Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm 1986 đến năm 2010

Bệ̃ QUễ́C PHÒNG HỌC VIậ́N CHÍNH TRỊ Phạm Văn Vĩnh ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO KếT HợP KINH Tế VớI QUốC PHòNG Từ NĂM 1986 ĐếN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIấ́N SĨ LỊCH SỬ Hà nội - 2017 Bệ̃ QUễ́C PHÒNG HỌC VIậ́N CHÍNH TRỊ Phạm Văn Vĩnh ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO KếT HợP KINH Tế VớI QUốC PHòNG Từ NĂM 1986 ĐếN NĂM 2010 Chuyờn ngành: Lịch sử Đảng Cụ̣ng sản Viợ̀t Nam Mã sụ́ : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIấ́N SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Nguyễn Hữu Luận 2.

doc221 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm 1986 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS, TS Vũ Như Khôi Hµ néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Văn Vĩnh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG (1986 - 1995) 29 1.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 29 1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp kinh tế với quốc phòng (1986 - 1995) 40 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng (1986 - 1995) 52 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO TĂNG CƯỜNG KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG (1996 - 2010) 75 2.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về tăng cường kết hợp kinh tế với quốc phòng (1996 - 2010) 75 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về tăng cường kết hợp kinh tế với quốc phòng (1996 - 2010) 85 2.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo tăng cường kết hợp kinh tế với quốc phòng (1996 - 2010) 94 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG (1986 - 2010) 126 3.1. Nhận xét 126 3.2. Kinh nghiệm 144 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 194 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 dân quân tự vệ DQTV 02 kinh tế với quốc phòng KTVQP 03 lực lượng vũ trang LLVT 04 nhà xuất bản Nxb 05 xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án “Do hoàn cảnh lịch sử, từ khi lập quốc đến nay, dân tộc Việt Nam vừa phải dựng nước, vừa phải chiến đấu chống các thế lực xâm lược nước ngoài giành và giữ độc lập dân tộc. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kế sách kết hợp KTVQP - sự vận dụng sáng tạo quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, đã được các triều đại phong kiến thực hiện phổ biến và đúc kết thành bài học kinh nghiệm lịch sử truyền lại cho các thế hệ sau. Ngày nay, xu thế chung trong quan hệ quốc tế là hòa bình và hợp tác, song tình hình thế giới, khu vực vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Không chỉ Việt Nam mà đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới, kinh tế và quốc phòng được xác định như hai trụ cột quan trọng quyết định thế và lực của đất nước. Tuy nhiên, không phải đất nước nào, lúc nào cứ có kinh tế mạnh cũng đồng nghĩa với quốc phòng mạnh và ngược lại, không phải quốc phòng được tăng cường mạnh mẽ mà kinh tế phát triển mạnh lên. Một quốc gia có chủ quyền có thế và lực mạnh trên trường quốc tế thường là những quốc gia biết kết hợp chặt chẽ phát triển mạnh kinh tế với không ngừng củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Ở Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, nhưng cũng không ngừng chăm lo củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng để hướng tới xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và gắn kết phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình, nhiệm vụ đó, kết hợp KTVQP là yêu cầu tất yếu đối với nhiệm vụ cách mạng cả nước cũng như các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Bình. Là một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có vị trí địa - kinh tế, địa - quân sự quan trọng. Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng, không có đồi, núi, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng rất bất lợi trong phòng thủ cũng như khi xảy ra chiến tranh. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì chiến đấu bảo vệ Thái Bình có quan hệ trực tiếp tới an toàn của hậu phương quân khu 3, của đường số 1, số 5 và thủ đô Hà Nội. Nếu kẻ địch tấn công xâm lược Việt Nam ở bất cứ hướng nào thì Thái Bình vẫn là một địa bàn quan trọng, một kho người, kho lúa, là nơi giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của tỉnh Thái Bình trong thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, trong những năm từ 1986 đến 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã luôn quan tâm lãnh đạo thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng và thực tế đã thu được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những khuyết điểm, hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng của một đảng bộ địa phương - Đảng bộ tỉnh Thái Bình - với những nét đặc thù của một tỉnh thuần nông, ven biển, đồng bằng sông Hồng, có nhiều diễn biến phức tạp trong thập kỷ đầu tiến hành đổi mới toàn diện, nhất là tình hình bất ổn ở nông thôn (1997 - 1999), qua đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, có thể tham khảo cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng từ năm 1986 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực hiện kết hợp KTVQP trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong tình hình mới. * Nhiệm vụ Làm rõ những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo kết hợp KTVQP của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1986 - 2010). Trình bày có hệ thống, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010. Nhận xét ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp KTVQP (1986 - 2010). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP. Về chủ trương, tập trung làm rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu kết hợp KTVQP. Về chỉ đạo, tập trung nghiên cứu các nội dung: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức kết hợp KTVQP; xây dựng quy hoạch, kế hoạch kết hợp KTVQP; kết hợp phát triển kinh tế gắn với xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng; phát huy vai trò của lực lượng vũ trang địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện kết hợp KTVQP; xây dựng, kiện toàn cơ chế kết hợp KTVQP; gắn kết phát triển kinh tế với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu trong địa bàn tỉnh Thái Bình. Về thời gian: Từ năm 1986 (thời điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIII (10 - 1986), tỉnh Thái Bình cùng cả nước bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước) đến năm 2010 (thời điểm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII (10 - 2010), tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ kinh tế với quốc phòng, về kết hợp KTVQP. Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo kết hợp KTVQP từ năm 1986 đến năm 2010; thông qua kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, các số liệu, báo cáo thống kê của các cơ quan chức năng thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh Thái Bình. * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử, chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp đồng đại, phương pháp lịch đại. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia, v.v.. để nghiên cứu những nội dung cụ thể của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp hệ thống tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu kết hợp KTVQP. Trình bày có hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP, góp phần làm sáng tỏ đường lối kết hợp KTVQP của Đảng. Đưa ra nhận xét và đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo kết hợp KTVQP của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong thời gian tới. Làm tài liệu phục vụ giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần tổng kết thực tiễn quá trình lãnh đạo thực hiện chủ trương kết hợp KTVQP của Đảng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế. Đóng góp thêm luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách về kết hợp KTVQP qua thực tiễn ở một địa phương. Là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các nhà trường trong và ngoài quân đội 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án có 3 chương, 8 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ngoài 1.1. Các công trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ngoài của các tác giả nước ngoài A.I. Pôgiarốp (1999), bài viết “Chính sách kinh tế quân sự của Nga” [109]. Theo bản dịch của Nguyễn Đăng Vinh, tác giả bài viết đã đề cập đến một số nội dung về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với đảm bảo sức mạnh quốc phòng. Đồng thời, phân tích làm rõ tính tất yếu kết hợp KTVQP trong thời kỳ mới; nêu lên một số nội dung, phương thức, giải pháp kết hợp kinh tế với quân sự, quốc phòng ở Nga trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thoong Xết Phim Ma Vông (2001), luận án tiến sĩ: Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng trong thời kỳ đổi mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [179]. Trong luận án, tác giả luận án phân tích, làm rõ mối quan hệ bản chất giữa kinh tế và quốc phòng. Tác giả Sam S. Enimola và Akungba Akoko (2011), với công trình nghiên cứu: “Defense Expenditure and economic growth: The Nigeria experience 1977 - 2006” [183]. Tác giả đã làm rõ tác động của chi tiêu quốc phòng tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác động đó có thể theo hai chiều hướng, tiêu cực và tích cực. Vông Khăm Phôm Ma Kon (2011), bài viết: “Một số yêu cầu xây dựng khu kinh tế - quốc phòng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [98]. Tác giả Vông Khăm Phôm Ma Kon trình bày một số nội dung của kết hợp KTVQP trên đất nước Lào, do quân đội đảm nhiệm. Thong Loi Xi Li Vong (2011), bài viết: “Một số đặc trưng cơ bản và nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [178]. Tác giả bài viết trình bày một số nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở Lào [178, tr.91]. Nội dung bài viết cũng thừa nhận sự tác động hai mặt của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với quốc phòng. Tác giả S. Amer Latif (2012), trong công trình nghiên cứu US - India Defense Trade, opportunities for deepening the partnership (Thương mại quốc phòng Mỹ - Ấn Độ, những cơ hội cho sự sâu sắc hơn quan hệ đối tác), đã chỉ rõ vai trò quan trọng, chi phối của yếu tố kinh tế đối với các quan hệ đối ngoại quốc phòng Hoa Kỳ - Ấn Độ, “thương mại quốc phòng trở thành một yếu tố quan trọng của quan hệ đối tác quốc phòng” [182, tr.2]. Vong Sack Phan Tha Vong (2013), luận án tiến sĩ: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế [181]. Tác giả Vong Sack Phan Tha Vong đã phân tích, làm rõ vai trò của quân đội cách mạng trong xây dựng kinh tế. Tác giả khẳng định: Doanh nghiệp Quân đội nhân dân Lào là lực lượng tiên phong trong việc kết hợp nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, tạo ra sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm, giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước; phát triển doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào là một tất yếu khách quan. 1.2. Các công trình nghiên cứu về kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ngoài của tác giả người Việt Nam Bên cạnh các tác giả nước ngoài còn có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kết hợp KTVQP ở nước ngoài. Đáng chú ý có các tác giả và các công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Văn Cứu (1998), bài viết: “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh ở một số nước trên thế giới” [64]. Tác giả bài viết giới thiệu những nét khái quát nhất về kết hợp KTVQP ở Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Inđônêxia, Malaixia. Bài viết cho thấy kết hợp KTVQP là phương thức phát triển khá phổ biến ở những quốc gia có chủ quyền; nội dung, phương thức, phạm vi kết hợp KTVQP ở những nước khác nhau, có thể chế chính trị và trình độ phát triển khác nhau thì không giống nhau. Viện Chiến lược quân sự - Bộ Quốc phòng (2000) với cuốn sách: Một số vấn đề về tổ hợp công nghiệp quốc phòng [175]. Trong cuốn sách, các tác giả giới thiệu một dạng thức kết hợp KTVQP - tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở một số nước lớn, như: Kết hợp KTVQP trong nền kinh tế thị trường điển hình - mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ; kết hợp KTVQP trong nền kinh tế kế hoạch hóa điển hình - mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng Liên Xô trước đây; kết hợp KTVQP trong nền kinh tế chuyển đổi - mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Công trình nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở khoa học minh chứng cho nhận định về tính phổ biến kết hợp KTVQP ở các nước trên thế giới trong tình hình mới. Vân Hà (1999), với bài viết: “Một số hoạt động kết hợp kinh tế với quốc phòng của quân đội Trung Quốc” [90]. Tác giả Vân Hà phân tích làm rõ vai trò của quân đội Trung quốc trong thực hiện kết hợp KTVQP. Theo tác giả Vân Hà, dù có những hạn chế, bất cập vẫn phải thừa nhận một thực tế, sử dụng quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế là một phương thức thực hiện chủ trương kết hợp KTVQP có hiệu quả. Phạm Văn Sơn (2011), với cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tác động đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay [114]. Tác giả Phạm Văn Sơn đã đề cập đến kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế tư nhân và giải quyết tác động của phát triển kinh tế tư nhân đến củng cố quốc phòng. Đồng Đức - Quang Hậu (2000), với bài viết: “Mấy xu hướng trong chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh của một số nước ASEAN” [87]. Các tác giả nghiên cứu về xu hướng chiến lược kết hợp KTVQP ở một số nước Đông Nam Á. Các tác giả bài viết cho rằng, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị, truyền thống dân tộc, khả năng kinh tế, trình độ khoa học - kỹ thuật và các mối đe dọa an ninh, mỗi nước ASEAN có cách thức, biện pháp, bước đi kết hợp KTVQP, an ninh riêng. Ngoài các công trình nêu trên còn một số công trình đáng chú ý khác. Nhìn chung, các công trình khoa học nghiên cứu về kết hợp KTVQP ở ngoài nước đều cho rằng, kết hợp KTVQP là sự gắn kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong một thể thống nhất, có sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của nhà nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Kết hợp KTVQP là một hoạt động có tính quy luật trong xã hội còn tồn tại giai cấp và đối kháng giai cấp. Có rất nhiều yếu tố tác động đến kết hợp KTVQP. Ở các giai đoạn khác nhau, ở các nước có chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển khác nhau thì quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức kết hợp cũng không giống nhau. 2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc phòng ở trong nước 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc phòng trên phạm vi cả nước Có một hệ thống khá đồ sộ các công trình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kết hợp KTVQP trên phạm vi cả nước. Đáng chú ý có các tác giả với các công trình nghiên cứu sau: Trần Tấn Hùng (1994), luận án tiến sĩ: Khoán 10 với chính sách hậu phương quân đội [96]. Trong luận án, tác giả Trần Tấn Hùng đã phân tích, làm rõ sự tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn khi thực hiện khoán 10 đối với vấn đề huy động nhân lực phục vụ quốc phòng, quân đội. Phan Trần Đắc (1996), luận án tiến sĩ: Xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước với vấn đề đảm bảo kinh tế quốc phòng ở Việt Nam hiện nay [83]. Tác giả luận án làm rõ vai trò của kinh tế nhà nước với sự nghiệp xây dựng LLVT, bảo đảm kinh tế cho quốc phòng; làm rõ vai trò, trách nhiệm của lực lượng quân đội làm kinh tế với quá trình kết hợp KTVQP. Vũ Văn Long (1996), luận án tiến sĩ: Xây dựng cơ cấu kinh tế mới và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [101]. Luận án của tác giả Vũ Văn Long đã làm rõ sự tác động của xây dựng cơ cấu kinh tế mới đối với củng cố quốc phòng. Tác giả Vũ Văn Long đã đề cập và phân tích vai trò của quân đội trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới. Thật sự hữu ích khi tham khảo các luận án của các tác giả Vũ Văn Long, Phan Trần Đắc trong nghiên cứu, trình bày những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới, của phát triển kinh tế nhà nước tới kết hợp KTVQP; khi xem xét vai trò của LLVT trong giải quyết những tác động đó tới kết hợp KTVQP ở tỉnh Thái Bình. Đề cập đến vai trò của LLVT trong quá trình thực hiện kết hợp KTVQP, ngoài các công trình nêu trên, còn có: Luận án Tiến sĩ quân sự của tác giả Vũ Thanh Chế với đề tài Quân đội nhân dân Việt Nam với sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay [65]; cuốn sách với tựa đề Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [112] của tác giả Nguyễn Văn Rinh; cuốn sách Nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong tình hình mới [176] của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Trần Trung Tín (1998), luận án tiến sĩ: Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở nước ta hiện nay [123]. Tác giả luận án đã phân tích làm rõ: Yêu cầu khách quan phải kết hợp KTVQP; những nhân tố tác động tới kết hợp KTVQP. Theo tác giả Trần Trung Tín, có nhiều yếu tố tác động tới kết hợp KTVQP, có yếu tố trực tiếp, có những yếu tố gián tiếp tác động. Bên cạnh việc nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm kết hợp KTVQP trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tác giả còn phân tích làm rõ thực trạng nhận thức và thực tiễn kết hợp KTVQP giai đoạn 1975 - 1986. Trần Đăng Bộ (1999), luận án tiến sĩ: Kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay [59]. Tác giả luận án trình bày mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp KTVQP, tác giả luận án phân tích làm rõ yêu cầu khách quan của kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng; khái quát thực trạng kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này; trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số quan điểm, định hướng cơ bản và hệ thống giải pháp để tăng cường sự kết hợp đó trong điều kiện hiện nay. Trương Tuấn Biểu (2000), luận án tiến sĩ: Sự tác động của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đối với sự nghiệp quốc phòng của đất nước [53]. Luận án cho thấy những tác động của nền kinh tế nhiều thành phần; những quan điểm, cách ứng xử với những tác động của phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Hoàng Minh Thảo (2000), luận án tiến sĩ: Vai trò của kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội đối với bảo đảm kinh tế cho quốc phòng trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta [117]. Tác giả luận án phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn vai trò của kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội đối với bảo đảm kinh tế cho quốc phòng; nghiên cứu thành tựu đạt được về bảo đảm kinh tế cho quốc phòng của kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Lê Nguyên Đương (2001), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tác động của nó đến củng cố quốc phòng nước ta hiện nay [88]. Luận án phân tích làm rõ những tác động hai chiều của phát triển kinh tế đối ngoại đến sự nghiệp củng cố quốc phòng ở Việt Nam. Từ đó tác giả đã đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản vừa thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, đồng thời củng cố quốc phòng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trần Minh Triệu (2001), luận án tiến sĩ: Sự tác động của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đối với sức mạnh quốc phòng ở nước ta [173]. Một phần nội dung của luận án đã làm rõ những tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với sức mạnh quốc phòng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực đối với sức mạnh quốc phòng của kinh tế thị trường. Nguyễn Đức Độ (2002), luận án tiến sĩ: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay [86]. Tác giả phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng; nghiên cứu đánh giá thực trạng, những giải pháp để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng trong thời gian tới ở nước ta. Học viện Chính trị (2007), Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN [93]. Các bài viết trong cuốn sách góp phần phân tích, làm rõ yêu cầu khách quan kết hợp KTVQP; phân tích những tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực đối với quốc phòng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới; đề xuất các giải pháp có giá trị trước mắt cũng như lâu dài nhằm gắn kết phát triển kinh tế với củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh. Nguyễn Tế Nhị (2007), Cẩm nang công tác quốc phòng - an ninh dành cho cán bộ lãnh đạo các cấp [107]. Cuốn sách chọn lọc và giới thiệu những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học nghiên cứu về quốc phòng - an ninh ở các ngành, cơ quan, đơn vị. Bùi Ngọc Quỵnh (2007), với cuốn sách: Hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN và sự tác động đến quốc phòng - an ninh ở nước ta [111]. Nội dung trong cuốn sách đề cập đến sự tác động của quá trình hội nhập ASEAN đến phát triển kinh tế để củng cố và tăng cường quốc phòng; nội dung kết hợp KTVQP trong các hoạt động hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN... Tác giả cuốn sách cho thấy: Kết hợp KTVQP là quá trình vừa phát huy những tác động tích cực, tranh thủ và nắm bắt các thời cơ; vừa khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế để không ngừng củng cố và tăng cường quốc phòng. Học viện Chính trị (2009), Phòng, chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [94]. Đây là cuốn sách tham khảo, do tác giả Lê Minh Vụ làm chủ biên. Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên cứu “diễn biến hòa bình” trên nhiều phương diện khác nhau. Đáng chú ý trong cuốn sách là bài viết của tác giả Lại Ngọc Hải, với tiêu đề “Sự chống phá của địch đối với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”. Bàn về “diễn biến hòa bình”, ngoài cuốn sách trên, không thể không kể đến cuốn sách Mấy vấn đề góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [118] của tác giả Hoàng Minh Thảo. Ban Chỉ đạo tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Bộ Quốc phòng (2010), Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ Quốc phòng (1991 - 2011) [2]. Cuốn sách được biên soạn bởi các nhà khoa học trong quân đội, do tác giả Lê Minh Vụ làm chủ biên, tổng kết những vấn đề liên quan đến kết hợp KTVQP (được trình bày chủ yếu trong Phần thứ tư của cuốn sách). Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2010), Một số vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới [177]. Cuốn sách có giá trị tham khảo trong luận dẫn tính tất yếu kết hợp kinh tế với quốc phòng; khi nghiên cứu nội dung, phương thức kết hợp KTVQP, khi xem xét vai trò của LLVT tỉnh trong kết hợp KTVQP ở tỉnh Thái Bình. Nguyễn Hữu Tập (2010), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế nông thôn và tác động của nó đến xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay [115]. Tác giả luận án đề cập đến tác động của phát triển kinh tế nông thôn đối với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay; đồng thời, chỉ ra những giải pháp nhằm gắn kết phát triển kinh tế nông thôn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đỗ Huy Hà (2011), với cuốn sách: Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam gắn với tăng cường quốc phòng ở nước ta hiện nay [89]. Trong cuốn sách, tác giả cho thấy tác động hai mặt, tích cực và tiêu cực trong nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đối với quốc phòng. Tác giả đề xuất các giải pháp, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam gắn với tăng cường quốc phòng ở nước ta hiện nay [89]. Phạm Văn Sơn (2011), với cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay [114]. Tác giả cuốn sách đã phân tích làm rõ tác động của phát triển kinh tế tư nhân đến củng cố quốc phòng ở Việt Nam thời gian qua. Phạm Đình Triệu (2012), luận án tiến sĩ: Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội biên phòng Việt Nam hiện nay [172]. Luận án đã trình bày cơ sở khoa học, thực trạng, quan điểm và giải pháp kết hợp KTVQP trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội Biên phòng Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Văn Hoan (2013), luận án tiến sĩ: Tác động của phân hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay [92]. Trong luận án, tác giả Nguyễn Văn Hoan đã chỉ rõ hệ lụy sự tác động, thực trạng, giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phân hóa giàu nghèo đến tiềm lực chính trị - tinh thần nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay. Ngoài những công trình khoa học nêu trên, còn một số công trình đáng chú ý khác nghiên cứu những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề kết hợp KTVQP, như: “Kinh tế biển và vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng trên biển” của Trần Trung Tín [122]; “Luận điểm của C. Mác và Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng - ý nghĩa thực tiễn hiện nay” của Trần Đăng Bộ [60]; “Xây dựng khu kinh tế - quốc phòng, một giải pháp chiến lược quan trọng” của Nguyễn Nhâm [106] 2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến kết hợp kinh tế với quốc phòng ở các địa phương và tỉnh Thái Bình Có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kết hợp KTVQP ở các địa phương, đáng chú ý có các công trình sau: Nguyễn Văn Bảy (2001), luận án tiến sĩ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này [52]. Trong kết quả nghiên cứu luận án, tác giả Nguyễn Văn Bảy phân tích, chỉ rõ những tác động thuận và ngược chiều của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến việc tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng (2002), đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng xuất bản cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học lực lượng vũ trang Hải Phòng với các công trình trọng điểm kết hợp kinh tế với quốc phòng giai đoạn 1976 - 1985 [54]. Các bài viết trong cuốn sách đã tập trung phân tích, làm tái hiện: Sự lãnh đạo và những kinh nghiệm của Đảng bộ thành phố Hải phòng trong xây dựng các công trình trọng điểm kết hợp KTVQP từ năm 1976 đến năm 1985. Một số bài viết trong cuốn kỷ yếu làm rõ sự đóng góp của LLVT thành phố trong xây dựng công trình trọng điểm kết hợp KTVQP, hiệu quả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của các công trình đó trong thời gian qua và tầm vóc phát triển công trình trong thời gian tiếp theo. Nguyễn Đình Sơn (2007), luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh [113]. Trong nội dung luận án, tác giả Nguyễn Đình Sơn đã trình bày: Thực trạng tác động của phát triển kinh tế du lịch Bắc Bộ tới quốc phòng - an ninh; kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với quốc phòng; phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Nguyễn Văn Dung (2009), luận án tiến sĩ: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản ở Khánh Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay [67]. Tác giả Nguyễn Văn Dung đã làm rõ: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng thủ; kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng cố quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh; thực trạng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh Hòa. Lê Nhị Hòa (2013), với cuốn sách: Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc..., bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, kinh tế nông nghiệp phát triển làm cho người dân thêm yên tâm bám ruộng, bám làng phát triển kinh tế và làm nghĩa vụ quân sự, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở để tăng cường tiềm lực và thế trận cho quốc phòng. Thái Bình là tỉnh có truyền thống văn hóa và thành tích đấu tranh cách mạng vẻ vang [Phụ lục 3]. Suốt trong hai cuộc kháng chiến chống thực Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, người dân tỉnh Thái Bình đã quen với khẩu hiệu “tay búa tay súng”, “tay liềm tay súng”, vừa tích cực tham gia lao động sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Về tôn giáo, ở tỉnh Thái Bình, có 3 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành [Phụ lục 4]. Nhìn chung, giáo dân tích cực lao động sản xuất, luôn cầu mong có đời sống ấm no, đủ đầy; tin tưởng vào những tiến bộ, đóng góp của khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; người dân luôn tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, tích cực làm giàu, xóa đói, giảm nghèo; đại đa số người dân luôn ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bước vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, văn hóa, văn học và nghệ thuật của tỉnh Thái Bình đã phát triển khá và tương đối toàn diện. Hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng văn hóa, y tế dân sự đủ khả năng đáp ứng tại chỗ, kịp thời cho thông tin, liên lạc, cấp cứu chiến thương trong những ngày đầu nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xảy ra. Việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin liên lạc, y tế đang là yêu cầu khách quan, đòi hỏi bức thiết trong công cuộc đổi mới toàn diện ở tỉnh Thái Bình... Về khó khăn, dân số đông (năm 1989: 1.636.412 người) và mật độ dân cư cao (năm 1989: 1.092 người/km2) [56, tr.8] tạo ra những áp lực về việc làm. Tư tưởng, tập quán, tác phong, tâm lý của cư dân tỉnh Thái Bình còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đòi hỏi của thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhưng làm gia tăng thất nghiệp và phát sinh tệ nạn ở vùng nông thôn. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội kéo theo sự xuất hiện những hệ lụy tiêu cực, khó tập trung thống nhất trong các hoạt động củng cố quốc phòng ở địa phương. Bên cạnh đó, một số diễn biến phức tạp mới xuất hiện: Tình hình đơn thư khiếu tố có liên quan đến vấn đề kinh tế có xu hướng gia tăng trong các dịp diễn ra đại hội Đảng các cấp; trong quản lý đất đai, đã nổi lên những vấn đề phức tạp, như: tranh chấp, khiếu kiện; tệ nạn trộm cắp tài sản Nhà nước, tài sản XHCN có xu hướng gia tăng [10, tr.26]. Trong các tôn giáo cũng xuất hiện những vấn đề phức tạp có liên quan đến đời sống kinh tế. Ở một số nơi, có tình trạng giáo dân đấu tranh đòi lại ruộng đất nhà chung, nhà chùa; đòi xây cất, tu sửa chùa chiền, thánh thất. Tỉnh tuy đã có chủ trương về xây dựng phong trào, phát triển kinh tế - xã hội vùng giáo dân, nhưng chưa có chính sách ưu tiên cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi này [23, tr.717 - 718]. Một số đối tượng chống đối cách mạng ở nước ngoài lợi dụng hoặc thông qua các hoạt động kinh tế, mà “thực chất họ đã lợi dụng tình hình khó khăn hiện nay, dùng “con bài kinh tế” để thực hiện ý đồ khác” [63, tr.4], làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết hợp với các hoạt động giao thương, một số đoàn và người nước ngoài đẩy mạnh hoạt động thăm dò, thu thập tin tức tình báo, bí mật kinh tế và quốc phòng của Tỉnh. Một số đối tượng ở địa phương có quan hệ với đài phát thanh nước ngoài, đã gửi tài liệu ra nước ngoài kêu ca cuộc sống khó khăn, xin vật chất, tài liệulàm sai lệch trong đánh giá, nhìn nhận của một số nước trên thế giới về hình ảnh của đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng. Cán bộ, nhân viên các cơ quan trong tỉnh (trong đó có cả đảng viên) qua biên giới buôn bán, trao đổi hàng hoá có những biểu hiện không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh và gây dư luận xấu ở địa phương [136, tr.9]. 1.1.3. Thực trạng kết hợp kinh tế với quốc phòng của tỉnh Thái Bình trước năm 1986 Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề sớm được đề cập và hiện thực hoá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình. Đến năm 1986, việc kết hợp giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh, bước đầu có tiến bộ: “Lực lượng dự bị được xây dựng đúng hướng; dân quân tự vệ được củng cố và sử dụng tốt hơn; về tổ chức, hoạt động ngày càng gắn với lao động sản xuất và bảo vệ sản xuất” [126, tr.27 - 28]. Việc xây dựng làng xã và cụm chiến đấu liên hoàn đã kết hợp với xây dựng nông thôn. Bộ đội thường trực ngoài việc tham gia các công trình kinh tế của địa phương đã tăng gia sản xuất tự túc lương thực, thực phẩm góp phần cải thiện đời sống bộ đội. DQTV, nhất là lực lượng trực chiến gắn với sản xuất có tỷ lệ ngày càng tăng. Nhiều trận địa trực chiến ven biển của DQTV vẫn duy trì được vừa sản xuất, vừa trực chiến. Hệ thống công trình, công sự, cầu đường... từng bước được xây dựng theo kế hoạch phòng thủ để sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược quy mô lớn ở địa phương. Bên cạnh những thành tựu, kết hợp KTVQP ở Thái Bình khi bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện còn một số khó khăn, hạn chế. Nhận thức về kết hợp KTVQP của cán bộ, đảng viên, nhân dân, LLVT chưa thống nhất. Công tác xây dựng lực lượng, nhất là lực lượng dự bị động viên chưa theo kịp tình hình và nhiệm vụ, “mới coi trọng xây dựng về số lượng mà chưa thường xuyên nâng cao về chất lượng, chưa thực sự là nòng cốt trong lao động sản xuất cũng như trong chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch” [9, tr.9]. Hiệu quả kết hợp KTVQP chưa xứng với tiềm năng, lợi thế. Nhiệm vụ kết hợp làm kinh tế của các LLVT còn yếu. Cơ chế vận hành kết hợp KTVQP còn những bất cập, trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng ở nhiều cơ quan, đơn vị trong thực hiện kết hợp KTVQP chưa được đề cao, còn biểu hiện hữu khuynh, buông lỏng trong quản lý kinh tế xã hội [126, tr.29]. Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, nhận thức kết hợp KTVQP cho cán bộ và nhân dân ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức. Việc gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết chính sách hậu phương quân đội còn nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải được giải quyết, nhất là vấn đề việc làm cho số cán bộ, chiến sĩ phục viên trở về địa phương. Chính sách với quân đội và hậu phương quân đội còn những vấn đề chưa thỏa đáng, chưa công bằng đã làm phát sinh tư tưởng không thuận lợi trong xây dựng LLVT và lực lượng dự bị động viên. 1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp kinh tế với quốc phòng (1986 - 1995) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp KTVQP trong thời kỳ mới, các cấp ủy Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kết hợp KTVQP. Hội nghị Tỉnh ủy, từ ngày 13 đến 17 - 01 - 1986, đã xác định phương hướng nhiệm vụ kết hợp KTVQP trong năm 1986, tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế ở các xã vùng yếu với xây dựng các cụm chiến đấu liên hoàn ở các xã thuộc khu phòng tuyến ven biển; tổ chức chỉ đạo chặt chẽ lực lượng dự bị động viên; bổ sung, hoàn chỉnh phương án tác chiến và tổ chức thực hành diễn tập để sẵn sàng chuyển sang thời chiến [124, tr.102]. Để thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu trên, Hội nghị Tỉnh ủy đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thực hiện kết hợp KTVQP: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quốc phòng nói chung và kết hợp KTVQP nói riêng, bảo đảm xây dựng LLVT địa phương đủ sức làm tròn nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, trong đó có kinh tế; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh, bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện nay và khi cần có thể chuyển ngay sang thời chiến, vừa bảo đảm chiến đấu thắng lợi, vừa tiếp tục phát triển kinh tế lâu dài; các ngành kinh tế và các địa phương phải có phương án trên và thường xuyên luyện tập theo phương án; tất cả các địa phương, các ngành đều phải có dự trữ cần thiết cho nhu cầu cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc theo chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước; nắm và tổ chức tốt lực lượng dự bị động viên, vừa sử dụng phát triển kinh tế địa phương, vừa sẵn sàng khi có lệnh là chiến đấu được ngay; gắn các tổ chức lực lượng sản xuất hiện nay với tổ chức lực lượng vũ trang khi có chiến tranh xảy ra [124, tr.116 - 117]. Đến tháng 10 - 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIII, xác định một số chỉ tiêu, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp kết hợp KTVQP trong nhiệm kỳ 1986 - 1991, tập trung vào 7 nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, “làm tốt kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, đẩy mạnh phong trào “làm giàu đánh thắng” làm cho cả kinh tế và quốc phòng đều mạnh, đủ sức bảo vệ địa phương” [126, tr.73 - 74]; thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên, LLVT, nhất là lực lượng thanh niên nhận thức sâu sắc những quan điểm và đường lối quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thấy rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù. Thứ hai, trên cơ sở hoàn chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch quốc phòng. Xây dựng kế hoạch phòng thủ phải cụ thể; những yêu cầu cần thiết cho cả kinh tế và quốc phòng, cho sẵn sàng chiến đấu phải làm trước, việc nào chưa phải là yêu cầu cấp bách thì xây dựng kế hoạch sẵn sàng khi cần triển khai ngay, đáp ứng yêu cầu của chiến đấu. Thứ ba, đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng dự bị động viên theo hướng đã xác định, được quản lý chặt chẽ, huấn luyện có trọng tâm, trọng điểm. Tổ chức và hoạt động của LLVT phải gắn với các loại hình sản xuất ở địa phương để giảm bớt sự đóng góp của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để LLVT thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất tự túc và tham gia xây dựng kinh tế. Thứ tư, củng cố hệ thống hậu cần nhân dân, từng bước chuẩn bị đủ các yếu tố bảo đảm khi cần thiết chiến đấu thắng lợi; đồng thời làm tốt việc chi viện sức người, sức của cho biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế khi cần. Thứ năm, làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật, phòng chống nội gián, chống địch phá hoại kinh tế Tiếp tục củng cố vững chắc cơ sở chính trị vùng giáo dân, đấu tranh làm thất bại âm mưu hoạt động của bọn phản động, đặc biệt là phòng tuyến an ninh ven biển. Tiếp tục phát động mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ quan, xí nghiệp, xã, phường an toàn. Phấn đấu đến năm 1990 có 70% trở lên số xã, phường, cơ quan, xí nghiệp và một số huyện thị đạt tiêu chuẩn an toàn. Thứ sáu, đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong các hoạt động kinh tế xã hội. Tăng cường hiệu lực của các cơ quan nhà nước ở địa phương nhằm ngăn chặn tiêu cực phát sinh trong lĩnh vực kinh tế làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Quân đội và công an nhân dân phải luôn luôn đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và đánh thắng địch trong bất kỳ tình huống nào khi có chiến tranh xảy ra ở địa phương. Thứ bảy, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quốc phòng, thường xuyên nắm bắt tình hình và chỉ đạo chặt chẽ mọi công tác quốc phòng, chú trọng công tác xây dựng Đảng và tăng cường cấp ủy viên cho các mặt công tác quan trọng này [126, tr. 73 - 74]. Ngày 20 - 3 - 1988, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp và thông qua Nghị quyết số 05-NQ/TU về nhiệm vụ quốc phòng trong những năm tới. Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; đồng thời, nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của nhiệm vụ kết hợp KTVQP: “Đây là vấn đề rất cơ bản, làm thất bại âm mưu của địch muốn làm suy yếu để dễ bề thôn tính nước ta, khuất phục nhân dân ta” [9, tr.13]. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định, Nghị quyết số 05-NQ/TU xác định những nhiệm vụ, giải pháp kết hợp KTVQP cụ thể trong thời gian tới. Theo đó, kết hợp KTVQP phải được kế hoạch hóa trong xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương, của các ngành kinh tế, với các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, thủy sản, xây dựng cơ bản, trồng cây. Từng bước vừa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trong thời bình, vừa bảo đảm chuyển hướng kịp thời khi xảy ra chiến tranh. Trước hết, cần hoàn thành các văn bản như: Kế hoạch phòng thủ dân sự; kế hoạch động viên quân đội, động viên kinh tế; kế hoạch xây dựng công trình phòng thủ từ tỉnh đến cơ sở. Trong kế hoạch cần tính toán kỹ để gắn được với yêu cầu của quốc phòng và ngược lại các yêu cầu và cơ sở của quốc phòng phải gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế. Việc kết hợp KTVQP, quốc phòng với kinh tế phải được tiến hành một cách cơ bản, lâu dài và phù hợp với điều kiện kinh tế của cơ sở và địa phương [9, tr.13]. Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 20 - 3 - 1988 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng xác định rõ hơn nhiệm vụ của LLVT địa phương trong thực hiện kết hợp KTVQP: LLVT địa phương vừa phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, vừa phải tích cực lao động sản xuất. Đối với lực lượng dự bị động viên, DQTV, phải thật sự là nòng cốt xung kích trong lao động sản xuất. Đối với lực lượng thường trực, cần chú ý đi vào sản xuất làm ra của cải vật chất, hết sức tránh buôn bán hưởng chênh lệch giá làm ảnh hưởng đến truyền thống, bản chất của quân đội. Đồng thời các ngành, các cấp quan tâm tạo điều kiện cho LLVT lao động sản xuất, làm kinh tế, tạo thêm sản phẩm cho xã hội và thiết thực cải thiện đời sống của LLVT. Kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng, coi đây là quá trình tất yếu trong cuộc chiến đấu chống “thế lực thù địch”, nhằm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của chúng [9, tr.14]. Trong Nghị quyết số 05-NQ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định những biện pháp lớn nhằm thực hiện kết hợp KTVQP. Trong đó có nhấn mạnh: Phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền và sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các đoàn thể; trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải gắn chặt công tác quốc phòng với đẩy mạnh sản xuất; xây dựng nếp sống mới, con người mới XHCN, gắn chặt công tác quốc phòng với an ninh và chống các biểu hiện tiêu cực trong LLVT; các cấp (từ tỉnh đến cơ sở) tiến hành kiểm điểm đánh giá kết quả đạt được, đề ra những phương hướng nhiệm vụ thiết thực trong thời gian tới, làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, của nhân dân trong thực hiện kết hợp KTVQP; quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm trong việc xây dựng kinh tế gắn với củng cố quốc phòng; kiện toàn cơ quan quân sự các cấp, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lực lượng thường trực có đủ phẩm chất, năng lực và phong cách lãnh đạo, chỉ huy đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống; chọn những đảng viên có năng lực và phẩm chất tốt để chỉ huy DQTV, lực lượng dự bị động viên cũng như ban quân sự xã, phường, cơ quan, xí nghiệp [9, tr.15 - 16]. Ngày 04 - 4 - 1988, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp và thông qua Nghị quyết 06-NQ/TU về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Xác định phương hướng những công tác lớn, Nghị quyết 06-NQ/TU chỉ rõ phương hướng, giải pháp kết hợp KTVQP ở những vùng trọng yếu: Đối với vùng biển, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh; đối với vùng có đông đồng bào giáo dân, đẩy mạnh sản xuất, từng bước nâng cao đời sống kinh tế; phải cảnh giác và có kế hoạch phòng chống sự thâm nhập của bọn tình báo, gián điệp từ bên ngoài vào, tăng cường công tác điều tra, nắm bắt tình hình ở những vùng trọng điểm, nơi có nhiều cơ sở kinh tế và quốc phòng. Nghị quyết 06-NQ/TU đã đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn nguy cơ gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn trong các vấn đề kinh tế xã hội của Tỉnh. Theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TU, Tỉnh ủy Thái Bình chủ trương: Phải kiên quyết đưa những cán bộ, đảng viên, công nhân viên thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan, xí nghiệp, nhất là những ngành quan trọng, những bộ phận thiết yếu, cơ mật, những nơi trực tiếp quản lý vật tư, tiền hàng; đối với các ngành quản lý kinh tế, phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế; trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý kinh tế, việc vận dụng “năng động”, “tháo gỡ” phải bảo đảm đúng chính sách và pháp luật trên cơ sở thúc đẩy sản xuất phát triển; tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, giải quyết tốt mọi đơn, thư tố cáo, khiếu nại của quần chúng [10, tr.34]. Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã xác định nhiều giải pháp kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Trong Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 01 - 9 - 1988, về “tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp” theo tinh thần Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ rõ: “Hợp tác xã tạo mọi điều kiện để nhận đủ số ruộng cơ bản, ngoài phải nộp thuế nông nghiệp, tùy theo điều kiện và khả năng của từng hợp tác xã có thể miễn thủy lợi phí; nếu hợp tác xã không miễn thủy lợi phí thì chia thêm ruộng cho các gia đình chính sách, nhưng không quá 10% so với diện tích ruộng cơ bản” [13, tr.94]. Thông báo chủ trương số 52-TBNQ/TU, ngày 19 - 9 - 1989 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nêu rõ: “Riêng bộ đội tại ngũ gia đình được nhận giao một suất lấy vào đất dự phòng, phương thức khoán giống như quỹ đất 2 nói chung. Khi nào hết nghĩa vụ về địa phương được hợp tác xã chuyển thành đất cơ bản” [14, tr.353]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ (khóa XIV), tháng 03 - 1994, xác định: “Tiếp tục phát động phong trào đền ơn, đáp nghĩa, lập sổ tiết kiệm, làm nhà tặng các gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước gặp nhiều khó khăn” [145, tr.508]. Nhằm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ diễn tập theo theo tình huống giả định - TB89 (tình huống giả định: Đất nước có chiến tranh, diễn tập chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến) và kiểm tra kết hợp KTVQP, ngày 15 - 8 - 1989, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết số 13 về lãnh đạo chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến. Nghị quyết xác định những nhiệm vụ lớn của tỉnh khi chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, trong đó có nêu: Làm tốt công tác tư tưởng cho nhân dân và LLVT; đồng thời, “sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất thích ứng với tình hình mới để bất kỳ trong tình huống nào vẫn giữ vững và phát triển sản xuất, bảo đảm đời sống cho nhân dân và LLVT; không ngừng tăng thêm nguồn sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi” [132, tr.278]. Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng và thế mạnh biển, ngày 13 - 11 - 1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã họp và thông qua Nghị quyết số 15a-NQ/TU về đổi mới cơ chế quản lý nghề cá. Nghị quyết đã xác định vị trí, vai trò của kinh tế biển: “Kinh tế biển là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh ta” [16, tr.298]. Việc tổ chức lại sản xuất phải “gắn với củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và xây dựng nông thôn mới, gắn kinh tế với quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” [16, tr.299]. Phát huy vai trò của Xí nghiệp Liên hiệp Thủy sản trong chiếm lĩnh và quản lý vùng biển của tỉnh. Đồng thời với đổi mới cơ chế quản lý nghề cá, mà chủ yếu là kinh tế biển, cần coi trọng việc củng cố lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tháng 11 - 1989, cùng với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nghề cá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ trương đổi mới quản lý kinh tế nghề muối. Thông báo ý kiến số 54-TBNQ/TU, ngày 15 - 11 - 1989 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới quản lý kinh tế nghề muối, đã nêu rõ: Đồng thời với việc thực hiện các chính sách mới về phát triển kinh tế nghề muối, Đảng ủy, ủy ban nhân dân các xã ven biển “xây dựng kế hoạch và lực lượng phòng thủ ven biển, sẵn sàng đối phó với âm mưu phá hoại của kẻ địch và bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” [17, tr.298]. Ngày 25 - 12 - 1989, trong xác định phương hướng nhiệm vụ kết hợp KTVQP năm 1990, Tỉnh ủy Thái Bình chủ trương vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa xây dựng đơn vị phòng thủ vững mạnh. Để thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy xác định: Nhiệm vụ quốc phòng phải hướng tới bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, khi cần có thể chuyển ngay sang thời chiến, vừa bảo đảm chiến đấu thắng lợi, vừa tiếp tục phát triển kinh tế lâu dài; tổ chức tốt lực lượng dự bị động viên, vừa làm nhiệm vụ kinh tế vừa sẵn sàng khi có lệnh là chiến đấu được ngay; tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh đều phải có dự trữ nhu cầu quốc phòng theo chủ trương chung của tỉnh; gắn tổ chức lực lượng sản xuất với tổ chức LLVT để khi có chiến tranh xảy ra có thể động viên được kịp thời [133, tr.312]. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV (năm 1991), tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán kết hợp KTVQP. Về phương hướng, Đại hội xác định: Trong những năm tới, trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và từng năm của các cấp, các ngành phải quán triệt và thể hiện được nội dung kết hợp KTVQP; đồng thời, thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên và DQTV, bảo đảm vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao; chú trọng kiện toàn tổ chức tự vệ ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và tình hình mới; tạo điều kiện cho LLVT làm kinh tế theo hướng đúng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và kỷ luật quân đội, chăm lo đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội [137, tr.60]. Bước vào năm 1992, Tỉnh ủy Thái Bình đã xác định mục tiêu “phải gắn phát triển kinh tế với trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội” [139, tr.189]. Tập trung củng cố nền quốc phòng toàn dân, nâng cao chất lượng các LLVT, đáp ứng yêu cầu chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Nhiệm vụ chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống bạo loạn lật đổ, gây rối phải được đặt là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu; đồng thời, phải từng bước hoàn thành kế hoạch phòng thủ, chống chiến tranh trong mọi tình huống có thể xảy ra Để tạo điều kiện thực hiện chính sách di dân, kết hợp xây dựng khu kinh tế mới với củng cố quốc phòng, Tỉnh ủy chủ trương cho chuyển quyền sử dụng phần ruộng nhận khoán của những người đi kinh tế mới cho người ở lại trong thời gian 5 năm. Trong năm 1992, Tỉnh ủy xác định hướng chủ yếu là chuyển dân vào xây dựng kinh tế mới ở tỉnh Lâm Đồng. Trong phương hướng nhiệm vụ năm 1993, Tỉnh ủy xác định chủ trương xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện chính sách xã hội và chính sách hậu phương quân đội, thực hiện toàn xã hội quan tâm đến thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước, người neo đơn không nơi nương tựa. Trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn từ năm 1993 đến năm 2000 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20 - 8 - 1993 của Tỉnh ủy xác định: Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng; tổ chức tốt lực lượng dự bị động viên quân đội và lực lượng DQTV địa phương. Phấn đấu xây dựng xóm, thôn, xã, phường an toàn, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng và an ninh vững mạnh [143, tr.373]. Từ ngày 19 - 03 - 1994 đến ngày 22 - 3 - 1994 đã diễn ra Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ (khóa XIV). Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định: Thường xuyên kết hợp kinh tế với quốc phòng, thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tập trung xây dựng các LLVT nhân dân, trong đó có dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới, được Đảng tin, dân mến; tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, chi tiêu lãng phí, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước [145, tr.512]. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), Tỉnh ủy Thái Bình đã có Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 - 8 - 1994 về phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết xác định: “Kết hợp phát triển kinh tế biển với xây dựng lực lượng vững mạnh, thường xuyên cảnh giác, bảo vệ an toàn vùng biển” [144, tr.564]; “Các ngành: Quân sự, công an, biên phòng phối hợp với các ngành hữu quan nghiên cứu phương án huy động, sử dụng một số cơ sở công nghiệp cơ khí để sản xuất, sửa chữa và bảo quản vũ khí, thiết bị phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh” [144, tr.566]. Về thực hiện chính sách vốn, “một phần vốn ngân sách tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ quốc phòng” [144, tr.571]. Ngày 05 - 11 - 1994, để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Chính phủ, kết hợp kinh tế với quốc phòng trong đẩy mạnh các phong trào ở vùng giáo dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình có chủ trương: Thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng giáo dân phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của giáo dân, củng cố vững chắc khối đoàn kết lương - giáo, tạo điều kiện để giáo dân hòa nhập cuộc sống cộng đồng (tốt đời, đẹp đạo); đề cao cảnh giác, đập tan âm mưu chia rẽ và những việc làm chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Ngày 16 -12 -1994, xác định phương hướng, mục tiêu phát triển nghề, làng nghề tiểu, thủ công nghiệp đến năm 2000 gắn với củng cố quốc phòng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình xác định: “Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân công lao động mới theo phương châm “rời ruộng, không rời làng” [25, tr.647]. Phát triển nghề, làng nghề tiểu, thủ công nghiệp gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ quốc phòng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc kết hợp KTVQP trong xây dựng và “hoàn chỉnh 6 công trình: Điện, đường, trường, trạm, điện thoại, nước sạch nông thôn” [25, tr.649]. Trong hai ngày 16 và 17 - 6 - 1995, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã thảo luận đề án về công tác xuất, nhập khẩu của Tỉnh đến năm 2000. Hội nghị đã xác định: “Hướng cơ bản, lâu dài của việc quy hoạch, sắp xếp là phải từng bước gắn chặt sản xuất với lưu thông, xuất khẩu với nhập khẩu, thị trường trong tỉnh với cả nước và nước ngoài, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh” [147, tr.43]. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định: Phát triển du lịch hướng ra biển, vừa phát triển kinh tế vừa khẳng định chủ quyền biển, đảo. Tích cực kiến nghị với Trung ương và Quân khu 3 đẩy nhanh quá trình xây dựng và thực hiện đề án kết hợp KTVQP cồn Vành, cồn Thủ, làm đường nối đảo với đất liền [27, tr.57]. Như vậy, trong giai đoạn 1986 - 1995, chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về kết hợp KTVQP khái quát trên những nội dung chủ yếu sau: Về quan điểm, Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định: Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về kết hợp KTVQP phù hợp với điều kiện thực tiễn của Tỉnh. Kết hợp KTVQP phải được thực hiện từ trong quy hoạch, kế hoạch, suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương, ưu tiên những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu; kết hợp KTVQP là trách nhiệm của toàn dân, mọi thành phần kinh tế, cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang tỉnh và các chủ thể kinh tế làm nòng cốt; kết hợp KTVQP đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Về phương hướng, mục tiêu kết hợp KTVQP: Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kết hợp KTVQP và vận dụng sáng tạo vào tình hình của địa phương; kết hợp KTVQP nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Kết hợp KTVQP phải đạt được các mục tiêu chủ yếu, cụ thể: Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển mạnh kinh tế trong tỉnh; tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng; tăng cường tiềm lực quốc phòng, làm giảm bớt sự đóng góp của nhân dân, nâng cao đời sống cho LLVT địa phương; làm thất bại âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địch. Về nhiệm vụ, giải pháp, Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định các nội dung chủ yếu sau: Một là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về kết hợp KTVQP cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và LLVT trong tỉnh. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ tham gia quản lý kinh tế và ngược lại, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho cán bộ trong LLVT tham gia công tác quân sự, quốc phòng ở địa phương. Hai là, kết hợp KTVQP phải được cụ thể hóa trong kế hoạch liên quan đến kinh tế của các cấp, các ngành. Bổ sung, hoàn chỉnh những phương án tác chiến và phải dựa trên những quy hoạch về phát triển kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho những công trình lưỡng dụng kinh tế và quốc phòng. Tập trung phát triển kinh tế vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng (xã vùng yếu, ven biển, cụm chiến đấu liên hoàn). Kết hợp KTVQP trong phát triển kinh tế biển là một hướng mới nhằm phát huy thế mạnh tỉnh ven biển. Ba là, giữ vững vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tham mưu, tổ chức thực hiện kết hợp KTVQP, nhất là vai trò, trách nhiệm của LLVT địa phương. Xác định lực lượng DQTV, dự bị động viên phải đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong lao động sản xuất, thực hiện kết hợp KTVQP ở cơ sở. Bốn là, tăng cường quản lý kinh tế, ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực làm tổn hại đến an ninh quốc phòng. Làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật kinh tế, phòng chống nội gián, c... TT Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số Các dân tộc Các tôn giáo Kinh Tày Mường Mán Lùng Êđê Thái Hoa Dao Tổng người DT % Phật giáo Thiên Chúa giáo Tin lành % 1 Huyện Tiền Hải 226,04 229352 229352 0 0 34400 39948 80 32,4 2 Huyện Thái Thụy 265,84 276821 267747 20 7 18 14 15 74 0,03 49 26026 9,42 3 Huyện Đông Hưng 191,5 234725 234725 0 0 5332 12074 7,42 4 Huyện Kiến Xương 195,18 214294 214166 28 4 94 2 128 0,06 4715 14158 264 8,81 5 Huyện Quỳnh Phụ 201,7 241902 241546 194 84 37 41 356 0,15 20992 8738 12,3 6 Huyện Vũ Thư 198,43 232050 232004 19 18 6 3 46 0,02 20821 24203 19,4 7 Huyện Hưng Hà 210,29 273752 273721 19 6 6 31 0,01 22898 9530 4 11,8 8 Thành phố Thái Bình 67,71 191283 191283 0 0 13450 4181 30 9,22 Toàn tỉnh 1556,7 1894179 1884544 260 132 7 18 14 37 147 20 635 0,03 122657 138858 378 13,8 (Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình - 2010) Phụ lục 5 Trích “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tháng 4 năm 1996” GDP bình quân đầu người năm 1995 tăng 67% so với năm 1990, nhiều nơi không còn hộ đói, giảm hộ nghèo và mức nghèo, số hộ khá và giàu tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã được thu hẹp. Tổng sản phẩm (GDP) năm 1995 đạt 950 tỷ đồng, tăng 79% so với năm 1990. Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm (1991 - 1995) là 12,5%, gấp 3,56 lần so nhịp độ tăng bình quân 5 năm 1986 - 1990. Cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn tỉnh có chuyển biến rõ nét. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và khai thác kinh tế biển. Năm 1995, tỉnh đã đạt trên 1 triệu tấn lương thực. Sản lượng bình quân 5 năm 1991 - 1995: 946 ngàn tấn/năm, tăng 41,8% so với bình quân 1986 - 1990. Sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mỗi năm có 30 đến 35 vạn tấn hàng hóa, là nhân tố quan trọng ổn định chính trị, góp phần tăng cường quốc phòng địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp bình quân 5 năm 1991 - 1995 tăng 30% so với 1986 - 1990; năm 1995 tăng 108,4% so với năm 1990. Tổng bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1995 đạt 837 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 1990. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh được tăng cường. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, riêng trong 5 năm (1991 - 1995) đạt 2.949 tỷ đồng, gấp 6 lần so với giai đoạn trước (1986 - 1990). Từ năm 1991 đến năm 1995, đã đưa vào sử dụng trên 50 công trình và hạng mục công trình; trung tu bảo dưỡng 5.414 km đường bộ. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành như cầu Triều Dương, cống Lân II, phà Tân Đệ, đường 39A, cầu cảng 1 Diêm Điền. Đến năm 1996, sáu công trình điện, đường, trường, trạm, nước sạch và thông tin ở nông thôn cơ bản đã hoàn thành. Các phương tiện đánh bắt hải sản tăng, đến năm 1995 có 935 tàu thuyền. (Nguồn: Tỉnh ủy Thái Bình (1996), “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tháng 4 năm 1996”, Văn kiện Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Xí nghiệp in Thái Bình, Thái Bình, 2009, tập 26, tr.253.) Phụ lục 6 Kết quả giải quyết chế độ cho các đối tượng theo tinh thần Nghị định 119/NĐ-CP của Chính phủ ở tỉnh Thái Bình (2000 - 2004) TT Đối tượng được giải quyết chế độ Số người 1 Người hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945 532 2 Phong, truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1930 mẹ 3 Người hoạt động cách mạng kháng chiến bị tù, đầy 5.722 4 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc có huân, huy chương 193.114 5 Người có công với cách mạng 92 6 Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh 17.811 7 Bệnh binh 10.439 8 Quân nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.502 9 Thân nhân liệt sĩ đang hưởng tuất 25.535 10 Vợ liệt sĩ tái giá được hưởng tuất 773 11 Người bị hậu quả chất độc hóa học 7.394 12 Người hoạt động tiền khởi nghĩa 40 13 Thanh niên xung phong hưởng chính sách như thương binh (104) 1.649 14 Du kích chống Pháp bị thương (09) 126 (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác quốc phòng (từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2004, tr.17) Phụ lục 7 Thống kê đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực quân đội của huyện Thái Thụy trong những năm gần đây (từ năm 2005 - 2009) STT Năm Tên phương tiện kỹ thuật 2005 2006 2007 2008 2009 1 Phương tiện vận tải cơ giới đường bộ 154 173 170 266 272 Ô tô con 2 cầu 39 41 54 149 147 Xe tải 2,5 tấn trở lên 32 39 24 18 20 Xe khách 8 chỗ trở lên 34 35 42 61 56 Ô tô tự đổ 2,5 tấn trở lên 41 51 43 33 43 Xe chở nhiên liệu 2 2 2 2 2 Xe cứu thương 2 2 2 2 2 Máy kéo 4 3 3 1 1 2 Phương tiện thủy 119 117 139 155 170 Ca nô 1 1 1 1 1 Thuyền máy trọng tải 50 tấn trở lên 13 10 14 12 16 Tàu thuyền đánh cá 50 tấn trở lên 39 41 45 40 45 Tàu hàng 50 đến 1.000 tấn 54 53 64 52 63 Tàu biển 1.000 tấn trở lên 12 12 18 50 45 3 Phương tiện xây dựng cầu đường 20 20 21 20 20 Máy xúc 3 3 3 2 2 Máy lu 5 5 5 5 5 Thiết bị chế biến gỗ 4 4 5 5 5 Trạm lọc nước 3 3 5 5 5 Máy bơm nước 5 5 3 3 3 4 Phương tiện thông tin 8.013 9.395 15.074 20.076 10.087 Thiết bị truyền dẫn 14 14 14 14 14 Thiết bị chuyển mạch 10 10 10 10 10 Thiết bị đầu cuối 7.989 9.371 15.050 20.052 10.063 5 Phương tiện vật tư y tế 33 33 39 39 39 Máy gây mê 2 2 2 2 2 Máy sốc tim 1 1 1 1 1 Máy thở 1 1 2 2 2 Máy theo dõi bệnh nhân 6 6 7 7 7 Máy tạo ô xi 2 2 2 2 2 Máy X quang 300 - 500 MH 2 2 2 2 2 Máy siêu âm đen trắng 2 2 2 2 2 Máy siêu âm màu 4 4 4 4 4 Máy điện tim 1 kênh 1 1 1 Máy điện tim 3 cần 2 2 3 3 3 Máy chứa răm tổng hợp 1 1 1 1 1 Máy xét nghiệm sinh hóa 2 2 2 2 2 Máy phân tích huyết học 2 2 2 2 2 Máy phân tích nước tiểu 2 2 2 2 2 Bộ dụng cụ đại phẫu 2 2 2 2 2 Bộ dụng cụ tiểu phẫu 1 1 1 2 2 Tổng số các phương tiện 8.339 9.738 15.422 20.556 10.588 * Ghi chú: Năm 2009 không thống kê các loại điện thoại di động nên số lượng phương tiện kỹ thuật giảm (Nguồn: Trần Thành Đô (2009), Báo cáo chuyên đề - Thực trạng và giải pháp công tác quản lý, đăng ký phương tiện kỹ thuật nền kinh tế quốc dân phục vụ nhu cầu quân đội khi có chiến tranh, Cục kỹ thuật - Quân khu 3). Phụ lục 8 Biên chế, tổ chức dân quân, tự vệ qua các năm 1985 - 2010 Năm Dân số Tổng số DQTV % So với DS Tổng số biên chế Tại chỗ c b a Tổ Q số Năm 1985 1.442.573 192.913 13.2 1.080 1.928 2.193 Năm 1986 1.478.489 194.630 13.1 1.091 1.610 2.147 81 Năm 1990 1.652.589 49.511 2,99 18 29.586 Năm 1995 1.821.691 30.713 1.68 3 530 2.576 434 20.979 Năm 2000 1.801.558 37.791 2,1 3 537 2.789 1.402 23.212 Năm 2005 1.875.234 30.765 1,64 3 688 1.588 1.574 16.303 Năm 2010 1.891.855 24.646 1,30 2 381 1.134 2.089 12.229 (Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình) Phụ lục 9 Trích: “Thông báo kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái Cồn Vành” TỈNH UỶ THÁI BÌNH Số 348-TB/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thái Bình, ngày 05 tháng 5 năm 2008 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH về Quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái Cồn Vành Ngày 09-4-2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp kỳ thứ 14, nghe Sở Công thương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Viện Kiến trúc nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội báo cáo Quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái Cồn Vành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kết luận như sau: 1- Khu vực cồn Vành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, diện tích gần 2.000 ha, có bãi biển và rừng ngập mặn, có khả năng phát triển du lịch sinh thái ven biển. Tuyến đường bộ nối liền từ đê PAM, xã Nam Phú ra cồn Vành được hoàn thành xây dựng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực du lịch ven biển và phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Vì vậy, việc quy hoạch Khu du lịch cồn Vành là cần thiết, nhằm chủ động và tạo điều kiện thu hút các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ đầu tư tại cồn Vành, xây dựng khu vực này trở thành một trung tâm du lịch phát triển bền vững và bảo đảm môi trường, với các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 2- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất phương án 2 của Đề án quy hoạch do Viện Kiến trúc nhiệt đới - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trình, song cần chú ý bảo đảm một số yêu cầu sau: - Việc quy hoạch Khu du lịch cồn Vành phải bảo đảm tính chất Khu du lịch sinh thái ven biển, gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; xây dựng Khu du lịch vừa mang tính chất văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống quê hương, vừa bảo đảm bảo tồn, phát triển hệ sinh thái, cảnh quan, môi trường tự nhiên. - Trên cơ sở rừng ngập mặn hiện có, cần quy hoạch, hàng năm có kế hoạch trồng bổ sung cây chắn sóng để bảo vệ đê điều, các công trình kết cấu hạ tầng, bảo đảm an toàn trước tác động xấu của các yếu tố từ biển. - Không quy hoạch dân cư, không quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình công nghiệp. - Thống nhất bố trí các khu chức năng trong Đề án quy hoạch, cần nghiên cứu phương án tận dụng sức gió, năng lượng mặt trời để quy hoạch khu phát điện phục vụ cho sinh hoạt. 3- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Kiến trúc nhiệt đới, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các ngành chức năng có liên quan hoàn chỉnh Quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái Cồn Vành; phê duyệt Quy hoạch, chỉ đạo xây dựng quy hoạch chi tiết và kế hoạch để tổ chức thực hiện; ban hành quy chế quản lý, thành lập Ban quản lý Khu du lịch sinh thái cồn Vành để thực hiện quản lý khu du lịch theo quy định của pháp luật. 4- Các ngành có liên quan và cấp uỷ, chính quyền huyện Tiền Hải căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Khu du lịch cồn Vành tổ chức thực hiện tốt các nội dung quy hoạch; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào Khu du lịch cồn Vành. Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo dõi việc thực hiện Thông báo này, định kỳ báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ Bùi Tiến Dũng Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh, - Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, - Các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, - Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải, - Viện Kiến trúc nhiệt đới, - Các đồng chí Tỉnh uỷ viên, - Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ. Để báo cáo (Nguồn: Hồ sơ lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình) Phụ lục 10 DANH SÁCH BÍ THƯ, PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TỈNH THÁI BÌNH QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI Nhiệm kỳ đại hội Họ và tên Chức vụ 1986 - 1990 Đồng chí Cao Sĩ Khiêm Bí thư Tỉnh ủy - Bí thư Đảng ủy Quân sự Đại tá Nguyễn Đức Hạnh Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự 1991 - 1995 Đồng chí Chu Văn Rỵ Bí thư Tỉnh ủy - Bí thư Đảng ủy quân sự Đại tá Nguyễn Đức Hạnh Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự 1996 - 2000 Đồng chí Vũ Mạnh Rinh Bí thư Tỉnh ủy - Bí thư Đảng ủy quân sự Đồng chí Vũ Xuân Trường Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Bí thư Đảng ủy quân sự Đại tá Nguyễn Văn Thự Phó CHT về chính trị - Bộ CHQS tỉnh - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy quân sự 2001 - 2005 Đồng chí Bùi Sỹ Tiếu Bí thư Tỉnh ủy - Bí thư Đảng ủy quân sự Đại tá Phạm Phú An Phó chỉ huy trưởng về chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh - Phó Bí thư thường trực 2005 - 2010 Đồng chí Bùi Tiến Dũng Bí thư Tỉnh ủy - Bí thư Đảng ủy quân sự Đại tá Trịnh Duy Huỳnh Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh - Ủy viên thường vụ - Phó Bí thư đảng ủy (chuyển công tác khác từ tháng 02/2008) Đại tá Trần Văn Mừng Chính ủy Bộ CHQS tỉnh - Phó Bí thư thường trực (thay đồng chí Trịnh Duy Huỳnh tháng 02/2008) (Nguồn: Đảng ủy Quân sự tỉnh Thái Bình) Phụ lục 11 KẾT QUẢ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC VÀ DẠY NGHỀ QUA CÁC NĂM Năm Tổng số trường Tổng số học sinh Số lượng học sinh kiểm tra Kết quả (số lượng và tỷ lệ) Giỏi Khá Đạt Không đạt (Tỷ lệ %) 1994 36 31.429 26.873 6.692 9.810 8.669 1.702 (6,33) 2001 39 55.349 49.876 9.166 17.273 23.396 41 (0,08) 2005 39 71.275 70.812 11.870 24.803 33.875 264 (0,37) 2008 52 79.229 78.852 20.858 34.289 23.565 140 (0,18) (Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình) Phụ lục 12 TỈNH UỶ THÁI BÌNH BAN CHỈ ĐẠO KIỂM ĐIỂM GIỮA NHIỆM KỲ * Số 620-QĐ/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thái Bình, ngày 18 tháng 6 năm 2008 Trích Quyết định của Ban Chỉ đạo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ QUYẾT ĐỊNH thành lập Tiểu ban chuẩn bị dự thảo báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh - Căn cứ Kế hoạch số 49-KH/TU, ngày 18-6-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiến hành kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; - Căn cứ Quyết định số 619-QĐ/TU, ngày 18-6-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, BAN CHỈ ĐẠO KIỂM ĐIỂM GIỮA NHIỆM KỲ QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Thành lập Tiểu ban chuẩn bị dự thảo báo cáo giữa nhiệm kỳ về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gồm các đồng chí có tên sau: 1- Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Tiểu ban. 2- Đồng chí Hoàng Đình Thạch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phó Trưởng Tiểu ban. 3- Đồng chí Đặng Xuân Thiều, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ viên. 4- Đồng chí Hà Thị Lãm, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ viên. 5- Đồng chí Bùi Ngọc Hoà, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Uỷ viên. 6- Đồng chí Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh, Uỷ viên. 7- Đồng chí Đoàn Hồng Kỳ, Giám đốc Sở Tài chính, Ủy viên. 8- Đồng chí Nguyễn Hữu Rong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ viên. 9- Đồng chí Trần Xuân Thành, Giám đốc Sở Công thương, Uỷ viên. 10- Đồng chí Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Uỷ viên. 11- Đồng chí Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy viên. 12- Đồng chí Trần Văn Mừng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Uỷ viên. 13- Đồng chí Nguyễn Trọng Bình, Giám đốc Sở Y tế, Uỷ viên. 14- Đồng chí Bùi Công Phượng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ viên. 15- Đồng chí Vũ Tiêu, Cục trưởng Cục Thống kê, Uỷ viên. 16- Đồng chí Đặng Văn Bộ, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ viên Điều 2: Tiểu ban có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo tỉnh xây dựng dự thảo báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, công tác quốc phòng, an ninh; chỉ đạo các ban, ngành của tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong những năm tới. Điều 3: Văn phòng Tỉnh uỷ, các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ và các đồng chí có tên tại điều 1 thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo), - Như điều 3, - Các đồng chí Tỉnh uỷ viên, - Lưu Văn phòng Tỉnh uỷ. BÍ THƯ kiêm TRƯỞNG BAN Bùi Tiến Dũng (Nguồn: Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Thái Bình) Phụ lục 13 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho cán bộ, nhân dân không tham gia các LLVT) Thái Bình ngày..tháng 5 năm 2016 Số phiếu phát ra 450, số phiếu thu về 400 Để có thêm thông tin phục vụ cho nghiên cứu về kết hợp KTVQP ở tỉnh Thái Bình, xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin và ý kiến của mình về một số vấn đề sau: 1. Giới tính của ông (bà) là: Nam Nữ 2. Ông (bà) đang làm việc ở: - Khối cơ quan hành chính, sự nghiệp - Khối các đơn vị sản xuất, kinh doanh - Người dân lao động tự do 3. Ông (bà) đã từng phục vụ trong lực lượng nào ? - Quân đội, công an - Dân quân, tự vệ - Chưa từng tham gia các lực lượng trên 4. Ông (bà) đang ở độ tuổi nào : - Từ 18 đến 30 tuổi - Từ 30 đến 40 - Từ 40 đến 50 tuổi - Trên 50 tuổi 5. Ông (bà) theo tôn giáo nào ? - Phật giáo - Thiên Chúa giáo - Tôn giáo khác - Không theo tôn giáo nào 6. Ông (bà) đã tốt nghiệp : - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Đại học - Sau đại học 7. Ông (bà) đang sống ở : - Vùng nông thôn - Thị trấn, thành phố 8. Ông (bà) đã nghe nói hay tìm hiểu về vấn đề kết hợp KTVQP ở đâu ? - Trong các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức do chính quyền địa phương tổ chức - Trên các phương tiện thông tin đại chúng, như : Ti vi, đài truyền thanh - Tự tìm hiểu, nghiên cứu ở các sách, báo, internet - Chưa nghe nói đến vấn đề kết hợp KTVQP bao giờ - Ở nơi khác :. .. 9. Ông (bà) đồng ý với nhận định nào sau đây? - Kết hợp KTVQP - vấn đề có tính quy luật trong xã hội Việt Nam hiện nay. - Kết hợp KTVQP ở Thái Bình là một tất yếu trong tình hình hiện nay. - Kết hợp KTVQP ở Thái Bình chỉ cần thiết trong những năm đất nước có chiến tranh. - Kết hợp KTVQP là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, không có hồi kết. - Kết hợp KTVQP góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Thái Bình . 10. Ông (bà) nhất trí với phương án nào sau đây? - Phương án A - Phương án B - Không chọn phương án nào Trong đó: * Phương án A: Kết hợp KTVQP là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế, quốc phòng trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. * Phương án B: Kết hợp KTVQP là sự tương hỗ của hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong một quá trình phát triển. 11. Kết hợp KTVQP có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 ? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết 12. Trong giai đoạn hiện nay, kết hợp KTVQP có vai trò như thế nào với sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình ? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết 13. Theo ông (bà), lực lượng nào có trách nhiệm thực hiện kết hợp KTVQP ở Thái Bình? - Các tổ chức đảng, chính quyền địa phương - Các LLVT - Các tổ chức, đơn vị, ngành kinh tế - Các cấp, các ngành, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. - Quần chúng nhân dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo - Ý kiến khác : 14. Người ta tham gia lực lượng dân quân, tự vệ chủ yếu là vì : - Lợi ích kinh tế - Nghĩa vụ bắt buộc - Cả hai điều trên 15. Nếu vì nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khẩn cấp, Nhà nước hay Quân đội có nhu cầu trưng dụng phương tiện kỹ thuật, công cụ sản xuất của gia đình thì ông (bà) sẽ : - Sẵn sàng đáp ứng vô điều kiện. - Sẵn sàng đáp ứng nhưng cơ quan hay tổ chức trưng dụng phải có nghĩa vụ thanh toán những hao tổn cho chủ phương tiện, công cụ được trưng dụng. - Không đáp ứng, vì : Xin chân thành cảm ơn ông (bà) đã dành thời gian thực hiện cuộc trưng cầu ý kiến. Chúc ông (bà) luôn mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống ! Phụ lục 14 Tổng hợp kết quả điều tra và trưng cầu ý kiến cán bộ và nhân dân hiện không tham gia trong các LLVT tỉnh Thái Bình STT Các nội dung điều tra và trưng cầu ý kiến Kết quả điều tra Nội dung Chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Giới tính và số người được trưng cầu ý kiến Nam 190 47,5% Nữ 210 52,5% 2 Số người được điều tra ở các môi trường làm việc khác nhau Làm việc ở khối cơ quan hành chính, sự nghiệp 200 50 Làm việc ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh 100 25 Lao động tự do 100 25 3 Số người đã từng tham gia các tổ chức LLVT Quân đội, công an 150 37,5 Dân quân tự vệ 130 32,5 Chưa tham gia LLVT nào 220 55 4 Cơ cấu độ tuổi điều tra và trưng cầu ý kiến Từ 18 đến dưới 30 91 22,8 Từ 30 đến dưới 40 195 48,8 Từ 40 đến dưới 50 100 25 Từ 50 tuổi trở lên 14 3,4 5 Tôn giáo Phật giáo 70 17,5 Thiên Chúa giáo 5 1,25 Tôn giáo khác 1 0,25 Không theo tôn giáo nào 324 81 6 Trình độ người được trưng cầu ý kiến Tốt nghiệp trung học cơ sở 18 4,5 Tốt nghiệp trung học phổ thông 180 45 Tốt nghiệp đại học 200 50 Sau đại học 2 0,5 STT Các nội dung điều tra và trưng cầu ý kiến Kết quả điều tra Nội dung Chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ % 7 Nơi ở Vùng nông thôn 255 63,75 Thành phố, thị trấn 145 36,25 8 Trả lời câu hỏi: Ông (bà) đã nghe nói hay tìm hiểu về vấn đề KHKTVQP ở đâu? Trong các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức do chính quyền địa phương tổ chức 180 45 Trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Ti vi, đài truyền thanh 320 80 Ở nơi khác 100 25 Chưa nghe nói đến bao giờ 24 6 9 Trả lời câu hỏi "Ông (bà) đồng ý với nhận định nào sau đây?" KHKTVQP - vấn đề có tính quy luật trong xã hội Việt Nam hiện nay. 125 31,25 KHKTVQP ở Thái Bình là một tất yếu trong tình hình hiện nay 80 20 KHKTVQP ở Thái Bình chỉ cần thiết trong những năm đất nước có chiến tranh. 40 10 KHKTVQP là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, không có hồi kết. 135 33,75 KHKTVQP góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Thái Bình 305 76,25 10 Đánh giá của người được trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của KHKTVQP đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 ? Rất quan trọng 135 33,75 Quan trọng 215 53,75 Bình thường 40 10 Không cần thiết 10 2,5 Phụ lục 15 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong LLVT tỉnh) Số phiếu điều tra phát ra: 110 phiếu; số phiếu thu về: 100 Thái Bình, ngày..tháng 5 năm 2016 Để có thêm thông tin đánh giá kết quả giáo dục nhận thức về kết hợp KTVQP ở tỉnh Thái Bình, xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin và ý kiến của mình về một số vấn đề sau : 1. Đồng chí là: Nam Nữ 2. Đồng chí đang ở độ tuổi nào: - Từ 18 đến 30 tuổi - Từ 30 đến 40 - Từ 40 đến 50 tuổi - Trên 50 tuổi 3. Đồng chí đã tốt nghiệp: - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Đại học - Sau đại học 4. Gia đình của đồng chí đang sống ở: - Vùng nông thôn - Thị trấn, thành phố 5. Đồng chí biết về kết hợp kinh tế với quốc phòng từ nguồn nào ? - Trong các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức ở đơn vị - Trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: ti vi, đài truyền thanh - Tự tìm hiểu, nghiên cứu ở các sách, báo, internet - Chưa nghe nói đến vấn đề kết hợp KTVQP bao giờ 6. Đồng chí đồng ý với nhận định nào sau đây: - Kết hợp KTVQP - vấn đề có tính quy luật trong xã hội Việt Nam hiện nay. - Kết hợp KTVQP ở Thái Bình là một tất yếu trong tình hình hiện nay. - Kết hợp KTVQP ở Thái Bình chỉ cần thiết trong những năm đất nước có chiến tranh. - Kết hợp KTVQP là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, không có hồi kết. - Thực hiện kết hợp KTVQP ở Thái Bình góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 7. Đồng chí nhất trí với phương án nào sau đây? - Phương án A - Phương án B - Không biết Trong đó: * Phương án A: Kết hợp KTVQP là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế, quốc phòng trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. * Phương án B: Kết hợp KTVQP là sự tương hỗ của hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong một quá trình phát triển. 8. Kết hợp KTVQP có vị trí như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết 9. Trong giai đoạn hiện nay, kết hợp KTVQP có vị trí như thế nào với sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình? Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết 10. Theo đồng chí, thực hiện kết hợp KTVQP ở Thái Bình là trách nhiệm của ai? - Các tổ chức đảng và chính quyền - Các LLVT - Các ngành kinh tế - Các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. 11. Người ta tham gia lực lượng dân quân, tự vệ chủ yếu là vì: - Lợi ích kinh tế - Nghĩa vụ bắt buộc - Cả hai điều trên 12. Nếu vì nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khẩn cấp, Nhà nước hay quân đội có nhu cầu trưng dụng phương tiện kỹ thuật, công cụ làm ăn của gia đình thì đồng chí sẽ: - Sẵn sàng đáp ứng vô điều kiện. - Sẵn sàng đáp ứng nhưng cơ quan hay tổ chức trưng dụng phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị phương tiện, công cụ bị hao tổn khi sử dụng - Không đáp ứng, vì : Xin chân thành cảm ơn đồng chí đã vui lòng dành thời gian thực hiện cuộc trưng cầu ý kiến. Chúc đồng chí luôn mạnh khỏe, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ! Phụ lục 16 Tổng hợp kết quả điều tra và trưng cầu ý kiến trong các LLVT tỉnh Thái Bình (Số phiếu phát ra 110; số phiếu thu về 100) STT Các nội dung điều tra và trưng cầu ý kiến Kết quả điều tra Nội dung Chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Cơ cấu giới tính người được trưng cầu ý kiến Nam 90 90% Nữ 10 10% 2 Cơ cấu đối tượng trưng cầu ý kiến Sĩ quan 50 50 Quân nhân chuyên nghiệp 40 40 Công nhân viên quốc phòng 5 5 Chiến sĩ 5 5 3 Cơ cấu độ tuổi điều tra và trưng cầu ý kiến Từ 18 đến dưới 30 5 5 Từ 30 đến dưới 40 50 50 Từ 40 đến dưới 50 45 45 Từ 50 tuổi trở lên 4 Trình độ người được trưng cầu ý kiến Tốt nghiệp trung học cơ sở Tốt nghiệp trung học phổ thông 59 59 Tốt nghiệp đại học 39 39 Sau đại học 2 2 5 Nơi ở Vùng nông thôn 63 63 Thành phố, thị trấn 37 37 6 Trả lời câu hỏi: Đồng chí biết về KHKTVQP từ nguồn nào? Trong các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức ở đơn vị 92 92 Trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Ti vi, đài truyền thanh 54 54 Tự tìm hiểu, nghiên cứu ở các sách, báo, internet 48 48 Chưa nghe nói đến vấn đề KHKTVQP bao giờ 5 5 STT Các nội dung điều tra và trưng cầu ý kiến Kết quả điều tra Nội dung Chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ % 8 Trả lời câu hỏi: “Ông (bà) đã nghe nói hay tìm hiểu về vấn đề KHKTVQP ở đâu?” Trong các đợt học tập chính trị, bồi dưỡng kiến thức do chính quyền địa phương tổ chức 92 92 Trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Ti vi, đài truyền thanh 54 54 Ở nơi khác 48 48 Chưa nghe nói đến bao giờ 5 5 9 Trả lời câu hỏi "Đồng chí đồng ý với nhận định nào sau đây?" KHKTVQP - vấn đề có tính quy luật trong xã hội Việt Nam hiện nay. 55 55 KHKTVQP ở Thái Bình là một tất yếu trong tình hình hiện nay 56 56 KHKTVQP ở Thái Bình chỉ cần thiết trong những năm đất nước có chiến tranh. 3 3 KHKTVQP là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, không có hồi kết. 45 45 KHKTVQP góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Thái Bình 75 75 10 Đánh giá của người được trưng cầu ý kiến về tầm quan trọng của KHKTVQP đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010 ? Rất quan trọng 96 96 Quan trọng 4 4 Bình thường STT Các nội dung điều tra và trưng cầu ý kiến Kết quả điều tra Nội dung Chỉ số tuyệt đối Tỷ lệ % 11 Đánh giá của người được trưng cầu ý kiến về mức độ quan trọng của KHKTVQP với sự phát triển bền vững của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay Rất quan trọng 96 96 Quan trọng 4 4 Bình thường Không cần thiết 12 Quan điểm của người được trưng cầu ý kiến về trách nhiệm thực hiện KHKTVQP ở tỉnh Thái Bình Các tổ chức đảng, chính quyền 8 8 Các LLVT 5 5 Các ngành kinh tế 2 2 Các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. 85 85 13 Người ta tham gia lực lượng dân quân tự vệ vì: Vì lợi ích kinh tế Vì nghĩa vụ bắt buộc 30 30 Vì cả hai lý do trên 70 70 14 Ứng xử của người được trưng cầu ý kiến, khi vì nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khẩn cấp, Nhà nước hay Quân đội có nhu cầu trưng dụng phương tiện kỹ thuật, công cụ sản xuất của gia đình họ Sẵn sàng đáp ứng vô điều kiện 87 87 Sẵn sàng đáp ứng nhưng cơ quan hay tổ chức trưng dụng phải có nghĩa vụ thanh toán những hao tổn cho chủ phương tiện, công cụ được trưng dụng. 13 13 Không đáp ứng vì những lý do khác nhau Phụ lục 17 Tổ chức, biên chế, nhiệm vụ của các tổ, đội chuyên môn về hậu cần nhân dân (năm 2003) TT Tên tổ, đội chuyên môn Số lượng Thành phần, lực lượng Nhiệm vụ 1 Tổ y tế 01 2 đến 3 y tá, 1 bác sỹ hoặc y sĩ, trên cơ sở biên chế của trạm xá xã, phường. Thu dung, phân loại, cứu chữa, điều trị nhân dân và DQTV bị thương, bị bệnh. 2 Đội cứu thương 01 01 y sỹ hoặc y tá phụ trách và 8 đến 10 người có chuyên môn. Lực lượng này là các đoàn viên thanh niên hoặc DQTV, bộ đội xuất ngũ (không nằm trong lực lượng dự bị động viên). Cấp cứu, vận chuyển người bị thương, bị bệnh về cơ sở điều trị. 3 Đội vận tải hỗn hợp 01 02 tổ vận tải bộ, 01 tổ vận tải cơ giới; mỗi tổ 6 đến 7 người. Lực lượng này là thanh niên, trung niên hoặc DQTV lấy từ các xóm, thôn có kèm theo quyết định trưng dụng phương tiện như xe thồ, công nông, ô tô Làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động lực lượng phục vụ chiến đấu. 4 Tổ chống sập, cứu nạn 01 Từ 8 đến 10 người, là thanh niên, DQTV Làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu người bị kẹt ở các nhà, cây, cầu, cống bị đổ sập, cứu người bị nạn trong hỏa hoạn, lũ lụt. 5 Tổ nấu ăn, tiếp tế cơm nước 01 Từ 6 đến 8 người, do đoàn thanh niên, hội phụ nữ cử người tham gia. Nấu và tiếp tế cơm nước cho các lực lượng chiến đấu. 6 Tổ quyên góp và thanh toán 01 Từ 3 đến 4 người, do tài chính xã và hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc xã, phường cử người đảm nhiệm. Tuyên truyền, vận động quyên góp, tiếp nhận vật chất, đăng ký phương tiện và thanh toán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. (Nguồn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình - 2003)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_thai_binh_lanh_dao_ket_hop_kinh_te_voi.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan