Luận án Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới 1932 - 1945

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN VĂN NAM ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊUTRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN VĂN NAM ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊUTRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 (Trên cứ liệu Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã ngành: 9 22 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ

docx168 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới 1932 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lý Toàn Thắng THÁI NGUYÊN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Trần Văn Nam LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng quý thầy cô ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng, người thầy đã cho tôi nền tảng tri thức, kinh nghiệm và lòng ham nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân và bạn bè đã động viên, tiếp sức để tôi có được kết quả như hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Trần Văn Nam MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 36 Bảng 2.2: Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn CĂN BỆNH đến miền đích TÌNH YÊU 43 Bảng 2.3: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH 44 Bảng 2.4: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 46 Bảng 2.5: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 47 Bảng 2.6: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 49 Bảng 2.7: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI 50 Bảng 2.8: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 54 Bảng 2.9: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ 54 Bảng 2.10: Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn SỰ NGÂY NGẤTđến miền đích TÌNH YÊU 57 Bảng 2.11: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT 58 Bảng 2.12: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƯỢU 59 Bảng 2.13: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ RƯỢU 60 Bảng 2.14: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 61 Bảng 2.15: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ 62 Bảng 2.16: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN 65 Bảng 2.17: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN 66 Bảng 2.18: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA 68 Bảng 2.19: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA 68 Bảng 2.20: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm CHẤT LỎNG 70 Bảng 2.21: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG 70 Bảng 2.22: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH HỒI SINH 72 Bảng 2.23: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH HỒI SINH 73 Bảng 2.24: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 74 Bảng 2.25: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY 75 Bảng 2.26: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm MÙI HƯƠNG 77 Bảng 2.27: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG 77 Bảng 2.28: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA 78 Bảng 2.29: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích trongẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA 79 Bảng 2.30: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀHIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 80 Bảng 2.31: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích trongẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 80 Bảng 2.32: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG 81 Bảng 2.33: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG 82 Bảng 2.34: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG MANH 83 Bảng 2.35: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG MANH 84 Bảng 2.36: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI 85 Bảng 2.37: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI 86 Bảng 2.38. Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI 87 Bảng 2.39: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI 88 Bảng 2.40: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀSỨC MẠNH VẬT LÝ 89 Bảng 2.41: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ 89 Bảng 2.42: Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệmTÌNH YÊU LÀMA LỰC 90 Bảng 2.43: Các thuộc tính được chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đíchtrong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ MA LỰC 90 Bảng 3.1: Các phạm trù hình ảnh kiến tạo miền Nguồn trong các biểu thứcẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ trung đại và thơ mới 95 Bảng 3.2: Hệ thống phạm trù nhân vật trữ tình xuất hiện trong các ẩn dụý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu 118 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các nhà ngôn ngữ học truyền thống quan niệm, ẩn dụ hình thành dựa trên sự so sánh ngầm. Đây chính là điểm để phân biệt ẩn dụ và so sánh. Như vậy, ẩn dụ chỉ được nghiên cứu trong lĩnh vực phong cách học hay tu từ học và ẩn dụ chỉ thuộc về bản thân ngôn ngữ.Nếu ngôn ngữ học cấu trúc chỉ quan tâm trước hết đến bản thân ngôn ngữ một cách khuôn mẫu thì ngôn ngữ học tri nhận còn quan tâm đến những quá trình tri nhận/tinh thần (như tri giác, tư duy, kí ức, chú ý...) mà ngôn ngữ vốn cũng là một thành phần trong những quá trình đó và chịu sự tương tác với chúng. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận chỉ ra rằng, ẩn dụ là một hoạt động thường xuyên của tư duy. Trong cuốn “Metaphors We Live By” xuất bản năm 1980, Lakoff và Johnson đã chứng minh ẩn dụ không chỉ đơn giản là dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác. Vì thế, áp dụng lý thuyết tri nhận vào nghiên cứu văn chương đã trở thành một phong trào có sự lôi cuốn đặc biệt trên toàn thế giới. Thời gian gần đây ở Việt Nam, tìm hiểu thơ ca theo lý thuyết tri nhận là một hướng đi có sức thu hút lớn. Một số nhà ngữ học trẻ quan tâm nghiên một số tác giả riêng lẻ của phong trào Thơ mới như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... Dễ thấy, Thơ mới là phong trào đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ nhưng đều xuất hiện chủ yếu trong các giáo trình văn học hoặc các chuyên khảo mang tính tổng hợp được nhìn từ góc độ thể loại, thi pháp... Trong các công trình nghiên cứu đó, Thi nhân Việt Nam là công trình có giá trị, đã tổng hợp và đánh giá tương đối quy mô, toàn diện đối với phong trào Thơ mới. Đặc biệt, mỗiphần giới thiệu về một nhà thơ,tác giả Thi nhân Việt Nam làm toát lên nét đặc sắc nhất tạo phong cách riêng của từng người. Tình yêu là chủ đề tiêu biểu nhất góp phần làm nổi bật cái Tôi độc đáo trong Thơ mới. Với công trình của mình, người nghiên cứu giúp độc giả thấy được sự sáng tạo mới mẻ về từ ngữ, hình ảnh cũng như tư duy của các nhà Thơ mớiqua cách ý niệm hóa tình yêu. Vì lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 - 1945" làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Góp phần khẳng định tính đúng đắn của việc áp dụng lý thuyết tri nhận vào nghiên cứu thi ca. Đồng thời đây cũng là quá trình thực hành để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa và tư duy trong thi ca dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó thấy được giá trị của ẩn dụ ý niệm trong thi ca. - Qua so sánh đối chiếu với hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu ở một số tác phẩm thơ trung đại tiêu biểu, người viết chỉ ra được sự độc đáo trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới gắn với lối tư duy thời đại; đồng thời qua so sánh các ẩn dụ ý niệm tình yêu của hai nhà thơ Xuân Diệu và Nguyễn Bính để chỉ ra được sự khác biệt rõ rệt về tư duy ngay trong nội bộ các nhà Thơ mới khi ý niệm hóa tình yêu. Chính sự khác biệt ấy đã tạo nên cá tính của mỗi nhà thơ. 2.2. Nhiệm vụ Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu: - Tập hợp có lựa chọn các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án và tổng hợp một số quan điểm về tình cảm cũng như các vấn đề liên quan đến đối tượng khảo sát. - Tổng hợp, phân loại và thiết lập các mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ mới, thơ Nguyễn Bính và thơ Xuân Diệu trước năm 1945. - Phân tích cơ chế chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích dựa trên những thuộc tính đặc trưng tiêu biểu nhất. Đồng thời, lý giải cũng như phân tích các lược đồ tri nhận trong thơ mới để thấy được vẻ đẹp con người tinh thần của các nhà thơ qua hệ thống ý niệm về tình yêu cũng như thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư duy. - So sánh đối chiếu các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong sáng tác của các nhà Thơ mới với các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ trung đại,đồng thời so sánh ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu để thấy được cá tính sáng tạo của các tác giả thơ mới cũng như sự khác biệt rõ rệt ngay trong nội bộ các nhà Thơ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thời kỳ Thơ mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam có thể có nhiều loại. Tuy nhiên, với khuôn khổ của Luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một loại ẩn dụ ý niệm về tình yêu đó là ẩn dụ cấu trúc. Bởi vì, ẩn dụ cấu trúc là dạng tiêu biểu và xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm thơ mới. 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được dùng để diễn đạt chính xác các hiện tượng ngôn ngữ (cơ chế ẩn dụ hóa, quy trình chiếu xạ, miền nguồn và miền đích, sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích ...). Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp giải thích hợp lý các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. - Thủ pháp so sánh: Trong quá trình phân tích các ẩn dụ ý niệm, chúng tôi tiến hành so sánh cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà thơ qua việc sử dụng các kiểu ẩn dụ ý niệm hoặc việc sử dụng cùng một kiểu ẩn dụ ý niệm, để từ đó chỉ ra nhãn quan độc đáo của mỗi người trong quá trình ý niệm hóa tình yêu. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra sự khác biệt về lối tư duy riêng, độc đáo mang tính thời đại của các nhà thơ. Với phương pháp này, nét riêng trong cách ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới được thể hiện một cách đa chiều và bộc lộ rõ nét hơn. - Thủ pháp thống kê, phân loại:Thủ pháp phân loại được dùng để phân loại các ẩn dụ theo các tiêu chí cụ thể để quy chúng về các kiểu ẩn dụ ý niệm tiêu biểu. Còn thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam, trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn Bính trước năm 1945. - Thủ pháp phân tích định tính: Thủ pháp này dùng để phân tích các ẩn dụ ý niệm, các quá trình chiếu xạ trong các lược đồ tri nhận, nhất là các thuộc tính khác nhau trong lược đồ tri nhận. Phân tích định tính giúp người viết mô tả các ý niệm kết hợp với số lượng các ẩn dụ nhằm minh họa cụ thể xu hướng, mô hình các ý niệm ẩn dụ trong sáng tác của các nhà Thơ mới. - Ngoài ra, một số thủ pháp sau đây của ngôn ngữ học tri nhận cũng được vận dụng, đó là: thủ pháp nội quan (phán đoán, suy luận), thủ pháp phân tích ý niệm (dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa để thấy được những cách ý niệm hóa riêng của các nhà Thơ mới trong việc biểu đạt tình yêu). 5. Phạm vi tư liệu khảo sát Với đề tài này, chúng tôi chọn các tư liệu sau để khảo sát: 1/ Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân) 2/ Thơ Xuân Diệu (Trước năm 1945) 3/ Thơ Nguyễn Bính (Trước năm 1945) 4/ Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) 5/ Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm) 6/ Truyện Kiều (Nguyễn Du) 6.Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận - Góp phần giới thiệu một hướng tiếp cận mới đối với sáng tác của các tác giả trong phong trào Thơ mới. - Góp phần củng cố lý thuyết về ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn sử dụng ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đề tài tình yêu của các nhà thơ trong thời kỳ Thơ mới 1932 - 1945 dưới ánh sáng của ngôn ngữ học tri nhận. Qua đó, người viết chỉ ra nét mới mẻ, độc đáo cũng như cá tính sáng tạo của các tác giả thời kỳ Thơ mới qua cách ý niệm hóa tình yêu. - Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ học nói chung cũng như ngôn ngữ học tri nhận nói riêng trong nhà trường. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Hệ thống ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới Chương 3: Nét riêng về cách ý niệm hóa tình yêu trong Thơ mới Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Từ những năm 1980 của thế kỷ XX, công trình Metaphors We Live By (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson trở thành kiệt tác trí tuệ của nhân loại với lý thuyết về ẩn dụ ý niệm (hay còn gọi là ẩn dụ tri nhận). Đây là cuốn sách đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển một xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác. Cũng từ đây, một hướng nghiên cứu mới của ngôn ngữ học được đặt ra đó là lấy con người làm trung tâm - " dĩ nhân vi trung ", làm đối tượng để nghiên cứu. Có rất nhiều nhà khoa học cho rằng, ẩn dụ ý niệm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thân thể như Lakoff (1987), Kovecses (1986), Srinivas (1997), Nrayanan (1997)... Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể trong cấu trúc của ý niệm. Có thể tóm lược lịch sử nghiên cứu và những cội nguồn lí thuyết về ẩn dụ ý niệm trên thế giới như sau: - Ngữ nghĩa ‘Khung’ (Frame semantics) của Fillmore (1982), (1985); Sweettser (1990). - Lí thuyết về các ‘Miền’ (Domains) ý niệm của Langacker (1986), (1990), (1991). - Lí thuyết ‘điển dạng’ (prototype) của E.Rosch, (Rosch 1977)... Đối với Lakoff, Johnson và M.Turner đồng quan điểm khi chỉ ra rằng ẩn dụ ý niệm giúp chúng ta hiểu được các khái niệm trừu tượng qua những kinh nghiệm cá nhân và đánh giá cao vai trò của các quá trình nghiệm thân trong cách chúng ta nhìn về thế giới (Lakoff, Johnson 1980 ; Lakoff 1987 ; Turner 1996). Gerard Steen (1999) [74] và Stockwell (2002) [86] đều khẳng định ẩn dụ ý niệm trong thơ là một cách tiếp nhận mới về văn học. Cách tiếp nhận này có liên quan đến ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận và tâm lý để lĩnh hội một văn bản văn học. Liza Freedman Weisberg (2012) [83] cho rằng, ẩn dụ tồn tại đa dạng trong mọi loại hình ngôn ngữ, trong thơ ca cũng như trong lời nói hằng ngày. Cùng quan điểm trên, Linda L.Berger (2013) [82] đưa ra sự so sánh đầy hình tượng để minh chứng sự tồn tại đa dạng của ẩn dụ đó là ẩn dụ trong pháp luật như trong thơ và mệnh đề ngôn ngữ. Theo tác giả, ẩn dụ như là một phương tiện để giải thích các mối quan hệ giữa luật và ngôn ngữ. Một số nhà ngôn ngữ học tri nhận quan niệm, ẩn dụ trong thơ ca có cơ chế tư duy như trong lời nói thông thường. Vì vậy, khám phá văn bản thơ là một hướng đi đúng đắn cho quan điểm khảo sát này. Như vậy có thể nói, ẩn dụ tràn lan trong các lĩnh vực của cuộc sống con người. Và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong thơ ca là một con đường còn đang thiếu dấu chân của những người khai phá. Kovecses (2002) [76, tr.49- 62] dành trọn vẹn chương 4 để nói về ẩn dụ ý niệm trong văn chương (Metaphor in literature). Trong chương này, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm thông thường với ẩn dụ ý niệm trong văn chương. Kovecses khẳng định: ẩn dụ ý niệm trong văn chương bắt nguồn từ ẩn dụ ý niệm nói chung và các nhà văn, nhà thơ không sáng tạo ra ẩn dụ ý niệm mới mà chỉ vận dụng sáng tạo ẩn dụ ý niệm trong việc tạo ra các hình ảnh ẩn dụ mới. Ẩn dụ ý niệm trong thi ca đa nghĩa hơn ẩn dụ ý niệm mà chúng ta sử dụng trong các lĩnh vực khác. Bên cạnh các tác giả tiêu biểu trên còn một số tác giả khác cũng bàn về ẩn dụ ý niệm trong thi ca như E.Semino, Gavins, G.Steen, J.Culpeper... Các nhà nghiên cứu này cũng cho rằng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thi ca là một hướng nghiên cứu mới, hấp dẫn và thú vị đối với thi ca. 1.1.1.2.Nghiên cứu ở trong nước Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam vẫn là một ngành khoa học còn nhiều miền đất để khai phá. Một số tác giả tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này tiêu biểu có Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn ... Các tác giả này cùng với những thành tựu nghiên cứu khoa học của mình đã giới thiệu và quảng bá lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam và các lý thuyết ấy trở thành nền tảng cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành khoa học tri nhận còn non trẻ này. Hiện tại, ẩn dụ ý niệm trong thi ca cũng là vấn đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Với Nguyễn Lai, ông gọi ẩn dụ ý niệm là ẩn dụ khái niệm. Theo ông, ẩn dụ ý niệm trong thơ không chỉ có chức năng bắt các ý niệm trừu tượng phải hiện hình mà còn phản ánh tư duy tộc người, phản ánh văn hóa của một dân tộc, tạo ra sự liên kết các phạm trù bằng cảm xúc, trí tuệ của con người. Một số tác giả khác đã khám phá sức mạnh của ngôn ngữ học tri nhận thông qua các sản phẩm văn chương cụ thể tiêu biểu nhất là câu đố, thành ngữ, tục ngữ, ca dao... Có thể kể đến các tác giả như: Lê Đình Tường (2008), Nguyễn Ngọc Vũ (2009), Võ Xuân Hào (2009), Trần Bá Tiến (2012). Tác giả Lưu Trọng Tuấn (2009) [55] có cái nhìn tình yêu trong thi ca qua sự so sánh đối chiếu khái niệm tình yêu với đặc trưng hướng, chiều của không gian. Theo tác giả, tình yêu cũng giống như thời gian, nó cũng thiếu vắng các chiều không gian và vì vậy ẩn dụ tình yêu cũng có thể phân thành ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể. Với Nguyễn Thị Quyết (2012) [37], trong công trình nghiên cứu của mình tác giả khẳng định ngôn ngữ và con người có một mối quan hệ vô cùng mật thiết, thơ là công cụ đặc biệt để con người biểu đạt suy nghĩ, những trải nghiệm trong cuộc sống, cảm giác của cá nhân người viết và người khác thông qua lớp vỏ ngôn ngữ thâm nhập vào đó để hiểu biết những bình diện tư duy của người viết. Tác giả Vũ Thị Sao Chi - Phạm Thị Thu Thùy (2013) [7; 8] đã phân tích hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ ý niệm trong thơ Chế Lan Viên (qua hai tập thơ: Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa). Các tác giả đã đưa ra hai luận điểm cơ bản nói đến cơ chế của ẩn dụ ý niệm trong mối quan hệ với tư duy con người và cấu trúc của ẩn dụ ý niệm là cấu trúc hai không gian. Ngoài ra, sự xuất hiện của một số luận án, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong thơ ca. Nhìn chung, các tác giả đều tập trung đi sâu nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm của một tác giả cụ thể dựa trên lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận. Ví dụ: Nguyễn Thị Thùy khai thác Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu, Phạm Thị Thuy Thùy khám pháẨn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên, Phạm Minh Châu khám phá Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu, Phạm Thị Hương Quỳnh với Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Quỳnh, hay Nguyễn Thị Bích Hạnh với Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn... Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu, có thể thấy, các nhà Việt ngữ học đã và đang góp phần khẳng định vị thế của ngôn ngữ học tri nhận. Qua công trình nghiên cứu của mình, các tác giả không chỉ góp phần làm sáng tỏ lý thuyết tri nhận mà còn khẳng định ẩn dụ ý niệm tồn tại mọi nơi mọi lúc trong xã hội loài người. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu một tác giả. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 - 1945 là một việc làm cần thiết khi tìm hiểu về sáng tác của một tập thể tác giả. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thi ca cũng là một trong những mảng tiêu biểu khi áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Tiêu biểu có thể kể đến một số nhà nghiên cứu với các công trình tiêu biểu như: Phan Văn Hòa và Hồ Trịnh Quỳnh Thư [18] đi sâu vào phân tích ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH; Ngũ Thiện Hùng và Trần Thị Thanh Thảo [19] phân tích bảy ẩn dụ ý niệm về “tình yêu”:TÌNH YÊU LÀ MỘT VẬT THỂ; TÌNH YÊU LÀ MỘT SINH VẬT; TÌNH YÊU LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ CHỐN THIÊN ĐƯỜNG; TÌNH YÊU LÀ MỘT TRÒ CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC CHIẾN). Nguyễn Thị Quyết [37] qua cứ liệu thơ hiện đại của tiếng Anh và tiếng Việt, đã nêu ra sáu ẩn dụ ý niệm về tình yêu: TÌNH YÊU LÀ VẬT QUÝ GIÁ; TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH; TÌNH YÊU LÀ CHỦ THỂ CÓ CẢM GIÁC; TÌNH YÊU LÀ MỘT CHUYẾN ĐI/HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ VẬT KẾT NỐI; Tác giả Ly Lan [30, tr.129] đã tổng hợp được 20 ẩn dụ ý niệm phổ biến nhất về tình yêu được sử dụng ở các nước bản ngữ sử dụng tiếng Anh: TÌNH YÊU LÀ CHẤT DINH DƯỠNG; TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH; TÌNH YÊU LÀ NHIỆT; TÌNH YÊU LÀ SỰ HÒA HỢP CỦA HAI NỬA; TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG TRONG BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ BẦU CHỨA; TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI; TÌNH YÊU LÀ SỰ GẮN KẾT, RÀNG BUỘC; TÌNH YÊU LÀ SỰ TRAO ĐỔI KINH TẾ; TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH TỰ NHIÊN; TÌNH YÊU LÀ LỰC VẬT LÝ; TÌNH YÊU LÀ ĐỐI THỦ; TÌNH YÊU LÀ CON VẬT BỊ NHỐT; TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHINH CHIẾN; TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI; TÌNH YÊU LÀ MA LỰC; TÌNH YÊU LÀ BỆNH TẬT; TÌNH YÊU LÀ SỰ MẤT TRÍ; TÌNH YÊU LÀ CAO HỨNG; TÌNH YÊU LÀ ĐẤNG BỀ TRÊN. Trong quá thực hiện đề tài Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi dựa vào kết quả thống kê của tác giả Ly Lan làm cơ sở để phân loại các kiểu ẩn dụ ý niệm trong Thi nhân Việt Nam. Đồng thời, cũng dựa trên cơ sở phân loại ấy, chúng tôi đối chiếu các kiểu ẩn dụ ý niệm trong sáng tác của các nhà Thơ mới với sáng tác của các nhà thơ trung đại cũng như đối chiếu trong nội bộ các nhà Thơ mới (Nguyễn Bính và Xuân Diệu) để thấy được sự mới mẻ, phá cách trong nhận thức mang tính thời đại cũng như sự độc đáo trong cá tính sáng tác của các nhà Thơ mới. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái quát về ẩn dụ 1.2.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống Ẩn dụ được nghiên cứu từ thời cổ đại với nhiều đường hướng khác nhau như dựa theo thuyết nghĩa đen, theo quan điểm dụng học, quan điểm thay thế... Nhưng tựu chung lại, ngôn ngữ học truyền thống nghiên cứu ẩn dụ trên hai phương diện đó là: một phương thức chuyển nghĩa và một biện pháp tu từ. Cách hiểu truyền thống cho rằng, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi của hai sự vật, hiện tượng dựa vào sự tương đồng về một đặc điểm nào đó như hình thức, trạng thái, tính chất ... Aristotle, một trong những người đi đầu nghiên cứu về ẩn dụ cho rằng ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có điểm tương đồng nào đó. Với định nghĩa “Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên gọi” [11, tr. 58], Aristotle đã trở thành người khởi nguồn cho một xu hướng nghiên cứu mới về ẩn dụ. Cuốn từ điển American Heritage (mục Description of metaphor) định nghĩa về ẩn dụ như sau : - Là một biện pháp tu từ mà trong đó một từ hay một ngữ thông thường định rõ một sự vật thì được dùng để chỉ ra một sự vật khác, nhờ vậy tạo ra được sự so sánh ngầm. - Là việc một sự vật diễn đạt như sự tương ứng với một sự vật khác để làm một biểu tượng [16, tr.10]. Với Y.Xtepanop, ông cho rằng: “Khi một từ tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật cũ nhưng lại có thêm một sự liên hệ mới với cái biểu vật mới, thì hiện tượng ngôn ngữ đó gọi là ẩn dụ” [dẫn theo 15, tr.32]. Theo Đại Từ điển Bách khoa Toàn thư Wikipedia: ẩn dụ là ngôn ngữ mà trực tiếp so sánh các chủ thể dường như chẳng liên quan gì nhau. Trong trường hợp đơn giản nhất nó có dạng thức: “[Chủ thể thứ nhất] là [Chủ thể thứ hai]” ([The first subject] is a [second subject]). Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng có quan điểm tương tự. Ví dụ như: Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên của một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [1, tr.54]. Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt (1985) có quan điểm: Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Với Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học tiếng Việt các tác giả cho rằng: Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh. Và còn một số nhà nghiên cứu khác tiêu biểu như Cù Đình Tú, Hữu Đạt, Đào Thản... cũng có cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, có thể cách diễn đạt khác nhau nhưng về bản chất của ẩn dụ theo quan điểm truyền thống là giống nhau. Với tác giả Nguyễn Đức Tồn, ông đã nêu lên bản chất của ẩn dụ theo quan niệm vừa truyền thống vừa tri nhận. Ông gọi câu so sánh hai sự vật làm cơ sở cho ẩn dụ là câu đẳng nhất hay câu đẳng thức với định nghĩa như sau: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng thuộc loại khác theo lối loại suy dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa hóa chúng theo đặc điểm thuộc tính nào đó cùng có ở chúng. Có thể công thức hoá hiện tượng ẩn dụ thay thế tên gọi này bằng biểu thức sau: A               B –––    = ––––– x               y (A là tên gọi của biểu vật x, còn B là tên gọi của biểu vật y, dấu = là kí hiệu “sự đồng nhất”)” [ 52, tr.2]. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu về ẩn dụ truyền thống trong và ngoài nước đều có cùng quan điểm: ẩn dụ là phương thức so sánh ngầm giữa hai sự vật, hiện tượng có điểm tương đồng. Dù theo quan điểm nào hay theo lập trường nào đi chăng nữa, tất cả các nhà ngôn ngữ học không thể phủ nhận sức mạnh của ẩn dụ trong các tác phẩm nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực văn chương. Các nhà ngôn ngữ học truyền thống mới chỉ thấy sức mạnh của ẩn dụ ở phương thức diễn đạt, chưa thấy được sức mạnh của ẩn dụ thuộc phạm trù tư duy. Tóm lại, các nhà ngôn ngữ học truyền thống đều nhận thấy bản chất ẩn dụ qua cấu trúc tạo nên nó gồm có hai phần: cái được so sánh (the tenor) và cái so sánh (phương tiện so sánh - vehicle). Cái được so sánh là chủ thể được gán vào nó những thuộc tính, tính chất của cái so sánh. Còn cái so sánh là chủ thể mà những thuộc tính, tính chất của nó bị vay mượn. Cũng có nhà nghiên cứu như Austin, Feare lại sử dụng thuật ngữ khái quát là phần nền (ground) và phần hình (figure) để minh họa lại cho định nghĩa của Richard về cái được so sánh (tenor) và cái so sánh (phương tiện so sánh - vehicle). Ví dụ: All the world’s a stage, And all the men and women merely players; They have their exits and their entrances; (William Shakespeare, As You Like It) Đoạn trích dẫn nổi tiếng này là một ví dụ điển hình về ẩn dụ. Trong đó, thế giới (the world) được so sánh với sân khấu (a stage), mục đích là nhằm miêu tả thế giới qua việc hiểu những thuộc tính của sân khấu mà chúng ta đều biết. Trong trường hợp này, thế giới chính là cái được so sánh (the tenor) và sân khấu là cái so sánh (phần phương tiện so sánh - the vehicle). Đàn ông và phụ nữ (The men and women) là phần đối tượng so sánh thứ hai (a secondary tenor) và các diễn viên (players) là phương tiện so sánh cho đối tượng so sánh thứ hai này. Có thể nói, ẩn dụ được sử dụng giống như một trong những công cụ làm đẹp bậc nhất trong văn chương.Thông qua ẩn dụ người đọc có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương. Tuy nhiên, người đọc còn thấy được sự mở rộng các nét nghĩa, sự mở rộng về mặt tư duy, sự giao thoa văn hóa ... khi ẩn dụ được soi sáng bởi lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận. 1.2.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận Ẩn du tri nhận - Ẩn dụ ý niệm (cognitive metaphor - conceptual metaphor) được nghiên cứu cách đây một thời gian dài bởi một số học giả như Kant, Blumenberg và Weinrich. Đến những năm 80 của thế kỷ XX. Cùng với sự kế thừa và phát triển thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, công trình “Metaphors We Live By” của Lakoff và Johnson xuất hiện trở thành xương sống cho các nhà ngôn ngữ học tri nhận, tạo nên một trào lưu tri nhận phát triển rộng khắp trên thế giới. Ẩn dụ đã được công nhận thuộc phạm trù tư duy, là một thao tác tinh thần giúp con người nhận thức và hiểu biết về hiện thực khách quan sinh động. Theo Lakoff và Johnson, bản chất cốt lõi của ẩn dụ chính là hiểu vấn đề này thông qua thuật ngữ của một loại vấn đề khác bởi các ánh xạ được hình thành kết nối giữa hai vấn đề đó. Hai tác giả đưa ra một số luận điểm nói về đặc trưng của ẩn dụ ý niệm như sau: - Ẩn dụ là cơ chế chính mà thông qua đó chúng ta hiểu được những khái niệm trừu tượng và hiện thực tư duy trừu tượng, nền tảng của ẩn dụ ý niệm là các ý niệm. - Nhiều đối tượng kể từ những điều đơn giản nhất, đời thường nhất đến những lý thuyết khoa học thâm sâu nhất chỉ có thể hiểu được thông qua ẩn dụ. - Ẩn dụ về bản chất là mang tính ý niệm chứ không mang tính ngôn ngữ. - Ngôn ngữ ẩn dụ là sự thể hiện bề mặt của ẩn dụ. - Phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta mang tính ẩn dụ song cách hiểu ẩn dụ lại dựa trên cơ sở cách hiểu phi ẩn dụ. - Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu đối tượng tương đối trừu tượng hoặc đối tượng phi cấu trúc hóa thông qua đối tượng cụ thể hơn hoặc ít ra thông qua đối tượng đã được cấu trúc hóa cao hơn. - Ẩn dụ chiếu xạ qua các miền ý niệm: miền nguồn và miền đích. - Hệ thống ý niệm chứa hàng nghìn lần chiếu xạ ẩn dụ quy ước làm hình thành tiểu hệ thống cấu trúc hóa cao của hệ thống ý niệm. - Hệ thống ẩn dụ ý niệm quy ước chủ yếu là vô thức, tự động và được sử dụng thoải mái. - Ẩn dụ ý niệm không dựa trên cơ sở so sánh tương đồng. - Ẩn dụ thi ca phần lớn là sự mở rộng hệ thống quy ước thông thường của tư duy ẩn dụ chúng ta. Các ý niệm có thể vượt qua khỏi phạm vi của các phương thức tư duy thông thường để bước vào lĩnh vực tư duy và ngôn ngữ tu từ, thơ ca [79]. Với các luận điểm như trên, bản chất của ẩn dụ được nh.... Có thể nói, lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu lược đồ từ miền hữu ảnh diễn ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con người (Talmy1977, 1983), hoặc tạo thành trải nghiệm không mang tính tự thân thông qua ẩn dụ (Lakoff & Johnson 1987). Lược đồ hình ảnh đặc biệt cung cấp chứng cứ quan trọng cho các quan điểm cho rằng tư duy trừu tượng bao gồm hai vấn đề: thứ nhất, tư duy xuất phát từ trải nghiệm và thứ hai, sự phóng chiếu ẩn dụ diễn ra từ miền trừu tượng đến miền cụ thể. Với quan điểm của mình, Johnson (1987) đã thuyết phục bằng các dẫn chứng sau: - Lược đồ hình ảnh cấu trúc trở thành tiên nghiệm qua trải nghiệm thân thể của con người chúng ta. - Các khái niệm lược đồ hình ảnh tương ứng thật sự tồn tại. - Ẩn dụ là ánh xạ các lược đồ hình ảnh vào các miền trừu tượng dựa trên logic cơ bản. - Ẩn dụ không mang tính quy ước mà được kích hoạt bởi các cấu trúc có sẵn trong trải nghiệm thân thể hằng ngày. 1.2.2.4. Không gian tinh thần Theo quan điểm của Fauconnier (2008), không gian tinh thần là những gói ý niệm nhỏ (conceptual packets) – những cấu trúc biểu trưng (representational structure) cục bộ và lâm thời được người nói kiến tạo trong khi tư duy và đàm thoại, với mục đích tiến tới sự thông hiểu và hành động, chúng vận hành dưới trạng thái động trong ký ức làm việc lâm thời (working memory). Ví dụ: - Anh ta bảo tôi rằng ngày mai anh ấy sẽ đến. Ở phát ngôn này, người nói đã tạo dựng ba không gian thời gian khác nhau: một là thời gian người nói đang đàm thoại với người nghe (hiện tại), hai là thời gian anh ta nói với tôi (quá khứ), và ba là dự đoán anh ấy sẽ đến (tương lai). Ngoài ra, còn tạo dựng một không gian nữa là: nơi hai người đang đàm thoại mà hiện nay anh ta không có mặt (không gian hiện thực) và ngày mai anh ta sẽ có mặt. Không gian tinh thần được hiểu là một phần cấu trúc tư duy của con người khi con người suy nghĩ, nói và hành động hay nói khác, không gian tinh thần bao gồm các yếu tố được tạo nên bởi các khung (flame) tri nhận và các mô hình tri nhận [35, tr.39]. Theo Vương Chính Nguyên (2009), không gian tinh thần không phải là một cái gì hư vô mà có nguồn gốc từ những trải nghiệm về thế giới khách quan của chủ thể tri nhận, là kết quả gia công tinh chế của tri nhận, chúng được kiến tạo một cách liên tục theo sự tiếp diễn của cuộc đàm thoại hay suy nghĩ, tạo thành một mạng lưới không gian tinh thần. Điều đó có nghĩa, không gian tinh thần kết nối với những hiểu biết, những kinh nghiệm mà chúng ta đã có từ lâu. Giữa các không gian tinh thần thường thông qua sự phóng chiếu, kích hoạt và lựa chọn mà có tính liên thông, cuối cùng thực hiện sự pha trộn các không gian tinh thần – pha trộn ý niệm, để hình thành nghĩa thực tại phát ngôn. Có thể nói, không gian tinh thần được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau và mối liên hệ của không gian tinh thần được tổ chức theo các khung nhất định. Fauconnier cũng chỉ ra rằng, pha trộn ý niệm chính được tiến hành trong mạng lưới các không gian tinh thần gồm không gian nhập (input space) với những thông tin từ hai hay nhiều miền tri nhận, không gian chung (generic space) là cấu trúc trừu tượng chung của tất cả mọi không gian, và không gian pha trộn (blended space) gồm những cấu trúc ý niệm được lựa chọn và phóng chiếu từ không gian nhập. Một không gian tinh thần có thể tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào kiến thức và tư duy của con người. Tuy nhiên, không gian tinh thần chỉ là “cái đồ đựng lâm thời” chứa đựng thông tin trong quá trình giải mã văn bản, chỉ tồn tại trong ký ức làm việc lâm thời (working memory). Nhưng xét về bản chất, không gian tinh thần mang tính ý niệm, nó không phải là bản thể nằm ngoài tư duy. Trong quá trình tri nhận, những không gian tinh thần sẽ loại đi các mâu thuẫn tồn tại trong không gian riêng lẻ, làm tăng tối đa các tiền đề chung, chuyển yếu tố là chủ yếu của không gian này thành yếu tố thứ yếu trong không gian khác (Fauconnier, 1985). Theo quan điểm của Stockwell (2002), không gian tinh thần được chia làm bốn loại: - Thứ nhất: Không gian thời gian - không gian hiện tại hoặc chuyển vào quá khứ hay tương lai, thường được chỉ định bởi phó từ thời gian, thời và hướng. - Thứ hai: Không gian địa lý - thường được chỉ định bởi phó từ chỉ vị trí và những động từ chuyển động. - Thứ ba: Không gian miền - một lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như công việc, trò chơi, khoa học thử nghiệm ... - Thứ tư: Không gian giả - tình huống có điều kiện, giả thuyết và chưa có khả năng thực hiện, gợi ý cho kế hoạch và sự suy đoán. Các loại không gian tinh thần trên cho thấy, thực tại khách quan mà con người tiếp nhận rất phong phú. Điều đó đồng nghĩa với việc các bản thể thuộc không gian tinh thần cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, mỗi không gian tinh thần cũng có