Luận án Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực tây bắc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ THU HƯƠNG CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ THU HƯƠNG CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 9310110 - QLC LUẬN ÁN TIẾ

pdf207 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực tây bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRẦN THỊ VÂN HOA 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG NÚI HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hương ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến GS.TS. Trần Thị Vân Hoa và TS. Nguyễn Đăng Núi, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, các giảng viên Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các nhà khoa học, các thầy cô làm việc tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã có những góp ý quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập. Đồng thời tác giả xin chân thành cám ơn tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa Khoa học quản lý đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ .... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách dạy nghề ................................................ 7 1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ....................................................................................................................... 12 1.3. Tổng quan về các phương pháp đánh giá chính sách dạy nghề .................... 14 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 27 Tiểu kết chương ........................................................................................................ 28 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ....................................................................... 29 2.1. Dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ................................................. 29 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của lao động vùng dân tộc thiểu số ........................ 29 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số......... 31 2.1.3. Hình thức và nội dung dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số .......... 33 2.2. Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ............................. 37 2.2.1. Khái niệm và căn cứ hình thành chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số .............................................................................................................. 37 2.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số .............................................................................................................. 40 2.2.3. Nội dung của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ...... 44 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ....................................................................................................................... 49 2.3.1. Nhân tố thuộc về nhà nước ........................................................................... 49 iv 2.3.2. Nhân tố thuộc về địa phương và cơ sở đào tạo nghề .................................... 50 2.3.3. Nhân tố thuộc về người lao động.................................................................. 54 Tiểu kết chương ........................................................................................................ 56 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC ..................................................................................................................... 57 3.1. Căn cứ lựa chọn mô hình và phương pháp nghiên cứu ................................. 57 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và địa lý khu vực Tây Bắc ..................................... 57 3.1.2. Đặc điểm của lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 ............................................................................................................... 60 3.2. Hệ thống chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc hiện nay ...................................................................................................... 66 3.2.1. Chính sách do Trung Ương ban hành ........................................................... 66 3.2.2. Chính sách do các tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc ban hành .................. 72 3.3. Phương pháp nghiên cứu chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ......................................................................................... 74 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ........................................................ 74 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ....................................................... 84 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 84 3.3.3. Mô hình phân tích tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ................................................................................. 86 Tiểu kết chương ........................................................................................................ 92 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC .............................................................................................. 93 4.1. Kết quả thực hiện của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ................................................................................................... 93 4.1.1. Số lao động tham gia học nghề ..................................................................... 93 4.1.2. Việc làm cho lao động đã qua đào tạo nghề ................................................. 94 4.1.3. Tiền lương của lao động qua đào tạo nghề ................................................. 100 4.2. Phân tích tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ....................................................................................... 104 v 4.2.1. Tác động đến thay đổi nhận thức ................................................................ 104 4.2.2. Tác động đến cơ hội việc làm ..................................................................... 109 4.2.3. Tác động đến thu nhập ................................................................................ 119 4.3. Đánh giá chung ................................................................................................ 127 4.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 127 4.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 129 4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ 131 Tiểu kết chương: ..................................................................................................... 135 CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC........................................................ 136 5.1. Định hướng và mục tiêu dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ............................................................................................................. 136 5.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc đến năm 2025 ...... 136 5.1.2. Định hướng dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ... 138 5.1.3. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc .. 140 5.2. Giải pháp tăng cường tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc ......................................................................... 141 5.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................... 141 5.2.2. Nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo nghề và giáo viên dạy nghề ........... 146 5.3.3. Nhóm giải pháp đối với người học ............................................................. 149 5.3. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 151 Tiểu kết chương: ........................................................................................................ 153 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 154 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 158 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 166 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải CĐ Cao đẳng CMKT Chuyên môn kỹ thuật CSDN Cơ sở dạy nghề ĐH Đại học ĐTN Đào tạo nghề DTTS Dân tộc thiểu số GDNN Giáo dục nghề nghiệp HĐKT Hoạt động kinh tế HĐND Hội đồng nhân dân LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội NQ Nghị Quyết OLS Bình phương nhỏ nhất QĐ Quyết định THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thanh niên TNVDTTS Thanh niên vùng dân tộc thiểu số TVET Giáo dục và đào tạo UBND Ủy ban nhân dân VHLSS Mức sống hộ gia đình Việt Nam (Viet Nam Houshold Living Standard vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí và chỉ số đánh giá chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số ......................................................................................................... 