Luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình Triều Nguyễn (1802 - 1945)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Vũ Huyền Trang NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802-1945) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2021 VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Vũ Huyền Trang NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU

pdf305 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 6download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình Triều Nguyễn (1802 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN (1802-1945) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Đoàn Thị Tình Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2021 Tác giả luận án Vũ Huyền Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945) ............................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề lý luận về lễ phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ lịch sử, văn hóa ............................................... 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ mỹ thuật ....................................... 16 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 23 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận án .......................................... 23 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31 1.3. Khái quát về nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn ......................................................................................................................... 39 1.3.1. Sự hình thành nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn ......................................................................................................................... 39 1.3.2. Khái quát lễ phục cung đình triều Nguyễn ........................................... 46 Tiểu kết ............................................................................................................ 54 Chương 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945) .............................. 57 2.1. Mật độ trang trí ......................................................................................... 57 2.1.1. Áo đại triều phục ................................................................................... 58 2.1.2. Áo thường triều phục ............................................................................ 66 2.1.3. Áo lễ phục Nam Giao của vua triều Nguyễn ........................................ 69 2.2. Hình tượng trang trí .................................................................................. 72 2.2.1. Hình tượng tứ linh ................................................................................. 72 2.2.2. Hình tượng tam sơn thủy ba trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn .. 86 2.2.3. Một số hình tượng hoa văn khác ........................................................... 88 2.3. Màu sắc .................................................................................................... 91 2.4. Chất liệu và kỹ thuật thể hiện ................................................................... 98 iii 2.4.1. Chất liệu ................................................................................................ 98 2.4.2. Kỹ thuật trang trí ................................................................................. 101 Tiểu kết .......................................................................................................... 104 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)............... 106 3.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn . 106 3.1.1. Bố cục trang trí trên lễ phục cung đình triều Nguyễn ......................... 107 3.1.2. Hình tượng trang trí, biểu tượng của những ước vọng ....................... 111 3.1.3. Màu sắc là biểu tượng của sự vận hành vũ trụ .................................... 113 3.1.4. Yếu tố tam giáo trong nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn .......................................................................................................... 115 3.2. Giá trị nghệ thuật .................................................................................... 119 3.2.1. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, một mảnh ghép hoàn hảo tạo nên diện mạo của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn ...... 119 3.2.2. Vị trí của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn trong hệ thống nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình Việt Nam ..... 122 3.2.3. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn tạo nên tính khác biệt trong sự phát triển của nền mỹ thuật cổ ........................................ 125 3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa ........................................................................... 129 3.3.1. Giá trị lịch sử ....................................................................................... 129 3.3.2. Giá trị văn hóa ..................................................................................... 134 Tiểu kết .......................................................................................................... 145 KẾT LUẬN .................................................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 162 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 173 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Bulletin des Amis du Vieux Hue ( Những người bạn cố đô Huế) B.A.V.H Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế BTH Bảo tàng lịch sử BTLS Đồ dệt ĐD Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN Minh họa MH Mã số kiểm kê MSKK Nghiên cứu sinh NCS Nhà xuất bản Nxb Phó giáo sư Tiến sĩ PGS. TS Phụ lục PL Thành phố Hồ Chí Minh Tp HCM Trang Tr Xã hội và Nhân văn XH & NV 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong tiến trình hình thành và phát triển nền mỹ thuật Việt Nam, lịch sử đã ghi nhận “Huế, một công trình vĩ đại” [49]. Gần 400 năm (1598- 1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn và kinh đô của 13 đời vua triều Nguyễn với những công trình lịch sử: kiến trúc, lăng tẩm, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu...đã cho thấy sự đồng bộ về hệ thống trang trí, mang giá trị to lớn về giá trị văn hóa nghệ thuật. Góp phần tạo nên diện mạo của văn hóa nghệ thuật triều Nguyễn ấy phải nói đến vai trò của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) được biểu đạt ở cả hai mặt nội dung và hình thức. Có thể khẳng định, nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình là một trong những loại hình mỹ thuật ứng dụng chuyên biệt, do con người sáng tạo ra không những phục vụ cho nhu cầu về cái đẹp, mà còn phản ánh một phần tư dung về thế giới quan, nhân sinh quan, đặc quyền hưởng dụng mang tính đế vương, danh phận của con người ở mỗi một triều đại đương thời. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những yếu tố nghệ thuật tạo hình của bố cục, đường nét, hình tượng, hoa văn - họa tiết trang trí, màu sắc và sự tài nghệ của người thợ thủ công truyền thống Việt Nam... 1.2. Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) cho tới nay còn lưu giữ được khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di vật lễ phục cung đình đặc biệt là áo lễ phục như áo đại triều nghi: (Hoàng bào, Mãng bào, Giao bào, Hoa bào); áo thường triều (Long bào, Giao lĩnh gắn bổ tử); áo tế lễ (Nam Giao) của vua và quan đại thần... Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người xưa với sự kết hợp tinh tế của nghệ thuật trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã tạo lên một không gian giàu biểu cảm, mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung 2 đình triều Nguyễn. 1.3. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc nghiên cứu, nhìn nhận giá trị thẩm mỹ và giải mã những biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống đang là vấn đề được quan tâm. Đã có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về mỹ thuật thời Nguyễn, ở những góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa học, dân tộc, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, trang phục. Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ nghệ thuật học để nêu lên giá trị thẩm mỹ, tính tạo hình, kỹ thuật tạo hình của đồ án hoa văn trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này, cũng chính là hướng đi mới mà đề tài luận án muốn thực hiện. Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 -1945), dưới góc độ của mỹ thuật học, kết hợp với góc độ lịch sử, nghiên cứu sinh (NCS) với mong muốn làm rõ các giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thông qua các tài liệu, nghiên cứu điền dã để tìm kiếm, nhận diện, đánh giá sâu về các yếu tố học thuật, giá trị đặc trưng và tính thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Mục đích chính của luận án là nhận diện, phân tích, chứng minh, đánh giá được đặc điểm, vai trò, giá trị của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 -1945) trên hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện trên đồ án trang trí. 2.2. Mục đích cụ thể Qua các tư liệu sách, hình ảnh, hiện vật còn lưu giữ, từ đó tổng hợp, phân tích tìm ra luận điểm, khái niệm nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đưa ra được bối cảnh lịch sử liên quan đến sự hình thành nghệ 3 thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945). Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn qua hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện. Để nhận diện nét đặc trưng riêng biệt trong tạo hình trang trí trên đó, so sánh với tạo hình trang trí truyền thống và tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình nhà Minh, Thanh (Trung Quốc). Chứng minh vị trí nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945) có mối tổng hòa trong hệ thống trang phục cung đình Việt Nam. Bước đầu nhận diện đặc điểm có sự kế thừa các giá trị mỹ thuật truyền thống, phát huy tính thẩm mỹ và tiếp nhận một số phương thức thể hiện mới. Phản ánh về sự đóng góp nhất định của triều đình nhà Nguyễn vào tiến trình phát triển mỹ thuật dân tộc trong dòng chảy lịch sử văn hóa Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn qua biểu hiện về nội dung và hình thức trang trí trên Hoàng bào, Long bào, áo tế lễ Nam Giao của các vua triều Nguyễn; Mãng bào, Hoa bào, Giao bào, áo thường triều của các quan đại thần triều đình Nguyễn hiện đang được bảo tồn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên 18 áo lễ phục cung đình triều Nguyễn được bảo tồn tại hai bảo tàng: Bảo tàng lịch sử quốc gia Hồ Chí Minh và bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Do đặc trưng riêng, luận án mở rộng nghiên cứu áo lễ phục cung đình triều Nguyễn qua một số các nhà sưu tầm cổ vật, nhà nghiên cứu về Huế và qua các công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước. Về thời gian: Các áo lễ phục cung đình triều Nguyễn trong giai đoạn 1802 - 1945 để nhận diện đặc điểm, vị trí riêng của trang trí mỹ thuật cung đình triều Nguyễn khi chưa có sự ảnh hưởng của phương Tây. 4 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) là đi tìm tính thống nhất, nét đặc trưng tạo hình trang trí trên mỗi loại áo lễ phục thông qua mối tương quan của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi triều đại lại có những bối cảnh, tư tưởng và thể chế riêng. Xét từ nội dung nghiên cứu của đề tài luận án, các câu hỏi được đặt ra như sau: - Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) có những đặc điểm gì (?) - Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) có vị trí như thế nào trong dòng chảy nghệ thuật trang trí lễ phục cung đình Việt Nam nói chung và mặt tư tưởng thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử nói riêng (?) 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn đã phản ánh biểu tượng của một chế độ quân chủ phong kiến tập quyền, lấy Nho giáo làm gốc cai trị đất nước với ngôn ngữ tạo hình trang trí chính là hình tượng, màu sắc mang yếu tố linh thiêng kết hợp với chất liệu và kỹ thuật thể hiện cầu kỳ như thêu bọc mép, dệt cài bông, tạo khối nổi, đắp, khảm vàng, bạc, đá quí trên lễ phục đã đóng góp một phần diện mạo đa sắc màu trong nền mỹ thuật nước nhà. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, ra đời, hình thành và phát triển từ sự kế thừa về tạo hình trang trí, phong cách nghệ thuật của các thời kỳ trước và có tính tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ riêng của triều đình Nguyễn. Đó là những tư tưởng thẩm mỹ của vua quan triều Nguyễn đã tạo nên sự uy nghiêm, quyền lực và có chứa đựng yếu tố linh thiêng. Phản ánh 5 quan niệm thẩm mỹ của người Việt, cũng như đạo lý văn hóa dân tộc trong hệ tư tưởng của tam giáo (Phật - Nho - Lão). 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nhìn nhận lại hệ thống các vấn đề trang phục cung đình nhà Nguyễn nói chung, nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn nói riêng là một cứ liệu khoa học vô cùng có ý nghĩa đối với việc bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị nghệ thuật cung đình Việt Nam hòa chung với bản sắc truyền thống dân tộc. Đối với đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật, NCS đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như sau: 5.1. Phương pháp chứng thực lịch sử và so sánh chứng thực lịch sử Là hai phương pháp hữu hiệu và phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án. Trong đó, phương pháp chứng thực lịch sử đóng vai trò giúp cho NCS có thể nhìn nhận về nguồn gốc và quá trình hình thành của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945), môi trường và không gian sử dụng trong bối cảnh lịch sử đương thời. Nhìn nhận về tính biểu tượng của hoa văn họa tiết trang trí trên áo lễ phục trong không gian văn hóa mỹ thuật cung đình, với tư tưởng trị quốc lấy Nho giáo làm quốc giáo. Đối chiếu với các mô típ, hình tượng trang trí trên áo lễ phục, để thấy được sự hòa nhập của các kiểu thức tạo hình trang trí mang biểu tượng của tam giáo (Phật - Nho - Lão). Mặt khác, thông qua các hoa văn trang trí, kiểu thức tạo hình, phong cách biểu hiện trên áo lễ phục để thấy được vị trí, uy quyền của người mặc áo lễ phục. Phương pháp so sánh chứng thực lịch sử là phương pháp thông qua phân tích so sánh đối chiếu lịch sử, đưa ra được những giả thuyết về sự ra đời của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục triều Nguyễn, xây dựng tính tiếp biến văn hóa trong đề tài luận án. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu điền dã Vận dụng các kiến thức chuyên ngành để khai thác, điều tra, ghi chép, đo đạc, phác thảo bản rập và những mẫu hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802- 1945). Bên cạnh đó, để nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, có thể thu thập tài liệu một cách trực tiếp, thông qua phỏng vấn một số nhà nghiên cứu về mỹ thuật Huế; nghệ nhân thêu, dệt cung đình. Qua đó, xây dựng tư duy phân tích, tổng hợp tài liệu. 5.3. Phương pháp tổng hợp - thống kê tài liệu, hình ảnh nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn Là phương pháp tổng hợp những vấn đề nghiên cứu, phân tích tạo hình trang trí trên các áo lễ phục. Tổng hợp những giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa và lịch sử qua các đồ án biểu tượng hoa văn của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) trong hệ thống lễ phục cung đình Việt Nam. Bổ sung nguồn tư liệu cho sự phát triển chung của nền mỹ thuật dân tộc. Với phương pháp này có thể thuận lợi cho NCS phân tích về nội dung, hình thức của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802- 1945) được dễ dàng hơn. 6. Kết quả và đóng góp của luận án 6.1. Về lý luận khoa học Nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục triều Nguyễn (1802 - 1945) ở góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật, là tiền đề cho một quá trình giải quyết các luận cứ mang tính khoa học. NCS có thể xây dựng được hướng triển khai của đề tài luận án. Từ đó đưa ra các vấn đề nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho nội dung của đề tài. Luận án hướng tới cách tiếp cận các giá trị truyền thống trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Vận dụng phương pháp luận để đưa ra các giá trị văn hóa, nghệ thuật của người Việt dưới triều đại phong kiến cuối cùng của 7 Việt Nam. Những nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu này sẽ mở rộng ra các thời kỳ của các triều đại khác nhưng vẫn giữ nguyên cơ sở giá trị biện chứng của nó. Đề tài bổ khuyết cho những nghiên cứu sâu vào nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục triều Nguyễn, phản ánh rõ diện mạo nền mỹ thuật cung đình triều Nguyễn qua tạo hình trang trí, kiểu thức, mô típ... được sắp đặt từng loại trên áo lễ phục. Đưa ra những luận điểm mới, thông qua các dấu ấn nghệ thuật trang trí tạo hình biểu tượng hoa văn trên áo lễ phục, hàm chứa ý nghĩa về văn hóa dân tộc. Phản ánh hệ tư tưởng của chế độ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, lấy tư tưởng Nho giáo làm gốc cai trị đất nước. Đánh giá, giải mã biểu tượng mỹ thuật truyền thống là một điều hết sức cần thiết, trong xu thế phát triển của đời sống văn hóa hiện đại trong thời kỳ hội nhập mang tính toàn cầu. Việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn ở Huế đã là mục tiêu, cấp thiết đối với mỗi một ngành nghệ thuật. Hệ thống được các hình tượng hoa văn trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, xác định được địa vị, phẩm bậc của người được mặc thông qua các đồ án hoa văn. Luận án đóng góp một phần vào nguồn tài liệu tham khảo về mỹ thuật truyền thống nói chung, ngành mỹ thuật ứng dụng thiết kế thời trang - trang phục hiện đại nói riêng. Tìm ra đặc trưng trong phong cách nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1945 qua các yếu tố tạo hình: màu sắc, chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Khẳng định hiệu quả thẩm mỹ trong việc phối kết hợp về nghệ thuật tạo hình trong bố cục đồ án, chủ đề biểu tượng... 6.2. Về thực tiễn Xác định giá trị nghệ thuật của hệ thống trang trí trên áo lễ phục cung 8 đình triều Nguyễn (1802 - 1945). Xác định vai trò của đồ án trang trí đối với việc hình thành nên diện mạo áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đề tài góp thêm vào những luận điểm, luận cứ khoa học trong nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc giai đoạn (1802 - 1945), mỹ thuật Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Là cơ sở cho công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của quần thể di sản cố đô Huế. Góp phần vào việc kế thừa và phát huy giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn trong các công trình nghiên cứu, cũng như ứng dụng vào lễ phục, thực hành tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Đề cao phát triển làng nghề truyền thống và giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc trong xu hướng thời trang hiện đại. Vận dụng nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy chuyên ngành, liên ngành, có liên quan đến nghệ thuật trang trí trên bề mặt vải, để bảo tồn và phát huy những giá trị sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục (138 trang), nội dung của luận án gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) (47 trang). Chương 2: Nhận diện nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) (49 trang). Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) (41 trang). 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN ÁO LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945) 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ đầu thế kỉ XX đến nay, việc nghiên cứu, nhìn nhận giá trị thẩm mỹ và giải mã những biểu tượng trang trí trong mỹ thuật truyền thống đang là vấn đề được quan tâm. Đã có nhiều nguồn tài liệu phong phú tổng quan về mỹ thuật thời Nguyễn, được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử, mỹ thuật học, khảo cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, dưới góc độ lịch sử mỹ thuật học lại đang là một vấn đề mới và ít đề cập đến. Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu NCS tiếp cận nghiên cứu dưới các góc độ lịch sử, văn hóa học, mỹ thuật học với phương pháp nghiên cứu điền dã, thu thập - tổng hợp, thống kê tài liệu hình ảnh những bộ lễ phục cung đình triều Nguyễn đang được lưu giữ tại các viện bảo tàng và một số nhà sưu tầm đồ cổ trong nước. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề lý luận về lễ phục cung đình triều Nguyễn dưới góc độ lịch sử, văn hóa Nghiên cứu lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) có lẽ không phải là đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu bởi nó mang lại giá trị thực tiễn về một phần lịch sử văn hóa Việt Nam. Nên đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm đồng thời phân định thành hai giai đoạn trước và sau năm 1945. Giai đoạn trước năm 1945, triều Nguyễn (1802 - 1945), “triều đại sau cùng của chế độ phong kiến Việt Nam” [114] đã xây dựng rất nhiều bộ sử liệu tiêu biểu Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục Tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh Khải Định chính yếu... Tất cả bộ sử trên đều được các sử gia của Nội các triều Nguyễn, cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép 10 rất kỹ càng. Cũng như thông sử Việt Nam từ các thời kỳ trước, triều đình Nguyễn rất chú tâm với hai vấn đề lớn đó là lịch sử hoạt động và điển pháp, quy chuẩn của chính quyền cai trị. Thông qua sử liệu triều Nguyễn và tập san dưới triều Nguyễn, mọi thông tin đã được mở ra và làm cơ sở lý luận cho đề tài luận án trên nhiều phương diện về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị, bối cảnh xã hội dưới triều Nguyễn. Ở giai đoạn sau năm 1945, việc nhìn nhận đánh giá triều Nguyễn đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và nhìn nhận với nhiều góc nhìn khác nhau. Bên cạnh những thông tin trái chiều thì vẫn có những sự quan tâm đặc biệt về lễ phục cung đình triều Nguyễn như trong một hội thảo tổ chức năm 1992, với chủ đề Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, bảo tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, hội sử học thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; bài viết “Về áo vua triều Nguyễn hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra bàn luận về hai chiếc áo của vua triều Nguyễn đang được lưu giữ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đưa ra những thông tin số liệu về hai áo lễ phục và những nhận xét về việc nhìn nhận giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của lễ phục cung đình triều Nguyễn nói chung, hai áo lễ phục của vua triều Nguyễn nói riêng. Qua bài viết của tác giả, đề tài có thêm thông tin về áo lễ phục của các vua triều Nguyễn. Đây cũng là tư liệu thiết thực giúp cho việc tiếp cận các đối tượng nghiên cứu với hiện vật gốc. Năm 1994, tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam cũng đưa ra gần 20 trang viết về trang phục triều đình Nguyễn. Năm 1993, bộ sách sử Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội các triều Nguyễn được biên tập và xuất bản gồm 15 cuốn, là một công trình đồ sộ về sử liệu và thư tịch cổ dưới thời Nguyễn. Đặc biệt trọng tập 6, quyển 69 - 95 có thể nhận thấy triều Nguyễn rất coi trọng các lễ và hoạt động tổ chức nghi lễ. Trong đó triều Nguyễn chia ra làm hai lễ chính (lễ triều hội và lễ tự hưởng), 11 mọi nghi thức trong nghi lễ đều được quy định rất rõ ràng bao gồm cả áo mũ trong các nghi lễ. Quyển 78 - 79, đã ghi lại những quy định về trang phục mặc trong các ngày lễ của vua, quan khi hội triều. Bên cạnh đó, cuốn sử liệu Đời sống cung đình triều Nguyễn [12] của Tôn Thất Bình, một nhà Huế học đương đại cũng có đề cập tới đời sống trong cung đình rất cụ thể từ không gian Tử Cấm thành cho đến các ngày lễ, hoạt động nghi lễ của cung đình triều Nguyễn. Với mục đích chính của đề tài luận án, nguồn sử liệu này vô cùng quý giá và là căn cứ khoa học, xác thực nhất để NCS có những tổng hợp, đánh giá. Đó cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu của đề tài luận án. Năm 2002, bộ sử liệu Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã được phiên dịch bởi Tổ phiên dịch của Viện sử học. Bộ sử liệu được coi là lớn nhất và quan trọng nhất dưới triều Nguyễn với 88 năm biên soạn bắt đầu từ năm Minh Mạng thứ hai (1821) cho đến năm Duy Tân thứ ba (1909). Bộ sách gồm 10 tập, được chia thành hai phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó phần Tiền biên ghi chép về sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn và phần Chính biên được chia thành các kỷ, mỗi kỷ một đời vua tương ứng. Bộ sử liệu viết về toàn bộ lịch sử trị vì của gần 200 năm các chúa Nguyễn ở đàng trong và gần 100 năm triều Nguyễn. Sử liệu đã cung cấp thông tin về thời gian, điển chế trang phục trong từng nghi lễ. Năm 2003, cuốn Các triều đại Việt Nam [32] của tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng được xuất bản. Tác giả đã tiếp cận lịch sử qua một cách nhìn mới, khác với các cuốn thông sử của thời trước đó. Với một lịch trình phát triển từ sự kế nhiệm của các vua chúa ở thời kỳ Hùng Vương đến thời Bảo Đại triều Nguyễn. Những thông tin dưới góc độ lịch sử về giai đoạn thời kỳ đầu của triều đại phong kiến cho đến triều Nguyễn được tác giả tập trung 46 trang để viết về triều Nguyễn. Bắt đầu từ sự kiện vua Gia Long xưng đế ở điện Thái Hòa, đề ra các quy định về lễ thiết 12 triều và lễ thường triều cho đến thời kỳ vua Minh Mạng - một vị vua tinh thâm nho học, mở ra Quốc sử quán để biên soạn lịch sử triều Nguyễn đầu tiên. Từ đó NCS có cái nhìn bao quát và hình dung được rõ hơn về tình hình xã hội, chính trị ở triều đình Nguyễn (1802-1945), xác định được sự thừa kế cũng như biến đổi của triều Nguyễn so với các triều đại khác. Tác phẩm đem lại cái nhìn bao quát hơn về niên đại cũng như lịch đại của các triều đại phong kiến Việt Nam. Năm 2003, cuốn tạp chí Huế di sản và cuộc sống, bài viết “Phục chế trang phục cung đình triều Nguyễn” [8] in trên trang số 113 - 120 của tác giả Trịnh Bách. Bài viết cùng với hiện vật trưng bày của tác giả đã cho ta thấy sự nhiệt huyết trong việc bảo tồn và phát huy di sản có giá trị văn hóa, nghệ thuật rất đáng trân trọng. Những hiện vật được công bố cũng là công trình nghiên cứu mang ý nghĩa thiết thực trong việc lưu giữ những giá trị lịch sử của ông cha ta để lại. Công trình là một trong những minh chứng giúp cho đề tài tham khảo, quy nạp và hệ thống hoá tư liệu, triển khai thuận lợi việc nghiên cứu đề tài luận án trên cơ sở tìm ra giá trị nghệ thuật trang trí trên trên áo lễ phục cung lễ phục cung đình triều Nguyễn. Những sản phẩm của ông, những năm gần đây còn được triển lãm ở nhiều nơi trong đó có bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và giới thiệu tại hội thảo quốc tế về di sản văn hoá cung đình thời Nguyễn, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản giá trị, được đăng tin trên trang 267 - 283 với tiêu đề “Phục chế trang phục và từ cung đình triều Nguyễn”. Năm 2006, Trang phục Việt Nam - Vietnamese costumes through the ages [95] của Đoàn Thị Tình là công trình nghiên cứu về lịch sử trang phục Việt Nam với nguồn tư liệu được sưu tập rất công phu và phong phú, đặc biệt là tư liệu hình ảnh, khả năng mô tả và phân tích hệ thống rất thuyết phục của tác giả. Qua nghiên cứu, tác giả đã cung cấp lịch sử trang phục Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương, thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời Trần, giai đoạn nhà Hồ, thời Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn đến thời 13 Nguyễn - Pháp thuộc, miêu tả hình dáng, màu sắc, chất liệu của trang phục từng thời kỳ. Công trình là một nguồn tư liệu quý trong việc tiếp cận trang phục truyền thống, cũng như tiếp cận những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của mỗi thời kỳ. Tác giả đã đề cập đến trang phục thời Nguyễn ở hai góc nhìn trang phục cung đình và trang phục dân gian. Công trình đã gợi mở cho NCS hướng nghiên cứu và tiếp cận các mẫu hình trang trí trên trang phục thời Nguyễn. Năm 2007, Cuốn Chuyên đề đồ dệt [62] của Bảo tàng cổ vật cung đình Huế đưa ra rất nhiều thông...guyễn vẫn duy trì tục tế lễ này. Đàn Nam Giao là một nơi linh thiêng, nơi cầu “đón khí hòa”,“cầu được mùa”. Đàn gồm có 3 tầng, tượng trưng cho thiên, địa, nhân; tầng trên cùng hình tròn, tượng trưng cho mặt trời (thiên) gọi là Viên Đàn, tầng thứ hai hình vuông, tượng trưng cho mặt đất (địa) gọi là Phương Đàn, tầng thứ ba là tầng trệt, hình vuông nơi mọi người tập trung làm các lễ nghi chính trong buổi lễ. Xung quanh đàn gồm một số công trình phụ như Trai Cung, Thần Trù, Thần Khố... Theo quan niệm của người xưa, vua tượng trưng cho bậc thiên tử, là con của trời, nên chỉ có vua mới có quyền cúng tế Trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trong những hoạt động nghi lễ dưới thời Nguyễn, người tham gia nghi lễ đều được quy định nghiêm ngặt về đồ mặc lễ hay những nghi thức thực hiện trong buổi lễ và do bộ Lễ quản lý và ban hành theo điều lệ. Lễ phục cung đình triều Nguyễn được mặc theo luật định về phẩm trật. Tất cả điển lễ đều được bộ Lễ soạn thảo và trình duyệt trước khi ban bố. Khâm định Đại nam hội điển sự lệ quyển 6 - năm 1993 có ghi chép lại các thông lệ áo mũ triều Nguyễn [61, Tr. 218]. Căn cứ vào quy định về các lễ và nơi diễn ra buổi lễ của triều đình Nguyễn, lễ phục cung đình triều Nguyễn được chia ra thành ba loại lễ phục chính: đại triều phục, thường triều phục và lễ phục Nam Giao. Với việc lấy tư tưởng Nho giáo để xây dựng và phát triển đất nước, triều đình Nguyễn không cho phụ nữ tham gia vào các việc nhà nước, song, những ngày lễ Vạn Thọ, lễ Thánh Thọ có sự tham dự của hậu cung, mệnh phụ của các 29 quan nên trang phục đại triều của các bà vẫn được quy định nghiêm ngặt. Năm Gia Long thứ 11: “xưa nay khi gặp ba ngày lễ lớn. Tứ cung Thánh Thọ, Chánh Đán, Đoan Dương, các mệnh phụ văn - vũ đều vào lạy mừng ở nội đình, nhưng phẩm phục chưa được một loạt đồng đều. Nay chuẩn phàm dụ vào hàng mệnh phụ văn - vũ từ tam phẩm trở lên đều chiểu theo phẩm trật tự cho sắm lấy triều phục, để theo ban chiêm bái cho được sáng tỏ lễ độ và nghi thức được nghiêm túc. Việc này đặt thành lệ” [61, Tr. 77 - 78]. Như vậy, lễ phục cung đình triều Nguyễn là loại trang phục được mặc trong những buổi lễ và mặc theo quy định nghiêm ngặt của triều đình, với ý nghĩa là giá trị biểu tượng của một quốc gia. Mỗi loại lễ lại có những quy định riêng phục vụ cho từng cấp bậc. Lễ phục gồm áo mặc ngoài, mũ, giầy và các phụ kiện, trang sức. Lễ phục được trang trí công phu, cầu kỳ đặc biệt là trên áo lễ. Nhìn vào lễ phục có thể xác định được phẩm vị, thứ bậc của người mặc. Sử sách triều Nguyễn đều ghi nhận lễ hội cung đình ở Huế xưa kia đều là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước Trung ương thực hiện. 1.2.1.3. Khái niệm nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn Trải qua hàng nghìn năm biến đổi và phát triển, lễ phục các triều đại Việt Nam đã chuyển mình với những nét độc đáo riêng về biểu hiện của nghệ thuật trang trí từ màu sắc, kiểu dáng và đặc biệt là các hình tượng, hoa văn được sắp đặt trên mỗi bộ lễ phục. Nó phản ánh sâu sắc về tính thẩm mỹ, nét văn hóa của từng thời kỳ lịch sử. Nằm trong dòng chảy của các triều đại phong kiến, nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn cũng không ngoại lệ, là một hình thức biểu hiện về nhu cầu làm đẹp, mong muốn của con người dưới triều Nguyễn. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục được biểu hiện qua ý nghĩa nội dung và hình thức của mỗi bộ trang phục được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng của triều đình. 30 Hầu hết, một số nghiên cứu nghệ thuật trang trí truyền thống ở Việt Nam, các tác giả Đoàn Thị Tình, Nguyễn Phi Hoanh, Ngô Văn Doanh cho rằng không dừng lại ở việc thể hiện cái đẹp mà nó còn ẩn tàng bên trong đó là biết bao nhiêu giá trị tinh thần, tính văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả Đoàn Thị Tình trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội lại coi yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc chính là hoa văn - họa tiết ghi dấu ấn trên trang phục của mỗi thời đại. Cùng quan điểm, tác giả Trần Lâm Biền cũng đưa ra nhận định “Nghiên cứu hoa văn - họa tiết truyền thống cũng là tìm về với bản sắc văn hóa của một quốc gia và thấy được tính xuyên suốt, đa dạng trong sự thống nhất của lịch sử, văn hóa Việt Nam [22, Tr. 05]. Hay khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí dưới triều Nguyễn, tác giả Trần Đức Anh Sơn trong công trình Huế, triều Nguyễn một cái nhìn cũng đã lựa chọn hình tượng rồng trong chạm khắc kiến trúc cung đình Huế. Tác giả Phan Thanh Bình trong công trình Nghiên cứu Nghệ thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn lại có cái nhìn khác hơn khi nghiên cứu chính về chất liệu khảm sành sứ tạo nên giá trị nghệ thuật trong mỹ thuật cung đình triều Nguyễn “Nghiên cứu nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình triều Nguyễn đã trở thành một khuynh hướng chủ đạo Phản ánh xu hướng thẩm mỹ cung đình, những sắc thái văn hóa tâm linh của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.” [14, Tr. 6]. Như vậy, có thể thấy đa phần các công trình nghiên cứu nghệ thuật trang trí truyền thống đều đi vào nhấn mạnh về các yếu tố như hình tượng, hoa văn - họa tiết hay chất liệu thể hiện. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn nếu chỉ dừng lại ở hình tượng, hoa văn hay chất liệu thì chưa đủ để thể hiện hết giá trị tính nhân văn sâu sắc của bộ lễ phục mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác như không gian sử dụng, màu sắc, mật độ trang trí và những quy định nghiêm ngặt đồ án biểu tượng, hoa văn, 31 Tựu chung lại, có thể xác định khái niệm Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) là sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố trang trí như mật độ, hình tượng, hoa văn, màu sắc được sắp đặt theo một quy chuẩn nghiêm ngặt trên trang phục mặc lễ của triều đình Nguyễn. Qua đó khẳng định quyền uy, thể hiện phẩm đức của người đứng đầu đất nước. Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn tạo nên đặc điểm riêng biệt về giá trị thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử triều đại giai đoạn 1802 - 1945. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu mỹ thuật cổ là nghiên cứu những vấn đề lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của từng thời kỳ. Tìm ra nét đặc trưng của tạo hình mỹ thuật của mỗi thời kỳ và ý nghĩa biểu tượng gắn liền với xã hội đương thời. Trong nội dung áp dụng lý thuyết vào đề tài luận án chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, với mục đích chính là tìm hiểu, khái quát được nét đặc trưng và giải mã ý nghĩa của tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945). NCS đã lựa chọn cách tiếp cận nghệ thuật trang trí cổ thông qua các lý thuyết liên ngành như thuyết tiếp biến văn hóa, thuyết giải mã biểu tượng. Đây cũng là những lý thuyết được các nhà mỹ thuật cổ sử dụng rất thành công trong các công trình nghiên cứu trước đó. 1.2.2.1. Thuyết tiếp biến văn hóa Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, ngoài sự tiến hóa văn hóa không ngừng của mỗi quốc gia thì bên cạnh đó lại xuất hiện nhiều những sự biến đổi, thay đổi xã hội do tâm lý con người chịu tác động từ sự cọ sát, cưỡng bức văn hóa của tàn dư chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó có đất nước An Nam, kinh thành Huế là tâm điểm của vấn đề tiếp xúc văn hóa và giao lưu văn hóa. Thuật ngữ “Tiếp biến văn hóa” có gốc từ “Cultural Acculturation”, được hình thành từ thế kỷ XX, người tiếp cận đầu tiên về thuyết này do giáo sư John 32 Wesley Powell (1834-1902), trong một báo cáo diễn ra vào năm 1880. Sau này đã có nhiều nhà nghiên cứu về xã hội, nhân học, triết học, tâm lý học đề cập sâu hơn như Lewis Henry Morgan (1818 - 1881), Willian Isaac Thomas (1923 - 1947), Florian Witold Znaniecki (1882 - 1958) Trong đó John W. Berry với việc xác định phân chia các chiến lược tiếp biến văn hóa theo hai hướng: hướng duy trì hoặc từ chối văn hóa bản địa; hướng chấp nhận hoặc từ chối văn hóa nhóm ưu thế hơn đã đưa ra mô hình tiếp biến văn hóa với bốn nếp gấp: sự đồng hóa; sự chia tách; sự hòa nhập và sự cô lập. Có thể nhận thấy Việt Nam, dưới thời Nguyễn đã thể hiện mô hình chiến lược tiếp biến văn hóa này. Từ việc 1000 năm Bắc thuộc đến các thời kỳ phong kiến độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa, mặt khác luôn muốn khẳng định nét văn hóa riêng của mình, đặc biệt là dưới thời Nguyễn. Vua Nguyễn một mặt “tham chước” lễ phục nhà Minh, một mặt muốn tạo nên một nền văn hóa riêng biệt. Chính sự giao thoa và tiếp biến văn hóa ngoại lai, thêm vào đó là sự kế thừa yếu tố nghệ thuật truyền thống, cùng với sự tự tôn của một nước độc lập mà triều Nguyễn đã tạo ra “một cõi thiên y văn hiến” [36, Tr. 38]. Trong công trình nghiên cứu “Tiếp biến văn hóa Việt - Pháp, một không gian chuyển tiếp” của tác giả Trần Thu Hương đã đưa ra luận bàn về một số khái niệm văn hóa và tiếp biến văn hóa. Trong đó tác giả có khẳng định “Tiếp biến văn hóa là một thuật ngữ mới mà tiền tố “a” không có nghĩa là phủ định mà có nghĩa là sự vận động thay thế một nền văn hóa gốc bằng một nền văn hóa mới... Nói cách khác, tiếp biến văn hóa chỉ ra tập hợp các quá trình chấp nhận, chối bỏ hoặc phối hợp các nét văn hóa thuộc về hai hệ thống văn hóa khác nhau, trong một bối cảnh đặc thù bởi các mối quan hệ uy quyền” [47, Tr.36]. Đồng thời tác giá cũng chỉ ra nguyên tắc của quá trình tiếp biến văn hóa đó là “Sự tiếp biến văn hóa có thể xảy ra theo kiểu “cưỡng bức” (trong quá trình 33 xâm chiếm, thống trị) hoặc theo kiểu tự nguyện, vay mượn (thông qua các trao đổi văn hóa). Không gian văn hóa nhỏ hơn sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng của trung tâm văn hóa lớn hơn và biến đổi bằng cách bắt chước các đặc tính của nền văn hóa lớn hơn và cổ xưa hơn” [47, Tr.36]. Có thể thấy tiếp biến văn hóa được hiểu là quá trình thay đổi xã hội, tâm lý và văn hóa từ việc pha trộn giữa các nền văn hóa với nhau. Ảnh hưởng của nền văn hóa có thể thấy ở nhiều cấp độ khác nhau từ văn hóa bản địa ban đầu và văn hóa du nhập. Tiếp biến văn hóa là sự tiếp thu văn hóa một cách có chọn lọc hoặc cưỡng ép và biến đổi nó cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Bởi vậy trong quá trình giao lưu và cùng chung sống giữa các nước phong kiến như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản; đặc biệt là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng giáo lý Trung Hoa; diện mạo văn hóa lễ phục cung đình Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng sâu đậm này. Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945), nằm trong dòng chảy của hệ văn hóa tư tưởng đế vương, lấy tư tưởng Nho giáo làm nền tảng trị quốc, chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa; ngoài kế thừa một phần phong cách tạo hình trang trí trên lễ phục triều đình nhà Lê, nhà Nguyễn không tránh khỏi việc tiếp thu một cách tự nhiên, hữu thức hay tham chước, mô phỏng theo trang phục triều đình nhà Minh - Trung Quốc. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà nghiên cứu sử học như Trần Đình Sơn, Trần Quang Đức, Nguyễn Phước Vĩnh Cao (ông cũng là đời thứ năm của vua Minh Mạng) được ghi lại trong quá trình đi điền dã thực địa của NCS. Tuy nhiên, đây là sự tiếp thu văn hóa có chọn lọc và có sự sáng tạo riêng phù hợp với tâm lý xã hội người Việt trong thời kỳ đó. Rõ ràng, do sự kế thừa tư tưởng văn minh Trung Hoa cổ và sự tự tôn về nền văn hiến trước đó của nước nhà, cho nên nhà Nguyễn cũng thận trọng khi tham khảo trang phục nhà Thanh gốc Mãn (nước song hành với thời kỳ nhà Nguyễn). “Năm 1830, chính vua Minh Mạng nói rõ: “Trẫm xem 34 sách Hội điển của nước Thanh [] áo mũ triều phục đều theo thói tục man di, không phải chế độ phục sức của cổ nhân như thế lại càng sai trái, không thể làm khuôn phép” [36. Tr. 31]. Quá trình tiếp biến văn hóa còn được diễn ra qua một số hình tượng, hoa văn - họa tiết trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn như hình tượng tứ linh (rồng, lân, rùa, phượng), hoa văn vân mây, tam sơn... có những nét riêng biệt không giống hệt với mô típ hoa văn của nhà Minh, nhà Thanh (Trung Quốc), càng tinh tế và bớt rườm rà hơn so với hình tượng hoa văn nhà Lê trước đó. Bên cạnh đó là sự tiếp biến ở yếu tố màu sắc, vẫn là những gam màu ngũ sắc quen thuộc trong lễ phục triều đình phong kiến, xong khi đối chiếu với lễ phục nhà Minh, nhà Thanh Trung Quốc thì đã có sự khác biệt rất rõ. Ví dụ như tông màu vàng của nhà Nguyễn được sử dụng chiếm tỷ nhiều hơn so với các thời kỳ trước và nhà Minh, tuy nhiên, sắc độ vàng được Việt hóa, dịu nhẹ và không rực, tạo cảm giác gần gũi với dân gian hơn, hay chữ Thọ được thêu trên áo vua, màu sắc hài hòa, không chênh lệch mạnh về độ đậm nhạt trên lễ phục, tạo cảm giác trầm ấm hơn so với triều phục nhà Minh, Trung Quốc. Đây chính là yếu tố thẩm mỹ riêng, định hình một phong cách nghệ thuật cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945). Nói cách khác, đây cũng là sự “chống trả” của triều Nguyễn trước sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc vào Việt Nam và đồng thời cũng là sự khẳng định giá trị tạo hình của nghê thuật trang trí truyền thống của dân tộc Việt trong lễ phục cung đình triều Nguyễn. 1.2.2.2. Thuyết giải mã biểu tượng Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, biểu tượng có nghĩa là “phương tiện sáng tạo nghệ thuật sang trừu tượng, khái quát. Biểu tượng tác động chủ yếu đến cảm xúc của người xem. Biểu tượng còn được coi như là một thủ pháp sáng tạo nghệ thuật. Trực giác của người nghệ sĩ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức một biểu tượng. Tùy thuộc vào những cảm xúc khác nhau về 35 biểu tượng, người ta có những cảm xúc khác nhau” [46, Tr. 229]. Lại nói Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới có nhận định “Biểu tượng phong phú hơn là một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên hướng nào đó. Nó đầy gợi cảm và năng động. Nó không chỉ vừa biểu hiện, theo một cách nào đó, nó vừa che đậy; nó còn vừa thiết lập, cũng theo cách đó, nó vừa tháo dỡ ra. Nó tác động lên cấu trúc tinh thần” [38, Tr. XX]. Như vậy có thể thấy, biểu tượng ngoài được coi là một công cụ để thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người thì nó còn được so sánh với chức năng gây cảm xúc. Ngày nay, trên con đường nghiên cứu khoa học về con người cũng như nghệ thuật học, chúng ta đều bắt gặp các biểu tượng, “ nói là chúng ta sống trong thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói là một thế giới biểu tượng sống trong ta” [38, Tr.XIV]. Tác giả Nguyễn Hữu Thông cũng đã nhận định về vai trò và tầm quan trọng của việc giải mã biểu tượng văn hóa - mỹ thuật: Càng ngày con người không chỉ trở nên yêu thích biểu tượng, mà dẫu muốn hay không, trong mọi hoạt động của ý thức lẫn vô thức biểu hiện bằng tư duy hay hành vi, chúng ta đều sử dụng các biểu tượng. Có thể đó là những biểu hiện liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi hương, con số, màu sắc... nhưng khi trở thành biểu tượng, chúng trở thành chiếc chìa khóa quan trọng mở cánh cửa của đời sống, trong đó, các hành vi tôn giáo, ước vọng, hoài bão, những điều dấu kín trong tiềm thức, những xu hướng, ức chế... của một cộng đồng hay cá nhân đều ẩn hiện dưới rất nhiều tình huống. Bộc lộ rồi lủi trốn; càng tự phơi bày sáng tỏ, nó tự giấu mình đi; các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ [93, Tr. 49]. Thông qua nhận định của tác giả, có thể thấy được vai trò của việc giải mã biểu tượng của đề tài luận án Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình 36 triều Nguyễn (1802 - 1945) là vô cùng ý nghĩa. Bởi người xưa không chỉ vô thức tạo ra trang phục với vai trò để mặc đẹp, để thể hiện bản thân mà nó còn chứa đựng biết bao nhiêu công sức, khát vọng, tư tưởng với ý nghĩa nhân sinh sâu sa được gửi gắm vào trong bộ lễ phục. Khi tiếp cận các bộ áo lễ phục cung đình triều Nguyễn, cái đầu tiên tiếp nhận vào thị giác chính là các biểu tượng trên lễ phục để rồi thôi thúc bản thân muốn tìm ra, lý giải được những ẩn số dưới dạng đồ hình. Đó là những thông điệp vô ngôn của biểu tượng về một thời kỳ lịch sử, những giá trị thẩm mỹ cung đình một thời. Đề cập đến vấn đề biểu tượng trong tạo hình dân tộc, tác giả Trần Lâm Biền có đưa ra: Thực ra, trong tạo hình của người Việt, yếu tố biểu tượng đã phát triển rất cao, duy trì nhịp đập của quá khứ cho hiện tại và tương lai. Biểu tượng tuy thường có một hình thể rõ ràng và đôi khi có vẻ khô cứng, xong, dầu sau nó là một cuộc sống chứa đựng vẻ đẹp thiên thần của tâm linh, có một “trái tim” thánh thiện. Biểu tượng, ở chừng mực nào đó, đầy chất Người, nó phản ánh tư duy trừu tượng, để Hoa không chỉ là hoa, Núi không chỉ là núi, và cuối cùng lại chính là Hoa và Núi Tất cả vũ trụ, trời đất muôn loài, sông núi... chỉ có thể được xác nhận bằng chính trí tuệ của con người. Nhân loại là trung tâm, do đó biểu tượng góp một phần hòa mênh mông vào trong tâm tưởng, và ngược lại, bằng biểu tượng con người “nghe” thấy được tiếng thầm thì của tạo hóa [22, Tr. 33]. Việc vận dụng thuyết giải mã biểu tượng trong nghiên cứu Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) sẽ là bước đầu suy diễn và giả định - suy luận, đồng thời cũng là cơ sở khoa học cho NCS tìm hiểu ý nghĩa của nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn nói chung, các mô típ, kiểu thức hoa văn trên áo lễ phục nói riêng. Mỗi sự sắp đặt của các họa tiết, kiểu thức trang trí trên bố cục của áo lễ phục chuyên trở bên 37 trong nó những thông điệp gì. Luận án sử dụng giải mã biểu tượng để trả lời cho các vấn đề nêu trong phần nghiên cứu giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình thời Nguyễn đặt trong bối cảnh lịch sử và sự tác động của yếu tố mỹ thuật đương thời. Vượt qua ngoài không gian văn hóa, vật chất của con người, những phương pháp trang trí, yếu tố tạo hình trang trí... mối quan tâm của luận án còn mở rộng tới việc giải mã những nội dung chứa đựng giá trị bên trong và những khát vọng của con người. Tác giả Đoàn Thị Tình có viết trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội: “Nếu trang phục được ví như bản sắc, tinh hoa của dân tộc thì họa tiết - hoa văn trên trang phục còn ghi dấu ấn của mỗi một thời đại, đã qua đồng thời nó còn là biểu trưng, nhắc nhở, đăng tải sự mong muốn khát vọng của cuộc sống con người trong vũ trụ thiên nhiên” [96, Tr. 421]. Nghiên cứu các biểu tượng trên áo lễ phục, đồng thời cũng là nghiên cứu sự kết dính của hai yếu tố trang phục và hoa văn trang trí để từ đó đánh giá được quan điểm thẩm mỹ của một thời. Qua các triều đại phong kiến Việt Nam, chịu ảnh hưởng của giáo lý và triết học phương Đông, với quan niệm mọi sự đầu tiên đều sản sinh từ hai thái cực. “Hai thái cực được diễn tả từ hình ảnh vòng tròn lưỡng nghi đen - trắng. Đó chính là biểu tượng âm dương” [93, tr 56]. Những hình tượng hoa văn trang trí như rồng, phượng, rùa, lân, vân mây, tam sơn thủy ba, chữ triện... được đặt trong các loại áo lễ phục đã tạo nên giá trị biểu tượng sâu xa. Nhà Nguyễn, ngoài kế thừa những tư tưởng thẩm mỹ thời kỳ trước, kết hợp với quan điểm lấy tư tưởng Nho giáo làm tôn chỉ xây dựng đất nước đã tạo nên một không gian nghệ thuật cung đình với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hình tượng hoa văn gắn với Nho giáo, tập trung chủ yếu về nguyên lý âm dương, ngũ hành. Những hoa văn tiêu biểu như mặt trăng - mặt trời, tam sơn - thủy ba, rồng, phượng hoàng... Trong đó, rồng - phượng đều là những con 38 linh vật, “thuộc về vũ trụ” [22], những con vật ấy đã chi phối tâm thức con người. Có lẽ chính vì thế mà những con vật thiêng này, hiện hữu trên trang phục như để khẳng định địa vị, quyền lực của người được mặc. Rồng thường được gắn liền với vua, phượng được gắn liền với hoàng hậu. Thời Nguyễn quy định, vua mặc lễ phục có họa tiết rồng năm móng, các quan đại triều sử dụng họa tiết rồng bốn móng. Riêng con phượng, ngoài sử dụng riêng cho hoàng hậu, hoàng thái hậu thì được sử dụng trên lễ phục Mãng bào của các quan đại thần. Có thể nói, áo lễ phục là sự chuyển hóa thần thái từ các đồ án hoa văn, hình tượng trang trí. Cụ thể, trên áo lễ phục đại triều nghi của vua Nguyễn, được trang trí bởi các đồ án hoa văn hình rồng (rồng dạng tròn bay lên, rồng chầu trời), phần dưới thân áo là tam sơn - thủy ba. Thông qua nghệ thuật tạo hình trang trí trên lễ phục đã thể hiện vị trí và quyền lực của người sử dụng. Từ lâu, trong tâm thức của người Việt, hình tượng rồng đã được đưa thành tầng vũ trụ, tầng trời. Và vua là bậc thiên tử, mang ý nghĩa cai trị thiên hạ. Dưới đồ án rồng là hình ảnh tam sơn thủy ba, một biểu tượng của sự giao hòa giữa trời, đất và nước. Hay như trên áo lễ phục Nam Giao của vua Nguyễn còn gọi là áo Long Cổn, kết cấu hình dạng theo kiểu nhà Đường, trang trí hoa văn theo điển tích gồm 12 chương ( họa tiết) như nhật - nguyệt, tinh thìn, phẫn mễ, sơn, rồng, phượng hoàng... Tất cả những đồ án trang trí đó được thể hiện trên áo tế lễ như là biểu tượng của việc cầu mong cho một đất nước mưa thuận gió hòa, cuộc sống no đủ, sung túc. Các đồ án hoa văn đều được thêu bằng các chỉ màu như xanh lam thẫm, vàng, trắng, đỏ, xanh lục nhạt, tương ứng với các hành kim - mộc - thủy - hỏa - thổ (thuyết ngũ hành). Người xưa đã cố ý sử dụng biểu tượng theo học thuyết phương Đông để đưa vào áo lễ phục. Một phần để thể hiện tư tưởng giáo lý của một thời, một phần nào đó thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc. 39 Như vậy, lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) nói chung, áo lễ phục nói riêng không chỉ là những đồ mặc mang chức năng sử dụng thông thường mà còn là sản phẩm nghệ thuật của người xưa, hàm chứa trong đó một kho tàng văn hóa mà những người được sử dụng chính là đại diện, phản chiếu những ý nghĩa về nhân sinh quan, thế giới quan, sự linh thiêng của trời - đất và cả đức - tài trách nhiệm gánh vác trên vai. 1.3. Khái quát về nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn Nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945) nên xem xét khái quát thông qua một số vấn đề cơ bản: - Sự hình thành nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn - Khái quát áo lễ phục cung đình triều Nguyễn 1.3.1. Sự hình thành nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn Sự hình thành nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn ngoài những yếu tố lịch sử - xã hội, văn hóa - nghệ thuật mang tính quyết định, bên cạnh đó là sự kế thừa nghệ thuật tạo hình truyền thống từ các thời kỳ trước của dân tộc Việt Nam và những ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa Trung Hoa. 1.3.1.1. Bối cảnh xã hội dưới triều Nguyễn Năm 1802, chúa Nguyễn Ánh đánh bại quân Tây Sơn, lập ra triều đình mới, thống nhất đất nước, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. Năm 1804, vua Gia Long chính thức đặt quốc hiệu là Việt Nam, đến 1811 đổi lại tên cũ là nước Đại Việt. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Nếu thời vua Tây Sơn đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước thì vua Gia Long đã xây dựng một hệ thống đất nước thống nhất, toàn diện trên toàn lãnh thổ, mở ra một triều đại mới. Đất nước mở rộng, ban đầu gồm 11 trấn phía Bắc 40 hợp thành tổng trấn Bắc Thành, 5 trấn phía Nam hợp thành tổng trấn Gia Định Thành. Với một đất nước Đại Nam có đất đai vật lực, tiềm năng mọi mặt dồi dào và phong phú, với vị trí là kinh đô của nước Đại Nam, xứ Huế trở thành trung tâm chính trị, văn hóa của quốc gia suốt thế kỷ XIX. Về mặt lịch sử, bên cạnh việc thiết lập các chính sách thống trị nhằm mục tiêu bình ổn và phát triển đất nước. Triều đình Nguyễn không tránh khỏi những rào cản đã tồn tại từ những mâu thuẫn xã hội trước đó. Vào cuối thời chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát, đàng Trong và đằng Ngoài tình hình chính trị - xã hội rối ren, chúa Định Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan ép soán ngôi. Do sự lũng đoạn triều chính của nghịch thần mà lòng dân oán hận, căm phẫn. Các cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra trong cả nước, nổi bật nhất là chiến thắng của cuộc khởi nghĩa quân Tây Sơn. Năm 1777, Chúa Định bị bắt và xử tử cùng với đa số các hoàng tử hoàng tôn nhà Nguyễn. Hậu duệ Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn và luôn một lòng muốn khôi phục lại cơ đồ của tổ tiên gây dựng. Chính những mong muốn tột cùng đó, đã thúc đẩy quyết định cầu viện nước ngoài (quân Xiêm La và Pháp) của chúa Phúc Ánh mà người đời quy tội “cõng rắn cắn gà nhà”. Năm 1792, vua Quang Trung mất, triều đình Tây Sơn tranh chấp nội bộ, quan lại đánh xé lẫn nhau, nhân dân lại lâm vào đói khổ, “lòng người lại hướng về Nguyễn Phúc Ánh” [85, Tr. 83], nhân dân còn truyền nhau câu ca dao “Lạy trời cho cả gió nồm, để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra”. Tuy nhiên, sau khi giành lại được kinh đô thì Nguyễn Ánh đã có cuộc báo thù dã man khiến cho tâm trí con người có phần kiêng sợ về hình ảnh người anh hùng dân tộc, đặc biệt là nhân dân. Có lẽ vì vậy mà một phần mẫu thuẫn giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân, tàn quân Tây Sơn vẫn chưa được bình lặng mặc dù đã đưa ra các chính sách an dân. Phần khác là do lòng dân chưa tin tưởng hoàn toàn vào triều đình Nguyễn bởi những chính sách thống trị hà khắc, đặc biệt là 41 về mặt kinh tế xã hội bị kìm hãm sự phát triển. Cụ thể là nông nghiệp sản xuất bị trì trệ do quỹ đất bị tập trung trong tay cường hào địa chủ, thủ công nghiệp bị nắm trong tay thợ giỏi. Chính điều đó đã dấy lên hơn 500 cuộc khởi nghĩa của nông dân chỉ mới nửa đầu của thế kỷ XIX. Về mặt tư tưởng - chính trị, triều đình Nguyễn thành lập và tồn tại cho đến năm 1945. Có thể phân kỳ triều đại nhà Nguyễn ra thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn một vương triều phong kiến độc lập (1802 - 1884) và giai đoạn một vương triều phong kiến ngoại thuộc (1884 - 1945) [3]. Chính vì hoàn cảnh xã hội thù trong giặc ngoài mà triều Nguyễn bắt buộc phải đưa ra các quyết sách nhằm bình ổn lòng dân. Một mặt, triều Nguyễn đã lựa chọn tư tưởng Nho giáo để điều hành xã hội và cai trị đất nước ở hai khía cạnh: sử dụng triết lý đạo đức để ràng buộc con người vào mối quan hệ xã hội mang tính trật tự, đặc biệt là phát triển giáo dục như giáo dục con người về lễ nghĩa, đạo tam cương ngũ thường, khuyến khích mở các trường học (Quốc học Huế, Nữ sinh Đồng Khánh), văn miếu Quốc Tử Giám và tư tưởng “tâm linh huyền bí” qua tín ngưỡng thờ cúng. Tư tưởng Nho giáo có lẽ lựa chọn là đúng đắn nhất đối với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ vì đó là một học thuyết mang những nguyên lý về triết học đạo đức. Giáo huấn con người trong xã hội phải đặt lễ giáo, tu dưỡng bản thân lên hàng đầu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, giúp cho nhân dân và chính quyền có sự gắn kết nhau. Giáo huấn người đứng đầu trong cả nước phải thực hiện chính sách đức trị và con người ngoài lễ giáo thì cần phải “có nghĩa”, có lòng trắc ẩn và có tính trách nhiệm với cả cộng đồng. Có thể nói đây là một học thuyết có giá trị tích cực. Bên cạnh đó, triều đình Nguyễn còn sử dụng tư tưởng “tâm linh huyền bí” trong Nho giáo với tín ngưỡng thờ trời, thờ đất, thờ cúng tổ tiên, thờ thần nông... đặc biệt tin vào mệnh trời hay còn gọi là thiên mệnh. Tức là mỗi con 42 người, trong xã hội sinh ra trên đời đều do trời quyết định, chi phối. Vua Nguyễn cũng vậy, được coi là chân mệnh thiên tử và chỉ có phẩm đức cao mới được trời ủng hộ “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ” [94, Tr.12]. Tuy nhiên, không phải sử dụng Nho giáo thì tất yếu sẽ thành công mặc dù về lý thuyết sẽ tránh được sự phân hóa giàu nghèo, xã hội bình ổn phát triển. Dưới triều Nguyễn, do quá đề cao mặt đức nên dẫn tới sự phân hóa sang, hèn. Người được học thức cao thì sang, là bậc trượng phu, quân tử còn ngược lại ít học thì hèn, thất phu, tiểu nhân. Xã hội bị phân chia rõ rệt, trong đó vua quan nắm thần quyền, uy lực và được coi là người có phẩm đức cao nhất. Chính những khoảng cách đó đã tạo tiền đề cho những mâu thuẫn giữa nông dân và chính quyền nhà Nguyễn trở nên sâu sắc. Mặt khác, triều Nguyễn thiết lập bộ máy chính trị chuyên chế, vua là người đứng đầu, nắm trong tay mọi quyền lực. Dưới vua gồm 6 Bộ: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Binh với mục tiêu xây dựng bộ máy cai trị vững chắc. Bên cạnh đó, vua Gia Long đã đề ra lệ “Tứ bất” nhằm tập trung quyền lực trong tay, trong đó có lệ “không lập Hoàng hậu”. Đó chính là lý do mà phụ nữ dưới thời Nguyễn không được coi trọng và không được tham gia vào các lễ chính của triều đình tại điện Thái Hòa. Đến thời Minh Mạng còn có thêm viện Cơ Mật và Tôn nhân phủ. Như vậy, có thể thấy bộ máy chính trị dưới triều Nguyễn rất cồng kềnh, điều này đã tạo ra khoảng cách rất lớn giữa vua Nguyễn và nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên việc tập trung quyền hành này sẽ giúp cho nhà nước được ổn định hơn. 1.3.1.2. Văn hóa - nghệ thuật thời Nguyễn Từ chính những quan điểm, tư tưởng chính trị, hoàn cảnh xã hội dưới triều Nguyễn bấy giờ, đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là mỹ thuật cung đình. Cùng với sự lớn mạnh về bộ máy chính trị, triều đình Nguyễn ngoài những chính sách cai trị và an dân thì không quên 43 xây dựng các vùng kinh tế, sản xuất hàng hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển đời sống tinh thần của nhân dân trong xã hội. Hàng loạt các làng nghề thủ công truyền thống như nghề thêu, dệt vải, mỹ nghệ, điêu khắcđược mở ra để phục vụ cho nhu cầu về cái mặc và thẩm mỹ của đời sống con người trong cung đình và ngoài dân gian. Trong dư địa chí Thừa Thiên Huế ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) có ghi rõ về vị trí hoạt động của các làng nghề thủ công “Thủ công nghiệp Thừa Thiên Huế trong nửa đầu thế kỷ XIX cũng có bước phát triển đáng kể, nhiều làng nghề thủ công trở nên nổi tiếng: làng gốm Phước Tích (Phong Điền); làng nón Triều Sơn (Hương Trà); Sư Lỗ Đông (Phú Lộc), Phú Cam (Huế); làng nghề rèn, luyện sắt ở Phù Bài (Hương Thủy), Hiền Lương (Phong Điền...9.6.19 Hình tượng hoa sen trên Giao bào quan đại thần H 9.6.20 Hình tượng hoa đào trên Giao bào quan đại thần H 9.6.21 Hình tượng cái bầu trên Giao bào quan đại thần H 9.6.22 Hình tượng đồng tiền trên Giao bào quan đại thần 276 H 9.6.23 Hình tượng mây cụm trên Giao bào quan đại thần H 9.6.24 Hình tượng sóng nước và lửa trên Giao bào quan đại thần H 9.6.25 Hình tượng chữ triện trên Giao bào quan đại thần 277 PHỤ LỤC 10 10.1 BÁT BỬU CỦA PHẬT GIÁO STT TÊN HÌNH ẢNH 10.1.1 Nút thắt huyền bí 10.1.2 Tù và 10.1.3 Lọng 10.1.4 Pháp luân 278 10.1.5 Hoa sen 10.1.6 Dấu chân Phật 10.1.8 Đôi cá 10.1.8 Cái tán 279 10.2 BÁT BỬU CỦA NHO GIÁO STT TÊN HÌNH ẢNH 10.2.1 Cái bầu 10.2.2 Thanh gươm 10.2.2 Tháp viết 10.2.4 Thảo sách 10.2.5 Cuốn thư 280 10.2.6 Quạt 10.2.7 Phất trần 10.2.8 Đàn (tỳ bà, đàn tranh hoặc đàn nguyệt) 281 10.3 BÁT BỬU CỦA ĐẠO GIÁO STT TÊN BÁT BỬU HÌNH ẢNH 10.3.1 Quạt của Hán Chung Ly 10.3.2 Cặp roi của Trương Quả Lão 10.3.2 Thanh gươm, phất trần của Lữ Đồng Tân 10.3.4 Cặp sanh của Tào Quốc Cữu 282 10.3.5 Bầu rượu của Lý Thiết Quải 10.3.6 Ống sáo của Hàn Tương Tử 10.3.7 Giỏ hoa của Lâm Thái Hòa 10.3.8 Đóa sen của Hà Tiên Cô 283 PHỤ LỤC 11 MỘT SỐ HÌNH LỄ PHỤC CUNG ĐÌNH TRIỀU MINH- THANH (TRUNG QUỐC) VÀ TRIỀU NGUYỄN (VIỆT NAM) 11.1. Minh họa lễ phục Hoàng bào của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn: 128) 284 11.2. Minh họa lễ phục Long bào của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn: 128) 11.3. Biểu tượng rồng thêu trên Hoàng bào của vua Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 285 11.4. Lễ phục Long Cổn của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn: 128) 11.5. Minh họa lễ phục tế trời đất của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn: 128) 286 11.6. Mô phỏng kết cấu lễ phục tế trời đất của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn: 128) 287 11.7. Minh họa lễ phục Hoàng bào của vua Minh- Trung Quốc (Nguồn 128) 11.8. Minh họa lễ phục quan triều Minh – Trung Quốc (Nguồn: 128) 288 11.9. Lễ phục quan triều Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 289 11.10. Minh họa lễ phục quan triều Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 11.11. Minh họa lễ phục quan triều Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 290 11.12. Minh họa lễ phục quan triều Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 11.13. Lễ phục quan triều Minh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 291 11.14. Minh họa lễ phục Hoàng bào vua triều Thanh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 292 11.15. Lễ phục Hoàng bào của vua triều Thanh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 293 11.16. Minh họa lễ phục quan triều Thanh - Trung Quốc (Nguồn: 128) 11.17. Lễ phục đại triều của vua Khải Định và các quan đại thần triều Nguyễn (Nguồn: Tác giả chụp tại Đại Nội, Huế) 294 11.18. Lễ phục thường triều của vua Đồng Khánh triều Nguyễn - Việt Nam (Nguồn: Tác giả chụp tại Đại Nội, Huế) 11.19. Lễ phục thường triều của vua Thành Thái triều Nguyễn - Việt Nam (Nguồn: Tác giả chụp tại Đại Nội, Huế) 295 PHỤ LỤC 12 PHỎNG VẤN ĐIỀN DÃ TT Họ và tên Nghề nghiệp Địa chỉ Thời gian phỏng vấn 1 Trịnh Đình Sơn Nhà nghiên cứu sưu tầm cổ vật thời Nguyễn 114 Mai Thúc Loan, thành phố Huế 13/09/2017 2 Nguyễn Phước Vĩnh Cao Nhà nghiên cứu trung tâm bảo tồn cố đô Huế Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế 14/09/2017 3 Vũ Giỏi Nghệ nhân thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 19/08/2018 4 Phạm Khắc Hà Chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc Làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội 15/10/2018 12.1 Phỏng vấn nhà nghiên cứu sưu tầm cổ vật thời Nguyễn với Trịnh Đình Sơn cháu ông Trần Đình Bá (quan Thượng thư triều Nguyễn) ngày 13/09/2017. Câu hỏi: Thưa ông, Lễ tế Nam Giao ngoài vua thì có người thay thế không? Nếu có người thay thế vua đứng ra thực hành nghi lễ, lễ phục có khác so với áo lễ phục Nam Giao của vua không? Trả lời: Ngoài vua, còn có thể có các quan, hoàng thất đứng ra thực hành nghi lễ. Các vị quan, hoàng thất mà đi thay vua thì vị hoàng thân hay quan đó mặc 296 đúng đồ tế giao của mình đã được quy định, chỉ vua hiện diện thì mặc đồ của lễ phục của vua. Câu hỏi: Lễ phục các quan trong đại triều mặc khi đi tế giống như đại triều hay dùng loại lễ phục nào? Trả lời: Đi tế thì sẽ mặc đồ đi tế riêng, đại triều là mặc trang phục khác. Câu hỏi: Theo một số thông tin về các lễ thì không có hậu, vậy các bộ lễ phục của hoàng hậu và hoàng thái hậu được dùng trong những ngày nào? Trả lời: Nói chung là rất nghiêm khắc về vấn đề các bà, cho nên thật sự nhà Nguyễn chỉ có hai vị được phong hoàng hậu khi sống. Đó là vợ vua Gia Long năm 806 - bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu và bà Nam Phương là hoàng hậu cuối cùng. Còn các bà thời trước, khi còn sống được phong hoàng quý phi là cao nhất cho nên không được mặc phẩm phục của hoàng hậu. Khi nào con bà lên ngôi vua thì tôn bà lên làm hoàng thái hậu, trừ khi bà chết thì con bà mới tôn bà lên làm hoàng thái hậu của nhà vị vua cha, thờ chung với cha. Vậy nên là rất là rắc rối, nhiều người không biết lại hiểu nhầm là phong hoàng hậu, nhưng thực chất chỉ có hai vị được phong hoàng hậu, ở trong có phân rất rõ, phẩm phục rõ, chức vụ rõ, lăng mộ rất rõ. Chính vì thế nhà Nguyễn, ông vua đầu tiên lập rất là đủ còn các vụ vua sau người ta có những lý do khác nhau không lập hậu thì rất là dài dòng. Bây giờ vấn đề chính là nghi lễ, thứ nhất là về phẩm phục. Triều phục có hai dạng là đại triều phục và thường triều phục là cái bắt buộc mặc cho đúng bởi vì nghi lễ đại triều rất là quan trọng. Lễ thiết triều rất là quan trọng, mặc áo gì, màu gì, mũ gì, thêu gì, tất cả đều có quy định đầy đủ. Còn riêng về Nam Giao thì có quy chuẩn, thân vương mặc màu gì, thêu cái gì, mũ gì 297 Về thường triều, là những lần phiên chầu hàng tháng hoặc những buổi nhà vua cho tập hợp, những nghi lễ không đặc biệt cho lắm thì tổ chức thường triều tại điện Cần Chánh. Những vị đó mặc lễ phục thường triều có quy định sẵn về màu gì, mũ gì, thêu bổ tử như thế nào. Câu hỏi: Bổ phục thường được sử dụng vào loại lễ nào? Trả lời: Làlễ phục mặc trong buổi thường triều, hay còn gọi là thường triều phục. Bổ phục có màu xanh chỉ phân biệt phẩm cấp, văn võ qua các bổ tử. Câu hỏi: Ông cho biết kết cấu của áo Giao lĩnh? Trả lời: Áo Giao lĩnh là áo dài chéo, có bổ tử, nhìn vào đó có thể biết được cấp mấy, nhờ đề tài thêu trên đó, quan văn quan võ thì như nhất phẩm, nhất phẩm võ thì thêu con kì lân, nhất phẩm văn thêu con tiên hạc. Còn đại triều phục người ta không phân biệt cái áo, cái áo giống nhau, áo tứ linh. Nhưng ta phân biệt cái mũ là văn hay võ. Câu hỏi: Ông cho biết cách phân biệt mũ trong lễ thường triều? Trả lời: Đây là mũ thường triều. Nó có tên, cái đó gọi là mũ văn công cho quan văn, quan võ là mũ phốc đầu. Khi mặc đại triều phục thì rất là dễ, dễ là bởi mình chỉ nhìn cái bao này màu gì mình biết nó là phẩm thứ mấy. Nhưng về hình thêu, cái hoa văn và thêu là giống nhau, của tam phẩm, tứ phẩm nhất phẩm đều thêu tứ linh bào. Tứ linh bào là con rồng bốn móng, con lân, con phượng, con rùa hoặc là mãng bào. Đấy là nói về đại cương phẩm phục của các quan. Còn về phụ nữ, các bà hoàng hậu hoặc hoàng quý phi mặc triều phục. Vào ngày lễ họ được sắc phong tức là từ tam giai phi lên nhị giai phi, nhất giai phi thì phải mực triều phục vô, phẩm phục mặc vô. Ngoài ra khi bà được tôn lên làm hoàng thái hậu thì bà ý 298 phải mặc đại triều phục của hoàng thái hậu được cả triều đình làm lễ vô cung diên thọ haytrong lễ mừng thọ hoàng thái hậu. Câu hỏi: Áo đại triều phục của quan hầu hết được thiết kế hình tượng tứ linh, giữa là rồng bốn móng, theo ông nó có ý nghĩa gì? Trả lời: Thứ nhất là tạo vẻ vinh hoa của bậc nho sĩ thành đạt. Việc mặc áo xiêm được thêu tứ linh để toát lên vẻ sang quý của con vật người đó khoác lên mình. Từ tam phẩm trở lên đến nhất phẩm có hai bậc chánh và tổng đều mặc tứ linh bào nhưng màu sắc có sự khác nhau. Từ nhị phẩm tới nhất phẩm có thể mặc màu cổ đồng, màu vàng vàng đỏ đỏ. Từ tam phẩm đến nhị phẩm mặc màu xanh nước biển. Tuy nhiên để phân biệt người nào tam phẩm võ thì phải nhìn lên đầu người đấy là mũ gì. Quan văn là mũ đầu tròn còn quan võ là mũ vuông phốc đầu. Song khi mặc thường triều phục, không thể nhìn màu bởi toàn bộ đều là màu xanh hết. Với áo Giao lĩnh, phân biệt qua bổ tử trước và sau lưng Câu hỏi: NCS được biết Bào phục dành cho tất cả các quan và được phân biệt thông qua màu sắc. Vậy những màu sắc đó có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Điều đầu tiên có thể thấy là màu của vua chúa Việt Nam. Thứ màu vàng đậm nhất, sang nhất ấy chỉ có hoàng đế, hoàng hậu mới được dùng đúng cái màu đó, và càng gần màu vàng ấy càng sang hơn. Ngoài ra, màu sắc ấy cũng có mức độ để người ta có thể phân biệt được người dùng nó quan trọng như thế nào. Ví dụ như các hoàng tử có thể mặc màu cổ đồng hoặc đỏ còn các ông dưới thì không thể mặc màu đó được. Khi có quy định này, xã hội người ta nhìn vào sẽ thấy được ông này là bậc thân vương hay bậc nhất phẩm đại thần. Như vậy cái ý nghĩa nó thể hiện sự sang trọng tối cao của cấp bậc áo. Câu hỏi: ông có thể cho biết ngày xưa người ta có quy định thêu như 299 thế nào, thêu cái gì ở vị trí nào không? Tức là những cái mang tính chất ý nghĩa phía sau. Ví dụ như rồng ở giữa, hay là ở phía dưới gấu áo có tam quan mây nước thì nó có thể hiện ý nghĩa gì? Trả lời: Đứng đầu tứ linh bào là con rồng, rồng 4 móng, thực ra kêu đúng thì nó là con mãng - con rắn lớn bởi trừ áo của vua mới được gọi là con rồng 5 móng. Từ ông nhất phẩm trở xuống thất cũng chỉ mặc bộ mãng, từ đông cung thái tử mới được phép mặc rồng 5 móng nhưng rồng trên nền đỏ, còn vua trên nền vàng. Để thể hiện đây là con vật quan trọng nhất trong tứ linh thì nó được đặt ở giữa áo. Hai bên tay là hai con phượng bởi chúng rất tương xứng. Cái mặt rất uy nghiêm, bố trí rất hợp lý do tà áo rất rộng và dài vì vậy nếu thêu 2 con rùa thì nó không hợp lý. Bây giờ con kỳ lân làm đâu thì hợp, hai bên hông, hai con rùa nằm gàn dưới gấu áo, cho nên là nó rất là cân đối. Câu hỏi: Trên bộ lễ phục ấy còn hoa văn gì không? Trả lời: Bên cạnh các hình tượng chính như tứ linh thì còn vân mây, vân lửa. Ngoài ra còn có hình sóng, nước ví dụ như nhất phẩm rồng nằm giữ, hai tay phượng giữ chữ bát, sóng nước, tản vân Câu hỏi: Trên áo lính có hoa văn không? Trả lời: Không có Câu hỏi: NCS thấy đồ tế giao này hơi giống thời Đường, ông nghĩ như thế nào về điều này? Trả lời: Hồi đó mình mặc theo cổ lễ, tức là thời Nguyễn lên, thì nước mình đầu thế kỷ 19 thì bên Tàu đang là thời Thanh, cho nên các vua nhà Nguyễn muốn làm 300 cho nó khác biệt đi của Trung Quốc thời Thanh. Học cái cách mà chế cổ mũ, viền mũ thời Hán Đường về, bởi vì bên Tàu nó đội như như vậy. Thực ra của mình là bị ảnh hưởng thời Minh nhưng bên Tàu nói đó là nhà Thanh, chuyển qua phong tục khác mặc áo khác, mũ khác Câu hỏi: Như vậy lễ phục của bên mình có đặt của nước ngoài làm không hay mỗi mình làm? Trả lời: Tất cả các lễ phục đại triều thì là đưa cái mẫu qua bên Tàu đặt gấm đặt dệt. Quan mà từ nhất phẩm trở lên thì được cấp gấm đoạn để may đại triều phục, chỉ có thường triều là vải trong nước, áo đại triều từ nhất phẩm trở lên là đặt bên Tàu, tuy nhiên cái đại triều phục của hoàng đế, hoàng hậu, hoàng thái hậu đặt gấm bên Tàu về cho các kỹ nhân thêu chứ không cần dệt, thêu bằng chỉ ngũ sắc, hạt trai nhỏ nhỏ, các thợ chuyên nghiệp thêu trong xưởng hoàng gia. Câu hỏi: Ngày xưa họ đặt cái tên chất liệu vải như sa, liễu, the, các từ này có phải xuất phát từ Hán Việt không? Trả lời: Đó là Hán, từ đoạn đó là từ tơ tằm bằng lá, nhưng mà chưa có hoa văn, còn gấm cũng được dệt từ tơ tằm nhưng mà đã có hoa văn. Còn sa là gọi chung tất cả các đồ được dệt bằng tơ tằm. Có hai loại tơ, một là tơ nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc là các nước phương Tây, còn một loại là dệt trong nước ở Hà Đông ấy để mà may áo bình thường ấy, ví dụ như cùng vợ vua nhưng có 9 bậc các bà từ cửu giai đến nhất giai, từ nhất giai cho đến tam giai thì được mặc gấm vóc màu gì, còn từ tứ giai đến thất giai mặc cái gì, từ thất giai đến cửu giai mặc đồ trong nước dệt, thì đều có quy định rõ ràng. Còn sa là loại dệt rất mỏng mặc vào mùa hè cho mát, còn đoạn, nhung là mặc vào mùa đông, mùa thu, nhiễu thường dùng làm khăn, dây lưng. Câu hỏi: Ngày xưa đã có nhung? 301 Trả lời: Có, bởi là vì thời vua Gia Long đã có, ở bên phương tây về, đó là nhung phục đó. Ông vua Bảo Đại mặc nỉ. Ông mặc nỉ đen bình thường. Nhà Nguyễn tuy thời đại gần đây thôi nhưng vì các nước thay đổi chế độ, kinh đô cũng thay đổi từ kinh đô quân chủ sang thủ đô dân chủ, còn nước mình khi thay đổi quân chủ sang dân chủ thì thay đổi thủ đô tức là từ Huế chuyển ra Hà Nội, thế từ đó rồi nó xa cách cái góc lại bị một đoạn chia cắt đất nước hẳn không phải là lâu nhưng cũng thời gian mai một từ năm 40 đến năm 70. Câu hỏi: NCS có đọc sách của ông Phan Thuận An, lúc viết về đoạn sử, những cái về người Tây sơn cách viết của ông có hơi ghê. Túc là đào mộ lên rồi đốt, ngũ mã phanh thây bằng voi, đoạn vua Gia long trả thù đọc hơi sợ. Ông nghĩ sao về điều này? Trả lời: Ông Gia Long là thế này, nhiều người trách ông thậm tệ trong việc trả thù, nhưng các bạn phải hiểu rằng trên đời này luôn có luật nhân quả. Họ quên đoạn nhà Tây Sơn đối với tổ tiên ông và thân nhân của ông. Khi nhà Tây Sơn mà làm vua, là ông Quang Trung đào 9 lăng tẩm của chúa Nguyễn về hủy hoại, vứt xuống sông vì ông nghe thầy phong thủy nào bảo làm như vậy để con cháu chúa Nguyễn không phát được lên. Tinh thần mê tín thì nói được vậy nhưng việc anh mê tín hay anh độc ác phá 9 lăng mô người ta đó là một trọng tội vì đó là người có công mở cả một đất nước. Bốn triều đại thì mới mở được từ Quảng Bình đến Quảng Nam đến đời Lý, đến đời Trần, đời Lê mở vô đến Quảng Nam, còn Chúa Nguyễn vào đây mở từ Phú Yên cho đến Hà Tiên, người ta đều có công với đất nước mà có tội tình gì đâu lại đi phá mộ của người ta, đó là tội thứ nhất đi phá mộ người ta. Thứ 2 là cuộc truy sát của vua Quang Trung với họ Nguyễn gần như là tuyệt diệt, mà ông Gia Long còn sống sót được là may mắn, nhiều lần vây tóm người cuối cùng để giết. Sau này chúng ta thấy 302 nhà Nguyễn có thêm thắt vào để có vẻ chân mãn đế vương nào thì công đạo, giông tố nổi lên rồi thì ông Gia Long trốn sang Thái Lan nhưng thực sự cuộc truy sát là mạnh. 12.2 Ngày 14/09/2017, phỏng vấn ông Nguyễn Phước Vĩnh Cao. Ông Nguyễn Phước Vĩnh Cao đời thứ 5 vua Minh Mạng, làm ở trung tâm bảo tồn cố đô Huế (trước là Viện cơ mật tam tòa thười Nguyễn). Nội dung cuộc trao đổi kéo dài hơn một tiếng với tất cả những thông tin về nghi lễ triều Nguyễn. Câu hỏi: Triều Nguyễn được chia làm bao nhiêu lễ và vua thực hiện những lễ gì? Trả lời: Triều Nguyễn được chia làm 2 loại lễ: lễ triều hội và lễ tự hưởng. Vua thực hiện 3 lễ: lễ đại triều, lễ thường triều và lễ đại tự. Trong đó các lễ đại tự vua đích thân thực hành nghi như lễ tế Nam Giao, lễ kỵ Thái Miếu. Câu hỏi: Các lễ này có trang phục riêng không? Trả lời: Các lễ thì đều có trang phục riêng, như lễ đại triều thì vua mặc Hoàng bào, hoàng thái tử, quan đại thần mặc Mãng bào, quan từ tứ phẩm đến tam phẩm thì văn mặc hoa bào còn võ mặc giao bào. Lễ thường triều, vua mặc Long bào, quan lại mặc Bổ phục. Lễ tế Nam Giao vua mặc Long cổn, quan mặc cổn phục. Câu hỏi: Phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ có lễ phục không và có được tham gia vào các nghi lễ lớn không? Trả lời: Các ngày lễ lớn thì không có các bà, nữ thì không được tham gia vào các nghi lễ lớn, các bà chỉ có thể thờ cúng ông bà ở Phục Thiên, lễ Thiên thu, thượng thọ, phong tước, chúng đều được thực hiện trong cung của các bà. Lễ phục chỉ dành cho vua, hoàng tử, hoàng gia và các quan, còn các bà 303 chỉ trang phục chúc mừng như đồ mệnh phụ, áo dài. Có thời gian sau này, vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại có đưa các bà nhất phẩm phu nhân, hoàng hậu đi dự hội với người Pháp. Các bà mặc đồ mệnh phụ nhưng đây lại không phải là lễ phục. Câu hỏi: Các hoa văn trên lễ phục cung đình triều Nguyễn mang ý nghĩa về Nho giáo có đúng không? Trả lời: Lễ phục cung đình triều Nguyễn được dựa theo thời nhà Minh. Đa số chúng đều có quy chuẩn về kích thước, có thể tham khảo trong bộ Hội điển hoặc từ điển nhà Nguyễn. Tất cả các hoa văn trên trang phục đều mang ý nghĩa về Nho giáo không dính dáng đến Phật giáo. 12.3. Ngày 19/8/2018, phỏng vấn nghệ nhân nhân dân Vũ Giỏi. Câu hỏi: Đề tài của NCS liên quan đến hoa văn cung đình, nghiên cứu về kỹ thuật thêu, NCS muốn hỏi về hai kỹ thuật thêu bọc nét và thêu cài bông. Liệu hai kỹ thuật đó có tồn tại ko? Thời Lê trung Hưng kỹ thuật thêu này cũng có, nhưng đến thời kỳ nhà Nguyễn kỹ thuật thêu tinh xảo hơn và đính Kim Sa. Và hỏi về kỹ thuật thêu nổi. Đây là những đặc điểm có giá trị nghệ thuật cao. Trả lời: Anh kết hợp với anh Trịnh Bách từ năm 1992, đến 2004 thì kết thúc. Quá trình làm rất lâu, anh không phải nhà nghiên cứu nhưng có tìm tòi vì trước đây là nghê gia truyền. Đá ngược dòng thời gian về thời hậu Lê và Lý Trần, có đính kim tuyến nhưng khác xa bây giờ. Các cụ truyền miệng lại không gọi là bọc nét mà là bắt nét, nếu dùng không đúng thợ làng nghề không hiểu. Chỉ nên gọi là bắt nét, khi kết thúc quá trình thêu một họa tiết hoa văn thì cần phải tiến hành bo lại bằng kim tuyến. Không có thêu cài bông mà chỉ dệt hoa bông trên vải. Kiểu dệt được mặc định sẵn để 304 tạo ra họa tiết hoa văn. Chỉ có thêu bắt nét. Thêu để sao cho nổi các cụ có nhiều kiểu thêu? Cái thêu kể cả thời bây giờ đang thêu, nói chung đều là mấy mũi thêu cơ bản. Tại sao nó nổi lên? Có cách trong độn chỉ, hoặc thêu độn chỉ tăng phần trăm các mũi thêu lên Hoặc Các cụ dùng rơm vì dùng rơm không bao giờ bị xẹp mà thêu nhẹ và dễ, bông dễ xẹp Lấy phần lá. Phơi nắng cho xốp, rồi đem nhồi vào mũi, hàm, sọ, mình. Họ không nhồi bông vì thêu khó. Thêu ghệch- độn, ghệch những mép, những phần mũi để ghìm thẳng xuống. Ví dụ thêu cái hàm con rồng, thì thêu gệch kéo thẳng xuống, bên trong độn trông tạo ra như hàm thật Thêu quắn, đâm xô, thêu ngang tầm, thêu quắn, thêu bó, thêu đột mũi, thêu móc, thêu vặn. Cơ bản xưa các cụ thêu ghệch độn, bắt nét, ngang tầm (thêu đều chằn chặn, không có kích thước mũi dài ngắn). Giờ thị trường thương mại hóa không còn quy định kích thước mũi chỉ. Câu hỏi: Được biết gia đình nghệ nhân Vũ Giỏi có bốn đời nối nghiệp nghề thêu cung đình? Bốn đời đều làm cho cung đình phải không? Trả lời: Các cụ có truyền lại, những cụ thợ giỏi (nghệ nhân) tuyển đi làm “đám”. Một đám ngồi làm để chuyên sản xuất đồ thêu cống vào trong cung đình, phục vụ cung đình theo người vẽ mẫu. Người đi làm đám được miễn sưu thuế, được bao ăn ở. Đến thời bố nghệ nhân, vì nhà đông con đến 7 người nên mới duy trì được nghề. Nhà ít con thì đi làm ruộng, làm việc làng xã nên mới mất đi nghề. Từ nhỏ, Vũ Giỏi đã được bố uốn cho thêu từ những miếng vải nhỏ, là con thứ 5 nhưng rất yêu nghề thêu và duy trì