Luận án Hình tượng người phụ nữ mới trong một số tác phẩm tiêu biểu của tự lực văn đoàn và văn học hàn quốc thời Nhật thuộc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BANG JEONG YUN HìNH TƯợNG NGƯờI PHụ Nữ MớI TRONG MộT Số TáC PHẩM TIÊU BIểU CủA Tự LựC VĂN ĐOàN Và VĂN HọC HàN QUốC THờI NHậT THUộC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BANG JEONG YUN HìNH TƯợNG NGƯờI PHụ Nữ MớI TRONG MộT Số TáC PHẩM TIÊU BIểU CủA Tự LựC VĂN ĐOàN Và VĂN HọC HàN QUốC THờI NHậT THUộC Chuyờn ngành: Văn học Việt Nam Mó số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngườ

doc241 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hình tượng người phụ nữ mới trong một số tác phẩm tiêu biểu của tự lực văn đoàn và văn học hàn quốc thời Nhật thuộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN PGS.TS LÊ HẢI ANH HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Tác giả luận án BANG JEONG YUN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Chế độ thuộc địa, với tất cả những tác động tiêu cực của nó, vẫn góp phần đem đến một cửa sổ mới để nhìn ra thế giới. Cùng với sự hình thành của những đô thị mới, sự ra đời của hệ thống trường học Pháp – Việt, sự hình thành của báo chí xã hội Việt Nam từng bước được hiện đại hóa theo mô hình phương Tây. Tất cả những điều đó làm thay đổi cái nhìn, sự kỳ vọng của xã hội về người phụ nữ cũng như đem đến cho người phụ nữ những cơ hội mới để tham dự vào đời sống xã hội. Đây là tiền đề để làm xuất hiện hình tượng người phụ nữ mới trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, mà ở đó các sáng tác của Tự Lực văn đoàn là một thành tựu nổi bật. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Hàn Quốc thời Nhật thuộc (1910 – 1945). Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Hàn Quốc đã tìm cách kháng cự, dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại. Trong thế chiến thứ hai, nhiều người Hàn Quốc đã bị cưỡng bức trong các nỗ lực chiến tranh của Nhật. Hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi đến 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là "úy an phụ" (慰安婦, 위안부)... Những người phụ nữ trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng hiếp và lạm dụng hàng ngày. Cụ Lee Ok Seon là một trong số 200.000 phụ nữ, chủ yếu đến từ bán đảo Hàn Quốc, phải mua vui cho lính Nhật trong các nhà thổ từ năm 1932 đến 1945 cho biết: “Tôi bị ép làm gái nhà thổ năm 15 tuổi. Nhiều em 14 tuổi cũng phải phục vụ 40 đến 50 người mỗi ngày”. Cuộc sống đau đớn và tủi nhục đến nỗi nhiều phụ nữ đã tự tử bằng cách nhảy xuống nước hoặc treo cổ trên núi. Tình trạng này vì thế đã có tác động không nhỏ đến số phận và vị thế của người phụ nữ Hàn Quốc suốt thời kỳ Nhật thuộc. Và cho đến nay, nó vẫn là một ám ảnh day dứt, trở đi trở lại trong các luận bàn của cả giới nghiên cứu sử học lẫn văn học ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản khi chiếm đóng Hàn Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp để bước đầu cải cách bán đảo Hàn truyền thống về cả kinh tế và xã hội. Người Hàn Quốc bắt đầu được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua Nhật Bản. Người Hàn Quốc, mà đặc biệt là người phụ nữ, mặc dù bị hạn chế học hành, nhưng đã có sự trưởng thành nhiều hơn xưa. Chịu ảnh hưởng của văn hóa hiện đại hơn, người phụ nữ đã có ý thức hơn về bản thân, có khát khao muốn bình đẳng, tự lập, khát vọng muốn được giải phóng bản thân và khẳng định mình, cống hiến cho xã hội. Tất cả những biến đổi trên đã khiến người phụ nữ trở thành một trong những hình tượng nghệ thuật trung tâm trong các sáng tác văn học của những tác giả tiêu biểu như: Choi Jung Hee, Sim Hun, Kang Kyung Ae, Baek Shin Ae, Yeam Sang Sub Đây là lý do để chúng tôi thực hiện một nghiên cứu so sánh về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và người phụ nữ trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc. 1.2. Việc tìm hiểu những sự tương đồng và khác biệt về hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ giúp xác định những thuộc tính của nền văn học khu vực từng một thời kỳ chia sẻ rất nhiều đặc điểm chung (và vì thế, góp phần tổng quát một vài khía cạnh trên phương diện lý thuyết vượt ra ngoài phạm vi quốc gia), mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn những đặc trưng, cả thành tựu lẫn hạn chế, trong văn học và văn hoá của hai quốc gia. Đây cũng là một xu thế nghiên cứu văn học ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, khi mà sự tìm tòi trong phạm vi mỗi quốc gia dường như là không đủ để cắt nghĩa những trường hợp có tính chất phổ biến ở một khu vực rộng lớn, thậm chí vươn tầm thế giới. Đồng thời, sự giao lưu và hội nhập giữa các quốc gia cho phép người ta tiếp cận, nhận diện nhiều nền văn học khác nhau một cách dễ dàng, thuận tiện hơn, làm nảy sinh nhu cầu cắt nghĩa những hiện tượng tương đồng, trong đó sự gặp gỡ về hình tượng người phụ nữ mới của Tự lực văn đoàn ở Việt Nam và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc đang gợi ra rất nhiều hướng đi thú vị. 1.3. Hiện nay, tại Hàn Quốc có một tỷ lệ không nhỏ các cô dâu Việt Nam, và ở chiều ngược lại, không ít người Hàn Quốc sang Việt Nam để làm việc, lao động, trong đó có các phụ nữ theo chồng sang sinh sống. Việc tìm hiểu về hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc sẽ góp phần hiểu hơn về tâm hồn và thói quen sinh hoạt, ứng xử của người phụ nữ ở hai quốc gia. Từ đó, góp phần nhỏ bé nhưng thiết thực giúp họ có điều kiện để hoà nhập tốt hơn với môi trường sống trên đất nước mới của mình. Là nghiên cứu sinh (NCS) người Hàn Quốc, tôi hiện đang làm việc tại Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam được 6 năm. Trong thời gian đó (với công việc chính là đăng ký hộ tịch và quốc tịch cho các gia đình đa văn hóa, đặc biệt là việc đăng ký kết hôn cũng như ly hôn cho các cô dâu Việt ở Hàn Quốc) tôi nhận thấy có nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh do sự thiếu hiểu biết về văn hóa, con người giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Vì thế, tôi đã làm nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ các đặc điểm văn hoá của người phụ nữ Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó, góp phần thúc đẩy sự giao lưu, hoà nhập của công dân hai nước, đặc biệt là với những người phụ nữ Việt Nam ở Hàn Quốc, và ngược lại, những phụ nữ Hàn Quốc ở Việt Nam, qua đó nâng cao mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu những sự tương đồng và khác biệt về hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn nhận diện và giải quyết một số vấn đề sau: - Thấy được quy luật của sự tiếp biến, cách tân văn học mỗi dân tộc trước những ảnh hưởng từ phương Tây. Phương Tây ở đây là một thực thể vừa cụ thể, vừa trừu tượng, nếu như ở Việt Nam nó được đồng nhất với người Pháp, thì trong môi trường Hàn Quốc, nó lại hiện diện gián tiếp qua hình ảnh Nhật Bản. Rút ra một quy luật chung trong tiến trình vận động của hai nền văn học vì thế là điều hết sức quan trọng và cần thiết. - Làm rõ và nhận diện đầy đủ hơn các đặc điểm văn học, văn hóa của hai quốc gia. Điều đó có nghĩa, hình tượng người phụ nữ trong văn học thời kỳ này là một hiện tượng có tính phổ quát, có khả năng thâu tóm và phản ánh rất nhiều phương diện của đời sống văn học và xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi xác định là hình tượng các nhân vật phụ nữ mới trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc. Khái niệm “phụ nữ mới” được sử dụng để chỉ nhóm các nhân vật nữ trẻ tuổi trong tác phẩm, có tư tưởng tự do tiến bộ, khát khao vượt thoát khỏi các ràng buộc của các quan niệm phong kiến, để phân biệt với những phụ nữ “cũ”, mang nặng tư tưởng lễ giáo phong kiến. Nhóm nhân vật này có những đặc điểm chung giống nhau (sẽ được phân tích chi tiết trong chương 2), không chỉ là một motif xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kỳ này ở hai quốc gia, mà còn là một hiện tượng đáng chú ý trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc đầu thế kỷ XX. Chúng tôi lưu ý rằng: các nhân vật phụ nữ mới này xuất hiện liên tục và thường xuyên trong suốt giai đoạn sáng tác nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó hình tượng nhân vật này không tĩnh tại, duy nhất, mà trái lại có sự vận động, phát triển qua từng thời kỳ. Do đó, trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “người phụ nữ mới” chủ yếu gắn với nội hàm là sự hình thành một hệ chuẩn phụ nữ mới dưới những ảnh hưởng từ phương Tây với hai nét nghĩa chính: - chống lại lễ giáo (Nho giáo); - có ý thức về cái tôi, ý thức về quyền sống. Sở dĩ phải có sự khu biệt này vì vấn đề phụ nữ trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn cũng như trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc là rất phức tạp. Ví dụ như ở Tự Lực văn đoàn, với những trường hợp như Hiền (Trống mái), Tuyết (Đời mưa gió), Hảo (Thanh Đức), G.S. Phan Cự Đệ nhân xét: họ “gần gũi các nhân vật sau này trong tiểu thuyết có màu sắc hiện sinh của Chu Tử và Nguyễn Thị Hoàng hơn là giống với văn học lãng mạn” (Phan Cự Đệ, 2002, tái bản lần thứ 4, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, tr.250). Trong văn học Hàn Quốc cũng có khái niệm modon kol (chỉ những người phụ nữ thích những thú vui phù phiếm, lạc thú, và lăng nhăng) trong sụ đối lập với sin yosong – phụ nữ mới (xin xem thêm trong luận án ở chương 2, mục 2.2.2.2.4). Đây là vấn đề phức tạp nhưng vì chúng tôi tự thấy không đủ sức để bao quát toàn bộ vấn đề trên nên xin phép được tạm thời không đưa vào khảo sát. Việc lựa chọn các sáng tác trong phạm vi nghiên cứu vì thế cũng được thu hẹp lại. b. Phạm vi nghiên cứu Các sáng tác của Tự Lực văn đoàn và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc có một số lượng hết sức đồ sộ. Tuy nhiên từ việc xác định đối tượng nghiên cứu ở trên nên trong luận án này, chúng tôi chỉ chọn các tác phẩm dưới đây để phục vụ cho việc nghiên cứu: - Tự Lực văn đoàn: tập trung khảo sát các tác phẩm: Đoạn tuyệt (1934), Nửa chừng xuân (1934), Lạnh Lùng (1935). - Văn học Hàn Quốc: tập trung khảo sát các tác phẩm: Mẹ và con gái (1931), Đêm giao thừa (1931), Lễ tổ tiên trên núi (1938), Chức nữ (1938) và Hoàng hôn đỏ rực (1939). Về 3 tác phẩm của Tự Lực văn đoàn gồm Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, có thể nói nội hàm của thuật ngữ “người phụ nữ mới” mà chúng tôi đã khu biệt ở trên được thể hiện rõ nhất trong 3 tác phẩm này. Nhận thức trên về khái niệm “người phụ nữ mới” cũng là định hướng đề tìm những văn bản đối sánh trong văn học Hàn Quốc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát những tác phẩm tiêu biểu về người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc - Tiến hành so sánh để tìm ra những điểm tương đồng khác biệt về hình tượng người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc - Tìm hiểu những đặc điểm văn hoá – xã hội để lý giải cho những khác biệt và tương đồng của hình tượng người phụ nữ trong Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ việc phân tích kỹ lưỡng từng tác phẩm, tác giả, chúng tôi đi đến khái quát đặc điểm của một nhóm sáng tác hay của một nền văn học. Trong một số trường hợp, quy trình phân tích – tổng hợp được sử dụng linh hoạt theo chiều ngược lại, tức là từ tổng hợp đến phân tích, nhằm đạt hiểu quả tối ưu. - Phương pháp so sánh: đây là một phương pháp trọng tâm, nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tác phẩm, cũng như giữa các nền văn học của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. - Phương pháp khảo sát, thống kê: trong từng luận điểm, chúng tôi đều cố gắng đưa ra những con số, những dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh cho lập luận của mình. - Phương pháp hệ thống: trên thực tế, hình tượng người phụ nữ là một hiện tượng xuất hiện đồng thời trong cả hai trục lịch đại và đồng đại của hai nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc hiện tượng trong một hệ thống đan cài như vậy giúp đưa ra các đánh giá phù hợp và chính xác hơn. - Phương pháp liên ngành: người phụ nữ là một vấn đề không chỉ của văn học, mà nó còn là hiện tượng nổi bật trong nghiên cứu lịch sử, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học Phương pháp liên ngành vừa hỗ trợ cách tiếp cận văn học từ các ngành nghiên cứu khác, vừa thấy được nét riêng của hiện tượng trong lĩnh vực văn chương. 6. Đóng góp mới của luận án Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá các sáng tác văn học của Tự Lực văn đoàn ở Việt Nam cũng như các sáng tác của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc. Tuy nhiên, luận án của chúng tôi là công trình đầu tiên đưa hai đối tượng trên vào so sánh nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt. Việc làm này có một ý nghĩa mới mẻ và quan trọng: - Việc so sánh hai hiện tượng văn học trên giúp nhìn nhận sâu sắc hơn những đặc điểm cũng như thành tựu của từng nhóm, từng nền văn học, thậm chí là từng tác giả và tác phẩm văn học. Đây cũng chính là mục tiêu mà khoa văn học so sánh đặt ra làm một nhiệm vụ trọng tâm: sự so sánh không gì khác hơn là để chỉ ra nét đặc thù của mỗi hiện tượng được so sánh, mà như Susan Bassnett đã nhận xét: “Không một sự kiện riêng lẻ nào, không một nền văn học riêng lẻ nào được hiểu đầy đủ nếu nằm ngoài liên hệ với các sự kiện khác, với các nền văn học khác” [12]. - Sự so sánh này còn cho phép rút ra những quy luật sáng tác văn học ở phạm vi quốc tế, trong trường hợp này là khu vực Á Đông mà Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia có vị trí địa lý tương đối gần gũi, đồng thời có nhiều nét tương đồng về đặc điểm lịch sử (giai đoạn Việt Nam và Hàn Quốc từng là những nước thuộc địa và đang trong quá trình hiện đại hóa), từ đó khái quát một số phương diện lý thuyết về nghiên cứu văn học qua hai trường hợp cụ thể này. Đặc biệt, một số vấn đề lý thuyết như diễn ngôn, nữ quyền, ký hiệu học, có thể được nhìn nhận rõ nét hơn thông qua việc khái quát hiện tượng người phụ nữ trong văn học các quốc gia thuộc địa đầu thế kỷ XX như Việt Nam và Hàn Quốc (mở rộng hơn là các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á,) vốn là một hiện tượng nổi bật, có vị trí đặc biệt quan trọng. - Cuối cùng, sự so sánh này không chỉ có ý nghĩa đối với khoa văn học sử, mà còn có giá trị thực tiễn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau về người phụ nữ của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, trong bối cảnh khi mà hai quốc gia đang ngày càng gắn bó, hợp tác trên nhiều phương diện. Hiểu hơn về người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Hàn Quốc cũng là bắc một nhịp cầu để hiểu hơn nền văn hóa, con người của hai quốc gia, đặc biệt góp phần giúp người phụ nữ dễ hòa nhập với nền văn hóa ở môi trường mới. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. - Chương 2: Bối cảnh xã hội - văn hoá cho sự xuất hiện hình tượng người phụ nữ mới trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc. - Chương 3: Những điểm tương đồng của hình tượng người phụ nữ mới trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc. - Chương 4: Những điểm khác biệt của hình tượng người phụ nữ mới trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn và trong văn học Hàn Quốc thời Nhật thuộc. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Văn học so sánh và sự vận dụng đối với nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc đầu thế kỷ XX Khái niệm văn học so sánh đã xuất hiện từ lâu (sớm nhất từ khoảng thế kỷ XVIII, và được sử dụng phổ biến từ cuối thế kỷ XIX ở các nước phương Tây, như Pháp, Mỹ, Nga Xô..). Trong thời kỳ đầu, thuật ngữ văn học so sánh chủ yếu được đề cập ở khía cạnh là một phương pháp nghiên cứu áp dụng cho ngành văn học sử: so sánh các hiện tượng văn học khác nhau, từ đó chỉ ra đặc thù của một nền văn học. Trên cơ sở đó, văn học so sánh đã từng bước phát triển và đến ngày nay, nó được xác định là “một bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [19/19]. Về căn bản, đối tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau. Vì thế, văn học so sánh cho phép nhìn nhận các nền văn học trong sự luân chuyển giữa cái chung và cái riêng của các nền văn học đó: trên cơ sở những nét chung mà chỉ ra những nét riêng khác biệt, từ đó lại giúp khái quát hóa những đặc điểm bao quát hơn. Nói cách khác, nền văn học được soi chiếu vừa mang tính đặc thù của một dân tộc, vừa mang tính quy luật chung của mối quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh nền văn minh nhân loại có sự hội nhập với những tác động ở phạm vi khu vực và thế giới. Nhà nghiên cứu Hồ Á Mẫn xác định văn học so sánh là một bộ môn có tính quốc tế, ở đó phải đưa tầm mắt nhìn các nền văn học trên ý nghĩa xuyên quốc gia: “Văn học so sánh là dùng con mắt xuyên quốc gia để nghiên cứu hiện tượng văn học và hiện tượng văn hóa liên quan với nhau; tinh thần cơ bản của nó là coi văn học toàn thế giới là một chỉnh thể, đặt văn học các nước vào một kết cấu chỉnh thể để nhận thức và so sánh () qua đó vạch ra và nắm vững quy luật và mối liên hệ của văn học” [38/17]. Cũng theo Hồ Á Mẫn, văn học so sánh có các ý nghĩa đặc biệt, đó là: nghiên cứu sâu sắc văn học dân tộc và văn học ngoại quốc; nhận thức rõ lịch sử văn học và lý luận văn học; thúc đẩy sự giao lưu văn học và văn hóa các nước. Susan Bassnett cũng nói đến tính chất “xuyên qua thời gian và không gian” của văn học so sánh: “Câu trả lời đơn giản nhất là văn học so sánh nghiên cứu các văn bản xuyên qua các nền văn hóa, nó mang tính liên bộ môn và nó quan tâm đến các mô hình kết nối trong các nền văn học xuyên qua thời gian và không gian” [12]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, văn học so sánh bao gồm 3 bộ phận: (1) nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học có ảnh hưởng lẫn nhau; (2) nghiên cứu sự tương đồng giữa các nền văn học không có ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau (sự tương đồng do điều kiện lịch sử quy định); (3) nghiên cứu sự khác biệt giữa các nền văn học để chỉ ra tính đặc thù của văn học từng dân tộc. Tương tự với cách phân loại trên, nhưng nhà nghiên cứu Hồ Á Mẫn chia ra làm 2 loại: nghiên cứu ảnh hưởng và nghiên cứu song song. Nếu như nghiên cứu ảnh hưởng xem xét các nền văn học có sự giao lưu, tác động lẫn nhau, thì nghiên cứu song song lại đề cập đến các nền văn học không có quan hệ trực tiếp, trong đó nghiên cứu song song là bước tiếp nối và mở rộng trong ngành văn học so sánh. Có thể nói, nghiên cứu song song có phạm vi rất rộng, với nhiều bình diện phong phú: so sánh về chủ đề, thể loại, hình tượng nhân vật, phong cách Cơ sở của nghiên cứu song song là tính phổ quát (tức các điểm chung giống nhau) và tính khác biệt ở hai cấp độ văn hóa và văn học. Sự tương đồng về mặt văn hóa (gắn với đó là các đặc điểm về điều kiện lịch sử, xã hội) và sự tương đồng của các hiện tượng văn học (bao gồm thể loại, đề tài, hình tượng, phong cách) cho phép đặt các nền văn học bên cạnh nhau để đối chiếu nhằm thấy được những nét khác biệt như là đặc thù của từng nền văn học. Như vậy, văn học so sánh (đặc biệt là nghiên cứu song song) có ý nghĩa quan trọng, giúp mở rộng không gian nghiên cứu (bất kể các hiện tượng có liên hệ thực tế với nhau hay không), xây dựng hệ thống lý luận cho việc nghiên cứu các hiện tượng văn học, văn hóa độc lập. Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu văn học so sánh là “loại tỷ” (chỉ ra sự giống nhau) và “đối tỷ” (chỉ ra sự khác biệt). Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu văn học so sánh, các phương pháp được vận dụng sẽ đa dạng và phức tạp hơn ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau, như Nguyễn Vân Dân nêu ra bảy phương pháp: phương pháp thực chứng, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương pháp ký hiệu học, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học, phương pháp tâm lý học. Các phương pháp này một mặt được vận dụng chung trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, song mặt khác, chúng lại có những đặc thù riêng trong bộ môn văn học so sánh, ở đó nhiệm vụ của các phương pháp này là đối chiếu các nền văn học nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Các bình diện được đưa vào so sánh cũng rất phong phú. Nguyễn Văn Dân chỉ ra một số bình diện so sánh chủ yếu, gồm: thể loại, đề tài, tư tưởng trong, phong cách, trào lưu, trường phái [19/142-194]. Lưu Văn Bổng cũng có sự xếp đặt tương tự, gồm: chủ đề, mô típ, huyền thoại, thể loại, hình thức, phong cách, trào lưu, trường phái [13/37-126]. Trong khi đó, Hồ Á Mẫn đặt ra ba khuynh hướng so sánh có tính chất bao quát hơn, gồm: chủ đề học; thể loại học và thi học so sánh [38/180-270]. Trong sự phân loại của Hồ Á Mẫn, thì cả ba bình diện trên đều (ít hay nhiều) xem xét các yếu tố về đề tài, nhân vật, cốt truyện, mô típ. Nói tóm lại, văn học so sánh là một bộ môn khoa học nhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa các hiện tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau. Sự đối sánh này hướng đến cả hai mục đích: nhận diện và hiểu sâu sắc hơn những nét đặc thù của một nền văn học dân tộc, đồng thời khái quát những quy luật vận động, phát triển của văn học quốc tế (ở phạm vi khu vực và trên thế giới). Do đó, việc soi chiếu hai nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc hiện đại thời kỳ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là thông qua một mô típ chung là hình tượng người phụ nữ mới dưới góc nhìn của lý thuyết văn học so sánh là phù hợp và hữu ích. Từ sự tương đồng về hoàn cảnh lịch sử của hai quốc gia, nền văn học Việt Nam và Hàn Quốc đầu thế kỷ XX đã gặp gỡ nhau ở nhiều phương diện, đồng thời cũng lại có những khác biệt rất rõ rệt và độc đáo. Nói cách khác, việc nghiên cứu các sáng tác văn học của hai quốc gia trong thế đối chiếu, so sánh là một hướng đi ứng dụng của lý thuyết nghiên cứu văn học so sánh. Dưới đây là một số công công trình ứng dụng văn học so sánh trong nghiên cứu so sánh văn học Việt Nam và Hàn Quốc: 강하나 20C 초 한국과 베트남의 사실주의 작가 비교 연구, 2001,한국베트남학회. Kang Hana (2001), So sánh chủ nghĩa hiện thực của Hàn Quốc và Việt Nam đầu thế kỷ XX, Học hội Hàn-Việt. 배양수 키에우전과 춘향전 비교 박사논문 2001,하노이사범대학교. Bae Yang Soo (2001), So sánh Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 한국·중국·베트남 애정전기의 여성과 애정 2002 정유진,여성문학연구. Jeong Yu Jin (2002), Tình yêu với người phụ nữ của Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu văn học phụ nữ, Hàn Quốc. 한국·베트남 설화의 비교연구 전혜경 2002,한국외국어대학교. Jeon Hye Kyung (2002), So sánh truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam, công trình nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 한국 베트남 설화 비교 비교 연구 문예림 전혜경. Jeon Hye Kyung (2005), So sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam, NXB Munyelim. 한국·베트남 민요시 특성 연구: 김소월과 NGUYEN BINH (응웬빈) 을 중심으로2006 부이판안트,영남대학교 Bùi Phan Anh Thu (2006), Đặc thù thơ phong cách dân gian của Hàn Quốc và Việt Nam - khảo sát thơ Kim So Wol và thơ Nguyễn Bính, Trường đại học Youngnam. 르엉응웬타잉짱 남까오와 현진건 사실주의 단편소설 연구, 2006,부산대학교. Lương Nguyễn Thanh Trang (2006), Nghiên cứu truyện ngắn hiện thực chủ nghĩa của Nam Cao và của Hyun Jin Geon, Trường Đại học Busan. 한베 베트남전쟁 소설 비교 연구 2007 지현희,부산대학교. Ji Hyun Hee (2007), So sánh tiểu thuyết chiến tranh Hàn Quốc và Việt Nam, Trường Đại học Busan. 베트남전쟁을 소재로 한 한국·베트남 문학 대비 연구: 황석영과 응우엔 밍 쩌우의 작품을 중심으로2007, NGUYEN THI BICH HUE, 석사학위 논문,경희대학교. Nguyễn Thị Bích Huệ (2007), So sánh văn học Hàn Quốc và Việt Nam liên quan đến chiến tranh – Nghiên cứu tác phẩm của Hwang Suk Young và Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kyunghee. 남까오와 현진건 사실주의 단편소설 비교연구, 2007, 르엉응웬타잉짱, 석사논문,부산대학교. Lương Nguyễn Thanh Trang (2007), So sánh truyện ngắn hiện thực của Nam Cao và Hyun Jin Geon, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Busan. Oh Eun Chul (2008), Đề tài gia đình trong Gia đình, Thoát ly, Thừa tự của Khải Hưng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 베트남과 한국의 사실주의 문학 비교 연구: 응웬꽁호안과 현진건의 단편소설을 중심으로, 당람장, 2009, 석사학위논문,한국학중앙연구원. Đặng Văn Giang (2009), So sánh văn học hiện thực Hàn Quốc và Việt Nam – tập trung vào các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Hyun Jin Geon, Luận văn thạc sĩ, Trung tâm Nghiên cứu trung ương Hàn Quốc học. 식민지시대 한국과 베트남의 농민소설비교, 2010, 쩐티란아잉, 석사학위논문,인하대학교. Trần Thị Lan Anh (2010), So sánh tiểu thuyết về đề tài nông dân của Hàn Quốc và Việt Nam thời thuộc địa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Inha. 레반리엠 한국 베트남 국어교과서 수록 현대소설 비교 연구: 중학교 교과서를 중심으로 석사논문 2011,광주여자대학교. Lê Văn Liêm (2011), So sánh văn học hiện đại trong giáo khoa Ngữ văn Hàn Quốc và Việt Nam - tập trung khảo sát sách giáo khoa bậc trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học nữ Gwangju. 다문화가정 자녀를 위한 문화소통 능력 향상 교육 방안 연구: 한국·베트남·몽골 3국의 창세·건국신화를 중심으로2012 양민정 학술논문,한국외국어대학교. Yang Min Jeong (2012), Phương pháp giáo dục nhằm nâng cao trình độ giao lưu văn hóa dành cho con cái các gia đình đa văn hóa – Tập trung khảo sát về thần thoại, truyện cổ tích dựng nước của ba nước Hàn Quốc, Việt Nam và Mông Cổ, công trình nghiên cứu, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 한국의 『심청전』과 베트남의 『토아이 카잉과 쩌우 뚜언 (Thoại Khanh Châu Tuấn)』 에 나타난 '효'사상 비교연구2013 이현정,한국외국어대학교. Lee Hyun Jung (2013), So sánh quan niệm hiếu thảo trong truyện Thẩm Thanh của Hàn Quốc và truyện Thoại Khanh Châu Tuấn của Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 베트남대학 고학년 한국 언어문화 전공 학습자를 위한 교육 연구: 의 춘향과 의 취교의 비교를 중심으로쩐티빅프엉 2013,하노이 국립대학교 Trần Thị Bích Phương (2013), Nội dung giáo dục trong truyện Xuân Hương dành cho sinh viên Việt Nam học văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường đại học Việt Nam - so sánh Truyện Kiều của Việt Nam và Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc, Trường đại học Quốc gia Hà Nội. 한국현대소설에 나타난 전쟁의 비극양상연구: 한국전정과 베트남전쟁 작품을 중심으로, 2013, 유은상, 석사학위논문,단국대학교. Yoo Eun Sang (2013), Bi kịch chiến tranh trong tiểu thuyết hiện đại Hàn Quốc - tập trung khảo sát những tác phẩm chiến tranh của Hàn Quốc và Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Dankuk. 레티부럼 2014 식민지 시대 한국과 베트남의 리얼리즘 소설 비교,홍익대학교. Lê Thị Vũ Lam (2014), So sánh tiểu thuyết hiện thực Hàn Quốc và Việt Nam thời kỳ thuộc địa, Trường Đại học Hongik. 한국의 와 베트남의 <미 쩌우, 쫑 투이(Mi Chau Trong Thuy) 비교 연구2015 이현정.한국외국어대학교 Lee Hyun Jung (2015), So sánh truyện “Hoàng tử nước Hodong và công chúa nước Naklang” của Hàn Quốc và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” của Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 이광수의 ‘무정’과 녓린의 ‘도안뚜엣’에 나타난 여성상 비교 연구: 시련과 극복 양상을 중심으로, 2016, 선금희,석사학위논문,한국외국어대학교. Sun Keum Hee (2016), So sánh hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Vô tình của Lee Kwang Soo và Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 한국과 베트남의 선녀설화 비교연구, 부이티하안, 2017, 석사학위 논문,부산외국어대학교. Bùi Thị Hà Anh (2017), So sánh truyện cổ tích về đề tài tiên nữ của Hàn Quốc và Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ Busan. 베트남의 과 한국의 에 나타난 형제애와 부부애의 갈등양상과 그 의미2018, 하은하,한국문학치료학회. Ha Eun Ha (2018), Ý nghĩa và sự triển khai mâu thuẫn tình cảm anh em với tình cảm vợ chồng trong sự tích “Trầu cau” của Việt Nam và “Anh em trở thành cây cau” của Hàn Quốc, Học hội văn học Hàn Quốc. 세기 전반 한국과 베트남 세태소설 비교연구: 박태원의 천변풍경과 또호아이의 그들의 고향을 중심으로, 2019, 강하나, 박사논문, 한국외국어대학교. Han Kang (2019), So sánh tiểu thuyết thế sự của Hàn Quốc và Việt Nam đầu thế kỷ XX - tập trung khảo sát các tác phẩm Chun Byun Poong Kyung và Quê người của Tô Hoài, Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. 비교문학 관점에서 본 설화의 한국어 문화교육적 의의와 가치 연구 - 한국, 베트남, 우즈베키스탄의 흥부놀부형 설화를 중심으로, 2019, 이기원, 한국문예비평연구. Lee Ki Won (2019), “Giá trị và ý nghĩa của truyện cổ tích dưới góc nhìn văn học so sánh - Nghiên cứu truyện cổ tích HeungBu Nolbu của Hàn Quốc, Việt Nam và Uzbekiztan”, tạp chí Nghiên cứu phê bình văn nghệ Hàn Quốc. 1.2. Lịch sử nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Tự Lực văn đoàn Từ khi ra đời đến nay Tự Lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên cứu văn học với nhiều ý kiến trái chiều, khen nhiều nhưng chê cũng không ít. Bên cạnh việc điểm lại những ý kiến đánh giá về các sáng tác nói chung của nhóm Tự Lực, chúng tôi tập trung vào những ý kiến xung quanh ba tác phẩm nổi bật được lựa chọn trong luận án là Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và Nửa chừng xuân. 1.2.1. Về nội dung tư tưởng Xét về nội dung tư tưởng, hình tượng người phụ nữ được miêu tả trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn chủ yếu nhằm biểu đạt cho khát vọng hạnh phúc và khát vọng tự do của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng đả phá những ràng buộc khắt khe, nghiệt ngã của lễ giáo truyền thống và chế độ đại gia đình phong kiến. Đó chính là đóng góp đặc biệt quan trọng của Tự Lực văn đoàn trong việc thúc đẩy những quan niệm mới về vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Phan Cự Đệ nhận xét: “Trong phạm trù ý thức hệ tư sản, Tự Lực văn đoàn đã nói lên những khát vọng dân tộc dân chủ của đông đảo quần chúng, chủ yếu là của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức và viên chức thành thị. Tự Lực văn đoàn không đặt vấn đề giải phóng xã hội nhưng đã đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã, đặc biệt là đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, của đại gia đình phong kiến” [21/553]. Xung quanh vấn đề người phụ nữ, các nhà nghiên cứu đều đặc biệt quan tâm đến đề tài tình yêu. Phần đông các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sáng tác của Tự Lực văn đoàn trước hết là ở tính luận đề mạnh mẽ của nó trong việc giải phóng cá nhân và giải phóng phụ nữ: “Đó là lời kết án gay gắt ném vào lễ giáo, đạo đức, tập quán gia đình phong kiến, nêu cao khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, giải phóng cá nhân” [21/5]. Ngay như Trương Chính từ năm 1935 đã sớm chỉ ra cái ý đồ ngầm ẩn đằng sau câu chuyện ái tình, hôn nhân ở Đoạn tuyệt: “Chủ ý của ông Nhất Linh viết Đoạn tuyệt là làm cho người đọc yêu mới và ghét cũ. Nếu đọc xong Đoạn tuyệt mà ta ghét cũ, yêu mới, rồi tìm cách để bỏ cũ và theo mới là tác giả nó đã thành công” [16/14]. Thậm chí, các tác giả Trần Đăng Suyền, Lê Quang Hưng cho rằng tính luận đề này còn xuyên suốt và chi phối cả nội dung sáng tác: “Nét riêng tiểu thuyết tình yêu của Tự Lực văn đoàn là ở chỗ, đó không phải là những truyện tình thuần túy, không chỉ nói về tình yêu với những quy luật tình cảm riêng của nó, với những niềm vui, hạnh phúc và khổ đau m... nhà chồng. So sánh với một tác phẩm nổi tiếng khác của Sim Hun là Lá xanh, Oh Ji Hyung cho rằng: “Nội dung tác phẩm không quá mới mẻ so với một số tác phẩm tương tự cùng thời, nhưng cách mà Sim Hun xây dựng nên cốt truyện và cá tính nhân vật lại mang màu sắc độc đáo và có tính khai sáng rõ rệt. Sim Hun, người vẫn luôn tin rằng văn học nghệ thuật nên đóng một vai trò nhất định trong việc ảnh hưởng và khai sáng cho công chúng, đã thực hiện điều đó thông qua thực hiện các nguyên tắc của hiện thực chủ nghĩa. Do đó, cả hai tác phẩm này đều thể hiện thế giới quan khai sáng của người nghệ sĩ, và mang tinh thần lạc quan” [133/52]. Hoàng hôn đỏ rực Tác phẩm này được giới văn học Hàn Quốc đánh giá là khá táo bạo và hiếm có, vì đã khắc họa nên một mối tình vượt xa tuổi tác và đi ngược lại với luân lý lúc bấy giờ: “Vấn đề tình yêu, giới tính có sự thay đổi trong tác phẩm Hoàng hôn đỏ rực, Baek Shin Ae đã khắc họa nên hình ảnh người phụ nữ có sự mâu thuẫn, đấu tranh nội tâm rất lớn, đi từ những cảm xúc trấn áp, phủ nhận, từ chối dục vọng đến cuối cùng là thừa nhận nó. Điều đáng chú ý trong tác phẩm chính là sự thừa nhận – như một hình thức thổ lộ, giãi bày tình cảm” [129/38-45]. Vào thời điểm tác phẩm ra đời, có không ít sáng tác xoay quanh câu chuyện tình yêu. Nhưng chủ đề tình yêu được phản ánh qua nhân vật người mẹ như Sun Hee là điều rất mới lạ và độc đáo. Không dừng lại ở việc xem tác phẩm như một câu chuyện tình yêu thuần túy, tác giả Lee Hee Won trong Giáo trình phương pháp giáo dục văn học hiện đại Hàn Quốc còn cho rằng tác phẩm xoay quanh “sự ham muốn tình dục của người phụ nữ” [134/12-15]. Khi Baek Shin Ae viết xong tác phẩm này, nó thật sự là một cú sốc đối với nền văn học hiện đại Hàn Quốc. Có người thậm chí còn so sánh tác phẩm như một hòn đá ném vào mặt hồ văn học nữ còn khá yên ả, và những làn sóng dao động của mặt hồ đó cứ được khuếch trương và lan tỏa rộng mãi cho đến tận sau này. Khi nhận định về tác phẩm cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều. Những ý kiến ủng hộ tích cực cho rằng ở Hoàng hôn đỏ rực, Baek Shin Ae đã có “sự trưởng thành trong sáng tác”, ở đó “ý thức của chủ nghĩa hiện thực nổi bật” rất rõ ràng. Một số ý kiến ngược lại thì cho rằng tác phẩm này thiếu tính thực tế khi viết về những điều có thể rất vô lý và sẽ chẳng bao giờ có thể hoặc được phép xảy ra. Kim Jung Ja khi nghiên cứu về tác phẩm phụ nữ Hàn Quốc đã so sánh Baek Shin Ae và Kang Kyung Ae như sau: “So với Kang Kyung Ae thì Baek Shin Ae khi viết Hoàng hôn đỏ rực đã suy nghĩ sâu hơn về người phụ nữ, người phụ nữ có suy nghĩ và tư duy logic hơn” [130/97]. 1.3.2. Về nghệ thuật biểu hiện Mẹ và con gái Trong tác phẩm Mẹ và con gái, nghệ thuật kể truyện tuy không được đánh giá cao (chủ yếu kể theo mạch tuyến tính), nhưng kết cấu tác phẩm với hệ thống ba nhân vật phụ nữ tương hỗ nhau được coi là một thành công: “Tác phẩm viết về số phận cuộc đời những người phụ nữ từ khi còn nhỏ cho đến lúc thức tỉnh được bản thân. Câu chuyện được kể theo chiều tuyến tính, rất tỉ mỉ và chi tiết, có nguyên nhân và hệ quả, có mở đầu. (...) Trong tác phẩm này, tác giả xây dựng lên ba số phận của ba người phụ nữ khác nhau để so sánh, làm nổi bật cuộc đời và số phận của họ” [117/35-37]. Lễ tổ tiên trên núi Với tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi, nhiều ý kiến đánh giá cao thủ pháp nghệ thuật đẩy mâu thuẫn lên cao trào, các tình tiết xảy ra khá đột ngột, như Kwon Young Min chỉ ra: “Cách xử lý tình huống của nhân vật khá nông nổi, ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát, mang tính tiêu cực mà lẽ ra chỉ cần nhân vật bình tĩnh thêm một chút, có lẽ bi kịch sẽ không xảy ra”. Cũng chính Kwon Young Min lại chỉ ra đó là cách mà Choi Jung Hee tạo nút thắt cho câu chuyện: “Có thể đây là chủ ý của tác giả, nhằm tạo một nút thắt cho câu chuyện, để người đọc thấy được hiện thực tàn khốc và số phận đáng thương của cô bé nhân vật chính, một cô gái nhỏ bé đáng được cảm thông” [92/49]. Hwang Su Nam trong Nghiên cứu các tác phẩm của Choi Jung Hee có bình luận về tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi: “Tác phẩm thể hiện tư duy văn học của tác giả. Choi Jung Hee luôn có cách để làm nổi bật hình ảnh của người phụ nữ, thể hiện từ tư tưởng, quan niệm, đến cấu trúc, văn phong của tác phẩm” [121/36]. Có cùng quan điểm đó, nhà văn Hong Ki Sam đánh giá cao tài năng miêu tả tâm lý phụ nữ của Choi Jung Hee: “Tiểu thuyết của Choi Jung Hee miêu tả rõ nét tâm lý của người phụ nữ, khác với tình trạng miêu tả nghèo nàn trong văn học những năm 1930, đặc biệt là miêu tả rõ về sự mâu thuẫn giữa bản năng và lý trí” [120/520]. Đêm giao thừa Bàn về phương diện nghệ thuật của tác phẩm, Kim Yun Sik nhận định: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật khác biệt hoàn toàn so với các tác phẩm cùng thời tạo nên sự độc đáo của tác phẩm, không lẫn vào đâu được. (...) Ngoài ra cũng cần lưu ý đến cách kể chuyện, hình thức kể chuyện bằng cách viết thư kể lại cuộc đời mình. Nó có thể mang tính chủ quan của tác giả, nhưng lại giúp thể hiện trọn vẹn những gì mà tác giả muốn gửi gắm vào nhân vật” [79/175]. Chức nữ Về nghệ thuật, Kim Young Hee cho rằng: “Trong tác phẩm có những cảnh mô tả diễn biến tâm lý và quá trình hành động, phản kháng của người phụ nữ khá đặc sắc. Những mô tả đó đã làm nổi bật sự mạnh mẽ của người phụ nữ, không chịu khuất phục trong xã hội cổ hủ và trong gia tộc bảo thủ của nhà chồng, đồng thời đưa ra hình tượng những con người bị tha hóa trong chế độ tảo hôn cũ” [135/202]. Hoàng hôn đỏ rực Về mặt nghệ thuật, Han Myung Hwan đánh giá cao khi Baek Shin Ae mượn nghề nghiệp của nhân vật nữ chính - họa sĩ - để khắc họa những dục vọng nguyên thủy nhất của người phụ nữ. Có thể nói thông qua việc vẽ tranh, cô ấy tìm được chính bản thân mình, phát hiện ra cái đẹp lý tưởng mình hằng kiếm tìm, nhận ra tình cảm của mình và cuối cùng là đau khổ hy sinh tình cảm cá nhân mà từ bỏ nó [85/73-74]. Kim Ji Young đánh giá cao nghệ thuật miêu tả chân dung nữ nhân vật chính, đặc biệt là nghệ thuật phác họa khuôn mặt cô: “Có rất nhiều đoạn, nhiều câu ấn tượng được nhắc đi nhắc lại về khuôn mặt gọn gàng của nhân vật nữ” [129/91]. 1.4. Tiểu kết và định hướng của luận án Vấn đề người phụ nữ trong sáng tác văn học, mặc dù quan điểm ở mỗi nhà nghiên cứu, mỗi thời kỳ, mỗi khu vực có khác nhau, song chưa bao giời thôi thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu trên đây ở cả Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy những sôi động, những đối thoại, và cả những khác biệt, mâu thuẫn trong các công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong các sáng tác văn học đầu thế kỷ XX ở hai quốc gia. Có thể nói rằng những công trình này là hết sức phong phú, thúc đẩy những sự khai phá không ngừng về hình ảnh người phụ nữ mới trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn ở Việt Nam và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc. Ở Việt Nam cũng như ở Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra và đánh giá cao việc các sáng tác văn học thời kỳ này đã xây dựng thành công hình ảnh người “phụ nữ mới”, đưa người “phụ nữ mới” này trở thành một hình tượng văn học nổi bật đầu thế kỷ XX. Không còn là những vai phụ, cũng không còn hiện diện một cách mờ nhạt qua một vài mô tả ít ỏi như trong văn học trung đại, người phụ nữ đã xuất hiện trong văn học hiện đại với toàn bộ đời sống phức tạp của họ, trong những mối quan hệ đa dạng, vừa hòa hợp, vừa xung đột lẫn nhau: quan hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè, quan hệ với chồng con, với gia đình nhà chồng, quan hệ với xã hội... Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những ý nghĩa xã hội được gửi gắm đằng sau hình tượng người phụ nữ. Trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa, cái mới chưa hoàn toàn chiếm ưu thắng và cái cũ chưa bị lay đổ, hình tượng người phụ nữ gần như ngay lập tức được các nhà văn thời kỳ này sử dụng như một đối tượng để phóng chiếu những ý tưởng, những dự đồ của họ về xã hội, về dân tộc và về con người nói chung. Vấn đề giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do yêu đương, tự do hôn nhân, lên án những ràng buộc khắt khe của lễ giáo, của đại gia đình phong kiến được biểu hiện thông qua hình tượng người phụ nữ. Thành tựu trong các công trình nghiên cứu trên đây về cơ bản là đưa ra các nhận định tương đối xác đáng và toàn diện về hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc. Tuy nhiên, từ góc độ văn học so sánh, có thể thấy chưa có bất kỳ công trình nào đưa hai đối tượng trên vào so sánh một cách kỹ lưỡng và toàn diện. Các công trình trên đây một mặt khai thác rất sâu các đặc điểm, thành tựu của từng nền văn học, nhưng mặt khác, lại vô hình trung không thấy được những đặc điểm đó ở phạm vi rộng lớn hơn, vượt ra khỏi giới hạn của biên giới quốc gia. Không chỉ vậy, những hạn chế trong mỗi nền văn học cũng sẽ khó nhận diện nếu như không được đưa ra đối sánh với những nền văn học khác. Chẳng hạn như khi xét đến nội dung nữ quyền được thể hiện thông qua hình tượng người phụ nữ mới, giới nghiên cứu trước nay chỉ hầu như đề cao khát vọng tự do, hạnh phúc nói chung ở các nhân vật nữ. Tuy nhiên, khi so sánh cùng nội dung này, ta lại thấy những trọng tâm khác nhau trong việc khắc họa các quan hệ xung đột của người phụ nữ (xung đột trong quan hệ thế hệ hay xung đột trong quan hệ giới), từ đó mỗi nền văn học lại nhắm đến những luận đề xã hội, những phương diện khác nhau của nữ quyền luận, và tất nhiên cùng với đó là những phương thức biểu hiện khác nhau. Đặt vấn đề so sánh hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác của Tự Lực văn đoàn ở Việt Nam và của các nhà văn Hàn Quốc thời Nhật thuộc, chúng tôi một mặt tiếp tục đi sâu hơn vào những đặc điểm đã được giới nghiên cứu ở hai nước trước đây chỉ ra, đồng thời khắc phục điểm hạn chế trên đây của những nhà nghiên cứu đi trước. Sự tương đồng trên nhiều mặt của hai quốc gia, hai nền văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, từ bối cảnh xã hội, bối cảnh văn học, đến các trào lưu tư tưởng, trào lưu văn hóa, văn học, sự chuyển mình của đội ngũ sáng tác, hệ công chúng, cùng sự tương đồng về đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật (trong trường hợp này là hình tượng người phụ nữ mới) là cơ sơ để chúng tôi triển khai luận án. Một cái nhìn đối sánh giữa hai quốc gia (đây cũng là cơ sở cho phép các công trình sau mở rộng phạm vi với nhiều quốc gia, nhiều khu vực vừa nói trên) không chỉ giúp chúng ta nhận diện và khái quát những điểm tương đồng, mà còn thúc đẩy việc phát hiện những nét riêng biệt, độc đáo ở từng quốc gia, từng tác giả văn học qua vấn đề người phụ nữ. CHƯƠNG 2 BỐI CẢNH XÃ HỘI – VĂN HOÁ CHO SỰ XUẤT HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỚI TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ VĂN HỌC HÀN QUỐC THỜI NHẬT THUỘC Sự xuất hiện hình tượng người phụ nữ mới trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc đầu thế kỷ XX là một hệ quả từ những đặc điểm lịch sử xã hội có nhiều nét tương đồng. Sau thời gian dài dưới ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa mà ở đó Việt Nam và Hàn Quốc được xem là các nước đồng văn, thì bước sang đầu thế kỷ XX, cả hai lại trở thành các nước thuộc địa và chịu những tác động to lớn của tư tưởng, kỹ thuật phương Tây. Quá trình biến đổi này đã tạo một bước ngoặt lớn trong nhận thức của xã hội Việt Nam và Hàn Quốc về người phụ nữ, đặt họ vào một vị trí khác so với quan niệm phong kiến truyền thống. Vì vậy, cơ sở xã hội lịch sử thời kỳ này là nhân tố hết sức quan trọng giúp tiếp cận với hình tượng người phụ nữ trong văn học. 2.1. Quan niệm truyền thống về người phụ nữ thời phong kiến 2.1.1. Người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thời phong kiến Xã hội Việt Nam trong suốt thời gian dài gần hai nghìn năm lịch sử kể từ khi Bắc thuộc, về cơ bản, diễn ra quá trình vừa bị xâm lấn, vừa lai ghép, lại vừa đấu tranh với nền văn hóa Hán phương Bắc, đặc biệt là nền Nho giáo Trung Hoa. Cho đến cuối thế kỷ XIX, Nho giáo đã thiết lập được một địa vị chắc chắn, nắm vai trò độc tôn trong nền chính trị quốc gia và ăn sâu vào toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam, góp phần định hình nên những nếp suy nghĩ, nếp ứng xử của người Việt. Trong vài thập niên trở lại đây, phần đông các nhà nghiên cứu đều khẳng định trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ có một địa vị cao. Sở dĩ như vậy là vì văn hóa Việt Nam có hai nét đặc thù: văn hóa tiểu nông và văn hóa Đông Nam Á bản địa. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn, ảnh hưởng của Nho giáo đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của đại bộ phận người dân Việt Nam, và vì thế những luân lý trói buộc của Khổng giáo đối với người phụ nữ trở nên nặng nề hơn rất nhiều. Kể từ thế kỷ XV, Tống nho với những quy phạm khắc nghiệt đã du nhập vào Việt Nam và chiếm vị trí ưu thế độc tôn. Tuy không đến mức theo đúng với đạo tam tòng, nhưng trong gia đình người phụ nữ vẫn ở thế yếu so với người đàn ông. Trong khi người đàn ông được hưởng nhiều quyền lợi về xã hội và giáo dục (đi học, đi thi, làm quan), thì người phụ nữ hoàn toàn không có những cơ hội đó, thậm chí họ bị cấm đoán. Người phụ nữ bị gắn chặt trong không gian gia đình, bị ràng buộc bởi các trách nhiệm với nhà chồng và bị lệ thuộc vào chồng con. Trong gia đình, tính chất phụ quyền là rất rõ, khi mà người chồng là người có uy quyền đối với vợ và là người “gia trưởng” cai trị trong gia đình (dù rằng người vợ vẫn có thể nắm vai trò quán xuyến việc nhà). Trong hôn nhân, đặc biệt là ở các gia đình thuộc tầng lớp trên, con cái nói chung và người phụ nữ nói riêng hầu như không có quyền chủ động, mà thường do sự sắp đặt của cha mẹ. Từ năm 1470, nhà Lê đã ban hành 24 điều giáo huấn nhằm củng cố lễ giáo, đưa tam tòng và tứ đức trở thành những chuẩn mực về đạo đức đối với người phụ nữ. Thậm chí, đến cuối thế kỷ XIX, một loạt gương liệt nữ trong lịch sử được tổng hợp lại trong Đại Nam nhất thống chí cũng như sự xuất hiện của sách Đại Nam hạnh nghĩa liệt nữ truyện đầu thế kỷ XX là một sự tổng duyệt đối với vấn đề đạo đức phụ nữ theo quan điểm Nho giáo. Một số liệt nữ cơ hồ trở thành “liệt nữ quốc gia” có ảnh hưởng trên quy mô rộng như Phan Thị Thuấn, Nguyễn Thị Kim [40/138]. Hình ảnh người phụ nữ giữ trọn đạo nghĩa dưới danh xưng “Tiết hạnh khả phong” của triều Nguyễn thực chất là một cách điển chế hóa đạo đức người phụ nữ đến mức cực đoan thông qua những hình thức đi ngược lại quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền tự do của con người: thủ tiết thờ chồng, chọn cái chết để giữ tiết nghĩa (chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn). Điều đó cho thấy quan niệm nghiệt ngã của Nho giáo về vấn đề trinh tiết phụ nữ, sự bất công, áp đặt một cách hà khắc của Nho giáo đối với phụ nữ. Phạm Quỳnh cho rằng: “Phép giáo dục đàn bà con gái chỉ gồm trong mấy thiên Nữ huấn, Nữ giới, Nữ tắc,... thật không khác gì thể lệ của sở cảnh sát, từ đầu đến cuối chỉ suốt những điều nghiêm cấm cả, như giam đàn bà trong một cái lưới luật lệ, không còn để cho một chút tự do nào cả” (Nam Phong, 1924). 2.1.2. Người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc thời phong kiến Trải qua lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn hai nghìn năm trên bán đảo Hàn Quốc, đất nước Hàn Quốc vào thế kỷ XIX về căn bản là một đất nước Nho giáo. Đặc biệt qua thời đại Joseon (1392-1910), với việc thiết lập một vương triều phong kiến trung ương tập quyền suốt 500 năm, Nho giáo chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn với những quy tắc “nghiêm ngặt và cứng nhắc, siết chặt tam cương, ngũ thường, trong đó nhấn mạnh một chiều bổn phận của kẻ dưới với người trên” [27/214]. Cũng không khác nhiều với thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, người phụ nữ Hàn Quốc truyền thống cũng bị trói buộc trong những giáo điều luân lý khắt khe và phi nhân. Từ thế kỷ XVIII, vấn đề hôn nhân và trinh tiết người phụ nữ được giới nho sĩ chính thống và triều đình phong kiến thiết đặt thành những quy chuẩn nghiêm ngặt. Park Ji Weon, một nhà nho thuộc phái Thực học đã phản ánh gông cùm “thủ tiết” nghiệt ngã mà người phụ nữ phải chịu đựng. Trong truyện “Liệt nữ Hàm Dương” (Yeollyeo Hamyang Paksshi cheon pyeongseo) (tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 12 tại Hàn Quốc) [136], người phụ nữ trẻ góa chồng được miêu tả trong cuộc giằng co đau đớn và tủi nhục giữa một bên là khát khao ái tình, ái dục, và một bên là thiết chế luân lý. Nếu bà tái hôn, thì con cái của bà sẽ không còn cơ hội bước chân vào quan trường. Vì thế mà hằng đêm, người mẹ góa trẻ trung, khỏe khoắn phải tung đồng xu trong đêm tối rồi tự lần mò để quên đi nỗi khát khao ái dục. Đến nỗi nhiều năm sau, đồng xu đã mòn vẹt đi, và rồi cuối cùng, sau hai mươi mấy năm, khi các con đã trưởng thành, bà đã mất hẳn những khát khao năm xưa, và chỉ còn giữ đồng xu lại làm kỷ niệm. Park Ji Weon viết truyện này vào thời điểm các nho sĩ đua nhau viết ca tụng liệt nữ, điều đã dẫn đến cái chết hoặc thể xác hoặc tinh thần của bao phụ nữ khát khao hạnh phúc. Trong văn học Hàn Quốc, từ xa xưa người phụ nữ đã hiện lên qua các bài dân ca trữ tình Arirang với những lời ai oán trong cuộc đời làm dâu của mình: Em ơi, em ơi, xin đừng hỏi chị điều này. Kiếp làm dâu khác chi kiếp chó. Gương mặt chị xưa kia như hoa lê trắng muốt, giờ đã là hoa bí còn đâu. Mái tóc dài mượt mà duyên dáng nay khác gì là một bụi cây. Đến thời Koryeo và Choseon, số phận của người phụ nữ vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có phần bất hạnh hơn thời kì trước. Trong văn học Choseon, một loạt những tác phẩm thể hiện tình cảnh của người phụ nữ bị áp bức trong chế độ phong kiến như Đoạn trường từ, Tương tư biệt khúc, Khuê oán ca Trong đó nổi bật lên có Khuê oán ca được phỏng đoán là do Hứa Lan Tuyết Hiên sáng tác. Năm 1885, trong sứ đoàn Hàn Quốc đầu tiên đến Mỹ, nhà thiên văn học Percial Lowell (1855-1916), thư ký của phái đoàn, đã ghi chép và nhận xét như sau về người phụ nữ Hàn Quốc: “Về vật chất và thể chất, họ [phụ nữ Hàn Quốc] là một thực thể; nhưng trên phương diện tinh thần, luân lý và xã hội, họ là một đồ vật” [75]. Thậm chí, Lowell còn gọi thân phận của họ như là “tình trạng mọi rợ thời nguyên thủy” [75]. Năm 1898, trong cuốn du ký Hàn Quốc và những người láng giềng (Korea and her Neighbours) của nhà địa lý Isabella Bird Bishop đã miêu tả phụ nữ Hàn Quốc như sau: “Không có trường dạy tiếng bản địa cho phụ nữ, và mặc dù phụ nữ ở tầng lớp trên được học chữ viết dân tộc, nhưng ước tính trong 1000 người chỉ có 2 phụ nữ Hàn Quốc biết đọc. Một nền triết học du nhập từ Trung Quốc, những quan niệm mê tín, nền giáo dục cho nam giới, nạn mù chữ, lượng quyền lợi tối thiểu, và những tập quán cứng nhắc, đã liên kết với nhau để đẩy người phụ nữ Hàn Quốc vào một địa vị thấp kém nhất trong những dân tộc lạc hậu trên thế giới.” [75]. Như vậy, Nho giáo đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Việt Nam và Hàn Quốc cuối thế kỷ XIX, ở đó người phụ nữ hầu như không có địa vị, không có tiếng nói, họ bị biến thành nạn nhân của những lề lối, những tập tục bảo thủ, nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến đang ràng buộc lấy họ trong phạm vi gia đình và trong những khuôn khổ đạo đức phi nhân bản. 2.2. Phương Tây và sự hình thành quan niệm mới về người phụ nữ mới Sự xâm lược bằng súng đạn của các nước thực dân là Pháp và Nhật, một mặt gây ra nhiều đau thương, tổn hại cho Việt Nam và Hàn Quốc, nhưng mặt khác nó lại là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hiện đại hóa, đồng nghĩa với đó là phương Tây hóa, ở các nước thuộc địa, nhằm kéo các nước này ra khỏi sự lệ thuộc của văn hóa Nho giáo phong kiến. Công cuộc hiện đại hóa đó là cơ sở để hình thành quan niệm mới về người phụ nữ. 2.2.1. Công cuộc hiện đại hóa xã hội Việt Nam 2.2.1.1. Sự hình thành các đô thị mới và tầng lớp thị dân Sau quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam của thực dân Pháp, đặc biệt là sau hai cuộc khai thác thuộc địa (trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất), cấu trúc xã hội Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc. Nhằm đáp ứng các nhu cầu chính trị, văn hóa, và đặc biệt là về kinh tế, chính quyền thực dân đã tiến hành hàng loạt các chính sách nhằm xây dựng và phát triển các thành phố lớn trên cả nước. Ngay từ năm 1877 đối với Sài Gòn và 1888 đối với Hà Nội, Hải Phòng, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh nhằm đưa các nơi này trở thành thành phố cấp I, và sau đó hàng loạt thành phố cấp II, cấp III tại các tỉnh thành cũng mọc lên như Nam Định, Hải Dương, Vinh, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ,... Với vai trò là các trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, chính quyền thực dân nhanh chóng cho xây dựng các dinh thự, công sở, mở các trường học, nhà hát, các công ty tư bản đổ nguồn vốn mở các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng, hãng buôn. Như nhận xét của Đào Duy Anh: “Những thành thị ở vào nơi kinh tế trung tâm, như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn, đã thành những thương trường phồn thịnh, có thể so sánh với các thương phụ lớn ở Á Đông.” [9/78]. Quá trình đô thị hóa kéo theo sự dịch chuyển dân cư, tạo nên một bộ phận dân thành thị ngày càng đông đảo. Vào những năm đầu thế kỷ XX, số dân đô thị ước tính chỉ chiếm 2% dân số toàn quốc. Đến đầu thập niên 1930, con số này đã tăng lên là 10%. Tổng số dân ở bốn thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn đến năm 1928 là 545.000 người, tăng 60% so với 7 năm trước đó [40/tập 8; 325]. Ngoài ra, một số thành phố khác cũng tăng dân số đáng kể như Nam Định, Huế, Cần Thơ... Trong số dân thành thị trên, chiếm số lượng đông đảo và có ý nghĩa đáng kể đến bộ mặt đô thị Việt Nam là tầng lớp tiểu tư sản. Trước hết là số công chức làm việc trong các công sở của chính quyền Pháp. Đến năm 1930, số nhân viên nhà nước là người bản xứ tính trên toàn cõi Đông Dương lên đến 24.574 người (so với 11.699 người năm 1899) [40/tập 8;353]. Và tất nhiên, số này chiếm phần lớn cở các đô thị, nơi tập trung đại bộ phận các công sở, cơ quan hành chính. Không phải ngẫu nhiên mà trên báo chí và văn học đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của các ông tham, ông phán, ông ký, ông đốc, kéo theo đó là các bà vợ quan tham, quan phán, các bà ký, bà đốc cùng các cô con gái tiểu thư lại phổ biến đến như vậy. Kế đến là giới trí thức và học sinh, sinh viên. Theo thống kê chính thức, số giáo viên tiểu học và trung học năm 1929 đạt 12.000 người, và chỉ riêng số giáo viên tiểu học năm 1923 đã tăng 4 lần so với năm 1914. Tổng số học sinh trường công tăng từ 100.000 năm 1913 lên 325.000 năm 1929. Các đô thị phát triển kéo theo sự hình thành những phương thức sản xuất, làm ăn mới, tạo điều kiện cho số dân thành thị buôn bán nhỏ lẻ và họ phải nộp thuế môn bài cho nhà nước. Đến đầu những năm 1930, có khoảng 130.000 tiểu thương trên cả nước [40/tập 8; 353]. Một điểm cần lưu ý, đô thị mới này dưới ảnh hưởng của phương Tây đã mang trong nó màu sắc mới: trong khi đô thị truyền thống thời phong kiến chủ yếu là tính chất “đô”, tức ý nghĩa là nơi trung tâm về chính trị, thì đô thị mới có tính chất “thị” (thuộc về kinh tế, thị trường) nổi trội một cách rõ rệt. Đời sống đô thị mới trở nên phong phú hơn, năng động hơn với nhiều hoạt động mới mà trước kia không có, do phương Tây truyền bá sang. Nói tóm lại, môi trường đô thị mới dưới ảnh hưởng của phương Tây đã làm xuất hiện bộ phận dân thành thị mới, được gọi chung là tầng lớp tiểu tư sản thành thị, hay tầng lớp thị dân. Đây là một tầng lớp rất mới trong xã hội Việt Nam, nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển dịch lối sống và nhận thức của người Việt: - Thứ nhất, số dân thành thị này không đủ giàu như tầng lớp đại tư sản, nhưng cũng không bị bóc lột đến kiệt quệ như tầng lớp công nhân hay nông dân bản xứ. Trái lại, họ có hai thứ: tiền bạc và thời gian rảnh rỗi. Và vì thế, cả đàn ông lẫn phụ nữ, họ có nhu cầu và có khả năng tham gia vào các hoạt động mới của đời sống đô thị. - Thứ hai, không còn đóng khung trong đời sống làng xã, môi trường đô thị với tất cả hoạt động kinh tế và văn hóa mang màu sắc tư bản chủ nghĩa là điều kiện để thúc đẩy con người thay đổi. - Thứ ba, trong môi trường đô thị, các yếu tố bao gồm báo chí, xuất bản, giáo dục (hệ thống trường học) và vô số hoạt động văn hóa mới có cơ hội phát triển đặc biệt mạnh mẽ, giúp du nhập và phổ biến nhiều tư tưởng mới từ phương Tây hiện đại. Chính điều này đã làm đổi thay hằng ngày hằng giờ đời sống xã hội. 2.1.2.2. Sự xuất hiện các trường Tây học kiểu mới và chính sách giáo dục dành cho phụ nữ Sau khi bãi bỏ thi hương ở Bắc kỳ năm 1915 rồi ở Trung kỳ năm 1918, cũng như bãi bỏ thi hội và thi đình năm 1919, nền giáo dục Nho học về cơ bản bị thay thế hoàn toàn bởi nền giáo dục và hệ thống các trường Tây học kiểu mới. Sau các chính sách giáo dục không thành công trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thì từ năm 1918, một loạt chính sách giáo dục mới được đưa ra nhằm đạt được mục đích cải tạo xã hội Việt Nam một cách triệt để hơn. Cuối năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ra nghị định “Quy định chung về giáo dục của Đông Dương” (còn gọi là bộ “Học chính tổng quy”). Theo đó, nền giáo dục được áp dụng phổ thông ở bậc tiểu học trên toàn cõi Đông Dương. Kết quả là từ năm 1914 chỉ có 837 trường tiểu học với tổng số 52.000 học sinh, đến năm 1924 (qua hai đời toàn quyền Albert Sarraut và Maurice Long) đã tăng vượt bậc lên con số 3.178 trường tiểu học, và tổng số học sinh là 187.000 [40/ tập 8;219-223]. Trong những năm tiếp theo, dưới thời toàn quyền Merlin và Varrene, số lượng trường và học sinh liên tục tăng lên nhanh chóng (đến năm 1930 là 6.412 trường và 396.000 học sinh). Chính sách phổ cập giáo dục này đã tạo cơ hội truyền bá rộng rãi tri thức và tư tưởng phương Tây hiện đại đến một số lượng lớn thế hệ trẻ Việt Nam Về chương trình học, việc dạy chữ Nho cũng như các nội dung Hán học bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ, thay vào đó tiếng Pháp và các môn học mới (như toán, lý, hóa, sinh lý, lịch sử, luân lý,...) được dạy học rộng rãi và chiếm đa số thời gian. Nội dung học tập cũng ngày càng mở rộng với các kiến thức hiện đại phương Tây, đặc biệt là ở bậc cao đẳng nhằm hoàn thiện hiểu biết và việc sử dụng tri thức mới cho sinh viên trong từng lĩnh vực đặc thù (như sư phạm, y khoa, canh nông, mỹ thuật,...). Nói cách khác, nền giáo dục không ngừng được cải cách theo hướng hiện đại hóa, Âu hóa. Đối với giáo dục phụ nữ, từ cuối thế kỷ XIX, Petrus Ký với tư cách một quan lại trong chính quyền thuộc địa đã đề nghị mở trường học cho phụ nữ với mục đích “nâng cao tinh thần và trình độ đạo đức cho nữ giới, tăng sự đánh giá và tôn trọng cần thiết đối với họ” [15/32]. Đến năm 1917, bộ Học chính tổng quy chính thức có quy định: “Mỗi tỉnh lỵ có thể mở một trường công bậc tiểu học Pháp Việt dành cho con gái, nếu không thể mở riêng thì mở chung, nhưng con trai học riêng và con gái học riêng” [40/tập 8;216]. Trong tổng số 5 trường cao đẳng tiểu học trên toàn Việt Nam, thì có đến 3 trường chuyên biệt dành cho nữ giới ở cả ba xứ: Hà Nội có Trường Nữ học (Đồng Khánh); Huế có Trường Nữ học Đồng Khánh; Sài Gòn có Trường Nữ học Sài Gòn. Như vậy, nền giáo dục phổ thông theo tinh thần phương Tây hóa, hiện đại hóa trên toàn cõi Đông Dương đã tạo nên những thay đổi đáng kể về nhận thức của người Việt Nam, trong đó có các vấn đề về giới tính và phụ nữ: - Thứ nhất, thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành từ các trường Tây học nói chung, đặc biệt là các trí thức nam giới nói riêng, đã hấp thụ nền giáo dục mới mà thay đổi cái nhìn của mình về người phụ nữ. - Thứ hai, bản thân người phụ nữ cũng nhanh chóng có những đổi mới trong nhận thức, góp phần tạo nên tầng lớp phụ nữ trí thức (các cô nữ sinh, giáo viên, nhà báo, nhà văn...). Thời kỳ này xuất hiện những nữ ký giả, nữ nhà văn xuất sắc như Đạm Phương nữ sử, Nguyễn Thị Kiêm, Phan Thị Bạch Vân,... Bên cạnh các sáng tác văn chương và viết các bài luận đề trên báo chí, họ còn đứng ra thành lập hoặc tham gia các học hội, các hội quán, đấu tranh cho quyền lợi của nữ giới. 2.1.2.3. Sự nở rộ của báo chí và các hoạt động xuất bản truyền bá văn hóa mới Từ trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, báo chí Việt Nam đã có những bước tiến đột phá về thể tài, chủ đề và nội dung với sự ra đời của hàng loạt tờ báo quan trọng đối với đời sống văn hóa xã hội như Đông Dương tạp chí (1914), Nam Phong tạp chí (1917), Nữ giới chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929), Phong hóa (1932),... Trong bối cảnh chung là sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của các hoạt động văn hóa như in ấn, báo chí, phim ảnh, sân khấu (năm 1930 có 20 công ty kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có những công ty lớn có tính chất bao tiêu ở nhiều mảng, đạt tổng số vốn hơn 10 triệu francs), thì báo chí là phương tiện quan trọng và có tốc độ tăng trưởng hàng đầu. Từ năm 1922 đến năm 1930, số đầu báo đã tăng từ 66 lên 194. Cũng trong khoảng thời gian đó, số ấn phẩm (theo thống kê nộp lưu chiểu) tăng từ 193 lên 813 ấn phẩm. Số lượng báo và ấn phẩm ra hằng năm như vậy có thể nói đã có ảnh hưởng lớn về mọi mặt đến đời sống đương đại. Nhưng quan trọng hơn, báo chí thời kỳ này đã đóng góp hai vai trò to lớn: - Truyền bá văn hóa tư tưởng Âu Tây vào Việt Nam. - Đả phá các thói tệ hủ lậu, bảo thủ của nền Nho giáo phong kiến và của làng xã chốn thôn quê. Trong một bối cảnh như thế, vấn đề phụ nữ cũng nhanh chóng bắt nhịp và phát triển mạnh mẽ trên báo chí. Theo thống kê của Đặng Thị Vân Chi, tính riêng các số báo dành cho phụ nữ gồm có: Nữ giới chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929-1934), Phụ nữ thời đàm (1930-1934), Phụ nữ tân tiến (1932-1934), Đàn bà mới (1934-1936), Nữ lưu (1936-1937), Nữ công tạp chí (1936-1938), Việt nữ (1937), Phụ nữ (1938-1939), Nữ giới (1938-1939), Đàn bà (1939-1945), Bạn gái (1941-1942), Việt nữ (1945-1946),... Trước đó nữa đã xuất hiện nhiều chuyên mục về phụ nữ trên các báo, tiêu biểu như “Nhời đàn bà” trải dài từ Đăng cổ tùng báo (1907-1908) đến Đông Dương tạp chí (1913-1914) và Trung Bắc tân văn (1915-1916),... Sự lớn mạnh của báo chí nói chung và báo chí phụ nữ nói riêng đã có nhiều tác động quan trọng đến nhận thức về người phụ nữ. Các nhà báo, nhà văn nói trên, trong khi truyền bá tư tưởng Âu Tây và đả phá lễ giáo phong kiến, một cách hết sức tự nhiên và tất yếu, họ lên tiếng ...con sẽ đến chơi với mẹ hàng ngày Con... Mẹ à... Sau này lớn lên, nếu con giỏi giang thì con sẽ làm mẹ hạnh phúc. Ngay bây giờ có thể làm gì con cũng sẽ làm. Nhưng con chưa đủ lớn, con chưa làm được gì cho mẹ. Vậy mẹ đừng chờ con lớn mới nghĩ cho bản thân, mẹ ngốc lắm. Mẹ đừng lo gì cả, mẹ cứ lấy chồng đi. Con sẽ gọi bác kia là bố, được không ạ? Nó nói gì vậy chứ? Con trai tôi đã mất bố lâu rồi! Dù Sukju có trưởng thành hơn một chút, và tôi hiểu rằng nó nói thế vì muốn an ủi mẹ, nhưng tôi vẫn đau lòng đến mức tê liệt, mất hết cảm giác. Mẹ ơi, đừng khóc nữa Sukju nhè nhẹ vỗ lên vai tôi một lúc thì tôi bình tĩnh lại, hai mẹ con xuống nhà ăn sáng cùng bà ngoại, ba người trò chuyện rất vui vẻ. Sau đó, Sukju lên phòng tôi, tôi định nhờ con làm mẫu vẽ. Nhưng khi bước vào phòng tôi đã thấy Jungkyu ở đó, đang nhìn chăm chú vào bức tranh trên giá. Cậu bé không để ý đến tôi và Sukju mà đứng lặng nhìn bức tranh. Sukju dợm bước vào phòng, quay lại nhìn tôi. Con vào đi! Có khách đấy! À, gọi là anh trai cũng được, đây là một học sinh giỏi đấy! Tôi nói vậy, Sukju chỉ cười, con trai tôi gật đầu rồi bước vào phòng.Tôi lại gần Jungkyu. Đây là con trai chị, có gì thì em chỉ bảo cho nó nhé Tôi bảo với Jungkyu. Thế là cậu bé quay sang nhìn Sukju. Vâng. Mà em có biết gì đâu ạ. Chúng ta làm bạn nhé, Sukju Jungkyu bắt chuyện với Sukju mà mặt chợt đỏ lên, còn con trai tôi thì gật đầu. Cậu bé quay sang tôi nói: Chị ơi, chị vẽ lại bức tranh này đi ạ Tôi đã nghĩ suốt mấy đêm xem có thể dán lại bức tranh đã bị xé không, nhưng không được, vậy thì vẽ lại cũng được. Tôi gật đầu, đến ngồi gần Sukju rồi gọi Jungkyu: Em cũng ra đây ngồi đi Cậu bé thấy tôi có vẻ bực bội thì ngồi xuống mỉm cười. Một tay tôi đặt lên vai Jungkyu, tay kia nắm lấy tay Sukju, tôi định nói chuyện. Nhưng tôi không thốt được thành lời, đành giữ im lặng. Anh ơi, anh là tiểu thuyết gia, chắc anh hiểu cảm xúc của tôi lúc ấy.Xin anh đừng nghĩ rằng có một điều gì đen tối trong lòng tôi lúc ấy. Giả sử tôi trót cảm mến Jungkyu đi nữa thì tuổi tác chúng tôi cách biệt quá xa, đâu thể thoả mãn tình cảm đó... Suy nghĩ của tôi thực sự rối bời. Bản thân tôi có tuổi rồi mà đem lòng cảm mến Jungkyu... thì... không chấp nhận được. Anh có hiểu tâm trạng của tôi không? Tôi không thể dừng suy nghĩ như vậy. Chuyện gì đang diễn ra đây, sao lòng lại đau đến thế? Dường như không thở nổi, trái tim nhỏ bé không chịu đựng được nữa, muốn khóc nhưng khóc không thành tiếng. Chị ơi, em không biết gì về tranh đâu, nhưng em đã biết chút ít về thơ và tiểu thuyết ạ Cậu bé nhấc bàn tay tôi đang đặt trên vai cậu đặt xuống đầu gối tôi rồi nói. Tôi lúng túng hỏi Sukju: Con thích gì? Con ấy ạ? Con là con trai mẹ, dĩ nhiên con thích tranh rồi Sukju bật cười như trẻ con. Tôi ngại ngùng ngồi im một lúc, đoạn hỏi Jungkyu: Vậy trong những tiểu thuyết em đã đọc, em thích nhất tác phẩm nào? Nhiều lắm ạ... Em thích Raskolnikov trong Tội ác và Hình phạt của Fyodor Dostoevsky ạ. Còn thơ ca thì em thích nhất là Rosan Chị ơi, em đang học một bài thơ, chị nghe thử xem thế nào. Sukju cũng nghe nhé! Một bông hoa đẹp sắp rụng rời, Hoa đẹp nhường nào cũng tàn rơi Hoa trên núi Hanla cũng tàn thôi Phải làm thế nào đây?” Cậu nhìn gương mặt tôi, tôi sắp rơi nước mắt. Sukju ơi, con có biết ý nghĩa bài thơ không? Tôi buột miệng nói to. Jungkyu ngồi yên, chăm chú nhìn tôi. Sukju đứng dậy, mang giấy và bút chì đến cho tôi. Cậu viết vào đây đi Cậu liền cầm bút chì, cúi đầu xuống viết, một tay tì vào đầu gối tôi. Tôi nhìn Jungkyu viết xong bài thơ vừa rồi, đoạn viết tiếp một bài thơ nữa (rồi nói tên bài thơ là Bông hoa của bà). Tôi là bông hoa của bà Đừng nhìn tôi qua vẻ bề ngoài Bên trong tôi căng tràn nhựa sống Năm nào cũng chờ đón gió xuân...” Cậu bé viết xong thì đặt bút xuống mảnh giấy, thở dài. Tôi nhìn cậu rồi thờ ơ nói: “Để tôi xem sao”. Tôi định cầm mảnh giấy lên, thế là cậu ôm chặt hai đầu gối tôi mà nói: Nếu bài thơ khiến chị phiền lòng thì tha thứ cho em nhé Tôi không biết trả lời thế nào nên cứ cười ha ha như đứa ngốc. Sau đó tôi quay sang bảo Sukju: Lấy tờ giấy kia đi, để mẹ đọc cho con nghe Sukju cười to vui vẻ và bắt đầu đọc bài thơ trên giấy, còn Jungkyu thở dài. Để mẹ đọc xem sao Tôi với Sukju chụm đầu vào cùng đọc lại bài thơ. Cậu bé quan sát chúng tôi, đoạn dựa đầu vào vai tôi và nói: Bài này thế nào ạ? Đêm qua em mới học được đấy Jungkyu cầm mảnh giấy trên tay rồi đọc: Muốn quên tên em/ Mà không quên được Quên được thì sao/ Cứ gặp lại buồn Đêm rơi lá đỏ/ Không quên được em! Tôi đọc bài đó. Rồi ba người chúng tôi, tôi ngồi giữa, rủ nhau đọc đi đọc lại bài thơ. Chẳng hiểu sao tôi bỗng rơi nước mắt, Sukju nằm sấp một mình đọc thơ, còn cậu ấy thì nắm chặt tay tôi. Chị khóc thì em cũng sẽ không vui đâu ạ. Đừng khóc, đừng buồn, thứ lỗi cho em làm chị buồn Tôi không chịu đựng nổi lời nói đầy hối lỗi đó, tôi lau nước mắt rồi hỏi cậu như một cô giáo nghiêm khắc mắng học sinh: Em đã biết loại thơ ca này đấy hả? Không biết, không biết ạ. Em chỉ đơn thuần thích thôi mà. Em viết vậy thôi, sau này sẽ không viết nữa. Xin lỗi chị, bỏ qua cho em nhé Cậu bé luôn miệng nói xin lỗi. Bỏ qua cái gì chứ? Em tha thứ cho chị mới đúng, trong lòng chị bây giờ toàn là tội lỗi và ích kỷ tôi tự nhủ nhưng không dám nói ra. Tôi tính đến việc cứ nhận lời đính hôn với Sungkyu, rồi lại nghĩ mình đúng là kẻ xấu xa. Tại sao tôi lại rơi nước mắt, và cậu bé đọc bài thơ đó làm gì chứ? Dù Jungkyu yêu thích thơ ca nên viết vậythì cũng không được biểu lộ thái quá như thế chứ. Cậu không có chị gái, cũng mất mẹ đã lâu. Hẳn việc cậu gần gũi với tôi là để lấp đầy tình mẫu tử mà cậu hằng khao khát. Tôi cũng không có ý nghĩ gì khác cả! Khóc vô duyên vô cớ chỉ khiến Jungkyu thêm nghi ngờ và cảnh giác. Tôi không muốn ai nhìn thấu tình cảm này. Tôi cắn môi đứng lên, nới với hai đứa trẻ là tôi chuẩn bị ra ngoài. Sukju và Jungkyu vỗ tay đồng thanh: Đi đâu thế ạ. Cho em/ con đi cùng với ạ! Tôi lạnh lùng từ chối: “Không được, đi xa lắm” rồi vội bước ra ngoài. Hai đứa cứ ngồi chơi vui vẻ nhé Thế là hai cậu chàng trao đổi ánh mắt như muốn nói: Chị/ Mẹ đi nhé! Khi về nhà nhớ mua gì ngon cho em/ con Tôi ra ngoài mang theo cả mớ suy nghĩ tơ vò, không biết định đi đâu. Giật mình sực tỉnh thì tôi đã ở trên đường Bonjeong. Bước chân tôi thoăn thoắt hướng tới nhà hàng XX mà ngày trước chồng tôi vẫn hay ghé đến. Đã qua giờ ăn trưa, nhà hàng chỉ còn hơn một nửa khách ngồi ăn. Tôi uể oải ngồi xuống. Tự dưng tôi mường tượng vu vơ ra cảnh ngày trước vợ chồng tôi đã đến đây dùng bữa như thế nào. Nhưng trước mắt tôi lại xuất hiện khuôn mặt tươi cười của Sukju và khuôn mặt của Jungkyu nữa. Tôi lắc đầu, nhắm mắt để không nghĩ đến cậu. Tôi cầm dĩa lên nhưng không muốn ăn. Có hai đứa ở nhà thì ăn trưa thế nào? Tôi lo lắng, toan đứng dậy về nhà. Ha ha ha Sau lưng tôi có tiếng cười giòn tan khiến tôi giật mình, đờ người ra. Mẹ ơi! Chị ơi! Thì ra hai đứa trẻ đã đến từ lúc nào rồi. Tôi quay đầu lại, Jungkyu nhìn tôi nửa như trách móc nửa như năn nỉ. Tôi không biết làm sao nên cúi đầu xuống. Cảm giác đứng trên đỉnh núi Geumgang, con người bé nhỏ trước Mẹ Thiên Nhiên chợt ùa về. Tôi lại muốn vẽ! Tôi không quên được khuôn mặt lúc đó của cậu bé! Khuôn mặt đó, đúng là khuôn mặt đó! Hãy chiêm ngưỡng khuôn mặt lý tưởng mà tôi tìm kiếm biết bao ngày. Người tôi run lên vì xúc động. Chị đang chờ ai ạ? Nếu làm phiền chị thì em và Sukju sẽ đi về Cậu bé mở lời, tiến đếngần tôi, cầm cánh tay tôi. Tôi run lên, loạng choạng suýt ngất, Jungkyu đỡ lấy tôi. Tôi không nói được gì chỉ lắc nhẹ đầu. Nếu mẹ đang chờ ai thì cũng cólàm sao chứ! Nếu khách đến thì chúng mình sẽ về. Mẹ, có được không ạ? Con và Jungkyu đi theo mẹ từ nãy đến giờ mà Sukju ngồi xuống, nói liên mồm. Tôi cũng từ từ ngồi xuống, bảo hai đứa gọi món. Hmmm Cậu bé cúi đầu ra chiều suy nghĩ, thỉnh thoảng lại lắc đầu rồi thở dài. Hmm hmm Thái độ đó không hợp với lứa tuổi của cậu bé, giống như cậu thấu hết tâm can tôi vậy. Tôi không thể nghe thêm tiếng thở dài đó nữa. Tôi cố ăn xong để về nhà, Jungkyu bắt taxi rồi cất giọng dứt khoát: Lên xe đi nào Tôi cùng Sukju im lặng lên xe. Cậu ngồi cạnh tôi và nói với bác tài: Cho tôi ra sông Hàn Sukju vỗ tay thích thú còn tôi thì bối rối. Nhưng Jungkyu không có cử chỉ gì khác thường, chỉ mải suy nghĩ. Tôi sởn da gà. Xin hãy quay xe đi ạ. Cho tôi đến đường xxx Tôi không chịu đựng nổi nên đành nói với bác tài như vậy. Nhưng cậu bé cứ ngồi im. Bác tài đưa tôi về nhà. Tôi không thay đồ, vội vã vào phòng định vẽ tranh sau khi dặn Sukju vài chuyện. Mặt trời lặn, cậu bé và Sukju rời đi. Tôi muốn đi theo Jungkyu, bởi bước vào phòng tôi cảm thấy hụt hẫng như lang thang trên sa mạc. Tôi lại trách mình, đoạn sửa soạn đồ đạc, xin phép mẹ đi xa. Tôi định ra biển hoặc lên núi Geumgang. Nhưng vé xe mà tôi đang cầm đưa tôi tới địa điểm xxx cách Seoul một trăm ki lô mét. Tôi lên núi tìm một ngôi chùa nhỏ. Khi đến chùa thì đã hơn mười giờ đêm, một nhà sư đã tiếp đón tôi rất nồng ấm và nấu cho tôi bữa tối nữa. Tôi ngủ một đêm ở đó, sáng hôm sau quyết định leo núi một mình. Tôi muốn bận rộn, vất vả để quên đi những suy nghĩ rối ren. Đường đá gập ghềnh xa xôi đã nản, làm sao ta gánh vác được thế gian này? Tự nhiên nhớ tới câu thơ này, tôi đau lòng. Lạ lùng thay! Tôi chưa bao giờ đau khổ nhường này. Khuôn mặt Jungkyu lại xuất hiện trong đầu khiến lòng tôi đau nhói. Bao cảm xúc lẫn lộn. Chỉ trước khuôn mặt đó tôi mới đau đến vậy. Mặt trời lặn, hoàng hôn buông là tôi lại xót xa. Tôi mong chờ giây phút đặt hai chân lên đỉnh núi. Không thể làm được việc này. Tôi không thể chịu đựng nổi. Không chịu đựng được điều gì mà cứ ấm ức vậy. Không phải vì nhớ cậu bé đâu. Cũng không phải bởi muốn ở chung một chỗ với Jungkyu. Chỉ là không kiểm soát được hình ảnh cậu tựa một cái bóng gắn chặt với tôi, tôi bước đi mà trong lòng giằng xé. Sao anh lại cười? Anh nghĩ rằng vì tôi sống cô đơn đã lâu nên mới thế ư? Không đâu! Đừng nghĩ như vậy. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng về niềm hoan lạc với đàn ông. Tôi chỉ muốn vẽ khuôn mặt cậu bé mà sinh ra đau khổ thôi. Nỗi đau khổ ấy không thể diễn tả bằng lời, cũng không thể bộc lộ đơn thuần ra ngoài. Đó là một cơn run rẩy kỳ lạ nơi cõi lòng tôi. Nhưng tôi đã kiềm chế. Rồi một ngày cũng trôi qua. Tôi quyết tâm sẽ không rời khỏi chỗ này truớc khi lòng an tịnh, dù lúc ở trong núi tâm trí tôi đã cạn kiệt và mỏi mệt. Tôi tìm rau cỏ trong núi làm bữa ăn trưa, rồi lại đi tiếp để xả hết vướng bận. Lúc mệt tôi ngồi trên đá nghỉ ngơi, nghe tiếng chim hót và được những cơn gió vỗ về an ủi. Hôm nay đã là ngày thứ tư tôi ở trong núi này, cả ngày ròng đi bộ làm nỗi mệt mỏi trong tôi lên đến đỉnh điểm. Ngỡ tưởng khi thể xác mệt mỏi thì đầu óc không còn suy nghĩ nhưng tôi lầm rồi. Lòng tôi vẫn bộn bề cảm xúc, cõi tâm chưa an. Tôi tặc lưỡi đứng dậy, định về chùa nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ. Nào ngờ vừa bước được hai bước thì khuôn mặt cậu bé xuất hiện ngay trước mắt tôi, dưới một cây thông lớn. Tôi tưởng mình hoa mắt, liền nhìn kĩ lại khuôn mặt ấy, mở mắt rồi nhắm mắt và dấn bước. Hình bóng trước mắt tôi cũng từ từ tiến đến gần tôi. Chị ơi Hình ảnh cậu bé mà tôi vừa nhìn thấy dưới cây thông đang chạy tới gần tôi và gọi to.Lúc đó tôi cứ nghĩ mình nghe nhầm, có lẽ tôi bị loạn trí thì phải. Chị ơi, sao chị lại đến đây? Em tìm chị mãi”. Cậu bé ôm lấy vai tôi, đặt môi lên má tôi. Em nghe nói chị đi đâu đó rồi nên buồn quá. Thế là sáng nay em hỏi Sukju, Sukju đưa cho em xem bức thư của chị nhắn rằng chị đang ở đây Jungkyu lắc lắc người tôi rồi ôm tôi. Khi lên núi, tôi đã viết thư dặn dò người nhà rằng đừng cho ai biết tôi ở đây, thế mà Sukju lại đưa cậu xem thư. Tôi bối rối nên chỉ đứng yên. Em biết rồi! Chị ghét em nên mới trốn lên đây, vì ghét em phải không Jungkyu nói thế đấy, nhưng trong mắt cậu không giấu nổi niềm vui. Tôi vẫn bất động, có trời mới biết tôi muốn giang tay ôm cậu đến mức nào. Chị nhìn kìa, chị nhìn lên kia xem Cậu bé dùng hai tay xoay mặt tôi hướng lên phía trên cây. Ở đó có đôi chim lạ đang đậu. Trong giờ phút ấy, tại nơi ấy, chúng tôi dường như quên tất cả mà ôm lấy nhau thật chặt, má gần má. Sau đó, chúng tôi cứ đứng như vậy hồi lâu, đến khi mặt trời lặn, ánh hoàng hôn đỏ rực bao trùm làm chúng tôi cũng rực rỡ theo. Giống như ánh hoàng hôn lúc này đây, đẹp lắm! Rồi chúng tôi nắm tay nhau quay về chùa với những cảm xúc dâng trào lẫn lộn. Em phải về đây, nếu không anh trai em lại chờ Cậu bé đứng dậy với vẻ mặt buồn tiếc. Chỗ này cách bến xe gần mười cây, liệu cậu có tới đó được không? Nhưng tôi không có lý do gì để giữ cậu ở lại. Jungkyu xuống núi với tâm trạng vui vẻ và thỏa mãn. Không biết tôi đã đứng bao lâu nhìn theo cậu bé, nước mắt cứ thế chảy xuống. Tối hôm đó tôi không ngủ được, sáng hôm sau tôi quên cả việc lên núi, lơ đãng nhìn mọi thứ đến tận trưa. Chị ơi! Cậu bé lại đến. Cậu không vào phòng mà nói: Em phải về ngay. Vì chiều nay có việc với anh Sungkyu ạ. Em phải bắt tàu về lúc một giờ năm phút Khuôn mặt của cậu bé không giấu được niềm vui. Chị hãy nắm tay em thử xem, em sẽ lại đến Jungkyu chìa đôi tay ra trước mặt tôi. Tôi bực mình mắng cậu: Sao lại đến đây? Đường xa mười mấy cây số như vậy... Lát phải về sớm còn cố đến đây làm gì? Tôi nói vậy không biết Jungkyu có hiểu lòng tôi chăng. Chỉ là em muốn nhìn thấy chị thôi mà. Chị đừng giận nữa, em sắp phải về rồi Cậu vừa nói vừa nhìn tôi như trách móc. Lòng tôi phiền muộn, tôi đến gần Jungkyu, hai tay ôm lấy khuôn mặt cậu: “Không phải chị bực đâu. Hôm qua em đã đến rồi, hôm nay lại đến nữa, đường xa mà em phải vội về, cứ thế sẽ ốm mất, hiểu không? Sau này đừng đến nữa, không đến nữa nhé”. Tôi nói như dỗ dành cậu bé. Vâng. Em sẽ không đến nữa. Em đi bộ ba mươi phút từ bến xe đến đây. Cứ mỗi lần đến đây thì anh em lại hỏi đi đâu, em không trả lời được nên toàn trốn đi thôi Cậu bé hồn nhiên trả lời. Ôi, thời gian! Thôi em về đây ạ! Cậu đá một viên sỏi dưới đất rồi lại nói: Chị ơi, biết đâu em không thể chịu được, mai em lại đến đấy Nói xong Jungkyu quay lưng bước đi. Tôi đứng nhìn theo cậu, nhưng cậu không ngoảnh đầu lại mà bước rất nhanh trên con đường đá sỏi gập ghềnh giống như chạy trốn. Tôi đang mơ sao, tôi chợt rùng mình. Cậu bé ngây thơ mà dám nói dối anh trai ư? Những điều xấu xa ảnh hưởng đến cậu thì sao? Tôi ngẫm nghĩ mãi. Sáng hôm sau vì ngại Jungkyu lại tìm đến, không, là sợ không biết nên đối diện với cậu thế nào, tôi ăn sáng xong liền vội vã dọn phòng rồi dặn sư cô nếu cậu bé tới thì nói với cậu rằng đêm qua tôi đã về nhà rồi. Đoạn tôi vào trong núi. Vậy là tôi đã dạy sư cô – người dâng hiến cuộc đời mình cho Phật - nói dối. Tôi ngồi trên núi chờ đến khi mặt trời lặn. Mấy con chim hót ríu rít bên tai, còn tôi cứ ngồi yên như đang cầu nguyện. Mãi tới lúc cảm thấy trời se se lạnh thì tôi mới biết hoàng hôn lại buông rồi. Chị ơi!” Chị ơi... Tiếng gọi tôi vang khắp núi tựa như một mũi tên xé rách lớp màn phòng ngự tôi cố dựng lên. Tôi đang cảm thấy mình vượt qua được rồi, hà cớ gì Jungkyu lại tìm đến. Tôi nấp sau tảng đá to,không đáp lại. Chị ơi! Tiếng gọi của cậu bé vang lên làm tôi đau như vỡ vụn. Nhưng tôi chỉ cắn chặt môi và bịt chặt tai. Chị ơi, sao chị lại làm thế? Tôi nghe tiếng cậu ngay bên tai mình. Chị...ơi Có lẽ cậu linh cảm được điều gì xấu nên cố lay đôi vai tôi mà gọi. Nước mắt tôi không ngừng tuôn rơi, lúc ấy tôi không buồn thở nữa, giá mà cứ thế chết đi được thì tốt. Chị ơi. Chị không thích em, em biết rồi. Em có lời muốn nói với chị, chị cứ nghe em nói đã, được không? Tôi gạt tay cậu ra rồi đứng dậy. Sao em lại đến? Chị đang có chuyện phải ngẫm nghĩ một mình nên mới làm vậy Tôi cáu giận rồi cứ thế khóc òa. Chị đừng hành động tùy tiện như vậy. Em chưa thật trưởng thành, nhưng em vẫn là đàn ông... là đàn ông mà Giọng Jungkyu run rẩy. Tôi không chịu được nữa. Jungkyu, nghe chị nói này. Đừng đến tìm chị nữa. Nếu cứ đến tìm chị thế này thì tương lai của em sẽ ra sao? Em mà tìm đến chị thì chỉ học những cái xấu thôi, chẳng có gì tốt cả. Vậy đừng tìm chị nữa Tôi cố gắng dỗ dành cậu. Chị à, mặc dù tuổi của em còn trẻ nhưng em là một người đàn ông. Em cũng biết cái nào tốt, cái nào xấu. Dù chị có dẫn em vào con đường xấuem vẫn tự tin rằngmình sẽ không mê muội đâu ạ. Sao chị nghĩ em chỉ có thể học điều xấu chứ? Em sẽ học những điều tốt nữa, em sẽ học tất cả. Chị đừng nghĩ em còn nhỏ nên sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Em không phải là trẻ con đâu. Anh trai em cũng luôn lo lắng em sẽ học những cái xấu từ xung quanh, buồn cười thật. Em là người đàng hoàng mà, vì chị em sẽ là một người tốtạ Cậu bé nói lý lẽ như người lớn. Tôi lắng tai nghe. Dường như Jungkyu đã hiểu tường tận về bản thân cậu. Sư cô nói với em rằng chị đã về rồi, nhưng em không tin nên đã tìm đến đây Trưa hôm sau Jungkyu lại đến. Khuôn mặt cậu bé có vẻ ỉu xìu, mệt mỏi. Nhưng khi nhìn thấy tôi cậu liền chạy đến với tôi, mỉm cười, nắm tay tôi dắt đi nghe tiếng chim hót, cơn gió mát vờn qua má tôi như đang thầm thì. Chẳng có gì đau đớn hay muộn phiền trong phút giây này nữa. Cậu bé cố làm ra vẻ trẻ con, hay nói cách khác đang cố làm tôi quên đi những chuyện buồn, chúng tôi cùng trò chuyện rất vui vẻ. Chúng tôi đi bộ khá nhiều trong núi, đến chiều thì trở về chùa. Đồng hồ đã điểm sáu giờ tối. Bảy giờ tối cậu phải bắt tàu về. Cậu nghỉ ngơi một lúc rồi đứng dậy. Chị ơi. Nhớ đừng khóc mà cứ vui vẻ thế này nhé! Mai em sẽ lại đến. Vì em mà chị mới buồn... Tha thứ cho em nhé Jungkyu nói câu này xong là ra về. Cậu bỏ cả bữa trưa lên núi với tôi, giờ lại đi bộ về, nhưng khuôn mặt không có vẻ gì mệt mỏi hay đau khổ. Để có thể gặp nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu vất vả, đau khổ đều tươi tỉnh vượt qua. Hôm sau tôi cũng về nhà. Tôi nhận được một bức thư từ Sungkyu. Bức thư thông báo Jungkyu đang ốm, anh hi vọng tôi đến thăm em trai anh. Tôi ngại ngùng tìm đến bệnh viện. Sungkyu vui vẻ đón tôi và đưa tôi lên tầng hai. Đúng là Jungkyu đang ốm nằm trên giường. Đôi chân tôi bỗng run rẩy, ngực nóng ran. Chị ơi, chị ơi Cậu bé gọi tôi. Sao thế Tôi đến ngồi gần cậu,rồi nắm lấy tay cậu. Chị đừng lo, em sắp khỏi rồi. Anh cũng đừng lo lắng gì cả, em chỉ bị sốt một chút thôi mà Jungkyu muốn làm tôi và anh trai cậu yên tâm. Chị à, em xin lỗi, nhưng chị hãy ở đây với em nhé. Chị ở đây thì em sẽ nhanh khỏi hơn Jungkyu làm nũng như trẻ con. Tôi gật đầu. Sungkyu có vẻ ái ngại với tôi. Đừng cố chấp bướng bỉnh như vậy. Chị ấy yếu thế làm sao chăm sóc em được? Anh mắng em trai. Tôi bảo Sungkyu chớ lo lắng gì cả, rồi đắp lại chăn cho Jungkyu. Cậu bé nắm lấy tay của tôi, xúcđộng thở dài, mắt đỏ hoe nhìn tôi. Đêm hôm đó, sau khi uống thuốc hạ sốt cậu mới ngủ được. Sungkyu ra hiệu cho tôi ra ngoài. Tôi để cậu bé lại một mình, xuống tầng dưới cùng Sungkyu. Tôi chợt nhận ra có sự hiểu lầm. Sungkyu cứ nghĩ rằng Jungkyu gặp gỡ và gần gũi tôi chỉ đơn giản là một cách giúp anh có nhiều cơ hội để ở bên và cưới tôi, tôi không biết nói gì nữa. Rồi tôi nhận lời cầu hôn của anh. Bấy giờ tôi tự nhủ khi tôi và Sungkyu kết hôn, cả tôi và Jungkyu đều sẽ được giải thoát, không còn ở tình cảnh khó xử nhường này. Tôi cứ nghĩ biết đâu ở cùng nhau dưới một mái nhà, yêu thương nhau thì những suy nghĩ rối ren trong đầu sẽ biến mất. Cậu bé chắc sẽ mừng lắm! Bởi vì cậu bé ở cùng tôi hàng ngày. Tôi cũng vui. Và tất nhiên Sungkyu cũng vui. Chiều hôm sau cậu bé hạ sốt, có thể ngồi dậy. Tôi đi ăn trưa cùng hai anh em họ. Sau đó, tôi lấy áo khoác toan ra về thì cậu bé bước theo tôi nói lời cảm ơn, chào tôi mấy lần rồi bỗng nói: Chị ơi, em có chuyện muốn nói với chị Chuyện gì vậy? Em không nói chắc chị cũng đoán ra rồi”. Mặt cậu bé đỏ lên Phải nói thì mới biết chứ, chị không thông minh như em nên không biết đâu Jungkyu có vẻ xấu hổ, cậu chạm khẽ vào vai tôi. Em muốn nói gì? Thôi, quên tất cả đi, về nhà nghỉ ngơi cho tốt, không được ốm nữa Tôi cười. Cậu bé đi cùng tôi về nhà tôi chuyện trò vui vẻ một lúc rồi mới rời đi. Đêm hôm đó, tôi dằn vặt không ngủ được. Giống như có một vấn đề nan giải, đám cưới của tôi và Sungkyu đâu phải chìa khóa để gỡ rối. Vậy mà tôi vẫn cố dối mình rằng đây là giải pháp đúng đắn. Một, hai hôm sau Sungkyu đến nhà tôi, mang theo cả đống thiệp cưới. Anh đưa cho tôi khoảng một trăm tấm thiệp rồi dặn: Hãy gửi cho những người thân nhà em, còn tôi sẽ đưa cho em Jungkyu đầu tiên Sungkyu có vẻ ngại ngùng về đám cưới của mình. Tuy nhiên anh vẫn vui ra mặt, mải mê bàn các bước chuẩn bị đám cưới và việc sau đám cưới rồi mới về nhà. Không hiểu sao tôi buồn đến thế. Đáng lẽ trước lễ thành hôn tôi phải vui vẻ, háo hức chứ, sao cứ buồn mãi thế này? Có nên lạc quan không? Tôi đau đớn xé lòng. Tôi cầm đống thiệp cưới Sungkyu đưa quăng khắp phòng, rồi òa khóc. Sau khi khóc xong, tôi đứng dậy thì đã thấy Jungkyu với khuôn mặt trắng bệch đang cầm một tấm thiệp cưới. Tôi lau vội nước mắt, bật cười. Sau đó, tôi nói với cậu mà cũng là an ủi bản thân: “Vui vẻ lên chứ, từ bây giờ chị em mình có thể sống chung một nhà”. Tấm lòng của tôi... Anh có thể hiểu được không? Anh có chê cười tôi không? Nếu tôi cưới anh Sungkyu thì Jungkyu cũng không vui. Cậu bé cắn môi rồi nhìn tôi đăm đăm, đoạn kiệt sức ngồi xuống thở dài. Hmm... Chị ơi, tha thứ cho em nhé Cậu ngẩng đầu lên và đứng dậy. Chị không yêu anh trai em mà vì em nên mới cưới ạ? Em biết mà, em hiểu chị mà Tôi cứ ngồi yên không bộc lộ cảm xúc gì trên mặt. Chị ơi Jungkyu gọi tên tôi rồi loạng choạng đứng dậy, ra khỏi nhà tôi. Tôi không nghĩ được gì, cũng không cảm thấy đau đớn, tôi hóa vô cảm. Hình bóngcậu bé khuất dần. Tôi vô hồn vô cảm cho đến tận ngày cưới. Hôm qua tôi cũng thức đến sáng, rồi ra khỏi nhà. Ngay trước cổng nhà tôi là con đường hẹp song song với bờ suối. Tôi nhìn xuống làn nước. Nếu con suối đủ sâu thì tôi muốn nhảy xuống luôn. Tôi cứ đứng thẫn thờ bên bờ suối... Lòng trống hoác. Chị ơi! Tôi lập tức ngẩng đầu lên. Tiếng gọi này... Tôi nhìn thấy cậu bé đang bước đến gần tôi. A... Tôi buột miệng kêu lên rồi cứ thế chạy. Jungkyu thấy vậy cũng chạy theo. Dường như lúc ấy chúng tôi quên hết mọi chuyện. Lúc ấy mọi nỗi vất vả, đau khổ đều tan biến. Nhưng trước khi kịp định thần thì tôi đã ngã xuống sông, Jungkyu cũng nhảy xuống nước theo. Chúng tôi quên rằng phía cuối đường là bờ sông nên cứ chạy một mạch tới. Chúng tôi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tôi bị gãy một chiếc xương sườn, còn Jungkyu chỉ bị thương nhẹ ở phần mềm. Tôi không thể nghe được gì hết... Hoàng hôn rực rỡ cũng đi rồi, đêm tối lại đến. Tôi nhìn thấy một phụ nữ. Nàng nhìn xuống và lặng thinh không muốn nói gì. Tôi thở dài, định an ủi nàng mà nàng bất động nên tôi chẳng biết phải làm sao. Xin hãy giữ giúp tôi cái này nhé. Chắc có lúc sẽ cần đến nó. Nàng đưa cho tôi một chiếc phong bì. Tôi không nói gì nhưng vẫn nhận lấy. Hãy về nhà đi, về nhà rồi nói chuyện tiếp Tôi đứng dậy trước. Nàng nấn ná một lúc rồi cũng đứng dậy đi theo tôi. Đêm đó trăng sáng và trời se lạnh, tôi ngồi trên cỏ nghe tiếp câu chuyện. Sau khi nàng ngã xuống sông rồi được đưa vào bệnh viện điều trị ba tháng, đến khi bắt đầu cử động được đôi chút thì trốn viện. Tất nhiên đó không phải bệnh viện nơi Sungkyu làm việc. Còn cậu bé Jungkyu sau khi khỏi ốm thì ngày nào cũng ở nhà, tránh ánh mắt người khác. Nàng đau đớn vì Jungkyu nên đã bỏ trốn. Đêm đó tôi và nàng không ngủ để trò chuyện về việc nàng trốn viện, giấu mọi người lên ngọn núi lần trước. Tôi ngủ quên trong chốc lát, lúc bừng tỉnh dậythì thấy khuôn mặt Sun Hee đẫm nước mắt dưới ánh trăng. Hãy ngủ đi. Tôi an ủi nàng. Vâng... Nàng nín lặng lau nước mắt, nằm xuống. Này, sao cô lại lãng phí cuộc đời tươi đẹp của mình trong nước mắt? Tôi không biết thể hiện cảm xúc trong lòng ra sao nên thốt ra lời ấy. Vâng. Tôi cũng biết cuộc sống rất quý giá nên không chọn cách tự tử đâu. Tôi thường tự nhủ nếu phải hi sinh bản thân để cứu những sinh mạng khác thì chắc tôi không làm nổi, vì tôi quý trọng sinh mạng của mình lắm. Không may, tôi rơi vào hoàn cảnh buộc phải tái hôn, dù vậy tôi sẽ cố gắng giữ phong cách sống của mình. Nếu tôi nghĩ mình cần kết hôn thực sự thì dù ai nói ngả nói nghiêng tôi cũng mặc. Nhưng giờ tôi lại muốn hi sinh mạng sống quý giá vì Jungkyu. Từ hôm hạ quyết tâm, lòng tôi bỗng dịu nhẹ hơn nhiều vì đã được an ủi. Tôi quyết tâm bỏ lại phần sinh mạng ôm buồn đau vô cớ khi ở trên núi. Từ giờ, dù nước mắt có rơi tôi vẫn thấy hạnh phúc, vui vẻ. Tôi đã được an ủi rồi Nàng thở dài. Ở đâu đó có tiếng gà gáy sáng, và nước mắt tôi tuôn rơi. PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC HÀN QUỐC Tác phẩm TT Tác giả của nhận định Trang bìa Nhận định Mẹ và con gái 1. Kwon Young Min (2002), Văn học hiện đại Hàn Quốc, NXB Tin tưởng. "Kang Kyung Ae không chỉ quan tâm đến vấn đề phụ nữ mà còn quan tâm đế cả vấn đề xã hội nữa. Tác giả không chỉ khám phá vẻ đẹp nội tâm của người phụ nữ mà còn nhận thức hiện thực xã hội đương thời. Những nhân vật nam trong tác phẩm của Kang Kyung Ae thường ít được nhắc đến, nếu có thì chủ yếu phản ánh sự trấn áp của đàn ông đối với phụ nữ. Nhưng cần lưu ý rằng không thể phân chia đơn giản thành bên trấn áp và bên bị trấn áp, giữa một bên đàn ông và phụ nữ, mà quan niệm của tác giả còn đa dạng và phức tạp hơn thế rất nhiều". 2. Kim Jung Hwa (2000), Nghiên cứu về Kang Kyung Ae, NXB Beomhak. “Khi phân tích tác phẩm, ta không chỉ tập trung vào tính cách của từng nhân vật, mà thông qua các mối quan hệ của nhân vật (thường là sự mâu thuẫn), qua kết cấu, khuynh hướng, chủ đề, ta có thể nhận diện được ý đồ sáng tác của nhà văn. Với Kang Kyung Ae, bà thường quan tâm đến các vấn đề hiện thực xã hội”. 3. Park Sa Mun (2001), Nghiên cứu về tiểu thuyết Kang Kyung Ae. “Tác giả luôn kêu gọi giải phóng cá nhân và điều đó được thể hiện rõ trong tác phẩm này, nhất là thông qua số phận của Yoki”. Lễ tổ tiên trên núi 1. Hwang Su Nam (2012), Ngiên cứu về văn học Choi Jung Hee, NXB Munye. “Những tiểu thuyết của tác giả Choi Jung Hee đã lần đầu tiên hình tượng hóa một cách tích cực những vấn đề dục vọng của chủ thể người phụ nữ trong văn học cận đại Hàn Quốc. Đa số tác phẩm ra đời trong thời kỳ kinh tế khó khăn và đề cập đến hình tượng người phụ nữ vừa nghèo nàn về vật chất vừa thiệt thòi về tinh thần, do chịu sự chi phối từ những áp chế tính dục của người đàn ông khiến các nhân vật nữ thường xuyên cảm thấy bất an. Tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi là một trong những tác phẩm xuất sắc của bà khi mô tả quá trình từ thụ động đến chủ động, quyết tâm giành quyền tự quyết định số phận mình”. 2. Lee Young Sim (1999), Bản sắc người phụ nữ trong tác phẩm của Choi Jung Hee, Luận án tiến sĩ. “Hầu hết các nhà nghiên cứu về Choi Jung Hee đều đồng ý rằng tác giả đã vận dụng những hiểu biết của mình về phụ nữ vào sáng tác văn học, trong đó tập trung viết về tính nữ và tình mẫu tử, nhất là khi vào thời điểm bấy giờ người phụ nữ là nạn nhân của sự áp chế”. 3. Kim Mi Young (2016), Nghiên cứu về truyện ngắn thời kỳ đầu của Choi Jung Hee, NXB Văn học Hàn Quốc. “Tác phẩm Lễ tổ tiên trên núi viết về cuộc sống hôn nhân bất bình đẳng của người phụ nữ mà ở đó họ đã phải chịu thiệt thòi như thế nào. Chủ đề về cái nghèo là một chủ đề phổ biến ở Hàn Quốc thời Nhật thuộc, tác giả lên án sự nghèo khổ cùng cực trong thời đại đó đã mài mòn và phá hoại phẩm cách con người. Trong tác phẩm có 2 không gian đối lập nhau là ‘căn phòng Zzocan đã trải qua trong đêm tân hôn’ và ‘nhà tù’. Đối với Zzocan, ở tù còn thoải mái hơn là ở trong căn phòng của nhà chồng. Ở đó còn thấy được tục lệ tảo hôn cổ hủ trong tác phẩm, cái chủ yếu diễn ra trong những gia đình nghèo khó”. 4. Seo Dong Su (2010), Nghiên cứu tác giả nữ Hàn Quốc, NXB Hội học thuật Hàn Quốc. “Ngoại hình nhân vật nữ được miêu tả trông rất hấp dẫn và thu hút sự chú ý của đàn ông. Người đàn ông nhận thức rằng người vợ của mình chỉ là sự tồn tại để thỏa mãn những ham muốn của bản thân anh ta. Tình yêu lãng mạn bị coi chỉ là thứ sản phẩm văn hóa của chủ nghĩa tư bản và ý niệm tự do, coi trọng quyền lựa chọn của cá nhân và hạnh phúc đôi lứa. Trái lại, trong tác phẩm này, mối quan hệ nam nữ chỉ là để bù đắp sự thiếu thốn mà ở đó người phụ nữ là nạn nhân và lệ thuộc vào người đàn ông”. Đêm giao thừa 1. Lee Bo Young (1991), Tác phẩm của Yeam Sang Sub, NXB Yejigak. “Điểm nhấn lớn nhất của Đêm giao thừa là sự hiện thực hóa ý chí thông qua việc thỏa mãn dục vọng bản thân. Để làm được điều này, nhân vật nữ đã phải phủ nhận và vượt qua những quan niệm cũ. Nhân vật Choi Jung In không chỉ trở thành hiện tượng trong những quan tâm về xã hội, mà còn được quan tâm trên phương diện luân lý”. 2. Hội nghiên cứu tư tưởng và văn học (2016), Ý thức luân lý và mô típ trong tác phẩm Yeom Sang Sub, NXB So myung. “Đêm giao thừa luôn gắn với quan điểm cuả tác giả. Tác phảm này nhấn mạnh rằng thức tỉnh cái tôi trong chế độ gia trưởng nhằm đi đến một tình yêu thuần khiết, tươi đẹp là điều rất khó”. Chức nữ 1. Ku Su Kyung (2016), Thế giới văn học Sim Hun, NXB Asia. “Những nhân vật nữ của Sim Hun luôn đòi quyền tự lập và biết yêu thương bản thân, luôn quan tâm đến vấn đề xã hội. Vào thời điểm bấy giờ, các nhân vật nữ này đều được đi học, được đọc tiểu thuyết, bắt chước hình ảnh người phụ nữ phương tây, đi tìm tình yêu tự do, và vì thế trở thành người phụ nữ mới”. 2. Kim Jong Wuk (2019), Nghiên cứu về Sim Hun, NXB Gelnuri. “Mặc dù đã thành một người phụ nữ mới, nhưng nếu họ không mặc, không đeo các sản phẩm thời trang lúc bấy giờ thì không thể gọi là hợp thời. Các chàng trai thì quan niệm rằng giầy cao gót là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ mới”. 3. Kwon Hee Sun (2018), Phát hiện trong sáng tác của Sim Hun, NXB Asia. “Chức nữ không chỉ có giá trị xã hội mà còn có một giá trị nghệ thuật cao, miêu tả rất kỹ từng nhân vật. Tác giả xem xét tâm lý của người phụ nữ rất thỏa đáng”. Hoàng hôn đỏ rực 1. Kim Kyung Yeon (2018), Bên trong và bên ngoài văn học Baek Shin Ae, NXB Jeonmang. “Tác giả quan sát rất kỹ và miêu tả chi tiết tâm lý nhân vật với những khắc họa rất đời thực”. 2. Seo Jung Ja (1999), Nghiên cứu tiểu thuyết người phụ nữ cân đại Hàn Quốc, Viện tư liệu Hàn Quốc. “Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý phụ nữ và khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc của họ. Ngòi bút của nhà văn rất xuất sắc và tinh tế”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_hinh_tuong_nguoi_phu_nu_moi_trong_mot_so_tac_pham_ti.doc
Tài liệu liên quan