HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỀN THỊ LÊ TRÂM
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2020
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỀN THỊ LÊ TRÂM
NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ TƯY
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghi
203 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, tƣ liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Lê Trâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO NGÀNH XÂY DỰNG ...................................................................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhân lực và nhân
lực chất lƣợng cao ..................................................................................... 7
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nhân lực chất
lƣợng cao và nhân lực chất lƣợng cao ngành xây dựng ......................... 15
1.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc liên quan đến đề tài
luận án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................... 21
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC CHẤT
LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG ....................................................... 25
2.1. Nhân lực chất lƣợng cao và các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình
thành, phát triển nhân lực chất lƣợng cao ............................................... 25
2.2. Nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng .............................. 44
2.3. Kinh nghiệm xây dựng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành
xây dựng của quốc tế và trong nƣớc ....................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG
NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ....................... 82
3.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ ngành xây dựng ở tỉnh
Nghệ An và yêu cầu đặt ra đối với nhân lực trong ngành xây dựng ở
tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 82
3.2. Thực trạng nhân lực chất lƣợng cao trong ngành xây dựng ở
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 ...................................................... 100
3.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nhân lực
chất lƣợng cao của ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua ......... 121
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NGÀNH XÂY DỰNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN
NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 ............................................................................ 135
4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu xây dựng nhân lực chất lƣợng cao
trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An đến 2025, tầm nhìn 2030 ...... 135
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân lực chất lƣợng
cao trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An thời gian tới ...................... 141
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 159
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 175
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CĐ, ÐH : Cao đẳng, đại học
CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm trong nƣớc
HDI : Chỉ số phát triển con ngƣời
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
NL : Nhân lực
NLCLC : Nhân lực chất lƣợng cao
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : So sánh nguồn nhân lực và vốn nhân lực ...................................... 29
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của nhân lực chất lƣợng cao ... 35
Bảng 2.3: Các loại tiêu chuẩn và các yêu cầu ................................................. 55
Bảng 2.4: Yêu cầu thí điểm để xem xét kinh nghiệm công tác ...................... 56
Bảng 2.5: Các lĩnh vực tiêu chuẩn .................................................................. 56
Bảng 2.6: Các lĩnh vực của tiêu chuẩn ............................................................ 58
Bảng 3.1a: Số lƣợng nhân lực theo trình độ tại Sở xây dựng Nghệ An giai
đoạn 2015 – 2020 ................................................................................ 103
Bảng 3.1.b: Cơ cấu nhân lực theo trình độ tại Sở xây dựng Nghệ An giai
đoạn 2015 – 2020 ................................................................................ 103
Bảng 3.2.a: Số lƣợng nhân lực theo trình độ tại các doanh nghiệp xây
dựng tại Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020 ........................................... 105
Bảng 3.2.b: Cơ cấu nhân lực theo trình độ tại các doanh nghiệp xây dựng
tại Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020 .................................................... 105
Bảng 3.3: Thống kê mô tả điểm đánh giá của Sở xây dựng về thể lực ........ 108
Bảng 3.4: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng
về thể lực ............................................................................................. 108
Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ............................... 110
Bảng 3.6: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An về trí tuệ .................................................... 111
Bảng 3.8: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các doanh nghiệp và Sở xây
dựng về tính năng động xã hội ............................................................ 114
Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lƣợng cao
ngành xây dựng của tỉnh Nghệ An ..................................................... 138
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng ........................................................................ 46
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức nhân lực ngành xây dựng ..................................... 54
Biểu đồ 2.1: Sự tăng trƣởng trong ngành xây dựng của một số nƣớc năm
2014-2019 ......................................................................................... 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung bình mỗi năm Việt Nam dành từ 30-40% tổng sản phẩm trong
nƣớc (GDP) cho đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển các khu
công nghiệp, ngành nghề, đô thị hóa và các công trình văn hóa, giáo dục, dịch
vụ,... Vì vậy hoạt động xây dựng phát triển với tốc độ cao đòi hỏi nguồn nhân
lực rất lớn. Tuy nhiên, thống kê của cơ quan thuộc Bộ Xây dựng, hiện toàn
ngành xây dựng đang có hơn 204.000 công nhân lao động, trong đó có tới hơn
90.000 ngƣời là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp, tức là số lƣợng
công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lƣợng cán bộ, viên chức. Trong đó, số lao
động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc
cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành [96; tr.12].
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam (16.490,25 km2), dân
số đứng thứ tƣ cả nƣớc (3.327.791 ngƣời), nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc
Trung bộ: phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía
tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (419 km), phía Đông giáp
Biển Đông. Tỉnh có đầy đủ các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, hàng
không, đƣờng biển, đƣờng thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa
dạng,... điều này tạo cho Nghệ An có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc, có vai trò quan trọng trong mối giao lƣu kinh tế - xã hội Bắc -
Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp
tác quốc tế [49].
Tốc độ tăng trƣởng GDP trong tỉnh bình quân giai đoạn 2016 - 2020
ƣớc đạt 7,84%, GDP bình quân đầu ngƣời đến cuối năm 2020 ƣớc đạt 44,34
triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng
nông nghiệp (từ 26,36% xuống còn khoảng 22,42%), tăng tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ (từ 73,64% lên khoảng 77,58%) ... Tổng vốn đầu
2
tƣ toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 ƣớc đạt hơn 314.000 tỷ đồng, gấp 1,74
lần so với giai đoạn 2011 - 2015 [115]. Do đó, hoạt động xây dựng nói chung
và ngành xây dựng nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Mặc dù là một trong những trụ cột kinh tế của tỉnh, song ngành xây
dựng của tỉnh Nghệ An cũng đang đứng trƣớc những thách thức to lớn về
công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là chất lƣợng nhân lực (NL), số lƣợng nhân
lực dƣ thừa, nhƣng chất lƣợng nhân lực lại không đáp ứng, cơ cấu nhân lực
không phù hợp; yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề
cao, có kỹ năng làm việc trong môi trƣờng công nghệ và cạnh tranh còn rất
thiếu, trong khi đó chất lƣợng đào tạo còn thấp và chƣa phù hợp. Vì vậy,
Nghệ An xác định phát triển NL, nhất là nhân lực chất lƣợng cao (NLCLC) là
một trong ba mũi đột phá của tỉnh, đồng thời tỉnh cũng khắng định phát triển
NL, trong đó ƣu tiên phát triển NLCLC để thu hút đầu tƣ. Trong hợp tác với
các đối tác nƣớc ngoài, tỉnh cũng luôn quan tâm tới hợp tác trong phát triển
NLCLC, chẳng hạn, trong quan hệ hợp tác với tổ chức JICA và JETRO Nhật
Bản, thì đào tạo NL là một trong 3 nội dung đƣợc ký kết chiều ngày 4/3/2020,
theo đó ngay trong năm 2020 JICA lựa chọn một số khóa đào tạo tại Nhật
Bản vận hành quản lý hệ thống công trình thủy lợi, phát triển chuỗi giá trị
nông nghiệp của tỉnh để chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm kỹ năng
trong phát triển nông nghiệp.
Nhƣ vậy, có thể nói, để thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh Nghệ An là
trung tâm về tài chính, thƣơng mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc
Trung bộ nhƣ Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã
đƣợc Chính phủ phê duyệt thì phải có sự đột phá trên cơ sở từ nội lực, đó
chính là phát triển NLCLC, nhất là NLCLC ngành xây dựng của tỉnh.
3
Do đó, đề tài “Nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng ở tỉnh
Nghệ An ” đƣợc chọn làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị là
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở những vấn đề lý luận và
thực tiễn về NLCLC trong ngành xây dựng; Thực trạng NLCLC trong ngành
xây dựng ở tỉnh Nghệ An, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm xây dựng
NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển của
địa phƣơng trong điều kiện hội nhập.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá, kế thừa có bổ sung để hoàn thiện và phát triển các vấn đề
lý luận và thực tiễn về NLCLC trong ngành xây dựng.
- Dựa vào khung lý luận đã đƣợc xây dựng để phân tích, đánh giá thực
trạng NLCLC trong ngành xây dựng ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -2020,
chỉ rõ những vấn đề đặt ra và nguyên nhân.
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của chƣơng 3 và quan điểm chung về
NLCLC ngành xây dựng và mục tiêu xây dựng NLCLC ngành xây dựng tỉnh
Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030, luận án đề xuất phƣơng hƣớng và
giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển của địa
phƣơng thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là
NLCLC trong ngành xây dựng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: NLCLC ngành xây dựng gồm nhiều phân
ngành, vì vậy để phù hợp với mục tiêu và dung lƣợng của luận án cũng nhƣ
4
hƣớng vào mối quan hệ giữa các chủ thể chính của ngành, luận án tập trung
vào nghiên cứu NLCLC (có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên) và làm việc
tại sở xây dựng và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu NLCLC trong ngành xây
dựng ở tỉnh Nghệ An.
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của luận án về thực trạng NLCLC
ngành xây dựng tỉnh Nghệ An đƣợc giới hạn trong phạm vi thời gian là từ
năm 2015 đến 2020. Phạm vi đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp đƣợc xác
định cho giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản và chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về nguồn lực con ngƣời, nhân lực,
NLCLC; chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển NLCLC và các
chủ trƣơng, chính sách về NLCLC trong các lĩnh vực ngành nghề nói chung
và trong ngành xây dựng tại tỉnh Nghệ An nói riêng; tiếp thu có chọn lọc
các kết quả nghiên cứu đã công bố về NLCLC của các nhà khoa học trong
và ngoài nƣớc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử Mác-Lênin để nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực
tiễn; rút ra các kết luận về NLCLC và NLCLC ngành xây dựng.
Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học - phƣơng pháp nghiên cứu đặc
thù của khoa học kinh tế chính trị, đƣợc sử dụng nhằm chắt lọc những yếu
tố đơn nhất, ngẫu nhiên, không trọng yếu về NLCLC ngành xây dựng để
chỉ ra đƣợc những yếu tố điển hình, căn cốt phản ảnh chất lƣợng, đặc thù
5
của NLCLC ngành xây dựng Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở
chƣơng 1 và chƣơng 2 của luận án.
Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: đƣợc sử dụng để đi
sâu phân tích các khái niệm mang tính tổng hợp (nhƣ các khái niệm nhân
lực, vốn nhân lực, NLCLC,...) để luận giải một cách khoa học các nội hàm
chuyên sâu về những vấn đề nghiên cứu chính của luận án (NLCLC trong
ngành xây dựng), lấy đó làm căn cứ để phân tích những đặc tính riêng của
các nội dung nghiên cứu, tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh
phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế
chính trị. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 2 và chƣơng 3
của luận án
Phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh và kết hợp logic với lịch
sử: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế
hiện đại. Luận án sử dụng phƣơng pháp thống kê để thu thập số liệu về
NLCLC trong ngành ngành xây dựng tỉnh Nghệ An để tiến hành so sánh,
đối chiếu hệ thống các số liệu dựa trên các tiêu chí xác định chát lƣợng
NLCLC và các yếu tố cấu thành NLCLC trong ngành xây dựng tỉnh Nghệ
An. Đây là căn cứ để đánh giá khoa học khách quan tình hình thực tiễn. Từ
đó, rút ra đƣợc những kết luận quan trọng về kết quả đạt đƣợc, những vấn
đề đặt ra và nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề đặt ra này. Đồng thời,
thông qua kết hợp logic và lịch sử, suy luận để dự báo triển vọng liên quan
đến đối tƣợng nghiên cứu, nhằm định hƣớng phát triển và căn cứ vào mục
tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt mục
tiêu đề ra. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 và chƣơng 4
của luận án.
