận được. Trong thời gian tới, để để các HTX tiếp cận được nguồn vốn của các TCTD cần phải thực hiện các giải pháp sau: Một là, ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các TCTD để thực hiện chính sách cho các HTX được vay không co tài sản bảo đảm, có như vậy mới khuyến khích được các TCTD ưu tiên cho các HTX vay vốn. Hai là, các TCTD nên đơn giản hoá thủ tục và điều kiện cho vay vốn đối với các HTX. Nên tính đến giải pháp cho HTX vay vốn theo phương thức tín chấp danh nghĩa. Tức là địa phương xác nhận làm ăn có lãi, hoạt động đúng bản chất HTX và góp phần phát triển cộng đồng. Ba là, trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cần tăng cường các lớp tập huấn về lập phương án SXKD, nghiên cứu thị trường nhằm hướng dẫn HTX có khả năng xây dựng phương án SXKD có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu của các TCTD. - Ứng dụng khoa học - công nghệ. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất có vai trò rất lớn và nó là yếu tố quyết định đến chất lượng, giá thành sản phẩm trong cạnh tranh. Đó còn là động lực trực tiếp đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nhằm phát triển kinh tế hàng hoá với trình độ cao. Do vậy, cần tăng cường nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học- công nghệ, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các quy trình cải tiến kỹ thuật đến với kinh tế hộ là rất cần thiết. Trước hết, kinh tế HTX chỉ phát triển bền vững khi các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu sản phẩm được hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Thứ hai, miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn mạng lưới cán bộ khoa học- kỹ thuật làm nhiệm vụ ứng dụng, tuyên truyền phổ biến tiến bộ khoa học- kỹ thuật đến với kinh tế hộ. Thứ ba, tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, từ khâu giống đến phương pháp canh tác, sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững nền nông nghiệp sinh thái và từ đó sẽ phát huy được lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông sản hàng hoá. Thứ tư khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học liên kết với HTX, chuyển giao các thành tựu khoa học- công nghệ cho HTX. - Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Để triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn cần sự phối hợp thực hiện các giải pháp sau: Từ phía UBND xã, tạo điều kiện để HTX có mặt bằng để xây dựng nhà kho xưởng chế biến, sơ chế nông sản. Từ phía các TCTD tạo điều kiện cho các HTX vay vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ cho việc thu gom và chế biến sản phẩm Từ phía HTX, xây dựng phương án đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng thời bao tiêu sản phẩm cho bà con. Tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ nông sản đã qua sơ chế, chế biến. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Chính sách hỗ trợ phát triển HTX trong những năm qua đã thể hiện rõ vai trò, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các HTX trên địa bàn xã Nguyên Khê, nơi có địa bàn dân cư thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cũng như dịch vụ nông nghiệp. Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã được triển khai tương đối sớm song thực tế chưa thực sự mang lại hiệu quả. Đề tài tiến hành nghiên cứu và đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX ở xã Nguyên Khê ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, thông qua tìm hiểu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX và tìm hiểu thực tiễn hoạt động hỗ trợ phát triển HTX tại một số nước điển hình như Đức, Nhật Bản để có nhận thức rõ hơn về công tác hỗ trợ các HTX phát triển, cách thức họ thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX ở các quốc gia để rút ra các bài học kinh nghiệm trong thực tế. Tại Việt Nam, các hoạt động hỗ trợ phát triển HTX ở một số tỉnh thành phía nam cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt, kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tại huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, đã chú trọng việc hỗ trợ thành lập mới các HTX huyện đã ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án và các Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác một cách hệ thống bám sát Nghị định 193/2013/NĐ-CP của chính phủ đều đạt được những kết quả khả quan và để lại nhiều kinh nghiệm để các địa phương khác học tập. Thứ hai, qua đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX tại địa bàn xã Nguyên Khê gồm hai nội dung chính là tổ chức triển khai chính sách và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác chỉ đạo thực hiện chính sách theo chiều dọc và hướng từ trên