Luận án Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -----**------ ĐỖ ANH VINH GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH -----**------ ĐỖ ANH VINH GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CH

pdf183 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS PHAN HỮU TÍCH 2. PGS. TS LÊ VĂN CƯỜNG HÀ NỘI – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy đinh. Tác giả Đỗ Anh Vinh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BQP: Bộ Quốc phòng CBHC: Cán bộ hậu cần CTĐ, CTCT: Công tác đảng, công tác chính trị ĐĐCM: Đạo đức cách mạng HVHC: Học viện Hậu cần Nxb: Nhà xuất bản QĐNDVN: Quân đội nhân dân Việt Nam QUTW: Quân ủy Trung ương TCCT: Tổng cục Chính trị XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Tổng quan các công trình khoa học có liên quan Chương 1: đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của 6 đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 6 1.2. Các công trình khoa học ở Việt Nam 12 Đánh giá khái quát kết quả của các công trình khoa 1.3. học có liên quan đến luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết 27 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, rèn Chương 2: luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay 29 Ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam và đội 2.1. ngũ cán bộ hậu cần quân đội 29 Đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức 2.2. cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội 40 Đạo đức cách mạng và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần Quân Chương 3: đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 67 Thực trạng đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ 3.1. hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 67 Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ 3.2. cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 75 Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán Chương 4: bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 108 2030 Dự báo thuận lợi, khó khăn, và phương hướng đẩy 4.1. mạnh giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội 108 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện 4.2. đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 115 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo đức của người cán bộ nói chung và của người cán bộ quân đội nói riêng là phẩm chất quan trọng trong nhân cách người cán bộ. Nhưng, đạo đức cách mạng (ĐĐCM) của người cán bộ không phải tự nhiên mà có, phải trải qua quá trình tự rèn luyện bền bỉ, thường xuyên, lâu dài, gian khổ và sự quan tâm giáo dục của cấp ủy, tổ chức đảng mới tạo nên. Cán bộ quân đội hoạt động trong môi trường đặc biệt, là lực lượng được trang bị vũ khí, khí tài, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác với nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Để cán bộ quân đội thực sự yên tâm công tác, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, tổ chức đảng, người chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp trong quân đội cần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị cho cán bộ quân đội. Trong đó, giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của người cán bộ quân đội trong điều kiện hiện nay là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên và của bản thân từng cán bộ Hậu cần Quân đội nhằm tiếp tục bồi dưỡng, phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ trực tiếp góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) vững mạnh về chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. “Công tác hậu cần quân đội là một mặt công tác quân sự, gồm tổng thể những hoạt động để bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội nhằm duy trì khả năng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ và sẵn sàng chi viện về hậu cần cho các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương trong các tình huống; là công tác chuyên môn của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần; đồng thời là công tác chung, mọi cán bộ, chiến sỹ và công nhân viên quốc phòng trong toàn quân có trách nhiệm tham gia thực hiện” [22, tr.3]. Đội ngũ cán bộ Hậu cần (CBHC) Quân đội là lực lượng có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác hậu cần của quân đội, là đội ngũ trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, tài chính hậu cần; tổ chức tạo nguồn, bảo đảm lực lượng, vật chất, phương tiện hậu cần cho các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, công tác của các đơn vị trong toàn quân; 2 tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp; nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe bộ đội; nghiên cứu, phát triển khoa học hậu cần quân sự; tham mưu cho các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác hậu cần nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động bảo đảm hậu cần của đội ngũ CBHC Quân đội dễ nảy sinh tham nhũng, “lợi ích nhóm” và sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Để hạn chế và loại trừ tình trạng này, các cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy các cấp trong quân đội phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp lớn. Trong đó, giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò rất quan trọng của ĐĐCM đối với đội ngũ CBHC Quân đội, các cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy trong quân đội đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC đạt nhiều kết quả quan trọng. Nội dung giáo dục, rèn luyện đã cụ thể, thiết thực hơn, gắn liền và sát với nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, với chức trách, nhiệm vụ của CBHC ở từng cấp, từng quân, binh chủng và từng đơn vị. Hình thức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM đã được đổi mới theo hướng đa dạng, phát huy được vai trò của các cấp ủy, tổ chức đảng, các đoàn thể trong đơn vị tham gia giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội. Đa số CBHC Quân đội luôn chủ động tự giáo dục, rèn luyện ĐĐCM và có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, cần kiệm, liêm chính, ý thức kỷ luật nghiêm, chấp hành tốt mệnh lệnh cấp trên, chế độ quy định của ngành, điều lệnh, điều lệ quân đội. Nhờ đó, chất lượng công tác hậu cần từng bước được nâng lên; đã tích cực thực hành tiết kiệmkhai thác hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất, quân lương, quân trang, bảo đảm kịp thời cho nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều CBHC luôn gương mẫu về đạo đức, lối sống, tận tâm, tận lực trong công việc, sâu sát với bộ đội, thích ứng với phương thức bảo đảm hậu cần trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, công tác tổ chức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM đối với đội ngũ CBHC Quân đội của các cấp ủy đảng, người chỉ huy, cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém như: nội dung giáo dục của nhiều cấp ủy, tổ 3 chức đảng, chỉ huy đơn vị chưa được đổi mới, còn chung chung, có nội dung chưa gắn với thực tiễn nhiệm vụ bảo đảm hậu cần và chức trách, nhiệm vụ của CBHC; còn biểu hiện hình thức trong công tác giáo dục, rèn luyện. Việc theo dõi, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBHC tự rèn luyện ĐĐCM của nhiều cấp ủy chưa thường xuyên và chặt chẽ. Vai trò của nhiều tổ chức đoàn thể chưa được phát huy mạnh mẽ trong tham gia giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC. Bên cạnh đó, hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội vẫn là khâu yếu, còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong điều kiện mới. Một số CBHC thiếu tích cực trong học tập nghiên cứu lý luận chính trị, hoặc có học nhưng còn chàng màng, dẫn đến tình trạng hẫng hụt về trình độ lý luận, nắm những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng chưa sâu”. ĐĐCM của một bộ phận CBHC có biểu hiện suy giảm: trong công việc họ chú ý nhiều đến ý nghĩa vật chất hơn là ý nghĩa chính trị, đạo đức. Vẫn còn một số cán bộ lợi dụng kẽ hở của cơ chế để buôn bán trái phép, bớt xén tiêu chuẩn bộ đội, sử dụng phương tiện của đơn vị, công sức của bộ đội vào mục đích làm giàu cho cá nhân; một số CBHC có biểu hiện giảm sút lòng tin vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vi phạm các quy định về công tác bảo đảm hậu cần, cửa quyền, sách nhiễu cấp dưới, sa vào tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm một bộ phận CBHC suy thoái về đạo đức, lối sống với những biểu hiện mới, tinh vi, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, danh dự người CBHC và chất lượng bảo đảm hậu cần quân đội. Vì vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận án:“Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”, thực sự là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội đến năm 2030. 4 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐĐCM và thực trạng giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội từ năm 2005 đến năm 2018; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm - Đề xuất phướng hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: Luận án nghiên cứu hoạt động giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội (cán bộ tham mưu hậu cần; cán bộ quân nhu; cán bộ vận tải; cán bộ xăng dầu; cán bộ doanh trại). - Địa bàn khảo sát, nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị thuộc các quân khu, quân chủng, quân đoàn trên địa bàn phía bắc - Thời gian nghiên cứu, khảo sát: từ năm 2005 đến năm 2018; phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, và ĐĐCM của cán bộ, đảng viên. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam và thực trạng giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC QĐNDVN từ năm 2005 đến năm 2018; các báo 5 cáo, tổng kết công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT); báo cáo, sơ, tổng kết về hoạt động giáo dục ĐĐCM; sơ kết, tổng kết thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; số liệu điều tra, khảo sát ở các cơ quan, đơn vị hậu cần trong toàn quân. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, đặc biệt chú trọng phương pháp: phân tích kết hợp với tổng hợp; lôgíc kết hợp với lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trình bày có hệ thống những vấn đề chung về ngành Hậu cần quân đội; cán bộ Hậu cần, ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội. - Tổng kết một số kinh nghiệm giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội từ năm 2005 đến năm 2018. - Xác định chuẩn mực ĐĐCM của từng loại CBHC Quân đội; đổi mới nội dung, phương thức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học cho cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, người chỉ huy, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội nghiên cứu, tham khảo xác định chủ trương, giải pháp trong giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của CBHC ở đơn vị. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập về ĐĐCM nói chung và ĐĐCM của người CBHC Quân đội nói riêng tại Học viện Hậu cần (HVHC) và các cơ sở bồi dưỡng CBHC Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án kết cấu gồm: mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC, RÈN LUYÊN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI 1.1. 1. Công trình của các nhà khoa học Nga - “Thế nào là quân nhân có đạo đức” của Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp [80]. Tác giả đã khái quát những khái niệm cơ bản của đạo đức học Mác - Lênin, chỉ rõ nội dung và một số biểu hiện của đạo đức quân nhân, phân tích những vấn đề cơ bản thuộc về phẩm chất đạo đức cần thiết của người chiến sĩ Xô Viết. Đồng thời, chỉ ra những cách thức, biện pháp tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người quân nhân cách mạng. - “Đạo đức Cộng sản chủ nghĩa và nghĩa vụ của quân nhân” của A.X. Milôvidốp [2]. Khi trình bày về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, tác giả chỉ ra đây là cơ sở, nền tảng để người cộng sản nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, tác giả đã nêu lên mục tiêu giáo dục đạo đức là “nhằm xây dựng một quan điểm sống tích cực, xây dựng một thái độ tự giác đối với nghĩa vụ xã hội, khi thống nhất giữa lời nói và việc làm trở thành tiêu chuẩn trong cuộc sống hàng ngày” [2, tr.3]. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức cộng sản, tác giả xác định một số phương pháp giáo dục đạo đức như: giáo dục thuyết phục, phương pháp cưỡng bách, giáo dục sự thật, “đấu tranh thẳng thắn, chân thành, cởi mở, lập trường nguyên tắc và lập trường của Đảng là cần thiết trong tập thể bộ đội Xô viết”. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh việc giáo dục bằng gương sáng cá nhân: “người chỉ huy cần phải là tấm gương cho cấp dưới trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn đạo đức và thẩm mỹ của hành vi, hoàn thành tốt nhất các yêu cầu của pháp luật xô viết, của lời thề quân nhân, điều lệnh quân đội và nghĩa vụ phục vụ của mình” [2, tr.36]. Đồng thời, phải giáo dục bằng dư luận xã hội: “dư luận có uy tín đạo đức to lớn, con người được trải qua trường học thật sự về giáo dục nghĩa vụ đối với xã hội. Dư luận xã hội làm nảy sinh tinh thần trách nhiệm trước tập thể ấy và trước toàn thể xã hội” [2, tr.36]. “Công tác đảng - chính trị trong các lực lượng vũ trang xô-viết”, của P.I. Các-pen-cô [131]. Trong sách, các tác giả đã trình bày về công tác đảng - chính trị ở đơn vị cơ sở. Trong đó, công tác đảng - công tác chính trị ở đơn vị cơ sở 7 phải có tính lý luận chặt chẽ và có tính thực tiễn cụ thể, phong phú; lý luận phải gắn liền với hoạt động thực tiễn sinh động, không tách rời nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Về giáo dục đạo đức, các tác giả đã chỉ ra: “Việc giáo dục đạo đức cho mọi người phải thống nhất, chặt chẽ với giáo dục tư tưởng - chính trị và giáo dục quân nhân. Nếu đạt được trình độ tinh thần - đạo đức nhất định thì chúng ta có thể đi xa hơn nữa trên con đường củng cố nhận thức về các quy tắc và tiêu chuẩn của hành vi cộng sản chủ nghĩa” [131, tr.68]. Theo tác giả, việc giáo dục đạo đức thông qua đó hình thành lập trường sống của mỗi quân nhân, để họ tự giác nhận và thực hiện nhiệm vụ, có thái độ rõ ràng, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị. 1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc - “Giáo trình Công tác Chính trị” của Chương Tử Nghị [119]. Trong sách, tác giả trình bày, luận giải về vấn đề đức và tài của người cán bộ trong quá trình hiện đại hóa. Đức, tài là một thể thống nhất, không thể tách rời nhau, hay coi trọng hoặc hạ thấp yếu tố nào. Theo tác giả: không có đức thì không thể kiên trì định hướng XHCN, không thể toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân; trọng dụng người có tài mà không có đức sẽ có nguy hiểm rất lớn. Không thể nghĩ rằng, một người thiếu niềm tin, kiên định ở chủ nghĩa cộng sản; không hiểu gì về chính sách, phương châm, đường lối của Trung ương Đảng, không có trách nhiệm với công việc, tính đảng yếu, tinh thần không phấn chấn, đời sống hủ bại, hưởng lạc, ỷ quyền để mưu lợi cá nhân, thậm chí vô kỷ luật, phạm pháp lại có thể gánh vác được trọng trách của những người lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh yếu tố đức và tài của người cán bộ trong quân đội là rất quan trọng, cần phải xây dựng, giáo dục, vì đây là lực lượng sẵn sàng hy sinh thân mình vì Tổ quốc. - “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Nhiệm Khắc Lễ [97]. Trong sách, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về công tác xây dựng Đảng hiện nay của Trung Quốc. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ việc xây dưng đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài trong quá trình xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Theo đó, tác giả chỉ ra nội hàm của đạo đức là: Kiên trì chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, trung thành vô hạn với xây dựng Đảng, sự nghiệp của Đảng; kiên trì tôn chỉ, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, gắn bó với nhân dân, tự giác tiếp thu sự phê bình, giám sát của Đảng và quần chúng, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức; cần phải kiên trì đường lối tư tưởng thực sự cầu thị, có tác phong công tác điều tra nghiên cứu, có tấm lòng nồng cháy đối với sự nghiệp 8 cách mạng và tinh thần trách nhiệm chính trị, có khả năng dùng phương pháp tư tưởng Mácxít vũ trang cho mình; gương mẫu giữ gìn kỷ luật và pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tác phong tư tưởng cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp. Bên cạnh đó, tác giả nêu rõ, cần xây dựng đạo đức trong mối quan hệ giữa đức và tài, đó là yếu tố cần và đủ trong phẩm chất của người cán bộ. - “Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng”, của La Quốc Kiệt [93]. Đây là cuốn sách được dịch từ bộ giáo trình cùng tên, dùng làm giáo trình thông dụng của môn học đạo đức tư tưởng cho mọi đối tượng sinh viên trong các trường đại học của Trung Quốc. Trong sách, tác giả đã tập trung giải quyết mười hai vấn đề cơ bản được đưa ra, trong đó, nhấn mạnh việc: bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt (chương X); kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp (chương XI); kiên trì và tu dưỡng, bồi dưỡng nhân cách cao thượng (chương XII). “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng” quán triệt tinh thần: “Xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa cần lấy phục vụ nhân dân làm trung tâm”, mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XIV) đã xác định. Khi bàn về sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, tác giả nêu rõ: “Sự hình thành phẩm chất đạo đức là quá trình tác động lẫn nhau giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức của con người, đồng thời cũng là kết quả của nguyên tắc, quy phạm đạo đức chiếm địa vị chủ đạo của xã hội biến thành hành động đã được cụ thể hóa và cá tính hóa” [93, tr. 514-515]. Từ đó, tác giả trình bày những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, xác định một số biện pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng của sinh viên trong thời đại mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. - “Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc” của Hội đồng lý luận Trung ương [87]. Cốn sách tập hợp các bài viết và bài phát hiểu của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh những vấn đề cơ bản: xây dựng đảng cầm quyền; tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất; xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đội ngũ đảng viên; đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, liêm chính của Đảng; tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Một số bài viết tập trung làm rõ những vấn đề cấp thiết trong xây dựng đảng cầm quyền, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là cần bồi dưỡng những giá trị cốt lõi về cần, kiệm, liêm, chính, tận trung với nước, gắn bó mật thiết với nhân dân, phải biết hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc. 9 - “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - kinh nghiệm Trung quốc, kinh nghiệm Việt Nam” của Hội đồng lý luận Trung ương [89]. Cuốn sách tập hợp một số bài viết trong Hội thảo lý luận làn thứ bảy giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam”, được tổ chức tại Giang Tô - Trung Quốc năm 2011. Các bài viết trong sách đã khẳng định quần chúng nhân dân là người nắm giữ, sáng tạo nên lịch sử. Trong điều kiện lịch sử của mỗi nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành những thắng lợi vĩ đại. Những thắng lợi bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, được nhân dân đồng tình ủng hộ; đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tiên phong, gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phát huy sức mạnh của quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, các bài viết cũng nêu lên một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng, và chỉ ra trong giai đoạn hiện nay, công tác quần chúng cần tiếp tục được đổi mới; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với quần chúng nhân dân, và đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng. - “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” của Hội đồng lý luận Trung ương [88]. Cuốn sách tập hợp hai mươi sáu bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Việt Nam trong Hội thảo lý luận lần thứ chín giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các bài viết tại Hội thảo xoay quanh các chuyên đề như: xây dựng tác phong Đảng liêm chính; xây dựng chế độ; giám sát ràng buộc quyền lực; môi trường xã hội; phòng, chống tham nhũng; trình bày các quan điểm, chủ trương, chính sách, những cách làm tốt, những bài học kinh nghiệm của mỗi bên. Đặc biệt trong bài “Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dưng tác phong Đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc” của Lưu Kỳ Bảo đã nêu lên sáu kinh nghiệm, nhấn mạnh kinh nghiệm phải: “kiên trì nắm chắc công tác giáo dục liêm chính, xây dựng phòng tuyến đạo đức tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham nhũng biến chất” [88, tr.28]; 10 trong bài “Một vài góc độ lý giải tầm quan trọng của xây dựng tác phong Đảng liêm chính” của Lý Thư Lỗi nêu lên 5 quan điểm, trong đó nhấn mạnh: “bất kỳ một đảng cầm quyền nào, một chính quyền nào muốn đứng vững đều cần xây dựng hình tượng đạo đức của mình, thể hiện trên mình giá trị đạo đức tích cực và lấy đó để dẫn dắt trào lưu xã hội, chỉ có như vậy mới có thể được nhân dân thừa nhận” [88, tr.73-74]. - “Công tác xây dưṇ g Đảng của Đảng Công̣ sản Trung Quốc trong giai đoaṇ hiêṇ nay” của Trường Lưu [99]. Bài viết đã làm rõ những kết quả nổi bâṭ trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Côṇ g sản Trung Quốc, nhất là những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức thời gian qua. Đặc biệt nhấn mạnh chiến dịch chố ng tham nhũng với phương châm “kết hơp̣ phòng và chống”, khẩu hiêụ : “đả hổ, diệt ruồ i, săn cáo” do Tổng Bí thư Đảng Côṇ g sản Trung Quốc - Tập Cận Bình phát động. Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan đảng và nhà nước Trung Quốc đa ̃ phát hiện và xử lý nghiêm khắc hơn 180 cán bộ cao cấ p vì tôị tham nhũng và vi phạm nghiêm trọng kỷ luâṭ đảng và hàng vaṇ cán bô ̣ từ cấ p huyêṇ trở xuố ng. Đồng thời, tác giả làm rõ một số vấ n đề rút ra từ công tác xây dưng̣ Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc: môṭ là, sự cần thiết và tính cấ p bách của viêc̣ đổi mớ i và tăng cườ ng công tác xây dưng̣ Đảng trong tình hình hiêṇ nay; hai là, đổi mới công tác xây dưng̣ Đảng; ba là, tập trung nỗ lưc̣ của công tác xây dưṇ g Đảng hiêṇ nay vào đấu tranh chố ng tham nhũng; bố n là, công tác xây dựng Đảng hiêṇ nay cầ n gắ n liền với cải cách hê ̣ thống chính tri,̣ xây dưng̣ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghia.̃ 1.1.3. Các công trình của các nhà khoa học Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào” của Bunma KếtKêson [26]. Trong luận án của mình, tác giả chỉ ra quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về ĐĐCM, đó là đạo đức mới, đạo đức của những người cách mạng chân chính, tiêu biểu, cao đẹp nhất cho những phẩm chất tiêu biểu của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc Lào. Nó được kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với sự tiếp thu các giá trị đạo đức tiên tiến của thời đại trong mọi giai đoạn phát triển của cách mạng. Trong đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn khẳng định: Đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng của người cán bộ lãnh đạo, đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng rèn luyện phấn đấu. 11 Đồng thời, tác giả chỉ ra đặc trưng ĐĐCM của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Lào là: Trung thành và quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc Lào; sự thống nhất động cơ với hành động và yêu cầu hiệu quả; yêu thương quý trọng con người là phẩm chất cơ bản về đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Lào (được biểu hiện: qúy trọng phẩm giá con người và tận tụy phục vụ lợi ích con người; căm ghét, đấu tranh xóa bỏ mọi quan hệ thù địch đối với con người; biết thu phục, cảm hóa, thức tỉnh kẻ thù và những người lầm đường lạc lối, chống lại con người); cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tình thần quốc tế trong sáng. Tác giả khẳng định, trong điều kiện mới, việc nâng cao ĐĐCM của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Lào là đòi hỏi tất yếu để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, thịnh vượng. - “Rèn luyện đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Lào trong điều kiện kinh tế thị trường”, của Khămphăn Vông-pha-chăn [92]. Trong bài viết của mình, tác giả chỉ ra, ĐĐCM là một tiêu chuẩn của cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng. Đối với Đảng Nhân dân cách mạng Lào chỉ làm tròn nhiệm vụ và xứng đáng với vai trò đội tiên phong khi Đảng xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có nhận thức và năng lực, có ĐĐCM. Đó là những cán bộ có phương pháp lãnh đạo, trách nhiệm cao với nhiệm vụ, không tham lam, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kiên định, thuỷ chung, trong sáng với lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; cần cù, tiết kiệm, khiêm tốn, có chí tiến thủ, chịu khó nghiên cứu, học tập để nâng cao nhận thức, không ngừng vươn lên, dám nghĩ, dám làm, tự chịu trách nhiệm trong công việc; không tham nhũng, cục bộ, không coi lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích tập thể và Tổ quốc. Tác giả chỉ ra, trong giai đoạn mới, tổ chức đảng các cấp cần thực hiện một số giải pháp như: quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hệ thống, là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ; phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ; mở rộng dân chủ trong trong sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, cùng nhau tiến bộ, sửa chữa khuyết điểm của mỗi đảng viên. Là cán bộ lãnh đạo, người có trọng trách cao trong cấp ủy, chính quyền, trước hết phải gương mẫu để quần chúng noi theo. 12 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta Khi nghiên cứu về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện ĐĐCM đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, tiếp cận luận giải ở những góc độ khác nhau, tiêu biểu có những công trình đáng chú ý như: “Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội” của tiến sĩ Nguyễn Quang Phát (chủ biên) [125]; “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương [13]; “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” của Trương Ngọc Nam, Hoàng Anh [118]; “Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp quân đội” của Đặng Sỹ Lộc [98]; “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh” của Hoàng Chí Bảo [15]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ...ì ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành là hệ thống những phẩm chất đạo đức phản ánh đời sống, hoạt động, mối quan hệ, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chủ trì ở đơn vị cơ sở, được thể hiện ở ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức của họ, là nền tảng tạo nên giá trị nhân cách, là cơ sở bảo đảm cho đội ngũ cán bộ chủ trì thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra chuẩn mực ĐĐCM của cán bộ chủ trì ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành hiện nay là: yêu nước, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng; có đạo đức, lối sống “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”; lòng dũng cảm, tính quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có tình thương yêu đồng chí, đồng đội, yêu quí, kính trọng nhân dân và lòng căm thù giặc sâu sắc; có ý thức tổ chức kỷ luật tự giác, nghiêm minh, thống nhất giữa nói và làm; ham học hỏi, cầu tiến bộ, tích cực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách được giao. - “Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin” của Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Hùng Oanh (chủ biên) [36]. Khi nghiên cứu về đạo đức quân nhân, cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản về sự hình thành, phát triển tư tưởng đạo đức và đạo đức học Mác - Lênin; đồng thời nêu ra quan niệm chung: “Đạo đức quân nhân quân đội ta là toàn bộ đời sống tinh thần đạo đức của người quân nhân cách mạng, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, giá trị, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức... dùng để điều chỉnh, đánh giá thái độ, hành vi, quan hệ ứng xử của quân nhân với người khác, với công việc, với tự mình, được thực hiện dưới sức mạnh dư luận xã hội, truyền thống và lương tâm của mỗi quân nhân, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, mang lại lợi ích cho Tổ quốc, nhân dân” [36, tr.133-134]. 25 * Bàn về quan niệm CBHC Quân đội - “Phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam: lịch sử và lôgíc” của Trần Như Chủ [33]. Tác giả quan niệm: CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam được lựa chọn giao nhiệm vụ hoạt động trong hệ thống tổ chức hậu cần; đội ngũ CBHC ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực là CBHC Quân đội, đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy hậu cần ở các cơ quan và phân đội, trợ lý hậu cần chuyên ngành ở cơ quan hậu cần, được bố trí là sĩ quan hậu cần, quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với các chuyên ngành hậu cần theo chức danh, trực tiếp làm công tác bảo đảm hậu cần cho đơn vị thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. - “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Ngọc Ba [3]. Tác giả quan niệm: CBHC là một bộ phận cơ bản của đội ngũ cán bộ QĐNDVN được giao trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo và đảm nhiệm chuyên môn kỹ thuật chủ yếu, làm nòng cốt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho quân đội trong mọi tình huống. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam” của Nguyễn Đức Tưởng [152]. Tác giả quan niệm: CBHC là một bộ phận cán bộ của Đảng, Nhà nước và quân đội được lựa chọn, giao nhiệm vụ hoạt động trong hệ thống tổ chức hậu cần quân đội. Đây là những cán bộ được lựa chọn, đào tạo và giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các mặt hoạt động khác nhau của công tác hậu cần, là lực lượng nòng cốt tổ chức và thực hiện công tác hậu cần ở các cơ quan đơn vị trong toàn quân. Đồng thời, tác giả chỉ ra: đội ngũ CBHC ở các sư đoàn bộ binh đủ quân là những sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được đào tạo, bồi dưỡng có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ hậu cần được bổ nhiệm giữ các chức danh của cán bộ Hậu cần các cấp ở sư đoàn. Đây lực lượng trực tiếp nghiên cứu quán triệt, tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, quản lý về công tác hậu cần theo phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, người chỉ huy và cơ quan hậu cần về kết quả thực hiện công tác hậu cần của cơ quan, đơn vị. 26 * Về ĐĐCM, lối sống của người CBHC Quân đội - “Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam” của Hà Nguyên Cát [30]. Tác giả quan niệm: ĐĐCM là đạo đức phản ánh lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, giành độc lập dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, tác giả nhận định: ĐĐCM của người CBHC là một loại đặc thù của đạo đức cách mạng; trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa những phẩm chất chung của đạo đức người cán bộ cách mạng, đạo đức người cán bộ quân đội với những phẩm chất riêng của đạo đức nghề nghiệp người CBHC tạo nên nền tảng nhân cách của người cán bộ Hậu cần, là cơ sở đảm bảo cho cán bộ Hậu cần hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ cách mạng mà họ được giao phó. - “Người cán bộ Hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn Vĩnh Thắng [142]. Tác giả chỉ ra, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đội ngũ CBHC phải thực sự tận trung với Đảng, tận trung với nước, tận hiếu với dân; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đặc biệt phải phát huy đức “liêm” và đức “kiệm”, đây là chuẩn mực tiêu biểu của người cán bộ Hậu cần Quân đội trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, CBHC phải có quan điểm phục vụ đúng đắn và có tinh thần trách nhiệm cao, yên tâm phấn khởi trong công tác, gắn bó với ngành hậu cần phải lấy phục vụ đại đa số bộ đội là nhiệm vụ chính của mình như Bác Hồ dạy: nhiệm vụ chính của người cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số của bộ đội, tức là người binh nhì; phải thương yêu săn sóc người binh nhì, cán bộ cung cấp như người mẹ, người chị của người binh nhì. - “Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố giai đoạn hiện nay” của Bùi Nam Hưng [91]. Tác giả quan niệm: bồi dưỡng, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay là tổng thể những chủ trương, nội dung, biện pháp của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì và các lực lượng ở BCHQS tỉnh, thành phố tác động vào ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức của đội ngũ CBHC. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, rèn luyện phải kết hợp chặt chẽ quá trình tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ hàng ngày của từng CBHC với nhưng biện pháp của tổ chức, chỉ huy, nhằm nâng cao ĐĐCM của đội ngũ CBHC đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. 27 1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT 1.3.1. Đánh giá khái quát kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến luận án * Về đạo đức cách mạng Một số công trình đã đưa ra được quan niệm về ĐĐCM ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau; chỉ ra được những nội dung về ĐĐCM của cán bộ, đảng viên theo các góc độ đó phục vụ cho mục đích của từng công trình khoa học. Một số công trình đã đưa ra quan niệm về đạo đức của người cán bộ, cán bộ chính trị, cán bộ chủ trì đơn vị cơ sở trong quân đôi. Cụ thể: Các công trình của các tác giả nước ngoài đã làm rõ một số vấn đề về đạo đức cộng sản; đạo đức, nghĩa vụ của người quân nhân, nhưng chưa có công trình nào bàn về đạo đức của đội ngũ CBHC trong quân đội. Mặc dù vậy, các công trình này đã phân tích khá rõ nét về vị trí, vai trò của đạo đức cộng sản và con đường, biện pháp để giáo dục, bồi dưỡng đạo đức người cán bộ cộng sản. Đây là cơ sở lý luận, cung cấp một số luận điểm để nghiên cứu sinh nghiên cứu tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng khung lý luận của luận án. Các công trình của các nhà khoa học trong nước đã khẳng định rõ: ĐĐCM là “gốc” của cán bộ, đảng viên, của người cán bộ trong quân đội nói chung và của đội ngũ CBHC Quân đội nói riêng. ĐĐCM thực sự là giá trị cốt lõi trong bản lĩnh chính trị của người quân nhân, giúp người quân nhân sẵn sàng hy sinh thân mình vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. * Về giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ĐĐCM Các công trình khoa học đã nêu lên sự cần thiết phải giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao ĐĐCM của đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội và CBHC Quân đội nói riêng nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hiện nay. Đồng thời, các công trình đều xác định được chuẩn mực đạo đức của người cán bộ; đề xuất phương hướng, giải pháp giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức của người cán bộ theo mục đích của công trình. Một số công trình đưa ra những giải pháp về giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ĐĐCM của cán bộ quân đội trong điều kiện hiện nay. 28 * Về đội ngũ cán bộ Hậu cần Đa số các tác giả đều thống nhất quan điểm và khẳng định: CBHC Quân đội là một bộ phận cán bộ của Đảng Cộng sản trong quân đội, được giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác hậu cần trong quân đội. Họ là lực lượng trực tiếp chăm lo đồi sống vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, sức khỏe của bộ đội, góp phần xây dựng ngành Hậu cần quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của QĐNDVN trong điều kiện mới. - Về ĐĐCM và phát triển ĐĐCM của CBHC Quân đội Một số công trình của các nhà khoa học đã nghiên cứu về ĐĐCM và phát triển ĐĐCM của người CBHC Quân đội. Trong đó, các tác giả đã khái quát được những yêu cầu phẩm chất chính trị, đạo đức; chỉ ra quan niệm ĐĐCM của người CBHC Quân đội, chỉ rõ vai trò, đặc trưng, đặc điểm quá trình hình thành, phát triển ĐĐCM và đề xuất những giải pháp cụ thể để xây dựng và nâng cao ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội. Nhưng các công trình này chủ yếu được luận giải, nghiên cứu dưới góc độ khoa học triết học; một số công ít trình được luận giải, nghiên cứu bằng khoa học xây dựng Đảng, nhưng chưa có công trình nào đề cập, nghiên cứu về vấn đề giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiên nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Một là, xây dựng khái niệm, xác định nội dung ĐĐCM của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Xây dựng khái niệm, xác định nội dung, phương thức giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam. Hai là, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐĐCM, giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội từ năm 2005 đến năm 2018; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm trong giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội. Ba là, dự báo thuận lợi, khó khăn tác động đến quá trình đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội trong những năm tiếp theo. Bốn là, xác đinh phương hướng chung, và phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội. Năm là, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện ĐĐCM của đội ngũ CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030. 29 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. NGÀNH HẬU CẦN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI 2.1.1. Khái quát về ngành Hậu cần quân đội * Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của ngành Hậu cần quân đội Trước yêu cầu bảo đảm ngày càng lớn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 121/SL quy định tổ chức của Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh, gồm ba cơ quan, trong đó có Tổng cục Cung cấp (gồm: Cục Quân lương; Cục Quân trang; Cục Quân y, Cục Quân giới, Cục Vận tải, Cục Quân vụ và Phòng Quân khí). Tổng cục có nhiệm vụ quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng. Sau khi thành lập, ngành Hậu cần Quân đội đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội, làm tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã cùng quân với dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu. Ngày 13-1-1955, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 221/QĐ về việc đổi tên Tổng cục Cung cấp thành Tổng cục Hậu cần. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng, Nhà nước, và quân đội tiếp tục từng bước xây dựng ngành Hậu cần ngày càng hoàn chỉnh ở hậu phương Miền Bắc làm chỗ dựa cho quân, dân Miền Nam chiến đấu. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) thắng lợi, đã khẳng định sự lớn mạnh của ngành Hậu cần quân đội cả về tổ chức lực lượng, khả năng, phương thức bảo đảm. Sau năm 1975, ngành Hậu cần quân đội tập trung chấn chỉnh tổ chức và đã đáp ứng tốt yêu cầu bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc; bảo đảm tốt hậu cần cho lực lượng Hải quân trụ vững ở Trường Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 30 Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ngành Hậu cần quân đội hiện nay tập trung kiện toàn tổ chức hậu cần các cấp trong toàn quân theo hướng tinh gọn, hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội có sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh hiện đại; giữ tốt, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao các nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị mà Đảng, Nhà nước, quân đội giao cho, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. * Vị trí, vai trò của ngành Hậu cần và công tác Hậu cần quân đội Ngành Hậu cần quân đội là một trong bốn ngành quan trọng của quân đội (quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật). Có vị trí, vai trò là ngành bảo đảm vật chất hậu cần cho quân đội - một mặt công tác quân sự, gồm tổng thể những hoạt động bảo đảm vật chất hậu cần, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội. Hậu cần quân đội là bộ phận nòng cốt của hậu cần quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; là yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội; một mặt quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội; là công tác chuyên môn của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần; đồng thời là nhiệm vụ chung mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng phải tham gia. Ngành hậu cần quân đội đảm nhiệm công tác hậu cần, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ huy, quản lý của người chỉ huy các cấp. Do đó, xây dựng ngành hậu cần quân đội vững mạnh toàn diện là một trong những yếu tố, nội dung của mục tiêu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. * Nhiệm vụ của ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Điều lệ công tác hậu cần quân đội xác đinh, hậu cần quân đội có nhiêm vụ: “Tổ chức bảo đảm hậu cần cho quân đội thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong mọi tình huống; đồng thời chi viện bảo đảm một số mặt về hậu cần cho lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng công an nhân dân và nhân dân địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; Tổ chức sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần cho quân đội; đồng thời góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước; 31 Tổ chức quản lý công tác hậu cần theo đúng pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Quốc phòng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác hậu cần; Tổ chức xây dựng ngành Hậu cần quân đội vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt cho hậu cần quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trong xây dựng thế trận hậu cần và bảo đảm hậu cần; đồng thời tham gia xây dựng, bảo vệ hậu phương; Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động hậu cần; làm nhiệm vụ quốc tế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng giao” [22, tr.1-2]. Nội dung bảo đảm hậu cần gồm: bảo đảm vật chất; bảo đảm sinh hoạt; bảo đảm quân y và thú y; công tác vận tải và một số nội dung bảo đảm hậu cần cho an toàn bay của không quân (xăng dầu, điện, khí, vệ sinh đường băng và canh gác sân bay); bảo đảm hậu cần cho tàu chiến đấu và đặc công nước của hậu cần Hải quân. Những nhiệm vụ và nội dung bảo đảm của ngành Hậu cần được tiến hành ở các cấp khác nhau trong toàn quân. Theo đó, công tác bảo đảm hậu cần được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ từ cấp chiến lược đến cấp chiến thuật. * Tổ chức biên chế của ngành Hậu cần quân đội Tổ chức, biên chế ngành Hậu cần quân đội nằm trong hệ thống tổ chức biên chế của QĐNDVN. Theo “Điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam” (ban hành kèm theo Thông tư số 118/2009/TT-BQP ngày 31-12- 2009 của BQP), quy định: “Ngành Hậu cần quân đội được tổ chức theo từng cấp, từ Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ sở, gồm: Tổng cục Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng; cục hậu cần trực thuộc các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và đơn vị tương đương; phòng hậu cần trực thuộc các sư đoàn, lữ đoàn, vùng cảnh sát biển, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị tương đương; ban hậu cần trực thuộc các trung đoàn và tương đương; cán bộ Hậu cần thuộc các tiểu đoàn và đơn vị tương đương” [22, tr. 12]. 32 Tổ chức, biên chế cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp do Tổng Tham mưu trưởng quy định, trong đó bao gồm các chuyên ngành: tham mưu hậu cần; quân nhu; doanh trại; xăng dầu; vận tải. Bên cạnh đó, ngành Hậu cần còn có một số các đơn vị chuyên môn hậu cần các cấp gồm: hệ thống các kho dự trữ, cấp phát phương tiện, vật chất hậu cần (gọi tắt là kho hậu cần); xưởng, trại sản xuất, trạm chế biến, trạm sửa chữa phương tiện, vật chất hậu cần; viện nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm khoa học - công nghệ, trường huấn luyện về hậu cần và các chuyên ngành; đơn vị vận tải, xăng dầu, doanh trại; các tổng công ty, công ty, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ về hậu cần. Cơ quan hậu cần các cấp chịu sự quản lý, chỉ huy của đơn vị cùng cấp và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan hậu cần cấp trên. 2.1.2. Đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam - quan niệm, chức trách, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm 2.1.2.1. Quan niệm và phân loại cán bộ Hậu cần Quân đội * Quan niệm về đội ngũ CBHC Quân đội Nhân dân Việt Nam - Quan niệm về cán bộ quân đội: cán bộ quân đội là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy hoặc làm công tác chuyên môn, có yêu cầu trình độ học vấn tương ứng với các chức vụ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức. Cán bộ quân đội có nhiều nhóm ngành khác nhau: cán bộ quân sự, cán bộ chính trị, CBHC, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ công tác ở các đơn vị bộ đội chủ lực, cán bộ công tác ở cơ quan quân sự địa phương, cán bộ công tác ở nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu. - Quan niệm về CBHC Quân đội: Cán bộ Hậu cần Quân đội là một bộ phận cán bộ của Đảng, Nhà nước và quân đội, được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các mặt hoạt động khác nhau của công tác hậu cần; là lực lượng nòng cốt tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm hậu quân đội trong mọi tình huống, góp phần xây dựng ngành Hậu cần quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 33 * Phân loại cán bộ Hậu cần - Phân loại theo chức vụ công tác được đảm nhiệm có: Cán bộ chỉ huy, quản lý hậu cần: gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần và tương đương; cục trưởng, phó cục trưởng cục hậu cần các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm phòng hậu cần sư đoàn, ban hậu cần trung đoàn, lữ đoàn và tương đương. Cán bộ trợ lý làm tham mưu, giúp người chỉ huy trong công tác hậu cần: trợ lý các ban, ngành của cơ quan, đơn vị hậu cần các cấp (trợ lý tham mưu hậu cần; trợ lý quân nhu; trợ lý vận tải; trợ lý xăng dầu; trợ lý doanh trại). - Phân loại cán bộ Hậu cần theo chuyên ngành có: Cán bộ tham mưu hậu cần; cán bộ quân nhu; cán bộ doanh trại; cán bộ xăng dầu; cán bộ vận tải. Đây là sự phân loại theo chuyên ngành mà CBHC đã được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường và tiếp tục được bồi dưỡng, rèn luyện, củng cố, phát triển trên thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình công tác. Việc phân loại CBHC theo chuyên ngành đào tạo và công tác mang tính ổn định cao, gắn bó hợp lý với việc xác định chuẩn mực đạo đức đối với mỗi loại CBHC Quân đội. 2.1.2.2. Chức trách, nhiệm vụ của CBHC Quân đội nhân dân Việt Nam Điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 118/2009/TT-BQP ngày 31-12-2009 của BQP) quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của chủ nhiệm hậu cần, phó chủ nhiệm hậu cần các cấp và các cơ quan chuyên ngành hậu cần. Cụ thể: - Chức trách, nhiệm vụ của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần: là người chỉ huy Tổng cục Hậu cần, chịu trách nhiệm trước Quân ủy Trung ương (QUTW) và BQP về toàn bộ lĩnh vực công tác hậu cần trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Giải quyết công việc theo sự phân cấp quản lý của QUTW và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. - Chức trách, nhiệm vụ của chủ nhiệm hậu cần các cấp: chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về công tác hậu cần; trực tiếp chỉ huy, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền và chỉ đạo hậu cần cấp dưới thực hiện công tác hậu cần trong đơn vị. Ra chỉ lệnh hậu cần cho đơn vị thuộc trách nhiệm bảo đảm (trong tác chiến). Chỉ thị công tác cho cơ quan, đơn vị hậu cần 34 thuộc quyền để thực hiện quyết định, quyết tâm và mệnh lệnh của người chỉ huy, duy trì hoạt động của cơ quan và đơn vị hậu cần thuộc quyền luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng động viên theo trạng thái quy định báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy cùng cấp về kết quả công tác. - Chức trách, nhiệm vụ của phó chủ nhiệm hậu cần: phó chủ nhiệm hậu cần ở từng cấp có trách nhiệm giúp chủ nhiệm hậu cần và chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm hậu cần về từng mặt công tác được phân công - Đội ngũ trợ lý hậu cần: có trách nhiệm thường xuyên nắm vững chế độ, tiêu chuẩn, quy định, nhiệm vụ, ý định của chủ nhiệm hậu cần, thu thập, nghiên cứu tổng hợp toàn diện tình hình hậu cần của cơ quan, đơn vị và các yếu tố có liên quan, kịp thời đề xuất chủ trương, kế hoạch và phương án xử trí các tình huống hậu cần; tổ chức truyền đạt quyết tâm, mệnh lệnh, chỉ thị, kế hoạch hậu cần và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ hậu cần trong toàn cơ quan, đơn vị; tổ chức bảo đảm hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan và hậu cần khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ hậu cần; nắm chắc nguồn hậu cần tại chỗ, đề xuất kế hoạch khai thác, tạo nguồn bảo đảm. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các sở, ban ngành địa phương về công tác hậu cần khu vực phòng thủ theo Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 30-7-1987 về giao cho các tỉnh, thành ủy xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; Nghị định 152/2007/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. 2.1.2.3. Vai trò đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Một là, đội ngũ CBHC là lực lượng chủ yếu tham mưu với cấp ủy, người chỉ huy cùng cấp những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm hậu cần ở cơ quan, đơn vị và xây dựng ngành hậu cần quân đội Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần ở các đơn vị trong toàn quân có sự khác nhau giữa các đơn vị quân chủng, binh chủng, bộ binh, đồng thời chịu sự tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu; nhiệm vụ thường xuyên hay đột xuất... nhưng đều phải bảo đảm tốt việc ăn, mặc, ở, đi lại, sức khỏe... của bộ đội, công tác hậu cần phải đi trước, lo trước, phải có kế hoạch cụ thể, tỷ mỉ giúp người chỉ huy thực hiện tốt nhiệm vụ hậu cần. Đội ngũ CBHC các cấp sẽ 35 là lực lượng chủ yếu tham mưu với cấp ủy, người chỉ huy đơn vị cùng cấp về công tác bảo đảm hậu cần trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; tham mưu, chuẩn bị các phương án, kế hoạch bảo đảm: lực lượng, vật chất, phương tiện hậu cần, kế hoạch phối hợp, hiệp đồng về hậu cần giữa các cơ quan, đơn vị với nhau, giữ đơn vị quân đội và các tổ chức, lực lượng trên địa bàn đóng quân..., để người chỉ huy xây dựng quyết tâm, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ hậu cần trong mọi tình huống. Hai là, đội ngũ CBHC là lực lượng nòng cốt tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần; bồi dưỡng, động viên cán bộ, nhân viên cấp dưới thực hiện tốt công tác hậu cần quân đội và hậu cần khu vực phòng thủ Công tác bảo đảm hậu cần trong quân đội, nhất là cấp chiến thuật luôn hướng tới thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm cho các nhiệm vụ: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; xây dựng củng cố đơn vị; lao động, tăng gia sản xuất; phòng chống bạo loạn, khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn; bảo đảm hậu cần khu vực phòng thủ. Những nhiệm vụ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết với đội ngũ CBHC phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phối hợp, hiệp đồng giữa các đơn vị chặt chẽ, nhằm tạo nên thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến tranh; tích cực bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, phương pháp tác phong công tác, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần cấp dưới, để họ tự giác nhận và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao; giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh khu vực phòng thủ, nhất là trên những địa bàn trọng yếu. Quá trình bảo đảm và phục vụ bộ đội, hoạt động bảo đảm hậu cần có sự tham gia thực hiện của tất cả các tổ chức, các lực lượng, trong đó, đội ngũ CBHC là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Chất lượng, hiệu quả bảo đảm hậu cần ở các cơ quan, đơn vị trong quân đội chủ yếu phụ thuộc và được quyết định bởi đội ngũ CBCH các cấp. Đây thực sự là lực lượng nòng cốt để tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm hậu cần quân đội và hậu cần khu vực phòng thủ. 36 Ba là, đội ngũ CBHC có vai trò quan trọng quyết định chất lượng xây dựng tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị hậu cần trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng ngành Hậu cần quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Đội ngũ CBHC ở các cơ quan, đơn vị trong quân đội, đồng thời cũng là cán bộ, đảng viên của Đảng, được đảm nhiệm những cương vị khác nhau trong lĩnh vực hậu cần quân sự, trực tiếp chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện nhiêm vụ bảo đảm hậu cần. Là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, CBHC Quân đội phải thực hiện đúng Điều lệ, nguyên tắc, chỉ thị, nghị quyết, chế độ sinh hoạt đảng. CBHC rất cần gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, nhất là sự cần, kiệm, liêm, chính. Trên cương vị chức trách, nhiệm vụ được giao, CBHC là lực lượng trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện đường lối của Đảng ở cơ quan, đơn vị hậu cần; chăm lo giáo dục, rèn luyện đảng viên, phát triển đảng viên mới; tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng, góp phần xây dựng đảng bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị hậu cần và các tổ chức đảng các cấp trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Trong xây dựng lực lượng hậu cần theo hướng tinh, gọn, đội ngũ CBHC có vai trò tham mưu và đề xuất với người chỉ huy cơ quan, đơn vị những chủ trương, biện pháp bảo đảm số lượng CBHC đủ theo cơ cấu, cao về chất lượng; trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, hướng dẫn đội ngũ CBHC cấp dưới cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn; duy trì thực hiện nghiêm các chế độ quy định, cải tiến lề lối làm việc, tác phong phục vụ bộ đội... Những hoạt động này của đội ngũ CBHC sẽ trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng ngành Hậu cần quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới mà Đảng ta đã xác định. 2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam Một là, đội ngũ CBHC Quân đội phần lớn được đào tạo cơ bản, và được điều động, bổ nhiệm từ nhiều nguồn khác nhau Hiện nay, đội ngũ CBHC các cấp trong quân đội phần lớn được đào tạo cơ bản tại Học viện Hậu cần (HVHC) và ở các học viện, nhà trường khác trong quân đội. Trong đó, đa số CBHC được đào tạo dài hạn, cơ bản tại HVHC: chỉ huy tham mưu hậu cần (78,2%); quân nhu (88,76%); vận tải (79%); xăng dầu (89,5%); doanh trại (93,5%) [Phụ lục 3.2]. Đây là đặc điểm quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ CBHC Quân đội ngày càng vững mạnh. 37 Đồng thời, đội ngũ CBHC Quân đội được điều động, bổ nhiệm từ nhiều nguồn khác nhau: học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội tốt nghiệp hằng năm tại HVHC (số lượng tốt nghiệp mỗi năm hàng trăm đồng chí, bổ nhiệm trợ lý hậu cần các cơ quan, đơn vị cấp cơ sở trong toàn quân); cán bộ Hậu cần trưởng thành trong thực tiễn, qua quá trình công tác tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về phẩm chất và năng lực tại HVHC và các học viện, nhà trường trong, ngoài quân đội; một số ít cán bộ được tuyển từ dân sự vào quân đội, được bồi dưỡng về chuyên môn hậu cần, bổ nhiệm, giao một số nhiệm vụ phù hợp; một số được lựa chọn từ cán bộ quân sự, cán bộ kỹ thuật, được bồi dưỡng về công tác hậu cần và giao nhiệm vụ c...h (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 112. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 116. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 118. Trương Ngọc Nam, Hoàng Anh (2011), Đảng ta là đạo đức, là văn minh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 119. Chương Tử Nghị (1987), Giáo trình Công tác Chính trị (Dùng trong các Học viện, Nhà trường trong thời kỳ mới), Nxb Đại học Quốc phòng, Bắc Kinh. 161 120. Lê Hữu Nghĩa (2017), “Xây dưng̣ Đảng về đaọ đứ c trong giai đoaṇ hiêṇ nay”, Tạp chí Cộng sản, (897). 121. Nguyễn Trọng Nghĩa (2017), “Nâng cao chất lượng xây dựng Đảng bộ Quân đội về đạo đức trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở (133). 122. Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (2017), Hồ Chí Minh - Giá trị về tư tưởng và đạo đức, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 123. Phạm Văn Nhuận (chủ biên, 2007), Chuẩn mực đạo đức quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 124. Nguyễn Hùng Oanh (2002), Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - quân sự, Hà Nội. 125. Nguyễn Quang Phát (Chủ biên, 2006), Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 126. Bùi Đình Phong (2017), Văn hóa đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 127. Phùng Hữu Phú (2017) “Xây dưng̣ Đảng về đaọ đứ c theo đinḥ hướng Văn kiêṇ Đại hôị XII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (898), tr.24-27. 128. Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (2012), Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 129. Vũ Văn Phúc (2016) “Phòng, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là một yêu cầu bức thiết hiện nay”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 08 tháng 7. 130. Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 131. P.I. Các-pen-cô, (1981), Công tác đảng - chính trị trong các lực lượng vũ trang xô-viết, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 162 132. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2014), Thông báo số 62/TB-CT ngày 9-01-2015 về “Kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015”, Hà Nội. 133. Quân đội nhân dân Việt Nam (2015), Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Hà nội. 134. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (2016), Quy chế giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 135. Quân ủy Trung ương (2012), Nghị quyết số 765-NQ/QUTW ngày 20-12-2012 “về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo”, Hà Nội. 136. Quân ủy Trung ương (2012), Nghị quyết số 769-NQ/QUTW ngày 21- 12-2012, Về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội. 137. Quân ủy Trung ương (2016), Chỉ thị số 87-CT/QUTW ngày 08-7-2016 của Quân ủy Trung ương về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Hà Nội. 138. Quân ủy Trung ương, (2015), Báo cáo chính trị của Quân ủy Trung ương tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Hà Nội. Lưu hành nội bộ. 139. Tạ Ngọc Tấn (2017) “Vấn đề đạo đức trong xây dựng Đảng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số (896), tr.28-32. 140. Nguyễn Viết Thông (2016), “Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị” Báo Nhân dân điện tử, ngày 01 tháng 12. 141. Cao Văn Thống, Trần Duy Hưng (2017) “Ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tổ chức và của cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 20 tháng 2. 142. Nguyễn Vĩnh Thắng (2001), Người cán bộ Hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 163 143. Tổng cục Chính trị, (2005), Tài liệu học tập, quán triệt Nghị quyết 51 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Quân đội nhân dân, Lưu hành nội bộ. 144. Tổng cục Chính trị (2008), Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị, Tập 2, 3, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 145. Tổng cục Chính trị (2010), Tài liệu học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Nhiệm kỳ 2015-2020, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 146. Tổng cục Hậu cần (1999), Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 147. Tổng cục Hậu cần (2000), 50 năm Ngành Hậu cần xây dựng và hoạt động theo tư tưởng Hồ Chí Minh kinh nghiệm và phương hướng phát triển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 148. Nguyễn Phú Trọng (2017), “Xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh”, Tạp chí Cộng sản (891). 149. Nguyễn Minh Tuấn (2017), “Xây dựng Đảng về đạo đức cần gắn chặt với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức”, Tạp chí Cộng sản, (895), tr.27-32. 150. Đỗ Xuân Tuất (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 151. Trần Thị Minh Tuyết (2017), “Vâṇ dung̣ tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính vào xây dưṇ g Đảng về đaọ đứ c trong giai đoaṇ hiêṇ nay”, Tạp chí Cộng sản, (898), tr.28-33. 152. Nguyễn Đức Tưởng (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu cần ở các sư đoàn bộ binh đủ quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án Tiến sĩ xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội. 153. Vikton Litovkin (2009), “Về cải cách hậu cần quân đội Liên Bang Nga” Thông tin khoa học quân sự, hậu cần quân đội nước ngoài, (29), Hà Nội. 164 154. Huỳnh Khánh Vinh (chủ biên, 2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 155. Phạm Văn Vinh (2005), Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ trì ở đơn vị cơ sở binh chủng hợp thành Quan đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sỹ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. 156. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 157. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 158. V.I. Lênin (1971), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 159. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 160. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va. 161. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 162. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 163. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 164. Dương Trung Ý (2017), “Xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, “lợi ích nhóm”, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở, (122). 165 PHỤ LỤC Phụ lục 1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp điều tra (chọn mẫu) của 1000 cán bộ Hậu cần thuộc Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Tăng Thiết giáp, Quân khu 2, Quân khu 3; và 1000 học viên đào tạo cán bộ Hậu cần các cấp tại Học viện Hậu cần. Thời gian: Tháng 10 -11 năm 2017) 1. Ý kiến đánh giá về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ Hậu cần Số ý Tỷ lệ trong quân đội hiện nay kiến (%) - Là nhân tố then chốt trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu cần 1867 93,35 - Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng cơ quan, đơn vị hậu cần vững 1472 73,6 mạnh toàn diện - Là tấm gương mẫu mực trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách 1232 61,6 mạng đối với bộ đội ở cơ quan, đơn vị hậu cần - Là lực lượng góp phần xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, 1256 62,8 chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại Không quan Quan trọng 2. Ý kiến đánh giá về vai trò của giáo dục, rèn trọng luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu Số ý Tỷ lệ Số ý Tỷ lệ cần Quân đội kiến (%) kiến (%) - Góp phần giữ vững và tăng cường những giá trị đạo đức cao quý của dân tộc, Đảng, Bác Hồ trong Quân 1833 91,65 167 8,35 đội hiện nay - Là cơ sở hoàn thiện đạo đức cách mạng, phẩm chất nhân cách của đội ngũ cán bộ Hậu cần, đáp ứng yêu cầu 1884 94,2 116 5,8 nhiệm vụ bảo đảm hậu cần trong tình hình mới - Là điều kiện quan trọng để chủ động ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở 1762 88,1 238 11,9 một bộ phận cán bộ Hậu cần Quân đội hiện nay - Trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng chính trị, 1853 92,65 147 7,35 sức mạnh chiến đấu của quân đội 3. Ý kiến đánh giá về những phẩm chất quan trọng đối với Số ý Tỷ lệ người cán bộ Hậu cần kiến (%) - Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân 2000 100 - Cần, kiệm, liêm chính, tự lực, tự cường 2000 100 - Sống trong sạch lành mạnh 1763 88,15 - Khắc phục khó khăn, hết lòng phục vụ bộ đội 1877 93,85 - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao 1850 92,5 - Ham học hỏi, cầu tiến bộ 1436 71,8 - Có tinh thần đoàn kết nội bộ, gắn bó mật thiết với nhân dân 1562 78,1 - Có tác phong làm việc khoa học, chân thành, gần gũi đồng chí, dân chủ 1207 60,35 - Có tinh thần đấu tranh với những biểu hiện suy thoái, tiêu cực 1348 67,4 166 4. Ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ Hậu cần ở đơn vị hiện nay Mức đánh giá Nội dung đánh giá Tốt Khá TB Yếu Khó trả lời (%) (%) (%) (%) (%) - Bản lĩnh chính trị 80,3 13,4 6,05 0,15 0,1 - Đạo đức, lối sống 23,75 56,75 7,65 6,35 5,5 - Năng lực công tác 9,25 68,35 18,6 1,25 2,55 - Chấp hành kỷ luật 84,55 10,65 3,6 1,2 - Phương pháp tác phong 9,35 71,15 10,75 4,2 4,55 - Mức độ hoàn thành nhiệm vụ 10,6 65,95 15,85 4,15 3,45 5. Ý kiến đánh giá về mức độ tin tưởng của cán bộ Hậu cần vào Số ý Tỷ lệ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta kiến (%) - Tin tưởng vào đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng 1993 99,65 - Tin tưởng vào mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH 1981 99,05 - Tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1876 93,8 - Tin tưởng nhưng còn nhiều băn khoăn 316 15,8 - Không tin tưởng - Khó trả lời 23 1,15 6. Ý kiến đánh giá về cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái Số ý Tỷ lệ về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự kiến (%) chuyển hóa” trong nội bộ của Đảng ta hiện nay - Sẽ thực hiện thành công 312 15,6 - Có, nhưng rất khó khăn 1382 69,1 - Khó thực hiện 215 10,75 - Không thực hiện được 20 1 - Khó trả lời 71 3,55 7. Ý kiến đánh giá về một số biểu hiện trong quá trình công Tỷ lệ Ý kiến tác của cán bộ Hậu cần (%) - Tham nhũng, lãng phí 167 8,35 - Quan liêu, quân phiệt 152 7,6 - Cục bộ, mất đoàn kết 73 3,65 - Chạy chức, chạy quân hàm 129 6,45 - Vun vén cá nhân, cơ hội thực dụng 243 12,15 - Quan hệ bất chính 17 0,85 - Rượu chè, cờ bạc 374 18,7 - Mê tín dị đoan 15 0,75 - Năng lực công tác hạn chế, chưa đáp ứng nhiệm vụ 36 1,8 - Bảo thủ, lười học tập và rèn luyện 354 17,7 167 Mức đánh giá Khó 8. Ý kiến đánh giá về các mối quan hệ Bình Khôn Tốt Khá trả của cán bộ Hậu cần ở đơn vị hiện nay thường g tốt (%) (%) lời (%) (%) (%) - Quan hệ giữa CNHC với phó CNHC 26,55 43,75 25,6 3,7 0,4 - Quan hệ giữa cán bộ Hậu cần với cán bộ khác 66,25 28,15 4,7 0,65 0,25 - Quan hệ giữa cán bộ Hậu cần với HSQ, chiến 17,25 28,2 21,15 25,85 7,55 sĩ - Quan hệ giữa cán bộ Hậu cần với nhân dân 29,2 43,6 22,9 3,05 1,25 trong thực hiện nhiệm vụ hậu cần Tỷ lệ 9. Ý kiến về nguyện vọng của cán bộ Hậu cần hiện nay Số ý kiến (%) - Phục vụ lâu dài trong quân đội 1961 98,05 - Tiếp tục được đi đào tạo, phát triển lên vị trí cao hơn 831 41,55 - Ổn định công tác, không phải học thêm 573 28,65 - Được chuyển ngành công tác 52 2,6 - Được chuyển vùng công tác 293 14,65 - Được phục viên 18 0,9 - Nguyện vọng khác 3 0,15 10. Ý kiến đánh giá về nguyên nhân của những hạn chế Tỷ lệ trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ Số ý kiến (%) cán bộ Hậu cần Quân đội - Do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường 1764 88,2 - Do sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch 379 18,95 - Do chính sách đối với cán bộ có nội dung chưa hợp lý 257 12,85 - Do sự tác động của những tệ nạn ngoài xã hội xâm nhập vào đơn vị 382 19,1 - Do công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện của tổ chức đảng, tổ 581 29,05 chức chỉ huy đối với cán bộ Hậu cần chưa tốt - Do công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của các 478 23,9 cấp chưa được quan tâm - Do môi trường ở đơn vị cơ sở có nơi chưa lành mạnh 237 11,85 - Do cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chưa gương mẫu trong việc tự 326 16,3 giáo dục, rèn luyện đạo đức - Do bản thân một số cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức 1285 64,25 - Một số cán bộ Hậu cần sa vào chủ nghĩa cá nhân, bị cám dỗ 1167 58,35 bởi các lợi ích vật chất 168 11. Ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của việc thực hiện Tỷ lệ Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về: “Đẩy mạnh học tập và làm Số ý kiến (%) theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - Là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng 1988 99,4 - Góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, 1992 99,6 tư tưởng, tổ chức và đạo đức - Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp 1831 91,55 chiến lược có đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ - Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đẩy mạnh 1859 92,95 đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. 12. Ý kiến đánh giá về việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị Số ý kiến về: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong Có Không cách Hồ Chí Minh” ở cơ quan, đơn vị hậu cần như thế nào (%) (%) - Trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng 83,2 16,8 - Trở thành công việc tự giác, thường xuyên của người đứng 28,7 71,3 đầu, của cán bộ, đảng viên - Được cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch hành động của 89,3 10,7 cấp uỷ và người chỉ huy - Gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, 89,7 10,3 với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị - Được xem như một trong những tiêu chuẩn đánh giá, bình 52,95 47,05 xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm - Người đứng đầu, cán bộ, đảng viên có đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước trong học tập và 88,15 11,85 làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Cấp ủy, người chỉ huy thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện 71,9 28,1 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Góp phần đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham 92,9 7,1 nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị hậu cần - Góp phần quan trọng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách 88,2 11,8 mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội hiện nay 13. Ý kiến đánh giá về việc thực hiện nghi quỵ ết Trung ương 4 Số ý kiến khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường Có Không xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở cơ quan, đơn vị hậu cần (%) (%) - Trở thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng 55,85 44,15 - Trở thành công việc tự giác, thường xuyên của người đứng 61,7 38,3 đầu, của cán bộ, đảng viên - Được cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch hành động của 94,85 5,15 cấp uỷ và người chỉ huy - Gắn việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện 83,45 16,55 nhiệm vụ chính trị tại đơn vị 169 - Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Trung ương 4 khóa XII được xem như một trong những tiêu chuẩn 56,15 43,85 đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm - Người đứng đầu, cán bộ, đảng viên có đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác tự phê bình và phê bình đấu tranh phòng, 58,65 41,35 chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống - Cấp ủy, người chỉ huy có thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 71,45 28,55 XII của mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ quan, phân đội hậu cần - Góp phần ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, 94,4 5,6 lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ - Góp phần đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, 93,9 6,1 lãng phí, quan liêu ở cơ quan, đơn vị hậu cần - Góp phần quan trọng trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách 99,8 0,2 mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội hiện nay 14. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý của người chỉ huy Số ý kiến đơn vị trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của Có Không đội ngũ cán bộ Hậu cần (%) (%) - Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ Hậu cần 92,5 7,5 - Quan tâm sâu sát trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng 78,45 21,55 - Định hướng sự phấn đấu cho cán bộ Hậu cần 93 7 - Phó mặc để đội ngũ cán bộ Hậu cần tự giáo dục, rèn luyện 19 81 - Thường xuyên kiểm tra uốn nắn những sai phạm của cán bộ Hậu cần 66 34 - Duy trì nghiêm kỷ luật ở đơn vị 65,5 34,5 - Thiếu kiểm tra đôn đốc 12,8 87,2 15. Ý kiến đánh giá về việc cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức Số ý kiến năng các cấp tổ chức thực hiện công tác giáo dục, rèn luyện Có Không đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần hiện nay (%) (%) - Xác định rõ mục đích, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện 95,5 4,5 đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Xây dựng cụ thể chương trình, kế hoạch giáo dục, rèn luyện 94 6 đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch giáo dục, rèn luyện đạo đức 89,5 10,5 cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Có sự phối hợp giữa các tổ chức, lực lượng trong giáo dục, 78,1 21,9 rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Bảo đảm tốt các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực trong giáo 87,5 12,5 dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động trong giáo 91,5 8,5 dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần - Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giáo dục, rèn 67 33 luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội - Khó đánh giá 170 16. Ý kiến đánh giá về nội dung, hình thức giáo dục, rèn luyện đạo Tỷ lệ Số ý kiến đức cách mạng đối với đội ngũ cán bộ Hậu cần ở đơn vị hiện nay (%) - Nội dung toàn diện, thiết thực, sát thực tiễn chức trách, nhiệm vụ 1620 81 - Nội dung còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa sát đối tượng 320 16 - Nội dung nghèo nàn, đơn điệu, lạc hậu 60 3 - Hình thức phong phú, đa dạng, gắn với thực hiện các cuộc 1647 82,35 vận động và các phong trào thi đua - Hình thức nghèo nàn, xơ cứng 323 16,15 - Hình thức không phù hợp 10 0,5 - Khó đánh giá 20 1 17. Ý kiến đánh giá về môi trường văn hoá đạo đức ở cơ Tỷ lệ Số ý kiến quan, đơn vị hậu cần hiện nay (%) - Mối quan hệ trong đơn vị lành mạnh 1820 91 - Các tổ chức (đảng, đoàn, hội đồng quân nhân) vững mạnh 1450 72,5 - Kỷ luật quân đội được duy trì nghiêm minh 1480 74 - Dân chủ ở cơ sở được phát huy 1537 76,85 - Dư luận trong tập thể quân nhân tích cực 1404 70,2 - Khó đánh giá 80 4 18. Ý kiến lựa chọn giải pháp đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện Tỷ lệ đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội Số ý kiến (%) thời gian tới - Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện 1721 86,05 đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội - Xác định chuẩn mực đạo đức cách mạng với từng loại cán bộ 1865 93,25 Hậu cần Quân đội hiện nay - Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội, coi trọng giáo dục, 1720 86 rèn luyện đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Tăng cường tự rèn luyện đạo đức cách mạng, phấn đấu của cán 1752 87,6 bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 1290 64,5 trong đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội hiện nay - Tăng cường giáo dục Pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ 1486 74,3 quan, đơn vị hậu cần, nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ Hậu cần Quân đội hiện nay - Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hoá đạo đức tại đơn vị cơ sở 1134 56,7 - Đổi mới chính sách đối với cán bộ Hậu cần 926 46,3 171 Phụ lục 2 SỐ LƯỢNG CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI THEO NGÀNH HIỆN NAY Hiện có Thừa theo chức Thiếu theo chức Ngành so với nhu cầu danh so với nhu cầu danh so với nhu cầu (%) (%) (%) Tham mưu hậu cần 96 7 10 Quân nhu 98,05 8,29 10,22 Vận tải 85,79 2,62 16,83 Xăng dầu 94,85 6,5 11,6 Doanh trại 106 14,7 9 Trung bình 91,13 7,8 11,53 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ Hậu cần - Tổng cục Hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 12 năm 2017) 172 Phụ lục 3 CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 3.1. Cấp bậc quân hàm Cấp tướng Đại tá Thượng tá Trung tá Thiếu tá Cấp úy QNCN CCQP Ngành (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) TM hậu cần 0,14 5,61 11,14 39,73 16,13 33,25 3,97 Quân nhu 0,09 3,96 6,92 18,70 9,62 54,14 6,38 0,18 Vận tải 0,072 1,96 3,41 9,01 7,12 52,76 25,65 Xăng dầu 0,11 4,53 6,96 15,92 8,84 57,52 5,75 Doanh trại 3,65 5,66 14,11 12,45 60,97 2,7 0,43 Trung bình 0,08 3,94 6,81 19,49 10,83 51,72 8,89 0,12 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ Hậu cần - Tổng cục Hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 12 năm 2017) 3.2. Qua trường Ngành Đào tạo dài hạn % Đào tạo ngắn hạn % Trường khác % Chưa được đào tạo % TM hậu cần 78,2 21,79 Quân nhu 88,76 11,24 Vận tải 79 21 Xăng dầu 89,5 9,2 1,3 Doanh trại 93,5 6,9 Trung bình 85,79 14,02 0,26 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ Hậu cần - Tổng cục Hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 12 năm 2017) 173 3.3. Trình độ học vấn Trung học phổ Ngành Sau đại học (%) Đại học (%) Cao đẳng (%) Trung cấp (%) thông (%) TM hậu cần 1,08 78,3 19,91 0,69 Quân nhu 1,26 83,63 12,23 2,78 Vận tải 0,22 57,85 20,93 21 Xăng dầu 2,2 78,6 15,7 3,5 Doanh trại 6,7 85,1 8,1 0,5 Trung bình 2,29 76,69 15,37 0,65 5,03 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ Hậu cần - Tổng cục Hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 12 năm 2017) 3.4. Nội dung khác Đã qua chiến đấu và Ngành Đảng viên (%) Cán bộ nữ (%) Dân tộc ít người (%) phục vụ chiến đấu (%) TM hậu cần 100 1,08 1,75 Quân nhu 99,82 0,54 0,45 2,61 Vận tải 100 0,43 0,79 Xăng dầu 99,88 0,1 0,3 1,1 Doanh trại 97,56 0,78 0,5 0,87 Trung bình 99,45 0,28 0,55 1,46 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch giải quyết số lượng cán bộ Hậu cần - Tổng cục Hậu cần - Quân đội nhân dân Việt Nam, tháng 12 năm 2017) 174 Phụ lục 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN LÀ CÁN BỘ HẬU CẦN (2011-2016) Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Năm 2014 (%) Năm 2015 (%) Năm 2016 (%) SNV Chức vụ g HTNV Đảng viên HTXSNV Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên không HTNV Đảng viên HTXSNV Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên không HTNV Đảng viên HTX Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên không HTNV Đảng viên HTXSNV Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên không HTNV Đảng viên HTXSNV Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên không HTNV Đảng viên HTXSNV Đảng viên HTTNV Đảng viên HTNV Đảng viên khôn Đảng Cục trưởng, phó cục trưởng cục 9,37 87,5 3,12 12,5 87,5 12,5 84,3 3,12 9,37 78,1 6,25 3,12 15,6 78,1 6,25 9,09 84,8 6,06 hậu cần Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hậu cần 12,5 69,4 18,1 14,3 66,3 19,4 9,4 75,6 13,8 1,2 14,4 73,8 11,8 13,7 74,3 12 0,6 15 68,2 16,8 và tương đương Trưởng ban, phó trưởng ban hậu cần 14,9 68,5 16,3 0,27 14,6 67,2 18,2 14,4 68,3 16,5 0,8 15,2 66,1 18,7 14,9 66,2 18,4 0,5 14,6 65,6 19,5 0,3 và tương đương Trợ lý hậu cần 15 66,4 18,2 0,4 14,6 67,6 17 0,8 14,4 66,8 18,4 0,4 15 73,4 11,4 0,2 14,9 71,7 12,9 0,5 14,6 67,8 16,8 0,8 các ngành Trung bình 12,9 72,9 13,9 0,33 14 72,1 18,2 0,8 12,6 73,7 12,9 0,8 13,4 72,8 12 1,6 14,7 72.5 12,3 0,5 13,3 71,6 14,7 0,55 (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp điều tra, khảo sát tại Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Tăng Thiết giáp, Quân khu 2, Quân khu 3, Học viện Hậu cần, tháng 10, 11 năm 2017) 175 Phụ lục 5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA CHÍNH TRỊ TẠI CHỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN (2005 - 2017) Năm Chức vụ 2005 – 2010 2011 - 2017 Giỏi (%) Khá (%) TB (%) KĐ (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) KĐ (%) Cục trưởng, phó cục trưởng 56,25 43,75 60,00 40,00 cục hậu cần Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm 43,75 52,50 0,375 42,50 50,25 7,25 hậu cần và tương đương Trưởng ban, phó trưởng ban 35,58 62,95 1,47 34,34 60,10 5,54 hậu cần và tương đương Trợ lý hậu cần các ngành 31,20 55,87 12,50 0,43 29,49 58,66 11,60 0,32 Trung bình 41,69 53,76 4,78 0,43 41,58 52,25 8,13 0,32 (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp điều tra, khảo sát tại Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Tăng Thiết giáp, Quân khu 2, Quân khu 3, Học viện Hậu cần, tháng 10, 11 năm 2017) 176 Phụ lục 6 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN (2005 - 2017) Năm 2005 - 2017 Khen thưởng (%) Kỷ luật (%) Chức vụ an Chiến sĩ thi đua sĩ Chiến khen Bằng khen Giấy tiến tiến sĩ Chiến + trách Khiển cáo Cảnh chức Giáng Cách chức bậc cấp Giáng hàm quân hàm quân Tước qu sĩ hiệu danh tước nhân quân Cục trưởng, phó cục trưởng cục 0,17 0,13 0,07 0,28 0,65 hậu cần Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hậu 1,53 0,8 0,97 2,62 5,92 0,02 cần và tương đương Trưởng ban, phó trưởng ban 0,96 0,42 0,89 2,22 4,49 0,02 hậu cần và tương đương Trợ lý hậu cần các ngành 14 6,66 12,62 46,47 79,75 0,23 0,1 + 16,66 8,01 14,55 51,59 (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp điều tra, khảo sát tại Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Tăng Thiết giáp, Quân khu 2, Quân khu 3, Học viện Hậu cần, tháng 10, 11 năm 2017) 177 Phụ lục 7 KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ HẬU CẦN CÁC CẤP TẠI HỌC VIỆN HẬU CẦN (2005-2017) Học viên đào tạo hoàn Học viên đào tạo CBHC Học viên đào tạo CBHC Đào tạo hoàn thiện thiện CBHC cấp trung, phân đội cấp trung, sư đoàn CBHC cấp phân đội sư đoàn Môn G K Đ KĐ G K Đ KĐ G K Đ KĐ G K Đ KĐ % % % % % % % % % % % % % % % % Đạo đức học 15,7 67,3 17 0 17,1 71,2 11,7 0 20,3 75,5 4,2 0 11,3 72 16,7 0 TT. HCM 21,1 73,5 5,4 0 18 76,3 5,7 0 17,8 74,6 7,6 0 20,8 71,55 7,65 0 (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp thống kê kết quả thi kết thúc môn Đạo đức học và tư tưởng Hồ Chí Minh của các đối tượng tại Học viện Hậu cần, tháng 12 năm 2017) 178 Phụ lục 8 KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN (LÀ CÁN BỘ HẬU CẦN) KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP THUỘC ĐẢNG BỘ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (2011-2017) Cấp kiểm Nội dung kiểm tra Kết luận tra (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) Thời gian ố có vi phạm Cộng được kiểm tra (%) tra kiểm được Tổng số đảng viên viên đảng số Tổng lối sống dân chủ lãng phí ủy cơ sở Tham nhũng, pháp luật Quân phiệt Phẩm chất đạo đức, Thực hiện chức trách, trách, chức hiện Thực Tổng s ủy cấp trên cơ sở sở cơ trên cấp ủy Đoàn kết nội bộ không được làm chỉ thị của chỉ thị Đảng Uỷ ban kiểm tra Đảng Đảng tra Uỷ ban kiểm Phải thi hành kỷ luật Nguyên tăc tập trung Chấp hành kỷ luật và Uỷ ban kiểm tra đảng Chấp hành nghị quyết nhiệm vụ được giao (%) Những điều đảng viên Các nội dung khác Đã thi hành kỷ luật 2011 0,82 0,16 0,66 0,11 0,15 0,23 0,05 0,05 0,11 0,12 0,50 0,45 0,45 2012 0,90 0,18 0,72 0,12 0,15 0,11 0,16 0,11 0,02 0,12 0,11 0,61 0,52 0,52 2013 0,72 0,11 0,61 0,11 0,23 0,11 0,11 0,16 0,59 0,41 0,41 2014 0,58 0,16 0,42 0,05 0,11 0,05 0,16 0,16 0,05 0,5 0,39 0,39 2015 0,73 0,15 0,58 0,05 0,1 0,15 0,1 0,05 0,21 0,05 0,58 0,47 0,47 2016 0,3 0,08 0,21 0,08 0,08 0,08 0,04 0,25 0,21 0,21 2017 0,73 0,15 0,58 0,04 0,15 0,14 0,11 0,06 0,02 0,09 0,12 0,23 0,18 0,18 TB 0,68 0,46 0,37 (Nguồn: Số liệu do tác giả trực tiếp điều tra, khảo sát, thống kê về kết quả công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng ủy: Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Binh chủng Tăng Thiết giáp, Quân khu 2, Quân khu 3, Học viện Hậu cần, tháng 10, 11 năm 2017)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giao_duc_ren_luyen_dao_duc_cach_mang_cua_doi_ngu_can.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • pdfTrang thong tin Do Anh Vinh.pdf
Tài liệu liên quan