i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đã nhận
đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô giáo, các nhà
khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân.
Tác giả luận án chân thành cảm ơn: Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng, các Quý thầy cô, các nhà khoa
học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tô
217 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cũng xin cảm ơn Thƣờng trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Viện Công nhân và Công Đoàn
đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm
vụ nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: Cố GS. TSKH
Vũ Ngọc Hải, PGS. TS. Phan Văn Nhân và PGS. TS. Lê Phƣớc Minh, những
ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện Luận án.
Tôi xin tri ân sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân, bạn
bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện Luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận án
Vũ Thị Loan
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Vũ Thị Loan
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 2
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
5.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
6. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 4
6.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................................... 4
6.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 6
8. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................................... 6
9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ................................................................................ 6
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. ............................................................................. 6
10. Những đóng góp mới của luận án .......................................................................... 6
11. Bố cục của luận án .................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................. 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu về GDĐH trong thời kỳ HNQT ......................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về chính sách và chính sách GDĐH .............................................. 10
1.1.3. Nghiên cứu về chính sách XNK DV GDĐH ...................................................... 12
1.2. Chính sách và đánh giá chính sách ..................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm chính sách .......................................................................................... 14
1.2.2. Đánh giá chính sách ............................................................................................ 21
iv
1.3. Dịch vụ giáo dục đại học và nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học .................. 28
1.3.1. Dịch vụ giáo dục đại học..................................................................................... 28
1.3.2. Nhập khẩu dịch vụ GDĐH .................................................................................. 33
1.4. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu đối với NKDV GDĐH ............................ 35
1.4.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế GDĐH ........................................................ 35
1.4.2. Những ảnh hưởng và yêu cầu NKDV GDĐH trong thời kỳ hội nhập........
37
1.5. Chính sách và đánh giá chính sách NKDV GDĐH .......................................... 42
1.5.1. Chính sách nhập khẩu dịch vụ GDĐH ............................................................... 42
1.5.2. Đánh giá chính sách NKDV GDĐH.................................................................. 42
1.6. Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến chính sách NKDV
GDĐH ............................................................................................................................. 47
1.6.1. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính sách NKDV GDĐH ................... 47
1.6.2. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chính sách NKDV GDĐH ............... 47
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC........................................................................................................... 55
2.1. Khái quát về GDĐH và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của GDĐH Việt Nam . 55
2.1.1. GDĐH Việt Nam sau khi gia nhập WTO ........................................................... 55
2.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của GDĐH Việt Nam ................................. 56
2.1.3. Đánh giá chung về khả năng đáp ứng nhu cầu XH của GDĐH Việt Nam ..... 60
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng chính sách NKDV GDĐH Việt Nam ................ 61
2.2.1. Mục đích khảo sát. ............................................................................................... 61
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát ........................................................................... 61
2.2.3. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................... 62
2.2.4. Xử lý số liệu khảo sát ........................................................................................... 62
2.3. Thực trạng chính sách NKDV GDĐH Việt Nam .............................................. 62
2.3.1. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách NKDV GDĐH ................... 62
2.3.2. Thực trạng thực hiện sách NKDV GDĐH ......................................................... 72
2.3.3. Thực trạng tác động của các chính sách NKDV GDĐH .................................. 95
2.3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng .................................................................. 102
v
2.4. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện và tác động của chính sách NKDV
GDĐH Việt Nam ......................................................................................................... 106
2.5. Chính sách NKDV GDĐH của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 108
2.5.1. Hàn Quốc ........................................................................................................... 108
2.5.2. Ấn Độ .................................................................................................................. 109
2.5.3. Singapore ............................................................................................................ 111
2.5.4. Trung Quốc ........................................................................................................ 112
2.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 114
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DỊCH VỤ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HNQT ............................... 117
3.1. Định hƣớng về nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học ...................................... 117
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ...................................................................... 120
3.2.1. Đảm bảo đúng pháp luật và thẩm quyền ......................................................... 120
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................................................. 120
3.2.3. Đảm bảo tính cấp thiết ...................................................................................... 121
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH ở Việt Nam trong thời kỳ HNQT. ... 122
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản lý các cấp về tầm quan trọng của
NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT. ........................................................................... 122
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý hoạt động
NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT ............................................................................ 124
3.3.3. Xây dựng kế hoạch tổng thể NKDV GDĐH Việt Nam trong thời kỳ HNQT . 131
3.3.4. Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn, thang, chỉ số và quy trình đánh giá chính sách
NKDV GDĐH ............................................................................................................... 133
3.3.5. Tăng cường năng lực của các chủ thể thực hiện chính sách NKDV GDDH 143
3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp ............................................................ 147
3.4.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp............................... 147
3.4.2. Tổ chức thử nghiệm một giải pháp đã đề xuất ................................................ 153
Kết luận và khuyến nghị.............................................................................. 159
1. Kết luận .................................................................................................................... 159
2. Một số khuyến nghị ................................................................................................ 161
2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................................. 161
vi
2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ......................................................................... 162
2.3. Đối với các cơ quan nghiên cứu và cơ sở giáo dục đào tạo đại học: ............... 162
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 163
Phụ lục 2.1: Tỷ lệ biết về những văn bản liên quan đến NKDV GDĐH ............ 172
Phụ lục 2.2: Danh mục các chƣơng trình dự án nguồn vốn ODA cho giáo dục
đại học và sau đại học ........................................................................................................ 173
Phụ lục 2.3: Danh sách các chƣơng trình liên kết đào tạo với nƣớc ngoài đã
đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt từ năm 2009-2014 ................................. 173
Phụ lục 2.4: Số lƣợng các chƣơng trình LKĐT phân bố theo quốc gia ................ 207
Phụ lục 2.5: Phiếu khảo sát : Dùng cho SV đã và đang hƣởng thụ chƣơng trình
đào tạo với nƣớc ngoài của Việt Nam ........................................................................... 207
Phụ lục 2.6: Phiếu khảo sát: Dùng cho Lãnh đạo các trƣờng Đại học ............... 214
Phụ lục 2.7: Phiếu khảo sát: Dùng cho Cán bộ quản lý, Giảng viên các trƣờng
Đại học ... ............................................................................................................................... 221
Phụ lục 2.8: Phiếu khảo sát: Dùng cho ngƣời sử dụng nhân lực là cựu sinh viên
đã thụ hƣởng các chƣơng trình đào tạo với nƣớc ngoài của Việt Nam. .. ........ 228
Hệ thống văn bản pháp quy đƣợc ban hành để chỉ đạo thực hiện NKDV GDĐH ... 231
Báo cáo kết quả thử nghiệm .................................................................................................
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
(The Asian Development Bank)
Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ KH & ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
CĐ Cao đẳng
CNTT Công nghệ thông tin
CSGD Cơ sở giáo dục
CSLK Cơ sở liên kết
CSVC Cơ sở vật chất
CTĐT Chƣơng trình đào tạo
CTLK Chƣơng trình liên kết
CH Cao học
CSĐT Cơ sở đào tạo
DV Dịch vụ
DVGD Dịch vụ giáo dục
DVNK Dịch vụ nhập khẩu
ĐH Đại học
ĐTĐH Đào tạo đại học
ĐBCL Đảm bảo chất lƣợng
GDĐH Giáo dục đại học
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GV Giảng viên
GATS Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ
(General Agreement on Trade in Services)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
viii
HNQT Hội nhập quốc tế
KTTT Kinh tế thị trƣờng
KHXH & NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
LHS Lƣu học sinh
LKĐT Liên kết đào tạo
NKDV Nhập khẩu dịch vụ
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCS Nghiên cứu sinh
NK Nhập khẩu
NKGD Nhập khẩu giáo dục
NNL Nguồn nhân lực
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Co-operation and Development)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
QLGD Quản lý giáo dục
SĐH Sau đại học
SV Sinh viên
TTS Thực tập sinh
ThS Thạc sỹ
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
XKDV Xuất khẩu dịch vụ
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Khái niệm về các thuật ngữ liên quan đến đánh giá ......................... 26
Bảng 1.2: So sánh giữa đánh giá đối chiếu và theo tiêu chí .............................. 27
Bảng 1.3: GDĐH trong Hệ thống phân loại dịch vụ của WTO........................ 30
Bảng 1.4: Nhận diện các hoạt động NKDV GDĐH theo 4 phƣơng thức cung
cấp dịch vụ của GATS/WTO ............................................................................... 35
Bảng 1.5: Khung đánh giá tổ chức, thực hiện và tác động của chính sách
NKDV GDĐH ....................................................................................................... 44
Bảng 2.1: Số trƣờng CĐ, ĐH trên cả nƣớc giai đoạn 2000-2014..................... 57
Bảng 2.2: Đội ngũ GV các trƣờng CĐ, ĐH giai đoạn 2009-2013 ................... 59
Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá về các văn bản pháp quy đã đƣợc ban hành chỉ đạo
thực hiện chính sách NKDV GDĐH...................................................................71
Bảng 2.4: Thống kê số chƣơng trình liên kết theo địa phƣơng ......................... 93
Bảng 2.5: Tổng hợp mức độ hài lòng của các đối tƣợng hƣởng lợi từ
chính sách NKDV GDĐH.....................................................................95
Bảng 2.6: Đánh giá của ngƣời sử dụng lao động về mức độ ƣu tiên đối với SV
tham gia chƣơng trình từ NKDV GDĐH ......................................................... ..99
Bảng 2.7: Đánh giá về CL của SV tốt nghiệp từ các CTNK GDĐH .......100
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ đáp ứng của các điều kiện đảm bảo thực hiện
chính sách về NKDV GDĐH ............................................................................. 102
Bảng 2.9: Đánh giá của lãnh đạo các trƣờng đại học về mức độ
ảnh hƣởng của các yếu tố đến NKDV GDĐH ............................................... ..103
Bảng 2.10: Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố
đến NKDV GDĐH .............................................................................................. 104
Bảng 2.11: Đánh giá của SV về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến NKDV
GDĐH ................................................................................................................... 105
Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá về chính sách NKDV GDĐH ở Việt Nam ....... 106
Bảng 3.1: Thang đo tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá chính sách NKDV
GDĐH ................................................................................................................... 137
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của chuyên gia quản lý giáo dục về sự cần thiết của
các giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận án ............................................................ 148
Bảng 3.3: Tỷ lệ ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Nâng cao nhận thức cho
các chủ thể quản lý về tầm quan trọng của nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
trong thời kỳ HNQT ” ......................................................................................... 150
x
Bảng 3.4: Tỷ lệ ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý hoạt động NKDV GDĐH trong
thời kỳ HNQT ” ................................................................................................... 150
Bảng 3.5: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp: “Xây dựng kế hoạch tổng thể
NKDV GDĐH Việt Nam trong thời kỳ HNQT” ............................................. 151
Bảng 3.6: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Đề xuất hệ thống tiêu chuẩn,
thang và chỉ số đánh giá chính sách NKDV GDĐH" ...................................... 152
Bảng 3.7: Ý kiến các chuyên gia về giải pháp “Tăng cƣờng năng lực của
chủ thể thực hiện chính sách NKDV GDĐH” ................................................. 153
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả đánh giá chính sách "Khuyến khích mở
rộng hợp tác song phƣơng" theo Hệ thống tiêu chí đề xuất................155
HÌNH:
Hình 1.1: Chu trình chính sách .............................................................. 19
Hình 1.2: Nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến chính sách
NKDV GDĐH ................................................................................ .......53
Hình 2.1: Số trƣờng cao đẳng, đại học trên cả nƣớc giai đoạn 2000-2013 ..... 58
Hình 2.2 Quy mô SV CĐ, ĐH giai đoạn 2000- 2014 ........................... 58
Hình 2.3: Tỷ lệ GV có trình độ SĐH giai đoạn 2001 – 2012................60
Hình 2.4. Số lƣợng các CT LKĐT đƣợc phê duyệt giai đoạn 2009-2014.......78
Hình 2.5: Cơ cấu hệ đào tạo liên kết. ................................................. ...78
Hình 2.6: Cơ cấu ngành nghề liên kết ................................................... 79
Hình 2.7: Số lƣợng các chƣơng trình LKĐT phân bố theo quốc gia .... 80
Hình 2.8: Tỷ lệ cấp bằng cho các chƣơng trình liên kết ....................... 81
Hình 2.9: Ý kiến đánh giá của sinh viên về giáo viên nƣớc ngoài ........ 86
Hình 2.10: Đánh giá của SV về giáo viên Việt Nam ............................ 87
Hình 2.11: Đánh giá về cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy .... 89
Hình 2.12: Ý kiến đánh giá về các điều kiện NKCT của cơ sở GDĐH
Việt Nam ................................................................................................ 90
Hình 2.13: Ý kiến đánh giá về các dịch vụ nhập khẩu .......................... 98
Hình 2.14: Tỷ lệ ý kiến về sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp ........... 98
Hình 2.15: Đánh giá về “giá trị gia tăng” của CSĐT Việt Nam khi
NKDV GDĐH ................................................................................... 101
Hình 2.16: Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến NKDV GDĐH .. 105
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1. Mô hình quản lý hoạt động NKDV GDĐH ở Việt Nam ....... 63
Sơ đồ 3.1. Quy trình đánh giá chính sách NKDV GDĐH ..................... 142
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết GATS, trong đó
giáo dục là một trong mƣời hai ngành dịch vụ mà Việt Nam có cam kết. Trên
thực tế, khi đƣa ra bản chào dịch vụ đa phƣơng, mức cam kết của Việt Nam
là khá sâu và rộng đối với GDĐH. Theo đó, ta mở cửa cho phép các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài đƣợc tiếp cận thị trƣờng GDĐH trong các lĩnh vực kỹ thuật,
khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh
doanh, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế. Sự hiện diện thƣơng mại
của các CSGD nƣớc ngoài là không hạn chế đối với các CSLK kể từ ngày
Việt Nam gia nhập WTO và cũng không hạn chế đối với các cơ sở 100%
vốn nƣớc ngoài kể từ sau ngày 1/1/2009.