xuống chưa phát huy được sự tham gia của người dân. Có 4 chính sách được thực hiện tại địa bàn xã là chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh, chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được thực hiện khá hiệu quả, các đối tượng trong diện được đào tạo đều tham gia. Tuy nhiên, đối tượng đi đào tạo đa phần đều quá tuổi so với quy định, nội dung đào tạo chưa đa dạng và chưa phù hợp với thực tế, chưa tạo được hứng thú cho người học. Về chính sách hỗ trợ giống, vốn khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được đánh giá là phù hợp. Sự hỗ trợ đến với người dân là kịp thời. Mặc dù vậy mức hỗ trợ về vốn đến với người dân còn thấp, các loại giống chưa đảm bảo chất lượng. Chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường chưa mang lại sự đổi mới đối với hoạt động của các HTX. Các hoạt động của chính sách tương đối ít, phần lớn tạo điều kiện để HTX tham dự hội chợ triển lãm mà chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Chính sách hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng vẫn chưa giải quyết được vấn đề thiếu trụ sở làm việc, cửa hàng vật tư cho HTX. Giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng tuy đã được kiên cố hoávà đầu tư xây dựng thêm nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Các chính sách chưa được thực thi bao gồm: ứng dụng khoa học kỹ thuật; chính sách tiếp cận vốn, quỹ hỗ trợ phát triển HTX; chính sách đất đai, chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu; chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm, chính sách ưu đãi tín dụng bởi nguyên nhân từ các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách còn thiếu và chồng chéo, sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương, Liên minh HTX thành phố Hà Nội và chính sự yếu kém của bản thân các HTX. Mặt khác, nghiên cứu cũng đã phân tích thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách bao gồm: sự phù hợp của chính sách đối với điều kiện thực tế ở địa phương, sự quan tâm của Liên minh HTX thành phố Hà Nội chính quyền địa phương và các văn bản chính sách, ảnh hưởng của cán bộ chỉ đạo, thực hiện chính sách, ảnh hưởng của đối tượng thụ hưởng chính sách, công tác giám sát thực hiện chính sách. Thứ ba, qua việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện, đề tài đã đánh giá được những mặt hạn chế còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đồng bộ và thống nhất giữa các cơ quan thực hiện chính sách, tăng cường nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách, giải pháp cho từng nhóm hoạt động chính sách; và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý phù hợp với điều kiện của HTX trong từng giai đoạn, từng vùng miền. Lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể đến cấp xã trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp tăng cường nhận thức của người dân gắn với thực hiện việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp theo đúng Luật HTX năm 2012 trong đó cần có chính sách thu hút, khuyến khích lao động trẻ, có trình độ gắn bó với việc xây dựng HTX nông nghiệp ở nông thôn phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bám sát các chủ trương, định hướng phát triển của ngành và địa Phương đề xuất, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phù hợp, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nông nghiệp. Chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tốt nhiệm vụ và các hoạt động của các chính sách đã và đang thực thi tại địa phương ( chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ giống, vốn khi gặp khó khăn do thiên tai dịch bệnh). 5.2.2 Kiến nghị đối với địa phương 5.2.2.1 Kiến nghị đối với Liên minh HTX thành phố Hà Nội Tập trung phản ánh thực trạng về nhận thức, nguồn nhân lực, tài chính, tổ chức quản lý trong mô hình HTX, cũng như tâm tư, nguyện vọng của HTX và xã viên trên địa bàn tỉnh, những khó khăn, vướng mắt trong chính sách hiện tại nhằm đóng góp chung vào chính sách của trung ương sát thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu thiết thân của HTX. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển HTX do Chính phủ chỉ đạo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX theo quy định của Chính phủ. Đảm bảo năng lực để làm tròn vai trò của tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và các tổ chức thành viên. Nâng cao năng lực và tính chủ động của Liên minh HTX trong nghiên cứu, tham mưu, đề xuất việc thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển HTX đối với UBND tỉnh. Phát huy vai trò tổ chức dịch vụ công như: đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho HTX và dạy nghề cho xã viên; cung cấp thông tin thị trường và các hoạt động hỗ trợ tiếp thị cho các HTX; tư vấn pháp luật; các dịch vụ hỗ trợ khác (tín dụng, tư vấn khoa học-công nghệ, thị trường). 