BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
PHẠM VĂN TRUNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP.HCM NĂM 2020BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
PHẠM
386 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ cho sinh viên trường cao đẳng công thương thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN TRUNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Việt Bảo
TS. Lê Tử Trường
TP.HCM NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Văn Trung, nghiên cứu sinh khóa 4 của Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Việt Bảo và TS. Lê Tử Trường. Các số liệu và thông tin trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan và chưa từng được công bố trên bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
TP.HCM, ngày 18 tháng 08 năm 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Văn Trung
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt
AUN-QA ASEAN University Network – Quality Assurance
BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
BGH Ban Giám hiệu
BXTC Bật xa tại chỗ
CĐCTTPHCM Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh
CLB Câu lạc bộ
CNH Công nghiệp hóa
CP Chính phủ
CT Chỉ thị
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐC Đối chứng
ĐH Đại học
ĐT Đào tạo
ĐVHT Đơn vị học trình
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDQP-AN Giáo dục quốc phòng an ninh
GDTC Giáo dục thể chất
GS.TS Giáo sư, tiến sĩ
GV Giảng viên
HĐH Hiện đại hóa
HPNC Học phần nâng cao
HSSV Học sinh, sinh viên
LVĐ Lượng vận động
NĐ Nghị định
NNGB Nằm ngửa gập bụng
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ
QĐ Quyết định
SL Số lượng
STN Sau thực nghiệm
SV Sinh viên
TB Trung bình
TC Tín chỉ
TCTL Tố chất thể lực
TDTT Thể dục thể thao
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
ThS Thạc sỹ
TN Thực nghiệm
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
TT Thông tư
TTg Thủ tướng
TTN Trước thực nghiệm
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
V/v Về việc
VN Việt nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa.
XPC Xuất phát cao
2. Đơn vị đo lường
cm Centimét
g Gam
kg Kilôgam
m Mét
s Giây
p Phút.
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 3.1
Kết quả khảo sát thực trạng Chương trình môn học giáo dục thể chất Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
52
Bảng 3.2
Kết quả thống kê thực trạng hoạt động thể thao ngoại khóa
54
Bảng 3.3
Khảo sát thực trạng kết quả học tập môn GDTC
56
Bảng 3.4
Thực trạng thể chất của sinh viên trường CĐ CT
Sau 57
Bảng 3.5
So Sánh thể chất của nam sinh viên trường CĐ Công Thương với người Việt Nam cùng lứa tuổi
Sau 57
Bảng 3.6
So Sánh thể chất của nữ sinh viên trường CĐ Công Thương với người Việt Nam cùng lứa tuổi.
Sau 57
Bảng 3.7
Đánh giá thể lực của sinh viên theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT
Sau 60
Bảng 3.8
Kết quả điều tra về số lượng và trình độ giảng viên GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM năm 2018
62
Bảng 3.9
Kết quả điều tra về trình độ chuyên sâu và hàm thụ thêm của giảng viên GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM năm 2018
63
Bảng 3.10
Thực trạng tỉ lệ sinh viên/giảng viên tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
65
Bảng 3.11
Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất
Sau 65
Bảng 3.12
Thực trạng diện tích tập luyện TDTT/sinh viên tại Trường CĐCT
67
Bảng 3.13
Thực trạng kinh phí dành cho GDTC, giai đoạn 2015 – 2018
68
Bảng 3.14
Kết quả phỏng vấn ý kiến đánh giá của chuyên gia, cán bộ quản lý về chương trình GDTC tại trường CĐ Công Thương TP.HCM
70
Bảng 3.15
Kết quả khảo sát chương trình, theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA về chương trình môn học GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM. (n = 20)
Sau 71
Bảng 3.16
Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về tính cấp thiết đổi mới
73
Bảng 3.17
Sự hài lòng của sinh viên về môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
Sau 74
Bảng 3.18
Kết quả khảo sát mức độ ưu tiên lựa chọn môn thể thao của nam sinh viên (n = 500)
86
Bảng 3.19
Kết quả khảo sát mức độ ưu tiên lựa chọn môn thể thao của nữ sinh viên (n = 200)
87
Bảng 3.20
Tổng hợp các môn thể thao ưa thích của sinh viên
88
Bảng 3.21
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về mục tiêu chương trình GDTC học phần tự chọn (n=10)
Sau 94
Bảng 3.22
Cấu trúc chương trình GDTC
96
Bảng 3.23
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Cờ vua
Sau 98
Bảng 3.24
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Karatedo
Sau 99
Bảng 3.25
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Thể hình fitness
Sau 100
Bảng 3.26
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Patin
Sau 101
Bảng 3.27
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Yoga
Sau 102
Bảng 3.28
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Khiêu vũ
Sau 103
Bảng 3.29
Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình môn Quần vợt
Sau 104
Bảng 3.30
Kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình môn học tự chọn tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM (n=5).
108
Bảng 3.31
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Karatedo
Sau 116
Bảng 3.32
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Thể hình
Sau 119
Bảng 3.33
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn môn Patin
Sau 122
Bảng 3.34
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn môn Yoga
Sau 125
Bảng 3.35
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn môn Khiêu vũ
Sau 128
Bảng 3.36
Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn môn Quần vợt
Sau 131
Bảng 3.37
So sánh nhịp tăng trưởng giữa các môn thể thao trong học phần tự chọn mới xây dựng
Sau 134
Bảng 3.38
Kết quả học tập môn giáo dục thể chất nhóm TN K42 và nhóm so sánh (K39,40,41)
Sau 135
Bảng 3.39
Đánh giá thể lực của các nhóm thực nghiệm theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT.
136
Bảng 3.40
So sánh kết quả thể chất của sinh viên thực nghiệm và thể chất người Việt Nam bình thường cùng lứa tuổi 19 và giới tính
Sau 138
Bảng 3.41
Kết quả khảo sát chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN- QA về chương trình GDTC của Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM. (n = 20)
Sau 141
Bảng 3.42
Tổng hợp nhận xét của sinh viên nhóm thực nghiệm về môn học GDTC tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM. (n=420)
Sau 142
Bảng 3.43
So sánh thể lực của nhóm thực nghiệm với một số trường Cao đẳng
144
Bảng 3.44
So sánh thể lực của nhóm thực nghiệm với một số trường đại học
145
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Karatedo
Sau 116
Biểu đồ 3.2
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Karatedo
Sau 116
Biểu đồ 3.3
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Thể hình
Sau 119
Biểu đồ 3.4
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Thể hình
Sau 119
Biểu đồ 3.5
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Patin
Sau 122
Biểu đồ 3.6
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Patin
Sau 122
Biểu đồ 3.7
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Yoga
Sau 125
Biểu đồ 3.8
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Yoga
Sau 125
Biểu đồ 3.9
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Khiêu vũ
Sau 128
Biểu đồ 3.10
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Khiêu vũ
Sau 128
Biểu đồ 3.11
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nam sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Quần vợt
Sau 131
Biểu đồ 3.12
Diễn biến sự phát triển thể chất của Nữ sinh viên trường CĐ Công Thương sau khi học môn thể thao tự chọn Quần vợt
Sau 131
Sơ đồ 3.1
Các bước tiến hành thực nghiệm ứng dụng chương trình GDTC học phần tự chọn cho sinh viên Trường CĐCT TP.HCM.
Sau 115
PHẦN MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước định hướng mục tiêu của giáo dục cho nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo ra đội ngũ tri thức, lao động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong các mặt giáo dục, giáo dục thể chất (GDTC) có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhà trường các cấp thuộc hệ thống quốc dân có trách nhiệm đào tạo những học sinh, sinh viên trở thành nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Việt Nam trong thế kỷ 21. Vai trò quan trọng của GDTC được thể hiện qua luật thể dục, thể thao năm 2018, tại Điều 20 về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường quy định: “Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. [77].
Có thể thấy các đạo luật cơ bản đều hướng đến khẳng định vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường, góp phần nâng cao sức khỏe và mục tiêu giáo dục toàn diện.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. [17].
Căn cứ nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 1 năm 2015 của chính phủ quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường: Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDTC, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. [48].
Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thuộc Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quản lý về giáo dục, đào tạo. Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực là trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Quy mô đào tạo của trường hiện nay 15.000 sinh viên, với 26 chuyên ngành khác nhau.
Về công tác GDTC của Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn đào tạo theo hệ thống niên chế. Chương trình giảng dạy GDTC chưa đa dạng và phong phú, chỉ mang tính giáo dục đại trà cho mọi đối tượng. Tính khả thi của chương trình GDTC chưa cao, chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường. Hình thức môn học tự chọn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên (SV), nhóm môn học tự chọn cho SV đăng ký chưa phong phú. Đa số SV phải chọn những môn học mà mình không ưa thích dẫn đến kết quả học tập chưa cao
Thực hiện lộ trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 về ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Trong đó quy định “Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác” bên cạnh một số chuyên đề đã quy định. [29].