Trong từng chƣơng, tiết và tiểu tiết của luận án có kết hợp trình bày
các biểu, bảng để thể hiện rõ các số liệu thực tiễn gắn với kết quả nghiên
cứu một cách tƣờng minh.
6
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
Trên cơ sở hệ thống hoá và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài, luận án bổ sung nhằm hoàn thiện để
xây dựng khung lý luận về NLCLC trong ngành xây dựng ở địa bàn cấp tỉnh
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) và hội nhập.
5.2. Về thực tiễn
- Từ khung lý luận đƣợc xây dựng làm căn cứ để đi sâu tìm hiểu và phân
tích về NLCLC trong ngành xây dựng với đặc điểm, các yếu tố cấu thành, các
nhân tố ảnh hƣởng, tiêu chí xác định NLCLC trong ngành xây dựng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số tỉnh trong nƣớc trên phƣơng
diện tiếp cận theo mục tiêu, nhiệm vụ của luận án đặt ra về chủ thể nghiên cứu
để có đƣợc những bài học có giá trị tham khảo cho Nghệ An.
- Dựa vào các số liệu, tƣ liệu theo giới hạn cho phép. Luận án đi sâu phân
tích, đánh giá khoa học, khách quan theo khung lý thuyết thực trạng các nội
dung liên quan đến NLCLC trong ngành xây dựng tại tỉnh Nghệ An. Các kết quả
đánh giá, phân tích đƣợc trình bày theo cách truyền thống bao gồm: Kết quả đạt
đƣợc; những vấn đề đặt ra và nguyên nhân . . .
- Trên cơ sở quan điểm chung và mục tiêu xây dựng NLCLC trong ngành
xây dựng tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2030, luận án đề xuất
phƣơng hƣớng và các giải pháp khả thi cả trƣớc mắt và lâu dài nhằm xây dựng
NLCLC trong ngành xây dựng tỉnh Nghệ An.
Đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực giúp các cấp chính quyền thành
phố và các tổ chức của hệ thống chính trị làm căn cứ hoàn thiện chính sách,
biện pháp, thực hiện tốt những nội dung về xây dựng, phát triển NLCLC của
cả nƣớc và NLCLC trong ngành xây dựng nƣớc ta.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 11 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO NGÀNH XÂY DỰNG
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN LỰC
VÀ NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
1.1.1. Những nghiên cứu về mức độ lành nghề, kỹ năng của nhân
lực và vai trò, ảnh hƣởng của nhân lực đến tăng trƣởng
“Thuyết lao động lành nghề” của Leontief, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ,
đƣợc công bố trong bài viết “Sản xuất trong nước và thương mại quốc tế:
Khảo sát lại tình hình tư bản Mỹ” (1953), và bài viết “Tỷ lệ yếu tố sản xuất
với kết cấu thương mại quốc tế Mỹ: Phân tích lý luận và kiểm nghiệm”
(1956). Sau đó, các nhà kinh tế học gọi hai bài viết này của Leontief là “Câu
đố Leontief” và “Giải đáp câu đố của Leontief”. Để giải đáp câu đố của
Leontief, bản thân Leontief và các nhà khoa học khác đã nêu ra rất nhiều nhân
tố tƣơng quan nhƣ năng suất lao động, lao động lành nghề, tƣ bản nhân lực
(vốn con ngƣời), nghiên cứu và phát triển (R&D), tài nguyên thiên nhiên...
Bản thân Leontief đã nêu ra thuyết lao động lành nghề trong quá trình giải
thích “Câu đố Leontief”. Lý luận này xuất phát từ trình độ thành thạo lao
động và lƣợng lao động thành thạo sẵn có tƣơng đối để giải thích nguyên
nhân hình thành kết cấu và phân bổ thƣơng mại quốc tế hàng công nghiệp.
Leontief cho rằng, trong điều kiện trang bị vốn nhƣ nhau, trình độ lao động
lành nghề của công dân Mỹ cao, năng suất lao động bình quân của công dân
Mỹ cao gấp 3 lần của công dân nƣớc ngoài, vì vậy sức lao động hữu hiệu của
Mỹ là 3 lần sức lao động hiện có. Do đó, trên thực tế Mỹ trở thành nƣớc có
sức lao động dồi dào nên Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm loại hình lao động tập
trung. Nói cách khác, sản phẩm mà Mỹ xuất khẩu là sản phẩm loại hình tập
trung lao động, sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm thuộc loại hình tập lao động
không lành nghề của nƣớc khác [66].
8
Robert M.Solow (1956), “A Contribution to the theory of Economic
Growth” (Đóng góp vào học thuyết về tăng trƣởng kinh tế. Trong đó, nhà
kinh tế học ngƣời Mỹ này đã đƣa vào mô hình tăng trƣởng một nhân tố độc
lập là “tiến bộ kỹ thuật” và lấy nó làm cơ sở phân biệt hai hiêu ứng của tăng
trƣởng kinh tế, là “hiệu ứng tăng trƣởng” và “hiệu ứng mức độ”. Tác dụng
của “hiệu ứng mức độ” là trong điều kiện không tăng thêm yếu tố đầu vào
(nhƣ vốn, lao động), tiến bộ kỹ thuật thông qua thay đổi hàm số sản xuất, tức
là nâng cao vị trí của con đƣờng tăng trƣởng (Growth path) để thực hiện lâu
dài cân bằng tăng trƣởng kinh tế (hay tính bền vững của tăng trƣởng). Đồng
thời, Solow còn phân tích thực chứng và dự ƣớc đóng góp của nhân tố tiến bộ
kỹ thuật đối với tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế Mỹ là 87,5%; Căn cứ vào đó xác lập
quan điểm tiến bộ kỹ thuật quyết định tăng trƣởng kinh tế [89, tr.42].
D.B.Keesing (1966), “Kỹ năng lao động và lợi thế so sánh”. Trong tác
phẩm này, Keesing phát triển một bƣớc thuyết lao động lành nghề, nhấn
mạnh hơn sự khác biệt của hiệu suất vật lý của lao động. Ông chia lao động
theo trình độ thành thạo về kỹ thuật thành 8 loại, quy nạp thành hai nhóm
lớn: Lao động thành thạo và lao động không thành thạo. Keesing đã tiến
hành phân tích, so sánh đối với 14 nƣớc công nghiệp, phát hiện nƣớc có lao
động thành thạo sẵn có tƣơng đối phong phú, xuất khẩu sản phẩm loại hình
tập trung lao động thành thạo. Chính sự khác biệt tƣơng đối về lao động
thành thạo sẵn có của các nƣớc và sự hạn chế của di dân quốc tế tạo thành
bố cục (cấu trúc và phân bổ) của thƣơng mại quốc tế hàng công nghiệp.
Keesing đã chỉ ra rằng, sức lao động thành thạo trong một nƣớc công nghiệp
là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, nhƣng thành thạo không phải là có thể
đạt đƣợc trong thời gian ngắn [30].
“Thuyết tƣ bản nhân lực” của các nhà kinh tế học ngƣời Mỹ là
T.W.Schultz, O.S.Becker, R.Ebald.Win và Lucas đƣa ra trong thập kỷ 70-80
của thế kỷ XX. Thuyết “tƣ bản nhân lực” ban đầu đƣợc đƣa ra nhằm bổ sung
9
và phát triển mô hình tăng tƣởng kinh tế dựa trên “thuyết tiến bộ kỹ thuật
quyết định tăng trƣởng” của Slow. Schultz đã kế thừa, vận dụng khái niệm
“Tƣ bản” của kinh tế học cổ điển và thuyết lao động lành nghề của Leontief,
chỉ rằng trên mình của ngƣời lao động có nhân tố tƣ bản (vốn), đồng thời chia
“tƣ bản” (vốn) thành hai hình thức: Tƣ bản thông thƣờng và tƣ bản nhân lực.
Schultz cho rằng, thông qua đầu tƣ các mặt an sinh xã hội, giáo dục có thể
tăng đƣợc năng lực kỹ thuật của con ngƣời, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực, làm cho nguồn nhân lực thông thƣờng trở thành “tƣ bản nhân lực” (vốn
nhân lực). Tƣ bản nhân lực này có thể sản sinh ra “hiệu ứng tri thức” và “hiệu
ứng phi tri thức” để trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy tăng trƣởng sản xuất,
tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, tƣ bản nhân lực có thể sản sinh ra “thu nhập
tăng dần”, xóa bỏ ảnh hƣởng của “thu nhập giảm dần” giới hạn của yếu tố tƣ
bản và lao động (thông thƣờng) để đảm bảo tăng trƣởng kinh tế lâu dài [95].
Thuyết tiến bộ kỹ thuật của Slow và thuyết tƣ bản nhân lực của Schultz
đƣợc coi là hai mặt “phần cứng” và “phần mềm” trong quá trình sản xuất xã
hội, nhấn mạnh tác dụng quan trong của tiến bộ kỹ thuật và tƣ bản nhân lực
đối với tăng trƣởng kinh tế hiện đại [91].
Lucas (1986), “Mô hình tăng trƣởng của tích lũy tƣ bản nhân lực chuyên
môn hóa”. Trong tác phẩm này, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Lucas đã bổ sung,
phát triển thuyết tƣ bản nhân lực, đƣa ra hai mô hình tăng trƣởng [67].
+ “Mô thức lƣỡng tƣ bản”, trình bày hai loại tƣ bản ảnh hƣởng đối với sản
xuất. Trong mô thức này, Lucas chia tƣ bản thành hai loại “Tƣ bản hữu hình”
và “Tƣ bản vô hình”; và căn cứ vào trình độ chia sức lao động thành hai loại
“lao động nguyên thủy” thể lƣu thuần túy và tƣ bản nhân lực biểu hiện là kỹ
năng lao động”. Lucas cho rằng, chỉ có tƣ bản nhân lực mới có thể thúc đẩy
tăng trƣởng. Do vậy, có thể công thức hóa tỷ lệ tăng trƣởng tƣ bản nhân lực:
h’(t)/h(t) = h(t), O’ [t = U(t)]/h(t).
Trong đó: h(t): tƣ bản nhân lực (lấy kỹ năng lao động của ngƣời lao
10
động để hiển thị); O’: Tính co dãn sản xuất của tƣ bản nhân lực; U: Toàn
bộ thời gian sản xuất; [t=U(t)]: thời gian học tập, đào tạo ở trƣờng thoát ly
sản xuất.
