Luận án Nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI - năm 2014 N G H IÊ M T H Ị T H U H Ƣ Ơ N G C H U Y Ê N N G À N H N G Ô N N G Ữ H Ọ C Ứ N G D Ụ N G K H Ó A 2 0 0 9 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG NGHIÊN C

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨU ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG Mã số: 62 22 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS VŨ VĂN ĐẠI HÀ NỘI-năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nào khác . TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGHIÊM THỊ THU HƢƠNG MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học 3.2 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu 5. Đối tƣợng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu 6. Đóng gớp của luận án 7. Cấu trúc của luận án 1 4 5 5 10 12 13 15 16 NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Cơ sở lí luân chung về các phƣơng thức biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ 1.1.1 Nhận xét chung 1.1.2 Thời gian ngữ pháp 1.1.3 Vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt 1.2 Các phạm trù ngữ pháp liên quan đến thời gian 1.2.1 Về phạm trù “thời” 1.2.2 Về phạm trù “thể” 1.3 Vấn đề thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn và tiếng Việt 1.3.1 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn 1.3.2 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Việt 1.4 Tiểu kết chƣơng 1 18 18 18 20 22 27 27 29 31 31 34 35 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN 2.1 Nhận xét chung 2.2 Hình thái tố chỉ thời gian trong tiếng Hàn 2.2.1 Hình thái tố ở biểu thức kết thúc 2.2.2 Hình thái tố ở biểu thức liên kết câu 2.2.3 Hình thái tố ở biểu thức định từ 2.3 Các hình thái tố chỉ thể 2.3.1 Vấn đề các hình thái tố chỉ thể 2.3.2 Thể hoàn thành 2.3.3 Thể tiếp diễn 2.3.4 Thể dự đoán 2.4 Tiểu kết chƣơng 2 37 37 42 42 60 68 73 73 75 76 78 78 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG THỨC DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 3.1 Đặt vấn đề 3.2 Một số vấn đề về phƣơng thức biểu đạt thời gian trong tiếng Việt 3.2.1 “Đã”, “đang”, “sẽ” với phƣơng thức biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt 3.2.2 Về “đã” 3.2.3 Về “đang” 3.2.4 Về “sẽ” 3.2.5 Nhận xét 3.3 Đối chiếu phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt : Khảo sát trƣờng hợp 3.3.1 Sự khác biệt về đặc điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng Việt liên quan đến khảo sát 3.3.2 Đối chiếu cách dịch thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai trong tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại 79 79 80 80 82 84 85 87 87 87 89 3.4 Một số kết quả đối chiếu 3.4.1 Ở thời quá khứ 3.4.2 Ở thời hiện tại 3.4.3 Ở thời tƣơng lai 3.5 Tiểu kết chƣơng 3 102 102 105 108 109 CHƢƠNG 4 : NHỮNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM 4.1 Giới hạn vấn đề khảo sát 4.2 Cơ sở lí thuyết của phân tích lỗi 4.3 Phân tích lỗi 4.3.1 Phân tích lỗi trên văn bản viết 4.3.2 Phân tích lỗi trên phiếu điều tra 4.4 Khái quát kết quả phân tích các nhóm lỗi 4.4.1 Nhóm lỗi do lƣợc bỏ hình thái tố thời gian 4.4.2 Nhóm lỗi do dùng thừa hình thái tố thời gian 4.4.3 Nhóm lỗi do dùng lẫn lộn các hình thái tố 4.4.4 Nhóm lỗi do đặc trƣng của tiếng Hàn 4.5 Đề xuất phƣơng pháp dạy và học phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn cho ngƣời Việt 4.5.1 Vấn đề nội dung giảng dạy 4.5.2 Vấn đề phƣơng pháp giảng dạy và đề xuất giáo án 4.6 Tiểu kết chƣơng 4 112 112 113 116 116 116 120 120 124 127 128 132 132 134 142 KẾT LUẬN CHUNG 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC TỪ KHÓA CHÍNH Biểu thức kết thúc câu Biểu thức liên kết câu Chỉ tố kết thúc câu Chỉ tố liên kết câu Hình thái tố Thể Thời Tình thái Thời tuyệt đối Thời tƣơng đối DANH SÁCH CÁC CHỈ TỐ TIẾNG HÀN CÓ PHIÊN ÂM ~었 / ʌt / ~었었 / ʌt ʌt / ~더 / tʌ / ~는 / nɯn / ~ ㄴ/ n / ~ ㄹ / l / ~ 겠 / ki ʌt / ~ㄹ 것 / l k ʌt / CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT HT: Hiện tại QK: Quá khứ TL: Tƣơng lai ST: Sự tình STQK :Sự tình quá khứ Ký hiệu * : Dùng để biểu thị câu đang xét là câu sai ngữ pháp. Ký hiệu ##: Dùng để biểu thị ở vị trí đó đáng lẽ xuất hiện hình thái tố chỉ thời nhƣng thực tế trong câu đang xét là không có. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Ý nghĩa thời tƣơng lai trong ~겠 và ~ ㄹ 것 Trang 55 Bảng 3.1 Kết hợp của các hƣ từ đã, đang, sẽ trong tiếng Việt Trang 82 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu: Chuyển từ “đã” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 89 Biểu: Chuyển từ “đang” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 92 Biểu: Chuyển từ “sẽ” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 94 Biểu: Chuyển từ “sắp” tiếng Việt sang tiếng Hàn Trang 95 Biểu: Chuyển từ quá khứ tiếng Hàn sang “đã” tiếng Việt Trang 97 Biểu: Chuyển từ hiện tại tiếng Hàn sang “đang” tiếng Việt Trang 99 Biểu: Chuyển từ tƣơng lai tiếng Hàn sang “sẽ”, “sắp” tiếng Việt Trang 101 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1) Cùng với không gian làm trục hoành, thời gian làm trục tung trên tọa độ trong đời sống của con ngƣời mọi ngôn ngữ đều có các phạm trù không gian, thời gian và những phƣơng tiện biểu hiện tƣơng ứng. Đó có thể là phƣơng tiện từ vựng hoặc phƣơng tiện ngữ pháp. Có thể nói ngôn ngữ nào cũng sử dụng một lớp từ vựng nhằm định vị không gian và thời gian trong các tình huống giao tiếp. Đây là một điểm chung của các ngôn ngữ. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng là phƣơng thức sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ sẵn có trong chức năng biểu thị không gian, và thời gian. Thực vậy có ngôn ngữ ƣu tiên các phƣơng tiện từ vựng, ít sử dụng các yếu tố khác. Ngƣợc lại có ngôn ngữ khai thác tối đa các hình thái động từ, hoặc các hình thái tố kết hợp với vị từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến thời gian một cách rất tinh tế. Hiện tƣợng này bắt nguồn từ sự khác biệt trong tri nhận về thời gian, từ đặc điểm tƣ duy và từ văn hoá giao tiếp của các dân tộc. Tiếng Hàn và tiếng Việt là ví dụ điển hình minh hoạ cho nhận định trên. Thực vậy điểm chung của hai ngôn ngữ này là đều áp dụng phƣơng thức biểu thị thời gian theo sự phân chia truyền thống là quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Nhƣng một trong những sự khác biệt nổi trội giữa chúng bắt nguồn từ đặc điểm loại hình của chúng. Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính tiêu biểu, trong khi đó tiếng Việt là ví dụ điển hình của loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong tiếng Hàn, sự hiện diện của các hình thái tố biểu hiện thời và thể, nhƣ ~ (으)ㄴ/ ~ 는/ ~ (으)ㄹ/ ~었/~겠 /~ㄹ 것 là bắt buộc trong mọi trƣờng hợp. Đây là một quy tắc ngữ pháp chặt chẽ, áp dụng đối với mọi trƣờng hợp sử dụng. Ngƣợc lại trong tiếng Việt các hƣ từ biểu hiện thời gian nhƣ đã, đang, sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc. Nói cách khác, các từ này có thể xuất hiện, hoặc vắng mặt trong phát ngôn. Sự tuỳ thuộc này do nhiều yếu tố chi phối mà chúng tôi sẽ phân tích sâu trong luận án. Đây là điểm khác biệt rất đáng chú ý dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng đối với việc dạy 2 học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ và dịch thuật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu đối chiếu nào mang tính hệ thống, nêu bật sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Hàn-Việt trong cách biểu thị thời gian. Rõ ràng với mục đích phục vụ cho giảng dạy và dịch thuật, nghiên cứu phƣơng tiện biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp thiết. 2) Xét trên phƣơng diện đối chiếu ngôn ngữ Hàn-Việt nói chung và vấn đề biểu hiện thời gian trong đề tài của chúng tôi nói riêng, có thể nhận thấy những điểm sau. Trên phƣơng diện ngôn ngữ học ứng dụng, để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy và học tập, các nhà giáo học pháp ngoại ngữ cần phải dựa vào kết quả của các công trình đối chiếu ngôn ngữ nhằm dự báo những khó khăn của ngƣời học ở những nội dung, những hiện tƣợng ngữ pháp có sự khác biệt rất lớn giữa các ngôn ngữ, để từ đó xác định những chiến lƣợc sƣ phạm phù hợp, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tiếp thu ngoại ngữ của ngƣời học nói chung và của sinh viên tiếng Hàn nói riêng. Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu hƣớng đến những ứng dụng vào dạy và học ngoại ngữ nhƣ vậy là rất cần thiết. 3) Trƣớc xu hƣớng hợp tác quốc tế nói chung và giao lƣu giữa hai nƣớc Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng, nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ tiếng Hàn đang tăngcao. Hơn bao giờ hết giảng viên và sinh viên cần đƣợc tham khảo những công trình nghiên cứu mang giá trị ứng dụng trong học tập và nghiên cứu tiếng Hàn. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 11 trƣờng Đại học tổ chức đào tạo, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, ở Hàn quốc cũng có 5 trƣờng đại học thành lập khoa tiếng Việt và tổ chức giảng dạy ngành Việt ngữ học. Những năm đầu, hàng năm, cả nƣớc chỉ có 100 sinh viên ngành tiếng Hàn đƣợc tuyển vào hệ đào tạo chính quy thì giờ đây, số lƣợng sinh viên chính quy mỗi năm đã tăng lên đến gần 1.000 ngƣời. Sinh viên ngành tiếng Hàn ở các trƣờng đào tạo chính quy khi tốt nghiệp ra trƣờng đều tìm đƣợc việc làm theo đúng chuyên môn đƣợc đào tạo. 3 “Hàn Quốc” và “tiếng Hàn Quốc” đã trở thành những cụm từ quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam. Đầu tƣ của Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục đƣợc mở rộng. Theo số liệu thống kê của Cục xúc tiến thƣơng mại, hiện nay Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu trong đầu về số lƣợng dự án đầu tƣ vào Việt Nam (với 3250 dự án) và là quốc gia đứng thứ tƣ về tổng số vốn đầu tƣ. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ nhất trong số các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển (ODA) của Hàn Quốc. Giao lƣu giữa nhân dân hai nƣớc Hàn-Việt cũng phát triển dƣới nhiều hình thức đa dạng. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12 năm 2012 thì có khoảng 100.000 ngƣời Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và lân cận là 85 nghìn ngƣời, tại Hà Nội và vùng ngoại vi khoảng 15 nghìn ngƣời). Ngƣợc lại, cũng có 120.468 ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Tổng cục du lịch Hàn Quốc cũng cho biết, chỉ năm 2012 đã có 700.917 ngƣời Hàn Quốc đến du lịch ở Việt Nam và 32.141 ngƣời Việt Nam đến thăm Hàn Quốc. Mỗi tuần có 182 chuyến bay qua lại giữa hai nƣớc, và Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ nhất về lƣợng khách du lịch đến thăm Việt Nam. Vì thế, số ngƣời đã, đang học tiếng Hàn và số ngƣời mong muốn sẽ học tiếng Hàn để phục vụ cho công việc, sinh hoạt, làm việc, sinh sống tăng lên nhanh chóng khiến cho các cơ sở đào tạo tiếng Hàn quốc cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh các trƣờng đào tạo chính quy, số các trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ tổ chức giảng dạy tiếng Hàn đã tăng đến mức khó để đƣa ra đƣợc một thống kê chính xác. Trong bối cảnh trên nhu cầu học tiếng Hàn là rất lớn nhƣng tất cả các học viên đều khẳng định “tiếng Hàn rất khó”. Khó khăn của việc học ngoại ngữ này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do nhƣ sự khác biệt về văn hoá, lối sống, cách tƣ duy, và môi trƣờng xã hội .v.v. Nhƣng theo chúng tôi, khó khăn đầu tiên và căn bản nhất xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Thực vậy sinh viên nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, đại diện tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập, khi tiếp xúc với tiếng Hàn đại diện điển hình của loại hình ngôn ngữ chắp dính, phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra. 4 Nhằm góp phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi học tiếng Hàn, chúng tôi tập trung “Nghiên cứu đối chiếu phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt” với mục tiêu chính là mô tả hệ thống biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn, xác định những phƣơng thức biểu hiện thời gian tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa phƣơng thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ; từ đó nhấn mạnh các điểm cần lƣu ý trong quá trình giảng dạy và học tập cũng nhƣ trong quá trình dịch thuật từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại. Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp đáng kể trên bình diện lý luận ngôn ngữ nói chung và trên bình diện ứng dụng vào giảng dạy tiếng Hàn nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án này là thông qua nghiên cứu theo hƣớng đối chiếu phƣơng thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và Việt, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của phƣơng thức biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ đối chiếu trong chức năng phản ánh đặc trƣng tƣ duy văn hóa dân tộc. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau. 2.2 Nhiệm vụ của luận án 1) Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2) Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt. 3) Tập trung khảo sát một trong những phƣơng thức biểu hiện thời gian là thời và thể động từ trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt nhằm chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. 4) Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thời và thể động từ tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam trên cơ sở phân tích lỗi sử dụng động từ của sinh viên và đề xuất phƣơng pháp khắc phục. 5 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học Theo đánh giá mới đây của Unesco, trên thế giới có 6800 ngôn ngữ. Chúng ta đều biết trong đa số trƣờng hợp, những gì đƣợc biểu đạt ở ngôn ngữ này cũng có thể đƣợc thể hiện ở các ngôn ngữ khác. Điều này có nghĩa các ngôn ngữ đều có những năng lực phổ quát nhất định. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ lại có những năng lực đặc thù phản ảnh tính đặc trƣng của loại hình ngôn ngữ và đặc trƣng văn hóa của dân tộc sử dụng nó. Khi diễn đạt một nhận định về một sự tình bất kỳ, ngƣời nói cần sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ và tuân thủ các quy tắc ngữ pháp. Trong biểu đạt ý nghĩa thời gian các phƣơng tiện đƣợc sử dụng gồm phƣơng tiện từ vựng (hệ thống các từ chỉ thời gian) và phƣơng tiện ngữ pháp (thời, thể, tình thái ở vị từ,.v.v) hoặc các phƣơng tiện ngữ nghĩa phái sinh1 hình thành. Phạm trù thời và thể đƣợc khẳng định là những phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ trong các ngôn ngữ Châu Âu. Theo giới hạn nghiên cứu trình bày trên đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào vấn đề “thời” và “thể” trong hai ngôn ngữ Hàn-Việt. Trƣớc hết chúng ta nhận thấy trong các nghiên cứu về ngữ pháp ngữ nghĩa tiếng Hàn, phạm trù “thời” chiếm vị trí quan trọng, đƣợc hầu hết các công trình nghiên cứu đề cập đến. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Hàn, mà khởi đầu là các nghiên cứu về hình thái học, vấn đề “thời” trong tiếng Hàn đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà Hàn ngữ ngay từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Tựu trung lại có hai xu hƣớng nghiên cứu chính nhƣ sau: - Xu hƣớng thứ nhất có quan điểm độc lập thể hiện qua những nghiên cứu của nhóm học giả quý tộc Hàn quốc, vốn là những ngƣời có quan điểm riêng, không chịu ảnh hƣởng của các trƣờng phái nghiên cứu nào khác. 1 “Phƣơng tiện ngữ nghĩa phái sinh” là khái niệm chúng tôi tự đặt ra để chỉ những phƣơng tiện biểu hiện vốn không phải có sẵn mà phái sinh nhờ sự kết hợp với các yếu tố xung quanh từ đó tạo ra một giá trị biểu thị. Ví dụ: bối cảnh, tình huống, logic thoại, logic văn mạch .v.v. 6 - Xu hƣớng thứ hai chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học phƣơng Tây, bắt đầu từ sau năm 1970, khi các nhà truyền giáo đến Hàn Quốc, mang theo các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học lý thuyết của châu Âu. Cho đến nay các nhà nghiên cứu thuộc hai xu hƣớng khởi nguồn này vẫn còn nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau do dựa vào cơ sở lý thuyết và áp dụng phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Điều này chứng tỏ phạm trù “thời” trong tiếng Hàn là một phạm trù phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu. Những nghiên cứu sớm nhất về “thời” trong tiếng Hàn là của Choi Kwang Ok (1908), và Chu Si Kyung (1910). Ngay từ đầu thế kỉ 20, các tác giả đã đặt ra những vấn đề nghiên cứu tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác. Cụ thể, Choi Kwang Ok (1908) cho rằng trong tiếng Hàn có sự tồn tại của thời “quá khứ của quá khứ”. Chu Si Kyung (1910) chia thời gian thành ba “thời”: hiện tại (lúc này), quá khứ (thời điểm đã qua) và tƣơng lai (thời điểm sẽ đến) đƣợc biểu hiện bằng cả biểu thức liên kết (hình thái tố liên kết câu) và biểu thức kết thúc (hình thái tố kết thúc câu). Trong nghiên cứu của mình, tác giả Chu Si Kyung đã dựa vào tiêu chí thời điểm phát ngôn (lúc này/khi đó) để phân chia và mô tả ba thời nêu trên. Tuy nhiên ông cũng thay đổi quan điểm về thời điểm của hành động, và cho rằng về bản chất “thể” đã chứa đựng các yếu tố biểu hiện “thời”. Nhƣ vậy tác giả đã không tách rời hai phạm trù “thời” và “thể”. Vì thế có thể coi nghiên cứu của ông là khởi điểm cho xu hƣớng nhận thức “thời-thể” là một phạm trù phức hợp trong tiếng Hàn. Ngoài ra, Chu Si Kyung cũng cho rằng hình thái tố ~ 겠 có giá trị biểu thị tƣơng lai, và đây là giá trị nội tại của hình thái tố này, không phải nhờ đến các yếu tố khác mới có. Một phát hiện nữa của tác giả là ông đã nhận thấy hình thái tố này là lƣỡng thái, nó vừa biểu hiện “thời” vừa biểu hiện “thể”. Kết quả nghiên cứu của Chu Si Kyung đã khẳng định xu hƣớng cho rằng một hình thái tố có thể có hơn một giá trị nghĩa, cụ thể là ở ~ 겠.[100] Sau Chu Si Kyung, vào những năm 1930, Park Seung Bin (1935) và Choi Hyun Bae (1937) đã từng bƣớc cụ thể hoá phạm trù thời trong tiếng Hàn khi các tác giả 7 mô tả, ngữ pháp hoá hoặc nghiên cứu từng hình thái tố và chỉ ra những lớp nghĩa khu biệt của chúng. Park Seung Bin đặc biệt chú ý đến thời quá khứ hoàn thành và thời quá khứ của quá khứ do các hình thái tố ~ 었 và ~ 었었 biểu thị. Ngoài những nghiên cứu mô tả phƣơng thức biểu hiện thời và thể trong tiếng Hàn nói chung, Choi Hyun Bae còn có một số nghiên cứu về giá trị biểu hiện nghĩa hoàn thành mà hình thái tố ~ 었 là công cụ biểu hiện. Sau Choi Hyun Bae, Martin, S.E. (1954), Kim Ik Byung (1976), Lee Seung Uk (1977) đã phân tích sâu các giá trị ngữ nghĩa của các hình thái tố biểu hiện thời gian. Các tác giả đã xác định ý nghĩa thời, thể đƣợc biểu đạt bởi hình thái tố ~ 는/ㄴ(chỉ hiện tại) trong các tổ hợp kết thúc câu ~ 는다/ㄴ다, và cho rằng cần phải tách hình thái tố ~ 는/ㄴ (chỉ hiện tại ) này ra khỏi cấu trúc kết thúc ~ 는다/ㄴ다 để xem xét giá trị biểu đạt thời và thể của nó. Giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về thời trong tiếng Hàn đã phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phải nói rằng, ở giai đoạn này, lý luận ngôn ngữ châu Âu đƣợc các nhà truyền giáo phƣơng Tây đƣa vào Hàn Quốc đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học bản địa nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng rộng rãi. Điều này giải thích vì sao ở giai đoạn này đa số quan điểm nghiên cứu, lý luận ngôn ngữ Hàn nói chung và các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn nói riêng trùng hợp với các luận điểm của ngôn ngữ học châu Âu. Ngoài ra, các hình thái tố biểu hiện “thời” trong tiếng Hàn cũng đƣợc nghiên cứu theo mô hình khung thời gian ngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu. Tiếp thu những thành quả nghiên cứu có trƣớc mà chủ yếu là các công trình coi “thời” là trọng tâm, ở thời kỳ này, các tác giả đã xem xét lại các hình thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và nhƣ các công trình nghiên cứu trƣớc đó công nhận hình thái tố là đa trị, vì ngoài chức năng biểu đạt “thời” nó còn có giá trị biểu đạt “thể” và “tình thái”. Nhìn tổng thể, giai đoạn sau 1970, các nghiên cứu về “thời” trong tiếng Hàn đều tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Thứ nhất: xem xét lại quan điểm về “thời”, 8 - Thứ hai: nhận diện lại các giá trị về “thể”, - Thứ ba là xác định giá trị tình thái trong các cấu trúc câu, và các loại câu. Từ đó hình thành ba nhóm nghiên cứu chính là: - Nhóm 1: Theo quan điểm hình thái tố biểu thị thời hoặc thể, tình thái là những đơn vị độc lập. Đây là các nghiên cứu chủ trƣơng áp dụng phƣơng pháp phân tích theo các phạm trù ngữ pháp truyền thống. - Nhóm 2: Cho rằng hình thái tố có thể có chức năng kép, vừa biểu hiện thời vừa biểu hiện thể, nói cách khác, một hình thái tố đồng thời biểu hiện ý nghĩa thời” và ý nghĩa “thể”. Đại diện tiêu biểu của xu hƣớng này là Nam Ki Sim. -Khác với hai nhóm trên, nhóm 3 bảo vệ quan điểm một hình thái tố đồng thời có thể biểu thị cả thời, thể và tình thái. Đại diện của xu hƣớng này là Kim Seok Tuk (1974) và Seo Jeong Soo (1976). Sau đây chúng ta sẽ xem xét vấn đề này ở tiếng Việt. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều khuynh hƣớng khác nhau trong tiếp cận và nghiên cứu về vấn đề thời và thể. Xét theo thời gian, có thể xác định các khuynh hƣớng sau. Thứ nhất: những nghiên cứu về phạm trù thời gian trong tiếng Việt đƣợc thực hiện ở giai đoạn trƣớc những năm 1960 chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học Châu Âu. Các nghiên cứu này đƣợc chia thành hai khuynh hƣớng rõ rệt là: - Khuynh hƣớng mô phỏng ngữ pháp nhà trƣờng: lấy ngữ pháp tiếng Pháp làm chuẩn và tìm kiếm những sự tƣơng ứng trong biểu hiện ý nghĩa thời và thể trong tiếng Việt. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Trƣơng Vĩnh Kí (1883), Bùi Đức Tịnh (1952) [39:2] - Khuynh hƣớng phủ nhận phạm trù thời thể trong tiếng Việt cho rằng các biểu hiện về thời trong tiếng Việt là sử dụng các trạng từ chỉ thời gian làm túc từ. Thứ hai: giai đoạn sau những năm 1960, các nhà Việt ngữ học đã bắt đầu có những nghiên cứu không mô phỏng hoặc chịu ảnh hƣởng của ngôn ngữ học châu 9 Âu. Các công trình nghiên cứu thực hiện ở giai đoạn này với số lƣợng rất lớn, đều tập trung tranh luận về các vấn đề quan trọng nhƣ: - Tiếng Việt có thời hay không có thời ? Đây là vấn đề cốt lõi đƣợc đặt ra trong các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1977), Đào Thản (1979), Lê Quang Thiêm (1989) .v.v. Đáng chú ý là công trình của Nguyễn Minh Thuyết chủ trƣơng coi thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thực sự tồn tại trong tiếng Việt và nghiên cứu của ông đã rất thuyết phục ở chỗ chứng minh đƣợc một cách rõ ràng sự khu biệt giữa những bộ phận đối lập nhau (tƣơng lai/phi tƣơng lai, hoàn thành/phi hoàn thành .v.v.) [39:9] - Thời là phạm trù độc lập hay là phạm trù gắn với phạm trù thể và tình thái ? Trả lời câu hỏi này, Đinh Văn Đức (2001) cho rằng tiếng Việt có thời mà không có thể. Ngƣợc lại các tác giả Cao Xuân Hạo (1998), Phan Thị Minh Thuý (2002), nhận định rằng tiếng Việt không tồn tại thời và chỉ tồn tại thể. - Thời trong tiếng Việt đƣợc chia thành 1 thời, 2 thời hay 3 thời? Vấn đề này đƣợc nêu trong các nghiên cứu của các tác giả Đào Thản (1979), Lê Quang Thiêm (1989), Nguyễn Minh Thuyết (1995). Cũng có nhiều ý kiến khác nhau thảo luận về giá trị ngữ pháp-ngữ nghĩa của các từ đã, đang, sẽ chỉ thời gian trong tiếng Việt. Theo Nguyễn Văn Thành: các từ đã, đang, sẽ, xong, hết, được, nổi, .v.v đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt bởi chúng tạo nên những cấu trúc đối lập về thời gian của một hành động [35:52]. Quan điểm của Cao Xuân Hạo (1998), Nguyễn Thị Quy (1995) rất đáng chú ý khi các tác giả cho rằng các từ đã, đang, sẽ là vị từ trung tâm, vị từ tình thái. Theo một số tác giả khác nhƣ Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban (2000), các từ nêu trên là những từ chỉ thời, thể, ngoài ý nghĩa thời gian, chúng còn biểu hiện thể tiếp diễn hoặc thể hoàn thành. Khác với những ý kiến trên có tác giả cho rằng đây là những phó động từ với chức năng làm trợ từ cho các động, tính từ trung tâm nhƣ Nguyễn Kim Thản (1977), hay Diệp Quang Ban (2000); hoặc xếp chúng vào lớp từ đặc biệt nhƣ Bùi Đức Tịnh (2003). Trong công trình của mình, 10 Dƣơng Hữu Biên (2007) còn nêu ra vấn đề về sự tƣơng tác giữa thể ngữ pháp và thể từ vựng. Tác giả này thậm chí còn cho rằng cần nghiên cứu chi tiết hơn, sâu hơn sự khu biệt của tính thể theo một phối cảnh xuyên ngôn ngữ. Nhƣ vậy vấn đề “thể” ngày càng đƣợc nhìn nhận là một vấn đề thực sự phức tạp. Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận với quan niệm tƣ duy về thời gian của con ngƣời gắn chặt với tƣ duy về sự chuyển động của không gian, haynói cách khác, nghĩa thời gian xuất phát từ nguồn nghĩa không gian, đã có ảnh hƣởng đến các nghiên cứu gần đây về thời và thể. Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, các tác giả Nguyễn Đức Dân (1996), Lí Toàn Thắng (2002) .v.v đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề ngữ pháp học thuần tuý cũng nhƣ những vấn đề thuộc ngoại vi ngôn ngữ. Một nghiên cứu gần đây nhất của tác giả Trang Phan (2013) dƣới góc nhìn của ngữ pháp tạo sinh cho rằng một số nghĩa ngữ pháp của các phạm trù thời, thể, tình thái .v.v là đặc tính của các cấu hình cú pháp nào đó chứ không phải là đặc tính bản thân các mục từ từ vựng biểu đạt. Khảo sát cấu trúc cú pháp đa tầng của tiếng Việt, nghiên cứu của Trang Phan (2013) đã chỉ ra rằng trong tiếng Việt sẽ có chức năng đánh dấu thời ngôn ngữ (Tense Phrase), đang, đã có chức năng ngoại thể ngữ (outer Aspect Phrase). Nhƣ vậy bản chất ngữ pháp của các từ đã, đang, sẽ với ý nghĩa biểu hiện thời gian vẫn còn đƣợc giới Việt ngữ học tiếp tục thảo luận. Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này ở chƣơng 3 của luận án này. 3.2. Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn Các nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phục vụ cho mục đích giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ trƣớc hết tập trung vào việc mô tả ngữ pháp tiếng Hàn. Có thể kể công trình của Kim Je Yeol (2001), (2003), (2004), một nghiên cứu có nhiều đóng góp quan trọng. Tiếp theo là các nghiên cứu phân tích lỗi của ngƣời học của một số tác giả nhƣ Lee Jeong Hee (2001, 2002, 2003), No Jae Un (2001), Song Ji Yoen (2002), Han Jeong Hee (2003), Lee Hae Young (2003), Park Son Hee (2004) , Kim Ho Jeong (2004), (2006) và của các nhà nghiên cứu ngoài 11 Hàn Quốc, chuyên gia về lí luận giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ nhƣ Morimoto Kachuhiko (2002), Song Bi Rak (2005). Theo Kim Jea Joen (2003), cần phải thay đổi phƣơng pháp mô tả ngữ pháp tiếng Hàn nói chung và trình bày vấn đề biểu hiện thời gian của tiếng Hàn nói riêng trong sách giáo khoa dạy tiếng Hàn cho ngƣời nƣớc ngoài. Cụ thể là thay vì áp đặt ngay quan điểm coi những biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn là “một phạm trù ngữ pháp” cần từng bƣớc nêu và giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa việc giảng dạy các hình thái tố biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn phải chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn một có nhiệm vụ cung cấp cho ngƣời học những khái niệm cơ bản liên quan đến thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai đơn đƣợc biểu thị bởi các hình thái tố tƣơng ứng. Giai đoạn hai nhằm mục tiêu phân tích những giới hạn cụ thể, những ngoại lệ của từng trƣờng hợp sử dụng các hình thái tố đã trình bày ở giai đoạn một, đồng thời hệ thống hoá cách dùng các hình thái tố, chỉ ra những trƣờng hợp ngoại lệ, bất quy tắc. Có thể nói tác giả đã chỉ ra một cách chính xác những hạn chế trong quá trình giảng dạy và đã đề xuất phƣơng pháp khắc phục những hạn chế đó một cách hợp lý là mô hình hóa về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, đề xuất này của Kim Jea Joen (2003) vẫn chƣa đƣợc áp dụng trong việc cải tiến các chƣơng trình sách giáo khoa giảng dạy tiếng Hàn cho ngƣời nƣớc ngoài và lý thuyết của ông không đƣợc tất cả các nhà nghiên cứu đồng tình do thiếu tính khả thi. Nói cách khác, thực tiễn giảng dạy cho thấy ý định lý thuyết hóa ngữ pháp là điều không dễ dàng thực hiện. Xem xét các công trình nghiên cứu phân tích lỗi của ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hàn, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã chỉ ra đƣợc nguyên nhân mắc lỗi bắt nguồn từ các yếu tố chính nhƣ: ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình tiếp thu ngoại ngữ, khả năng vận dụng các biểu thức ngôn ngữ, phƣơng tiện biểu đạt đặc thù của ngoại ngữ, yếu tố về môi trƣờng và sách giáo khoa v.v. Ở lĩnh vực này, Lee Jeong Hee (2001), (2002), (2003) đã thực hiện một số điều tra và cho thấy sinh viên ngƣời Nhật Bản mà tiếng mẹ đẻ thuộc cùng loại hình ngôn ngữ với tiếng Hàn Quốc lại có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn so với ngƣời học mà tiếng mẹ đẻ của họ thuộc loại hình ngôn ngữ khác. Lee Hae Young (2003) tập trung nghiên cứu lỗi của học viên Trung 12 Quốc qua nguồn dữ liệu là văn bản viết và cả lời thoại ghi âm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khác với học viên Nhật Bản, học viên Trung Quốc mà tiếng mẹ đẻ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng chính xác các hình thái tố biểu hiện thời gian trong các câu ghép tiếng Hàn. Ngoài ra là các công trình nghiên cứu của một số giáo sƣ ở các trƣờng đại học ngoài Hàn Quốc nhƣ Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc.v.v đã cố gắng lý giải những lỗi sai mà học viên nƣớc đó mắc phải dƣới lăng kính của ngôn ngữ học đối chiếu. Dù còn ít ỏi nhƣng phải công nhận rằng những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực ứng dụng thành quả của ngôn ngữ học đối chiếu vào lí luận dạy học ngoại ngữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào công cuộc giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ. Tuy nhiên cho đến nay, theo hiểu biết của chúng tôi, chƣa có công trình nghiên cứu đối chiếu Hàn-Việt nào đƣợc thực hiện, cũng chƣa có công trình nghiên cứu nào về giáo học pháp ngoại ngữ tiếng Hàn ứng dụng kết quả của nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ dành cho học viên Việt Nam. Vì thế chúng tôi dành chƣơng 4 của luận án này để thảo luận về những vấn đề giáo học pháp tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ, dựa trên các kết quả nghiên cứu đối chiếu đã đạt đƣợc. Chính từ góc độ của nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, cụ thể là nghiên cứu ngôn ngữ áp dụng vào giảng dạy, ở luận án này chúng tôi không nghiên cứu riêng biệt một đối tƣợng cụ thể là “thời”, “thể” hay “tình thái”. Thay cho những phạm trù riêng lẻ này chúng tôi chọn “sự biểu hiện thời gian” trong tiếng Hàn. Sở dĩ có sự lựa chọn này vì khi giảng dạy ngữ pháp ở trƣờng học, cần phải chỉ ra cho ngƣời học bản chất và ý nghĩa đặc trƣng của mỗi hình thái tố biểu hiện thời gian của một ngôn ngữ thay vì chỉ mô tả ý ng... Anh và tiếng Pháp, vị ngữ bao giờ cũng là động từ đƣợc chia ở những thời và thể nhất định. Ngƣợc lại, một động từ trong câu đƣợc chia ở những thời và thể nhất định thì chứng tỏ động từ ấy là vị ngữ”. Về vấn đề này, nhận xét của Đinh Văn Đức (2001) cũng rất đáng chú ý: “thời đƣợc thiết lập từ sự quy chiếu cái vận động, thể 2 Quan điểm này cũng đƣợc từ điển Asher (1994) tóm tắt nhƣ sau : a). Về thời tuyệt đối: sử dụng thời điểm phát ngôn làm thời điểm quy chiếu. Trong đó thời hiện tại là thời gian của sự kiện trùng với thời điểm phát ngôn, thời quá khứ là thời gian của sự kiện đi trƣớc thời điểm phát ngôn, thời tƣơng lai là thời gian của sự kiện đi sau thời điểm phát ngôn b). Về thời tƣơng đối: không sử dụng thời điểm phát ngôn làm thời điểm quy chiếu. Trong đó thời quá khứ là thời gian của sự kiện đi trƣớc thời điểm quy chiếu, thời hiện tại là thời gian của sự kiện trùng với thời điểm quy chiếu và thời tƣơng lai là thời gian của sự kiện đi sau thời điểm quy chiếu . 29 hiện bằng động từ, với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nào đó đƣợc ngƣời nói đề cập tới trong phát ngôn. Động từ là cái thể hiện sự vận động, và mọi sự vận động đều diễn ra trong thời gian. Do vậy, thời có liên quan chặt chẽ đến động từ, hay nói chính xác hơn, thời là phạm trù của động từ”[8:307]. Dƣới ánh sáng của các công trình đã công bố, khái niệm “thời” mà chúng tôi thảo luận trong luận án này đƣợc định nghĩa là một phạm trù ngữ pháp nhờ đó ngƣời ta có thể xác định đƣợc vị trí thời gian của sự tình. Nói cách khác, “thời” thiết lập mối quan hệ đối lập về mặt thời gian ngữ pháp. 1.2.2 Về phạm trù “thể” Liên quan đến thể (aspect), Comrie (1978) cho rằng không có hệ thuật ngữ nào đƣợc tất cả mọi ngƣời chấp nhận khi thảo luận về phạm trù này. Vì thế có sự khác biệt trong cách phân loại và gọi tên thể ở các ngôn ngữ. Theo Nguyễn Kim Thản (1997), các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã thống kê đƣợc khoảng 20 thể. Danh sách các ý nghĩa thể đã đƣợc W.Frawley (1992) tổng hợp thành 6 loại chính yếu và 5 loại thứ yếu3. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng dù có nhiều kiểu loại thể khác nhau theo danh sách của Frawley nhƣng không phải ngôn ngữ nào cũng có tất cả các kiểu loại. . “Thể” đƣợc nhận diện dựa trên những tiêu chí ý nghĩa sau: phân biệt giữa cái kéo dài và cái không kéo dài, phân biệt giữa cái giới hạn và cái không có sự giới hạn, phân biệt giữa cái đang diễn ra và cái đã kết thúc, phân biệt giữa cái lặp lại với cái chỉ diễn ra một lần .v.v. Tất cả những tiêu chí này đều liên quan đến thời gian nhƣng không phải là một sự định vị thời gian so với một thời điểm mốc nào đó mà 3 6 loại thể chính yếu : (1) perfective / imperfective (Thể hoàn thành và thể không hoàn thành); (2) telic / atelic (Thể hữu kết và thể vô kết) ; (3) durative / puntual (Thể kéo dài và thể không kéo dài); (4) interative / semelfactive (Thể lặp lại và thể không lặp lại); (5) progresive (Thể tiếp diễn); (6) habitual (Thể thƣờng diễn) 5 loại thể thứ yếu: (1) inceptive (Thể khởi phát); (2) terminative (Thể kết thúc); (3) prospective (Thể trông đợi); (4) retrospective (Thể hồi tƣởng); (5) intensive and magnify (Thể hoàn bị, nhấn mạnh) 30 là căn cứ vào nét đặc trƣng nhìn từ bên trọng sự tình. Vì thế, “thể” có thể xuất hiện ở mọi thời điểm, hiện tại, quá khứ hoặc tƣơng lai. Nhƣ vậy, có thể nói “thời” và “thể” đều liên quan đến việc biểu hiện một sự tình diễn ra trong một thời gian nào đó, bằng những cách khách nhau. Thời có chức năng định vị thời gian, trong khi đó thể định danh cho cấu trúc bên trong của sự tình. Nói cách khác: “thời” có chức năng định vị tình huống trong thời gian bằng cách đối chiếu lời nói với thời điểm phát ngôn (trường hợp thời tuyệt đối) hoặc với những tình huống khác (trường hợp thời tương đối). Còn “thể” thì ít liên quan đến sở chỉ thời gian của tình huống trong sự đối chiếu với các thời điểm khác, mà chú trọng hơn đến sự cấu thành thời gian bên trong của tình huống. Theo B.Comrie (1985), “thời” và “thể” là những ý nghĩa đƣợc phân biệt bằng những tiêu chí - đặc trƣng rất khác nhau tuy chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc thể hiện ý nghĩa thời gian. Dù ở trƣờng hợp nào, mối quan hệ giữa “thời” và “thể” luôn chặt chẽ không thể tách rời, vì thế khó có thể xem xét phạm trù này mà không xét đến phạm trù kia. Theo V.B.Kasevich (1997), giữa phạm trù “thời” và phạm trù “thể” có thể tồn tại những mối liên hệ sau: - Thể và thời là những phạm trù độc lập (ví dụ, tiếng Anh): nghĩa đƣợc thể hiện đồng thời ở cả thời và thể, ngay trong một hình thái của động từ. - Thể và thời là những phạm trù chung, gọi là phạm trù thời - thể (ví dụ, tiếng Hán): là những hình thái thời, song đã bị phức tạp hoá bởi những ý nghĩa kiểu ý nghĩa thể. Trong một nghiên cứu gần đây, Phan Thị Minh Thuý cũng chỉ rõ rằng dù thời và thể cùng phản ảnh những thuộc tính của thời gian, phản ánh mặt lƣợng của hành động về thời gian nói chung, nhƣng “thể” có đặc trƣng ngữ nghĩa rất khác so với “thời”. Cụ thể là “thời” là cách xác định vị trí của một sự tình trên tuyến thời gian, một cách định vị có tính trực chỉ, có nghĩa là bao giờ cũng lệ thuộc vào thời điểm phát ngôn thì “thể” không liên quan gì đến “sự phân bố hay vị trí thời gian của một hành động, một biến cố, một trạng thái của sự vật” [38:9]. Trong khi “thời” là cách xác định thời gian ở bên ngoài sự tình, là phƣơng thức xem xét hành động, 31 trạng thái xuất hiện ở thời điểm nào, quy chiếu nó với thời điểm lời nói hay với một quá trình khác để chỉ ra các đặc trƣng trùng nhau/không trùng nhau, trƣớc/sau ...về mặt thời gian giữa chúng, thì “thể” liên quan đến sự phản ảnh các đặc trƣng từ bên trong sự tình, liên quan đến cách diễn tiến của một hành động, một trạng thái, thông qua kết quả hay sự hoàn tất của nó. Nhƣ vậy, không còn nghi ngờ gì thời và thể là hai phạm trù phổ niệm, tồn tại trong các ngôn ngữ. “Thời” là phƣơng thức xác định thời gian bên ngoài sự tình, gồm thời gian tƣơng đối và thời gian tuyệt đối. “Thể” phản ánh các đặc trƣng bên trong sự tình, bên trong tình huống. Mỗi đặc trƣng của sự tình tƣơng ứng với một thể. Trên thế giới một số ngôn ngữ chủ yếu sử dụng thể trong khi đó một số khác lại không ƣu tiên phƣơng thức này [20:35]. 1.3 VẤN ĐỀ THỜI GIAN NGỮ PHÁP TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 1.3.1 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn Về căn bản, “thời” trong tiếng Hàn chỉ mối quan hệ giữa thời điểm của sự tình với mốc thời gian là thời điểm phát ngôn. Nếu thời điểm của sự tình so với thời điểm phát ngôn mà sớm hơn thì gọi là “thời quá khứ”, nếu chậm hơn thì gọi là “thời tƣơng lai”. Và khi thời điểm phát ngôn trùng với thời điểm sự tình thì đó là “thời hiện tại”. Sự biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn tuỳ thuộc vào sự tri nhận của ngƣời nói, vì thế chịu ảnh hƣởng nhận thức chủ quan của ngƣời nói. Một mặt ngƣời nói có thể quan tâm đến sự nảy sinh trạng thái của sự tình, mặt khác cũng có thể quan tâm đến sự tình đó xảy ra khi nào, và có tính khả thi hay không .v.v. Những điểm này đều đƣợc lý giải theo yếu tố thời gian. Min Huyn Sik (1991) định nghĩa “thời là phạm trù ngữ pháp chỉ ra vị trí thời gian của trạng thái, sự việc hay hành vi nào đó” và “thể không chỉ vị trí thời gian của một tình huống nào mà là phạm trù ngữ pháp 32 chỉ sự phân bổ trên dòng thời gian hoặc cấu trúc bên trong thời gian”. [78:3]. Một tác giả khi nghiên cứu về hình thái tố chỉ thời tiếng Hàn, Park Sang Hee (2000) chỉ rõ “thể” biểu thị trạng thái của sự tình, trong khi đó “thời” cho biết khi nào “sự tình nảy sinh” còn “việc đánh giá tính khả thi hiện thực của sự tình” đƣợc gọi là “tình thái”. Nhƣ vậy, “thời” là phạm trù gắn liền với thời điểm sự tình và thời điểm phát ngôn của ngƣời nói còn “thể” là phạm trù phi chỉ xuất không liên quan đến thời điểm phát ngôn. Một số học giả Hàn Quốc khác cũng chia thời trong tiếng Hàn thành thời tuyệt đối và thời tƣơng đối. Thời tuyệt đối đƣợc hiểu là thời lấy thời điểm phát ngôn làm mốc quy chiếu, trong khi đó thời tƣơng đối thì không căn cứ vào thời điểm phát ngôn mà, lấy thời điểm thứ ba làm chuẩn. Trong biểu thức kết thúc câu, thời đƣợc xác định theo chuẩn là thời điểm phát ngôn, nhƣng trong biểu thức liên kết câu hoặc biểu thức quán hình từ thì thời không chỉ có liên quan đến thời điểm phát ngôn mà còn liên quan đến thời điểm sự tình đƣợc đề cập ở cuối câu. Nói cách khác, trong tiếng Hàn Quốc thời tuyệt đối là thời đƣợc xác định căn cứ vào thời điểm lời nói, còn thời tƣơng đối là thời căn cứ vào tình huống khác, chứ không coi thời điểm nói là điểm mốc. Ví dụ: (4) 음악을 듣고 있으니 마음이 즐겁다. Nhạc nghe đang vì tâm trạng vui vẻ (5) 음악을 듣고 있으니 마음이 즐거웠다. Nhạc nghe đang vì tâm trạng vui vẻ (+ 었 đã) Trong hai ví dụ trên đây, cùng là hành động “듣고 있으니 (đang nghe nhạc) nhƣng nếu coi đó là thời tuyệt đối thì câu (4) là một sự tình hiện tại, (5) là một sự tình quá khứ. Nếu coi là thời tƣơng đối thì cả (4) và (5) đều đƣợc coi là câu hiện tại. Nhƣ vậy, việc xác định thời tƣơng đối cho phép hiểu đúng về thời đƣợc biểu đạt bằng cùng một hình thức ngôn ngữ. Ngoài ra, thời tƣơng đối cũng là khái niệm hữu 33 dụng để nhận diện thời gian diễn ra các sự tình trong câu phức gồm nhiều mệnh đề ghép lại, ví dụ trong trƣờng hợp câu câu ghép đẳng lập, hoặc câu ghép chính phụ. Trong nghiên cứu của mình, Nam Ki Sim và Ko Yong Keun (1985) cũng chỉ rõ hình thái tố kết thúc câu biểu thị thời tuyệt đối trong khi đó thời tƣơng đối thì đƣợc biểu thị bằng hình thức quán hình từ [77:305]. Đây là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi mô tả phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn ở chƣơng hai của luận án này. Ngoài ra, nhƣ chúng tôi đã đề cập ở phần mở đầu, ba xu hƣớng nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn có giá trị vô cùng to lớn. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn chƣa có câu trả lời thoả đáng. Thực vậy: - Xu hƣớng nghiên cứu thứ nhất và thứ hai chƣa mang tính khái quát cao, chƣa lý giải đƣợc triệt để một số hiện tƣợng về thời và thể động từ tiếng Hàn. - Đối với xu hƣớng nghiên cứu thứ ba, trong tƣ liệu tạp chí, Chong Hi Ja (1996) đã đề nghị xem xét lại vấn đề thời trong tiếng Hàn và khẳng định rằng các học giả Hàn Quốc có quan điểm không đồng nhất trong cách định nghĩa thời, trong lý giải mối quan hệ giữa thời và thể tiếng Hàn. Lee So Tuk (2002) chủ trƣơng không nên khiên cƣỡng quan niệm rằng một hình thái tố chỉ có giá trị biểu đạt ý nghĩa thời gian mà nên công nhận sự đa nghĩa của mỗi hình thái tố. Có nhƣ vậy mới giải thích đƣợc triệt để các hiện tƣợng biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn. Tuy nhiên rõ ràng là ngay cả khi hiện tƣợng thời-thể trong ngôn ngữ đã đƣợc hệ thống hóa thì vẫn không thể giải thích đƣợc một cách thỏa đáng một số trƣờng hợp theo logic của hệ thống đó, và phải coi đó là những trƣờng hợp ngoại lệ. Điều này có nghĩa, nếu vấn đề “thời” và “thể” đƣợc kết hợp xem xét nhƣ một phạm trù ngữ pháp, một khái niệm duy nhất thì vẫn cần có nhiều công trình nghiên cứu bổ sung. Vì lý do đó các nhà ngôn ngữ học nói chung và những ngƣời chuyên nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ Hàn nói riêng vẫn tiếp tục miệt mài tìm lời giải đáp. 34 1.3.2 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Việt Công trình đầu tiên về ngữ pháp học tiếng Việt đƣợc lƣu lại là “Từ điển An Nam - Lusitan - La tin” của Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 [dẫn theo 23: 31]. Những nghiên cứu về thời thể động từ trong tiếng Việt đƣợc cho là tƣơng đối muộn so với các nƣớc châu Âu nhƣng không vì thế mà không gây ra nhiều tranh luận. Trƣớc hết có thể xác định hai xu hƣớng chính là: (a) công nhận sự tồn tại của phạm trù thời thể trong tiếng Việt và (b) phủ nhận sự tồn tại này. Về xu hƣớng công nhận tiếng Việt có phạm trù thời, thể có thể kể một số tác giả tiêu biểu sau. V.S.Panfilov (2002). Nhà Việt ngữ học ngƣời Nga này thừa nhận tiếng Việt sử dụng ba hƣ từ biểu thị thời thể là sẽ (tƣơng lai), đang (hiện tại), đã (quá khứ). Nguyễn Minh Thuyết (1995) loại bỏ các danh từ: hôm, ngày, tuần, lúc, khi khỏi danh sách các từ biểu thị thời, thể và khẳng định thời và thể là hai phạm trù ngữ pháp thực sự trong tiếng Việt vì nhứng lý do sau: phạm trù này bao gồm những ý nghĩa bộ phận đối lập nhau, và mỗi ý nghĩa bộ phận đƣợc diễn đạt bằng một tiền phó từ nhất định, tạo thành một hệ thống. Theo Đinh Văn Đức “thời của động từ là sự thống nhất giữa nội dung khách quan của vận động và cái nhìn chủ quan của ngƣời bản ngữ. [9:164], và “thời và thể ở động từ vị ngữ tiếng Việt đƣợc ngƣời bản ngữ cảm nhận theo lối phi cấu trúc”. [9:166]. Ngƣợc lại với quan điểm trên, xu hƣớng phủ nhận sự tồn tại của thời trong tiếng Việt cho rằng vốn là ngôn ngữ đơn lập, trạng ngữ chỉ thời gian tiếng Việt mới là phƣơng tiện chủ yếu và có vai trò tƣơng tự nhƣ “thời” ở trong ngôn ngữ Ấn Âu. Các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm này đã phủ nhận khái niệm thời động từ. Điều này có nghĩa các từ đã, đang, sẽ không phải là những phó từ chỉ thời gian trong khi đó những tác giả theo xu hƣớng thứ nhất lại cố gắng chứng minh đã, đang, sẽ là các phó từ dùng để chỉ thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Một quan điểm độc đáo khác, gần với xu hƣớng thứ hai là trong tiếng Việt, vị ngữ có thể do động từ, tính từ hay danh từ đảm nhiệm và vị từ tiếng Việt không biến hình, không biến đổi dạng thức để biểu thị thời nhƣ các ngôn ngữ Ấn- Âu. Tuy 35 nhiên, nếu thừa nhận sự tồn tại của phạm trù “thời” trong tiếng Việt, chắc chắn phạm trù ngữ pháp này cũng không thể tách rời ý nghĩa của các động từ. Hơn nữa tiếng Việt còn có một điểm hoàn toàn khác với các ngôn ngữ Ấn – Âu là trong ngôn ngữ này tồn tại các kết hợp kiểu: đã khoẻ, sẽ lớn, đang lớn, nhiều lắm rồi .v.v. trong đó các từ đánh dấu “thời” có thể xuất hiện cùng với các loại từ khác nhƣ tính từ, danh từ .v.v. Hiện tƣợng này chứng minh rằng “thời” không phải là phạm trù của riêng động từ, mà còn là đặc tính của những lớp từ có yếu tố vị tính khác. Cho nên trong tiếng Việt, cần phải xem xét phạm trù thời không chỉ giới hạn ở riêng từ loại động từ mà ở các từ có yếu tố vị tính khác. Đây là quan điểm của Huỳnh Sanh Thông và Robert B. Jones (1960). Các tác giả này cho rằng trong