VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
THƠ TƢỢNG TRƢNG Ở VIỆT NAM:
TRƢỜNG HỢP BÍCH KHÊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
THƠ TƢỢNG TRƢNG Ở VIỆT NAM:
TRƢỜNG HỢP BÍCH KHÊ
Ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ
2.TS. MAI BÁ ẤN
Hà Nội, 2020
LỜI CAM ĐOAN
168 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Thơ tượng trưng ở Việt Nam: Trường hợp Bích Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Lưu Khánh Thơ và TS. Mai Bá Ấn. Các số liệu và trích dẫn trong
luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác. Luận án không trùng lặp với bất kỳ công trình
khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ MỸ HIỀN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thơ tƣợng trƣng ở Việt Nam .......... 5
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 ..................................................................... 5
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 .................................................. 7
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay ............................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu thơ Bích Khê và thơ tƣợng trƣng Bích Khê ...... 15
1.2.1. Trước năm 1945 .................................................................................. 15
1.2.2. Từ 1945 đến 1986 ............................................................................... 17
1.2.3. Từ 1986 đến nay .................................................................................. 20
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 29
Chƣơng 2: CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG VỚI THƠ MỚI ...................... 31
2.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa tƣợng trƣng và thơ tƣợng trƣng ...................... 31
2.1.1. Chủ nghĩa tượng trưng ........................................................................ 31
2.1.2. Thơ tượng trưng .................................................................................. 34
2. 2. Ảnh hƣởng của thơ tƣợng trƣng Pháp đến Thơ mới Việt Nam ................ 39
2.2.1. Nguyên nhân ra đời của thơ tượng trưng ở Việt Nam ........................ 40
2.2.2. Thơ mới từ lãng mạn đến tượng trưng ................................................ 45
2.2.3. Bích Khê - Trường hợp điển hình của thơ tượng trưng ở Việt Nam .. 55
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 67
Chƣơng 3: THƠ TƢỢNG TRƢNG BÍCH KHÊ: NHỮNG CẢM QUAN
NGHỆ THUẬT MỚI ........................................................................................ 69
3.1. Cảm quan về thế giới ................................................................................. 70
3.1.1. Một thế giới thanh khiết, huyền diệu .................................................. 71
3.1.2. Một thế giới tương quan giữa các đối lập ........................................... 75
3.1.3. Một thế giới đẫm màu sắc tâm linh ..................................................... 77
3.2. Quan niệm về cái đẹp ................................................................................. 84
3.2.1. Cái đẹp tột cùng, tuyệt đỉnh ................................................................ 85
3.2.2. Cái đẹp gắn với màu sắc nhục thể ....................................................... 89
3.3. Quan niệm về thơ ....................................................................................... 92
3.3.1. Thơ là sự giao hòa giữa “Thuần túy và tượng trưng” ......................... 92
3.3.2. Thơ là sự tích hợp giữa các loại hình nghệ thuật ................................ 95
3.3.3. Thơ là nỗi đau thương đã trở thành lạc thú sáng tạo .......................... 97
3.4. Quan niệm về nhà thơ .............................................................................. 101
3.4.1. Nhà thơ - Người chưng cất nên những điều đẹp đẽ .......................... 101
3.4.2. Nhà thơ - Người luôn khát vọng “Duy tân” ...................................... 104
Chƣơng 4: THƠ TƢỢNG TRƢNG BÍCH KHÊ: NHỮNG ĐẶC SẮC
VỀ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN ............................................................... 108
4.1. Tính tƣơng giao, tƣơng hợp .................................................................... 109
4.1.1. Tương giao, tương hợp giữa các giác quan....................................... 110
4.1.2. Tương giao, tương hợp giữa vạn vật, vũ trụ và con người ............... 112
4.1.3. Tương giao, tương hợp giữa âm thanh, màu sắc, hương thơm và
ánh sáng ....................................................................................................... 115
4.2. Tạo dựng những biểu tƣợng độc đáo ..................................................... 119
4.2.1. Biểu tượng về màu sắc ...................................................................... 120
4.2.2. Biểu tượng về thân thể ...................................................................... 123
4.2.3. Biểu tượng về cõi chết ...................................................................... 126
4.3. Nhạc tính nhƣ là linh hồn của thi ca ...................................................... 130
4.3.1. Nhạc được xem là đối tượng khám phá của thi ca ............................ 132
4.3.2. Nhạc được xem là cơ chế tạo nghĩa .................................................. 134
4.3.3. Nhạc được xem là nội dung quan trọng của thi ca............................ 137
4.4. Ẩn dụ, cấu trúc câu và ngôn ngữ - Những phƣơng thức nổi trội của
thơ tƣợng trƣng Bích Khê .............................................................................. 139
4.4.1. Ẩn dụ - phương thức chủ đạo của thơ tượng trưng........................... 139
4.4.2. Cấu trúc câu thơ ngẫu nhiên, phi tuyến tính ..................................... 141
4.4.3. Phương ngữ - từ ngôn ngữ bình dân đến sắc thái tượng trưng ......... 143
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................ 146
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 147
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ........................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 152
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Chủ nghĩa tượng trưng là một khuynh hướng nghệ thuật ra đời ở Pháp vào
thập niên 60-70 của thế kỷ XIX. Khi vừa xuất hiện, nó trở đã thành một hiện tượng
văn hóa tiêu biểu ở châu Âu, ảnh hưởng tới tất cả các loại hình nghệ thuật khác như:
âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, điêu khắc, kiến trúc, đặc biệt là thơ ca. Hòa vào
dòng chảy của chủ nghĩa tượng trưng, thơ tượng trưng ra đời gắn với những tên tuổi
như: Charles Baudelaire, Mallarmé, Paul Varlaire, Arthur Rimbaud,... Thơ tượng
trưng trở thành một trào lưu được ưa chuộng ở Pháp, sau đó lấn dần sang khu vực
phương Đông, trong đó có Việt Nam.
1.2. Thơ tượng trưng là một trường phái thơ quan trọng trong tiến trình hiện
đại hóa văn học thế giới, có sức sống bền bỉ trong đời sống văn học trên toàn thế giới. Nó
ảnh hưởng rất lớn đến các nhà Thơ mới Việt Nam, như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Bích Khê... Cùng
với thơ lãng mạn, thơ tượng trưng đã tác động mạnh mẽ, góp phần tạo nên một thời đại
trong thi ca.
1.3. Bích Khê là một nhà thơ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới, nhưng ở giai
đoạn cuối - giai đoạn thoái trào của thơ lãng mạn và mở hướng sang tượng trưng, siêu
thực. Bích Khê sáng tác không nhiều, nhưng chính cách Duy tân trong sáng tạo dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của thơ tượng trưng Pháp (tính nhạc, tương giao, biểu
tượng, ngôn ngữ) đã đưa Bích Khê trở thành một nhà thơ tượng trưng nổi bật ở Việt
Nam giai đoạn 1932-1945 .
1.4. Tuy vậy, quá trình tiếp nhận và nghiên cứu thơ tượng trưng chưa thật sự
ngang tầm với đóng góp của nó so với thơ lãng mạn, đặc biệt là trường hợp Bích Khê.
Số lượng bài viết, công trình nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam nói chung và
thơ tượng trưng Bích Khê nói riêng khá phong phú, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay.
Nhưng, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh riêng
lẻ, thậm chí có những ý kiến trái chiều, chủ quan, thiên về cảm tính, chưa thâm nhập
nghiên cứu vào mối quan hệ, sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đối với Thơ mới
cũng như đối với Bích Khê. Đặc biệt, tìm ra những cách tân, duy tân, cảm quan mới về
nghệ thuật, phương thức biểu hiện để minh chứng Bích Khê là nhà thơ tượng trưng tiêu
2
biểu ở Việt Nam vẫn là khoảng trống. Với những lý do trên, chúng tôi chọn Thơ tượng
trưng ở Việt Nam: Trường hợp Bích Khê làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án nhằm khái quát sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến các nhà
thơ Mới Việt Nam và trường hợp Bích Khê;
- Luận án phân tích, đối chiếu, so sánh thơ tượng trưng Bích Khê với thơ truyền
thống phương Đông, thơ tượng trưng Pháp, thơ lãng mạn, Trường thơ Loạn nhằm tìm
ra những đóng góp của thơ tượng trưng Bích Khê trên các phương diện như: cảm quan
mới về nghệ thuật, phương thức biểu hiện nghệ thuật đặc sắc. Từ đó, tìm ra những yếu
tố tượng trưng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê để đi đến khẳng định: Bích Khê
là nhà thơ tiêu biểu của thơ tượng trưng ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập một số cơ sở lý thuyết bằng cách hệ thống hóa và nêu lên những khái
niệm cơ bản như: chủ nghĩa tượng trưng; thơ tượng trưng; biểu tượng;...
- Nêu lên được những ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đến phong trào
Thơ mới ở Việt Nam và trường hợp Bích Khê để thấy được sự đổi mới, cách tân của
Thơ mới và thơ Bích Khê theo khuynh hướng tượng trưng;
- Chỉ ra được những đóng góp của Bích Khê trong việc sử dụng yếu tố tượng
trưng vào thơ. Bên cạnh đó chỉ ra được Bích Khê đã vận dụng hợp lý các nguyên tắc
cơ bản của thơ tượng trưng Pháp bên cạnh vận dụng yếu tố Đường thi và thơ truyền
thống Việt Nam một cách nhuần nhuyễn để tạo nên những tác phẩm thơ tượng trưng
tiêu biểu ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi xác định đối tượng chính là thơ tượng trưng
ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945 được nghiên cứu qua trường hợp Bích Khê.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, luận án khu biệt hai phạm vi cơ bản: Phạm vi thời
gian: Luận án trọng tâm khai thác thơ tượng trưng ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945
(Vì Bích Khê là nhà thơ xuất hiện vào giai đoạn này); Phạm vi tư liệu: Tư liêu về lý
thuyết, tư liệu về cuộc đời - sự nghiệp Bích Khê, đặc biệt là 2 tập thơ Tinh huyết
(1939), Tinh hoa (1997) của Bích Khê cùng một số tác phẩm tiêu biểu của thơ truyền
3
thống và Thơ mới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Nhằm đặt thơ tương trưng Pháp, thơ tượng
trưng Việt Nam, thơ tượng trưng Bích Khê trong sự vận động và phát triển của lịch sử
xã hội và lịch sử thi ca;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Study): Sử dụng phương pháp nghiên
cứu trường hợp nhằm nêu bật đối tượng điển hình mà luận án đang đề cập, cụ thể là
trường hợp Bích Khê;
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả: Nghiên cứu tiểu sử, cuộc đời của tác giả
nhằm tìm ra những nét riêng góp phần tạo nên phong cách thơ tượng trưng Bích Khê;
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học được vận dụng nhằm nhận diện
thơ tượng trưng Bích Khê qua ngôn ngữ, biểu tượng, tính nhạc, thuyết tương giao....;
- Phương pháp thống kê: Dùng để khảo sát, thống kê nguồn tư liệu theo những vấn
đề chi tiết: tần số xuất hiện, phương thức sử dụng,;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm so
sánh thơ tượng trưng Việt Nam với thơ tượng trưng Pháp; thơ Bích Khê với một số
nhà Thơ mới, như: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn; nhằm nêu
bật những cách tân của thơ tượng trưng Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê;
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng một cách thường
xuyên trong quá trình nghiên cứu của luận án, cụ thể luôn đưa ra dẫn chứng thơ nhằm
phân tích, lập luận trên mọi chiều cạnh dựa trên các luận cứ, luận điểm mà tác giả luận
án đưa ra;
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng sự các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát
văn bản; phân loại, tổng hợp, phê bình văn học, để khám phá đặc trưng của thơ
tượng trưng thế giới; thơ tượng trưng ở Việt Nam; thơ tượng trưng Bích Khê.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án xác lập các khái niệm, sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng và thơ
tượng trưng; phân biệt thơ tượng trưng và thơ mang yếu tố tượng trưng;
- Luận án chỉ ra sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng phương Tây, đặc biệt là thơ
tượng trưng Pháp đến Thơ mới Việt Nam và trường hợp Bích Khê;
- Luận án tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê;
4
- Luận án phân tích, đối chiếu, so sánh sự chuyển động trong cảm quan nghệ
thuật của thơ tượng trưng Bích Khê thông qua cảm quan về thế giới, quan niệm về cái
đẹp, quan niệm về thơ và nhà thơ;
- Luận án tìm ra những nét đặc trưng trong phương thức biểu hiện nghệ thuật
của thơ tượng trưng Bích Khê: tính tương giao, tương hợp; nhạc tính; phương thức ẩn
dụ, cấu trúc câu thơ và ngôn ngữ; làm sáng rõ đặc điểm thơ tượng trưng Bích Khê
trong việc vận dụng, sự kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc thơ tượng trưng Pháp với các
yếu tố Đường thi và thơ Việt Nam truyền thống;
- Qua phân tích, đối sánh, minh chứng, luận án khẳng định: Bích Khê là trường
hợp điển hình của thơ tượng trưng ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể và hệ
thống về sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đến Thơ mới Việt Nam và trường
hợp Bích Khê;
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và
giảng dạy về chủ nghĩa tượng trưng, thơ tượng trưng, Thơ mới và thơ tượng trưng
Bích Khê.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Chủ nghĩa tượng trưng với Thơ mới
Chương 3: Thơ tượng trưng Bích Khê: Những cảm quan nghệ thuật mới
Chương 4: Thơ tượng trưng Bích Khê: Những đặc sắc về phương thức biểu hiện
5
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thơ tƣợng trƣng ở Việt Nam
Ở nước ta, việc nghiên cứu thơ tượng trưng Pháp và thơ tượng trưng ở Việt Nam
diễn ra khá sớm. Năm 1917, trên Tạp chí Nam Phong, số 6, Phạm Quỳnh đã có bài khảo
luận khá công phu về thơ Baudelaire. Kể từ đó tới nay, vấn đề nghiên cứu về thơ tượng
trưng Pháp và thơ tượng trưng ở Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước. Có thể chia vấn đề nghiên cứu này thành 3 giai đoạn như sau:
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
Có thể thấy, Phạm Quỳnh là người đầu tiên đưa thơ tượng trưng và những tác
phẩm của Baudelaire đến gần với bạn đọc Việt Nam. Mặc dù, trong giới thiệu đó,
Phạm Quỳnh không gọi Baudelaire là nhà thơ tượng trưng, nhưng ông đã nhận ra
“Baudelaire là một nhà thơ có tài nhất ở nước Pháp vào thế kỉ XIX” [146, tr. 381]. Với
con mắt của một trí thức Tây học, ông không chỉ ngưỡng mộ con người, văn hóa, văn
học Pháp mà còn nhìn thấy ở thơ Baudelaire sự mới mẻ, độc đáo, nhạy bén với thời
cuộc. Với sự “tiếp cận” bước đầu này, Phạm Quỳnh mong muốn và hy vọng các nhà
thơ Việt Nam học tập “để thay vào mấy cái sáo cũ xưa nay”. Là người dịch thơ
Baudelaire ra tiếng Việt, đồng thời cũng là người đầu tiên tìm hiểu yếu tố tượng trưng
trong thơ Việt Nam nên công trình Luận giải văn học và triết học học mang một ý
nghĩa lịch sử, đánh dấu việc ý thức về sự xuất hiện của trường phái tượng trưng trong
thơ ca Việt Nam để các nhà nghiên cứu chú ý. Tuy nhiên, bài khảo luận của Phạm
Quỳnh mới chỉ dừng lại ở sự giới thiệu mà chưa hề có ý thức bàn về việc các nhà thơ
Việt Nam tiếp nhận thơ Baudelaire như thế nào. Năm 1941, Nhà xuất bản Những
mảnh gương Tân Việt - Sài Gòn cho ra mắt cuốn sách đề cập tới sự ảnh hưởng của thơ
tượng trưng đối với thơ Việt Nam mang tên Hàn Mặc Tử - Thân thế và thi văn của
Trần Thanh Mại. Đây được xem là cuốn sách đầu tiên đề cập tới sự ảnh hưởng của thơ
tượng trưng Pháp đến các nhà Thơ mới Việt Nam. Trong sách, tác giả nêu: “Hàn Mặc
Tử cùng với các môn đệ của chàng chủ trương trường thơ tượng trưng, theo lối
Mallarmé và Valéry bên Pháp” [112, tr.7]. Những nhận xét, đánh giá của Trần Thanh
Mại về thơ tượng trưng lúc bấy giờ không nhiều, có phần dè dặt, cực đoan và không
mấy thiện cảm với các nhà thơ tượng trưng Pháp, thậm chí còn tỏ ra coi thường, khinh
6
rẻ,... Điều này cho thấy, Trần Thanh Mại chưa thấu hiểu mục đích sáng tạo đầy tính
nổi loạn của các nhà thơ tượng trưng. Song, đây cũng là nghiên cứu đáng lưu tâm
trong hành trình tìm hiểu, đánh giá và nghiên cứu về thơ tượng trưng. Khác với cảm
nhận, đánh giá về thơ tượng trưng của Trần Thanh Mại, trong Thi nhân Việt Nam,
Hoài Thanh - Hoài Chân đã nhận xét: “Mỗi nhà thơ Việt Nam đều mang trên đầu năm,
bảy nhà thơ Pháp... Thơ tượng trưng được người thích hơn nhất, đặc biệt là Baudelaire,
người đã khơi nguồn thơ ấy...”; “Xuân Diệu học được ở C. Baudelaire “một nghệ thuật
tinh vi”, Huy Cận chịu “ảnh hưởng Verlaine”, Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên “Chịu rất
nặng ảnh hưởng của Baudelaire”, còn Bích Khê và Nguyễn Xuân Sanh “muốn đi đến
chỗ người ta thường cho là cao nhất trong thơ tượng trưng: Mallarmé, Valéry” [16,
tr.33]. Hoài Thanh cho rằng: “Ảnh hưởng của thơ Pháp trong thơ Xuân Diệu là cực
điểm” [16, tr.327]. Có thể thấy, bằng lối cảm nhận tinh tế, toàn diện, tác giả của Thi
nhân Việt Nam đã góp phần quan trọng trong cách gợi mở để các nhà Thơ mới Việt
Nam tiếp cận với thơ tượng trưng ngày càng rõ. Cuốn sách được xem như một định
hướng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tiếp bước để tìm hiểu sâu về yếu tố tượng
trưng trong thơ. Tuy vậy, Thi nhân Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở sự ảnh hưởng
của chủ nghĩa lãng mạn nói chung chứ chưa bàn sâu về chủ nghĩa tượng trưng ở Thơ
mới Việt Nam.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (1942 -1945), tập 2 cũng có lời bàn về
vấn đề này, ông đã chỉ ra một số nhà Thơ mới tiếp nhận thơ tượng trưng như: Thế Lữ,
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương... Khi đề cập đến mối quan hệ giữa các
nhà thơ Việt Nam và thơ tượng trưng Pháp, tác giả thấy có sự gần gũi giữa Xuân Diệu
và Rimbaud,Verlaire; một số bài của Thế Lữ “có cái ý phảng phất như của Baudelaire”
[136, tr. 125]; còn, “Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thật không khác gì những tiếng đàn
thu não nùng của Verlaine trong Bài hát thu về [136, tr.103]. Tuy nhiên, trong công
trình này, tác giả không chỉ rõ sự ảnh hưởng, cách tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp của
các nhà thơ Việt Nam thông qua quan niệm tương ứng các giác quan của Baudelaire.
Qua nguồn tài liệu thu thập được, có thể thấy, việc nghiên cứu thơ tượng trưng ở
Việt Nam đã diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX, song bấy giờ đang trong giai đoạn
phôi thai, hình thành, các học giả chủ yếu “điểm mặt”, “ghi tên” những thi sĩ, thi phẩm có
dấu ấn tượng trưng mà ít đề cập đến thực tiễn tiếp nhận của dòng thơ này. Đây có thể coi
là giai đoạn có tính chất tiên phong trong việc nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam.
7
Trong các công trình kể trên thì Thi nhân Việt Nam có nhiều đóng góp hơn cả. Một số
nhận định của Hoài Thanh - Hoài Chân về nỗi “ám ảnh” của thơ C. Baudelaire, P.
Verlaine, S. Mallarmé, P. Valéry tới các nhà thơ ở Việt Nam thực sự có giá trị, đồng thời
làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này về thơ tượng trưng ở việt Nam.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986
Giai đoạn 1954-1975, đất nước bị chia cắt làm hai miền; vậy nên, việc nghiên
cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng diễn ra không mấy suôn sẻ,
thậm chí còn phức tạp vì có sự phân hóa rõ rệt về thể chế chính trị, văn hóa. Ở miền
Nam, thơ tượng trưng được đánh giá khá cao và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu; họ không chỉ nghiên cứu sâu yếu tố tượng trưng trong Thơ mới mà còn
mở rộng ra cả thơ ca đương thời lúc đó. Ngược lại, ở miền Bắc, người ta rất ít đề cập
đến yếu tố tượng trưng trong Thơ mới; nếu có, chủ yếu phê phán hơn là đồng tình,
ngợi khen.
Năm 1956, Nguyễn Hiến Lê trong bài Đuổi bắt ảo ảnh cũng gây được sự chú ý
của giới nghiên cứu và độc giả. Khi đề cập đến vấn đề tượng trưng, Nguyễn Hiến Lê
cũng có những quan niệm và cho rằng, nhạc điệu trong thơ tượng trưng gắn với xúc
cảm cá nhân và có khả năng khơi gợi: “Muốn gọi là thơ tượng trưng thì nhạc điệu của
thơ phải thay đổi tùy theo cảm xúc của mình, câu thơ dài ngắn tùy ý, sự bố cục vô
dụng, ý nghĩa của mỗi tiếng cũng không quan trọng, quan trọng là thanh âm (nhạc
trước hết): nó gợi cho ta hình ảnh, ý tưởng, cảm xúc” [100, tr.413]. Tuy nhiên, ông
nhận xét khá chủ quan, “mới thấy có Xuân Diệu là áp dụng kỹ thuật tượng trưng (tính
nhạc) trong mỗi một bài Nguyệt cầm” [100, tr.417]. Dẫu vậy, những nhận xét mang
tính phát hiện chủ quan của Nguyễn Hiến Lê cũng đáng quan tâm và xem là một cứ
liệu được “điểm danh” trong các công trình nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt
Nam. Năm 1963, Minh Huy với Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam bàn về
thơ tượng trưng trên một bình diện sâu rộng hơn, mới mẻ hơn. Đối tượng mà ông
nghiên cứu không chỉ là các nhà thơ tiền chiến mà cả hậu chiến. Với các nhà thơ tiền
chiến, ông cho rằng, “Phạm Hầu đã tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng” [89, tr.129];
“Đoàn Phú Tứ mang nhiều dấu vết của khuynh hướng tượng trưng” [89, tr.130]; Xuân
Diệu, Huy Cận “thoáng không khí tượng trưng của Verlaine và Rimbaud” [89, tr.130];
Lưu Trọng Lư có “một bài thơ tượng trưng rất nổi tiếng - Tiếng Thu” [89, tr.134];
“Chế Lan Viên không hẳn là tượng trưng mà là một lối thơ lãng mạn có khi tầm
8
thường, vẩn đục” [ 89, tr.132]; còn Hàn Mặc Tử và Bích Khê được ông ưu ái gọi là
“hai nhà lý thuyết của khuynh hướng thơ tượng trưng” [89, tr.122]. Với Những khuynh
hướng trong thi ca Việt Nam, Minh Huy đã phân tích, lý giải về các cấp độ tượng
trưng của các nhà Thơ mới rất tỉ mỉ, thấu đáo trong việc chỉ ra các mức độ trong việc
tiếp nhận yếu tố tượng trưng của các nhà Thơ mới. Bên cạnh đó, ông đặc biệt lưu ý
đến hai trường hợp Hàn Mặc Tử và Bích Khê: “Với Hàn Mặc Tử và Bích Khê, thi ca
tượng trưng Việt Nam đã đến một cao độ thật tuyệt vời, đến một nơi thật cao siêu và
khả kính, mà cho đến ngày nay chưa một nhà thơ tượng trưng tiền và hậu thế nào có
thể vượt đến được” [89, tr.127]. Những nhận định ấy tuy có chỗ cần bàn thêm, nhất là
đối với Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, song nhìn chung, công trình của Minh
Huy có những đóng góp tích cực về khoa học và sâu rộng về nội dung. Chuyên luận
Phong trào Thơ mới 1932-1945 của Phan Cự Đệ đề cập sự ảnh hưởng của thơ Pháp,
đặc biệt là sự ảnh hưởng của Baudelaire, Rimbeau đến các nhà Thơ mới Việt Nam.
Ông khẳng định, từ năm 1936 trở đi, Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng
nhiều hơn thơ lãng mạn và thừa nhận những tác động tích cực của thơ Pháp đối với
các nhà thơ Việt Nam: “Ảnh hưởng của Baudelaire sâu sắc phải kể đến Bích Khê, Hàn
Mặc Tử. Còn nhóm thi sĩ trong Xuân thu nhã tập thì đã đi đến độ chót của thơ tượng
trưng Verlaire, Mallarme” [35, tr.574]; “Bích Khê và Nguyễn Xuân Sanh muốn đi đến
chỗ người ta coi là cao nhất trong thơ tượng trưng Mallarme, Verlaire...còn Xuân
Diệu, Huy Cận chỉ dừng ở mức độ có tính cách của thơ Pháp với tượng trưng” [35,tr.
106]. Hơn nữa, với công trình này, tác giả cũng đã đề cập đến mối quan hệ giữa Thơ
mới và thơ tượng trưng Pháp, đặc biệt là với Baudelaire: “Dấu vết của Baudelaire còn
có thể tìm thấy trong thơ Huy Cận, Chế Lan Viên, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương...”
[35, tr. 243]. Với Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh đã có
những kiến giải mới về khuynh hướng tượng trưng. Ở đây, tác giả mới chỉ tập trung
bàn luận về mối quan hệ giữa “thực thể” và “hư thể”, giữa “ngoại vật” và “tâm tư”,
giữa “khách quan” và “chủ quan” để làm nên thế giới tượng trưng chứ không đề cập
sự ảnh hưởng của thi phái tượng trưng Pháp đối với các nhà Thơ mới Việt Nam. Theo
họ: “Tượng trưng bắt nguồn từ thực thể đi vào hư thể ..., là thế giới phản ánh giữa
ngoại vật và tâm tư, là hình bóng cấu tạo giữa hai địa hạt chủ quan và khách quan ....
Các nghệ sĩ phái tượng trưng đã đi tìm cái đẹp trong thế giới ấy” [104, tr.449]. Những
phát hiện mới trong công trình này đã góp thêm một tiếng nói khác, một cách nhìn
9
khác về thơ tượng trưng, đặc biệt là thơ Bích Khê: “con người của thế giới tượng trưng
sống bằng rung chuyển của tâm linh qua sự va chạm tuyệt đối của cảm giác với sự vật”
[104, tr.451]. Đánh giá mối quan hệ giữa thơ tượng trưng Pháp và thơ hiện đại Việt
Nam, ngoài các tác giả kể trên còn có Tạ Tỵ, Phan Lạc Phúc, Phạm Đán Bình, Lê Huy
Oanh, Võ Long Tê, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Kim Chương, Tam Ích... Tuy
nhiên, những bài viết này chủ yếu hướng tới hai gương mặt tượng trưng tiêu biểu là
Đinh Hùng và Hàn Mặc Tử mà chưa có cái nhìn bao quát, tổng thể về các nhà Thơ
mới Việt Nam qua yếu tố tượng trưng. Trong số báo đặc biệt tưởng niệm thi sĩ Đinh
Hùng có tên Thương nhớ Đinh Hùng (Tạp chí Văn, số 91, ra ngày 01/10/1967). Tại
đây, nhiều người đã khẳng định, tác giả Mê hồn ca chịu ảnh hưởng rõ nét của thơ
tượng trưng. Tạ Tỵ viết: “Thơ Đinh Hùng chịu ảnh hưởng của dòng thơ tượng trưng
phương Tây. Lúc sinh thời Đinh Hùng không phủ nhận Đinh Hùng say mê Baudelaire,
Mallarmé, Rimbaud ....” [190, tr.20]. Còn Phan Lạc Phúc cho rằng: “Tuy không đặt ý
niệm trường phái rõ ràng như ở Pháp nhưng ta tìm thấy khuynh hướng tượng trưng rõ
rệt nơi các nhà thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Huy Cận và gần gũi chúng ta hơn là thi sĩ
Đinh Hùng” [139, tr.87].
Nhìn chung, giai đoạn này, các nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam có
bước phát triển đáng kể so với giai đoạn trước 1945, nhưng vẫn dừng lại ở mức khiêm
tốn. Một điều thấy rõ, các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ không chỉ đi tìm sự ảnh hưởng
của thi phái tượng trưng đối với các nhà Thơ mới mà còn mở rộng tới các nhà thơ thời
hậu chiến ở miền Nam. Nhờ sớm tiếp xúc các thành tựu của nền lý luận văn học hiện
đại phương Tây như: Văn học so sánh, phân tâm học, các kiểu phê bình mới... nên kết
quả nghiên cứu của họ có những phát hiện mới mẻ. Chẳng hạn, chuyên luận Khảo cứu
các khuynh hướng thi ca Việt Nam của Minh Huy, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh có
những kiến giải về thơ tượng trưng khá thuyết phục; qua đó, thấy rằng, trong nền thơ
hiện đại nước nhà đã xuất hiện khuynh hướng tượng trưng. Tuy nhiên, những biện
giải, luận giải, nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình giai đoạn này còn mang
tính chủ quan, suy diễn và không ít bài viết còn ở mức độ sơ khởi, gián tiếp.
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Bẵng qua một thời gian dài kể từ năm 1975 đến năm 1986, hầu như không có
nghiên cứu mới về thơ tượng trưng xuất hiện ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc. Phải
đến sau thời kỳ Đổi Mới - năm 1986,xu hướng nghiên cứu phê bình văn học có những
10
chuyển biến tích cực, vấn đề nghiên cứu thơ tượng trưng mới được quay trở lại và
được nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ, tích cực và thỏa đáng. Sau hơn một thập
kỷ, vấn đề nghiên cứu về tượng trưng gần như bị bỏ quên trên đất Bắc, mãi đến năm
1986 Phạm Văn Sĩ đã mạnh dạn quay trở lại nghiên cứu văn học phương Tây với công
trình Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, trong đó có bàn đến Baudelaire và
chủ nghĩa tượng trưng. Viết về Baudelaire cũng như trường phái tượng trưng Pháp,
Phạm Văn Sĩ có những nhận định mang tính phát hiện và khái quát được một số đặc
trưng thẩm mỹ, thi pháp học và sự ảnh hưởng của của trường phái này đến các nhà
Thơ mới Việt Nam: “Ảnh hưởng của Baudelaire trong thơ Việt Nam là một hiện tượng
có tính đột xuất và phức tạp” [151, tr.47]. Nhận định đó tuy không có gì mới mẻ,
nhưng đặt trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đây có thể coi là một
tín hiệu tích cực cho việc nghiên cứu về thơ tượng trưng sau này.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trong không khí đổi mới của đất nước, nhất là
đối với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, văn học đã có nhiều cuộc hội thảo được diễn ra.
Nhân kỉ niệm 60 năm ra đời của Phong trào Thơ Mới (1932 – 1992), nhiều bài viết
trong Hội thảo được Huy Cận và Hà Minh Đức chọn lọc in thành sách với nhan
đề Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (1993). Trong sự “nhìn lại” đó, không ít
người thừa nhận Thơ mới chịu ảnh hưởng đậm chất thơ tượng trưng Pháp. Trong đó,
Hoàng Ngọc Hiến - tác giả bài viết Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng và Thơ mới cho
rằng: “Các nhà Thơ mới rất “tâm đắc” quan niệm tương ứng các giác quan của C.
Baudelaire. Song, nếu hiểu quan niệm ấy một cách giản đơn là sự tương ứng giữa
hương thơm, màu sắc và âm thanh thì chỉ để lại trong Thơ mới vài ba tổ hợp từ lạ; Sự
tương ứng cốt yếu là tương ứng giữa âm thanh và ý nghĩa, từ đây Valéry đưa ra một
định nghĩa trứ danh: Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa” [14, tr.137]. Các
nhà Thơ mới chủ yếu tiếp nhận đặc điểm này của thơ tượng trưng và “trở thành một
nguyên tắc sáng tạo quan trọng” của họ “Không phải ngẫu nhiên Thơ mới đạt tới sự
tuyệt tác ở những bài thơ nội dung trực tiếp là nhạc cảm” [14, tr.137]. Cũng trong cuốn
sách này, Hoàng Hưng - tác giả bài viết Thơ mới và thơ hôm nay khẳng định: “Đến
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Xuân Thu nhã tập, Thơ mới đã đi vào quỹ đạo
thơ tượng trưng Âu, Mỹ” [14, tr.52]. Các bài viết trong cuốn sách cho thấy, các tác giả
đã tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần làm phong phú thêm những
kiến giải về thơ tượng trưng ở Việt Nam. Trong bài Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng
11
của Th... từ khác” [130,
tr.42]. Vẻ đẹp hội hoạ trong thơ Bích Khê của Trần Thanh Hà cũng đề cập đến một số
bài thơ có hình ảnh đẹp, gợi nhục dục song lại khẳng định đó là sự tôn sùng ngợi ca cái
đẹp: “Mỗi bài thơ là một mảng của đời, là bức tranh riêng biệt để cùng tạo thành thế
giới hình tượng đầy màu sắc trong thơ ông” [130, tr.72]. Với bài viết Đi vào cõi thơ
Bích Khê của Bích Thu, tác giả cũng đề cập đến vấn đề phô diễn vẻ đẹp con người với
cái nhìn nhục thể, đồng thời cũng thấy được người làm thơ đã sử dụng biện pháp nhân
hoá với cái nhìn nhục cảm khiến cho “thơ của thi nhân mê hoặc, ám ảnh, giăng mắc,
buộc người đọc phải hơn một lần trở lại với thơ ông” [131, tr. 6]. Đáng chú ý hơn là
bài viết Ngôn ngữ thân thể trong thơ Bích Khê của Trần Đình Sử khi chỉ ra khá cụ thể,
phân chia các bộ phận cơ thể của con người bằng ngôn ngữ nhưng đó cũng chính là
những phương tiện để xây dựng những biểu tượng. Ông viết: “thân thể trong thơ Bích
Khê thấm đượm hồn, cảm xúc thân thể đầy mỹ cảm” [131, tr.24]. Năm 2006, nhìn
Bích Khê dưới mối tương quan với tổng trình phát triển của Thơ mới, Lại Nguyên Ân
trong Tinh huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới đã chỉ ra ở
Tinh huyết “có một số đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại Châu Âu, rõ nhất là những biểu
hiện tượng trưng, siêu thực trong cách cảm nhận và thể hiện của nhà thơ đồng thời làm
sáng tỏ qua một số hình ảnh nói về thân thể con người được láy đi láy lại” [130,
tr.123]. Đặc biệt, Những vần thơ tinh kết hạt châu trong của Nguyễn Thành Thi đã chỉ
ra nguyên nhân và cách thể hiện hình ảnh trong thơ Bích Khê với cái nhìn về con
người và thế giới đắm say, mơn trớn. Tác giả chỉ ra: “Hình ảnh trong thơ Bích Khê
trước hết là hình ảnh tượng trưng siêu thực. Chúng có thể được xây dựng theo lối so
sánh, ẩn dụ, lối “so sánh cụt”, “ẩn dụ cụt” khiến cho chúng thành kỳ dị độc đáo quyến
rũ nhiều khi đẹp lộng lẫy... Hình ảnh trong thơ ông được xây dựng trên những liên
23
tưởng “kép”, đứt đoạn, rất phức tạp, rất bất ngờ trong một trạng thái tinh thần dường
như nửa tỉnh nửa mê sảng” [131, tr. 56-57]. Bài viết Một vì sao sớm tắt của Trịnh
Hoàng Mai, ngoài việc chỉ ra những hình tượng đẹp đẽ, hoành tráng trong tập Tinh hoa
và khẳng định tài năng của Bích Khê được thể hiện trong việc xây dựng những biểu
tượng, tượng trưng được nhào nặn từ những hình ảnh cũ hay nói cách khác là “lạ hoá”
những ẩn dụ thì tác giả còn chỉ ra những hạn chế trong cách xây dựng hình tượng,
trong kỹ thuật phô diễn còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi chất phương Tây. Ngoài ra, còn
phải kể đến: Đặc sắc thơ Bích Khê -Vũ Quần Phương; Tinh huyết của Bích Khê và
giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới - Lại Nguyên Ân; Bích Khê với ca trù -
Nguyễn Thụy Kha; Ảnh hưởng của Baudelaire trong thơ Bích Khê - Nguyễn Thị Đỗ
Quyên; v.v... Tất cả bài viết đều chỉ ra những đóng góp của thơ Bích Khê đối với thơ
tượng trưng ở Việt Nam nói riêng và đối với thơ hiện đại Việt Nam nói chung.
Tháng 4/2006, Tạp chí Nghiên cứu Văn học xuất bản chuyên đề về Bích Khê với:
Bích Khê và cách đánh giá của Hoài Thanh - Hoàng Thị Huế; Bích Khê, thi sĩ thần linh,
thơ lõa thể - Phạm Xuân Nguyên; Bích Khê qua cái nhìn của nhà văn, nhà lí luận và phê
bình miền Nam - Trần Hoài Anh; Các bài viết đều có một điểm chung là cùng đánh giá
về Bích Khê trên các phương diện: thi pháp, cách tân, duy tân, quan niệm thẩm mĩ, nghệ
thuật, nhạc tính, ngôn ngữ, hình ảnh, chất tượng trưng, nguồn ảnh hưởng,..
Tìm lại các bài viết, công trình nghiên cứu về Bích Khê trong những năm qua,
chúng tôi còn gặp những bài viết của: Thụy Khuê - Thi pháp Bích Khê, Nhạc và họa
trong thơ Bích Khê; Phạm Xuân Nguyên - Bích Khê, Thuần túy và tượng trưng; Đặng
Thị Ngọc Phượng - Bích Khê, nhà thơ của đỉnh cao nghệ thuật ngôn từ; Hoài Nam -
Tinh huyết của Bích Khê là một trong những tập thơ làm nên lịch sử; Thanh Thảo -
Chính thơ đã giết Bích Khê và nhiều bài viết khác được đăng tải trên Website
và một số trang mạng khác. Mai Bá Ấn - người yêu thơ Bích Khê cũng
có nhiều công trình nghiên cứu về Bích Khê: Bích Khê, mắt tượng trưng; Bích Khê và chủ
nghĩa tượng trưng. Đây là hai trong số những nghiên cứu đáng được chú ý, được độc giả
tìm đến nhiều. Ông đã có những nhận xét xác đáng: “Bích Khê không mê đắm dục vọng,
dâm cuồng mà là phát hiện những vẻ đẹp “lõa thể” của giai nhân là vẻ đẹp tỏa hương ngất
ngây, vang đầy âm nhạc và ngời ánh sắc kim cương” [7]- (truy cập trên: bichkhe.vn.org
ngày 21/11/2019). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra, trong mắt của Bích Khê,
dường như mọi thứ cái gì cũng lạ, cũng mới cũng đẹp, cũng nên thơ; đẹp cả “dâm” và
24
“cuồng” của xác thịt... tất cả cứ mãi đắm mê, cuồng nhiệt, ngọt ngào,... Chính điều này đã
góp phần tạo nên nét độc đáo, mê hoặc và dẫn tới đỉnh cao trong thơ tượng trưng của Bích
Khê.
Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Bích Khê (2012) của Nguyễn Hữu Sơn
có cách nhìn đa chiều những ý kiến của những người đương: “...chúng ta đã hội đủ
điều kiện để khẳng định lại vị trí của Bích Khê trong nền thơ dân tộc. Việc xác định
diện mạo thơ Bích Khê trong tầm nhìn người đương thời một mặt nhằm khẳng định
những tiếng nói trung thực, giàu cá tính và tri thức - qua đó cho thấy không khí một
thời đại phê bình và sáng tạo thơ ca dân chủ, đa phương... người đương thời bàn về thơ
Bích Khê cũng như người đương thời Thơ mới bàn về phong trào Thơ mới. Điều này
cũng tạo nên sự đối sánh cần thiết với hoạt động nghiên cứu, đánh giá Bích Khê và Thơ
mới ở giai đoạn sau” [160]- (truy cập Thứ ba, 16:37, 21-7-2020). Có thể thấy, việc xác
định lại diện mạo thơ Bích Khê trong tầm nhìn của người đương thời một mặt nhằm
khẳng định những tiếng nói trung thực, giàu cá tính và tri thức, qua đó cho thấy không khí
một thời đại phê bình và sáng tạo thơ ca dân chủ. Theo chúng tôi, đây có thể xem là
những vấn đề cơ bản mà các nhà nghiên cứu hôm nay đang tiếp tục đào sâu, nghiên cứu.
Tiếp sau đó đã có thêm nhiều bài viết, luận văn, tiểu luận lấy thơ Bích Khê làm
đề tài nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong thơ Bích Khê (1996) của Tô Trương Thị
Tố Quyên; Bích Khê: Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh (2005) - Trần Thu
Hà; Thế giới biểu tượng trong thơ Bích Khê (2006) - Nguyễn Thị Vân Anh; Thế giới
tượng trưng trong thơ Bích Khê (2008) - Phạm Thị Thúy; Thế giới nghệ thuật trong
thơ Bích Khê (2013) - Hoàng Thu Hiền; Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với
thơ mới (qua Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê), (2014) - Vũ Thị Loan; Phong cách
nghệ thuật thơ Bích Khê - Nguyễn Hữu Vĩnh; Thế giới nghệ thuật trường thơ Loạn -
Đỗ Thị Lường; Một số phương diện chủ yếu của phong cách nghệ thuật thơ Bích Khê
(2018) - luận văn thạc sĩ Trường ĐHSP Hà Nội;... Nhìn chung, những luận văn này đi
vào nghiên cứu những nét độc đáo của thơ Bích Khê ở các khía cạnh khác nhau,
nhưng đó là những vấn đề nhỏ, mang tính cảm nhận về thơ Bích Khê chứ chưa phải là
các công trình nghiên cứu khoa học quy mô, bao quát toàn bộ sáng tác của Bích Khê.
Ngày 07 tháng 12 năm 2016, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học Nghệ
thuật Quảng Ngãi tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Bích Khê (1916-
2016). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu, nhà nghiên cứu đã đánh giá cao những tác phẩm
25
thơ ca của Bích Khê. Trước tiên, phải kể đến bài viết sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo:
Ba khúc ngắn về Bích Khê. Ông viết: “Được yêu mến và bị hiểu nhầm, đối với một
người sáng tạo, một nhà cách tân, là một niềm hạnh phúc. Bích Khê là nhà thơ có hạnh
phúc” [98, tr.11]; Một nét bí ẩn của thơ Bích Khê, Lê Thành Nghị cho rằng, có thể có
nhiều điều bí ẩn trong thơ Bích Khê, bí ẩn từ khi còn say sưa với thơ Đường thì đột
nhiên quay sang tượng trưng. Trong Một cõi thơ trường tồn với thời gian của Bích
Thu: “những áng nghệ thuật mà Bích Khê để lại cho đời như một lời mời gọi người
đương thời tiếp nhận, đồng cảm, thưởng thức và phát hiện những giá trị nghệ thuật và
nhân bản trong đó và nó sẽ còn là một bí ẩn để chúng ta tiếp tục say mê nghiên cứu”
[98, tr.29]. Tiếp nhận Bích Khê qua một trăm năm của Nguyễn Thanh Tâm như một sự
tổng kết lại quá trình tiếp nhận thơ Bích Khê, mỗi giai đoạn có những đặc trưng khác
nhau, cho thấy tinh thần, thị hiếu của thời đại. Với Bích Khê - Một trăm năm “Tình
hôm qua- dài hôm nay thương nhớ”, Thu Huyền cho rằng, dù đã trải qua 100 năm,
nhưng cuộc đời và sự nghiệp Bích Khê vẫn mang tính thời sự và hiện tại tầm vóc của
Bích Khê đã được khẳng định một cách chắc chắn và các nghiên cứu vẫn không dừng
lại tại đây. Nhân dịp này, Hội Văn học nghệ thuật Quảng ngãi thực hiện bộ tổng tập về
Bích Khê: Bích Khê - Một trăm năm (1916-2016). Cuốn sách dày gần 1000 trang do Hội
Nhà Văn xuất bản. Nội dung hợp tuyển bao gồm: Tác phẩm thơ của Bích Khê; hồi ức, kỷ
niệm về Bích Khê; các bài phê bình, nghiên cứu thơ Bích Khê từ trước năm 1945 đến nay;
các bài thơ viết về Bích Khê và các ca khúc phổ thơ Bích Khê.
Trong Bích Khê - Một trăm năm, các tác giả lại một lần nữa khẳng định thơ
Bích Khê còn có thể vượt biên giới Việt để trở thành một “tài khoản thơ” quốc tế, nếu
chúng ta tổ chức dịch và giới thiệu thơ ông giới thiệu đến độc giả quốc tế. Về thi pháp
nghệ thuật, thơ Bích Khê vừa hiện thực vừa tượng trưng vừa siêu thực. Thơ ông có thể
đáp ứng cho “khẩu vị” khác nhau của những người yêu thơ đương đại ở phổ rộng, vì
cho tới một lĩnh vực mà thơ đương đại còn ngại ngần là lĩnh vực sex, thì thơ Bích Khê
cũng sex luôn. Dù là sex rất thơ, rất trong trẻo, rất mơ hồ, nhưng vẫn rất sex. Những
người làm thơ trẻ bây giờ chưa chắc đã sở đắc được những kỹ thuật thơ phương Tây
mà Bích Khê từng sở đắc. Những phần thơ của Bích Khê ngày trước chưa được giới
phê bình hay giới sáng tác chấp nhận, thì bây giờ được rất nhiều người hoan nghênh.
Sự cởi mở về tư tưởng, về cách sống, cách cảm nhận văn học, nhất là cảm nhận thơ, đã
giúp thơ Bích Khê trở nên cập nhật với đời sống văn học đương đại. Một số bài thơ rất
26
đẹp và đầy tình yêu quê hương của Bích Khê sắp tới nên được đưa vào sách giáo khoa
để giảng dạy ở nhà trường. Sự bền bỉ của cái Đẹp, qua thử thách, đã chứng minh được
sức sống của nó. Bích Khê là một nhà thơ yểu mệnh, nhưng thơ Bích Khê thì không.
Những câu thơ yếu đuối nhất trong hai tập Tinh huyết và Tinh hoa, hóa ra lại là những
câu thơ có sức sống mãnh liệt nhất. Cuốn sách có thể coi là công trình đồ sộ nhất từ
trước đến nay nằm khôi phục lại tất cả các bài viết về Bích Khê từ 1945 đến nay. Đây
còn là dịp để các nhà nghiên cứu và những người yêu mến Bích Khê đề cập đến những
khoảng tối, khoảng trống, những phần mờ trong thơ Bích Khê.
Đặc biệt, qua Internet có rất nhiều trang web đăng tải bài viết về Bích Khê, thơ
Bích Khê, như: bichkhe.org có: Tư duy nghệ thuật thơ Bích Khê,nhìn từ các cấp độ
hình tượng thơ; Bích Khê từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh (2007) của
Trần Thị Thu Hà..., Trang Thuykhe.free.fr cũng có một số bài như Thi pháp Bích Khê,
Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê, Ảnh hưởng thơ Pháp trong thơ mới và thơ Bích Khê,
Hàn Mặc Tử (2009), và các trang evăn.com.vn, NLĐ.com.vn, vietbao.vn, ... Trong số
những trang này, đáng chú ý nhất là bài viết trích từ luận của Trần Thị Thu Hà: Tư duy
nghệ thuật thơ Bích Khê- nhìn từ cấp độ hình tượng thơ, đã mang lại cho người đọc
cảm xúc mới lạ về một thế giới nghệ thuật thơ đầy biến ảo mà vẫn hết sức dung dị và
vô cùng thân thuộc. Đó là hình tượng cuộc đời “thơm như sữa lúa” với hiện tượng
muôn màu sắc khoái lạc” và hiện tượng những hương thơm thanh khiết”, con người
chứa một trời thương” với tình yêu cuộc sống, tình yêu nghệ thuật, thi ca; “những rung
động truyền thần” với “đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới” “những lời thơ
lóng đẹp hạt châu trong”.
Những công trình, bài viết trong thời gian gần đây cho thấy vị thế của Bích
Khê trong đời sống văn học Việt Nam đã trở lại. Các khía cạnh như ngôn ngữ, cảm
xúc, các vùng mĩ cảm kể cả những vấn đề trước đây vốn bị “dè dặt” nay đã được bàn
đến một cách rộng rãi. Tuy nhiên, đó vẫn chưa thể nói hết những gì có ở Bích Khê. Sự trở
lại dường như vẫn cần thêm những xác tín, “vẫn còn gì nữa, và đó là hiện tượng “cơ hội”
cho những người đến sau khi nghiên cứu về Bích Khê.
Với việc điểm qua những công trình, bài viết liên quan đến thơ Bích Khê,
chúng tôi thấy rằng, hầu như thời gian nào cũng xuất hiện. Có ý kiến đề cao, khẳng
định thơ ông và những cách tân về thơ; có ý kiến vẫn còn dè dặt, phân vân... Mặc dù,
còn có nhiều cách tiếp cận, cách nhìn, sự đánh giá không giống nhau - có thể do khác
27
nhau về lối sống, tâm lí, thời đại... Song, nhìn chung, các công trình đều khẳng định vẻ
đẹp cuộc đời và thơ ca của Bích Khê với những giá trị mới lạ, nó như là một “viên
ngọc quý... một loại di sản văn hoá có giá trị cần được trân trọng và bảo tồn” [132,
tr.5].
Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra những nhận xét,
đánh giá như sau:
Nh n t, đánh giá t nh h nh nghiên cứu
Nhìn chung, qua quá trình khảo sát, tập hợp tài liệu những vấn đề nghiên cứu về
thơ tượng trưng ở Việt Nam, thơ tượng trưng Bích Khê, chúng tôi nhận thấy việc nghiên
cứu thơ tượng trưng ở Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê diễn ra khá sớm (từ trước
năm 1945 - ngay khi thơ Bích Khê vừa xuất hiện) và kéo dài đến tận ngày nay. Từ những
công trình nghiên cứu ấy, có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu thơ tượng trưng và thơ tượng trưng Bích Khê đã có
lịch sử hơn tám mươi năm với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Việc đánh giá về thơ
tượng trưng nói chung và thơ tượng trưng Bích Khê nói riêng diễn ra có lúc sôi động
có lúc im lắng, có khi phức tạp. Một thời gian dài, các thi sĩ của khuynh hướng thơ
tượng trưng được nhìn bằng cái nhìn mang tính chủ quan, phân tâm học, có phần
“dung tục”; có khi bị phê phán, lên án, chối bỏ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thơ
tượng trưng không được công bố và truyền bá đầy đủ. Sau thời kỳ Đổi Mới (1986) thơ
tượng trưng nói chung và thơ tượng trưng Bích Khê mới được công bố rộng rãi, các
nghiên cứu mới công tâm đánh giá lại một cách khách quan nhưng cũng có tình trạng
tung hô, tán dương quá đà. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc tìm hiểu nghiên cứu
về thơ tượng trưng ở Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê (chỉ thấy là sự đột biến,
đứt gãy, xa lạ hơn là sự tiếp biến mang tính cách tân trong toàn bộ tiến trình Thơ mới).
Việc đánh giá những cách tân và đóng góp của các nhà thơ theo khuynh hướng tượng
trưng (Xuân Diệu, Huy cận, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Bích Khê,...) đối với nền thơ
ca dân tộc nửa đầu thế kỷ XX trong một số công trình, bài viết vì thế chưa đủ căn cứ
khoa học xác đáng và vững chắc. Nhiều bài viết khi phân tích, đánh giá về thơ tượng
trưng vẫn chưa phân biết được, thậm chí còn đánh đồng, lẫn lộn giữa thơ tượng trưng
và thơ có yếu tố tượng trưng (vốn xưa nay như một thuộc tính của thơ).
Thứ hai, qua những phê bình, tiểu luận, có thể thấy, việc nghiên cứu về thơ tượng
trưng ở Việt Nam, đặc biệt là thơ tượng trưng Bích Khê chủ yếu tập trung hầu hết vấn đề
tiểu sử, con người, cuộc đời, tình yêu, gia đình mà ít đề cập đến như: cội nguồn, sự ảnh
hưởng, cảm quan nghệ thuật, phương thức biểu hiện, trạng thái sáng tạo. Bởi vậy, việc
28
xem xét, tìm hiểu thơ tượng trưng ở Việt Nam qua trường hợp Bích khê như một thể
thống nhất, đặt trong tiến trình phát triển của phong trào Thơ mới để thấy được sự cách
tân, đổi mới vượt bậc của Bích Khê là hướng nghiên cứu cần quan tâm bởi vẫn còn nhiều
giá trị mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
ướng nghiên cứu của lu n án
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1932-1945, thơ tượng trưng ở
Việt Nam nói chung và trường hợp Bích Khê nói riêng là một hiện tượng có sức ám
ảnh, thu hút nhiều hướng nghiên cứu. Trước sự bề bộn, phong phú của tư liệu, sự đa
dạng của nhiều khuynh hướng tiếp cận, đòi hỏi người nghiên cứu phải có sự kế thừa,
chọn lọc và tổng hợp để có kết luận khách quan và khoa học nhất. Xét một cách tổng
thể, việc tìm hiểu thơ tượng trưng ở Việt Nam và trưởng hợp Bích Khê phải đặt trong
tiến trình phát triển của phong trào Thơ mới 1932 - 1945 và cần được triển khai theo
hướng giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải thấy được văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong giai đoạn
này (1932-1945) là một hình thái ý thức xã hội có liên hệ chặt chẽ với đặc trưng xã
hội, lịch sử, văn hóa đã sản sinh ra nó. Tìm hiểu về thơ tượng trưng ở Việt Nam, cụ thể
là trường hợp Bích Khê là tìm về những tiền đề lịch sử xã hội, văn hóa và mỹ học, sự
giao lưu văn hóa, văn học Đông - Tây, các yếu tố truyền thống - hiện đại, đặc tính tư
duy của thời đại, quan niệm nghệ thuật,... tất cả đều có liên quan đến sự ra đời và phát
triển của thơ tượng trưng ở Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê.
Thứ hai, thơ tượng trưng ở Việt Nam được hình thành nên bởi các nhà Thơ mới
cùng khuynh hướng sáng tác nhưng mỗi nhà thơ vẫn có nhu cầu cách tân, có tuyên
ngôn riêng. Mặc dù, cùng trường phái, cùng khuynh hướng sáng tác, cùng chịu sự ảnh
hưởng của khuynh hướng tượng trưng Pháp nhưng mỗi thi sĩ của phong trào Thơ mới
lại có vai trò khác nhau, nguồn thi cảm khác nhau, từ đó tạo nên các thế giới đa sắc
màu trong một thế giới tượng trưng. Cũng cần lưu ý, thơ tượng trưng Việt Nam giai
đoạn 1932 - 1945 và kể cả trường hợp Bích Khê không phải được ra đời ngay khi nó
xuất hiện, mà là cả một quá trình chuyển mình khá phức tạp và đa dạng. Sự chuyển
mình gian khó ấy xuất hiện trong từng bài thơ, trong từng tác giả và trong cả phong
trào Thơ mới. Có những bài thơ chỉ một vài câu thơ mang yếu tố tượng trưng của thơ
truyền thống; có những tác giả chỉ một vài bài mang yếu tố của thơ tượng trưng; có
nhiều tác giả chỉ có một số bài thơ được sáng tác theo chủ nghĩa tượng trưng... Vì thế,
tìm hiểu, đánh giá thơ tượng trưng và thơ tượng trưng Bích Khê rất cần cái nhìn toàn
diện, hệ thống. Nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam đặc biệt là trường hợp Bích
Khê là chỉ ra vị trí, sự đóng góp của thơ tượng trưng đối với cả quá trình phát triển của
29
phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Từ đó, khẳng định được sự ảnh hưởng của thơ Pháp,
sự tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp đối với thơ tượng trưng Việt Nam nói chung và thơ
tượng trưng Bích Khê nói riêng trên cơ sở sự kế thừa những tinh hoa văn học dân tộc
trong bối cảnh thời đại cụ thể.
Thứ ba, làm rõ được quan niệm và các phương thức nghệ thuật, những yếu tố
tượng trưng nổi trội trong sáng tác của Bích Khê. Mặc dù, Bích Khê không đưa ra một
quan niệm, tuyên ngôn nghệ thuật cụ thể nào, nhưng khảo sát toàn bộ tác phẩm của
ông, có thể thấy phương thức sáng tác theo nguyên tắc thơ của chủ nghĩa tượng trưng
Pháp được xem là khuynh hướng chủ đạo của Bích Khê. Điều này rất hợp lý trong bối
cảnh Bích Khê muốn thực hiện một cuộc bứt phá ngoạn mục ngay trong lòng phong
trào Thơ Mới (1932 – 1945).
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu về tượng trưng ở Việt Nam và thơ
tượng trưng Bích Khê, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thơ tượng trưng ở Việt Nam: Trường
hợp Bích Khê với mong muốn giải quyết được các vấn đề trên, khám phá và có cái nhìn
thống nhất về giá trị của một khuynh hướng thơ và đặt trong quá trình vận động, phát triển
của phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Những bài viết, những công trình nghiên cứu của
người đi trước, dù gián tiếp hay trực tiếp đề cập đến thơ tượng trưng, thơ tượng trưng Bích
Khê đều là gợi ý quý báu để giúp chúng tôi thực hiện luận án.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhìn một cách tổng quan, tình hình nghiên cứu về thơ tượng trưng nói chung, thơ
tượng trưng ở Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê nói riêng đã trải qua ba giai đoạn:
trước 1945, từ 1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Việc tiếp nhận, nghiên cứu này trải
qua một quá trình từ sơ khởi đến từng bước hoàn thiện và không ít thăng trầm. Bên
cạnh bị chi phối bởi nhiệm vụ chính trị của đất nước (hai cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm 1945 - 1954 và 1954 - 1975) và quan niệm của thể chế chính trị hai miền
Nam - Bắc (thời kỳ đất nước bị chia cắt 1954 - 1975) còn bị sự chi phối trực tiếp bởi
những ngộ nhận chính trị ngay cả khi đất nước đã thống nhất (1975 - 1986) đối với
một loại hình thơ kén người đọc trong đó có thơ tượng trưng Bích Khê, đặc biệt là sự
ngộ nhận lịch sử về bản thân Bích Khê chính ngay trên quê hương ông.
Quá trình tiếp nhận thơ tượng trưng Pháp, thơ tượng trưng ở Việt Nam và thơ
tượng trưng của Bích Khê giai đoạn trước 1945 do còn quá mới mẻ nên chưa được các
nhà nghiên cứu đề cập một cách sâu sắc và toàn diện. Sang giai đoạn 1945 - 1986, ở
miền Bắc do phục vụ kháng chiến cùng những thiên kiến chính trị, những quan điểm
hẹp hòi, cứng nhắc về văn học nghệ thuật, nên thơ tượng trưng ở Việt Nam và trường
30
hợp Bích Khê hầu như ít được đề cập đến. Ở miền Nam, quá trình tiếp nhận dược rộng
rãi hơn, cởi mở hơn nên vấn đề nghiên cứu có nhiều thành tựu hơn so với miền Bắc,
nhưng vẫn còn nhìn nhận một cách phiến diện, lệch lạc. Sau thời kỳ Đổi Mới (từ 1986
đến nay), việc tiếp nhận, nghiên cứu thơ tượng trưng ở Việt Nam và thơ tượng trưng
Bích Khê mới thật sự được các nhà nghiên cứu chú ý và có nhiều công trình đánh giá
một cách khách quan, công tâm. Chính những thành tựu nghiên cứu của giai đoạn
1986 đến nay mới đủ khả năng để khẳng định giá trị thực mà Bích Khê để lại cho
chúng ta. Đây cũng chính là nền tảng, là cơ sở để luận án được tiến hành nghiên cứu
về thơ tượng trưng Việt Nam và thơ tượng trưng Bích Khê một cách toàn diện và sâu
sắc hơn, góp phần khẳng định vị thế của Bích Khê đối với trong phong trào Thơ mới
1932 – 1945 cũng như sức sống mãnh liệt của thơ tượng trưng Bích Khê.
31
Chƣơng 2
CHỦ NGHĨA TƢỢNG TRƢNG VỚI THƠ MỚI
2.1. Khái lƣợc về chủ nghĩa tƣợng trƣng và thơ tƣợng trƣng
2.1.1. Chủ nghĩa tượng trưng
2.1.1.1. Khái niệm tượng trưng
Khái niệm tượng trưng, cho đến nay vẫn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và
cách luận giải khác nhau: Tượng trưng là một kiểu tư duy nghệ thuật, cũng có thể hiểu
tượng trưng với tư cách là một hình thức chuyển nghĩa, hoặc tượng trưng là một
khuynh hướng nghệ thuật.
Theo Hegel, tượng trưng “là một sự vật bên ngoài, một dấu hiệu trực tiếp nói
thẳng với trực giác chúng ta: tuy sự vật này không phải được lựa chọn và được chấp
nhận như nó tồn tại trong thực tế vì bản thân nó. Trái lại, nó được chấp nhận với một ý
nghĩa rộng lớn và khái quát hơn nhiều. Do đó, phải phân biệt ở trong tượng trưng hai
yếu tố: ý nghĩa và biểu hiện. Ý nghĩa là sự gắn liền với một biểu hiện này hay của sự
vật này là cái gì. Còn sự biểu hiện là một tồn tại cảm quan hay một hình ảnh nào đó”
[72, tr.496-497]. Cách định nghĩa của Hegel được hiểu, tượng trưng là một phạm trù
phổ quát của mĩ học, được xác lập thông qua việc đối chiếu với hai phạm trù kề cận:
Một phía là hình tượng nghệ thuật, một phía là kí hiệu. Tượng trưng là hình tượng được
hiểu ở bình diện kí hiệu, và là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Hình tượng và
tượng trưng tuy hòa vào nhau, nhưng tượng trưng không đồng nhất với hình tượng.
Tượng trưng khác với kí hiệu đơn giản, tượng trưng mang tính hàm súc và đa nghĩa.
Theo Chu Quang Tiềm, tượng trưng là “dùng những sự vật cụ thể để diễn tả
những gì mang tính chất trừu tượng. Mỹ cảm phát sinh ở chỗ trực giác được hình tượng,
cho nên tác phẩm văn nghệ là sự biểu hiện những ý tưởng cụ thể, nó trực tiếp lay động sự
xúc cảm của cảm giác” [185, tr.24]. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, tượng
trưng là “1. Dùng một sự vật cụ thể có hình thức hoặc tính chất thích hợp để gợi ra sự
liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó, ví dụ: chim bồ câu tượng trưng cho hòa
bình; 2. Sự vật cụ thể được dùng để tượng trưng cho một cái trừu tượng nào đó, ví dụ:
xiềng xích là tượng trưng cho nô lệ” [137, tr.1082]. Trong Từ điển Văn học, các tác giả
viết “Biểu tượng là thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học còn được
gọi là tượng trưng” [65, tr.24]. Với định nghĩa này có thể hiểu, biểu tượng và tượng
trưng rất gần gũi với nhau về nghĩa, vì thế có người còn đồng nhất giữa tượng trưng và
32
biểu tượng. Tượng trưng còn có thể coi là một biện pháp tu từ, qua đấy sự vật được
biểu hiện bằng những ước lệ, thường là những ẩn dụ cố định: hoa hồng, ong bướm,
tùng, cúc, trúc, mai Trong sáng tác văn học “hình tượng nghệ thuật cũng chính là
một tượng trưng vì một mặt vừa cho thấy đặc điểm của nó, mặt khác lại bộc lộ một ý
nghĩa phổ biến, sâu rộng hơn cái sự vật, cá biệt được miêu tả” [162, tr.60].
Hiểu theo các nghĩa trên có thể thấy, tượng trưng không chỉ bó hẹp trong sáng
tác văn học, tượng trưng chính là một kiểu ngôn ngữ của đời sống. Đồng thời, tượng
trưng cũng là thứ ngôn ngữ thứ hai của các lĩnh vực nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, điêu
khắc, vũ đạo“Khái niệm tượng trưng vừa mang nghĩa rộng là một phạm trù thẩm
mỹ, vừa được giới hạn lại để chỉ một phương thức chuyển nghĩa trong ngôn từ nghệ
thuật” [133, tr.1998]. Có thể nhận thấy, “tượng trưng” là một kiểu ám thị, là dung sự
vật này để ám gợi sự vật kia, trong đó sự vật kia được ẩn đi; chính vì vậy, nội hàm của
sự vật được gợi mở với nhiều tầng ý nghĩa, khơi dậy tưởng tượng của người tiếp nhận.