Ý nghĩa của mô thức này là: Phân biệt hai hình thức tƣ bản và hai loại
lao động, từ đó cụ thể hóa tiến bộ kỹ thuật thành tƣ bản nhân lực thể hiện ở tri
thức thông thƣờng và biểu hiện ở đặc thù hóa trong kỹ năng của ngƣời lao
động; đồng thời cũng chia tƣ bản nhân lực thông thƣờng mà xã hội có và tƣ
bản nhân lực đặc thù thể hiện ở kỹ năng của ngƣời lao động.
+ “Mô thức hai sản phẩm”. Đây là mô thức hình thành “hiệu ứng ngoại
sinh” của “tƣ bản nhân lực”. Lucas cho rằng, hiệu ứng mà tƣ bản nhân lực sản
sinh ra trong mô hình tăng trƣởng của Schultz (tức là “Hiệu ứng tri thức” và
“hiệu ứng phi tri thức”) chỉ là “hiệu ứng nội sinh” của tƣ bản nhân lực, còn
hiệu ứng “vừa học vừa làm” là “hiệu ứng ngoại sinh” của tƣ bản nhân lực.
Công thức tích lũy tƣ bản nhân lực ngoại sinh là:
Ci= hi (t) Ui(t) N(t); I = 1,2
Trong đó: Ci: sản xuất thành phẩm I = 1
Ui: Toàn bộ thời gian sản xuất hoặc sản xuất
i: Lƣơng lao động mà hàng hóa sử dụng
hi(t): Tƣ bản nhân lực chuyên nghiệp hóa mà sản xuất I sản phẩm cần
N (t): Đầu vào lao động tính bằng ngƣời
Nhƣ thế, “Mô hình tăng trƣởng của tính lũy tƣ bản nhân lực chuyên môn
hóa” của Lucas có cống hiến quan trọng đối với lý luận tăng trƣởng kinh tế,
thƣơng mại quốc tế và lý luận tiền tệ quốc tế. Lucas cho rằng, nƣớc phát triển
do trình độ vốn nhân lực cao làm cho tỷ lệ thu nhập vốn tăng dần, do vậy sản
sinh ra lãi suất cao và thu hút lƣợng lớn vốn nƣớc ngoài. Vì vậy, nƣớc đang
phát triển muốn thu hút vốn quốc tế phải thực hiện chính sách nâng cao tỷ lệ
tích lũy tƣ bản (vốn) nhân lực, hay nói cách khác là nâng cao chất lƣợng NL.
Về thƣơng mại quốc tế, do tỷ lệ tăng trƣởng vốn nhân lực quyết định tỷ lệ
11
tăng trƣởng kinh tế, do đó một nƣớc phải tập trung phát triển sản xuất sản
phẩm với nguồn vốn có hạn nhƣng có ƣu thế về nguồn NL.
Romo (1989), “Mô hình tăng trƣởng của loại hình thu nhập tăng dần”.
Trong tác phẩm này, nhà kinh tế ngƣời Mỹ Romo đã sử dụng phƣơng pháp
mới là toán học hóa và vi mô hóa, kết hợp với những vấn đề mới trong tăng
trƣởng kinh tế, tiến hành công bố lý thuyết “tăng trƣởng mới”. Năm trụ cột
của lý thuyết “tăng trƣởng mới của Romo là: (i) lấy nhân tố tri thức và tƣ
bản nhập vào mô hình “tăng trƣởng kinh tế”. Romo đã cụ thể hóa tiến bộ kỹ
thuật thành tri thức chuyên nghiệp hóa và thể hiện trong kỹ năng đặc thù của
sức lao động, do đó có thể nhận thức trực quan tác dụng của tiến bộ kỹ thuật
hoặc tri thức đối với tăng trƣởng kinh tết (ii) Đƣa ra quan điểm về yếu tố thu
nhập có thể tăng dần”. Romo đã phân tích và chứng minh tác dụng của tri
thức chuyên nghiệp hóa và tích lũy tƣ bản nhân lực đối với tăng trƣởng kinh
tế, cho rằng hai yếu tố này có thể sản sinh ra “thu nhập tăng dần”, là “nguồn
duy trì động lực vĩnh cửu của tăng trƣởng kinh tế”. (iii) Làm rõ quan hệ của
tiến bộ kỹ thuật và đầu tƣ tƣ bản trong một trình độ nhất định, một mặt nhấn
mạnh tiến bộ kỹ thuật là nhân tố quyết định của tăng trƣởng kinh tế, đồng
thời phân tích và chứng minh quan hệ nhân - quả của đầu tƣ và tiến bộ kỹ
thuật, xác định rõ tầm quan trọng của đầu tƣ đối với thúc đẩy tiến bộ kỹ
thuật và tăng trƣởng kinh tế. (iv) Phát triển thƣơng mại quốc tế và lƣu
chuyển tiền tệ quốc tế là động cơ tăng trƣởng kinh tế, nhấn mạnh tác dụng
của thƣơng mại quốc tế đối với tích luỹ tri thức mang tính thế giới và thúc
đẩy "hiệu ứng vƣợt" của tăng trƣởng kinh tế nhảy vọt của một nƣớc. (v)
Tăng trƣởng kinh tế hiện đại chủ yếu là do sự thúc đẩy của tri thức và tƣ bản
nhân lực, nƣớc có tỉ lệ tích luỹ tƣ bản nhân lực cao và tri thức cao thì mức
thu nhập và tỉ lệ tăng trƣởng kinh tế cao và ngƣợc lại. Do tích luỹ tƣ bản
nhân lực và tri thức có thể làm cho thu nhập tăng dần, nên nƣớc có tƣ bản
nhân lực phong phú thì tỉ lệ lợi nhuận từ đầu tƣ vốn sẽ ổn định và nâng cao,
12
thu hút sự “hồi lƣu” của nƣớc phát triển đã xuất khẩu vốn, đồng thời còn thu
hút đƣợc lƣợng vốn nƣớc ngoài lớn [90].
Từ những tổng quan trên có thể thấy, trong các nghiên cứu có hai điểm
đáng lƣu ý: Một là, vốn đầu tƣ quyết định tiến bộ kỹ thuật, cũng đặt ra yêu cầu
chất lƣợng nhân lực, từ đó để ra sự quyết định đối với sự tăng trƣởng kinh tế; Hai
là, tri thức và kỹ thuật ảnh hƣởng quan trọng đối với chất lƣợng lực lƣợng lao
động, tỉ suất hiệu quả lao động trong sự tăng trƣởng kinh tế.
1.1.2. Những nghiên cứu về nhân lực nói chung, về quản lý nguồn
nhân lực, đào tạo nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), “Phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Trình
bày một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, phân tích đặc điểm
của nguồn nhân lực Việt Nam, những vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây
là cuốn sách có giá trị tham khảo trong nghiên cứu và trong chỉ đạo thực tiễn
phát triển nguồn nhân đất nƣớc hiện nay [55].
Phạm Thành Nghị (2007), “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Cuốn sách đã đề cập
đến những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân
lực; phân tích hiệu quả quản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến
quản lý nguồn nhân lực nƣớc ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc [78].
Dƣơng Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009), “Đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”. Cuốn sách tập hợp những bài
viết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn
NLCLC; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra
hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nƣớc ta trƣớc đòi hỏi của hội nhập
13
quốc tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những
vấn đề cơ bản đối với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập
quốc tế [88].
Lƣơng Việt Hải (2003), “Ảnh hƣởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và
công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực
những năm đầu thế kỷ XXI”. Đề tài nghiên cứu tổng hợp và toàn diện trên các
vấn đề cơ bản về con ngƣời, về nguồn nhân lực; phân tích, làm rõ khái niệm,
những yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực; những vấn
đề cơ bản về giáo dục và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khuyến nghị một số
vấn đề cơ bản để phát triển văn hóa, xây dựng con ngƣời, phát triển giáo dục
và đạo tạo nguồn nhân lực trong những thập kỷ tiếp theo [43].
Phạm Minh Hạc (2008), “Phát triển con ngƣời, nguồn nhân lực - quan
niệm và chính sách”. Trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển con
ngƣời; đƣa ra khái niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động; phân
tích ...i lao động.
Với cách tiếp cận nhƣ trên, vốn nhân lực là tổng hợp các kỹ năng, kỹ
xảo của ngƣời lao động; kinh nghiệm nghề nghiệp; trình độ đào tạo và những
khả năng có thể khai thác của ngƣời lao động. Vốn nhân lực không phải là cái
sẽ có mà đã có sẵn của ngƣời lao động, tức là cái có thể bán đƣợc. Nhƣ vậy,
vốn nhân lực của các doanh nghiệp may có thể hiểu là các kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ đào tạo và những khả năng có thể
khai thác của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật
trong các doanh nghiệp may.
+ Sự khác nhau giữa nguồn nhân lực và vốn nhân lực
Xem xét các khái niệm về nguồn nhân lực và vốn nhân lực cũng nhƣ
các thƣớc đo nguồn nhân lực và vốn nhân lực, có thể thấy rằng chúng khác
nhau tƣơng đối cơ bản xét dƣới góc độ quản lý và góc độ giá trị. Sự khác biệt
đó đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1 : So sánh nguồn nhân lực và vốn nhân lực
Nguồn nhân lực Vốn nhân lực
- Ngƣời lao động là nguồn lực của tổ
chức
- Ngƣời lao động là nhà đầu tƣ
- Vai trò của ngƣời lao động tƣơng
đối thụ động
- Vai trò của ngƣời lao động rất
chủ động
- Nghiên cứu các đối tƣợng đã đủ tuổi
laođộng
- Nghiên cứu cả quá trình hình
thành vốn nhân lực từ khi mới
sinh
- Không lƣợng hoá đƣợc bằng giá trị
tiền tệ
- Lƣợng hoá đƣợc bằng giá trị tiền
tệ
Nguồn : Tổng hợp của tác giả.
30
Xét dƣới góc độ quản lý, nguồn nhân lực là khái niệm mang ý nghĩa
chủ quan của ngƣời sử dụng lao động. Ngƣời sử dụng lao động coi nguồn
nhân lực nhƣ một nguồn lực phục vụ cho tổ chức của mình. Những nghiên
cứu về nguồn nhân lực chủ yếu nhằm mục đích khai thác và sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực của tổ chức để giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu trong hiện
tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực chƣa thực
sự chú trọng đến ngƣời lao động nhƣ là những chủ thể có vai trò chủ động,
cũng có mục tiêu và mục đích hoạt động của mình, nhất là những mục tiêu về
kinh tế và chính ngƣời lao động mới là phía quyết định có trở thành nguồn
nhân lực của một tổ chức nào đó hay không chứ không phải tổ chức quyết
định việc này. Mặt khác, các nghiên cứu về nguồn nhân lực chủ yếu tập trung
vào việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự vận động của những đối
tƣợng đã đủ tuổi lao động, ít tập trung vào quá trình hình thành nguồn nhân
lực, nhất là quá trình giáo dục phổ thông. Điều này đã đƣợc khắc phục với
quan niệm ngƣời lao động là nhà đầu tƣ, là chủ của vốn nhân lực và việc sử
dụng vốn nhân lực vào tổ chức nào cho có hiệu quả là quyết định của ngƣời
lao động. Khái niệm về vốn nhân lực cũng đã bao hàm đầy đủ những kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng bẩm sinh mà ngƣời lao động sở hữu
và mang vào thị trƣờng lao động. Nói một cách khác, vốn nhân lực chú trọng
đến tất cả các yếu tố trong quá trình hình thành nguồn nhân lực, vốn nhân lực
chính là cốt lõi của nguồn nhân lực.