Việt Nam có một thị trƣờng DV GDĐH khá hấp dẫn với các nƣớc XK
GDĐH, với khoảng trên dƣới 1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
hàng năm. Hiện nay, hệ thống GDĐH trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu về các DV GDĐH, nhất là chất lƣợng GDĐH; chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu học tập đa dạng về hình thức, về chất lƣợng cho nhiều nhóm ngƣời học
khác nhau, nhất là đối với nhóm đối tƣợng có khả năng chi trả. Số lƣợng HS,
SV Việt Nam đi du học nƣớc ngoài ngày càng tăng, đặc biệt là khoảng 15
năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp DV GDĐH nƣớc ngoài cũng
đang hƣớng đến thị trƣờng Việt Nam qua phƣơng thức 3 và 4 trong cam kết
GATS. Với chính sách mở cửa về kinh tế, với sự bùng nổ về nhu cầu NNL
chất lƣợng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, nhiều hoạt động NKNV
GDĐH đã đƣợc thực thi.
Hàng năm, ƣớc tính Chính phủ và ngƣời dân Việt Nam chi hàng nghìn
tỉ đồng để NKDV GDĐH từ các nƣớc Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Canada, Đức,
Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Trung Quốc.... cho khoảng
70,000 SV Việt Nam du học nƣớc ngoài. Nguồn kinh phí này chủ yếu là tƣ̀
nguồn kinh phí tự túc của ngƣời học.
Bên cạnh đó, Việt Nam NK khá nhiều các CTĐT, mời các giáo sƣ, nhà
nghiên cứu, chuyên gia và triển khai hoạt động đào tạo tại Việt Nam. Hoạt
động NK này đƣợc tiến hành bởi CSĐT Việt Nam gồm cả công lập, tƣ nhân,
2
và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Một số hoạt động NK nằm ngoài, một phần thậm
chí có thể là hoàn toàn, sự kiểm soát của Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, nhiều chính sách quản lý NK GDĐH Việt Nam vẫn xem DV
GDĐH không phải là một ngành dịch vụ và đặc biệt chính sách NKDV GDĐH
ở Việt Nam không phải là chính sách chuyên biệt. Hệ thống các định chế pháp
lý chƣa đầy đủ và chƣa phản ánh hết thực tiễn sinh động của hoạt động NK
này. Cơ chế quản lý còn quá tập trung, quan liêu, xin cho và thiếu hệ thống
giám sát chất lƣợng một cách hiệu quả. Cơ chế và các chính sách quản lý hoạt
động NKDV GDĐH còn nhiều bất cập trong bối cảnh toàn cầu hóa HNQT.
Bên cạnh các hoạt động NK có sự điều tiết và kiểm soát bởi Nhà nƣớc, còn có
nhiều hoạt động diễn ra tự phát, bị động bởi nhà XK vì mục tiêu lợi nhuận, có
các hành vi “lừa đảo” ngƣời học Do vậy, đã xảy ra không ít sự việc đáng
tiếc, gây hậu quả cho ngƣời học, làm nhiễu loạn thị trƣờng DV GDĐH.
Mặc dù đã có nhiều Hội thảo, Hội nghị, tọa đàm xung quanh những cơ
hội và thách thức đặt ra cho nền GDĐH khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có
nhiều diễn đàn trên các trang thông tin điện tử thảo luận về vấn đề này,
nhƣng đến nay vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nào về chính sách
NKDV GDĐH của các quốc gia và bài học khả năng áp dụng cho Việt Nam,
vẫn vắng bóng những nghiên cứu đủ sâu để đo lƣờng những tác động của
WTO/GATS đối với hệ thống GDĐH Việt Nam. Do vậy, Việt Nam cần
nhiều hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu để từ đó đề xuất các chính sách
hữu hiệu, phù hợp, góp phần tăng cƣờng quản lý các hoạt động NKDV
GDĐH trong bối cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam, đáp
ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Những phân tích trên là lý do để tôi chọn đề tài luận án tiến sỹ về “Chính sách
nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn luận án đề xuất giải pháp
hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam đáp ứng yêu cầu HNQT.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT của Việt Nam
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách NKDV GDĐH của Việt Nam
4. Giả thuyết khoa học
Việt Nam đã ban hành và thực thi chính sách về NKDV GDĐH, tuy
nhiên, các chính sách này còn một số mặt hạn chế nên chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu HNQT. Nếu vận dụng các phƣơng thức cung cấp dịch vụ đƣợc quy
định trong Hiệp đinh GATS và kinh nghiệm các quốc gia, sẽ đề xuất các giải
pháp hoàn thiện các chính sách NKDV GDĐH, đảm bảo tính cần thiết, khả
thi nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐH trong thời kỳ HNQT.
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về chính sách NKDV GDĐH trong thời kỳ HNQT.
- Kinh nghiệm của một số nƣớc về chính sách NKDV GDĐH, bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Thực trạng hoạt động NKDV GDĐH và chính sách NKDV GDĐH ở
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH trong thời
kỳ HNQT ở Việt Nam.
- Khảo nghiệm, thăm dò tính cần thiết, tính khả thi một một giải pháp
và thử nghiệm một giải pháp đƣợc đề xuất trong khuôn khổ luận án.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu các chính sách cấp quốc gia, đồng thời xem xét việc thực hiện chính
sách này ở cấp trƣờng (cấp cơ sở) về NKDV GDĐH
- Chính sách NKDV GDĐH đƣợc tiếp cận 4 theo phƣơng thức: cung
cấp qua biên giới; tiêu dùng ở nƣớc ngoài; hiện diện thƣơng mại; hiện diện
thể nhân.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức, thực hiện và tác
động của các chính sách NKDV GDĐH từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Nghiên cứu khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi một số chính sách
NKDV GDĐH tại một số trƣờng ĐH công lập ở Việt Nam: ĐH Ngoại
thƣơng, ĐH Kinh tế Quốc dân. ĐH Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Thƣơng
mại, ĐH Giáo dục - ĐH quốc gia Hà Nội.
- Tổ chức thử nghiệm một giải pháp đã đề xuất.
4
6. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về phát triển, QLGD trong thời kỳ HNQT. Các tiếp cận trong nghiên cứu của
luận án là:
- Tiếp cận lịch sử - logic: Tiếp cận này cho phép khi nghiên cứu các
chính sách cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể, cũng nhƣ các mối liên hệ
và phát triển theo logic biện chứng của sự vật và hiện tƣợng. Vì vậy, khi
nghiên cứu, chính sách NKDV GDĐH cần xem xét tính đặc thù của phát
triển GDĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng với
thế giới.
- Tiếp cận thị trường: Tiếp cận này cho phép khi nghiên cứu các chính
sách nói chung và chính sách phát triển giáo dục nói riêng cần đặt nó vào
một môi trƣờng KTTT. Giáo dục là một loại hình DV đặc biệt, vì vậy chính
sách NKDV GD cũng phải tuân theo các quy luật của KTTT. Trong quá
trình giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng là phƣơng
pháp chủ đạo để xây dựng khung lý luận nghiên cứu vấn đề, đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách NKDV GDĐH.
- Tiếp cận hội nhập và toàn cầu hóa: Tiếp cận này cho phép khi nghiên
cứu các chính sách nói chung và chính sách phát triển giáo dục nói riêng cần
xem xét nó theo những chuẩn mực và luật chơi quốc tế. Đây là phƣơng pháp
tiếp cận chủ đạo trong việc lựa chọn những nội dung và hình thức NKDV
GDDH phù hợp với những quy định của các hiệp định thƣơng mại và dịch
vụ mà Việt Nam đã tham gia ký kết với quốc tế, nhƣng vẫn đảm bảo bản sắc
dân tộc của Việt Nam.
- Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu chính sách NKDV GDĐH của một số
nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay cũng nhƣ các hình thức NK DVGD theo quan điểm thƣơng mại
hóa của WTO.
- Tiếp cận phân tích chính sách: Đƣợc sử dụng để phân tích các chính
sách NKDV GDĐH theo chu trình từ việc hoạch định, thực hiện, đánh giá và
điều chỉnh chính sách.
5
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ trên của luận án, các phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây đƣợc sử dụng:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu,
văn kiện của Đảng, Chính phủ về các chính sách NKDV GDĐH. Phân tích,
những tƣ liệu khoa học về chính sách NKDV GDĐH để xây dựng khung lý
thuyết NKDV GDĐH thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và HNQT.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Cán bộ quản lý của các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về GDĐH, cán bộ quản lý và GV, những cựu SV,
học viên cao học và NCS của các CSGD ĐH có áp dụng DVNK GDĐH.
+ Phương pháp chuyên gia: Nhằm xác định đúng về thực trạng những
điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động NK và chính sách NKDV GDĐH ở Việt
Nam, các tiêu chí thực hiện đánh giá chính sách NKDV GDĐH Việt Nam,
các cách thức để khắc phục các yếu kém, thực hiện thành công công tác quản
lý hoạt động NKDV GDĐH ở Việt Nam. Đồng thời, xin ý kiến các chuyên
gia về sự phù hợp, cấp thiết và khả thi của các giải pháp về chính sách
NKDV GDĐH trong luận án.
+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Lựa chon một số cơ sở GDĐH
điển hình trong việc thực hiện thành công hoặc thất bại trong việc triển khai
các hoạt động NKDV GDĐH, nghiên cứu sâu và rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc áp dụng các chính sách trong quản lý lĩnh vực này.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn vận dụng các chính sách NKDV GDĐH thông qua các báo cáo tổng kết về
công tác này của các cơ quan quản lý GDĐH và của các cơ sở GDĐH.
+ Phương pháp thống kê: Để xử lý các số liệu thống kê hiện có và kết
quả điều tra khảo sát thực trạng NKDV GDĐH.
+ Phương pháp kiểm chứng và thử nghiệm: Trên cơ sở những giải pháp
đƣa ra tác giả dự kiến kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải
pháp thông qua ý kiến cán bộ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
GDĐH và các trƣờng. Ngoài ra, để chứng minh giả thuyết khoa học, đề tài
đã lựa chọn một số giải pháp đƣợc kiểm chứng có tính cấp thiết và khả thi
cao đƣa vào thử nghiệm.
6
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các chính sách về NKDV GDĐH của Việt Nam bắt đầu
từ thời kỳ đổi mới đến...quá trình thực hiện để bảo đảm kết quả cuối cùng của chính sách. Nếu
hoạch định là hình thành chính sách, thì thực thi là hiện thực hóa những
mong muốn, những kỳ vọng của chính sách trong đời sống KT - XH, làm
cho chính sách có giá trị, khẳng định tính đúng đắn, hợp lý, đáp ứng
những đòi hỏi khách quan từ thực tiễn. Ngƣời ta sẽ nhìn thấy sức sống
của chính sách từ khâu thực thi, đồng thời khẳng định ý nghĩa khoa học
và thực tiễn của chính sách trong đời sống. Chính sách công có nhiều ý
nghĩa với công chúng, đem lại hiệu quả và lợi ích cho số đông, nên càng
quan trọng. Trong thực tế, ta đã chứng kiến có chính sách chết yểu, có
chính sách tồn tại lâu dài, cũng chính vì ý nghĩa đó.
Thứ ba, đánh giá chính sách, mặc dù là khâu cuối cùng của quy
trình, nhƣng có liên quan rất nhiều đến hoạch định và đặc biệt, thực thi
chính sách. Có thể khâu hoạch định chƣa hoàn hảo, những thực thi tốt,
các giải pháp đề xuất đã tính hết đến các khả năng, bao quát đƣợc các
khía cạnh khác nhau của thực tiễn, ứng phó rất tốt với những thay đổi
của thực tại khách quan, chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Nhƣ vậy, đánh giá
chính sách đƣợc hiểu nhƣ chứng minh tính hữu ích của các biện pháp
đƣa ra, hoặc chỉ rõ những chỗ thiếu hoàn thiện của khâu hoạch định, đặc
biệt là khâu thực thi chính sách. Tuy nhiên, cần hiểu chính xác, là khi
chính sách đã đƣợc triển khai, đủ để có thể cho những kết quả đầu tiên,
thì chính sách đó cần phải đƣợc đánh giá.