những thuộc tính riêng của nó. Fauconnier đã nêu lên những thuộc tính của không gian tinh thần là [Dẫn theo 71, tr.49]: 1. Những không gian có thể bao gồm những bản thể tinh thần. 2. Những không gian có thể được cấu trúc hóa bằng mô hình tri nhận. 3. Những không gian có thể kết nối với những không gian khác mà Fauconnier (1985) gọi là cầu nối F. 4. Bản thể trong một không gian có thể kết nối với những bản thể trong những không gian khác bằng những cầu nối. 5. Các không gian có khả năng mở rộng với nghĩa rằng, trong quá trình hoạt động tri nhận của hệ thống, chúng có thể dược liên kết với các bản thể khác và mô hình tri nhận lý tưởng khác. 6. Các mô hình tri nhận lý tưởng có thể thu nạp các không gian. Ví dụ: mô hình tri nhận lý tưởng ‘người kể chuyện’ thu nạp không gian tinh thần câu chuyện. Theo Fauconnier, ngôn ngữ có thể giúp kiến tạo những không gian mới, cũng có thể khêu gợi chúng ta xây dựng các không gian tinh thần, cũng như các yếu tố trong không gian và mối quan hệ giữa chúng. Việc tạo dựng không gian tinh thần không phải là sự chiết lấy thông tin sẵn có trong ký ức lâu dài, mà là một quá trình kiến tạo cấu trúc ý niệm lâm thời (online construction), một sự giải mã ngữ nghĩa dưới trạng thái động, nên tỏ ra sức giải thích mạnh mẽ đối với hiện tượng pha trộn ý niệm (concept blending) – lĩnh vực mà lí thuyết miền tri nhận tỏ ra yếu đuối. Chính vì thế mà hiện nay, các hiện tượng ngôn ngữ như ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm đang được nhiều nhà ngôn ngữ học tri nhận quan tâm, nghiên cứu sôi nổi. Thi ca ra đời khi cảm hứng dâng trào trong tâm hồn của người nghệ sĩ, đó cũng chính là thế giới tinh thần của họ. Trong không gian tinh thần ấy có sự hòa phối các ý niệm, có sự pha trộn một số không gian tinh thần cần thiết. Bởi lẽ, không gian tinh thần chính là môi trường ý niệm hóa và tư duy cao độ của người sáng tạo. Mỗi một ý tưởng, mỗi biểu tượng cảm xúc đều được hình thành trên nền của một không gian tinh thần nhất định trong sự phản ánh lối tư duy đặc trưng của tộc người. Vì thế có thể nói, ngôn ngữ học tri nhận đi sâu khám phá mạch tư duy của người sáng tác cũng chính là khám phá tiếng nói, tư duy, tâm hồn của một tộc người được phản ánh trong đó. Cho nên, có thể khẳng định, lý thuyết về không gian tinh thần có vai trò rất quan trọng đối với ngôn ngữ học tri nhận, nhất là khi khám phá thi ca. 1.2.2.5. Tính tương hòa văn hóa trong ẩn dụ ý niệm Sự tương hòa về văn hóa dân tộc trong ẩn dụ ý niệm chủ yếu liên quan đến phương thức tư duy mang tính dân tộc, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc. Là một hiện tượng ngôn ngữ, ẩn dụ ý niệm phản ánh phương thức tư duy của nhân loại đồng thời cũng phản ánh đặc trưng văn hóa xã hội của một cộng đồng dân tộc sử dụng một loại ngôn ngữ nào đó. Chúng ta nhìn từ bất kỳ góc độ nào, tri nhận cá nhân hay cả cộng đồng thì ngôn ngữ và tư duy con người từ khi mới bắt đầu vận động đã mang đậm nét nguyên mẫu văn hóa cộng đồng dân tộc. Vì vậy, cùng là một nguyên mẫu nhưng trong các nền văn hóa khác nhau sẽ cho ta những ẩn dụ ý niệm có ý nghĩa khác nhau. Ví dụnhư biểu tượng con rắn, trừ đi nội dung khái niệm (nghĩa biểu vật) của nó, thì những liên tưởng về biểu tượng con rắn trong các nền văn hóa khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Trong văn hóa Trung Quốc, vì con rắn có thân hình mềm mại, quyến rũ, nhưng lại gây hiểm họa cho con người, nên nó thường được dùng để ví những người phụ nữ xinh đẹp nhưng trong lòng nham hiểm độc ác, như 美女蛇 (mĩ nữ xà). Nhưng ở phương Tây, hình tượng con rắn được biết đến với các đặc tính như đi lại nhanh nhẹn, không lưu dấu vết, mang đến cho người ta cảm giác tinh khôn, gian manh, xảo trá. Vì thế trong Kinh Thánh có câu “vừa nên tinh như rắn, lại nên ngoan như bồ câu”. Ở Ả Rập, con rắn lại được coi là biểu tượng của quyền lực tối thượng [35, tr.43]. Điều này cho thấy, cấu trúc ý niệm hóa của hệ thống khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ phải phù hợp với giá trị quan trọng cơ bản của văn hóa dân tộc. Trong giao tiếp, chỉ có những ẩn dụ ý niệm phù hợp với những khuôn khổ của văn hóa mới có thể truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, xác đáng nhất nếu không sẽ gây ra sự hiểu lầm. Hay trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có chung một mô hình tri nhận về sự giận dữ với ẩn dụ GIẬN LÀ PHÁT NHIỆT (Anger is Heat) vì ẩn dụ này dựa trên kinh nghiệm tri giác giống nhau. Nhưng văn hóa người Việt Nam xem gan là bộ phận liên quan đến sự giận dữ nên kết hợp với hoán dụ “gan” để có thành ngữ “Sôi gan nổi mật”. Mô hình văn hóa của người Mỹ lại xem cơ thể là vật chứa nên họ sử dụng toàn bộ cơ thể như thành ngữ “(anh ấy) đạt đến điểm sôi” [49, tr.35]. Như vậy có thể nói, trong ẩn dụ ý niệm, dấu ấn văn hóa càng trở nên rõ nét bởi vì văn hóa quyết định cách ý niệm hóa thế giới, cách lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo của các nhà thơ. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa sẽ không dẫn đến sự khác biệt hoàn toàn trong các ẩn dụ ý niệm. Ở những lĩnh vực nào đó vẫn có những điểm chung trong việc ý niệm hóa hiện thực của cuộc sống. Ví dụ: Khi nói đến tình yêu, Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình của Việt Nam viết: Cứ nhìn nhau rồi lại vẫn nhìn nhau Hạnh phúc ngừng giữa một trái tim đau Trong khi đó, người phương Tây thì diễn đạt: He had an aching heart after they split up (Anh ấy đã có một trái tim đau sau khi họ rời xa nhau). Theo Lakoff và Johnson (1980), các mô hình văn hóa và các mô hình tri nhận tồn tại một cách vô thức trong não chúng ta, khi con người nói hoặc viết, tư duy của chúng ta sẽ hoạt động và biểu đạt thông qua phương tiện ngôn ngữ. Vô hình trung, có sự tương đồng trong biểu đạt tình cảm của những con người ở hai nền văn hóa khác nhau. Do đó, sự tương hòa về văn hóa không chỉ bó hẹp trong một nền văn hóa mà còn có sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, trong việc biểu đạt tình cảm theo lối truyền thống, người Việt luôn lấy bộ phận lòng là nơi bao chứa tình cảm. Trong thơ thường gặp: “Hứa cùng ta sẽ trăm năm ân ái/Nỡ đi đâu để bạn đắng cay lòng!”(Huy Thông).Nhưng các thi nhân Việt cũng đã tiếp nhận một số hình ảnh thơ phương Tây và Việt hóa để biểu đạt tình cảm phương Đông theo lối của riêng mình. Ví dụ như hình ảnh tim: “Để bạn lòng trơ vơ lòng trống trải/Ấp tim sầu lạnh ngắt như băng đông!” (Huy Thông), “Tôi sẽ trốn, thẫn thờ, ngơ ngác,/Trái tim buồn như một bãi tha ma” (Xuân Diệu), “Khuyên một lời ư? Nhưng biết đâu/Lời khuyên động chạm đến tim đau” (Nguyễn Bính). Nói tóm lại, ẩn dụ ý niệm có mối liên hệ hữu cơ với tư duy, kinh nghiệm sống của con người trên nền văn hóa cộng đồng. Vì vậy, khi sáng tác, các thi nhân phải dựa trên cơ sở nền tảng những trải nghiệm thực tế của mình để hình thành ý tưởng và thông qua ngôn ngữ để biểu đạt ý tưởng đó. Quá trình tìm hiểu thi ca theo lý thuyết tri nhận lại thông qua các mô hình văn hóa để đi khám phá các ý tưởng đã được ý niệm hóa. Mục đích cuối cùng chính là chúng ta chạm đến ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm mà những người tạo ra chúng kỳ vọng. Quá trình tạo ra tác phẩm thi ca giống như quá trình tạo mã, quá trình khám phá tác phẩm thi ca lại giống như quá trình giải mã nhưng mật mã chung nhất, quan trọng nhất chính là ngôn ngữ trong mối quan hệ với tư duy dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa. 1.2.2.6. Sự khác biệt giữa ẩn dụ ý niệm đời thường và ẩn dụ ý niệm trong thi ca Ẩn dụ ý niệm đời thường và ẩn dụ ý niệm trong thi ca có cùng có chế tri nhận. Hay nói khác, xét về bản chất, ẩn dụ ý niệm trong thi ca cũng có đầy đủ tất cả các thuộc tính của ẩn dụ ý niệm nói chung. Sự khác biệt giữa chúng thể hiện ở chỗ: Ẩn dụ ý niệm đời thường xuất hiện trong đời sống thường nhật của con người thì ẩn dụ ý niệm trong thi ca xuất hiện trong đời sống tinh thần của con người. Điều đó có nghĩa, ẩn dụ ý niệm trong thi ca ra đời khi cảm xúc đang thăng hoa đến độ chứ không chỉ đơn thuần là việc biểu đạt tình cảm hằng ngày của con người. Vì thế có thể nói, thi pháp học tri nhận là một công cụ hữu hiệu để thâm nhập tư tưởng mang tính nghệ thuật cao của các thi nhân. Đó là một cuộc giải phẫu thẩm mỹ mà không phải với bất kỳ một công cụ nào chúng ta cũng có thể áp dụng được. Do đó, thi pháp học tri nhận là một công cụ chuyên biệt để bóc tách các vi mạch ngôn ngữ tạo nên một tác phẩm thi ca. Điều đó cũng có nghĩa, để có được các kiệt tác, các thi sĩ phải dụng công trau chuốt sao cho câu chữ ít nhất mà ý tứ nhiều nhất, sâu xa nhất - ý tại ngôn ngoại. Chính sự dụng công nghệ thuật này đã tạo ra sự khác biệt xa vời giữa ẩn dụ ý niệm đời thường với ẩn dụ ý niệm trong thi ca. Chẳng hạn, cùng nói về tình yêu, nhưng qua ẩn dụ tri nhận đời thường chúng ta dễ nhận thấy đâu là miền nguồn, miền đích, đâu là sự chiếu xạ giữa hai miền. Để minh chứng cho điều này, Lakoff và Johnson đã dẫn ra những ví dụ lấy trong ngôn ngữ đời sống thường ngày nói về quan hệ yêu đương như sau: - Mối quan hệ này của chúng ta đã đi vào ngõ cụt. (1) - Hiện tại, chúng ta không thể quay đầu trở lại được nữa. (2) Qua ví dụ này chúng ta thấy, tình yêu của hai con người được ví như một chuyến đi, một cuộc hành trình và chúng ta dễ dàng nhận thấy: Miền nguồn là CUỘC HÀNH TRÌNH, miền đích là TÌNH YÊU. Các ánh xạ giữa hai miền như: hành khách – hai người yêu nhau, phương tiện – bản thân mối quan hệ giữa hai người, những khó khăn – những trắc trở trong tình yêu ... Tuy nhiên, trong thi ca thì việc biểu đạt không đơn thuần như vậy. Cũng vẫn là nói về tình yêu, nói về những trắc trở và tình trạng không thể quay đầu của hai người yêu nhau nhưng thơ ca có cách diễn đạt riêng của nó. Ví dụ: “Tôi biết tình tôi đã lỡ rồi (3)/Tình ta đành chỉ thế này thôi” (Nguyễn Bính), “Chiều nay anh sắp phải đi xa (4)/Anh biết tình duyên của chúng ta/Chỉ có thế thôi, nên đến để/Hôn em, và kể chuyện hôm qua” (Nguyễn Bính). Qua các ví dụ trên, xét về mặt ngôn từ, các phát ngôn (1), (2), chỉ mang một nét nghĩa đơn nhất, còn các phát ngôn (3), (4) không chỉ mang một nét nghĩa, hay nói khác ba biểu thức này giàu hình ảnh và mang tính biểu cảm cao. Xét về mặt tư duy, cả sáu biểu thức ngôn ngữ này đều có thuộc tính chung đó là thuộc khung tri nhận về con đường, về sự lựa chọn trên đường đi, những ngã rẽ và về đích đến. Cả sáu biểu thức này đều là sự trải nghiệm thực tế của con người trong tình yêu với những diễn tiến của nó. Ở biểu thức (1) và 3) là hình ảnh con đường cụt, không thể đi tiếp được nữa chiếu xạ đến sự bế tắc trong tình yêu, có nguy cơ tan vỡ; biểu thức (2) và (4), lối cụ thể hóa sự tạm biệt của hai hành khách đã chiếu xạ đến sự tan vỡ trong tình yêu. Tuy nhiên, với ẩn dụ ý niệm đời thường với lối tư duy không phức tạp chúng ta cũng có thể nhận biết khá rõ ràng nhờ vào các dấu hiệu tương đồng với thực tế như: đường đi, trở ngại, ngõ cụt ... Còn với ẩn dụ ý niệm trong thi ca, muốn hiểu được còn phụ thuộc vào quá trình vận hành tối đa tất cả các giác quan để có thể len lỏi vào mạch của từng con chữ, từng hình ảnh ... trong mỗi câu thơ. Đó là một quá trình thẩm thấu, truy tìm, sàng lọc, đối chiếu... chứ không chỉ đơn thuần là quá trình nhìn rồi nhặt được ngay. Cùng nói về tình yêu, cùng là ẩn dụ ý niệm nhưng lại là hai cách diễn đạt khác nhau, vậy thì giữa chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào ? Lakoff (1993) đã chỉ ra rằng, nguyên tắc tạo nên ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH theo kết cấu sau: hai người yêu nhau giống như hai hành khách cùng tham gia một cuộc hành trình; mối quan hệ yêu đương giữa hai người chính là phương tiện để họ cùng đi chung; cuộc hành trình có nhiều khó khăn, trở ngại và nhiều lối rẽ cũng chính là những trắc trở và những bước ngoặt trong tình yêu và họ phải lựa chọn có đi tiếp hay không; rồi đích đến cuối cùng là gì .... Lakoff & Johnson (1980), cũng khẳng định: Ẩn dụ là sự thể hiện của ngôn ngữ tự nhiên, chúng có thể có được vì chúng là ẩn dụ trong hệ thống ý niệm của con người. Như vậy, ẩn dụ ý niệm đời thường và ẩn dụ ý niệm trong thi ca đều thuộc về quá trình tư duy, quá trình ý niệm hóa của con người giữa thế giới hiện thực thông qua các hình ảnh. Tuy nhiên, ngôn ngữ thi ca mang tính hàm súc, giàu hình ảnh, nhịp điệu, tính biểu tượng, tính biểu cảm cao... Vì vậy, ẩn dụ ý niệm trong thi ca khác với ẩn dụ ý niệm đời thường ở cách thức thể hiện, đối tượng tiếp nhận, đối tượng nghiên cứu ... Không chỉ có sự khác biệt với ẩn dụ ý niệm đời thường, ẩn dụ ý niệm trong thi ca cũng có sự khác biệt với ẩn dụ từ vựng và ẩn dự tu từ. Các tác giả Nguyễn Đức Tồn, Vũ Thị Sao Chi chỉ ra rằng: “Cả ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ cũng như ẩn dụ tri nhận (ẩn dụ ý niệm) đều mang bản chất là phương thức tư duy ở các phạm vi phổ biến khác nhau. Ẩn dụ tri nhận phản ánh tư duy mang tính nhân loại, còn ẩn dụ từ vựng phản ánh tư duy của một dân tộc diễn ra trong sự chuyển nghĩa để tạo ra nghĩa mới cho từ. Ẩn dụ tu từ lại phản ánh phương thứ tư duy của cá nhân, tạo ra các ý nghĩa mới lâm thời (hay còn gọi là nghĩa bóng) cho từ để cách diễn đạt có hình ảnh và gợi cảm. Mối quan hệ giữa bộ ba “ẩn dụ tri nhận” với “ẩn dụ từ vựng” và ẩn dụ tu từ” là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng [54, tr 35 - 47]. 1.3. Tiểu kết Những cơ sở lý luận trên là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện toàn bộ luận án của chúng tôi. Có thể nhận thấy, ẩn dụ ý niệm là một phương thức quan trọng trong việc cụ thể hóa tư duy của con người ở tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Qua quá trình cụ thể hóa, ẩn dụ giúp chúng ta hiểu được các hiện tượng trừu tượng thông qua cơ chế chuyển giao một hoặc một vài đặc điểm của miền Nguồn (là các sự vật, hiện tượng có tính chất cụ thể hơn) sang cho miền Đích (là các sự vật, hiện tượng có tính trừu tượng). Ẩn dụ ý niệm được cấu thành dựa vào các ý niệm. Ý niệm được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại, còn ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân tộc. Vì vậy, ý niệm chịu sự chi phối của tính nghiệm thân và chịu tác động của hiệu ứng điển dạng cũng như các mô hình văn hóa. Do đó, ý niệm không chỉ mang tính phổ quát mà còn mang tính đặc thù văn hóadân tộc.Một hệ thống ý niệm là sự tập hợp của nhiều ý niệm riêng lẻ được sắp xếp theo độ bao quát của nó để có những ý niệm cơ sở và ý niệm thứ cấp. Các ý niệm trong cùng một hệ thống ý niệm xuất hiện hiện tượng ranh giới mờ, nhiều khi một số ý niệm nằm trong hệ thống ý niệm này lại đồng thời nằm trong một hệ thống ý niệm khác. Ẩn dụ ý niệm gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của con người. Vì vậy, nó không chỉ thuộc về văn chương thuần túy như các nhà ngôn ngữ học truyền thống nhận định bởi sáng tác văn chương là quá trình cụ thể hóa hiện thực sinh động vào trong sáng tác của các văn nghệ sĩ. Ẩn dụ ý niệm là quá trình dẫn dắt con người đến chỗ tri nhận thế giới qua hệ tư duy tạo ra những tri thức mới trên nền của những cái đã biết. Các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng ẩn dụ ý niệm để giúp con người hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về thế giới, bao gồm thế giới vật chất, thế giới tinh thần và thế giới cảm xúc. Chương 2 HỆ THỐNG ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG THƠ MỚI 2.1. Xác lập ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới qua biểu thức thơ (trong Thi nhân Việt Nam) Khảo sát 146 bài thơ trong tuyển tậpThi nhân Việt Nam, chúng tôi thấy 84 bài có sự xuất hiện ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Miền Đích TÌNH YÊU có 21 miền Nguồn tương ứng xuất hiện trong 266 biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ. Những ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới được tổng hợp trong bản sau: Bảng 2.1: Hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới TT Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới Số lượng Số lần/266 Tỷ lệ % 1 TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH (LOVE IS AN ILLNESS ) 56 21.1 2 TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (LOVE IS A JOURNEY) 36 13.5 3 TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI (LOVE IS CLOSENESS) 35 13.2 4 TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ (LOVE ISA PLANT) 28 10.5 5 TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT (LOVE IS A RAPTURE) 22 8.3 6 TÌNH YÊU LÀ RƯỢU (LOVE IS THE WINE) 15 5.6 7 TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ (LOVE IS A THREAD) 11 4.1 8 TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN (LOVE IS A WAR) 08 3.0 9 TÌNH YÊU LÀ LỬA (LOVE IS A FIRE) 08 3.0 10 TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG (LOVE IS A FLUID ) 07 2.6 11 TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH (LOVE IS A REVIVAL FORCE) 06 2.3 12 TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY (LOVE IS A ROPE) 06 2.3 13 TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG (LOVE IS THE FRAGRANT ) 05 1.9 14 TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA (LOVE IS A SONG) 05 1.9 15 TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (LOVE IS A NATURAL PHENOMENON) 05 1.9 16 TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG (LOVE IS A RIVER) 04 1.5 17 TÌNH YÊU LÀ VẬT MỎNG (LOVE IS A FRAGILE) 03 1.1 18 TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI (LOVE IS AN EXCHANGE) 03 1.1 19 TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI (LOVE IS A GAME) 01 0.4 20 TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ (LOVE IS A PHYSICAL FORCE) 01 0.4 21 TÌNH YÊU LÀ MA LỰC (LOVE IS MAGIC) 01 0.4 Tổng 266 100 Qua thống kê phân loại, chúng tôi nhận thấy, ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nổi bật nhất là một số kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu như: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH (LOVE IS AN ILLNESS) với 56/266 (chiếm tỷ lệ 21.1%), TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH với 36/266 (chiếm 13.5%) TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI (LOVE IS CLOSENESS) với 35/266 (chiếm tỷ lệ 13.2%), TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ (LOVE IS A PLANT) với 28/266 (chiếm tỷ lệ 10.5%), TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT (LOVE IS A RAPTURE) với 22/266 (chiếm tỷ lệ 8.3%)... Tiếp đó là một số ẩn dụ ý niệm khác như TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ (LOVE IS A THREAD), TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG (LOVE IS A FLUID ) Tuy nhiên, trong số các ẩn dụ ý niệm về tình yêu ở bảng tổng hợp trên, có nhiều kiểu đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu ở trong nước thời gian trước. Đó là các ẩn dụ ý niệm: TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ LỬA, TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI, TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ, TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG, TÌNH YÊU LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT, TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH, TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN, TÌNH YÊU LÀ MA LỰC. Bên cạnh đó các nhà Thơ mới cũng đóng góp vào hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu một số kiểu ẩn dụ ý niệm mới như: TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA, TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG, TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH. Thời kỳ Thơ mới là thời kỳ mà con người cá nhân “được giải phóng ngoạn mục” về tư tưởng tạo nên những con người mới. Cộng hưởng với điều đó là hơi thở mới từ thơ ca phương Tây ùa vào. Hơn lúc nào hết, các thi nhân được là chính mình, được ngất ngây, được ôm ghì, được quấn riết với tình, với thơ. Phong trào Thơ mới bùng nổ đã đánh dấu bước đột phá của thi ca Việt Nam từ trước đến nay chưa từng có. Một phong trào “bằng mấy mươi năm của người” ấy đã bật mầm, phát sáng và để vầng hào quang sọi rọi những đổi thay đang giần giật ùa vào ào ạt trong nó. Thơ mới có sự cách tân táo bạo nhưng vẫn đằm thắm sâu xa, cũng vẫn chất liệu thơ Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm nhưng hơi thở lại là A.Lamartine, là C.Baudelaire... Các nhà Thơ mới mạnh dạn hơn, tự tin hơn và cá nhân hơn khi nói về tình yêu: TÌNH YÊU LÀ SỰ MẤT TRÍ, TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI, TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA, TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI ... 2.2. Các miền nguồn của ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 2.2.1. Các miền Nguồn chiếu xạ đến miền Đích Tình yêu vốn là một khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù cảm xúc của con người mang đặc tính cá nhân. Bách nhân bách tính vì thế mỗi người có cách thể hiện tình yêu mang màu sắc cá thể thông qua lăng kính chủ quan của họ, và lăng kính ấy lại biến đổi theo tâm trạng, theo hoàn cảnh cụ thể của con người. Trong Thơ mới chúng tôi tìm hiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu và thông qua đó thấy được cách ý niệm hóa tình yêu của các thi sĩ trong thi ca. Cũng qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi chỉ ra sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêu của các thi nhân, thậm chí đó còn là sự khác biệt trong cách thức thể hiện của cùng một tác giả trong các thời điểm sáng tác khác nhau theo diễn biến của tâm trạng và theo biến tấu của cuộc tình. Khảo sát nguồn tư liệu, chúng tôi thấy có 21 kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Trong số các kiểu ẩn dụ này, ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi, phàm là con người ai mà không yêu, ai không buồn khổ, không mất ăn mất ngủ, ai không bị đau, bị thương. Ở miền nguồn này, các thuộc tính của tình yêu được biết đến qua các biểu hiện tâm lý như: tương tư, thẫn thờ, ngẩn ngơ, điên, rồ dại... khiến cho nhân vật trữ tình trong thơ có sự biến đổi đa tâm trạng. Ví như Huy Cận: “Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,/Vạn lý sầu lên núi tiếp mây”. Với biểu hiện của sự mất trí, nhân vật trữ tình mang lại cho người đọc nhiều xúc cảm bởi các nhà thơ đã thả vào nhân vật trữ tình những cung bậc tình yêuđạt đỉnh cao trào và cảm xúc được buông thả, chủ thể không kiểm soát, điều chỉnh được, chủ thể tồn tại chỉ là cái vỏ bọc: “Rồi anh chết, anh chết sầu, chết héo/Linh hồn anh thất thểu dõi theo em” (Tế Hanh). Tiếp đó, kiểu ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH cũng chiếm vị trí rất cao. Miền nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH chiếu xạ đến miền đích là TÌNH YÊU với các đặc điểm: hành khách, chuyến đi, những khoảng cách, những lối rẽ, ngã ba đường, đích đến ... Với lối mã hóa độc đáo này, các nhà thơ đã hiện hình hóa tình yêu một cách chân thực nhất. Với Lưu Trọng Lư, tình yêu gắn liền với những lựa chọn:“Kẻ ra non nước, người thành thị/Đôi ngả tình đi, người mỗi nơi”. Trong tình yêu, khi hai người không thể duy trì được mối quan hệ tình cảm nữa thì cũng giống như người lữ khách khi hành trình của họ bị rơi vào ngõ cụt. Vì thế, hình ảnh con đường cùng cũng là một trong những ánh xạ tham chiếu từ miền nguồn CUỘC HÀNH TRÌNH đến miền đích TÌNH YÊU: “Trí bâng quơ nghĩ thoáng nhưng