tiếng Việt không có phạm trù thời, cụ thể hơn là phần lớn các động từ không có phạm trù thời, nhƣng có hai cách để thể hiện thời khi cần thiết là: dùng trật tự các mệnh đề, và dùng “trợ động từ”. Diệp Quang Ban (2005) cho rằng việc diễn đạt “tính thời gian” theo lối ngữ pháp là phổ biến ở nhiều ngôn ngữ và đã đƣa ra một thuật ngữ mới là “các yếu tố tính tình thái chỉ thời gian” để phân biệt với kiểu diễn đạt theo kiểu phạm trù thời ngữ pháp. Nhà ngôn ngữ học này cũng chỉ ra rằng, động từ tiếng Việt không biến hình theo phạm trù thời ngữ pháp, cách diễn đạt tính thời gian theo lối ngữ pháp là chức năng của các tình thái tố biểu thị tính thời gian. Điều này khác hoàn toàn với kiểu ở các ngôn ngữ mà động từ có biến hình. 1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chắc chắn mọi phổ niệm của thế giới khách quan đều có thể đƣợc diễn đạt ở tất cả các ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa chúng chỉ xuất hiện trong cách diễn đạt hay cách sử dụng các chất liệu ngôn ngữ khác nhau mà thôi. Yếu tố thời gian của sự tình cũng nhƣ vậy. Bằng cách này hay cách khác yếu tố này đều đƣợc ngôn ngữ đánh dấu và nhận biết chính xác trên một trục thời gian tuyến tính. 36 Dƣới góc độ ngôn ngữ- phƣơng tiện giao tiếp và biểu đạt tƣ duy, yếu tố thời gian ngôn ngữ không hoàn trùng khớp với thời gian khách quan bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhận thức chủ quan về thời gian của ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Nói cách khác biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ phải là sự giao hòa giữa thời gian khách quan của sự tình với cái nhìn chủ quan của ngƣời nói. Thời và thể là những phạm trù ngữ pháp phổ quát ở mọi ngôn ngữ nhƣng đƣợc biểu hiện khác nhau ở từng ngôn ngữ tạo ra nét đặc thù của nó. Có thể nói, việc phản ánh thời gian khách quan vào trong một ngôn ngữ tự thân nó đã vô cùng khó hoạch định và khó khái quát. Những khái niệm về thời và thể phân tích trong chƣơng này sẽ là cơ sở lý thuyết vô cùng quan trọng cho phép chúng tôi miêu tả, kiểm định, đánh giá cách biểu đạt thời gian trong tiếng Hàn, và đối chiếu với tiếng Việt ở các phần sau. 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN 2.1 NHẬN XÉT CHUNG Tiếng Hàn là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai, thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính và có họ hàng chung với một số ngôn ngữ nhƣ Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản... Đặc điểm của ngôn ngữ chắp dính thể hiện trong tiếng Hàn là không có hiện tƣợng biến đổi hình thái nguyên âm hay phụ âm để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhƣ trong các ngôn ngữ biến hình. Các chức năng biểu thị ý nghĩa cấu tạo từ hay ý nghĩa ngữ pháp thƣờng đƣợc thể hiện nhờ vào sự liên kết, chắp nối các căn tố, các thân từ với các phụ tố, vĩ tố4 hoặc tiểu từ, hoàn toàn không nhờ vào sự biếnđổi một vài nguyên âm, phụ âm ở âm tiết nhƣ trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Có thể nói chính từ đặc điểm này mà tính gắn kết trong các ngôn ngữ chắp dính rất cao. Xem xét những phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn trên phƣơng tiện từ vựng, ta thấy tiếng Hàn có các từ 어제 - hôm qua, 오늘 - hôm nay, 내일 - ngày mai, 지금 - bây giờ v.v.. Ví dụ, cùng một nội dung “thăm quan Hà nội - 하노이 관광하다” tuỳ thuộc vào từng khung đề thời gian, ta có những phát ngôn sau : - quá khứ : 어제 하노이를 관광했다 Hôm qua Hà nội thăm quan (+ hình thái tố quá khứ ~었) - hiện tại: 오늘 /지금 하노이를 관광한다 Hôm nay / bây giờ Hà nội thăm quan (+hình thái tố hiện tại ~ㄴ) 4 Nhằm tuân thủ lý thuyết ngôn ngữ học, chúng tôi tạm sử dụng ở đây khái niệm “vĩ tố” nhƣng lƣu ý rằng ở các ngôn ngữ khác nhau “giới hạn vĩ tố” chƣa đƣợc thống nhất. Ngay trong tiếng Hàn, chúng tôi không tìm đƣợc khái niệm “vĩ tố” trong các nghiên cứu mà thay vào đó là khái niệm “đuôi”. “Đuôi trong tiếng Hàn là 어미; theo từ điển Hàn - Hán thì “đuôi” này tƣơng ứng với "語尾" trong tiếng Hán, theo từ điển giải nghĩa các thuật ngữ Hàn - Anh thì hình vị ngữ pháp này đƣợc giải thích là " the ending [termination] of a word ". Để tránh những tranh luận xung quanh tên gọi này, chúng tôi thống nhất gọi 어미 là “hình thái tố”. 38 - tƣơng lai: 내일 하노이를 관광할 것이다. Ngày mai Hà nội thăm quan (+hình thái tố tƣơng lai ㄹ 것) Khác với câu tiếng Việt, trong mọi khung đề thời gian (hôm qua, hôm nay, bây giờ, hay ngày mai), biểu thức diễn đạt nội dung “thăm quan Hà nội” không có bất kỳ một sự thay đổi nào về hình thức. Trong khi đó, câu tiếng Hàn cho thấy ngoài các từ 어제 - hôm qua, 오늘 - hôm nay, 내일 - ngày mai, 지금 - bây giờ vốn là các phƣơng tiện từ vựng biểu thị thời gian đã đƣợc sử dụng, ý nghĩa thời gian còn đƣợc biểu thị bằng các phƣơng tiện ngữ pháp tƣơng ứng. Và các phƣơng tiện ngữ pháp này là bắt buộc. Công trình Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho ngƣời nƣớc ngoài của Viện nghiên cứu Quốc ngữ (2005) chỉ rõ việc diễn đạt ý nghĩa thời gian ở hình thái tố kết thúc câu do các hình thái tố ngữ pháp ở vị từ đảm nhiệm, còn ý nghĩa thời gian ở hình thái tố định từ, do các hình thái tố ngữ pháp ở vị trí quán hình từ quy định5. Ở vị trí kết thúc có các hình thái tố kết thúc ~었; ~는/ㄴ/ Ø ; ~겠/ㄹ 것; ~더 và ở vị trí định từ có các hình thái tố ~ㄴ/는/ㄹ6. Hình thái của thời quá khứ gồm ba loại vĩ tố là ~었, ~었었 và ~더. Riêng về ~었었 có công trình ngữ pháp giải thích đó là hình thái mang ý nghĩa quá khứ của quá khứ (Nam Ki Sim (1972), Lee Ik Seop (1978)). Công trình khác cho rằng hình thái này có chức năng biểu thị ý nghĩa sự tình đứt đoạn - ý nghĩa của thể7 . Hình thái của thời hiện tại đƣợc xác định là ~는/ㄴ. Nhiều công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hàn đã chỉ ra rằng việc xếp phi hình thái “Ø” thuộc thời hiện tại cũng là điều hợp lý. Hình thái thời tƣơng lai đƣợc diễn giải với ý nghĩa biểu thị ý đồ, khả năng, phỏng đoán. Trong nhiều nghiên cứu của các học giả Hàn quốc, hình thái tố ~ 겠 / ~ (으)ㄹ것 đƣợc coi là hình thái đối lập của phi quá khứ với quá khứ. Các tác giả này cho rằng thời tƣơng lai chủ yếu thể hiện ý nghĩa 5 Tên tiếng Hàn lần lƣợt là 종결형 ( hình thái kết thúc) và 관형사형 ( hình thái định từ) 6 Xem thêm ở Phụ lục 1: Phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn 7 Xem thêm ở Phụ lục 2: Ý nghĩa ngoài thời của các phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn 39 tình thái. Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu thời tƣơng lai biểu đạt ý nghĩa, ý đồ, khả năng, phỏng đoán trong tiếng Hàn. Vấn đề chúng tôi đặt ra ở đây là trong ngữ pháp trƣờng học, “thời” đƣợc mô tả là một phạm trù gồm các thời điểm quá khứ, hiện tại, tƣơng lai, dựa trên mối quan hệ giữa (1) “ngƣời nói”, (2) “thời điểm phát ngôn” và (3) “thời điểm hình thành hành động hoặc trạng thái” hay “thời điểm diễn ra sự việc”. Nghĩa là ngữ pháp trƣờng học thừa nhận sự tồn tại của thời gian tuyệt đối. Quan điểm này của sách giáo khoa chƣa hẳn là thuyết phục, nhƣng hiện tại chúng tôi chƣa tìm đƣợc ý kiến nào mới khác. Tuy nhiên sự thừa nhận duy nhất thời gian tuyệt đối nhƣ vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho ngƣời học và ngƣời sử dụng tiếng Hàn bởi lẽ trong nhiều trƣờng hợp, thời phải đƣợc phân tích và lí giải với tƣ cách là thời gian tƣơng đối. Đặc biệt là trƣờng hợp thời quá khứ và thời tƣơng lai, việc nhận diện ý nghĩa của thời phải dựa vào ngữ cảnh và tình huống phát ngôn. Nói cách khác việc khái niệm hoá, phạm trù hoá thời thành các đối lập quá khứ, hiện tại, tƣơng lai không thể giúp ngƣời học giải quyết triệt để vấn đề thời gian trong tiếng Hàn.Vì thế chúng tôi cho rằng bên cạnh việc phạm trù hóa cần cung cấp những kiến thức bổ sung về những biến đổi ý nghĩa của thời trong diễn ngôn, nơi có sự tác động của ngữ cảnh và tình huống nhằm giúp ngƣời học nhận ra những ý nghĩa đó. Ý kiến của chúng tôi hoàn toàn trung hợp với nhận định của Min Huyn Sik (1991) khi tác giả này nhận xét rằng các nghiên cứu về cơ chế biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn, cụ thể là các nghiên cứu về sự biểu hiện thời, thể phần lớn chỉ tập trung phân tích giá trị ngữ nghĩa của các hình thái tố chỉ thời mà bỏ qua những vấn đề khác xung quanh những hình thái tố đó. Cùng quan điểm này, Kim Je Yeol cũng nhận xét rằng, sách ngữ pháp trƣờng học chỉ trình bày về cơ chế hoạt động của ba thời quá khứ, hiện tại, tƣơng lai nhƣ trong thời gian tuyệt đối [67], [68]. Đặc biệt là sách giáo khoa tiếng Hàn nhƣ bộ sách của trƣờng Đại học Đại học Seoul, Đại học Kuynghee, Đại học Korea chỉ tập trung mô tả các hình thái tố biểu thị thời là chủ yếu mà không tổng hợp hoặc chỉ ra những cơ chế cũng nhƣ những dạng thức khác của các hình thái tố ngữ pháp đó. 40 Trên thực tế một hình thái tố không chỉ có một chức năng duy nhất mà giá trị của nó còn đƣợc nhận diện trong mối quan hệ với các thành phần khác trong câu, hoặc tự thân nó còn mang ý nghĩa biểu đạt khác. Tuy rằng không phải tất cả các hình thái tố chỉ thời đƣợc trình bày ở bảng 2.1 trong phục lục của luận án đều mang ý nghĩa thời, nhƣng một số những hình thái tố chỉ thời trên đây cũng đồng thời mang ý nghĩa ngoài thời. Cụ thể nhƣ sau: - Hình thái tố chỉ thời quá khứ ~었 có thể diễn đạt ý nghĩa hoàn thành, kết quả của hoàn thành còn đang tiếp diễn hoặc có thể diễn đạt điều gì đó đã đƣợc thực hiện rồi. Ví dụ : (6) 나는 조금 전에 왔 고 미숙이는 지금 왔어 Tôi một lúc trƣớc đến đã và Mi-suk bây giờ đến ( + 었 đã) Tôi đã đến đƣợc một lúc và chị Mi-suk thì bây giờ mới đến. - Hình thái tố chỉ thời hiện tại ~는/ㄴ/ Ø có thể diễn đạt ý nghĩa trạng thái đang diễn ra. Ví dụ : (7) 나는 문득 허탈감을 느낀다. Tôi rất/ đầy suy sụp cảm thấy (+ㄴ đang ) Tôi cảm thấy rất suy sụp. - Hình thái tố chỉ thời tƣơng lai ~겠 có thể diễn đạt ý nghĩa tƣơng lai và suy luận, tƣơng lai và ý đồ, suy luận và phỏng đoán. Ví dụ : (8) 이 공연장은 관객이 2 천 명은 들어가겠다 Này khu vực biểu diễn quan khách 2 nghìn ngƣời vào (+~겠 sẽ) Khu vực biểu diễn này chắc có thể chứa đƣợc 2000 khách. - Hình thái tố chỉ thời tƣơng lai ~ㄹ 것 có thể diễn đạt ý nghĩa phỏng đoán, ý chí. Ví dụ : (9) 나는 이 일을 기어이 해 내고 야 말 것이다. Tôi này việc rốt cuộc làm xong phải (+~ㄹ 것 sẽ ) Rốt cuộc thì tôi sẽ phải làm cho xong việc này. Khi phân tích sáu bộ sách giáo khoa tiếng Hàn Quốc dành cho ngƣời nƣớc ngoài, chúng tôi nhận thấy ở tất cả các bộ sách này vấn đề thời đều đƣợc trình bày thành ba phần: thời quá khứ ~았/었, thời hiện tại ~는, và thời tƣơng lai ~겠/ ~ (으)ㄹ 것. 41 Sau khi thống kê, chúng tôi đã tiến hành phân loại một cách hệ thống các phƣơng thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn đƣợc trình bày trong sách giáo khoa từ sơ cấp đến cao cấp nhƣ sau: ①Phƣơng thức biểu hiện bằng từ chỉ thời gian: các từ chỉ thời gian, và phó từ chỉ thời gian thuộc phạm trù từ vựng. Căn cứ theo ý nghĩa thời và thể, có các phó từ sau đây: Phó từ quá khứ: 그제 hôm kia, 어제 hôm qua, 지난 해 năm ngoái, 지난 달 tháng trƣớc ... Phó từ hiện tại: 이제 bây giờ, 오늘 hôm nay, 요즈음 dạo này, 올해 năm nay ... Phó từ tƣơng lai : 내일 ngày mai , 모레 ngày kia , 내년 sang năm , 다음 달 tháng sau ... ② Phƣơng thức biểu hiện bằng hình thái tố kết thúc: Hình thái tố ở vị trí kết thúc câu: Dạng đơn lẻ: ~더, ~았/었, ~겠, ~리 Dạng phức hợp: ~었었, ~겠더, ~었더, ~었겠, ~었으리, ~ (으)ㄹ 것 Hình thái tố ở vị trí quán hình từ: Quán hình từ thời quá khứ: ~ (으)ㄴ Quán hình từ thời hiện tại: ~는 Quán hình từ thời tƣơng lai: ~ (으)ㄹ Quán hình từ hồi tƣởng: ~던 ③ Phƣơng thức biểu hiện bằng động từ bổ trợ, biểu thị ý nghĩa : Tiến trình ~ 고 있다 Hoàn thành ~ 어 있다 Dự kiến ~ 게 되다 Theo phân loại trên đây, trong những phƣơng thức biểu hiện thời gian tiếng Hàn, có các phƣơng thức sử dụng phó từ thời gian, hình thái tố ở vị trí kết thúc câu 42 và động từ bổ trợ. Tuy nhiên , các phƣơng thức ○1 và ○3 không thể tách rời phƣơng thức thứ ○2 thể hiện bằng hình thái tố kết thúc. Nói cách khác, việc áp dụng duy nhất phƣơng thức ○1 và ○3 không cho phép thể hiện đầy đủ các ý nghĩa của thời. Đây là một đặc trƣng quan trọng của ngữ pháp tiếng Hàn. Từ góc độ giảng dạy ngữ pháp tiếng Hàn, chúng tôi sẽ khảo sát lại một lần nữa và trình bày chi tiết ở phần sau hệ thống các phƣơng thức biểu hiện thời gian gồm các hình thái tố ngữ pháp, đồng thời phân tích các đặc trƣng của chúng về (1) hình thái, (2) cấu trúc, và (3) ý nghĩa8. 