Trước yêu cầu đổi đặc biệt là trước đòi hỏi của thực tiễn, Nghị quyết của Đảng bộ Trường Cao đẳng Công thương TP.Hồ Chí Minh nêu rõ: “tăng cường đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy hiệu quả cho phù hợp với tình hình thực tiễn” trong đó có môn GDTC hiện tại.
Căn cứ vào yêu cầu của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM đã yêu cầu khoa Giáo dục thể chất phải đổi mới môn học Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu mới về đào tạo tín chỉ, đặc biệt là mạnh dạn đưa các nội dung mới, theo hướng thiết kế chương trình tín chỉ linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và điều kiện nhà trường.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc đổi mới chương trình giảng dạy GDTC cho phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp thực tiễn của Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM. Từ những căn cứ trên tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục”
1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chương trình GDTC hiện tại và yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy của nhà trường đáp ứng nhu cầu của sinh viên và xã hội, xây dựng chương trình môn học GDTC học phần tự chọn theo học chế tín chỉ, tiếp cận chuẩn đầu ra và yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng phát triển giáo dục của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình môn học GDTC học phần tự chọn theo học chế tín chỉ cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thực nghiệm chương trình môn học GDTC học phần tự chọn theo học chế tín chỉ cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh.
3. Giả thuyết khoa học của luận án:
Do nhiều nguyên nhân, chất lượng GDTC ở Trường Cao đẳng Công thương thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập. Giả thuyết nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC đặc biệt là do chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn chưa phù hợp. Nếu xây dựng được chương trình môn học thể thao tự chọn phù hợp và đa dạng sẽ phát huy tính tích cực tự giác tập luyện của người học qua đó góp phần nâng cao thể chất cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM và nâng cao chất lượng đào tạo
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn:
Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
Phạm vi nội dung: Tập chung vào chuyên đề 7 của thông tư số: 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng mới một số môn thể thao tự chọn theo học chế tín chỉ, phù hợp với thực tiễn nhà trường, đáp ứng nhu cầu của SV.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác GDTC trường học. Trên cơ sở đánh giá được thực trạng chương trình và công tác GDTC, năng lực thể lực của sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM còn nhiều hạn chế nên chưa nâng cao được chất lượng học thể chất cho sinh viên, chưa phát huy được tính tích cực tự giác học tập của sinh viên, hạn chế về tính hiệu quả, tính giáo dục qua đó thấy được những thành tựu, khó khăn cũng như chỉ ra được nguyên nhân của những thành công trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC cho SV Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
Trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng công tác GDTC và chỉ rõ nguyên nhân của những thành công, hạn chế, chỉ ra xu hướng phát triển công tác giáo dục thể chất trong Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
Từ thực trạng đó luận án đã xây dựng được chương trình môn học GDTC học phần tự chọn, gồm 07 môn theo học chế tín chỉ (Karatedo; Thể hình; Khiêu vũ; Patin; Quần vợt; Yoga; Cờ vua) cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, với thời lượng 30 tiết (01 tín chỉ) từng bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trường học trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Chương trình môn học GDTC học phần tự chọn phù hợp với thực tiễn khách quan trong giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nội dung chương trình và mục tiêu môn học phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên. Cấu trúc và thời lượng của chương trình môn học đảm bảo tính sư phạm, tính cập nhật, đủ điều kiện để sinh viên hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động góp phần nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục - đào tạo và công tác Giáo dục thể chất trong trường học
1.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triển con người nói riêng, Đảng ta đã và đang quan tâm, chăm lo cho phát triển một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI đã khẳng định“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [12, tr.1].
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Vì vậy, Đại hội yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học” Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước”. Theo đó, cần phải “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”[14].
Để cụ thể hoá nghị quyết của các đại hội đại biểu toàn quốc về yêu cầu đổi mới phải phù hợp với sự phát triển của đất nước, ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về cải cách giáo dục gần đây nhất là Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Nghị quyết đã đưa ra 7 quan điểm: [5],[7], [10],
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân;
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp;
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội;
Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng;
Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo;
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước [13].
Các quan điểm chỉ đạo đó đã được cụ thể hóa trong nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 9/6/2014 và kế hoạch hành động của ngành Giáo dục (Ban hành kèm theo Quyết định số 2653 /QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [26]. Như vậy, quan điểm về đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng ta đã không ngừng được bổ xung và phát triển cho phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới. Những quan điểm này là cơ sở, là nền tảng để Bộ, các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên cả nước tiến hành đổi mới công tác dạy và học mang lại hiệu quả ngày càng cao.
1.1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII về Giáo dục & Đào tạo và khoa học công nghệ đã tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về thể chất” [19].
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 điều 41 có qui định: “Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân văn. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, qui định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học” [62].
GDTC là một trong những nhân tố quan trọng của giáo dục con người mới phát triển toàn diện, đồng thời giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Đánh giá được tầm quan trọng của công tác GDTC, trước tình hình mới của Đất nước [3].
GDTC “là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội” [105, tr.123], TDTT là một bộ phận của nền văn hóa, trình độ phát triển TDTT là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hóa nói chung, văn hóa thể chất nói riêng, mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đổi mới nhằm phát triển hơn nữa công tác GDTC. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ, nhiệm vụ chính của GDTC là: Nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh, sinh viên; phát triển thể lực, trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và giữ phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh, sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước [13].
Đảng, Nhà nước ta khẳng định, sự phát triển GDTC phải đảm bảo theo quan điểm đường lối chung của Đảng, Nhà nước, của ngành TDTT và ngành Giáo dục – Đào tạo, phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa học và tính nhân dân. Trong đó, đảm bảo tính dân tộc có nghĩa là: Hình thức, nội dung các hoạt động GDTC phải mang bản sắc dân tộc, vì mục đích, lợi ích dân tộc; đảm bảo tính khoa học là: Kế thừa có chọn lọc các tri thức về TDTT của nhân loại; mọi hoạt động GDTC phải phù hợp với quy luật phát triển tâm, sinh lý của con người [13].
Trong công tác đổi mới GDTC trường học thì nhiệm vụ đổi mới chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên GDTC đóng vai trò là nòng cốt. Giáo viên GDTC không chỉ đóng vai trò truyền đạt các tri thức về GDTC, mà đồng thời phải là người tổ chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục, hoạt động TDTT trong nhà trường và địa phương nơi công tác. Điều đó đòi hỏi cần phải đào tạo đội ngũ giáo viên GDTC có đủ năng lực hoạt động nghề nghiệp, là một công dân gương mẫu, hăng hái tham gia vào sự phát triển TDTT cơ sở.
Quan điểm đó đã được khẳng định trong “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020”, chiến lược đã nêu lên những tồn tại, yếu kém của TDTT nước ta, từ đó đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong đổi mới công tác TDTT là tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thể dục, thể thao và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị. Nghị quyết chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ cơ bản được đặt lên hàng đầu là “mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học”[13, tr.2], [81].
Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 11/2015/NĐ-CP, quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường là: Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí.
1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
1.2.1.Khái niệm về Giáo dục thể chất.
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn “Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của GD nói chung cũng như các ngành GD khác, GDTC bao gồm những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng thông qua quá trình sư phạm hoặc dưới hình thức tự giáo dục”.[83]
Theo Nôvikov, Matveep “Giáo dục thể chất là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dưỡng nhất định, mà đặc điểm của quá trình này có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm, có vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm”.[74]
Trong GDTC có hai bộ phận đặc thù cơ bản là giảng dạy các động tác (các hành vi vận động) và GD các tố chất thể lực (các năng lực thể chất). Nói cách khác đặc điểm giáo dục thể chất là giảng dạy kỹ thuật động tác và bồi dưỡng thể lực cho người học, đồng thời thông qua lượng vận động của các bài tập mà kích thích điều chỉnh sự phát triển các đặc tính tự nhiên của cơ thể: Sức mạnh, sức bền. Nhờ các bài tập thể dục ta có thể thay đổi được hình thái chức năng, tạo ra những biến đổi thích nghi ngày càng tăng lên của cơ thể như: hoàn thiện các chức năng điều chỉnh của hệ thần kinh, làm tăng trưởng cơ bắp, tăng thêm khả năng chức phận của hệ tim mạch.[ 89],[83]
Theo Quyết định số 904/QĐ-BGDĐT ngày 14/02/2004 về hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trong các trường ĐH, CĐ có qui định: “GDTC nội khóa là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho mọi người thông qua các bài tập và trò chơi vận động đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần và thể chất cho học sinh, sinh viên, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, không những thế, GDTC và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao”.[21]
Xây dựng mới chương trình các môn thể thao tự chọn phải được tuân thủ theo đúng các chức năng, nhiệm vụ, vai trò của GDTC, các văn bản của Bộ GD&ĐT nhằm đáp ứng nhu cầu TDTT cho sinh viên, giáo dục con người phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2.2. Phát triển thể chất:
Theo Nguyễn Quang Quyền, “Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của cá thể. Những biến đổi hình thái, chức năng sinh lý và tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên- xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất của cơ thể con người” [80], [100], [101].