21
1.2.2. Đánh giá chính sách
1.2.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là việc xem xét, rà soát một cách có hệ thống và khách quan
về kế hoạch, chƣơng trình, dự án đang triển khai hoặc đã hoàn thành. Đánh
giá giúp làm rõ việc tuân thủ, thực hiện trách nhiệm giải trình về những khó
khăn, vƣớng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa.
Đánh giá là một phần trọng yếu của công tác quản trị quốc gia hiệu quả nhằm cải
thiện tính tính minh bạch, trách nhiệm việc ra quyết định đƣợc thông tin đầy đủ.
Do đó, đánh giá cũng là công cụ cho cải cách khu vực công.
Thuật ngữ “đánh giá” đƣợc đặt trong bối cảnh phát triển và đƣợc sử
dụng theo định nghĩa của Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của OECD là: “sự
đánh giá có hệ thống và khách quan về dự án, chƣơng trình hoặc chính sách
đang tiến hành hoặc đã hòan thành về thiết kế, việc thực hiện và kết quả của
chúng với mục đích xác định mức độ phù hợp và đạt đƣợc mục tiêu, tính
hiệu quả và hiệu lực trong phát triển, tác động và tính bền vững”.
Đánh giá phải cung cấp đƣợc thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho
phép lồng ghép các bài học đã rút ra đƣợc trong quá trình ra quyết định.
Đánh giá một cách có hệ thống các dự án, chƣơng trình, thể chế và chính
sách là điều có ý nghĩa sống còn nhằm nâng cao tính trách nhiệm với kết quả
hoạt động, việc rút ra các bài học cần thiết và hiệu chỉnh chính sách trong
khu vực công [53]. Thành công cuối cùng của đánh giá phụ thuộc vào việc
các nhà lập kế hoạch và ra quyết định đã sử dụng các phát hiện của công tác
đánh giá và các bài học rút ra hữu hiệu đến đâu để hoàn thiện việc hoạch
định chính sách và lập kế hoạch. Vì thế, việc xác lập mối liên hệ chặt chẽ
giữa một bên là công tác đánh giá và bên kia là việc hoạch định chính sách,
cải cách, lập kế hoạch và ngân sách là điều cần thiết.
Theo Nguyễn Trung Thắng và Hoàng Hồng Hạnh: “Đánh giá tác đôṇg
chính sách là dự báo những tác động có thể xảy ra của một dự thảo chính
sách hoặc đo lƣờng , phân tích các tác động về KT - XH, môi trƣờng đã xảy
ra sau khi thực hiện môṭ chính sách đa ̃ban hành” [58].
1.2.2.2. Mục đích của đánh giá
Mục đích của đánh giá là trả lời các câu hỏi: “Vì sao”, tức là cái gì gây
ra các thay đổi; “Nhƣ thế nào”, tức là tiến trình nào dẫn đến các kết quả
thành công hay thất bại; “Việc tuân thủ và trách nhiệm đến đâu”, tức là làm
22
rõ các hoạt động đã lên kế hoạch có đƣợc thực hiện theo kế hoạch hay không
[31]. Nhƣ vậy, đánh giá nhằm vào 7 mục đích sau:
(i) Đánh giá, kiểm tra định kỳ 5 tiêu chí liên quan đến tình hình thực
hiện là: tính thích hợp, hiệu suất; hiệu quả; ảnh hƣởng/tác động và tính bền
vững (của một hoạt động, chƣơng trình, dự án);
(ii) Phân tích và làm rõ sự tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc trên thực
tế so với mục tiêu đã nêu trong văn bản đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt;
(iii) Xác định các vấn đề và những vƣớng mắc nảy sinh hoặc tiềm ẩn để
khuyến nghị các hành động khắc phục, giải quyết phòng ngừa hiệu quả;
(iv) Đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục pháp lý;
(v) Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về kết quả và tác động của
chƣơng trình, dự án (kết quả tác động đó có bền vững không?);
(vi) Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch và thiết kế các hoạt
động chƣơng trình, dự án tiếp theo và hoàn thiện các chính sách phát triển;
(vii) Tạo điều kiện thực hiện trách nhiệm giải trình, bao gồm cả việc
cung cấp thông tin cho công chúng.
Ngoài ra, theo Jean [44], mục tiêu chính của đánh giá chính sách công
là thông tin về việc đƣa ra quyết định nhằm trả lời câu hỏi: Điều gì đã và sẽ
diễn ra nếu chính sách không đƣợc triển khai? Khi đó, khó khăn nằm ở việc
lựa chọn một kịch bản đối chứng để đối chiếu với chính sách có liên quan
nhằm đánh giá những tác động quan sát đƣợc hay những tác động kỳ vọng.
1.2.2.3. Phương pháp tiếp cận đánh giá
Lý thuyết đánh giá chính sách công đƣợc nhiều nhà khoa học tiếp cận
theo nhiều hƣớng khác nhau. Có thể tóm lƣợc các cách tiếp cận đánh giá
chính sách nhƣ sau:
Thứ nhất, tiếp cận trước – sau:
Theo Jean [44], có hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh chính sách là:
Một là, cách tiếp cận sau: là cách tiếp cận mang tính thực chứng. Đây
là việc xem xét và đánh giá các chính sách đã đƣợc triển khai. Cách tiếp cận
này dựa vào những số liệu kinh tế vi mô và các kỹ thuật kinh tế lƣợng. Nó áp
dụng các phƣơng pháp kiểm nghiệm hay bán kiểm nghiệm phỏng theo các
ngành khoa học khác và áp dụng cho các chƣơng trình cung cấp dịch vụ tối
thiểu, các chƣơng trình hội nhập nghề nghiệp
23
Hai là, cách tiếp cận trước: thiên về đánh giá các chính sách kinh tế vĩ
mô. Đây là cách tiếp cận mang tính chuẩn tắc: ngƣời ta nghiên cứu tác động
tiềm năng của các chính sách sẽ đƣợc triển khai. Phƣơng pháp này dựa vào
các mô hình kinh tế vĩ mô xác định các nhóm tác nhân đại diện, một số
nhóm hộ gia đình, những nông dân nghèo Đôi khi kết hợp với các mô hình
mô phỏng vi mô. Phƣơng pháp này tiến hành phân tích ở cấp độ sâu hơn.
Cách tiếp cận này quan tâm đến các chính sách cơ cấu” [44].
Nguyễn Trung Thắng và Hoàng Hồng Hạnh cũng đƣa ra: “Đánh giá tác
động chính sách gồm hai loại:
(i) Đánh giá tác động chính sách trƣớc khi ban hành là hoạt động phân
tích, dự báo những tác động có thể có của chính sách sắp đƣợc ban hành.
(ii) Đánh giá tác động sau khi ban hành chính sách là việc rà soát, xem
xét các tác động do việc thực thi chính sách sau khi ban hành đã tạo ra, làm
cơ sở để chỉnh sửa, hoàn thiện hoặc bãi bỏ chính sách” [58].
Thứ hai, tiếp cận "đáp ứng nhu cầu":
Đã có nhiều bài học kinh nghiệm trên thế giới, cũng nhƣ ở Việt Nam về
sự thành công và thất bại trong thực thi các chính sách công. Không thiếu
những chính sách đƣợc hoạch định và thực thi theo ý kiến chủ quan của
ngƣời lãnh đạo hay ngƣời làm chính sách dựa trên những đánh giá chủ quan
của họ về nhu cầu hay sự cần thiết phải thực thi chính sách đó. Điều này đƣa
tới một số chính sách thiếu bền vững do chúng đƣợc hoạch định và thực thi
mà không đáp ứng nhu cầu của ngƣời hƣởng lợi. Nhằm khắc phục vấn đề
chính sách không đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng, các nƣớc đã hƣớng
đến tiếp cận nhu cầu trong chính sách công.
Một là, những ai có nhu cầu và hưởng lợi trong chính sách:
- Những ngƣời trực tiếp hƣởng lợi: Những ngƣời có liên quan trực tiếp đến
chính sách.
- Những ngƣời gián tiếp hƣởng lợi: Những ngƣời có liên quan gián tiếp đến
chính sách
Hai là, các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu của người hưởng lợi trong chính sách:
- Các đặc trƣng KT - XH;
- Thu nhập của hộ gia đình;
- Các đặc trƣng của của các bên liên đới;
- Thái độ của các bên tham gia đối với chính sách.
24
Ba là, những điều kiện cơ bản cần thiết của chính sách hướng đến
người hưởng lợi trực tiếp:
- Ngƣời hƣởng lợi trực tiếp phải đƣợc thông tin về chi phí, lợi ích và rủi ro;
- Ngƣời hƣởng lợi trực tiếp phải tự nguyện và có khả năng bầy tỏ nguyện
vọng của họ;
- Sự đóng góp có ý nghĩa (bằng tiền, bằng thời gian) cho phép gia tăng
quyền lực của khách hàng nhƣ loại dịch vụ, mức độ và cách thức dịch vụ
đƣợc cung cấp.
Thứ ba, tiếp cận theo chu trình chính sách
Chu trình chính sách bao gồm ba khâu: Hoạch định, thực thi và đánh
giá chính sách. Phân tích đánh giá chính sách là xem xét lại toàn bộ các khâu
trong chu trình chính sách, từ việc hoạch định, thực thi và đánh giá chính
sách nhằm đƣa ra những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với thực tiễn.
1.2.2.4. Nội dung đánh giá chính sách
Phối hợp 3 cách tiếp cận ở trên để xác định nội dung đánh giá chính
sách nhƣ sau:
Thứ nhất, đánh giá việc hoạch định chính sách:
Đánh giá việc hoạch định chính sách là các công việc từ khảo sát, tập
hợp tƣ liệu thực tế, đề xuất (bao gồm vấn đề trọng tâm của chính sách, mục
tiêu phải giải quyết, các nhiệm vụ phải thực hiện, những khả năng can thiệp của
chính sách để lựa chọn phƣơng án tốt nhất, chi phí thực hiện và kết quả, dự đoán
hiệu quả, đề xuất tập phƣơng án để lựa chọn phƣơng án tối ƣu). Bên cạnh đó,
còn là xem xét chính sách có phù hợp với nhu cầu định hƣớng phát triển. Tiêu
chí đánh giá hoạch định chính sách cần trả lời các câu hỏi sau:
(i) Mục tiêu của chính sách có đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu của xã hội?
(ii) Nội dung của chính sách có đƣợc xây dựng dựa trên phân tích thực
trạng và dự báo nhu cầu tƣơng lai?
(iii) Nội dung chính sách có đƣợc xem xét điều chỉnh phù hợp với định
hƣớng phát triển theo các giai đoạn khác nhau?
(iv) Các nhà quản lý là thành viên chính thức của nhóm hoạch định chính sách?
(v) Các nhà quản lý đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng các mục tiêu của chính sách?
(vi) Các bên liên quan đƣợc tham gia/tham vấn trong quá trình xây dựng chính sách?
(vii) Văn bản chính sách đƣợc công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng?
25
Thứ hai, Đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách:
Các tiêu chí dùng để đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính
sách, cần trả lời các câu hỏi:
(i) Việc tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp thực hiện được thực hiện như
thế nào?
- Thành lập Ban chỉ đạo; xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách.
- Thiết lập và vận hành hệ thống quản lý triển khai chính sách.
- Phân công nhân sự và phân công trách nhiệm để thực thi chính sách.
- Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện chính sách.
(ii) Hướng dẫn thực hiện chính sách?
- Xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách.
- Tập huấn cho các cán bộ, đơn vị thực thi chính sách.
(iii) Tuyên truyền, phổ biến chính sách?
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về chính sách.
- Ra thông cáo báo chí về chính sách.
- Truyền thông về chính sách.
Thứ ba, đánh giá việc thực hiện chính sách:
Triển khai thực hiện chính sách có tầm quan trọng, vì những khó khăn
nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách sẽ dẫn đến việc điều chỉnh mục
tiêu và nội dung của chính sách. Mặt khác, thực hiện chính sách là quá trình
cụ thể hóa những ý tƣởng của chính sách vốn mang tính trừu tƣợng vào thực
tiễn sinh động nên thông tin ngƣợc nhận đƣợc trong quá trình triển khai
chính sách sẽ giúp đánh giá lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi
chính sách này. Các tiêu chí dùng để đánh giá thực hiện chính sách bao gồm
các thông tin nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Các hoạt động cơ bản để thực hiện chính sách là gì?
- Có tạo ra các sự thay đổi không?
- Chính sách có đến đối tƣợng mục tiêu hay không?
- Khách hàng/ngƣời hƣởng lợi có hài lòng không?
- Các nguồn lực về CSVC và tài chính có đảm bảo không?
- Nhân sự và phân công trách nhiệm để thực hiện chính sách nhƣ thế nào?
- Sự hiểu biết để triển khai chính sách có đảm bảo không?
26
- Hệ thống quản lý triển khai chính sách đƣợc thiết lập và vận hành nhƣ
thế nào?
- Sự ủng hộ của các bên có liên quan ra sao?
- Những vấn đề gặp phải trong triển khai chính sách?
Thứ tư, đánh giá tác động của chính sách :
Đánh giá tác động của chính sách mới xuất hiện trong những năm gần
đây [44]. “Đánh giá tác động” là một thuật ngữ nằm trong hệ thống các thuật
ngữ giám sát và đánh giá chƣơng trình/dự án/chính sách. Bởi vậy, cần phân biệt
giữa đánh giá tác động với các các cấp độ khác của giám sát và đánh giá.
Khái niệm về các thuật ngữ chung đƣợc trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Khái niệm về các thuật ngữ liên quan đến đánh giá
Thuật ngữ Khái niệm Ví dụ
Đầu vào
Các nguồn lực tài chính,
nhân lực và vật liệu sử dụng
trong các dự án/ chƣơng
trình/ chính sách phát triển.
Nhân lực, chuyên môn kỹ
thuật; Trang thiết bị; Các
nguồn tài chính
Các hoạt động
Những hành động hoặc
công việc đƣợc triển khai.
Ví dụ: Các hội thảo/khóa đào
tạo đã và đang đƣợc tổ chức.
Kết
quả
Kết quả
cấp độ 1
Đầu ra Các sản phẩm, hàng hoá và
dịch vụ do dự án/ chƣơng trình/
chính sách phát triển mang lại.
Ví dụ: Số ngƣời đƣợc đào
tạo; Số phòng học mới
đƣợc xây dựng.
Kết quả
cấp độ 2
Kết
quả
Là những ảnh hƣởng hoặc
thay đổi ngắn hạn hoặc trung
hạn đạt đƣợc từ các đầu ra
của dự án/chƣơng trình.
Ví dụ: Các kỹ năng đƣợc
cải thiện; Các cơ hội nghề
nghiệp mới.
Kết quả
cấp độ 3
Tác
động
Những hệ quả lâu dài của
chƣơng trình (kết quả kéo
theo từ một sự việc), có thể
là những ảnh hƣởng tích cực
hoặc tiêu cực.
Ví dụ: Cải thiện đời sống,
nâng cao chất lƣợng NNL
đáp ứng yêu cầu của xã
hội trong thời kỳ HNQT.
(Nguồn: Dựa theo Giám sát và Đánh giá - Hướng dẫn của Yumi Sera và
Susan Beaudry, 2007; Bộ phận Phát triển Xã hội - Ngân hàng Thế giới).
27
1.2.2.5. Phương pháp đánh giá
Có 2 cách đánh giá:
Thứ nhất, đánh giá đối chiếu: là đánh giá có sự so sánh việc thực hiện
của một cá nhân/tập thể về một nhiệm vụ xác định liên quan tới việc thực
hiện của những cá nhân/tập thể khác cùng hoàn thành nhiệm vụ đó;
Thứ hai, đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá dựa theo một số chuẩn mực
nhất định. Sự khác biệt giữa hai loại đánh giá đối chiếu và đánh giá theo tiêu
chí đƣợc minh hoạ trong Bảng 1.2 (xem Bảng 1.2).
Bảng 1.2: So sánh giữa đánh giá đối chiếu và theo tiêu chí
Đánh giá đối chiếu Đánh giá theo tiêu chí
Sử
dụng
Đƣa ra một công cụ so sánh việc
thực hiện của các cá nhân, tập thể
theo một hệ các nhiệm vụ đã định
Là một dụng cụ chọn lựa để
chọn giữa các cá nhân, tập thể
cạnh tranh để có đƣợc các nguồn
lực hạn hẹp.
Để xác định việc thực thi của
các cá nhân, tập thể so với các
tiêu chí (mục tiêu) đã định.
Là một "trở ngại" để quyết định
xem liệu một cá nhân, tập thể
đã dành đƣợc đủ kiến thức hay
kỹ năng để tiếp tục sang một
cấp độ hƣớng dẫn mới chƣa.
Nội
dung
Nội dung có thể xác định bằng
các mục tiêu chung.
Nội dung đánh giá không nhất
thiết phải gắn chặt với các mục
tiêu nhất định nào đó.
Mối liên quan giữa các phần
đánh giá và các mục tiêu có thể
là gián tiếp.
Các phần đánh giá thƣờng là
một ví dụ đại diện cho một tập
thể lớn hơn, một giả định đƣa ra
là thực thi theo một đại diện là
sự chứng minh đúng đắn về việc
thực thi của cả tập thể
Nội dung phải đƣợc định ra
bằng các mục tiêu cụ thể.
Nội dung đánh giá phải gắn
chặt với các mục tiêu đã đề ra.
Mối quan hệ giữa các phần
đánh giá và các mục tiêu phải
rõ ràng.
Tất cả các mục tiêu đã nêu cần
đƣợc đánh giá qua các phần;
nếu chỉ đƣa ra mô hình các
mục tiêu là không thích hợp.
Thƣờng cần đến các phần phân
tích
Các đề mục phải gắn với các
mục tiêu
Nguồn: Tổng quan về giám sát và đánh giá. Dự án SREM, 2010.
28
1.3. Dịch vụ giáo dục đại học và nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
1.3.1. Dịch vụ giáo dục đại học
1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
Khái niệm về DV đã có nhiều, nhƣng vẫn chƣa có sự thống nhất.
C. Mác cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng
hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lƣu thông
thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của
con ngƣời thì dịch vụ ngày càng phát triển". Nhƣ vậy, với quan niệm trên,
C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng
hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.
Theo tạp chí The Economits [109], dịch vụ là bất cứ cái gì đem bán mà không
thể rơi vào chân bạn. Theo quan niệm này, dịch vụ cũng là một sản phẩm, một hàng
hóa có thể mua bán, nhƣng có đặc điểm riêng, khác với hàng hóa thông thƣờng.
Dịch vụ là sản phẩm của lao động, song khác với quá trình sản xuất
hàng hóa, quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ không thể tiến hành đƣợc nếu
không có sự tiếp xúc giữa ngƣời cung cấp với ngƣời tiêu dùng dịch vụ.
Dịch vụ đƣợc sử dụng để chỉ những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hoá nhƣng
là phi vật chất. Có những thứ thiên về sản phẩm hữu hình, có những thứ
thiên hẳn về dịch vụ và rất nhiều sản phẩm do lao động của con ngƣời tạo ra
nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Nhƣ vậy, dịch vụ là
các sản phẩm do lao động của con ngƣời tạo ra, đáp ứng nhu cầu khác biệt và
ngày càng tăng lên của con ngƣời.
Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách quan niệm về dịch vụ. Nhƣng trong
phạm vi của nghiên cứu, luận án sử dụng khái niệm của tác giả Hoàng Văn
Châu: “Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới hình thái vật
thể, được tiêu dùng đồng thời với quá trình cung cấp, nhằm thỏa mãn nhu
cầu của sản xuất, của tiêu dùng và sức khỏe của con người” [41].
Nhà cung cấp dịch vụ thƣờng áp dụng chiến lƣợc 7P’s để Marketing
cho sản phẩm dịch vụ, cụ thể là:
- Product: dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì?
- Price: giá cả nhƣ thế nào?
29
- Place: hệ thống phân phối, điểm bán dịch vụ nhƣ thế nào?
- Promotion: sử dụng các công cụ tiếp thị nhƣ thế nào?
- People: con ngƣời trong quá trình cung ứng dịch vụ nhƣ thế nào?
- Physical evidence: những dẫn chứng xác thực là gì?
- Process: quy trình nhƣ thế nào?
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm dịch vụ thông qua các đặc điểm sau:
- Tính chất vô hình (Intangibility): sản phẩm dịch vụ không tồn tại dƣới
dạng vật thể nên không thể nhìn thấy, cầm nắm. do vậy ngƣời ta không thể
biết đƣợc chất lƣợng của dịch vụ trƣớc khi mua nó và tiêu dùng nó. Một học
viên không thể đánh giá đƣợc chất lƣợng giảng dạy nếu không trực tiếp tham
gia khóa học.
- Tính đồng thời (Simultaneity) hay là tính không thể tách rời
(Inseparability): tức là việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời.
Nếu chỉ có sản xuất mà không có tiêu dùng dịch vụ thì không đƣợc, hoặc nếu
không có sản xuất mà chỉ có tiêu dùng dịch vụ cũng không đƣợc tức là việc
tiêu dùng sản phẩm dịch vụ trùng với việc cung ứng dịch vụ.
- Tính không đồng nhất và tính khó xác định chất lượng (Inconsistency):
chất lƣợng của các dịch vụ khó xác định bởi các dịch vụ phụ thuộc vào
ngƣời cung cấp. Chất lƣợng không đồng nhất, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra
dịch vụ nhƣ ngƣời cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng.
- Tính không lưu trữ được (Inventory): dịch vụ không thể lƣu trữ đƣợc,
tức là sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lƣu vào kho chờ tiêu thụ.
Dịch vụ không thể tách rời nguồn gốc, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không
phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có mặt của nó. Đặc tính này chỉ mang tính tƣơng
đối do một số sản phẩm dịch vụ có thể mang hình thái vật chất nhƣ đối với dịch
vụ thiết kế, bản vẽ là hữu hình và có thể lƣu trữ đƣợc. Chỉ có kỹ năng cung ứng
dịch vụ là còn lƣu lại và không mất đi sau khi đã cung ứng.
1.3.1.2. Quan niệm chung và đặc điểm của dịch vụ GDĐH
Thứ nhất, quan niệm của WTO về DV GDĐH:
Theo hệ thống phân loại dich vụ của GATS, DVGD là ngành thứ 5 và
đƣợc chia làm 5 phân ngành: DVGD tiểu học, DVGD trung học, DV
GDĐH, DVGD ngƣời lớn và các dịch vụ khác. Phân loại các sản phẩm chủ
yếu (CPC) của Liên hợp quốc thì xếp giáo dục vào nhóm 9 (dịch vụ cá nhân,
30
cộng đồng và xã hội) và đƣợc dẫn chiếu tới mã CPC92 (UN, 31/12/2008,
The Central Product Classification (CPC) Ver.2).
Trong hệ thống phân loại các ngành dịch vụ của WTO nhằm mục tiêu
phục vụ cho quá trình đàm phán và cam kết của các thành viên, DV GDĐH
đƣợc coi là một phân ngành dịch vụ, nằm trong ngành DVGD.
Bảng 1.3: GDĐH trong Hệ thống phân loại dịch vụ của WTO
Ngành Phân ngành Tên gọi
5 Dịch vụ giáo dục
A Giáo dục tiểu học
B Giáo dục trung học
C Giáo dục đại học
D GD cho ngƣời lớn
E Dịch vụ giáo dục khác
Nguồn: WTO (1991), Services Sectoral Classification List.
Tại Việt Nam, GDĐH đƣợc coi là một bộ phận trong hệ thống giáo dục
quốc dân, là các trình độ đào tạo tiếp theo sau cấp trung học phổ thông hoặc
sau trung cấp chuyên nghiệp. Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục 2009 đã chỉ rõ GDĐH bao gồm:
- Đào tạo trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ hai đến ba năm học tùy
theo từng ngành nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp PTTH hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rƣỡi đến hai năm đối với ngƣời có
bằng trung cấp cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ đại học đƣợc thực hiện từ bốn năm đến sáu năm học
tùy theo ngành nghề đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp PTTH hoặc bằng tốt
nghiệp trung cấp; từ hai năm rƣỡi đến bốn năm đối với ngƣời có bằng tốt
nghiệp trung cấp có cùng chuyên ngành; từ một năm rƣỡi đến hai năm đối
với ngƣời có bằng cao đẳng cùng chuyên ngành;
- Đào tạo trình độ thạc sỹ đƣợc thực hiện từ một đến hai năm học đối
với ngƣời có bằng tốt nghiệp đại hoc.
- Đào tạo trình độ tiến sỹ đƣợc thực hiện trong bốn năm học đối với
ngƣời có bằng tốt nghiệp đại học và từ hai đến ba năm đối với ngƣời có bằng
thạc sỹ. Trong trƣờng hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ có thể
đƣợc kéo dài theo quy định của Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT.
31
Nhƣ vậy, DV GDĐH là DVGD ở trình độ cao, đƣợc tiêu dùng sau khi
đã hoàn thành cấp học THPT hoặc tƣơng đƣơng. Trong nền kinh tế tri thức
hiện đại các nƣớc nhìn vào GDĐH để đánh giá sự phát triển giáo dục của
một dân tộc, một quốc gia.
Thứ hai, đặc điểm của DV GDĐH:
DV GDĐH là một bộ phận của DVGD nói chung, do vậy đặc điểm cơ
bản của ngành DVGD sau đây:
- Tính không đồng nhất: DV GDĐH cũng nhƣ các ngành dịch vụ khác,
nó là một thứ hàng hóa vô hình, không thể đƣợc xác định đƣợc bằng các đơn
vị định lƣợng, mà nó đƣợc ghi thông qua chất lƣợng cung cấp dịch vụ. Tuy
nhiên, chất lƣợng của DV GDĐH lại khó có thể xác định một cách rõ ràng.
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: nhà cung cấp dịch vụ, cơ
sở và trang thiết bị hạ tầng, khả năng sƣ phạm của giảng viên, cách thiết kế
chƣơng trình giảng dạy.Tuy nhiên, ngay cả cùng một CTĐT, thì chất
lƣợng dịch vụ không phải lúc nào cũng giống nhau, vì còn phụ thuộc vào
tâm lý ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng giảng dạy.
- Vừa có tính thương mại vừa có tính phi thương mại: Mặc dù chúng ta
đang xem xét DV GDĐH cũng nhƣ DVGD nói chung dƣới gọc nhìn kinh tế
là một ngành dịch vụ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giáo dục còn có ý
nghĩa to lớn. Trình độ của ngƣời công dân có ảnh hƣởng tới sự phát triển,
phồn thịnh của một quốc gia. Giáo dục có nhiệm vụ cung cấp cho cá nhân có
những khả năng và kỹ năng cơ bản để đáp ứng với đòi hỏi của thị trƣờng lao
động, xã hội. Từ trƣớc tới nay, khu vực công vẫn luôn cung cấp DV GDĐH
nhƣ là một chính sách xã hội quan trọng và tiến tới phổ cập giáo dục ở các
cấp học cơ bản nhƣ tiểu học, trung học cơ sở và tiến tới là trung học phổ
thông. Tuy nhiên, càng ở cấp học càng cao, thì tính phi thƣơng mại của giáo
dục càng giảm, khu vực công càng nới lỏng vai trò, trách nhiệm của mình
trong việc cung cấp. Nhờ đó tính phi thƣơng mại của giáo dục, GDĐH càng
đƣợc thể hiện rõ hơn, khi ngày càng đƣợc nhiều khu vực tƣ nhân tham gia
vào cung cấp dịch vụ này.
- Khả năng tích lũy: Giáo dục là dịch vụ tác động thẳng từ ngƣời dạy
đến ngƣời học, những ngƣời học có thể lƣu giữ kiến thức, coi đó là hình thức
tích lũy và khả năng tạo ra sức lao động mới hiệu quả cao hơn so với trƣờng
32
hợp chƣa học hoặc chƣa đào tạo. Nhƣ vậy, giáo dục là phƣơng tiện nâng cao
năng suất của ngƣời lao động trong tƣơng lai. Tri thức đƣợc bồi đắp trong
nhiều năm tháng, thông qua quá trình tích lũy, cho phép con ngƣời phát triển
thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ cao cấp hơn. Do đó, có thể nói giáo dục cũng có khả năng để ngƣời
học tích lũy tri thức. Tuy nhiên, càng lên cao thì các kiến thức đƣợc tích lũy
giảm dần, nhƣng kinh nghiệm sống, vốn thực tế, khả năng tự trang bị kiến
thức của ngƣời học tăng lên.
- Ngoại ứng tích cực trong giáo dục: DVGD không chỉ đem lại lợi ích
cho cá nhân ngƣời sử dụng dịch vụ mà còn cho cả những ngƣời xung quanh
và cho xã hội. Sự thiếu giáo dục ở bất kỳ cá nhân nào cũng ảnh hƣởng không
tốt và có thể gây tổn thất cho cả xã hội. Ngƣợc lại, khi trình độ học vấn, hiểu
biết của cá nhân đƣợc nâng cao, xã hội mà trƣớc hết là bạn bè, gia đình và
những ngƣời xung quanh sẽ đƣợc hƣởng lợi những lợi ích tích cực nhƣ trao
đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng suất lao động xã hội.
Ngoài những đặc điểm trên của DVGD nói chung, DV GDĐH có
những đặc điểm riêng sau đây:
- Tính chuyên môn hóa cao: Thông thƣờng ở các cấp học cơ bản nhƣ tiểu
học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, học sinh đƣợc đào tạo các môn
nhƣ: lịch sử, địa lý, văn, toán.giúp học sinh có nhiều hiểu biết trên nhiều
lĩnh vực. Mặc dù, ở các trƣờng chuyên, CTĐT có đi sâu hơn vào một môn học
cụ thể nào đó, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng việc dạy và học đầy đủ những môn
cơ bản trên. Số lƣợng, nội dung và cách giảng dạy ở các trƣờng nói chung là
giống nhau và đều dựa trên nền tảng là sách giáo khoa đƣợc sự thống nhất
chung trên toàn quốc. Trong khi đó, DV GDĐH có tính chuyên môn hóa cao
nên tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các trƣờng đại học. CTĐT của khối các
trƣờng kinh tế khác với khối các trƣờng kỹ thuật, chính trị và xã hội. Trong
khối kinh tế, CTĐT về kinh tế khác với CTĐT về ngân hàng hay quản lý;
trong khối xã hội, CTĐT quản lý giáo dục khác với CTĐT giáo dục học.
- GDĐH chuyển từ quan niệm là một lợi ích công sang lợi ích tư: Quan
niệm này cho rằng văn bằng đại học mang lợi ích về cho ngƣời học đƣợc
nhiều hơn là cho xã hội. Vì vậy, điều tất yếu là ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích tƣ
33
phải chi trả để đạt đƣợc lợi ích đó, và các trƣờng đại học tƣ cần đƣợc thành
lập để bán DV GDĐH. Ý tƣởng về tƣ nhân hóa cũng dẫn đến việc huy động
nguồn tài chính tƣ, trong đó có cả học phí ở trƣờng đại học công. DV GDĐH
đƣợc coi là dịch vụ thƣơng mại vì nó đƣợc cung cấp trên cơ sở cạnh tranh.
- Tính hướng nghiệp: đây là điểm khác biệt cơ bản của DV GDĐH
phân biệt với các cấp học giáo dục khác. Tính chuyên môn trong GDĐH
chính là nhằm mục đích hƣớng nghiệp cho các SV sau khi ra trƣờng trở
thành đội ngũ lao động lao động trong ngành nghề có liên quan đến CTĐT.
Trong CTĐT đại học của mình, sinh viên đƣợc cung cấp những thông tin
nền tảng, nghiệp vụ cần thiết cho một loại hình ngành nghề xác định.
1.3.2. Nhập khẩu dịch vụ GDĐH
1.3.2.1. Khái niệm
Xuất - nhập khẩu (XNK) là một thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ hoạt động
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ với nƣớc ngoài vì mục đích thƣơng
mại. XNK hàng hóa là khái niệm đã quen thuộc trong đời sống kinh tế xã
hội, còn XNK dịch vụ mới đƣợc đề cập nhiều trong thời gian gần đây khi các
quốc gia chú trọng hơn đến sự phát triển của khu vực dịch vụ. Tại Việt Nam,
XNK DV GDĐH lại khá mới mẻ, chƣa có nhận thức đẩy đủ cả từ các cơ
quan quản lý nhà nƣớc tới các trƣờng ĐH, SV và ngƣời dân. [42].
Nhập khẩu là mua hàng hóa DV từ nƣớc ngoài (hoặc do nhà sản xuất
nƣớc ngoài) về tiêu dùng trong nƣớc. NKDV GDĐH là việc quốc gia này mua
DV GDĐH từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc các trƣờng ĐH
nƣớc ngoài cung ứng dịch vụ cho ngƣời cƣ trú trong nƣớc thông qua đầu tƣ
nƣớc ngoài 100% hoặc liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế về GDĐH. Khi
ngƣời học từ một quốc gia này sang quốc gia khác học ĐH, thì tức là ngƣời đó
(quốc gia đó) đã NKDV GDĐH từ quốc gia khác vào quốc gia mình.
1.3.2.2. Nhập khẩu dịch vụ GDĐH thể hiện qua cam kết với GATS
Khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization), phần dịch
vụ, tại khoản 2, Điều 1, hiệp định GATS quy định 04 phƣơng thức cung cấp, mà
các nƣớc tham gia, dựa vào đấy để tuân thủ. Đó là: cung cấp qua biên giới; tiêu
thụ ở nƣớc ngoài; hiện diện thể nhân và hiện diện thƣơng mại. Đây là 04 phƣơng
thức trao đổi các dịch vụ (trong đó có DV GDĐH), mà các quốc gia phải chọn
lựa. Có thể nhận diện các hoạt động NKDV GDĐH nhƣ sau:
34
1) Nhập khẩu DV GDĐH với phương thức cung cấp qua biên giới:
NKDV GDĐH với phƣơng thức này là toàn bộ các hoạt động có liên
quan đến phƣơng thức NK đƣợc thực hiện thông qua các hình thức đào tạo
trực tuyến (E-learning) hay đào tạo từ xa (distance – learning). Trong
phƣơng thức này, DV GDĐH đƣợc xuất qua biên giới, đến từng ngƣời tiêu
dùng, nhƣng ngƣời cung cấp vẫn ở tại quốc gia xuất phát. Các dịch vụ xuất
gồm: chƣơng trình, sách giáo khoa, quy chế, quy định, những tƣ liệu giành
cho ngƣời học mà không phải xin phép để vào các quốc gia NK. Điều kiện căn
bản quyết định sự thành công của phƣơng thức này là trình độ tự giác cao của các
thành viên bên NK, sự am hiểu, thông thạo đến mức chuyên nghiệp của đội ngũ
chuyên gia làm NKDV GDĐH ở các quốc gia NK; sự sẵn sàng khung pháp lý để
NK, ...
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
83
36
Trƣờng ĐH Hoa
Sen
ĐH Paris 12 - Val De
Marne
Pháp Cử nhân Kinh doanh Quốc tế
7759/QĐ-BGDĐT
(22/10/2009)
84 Trƣờng CĐ Manchester Anh
Cao
đẳng
Kinh doanh
5030/QĐ-BGDĐT
(05/11/2010)
85 Vatel Development Pháp Cử nhân
Quản lý Khách sạn - Nhà hàng
quốc tế
2239/QĐ-BGDĐT
(15/6/2012)
86 Tổ chức Edexcel Anh
Cao
đẳng
Quản trị Nhà hàng khách sạn
Quản trị - Tiếp thị
Thiết kế đồ họa
2277/QĐ-BGDĐT
(19/5/2012)
87
37
Trƣờng ĐH
Kiến trúc TP.
Hồ Chí Minh
Trƣờng ĐH Công nghệ
Swinburne
Úc Cử nhân Thiết kế mỹ thuật
2707/QĐ-BGDĐT
(01/4/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
88
Trƣờng ĐH Công nghệ
Swinburne
Úc Kỹ sƣ Xây dựng
2708/QĐ-BGĐT
(01/4/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
89
38
Trƣờng ĐH
Kinh doanh và
Công nghệ Hà
Nội
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Saxion
Hà Lan Cử nhân Tài chính Kế toán
3039/QĐ-BGDĐT
(26/7/2011)
90
Trƣờng ĐH Khoa học Kỹ
thuật Điện tử Quế Lâm
Trung
Quốc
Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Tài chính
3040/QĐ-BGDĐT
(26/7/2011)
91
Trƣờng ĐH Khoa học Kỹ
thuật Triều Dƣơng
Đài Loan Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Tài chính
4826/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
92 Trƣờng ĐH Nghĩa Thủ Đài Loan Cử nhân Tài chính
4827/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
93 Trƣờng ĐH Nghĩa Thủ Đài Loan Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh
Tài chính
5503/QĐ-BGDĐT
(11/12/2012)
94 Trƣờng ĐH Á Châu Đài Loan Cử nhân
Quản trị Kinh doanh chuyên
ngành Tài chính
4828/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
187
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
95 Trƣờng ĐH Trung Nguyên Đài Loan Cử nhân Quản trị Kinh doanh
4829/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
96 Trƣờng ĐH Minh Truyền Đài Loan Cử nhân
Quản trị Kinh doanh chuyên
ngành Kinh doanh Quốc tế và
Quản lí
4830/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
97
Trƣờng ĐH KHUD Cao
Hùng
Đài Loan Cử nhân Quản trị Kinh doanh
4831/QĐ-BGDĐT
(29/9/2011)
98
Trƣờng ĐH KHUD Cao
Hùng
Đài Loan Thạc sĩ Quản trị công nghiệp
251/QĐ-BGDĐT
(17/01/2013)
99
39
Trƣờng ĐH
Kinh tế quốc
dân
Trƣờng ĐH Tây Anh Quốc Anh Cử nhân
Kinh tế
Tài chính - Kế toán
3456/QĐ-BGDĐT
(18/8/2010)
100
Trƣờng ĐH Tổng hợp
Claude Bernard Lyon 1
Pháp Thạc sĩ
Khoa học và Công nghệ ngành
Toán học
Khoa học, Công nghệ, Y tế ngành
Định phí Bảo hiểm và Tài chính
2857/QĐ-BGDĐT
(01/6/2007)
4074/QĐ-BGDĐT
(19/9/2013)
101
Tổ chức Edexcel
Trƣờng ĐH Sunderland
Singapore Cử nhân Quản trị Kinh doanh
4148/QĐ-BGDĐT
(25/7/2008)
664/QĐ-BGD ĐT
(17/02/2012)
102
Trƣờng ĐH Victoria,
Wellington
New
Zealand
Cử nhân Quản trị và Thƣơng mại
2992/QĐ-BGDĐT
(22/07/2011)
103
Trƣờng ĐH Kinh doanh
Châu Âu , ĐHTH Paris
Dauphine, ĐHTH
Strasbourg, ĐHTH Lille
Nord de France
Pháp Tiến sĩ Quản lí
20/QĐ-BGDĐT
(05/01/2011)
188
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
104
Trƣờng Kinh doanh Châu
Âu và Trƣờng ĐH Tổng
hợp Paris Dauphine
Pháp Thạc sĩ Kinh tế Ngân hàng và Tài chính
8312/QĐ-BGDĐT
(31/12/2007)
2162/QĐ-BGDĐT
(20/6/2014)
105
Trƣờng ĐH Tổng hợp Paris
1 Pantheon - Sorborne
Pháp Thạc sĩ Marketing, Bán hàng và Dịch vụ
4218/QĐ-BGDĐT
(24/9/2010)
106
Trƣờng ĐH bang
California, San Bernardino
Hoa Kỳ Cử nhân Quản trị
1413/QĐ-BGD ĐT
(11/4/2012)
107
Trƣờng ĐH Tự do
Bruxelles
Bỉ Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh và Quản lí
công
Quản trị Ngân hàng - Tài chính
Quản trị Tiếp thị và Quảng cáo
2440/QĐ-BGDĐT
(28/4/2008)
2328/QĐ-BGD&ĐT
(09/6/2010)
2860/QĐ-BGDĐT
(06/8/2013)
108 Trƣờng ĐH Ohio Hoa Kỳ Thạc sĩ Kinh tế tài chính
252/QĐ-BGDĐT
(17/01/2013)
109
Trƣờng ĐH Paris Ouest
Nanterre (Paris X)
Pháp Thạc sĩ Quản lý nguồn nhân lực
471/QĐ-BGDĐT
(05/02/2013)
110 Trƣờng ĐH York St John Anh Cử nhân Kế toán - Tài chính
5037/QĐ-BGDĐT
(29/10/2013)
111 40
Trƣờng ĐH
Kinh tế- Tài
chính TP. Hồ
Chí Minh
Trƣờng ĐH Missouri-St
Louis
Hoa Kỳ Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Khoa học máy tính
486/BGDĐT-ĐTVNN
(29/01/2010)
Hết hạn
tuyển sinh
112 41
Trƣờng ĐH
Kinh tế TP. Hồ
Trƣờng ĐH Western
Sydney
Úc Thạc sĩ Kinh doanh và Thƣơng mại
339/QĐ-BGDĐT
(25/01/2013)
189
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
113
Chí Minh Trƣờng ĐH Victoria,
Wellington
New
Zealand
Cử nhân Quản trị và Thƣơng mại
5062/QĐ-BGDĐT
(13/10/2011)
114
Trƣờng ĐH Paris 1
Panthéon- Sorbonne
Pháp Thạc sĩ Marketing, Bán hàng và Dịch vụ
6047/QĐ-BGDĐT
(25/10/2006)
4128/QĐ-BGDĐT
(24/9/2010)
115
Trƣờng ĐH Houston Clear
Lake
Hoa Kỳ Cử nhân Kinh tế
2370/QĐ-BGDĐT
(11/6/2010)
116 Trƣờng ĐH Massey
New
Zealand
Thạc sĩ Quản trị chuyên ngành Tài chính
1080/QĐ-BGDĐT
(18/3/2011)
117
Trƣờng ĐH Quebéc à
Montréal
Canada Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
5354/QĐ-BGDĐT
(25/10/2011)
118 Trƣờng ĐH Woosong Hàn Quốc Cử nhân Quản trị Kinh doanh
2120/QĐ-BGDĐT
(07/6/2012)
119 Trƣờng ĐH Victoria Úc Cử nhân Kinh doanh
4132/QĐ-BGDĐT
(04/10/2012)
120 Trƣờng ĐH Tampere Phần Lan Thạc sĩ Hành chính công
33/QĐ-BGDĐT
(03/01/2013)
121
Trƣờng Kinh doanh Châu
Âu và Trƣờng ĐH Tổng
hợp Paris Dauphine
Pháp Thạc sĩ Kinh tế Ngân hàng và Tài chính
8312/QĐ-BGDĐT
(31/12/2007)
2162/QĐ-BGDĐT
(20/6/2014)
122
Trƣờng ĐH Kinh doanh
Châu Âu , ĐHTH Paris
Dauphine, ĐHTH
Strasbourg, ĐHTH Lille
Nord de France
Pháp Tiến sĩ Quản lí
20/QĐ-BGDĐT
(05/01/2011)
190
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
123
Trƣờng Quản lý nhà nƣớc
John F. Kennedy, Trƣờng
ĐH Harvard
Hoa Kỳ Thạc sĩ Chính sách công
608/QĐ-BGDĐT
(14/02/2011)
124 42
Trƣờng ĐH Lao
động - Xã hội
Trƣờng ĐH Phụ nữ
Philippines
Phi-líp-pin Thạc sĩ Công tác xã hội
5131/QĐ-BGDĐT
(11/11/2010)
3344/BGDĐT-ĐTVNN
(20/5/2011)
Hết hạn
tuyển sinh
125 43
Trƣờng ĐH Luật
Hà Nội
Trƣờng ĐH Dân tộc Quảng
Tây
Trung
Quốc
Cử nhân Luật học
1014/QĐ-BGDĐT
(15/3/2012)
126
44
Trƣờng ĐH Luật
TP. Hồ Chí
Minh
Trƣờng ĐH Tây Anh quốc Anh Thạc sĩ
Luật, chuyên ngành Luật Quốc tế,
Luật Kinh tế Quốc tế
4363/QĐ-BGDĐT
(20/8/2007)
3241/QĐ-BGDĐT
(24/8/2012)
127
Trƣờng ĐH Jean Moulin
Lyon 3
Trƣờng ĐH Montesquieu
Bordeaux IV
Trƣờng ĐH Toulouse 1
Capitole
Trƣờng ĐH Tự do
Bruxelles
Pháp - Bỉ Thạc sĩ
Luật chuyên ngành Tƣ pháp Quốc
tế và So sánh
344/QĐ-BGDĐT
(17/01/2011)
3656/QĐ-BGDĐT
(09/9/2013)
128 45
Trƣờng ĐH Mỏ
- Địa chất
Trƣờng ĐH Twente Hà Lan Thạc sĩ
Địa Thông tin
Quan trắc trái đất
536/QĐ-BGDĐT
(29/01/2011)
Chấm dứt
hoạt động
191
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
129
46
Trƣờng ĐH Mở
TP. Hồ Chí
Minh
ĐH Tự do Bruxelles Bỉ Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh
Quản trị tiếp thị và truyền thông
Quản trị chất lƣợng và hiệu quả
kinh doanh
21/QĐ-BGDĐT
(03/01/2008)
2228/QĐ-BGDĐT
(04/6/2010)
2989/QĐ-BGDĐT
(22/7/2011)
3334/QĐ-BDGĐT
(27/8/2013)
130 Trƣờng ĐH Ballarat Úc Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
3304/QĐ-BGD ĐT
(09/8/2011)
131
Trƣờng ĐH Southern
Queensland
Úc Thạc sĩ
Giáo dục chuyên ngành Phƣơng
pháp giảng dạy tiếng Anh
3996/QĐ-BGDĐT
(06/9/2011)
132
Trƣờng ĐH Kinh tế và
Luật Berlin
Đức Thạc sĩ Kế toán tài chính và quản trị
947/QĐ-BGDĐT
(09/3/2011)
Hết hạn
tuyển sinh
133
Trƣờng ĐH Thƣơng mại
Toulon
Pháp Thạc sĩ Quản lí công nghiệp
7562/QĐ-BGDĐT
(14/10/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
134
Trƣờng ĐH Công nghệ
Swinburne
Úc Thạc sĩ Quản trị nhân sự
1257/QĐ-BGDĐT
(05/4/2010)
Hết hạn
tuyển sinh
135
47
Trƣờng ĐH
Ngân hàng TP.
Hồ Chí Minh
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Tây Bắc Thụy Sĩ
Thụy Sĩ Cử nhân Quản trị Quốc tế
10879/BGDĐT-
ĐTVNN
(21/12/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
136
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Tây Bắc Thụy Sĩ
Thụy Sĩ Thạc sĩ Hệ thống thông tin kinh doanh
425/QĐ-BGDĐT
(27/01/2010)
137
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Tây Bắc Thụy Sĩ
Thụy Sĩ Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh chuyên
ngành Tài chính Ngân hàng
579/VPCP-QHQT
5192/QĐ-BGD ĐT
(22/11/2012)
192
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
138 Trƣờng ĐH Bolton Anh Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
3592/HTQT
(10/5/2005)
5502/QĐ-BGD ĐT
(11/12/2012)
139 Trƣờng ĐH Bolton Anh Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Kế toán
3592/HTQT
(10/5/2005)
555/QĐ-BGDĐT
(06/02/2013)
140 48
Trƣờng ĐH
Ngoại ngữ - Tin
học TP. Hồ Chí
Minh
Trƣờng ĐH Quebéc à
Chicoutimi
Canada Cử nhân Quản trị Kinh doanh
2088/QĐ-BGDĐT
(05/6/2012)
141
49
Trƣờng ĐH
Ngoại thƣơng
Trƣờng ĐH Nantes Pháp
Thạc sĩ
Thực
hành
Khoa học Pháp lí, chính trị, Kinh
tế và Quản lí
3401/QĐ-BGDĐT
(29/6/2007)
536/QĐ-BGD ĐT
(10/02/2012)
142 Trƣờng ĐH Bedfordshire Anh Cử nhân Kinh doanh
5365/QĐ-BGDĐT
(20/8/2008)
3333/QĐ-BGDĐT
(27/8/2013)
143 Trƣờng ĐH Minh Truyền Đài Loan Cử nhân
Quản trị Kinh doanh chuyên
ngành Tài chính
338/QĐ-BGDĐT
(25/01/2013)
144 Trƣờng ĐH La Trobe Úc Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế
205/QĐ-BGDĐT
(09/01/2007)
1326/QĐ-BGDĐT
(06/4/2012)
193
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
145 Trƣờng ĐH Rennes 2 Pháp Thạc sĩ
Nghiên cứu Quốc tế: Châu Âu và
Châu Á
4726/QĐ-BGDĐT
(23/7/2009)
5710/QĐ-BGDĐT
(02/12/2013)
146 Trƣờng ĐH Rennes 1 Pháp Thạc sĩ Tài chính - Quản lí Ngân quỹ
3118/QĐ-BGDĐT
(01/8/2011)
147 Trƣờng ĐH Stirling Anh Thạc sĩ
Quản trị Kinh doanh chuyên
ngành Tài chính
3900/QĐ-BGDĐT
(31/8/2011)
148 Trƣờng ĐH Meiho Đài Loan Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
4929/QĐ-BGDĐT
(05/10/2011)
149
Trƣờng Kinh doanh Shidler
thuộc Trƣờng ĐH Hawaii
Hoa Kỳ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
4891/QĐ-BGDĐT
(03/10/2011)
150
Trƣờng ĐH London
Metropolitan
Anh Cử nhân
Tài chính
Kinh tế học
Dịch vụ tài chính quốc tế
1231/QĐ-BGDĐT
(30/3/2012)
151 Trƣờng ĐH Nantes Pháp Thạc sĩ Tài chính và Thƣơng mại quốc tế
4018/QĐ-BGDĐT
(27/9/2012)
152 Trƣờng Quản lý BI Na Uy Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
8458/QĐ-BGDĐT