2.2 HÌNH THÁI TỐ CHỈ THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN 2.2.1 Hình thái tố ở biểu thức kết thúc Thời quá khứ: ~었/ ~ 었었/~ 더 Theo So Jong Su, ý nghĩa của ~었 là biểu thị “trạng thái quá khứ, quá khứ tiếp diễn, thói quen lặp lại trong quá khứ, quá khứ hoàn thành, trạng thái hoàn kết quá khứ, quá khứ không mở rộng, trạng thái tiếp diễn đến hiện tại, nảy sinh trạng thái hiện tại, tiến hành cho đến hiện tại, thói quen lặp lại cho đến hiện tại, hiện tại hoàn thành, trạng thái hoàn kết ở hiện tại, hoàn kết ở tƣơng lai, trạng thái tƣơng lai” [88:74-85]. Kim Seung Hwa (1992) thì công nhận ý nghĩa thời, và ý nghĩa nội tại cơ bản của ~었 là biểu đạt quá khứ. Tuy nhiên các ý nghĩa khác nhƣ hoàn thành, hoàn kết, liên tục thì cần đƣợc diễn giải theo từng tình huống. Một cách khái quát, “thời quá khứ tƣơng ứng với các biểu hiện thời gian, chỉ các trạng thái, hành động xảy ra trƣớc thời điểm mốc là thời điểm phát ngôn” 8 Do “thời” bao giờ cũng gắn với “thể” cho nên trong nhiều trƣờng hợp yếu tố chỉ “thể” đã tƣờng minh ngay từ trong yếu tố chỉ “thời”. Vì thế ở phần 2.3 với mục đích miêu tả hình thái tố chỉ thể, để tránh lặp lại vấn đề chúng tôi chỉ miêu tả những nội dung mới mà không nhắc lại những nội dung đã đề cập ở phần 2.1. dành cho việc miêu tả hình thái tố chỉ thời trong tiếng Hàn. 43 [63:193]. Điều này có nghĩa thời quá khứ trong tiếng Hàn về căn bản tƣơng ứng với thời điểm sự tình diễn ra trƣớc thời điểm phát ngôn. Những biểu hiện của thời quá khứ cũng đƣợc phân chia tuỳ theo sự hành chức của các hình thái tố bổ trợ thời của động từ ~ 었 ở hình thái tố kết thúc. Theo đó ta có những trƣờng hợp sau: Trƣờng hợp (a): khi muốn diễn đạt một sự tình trong quá khứ, ngƣời ta bắt buộc phải sử dụng hình thái tố quá khứ ~었 ở vị từ. Ví dụ, để biểu đạt nội dung (10) “Hôm qua trời lạnh” hay (11) “ Hôm nay tôi thức dậy từ 3h sáng” tiếng Hàn tổ chức câu nhƣ sau: (10 ) 어제는 날씨가 추우었다. Hôm qua thời tiết lạnh (+었 đã) Hôm qua thời tiết lạnh. (11) 오늘 아침 새벽 3 시에 일어났다. Hôm nay buổi sáng sớm 3 giờ thức dậy (+었 đã) Hôm nay tôi thức dậy từ 3h sáng. Nếu thay vị từ “lạnh 추어었다”, “thức dậy 일어났다” bằng dạng thức của thời hiện tại, lần lƣợt là 춥다, 일어난다 thì các câu trên sẽ là câu sai. Tức là trong tiếng Hàn về căn bản sự tình xảy ra trong quá khứ đƣợc thể hiện bới hình thái tố ~었. Về nguyên tắc ngƣời ta dùng ~었 để biểu đạt ý nghĩa quá khứ. (12) 15 살 때 처음으로 서울에 왔다. 15 tuổi khi lần đầu tiên Seoul đến (+ 었 đã) Lần đầu tiên tôi đến Seoul là năm tôi 15 tuổi. (13) 이틀 동안 열린 세미나는 12 개의 연구보고와 토론이 집중 발표되었다. Hai ngày trong mở hội nghị 12 báo cáo và thảo luận tập trung công bố (+었 đã) Hội nghị đã diễn ra trong hai ngày tập trung trình bày 12 báo cáo khoa học và thảo luận. Ở các ví dụ (12) và (13) trên đây, các hành động hoặc trạng thái, sự việc đã xảy ra trong quá khứ, và ngƣời ta không biết chúng có còn tiếp diễn hay đã kết thúc trong quá khứ. (14) 길이 다 세워지고 난 후 경쟁하 듯이 가게들이 생겨나 Con đƣờng tất cả xây dựng đƣợc sau cạnh tranh nhƣ cửa hiệu các mọc lên 44 단 몇 개월에 거리 전체가 완전히 변화했다 chỉ mấy tháng con phố toàn bộ hoàn toàn thay đổi (+었 đã) Sau khi con đƣờng đƣợc xây dựng xong, các cửa hàng cửa hiệu đua nhau mọc lên, chỉ trong mấy tháng cả con phố đã hoàn toàn thay da đổi thịt. (15) 불교는 우리 나라에 전파된 후 민중의 정신 생활을 지배적으로 Phật Giáo chúng ta nƣớc truyền bá sau dân chúng tinh thần sinh hoạt chi phối 이끌어 나가는 원동력 이었습니다. dẫn dắt đi động lực là (+었 đã) Sau khi đƣợc truyền vào nƣớc ta, Phật giáo đã trở thành động lực chủ yếu dẫn dắt đời sống tinh thần của ngƣời dân. Có thể khẳng định rằng để biểu thị quá khứ, ngƣời nói tiếng Hàn bắt buộc phải dùng hình thái tố ~었 nên hình thái tố này không thể kết hợp với phó từ ch...ƣợc để khảo sát tần số sử dụng của mỗi loại hình thái tố tiếng Hàn và các phó từ chỉ thời gian tƣơng đƣơng trong tiếng Việt. Kết quả phân tích định lƣợng đã cho phép chúng tôi phát hiện những điểm đáng chú ý trên bình diện sử dụng ngôn ngữ, đồng thời cũng giúp chúng tôi thống kê các loại lỗi mà sinh viên Việt Nam thƣờng mắc trong sử dụng các biểu hiện thời gian tiếng Hàn. Với việc áp dụng phƣơng pháp tiếp cận trình bày trên đây, chúng tôi đã đạt đƣợc những kết quả chính sau: - Thứ nhất, chúng tôi đã nêu bật những giá trị ngữ pháp-ngữ nghĩa của hệ thống phƣơng tiện biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn. Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy hình thái tố ~었 biểu đạt sự tình đơn thuần diễn ra trong quá khứ, và cả sự tình ở thời hiện tại và tƣơng lai, trong khi đó hình thái tố ~었었 biểu thị những sự việc, sự tình diễn ra trong quá khứ, đã chấm dứt, hoặc một trạng thái quá khứ hoàn toàn khác với hiện tại. Hình thái tố này còn biểu thị sự tình đã đứt đoạn với hiện tại. - Bên cạnh đó, hình thái tố ~더 có giá trị biểu thị thời quá khứ nếu xét theo quan điểm thời tuyệt đối. Nếu không xét theo thời tuyệt đối thì cần lấy tiêu chuẩn là “thời gian tri nhận sự tình” của ngƣời nói để làm thời điểm quy chiếu để lý giải 145 vì sao hình thái tố này biểu đạt ý nghĩa quá khứ. Trong khi phân tích chúng tôi cũng đã chỉ rõ với đặc điểm của loại hình ngôn ngữ chắp dính, vị từ trong câu tiếng Hàn không thay đổi hình thái tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhƣ trong các ngôn ngữ biến hình. Điều thú vị mà chúng tôi phát hiện là các hình thái tố ngữ pháp có thể hiện diện ở vị trí kết thúc câu, ở vị trí từ liên kết các mệnh đề trong câu ghép và ở vị trí định từ. Kết quả phân tích trên đây là một trong những đóng góp chính của luận án. Đối chiếu các phƣơng tiện biểu hiện thời gian giữa hai ngôn ngữ, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả quan trọng, đáng chú ý nhất là kết luận về tính tuỳ thuộc của các phó từ chỉ thời gian trong tiếng Việt và và tính bắt buộc của các hình thái tố trong tiếng Hàn. Hiện tƣợng này xảy ra khi diễn đạt các sự tình ở cả quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Thực vậy, khi đối chiếu các hình thái tố quá khứ, chúng tôi nhận thấy với sự tình quá khứ đơn thuần, tiếng Hàn bắt buộc dùng hình thái tố ~ 었 dù yếu tố từ vựng chỉ thời gian có mặt hoặc vắng mặt, hoặc dù có thể căn cứ vào logic văn bản. Nếu là một sự tình quá khứ đã hoàn thành, tiếng Hàn bắt buộc dùng hình thái tố ~었었, trong khi đó tiếng Việt chỉ cần khung đề thời gian hoặc dựa vào logic văn bản/diễn ngôn. Các phát ngôn tiếng Việt dùng phó từ đã nhằm biểu thị hàm ý đánh giá của ngƣời nói. Khi dịch tƣơng đƣơng, tiếng Hàn dùng ~었 thay cho ~었었 đối với nhóm động từ tĩnh, động từ chỉ tƣ thế và phó từ đã bắt buộc phải hiện diện trong câu tiếng Việt. Trƣờng hợp sự tình đã bắt đầu trong quá khứ, nhƣng chƣa kết thúc, mà kéo dài đến thời điểm nói, tiếng Hàn dùng ~었 (quá khứ). Ngƣợc lại tiếng Việt sử dụng phó từ đang (hiện tại). Khi sự tình đã từng xảy ra trong quá khứ nhƣng không chỉ xảy ra một lần, mà lặp lại trong hiện tại (thể phi kết thúc của sự tình), tiếng Hàn dùng hình thái tố hiện tại và tiếng Việt dùng phó từ đã. Trong thời gian tƣơng đối, (với mốc là thời điểm trong tƣơng lai) tiếng Hàn dùng ~었 trong khi đó tiếng Việt dùng hiện tại phi thời gian. Về kết quả đối chiếu hình thái tố chỉ thời hiện tại, tiếng Hàn và tiếng Việt đều dùng loại hình thái tố này để chỉ các sự tình lặp đi lặp lại có tính chất quy luật hoặc 146 sự tình hiện hữu, sự tình chắc chắn sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Với thể “tiếp diễn”, tiếng Hàn dùng động từ bổ trợ chỉ thể ~ 고 있다 / ~어 있다 tƣơng đƣơng với phó từ đang. Động từ bổ trợ chỉ thể ~ 고 있다 / ~어 있다 trong tiếng Hàn và đang có thể xuất hiện ở tất cả các khung đề thời gian quá khứ hoặc tƣơng lai. Đối chiếu các hình thái tố chỉ thời tƣơng lai, chúng tôi nhận thấy giá trị ý nghĩa cũng nhƣ cách sử dụng của ~겠 & ~ㄹ 것, ~ㄹ trong tiếng Hàn và sẽ, sắp trong tiếng Việt hầu nhƣ tƣơng đƣơng. Phân tích đối chiếu cũng cho chúng tôi một kết quả thú vị liên quan đến câu ghép tiếng Hàn. Đứng trên phƣơng diện dạy và học tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ, chúng tôi cho rằng cần nhìn nhận mối quan hệ thời gian giữa vế trƣớc và vế sau của câu phức theo các nhóm (1) quan hệ trƣớc sau, (2) quan hệ đồng thời, (3) quan hệ sau trƣớc và (4) phi quan hệ thời gian. Điều này giúp cho nhận thức về thời gian trong câu ghép đƣợc mạch lạc. Mặt khác, thông qua việc phân tích các trƣờng hợp sử dụng cụ thể, chúng tôi đã chứng minh rằng sự hiện diện của hình thái tố trong vị từ tiếng Hàn là bắt buộc trong mọi trƣờng hợp, dù trong câu đã xuất hiện các đơn vị từ vựng biểu thị nghĩa thời gian. Điều này cũng không phụ thuộc vào ngữ cảnh và khung đề thời gian của diễn ngôn. Trong khi đó các phó từ tiếng Việt có cách sử dụng tuỳ thuộc, một khi khung đề thời gian và ngữ cảnh đã rõ nhờ sự xuất hiện của yếu tố từ vựng trong câu. Ngoài ra, không đồng tình với ý kiến cho rằng một hình thái tố tƣơng ứng với một giá trị ngữ nghĩa, chúng tôi đã chứng minh rằng trong tiếng Hàn tồn tại một số hình thái tố đa giá trị, có thể vừa biểu hiện thời vừa biểu hiện thể, hoặc vừa biểu hiện thời và biểu hiện tình thái (ví dụ, trƣờng hợp của hình thái tố ~었, ~겠 và ~ㄹ 것). Hơn nữa có những hình thái tố tồn tại trong tiếng Hàn nhƣng không có đơn vị tƣơng đƣơng trong tiếng Việt nhƣ trƣờng hợp của hình thái tố ~었었). Hiện tƣợng này phản ánh sự khác biệt trong tri nhận thế giới khách quan của hai cộng động ngôn ngữ-văn hoá. 147 Một thành quả khác của luận án là đã tiến hành kiểm chứng các kết luận lý thuyết về giá trị ngữ pháp-ngữ nghĩa của các hình thái tố tiếng Hàn trên cơ sở khảo sát các bản dịch song ngữ và bài viết của sinh viên Việt Nam. Thực vậy, trên bình diện đối chiếu ta có thể dự báo hình thái tố này sẽ đƣợc dịch tƣơng đƣơng bằng từ kia trong ngữ đích. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn nhƣ vậy. Có trƣờng hợp hình thái tố chỉ thời quá khứ tiếng Hàn ~었 đƣợc dịch bằng đang trong tiếng Việt, có trƣờng hợp sự hiện diện của hình thái tố trong một ngôn ngữ lại đƣợc dịch tƣơng đƣơng bằng thủ pháp phi hình thái trong ngôn ngữ kia. Điều này chứng tỏ phân tích đối chiếu không thể dự báo mọi trƣờng hợp hay bao trùm đƣợc hết tất cả các giá trị ngữ dụng trong mọi tình huống giao tiếp. Vì thế sách giáo khoa ngữ pháp tiếng Hàn trên thực tế đã không thể giải thích đầy đủ hết các giá trị ngữ pháp-ngữ nghĩa của các hình thái tố trong phát ngôn. Chủ trƣơng thiết lập sự tƣơng ứng một-một giữa các đơn vị trong các ngôn ngữ khác nhau vì thế tỏ ra không thích đáng. Cuối cùng có thể nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của luận án liên quan đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy tiếng Hàn nhƣ một ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam. Trên cơ sở phân tích nguồn cứ liệu thu thập đƣợc chúng tôi đã xác định đƣợc các nhóm lỗi và phân tích thấu đáo nguyên nhân mắc lỗi của sinh viên. Các loại lỗi mà chúng tôi đã nhận diện và phân tích một lần nữa chứng minh sự khác biệt lớn giữa hai ngôn ngữ Hàn-Việt. Thực vậy, sở dĩ sinh viên không sử dụng hình thái tố tiếng Hàn mặc dù điều đó là bắt buộc, chủ yếu là do ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ: tiếng Việt vốn áp dụng phƣơng thức sử dụng tuỳ thuộc các phó từ chỉ thời gian. Bên cạnh đó các nhóm lỗi do dùng lẫn lộn hình thái tố hoặc lỗi bắt nguồn từ những nét đặc thù của tiếng Hàn là do ngƣời học chƣa làm chủ đƣợc ngoại ngữ. Chú trọng đặc điểm của đối tƣợng sinh viên và những khó khăn do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ đặt ra, chúng tôi đã đề xuất các nguyên tắc giảng dạy theo đƣờng hƣớng sƣ phạm tích cực, trong đó ngƣời học sẽ từng bƣớc tích hợp các kiến thức ngữ pháp quan trọng, còn giáo viên trong vai trò hƣớng dẫn, trợ giúp (facilitator) sẽ chỉ ra cho họ những nét khác biệt cơ bản giữa các ngôn ngữ, giúp họ 148 phòng ngừa đƣợc lỗi. Tính hiệu quả của đƣờng hƣớng sƣ phạm này đã và đang đƣợc kiểm chứng qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả đáng chú ý nhƣ đã nêu trên đây nhƣng chúng tôi vẫn cho rằng đó chỉ là những kết quả bƣớc đầu. Thực vậy chúng tôi nhận thấy liên quan đến phƣơng thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ còn nhiều vấn đề thú vị cần tiếp tục nghiên cứu trong tƣơng lai. Ví dụ nhƣ: từ chỉ thời gian làm thay đổi hay không ý nghĩa của hình thái tố ngữ pháp chỉ thời gian, khái quát về dịch từ chỉ thời gian tiếng Việt sang hình thái tố ngữ pháp chỉ thời gian trong tiếng Hàn .v.v. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng công trình này góp phần đáng kể vào lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. 핚국어와 베트남어의 시갂 표현 대조 (과거 집중으로), Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Hội thảo khoa học quốc tế Trƣờng Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà nội, tháng 11 năm 2009. 2. 베트남어 – 핚국어 시갂 표현 대조 연구 – 현재 시제 중심으로 , 베트남- 핚국 언어 및 문학 교류의 전통과 현황 Past and Present Issues on Korean Language and Literature Studies in Viet Nam, The International Conference on Korean Language, Literuture and Culture, Đai học KHXH & NV Hà nội – Đại học Yonsei Hàn Quốc đồng tổ chức, tháng 1 năm 2010 3. A contrastive analysis of some grammatical means for time expressions in Korean and Vietnamese, Korean Studies in Southeast Asia - A new Dimension of Collaborations beyond a Country Stydy, Hội thảo quốc tế trƣờng Đại học KHXH & NV Hà nội - The Academy of Korean Studies đồng tổ chức, tháng 8 năm 2012 4. Xem xét những nhân tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của từ gốc bổ trợ ~ 었 trong tiếng Hàn và đề xuất phương thức giảng dạy cho người Việt, Ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam 20 năm giảng dạy và nghiên cứu, Hội thảo quốc tế Trƣờng Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh – Asia Research Center đồng tổ chức, tháng 12 năm 2012 5. Đối chiếu về khả năng của ~겠 và ~ㄹ 것 của tiếng Hàn với “sẽ” và “sắp” của tiếng Việt trong vai trò đánh dấu thời tương lai, Chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 12 năm 2012 6. Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới ý nghĩa chỉ thể của chỉ tố ~ 었 trong tiếng Hàn, Tạp chí Khoa học ngoạingữ, trƣờng Đại học Hà nội số 35/ 2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Diệp Quang Ban (2005), "Một hƣớng tiếp cận các yếu tố chỉ “tính thời gian” của tiếng Việt", Ngônngữ 10. 2. Diệp Quang Ban, Trần Đình Sử và Lê Lƣu Oanh (2000), Để học tốt văn và tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Dƣơng Hữu Biên (1997), "Vài ghi nhận về logic và hàm ý", Ngôn ngữ. 1. 4. Dƣơng Hữu Biên (1998), "Quan hệ nghĩa học – chức năng: một phạm trù cần yếu cho việc phân tích nghĩa của câu"", Ngôn ngữ. 5. 5. Nguyễn Đức Dân (1996), "Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 3. 6. Nguyễn Tuấn Đăng (2004), "Sự chồng chéo giữa các phạm trù thì, thức, thể và sự biểu hiện của chúng trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 3. 7. Do-Hurinville và Le Thanh Danh (2007), "Tính đơn nghĩa của đã trong tiếng Việt so sánh với các thì trong tiếng Pháp ", Ngôn ngữ. 1. 8. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt : Từ loại nhìn từ bình diện chức năng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội. 10. Cao Xuân Hạo (1998), "Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 5. 11. Cao Xuân Hạo (2000), "Ý nghĩa hoàn tất trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 5. 12. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Giáo dục, Hà Nội. 13. Chong Hi Ja (1996), "Xem xét lại vấn đề thì trong tiếng Hàn", Ngôn ngữ. 2. 14. John Lyons (1996 ), Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Giáo dục, Hà Nội. 15. John Lyons (2002), "Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung", Ngôn ngữ. 1. 16. S.E. Martin (1954), Korean morphophonemics, Baltimore. 17. Nguyễn Thiện Nam (2001), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan, Ngữ văn, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 18. Ngữ pháp tiếng Việt (2002), Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. V.S Panfilov (1979), “Các cấp thể và các chỉ tố tình thái – thể trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ. 2 20. V.S Panfilov (1993), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Đại học Quốc Gia Hà nội, Hà nội 21. V.S Panfilov (2002), "Một lần nữa về phạm trù thì trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 7. 22. Trần Kim Phƣợng (2004), "Những trƣờng hợp không thể dùng phụ từ đã trong tiếng Việt", Ngôn ngữ và đời sống. 5. 23. Trần Kim Phƣợng (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về thời thể, Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó ( so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh), Khoa học xã hội, T.p Hồ Chí Minh. 26. Đào Thản (1979), "Sổ tay dùng từ", Ngôn ngữ. 1. 27. Đào Thản, Hoàng Phê và Hoàng Văn Hành (1980), Sổ tay dùng từ, Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Khoa học, Hà Nội. 29. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Kim Thản (1999), Động từ trong tiếng Việt, Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Kim Thản (2008), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Lý Toàn Thắng (2012), Một số vấn đề lí luận ngôn ngữ học và tiếng Việt Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Thành (1992), "“Hệ thống các từ chỉ thời - thể và phạm trù ngữ pháp của các cấu trúc thời - thể của động từ tiếng Việt”", Ngôn Ngữ. 2. 36. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 37. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Phan Thị Minh Thuý (2003), Cách diễn đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Nga), Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, T.p Hồ Chí Minh. 39. Nguyễn Minh Thuyết (1995), "Các tiền phó từ chỉ thời, thể trong tiếng Việt", Ngôn ngữ 2. 40. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1997), Thành phần câu tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 41. Bùi Đức Tịnh (2003), Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 42. Nguyễn Hoàng Trung (2009), "Đang – phƣơng tiện biểu đạt thể chƣa hoàn thành trong tiếng Việt", Ngôn ngữ. 5. 43. Phạm Quang Trƣờng (2003), Nghiên cứu đối chiếu thời quá khứ tiếng Pháp và những phương thức biểu đạt ý nghĩa tương ứng trong tiếng Việt, Ngữ văn. 44. Kasevich V.B. (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh 45. An, Dong Hwan (1980), Semantics of korean Tense Markers, Georgetown University, Washington. 46. Chomsky, N. (1965), Aspects of the Theory of Syntax, Cambridge University Press, Cambridge. 47. Corder, S. P. (1967), "The Significance of Learner's Errors", International Review of Applied Lingustics. 5. 48. Corder, S. P. (1981), Error Analysis Interlanguage, Oxford University, London 49. Ellis, R. (1994), The study of Second Language Acquistion, Oxford University Press, London. 50. Ellis, R. (1997), Second Language (SLA) research and language teaching, Oxford University Press, London. 51. Frawley, W. (1992 ), Lingyustic Semantics, New Jersey. 52. Lennon (1991), "Error: Some Problem of Definition, Identification, and Distinction", Applied Linguistics. 12(2). 53. Martin, S.E. (1954), Korean morphophonemics, Baltimore. 54. Penny, U.R (1996), A Course in Language Teaching, Cambridge University Press, Cambridge. 55. Penny, U.R. (1988), Grammar Practice Activities, Cambridge University Press, Cambridge 56. Phan, Trang (2013), Syntax of Vietnamese Aspect, University of Sheffield. 57. R.E, Asher (1994), The encyclopedia of Language and Linguistics, Editor^Editors, Oxford, New York. 58. Smith (1991), The Parameter of aspect, Kluwer, Boston Tiếng Hàn 59. 가츠히코 모리모토 (2003), 핚국어와 읷본어의 양태에 관핚 대조 연구. 핚양대학교 대학원 박사 논문. 60. 고영근 (1981), 중세 국어의 시상과 서법: 탑 출판사. 61. 고영근 (2004), 핚국어 시제 서법 동작상: 태학사. 62. 구민정 (2008) ,핚국어교육에서의 연결문 시갂 표현 연구, 핚국외국어대 대학원. 63. 국어연구원 (2005), 외국읶을 위핚 핚국어 문법, 커뮤니케이션 북스. 64. 김광해 (1997), 국어지식교육론, 서울대학교 출판부. 65. 김성화 (1992), 국어의 상 연구, 핚싞 문화사. 66. 김익병 (1976), 국어 동사의 현재시제에 대핚 재고찰: 핚국 국어교육연구회. 67. 김제열 (2001), 핚국어교육에서 기초 문법 항목의 선정과 단계화를 중심으로, 국제 핚국어 교육학회 . 68. 김제열(2003), 핚국어교육에서 시갂 표현 요소의 문법적 기술 방법 연구, 국제 핚국어 교육학회. 69. 김제열(2004), 핚국어 문법 교육의 문제점과 개선 방안, Paper presented at the 핚국 문법 교육 학회 제 1 회 전국학술대회 자료집. 70. 김차균 (1981), “을”과 “겠”의 의미, 핚글 173-174, 핚글협회. 71. 김차균 (1990), 우리말 시제와 상의 연구, 태학사. 72. 김호정 (2004), 핚국어 교재에서 시제와 상에 관핚 문법 내용 연구, 국제 핚국어 교육학회. 73. 김호정(2006), 핚국어 교육 문법의 시갂 표현 연구, 서울대 대학원 국어교육, 박사학위논문. 74. 나진석 (1971), 우리말의 때매김 연구, 과학사. 75. 남기심 (1972), 현대국어 시제에 관핚 문제: 국어국문학. 76. 남기심 (1985), 국어문법의 시제문제에 관핚 연구: 탑출판사. 77. 남기심 & 고영근 (1985), 표준 국어 문법론: 탑출판사. 78. 민현식 (1991), 국어의 시상과 시갂부사, 개학사. 79. 민현식 (2002), 국어 문법과 핚국어 문법의 상관성, 외국어로서의 핚국어 교수법의 현재, 국제 핚국 어교육학회. 80. 박상희 (2000), 국어 시제형태소 연구, 부산대학교 교육대학원. 81. 박선혜 (2004), 오류 붂석을 통핚 핚국어 시제 및 상 교육 방안 연구, 부경대학교 교육대학원. 82. 박소영 (2002), 핚국어 시제 형태 “었”, 형태론학회 83. 서경희 & 김규현(1995), “겠” 구문의 대화 붂석, 핚국사회언어학회. 84. 서정수 (1976) ,국어 시상형탱의 의미 붂석 연구, 문법연구회. 85. 서정수 (1977), “더”는 회상의 기능을 지니는가? 종결법과 읶용법의 “더”를 중심으로. 언어, 2(1). 86. 서정수 (1978), “었더니”에 관하여, 허웅박사 환갑 기념 논문집 87. 서정수 (1979), “(었)던”에 관하여, 서병국 박사 환갑 기념 논문집 88. 서정수 (1994), 국어문법, 뿌리 깊은 나무 89. 성기철 (1974), 경험의 형태 “~었”에 대하여, 문법 연구 1, 문법 연구회 1. 90. 성기철 (2002), 외국어로서의 핚국어 문법 교육, 국어교육, 제 107 호, 핚국 국어 교육학회 91. 성비락 (2005),몽골읶 학습자를 위핚 핚국어 문법 교육과정의 내용 체계 연구, 서울대학교 박사학위 논문. 92. 손호민 (1975), Retrospection in Korea, 서울대학교 어학연구소. 93. 안동환 (1981), 우리말 관형사형에서의 “~었”과 “~ø’”의 시제 표시 기능, 핚글학회. 94. 왕단 (2005),중국어권 학습자를 위핚 핚국어 문법 교육의 현황과 개선방안, 서울 대학교 국어교육 연구소. 95. 이남순 (1981), 현대국어의 시제와 상의 연구, 국어연구 46, 서울대학교 국어연구회 96. 이선경 (1986), 서법과 언술행위적 핚정 작용: “겠”과 “을 것이”를 중심으로, 핚글, 193. 핚글학회 97. 이성영 (1998), 교육문법의 체제 연구, 국어교육학연구 8, 국어교육학회 98. 이승욱 (1977), 서법과 시상법의 교차현상, 이숭녕선생 고희기념논총 99. 이익섭 (1978), 상대시제에 대하여, 관악어문연구 3, 서울대학교 100. 이재성 (2000), 핚국어의 시제와 상, 국학자료원. 101. 이정희 (2001), 핚국어 학습자의 시제 오류 연구, 이중언어학 18, 이중언어학회 102. 이정희 (2003) 핚국어 학습자의 오류 연구, 박이정. 103. 이해영 (2001) 학습자 중심 수업을 위핚 교재 붂석, 국제핚국어교육학회. 104. 이해영 (2003) 핚국어 학습자의 시제 표현 문법항목 발달패턴 연구: 이중언어학회 105. 임홍빈 (1980) “겠”과 대상성, 핚글 170. 106. 