buồn nhiều:/Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu”(Huy Cận). Sự trắc trở trong tình yêu khiến con người suy nghĩ quên ăn quên ngủ, dày vò vật vã giống như biểu hiện của người mắc bệnh. Với miền nguồn là SỰ GẦN GŨI, thơ mới đã bộc lộ sự cách điệu rõ rệt so với lối thơ cổ về mặt biểu hiện. Nếu như, đại thi hào Nguyễn Du để cho Kim - Kiều riêng tư trong đêm thì cách tái hiện cũng chỉ dừng lại mức độ nhất định: “Sóng tình dường đã xiêu xiêu/Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” thì đến Thơ mới, đó là cách bộc lộ hết sức chân thực, đúng với nghĩa: SỰ GẦN GŨI. Đây là một trong những biểu hiện tình cảm tuyệt đẹp, một nấc thang biểu hiện trạng thái bậc cao của tình yêu. Trạng thái tay trong tay của cặp tình nhân trong thơ Đông Hồ là một ví dụ: “Khoác tay anh đi trên bãi cát/Cát bãi, trăng soi màu trắng mát/Nghiêng đầu lơi lả tựa vai anh/Lắng nghe sóng bãi đưa dào dạt”. Mạnh dạn hơn, đó là cảnh âu yếm trong thơ Vũ Hoàng Chương: “Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc/Sát gần đây, gần nữa, cặp môi nâu”. Ở miền nguồn là SỰ NGÂY NGẤT, các thuộc tính được chiếu xạ đến miền đích tiêu biểu là trạng thái say, say chới với, đê mê, mơ mòng, rạo rực, lâng lâng ... nhân vật trữ tình thả mình trôi theo dòng cảm xúc miên man, dường như trở thành một con người khác đầy hứng khởi. Ví dụ: “Ngàn lau không biết nói/Lòng anh dường đê mê” (Hàn Mặc Tử), “Rồi trong những phút giây lâu/Mắt sầu gợn sóng, lòng đau rộn tình/Phút giây ấy, ta mình ngây ngất” (Lưu Trọng Lư), “Khách nhớ quê xa trở gót về/Đêm trường nhớ khách dạ đê mê”(Thái Can). Xuất hiện trong miền nguồn là CÂY CỎ, các thuộc tính chiếu xạ đến miền đích được gửi gắm qua các hình ảnh: mầm, hoa, trái, mùi hương...: “Mầm chán nản chớ len vào niên thiếu/Chớ len vào sớm quá tội em mà.../Hãy là hoa xin hãy khoan là trái/Hoa nồng hương mà trái lắm khi chua”(Thu Hồng), “Nàng và tôi, nhánh sầu chung nguồn cội/Kề vai nhau khi lệ với chiều rơi” (Phạm Hầu). Khi nhắc đến độ nồng nàn của tình yêu đôi lứa, các thi sĩ không thể quênmiền Nguồn RƯỢU với độ nồng say của nó. Các ánh xạ miền nguồn này chiếu xạ đến đích tình yêu tạo nên những ẩn dụ ý niệm mang đặc trưng với sức cuốn hút riêng. Trạng thái say là một dạng đặc trưng điển hình: “Vườn ướp trong hương thơm như man mác/Biết bao lời mây nước đắm say lòng”(Huy Thông),“Ôi!Ôi! Hãy bớt cung cầm lại/Lòng say đôi má cũng say thôi” (Hàn Mặc Tử). Cũng như các nhà thơ khác từ bao đời nay, các nhà thơ trong Thi nhân Việt Nam cũng ca ngợi sự quyến rũ của tình yêu. Miền nguồn SỢI TƠ mang lại cho người đọc cảm giác tình yêu mềm mại, nhẹ nhàng, phiêu với các hình ảnh đẹp: Tơ trời, tơ lòng... Ví dụ:“Tơ lòng với đẹp đêm nay/Rộn ràng thổn thức vì say nhiệm màu” (Thu Hồng), Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn/Để nối duyên mình với cõi không” (Thanh Tịnh). Còn qua ngòi bút Nguyễn Bính, chúng ta lại thấy tình yêu lại giống như một CUỘC CHIẾN với chiến trường, binh sĩ, với vết thương: “Lòng anh là một bãi sa trường/Giặc giã đã nhiều, em chẳng thương” (Mong thư). Với nhà thơ nhẹ nhàng và lãng mạn Nguyễn Bính cũng có những lúc xúc cảm bùng phát dữ dội. Đó là một tình yêu nóng bỏng xuất hiện trong hình hài NGỌN LỬA: “Lòng anh như lụa đây/Tình anh như lửa đấy” (Dối lòng). Với Xuân Diệu, hình ảnh ngọn lửa lại thể hiện sự lây lan sức mạnh cảm xúc của tình yêu: “Để lây lửa chuyển những lòng giá đúc/Phải ấm lên vì bắt chước tôi nồng”. Chỉ một chút hơi ấm của tình yêu cũng đủ sưởi ấm và làm hồi sinh một con người, khiến cho họ lấy lại được cảm hứng sống tích cực, thậm chí còn mãnh liệt hơn. Khi nói đến tình yêu lỡ làng, các nhà thơ cũng dùng hình ảnh ngọn lửa lụi tắt: tro tàn, tro lạnh để biểu đạt. Với miền nguồn là CHẤT LỎNG, ẩn dụ ý niệm về tình yêu mang đến cho người đọc những ánh xạ đẹp với màu sắc lãng mạn. Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư còn chút dư âm khi tình yêu đã rời xa: “Đã qua rồi cơn mộng/Đừng vỗ nữa, tình ơi!”. Hay đó là trạng thái xao x...iệu hóa của thi sĩ, tình yêu khiến con người có sự chuyển biến về mặt sinh học rất rõ rệt, từ héo tàn đến tươi mới, từ tàn lụi đến hồi sinh và từ cái chết đến sự sống. Chính sự khác biệt về lói tư duy ấy mà mỗi nhà thơ tạo nên một kiểu ẩn dụ riêng biệt về tình yêu:TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH của Nguyễn Bính và TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT của Xuân Diệu. Vẫn là lối vận dụng cơ chế chi tiết hóa, cả hai nhà thơ đều cụ thể hóa các thuộc tính của miền nguồn thành những biểu hiện cụ thể để biểu hiện các trạng thái của tình yêu. Nếu Nguyễn Bính khắc họa sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình khi có tín hiệu hồi đáp của tình yêu thì sự thay đổi từ bên trong biểu hiện ra bên ngoài: “Những câu tâm sự, câu tâm sự/Đã thốt ra từ miệng ái ân/Bên đống than hồng người khách trọ/Má hồng như má gái đương xuân” (Đôi nhạn), thì Xuân Diệu miêu tả nét hân hoan nơi khuôn mặt vị thi sĩ say tình: “Ái tình đem máu lên hoa điện/ - Thi sĩ đi đâu cũng thấy cười” (Lạc quan) hay “Trong mắt em anh tưởng thấy thiên đường/Ôi hạnh phúc! Anh gục đầu nhắm mắt” (Kỷ niệm). Không chỉ có thế, Nguyễn Bính cũng bắt đầu nhận thấy sự bén rễ nảy mầm sâu hơn của tình yêu nơi con người. Vì thế, sức mạnh của tình yêu bộc lộ dấu hiệu hồi sinh tình cảm cho con người: “Chị nay lòng ấm lại rồi/Mối tình đã chết có người hồi sinh/Chị từ dan díu với tình/Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng” (Lỡ bước sang ngang). Với Xuân Diệu, nhà thơ cũng đề cập tới trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình không chỉ ở bề ngoài mà đó là sự xâm lấn của cảm xúc vào trong tâm hồn, khiến tâm hồn như khựng lại, đê mê trong giây lát: “Rồi ngó mê nhau, ta mỉm mắt cười/Và lặng lẽ thấy lòng cao chín bệ/Không cần nói. Trái tim dường mở hé/...Trái tim ngừng trong một lúc vô biên” (Kỷ niệm). Có lẽ với Nguyễn Bính, nhà thơ tuyệt đối hóa sức mạnh của tình yêu đến mức hoang tưởng. Bởi với ông, tình yêu có thể cải tử hoàn sinh, khiến người chết sống lại: “Một mai Nhâm chết trên giường bệnh/Sự thật em Nhâm tôi chết đi/Tôi sẽ hà hơi cho sống lại/Dẫm tan guồng máy của huyền vi” (Nếu một mai). Với Xuân Diệu, nhà thơ là người luôn sống chung thân với khẩu hiệu chạy đua cùng thời gian. Vì thế, dù rên xiết đến đâu, dù đớn đau đến mấy, dù tuyệt vọng đến cỡ nào khi tình yêu ruồng bỏ, ông vẫn không thôi khao khát yêu và luôn dạt dào cảm hứng. Đỉnh cao của trạng thái cảm xúc ấy là sự tê liệt toàn thân của nhân vật trữ tình khi men tình ngấm đến độ: “Đùn khói ngạt về đây, em, gió lạ/Khí lạnh như thu, hồn ngây ngất quá” (Sầu). Khi tiếp xúc với thơ Nguyễn Bính, độc giả có thể thấy, nhà thơ chú ý đến cả tiến trình phát triển của tình yêu từ những dư âm còn sót trong quá khứ, sự biến đổi của hiện tại và dự đoán sự thay đổi của tương lai. Trong khi đó, với Xuân Diệu, ông hầu như chỉ chú ý đến tình yêu của con người nơi trần thế ở thời điểm thực tại bởi ông luôn muốn cảm nhận được sự tồn tại của chính bản thân mình với tình yêu thương nồng nàn nơi thiên đường hạ giới. Nếu nhà triết học  Rơ - nê Đề - cát - tơ nói: “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” thì với Xuân Diệu: Khi nào nhà thơ yêu thì khi đó ông mới có cảm giác mình đang tồn tại. Có lẽ đó là một trong những lý do vì sao Xuân Diệu luôn hết mình với những cuộc tình, luôn vội vã, luôn gấp gáp, luôn cháy bỏng khi yêu và hết mình với tình yêu. Trong các ví dụ trên, nếu như Xuân Diệu chỉ sử dụng cơ chế chi tiết hóa trong quá trình sáng tạo ẩn dụ thì Nguyễn Bính có sự kết hợp cơ chế chi tiết hóa và cơ chế kết hợp. Sự kết hợp của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH với ẩn dụ ý niệm ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY: “Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng” càng làm nổi bật hơn sức mạnh của tình yêu đối với việc tái tạo và gọi về sức sống đã mất cho con người. Nếu chỉ dừng lại ở hai câu thơ: “Chị nay lòng ấm lại rồi/Mối tình đã chết có người hồi sinh” thì người đọc cũng chỉ nhận thấy sự sống đã trở lại với nhân vật trữ tình. Nhưng khi câu cuối xuất hiện, người đọc vỡ òa cảm xúc khi thấu đáo sự hồi sinh ở nhân vật trữ tình đầy khởi sắc, đầy hy vọng, đầy sự tươi mới và đầy sức sống giống như “buổi bình minh nạm vàng”. - Ngất ngây là thế, si mê là thế nhưng Xuân Diệu cũng không phải hoàn toàn sống trong ảo tưởng của tình yêu. Bản thân nhà thơ cũng có lúc nhận ra tình yêu nhiều khi như gió thoảng giống như một SỰ TẠM BỢ: “Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách/Mà tình yêu như quán trọ bên đường/Mái tranh tàng đỡ rét một đêm sương/Vò nước lã mát xoàng đôi buổi sớm” (Chỉ ở lòng ta). Còn với Nguyễn Bính, tình yêu lại giống như một CUỘC HÀNH TRÌNH mà ở đó đôi tình nhân đồng hành cùng nhau: “Ta như lá nõn, như hoa nụ/Mới biết tình yêu buổi bắt đầu” (Trong vườn cúc), có thể cùng nhau trải nghiệm“Người ấy hình như có biết nàng/Có lần toan tính chuyện sang ngang” (Viếng hồn trinh nữ), có thể mỗi người rẽ một lối “Thấy tình duyên của đôi ta/Đến đây là ... đến đây là ... là thôi/Em đi dệt mộng cùng người/Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh” (Rượu xuân) và có thể cùng đến một đích nào đó “Tôi quen ngậm miệng với tình xưa/Tình đã sang sông, đã tới bờ” (Vẩn vơ). Với Xuân Diệu, mặc dù luôn chung thủy với sự mê đắm trong tình yêu nhưng cũng có lúc ông giật mình thảng thốt bởi tình yêu nhiều khi cũng mang tính chất cố đấm ăn xôi vì thế sự liên kết, ràng buộc lẫn nhau hoàn toàn mờ nhạt.Còn với Nguyễn Bính, cuộc đời ông gắn liền với những chuyến đi cho nên tình yêu của nhà thơ cũng trải dọc chuyến đi. Trong tư duy thơ Nguyễn Bính, tình yêu cũng được tạo bởi sự gắn kết bền lâu và cũng trải nghiệm. Tuy nhiên, Xuân Diệu và Nguyễn Bính lại cùng giác ngộ ra một điều: tình yêu không phải lúc nào cũng bền chặt mãi, không phải lúc nào cũng đi đến đích với sự viên mãn. Đó là lý do vì sao với Xuân Diệu tình yêu xuất hiện thực cảnh tạm bợ và Nguyễn Bính người tham gia cuộc hành trình dài dằng dặc lại lựa chọn mỗi người một lối đi riêng. - Ngoài các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu đã xuất hiện ở trên, còn có một số kiểu khác xuất hiện tạo nên sự phong phú và đa dạng cũng như tạo nên sự độc đáo trong phong cách sáng tác của hai nhà thơ. Ví như, ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ: “Đầu bù trở lại kinh đô/Tơ vương chín mối, sầu cho một lòng” của Nguyễn Bính in dấu ấn đậm chất dân gian độc đáo, mang nét truyền thống riêng biệt của tâm hồn Việt thì ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI của Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?/Cho rất nhiều, song chẳng nhận bao nhiêu/Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết” lại thể hiện phong cách hiện đại, mang âm hưởng của sự cách tân, đột phá. Bởi Xuân Diệu quan niệm, con người hiến dâng tình cảm cho người khác và được nhận lại tình cảm đáp trả là điều hiển nhiên, cũng là một cuộc trao đổi thông thường như biết bao cuộc trao đổi khác trong cuộc sống mà thôi. Nhưng với nhà thơ,do nghịch cảnh của riêng của ông và ý thức hệ xã hội đương thời nên ông là người cho đi rất nhiều nhưng chẳng nhận lại được là bao. Bên cạnh đó, các ẩn dụ ý niệm: TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN, TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI, TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ trong các sáng tác của Nguyễn Bính cũng là những ẩn dụ góp phần tạo nên nét riêng biệt cho phong cách sáng tác của ông. Với ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN, tác giả cụ thể hóa hình ảnh cuộc chiến bằng hình ảnh người chiến sĩ trên tình trường: “Chiến trường là nợ đao cung/Tình trường là nợ đôi lòng chung đôi/Anh là chiến sĩ, em ơi/Một chiều máu nhuộm lòng người tử thương” (Định mệnh). Với ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI, Nguyễn Bính đã biến nhân vật trữ tình của mình thành hai quân tam cúc, quân cờ: “Em làm con tướng trong tam cúc/Anh là quân xe trong bàn cờ/Ví chăng có một nước tình ái/Em làm Hoàng hậu, anh làm Vua” (Ái khanh hành). Với ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ: “Bao giờ rời được nhau ra/Bởi tôi là sắt, nàng là nam châm” (Tây Thi), tác giả tập trung khắc họa sức mạnh gắn kết của tình yêu giống như lực hút tĩnh điện của những vật mang điện tích trái dấu. Đồng thời đó cũng là ước mơ về một tình yêubền chặt vĩnh cửu mà nhà thơ gửi gắm vào nhân vật trữ tình. 3.3. Tiểu kết Tình yêu là đề tài luôn có sức cháy thiêu đốt thơ ca mọi thời đại. Các thi nhân theo những rung cảm tự thân giữa hiện thực cuộc sống kết hợp với tư duy sáng tạo để sinh ra những đứa con tinh thần giàu sức sống. Chính những trải nghiệm của các thi nhân giữa đời sống sinh động thường ngày đã tạo nên nét tương đồng trong tư duy biện chứng để rồi có sự gặp gỡ với nhau ở tư duy thơ ca mặc dù họ ở những vùng ngôn ngữ khác nhau, nền văn hóa khác nhau và ở những thời kỳ sáng tác khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt về nền văn hóa lại tạo nên những đặc trưng riêng trong cách biểu đạt, kể cả khi đề cập đến cùng một vấn đề, chẳng hạn như tình yêu. Nhưng những sự khác biệt ấy lại chính là kết quả của đặc trưng văn hóa tộc người, văn hóa vùng miền đồng thời là cơ sở để tạo nên sự đa dạng và độc đáo riêng cho từng đặc trưng văn hóa riêng lẻ. Sáng tác của các thi nhân thời kỳ Thơ mới Việt Nam có sự ảnh hưởng rất lớn từ thơ ca phương Tây, nhất là thơ ca lãng mạn Pháp. Tuy nhiên, các nhà thơ tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa cần thiết và vận dụng trong quá trình sáng tác. Trong các sáng tác của họ, độc giả nhận thấy hơi thở của thơ ca phương Tây nhưng thi liệu và cách thức biểu đạt lại rất Việt Nam. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ qua bảng hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam. Không chỉ có sự khác biệt với thơ ca phương Tây, Thơ mới còn có sự khác biệt rõ nét với thơ ca Việt Nam thời kỳ trung đại. Có thể nhận thấy, sự khác biệt nổi bật nhất so với thơ ca thời kỳ trước của Thơ mới đó là ý thức hệ tư tưởng. Sự rộng mở của cánh cửa giao lưu văn hóa đã tạo nên một thế hệ các nhà thơ có sự đổi mới về tư duy, giàu sức sáng tạo và hùng tâm cống hiến. Hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xuân Diệu cùng trưởng thành trong phong trào Thơ mới. Vì vậy, lối tư duy thơ cả hai nhà thơ có nhiều điểm tương đồng với các nhà khác thơ cùng thời. Điều này được thể hiện cụ thể qua sự trùng khít các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu mà các nhà thơ cùng sử dụng. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ có một tư duy thơ khác nhau, một độ nhạy cảm khác nhau khi đứng trước cùng một hiện thực khách quan sinh động. Thêm vào đó, vốn sống cùng sự trải nghiệm khác nhau đã tạo nên những cách biểu đạt khác nhau về cùng một trạng thái tình cảm đó là tình yêu. Những điều này đã chung sức góp phần tạo nên cá tính sáng tạo của nhà thơ. Với Nguyễn Bính, đặc điểm thơ nổi bật nhất của ông đó là cốt cách truyền thống của dân tộc. Khi nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, chúng tôi cũng nhận thấy nét truyền thống mang hồn cốt Việt có sự biểu hiện đa dạng nhưng không làm mất bản sắc. Hồn cốt ấy thể hiện từ ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, thể thơ và nhất là tư duy thơ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận thấy, thơ Nguyễn Bính thiên về trạng thái tình cảm hướng nội, bình ổn, thể hiện sự cam chịu, day dứtlà chính, tuy nhiên cũng điểm xuyến trạng tháitự nổi loạn, phản kháng nhưng chưa đến độ bứt phá. Trong thơ Nguyễn Bính, ông thường để nhân vật trữ tình của mình thu mình lại và vỗ về cảm giác để trái tim yên ngủ khi gặp những cơn đau tình. Với Xuân Diệu thì ngược lại, thơ ông với nhịp điệu sôi nổi, sự tươi mới kể cả khi viết về tình yêu lứa đôi. Nhịp điệu ấy thể hiện rất rõ qua cách ý niệm hóa tình yêu, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Một điểm nổi bật trong thơ tình Xuân Diệu đó là sức nóng của tình cảm hầu như đều bộc lộ ra ngoài. Tình cảm trong thơ Xuân Diệu được biểu hiện ở sự tồn tại của trạng thái phát tác chứ không phải là sự ấp ủ bên trong. Khi vui tươi nhân vật trữ tình chân nhảy nhót và miệng hát ca, khi ủ rũ nhân vật trữ tình quay cuồng, không cam chịu và bứt phá, đồng thời nhanh chóng bước qua tình cũ để đến với người mới, tình mới. Tất cả tập trung thể hiện lối sống cuồng yêu đến gấp gáp của Xuân Diệu: toàn tâm tận lực hưởng thụ tình yêu một cách trọn vẹn nhất trong thời kỳ hoàng kim nhất của tình yêu. KẾT LUẬN 1. Tình yêu là một phạm trù tình cảm phức tạp bậc nhất của con người. Qua quá trình thực hiện luận án, chúng tôi nhận thấy rằng: tình yêu cũng là một sự trải nghiệm tâm sinh lý phức tạp diễn ra trong tâm trạng của mỗi cá nhân khi họ tương tác với môi trường xung quanh. Nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới, chúng tôi đi khám phá quá trình các nhà Thơ mới thể hiện cách thức ý niệm hóa tình yêu của mình qua tư duy sáng tạo của họ. Đồng thời, qua cách thức ý niệm hóa, chúng tôi nhận thấy được sự đa dạng trong cách thức biểu đạt, những biến cố, sự kiện qua sự nghiệm thân, vốn văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Bởi lẽ, ngôn ngữ không quy chiếu trực tiếp đến thực tế khách quan mà thông qua các ý niệm được biểu đạt bằng ngôn ngữ. 2. Luận án tập trung giải quyết được những vấn đề chính đó là: Tổng hợp và phân loại các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới. Đồng thời, thiết lập được các mô hình tri nhận cũng như hệ thống các thuộc tính được chiếu xạ từ miền Nguồn đến miền Đích TÌNH YÊU. Với sự xuất hiện của 21 ẩn dụ ý niệm về tình yêu, chúng tôi nhận thấy sự phong phú và đa dạng trong việc lựa chọn các miền Nguồn để ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới. Trong hệ thống các ẩn dụ ý niệm về tình yêu đó, sự xuất hiện của các ẩn dụ ý niệm mang tính phổ quát: TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH, TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI ... đan xen với các kiểu ẩn dụ mang nét đặc thù dân tộc Việt: TÌNH YÊU LÀ MÙI HƯƠNG, TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA... đã bộc lộ sự độc đáo và cá tính sáng tạo trong tư duy của các nhà Thơ mới. Qua quá trình phân tích các ví dụ, chúng tôi cũng tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy được thể hiện trong các ẩn dụ ý niệm về tình yêu của các nhà Thơ mới. 3. Qua so sánh đối chiếu với cách thức ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới với các nhà thơ trung đại, chúng tôi nhận thấy: Các nhà thơ ở hai thời kỳ sáng tác khác nhau có sự ý niệm hóa tình yêu cũng khác nhau. Khi các nhà thơ trung đại ý niệm hóa tình yêu với lối tư duy con người nhạt nhòa giữa vũ trụ tạo nên cái tôi vô ngã thì các nhà Thơ mới lại ý niệm hóa tình yêu trên nền của tư duy “dĩ nhân vi trung – lấy con người làm trung tâm” tạo nên cái tôi bản ngã. Cũng chính lối tư duy thời đại ấy cũng đã quy định ngôn ngữ, hình ảnh xuất hiện trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Nếu tình yêu trong thơ của các nhà thơ trung đại được diễn đạt bởi ngôn ngữ khuôn mẫu, ước lệ thì tình yêu trong thơ của các nhà Thơ mới lại được diễn đạt bởi ngôn ngữ tự do, chân thực. Nếu tình yêu của các nhà thơ trung đại xuất hiện rườm rà với các hình ảnh thiên nhiên, cây cỏ, tạo vật, con người mờ nhạt thì tình yêu của các nhà Thơ mới hình ảnh con người được tô đậm với mắt, môi, mồm, mũi đến chân, tay và hình ảnh thiên nhiên xuất hiện chỉ làm nền cho tình yêu thêm lãng mạn mà thôi. Đến thời kỳ Thơ mới, tình yêu trần tục của con người được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết cho nên xuất hiện một số kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu mà thời kỳ trung đại chưa hề có chẳng hạn như: TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN, TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI, TÌNH YÊU LÀ TRÒ CHƠI, TÌNH YÊU LÀ KHÚC CA... Cũng qua một số kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu như: TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI, TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH, TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ... người đọc cũng thấy rõ tư duy cách điệu trong việc biểu đạt tình yêu của các nhà Thơ mới so với các nhà thơ ca trung đại. 4. Nguyễn Bính và Xuân Diệu là hai trong số những gương mặt thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Hai nhà thơ với hai lối tư duy thơ khác nhau nhưng lại cùng sử dụng một số miền nguồn để tạo nên những ẩn dụ ý niệm độc đáo về tình yêu. Nếu độc giả bắt gặp một Nguyễn Bính trầm mặc và ưu tư trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CĂN BỆNH thì lại thấy một Xuân Diệu âu sầu mà náo động. Nếu xuất hiện một Nguyễn Bính nhẹ nhàng, thanh thoát và chậm rãi với tình yêu trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI thì cũng có một Xuân Diệu ngấu nghiến, trần tục và ào ạt bấy nhiêu. Nếu như thơ Nguyễn Bính thể hiện một tình yêu ấp áp, nồng nàn, âm ỉ trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ LỬA thì thơ Xuân Diệu lại thể hiện một tình yêu bỏng rát, hừng hực và bùng cháy. Nhìn chung, với cùng miền nguồn của các kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu nhưng người đọc có thể nhận thấy: Một Nguyễn Bính hiền lành, bình ổn và một Xuân Diệu nổi loạn và bứt phá. Bên cạnh các kiểu ẩn dụ ý niệm giống nhau: TÌNH YÊU LÀ RƯỢU, TÌNH YÊU LÀ CÂY CỎ, TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY thì hai lối tư duy thơ khác nhau, hai cá tính thơ khác nhau cũng đã tạo nên những kiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu khác biệt. Nếu Xuân Diệu chú ý lấy thuộc tính vô tận của dòng nước để nói đến tình yêu trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT LỎNG thì Nguyễn Bính lại chú ý đến sự nên thơ của dòng sông trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG. Hay cùng nói đến sức mạnh của tình yêu nhưng với Nguyễn Bính, tình yêu thật kỳ diệu khi có thể cải tử hoàn sinh con người trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH; còn với Xuân Diệu, tình yêu lại có khả năng làm thăng hoa trạng thái cảm xúc của con người đến mức cao độ trong ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ NGÂY NGẤT. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong cách ý niệm hóa tình yêu của hai nhà thơ còn được thể hiện qua sự xuất hiện của một số kiểu ẩn dụ ý niệm khác đó là: một Xuân Diệu với tình yêu thấp thỏm trong TÌNH YÊU LÀ SỰ TẠM BỢ, sòng phẳng với TÌNH YÊU LÀ VẬT TRAO ĐỔI bên cạnh một Nguyễn Bính với tình yêu gắn bó trong TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, cam go khốc liệt trong TÌNH YÊU LÀ CUỘC CHIẾN, vĩnh cửu trong TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẬT LÝ. 5. Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới có ba loại: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng. Tuy nhiên, với khuôn khổ công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi chỉ mới chỉ dừng lại ở bước đầu khám phá ẩn dụ ý niệm về tình yêu của các nhà thơ thời kỳ Thơ mới qua loại ẩn dụ cấu trúc trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam và thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Chúng tôi mong rằng, sẽ tiếp tục khai thác sâu hơn, rộng hơn, toàn diện hơn ở các công trình nghiên cứu tiếp sau. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Văn Nam (2016),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, Dạy và học ngày nay, số 8, trang 142 - 147. 2. Trần Văn Nam (2016),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong thơ Xuân Diệu, Dạy và học ngày nay, số 12, trang 37 - 39. 3. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm “Tình yêu là cây cỏ” trong Thi nhân Việt Nam, Ngôn ngữ và Đời sống, số 1, trang 60 - 65. 4. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm “Tình yêu là sợi tơ” trong thơ Nguyễn Bính, Ngôn ngữ, số 1, trang 58 - 68. 5. Trần Văn Nam (2017),Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thi nhân Việt Nam, Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, số 2, trang 110 - 123. 6. Trần Văn Nam (2017),Nét riêng khi sử dụng chất liệu kiến tạo miền Nguồn trong các ẩn dụ ý niệm về tình yêu (qua Thơ trung đại và Thơ mới), Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học Toàn quốc, trang 657 - 662. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Nxb Giáo dục. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận - ghi chép và suy nghĩ, Nxb Khoa học xã hội. Trần Văn Cơ (2007), “Nhận thức, tri nhận - Hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr.19-23. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb Khoa học Xã hội. Trần Văn Cơ (2008), “Nghiên cứu ngôn ngữ Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận (Đặt vấn đề)”, Ngôn Ngữ, số 5, tr.26-41. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động xã hội. Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy (2013), “Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, tr.35 - 49. Vũ Thị Sao Chi, Phạm Thị Thu Thùy (2013), “Hai ý niệm tương phản - nền tảng cho ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế Lan Viên (Qua các tập Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.32 - 42. Nguyễn Đức Dân (2009), “Tri nhận không gian trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, tr.1-14. Võ Thị Dung(2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Trương Mỹ Dung (2005), "Tìm hiểu ý niệm Buồn trong tiếng Nga và tiếng Anh",Tạp chí Ngôn ngữ, số 8. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), “Ẩn dụ tri nhận ‘Con người là cây cỏ’ trong ca từ Trịnh Công Sơn”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6 (11/2011), tr.118 - 126. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012), “Ẩn dụ ý niệm ‘Cuộc đời là một cuộc hành trình’ trong ca từ Trịnh Công Sơn”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1/2012, tr.51 - 60. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015), Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn, Học viện KHXH. Lê Thị Ánh Hiền (2009), Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của G.Lakoff và M. Turner, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Lê Thị Ánh Hiền (2011), “Sức mạnh của ẩn dụ trong thi ca từ góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 3 (11), tr.25-32. Nguyễn Hòa (2007), “Sự tri nhận và biểu đạt thời gian trong tiếng Việt qua các ẩn dụ không gian”, Ngôn Ngữ, số 7, tr.1-8. Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thư (2011), “Ẩn dụ ý niệm ‘tình yêu là cuộc hành trình’ trong tiếng Anh và tiếng Việt”,Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9,tr.15-19. Ngũ Thiện Hùng, Trần Thị Thanh Thảo (2011), “Ngữ nghĩa của ẩn dụ về tình yêu trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3 (44), tr.244 - 251. Trịnh Thị Thanh Huệ (2012), Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn , Học viện KHXH. Phan Thế Hưng (2007), “So sánh trong ẩn dụ”, Ngôn Ngữ, số 4, tr.1-12. Phan Thế Hưng (2007), “Ẩn dụ ý niệm”, Ngôn Ngữ, số 7, tr.10-18. Phan Thế Hưng (2008), “Mô hình tri nhận trong ẩn dụ ý niệm”, Ngôn Ngữ, số 4,tr.28-36. Phan Thế Hưng (2009), Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ Lý luận ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh. Vũ Thị Thanh Hương & Hoàng Tử Quân (2006), Ngôn ngữ văn hóa & xã hội: Một cách tiếp cận liên ngành, Nxb Thế giới. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục. Ly Lan (2009), “Về các ý niệm và phạm trù tình cảm cơ bản của con người (trên dẫn liệu tiếng Anh)”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (163), tr.21-25. Ly Lan (2009), “Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12, tr.25-36. Ly Lan (2012), Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện KHXH. Đỗ Thị Kim Liên (2006), Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa-ngữ dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thị Phương Lý (2012), Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện KHXH. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình, Nxb KHXH. Diệp Kim Ngân (2011), Phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình, Luận văn Tốt nghiệp, Trương Đại học Cần Thơ. Vi Trường Phúc (2014), Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Lý luận ngôn ngữ, Học viện KHXH. Phạm Thị Hương Quỳnh (2015), Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Quỳnh, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện KHXH. Nguyễn Thị Quyết (2012), “Ẩn dụ trong thơ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, tr.20 - 26. Nguyễn Thị Quyết (2012), “Ẩn dụ ý niệm cuộc đời trong thơ tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr.19 - 28. Thanh Sơn (2007), “Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ) của PGS. TSKH Trần Văn Cơ”, Ngôn Ngữ, số 12, tr.71-76. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NxbKHXH. Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, (tái bản, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Phương Đông. Lý Toàn Thắng và Ly Lan (2011), “Chiếu xạ trong các ẩn dụ ý niệm về tình cảm”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6, tr.89-99. Lý Toàn Thắng (2008), “Thử nhìn lại một số vấn đề cốt yếu của Ngôn ngữ học tri nhận”,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24, tr.178-185. Nguyễn Tất Thắng(2007), “Áp dụng lý thuyết về tính hiện thân trong việc phân tích một số hiện tượng của ngôn ngữ”,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh. Quỳnh Thư, “Ẩn dụ ý niệm ‘Tình yêu là cuộc hành trình’ trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền (2000), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Giáo dục. Trần Bá Tiến (2009), “Ẩn dụ về sự tức giận và niềm vui trong tiếng Anh và tiếng Việt, Ngôn Ngữ”, số 7, tr.22-34. Trần Bá Tiến (2012), Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Vinh. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa -dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NxbĐHQG Hà Nội. Nguyễn Đức Tồn (2007), “Bản chất của ẩn dụ”, Ngôn Ngữ, số 10, tr.1-9. Nguyễn Đức Tồn (2007), “Bản chất của ẩn dụ” (tiếp theo), Ngôn Ngữ, số 11, tr.1-9. Nguyễn Đức Tồn (2008), “Bản chất của hoán dụ trong mối quan hệ với ẩn dụ”,Ngôn Ngữ, số 3, tr.1-6. Nguyễn Đức Tồn, Vũ Thị Sao Chi (2014), “Về mối quan hệ giữa ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ”, TC Khoa học, Viện ĐH Mở, số 7. Lưu Trọng Tuấn (2009), “Ẩn dụ tình yêu trong thơ ca”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr.23 - 28. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2002), Nhóm từ tâm lý - tình cảm và một số vấn đề từ vựng - ngữ nghĩa, Nxb KHXH. Phan Ngọc Trần (2014), “Về bốn ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 363, tr.35 - 45. Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV Tp Hồ Chí Minh. Trịnh Thị Hải Yến (2011), Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Duy, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. II. Tiếng Anh Althen, G. (1998), American ways: A guide for foreigners in the United States, Intercultural press Inc, Main. Austin, J. (1962), How to do things with words, OUP, Oxford. Bernard, H. (1988), Research method in cultural anthropology, SAGE publications, New bury Park. Brown, P & Levinson, S. (1987), Politeness: some universals in language usage, CUP, Cambridge: CUP. Eelen, G. (2001), A critique of politeness theories, St. Jerome Publishing, Manchester. Ekman, P. (2003), Emotions revealed, Henry Holt and Company, New York. Ellis, C. (1996), Culture shock! Vietnam, Times Editions Pte Ltd, Singapore. Ember, C & Ember, M. (2001), Cross - cultural research methods, Alta Mira press, Oxford. Evans, V. (2007), A glossary of cognitive linguistics, Edinburgh University Press. Fairclough, N. (2001), Language and power, Longman, London. Fantini, A. (1997), New ways in teaching culture, TESOL, inc, Illinois. Fauconnier, G.(2008), Mental Spaces: Aspects of Meaning Construction in Natural Language, Press of the University of Cambridge, Cambridge, England. Feare, R. (1980), Practice with idioms, OUP, New York. Feare, R. (1996), Everyday idioms for reference and practice: Book 1, Longman, New York. Gerard Steen, (1999), Analyzing Metaphor in Literature: With Examples from William Wordsworth’s “I Wandered Lonely as a cluod”, Poetic Today, Due University Press, p.499 - 452. Kovecses, Z. (2000), Metaphor and emotion: Language, culture, and Body in human feeling, CUP, Paris. Kovecses, Z. (2002), Metaphor: A practical introduction, OUP: USA. Kovecses, Z. (2005), Metaphor in culture: Universality and variation, CUP, Cambridge. Lakoff, G. & Johnson, M. (1980), Metaphors we live by. The University of Chicago Press, Chicago. Lakoff, G. (1987), Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind. The University of Chicago Press, Chicago. Lakoff, G. & Johnson, M. (1999), Philosophy in the Flesh : The Embodied Mind and Its Challenge to Western Thought, Basic Books. Lakoff, G. (2008), The political mind: Why you can’t understand 21st-century politics with an 18th-century brain, The Penguin Group, New York. Linda L.Berger (2013), Metaphor in Law as Poetic and Propositional Language, Scholary Works. Liza Freedman Weisberg (2012), More than Words: Metaphor in the Mind, Brain and Literature, Brown Univerity. Lyons, J. (1979), Semantics, Volume 2, CUP, Cambridge. McCarthy, M. & O’Dell, F. (2008), English idioms in use. CUP, Cambridge. P.Stocwell (2002), Conigtive Poetics an introduction, First publish 2002 by Routledge 11 Fetter Lane, London. Talmy, L., (1977), Rubber-sheet Cognition Language, Proceedings of 13th Regional Meeting of Chicago Linguistic Socitey 13: 613-628. Talmy, L., (1983), How Language Structures Space, In Spatial Orientation: theory, research, and application, Eds. Pick, H. L. and Acredolo, L. P. New York: Plenum Press. Taylor.J.R (1989), Linguistic Categorization: Prototye in Linguistic Theory, Oxford University Press. Taylor.J.R (1995), Introduction: On construing the world. Language and the Cognitive Construal of the world, Berlin: Muoton de Gruyter. Reuven Tsur (2002), Aspects of Conigtive Poetic, In cognitive stylistics - language and cognition in text analysis, Amsterdam: John Benijamins, p.279 - 318. Reuven Tsur (2008), Toward a thery of conigtive poetics, 2nd expland and update edn, Brigton: Sussex Academic Press. DANH MỤC TƯ LIỆU KHẢO SÁT 1. Hoài Thanh, Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Bính toàn tập (2009), Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Xuân Diệu toàn tập (2009), Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Tuyển tập những khúc ngâm chọn lọc (1994), Nxb Giáo dục, Tập I. 5. Nguyễn Du, (2003),Truyện Kiều, Nxb Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_an_du_y_niem_ve_tinh_yeu_trong_tho_moi_1932_1945.docx
Tài liệu liên quan