Luận án Đời sống xã hội của người Hmông theo đạo tin lành ở miền núi phía bắc hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO NGUYÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO NGUYÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309) Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS NGUYỄN THANH XUÂN 2. TS. N

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đời sống xã hội của người Hmông theo đạo tin lành ở miền núi phía bắc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN KHẮC ĐỨC HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Cao Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 7 1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu 29 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm sử dụng trong luận án 30 Chương 2: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NGƯỜI HMÔNG VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HMÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 39 2.1. Người Hmông và đặc điểm người Hmông ở miền núi phía Bắc 39 2.2. Quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở miền núi phía Bắc 63 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 86 3.1. Đời sống kinh tế, chính trị của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 86 3.2. Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 111 Chương 4: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 125 4.1. Xu hướng biến đổi trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 125 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích những chuyển biến tích cực và hạn chế những chuyển biến tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc 135 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tỷ lệ đói nghèo ở cộng đồng người Hmông năm 2007 91 Bảng 3.2: Chi phí cho ma bố hoặc mẹ của người con trai đã lập gia đình riêng 95 Bảng 3.3: Chi phí cho ma bố hoặc mẹ của người con gái đã đi lấy chồng 95 Bảng 3.4: Quan điểm của các tín đồ Tin Lành người Mông đối với chính quyền 99 Bảng 3.5: Thái độ của các tín đồ Tin Lành đối với pháp luật của nhà nước 100 Bảng 3.6: Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Hmông muốn bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc mình 113 Bảng 3.7: Tỷ lệ tín đồ Tin Lành Hmông muốn lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình phân theo giới tính 114 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Miền núi phía Bắc của Việt Nam là một vùng núi rộng lớn gồm 14 tỉnh, được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đây là một khu vực địa chính trị trọng yếu, phía Bắc tiếp giáp Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp Thượng Lào và phía Nam giáp với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là khu vực dân thưa nhất theo phân bố dân cư ở Việt Nam, đa phần là các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao và nhiều dân tộc khác. Trong số các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc có một số dân tộc sống vắt ngang qua biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Trong số đó có người Hmông. Người Hmông không chỉ sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Lào mà họ còn sống ở Thái Lan, Myanmar và một số nước khác. Vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Đạo Tin Lành bắt đầu xuất hiện trong cộng đồng người Hmông dưới tên gọi Vàng Trứ (hay Vàng Chứ). Ban đầu xuất hiện ở tỉnh Hà Giang và Sơn La, rồi sau lan sang các tỉnh khác như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Thái (nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên). Theo các nhà nghiên cứu, Vàng Trứ là thuật ngữ xuất hiện ở Mỹ được đài Nguồn Sống (FEBC) sử dụng để truyền đạo vào người Hmông. Thực chất nó được xây dựng lên từ khái niệm Vangx (Vua, Vương) của người Hmông. Tên gọi Vangx Tsưr (Vua chủ, Vương chủ) hay Vangx Tsưr Ntux (Vua chủ trời) ra đời nhằm Hmông hoá đức Chúa Trời với ông vua trong lịch sử hay trong huyền thoại của người Hmông, để từ đó người ta kêu gọi, thậm chí hù doạ người Hmông phải theo Vàng Trứ như theo vị vua mới của mình, hy vọng sau này được hưởng hạnh phúc [25, tr.23]. Thông qua rất nhiều các phương pháp truyền giáo khác nhau đã được các Hội thánh Tin Lành áp dụng cho người Hmông ở miền núi phía Bắc, số lượng tín đồ Tin 2 Lành người Hmông tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2015, tất cả 12 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc* đều có người Hmông theo đạo Tin Lành với số lượng là 181.615 người với hàng chục tổ chức, hệ phái Tin Lành khác nhau [25, tr.99-100]. Với sự phát triển ồ ạt và mạnh mẽ của đạo Tin Lành trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung, người Hmông nói riêng đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội như: văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, Bên cạnh một số những tác động mang tính tích cực mà đạo Tin Lành đem đến cho cộng đồng dân tộc Hmông như: đời sống kinh tế tốt hơn, một số hủ tục trong cuộc sống bị phá bỏ, tỷ lệ người biết đọc, biết viết tăng lên, thì những tác động tiêu cực cũng hình thành. Tình trạng chia rẽ, mất đoàn kết giữa những người theo đạo Tin Lành và những người không theo đạo đã xảy ra. Một số những giá trị văn hoá truyền thống của người Hmông bị phủ nhận và mất đi. Do người Hmông thường sống ở những khu vực giáp biên, có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng nên việc một bộ phận người Hmông theo đạo Tin Lành bị một số các thế lực xấu lợi dụng để chống phá Đảng và nhà nước ta tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, an ninh - quốc phòng trên một số địa phương, nhất là những tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc và Lào. Để góp phần làm rõ hơn thực trạng và xu hướng biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Hmông theo đạo Tin Lành, từ đó làm căn cứ cho những kiến nghị, giải pháp giúp cho Đảng, nhà nước có những chính sách đúng đắn đối với việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống cũng như quyền tự do tôn giáo của đồng bào Hmông, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đời sống xã hội của người Hmông theo Đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay” làm luận án Tiến sỹ chuyên ngành Tôn giáo học. * 12 tỉnh miền núi phía Bắc có người Hmông theo đạo Tin Lành gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Tìm hiểu thực trạng đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay, qua đó thấy được xu hướng biến đổi nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu về đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. - Khái lược chung về người Hmông và quá trình người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. - Chỉ ra thực trạng đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay. - Chỉ ra xu hướng biến đổi và một số giải pháp nhằm khuyến khích những chuyển biến tích cực và hạn chế những chuyển biến tiêu cực trong đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đời sống kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu một số địa bàn trọng điểm, điển hình, trường hợp (case studies) ở một số nơi có đông người Hmông theo đạo Tin Lành. - Thời gian nghiên cứu từ năm 1986 khi đạo Tin Lành bắt đầu du nhập vào người Hmông ở miền núi phía Bắc đến nay. 4 - Chọn mẫu nghiên cứu một số địa bàn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Bên cạnh những buổi phỏng vấn sâu một số trường hợp tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, nghiên cứu còn được tiến hành trên hai mẫu phiếu gồm phiếu điều tra dành cho cán bộ địa phương và phiếu điều tra đối với tín đồ người Hmông theo đạo Tin Lành. Với mẫu là cán bộ địa phương, đề tài tiến hành điều tra trên 130 trường hợp tại 05 tỉnh gồm: Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên (Xem phụ lục 3.1) Với mẫu là tín đồ, đề tài tiến hành điều tra trên 151 trường hợp tại 04 tỉnh gồm: Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên (Xem phụ lục 3.2). 4. Cơ sở lý luận cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, nhất là các quan điểm: tôn trọng quyền tự do tôn giáo, đoàn kết tôn giáo, chống lợi dụng tôn giáo; quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo 4.2. Cách tiếp cận Luận án đã sử dụng nhiều cách tiếp cận như: sử học, tôn giáo học, nhân học, văn hóa học, xã hội học. Cách tiếp cận sử học: được áp dụng nghiên cứu quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở miền núi phía Bắc. Cách tiếp cận tôn giáo học: được áp dụng nghiên cứu thực trạng đời sống xã hội của người Mông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hện nay trên ba phương diện: đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. 5 Các cách tiếp cận nhân học, văn hóa học, xã hội học: được dùng để nghiên cứu thực trạng và vấn đề liên quan đến người Hmông nói chung, người Hmông theo đạo Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu. Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra thì luận án có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng chương, mục của luận án, trong đó, phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hoá được các công trình nghiên cứu về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. - Luận án chỉ ra một bức tranh tổng quan về đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc hiện nay và xu hướng biến đổi của nó. - Cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ, kiểm chứng và bổ sung lý thuyết nghiên cứu, nhất là lý thuyết Lý thuyết cấu trúc chức năng; lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, lý thuyết lựa chọn hợp lý trong nghiên cứu tôn giáo học đối với người Hmông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận án cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách tôn giáo - dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo - dân tộc đối với bộ phận người Hmông theo đạo Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 6 Kết quả luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tôn giáo học, chuyên ngành Công tác tôn giáo và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến người Hmông và tôn giáo trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về người Hmông Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về người Hmông truyền thống đã được tiến hành ngay từ thời kỳ chiến tranh với những công trình minh họa, bài viết về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa, trang phục, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó có thể kể đến: Dân tộc Hmông ở Việt Nam của Cư Hoà Vần và Hoàng Nam [111]. Đây là một công trình đề cập tương đối toàn diện các mặt của đời sống xã hội dân tộc Hmông ở Việt Nam như: địa vực cư trú, nguồn gốc lịch sử và tên gọi, ngôn ngữ và việc phân loại các nhóm Hmông ở Việt Nam; Phương thức sản xuất kinh tế chủ yếu của người Hmông gồm: Trồng trọt trên nương với cây lúa nương và cây ngô, trồng trọt trên ruộng bậc thang, cây thuốc phiện, cây dược