Theo A.M. Makximenko, “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con người, đạt được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sống và mức độ tích cực vận động của cá nhân” [70].
Đánh giá sự phát triển thể chất, dùng các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), dung tích sống [80].
1.2.3. Khái niệm học phần, tín chỉ, đặc điểm về học phần, tín chỉ.
Học phần và tín chỉ được quy định tại Điều 3 quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số: 17/VBHN-BGDĐT [25] như sau:
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội d...g học tập và nghiên cứu của sinh viên
Hoạt động học tập ở ĐH, CĐ là hoạt động tâm lí của SV được tổ chức một cách độc đáo, nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị cho SV trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện và có trình độ nghiệp vụ cao.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV có ý nghĩa khá quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giúp SV tiếp cận và giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn. [86],[93]
1.4.1.3. Động cơ học tập của sinh viên
Bất cứ hoạt động nào cũng được thúc đẩy, kích thích bởi động cơ. Động cơ là cái vì nó mà người ta hoạt động để đạt mục đích đã định. Vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên cũng được kích thích, thúc đẩy bởi động cơ nào đó.
Động cơ học tập của SV cũng được xem là sự vật, hiện tượng kích thích, thúc đẩy SV học tập để nắm vững tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển nhân cách.
Những sự vật hiện tượng có thể trở thành động cơ học tập, bắt nguồn từ hai nguồn gốc:
- Nguồn gốc bên ngoài: Đó là gia đình, nhà trường, xã hội, địa vị cá nhân. Những mong đợi của gia đình, xã hội, kỳ vọng của người thân đối với SV
- Nguồn gốc bên trong: Xuất phát từ nhu cầu hiểu biết hoàn thiện tri thức, hứng thú học tập.
Những sự vật hiện tượng này kết hợp với nhau, tác động kích thích sinh viên học tập được gọi là động cơ học tập của sinh viên. Dựa vào mục đích học tập của sinh viên, các nhà nghiên cứu cho thấy, ở sinh viên hiện nay có rất nhiều động cơ học tập. có thể chia làm 5 loại như: Động cơ xã hội, động cơ nghề nghiệp, động cơ nhận thức, động cơ tự khẳng định mình, động cơ vụ lợi.
- Động cơ xã hội: Đó là những sinh viên thể hiện ý thức về các nhu cầu, lợi ích của xã hội, về các mục đích và chuẩn mực xã hội.
- Động cơ nghề nghiệp: Đó là những sinh viên mong muốn nắm được nghề nào đó, hứng thú với nghề đã chọn và có khả năng sáng tạo nghề nghiệp.
- Động cơ nhận thức: Thể hiện ở chỗ sinh viên có nhu cầu học tập, học tập để nâng cao sự hiểu biết, hoàn thiện bản thân, biết được nhiều điều mới lạ,
- Động cơ tự khẳng định mình: Đó là những SV có ý thức về năng lực khả năng của mình. Trong học tập muốn thể hiện được mong muốn và khả năng đó.
- Động cơ vụ lợi: Đó là học tập để có địa vị xã hội, có lương cao,
Những động cơ này kích thích, thúc đẩy SV tích cực học tập, ở những SV khác nhau thì thể hiện các động cơ này ở những mức độ cũng khác nhau. [86]
1.4.1.4. Động cơ tham gia thể thao của con người
Bản thân vận động là một nhu cầu của sự sống, bởi bản chất của sự sống là sự vận động. Vì vậy, bảo vệ tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ là một ước muốn, một nhu cầu tiềm ẩn trong mỗi con người. Ước muốn này đặt biệt rõ ở những người có tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe.
Mong muốn có một thể hình đẹp là một ước muốn của mọi cá nhân, điều này đặc biệt rõ ở nam và nữ thanh niên.
Nhu cầu thưởng thức sự hấp dẫn, vẻ đẹp của môn thể thao, thỏa mãn cảm giác dễ chịu do môn thể thao mang lại.
Do khác nhau về giới tính lứa tuổi, điều kiện kinh tế, lối sống mà hứng thú, sở thích và động cơ tập luyện của quần chúng cũng rất đa dạng: Người lớn tuổi: tập dưỡng sinh, thái cực quyền; Thanh niên: các môn võ, môn bóng..; Nữ thanh niên: nhịp điệu, khiêu vũ
Sở thích của thiếu niên thì đa dạng hơn, nhưng nhìn chung các em không thích những môn có tính đơn điệu.[86]
Động cơ tham gia thể thao là một mặt ý thức của người tập trong đó phản ánh tư tưởng, tình cảm thúc đẩy họ tham gia tập luyện. Động cơ miêu tả trạng thái kích thích bên trong, điều khiển và chỉ đạo hành vi.[97]
Schiffman & Kanuk (2001) Đề xuất một định nghĩa chung cho động cơ tham gia thể thao phản ánh quá trình với 5 giai đoạn: nhu cầu về sự thừa nhận; giảm bớt căng thẳng; trạng thái nỗ lực; sự mong muốn; mục tiêu hướng tới hành vi.[97]
Nhận xét về một số đặc điểm tâm lí sinh viên.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Tuy nhiên ở lứa tuổi SV có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV. [97]
1.4.2. Đặc điểm sinh lý sinh viên (lứa tuổi 19- 22)
- Hệ xương: Vẫn tiếp tục được cốt hoá mãi tới năm 24 - 25 tuổi mới hoàn thiện, các cơ tăng khối lượng và đạt 43 - 44% trọng lượng toàn thân. Sự cốt hoá bộ xương có nghĩa là đã chấm dứt sự phát triển chiều dài. Quá trình đó xảy ra do các màng xương được phát triển dày lên bao bọc quanh sụn.
- Hệ thần kinh: Được phát triển một cách hoàn thiện, khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên, làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế. Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực, cho nên phải sử dụng các bài tập sao cho phù hợp.
- Hệ cơ: Riêng cơ bắp, cơ lớn phát triển nhanh (cơ đùi) và các cơ co phát triển sớm hơn cơ duỗi. Vì vậy, sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền là hợp lý, nhưng các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả loại cơ.
- Hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện, mạch đập của nam vào khoảng 70 - 75 lần/phút và nữ khoảng 75 - 80 lần/phút. Sau vận động, mạch và huyết áp hồi phục tương đối nhanh, cho nên phù hợp với những bài tập có khối lượng cường độ tương đối lớn.
- Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam là 75-80cm và nữ là 80-85cm, diện tiếp xúc của phổi khoảng 120-150cm2, dung lượng phổi khoảng 4-5lít, tần số hô hấp 10 -20 lần/phút. Vì vậy tập các bài tập phát triển sức mạnh và sức mạnh tốc độ rất phù hợp với lứa tuổi này.
- Nói tóm lại: Đây là giai đoạn thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các tố chất thể lực. Do sức mạnh cơ bắp và sức bền đã được phát triển rất lớn, khả năng phối hợp vận động tốt lên rõ rệt. Vì vậy, ở tuổi này có thể áp dụng tất cả các bài tập dùng sức mạnh và sức bền, tham gia tập luyện và thi đấu tất cả các môn thể thao rất tốt.
Vấn đề giáo dục sức bền ở lứa tuổi này đặc biệt thuận lợi vì khối lượng tim và mạch máu đều đã đến mức tiêu chuẩn, hoạt động của tim ổn định, hệ thần kinh phát triển đầy đủ. Hệ thống tín hiệu thứ hai đã đạt tới mức hoàn chỉnh, ngôn ngữ bên trong và bên ngoài rất phong phú. Trong khi hệ thần kinh phát triển đầy đủ thì cấu trúc nội tế bào của não lại trở nên phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ trước, số các sợi thớ liên hiệp tăng lên, các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như mối liên hệ giữa chúng được hoàn thiện.
Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta áp dụng các phương tiện và phương pháp tập luyện để giáo dục các tố chất thể lực. Sự phát triển các tố chất thể lực theo lứa tuổi, quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của cơ quan và hệ cơ của cơ thể.[97]
1.5. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên.
