Luận án Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên tỉnh Ninh thuận hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ NGUYỄN HOÀI NHƯ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ NGUYỄN HOÀI NHƯ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62.22.03.02 LUẬN ÁN T

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên tỉnh Ninh thuận hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Võ Nguyễn Hoài Như MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống và kế thừa giá trị đạo đức truyền thống ................................................................ 6 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thanh niên và xây dựng đạo đức cho thanh niên .................................................................................................. 16 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên và thanh niên Ninh Thuận ........ 24 1.4. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu trong luận án ....... 31 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY ............................................................................. 32 2.1. Giá trị đạo đức truyền thống, một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam ......................................................................... 32 2.2. Xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận và sự cần thiết kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay ......................................................................................... 55 Chương 3. KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........................................................ 68 3.1. Những nhân tố tác động đến kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận ............................... 68 3.2. Thực trạng kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay ................................................. 73 3.3. Một số vấn đề đặt ra trong kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay .......................... 99 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY ............................................................................................................... 106 4.1. Quan điểm về kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay ........................................ 106 4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay .................................................................................... 115 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thanh niên Việt Nam là chủ nhân tương lai, đồng thời là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thanh niên thực hiện được vai trò đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm giáo dục rèn luyện, đào tạo thanh niên thành những người có đủ đức tài phục vụ sự nghiệp cách mạng. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Hồ Chí Minh không quên căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Trong điều kiện hiện nay, với việc thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, thanh niên lại càng có vai trò quan trọng; vì thế, lại càng cần thiết đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo thanh niên. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định, một trong ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế, "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" là một trong ba khâu đột phá nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển đất nước. Giáo dục và đào tạo là phương thức trực tiếp hình thành nguồn nhân lực. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, chất lượng hiệu quả của giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn những bất cập nhất định cả về mặt chuyên môn, tài năng và về mặt đạo đức. Để khắc phục tình trạng này, cùng với yêu cầu về giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp, thể chất, Nghị quyết 2 số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh, cần "chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt cách nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [38]. Truyền thống và đạo lí dân tộc được thể hiện và kết tinh ở những giá trị đạo đức truyền thống. Những giá trị đạo đức truyền thống như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cố kết cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần lao động cần cù sáng tạo, tinh thần hiếu học tôn sư trọng đạo là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả của giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện. Chính vì thế, các giá trị đạo đức truyền thống có ý nghĩa trường tồn. Chúng không chỉ là động lực, đồng thời xác lập bản sắc văn hóa và con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã qua, mà còn là nền tảng để xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Khi nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc, Đảng đã chỉ ra và đòi hỏi phải kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng văn hóa và con người Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới. Trong bối cảnh chung đó, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận chính là sự thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ của Nghị quyết về việc xây dựng con người, xây dựng đạo đức tại một địa phương cụ thể. Hơn thế, so với nhiều địa phương khác, Ninh Thuận là tỉnh nghèo, điểm xuất phát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá thấp cả về phương diện tiềm lực kinh tế - công nghệ, cả về phương diện nhân 3 lực. Do vậy, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên sẽ góp phần tạo ra một nguồn nhân lực trẻ, một lực lượng lao động nòng cốt cho sự phát triển của tỉnh. Để nâng cao hiệu quả của công tác này, việc nghiên cứu về mặt lí luận và từ đó đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận là cần thiết. Trong các Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 25-NQ/TW về thanh niên được thực hiện bởi các cấp, các ngành của Ninh Thuận trong những năm qua, ít nhiều cũng đã có những nhận định, những đánh giá về việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên. Tuy vậy, một nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ triết học là chưa có. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề "Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên tỉnh Ninh Thuận hiện nay" làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên, luận án đánh giá thực trạng; đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Khảo sát, đánh giá những tài liệu chủ yếu liên quan đến đề tài, từ đó, xác định những vấn đề sẽ được nghiên cứu sâu trong luận án. - Làm rõ một số vấn đề lí luận về giá trị đạo đức truyền thống và kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. - Đánh giá thực trạng kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay; từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết. 4 - Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án nghiên cứu vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian là từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, giáo dục đạo đức cho thanh niên; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thanh niên, giáo dục đạo đức cho thanh niên. Ngoài ra, luận án kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình khoa học liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung được vận dụng trong nghiên cứu, thực hiện luận án là phương pháp biện chứng duy vật; đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã luận chứng cho sự cần thiết kế thừa giá trị đạo đức trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. - Thông qua việc phân tích thực trạng kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận, luận án đã xác định những vấn đề chủ yếu cần giải quyết; đồng thời, đề xuất quan điểm và 5 một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của kế thừa giá trị đạo đức trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lí luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận vấn đề kế thừa giá trị đạo đức trong xây dựng đạo đức nói chung và trong xây dựng đạo đức cho thanh niên nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy đạo đức học; những kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm: 4 chương, 11 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức truyền thống và kế thừa giá trị đạo đức truyền thống Giá trị truyền thống nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng và kế thừa giá trị truyền thống là những vấn đề được nhiều tác giả tập trung đi sâu, nghiên cứu. Trong số những nghiên cứu sớm nhất, phải kể đến những công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Hồng Phong, “Tìm hiểu tính cách dân tộc”, Nxb. Văn-Sử-Địa, 1963; “Về giá trị tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả) 2 tập, Nxb. Thông tin - Lý luận, Hà Nội, 1983; Trần Văn Giàu, “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những đặc điểm về tính cách dân tộc của con người Việt Nam, cũng như các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc và sự vận động của chúng qua những giai đoạn lịch sử Việt Nam. Các tác giả khẳng định, những tính cách dân tộc, những giá trị tinh thần như: lòng yêu nước, thương người, tinh thần cố kết dân tộc, đức tính lao động cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, ý thức tôn sư, trọng đạo, hiếu học, lối sống giản dị,... là những truyền thống vô cùng quý báu của con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Những khẳng định của các tác giả được dựa trên sự phân tích những điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của sự hình thành và phát triển những giá trị tinh thần, đạo đức đó. Những tính quy định của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước; những yếu tố dân chủ làng, xã; vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa Bắc Nam, Đông Tây; sự quyết liệt của các cuộc chiến tranh giữ nước triền miên trong lịch sử; những ảnh hưởng từ giao lưu, tiếp biến văn hóa... đã được phân tích khá thấu đáo trong các công trình nêu trên. 7 Thông qua sự khẳng định những giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống của dân tộc, các tác giả đặt vấn đề cần phải kế thừa những giá trị tinh thần này trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Trong các công trình: Trần Đình Hượu, “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996; Nguyễn Văn Huyên, “Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học số 4-1998 các tác giả luận chứng và khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức. Cùng với điều đó, các tác giả đã đi sâu phân tích mối liên hệ giữa các giá trị truyền thống với yêu cầu xây dựng xã hội và con người trong điều kiện hiện đại. Từ lập trường duy vật lịch sử, Trần Đình Hượu đặc biệt lưu ý đến tính quy định của các điều kiện kinh tế, xã hội đối với các giá trị tinh thần, đạo đức. Từ đó, ông chỉ ra, bên cạnh những mặt tích cực, truyền thống cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Để giải quyết hợp lí quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, theo ông, cần có những đổi mới trong kinh tế và tư duy về kinh tế, trong quản lí và trong các phương diện khác của đời sống xã hội để những mặt tiêu cực của truyền thống không tái hiện trong điều kiện mới. Trong khi nhấn mạnh vai trò, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần trong quá trình xây dựng xã hội mới hiện nay, tác giả Trần Đình Hượu cũng đồng thời cho rằng, giữ gìn truyền thống không có nghĩa là phục hồi truyền thống một cách đơn thuần, giữ gìn truyền thống là vì sự nghiệp xây dựng đất nước, con người hiện tại và tương lai. Vì thế, ông đặt tên công trình nghiên cứu của mình là: Đến hiện đại từ truyền thống, chứ không phải là Từ truyền thống đến hiện đại. Trong luận án tiến sỹ triết học: Nguyễn Văn Lý, “Kế thừa đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tác 8 giả đã phân tích về mặt lí luận, kế thừa là tính quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của tất cả các sự vật, các hiện tượng, các quá trình. Tác giả cũng chỉ ra tính đặc thù trong sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống. Theo đó, kế thừa các giá trị đạo đức thường được thực hiện một cách chủ động bởi các giai cấp quản lí xã hội. Lợi ích của các giai cấp quản lí xã hội chi phối tính kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống. Trên cơ sở lí luận đó, tác giả luận án đã phân tích những mặt tích cực và những hạn chế trong đạo đức truyền thống dân tộc, bên cạnh đó xác định những nội dung cần phải kế thừa, bổ sung và đổi mới trong các giá trị đạo đức truyền thống nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước. Bước đầu tác giả đã đề xuất một vài phương hướng và giải pháp cơ bản, đảm bảo kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong số những giải pháp được đề xuất, tác giả nhấn mạnh vai trò của định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường; và cùng với điều đó là tăng cường giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống thông qua các hình thức, các biện pháp đa dạng, cụ thể, khả thi. Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên), “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, các tác giả đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển biến các giá trị sang hiện đại. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những tác nhân dẫn đến những chuyển biến giá trị tinh thần. Đó là việc chuyển sang thực hiện nền kinh tế thị trường; những tiến bộ công nghệ trong sản xuất và trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Theo các tác giả, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động có tính hai mặt đối với sự phát triển xã hội và đạo đức con người. Vì thế, khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống là một trong những đảm bảo cho sự phát triển bền vững xã hội và con người. 9 Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên), “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, các tác giả đề cập đến vai trò của giá trị truyền thống trong sự phát triển văn hóa Việt Nam trước đây và sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay. Công trình đã đề cập đến thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Các tác giả chỉ ra rằng, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan của thời đại. Toàn cầu hóa trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Toàn cầu hóa về kinh tế tất dẫn đến quá trình hình thành một chỉnh thể thống nhất toàn thế giới. Đó là sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong đó có đời sống văn hóa, tinh thần. Toàn cầu hóa trong điều kiện hiện nay đang bị thao túng bởi các quốc gia tư bản lớn, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Vì thế, bị cuốn hút vào quá trình toàn cầu hóa, dân tộc nào, quốc gia nào không có đủ bản lĩnh thì sẽ đánh mất bản sắc dân tộc và trở thành bóng mờ của các quốc gia phương Tây. Các tác giả cho rằng, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, dân tộc là đảm bảo cho việc hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa một cách thành công. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân tích và đánh giá thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị tinh thần truyền thống của Việt Nam. Trong bài “Từ “cái thiện” truyền thống đến “cái thiện” trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí triết học, số 8/ 2002, tác giả Nguyễn Hùng Hậu, cho rằng, ngày nay trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định 10 hướng xã hội chủ nghĩa, cái Thiện cần được bổ sung bằng nhiều nội dung mới. Nếu như trước kia, Thiện cao nhất, lớn nhất là yêu nước, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, thì hiện nay Thiện phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo tác giả: “Trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay, cái Thiện mang một nội dung mới, một ý nghĩa triết học cụ thể, chứ không chỉ là cái Thiện chung chung, trừu tượng ở trong tâm mỗi người"[63, tr.25]. Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng; đó là khi định hướng cái Thiện, chúng ta phải định hướng một cách cụ thể gắn với yêu cầu xây dựng đất nước và con người trong điều kiện hiện nay. Chỉ có như vậy, cái Thiện mới có ý nghĩa tích cực với tư cách là giá trị trung tâm của đời sống tinh thần, đạo đức. Trong công trình: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên),“Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, có nhiều tác giả bài viết đề cập đến giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam; về tác động có tính hai mặt của kinh tế thị trường; về tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường Các tác giả đã chỉ ra rằng, để khắc phục tối đa tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với sự phát triển xã hội và con người, thì cùng với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải đẩy mạnh việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống chỉ thực sự có hiệu quả khi đổi mới nội dung của chúng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội và con người trong điều kiện mới. Trong công trình: Hồ Sĩ Quý, “Về giá trị và giá trị châu Á”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tác giả đã có những phân tích, luận giải về thực chất của giá trị truyền thống và khả năng của nó trong việc đáp ứng một cách tích cực các yêu cầu của xã hội hiện đại. Theo tác giả, giá trị của truyền 11 thống, về thực chất là cái nằm trong quan hệ giữa hiện tại và quá khứ. Con người của xã hội hiện đại có thái độ như thế nào đối với quá khứ, chính điều này quy định giá trị của truyền thống. Nói cách khác, truyền thống không thể tự bảo tồn được giá trị của mình nếu con người hiện đại không có ý thức tôn trọng các giá trị truyền thống. Cùng với điều đó, tác giả trình bày và bình luận sự xác định, sự phân tích của một số học giả về một số giá trị tiêu biểu của châu Á. Chẳng hạn, đối với Trần Phong Lâm (Trung Quốc), thì bốn giá trị sau đây là tiêu biểu: "đề cao ý chí tự cường; đồng thời quan tâm đến cả nghĩa và lợi; đề cao tiết kiệm" [128, tr.148]. Đối với Phan Ngọc (Việt Nam), thì: "ham học, thông minh, tháo vát, nhạy bén với mọi thay đổi; cần cù chịu khó thích nghi với hoàn cảnh; gắn bó với Tổ quốc, họ hàng, bà con; thích sống giản dị; không bị những đòi hỏi vật chất dày vò, lo cho con cháu hơn lo cho chính mình" [128, tr.153] là những giá trị tiêu biểu. Có thể thấy, về cơ bản, đó cũng là những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của Việt Nam Trong Luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005, tác giả Võ Văn Thắng đã phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, trong việc xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Cụ thể hơn, theo tác giả, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đang gây ra những trở ngại cho việc xây dựng lối sống mới. Vấn đề đặt ra là, làm sao tận dụng được những cơ hội, khắc phục được những mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa để kế thừa một cách hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống đảm bảo cho sự xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam hiện nay vừa không bị đứt gãy, giữ gìn được bản sắc mà đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới. Theo nghĩa đó, tác giả cho rằng: "kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân 12 tộc để xây dựng lối sống mới là một quá trình phấn đấu công phu, bền bỉ và khó khăn, đòi hỏi phải được tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì và thận trọng"[142, tr.134]. Trong công trình “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay – vấn đề và giải pháp”, Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, các tác giả đã phân tích và nhìn nhận vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống ở một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore dưới góc độ kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo các tác giả, các giá trị đạo đức truyền thống, mà trong các trường hợp này là các giá trị Nho giáo, chỉ thể hiện vai trò tích cực khi được khai thác hoặc kế thừa một cách phù hợp. Các nhà cầm quyền ở các nước nêu trên đã biết khai thác các giá trị Nho giáo nhằm củng cố trật tự gia đình và xã hội. Họ đã đạo đức hóa quan hệ cố hữu giữa bóc lột và bị bóc lột, giữa chủ đất và nông dân, giữa xí nghiệp và công nhân. Họ không khai thác một cách tùy tiện, mà khai thác một cách thông minh nhằm tạo ra những con người đáp ứng sự phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Từ những nhận định như vậy, các tác giả cho rằng, bài học mà Việt Nam có thể rút ra là: "Không phải bất cứ truyền thống nào, bất cứ di sản văn hóa nào cũng được đánh giá như nhau và xử lí như nhau ở những hoàn cảnh khác nhau với những tầng lớp khác nhau. Từ truyền thống sang hiện đại là một quá trình vừa liên tục vừa đứt đoạn. Cái hiện đại không xóa sạch cái truyền thống và cái truyền thống chỉ có lí do tồn tại khi nó được sàng lọc và kiểm nghiệm thông qua cái hiện đại" [126, tr.46-47]. Trong công trình: Phạm Văn Đức (chủ biên) “Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương: Một số vấn đề triết học Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, các tác giả đã khẳng định, toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế vận động khách quan của lịch sử. Nó vừa có những yếu tố tích cực, vừa có 13 những yếu tố tiêu cực; vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả cũng phân tích động thái của một số giá trị truyền thống trong làn sóng toàn cầu hóa, những biến động tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa, nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của người Việt Nam hiện nay, cũng như tính tất yếu của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc trong bối cảnh mới. Theo các tác giả, định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường là đảm bảo ở tầng sâu cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc của văn hóa và đạo đức Việt Nam. Cùng với điều đó, cần tăng cường vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ các giá trị truyền thống; kiên quyết bài trừ các ấn phẩm không lành mạnh, các biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm; đồng thời giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm với Tổ quốc nhằm phát huy và khơi dậy tinh thần dân tộc. Cùng với những nghiên cứu về giá trị, giá trị truyền thống, những nghiên cứu về tính tất yếu của kế thừa nói chung và kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Công trình tập thể: Phan Huy Lê-Vũ Minh Giang (chủ biên), công trình khoa học cấp nhà nước KX-07, đề tài KX07-02: “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, đã tập trung nghiên cứu các giá trị truyền thống từ các bình diện: tư tưởng, tâm lý, văn hóa... trên các phạm vi gia đình và cộng đồng. Từ các số liệu điều tra xã hội học, các tác giả cho thấy: “Trong con người Việt Nam hiện nay, có thể thấy rõ sự phát triển liên tục, không đứt gãy với những giá trị tinh thần truyền thống trong quá khứ” (tr.268). Với nhận định được rút ra từ các số liệu đáng tin cậy, các tác giả công trình đã khẳng định, kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó có các giá trị đạo đức không chỉ là một quy luật được nhận thức về mặt lý luận mà còn là một thực tế hiển 14 nhiên trong đời sống của con người Việt Nam cả trên phạm vi gia đình cũng như cộng đồng. Cùng với điều đó, các tác giả cũng cho thấy một số hạn chế của các giá trị truyền thống cần khắc phục để con người Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hiện nay. Trong công trình: Nguyễn Duy Bắc (chủ biên), “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008, các tác giả đã luận giải về mặt lí luận cơ bản những vấn đề: văn hóa, giá trị văn hóa, những biến đổi của các giá trị văn hóa, trong đó, các giá trị đạo đức truyền thống được nhấn mạnh và xem là “chiếm vị trí nổi bật”. Từ đó, các tác giả đã phân tích thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Như tác giả chỉ ra và phân tích, trong điều kiện của kinh tế thị trường, các giá trị văn hóa, đạo đức biến đổi cả theo chiều thuận, tích cực, cả theo chiều nghịch, tiêu cực. Sự biến đổi này, một mặt, phụ thuộc vào nhân tố khách quan tức tác động có tính hai mặt của kinh tế thị trường; mặt khác, phụ thuộc vào nhân tố chủ quan tức quan điểm, định hướng giá trị, ý chí và năng lực của con người Việt Nam ở cả cấp độ quản lí xã hội, ở cả cấp độ cá nhân mỗi người dân Trong công trình: Mai Thị Quý, “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, đã phân tích một cách hệ thống và luận giải những vấn đề lí luận về giá trị và giá trị đạo đức truyền thống, tính tất yếu của việc kế thừa các giá trị và giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa được nhìn nhận như là một quá trình khách quan. Quá trình đó tác động và tạo ra những t...ó thể thấy, các giá trị đạo đức truyền thống và truyền thống quê hương Ninh Thuận đã được triển khai thực hiện trong giáo dục thanh niên. Đồng thời, việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống được thực hiện 30 đồng bộ và gắn liền với việc giáo dục nâng cao học vấn, chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp. Tỉnh ủy Ninh Thuận đã có “Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận số 380 ngày 23 tháng 09 năm 2010 của Ban bí thư về Năm thanh niên”. Như chúng ta biết, năm 2011 được Đảng và Nhà nước chọn là Năm thanh niên. Phương châm hoạt động của Năm thanh niên là: hành động vì môi trường xã hội lành mạnh cho giới trẻ với các hoạt động; ngày thanh niên hoạt động vì người nghèo; ngày thanh niên hoạt động vì môi trường; ngày thanh niên hoạt động vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; ngày thanh niên hoạt động vì biên cương Tổ quốc; ngày thanh niên hoạt động hiến máu tình nguyện... Ban thường vụ tỉnh ủy đã hướng dẫn thực hiện thắng lợi Năm thanh niên thông qua việc xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, các cấp chính quyền, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận. Trong Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành tỉnh Đoàn khóa IV, nhiệm kỳ 2007 – 2012 có những nội dung sau: - Xác định quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa chiến lược phát triển thanh niên Ninh Thuận giai đoạn 2011 – 2020. - Phối hợp gia đình nhà trường xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò trách nhiệm nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên. - Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, pháp luật cho thanh niên. Có thể thấy, trong những quan điểm, những định hướng về công tác thanh niên Ninh Thuận được nêu trên, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức thanh niên Ninh Thuận đã được quan tâm. Những hình thức giáo dục cụ thể nhằm xây dựng đạo đức thanh niên Ninh Thuận là khá đa dạng và gắn liền với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. 31 1.4. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu trong luận án Luận án này kế thừa thành tựu nghiên cứu lí luận về kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu một địa bàn cụ thể, một đối tượng cụ thể, đó là thanh niên Ninh Thuận. Tuy vậy, tác giả cũng thấy rằng, cần làm sáng tỏ hơn nữa một số vấn đề lí luận liên quan đến việc triển khai thực hiện đề tài. Để góp phần luận chứng về mặt lý luận, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay, luận án này sẽ triển khai theo hướng: - Làm sáng tỏ hơn nữa về mặt lý luận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên nói chung và cho thanh niên Ninh Thuận nói riêng; - Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận; - Đề xuất và luận giải quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc kế thừa các giá trị của đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay. 32 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ THỪA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN NINH THUẬN HIỆN NAY 2.1. Giá trị đạo đức truyền thống, một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam 2.1.1. Giá trị đạo đức truyền thống Tư tưởng về giá trị đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại khi các nhà tư tưởng xem xét các sự vật hiện tượng trong quan hệ với con người, xã hội loài người từ phương diện nhu cầu, lợi ích. Tuy vậy, với tư cách là trung tâm của giá trị học (Axiology) khái niệm giá trị chỉ thực sự hình thành cùng với sự hình thành giá trị học vào nửa cuối thế kỉ XIX ở phương Tây. Trong giá trị học phương Tây hiện đại có ba cách nhìn nhận giá trị dựa trên cơ sở thế giới quan triết học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng, giá trị có bản chất thần thánh, tồn tại ngoài không gian và thời gian, nghĩa là có tính vĩnh hằng không thay đổi. Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá trị chỉ là hiện tượng thuần túy ý thức, là biểu hiện của một trạng thái tâm lí, thái độ chủ quan của con người đối với khách thể mà người đó đánh giá. Những người theo chủ nghĩa tự nhiên (Đạo đức học mục đích luận, Đạo đức học tiến hóa) coi giá trị chỉ là biểu hiện những nhu cầu tự nhiên của con người hoặc những quy luật của tự nhiên nói chung. Triết học mácxít nhìn nhận giá trị là những hiện tượng xã hội đặc thù. Cụ thể hơn, giá trị hình thành trong quá trình lao động sản xuất, trong hoạt động tinh thần và nói chung là trong đời sống xã hội. Từ điển Bách khoa toàn thư Xô viết định nghĩa: "Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các 33 thuộc tính tự nhiên, mà bởi bản chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lí tưởng, tâm thế và mục đích" [dẫn theo 165, tr.51-52]. Như vậy, bản chất của giá trị bị quy định bởi "sự cuốn hút" của các thuộc tính của sự vật, hiện tượng vào phạm vi các "hứng thú và nhu cầu" của con người và xã hội. Nói cách khác, giá trị được xác định bởi quan hệ giữa khách thể (sự vật, hiện tượng với những thuộc tính nhất định) và chủ thể (con người, xã hội với những nhu cầu nhất định). Không có sự vật với những thuộc tính thì không có gì để cuốn hút vào phạm vi các nhu cầu của chủ thể, không có gì để các chủ thể đánh giá giá trị. Theo nghĩa đó, giá trị mang tính khách quan. Tuy vậy, tự chúng, các thuộc tính của khách thể chưa phải là giá trị; chúng chỉ trở thành giá trị khi đặt trong quan hệ với chủ thể (con người, xã hội). Nói cách khác, con người, xã hội loài người trong hoạt động sống của mình, tìm kiếm và khai thác những thuộc tính của khách thể, biến chúng thành giá trị phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình. Khi những nhu cầu của con người biến đổi thì giá trị gắn liền với nhu cầu của con người cũng biến đổi theo. Điều đó có nghĩa là, giá trị có thể biến đổi theo không gian, thời gian khi mà nhu cầu của con người có những biến đổi nhất định. Do nhu cầu của con người và xã hội loài người đa dạng, phong phú, đồng thời có những biến đổi trong lịch sử, nên các loại hình giá trị cũng đa dạng, phong phú. Cũng do nhu cầu hoạt động sống và do những mục đích cụ thể mà giá trị được phân chia theo những tiêu chí nhất định. Chẳng hạn, dựa theo tiêu chí chung, riêng, giá trị được chia thành giá trị chung và giá trị riêng. Giá trị chung nhất là giá trị mang ý nghĩa nhân loại phổ biến; giá trị riêng nhất là giá trị cho một con người cụ thể. Theo tiêu chí thời gian, giá trị được chia 34 thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Theo tiêu chí về tính chất khi đáp ứng nhu cầu con người, giá trị được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đáp ứng nhu cầu vật chất của con người. Giá trị vật chất thể hiện rõ nhất trong đời sống vật chất, kinh tế, trong hoạt động mưu sinh của con người. Vì đời sống vật chất là yếu tố cơ sở và là nhân tố quyết định cuối cùng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội nên giá trị vật chất cũng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đời sống xã hội và con người. Giá trị tinh thần là giá trị đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Con người không chỉ ăn, ở, mặc, đi lại, mà còn nghiên cứu khoa học, sinh hoạt tôn giáo, tâm linh, hoạt động thẩm mĩ, đạo đức, Những nhu cầu tinh thần của con người nảy sinh trong các quá trình hoạt động đó và trong các hoạt động tinh thần, những gì có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người đều có thể trở thành giá trị đối với con người. Hoạt động tinh thần của con người và xã hội là sự phản ánh về mặt tinh thần đời sống vật chất, hoạt động vật chất của xã hội và bị quy định bởi những yêu cầu của hoạt động vật chất. Tuy vậy, một khi đã định hình thì hoạt động tinh thần nói chung, mỗi loại hình hoạt động tinh thần cụ thể nói riêng đều có một tính độc lập tương đối nhất định; nhờ thế, chúng có thể tác động trở lại và có vai trò nhất định đối với sự phát triển của cơ sở vật chất mà trên đó chúng hình thành và phát triển. Cũng như các hoạt động tinh thần, các giá trị tinh thần có một sự độc lập nhất định và nhờ thế mà chúng có một vai trò nhất định đối với các giá trị vật chất cũng như toàn bộ đời sống vật chất của xã hội và con người. Cố nhiên, các giá trị tinh thần không tác động trực tiếp đến cơ sở vật chất, tồn tại xã hội mà thể hiện và thực hiện vai trò của mình thông qua việc định hướng giá trị cho các hoạt động và các quan hệ người. Hoạt động tinh thần của con người, xã hội loài người là đa dạng và phong phú. Xã hội càng phát triển, sự phân xuất các dạng, các loại hình hoạt 35 động tinh thần lại càng đa dạng và phong phú thêm. Trong điều kiện hiện nay, các giá trị tinh thần thường được phân chia thành: giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ, giá trị chính trị, giá trị văn hóa, giá trị tâm linh,Vì bản thân các hoạt động người không thể phân chia một cách tuyệt đối nên các giá trị tinh thần cũng không thể phân chia được một cách tuyệt đối. Trong một giá trị tinh thần chủ đạo bao giờ cũng bao hàm những phương diện, những yếu tố của các giá trị tinh thần khác. Chẳng hạn, trong giá trị khoa học tức giá trị nhận thức có bao hàm khía cạnh nhận thức đạo đức, nhận thức thẩm mĩ mà những loại nhận thức này là nhận thức đánh giá trên cơ sở cái thiện và cái đẹp. Hoặc, trong giá trị thẩm mĩ có bao hàm các yếu tố của giá trị nhận thức khoa học về cái đẹp, các yếu tố của giá trị đạo đức như là cơ sở hình thành và thành tố của cái đẹp. Giá trị đạo đức, hoặc đầy đủ hơn, hệ giá trị đạo đức là một trong ba thành tố căn bản nhất, bao quát nhất của hệ giá trị tinh thần cơ bản của xã hội và con người, hệ giá trị Chân-Thiện-Mĩ. Giá trị đạo đức hình thành trong đời sống đạo đức của xã hội và con người và là một trong những thành tố của đời sống đạo đức. Theo tác giả Đoàn Quốc Thái, "Giá trị đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng và các chuẩn mực, quy tắc ứng xử được con người đánh giá, lựa chọn cũng như ý nghĩa tích cực của những quan niệm, chuẩn mực, quy tắc ứng xử đó đối với con người và đời sống xã hội"[134, tr.47]. Định nghĩa này đã bao quát được những biểu hiện cơ bản của giá trị đạo đức. Tuy vậy, theo chúng tôi, giá trị đạo đức không chỉ là những quan niệm, những chuẩn mực mà còn bao gồm cả tình cảm đạo đức, lí tưởng đạo đức, các hành vi, các quan hệ đạo đức. Bởi lẽ, những tình cảm đạo đức như: lòng yêu nước, thương người đều được nhìn nhận, đánh giá như cái có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển con người và 36 xã hội; đều có thể được con người lựa chọn và định hướng giá trị trong hoạt động sống. Cũng như vậy, lí tưởng đạo đức biểu hiện dưới dạng mô hình một xã hội tốt đẹp hay những nhân cách đạo đức lớn lao hoặc những hành vi đạo đức, chẳng hạn, dũng cảm cứu người, hi sinh vì chính nghĩa đều hiện diện như là những giá trị đạo đức Như vậy, theo chúng tôi, giá trị đạo đức là toàn bộ những tình cảm, những quan niệm, những chuẩn mực, những quy tắc ứng xử, những lí tưởng đạo đức và những hành vi đạo đứccó ý nghĩa tích cực được con người lựa chọn, noi theo trong hoạt động sống nhằm phát triển con người và xã hội. Như vậy, cái quy định giá trị đạo đức, trước hết là tính chất hoặc bản chất xã hội của nó. Giá trị đạo đức được hình thành trong các hoạt động, các quan hệ xã hội, có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển xã hội và con người với tư cách là con người xã hội. Giá trị đạo đức không phải do một sức mạnh siêu nhiên nào đó ban bố hoặc không phải là bản tính tự nhiên của con người. Nói cách khác, giá trị đạo đức là giá trị người vì thế nó có ý nghĩa nhân loại phổ biến. Đây là cơ sở của sự kế thừa và tiếp nhận giá trị đạo đức trong lịch sử và trong giao lưu văn hóa. Thứ hai, giá trị đạo đức mang tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử cụ thể của giá trị đạo đức bị quy định bởi điều là, ý nghĩa tích cực của nó đối với con người và xã hội là mang tính lịch sử cụ thể. Mặc dù mang ý nghĩa nhân loại phổ biến, nhưng mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng trong những điều kiện lịch sử cụ thể có những cách đánh giá và noi theo những giá trị đạo đức với những nội dung cụ thể nhất định. Thứ ba, cũng chính vì mang tính lịch sử cụ thể mà giá trị đạo đức có những biến đổi nhất định trong lịch sử. Những giá trị trong quá khứ có thể trở nên lạc hậu và bị vượt bỏ; hoặc biến đổi về nội dung, về hình thức biểu hiện để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới; những giá trị mới sẽ nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển của xã hội và con người. 37 Cũng như các hiện tượng tinh thần khác, xét theo thời gian, giá trị đạo đức được phân ra thành các giá trị đạo đức truyền thống và các giá trị đạo đức hiện đại. Do chỗ, các giá trị đạo đức là các giá trị hình thành và đáp ứng nhu cầu đạo đức của các cộng đồng, các dân tộc người cụ thể, nhất định, nên nói đến giá trị đạo đức truyền thống là ngụ ý nói đến giá trị đạo đức truyền thống của một cộng đồng người, một dân tộc nhất định. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống cũng có nghĩa là nói đến những giá trị có tính ổn định (không phải là nhất thời), được gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đời này sang đời khác. Vì vậy có thể coi: giá trị đạo đức truyền thống là toàn bộ những tình cảm, những quan niệm, những chuẩn mực, những quy tắc ứng xử, những lí tưởng đạo đức và những hành vi đạo đức có ý nghĩa tích cực được truyền từ đời này sang đời khác và được một cộng đồng, một dân tộc lựa chọn, noi theo trong hoạt động sống nhằm phát triển con người và xã hội. Do bản chất xã hội của nó, giá trị đạo đức truyền thống không phải là một cái gì đó có sẵn, mà do nhiều thế hệ tạo dựng nên. Tuy vậy, mỗi dân tộc cũng không thể tùy tiện lựa chọn cho mình một số giá trị đạo đức truyền thống nào đó; bởi lẽ, những giá trị đạo đức truyền thống được hình thành trên cơ sở những điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử của dân tộc đó trong quá trình phát triển của chính mình. Bởi vậy, các giá trị đạo đức truyền thống không phải là vĩnh hằng, nhất thành bất biến; cùng với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử, các giá trị đạo đức truyền thống cũng có những biến đổi nhất định. Tuy vậy, trong sự biến đổi ấy, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vẫn giữ được cái cốt lõi, cái có ý nghĩa trường tồn và vì vậy, chúng là các giá trị đạo đức truyền thống. Nói về các giá trị truyền thống, Giáo sư Trần Văn Giàu nhận định: "Nếu mỗi lúc mỗi thay đổi thì tính truyền thống không còn nữa, nói truyền thống là nói lâu dài qua nhiều thời mà cốt lõi vẫn giữ; nói 38 của dân tộc là nói chung của đại đa số nhân dân. Trong giá trị truyền thống dân tộc thì người xưa và người nay đều cơ bản đồng tình, người sau nối chí người trước, phát huy lên, làm giàu mãi" [59, tr.51]. Nói cách khác, giá trị truyền thống của dân tộc có cốt lõi bất biến, trường tồn, đồng thời có phần biến động để có thể được bổ sung, đổi mới, nâng cấp cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thời đại. Chính sự thống nhất và mối liên hệ giữa cốt lõi bất biến và những yếu tố khả biến tạo nên sức mạnh của giá trị truyền thống. Vì vậy, cũng theo Giáo sư Trần Văn Giàu, "Giá trị truyền thống là một sức mạnh vĩ đại không thể xem thường. Huy động các giá trị truyền thống để làm cách mạng và kháng chiến hiện đại, là huy động sức mạnh của mấy mươi thế kỉ tổ tiên ông cha cổ vũ và trợ chiến cho con cháu hoàn thành sự nghiệp dân tộc" [59, tr.52]. Theo chúng tôi, những nhận định về giá trị truyền thống như vậy hoàn toàn có thể áp dụng đối với các giá trị đạo đức truyền thống. Chính vì các giá trị đạo đức truyền thống có một vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, nên mọi dân tộc trong mọi thời đại đều cố gắng bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mình. Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu tinh hoa từ bên ngoài và những nhân tố mới của thời đại bổ sung cho giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm cho chúng ngày càng phong phú thêm để trở thành cơ sở tinh thần vững chắc cho sự phát triển của xã hội, dân tộc, đất nước và con người. 2.1.2. Một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam Sự hình thành và phát triển của các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam được bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lí, điều kiện sản xuất, hoàn cảnh lịch sử và xã hội. Xã hội truyền thống Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp, lúa nước. Trong khi đó điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại mưa nắng thất thường, nhiều thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Những 39 đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Về mặt địa lí, Việt Nam là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, là mục tiêu xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Chính vì vậy, con người Việt Nam phải cố kết với nhau trong cộng đồng, chung sức trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, trong lao động sản xuất để sinh tồn và trong các quan hệ xã hội khác. Trên nền tảng của văn hóa bản địa, với vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến, Việt Nam còn tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại mà tiêu biểu là: Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Người Việt tiếp nhận Phật giáo dễ dàng vì sự tương đồng những giá trị đạo đức Phật giáo với các giá trị đạo đức bản địa. Tính nhân bản, vị tha là nét tiêu biểu của đạo đức Phật giáo. Tính nhân bản, vị tha biểu hiện ở hàng loạt yêu cầu của đạo đức Phật giáo như: từ bi hỉ xả, khuyến thiện trừ ác, cứu nhân độ thế, giới sát, hiếu sinh, hiếu kính rất gần gũi và nhanh chóng hòa đồng với lòng nhân ái, bao dung của người Việt. Chính vì vậy, các giá trị đạo đức Phật giáo đã nhanh chóng thâm nhập, Việt hóa và trở thành một phần không thể tách rời của các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Với tư cách một học thuyết chính trị - đạo đức, do có vai trò đối với quản lí xã hội, Nho giáo tuy ban đầu không được hưởng ứng, nhưng từng bước được các Nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt là trong quản lí xã hội và xây dựng đạo đức cho con người. Mặc dù có những quan niệm tiêu cực như: trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân tay, phân biệt đẳng cấp, song Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực; đó là việc đề cao nhân lễ nghĩa trí tín; hiếu đễ; tôn sư trọng đạo; khắc kỉ phụng công; kiến lợi tư nghĩa, Chính những yếu tố tích cực đó đã góp phần tạo dựng, định hình và nâng cấp các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. 40 Mặc dù có những yếu tố mê tín, dị đoan, nhưng Lão giáo cũng có những ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Tư tưởng tri túc, quả dục, bất tranh, đồng đẳng với vạn vật với tư cách là những định hướng giá trị cho lối sống đã có những tác động nhất định đến những yêu cầu đạo đức: giản dị, tiết kiệm và hòa đồng với thiên nhiên vốn thích ứng với nền kinh tế tiểu nông, năng suất thấp của người Việt. Chính những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa nêu trên đã quy đinh sự hình thành tính độc đáo, bản sắc của các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định, được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác để trở thành sức mạnh, động lực tinh thần cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ những cách tiếp cận và những mục đích nghiên cứu khác nhau, nhiều học giả đã xác định và luận chứng cho những giá trị đạo đức truyền thống cụ thể, cơ bản của dân tộc Việt Nam. Theo giáo sư Vũ Khiêu, những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam bao gồm: "lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người" [77, tr.74- 86]. Trên bình diện tinh thần nói chung, giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: "yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa" [59, tr. 94]. Trong các văn kiện của Đảng, các giá trị đạo đức truyền thống thường được đề cập đến khi xác định bản sắc dân tộc của văn hóa và vai trò của các giá trị đó đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội, đất nước, con người hiện nay. Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ: "Những giá trị văn hóa tinh thần bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý ''thương người như thể thương thân", đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo 41 trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển tiến bộ, công bằng nhân ái"[31, tr.19]. Cũng với tinh thần này, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII xác định rằng, những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. "Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; tính cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng-nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lí; đầu óc thực tiễn; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống" [32, tr.23]. Mặc dù diễn đạt có ít nhiều khác nhau, nhưng những quan điểm trên đều cho thấy, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là những giá trị cơ bản, cốt lõi của giá trị truyền thống nói chung; những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam bao gồm: truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết và ý thức cộng đồng sâu sắc; truyền thống nhân ái, khoan dung; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động; truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo... Những giá trị ấy đã trở thành những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trải qua nhiều thế kỷ nay dân tộc ta nâng niu và gìn giữ. Những giá trị đó đã tạo ra một sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn thử thách và giá trị đó cần và sẽ được kế thừa, phát huy trong hiện tại và tương lai. 2.1.2.1. Truyền thống yêu nước Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có tình yêu đối với quê hương đất nước. Dân tộc Việt Nam cũng vậy, tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng, trở thành một triết lý sống, triết lý nhân sinh tạo thành truyề n thống của cả cộng đồng, hình thành chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, 42 mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó bước qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" [105, tr.171]. Trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [59, 94]. Lòng yêu nước là giá trị đạo đức cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là tư tưởng và tình cảm thể hiện lòng trung thành và sự yêu thương, gắn bó của con người Việt Nam với Tổ quốc; là ý chí và hành động quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có tinh thần yêu nước nhưng quá trình hình thành và những biểu hiện cụ thể lại có những đặc trưng riêng. Điều đó bị quy định bởi những đặc thù của lịch sử sinh tồn và phát triển mỗi quốc gia gắn liền với vị trí lãnh thổ cũng như các điều kiện tự nhiên của quốc gia đó. Lòng yêu nước của con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ ý thức và tình cảm cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Khởi đầu từ tình yêu quê hương, làng xóm, cây đa, bến nước, sân đình gắn với những người thân yêu ruột thịt, lòng yêu nước của người Việt Nam được mở rộng ra cộng đồng các dân tộc cùng sinh tồn trên lãnh thổ Việt Nam. Lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên mà còn là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc nên từ chính những trang lịch sử thương đau nhưng rất đỗi hào hùng và oanh liệt của dân tộc. Chính vì vậy mà yêu nước đã thấm sâu vào tình cảm và tư tưởng của mỗi người con đất Việt qua mọi thời đại. Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: "Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" [59, tr.100]. Hình thành sớm, lại được thử thách qua bao thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát 43 triển qua từng thời kì, theo yêu cầu phát triển của dân tộc, thời đại, tinh thần yêu nước đã được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất. Chủ nghĩa yêu nước là một vũ khí tinh thần mà theo giáo sư Trần Văn Giàu, "vận nước thịnh hay suy, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy"[59, tr.10,11]. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc chinh phục tự nhiên, xây dựng đất nước. Điều đó được khẳng định rõ trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ buổi đầu dựng nước cho đến tận nay. Lật những trang sử vàng của dân tộc chúng ta đều thấy ánh lên tinh thần yêu nước sâu sắc. Đó là tinh thần dũng cảm, hiên ngang đánh đuổi kẻ thù, gìn giữ giang sơn bờ cõi đã được minh chứng rõ nét với hình ảnh Hai Bà Trưng cùng nhiều nữ tướng đứng lên chống quân xâm lược nhà Hán (những năm 40- 43 sau công nguyên). Đó là chiến công hiển hách của hai vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Lê Hoàn đánh tan quân Tống; là nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên-Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh...; rồi tiếp đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến quyết liệt đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ bé như chúng ta có thể làm nên những chiến thắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới như thế. Tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình với ý chí thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ và đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. 44 Chính vì vậy, mỗi người dân Việt Nam đều có thể và tự hào về những người con ưu tú của dân tộc đã tự nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Biết bao nhiêu người vợ, người mẹ tiễn chồng con ra mặt trận mà không có ngày đón chồng con trở lại. Đó là sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng vĩ đại bởi tinh thần yêu nước cháy bỏng trong trái tim của những người con đất Việt. Hình thành và khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước anh hùng tiếp tục được bổ sung và phát triển qua từng thời kỳ, chính là một trong những giá trị truyền thống cao quý và bền vững của dân tộc. Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Yêu nước là niềm tự hào của dân tộc, là một truyền thống quý báu của dân tộc cần phải được gìn giữ và phát huy. 2.1.2.2. Truyền thống đoàn kết và ý thức cộng đồng sâu sắc Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc là nhân tố tinh thần thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Dân tộc Việt Nam luôn xem đoàn kết và ý thức cộng đồng là sức mạnh làm nên mọi thắng lợi. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam cùng hòa vào dòng chảy của chủ nghĩa yêu nước, đây là nhân tố hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Tinh thần đó là truyền thống, là sức mạnh của dân tộc ta trong quá trình khai phá thiên nhiên, mở mang bờ cõi và đấu tranh giữ nước. Với dân tộc ta, tinh thần cố kết cộng đồng, đoàn kết giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong lúc gian nan, hoạn nạn là những giá trị cao quí. Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng của người Việt được thể hiện từ rất sớm. Truyền thuyết về hai chữ "đồng bào" đã phản ánh nhu cầu và mong ước của người xưa về sự gắn kết đó. Tinh thần đoàn kết đó trước hết thể hiện trong gia đình, trong cộng đồng làng xã và lan rộng ra là toàn thể cộng đồng dân tộc. Với gia đình, "thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng 45 cạn", với cộng đồng ''có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia", sự đoàn kết đó mang lại hiệu quả cao trong lao động và có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Cũng như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng cũng được hình thành từ những điều kiện lịch sử, xã hội đặc biệt của Việt Nam. Đất đai tuy màu mỡ nhưng lại rất khó khai thác; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên và muôn vàn bất trắc khác từ thiên nhiên như bão tố, dịch bệnhcủa xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến cho người Việt phải cố kết nhau lại, dựa vào nhau, cùng hợp sức để đắp đê trị thủy, khơi đào kênh mương chống hạn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, do phải liên tục chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của bọn ngoại ... xã hội bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả, cả hệ thống chính trị của Ninh Thuận cần vào cuộc quyết liệt với ý chí và nhiệt tình cao. 148 KẾT LUẬN Các giá trị đạo đức truyền thống là thành quả được sáng tạo bởi cộng đồng các dân tộc Việt Nam trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong những giá trị đạo đức truyền thống đó, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tinh thần hiếu học là những giá trị căn bản và tiêu biểu nhất. Nhờ nền tảng sức mạnh của các giá trị đó, dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn và thách thức của lịch sử, giữ vững và phát triển bản sắc dân tộc Việt Nam. Với tư cách là động lực tinh thần của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các giá trị đạo đức truyền thống cần được kế thừa trong xây dựng đạo đức cho con người Việt Nam nói chung, cho thanh niên Ninh Thuận nói riêng. Thanh niên Ninh Thuận là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và phát triển Ninh Thuận hiện nay. Sự phát triển đạo đức là cơ sở phát triển nhân cách, đảm bảo cho họ thực hiện được vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Để góp phần tích cực vào việc xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận, việc kế thừa, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống là cần thiết. Bởi lẽ, kế thừa là quy luật phổ quát của phát triển, trong đó có phát triển đạo đức; các giá trị đạo đức truyền thống được kế thừa chính là cơ sở, yếu tố cấu thành nhân cách đạo đức thanh niên Ninh Thuận; đồng thời là nhân tố góp phần khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với thanh niên Ninh Thuận. Để kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã cụ thể hóa Nghị quyết 25- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành Chương trình hành động của tỉnh. Các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, các đoàn thể, hiệp hội đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình cũng như các 149 nghị quyết, các chỉ thị của các cấp ủy, chính quyền về công tác thanh niên, trong đó có nhiệm vụ kế thừa giá trị đạo đức truyền thống để giáo dục cho thanh niên. Cùng với tuyên truyền, các chủ thể xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Nhà trường, Hội khuyến học, gia đình và các chủ thể khác) đã thực hiện giáo dục các giá trị đạo đức cho thanh niên thông qua việc tổ chức, phát động nhiều hình thức hoạt động, nhiều phong trào hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên. Trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên có vai trò đặc biệt với tư cách là chủ thể nòng cốt trực tiếp thực hiện các chủ trương, các chương trình được lãnh đạo tỉnh xác định. Những hoạt động tiêu biểu của Đoàn, Hội được thể hiện qua các phong trào lớn là: Xung kích phát triển kinh tế - xã hội, Đồng hành với thanh niên lập nghiệp. Tuy vậy, việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục. Đó là vấn đề khắc phục những hạn chế trong nhận thức của các chủ thể kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận; khắc phục những hạn chế về hình thức và nội dung trong kế thừa; khắc phục những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế đối với đạo đức và xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận; khắc phục những hạn chế trong tự giáo dục đạo đức của một bộ phận thanh niên Ninh Thuận. Để nâng cao hiệu quả của kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay, cần xác định và quán triệt quan điểm sau: 1. Giải quyết một cách biện chứng quan hệ giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận; 2. Gắn việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây 150 dựng đạo đức cho thanh niên với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận hiện nay. Cùng với điều đó, cần chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp: 1. Nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể trong kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận; 2. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên; 3. Phát huy tinh thần chủ động và tích cực tự giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong thanh niên Ninh Thuận hiện nay; 4. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nêu trên là đảm bảo cho việc kế thừa có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức cho thanh niên Ninh Thuận hiện nay. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Võ Nguyễn Hoài Như (2015), “Bàn về sự cần thiết kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 6, tr.56-61. 2. Võ Nguyễn Hoài Như (2015), “Kế thừa các giá trị tinh thần truyền thống trong hiện đại hóa xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, tr.78-83. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An (2010), "Đào tạo, bồi dưỡng và trẻ hóa cán bộ Đoàn trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3, tr.4-6. 2. Kim Anh (2005), “Công tác thanh niên tình hình mới: Nhu cầu của người trẻ”, Báo Tuổi trẻ ngày 7/9/2005. 3. Vũ Quốc Anh, Nguyễn Đắc Vinh (2014), "Nhìn lại ba năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị", Tạp chí Cộng sản, số 857, tr.44-48. 4. Albert Ainstein (2006), Thế giới như tôi đã thấy, Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hào, Trần Tiến Cao dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 5. Nguyễn Thọ Ánh (2004), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội . 6. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 8. Hoàng Chí Bảo (2010), "Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp", Tạp chí Cộng sản, số 806, tr.44-48. 9. Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Ban chấp hành Đoàn Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận (2014), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên của Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận năm học 2013-2014. 11. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 153 13. Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 14. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Văn hóa với thanh niên - thanh niên với văn hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội. 15. Ban văn hóa - xã hội Ninh Thuận (4/2015), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Luật thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận. 16. Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 17. Xuân Bính (2014), "Tỉnh Đoàn Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ", Báo Ninh Thuận, ngày 9/8/2014. 18. Nguyễn Đức Bình (2012), Chủ thuyết cách mạng và phát triển Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 50/2007/QĐ-GDĐT quy định những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên , Hà Nội. 20. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, số 2, tr.16-19. 21. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001)," Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức", Tạp chí Triết học, số 9, tr.3-8. 22. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 24. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Công an tỉnh Ninh Thuận (2015), Báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát tình hình người chấp hành xong án phạt tù từ năm 2004-2014 về cư trú tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận. 26. Cục thống kê tỉnh Ninh Thuận (2014), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội. 27. Ngô Thành Dương (1974), "Bàn về tính phổ biến và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phủ định của phủ định", Tạp chí Triết học, số 6, tr.15-22. 28. Dương Tự Đam (2000), Bản lĩnh thanh niên sinh viên ngày nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 29. Dương Tự Đam (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác Thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 30. Dương Tự Đam (2007), Thanh niên: giáo dục và phát triển, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Chỉ thị của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, Hà Nội. 155 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Quyết định số 289-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội. 38. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ chín khóa XI, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Ninh Thuận (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII, Ninh Thuận. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Ninh Thuận (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII, Ninh Thuận. 42. Trần Thị Anh Đào (2010), Công tác giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. V.Đaviđôvích (2002), Dưới lăng kính triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 44. J.Derrida (2001), Những bóng ma của Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Phúc Điền (2008), “Rèn luyện đạo đức cho sinh viên, học sinh: Nhiều lý thuyết, thiếu thói quen và kỹ năng sống”, Báo Tuổi trẻ, ngày 19/7/2008. 46. Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay (2007) (Tập thể tác giả), Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 47. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2013), Báo cáo công tác 156 Đoàn và phong trào thanh niên năm 2013. Hà Nội. 48. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2013), Chỉ thị số 01- CT/TWĐTN về việc Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn, Hà Nội. 49. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận (2012), Tài liệu Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh Ninh Thuận lần thứ V, Nhiệm kì (2012-2017), Ninh Thuận. 50. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận (2012), Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2020, Ninh Thuận. 51. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận (2012), Tuổi trẻ Ninh Thuận Những chặng đường đấu tranh cách mạng (1939-1975), Ninh Thuận. 52. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Ninh Thuận (2012), Chương trình phối hợp công tác giữa Tỉnh Đoàn Ninh Thuận với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội giai đoạn (2012-2017), Ninh Thuận. 53. Phạm Văn Đồng (1989), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Lê Quý Đức-Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay-Vấn đề và giải pháp, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 55. Phạm Văn Đức (1991), “Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học” Tạp chí triết học, số 3, tr.36-40. 56. Phạm Văn Đức (2004), “Phát huy tinh thần dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 9, tr.9-14. 57. Phạm Văn Đức (chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á – Thái Bình Dương: Một số vấn đề triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 58. Diệp Minh Giang (2011), Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam 157 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ triết học, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 59. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 61. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những điều cần khắc phục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Lương Việt Hải (2001), Hiện đại hóa xã hội - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 63. Nguyễn Hùng Hậu (2002), "Từ cái Thiện truyền thống đến cái Thiện trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học, số 8, tr. 21-27. 64. Cao Thu Hằng (2011), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 65. Nguyễn Hoài (1985) “Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận và giáo dục thanh niên”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5, tr.57-65. 66. Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học (2002), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2015), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Luật thanh niên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận 158 68. Hội Khoa học tâm lí-giáo dục Việt Nam (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta: thực trạng và giải pháp, Kỉ yếu Hội thảo, Hà Nội. 69. Hội Khuyến học tỉnh Ninh Thuận (2015), Báo cáo tổng kết công tác khuyến học năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ khuyến học năm 2015, Ninh Thuận. 70. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (2010), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên Việt Nam (1925-2010), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 71. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (2010), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên Nhiệm kỳ 2005-2010, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 72. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Giá trị truyền thống-nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc", Tạp chí Triết học, số 4, tr.8-11. 75. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 76. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Vũ Khiêu (chủ biên) (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. La Quốc Kiệt (Chủ biên) (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 79. Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc 159 định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6, tr.9-11. 80. Nguyễn Thế Kiệt (2006), "Từ đạo đức truyền thống đến đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh", Tạp chí Nghiên cứu lí luận, số 7, tr.25-27. 81. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, số 7, tr.25-27. 82. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Đề tài KX.07-02, Hà Nội. 83. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 84. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 85. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 86. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 87. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 88. Hoàng Thanh Linh (2011), Giáo dục thành nhân, Nxb Tri thức, Hà Nội. 89. Nguyễn Ngọc Long (1995), "Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lí luận, số 2, tr.5-10. 90. Nguyễn Phú Lộc (chủ nhiệm) (2011), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Hội Liên hiệp thanh niên và phong trào thanh niên nhiệm kì 2005- 2010, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 91. Hồ Tấn Lợi (Chủ biên) (2010), Lịch sử địa phương tỉnh Ninh Thuận (Tài liệu dạy-học dùng trong các trường phổ thông), Ninh Thuận. 92. Luật Thanh niên năm 2005, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 93. Phạm Bá Lượng (2009), Giá trị đạo đức truyền thống trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 94. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền 160 thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 95. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 98. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 99. Trần Văn Miều (2002), Tình hình tư tưởng thanh niên và công tác giáo dục của Đoàn giai đoạn hiện nay, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 100. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 102. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 103. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 161 111. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 112. Đỗ Mười (1995), Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 113. Diễm My (2014), "Tuổi trẻ tỉnh nhà xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc", Báo Ninh Thuận ngày 15/8/2014. 114. Diễm My (2014), "Tuổi trẻ Ninh Thuận hành động vì biển, đảo quê hương", Báo Ninh Thuận ngày 2/6/2014. 115. Diễm My (2015), "Chương trình tình nguyện mùa đông ở Thuận Bắc", Báo Ninh Thuận ngày 6/12/2015. 116. Nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm cộng đồng và phẩm chất đạo đức cách mạng cho thanh niên (2014) (Trích phát biểu của Đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội Đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ V (nhiệm kì 2014-2019)), Báo Ninh Thuận ngày 18/8/2014. 117. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 118. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 119. Võ Nguyễn Hoài Như (2015), “ Bàn về sự cần thiết kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội , số 6, tr.56-61. 120. Võ Nguyễn Hoài Như (2015), “Kế thừa các giá trị tinh thần truyền thống trong hiện đại hóa xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, tr.78-83. 121. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát 162 triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 122. Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 123. Nguyễn Văn Phúc (2000), “Hồ Chí Minh và vấn đề nêu gương trong giáo dục đạo đức”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 8, tr.3-5. 124. Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 10, tr.15-20. 125. Trương Văn Phước (chủ nhiệm) (2003), Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam – thực trạng, vấn đề và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt, mã số QG.01.18, Đại học Quốc gia Hà Hội. 126. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Hồ Sĩ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Hội. 128. Hồ Sĩ Quý (2005), Về giá trị và giá trị châu Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 129. Mai Thị Quý (2009), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 130. Vladimir Soloviev, Karol Vojtyla, Albert Schweitzer (2004), Triết học đạo đức (Phạm Vĩnh Cư và Từ Thị Loan dịch), Nxb Văn hoá Thông tin. Hà Nội. 131. Bùi Thanh Sơn, Lê Thị Thu Ngân (2007), Con người Việt Nam: giá trị truyền thống và hiện đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 163 132. Bùi Hoài Sơn (2006), Ảnh hưởng của internet đối với thanh niên Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 133. Huỳnh Văn Sơn (chủ nhiệm) (2009), Sự lựa chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh viên, Đề tài khoa học cấp bộ. TP. Hồ Chí Minh. 134. Đoàn Quốc Thái (2010), "Bàn thêm về khái niệm "Giá trị đạo đức"", Tạp chí Triết học, số 12, tr. 45-51. 135. Đoàn Văn Thái (2006), Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 136. Ngô Văn Thạo (2010), “Giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên trên truyền thông đại chúng”, Tạp chí lý luận chính trị, số 1, tr.71-75. 137. Hồ Bá Thâm (2004), Tâm lý học hình thành nhân cách giới trẻ từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 138. Hồ Bá Thâm (2006), Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 139. Vũ Thị Thanh (2008), “Thái độ của sinh viên hiện nay đối với một số giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu con người, số 2, tr.16-20. 140. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị-hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 141. Phạm Huy Thành (2010), “Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học, số 4, tr.7-12. 142. Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia 164 143. Hồ Văn Thông (1977), "Một số vấn đề về quy luật phủ định của phủ định", Tạp chí Triết học, số 7, tr.30-36. 144. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 581/QĐ-TTg về ban hành "Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020", Hà Nội. 145. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg về ban hành "Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020", Hà Nội. 146. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 147. Diane Tillman (2009), Những giá trị sống cho tuổi trẻ (Đỗ Ngọc Khanh, Thanh Tùng, Minh Tươi dịch), Nxb Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh. 148. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2008), Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ninh Thuận. 149. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2011),Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kết luận số 380 ngày 23/9/2010 của Ban Bí thư về Năm Thanh niên 2011, Ninh Thuận. 150. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2014), Báo cáo tình hình thanh thiếu niên tự sát trên địa bàn tỉnh. 151. Tỉnh ủy Ninh Thuận (2013), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ninh Thuận. 152. Đặng Hữu Toàn (1999), “Định hướng giá trị đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 40, tr. 35-40. 153. Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục thống kê, Ngân hàng phát triển châu Á (2010), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai, Hà Nội. 165 154. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Những giải pháp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phòng chống “Diễn biến hòa bình” trong thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 155. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2009), Cẩm nang công tác phòng, chống ma túy cho Thanh thiếu niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 156. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2010), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến giáo dục pháp luật đối với thanh niên-Thực trạng và giải pháp, Hà Nội. 157. Trường đào tạo cán bộ thanh thiếu niên (1996), Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo, tập 2, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 158. Văn Tùng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức, giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên. 159. Võ Minh Tuấn (2005), Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Thanh Niên. 160. Võ Minh Tuấn (2005), “Toàn cầu hóa với đạo đức sinh viên hiện nay”, Tạp chí Thanh niên, số 3, tr.8-11. 161. Trần Tuấn (2009), “Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ”, Báo Công an nhân dân ngày 28/10/2009. 162. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163. Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Đề tài KX.07 – 10, Hà Nội. 164. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 165. Nguyễn Quang Uẩn, PGS PTS Nguyễn Thạc, PGS PTS Mạc Văn Trang (1995), Giá trị- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, 166 Chương trình KHCN cấp nhà nước, đề tài KX-07-04. 166. Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Thuận (2010), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ninh Thuận. 167. Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Thuận (2010), Báo cáo Tổng kết thực hiện Quyết định số 70/2/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, Ninh Thuận. 168. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Ninh Thuận (2012), Quyết định Ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2020, Ninh Thuận. 169. Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam (2002), Báo cáo tổng hợp Kết quả khảo sát tình hình tư tưởng thanh niên, ngày 10/6/2002, Hà Nội. 170. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu niên và nhi đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 171. Chu Xuân Việt (chủ biên) (2003), Cơ sở lí luận và thực tiễn của Chiến lược phát triển thanh niên, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 172. Huỳnh Khái Vinh (2000), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 173. Nguyễn Văn Vinh (2010), “Bồi dưỡng niềm tin xã hội chủ nghĩa cho thanh niên”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3, tr.7-9. 174. I.Xcôn (1987), Tâm lý học thanh niên, Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp dịch, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 175. V.A.Xukhômlinxki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ke_thua_gia_tri_dao_duc_truyen_thong_trong_xay_dung.pdf
Tài liệu liên quan