Xét về mặt giá trị, với quan niệm lực lƣợng lao động là nguồn nhân lực,
ngƣời sử dụng lao động coi con ngƣời nhƣ là nguồn lực của tổ chức nhƣng
không tính toán đƣợc giá trị của nguồn lực đó bằng tiền. Trong quá trình sử
dụng, công ty sẽ phải đầu tƣ bao nhiêu tiền là hợp lý cho ngƣời lao động để có
nguồn nhân lực phù hợp với công ty, số tiền mà công ty đầu tƣ vào nguồn
nhân lực đó sẽ mang lại cho công ty bao nhiêu lợi nhuận. Mặt khác, ngƣời lao
động, với vai trò chủ động có thể tự đi học để nâng cao trình độ với mục đích
31
tìm kiếm đƣợc một công việc tốt hơn, với thu nhập cao hơn nhƣng thu nhập
cao hơn ở mức độ nào thì khuyến khích đƣợc ngƣời lao động chủ động đi
học? Câu hỏi này nếu nghiên cứu dƣới giác độ nguồn nhân lực thì sẽ không
thể trả lời thoả đáng. Khác với nguồn nhân lực, vốn nhân lực có thể lƣợng hoá
đƣợc bằng giá trị, qua đó có thể tính toán đƣợc dòng tiền mà ngƣời sử dụng
lao động cũng nhƣ ngƣời lao động đầu tƣ vào vốn nhân lực sẽ có tỷ lệ hoàn
vốn nhƣ thế nào và quá trình hoàn vốn đó diễn ra trong thời gian bao lâu.
+ Quan niệm về nhân lực
Nghiên cứu về nhân lực, mỗi tác giả có cách tiếp cận khác nhau nên có
những cách quan niệm khác nhau, nhƣng nhìn chung các quan niệm đó đều
thống nhất về nội dung cơ bản rằng: Nhân lực là sức lực con ngƣời, nằm trong
mỗi con ngƣời và làm cho con ngƣời hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát
triển cùng với sự phát triển của cơ thể con ngƣời và đến một mức độ nào đó,
con ngƣời đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con ngƣời có sức lao
động. Do đó, nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố
cấu thành lực lƣợng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã
hội của mọi quốc gia.
Khi nói tới nhân lực trƣớc hết phải hiểu đó là toàn bộ những ngƣời lao
động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội
và các thế hệ những ngƣời lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình phát
triển kinh tế xã hội, con ngƣời đóng vai trò là chủ thể sáng tạo và chi phối
toàn bộ quá trình đó, hƣớng nó tới mục tiêu đã đƣợc chọn. Cho nên nhân lực
nói chung bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động,
thái độ và phong cách làm việc- đó chính là các yếu tố thuộc về chất lƣợng
nhân lực. Ngoài ra, khi nói tới nhân lực phải nói tới cơ cấu của lao động, bao
gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề. Khi nói nhân lực cần nhấn
mạnh sự phát triển trí tuệ, thể lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của con
ngƣời, bởi vì trí lực là yếu tố ngày càng đóng vai trò quyết định sự phát triển
32
nhân lực. Ngoài ra khi nói đến nhân lực cũng cần phải nói tới kinh nghiệm
sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức và nhân cách của con ngƣời.
Tiếp cận dƣới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị nhân lực đƣợc
hiểu là: Tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lƣợng lao động xã
hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động
sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử đƣợc vận dụng để sản xuất ra của cải
vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của đất nƣớc.
2.1.1.2. Quan niệm về nhân lực chất lượng cao.
Từ cách tiếp cận đã nêu: nhân lực nói chung bao gồm một tổng thể các
yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, vì vậy,
khi nói tới nhân lực phải nói tới cơ cấu của lao động, bao gồm cả cơ cấu đào
tạo và cơ cấu ngành nghề; cần nhấn mạnh sự phát triển trí tuệ, thể lực và trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của con ngƣời, bởi vì trí lực là yếu tố ngày càng
đóng vai trò quyết định sự phát triển nhân lực và nói đến nhân lực cũng cần
phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức và nhân
cách của con ngƣời.
Theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NLCLC là bộ phận
ƣu tú nhất của nguồn nhân lực đất nƣớc, bao gồm những ngƣời tiêu biểu về
phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn
cao; có sức khỏe tốt (theo độ tuổi); luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa
học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị
doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu
đàn” [32, tr.130].
Theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, phát triển nguồn
nhân lực đƣợc xác định là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; đồng thời là nền tảng phát triển bền
vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập. Theo
33
đó, nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên
nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tƣ tài chính; phải
đƣợc đào tạo đầy đủ và toàn diện để có khả năng cạnh tranh và tham gia lao
động ở nƣớc ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời có đủ
năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang
tính toàn cầu và khu vực.
Nhƣ vậy, có thể nói, không phải tất cả những ngƣời đã qua đào tạo đều
đáp ứng các công việc. NLCLC không chỉ thể hiện ở tấm bằng, chứng chỉ học
vấn, nghề nghiệp mà chủ yếu ở chất lƣợng văn hóa, trình độ tay nghề, kỹ năng
lao động để làm ra các sản phẩm có chất lƣợng cao.
Từ những nhận thức nêu trên, có thể hiểu: NLCLC là bộ phận ưu tú
nhất của nguồn nhân lực đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm
chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn cao; có
sức khỏe tốt (theo độ tuổi); luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học,
đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là
những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh
nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn”.
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể cũng cần hiểu một cách rộng hơn về
quan niệm này, rằng NLCLC là khái niệm chỉ những người lao động cụ thể,
có trình độ lành ngành (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ
thể, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (cao
đẳng, đại học, trên đại học, lao động kỹ thuật lành nghề); có kỹ năng lao
động giỏi và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của
công nghệ sản xuất kinh doanh; có sức khỏe và phẩm chất tốt; có khả năng
vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá
trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả cao.
34
2.1.1.3. Các tiêu chí xác định nhân lực chất lượng cao.
Chất lƣợng nhân lực là toàn bộ năng lực của lực lƣợng lao động đƣợc biểu
hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ
với nhau cấu thành chất lƣợng nhân lực. Trong đó, thể lực là nền tảng, là phƣơng
tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định chất lƣợng nhân lực, ý thức
tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực trí tuệ
thành thực tiễn. Theo đó, các tiêu chí để xác định NLCLC có thể đƣợc cụ thể
thành các nhóm tiêu chí sau:
Thứ nhất, Nhóm tiêu chí định tính
Đây là nhóm tiêu chí liên quan đến cả thể lực, tinh thần, thái độ của
nhân lực, với NLCLC, nhóm tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu/chỉ số sau:
- Chỉ số về sự lạc quan, có thể thấy rằng NLCLC phải là những nhân
lực có tinh thần tích cực, chỉ tiêu này phản ánh mức độ của nhân lực có thể
gắn bó lâu dài đƣợc với công việc, với chuyên môn cũng nhƣ có sự cầu tiến.
Những nhân lực này này chính là ngƣời cống hiến nhiều và mang đến cho
môi trƣờng làm việc một sự chuyên nghiệp, thân thiện và tích cực.
- Chỉ số về sự trung thực, thực tiễn cho thấy nếu trong điều kiện trình
độ phát triển nói chung còn ở mức độ nhất định, hoặc là trong môi trƣờng
kinh doanh hay ở một số môi trƣờng/ tổ chức/ hoạt động mang tính chất đặc
thù, thì sự trung thực của nhân lực có thể đƣợc coi là một yếu tố có phần bất
lợi, nhƣng nếu xác định là một nhân lực của một tổ chức, nhất là NLCLC thì
trung thực lại là yếu tố cần thiết để đánh giá phẩm chất của một chủ thể lao
động. Một NLCLC có sự trung thực luôn đƣợc đánh giá cao bởi họ biết phân
biệt đúng sai, công tƣ để làm việc.
- Chỉ số về sự nhiệt tình, có thể thấy rằng nhiệt tình trong công việc sẽ
giúp không khí làm việc khẩn trƣơng và chuyên nghiệp hơn, sẽ đƣợc đánh giá
cao. Nhiệt tình cũng chính là yếu tố đem lại kết quả công việc tốt, nhanh chóng.
- Chỉ số về sự tôn trọng, khi tác nghiệp trong bất kỳ môi trƣờng nào, đã
là nhân lực của tổ chức thì cần có sự tôn trọng với chính cấp trên và đồng
nghiệp của mình. Là NLCLC thì sự tôn trọng càng cần đƣợc quan tâm.
35
- Chỉ số về giờ giấc, giờ giấc là yếu tố quan trọng để đánh giá sự
chuyên nghiệp của mỗi nhân lực. NLCLC là lực lƣợng ƣu tủ trong các nguồn
nhân lực, theo đó quản lý thời gian làm việc hiệu quả cũng là một trong
những chỉ tiêu đánh giá NLCLC, bởi NLCLC là lực lƣợng lao động với
những chuẩn mực cao, điều đó đặt ra cho họ chuẩn mực cả về giờ giấc và hiệu
quả sử dụng giờ giấc để mang lại hiệu quả thực sự cho công việc.
- Chỉ số về độ tin cậy, cẩn trọng, có thể thấy rằng việc chăm chút cho
công việc, cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin tƣởng
từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không
bao giờ thừa, bởi lẽ nó sẽ tránh đƣợc những sai sót không cần thiết có thể xảy
ra - đây cũng là một trong những chỉ số định tính không thể thiếu của NLCLC.
Thứ hai, Nhóm tiêu chí định lượng
Trong điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của Việt Nam
hiện nay, về cơ bản nhóm chỉ tiêu định lƣợng về NLCLC có thể đƣợc cụ thể
nhƣ sau:
- Chỉ số về thể lực: Thể lực của những NLCLC, về cơ bản cần đáp ứng
các chỉ số theo quy định về sức khỏe của quốc gia nhƣng họ phải ở phân loại
sức khỏe thuộc tốp đầu trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn phân loại theo thể chất của nhân lực chất lượng cao
Loại
sức
khỏe
NAM NỮ
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
Vòng ngực
(cm)
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
Vòng
ngực
(cm)
1 160 trở lên 50 trở lên 82 trở lên 155 trở lên 45 trở lên 76 trở lên
2 158-162 47-49 79-81 151-154 43-44 74-75
3 154-157 45-46 76-78 147-150 40-42 72-73
4 150-153 41-44 74-75 143-146 38-39 70-71
5 Dƣới 150 Dƣới 40 Dƣới 74 Dƣới 143 Dƣới 38 Dƣới 70
Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ của Bộ Y tế [6].