임홍빈 (1982) 선어말 “더”와 단절의 양상, 관악언문연구, 7. 107. 장경희 (1983) “더”의 의미와 그 용법, 언어, 8. 108. 장경희 (1986) 현대국어의 양태범주 연구, 탑 출팔사. 109. 장경희 (1995) 국어의 양태 범주의 설정과 그 체계, 언어, 20. 110. 핚재영 (1986) 중세국어 시제체계에 대핚 관견, 언어, 11. 111. 핚재영 (2005) 핚국어교육방법: 탑출판사 112. 홍종선 (2009) 국어의 시제 상 서법, 국어 문법의 탐구, 1. TỪ ĐIỂN 113. Từ điển tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. SÁCH GIÁO KHOA Tiếng Hàn 1, 2,3, 4 Đại học Seoul Tiếng Hàn Sơ cấp 1, 2, Trung cấp 1,2 ; Cao cấp 1,2 Đại học Kuynghee Tiếng Hàn 1,2,3,4, Đại học Korea Tiếng Hàn 1,2,3,4,5,6 Đại học Yonse Tiếng Hàn 1,2,3,4 Đại học Konkuk Tiếng Hàn Tổng hợp cho ngƣời nƣớc ngoài Sơ cấp 1,2, Trung cấp 1,2; Cao cấp 1,2; Korean Foudation WEBSITE Cục xúc tiến thƣơng mại – Bộ công thƣơng Việt Nam Tổng cục du lịch Hàn Quốc www.visitkorea.or.kr TIỂU THUYẾT Bản dịch tiếng Hàn tiểu thuyết “Cánh đồng bất tân” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ, đƣợc dịch giả Ha Jae Hong dịch, Nhà xuất bản Dongso, tháng 5 năm 2008 Bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết tiểu thuyết “ Ngƣời ăn chay” của tác giả Hang Kang ( Hàn Quốc), dịch giả Hoàng Hải Vân, Nhà xuất bản Trẻ, tháng 1 năm 2011 [ PHỤ LỤC 1 ] Những phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn Thời Hình thức biểu hiện thời Chỉ tố ở vị trí kết thúc Chỉ tố ở vị trí định từ Quá khứ ~었 (đã) ~ ㄴ(đã) ~었었 (đã) ~더 ( hồi tƣởng) Hiện tại ~는/ㄴ/ và Ø ~ 는 (đang) Tƣơng lai ~ 겠 (sẽ/sắp) ~ ㄹ (sẽ) ~ㄹ 것 (sẽ/sắp) [ PHỤ LỤC 2 ] Ý nghĩa ngoài thời của các phƣơng tiện ngữ pháp biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn Phạm trù thời Hình thức biểu hiện Ý nghĩa ngoài thời Quá khứ ~ 었/았 ○1 Hoàn thành: kết quả của hoàn thành còn tiếp tục 저는 엄마를 닮았어요 (Tôi giống mẹ) ○2 Điều gì đó đã thực hiện rồi và có kết quả 나는 조금 전에 왔고 미숙이는 지금 왔어 (Tôi đến cách đây một lúc còn Mi-sook thì giờ mới đến) Tƣơng lai ~겠 ○1 Tƣơng lai và suy luận ( nhận thức phi hiện thực ) 어서 가자. 수업에 늦겠다 Mau đi! Muộn giờ vào lớp rồi! ○2 Tƣơng lai và ý đồ 여기서 공부 못 된다면 나는 그곳으로 가겠다. Nếu ở đây không học đƣợc thì tôi đến đó ○3 Suy luận, phỏng đoán 이 공연장은 관객이 2 천 명은 들어가겠다 Khu vực biểu diễn này chứa đƣợc khoảng 2000 khách. ○4 Phỏng đoán, suy luận / ý trí ý đồ 나라면 그 일 벌써 했겠다. Nếu là tôi thì tôi đã làm rồi ~ㄹ 것 ○1 Phỏng đoán 지우는 유치원에 있을 것이다. Chi-u chắc đang ở nhà trẻ ○2 Ý trí, ý đồ 나는 이 일을 기어이 해내고야 말 것이다. Tôi phải làm cho đến xong việc này. ○3 Phỏng đoán 오늘 밤즘에는 우리가 Mau Son 산에 도착할 거요. Chắc đến tối thì chúng tôi đến đến Mẫu Sơn. [PHỤ LỤC 3] Xem xét về ý nghĩa của hình thái tố ~ 더 trong sách giáo khoa tiếng Hàn Giáo trình Bài Giải thích Trƣờng ĐH Kyunghee Bài 4 quyển Trung cấp 1 1. Dùng khi ngƣời nói nhớ lại về điều mình trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy 2. Thƣờng không sử dụng với chủ ngữ là ngôi số 1. Trƣờng ĐH Yonse Bài 19 1. Với hình thái tố chỉ cảm thán ~굮요: và ~더굮요 đƣợc giải thích là hồi tƣởng lại nội dung gì với thái độ cảm thán 2. Với hình thái tố chỉ quá khứ ~았 : và ~ 았더굮요 đƣợc giải thích là ngƣời nói hồi tƣởng lại việc gì mặc cảm nhận về việc gì đó mà chủ ngữ đã hoàn toàn kết thúc trong quá khứ (~더 không được trình bày như là một nội dung ngữ pháp riêng rẽ mà được trình bày kết hợp với các hình thái tố khác ) Trƣờng ĐH Seoul Bài 24 quyển 3 1. Chỉ đƣa ra các ví dụ 어제는 정말 덥더니 오늘은 좀 시원해졌어요. Hôm qua đã thực là nóng mà hôm nay thì lại hơi mát 둘이 싸우더니 말도 안 해요 Hai đƣa đánh nhau nên chẳng nói với nhau lời nào. Bài 9 quyển 4 2. Trình bày kết hợp với các hình thái tố kahcs 지난 번 시험은 생각보다 어렵지 않더굮요 Kỳ thi lần trƣớc không khó nhƣ mình đã nghĩ 지난 주알에 민석 씨 집에 갔는데 민석 씨 여동생이 정말 예쁘더굮요 Cuối tuần trƣớc mình đến nhà Min Sok chơi, em gái Min Sok xinh thật đấy. [ PHỤ LỤC 4 ] Phân định ý nghĩa thời tƣơng lai của ~겠 Chủ ngữ Tính chắc chắn Ví dụ Xếp loại Ngôi thứ nhất Chắc chắn 제가 하겠습니다 Tôi sẽ làm (1) Ý đồ: thể hiện ý trí củ ngƣời nói về hành động của bản thân trong tƣơng lai 나도 하겠다 Tôi cũng sẽ làm (2) Năng lực: Năng lực của ngƣời nói về hành động của bản thân Không chắc chắn 이러다가 내가 지겠다 (3) Khả năng: Khả năng về hành động không chắc chắn của ngƣời nói (저는) 잘 모르겠습니다 Tôi không biết rõ (4) Không chắc chắn: Ngƣời nói không chắc chắn về trạng thái của bản thân Ngôi thứ hai Không chắc chắn 다음에는 네가 가겠다 Lần sau tôi sẽ đi. (5) Khả năng: Khả năng về hành động không chắc chắn của ngƣời nghe 너 이거 하겠어? Anh làm đƣợc việc này không? (6) Năng lực: Năng lực về hành động của ngƣời nghe 너이거하겠어? Anh sẽ làm việc này chứ? (7) Ý đồ: ý đồ về hành động của ngƣời nghe Ngôi thứ ba Chắc chắn 개회사가 있겠습니다 Anh ta sẽ mở công ty riêng. (8) Dự định: Dự định về hành động chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời thứ 3 Không chắc chắn 버스가 곧 오겠다 Xe buýt sắp đến ngay rồi. (9) Phỏng đoán: Dự đoán về hành động không chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời thứ ba 의문: 그가 이거 하겠어? (10) Năng lực: Năng lực vè hành động của ngƣời thứ ba 그가 거기에 있겠니? Anh ta liệu có ở đó không? (11) Tinh khả thi: Tính khả thi về hành động của ngƣời thứ ba [ PHỤ LỤC 5 ] Phân định ý nghĩa thời tƣơng lai của ~ 을 것이 Chủ ngữ Tính chắc chắn ví dụ Xếp loại Ngôi thứ nhất Chắc chắn (나도) 보고 싶을 거야 Tôi cũng muốn xem đấy. (1) Khả năng 1: Khả năng về hành động không chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời nói Không chắc chắn (우리가) 이번 경기는 반드시 이길 겁니다 Chúng ta nhất định thắng trận này (2) Ý chí: ý chí về hành động trong tƣơng lai của ngƣời nói (나는) 열두 시쯤 도착할 거야 Khoảng 12h tôi đến nơi. (3) Dự định 1: dự định về hành động chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời nói Ngôi thứ hai Không chắc chắn (네가) 보면 알 거야 Chắc anh nhìn thì sẽ thấy! (너도) 마찬가지일 거야 Chắc anh cũng thế thôi mà! (4) Khả năng 2: Khả năng về hành động không chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời nghe 집에 내려갈 거야? Anh định về nhà à? 진짜 결혼할 거야? Anh định kết hôn thật à? 어떻게 할 건가? Thế anh định thế nào? (5) Ý đồ: Ý đồ về hành động không chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời nghe Ngôi thứ ba Chắc chắn 기차가 이제 올 겁니다. Tàu đang đến. 그쪽에서 언급을 할 겁니다 Chắc phía họ sẽ đề xuất. (6) Dự định: dự định về hành động chắc chắn trong tƣơng lai của ngƣời thứ 3 Không chắc chắn 그 노래 좀 뜰 거 같네 Hình nhƣ đã nghe bài này rồi 선생님도 다 아실 거야 Chắc thầy biết hết rồi (7) Phỏng đoán: Phỏng đoán về hành động không chắc chắn của ngƣời thứ 3 [ PHỤ LỤC 6 ] Xem xét về ý nghĩa định hình thái tố định từ ~ 는; ~ (으)ㄴ; ~ (으)ㄹ trong sách giáo khoa tiếng Hàn Giáo trình trƣờng Kyunghee 1. Về ~ 는; ~ (으)ㄴ; ~ (으)ㄹ : giới thiệu giữa giáo trình Sơ cấp 2 Nội dung trình bày: không có chú giải ngữ pháp, chỉ đƣa vấn đề định từ với nghĩa về thời. 2. Về ~ 던: giới thiệu giữa giáo trình Trung cấp 1 Nôi dung trình bày: Không có hƣớng dẫn cụ thể trong bài, tuy nhiên ở phần phụ lục có đƣa ra 3 lớp nghĩa ( quá khứ hồi tƣởng, sự liên tục trong quá khứ, sự lặp lại trong quá khứ). Đặc biệt : Coi ~ 던 là sự kết hợp của 더 với ~ (으)ㄴ Có so sánh ~던 với ~(으)ㄴ và với ~ 었던 Giáo trình trƣờng Seoul 1. Về ~ 는; ~ (으)ㄴ; ~ (으)ㄹ : xuất hiện ở nửa sau giáo trình sơ cấp 1 Nội dung trình bày: không có chú giải ngữ pháp, đƣa vấn đề định từ với nghĩa về thời 2. Về ~ 던 : xuất hiện ở nửa sau giáo trình trung cấp 1 Nội dung trình bày : không có chú giải ngữ pháp; đƣa ~던 tách biệt với ~ 었던 Giáo trình trƣờng Yonsei 1. Về ~ 는; ~ (으)ㄴ; ~ (으)ㄹ : xuất hiện ở nửa sau giáo trình sơ cấp 1 Nội dung trình bày: trong 1 bài cung cấp đầy đủ cả 3 đuôi định từ Có giải thích quan đến thời, thể, thƣc 2. Về ~ 던 : xuất hiện ở nửa sau giáo trình sơ cấp 2 Nội dung trình bày : coi~던 là sự kết hợp của ~더 với ~(으)ㄴ [ PHỤ LỤC 7 ] Phiếu điều tra PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÁC LỖI SAI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG BIỂU HIỆN THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Phiếu điều tra này chỉ được sử dụng với mục đích khảo sát, thống kê về các nhóm lỗi trong quá trình sử dụng các biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn ở sinh viên, phục vụ cho các nghiên cứu của NCS Nghiêm Thị Thu Hương xung quanh đề tài Nghiên cứu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn, có so sánh với tiếng Việt và Xây dựng các phương án khắc phục cơ chế lỗi ở người Việt khi học tiếng Hàn nói chung và khi sử dụng các biểu hiện thời gian nói riêng. Họ tên sinh viên:________________________________, là sinh viên năm thứ ________________ 1 CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG ĐỂ ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG 1. 내가 ____________는 벌써 비행기가 떠난 후였어요. (1) 도착했을 때 (2) 도착할 때 (3) 도착하는 때 2. 이렇게 재미없을 줄 ____________다른 영화를 볼 걸 그랬어. (1) 알겠으면 (2) 안다면 (3) 알았으면 3. 수경 씨는 3년 전 국립 대학교에서 역사를____________ 대학을 졸업한 후 현재는 대학원에서 정치를____________. (1) 전공하고 ― 공부해요 (2) 전공하고 ― 공부했어요 (3) 전공했고 ― 공부하고 있어요 (4) 전공하겠고 ― 공부해요. 4. 너무 많이 먹었어요. 배가 불러서 이제는 더 이상 못____________ (1) 먹는데요 (2) 먹겠는데요 (3) 먹었는데요 5. 어제는 김치가 너무 매워서____________ (1) 먹지 않습니다 ( 2) 먹지 않겠습니다 (3) 먹지 못했습니다. 2 KHOANH TRÒN Ở LỖI SAI VÀ SỬA LẠI CHO ĐÚNG 1. 어제 친구를 만나는데 돈이 없었어요.  _____________________________________________________________________ 2. 여기는 제가 10년 전에 사는 곳이에요. 그때 여기는 학교이에요.  _____________________________________________________________________ 3. 어제 시험을 잘 못 봤어서 지금도 기분이 아주 나빠요.  _____________________________________________________________________ 4. 아들이 빵을 샀어서 집에 갔다.  _____________________________________________________________________ 5. 작년 가을이 특히 아름다워요.  _____________________________________________________________________ 3 DỊCH CÁC CÂU SAU SANG TIẾNG HÀN 1. Ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội và anh ấy đi thành phố Hồ Chí Minh  _____________________________________________________________________ 2. Ngày mai đã là chủ nhật rồi  _____________________________________________________________________ 3. Anh ta đã viết tiểu thuyết lại còn làm đƣợc thơ nữa  _____________________________________________________________________ 4. Mƣời năm truớc, tôi còn đang đi học phổ thông thì xin đi bộ đội.  _____________________________________________________________________ 5. Mùa hè năm ngoái, lớp chúng tôi đi thăm quan ở Hải Phòng. Cảnh trí ở đó rất là đẹp. Chúng tôi đã có một kỳ nghỉ rất thú vị. Năm nay chắc là chúng tôi sẽ đi nữa.  _____________________________________________________________________ _____________________________________________________________________ _____________________________________________________________________ Trân trọng cảm ơn. [ PHỤ LỤC 8 ] Kết quả thống kê phân tích các nhóm lỗi trên văn bản viết Dạng hình thái tố Số câu Dùng không đúng Lƣợc bỏ Thêm vào Biểu hiện quá khứ Chỉ tố liên kết 16 5 10 2 Chỉ tố kết thúc 60 2 21 1 Biểu hiện hiện tại Chỉ tố liên kết 47 4 0 2 Chỉ tố kết thúc 134 3 0 1 Biểu hiện tƣơng lai Chỉ tố liên kết 11 1 0 2 Chỉ tố kết thúc 25 6 0 0 Tổng 293 21 31 8 [ PHỤ LỤC 9 ] Kết quả thống kê tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ mắc lỗi ở các hình thái tố thời gian trên văn bản viết Dạng hình thái tố Tỉ lệ sử dụng (293) Tỉ lệ mắc lỗi (%) Dùng không đúng (21) Lƣợc bỏ (31) Thêm vào (8) Biểu hiện quá khứ Chỉ tố liên kết 5.4 23.8 32.3 25 Chỉ tố kết thúc 20.4 9.5 67.7 12.5 Biểu hiện hiện tại Chỉ tố liên kết 16.3 19.0 - 25 Chỉ tố kết thúc 45.7 14.2 - 12.5 Biểu hiện tƣơng lai Chỉ tố liên kết 3.7 4.8 - 25 Chỉ tố kết thúc 8.5 28.7 - - [ PHỤ LỤC 10 ] MỘT SỐ BÀI VIẾT MẪU CỦA SINH VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_doi_chieu_phuong_thuc_bieu_hien_thoi_gian.pdf
  • pdfBan tom tat.pdf