Sự thay đổi các tổ chất thể lực trên cơ sở của sự phát triển hình thái, chức năng. Nó thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, có tính làn sóng và tính giai đoạn. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành diễn ra không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng và vào từng thời kỳ khác nhau. Các tố chất thể lực bao gồm: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo.
1.5.1. Sức mạnh
Sức mạnh phụ thuộc vào hệ vận động vì nó có liên hệ mật thiết với các tổ chức xương, cơ, dây chằng, năng lực khống chế và điều hòa cơ. Ở tuổi trưởng thành, sự phát triển các nhóm cơ không đồng đều nên tỉ lệ sức mạnh của các nhóm cơ cũng thay đổi theo lứa tuổi. Trong khi đó sức mạnh của các nhóm cơ duỗi phát triển nhanh hơn nhóm cơ co, cơ hoạt động nhiều sẽ phát triển nhanh hơn cơ hoạt động ít, ở độ tuổi 18 – 21 thì sức mạnh cơ bắp có sự phát triển với nhịp độ cao và có tính chất đột biến.
Để rèn luyện sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh chia làm hai nhóm. Nhóm một: các bài tập với lực đối kháng bên ngoài đó là các bài tập với dụng cụ nặng, các bài tập với lực đối kháng của người cùng tập, các bài tập với lực đàn hồi, các bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, trên mùn cưa, bãi biển). Nhóm hai: các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể. [46]
1.5.2. Sức nhanh
Tốc độ là một tố chất vận động đặc trưng bởi thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ động tác đơn lẻ. Trong hoạt động thể lực, tốc độ biểu hiện một cách tổng hợp. Tốc độ của động tác đơn lẻ biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển. Nếu được tập luyện thì tốc độ của động tác đơn lẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Phương pháp cơ bản để giáo dục sức nhanh, là phương pháp lặp lại, song để tránh sự đơn điệu và “Hàng rào tốc độ” người ta có thể sử dụng các trò chơi như chạy tiếp sức, các trò chơi với bóng [46]
1.5.3. Sức bền
Sức bền phát triển đến 21 - 22 tuổi thì đạt đỉnh cao, sức bền có liên quan mật thiết đến chức năng hệ thống tuần hoàn, hô hấp và khả năng ổn định của cơ thể, tố chất sức bền cũng biến đổi đáng kể trong các hoạt động tĩnh lực cũng như động lực. Sức bền ưa khí phát triển mạnh vào độ tuổi 18 - 22, trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ngay ở lứa tuổi 12 - 17.
Những biện pháp chủ yếu để phát triển sức bền chung cho sinh viên là những bài tập gắng sức, nhất là các bài tập có chu kỳ, với thời gian dài (từ 2 – 3 phút trở lên), nhằm nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể, khắc phục mệt mỏi và duy trì hoạt động vận động với hiệu quả cao nhất. Đó là những bài tập chạy việt dã, bài tập chạy với quãng đường từ 1000m – 5000m, với cường độ không lớn. Đối với sinh viên để phát triển sức bền, thường tiến hành các bài tập trên khoảng 1 lần 1 tuần và tuân theo nguyên tắc tăng dần lượng vận động [46]
1.5.4. Khéo léo
Tố chất vận động khéo léo thể hiện khả năng điều khiển các yếu tố thể lực, không gian, thời gian của động tác. Một trong các yếu tố quan trọng của khéo léo là định hướng chính xác trong không gian. Khả năng này phát triển cao nhất ở lứa tuổi 7 - 10 tuổi. từ 10 - 12 tuổi khả năng này ổn định và ở tuổi 14 - 15 giảm xuống. đến 16 - 17 tuổi khả năng định hướng trong không gian sẽ đạt mức độ người lớn.
Khi sử dụng các bài tập nhằm tăng khả năng linh hoạt khéo léo cần vận dụng những biện pháp: Đa dạng hóa việc thực hiện động tác; thay đổi điều kiện bên ngoài; thực hiện động tác yêu cầu về thời gian; thay đổi việc thu nhận thông tin.[46]
1.5.5. Mềm dẻo
Tố chất mềm dẻo là góc độ hoạt động của các khớp của cơ thể con người, nó là khả năng kéo dài của dây chằng và cơ bắp. Độ mềm dẻo không phát triển đồng đều theo sự phát triển của lứa tuổi. Độ linh hoạt của cột sống ở nam tuổi 7 - 14 nâng cao rõ rệt và đạt chỉ số lớn nhất vào tuổi 15. Khi lớn lên phát triển chậm lại. Độ linh hoạt phát triển cao vào độ tuổi 12 - 13, biên độ khớp hông lớn nhất vào độ tuổi 7 - 10 sau đó phát triển chậm lại.
Tất cả các bài tập phát triển mềm dẻo phải có khả năng phối hợp vận động cao, có chất lượng thả lỏng cơ tốt và có tư thế gập sâu tối đa. Những bài tập sử dụng đó không gây ức chế thần kinh và gây được hưng phấn cho người tập và thực hiện thời gian không kéo dài quá, quãng nghỉ bằng các động tác thực hiện luân phiên hoặc ngắn. [46]
Sự phát triển hài hòa các tố chất TL của cơ thể là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác GDTC cho HSSV. Thể lực tốt sẽ tạo điều kiện để cơ thể phát triển dễ dàng và kích thích hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Đây là một trong những điều kiện chính để giúp cho cơ thể có sức khoẻ ổn định, bởi, việc lưu thông tuần hoàn máu tốt sẽ giúp cơ thể có đủ dưỡng chất và dưỡng khí, đồng thời loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Đông y nói: “Thông tức bất thống, thống tắc bất thông” có nghĩa là khí huyết lưu thông tốt thì không đau, mà đau có nghĩa là khí huyết lưu thông không tốt. Khi có sức khoẻ tốt các em sẽ tham gia học tập và hoạt động tốt hơn. [96]
1.6. Sơ lược về Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
1.6.1 Một số nét về Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM hiện nay, được thành lập tháng 10/1976. Tháng 12/2000 trường được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Công nghiệp II, tháng 01/2009 đổi tên thành Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM như hiện nay.
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM là trường Cao đẳng thuộc Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội quản lý về giáo dục, đào tạo. Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Hiện nay trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM hằng năm nhà trường tuyển sinh từ 4300 đến 5000 sinh viên trên cả nước. Quy mô đào tạo của trường hiện nay 15.000 sinh viên, với 26 chuyên ngành khác nhau. Toàn trường có trên 400 cán bộ, giảng viên, công nhân viên, 13 khoa, 13 phòng ban, trung tâm chức năng. Số lượng giảng viên hiện có, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của trường. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tương đối hợp lý cho các ngành và chuyên ngành đào tạo. Số lượng giảng viên có học hàm, học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ chiếm tỉ lệ cao, số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ Tiến sĩ: 16 (4.5%), Thạc sĩ: 212 (59.72%), đại học: 96 (27.04%), cao đẳng: 15 (4.2%), trung cấp: 09 (2.5%), sơ cấp: 7 (2.04%); số giảng viên đang học sau đại học: 42 (NCS: 22, ThS: 20);
1.6.2 Khoa giáo dục thể chất
Khoa Giáo dục Thể chất là một đơn vị thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-CĐCT, ngày 20/10/2011 của Hiệu trưởng về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của khoa theo quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường. Hiện nay khoa có 10 giảng viên, 01 giáo vụ khoa. Ngoài ra nhà trường còn ký hợp đồng với 05 giảng viên. Có 10/10 giảng viên trình độ Thạc sĩ, các Thầy, Cô có uy tín, năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, có khả năng định hướng và tổ chức mọi hoạt động của Khoa theo chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường
Nhà trường xác định, bên cạnh đội ngũ cán bộ giảng dạy, và cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, thì trang thiết bị, phương tiện giảng dạy cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập của sinh viên. Vì vậy, Nhà trường đã luôn quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập môn GDTC tuy nhiên diện tích sân bãi và dụng cụ TDTT còn thiếu nhiều, đặc biệt là diện tích sân tập chủ yếu phục vụ cho 1 số môn học tự chọn, chính khóa. Trong những năm qua, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giảng viên và sinh viên sử dụng, song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giảng dạy.