36
- Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, chỉ tiêu về tình trạng bệnh tật (các giác
quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tai, mũi, họng) của ngƣời lao động.
- Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe, các chỉ tiêu về tỷ lệ sinh tử, suy dinh dƣỡng, tỷ lệ biến động tự nhiên,
cơ cấu giới tính của quốc gia, khu vực.
+ Chỉ số về trí lực: Tri thức là yếu tố cơ bản để đánh giá trí lực của
nhân lực. Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng có
đƣợc nhờ giáo dục và sự trải nghiệm trong cuộc sống của nhân lực. Theo đó,
hiện nay những quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy tri thức của
NLCLC ở những quốc gia này thƣờng đạt mức điểm từ 6.0/10 trở lên, chẳng
hạn: chỉ số đánh giá tổng hợp về chất lƣợng giáo dục và nhân lực thì Trung
Quốc là 5,73 và Malaysia là 5,59, trong khi Singapo dẫn đầu các quốc gia
đƣợc khảo sát với 8,4/10 điểm [30]. Nhƣ vậy, trí lực là sự kết tinh, chọn lọc,
sự tiếp nhận có lựa chọn của tri thức và biến tri thức thành cái riêng của mình
ở mỗi nhân lực.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: NLCLC không chỉ thể hiện ở trình độ
học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên
môn là những kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện những yêu
cầu của vị trí công việc đang đảm nhận trong quản lý, kinh doanh và các hoạt
động nghề nghiệp của nguồn lao động, vậy nên thông qua số lƣợng và chất
lƣợng của nhân lực đã qua đào tạo mà xác định NLCLC hay không. NLCLC
đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo theo cấp bậc so với tổng
nhân lực đang làm việc của đất nƣớc, từng vùng, từng ngành; là cơ cấu các
loại nhân lực đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và cấp bậc
đào tạo thể hiện cơ cấu số nhân lực có trình độ CĐ,ÐH/số nhân lực, có trình
độ THCN/số nhân lực là công nhân kỹ thuật. Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu đào
tạo có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế hay không, trên cơ sở đó
có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo cho phù hợp.
37
Thực tế cho thấy, tỷ lệ nhân lực trình độ cao trên 1000 dân đang hiện
hữu tại một quốc gia nhƣ sau: ở Anh 136/1000 dân; Thụy Điển là 115/1000
dân và Nhật bản là 100/1000 dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam là 13,2
Kỹ sƣ/1000 dân [118, tr.19].
Theo F.M.Harbison (nhà kinh tế học), trong một chu kỳ dài, tốc độ tăng
việc làm của lao động đã qua đào tạo (lao động có kỹ thuật) thƣờng gấp 2-3
lần tốc độ tăng của GDP [69, tr.15].
+ Năng lực ngoại ngữ, tin học: Trong bối cảnh thế giới phẳng, ngoại
ngữ, tin học cũng là một tiêu chí không thể thiếu của NLCLC. Tiêu chí này
không những là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty lớn/ tổ chức/ tập đoàn
toàn cầu tuyển mộ nhân lực, cũng nhƣ cất nhắc vào những vị trí quản lý. Việc
biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu của NLCLC nhằm đáp ứng các
quy trình công nghệ thƣờng xuyên đƣợc đổi mới mà còn là một năng lực cần
thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng nhƣ ngoại ngữ, các nhà
tuyển dụng luôn yêu cầu các ứng viên phải có kiến thức về tin học để sử dụng
máy tính, các phần mềm văn phòng, sử dụng internet thành thạo.
Nhƣ vậy, việc tiêu chí về thông thạo ngoại ngữ, tin học là chìa khóa
quan trọng, bắt buộc cần có đối với NLCLC, bởi họ là những chủ thể vận
hành, quản lý của nền tri thức tiên tiến.
+ Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí không thể
thiếu đối với NLCLC, bởi đây chính là những khả năng liên quan đến sự lãnh
đạo, huấn luyện, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Theo tổng hợp
nghiên cứu về nhân lực trong điều kiện CMCN 4.0, top 10 kỹ năng quan trọng
cho nguồn nhân lực nói chung, NLCLC nói riêng là: Kỹ năng học và tự học;
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân; Kỹ năng tƣ duy sáng tạo và
mạo hiểm; Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng lắng
nghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ
năng làm việc nhóm; Kỹ năng thƣơng thuyết, đàm phán. Việc trang bị trang
38
đầy đủ, toàn diện những kỹ năng mềm góp phần bổ trợ và hoàn thiện hơn
năng lực làm việc của NLCLC vì nguồn nhân lực này giữ vai trò quyết định
cho sự chuyên nghiệp, tính hiệu quả trong một tổ chức.
+ Các chỉ tiêu tổng hợp: Một trong những tiêu chí để xác định chất
lƣợng nhân lực chất lƣợng cần xem xét tới đó là chỉ số phát triển con ngƣời
(HDI - Human Development Index). Chỉ số này định lƣợng một cách gián
tiếp sự phát triển của nhân lực trên 3 phƣơng diện: mức độ phát triển kinh tế,
giáo dục và y tế. HDI có thang điểm tính từ 0,1 đến 1 và đƣợc xác định bởi
các chỉ tiêu: Tuổi thọ bình quân của dân số; Tỷ lệ dân số biết chữ và số năm
đi học của một ngƣời; Tổng sản phẩm quốc nội GDP/ngƣời. Tuy chỉ tiêu HDI
không phản ánh toàn diện về chất lƣợng nguồn nhân lực của một quốc gia.
Song đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới để đo chất lƣợng con
ngƣời nói chung với ƣu điểm thuận lợi trong việc so sánh quốc tế.
Theo quy ƣớc quốc tế, chỉ số HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: chỉ số
trình độ học vấn, chỉ số thu nhập, chỉ số tuổi thọ. Có nơi, còn sử dụng thêm 2
tiêu chí: môi truờng tự nhiên và hệ thống an sinh xã hội. Chỉ số học vấn có giá
trị bằng 1, khi 100% số ngƣời lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết; bằng 0, khi
0% số nguời lớn (trên 15 tuổi) biết đọc, biết viết. Chỉ số tuổi thọ có giá trị
bằng 1, khi tuổi thọ bình quân là 85 tuổi; bằng 0, khi tuổi thọ bình quân chỉ
dạt 25 tuổi. Chỉ số thu nhập bằng 1, khi GDP bình quân dầu nguời dạt 40.000
USD (theo sức mua tƣơng dƣơng); bằng 0, khi GDP bình quân dầu nguời chỉ
đạt 160 USD/năm. Giá trị HDI của các nƣớc và lãnh thổ trên thế giới nằm
trong khoảng từ 0 dến 1. Nƣớc nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì mức độ
phát triển nguồn nhân lực rất cao, nếu nƣớc nào có giá trị HDI dƣới 0,4 thì
mức độ phát triển nguồn nhân lực của nƣớc đó đƣợc coi là thấp.
2.1.1.4.Vai trò của nhân lực chất lượng cao
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế chủ yếu
dựa trên tri thức thì nhân lực, đặc biệt là NLCLC ngày càng thể hiện vai trò
39
quyết định. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của NLCLC càng thể hiện rõ nét hơn.
Thứ nhất, NLCLC là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trƣởng
và phát triển kinh tế - xã hội. Con ngƣời là trung tâm của chiến lƣợc phát
triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Xét trong quá trình sản xuất, con ngƣời
không chỉ là một yếu tố cấu thành, mà còn là nhân tố quyết định việc khai
thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Thực tế cho thấy, tài
nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ đều hữu hạn,
nó chỉ có thể phát huy tác dụng khi kết hợp hiệu quả với nguồn nhân lực.
Trong khi đó, nguồn nhân lực có ƣu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết
bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn NLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và
bền vững đất nƣớc [33, tr.41].
Thứ hai, NLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế từ
dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính. Đây là
quá trình sử dụng nguồn lao động đƣợc đào tạo, kết hợp với công nghệ,
phƣơng pháp tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã đƣa
ra quan điểm "Nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” [31, tr.32]. Điều đó cho thấy, Đảng ta đã xác định vai trò
quan trọng của nguồn NLCLC đối với sự thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và phát triển bền vững. Quan điểm này tiếp
tục đƣợc thể hiện ở Đại hội Đảng lần thứ X, XI và XII.
40
Thứ ba, NLCLC là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng
khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng
và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững.
Khi khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất trực
tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ƣu thế trong phát triển kinh tế - xã hội
thì lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ, tri thức, tƣ duy đổi mới và năng lực
sáng tạo của chính con ngƣời. Vì vậy, nguồn nhân lực đƣợc xác định là yếu tố
trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển nhƣ tài nguyên thiên nhiên,
nguồn tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ. Nguồn lực con ngƣời là yếu
tố động nhất, nguồn gốc của mọi của cải vật chất và sức sáng tạo ra các nền
văn minh; là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, ứng dụng khoa học -
công nghệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Thứ tư, NLCLC là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa
kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với
những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp.
Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày
càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó nguồn
NLCLC càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Đảng ta chủ trƣơng phát triển nguồn NLCLC, đặc biệt coi trọng phát triển đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp
giỏi, lao động lành nghề và khoa học - công nghệ đầu đàn; coi đây là điều
kiện cần thiết để hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, cũng nhƣ
khẳng định vị thế của tri thức và trí tuệ Việt Nam trong sân chơi toàn cầu.
2.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển
nhân lực chất lƣợng cao
Hình thành và phát triển nhân lực nói chung, NLCLC nói riêng là một
vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, do vậy có không ít các nhân tố tác động,
41
tuy nhiên, cơ bản có các nhân tố sau: (i) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
(ii) Hệ thống giáo dục quốc gia; (iii) Sử dụng nguồn NLCLC.