5.2.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền xã Tiếp tục quán triệt về đường lối phát triển hợp tác xã trong Đảng và quần chúng nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận và nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của hợp tác xã, về con đường đi lên của hợp tác xã và mô hình hợp tác xã kiểu mới. Tạo điều kiện làm việc, khuyến khích cán bộ HTX thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình và hỗ trợ kinh phí cần thiết cho công tác thực thi chính sách Liên kết với các doanh nghiệp đầu vào, tạo điều kiện cho các HTX phát triển đồng thời giúp người dân tiếp cận đầu vào và giải quyết đầu ra cho sản phẩm Tạo mọi điều kiện, hỗ trợ pháp lý để các HXT trên địa bàn có thể chuyển đổi theo Luật HTX 2012, đồng thời giải quyết nhu cầu về đất đai để các HTX xây dựng trụ sở làm việc, quy hoạch trong sản xuất. Kiến nghị đối với Hợp tác xã Làm tốt các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất kinh doanh tổng hợp. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khi các HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX. Phải chủ động dành nguồn kinh phí của mình cho đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; chủ động có kế hoạch về thời gian, về con người để tổ chức hoặc tham gia các khoá đào tạo và bồi dưỡng; chủ động thường xuyên phản ánh nhu cầu và đóng góp kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất kinh doanh vào nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Trong phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của mình, Ban quản trị và đặc biệt là chủ nhiệm HTX có toàn quyền quyết định các cơ hội kinh doanh, tạo tính năng động trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo nhiệm kỳ, hoặc ba năm, hoặc hàng năm và đặc biệt phải có sự tham gia tích cực của toàn bộ xã viên HTX. 5.2.2.4 Kiến nghị đối với người dân Có thái độ nhiệt tình, phối hợp với cán bộ HTX tham gia thảo luận tích cực để trao đổi thẳng thắn trong các cuộc họp. Thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà nước và địa phương, am hiểu đường lối của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia sản xuất làm giàu cho chính mình Có tinh thần ham học hỏi, mạnh dạn thay đổi tư duy, áp dụng KHKT. Cùng với các cơ quan chính quyền tích cực tham gia theo dõi, đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, đồng thời đóng góp ý kiến thể chính sách được thực hiện đúng đắn, kịp thời. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chu Thị Hảo (2006), “Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, NXB nông nghiệp, Hà Nội. Dự án Hỗ trợ thể chế phát triển HTX tại miền Bắc Việt Nam (2010), sổ tay chính sách hỗ trợ HTX. Đào Thị Ngọc Hà (2014), “Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn quận Kiến An, thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đào tạo cán bộ hợp tác xã: Cần được đổi mới và ưu đãi về chính sách. Đậu Thị Bích Hoài ( 2014), “Đánh giá tình hình thực thi chính sách khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đề án xây dựng mô hình Nông thôn mới xã Nguyên Khê. Hoàng Văn Lý (2007),” Nghiên cứu tình hình hoạt động hỗ trợ của Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam đối với các hợp tác xã thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Kiều Ân (2014), “Vướng mắc trong chuyển đổi mô hình Hợp tác xã” Lê Nguyên Đàm (2011), “Nghiên cứu phát triển Hợp tác xã ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), “Đổi mới tổ chức và quản lý các Hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Luật Hợp tác xã 2003 Luật Hợp tác xã 2012 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2012.  Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Thạch Phú Thành (2010), “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Thông tư 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Thông tư số 81/2007/TT-BTC ngày 11/7/2007 của bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Trang thông tin điện tử của Liên minh HTX Việt Nam. Trang thông tin điện tử của Liên minh HTX thành phố Hà Nội PGS, TS Nguyễn Đình Kháng (2009), “Chính sách phát triển hợp tác xã ở Việt Nam, đăng trên Tạp chí kinh tế và dự báo” Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Quyết định số 59 /2007/QĐ-BTC  ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính phê duyệt  điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (kèm theo Điều lệ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_danh_gia_tinh_hinh_thuc_thi_chinh_sach_ho_tro_phat.doc
Tài liệu liên quan