Luận án Công tác dân vận của lực lượng công an nhân dân giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI – 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Văn Giang HÀ NỘI - 2021 L

pdf219 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác dân vận của lực lượng công an nhân dân giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Nghiên cứu sinh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANQG An ninh quốc gia ANTQ An ninh Tổ quốc ANTT An ninh trật tự CAND Công an nhân dân CTQG Chính trị Quốc gia CTDV Công tác dân vận CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam NXB Nhà xuất bản TTATXH Trật tự an toàn xã hội MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 5 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án .. 5 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án .. 15 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công tình đã công bố có liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....... 25 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 29 2.1. Lực lượng Công an nhân dân - Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, đặc điểm ............................................................................................... 29 2.2. Dân vận và công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân- khái niệm, nội dung, vị trí, vai trò, đặc điểm ................................................ 43 CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ....................... 67 3.1. Thực trạng công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân từ năm 2001 đến nay .......................................................................................... 68 3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm ...................................................... 101 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................................................... 117 4.1. Dự báo những yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân và phương hướng đến năm 2030 ..................................................................................................... 117 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 ............................................. 128 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 163 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Công tác dân vận (CTDV) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đảng cộng sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chỉ giành thắng lợi khi có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, phải thu phục, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn cho quần chúng nhân dân. Để đạt tới yêu cầu đó, Đảng phải làm tốt CTDV. Ngay từ khi ra đời đến nay, trong đường lối cách mạng cũng như trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định CTDV là một trong những nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang phải làm CTDV. Đối với lực lượng Công an nhân dân (CAND), trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, mỗi chiến công và thành tích vẻ vang của lực lượng CAND đều gắn liền với sự giúp đỡ, ủng hộ tích cực và nhiệt tình của Nhân dân. Do đó, CTDV của lực lượng CAND được xác định là công tác cơ bản, mang tính xuyên suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND. Lý luận và thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT của lực lượng CAND ở nước ta trong những năm qua đã chứng minh điều đó. Nhận thức rõ vấn đề đó, thời gian qua,lực lượng CAND đã chú trọng tiến hành CTDV. Nhờ đó, CTDV của lực lượng CAND đã đạt được những kết quả quan trọng. Thông qua đó, lực lượng CAND đã phát huy được vai trò to lớn của nhân dân trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CTDV của lực lượng CAND vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm và triển khai tổ chức thực hiện làm giảm mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân đối với Đảng và lực lượng CAND. Cùng với đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường: Chiến tranh cục 2 bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền biên giới, biển đảo diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định chính trị. Đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, nhân tố tích cực, đan xen những nguy cơ và thách thức lớn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực tiễn tình hình an ninh trật tự (ANTT). Vì thế CTDV của lực lượng CAND đang đứng trước những nhiệm vụ và yêu cầu mới; đòi hỏi phải được nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc. Trên phương diện lý luận, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau về CTDV nói chung hoặc CTDV của lực lượng Công an gắn với địa bàn cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện về CTDV của lực lượng CAND. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng CTDV của lượng CAND, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác này trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên, được sự đồng ý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài “Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CTDV của lực lượng CAND giai đoạn hiện nay, từ đó luận án đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường CTDV của lực lượng CAND đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV của lực lượng CAND (khái niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm CTDV của lực lượng CAND) - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng CTDV của lực lượng CAND, chỉ ra 3 nguyên nhân và kinh nghiệm trong CTDV của lực CAND. - Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi tăng cường CTDV của lực lượng CAND đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác dân vận của lực lượng CAND giai đoạn hiện nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn CTDV của lực lượng CAND ở góc độ lực lượng CAND vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (không đi sâu vào mặt CTDV đối với cán bộ, chiến sĩ trong nội bộ lực lượng CAND). Không gian nghiên cứu: luận án thực hiện nghiên cứu, khảo sát CTDV của lực lượng CAND ở Bộ Công an và các tỉnh trong cả nước, trong đó chủ yếu tập trung vào các nội dung CTDV của lực lượng CAND hướng đến Nhân dân. Thời gian nghiên cứu: Khảo sát CTDV của lực lượng CAND từ năm 2001 đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện đề tài luận án đến 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn CTDV của lực lượng CAND từ năm 2001 đến nay và tham khảo các sản phẩm tổng kết chuyên đề, báo cáo thống kê về CTDV của lực lượng CAND. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: Phân tích kết hợp tổng hợp; logic kết hợp lịch sử; tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; thống kê so sánh; phương pháp chuyên gia 4 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ khái niệm, nội dung CTDV của lực lượng CAND giai đoạn hiện nay. - Rút ra các kinh nghiệm thực hiện CTDV của lực lượng CAND. - Đề xuất 02 giải pháp có tính đặc thù để thực hiện tốt CTDV của lực lượng CAND giai đoạn hiện nay, đó là: Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ, nội dung, phương thức dân vận cho từng lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng CAND; Đổi mới nội dung công tác dân vận, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức, phương pháp dân vận, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về CTDV của lực lượng CAND. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ CAND trong CTDV của lực lượng CAND, nhằm thực hiện tốt công tác này trong thực tiễn. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về CTDV của lực lượng CAND. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 04 chương, 09 tiết. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án - Chương 2: Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Chương 3: Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm - Chương 4: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân đến năm 2030 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Do sự khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là quan điểm về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia nên sự tiếp cận vấn đề vai trò của nhân dân và vận động nhân dân tham gia bảo vệ ANQG ở mỗi quốc gia có những nét riêng. 1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò của nhân dân và vận động nhân dân Ở các nước phương Tây, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là hai chức năng, nhiệm vụ tương đối độc lập, có sự khác biệt về chủ thể, phương thức tiến hành và phạm vi, mức độ huy động vận động nhân dân. An ninh quốc gia luôn được xem là một vấn đề hệ trọng và bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của lực lượng chuyên trách của Chính phủ như an ninh, tình báo, quân đội, vai trò của quần chúng nhân dân chưa được đề cao và phát huy. Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATXH thì vai trò của nhân dân lại được chú ý khai thác, sử dụng. Nhiều học giả, nhà khoa học và hoạt động thực tiễn đã quan tâm nghiên cứu vấn đề vấn đề xây dựng mối quan hệ cộng tác chặt chẽ giữa lực lượng cảnh sát và các cộng đồng dân cư trong trong nhiệm vụ giữ gìn trật tự, trị an. Các cụm từ Community, Policing, Community based policing hoặc Community oriented Policing (tạm dịch là: Hoạt động cảnh sát dựa vào Cộng đồng) xuất hiện ngày càng nhiều trong các tác phẩm, công trình nghiên cứu của các học giả, chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực tội phạm học và hoạt động của cảnh sát như Skogan, Robert R. Friedmann, Các học giả không chỉ nghiên cứu, làm rõ nội hàm khái niệm Community Policing mà còn xây dựng các mô hình cụ thể về việc thiết lập mối quan hệ giữa cảnh sát và cộng đồng dân cư cũng như xác định các điều kiện cần thiết để phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn: 6 Robert R. Friedmann (Đại học Georgia) (1992), “Community Policing: From Officer Smiley to Inter - Agency Cooperation”(tạm dịch: Cảnh sát dựa vào Cộng đồng: Từ trường hợp của sĩ quan Smiley tới sự hợp tác liên ngành)[65]. Cuốn sách đã phân tích, so sánh các mô hình cảnh sát huy động cộng đồng dân cư trong hoạt động phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở Canada, Anh, Isreal và Mỹ, từ đó rút ra 10 đặc tính nổi bật của mối quan hệ này. Skogan và Hartnett (1997), “ChicagoS AIternative Policing Strategy” (tạm dịch: Chiến lược hoạt động mới của cảnh sát Chicago) [123]. Tác giả đã nghiên cứu, làm rõ những đặc trưng cơ bản của hoạt động huy động nhân dân tham gia bảo vệ trật tự và phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát. Tác giả khẳng định mô hình cảnh sát dựa vào cộng đồng để thực thi nhiệm vụ không phải là một sản phẩm mà là một quá trình được cấu thành bởi ba yếu tố quan trọng, mang tính chiến lược, đó là sự phân quyền giữa nhà chức trách với quần chúng; sự tham gia tích cực của cộng đồng và cách thức giải quyết vấn đề . Ngoài những công trình mang tính lý luận chung về vấn đề này, các học giả cũng đã tiến hành những công trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá về các mô hình Cảnh sát - Cộng đồng cụ thể ở các quốc gia, thành phố trên thế giới. Một số tác phẩm tiêu biểu như “A new blue line: Police innovation in 6 American Cities” (năm 1988) (tạm dịch: Con đường màu xanh mới: Sự đổi mới của lực lượng Cảnh sát ở 6 thành phố của Mỹ) của Giáo sư SkoInicI và Bayley [124]; “Community policing in Canada and Britain” (năm 1993) (tạm dịch: Hoạt động cảnh sát dựa vào cộng đồng ở Canada và Anh) của Giáo sư B Koch và T Bennett [91]; “Community Police as a strategy for crime prevention in Uganda: a case study of Lira district 1998- 2008” (năm 2008) (tạm dịch: Hoạt động cảnh sát dựa vào cộng đồng - một chiến lược phục vụ công tác phòng chống tội phạm ở Uganda: Nghiên cứu trường hợp Quận Lira giai đoạn 1998 - 2008) của tác giả A Popet Odia Godfrey Những công trình này không chỉ nghiên cứu, góp phần phải làm rõ nhận thức cơ bản về mô hình hoạt động dựa vào cộng đồng của lực lượng cảnh sát mà còn tiến hành khảo sát, phân tích thực tế các mô hình này ở những đơn vị, địa phương cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tính ưu việt của mô hình, những yếu 7 tố tạo nên sự thành công, hiệu quả của mô hình cũng như những yêu cầu đặt ra đối với các chủ thể tham gia mô hình, đặc biệt là lực lượng cảnh sát để nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về công tác vận động nhân dân của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự Những công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc * Các sách chuyên khảo và tham khảo: - IU. V. An- Đrô - Pốp (1982), Vì sự nghiệp bảo vệ ANTQ Xô Viết (do Nguyễn Quốc Bảo dịch) [ 88], từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, tác giả đãkhẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp bảo vệ ANTT nói riêng. Các tác phẩm đều đã đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an với quần chúng nhân dân. Các tác phẩm của các nhà khoa học Liên Xô đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức lý luận cơ bản, cần thiết giúp nghiên cứu sinh trong quá trình phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV của Đảng nói chung, CTDV của lực lượng CAND nói riêng. - Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào:“Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào (1945 - 1975)”[16], cuốn sách tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với cuộc vận động, tuyên truyền để huy động sức mạnh của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; chỉ rõ và nhấn mạnh về bản chất, truyền thống, giá trị của việc thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV, nâng cao tinh thần đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với quân đội là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng . Những nội dung luận án có thể tham khảo và kế thừa đó là kinh nghiệm 8 vận động nhân dân của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với nhân dân, đánh giá đúng tầm quan trọng của nhân dân và tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. - Hồ Nham, Ban nghiên cứu giảng dạy Chủ nghĩa xã hội khoa học, trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2010), Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý vấn đề dân tộc của Trung Quốc, Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên cứu của cán bộ cấp Cục, Vụ Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh [84]. Bài viết đã đề cập 10 quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vấn đề dân tộc. Khi giải quyết vấn đề dân tộc, cần hết sức chú ý quán triệt chính sách tôn giáo của Đảng. Bài viết cũng đưa ra những kinh nghiệm chủ yếu của Trung Quốc trong xử lý vấn đề dân tộc, gồm: 1. Kiên trì bình đẳng dân tộc và tất cả xuất phát từ thực tế; 2. Kiên trì và hoàn thiện chế độ tự trị khu vực dân tộc; 3. Kiện toàn và tích cực chấp hành các chính sách, quy định pháp luật về dân tộc. Những nội dung mà luận án có thể tham khảo đó là kinh nghiệm xác định phương thức lãnh đạo phù hợp trong quá trình giải quyết các vấn đề dân sinh trên các địa bàn đặc thù dân tộc, tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt nam và lực lượng CAND. - Hội đồng lý luận Trung ương (2012), Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, Kinh nghiệm Việt Nam [85]. Các nhà khoa học, lý luận Trung Quốc đã khẳng định nhân dân là người sáng tạo chân chính của lịch sử và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng giành thắng lợi vĩ đại. Trong các bài viết, nổi bật là bài viết của đồng chí Lưu Vân Sơn với nhan đề: “Kiên trì mục tiêu giá trị “nhân dân là tối thượng”, thiết thực làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới”. Tác giả đã nêu bật những bài học kinh nghiệm trong công tác quần chúng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong gần 100 năm qua, gồm kiên định đường lối quần chúng, chân thành với nhân dân; giữ vững lập trường quần chúng, thực hiện tôn chỉ phục vụ nhân dân, tập trung giải quyết những vấn đề lợi ích mà quần chúng quan 9 tâm nhấtNgoài ra, những bài viết của các nhà khoa học Trung Quốc đều đã rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng của hai Đảng, đồng thời nêu lên những kiến nghị, giải pháp cần thực hiện nhằm làm tốt hơn công tác quần chúng trong tình hình mới; trong đó có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường đổi mới CTDV của Đảng. - Chương Tư Nghị (1986), Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng cho các Học viện, nhà trường trong thời kỳ mới [109] đã khẳng định vai trò của nhân dân và chỉ ra rằng các nhà cầm quyền giữ được nước hay để mất nước là do có thu phục được nhân dân hay không và ngược lại. Tác giả cuốn sách cũng nhấn mạnh để tăng cường mối quan hệ giữa quân và dân trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thì một mặt, Quân đội phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng XHCN; mặt khác, phải ra sức tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền nêu gương điển hình, kịp thời thông báo tin tức kinh tế cho quần chúng, cung cấp hỗ trợ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy cải cách kinh tế, nâng cao năng suốt lao động. Đặc biệt, tác giả khẳng định cần tiếp tục đẩy mạnh dân vận trên cơ sở phải thực hiện một số quan điểm và biện pháp cụ thể. Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học khác cũng nghiên cứu về vai trò của dân chúng, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác vận động quần chúng. Do đó, lực lượng CAND Việt Nam thực hiện CTDV cần chú ý công tác phối kết hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở để thực hiện tốt CTDV. * Tạp chí, bài viết và luận án có liên quan: - Khương Dược, Ban Xây dựng Đảng, trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2010), Nghiên cứu vấn đề quy luật cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền, Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên cứu của cán bộ cấp Cục, Vụ Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc [92]. Bài viết đã lý giải một loạt các vấn đề đặt ra đối với đảng cầm quyền. I. Làm thế nào để củng cố và mở rộng nền tảng xã hội của Đảng, giành lấy sự ủng hộ càng rộng 10 rãi hơn? II. Làm thế nào để tăng cường việc giành lấy lòng dân bằng chính sách và thành tích chính trị khi đứng trước khó khăn về ý thức hệ? III. Làm thế nào để tìm kiếm sự cân bằng giữa hiệu quả và công bằng, nhằm thực hiện kinh tế phát triển bền vững và xã hội hài hòa? IV. Làm thế nào để mở rộng dân chủ trong Đảng và dân chủ xã hội, nâng cao sức cuốn hút và sức ảnh hưởng của Đảng? Làm thế nào để chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết, duy trì hình tượng công chúng trong sạch liêm khiết? VI. Làm thế nào để ứng phó với thách thức của phương tiện thông tin đại chúng, học biết tìm kiếm tồn tại, tìm kiếm phát triển trong điều kiện xã hội thông tin? Một chính đảng có thể duy trì địa vị cầm quyền hay không là do năng lực quản lý và điều hành đất nước, có được sự tín nhiệm và ủng hộ của dân chúng hay không. Giành lấy lòng dân, giành được sự ủng hộ là vấn đề giải quyết tính hợp pháp chính trị của đảng cầm quyền. - Tổ chuyên đề Ban nghiên cứu - giảng dạy Xây dựng Đảng, trường Đảng Trung ương Trung Quốc, T/c “Tân Hoa văn trích”, số 21-2006; Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Cu ba về tăng cường mối liên hệ với quần chúng, Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, số 6-2007, [140]. Bài viết đã đặt ra và trả lời câu hỏi: là Đảng cộng sản (ĐCS) duy nhất cầm quyền ở Tây bán cầu, vì sao ĐCS Cu Ba vẫn bảo vệ được CNXH, vẫn duy trì được vị trí cầm quyền của Đảng trong điều kiện hết sức khó khăn. Nguyên nhân căn bản nhất là ĐCS Cu Ba đã biết coi trọng mối liên hệ với quần chúng nhân dân, không ngừng củng cố địa vị cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng tràn đầy sức sống. ĐCS đề ra nguyên tắc “4 tất cả” và định ra một loạt chính sách và biện pháp đảm bảo chắc chắn cho sự liên hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Những chính sách cụ thể của ĐCS Cu Ba cùng với nguyên tắc “4 tất cả”, đã tạo ra sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ giữa ĐCS và nhân dân Cu Ba, là bài học kinh nghiệm quý giá đối với ĐCS Việt Nam hiện nay. Các bài viết trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của CTDV dưới các góc độ, phạm vị khác nhau. Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của CTDV đối với từng vùng, miền, từng đối tượng khác nhau, đánh giá đúng thực trạng CTDV của từng tổ chức đảng, từng đảng bộ được nghiên cứu kể cả những ưu điểm và khuyết điểm, tìm 11 ra được những nguyên nhân của ưu, khuyết điểm đó; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV trong thời gian tới, đề xuất những giải pháp khoa học. Trong đó có nhiều nội dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay. 1.1.3. Những nghiên cứu liên quan về công tác vận động nhân dân của lực lượng vũ trang * Sách tham khảo: - Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Cục địa phương, cuốn sách:“Tập huấn nghiệp vụ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân của quân đội nhân dân Lào”, [35]. Cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng tỉnh thành một hướng chiến dịch, xây dựng huyện thành đơn vị chiến đấu độc lập, xây dựng làng bản thành căn cứ địa chiến đấu liên hoàn vững chắc. Đây là chính sách chiến lược nhất quán của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Phấn đấu làm sao cho đất nước thoát khỏi nạn đói nghèo trong năm 2020. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QP, AN vững mạnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự triển kinh tế - xã hội; nếu kinh tế - xã hội phát triển mạnh sẽ thúc đẩy nền QP, AN vững mạnh. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ba cấp đủ mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trở thành sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - A.P. Sheviakin (2005), Bí ẩn diệt vong của Liên Xô, Lịch sử những âm mưu và phản bội 1945 - 1991, Viện Chiến lược và khoa học, Bộ Công an [125]. Cuốn sách được Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an tổ chức biên dịch. Nội dung cuốn sách đề cập đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, trong đó tác giả đã đi sâu vào phân tích về sự suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thời kỳ đó, cũng như 12 ảnh hưởng của việc thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ và các nước phương Tây như những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến sự diệt vong của Liên Xô. Nội dung luận án có thể tham khảo là sự khẳng định về tầm quan trọng của nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ở các nước xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định sự bền vững của chế độ. Do đó trong công tác vận động nhân dân phải đặt lợi ích của dân chúng lên hàng đầu. Đảng có được sức mạnh đó là nhờ uy tín của Đảng được khẳng định khi nhận sự ủy thác của Nhân dân. Đây là kinh nghiệm cho lực lượng CAND Việt Nam. - Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh [126]. Cuốn sách đi sâu phân tích những mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, theo đó, toàn cầu hóa như là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, tác giả đã đặc biệt chú trọng phân tích những ảnh hưởng của quá trình “toàn cầu hóa” tới sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trên lĩnh vực bảo đảm ANTT, đến dư luận xã hội, đến người dân và nội dung, phương thức vận động quần chúng. Có thể thấy, Công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập khá cụ thể những vấn đề đặt ra trong bối cảnh quốc tế mới, vấn đề toàn cầu hóa và sự tác động của nó tới mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là tác động đến người dân, đến quản lý xã hội và an ninh quốc gia. Mặc dù được công bố đã lâu và không trực tiếp nghiên cứu về CTDV của lực lượng CAND, nhưng có thể xem đây là những chỉ dẫn khoa học quan trọng, giúp tác giả Luận án tham khảo nhằm định hình nội dung nghiên cứu và làm rõ hơn một số nội dung liên quan trong quá trình thực hiện luận án. - Chăn Thi Đươn Sa Vẳn:“CTDV của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2, [147]. Tác giả đã đề cập một số nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân, quán triệt, thu hút và hưởng ứng chủ trương đấu tranh của Đảng. Khẳng định sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong xác định chủ trương đấu tranh giành chính quyền; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết phải thực hiện đồng bộ, thống nhất 13 giữa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang là biện pháp quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng và thiết lập một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Có thể nói, các công trình, bài viết nêu trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của CTDV dưới các góc độ, phạm vi khác nhau: Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của CTDV đối với các đối tượng thuộc các vùng, miền khác nhau; đánh giá đúng thực trạng CTDV của từng tổ chức đảng, từng đảng bộ, từng lực lượng được nghiên cứu và chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm; tìm ra nguyên nhân của ưu, khuyết điểm; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm, giải pháp bước đầu rất quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV trong thời gian tới. Trong đó có nhiều nội dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của lực lượng CAND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. * Luận án có liên quan: - Som Vay Neng Xay Khum (2013), “Công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng bộ đội địa phương miền Nam Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [93]. Tác giả đã chỉ rõ vai trò quan trọng của CTDV của tổ chức cơ sở đảng bộ đội địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Lào trong những năm qua. Sau khi phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn CTDV của tổ chức cơ sở đảng bộ đội địa phương Miền Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay; tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới CTDV của tổ chức cơ sở đảng bộ đội địa phương Miền Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, trên cơ sở tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng mối quan hệ bền vững với nhân dân. Những nội dung luận án có thể tham kh...thống về CTDV của lực lượng CAND với tư cách là một bộ phận CTDV của Đảng. Một số công trình, bài viết liên quan về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận những vấn đề chung hoặc mang tính tổng kết thực tiễn ở một số thời kỳ, giai đoạn hoặc địa bàn cụ thể. Đến nay hệ thống lý luận về CTDV của lực lượng CAND tuy đã được đề cập ở một số mức độ và phạm vi nhất định nhưng chưa mang tính hệ 28 thống mà nằm rải rác trong các công trình khoa học độc lập, chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu. Trong bối cảnh mới hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận cũng như thực tiễn đối với CTDV của lực lượng CAND. Do đó, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết là: Thứ nhất, về lý luận: Luận án phân tích, làm rõ khái niệm về dân vận, dân vận CAND và CTDV của lực lượng CAND. Trên cơ sở đó làm rõ nội dung, vị trí, vai trò, đặc điểm CTDV của lực lượng CAND. Thứ hai, về thực trạng: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách toàn diện thực trạng CTDV của lực lượng CAND từ khi có chỉ thị 13/2001/CT-BCA về tăng cường CTDV của lực lượng CAND từ năm 2001 đến nay, phân tích nguyên nhân thực trạng, rút ra các kinh nghiệm thực tiễn. Thứ ba, về phương hướng, giải pháp: Dự báo những nhân tố tác động và đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu để tăng cường CTDV của lực lượng CAND; chỉ rõ nhiệm vụ, phương thức dân vận của lực lượng CAND nói chung và từng lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ trong CAND nói riêng. Tóm lại: Luận án sẽ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CTDV của lực lượng CAND với tư cách CTDV là một nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường CTDV của lực lượng CAND trong bối cảnh mới, có tính hệ thống, có cơ sở lý luận và thực tiễn. 29 Chương 2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN – CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân, trên cơ sở các tổ chức tiền thân, CAND chính thức thành lập gồm: Sở liêm phóng ở Bắc Bộ, Sở trinh sát ở Trung Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc ở Nam Bộ. Trước yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an toàn cho chính quyền cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 21-02-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL thống nhất lực lượng Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ Nội vụ và bố trí theo ba cấp: Nha Công an Việt Nam; Công an kỳ; Công an tỉnh. Tổ chức bộ máy của Công an nhân dân từ khi thành lập đến nay là một quá trình phát triển có tính lịch sử. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tổ chức bộ máy của CAND được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an quan tâm, xây dựng một cách khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Giai đoạn 1948 - 1953, tổ chức bộ máy của CAND có ba lần điều chỉnh, Nha Công an được đổi tên gọi thành Thứ Bộ Công an, sau là Bộ Công an. Riêng Nam Bộ, tổ chức của Công an gồm có: Sở Công an Nam Bộ, các Ty Công an tỉnh, Công an huyện, Ủy viên Công an xã. Do đó, CAND đã thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; đánh bại chiến tranh phá hoại của địch ở miền Bắc; đồng thời tích cực chi viện cho chiến trường Miền Nam; kiên cường bám đất, bám dân, diệt ác, trừ gian; bảo vệ phong trào cách mạng của quần chúng, góp phần quan trọng giành thắng lợi trên các chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 31-NQ/TW, ngày 02-12-1980 về 30 nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; tổ chức bộ máy của Bộ Công an được kiện toàn một bước theo Nghị định số 250/CP của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) gồm 4 Tổng cục (An ninh, Cảnh sát, Xây dựng lực lượng, Hậu Cần) và 8 Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng. Bước vào thời kỳ đổi mới, CAND tiếp tục được xác định là lực lượng vũ trang tin cậy, sắc bén của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT. Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến năm 2014, tổ chức, bộ máy của Bộ Công an 6 lần được kiện toàn, thành lập thêm một số đơn vị trực thuộc Bộ để tổ chức chuyên sâu; hợp nhất một số Tổng cục để bảo đảm tập trung, thống nhất. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước liên quan đến an ninh, trật tự đang diễn biến hết sức phức tạp với nhiều vấn đề mới nảy sinh. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các mối đe dọa, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chuyển hóa lẫn nhau đòi hỏi lực lượng CAND không những phải tiếp tục đổi mới về nhận thức, tư duy, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, về sách lược, phương châm công tác mà cần phải tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí lại lực lượng, cải tiến, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Kế thừa thành tựu, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, trưởng thành; quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25- 10-2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; căn cứ các quy định của Hiến Pháp, Luật tổ chức chính phủ; Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo chỉ đạo, tiến hành khoa học, khách quan trong xây dựng Đề án 106, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15-3-2018 về “Tiếp 31 tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, ngày 06/8/2018, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Trên cơ sở đó, tổ chức bộ máy của Bộ Công an được triển khai theo Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, gồm các đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, là một bước quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với CAND, sắp xếp tổ chức bộ máy CAND phù hợp, đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bố trí lực lượng và thực hiện tinh giản biên chế; giảm tầng nấc trung gian; đảm bảo tính đảng, tính nhân dân sâu sắc. Qua đó, khắc phục được sự chồng chéo, chia cắt về chức năng, nhiệm vụ, tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, tập trung đầu tư, hiện đại hóa trang bị, phương tiện, tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện để lực lượng Công an bám cơ sở, nắm tình hình và giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Có thể thấy, quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CAND luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Lực lượng CAND được tổ chức khoa học, chặt chẽ để tốt thực hiện nhiệm vụ chính trị thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao cho. 2.1.1. Chức năng của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam Điều 15 Luật CAND 2018 và Nghị định số 01/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an quy định: “Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH”[122]. Như vậy, CAND có 3 chức năng chủ yếu như sau: 32 Thứ nhất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về lĩnh vực ANQG và TTATXH. Trong ngành Công an, dù hoạt động ở bất kì lĩnh vực công tác nào, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND đều phải tham mưu cho lãnh đạo phụ trách trực tiếp, đồng thời phải tham mưu cho lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng CAND. Để làm tốt chức năng tham mưu, lực lượng CAND cần phải: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề ra đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính phủ trên lĩnh vực ANTT. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện tốt đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và chính phủ về ANTT. Phối hợp với các ngành, các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội trong bảo vệ ANTT. Thứ hai, quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH. Chức năng quản lí nhà nước về bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH bao gồm: Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực ANTT; đặc biệt xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân đối với sự nghiệp ANTT, quy định về tổ chức, các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt của lực lượng CAND làm cơ sở cho lực lượng CAND tiến hành công tác bảo vệ ANTT có hiệu quả. Chức năng phối hợp với các cấp chính quyền để tổ chức hoạt động quản lý nhà nước theo chức năng. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý sai phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ANTT. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong tổ chức, kiểm tra và xử lý sai phạm trong lĩnh vực QLNN về ANTT. Thứ ba, trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANQG, 33 TTATXH và tổ chức xây dựng lực lượng CAND thực sự là lực lượng vũ trang nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ. Chức năng đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH của lực lượng CAND được thể hiện qua vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ ANTT. Nhà nước xây dựng lực lượng CAND thành lực lượng chuyên trách bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH. Lực lượng CAND có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở; được thực hiện các biện pháp công tác để thực hiện chức năng đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANQG và TTATXH. Lực lượng CAND tập trung phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lí những hoạt động vi phạm pháp luật; thường xuyên tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ ANQG, bảo vệ bí mật nhà nước; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. 2.1.2. Nhiệm vụ của lực lượng CAND Công an nhân dân là lực lượng xung kích, nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ANTT, bảo vệ chủ quyền quốc gia nên nhiệm vụ của CAND luôn luôn phục vụ nhiệm vụ chung của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ: “Đối với nhân dân, đối với Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của Công an rất lớn, rất nặng nề” [82, 672], và, “nhiệm vụ của Công an thì nhiều, nhưng nói tóm tắt là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa” [82, 221]; “bảo vệ tốt các cơ quan đầu não, các lực lượng vũ trang các mối giao thông, vận tải, tài sản của Nhà nước và nhân dân, giữ vững trật tự, an ninh...”, “Công an phải nhận rõ nhiệm vụ của mình là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân” [82, 259]. Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy nhiệm vụ của CAND một cách bao quát cùng với những yêu cầu rất cụ thể, rõ ràng: Công an có vai trò to lớn trong việc 34 trấn áp bọn thực dân xâm lược và bọn tay sai chống lại chính quyền nhân dân, bảo vệ ANTT, bảo vệ sự bình yên của nhân dân. Công an nhân dân là bộ mặt của chính quyền nhân dân, người đại diện của chính quyền bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Nhiệm vụ cơ bản của CAND là đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Từ nhiệm vụ chung, Đảng ta đã yêu cầu những nhiệm vụ cụ thể đối với CAND thông qua: Điều 16 Luật CAND 2018 chỉ ra CAND có 21 nhiệm vụ và quyền hạn và Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an đã cụ thể hóa thành 30 nhiệm vụ, quyền hạn để duy trì, giữ vững sự ổn định, bình yên của xã hội nhằm đạt tới trạng thái “trị an”, có thể chia thành nhóm các nhiệm vụ, đó là: Nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh; Giáo dục những người phạm tội, những người lầm lỗi; vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn trật tự, an ninh; đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng lực lượng CAND; nhiệm vụ phòng gian,bảo mật; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng khác cùng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự; bảo vệ cơ sở vật chất, hạ tầng; phát triển kinh tế - xã hội; phòng cháy, chữa cháy; quy định, phổ biến giáo dục luật giao thông. Như vậy, CAND có nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, mang tính chất thường xuyên, dù là trong thời chiến hay thời bình cũng đều có, nhiệm vụ đó rất nặng nề, vất vả; tuy thầm lặng nhưng đều được Đảng, Chính phủ và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao; nhiệm vụ cao quý và thiêng liêng. 2.1.3. Vai trò của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam Vai trò của lực lượng CAND được thể hiện thông qua vị trí và chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND, có thể khái quát như sau: Thứ nhất, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 35 Từ khi được thành lập, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng lực lượng CAND thành lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo đảm an ninh trật tự. Điều này được khẳng định trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cụ thể: Nghị quyết số 31-BCT ngày 2/12/1980 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự xã hội trong tình hình mới đã xác định: “CAND là công cụ bạo lực trọng yếu của Đảng và Nhà nước chuyên chính vô sản”[17]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc từ đại hội IV đến lần thứ X đều xác định “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang của Đảng, Nhà nước”. Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quy định:“Nhà nước xây dựng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG và đảm bảo TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm”[120]. Như vậy vai trò quan trọng của CAND được thể hiện trên các phương diện cụ thể sau: Nhiệm vụ của CAND rất nhiều và rất quan trọng, bao trùm lên hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. CAND không chỉ có nhiệm vụ giữ gìn ANTT mà còn góp công, góp sức vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trực tiếp bảo vệ Đảng,Nhà nước,nhân dân và chế độ. Công an nhân dân phải thường xuyên đấu tranh phòng chống tội phạm và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Công việc làm của CAND âm thầm nhưng rất quan trọng. Do đó, CAND là một bộ phận không thể thiếu và có vị trí, vai trò trọng yếu trong hệ thống chính trị và bộ máy của Nhà nước, là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận bảo vệ ANQG và TTATXH, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. 36 CAND là lực lượng nòng cốt bởi lẽ sự nghiệp bảo vệ ANTT là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta, là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tuy là trách nhiệm của nhiều lực lượng, là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ, của công an, quân đội, các đơn vị, các lực lượng khác và của quần chúng nhân dân. Song, trong những lực lượng đó CAND là lực lượng giữ vai trò nòng cốt. Đảng, Chính phủ thành lập ra CAND là nhằm mục tiêu giữ gìn trật tự, an ninh, trấn áp tội phạm, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ và bảo vệ nhân dân. Điều 64 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”[120]. Điều 3 Luật CAND năm 2018 xác định vị trí của CAND:“Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”[122]. CAND là lực lượng tiên phong vì muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, CAND phải là lực lượng đi đầu, gương mẫu và cố gắng, quyết tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhân dân giao cho. CAND không chỉ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực mình quản lý, chịu trách nhiệm mà vai trò tiên phong được phát huy trên nhiều lĩnh vực, đi trước cả các ngành kinh tế, tiên phong trong công tác vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân và các lực lượng khác. Vai trò tiên phong đồng thời cũng là trách nhiệm của CAND, CAND là lực lượng đầu tiên chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về việc giữ gìn ANTT của đất nước. 37 Vai trò nòng cốt và tiên phong của CAND có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thể hiện việc khẳng định vị thế, tầm quan trọng của lực lượng CAND trong sự nghiệp cách mạng, vừa thể hiện trách nhiệm của lực lượng CAND. Do đó, CAND ở vị trí vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, là chủ lực quân, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH. 2.1.4. Đặc điểm của lực lượng Công an nhân dân Thứ nhất, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang được tổ chức tập trung, thống nhất; có nhiệm vụ chiến đấu thường xuyên, liên tục, lâu dài để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đây là đặc điểm lớn nhất, chi phối tất cả các lĩnh vực hoạt động của lực lượng CAND. CAND là lực lượng vũ trang được tổ chức tập trung, thống nhất, điều này được thể hiện rõ thông qua các văn bản chỉ đạo của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cụ thể: Điều 67, Hiến pháp 2013 xác định: “Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia và bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm”[120]; Điều 4 luật CAND 2018, quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng CAND: “ Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”[122]. Tính chiến đấu thường xuyên, liên tục và lâu dài là một đặc điểm của lực lượng CAND, bởi lẽ: CAND có nhiệm vụ chiến đấu thường xuyên, liên tục, lâu 38 dài để bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH. Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp do đó nó diễn ra rất gay gắt, quyết liệt, nóng bỏng, phức tạp và lâu dài. Trong cuộc đấu tranh lâu dài này, còn chủ nghĩa đế quốc, còn kẻ thù dân tộc, còn tội phạm là còn phải đấu tranh để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và Nhân dân. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị trong đó lực lượng CAND giữ vai trò nòng cốt, tiên phong. Thực tế còn cho thấy, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ANTT có phạm vi rất rộng và phức tạp, thường xuyên có sự biến động, thay đổi, phát sinh. Do đó, cuộc chiến của lực lượng CAND với các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật, rất quyết liệt và căng thẳng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Các thế lực thù địch và bọn tội phạm hoạt động dưới mọi hình thức, không từ một thủ đoạn xảo quyệt nào. Hoạt động của chúng có loại thì tinh vi kín đáo, lâu dài, có loại thì trắng trợn, táo bạo và đều gây tổn thất cho ta về ANQG và TTATXH. Chính vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ được giao là lực lượng nòng cốt áp dụng pháp luật để bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, lực lượng CAND phải huy động mọi lực lượng, mọi phương tiện, biện phápđể phát hiện, đấu tranh, vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của đối tượng đấu tranh. Để đạt đảm bảo áp dụng tốt và có hiệu quả các biện pháp công tác nhằm đạt được mục đích cuộc đấu tranh, làm rõ bản chất tội phạm, làm cho kẻ phạm tội bộc lộ rõ bản chất của nó là điều rất khó khăn. Muốn vậy, lực lượng CAND phải kiên trì, chủ động tiến công và tiến công quyết liệt, không ngại khó khăn, gian khổ, luôn luôn mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm và dựa vào nhân dân thì mới dành thắng lợi. Từ đặc điểm này, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng lực lượng CAND về mọi mặt thể hiện thường trực chiến đấu cao. Tính chiến đấu thể hiện trong việc xây dựng tổ chức, lực lượng với sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và hợp lý cho từng đơn vị, cá nhân Ngoài ra cần chú ý đến trang bị vũ khí phương tiện, trong việc sử dụng các biện pháp công tác và xây dựng thế trận chiến đấu, dựa vào nhân dân, phát huy nguồn lực vô tận của nhân dân và xây dựng tư tưởng vững vàng, kiên định cho cán bộ, chiến sĩ. 39 Thứ hai, cán bộ và chiến sĩ CAND được tuyển lựa chặt chẽ, được đào tạo hệ thống, chuyên sâu về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ. Lực lượng CAND là lực lượng chuyên chính của GCCN và nhân dân lao động Việt Nam, là công cụ sắc bén để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ CAND là cán bộ chính trị, vì thế khi tuyển chọn vào CAND phải đảm bảo lý lịch trong sạch bao gồm thành phần xuất thân và sự thuần khiết về chính trị. Về chính trị: Hầu hết cán bộ, chiến sĩ CAND có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị của mình, giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng và khả năng vận dụng sáng tạo trong bảo vệ an ninh, trật tự, có niềm tin, sự kiên định, lòng trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, tin vào con đường cách mạng mà Đảng đã lựa chọn. Về phẩm chất đạo đức: Cán bộ chiến sĩ CAND có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, gương mẫu, có lối sống trong sạch, lành mạnh, tiến bộ, văn minh, trung thực, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn bí mật, mưu trí, sáng tạo và ý thức tổ chức kỷ luật cao. Về chuyên môn: Đại đa số cán bộ, chiến sĩ có trình độ, tri thức đảm bảo thực hiện tốt công tác được phụ trách, sắc bén về chính trị, nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu, nhanh nhạy nắm bắt những vấn đề thực tiễn, phân tích dự báo phục vụ cho công tác tham mưu, đề xuất. Từ đặc điểm trên, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng CAND một cách toàn diện, vững mạnh về mọi mặt. Cán bộ chiến sĩ CAND phải đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”. Đồng thời cần phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng “dân vận khéo” cho cán bộ, chiến sĩ CAND để cán bộ, chiến sĩ có khả năng vận động nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng, đặc biệt phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Từ đó, lực lượng CAND sẽ được nhân dân giúp đỡ nhiều hơn, trực tiếp hơn và tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND, CTDV của lực lượng CAND sẽ đạt được kết quả tốt. 40 Thứ ba, công tác của lực lượng CAND luôn dựa vào nhân dân, bám sát nhân dân, vừa có tính công khai, vừa có nhiều lĩnh vực phải đảm bảo bí mật. Bảo vệ an ninh, trật tự là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và của nhân dân, trong đó lực lượng CAND làm nòng cốt. Để thể hiện được vai trò nòng cốt và tiên phong trên mặt trận này, lực lượng CAND phải luôn dựa vào nhân dân, bám sát nhân dân, tích cực vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia bảo vệ ANTT. Đây là một vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Về vấn đề này, ngay từ khi mới ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất cách mạng của CAND: “CAND Việt Nam hoàn toàn khác Công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dânCAND phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. CAND phải thực sự phục vụ nhân dân” [82]. CAND phải biết “lấy dân làm gốc”; “Nhiệm vụ của công an là: Bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế. Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Như vậy, nhân dân sẽ ra sức giúp công an làm tròn nhiệm vụ”[ 80, tr.83]. Lực lượng CAND chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và thực sự mạnh lên khi biết dựa vào nhân dân, không xa rời dân. Công an nhân dân là một bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Về phương diện an ninh, trật tự, CAND là lực lượng công khai đại diện cho Nhà nước, mọi hoạt động của Công an đều tuân theo những quy định của Nhà nước, trên cơ sở pháp luật. Bên cạnh đó, công tác của lực lượng CAND vừa có tính công khai, vừa có nhiều lĩnh vực phải đảm bảo bí mật. Tính công khai của công tác Công an chính là việc đại diện cho Nhà nước và nhân dân về phương diện an ninh, trật tự. Do đó hoạt động của Công an nằm trong hoạt động chung của xã hội, hoạt động của cơ quan Nhà nước, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Công tác công an có nhiều lĩnh vực phải đảm bảo bí mật vì đối tượng đấu tranh của ngành Công an, lấy bí mật làm phương thức hoạt động và tồn tại, do đó 41 chỉ có đảm bảo bí mật thì công tác Công an mới thắng lợi. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, bọn tội phạm luôn tìm cách tiếp cận các mục tiêu thiết yếu, cơ mật và quan trọng để tiến hành các hoạt động tội phạm cho phù hợp, trái pháp luật. Do đó, Đảng, Nhà nước cho phép Công an được sử dụng cả những biện pháp công khai và những biện pháp bí mật cùng các phương tiện, chiến thuật đặc thù. Việc đảm bảo bí mật trong thực thi nhiệm vụ của lực lượng CAND có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định thắng lợi việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Công an... Từ đặc điểm này, đòi hỏi trong các hoạt động nghiệp vụ, cán bộ, chiến sĩ CAND phải có khả năng dân vận khéo, đồng thời phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, luôn có ý thức giữ gìn bí mật nhưng cần chú ý kết hợp, linh hoạt và khéo léo, chân thành để tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Thứ tư, công tác của lực lượng CAND gắn liền với sự tồn vong của Đảng, của chế độ; có quan hệ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và có nhiều vấn đề nhạy cảm; liên quan đến sinh mệnh chính trị của người dân. Quá trình tiến hành công tác nghiệp vụ của CAND luôn liên quan tới các lĩnh vực của đời sống, xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao Mục đích hoạt động của CAND là bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Các thế lực phản động, thù địch và các loại tội phạm hoạt động phạm tội trên mọi lĩnh vực do đó nhiệm vụ của CAND là phải thường xuyên đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động trên. Vì vậy công tác Công an có quan hệ tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và có nhiều vấn đề nhạy cảm; liên quan đến sinh mệnh chính trị của người dân. Phạm vi hoạt động của CAND rất rộng lớn, không có giới hạn hành chính, không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế. Ở trong nước, lực lượng CAND có hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở và được được bố trí theo hai hệ thống đó là theo các cấp hành chính và chuyên sâu theo hệ lực lượng. Với hệ thống bộ máy như vậy, CAND đã đảm nhiệm được toàn bộ công tác an ninh, 42 trật tự trong cả nước. Tuy nhiên do tính chất nguy hiểm và phức tạp của tội phạm đặc biệt là tội phạm kinh tế, do đó công tác công an phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng trong và ngoài Công an, các địa phương để xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động của các loại tội phạm. Xét trên phạm vi quốc tế, chúng ta thấy rằng công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong thời gian qua, đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng hội nhập quốc tế, song mặt trái của nền kinh tế thị trường đó là sự gia tăng tội phạm quốc tế như rửa tiền, lừa đảo đầu tư và mua bán người đòi hỏi công tác Công an phải kịp thời, linh hoạt và không chỉ phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm là người Việt Nam mà còn với các loại tội phạm có liên quan đến nước ngoài và pháp luật quốc tế. Từ ... % trên tổng số Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò công tác dân vận của LLCAND 126 11.06 Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nắm vững quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng, chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện công tác dân vận 318 27.92 Tình hình thế giới, khu vực có những biến động phức tạp khó lường. Công tác nắm tình hình, giải quyết các vụ việc phức tạp, tại chỗ còn hạn chế 84 7.38 Trong thực hiện công tác dân vận chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức phương pháp vận động nhân dân 286 25.11 Việc xây dựng, nâng cao chất lượng cho lực lượng chuyên trách còn có những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả CTDV 325 28.53 9. Có cần thiết xây dựng bộ tiêu chí riêng đối với cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Có 548 94.48 Không 32 5.52 10. Tình hình cán bộ chiến sỹ tham gia phong trào thi đua có liên quan đến công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 325 28.38 Phong trào thi đua “Dân vận khéo” 52 4.54 Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” 272 23.75 Phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” 496 43.33 11. Giải pháp gì để tăng cường công tác dân vận trong thời gian tới Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp và cán bộ, chiến sỹ về công tác dân vận 461 16.65 Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện công tác dân vận 416 14.12 Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 458 15.54 Làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, bức xúc của nhân dân liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở 440 14.93 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt, những mô hình, điển hình tiên tiến về công tác dân vận 402 13.64 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc tiến hành công tác dân vận 381 12.93 Tăng cường lực lượng chuyên trách làm công tác dân vận bảo đảm đủ số lượng và chất lượng 388 12.19 Phụ lục 2.2 KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN Đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo chỉ huy trong lực lượng Công an nhân dân Số lượng phiếu khảo sát: 250 Số phiếu thu về: 250 Số phiếu hỏng: 0 Số lượng phiếu đưa vào xử lý: 250/250=100% Kết quả thu về được thống kê dưới dạng bảng dữ liệu, như sau: 1. Đánh giá vị trí, tầm quan trọng của dân vận đối với công tác của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Rất quan trọng 218 87.2 Quan trọng 32 12.8 Bình thường 0 0 Không quan trọng 0 0 2. Cán bộ lãnh đạo chỉ huy biết đến công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân dưới hình thức Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” 107 20 Hoạt động xã hội từ thiện, giao lưu văn hóa, thể thao 133 24.9 Tham gia lớp tập huấn kĩ năng công tác dân vận 65 12.2 Đăng kí thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” 60 11.2 Qua phương tiện sách, báo, tạp chí, Internet... 161 30.1 Qua học tập môn công tác dân vận 8 1.6 3. Mức độ quan tâm đến công tác dân vận của lãnh đạo đơn vị trong thời gian vừa qua Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Rất quan tâm 104 41.6 Quan tâm 109 43.6 Bình thường 37 14.8 Không quan tâm 0 0 4. Chất lượng công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân trong thời gian qua Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Rất tốt 49 19.6 Tốt 153 61.2 Bình thường 42 16.8 Yếu 6 2.2 Kém 0 0 5. Hình thức tiến hành công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân trong thời gian qua Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Rất đa dạng 62 24.8 Đa dạng 143 57.2 Bình thường 39 15 Không đa dạng 6 2.4 6. Mức độ hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Công an các cấp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân tương đương trên địa bàn Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Rất hiệu quả 54 21.6 Hiệu quả 156 62.4 Bình thường 36 14.4 Không hiệu quả 4 1.6 7. Công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân thời gian qua có những hạn chế Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận 51 10.4 Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, triển khai công tác dân vận chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ 117 24.0 Nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân chưa phù hợp 103 21.1 Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, của lực lượng chuyên trách thực hiện công tác dân vận còn hạn chế 133 27.3 Việc phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với các bộ, ban, ngành, đoàn thể còn thiếu thống nhất 83 17.2 8. Nguyên nhân dẫn đến công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân còn một số hạn chế Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị địa phương chưa nhận thức đầy đủ vai trò công tác dân vận của LLCAND 72 14.0 Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa nắm vững quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng, chưa nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện công tác dân vận 121 23.4 Tình hình thế giới, khu vực có những biến động phức tạp khó lường. Công tác nắm tình hình, giải quyết các vụ việc phức tạp, tại chỗ còn hạn chế 69 13.4 Trong thực hiện công tác dân vận chưa chủ động trong xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức phương pháp vận động nhân dân 92 17.8 Việc xây dựng, nâng cao chất lượng cho lực lượng chuyên trách còn có những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả CTDV 162 31.4 9. Có cần thiết xây dựng bộ tiêu chí riêng đối với cán bộ, chiến sỹ thực hiện công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Có 236 94.4 Không 14 5.6 10. Tình hình cán bộ chiến sỹ tham gia phong trào thi đua có liên quan đến công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 151 27.8 Phong trào thi đua “Dân vận khéo” 26 4.6 Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” 129 23.8 Phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy” 238 43.8 11. Giải pháp gì để tăng cường công tác dân vận trong thời gian tới Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Nâng cao nhận thức của cấp uỷ, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp và cán bộ, chiến sỹ về công tác dân vận 237 15.8 Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện công tác dân vận 212 14.1 Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 233 15.5 Làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, bức xúc của nhân dân liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở 224 14.9 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, biểu dương người tốt, việc tốt, những mô hình, điển hình tiên tiến về công tác dân vận 204 13.6 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc tiến hành công tác dân vận 194 12.9 Tăng cường lực lượng chuyên trách làm công tác dân vận bảo đảm đủ số lượng và chất lượng 199 13.2 Phụ lục 2.3 KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN Đối tượng khảo sát: nhân dân (do điều kiện địa lý nên chủ yếu là nhân dân sinh sống trên địa bàn tp Hà Nội và các tỉnh lân cận) Số lượng phiếu khảo sát: 300 Số phiếu thu về: 300 Số phiếu hỏng: 0 Số lượng phiếu đưa vào xử lý: 300/300=100% Kết quả thu về được thống kê dưới dạng bảng dữ liệu, như sau: 1. Số lượng người dân biết về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân Nội dung Tổng số ý kiến trả lời Tỷ lệ % trên tổng số Có 226 75.33 Không 74 24.67 2. Đánh giá của nhân dân về tính cần thiết của công tác dân vận của Công an nhân dân Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Rất cần thiết 174 58 Cần thiết 105 35 Không cần thiết 21 7 3. Đánh giá tính hiệu quả công tác dân vận của Công an nhân dân trong thời gian qua Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Hiệu quả 37 12.3 Bình thường 200 66.6 Chưa hiệu quả 57 19.1 Kém hiệu quả 6 2 4. Đánh giá sự hài lòng với thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sỹ Công an Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Rất hài lòng 34 11.3 Hài lòng 249 83 Không hài lòng 17 5.7 Rất không hài lòng 0 0 5 Đánh giá vai trò của người có uy tín đối với công tác dân vận của Công an nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Rất quan trọng 72 24 Quan trọng 116 38.6 Bình thường 59 19.6 Không quan trọng 53 17.8 6. Đánh giá phong trào vận động nhân dân tiêu biểu ở địa phương sinh sống có sự tham gia của lực lượng Công an Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Xây dựng đời sống văn hóa 150 20.6 Xóa đói, giảm nghèo 157 21.5 Xây dựng nông thôn mới 103 14.2 Dân vận khéo 131 18 Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 187 25.7 7. Đánh giá mức độ phối hợp giữa Công an các cấp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân vận ở cơ sở Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Thường xuyên, hiệu quả 70 23.3 Bình thường 120 40 Chưa tốt, chưa hiệu quả 92 30.6 Thiếu sự phối hợp 18 6.1 8. Hình thức tiếp xúc nào dưới đây giúp nhân dân biết đến cán bộ làm công tác dân vận của lực lượng Công an Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Trao đổi, tọa đàm, diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” 63 5.9 Hoà giải 188 17.9 Cán bộ đến nhà dân 132 12.5 Tiếp xúc cử tri 156 14.8 Giao lưu, kết nghĩa 82 7.8 Hoạt động từ thiện 98 9.3 Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 142 13.5 Thông qua phương tiện truyền thông 191 18.3 9. Đánh giá mức độ thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của nhân dân trên địa bàn đang sinh sống trong thời gian qua Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Tốt 99 33 Khá 137 45.6 Trung bình 52 17.3 Yếu 12 4.1 10. Biện pháp để tăng cường công tác dân vận của LL CAND trong thời gian tới Nội dung Tổng số đáp án lựa chọn Tỉ lệ % Nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp và cán bộ, chiến sỹ về công tác dân vận 80 11.5 Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Công an với MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc tiến hành công tác dân vận 86 12.3 Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 92 13.2 Làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, bức xúc của nhân dân liên quan đến ANTT tại cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở 155 22.3 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, biêu dương người tốt, việc tốt, những mô hình, điển hình tiên tiến về công tác dân vận 106 15.2 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc tiến hành công tác dân vận 79 11.4 Tăng cường lực lượng chuyên trách tiến hành công tác dân vận đảm bảo đủ số lượng và chất lượng 98 14.1 PHỤ LỤC 3 Bảng 1. Mức độ hạn chế Nội dung Tỉ lệ Rất quan trọng 89.65̀̀% Quan trọng 9.65% Bình thường 0.7́%́ 89,65% 9,65% 0,7% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Bảng 2. Thông qua hình thức nào Nội dung Tỉ lệ Diễn đàn, lắng nghe ý kiến 14,72% Hoạt động xã hội, từ thiện, VH-TT 25,53% Tập huấn kĩ năng dân vận 13,04% Thực hiện phong trào thi đua dân vận 10,26% Qua sách báo 26,96% Học tập môn CTDV 9,49% 0 5 10 15 20 25 30 Diễn đàn, lắng nghe ý kiến HĐ xã hội, từ thiện, VH_TT Tập huấn kỹ năng dân vận TH phong trào thi đua dân vậnQua sách báo Học tập môn CTDV 14.72 % 25.53 % 13.04 % 10.26 % 26.96 % 9.49 %  Diễn đàn, lắng nghe ý kiến HĐ xã hội, từ thiện, VH_TT Tập huấn kỹ năng dân vận TH phong trào thi đua dân vận Qua sách báo Học tập môn CTDV Bảng 3. Mức độ quan tâm của lãnh đạo đơn vị Nội dung Tỉ lệ Rất quan tâm 39.66% Quan tâm 45.86% Bình thường 14.48% 39.66% 45.86% 14.48% Sales Rất quan tâm Quan tâm Bình thường Bảng 4. Chất lượng Nội dung Tỉ lệ Rất tốt 21,72% Tốt 57,24% Bình thường 19,83% Yếu 1,21% 21.72% 57.24% 19.83% 1.21% Sales Rất tốt Tốt Bình thường Yếu Bảng 5. Hình thức Nội dung Tỉ lệ Rất đa dạng 23.44% Đa dạng 54.83% Bình thường 19.31% Không đa dạng 2.42% 23.44% 54.83% 19.31% 2.42% Sales Rất đa dạng Đa dạng Bình thường Không đa dạng Bảng 6. Mức độ hiệu quả công tác phối hợp Nội dung Tỉ lệ Rất hiệu quả 20,52% Hiệu quả 59,65% Bình thường 18,62% Không hiệu quả 1,21% 20.52% 59.65% 18.62% 1.21% 0 10 20 30 40 50 60 70 Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả Bảng 7. Nguyên nhân của hạn chế Nội dung Số người lựa chọn Cấp ủy 126 LL chuyên trách 325 Nhận thức CBCS 318 CSVC, trang thiết bị 286 Công tác nắm tình hình 84 126 325 318 286 84 0 50 100 150 200 250 300 350 Cấp ủy LL chuyên trách Nhận thức         CBCS CSVC, trang thiết bị Công tác nắm tình  hình Bảng 9. Đã tham gia phong trào Nội dung Số người chọn Toàn dân BVANTQ 325 Dân vận khéo 52 VANTQ 272 CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy 496 325 52 272 496 0 100 200 300 400 500 600 Toàn dân BVANTQ Dân vận khéo VANTQ CAND học tập, thực  hiện 6 điều Bác Hồ dạy PHỤ LỤC MỘT SỐ VĂN BẢN CHỈ ĐẠO VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA LỰC LƯỢNG CAND GIAI ĐOẠN 2001 - 2020 STT Loại văn bản Số ban hành Cấp ban hành Thời gian ban hành Nội dung Ghi chú 1 Chỉ thị Số 13/2001/CT-BCA Bộ trưởng BCA 11/10/2001 “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân” 2 Hướng dẫn Số 235/V28 Cục V28 (BCA) 22/11/2001 “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng CAND đối với Công an xã” 3 Công văn Số 1126-CV/BCA(X11) BCA 07/7/2004 “Tiếp tục tăng cường công tác dân vận của lực lượng CAND” 4 Công văn Số 1129/BCA(V11-X11) BCA 05/6/2008 “Hướng dẫn công tác dân vận của lực lượng CAND” 5 Quy chế Số 02-QC/ĐUCA-VP ĐUCATW 09/3/2012 Công tác dân vận của lực lượng CAND 6 Chương trình hành động Số 22-CTr/ĐUCA- V28 ĐUCATW 14/8/2013 Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” 7 Chỉ thị Số 04/CT-BCA-V28 BCA 21/4/2014 “Tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” 8 Kế hoạch Số 228/KH-BCA-V28 V28 (BCA) 24/7/2014 Thực hiện Nghị định số 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong lực lượng CAND 9 Chỉ thị Số 07/CT-BCA-V28 BCA “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh 15/8/2014 Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” 10 Chỉ thị Số 09/CT-BCA-V28 BCA 19/8/2014 “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo” 11 Chỉ thị Số 03/CT-BCA-V28 BCA 03/6/2016 Tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. 12 Chương trình phối hợp Số 38- CTr/BDVTW-BCA Ban Dân vận TW, BCA 15/6/2016 Phối hợp thực hiện công tác dân vận, giai đoạn 2016 - 2021” . 13 Thông báo Số 26-TB/ĐUCA ĐUCATW 17/7/2016 Tiếp tục thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 05/02/2010 của Bộ Chính trị về ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” 14 Kế hoạch Số 34-KH/ĐUCA 17/7/2016 Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” của lực lượng CAND. 15 Chỉ thị Số 09/CT-BCA-V28 BCA 01/11/2016 “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng CAND trong tình hình mới” 16 Kế hoạch Số 313/KH-BCA-V28 V28 (BCA) 08/11/2016 Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 ngày 01/11/2016 về “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng CAND trong tình hình mới” 17 Hướng dẫn Số 955/HD-V28-P4 V28 16/8/2017 Tiêu chí cơ bản đánh giá và khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” trong lực lượng CAND 18 Kế hoạch Số 03/KH-BCA-V28 V28 (BCA) 02/01/2018 Thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Hướng dẫn khung để cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ CAND. 19 Kế hoạch Số 163/KH-BCA-V28 V28 (BCA) 26/7/2018 Vận động nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết Hội nghị làn thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” của lực lượng CAND. 20 Kế hoạch Số 156-KH/ĐUCA ĐUCATW 29/10/2019 Thực hiện Kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” trong lực lượng Công an nhân dân 21 Kế hoạch Số 158-KH/ĐUCA ĐUCATW 12/11/2019 Theo dõi, nắm tình hình Nhân dân đối với đại hội Đảng các cấp và tổng hợp ý kiến của nhân dân đóng góp vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng trong lực lượng CAND Nguồn: Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Bộ Công an PHỤ LỤC THỐNG KÊ CÁC MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TRONG PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG DO LỰC LƯỢNG CAND TỔ CHỨC TỪ 2001 -2020, CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA DÂN VẬN KHÉO TRONG CAND 1. Các mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ Đến năm 2019, cả nước có 2.680 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với tên gọi khác nhau, tập trung vào 4 dạng mô hình tiêu biểu: - Dạng mô hình mang tính mục tiêu, khẩu hiệu (mô hình phong trào nói chung) như: “An toàn về ANTT”,“3 phòng”, “3 không”, “Camera phòng, chống tội phạm”...); - Dạng mô hình tư vấn chỉ đạo (các Ban chỉ đạo, Hội đồng bảo vệ ANTT...); - Dạng liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ ANTT (Giáp ranh an toàn; Liên kết Trường-phường...); - Dạng tổ chức quần chúng tự quản về ANTT (Bảo vệ dân phố; Dân phòng; Tổ, Đội tự quản ANTT; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm; Tổ tuần tra nhân dân...). Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, điểm sáng, gương sáng theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải từ cơ sở, có tính xã hội hóa cao được triển khai thực hiện ở hầu hết các địa phương trong cả nước, được Nhân dân đón nhận, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực. Điển hình như: + Mô hình “Liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT” được thực hiện phổ biến và hiệu quả ở nhiều nơi, để phối hợp quản lý Nhà nước về ANTT, quản lý địa bàn, gắn với phát triển kinh tế, xã hội; có nơi liên kết cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc giữa cơ quan, đơn vị với nhau và với chính quyền cơ sở. Nhiều địa phương đã sơ kết, tổng kết khẳng định mô hình này có hiệu quả thiết thực, tạo thành thế liên hoàn, nâng cao tầm phối hợp, thắt chặt sự đoàn kết, thống nhất trong đấu tranh phòng, chống tội phạm như: Cụm Hòa Bình với Ninh Bình; Cụm 6 tỉnh: Hà Giang-Tuyên Quang-Lào Cai- Yên Bái- Cao Bằng-Bắc Kạn; Cụm Hà Nội- Vĩnh Phúc-Phú Thọ-Thái Nguyên; Cụm Bắc Kạn-Thái Nguyên-Vĩnh Phúc-Bắc Ninh-Hà Nội; Cụm Vĩnh Long-TP Cần Thơ + Mô hình “Khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an toàn về ANTT” được Bộ Công an chỉ đạo (Thông tư số 23/2012/TT- BCA), được tất cả các địa phương trong toàn quốc triển khai thực hiện. Qua 5 năm có 501.286 lượt khu dân cư; 49.666 lượt xã, phường, thị trấn; 473.441 cơ quan, doanh nghiệp đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; kết quả có 344.897 lượt khu dân cư; 33.857 lượt xã, phường, thị trấn; 327.064 cơ quan, doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. + Mô hình Ban, Tổ Bảo vệ dân phố, Đội Dân phòng, Tổ hòa giải được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, phát huy hiệu quả tích cực. Tính đến cuối năm 2017, cả nước có: 1882 Ban, 15.656 Tổ Bảo vệ dân phố với 72.456 thành viên; có 37.371 Đội Dân phòng với trên 409.287 thành viên; có 111.649 Tổ hòa giải với tổng số 661.183 hòa giải viên. + Một số mô hình như: Dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT; Tổ, nhóm liên gia tự quản về ANTT... và gần đây nhất là mô hình “Camera phòng, chống tội phạm” được nhiều địa phương trong toàn quốc áp dụng phát huy hiệu quả tốt. 2. Các phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong Công an nhân dân 2.1. Một số văn bản chỉ đạo Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ đã ban hành như: - Kế hoạch số 2315/X11(X28) ngày 22/6/2009 về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lực lượng Công an nhân dân (2009 - 2010). - Hướng dẫn số 3905/X11 (X28) ngày 22/6/2009 về Tiêu chí cơ bản đánh giá điển hình “Dân vận khéo”. - Kế hoạch số 56-KH/ĐUCA ngày 24/7/2017 về “Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lực lượng CAND, giai đoạn 2017 - 2020”. - Hướng dẫn số 955/HD-V28-P4 ngày 16/8/2017 về Tiêu chí cơ bản đánh giá và khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” trong lực lượng CAND. 2.2. Thống kê về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” của lực lượng Công an nhân dân 2.2.1. Tên gọi mô hình, điển hình Mô hình “Dân vận khéo” của lực lượng CAND đa dạng, phong phú, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực công tác Công an, như: - “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; - “Tham mưu giỏi, dân vận tốt, phát huy sức mạnh toàn dân trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”; - “Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng quần chúng nhân dân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự”; - “Hết việc, không hết giờ”; - “Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động đoàn viên, thanh niên không vi phạm pháp luật”; - “Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”; - “Vận động cơ quan, doanh nghiệp cam kết về an toàn phòng cháy và chữa cháy”; - “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ các địa bàn, lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách”; - “Cán bộ, chiến sĩ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm về ma túy”; - “Vọng gác thanh niên làm theo lời Bác”; - “Cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố thực hiện tốt “Dân vận khéo” trong công tác đảm bảo ANTT và xây dựng lực lượng CAND”; - “Nâng cao hiệu quả công tác trực ban hình sự, tiếp nhận giải quyết dứt điểm các tố giác tin báo về tội phạm và đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân”; - “Cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát ĐTTP về Ma túy tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy và giải quyết người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố”; - “Cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký quản lý cư trú, đăng ký CMND”; - “Cán bộ, chiến sĩ Đội XDPT và QLBVDP thực hiện tốt “Dân vận khéo” trong công tác phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”; - “Cán bộ, chiến sĩ Đội An ninh thực hiện tốt “Dân vận khéo” trong công tác an ninh tôn giáo”; - “Làm tốt công tác hòa giải, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc nổi cộm từ cơ sở”; 2.2.2. Số lượng (thống kê chưa đầy đủ) Bảng thống kê số lượng điển hình được khen thưởng và số Hội thi “Dân vận khéo” các địa phương trong cả nước giai đoạn 2001 - 2020 STT Địa phương Điển hình được khen thưởng Số Hội thi “ Dân vận khéo” Tập thể Cá nhân 01 TP. Hồ Chí Minh 84 180 0 02 Hải Phòng 03 0 0 03 Đà Nẵng 92 65 5 04 Cần Thơ 205 05 Lạng Sơn 01 01 01 06 Lai Châu 0 03 07 Tuyên Quang 13 30 05 08 Yên Bái 02 03 09 Lào Cai 260 193 01 10 Thái Nguyên 34 43 08 11 Vĩnh Phúc 02 02 12 Hòa Bình 16 19 13 Quảng Ninh 40 29 01 14 Hải Dương 22 17 15 Hưng Yên 07 02 16 Thái Bình 01 01 17 Hà Nam 37 10 18 Nam Định 14 06 19 Nghệ An 27 25 20 Hà Tĩnh 06 06 21 Quảng Trị 05 15 01 22 Bình Định 16 16 0 23 Ninh Thuận 34 31 24 Kon Tum 01 0 25 Bắc Kạn 33 11 01 26 Đắk Lắk 12 22 27 Lâm Đồng 02 02 01 28 Đồng Nai 54 65 03 29 Bà Rịa Vũng Tàu 83 112 0 30 Long An 33 48 31 Bình Phước 10 09 0 32 Bến Tre 01 01 0 33 Tiền Giang 14 01 01 34 Hậu Giang 56 110 02 35 Đồng Tháp 41 151 36 Vĩnh Long 39 18 04 37 Trà Vinh 43 57 0 38 Kiên Giang 53 22 0 39 Bạc Liêu 182 473 40 Cà Mau 59 99 02 41 Gia Lai 0 0 01 42 A01 01 03 0 43 K01 02 01 44 K02 12 68 45 X01 01 01 0 Tổng cộng 1.653 1.968 40 Nguồn: Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Bộ Công an PHỤ LỤC CÁC LỚP TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CAND TỪ 2001 ĐẾN NAY CẤP TỔ CHỨC Thời gian tổ chức Hình thức tổ chức Địa điểm Đối tượng Bộ Công an 2001 Tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác dân vận Hải Phòng và Tiền Giang 400 CBCS 2005 Tổ chức 9 lớp tập huấn về công tác dân vận 9 cụm 450 CBCS 2007 Tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác dân vận Trường Bồi dưỡng Nghiệp vụ BCA 300 CBCS 2010 Tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác dân vận Trường Bồi dưỡng Nghiệp vụ BCA 400 CBCS 2012 Tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác dân vận Khu vực phía Bắc và phía Nam 500 CBCS 2016 Tổ chức 2 lớp tập huấn về công tác dân vận Khu vực phía Bắc và phía Nam 400 CBCS 2017 Tổ chức 1 lớp tập huấn về công tác dân vận Hải Phòng 250 CBCS 2018 Tổ chức 1 lớp tập huấn về Quảng Ninh 250 CBCS Nguồn: Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Bộ Công an công tác dân vận 2019 Tổ chức 1 lớp tập huấn về công tác dân vận Bộ Công An 250 CBCS Ban Dân vận Trung ương Cán bộ dân vận các tỉnh, thành phố, các ban ngành đoàn thể Trung ương, trong đó có 20 lượt CBCS của Bộ Công an tham gia Địa phương Định kỳ 5 năm Tổ chức tập huấn công tác dân vận Công an các tỉnh, thành phố Cán bộ chuyên trách, cán bộ Công an quận, huyện, thành phố, thị xã. 2 hoặc 3 năm định kỳ Tổ chức tập huấn về công tác xây dựng phong trào và công tác dân vận Công an các tỉnh thành phố có điều kiện kinh phí Cán bộ, chiến sỹ tại địa phương tổ chức ( Riêng Công an tỉnh Quảng Trị còn tổ chức 05 lớp tập huấn công tác dân vận và xây dựng phong trào cho Cán bộ của Lào) Lực lượng bán chuyên trách Định kỳ theo quy Tổ chức tập huấn bồi Các tỉnh, thành phố Công an xã, bảo vệ dân Nguồn: Cục Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Bộ Công an định của pháp luật dưỡng kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, trong đó đều có nội dung công tác dân vận và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. (Đặc biệt từ 2005 đến nay đã tổ chức 3 lần hội thi Công an xã giỏi toàn quốc với hàng chục ngàn lượt Công an xã và quần chúng tham gia) phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp THỐNG KÊ TỔNG HỢP CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, HUẤN LUYỆN VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ (Từ năm 2000 -2020). I- Bộ Công an: Tổ chức Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác dân vận cho cán bộ chuyên trách xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của Bộ và Công an các địa phương. Cụ thể: 1. Năm 2001: Tổ chức 2 lớp (tại Hải Phòng và Tiền Giang) cho 400 cán bộ, chiến sỹ. 2. Năm 2005: Tổ chức 9 lớp tại 9 Cụm cho 450 cán bộ, chiến sỹ. 3. Năm 2007: Tổ chức 2 lớp tại Trường Bồi dưỡng Nghiệp vụ BCA cho 300 cán bộ chiến sỹ. 4. Năm 2010: Tổ chức 2 lớp (tại Trường bồi dưỡng nghiệp vụ BCA) cho 400 cán bộ, chiến sỹ. 5. Năm 2012: Tổ chức 2 lớp tại 2 khu vực (phía Bắc và phía Nam) cho 500 cán bộ, chiến sỹ. 6. Năm 2016: Tổ chức 2 lớp tại 2 khu vực (phía Bắc và phía Nam) cho 400 cán bộ chiến sỹ. 7. Năm 2017: Tổ chức 1 lớp (tại Hải Phòng) cho 250 cán bộ, chiến sỹ. 8. Năm 2018: Tổ chức 1 Lớp (tại Quảng Ninh) cho 250 cán bộ, chiến sỹ. 9. Năm 2019: Tổ chức 1 lớp (tại Bộ CA) cho 250 cán bộ chiến sỹ. Ngoài ra, Ban Dân vận Trung ương tổ chức tập huấn cho cán bộ dân vận các tỉnh, thành phố, các ban ngành đoàn thể Trung ương về công tác dân vận, trong đó có 20 lượt cán bộ chiến sỹ của Bộ Công an tham gia. II. Địa phương: 1. Định kỳ 5 năm Công an các tỉnh, thành phố đều tổ chức tập huấn công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Phối hợp với Ban Dân vận tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn công tác dân vận cho cán bộ chuyên trách, cán bộ công an quận, huyện, thành phố, thị xã. Công an các tỉnh thành phố có điều kiện kinh phí thì 2 năm hoặc 3 năm định kỳ tổ chức tập huấn về công tác xây dựng phong trào và công tác dân vận cho cán bộ, chiến sỹ. Riêng Công an tỉnh Quảng Trị ngoài tập huấn cho CBCS còn tổ chức 05 lớp tập huấn công tác dân vận và xây dựng phong trào cho Cán bộ của Lào. 2. Đối với lực lượng bán chuyên trách (Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật đều định kỳ tổ chức tập huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, trong đó đều có nội dung công tác dân vận và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đối với lực lượng Công an xã, từ năm 2005 đến nay đã tổ chức 3 lần Hội thi Công an xã giỏi toàn quốc với hàng chục ngàn lượt Công an xã và quần chúng tham gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_dan_van_cua_luc_luong_cong_an_nhan_dan_giai.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA tiếng việt.pdf
  • pdfTrang thong tin Luận án (Tiếng việt và Tiếng anh).pdf
Tài liệu liên quan