Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con hướng nạc ỉa phân trắng tại trại Thành Đồng – Mê Linh – Vĩnh Phúc

1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Đảng và Nhà nước ta vẫn chủ trương coi phát triển nền nông nghiệp là then chốt. Ngành công nghiệp phát triển làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Để đảm bảo nông nghiệp phát triển, con đường duy nhất là phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh, mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu về

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 7565 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con hướng nạc ỉa phân trắng tại trại Thành Đồng – Mê Linh – Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương thực, thực phẩm tăng nhanh, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang phát triển theo con đường nạc hoá đàn lợn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Trong những năm gần đây, số đầu lợn trong nước tăng rất cao, nhất là lợn nhập ngoại và lợn có tỉ lệ máu ngoại cao. Theo thống kê của tổ chức nông lương Thế giới (FAO), Việt Nam là một nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 Thế giới, hàng thứ 2 Châu á và ở vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Châu á. Hiện nay, nước ta đang có gần 23 triệu đầu lợn, bình quân tốc độ tăng hàng năm là 3,9%, đảm bảo cung cấp 80% sản phẩm thịt cho thị trường trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với công tác chăn nuôi nước ta là tình hình dịch bệnh. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây nhiều thiệt hại làm hạn chế sự phát triển, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Trong đó có hội chứng tiêu chảy với đặc điểm và diễn biến bệnh hết sức phức tạp. Bệnh xảy ra với tất cả các giống lợn, do nhiều nguyên nhân, tất cả các độ tuổi đều mắc nhưng gây hậu quả nghiêm trọng và tổn thất lớn nhất là ở lợn con theo mẹ. Trong số các nguyên nhân gây tiêu chảy, E.coli và Salmonella là hai nguyên nhân gây bệnh quan trọng và rất phổ biến. Do bệnh xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau nên người chăn nuôi thường khó xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy với gia súc của mình. Vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị một cách bừa bãi, không tuân theo nguyên tắc đã dẫn đến sự tăng nhanh tính kháng thuốc của vi khuẩn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, số lượng các chủng vi khuẩn kháng thuốc đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là đã xuất hiện các chủng vi khuẩn đa kháng. Để có cơ sở cho việc phòng trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và hạn chế hiện tượng kháng thuốc đang ngày càng tăng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con hướng nạc ỉa phân trắng tại trại Thành Đồng – Mê Linh – Vĩnh Phúc” 1.2. Mục đích của đề tài + Xác định sự biến động khu hệ vi sinh vật trong phân lợn con theo mẹ bình thường và khi bị ỉa phân trắng. + Kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng với các thuốc kháng sinh và các thuốc hoá học trị liệu thường dùng trong điều trị. + Kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng với các thuốc kháng sinh và các thuốc hoá học trị liệu thường dùng trong điều trị. + Xác định hiệu quả điều trị của một số thuốc sau khi làm kháng sinh đồ trong điều trị bệnh lợn con phân trắng. Đề tài được thực hiện tại bộ môn Nội – Chẩn - Dược - Độc chất, khoa Thú y – Trường ĐHNN Hà Nội; phòng Vi khuẩn - Trung tâm chẩn đoán Quốc gia và trại lợn Thành Đồng – Mê Linh – Vĩnh Phúc. 1.3. ý nghĩa Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp lựa chọn kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu có tính mẫn cảm cao với hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella để điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại Thành Đồng. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Những nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 2.1.1. Khái niệm Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả biểu hiện lâm sàng trong hội chứng bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hoá. ỉa chảy là hiện tượng ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Tạ Thị Vịnh, 1990) [49]. Lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường chịu hậu quả còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi lợn bị tổn thất lớn (Lê Minh Chí, 1995) [2]). Fairbrother (1992) [54] đã nhận xét: tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Bệnh xuất hiện ở cả 3 lứa tuổi, lợn sơ sinh, lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa. Theo Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [45], bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi lợn từ sơ sinh đến độ tuổi sinh sản nhưng xảy ra trầm trọng nhất ở lứa tuổi từ sơ sinh đến cai sữa. 2.1.2.Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ rất phức tạp. Trong lịch sử nghiên cứu, rất nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, để phân biệt rõ ràng nguyên nhân gây tiêu chảy là hết sức phức tạp. Ngày nay, người ta thống nhất rằng, việc phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên; yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó để đưa ra phác đồ phòng, trị bệnh có hiệu quả. Tiêu chảy ở lợn con theo mẹ thường do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: 2.1.2.1. Nguyên nhân do vi sinh vật * Do vi khuẩn Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng và chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. Trong đường ruột của tất cả các loài gia súc đều có vi sinh vật sinh sống. Số lượng và thành phần của chúng không giống nhau ở từng đoạn ruột, tăng dần từ tá tràng đến trực tràng và biến động theo lứa tuổi. Trong điều kiện bình thường vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng và có lợi cho cơ thể vật chủ (Lê Khắc Thận và cs, 1974) [36]. Nhưng khi có các yếu tố gây bệnh tác động, trạng thái cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, các vi khuẩn đường ruột sinh sôi phát triển, tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột làm viêm ruột nặng thêm, gây nên tình trạng bệnh lý trầm trọng. E.coli là một vi khuẩn đóng vai trò quan trọng gây tiêu chảy. Đây là một vi khuẩn xuất hiện rất sớm ở đường ruột của người và động vật sơ sinh khoảng 2 giờ sau khi đẻ. E.coli thường ở ruột già, ít khi ở dạ dày và ruột non. Trong đường ruột động vật, E.coli chiếm khoảng 80% quần thể các vi khuẩn hiếu khí. Khi nghiên cứu về bệnh lợn con phân trắng. Đào Trọng Đạt và cs (1996) [4] cho rằng khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh gây tình trạng loạn khuẩn. Theo Radostits và cs (1994) [61], E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột là nguyên nhân chủ yếu trong quá trình tiêu chảy ở lợn. Hồ Văn Nam và cs (1997) [17], sau khi xét nghiệm các mẫu phân của lợn khoẻ và lợn bị tiêu chảy đã cho biết: trong 140 mẫu phân lợn khoẻ ở các lứa tuổi khác nhau khi xét nghiệm đều thấy sự có mặt của E.coli. Trong 170 mẫu phân lợn bị tiêu chảy ở các lứa tuổi cũng đều có E.coli và các tác giả thấy có sự bội nhiễm của vi khuẩn đường ruột. Trong phân lợn không bị tiêu chảy số lượng vi khuẩn là 150,70 triệu/1 gam phân nhưng trong phân lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn tăng rất cao là 196,35 triệu/1 gram phân. Trong hệ vi khuẩn hiếu khí ở đường ruột, ngoài E.coli, Salmonella chiếm tỷ lệ khá cao và vai trò của nó trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc đã được nhiều tác giả đề cập đến. Bằng phương pháp nghiên cứu định type kháng nguyên O, Nguyễn Thị Nội (1985) [24] đã nghiên cứu 5430 chủng E.coli phân lập ở lợn của 8 tỉnh, thành phố trong cả nước và đưa ra nhận định các serotype gây bệnh phổ biến ở lợn là O141, O149, O117, O147, O138 và O139. Ngoài các chủng này, ở mỗi địa phương lại có những serotype gây bệnh khác nhau. Salmonella là một loại vi khuẩn sống hoại sinh trong đường tiêu hoá, chứa đựng các yếu tố gây bệnh phong phú gồm độc tố và yếu tố gây bệnh không phải là độc tố. Theo Niconxki V.V (1986) [22], Salmonella có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc có sẵn trong đường tiêu hoá của gia súc. Khi sức đề kháng của con vật giảm, chúng sinh sôi trong ruột, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây viêm nhiễm. Từ ruột, Salmonella sẽ xâm nhập vào máu được truyền khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết làm cho tỷ lệ tử vong ở gia súc bị tiêu chảy tăng cao. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên O, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này có khoảng 2200 serotype Salmonella và chia làm 67 nhóm huyết thanh (Radostits O.M và cs, 1994) [61]. Khi nghiên cứu sự biến động tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn các lứa tuổi, Hồ Văn Nam và cs (1997) [17] cho biết: ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella là 64,13%. Sau đó, tỷ lệ nhiễm tăng dần lên 80 – 88% theo độ tuổi, tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn nái là 40%. ở lợn bị tiêu chảy tỷ lệ Salmonella tăng rất cao, tỷ lệ nhiễm chiếm đến 94%, số lượng vi khuẩn trong phân tăng 29,9 triệu/1gram phân của lợn từ 1 – 6 tuần tuổi. Theo tác giả Nguyễn Thị Ngữ (2005) [19], khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Hà Tây cho rằng: ở trong phân của lợn không bị tiêu chảy có 61% - 70,5% số mẫu xét nghiệm thấy có mặt Salmonella; 83,3% - 88,29% số mẫu có mặt vi khuẩn E.coli. Còn ở các mẫu phân của lợn bị tiêu chảy, số lượng mẫu xét nghiệm có sự có mặt của Salmonella và E.coli tăng lên, cụ thể: 75,0% - 78,6% số mẫu phân lợn phân lập có Salmonella và 93,7% - 96,4% số mẫu phân lợn phân lập có E.coli. Ngoài hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella là 2 loại vi khuẩn chủ yếu gây tiêu chảy ở lợn còn rất nhiều loại vi khuẩn khác cũng có vai trò là nguyên nhân gây bệnh nguyên phát hoặc kế phát. Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [25], xác định nguyên nhân gây tiêu chảy cho lợn ngoài Salmonella và E.coli còn có sự tham gia của các vi khuẩn như Streptococcus, Proteus, Pseudomonas, Klebsiella và Clostridium perfingens. Trịnh Văn Thịnh, 1985 [39] cũng xác định tác nhân chính gây tiêu chảy ở lợn con là E.coli và Salmonella. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn khác như Proteus, trực trùng sinh mủ, song liên cầu khuẩn cũng gây tiêu chảy ở lợn. Như vậy, qua các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy vi khuẩn là tác nhân quan trọng và chủ yếu gây tiêu chảy ở gia súc, đặc biệt là ở lợn. * Do virus Trước đây, trong bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ, tác nhân gây bệnh là virus chưa được để ý nhiều. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Khoon Teng Hout (1995) [11] đã thống kê được ở lợn có 11 loại virus có tác động làm tổn thương đường tiêu hoá và gây viêm ruột ỉa chảy như Adenovirus type IV, Enterovirus, Coronavirus, virus gây bệnh dịch tả lợn, Rotavirus,... Theo Bergeland H.U và cs (1992) [50], ở lợn trước và sau cai sữa bị tiêu chảy, ngoài tác nhân gây bệnh là vi khuẩn còn phân lập được rất nhiều loại virus khác nhau như: 29% lợn bệnh phân lập được Rotavirus; 11,2% phân lập được virus viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (TGE); 2% phân lập được Entero virus và 0,7% phân lập được Pavovirus. 