Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HƯỜNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HƯỜNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 9 38 01 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS VŨ HỒNG ANH HÀ NỘI - 20

pdf213 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đỗ Thị Hường MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 8 1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về môi trường nước và bảo vệ môi trường nước 8 1.2. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước 17 1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 26 1.4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 29 2.1. Pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước 29 2.2. Vai trò và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước 43 2.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam 50 Chương 3: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 65 3.1. Môi trường nước và quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam 65 3.2. Đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay 76 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 129 4.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay 129 4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước 136 4.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam 142 KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 181 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BVMT Bảo vệ môi trường BVMTN Bảo vệ môi trường nước KT-XH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông MTN Môi trường nước ONMT Ô nhiễm môi trường ONMTN Ô nhiễm môi trường nước TNMT Tài nguyên và môi trường TNN Tài nguyên nước VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VPPL Vi phạm pháp luật XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật xuất phát từ những yêu cầu sau: Thứ nhất, yêu cầu về lý luận. Nước là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Hiện nay, môi trường nước (MTN) đang là vấn đề toàn cầu, hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều cho rằng: nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ XXI, an ninh nguồn nước sẽ còn quan trọng hơn cả an ninh lương thực, nước có thể là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh toàn cầu. Vì vậy, bảo vệ môi trường nước (BVMTN) là nhiệm vụ cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, được đưa vào chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững quốc gia. Ở Việt Nam, công tác BVMT nói chung, MTN nói riêng đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng khẳng định “BVMT phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [41, tr.42], nhằm “Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) tại các làng nghề, lưu vực sông (LVS), khu và cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn” [42, tr.306], trong đó phải chú trọng “bảo vệ môi trường” [40, tr.194]. Trên tinh thần đó, nhiều văn bản pháp luật về BVMT cũng đã được ban hành và tổ chức thực hiện như Luật BVMT năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch)) (Luật BVMT năm 2014), Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018 (Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 2 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch)) (Luật TNN năm 2012), Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Khoáng sản năm 2010; Luật Thủy lợi năm 2017... Trong đó, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là BVMTN gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), BVMTN để phát triển bền vững; BVMTN là “quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người”. Thông qua việc thực hiện những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, công tác BVMTN đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH bền vững. Thứ hai, yêu cầu về thực tiễn. Trong thời gian qua, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến hoạt động hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam vẫn bộc lộ ra những hạn chế, như: sự thiếu thống nhất giữa quy định của Luật BVMT với Luật TNN, Luật Khoáng sản; những bất cập trong các quy định pháp luật về điều tra, đánh giá hiện trạng xả thải, khả năng tiếp nhận chất thải của các nguồn nước và khả năng phục hồi của các nguồn nước; bất cập trong quy định về liên quan đến việc sử dụng các công cụ kinh tế cho mục đích BVMTN như các quy định thuế, phí BVMT đối với nước thải; bất cập trong quy định về các công cụ và biện pháp quản lý nhà nước về BVMTN, các quy định về xả thải và xử lý chất thải đưa vào nguồn nước chưa phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về BVMTN; Chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong BVMTN chưa được quy định rõ ràng, còn có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chế tài xử lý vi phạm pháp luật (VPPL) về BVMTN còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, v.v.. Những lỗ hổng trong các quy định pháp luật này là một trong những nguyên nhân khiến cho những vụ ô nhiễm MTN vẫn diễn ra trong thực tế; các biện pháp khắc phục hậu quả của các vụ ONMTN chưa được thực hiện triệt để gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Ví dụ, vụ Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải, vụ nước nhiễm Asen ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, vụ ô nhiễm gây chết cá hàng loạt ở 3 Miền Trung, v.v... Vì vậy, hiện nay và trong tương lai, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về BVMTN, do đó, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH bền vững, pháp luật về BVMTN ở Việt Nam cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Chính vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay” thực sự có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án có mục tiêu là luận chứng khoa học cho việc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN. Trong đó, luận án tập trung làm rõ: khái niệm, nội dung cũng như tiêu chí hoàn thiện pháp luật về BVMTN. - Nghiên cứu những quy định pháp luật về BVMTN ở một số nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Phân tích các dẫn chứng và số liệu để đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó, luận án tập trung đánh giá mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật về BVMTN so với yêu cầu BVMTN hiện nay. - Xác lập quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các quan điểm, lý thuyết về BVMT, BVMTN; quy định của Hiến pháp và pháp luật về BVMT nói chung, BVMTN nói riêng; các công trình nghiên cứu khoa học về BVMT, BVMTN trong và ngoài nước; các số liệu, dẫn liệu, thông tin của cơ quan quản lý nhà 4 nước về BVMT, các tổ chức xã hội, báo chí, cơ quan truyền thông về các vấn đề liên quan đến MTN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án - Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam. Trong đó, luận án tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam từ 2015 đến nay, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam thời gian qua, làm cơ sở đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới. - Về không gian: Luận án chủ yếu đánh phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BVMTN do Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành và thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMTN. - Về thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về BVMTN từ ngày 01/01/2015 (từ khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực) đến nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật về BVMTN cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về BVMTN, các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay về BVMT nói chung và BVMTN nói riêng và về hoàn thiện pháp luật, cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để giải quyết những nội dung sau: + Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ rõ những kết quả đã nghiên cứu được, những khoảng trống luận án cần tiếp tục phải nghiên cứu và làm rõ; + Phân tích, tổng hợp các quan điểm, các lý thuyết, các quy định pháp luật để xây dựng cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay; + Phân tích, tổng hợp thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMT ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; + Phân tích các văn bản luật hiện hành về BVMTN ở Việt Nam để chỉ rõ những hạn chế về nội dung và hình thức của các văn bản đó; + Phân tích, tổng hợp các số liệu, báo cáo, các công trình nghiên cứu, các quy định pháp luật Việt Nam về BVMTN, để từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam. - Phương pháp khái quát hoá: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới. - Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để so sánh thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp này so sánh mức độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam qua các thời kỳ để từ đó, thấy được sự hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. - Phương pháp logic-lịch sử: Phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt 6 Nam theo tiến trình lịch sử xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay; đồng thời, phương pháp này được nghiên cứu sinh sử dụng để chỉ rõ những yêu cầu hiện nay đối với hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam và đưa ra các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trong thời gian tới của nước ta. - Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay trong mối tương quan với tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam, để từ đó chỉ rõ tính thống nhất, toàn diện và hợp hiến, hợp pháp của các quy định này. 5. Những điểm mới của luận án So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có những điểm mới: Thứ nhất, luận án kế thừa, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, bổ sung vào hệ thống lý luận về BVMTN. Thứ hai, luận án phân tích thực tiễn hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam. Thứ ba, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện nội dung và hình thức pháp luật về BVMTN tại Việt Nam trong thời gian qua. Thứ tư, luận án đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa các tài liệu đã có của Việt Nam và các nước trên thế giới, luận án sẽ bổ sung thêm lý luận hoàn thiện pháp luật về BVMTN, như: khái niệm, đặc điểm, nội dung hoàn thiện pháp luật về BVMTN và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá toàn diện và sâu sắc về BVMTN ở Việt Nam, đồng thời đánh giá đầy đủ mức 7 độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở nước ta trong thời gian qua, qua đó, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật về BVMTN ở nước ta, để từ đó luận chứng các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về BVMTN đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH nhanh, bền vững của Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để giúp Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách nhằm hoàn thiện pháp luật về BVMTN ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu nghiên cứu, tham khảo về lĩnh vực BVMTN và pháp luật về BVMTN. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết, cụ thể là: Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước Chương 2: Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước Chương 3: Thực trạng hoàn thiện pháp luận về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam Nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, con người sẽ không thể tồn tại nếu các chức năng sống của cơ thể không thể điều hòa do thiếu nước. Do vậy, “quyền có nước sạch” là quyền cơ bản của con người được hệ thống luật nhân quyền quốc tế ghi nhận và bảo vệ. Theo đó, các nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện các biện pháp nhằm tạo ra những điều kiện, quy tắc, dự án đầu tư thích hợp cải thiện tình trạng cung cấp nước sạch cho người dân. Các công trình đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận, khái niệm TNN được xác định là một khái niệm đa chiều, “Nó không chỉ giới hạn ở các khía cạnh vật lý bao gồm các yếu tố thủy văn; dòng chảy, tốc độ chảy của dòng nước mà còn bao gồm các khía cạnh liên quan đến chất lượng nguồn nước, các yếu tố liên quan đến môi trường, kinh tế và xã hội khác” [164]. Khi đề cập đến TNN đa số các báo cáo, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào đánh giá các đặc trưng liên quan đến yếu tố vật lý và định lượng của các nguồn nước. Theo đó các báo cáo của tổ chức Lương thực thế giới FAO thường đề cập đến “TNN tái tạo” và “TNN không tái tạo”. Trong đó “TNN tái tạo tự nhiên là tổng lượng TNN của một quốc gia (tài nguyên bên trong và bên ngoài), cả nước mặt và nước ngầm, được tạo ra thông qua chu trình thủy văn” [164]. TNN tái tạo được tính toán trên cơ sở chu trình nước. Báo cáo của FAO về TNN tái tạo dựa trên dòng chảy trung bình hàng năm của các con sông, các nguồn nước mặt và nước ngầm [164]. TNN tái tạo lại được chia thành “tài nguyên tái tạo nội 9 bộ”, “tài nguyên tái tạo bên ngoài” hay “tài nguyên tái tạo tự nhiên” và “tài nguyên tái tạo thực tế”. Tài nguyên tái tạo bên ngoài dựa trên lượng dòng chảy dành cho các quốc gia thượng nguồn và hạ nguồn thông qua các hiệp định hoặc hiệp ước chính thức hoặc không chính thức. Khác với TNN tái tạo tự nhiên, TNN tái tạo thực tế thay đổi theo thời gian và mô hình tiêu thụ do đó phải tính trong khoảng thời gian nhất định thường là năm [164]. Không giống với “TNN tái tạo”, “TNN không tái tạo” được hiểu là “các khối nước ngầm (tầng ngậm nước sâu) có tỷ lệ nạp lại không đáng kể trên quy mô thời gian và thường được coi là không thể tái tạo” [164]. Ngoài khái niệm về tài nguyên nước, khái niệm “Nước cho môi trường” (Water for the environment/ environmental water) cũng thường được đề cập trong pháp luật của các quốc gia hay trong các công trình nghiên cứu liên quan đến nước. Khái niệm này thường được hiểu là “một phần của tổng TNN trong một hệ thống nhất định duy trì tài sản hệ sinh thái phụ thuộc vào nước và các quá trình sinh thái xác định sức khỏe của hệ thống đó” [159]. Khái niệm nước cho môi trường không chỉ đề cập đến trữ lượng nước, tổng lượng nước mà còn đề cập đến trữ lượng nước trong thời gian, chất lượng nước để duy trì hệ sinh thái, sinh kế của con người phụ thuộc vào hệ sinh thái này. Theo Tuyên bố Brisbane 2007: Đối với hệ thống nước mặt, nước cho môi trường không chỉ đơn giản là vấn đề số lượng; đó là một phạm trù được xác định bằng chất lượng của các nguồn nước, thời gian và chất lượng nước cần thiết để duy trì hệ sinh thái nước ngọt, cửa sông và sinh kế; hạnh phúc của con người phụ thuộc vào các hệ sinh thái nàyTrong các hệ thống nước ngầm, nước cho môi trường thường ít được hiểu rõ, tuy nhiên, nó thường được công nhận rằng sức khỏe của hệ thống nước ngầm không chỉ phụ thuộc vào lượng nước mà còn phụ thuộc vào thời gian, chất lượng và vị trí của nước [159]. 10 Như vậy, khái niệm TNN, nước cho môi trường nhấn mạnh đến các đặc trưng về dòng chảy, tổng lượng nước và chất lượng nguồn nước. Theo đó, các biện pháp bảo vệ TNN, nước cho môi trường thường rất đa dạng nó phụ thuộc vào từng quốc gia, khu vực do hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn lực tài chính, đặc trưng chính trị, nguồn nhân lực [159]. Khác với TNN hay nước cho môi trường, MTN là một khái niện có phạm trù hẹp hơn. Các ngành khoa học nghiên cứu về MTN (Water Environment) có đối tượng nghiên cứu là các lĩnh vực công nghệ liên quan đến chất lượng nước và khả năng phục hồi của nguồn nước [176]. Ở Việt Nam, theo Luật BVMT năm 2014 quy định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” (Khoản 1,2 Điều 3). Do vậy, khái niệm MTN thường được dùng để chỉ các yếu tố thành phần của nước bao gồm yếu tố vật lý, sinh học, hóa học nhằm tạo ra một môi trường phù hợp cho các loài thủy sinh cũng như phù hợp với từng mục đích sử dụng nước của con người. Khi đánh giá MTN, các khái niệm thường được sử dụng là chất lượng nước, ô nhiễm môi trường nước (ONMTN). Khái niệm chất lượng nước thường được sử dụng để chỉ các đặc trưng của nước thông qua các thông số vật lý, sinh học và hóa học theo các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. “Việc đánh giá chất lượng nước đòi hỏi phải sử dụng lưới chất lượng nước, xác định các lớp chất lượng theo một số tiêu chí và biến số” [164]. Thông thường, các nhà quản lý sẽ dựa trên nghiên cứu khoa học để đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước nghĩa là đánh giá mức độ không gây nguy hiểm cho cơ thể con người, các loài thủy sinh sinh sống trong môi trường nước và/hoặc áp đặt các hạn chế đối với việc sử dụng 11 nước, theo mục đích sử dụng. Theo đó, có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá chất lượng nước theo từng mục đích sử dụng như: mức độ an toàn với nước uống, nước cho sử dụng công nghiệp như nước làm mát cho nồi hơi, nước dùng cho nông nghiệp, nuôi cá, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tự nhiên hệ sinh thái. Việc thiết lập tiêu chuẩn chất lượng nước phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như những cân nhắc về kỹ thuật và kinh tế. Bởi việc đánh giá chất lượng nước thông qua việc ban hành một tiêu chuẩn đối với các nguồn nước đòi hỏi những công nghệ tương ứng để có thể đo nồng độ hoặc xác định các thành phần khác [180]. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước thường xuyên thay đổi do các tiêu chuẩn sẽ có thể được đánh giá khoa học định kỳ và có thể được sửa đổi nếu cần thiết [180]. Khái niệm ONMTN thường được hiểu “là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước” [79]. Theo F.D., Owa (2013) nước được cho là ô nhiễm khi các thành phần hoặc các điều kiện hiện tại của nước ở mức độ mà nước không thể được sử dụng cho một mục đích nào đó [171], còn Olaniran (1995) định nghĩa “ô nhiễm nước là sự hiện diện quá mức số lượng của một mối nguy hiểm (chất ô nhiễm) trong nước theo cách mà nó không còn thích hợp để uống, tắm rửa, nấu ăn hoặc cho mục đích sử dụng khác” [171]. Ở Việt Nam, Luật TNN năm 2012 quy định: “ONMT là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (Khoản 8, Điều 3). Tác giả P. K. Goel (2011) chỉ ra rằng nước có thể bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dầu và ô nhiễm nhiệt. Các nguồn gây ô nhiễm nước như thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, kim loại nặng, Nuclide phóng xạ và các chất độc hại, các loại tảo gây hại được sinh ra từ các nguồn nước thải trong các ngành công nghiệp [172]. Tại 12 Việt Nam, Báo cáo môi trường Việt Nam từ năm 2018 đã chỉ ra rằng có 4 nguồn thải chính tác động đến MTN mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. MTN mặt ở hầu hết các đô thị và ở nhiều lưu vực sông nước ta đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ hàm lượng các chất ô nhiễm trên các dòng sông khu vực nội thị đều vượt chỉ số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2-6 lần. Hàm lượng chất hữu cơ và Coliform ở hầu hết các sông chảy qua các đô thị và các khu công nghiệp đều vượt giới hạn tối đa cho phép, nhiều nơi cao hơn tới 2-3 lần [15, tr.102]. Nhiều sự cố MTN đã xảy ra, như: Giai đoạn 2006-2008 sự cố MTN khiến hàng loạt cá trên sông Thị Vải chết do Công ty Vedan xả trộm nước, chất thải chưa qua xử lý vào môi trường. Năm 2015 Nhà máy Yến xào Khánh Hòa và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cam Ranh xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nặng nước sông khiến thủy sản nuôi trồng tại thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông Khánh Hòa chết hàng loạt. Năm 2016, Nhà máy Mía đường Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình, thượng nguồn sông Bưởi) xả thải gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi khiến hàng loạt cá trên dòng sông này bị chết. Cũng trong năm 2016 sự cố ONMT biển do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) gây ra khiến ngư dân tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ ô nhiễm nước tại các lưu vực sông, các sự cố tràn dầu tiếp tục xảy ra phổ biến tại các khu vực ngoài khơi và ven biển. Hàng năm, trung bình có khoảng 5-6 vụ tràn dầu lớn được ghi nhận, do đó ONMT biển cũng đang là vấn đề đáng quan ngại hiện nay. Ô nhiễm môi trường nước đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ và một số bệnh về máu, ung 13 thư, bệnh về da. Các nghiên cứu tại nước ta những năm qua cho thấy hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là “tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao” [15, tr.70] và “80% trường hợp bệnh lỵ và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Đã có những trường hợp bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm (chủ yếu là trẻ em)” [15, tr.69]. Những nghiên cứu về MTN trong và ngoài nước đã cho thấy, MTN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người; ONMTN đã và đang tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường nước trên thế giới và ở Việt Nam Bảo vệ môi trường nước là việc làm từ lâu đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện. Cho đến nay, rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến việc BVMTN đã được công bố dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về lý luận BVMTN. Việc ô nhiễm các nguồn nước đã và đang khiến cho cuộc sống của các loài thủy sinh cũng như là cuộc sống của con người ngày càng bị tác động theo chiều hướng xấu đi. Do vậy các biện pháp quản lý môi trường, bảo vệ các nguồn nước tránh bị ô nhiễm ngày càng được cộng đồng quốc tế và các quốc gia quan tâm thực hiện. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thường đề cập đến các biện pháp để quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước, BVMTN. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu của Australia, các hoạt động quản lý nước cho môi trường là những hoạt động hướng đến mục tiêu “mang lại triển vọng dài hạn tốt nhất để duy trì tài sản hệ sinh thái phụ thuộc vào nước cũng như mang lại kết quả tốt nhất cho các quá trình sinh thái, nền 14 kinh tế hay các giá trị văn hóa xã hội dựa vào sức khỏe của hệ thống” [159]. Tại Australia quản lý nước cho môi trường được thực hiện thông qua việc đặt ra khuôn khổ cho việc quy hoạch tất cả các nguồn nước được sử dụng trong một lưu vực, hoặc tầng chứa nước nhất định” [159]. Như vậy, khái niệm về bảo vệ tài nguyên nước hay bảo vệ nước cho môi trường thường có nội hàm rộng lớn hơn rất nhiều so với BVMTN. Vì nó không chỉ là các hoạt động bảo vệ chất lượng của các nguồn nước, khả năng phục hồi của các nguồn nước theo một loại tiêu chuẩn nào đó mà còn là các hoạt động hướng đến bảo vệ khai thác, sử dụng hợp lý trữ lượng các nguồn nước. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu hay các nhà quản lý chưa đưa ra một khái niệm rõ ràng và thống nhất về BVMT. Thông thường, hoạt động được đề cập là quản lý để phòng chống, khắc phục hiện tượng ONMTN. Theo Richard Helmer and Ivanildo Hespanhol (1997), thì: Quản lý ô nhiễm nước đòi hỏi một định nghĩa ngắn gọn về các hoạt động cũng như vấn đề cần quản lý trong đó bao gồm việc: 1) Công nhận, đánh giá chất lượng nước; 2) Đảm bảo thu được thông tin hữu ích cho phép nhận dạng và đánh giá các vấn đề liên quan đến chất lượng nước hiện tại và tiềm năng trong tương lai; 3) Các nhà quản lý phải xác định các khu vực có vấn đề cần can thiệp liên quan đến chất lượng nước hay đến lĩnh vực về nước mà họ đảm nhiệm; 4) Lựa chọn các giải pháp theo hướng ưu tiên các hoạt động đảm bảo chất lượng nước đảm bảo nguồn cung về nước để không bị thiếu cũng như tận dụng tốt nhất các nguồn lực để giải quyết vấn đề về nước [173]. Tác giả Richard Helmer and Ivanildo Hespanhol (1998), chỉ ra rằng, việc BVMT bao gồm việc “Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về BVMT theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao gây ONMT. Theo đó, phải xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản 15 xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư. Đồng thời, việc quản lý ô nhiễm nước phải được tích hợp với quản lý TNN, trữ lượng nước [173]. Tác giả Emmanuele Santi và Lucia Grenna đề cập đến vai trò của thông tin và giám sát BVMT của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực truyền thông bảo vệ môi trường nước. Còn Fiona Nunan, Adrian Campbell, Emma Foster (2012) đề cập đến việc lồng ghép yếu tố môi trường vào quá trình chính sách. Tác giả này chỉ ra rằng việc lồng ghép môi trường đã không được chú trọng trong cấu trúc của tổ chức cũng như trong chính sách [165]. Như vậy, có thể thấy xét về mặt lý luận, cho đến nay, các nhà khoa học và các nhà quản lý vẫn chưa đưa ra một khái niệm thống nhất liên quan đến MTN và việc BVMTN. Phần lớn các học giả cũng như nhà quản lý mới đề cập đến ô nhiễm MTN và các biện pháp ngăn chặn phòng ngừa ô nhiễm MTN. Theo Nguyễn Hoàng Ánh và các cộng sự, cho đến nay, ở Việt Nam “chưa có một Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nào đưa ra định nghĩa, khái niệm, nội dung cũng như quy trình của kiểm soát ONMTN một cách đầy đủ và thống nhất” [5, tr.5]. Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thực trạng BVMTN. Về mặt thực tiễn đã có những công trình nghiên cứu về việc thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn và phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm. Nhóm tác giả của cuốn “Mississippi River Water Quality and the Clean Water Act: Progress, Chall... cấp độ này, BVMT được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: biện pháp chính trị; biện pháp giáo dục, biện pháp công nghệ, biện pháp kinh tế và biện pháp pháp lý. Đây là nội dung quan trọng của chính sách BVMT và phát triển bền vững. Ở Việt Nam, khái niệm BVMT có thể được hiểu là “những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên” [127]. Luật BVMT năm 2014 quy định: “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” (Khoản 3, điều 3). Bảo vệ môi trường nước là một loại hoạt động BVMT, vì vậy, hoạt động BVMTN là các biện pháp hợp lý và khả thi được thực hiện để giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MTN; ứng phó với sự cố MTN; khắc phục suy thoái, cải thiện, phục hồi và nâng cao chất lượng MTN; khai thác, sử dụng hợp lý TNN trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững về mặt sinh thái, trong đó hướng đến bảo vệ các yếu tố thành phần của nước bao gồm yếu tố vật lý, sinh học, hóa học nhằm tạo ra một môi trường phù hợp với từng mục đích sử dụng nước. Những gì phân tích nêu trên cho thấy, BVMTN là hoạt động có chủ đích của tổ chức, cá nhân nhằm giữ gìn, phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các tác động xấu đến MTN, ứng phó với các sự cố MTN, khắc phục việc làm suy thoái, ONMTN, cải thiện, phục hồi MTN và khai thác, sử dụng hợp lý TNN nhằm giữ gìn MTN. 33 Như vậy, khái niệm BVMTN có nội hàm rộng hơn so với khái niệm bảo vệ TNN. Theo tác giả Hoàng Thế Liên, (2017), “Bảo vệ TNN là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển TNN” [89, tr.379], nghĩa là trong nội dung BVMTN đã có nội dung bảo vệ TNN. Vì thế, trong Chiến lược quốc gia TNN đến năm 2020 của Việt Nam, việc bảo vệ TNN nhằm góp phần vào BVMTN, như: khôi phục vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên LVS; bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng; bảo vệ tính toàn vẹn các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng; chấm dứt tình trạng xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học. Trên phương diện khoa học pháp lý, nội dung BVMTN bao gồm các hoạt động sau: Thứ nhất, hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MTN. Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức trong xã hội thực hiện các hoạt động thích hợp nhằm kiềm chế không thực hiện các việc làm gây tác động xấu đến chất lượng các nguồn nước hoặc phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các tác động xấu đến MTN. Thứ hai, hoạt động ứng phó sự cố MTN. Các cá nhân và tổ chức thực hiện các biện pháp nhanh chóng, kịp thời để khắc phục những biến động của tự nhiên và các hoạt động của con người làm suy giảm chất lượng của các nguồn nước 34 Thứ ba, hoạt động khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MTN. Các cá nhân, tổ chức thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục lại chất lượng các nguồn nước theo đúng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, từ đó cải thiện, phục hồi MTN đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Thứ tư, hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý TNN nhằm gìn giữ MTN. Các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đó không làm suy thoái và gây ONMTN. Thứ năm, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm MTN. Các cá nhân và tổ chức có thẩm quyền thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm MTN theo quy định của pháp luật. Để thực hiện các nội dung này, Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý để quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong việc BVMTN; quy định quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc BVMTN; quy định các biện pháp xử lý đối với các hành vi VPPL về BVMTN. Các hoạt động BVMTN đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong đó nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và tổ chức hướng các nhóm chủ thể này đến hoạt động BVMTN. 