Về thực hiện chương trình GDTC: hiện tại Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM đang thực hiện theo thông tư số: 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.7. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chương trình môn học GDTC ở Việt Nam:
Cho đến thời điểm này, thông qua hệ thống thư viện, qua trao đổi với các đồng nghiệp, cũng như tìm kiếm trên mạng internet có thể thấy cũng đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu đến các “khía cạnh” khác nhau về hoạt động xây dựng chương trình môn học GDTC ở các cấp độ khác nhau tùy theo điều kiện từng trường, từng địa phương và đều hướng tới việc nâng cao hiệu quả xây dựng chương trình đào tạo mà nội dung chủ yếu đã được đề cập xoay quanh một số vấn đề như:
Trong lĩnh vực thể thao và giáo dục thể chất, một số tác phẩm thiết kế, xây dựng chương trình cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng:
Trần Nam Giao (2018)[85]. Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Viện Khoa học thể thao. Luận án đã cung cấp thông tin chính xác khoa học và toàn diện về thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường ĐHKHXH&NV qua các nội dung sau: Thực trạng các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình giảng dạy); Mức độ quan tâm của người học về chương trình GDTC; thực trạng thể chất SV năm thứ nhất; Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình GDTC tại trường ĐHKHXH&NV. Luận án đã xây dựng được thang đo đánh giá đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV.
Nguyễn Thanh Hùng (2017) [65]. Xây dựng chương trình giáo dục thể chất học phần tự chọn, ngoại khóa cho sinh viên Đại học Quy Nhơn. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT TP.HCM. làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác Giáo dục thể chất trường học. Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất sinh viên trong trường Đại học Quy Nhơn về các mặt: thực trạng chương trình giáo dục thể chất nội, ngoại khoá và hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao, thực trạng thể chất học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn. Luận án đã xác định đổi mới được mô hình xây dựng chương trình giáo dục thể chất nội, ngoại khóa với 2 nội dung: Học phần tự chọn nội khóa, ngoại khóa câu lạc bộ thể dục thể thao: học phần thể thao tự chọn 9 môn: (Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng ném, bóng bàn và võ thuật (cổ truyền Việt nam, Karatedo, Taekwondo), xây dựng mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên(06 CLB): Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn và Võ cổ truyền Việt Nam, và phân bổ tập luyện 60 tiết tương ứng 2 học kỳ, để ứng dụng trong giờ học thể thao tự chọn nội khóa, ngoại khóa nhằm rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn. Luận án đã tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả nội dung giảng dạy nội, ngoại khóa trong thời gian 10 tháng. Kết quả kiểm nghiệm đã chứng minh với việc sử dụng 9 môn tự chọn trong học phần tự chọn nội khóa và 06 môn theo mô hình câu lạc bộ học ngoại khóa, đã đem lại hiệu quả cao đối với phát triển thể chất của sinh viên.
Nguyễn Văn Hòa (2017)[64]. Cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên Trường Đại học Cần Thơ. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT TP.HCM. Luận án đã đánh giá được thực trạng về chương trình đào tạo, kết quả học tập của sinh viên, thể chất của sinh viên và các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Cần Thơ. Thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong những năm qua tại trường ĐHCT (thời điểm từ năm 2010 đến năm 2014), kết quả học tập của sinh viên còn nhiều loại yếu, kém và loại không đạt; Thể chất của sinh viên trường Đại học Cần Thơ có sự tương đồng với thể chất người Việt Nam, nhưng lại kém hơn về khéo léo và sức bền và thể lực của còn ở mức thấp so với quy định đánh giá xếp loại của Bộ GD&ĐT nhất là nội dung sức bền. Các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất như: Đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; kinh phí cho các hoạt động TDTT và công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên không chuyên của trường vẫn còn hạn chế. Đã cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên trường Đại học Cần Thơ từ 60 tiết lên 90 tiết (03 tín chỉ) gồm 09 môn: Điền kinh; Taekwondo; Bóng chuyền; Bóng đá; Cầu lông; Bóng bàn; Thể dục nhịp điệu, Bóng rổ, môn cờ vua dành cho sinh viên có sức khỏe yếu hoặc khuyết tật, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường và đã được kiểm định đánh giá phù hợp với Thông tư số 25/2005/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo về quy định chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2015. Đồng thời cải tiến các điều kiện đảm bảo như: thu nhận thêm cán bộ, đề xuất sửa chữa cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TDTTcũng đã được cải thiện.
Đỗ Ngọc Cương (2016)[38]. Nghiên cứu xây dựng chương trình Thể thao nâng cao cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Luận án đã xác định được mối liên hệ giữa cơ sở lý luận của khoa học giáo dục với lý luận giáo dục thể chất trong việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất theo hướng đáp ứng đặc điểm cá nhân người học. Xác định được quy trình xây dựng chương trình giáo dục thể chất cho những nhóm sinh viên có trình độ khác nhau dựa trên những quan điểm, cách tiếp cận và xu hướng tiên tiến trong lý luận và thực tiễn giáo dục. Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục thể chất tại Đại học Thái Nguyên từ góc nhìn phân hóa trong giáo dục. Kết quả này góp phần đánh giá toàn diện hơn về công tác giáo dục thể chất cho sinh viên; Xác định được nhu cầu bồi dưỡng nâng cao cho những sinh viên yêu thích và có năng khiếu thể thao; Xây dựng được chương trình TTNC cho những sinh viên yêu thích và có năng khiếu thể thao. Đây là chương trình mới, chưa được nghiên cứu triển khai tại các trường thuộc Đại học Thái Nguyên.
Nguyễn Hữu Vũ (2016). [90]. Ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT TP.HCM. Luận án đã phát hiện những thông tin toàn diện về thực trạng công tác Giáo dục thể chất trong trường Đại học Tư thục Hoa Sen: Chương trình Giáo dục thể chất nội khóa, cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất, sự đầu tư tài chính trong Giáo dục thể chất, nhân sự Bộ môn Giáo dục thể chất, sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen, qui trình tổ chức và đào tạo,... Qua đó, thấy được những thành tựu, khó khăn cũng như chỉ ra được nguyên nhân của những thành công trong việc nâng cao chất lượng công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá khách quan về thực trạng công tác GDTC và chỉ rõ nguyên nhân của những thành công, hạn chế; Luận án đề xuất 03 nhóm gồm 15 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen. Qua triển khai áp dụng các giải pháp đã được đánh giá là có hiệu quả và khả thi.
Trần Ngọc Cương (2018)[45]. Nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình Câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Luận án tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học TDTT TP.HCM. Luận án đã sử dụng Bộ tiêu chuẩn AUN-QA, các tiêu chuẩn của thông tư 04/2016/TT-BGDĐT để đánh giá thực trạng chương trình GDTC các môn thể thao tự chọn của trường Đại học Sài Gòn. Từ đó đưa ra các kết quả về học tập, thực trạng thể lực chung, mức độ nhu cầu về các môn thể thao của sinh viên, mức độ đánh giá của giảng viên, các điều kiện đảm bảo của chương trình. Trên cơ sở các kết quả trên, luận án đã chỉ ra được những ưu nhược điểm của chương trình và đi đến kết luận, phải xây dựng một chương trình mới, phù hợp, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng xu thế hội nhập và sứ mệnh phát triển của nhà trường. Chương trình mới cũng được luận án sử dụng các tiêu chuẩn trên để đánh giá. Luận án đã xây dựng được chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT, bao gồm 5 môn: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông với thời lượng là 90 tiết (3 tín chỉ), thực nghiệm trong 1 năm học với 3 học kỳ. Cấu trúc chương trình và thời lượng chương trình đảm bảo tính sư phạm, tính cập nhật đủ điều kiện để sinh viên hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động, thói quen vận động suốt đời. Chương trình sẽ đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao trong sinh viên, cung cấp cho sinh viên kĩ năng và thái độ phù hợp.
Tóm lại: Qua một số công trình nghiên cứu, tài liệu về xây dựng CTGD mà luận án tham khảo như đã trình bày khái quát trên đây, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu, tài liệu tập trung vào nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục đại học với các quan điểm lý luận, lý thuyết về xây dựng chương trình, mô hình phát triển chương trình, các tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo đều có những điểm mạnh riêng. Các quan điểm lý luận, lý thuyết này đều có thể sử dụng vào giải quyết các nội dung của đề tài luận án. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu ở nhiều đối tượng HS,SV ở các cấp đào tạo trong giáo dục hiện nay ở nước ta, các đề tài nghiên cứu theo hướng đổi mới chương trình GDTC nội, ngoại khóa cho sinh viên còn rất ít. Chủ yếu các đề tài tập trung nghiên cứu cải tiến chương trình môn học GDTC cho sinh viên không chuyên và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC, còn đối với xây dựng chương trình GDTC phần tự chọn cho sinh viên các trường Cao đẳng thì chưa có đề tài nào đề cập tới.
Kết luận chương 1: Từ kết quả tổng quan về nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, cho phép rút ra các kết luận sau:
Các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho thấy đổi mới giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục thể chất giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho định hướng phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển GDTC và thể thao trường học, coi GDTC là mục tiêu để phát triển con người toàn diện về đức – trí – thể - mỹ.