nghề thêu của gia đình. Cũng mất thời gian cơm áo gạo tiền nên nghệ nhân Vũ Giỏi đã nghỉ đi bộ đội đến năm 91 về làm nghề. Đến năm 1993 làm cùng với Trịnh Bách. Năm 1998, thành công một cái áo bào. Nghệ nhân Vũ Giỏi chia sẻ: “Trịnh bách là 305 một người tâm huyết”, nghiên cứu trang phục, còn Nghệ nhân Vũ Giỏi nghiên cứu về cách thêu phục dựng. Câu hỏi: Những khó khăn khi phục dựng lại bộ trang phục cung đình Trả lời: NN chia sẻ gặp rất nhiều khó khăn, rất ít người biết thêu, những người biết thêu thì đã già, mắt kém. Thêu này có quy định, lề lối. Ngay cả hoa văn họa tiết trên áo không phải chỉ cho đẹp mà nó còn có ý nghĩa chúc phúc. Nhìn trên áo Hoàng bào, hình tượng con rồng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện uy quyền, trời đất, ngọc thể (con rồng) chính là ông. Ngược lại, người viết phải biết chắc lọc lại để cho đúng. Cái áo Hoàng bào, thể hiện cả một bầu trời trong áo, ngọc thể là ông vua, bao bọc tất hoa, lá cỏ cây đều được cai quản bởi ông ý. Diễn giải Có trời mới có vân mây. Biển nước, biển thủy, thủy ba, núi, lửa. Trong núi có nước trong nước có lửa để giữ cái ôn hòa giữa trời và đất. Có âm dương để giữ cho sự thăng bằng. Chứ không chỉ có nước và sóng (sóng thần), bị lệch. Phần thân trên áo, được coi Ngọc thể vua, nên con rồng ngự trị nới vị trí đó. Của vua, của thái hậu hình vạn thọ, họa tiết hoa văn trên quan đều trong bộ ngũ phúc để thể hiện cho danh vọng, tiền bạc. Câu hỏi: Trên áo Hoàng bào của Nghệ nhân phục chế có quy định chỉ thêu. Trả lời: Có nhiều quy định ngặt nghèo. Màu sắc: quy định vua, thái hậu màu vàng chính sắc; của hoàng tử vàng thuần theo quy định ngặt nghèo bộ lễ. Chỉ thêu ko có nhiều loại chỉ nhiều màu, phân biệt. Bên vua, quan, hoàng tử, thiên về màu vàng. Bà có màu đỏ, tím, hồng sen, hồng quế. Long bào có màu vàng chính sắc. Ngoài ra còn thêu kim 306 sa trên áo, chính sa đó hoàn toàn bằng vàng, kim tuyến, chỉ, vải, ngọc, ngọc trai, bạc. Mắt rồng bằng cườm. Tỷ lệ cỡ chỉ: Áo Long bào, Long cổn. Long bào cổ tròn, Long cổn cổ chéo. Có tìm lại các tài liệu. Vải sa lam dệt theo kiểu cách một bỏ một thêu chỉ to mới nổi lên. Áo của bà thêu bằng chỉ nhỏ để phân biệt chỉ se một chiều và chỉ se hai chiều. Chỉ se một chiều ngày xưa gọi là tơ nát, to nát nên chập vào se với nhau. Se 2 chiều là se hai cái ngược nhau, chập lại rồi se tiếp để cuộn vào nhau. Long bào long cổn họa tiết hoa văn cực to nên cần chỉ chập to để thêu nổi lên. Áo bà thường là áo dài, áo sa (sa kép) chỉ thưa nhìn xuyên thấu nên cần dùng chỉ mỏng như tơ lát để không bị nổi cục, nặng nề Có cỡ chỉ: thường có 3-5 loại. Hoàn thiện một cái áo thường dùng 15-20 loại cỡ chỉ. Ví dụ họa tiết sườn rồng, họa tiết san hô dùng chỉ thêu to. Mắt dùng chỉ nhỏ để di tạo đường viền tinh gọn, sắc nét. Lông chim, lông tơ dùng chỉ nhỏ tạo sự mềm mại, tinh xảo, ống cảnh dùng chỉ to Màu sắc: Vua, thái hậu, hoàng hậu dùng màu chính vàng Câu hỏi: Tỉ lệ hoa văn trên áo như thế nào, có quy định gì không? Trả lời: Hoa văn quy định ngặt nghèo Rồng ở giữa từ móng, mắt, mặt hay tảng vân xung quanh đều có tỷ lệ. Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để biết và đối sánh các tỉ lệ đó? Trả lời: Ngày xưa anh và anh Trịnh Bách có những tài liệu bằng ảnh mà ảnh thời đó Việt Nam chưa có, chủ yếu bên Pháp và Mỹ sau đó ta sẽ chụp. Về ta lấy hình ảnh đó căn tỉ lệ chiều dài, chiều rộng, chiều ngang tất cả các chiều để tính toán ra và căn lại họa tiết nó ở tỉ lệ như thế nào bởi nó là toán học, nhân chia ra và bọn anh phải tính lại từng chi tiết đó. 307 Ví dụ: Một chiếc áo trong ảnh đã cân lên tỉ lệ chiều dài biết chiều dài trong ảnh nhân mẫu người của một ông vua, không phải là đọc hình ảnh mà cân tỉ lệ toán học trong ảnh chụp đấy. Ở ngực, áo long bào thường là từ 58-60, họa tiết trong đó, trong phạm vi ngực là mặt rồng, một khúc cổ cùng với chân, tay, móng và một quả ngọc châu. Và bắt buộc ta phải đặt hết các họa tiết vào và đảm bảo các họa tiết phải tương ứng, tỉ lệ phải chuẩn. Câu hỏi: Hồi ấy nghệ nhân dùng chất liệu làm nên áo là sa tanh hay là chất liệu gì? Trả lời: Ngày xưa, trên trang phục chỉ, nguyên liệu đều chế biến từ tơ tằm ngoài một số cái như vàng bạc, kim tuyến, ngọc trai, cườm từ cái khác, còn lại cơ bản từ tơ tằm kéo ra, sợi tơ có chỉ số kĩ thuật chuẩn nhất trong dệt. Những sợ tơ gốc, tơ lái se làm chỉ, tất cả từ tơ tằm ra. Một số của quan, lính trận từ vải bâu dệt từ bông hoặc gai. Long bào, một số trang phục mặt như áo dài, thường triều, thiết triều, ngày đại cát đại hỉ cơ bản đều chế từ tơ tằm và dệt theo nhiều kiểu. Mỗi kiểu các cụ đặt cho một cái tên khác nhau: lụa, gấm, đoạn (sa tanh) Đoạn bát ti: 8 sợi chập vào nhau để se, đủ độ dày Sa nam: chập 16 sợi dệt, dệt 2 bỏ 1 dệt 2 bỏ 1 thành những đường khác Lụa cát: lụa mỏng nổi cát lên Sa: dệt những sợi tơ nhỏ nhất, mỏng nhất, chuẩn nhất dệt thành sa. Nó thưa, dệt long mốt nhìn xuyên qua được. Sa kép là hai lớp Câu hỏi: NCS thấy trên sa đều thêu chìm có phải không? Trả lời: Tùy vào họa tiết, hoa văn trên trang phục, có cả thêu nổi và thêu chìm nhưng thường là thêu hai mặt. Câu hỏi: Thêu chìm là thêu như thế nào? Có những quy định gì khi 308 thêu chìm? Trả lời: Thực ra không phải là thêu chìm bởi đã là thêu thì không có cái nào chìm mà chỉ có nổi ít hay nổi nhiều. Sợi chỉ đè lên vải thì sẽ nổi. Thêu bó một chi tiết theo một chiều nhất định dán vào vải. Có những cái nghệch lên, nghệch lên chập đôi sợi hoặc độn nổi lên bên trong xong viền kim tuyến. Thêu hai mặt là mặt trước và mặt sau như nhau. Câu hỏi: Trong mấy năm lại đây, đạo mẫu được vinh danh, sản phẩm từ phía ông đồng, bà đồng ngày một nhiều. Tác động từ ông đồng bà đồng trong việc can thiệp vào màu sắc, kiểu dáng thiết kế có nhiều không? Trả lời: Thực tế tác động rất nhiều. nói cho chuẩn mực Thợ thêu trong làng nghề tạo ra sản phẩm làm thương mại, tác động do khách hàng, khách hàng yêu cầu như thế này mới trả tiền nên bắt buộc phải theo khách hàng. Đôi khi anh thấy, để anh làm, bây giờ anh làm cho hầu đồng là chính để sống nhưng thực chất anh biết tới đâu tư vấn cho người ta tới đó. Bởi người làm của anh có một trình độ nhất định. Họ có căn rất lâu, truyền lại, biết qua sách vở, được truyền lại từ thầy của họ truyền lại. Câu hỏi: Từ lúc nghệ nhân làm nghề được 30 năm nay, con rồng, con phượng, chữ thọnó có bị tác động, thay đổi so cới cái cách đây 30 năm hoặc từ thời bố nghệ nhân đã làm không? Trả lời: Thật ra rất ít thay đổi Chữ thọ: có rất nhiều loại chữ thọ Trước kia khi đào tạo, các cụ làm rất nhiều bản thử, mô típ vẫn thế, hình 309 thể vẫn thế có điều bây giờ một số người ta chế ra, hoặc từ những vị học thư pháp nên nó lệch lạc một chút, nó làm đẹp lên gọi là thư pháp. Chữ thọ định vẫn là như thế, có thể to lên hoặc bé đi, thêu lên thời trang hơn. Trong mắt nghệ nhân mọi cái làm chưa có gì thay đổi ngược với những thứ ngày xưa. Các cụ ngày xưa không máy móc, không công nghệ nhưng tính toán với thiên thời địa lợi nhân hòa, âm dương cực chuẩn. Các cụ làm bằng tâm trạng và nghệ nhân cũng vậy. Bản thân đồ vật đẫ ăn sâu vào trong đầu, mọi thứ đều là tự nhiên sắp đặt. Các cụ nghệ nhân xưa cũng vậy sự tưởng tượng cực kì phong phú và bây giờ một số người cũng có. Một số thế hệ trẻ trong ngành hội họa cũng có sự tưởng tượng phong phú. Câu hỏi: Cái tâm trạng nghệ nhân nói thì ngay bản thân các cụ hình mẫu con rồng, con phượng đã ăn sâu vào tâm thức, những cái sáng tạo chỉ trên trục đấy thôi? Trả lời: Sáng tạo trên trục đấy và thêm bớt Từ năm 88-89 đến 2000-2002, nghệ nhân có những kiến thức nhất định về triều Nguyễn, nghệ nhân chỉ có sản xuất mà không phải đi tìm hiểu. Lúc tâm huyết đi tìm hiểu lại những họa tiết, hoa văn của Lý, Tiền Lê, nghệ nhân ngược lại tìm hiểu dựng lại tranh (tranh thêu) họa tiết hoa văn của Lý, Trần, Lê. Tại sao so sánh rồng thời Lý với rồng thời Trần, đừng nói con này đẹp hơn con kia đẹp hơn. Theo một trục thẳng, qua mỗi thời kì đều có biến tấu. Có cái hoàn thiện được thêm vào cũng có cái bớt đi nhưng trục rồng vẫn không thay đổi. Trục vẫn là con rồng nhưng biểu hiện của phóng tác sáng tạo ra mới nhìn ra bản chất chủa triều đại đấy. Rồng triều Nguyễn hầm hố, tập trung vào quyền lực về phía trung ương. Nhiều người nói con rồng ảnh hưởng từ Trung Quốc là đúng nhưng bảo là theo hoàn toàn trung quốc là sai. Rồng Trung Quốc cố tình làm dữ dằn, quyền 310 uy kiểu trên dập một không có thương lượng. Rồng Việt Nam uy nghi, phúc hậu, tuy có phần dữ dằn nhưng vẫn hiền hòa. Câu hỏi: NCS vẽ ra so sánh rồng Trung Quốc và rồng Việt Nam thấy khác nhau hoàn toàn, NCS thấy sừng rồng Trung Quốc nhọn còn ở Việt Nam sừng có hai khấc. Nghệ nhân cho nhận xét Trả lời: Không nên so sánh nhiều sừng nhọn hay không nhọn. Ở Việt Nam cũng có nhưng phải xem ở thể nào, là thể kiến trúc hay ở trên áo nào, áo vua hay quan chứ không phải hai khấc như sừng hươu. Qua quá trình làm từng trang phục, trang phục nào thiết triều, đại triều, tịch điền, trang phục nào họa tiết đấy. Ví dụ áo nam giao cũng có rồng, quả ngọc châu cũng là của vua nhưng chỉ để lễ nam giao Trên kiễn trúc rồng khác, thêu khác nhưng nhìn kĩ vẫn là một. Bởi trên áo thêu là dùng chỉ tạo nên còn trong điêu khắc là đục trạm, tạo hình nó gồ lên. Câu hỏi: NCS có so sánh để thấy sự xuyên suốt Trả lời: Sau những năm Nghệ nhân nghiên cứu về Lý, Trần, Tiền Lê, thấy quả vân của tiền Lê và Lý - Trần nhất là Lý - Trần phân biệt rất rõ bao giờ cũng một hình dạng, vân vuông có một dải bay. Của Lý là những dải mây hồng không thành vân. Của Nguyễn uốn lượn chùm, thành chùm xoáy ốc tròn. Hậu Lê chùm vân 4-5 quả bốn góc có dải bay ra. 12.4. Nghệ nhân Phạm Khắc Hà, phỏng vấn ngày 15/10/2018 Câu hỏi: Nghề dệt thủ công truyền thống nay được thay bằng các máy hiện đại kỹ thuật dệt hoa Jacka có ưu điểm là gì? Trả lời: Công nghệ dệt Jacka này cũng giống với kiểu dệt cài bông xưa kia nhưng chỉ cần vẽ thiết kế và đưa vào máy thì máy sẽ tạo ra khuôn chứ không phải làm 311 ra khuôn giấy đỡ vất vả hơn trước mà vẫn giữ gìn và phát huy được nghề dệt truyền thống ở làng nghề Vạn Phúc. Câu hỏi: Theo ông thì những mẫu hình trên lễ phục cung đình triều Nguyễn sẽ được dệt như thế nào? Trả lời: Cái đó cầu kỳ lắm, các cụ nghệ nhân ngày xưa quá giỏi. Tôi nghĩ theo quy trình thì trước tiên là họ sẽ tạo khuôn giấy và xác định các vị trí hoa văn dệt. Để làm được bộ khuôn đó phải mất sáu tháng đến một năm, mà dệt được vải áo thì chắc cũng mất cả năm mới thành. Câu hỏi: Ông có thể cho biết về cách phân biệt vải gấm và vải satin? Trả lời: Do số lượng se sợi mà nên, vải gấm càng dày thì số sợi càng nhiều, vải satin thì số lượng ít hơn có thể từ 4 đến 6 sợi chập lại. Câu hỏi: Thưa ông có phải đoạn đậu bát ti là vải gấm không? Trả lời: Đúng rồi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_trang_tri_tren_ao_le_phuc_cung_dinh_trieu.pdf
  • pdfthong tin tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfThông tintom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdfTom tat luan an.pdf
  • pdftrich yeu luan an tieng anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an Tieng Viet.pdf
Tài liệu liên quan