42 Bảng 3.1. Dân số trong độ tuổi lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 phân theo giới tính ............................................................ 60 Bảng 3.2. Dân số trong độ tuổi lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc giai đoạn 2014-2018 phân theo trình độ đào tạo và theo dân tộc ....................... 61 Bảng 3.3. Số lượng việc làm 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc ............................... 61 Bảng 3.4. Số lượng việc làm 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo hình thức sở hữu ........................................................................................................... 62 Bảng 3.5. Số lượng việc làm 6 tỉnh vùng DTTS Tây Bắc theo nhóm nghề .................. 63 Bảng 3.6. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo nhóm tuổi ..................................................................................................... 63 Bảng 3.7. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS Tây Bắc theo trình độ đào tạo .......................................................................................................... 64 Bảng 3.8. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo dân tộc .......................................................................................................... 64 Bảng 3.9. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS Tây Bắc theo khu vực .. 65 Bảng 3.10. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo hình thức sở hữu ........................................................................................... 65 Bảng 3.11. Tiền lương của người lao động 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc theo nhóm nghề .................................................................................................... 66 Bảng 3.12. Danh mục văn bản chính sách do Trung ương ban hành về dạy nghề đang có hiệu lực trên địa bàn vùng DTTS ............................................................ 67 Bảng 3.13. Thống kê số lượng văn bản chính sách cấp trung ương ban hành về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số còn hiệu lực năm 2020 71 Bảng 3.14. Một số văn bản chính sách dạy nghề được ban hành bởi 6 tỉnh vùng DTTS khu vực Tây Bắc .......................................................................................... 72 Bảng 3.15. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp với 3 đối tượng học viên học nghề...... 76 Bảng 3.16. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp đối với các bên liên quan với học viên học nghề ............................................................................................... 78 viii Bảng 3.17. Phân bổ mẫu khảo sát .................................................................................. 81 Bảng 3.18. Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng khảo sát (%) .................................. 82 Bảng 3.19. Một số đặc điểm của cha mẹ đối tượng tham gia khảo sát (%) .................. 83 Bảng 3.20. Cỡ mẫu của khảo sát VHLSS...................................................................... 84 Bảng 3.21. Các phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 85 Bảng 4.1. Số học sinh học nghề tuyển mới phân theo tỉnh/ thành phố ......................... 93 Bảng 4.2. Số học sinh học nghề tuyển mới phân theo trình độ đào tạo và tỉnh/ thành phố tại thời điểm 31/12/2018 ....................................................................... 94 Bảng 4.3. Việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo giới tính giai đoạn 2014-2018 ..... 95 Bảng 4.4. Việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018 .. 96 Bảng 4.5. Việc làm của lao động qua đào tạo nghề theo dân tộc giai đoạn 2014-2018 ..... 97 Bảng 4.5. Việc làm của lao động qua đào tạo theo khu vực giai đoạn 2014-2018 ....... 97 Bảng 4.6. Việc làm của lao động qua đào tạo theo khu vực giai đoạn 2014-2018 ....... 98 Bảng 4.7. Việc làm của lao động qua đào tạo theo nghề công việc giai đoạn 2014-2018 ... 99 Bảng 4.8. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề chia theo giới tính giai đoạn 2014-2018 .................................................................... 100 Bảng 4.9. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018 ................................................................. 101 Bảng 4.10. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề theo dân tộc giai đoạn 2014-2018 ............................................................................. 101 Bảng 4.11. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề theo khu vực giai đoạn 2014-2018 ............................................................................ 102 Bảng 4.12. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề theo loại hình kinh tế giai đoạn 2014-2018 .............................................................. 103 Bảng 4.13. Tiền lương bình quân tháng của người lao động qua đào tạo nghề theo nghề nghiệp giai đoạn 2014-2018 .............................................................. 104 Bảng 4.14. Kết quả phân tích tác động của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm ........... 112 Bảng 4.15. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình...................................................... 119 Bảng 4.16. Kết quả phân tích tác động của đào tạo nghề đến thu nhập ...................... 120 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 5 Hình 4.1. Lý do quan trọng nhất lựa chọn học nghề ................................................... 108 Hình 4.2. Mức độ hài lòng của TNNT tham gia học nghề (%) ................................... 109 Hình 4.3. Dự định của học viên học nghề sau khi tốt nghiệp (%) .............................. 110 Hình 4.4. Dự định nơi làm việc của học viên học nghề sau tốt nghiệp (%) ................ 110 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,27% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đời sống của đa số đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tính đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,1%, hộ cận nghèo chiếm 13,6% (Uỷ ban Dân tộc, 2016). Trong đó, lao động dân tộc thiểu số (LĐDTTS) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (trên 70%), công nghiệp - xây dựng (khoảng 10%), dịch vụ (khoảng 20%). Tuy nhiên, ở người DTTS, khó khăn cơ bản và trực tiếp vẫn là trình độ học vấn của người lao động còn thấp, chưa được đào tạo bồi dưỡng, chưa có tay nghề, trình độ sản xuất còn hạn chế. Ngoài ra, còn tồn tại một số tập tục lạc hậu chi phối đời sống, tập quán sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên, thiếu vốn để làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng không hiệu quả khiến cho năng suất, hiệu quả lao động thấp. Phần lớn sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chậm phát triển hoặc quy mô nhỏ, lẻ, tự phát. Do đó, dạy nghề cho người lao động vùng dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm để duy trì cuộc sống ổn định, lâu dài, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc. Dạy nghề cho người lao động vùng dân tộc không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Đào tạo nghề cho lao động thiểu số có tác động trực tiếp với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Từ sau Đổi Mới đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực thi nhiều chính sách và chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc với nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau và đã thu được nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như cơ cấu ngành đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, công tác xác định nhu cầu để xây dựng kế hoạch đào tạo còn thiếu tính sát thực, chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân của người lao động, chủ yếu còn quá nặng nề về các nghề nông nghiệp và phát triển kinh tế sau đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Do đó cần có những đánh giá về hiệu quả, tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc đặc biệt là DTTS khu vực Tây Bắc, giúp họ thoát nghèo bền vững, có cuộc sống tốt đẹp và phát triển hơn. Từ đó đánh giá về hiệu quả, tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc cũng như đề 2 xuất những giải pháp, xây dựng mô hình để đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nghề, cả về quy mô, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động thiểu số khu vực Tây Bắc. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách dạy nghề cho DTTS, tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào các đặc trưng về vị thế và vai trò của người dân tộc cũng như vào chính sách nhìn từ góc độ của Nhà nước mà chưa lấy đối tượng thụ hưởng chính sách là trọng tâm. Đặc biệt các nghiên cứu chưa đề cập tới từng vùng miền cụ thể như DTTS khu vực Tây Bắc cũng như chưa có đánh giá đầy đủ, tác động của các chính sách này tới thay đổi nhận thức, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, về mặt lý luận, các công cụ phân tích định lượng về tác động của chính sách theo hướng mục tiêu giảm nghèo qua tạo việc làm và tăng thu nhập vẫn chưa được hệ thống hóa và hoàn thiện, thiếu căn cứ khoa học. Do vậy, đặt ra yêu cần phải thực hiện một nghiên cứu để cung cấp luận cứ thực tiễn và khoa học cho các cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng tổ chức có liên quan về chính sách dạy nghề đối với vùng DTTS miền núi nói chung và vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Chính vì vậy, đề tài: “Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc” được lựa chọn để thực hiện cho nghiên cứu này. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài: là phân tích đánh giá kết quả thực hiện chính sách cũng như tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc trong việc tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn, nhằm chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế và đề xuất các giải pháp tăng cường tác động tích cực của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và làm rõ khung phân tích kết quả và đánh giá tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số. - Phân tích kết quả thực hiện và tác động của chính sách dạy nghề cho lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc; chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của chính sách dạy nghề cho lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc trong thay đổi nhận thức, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động. 3 - Đề xuất các giải nhằm tăng cường tác động tích cực của các chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc trong thay đổi nhận thức, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động trong thời gian 2021-2025. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nghiên cứu trả lời các câu hỏi: 1) Có những chính sách dạy nghề nào cho lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc? 2) Kết quả thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc trong thời gian qua như thế nào? 3) Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc có tác động như thế nào đến thay đổi nhận thức, cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động? 4) Cần làm gì để tăng cường tác động tích cực của chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc trong tạo việc làm, tăng thu nhập và thay đổi nhận thức của người lao động trong giai đoạn 2021-2025? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, đặc biệt tập trung làm rõ kết quả thực hiện chính sách dạy nghề thời gian qua cũng như tác động của chính sách đến cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho người lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chủ đề nghiên cứu bàn về nội dung rất rộng, có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian và giới hạn của luận án tiến sỹ, nghiên cứu này không thể nghiên cứu quá trình xây dựng hay tổ chức thực thi chính sách và cũng không nghiên cứu tất cả các chính sách. Trong thời gian có hạn, luận án chỉ tập trung nghiên cứu kết quả đầu ra của việc thực thi chính sách và đánh giá tác động của các chính sách do trung ương ban hành được thực thi trên địa bàn, qua đó chỉ ra những điều cần hoàn thiện để năng cao hiệu lực và việc thực thi chính sách tốt hơn. Với cách tiếp cận đó, vấn đề nghiên cứu tập trung cụ thể như sau: (i) Về chính sách: luận án tập trung nghiên cứu kết quả triển khai các chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc do chính phủ ban hành trên 3 khía cạnh là chính sách hỗ trợ người học, chính sách hỗ trợ người dạy và chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo. 4 (ii) Về người lao động vùng dân tộc thiểu số và việc làm, luận án nghiên cứu tất cả những lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không theo hợp đồng lao động nhưng được trả lương và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động hoặc tự tạo việc làm. (iii) Về tác động của chính sách, luận án nghiên cứu tác động của các chính sách đến việc thay đổi nhận thức, tăng cơ hội tạo việc làm và cơ hội tăng thu nhập cho người lao động khu vực Tây Bắc. (iv) Về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, luận án tập trung nghiên cứu kết quả đầu ra của chính sách như xác định số lượng người học tham gia các chương trình đào tạo theo các lĩnh vực, ngành nghề; số việc làm và tỷ trọng việc làm theo lĩnh vực; sự thay đổi mức thu nhập, nhận thức của những người đã qua đào tạo (v) Các giải pháp và kiến nghị đưa ra tập trung làm tăng cường tác động tích cực của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2021-2025. - Về phạm vi không gian: trong luận án, tác giả sẽ nghiên cứu ở 6 tỉnh vùng văn hoá Tây Bắc đó là: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái - Về phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng trong luận án được thu thập từ cả nguồn thứ cấp và sơ cấp. Các số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014-2018 từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) hàng năm. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu có quyền số suy rộng được khảo sát định kỳ 2 năm một lần của TCTK. Do số liệu VHLSS có thông tin xác định định danh cho hộ như: mã tỉnh, huyện, xã, địa bàn và hộ số và thông tin về thành phần dân tộc, vì thế luận án sử dụng định nghĩa về vùng DTTS để xác định hộ gia đình nào ở Tây Bắc thuộc vùng DTTS của Tây Bắc. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018, 2019. Các đề xuất kiến nghị của luận án áp dụng cho giai đoạn từ năm 2021-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ sở sử dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm hỗ trợ tích cực cho việc trả lời các câu hỏi đặt ra. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát, phỏng vấn với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Luận án tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở phân tích các điều kiện đặc thù của lao động vùng dân tộc thiểu số cũng như đặc điểm đặc thù của địa phương để lựa chọn mô hình và phương pháp phân tích tác động của chính sách một cách phù hợp. 5 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện ở như sau: Hình 1. Quy trình nghiên cứu 6. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở làm rõ mục tiêu và đối tượng thụ hưởng của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số, luận án đã cụ thể hóa được các chỉ tiêu phân tích kết quả đạt được khi thực hiện chính sách cũng như lựa chọn được ba khía cạnh phân tích tác động của chính sách này là: thay đổi nhận thức, tăng cơ hội có việc làm và tăng thu nhập cho người lao động đã được đào tạo nghề. Lựa chọn được phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy xác xuất để ước lượng ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm của người lao động khu vực DTTS Tây Bắc và mô hình Mincer với phương pháp điều chỉnh sai số mẫu Heckman để ước lượng ảnh hưởng của đào tạo nghề đến tiền lương của người lao động khu vực DTTS Tây Bắc một cách rõ ràng hơn làm căn cứ đề xuất các chính sách. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN Khoảng trống nghiên cứu Đề xuất mô hình nghiên cứu NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Khảo sát, Thu thập, đo lường, xử lý số liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (Khảo sát, Phỏng vấn sâu) 6 Phân tích và làm rõ tác động của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS khu vực Tây Bắc như: i) đã làm tăng số lượng người học, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như cơ cấu việc làm thời gian qua; ii) góp phần thay đổi nhận thức của xã hội nói chung và người học nói riêng về đào tạo nghề cũng như ích lợi của đào tạo nghề; iii) tăng cơ hội có việc làm cho lao động vì người lao động qua đào tạo nghề có cơ hội việc làm tốt nhất đến 37 tuổi sau đó cơ hội việc làm sẽ giảm dần; iv) tác động tích cực tới tăng thu nhập của người lao động, nhóm qua đào tạo nghề có tiền lương bình quân cao hơn nhóm chưa qua đào tạo là 33,37%. Chỉ ra các tồn tại của chính sách: i) Chưa có chính sách riêng và đặc thù phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc khác nhau và yêu cầu của thị trường lao động khu vực Tây Bắc; ii) một số nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp tại vùng dân tộc thiểu số (cơ khí, điện lạnh, hàng, sửa chữa điện thoại đối với nam giới và may mặc, uốn tóc đối với nữ); iii) Các điều kiện tăng tác động tích cực trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động vẫn còn hạn chế. Đề xuất được các giải pháp nhằm tă... thực sự được sử dụng. Patton (2003) mô tả phương pháp này bắt đầu là sự xác định và tổ chức của những người ra quyết định và những người sử dụng thông tin cụ thể, phù hợp (không phải là những người đọc không xác định thông tin hoặc nhận thông tin bị động), những người sẽ sử dụng thông tin từ đánh giá. Đây là dạng đánh giá tập trung vào mục đích sử dụng do những người chủ định sử dụng đánh giá định trước. Loại đánh giá này giúp những người chủ định sử dụng thông tin đầu tiên lựa chọn mô hình, nội dung và phương pháp đánh giá thích hợp với tình hình cụ thể của mình. Đánh giá trao quyền là sử dụng các ý nghĩa, phương pháp và phát hiện đánh giá để thúc đẩy các cải thiện và tự xác định. Fetterman và các cộng sự (1996) đưa ra quan điểm đánh giá trao quyền tôn trọng năng lực tự xây dựng kiến thức và kinh nghiệm của con người để tìm ra giải pháp cho các vấn đề họ phải đối mặt. Thông qua hỗ trợ con người đạt được mục tiêu với tư cách cá nhân hoặc thành viên trong cộng đồng và nâng cao đời sống, trao quyền có thể mang đến sự thịnh vượng và tăng trưởng tích cực. Đánh giá duy thực tế là các dạng đánh giá của đánh giá lý thuyết, Salmen (1991) liên hệ phương pháp này với lý thuyết thay đổi và lý thuyết chương trình. Theo đó đánh giá duy thực tế cung cấp “một mô hình chặt chẽ và phù hợp”, chỉ ra cách các đánh giá gắn bó với chương trình. Phương pháp này nhận ra tầm quan trọng của các bên liên quan trong việc phát triển và phân bổ chương trình, nhưng nó dẫn đến mâu thuẫn của sự bỏ qua các bên liên quan (do sự tự phân biệt về lợi ích nhóm). Các bên liên quan được xem như những chuyên gia có thể có sai sót, hiểu về yêu cầu được chính thức hoá và được kiểm định. Đánh giá bao hàm tập trung lôi kéo sự tham gia của những thành viên yếu thế nhất trong xã hội, như một phần trong kiểm tra hệ thống về giá trị của một dự án, chương trình, hoặc chính sách. Đánh giá bao hàm dựa trên dữ liệu, nhưng dữ liệu được thu thập từ những bên liên quan ít có lợi thế nhất, những người từ lâu đã không được miêu tả xứng đáng. Một đánh giá bao hàm không bao gồm những người đã tham gia nhiều vào các hoạt động đánh giá (Merten, 1999). 18 Đánh giá đối tượng thụ hưởng là một công cụ nghiên cứu định tính dùng để cải thiện tác động của các hoạt động phát triển thông qua thu thập ý kiến của những đối tượng thụ hưởng mục tiêu về một can thiệp dự kiến hoặc đang được tiến hành (Salmen, 1991). Mục tiêu của đánh giá đối tượng thụ hưởng là để đánh giá giá trị của một hoạt động theo quan điểm của đối tượng thụ hưởng và để lồng ghép những phát hiện này vào hoạt động dự án. Đánh giá đối tượng thụ hưởng có vai trò quan trọng trong đánh giá xã hội do nó hỗ trợ kết nối các yếu tố văn hoá với quá trình ra quyết định. Đánh giá theo chiều dọc là một phương pháp đánh giá tương đối mới kết hợp quy trình đánh giá nội bộ với một đánh giá do đơn vị bên ngoài thực hiện. Sự kết hợp được thiết kế để trung hoà các mối quan hệ quyền lực không bình đẳng phổ biến trong các đánh giá độc lập truyền thống, tạo ra môi trường thân thiện hơn để học hỏi và cải thiện các chương trình sau (Thiele và các cộng sự, 2006). Mấu chốt của phương pháp đánh giá theo chiều dọc là hai nhóm các bên liên quan riêng rẽ. Nhóm đầu tiên là những người tham gia ở địa phương, đại diện và nhận xét về can thiệp trong quá trình đánh giá và đưa ra khuyến nghị để nâng cao tính thực thi. Nhóm thứ hai là khách mời đánh giá quy trình, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đưa ra đề xuất. Theo Linda and Imas (2009), đánh giá phát triển ra đời như một dạng thức của hoạt động đánh giá. Hoạt động đánh giá phát triển bắt đầu chủ yếu cùng với các nỗ lực tái thiết và phát triển sau Thế chiến Thứ hai. Nguồn gốc của đánh giá phát triển bắt nguồn từ việc xây dựng các tổ chức, khi các nhà tài trợ phát triển phải chịu trách nhiệm về kinh phí và kết quả của dự án. Đổi lại, chính phủ nội các của nước đang phát triển cần phải đáp ứng yêu cầu báo cáo các phát hiện của dự án, có sử dụng phương pháp đánh giá dự án của các nhà tài trợ để học hỏi và giải trình. OECD (2002) đưa ra định nghĩa về đánh giá phát triển là hoạt động đánh giá có hệ thống và khách quan về phương án thực hiện, tình hình thực thi và kết quả của một dự án, chương trình hoặc chính sách đang thực hiện hoặc đã hoàn thành. Mục tiêu là xác định mức độ phù hợp và mức độ hoàn thành mục tiêu, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Một đánh giá phát triển phải đưa ra các thông tin có độ tin cậy cao và hữu dụng, kết hợp các bài học kinh nghiệm để phục vụ quá trình ra quyết định của cả đơn vị nhận tài trợ và đơn vị tài trợ. Trong công bố của OECD (2002) thì 5 tiêu chí đánh giá phát triển được hiểu như sau: - Mức độ phù hợp là mức độ thích hợp của can thiệp phát triển đối với yêu cầu của đối tượng thụ hưởng, nhu cầu quốc gia, các ưu tiên toàn cầu và chính sách của đối tác và các cơ quan phát triển. 19 - Hiệu quả thước đo đo lường mức độ đạt được mục tiêu của một hoạt động. - Hiệu suất đo lường mối quan hệ - về cả chất và lượng - giữa các yếu tố đầu vào và các sản phẩm đầu ra. - Tác động: những thay đổi tiêu cực và tích cực do một can thiệp mang lại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ định hoặc không có chủ định. - Tính bền vững: khả năng tiếp tục duy trì các lợi ích đạt được theo thời gian Tác động là phép đo những ảnh hưởng hữu hình hoặc vô hình của hành động, thực thể hay vật lên vật hay thực thể khác. Để xác định được tác động chính sách cần xác định được đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Đánh giá tác động là đánh giá những thay đổi gắn với những tác động của một chương trình, chính sách hoặc dự án. Những thay đổi đó có thể được dự định trước hoặc không được dự định trước (Khandker và các tác giả, 2010). Vũ Cao Đàm và các cộng sự (2011), Ngân hàng thế giới (2013), Ban Quản lý Trung Ương các Dự án Thuỷ lợi - CPO (2016) đưa ra các quan điểm phản ánh tính chất nhiều mặt trong tác động của chính sách. Ngoài các tác động phản ánh kết quả của chính sách như dương tính, âm tính còn có tác động ngoại biên của chính sách. Những kết quả dương tính, âm tính hay ngoại biên của chính sách được thể hiện thông qua các tác động trực tiếp, nối tiếp, kế tiếp của chính sách. Trên cơ sở rà soát các chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, hướng trọng tâm vào các chính sách hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số chủ động tham gia vào thị trường lao động để tăng nguồn thu nhập nội sinh, chủ động thoát nghèo bền vững. Các nghiên cứu của UNDP (2012), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Hội đồng Dân tộc (2013), Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi (2013), Cục Bảo trợ xã hội (2014) đã tiến hành đánh giá tác động của chính sách dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số. Về nguyên tắc, các nghiên cứu này cũng tuân theo nguyên lý và phương pháp đánh giá tác động mà các học giả trong và ngoài nước thực hiện. Đánh giá chính sách đào tạo nghề giai đoạn 2010-2012, Hồ Lan Phương (2013) đã khẳng định: chính sách đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng lao động dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn này, đã có 848.574 lao động dân tộc thiểu số được đào tạo nghề, vùng Trung du vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ người dân tộc thiểu số được hỗ trợ học nghề đạt cao nhất. Sau đào tạo nghề, nhiều người đã có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn (Hồ Lan Phương, 2013); Thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học trong nước đã ứng dụng phương pháp định lượng trong đánh giá tác động để cụ thể hóa mức độ tác động tích cực, tiêu cực 20 và ngoại biên từ chính sách, cụ thể như Nguyen và cộng sự (2012); Mai Ngọc Anh (2013); Ngo (2014). Bên cạnh các nghiên cứu về đánh giá tác động, nhiều học giả cũng tiến hành phân tích dự báo về đạo tạo nghề cho người lao động như Bùi Tôn Hiến (2009), Nguyễn Trung Kiên (2014); những nghiên cứu đánh giá tác động của dạy nghề tới đầu ra của thị trường lao động như tình trạng có việc làm hay thu nhập của người lao động (Grubb, 1992; Bishop và Mane, 2004; Breen, 2005; Dieckhoff, 2007). Tác động đến cơ hội việc làm Tác động của đào tạo nghề đối với kết quả nghề nghiệp của người lao động là mối quan tâm chính của các nhà nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác động của giáo dục nghề nghiệp đối với nguy cơ thất nghiệp và phân bổ nghề nghiệp ở giai đoạn đầu sự nghiệp của người lao động, kết quả cho thấy rằng những người lao động không tham gia trong các hệ thống đào tạo nghề khi tham gia thị trường lao động dành nhiều thời gian hơn để tìm việc làm và đối mặt với nhiều bất ổn hơn so với người lao động khác mà tham gia hệ thống giáo dục nghề nghiệp (Allmendinger, 1989; De Freitas và cộng sự, 1991; Raffe và Müller, 2002). Shavit và Müller (2000) đã đánh giá mạng lưới an toàn và ‘hiệu ứng chuyển hướng của đào tạo nghề ở giai đoạn đầu của sự nghiệp cá nhân. Theo nghiên cứu của họ, đào tạo nghề cung cấp một mạng lưới an toàn hiệu quả, nếu sinh viên tốt nghiệp thì khả năng thất nghiệp thấp và có cơ hội được tuyển dụng trong công việc có kỹ năng so với các nhóm lao động khác ở trình độ giáo dục phổ thông tương đương mà không cần đào tạo nghề. Phát hiện của họ cho thấy rằng ở các quốc gia nơi đào tạo nghề được đầu tư và có hệ thống rộng khắp (ví dụ: Đức, Hà Lan), thì cũng cho thấy tác động tích cực trong chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng tích cực, người lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm tốt hơn. Ngược lại, ở các quốc gia nơi đào tạo nghề yếu, không chú trọng thì tác động yếu đến cơ hội việc làm và người lao động có nguy cơ thất nghiệp. Martina Dieckhoff (2008) nghiên cứu tác động của giáo dục và đào tạo nghề đối với kết quả thị trường lao động ở Đức, Đan Mạch và Vương quốc Anh. Sử dụng dữ liệu điều tra lặp lại của các hộ gia đình, nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của người lao động qua đào tạo nghề so với các nhóm chưa được đào tạo và những người có trình độ học vấn cao hơn. Ba kết quả được xem xét đó là về tiền lương, khả năng có một công việc có tay nghề thấp và khả năng có việc làm năng suất cao. Kết quả cho thấy tác động của việc đào tạo nghề tích cực đến tiền lương và cơ hội việc làm có năng suất cao. Bên cạnh các nghiên cứu kiểm tra kết quả nghề nghiệp trong thời gian đầu đi làm, tập trung vào việc chuyển đổi từ trường học sang nơi làm việc. Người ta cũng có 21 thể mong đợi rằng đào tạo và giáo dục có ảnh hưởng khác nhau đến sự cơ hội nghề nghiệp ở giai đoạn sau. Braun và cộng sự (1997) đã đánh giá tác động của đào tạo nghề giai đoạn ban đầu đối với nguy cơ thất nghiệp và cơ hội tiếp cận với các công việc lành nghề ở Pháp, Đức, Anh và Hungary. Họ tìm thấy những tác động tích cực mạnh mẽ đối với Đức và những tác động khá yếu đối với các quốc gia khác. Lauer và Steiner (2001) cho thấy đào tạo nghề ở Đức dẫn đến thu nhập cao hơn so với lao động có trình độ học vấn trung học và không đào tạo nghề cũng như lao động có trình độ phổ thông, trung học phổ thông. Ngược lại, Robinson (1997) quan sát thấy rằng ở Anh trở về trình độ giáo dục phổ thông cao hơn đáng kể so với lợi nhuận cho các bằng cấp nghề nghiệp ở các cấp giáo dục tương tự. Cuối cùng, Witte và Kalleberg (1995) đã chỉ ra rằng ở Đức đào tạo nghề làm tăng cơ hội di chuyển cá nhân. Họ phát hiện ra rằng việc tham gia vào đào tạo nghề có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến cơ hội việc làm và thu nhập. Martina và cộng sự (2012) đã trình bày các mô hình dựa trên phương pháp mô hình thống kê để giải thích tác động của các biến được chọn đối với việc làm ở Slovakia trong năm 2005 và 2009. Xác suất có việc làm dựa trên dữ liệu cá nhân từ EU và Khảo sát thống kê của SILC với một số yếu tố kinh tế xã hội. Để định lượng các biến trong mô hình thì hồi quy logistic đã được áp dụng. Kết quả đã khẳng định hiệu quả tích cực của trình độ học vấn cao nhất đạt được về việc làm. Nghiên cứu áp dụng hồi quy logistic như một mô hình dự đoán, biến phụ thuộc là nhị phân hay biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 nếu một người có việc làm và nhận giá trị bằng 0 nếu người đó không có việc làm. Sử dụng hồi quy tuyến tính sẽ không phù hợp do các giá trị quan sát cho biến phụ thuộc không được đo theo thang tỷ lệ và không có yêu cầu phân phối chuẩn của sai số (Hosmer và Lemeshow, 2000). Mô hình mà nghiên cứu này sử dụng như sau: Trong đó xi - là các biến giải thích hay các biến độc lập trong mô hình, β là hệ số ước lượng phản ánh tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc, y là biến phụ thuộc nhi phân, nhận giá trị y = 1 nếu một người có việc làm và y=0 nếu một người không có việc làm. Tudorel và cộng sự (2016), tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục đến quyết định sự tham gia của lực lượng lao động vì biến này là mối quan tâm đặc biệt đối với các nước đang phát triển thông qua mô hình phân tích logit và probit. Kết quả 22 phân tích chỉ ra rằng càng tham gia đào tạo và ở bậc học càng cao thì càng gia tăng lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Mô hình này được quan sát trên tất cả các nhóm dân tộc trong thị trường lao động Bucharest. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của tỷ lệ tham gia lao động đối với trình độ học vấn thay đổi đáng kể giữa các nhóm dân tộc và cao nhất đối với người dân Roma... Vì vậy, chính sách công để tăng sự tham gia ở tất cả các cấp giáo dục đối với Roma là bắt buộc. Các mô hình xác suất (probit và logit) là phù hợp nhất khi phân tích các biến phụ thuộc nhị phân (Aldrich, 1984). Hơn nữa, do các mô hình probit và logit, kết quả đầu ra của thường gần như giống hệt nhau, do đó, sự lựa chọn giữa chúng là tùy ý (Schmidheiny, 2015). Bogdan và cộng sự (2016), cho thấy giáo dục là một trong những yếu tố chính quyết định mức thất nghiệp ở tất cả các nước EU. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình logit để ước tính ảnh hưởng của cấp độ giáo dục đối với tình trạng thất nghiệp ở Rumani sử dụng dữ liệu được ghi nhận tại Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2011. Bên cạnh cấp độ giáo dục, nhóm tác giả cũng sử dụng các biến số nhân khẩu học xã hội khác được ghi nhận trong Tổng điều tra như giới, tình trạng hôn nhân, khu dân cư. Kết quả cho thấy tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất được ghi nhận cho dân số có giáo dục đại học, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác ở cấp quốc tế và với dữ liệu thống kê chính thức. Phương pháp sử dụng xem xét ảnh hưởng của trình độ học vấn cũng như các biến số nhân khẩu học xã hội khác đến thất nghiệp thông qua mô hình logit (Wooldridge, 2008) với biến phụ thuộc là tình trạng nghề nghiệp được đăng ký tại Tổng điều tra dân số năm 2011. Hồi quy logistic cho phép người ta dự đoán các giá trị của biến nhị phân Y. Có nhiều nghiên cứu trong tài liệu quốc tế nêu bật mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ học vấn và tỷ lệ thất nghiệp như Spence (1981), Mincer (1994) hay Winkelman (1996) đề cập đến một vài trong số đó. Trong số các mô hình lý thuyết đầu tiên giải thích tỷ lệ thất nghiệp thấp trong số những sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học, chúng ta có thể đề cập đến những mô hình được đề xuất bởi Nickell (1973) và Arrow (1973). Họ chỉ ra rằng giáo dục dẫn đến việc tích lũy vốn nhân lực với năng suất cao và người sử dụng lao động có lợi ích để duy trì năng suất ở mức cao, vì vậy nhân viên có trình độ học vấn cao sẽ ít bị thất nghiệp hơn khi các công ty cắt giảm nhân sự. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thất nghiệp là một chủ đề nghiên cứu thú vị trong kinh tế học lao động. Altbeker và Storme (2013) đã thực hiện một nghiên cứu ở Nam Phi và cho thấy những cú sốc hoặc thay đổi điều kiện kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến những người khác nhau như thế nào, họ ít ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp ở những người có trình độ học vấn cao hơn so với những 23 người không có trình độ học vấn cao hơn. Sử dụng dữ liệu cho US Daly và các cộng sự (2007) cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học thấp hơn đáng kể so với những người chỉ có trình độ học vấn trung học và sự khác biệt giữa hai loại được giữ từ năm 1978. Nunez và các cộng sự (2010) đã xem xét tác động của tốt nghiệp giáo dục đại học và của lĩnh vực nghiên cứu về thất nghiệp ở châu Âu bằng cách sử dụng dữ liệu từ khảo sát thống kê "Khảo sát lực lượng lao động". Sử dụng mô hình M-logit, các tác giả đã phân tích ảnh hưởng của giáo dục đối với thất nghiệp ngắn hạn và dài hạn bằng các biến như tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả của họ cho thấy bằng tốt nghiệp giáo dục đại học làm tăng tỷ lệ được tuyển dụng trong thời gian ngắn và cũng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp dài hạn thấp hơn. Các tác giả cũng đã phân tích những thay đổi về khả năng thất nghiệp của đất nước và nhận thấy rằng sinh viên tốt nghiệp giáo dục đại học ở Bỉ, Ireland và Vương quốc Anh có khả năng thất nghiệp thấp nhất trong thời gian ngắn trong khi sinh viên tốt nghiệp từ Đức, Ý và Ireland có mức thấp nhất xác suất thất nghiệp dài hạn. Xem xét các lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả cho thấy hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu cung cấp xấp xỉ xác suất việc làm. Các lĩnh vực nghiên cứu như vật lý, hóa học, toán học, thống kê hoặc tin học có cùng xác suất việc làm. Các lĩnh vực nghiên cứu có xác suất thất nghiệp thấp nhất là y học, kỹ thuật và khoa học giáo dục. Tác động đến tiền lương thu nhập Tỷ lệ hoàn trả giáo dục đã và đang trở thành vấn đề có liên quan cho các nước đang phát triển. Những người có trình độ học vấn cao hơn đang nhận được mức lương cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn. Họ cũng có nghề nghiệp tốt hơn và địa vị cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Ngoài ra, trình độ học vấn cao hơn của người lao động có thể giúp phát triển công nghệ mới để tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Harberger và Guillermo-Peon (2012) đã làm một nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập ở Mexico. Nghiên cứu so sánh lợi ích của giáo dục đại học với giáo dục cấp thấp hơn hoặc tốt nghiệp trung học. Họ đã sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát do Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia bố năm 2010. Kết quả cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư lên hệ thống phân cấp giáo dục. Khi xem xét các ước tính ảnh hưởng của giáo dục đến tiền lương, thu nhập hay tỷ lệ hoàn trả giáo dục cho chín quốc gia và so sánh các phương pháp ước tính khác nhau, Ashenfelter và cộng sự (1999) đã tìm thấy tỷ lệ hoàn trả giáo dục trung bình từ 24 6% đến 7% khi sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và 9% khi sử dụng phương pháp biến công cụ (IV). Các tác giả kết luận rằng đầu tư vào giáo dục đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng mối tương quan giữa việc đi học và thu nhập có thể bị sai lệnh do còn tồn tại mối tương quan giữa các yếu tố khác như khả năng đi học và thu nhập. Khi xem xét nghiên cứu cho 28 quốc gia, Trostel và cộng sự (2002) đã tìm thấy tỷ lệ hoàn trả giáo dục trung bình chỉ dưới 5% đối với nam và dưới 6% đối với nữ, với rất nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia. Tỷ lệ này thấp hơn so với báo cáo của Ashenfelter và cộng sự, nhưng Trostel và cộng sự cũng nhận thấy rằng các ước tính của hồi quy biến công cụ (IV) cao hơn so với ước tính bằng phương pháp truyền thống, bình phương nhỏ nhất OLS. Jacobson và cộng sự (2005) đã phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề đến thu nhập cho những người di cư. Về dài hạn, thu nhập tăng trung bình 9% đối với nam và 13% đối với nữ. Sự khác biệt đáng kể đã được tìm thấy giữa các loại giáo dục khác nhau. Ví dụ, thu nhập tăng 14% đối với nam và 29% đối với nữ có trình độ học vấn về kỹ thuật, trong khi thu nhập thấp đối với những người được đào tạo trong các ngành nghề phi kỹ thuật. Meer (2007) đã tìm thấy tác động tích cực đến tiền lương tích cực của giáo dục nghề nghiệp. Myck và Vignoles (2002) đã xác nhận rằng giáo dục học thuật dẫn đến lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng đã ghi nhận rằng phần lớn các chương trình giáo dục nghề nghiệp làm tăng thu nhập liên quan đến trình độ nghề nghiệp. Nghiên cứu của Neuman và Zierma (2003) cho Israel đã cho thấy giáo dục nghề nghiệp dẫn đến mức lương cao hơn. Tuy nhiên, thừa nhận những tác động tích cực ở các quốc gia có tăng trưởng việc làm, thiếu hụt kỹ năng và kết hợp tốt. Cụ thể hơn ở Israel, giáo dục nghề nghiệp đã được tìm thấy để góp phần tăng tiền lương của các bộ phận khác nhau của lực lượng lao động, đặc biệt là các nhóm thiểu số và các nhóm yếu thế. Kahyarara và Teal (2007) được đề cập trở lại với Dạy nghề và Giáo dục học thuật ở Tanzania. Họ đã chọn hai loại hình giáo dục chính - giáo dục học thuật và giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp OLS, hồi quy biến công cụ IV và ước lượng mô hình tác động cố định, FEM, họ đã phát hiện ra rằng tác động từ đào tạo học thuật đến tiền lương cao nhất Hujer và cộng sự (2006) đã chỉ ra tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê của đào tạo nghề (VET) đối với thời gian thất nghiệp ở Đông Đức. Một lý do cho điều đó, họ lập luận, là nội dung chương trình được dạy cho người tham gia không phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong nghiên cứu của Andrén (2006) đã sử dụng công cụ 25 ước tính hàm kiểm soát một yếu tố, cho phép tính không đồng nhất không quan sát được và thấy rằng sự không đồng nhất không quan sát được làm tăng nhẹ hiệu quả tác động của VET hay nói cách khác nó làm phóng đại mức độ tác động của VET. Bartlett (2009) đã điều tra một số lượng lớn các quốc gia và thấy rằng việc từ bỏ việc cung cấp VET hiệu quả có thể làm xấu đi kết quả thị trường lao động đối với những người trẻ tuổi và có hoàn cảnh khó khăn. Trong nền kinh tế chuyển đổi, tỷ lệ hoàn trả giáo dục của VET cao hơn so với của giáo dục phổ thông. Tầm quan trọng của đào tạo nghề trong việc giải thích tăng trưởng năng suất đã được minh họa trong một nghiên cứu gần đây của Sala và Silva (2012). Kết quả nghiên cứu của Tansel và Bodur (2012), dựa trên hồi quy phân vị cho thấy rằng tỷ lệ hoàn trả giáo dục cho mỗi năm học ở cấp đào tạo nghề dao động từ 8,3% đến 10,9%. Tuy nhiên, phân tích của họ không kiểm soát được đặc điểm về khả năng của các cá nhân mà có thể ảnh hưởng đến tiền lương thu nhập. Seonkyung Choi, (2016), cho thấy giáo dục và đào tạo nghề (VET) tạo ra lực lượng lao động lành nghề thông qua việc truyền đạt các kỹ năng thực tế, VET là công cụ cung cấp cơ hội việc làm cho các cá nhân cũng như nâng cao năng suất lao động. Philippines sẽ áp dụng chương trình giáo dục đến 12 bằng cách cơ cấu lại thời lượng giáo dục trung học từ 2 năm đến 4 năm cũng như kết hợp một lựa chọn cho giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chính thức nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu công nhân lành nghề trong sản xuất. Nghiên cứu này đã tập trung vào việc phát hiện tác động tích cực đến tiền lương đối với các công nhân lành nghề, những người đã nhận được VET sau khi hoàn thành giáo dục trung học ở Philippines. Nghiên cứu này phát hiện ra tỷ lệ hoàn trả giáo dục (ROR) cao nhất cho giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, ROR cho giáo dục nghề nghiệp sau trung học, bị ảnh hưởng bởi thời gian giáo dục nghề nghiệp, có thể vượt quá ROR của Giáo dục phổ thông. Hơn nữa, các công ty sản xuất khu vực tư nhân thường có xu hướng cung cấp tiền lương tốt. Trần Thị Tuấn Anh (2013), cũng chỉ ra rằng hàm tiền lương dạng Mincer được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về tiền lương ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Heckman (1979) cho rằng cách thu thập số liệu và ước lượng hàm tiền lương bằng OLS thông thường có thể dẫn đến ước lượng chệch do chọn mẫu. Từ đó, thủ tục Heckman 2 bước được đề xuất để hiệu chỉnh tính chệch này. Tác giả cũng sử dụng thủ tục Heckman 2 bước để hồi quy hàm tiền lương theo dạng Mincer ở Việt Nam cho giai đoạn 2002-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực sự có chênh lệch tiền lương giữa người lao động ở khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, chênh lệch giữa các nhóm có xu hướng giảm dần theo thời gian. 26 Trình độ học vấn, thể hiện qua bằng cấp cũng thực sự tác động đến tiền lương. Bằng cấp càng cao thì mức lương tương ứng nhận được càng lớn. Stromback (2009) đã sử dụng các phương pháp tiếp cận hiệu quả can thiệp (treatment effect approaches) để so sánh hiệu quả của hai lựa chọn giáo dục chính: hoàn thành năm 12 và hoàn thành chứng chỉ VET. Sử dụng các phương pháp điểm xu hướng (Propensity Score Matching) để ước tính các hiệu quả trung bình này, ông nhận thấy rằng việc không hoàn thành lớp 12 cũng như bằng cấp VET không có ảnh hưởng đến thu nhập nghề nghiệp sớm hơn kinh nghiệm trước đó. Những phát hiện này đã không phủ nhận sự xuất hiện của tỷ lệ hoàn trả cho giáo dục, có thể là dưới hình thức đi học hoặc VET như trong nghiên cứu này, tỷ lệ hoàn trả giáo dục sẽ phát huy hiệu quả trong dài hạn. Trong nghiên cứu ở Phần Lan, Maliranta và cộng sự (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp các khả năng cho việc làm hơn là cho việc học tập tiếp theo. Họ tuyên bố rằng kết quả của họ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đặc điểm nền tảng của học sinh, bao gồm hiệu suất trong việc học toàn diện, cũng như nền tảng của phụ huynh, trong việc tạo ra các kỹ năng tiên quyết để thành công hơn nữa. Họ cũng tuyên bố rằng chính sách giáo dục cần phải bổ sung cho chính sách khu vực và việc làm. Trong nghiên cứu của Fredland và Little (1980) đã phân tích một mẫu các cá nhân tham gia nghĩa vụ quân sự, những người đã được đào tạo chuyên nghiệp trước hoặc ngay sau Thế chiến thứ hai. Độ dài của chuỗi thời gian này cho phép các tác giả tính toán lợi nhuận dài hạn mà không đưa ra bất kỳ giả định nào về lợi nhuận trong tương lai. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng những cá nhân chọn ngành nghề mà họ có thể sử dụng đào tạo chuyên nghiệp của họ xuất hiện để kiếm tiền lương cao. Tuy nhiên, Hotchkiss (1993) phát hiện ra rằng việc hoàn thành VET không hiệu quả trong việc tăng thu nhập. Về phương pháp, phần lớn các tác giả đều tiếp cận theo phương pháp của Mincer (1974). Jacob Mincer (1974) giới thiệu phương trình tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa logarit tiền lương (hoặc tiền công/thu nhập) bị tác động bởi các yếu tố như số năm đi học, kinh nghiệm và bình phương của biến kinh nghiệm dựa trên lập luận rằng số tiền công được trả của một người trong hiện tại phụ thuộc vào việc họ đã đầu tư vào vốn con người (Human Capital) của bản thân trước đó. Phương trình tiền lương của Mincer có dạng: LnYi = β0 + β1Si + β2EXi + β3EXi2 + ei, 27 Với Y : Tiền lương của người lao động : Số năm đi học của người lao động S: Số năm kinh nghiệm EX; Bình phương của số năm kinh nghiệm EX2. Đây là phương trình tiền lương Mincer dạng tĩnh, được sử dụng rất nhiều trong các bài nghiên cứu về tiền lương và phân tích sự chênh lệch tiền lương. Kế thừa phương trình tiền lương của Mincer (1974) để tiếp tục hoàn thiện và phát triển, David Card (1999) tập trung vào tác động trung bình của số năm đi học đến tiền lương thông qua kỹ thuật hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp hồi quy với biến công cụ. Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu khác về tiền lương và chênh lệch tiền lương dựa trên phương trình tiền lương của Mincer đã được công bố. Nhiều nghiên cứu mở rộng đề xuất thêm biến và thay đổi các biến độc lập xuất hiện trong phương trình Mincer ban đầu. Mặc dù phương trình tiền lương do Mincer đề xuất và các dạng mở rộng còn có một số hạn chế nhưng nó vẫn có vai trò nhất định trong việc xác định tác động của việc học tập đến tiền lương trên thị trường lao động và được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu về tiền lương và chênh lệch tiền lương. Dạng tổng quát của phương trình tiền lương Mincer có dạng: lnW = + Xβ + ε (2) Hàm tiền lương của Mincer nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về xây dựng hàm hồi quy tiền lương của các quốc gia. Các nhà nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu về tiền lương Wi và các đặc điểm lao động Xi . Trong đó, Xi có thể chứa các biến số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương và các biến độc lập khác có tác động đến tiền lương. Hồi quy Wi theo Xi để tìm ra ước lượng của hệ số hồi quy β. Số liệu thông thường đưa vào hồi quy chỉ bao gồm những người lao động có việc làm và được nhận lương theo việc làm đó. Heckman J.(1979) đã chỉ ra việc ước lượng hàm tiền lương theo mô hình (2) dựa trên việc chọn mẫu chỉ lấy số liệu ở những người có việc làm và được nhận lương mà bỏ qua những người lao động không tham gia làm việc sẽ làm cho ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary Least Squares) thu được bị chệch và không vững. Heckman gọi đó là ước lượng chệch do chọn mẫu (Sample Selection Bias). 1.4. Khoảng trống nghiên cứu Từ kết quả các nghiên cứu chính sách dạy nghề và đánh giá chính sách dạy nghề cho thấy những khoảng trống cần được làm rõ cả về lý luận và thực tiễn, đó là: Thứ nhất, các nghiên cứu riêng biệt cho vấn đề chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, đặc biệt những nghiên cứu theo phương pháp tiếp cận liên ngành gắn dạy nghề với việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội. 28 Thứ hai, chưa có các nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của những kết luận khác nhau về tác động của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, đến tiền lương thu nhập của người lao động như: i) tác động đến khả năng có việc làm; ii) tác động tích cực làm tăng tiền lương của người lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc theo lĩnh vực và ngành nghề đào tạo. Như vậy nghiên cứu này sẽ giúp kiểm định lại kết luận trên trong bối cảnh ở Việt Nam, đặc biệt là đối với lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, một vùng kinh tế kém phát triển, dựa phần lớn vào hoạt động nông nghiệp. Thứ ba, thiếu các minh chứng thực nghiệm nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của lao động theo cấp đào tạo nghề đến tiền lương của người lao động. Các nghiên cứu thường tập trung vào phân tích s........................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 185 2. Anh/chị có nhận được ý kiến, định hướng của gia đình/người thân/ hoặc bạn bè để lựa chọn trường và ngành nghề không? Ai là người có tác động chính đến quyết định học nghề của anh/chị? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 3. Anh/chị đã tìm hiểu thông tin về khóa học nghề mà mình có nguyện vọng theo học tại bằng cách nào? (về nội dung chương trình đào tạo, cấp trình độ, việc làm sau khi học nghề)? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Anh/chị có biết về chính sách hỗ trợ tham gia học nghề không? Nếu có thì biết từ đâu? Tác động của chính sách hỗ trợ này đến quyết định tham gia học nghề của anh/chị như thế nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 5. Động lực chính để anh/chị quyết định tham gia học nghề là gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... - Lý do chọn ngành nghề này để học? Lý do anh/chị chọn trường và cấp trình độ học này là gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 186 II. Đánh giá chất lượng khóa học 1. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo của nhà trường: ở mức độ nào? Tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Nội dung đào tạo nào của nhà trường, anh/chị thấy thiết thực nhất với công việc dự định sẽ làm? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... - Nội dung/phương pháp giảng dạy nào anh/chị thấy chưa phù hợp? Vì sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 3. Anh/chị đánh giá mức độ đáp ứng các kỹ năng mềm được đào tạo tại trường so với nguyện vọng học tập của bản thân như thế nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Nếu vừa học vừa làm, anh/chị đánh giá những kiến thức và kỹ năng đang được đào tạo có đáp ứng được yêu cầu công việc tại cơ sở mà anh/chị đang làm việc không? Tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 187 III. Đề xuất cải thiện đối với khóa học 1. Để nâng cao chất lượng khóa học, theo anh/chị khóa học nghề mình đang tham gia cần được cải thiện ở những nội dung gì? (Cải thiện như thế nào?) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Để đáp ứng yêu cầu công việc, theo anh/chị nhà trường cần đào tạo, bổ sung thêm các kỹ năng mềm gì? (Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng công việc và quản lý thời gian?...) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 3. Để tìm việc có hiệu quả, anh/chị mong muốn được hỗ trợ như thế nào? (Được nhà trường giới thiệu việc làm cho học viên; Được cung cấp đầy đủ thông tin về cơ hội việc làm; Được tiếp cận trực tiếp các nhà tuyển dụng) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... IV. Dự định việc làm sau khi tốt nghiệp 1. Sau khi tốt nghiệp, anh/chị dự định sẽ làm gì? Tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Nếu tiếp tục đi học thì lý do là gì? (Muốn tiếp tục nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; có bằng cấp cao hơn? Do không nghĩ là sẽ tìm được việc làm phù hợp) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 188 3. Nếu dự định đi làm, xin cho biết: Công việc dự kiến? Hình thức tìm việc dự kiến? Mức lương mong muốn?) Lý do anh/chị lựa chọn công việc này? (Đúng chuyên môn đào tạo; Thu nhập cao; Công việc ổn định; Có nhiều cơ hội trong công việc?) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Anh/chị đã hình dung ra những khó khăn và thuận lợi gì khi tìm việc chưa? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Nếu trong vòng 3 tháng, anh/chị không tìm được công việc như mong muốn, anh/chị dự định làm gì? (Làm thuê bất kể điều kiện làm việc ra sao, miễn là có thu nhập ổn định, phù hợp với chuyên môn đào tạo; Tự làm; Làm chủ, lập kế hoạch SXKD, Tiếp tục đi học, Lập gia đình, nội trợ) Tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... V. Đánh giá tác động 1. Theo anh/chị đào tạo nghề có giúp tăng cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? So sánh với các bạn bè không đi học nghề? Cơ hội việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập trung bình,) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... 189 2. Anh/chị thấy học nghề có tác động bất lợi nào không? Nếu có là gì (Tốn kém về thời gian, chi phí, , khó tìm việc, thu nhập không cao hơn?...) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cảm ơn sự tham gia của anh/chị 190 Phụ lục 4 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN HỌC VIÊN HỌC NGHỀ ĐÃ TỐT NGHIỆP A-THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: ....................................................................... Tell: .........................................Email: ........................................ Địa chỉ liên hệ: ............................................................................... 2. Thông tin về khóa đào tạo: Tên cơ sở đào tạo :........................................................... Lớp/Khoa:........................................................................ Ngành nghề đào tạo: ....................................................... 3. Cấp trình độ đào tạo: Mã: 1) Dạy nghề dưới 3 tháng 3) Trung cấp nghề 2) Sơ cấp nghề 4) Cao đẳng nghề 4. Năm sinh (dương lịch):................................. 5. Giới tính: Mã 1) Nam, 2) Nữ 6. Dân tộc: .............................. 7. Gia đình anh/chị thường trú tại khu vực: Mã: 1) Thành thị, 2) Nông thôn 8. Phân loại hộ gia đình anh/chị: Mã: 1) Hộ nghèo 2) Cận nghèo 3) Không nghèo, không cận nghèo 9. Bằng cấp cao nhất mà anh/chị đã đạt được và tên nghề đã được đào tạo: Mã: 1) Không trình độ 5) Dạy nghề dưới 3 tháng/Sơ cấp nghề () 2) Tốt nghiệp tiểu học 6) Trung cấp/Trung cấp nghề (Nghề .) 3) Tốt nghiệp THCS 7) Cao đẳng/CĐ nghề (Nghề .) 4) Tốt nghiệp THPT 8) Đại học (Chuyên ngành..) 10. Tình trạng HĐKT trước khi tham gia học nghề: Mã: 1) Vừa tốt nghiệp (THCS, THPT) 2) Tốt nghiệp sau 3 tháng chưa tìm được việc làm 3) Làm công hưởng lương 4) Tự sản xuất kinh doanh 5) Khác: cụ thể:.. 191 11. Lý do anh/chị lựa chọn học nghề?(tối đa 3 lựa chọn) Mã: 1) Để tìm được việc làm 2) Để được học và làm công việc mình yêu thích 3) Để có thu nhập cao hơn 4) Vì không biết học gì khác 5) Học nghề mới vì không tìm được việc làm theo nghề đã học 6) Học nghề mới vì mong muốn tìm việc làm khác với nghề đã học 7) Khác...................................................... 12. Anh/chị biết đến thông tin về học nghề từ đâu? Mã: 1) Tự tìm hiểu 3) Từ thông báo tuyển sinh của cơ sở 2) Từ gia đình, bạn bè 4) Qua quảng cáo trên internet/báo/đài/TV 5) Khác, cụ thể:............................................. 13. Trước khi học nghề anh/chị có nhận được tư vấn hướng nghiệp ở trường (THCS, THPT) về học nghề không? ........................................... Nếu có, cho biết mức độ hữu ích của tư vấn hướng nghiệp đối với việc lựa chọn học nghề của anh/chị? Rất hữu ích Hữu ích Bình thường Không hữu ích 14. Khi tham gia học nghề, anh/chị có được nhận hỗ trợ chi phí nào không? (Chọn nhiều phương án) Miễn phí Chỗ ở hoặc chi phí ăn uống, đi lại Giảm học phí Sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục Học bổng Không được nhận hỗ trợ Khác, cụ thể: ....................................................... Nếu có, anh/chị có biết tổng chi phí được miễn, giảm và hỗ trợ tương đương là bao nhiêu tiền cho cả khóa học không?.......đồng 15. Tổng chi phí cho khóa học nghề anh/chị phải trả? .......đồng Mức chi phí này so với khả năng chi trả của bản thân/gia đình như thế nào ? Chi phí thấp, không đáng kể Có khả năng chi trả Tốn kém đối với gia đình 16. Tình trạng HĐKT hiện nay của anh/chị: Mã: 1) Hiện đang làm việc Trả lời tiếp phần B 2) Vừa học vừa làm Trả lời tiếp phần B và C 3) Đi học toàn thời gian Trả lời tiếp phần C 4) Hiện đang thất nghiệp Trả lời tiếp phần D 192 B- ĐANG LÀM VIỆC HOẶC VỪA ĐI HỌC VỪA ĐI LÀM 17. Anh/chị đang làm nghề/ công việc gì? ...................................... Mã: 18. Công việc này thuộc ngành nào?.................................................... Mã: 19. Vị thế công việc? Mã: 1) Chủ cơ sở (thuê lao động) 4) Làm công ăn lương 2) Tự làm (không thuê lao động) 5) Xã viên hợp tác xã 3) Lao động gia đình không hưởng lương/công 6) Khác: 20. Sau khi tốt nghiệp, anh/chị mất bao nhiêu lâu để tìm công việc này? Mã: 1) Có việc làm trước khi tốt nghiệp 4) Từ 1-3 tháng 2) Dưới 1 tháng 5) Trên 3 tháng 21. Anh/chị tìm được công việc này bằng cách nào? Mã: 1) Do nhà trường giới thiệu 4) Quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè) 2) Do trung tâm giới thiệu việc làm 5) Qua quảng cáo trên internet/báo/đài/TV 3) Từ quá trình thực tập sau tốt nghiệp 6) Hội chợ/sàn giao dịch việc làm 7) Khác, cụ thể: 22. Công việc này có liên quan đến nghề anh/chị đã được đào tạo tại trường không? Có liên quan Liên quan một phần Không liên quan 23. Mức độ phù hợp khóa học nghề so với yêu cầu công việc hiện tại? Đáp ứng hoàn toàn Đáp ứng 1 phần Chưa đáp ứng được yêu cầu 24. Thu nhập từ công việc hiện nay của anh/chị? Mã: 1) Dưới 2 triệu đồng 4) Từ 6-10 triệu đồng 2) Từ 2-4 triệu đồng 5) Trên 10 triệu đồng 3) Từ 4-6 triệu đồng 6) Chưa xác định 25. Nếu làm công việc liên quan đến nghề được đào tạo, xin cho biết thu nhập từ công việc này đáp ứng như thế nào so với nhu cầu của anh/chị? Chỉ giúp trang trải được 1 phần nhỏ chi phí sinh hoạt Đáp ứng vừa đủ Đáp ứng tốt cho các nhu cầu của cuộc sống 26. Nếu công việc này không liên quan đến nghề được đào tạo, tại sao anh/chị lại chọn công việc này? (tối đa 3 phương án) Mã: 1) Tôi vẫn đang tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn, công việc này chỉ là tạm thời 2) Tôi không thể tìm được công việc phù hợp 193 3) Tôi nhận được mức lương cao cho công việc này 4) Tôi thích công việc này 5) Công việc này dễ dàng, linh hoạt về thời gian 6) Khác, cụ thể: ...................................................... 27. Để đáp ứng được công việc hiện tại, anh/chị có đi học thêm các khóa đào tạo nào khác không? Mã: 1) Có, 2) Không Anh/chị đi học theo hình thức đào tạo nào? Tự học thêm Đào tạo tại nơi làm việc Được đưa đi đào tạo tại cơ sở dạy nghề 28. Dự định của anh/chị trong vòng 6 tháng tới: Mã: 1) Đi học nâng cao, cụ thể ........................................................... 2) Đi học nghề mới, cụ thể .................................................... 3) Chuyển đổi công việc, cụ thể .................................................. Lý do? ........................................................................ C- ĐANG TIẾP TỤC ĐI HỌC 31. Lý do anh/chị tiếp tục đi học? (tối đa 3 phương án) Mã: 1) Học nghề vì bản thân muốn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề 2) Học nghề vì muốn tìm được việc làm tốt hơn 3) Học nghề vì cơ sở nơi bạn làm việc cử đi học 4) Học nghề vì muốn có bằng cấp cao hơn 5) Học nghề mới vì không tìm được việc làm theo nghề đã học 6) Học nghề mới vì mong muốn tìm việc làm khác với nghề đã học 7) Khác, cụ thể: ...................................................... 32. Thông tin v................................ Tên cơ sở đào tạo : ....................................................... Lớp/Khoa : ....................................................... Ngành nghề đào tạo: ...................................................... Cấp trình độ đào tạo: Mã: 1) Dạy nghề dưới 3 tháng 3) Trung cấp nghề 2) Sơ cấp nghề 4) Cao đẳng nghề D-DÀNH CHO CÁC ANH/CHỊ HIỆN ĐANG THẤT NGHIỆP 33. Đã bao nhiêu lần anh chị đi tìm việc mà không tìm thấy việc làm? lần Thời gian tìm việc dài nhất : tuần Thời gian ngắn nhất : tuần 194 34. Lý do anh/chị chưa xin được việc làm là gì? (tối đa 3 phương án) Mã: 1) Ngành nghề được đào tạo đang dư thừa 7) Mức lương thấp 2) Kỹ năng/chuyên môn không phù hợp 8) Điều kiện làm việc chưa thỏa mãn 3) Thiếu/không có kinh nghiệm làm việc 9) Thiếu kỹ năng tìm việc 4) Thiếu/không có thông tin về tuyển dụng 10) Trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu 5) Thiếu quan hệ xã hội 11) Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu 6) Là nam giới/nữ giới 12) Khó khăn do phải di chuyển nơi cư trú 13) Khác, cụ thể:.......................... 35. Anh/chị đã và đang tìm việc này bằng cách nào? (tối đa 3 phương án) Mã: 1) Do nhà trường giới thiệu 4) Quan hệ cá nhân (gia đình, bạn bè) 2) Do trung tâm giới thiệu việc làm 5) Qua quảng cáo trên internet/báo/đài/TV 3) Từ quá trình thực tập sau tốt nghiệp 6) Hội chợ/sàn giao dịch việc làm 7) Khác, cụ thể: 36. Anh/chị đang tìm công việc nào? Mã: 1) Công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo 2) Công việc không liên quan đến ngành nghề được đào tạo 3) Cả 2 công việc trên Nếu chọn mã 2 và 3, lý do tại sao?.................................................... 37. Anh/chị đã bao giờ từ chối việc chưa? Mã: 1) Đã từng, 2) Chưa từng Nếu đã từng, lý do tại sao?.................................................... 38. Nếu trong vòng 3 tháng không xin được việc như mong muốn, anh/chị dự định làm gì? Mã: 1) Làm thuê bất kể điều kiện làm việc ra sao, miễn là có thu nhập ổn định, phù hợp với chuyên môn đào tạo 2) Tự làm 3) Làm chủ, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh 4) Tiếp tục học lên cao/ chuyên ngành khác/ chuyển đổi bằng cấp 5) Lập gia đình, nội trợ 6) Khác, cụ thể: 195 E-ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÓA HỌC 39. Anh chị có hài lòng với khóa học nghề đã tham gia không? Và cho biết lý do đưa ra nhận định như vậy? Rất hài lòng Hài lòng Chỉ 1 phần Không hài lòng Lý do tại sao? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 40. Để nâng cao chất lượng của khóa học, theo anh/chị khóa học nghề cần được cải tiến gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 41. Để tìm việc có hiệu quả sau khi tốt nghiệp, anh/chị mong muốn được hỗ trợ như thế nào? (Chọn nhiều phương án) Lĩnh vực Phương án lựa chọn Lý do cụ thể 1. Được cung cấp đầy đủ thông tin về cơ hội việc làm 2. Được tiếp cận trực tiếp các nhà tuyển dụng 3. Được nhà trường giới thiệu việc làm cho học viên 4. Được đào tạo về kỹ năng viết hồ sơ xin việc 5. Khác, cụ thể 196 37. Theo anh/chị đào tạo nghề có giúp tăng cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? So sánh với các bạn bè không đi học nghề? Cơ hội việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập trung bình,) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 38. Anh/chị thấy học nghề có tác động bất lợi nào không? Nếu có là gì (Tốn kém về thời gian, chi phí, khó tìm việc, thu nhập không cao hơn?...) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cám ơn các anh/chị đã tham gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_day_nghe_cho_lao_dong_vung_dan_toc_thieu.pdf
  • docxLA_LeThiThuHuong_E.docx
  • pdfLA_LeThiThuHuong_Sum.pdf
  • pdfLA_LeThiThuHuong_TT.pdf
  • docxLA_LeThiThuHuong_V.docx
Tài liệu liên quan