2.1.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Thực tiễn phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại cho thấy, sức sống và
trình độ phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại đều bắt nguồn từ trình độ xã
hội hóa, tạo ra mối quan hệ giữa các nguồn lực xã hội với các nhu cầu xã hội,
bởi, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng có tính chất xã hội thì sẽ đánh thức
mọi tiềm năng về vật chất và trí tuệ của xã hội vào phát triển kinh tế thị
trƣờng. Mức độ khai thác các tiềm năng vật chất của xã hội thể hiện rõ ở quy
mô phát triển của lực lƣợng sản xuất, còn mức độ huy động và sử dụng tốt các
tiềm năng trí tuệ của xã hội lại là chỉ số về chất lƣợng và trình độ phát triển
của lực lƣợng sản xuất hiện đại.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng hiện đại với bối cảnh cuộc
CMCN 4.0 đang chi phối mạnh mẽ các nền kinh tế, hơn bao giờ hết đặt ra yêu
cầu phải có đƣợc nguồn NLCLC. Bởi trong nền kinh tế đƣợc kiến tạo bởi nền
tảng cách mạng công nghiệp hiện đại, buộc nhân lực vận hành nền kinh tế đó
phải là những nhân lực đƣợc đào tạo, tái đào tạo với trình độ chuyên môn, kỹ
năng tay nghề giỏi hơn, có sức khỏe và tác phong làm việc tốt hơn nhằm đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Mặt khác, trong nền kinh tế công
nghiệp hiện đại, yếu tố cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt, theo đó cũng đặt
ra yêu cầu cao hơn với nguồn nhân lực, yêu cầu phải là NLCLC để thích ứng
với công nghệ mới, phƣơng thức quản lý mới.
Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa hình thành và phát triển nhân lực và kinh
tế-xã hội là mối quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều. Yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, sẽ đặt ra yêu cầu đối với hình thành và phát triển nhân
lực, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì khả năng đầu tƣ của nhà
nƣớc và xã hội cho phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội
và môi trƣờng thuận lợi cho phát triển nhân lực. Ngƣợc lại, nhân lực của quốc
gia, địa phƣơng đƣợc phát triển tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-
42
xã hội và trong vòng xoáy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kích thích nhân tố
kia phát triển.
2.1.2.2. Hệ thống giáo dục quốc gia
Giáo dục và đào tạo của quốc gia là nhân tố ảnh hƣởng/ tác động trực
tiếp đến lực lƣợng sản xuất, quyết định sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế-
xã hội. Bởi tri thức và phẩm chất của nhân lực quốc gia là sản phẩm của quá
trình giáo dục và đào tạo. Các quốc gia đều nhìn nhận rằng một nền giáo dục
hoàn chỉnh, đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những ngƣời
lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo. Đối với
mỗi ngƣời, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát triển thế giới
quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, hệ thống
giáo dục và đào tạo quốc gia là quá trình tích tụ nguồn vốn con ngƣời để
chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Do đó, hình thành và phát triển
NLCLC chịu tác đồng lớn từ hệ thống giáo dục quốc gia, nhất là giáo dục và
đào tạo nghề nghiệp, đào tạo chuyên sâu, đào tạo đại học và sau đại học. Với
yêu cầu và tầm quan trọng ấy, cần đầu tƣ thỏa đáng, và hợp lý cho giáo dục
và đào tạo mới có đƣợc NLCLC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nƣớc.
2.1.2.3. Khoa học và công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc CMCN 4.0 đã
và đang tác động lớn đến việc hình thành và phát triển nhân lực chất lƣợng
cao. Sự phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy
đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lƣợng và hiệu quả lao
động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công
nghệ làm thay đổi cơ cấu nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng; làm
thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của ngƣời lao động, làm
cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hƣớng
giảm đi; tiến bộ khoa học và công nghệ từng bƣớc đƣợc quốc tế hóa tạo nên
sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lƣợng, giá thành. Nhiều ngành nghề
43
mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của
ngƣời lao động bị hao mòn nhanh chóng; tiến bộ của khoa học và công nghệ
cũng đã làm thay đổi nội dung, phƣơng pháp dạy học từ giáo dục phổ thông
đến đại học. Do vậy, cần phải nghiên cứu cải tiến, mềm hóa chƣơng trình,
phƣơng thức đào tạo để tạo điều kiện cho hình thành và phát triển nguồn
NLCLC và mọi nguồn nhân lực, nhất là NLCLC phải chủ động trong việc tự
đào tạo và không ngừng cập nhật, nâng cao trình độ trƣớc những thay đổi
nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
2.1.2.4. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hƣởng đến phát triển nguồn
nhân lực, bởi những nhân tố này đã tạo điều kiện cho các quốc gia, địa
phƣơng kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy
đƣợc nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời, tranh thủ đƣợc tối đa các
nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển. Xu thế hội nhập quốc tế có tác
động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc phát triển NLCLC ở
mỗi quốc gia, dẫn đến một cuộc cách mạng về đào tạo ngành nghề trong xã
hội. Do đó, các quốc gia, địa phƣơng phải chuẩn bị cho mình những tiềm lực
lao động đáp ứng yêu cầu của một hệ thống ngành nghề mới đang phát triển
phù hợp với xu thế thời đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
các quốc gia còn phải hƣớng đến việc phát triển nhân lực có chất lƣợng cao
thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt để phát triển.
Tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với việc điều
chỉnh, lựa chọn chiến lƣợc phát triển của các quốc gia, địa phƣơng mà trong
đó có cả phát triển nhân lực là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Theo đó, phát triển
NLCLC, trong đó bao gồm cả một thế hệ mới các doanh nhân, đội ngũ trí
thức, những ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững
vàng, có năng lực quản lý, sản xuất, kinh doanh để có thể giành phần thắng
trong cuộc cạnh tranh trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Trong đó kinh tế
44
tri thức hiện nay cũng đƣợc xem là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển
nhân lực, bởi sức lan tỏa mạnh mẽ và đƣợc xem nhƣ là xu hƣớng tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa nói riêng, nó thúc đẩy sự tăng nhanh năng suất lao động, sở hữu cá
nhân và sở hữ... một nhân
lực đƣợc hành nghề hoạt động xây dựng:
Cá nhân đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp
ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy
phép cƣ trú tại Việt Nam đối với ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam định
cƣ ở nƣớc ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo, thời gian và kinh nghiệm
tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
nhƣ sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời
gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng
176
chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời
gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng
chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm
tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ
3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên
đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp
luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Hoặc Điều 53 quy định điều kiện đối với chỉ huy trƣởng công trƣờng.
Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trƣởng công trƣờng phải đáp ứng
các điều kiện tƣơng ứng với các hạng nhƣ sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tƣ vấn giám sát thi công xây dựng
hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trƣởng
công trƣờng thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai)
công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tƣ vấn giám sát thi công xây dựng
hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trƣởng
công trƣờng thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai)
công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tƣ vấn giám sát thi công xây dựng
hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi
công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp
IV cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Đƣợc làm chỉ huy trƣởng công trƣờng mọi cấp công trình
cùng loại;
b) Hạng II: Đƣợc làm chỉ huy trƣởng công trƣờng trong đó có công
trình cấp II cùng loại trở xuống;
c) Hạng III: Đƣợc làm chỉ huy trƣởng công trƣờng trong đó có công
trình cấp III, cấp IV cùng loại.
Hay điều 54 quy định điều kiện năng lực đối với giám đốc quản lý dự án.
1. Giám đốc quản lý dự án thuộc các Ban quản lý dự án chuyên ngành,
177
Ban quản lý dự án khu vực, tƣ vấn quản lý dự án, chủ đầu tƣ trực tiếp thực
hiện quản lý dự án và Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng một dự án phải có
đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều này.
2. Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ chuyên môn thuộc chuyên
ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về
quản lý dự án và đáp ứng các điều kiện tƣơng ứng với mỗi hạng dƣới đây:
a) Giám đốc quản lý dự án hạng I: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế
hạng I hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã
là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm A hoặc 2 (hai) dự án
nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trƣởng công trƣờng hạng I;
b) Giám đốc quản lý dự án hạng II: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế
hạng II hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã
là Giám đốc quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án
nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trƣởng công trƣờng hạng II;
c) Giám đốc quản lý dự án hạng III: Có chứng chỉ hành nghề thiết kế
hoặc chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã là
Giám đốc tƣ vấn quản lý dự án của 1 (một) dự án nhóm C cùng loại hoặc đã
là chỉ huy trƣởng công trƣờng hạng III.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Giám đốc quản lý dự án hạng I: Đƣợc làm giám đốc quản lý dự án
tất cả các nhóm dự án;
b) Giám đốc quản lý dự án hạng II: Đƣợc làm giám đốc quản lý dự án
nhóm B, nhóm C;
c) Giám đốc quản lý dự án hạng III: Đƣợc làm giám đốc quản lý dự
án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ
xây dựng.
178
Phụ lục 2
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 5260/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 6 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 26-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƢƠNG
HƢỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 08/10/2013 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2375/SKHĐT-TH ngày
22/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chƣơng trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
Điều 2.
1. Giám đốc các Sở, Thủ trƣởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, thị xã đƣợc giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp tổ chức xây dựng và
triển khai thực hiện chƣơng trình, đề án trình UBND tỉnh phê duyệt đúng tiến độ và
đảm bảo chất lƣợng.
2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách các lĩnh vực đƣợc phân công
chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình, đề án thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo
cơ quan chủ trì và các đơn vị liên quan xử lý kịp thời những vấn đề vƣớng mắc
trong quá trình thực hiện, phối hợp triển khai các chƣơng trình, đề án đạt kết quả
tốt.
179
3. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, cơ quan chủ trì chƣơng trình, đề án báo cáo các
đồng chí lãnh đạo phụ trách lĩnh vực về tình hình, kết quả thực hiện, kiến nghị đề
xuất xử lý những vấn đề phát sinh, vƣớng mắc và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trƣởng các ban, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Nhƣ Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Thƣờng trực Tỉnh ủy (để b/c);
- TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Các Tổ chuyên viên (để tham
mƣu, theo dõi việc thực hiện);
- Lƣu: VT, TH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đƣờng
180
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
26-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT
TRIỂN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5260/QĐ-UBND ngày 6/11/2013 của UBND
tỉnh)
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
I
Chƣơng trình bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm
1 Bổ sung,
điều chỉnh
quy hoạch
tổng thể
phát triển
kinh tế -
xã hội
Nghệ An
đến năm
2020.
- Xây dựng và
trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án bổ sung,
điều chỉnh quy
hoạch tổng thể
phát triển kinh
tế - xã hội
Nghệ An đến
năm 2020, và
tổ chức thực
hiện.
- Rà soát, bổ
sung, xây
dựng quy
hoạch chi tiết
vùng và lĩnh
vực trọng yếu.
Quý
3/2014
Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Kế hoạch và
Đầu tƣ
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện, thành
phố, thị xã.
2 Phát triển
kinh tế -
xã hội
miền Tây
tỉnh Nghệ
An đến
năm 2020.
2.1 Đề án phát
triển kinh
tế - xã hội
miền Tây
tỉnh Nghệ
Xây dựng và
trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án phát
triển kinh tế -
Quý
1/2014
- Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
-Chủ trì: Sở
Kế hoạch và
Đầu tƣ
- Phối hợp:
Ban Dân
181
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
An đến
năm 2020.
xã hội miền
Tây tỉnh Nghệ
An đến năm
2020, và tổ
chức thực
hiện.
UBND
tỉnh
- Đ/c Lê
Xuân Đại
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
tộc, Sở
Nông
nghiệp và
PTNT và
các Sở,
ngành liên
quan;
UBND các
huyện, thị
xã có liên
quan.