liệu, các loại rau và các cây gia vị, cây nông nghiệp và một số cây dược liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả,... Kinh tế chăn nuôi với một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, lợn, gà, (tr.54 - tr.59). Kinh tế tiểu thủ công nghiệp với các nghề như dệt, rèn, mộc, đan lát (tr.59 - tr.63). Kinh tế hàng hoá với những phiên chợ rất đặc trưng của người Hmông (tr.64 - tr.66). Kinh tế hái lượm và săn bắt (tr.66 - tr.71); Đời sống vật chất của người Hmông ở Việt Nam. Đó là những đặc trưng về nhà ở (không gian sống của cá nhân, gia đình), về Bản (không gian sống của cộng đồng), về thức ăn, uống và các đồ hút trong thói quen hàng ngày của người Hmông cũng như về trang phục, về phương tiện đi lại của đồng bào. Bên cạnh đời sống vật chất là phương diện sinh hoạt tinh thần của người Hmông cũng được công trình đề cập đến. Nội dung của sinh hoạt tinh thần là tín ngưỡng (tục cúng ma), tôn giáo (Công 8 giáo), văn học dân gian truyền miệng và các tập quán lễ, tết của người Hmông ở Việt Nam. Cuối cùng là các quan hệ xã hội của người Hmông. Đó là các quan hệ trong xã hội cổ truyền, quan hệ trong dòng họ, quan hệ trong gia đình, tục lệ cưới xin, tập quán sinh đẻ và nuôi dạy con, tục ma chay. Nhìn chung, dù mong muốn của những người biên soạn công trình này là muốn giới thiệu một cách rộng rãi cho người đọc về văn hoá truyền thống của dân tộc Hmông dưới góc độ dân tộc học lịch sử để từ đó chỉ ra nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa của tộc người Hmông, nhưng trong chừng mực nào đó, những nội dung trình bày trong công trình vẫn dừng ở mức độ khái quát, tổng quan. Những nội dung về sự biến đổi đời sống xã hội của dân tộc Hmông trong giai đoạn hiện nay còn mờ nhạt và có những phần chưa đề cập đến. Mặc dù vậy, công trình là nguồn tài liệu hữu ích để tác giả tham khảo cho luận án trong chương 2 và chương 3 khi đề cập đến phần tổng quan về người Hmông và so sánh với người Hmông theo Tin lành về đời sống kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng. Văn hóa Hmông của Trần Hữu Sơn [72]. Tác giả Trần Hữu Sơn có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dưới góc nhìn dân tộc học. Nội dung chính của công trình Văn hóa Hmông tập trung vào đời sống văn hoá tinh thần truyền thống của người Hmông qua bốn khía cạnh chủ yếu gồm: Tôn giáo, tín ngưỡng; Ngôn ngữ; Văn hoá dân gian; Nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian. Trên cơ sở này, công trình đã chỉ ra những yếu tố mới trong đời sống văn hoá tinh thần của người Hmông hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đó là sự đan xen tồn tại giữa văn hoá truyền thống và văn hoá mới; là những yếu tố thuộc văn hóa truyền thống được “hiện đại hoá” như ngôn ngữ, văn học nghệ thuật; là sự mai một hoặc mất đi của một số yếu tố văn hoá truyền thống; là sự xuất hiện của một số yếu tố văn hoá mới, đặc biệt là tôn giáo như Công giáo, Tin Lành, hiện tượng tôn giáo mới 9 Nhìn chung, công trình khái quát được một số nội dung của đời sống văn hoá tinh thần của người Hmông truyền thống cũng như một số biến đổi của chúng trong giai đoạn hiện nay. Điều này góp phần quan trọng để luận án tham khảo trong chương 2 (phần tổng quan về người đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người Hmông) và một phần chương 3 (khi so sánh với đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành). Tuy nhiên, công trình Văn hóa Hmông mới chỉ khoanh vùng phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vì vậy, tính bao quát cho cả cộng đồng Hmông còn bị hạn chế. Những số liệu trong công trình chủ yếu tập trung ở cộng đồng người Hmông ở Lào Cai, cần có sự bổ sung thêm từ cộng đồng người Hmông ở các địa bàn khác, thậm chí ở một vài nước trong khu vực khác để so sánh, thì chúng ta mới có được bức tranh tổng thể về cộng đồng người này. Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam - truyền thống và hiện tại của Vương Duy Quang [64]. Tác giả là một trong số các tác giả có nhiều bài viết về người Hmông nói riêng và về các dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc nói chung. Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra rằng văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam có 4 hình thức: một là thờ cúng tổ tiên và một số vị thần linh khác; hai là những nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến dòng họ như tang ma, “ma bò”, “ma lợn”, “ma cửa”,; ba là shaman giáo của người Hmông với truyền thuyết và những nghi lễ Shaman; bốn là hiện tượng xưng vua và những vấn đề liên quan đến phản ứng của họ. Trước khi phân tích những nội dung văn hoá tâm linh của người Hmông, tác giả đã khái quát lại một cách chung nhất lịch sử di cư, địa vực cư trú, tộc danh, các hoạt động kinh tế cũng như các quan hệ xã hội của người Hmông ở Việt Nam (tr.19 - tr.90). Một trong những nội dung khá hay và được kỳ vọng trong công trình này, đó là việc tác giả đã cố gắng chỉ ra những biến đổi trong văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam hiện nay thông qua việc trình 10 bày 3 hiện tượng mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo của người Hmông là hiện tượng tôn giáo mới Vàng Trứ, Dương Văn Mình và việc cải đạo theo Kitô giáo. Khi lý giải về hiện tượng người Hmông theo Vàng Trứ, tác giả Vương Duy Quang cho rằng chính truyền thống “xưng vua” trong lịch sử với khát vọng “Vua Mèo ra, người Hmông sẽ có cuộc sống sung sướng” đã lôi cuốn một bộ phận người Hmông vốn chân thật, hiền lành, đang khát khao một cuộc sống tốt đẹp. “Vàng trứ sẽ về, sẽ làm cho người Hmông đổi đời”, người Hmông “sẽ theo Vàng Trứ lên “lớp trời sáng sủa” để không còn sự khổ đau” (tr.185). Cũng đi theo hướng lý giải nguyên nhân của sự biến đổi đời sống tâm linh của người Hmông bắt nguồn từ chính những mảng trống trong đời sống tâm linh này, tác giả Vương Duy Quang giải thích về sự xuất hiện và phát triển hiện tượng Dương Văn Mình như sau: “Sau 10 năm không thấy Vàng Trứ, Thìn Hùng xuất hiện, trái đất không nổ tung, hòn đá không biến thành, trâu, bò, lợn, gà cuộc sống vất vả của họ vẫn phải nhờ vào chính bản thân, nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ và nhiều gia đình vẫn đói khổ. Niềm tin của họ vào “đấng cứu thế” Vàng Trứ thực sự đã đổ vỡ. Một bộ phận không nhỏ người Hmông đang theo Vàng Trứ đã nao núng và quyết định từ bỏ “đấng cứu thế” này. Nhưng để trở lại tập quán truyền thống thì họ không thể, bởi sức ép nặng nề của lối sống cũ vẫn ám ảnh họ. Trong thời điểm bơ vơ, đứng giữa ngã ba đường đó, “đạo Dương Văn Mình đã xuất hiện” (tr.217). Nhìn chung, Vương Duy Quang đã khá công phu và đầy tâm huyết để hình thành được công trình này. Tuy nhiên, việc làm rõ và phân tích những biến đổi trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng - đặc biệt là đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam còn chưa thực sự chi tiết và rõ ràng. Vương Duy Quang còn có một công trình cũng rất tâm huyết về đời sống xã hội người Hmông ở Việt Nam, đó là cuốn Kinh tế và xã hội của người 11 Hmông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại [66]. Việc xuất bản công trình này dường như đã giúp tác giả Vương Duy Quang hoàn thiện những nghiên cứu mang tính tổng thể của toàn bộ đời sống xã hội của người Hmông ở Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả cũng để một phần đầu (chương 1) để cung cấp những thông tin cơ bản về người Hmông ở Việt Nam như: tộc danh, nguồn gốc và lịch sử di cư, các nhóm Hmông và địa vực cư trú của người Hmông ở Việt Nam. Nội dung chính của công trình đi vào nghiên cứu và chỉ ra nền kinh tế truyền thống của người Hmông ở Việt Nam và những biến đổi hiện nay. Đó là kinh tế nương rẫy với những kỹ thuật canh tác trên nương du canh hay định canh; là các nghề thủ công (đan lát, dệt vải, nhuộm vải, rèn đúc); nghề chăn nuôi, săn bắt và hái lượm; buôn bán Tác giả nhận xét: “Điều dễ nhận thấy là, kinh tế truyền thống của người Hmông là nền kinh tế hoàn toàn tự phát, mang tính tự cung, tự cấp rất cao. Mỗi gia đình người Hmông trở thành một đơn vị kinh tế với những hoạt động “tự sản, tự tiêu” rất điển hình, yếu tố đó cho thấy nền kinh tế truyền thống của họ không mang tính cộng đồng, càng không phải là nền tảng cho sự cố kết và thống nhất” (tr.122). Tác giả cũng chỉ ra rằng, với ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế của người Hmông cũng đã có sự thay đổi. Người nông dân Hmông đã biết tự điều chỉnh, tiếp nhận một số yếu tố mới nhằm nâng cao kỹ năng lao động và thay đổi mục tiêu canh tác truyền thống, lấy việc phát triển những cây, con cho hiệu quả kinh tế cao thay cho việc trồng cây lương thực truyền thống (tr.123). Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại xuất hiện khi có những biến đổi về đời sống kinh tế người Hmông đó chính là vấn đề di cư tự do. Điều này không chỉ làm cho đời sống của những người Hmông di cư thêm khó khăn mà còn tạo nhiều yếu tố nhạy cảm bởi sự xúi dục của một số kẻ xấu, khiến cho đời sống của nhóm người này càng chịu thêm rủi ro và thử thách (tr.124). 12 Bên cạnh việc chỉ ra đời sống kinh tế truyền thống của người Hmông, công trình còn chỉ ra xã hội truyền thống của người Hmông ở Việt Nam và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. Đó là một số biến đổi trong gia đình, dòng họ cũng như những nghi thức tôn giáo trong các gia đình, dòng họ Hmông truyền thống. Cuối cùng, tác giả rút ra 5 kết luận (tr.221 - tr.232): Một là Kinh tế của người Hmông là sự tổng hoà của các hoạt động mưu sinh mà nông nghiệp nương rẫy đóng vai trò chủ đạo, thể hiện tính tự cung tự cấp cao; Hai là người Hmông ở Việt Nam là dân tộc có hệ thống kiến thức bản địa đặc thù khi thể hiện hai phương thức canh tác với hai kỹ năng sản xuất khác nhau trong cùng môi trường rẻo và cao nguyên; Ba là dòng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội truyền thống của người Hmông; Bốn là xã hội truyền thống của người Hmông thể hiện sự cố kết mạnh mẽ từ gia đình đến cộng đồng dòng họ, làng bản, dân tộc. Năm là Xã hội truyền thống của người Hmông mang nặng tính cố hữu và khép kín. Nhìn chung, hai công trình này khá quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho phần chương 2 của luận án. Tuy nhiên, công trình này còn sơ sài khi nói về sự biến đổi trong gia đình, dòng họ cũng như lý giải những nguyên nhân của sự biến đổi ấy. Đặc biệt về phương diện số liệu thống kê minh chứng cho sự biến đổi về kinh tế, xã hội của người Hmông còn khá hạn chế. Ngoài ra, tác giả Vương Duy Quang còn có bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về vấn đề này như: Sự cải đạo theo Ki tô giáo của một bộ phận người Hmông ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến nay [65]. Bài viết đã phân tích quá trình cải đạo từ truyền thống sang đạo Ki-tô giáo của người Hmông ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Vấn đề người Mông theo Kitô giáo hiện nay [63] 13 Bên cạnh những công trình nói chung về đời sống xã hội của người Hmông ở Việt Nam thì còn một số các công trình nghiên cứu về đời sống của người Hmông trên những vấn đề hẹp hơn (văn học, dân ca, âm nhạc) hay ở những địa bàn cư trú cụ thể (Thanh Hoá, Nghệ An,). Có thể kể đến như: Văn hóa người Hmông ở Nghệ An, của Hoàng Xuân Lương [48]. Tác giả làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử, các đặc trưng văn hóa của tộc người Hmông tại Nghệ An. Nội dung gồm ba chương: chương một và chương hai đề cập đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và sinh hoạt vật chất, văn hóa của người Hmông ở Nghệ An; chương ba những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Hmông ở Nghệ An. Tác giả đã đề cập vấn đề truyền đạo Tin Lành gắn với khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp cận Tin Lành ở góc độ chính trị, nêu lên hệ quả mà Tin Lành - Vàng Chứ gây ra đó là Vàng Chứ phát triển tới đâu, cộng đồng người Hmông bị chia cắt tới đó; Đời sống văn hoá dân tộc Hmông của Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên [23]. Công trình này đã giới thiệu tổng quan về đời sống kinh tế - vật chất, đời sống văn hoá - tinh thần, đời sống văn hoá tâm linh của người Hmông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; Những bài khèn Hmông ở Hà Giang của Hùng Đình Quý [68]. Đây là tác phẩm song ngữ Hmông - Việt, được trình bày công phu 270 trang, gồm 13 bài ca, 42 bài khèn trong tang lễ và một số bài giới thiệu về lễ Ma bò của người Hmông; Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính Hmông của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến [83]. Tác giả đã trình bày khá phong phú, công phu về người Hmông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu qua điền dã người Hmông ở cao nguyên Đồng Văn. Tác giả đã phân tích các dữ kiện dân tộc học về người Hmông từ nhiều phương diện, nhưng chủ yếu dưới góc độ văn học nhằm lý giải các đặc điểm bản chất trong tâm thức Hmông, tộc người sinh sống ở những đỉnh núi cao. Qua đó tác giả có lý giải đến nhận định về bức tranh quyền lực tộc người trong các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Tác 14 giả nhận định về sứ mạnh quyền lực của người Hmông, được gọi là quyền lực đỉnh núi; Dân tộc Hmông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, do Thào Xuân Sùng chủ biên [75]. Tác giả nhìn vấn đề người Hmông và tôn giáo từ góc độ của nhà quản lý, đề cập đến thực tế người Hmông ở Sơn La và đưa ra nguyên nhân của việc đạo Công giáo và Tin Lành thâm nhập và phát triển trong đời sống của người Hmông tại địa phương này, từ đó đã nêu ra những kinh nghiệm, giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong dân tộc Hmông ở Sơn La; Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Hmông của Nguyễn Văn Thắng [78]. Bài viết phân tích sự biến đổi trong cách ứng xử truyền thống với bệnh tật của người Hmông ít nhiều có liên quan đến tôn giáo, biến thể theo các nhóm tôn giáo, như Công giáo, Tin Lành (Vàng chứ); Kiều Trung Sơn với bài viết “Biến đổi tín ngưỡng Hmông- thực tế và trăn trở” [70] phân tích sự biến đổi hay thay đổi tín ngưỡng truyền thống của người Hmông không chỉ vì nguyên nhân từ việc ảnh hưởng truyền bá của tôn giáo mới là Công giáo hay Tin Lành, mà sự chuyển biến này xuất phát từ nội tại của tín ngưỡng người Hmông. Nhìn chung, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nhiều mặt, dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của đời sống xã hội người Hmông ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mang tính tổng thể đời sống xã hội của người Hmông theo đạo Tin Lành ở địa bàn miền núi phía Bắc dưới góc độ tôn giáo học thì chưa có công trình nào đề cập đến. Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bước đầu nhận diện được những nét chung nhất về đời sống xã hội của người Hmông truyền thống (được trình bày trong phần 2.1) như: nguồn gốc lịch sử di cư, tên gọi, ngôn ngữ, địa vực cư trú và việc phân loại các nhóm Hmông ở Việt Nam nói chung, ở Miền núi phía Bắc nói riêng. Đời sống kinh tế với các phương thức kinh tế truyền thống như: Trồng lúa, cây công nghiệp và cây dược liệu; Kinh 15 tế chăn nuôi với một số gia súc, gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, lợn, gà,; Kinh tế tiểu thủ công nghiệp với các nghề như dệt, rèn, mộc, đan lát, Đời sống tôn giáo tín ngưỡng, tôn giáo; các quan hệ trong xã hội cổ truyền trong gia đình, dòng họ, Không thể không kể đến những học giả người nước ngoài nghiên cứu về đời sống xã hội của người Hmông. Một trong những công trình nghiên cứu người Hmông sớm nhất là F.M. Savina, Histoire des Ueao [124]. Francis Savina vốn là một thừa sai đi truyền đạo Công giáo lên vùng miền núi phía Bắc. Ông đã rất yêu vùng đất này và có một thời gian dài sống cùng người Hmông nên ông hiểu khá rõ về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, suy nghĩ, thói quen, tính cách và những khát vọng của họthông qua những ghi chép của ông hàng ngày về người Hmông cũng như cộng đồng của họ. Ông cũng chính là người đã dịch Kinh thánh sang tiếng Hmông để phục vụ cho công việc truyền đạo, khéo léo gắn kết một số điểm tương đồng giữa các tích trong Kinh thánh như con thuyền No-e, nạn hồng thủy, tháp Babel, giáo lý Kitô với những tích truyện của người Hmông. Qua đó, ông muốn chứng minh nguồn gốc của người Hmông là từ phương Tây tới. Theo đó, sau sự việc về tháp Babel và sự lẫn lộn ngôn ngữ, người Hmông tiến lên cư trú trên một quả đồi cao, trọc, phủ đầy băng tuyết, ở đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Truyền thuyết về vũ trụ của người Hmông hầu như giống hệt của người Chaldee. Chỉ có người Chaldee, người Ámênia và người Hmông là còn nhớ truyền thuyết về tháp Babel. Từ đó, ông đưa ra giả thuyết thời nguyên thuỷ người Hmông sống ở vùng Lưỡng Hà, từ đó họ đi về phía Bắc, hoặc qua miền Capca hoặc qua Turkestan vào thời kỳ không xác định được. Những biến động về khí hậu khiến họ phải đi tìm vùng khí hậu ôn hoà hơn, có thể do đó đã đưa họ đến vùng Đông Á. Ở đây người Hmông đã lập nghiệp ở vùng sông Hoàng Hà khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Tuy 16 nhiên, bản thân ông lại không xác định được con đường di chuyển, không tìm thấy một dấu vết nào về đường đi của họ trong miền núi Altay, núi Thiên Sơn và do đó, ông cho rằng có thể họ đi theo đường Tây Tạng. Có thể thấy rằng, công trình của Savina làm nền tảng cho những nghiên cứu người Hmông về phương diện dân tộc học và tôn giáo học sau này. Công trình Hmong. A History of an Ethnic Minority, của K.Quincy [123]. Quincy ủng hộ giả thiết về nguồn gốc của người Hmông từ Siberi của F. M. Savina. Tuy nhiên, đa số ý kiến lại nghiêng về quan điểm nguồn gốc của người Hmông là vùng lưu vực sông Hoàng Hà, họ là chủ nhân của nhà nước Tam Miêu. Đáng chú ý, nhóm tác giả của một dự án của Liên Hợp Quốc nghiên cứu chống ma túy dẫn đầu là Ami-Jacques Ra...thuyết tham chiếu Để chỉ ra được thực trạng đời sống xã hội của đồng bào dân tộc Hmông theo đạo Tin Lành ở miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay, luận án sử dụng một số lý thuyết như: Lý thuyết cấu trúc chức năng; lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, lý thuyết vùng văn hóa, thuyết lựa chọn hợp lý. - Lý thuyết cấu trúc chức năng: Tác giả của lý thuyết này là Brownislaw Malinowski (1884-1942), người Anh. Lý thuyết này chỉ ra các thiết chế xã 32 hội có gắn bó với các thiết chế văn hóa, tồn tại qua thời gian trong một sự ổn định của cả hệ thống xã hội và cấu trúc bên trong của các bộ phận cấu thành xã hội. Do đó sự tương tác xã hội phải được xem xét một cách có hệ thống, từ các bộ phận cấu thành nó, mà mỗi thành tố sẽ có một vị trí, chức năng trong cả một chỉnh thể thống nhất của xã hội. Lý thuyết này có giá trị là chỉ ra được sự tồn tại lâu bền của của các thiết chế xã hội. Luận án sử dụng lý thuyết này để giải thích cho sự tồn tại một thiết chế văn hóa và sự tồn tại không thể thiếu tín ngưỡng tôn giáo của người Hmông và một thiết chế văn hóa mới của người Hmông theo đạo Tin Lành. Xác định vị trí của tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Hmông. Lý thuyết này được tác giả sử dụng trong chương 2 và chương 3. - Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa: Lý thuyết này được ra đời trong xã hội phương Tây vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Lý thuyết này cũng đã khẳng đinh sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quy luật vận động của xã hội loài người. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa có thể diễn ra theo các xu hướng khác nhau. Xu hướng tiếp biến văn hóa diễn ra một cách bình đẳng giữa các nền văn hóa trong quá trình phát triển và xu hướng tiếp biến văn hóa trong quá trình chinh phục đồng hóa văn hóa. Lý thuyết này sẽ được sử dụng trong luận án để phân tích quá trình tiếp biến văn hóa, giữa văn hóa truyền thống của người Hmông và văn hóa bên ngoài đến từ Tin Lành. Qua đó nhìn thấy sự tiếp thu và biến đổi các giá trị đời sống xã hội của người Hmông truyền thống và người Hmông Tin Lành hiện nay. Lý thuyết này được tác giả sử dụng trong chương 2 và chương 3. - Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý: Thuyết lựa chọn hợp lý là một trong những lý thuyết nghiên cứu xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học. Thuyết này gắn với tên tuổi của nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman,... Vào những năm 1980, thuyết lựa 33 chọn hợp lý được vận dụng vào nghiên cứu tôn giáo bởi Stark và Bainbridge qua công trình “Lý thuyết về tôn giáo” xuất bản năm 1987. Theo Stark và Bainbridge, về bản chất, tôn giáo là một sự cố gắng để làm hài lòng những ham muốn hoặc để có được những phần thưởng an toàn. Phần thưởng được định nghĩa là bất cứ thứ gì mà con người mong muốn và sẵn sàng chịu một chi phí để có được. Phần thưởng bao gồm cả những cái cụ thể và chung chung như là các địa vị hư không hay không tồn tại. Chi phí là bất cứ điều gì mà mọi người cố gắng tránh. Vì vậy, chi phí sẽ được chấp nhận để bảo đảm một phần thưởng nếu phần thưởng có giá trị cao hơn chi phí. Và, tôn giáo chính là sự cố gắng để đảm bảo phần thưởng - những phần thưởng không phải là dễ dàng nhận được như sự bất tử hay một thế giới khác (thiên đường, cõi niết bàn). Những ý niệm về chúa trời đã sớm được nảy sinh trong sự phát triển của tôn giáo. Chúa trời là hiện thân của các đấng siêu nhiên sẽ chia sẻ với con người những ý thức và ước muốn; là sự hình dung của con người về một lực lượng nào đó có khả năng mang lại những phần thưởng (đặc ân) mà họ mong muốn. Theo đó, khi con người không thể tự mình hoặc thông qua sự giúp đỡ của những người khác để thoả mãn được những mong muốn của bản thân thì họ sẽ sáng tạo ra những “đấng siêu nhiên” - người có thể giúp thoả mãn những mong muốn của họ. Về thực chất, đây như là một quá trình trao đổi giữa con người và các đấng siêu nhiên - để được thoả mãn những ước muốn của mình thì con người phải đi tuân theo những lực lượng siêu nhiên đó. Tất nhiên, con người sẽ chỉ thực hiện sự trao đổi với chúa trời nếu điều đó rẻ hơn hay hiệu quả hơn những giải pháp khác để tìm niềm vui và thực hiện mong muốn của họ. Đó chính là một sự lựa chọn hợp lý. Chẳng hạn khi nói về các thầy tu trong các tổ chức tôn giáo - những người tự cho mình là trung gian giữa tín đồ và chúa trời. Các thầy tu sẽ đưa ra những đòi hỏi 34 của Chúa trời đối với con người để đổi lấy những đặc ân và những sự đền bù lại của Chúa trời cho họ. Bằng cách này những thầy tu và các tổ chức tôn giáo trở nên có sức mạnh đáng kể trong xã hội và có sức ảnh hưởng thông qua những khuôn mẫu và những tiêu chuẩn hành vi. Trong đó những đặc ân của tôn giáo thường là những thứ có thể đạt được trong tương lai xa, hoặc là sau khi chết. Điều này đã làm cho mối quan hệ giữa những thầy tu, các tổ chức tôn giáo và tín đồ trở nên gần gũi và có xu hướng bền vững lâu dài. Bên cạnh đó, các thầy tu và tổ chức tôn giáo cũng trở lên có quyền lực ảnh hưởng đặc biệt, thậm chí có khả năng kiểm soát và áp đặt tiêu chuẩn cho các hành vi cá nhân và xã hội. Lý thuyết này được tác giả sử dụng trong chương 2 và chương 3. - Lý thuyết vùng văn hóa: Vùng văn hóa là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý có sự tương đồng về môi trường tự nhiên; có quá trình lịch sử lâu dài; có các dân tộc cư trú khá lâu đời mà giữa họ luôn diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Thông qua quá trình giao lưu tiếp biến đó, đã hình thành sắc thái văn hóa đặc trưng của vùng bên cạnh bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Nghiên cứu vùng văn hóa để thấy được dấu ấn văn hóa của con người, thấy được sắc thái văn hóa đa dạng của các vùng, của các tộc người, thấy được quy luật hình thành và biến đổi của văn hóa trong các môi trường không gian địa lý nhất định, thấy được con đường và các phương thức giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại giữa các vùng. Qua nghiên cứu vùng văn hóa, người ta có thể thấy được sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái, nơi mà con người sinh sống và thể hiện những hoạt động kinh tế, sản xuất, từ đó hình thành nên sắc thái địa - văn hóa của vùng và tộc người [16, tr.108]. Lý thuyết này được tác giả sử dụng trong chương 3 và chương 4. 35 Trong quá trình nghiên cứu, sẽ có sự kết hợp hài hòa các lý thuyết khác để tiến hành nghiên cứu rút ra những kết luận có đầy đủ cơ sở và luận chứng khoa học cho luận án. 1.3.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án - Miền núi phía Bắc: Miền núi phía Bắc của Việt Nam là một vùng núi rộng lớn gồm 14 tỉnh, được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang. Tây Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hoà Bình. Đây là một khu vực địa chính trị trọng yếu, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), phía Tây giáp Thượng Lào và phía Nam giáp với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là khu vực dân thưa nhất theo phân bố dân cư ở Việt Nam, đa phần là các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông, Dao và nhiều dân tộc khác. - Người Hmông là dân tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc du nhập vào vùng núi phía Bắc Việt Nam theo nhiều đợt khác nhau, đợt di cư sớm nhất cách đây vào khoảng 350 năm. Dân số Hmông hiện nay vào khoảng 1.068.189 người [1, tr.134], họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao thuộc miền núi phía Bắc (Nếu xếp theo thứ tự dân số người Mông ở Việt Nam thì đông nhất là Hà Giang, tiếp đó là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Nguyên và Lạng Sơn). Sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX, người Hmông đã có nhiều đợt di cư tự do vào các tỉnh phía Nam, đông nhất là ở Tây Nguyên với khoảng 3 vạn người. Người Hmông có 4 nhóm chính: Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đen, Hmông Xanh. - Đạo Tin Lành (Protestantism), còn được gọi là đạo Thệ phản, Kháng cách, Tân giáo...là tôn giáo được tách ra từ đạo Công giáo sau cuộc Cải cách được khởi xướng bởi Martin Luther (1483 - 1546) thế kỷ XVI. Quan điểm 36 thần học của đạo Tin Lành thể hiện ở một số nội dung chủ yếu như sau: Năm nền tảng (Sola)*: 1. Duy chỉ Kinh Thánh mà thôi “Sola scriptura”. Kinh thánh là Lời Thiên Chúa, là thẩm quyền và mặc khải duy nhất đến từ Thiên Chúa được ban cho mọi người (nghĩa là mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh); 2. Duy chỉ đức tin mà thôi “Sola Fide”. Đạo Tin Lành khẳng định, sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giêsu trên cây thập tự mà thôi, nhằm chống lại chủ trương của Giáo hội Công Giáo là “Sự cứu rỗi do đức tin cộng với việc lành”. Việc lành là kết quả của đời sống được cứu chứ không phải là điều kiện để được cứu. Không phải làm lành để được cứu mà được cứu để làm lành. Câu Kinh Thánh nền tảng được nhấn mạnh là Rô-ma 1:17 “Người công bình sẽ sống bởi đức tin”; 3. Duy chỉ ân điển mà thôi “Sola Gratia”.Chỉ bởi ân điển mà con người nhận lãnh sự cứu rỗi, không phải bởi công đức. Như thế, cứu rỗi là sự ban cho đến từ Thiên Chúa, không phải từ nỗ lực của con người. Tín lý này đi ngược với giáo lý công đức của Công giáo; 4. Duy chỉ Đấng Christ mà thôi “Solo Christo”. Thần học Tin Lành nhấn mạnh đối tượng của đức tin là Chúa Giêsu và khẳng định chúng ta được cứu là nhờ tin Chúa Giêsu mà thôi. Chúa Giêsu là Đấng trung gian duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người. Ngài cũng là đầu của Hội Thánh chứ không phải Giáo hoàng; Giáo hoàng chỉ là người người chăn, người lãnh đạo, là tôi tớ Ngài. Vì thế, tín đồ có thể cầu nguyện trực tiếp với Chúa, ăn năn tội trực tiếp với Chúa chứ không qua trung gian của các linh mục để được giải tội; 5. Duy chỉ vinh hiển Đức Chúa Trời mà thôi “Soli Deo Gloria”. Sự vinh hiển thuộc về Ba ngôi Đức Chúa Trời mà thôi, không có ai khác. Ngài là Đấng Cứu rỗi duy nhất đáng được ngợi ca, tôn vinh, chúc tụng đời đời. Những nhà thần học Tin Lành tin rằng con người (như các Thánh và Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo) và tổ chức (Giáo hội) không xứng đáng để nhận lấy sự tôn vinh ấy [57]. * Thực ra, trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách, người ta chỉ phổ biến và lưu hành ba “sola” đầu thôi, về sau thì mới phát triển thành năm “sola” 37 - Đời sống xã hội: Theo từ điển tiếng Việt, Đời sống là toàn bộ nói chung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người, xã hội [58, tr.371]. Xã hội theo nghĩa rộng là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử. Người ta thường dùng khái niệm xã hội để chỉ một tập đoàn người được quan niệm như một hiện thực của các thành viên của nó, hoặc là để chỉ một môi trường của con người mà cá nhân được hoà nhập vào, môi trường đó được xem như là toàn bộ các lực lượng có tổ chức và có hệ thống tôn ti trật tự tác động lên cá nhân [34, tr.963]. Đời sống xã hội là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các bài viết, bài nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội. Nhưng cho đến nay, dường như vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về nó. Hầu hết các tác giả (theo những góc độ, mục đích nghiên cứu khác nhau) mà đề cập đến nội dung cụ thể của đời sống xã hội. Theo đó, đời sống xã hội có thể hiểu gồm: đời sống tinh thần và đời sống vật chất; hay đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng; hoặc các lĩnh vực riêng lẻ như: đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống đạo đức Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng, đời sống xã hội là tổng hòa tất cả các hoạt động sống của con người diễn ra trong xã hội trong sự liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Các hoạt động sống này được diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng. - Đời sống kinh tế là một bộ phận của đời sống xã hội bao gồm tổng hoà các hoạt động kinh tế của xã hội như sản xuất, trao đổi, phân phối, giao thương, tiêu dùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Đời sống chính trị là một bộ phận của đời sống xã hội, gắn liền với quyền lực chính trị và việc hiện thực hóa các lợi ích xã hội. Đời sống chính trị là lĩnh vực tương tác giữa các thiết chế, các tổ chức chính trị và xã hội, các quan hệ chính trị; là lĩnh vực tác động của lợi ích và sự điều tiết công khai và 38 công cụ chủ yếu là chính quyền; là địa bàn cho phép các chủ thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của các lĩnh vực đời sống xã hội khác; là địa bàn thu hút số đông người [90, tr.29]. - Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận của đời sống xã hội bao gồm tổng hoà các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. 39 Chương 2 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ NGƯỜI HMÔNG VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HMÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1. NGƯỜI HMÔNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HMÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1.1. Khái quát về lịch sử người Hmông ở Việt Nam Người Hmông, hay còn gọi là Mông*, Miêu, Mèo. Miêu (Miêu tử) là cách gọi người Hmông theo phiên âm tiếng Hán. Theo Nguyễn Văn Thắng, “Miêu” (Miao) là tên gọi đã xuất hiện trong các tác phẩm cổ điển của Trung Quốc dưới các tên “Miao-Min”, “Yu-Miao” hay “San-Miao”. Ban đầu nó được người Hán dùng để chỉ tất cả các cư dân không phải là người Hán cư trú ở vùng lưu vực sông Dương Tử làm ruộng nước* (vì chữ Miêu có bộ thảo đặt trên chữ điền) [79, tr.48]. Cũng đồng ý với hầu hết các quan điểm coi Miêu và Hmông là có cùng nguồn gốc, tác giả Cư Hoà Vần, Hoàng Nam trong cuốn Dân tộc Mông ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, tên gọi Miêu đã xuất hiện rất nhiều trong các văn khố Trung Hoa thời cổ đại. Trong Kinh Thi, Khổng Tử (551- 479) có nhắc đến Tam Miêu (Hồng Miêu-Miêu Đỏ, Bạch Miêu-Miêu Trắng và Thanh Miêu-Miêu Xanh) và cùng thời gian này, ở Trung Quốc có một bộ tộc Hmông do tù trưởng Hữu Miêu chỉ huy nên người ta gọi tất cả người Miêu là Hữu Miêu [111, tr.11]. Tộc danh Miêu cũng được nhắc đến trong các thư tịch cổ Trung Quốc thời Nghiêu (2357-2258 TCN), Thuấn (2255-2208 TCN). Đến các triều đại Thương, Ân, Chu, Tần, Hán, Tam Quốc thư tịch không thấy nhắc đến Tam Miêu nữa. Từ thời Đường, danh từ Miêu tộc lại * Năm 1978, Uỷ ban Dân tộc của Chính Phủ đã tổ chức Hội nghị cốt cán dân tộc Hmông với đại diện của tất cả các địa phương và các nhóm Hmông ở trong nước. Tại Hội nghị này, đã chính thức đề nghị và được Chính phủ chấp nhận tên gọi chính thức là dân tộc Hmông chứ không dùng là Mèo hay Miêu nữa. * Theo một số nhà nghiên cứu nước ngoài, “Miêu” còn có nghĩa là cây mạ, mầm cây, thậm chí còn được hiểu là “những đứa con trai của đất” hay “những người bản địa” [78, tr. 48] 40 xuất hiện trong sử sách. “Man thư: của Phà Xước có nói đến Miêu dân ở bốn ấp: Kiềm, Kinh, Ba, Hạ, thuộc miền Hồ Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên (đó là những địa bàn mà người Hmông cư trú hiện nay) [111, tr.12]. Với những dữ liệu lịch sử đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Miêu tử tồn tại trong thời kỳ Hoàng Đế (giữa thiên niên kỷ thứ III TCN) là tổ tiên của người Hmông hiện nay sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy vậy, các tác giả Ngô Trạch Lâm, Trần Quốc Quân, trong tác phẩm “Nghiên cứu về xã hội Miêu Di ở tỉnh Quý Châu-Trung Quốc” lại không thừa nhận Miêu tử là tổ tiên của người Hmông ở Trung Quốc. Theo các tác giả này, Tộc Miêu ngày nay không phải là Tam Miêu ngày xưa, Tam Miêu ngày xưa là tên nước, không phải là tên dân tộc. Nhưng vấn đề Tam Miêu xưa và tộc Miêu ngày nay có mối quan hệ như thế nào thì các tác giả lại chưa đề cập đến [dẫn theo 111, tr.13]. Trong công trình “Lịch sử người Mèo”, Savina cho rằng căn cứ vào truyền thuyết và tín ngưỡng của người Hmông, có thể thấy họ có nguồn gốc phương Tây [dẫn theo 111, tr.13-14]. Cũng đồng ý với ý kiến của Savina, Quincy, trong công trình “Người Hmông-Lịch sử một dân tộc” đã viết: “Savina đã dẫn ra một con đường trong cuộc di cư của người Hmông từ Siberia tới Trung Hoa là, người Hmông có thể đã đi thẳng đến phương Nam qua Mông Cổ và sau khi tới sông Hoàng Hà, họ đi men theo dòng sông đến đoạn uốn khúc ở Hồ Nam. Tuy nhiên, Savina tin rằng, con đường chắc chắn nhất là thẳng qua vùng phía Tây Siberia tới gần Mông Cổ, nơi người Hmông có thể đã đi qua giữa những dãy núi Tyan Shan và An Tai, qua con đường của Diungaria - con đường hành lang mà sau đó nhiều dân tộc khác ở phía Tây đã đi qua để tiến vào Châu Á. Từ nơi này, có thể người Hmông đã dễ dàng tiếp tục cuộc hành trình của mình về phía đông 41 dọc theo dãy núi An Tai cho đến khi tới rìa hoang mạc Gobi và chuyển hướng đi về phía nam. Họ nhanh chóng đến được sông Way, đi theo dòng chảy của sông Way đến khi nó nhập vào sông Hoàng Hà và ở đó, người Hmông biết rằng mình chẳng còn cách Thượng Hồ Nam và lưu vực sông Hoàng Hà màu mỡ bao xa”. Khi người Hmông đến khúc uốn quanh của sông Hoàng Hà, họ gặp người Lung Shan ở đây. Cả người Hmông và người Lung Shan đều trở thành cư dân trồng lúa ở lưu vực sông Hoàng Hà. Hơn nữa, người Shang đã đến và lập ra vương quốc đầu tiên của vùng này . Người Hmông trở thành cư dân của vương quốc Shang” [dẫn theo 66, tr.14-15]. Quincy cũng cho rằng, sau những sự kiện giữa người Hmông và Hoàng Ti, thời nhà Thương, người Hmông trở thành cư dân vùng ngoại biên của đế chế Thương. Sang thời Chu, để kiểm soát người Hmông, nhà Chu đã dồn phần lớn người Hmông sống tập trung ở San Wei. Mãi đến thế kỷ IV sau công nguyen, lợi dụng sự suy yếu của triều đình phong kiến Trung Quốc, người Hmông đã kiểm soát vùng Hồ Bắc, Hồ Nam và lập ra vương quốc Hmông. Khoảng thế kỷ IX, vương quốc này bị người Hán giành lại. Người Hmông lại bị truy diệt và chạy xuống vùng Quý Châu, Tứ Xuyên [xem thêm 123]. TS Yang Dao, một trong những TS là người Hmông đầu tiên ở Đông Dương cũng đồng ý rằng người Hmông có nguồn gốc từ Trung Quốc trước khi sang Việt Nam. Ông viết: “Người Hmông được coi là một trong những dân tộc cổ nhất ở Châu Á. Họ đã sống ở lưu vực sông Hoàng Hà và đã có tổ quốc ở đó cách đây hơn 4000 năm. Cả người Hmông, Hmu (Hmou) và Krohsiong đều là con cháu của người Tam Miêu. Họ bắt đầu di cư và sống ở vùng Quý Châu, Vân Nam vào khoảng thế kỷ XXVI trước Công nguyên [dẫn theo 66, tr.16]. Không chỉ cho rằng cội nguồn tổ tiên của người Hmông đã từng cư trú ở lưu vực sông Hoàng Hà, TS Yao còn cho rằng người Hmông gồm có nhiều nhóm khác nhau: Hmong, Hmu, A Hmao, Krohsiong [dẫn theo 79, tr.51]. 42 Có thể nhận thấy rằng, dù còn có sự khác nhau trong quan niệm về nguồn gốc ban đầu của người Hmông, song, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất rằng người Hmông chính là chủ nhân của nhà nước Tam Miêu và đã từng sống ở lưu vực sông Hoàng Hà cách đây hơn 3000 năm. Họ có nền văn hoá phát triển rực rỡ với nhà nước, ngôn ngữ, chữ viết của riêng mình. Nền sản xuất chủ yếu của người Hmông thời kỳ này là trồng lúa nước. Chính sự xâm lược và đồng hoá của người Hán đã làm cho người Hmông phải rời bỏ quê hương của mình và chạy xuống phía Nam, lựa chọn các vùng núi của tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên để sinh sống. Đến triều đại nhà Thanh, người Hmông tiếp tục bị đẩy xuống phía Nam về vùng Vân Nam, miền núi phía Bắc Việt Nam, Lào, Myanma và đông Bắc Thái Lan. Theo ước tính, người Hmông hiện nay có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Đông nhất là ở Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam, Lào, Mỹ, Thái Lan. So với nhiều tộc người ở Việt Nam, người Hmông di cư vào các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam khá muộn và được thực hiện theo nhiều đợt với những quy mô khác nhau. Khu vực đầu tiên mà người Hmông đặt chân trên lãnh thổ Việt Nam là Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Người Hmông thường nói với nhau: Cá ở dưới nước, Chim bay trên trời, Chúng ta sống ở vùng cao. Và con chim có tổ, Người Mèo ta cũng có quê, Quê ta là Mèo Vạc [113, tr.292]. Hiện nay, người Hmông có mặt ở tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc, tây Thanh Hoá, Nghệ An và một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên như Gia Lai, Kontum, Đăklắc*. * Theo các nhà nghiên cứu, từ những năm 1990 trở lại đây, người Hmông đã mở rộng địa bàn cư trú vào trong các tỉnh phía Nam, nhất là Tây Nguyên. Ước tính đến 2004 có khoảng hơn 20.000 người Hmông di cư tự do từ các địa phương của vùng núi phía Bắc vào sinh sống ở các tỉnh phía Nam mà tập trung nhất là Tây Nguyên. Mục đích của các cuộc di cư là.theo Tin Lành (Nguyễn Văn Thắng (2009), 45) 43 Cũng đồng ý với quan điểm về thời điểm du nhập của người Hmông vào Việt Nam, nhưng Nguyễn Văn Thắng cho rằng không phải tất cả các nhóm của người Miao (Miêu) từ Trung Quốc đều vào Việt Nam, mà thực ra chỉ có hai nhóm là Hmông và Miểu. Trong đó, người Miểu là người Hmu hay Mu, không thuộc phân nhóm của người Mông [79, tr.54]. Mặc dù là một tộc người thống nhất, nhưng với nhiều tiêu chí khác nhau nên có nhiều cách phân loại người Hmông khác nhau. Nếu lấy tiêu chí là sự tự nhận của đồng bào thì người Hmông ở Việt Nam có đến hàng chục nhóm gồm: Hmôngz Đơưz, Hmôngz Lênhx, Hmôngz Siz, Hmôngz Njuôz, Hmôngz Đuz, Hmôngz Txeix, Hmôngz Đês, Hmôngz Puôs, Hmôngz Suô, Hmôngz Njil. Trong đó có rất một số nhóm Hmông mang tính địa phương rất rõ, nghĩa là nó không phổ biến mà chỉ hiện diện ở một vùng cụ thể, ví dụ người Hmông nhóm Hmôngz Puôs chỉ có ở vùng Sa Pa, Lào Cai; nhóm Hmôngz Suô chỉ có ở Si Ma Cai, Lào Cai [66, tr.25],. Nếu căn cứ vào mầu sắc các loại váy, áo, quần mà người phụ nữ Hmông mặc thì có thể chia người Hmông thành 4 nhóm: Hmông Trắng (Hmôngz Đơưz); Hmông Xanh (Hmôngz Njuôz); Hmông Hoa - hay còn gọi là Hmông Đỏ (Hmôngz Lênhx); Hmông Đen (Hmôngz Đuz)*. (1) Nhóm Hmông Trắng (Hmôngz Đơưz) là nhóm Hmông có trang phục váy bằng vỉ lanh do họ tự sản xuất màu trắng, không thêu hoa văn thường sống tập trung ở Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ), Cao Bằng (Bảo Lạc), Sơn La (Sông Mã, Yên Châu), Lai Châu (Phong Thổ, Tủa Chùa), Yên Bái (Mù Cang Chải, Trạm Tấu); (2) Nhóm Hmông Hoa (Hmôngz Lênhx) mặc váy có màu chàm, có in hoa văn bằng sáp ong hoặc thêu hoa văn bằng chỉ màu và vải màu ở gấu váy. * Cũng cho rằng người Hmông ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm, nhưng các tác giả Cư Hoà Vần và Hoàng Nam lại cho rằng 4 nhóm Hmông gồm: Hmông Trắng (Hmông Đấu), Hmông Hoa - Hmông Đỏ (Hmông Lềnh), Hmông Đen (Hmông Đú), Hmông Hán (Hmông Súa) (Cư Hoà Vần, tr.22). Còn theo danh mục các tộc người ở Việt Nam ban hành kèm QĐ 121-TCTK/PPCĐ, ngày 02/3/1979 của Tổng cục thống kê thì người Hmông ở Việt Nam gồm có 6 nhóm: Hmông Hoa, Hmông Xanh, Hmông Đen, Hmông Trắng, Hmông Đỏ và Na Miểu 44 Các màu sắc hoa văn trên váy của người Hmông Hoa thường lấy màu đỏ làm chủ đạo nên người ta còn gọi là Hmông Đỏ. Nhóm Hmông này thường sinh sống tập trung ở các huyện như: Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu), Điện Biên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái), Thuận Châu, Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương (Lào Cai), Hoàng Su Phì, Sín Mần (Hà Giang); (3) Nhóm Hmông Đen (Hmôngz Đuz) có dấu hiệu nhận biết bởi họ thường mặc quần mầu đen hoặc mặc váy thì thường váy có màu chàm đen ở nửa trên, nửa dưới để trắng hoàn toàn hoặc in những dòng kẻ đen nhỏ trên nền màu trắng của váy. Nhóm Hmông Đen thường cư trú ở các vùng như: Trạm Tấu (Yên Bái), Phong Thổ, Tủa Chàu (Lai Châu) và một số sống rải rác ở các vùng thuộc Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn; (4) Phụ nữ thuộc nhóm Hmông Xanh (Hmôngz Njuôz) thì mặc váy bằng vải lanh với màu chàm xanh hoàn toàn, một số trường hợp có thêm hoa văn ở gấu váy. Nhóm Hmông Xanh cư trú tập trung ở Tủa Chùa (Lai Châu) và Văn Bàn (Lào Cai). Không chỉ khác nhau về màu sắc trang phục, các nhóm Hmông cũng có sự khác biệt (dù không lớn lắm) về ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Văn Chính khi tiến hành điều tra và so sánh 2500 từ vị giữa nhóm Hmông Hoa với ba nhóm còn lại cho thấy sự khác biệt lớn nhất với nhóm Hmông Xanh là 21,3% và hai nhóm còn lại khoảng 4-7 % [dẫn theo 66, tr.27]. Tác giả Cư Hoà Vần cũng đồng ý khi cho rằng sự khác biệt giữa các nhóm Hmông về ngôn ngữ là không nhiều khi nhận định: “Về mặt ngôn ngữ, giữa các nhóm Hmông có sự khác nhau đôi chút. Sự khác nhau giữa tiếng nói của Hmông Trắng, Hmông Hoa và Hmông Đen chủ yếu là âm thanh nặng nhẹ như tiếng phổ thông Bắc, Trung, Nam, trừ bộ phận Hmông Đú ở Thạch An (Cao Bằng); Tràng Định (Lạng Sơn), Định Hoá (Bắc Thái) khác nhau khoảng 90%. Riêng nhóm Hmông Súa thì tiếng nói khác các ngành trên khoảng 30% [111, tr.24-25]. 45 Có thể thấy rằng, dù có sự khác nhau trong trang phục, đôi chút trong ngôn ngữ, nhưng trên thực tế hiện nay, có nhiều khu vực các nhóm Hmông sống xen kẽ với nhau. Vì vậy, ngôn ngữ và thậm trí cả trang phục riêng có của mỗi ngành Hmông cũng đã có sự đan xen, thậm chí có những đồng bào sử dụng trang phục của nhóm Hmông khác với nhóm của mình hoặc sử dụng trang phục của dân tộc khác làm trang phục thường ngày của họ. Tất nhiên là dù có sự khác biệt về trang phục và ngôn ngữ giữa các nhóm Hmông, nhưng những đặc tính văn hoá, tâm linh của người Hmông thì vẫn có rất nhiều điểm chung, nó tạo nên sự khác biệt riêng so với các dân tộc khác ở Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm người Hmông ở miền núi phía Bắc * Đặc điểm về đời sống kinh tế Trong lịch sử, người Hmông được biết đến như là một dân tộc sống bằng nghề trồng lúa nước. Rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đồng ý với nhau rằng chính tên gọi “Miêu tử - người trồng lúa nước” mà người Hán đặt cho người Hmông đã nói lên điều đó. Chữ Miêu trong chữ tượng hình của người Hán bao gồm phần trên là chữ “thảo”, dưới là chữ “điền” có nghĩa là mầm mạ tốt. Có lẽ khi người Hán tiếp xúc với người Hmông ở lưu vực sông Hoàng Hà* thì phương thức sản xuất chính của người Hmông khi đó là trồng lúa nước (dựa trên đặc điểm châu thổ phì nhiêu và nguồn nước dồi dào do sông Hoàng Hà cung cấp thì việc trồng lúa nước sẽ rất thuận lợi cho cư dân sống ở khu vực này), vì vậy đã gọi họ với tên gọi Miêu tử. Sau hàng nghìn năm với rất nhiều các cuộc di cư xuống phía Nam nhằm tránh sự truy lùng và tàn sát của người Hán, người Hmông đã đặt chân tới vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nhưng do là dân tộc đến sau so với những dân tộc thiểu số khác nên người Hmông phải cư trú trên những vùng núi cao, rất * Theo nhiều nhà nghiên cứu, lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc) được coi là vùng đất tổ đầu tiên của người Hmông với nhà nước Tam Miêu, vùng đất tổ thứ hai là Quý Châu (Trung Quốc) và vùng đất tổ thứ ba là khu vực Đông Nam Á với ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan [66, tr.20] 46 khó khăn cho việc sinh sống bằng nghề trồng lúa nước mà thuỷ tổ của họ đã làm. Những vùng đất tốt, bằng phẳng cạnh các nguồn nước đã bị các dân tộc đến trước cư trú và khai thác. Chỉ còn những vùng núi đá và rừng sâu chưa có người đặt chân đến là nơi người Hmông có thể lựa chọn và cư trú. Điều này đã giải thích vì sao người Hmông ở vùng núi phía Bắc Việt Nam lại thường cư trú ở những khu vực núi cao, rừng sâu và rất không thuận tiện về giao thông, đi lại. Một lý do khác cũng được nhiều người giải thích về đặc tính cư trú của người Hmông ở Việt Nam, đó là sự lẩn trốn người Hán trong lịch sử. Có lẽ, lịch sử hàng ngàn năm di cư trong máu và nước mắt của người Hmông nhằm tránh sự tiêu diệt của người Hán đã tạo nên một thói quen sống ẩn dật trong những khu vực núi cao, khó tiếp cận và rất dễ quan sát nếu bị người lạ xâm nhập từ bên ngoài vào. Với không gian và địa vực cư trú là núi cao và rừng sâu nên phương thức sống gần như là duy nhất để người Hmông lựa chọn là nương rẫy với hai loại cây lương thực chính là ngô và lúa nương. Tuy nhiên, hiệu quả và năng suất của hoạt động sản xuất này lại rất bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, địa hình và phương thức sản xuất. Về thời tiết, các tỉnh miền núi phía Bắc là vùng đất có khí hậu á nhiệt đới với bốn mùa rất rõ rệt nên việc trồng cây lương thực chỉ có thể thực hiện được trong một vụ mùa - đó là vụ hè thu. Vào mùa đông rét mướt và khô cằn, cây lúa và cây ngô sẽ không chịu được rét và hạn, vì vậy, người Hmông thường sẽ bắt đầu chuẩn bị cho mùa vụ mới bằng việc đốt nương vào mùa xuân (mùa đông họ tiến hành chặt cây, phát rẫy). Nhờ tận dụng tro và những cơn mưa vào mùa xuân và mùa hè cùng với việc bón phân khi gieo hạt mà năng suất của cây lúa, cây ngô được đảm bảo. Đây chính là nguồn lương thực mà họ dùng cho cả một năm. Do cả năm chỉ trông cậy vào một vụ sản xuất chính nên tình trạng thiếu đối đối với đồng bào Hmông trước đây là khá phổ biến, 47 bởi vì không phải lúc nào năng suất trồng lúa và ngô cũng đủ cao để có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực của họ trong một năm. Với khí hậu rất thất thường của khu vực miền núi phía Bắc thì năng suất cây trồng của người Hmông luôn bị ảnh hưởng là điều tất yếu. Về địa hình, do di cư vào Việt Nam muộn nên người Hmông buộc phải sống ở những vùng núi cao và rừng sâu mà không có dân tộc nào cư trú. Họ chọn những khu vực có đất để có thể canh tác trên các ngọn núi có độ dốc thấp để canh tác. Tất nhiên, ở nhiều vùng như Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) thì những vùng thuận tiện cho sản xuất cũng không còn nhiều, vì vậy người Hmông phải sống và trồng cây nông nghiệp trên những ngọn núi đá cheo leo với độ dốc cao, khó đi lại. Với những vùng đất này, thậm chí họ còn phải gùi từng gùi đất lấy ở những vùng thấp chuyển lên các hốc đá trên núi để có thể tiến hành trồng cây lương thực. Họ cũng có thể dùng đá để gia cố thêm cho những hốc, những nương mình đã tạo ra để có thêm diện tích sản xuất cũng như tránh việc nước mưa xói vào làm trôi đi lớp đất mà họ đã mất rất nhiều công sức để tạo ra. Với những vùng thấp, có rừng thì việc sản xuất sẽ thuận lợi hơn một chút so với vùng núi đá. Việc đầu tiên họ sẽ chọn khoảnh rừng mà mình s... - Enzo paee (1998), người dịch Lê Diên, Xã hội học tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 122. Ralph R. Covell (1995), The Liberating Gospel in China The Christian Faith among China’s Minority Peoples, BakerBooks. 123. Keith Quincy (1988), Hmong. A History of an Ethnic Minority, Washington University Press. 124. F.M. Savina (1924), Histoire des Ueao, Hong Kong (Bản dịch đánh máy tại phòng tư liệu Viện Dân tộc học). 125. Ngo Thi Thanh Tam (2016), The New Way. Protestantism and the Hmong in Vietnam, University of Washington Press, Seattle and London. 126. Nicholas Tapp (2005), Sovereignty and Rebellion The White Hmong of Northern Thailand, White Lotus. 163 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.1     Mã số bảng hỏi HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ************ PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC (Dành cho tín đồ Tin Lành người Hmông) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề cơ bản trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cuộc khảo sát mà chúng tôi tiến hành nhằm thu thập thông tin các mặt của đời sống xã hội liên quan đến tín đồ người Hmông theo đạo Tin Lành. Chúng tôi rất mong ông/bà hợp tác bằng cách trả lời chân thực và đầy đủ các câu hỏi nêu ra dưới đây. Chúng tôi cam kết rằng, tất cả những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! Phần I: Thông tin chung Mã số 1. Tỉnh/Thành phố: Quận/Huyện: Phường/Xã: Chi hội/Điểm nhóm: 2. Ngày phỏng vấn: /./ 2015 Người phỏng vấn: Người giám sát: 164 Phần II: Thông tin cá nhân Mã số 1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 2. Năm sinh: Ghi rõ: 3. Tình trạng hôn nhân 1. Chưa kết hôn 2. Đã kết hôn 3. Ly hôn, Góa Nếu đã kết hôn thì vợ/chồng 1. Có 2. Không có cùng theo đạo không? 4. Nghề nghiệp chính: 1. Nông dân, Ngư dân 2. Nghề tự do (Xe ôm, Cắt tóc) 3. Công nhân 4. Buôn bán/Dịch vụ 5. Cán bộ (Giáo viên, Bác sĩ, Bộ đội) 6. Học sinh, Sinh viên 7. Nghỉ hưu, Nội trợ 8. Khác (ghi rõ): 5. Trình độ học vấn: (Ghi bậc học cao nhất đã Ví dụ: không biết chữ; 2/10; 8/12 hoàn thành) 6. Địa bàn cư trú 1. Thành thị 2. Nông thôn 7. Tín đồ 1. Chính thức (Báptêm) 2. Chưa chính thức Tin nhận Chúa từ năm nào? Ghi rõ năm: . CÂU HỎI TRẢ LỜI - Phật giáo .................................................................1 Trước khi tin nhận Chúa - Công giáo ................................................................2 1. ông/bà có theo đạo nào - Tín ngưỡng truyền thống của người Hmông..............3 không? - Tôn giáo khác..........................................................4 - Theo truyền thống gia đình ......................................1 Ông/bà tin nhận Chúa 2. - Được làm chứng về Chúa từ bạn bè, người thân .......2 trong hoàn cảnh nào? - Khác (ghi rõ): ..........................................................3 165 - Vì cảm thấy cuộc sống đầy tội lỗi, bế tắc, cùng cực 1 - Vì tin rằng sẽ được cứu rỗi và nhận được nhiều ân Nguyên nhân nào khiến phước .........................................................................2 3. ông/bà tin nhận Chúa và - Vì được trợ giúp, chia sẻ, được nhóm hát, sinh hoạt gia nhập Hội Thánh? vui vẻ..........................................................................3 - Lý do khác (ghi rõ) .................................................4 Sau khi tin nhận Chúa - Có ...........................................................................1 4. ông/bà có gặp sự phản đối - Không ......................................................................2 từ gia đình, bà con không? - Có ..........................................................................1 Ông/bà có phải là người 5. - Không ......................................................................2 gốc ở vùng này không? (nếu có chuyển câu 10) Nếu không phải là người 6. vùng này thì trước kia ông/ bà từ vùng nào đến? Trước khi đến đây, ông /bà - Đã biết ...................................................................1 7. đã biết đến đạo Tin Lành - Chưa biết .................................................................2 chưa? Nếu đã biết đến Tin Lành - Đã tin nhận Chúa ...................................................1 8. thì đã tin nhận Chúa chưa? - Chưa tin nhận Chúa .................................................2 - Vì trong làng có nhiều người đi đến đây .................1 - Vì nghe nói đến đây đất tốt dễ sống .........................2 Vì sao ông/bà lại chuyển 9. - Vì ở đây có nhiều người theo Tin Lành nên thích sống đến vùng này sinh sống cùng người theo Tin Lành .........................................3 - Lý do khác . 4 CÂU HỎI TRẢ LỜI 10. Ông/bà có ý kiến gì về vấn đề sau đây: Tin Nghi ngờ Không tin KB, KTL a. Đức Chúa Trời là Đấng Toàn năng, đã tạo dựng 1 2 3 4 nên vũ trụ và loài người b. Có Thiên đàng và Hỏa ngục 1 2 3 4 c. Ma quỷ có thật và vẫn hiện hữu hằng ngày 1 2 3 4 d. Chúa sẽ tái lâm và có dấu hiệu ngày đó đang 1 2 3 4 166 đến gần e. Các phép lạ vẫn xảy ra hằng ngày như: chữa 1 2 3 4 bệnh, tiên tri, nói tiếng lạ,... g. Kinh Thánh được hà hơi bởi Đức Chúa Trời và 1 2 3 4 không thể sai lầm Ông/bà đồng ý hay không đồng ý với những ý Không 11. Đồng ý KB, KTL kiến sau: đồng ý a. Đạo Tin Lành cần giữ gìn văn hóa cổ 1 2 3 truyền của dân tộc mình b. Càng nhiều hệ phái Tin Lành đúng với 1 2 3 Kinh thánh càng tốt c. Tín đồ Tin Lành phải biết tuân thủ chính 1 2 3 quyền và có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ an ninh xã hội (KB, KTL: Không biết, không trả lời) CÂU HỎI TRẢ LỜI Ông/bà tham gia các sinh hoạt tôn giáo Thường Không 12. Thỉnh thoảng dưới đây như thế nào: xuyên tham gia a. Nhóm họp, thờ phượng Chúa hằng tuần 1 2 3 b. Cầu nguyện 1 2 3 c. Làm chứng đạo 1 2 3 d. Đọc Kinh Thánh 1 2 3 e. Hát thánh ca tôn vinh ca ngợi Chúa 1 2 3 f. Sinh hoạt các Ban, Giới của Hội Thánh 1 2 3 g. Dự lễ Tiệc Thánh hằng tháng 1 2 3 h. Dâng 1/10 cho Hội Thánh hằng tháng 1 2 3 Ông/bà có thể cho biết ý kiến về các sinh hoạt 13. của Hội Thánh: a. Thời gian buổi nhóm thờ phượng ở chi hội như Dài Trung bình Ngắn thế nào 1 2 3 167 b. Kinh sách, văn phẩm Cơ đốc bằng tiếng dân tộc Nhiều Đủ Thiếu 1 2 3 c. Sinh hoạt Ban, giới trong Hội Thánh Hay Bình thường Chưa hay 1 2 3 d. Âm nhạc thờ phượng, Thánh ca Hay Bình thường Chưa hay 1 2 3 CÂU HỎI TRẢ LỜI 14. Ông/bà nhận xét gì về Hội Thánh của mình: a. Việc điều hành của Hội Thánh Tốt Bình thường Chưa tốt 1 2 3 b. Số tín đồ của Hội Thánh (chi hội, điểm nhóm) Đông Bình thường Ít 1 2 3 c. Nhà thờ của chi hội đã to đẹp, đủ chỗ ngồi Đủ, to Bình thường Chưa đủ, đẹp chưa đẹp 1 2 3 CÂU HỎI TRẢ LỜI Việc nhóm họp thờ - Mất nhiều thời gian ......................................................1 phượng và sinh hoạt - Mất ít thời gian .............................................................2 ban nhóm của Hội - Không ảnh hưởng gì ................................................ .3 Thánh có ảnh hưởng 15. đến thời gian sinh hoạt của cá nhân và gia đình ông/bà như thế nào? 168 - Bố mẹ, anh em ruột ...................................................... 1 - Trưởng họ, bà cô.......................................................... 2 Ông/bà thường xin - Người già trong cộng đồng, trưởng thôn....................... 3 lời khuyên của ai khi 16. - Mục sư, Truyền đạo và các thành viên trong Ban Chấp sự gặp khó khăn trong ........................................................................................4 đời sống và đức tin? - Cán bộ chính quyền buôn làng ......................................5 - Người khác (ghi rõ):......................................................6 Ông/bà có thấy lời - Có ...............................................................................1 17. khuyên đó giúp ích - Không ..........................................................................2 cho mình không? - Tuần vài lần ................................................................1 Ông/bà có thường - Tuần một lần ................................................................2 xuyên gặp gỡ, trò - Tháng vài lần ...............................................................3 18. chuyện với các chức - Tháng một lần ..............................................................4 sắc Tin Lành không? - Năm vài lần .................................................................5 - Không gặp bao giờ .......................................................6 CÂU HỎI TRẢ LỜI Tin nhận và thờ - Được Chúa chữa bệnh ..................................................1 phượng Chúa, ông/bà - Được biến đổi con người, bỏ rượu thuốc, thói hư tật xấu 2 có thấy đời sống của - Dư dật do Chúa ban.......................................................3 19. mình thay đổi nhiều, - Dư dật do sự giúp đỡ của những người đồng đạo...........4 được nhiều ân phước - Khác (ghi rõ): ...............................................................5 không? Tin nhận Chúa và gia - Sự thanh thản trong tâm hồn, vui mừng vì được cứu rỗi 1 nhập Hội Thánh, - Hạnh phúc và được nhiều ân phước trong cuộc sống ... 2 20. ông/bà thấy được lợi - Được giúp đỡ, chia sẻ về tinh thần và vật chất ............. 3 ích gì cho bản thân và - Lợi ích khác (ghi rõ):.................................................... 4 gia đình? Từ ngày theo đạo, gia - Có .................................................................................1 đình ông/bà có đủ ăn - Không ...........................................................................2 21. và mua sắm được thêm đồ đạc trong nhà không? 169 - Mục sư giúp đỡ tiền, con, cây giống ..............................1 - Được dạy cách thức làm ăn kinh tế trong nhà thờ ..........2 - Bà con trong nhà thờ giúp đỡ ........................................3 Nếu có, thì theo 22. - Bản thân mình tự học hỏi, rút kinh nghiệm....................4 ông/bà là do .. - Nhà nước giúp đỡ con, cây giống và cách làm ăn ..........5 - Gia đình, dòng họ giúp đỡ .............................................6 - Khác (ghi rõ):................................................................7 - Không được ai giúp đỡ..................................................1 - Không có vốn và không biết cách làm kinh tế................2 Nếu không, thì theo 23. - Bản thân không muốn....................................................3 ông/bà là do .. - Nhà nước không hỗ trợ..................................................4 - Khác (ghi rõ):................................................................5 CÂU HỎI TRẢ LỜI Ông/bà có thêm các - Có ...............................................................................1 mội quan hệ xã hội - Không ..........................................................................2 24. qua việc tham gia nhóm họp không? - Tạo niềm tin lẫn nhau ...................................................1 - Mang lại kiến thức văn hóa, xã hội ...............................2 Ông/bà nhận được - Mang lại cách sống tốt...................................................3 25. những gì từ các mối - Các thông tin làm ăn, kinh tế .........................................4 quan hệ nêu trên? - Mang lại việc làm..........................................................5 - Khác (ghi rõ): ...............................................................6 - Tổ chức Đảng ...............................................................1 - Chính quyền các cấp ....................................................2 Ông/bà có tham gia - Mặt trận Tổ Quốc .........................................................3 26. vào các tổ chức đoàn - Các đoàn thể chính trị xã hội ....................................... 4 thể nào sau đây? (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) - Ban, nhóm của Hội Thánh (ghi rõ): ..............................5 170 Ông/bà có hài lòng với - Có ...............................................................................1 sự quan tâm và giúp - Không ..........................................................................2 27. đỡ của chính quyền địa phương tới gia đình mình không?? - Có nơi thờ phượng Chúa khang trang ................................... - Mở thêm chi hội nhánh để Hội Thánh chính bớt quá tải........ - Có đủ Kinh Thánh, Thánh Ca, các văn phẩm Cơ Đốc ........... - Được mở các cơ sở từ thiện xã hội ........................................ Liên quan đến Hội - Đẩy mạnh truyền giáo cho đồng bào còn chưa biết Chúa....... Thánh của mình, 28. - Cần học hỏi Kinh Thánh nhiều hơn để khỏi bị lôi cuốn ông/bà mong muốn vào những gì? tà giáo................................................................................... - Cho lập lại các địa hạt để dễ dàng hơn cho việc quản trị Hội Thánh ............................................................................ - Mong muốn khác (ghi rõ):.................................................... Ông/bà có biết thổi - Có ....................................................................................... khèn, hát các bài hát - Không .................................................................................. 29. dân ca và biết các câu truyện cổ tích của người H'mông không? Ông/bà có muốn giữ - Có ....................................................................................... lại những phong tục - Không .................................................................................. 30. tập quán truyền thống - Ý kiến khác........................................................................... của người H'mông không? Nếu có/không thì tại ................................................................................................ 31. sao? Xin cảm ơn ông/bà 171 PHỤ LỤC 1.2     Mã số bảng hỏi HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ************ PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC (Dành cho cán bộ địa phương nơi người Hmông theo đạo Tin Lành sinh sống) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề cơ bản trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Cuộc khảo sát mà chúng tôi tiến hành nhằm thu thập thông tin các mặt của đời sống xã hội liên quan đến tín đồ người Hmông theo đạo Tin Lành. Chúng tôi rất mong ông/bà hợp tác bằng cách trả lời chân thực và đầy đủ các câu hỏi nêu ra dưới đây. Chúng tôi cam kết rằng, tất cả những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! Phần I: Thông tin chung Mã số 1. Tỉnh/Thành phố: Quận/Huyện: Phường/Xã: 2. Ngày phỏng vấn: /./ 2015 Người phỏng vấn: Người giám sát: Phần II: Thông tin cá nhân Mã số 1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 2. Năm sinh: Ghi rõ: 3. Trình độ học vấn: (Ghi bậc học cao nhất đã Ví dụ: không biết chữ; 2/10; 8/12 hoàn thành) 4. Chức vụ quản lý, cơ quan .. công tác 172 Câu 1 1.1 Thời gian Ông/bà đã công tác trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc A. Trên 20 năm B. 15-20 năm C. 5-10 năm D. Dưới 5 năm 1.2 Ông/bà đã trải qua những khóa đào tạo nào về dân tộc, tôn giáo A. Tốt nghiệp đại học ngành tôn giáo học B. Tốt nghiệp đại học một ngành KHXH & NV có đề cập tới những vấn đề tôn giáo C. Qua các lớp đào tạo ngắn hạn D. Chưa từng trải qua những lớp đào tạo trên 1.3. Mức độ Ông/bà có thể giao tiếp với đồng bào các dân tộc bằng ngôn ngữ của họ A. Chỉ có thể giao tiếp bằng tiếng phổ thông B. Có thể chào hỏi một chút bằng tiếng dân tộc của đồng bào C. Có thể tự tin giao tiếp với đồng bào một số các dân tộc bằng ngôn ngữ của họ D. Có thể nói và viết bằng ngôn ngữ một dân tộc Câu 2 2.1. Địa bàn Ông/bà công tác có những dân tộc nào sinh sống? A. Mông B. Dao C. Thái D. Nùng E. Các dân tộc khác (kể tên) 2.2. Người Mông trên địa bàn chiếm bao nhiêu % dân số? 2.3. Địa bàn Ông/bà hiện có sự xuất hiện những tôn giáo nào? A. Phật giáo B. Công giáo C. Đạo Tin Lành D. Tôn giáo khác (kể tên) 2.4. Mức độ hiểu biết của Ông/bà về đạo Tin Lành A. Hiểu biết nhiều B. Hiểu biết ít C. Không hiểu biết D. Ý kiến khác Câu 3 3.1 Ông/bà cho biết tình hình Tin Lành tại địa phương hiện nay (Số lượng hệ phái, tín đồ, tín đồ là người H'mông) 173 3.2 Ông/bà đánh giá mối quan hệ của Tin Lành với chính quyền hiện nay như thế nào? A. Tốt B. Bình thường C. Không tốt D. Ý kiến khác Câu 4 4.1. Xin ông bà cho biết cách thức sản xuất của người Hmông theo đạo Tin Lành hiện nay như thế nào? (đánh dấu vào mức độ tương ứng với mỗi câu trả lời được lựa chọn). TT Cách thức sản xuất, canh tác của gia đình Mức độ Rất đúng đúng Không đúng 1 Sản xuất, canh tác theo hình thức truyền thống 2 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ địa phương 3 Kết hợp cả hai 4.2. Xin ông bà cho biết cách thức sản xuất của người Hmông không theo đạo Tin Lành hiện nay như thế nào? (đánh dấu vào mức độ tương ứng với mỗi câu trả lời được lựa chọn). T Cách thức sản xuất, canh tác của gia đình Mức độ Rất đúng đúng Không đúng 1 Sản xuất, canh tác theo hình thức truyền thống 2 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ địa phương 3 Kết hợp cả hai Câu 5 5.1 Thu nhập của người Hmông không theo đạo Tin Lành hiện nay chủ yếu từ những nguồn nào? T Nguồn thu nhập Mức độ T Thường Thỉnh Không có xuyên thoảng 174 1 Từ việc thu hoạch lúa, ngô, khoai, sắn 2 Từ việc chăn nuôi gia súc 3 Từ việc khai thác rừng 4 Từ nghề phụ, nghề truyền thống 5 Từ việc buôn bán, dịch vụ (phục vụ du lịch, tiêu dùng) 5.2 Thu nhập của người Hmông theo đạo Tin Lành hiện nay chủ yếu từ những nguồn nào? T Nguồn thu nhập Mức độ T Thường Thỉnh Không có xuyên thoảng 1 Từ việc thu hoạch lúa, ngô, khoai, sắn 2 Từ việc chăn nuôi gia súc 3 Từ việc khai thác rừng 4 Từ nghề phụ, nghề truyền thống 5 Từ việc buôn bán, dịch vụ (phục vụ du lịch, tiêu dùng) Câu 6 6.1 Xin ông bà cho biết tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của nhà nước trong đồng bào Mông theo đạo Tin Lành trên địa bàn hiện nay là bao nhiêu phần trăm: 6.2 Xin ông bà cho biết tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của nhà nước trong đồng bào Mông không theo đạo Tin Lành trên địa bàn hiện nay là bao nhiêu phần trăm: 6.3 Theo đánh giá của ông (bà), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của nhà nước trong đồng bào Mông theo đạo Tin Lành trên địa bàn hiện nay so với trước khi họ theo đạo là tăng hay giảm? Câu 7 7.1 Xin ông bà cho biết trong đời sống của người Mông không theo đạo Tin Lành trên địa bàn hiện nay có những hiện tượng sau không? 175 TT Có Không Số vụ 1 Uống rượu 2 Ly hôn 3 Đánh chửi nhau trong gia đình, cộng đồng 4 Mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ 5 Trộm cắp Các hiện tượng khác 7.2 Xin ông bà cho biết trong đời sống của người Mông theo đạo Tin Lành trên địa bàn hiện nay có những hiện tượng sau không? TT Có Không Số vụ 1 Uống rượu 2 Ly hôn 3 Đánh chửi nhau trong gia đình, cộng đồng 4 Mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ 5 Trộm cắp Các hiện tượng khác Câu 8 8.1. Xin ông bà cho biết trong gia đình, dòng họ của người H'mông theo đạo Tin Lành trên địa bàn, ai là người có uy tín nhất: A. Trưởng họ B. Bà cô C. Bố mẹ D. Trưởng điểm nhóm Tin Lành 8.2. Xin ông/bà cho biết trong gia đình, dòng họ của người H'mông không theo đạo Tin Lành trên địa bàn, ai là người có uy tín nhất: A. Trưởng họ B. Bà cô C. Bố mẹ D. Trưởng điểm nhóm Tin Lành Câu 9 9.1. Theo ông/bà, đạo Tin Lành ở địa phương có những mặt tích cực và tiêu cực nào? ... 176 9.2. Theo ông (bà) làm thế nào để phát huy được những giá trị và hạn chế những tiêu cực của đạo Tin Lành? ... ... 9.3. Xin ông (bà) cho biết những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý tôn giáo tại địa phương hiện nay. ... ... 9.4. Ông (bà) có kiến nghị gì không? ... ... Xin chân thành cảm ơn ông/bà! 177 PHỤ LỤC 2.1 Từ ngày theo đạo có đủ ăn và mua sắm thêm được đồ đạc Tần suất Đủ ăn và mua sắm đồ Tần số (%) Có 141 93.4 Không 2 1.3 Không trả lời 8 5.3 Tổng 151 100 PHỤ LỤC 2.2 Lý do gia đình có đủ ăn và mua sắm thêm được đồ đạc (từ ngày theo đạo) Tần suất Lý do Tần số (%) Được dạy cách thức làm ăn kinh tế trong nhà thờ 31 20.6 Bà con trong nhà thờ giúp đỡ 43 28.5 Bản thân mình tự học hỏi, rút kinh nghiệm 67 44.4 Nhà nước giúp đỡ con, cây giống và cách làm ăn 74 49.2 Gia đình, dòng họ giúp đỡ 14 9.5 Tổng 151 100 PHỤ LỤC 2.3 Tỷ lệ chuẩn hộ nghèo sau khi theo đạo Tin Lành so với trước khi theo đạo Tỷ lệ Tần số Tần suất (%) Tăng 12 9.2 Giảm 69 53.1 Không tăng, không giảm 2 1.5 Không trả lời 47 36.2 Tổng 130 100 PHỤ LỤC 2.4 Tin nhận và thờ phượng Chúa, có thấy đời sống của mình có nhiều thay đổi, được nhiều ân phước không Tần suất Thay đổi Tần số (%) Được Chúa chữa bệnh 37 24.3 Được biến đổi con người, bỏ rượu thuốc, thói hư tật xấu 143 94.6 Dư dật do Chúa ban 8 5.4 Dư dật do sự giúp đỡ của những người đồng đạo 18 12.2 Tổng 151 100 178 PHỤ LỤC 2.5 Tin nhận Chúa và gia nhập Hội Thánh, thấy được lợi ích gì cho bản thân và gia đình Tần suất Lợi ích Tần số (%) Sự thanh thản trong tâm hồn, vui mừng vì được cứu rỗi 78 51.7 Hạnh phúc và được nhiều ân phước trong cuộc sống 57 37.9 Được giúp đỡ, chia sẻ về tinh thần và vật chất 16 10.3 Tổng 151 100 PHỤ LỤC 2.6 Hình thức canh tác của người Hmông không theo đạo (N=130) Rất Không Không Hình thức Đúng Tổng đúng đúng trả lời Sản xuất, canh tác theo hình 11 12 1 106 130 thức truyền thống 8.50% 9.20% 0.80% 81.50% 100% Áp dụng khoa học kỹ thuật 3 21 0 106 130 vào sản xuất, canh tác theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của 2.30% 16.20% 0% 81.50% 100% cán bộ địa phương 9 102 0 19 130 Kết hợp cả hai 6.90% 78.50% 0% 14.60% 100% PHỤ LỤC 2.7 Thu nhập của người không theo đạo (N=130) Thường Thỉnh Không Không Thu nhập Tổng xuyên thoảng có trả lời Từ việc thu hoạch 121 3 1 5 130 lúa, ngô, khoai sắn 93.10% 2.30% 0.80% 3.80% 100% 112 12 1 5 130 Từ việc chăn nuôi 86.20% 9.60% 0.80% 3.80% 100% Từ việc khai thác 20 30 55 25 130 rừng 15.40% 23.10% 42.30% 19.20% 100% Từ nghề phụ, nghề 32 51 28 19 111 truyền thống 24.60% 39.20% 21.50% 14.60% 100% Từ việc buôn bán, 2 22 55 51 79 dịch vụ (phục vụ du 1.50% 16.90% 42.30% 39.20% 100% lịch, tiêu dùng) 179 PHỤ LỤC 2.8 Thu nhập của người theo đạo (N=130) Thường Thỉnh Không Không Thu nhập Tổng xuyên thoảng có trả lời Từ việc thu hoạch 120 5 0 5 130 lúa, ngô, khoai sắn 92% 3.80% 0% 3.80% 100% 110 14 1 5 130 Từ việc chăn nuôi 84.60% 10.80% 0.80% 3.80% 100% Từ việc khai thác 21 33 52 24 130 rừng 16.20% 25.40% 40% 18.50% 100% Từ nghề phụ, nghề 31 49 28 22 130 truyền thống 23.80% 37.70% 21.50% 16.90% 100% Từ việc buôn bán, 28 30 44 28 130 dịch vụ (phụ vụ du 21.50% 23.10% 33.80% 21.50% 100% lịch, tiêu dùng) PHỤ LỤC 2.9 Đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến sau Ý kiến Đồng ý Không KB, Tổng đồng ý KTL Đạo Tin Lành cần giữ gìn văn hóa 56 72 24 151 cổ truyền của dân tộc mình 37% 47% 16% 100% Càng nhiều hệ phái Tin Lành 28 72 52 151 đúng với Kinh thánh càng tốt 18% 47% 34% 100% Tín đồ Tin Lành phải biết tuân thủ 143 0 8 151 chính quyền và có trách nhiệm giữ 95% 0% 5% 100% gìn, bảo vệ an ninh xã hội PHỤ LỤC 2.10 Tham gia vào các tổ chức đoàn thể nào Tần suất Tham gia Tần số (%) Tổ chức Đảng 31 20.5 Chính quyền các cấp 62 41 Mặt trận tổ quốc 35 23.1 Các đoàn thể chính trị xã hội (Hội nông dân, hội phụ 135 89.7 nữ, Đoàn thanh niên) Tổng 151 100 180 PHỤ LỤC 2.11 Có hài lòng với sự quan tâm của chính quyền địa phương tới gia đình Tần suất Hài lòng Tần số (%) Có 133 88.2 Không 0 0 Không trả lời 18 11.8 Tổng 151 100 PHỤ LỤC 2.12 Ý kiến về các vấn đề Nghi Không KB, Vấn đề Tin Tổng ngờ tin KTL Đức chúa trời là Đấng toàn 131 0 6 14 151 năng, đã tạo dựng nên vũ trụ loài người 87% 0% 4% 9% 100% 151 Có Thiên đàng và Hỏa ngục 121 8 2 20 80% 5% 1% 13% 100% 151 Ma quỷ có thật và vẫn hiện hữu 99 10 10 32 hằng ngày 66% 7% 7% 21% 100% Chúa sẽ tái lâm và có dấu hiệu 151 109 10 8 24 ngày đó đang đến gần 72% 7% 5% 16% 100% Các phép lạ vẫn xảy ra hằng 87 12 20 32 151 ngày như: chữa bệnh, tiên tri, nói tiếng lạ 58% 8% 13% 21% 100% Kinh thánh được hà hơi bởi Đức 151 125 0 8 18 Chúa Trời và không thể sai lầm 83% 0% 5% 12% 100% 181 PHỤ LỤC 2.13 Theo đạo Tin Lành/Người uy tín nhất trong gia đình, dòng họ Đối tượng Tần số Tần suất (%) Trưởng họ 13 10 Bà cô 0 0 Bố mẹ 8 6.2 Trưởng điểm nhóm Tin Lành 100 76.9 Không trả lời 9 6.9 Tổng 130 100 PHỤ LỤC 2.14 Không theo đạo Tin Lành/Người uy tín nhất trong gia đình, dòng họ Đối tượng Tần số Tần suất (%) Trưởng họ 81 62,3 Bà cô 3 2,3 Bố mẹ 19 14,6 Trưởng điểm nhóm Tin Lành 14 10,8 Không trả lời 13 10 Tổng 130 100 PHỤ LỤC 2.15 Thường xin lời khuyên của ai khi gặp khó khăn Tần Tần suất Lời khuyên số (%) Bố mẹ, anh em ruột 19 12.3 Trưởng họ, bà cô 2 1.4 Người già trong cộng đồng, trưởng thôn 12 8.2 Mục sư, truyền đạo và các thành viên tỏng Ban Chấp Sự 126 83.6 Cán bộ chính quyền buôn làng 14 9.6 Tổng 151 100 182 PHỤ LỤC 2.16 Tham gia sinh hoạt tôn giáo nào Sinh hoạt tôn giáo Thường Thỉnh Không Không Tổng xuyên thoảng tham trả lời gia Nhóm họp, thờ phụng Chúa hằng 151 tuần 129 10 0 12 86% 7% 0% 8% 100% Cầu nguyện 151 125 24 0 2 83% 16% 0% 1% 100% Làm chứng đạo 4 151 38 81 28 25% 54% 3% 18% 100% Đọc Kinh Thánh 151 101 38 0 12 67% 25% 0% 8% 100% Hát thánh ca tôn vinh ca ngợi 2 151 Chúa 133 12 4 88% 8% 1% 3% 100% Sinh hoạt các Ban, Giới của Hội 12 151 Thánh 76 46 18 50% 30% 8% 12% 100% Dự lễ tiệc Thánh hằng tháng 14 151 107 8 22 71% 5% 9% 15% 100% Dân 1/10 cho hội thánh hằng 151 tháng 60 64 0 28 40% 42% 0% 18% 100% 183 PHỤ LỤC 3.1 C1. Tỉnh/thành phố Địa bàn Tần số Tần suất (%) Sơn La 4 3,0 Cao Bằng 24 18,5 Bắc Kạn 14 10,8 Điện Biên 80 61,5 Lai Châu 8 6,2 Tổng 130 100 C2. Giới tính Giới tính Tần số Tần suất (%) Nam 25 19,2 Nữ 16 12,3 Không trả lời 89 68,5 Tổng 130 100 C3. Tuổi Tuổi Tần số Tần suất (%) Từ 28 đến 35 18 13,8 Từ 36 đến 65 18 13,8 Không trả lời 94 27,7 Tổng 130 72,3 C4. Trình độ học vấn Học vấn Tần số Tần suất (%) 7/10 1 0,8 12/12 22 16,9 Trung cáp/cao đẳng 2 1,5 Đại học 13 10 Cao học 3 2,3 Không trả lời 89 68,5 Tổng 130 100 C5. Thời gian công tác Thời gian Tần số Tần suất (%) Trên 20 năm 31 23,8 15 - 20 năm 10 7,7 5 - 10 năm 64 49,2 Dưới 5 năm 21 16,2 184 Không trả lời 4 3,1 Tổng 130 100 C6. Chức vụ quản lý Chức vụ Tần số Tần suất (%) Trưởng Phòng Dân tộc 1 0,8 Trưởng Phòng Nội vụ 1 0,8 Phó trưởng Phòng Nội vụ 2 1,6 Phó Ban Tổ chức huyện uỷ 1 0,8 Phó trưởng Ban Dân tộc - Tôn giáo huyện 1 0,8 Phụ trách Dân tộc, Tôn giáo cấp huyện 1 0,8 Chủ tịch Hội CCB huyện 1 0,8 Chuyên viên Ban Tổ chức huyện ủy 1 0,8 Chuyên viên Ban Tôn giáo 2 1,6 Chuyên viên Ban Tuyên giáo huyện ủy 1 0,8 Chuyên viên Phòng Nội vụ 3 2,3 Bí thư đảng ủy xã 2 1,6 Chủ tịch UBND xã 2 1,6 Phó bí thư đảng ủy xã 3 2,3 Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã 1 0,8 Phó chủ tịch UBND xã 5 3,8 Bí thư đoàn thanh niên xã 1 0,8 Phó bí thư Đoàn xã 1 0,8 Cán bộ phụ trách vấn đề tôn giáo xã 7 5,4 Công chức văn phòng xã 1 0,8 Công chức Văn hóa-xã hội 2 1,6 Tổng 130 100 PHỤ LỤC 3.2 C1. Tỉnh/thành phố Khu vực Tần số Tần suất (%) Cao Bằng 58 38,4 Bắc Kạn 17 11,3 Điện Biên 40 26,5 Sơn La 35 23,2 Không trả lời 1 0.6 Tổng 151 100 185 C2. Giới tính Giới tính Tần số Tần suất (%) Nam 85 56,3 Nữ 59 39,1 Không trả lời 7 4,6 Tổng 151 100 C3. Tuổi Tuổi Tần số Tần suất (%) Từ 14 đến 18 32 21,2 Từ 19 đến 35 74 49,0 Từ 36 đến 55 23 15,2 Không trả lời 22 14,6 Tổng 151 100 C4. Tình trạng hôn nhân Tình trạng Tần số Tần suất (%) Chưa kết hôn 24 15,9 Đã kết hôn 110 72,8 Không trả lời 17 11,3 Tổng 151 100 C5. Nếu đã kết hôn thì vợ/chồng có cùng theo Đạo Tình trạng Tần số Tần suất (%) Có 131 86,8 Không 2 1,3 Không trả lời 18 11,9 Tổng 151 100 C6. Nghề nghiệp chính Nghề nghiệp Tần số Tần suất (%) Nông dân, ngư dân 125 82,8 Nghề tự do (xe ôm, cắt tóc) 4 2,6 Học sinh, sinh viên 9 6,0 Không trả lời 13 8,6 Tổng 151 100 186 C7. Trình độ học vấn Trình độ học vấn Tần số Tần suất (%) Không biết chữ 17 11.3 1/5 6 3.97 2/9 8 5.3 1/10 16 10.6 2/10 6 3.97 5/10 2 1.32 2/12 1 0.66 4/12 24 15.9 5/12 4 2.65 6/12 4 2.65 7/12 4 2.65 8/12 7 4.64 9/12 26 17.2 10/12 3 1.99 11/12 1 0.66 12/12 2 1.32 Không trả lời 20 13.2 Tổng 151 100 C8. Địa bàn cư trú Địa bàn cư trú Tần số Tần suất (%) Nông thôn 137 94,7 Thành thị 0 0 Không trả lời 14 5,3 Tổng 151 100 C9. Tín đồ Tín đồ Tần số Tần suất (%) Chính thức (Báp - têm) 119 78,8 Chưa chính thức 15 9,9 Không trả lời 17 11,3 Tổng 151 100 Nguồn: Điều tra, khảo sát của tác giả luận án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_song_xa_hoi_cua_nguoi_hmong_theo_dao_tin_lanh_o.pdf
  • pdfCAO NGUYÊN-TT.pdf
  • pdfTom tat Viet.pdf
Tài liệu liên quan