Luận án Đảng bộ tỉnh Vĩnh long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

pdf190 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Vĩnh long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG 2. TS. PHẠM VĂN BÚA HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trương Thị Hồng Nga MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 24 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 29 2.1. Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long 29 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2005 46 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH LONG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 78 3.1. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới 78 3.2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới 86 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 112 4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2000 - 2015) 112 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 130 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 175 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CB,CC,VC Cán bộ, công chức, viên chức CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng Nhân dân KH-CN Khoa học - công nghệ KT-XH Kinh tế xã hội NNL Nguồn nhân lực UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá nhất so với tất các các nguồn tài nguyên khác, là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất trong mọi thời đại. Vai trò của nguồn nhân lực (NNL) càng đặc biệt quan trọng khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong tình trạng nền kinh tế phát triển chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên, năng suất lao động xã hội còn thấp, chất lượng NNL chưa cao và còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Do đó, để tiếp cận xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế tri thức, từng bước đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng chỉ rõ: Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đát nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý.... phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.202-203]. Để thực hiện mục tiêu đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010) Đảng đã đề ra khâu đột phá then chốt để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) là: “Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đạo tạo, khoa học và công nghệ” [30, tr.206] nhằm phát triển nhanh NNL. 2 Kế thừa và phát triển quan điểm phát triển NNL các đại hội trước và thực tiễn sau 25 đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [37, tr.78] được khẳng định là khâu đột phá thứ hai trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế phát triển về quy mô, mức độ và hình thức đan xen phức tạp, đặc biệt là quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Là tỉnh đồng bằng nằm giữa hai nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu), nhìn bao quát tỉnh Vĩnh Long như hình con thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông, địa hình chia cắt bởi sông rạch chằng chịt, là tỉnh đầu mối giao thông nối liền giữa hai trung tâm kinh tế lớn của vùng Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Là tỉnh có lịch sử hình thành sớm nhất của khu vực, với đặc điểm của vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sinh ra những nhân tài, những người hiền tài có công với nhân dân với Tổ quốc, nhưng là tỉnh có gánh nặng về tỷ lệ dân số đứng hàng thứ hai so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Tiền Giang). Theo thống kê toàn tỉnh Vĩnh Long có 1.045.037 người với mật độ dân số 685 người/km2 [20]. Trong đó, dân cư sinh sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 16,87% và dân cư sinh sống ở nông thôn chiếm 83,13%, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, hoa màu, đánh bắt thủy sản và nguồn lực lao động trở thành thế mạnh của tỉnh để phát triển KT-XH [20]. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chú trọng đến sự nghiệp phát triển KT-XH ở địa phương, trong đó tỉnh đã tập trung vốn cho xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chú trọng phát triển NNL, trong đó tập trung vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng để hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ 3 trí thức và lực lượng lao động có tay nghề cao trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương. Phấn đấu đưa Vĩnh Long trở thành một tỉnh phát triển trung bình khá trong khu vực vào năm 2015 như Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2010 - 2015) đã nêu. Tuy nhiên, sau gần 30 năm đổi mới, NNL của tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, NNL địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội bền vững, NNL vẫn còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt là tình trạng thiếu NNL có trình độ chuyên môn cao thuộc các nhóm ngành khoa học - kỹ thuật, thiếu các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực trọng yếu trong các cơ quan nhà nước, cơ cấu nguồn lực cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp, chưa linh hoạt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch cán bộ; thiếu lực lượng lao động công nhân lành nghề phục vụ trực tiếp trong các ngành then chốt thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; vấn đề giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề lao động chuyên môn kỹ thuật khu vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, mất cân đối và chưa quan tâm đúng mức; dự báo khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại còn rất nhiều khó khăn do tình trạng bất cập nêu trên. Bởi vậy, đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL trong những năm đầu thế kỉ XXI là nhằm làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo và những thành công của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long trong việc vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển NNL, qua đó chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết để góp phần tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn có giá trị về công tác này trong những năm tiếp theo là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực từ năm 2000 đến năm 2015” làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015, từ đó đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới có hiệu quả hơn. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình phát triển NNL của tỉnh Vĩnh Long trong 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015. - Hệ thống, khái quát hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. - Đánh giá khách quan những thành tựu đạt được và hạn chế, khiếm khuyết, nguyên nhân thành công và hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn hoạch định chủ trương và tổ chức chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long qua ba nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh từ năm 2001 đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển NNL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nguồn nhân lực là khái niệm rộng bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, có trình độ chuyên môn được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực... Phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính 5 sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng lực, trình độ, khả năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: một là, trình độ học vấn của nguồn nhân lực; hai là, trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL. Như vậy, một trong những trọng tâm để phát triển NNL là thông qua giáo dục và đào tạo để tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia, một vùng, một ngành hay một tổ chức nào đó. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu luận án tập trung đi sâu nội dung về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phát triển giáo dục, đào tạo thông qua cơ cấu về số lượng và chất lượng nguồn lực thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho các đối tượng ưu tiên để phát triển và thông qua chương trình dự án, đề án, kế hoạch, cơ chế chính sách Nhóm đối tượng luận án tập trung khảo sát: một là, NNL cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống chính trị; hai là, NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo trong 15 năm, qua 03 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ khóa VII năm 2001 đến kết thúc nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa IX năm 2015. Luận án lấy mốc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (2005) chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 và giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. - Không gian: Công tác phát triển NNL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò NNL, phát triển NNL trong phát triển KT-XH, đặc biệt là quan điểm của Đảng về phát triển NNL gắn với công tác đào tạo NNL trong công cuộc đổi mới. 6 4.2. Nguồn tư liệu - Dựa vào hệ thống các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Nhà nước; các văn kiện của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), các sở, ban, ngành tỉnh Vĩnh Long đề cập đến phát triển NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 qua các văn kiện của ba kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, các Chương trình hành động của tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh như: Chương trình hành động của tỉnh ủy Vĩnh Long số: 09-CTr/TU ngày 08/11/2011 về phát triển và nâng cao chất lượng NNL giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số: 1375/QĐ-UBND, ngày 28/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng NNL giai đoạn 2012- 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số: 80/NQ-HĐND ngày 5/12/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Long về tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020... - Các công trình khoa học của tập thể, cá nhân liên quan đến vai trò NNL, phát triển NNL và lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng phát triển NNL nói chung và Vĩnh Long nói riêng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu và tích hợp hai phương pháp đó để làm rõ nội hàm khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” trên phạm vi nghiên cứu của tổng thể lực lượng lao động theo trình độ đào tạo cho các ngành nghề, lĩnh vực có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề đến sau đại học thuộc các đối tượng là NNL cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và NNL lao động chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương khác như: phương pháp thống kê, khảo sát, phân tích, tổng hợp...nhằm làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. 7 5. Đóng góp của luận án - Góp phần tái hiện một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo phát triển NNL từ năm 2000 đến năm 2015. - Bước đầu nêu lên những nhận xét trong lãnh đạo phát triển NNL và rút ra các kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển NNL của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến năm 2015. - Kết quả nghiên cứu là góp thêm tài liệu tham khảo cho đảng bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nói riêng tiếp tục bổ sung chủ trương, chính sách phát triển NNL trong thời gian tới có hiệu quả hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Giải quyết những mục tiêu cơ bản nhất về tính cấp thiết phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Vĩnh Long; đúc kết những kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong chính sách phát triển nguồn nhân lực cả nước nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua quá trình thực tiễn về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long sẽ là kinh nghiệm tham khảo không chỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với một tỉnh mới tái lập như Vĩnh Long cần được tổng kết và bổ sung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề NNL, phát triển NNL nói chung và lĩnh vực đào tạo NNL nói riêng là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước trong công cuộc đổi mới, vì vậy có nhiều công trình của tập thể và cá nhân đề cập, khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, có thể chia các nhóm công trình liên quan đến NNL, phát triển NNL nói chung, công tác đào tạo NNL và vấn đề phát triển NNL ở tỉnh Vĩnh Long như sau: 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung * Sách đã xuất bản Cuốn sách "Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" của Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm [133]. Các tác giả đã giới thiệu khái quát về vai trò NNL trong thời kỳ đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới; đồng thời nêu lên chính sách phát triển NNL dưới góc độ phát triển giáo dục Việt Nam. Cuốn sách “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Mai Quốc Chánh [14]. Tác giả đã làm rõ vai trò của NNL, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL và thực trạng chất lượng NNL đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời tác giả cũng đã trình bày những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng NNL là đội ngũ trí thức - một vấn đề cấp bách cho công cuộc CNH, HĐH đất nước; Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á của Lê Thị Ái Lâm [59]. Tác giả tập trung khai thác kinh nghiệm 9 phát triển NNL của một số nước Đông Á và khẳng định vai trò của giáo dục và đào tạo luôn là nhân tố quyết định cho sự phát triển NNL của một số quốc gia tiêu biểu như: Trung Quốc thông qua vai trò của nền giáo dục đã đem lại những thành tựu rực rỡ của những chính sách cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, là cơ sở để Trung quốc tập trung phát triển NNL đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hóa đất nước; Nhật Bản chú trọng giáo dục và đào tạo để tập trung phát triển NNL có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, khả năng tư duy và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới và xu thế cạnh tranh, hợp tác toàn cầu mà Nhật Bản đóng vai trò then chốt trong việc chinh phục đỉnh cao của khoa học công nghệ; Bí quyết của Hàn Quốc là dựa vào giáo dục để phát triển NNL, giáo dục là điều kiện để đưa Hàn Quốc từ một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên trở thành quốc gia có sức ảnh hưởng trong khu vực, là nhân tố để nâng cao chất lượng NNL và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Hàn Quốc. Cuốn sách “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010” của Nguyễn Văn Đễ, Bùi Xuân Trường và Nguyễn Kim Liệu [38]. Đây là công trình tập hợp các bài viết về vai trò của NNL Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 - 2010. Cuốn sách xoay quanh nội dung phát triển NNL do Đại hội IX (2001) của Đảng đề ra về nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. NNL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Cuốn sách “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận thực tiễn” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam [216]. Là cuốn sách chuyên khảo đã làm rõ những vấn đề về chính sách, giải pháp và định hướng phát triển NNL ở Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách còn trình bày những đặc điểm về công tác quản lý NNL trong một số ngành, vùng đặc thù tiêu biểu trong cả nước. Cuốn sách Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đoàn Văn Khái [53]. Tác giả lý giải khá sâu sắc về vai trò của nguồn lực con người là nhân tố quyết định trong quá trình tiến hành sự nghiệp 10 CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Từ đó đánh giá thực trạng khách quan nguồn lực con người của Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp để xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh tình hình mới. Cuốn sách “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng” của Trần Văn Tùng [135]. Tác giả chủ yếu bàn về thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL tài năng của đất nước, những bất cập quá trình sử dụng NNL tài năng. Tác giả đề cập giải pháp thiết thực, nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng của đất nước có hiệu quả. Cuốn sách “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Bá Thể [83]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL một số nước trên thế giới và thực trạng NNL ở Việt Nam, tác giả đưa ra quan điểm về phát triển NNL, vai trò của NNL đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Thanh [81]. Tác giả luận giải phát triển NNL là yếu tố quyết định thành công sự nghiệp CNH, HĐH, đồng thời nêu lên thực trạng về phát triển NNL có chất lượng, từ đó đưa ra một số định hướng chủ yếu để phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. Cuốn sách Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Phạm Minh Hạc [45]. Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu về con người trong bối cảnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; những vấn đề tác động đến sự phát triển toàn diện của con người và NNL như: sức khỏe, trí tuệ, y tế, giáo dục và đào tạo,... Từ đó đề ra giải pháp chiến lược nhằm phát triển toàn diện con người nói chung và NNL nói riêng trong công cuộc CNH, HĐH. Cuốn sách Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của Phan Văn Kha [52]. Cuốn sách đã luận giải về vai trò quan trọng của 11 việc đào tạo và sử dụng nhân lực trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam; xác định rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Đồng thời, cuốn sách đã khái quát thực trạng giữa đào tạo với sử dụng nhân lực của Việt Nam và một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn giữa công tác đào tạo và công tác sử dụng nhân lực ở các cấp, các hệ đào tạo ở Việt Nam. Cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI của Trần Khánh Đức [41]. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục, quản lý giáo dục và vai trò của giáo dục đối với phát triển NNL; những vấn đề triết lý xã hội khi bàn đến nền giáo dục hiện đại; lý thuyết về hệ thống giáo dục hiện đại gắn với nhà trường và những kịch bản nhà trường tương lai (như mô hình sư phạm kỹ thuật và công nghệ dạy học, chương trình giáo dục hiện đại, đo lường và đánh giá kết quả học tập,...) nhằm tạo điều kiện để nền giáo dục làm tốt chức năng đào tạo, bồi dưỡng NNL cho đất nước trong thế kỷ XXI. Cuốn sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - lịch sử, hiện trạng và triển vọng của Nguyễn Văn Khánh [54]. Tác giả tập trung trình bày bức tranh tổng thể về tình hình, thực trạng và triển vọng nguồn lực trí tuệ Việt Nam được đóng góp bằng thành tựu của tri thức trong suốt chiều dài lịch sử; phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố thúc đẩy, cản trở việc phát huy nguồn lực; từ đó tác giả đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ con người Việt Nam phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thế kỷ XXI. Cuốn sách Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài - Một số kinh nghiệm của thế giới của Tạ Ngọc Tấn [79]. Tác giả đã tập trung trình bày vấn đề NNL và nhân tài thông qua vai trò của phát triển giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) ở một số nước tiêu biểu trên thế giới. Từ kinh nghiệm của thế giới, tác giả đã khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong cơ chế hoạch định chính sách phát triển NNL, nhân tài ở Việt Nam. Đồng thời từ những kinh nghiệm, bài học thành công, thất bại của thế giới, tác giả đã tập trung phân tích về 12 giáo dục và đào tạo NNL, nhân tài ở Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm thế giới để thực hiện thành công sự nghiệp GD-ĐT trong những giai đoạn tiếp theo. * Các luận án tiến sĩ Luận án: Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta của Hà Quý Tình [90], đã nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong dự báo, quy hoạch nguồn nhân lực; đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong vấn đề mở rộng quy mô, chương trình, hình thức đào tạo để phát triển NNL cho đất nước. Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta - đặc điểm và xu hướng phát triển của Nguyễn Ngọc Sơn [77]. Tác giả đã làm rõ thực trạng của việc sử dụng, phát triển NNL ở nông thôn nước ta từ năm 1986 đến 2000. Nêu lên đặc điểm và xu hướng phát triển NNL ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy hiệu quả NNL nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Luận án: Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay của Nguyễn Thanh [80] đã khẳng định phát triển NNL là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nướ, đồng thời để phát triển NNL có chất lượng thì phải xác định giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng NNL. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích thực trạng và đề ra một số định hướng chủ yếu của việc phát triển NNL ở nước ta. Luận án: Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Chính Thức [89] đã nêu rõ vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển NNL và qua khảo sát thực tế ở các cơ sở dạy nghề trong cả nước, tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế về vấn đề dạy nghề cho lực lượng lao động; đề xuất những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH. 13 Luận án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam của Trần Thanh Bình [12] đã đi sâu vào cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn. Nêu thực trạng đào tạo NNL cho nông nghiệp và nông thôn và các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo này. Luận án: Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Phạm Văn Quý [64] đã đánh giá thực trạng NNL KH-CN ở Việt Nam hiện nay; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL KH-CN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục, đào tạo. Luận án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam của Lê Thị Ngân [63] đã trình bày những vấn đề lý luận về NNL, chất lượng NNL, nâng cao chất lượng NNL tiếp cận kinh tế tri thức; những tác động tới NNL của quốc gia và kinh nghiệm thực tiễn của một số nước, khẳng định chất lượng NNL là động lực cho quá trình CNH, HĐH của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng của NNL hiện nay, đề xuất giải pháp và phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế về chất lượng của NNL, tạo điều kiện để tiếp cận nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án: Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đào Quang Vinh [218] trình bày kết quả nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời nêu thực trạng phát triển NNL cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Luận án: Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam của Bùi Tôn Hiến [47], tập trung khái quát lý luận về việc làm của lao động qua đào tạo nghề; làm rõ thực trạng cơ hội việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam khi bước vào công cuộc đổi mới, từ đó luận giải về mối quan hệ biện 14 chứng giữa việc làm với đào tạo nghề và đề xuất những giải pháp cho việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm trước yêu cầu của đất nước khi đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH... * Chương trình nghiên cứu và kỷ yếu hội thảo khoa học Chương trình KH-CN cấp Nhà nước: Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha [42]: Đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt công trình nhấn mạnh đặc điểm thực trạng lực lượng lao động và đào tạo nhân lực để có cái nhìn đúng đắn trong chiến lược đào nhân lực ở Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH. Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo nghề giữ vai trò trọng tâm trong chính sách phát triển của Học viện Chính sách và Phát triển [49], các chuyên luận tập trung phân tích những nhân tố tác động đến công tác đào tạo nghề ở Việt Nam, chỉ rõ trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề có vai trò trọng tâm trong chính sách phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ yếu đề thực hiện công tác đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của đất nước. * Các công trình tiêu biểu đã được đăng tải trên các tạp chí Có thể kể đến các công trình như: Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế của Trương Thu Hà [44]; Thành tựu bước đầu và những vấn đề cấp thiết đặt ra trong đào tạo nhân lực ở nước ta của Phạm Tất Dong [21]; Giáo dục - đào tạo với sự phát triển nguồn nhân lực” của Trần Thanh Đức [40]; Về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Thắng Lợi [61]; Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam 30 năm đổi mới - Thành tựu và những vấn đề đặt ra của Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Cẩm Ngọc [55];... Hầu hết các bài viết của các tác giả đều đề cập đến vai trò của NNL, của công tác đào tạo NNL và làm rõ những cơ sở khoa học để chỉ ra thực trạng đào 15 tạo NNL nhằm xây dựng những giải pháp về mối quan hệ giữa GD-ĐT với phát triển NNL một khi nó đã trở thành vấn đề quyết sách liên quan đ... được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp đang hoạt động trong các ngành kinh tế, trong các lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng, bởi vì trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của thế giới như hiện nay, vấn đề đào tạo NNL là để nâng cao năng suất lao động là điểm then chốt nhằm mục đích duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Như vậy, có thể hiểu NNL là một bộ phận của dân số, bao gồm các đối tượng trong độ tuổi lao động khác nhau. Là bộ phận quan trọng nhất quyết định khả năng nhu cầu lao động trong xã hội và là nguồn lực lao động mang tính tích cực hoặc không tích cực trong một cộng đồng. Tuy nhiên NNL này còn được tiếp cận ở vấn đề của một bộ phận số dân phụ thuộc vào điều kiện trình độ chuyên môn được đào tạo đồng nghĩa là bộ phận số dân mang lại yếu tố tích cực cho sự phát triển kinh tế hoặc đào tạo nhưng không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đồng thời NNL thường gắn với độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhiều quốc gia đều quy định tuổi lao động tối thiểu là 15, song độ tuổi lao động tối đa lại có sự khác nhau giữa các nhóm nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, tuổi lao động được quy định là từ đủ 15 đến 60 đối với nam và đủ từ 15 đến 55 đối với nữ. Từ những khái niệm đã phân tích trên, có thể rút ra khái niệm NNL như sau: NNL là toàn bộ lực lượng lao động của xã hội được quy định số dân trong độ tuổi lao động, gồm những người có việc làm và chưa có việc làm. Là bộ phận những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực và sức khỏe nhất định, là nguồn lực quyết định cho sự phát triển KT-XH trong một cộng đồng. Phát triển NNL chính là quá trình biến đổi NNL nhằm phát huy, khơi dậy tiềm năng con người. Theo quan niệm của Tổ chức quốc tế về Lao động (ILO) phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt về năng lực, trình độ, khả năng làm việc nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn phát triển. Tựu chung lại, quan niệm phát triển NNL được xem xét trên hai mặt chủ yếu là: số lượng và chất lượng. Số lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: tỉ lệ NNL trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao 31 động trong độ tuổi lao động; tỉ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động. Chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu, đó là: chỉ tiêu trình độ học vấn của nguồn nhân lực, đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển KT-XH. Trình độ học vấn cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của KH-CN trong thực tiễn; chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL được thể hiện bằng tỉ lệ NNL có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với NNL chung. Đối với Việt Nam, khi nghiên cứu phát triển NNL thì trước tiên đồng nghĩa với lý thuyết về chính sách phát triển nguồn lực con người theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cách tiếp cận thứ nhất, phát triển NNL là việc xây dựng, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực cùng với các hoạt động có liên quan nhằm hình thành các chuẩn mực và mạng lưới xã hội dưới sự trợ giúp của nhà nước, của cơ quan phát triển nhân lực địa phương, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác. Cách tiếp cận thứ hai, phát triển NNL là việc thông qua giáo dục và đào tạo để tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu của một quốc gia, một vùng, một ngành hay một tổ chức nào đó. Đây là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả. Tuy nhiên phạm vi tiếp cận trên bình diện là vai trò quan trọng của phát triển NNL đối với sự phát triển của xã hội thì phát triển NNL được hiểu là những con người có trình độ chuyên môn cao, có vốn tri thức và tay nghề giỏi, có khả năng nhận thức và tiếp thu nhanh những kiến thức mới. Đây là chìa khóa chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên con đường chống nguy cơ tụt hậu của tri thức, hay có thể hiểu phát triển NNL là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể được đào tạo lành nghề và chuyên môn kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật lành nghề). Bên cạnh quan niệm về phát triển NNL được tiếp cận ở trên, còn có những quan niệm có nội hàm hẹp hơn để chỉ người lao động thông qua quá trình đào tạo và được xã hội chấp nhận trong những lĩnh vực chủ yếu như: Lĩnh vực sản xuất vật chất là những người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo được đào tạo bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại họ là những chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành nghề, những người lao động trí óc 32 bên cạnh trình độ học hàm, học vị như giáo viên, giảng viên, nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức. Lĩnh vực kinh tế là các doanh nhân. Lĩnh vực an ninh quốc phòng, đối ngoại là những tướng lĩnh, nhà ngoại giao để chỉ NNL này. Ngoài ra, để tôn vinh và phát triển NNL, xã hội còn chú ý đến đối tượng để thực hiện phát triển NNL là học sinh, sinh viên ưu tú họ là nhân tài là lực lượng kế thừa của tinh hoa đất nước hay nguồn “nguyên khí quốc gia”. 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới Thực hiện đường lối đổi mới được khởi xướng từ Đại hội hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trong đó có việc thực hiện phát triển NNL là vấn đề mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của đất nước, yêu cầu cấp bách nhất cần giải quyết là nhanh chóng đào tạo NNL có tri thức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng đã nhìn nhận vai trò của sự nghiệp giáo dục khi xem xét NNL. Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng chỉ rõ: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội [34, tr.772]. Đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước những diễn biến như vũ bão của cách mạng KH-CN và bối cảnh toàn cầu hóa, Đảng xác định vai trò đặc biệt của NNL là nhằm để phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực xây dựng xã hội mới thì phải tập trung: “Phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục, văn hóa nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr.79]. Đặc biệt khi bước vào công cuộc đổi mới, vấn đề nguồn lực con người gắn với phát triển KT-XH đã được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và được coi là vấn đề sống còn của đất nước, là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đảng đã chỉ đạo: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [35, tr.106], đây là lần đầu tiên quan điểm về nguồn lực con người được đặt ở vị trí trung tâm của chính sách phát triển. 33 Từ quan điểm trên, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng đã chỉ rõ nguồn lực con người rất dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh KH-CN đó là nguồn lực quan trọng nhất. Tuy nhiên, người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề, còn mang thói quen sản xuất lạc hậu và dấu ấn của cơ chế cũ. Để khắc phục được những nhược điểm đó thì vai trò của NNL phải thật sự trở thành thế mạnh của đất nước, NNL không thể đứng ngoài mục tiêu của sự phát triển, Đảng chỉ rõ: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước [25, tr.12-13]. Như vậy, khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng đất nước, Đảng đã nhận thức rõ lực lượng lao động với những tiêu chí cụ thể là “hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo... bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho người lao động” [24, tr.511]. Đây chính là những tiêu chí cụ thể của Đảng để phát triển NNL, trong đó muốn phát triển NNL phải hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) quyết định đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Do đó, nguồn lực con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là Đại hội có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong chính sách phát triển NNL, trên quan điểm NNL coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, các chính sách giáo dục đào tạo, KH-CN đều hướng đến mục tiêu là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cụ thể hóa chủ trương của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 12/1996) đã thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư 34 cho GD-ĐT là đầu tư phát triển, các cá nhân đều có trách nhiệm trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT. Đồng thời Đảng chủ trương GD-ĐT luôn gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH nhằm hình thành và phát triển đội ngũ lao động lành nghề, bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước bước vào thế kỷ XXI. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) Đảng tiếp tục chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó nhấn mạnh về động lực phát triển đất nước là phát huy sức mạnh của đại đoàn kết tất cả các giai tầng, các dân tộc và của toàn xã hội. Đồng thời chỉ rõ xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề xã hội và chính là thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng khẳng định: “Tăng cường kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển NNL của đất nước” [30, tr.169] và mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ mục đích vì con người, chăm sóc bồi dưỡng con người, phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH, văn hóa và giáo dục, KH&CN có nhiệm vụ khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Đồng thời cần “tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [30, tr.257]. Với quan điểm nêu trên, lần đầu tiên Đảng đã chỉ ra nhiệm vụ phát triển NNL được cụ thể hóa bằng chủ trương chính sách cụ thể, trong đó nhấn mạnh chủ trương cơ bản nhất là khẳng định sự nghiệp GD-ĐT phải là nhiệm vụ hàng đầu để đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm mục tiêu: Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà 35 quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [30, tr.201-202]. Với quan điểm tích cực về phát triển NNL, có thể khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng là tăng cường chính sách đầu tư cho GD-ĐT, coi GD-ĐT là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển NNL, vì NNL là nguồn lực quan trọng nhất để thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, muốn phát triển NNL bền vững yêu cầu nhiệm vụ của GD-ĐT là phải tạo ra đội ngũ con người có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại. Như vậy, phát triển NNL được Đảng đặc biệt quan tâm, là một khâu đột phá trong chiến lược phát triển KT-XH. So với quan điểm chung thời kỳ trước, đây là bước phát triển hơn hẳn trong nhận thức của Đảng về NNL và phát triển NNL. Đây chính là những định hướng cơ bản cho các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Long vận dụng vào thực tế của tỉnh để triển khai phát triển NNL đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của địa phương. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động đến phát triển nguồn nhân lực Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào năm 1732 [7] với nhiều tên gọi địa danh khác nhau. Năm 1832 toàn bộ vùng đất Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trấn Vĩnh Thanh được gọi là tỉnh Vĩnh Long gồm có 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng. Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thôn tính, xác lập hệ thống chính quyền thực dân để bóc lột khai thác. Ngày 5/1/1876, Thống đốc Nam kỳ Dupere ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn là Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bassac. Mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính, trong đó khu vực hành chính Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Ngày 20/12/1899, Toàn 36 quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định chính thức đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ cuối năm 1954 đến 1975, chính quyền Sài Gòn đã tách tỉnh Vĩnh Trà thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) đất nước thống nhất, ngày 15/2/1976 tỉnh Cửu Long được thiết lập trên cơ sở của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 26/12/1991, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân) với 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên Vĩnh Long rộng 148.737 ha (1.487,37 km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái. Dân số tính đến thời điểm năm 2000 có tổng 1.013.423 người, đứng hàng thứ hai trong 13 tỉnh thành khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuyệt đại đa số dân cư sống ở nông thôn chiếm 85,66%, số người sống ở thành thị 14,34% [19]. Là tỉnh ít bị nhiễm phèn trong đất, có tầng đất sét ở độ sâu từ 5m đến 20m thích hợp trồng lúa và cây ăn trái ngắn ngày. Khí hậu Vĩnh Long nằm trong khu vực có lượng gió lớn và thường có 3 hướng gió chính là gió Tây Nam, Đông Bắc, và gió Đông Nam nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão từ biển Đông. Mặc dù ít bị mưa lũ diễn ra bởi thời tiết tương đối điều hòa, nhưng hiện tượng bị ngập lụt vẫn xảy ra ở nhiều nơi như ở các tuyến sông, kênh rạch thuộc các huyện Mang Thít, Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình. Hiện tượng ngập lụt cũng đã làm cản trở đời sống sinh hoạt của dân cư nơi đây và cũng chính dân cư sống ở vùng ngập lụt họ cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về điều kiện để đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định xã hội ở địa phương. Vĩnh Long nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, rất thuận lợi cho hệ thống giao thông huyết mạch đường bộ và đường thủy đi qua, trong đó hệ thống đường bộ nội địa có năm Quốc lộ kết nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Cần thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và là cửa ngõ vị trí chiến lược quốc phòng an ninh khu vực Tây Nam Bộ. Là tỉnh có vị trí địa lý nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có thế 37 mạnh về sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Có thể khái quát điều kiện kinh tế Vĩnh Long có hai vùng trọng điểm: Vùng kinh tế thuộc khu vực sông Tiền là các xã phường thị trấn gần trung tâm thành phố, huyện nối liền với trục giao thông chính trên 3 Quốc lộ: Quốc lộ 1A, Quốc 54, Quốc lộ 57 rất thuận lợi để phát triển KT-XH; Vùng kinh tế thuộc khu vực sông Hậu là các xã, thị trấn cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 20km2 đến 58km2 nối liền với trục giao thông thủy bộ thuộc một bộ phận của tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53 và Quốc lộ 80. Gồm 68 xã, thị trấn thuộc các huyện Tam Bình, huyện Bình Minh, huyện Bình Tân, huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn. Với vị trí địa lý xa trung tâm thành phố, tỉnh lỵ nhưng đặc trưng vùng kinh tế trong khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long - một trong ba vùng trọng điểm của đất nước, ngoài người Kinh ở Vĩnh Long còn là vùng cư trú tự nhiên của nhiều dân tộc: dân tộc Kinh 978.893 người, chiếm tỷ lệ 97,40%; dân tộc Khmer 22.350 người, chiếm tỷ lệ 2,14%; dân tộc Hoa 5.710 người, chiếm tỷ lệ 0,56%; còn lại các dân tộc khác 223 người, chiếm tỷ lệ 0,3%. Các dân tộc có quá trình đoàn kết lâu đời, chung sức chung lòng khai khẩn, chống thiên tai và ngoại xâm xây dựng mãnh đất Vĩnh Long giàu đẹp, tạo nên cộng đồng đa dân tộc là nhân tố quyết định tình hình phát triển KT-XH, xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ quê hương, đất nước. Mặc dù, là tỉnh có hai vùng kinh tế trọng điểm là khu vực sông Tiền và khu vực sông Hậu, nhưng kinh tế Vĩnh Long chưa tương xứng với tiềm năng, chưa chuyển dịch tốt cơ cấu kinh tế vẫn còn hình thức độc canh cây lúa. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kém phát triển, thiếu nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho CNH, HĐH, có nơi cơ sở hạ tầng còn tụt hậu xa so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có mặt yếu kém hơn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [94, tr.27]. Tuy nhiên, do những khó khăn của một tỉnh vùng trũng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có lực lượng lao động chiếm 44% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 90% (năm 1991) và lao động nữ chiếm 53% tổng số lao động toàn tỉnh. Tuy nhiên lực lượng lao động không có việc làm rất lớn. Từ năm 38 1992 đến năm 2000, hàng năm có khoảng 16.000 - 18.000 lao động [94, tr.14] không có việc làm nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và những ngành khác về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế,... Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ chất lượng chưa cao, chưa vững chắc, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu, nhận thức của người dân vùng đồng bằng về nhu cầu học tập còn hạn chế, kinh phí cho sự nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ còn chậm, các hoạt động văn hóa ở cơ sở chưa sâu rộng và mức hưởng thu chưa cao, thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao còn hạn chế, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội truyền thống, tệ mê tín dị đoan có xu hướng gia tăng và còn nhiều bất cập [94, tr.28]. Tỷ lệ người nghèo, thiếu việc làm và chưa được đào tạo còn là vấn đề nóng bỏng nhưng chưa được giải quyết tốt. Vào cuối năm 1999, Vĩnh Long có 528.416 lao động có tay nghề kỹ thuật, chiếm 13,6% [122, tr.63]. Trong đó lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 56,99%; lao động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản là 12,1% và lao động thuộc khu vực dịch vụ là 30,91%. Trình độ đại học và trên đại học 5.118 người chiếm 0,96%, cao đẳng 4.125 người chiếm 0,78%, công nhân kỹ thuật và trung cấp 15.893 người chiếm 3%. Đây là tỷ lệ khá thấp so với mặt bằng chung cả nước và đang mất cân đối đào tạo giữa các ngành, nhất là các ngành kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân. Nếu cơ cấu kinh tế Vĩnh Long dựa vào nông nghiệp chiếm 71% thì lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ mới đạt khoảng 10% [100, tr.62]. Riêng đối với lao động khu vực Nhà nước, tỷ lệ lao động có kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá nhưng chỉ ở trình độ trung cấp trở lên chiếm 90%, trong đó lao động có nghiệp vụ, lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 16% [100, tr.63] trong tổng số công nhân viên chức toàn tỉnh. Tình hình trên cho thấy, thực trạng NNL trong tỉnh rất đông về số lượng nhưng cũng thấp về chất lượng, đồng thời lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thiếu và mất cân đối trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, xây dựng. Nếu theo cơ cấu đào tạo (1- 4-10; 1 đại học, 4 trung cấp, 10 công nhân kỹ thuật) thì tỉnh Vĩnh Long đang thiếu khoảng 44.000 lao động [100, tr.62] có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng cho các 39 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là các ngành nghề được xem là thế mạnh của địa phương. Do vậy, để khai thác những tiềm năng của tỉnh để đẩy mạnh phát triển KT- XH, tỉnh Vĩnh Long cần đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt chú trọng đến đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. 2.1.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long từ khi tái lập tỉnh đến năm 2000 Nguồn nhân lực trước năm 2000 nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi và lực lượng lao động công nhân lành nghề; thiếu sự phân bố, quy hoạch trong chủ trương chính sách về cơ cấu và chất lượng NNL, nhất là CBCCVC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và lao động có trình chuyên môn kỹ thuật (lao động lành nghề); thiếu cơ chế chính sách trong công tác đào tạo theo ngành nghề, lĩnh vực trước yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau: Nguồn nhân lực cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước Từ năm 1996 đến năm 2000, toàn tỉnh có 13.793 CBCCVC, trong đó khối quản lý Nhà nước cấp tỉnh có 751 người, khối quản lý Nhà nước cấp huyện có 549 người, khối sự nghiệp GD-ĐT 10.113 người, khối sự nghiệp văn hóa, thể thao 78 người, khối y tế 1.786 người và sự nghiệp khác 580 người. Trình độ chuyên môn: 01 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, 2.184 đại học, 4.046 cao đẳng, 5.025 trung cấp [122, tr.96-99]. Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, NNL trong các cơ quan nhà nước luôn đóng vai trò không thể thiếu trong nhiệm vụ thực hiện phát triển KT-XH của tỉnh. Năm 1996 đến năm 2000, đây là nhiệm kỳ đầu tiên trong điều kiện tỉnh Vĩnh Long vừa chia tách, nguồn lực cán bộ hụt hẫng, công nợ lớn nhưng tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn để vươn lên với tốc độ tăng trưởng khá liên tục, GDP bình quân hàng năm đạt 8,01% (so với nhiệm kỳ khóa V (1992-1995) GDP chỉ đạt 7,65% cho cả tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng 18,65% năm (cuối năm 1995 GDP đầu người là 2.356.500 đồng, so với năm 1991 là 1.190.000 đồng) cơ bản xóa được đói, giảm được nghèo, tình hình quốc phòng - an ninh được củng cố, tổ chức cơ sở Đảng được kiện toàn đến cuối năm 1995 toàn Đảng bộ có 11.910 đảng viên (năm 1992 có 459 đảng viên) 40 đã góp phần thúc đẩy ổn định chính trị, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, để đánh giá về số lượng và chất lượng NNL là CB,CC,VC trong các cơ nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới - giai đoạn CNH, HĐH tỉnh nhà. Giai đoạn này tỉnh thiếu cán bộ khoa học đầu đàn, thiếu cán bộ có chuyên môn giỏi, số cán bộ có trình độ sau đại học ít, trình độ ngoại ngữ hầu hết CB,CC,VC còn thấp, nhất là nguồn CB,CC,VC trong các lĩnh vực ngành nông nghiệp, quản lý hành chính công, xây dựng, giao thông,... Bên cạnh đó công tác quản lý đội ngũ CB,CC,VC bộc lộ bất cập, thiếu căn cứ đánh giá năng lực, hiệu quả của CB,CC,VC trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trong bồi dưỡng quy hoạch và phát triển đội ngũ công chức. Mặt khác, NNL ở một số ngành như tài chính, ngân hàng, bưu chính, bảo hiểm và các ngành dịch vụ khác có tăng dần về số lượng và chất lượng, phản ánh khách quan xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH khi so sánh với các tỉnh lân cận trong khu vực như tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang. Số lượng CB,CC,VC làm việc trong ngành trọng yếu, mũi nhọn như viễn thông, công nghệ phần mềm, tài chính, pháp luật, kiểm toán, thiết kế, nghiên cứu khoa học còn rất ít và rất thấp so với yêu cầu. Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là sự nhận thức về vị trí và vai trò của sự nghiệp GD-ĐT trong quá trình phát triển ở cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể chưa sâu sắc, chưa toàn diện nên còn hạn chế và hiệu quả chưa cao nhất là NNL có trình độ đại học và sau đại học. Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền đối với GD-ĐT, KH-CN theo Nghị quyết Trung ương Hai khóa VIII (tháng 12/1996), chưa thực sự coi “giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT- XH. Công tác đào tạo, sử dụng và đào tạo lại CB,CC,VC còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách, chế độ đối với NNL là cán bộ làm công tác khoa học. Đồng thời, NNL ứng dụng trong khoa học - kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhiều nơi vẫn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, lực lượng kế thừa còn mỏng. Công tác quy hoạch, sử dụng NNL có trình độ khoa học - kỹ thuật chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế chính sách đào tạo theo nhu cầu. Chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn lực con người nói chung gồm cán bộ khoa học - kỹ thuật chưa thỏa đáng, thiếu động 41 lực khuyến khích và thu hút chất xám. Từ đây bài toán phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cần có lời giải cho sự đóng góp phát triển KT-XH của địa phương trong thời gian tới là cấp thiết. Nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn So với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có mật độ dân số đông, với tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm từ năm 1995 đến năm 2000 là 0,33%. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 627.682 người, số người có khả năng lao động là 616.166 người và số người không tham gia hoạt động kinh tế là 112.394 người, chiếm 18,24% dân số. Số dân có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 3,61% (cao gấp đôi cả nước là 7,6%), trong đó khu vực thành thị là 17,4% khu vực nông thôn là 3,4% (cao gấp 5,12 lần của cả nước) [8, tr.58; 60-61]. Tính đến năm 2000, số người có chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật là 6.168 người, số người có trình độ Trung học chuyên nghiệp là 11.284 người, số người có trình độ Cao đẳng là 4.401 người, số người tốt nghiệp Đại học là 5.574 người, giai đoạn từ 1992 - 2000 có 37 thạc sĩ, 5 tiến sĩ chủ yếu là các ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,89% [8, tr.66-71]. Hầu hết lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn có trình độ chứng chỉ chuyên môn sơ cấp hoặc tập huấn nghề ngắn hạn được gọi là gọi là công nhân kỹ thuật nhưng thực tế chưa được cấp bất kỳ loại văn bằng hoặc chứng chỉ nghề nghiệp nào đã làm cho chất lượng NNL của tỉnh không cao và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trở ngại rất lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Vĩnh Long. Lực lượng lao động của tỉnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp là 349.517 người chiếm tỷ lệ 71%, lao động công nghiệp 49.228 người chiếm tỷ lệ 10%, dịch vụ 93.533 người chiếm tỷ lệ 19%. Nếu so tỷ trọng lực lượng lao động giữa nông - lâm nghiệp và công nghiệp, dịch vụ thì có sự mất cân đối và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng trưởng của thời kỳ CHN, HĐH đất nước. Tuy nhiên nếu so với thời điểm năm 1995, lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn là 82%, thì đến năm 2000 nguồn lực lao động này có xu hướng giảm dần khoảng 10% nhưng so với mặt bằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì đây là vấn đề gay gắt trong việc giải quyết việc làm. Bởi vì nguồn lực lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Long tính thời điểm năm 1995 chỉ có 42 khoảng 10% [100, tr.87] có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng tập trung khu vực kinh tế Nhà nước. Đây thực sự là thách thức lớn đối với việc đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật lành nghề của các doanh nghiệp cũng như đầu vào cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương ở những giai đoạn tiếp theo. Về sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tuy có đạt được những kết quả nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong vòng 5 năm (từ 1995 đến 2000) lao động ngành công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 6.635 người, bình quân mỗi năm tăng 2.212 người, lao động dịch vụ tăng 14,477 người, bình quân mỗi năm tăng 4.826 người. Với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ... 27/7/2011 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số trong 5 năm từ 2006-2011, Vĩnh Long. 120. Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2011), Báo cáo số 59-BC/TU ngày 25/10/2011 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2011 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2012, Vĩnh Long. 121. Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2011), Báo cáo số 57-BC/TU ngày 24/10/2011 tổng kết 4 năm thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TU, ngày 07/8/2006 của Ban Thường vụ Tinh ruỷ khoá VIII về việc thực hiện Nghị quyết số 42- NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị khoá IX về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Vĩnh Long. 122. Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long (2012), 20 năm xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long (1992 - 2012), Nxb Nguyễn Văn Thảnh, Vĩnh Long. 123. Tỉnh uỷ Vĩnh Long (2012), Báo cáo số 138-BC/TU ngày 01/11/2012 sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/Tu của Tỉnh uỷ ngày 15/6/2010 tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Vĩnh Long. 164 124. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2012), Báo cáo số 152-BC/TU công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2012 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2013, Vĩnh Long. 125. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2013), Báo cáo số 222-BC/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2013 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2014, Vĩnh Long. 126. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2014), Báo cáo số 115-BC/TU về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2014 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2015, Vĩnh Long. 127. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2014), Báo cáo số 331-BC/TU về tình hình bố trí và sử dụng cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan công tác Đảng Vĩnh Long, Vĩnh Long. 128. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2015 - 2020), Lưu hành nội bộ, Vĩnh Long. 129. Tỉnh ủy Vĩnh Long (2016), Báo cáo số 36-BC/TU, ngày 24/5/2016 báo cáo tổng kết Chương trình 05-CTr/TU của Tỉnh ủy về giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2015 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020, Vĩnh Long. 130. Phạm Thế Tri (2003), Phát triển nguồn lực lao động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 131. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Bùi Đức Tú (2013), Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 133. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 165 134. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 135. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 136. Hà Vũ Tuyến (2017), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2013, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 137. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (1994), Quyết định số 112/QĐ-UBND về việc xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở Vĩnh Long đến năm 2005 và định hướng năm 2010, Vĩnh Long. 138. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (1999), Quyết định về số 1332/QĐ- UBND quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề đến năm 2010, Vĩnh Long. 139. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2001), Báo cáo số 07/BC.UB về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2000 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2001, Vĩnh Long. 140. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2001), Chỉ thị số 20/CT.UBT về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức giai đoạn 2001 - 2005 của tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 141. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT.UB về việc phân công cán bộ phụ trách công nghệ thông tin và đào tạo công nghệ thông tin cho công chức nhà nước, Vĩnh Long. 142. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo số 03/BC.UB về việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2001 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, Vĩnh Long. 143. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo số 798/BC.UB về việc chấp thuận cho trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Long mở chuyên ngành đào tạo giáo viên dạy Sử - Công tác đội, Vĩnh Long. 144. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo số 1921/BC.UB về việc chuyển chỉ tiêu đào tạo nghề dài hạn của trường Công nhân Kỹ thuật giao thông vận tải cho trường Dạy nghề, Vĩnh Long. 166 145. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo số 1478/BC.UB về việc đóng góp dự thảo kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động, Vĩnh Long. 146. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2002), Báo cáo số 1802/BC.UB về việc đóng góp dự thảo kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động, Vĩnh Long. 147. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2003), Báo cáo số 03/BC.UB về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2003 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Vĩnh Long. 148. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2003), Quyết định số 552/2003/QĐ.UBND về việc ban hành Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Vĩnh Long (giai đoạn 2003 - 2005), Vĩnh Long. 149. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2003), Hướng dẫn “Một số điểm bổ sung, sửa đổi công văn liên ngành số 219/LN Sở TC-VG, Ban TCCQ, Ban TCTU, Liên Sở TC-VG, Ban TCCQ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, số 74/HDLN, Vĩnh Long. 150. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Thông báo Kết luận của Ủy ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp về đào tạo nghề giải quyết việc làm, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, số 41/TB-UB, Vĩnh Long. 151. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Báo cáo đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Long, số 84/BC-UB, Vĩnh Long. 152. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Long, số 95/BC.UB, Vĩnh Long. 153. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Về việc chấp thuận cho lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở Trường Trung học kinh tế tài chính Vĩnh Long lên Trường Cao đẳng kinh tế tài chính Vĩnh Long, số 492/UB, Vĩnh Long. 154. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Về việc Báo cáo kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2004, số 1116/UB, Vĩnh Long. 167 155. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2004), Về việc lập Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số 2015/UB, Vĩnh Long. 156. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2005), Quyết định về việc triệu tập cán bộ công chức các sở ban ngành tỉnh tham dự lớp đào tạo thuộc đề án 112CP, số 109/QĐ-VPUBND, Vĩnh Long. 157. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2005), Về việc báo cáo nhu cầu đào tạo thạc sỹ năm 2005, số 1451/UBND.VX, Vĩnh Long. 158. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2005), Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh, số 1785/2005/QĐ.UBND, Vĩnh Long. 159. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2005, số 12/BCĐ-CTMTQG, Vĩnh Long. 160. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 - 2010”, số 16/QĐ.UBND, Vĩnh Long. 161. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Tờ trình về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn Đề án: “Đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2011 (Đề án Vĩnh Long 100)”, số 37/TTr-UBND, Vĩnh Long. 162. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Về việc Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2010, số 245/UBND.VX, Vĩnh Long. 163. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Về việc tuyển sinh đào tạo đại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2006, số 354/UBND, Vĩnh Long. 168 164. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Quyết định về việc Ban hành Đề án “Đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2011” gọi tắt là “Đề án Vĩnh Long 100”, số 1612/2006/QĐ.UBND, Vĩnh Long. 165. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Về việc Dự tuyển đi học sau đại học tại Canada năm học 2007 - 2008, số 2606/UBND-VX, Vĩnh Long. 166. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Về việc cử cán bộ tham gia khóa đào tạo tại Thái Lan, số 2892/UBND-VX, Vĩnh Long. 167. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2006), Về việc Đề nghị thẩm định dự thảo NQ.HĐND tỉnh về việc “phê chuẩn Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010”, số 440/VP-UBND, Vĩnh Long. 168. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2007), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2006, số 29/BC-UBND, Vĩnh Long. 169. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007, định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, số 105/BC.UBND, Vĩnh Long. 170. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2007), Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 24/4/2007 về chính sách hỗ trợ bác sĩ, dược sĩ đại học, sinh viên tốt nghiệp các Trường Đại học Y Dược về công tác ở ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 171. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2007), Quyết định v/v ban hành “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2006 - 2010”, số 357/QĐ-UBND, Vĩnh Long. 172. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007, số 14/BC-UBND, Vĩnh Long. 173. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008), Quyết định thành lập Ban tổ chức thực hiện Đề án số 02/1998/ĐA-UBND theo chủ trương của Tỉnh ủy “về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến nǎm 2000, tầm nhìn đến năm 2010”, Vĩnh Long. 169 174. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008), Quyết định về việc phê duyệt dự án “dạy nghề cho người nghèo giai đoạn 2008 - 2010, số 455/QĐ-UBND, Vĩnh Long. 175. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề năm 2008 và kế hoạch đào tạo nghề năm 2009, số 104/BC-UND, Vĩnh Long. 176. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2008), Quyết định số 29/2008/QĐ- UBND về hỗ trợ tạm thời bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010, Vĩnh Long. 177. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2009), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, số 07/BC-UBND, Vĩnh Long. 178. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2009), Quyết định số 1855/QĐ-UBND ngày 12/8/2009 về việc ban hành Đề án Xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Vĩnh Long. 179. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2010), Ban hành Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND, ngày 25/02/2010 về việc sửa đổi phần II Quy định kèm theo Quyết định số 2585/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 về việc sửa đổi phần I quy định quy định chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức đi học và cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường về công tác xã tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 180. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2010), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Vĩnh Long, số 193/BC-UBND, Vĩnh Long. 181. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số kiến nghị, góp ý dự thảo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011, số 249/BC-UBND, Vĩnh Long. 170 182. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Vĩnh Long, số 420/QĐ-UBND, ngày 25/2/2011, Vĩnh Long. 183. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số 650/QĐ-UBND, ngày 25/3/2011, Vĩnh Long. 184. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011), Quyết định về việc triển khai Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 28/ 7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc diện quy hoạch nguồn của tỉnh, cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học thông qua Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, số 1533/QĐ- UBND, Vĩnh Long. 185. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015, số 31/QĐ-UBND, 10/1/2012, Vĩnh Long. 186. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định gia hạn thời gian thực hiện Đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Vĩnh Long đến năm 2012, số 320/QĐ-UBND, ngầy 2/3/2012, Vĩnh Long. 187. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, số 405/QĐ- UBND, ngày 20/3/2012, Vĩnh Long. 188. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, số 994/QĐ-UBND, Vĩnh Long. 189. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định về việc ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020, số 1375/QĐ- UBND, Vĩnh Long. 171 190. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 về việc điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo giai đoạn 2012 - 2015 của Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long, Vĩnh Long. 191. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Quyết định số số 1917/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 ban hành về việc thành lập Hội đồng Phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020, Vĩnh Long. 192. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2012), Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Vĩnh Long. 193. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020, số 53/QĐ-UBND, ngày 8/1/2013, Vĩnh Long. 194. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Quyết định về việc phê duyệt Danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá tuổi lao động, số 315/QĐ-UNND, ngày 4//2/2013, Vĩnh Long. 195. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tỉnh Vĩnh Long, số 684/QĐ-UBND, ngày 24/4/2013, Vĩnh Long. 196. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Nghị quyết về tiếp tục đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, số 80/NQ-HĐND, ngày 5/12/2013, Vĩnh Long. 197. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 25/07/2013 ban hành về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức cấp tỉnh, huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 198. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Quyết định số 1706/QĐ-UBND, ngày 22/10/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ trí thức tỉnh đến năm 2020, Vĩnh Long. 172 199. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, số 733/QĐ- UBND, ngày 19/5/2014, Vĩnh Long. 200. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long, năm 2015, số 158/QĐ-UBND, ngày 19/2/2014, Vĩnh Long. 201. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2014, số 295/QĐ-UBND, ngày 7/3/2014, Vĩnh Long. 202. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2014), Chỉ thị số 08/CT-UBND, ngày 13/6/2014 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 203. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long, năm 2015, số 90/QĐ-UBND, ngày 21/1/2015, Vĩnh Long. 204. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định về việc thành lập Hội đồng Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề; thành lập, cho phép thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo thuộc trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số 514/QĐ-UBND, ngày 11/3/2015, Vĩnh Long. 205. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015, số 513/QĐ- UBND, ngày 7/4/2015, Vĩnh Long. 206. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định tạm giao số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2015 cho các ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, số 712/QĐ-UBND, ngày 4/5/2015, Vĩnh Long. 173 207. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 (Phục vụ buổi làm việc với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ), số 69/BC-UBND, Vĩnh Long. 208. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch bổ sung đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2015, Vĩnh Long. 209. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016 - 2020, số 809/QĐ-UBND, ngày 8/4/2016, Vĩnh Long. 210. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016 - 2020, số 232/QĐ-UBND, 28/1/2016, Vĩnh Long. 211. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, số 342/QĐ-UBND, 17/2/2016, Vĩnh Long. 212. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016, số 948/QĐ- UBND, ngày 26/4/2016, Vĩnh Long. 213. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016 - 2025, số 1163/QĐ-UBND, ngày 24/5/2016, Vĩnh Long. 174 214. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số 1157/QĐ-UBND, 24/5/2016, Vĩnh Long. 215. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2016), Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long. 216. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 217. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Đồng chủ biên) (2008), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 218. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 175 PHỤ LỤC Phụ lục 1 176 Phụ lục 2 Kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm giai đoạn 2011 - 2015 Kết quả đạt được TT Nội dung ĐVT KH 2011- 2015 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng cộng 2011-2015 Tỷ lệ đạt so KH 2011-2015 (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Công tác tạo việc làm 1,1 Tổng số lao động được tạo việc làm mới Người 130.800 26.900 26.550 27.143 28.648 28.530 137.771 105,33% a) Xuất khẩu lao động Người 4.800 400 450 505 466 626 2.447 50,98% b)Trong nước Người 126.000 26.500 26.100 26.638 28.182 27.904 135.324 107,40% Trong đó: Giải quyết việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm Người - 4.700 1.039 1.054 3.200 680 10.673 - Giải quyết việc làm thông qua Dự án cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Người 23.100 5.610 4.600 4.760 4.800 4.976 24.746 107,13% Giải quyết việc làm thông qua các Chương trình phát triển kinh tế xã hội khác Người - 16.190 20.461 20.824 17.900 22.248 97.623 - Tự tạo việc làm - 14.376 18.501 18.728 14.900 17.248 83.753 - Có việc làm mới trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX, DNTN, hộ kinh doanh trong tỉnh - 1.251 1.372 1.468 2.000 3.500 9.591 - Có việc làm mới thông qua đi làm việc ngoài tỉnh - 563 588 628 1.000 1.500 4.279 - 1,1 Tỷ lệ thất nghiệp % - 4,70 4,43 4,06 3,50 3,35 - Thành thị % - 4,70 4,43 4,06 3,50 3,35 - Nông thôn % - - - - - - 0 - 177 2 Dự án cho vay giải quyết việc làm 0 2,1 Số dư nợ cho vay Tr đồng 104.432 63.610 67.092 68.502 81.432 91.966 372.602 356,79% Ngân sách trung ương Tr đồng 75.445 60.065 64.275 64.915 65.445 65.725 320.425 424,71% Ngân sách địa phương Tr đồng 28.987 3.545 2.817 3.587 15.987 26.241 52.177 180,00% 2,2 Số tiền cho vay Tr đồng 169.500 36.028 32.000 25.965 39.900 35.994 169.887 100,23% 2,3 Số người vay Người 23.100 5.610 4.600 4.760 4.800 4.976 24.746 107,13% 3 Hỗ trợ đầu tư hệ thống Trung tâm GTVL, hệ thống thông tin thị trường lao động Tr đồng 17.093 1.994 629 576 2.000 2.000 7.199 42,12% Ngân sách Trung ương Tr đồng 17.093 1.994 629 576 2.000 2.000 7.199 42,12% Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 4 Hỗ trợ tổ chức giao dịch việc làm 0 4,1 Ngân sách Tr đồng 900 186 129 149 - 150 614 68,22% Ngân sách trung ương Tr đồng 900 186 129 149 - 150 614 68,22% Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 4,2 Hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm 0 Số người được tư vấn Người - 23.915 9.409 6.977 4.500 10.060 54.861 - Số người tìm được việc Người - 6.957 2.995 2.692 1.500 798 14.942 - 4,3 Hoạt động của Sàn giao dịch việc làm 0 Số người được tư vấn Người - 20.000 6.700 4.439 4.000 1.015 36.154 - Số người tìm được việc Người - 4.700 700 1.054 3.200 680 10.334 - 5 Hỗ trợ thu thập cơ sở dữ liệu thị trường lao động 0 5,1 Ngân sách Tr đồng - 625,6 403 580 490 750 2.849 - Ngân sách trung ương Tr đồng - 625,6 403 330 260 750 2.369 - Ngân sách địa phương Tr đồng - - - 250 230 - 480 - 5,2 Số hộ được cập nhật thông tin hộ - 245.671 249.065 248.461 255.669 260.301 1.259.167 - 178 6 Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ lao động việc làm 0 6,1 Ngân sách Tr đồng - - 96,528 18,28 30 30 175 - Ngân sách trung ương Tr đồng - - 96,528 18,28 30 30 175 - Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 6,2 Số cán bộ được tập huấn Người 4.430 - 1.189 186 234 351 1.960 44,24% 7 Truyền thông Chương trình việc làm 0 7,1 Ngân sách Tr đồng - - 40 50 50 50 190 - Ngân sách Trung ương Tr đồng - - 40 50 50 50 190 - Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 7,2 Số cuộc truyền thông Cuộc - - 12 23 25 26 86 - Số lượt người tham dự Người - - 360 693 750 760 2.563 - 8 Giám sát, đánh giá Chương trình việc làm 0 8,1 Ngân sách Tr đồng - 84 60 60 90 120 414 - Ngân sách trung ương Tr đồng - 84 60 60 90 120 414 - Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 8,2 Số cuộc giám sát, đánh giá Cuộc - 60 53 65 70 72 320 - + Cấp tỉnh Cuộc - 5 4 5 5 6 25 - + Cấp huyện Cuộc - 55 49 60 65 66 295 - 9 Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 0 9,1 Ngân sách Tr đồng - - - - - - 0 - Ngân sách trung ương Tr đồng - - - - - - 0 - Ngân sách địa phương Tr đồng - - - - - - 0 - 9,2 Số người được hỗ trợ Người - - - - - - 0 - Nguồn: [129] 179 Phụ lục 3 Nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2000-2015 Giai đoạn đến 2000 Giai đoạn 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Tổng: 1.996 1.997 1.998 1.999 2.000 Tổng: 2.001 2.002 2.003 2.004 2.005 Tổng 2.006 2.007 2.008 2.009 2.010 Tổng 2.011 2.012 2.013 2.014 2.015 Tổng 2.016 2.017 2.018 2.019 2.020 583 70 88 88 137 200 6.603 950 1.170 1.309 1.900 1.274 291 66 98 127 1.885 172 277 640 365 431 8.641 1.441 1.200 1.700 2.000 2.300 7.350 1.090 1.600 1.743 1.550 1.367 7.640 891 1.282 1.550 1.823 2.094 21.396 2.396 3.700 4.500 5.000 5.800 19.650 2.425 2.417 2.958 3.550 8.300 38.182 4.010 5.539 9.117 8.040 11.476 19.144 2.000 2.690 3.222 4.210 7.022 50.410 9.785 6.729 9.033 12.126 12.737 44.535 7.535 8.500 9.000 9.500 10.000 69.888 10.560 11.831 14.390 15.666 17.441 114.741 22.300 24.369 23.857 21.570 22.645 86.541 24.241 13.600 14.800 16.500 17.400 20.233 2.495 2.505 3.046 3.687 8.500 44.785 4.960 6.709 10.426 9.940 12.750 96.673 13.650 16.121 19.421 21.524 25.957 174.676 33.148 32.657 35.080 35.884 37.907 161.113 35.613 5.500 6.000 6.500 7.000 7,50 8,80 10,00 18,50 23,50 26,38 29,87 32,80 35,96 38,11 41,89 45,04 50,05 55,16 60,74 63,00 67,00 71,00 75,00 4,80 5,60 7,00 14,00 15,80 17,80 17,98 19,60 21,58 23,81 26,42 29,34 32,13 35,12 39,31 42,00 46,00 50,00 55,00 Nguồn: [129] 180 Phụ lục 4 Cán bộ, công chức, viên chức khối sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2001 đến năm 2005 5222 703 550 485 1279 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Số lư ợn g tí nh : N g ư ờ i Chuyên môn nghiệp vụ Quản lý Nhà nước Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng nghiệp vụ Nguồn: [159]; [160]; [161] Phụ lục 5 Cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính được đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2001 đến năm 2005 1375 456 534 634 109 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 S ố l ư ợ n g t ín h : N g ư ờ i Đại học, sau đại học Quản lý Nhà nước Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng nghiệp vụ Nguồn: [159]; [160]; [161] 181 Phụ lục 6 Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước đến năm 2000 3 33 2891 3569 6656 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 S ố l ư ợ n g t ín h : N g ư ờ i Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Nguồn: [159]; [160]; [161] Phụ lục 7 Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước đến năm 2005 5 60 3511 6445 6097 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 S ố l ư ợ n g t ín h :N g ư ờ i Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Nguồn: [159]; [160]; [161] 182 Phụ lục 8 Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2015 22339 495 820 1017 1485 0 5000 10000 15000 20000 25000 S ố l ư ợ n g t ín h : N g ư ờ i Đại học, sau đại học Quản lý Nhà nước Ngoại ngữ Tin học Bồi dưỡng nghiệp vụ Nguồn: [207] Phụ lục 9 Chỉ tiêu và kết quả cán bộ, công chức, viên chức đào tạo, bồi dưỡng đến 2005 Kết quả năm 2005 TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Số lượng CB,CC,VC đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú 1 Đào tạo ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp 357 84 23.52 2 Đào tạo đại học, sau đại học 275 236 85.81 3 Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước 3.852 3.013 78.21 4 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP 3.213 2.175 67.69 Nguồn: [159]; [160]; [161] 183 Phụ lục 10 Nguồn nhân lực lao động chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng từ 2001 đến năm 2005 2210 4603 12174 6368 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 S ố l ư ợ n g t ín h : N g ư ờ i Đào tạo đại học, sau đại học Đào tạo cao đẳng Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Bồi dưỡng chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ Nguồn: [148] 184 Phụ lục 10 Nguồn nhân lực lao động chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng từ 2005 đến năm 2015 7224 1806 10784 56724 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 S ố l ư ợ n g t ín h : N g ư ờ i Đào tạo đại học, sau đại học Đào tạo cao đẳng Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Bồi dưỡng chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ khác Nguồn: [148] 185 Phụ lục 11 Chính sách thu hút nhân tài của một số tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị tính: Triệu đồng Chính sách thu hút nhân tài TT Tỉnh Tiến sỹ Thạc sỹ Chuyên khoa II Chuyên khoa I Đại học 1 Trà Vinh 35 20 20 15 2 Cà Mau 100 50 50 40 3 Kiên Giang 80 30 20 5 4 Tiền Giang 80 60 70 50 10 - 20 5 An Giang 60 40 50 40 6 Bình Phước 40 20 25 15 5 7 Vĩnh Long 35 20 25 14 Nguồn: [82]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_vinh_long_lanh_dao_phat_trien_nguon_nha.pdf
  • pdfTrang thong tin Truong Thi Hong Nga.pdf
  • pdfTT _English_ _ Truong Thi Hong Nga.pdf
  • pdfTT _Viet_ Truong Thi Hong Nga.pdf
Tài liệu liên quan