2.2 Rà soát,
bổ sung cơ
chế, chính
sách phát
triển vùng
miền núi,
dân tộc
tỉnh Nghệ
An đến
năm 2020.
- Xây dựng và
trình Chính
phủ phê duyệt
cơ chế, chính
sách phát triển
vùng miền núi,
dân tộc tỉnh
Nghệ An sau
khi Đề án phát
triển kinh tế xã
hội miền Tây
tỉnh Nghệ An
đến năm 2020
đƣợc phê
duyệt.
Quý
4/2014
Đ/c Lê
Xuân Đại
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì:
Ban Dân tộc
- Phối hợp:
Sở
KH&ĐT,
Sở Nông
nghiệp và
PTNT và
các Sở,
ngành liên
quan;
UBND các
huyện, thị
xã có liên
quan.
3 Phát triển
Thành phố
Vinh
thành
trung tâm
vùng Bắc
Trung Bộ
về tài
chính,
thƣơng
mại, du
lịch, khoa
học-công
nghệ,
Đánh giá kết
quả thực hiện
Quyết định
239/2005/QĐ-
TTg ngày
30/9/2005 của
Thủ tƣớng
Chính phủ về
phát triển
thành phố
Vinh thành
trung tâm kinh
tế, văn hóa
vùng Bắc
Quý
1/2014
Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
UBND
tỉnh và
các Phó
Chủ tịch
UBND
tỉnh phụ
trách từng
lĩnh vực
- Chủ trì:
UBND
thành phố
Vinh - Phối
hợp: các Sở:
KH&ĐT,
Tài chính,
Công
Thƣơng,
KH&CN,
Văn hóa,
Thể thao và
Du lịch, Y
tế, GD&ĐT,
182
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
công nghệ
thông tin,
công
nghiệp
công nghệ
cao, y tế,
văn hóa,
thể thao,
giáo dục -
đào tạo,
giai đoạn
2014-
2020.
Trung bộ.
Điều chỉnh, bổ
sung nhiệm
vụ, giải pháp
cho giai đoạn
2014-2020
phù hợp với
định hƣớng
Nghị quyết
26-NQ/TW,
trình Thủ
tƣớng Chính
phủ phê duyệt,
và tổ chức
thực hiện.
TT&TT và
các Sở,
ngành liên
quan.
II
Chƣơng trình phát triển Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao; xây dựng chính sách và phát triển vùng, lĩnh vực
1 Xây dựng
Khu kinh
tế Đông
Nam thành
khu kinh
tế trọng
điểm; xây
dựng cơ
chế, chính
sách để
phát triển
Khu công
nghiệp
Hoàng
Mai, Đông
Hồi đƣợc
hƣởng ƣu
đãi đầu tƣ
gắn với
Khu kinh
tế Nghi
Sơn.
Trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án Xây
dựng Khu kinh
tế Đông Nam
thành khu kinh
tế trọng điểm
(có nội dung
sửa đổi, bổ
sung quy định
về cơ chế,
chính sách để
thu hút đầu tƣ
phát triển KKT
Đông Nam);
cơ chế, chính
sách để phát
triển Khu công
nghiệp Hoàng
Mai, Đông Hồi
đƣợc hƣởng
ƣu đãi đầu tƣ
gắn với Khu
Quý
2/2014
- Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
UBND
tỉnh - Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì:
Ban quản lý
KKT Đông
Nam
- Phối hợp:
các Sở: Xây
dựng, Công
Thƣơng,
GTVT,
KH&ĐT,
Tài chính và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện: Nghi
Lộc, Diễn
Châu; thị xã
Hoàng Mai,
Cửa Lò.
183
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
kinh tế Nghi
Sơn.
2 Phát triển
Nghệ An
thành
trung tâm
công nghệ
thông tin
vùng Bắc
Trung bộ.
Xây dựng
chính
quyền điện
tử Nghệ
An.
Trình Bộ
Thông tin-
Truyền thông
bổ sung Công
viên công nghệ
thông tin của
tỉnh vào quy
hoạch khu
công nghiệp
công nghệ
thông tin tập
trung của cả
nƣớc và đẩy
nhanh tiến độ
thực hiện. Xây
dựng và trình
Đề án phát
triển Nghệ An
thành trung
tâm công nghệ
thông tin vùng
Bắc Trung bộ;
Đề án xây
dựng chính
quyền điện tử
Nghệ An,
nhằm tạo bƣớc
đột phá trong
cải cách hành
chính, nâng
cao chất lƣợng
chỉ đạo điều
hành, thu hút
đầu tƣ.
Quý
1/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Thông tin và
Truyền
thông
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
3 Xây dựng
Khu nông
nghiệp
công nghệ
Trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án thành
lập Khu nông
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Viết Hồng
- Phó Chủ
tịch
- Chủ trì: Sở
Nông
nghiệp và
PTNT
184
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
cao tại
Nghĩa
Đàn.
nghiệp công
nghệ cao tại
Nghĩa Đàn
(quy hoạch, bộ
máy, cơ chế),
và triển khai
thực hiện.
UBND
tỉnh
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND
huyện Nghĩa
Đàn.
4 Xây dựng
Đề án
thành lập
Khu kinh
tế cửa
khẩu
Thanh
Thủy.
Phối hợp các
bộ ngành
Trung ƣơng,
xây dựng và
trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án nâng
cấp cửa khẩu
quốc gia
Thanh Thủy
thành cửa khẩu
quốc tế. Tiếp
tục xây dựng
và trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án thành
lập Khu kinh
tế Cửa khẩu
Thanh Thủy
theo tiến độ rà
soát, bổ sung
các KKT,
KCN trên địa
bàn cả nƣớc.
Quý
3/2014
Đ/c Thái
Văn Hằng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Kế hoạch và
Đầu tƣ
- Phối hợp:
các Sở:
Ngoại vụ,
Tài chính,
Công
Thƣơng,
BCH BĐBP
tỉnh và các
ngành liên
quan;
UBND
huyện
Thanh
Chƣơng.
Theo
tiến
độ rà
soát
của
Trun
g
ƣơng
5 Đề án
thực hiện
giảm
nghèo và
nâng cao
mức sống
của nhân
dân vùng
miền Tây
Xây dựng và
thực hiện
chƣơng trình
đầu tƣ giảm
nghèo, nâng
cao mức sống
của nhân dân
vùng miền
Tây và vùng
Quý
2/2014
Đ/c Lê
Xuân Đại
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Lao động -
Thƣơng
binh và Xã
hội
- Phối hợp:
các Sở:
NN&PTNT,
Ban Dân tộc
185
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
và vùng
ven biển
Nghệ An.
ven biển Nghệ
An.
và các Sở,
ngành liên
quan;
UBND các
huyện, thị
xã có liên
quan.
6 Đề án phát
triển cây,
con hàng
hóa chủ
yếu, tạo
vùng
nguyên
liệu chế
biến phục
vụ tiêu
dùng trong
nƣớc và
xuất khẩu
gắn với cơ
chế quản
lý đất đai
trên địa
bàn tỉnh
Nghệ An
đến năm
2020.
Xây dựng và
chỉ đạo thực
hiện Đề án
phát triển các
cây con chủ
yếu, tạo vùng
nguyên liệu để
phát triển sản
xuất, dịch vụ
và tăng giá trị
xuất khẩu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020.
Quý
II/2014
Đ/c Đinh
Viết Hồng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Nông
nghiệp và
PTNT
- Phối hợp:
Sở Công
Thƣơng và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
III Chƣơng trình huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng trọng
điểm và các dự án đã có chủ trƣơng, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí
thƣ, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ:
1 Đề án tập
trung thu
hút đầu tƣ
vào Nghệ
An đến
năm 2020.
Cải thiện
môi
- Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
bộ, ngành
Trung ƣơng,
các tổ chức
quốc tế và
thực hiện các
mục tiêu giải
Quý
2/2014
Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
UBND
tỉnh và
các Phó
- Chủ trì: Sở
Kế hoạch và
Đầu tƣ tổng
hợp các
chƣơng
trình
- Phối hợp:
các Sở và
Thực
hiện
thƣờn
g
xuyê
n
186
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
trƣờng đầu
tƣ, nâng
cao chỉ số
cạnh tranh
cấp tỉnh
(PCI).
pháp thu hút
đầu tƣ vào
Nghệ An; Cải
thiện môi
trƣờng đầu tƣ,
nâng cao chỉ
số cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI).
- Thu hút đầu
tƣ các dự án có
định hƣớng
(ngành, lĩnh
vực, địa bàn
trọng điểm) và
chọn lọc, đặc
biệt là những
dự án lớn
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của
tỉnh, trong đó
ƣu tiên vào
lĩnh vực công
nghệ cao.
Chủ tịch
UBND
tỉnh phụ
trách từng
lĩnh vực
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
1.1 Đề án thu
hút các dự
án đầu tƣ
vào Khu
kinh tế,
Khu công
nghiệp
Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
Bộ, ngành
Trung ƣơng,
thu hút đầu tƣ
các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
vào KKT,
KCN
Quý
2/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Chủ trì:
BQL Khu
kinh tế
Đông Nam
1.2 Đề án thu
hút đầu tƣ
các dự án
Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
Bộ, ngành
Quý
2/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Chủ trì: Sở
Công
Thƣơng
187
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
thuộc lĩnh
vực Công
Thƣơng
Trung ƣơng,
thu hút đầu tƣ
các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
thuộc lĩnh vực
công nghiệp,
thƣơng mại
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
1.3 Đề án thu
hút đầu tƣ
các dự án
thuộc lĩnh
vực Nông
nghiệp
Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
Bộ, ngành
Trung ƣơng,
thu hút đầu tƣ
các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
thuộc lĩnh vực
nông nghiệp
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Viết Hồng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Nông
nghiệp và
Phát triển
nông thôn
1.4 Đề án thu
hút đầu tƣ
các dự án
thuộc lĩnh
vực dịch
vụ du lịch
Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
Bộ, ngành
Trung ƣơng,
thu hút đầu tƣ
các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
thuộc lĩnh vực
dịch vụ du lịch
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Văn hóa,
Thể thao và
Du lịch
1.5 Đề án thu
hút đầu tƣ
các dự án
thuộc lĩnh
vực Y tế
Tranh thủ sự
hỗ trợ của các
Bộ, ngành
Trung ƣơng,
thu hút đầu tƣ
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
Chủ trì: Sở
Y tế
188
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế -
xã hội của tỉnh
thuộc lĩnh vực
Y tế
tỉnh
1.6 Đề án thu
hút đầu tƣ
các dự án
thuộc lĩnh
vực Giáo
dục và
Đào tạo
Tranh thủ sự hỗ
trợ của các Bộ,
ngành Trung
ƣơng, thu hút
đầu tƣ các dự án
mang tính đột
phá trong phát
triển kinh tế - xã
hội của tỉnh
thuộc lĩnh vực
giáo dục và đào
tạo
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Giáo dục và
Đào tạo
2 Xây dựng
cơ sở hạ
tầng trọng
yếu trên
địa bàn
tỉnh Nghệ
An đến
năm 2020.
Tổng hợp
chung báo cáo
Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ, Bộ
Tài chính để
vận động
nguồn vốn
ngân sách
Trung ƣơng,
đẩy nhanh tiến
độ các dự án
hạ tầng trọng
điểm trên địa
bàn tỉnh.
Quý
1/2014
Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng -
Chủ tịch
UBND
tỉnh và
các Phó
Chủ tịch
UBND
tỉnh phụ
trách từng
lĩnh vực
Chủ trì: Sở
Kế hoạch và
Đầu tƣ tổng
hợp các
chƣơng
trình; Sở Tài
chính và các
Sở, ngành
liên quan.
Thực
hiện
hàng
năm
2.1 Hạ tầng
giao thông
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Quý
1/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
Chủ trì: Sở
Giao thông
Vận tải
189
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
giao thông,
nhất là các dự
án: Quốc lộ
1A và các
đƣờng quốc lộ,
đƣờng ven
biển, đƣờng
phía Tây; nâng
cấp sân bay
Vinh, các cảng
biển;..
UBND
tỉnh
2.2 Hạ tầng
cung cấp
điện
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
cung cấp điện
Quý
1/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Công
Thƣơng
2.3 Hạ tầng
thủy lợi và
ứng phó
với biến
đổi khí
hậu
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
thủy lợi và ứng
phó với biến
đổi khí hậu,
nhất là các dự
án: Xây dựng,
nâng cấp các
công trình
Quý
1/2014
Đ/c Đinh
Viết Hồng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Nông
nghiệp và
Phát triển
nông thôn
190
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
trọng điểm về
thủy lợi, hệ
thống đê ngăn
lũ, cống ngăn
mặn giữ ngọt
sông Lam,..
2.4 Hạ tầng đô
thị
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
hạ tầng đô thị
Quý
1/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Xây dựng
2.5 Hạ tầng
giáo dục
và đào tạo
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
giáo dục và
đào tạo
Quý
1/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Giáo dục và
Đào tạo
2.6 Hạ tầng y
tế
Rà soát và xây
dựng đề án
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
y tế
Quý
1/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh –
PCT
UBND
tỉnh
Chủ trì: Sở
Y tế
2.7 Hạ tầng
văn hóa,
Rà soát và xây
dựng đề án
Quý
1/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Chủ trì: Sở
Văn hóa,
191
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
thể thao,
du lịch
Xây dựng cơ
sở hạ tầng
trọng yếu trên
địa bàn tỉnh
Nghệ An đến
năm 2020
thuộc lĩnh vực
văn hóa, thể
thao, du lịch
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
Thể thao và
Du lịch
IV Chƣơng trình phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội gắn với xã hội
hóa trong đầu tƣ
1 Phát triển
Nghệ An
thành
trung tâm
đào tạo
nguồn
nhân lực
vùng Bắc
Trung Bộ.
- Tiếp tục
thực hiện các
đề án đã ban
hành về phát
triển, nâng
cao nguồn
nhân lực tỉnh
Nghệ An.
- Xây dựng
Đề án về phát
triển các cơ sở
đào tạo nguồn
nhân lực chất
lƣợng cao.
Quy hoạch,
thu hút xây
dựng, phát
triển các
trƣờng đại
học, trƣờng
dạy nghề chất
lƣợng cao về
công nghệ
thông tin,
công nghệ
sinh học, công
nghệ vật liệu
mới ... Mở
rộng quy mô,
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Giáo dục và
Đào tạo
tổng hợp
chƣơng
trình.
- Phối hợp:
Sở Lao
động và
Thƣơng
binh xã hội,
Nội vụ và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
192
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
nâng cao chất
lƣợng đào tạo
của các trƣờng
đại học, dạy
nghề hiện có.
2 Phát triển
Nghệ An
thành
trung tâm
khám chữa
bệnh,
chăm sóc
sức khỏe
cho nhân
dân vùng
Bắc Trung
Bộ.
- Xây dựng và
trình phê duyệt
đề án tổng thể
phát triển hệ
thống y tế tỉnh
Nghệ An giai
đoạn 2014-
2020, tầm nhìn
đến 2030.
- Xây dựng kế
hoạch, vận
động nguồn
vốn và đẩy
nhanh tiến độ
xây dựng Bệnh
viện 700
giƣờng, Ung
bƣớu, Sản nhi,
Chấn thƣơng,
Mắt, Nội tiết,
Tim mạch,
Phụ sản.
Quý
2/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Y tế
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
3 Bảo tồn,
tôn tạo,
phát huy
giá trị các
di tích lịch
sử - văn
hóa tiêu
biểu và
các giá trị
văn hóa
truyền
thống, gắn
với phát
- Phối hợp các
bộ, ngành
Trung ƣơng
tăng cƣờng
nguồn lực, đẩy
nhanh tiến độ
dự án bảo tồn,
tôn tạo khu di
tích lịch sử -
văn hóa Kim
Liên, Khu lƣu
niệm Tổng Bí
thƣ Lê Hồng
Quý
3/2014
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Văn hóa,
Thể thao và
Du lịch
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
193
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
triển du
lịch.
Phong và các
di tích lịch sử
- văn hóa tiêu
biểu khác. Bảo
tồn, phát triển
dân ca ví,
giặm thành
hoạt động văn
hóa - văn nghệ
phổ biến, đặc
sắc trong đời
sống của nhân
dân, gắn với
phát triển du
lịch.
4 Xây dựng
Đài Phát
thanh –
Truyền
hình Nghệ
An đáp
ứng đƣợc
chức năng
của Đài
Phát thanh
và Truyền
hình khu
vực.
Xây dựng và
trình Chính
phủ phê duyệt
Đề án nâng
cấp Đài Phát
thanh - Truyền
hình Nghệ An
đáp ứng đƣợc
chức năng của
Đài Phát thanh
- Truyền hình
khu vực.
Quý
4/2013
Đ/c Đinh
Thị Lệ
Thanh -
PCT
UBND
tỉnh
- Chủ trì:
Đài PT-TH
tỉnh
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
V Chƣơng trình xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh
1 Xây dựng
lực lƣợng
vũ trang
vững
mạnh, chủ
động đối
phó với
mọi tình
huống.
Xây dựng
- Triển khai
đồng bộ, toàn
diện các nhiệm
vụ xây dựng
thế trận quốc
phòng toàn
dân - thế trận
an ninh nhân
dân.
- Phối hợp Bộ
Quý
1/2014
Đ/c
Nguyễn
Xuân
Đƣờng –-
Chủ tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì:
BCH Quân
sự tỉnh
- Phối hợp:
Công an
tỉnh, BCH
BĐBP tỉnh
và các Sở,
các ngành
liên quan;
194
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
khu vực
phòng thủ
vững chắc
trong tình
hình mới.
Quốc phòng
xây dựng hệ
thống ATK
của Trung
ƣơng và hệ
thống phòng
thủ trên địa
bàn tỉnh; đầu
tƣ kết cấu hạ
tầng đảo Ngƣ,
đảo Mắt nhằm
bảo đảm giữ
vững chủ
quyền biển
đảo.
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
VI Chƣơng trình xây dựng hệ thống chính trị
1 Chƣơng
trình cải
cách hành
chính Nhà
nƣớc tỉnh
Nghệ An
giai đoạn
2014-
2020.
Tiếp tục chỉ
đạo các ngành,
các cấp triển
khai chƣơng
trình cải cách
hành chính
giai đoạn
2012-2020,
nâng cao hiệu
lực, hiệu quả
công tác quản
lý nhà nƣớc.
Xây dựng Đề
án nâng cao
chất lƣợng
thực hiện cơ
chế một cửa,
một cửa liên
thông theo
hƣớng hiện đại
tại các cơ quan
hành chính
Nhà nƣớc giai
đoạn 2014-
Quý
2/2014
Đ/c Lê
Xuân Đại
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Nội vụ
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
195
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
2020.
VII Các chƣơng trình khác
1 Quy hoạch
chi tiết xây
dựng các
khu chức
năng thuộc
vùng Bắc
Nghệ An
gắn vùng
Nam
Thanh-
Bắc Nghệ,
vùng Nam
Nghệ An
gắn với
vùng Nam
Nghệ - Bắc
Hà
Xây dựng và
trình phê duyệt
quy hoạch xây
dựng các khu
chức năng
thuộc vùng bắc
Nghệ An gắn
vùng Nam
Thanh- Bắc
Nghệ, vùng
Nam Nghệ An
gắn với vùng
Nam Nghệ -
Bắc Hà.
Quý
4/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Xây dựng
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã có
liên quan.
2 Tổ chức
chỉ đạo
thực hiện
quy hoạch
sử dụng
đất tỉnh
Nghệ An
đến năm
2020, kế
hoạch sử
dụng đất
kỳ đầu
2011-2015
Chỉ đạo thực
hiện quy
hoạch, kế
hoạch sử dụng
đất, nâng cao
hiệu quả quản
lý nhà nƣớc
đối với quy
hoạch sử dụng
đất. Rà soát
các dự án đã
đƣợc giao đất,
có biện pháp
xử lý phù hợp
đối với các dự
án sai quy
hoạch
Quý
3/2014
Đ/c Đinh
Viết Hồng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Tài nguyên
và Môi
trƣờng
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
3 Phát triển
Nghệ An
thành
- Xây dựng và
trình phê duyệt
đề án Phát
Quý
2/2014
Đ/c
Huỳnh
Thanh
- Chủ trì: Sở
Khoa học và
Công nghệ
196
TT
NỘI
DUNG
CÔNG
VIỆC
MỤC TIÊU,
YÊU CẦU
THỜI
GIAN
PHÊ
DUYỆT
PHÂN
CÔNG
CHỈ ĐẠO
PHÂN
CÔNG CHỦ
TRÌ, PHỐI
HỢP
GHI
CHÚ
trung tâm
khoa học
công nghệ
vùng Bắc
Trung bộ
triển Nghệ An
thành trung
tâm khoa học
công nghệ
vùng Bắc
Trung bộ.
Điền -
Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Phối hợp:
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
4 Đánh giá
kết quả
thu, chi
ngân sách
2011-
2013;
Phƣơng
hƣớng
nhiệm vụ
thu chi
ngân sách
thời kỳ
2014-2020
Phân tích kết
quả đạt đƣợc
và những tồn
tại hạn chế thu
chi ngân sách
nhiệm kỳ
2011-2015.
Xây dựng
phƣơng hƣớng
nhiệm vụ thu
chi cho giai
đoạn 2016-
2020
Quý
2/2014
Đ/c Thái
Văn Hằng
- Phó Chủ
tịch
UBND
tỉnh
- Chủ trì: Sở
Tài chính
- Phối hợp:
Cục Thuế,
các Sở và
các ngành
liên quan;
UBND các
huyện,
thành phố,
thị xã.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN