Luận án Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐOÀN XUÂN THỦY 2. TS. TÔ QUA

pdf173 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG THU HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 9 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 9 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 16 1.3. Nhận xét kết quả của các công trình đã được công bố có liên quan và xác định vấn đề nghiên cứu của luận án 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 26 2.1. Khái niệm cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 26 2.2. Nội dung cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 36 2.3. Các tiêu chí đánh giá cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp 45 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 48 2.5. Kinh nghiệm về cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số nước và bài học cho Việt Nam 51 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 68 3.1. Tình hình hoạt động và mô hình tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp nhà nước 68 3.2. Tình hình thực hiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 76 3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 102 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 115 4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 115 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới 119 4.3. Một số kiến nghị với Trung ương 146 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CPH : Cổ phần hóa CSH : Chủ sở hữu DNNN : Doanh nghiệp nhà nước FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên OECD : Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) SASAC : Ủy ban Giám sát tài chính của Trung Quốc SCIC : State Capital Investment Corporation (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) TĐKT : Tập đoàn kinh tế TCT : Tổng công ty TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư vốn nhà nước ở một số quốc gia giai đoạn năm 2010-2011 52 Bảng 2.2: Bố trí thành phần Hội đồng quản trị và quy trình đề cử (ở một số nước trên thế giới) 54 Bảng 2.3: Việc bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, đánh giá và mức lương (ở một số nước trên thế giới) 56 DANH MỤC CÁC HỘP Trang Hộp 3.1: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước năm 2014, 2015 70 Hộp 3.2: Những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn năm 2015 71 Hộp 3.3: Quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh ở Tập đoàn Dầu khí 88 Hộp 3.4: Công tác tổ chức, cán bộ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) giai đoạn 2006-2009 89 Hộp 3.5: Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp 93 Hộp 3.6: Công tác kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng vốn Nhà nước năm 2014 98 Hộp 3.7: “Lợi ích nhóm” trong đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 100 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Nội dung cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp 37 Sơ đồ 2.2: Mô hình đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước ở Canada 61 Sơ đồ 2.3: Mô hình Giám sát đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đề ra chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là: “xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế” [65, tr.63], từ đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX (năm 2001) chỉ rõ: phải đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [5]; các Nghị quyết Đại hội X, XI, XII tiếp tục khẳng định phải “Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu (CSH) đối với DNNN. Bố trí đúng cán bộ lãnh đạo, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” [74, tr.291]. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN nhấn mạnh: “DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Thực tiễn những năm qua cho thấy, hoạt động của DNNN còn hạn chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa rõ ràng. Việc tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện CSH nhà nước chưa thật rõ ràng và phù hợp”. Đồng thời yêu cầu: Khẩn trương thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện CSH đối với DNNN để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện CSH nhà nước đối với DNNN; tổ chức phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành; lãnh đạo công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí [11]. 2 Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng; Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Chính phủ ban hành các nghị định nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát đối với đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN. Chủ trương của Đảng và hệ thống văn bản pháp luật đã được hình thành tương đối đầy đủ, bước đầu tạo hành lang pháp lý, bảo đảm quyền chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước. Hiện nay, DNNN ở Việt Nam đã và đang quản lý một lượng lớn các nguồn lực, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Phát triển của các DNNN có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm qua, Nhà nước đã cố gắng, nỗ lực cải cách, sắp xếp lại các DNNN và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Theo đó đã từng bước thực hiện chủ trương cơ cấu lại DNNN thông qua các hình thức giao, khoán, bán, cho thuê, cổ phần hóa (CPH) DNNN và thành lập các tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước đã bước đầu thể hiện sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sự ảnh hưởng, chi phối và lan tỏa đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN là đề tài tranh luận và thảo luận luôn luôn sôi nổi, kéo dài nhiều năm. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước; kinh doanh thua lỗ, không bảo toàn được vốn, không trả được nợ, nhiều trường hợp đảng viên là cán bộ chủ chốt được giao đại diện CSH vốn nhà nước vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, trong đó có trường hợp bị khai trừ ra khỏi Đảng, nhận án tử hình. Điển hình là, năm 2003, nguyên Bí thư Đảng ủy, giám đốc Công ty Tiếp thị thương mại nông nghiệp- công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, lĩnh án chung thân do tham ô tài sản, cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại 101,6 tỉ đồng và 95.659 USD. Liên quan đến hành vi phạm tội của cá nhân này có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số Ủy viên Ban cán sự đảng. 3 Năm 2009, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo do buông lỏng quản lý dẫn đến bùng phát nạn khai thác, vận chuyển và kinh doanh trái phép hàng triệu tấn than; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, có biểu hiện tư lợi, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại kinh tế cho TKV. Năm 2010, Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bị khai trừ ra khỏi Đảng, nhận án tử hình do thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Vinashin gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản; bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước. Năm 2013, nhiều lãnh đạo chủ chốt là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Giám đốc tại 4 doanh nghiệp khối dịch vụ công ích Thành phố Hồ Chí Minh (các Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Thoát nước đô thị; Chiếu sáng công cộng; Công trình giao thông Sài Gòn; Công viên cây xanh) bị xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc khai trừ, buộc thôi việc do có những sai phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng như ký hợp đồng sai quy định của Luật Lao động để xâm hại quyền lợi của người lao động; chia tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp cao bất thường, bất bình đẳng; số lao động thấp hơn nhiều so với thực tế. Năm 2014, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương bị khai trừ ra khỏi đảng và lĩnh án tử hình do có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc mua ụ nổi 83M gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, tham ô hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải với vai trò là Bộ Chủ quản đã không làm tròn trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines nên để sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Năm 2016, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị khai trừ ra khỏi Đảng, khởi tố điều tra do đã cùng Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh 4 tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong tổng công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự. Và gần đây, cuối năm 2017, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị đình chỉ sinh hoạt đảng, khởi tố để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng... Các nguyên nhân của tình trạng hiệu