2.1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước 2.1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường nước Pháp luật là sản phẩm của xã hội có nhà nước, được nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định. Theo John Salmond (1862-1924), pháp luật là quy tắc xử sự áp đặt đối với con người 35 bởi một cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế để bảo đảm thi hành [167, tr.20]. Với cách tiếp cận tương tự, Hans Kelsen (1881-1973) cho rằng, pháp luật là “trật tự của hành vi, đó là một hệ thống các quy tắc xử sự rằng buộc hành vi của con người. Trật tự này do nhà nước bảo đảm thực hiện” [163, tr.1]. Theo quan điểm mác - xít, nhà luật học Xô-viết Andrei Vyshinsky cho rằng pháp luật là “tổng thể (a) các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được xác lập trong trật tự pháp lý, và (b) các tập quán và quy tắc của đời sống cộng đồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận - việc tuân thủ tất cả các quy tắc xử sự này được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước nhằm bảo đảm và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị và được giai cấp thống trị chấp nhận” [158, tr.50]. Với cách tiếp cận tương tự, các nhà khoa học ở Việt Nam cũng cho rằng pháp luật là “hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước” [147, tr.209]. Các quan điểm trên đều có những điểm chung là: (1) pháp luật là tổng hợp các quy tắc xử sự chung được đặt ra để thiết lập các trật tự trong xã hội; (2) pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong xã hội có nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có các mối quan hệ xã hội khác nhau được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất hình thành nên pháp luật về lĩnh vực đó. BVMTN là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, là trách nhiệm, cho cuộc sống. Trong số các biện pháp này có hoạt động ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến BVMTN. Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa pháp luật về BVMTN như sau: pháp luật về BVMTN là tổng thể các quy phạm pháp luật 36 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động kinh tế, xã hội nhằm giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MTN; ứng phó sự cố MTN; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MTN; khai thác, sử dụng hợp lý TNN nhằm giữ gìn MTN. Pháp luật về BVMTN là một bộ phận của pháp luật về BVMT. Pháp luật về BVMTN có tính bắt buộc chung, được đảm bảo thi hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng việc sử dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, kinh tế (chủ yếu thông qua hình thức thuế môi trường), cưỡng chế và chế tài nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả các yếu tố thành phần của nước bao gồm yếu tố vật lý, sinh học, hóa học để tạo ra một môi trường phù hợp cho các loài thủy sinh, cũng như phù hợp với từng mục đích sử dụng nước của con người. Pháp luật về BVMTN chú trọng đến khía cạnh xã hội, nghĩa là các quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia sử dụng, khai thác, bảo vệ các nguồn nước, trong đó tập trung vào địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng mối quan hệ pháp lý cụ thể phát sinh từ hoạt động sử dụng, khai thác, bảo vệ các nguồn nước. Pháp luật về BVMTN là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành nên có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, pháp luật về BVMTN điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các hoạt động BVMTN. Trong đó, các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động BVMTN bao gồm: nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước; nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về MTN; nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến các biện pháp khắc phục suy thoái, ONMTN và phòng chống sự cố MTN; nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về giải quyết tranh chấp trong 37 lĩnh vực môi trường xử lý VPPL về BVMTN; nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực MTN. Ở Việt Nam, Luật BVMT năm 2014 quy định, các hoạt động liên quan đến BVMTN được pháp luật điều chỉnh chia thành hai nhóm chính đó là: (1) Các quy định về các hoạt động nhằm mục đích kiểm soát các nguồn thải vào MTN như: quan trắc, điều tra đánh giá chất lượng các nguồn nước, khả năng chịu tải, chấp nhận các nguồn thải, khả năng phục hồi các nguồn nước. Các hoạt động bị cấm trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn nước hay các hoạt động khác liên quan đến nước; (2) Các hoạt động liên quan đến xử lý ô nhiễm và cải thiện MTN tại các nguồn nước khác nhau trong đó có các hoạt động liên quan đến: Tổ chức đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm, mức độ thiệt hại và tổ chức xử lý ô nhiễm; công bố công khai thông tin liên quan đến chất lượng nước, tổ chức xây dựng các hoạt động BVMTN. Thứ hai, pháp luật về BVMTN quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong BVMTN. Pháp luật về BVMTN phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ các chủ thể trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ các nguồn nước, trong đó BVMTN là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị, mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, quản lý; doanh nghiệp, cộng đồng và người dân là lực lượng nòng cốt; các tổ chức chính trị, xã hội giám sát, vận động thực hiện BVMTN. Pháp luật về BVMTN phải phù hợp với pháp luật quốc gia và quốc tế. BVMTN quốc gia gắn liền với BVMT khu vực và toàn cầu; BVMTN bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia; BVMN gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Pháp luật về BVMTN quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ các nguồn nước, đặc biệt các đối tượng được 38 hưởng lợi từ MTN có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMTN; các đối tượng gây ONMTN, sự cố và suy thoái MTN phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thứ ba, pháp luật về BVMTN quy định các phương pháp quản lý được các chủ thể áp dụng trong quá trình sử dụng, khai thác và bảo vệ các nguồn nước, đó là phương pháp mệnh lệnh, phương pháp bình đẳng và phương pháp kinh tế. Phương pháp mệnh lệnh được nhà nước (cơ quan có thẩm quyền) sử dụng để tác động đến các chủ thể khác khác trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ các nguồn nước nhằm bảo đảm các chất lượng các nguồn nước theo tiêu chuẩn luật định, như ban hành các VBQPPL; ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng các nguồn nước; đánh giá tác động MTN; cấp phép hoặc thu hồi giấy phép sử dụng, khai thác các nguồn nước; cấp phép hoặc thu hồi giấy phép xả thải vào nguồn nước; xử lý các các chủ thể có hành vi gây ONMTN; v.v.. Phương pháp bình đẳng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, trong đó thể hiện cơ hội như nhau của các chủ thể trong việc khai thác, sử dụng các nguồn nước và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ các nguồn nước; được hưởng lợi từ MTN như nhau thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho BVMTN như nhau; phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau nếu cùng thực hiện hành vi gây ONMTN như nhau và gây thiệt, các chủ thể gây ONMTN, sự cố và suy thoái MTN như nhau phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật như nhau. Bên cạnh đó, phương pháp kinh tế được nhà nước và các chủ thể sử dụng nhằm quy định nghĩa vụ đối với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, do đó trong các hoạt động này, các chủ thể phải đóng các khoản phí BVMTN, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi chủ thể 39 trong BVMTN, đồng thời đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cùng chia sẻ, sử dụng có trách nhiệm đối với các nguồn nước. Nhà nước sử dụng khoản phí này để xử lý, phục hồi, tái tạo lại MTN nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng bền vững các nguồn nước trong tương lai. Pháp luật về BVMTN bao gồm các nội dung cơ bản sau: Như đã đề cập ở trên, pháp luật về BVMTN là một bộ phận của pháp luật về BVMT. Pháp luật về BVMT bao quát toàn bộ các lĩnh vực trong hoạt động của đời sống xã hội, các thành phần môi trường gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Với tính chất là một bộ phận của pháp luật về BVMT, pháp luật về BVMTN mang đầy đủ nội dung của pháp luật về BVMT, từ các quy định về quản lý nhà nước về BVMTN, giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MTN, ứng phó sự cố MTN đến các quy định về xử lý VPPL, hợp tác quốc tế về BVMTN. Như vậy, về nội dung của pháp luật về BVMTN bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây: 1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về BVMTN Quản lý nhà nước về BVMTN là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MTN phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH của quốc gia. Theo đó, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về BVMTN sẽ chứa đựng các nội dung sau: Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc của hoạt động BVMTN. Những nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện quy định về BVMTN, cũng như cho hoạt động BVMTN trên thực tế. Thứ hai, các quy định về chính sách của Nhà nước về BVMTN. Những chính sách này góp phần định hướng, khuyến khích các chủ thể tham gia 40 BVMTN. Những chính sách này liên quan đến các vấn đề như: ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực BVMTN, hỗ trợ tài chính, đất đai cho hoạt động BVMTN, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ môi trường Thứ ba, các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn về MTN. Những tiêu chuẩn, quy chuẩn này tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét cấp phép, kiểm tra, đánh giá, hoạt động của các chủ thể liên quan đến MTN. Thứ tư, các quy định về quy hoạch BVMTN, đánh giá tác động và kế hoạch BVMTN. Những quy định này bảo đảm sự thống nhất của BVMTN với phát triển KT-XH, kế hoạch sử dụng đất đai, nguồn nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước. 2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến MTN. Nhóm quy phạm pháp luật này bao gồm: Thứ nhất, những quy định về BVMTN biển. Thứ hai, những quy định về BVMTN nước mặt (nước sông, hồ, ao). Thứ ba, những quy định về BVMTN dưới đất (nước ngầm). 3. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MTN Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MTN là hoạt động nhằm ứng phó với sự cố ONMTN. Nhóm quy phạm pháp luật này bao gồm Thứ nhất, các quy định trách nhiệm của các chủ thể trong xử lý nguồn gây ô nhiễm. Thứ hai, các quy định về xử lý, phục hồi MTN bị ô nhiễm Thứ ba, các quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố MTN 4. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động khai thác, sử dụng hợp lý TNN nhằm giữ gìn môi trường Nhóm quy phạm pháp luật này quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng TNN; đăng ký, cấp phép sử dụng 41 TNN; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc sử dụng TNN của các chủ thể phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và cho đời sống. 5. Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến xử lý VPPL về BVMTN Nhóm quy phạm pháp luật này quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMTN; thẩm quyền của cơ quan xử lý VPPL về BVMTN cũng như quy trình, thủ tục xử lý VPPL về BVMTN. 6. Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMTN Nhóm quy phạm pháp luật này quy định về trách nhiệm của Nhà nước,các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong hoạt động mở trọng hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động BVMTN. 2.1.2.2. Khái niệm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước Trong thực tiễn, chúng ta luôn mong đợi các sự việc, hoạt động hay một tiến trình ngày càng đầy đủ, tốt hơn hay nói cách khác là ngày càng hoàn thiện hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “hoàn thiện” được hiểu trên hai phương diện: (1) trên phương diện tính từ, nhằm chỉ sự vật, hiện tượng hay một hoạt động “tốt và đầy đủ đến mức thấy không cần phải làm gì thêm nữa” [144, tr.695]; (2) trên phương diện động từ, nhằm chỉ hoạt động hoặc quá trình “làm cho trở thành hoàn thiện” [144, tr.695]. Khái niệm hoàn thiện được áp dụng và vận dụng trong thực tiễn ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh, khi kết hợp với các lĩnh vực hay hoạt động cụ thể nào đó thì chúng ta có khái niệm hoàn thiện cho lĩnh vực hay hoạt động đó, như: hoàn thiện chính sách, hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế, v.v Trong các trường 42 hợp này, “hoàn thiện” chủ yếu được hiểu theo nghĩa thứ hai, đó là sự vận động hay tác động có chủ đích để sự vật, hiện tượng hay quá trình đó tốt hơn, đầy đủ hơn và phù hợp hơn, nghĩa là hoàn thiện. Do đó, trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp cận khái niệm “hoàn thiện pháp luật” theo nghĩa các hoạt động tác động đến các quy định pháp luật hiện này nhằm làm cho các quy định đó đồng bộ hơn, khả thi hơn, toàn diện hơn, v.v.. nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quy hệ xã hội trong thực tiễn. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật không chỉ bao gồm việc sửa đổi, bổ sung mà còn bao hàm cả việc xây dựng mới các quy phạm pháp luật nhằm đạt đến mục tiêu là đảm bảo các quy định pháp luật đạt được các tiêu chí như toàn diện, đồng bộ, phù hợp, khả thi Pháp luật về BVMTN điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động BVMTN, trong đó nội dung pháp luật về BVMTN phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn BVMTN. Hiện nay, vấn đề đề BVMTN vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, thực tế này đòi hỏi các pháp luật BVMTN phải tiếp tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu BVMTN. Từ phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Hoàn thiện pháp luật về BVMTN là toàn bộ các hoạt động nhằm sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật về BVMTN đạt được các tiêu chí về đồng bộ, khả thi, toàn diện, đảm bảo tính công bằng, ổn định đáp ứng kịp thời, hiệu lực, hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến BVMTN. Hoàn thiện pháp luật về BVMTN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMTN trong thực tiễn, từ đó chỉ ra những quy phạm pháp luật về BVMTN nào cần được sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về BVMTN bao gồm các hoạt động sau: (1) Tổng kết hoạt động thực hiện pháp 43 luật về BVMTN vào trong thực tiễn, từ đó chỉ rõ những quy phạm pháp luật về BVMTN còn phù hợp cần tiếp tục giữ lại, những quy phạm pháp luật về BVMTN không còn phù hợp cần phải sửa đổi và bãi bỏ; những quy phạm pháp luật về BVMTN cần xây dựng mới; (2) Xây dựng các VBQPPL về BVMTN mới thay thế các VBQPPL về BVMTN cũ; (3) Đánh giá tác động của quy phạm pháp luật về BVMTN mới đối với các hoạt động BVMTN. Đây là hoạt động đánh giá tiền chính sách pháp luật về BVMTN, tuy nhiên, đây là hoạt động rất quan trọng để các nhà chính sách, nhà lập pháp và nhà quản lý “mường tượng” được những tác động của quy phạm pháp luật về BVMTN mới đối với yêu cầu BVMTN trong thực tiễn; (4) Triển khai thực hiện các quy phạm pháp luật về BVMTN mới được ban hành. Các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định pháp luật về BVMTN trong thực tiễn nhằm kiểm chứng những tác động của các quy định pháp luật về BVMTN đối với việc BVMTN trong thực tiễn. 2.2. VAI TRÒ VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 2.2.1. Vai trò của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước Pháp luật về BVMTN là một lĩnh vực pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động BVMTN của các nhóm chủ thể khác nhau trong xã hội. Đây là lĩnh vực pháp luật hướng tới bảo vệ những lợi ích liên quan tới nước của cá nhân và cộng đồng. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về BVMTN có vai trò quan trọng trong cuộc sống xét trên các khía cạnh như sau: Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực BVMT nói chung và BVMTN nói riêng. Pháp luật về BVMTN là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lý các vấn đề liên quan đến BVMTN. Để quản lý các vấn đề trong xã hội, nhà nước thường dùng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau nhưng pháp luật luôn 44 là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất giúp thiết chế này triển khai những chủ trương, chính sách của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả trên quy mô toàn quốc. Có thể thấy, pháp luật chính là công cụ để nhà nước triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái MTN do các cá nhân và tổ chức gây ra. Đây là cơ sở để nhà nước tổ chức các chương trình, chính sách hướng tới thực hiện mục tiêu BVMTN nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân và cộng đồng liên quan đến một thành phần quan trọng của cuộc sống là nước. Cho nên, mức độ hoàn thiện pháp luật về BVMTN sẽ tỷ lệ thuận với hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực BVMTN. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm tạo ra cơ sở pháp lí đầy đủ, thích hợp cho việc quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các thiết chế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMTN. Để thực hiện chức năng BVMTN không chỉ có sự tham gia của một số cán bộ hay cơ quan mà cần có sự tham gia của bộ máy với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành ở nhiều cấp khác nhau. Do đó, để đảm bảo cho bộ máy này hoạt động hiệu quả cần phải có các quy định liên quan đến chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm cũng như sự phối kết hợp giữa các bộ phận. Hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự vận hành của bộ máy này trong thực tế. Bên cạnh đó, sự hoàn thiện pháp luật về BVMTN đóng vai trò trọng yếu trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy quốc gia. Đây là cơ sở để đảm bảo cán bộ làm đúng thẩm quyền của mình tránh hiện tượng đùn đẩy hay lạm quyền, bao biện, vô trách nhiệm, đồng thời, là cơ sở để người dân giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Thứ ba, đối với người dân, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm tạo khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách ứng xử cho mọi người trong việc 45 khai thác, sử dụng các nguồn nước. Pháp luật về BVMTN tạo lập hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế và người dân điều chỉnh hoạt động của mình trong quá trình khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước. Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm xây dựng pháp luật về BVMTN đầy đủ, thích hợp tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, nhằm hình thành khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử giúp mọi cá nhân và tổ chức thực hiện các hành vi liên quan đến MTN theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực chung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình cũng như bảo vệ lợi ích của cá nhân khác liên quan đến nước. Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm quy định rõ ràng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan. Pháp luật về BVMTN là phương tiện giúp tổ chức, cá nhân nhận biết các quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến BVMTN. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp quyền và lợi ích của họ bị các chủ thể khác vi phạm. Cho nên, để bảo vệ tốt quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến BVMTN đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn thiện pháp luật về BVMTN, qua đó quy định đầy đủ quyền lợi của các chủ thể này, đồng thời quy định rõ nghĩa vụ của các chủ thể trong BVMTN, cũng như nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể đó khi để xảy ra ONMTN. Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm hoàn thiện và tăng cường các biện pháp chế tài pháp lý thích hợp, đủ sức răn đe nhằm đẩy lùi tình trạng gây ONMTN. Đấu tranh phòng chống các hành vi gây ONMTN trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì hành vi gây ONMTN hết sức tinh vi, phức tạp, đồng thời hành vi phát thải các chất gây ô nhiễm ra MTN khó có thể phát hiện ngay. Thông thường khi MTN bị suy thoái, hệ sinh thái của MTN bị phá huỷ (như tôm, cá chết hoặc nước bốc mùi hôi, thối, v.v..) thì lúc đó cơ quan chức năng 46 mới tiến hành xử lý. Hơn nữa, trong thực tế, việc xử lý các hành vi ONMTN thường được xử lý bằng biện pháp hành chính, mức xử phạt nhiều lúc, nhiều nơi còn thấp so với mức độ thiệt hại của hành vi gây ONMTN đối với môi trường và quyền, lợi ích của người dân, cho nên tình trạng tái vi phạm còn xảy ra. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về BVMTN hướng đến quy định chặt chẽ các chế tài (hình sự, kinh tế, hành chính), đặc biệt trong đó quy định rõ ràng, chặt chẽ, đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm pháp lý trong việc gây ra suy thoái và ONMTN. Cùng với sự phát triển KT-XH, mức độ áp dụng các chế tài phải tăng dần nhằm buộc các chủ thể có hành vi gây ONMTN chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, đồng thời phải có ngay biện pháp phục hồi lại hiện trạng MTN trước khi bị ô nhiễm và phải bồi thường những thiệt hại về sức khoẻ, kinh tế cho người dân bị chịu ảnh hưởng từ sự ONMTN đó. Trên thế giới, một số nước đã áp dụng các biện pháp “tính đúng, tính đủ” các thiệt hại về môi trường từ hành vi gây ONMTN, từ đó buộc các chủ thể gây ra hành vi ô nhiễm phải bồi thường những thiệt hại về môi trường, KT-XH. Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về BVMTN nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn, các quy chuẩn về BVMTN phù hợp với điều kiện KT-XH và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Để quản lý tốt MTN, cũng như đấu tranh, phòng chống các hoạt động gây ONMTN, đòi hỏi phải có các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn, các quy chuẩn về MTN nhằm xác định và đánh giá đúng các chỉ số về chất lượng MTN, từ đó xác định được hiện trạng MTN và kiểm soát ONMTN trong thực tế. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMTN này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật buộc các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ trong việc khai thác, sử dụng TNN; đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về MTN 47 đánh giá về chất lượng MTN và kiểm soát việc ONMTN. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn càng rõ ràng, đầy đủ sẽ giúp cho cơ quản lý nhà nước về BVMTN dễ dàng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, triển khai tốt các hoạt động BVMTN, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động phát thải các chất thải gây ONMTN, từ đó đấu tranh, phòng chống tốt các hoạt động gây ONMTN. 2.2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước Pháp luật về BVMTN được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản sau đây: Thứ nhất, tính toàn diện và đồng bộ, thống nhất. Tính toàn diện trong pháp luật về BVMTN nghĩa là pháp luật trong lĩnh vực này phải có đủ các chế định, chế tài và các quy phạm pháp luật bao quát mọi khía cạnh liên quan đến các nội dung BVMTN đó là: bảo đảm chất lượng của các nguồn nước, phòng chống việc làm suy thoái, ONMTN, đảm bảo tính đa dạng sinh học của loài thủy sinh sinh sống trong MTN, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của con người và các loài sinh vật khác. Đồng thời, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, khắc phục hậu quả, tác hại không mong muốn do tình trạng ONMTN gây ra nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những tác động xấu làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và các loài sinh vật khác. Do đó, để đảm bảo tính toàn diện một yêu cầu đặt ra với pháp luật về BVMTN phải điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh từ quá trình khai thác, sử dụng, phục hồi môi trường các nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước mưa Bên cạnh đó, tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về BVMTN đòi hỏi các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về BVMTN phải có sự đồng bộ thống nhất với nhau đồng thời phải thống nhất và đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khác. Tính thống nhất yêu cầu văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm sự phù hợp giữa văn bản hướng dẫn thi hành với Hiến pháp và các Luật; giữa nội dung với thẩm quyền ban 48 hành văn bản quy phạm pháp luật, giữa văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải bảo đảm phù hợp với văn bản do cơ quan cấp...ặt 08:2008/BTNMT QCVN 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 09:2008/BTNMT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển 9 10:2008/BTNMT ven bờ QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 10 11:2008/BTNMT chế biến thuỷ sản QCVN 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 14:2008/BTNMT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 12 38:2011/BTNMT bảo vệ đời sống thủy sinh QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng 13 39:2011/BTNMT cho tưới tiêu 14 TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô 15 TCVN 6772:2000 nhiễm cho phép Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 16 TCVN 6980:2001 thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt 191 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 17 TCVN 6981:2001 thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 18 TCVN 6982:2001 thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 19 TCVN 6983:2001 thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp 20 TCVN 6987:2001 thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài nguyên và môi trường (2019) Bảng 2: Kết quả phân tích nồng độ dầu, phenol, xyanua, và các kim loại nặng trong trầm tích biển ven bờ miền Trung Hàm lượng (mg/kg) QCVN 43: Thông số Năm Năm Năm 2012/BTNMT Năm 2018 2017 2016 2015 8,6- 6,5- 8,7- Dầu 100 6,5-16,3 23,4 22,1 35,9 0,01- Xyanua <0,1 <0,1 <0,1 0.03 7,2- 11,5- 7,5- Zn 271 12,1-132,2 73,4 85,3 69,1 5,2- 5,1- 3,0- Cu 108 1,9-29,1 29,1 33,3 25,7 1,4- 3,8- 2,4- Pb 112 2,2-50,7 30,9 36,6 43,1 0,1- Cd 4,2 0,1-3,6 <0,1 <0,1 0,3 2,9- 3,8- 1,6- As 41,6 1,5-16,9 17,0 19,0 8,6 Hg 0,7 0,1-0,2 <0,1 <0,1 <0,1 800- Fe 1180-36370 25200 6,5- 4,8- 5,9- Cr tổng 160 4,3-87,6 35,2 14,3 43,0 Phenol <0,001 <0,001 Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường (2019) 192 Bảng 3: Sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ giữa các Bộ NNPTNT với Bộ TNMT trong quản lý MTN Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bộ Tài nguyên Môi trường Có trách nhiệm quản lí chất thải trong Có trách nhiệm quản lí chất thải nói nông nghiệp chung Quy định về việc sản xuất, nhập khẩu, Quy định về xử lí hoá chất, thuốc bảo vệ sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư phân bón Quản lí giống cây trồng, giống vật nuôi, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng có sinh vật thuỷ sản biến đổi gen và sản trách nhiệm quản lí nhà nước về đa dạng phẩm của chúng, về hệ thống khu bảo sinh học tồn, về dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ môi trường từ đa dạng sinh học Quản lí hệ thống đê điều, thuỷ lợi Quản lí nhà nước đối với TNN, quản lí LVS Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Vũ Thu Hạnh, (2013) [61, tr.12-13] Bảng 4: Phân tích viện dẫn pháp lý của đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng Loại văn Số lượng văn bản cấp trung ương Số lượng văn bản bản pháp Lĩnh vực môi Lĩnh vực khác cấp địa phương Tổng luật viện dẫn trường (Tỉnh Bình Thuận) Luật 4 5 9 Nghị định 6 4 10 Thông tư 3 3 Quyết định 1 5 5 11 Văn bản khác (Nghị quyết, 7 11 18 thông báo, Biên bản) Quy chuẩn 15 15 kỹ thuật Tổng 29 21 16 66 Nguồn: Nguyễn Ngọc Lý, (2018) [95, tr.65] 193 Bảng 5: Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép Lưu lượng thải Vi phạm Mức xử phạt (m3/ngày đêm) Xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, 20.000.000 đồng - ≤ 5 m3/ng.đ chất phóng xạ vào nguồn nước 30.000.000 đồng Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước Từ trên 5 m3/ng.đ - dưới thải nuôi trồng thủy sản) 50 m3/ng.đ 30.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào Từ trên 10.000 m3/ng.đ - 40.000.000 đồng nguồn nước dưới 30.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước từ 50 m3/ng.đ - dưới 100 thải nuôi trồng thủy sản) m3/ng.đ 40.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào từ 30.000 m3/ng.đ - dưới 50.000.000 đồng nguồn nước 50.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước từ 100 m3/ng.đ - dưới thải nuôi trồng thủy sản) 500 m3/ng.đ 60.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào từ 50.000 m3/ng.đ - dưới 80.000.000 đồng nguồn nước 70.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước từ 500 m3/ng.đ - dưới thải nuôi trồng thủy sản) 1000 m3/ng.đ 100.000.000 đồng đến Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào từ 70.000 m3/ng.đ - dưới 120.000.000 đồng nguồn nước 100.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước từ 1000 m3/ng.đ - dưới thải nuôi trồng thủy sản) 2000 m3/ng.đ 140.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào từ 100.000 m3/ng.đ - 160.000.000 đồng nguồn nước dưới 150.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước từ 2000 m3/ng.đ - dưới thải nuôi trồng thủy sản) 3000 m3/ng.đ 180.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào từ 150.000 m3/ng.đ - 220.000.000 đồng nguồn nước dưới 200.000 m3/ng.đ Xả nước thải vào nguồn nước (trừ nước ≥ 3000 m3/ng.đ thải nuôi trồng thủy sản) 220.000.000 đồng - Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào 250.000.000 đồng ≥ 200.000 m3/ng.đ nguồn nước Xả nước thải thuộc trường hợp phải có Xử phạt theo điểm a, giấy phép xả nước thải vào hệ thống thu khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ khoản 8 Điều 19 của thống đó chưa có giấy phép xả nước thải Nghị định số vào nguồn nước 33/2017/NĐ-CP Xả nước thải vào nguồn nước khi giấy Xử phạt như trường hợp phép đã hết hạn không có giấy phép Nguồn: Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản 194 Bảng 6: Mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Lưu ý Vi phạm Mức phạt khác - Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 2.000.000 đồng - - Không báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép và cơ quan 4.000.000 đồng chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi xả nước thải gây ra. - Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ 100.000.000 quy định trong giấy phép; đồng - - Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương 120.000.000 thức quy định trong giấy phép đồng - Thu gom nước thải không đúng thiết kế theo quy định của giấy phép; - Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng quy trình vận hành theo quy định của giấy phép; 120.000.000 - Không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết đồng - bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm 130.000.000 nguồn nước; đồng - Tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải do mình đầu tư, quản lý, vận hành không đúng quy định của giấy phép. Xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, Xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định 5, 6, 7 và khoản trong giấy phép 8 Điều 19 của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP Xử phạt theo quy định tại Nghị Xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm định Số vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép 155/2016/NĐ- CP Nguồn: Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TNN và khoáng sản 195 Bảng 7: Văn bản pháp luật về BVMT và BVMTN Thời gian STT Văn bản ban hành Nghị định Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch 1. BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động 14/02/2015 môi trường và kế hoạch BVMT 2. Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật BVMT 14/02/2015 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế 3. 24/04/2015 liệu Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh 4. 01/07/2016 doanh trong lĩnh vực TN&MT Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước 5. 16/11/2016 thải Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm 6. 18/11/2016 hành chính trong lĩnh vực BVMT Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí BVMT đối với khai 7. 24/12/2016 thác khoáng sản Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm 8. hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu 25/05/2017 và khí Nghị định 73/2017/NĐ-CP về thu thập, quản lý, khai thác 9. 14/06/2017 và sử dụng thông tin, dữ liệu TN&MT Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, 10. 27/11/2017 sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở Nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan 11. 05/10/2018 đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực TN&MT Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều 12. của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 13/5/2019 Luật BVMT Nghị định số 64/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của CP về 13. 16/7/2019 tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền 14. 29/7/2019 vững các vùng đất ngập nước 196 Thời gian STT Văn bản ban hành Quyết định của Thủ tướng CP Quyết định 73/2014/QĐ-TTg về danh mục phế liệu được 1. 19/12/2014 phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất Quyết định 78/2014/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động 2. 26/12/2014 của Quỹ BVMT Việt Nam Quyết định 16/2015/QĐ-TTg quy định về thu hồi, xử lý 3. 22/05/2015 sản phẩm thải bỏ Quyết định 2359/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Hệ thống 4. 22/12/2015 quốc gia về kiểm kê khí nhà kính Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2016 về phê duyệt Quy 5. hoạch mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia giai đoạn 12/01/2016 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định 589/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và KHU 6. 06/04/2016 CÔNG NGHIỆP Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch 7. hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 01/06/2016 2020, tầm nhìn đến 2025 Quyết định 26/2016/QĐ-TTg Quy chế hoạt động ứng 8. 01/07/2016 phó sự cố hóa chất độc Quyết định 1463/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án 9. phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường 22/07/2016 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc 10. 09/08/2016 gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 Quyết định 1570/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt khung 11. 09/08/2016 chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường Quyết định 192/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Đề án 12. phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến 13/02/2017 năm 2025" Quyết định 452/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy 13. 12/04/2017 nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội 14. 10/08/2017 ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 197 Thời gian STT Văn bản ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch quốc gia 15. thực hiện Công ước Stockholm về chất ô nhiễm hữu cơ 17/10/2017 khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định 1862/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, 16. 23/11/2017 khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển giai đoạn 2018-2020 Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Dự án 17. "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu 26/01/2018 về nguồn thải" Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt điều chỉnh 18. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 07/05/2018 2025, tầm nhìn đến năm 2050 Thông tư Thông tư 13/2015/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc 1. gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm do Bộ trưởng 31/03/2015 Bộ TN&MT ban hành Thông tư 12/2015/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc 2. gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy do Bộ 31/03/2015 trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 11/2015/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 3. gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên do Bộ trưởng 31/03/2015 Bộ TN&MT ban hành Thông tư 19/2015/TT-BTNMT năm 2015 Quy định chi tiết việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc 4. 23/04/2015 môi trường và mẫu giấy chứng nhận do Bộ TN&MT ban hành Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án BVMT 5. chi tiết, đề án BVMT đơn giản do Bộ trưởng Bộ 28/05/2015 TN&MT ban hành Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường 6. chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch 29/05/2015 BVMT do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về BVMT khu kinh tế, 7. KHU CÔNG NGHIỆP, khu chế xuất, khu công nghệ cao 30/06/2015 do Bộ trường Bộ TN&MT ban hành 198 Thời gian STT Văn bản ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTNMT về cải tạo, phục hồi môi 8. trường trong hoạt động khai thác khoáng sản do Bộ 30/06/2015 trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy 9. 30/06/2015 hại do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 37/2015/TT-BGTVT quy định thủ tục cấp 10. Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ 28/07/2015 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2015/TT-BTNMT về BVMT trong nhập 11. khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ 09/09/2015 TN&MT ban hành Thông tư 56/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý các 12. nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ 08/10/2015 Giao thông vận tải quản lý ban hành Thông tư 35/2015/TT-BCT quy định về BVMT ngành 13. 27/10/2015 Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 67/2015/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc 14. gia về chất lượng nước biển do Bộ trưởng Bộ TN&MT 21/12/2015 ban hành Thông tư 66/2015/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 15. gia về chất lượng nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ 21/12/2015 TN&MT ban hành Thông tư 65/2015/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 16. gia về chất lượng nước mặt do Bộ trưởng Bộ TN&MT 21/12/2015 ban hành Thông tư 64/2015/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 17. gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong 21/12/2015 đất do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 76/2015/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc 18. gia về nước thải sản xuất cồn nhiên liệu do Bộ trưởng Bộ 31/12/2015 TN&MT ban hành Thông tư 03/2016/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc 19. gia về lò đốt CTR sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ TN&MT 10/03/2016 ban hành Thông tư 04/2016/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 20. gia về nước thải chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ TN&MT 29/04/2016 ban hành 199 Thời gian STT Văn bản ban hành Thông tư 10/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài 21. 16/05/2016 nguyên và BVMT biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định về đánh giá tác 22. động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia 16/05/2016 do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác 23. 24/08/2016 BVMT do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và 24. phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu do 12/10/2016 Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về BVMT CCN, khu kinh 25. doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh 14/10/2016 doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 270/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép thăm dò, 26. khai thác, sử dụng TNN, xả thải vào nguồn nước và hành 14/11/2016 nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí 27. 06/01/2017 sự nghiệp môi trường do Bộ Tài chính ban hành Thông tư 02/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật và 28. định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi 07/03/2017 trường do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 03/2017/TT-BTNMT hướng dẫn việc cho vay 29. với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ 21/03/2017 BVMT Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 35/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án 30. cải tạo, phục hồi môi trường phương án cải tạo, phục hồi 25/04/2017 môi trường bổ sung do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 200 Thời gian STT Văn bản ban hành Thông tư 06/2017/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương 31. 25/05/2017 tiện đo cho trạm quan trắc MTN tự động, liên tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 59/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy 32. 13/06/2017 phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 62/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện 33. 19/06/2017 về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 20/2017/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ 34. thuật hoạt động quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ 08/08/2017 TN&MT ban hành Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan 35. 01/09/2017 trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 31/2017/TT-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc 36. gia về nước thải chế biến tinh bột sắn do Bộ trưởng Bộ 27/09/2017 TN&MT ban hành Thông tư 34/2017/TT-BTNMT quy định về thu hồi, xử 37. 04/10/2017 lý sản phẩm thải bỏ do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 34/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 56/2015/TT-BGTVT quy định về quản lý nhiệm vụ môi 38. 05/10/2017 trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý Thông tư 41/2017/TT-BGTVT quy định về quản lý thu 39. gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước 14/11/2017 cảng biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng 40. 27/11/2017 nguy hiểm bằng tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành 201 Thời gian STT Văn bản ban hành Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và BVMT đối với ô tô nhập khẩu 41. 10/01/2018 thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 02/2018/TT-BXD về quy định BVMT trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công 42. 06/02/2018 tác BVMT ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 56/2018/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh 43. 25/06/2018 giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 02/2018/TT-BTNMT quy định về ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 78/2017/TT-BTNMT về quy 44. 29/06/2018 chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 40/2018/TT-BGTVT quy định về thu thập và 45. báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển Việt Nam do Bộ 29/06/2018 trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 42/2018/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư 46. trong lĩnh vực đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông 30/07/2018 vận tải ban hành Thông tư 11/2018/TT-BKHCN quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn 47. phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí 06/08/2018 tự động, liên tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 09/2018/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu thủy tinh, kim loại 48. 14/09/2018 màu, xỉ hạt lò cao nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư 08/2018/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép, nhựa, giấy 49. 14/09/2018 nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành 202 Thời gian STT Văn bản ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BTNMT quy định ngưng hiệu lực thi hành một số quy định của Thông tư số 50. 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 và Thông tư số 08/3/2019 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MT Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số 51. 31/12/2019 điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về BVMT đối 1. 22/12/2014 với cơ sở y tế do Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy 2. định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Y tế và Bộ 31/12/2015 trưởng Bộ TN&MT ban hành Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói 3. thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng do Bộ trưởng Bộ 16/5/2016 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài nguyên và môi trường (2019) 203 Phụ lục 3 Sơ đồ 1: Sơ đồ mô phỏng sơ lược hệ thống cấp giấy phép xả thải hiện nay Căn cứ Luật TNN 2012 Luật Thuỷ lợi 2017 pháp Nghị định 201/2013/NĐ-CP Nghị định 67/2018/NĐ-CP luật Nội dung Xả nước vào nguồn Xả nước thải vào hệ xin cấp nước thống thuỷ lợi phép Từ 3.000m3/ngày - công trình thủy lợi đêm trở lên Các mà việc khai thác, Từ 30.000m3/ ngày trường bảo vệ liên quan từ - đêm (nuôi trồng hợp còn hai tỉnh trở lên (Điều thuỷ sản) (Điều 28 lại 16 NĐ 67) NĐ 201) Cơ quan Bộ Tài nguyên UBND tỉnh Bộ Nông nghiệp và cấp giấy và môi trường Phát triển nông thôn phép Cơ quan Cục Quản lý Sở Tài Sở Nông Tổng cục thẩm định TNN nguyên và nghiệp và Thuỷ lợi hồ sơ MT Phát triển Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp (2020) 204 Phụ lục 4 Cho đến nay Việt Nam đã tham gia thực hiện nhiều điều ước quốc tế về môi trường phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững như: - Công ước Đa dạng sinh học (CBD), Công ước được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và Phát triển do Liên hợp quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) và chính thức có hiệu lực từ tháng 12/1994. Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này từ ngày 16/11/1994; - Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; - Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước. Công ước này được thông qua ngày 2/2/1971 và được đại biểu của 18 nước ký kết một ngày sau đó tại Hội nghị quốc tế được tổ chức tại thành phố Ramsar (Iran). Tháng 12/1975, Công ước có hiệu lực và UNESCO là tổ chức lưu chiểu Công ước. Nội dung chính của Công ước là bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước chủ yếu làm nơi cư trú của chim nước. Việt Nam là một trong 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước ngày 20/11/1989; - Công ước Basel được thông qua tại Hội nghị Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền ở Basel vào năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1992 với mục tiêu cơ bản là kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, các chất thải khác được quy định bởi Công uớc Basel, phòng ngừa và giảm thiểu sự hình thành cũng như quản lý hợp lý về môi trường những chất thải này, tích cực thúc đẩy việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ sạch hơn.Tính đến tháng 11/2011, Công ước Basel đã có 178 Bên tham gia. Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước Basel ngày 13/3/1995; - Công ước Stốck-hôm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân (POP) được thông qua ngày 22/5/2001 tại Stockholm, Thụy Điển và có hiệu lực từ ngày 17/5/2004. Công ước Stốck-hôm là một hiệp ước toàn cầu có mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước POP, Việt Nam tham gia ký kết Công ước Stốck-hôm ngay từ năm 2001. Ngoài ra chúng ta tham gia nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển như: - Công ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra (Việt Nam tham gia ngày 29/8/1991); - Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển SOLAS 1974 (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991); - Công ước Luật biển 1982 (Việt Nam tham gia ngày 16/11/1994); - Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên biển COLREG 1972 (Việt Nam tham gia ngày 18/12/1990); - Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên 1978/1995 (STCW) (Việt Nam tham gia ngày 18/3/1991); - Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1969 (CLC 1969) 205 Phụ lục 5 Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào MTN chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào MTN. Theo quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định này, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi. 206 Phục lục 6 Các loại phí về môi trường được sử dụng tại các quốc gia OECD Phí ô Phí ô Phí Phí Phí sử Phí Hoàn nhiễm Lệ Thuế Trợ STT Quốc gia nhiễm rác gây dụng sản trả uỷ không phí MT giá nước thải ồn MT phẩm thác khí 1 Úc + + + + + 2 Bỉ + + + + 3 Canada + + + + Đan 4 + + + + + Mạch 5 Phần Lan + + + + + + 6 Pháp + + + + + + + + 7 Đức + + + + + 8 Italia + + + 9 Nhật Bản + + + + + + 10 Hà Lan + + + + + + + 11 Na Uy + + + + + + 12 Thuỵ điển + + + + + + 13 Thuỵ Sĩ + + 14 Anh + + 15 Hoa Kỳ + + + + + + Số nước sử 13,3 26,7 26,7 46,7 100 46,7 66.7 60 73,3 40 dụng (%) Nguồn: Đinh Trọng Khang [81] 207 Phụ lục 7 Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng Cục trưởng Tổng cục môi trường quy định về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN_WQI): 1. Đánh giá chỉ số chất lượng nước Chỉ số chất lượng nước được tính theo thang điểm (khoảng giá trị WQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để đánh giá chất lượng nước đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, cụ thể như sau: Bảng 1: Chỉ số chất lượng nước được tính theo thang điểm Khoảng giá trị Chất lượng nước Màu sắc Mã màu RBG WQI 91 - 100 Rất tốt Xanh nước biển 51;51;255 76 - 90 Tốt Xanh lá cây 0;228;0 51 - 75 Trung bình Vàng 255;255;0 26 - 50 Xấu Da cam 255;126;0 10 - 25 Kém Đỏ 255;0;0 < 10 Ô nhiễm rất nặng Nâu 126;0;35 2. Yêu cầu đối với nội dung thông tin công bố về VN_WQI bao gồm: Bảng 2: Yêu cầu đối với nội dung thông tin công bố về VN_WQI Trang Phát Bảng Thiết bị Nội dung công bố Báo chí Truyền hình tin điện thanh điện tử di động tử Màu sắc tương ứng x - x x x x mức cảnh báo Tên Tên ngắn Tên ngắn Tên Vị trí, tọa Vị trí, Vị trí quan trắc ngắn gọn gọn gọn ngắn gọn độ tọa độ Giá trị WQI và các thông số được sử dụng để x x x x x x tính WQI Khuyến nghị, cảnh x x x x x x báo Rút gọn Rút gọn Rút gọn theo tên Rút gọn theo theo tên theo tên Trình cơ quan tên cơ quan cơ quan Trình bày Áp dụng phương pháp cơ quan bày chi ban hành ban hành ban hành chi tiết tính WQI (VN_WQI) ban hành tiết cách công công thức công cách tính công thức tính thức WQI thức WQI WQI WQI Nguồn cung cấp dữ x x x x x x liệu để tính toán WQI Ghi chú: (x): thông tin bắt buộc; (-): không bắt buộc 208 3. Các mức WQI và đánh giá chất lượng nước như sau Bảng 3: Các mức VN_WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng Khoảng giá Chất lượng Phù hợp với mục đích sử dụng trị WQI nước 91 - 100 Rất tốt Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt 76 - 90 Tốt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục 51 - 75 Trung bình đích tương đương khác Sử dụng cho giao thông thủy và các mục 26 - 50 Kém đích tương đương khác Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý 10 - 25 Ô nhiễm nặng trong tương lai Ô nhiễm rất Nước nhiễm độc, cần có biện pháp khắc < 10 nặng phục, xử lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_ve_bao_ve_moi_truong_nuoc_o_vie.pdf
  • pdfScanned Documents_b364933fe0fbb5b4b8eeb40488e38fc8.pdf
  • pdfTT _T.Viet_ Do Thi Huong (nop QD).pdf
Tài liệu liên quan