Từ các khái niệm, định nghĩa trên, có thể rút ra rằng, chủ nghĩa tượng trưng
cũng giống như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực,...là những phạm trù lịch sử,
xuất hiện trong văn học châu Âu thế kỷ XIX với những đặc trưng riêng biệt.
2.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tượng trưng
Chủ nghĩa tượng trưng (symbolisme - tiếng Pháp) là khuynh hướng sáng tác
xuất hiện ở một số nước châu Âu vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên tất cả các
lĩnh vực văn học, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc,..; nhưng nó phát
triển mạnh nhất, rực rỡ, dễ nhận thấy nhất là ở lĩnh vực văn học, đặc biệt là thơ ca.
Luận án nghiên cứu về thơ tượng trưng ở Việt Nam với trường hợp Bích Khê, vì vậy,
chúng tôi xin chỉ đề cập đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tượng trưng thông
qua thơ tượng trưng - điển hình cho sự ra đời và phát triển này mà không đề cập đến
các lĩnh vực khác.
Nói đến chủ nghĩa tượng trưng, người ta nghĩ ngay đến C. Baudelaire (1821 -
1867). Ông là người có công đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa tượng trưng với
bài thơ Correspondacnes (Những tương ứng). Ông không chỉ khơi nguồn cho một
trường phái, trào lưu thơ mà còn để lại cho nhân loại một tuyệt phẩm in đậm màu sắc
tượng trưng - Những bông hoa Ác (Les Fleurs du Mal – 1857). Ngay từ khi mới ra đời,
Những bông hoa Ác không được tiếp nhận nồng nhiệt, có ý kiến cho rằng, nhiều bài thơ
có biểu hiện của nhục tính, phản luân lý và đạo giáo, thậm chí Những bông hoa Ác “đã
33
kéo” ông ra tòa và bị phạt. Ông đã bộc bạch thổ lộ, Những bông hoa Ác “viết với tất cả
con tim và hận thù” cho lý tượng nghệ thuật. Chính Những bông hoa Ác đã đưa nhà thơ
lên đỉnh cao của thơ ca, mang đến cho bạn đọc những khoái cảm thẩm mỹ, thổi vào thi
ca một luồng sinh khí mới. Trong bức thư gửi C. Baudelaire, V. Hugo viết: “Những
bông hoa Ác của bạn đã tỏa sáng và chói lòa như những vì sao tinh tú” [80, tr.10]. Sau
“cơn địa chấn” của Những bông hoa Ác, thơ tượng trưng ngày càng được ưa chuộng, trở
thành một trào lưu, thu hút nhiều thi sĩ tham gia. Nối tiếp Baudelaire là cả một “hệ
thống” đông đảo các tài năng như Stéphane Mallarmé (1842-1898), Paul Verlaine (1844-
1896), A. Rimbaud (1855-1891),... Họ không chỉ tiếp biến thành công những quan niệm
thơ ca của C. Baudelaire mà còn có những thể nghiệm mới, góp phần làm hoàn thiện hệ
thống thi học tượng trưng, cùng nhau “làm xuất hiện một phong trào rộng lớn lôi cuốn cả
một thế hệ thi nhân” [1, tr.199]. Họ đã thể nghiệm thành công lối thơ tượng trưng, làm
thay đổi sâu sắc nền thơ Pháp và mở ra thời kỳ hiện đại cho thơ ca thế giới. Nếu C.
Baudelaire là vị thủy tổ, một tài năng siêu việt của thơ tượng trưng, là “ông tổ" nền thơ
hiện đại Pháp, là vua của các nhà thơ thì P. Verlaine từng gây bão trên thi đàn Pháp và
được xưng tụng là vị thần mới của thơ ca, một Baudelaire mới. Bên cạnh C.Baudelaire, P.
Verlaine , A.Rimbaud được cho là người đi trước thời đại với danh hiệu bậc thầy của trường
phái thơ tượng trưng và cũng là người có công tiên báo, gây mầm cho trường phái siêu thực.
Với S. Mallarmé, ông có sự đóng góp trong việc tạo nên một loại thơ gợi chứ không tả, thơ
phải giàu tính nhạc, thơ là một câu đố ngôn từ. Thơ S. Mallarmé rất được các nhà thơ trẻ bấy
giờ ưa chuộng. Họ “ưa thích những bài học của Mallarmé hơn là tấm gương của Verlaine, họ
ưa thích ý niệm hơn là cảm xúc, mộng tưởng hơn là cuộc sống, nhạc tính thuần túy hơn là bài
ca” [189, tr. 655].
Với việc giới thiệu khái quát những cây bút tiêu biểu của thi phái tượng trưng
Pháp từ lúc manh nha với vị thủy tổ là C. Baudelaire tới thời toàn thịnh với những bậc
thầy ưu tú như P. Verlaine, A. Rimbaud, S. Mallarmé và sự lan tỏa của nó trong thơ ca
nhân loại, có thể thấy, dù cùng xuất phát từ nước Pháp nhưng những hạt mầm nghệ
thuật đó đã theo gió bay đi muôn phương và tiếp tục bén rễ, đơm hoa, kết trái trong đời
sống văn chương nhân loại trên khắp hành tinh và trở thành “một hiện tượng văn học
quốc tế”, được đón nhận, tiếp biến vào ngôi nhà văn học của mỗi dân tộc, tạo nên
những sắc màu riêng.
34
Tóm lại, chủ nghĩa tượng trưng là một khuynh hướng nghệ thuật ra đời ở Pháp
vào thập niên 60-70 của thế kỷ XIX và trở đã thành một hiện tượng văn hóa tiêu biểu
trên khắp châu Âu, trở thành một trào lưu rất được ưa chuộng trong nền thơ Pháp, sau
đó lan dần sang các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa tượng trưng
bắt nguồn chủ yếu từ thơ ca, dần dần lấn sang các loại hình nghệ thuật khác như: hội
họa, điêu khắc, điện ảnh, kiến trúc, âm nhạc,... với những đặc trưng, nguyên tắc sáng
tạo nghệ thuật riêng mang tính biểu trưng cao. Điều này được biểu hiện trong tính
tương gia...một thơ tượng trưng ở Việt Nam mang những đặc thù riêng.
3. Khái quát về sự ảnh hưởng, đến sự tiếp nhận, tiếp biến của thơ tượng trưng ở
Việt Nam, chúng tôi chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp tác động đến sự ra
đời của thơ tượng trưng ở Việt Nam. Đó là: Sự giao lưu văn hóa, văn học Pháp; sự vận
động nội tại lịch sử thơ ca cùng sự tiếp nhận chủ động của các nhà Thơ mới cũng như
tầm đón đợi của độc giả. Về sự vận động từ thơ lãng mạn đến tượng trưng, chúng tôi
nhấn mạnh thơ tượng trưng vừa là sự phủ định vừa là sự tiếp nối tất yếu của thơ lãng
mạn. Thơ tượng trưng ảnh hưởng sâu sắc hầu hết đến các nhà Thơ mới như Lưu Trọng
Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng, Nguyễn
Xuân Sanh, Người ít, người nhiều, đều tìm thấy ở thơ tượng trưng những gợi ý hữu
ích cho việc kiến tạo thi giới nghệ thuật của mình. Họ đã cùng nhau làm nên một
khuynh hướng thơ tượng trưng mang bản sắc Việt Nam.
4.Bích Khê được xem là trường hợp điển hình thơ tượng trưng ở Việt Nam.
Ngoài sự ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp thì yếu tố thời đại, cuộc đời, gia đình,
tình bạn, tình yêu, nhu cầu chủ động tìm đến với thơ tượng trưngđã làm nên một
148
Bích Khê điển hình trong cảm quan nghệ thuật độc đáo, đem đến những đột phá trong
cảm quan thế giới, quan niệm thẩm mỹ; quan niệm về thơ và nhà thơ,Về cảm quan
thế giới, Bích Khê luôn “quan niệm” đó là một thế giới thanh khiết, huyền diệu. Tất
nhiên, sự thanh khiết và huyền diệu của thế giới không phải chỉ đến thơ Bích Khê mới
có, tuy nhiên, phải đợi đến Bích Khê, với tất cả ý thức của nghệ thuật thơ “thuần túy
và tượng trưng”, ta mới cảm nhận một cách toàn diện sự “họa điệu” đa dạng của tất cả
các yếu tố sắc màu, âm thanh, ánh sáng, mùi hương, nhịp điệu - tiết tấu cùng sự xuất
hiện của bóng dáng các giai nhân. Bích Khê còn quan niệm thế giới là sự đối lập giữa
các tương quan. Thế giới ấy hỗn độn, ngổn ngang với những âm thanh của đời sống
thường nhật, những âm thanh của bệnh tật và chết chóc. Đặc biệt, thế giới trong thơ
tượng trưng Bích Khê còn hiện lên bởi yếu tố tâm linh - dẫn dắt người đọc vào một
“cõi khác” mang đẫm sắc thái tượng trưng hiếm có nhà thơ nào có được. Với quan
niệm về cái đẹp, Bích Khê không chỉ hướng cái đẹp đến sự thanh khiết, siêu thoát mà
còn mở rộng đến sự vô cùng, tuyệt đích, được tạo ra từ những đối lập giữa các giá trị
giữa thanh cao - tội lỗi; đẹp - xấu; thiện - ác; thơm tho - hôi thối;Và điều đặc biệt,
Bích Khê quan niệm cái đẹp phải được gắn với màu sắc nhục thể với những đường nét
quyến rũ trên thân thể của người phụ nữ hay những khoái lạc đê mê, ngất ngây trong
diễm tình. Với Bích Khê, đó là cái đẹp của nhục thể nhưng không bao giờ là nhục dục,
cái đẹp ấy buộc con người phải ngưỡng vọng, tôn thờ. Về thơ, Bích Khê quan niệm đó
là sự giao hòa giữa “thuần túy và tượng trưng”; là tích hợp các loại hình nghệ thuật
giữa âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc; Hơn ai hết, Bích Khê cho rằng: thơ là
nỗi đau thương đã trở thành lạc thú sáng tạo của thi ca, bởi giữa khổ đau, tuyệt vọng,
thơ mới cất lên những tiếng lòng kỳ diệu nhất, tinh túy nhất Chính vì vậy, nhà thơ
phải là người chưng cất nên những điều đẹp đẽ, chắt lọc những điều tinh túy cho thơ;
phải là người luôn luôn khát khao“duy tân” để đẩy thơ tiến về phía trước.
5.Từ cảm quan nghệ thuật, Bích Khê đi đến thực hành sáng tạo với những
phương thức biểu hiện đặc sắc đẫm màu sắc tượng trưng. Đó là tính tương giao tương
hợp; hệ thống biểu tượng độc đáo; xem nhạc tính là linh hồn của thi ca và một lối sử
dụng ẩn dụ, cấu trúc câu và cả hệ thống phương ngữ hiếm lạ. Xét về thuyết tương giao,
khi đối sánh với các nhà tượng trưng Pháp và các nhà Thơ mới Việt Nam, ta nhận
thấy, sự tương giao, tương hợp trong thơ tượng trưng Bích Khê là đa dạng và phong
phú hơn cả. Không những chỉ có tương giao, tương hợp giữa các giác quan mà còn là
149
sự tương giao, tương hợp giữa vạn vật, vũ trụ và con người cùng tương giao, tương hợp
giữa âm thanh, màu sắc, hương thơm và ánh sáng. Tất cả hòa quyện một cách nhuần nhuyễn
làm nên thế giới tượng trưng rất Bích Khê. Biểu tượng xuất hiện dày đặc và tạo nên các
hệ thống, như: biểu tượng màu sắc; biểu tượng thân thể và biểu tượng về cõi chết.
Chính việc xây dựng biểu tượng đặc sắc trong sự kết hợp giữa sắc thái Tây- Đông đã
giúp Bích Khê tạo nên những biểu tượng độc đáo, ít thấy ở thơ tượng trưng Pháp cũng
hiếm thấy ở thơ tượng trưng Việt Nam. Tính nhạc là một phương thức biểu hiện mà
Bích Khê xem như là linh hồn của thi ca. Khác với các nhà thơ khác, với Bích Khê,
nhạc được xem là đối tượng khám phá của thi ca, trở thành cơ chế tạo nghĩa và là nội
dung quan trọng của thi ca. Có thể thấy, ở khắp các trang thơ Bích Khê, ở đâu âm nhạc
cũng vang lên những giai điệu đặc biệt đến không ngờ. Chỉ có Bích Khê mới biến mỗi
từ trong thơ thành những bán âm của nhạc. Âm nhạc cứ len lỏi, thấm đẫm trong mỗi
bài thơ, trong từng con chữ, nhờ đó chiếm lĩnh được trái tim bạn đọc mà nhiều khi
không cần hiểu nội dung bài thơ nói lên điều gì cũng đã cảm thấy thú vị. Nhiều nhà
nghiên cứu đã thống nhất rằng, lãng mạn là thơ của hoán dụ còn tượng trưng là thơ của
ẩn dụ. Chính vì lẽ đó, ta nhận ra rằng, để có được các biểu tượng mang tính tượng
trưng cao, Bích Khê đã sử dụng rất tài tình phép ẩn dụ trong thơ mình, có nhiều ẩn dụ
mới lạ, rất riêng. Bên cạnh những ẩn dụ chứa ngầm bao chất nổ, Bích Khê còn cấu trúc
những câu thơ phi tuyến tính, phi logic, không trật tự. Đây chính là cuộc cách tân thơ với
những thử nghiệm mới, đưa đến cho thơ tượng trưng Bích Khê một tiếng nói khác
thường, mở ra những trường nghĩa mới bí ẩn hơn cấu trúc câu thông thường. Độc đáo
nhất là phương thức sử dụng phương ngữ mang tính “đặc sản địa phương” - thứ
phương ngữ này chẳng những không “gây cản trở”, sức mạnh của thơ tượng trưng, cho
người đọc mà còn tạo nên sự bất ngờ thú vị. Từ lời ăn tiếng nói của bình dân ở của quê
hương, Bích Khê đã thổi hồn vào nó những trường nghĩa mới, nâng ngôn ngữ bình dân
của địa phương trở thành đôi cánh để dìu những câu thơ tượng trưng hiện đại bay lên
và đã tìm thấy trong đó đã nư khoái lạc.
6. Hơn ba mươi năm nay, thơ Bích Khê nói chung và thơ tượng trưng Bích Khê
nói riêng trở lại thi đàn với những nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn. Bạn đọc có
điều kiện thấy rõ hơn những hạt giống mới mà ông lặng lẽ gieo trên cánh đồng thơ hồi ấy
bây giờ đã đến ngày bội thu. Mặc dù, ông chỉ để lại hai tập thơ Tinh huyết và Tinh hoa
nhưng Bích Khê lại có vị trí đặc biệt trong phong trào Thơ mới và trong cả nền thơ ca
150
Việt Nam hiện đại. Sau một thời gian dài chịu những đánh giá, nhìn nhận thiếu khách
quan, giờ đây, Bích Khê đã trở thành tâm điểm của những nghiên cứu, phê bình theo
hướng khẳng định, bằng những thước đo phù hợp và hiện đại. Đã có nhiều nghiên cứu sâu
về “cái” tượng trưng, “chất” tượng trưng, biểu tượng tượng trưng... trong thơ Bích Khê. Từ
các nghiên cứu đó, ta đã có đủ cơ sở để bàn tới những vấn đề có tầm bao quát hơn về thơ ông,
như vấn đề thế giới tượng trưng, bao gồm trong đó sự nhận diện, miêu tả những yếu tố kiến
tạo nên nó cũng như sự phát hiện về các phương thức liên kết, tổ chức chúng thành một chỉnh
thể nghệ thuật lộng lẫy, thách thức thời gian, thách thức sự tiếp nhận của độc giả.
Là một nhà thơ yểu mệnh nhưng bằng tài năng và khát khao cháy bỏng, Bích
Khê đã để lại cho hậu thế “một lâu đài thơ” đẹp, có khả năng trường tồn với thời gian.
Việc tìm hiểu thế giới tượng trưng trong thơ Bích Khê rõ ràng là việc chấp nhận một
thách thức lớn, nhưng chính thách thức đó đã tạo nên niềm đam mê khám phá và chinh
phục của những người yêu thơ Bích Khê, trong đó có chúng tôi.
Với những nỗ lực tìm tòi sáng tạo trong con đường đến với thơ tượng trưng của
Bích Khê, chúng ta vẫn thấy rằng, ông đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển thơ
ca hiện đại Việt Nam. Cùng với thời gian, thơ Bích Khê vẫn mãi là “đoá hoa thần dị” càng
đọc càng thấy hay, càng ngắm càng hấp dẫn. Bích Khê xứng đáng được xem là đỉnh cao
của thơ tượng trưng ở Việt Nam. Và, như một tất yếu, thơ tượng trưng Bích Khê vẫn tiếp
tục còn “vẫy gọi” người đọc với những trường tiếp nhận mới.
151
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
(Liệt kê theo mốc thời gian)
1. Tính nhạc – một yếu tố tượng trưng trong thơ Bích Khê (Đăng trên Tạp chí Nhân
lực Khoa học xã hội, số 11 năm 2017- Viết chung với Trần Thị Kim Hạnh)
2. Hành trình nghiên cứu thơ tượng trưng Bích Khê từ năm 1945 đến nay (Đăng
trên Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 7 năm 2018)
3. Thơ Bích Khê- sự dẫn dắt của nhạc điệu và hội họa (Đăng trên Tạp chí Nhân lực
Khoa học xã hội, số 1 năm 2018)
4. Đặc tính tư duy trong thơ tượng trưng Bích Khê (Đăng trên Tạp chí Nhân lực
Khoa học xã hội, số 8/2019)
5. Diễn trình từ cổ điển sang lãng mạn và tượng trưng trong thơ Bích Khê (Đăng
trên Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 5/8/2018)
6. Hệ thống biểu tượng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê (Đăng trên Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 34/10/2019)
7. Phương thức biểu hiện tính nhạc trong thơ tượng trưng Bích Khê ( Đăng trên Tạp
chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 3/2020)
8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê ((Đăng trên Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 43/8/2020)
9. Một số đặc sắc của ngôn ngữ trong thơ tượng trưng Bích Khê (Đăng trên
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10//2020)
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Albérès. R.M (1969), Tổng kết văn học Pháp thế kỉ XX, Phạm Trọng Khiêm dịch,
Viện Đại học Huế.
2. Aristote (2007), Nghệ thuật Thơ ca, Nxb. Lao động, Hà Nội.
3. Bielinxki (1985), Bàn về văn học, Nxb. Văn nghệ mới, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. Lại Nguyên Ân (1999), Thơ Mới 1932-1945, tác giả và tác phẩm, Nxb. Hội Nhà
văn, Hà Nội.
6. Mai Bá Ấn (2013), Văn hóa, ngôn ngữ và văn học, Nxb. Văn học, Hà Nội.
7. Mai Bá Ấn (2016), “Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng”, tại:
trangthobichkhe.org
8. Lê Thị Anh (2007), Thơ mới với thơ Đường, Nxb. Văn học, Hà Nội
9. Vương Hải Anh (2007), Thơ trữ tình Bích Khê, TLTN, Trường Đại học Vinh.
10. Vũ Lan Anh, Những biểu hiện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong thơ
Mới Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sĩ Văn học, Trường Đại học KHXH&NV
năm 2018.
11. Lê Bảo (1992), Thơ lãng mạn Việt Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội
12. Baudelaire. C (1995), Thơ, Vũ Đình Liên (dịch), Nxb. Văn học, Hà Nội.
13. Nguyễn Cao Can (2008), Những nghi án về cuộc đời Bích Khê , tại website:
vanđanongtam.net
14. Huy Cận, Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong
thi ca, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội.
16. Hoài Chân, Hoài Thanh (2003), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
17. Chevalier. J, Gheerbrant. A (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà
Nẵng.
18. Hoài Chi (2008), Bích Khê: Cây đàn muôn điệu, tại website: thinhanquangngai.
wordprress.com
153
19. Võ Tấn Cường (2008), Bích Khê con chim yến của thời gian, tại website:
vanhoc.trongnghia.info
20. Xuân Diệu (1991), “Bàn về thơ”, Báo Văn nghệ, số 1618.
21. Hoàng Diệp (1967), Chế Lan Viên- Thi sĩ tiền chiến, Nhà sách Khai trí xuất bản,
Sài Gòn.
22. Hoàng Diệp (1968), Hàn Mặc Tử - Thi sĩ tiền chiến, Nhà sách Khai trí xuất bản,
Sài Gòn.
23. Phan Huy Dũng (1999), "Tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc - một đặc điểm
loại hình kết cấu của nhiều bài Thơ mới (1932 - 945)", Tạp chí Văn học, số 3.
24. Phan Huy Dũng - Lê Huy Bắc (2008), Thơ Mới trong nhà trường phổ thông,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
25. Trương Đăng Dung (1998) Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
26. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
27. Trương Đăng Dung (2011), Những kỷ niệm tưởng tượng, Nxb. Thế giới.
28. Trần Đăng (2006), Bích Khê: trong bóng nguyệt soi, website:
baobinhdinh.com.vn
29. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - Tiếp nhận và giao thoa trong
văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
30. Đặng Anh Đào (1994), “Ảnh hưởng Pháp và kết cấu từ ngữ”, Tạp chí Văn học, số 1.
31. Đặng Anh Đào (1997), “Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Viêt Nam 1930-
1945”, Tạp chí Văn học, số 7.
32. Đặng Anh Đào (2001), “Gió Đông gió Tây ảnh hưởng và giao thoa trong văn học
Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học, số1.
33. Darcos. X (1997), Lịch sử văn học Pháp, Phan Quang Định dịch, Nxb. Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
34. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới(1932 – 1945), Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
36. Phan Cự Đệ (1996), "Ảnh hưởng của văn học Pháp và Anh vào văn học Việt
Nam từ 1930", Tạp chí Văn học, số 10.
154
37. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945), Nxb. Văn học,
Hà Nội.
38. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
39. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb. Văn học, Hà Nội.
40. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb. Văn học, Hà Nội.
41. Nguyễn Đăng Điệp (2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều,
Nxb.Hội Nhà văn, Hà Nội.
42. Nguyễn Đăng Điệp (2014), Thơ Việt Nam hiện đại - Tiến trình và hiện tượng,
Nxb.Văn học, Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Điệp (2016), Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
44. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb. Hội nhà văn, Hà
Nội.
45. Trịnh Bá Đĩnh (2017), Từ kí hiệu đến biểu tượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
46. Phạm Văn Đồng (2006), Về văn hoá và văn học nghệ thuật, Nxb. Văn học, Hà Nội.
47. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
49. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
50. Hà Minh Đức (1999), Một thời đại trong thi ca, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Tổng tập văn học Việt Nam (tập 27), Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
52. Trần Đăng (2006), Bích Khê: trong bong nguyệt soi, bsite:baobinhdinh.com.vn
53. Freud.S, Jung.C, Fromm.E, Assagioli.R (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm
linh, Đỗ Lai Thúy (biên soạn), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
54. Firth. R (2012), "Khám phá những biểu tượng trong văn học", Đinh Hồng Hải
dịch, tại
55. Mã Lân Giang (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, HN.
56. Bích Hà (tuyển chọn) (2006), Hàn Mặc Tử một cá tính sáng tạo độc đáo, Nxb.
Hội Nhà văn, Hà Nội.
155
57. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
58. Hồ Thế Hà (2007), Những khoảng khắc đồng hiện, Nxb. Văn học, Hà Nội.
59. Hồ Xuân Hà (2006), Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
60. Trần Thị Thu Hà (2007), Bích Khê: Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh,
website: Bichkhe.org
61. Nguyễn Lệ Hà (1994), "Charles Baudelaire và các nhà phê bình Việt Nam", Tạp
chí Văn học, số 4.
62. Trần Thị Thu Hà (2007), Tư duy nghệ thuật thơ Bích Khê - nhìn từ các cấp độ
hình tượng thơ, website: Bichkhe.org
63. Trần Thị Thu Hà (2007), Bích Khê: từ “Tinh huyết” thần dị đến “Tinh hoa” thần
linh, website: Bichkhe.org
64. Lê Bá Hán (chủ biên) (1999), Tinh hoa thơ mới – Thẩm bình và suy ngẫm, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
65. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi ( 2007- ĐCB), Từ điển Thuật ngữ
Văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
66. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009 - ĐCB), Từ điển Văn học,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
67. Lê Thị Đức Hạnh (2007), Bàn thêm mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.
68. Đặng Thị Hạnh (chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (tập 3), Nxb.
Đại học quốc gia , Hà Nội.
69. Nguyễn Văn Hạnh (2006), “Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu
tượng”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9).
70. Trần Thị Kim Hạnh (2019), Tích hợp Đông – Tây trong thơ Mới nhìn từ yếu tố
tượng trưng, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
71. Hoài Hương và Michel Espagne (Chủ biên, 2018), Việt Nam một lịch sử chuyển
giao văn hóa , Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
72. Hegel (1999), Phan Ngọc dịch, Mỹ học, Nxb. Văn học, Hà Nội.
73. Hoàng Ngọc Hiến (1994), "Về bản sắc dân tộc và cộng sinh văn hóa, về tính dân
tộc và tính hiện đại", Tạp chí Văn học, số 11.
156
74. Hoàng Ngọc Hiến (1990), Baudelaire, chủ nghĩa tượng trưng của thơ Mới, lấy
từ: http;//www. thotanhinhthuc.org
75. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong
Thơ mới 1932 - 1945, Luận án tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
76. Trần Ngọc Hiếu (2005), "Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ trong
thơ Việt đương đại", tại:
77. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
78. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVII, tập 2, Nxb.
Ngoại văn, Hà Nội.
79. Đỗ Đức Hiểu (1993), Thơ mới, cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ, trích trong Nhìn
lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
80. Đông Hoài (1992), Thơ Pháp nửa sau thế kỉ XIX nửa đầu thế kỉ XX, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
81. Đông Hoài, Quỳnh Thư Nhiên (nghiên cứu-tuyển-dịch) (1994), Chủ nghĩa siêu
thực trong thơ Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học, Hà Nội.
82. Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học và Văn hoá tâm linh, ngày 7/3/2018 tại Hà
Nội, Viện Văn học cùng với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
83. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi (2016), Bích Khê một trăm năm, Nxb.
Hội Nhà văn, Hà Nội.
84. Hoàng Thị Huế (2006), “Bích Khê và cách đánh giá của Hoài Thanh”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học,(4)
85. Bùi Công Hùng (1988), “Biểu tượng thơ ca”,Tạp chí Nghiên cứu văn học (1)
86. Đinh Hùng (2018), Ngày đó có em, Nxb. Văn học, Hà Nội.
87. Hoàng Hưng (2008), “Luồng run rẩy mới” trong thơ Baudelaire, website:
www.talawas.org.
88. Đoàn Trọng Huy (2006), Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb. Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
89. Minh Huy (1962), Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam, Nhà sách Khai
Trí xb, Sài Gòn.
157
90. Nguyễn Quốc Khánh (2004), Diện mạo và những đóng góp của Trường thơ Loạn
vào phong trào thơ Mới 1932-1945, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học
Quy Nhơn.
91. Cao Huy Khanh (1997), Thơ bệnh Bích Khê , website: vanvietloc.
googlepages.com
92. Bích Khê (1995), Tinh huyết, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội
93. Bích Khê (1997), Tinh hoa, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
94. Thụy Khê (2009), Ảnh hưởng thơ Pháp trong thơ mới và thơ Bích Khê, Hàn Mặc
Tử, website: thuykhe.free.fr
95. Thụy Khê (2009), Nhạc và hoạ trong thơ Bích Khê , website: thuykhe.free.fr
96. Thụy Khê (2009), Thi pháp Bích Khê , website: thuykhe.free.fr
97. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
98. Kỷ yếu Kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Bích Khê (2016), Hội Nhà văn Việt Nam
và Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi.
99. Thanh Lãng (1995), Mười ba năm tranh luận văn học (1932 - 1945), Nxb. Văn
học, Hà Nội.
100. Nguyễn Hiến Lê (2006), Hương sắc trong vườn văn, Nxb. Văn học, Hà Nội.
101. Phong Lê (2013), Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỉ XX), Nxb. Tri
thức, Hà Nội.
102. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện
đại, Nxb. Lao động, Hà Nội.
103. Ligny. C, Rousselot. M (1998), Văn học Pháp, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
104. Nguyễn Tấn Long (1968), Khuynh hướng thi ca tiền chiến- Biến cố văn học thế
hệ 1932-1945, Nxb. Sống mới, Sài Gòn.
105. Tấn Long, Phan Canh (1962), Khuynh hướng thi ca tiền chiến (quyển hạ), Nxb.
Văn học, Hà Nội.
106. Tấn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb. Giáo dục, HN.
107. Lotman. I. M (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương - Trịnh Bá
Đỉnh - Nguyễn Thu Thủy (dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,.
108. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
158
109. Phương Lựu (2001), "Tìm hiểu trực giác và vô thức trong tư duy nghệ thuật”,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2.
110. Phương Lựu (2004), “Thử tìm hiểu nguyên nhân hài hòa giữa thơ Đường và thơ
tượng trưng Phap trong thơ Mới Việt Nam”, Tạp chí Nhà văn, số 7.
111. Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử - Thân thế và thi văn, Nxb. Những mảnh
gương Tân Việt, Sài Gòn
112. Trần Thanh Mại (1965), Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), Nxb. Những mảnh gương
Tân Việt, Sài Gòn.
113. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
114. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), "Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thi ca
qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới", Tạp chí Văn học, số 11.
115. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945,
Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
116. Hoàng Trọng Miên, Đề bạt Tinh huyết (1939) Trọng Miên xb, Hà Nội.
117. Nguyễn Thanh Mừng (1992), Bích Khê- Tinh hoa và Tinh huyết, Nxb. Hội Nhà
văn, Hà Nội.
118. Hữu Ngọc (2006), Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Nxb. Văn nghệ, Hà Nội.
119. Phan Ngọc (1993), "Ảnh hưởng văn học Pháp với văn học Việt Nam trong giai
đoạn 1932 - 1945", Tạp chí Văn học, số 4.
120. Võ Như Ngọc (2016), Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của Trường thơ
Loạn, Luận án tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
121. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
122. Phạm Xuân Nguyên (2006), Bích Khê- “Thuần túy và tượng trưng”, website:
vvv.bichkhe.org
123. Hoàng Nhân (1998), Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện
đại, Nxb. Mũi Cà Mau.
124. Hoàng Nhân (1999), Phác thảo các xu hướng văn học phương Tây hiệnđại, Nxb.
Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
125. Trần Thế Nhân (2014), “Nhìn lại yếu tố tượng trưng và siêu thực trong thơ Mới”,
tại:
159
126. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam, giao lưu, gặp
gỡ, Nxb. Văn học, Hà Nội.
127. Nhiều tác giả (1995), Thơ mới 1932-1945: tác giả và tác phẩm, Nxb. Hội Nhà
văn, Hà Nội
128. Nhiều tác giả (2006), Thơ mới- Tác phẩm và dư luận, Nxb. Văn học, HN
129. Nhiều tác giả (2016 Phạm Vĩnh Cư – dịch), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
Nxb. Đà Nẵng.
130. Nhiều tác giả (2006), Hội thảo thơ Bích Khê, tập 1,Nxb. Hội Nhà văn Việt Nam
và Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi xuất bản, Hà Nội.
131. Nhiều tác giả (2006), Hội thảo thơ Bích Khê, tập 2, Hội Nhà văn Việt Nam và
Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi xb, Hà Nội.
132. Nhiều tác giả (2005), 70 năm đọc thơ Bích Khê, Nxb. Văn học, Hà Nội.
133. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
134. Nhiều tác giả (2008), Bích Khê - Tinh hoa, tinh huyết, kỷ yếu hội thảo quốc gia
về Bích Khê, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội
135. Lê Huy Oanh (1974) “Tinh huyết của Bích Khê”, Tạp chí Văn học số 194.
136. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại, tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
137. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
138. Thế Phong (2004), Hàn Mặc Tử - Nhà thơ siêu thoát, Nxb. Đồng Nai.
139. Phan Lạc Phúc (1967), "Nhân cái chết của Đinh Hùng, nghĩ về thơ tượng trưng",
Tạp chí Văn, số 9.
140. Đặng Thị Ngọc Phượng (2008), Ý thức tự do trong phong trào Thơ mới, Luận án
tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa hoc xã hội và nhân văn, Hà Nội.
141. Chu Lê Phương (2018), Trường thơ Loạn trong tiến trình Thơ mới, Luận án tiến
sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
142. Hồ Văn Quốc (2016), Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, Luận
án tiến sĩ Văn học, Trường ĐH Huế.
143. Lê Thị Hồ Quang (2007), Thơ tình trong Thơ mới 1932-1945, Luận án tiến sĩ
Ngữ văn, bảo vệ tại Viện Văn học.
144. Phan Qúy (1999), "Về tính lịch sử của cuộc tiếp xúc văn học Pháp - Việt", Tạp
chí Văn học, số 6.
160
145. Phan Qúy, Đỗ Đức Hiểu ( Đồng chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp trung cổ
- thế kỉ XVI và thế kỉ XVII, tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
146. Phạm Quỳnh (2003), Luận giải văn học và triết học, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
147. Vũ Tiến Quỳnh (1999), Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Nxb. Văn nghệ
Hồ Chí Minh.
148. Lê Hồng Sâm (chủ biên) (1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, tập 4, Nxb.
Ngoại văn, Hà Nội.
149. Trần Huyền Sâm (2002), Tiếng nói thơ ca, Nxb. Văn học, Hà Nội.
150. Trần Huyền Sâm (2001) “Ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đối với phong
trào thơ Mới Việt Nam 1932-1945”, Tạp chí Văn học, số 12.
151. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, Nxb. Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
152. Dạ Sinh (2006), Bích Khê, một vầng trăng thơ, website: sggp.org.vn
153. Chu Văn Sơn (1994), "Về bản sắc dân tộc và một hướng kiếm tìm trong thơ",
Tạp chí Văn học, số 11.
154. Chu Văn Sơn (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2001.
155. Chu Văn Sơn (2004), Hàn Mặc Tử - Một hành trình sáng tạo, Nxb. Trẻ, TP Hồ
Chí Minh.
156. Chu Văn Sơn (2005), Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính, Hàn Mặc
Tử, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
157. Chu Văn Sơn (2007), Thơ điệu hồn cấu trúc, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
158. Chu Văn Sơn (2019), Tự tình cùng cái đẹp, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội
159. Nguyễn Hữu Sơn (2016), Thơ mới - Những chuyện chưa bao giờ cũ, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
160. Nguyễn Hữu Sơn, Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Bích Khê, Báo điện tử
Tổ quốc
161. Trần Đình Sử - Lã Nhâm Thìn - Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), (2005), Văn học so
sánh - Nghiên cứu và triển vọng, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
162. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
161
163. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
164. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
165. Lưu Khánh Thơ (1994) , Thơ tình Xuân Diệu, Luận án PTS Ngữ văn, Viện Văn
học.
166. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
167. Lưu Khánh Thơ (2007), Chế Lan Viên- nhà thơ song hành cùng thời đại, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
168. Bích Thu (2016), “Đi vào cõi thơ Bích Khê”, Kỷ yếu kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Bích Khê.
169. Nguyễn Thanh Tâm (2014), Thơ mới, nhìn từ góc độ loại hình, Luận án tiến sĩ
Văn học, Học viện Khoa học xã hội.
170. Nguyễn Thanh Tâm (2015), Loại hình thơ Mới Việt Nam (1932-1945), Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
171. Quách Tấn (1971), Đời thơ Bích Khê, Lửa thiêng xuất bản, Sài Gòn.
172. Quách Tấn (2018), Bích Khê lưng trời bóng nhạn, Nxb. Văn học, Hà Nội.
173. Quách Tấn (2000), Bóng ngày qua (Bàn thành tứ hữu), Nxb. Văn nghệ, Hồ Chí
Minh.
174. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
175. Nguyễn Bá Thành (2009), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
176. Nguyễn Bá Thành (2012), Toàn cảnh thơ Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
177. Trần Khánh Thành- chủ biên (2016), Khuynh hướng thơ tượng trưng & Siêu thực
trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
178. Thanh Thảo (2006), “Thơ Bích Khê được tôn vinh”, tại: website: vietbao.vn
179. Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
180. Đỗ Lai Thúy (2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, Nxb. Hội Nhà văn, Hà
Nội.
181. Đỗ Lai Thúy (1992), “Bích Khê - Lời truyền sóng”, Tạp chí Văn học, số 2.
162
182. Lộc Phương Thuý (2005), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học,
Hà Nội.
183. Lộc Phương Thúy (1999), Từ một góc nhìn giao lưu văn học Việt- Pháp, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
184. Nhã Thuyên (2012), "Chủ nghĩa tượng trưng trong văn học",
185. Chu Quang Tiềm (1991), Khổng Đức - Đinh Tấn Dung (dịch), Tâm lý văn nghệ,
Nxb. TPHCM.
186. Lê Ngọc Trác (2009), Bích Khê, người có những câu thơ hay nhất Việt Nam,
website: nhavan.vn
187. Liễu Trương (2007), Tiếp cận văn học Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội.
188. Trần Tuấn (2006), "Thơ không là nguy hiểm, từ bài học đổi mới của Bích Khê”,
tạiwebsite: Bichkhe.org
189. Phùng Văn Tửu - Lê Hồng Sâm (chủ biên) (2005), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ
XVIII và thế kỉ XIX (tập 2), Nxb. Đại học Quốc gia , Hà Nội.
190. Tạ Tỵ (1967), “Hoài cảm Đinh Hùng”, Tạp chí Văn, số 91.
191. Chế Lan Viên (tuyển chọn và giới thiệu - 1987), Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Nxb.
Văn học, Hà Nội.
192. Chế Lan Viên - Hà Giao - Nguyễn Thanh Mừng (1988), Thơ Bích Khê, Sở Văn
hóa Thông tin Nghĩa Bĩnh xuất bản.
193. Viện Văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
194. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nãng.
195. Phạm Hòa Việt (1974), “Bích Khê: Dòng thơ, khoảng thơ và thời gian”, Tạp chí
Văn học, số 194.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
196. Helen Abbott (2016), Between Baudelaire and Mallarmé: Voice, Conversation
and Music (London and New York: Routledge).
197. Huynh Sanh Thong, An Anthology of Vietnamese Poems, New Haven and
London: Yale University Press.
198. James Walter McFarlane, Bradbury Malcolm (1991), Modernism 1890-1930,
London: Penguin Books.
163
199. Joachim Küpper (2013), Approaches to World Literature, Frankfurt: German
National Library.
200. Nicolae Babuts, „Baudelaire and the Identity of the Self‟, Mosaic: a Journal for
the Interdisciplinary Study of Literature, 47(3) 2014, p.159-173.
201. Robert Goldwater (1979), Symbolism, London: Penguin Books Ltd, 1st
published.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tho_tuong_trung_o_viet_nam_truong_hop_bich_khe.pdf
- Trichyeu_NguyenThiMyHien.pdf