2.1.2.2. Do điều kiện bất lợi của ngoại cảnh Ngoại cảnh có tác động rất lớn trong chăn nuôi. Điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột: quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt, kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh, điều kiện nuôi nhốt, vận chuyển gia súc không đúng phương pháp như vận chuyển gia súc quá chật chội trong điều kiện thời tiết nắng nóng… chính là các yếu tố Stress tác động trực tiếp vào gia súc, đặc biệt là ở gia súc non do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn định và hoàn thiện. Vì vậy, gia súc non chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996) [44]. Hồ Văn Nam và cs (1997) [18], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [9], đã xác định các yếu tố lạnh, ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh, lợn con vài ngày tuổi. Nếu nuôi lợn con trong điều kiện lạnh, chuồng trại ẩm ướt rất dễ dẫn đến bệnh lợn con phân trắng. Sự thay đổi yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi, vận chuyển gia súc là những tác nhân Stress làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở vật nuôi, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. ở lợn, bệnh phân trắng lợn con có liên quan mật thiết đến trạng thái Stress (Sử An Ninh và cs, 1981) [23]. 2.1.3. Cơ chế sinh bệnh Tiêu chảy thường diễn ra theo hai quá trình, ban đầu là rối loạn tiêu hoá, sau đó là quá trình nhiễm trùng. Các tác nhân Stress có hại tác động làm rối loạn cơ năng tiêu hoá ở ruột, thức ăn không tiêu hóa được bị lên men, các chất hữu cơ bị phân giải sinh các sản phẩm độc như Indol, Scatol, H2S, CH4… làm thay đổi pH đường ruột, trở ngại quá trình tiêu hoá hấp thu, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá. Từ đó, vi khuẩn đường ruột có điều kiện thuận lợi, phát triển tăng nhanh về số lượng, sản sinh ra độc tố. Một số loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, ở đây chúng phát triển nhanh về số lượng kích thích các tế bào gây viêm, dịch viêm tiết ra đi vào khoang ruột làm tăng áp lực kích thích gây tiêu chảy. Ngoài ra, một số vi khuẩn có khả năng tiết độc tố kích thích các AMP vòng nội bào, chất này làm tăng tiết Cl- và giảm hấp thu Na+. áp lực thẩm thấu hút nước vào trong xoang ruột gây ra áp lực lớn trong ống tiêu hoá. Hậu quả là một lượng nước lớn cùng các chất điện giải mất đi theo phân. 2.2. Một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường ruột Tất cả các vi sinh vật có mặt ở ống tiêu hoá được gọi bằng cụm từ “ vi khuẩn chí đường ruột” (Vũ Văn Ngữ, 1979) [20]. Theo Nguyễn Bá Hiên (2001) [6], trong đường tiêu hoá của gia súc khoẻ mạnh và gia súc bị tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí là E.coli, Salmonella, Staphylococcus sp, Streptococus sp, Klebsiella và Bacillus subtilis. 2.2.1. Vi khuẩn E.coli Trực khuẩn ruột già E.coli còn có tên là Baterium Coli commune, Bacillus, Colicommunis được Echerich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. E.coli thường xuất hiện rất sớm ở đường ruột của người và động vật sơ sinh sau khi đẻ 2 giờ, chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non. Trong nhiều trường hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của những bộ phận khác trong cơ thể (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [37] * Hình thái và tính chất bắt màu. Theo Lê Văn Tạo và cs (1995) [33], E.coli là nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng lợn con, thường gặp ở lợn từ 1 – 20 ngày tuổi, đặc biệt bệnh xảy ra nặng ở giai đoạn 1 – 10 ngày tuổi. E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 - 3 x 0,6m. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. E.coli có lông ở xung quanh thân nên có khả năng di động, không sinh nha bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn bắt mầu Gram (-), có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở 2 đầu, khoảng giữa nhạt hơn. * Đặc tính nuôi cấy. E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5 – 400C, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp là 7,2 – 7,4. - Trong môi trường thạch thường: sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ ấm 370C hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 - 3mm. Nếu nuôi cấy lâu, khuẩn lạc mọc rộng ra và gần như màu nâu nhạt, có thể thấy cả những khuẩn lạc dạng R và M. - Trong môi trường nước thịt: sau khi cấy 24 giờ, bồi dưỡng trong tủ ấm 370C, vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục, có màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi phân thối. - Trên môi trường Macconkey: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu hồng cánh sen, tròn nhỏ hơi lồi, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường. - Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc to, ướt, viền không gọn màu xám nhạt, đa số các chủng E.coli không gây dung huyết. - Trên môi trường thạch Brilliant green agar (BGA): vi khuẩn hình thành khuẩn lạc không màu trên nền lục xanh. - Môi trường SS: E.coli hình thành những khuẩn lạc màu hồng. - Môi trường Endo: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ ánh kim. * Đặc tính sinh hoá E.coli lên men sinh hơi các loại đường fructose, glucose, levulose, galactose, xylose, ramnose, mannit, lactose. Tất cả các E.coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi. Phản ứng sinh hoá: Phản ứng H2S: (-), phản ứng VP: (-), phản ứng MR: (+), phản ứng Indon (+), có khả năng khử nitrat thành nitrit. * Sức đề kháng E.coli bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ, 600C trong 30 phút, đun sôi 1000C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như axit phenic, biclorua thuỷ phân, formon, hydro peroxit 1% diệt vi khuẩn sau 5 phút. ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn tại đến 4 tháng. * Cấu trúc kháng nguyên Vi khuẩn E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp, bao gồm kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H, kháng nguyên K, kháng nguyên bám dính F. - Kháng nguyên thân O (Somatic) Là thành phần chính của thân vi khuẩn và được coi là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Được cấu tạo bởi 2 lớp chính, lớp polysaccharid có nhóm hydro nằm ở vòng ngoài mang tính đặc trưng cho kháng nguyên từng giống. Lớp polysaccharid nằm ở phía trong không có nhóm hydro không mang tính đặc trưng mà chỉ tạo sự khác biệt về khuẩn lạc. Kháng nguyên O chịu được nhiệt độ, các chất cồn, axit HCl 1N trong 20 giờ, rất độc, bị phá huỷ bởi formol 0,5%. - Kháng nguyên H (Flagellar) Được cấu tạo bởi thành phần lông của vi khuẩn, có bản chất là protein, kém bền vững hơn so với kháng nguyên O, bị phá huỷ ở 600C trong 1 giờ, dễ bị phá huỷ bởi cồn, axit yếu. Khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết, các vi khuẩn ngưng kết với nhau nhờ lông dính lông. Kháng nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh mà nó có vai trò bảo vệ cho vi khuẩn vận động tránh bị tiêu diệt bởi tế bào thực bào. - Kháng nguyên K (Kapsular) Còn gọi là kháng nguyên bề mặt, chúng bao quanh tế bào vi khuẩn và có bản chất hoá học là polysaccharid. E.coli có 3 loại kháng nguyên K (L, A, B) làm nhiệm vụ: + Hỗ trợ phản ứng ngưng kết với kháng nguyên O + Tạo ra hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác dụng ngoại lai và hiện tượng thực bào. - Kháng nguyên F (Fimbriae hay Pilus) - Có bản chất là protein bao phủ trên toàn bộ bề mặt tế bào. Pili có cấu trúc rỗng giữa, đường kính ngoài từ 7 – 9mm, đường kính trong từ 2 – 2,5mm, số lượng có thể lên tới 250 – 300 sợi /1 tế bào. Chức năng của kháng nguyên này là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá thể – màng nhày của đường tiêu hoá. Theo Vũ Khắc Hùng và cs (2005) [12], phần lớn các kháng nguyên bám dính đều sản sinh độc tố. * Các yếu tố gây bệnh của E.coli - Khả năng bám dính Bám dính là 1 khái niệm chỉ mối quan hệ của sự liên hệ vững chắc thuận nghịch giữa bề mặt vi khuẩn và tế bào vật chủ. Tất cả các cấu trúc thể hiện chức năng bám dính được gọi là yếu tố bám dính (Jones G.W và cs, 1981) [58]. E.coli gây bệnh bám dính trên niêm mạc ruột nhờ 1 hay nhiều yếu tố bám dính. Có 4 loại yếu tố bám dính quan trọng là F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P) và F41. - Khả năng xâm nhập Là khái niệm dùng để chỉ khả năng vi khuẩn E.coli qua được hàng rào bảo vệ lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc ruột non vào tế bào biểu mô, đồng thời sinh sản và phát triển trong lớp tế bào này, tránh các tế bào đại thực bào. - Khả năng gây dung huyết Vi khuẩn đường ruột phát triển trong các tổ chức cơ quan, sắt là nguyên tố cần thiết cung cấp cho quá trình dinh dưỡng vi khuẩn. Khả năng sản sinh ra Haemolysin của E.coli có thể coi là một yếu tố độc lực quan trọng nhằm mục đích dung giải hồng cầu, giải phóng Fe trong nhân Hem và transferin để cung cấp cho quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Hlyplasmid di truyền khả năng sản sinh Haemolysin gây dung huyết, đây là yếu tố độc lực quan trọng của vi khuẩn E.coli gây bệnh đường tiết niệu và các chủng E.coli phân lập từ cơ quan ngoài ruột thường có khả năng gây dung huyết cao hơn 8 – 18%. Có 4 kiểu dung huyết nhưng quan trọng nhất là hai kiểu α và β. - Khả năng tạo Colicin V (yếu tố kháng khuẩn) Trong đường ruột, để phát triển, tồn tại, vi khuẩn E.coli thường cộng sinh với các vi khuẩn đường ruột khác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của mình và trở thành vi khuẩn chiếm ưu thế trong đường ruột. E.coli thường sản sinh ra một loại chất kháng khuẩn có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn khác gọi là yếu tố kháng khuẩn Colixin V. Colixin V được coi là một bacteriocin có tác dụng độc với các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae. Có khoảng 40% các chủng E.coli của người và động vật có đặc tính sản sinh Colicingenic hay còn gọi là các E.colicol. - Tính kháng kháng sinh Trong những nghiên cứu gần đây, các tác giả đều có một nhận định chung là E.coli là vi khuẩn có khả năng tăng tính kháng kháng sinh nhanh nhất. yếu tố quy định khả năng kháng kháng sinh của E.coli nằm trong plasmid, các plasmid có trong E.coli có khả năng tồn tại nhân lên và chuyển giao giữa các chủng vi khuẩn. Đây chính là cơ sở làm tăng tính kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn (Bùi Thị Tho, 1996) [40]. Cũng theo tác giả này, thường khi E.coli kháng lại với 1 kháng sinh nào hay kèm theo sự kháng chéo với 2, 3 hoặc 5 loại kháng sinh khác. Theo Phạm Khắc Hiếu (1998) [8], có 5% số chủng E.coli kháng lại 7 loại kháng sinh, 25% kháng lại 4 loại kháng sinh và tác giả cho rằng E.coli có khả năng truyền tính kháng kháng sinh cho nhiều loại vi khuẩn khác. - Khả năng sản sinh độc tố Khả năng sản sinh ra độc tố được coi là một yếu tố gây bệnh quan trọng của vi khuẩn E.coli. Chúng có thể tạo ra 2 loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố. + Ngoại độc tố là một chất không chịu nhiệt, bị phá huỷ ở 560C trong vòng 10 – 30 phút. Ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử. Khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi các chủng được lưu giữ lâu dài hay được cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh dưỡng. + Nội độc tố: là yếu tố gây bệnh chủ yếu của E.coli. Có thể chiết xuất nội độc tố bằng nhiều phương pháp: phá vỡ tế bào bằng cơ học; chiết xuất bằng axit trichlocetic, phenol hoặc các enzyme. Nội độc tố có cấu trúc polysaccharid – protein - lipid thuộc về kháng nguyên hoàn toàn và có tính đặc hiệu cao với các chủng của mỗi serotype. Hai lớp chính của một độc tố ruột là độc tố chịu nhiệt ST (Stable toxin) và độc tố không chịu nhiệt LT (Lable toxin). Độc tố chịu nhiệt ST: chịu được nhiệt độ 1210C/15phút. Dựa vào đặc tính hoà tan trong Methanol và hoạt tính sinh học người ta chia độc tố ST thành 2 nhóm là STa và STb. STa là độc tố có khả năng gây ỉa chảy. Cơ chế gây ỉa chảy của STa được Gyles G.L và C.O.Thoen (1993) [56] đưa ra là: STa tác động vào hệ thống men có trong tế bào biểu mô ruột, men Guanylate cyclase làm chuyển GTP thành cGMP. Khi mà lượng cGMP trong tế bào tăng cao dẫn đến làm tăng hàm lượng Ca2+; Ca2+ ngăn cản quá trình hấp thu Na+, Cl-; ngăn cản hấp thu nước vào xoang ruột làm cho hàm lượng nước và chất điện giải trong xoang ruột tăng lên gây nên hiện tượng ỉa chảy. STb là một protein có tính kháng nguyên yếu không liên quan đến STa. STb được cấu tạo bởi chuỗi protein gồm 48 axit amin với 2 cầu nối disunfua. STb kích thích bài xuất các muối bicarbonate làm cho nước từ tế bào vào xoang ruột nhiều, STb kích thích vòng Nucleotid phân tiết dịch độc lập ở ruột. Tuy nhiên, phương thức của nó chưa được làm sáng tỏ. Độc tố không chịu nhiệt LT (Lable toxin) Độc tố không chịu nhiệt bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C/15 phút. Độc tố này có phân tử lượng lớn, có 2 tiểu phần A và B. Tiểu phần A mang hoạt tính sinh học. Tiểu phần B có 5 phần nhỏ, tiểu phần này có khả năng gắn với thụ thể trong tế bào biểu mô ruột. Trong vi khuẩn, tiểu phần A, B được tổng hợp trong tế bào và được dịch chuyển đến gần màng tế bào vi khuẩn, chúng kết hợp với nhau để tạo thành độc tố hoàn chỉnh, sau đó được thải ra bên ngoài. Khi tác động vào tế bào, tiểu phần B sẽ gắn vào recepter của màng tế bào biểu mô ruột. Tiểu phần A sẽ có chức năng hoạt hoá hệ thống enzym Adenylate cyclaza chuyển ATP thành cAMP. Khi hàm lượng cAMP tăng cao gây hiện tượng tăng bài xuất nước và các chất điện giải từ mô bào vào trong xoang ruột, cản trở sự hấp thu nước từ xoang ruột vào mô bào, làm cho nước trong xoang ruột tăng cao gây hiện tượng ỉa chảy. 2.2.2. Vi khuẩn Salmonella Chủng Salmonella được phát hiện đầu tiên vào năm 1885 là Salmonella cholera suis bởi Salmon và Smith. Năm 1934, theo đề nghị của Hội nghị sinh vật học quốc tế, để kỷ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn, tên chính thức của loại vi khuẩn này được đặt là Salmonella. Giống Salmonella gồm trên 600 type huyết thanh học chia làm 35 nhóm. Đa số vi khuẩn sống hoại sinh ở đường tiêu hoá, bình thường không gây bệnh. Khi sức đề kháng trong cơ thể giảm sút, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển, sản sinh ra độc tố gây hiện tượng tiêu chảy (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [37]. Các bệnh do Salmonella gây ra ở động vật gọi với tên chung là Salmonellosis (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [28]. Hiện nay người ta đã phân lập được trên 2000 chủng Salmonella nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 5% trong số đó gây bệnh cho người và động vật. Salmonella thường gây bệnh cho lợn ở lứa tuổi 45 – 90 ngày tuổi, lợn ở các lứa tuổi khác cũng mắc nhưng với tỷ lệ thấp. * Hình thái và tính chất bắt màu Là vi khuẩn hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6m x 1 - 3m, không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có từ 7 – 12 lông xung quanh thân trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum. Vi khuẩn bắt màu Gram (-), có thể bắt màu toàn thân hoặc hơi đậm ở 2 đầu. * Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, có thể phát triển được ở nhiệt độ 6 – 420C, pH = 6 - 9 nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 370C, pH thích hợp = 7,6. Đối với Salmonella gây bệnh ở gia súc sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí và kém hơn ở điều kiện kỵ khí. - Môi trường nước thịt: sau khi cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng. - Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám hơi lồi ở giữa, đường kính bằng 1 – 1,5mm. - Môi trường Macconkey: sau cấy 18 – 24 giờ, vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc tròn, không màu, nhẵn bóng. - Môi trường BGA: hình thành khuẩn lạc màu đỏ, bao bọc xung quanh bởi môi trường màu hồng nhạt. - Môi trường TSI: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu hồng trên mặt thạch nghiêng, môi trường màu đỏ, khi sinh sản ra H2S làm môi trường chuyển thành màu đen. * Đặc tính sinh hoá Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi đường glucose, manit, galactose, levulose, arabinose. Một số loài Salmonella cũng lên men các đường trên nhưng không sinh hơi như: Salmonella typhi suis, Salmonella typhi, Salmonella cholerae suis. Tất cả các loài Salmonella đều không lên men đường lactose và saccarose. Đa số các Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải ure. Các phản ứng sinh hoá: phản ứng H2S (+), phản ứng VP (-), phản ứng Indon (-). * Sức đề kháng Salmonella có sức đề kháng yếu với nhiệt độ: 500C bị diệt sau 1giờ, 700C trong 20 phút, đun sôi trong 5 phút. Trong nước đá, xác động vật chết chôn ở bùn, cát có thể sống 2 – 3 tháng. Trong nước thường, vi khuẩn có thể tồn tại một tuần. Các chất sát trùng thông thường có thể tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng, phenon 5%, HgCl 1/500, fomon 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 – 20 phút. * Cấu trúc kháng nguyên Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp. Vì thế, ngoài phản ứng huyết thanh đặc hiệu của từng vi khuẩn, còn có hiện tượng ngưng kết chéo giữa kháng nguyên của vi khuẩn với kháng nguyên của loài khác, thậm chí giữa nhóm này với nhóm khác trong giống. Cấu trúc kháng nguyên Salmonella gồm 3 loại: - Kháng nguyên O: Được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nằm ở lớp màng ngoài của màng tế bào vi khuẩn, được đặc trưng bởi lipopolysaccharid và được giải phóng ra môi trường nuôi cấy ở trạng thái thuần khiết. Kháng nguyên O của Salmonella rất phức tạp, hiện nay người ta đã tìm ra 65 yếu tố khác nhau. Một Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố trong số các yếu tố đó. Mỗi một yếu tố, người ta đánh số bằng các số La mã hoặc số ả rập. - Kháng nguyên H: Là kháng nguyên chỉ có ở các loài Salmonella có lông, có bản chất là protein. Kháng nguyên H được chia làm 2 pha: pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên; pha 2 không có tính chất đặc hiệu, loại này có thể ngưng kết với loại khác, pha 2 gồm 6 loại kháng nguyên. - Kháng nguyên K: Kháng nguyên K của Salmonella không phức tạp, có một kháng nguyên vỏ đã biết là kháng nguyên Vi chỉ có ở 2 type huyết thanh là Salmonella typhi và Salmonella para typhi. Bản chất của kháng nguyên Vi là một phức hợp gluxid – lipid – polypeptid. Kháng nguyên Vi không tham gia vào quá trình gây bệnh. * Đặc tính gây bệnh - Khả năng bám dính: theo Jones G.W và Richardson A. L (1981) [58], khả năng bám dính của Salmonella lên tế bào nhung mao ruột là bước đầu tiên và quan trọng quyết định quá trình gây bệnh của nó. Để thực hiện được chức năng này, Salmonella sản sinh ra yếu tố đặc trưng cho kết cấu phức hợp giữa cấu trúc của nó với cấu trúc của điểm tiếp nhận xác định trên tế bào nhung mao, đó là yếu tố bám dính type I (Fimbriae type I). - Khả năng xâm nhập và nhân lên trong tế bào: theo Frost A.J và cs (1997) [55], sau khi đã tiếp cận được với tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm biến đổi bề mặt màng tế bào bằng cách thay đổi hình dạng các sợi actin dẫn tới hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi khuẩn. Cơ chế làm biến dạng các sợi actin màng tế bào vật chủ là do tác động của vi khuẩn làm tăng hàm lượng Ca2+ nội bào, tín hiệu đó hoạt hoá actin depolime rizing enzymes dẫn tới sắp xếp lại cấu trúc sợi actin. Sau khi đã hoàn thành các không bào chứa vi khuẩn, Salmonella được hấp thu vào trong tế bào dưới hình thức hấp thu nội bào. ở trong tế bào, vi khuẩn tiếp tục tồn tại trong không bào sẽ nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ. - Tính kháng kháng sinh: giống như E.coli, khả năng kháng kháng sinh là một trong những yếu tố độc lực của Salmonella. Hiện nay, có nhiều tác giả cho rằng hiện tượng vi khuẩn Salmonella kháng thuốc đang ngày càng tăng, tỷ lệ đa kháng của Salmonella với 2, 3 loại thuốc là phổ biến (Bùi Thị Tho, 2003) [41]. - Khả năng sản sinh độc tố: Khả năng sản sinh độc tố chính là yếu tố gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn Salmonella. Salmonella có thể sản sinh ra 3 loại độc tố chính là độc tố đường ruột (Enterotoxin), nội độc tố (Endotoxin) với độc tố tế bào (Cytotoxin). + Enterotoxin: đây là loại độc tố thường xuyên được vi khuẩn tiết vào môi trường. Enterotoxin tạo ra sự rút nước từ cơ thể vào lòng ruột gâ._.y nên hiện tượng tiêu chảy. Độc tố đường ruột của Salmonella gồm 2 thành phần: độc tố thẩm xuất nhanh (Rapid permeability Factor – RPF) và độc tố thẩm xuất chậm (Delayed permeability Factor – DPF). Độc tố thẩm xuất chậm có thành phần cấu trúc giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli và được gọi là độc tố không chịu nhiệt của Salmonella (Heat Labletoxin – LT). Độc tố LT bị phá huỷ ở 700C trong vòng 30 phút và ở 560C trong 4 giờ , thẩm xuất chậm từ 18 – 24 giờ, có thể kéo dài tới 36 – 48 giờ. Độc tố thẩm xuất nhanh có thành phần cấu trúc giống độc tố chịu nhiệt của E.coli nên được gọi là độc tố chịu nhiệt của Salmonella (Heat Stabletoxin – ST) có khả năng chịu được nhiệt độ 1000C trong 4 giờ. Độc tố ST thẩm xuất nhanh sau 1 – 2 giờ, có thể kéo dài tới 48 giờ. + Cytotoxin: thành phần không phải là lipopolysacharid (Non – LPS) nằm ở màng ngoài vi khuẩn Salmonella. Cytotoxin có khả năng ức chế tổng hợp protein của tế bào Eukaryotic, làm tổn thương tế bào biểu mô. Đa phần độc tính của chúng bị phá huỷ bởi nhiệt độ. + Endotoxin: Thành phần chủ yếu là lipopolysacharid – LPS, là một thành phần cơ bản cấu tạo màng ngoài tế bào vi khuẩn Salmonella giữ vai trò là một yếu tố độc lực quan trọng của chúng. Endotoxin được giải phóng từ tế bào vi khuẩn trong quá trình phát triển hoặc do tế bào vi khuẩn bị phân giải. * Cơ chế gây tiêu chảy của vi khuẩn Salmonella Vi khuẩn Salmonella gây tiêu chảy thường qua các bước: xâm nhập vào ruột, xâm nhiễm tế bào biểu mô ruột và kích thích tiết dịch. Vi khuẩn bám dính vào đoạn giữa của ruột non, các vi khuẩn hình thoi có sẵn trong biểu mô ruột già thường xuyên tiết ra các loại axit hữu cơ bay hơi kìm hãm sự phát triển của Salmonella. Một số yếu tố như kháng sinh dùng trong thức ăn và điều trị, sự mất nước, stress do vận chuyển làm tăng nhanh sự xâm nhiễm của Salmonella. Sự xâm nhiễm vào tế bào biểu mô xảy ra ở riềm bàn chải nhung mao hồi tràng. Vi khuẩn tiếp xúc một cách ngẫu nhiên với từng phần bề mặt của niêm mạc ruột nhờ bản chất di động hoặc những thuận lợi khác của bề mặt niêm mạc. Ban đầu vi khuẩn hấp thụ lên niêm mạc ruột. Sau đó bám dính vào tế bào biểu mô ruột nhờ sự phối hợp giữa hai cấu trúc phân tử Fimbriae type 1 và cấu trúc phân tử của điểm tiếp nhận. Sau khi tiếp nhận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm lượng Ca2+ nội bào, hoạt hóa actin depolinerizing enzymes làm thay đổi cấu trúc hình dạng các sợi actin, biến đổi màng tế bào dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn. Hơn nữa, Salmonella xâm nhập vào trong tế bào tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh enterotoxin làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của vật chủ. Nhiễm độc huyết trong bệnh Salmonellosis xuất hiện có liên quan đến sự giải phóng nội độc tố từ tế bào vi khuẩn. 