(26/11/2009)
Chấm dứt
hoạt động
153
Trƣờng Kinh doanh Brock
Copenhagen
Đan Mạch Cử nhân Quản lí Tài chính và Dịch vụ
4398/QĐ-BGDĐT
(01/10/2010)
154 Trƣờng ĐH Shute Đài Loan Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
1256/QĐ-BGDĐT
(05/4/2010)
Hết hạn
tuyển sinh
155 50
Trƣờng ĐH
Nguyễn Tất
Thành
Tổ chức Edexcel (Văn
phòng Nam Á tại
Malaysia)
Anh
Cao
đẳng
Quản trị Khách sạn
5882/QĐ-BGDĐT
(17/12/2010)
194
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
156 Trƣờng ĐH Coventry Anh Cử nhân
Kinh doanh Quốc tế
Kế toán tài chính trong kinh
doanh quốc tế
1493/QĐ-BGDĐT
(28/4/2014)
157 Tổ chức Edexcel Anh
Cao
đẳng
Kinh doanh chuyên ngành Quản
trị và chuyên ngành Kế toán
587/QĐ-BGDĐT
(08/02/2013)
158 Tổ chức Edexcel Anh
Cao
đẳng
Công nghệ May và Thời trang
Thiết kế đồ họa
721/QĐ-BGDĐT
(04/03/2014)
159 Trƣờng ĐH Meiho Đài Loan Thạc sĩ Điều dƣỡng
1733/QĐ-BGD ĐT
(09/5/2012)
Hết hạn
tuyển sinh
160
Trƣờng ĐH
Gloucestershire
Anh Cử nhân Quản trị khách sạn chiến lƣợc
2432/QĐ-BGDĐT
(04/7/2012)
Chấm dứt
hoạt động
161 Học viện FTMS Global Singapore
Cao
đẳng
Tài chính Kế toán
2991/QĐ-BGDĐT
(22/7/2011)
Hết hạn
tuyển sinh
162
Trƣờng CĐ Kỹ thuật
Chisholm
Úc Diploma
Quản trị Kinh doanh
Tiếp thị Kinh doanh
1748/QĐ-BGDĐT
(11/5/2010)
Hết hạn
tuyển sinh
163
51
Trƣờng ĐH
Nguyễn Trãi
Tập đoàn Giáo dục
Tyndale
Tổ chức Edexcel
Trƣờng ĐH Sunderland
Singapore Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Tài chính ngân hàng
423/QĐ-BGDĐT
(27/01/2010)
164
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Đức Cử nhân Quản trị Kinh doanh quốc tế
238/QĐ-BGDĐT
(12/01/2011)
Chấm dứt
hoạt động
165 52
Trƣờng ĐH Nha
Trang
Trƣờng ĐH Tromso Na Uy Thạc sĩ
Kinh tế quản lí thủy sản và nuôi
trồng
3890/QĐ-BGDĐT
(27/7/2007)
3488/BGDĐT-ĐTVNN
(18/6/2010)
Chấm dứt
hoạt động
195
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
166 53
Trƣờng ĐH Nội
vụ Hà Nội
Trƣờng ĐH Lumiere Lyon
2
Pháp Thạc sĩ
Quản trị Nhân lực và Luật trong
Dịch vụ công
1945/QĐ-BGDĐT
(30/5/2014)
167
54
Trƣờng ĐH
Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh
Trƣờng ĐH Newcastle Úc Cử nhân
Công nghệ thông tin
Công nghệ sinh học
Khoa học và Quản lí Môi trƣờng
167/QĐ-BGDĐT
(10/01/2011)
168 Trƣờng ĐH Newcastle Úc Cử nhân
Kinh doanh
Thƣơng mại
3046/QĐ-BGDĐT
(26/7/2011)
169
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Van Hall Larenstein
Hà Lan Cử nhân
Quản lí và Kinh doanh nông
nghiệp
3091/QĐ-BGDĐT
(29/7/2011)
170
55
Trƣờng ĐH
Nông nghiệp Hà
Nội
Trƣờng ĐH Vân Nam
Trung
Quốc
Cử nhân Nông nghiệp
5302/BGDĐT- ĐTVNN
(29/6/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
171
Hội đồng Liên ĐH Cộng
đồng Pháp ngữ Bỉ
Bỉ Thạc sĩ Kinh tế và xã hội học nông thôn
5725/BGDĐT- ĐTVNN
(09/7/2009)
4592/QĐ-BGDĐT
(10/10/2013)
172 56
Trƣờng ĐH
Quốc tế Bắc Hà
Trƣờng ĐH Griffith Úc Cử nhân
Kinh tế
Kỹ thuật điện tử
Kỹ thuật máy tính
Công nghệ thông tin
9596/BGDĐT-ĐTVNN
(30/10/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
173
57
Trƣờng ĐH
Quốc tế Hồng
Bàng
Trƣờng ĐH Nghĩa Thủ Đài Loan Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
1081/QĐ-BGDĐT
(18/3/2011)
174 Trƣờng ĐH Saint Louis Thái Lan Thạc sĩ Khoa học điều dƣỡng
5129/QĐ-BGDĐT
(20/11/2012)
175 58
Trƣờng ĐH Sài
Gòn
Học viện Giáo dục ĐH
Kaplan
Singapore Diploma Quản trị Kinh doanh
1357/QĐ-BGDĐT
(06/4/2011)
196
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
176 Trƣờng ĐH IMC-Krems Áo Cử nhân
Quản trị kinh doanh và Quản lý
Thƣơng mại điện tử
1498/QĐ-BGDĐT
(28/4/2014)
177
59
Trƣờng ĐH Sƣ
phạm Kỹ thuật
Hƣng Yên
Trƣờng ĐH Feng Chia Đài Loan Thạc sĩ
Kỹ thuật điện
Kỹ thuật cơ khí
7510/BGDĐT-ĐTVNN
(15/10/2013)
178
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng Fontys
Hà Lan Kỹ sƣ
Công nghệ thông tin
Điện - Điện tử
10707/BGDĐT-
ĐTVNN (11/12/2009)
Chấm dứt
hoạt động
179 60
Trƣờng ĐH Sƣ
phạm Kỹ thuật
TP. Hồ Chí Minh
Trƣờng ĐH Sunderland Anh Cử nhân
Quản trị Kinh doanh
Kỹ thuật Điện - Điện tử
1995/QĐ-BGDĐT
(28/5/2012)
180 61
Trƣờng ĐH Sƣ
phạm Thể dục
thể thao TP. Hồ
Chí Minh
Học viện Thể dục thể thao
Quảng Châu
Trung
Quốc
Thạc sĩ
Giáo dục học Thể dục thể thao
chuyên ngành Giáo dục thể chất
226/QĐ-BGDĐT
(17/01/2013)
181
62
Trƣờng ĐH Sƣ
phạm TP. Hồ
Chí Minh
Trƣờng ĐH Sƣ phạm Phúc
Kiến
Trung
Quốc
Thạc sĩ Hán ngữ quốc tế
1232/QĐ-BGDĐT
(30/3/2012)
182 Trƣờng ĐH Houston Hoa Kỳ Thạc sĩ
Giáo dục (Chƣơng trình và
phƣơng pháp giảng dạy)
1233/QĐ-BGDĐT
(30/3/2012)
183
Trƣờng ĐH Caen Basse-
Normandie
Pháp Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
1071/QĐ-BGDĐT
(27/03/2014)
184
63
Trƣờng ĐH Tài
chính -
Marketing
Trƣờng ĐH HELP Malaysia Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
3899/QĐ-BGDĐT
(31/8/2011)
185 Trƣờng ĐH HELP Malaysia Cử nhân
Kinh doanh Kinh doanh các
chuyên ngành Kế toán, Tài chính,
Marketing,Kinh doanh quốc tế
2966/QĐ-BGDĐT
(14/8/2013)
197
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
186
Trƣờng ĐH Bách khoa Tây
Bắc
Hoa Kỳ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
3915/QĐ-BGDĐT
(25/9/2012)
187 Trƣờng ĐH IMC-Krems Áo Thạc sĩ
Kinh doanh quốc tế và Quản lý
xuất khẩu
4891/QĐ-BGDĐT
(21/10/2013)
188 64
Trƣờng ĐH
Thăng Long
Trƣờng ĐH Nice Sophia
Antipolis
Pháp Thạc sĩ
Quản trị chuyên ngành Kinh
doanh và Quản lý quốc tế
2680/QĐ-BGDĐT
(24/7/2012)
189
65
Trƣờng ĐH
Thƣơng mại
Trƣờng ĐH Dân tộc Quảng
Tây
Trung
Quốc
Cử nhân Quản trị Kinh doanh
2414/QĐ-BGDĐT
(14/5/2007)
931/QĐ-BGDĐT
(06/3/2012)
190 Trƣờng ĐH Rouen Pháp Cử nhân
Thƣơng mại hóa các dịch vụ
Ngân hàng - Tài chính
677/QĐ-BGDĐT
(22/02/2013)
191
Trƣờng ĐH Nam Toulon
Var
Pháp Cử nhân Quản trị các tổ chức
8246/QĐ-BGDĐT
(14/8/2007)
3360/QĐ-BGDĐT
(11/8/2011)
192
Trƣờng ĐH Nam Toulon
Var
Pháp Cử nhân
Bảo hiểm, Ngân hàng, Tài chính
chuyên ngành Ngân hàng - Bảo
hiểm
3022/QĐ-BGDĐT
(20/4/2009)
3906/QĐ-BGDĐT
(13/9/2013)
193
Trƣờng ĐH Jean Moulin
Lyon 3
Pháp Thạc sĩ Tài chính
6207/QĐ-BGDĐT
(17/9/2008)
3654/QĐ-BGDĐT
(06/9/2013)
194
Trƣờng ĐH Jean Moulin
Lyon 3
Pháp Cử nhân Thƣơng mại
4198/QĐ-BGDĐT
(13/8/2007)
556/QĐ-BGDĐT
(06/02/2013)
198
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
195
Trƣờng ĐH Nice Sophia
Antipolis
Pháp Cử nhân
Kinh tế - Quản trị
Kinh tế
2205/QĐ-BGDĐT
(05/3/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
196
Trƣờng ĐH Khoa học Ứng
dụng IMC, Krems
Áo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
669/QĐ-BGDĐT
(10/02/2010)
197
Trƣờng ĐH Paul Cezanne
(Aix Marseille 3)
Pháp Cử nhân Thƣơng mại
4352/QĐ-BGDĐT
(17/8/2007)
617/QĐ-BGDĐT
(20/02/2013)
198 Trƣờng ĐH Montpellier I Pháp Cử nhân Quản trị Kinh doanh
2990/QĐ-BGDĐT
(22/7/2011)
Chấm dứt
hoạt động
199 Trƣờng ĐH Montpellier I Pháp Thạc sĩ Chiến lƣợc kinh doanh
3092/QĐ-BGDĐT
(29/7/2011)
Chấm dứt
hoạt động
200 Trƣờng ĐH Trùng Khánh
Trung
Quốc
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
2685/QĐ-BGDĐT
(24/7/2012)
201
Trƣờng ĐH Houston -
Clear Lake
Hoa Kỳ Cử nhân
Tài chính; Quản lý sức khỏe,
Marketing; Kế toán,
Kinh doanh; Quản lý; Hệ thống
thông tin
470/QĐ-BGDĐT
(05/02/2013)
202 Trƣờng ĐH Lunghwa Đài Loan Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
616/QĐ-BGDĐT
(20/02/2013)
203 66
Trƣờng ĐH
Thủy lợi
Trƣờng ĐH Liege Bỉ
Thạc sĩ
thực
hành
Công trình thủy bền vững
5044/QĐ-BGDĐT
(08/11/2010)
960/QĐ-BGDĐT
(19/3/2014)
199
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
204
67
Trƣờng ĐH Tôn
Đức Thắng
Trƣờng ĐH Khoa học ứng
dụng Saxion
Hà Lan Cử nhân
Tài chính và Kiểm soát
Kỹ thuật Điện-Điện tử
7546/QĐ-BGDĐT
(27/11/2007)
5191/QĐ-BGD ĐT
(22/11/2012)
205
Trƣờng ĐH Kỹ thuật
Ostrava
Séc
Cử
nhân
Khoa học máy tính và Công nghệ
tin học
Điện tử ứng dụng và thƣơng mại
1472/QĐ-BGDĐT
(28/4/2014)
206
Trrƣờng ĐH Khoa học và
Công nghệ Long Hoa
Đài Loan Cử nhân
Điện tử viễn thông; Khoa học
máy tính; Kỹ thuật điện;
Quản trị Kinh doanh; Tài chính;
Tiếng Anh
4858/QĐ-BGDĐT
(30/10/2011)
207 68
Trƣờng ĐH Trà
Vinh
Trƣờng ĐH Vancouver
Island
Canada Cử nhân Quản trị Kinh doanh
8334/BGDĐT-ĐTVNN
(22/9/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
208 69
Trƣờng Southern Leyte
State University of Sogod
Phi-líp-pin Thạc sĩ Quản lí
2075/QĐ-BGDĐT
(20/5/2011)
2148/QĐ-BGDĐT
(20/6/2014)
209
70
Trƣờng ĐH Xây
dựng
Trƣờng ĐH Quốc gia Đài
Loan
Đài Loan Thạc sĩ
Dự án Xây dựng
Xây dựng công trình
3286/QĐ-BGDĐT
(26/8/2013)
210
Trƣờng Quản lý HEC - Ulg
(ĐH Leige)
Bỉ Thạc sĩ
Quản lí công nghiệp Quản lí
Kỹ thuật Quản lí
3974/QĐ-BGDĐT
(11/9/2010)
Hết hạn
tuyển sinh
211 71
Trƣờng ĐH
Yersin Đà Lạt
Trƣờng ĐH Assumption Thái Lan Cử nhân
Điều dƣỡng
Quản trị Kinh doanh - Khách sạn
& Du lịch
Khoa học máy tính
8842/BGDĐT-ĐTVNN
(05/10/2009)
Chấm dứt
hoạt động
200
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
212 72
Trƣờng ĐH Y
Khoa Phạm
Ngọc Thạch
Trƣờng ĐH Johannes
Gutenberg Mainz
Đức Bác sĩ Bác sĩ đa khoa
6693/BGDĐT-ĐTVNN
(30/9/2013)
213 73
TT SEAMEO
RETRAC HCM
Trƣờng ĐH Camosun Canada
Chứng
chỉ
Giảng dạy tiếng Anh
3309/QĐ-BGDĐT
(07/5/2009)
Hết hạn
tuyển sinh
214
74
Viện ĐH Mở Hà
Nội
Viện Kỹ thuật Box Hill Úc
Cao
đẳng
Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật
Máy tính, Kế toán doanh nghiệp
5390/QHQT
(19/6/2000)
3978/QĐ-BGDĐT
(26/9/2012)
215 Viện Kỹ thuật Box Hill Úc
Cao
đẳng
Quản trị Công nghệ thông tin (An
ninh mạng)
194/QĐ-BGDĐT
(15/01/2013)
216
Trƣờng ĐH Công nghệ
Trùng Khánh
Trung
Quốc
Cử nhân Tài chính
4088/QĐ-BGDĐT
(02/10/2012)
217 Trƣờng ĐH SEGi Malaysia Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
1155/QĐ-BGDĐT
(03/04/2014)
218 75
Viện Khoa học
Thuỷ lợi (Bộ
NNPTNT)
ĐH Khoa học ứng dụng
Cologne
Đức Thạc sĩ
Quản lí Công nghệ và Tài nguyên
khu vực nhiệt đới
3090/QĐ-BGDĐT
(29/7/2011)
2572/QĐ-BGDĐT
(15/7/2013)
201
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC ĐÀO TẠO VỚI NƢỚC NGOÀI
DANH SÁCH CÁC CHƢƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NƢỚC NGOÀI
ĐÃ ĐƢỢC ĐẠI HỌC QUỐC GIA, ĐẠI HỌC VÙNG, TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TỰ CHỦ PHÊ DUYỆT TỪ
NĂM 2009-2014
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
1
1
Đại học Quốc gia
TP.HCM
Trƣờng Đại học Houston Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1108/QĐ-ĐHQG-QHĐN
2 Trƣờng Đại học Houston Clear Lake Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1109/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
3 Trƣờng Đại học Houston Clear Lake Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1109/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
4 Trƣờng Đại học Bang Oklahoma Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1110/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
5 Trƣờng Đại học Missoury - St.Louis Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1111/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
6 Trƣờng Đại học Truman State Hoa Kỳ Đại học Quản trị kinh doanh 1112/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
7 Trƣờng Đại học AUT
New
Zealand
Đại học Quản trị kinh doanh 1113/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
8 Trƣờng Đại học AUT
New
Zealand
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 1113/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
9 Trƣờng Đại học Truman State Hoa Kỳ Thạc sĩ Kế toán 1112/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
202
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
10 Trƣờng Đại học Houston Clear Lake Hoa Kỳ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 1109/QĐ-ĐHQG-QHĐN
Hết hạn
tuyển sinh
11
Trƣờng Đại học Toulouse 1
Capitole
Pháp Đại học Kinh tế quản lý Thỏa thuận
12 Trƣờng Đại học Keuka Hoa Kỳ Đại học Khoa học quản lý 424/QĐ-ĐHQG-QHĐN
13
2
Đại học Quốc gia
Hà Nội
Trƣờng Kinh doanh, Đại học KH
ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ
Thụy Sĩ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 284/SĐH
14
Trƣờng Trƣờng Đại học Illinois
state
Hoa Kỳ Đại học Kinh doanh quốc tế 723/QĐ-ĐT
Hết hạn
tuyển sinh
15 Trƣờng Đại học Keuka Hoa Kỳ Đại học Quản lý 260/ĐT
16 Trƣờng Đại học Lunghwa Đài Loan Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 676/SĐH
17 Trƣờng Đại học Lunghwa Đài Loan Thạc sĩ
Khoa học Quản lý
thông tin
676/SĐH
18
Trƣờng Đại học Claude Bernard
Lyon I
Pháp Thạc sĩ IT va Web 3072/SĐH
Chấm dứt
hoạt động
19
Trƣờng Đại học Claude Bernard
Lyon I
Pháp Thạc sĩ
Công nghệ thông tin
chuyên ngành Xử lý
ảnh
3072/SĐH
20 Trƣờng Đại học Shute Đài Loan Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 3783/SĐH
21 Trƣờng Đại học Nam Toulon Var Pháp Thạc sĩ
Vật liệu tiên tiến và
môi trƣờng
3554/ĐHQGHN-SĐH
22 Trƣờng Đại học Quảng Tây Trung Quốc Đại học Quản lý Du lịch 1343/ĐT - ĐHQG HN
23 Trƣờng Đại học Quảng Tây Trung Quốc Đại học
Quản lý hành chính
công
1343/ĐT - ĐHQG HN
24 Trƣờng Đại học Quảng Tây Trung Quốc Đại học
Ngôn ngữ Trung
Quốc
1343/ĐT - ĐHQG HN
25 Trƣờng Đại học Tổng hợp Lund Thụy Điển Thạc sĩ
Quản lý khoa học và
công nghệ
Hợp đồng số 45
203
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
26 Trƣờng Đại học Quảng Tây Trung Quốc Đại học
Báo chí, PTTH và
Quảng cáo
1987/ĐT - ĐHQG HN
27 Trƣờng Đại học Massey
New
zealand
Đại học Kinh tế - Tài chính 1592/ĐT
28 Trƣờng Đại học Benedictine Hoa Kỳ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 88/SDH
29 Trƣờng Đại học Uppsala Thụy Điển Thạc sĩ Quản lý công 2176/SĐH
30 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hoa Đông Trung Quốc Đại học
Tiếng Hán thƣơng
mại
3343/ĐTĐHQGHN
31
Trƣờng Đại học Southern New
Hampshire
Hoa Kỳ Đại học Kinh tế - Tài chính 1986/ĐHQGHN-ĐT
32 3 Đại học Huế Trƣờng Đại học Sydney Úc Đại học
Kinh tế nông nghiệp
- Tài chính
220/QĐ-BGDĐT
Hết hạn
tuyển sinh
33
4
Đại học Thái
Nguyên
Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Tiến sĩ Quản trị kinh doanh 675/QĐ- ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
34 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh 318/QĐ-ĐHTN
Chấm dứt
hoạt động
35
Trƣờng Đại học Khoa học Công
nghệ quốc gia Bình Đông
Đài Loan Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 234/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
36 Học viện Hồng Hà Trung Quốc Đại học
Kinh doanh và
thƣơng mại quốc tế
714/QĐ-ĐHTN
37
Trƣờng Đại học Manchester
Metropolitan
Anh Đại học
Kinh doanh và
Quản lý
785/QĐ-ĐHTN
38
Trƣờng Đại học Manchester
Metropolitan
Anh Đại học
Quản lý môi trƣờng
và bền vững
786/QĐ-ĐHTN
39
Trƣờng Đại học Manchester
Metropolitan
Anh Đại học Kinh doanh quốc tế 784/QĐ-ĐHTN
40 Trƣờng Đại học De Montfort Anh Đại học Kế toán và Tài 781/QĐ-ĐHTN
204
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
chính
41 Trƣờng Quản trị Paris Pháp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 1034/QĐ-ĐHTN
42 Trƣỡng Đại học Kỹ thuật Punjab Ấn Độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 1289/QĐ-ĐHTN
Chấm dứt
hoạt động
43 Trƣờng Đại học Kỹ thuật Punjab Ấn Độ Thạc sĩ Công nghệ thông tin 951/QĐ-ĐHTN
Chấm dứt
hoạt động
44 Trƣỡng Đại học Kỹ thuật Punjab Ấn Độ Đại học Công nghệ thông tin 450/QĐ-ĐHTN
Chấm dứt
hoạt động
45 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Đại học Quản trị kinh doanh 1347/QĐ-ĐHTN
46 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Đại học Kế toán 823/QĐ-ĐHTN
47
Trƣờng Đại học Tài chính Thƣợng
Hải
Trung Quốc Đại học Tài chính quốc tế 1050/QĐ-ĐHTN
Chấm dứt
hoạt động
48 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 229/QĐ-ĐHTN
49 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Thạc sĩ
Quản trị hành chính
công
229/QĐ-ĐHTN
50 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Tiến sĩ Quản trị kinh doanh 205/QĐ-ĐHTN
51 Trƣờng Đại học Central Philippines Phi-líp-pin Tiến sĩ Quản lý công 205/QĐ-ĐHTN
52
Trƣờng Đại học Khoa học và công
nghệ Sơn Đông
Trung Quốc Đại học
Kinh doanh và
thƣơng mại quốc tế
1076/QĐ-ĐHTN
53
Trƣờng Đại học Quốc gia
Kyungpook
Hàn Quốc Đại học
Kỹ thuật điện, điện
tử
1400/QĐ-ĐHTN
54 Trƣờng Đại học TH Batangas Phi-líp-pin Tiến sĩ Ngôn ngữ Anh 674/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
205
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
55 Trƣờng Đại học Tổng hợp Laguna Phi-líp-pin Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh 744/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
56 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh 318/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
57 Trƣờng Đại học Tổng hợp Rizal Phi-líp-pin Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 743/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
58 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 745/QĐ-ĐHTN
59 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Thạc sĩ
Khoa học môi
trƣờng
317/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
60 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Đại học Quản trị kinh doanh 976/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
61 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Tiến sĩ Quản lý giáo dục 80/QĐ-ĐHTN
Hết hạn
tuyển sinh
62 Trƣờng Đại học Southern Luzon Phi-líp-pin Thạc sĩ Quản lý giáo dục 124/QĐ-ĐHTN
63
5
Trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội
Trƣờng Đại học Plymouth St Mark
& St John
Anh Đại học
Tiếng Anh nghề
nghiệp quốc tế
296/QĐ-ĐHBK
64 Trƣờng ĐH Leipzig Đức Thạc sĩ
Quản trị doanh
nghiệp vừa và nhỏ
1587/QĐ-ĐHBKHN-
ĐTQT
65 Trƣờng Máy tính Genetic Singapore Cao đẳng Công nghệ thông tin 898/QĐ-ĐHBK-TCCB
66
Trƣờng Đại học Pierre Mendes
France -Grenoble
Pháp Đại học
Quản trị doanh
nghiệp
6189/QĐ-BGDĐT và
2085/QĐ-ĐHBK-ĐTQT
67 Trƣờng Đại học La Trobe Úc Đại học Công nghệ thông tin
3951/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
và 2084/QĐ-ĐHBK-
ĐTQT
206
TT
Cơ sở giáo dục
Việt Nam
Đối tác nƣớc ngoài Nƣớc
Văn
bằng
Chuyên ngành Văn bản phê duyệt Ghi chú
68 Trƣờng Đại học Victoria Wellington
New
zealand
Đại học Quản trị kinh doanh
3951/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
và 2083/QĐ-ĐHBK-
ĐTQT
69 Trƣờng Đại học Bách khoa Grenobe Pháp Đại học Công nghệ thông tin
3951/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
và 2082/QĐ-ĐHBK-
ĐTQT
70
Trƣờng Đại học Công nghệ
Nagaoka
Nhật Bản Đại học
Kỹ thuật cơ - điện
tử
3951/QĐ-GD&ĐT/ĐH và
2080/QĐ-ĐHBK-ĐTQT
71 Trƣờng Đại học Leibniz Hanover Đức Đại học
Kỹ thuật cơ - điện
tử
3951/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
và 2081/QĐ-ĐHBK-
ĐTQT
72 Trƣờng Đại học Northampton Anh Thạc sĩ Quản trị kinh doanh 579/QĐ-ĐHBK-ĐTQT
207
Phụ lục 2.4: Số lƣợng các chƣơng trình LKĐT phân bố theo quốc gia
Đối tác Số chƣơng trình Tỷ lệ %
Pháp 39 13%
Anh 39 13%
Ốt-xtrây-li-a 21 0,7%
Hoa Kỳ 40 13,8%
Đài Loan 24 0,8%
Trung Quốc 23 0,8%
Xin-ga-po 6 0,2%
Bỉ 9 0,3%
NiuDi-lân 9 0,3%
Malayxia 5 0,17%
Đức 7 0,24%
Áo 4 0,14%
Hà Lan 4 0,14%
Nga 3 0,1%
Thụy Sỹ 4 0,14%
Ca-na-đa 6 0,2%
Thái Lan 2 0,07%
Thụy Điển 2 0,07%
Phần Lan 3 0,1%
Đan Mạch 1 0,03%
Hồng Kông 1 0,03%
Nauy 2 0,07%
Hung-ga-ri 1 0,03%
Hàn Quốc 5 0,17%
Nhật Bản 3 0,1%
Cộng hòa Séc 2 0,07%
Philipin 19 0,7%
Ấn Độ 3 0,1%
Italia 3 0,1%
Lào 2 0,07%