GDTC không chỉ là một môn học trong chương trình giáo dục đào tạo từ mẫu giáo đến đại học, mà còn là nội dung hoạt động của tuổi trẻ học đường, là phương tiện của nhà giáo để tiến hành giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp của học sinh, sinh viên.
Trong xu hướng đổi mới đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo theo hệ thống tín chỉ, GDTC trong các trường đại học hiện nay đang hướng tới đào tạo theo tự chọn, nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn phong phú về nội dung và hình thức học tập.
Thực hiện lộ trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 về ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Trong đó quy định “Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác” bên cạnh một số chuyên đề đã quy định
Yêu cầu của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM đã yêu cầu khoa Giáo dục thể chất phải đổi mới môn học Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu mới về đào tạo tín chỉ, đặc biệt là mạnh dạn đưa các nội dung mới, theo hướng thiết kế chương trình tín chỉ linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và điều kiện nhà trường.
Từ phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu ứng dụng chương trình GDTC học phần tự chọn, cho SV Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM là cần thiết, có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Chương trình môn học giáo dục thể chất học phần tự chọn cho sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM
2.1.2. Khách thể nghiên cứu.
Cán bộ chuyên môn, nhà sư phạm, nhà quản lý, chuyên gia kiểm định chất lượng, giảng viên tham gia giảng dạy môn giáo dục thể chất và sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM. Mục đích nhằm khảo sát thực trạng công tác giáo dục thể chất, xây dựng và ứng dụng chương trình GDTC học phần tự chọn cho sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM
- Mẫu nghiên cứu dùng để phỏng vấn.
+ Mẫu phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên: 125 người
+ Mẫu phỏng vấn giảng viên và cán bộ quản lý: 40 người
+ Mẫu phỏng vấn sinh viên: Phỏng vấn về nhu cầu môn thể thao ưa thích (700 SV); nhận xét về chương trình GDTC học phần tự chọn mới xây dựng (420 SV)
- Mẫu nghiên cứu dùng để kiểm tra sư phạm.
Để đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình luận án tiến hành đo lường các chỉ tiêu thể chất của 360 sinh viên khóa 42 (180 nam và 180 nữ) là đối tượng thực nghiệm ứng dụng chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn được xây dựng của trường Trường CĐ Công thương TP.HCM
Đối tượng so sánh bao gồm: 1000 SV khóa 39 (500 nam, 500 nữ); 1000 SV khóa 40 (500 nam, 500 nữ); 1000 SV khóa 41 (500 nam, 500 nữ).
2.1.3. Chọn mẫu nghiên cứu
Để chọn mẫu nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chương trình môn học GDTC mới, luận án tiến hành chọn mẫu nghiên cứu theo công thức sau:
n=
Z2(1-α/2).p(1-p)
d2
Trong đó:
n là cỡ mẫu cần nghiên cứu cho mỗi nhóm đối tượng
p là tỉ lệ các test đạt mức trung bình trở lên ước lượng là 70% (để có
cỡ mẫu lớn)
d là độ chính xác tuyệt đối mong muốn lấy d = 0,05
a là mức ý nghĩa thống kê, với a = 0,05 thì Z (1-a/2) = 1,96
Theo công thức, tính toán cỡ mẫu n = 323. Vì vậy, lấy số lượng 360 sinh viên tham gia thực nghiệm chương trình GDTC mới là phù hợp. Mỗi môn chọn ngẫu nhiên 60 sinh viên (30 nam và 30 nữ) để thực nghiệm.
Karatedo : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
Thể hình fitness : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
Patin : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
Yoga : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
Khiêu vũ : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
Quần vợt : 30 sinh viên nam, 30 sinh viên nữ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin có liên quan mang tính lý luận, phân tích, tổng hợp và hệ thống các kiến thức đó, qua đó hình thành cơ sở lý luận phục vụ cho việ...t phù hợp:
Câu 3: Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình phản ánh được nhu cầu học tập của sinh viên. Phù hợp với định hướng đào tạo của nhà trường
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 4: Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình được cập nhật thường xuyên..
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 5: Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 6: Nội dung chương trình có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 7: Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 8: Cấu trúc chương trình tự chọn rất hợp lý.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 9: Đảm bảo tính khoa học, trình tự từ dễ đến, tăng lên theo thời gian.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 10: Kết quả đánh giá đầu ra thể chất của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình mới được tăng lên rõ rệt.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 11: Cách thức kiểm tra, đánh giá phủ kín nội dung và mục tiêu của từng học phần.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 12: Đảm bảo phù hợp với quy định đào tạo tín chỉ. Các phương pháp đánh giá đa dạng
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 13: Các qui trình kiểm tra, thi cử rõ ràng, được phổ biến cho mọi người và được tuân thủ chặt chẽ.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Câu 14: Sinh viên thực sự hài lòng với các qui trình này.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
II. Tính cấp thiết xây dựng chương trình GDTC học phần tự chọn.
Câu 1 Sự cần thiết phải xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC để đáp ứng nhu cầu đối với SV trong giai đoạn hiện nay?
Rất cần thiết Cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Câu 2: Mục tiêu của chương trình tự chọn môn GDTC trang bị kiến thức các môn thể thao, đáp ứng được nhu cầu và năng lực sở trưởng mỗi cá nhân nhằm nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp sau này cho SV?
Rất cần thiết Cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Câu 3: Trong điều kiện nhà trường hiện nay, cần phải xây dựng nhiều môn thể thao để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Rất cần thiết Cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Thầy (Cô).
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 12
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho sinh viên)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Họ và tên:
Lớp:. Khóa: ..
Để có cơ sở thực tiễn đổi mới chương trình GDTC trường CĐ Công Thương TP. HCM, nhằm đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy môn học GDTC học phần tự chọn. Các em sinh viên sau thời gian trực tiếp học tập chương trình GDTC học phần tự chọn, vui lòng trả lời những ý kiến phỏng vấn sau (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).
Câu 1: Mức độ hài lòng khi đăng ký học phần này (được chọn GV, thời khóa biểu)
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 2: Chương trình có nội dung, hình thức giảng dạy hấp dẫn và lôi cuốn kích thích nhu cầu học tập và duy trì tập luyện thường xuyên của SV .
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 3: Chương trình môn học thể thao tự chọn đáp ứng được nhu cầu của sinh viên .
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 4: Chương trình môn học thể thao tự chọn đáp ứng được sự hài lòng của sinh viên
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 5: Các điều kiện khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị, .) đảm bảo chương trình.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 6: Mức độ yêu cầu học tập, phương thức đánh giá, nội dung chuyên môn.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 7: Mức độ kiến thức, kỹ năng và trình độ đạt được khi hoàn thành học phần.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 8: Nội dung thực giảng đáp ứng đề cương học phần đã công bố.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 9: Cường độ học tập (hoạt động ở lớp, bài tập về nhà và thư viện).
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 10: Kết quả điểm số đạt được.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 11: Mức độ hài lòng về việc học tập, lớp học phần GDTC.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Cảm ơn sự hợp tác của các em sinh viên.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 13
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho sinh viên)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Họ và tên:
Lớp:. Khóa: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Để biết được mức độ yêu thích tập luyện các môn thể thao, các em sinh viên vui lòng trả lời những ý kiến phỏng vấn sau (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).
Môn Bóng đá: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Bóng chuyền: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Bóng rổ: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Cầu lông: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Môn Aerobic: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Bóng bàn: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn bơi lội: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn cờ tướng: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Cờ vua: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Karatedo: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Taekwondo: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn võ cổ truyền: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn võ Vovinam: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Bóng ném: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn đá cầu: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Yoga: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Khiêu vũ: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Thể hình: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Quần vợt: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Môn Patin: Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 không thích
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em sinh viên.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 14
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Nhằm xác định chuẩn đầu ra của chương trình GDTC học phần tự chọn tại Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM, để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các Thầy (Cô) vui lòng trả lời những ý kiến phỏng vấn sau (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).
Câu 1: Về kiến thức:
1. Nắm được khái quát về sự hình thành và phát triển môn thể thao mà sinh viên chọn học.
Đồng ý Không đồng ý
2. Trình bày được tính chất, tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn TDTT được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung. Đồng ý Không đồng ý
3. Trình bày được luật, phương pháp thi đấu của môn thể thao mà SV chọn học.
Đồng ý Không đồng ý
4. Nắm được tác dụng nâng cao thể chất thông qua tập luyện môn thể thao mà sinh viên chọn học..
Đồng ý Không đồng ý
Câu 2: Về kỹ năng:
1. Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao mà sinh viên chọn học
Đồng ý Không đồng ý
2. Tổ chức được nhóm tập luyện các nội dung, các kỹ thuật của môn thể thao mà sinh viên chọn học
Đồng ý Không đồng ý
3. Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học
Đồng ý Không đồng ý
4. Có thể thi đấu giao hữu trên cơ sở nắm được luật thi đấu cơ bản.
Câu 3: Về thái độ, hành vi:
1. Tích cực, tự giác học tập, xây dựng thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Đồng ý Không đồng ý
2. Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
Đồng ý Không đồng ý
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 15
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Nhằm lựa chọn nội dung chương trình môn học Karatedo vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC trường CĐ Công Thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Karatedo
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Karatedo
2
Hệ thống kỹ thuật, phân loại và phân tích một số KT cơ bản
3
Luật Karatedo (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Karatedo
TT
Nội dung
Điểm
Hệ thống kỹ thuật đấm (Zuki waza):
1
Đấm thẳng, thuận, nghịch
2
Đấm móc, đấm vòng
3
Đấm ngang
Hệ thống kỹ thuật đá (Geri waza):
1
Đá thẳng
2
Đá vòng
3
Đá ngang
Hệ thống kỹ thuật đỡ (Uke waza):
4
Đỡ hạ đẳng
5
Đỡ cao
6
Đỡ trung đẳng
Hệ thống đòn đánh (Uchi waza)
7
Chặt cạnh tay (Shuto uchi hoặc sử dụng đỡ)
8
Đánh bằng nắm tay (Tetsui uchi)
Hệ thống tấn pháp (Dachi waza)
9
Tân nghiêm (mushubi)
10
Tấn trung bình (Kiba)
11
Tấn sau (Zenkutsu)
12
Tấn trước (Kokutsu)
Bài quyền (Kata)
13
Taikyoku shodan
14
Heian shodan
15
5 thế tự vệ (Kihon kumite)
Câu 3: Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn Karatedo
TT
Nội dung
Điểm
1
Bài quyền Taikyoku shodan
2
Bài quyền Heian shodan
3
5 thế tự vệ (Kihon kumite)
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 16
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ: . Năm công tác: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Nhằm lựa chọn nội dung chương trình môn học Cờ vua và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Cờ vua
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Cờ vua
2
Khái quát về các giai đoạn của một ván đấu: khai cuộc, trung cuộc, cờ tàn và cờ thế
3
Luật Cờ vua (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Cờ vua
TT
Nội dung
Điểm
Thực hành giai đoạn tàn cuộc
1
Các kỹ thuật chiếu hết đơn giản.
2
Cờ tàn chiến thuật: Cờ tàn Xe, cờ tàn Hậu, cờ tàn phối hợp.
3
Cờ tàn chiến lược: Cờ tàn Tốt.
Thực hành khai cuộc
4
Các nguyên tắc trong giai đoạn khai cuộc
5
Các ý đồ chiến thuật, chiến lược và đặc điểm chung của các dạng thức khai cuộc
6
Một số kiểu khai cuộc điển hình: Khai cuộc Italia, khai cuộc 4 Mã, khai cuộc phòng thủ Pháp, khai cuộc Gambít Hậu.
7
Các bẫy trong khai cuộc.
Thực hành trung cuộc
8
Phân tích đánh giá thế trận
9
Giới thiệu một số đòn phối hợp cơ bản.
10
Vũ khí cơ bản của giai đoạn trung cuộc
11
Giới thiệu một số đòn phối hợp cơ bản
Cờ thế
12
Vai trò của cờ thế trong việc nâng cao khả năng tư duy của người chơi.
13
Giải quyết nhiệm vụ.
14
Giải các bài tập cờ thế trong nhóm cờ thế
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn Cờ vua
TT
Nội dung
Điểm
1
Giải bài tập cờ thế
2
Giải cờ chớp
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 17
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Nhằm lựa chọn nội dung chương trình môn học Thể hình vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC trường CĐ Công Thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn thể hình
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Thể hình
2
Khái quát về đặc điểm giải phẫu động tác, chống chỉ định
3
Luật thi đấu fitness (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn thể hình
TT
Nội dung
Điểm
Các nhóm bài tập cơ tay - vai
1
Gập duỗi cổ tay (ankle curl)
2
Gập duỗi cẳng tay (arm curl)
3
Chống đẩy - nâng vai
4
Bài tập kéo và treo thân (pull up - chin up)
Các nhóm bài tập cơ ngực - cơ tròn (xô)
5
Nằm đẩy (bench press)
6
Bài tập dạng - khép ngực
7
Bài tập kéo và đẩy tay ngực
Các nhóm bài tập cơ bụng
8
Nằm ngửa co gối 90 độ gập bụng
9
Nằm ngửa gập bụng trên
10
Nằm ngửa gập bụng 2 bên
11
Nằm ngửa đá 2 chân
Các nhóm bài tập cơ lưng
12
Nằm sấp ưỡn lưng
13
Nằm nghiêng ưỡn lườn
14
Nằm sấp cố định chân gập bụng - ưỡn lưng
Các nhóm bài tập cơ đùi - chân
15
Kiễng gót chất tư thế đứng
16
Gập duỗi gối (leg curl)
17
Squat
18
Bật nhảy
19
Chạy đá chân
20
Chạy nâng cao đùi
Các nhóm bài tập phối hợp trình diễn với nhạc
21
Bài trình diễn quy ước
22
Bài trình diễn tự do sáng tạo
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn thể hình
TT
Nội dung
Điểm
1
Bài trình diễn quy ước với nhạc
2
Bài trình diễn tự do sáng tạo với nhạc
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 18
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Nhằm lựa chọn nội dung chương trình môn học Patin vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Patin
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Patin
2
Hệ thống kỹ thuật, phân loại patin
3
Luật patin (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Patin
TT
Nội dung
Điểm
1
Cách đứng dậy
2
Cách đứng, ngồi xuống
3
Cách té ngã an toàn khi trượt patin
4
Cách giữ thăng bằng
5
Cách sải trượt chữ V
6
Cách phanh thắng gót (Heel break)
7
Cách phanh thắng chữ A
8
Cách phanh thắng chữ T
9
Cách chuyển hướng Scootering
10
Cách chuyển hướng Parallel
11
Cách trượt forward swizzle
12
Cách trượt xoay lung
13
Cách trượt Slalom cơ bản: 1 chân, 2 chân
14
Cách trượt Fish, Backfish, chéo chân, song song
15
Cách trượt Cross, Backcross, chéo chân, song song
16
Cách trượt vượt chướng ngại vật đơn giản
17
Cách phối hợp một số kỹ thuật đơn giản
18
Cách phối hợp một số kỹ thuật nâng cao
19
Cách trượt phối hợp đôi đơn giản
20
Bài patin phối hợp cơ bản với nhạc
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn Patin.
TT
Nội dung
Điểm
1
Trượt hình chữ V, có chuyển hướng và thắng an toàn
2
Trượt hình chữ forwarf swizzle, có chuyển hướng và thắng an toàn
3
Bài patin phối hợp cơ bản với nhạc
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 19
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Nhằm lựa chọn nội dung chương trình môn học Yoga vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Yoga
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển Yoga
2
Một số đặc điểm giải phẫu động tác yoga và chống chỉ định
3
Luật thi đấu Yoga (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Yoga
TT
Nội dung
Điểm
Nhóm tư thế đứng Asana
1
Tư thế tam giác rộng kết hợp nghiêng thân
2
Tư thế tam giác rộng kết hợp gập thân
3
Tư thế tam giác rộng kết hợp vươn thân phía trước
4
Tư thế tam giác rộng kết hợp ngửa thân phía sau
5
Tư thế thẳng chân chụm hoặc bằng vai
6
Tư thế thẳng chân chụm hoặc bằng vai kết hợp gập thân
/ nghiêng thân
7
Tư thế thẳng chân chụm hoặc bằng vai kết hợp vươn duỗi thân
8
Tư thế thẳng chân chụm hoặc bằng vai kết hợp xoay thân
Nhóm tư thế chiến binh
9
Tư thế chiến binh kéo dãn 1 bên lườn
10
Tư thế chiến binh kéo dãn 1 bên lườn sâu
Nhóm tư thế kéo dãn lồng ngực
11
Kéo dãn lồng ngực nông
12
Kéo dãn lồng ngực sâu
Nhóm tư thế ngồi
13
Tư thế ngồi chỗ dựa
14
Tư thế ngồi gập chân phía sau
15
Tư thế ngồi gập và ép chân
16
Tư thế ngồi thiền xếp 2 chân lên nhau
17
Tư thế ngồi thiền xếp 2 bàn chân chạm nhau
18
Tư thế ngồi quỳ gối kết hợp vươn tay
19
Tư thế ngồi 1 bên gập 1 bên duỗi
20
Tư thế ngồi kết hợp gập thân
21
Tư thế ngồi kết hợp vặn thân
Nhóm tư thế lộn người
22
Tư thế quỳ ôm tay tỳ đầu
23
Tư thế nửa ngồi ôn tay tỳ đầu
24
Tư thế cuộn người
25
Tư thế lộn người thẳng/gập chân
26
Tư thế chuối dựa tường
27
Tư thế chuồi vai
28
Tư thế chuối tay
29
Tư thế chuồi đầu
Nhóm tư thế nằm
30
Tư thế nằm thẳng chân
31
Tư thế nằm co chân
32
Tư thế nằm bắt chéo chân
33
Tư thế nằm đá chân sang ngang
34
Tư thế nằm ngửa ưỡn thân
35
Nhóm tư thế phối hợp hai người
36
Bài biểu diễn kết hợp với nhạc
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn Yoga .
TT
Nội dung
Điểm
1
Nhóm tư thế phối hợp hai người
2
Bài biểu diễn kết hợp với nhạc
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 20
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Để lựa chọn nội dung chương trình môn học Khiêu vũ vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất. Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Khiêu vũ
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Khiêu vũ
2
Các thể loại và loại và loại hình khiêu vũ, dance
3
Luật Khiêu vũ thể thao (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Khiêu vũ
TT
Nội dung
Điểm
Vũ điệu Cha Cha Cha
1
Cách tạo dáng, tư thế
2
Làm quen nhịp
3
Bước di chuyển cơ bản
4
Bước xoay
5
Bước phối hợp cơ bản
6
Phối hợp tạo hình
7
Bài Cha Cha Cha sáng tạo 1 phút
Vũ điệu Rhumba
8
Cách tạo dáng, tư thế
9
Làm quen nhịp
10
Bước di chuyển cơ bản
11
Bước xoay
12
Bước phối hợp cơ bản
13
Phối hợp tạo hình
14
Bài Rhumba sáng tạo 1 phút
Vũ điệu Dance hiện đại
15
Cách tạo dáng, tư thế
16
Làm quen nhịp
17
Bước di chuyển cơ bản
18
Bước xoay
19
Bước phối hợp cơ bản
20
Phối hợp tạo hình
21
Bài Dance hiện đại sáng tạo 1 phút
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn Yoga.
TT
Nội dung
Điểm
1
Bài Cha Cha Cha sáng tạo 1 phút
2
Bài Rhumba sáng tạo 1 phút
3
Bài Dance hiện đại sáng tạo 1 phút
4
Chọn một trong các bài trên để trình diễn trong 1 phút
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 21
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Để lựa chọn nội dung chương trình môn học Quần vợt vào giờ tự chọn và để có cơ sở thực tiễn phục vụ đổi mới chương trình GDTC Trường Cao đẳng Công thương TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất Mong các chuyên gia vui lòng giúp trả lời xác thực các câu hỏi dưới đây. Cách trả lời cụ thể: Ghi số điểm theo 3 mức tương ứng với các lựa chọn ưu tiên (ưu tiên 1: 3 điểm; ưu tiên 2: 2 điểm; ưu tiên 3: 1 điểm)
Câu 1: Nội dung lý thuyết của môn Quần vợt
TT
Nội dung
Điểm
1
Khái quát về sự hình thành và phát triển môn Quần vợt
2
Yếu lĩnh kỹ thuật giao bóng, đánh thuận tay, nghịch tay
3
Luật Quần vợt (Một số điều luật thi đấu cơ bản)
Câu 2: Nội dung thực hành của môn Quần vợt
TT
Nội dung
Điểm
1
Cách cầm vợt cơ bản
2
Cách cầm vợt trong giao bóng
3
Cách cầm vợt trong đánh quả phải
4
Cách cầm vợt trong đánh quả trái
5
Kỹ thuật giao bóng thẳng
6
Kỹ thuật giao bóng xoáy
7
Kỹ thuật giao bóng chém
8
Kỹ thuật đánh bóng xoáy lên bên phải (Forehand)
9
Kỹ thuật đánh bóng 1 tay xoáy lên bên trái (Backhand)
10
Kỹ thuật đánh bóng bằng 2 tay xoáy lên bên trái
11
Kỹ thuật di chuyển bước đôi
12
Kỹ thuật di chuyển bước chéo
13
Các bài tập xây dựng cảm giác bóng: Dập bóng, tâng bóng bằng vợt, ném bóng, bắt bóng
14
Các bài tập thể lực bổ trợ chuyên môn
Câu 3: Nội dung kiểm tra của môn Quần vợt
TT
Nội dung
Điểm
1
Giao bóng kỹ thuật phải, trái 10 quả
2
Đánh bóng xoáy lên bên phải, trái 10 quả
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 22
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho cán bộ, giảng viên giảng dạy GDTC)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Kính gửi:
Chức vụ:. Năm công tác: ..
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo và thực hiện chủ trương của Ban Giám hiệu trường CĐ Công thương TP.HCM về việc điều chỉnh môn học GDTC từ liên chế sang học chế tín chỉ theo hướng các môn thể thao tự chọn, đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và đáp ứng với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục. Để đánh giá lại hiệu quả chất lượng nội dung chương trình môn học GDTC mới xây dựng ở các học phần tự chọn quý Thầy (Cô), vui lòng trả lời những ý kiến phỏng vấn sau (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).
Tiêu chuẩn 1: kết quả học tập mong đợi.
Chương trình các môn thể thao tự chọn được xây dựng thúc đẩy hoạt động học tập, và hình thành thói quen tập luyện TDTT cho sinh viên.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Tiêu chuẩn 2: Chương trình chi tiết.
Chỉ rõ kết quả học tập mong đợi về các phương diện kiến thức và sự hiểu biết các môn thể thao, hình thành cơ bản kĩ năng, kĩ xảo vận động.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình.
Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình phản ánh được nhu cầu học tập của sinh viên. Phù hợp với định hướng đào tạo của nhà trường
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình được cập nhật thường xuyên
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Nội dung các môn học tự chọn trong chương trình phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên..
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Nội dung chương trình có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Cấu trúc chương trình tự chọn rất hợp lý.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Đảm bảo tính khoa học, trình tự từ dễ đến, tăng lên theo thời gian.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra, đánh giá sinh viên.
Kết quả đánh giá đầu ra thể chất của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình mới được tăng lên rõ rệt.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Cách thức kiểm tra, đánh giá phủ kín nội dung và mục tiêu của từng học phần.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Đảm bảo phù hợp với quy định đào tạo tín chỉ. Các phương pháp đánh giá đa dạng
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Các qui trình kiểm tra, thi cử rõ ràng, được phổ biến cho mọi người và được tuân thủ chặt chẽ.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Sinh viên thực sự hài lòng với các qui trình này.
Rất không phù hợp: Không phù hợp: Bình thường: Phù hợp: Rất phù hợp:
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Thầy (Cô).
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 23
Trường CĐCT. TP.HCM
Khoa GDTC- QP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho sinh viên)
TP.HCM, ngày .tháng.năm ........
Họ và tên:
Lớp:. Khóa: ..
Để có cơ sở thực tiễn đổi mới chương trình GDTC trường CĐ Công Thương TP. HCM, nhằm đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn học GDTC. Các em sinh viên sau thời gian trực tiếp học tập chương trình GDTC học phần tự chọn mới, vui lòng trả lời những ý kiến phỏng vấn sau (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).
Câu 1: Mức độ hài lòng khi đăng ký học phần này (được chọn GV, thời khóa biểu)
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 2: Chương trình có nội dung, hình thức giảng dạy hấp dẫn và lôi cuốn kích thích nhu cầu học tập và duy trì tập luyện thường xuyên của SV .
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 3: Chương trình môn học thể thao tự chọn đáp ứng được nhu cầu của sinh viên .
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 4: Chương trình môn học thể thao tự chọn đáp ứng được sự hài lòng của sinh viên
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 5: Các điều kiện khác (cơ sở vật chất, trang thiết bị, .) đảm bảo chương trình.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 6: Mức độ yêu cầu học tập, phương thức đánh giá, nội dung chuyên môn.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 7: Mức độ kiến thức, kỹ năng và trình độ đạt được khi hoàn thành học phần.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 8: Nội dung thực giảng đáp ứng đề cương học phần đã công bố.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 9: Cường độ học tập (hoạt động ở lớp, bài tập về nhà và thư viện).
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 10: Kết quả điểm số đạt được.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Câu 11: Mức độ hài lòng về việc học tập, lớp học phần GDTC.
Rất không hài lòng Không hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
Cảm ơn sự hợp tác của các em sinh viên.
Người được phỏng vấn.
PHỤ LỤC 24