2.2.3. Staphylococcus * Hình thái và tính chất bắt màu Tụ cầu khuẩn có hình cầu, đường kính 0,7 – 1m, không có lông nên không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm thường xếp thành từng đôi hoặc thành từng đám hình chùm nho. Vi khuẩn bắt màu Gram (+). * Đặc tính nuôi cấy. Tụ cầu sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 32 – 370C, pH thích hợp 7,2 – 7,6. - Môi trường nước thịt: sau khi cấy 5 – 6 giờ, vi khuẩn làm đục môi trường. Sau 24 giờ, môi trường đục rõ hơn, lắng cặn nhiều, không có màng. - Môi trường thạch thường: sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to, mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn, khuẩn lạc có màu trắng, vàng thẫm hoặc vàng chanh. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [37], chỉ có khuẩn lạc của Staphylococcus aureus có màu vàng thẫm là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc màu vàng chanh và màu trắng không có độc lực và không gây bệnh. - Môi trường thạch máu: sau 24 giờ vi khuẩn hình thành nhiều khuẩn lạc dạng S. Nếu là khuẩn lạc của tụ cầu gây bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng dung huyết . - Môi trường thạch Chapman: đây là môi trường đặc biệt dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu. Nếu là tụ cầu gây bệnh khi cấy vào môi trường sẽ lên men đường manit làm pH thay đổi (pH = 6,8): môi trường có màu vàng. Nếu là tụ cầu không gây bệnh sẽ không lên men đường manit (pH = 8,4): môi trường có màu đỏ. * Đặc tính sinh hoá Tụ cầu có khả năng lên men đường: glucose, lactose, levulose, mannose, manit, saccarose; không lên men đường galactose. Phản ứng Catalaza: dương tính. * Cấu trúc kháng nguyên Có 2 loại kháng nguyên: Kháng nguyên polysaccharid ở vách là một phức hợp mucopeptid – acid teichoic. Kháng nguyên này khi gặp kháng thể tương ứng sẽ gây nên phản ứng ngưng kết. Kháng nguyên protein A: là thành phần ở vách và ở phía ngoài. * Các độc tố của Staphylococcus Staphylococcus có khả năng tiết ra 3 loại độc tố: độc tố dung huyết (Haemolyzin), nhân tố diệt bạch cầu (Leucocidin) và độc tố ruột (Enterotoxin). - Độc tố dung huyết: Có 4 loại chính: dung huyết tố , delta và gamma (). Trong đó dung huyết tố là một ngoại độc tố, có bản chất là protein bền với nhiệt độ. Đây là đặc điểm cần thiết của các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh. - Nhân tố diệt bạch cầu: giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu. Dưới tác động của nhân tố này, bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá huỷ. - Độc tố ruột: do một số chủng tụ cầu tiết ra, nó gây nên các bệnh đường tiêu hoá như nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp. Độc tố ruột là những ngoại độc tố bền với nhiệt độ và không bị phá huỷ bởi dịch vị. Độc tố ruột có 4 loại, trong đó có 2 loại đã biết là độc tố ruột A tạo ra do một chủng phân lập trong quá trình nhiễm độc thức ăn và độc tố ruột B tạo ra do một chủng phân lập trong các bệnh nhân bị viêm ruột. 2.2.4. Streptococcus * Hình thái và tính chất bắt màu Streptococcus có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1m, thường xếp thành từng chuỗi, không di động. Streptococcus bắt màu Gram (+). * Đặc tính nuôi cấy Là vi khuẩn sống hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, thích hợp ở nhiệt độ 370C. - Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông rồi lắng xuống đáy ống. Sau nuôi cấy 24 giờ môi trường trong đáy ống có cặn. - Môi trường thạch thường: hình thành khuẩn lạc dạng S nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám. - Môi trường thạch máu: dựa vào tính chất dung huyết người ta thấy Streptococcus có 3 type khuẩn lạc. + Tuyp : khuẩn lạc được bao quanh 1 vòng hồng cầu còn nguyên hình nhưng màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có vòng tan máu. Độc lực của nhóm này không cao. + Typ : bao quanh khuẩn lạc là 1 vòng tan máu hoàn toàn trong suốt có bờ rõ ràng. Độc lực của vi khuẩn nhóm này là cao nhất. + Typ : xung quanh khuẩn lạc không có sự thay đổi nào, hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Thuộc nhóm này thường là những vi khuẩn không gây bệnh. * Đặc tính sinh hoá - Streptococcus có khả năng lên men đường glucose, lactose, saccarose, salixin, không lên men đường manit, inulin. - Các phản ứng sinh hoá: Indon: (-), H2S (-), không làm đông vón huyết tương. * Cấu trúc kháng nguyên Cấu trúc kháng nguyên của liên cầu rất phức tạp và có nhiều loại. - Kháng nguyên polyozid (chất “c”): là một kháng nguyên thân do Lancefield phát hiện vào năm 1928. - Kháng nguyên protein M: kháng nguyên này của các liên cầu nhóm A có những đặc điểm khác nhau, có khoảng 42 type, trong đó có 12 type quan trọng vì hay gây bệnh. - Các mucopeptid: làm cho vách tế bào của liên cầu cứng rắn, nó có khả năng gây độc. * Các độc tố do Streptococcus tiết ra Streptococcus có khả năng tiết ra một số loại độc tố sau: + Streptolyzin O: là 1 kháng nguyên mạnh kích thích cơ thể hình thành kháng thể antistreptolyzin O. Hầu hết các loại liên cầu làm tan máu đều sản sinh ra Streptolyzin O. + Streptolyzin S: do nhiều chủng liên cầu sản sinh ra, không bị mất hoạt tính bởi oxy, có khả năng làm tan máu ở cả trên bề mặt môi trường. - Liên cầu nhóm A: có khả năng sản sinh ra một loại độc tố bản chất là protein, độc tố này tạo nên các nốt ban đỏ. 2.2. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn 2.2.1. Khái niệm Kháng sinh là một trong những phát hiện quan trọng nhất đối với sức khoẻ con người trong thế kỷ XX. Nhờ có kháng sinh, nhiều bệnh tật đã bị đẩy lùi giúp cứu nhiều mạng sống. Tuy nhiên cũng chính do con người đã sử dụng kháng sinh vào nhiều mục đích khác nhau: phòng trị bệnh nhiễm khuẩn, kích thích sinh trưởng, xử lý môi trường, bảo quản nông sản…đã dần dần tạo ra nhiều chủng loại vi khuẩn kháng thuốc. Theo Hoàng Tích Huyền (2001) [13], một cá thể hoặc một nòi vi khuẩn thuộc một loài nhất định được gọi là đề kháng nếu có thể sống và sinh sản trong môi trường có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sự sinh sản và phát triển của phần lớn những cá thể khác trong cùng một canh khuẩn hoặc những nòi khác cùng loài. 2.2.2. Phân loại hiện tượng kháng thuốc Dựa vào nguồn gốc chia hiện tượng kháng thuốc làm 2 loại: 2.2.2.1. Kháng thuốc tự nhiên Là hiện tượng kháng thuốc bản thân vi khuẩn bình thường đã có sẵn những men hay một chất nào đó có khả năng chống lại tác dụng của kháng sinh hoặc có thể loại vi khuẩn đó không có vị trí công kích, điểm tác động trong chất kháng sinh. Ví dụ như Penicillin chỉ tác dụng lên lớp vỏ tế bào nên không có hiệu quả đối với những vi sinh vật không có vỏ tế bào. 2.2.2.2. Kháng thuốc thu được Là hiện tượng kháng thuốc phát sinh do sự tiếp xúc nhiều lần với chất kháng sinh hoặc lây truyền từ vi khuẩn đề kháng sang vi khuẩn mẫn cảm. Kháng thuốc thu được có 2 loại: + Đột biến kháng: là sự đột biến xuất hiện dưới ảnh hưởng của tác nhân chọn lọc. ở đây tác nhân gây đột biến là các thuốc hoá học trị liệu. Các tác nhân này đã gây nên những biến đổi ở bộ máy di truyền của tế bào vi khuẩn. + Kháng thuốc lây lan: hiện tượng kháng thuốc này do các đơn vị di truyền plasmid tạo nên. Các plasmid nằm ngoài nhiễm sắc thể, trong tế bào chất và có thể truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác. 2.2.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn Trước đây, cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn được giải thích là do hiện tượng đột biến gen trong cấu trúc di truyền của vi khuẩn. Qua quá trình chọn lọc sẽ hình thành các nòi vi khuẩn kháng thuốc. Khả năng kháng thuốc do đột biến xảy ra rất ít, thường chỉ là 10-9, 10-10 trường hợp. Các gen đột biến được di truyền theo chiều dọc từ bố mẹ cho con cái. Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng, hiện tượng kháng thuốc lại xảy ra rất nhanh, tính kháng thuốc của vi khuẩn chủ yếu được truyền theo chiều ngang giữa các vi khuẩn trong cùng một thế hệ hoặc giữa các loài vi khuẩn khác họ với nhau trong cùng một quần thể. Theo Đỗ Trung Cứ (2003) [3] đây là sự thay đổi trình tự xắp xếp các bazơ nitơ trong phản ứng AND đã dẫn đến hàng loạt các sự kiện khác nhau. - Làm thành tế bào có khả năng giữ lại chất kháng sinh ngoài tế bào vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập vào tế bào. - Làm tăng cường tổng hợp các men phân huỷ chất kháng sinh, kháng sinh không kịp tác động lên vi khuẩn gây bệnh. Có 3 phương thức giúp cho vi khuẩn có thể truyền gen kháng thuốc theo chiều ngang. Tải nạp (Transformation): sự truyền đạt 1 đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận thông qua thực khuẩn thể (Bacteriophage). Sự biến nạp (Transdution): là hiện tượng 1 đoạn AND trần từ tế bào cho được một tế bào khác nhận thông qua các lỗ hổng trên màng tế bào vi khuẩn. Sự tiếp hợp (Conjugation): sự truyền đạt 1 đoạn AND từ tế bào này sang tế bào khác do sự liên kết của 2 tế bào vi khuẩn. Trong 3 phương thức trên thì phương thức sinh sản tiếp hợp là quan trọng nhất. Sự truyền kháng bằng con đường tiếp hợp liên quan đến sự truyền một đoạn plasmid từ tế bào này sang tế bào khác. Plasmid là một AND dạng vòng, nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có khả năng tái bản độc lập với vật chất di truyền của tế bào vật chủ. Trong plasmid có chứa nhân tố chuyển hoán (transposoms) là một đoạn AND có thể di chuyển bên trong nhiễm sắc thể, giữa các nhiễm sắc thể, nó có thể di chuyển bên trong tế bào, giữa các plasmid của tế bào cũng như tự chèn vào AND của thực khuẩn thể. Các gen kháng thuốc nằm trên plasmid làm lan rộng gen kháng thuốc trong quần thể vi sinh vật: một plasmid có thể mang nhiều gen kháng thuốc, người ta dùng ký hiệu R (Resistance) để chỉ tập hợp các xác định thể di truyền ngoài nhân mang tính kháng thuốc. Theo Luca Guardabassi và cs (2004) [59], sự kháng thuốc của vi khuẩn có thể được truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác chỉ nhờ một lượng nhỏ vi khuẩn. Đôi khi chỉ một tế bào vi khuẩn cũng có thể truyền gen kháng thuốc cho hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ khác. 2.2.4. Sự kháng thuốc của vi khuẩn E.coli Theo tác giả Bùi Thị Tho (2003) [41] cho thấy yếu tố quy định khả năng kháng kháng sinh của E.coli nằm trong plasmid. Các plasmid có trong tế bào vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột nói chung và E.coli nói riêng có khả năng tồn tại, nhân lên và chuyển giao giữa các chủng vi khuẩn. E.coli có thể truyền yếu tố kháng thuốc cho các vi khuẩn khác qua cầu nối nguyên sinh chất. Cầu nối này hình thành rất nhanh, thậm chí chỉ vài phút sau khi tiếp xúc. Sự lan tràn tính kháng thuốc không chỉ phụ thuộc vào tế bào cho mà còn phụ thuộc vào đặc tính tế bào nhận. E.coli có thể cho và nhận sức kháng nhanh hơn Salmonella. Do vậy, khả năng kháng kháng sinh, đặc biệt là hiện tượng đa kháng cũng như sự lan tràn tính kháng thuốc của E.coli cao hơn Salmonella rất nhiều. E.coli là nguồn cung cấp chủ yếu tính kháng thuốc lan tràn trong các chủng vi khuẩn có ở đường tiêu hóa động vật. Jacob C.O và cs (1986) [57] cho biết E.coli có khả năng kháng thuốc rất mạnh. Tính kháng thuốc của E.coli do các gen nằm trên plasmid qui định. E.coli độc có thể chứa một hay nhiều gen kháng thuốc. Trong quá trình di truyền của vi khuẩn, các plasmid kháng thuốc này có thể được trao đổi cho nhau theo phương thức tải nạp hoặc tiếp hợp, quá trình trao đổi này có thể thực hiện theo phương thức truyền dọc hay ngang làm cho hiện tượng kháng thuốc ngày càng tăng. Lê Văn Tạo và cs (1993) [31], cho biết có 12 chủng E.coli đa kháng với 7 loại thuốc kháng sinh, 32% đa kháng với 6 loại thuốc, 40% đa kháng với 5 loại thuốc, 10% đa kháng với 4 loại thuốc và 6% đa kháng với 3 loại thuốc. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khắc Hiếu và cs (1996) [7] tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng cho thấy có 40% E.coli kháng với Streptomycin, 50% kháng với Sulfamid, 12% kháng với Chlotetracyclin. 2.2.5. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Salmonella Salmonella là một trong những vi khuẩn đường ruột có các gen kháng thuốc nằm trong plasmid. Vì vậy, chúng cũng góp phần làm cho số lượng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng. Theo CJ Teale và cs (2002) [53] tại Anh năm 2002 khi làm thí nghiệm với 3425 chủng Salmonella có tới 61,1% chủng mẫn cảm với 16 loại kháng sinh; 15,1% kháng Ampicillin; 19,4% kháng SXT; 14,8% kháng Chloramphenicol; 16,6% kháng Streptomycin. Trong số các chủng Salmonella kháng thuốc, đáng kể nhất là Salmonella typhymurium: khi phân lập 533 chủng Salmonella typhymurium chỉ có 14,5% mẫn cảm với 16 loại kháng sinh thí nghiệm. Còn tỷ lệ kháng kháng sinh là rất cao, có 44,1% kháng SXT; 61% kháng Streptomycin; 70% kháng Ampicillin; 62,1% kháng Chloramphenicol. Những nghiên cứu của Alaine Douart (2004) [1] cũng cho thấy các chủng đa kháng chủ yếu là serovar typhymurium. Các loại kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Ampicillin, Streptomycin, Dehydrochlotetracyclin và Sulfamid. Theo Bùi Thị Tho (1996) [40], có 44,45% chủng Salmonella kháng lại Chloramphenicol; 44,45% kháng lại Ampicillin; 63,64% kháng lại Streptomycin; 72,73% kháng lại Sulfonamid. Theo tác giả Đinh Bích Thúy và cs (1995) [42], có 37,4 – 68,1% số chủng Salmonella kháng lại Chloramphenicol; 33,4 – 59,6% kháng lại Tetracyclin; 74,6 – 89,24% kháng lại Streptomycin; 27,65 – 34,7% kháng lại Furazolidon. Với Gentamycin chỉ có 4,26% số chủng Salmonella kháng lại. 2.2.6. Phương pháp xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với một số thuốc kháng sinh và thuốc hóa học trị liệu Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi không theo nguyên tắc đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng phát triển. Nó đã gây khó khăn cho công tác điều trị lâm sàng trong nhân y cũng như trong thú y. Trong lâm sàng để lựa chọn thuốc điều trị thích hợp là không dễ dàng. Một trong những hướng lựa chọn thuốc là thí nghiệm xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với một số thuốc kháng sinh hay còn gọi là kháng sinh đồ. Kháng sinh đồ là kỹ thuật tìm hiểu và đánh giá độ mẫn cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh, qua đó định hướng cho thầy thuốc sử dụng kháng sinh một cách khoa học; nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc của vi khuẩn. Có nhiều cách để đánh giá độ mẫn cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh như phương pháp đặt ống trụ, khuếch tán trên thạch,… Trong đó, phổ biến nhất là kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán dựa theo nguyên lý của Kirby Bauer (Nguyễn Xuân Thành và cs, 2005) [38]. Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể cùng một lúc thử tác dụng của nhiều loại kháng sinh trên cùng một loại vi khuẩn. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý khuếch tán kháng sinh từ khoanh giấy vào môi trường thạch. Mức độ khuếch tán phụ thuộc vào phân tử lượng của từng loại kháng sinh và vào độ dày của thạch trên đĩa Petri. Do đó, nồng độ kháng sinh càng gần khoanh giấy thì càng cao, càng xa khoanh giấy càng thấp. Những vùng xung quanh khoanh giấy là vùng ức chế. Đường kính của vòng vô khuẩn càng lớn thì chứng tỏ khả năng mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh đó càng cao, vi khuẩn đó nhạy cảm với kháng sinh. Ngược lại, nếu đường kính nhỏ hay vi khuẩn mọc sát vào mép khoanh giấy chứng tỏ vi khuẩn đó không nhạy cảm với kháng sinh tẩm trong giấy. 3. Đối tượng, Nguyên liệu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợn con theo mẹ ỉa phân trắng ở trại lợn Thành Đồng - Huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc. Lợn thí nghiệm được chia làm 3 nhóm tuổi khác nhau: + Nhóm 1: Lợn con từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi. + Nhóm 2: Lợn con từ 8 đến 14 ngày tuổi. + Nhóm 3: Lợn con từ 15 đến 21 ngày tuổi. Lợn thí nghiệm đều được chọn từ những lợn mẹ đã được tiêm các loại vacxin phòng bệnh do virus gây ra theo quy trình chuẩn. 3.2. Nguyên liệu * Môi trường nuôi cấy Các môi trường phổ thông tự chế biến trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy mẫu nghiên cứu bao gồm: nước thịt, thạch thường... Các môi trường chuyên dụng để phân lập và giám định vi khuẩn do hãng Oxoid của Anh sản xuất: Macconkey Agar, Brilliant Green Agar (BGA), Chapman Agar, Edwards Medium, thạch máu, thạch kháng sinh. * Giấy tẩm kháng sinh: Giấy tẩm kháng sinh do Oxoid sản xuất bao gồm các loại: Norfloxacin, Tetracyclin, Kanamycin, Enrofloxacin, Colistin, Neomycin, Penicillin, Amoxicillin/Clavulanic acid (AMC), Sulfamethoxazol – Trimethoprim (SXT), Gentamycin. * Thuốc kháng sinh Sử dụng 4 loại kháng sinh: Amoxycillin, Colistin, Gentamycin và Enrofloxacin. Chúng tôi sử dụng 4 loại kháng sinh này để điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại Thành Đồng dưới dạng các chế phẩm: Amox 10%, Belcomycin S, Genta – Dox và Enrovet 10%. * Dụng cụ thí nghiệm: - Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: đĩa lồng, ống thí nghiệm, kính hiển vi, tủ sấy, tủ hấp ướt,... - Các dung dịch và thuốc nhuộm: cồn đỏ fucxin, tím gentian, lugol, cồn axeton,... 3.3. Nội dung thí nghiệm 3.3.1. Xác định sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn con theo mẹ khoẻ mạnh bình thường và khi bị ỉa phân trắng. 3.3.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị ỉa phân trắng với các thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu thường dùng trong điều trị. 3.3.3. Kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con theo mẹ bị ỉa phân trắng với các thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu thường dùng trong điều trị. 3.3.4. Chọn thuốc và đưa ra phác đồ điều trị. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu * Phương pháp lấy mẫu: Tất cả các mẫu phân được lấy ngay tại hậu môn hoặc ngay sau khi lợn mới thải ra. Mẫu phân lấy được chứa trong syringe vô trùng (trường hợp mẫu phân loãng chứa nhiều nước) hoặc bằng lọ thuỷ tinh vô trùng có nút bông (trường hợp mẫu phân bình thường). * Phương pháp xử lý mẫu: Mẫu lấy về nếu chưa kịp xử lí ngay sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 40C. 3.4.2. Phương pháp xác định số loại và số lượng vi khuẩn trong phân lợn * Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn: Cân 1 gram phân cho vào ống nghiệm vô trùng nghiền nát với 9 ml nước sinh lí ta được độ pha loãng 10-1, dùng syringe vô trùng trộn đều nhiều lần. Sau đó hút 1ml dung dịch này sang ống thứ 2 đựng 9ml nước sinh lí vô trùng, trộn đều, tiếp tục làm như vậy đến nồng độ pha loãng thích hợp để nuôi cấy. * Cách nuôi cấy: dùng syringe vô trùng hút 0,1 ml dịch pha loãng ở các nồng độ đã chọn vào 1 đĩa môi trường. Mỗi nồng độ ở mỗi môi trường cấy trên ba đĩa lồng. Cấy bằng phương pháp láng đều dịch pha loãng trên bề mặt thạch. Sau đó để các đĩa thạch vào tủ ấm 370C/24 giờ. * Xác định số lượng vi khuẩn Chúng tôi sử dụng phương pháp Koch: cấy vi khuẩn trong môi trường thạch cứng rồi đếm số lượng khuẩn lạc (CFU). Số lượng CFU tương đương với số lượng vi khuẩn. * Tính kết quả Cấy 0,1 ml mẫu pha loãng trên một đĩa petri, sau nuôi cấy 370C/24 giờ đếm số khuẩn lạc rồi tính kết quả theo công thức sau: Số lượng vi khuẩn có trong 1gram phân là: X = 10.a.b Trong đó: X: số vi khuẩn trong 1gram phân a: số lượng CFU trung bình trên 1 đĩa petri b: nồng độ pha loãng * Xác định số loại vi khuẩn thường gặp trong phân lợn Mỗi loại vi khuẩn khi mọc trên môi trường thạch thường có đặc tính mọc khác nhau. Trên cơ sở đó có thể phân loại và xác định được số lượng của từng loại. Thông qua việc phân loại CFU qua hình thái, kích thước, màu sắc, dạng khuẩn lạc (S, M, R), đếm số lượng từng loại. Sau đó tiến hành phân lập giám định các khuẩn lạc đó bằng cách chọn các khuẩn lạc điển hình cho từng loại vi khuẩn cấy sang các môi trường chuyên dụng. 3.4.3. Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng với một số thuốc kháng sinh và thuốc hoá học trị liệu bằng phương pháp làm kháng sinh đồ Các loại giấy tẩm kháng sinh được sử dụng làm kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán trên thạch Antibiotic Agar (Oxoid) dựa theo nguyên lí của Kirby – Bauer (Bauer,1966). Vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập thuần khiết, được nuôi ở nước thịt 370C/24 giờ. Chuẩn bị môi trường, giấy tẩm kháng sinh: giấy tẩm kháng sinh được bảo quản ở 90C. Trước khi sử dụng, lấy giấy ra ngoài cho cân bằng với nhiệt độ phòng. Cách làm: dàn đều vi khuẩn trên mặt thạch bằng đáy ống nghiệm vô trùng. Đợi 3-5 phút (không quá 15 phút) cho ráo mặt thạch. Đặt các khoanh giấy kháng sinh lên bề mặt thạch bằng một pink kẹp vô trùng. Không dịch chuyển khoanh giấy khi nó đã tiếp xúc với mặt thạch. Dùng đầu pink ấn nhẹ khoanh giấy để đảm bảo khoanh giấy tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Các khoanh giấy đặt cách nhau ít nhất 24 mm tương đương 6 khoanh trên 1 đĩa đường kính 90 mm. Đợi khoảng 15 phút, đặt vào tủ ấm 370C/16 – 18 giờ. Đọc kết quả: Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 370C/16 – 18 giờ, đo đường kính vòng vô khuẩn bằng thước mm. Nếu cạnh của vòng ức chế không rõ nét thì phải đọc đường kính lớn nhất, nhỏ nhất rồi cộng chia trung bình. Đường kính của vòng vô khuẩn được tính ra mm và được đánh giá: mẫn cảm cao (H), mẫn cảm trung bình (I), hay kháng (R). Nếu khuẩn lạc mọc trong vòng ức chế rõ ràng thì phải nuôi cấy, phân lập và thử lại. Bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn STT Loại kháng sinh Ký hiệu Lượng kháng sinh (àg) R (≤) I H (≥) 1 Norfloxacin Nor 10 12 13 - 16 17 2 Gentamycin GM 10 12 13 - 14 15 3 Tetracyclin TE 30 14 15 -18 19 4 Kanamycin K 30 13 14 - 17 18 5 Sulfamethoxazole/ Trimethoprime SXT 23,35/1,25 10 11 -15 16 6 Enrofloxacin EnR 20 17 18 - 20 21 7 Amoxicillin/ Clavulanic acid AMC 30 14 15 - 16 17 8 Colistin CL 50 14 15 -17 18 9 Neomycin N 30 12 13 -16 17 10 Penicillin* PG 10UI 11 12-21 22 Bảng ý nghĩa vòng vô khuẩn. Nguồn: Oxoid từ NCCLS (1990) M2A4 (Oxiod, 1982) [60]. Ghi chú: Penicillin*: đối chứng (-) để kiểm tra lại kết quả phân lập. H (High): mẫn cảm cao. I (Intermediate): mẫn cảm trung bình. R (Resistance): kháng. 3.5. Xử lí số liệu Toàn bộ số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh vật học bằng chương trình phần mềm tính Excel 2000. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Phân lợn bình thường Mẫu Phân lợn con ỉa phân trắng Thạch thường Số loại khuẩn lạc Số lượng khuẩn lạc từng loại Các môi trường chuyên dụng Macconkey (Salmonella E.coli) BGA(Salmonella E.coli) Chapman (Staphylococcus)) Edwards (Streptococcus) Salmonella,E.coli thuần khiết Đếm tổng số CFU Thạch máu giữ giống Nước thịt 370C/24h Kháng sinh đồ Pha loãng 10x 4. kết quả và thảo luận 4.1. Xác định sự biến động về số lượng và số loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con theo mẹ bình thường và ỉa phân trắng. Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi khuẩn sinh sống, số lượng và thành phần của chúng tăng dần từ tá tràng đến trực tràng do sự thay đổi về độ pH và thành phần chất chứa. ở trạng thái sinh lý bình thường, các vi khuẩn tồn tại ở thể cân bằng và tương đối ổn định về số lượng và chủng loại. Các loại vi khuẩn này đóng vai trò rất lớn. Chúng cùng với vật chủ hình thành một hệ thống sinh thái cân bằng. Trong đường tiêu hoá, vi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hoá và chuyển hoá tinh bột, chất xơ; chuyển hoá nước; dị hoá protit; tổng hợp một số vitamin như vitamin nhóm B, nhóm K ở manh tràng và kết tràng; giáng hoá các thuốc uống vào và làm nhiệm vụ khử độc. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột còn có vai trò ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột xâm nhập và cư trú ở ống tiêu hoá do tác dụng đối kháng giữa các vi khuẩn. Tuy môi trường đường ruột có độ ẩm, chất dinh dưỡng thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhưng sự sinh sản của chúng vẫn có giới hạn vì trong ruột có những chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn như dịch mật, nước chua của dạ dầy được tá tràng đưa xuống. Nhưng khi gặp những tác động bất lợi như gặp lạnh đột ngột, phẩm chất thức ăn kém… làm cơ năng tiêu hoá ở đường ruột bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hoá sẽ lên men phân giải các chất hữu cơ sinh ra những chất độc như Indol, Scatol, H2S… Những chất độc này tác động lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng tính mẫn cảm, tăng nhu động ruột. Trong điều kiện rối loạn tiêu hoá này, các vi khuẩn có hại ở đường ruột gặp điều kiện thuận lợi sinh sôi nảy nở, tăng cường độc lực, sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây tiêu chảy. Có rất nhiều tác nhân dẫn đến bệnh lợn con phân trắng. Tuy nhiên, theo Đào Trọng Đạt (1995) [4], Radostits.O.M (1994) [61], cho dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì tác nhân phổ biến với vai trò kế phát hoặc vai trò nguyên phát vẫn là vi khuẩn. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [37], bệnh lợn con phân trắng là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gày sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu của Staphylococcus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm, thường phát mạnh vào thời điểm từ đông sang hè, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột. Để có cơ sở xác định vai trò gây bệnh của các loại vi khuẩn này thông qua sự biến động về số lượng và tần số xuất hiện, chúng tôi tiến hành xác định số lượng của một số vi khuẩn hiếu khí có mặt trong phân lợn bình thường. 4.1.1. Kết quả kiểm tra số lượng, tỉ lệ các loại vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ bình thường Với những lợn khoẻ mạnh bình thường chúng tôi chia làm ba nhóm tuổi nghiên cứu, nhóm thứ nhất là lợn con từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi, nhóm hai là lợn từ 8 đến 14 ngày tuổi, nhóm còn lại là lợn con từ 15 đến 21 ngày tuổi. Sau khi thu phân ngay tại hậu môn hoặc sau khi lợn thải ra, chúng tôi tiến hành nuôi cấy, phân lập, xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí và số lượng của một số loại vi khuẩn hiếu khí có mặt trong 1gram phân. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy: trong phân lợn con bình thường tổng số vi khuẩn hiếu khi ở các tuần tuổi là có sự khác nhau. Nhóm II, tổng số vi khuẩn hiếu khí là cao nhất (8,00 tỷ/1g phân), sau đó đến nhóm III có tổng số vi khuẩn hiếu khí là 6,67 tỷ/g phân, thấp nhất là nhóm I với tổng số vi khuẩn hiếu khí là 4,67 tỷ/g phân. Bảng 4.1. Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ bình thường Chỉ tiêu Nhóm tuổi Số mẫu kiểm tra (n) E.coli Salmonella Staphylococcus Streptococcus Các vi khuẩn khác Tổng số CFU/1g phân (x109) Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vi khuẩn/1g phân (x109) Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vi khuẩn/1g phân (x109) Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vi khuẩn/1g phân (x109) Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vi khuẩn/1g phân (x109 Tỷ lệ phân lập (%) Số lượng vi khuẩn/1g phân (x109 Nhóm I 9 100 3,33±0,33 33,33 0,67±0,37 11,11 0,33 11,11 0,33 0,00 0,00 4,67±0,16 Nhóm II 9 100 4,67±0,41 44,44 1,67±0,67 11,11 1,00 22,22 0,33±0,24 22,22 0,33±0,24 8,00±0,37 Nhóm III 9 100 3,66±0,41 22,22 1,00±0,67 22,22 0,67±0,44 22,22 1,33±0,88 0,00 0,00 6,67±0,23 Sở dĩ có sự khác nhau về tổng số vi khuẩn hiếu khí ở các nhóm tuổi là do số lượng vi khuẩn trong đường tiêu hóa phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống, môi trường xung quanh, đặc điểm sinh lý của từng giai đoạn sinh trưởng, sự hoàn thiện của bộ máy tiêu hóa và khu hệ vi sinh vật đường ruột. Lợn con mới sinh, từ môi trường bào thai tách ra sống độc lập, trong đường tiêu hóa số lượng chưa nhiều, thức ăn lúc này chủ yếu là sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể nên số lượng vi khuẩn ít nhất ở nhóm I. Sau khi sinh từ 6 đến 10 ngày tuổi, lợn con bắt đầu mọc răng nên hay gặm, cắn lung tung, cơ hội tiếp xúc thu nhận vi khuẩn từ bên ngoài tăng, kết quả phân lập thấy số lượng vi khuẩn tăng so với 1 tuần tuổi (tăng 3,33tỷ/g). Sang đến tuần thứ 3, hệ vi khuẩn đường ruột dần ổn định, trong đó có cả vi khuẩn có lợi, chúng đã ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, tổng số vi khuẩn ở nhóm III có giảm so với ._.hể di truyền ngang bởi plasmid R, đó chính là nguyên nhân làm cho hiện tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Hiện tượng kháng đồng thời 3 - 5 nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ 27 – 34%. Một số tác giả: Phạm Ngọc Thạch và cs (1998) [35], Lê Văn Tạo và cs (1993) [32] cũng cho rằng vi khuẩn E.coli có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh nên việc lựa chọn thuốc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. 4.3.2. Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của Salmonella phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm. Hiện nay, có rất nhiều thuốc kháng sinh và hoá học trị liệu được sử dụng để điều trị bệnh lợn con phân trắng, có nhiều loại thuốc mà vi khuẩn Salmonella ít nhiều có mẫn cảm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các thuốc này, có một tỷ lệ nhất định các chủng Salmonella xuất hiện khả năng kháng lại các kháng sinh mà chúng đã từng mẫn cảm. Khả năng này có liên quan đến yếu tố R- plasmid mà bản thân chúng có hoặc nhận được từ các loài vi khuẩn khác như E.coli, Shigella là những vi khuẩn sống chung với chúng trong đường ruột ký chủ. Cũng như đối với E.coli, ban đầu chúng tôi kiểm tra tính đơn kháng sau đó là tính đa kháng của các chủng Salmonella với các loại thuốc thí nghiệm. 4.3.2.1. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của các chủng Salmonella phân lập được từ phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm. Từ kết quả làm kháng sinh đồ chúng tôi tiến hành kiểm tra tính đơn kháng của 19 chủng Salmonella với các thuốc thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.5. Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của Salmonella với các thuốc thí nghiệm STT Tên thuốc Số chủng kiểm tra R Số chủng kháng Tỷ lệ (%) 1 Norfloxacin 19 12 63,16 2 Gentamycin 19 9 47,37 3 Tetracyclin 19 14 73,68 4 Kanamycin 19 9 47,37 5 SXT 19 14 73,68 6 Enrofloxacin 19 11 57,89 7 AMC 19 0 0 8 Colistin 19 0 0 9 Neomycin 19 4 21,05 Ghi chú: SXT: Sulfamethoxazole/Trimethoprim AMC: Amoxycillin/Clavulanic acid Từ bảng 4.8 chúng tôi thấy tỷ lệ kháng của 19 chủng Salmonella với các thuốc thí nghiệm là khá cao. Trong 9 loại thuốc Tetracyclin và Sulfamethoxazole/Trimethoprime có tỷ lệ Salmonella kháng cao nhất, có 14/19 chủng kháng lại (chiếm tới 73,68%); Norfloxacin và Enrofloxacin cũng có tỷ lệ kháng cao, cụ thể là 12/19 và 11/19 chủng Salmonella kháng lại, chiếm tỷ lệ tương ứng là 63,16% và 57,89%. Amoxycillin/Clavulanic acid và Colistin là hai thuốc Salmonella mẫn cảm nhất, sau khi kiểm tra chúng tôi không thấy có chủng nào kháng lại. Đối với Gentamycin, Neomycin, Kanamycin có độ kháng trung bình, cụ thể Gentamycin, Kanamycin có 9/19 chủng kháng (47,37%); Neomycin chỉ có 4/19 chủng kháng lại (chiếm 21,05%). Tỷ lệ kháng Biểu đồ 4.5. Tính đơn kháng của vi khuẩn Salmonella với các thuốc thí nghiệm Qua biểu đồ thấy Tetracyclin và Sulfamethoxazole/Trimethoprime bị kháng mạnh nhất, tiếp đến là Norfloxacin, Gentamycin, Kanamycin. Amoxycillin/Clavulanic acid và Colistin hoàn toàn không bị chủng Salmonella nào kháng lại. Từ kết quả kiểm tra tính kháng của các chủng E.coli và Salmonella phân lập được từ lợn con ỉa phân trắng, chúng tôi thấy chỉ nên sử dụng các loại thuốc Amoxycillin/Clavulanic acid và Colistin để điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại Thành Đồng. Cũng có thể dùng Neomycin để điều trị vì tỷ lệ kháng của Salmonella với thuốc là 21,05% có thể tạm chấp nhận được. Tác giả Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999) [16] khi kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng của Salmonella với 8 loại thuốc kháng sinh cho biết Salmonella có tỷ lệ kháng với Nitrofuran và Neomycin là thấp nhất. Theo Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999) [10] với 98 chủng Salmonella phân lập từ các bệnh phẩm của lợn, trâu bò được thử trên 8 loại kháng sinh thông dụng, kết quả cho thấy: 100% các chủng Salmonella kháng hoàn toàn với Penicillin và Sulfonamid. Chỉ có 1,03% số chủng Salmonella kháng lại Neomycin và chưa có chủng nào kháng lại Furazolidon. Không chỉ có E.coli, tình trạng Salmonella đa kháng cũng là một trong những vấn đề hết sức lo ngại. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều chủng Salmonella đa kháng với nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, sau khi kiểm tra tính đơn kháng, chúng tôi tiếp tục kiểm tra tính đa kháng của Salmonella với các thuốc thí nghiệm. 4.3.2.2. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng Salmonella phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm Từ kết quả làm kháng sinh đồ, chúng tôi tiến hành kiểm tra tính đa kháng của các chủng Salmonella. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella với các thuốc thí nghiệm Số thuốc Salmonella kháng lại Số chủng kiểm tra Tính đa kháng Số chủng Tỷ lệ (%) 2 19 2 10,53 3 19 4 21,05 4 19 6 31,58 5 19 5 26,32 6 19 2 10,53 Kết quả kiểm tra cho thấy cũng như E.coli, Salmonella có tỷ lệ đa kháng với nhiều loại thuốc cao. Không chủng nào đơn kháng với một loại thuốc. Số chủng Salmonella đa kháng nhiều nhất với 4 và 5 loại thuốc (6/19 và 5/19 chủng với tỷ lệ tương ứng là 31,58% và 26,32%), có 4 chủng đa kháng với 3 loại thuốc chiếm 21,05%, 2 chủng đa kháng với 2 và 6 loại thuốc (10,53%). Nghiên cứu về vấn đề này, Bùi Thị Tho (2003) [41] cho biết khi kiểm tra tính đa kháng của 26 chủng Salmonella phân lập từ lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ đa kháng của Salmonella với 2,3 loại thuốc là phổ biến (với 2 loại thuốc là 46,15%; với 3 loại thuốc là 38,46%). Khác với E.coli, không có chủng nào đa kháng với 7 loại thuốc. Kết quả nghiên cứu này có khác so với những nghiên cứu của chúng tôi. Theo kết quả của chúng tôi, Salmonella kháng với 4,5 loại thuốc là chủ yếu. Điều này có lẽ do thời gian kiểm tra của tác giả đã khá lâu, khả năng kháng thuốc của Salmonella đã tăng lên rất nhiều. Mặt khác, do thói quen sử dụng kháng sinh của từng trại, từng địa phương là khác nhau mà khả năng hình thành tính kháng của vi khuẩn cũng khác nhau. Từ kết quả kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli, Salmonella phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng với các thuốc thí nghiệm chúng tôi thấy tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Đây chính là lời cảnh báo cho trại lợn Thành Đồng nói riêng và toàn bộ các hộ chăn nuôi nói chung về tình trạng sử sụng thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh không đúng nguyên tắc. Từ kết quả những thí nghiệm kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella. Chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm các thuốc này để điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại. 4.4. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh lợn con phân trắng tại trại Qua kết quả làm kháng sinh đồ, chúng tôi thấy rằng E.coli và Salmonella vẫn còn mẫn cảm cao với Amoxycillin/ Clavulanic acid và Colistin. Được sự cho phép của ông Giám đốc trại, căn cứ vào kết quả làm kháng sinh đồ và kết quả kiểm tra danh mục các thuốc đã và đang sử dụng tại trại. Chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm cho các lợn con ỉa phân trắng với các thuốc có thành phần là kháng sinh mà vi khuẩn E.coli và Salmonella mẫn cảm trong phòng thí nghiệm. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi lựa chọn được 2 loại thuốc để điều trị thử nghiệm là Amox 10% và Belcomycin S. Để có kết quả so sánh với 2 loại thuốc thử nghiệm , chúng tôi cũng tiến hành chọn 2 thuốc đối chứng đang được sử dụng thường xuyên tại trại: Enrovet 10% oral và Genta Dox. Chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm trên lợn con bị tiêu chảy ở 2 tuần tuổi và so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian khỏi bệnh trung bình, tỷ lệ tái phát. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 lô, mỗi lô gồm 20 con. Các lợn này được sinh ra từ các nái mẹ có điều kiện chăm sóc như nhau và sau khi sinh được nuôi ở những điều kiện giống hệt nhau. Lô 1: Rp: Amox 10%. Ds: Tiêm bắp 1ml/10kgP. Liệu trình: 1 ngày tiêm 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày. Lô 2: Rp: Belcomycin S Ds: Tiêm bắp 1ml/10kgP. Liệu trình: 3 – 5 ngày. Lô 3: Enrovet 10% oral. Ds: pha nước sạch cho uống. Liệu trình: 3 – 5 ngày. Lô 4: Rp: Genta Dox. Ds: 1g/10kgP, thuốc dạng bột màu vàng pha vào nước cho uống. Liệu trình: liên tục 3 – 5 ngày. Tiêu chảy gây mất nước, lợn gày sút rất nhanh, da nhăn nheo, mệt mỏi và khát nước, nếu không bổ sung nước kịp thời lợn sẽ bị rối loạn muối khoáng điện giải dẫn đến hôn mê và chết rất nhanh trong 1 – 2 ngày. Vì vậy, khi điều trị thí nghiệm, lợn con được bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực như: Vitamin C, B – Complex, sử dụng men trợ giúp tiêu hóa Lactobac – C bổ sung vào nước uống của lợn con trong suốt quá trình điều trị. Kết quả điều trị được thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng ở 4 lô thí nghiệm Loại thuốc Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Số ngày điều trị khỏi (ngày) Số con tái phát (dưới 21 ngày tuổi) Tỷ lệ tái phát (%) Amox 10% 20 19 95,00 2,35±0,34 1 5,26 Belcomycin S 20 17 85,00 2,45±0,35 2 11,76 Enrovet 10% 20 13 65,00 2,75±0,37 4 30,77 Genta Dox 20 14 70,00 2,65±0,36 4 28,57 Qua kết quả ở bảng 4.10, chúng tôi thấy thuốc lựa chọn điều trị dựa vào kết quả kháng sinh đồ ở phòng thí nghiệm cho tỷ lệ khỏi cao hơn, thời gian điều trị bệnh cũng ngắn hơn so với 2 thuốc mà trại hay sử dụng. Qua theo dõi thấy sử dụng Amox 10 % có hiệu quả điều trị cao nhất, số con khỏi là 19/20 tỷ lệ khỏi là 95%, thời gian điều trị trung bình cũng ngắn nhất 2,35 ngày. Tiếp đó là Belcomycin S cũng cho hiệu quả điều trị cao, số con khỏi là 17/20 (85%), số ngày điều trị khỏi trung bình là 2,45 ngày. Hai thuốc đã được sử dụng tại trại từ lâu là Enrovet 10% oral và Genta Dox cho kết quả điều trị thấp, điều trị 20 con thì chỉ có 13 con khỏi (65%) khi dùng Enrovet 10%, thời gian điều trị khỏi là 2,75 ngày. Khi điều trị bằng Genta Dox có 14 con khỏi với tỷ lệ là 70%, thời gian điều trị khỏi là 2,65 ngày. Hai loại thuốc Enrovet và Genta Dox đã được trại Thành Đồng dùng từ khá lâu do đó tỷ lệ mẫn cảm là thấp, trong khi đó theo ghi chép của trại từ trước tới thời điểm chúng tôi nghiên cứu thì trại này chưa hề sử dụng 2 loại kháng sinh Amoxcycillin/Clavulanic acid và Colistin. Chính vì vậy mà thuốc vẫn còn kết quả tốt trong điều trị. Kết quả ở bảng 4.10 được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 4.6, 4.7: Tỷ lệ khỏi (%) Số ngày điều trị khỏi (ngày) Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm Biểu đồ 4.7. Thời gian điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm Qua hai biểu đồ trên chúng tôi thấy những thuốc có tỷ lệ khỏi cao thì thời gian điều trị trung bình cũng ngắn hơn. Trong 4 lô được điều trị thử nghiệm thì lô sử dụng Amox 10% có tỷ lệ khỏi là cao nhất và thời gian điều trị khỏi là ngắn nhất, sau đó là lô sử dụng Belcomycin S. Đối với 2 lô sử dụng Enrovet 10% và Genta Dox thì tỷ lệ khỏi thấp hơn và thời gian điều trị khỏi cũng dài hơn. Đó là do trong thành phần của 2 thuốc này có Enrofloxacin và Gentamycin, đây là 2 thuốc mà E.coli và Salmonella đã kháng lại. Thời gian điều trị khỏi cũng đánh giá được mức độ mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với thuốc điều trị. Thời gian này càng ngắn chứng tỏ vi khuẩn càng mẫn cảm. Thời gian điều trị ngắn cũng làm giảm stress đối với lợn con nên ít ảnh hưởng tới tăng trọng hơn, dẫn đến ít thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi. Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị khỏi Ngoài tỷ lệ khỏi và thời gian điều trị thì tỷ lệ tái phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị của một thuốc. Do điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ theo dõi tỷ lệ tái phát của lợn con sau khi điều trị cho đến 21 ngày tuổi kết quả cho thấy khi điều trị bằng Amox 10%, tỷ lệ tái phát là thấp nhất, chỉ chiếm 5,26% (1/19 con). Với Belcomycin S, số con tái phát là 2 chiếm 11,76%. Sau đó là Enrovet 10% và Genta Dox đều có tỷ lệ tái phát là 4 con, chiếm tỷ lệ tương ứng là 30,77% và 28,57%. Tóm lại, qua kết quả điều trị thử nghiệm bước đầu cho thấy hiệu quả điều trị bệnh lợn con phân trắng tại trại Thành Đồng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu kháng sinh đồ ở phòng thí nghiệm. Vì vậy, được sự đồng ý của quản lý trại chúng tôi mạnh dạn lựa chọn Amox 10% và Belcomycin S để tiếp tục điều trị diện rộng cho các lợn bị ỉa phân trắng tại trại. 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Từ những kết quả thí nghiệm thu được đã trình bày ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1. Các vi khuẩn E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus là những vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong phân lợn bình thường cũng như trong phân lợn con ỉa phân trắng. Các mẫu phân lập đều có mặt của E.coli, các vi khuẩn khác thì ít gặp hơn. Khi lợn bị tiêu chảy, số lượng E.coli tăng nhiều nhất, sau đó là Salmonella, các vi khuẩn khác có số lượng biến động ít hơn. ở nhóm I: E.coli tăng 9,67 tỷ/g phân (tăng 3,9 lần), Salmonella tăng 1,66 tỷ/g phân (tăng 3,5 lần). Nhóm II: E.coli tăng 13,66 tỷ (tăng 3,9 lần), Salmonella tăng 2 tỷ/g phân (tăng 2,2 lần). Nhóm III: E.coli tăng 16,34 tỷ (tăng 5,5 lần), Salmonella tăng 3,33 tỷ/g phân (tăng 4,3 lần). Riêng Streptococcus giảm so với bình thường, đây là một biểu hiện của hiện tượng loạn khuẩn. Tổng số vi khuẩn hiếu khí tăng lên nhiều lần so với bình thường, ở tất cả các nhóm tuổi đều tăng nhưng nhóm III tăng nhiều nhất, sau đó đến nhóm II và tăng ít nhất ở nhóm I. Cụ thể: ở nhóm I, tổng số vi khuẩn hiếu khí tăng 11,66 tỷ/g phân; nhóm II tăng 16 tỷ/g phân; nhóm III tăng 19,66 tỷ/g phân. 2. Tính mẫn cảm của E.coli và Salmonella Kết quả làm kháng sinh đồ với 27 chủng E.coli phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng cho thấy: 27 chủng mẫn cảm với Amoxycillin/Clavulanic acid và Colistin, chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó có 27 chủng mẫn cảm cao với Amoxycillin/Clavulanic acid và 23 chủng mẫn cảm cao với Colistin, chiếm tỷ lệ lần lượt là 100% và 85,19%. Các thuốc còn lại có mức độ mẫn cảm trung bình hoặc không mẫn cảm. Kết quả làm kháng sinh đồ với 19 chủng Salmonella phân lập từ phân lợn con ỉa phân trắng cho thấy: Salmonella mẫn cảm hoàn toàn với Amoxycillin/Clavulanic acid và Colistin (100% chủng mẫn cảm). Amoxycillin/Clavulanic acid có 14 chủng mẫn cảm cao (73,68%), 5 chủng mẫn cảm trung bình (26,32%). Colistin có 16 chủng mẫn cảm cao (84,21%), 3 chủng mẫn cảm trung bình (15,79%). Salmonella mẫn cảm tương đối cao với Neomycin, có 15/19 chủng mẫn cảm (78,95%), trong đó có 6 chủng mẫn cảm cao và 9 chủng mẫn cảm trung bình. Các kháng sinh Tetracyclin, SXT gần như bị kháng hoàn toàn. 3. Tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella Cả E.coli và Salmonella có tỷ lệ đa kháng cao, không có chủng nào đơn kháng. Số chủng E.coli đa kháng nhiều nhất với 5 loại thuốc (8 chủng đa kháng với 5 loại thuốc, chiếm tỷ lệ 29,63%), 7 chủng kháng với 4 loại thuốc (25,93%) và 5 chủng kháng với 3 loại thuốc (18,52%). Số chủng Salmonella đa kháng nhiều nhất với 4 và 5 loại thuốc (6/19 và 5/19 chủng), kháng với 3 loại thuốc có 4 chủng (21,05%). E.coli đa kháng mạnh hơn so với Salmonella. 4. Kết quả điều trị các thuốc thí nghiệm Từ kết quả nghiên cứu phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành điều trị thử nghiệm với các thuốc Amox 10%, Belcomycin S có thành phần là Amoxycillin và Colistin - đây là 2 loại kháng sinh mà E.coli, Salmonella mẫn cảm cao. Hai thuốc Enrovet 10% oral và Genta Dox là các thuốc mà trại đang sử dụng. Bước đầu, chúng tôi thu được những kết quả khả quan, tỷ lệ khỏi khi điều trị bằng Amox 10% là 95% và thời gian điều trị khỏi ngắn (2,35 ngày). Tỷ lệ điều trị khỏi khi dùng Belcomycin S là 85%, thời gian điều trị ngắn 2,45 ngày. Hai thuốc đang dùng ở trại có tỷ lệ khỏi thấp hơn, Enrovet 10% oral có tỷ lệ điều trị khỏi là 65%, thời gian điều trị khỏi là 2,75 ngày; Genta Dox khi điều trị có tỷ lệ khỏi là 70%, thời gian điều trị khỏi là 2,65 ngày. 5.2. Đề nghị * Do điều kiện thời gian và kinh phí còn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các vi khuẩn hiếu khí có mặt trong phân lợn con bình thường và tiêu chảy. Các nghiên cứu sau cần tiếp tục đi sâu hơn với các vi khuẩn khác để có một cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. * Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli, Salmonella với 10 loại kháng sinh. Cần mở rộng với nhiều loài vi khuẩn và nhiều loại thuốc kháng sinh khác. * Căn cứ kết quả làm kháng sinh đồ, tiếp tục điều trị các thuốc kháng sinh có độ mẫn cảm cao với các vi khuẩn nhằm đánh giá tác dụng invitro của các thuốc này. Tài liệu tham khảo Tiếng việt 1. Alaine Douart (2004), “Điều trị kháng sinh bệnh tiêu hóa”, (Thanh Thuận dịch), Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập XII (số 2). 2. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy gia súc, Tài liệu của Cục Thú y Trung ương, Tr.16 – 18. 3. Đỗ Trung Cứ (2003), Phân lập và xác định yếu tố gây bệnh của Salmonella ở lợn một số tỉnh miền núi phía Bắc và biện pháp điều trị, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội. 4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột. Vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con. Các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội. 6. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 7. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cs (1996), “Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli trong 20 năm”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa CNTY - ĐHNNI (1975 - 1995), Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội (số 4). 8. Phạm Khắc Hiếu (1998), “ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con”, Báo cáo khoa học tại hội nghị tổng kết năm 1998 – chương trình nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước về EM, Hà Nội. 9. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999), “Một số kết quả nghiên cứu tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trong thú y”, Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Khoa CNTY (1996 - 1998), NXB Nông nghiệp, Tr.134 – 138. 11. Khoon Teng Hout (1995), “Những bệnh đường hô hấp và tiêu hóa của lợn”, Hội thảo khoa học Thú y, Cục Thú y, Hà Nội. 12. Vũ Khắc Hùng, Lê Văn Tạo, Ephylipcinec (2005), “Xác định các loại độc tố thường gặp của vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh tiêu chảy bằng phương pháp PCR”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập XII (số 2) 13. Hoàng Tích Huyền (2001), Giáo trình dược lý học, tập II, NXB Y học. 14. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1999), Thuốc và vacxin sử dụng trong điều trị thú y, NXB Nông nghiệp. 15. Nguyễn Trọng Lịch (2007), Kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập từ lợn con bị bệnh viêm ruột ỉa chảy, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 16. Vũ Bình Minh, Cù Hữu Phú (1999), “Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy. Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng vi khuẩn phân lập được”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, tập VI (số 3). 17. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập IV (số 1), Tr.15 – 22. 18. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ – Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và Salmonella. Biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 20. Vũ Văn Ngữ (1979), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil, NXB Y học, Hà Nội. 21. Nguyễn Khả Ngự (1999), Xác định các yếu tố gây bệnh của E.coli gây bệnh cho lợn con trước và sau cai sữa ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 22. Niconxki.V.V (1986), Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn Đình Chí dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng stress trong bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 24. Nguyễn Thị Nội (1985), Tìm hiểu vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vacxin dự phòng, Luận án PTS Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Nguyễn Thị Sở, Trần Thị Thu Hà (1989), “Kết quả điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, Viện Thú y (1985 - 1989), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 54 – 58. 26. Nguyễn Thị Oanh (2003), Tình hình nhiễm và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella ở vật nuôi (Lợn, trâu, bò, nai, voi) tại Đắc Lắc, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 27. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Vi sinh vật thú y, Giáo trình đại học, tập 1,2, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 28. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Trương Quang (2005), “Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn 1 – 60 ngày”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội. 30. Trương Quang, Phạm Hồng Ngân, Trương Hà Thái (2006), “Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong bệnh tiêu chảy của bê nghé”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập XIII (số 4). 31. Lê Văn Tạo và cs (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Công nghiệp thực phẩm, NXB Hà Nội, Tr.324 – 325. 32. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Xác định yếu tố gây bệnh di truyền bằng plasmid trong vi khuẩn E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng để chọn chủng sản xuất vacxin”, Hội nghị trao đổi khoa học REI – HAU. 33. Lê Văn Tạo và cs (1995), “Hiệu quả sử dụng vacxin E.coli cho uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, NXB Hà Nội, Tr.432 – 453. 34. Lê Văn Tạo (2006), “Bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, tập II (số 3). 35. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Nguyễn Hữu Nam (1998), “Biến đổi vật lý trên niêm mạc ruột non trâu bị viêm ruột ỉa chảy”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tr.53 – 56. 36. Lê Khắc Thận, Nguyễn Thị Phước Nhuận (1974), Sinh hóa động vật, NXB Nông thôn, Hà Nội. 37. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 38. Nguyễn Xuân Thành, Vũ Hoàn, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Hải (2005), Giáo trình thực tập vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 40. Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hóa học trị liệu và phytoncyd đối với E.coli phân lập từ lợn con phân trắng, Luận án PTS Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 41. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y, NXB Hà Nội, Hà Nội. 42. Đinh Bích Thúy, Nguyễn Thị Thạo (1995), “Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, tập II (số 3). 43. Đỗ Ngọc Thụy, Cù Hữu Phú (2002), “Tính kháng thuốc của các chủng E.coli phân lập từ lợn con tiêu chảy ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội (số 2). 44. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 45. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), “Kết quả điều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một số trại giống lợn hướng nạc”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập V (số 4). 46. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Ngọc Phục, Lê Văn Tạo (2004), “Phân lập và xác định yếu tố gây bệnh của E.coli từ lợn con tiêu chảy tại trại lợn Tam Điệp”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội (số 4). 47. Đỗ Trung Trực (2004), “Phân lập và định type kháng nguyên E.coli trong phân heo nái, heo con tại Tiền Giang”, Tạp chí KHKT Thú y, NXB Hà Nội, Tập V (số 1). 48. Lưu Thị Uyên (1999), “Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường ruột của lợn bình thường và lợn mắc hội chứng tiêu chảy dưới ảnh hưởng của chế phẩm EM”, Luận án Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 49. Tạ Thị Vịnh (1990), Sinh lý bệnh gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tiếng Anh 50. Bergeland H.U, Faibrother J.N, Nielsen N.O, Pohlenz J.F (1992), Escherichia coli infection Disease of Swine, Iowa state University press/AMES, IOWA USA. 7th Edition, pp.487 – 488. 51. Bryant E.S: Salmonella enteritidis control. Dairy – Food – Environ – Sanit. Ames, Iowa: International Association of milk, food and environmental sanitarians, Inc. May 1990.v.10 (5) pp.271 – 272. 52. Bywater R.J: Diarrhoea treatments – fluid replacement and alternatives [Antibiotics, antisecretory drugs, adsorbents]. Ann – Rech- Vet – Res Paris: Dept de pathologie animale de l’Institut national de la recherche agronomique, 1983.v.14 (4) pp.556 – 560. 53. C.J. Teale, S. Cobb, P.K. Martin, Dr.G. Watkin (2002), VLA Antimicrobial sensitivity report 2002, St clements house, pp. 52 – 62. 54. Faibrother J.M (1992), Enteric Colibacillosos Diseases of Swine. IOWA. State University press/ amess. IOWA. USA. 7th edition, pp. 489 – 497. 55. Frost A.J, A.D. Bland, T.S. Wallis (1997), “The early dynamic response of the calf iteal ephithelium to Salmonella typhimurium” Vet – Pathol, 34. Pp. 369 – 386. 56. Gyles G.L and C.O. Thoen (1993), “Pathogenesis of Bacterial infection in animals”, Ames Iowa State University press, pp. 109 – 123. 57. Jacob C.O, R.Arnon and R.A.Finkelstein (1986), “Immunity to heat – labile enterotoxins of porcine and human Escherichia coli strains achieved with cholera toxin peptides”, Immun. 52, pp. 562 – 567. 58. Jones G.W, Richardson A.L (1981), “The atatchement to invasion of hela cell by Salmonella typhimurium the contribution of monose sensitive and monose sensitive heamaghitinate activities”, J.Gen.Microbiol, pp. 361 – 370. 59. Luca Guardabassi, Stefan Schwarz and David H.L loyd (2004), Journal of Antimicrobial resistant bacteria, Oxford university press, pp. 321 – 332. 60. Oxoid (1982), The oxoid manuall of culture media, ingredients and other laboratory services, Oxford university press. 61. Radostits O.M, Blood D.C and Gay C.C (1994), “Veterinary medicine”, A textbook of the Diseases of cattle, sheep, pig, goats and horses. Set by paston press L.t.d London, Norfolk, Eighth edition. Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ Nguyễn thị ngọc hà Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn con hướng nạc ỉa phân trắng tại trại Thành Đồng - Mê Linh – hà nội Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: thú y Mã số: 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: Pgs.ts. bùi thị tho Hà Nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà Lời cảm ơn Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và trau dồi những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS.Bùi Thị Tho đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất khoa Thú y, cùng toàn thể cán bộ và nhân viên trại lợn Thành Đồng - Mê Linh - Vĩnh Phúc. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, cơ quan, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài này. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Danh mục các chữ viết tắt AMC Amoxycilin/Clavulanic acid SXT Sulfamethazole/Trimethoprime PG Penicillin H - High mẫn cảm cao I - Intermediate mẫn cảm trung bình R - Resistance kháng BGA Brilliant Green Agar CFU Colony Forming Unit cs cộng sự ST - Stable toxin độc tố chịu nhiệt LT - Lable toxin độc tố không chịu nhiệt RPF - Rapid permeability Factor độc tố thẩm xuất nhanh DPF - Delayed permeability Factor độc tố thẩm xuất chậm Danh mục các bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ bình thường 37 4.2. Tỷ lệ, số lượng một số vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng 41 4.3. Sự biến động 4 loại vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn con ỉa phân trắng 44 4.4. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của E.coli phân lập từ phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng 50 4.5. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Salmonella phân lập từ phân lợn con theo mẹ ỉa phân trắng 53 4.6. Kết quả kiểm tra tính kháng của E.coli với các thuốc thí nghiệm 57 4.7. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của E.coli với các thuốc thí nghiệm 59 4.8. Kết quả kiểm tra tính đơn kháng của Salmonella với các thuốc thí nghiệm 61 4.9. Kết quả kiểm tra tính đa kháng của Salmonella với các thuốc thí nghiệm 63 4.10. Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng ở 4 lô thí nghiệm 66 Danh mục các biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Sự biến động về số lượng các vi khuẩn hiếu khí có trong phân lợn con ỉa phân trắng so với bình thường 45 4.2. Tính mẫn cảm của vi khuẩn E.coli với các thuốc thí nghiệm 51 4.3. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella với các thuốc thí nghiệm 54 4.4. Tính đơn kháng của vi khuẩn E.coli với các thuốc thí nghiệm 57 4.5. Tính đơn kháng của vi khuẩn Salmonella với các thuốc thí nghiệm 62 4.6. Tỷ lệ điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 67 4.7. Thời gian điều trị khỏi của các thuốc thí nghiệm 67 4.8. Tỷ lệ tái phát sau khi điều trị khỏi 68 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY003.doc
Tài liệu liên quan