quả kinh doanh thấp của các DNNN được chỉ ra nhiều, song một trong những nguyên nhân quan trọng là cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp còn rất nhiều bất cập biểu hiện thông qua xác định chủ thể, thẩm quyền, kiểm tra, giám sát đối với người đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Với những lý do trên, vấn đề “Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần vào việc tạo lập cơ sở khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua; đề xuất quan điểm, và giải pháp hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, trong luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, phân tích và hệ thống hóa làm rõ cơ sở lý luận về sở hữu nhà nước, đại diện CSH vốn Nhà nước và cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, được hình thành và 5 phát triển trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số quốc gia và rút ra bài học tham khảo cho hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các DNNN ở Việt Nam thời gian qua, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Thứ tư, đề xuất quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế đại diện CSH với tư cách là tổng thể các yếu tố bao gồm những mối quan hệ kinh tế, pháp lý giữa Nhà nước và những tập thể, cá nhân được Nhà nước trao quyền đại diện CSH vốn Nhà nước trong các DNNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tên đề tài gắn với “vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”, trong đó thuật ngữ “doanh nghiệp” được hiểu là DNNN với tư cách là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu về lý thuyết là doanh nghiệp có vốn nhà nước, tuy nhiên do doanh nghiệp có vốn nhà nước là phạm trù rất rộng, do đó trong luận án chỉ tập trung phân tích minh họa thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong một số doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các DNNN ở Việt Nam. - Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016; đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế đó đến năm 2030. Quá trình nghiên cứu có đề cập và tham khảo tài liệu trước năm 2010 và sau năm 2016 để phục vụ cho công tác so sánh, đánh giá. 6 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sở hữu nhà nước, sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN, đồng thời kế thừa có phê phán những thành tựu khoa học đã đạt được trong các công trình khoa học đã công bố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Đồng thời, cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trên cơ sở sử dụng phương pháp luận nêu trên, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của kinh tế chính trị, như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích định tính, định lượng, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp tổng kết thực tiễn... 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. - Phương pháp logic kết hợp với lịch sử. Phương pháp lô-gic kết hợp với lịch sử được sử dụng trong tiếp cận và đi sâu nghiên cứu việc xác định cơ chế, chính sách đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp phù hợp với những điều 7 kiện lịch sử cụ thể. Mặt khác, sử dụng phương pháp này còn có tác dụng bảo đảm các luận điểm, luận cứ, luận chứng nêu ra trong luận án tuân theo trình tự logic. - Các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so sánh. Các phương pháp này được sử dụng để khảo cứu lý luận, phân tích, đánh giá và khái quát thực tiễn, đưa ra các kết luận nhận định về những căn cứ lý luận và thực tiễn trên mọi phương diện về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp; được sử dụng nhiều trong phân tích, đánh giá các quan điểm lý luận, các tư liệu, số liệu thu thập được. Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng nhiều nhất ở Chương 2, Chương 3 trong việc so sánh, làm rõ việc xác lập cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và trong việc so sánh, đánh giá cách thức thực hiện đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn để nghiên cứu, đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. 4.3. Nguồn thông tin nghiên cứu Bao gồm thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước; thông tin và số liệu thống kê từ các báo cáo của các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan có liên quan của Trung ương Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp chủ yếu trong giai đoạn 2010-2016. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ thêm khái niệm, nội dung cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam; phân tích, làm rõ các tiêu chí đánh giá và nhân tố tác động đến cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng về cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam từ năm 2010 đến 2016; khẳng định những ưu điểm, những kết quả đạt được để phát huy; chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới đến 8 năm 2030, nhằm góp phần bảo đảm điều kiện hoạt động của các DNNN theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp được sở hữu, quản lý, sử dụng hiệu quả, bảo toàn và không bị thất thoát, tham ô, tham nhũng, lãng phí. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, luận án góp phần làm giàu thêm nhận thức về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Những phân tích, luận giải về khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp góp phần tạo lập luận cứ khoa học cho các nghiên cứu cụ thể về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian tới. Những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần thiết thực vào việc luận giải và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. - Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách và giảng dạy về các vấn đề liên quan đến cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp cho đào tạo sau đại học các chuyên ngành kinh tế. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Liên quan đến vấn đề luận án đang nghiên cứu, có nhiều công trình ở nước ngoài đã đề cập với những góc độ khác nhau. Mỗi quốc gia, với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội riêng, có cách thức giải quyết riêng về vấn đề sở hữu nói chung, cũng như cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp luôn được coi là vấn đề phức tạp cả trên phương diện kinh tế và phương diện chính trị- xã hội. Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm không những chỉ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu về kinh tế và luật pháp, mà còn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh và của mọi công dân. Có nhiều cuộc thảo luận, nhiều hội thảo và nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này, thậm chí đã được dịch ra Tiếng Việt. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu với các nội dung nghiên cứu như sau: 1.1.1. Về sở hữu nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Theo C.Mác, khái niệm về chế độ sở hữu và khái niệm quyền sở hữu vừa có nét khác biệt vừa có nét liên quan. Chế độ sở hữu là một kiểu sự thực kinh tế, thuộc về tồn tại xã hội, nó là điều kiện cơ bản không thể thiếu trong sản xuất vật chất, đã tồn tại từ khi loài người xuất hiện. Còn quyền sở hữu là quy định pháp luật hoặc sự thể hiện bằng pháp luật của chế độ sở hữu, sau khi nhà nước ra đời nó xuất hiện, thuộc về kiến trúc thượng tầng. Quan hệ giữa chế độ sở hữu và 10 quyền sở hữu là quan hệ giữa “bản gốc” và “bản sao”, chế độ sở hữu quyết định quyền sở hữu, còn quyền sở hữu là sự thể hiện của chế độ sở hữu khi nó phát triển đến một trình độ nhất định, có tác dụng ngược lại với việc quy phạm, bảo vệ chế độ sở hữu. Khi nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, về sự phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp, tư bản sinh lời, nói về vai trò của tín dụng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong cuốn sách Bộ Tư bản phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ ba: Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản [94, tr.27], C.Mác viết: Những công ty cổ phần được thành lập. Trong các công ty cổ phần, chức năng tư bản tách rời với quyền sở hữu tư bản; lao động tách rời quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất và đối với lao động thặng dư. Đó là kết quả của sự phát triển cao nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là điểm quá độ tất nhiên để tư bản lại chuyển thành sở hữu của những người sản xuất, nhưng không phải với tư cách là sở hữu tư nhân của những người sản xuất riêng lẻ nữa, mà với tư cách là sở hữu của những người sản xuất liên hiệp, thành sở hữu xã hội trực tiếp [94]. Ở đây, Các Mác đã đề cập đến công ty cổ phần và sở hữu xã hội, là lý luận tiền đề về DNNN và sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Trong quá trình cải cách mở cửa ở Trung Quốc, việc nghiên cứu vấn đề sở hữu được hết sức quan tâm và nhiều kết quả nghiên cứu đã được vận dụng vào hoạch định đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung quốc. Các nghiên cứu, bên cạnh việc chỉ rõ tính tất yếu của việc phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, đã xác định vai trò chủ thể của quốc hữu. Cuốn sách Lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ nghĩa của Cốc Thư Đường [80] đã đề cập một cách tập trung và toàn diện vấn đề lý luận và thực tế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Về mặt chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương: “Kiên trì chế độ công hữu làm chủ thể, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế phi công hữu, thống nhất trong tiến trình xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, hai khâu này không thể đối lập với nhau”. Tuy nhiên, chưa đề cập nhiều đến đại diện CSH trong các DNNN. 11 Cuốn sách Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978-2008) của Trâu Đông Đào [78] đã tổng kết khá đầy đủ những thành tựu và hạn chế trên nhiều lĩnh vực trong công cuộc cải cách, mở cửa suốt 30 năm của Trung Quốc. Trong đó quan điểm mới về việc nghiên cứu vấn đề chế độ sở hữu trong bài Sự chuyển biến quan điểm tư tưởng từ khi cải cách mở cửa đến nay của Đổng Đức Cương [61] đã mở rộng và sâu sắc hóa khái niệm chế độ sở hữu và quyền sở hữu như “quyền tài sản”; từ chỗ chú trọng quá mức “công hay tư” đến chỗ cần chú trọng “tốt hay xấu” trước tiên; từ thuyết công tư đối lập đến thuyết cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy lẫn nhau; từ chỗ chia đôi một cách hẹp hòi “công hữu” và “tư hữu” tới chỗ có tầm nhìn đa chiều để nhận thức vấn đề chế độ sở hữu; xu thế và phương hướng phát triển chế độ sở hữu đương đại là chế độ sở hữu hỗn hợp với hình thức là chế độ cổ phần. Nó gồm các thành phần sở hữu như sở hữu chung, sở hữu tư nhân; sở hữu của nhà nước, sở hữu của dân thường. Nghiên cứu 30 năm cải cách chế độ sở hữu và phát triển kinh tế ngoài chế độ công hữu ở Trung Quốc của Trâu Đông Đào, Âu Dương Nhật Huy [78], hai học giả đã nhìn lại công cuộc cải cách chế độ sở hữu và phát triển khu vực kinh tế ngoài chế độ công hữu qua 4 giai đoạn: (1) Giai đoạn điều chỉnh sơ bộ cơ cấu chế độ sở hữu (1978-1991); (2) Giai đoạn tiếp tục điều chỉnh cơ cấu chế độ sở hữu (1992-1997), trong giai đoạn này đã điều chỉnh DNNN lớn và vừa, thí điểm thực hiện chế độ doanh nghiệp hiện đại; (3) Giai đoạn đa nguyên hóa chủ thể của cơ cấu chế độ sở hữu (1998-2001), DNNN lớn và vừa bắt đầu cải cách mạnh mẽ, đẩy nhanh các bước cải cách chế độ cổ phần trong DNNN; (4) Giai đoạn thực hiện tối ưu hóa cơ cấu chế độ sở hữu (từ sau năm 2002), sau nhiều năm cố gắng, tiến trình cải cách DNNN theo chế độ cổ phần, chế độ công ty đã có nhiều bước tiến mới. Hai học giả cũng chỉ ra 7 vấn đề tồn tại trong cơ cấu chế độ sở hữu và trong quá trình phát triển của kinh tế ngoài chế độ công hữu của Trung Quốc: (1) Quan điểm lạc hậu về chế độ sở hữu vẫn còn tồn tại; (2) Quy mô, cơ cấu và bố cục ngành nghề vẫn tồn tại những thiên lệch về cơ cấu chế độ sở hữu; (3) Việc chuyển đổi chức năng của chính phủ chưa được thực hiện triệt để nên chưa thể 12 đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế ngoài chế độ công hữu trong giai đoạn mới; (4) Thị trường tiếp nhận tiền vốn ngoài chế độ công hữu nhưng vẫn tồn tại chính sách phân biệt đối xử và hiện tượng “cửa kính”; (5) Không bình đẳng trong việc phân phối tài nguyên các yếu tố sản xuất như tiền vốn; (6) Chế độ bảo vệ và môi trường pháp lý đối với quyền tài sản tư hữu rất cần hoàn thiện ngay; (7) Cần nâng cao hơn nữa chất lượng của kinh tế ngoài chế độ công hữu. Từ đó, hai học giả đã nêu ra 6 kinh nghiệm cơ bản về cải cách chế độ sở hữu và phát triển kinh tế chế độ công hữu, đó là: (1) Giải phóng tư tưởng, lý luận chế độ sở hữu bắt kịp thời đại. (2) Tích cực áp dụng nhiều hình thức triển khai hiệu quả chế độ công hữu. (3) Điều chỉnh và thực hiện tối ưu hóa bố cục và cơ cấu của kinh tế nhà nước. (4) Xây dựng, kiện toàn thể chế quản lý và giám sát tài sản nhà nước, trong đó trọng tâm là việc thực hiện tách chức năng quản lý công ra khỏi chức năng người đầu tư vốn của chính phủ, thực hiện kết hợp giữa việc quản lý tài sản với quản lý nhân sự, quản lý công việc. (5) Bảo vệ tài sản tư hữu, thúc đẩy kinh tế ngoài chế độ công hữu phát triển; (6) Kiên định “không dao động” trong việc khuyến khích, giúp đỡ, dìu dắt kinh tế ngoài chế độ công hữu phát triển. 1.1.2. Về bổ nhiệm, kiểm tra, giám sát đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và cải cách doanh nghiệp nhà nước Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) - Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế- là diễn đàn duy nhất mà các chính phủ của hơn 30 nước dân chủ làm việc với nhau (Úc, Áo, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) để giải quyết các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường của toàn cầu hóa. Cuốn OECD Guidelines on Corporate Governance of State-owned Enterprises (Hướng dẫn của OECD về quản trị DNNN) ISBN 92-64-00942-6 [139], nhằm phổ biến rộng rãi các kết quả thống kê, thu thập và nghiên cứu về các vấn đ...c cả cộng đồng quốc gia) sử dụng các tài sản quốc gia; mặt khác, Nhà nước tạo ra các tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những cách khác nhau, trong đó có cả cách sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Nhưng thực tế thường khó có thể phân định rõ ràng giữa tài sản thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước sử dụng với tư cách đại diện CSH và tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Mọi quốc gia đều có những tài sản chung được xác định là đối tượng sở hữu của cả cộng đồng dân tộc. Do vậy, theo quan niệm rộng, sở hữu toàn dân là hình thức phổ biến ở các quốc gia theo các chế độ chính trị- xã hội khác nhau. Đối tượng sở hữu được quy định theo pháp luật với những phạm vi khác nhau tùy điều kiện cụ thể và quan niệm của mỗi quốc gia. Nhưng dẫu với phạm vi nào và với thể chế chính trị- xã hội nào, đối tượng sở hữu ấy phải thể hiện độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ấy. Nhà nước quy định hệ thống luật pháp yêu cầu và chế định mọi công dân phải tuân thủ trong quản lý và sử dụng tài sản quốc gia, đồng thời Nhà nước cũng phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng tài sản quốc gia, xã hội (cộng đồng công dân) có quyền và nghĩa vụ giám sát và chế định hoạt động của Nhà nước liên quan đến tài sản quốc gia ấy. Trong chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước là chủ thể có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Với tư cách đại diện CSH toàn dân và với tư cách CSH, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu với các loại tài sản thuộc cả sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Song khi thực hiện các chức năng của quản lý Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường, Nhà nước sẽ không trực tiếp thực hiện các quyền ấy, mà thông thường giao cho các chủ thể kinh tế khác quản lý và sử dụng theo những yêu cầu của Nhà nước. Trong trường hợp này, việc bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế quy định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng và có một tổ chức thích hợp. Nhà nước không nhất thiết phải giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân cho người “của Nhà nước”, biến họ trở thành những công chức làm kinh doanh, mà cần thực hiện nguyên tắc “giao tài sản cho chủ thể nào có thể bảo đảm sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất”. Đây chính là cách thức vận dụng 28 nguyên lý tách rời giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và quyền sử dụng. Người được giao quản lý, sử dụng tài sản sẽ được hưởng một phần lợi ích sinh ra từ sử dụng tài sản, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và bảo đảm hiệu quả sử dụng các tài sản được giao. Các quyền lợi và trách nhiệm ấy được quy định trong các pháp luật của Nhà nước và các hợp đồng thích ứng [126]. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất. Sở hữu nhà nước là một loại hình thức sở hữu đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện [105]. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân có thể có mối quan hệ nhất định, nhà nước với tư cách là chủ thể đại diện cho toàn xã hội có thể quản lý, sử dụng các đối tượng sở hữu thuộc sở hữu toàn dân. Trong luận án này sẽ sử dụng khái niệm sở hữu nhà nước với tư cách là hình thức sở hữu đặc thù trong nền kinh tế thị trường mà trong đó CSH là Nhà nước, đối tượng sở hữu là những tài sản thuộc sở hữu của nhà nước và những tài sản, nguồn lực thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là chủ thể quản lý, sử dụng. 2.1.2. Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng của sở hữu không những mang những hình thái hiện vật cụ thể, mà còn mang hình thái giá trị. Từ đó vốn cũng trở thành một trong những đối tượng chủ yếu của sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước, về điều kiện sản xuất, kinh doanh. Vốn nhà nước là một loại tài sản của CSH nhà nước, vì vậy, CSH vốn nhà nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản này. Tuy nhiên, khác với chủ thể sở hữu tư nhân, nhà nước là chủ thể nhiều cấp độ với lượng vốn sở hữu vô cùng to lớn. Theo sự phát triển của kinh tế thị trường, quy mô, sự phân bố của vốn nhà nước và yêu cầu phải quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước một cách có hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phục vụ lợi ích của cả cộng đồng các dân tộc đã và đang đòi hỏi phân quyền trong quan hệ sở hữu nhà nước, thực hiện quyền sở hữu vốn của nhà nước gián tiếp thông qua việc nhà nước không những giao quyền chiếm hữu 29 sử dụng vốn nhà nước cho các chủ thể kinh tế khác, mà cả việc thực hiện quyền CSH vốn nhà nước cũng được giao cho các chủ thể đại diện CSH vốn nhà nước. Với tư cách là CSH vốn nhà nước, Nhà nước sẽ thực hiện quyền sở hữu chi phối các quan hệ tổ chức quản lý, sử dụng chúng như một trong các công cụ để định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi trao quyền quản lý và quyền sử dụng cho các chủ thể khác, Nhà nước phải có những quy định rõ ràng để vừa ràng buộc trách nhiệm, vừa tạo động lực sử dụng các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước một cách có hiệu quả nhất [126]. Đại diện CSH vốn nhà nước, trong sự khác biệt với CSH, có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, nhưng chỉ có quyền định đoạt hạn chế theo ủy quyền của CSH. Quyền chiếm hữu là quyền của CSH tự mình nắm giữ, quản lý đối tượng thuộc sở hữu của mình. Quyền sử dụng là quyền của CSH khai thác công dụng và hưởng lợi thu được từ đối tượng sở hữu. Quyền định đoạt là quyền của CSH chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối tượng sở hữu. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh [107]. Vốn nhà nước được Nhà nước đầu tư chủ yếu vào DNNN. Doanh nghiệp nhà nước được quan niệm khác nhau ở mỗi quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy điểm chung của các nước là dựa vào định nghĩa do Jones đưa ra lần đầu tiên vào năm 1975 ở Hàn Quốc và được Ngân hàng thế giới thừa nhận, đó là: DNNN là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chính phủ mà phần lớn thu nhập của nó được tạo ra thông qua việc bán các hàng hóa, dịch vụ [96]. Về tên gọi, DNNN có thể được biết tới với những thuật ngữ trong tiếng Anh như Government-owned Corporation, State-owned Company, State-owned Entity, State Enterprise, Publicly owned Corporatiom, Government Business Enterprise, Government 30 Enterprise, Government Invested Enterprise, Commercial Government Agency... Về địa vị pháp lý, DNNN ở phần lớn các quốc gia đều được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH theo luật doanh nghiệp chung (hoặc luật công ty) như doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Về sở hữu, DNNN được hiểu là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ quyền chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm 3 dạng hình chủ yếu: 1) Doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn hoạt động theo khung khổ pháp lý riêng. 2) Doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc Nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối tổ chức dưới các hình thức công ty hoạt động theo khung khổ pháp lý chung với các công ty khác. 3) Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp không chi phối của Nhà nước. Ở Việt Nam, thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức lần đầu trong Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành quy chế thành lập và giải thể DNNN [84]. Khái niệm DNNN được hoàn thiện không ngừng trong Luật DNNN năm 1995 [101], Luật DNNN năm 2003 [102], Luật doanh nghiệp năm 2005 [103], Nghị định 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với DNNN [31]. Luật doanh nghiệp năm 2014 định nghĩa “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” [106]. Theo Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng khóa XII, “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH” [11]. Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, khái niệm DNNN lại có sự thay đổi, phù hợp hơn với thực tiễn. Doanh nghiệp nhà nước nhìn chung không phải một hình thức pháp lý cụ thể, mà là thuật ngữ để chỉ một loại hình doanh nghiệp gắn với vốn nhà nước, trong đó Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. Khái niệm DNNN được sử dụng trong luận án 31 bao gồm doanh nghiệp có vốn Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước góp vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển của DNNN trong kinh tế thị trường, một bộ phận DNNN được CPH. Cổ phần hoá DNNN là việc chuyển doanh nghiệp mà CSH là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu). Ở Việt Nam, CPH DNNN được bắt đầu triển khai từ năm 1992 nhằm thực hiện các mục tiêu: Chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu hỗn hợp; huy động vốn của toàn xã hội; tạo điều kiện để người lao động trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp; thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp. Theo đó đã áp dụng hình thức HĐQT đại diện cho các CSH đối với các công ty cổ phần quốc doanh hoặc liên doanh. Nhà nước với tư cách là CSH của một lượng vốn khổng lồ được đầu tư vào nhiều doanh nghiệp không thể trực tiếp thực hiện đầy đủ quyền của CSH mà buộc phải phân chia, ủy quyền cho các chủ thể nhất định trong thực hiện sở hữu nhà nước về vốn thông qua cơ chế đại diện, tức là Nhà nước phải giao cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước tại doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền này chính là đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Bằng pháp luật, CSH nhà nước quy định phân công, phân cấp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của mình, tức là sẽ có nhiều cấp độ đại diện CSH nhà nước, mỗi cấp độ chủ thể được phân công, phân cấp thực hiện những quyền hạn, trách nhiệm khác nhau. Như vậy, đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thẩm quyền thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của CSH là Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền của CSH doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua cơ chế đại diện. 2.1.3. Khái niệm cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Cho đến nay đã có nhiều quan niệm về cơ chế. Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Theo Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố 32 phụ thuộc vào nhau". Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung) của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội 2002: Cơ chế là Cách thức theo đó một quá trình thực hiện [137]. Các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cũng cho rằng Cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện. Theo cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại, “Cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” [97]. Theo cuốn Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới- World Trade Organization: Cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể các yếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng [123]. Tuy cách tiếp cận về phương diện từ điển học cũng như phương diện khoa học của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau, nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế. Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó. Khái niệm “cơ chế” dù ở nghĩa chung nhất, hay được vận dụng ở cấp độ vĩ mô đều có một điểm chung là nhằm hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc một tổ chức. Trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành tham gia vào “cơ chế” ở các mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng và trách nhiệm của chúng. Điều đó có nghĩa là các bộ phận của hệ thống hoặc tổ chức đều liên quan đến “cơ chế” của nó và cùng thực hiện những quy định của “cơ chế”. Để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, vốn nhà nước được bảo tồn, phát triển, không bị thất thoát, lãng phí đòi hỏi phải có cơ chế quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng và giao cho tổ chức, cá nhân 33 thích hợp. Không có một mô hình thống nhất về cơ chế thực hiện quyền của CSH nhà nước, kể cả các nước có điều kiện chính trị, kinh tế, địa lý gần giống nhau. Xu thế chung của các nước hiện nay là chuyển các DNNN hoạt động theo chế độ công ty. Xu thế này thể hiện ở việc tách bạch, phân chia quyền sở hữu giữa CSH nhà nước với người quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh trường hợp các nhà quản lý chuyên nghiệp đi ngược lại mục tiêu đầu tư của CSH nhà nước, các nước đều cố gắng áp dụng và hoàn thiện chế độ quản trị doanh nghiệp. Đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thường có các quyền cơ bản sau: (i) Quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp, như: thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn (cổ phần) cho tổ chức, cá nhân khác; giải thể doanh ngiệp; đề nghị phá sản doanh nghiệp. (ii) Quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp. (iii) Quyết định mô hình tổ chức quản lý; bổ nhiệm nhân sự cao cấp của doanh nghiệp. (iv) Quyết định các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở khen thưởng, kỷ luật bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp. (v) Kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao. (vi) Thụ hưởng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để bảo đảm thống nhất sự quản lý của CSH nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ khu vực DNNN, Nhà nước phải thực hiện những trách nhiệm đối với toàn bộ khu vực DNNN, như: (i) Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển khu vực DNNN bao gồm thành lập mới, sắp xếp tái cơ cấu DNNN trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn và trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. (ii) Quy định chế độ và thẩm quyền quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung tăng vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng phần vốn, cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp; chế độ và thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng thuộc thẩm quyền của CSH. (iii) Quy định chế độ tài chính doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn Nhà nước và các chức danh khác thuộc thẩm quyền quyết định của CSH Nhà nước. 34 Cách thức thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước trong các doanh nghiệp - Nhà nước sử dụng quyền lực để can thiệp và điều chỉnh đối với quá trình hình thành, hoạt động và chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Việc can thiệp và điều chỉnh của Nhà nước được thực hiện bằng công cụ pháp luật (ban hành quy định pháp luật và tổ chức thực hiện); chính sách (ban hành chính sách và tổ chức thực hiện); chiến lược, quy hoạch và kế hoạch (ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện); bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước (thực hiện hay ứng xử của công chức, viên chức Nhà nước). - Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan. - Xây dựng, ban hành và giám sát việc thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương. - Xây dựng, ban hành và giám sát thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật trong ngành, lĩnh vực, địa phương. - Tổ chức, hướng dẫn đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội. - Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề. - Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. - Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Cách thức thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp - Quản lý việc sắp xếp, chuyển đổi DNNN, như chương trình sắp xếp, chuyển đổi; tiêu chí phân loại, sắp xếp; công tác CPH và các hình thức chuyển 35 đổi sở hữu khác; chuyển đổi DNNN sang mô hình tổ chức, hoạt động khác (công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế). - Quản lý hệ thống bộ máy quản lý, giám sát DNNN; bao gồm các cơ quan, tổ chức được giao quyền đại diện CSH phần vốn Nhà nước tại DNNN. - Quản lý đối với cán bộ quản lý DNNN; gồm những nhóm cán bộ: (1) cán bộ đại diện cho CSH Nhà nước, được các cơ quan đại diện CSH quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện tại các DNNN như thành viên HĐTV, kiểm soát viên (đối với công ty TNHH một thành viên); những người được để cử và bầu vào chức danh quản lý, điều hành chủ chốt của DNNN là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; người đại diện vốn Nhà nước tại các DNNN là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; (2) cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ khác chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong DNNN và đại diện cho DNNN trong quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp. - Nội dung quản lý đối với cán bộ quản lý DNNN tập trung vào các vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ trách nhiệm của đối tượng cán bộ đại diện CSH Nhà nước; vấn đề đánh giá kết quả hoạt động quản lý của cán bộ quản lý chủ chốt của DNNN; quản lý chế độ lương và các chế độ khác đối với ván bộ quản lý chủ chốt nêu trên của DNNN. - Quản lý hoạt động của DNNN, tập trung vào quản lý việc thực hiện mục tiêu của CSH Nhà nước và các hoạt động tài chính của DNNN; quản lý hoạt động đầu tư, kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN; quản lý việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của DNNN. Từ những phân tích trên đây về sở hữu nhà nước; đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, về DNNN, về cơ chế, về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước và đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có thể đưa ra khái niệm về Cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp như sau: Cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là phương thức thực hiện gián tiếp sở hữu nhà nước đối với các nguồn vốn mà nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua tổng thể những quan hệ kinh tế và pháp lý 36 giữa nhà nước với tư cách là CSH và các chủ thể đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả sở hữu nhà nước và thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN, bảo đảm các DNNN hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Với khái niệm nêu trên, cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có vai trò như sau: Một là, do cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, phương thức tổ chức và những điều kiện đảm bảo để DNNN hoạt động hiệu quả nên vai trò hàng đầu của cơ chế là định hướng, hướng dẫn, chỉ dẫn hành vi và tạo khuôn khổ cho việc tổ chức thực hiện đại diện CSH vốn nhà nước. Ngoài ra cơ chế còn có tác dụng hướng dẫn trong mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan với nhau, giữa con người với nhau thông qua trình tự, thủ tục thẩm quyền, cách thức thực hiện công việc đó như thế nào. Hai là, cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có tác dụng như những căn cứ, cơ sở chuẩn mực để đại diện CSH vốn nhà nước thực hiện. Việc phân biệt hành vi đúng - sai, tốt - xấu, hiệu quả - không hiệu quả đều phải căn cứ vào những giá trị, chuẩn mực; những quy định của cơ chế. Ba là, Cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp có vai trò làm giảm tính bất định bằng cách cung cấp thông tin cần thiết và thiết lập một cơ chế ổn định cho mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ máy quản lý nhà nước. 2.2. NỘI DUNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Nội dung cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp bao gồm: phương thức xác định thẩm quyền của CSH và đại diện CSH trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, đãi ngộ và cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp. 37 NỘI DUNG CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN CSH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, đãi ngộ đại diện CSH trong các doanh nghiệp Phương thức xác định thẩm quyền của CSH và đại diện CSH Cơ chế đại diện CSH vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Nội dung cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp Nguồn: Tác giả tự xây dựng 2.2.1. Phương thức xác định thẩm quyền của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp Phương thức xác định thẩm quyền của CSH và đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp được thực hiện dựa trên các nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước và các chủ thể được lựa chọn làm đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Với tư cách là một trong những CSH điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có đầy đủ các quyền năng của CSH. Chủ sở hữu là người hoặc tổ chức có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và hưởng thụ tài sản trên cơ sở quy định của pháp luật [125]. Chủ sở hữu là chủ của các nguồn lực, trong doanh nghiệp họ là CSH doanh nghiệp và các cổ đông. Trong các doanh nghiệp, các giám đốc, quản lý và người làm công là người được ủy quyền (được thuê) để tối đa hóa lợi nhuận từ doanh nghiệp cho CSH. Hội đồng quản trị thường bao gồm các cổ đông lớn nắm cổ phiếu của doanh nghiệp, HĐQT là đại diện trực 38 tiếp của CSH doanh nghiệp. Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có HĐQT. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của CSH nhà nước tại tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có HĐQT, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, v.v. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có HĐQT, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của tổng công ty, công ty. Tuy nhiên các HĐQT công ty chỉ là một trong các cấp độ đại diện của CSH, trên đó nhà nước là CSH, mà Chính phủ là cơ quan đại diện hoặc Chính phủ phân cấp cho các cơ quan trực thuộc thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là CSH đối với tài sản và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó [104, Điều 200]. “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của CSH đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu Nhà nước” [104, Điều 201]. “Khi tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước được đầu tư vào DNNN thì Nhà nước thực hiện quyền của CSH đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp” [104, Điều 203]. Theo Lý thuyết người đại diện (Principle-Agent Theory, ra đời vào đầu những năm 1970 khi các nhà kinh tế nghiên cứu việc phân chia rủi ro giữa người ủy quyền và người đại diện do họ có mục tiêu và sự phân công lao động khác nhau), Chủ sở hữu là chủ của các nguồn lực, Người đại diện là người được ủy quyền của CSH nguồn lực và được CSH nguồn lực trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của CSH nhằm phục vụ lợi ích của CSH. Mối quan hệ giữa CSH doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp, khi mà CSH cho phép nhà quản lý thay mặt mình điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các công ty TNHH và công ty cổ phần, quan hệ đại diện đã dẫn tới sự tách biệt 39 giữa sở hữu doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, sẽ đem đến những thuận lợi, đồng thời sẽ dẫn tới vấn đề về xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các CSH. Xung đột lợi ích giữa CSH và nhà quản lý doanh nghiệp được đề cập lần đầu tiên bởi Michael C.Jensen và William H.Meckling (1976), bắt nguồn từ việc tách rời việc sở hữu doanh nghiệp và việc quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu của các CSH là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nghĩa là tối đa hóa giá trị thị trường của vốn cổ phần doanh nghiệp. Các nhà quản lý lại hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn: tăng doanh số, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận,... nhằm tăng mức lương, thưởng hay uy tín của mình đối với doanh nghiệp. Do vậy, Lý thuyết người đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho CSH. Sự tách biệt việc sở hữu và điều hành doanh nghiệp còn tạo ra hiện tượng thông tin không cân xứng, nhà quản lý có ưu thế hơn CSH về thông tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp. Với vị trí của mình, người quản lý công ty được cho là luôn có xu hướng tư lợi và không đủ siêng năng, mẫn cán, và có thể tìm kiếm các lợi ích cá nhân cho mình chứ không phải cho công ty [109]. Do đó có thể nảy sinh vấn đề người đại diện hành động tư lợi cho bản thân, có thể thông đồng với giám đốc, nhà quản trị nhằm rút ruột nhà nước, thu lợi riêng; khó xác định trách nhiệm cá nhân của đại diện CSH vốn nhà nước và của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi DNNN hoạt động kém hiệu quả, thất thoát vốn, tài sản của nhà nước. Chính vì vậy, cần có giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn nảy sinh trong mối quan hệ giữa CSH và người đại diện. Xuất phát từ mục tiêu và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chung của mọi Nhà nước: (i) Ưu tiên chính trị - nhằm bảo vệ và phát triển quyền lực chính trị và Nhà nước, lợi ích của các thế lực nắm giữ quyền lực nhà nước trong xã hội. (ii) Huy động được sự tham gia của đông đảo nhân dân. (iii) Tập trung dân chủ. (iv) Pháp chế xã hội. (v) Tiết kiệm, hiệu quả... Các nguyên tắc cơ bản của đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp bao gồm: 40 Một là, đại diện CSH vốn nhà nước phải bảo đảm cho DNNN hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Làm rõ và tách bạch giữa chức năng sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hai là, đại diện CSH vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quyền của CSH nhà nước. Đại diện CSH vốn nhà nước tuyệt đối không thực hiện hoạt động quản lý hàng ngày của doanh nghiệp mà chỉ nên tạo ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biện pháp và công cụ như: Hình thành hệ thống báo cáo về việc giám sát và đánh giá hoạt động của DNNN; hợp tác chặt chẽ với kiểm toán độc lập và các cơ quan kiểm tra đặc biệt của Nhà nước; tham gia bằng quyền chi phối đối với việc bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp. Đối với DNNN hoạt động theo khung khổ pháp luật riêng, phải có quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý, v.v. Ba là, đại diện CSH vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần tôn trọng và đảm bảo các quyền của CSH khác trong doanh nghiệp. Bốn là, bảo đảm nguyên tắc công khai và minh bạch hoá trong hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng như hoạt động đầu tư của Nhà nước. Thực hiện cơ chế giám sát đối với các DNNN nói chung và giám sát việc thực hiện các quyền của CSH nhà nước nói riêng. Năm là, đại diện CSH vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải góp phần bảo đảm và nâng cao hiệu quả hoạt động cho cơ quan quản... chính nhà nước đối với DNNN; góp phần tổ chức quản lý đầu tư, kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, chế độ sở hữu và cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp chưa bảo đảm đầy đủ theo nguyên tắc hay tiêu chí của thể chế kinh tế thị trường, cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp chưa phù hợp. Do đó, nghiên cứu cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp vẫn đang là một vấn đề cấp thiết được Đảng và xã hội quan tâm. Để góp phần nhỏ bé vào tiến trình cải cách nêu trên, sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam đã được nghiên cứu giải quyết một cách cơ bản trong quá trình nghiên cứu luận án này. Những vấn đề lý luận về cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp được khái quát từ khái niệm về sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường, vốn nhà nước, đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, vai trò của DNNN trong nền kinh tế; về quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước và đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp..., luận án đã đưa ra khái niệm: Cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp là phương thức thực 150 hiện gián tiếp sở hữu nhà nước đối với các nguồn vốn mà nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thông qua tổng thể những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa nhà nước với tư cách là CSH và các chủ thể đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhằm thực hiện hiệu quả sở hữu nhà nước và thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đại diện CSH vốn nhà nước trong các DNNN, bảo đảm các DNNN hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam về tổ chức bộ máy và tình hình hoạt động của DNNN; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp; bổ nhiệm, kiểm tra, giám sát, đánh giá đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, luận án đã đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, đó là: i) nhóm giải pháp chung (về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước; thiết lập mô hình cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam; về thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện CSH vốn nhà nước) ii) nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy, con người; iii) nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, kỷ luật; iv) nhóm giải pháp về cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN. Trong quá trình nghiên cứu, luận án khó tránh khỏi các khiếm khuyết, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), "Thống nhất sử dụng biểu mẫu thống kê về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng", Tạp chí Kiểm tra, (4), tr.46-48. 2. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), "Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp trong quản lý ngân sách", Tạp chí Tài chính, (5), tr.58-59. 3. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), "Giải pháp nâng cao công tác kế toán trong đơn vị hành chính của Đảng", Tạp chí Tài chính, (5), tr.60-61. 4. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), "Tổng hợp báo cáo, thống kê số liệu trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng", Tạp chí Kiểm tra, (6), tr.41-42. 5. Nguyễn Thị Minh Phương (2016), "Vấn đề đặt ra trong công tác kiểm tra, giám sát đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp", Tạp chí Kiểm tra, (12), tr.38-40. 6. Nguyễn Thị Minh Phương (2017), "Một số vấn đề về cơ chế kiểm tra, giám sát đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Kiểm tra, (11), tr.32-34. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Bí thư Trung ương (2008), Quy định về tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước (số 196-QĐ/TW, ngày 24/11/2008), Hà Nội. 2. Ban Bí thư Trung ương (2010), Quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (số 287-QĐ/TW, ngày 08/02/2010), Hà Nội. 3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2017), Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 13/02/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 4. Ban Cán sự Đảng Chính phủ (2000), Báo cáo trình Bộ Chính trị năm 2000, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, số 05-NQ/TW ngày 22/4/2001 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ngày 12/01/2004, Hà Nội. 7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 31/01/2008, Hà Nội. 8. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Kết luận Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, số 10-KL/TW ngày 18/10/2011 về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006-21010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và năm 2012, Hà Nội. 153 9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, số 05-NQ/TW, ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Hà Nội. 10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, số 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội. 11. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 12. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (2016), Báo cáo về Tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước năm 2016 và thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Hà Nội. 13. Ban Kinh tế Trung ương (2015), Đề án Chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Hà Nội. 14. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Đề án Tổng kết 15 năm 2001-2016 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, Hà Nội. 15. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2007), Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26-9-2007 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, Hà Nội. 154 16. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 103-KL/TW ngày 29/9/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội. 17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo về tình hình lao động, Hà Nội. 18. Bộ Tài chính (1995), Thông tư số 61TC/TCDN ngày 28/7/1995 hướng dẫn việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định số 397-TTg ngày 07/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 19. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 20. Bộ Tài chính (2010), Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. 21. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội. 22. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Hà Nội. 23. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 129/2015/TT-BTC ngày 24/8/2015 hướng dẫn trình tự, thủ trục xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 24. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội. 155 25. Chính phủ (2005), Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Hà Nội. 26. Chính phủ (2008), Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Hà Nội. 27. Chính phủ (2009), Nghị định số 101/2009/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của các cơ quan đại diện chủ sở hữu các tập đoàn kịnh tế nhà nước, Hà Nội. 28. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 29. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Hà Nội. 30. Chính phủ (2011), Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/8/2011 quy định việc áp dụng luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, Hà Nội. 31. Chính phủ (2012), Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Hà Nội. 32. Chính phủ (2013), Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đổi với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 33. Chính phủ (2013), Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 156 34. Chính phủ (2013), Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội. 35. Chính phủ (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 36. Chính phủ (2013), Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 37. Chính phủ (2013), Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Hà Nội. 38. Chính phủ (2013), Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 39. Chính phủ (2014), Nghị định số 19/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ về ban hành điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 40. Chính phủ (2014), Nghị định 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu, Hà Nội. 41. Chính phủ (2014), Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, ngày 15/7/2014 về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước, Hà Nội. 42. Chính phủ (2014), Báo cáo của Chính phủ về Tập đoàn Vinashin (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Hà Nội 43. Chính phủ (2014), Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 157 44. Chính phủ (2014), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 45. Chính phủ (2014), Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 46. Chính phủ (2014), Báo cáo thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội, Hà Nội. 47. Chính phủ (2014), Tổng hợp từ trang website của Bộ tài chính và Canada Development Investment Corporation, Hà Nội. 48. Chính phủ (2014), "Tổng hợp từ các Quy định hiện hành có liên quan: trong “Luật tài sản nhà nước trong doanh nghiệp” của Trung Quốc ban hành năm 2009; “Biện pháp chấp hành quản lý giám sát đầu tư doanh nghiệp Trung ương Trung Quốc năm 2006: "中央企业投资监督管理暂行办法"", tại trang [truy cập ngày 20/8/2017]. 49. Chính phủ (2015), Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015 về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 50. Chính phủ (2015), Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, Hà Nội. 51. Chính phủ (2015), Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, Hà Nội. 52. Chính phủ (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội. 53. Chính phủ (2015), Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 158 54. Chính phủ (2015), Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, Hà Nội. 55. Chính phủ (2016), Dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Hà Nội. 56. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 97/NQ-CP, ngày 02/10/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12- NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 57. Chính phủ (2018), Nghị quyết số 09/NQ-CP, ngày 03/02/2018 của Chính phủ về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hà Nội. 58. Chính phủ (2018), Dự thảo Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hà Nội. 59. Thiều Chửu (2012), Hán Việt Từ Điển (tái bản từ cuốn sách in lần thứ nhất năm 1942 của nhà Đuốc Tuệ, Hà Nội), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 60. Nguyễn Đình Cung, Bùi Văn Dũng (đồng chủ biên) (2013), Đổi mới mô hình đại diện đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam, Sách tham khảo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 61. Đổng Đức Cương (2010), “Sự chuyển biến quan điểm tư tưởng từ khi cải cách mở cửa đến nay”, Trong sách: Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978-2008), (Trâu Đông Đào chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Trần Tiến Cường (Chủ biên) (2005), Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước - pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế, Nxb Thống kê, Nà Nội. 159 63. Ngô Văn Dụ, Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Tiến Quân (đồng chủ biên) (2009), Đổi mới kinh tế tập thể giai đoạn 2002-2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) (2015), Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường, Nxb Tài chính, Hà Nội. 65. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 66. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc Sự thật, Hà Nội. 67. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 75. Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (2014), Các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp và Khối doanh nghiệp Trung ương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 160 76. Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (2015), Tài liệu Hội nghị tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Khối doanh nghiệp Trung ương năm 2015, Hà Nội. 77. Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (2015), Tài liệu Hội nghị chuyên đề các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng Khối doanh nghiệp Trung ương Hội nhập quốc tế, Hà Nội. 78. Trâu Đông Đào (Chủ biên) (2010), Báo cáo phát triển kinh tế và cải cách thể chế phát triển Trung Quốc - 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978-2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Nguyễn Thị Kim Đoan (2016), Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 80. Cốc Thư Đường (Chủ biên) (1997), Lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Phạm Thị Thanh Hòa (2012), Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 82. Học viện Tài chính (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 83. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (2013), Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20-11-1991 về việc ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 85. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 86. Kiểm toán Nhà nước (2015), Báo cáo kiểm toán nhà nước đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Hà Nội. 87. Kiểm toán Nhà nước (2016), Báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trình tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIV, tháng 07/2016, Hà Nội. 88. Trần Việt Lâm (2013), "Lý thuyết người đại diện, lý thuyết trò chơi và bài toán người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (198). 89. Đàm Kiến Lập (2004), Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và chủ thể quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 90. Lê Hồng Liêm (Chủ biên) (2014), Một số giải pháp nhằm hạn chế mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Lê Hồng Liêm (Chủ biên) (2014), Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi (Sách tham khảo) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Hoàng Đức Long, Đỗ Thị Thục (đồng Chủ nhiệm đề tài) (2010), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, Hà Nội. 93. Lê Quốc Lý (Chủ biên) (2014), Thành công và bài học đắt giá của doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. C.Mác (1978), Bộ Tư bản phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ ba: Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, tập II, Chương 27, Nxb Sự thật, Hà Nội. 162 95. Phạm Thị Thanh Nga (2016), "Vinalines lỗ hơn 3,478 tỷ đồng trong năm 2014", tại trang https://vietstock.vn, [truy cập ngày 22/10/2017]. 96. Ngân hàng thế giới (1999), Giới quan chức trong kinh doanh - Ý nghĩa kinh tế và chính trị của sở hữu nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Ngân hàng thế giới (2004), Sổ tay về phát triển, thương mại và WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. Ngô Tuấn Nghĩa (2010), Quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế của Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 99. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên) (2011), Các đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930- 2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 100. Nguyễn Văn Phúc (2014), Các đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Quốc hội (1995), Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995, Hà Nội. 102. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) 2003, Hà Nội. 103. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội. 104. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự năm 2005, Hà Nội. 105. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi), Hà Nội. 106. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014, Hà Nội. 107. Quốc hội (2014), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Hà Nội. 108. Đức Sơn (2016), "Trịnh Xuân Thanh và một chữ “nếu” ở Tập đoàn Dầu khí", tại trang [truy cập ngày 22/10/2017]. 163 109. Nguyễn Ngọc Thanh (2010), Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện - Một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 110. Trần Đình Thiên (2017), Điều phối Chương trình Hội thảo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Trung tâm Thông tin kinh tế (Ban Kinh tế Trung ương) tổ chức ngày 30/5/2017, Hà Nội. 111. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 397-TTg ngày 07/7/1995 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, Hà Nội. 112. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 151/2005-QĐ-TTg ngày 20/6/2005 về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Hà Nội. 113. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1715/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 về việc phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, Hà Nội. 114. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 992/QĐ-TTg ngày 30/6/2010 về chuyển Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 115. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 116. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Hà Nội. 117. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg, ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, Hà Nội. 164 118. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 về ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Hà Nội. 119. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 36/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 về ban hành quy chế công bố thông tin hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Hà Nội. 120. Đỗ Thị Thục, Nguyễn Thị Thu Hương (đồng chủ nhiệm) (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội. 121. Trần Hữu Tiến (Chủ nhiệm) (2012), Đánh giá thực trạng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, Hà Nội. 122. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2005), Hướng dẫn về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội. 123. Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 124. Phạm Đức Trung (Chủ nhiệm) (2007), Tiếp tục đổi mới tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 125. Trung tâm Từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 126. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ nhiệm) (2010), Đề tài KX04.09/06-10, giai đoạn 2006-2010 - Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 127. UNICO(UK) Limited (2013), Sản phẩm tri thức số 2 -“Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” - ADB TA-8016 VIE: Tăng cường hỗ trợ Chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty (39538-034). 165 128. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống ‚"lợi ích nhóm" ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 129. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, nhiệm kỳ Đại hội XI (2010-2015), Hà Nội. 130. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2015), Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Biến lời nói thành hành động, Hà Nội. 131. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 132. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 133. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 710/BC-UBTVQH13 ngày 27/10/2014 giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 134. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII), Hà Nội. 135. Bùi Văn Vần, Đặng Quyết Tiến (đồng chủ nhiệm) (2015), Giám sát tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài chính, Hà Nội. 166 136. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam- UNDP (2014), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 137. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung), Nxb Phương Đông, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 138. Department of Finance and Deregulation, Australian Government (2011), Commonwealth Government Business Enterprise, Governance and Oversight Guidelines, Commonwealth of Australia. 139. Organisation for Economic Co-operation and Development (2005), Guidelines on Corporate Governance of State-owned Enterprises, OECD Publishing.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_che_dai_dien_chu_so_huu_von_nha_nuoc_trong_cac_do.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Thi Minh Phuong.pdf
  • pdfTT _T.Anh_ _ Nguyen Thi Minh Phuong.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Nguyen thi Minh Phuong.pdf
Tài liệu liên quan