Luận án Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Bùi Minh Đức DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ sĩ quan CBSQ 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Độ lệch chuẩn ĐLC 4 Đơn vị thực nghiệm ĐVTN 5 Đơn vị đối chứng ĐVĐC 6 Giá trị nghề nghiệp GTNN 7 Giá trị nghề nghiệp quân sự GTNNQS 8 Hạ sĩ quan HSQ 9 Hoạt động quân sự HĐQS 10 Nhu cầ

doc245 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thành đạt NCTĐ 11 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp NCTĐNN 12 Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp quân sự NCTĐNNQS 13 Nghề nghiệp quân sự NNQS 14 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 15 Sĩ quan trẻ SQT MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 13 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT NGHỀ NGHIỆP CỦA SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 34 1.1. Lý luận về nhu cầu và nhu cầu thành đạt 34 1.2. Cấu trúc và các mặt biểu hiện nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 55 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 67 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 77 2.1. Tổ chức nghiên cứu 77 2.2. Phương pháp nghiên cứu 81 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 95 3.1. Thực trạng mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 95 3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 127 3.3. Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho Sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 139 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 176 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1.1 Các GTNNQS cơ bản SQT đang vươn tới 60 1.2 Biểu hiện mặt nhận thức NCTĐNN của SQT 61 1.3 Biểu hiện mặt thái độ NCTĐNNQS của SQT 62 1.4 Biểu hiện mặt hành vi NCTĐNN của SQT 63 1.5 Các nội dung khảo sát thực trạng NCTĐNN của SQT 65 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐ theo quan điểm B. Weiner 67 2.1 Bảng phân bố khách thể nghiên cứu 77 3.1 Mức độ các nội dung mặt nhận thức của NCTĐNN 97 3.2 Mối quan hệ giữa các nhóm SQT có thời gian mang quân hàm sĩ quan khác nhau về mức độ mặt nhận thức NCTĐNN 100 3.3 Mức độ các nội dung mặt thái độ NCTĐNN của SQT 103 3.4 Mức độ các nội dung mặt hành vi NCTĐNN của SQT 108 3.5 Mối quan hệ giữa các nhóm SQT chức vụ khác nhau về mức độ mặt hành vi NCTĐNN 110 3.6 Kiểm định phương sai mức độ NCTĐNN của SQT ở các nhóm khác nhau 113 3.7 Đánh giá của CBSQ và tự đánh giá của SQT về mức độ NCTĐNN của SQT 114 3.8 Tương quan chéo giữa mức độ NCTĐNN và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của SQT 117 3.9 Mối quan hệ giữa đánh của các nhóm khách thể nghiên cứu về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của SQT 120 3.10 Mối quan hệ giữa các nhóm SQT về mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 122 3.11 Bảng ma trận xoay và hệ số ma trận thành phần của nội dung các nhân tố ảnh hưởng tới NCTĐNN của SQT 128 3.12 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan quan đến NCTĐNN của SQT 132 3.13 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố khách quan đến NCTĐNN của SQT 136 3.14 Mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của hai nhóm SQT trước tác động thực nghiệm 150 3.15 Mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của hai nhóm SQT sau tác động thực nghiệm 153 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 3.1 Mặt nhận thức NCTĐNN của SQT thể hiện qua các item 95 3.2 Mặt thái độ NCTĐNN của SQT thể hiện qua các item 101 3.3 Mặt hành vi NCTĐNN của SQT thể hiện qua các item 107 3.4 Mức độ mặt hành vi NCTĐNN của SQT khác nhau chức vụ 110 3.5 Mức độ NCTĐNN của SQT 111 3.6 Tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của SQT 115 3.7 Phân bố các phương án tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng ở đơn vị của SQT 116 3.8 Ảnh hưởng của mức độ NCTĐNN đến mức độ hoàn thành chức, nhiệm vụ trong các nhóm SQT có chức vụ khác nhau 125 3.9 Phân bố lựa chọn của SQT về yếu tố trình độ nắm vững tri thức, chuyên môn nghiệp vụ quân sự 133 3.10 Mức độ NCTĐNN của SQT ở ĐVTN và ĐVĐC đo lần 1 152 3.11 Mặt nhận thức NCTĐNN của SQT nhóm ĐVTN trước và sau tác động thực nghiệm 154 3.12 Mặt nhận thức NCTĐNN của SQT nhóm ĐVĐC với hai lần đo (trước và sau tác động thực nghiệm) 155 3.13 Mức độ NCTĐNN của SQT ở ĐVTN và ĐVĐC đo lần 2 156 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 1.1 Cấu trúc NCTĐNN của SQT QĐNDVN 57 1.2 Các biểu hiện cơ bản của NCTĐNN của SQT 66 3.1 Tương quan giữa các nội dung mặt nhận thức NCTĐNN của SQT 98 3.2 Tương quan giữa các nội dung mặt thái độ NCTĐNN của SQT 105 3.3 Tương quan giữa các nội dung mặt hành vi NCTĐNN của SQT 109 3.4 Tương quan giữa các mặt biểu hiện và NCTĐNN của SQT 112 3.5 Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐNN của SQT 130 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là một vấn đề khoa học đã được các nhà Tâm lí học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam là luận án tiến sĩ Tâm lí học được nghiên cứu độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quân sự liên quan đến tính tích cực hoạt động nghề nghiệp của sĩ quan trẻ; trên cơ sở khái quát các công trình nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của các nhà Tâm lí học ở ngoài nước và trong nước; kết hợp trao đổi, thống nhất với tập thể cán bộ hướng dẫn và tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tác giả đi đến chọn lọc, kế thừa những điểm phù hợp với hướng nghiên cứu đề tài, từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời xác định cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa to lớn đối với bản thân tác giả và góp phần tích cực vào phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Lí do lựa chọn đề tài Xây dựng đội ngũ cán bộ là một nội dung then chốt của sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” [16, tr.234]. Trong giai đoạn hiện nay, trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi đội ngũ sĩ quan quân đội nói chung, sĩ quan trẻ nói riêng không ngừng nỗ lực phát triển, hoàn thiện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp quân sự, đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Một yếu tố quan trọng giúp sĩ quan quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các điều kiện khó khăn, gian khổ chính là nhu cầu thành đạt nghề nghiệp. Bởi, nếu lịch sử là lịch sử của nhu cầu thì nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là nguồn gốc thúc đẩy tính tích cực, quy định chiều hướng phát triển, tính chất hoạt động và điều chỉnh hành vi của con người trong lĩnh vực nghề nghiệp. Đội ngũ sĩ quan trẻ là lực lượng nòng cốt đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội. Trải qua quá trình học tập, rèn luyện tại các nhà trường quân sự và thực tiễn công tác ở đơn vị họ đã tích lũy được hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp phong phú, trở thành các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp và phát huy chúng trong thực tiễn công tác, tạo nên những thành tích góp phần vào sự phát triển của đơn vị, Quân đội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ sĩ quan trẻ tự ý thức về nghề nghiệp quân sự và khát vọng vươn lên thành đạt nghề nghiệp quân sự có mặt còn hạn chế. Chẳng hạn, có hiện tượng sĩ quan trẻ nhận thức chưa đúng đắn, chưa sâu sắc về đối tượng của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp quân sự, như đồng nhất nó với đạt tới vị trí cao trong tổ chức, hay được thăng quân hàm đúng, trước niên hạn,... trong khi ít quan tâm đến tích lũy tri thức, kinh nghiệm; dẫn tới thái độ với nghề nghiệp còn chưa phù hợp như: chưa nỗ lực học tập, rèn luyện phát triển trình độ chuyên môn, hoàn thiện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp; thiếu kiên trì khi thực hiện nhiệm vụ, chưa coi trọng vai trò của sáng tạo trọng thực hiện chức trách, nhiệm vụ; ít quan tâm thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với đồng chí, đồng đội; ít áp dụng tri thức mới vào thực tiễn,... dẫn tới hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ chưa cao. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, phải quan tâm phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho họ. Mặt khác, việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của nhiều đối tượng khác nhau đã được thực hiện ở nước ngoài và ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ mới thực hiện ở các đối tượng khách thể thuộc các lĩnh vực dân sự, chưa có đề tài nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nói chung, trong quân đội nói riêng và đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của đội ngũ sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn ở trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội nhằm góp phần nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho họ. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. - Khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu thành đạt nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. - Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ. - Tổ chức thực nghiệm tác động nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học * Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. * Khách thể nghiên cứu Cán bộ sĩ quan, sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt nam. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hoạt động về NCTĐNN, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. Phạm vi khách thể: Luận án nghiên cứu khảo sát cán bộ sĩ quan, sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan ở các đơn vị: fBB302 – Quận khu 7, lữ 139 – Binh chủng Thông tin liên lạc, lữ 170/ Vùng 1- Quân chủng Hải quân. Phạm vi thời gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm 2016. * Giả thuyết khoa học Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam đang phát triển ở mức độ cao, thể hiện thống nhất, chặt chẽ trên ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của họ với nhu cầu thành đạt nghề nghiệp. Tuy nhiên, mặt nhận thức nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ phát triển chưa cao bằng các mặt thái độ và hành vi. Nếu áp dụng biện pháp tâm lý – xã hội nâng cao được mức độ mặt nhận thức nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ thì sẽ phát triển được mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của họ. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc phương pháp luận của Tâm lí học như: nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng về hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lí; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lí, ý thức và hoạt động; và phương pháp tiếp cận: hoạt động - giá trị - nhân cách như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu luận án. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử, bị quy định bởi yếu tố xã hội. Nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ phải tôn trọng tồn tại khách quan, phải nhìn thấy những yếu tố mang tính chất quyết định từ trong điều kiện xã hội - lịch sử, tức là từ các đặc điểm, môi trường hoàn cảnh xã hội cụ thể với các quan hệ xã hội mà các sĩ quan trẻ tham gia; đồng thời phải tính đến cả những nhân tố sinh vật, cơ thể, Việc hiểu rõ nguyên nhân quyết định của tâm lí giúp nhà giáo dục có thể chủ động tạo ra hay thay đổi các điều kiện hình thành, hoặc cải tạo nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. Như vậy nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lí đã vạch ra con đường cho mọi tác động sư phạm đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động, được biểu hiện ra trong hoạt động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động, đồng thời thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển. Tâm lý - ý thức và hoạt động của con người thống nhất với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Do đó, khi nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ cần nhìn nhận nó được hình thành phát triển và biểu hiện thông qua hoạt động, thông qua hai quá trình xuất tâm và nhập tâm. Dẫn tới, để nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ cần thông qua các hoạt động cụ thể của họ, phải qua các biểu hiện bên ngoài (nhận thức, thái độ, hành vi,...) để biết được thế giới bên trong của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp đó. Đồng thời, nguyên tắc này định hướng cho việc xây dựng tính tích cực cho sĩ quan trẻ, tạo ra những điều kiện sống và hoạt động giúp sĩ quan trẻ phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp đáp ứng cho yêu cầu của hoạt động quân sự. Phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách: Đặt hoạt động của con người vào trường của quy luật giá trị; động cơ, mục đích của hoạt động đều gắn liền với hệ giá trị, định hướng giá trị, thước đo giá trị của xã hội, cộng đồng, gia đình, nhóm và bản thân từng người. Cụ thể, cần coi nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là một giá trị nhân cách người sĩ quan trẻ. Trong đó, nhu cầu thành đạt nghề nghiệp phải gắn liền với khát khao đạt tới hệ giá trị nghề nghiệp quân sự, hệ giá trị này là kết tinh của giá trị dân tộc và giá trị thời đại, phản ánh chuẩn mực giá trị của xã hội, của Quân đội cách mạng, gia đình và bản thân sĩ quan trẻ. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học nói chung và Tâm lí học quân sự nói riêng, bao gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng hỏi; quan sát; phỏng vấn; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp chuyên gia; phân tích chân dung tâm lý điển hình, phương pháp thực nghiệm. Nhóm phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa lý luận về NCTĐNN theo hai hướng các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, xây dựng được bộ khái niệm công cụ phục vụ cho nghiên cứu luận án, bao gồm: NCTĐ, NCTĐNN của SQT. Chỉ ra cấu trúc tâm lý NCTĐNN của SQT gồm ba thành tố nhận thức, thái độ và hành vi; các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển NCTĐNN của SQT. Kết quả khảo sát chỉ ra NCTĐNN của SQT đang ở mức độ cao. Ba thành tố cấu thành của NCTĐNN đều ở mức độ cao và có tương quan thuận, chặt với nhau. Trong đó, mức độ nhận thức NCTĐNN thấp hơn hai thành tố còn lại. SQT có quân hàm khác nhau; thời gian mang quân hàm sĩ quan khác nhau hay ngạch sĩ quan (chính trị hoặc chỉ huy) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ NCTĐNN; Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ NCTĐNN giữa những SQT có chức vụ khác nhau. Có mối tương quan thuận, chặt giữa NCTĐNN và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của SQT. Tuy nhiên, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ không tạo ra sự khác biệt về NCTĐNN trong các nhóm SQT có ngạch sĩ quan khác nhau; chức vụ khác nhau, nhưng tạo ra sự khác biệt giữa các SQT có cấp bậc khác nhau. NCTĐNN của SQT bị chi phối bởi hai nhóm yếu tố: chủ quan và khách quan. Trong nhóm yếu tố chủ quan, Quan niệm của SQT về thành đạt NNQS có hệ số ảnh hưởng cao nhất tới nhóm yếu tố chủ quan. Kết quả thực nghiệm kiểm định biện pháp chỉ ra nếu giáo dục nâng cao nhận thức về hệ GTNNQS cho SQT thì sẽ phát triển được NCTĐNN ở họ. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lí luận của luận án Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lý luận Tâm lí học về nhu cầu thành đạt, nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Xác định cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ và các biểu hiện cơ bản của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, góp phần phát triển chất lượng đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp nói chung và nghiên cứu, giáo dục, quản lý sĩ quan trẻ trong Quân đội nói riêng. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được trình bày thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: NHU CẦU THÀNH ĐẠT NGHỀ NGHIỆP CỦA SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về nhu cầu thành đạt NCTĐ là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm trong lịch sử phát triển của Tâm lý học nước ngoài. Các công trình nghiên cứu về NCTĐ thể hiện tập trung trên một số hướng chính dưới đây: 1.1. Một số nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, cơ chế vận hành của nhu cầu thành đạt H.A. Murray (1938), người đầu tiên nghiên cứu về NCTĐ, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Phân tâm học cho rằng, mọi nhu cầu đều bắt nguồn từ vô thức, kể cả NCTĐ. H.A. Murray coi NCTĐ là nhu cầu tiềm tàng, thứ phát, loại nhu cầu không thể hiện tự do bên ngoài mà thể hiện dưới dạng tiềm ẩn xuất hiện trong quá trình tương tác với người khác [85] . Theo hướng nghiên cứu trên, D.C. McClelland (1953) quan niệm, NCTĐ như một sự thúc đẩy vô thức để hoạt động trở nên hoàn hảo hơn, đạt tới tiêu chuẩn cao hơn và nội dung của nó hình thành từ cuộc sống, dưới ảnh hưởng của các tình huống, hoàn cảnh sống, kinh nghiệm sống của chủ thể và giáo dục của nhà trường. Trong cuốn Động cơ thành đạt (The Achievement Motive), tác giả coi động cơ thành đạt chính là NCTĐ, và con người có ba nhu cầu nổi bật, có quan hệ khăng khít với nhau: quyền lực, quan hệ và thành đạt [73]. Tiếp nối nghiên cứu của H.A. Murray và D.C. McClelland, J.W. Atkinson (1960) [dẫn theo 97] đã xây dựng một cách tiếp cận mới về NCTĐ qua Thuyết giá trị mong đợi (Expectancy-Value Theory). Theo ông, NCTĐ là sự lựa chọn giữa hai khuynh hướng muốn đạt được thành tích và sợ thất bại. Độ mạnh của NCTĐ chịu ảnh hưởng chính bởi hai khuynh hướng này. Ngoài ra, NCTĐ bị chi phối bởi sự kỳ vọng về khả năng thành công của cá nhân và giá trị khuyến khích hay niềm tự hào của một người khi họ nghĩ về việc đạt được thành tích.  H. Heckhausen (1967), trong tác phẩm Quá trình động cơ và hành động (Motivation und Handeln) đã tiếp cận hoạt động và tâm lý nhận thức khi nghiên cứu NCTĐ. Ông coi, NCTĐ như một kết cấu tư duy khi chủ thể nhận thức về hiện thực. NCTĐ gồm toàn bộ những thôi thúc, đam mê, khuynh hướng, mong muốn của chủ thể trong một hoàn cảnh nhằm đạt được mục đích đề ra. Đồng thời, nó như một hệ thống tự đánh giá với ba tiêu chí: sự khác biệt về khuynh hướng thành công hay thất bại; mức độ kỳ vọng và kiểu đặc tính nhân cách [82]. A.N. Leonchiep (1971), chủ thuyết hoạt động trong Tâm lý học, [dẫn theo 40] đã phân tích về nguồn gốc và con đường hình thành NCTĐ. Ông cho rằng, nhu cầu nói chung, NCTĐ nói riêng có nguồn gốc nảy sinh từ hoạt động thực tiễn. Mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ có cấu trúc thứ bậc khác nhau. NCTĐ là nhu cầu tạo ý nhân cách của các hành động, thể hiện mong muốn, nguyện vọng đạt được mục đích của cá nhân, mang tính xã hội. Chủ trương xây dựng cách tiếp cận hệ thống - động lực để nghiên cứu NCTĐ, M.Sh. Magomed-Eminov (1987) cho rằng, cần nhìn nhận NCTĐ như một quá trình điều khiển, điều chỉnh hoạt động của chủ thể với một tình huống thực tế, cụ thể. Theo đó, NCTĐ diễn ra như một quá trình mang tính trọn vẹn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động trong suốt quá trình nó diễn ra. Do đó, NCTĐ như một hệ thống chức năng với các quá trình cảm xúc và nhận thức thống nhất, tích hợp với nhau, điều khiển hoạt động tới sự thành đạt [107], [108]. B. Weiner (1984) cho rằng, yếu tố nhận thức có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến NCTĐ. Nhận thức dẫn tới sự thành công hay thất bại do: Vị trí nhận thức (quan hệ của chủ thể đối với điều kiện, hoàn cảnh), sự ổn định của nhận thức (độ ổn định của tâm thế hướng tới thành công hay thất bại theo thời gian) và năng lực điều khiển nhận thức của chủ thể. NCTĐ bị quy định bởi nhận thức của cá nhân về những nguyên nhân thành công hay thất bại. Khi tâm thể thất bại không đủ cơ sở, không đủ mạnh mẽ nghĩa là cá nhân đó có NCTĐ [94], [95]. Phát triển hướng nghiên cứu của B. Weiner, tác giả C.S. Dweck (2008), trong Thuyết nhận thức xã hội cho rằng nhận thức của chủ thể về những phẩm chất của mình, đặc biệt là nhận thức về trí tuệ của bản thân, có một ý nghĩa lớn lao với NCTĐ của chủ thể. Bà cho rằng, NCTĐ là một phẩm chất của nhân cách, một kết cấu nhận thức của nhân cách có liên quan chặt chẽ với việc hoàn thành mục đích hành động trên cơ sở những năng lực hiện có của cá nhân [74], [75]. Tóm lại, có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, nguồn gốc, cơ chế vận hành của NCTĐ. Cùng coi NCTĐ bắt nguồn từ bản năng vô thức, H.A Murray cho rằng NCTĐ tiềm tàng, hình thành từ các mối quan hệ; D.C. McClelland tập trung khẳng định nguồn gốc nội dung của NCTĐ từ cuộc sống với các mối quan hệ xã hội; J.W. Atkinson đưa ra khuynh hướng hướng đến thành công và tránh thất bại. A.N. Leonchiep cho rằng, NCTĐ có nguồn gốc nảy sinh từ hoạt động thực tiễn. M.Sh. Magomed-Eminov coi NCTĐ là một quá trình điều khiển hoạt động, chứa đựng yếu tố xúc cảm và nhận thức thống nhất và tích hợp với nhau. H. Heckhausen lần đầu tiên đề ra và nhấn mạnh nguồn gốc nhận thức, vấn đề giá trị trong NCTĐ, điều này được củng cố và phát triển bởi B. Weiner và C.S. Dweck. 1.2. Một số nghiên cứu về cấu trúc của nhu cầu thành đạt Trong hệ thống các lý thuyết về NCTĐ (need for achievement theories) khá phong phú và đa dạng, các nhà Tâm lý học nước ngoài đều hướng tới xây dựng cấu trúc NCTĐ. Có nhiều mô hình cấu trúc NCTĐ khác nhau, dưới đây là một số mô hình cấu trúc tiêu biểu: Mô hình cấu trúc NCTĐ của J.W. Atkinson J.W. Atkinson coi NCTĐ là một thuộc tính bền vững của nhân cách, biểu hiện trong sự nỗ lực để đạt được thành công. Đồng thời, nó cũng là một hình thái năng động, khi bắt đầu hoạt động nó phối hợp với yếu tố giá trị và xác suất thành đạt. Từ đó, ông đề xuất mô hình cấu trúc NCTĐ với ba thành phần [71], [73]: Động cơ thành đạt: Khuynh hướng của nhân cách, tính chất riêng biệt của cá nhân khi hướng tới thành đạt. Hai động cơ rõ nhất lí giải nguyên nhân chủ thể muốn đạt được thành công hay né tránh thất bại. Kỳ vọng thành đạt: Xác suất chủ quan của sự thành đạt. Kỳ vọng này bao gồm xác suất về mức độ thành công, niềm tin về ý nghĩa của công việc. Kỳ vọng thành đạt chịu ảnh hưởng bởi sự hiểu biết về khả năng của bản thân; sự phức tạp của nhiệm vụ; niềm tin vào thành công. Giá trị của sự thành đạt (mức độ hấp dẫn, ý nghĩa): Giá trị (chủ quan) và hấp dẫn của sự thành đạt trong một hoạt động cụ thể là một yếu tố quan trọng xác định NCTĐ. NCTĐ và hành vi thỏa mãn nó phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, sự hấp dẫn và giá trị của mục tiêu.  Nhìn chung, cấu trúc NCTĐ của J.W. Atkinson là mô hình cấu trúc NCTĐ được đề xuất sớm nhất. Trong đó, yếu tố giá trị được đề cập lại nhiều trong các cấu trúc NCTĐ được đề xuất sau này. Tuy vậy, quan niệm về hai động cơ đối lập trong NCTĐ của ông gây ra sự hoài nghi cho một số nhà tâm lý học, bởi chúng có tính chất loại trừ nhau [dẫn theo 118]. Mô hình cấu trúc NCTĐ của M.Sh. Magomed-Eminov M.Sh. Magomed-Eminov (1987), trong luận án: “NCTĐ: cấu trúc và cơ chế” [107], [108] cho rằng, NCTĐ là một quá trình mang tính trọn vẹn, điều khiển hoạt động trong suốt quá trình nó diễn ra. Đồng thời, NCTĐ là một hệ thống chức năng tích hợp với nhau giữa tình cảm, nhận thức và các quá trình hoạt động. Do đó, cấu trúc NCTĐ được đề xuất gồm 4 khối: Khối phát động NCTĐ: đóng vai trò thôi thúc, khởi phát một hoạt động hay còn gọi là khối khởi đầu. Khối các quá trình lựa chọn mục tiêu và các hành động tương ứng là quá trình lựa chọn mục đích và tiến hành hành động phù hợp. Khối quy định và kiểm soát những ý định thực hiện hành động: Điều chỉnh việc thực hiện hành động, kiểm tra thực hiện các mong muốn, dự định. Khối đánh giá: Các quá trình nhằm kết thúc hành động hoặc thay thế bằng một hành động khác. Cấu trúc tâm lý NCTĐ của M.Sh. Magomed-Eminov là một quá trình nảy sinh, phát triển của NCTĐ với bốn khối kế tiếp nhau trong. Tuy kế thừa quan điểm của Atkinson về hai yếu tố hướng tới sự thành đạt và tránh thất bại, tuy vậy ở đây chúng không loại trừ nhau, cùng nhau chi phối NCTĐ của chủ thể. Mô hình cấu trúc NCTĐ của T.O. Gordeeva Phân tích của các lý thuyết hiện đại về hoạt động nảy sinh nhu cầu, trên cơ sở cách tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, Т.О. Gordeeva (2002) trong nghiên cứu: “NCTĐ: lý thuyết, nghiên cứu, vấn đề” [102], [103] cùng với các cộng sự (Manuchina, Shatalova) đã đưa ra một mô hình cấu trúc NCTĐ với 4 khối chức năng riêng có tác động qua lại với nhau: Khối giá trị - mục tiêu: Hệ thống các mục tiêu và giá trị quy định các quá trình của NCTĐ (hoạt động, nhận thức, cảm xúc). Một hệ thống các động cơ (với ý nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy), mục đích và giá trị, kích hoạt quá trình nhận thức, tình cảm và hành vi của các hoạt động trong NCTĐ. Khối này đặc trưng bởi: mức độ quan trọng của việc đạt được đối tượng; mức độ quan trọng khát khao bên trong và đòi hỏi từ bên ngoài; các mục tiêu của chủ thể và giá trị của chúng. Khối nhận thức: Kiểm soát các quá trình và kết quả hoạt động. Nội dung của nó bao gồm: Biểu tượng về trách nhiệm cá nhân khi thành công hay thất bại; niềm tin vào khả năng hoàn thành công việc; kỳ vọng thành công. Khối cảm xúc: Những trải nghiệm hài lòng với những nỗ lực của cá nhân hướng tới sự thành đạt và những trải nghiệm các phản ứng cảm xúc của cá nhân khi gặp khó khăn hay thất bại. Khối hành vi: Tính kiên định của nhân cách theo thời gian dành cho việc giải quyết nhiệm vụ; Cường độ của các nỗ lực bản thân trong giải quyết nhiệm vụ; Cách thức vượt qua khó khăn, trở ngại, tích cực thích ứng, không né tránh; Lựa chọn nhiệm vụ với mức độ khó vừa phải. Từ việc mô tả cấu trúc của NCTĐ gồm bốn khối như trên, tác giả nhấn mạnh giá trị của mục tiêu cần đạt tới là đối tượng của NCTĐ và NCTĐ là một quá trình thống nhất giữa nhận thức - cảm xúc (tình cảm) - hành vi. Tuy vậy, theo các tác giả sau này, khó có thể tách bạch giữa hai khối: Giá trị - mục tiêu và nhận thức, bởi suy cho cùng, giá trị - mục tiêu chính là biểu tượng của chủ thể về mục tiêu và giá trị của nó [103]. Mô hình cấu trúc NCTĐ của O.S. Vindeca O.S. Vindeca (2010) trong luận án tiến sĩ mang tên: “Cấu trúc và mối quan hệ về khía cạnh tâm lý của NCTĐ” [100] đã đề cập tới cấu trúc của NCTĐ. Theo tác giả, cấu trúc NCTĐ gồm ba thành phần: Nhu cầu thích ứng và vượt trội: Nhu cầu thích ứng thể hiện ham muốn đạt được thành công nhằm nhận được sự đánh giá cao ở những người khác, phù hợp với hệ giá trị, các chuẩn mực, quy định của bản thân và xã hội. Nhu cầu vượt trội mong muốn đổi mới để vượt qua những quy định, những thành tích đã đạt được, những khuôn khổ nhận thức của xã hội. Sự ổn định và mất ổn định của tình cảm: NCTĐ gắn liền với các thuộc tính riêng, ổn định của lĩnh vực tình cảm. Trong đó, cảm thấy hạnh phúc, hài lòng khi nghĩ đến thành công, đạt được mục đích hay dằn vặt, không hạnh phúc khi gặp thất bại hoặc nghĩ về thất bại là những nội dung quan trọng. Yếu tố giới tính: Sự phản ánh những phẩm chất của chủ thể mang NCTĐ. Những phẩm chất mang tính bẩm sinh, di truyền hay có nguồn gốc từ phân công lao động xã hội nhìn từ góc độ giới tính. Trong cấu trúc NCTĐ của O.S. Vindeca, yếu tố tình cảm vẫn đóng vai trò quan trọng, bên cạnh đó, lần đầu tiên các phẩm chất thuộc về giới tính được đề cập trong NCTĐ, đây là những điểm nhấn của quan niệm này. Mô hình cấu trúc NCTĐNN của E.V. Cooverckia E.V. Cooverckia (1998) trong nghiên cứu “Tự đánh giá nghề nghiệp trong sự phát triển NCTĐNN của cán bộ công chức” [105], đã coi NCTĐNN như là biểu tượng của chủ thể về chất lượng thực hành nghề nghiệp, những đòi hỏi quan trọng trong nghề nghiệp. Bà coi mối quan hệ giữa tự nhận thức về bản thân, về nghề nghiệp với những đòi hỏi thực tế của nghề nhằm đạt tới sự thành đạt là “Tôi - nghề nghiệp”. Theo nữ tác giả, cấu trúc chức năng của quá trình phát triển của NCTĐNN bao gồm 4 giai đoạn: 1. NCTĐNN chịu ảnh hưởng của thái độ tiêu cực ứng với thực tế và hình ảnh lý tưởng "Tôi - nghề nghiệp”. 2. Lập kế hoạch cho sự thay đổi trong hệ thống NCTĐNN, thực hiện trên cơ sở hình ảnh lý tưởng "Tôi - nghề nghiệp". 3. Thực hiện những thay đổi này. 4. Đảm bảo các hệ thống mới của NCTĐNN thành lập trên cơ sở thái độ tích cực, phù hợp với thực tế và hình ảnh lý tưởng của "Tôi - nghề nghiệp". Có thể nhận thấy, đây là một mô hình cấu trúc khác biệt so với các mô hình cấu trúc về NCTĐ được đề xuất sớm hơn. Điều này phản ánh cách tiếp cận của tác giả, coi cấu trúc NCTĐNN như một quá trình phát triể...a có đối tượng; khi đó chưa có một nhu cầu đích thực (A.N. Leonchiep). Khi ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của sự vật, hiện tượng đối với chủ thể được chính chủ thể nhận thức rõ ràng, đầy đủ (kể cả phương thức để đạt được nó) đó là lúc chủ thể có một nhu cầu đích thực. A.N. Leonchiep gọi đó là lúc “nhu cầu gặp được đối tượng”. Hiện tượng này làm xuất hiện ở chủ thể một sức mạnh tâm lý thúc đẩy chủ thể thực hiện hành động lấy đối tượng của nhu cầu làm mục tiêu vươn tới, chiếm lĩnh. Nói cách khác đối tượng của nhu cầu trở thành cái định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh nó, thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu bao giờ cũng có phương thức thỏa mãn: Thông qua nhận thức, đối tượng của nhu cầu dần được phản ánh đầy đủ trong đầu chủ thể dưới hình thức biểu tượng. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, chủ thể phải tìm được cách thức, con đường (phương pháp) hiện thực hóa đối tượng nhu cầu, phương thức thỏa mãn nhu cầu. Mối quan hệ của phương thức thỏa mãn với đối tượng của nhu cầu, là mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp. “Nội dung nào thì phương pháp ấy”; “Phương pháp là sự vận động nội tại của nội dung” - Hêghen lúc sinh thời đã khẳng định như vậy. Vận dụng ý tưởng đó vào trường hợp cụ thể này, có thể khẳng định: Muốn chỉ ra phương thức thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi chủ thể phải phân tích, tìm hiểu bản chất đối tượng nhu cầu ấy, đồng thời phân tích, tìm hiểu mối quan hệ của đối tượng nhu cầu này với những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của chủ thể trong bối cảnh trình độ phát triển xã hội đương thời mà chủ thể là thành viên. Bằng cách đó, chủ thể sẽ dần dần phát hiện ra phương thức thỏa mãn nhu cầu thích hợp. Vì vậy, trên bình diện lý luận, có thể khẳng định: Sự vận động, phát triển của nhu cầu bị quy định bởi sự vận động, phát triển của đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu đó. Ngược lại, sự vận động, phát triển của đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu lại quy định sự vận động, phát triển của bản thân nhu cầu. Nghiên cứu sự vận động, phát triển của nhu cầu trong một lĩnh vực nào đó chính là nghiên cứu sự vận động, phát triển của đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu trong lĩnh vực ấy. Nhu cầu sinh ra từ hoạt động: Đề cập tới nhu cầu là đề cập tới đối tượng của nó. Đối tượng của nhu cầu hàm chứa nội dung tâm lý của nhu cầu. Thoạt đầu, nhờ hoạt động nhận thức của chủ thể, đối tượng của nhu cầu (nội dung tâm lý của nhu cầu) dần dần xuất hiện đầy đủ trong đầu chủ thể dưới dạng biểu tượng. Sau đó, nhờ hoạt động thực tiễn của chủ thể, đối tượng của nhu cầu được hiện thực hóa, tồn tại trực quan trước mọi người, có tác dụng kích thích, định hướng, thúc đẩy hoạt động làm nảy sinh nhu cầu mới. Quan hệ giữa hoạt động và nhu cầu, do đó, là mối quan hệ sinh thành lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển của chúng. Có thể biểu diễn mối quan hệ này giữa hoạt động và nhu cầu bằng một sơ đồ theo chu kỳ (A.N. Leonchiep), như sau: Hoat động→Nhu cầu→Hoạt động. Sơ đồ này khẳng định hoạt động là điểm xuất phát làm nảy sinh nhu cầu, và khi nhu cầu vừa được sinh ra, ngay lập tức, trở thành tiền đề làm nảy sinh hoạt động mới. Trong bối cảnh đó, người ta nói tới nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động. Nhìn chung, mối quan hệ giữa hoạt động và nhu cầu là mối quan hệ sinh thành lẫn nhau, trong đó hoạt động là điểm xuất phát, nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động. Sự vận động, phát triển của mối quan hệ này trong thực tiễn cuộc sống là nguồn gốc của sự vận động, phát triển tâm lý, nhân cách mỗi người nói riêng, và sự vận động, phát triển xã hội nói chung. Sự vận động, phát triển của nhu cầu: Nhu cầu của con người luôn vận động, phát triển đồng thời với sự vận động, phát triển của xã hội loài người: xét trên bình diện cá thể phát sinh, nhu cầu của con người về những cái cần phải có luôn vận động, phát triển không ngừng từ thấp đến cao. Con người thỏa mãn nhu cầu ấy bằng phương thức tự sản xuất ra đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của mình. Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội (đồng thời là trình độ phát triển của bản thân xã hội), là yếu tố quyết định sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Trình độ phát triển nền sản xuất càng cao thì nhu cầu của con người càng được thỏa mãn đầy đủ, và ngược lại. Trong ngữ cảnh đó, người ta nói đến sự quy định của trình độ phát triển xã hội đối với trình độ phát triển nhu cầu con người. Tuy nhiên sự quy định này không theo một chiều. Sau khi được sinh ra từ nền sản xuất xã hội, đến lượt nó, nhu cầu lại kích thích, thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển lên một trình độ mới. Mối quan hệ giữa nhu cầu và sự phát triển xã hội có tính chu kỳ này là mối quan hệ sinh thành lẫn nhau trong quá trình vận động, phát triển không bao giờ dừng lại. Quá trình hình thành, phát triển nhu cầu ở mỗi người khác nhau là không giống nhau. Do trình độ nhận thức về đối tượng của nhu cầu và phương thức chiếm lĩnh đối tượng, thỏa mãn nhu cầu ở mỗi người là khác nhau, đồng thời số lượng và tính chất các nhu cầu của các chủ thể cũng khác nhau. Nội dung đối tượng thỏa mãn nhu cầu và phương thức chủ thể lựa chọn để chiếm lĩnh nó phản ánh những đặc điểm riêng về nhân cách của chủ thể. Nhu cầu về một lĩnh vực, theo nghĩa một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất nhân cách, là sự nhất quán từ nhận thức đến thái độ và hành vi của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. 1.1.1.2. Phân loại nhu cầu Vấn đề phân loại nhu cầu đã được nghiên cứu và thực hiện rất công phu trong Tâm lý học. Việc phân loại nhu cầu thường gắn với các tiêu chí cụ thể. Chẳng hạn, dựa và nguồn gốc của nhu cầu có nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội; dựa vào đối tượng thỏa mãn có nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất; dựa vào mức độ của nhu cầu có nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao,... Trong các nghiên cứu có liên quan đến phân loại nhu cầu, nổi lên các nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả như H.A. Murray, A. Maslow, Herzberg, ,... H.A. Murray [58], chia các nhu cầu thành 20 loại khác nhau: nhu cầu quyền lực, nhu cầu làm tổn thương người khác, nhu cầu về các mối quan hệ, nhu cầu bỏ rơi người khác, nhu cầu vượt qua các quy tắc ràng buộc, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu phục tùng, nhu cầu trở thành trung tâm của chú ý, nhu cầu giải trí, nhu cầu thành đạt, Trong đó, bao gồm các nhu cầu nguyên phát và nhu cầu thứ phát, nhu cầu tường minh và tiềm tàng. Theo ông, nhu cầu nguyên phát là các nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là một cơ thể sống, nhu cầu thứ phát được hình thành trong quá trình giao tiếp; nhu cầu tường minh được thể hiện tự do ra bên ngoài đối lập với nhu cầu tiềm tàng thể hiện trong tưởng tượng, trong giấc mơ và các trò chơi đóng vai. Trong cách phân loại này, H.A. Murray coi NCTĐ là nhu cầu tiềm tàng, thứ phát, là loại nhu cầu không thể hiện tự do bên ngoài mà thể hiện dưới dạng tiềm ẩn xuất hiện trong quá trình tương tác với người khác. A. Maslow [dẫn theo 89] cho rằng, nhu cầu và sự phát triển nhu cầu của con người theo một chuỗi liên tiếp, bậc thang. Ông đã phân loại nhu cầu khác nhau của con người căn cứ theo tính đòi hỏi và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy thành 5 loại, sắp xếp thành năm bậc thang về nhu cầu của con người từ thấp đến cao, bao gồm: 1. Nhu cầu thể lý: Là các nhu cầu sinh học như thức ăn, nước uống, trú ngụ, tình dục, bài tiết, hít thở. Khi cơ thể thiếu thốn những thứ này, nhưng nhu cầu này sẽ được con người ưu tiên thỏa mãn,mọi nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu. 2. Nhu cầu an toàn: Con người muốn an toàn về sinh mạng, lao động, an toàn môi trường, kinh tế, việc làm, tài sản, sức khỏe, Khi nhu cầu thể lý được thỏa mãn, con người tìm kiếm sự an toàn. 3. Nhu cầu xã hội: Đây là những nhu cầu được yêu thương, được thừa nhận, tình bạn, tình thân ái, hay thuộc về một nhóm, một tổ chức, Nhu cầu này xuất hiện khi nhu cầu an toàn được thỏa mãn. 4. Nhu cầu được tôn trọng: Những nhu cầu liên quan đến lòng tự trọng, được người khác tôn trọng. Trong đó, lòng tự trọng là tìm kiến tình cảm tự an ủi, động viên và bảo vệ bản thân, còn được người khác tôn trọng liên quan đến mong muốn có uy tín, được thừa nhận, có địa vị hay danh dự, được nhiều người biết và đạt được những thành quả nhất định. 5. Nhu cầu tự khẳng định: Nhu cầu này là mục đích cuối cùng, cao nhất và thể hiện tính xã hội nhất của con người. Nó thể hiện sự phát triển tất cả khả năng tiềm ẩn rong lĩnh vực mà mình cần đạt được. Nhu cầu này bao gồm: nhu cầu tự hoàn thiện, nhu cầu phát triển, nhu cầu phát huy hết tiềm năng, nhu cầu tiến bộ, Theo cách chia này, NCTĐ xuất hiện ở thang bậc 4 và 5. Nó thể hiện ở khát khao đạt được những thành quả nhất định và phát huy hết tiềm năng. Đồng thời, NCTĐ được đề cập là một nhu cầu tinh thần, bậc cao của con người. F. Herzberg và các đồng nghiệp của mình [dẫn theo 91], sau khi thực hiện các cuộc nghiên cứu với số lượng lớn kỹ sư, kế toán của nhiều ngành công nghiệp khác nhau đã chia các nhu cầu của người lao động theo 2 loại độc lập: những nhu cầu mà khi thỏa mãn nó sẽ tạo ra sự duy trì mức độ hoạt động và những nhu cầu khi được thỏa mãn sẽ động viên tính tích cực của người lao động. Nhóm nhu cầu liên quan đến yếu tố duy trì bao gồm: nhu cầu về tiền lương, các chế độ phúc lợi, nhu cầu về điều kiện làm việc, nhu cầu về sự giám sát, nhu cầu về các chính sách, Việc thỏa mãn nhưng nhu cầu này sẽ ngăn cản sự bất mãn với công việc. Nhóm nhu cầu liên quan đến yếu tố động viên: nhu cầu được ghi nhận, nhu cầu thành đạt, nhu cầu về nội dung công việc, nhu cầu về trách nhiệm được giao, nhu cầu về sự thăng tiến, Việc thỏa mãn những nhu cầu này tạo ra sự thỏa mãn với công việc. Theo Herzberg, để người lao động yên tâm làm việc tích cực cần quan tâm và thỏa mãn cả hai nhóm nhu cầu trên. Đồng thời, theo cách chia này, Ông coi NCTĐ thuộc nhóm nhu cầu tạo ra sự thỏa mãn với công việc, nhu cầu bậc cao của con người. Nhìn chung, có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, mỗi cách phân loại nhu cầu dựa trên những tiêu chí nhất định. Tuy nhiên trong các phân loại nhu cầu đó, NCTĐNN nổi lên là một nhu cầu tinh thần, bậc cao. NCTĐ thúc đẩy, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của con người trong thực tiễn hoạt động, là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động của con người. 1.1.2. Lý luận về nhu cầu thành đạt 1.1.2.1. Khái niệm nhu cầu thành đạt Với quan điểm sử dụng phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách trong nghiên cứu NCTĐNN của SQT QĐNDVN. Để phân tích làm rõ NCTĐ, trước tiên cần bàn về khái niệm giá trị * Giá trị Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về giá trị, mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận riêng về giá trị. Từ điển Webster đã định nghĩa, “Giá trị là phẩm chất hay sự kiện trở thành xuất sắc, có ích hay đáng mong muốn” [121]. Từ điển Bách khoa Xô Viết định nghĩa, “Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hay toàn xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà bởi tính cuốn hút, lôi cuốn của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [64, tr.24]. Vũ Dũng định nghĩa, giá trị là phạm trù triết học, xã hội học, tâm lý học thể hiện những gì có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng (hiện tượng tự nhiên hay xã hội) có khả năng thỏa mãn nhu cầu và phục vụ lợi cích của con người [13]. Qua các định nghĩa trên về giá trị, chúng tôi nhận thấy, tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa trên đều nhấn mạnh: giá trị là cái được chủ thể đánh giá là có ý nghĩa, quan trọng và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Tiếp thu kết quả nghiên cứu trên, trong phạm vi luận án này, chúng tôi định nghĩa: Giá trị là sự vật, hiện tượng (vật chất hay tinh thần) được chủ thể (cá nhân, nhóm hay cộng đồng) đánh giá là có ý nghĩa, vị trí quan trọng, có ích, có lợi và cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của cá nhân trở thành mục tiêu và động lực thúc đẩy chủ thể hành động chiếm lĩnh nó. Từ định nghĩa này, chúng tôi muốn khẳng định, một sự vật, hiện tượng nào đó tồn tại trong hiện thực khách quan, nhưng khi chưa được con người nhận thức, đánh giá là có ích, có lợi và cần thiết cho mình thì nó chưa trở thành có giá trị. Nhận thức, đánh giá chủ quan của con người đối với sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực khách quan, là điều kiện tiên quyết để sự vật, hiện tượng đó trở thành có giá trị. Vì vậy, giá trị đồng thời mang cả tính chủ quan lẫn tính khách quan. Giá trị có ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng (tính khách quan), nhưng nó phải được con người nhận thức, đánh giá là có ích, có lợi, cần thiết cho bản thân mình (tính chủ quan). Nếu thiếu một trong hai điều này thì sự vật, hiện tượng không trở thành có giá trị. Trong Tâm lý học, các khái niệm nhu cầu và giá trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ cái gì được con người đánh giá là có ích, có lợi, có ý nghĩa, có vị trí quan trọng và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình thì ở họ sẽ xuất hiện sự đòi hỏi (nhu cầu) về nó. Nói một cách khác, khi cái gì được chủ thể đánh giá là có giá trị sẽ xuất hiện ở họ nhu cầu nhằm chiếm lĩnh nó. Vì vậy, có thể khẳng định đối tượng của nhu cầu bao giờ cũng là một giá trị. Nếu không có nhu cầu của chủ thể thì các sự vật, hiện tượng đang tồn tại trong hiện thực khách quan không có giá trị, chỉ đến khi nào chủ thể có nhu cầu về nó, lúc đó nó mới trở nên có giá trị. Trong hoạt động thực tiễn, ban đầu đối tượng của nhu cầu tồn tại dưới dạng biểu tượng trong đầu chủ thể. Đối tượng này ngày càng được chủ thể nhận thức một cách rõ ràng, chi tiết, đầy đủ và đánh giá là không thể thiếu đối với sự tồn tại, phát triển của bản thân. Lúc đó, sẽ xuất hiện một sức mạnh tâm lý thúc đẩy chủ thể hành động nhằm chiếm lĩnh đối tượng. Nói cách khác, nhu cầu đã chuyển hóa thành động cơ thúc đẩy hoạt động thực tiễn của chủ thể. Nhờ đó, đối tượng của nhu cầu được hiện thực hóa. Trong hoạt động NNQS của SQT, NCTĐNN, GTNNQS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. GTNNQS là đối tượng của NCTĐNN của SQT được họ nhận thức, đánh giá là có ý nghĩa, có vị trí quan trọng, có ích, có lợi, cần thiết đối với thực tiễn nghề nghiệp của họ; đồng thời việc chiếm lĩnh và biến giá trị vốn tồn tại khách quan trở thành của riêng mình, qua đó làm cho bản thân họ có giá trị. * Thành đạt Có nhiều quan niệm khác nhau về thành đạt trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là quan niệm về thành đạt của một số tác giả: Corsini cho rằng, thành đạt là hoàn thành hoặc đạt được mục đích của bản thân hoặc xã hội [74]. Trernưsevxki đã nhấn mạnh đến khía cạnh quan hệ người - người trong công việc và xu hướng hướng đến vị thế xã hội của chủ thể. Con người đạt được những thành tích trong các lĩnh vực này được coi là thành đạt [dẫn theo 5]. Lã Thị Thu Thủy quan niệm, thành đạt là hoàn thành tốt mục tiêu phấn đấu do cá nhân hoặc tập thể đề ra, mục tiêu đó phải có giá trị đích thực và được xã hội thừa nhận [54]. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi định nghĩa: Thành đạt là đạt được giá trị có ý nghĩa to lớn đối với bản thân, gia đình và góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Theo đó, thành đạt được hiểu trên các khía cạnh sau: Thành đạt được hiểu là giá trị được chủ thể tạo ra trong một lĩnh vực cụ thể, gắn với một chuyên môn nghề nghiệp nhất định, không có thành đạt chung chung, trừu tượng tách khỏi cuộc sống thực và nghề nghiệp của con người. Thành đạt là giá trị có được nhờ sự nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà cá nhân, gia đình và tập thể đề ra. Thành đạt giúp chủ thể khẳng định được vị thế xã hội của bản thân, giá trị đó được cộng đồng thừa nhận, coi trọng * Định nghĩa nhu cầu thành đạt H.A. Murray quan niệm, NCTĐ là một phẩm chất nhân cách, là những mong muốn của cá nhân nhằm chiến thắng, đánh bại, nổi trội hơn người khác, mong muốn làm cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp, muốn đạt trình độ cao trong công việc và trở thành người nhất quán và có mục đích [dẫn theo 48]. C.S. Dweck cho rằng, NCTĐ là một phẩm chất nhân cách, một kết cấu nhận thức của nhân cách có liên quan chặt chẽ với việc hoàn thành mục đích hành động trên cơ sở những năng lực hiện có của mình [74]. T.O. Gordeeva coi NCTĐ là những mong muốn của chủ thể làm cái gì đó tốt hơn, nhanh hơn, muốn hoàn thiện một quá trình và phải đạt được sự hoàn thiện, phát triển về nhân cách [102]. Lã Thị Thu Thủy quan niệm, NCTĐ là những đòi hỏi của cá nhân nhằm đạt được vượt mức những mục tiêu cá nhân đặt ra trong hoạt động của mình. Những mục tiêu đó phải phù hợp với các chuẩn mực xã hội [54]. D.C. McClelland coi NCTĐ là quá trình mong muốn thực hiện một cách xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, hay nói một cách đơn giản hơn, NCTĐ là sự khao khát vươn đến những thành công [dẫn theo 54]. J.V. McConnell cho rằng, NCTĐ là sự khát khao cạnh tranh, là sự vươn tới những thành thạo và điêu luyện trong công việc. Ở đây, tác giả nhấn mạnh tới yếu tố cạnh tranh và những kỹ năng, kỹ xảo và sự thành thục trong công việc để cấu thành nên các yếu tố thành đạt trong công việc [23]. H. Heckhausen quan niệm, NCTĐ là toàn bộ những thôi thúc, đam mê, khuynh hướng, mong muốn của chủ thể trong một hoàn cảnh nhất định đạt được những mục đích đề ra [82]. Trernưsevxki quan niệm, NCTĐ cũng được hiểu là những mong muốn của chủ thể để đạt được một vị trí xác định trong xã hội hay mong muốn được kính trọng và được mọi người trong cộng đồng thừa nhận. [dẫn theo 5]. Từ những quan điểm về NCTĐ của các tác giả nêu trên đã cho thấy: Một số tác giả nhấn mạnh đối tượng của NCTĐ là chiến thắng, đánh bại, nổi trội hơn người khác, làm cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp (H.A. Murray); thực hiện một cách xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra (D.C. McClelland); khát khao cạnh tranh, vươn tới sự thành thạo và điêu luyện trong công việc (J.V. McConnell); thành tích trong quan hệ và vị thế xã hội (Trernưsevxki); làm cái gì đó nhanh hơn, tốt hơn, hoàn thiện, phát triển nhân cách (T.O. Gordeeva); vượt mức mục tiêu cá nhân đặt ra (Lã Thị Thu Thủy). Trong khi một số khác nhấn mạnh việc coi nhận thức, tự nhận thức, tự đánh giá đóng một vai trò quan trọng tạo nên NCTĐ (H. Heckhausen, B. Weiner, K. Dweck,). Đặc biệt, một số tác giả đã trực tiếp khẳng định, NCTĐ như một xu hướng chung của nhân cách; một phẩm chất nhân cách (H.A. Murray, C.S. Dweck, T.O. Gordeeva,). Tuy vậy, các tác giả đều cùng nhấn mạnh NCTĐ gắn với những khao khát đạt được xuất sắc các mục tiêu và mỗi cá nhân đều có NCTĐ, còn mức độ biểu hiện của nó phụ thuộc vào bản thân mỗi chủ thể. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa: NCTĐ là một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất nhân cách thể hiện ở tự đòi hỏi của chủ thể khi hoạt động trong một lĩnh vực nhất định phải đạt được những giá trị có ý nghĩa to lớn đối với bản thân, gia đình và góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. NCTĐ là một loại nhu cầu tinh thần, phát triển đến trình độ cao. NCTĐ là một khao khát của con người, trở thành một đặc trưng tâm lý ổn định, một phẩm chất nhân cách. Đối tượng của NCTĐ là những giá trị có ý nghĩa to lớn đối với bản thân, gia đình chủ thể và xã hội. Phương thức thỏa mãn NCTĐ là cách thức chủ thể sử dụng một tổ hợp các tri tức chuyên môn, kỹ năng hợp tác với những người xung quanh và sự nỗ lực ý chí như một công cụ, phương tiện nhằm vươn lên chiếm lĩnh đối tượng của nhu cầu này. Nội hàm của định nghĩa trên còn cho thấy, người có NCTĐ là người biết yêu cầu cao với bản thân, biết khai thác những phẩm chất sẵn có của mình (phẩm chất trí tuệ, phẩm chất đạo đức, phẩm chất ý chí) vượt qua mọi khó khăn, gian nan vất vả, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. NCTĐ hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân, trong sự đánh giá về mối quan hệ giữa những yêu cầu, đòi hỏi khách quan và chủ quan với những điều kiện đáp ứng. NCTĐ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự nhìn nhận của xã hội, hệ thống giá trị và sự đánh giá của xã hội, của mọi người 1.1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của người có nhu cầu thành đạt Thành tựu nghiên cứu của các nhà Tâm lý học đều khẳng định những đặc điểm tâm lý sau đây của những người có NCTĐ: Người có NCTĐ là người có đầy đủ bản lĩnh (về chính trị, chuyên môn, nghị lực,..) để đương đầu với mọi khó khăn nhằm đạt được những giá trị có ý nghĩa to lớn, được cộng đồng, xã hội thừa nhận; qua đó cá nhân khẳng định được vị thế xã hội của mình. Người có NCTĐ là người không sợ thất bại, biết nhìn thất bại ở khía cạnh tích cực của nó như một dịp để đánh giá lại bản thân, phát hiện, phân tích và thấu hiểu sâu sắc những nguyên nhân của thất bại, đồng thời đúc rút kinh nghiệm, có kế hoạch để vượt qua khó khăn. Có thể nói, người có NCTĐ luôn biết cách đứng lên từ chỗ vấp ngã, luôn nỗ lực để vượt qua chính mình. Người có NCTĐ là người có niềm tin vững chắc vào bản thân gắn với niềm tin vào sự hợp tác với những người đang cùng hành động vì một mục đích chung đã đề ra; coi đó là điều kiện tiên quyết để cùng thành đạt. Người có NCTĐ thường khát khao sự thành thạo trong công việc, luôn tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành (kể cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm) làm cho giá trị do mình tạo ra đạt tới mức độ cao nhất. 1.1.3. Lý luận về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam 1.1.3.1. Nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Có nhiều quan niệm khác nhau về nghề nghiệp, dựa trên trình độ chuyên môn; dựa trên sự phân công lao động xã hội; dựa trên tính chất nghề nghiệp; như một số quan niệm sau: Nghề nghiệp, theo tài liệu “Dân số - lao động - việc làm - giải pháp” của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, được xác định là một lĩnh vực mà trong đó con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những cái cần thiết cho xã hội, nhờ đó con người có thể thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển của mình [68, tr.68]. Nguyễn Như Ý định nghĩa “nghề” là công việc chuyên môn theo sở trường hoặc theo sự phân công của xã hội [70, tr.702], còn “nghiệp” là nghề làm ăn, sinh sống [70, tr.710]. Đỗ Ngọc Anh quan niệm, nghề nghiệp là thuật ngữ chỉ một hình thức lao động trong xã hội đòi hỏi con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định và theo sự phân công lao động của xã hội để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội [1]. Lã thị Thu Thủy cho rằng, nghề nghiệp là một hình thức lao động của con người mang tính chuyên môn, tương đối ổn định, được quy định bởi nhu cầu và sự phân công lao động xã hội [54]. Lê Thúy Hằng quan niệm, nghề nghiệp là loại công việc mà một cá nhân đảm nhận trong việc làm của họ. Nghề nghiệp có ba chiều cạnh: trình độ chuyên môn, tính chất của lĩnh vực hoạt động và vị thế làm việc [29]. Trong phạm vi luận án, chúng tôi định nghĩa: Nghề nghiệp là một hình thức lao động mang tính chuyên môn đặc thù do xã hội phân công. Trong đó, người hành nghề sử dụng sức lao động được đào tạo và tự đào tạo như những công cụ, phương tiện tạo ra giá trị mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. Nghề nghiệp là một hình thức mưu sinh (sinh kế) quan trọng vào bậc nhất duy trì sự tồn tại, phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội loài người nói chung. Trong ý nghĩa đó, theo Giá trị học, nghề nghiệp là một giá trị (giá trị nghề). Trong thực tiễn, nghề nào cũng hướng đến mục tiêu tạo ra giá trị mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình người hành nghề và góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội. Giá trị do nghề nghiệp tạo ra được M. Rokeach gọi là giá trị mục đích nghề nghiệp. Song, muốn đạt được mục đích đó, trong khi hành nghề, chủ thể phải có năng lực vận dụng, thực hành hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, năng lực, phẩm chất nhân cách phù hợp với nghề như những công cụ, phương tiện không thể thiếu, do được đào tạo và tự đào tạo mà có. Do tầm quan trọng của nó đối với nghề nghiệp, những công cụ, phương tiện này trở thành có giá trị và được gọi là giá trị phương tiện nghề nghiệp (M. Rokeach). Như vậy, giá trị nghề bao gồm trong nó giá trị mục đích và giá trị phương tiện nghề, trong đó, giá trị phương tiện nghề là thành tố quy định chất lượng sản phẩm do nghề tạo ra (chất lượng giá trị mục đích nghề nghiệp). Nói cách khác, giá trị nghề tồn tại trong hiện thực, thông qua tác động qua lại, gắn kết chặt chẽ giữa giá trị mục đích và giá trị phương tiện nghề, trong đó giá trị phương tiện nghề giữ vai trò tiền đề. Đồng thời, để tạo ra giá trị mục đích nghề nghiệp, người hành nghề phải sử dụng hiệu quả các giá trị phương tiện nghề nghiệp. Nói cách khác, người hành nghề phải sử dụng có hiệu quả các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, năng lực, phẩm chất nhân cách phù hợp với nghề. Bên cạnh đó, người lao động không ngừng tích lũy các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng và biến chúng thành năng lực, thành những thuộc tính, phẩm chất nhân cách nghề của mình [88]. Từ những luận giải trên, chúng tôi định nghĩa: Nghề nghiệp của SQT là một lĩnh vực lao động mang tính chất chuyên môn đặc thù do xã hội phân công. Trong đó người SQT sử dụng sức lao động được đào tạo và tự đào tạo như những giá trị công cụ, phương tiện nhằm tạo ra giá trị mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển của Quân đội. 1.1.3.2. Sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam * Định nghĩa sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam Lại Ngọc Hải cho rằng, SQT QĐNDVN là cán bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, có tuổi đời không quá 35 tuổi, đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu ở cấp phân đội [21, tr.32]. Nguyễn Bá Dương định nghĩa, đội ngũ SQT là một bộ phận cơ bản cấu thành đội ngũ cán bộ, sĩ quan QĐNDVN. Họ là những sĩ quan đang làm nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn hoặc tương đương, có cấp bậc quân hàm từ thiếu úy đến trung tá, với tuổi đời từ 20 đến 30, tuổi quân từ 5 đến 12 năm [15, tr.29]. Phạm Xuân Hảo coi SQT trong QĐNDVN hiện nay là những sĩ quan có tuổi đời dưới 31, đảm nhiệm chức vụ cán bộ trung đội, đại đội, mang quân hàm cấp úy [32, tr.26]. Hoàng Đình Tỉnh quan niệm, SQT là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ quân đội, đang ở độ tuổi không quá 30, cấp bậc quân hàm chủ yếu là cấp úy và thường được giao trọng trách chỉ huy, lãnh đạo, quản lý ở cấp phân đội hoặc tương đương cấp phân đội trong QĐNDVN [57]. Nhìn chung, các tác giả trên có quan niệm khá tương đồng về SQT, liên quan đến yếu tố lứa tuổi, quân hàm và chức vụ, vị trí công tác. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi định nghĩa: SQT QĐNDVN là cán bộ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, có tuổi đời không quá 32 tuổi, cấp bậc quân hàm từ thiếu úy đến đại úy và đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu ở cấp phân đội hoặc tương đương. Theo nội hàm khái niệm trên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu SQT hội tụ đủ các yếu tố sau: SQT là sĩ quan QĐNDVN có tuổi đời không quá 32, mang quân hàm từ thiếu úy đến đại úy, đang đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu ở từ trung đội đến tiểu đoàn trưởng hay chính trị viên tiểu đoàn hoặc tương đương, đang trực tiếp quản lý chiến sĩ, trực tiếp huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu. 1.1.3.3. Một số đặc điểm tâm, sinh lý của sĩ quan trẻ SQT QĐNDVN là những người trong độ tuổi từ 21 đến 32, họ mang trong mình đầy đủ các đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi đặc trưng của giai đoạn này. Tuy nhiên, SQT là những người được tuyển chọn, đào tạo rất kỹ trước khi bước vào các hoạt động NNQS, do đó các đặc điểm tâm lý của họ trong hoạt động nghề nghiệp không hoàn toàn tương đồng với những người cùng độ tuổi đang hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác. Dưới đây là những đặc điểm tâm lý của SQT trong hoạt động NNQS: Thứ nhất, SQT là những người đang trong thời kỳ sung sức về sức khỏe và phát triển về năng lực trí tuệ. SQT là những người trong độ tuổi thể chất phát triển đến độ hoàn thiện về cấu trúc cơ thể và sức bền của cơ bắp. Thông qua quá trình rèn luyện trong nhà trường quân đội và ở đơn vị, thể chất của SQT được duy trì và ngày một phát triển. Khía cạnh khác, sự phát triển trí tuệ của SQT được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ, biểu hiện như: tư duy sâu sắc, lĩnh hội tri thức nhanh, hiệu quả, tính nhạy bén cao, là tiền đề cho SQT tiếp thu mạnh mẽ và hiệu quả các tri thức nghề nghiệp. Thứ hai, Qua quá trình đào tạo trong nhà trường quân sự, SQT đã hình thành được những phẩm chất nghề nghiệp và tích lũy được những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, năng lực NNQS nhất định. Đồng thời họ đang biến những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng đó thành năng lực, phẩm chất nhân cách nghề nghiệp của mình. Tuy vậy, kinh nghiệm thực tế của SQT còn chưa nhiều, chưa phong phú. Do đó, việc tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm mới trong thực tiễn và hoàn thiện các phẩm chất NNQS sẽ giúp họ thực hiện tốt các mặt hoạt động của NNQS. Thứ ba, Cùng với sự phát triển của tự ý thức ở mức độ cao, SQT đã hình thành cho mình một biểu tượng về “cái tôi nghề nghiệp”. Bên cạnh tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra đánh giá toàn diện về bản thân, SQT đã đối chiếu với các chuẩn mực chung; so sánh với kỳ vọng, mong muốn của bản thân, gia đình; xem xét những thành tích đã đạt được, tiếp thu ý kiến đánh giá của tập thể quân nhân, từ đó đặt ra những yêu cầu cao đối với bản thân và nỗ lực trong thực tiễn hoạt động quân sự. Thứ tư, tình yêu với nghề nghiệp và nỗ lực ý chí đã trở thành phẩm chất của nhân cách. Từ sự nhận thức thấu đáo về ý nghĩa xã hội lớn lao của NNQS và quá trình trải nghiệm với NNQS đã hình thành, phát triển ở mỗi SQT tình cảm nghề nghiệp đến độ ổn định. Đồng thời, thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện, ý chí của người SQT đã phát triển trở thành phẩm chất, thành thuộc tính bền vững của nhân cách, thể hiện trong các hành động ý chí khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Thứ năm, SQT mong muốn được cống hiến những hiểu biết của mình, cho xã hội, mong muốn được áp dụng các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng được trang bị vào thực tiễn hoạt động quân sự, đồng thời sáng tạo ra những phương thức mới nhằm nâng cao chất lượng, ...A SQT Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized Items N of Items .912 .912 14 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted quan niem ve thanh dat nghe nghiep quan su 50.3775 61.081 .609 .906 khat khao tu khang dinh 50.2663 61.763 .594 .907 hung thu voi nghe nghiep quan su 50.2025 60.154 .631 .905 tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su 50.1688 61.274 .617 .906 kinh nghiem, von song 50.4588 60.531 .630 .905 trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu QS 50.3138 61.079 .627 .906 muc do thau hieu ve doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su 50.4513 61.021 .629 .906 truyen thong gia dinh 50.4025 61.522 .490 .911 chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc và quan doi voi si quan tre 50.4688 57.939 .677 .904 su thong nhat giua dao tao va bo tri su dung si quan tre 50.4938 59.457 .675 .904 hieu qua hoat dong boi duong nghiep vu và ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre 50.4350 60.133 .684 .903 cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan 50.3813 61.027 .648 .905 anh huong cua dong nghiep, nhom ban 50.7250 60.563 .573 .908 dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre 50.5438 59.753 .641 .905 9.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA) VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NCTĐNN CỦA SQT KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .926 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5212.570 df 91 Sig. .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 6.595 47.107 47.107 6.595 47.107 47.107 4.034 28.816 28.816 2 1.251 8.936 56.043 1.251 8.936 56.043 3.812 27.226 56.043 3 .853 6.092 62.135 4 .694 4.960 67.096 5 .682 4.869 71.965 6 .646 4.613 76.578 7 .539 3.847 80.425 8 .527 3.766 84.191 9 .471 3.364 87.555 10 .409 2.918 90.473 11 .392 2.799 93.272 12 .357 2.547 95.820 13 .308 2.198 98.018 14 .278 1.982 100.000 Rotated Component Matrixa Component 1 2 su thong nhat giua dao tao va bo tri su dung si quan tre .772 chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc va Quan voi si quan tre .742 hieu qua hoat dong boi duong nghiep vu va ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre .706 anh huong cua dong nghiep, nhom ban .702 cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan .668 dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre .638 truyen thong gia dinh .571 quan niem ve thanh dat nghe nghiep quan su .774 khat khao tu khang dinh .769 trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu .754 hung thu voi nghe nghiep quan su .705 tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su .619 kinh nghiem, von song .554 muc do thau hieu doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su .533 Component Score Coefficient Matrix Component 1 2 quan niem ve thanh dat nghe nghiep quan su -.146 .306 khat khao tu khang dinh -.167 .319 hung thu voi nghe nghiep quan su -.108 .260 tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su -.031 .184 kinh nghiem, von song .018 .132 trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu -.139 .295 Muc do thau hieu doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su .032 .117 truyen thong gia dinh .198 -.086 moi quan he giua dao tao va bo tri su dung si quan tre .322 -.197 chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc va Quan doi voi si quan tre .252 -.102 hieu qua hoat dong boi duong nghiep vu va ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre .240 -.098 cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan .204 -.058 anh huong cua dong nghiep, nhom ban .217 -.065 dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre .164 -.008 99.3. MỨC ĐỘ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NCTĐNN CỦA SQT Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation quan niem ve thanh dat nghe nghiep quan su 500 1.00 5.00 4.102 0.837 khat khao tu khang dinh 500 1.00 5.00 4.01 0.786 hung thu voi nghe nghiep quan su 500 1.00 5.00 3.962 0.852 tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su 500 1.00 5.00 4.07 0.808 kinh nghiem, von song 500 1.00 5.00 3.938 0.826 trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu 500 1.00 5.00 4.136 0.791 muc do thau hieu doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su 500 1.00 5.00 3.844 0.853 yeu to chu quan 500 1.29 5.00 4 0.907 truyen thong gia dinh 500 1.00 5.00 3.864 0.887 chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc va Quan doi voi si quan tre 500 1.00 5.00 3.602 0.895 su thong nhat giua dao tao va bo tri, su dung si quan tre 500 1.00 5.00 3.77 0.891 hieu qua hoat dong boi duong nghiep vu va ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre 500 1.00 5.00 3.948 0.776 cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan 500 1.00 5.00 3.868 0.940 anh huong cua dong nghiep, nhom ban 500 1.00 5.00 3.854 0.830 dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre 500 1.00 5.00 4.102 0.837 yeu to khach quan 500 1.00 5.00 4.01 0.786 Tong chung cac yeu to anh huong 500 1.36 5.00 3.962 0.852 9.4. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẶC KÌM HÃM NCTĐNN CỦA SQT Nhóm yếu tố STT Nội dung ĐTB/ ĐLC Thứ bậc Thúc đẩy NCTĐNN 1 Hậu phương, gia đình của sĩ quan trẻ vững chắc 2.12 8 2 Bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ vững vàng 4.69 1 3 Xu hướng nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ rõ ràng 4.10 4 4 Sự hấp dẫn của nghề nghiệp quân sự 2.68 7 5 Những chính sách mới được ban hành đối với quân đội nói chung và sĩ quan trẻ nói riêng 2.69 6 6 Điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi 2.10 9 7 Sự ủng hộ của cán bộ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong đơn vị 4.61 2 8 Sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ và nhân dân địa phương nơi đóng quân 4.02 5 9 Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy cấp trên 4.51 3 Kìm hãm NCTĐNN 1 Sự am hiểu của sĩ quan trẻ về hệ thống giá trị nghề nghiệp còn có mặt hạn chế 2.33 3 2 Sĩ quan trẻ chưa nỗ lực ý chí trong các hoạt động nghề nghiệp 1.82 7 3 Hứng thú, đam mê của sĩ quan trẻ với các hoạt động nghề nghiệp còn hạn chế 2.06 5 4 Sĩ quan trẻ còn thiếu kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo chỉ huy đáp ứng yêu cầu, chức trách 3.81 2 5 Sĩ quan trẻ chưa phát huy tích cực, chủ động của mình trong tự học, tự rèn hoàn thiện các phẩm chất, năng lực và tác phong công tác 1.87 6 6 Lãnh đạo, chỉ huy các cấp chưa tạo điều kiện tốt cho đội ngũ sĩ quan trẻ cống hiến tài năng, năng lực, sở trường trong thực hiện nhiệm vụ chức trách 1.12 9 7 Đào tạo chưa đi đối với sử dụng sĩ quan trẻ 2.23 4 8 Chính sách đãi ngộ đối với sĩ quan trẻ có mặt còn hạn chế 4.21 1 9 Vấn đề lệch chuẩn giá trị xã hội ảnh hưởng đến sĩ quan trẻ như: quá chú trọng đến vị trí, quá coi trọng vật chất, 1.62 8 9.5. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NỘI DUNG CỦA YẾU TỐ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI NCTĐNN CỦA SQT Correlations quan niem ve su thanh dat nghe nghiep quan su [CQ.1] khat khao tu khang dinh [CQ.2] hung thu voi nghe nghiep quan su [CQ.4] tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su [CQ.5] kinh nghiem, von song [CQ.6] trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu [CQ.3] Muc do thau hieu doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su [CQ.7] yeu to chu quan quan niem ve su thanh dat nghe nghiep quan su [CQ.1] Pearson Correlation 1 .566** .483** .452** .458** .625** .447** .781** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 khat khao tu khang dinh [CQ.2] Pearson Correlation .566** 1 .575** .429** .413** .479** .480** .754** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 hung thu voi nghe nghiep quan su [CQ.4] Pearson Correlation .483** .575** 1 .418** .463** .472** .463** .745** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 tinh than trach nhiem voi nghe nghiep quan su [CQ.5] Pearson Correlation .452** .429** .418** 1 .572** .524** .444** .737** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 kinh nghiem, von song [CQ.6] Pearson Correlation .458** .413** .463** .572** 1 .427** .411** .724** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 trinh do nam vung tri thuc chuyen mon nghiep vu [CQ.3] Pearson Correlation .625** .479** .472** .524** .427** 1 .413** .757** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 Muc do thau hieu doi hoi cua thuc tien hoat dong quan su [CQ.7] Pearson Correlation .447** .480** .463** .444** .411** .413** 1 .701** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 yeu to chu quan Pearson Correlation .781** .754** .745** .737** .724** .757** .701** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 9.6. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NỘI DUNG CỦA YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI NCTĐNN CỦA SQT Correlations phat huy truyen thong gia dinh [KQ.7] chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc voi Quan doi noi chung va si quan tre noi rieng [KQ.2] moi quan he giua dao tao va bo tri, su dung si quan tre [KQ.1] hoat dong boi duong nghiep vu va ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre [KQ.3] cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan [KQ.5] anh huong cua dong nghiep, nhom ban [KQ.4] dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre [KQ.6] yeu to khach quan phat huy truyen thong gia dinh [KQ.7] Pearson Correlation 1 .374** .338** .451** .379** .326** .396** .631** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 chinh sach dai ngo cua Dang, Nha nuoc voi Quan doi noi chung va si quan tre noi rieng [KQ.2] Pearson Correlation .374** 1 .493** .434** .540** .672** .622** .796** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 moi quan he giua dao tao va bo tri, su dung si quan tre [KQ.1] Pearson Correlation .338** .493** 1 .594** .462** .496** .427** .736** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 hoat dong boi duong nghiep vu va ren luyen ban linh chinh tri cho si quan tre [KQ.3] Pearson Correlation .451** .434** .594** 1 .490** .484** .451** .753** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 cuong vi, chuc trach ma nguoi si quan tre dam nhan [KQ.5] Pearson Correlation .379** .540** .462** .490** 1 .514** .530** .740** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 anh huong cua dong nghiep, nhom ban [KQ.4] Pearson Correlation .326** .672** .496** .484** .514** 1 .541** .787** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 dieu kien moi truong cong tac cua si quan tre [KQ.6] Pearson Correlation .396** .622** .427** .451** .530** .541** 1 .754** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 yeu to khach quan Pearson Correlation .631** .796** .736** .753** .740** .787** .754** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 N 800 800 800 800 800 800 800 800 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 9.7. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN, CHỦ QUAN VÀ TỔNG CHUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NCTĐNN CỦA SQT Correlations yeu to khach quan yeu to chu quan Tong chung cac yeu to anh huong yeu to khach quan Pearson Correlation 1 .700** .929** Sig. (2-tailed) .000 .000 N 800 800 800 yeu to chu quan Pearson Correlation .700** 1 .914** Sig. (2-tailed) .000 .000 N 800 800 800 Tong chung cac yeu to anh huong Pearson Correlation .929** .914** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 N 800 800 800 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 9.8. TƯƠNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NCTĐNN CỦA SQT Correlations NCTDNN cua SQT Tong chung cac yeu to anh huong NCTDNN cua SQT Pearson Correlation 1 .602** Sig. (2-tailed) .000 N 500 500 Tong chung cac yeu to anh huong Pearson Correlation .602** 1 Sig. (2-tailed) .000 N 500 500 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 9.9. KIỂM ĐỊNH ONE - WAY ANOVA VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CHỦ QUAN ĐẾN NCTĐNN GIỮA CÁC NHÓM KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. 10.935 2 797 .000 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 14.863 2 7.432 20.467 .000 Within Groups 289.402 797 .363 Total 304.265 799 Multiple Comparisons (Tamhane) (I) nhom (J) nhom Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound si quan tre can bo si quan .32124* .05949 .070 .1782 .4643 ha si quan i -.08162 .04765 .241 -.1960 .0327 can bo si quan si quan tre -.32124* .05949 .070 -.4643 -.1782 ha si quan -.40286* .06520 .100 -.5595 -.2462 ha si quan si quan tre .08162 .04765 .241 -.0327 .1960 can bo si quan .40286* .06520 .100 .2462 .5595 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. 9.10. KIỂM ĐỊNH ONE - WAY ANOVA VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KHÁCH QUAN ĐẾN NCTĐNN GIỮA CÁC NHÓM KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Test of Homogeneity of Variances Levene Statistic df1 df2 Sig. .466 2 797 .628 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 6.073 2 3.036 6.732 .001 Within Groups 359.497 797 .451 Total 365.570 799 Multiple Comparisons (Bonferroni) (I) nhom (J) nhom Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound si quan tre can bo si quan .22333* .06252 .070 .0733 .3733 ha si quan .00048 .06252 1.000 -.1495 .1505 can bo si quan si quan tre -.22333* .06252 .007 -.3733 -.0733 ha si quan -.22286* .07755 .120 -.4089 -.0368 ha si quan si quan tre -.00048 .06252 1.000 -.1505 .1495 can bo si quan .22286* .07755 .120 .0368 .4089 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. 9.11. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐÁNH GIÁ CỦA CBSQ VÀ SQT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ĐÀO TẠO VÀ BỐ TRÍ, SỬ DỤNG SQT Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Su thong nhat giua dao tao va bo tri, su dung si quan tre Equal variances assumed .068 .794 1.805 648 .071 .14867 .08234 -.01303 .31036 Equal variances not assumed 1.859 256.661 .064 .14867 .07999 -.00884 .30618 Phụ lục 10 SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ THỰC NGHIỆM KIỂM ĐỊNH 10.1. KẾT QUẢ CHẠY FREQUENCIES VỀ MẶT NHẬN THỨC NCTĐNN CỦA SQT Ở ĐVTN VÀ ĐVĐC TRƯỚC TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 1) Statistics Nhom don vi Nhan thuc trach nhiem duoc To quoc, Dang, Quan doi va nhan dan giao pho Hieu ve vai tro cua sang tao trong thuc hien chuc trach, nhiem vu Nhan thuc vai tro cua quyet doan trong giai quyet nhiem vu Nhan thuc tam quan trong cua cac ky nang quan ly ban than Nhan thuc ve vai tro cua viec vuot qua kho khan Nhan thuc tam quan trong cua xay dung cac moi quan he qua lai tot dep Mat nhan thuc cua NCTDNN DVTN N Valid 40 40 40 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3.7833 3.1833 3.625 3.3 3.3417 3.2 3.4056 Median 3.8333 3.1667 3.5 3.1667 3.1667 3.1667 3.4167 Std. Deviation .48657 .61764 .55309 .63515 .70806 .68271 .29117 Minimum 2.67 2.33 2.00 2.67 2.33 2.67 2.72 Maximum 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 4.72 DVDC N Valid 40 40 40 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3.65 3.2083 3.6167 3.4667 3.5417 3.4333 3.4861 Median 3.8333 3.1667 3.8333 3.5 3.5 3.5 3.5 Std. Deviation .63583 .65017 .60175 .63065 .65017 .61417 .43267 Minimum 2.33 2.00 2.67 2.33 2.00 2.33 3.06 Maximum 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 4.72 10.2. KẾT QUẢ CHẠY FREQUENCIES VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN CỦA SQT ĐVTN, ĐVĐC VÀ TỔNG SQT TRONG MẪU TRƯỚC TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 01) Nhom Statistics Mat nhan thuc cua NCTDNN Mat thai do cua NCTDNN Mat hanh vi cua NCTDNN NCTDNN cua SQT DVTN N Valid 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 Mean 3.4056 3.6514 3.3472 3.4681 Median 3.4167 3.75 3.3056 3.5185 Std. Deviation .49117 .46396 .52656 .45641 DVDC N Valid 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 Mean 3.4861 3.6347 3.5736 3.5648 Median 3.5 3.7222 3.5833 3.6481 Std. Deviation .43267 .70440 .49998 .45870 SQT trong toan mau N Valid 500 500 500 500 Missing 0 0 0 0 Mean 3.4523 3.8521 3.4840 3.5648 Median 3.4444 3.8889 3.5 3.6296 Std. Deviation .48384 .56830 .52726 .45621 10.3. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ SQT TRONG TOÀN MẪU NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ KHÍA CẠNH NHẬN THỨC (ĐO LẦN 1) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Mat nhan thuc NCTDNN Equal variances assumed .214 .644 .588 538 .557 .04678 .07959 -.10957 .20313 Equal variances not assumed .580 45.269 .565 .04678 .08062 -.11557 .20913 10.4. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ SQT CÒN LẠI TRONG MẪU NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ KHÍA CẠNH NHẬN THỨC (ĐO LẦN 01) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Mat nhan thuc NCTDNN Equal variances assumed .248 .619 .637 498 .524 .05085 .07981 -.10595 .20764 Equal variances not assumed .629 45.823 .533 .05085 .08087 -.11195 .21364 10.5. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ ĐVĐC VỀ MỨC ĐỘ MẶT NHẬN THỨC TRƯỚC TÁC ĐỘNG (ĐO LẦN 1) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Khia canh nhan thuc cua NCTDNN Equal variances assumed 1.012 .318 .778 78 .439 .08056 .10350 -.12549 .28660 Equal variances not assumed .778 76.778 .439 .08056 .10350 -.12554 .28665 10.6. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ SQT TRONG TOÀN MẪU NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN TRƯỚC TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 01) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper NCTDNN cua SQT Equal variances assumed .040 .842 1.336 538 .182 .10017 .07496 -.04709 .24743 Equal variances not assumed 1.336 45.461 .188 .10017 .07499 -.05084 .25117 10.7. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ ĐVĐC VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN TRƯỚC TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 01) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper NCTDNN cua SQT Equal variances assumed .004 .948 .946 78 .347 .09676 .10231 -.10693 .30045 Equal variances not assumed .946 77.998 .347 .09676 .10231 -.10693 .30045 10.8. KẾT QUẢ CHẠY FREQUENCIES VỀ MẶT NHẬN THỨC CỦA ĐVTN VÀ ĐVĐC SAU TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 02 ) Statistics Nhom don vi Nhan thuc trách nhiẹm duoc To quoc, Dang, Quan doi va nhan dan giao pho Hieu ve vai tro cua sang tao trong thuc hien chuc trach, nhiem vu Nhan thuc vai tro cua quyet doan trong giai quyet nhiem vu Nhan thuc tam quan trong cua cac ky nang quan ly ban than Nhan thuc ve vai tro cua viec vuot qua kho khan Nhan thuc tam quan trong cua xay dung cac moi quan he qua lai tot dep Mat nhan thuc NCTDNN DVTN N Valid 40 40 40 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3.99 3.66 3.98 3.78 3.73 3.61 3.8 Median 3.83 3.67 4.17 3.83 3.83 3.83 3.83 Std. Deviation 0.38 0.49 0.37 0.42 0.50 0.47 0.24 Minimum 3.33 3.00 3.67 3.67 3.00 3.00 3.93 Maximum 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 DVDC N Valid 40 40 40 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3.7 3.31 3.66 3.47 3.57 3.44 3.53 Median 3.66 3.5 3.83 3.5 3.5 3.5 3.5 Std. Deviation .43 .51 .45 .50 .49 .439 .28 Minimum 3.00 2.33 3.33 3.00 3.00 3.00 3.47 Maximum 5.00 4.67 5.00 5.00 5.00 4.67 4.53 10.9. KẾT QUẢ CHẠY FREQUENCIES VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN CỦA ĐVTN, ĐVĐC SAU TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 02) Nhom Statistics Mat nhan thuc cua NCTDNN Mat thai do cua NCTDNN Mat hanh vi cua NCTDNN NCTDNN cua SQT DVTN N Valid 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 Mean 3.8017 3.7801 3.63 3.7372 Median 3.8333 3.8333 3.6842 3.75 Std. Deviation .23582 .33931 .45211 .35306 DVDC N Valid 40 40 40 40 Missing 0 0 0 0 Mean 3.5067 3.6611 3.6097 3.5925 Median 3.5 3.6389 3.6667 3.5741 Std. Deviation .28835 .50524 .40640 .29169 10.9. PAIRED SAMPLES T TEST VỀ MẶT NHẬN THỨC Ở ĐVTN GIỮA HAI LẦN ĐO Paired Samples Correlations N Correlation Sig. Pair 1 TBNT do lan 1 & TBNT do lan 2 40 .607 .000 Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2-tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 TBNTdo lan 1 - TBNT do lan 2 -.39611 .39519 .06248 -.52250 -.26972 -6.339 39 .000 10.10. PAIRED SAMPLES T TEST VỀ MẶT NHẬN THỨC Ở ĐVĐC GIỮA HAI LẦN ĐO (LẦN 01 VÀ 02) Paired Samples Correlations N Correlation Sig. Pair 1 TBNT do lan 1 & TBNT do lan 2 40 .724 .000 Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2-tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 TBNTdo lan 1 - TBNT do lan 2 -.02056 .29954 .04736 -.11635 .07524 -.434 39 .667 10.11. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ ĐVĐC VỀ MỨC ĐỘ MẶT NHẬN THỨC SAU TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 02) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Muc do nhan thuc sau tac dong Equal variances assumed 1.675 .199 4.813 78 .000 .28622 .05947 .16782 .40462 Equal variances not assumed 4.836 76.513 .000 .28622 .05919 .16835 .40409 10.12. INDEPENDENT SAMPLES T TEST GIỮA ĐVTN VÀ ĐVĐC VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN SAU TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM (ĐO LẦN 02) Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2-tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper NCTDNN do lan 2 Equal variances assumed .098 .755 2.233 78 .028 .14463 .06476 .01571 .27355 Equal variances not assumed 2.233 77.984 .028 .14463 .06476 .01571 .27355 10.13. PAIRED SAMPLES T TEST VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN CỦA ĐVTN GIỮA HAI LẦN ĐO (LẦN 01 VÀ 02) Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2-tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 NCTDNN do lan 1 - NCTDNN do lan 2 -.26907 .26971 .04264 -.35533 -.18282 -6.310 39 .000 10.14. PAIRED SAMPLES T TEST VỀ MỨC ĐỘ NCTĐNN CỦA ĐVĐC GIỮA HAI LẦN ĐO (LẦN 01 VÀ 02) Paired Samples Test Paired Differences t df Sig. (2-tailed) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Pair 1 NCTDNN do lan 1 - NCTDNN do lan 2 -.02769 .31037 .04907 -.12695 .07158 -.564 39 .576 Phụ lục 11 CHƯƠNG TRÌNH TÁC TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM Thời gian Từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2016 Địa điểm lữ 139 - BCTTLL Thành phần tham gia Khách thể thực nghiệm là 80 SQT thuộc lữ 139 - BCTTLL, trong đó, nhóm thực nghiệm tác động: 40 SQT, nhóm đối chứng: 40 SQT Cán bộ trợ giúp nghiên cứu 02 CBSQ Người chủ trì NCS Bùi Minh Đức Người giám sát PGS, TS. Đỗ Duy Môn PGS, TS. Lê Khanh Cán bộ đại diện lữ 139 - BCTTLL Mục đích tập huấn Nâng cao nhận thức của SQT về các GTNNQS Kiểm định giả thuyết thực nghiệm: “Nhận thức về hệ GTNNQS là nguồn gốc của sự phát triển NCTĐNN, có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các yếu tố còn lại trong cấu trúc NCTĐNN của SQT. Nếu giáo dục nâng cao nhận thức về hệ GTNNQS cho SQT phù hợp với các quy luật phát triển của khối nhận thức trong cấu trúc NCTTĐNN của SQT thì sẽ phát triển NCTĐNN ở họ” Kết quả mong đợi Kết thúc chương trình SQT được nâng cao nhận thức về các nội dung: Hệ giá trị nhân cách SQT QĐNDVN nói chung Hệ GTNNQS của SQT QĐNDVN Những lệch chuẩn trong hệ GTNNQS hiện nay Giáo dục những con đường hình thành, phát triển các GTNNQS cho SQT Phương pháp Thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, bài tập tình huống, trò chơi, phương pháp công não Giảng đường Hội trường lớn lữ 139 - BCTTLL CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM Phần 1: GIẢNG BÀI Thời gian Nội dung Mục tiêu Phương pháp, cách thức Điều kiện, phương tiện hỗ trợ Buổi 1: Giá trị và giá trị nhân cách của SQT (90 phút) 10’ Giới thiệu, làm quen, chia nhóm Thống nhất chương trình và phương pháp làm việc Tạo sự hiểu biết về chương trình, cách thức và quy tắc làm việc chung - Thuyết trình - Bốc thăm chia nhóm Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng 30’ Giá trị là gì Các đặc điểm của giá trị Các giá trị sống cơ bản Hình thành nhận thức chung về giá trị, các đặc điểm của giá trị và các giá trị sống cơ bản của con người, có thái độ tích cực và hành vi đúng đắn để lựa chọn và chiếm lĩnh chúng - Thảo luận nhóm, chia sẻ - Bật đèn xanh (greenlighting) Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng, giấy A0, giấy A4 nhiều màu 05’ Nghỉ giữa giờ 40’ Giá trị nhân cách SQT - Giá trị chính trị tư tưởng - Giá trị đạo đức - Giá trị nghề nghiệp (Giới thiệu qua) Hình thành nhận thức về hệ thống giá trị nhân cách SQT và vai trò, vị trí của GTNNQS. Định hướng thái độ và hành vi đúng đắn cho họ. - Nêu vấn đề Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng 05’ Kết luận Tóm lược những nội dung chính. Dẫn nhập cho bài 2 - Thuyết trình Bài giảng, giáo án Buổi 2: Giá trị nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ (90 phút) 05’ Mở bài Dẫn nhập và tạo hứng thú cho sĩ quan trẻ (học viên) - Thuyết trình Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng 40’ Giá trị nghề nghiệp quân sự - Giá trị phương tiện nghề nghiệp - Giá trị mục đích nghề nghiệp Trang bị nhận thức về GTNNQS và quá trình hình thành các GTNNQS. Từ đó giúp SQT có thái độ tích cực và hành vi đúng đắn nhằm vươn tới chiếm lĩnh các GTNNQS - Thuyết trình - Nêu vấn đề - Trò chơi: Tiến tới mục đích Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng, giấy A4 05’ Nghỉ giữa giờ 35’ Mối quan hệ giữa giá trị nghề nghiệp quân sự và sự thành đạt nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ Thống nhận thức coi thành đạt NNQS là đạt được các giá trị nghề nghiệp quân sự. Đi đến phủ nhận các quan niệm sai lầm khác. - Nêu vấn đề - Thảo luận nhóm, chia sẻ Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng, giấy A0 05’ Kết luận Tóm lược những nội dung chính. Dẫn nhập cho bài 3 - Thuyết trình Bài giảng, giáo án Buổi 3: Lệch chuẩn giá trị nghề nghiệp quân sự và con đường hình thành, phát triển các giá trị nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ (90 phút) 05’ Mở bài Dẫn nhập, tạo hứng thú cho sĩ quan trẻ (học viên), trang bị ý nghĩa của bài - Thuyết trình Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng 40’ Lệch chuẩn giá trị nghề nghiệp quân sự - Những tác động của điều kiện chủ quan, khách quan đến hệ giá trị nghề nghiệp quân sự - Một số giá trị nghề nghiệp quân sự sai lầm ở sĩ quan trẻ hiện nay - Hậu quả của lệch chuẩn giá trị nghề nghiệp quân sự Trang bị nhận thức cho sĩ quan trẻ về lệch chuẩn GTNNQS đang xuất hiện ở một bộ phận nhỏ sĩ quan trẻ hiện nay, nguyên nhân và hậu quả của nó. Tạo nên thái độ tích cực của sĩ quan trẻ trong lựa chọn và nỗ lực vươn tới các GTNNQS mới, cũng như đấu tranh chống lại các GTNNQS sai lầm. - Làm việc nhóm, chia sẻ - Thuyết trình - Nêu vấn đề Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng, giấy A0 05’ Nghỉ giữa giờ 35’ Con đường hình thành, phát triển các giá trị nghề nghiệp quân sự ở sĩ quan trẻ Hình thành nhận thức đúng đắn về con đường hình thành, phát triển các GTNNQS. - Công não (Brainstorming) - Thuyết trình Giáo án, bài giảng, prorecter, bút dạ, bảng 05’ Kết luận Tóm lược những nội dung chính. Kết thúc chương trình giảng bài, chuyển sang xemina. Thuyết trình Bài giảng, giáo án Phần 2: XÊMINA Thời gian Nội dung Xêmina 1: Giá trị nghề nghiệp quân sự và lệch chuẩn giá trị nghề nghiệp quân sự ở sĩ quan trẻ hiện nay (120 phút) 05’ Giới thiệu nội dung, thống nhất cách thức làm việc 75’ Giá trị nghề nghiệp quân sự Vai trò của giá trị nghề nghiệp quân sự Các nhóm giá trị nghề nghiệp quân sự cơ bản 35’ Lệch chuẩn giá trị nghề nghiệp quân sự ở sĩ quan trẻ hiện nay 05’ Kết luận Xêmina 2: Thành đạt nghề nghiệp quân sự và hình thành, phát triển các giá trị nghề nghiệp quân sự cho sĩ quan trẻ (120 phút) 05’ Giới thiệu nội dung 50’ Thành đạt nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ 50’ Hình thành, phát triển các giá trị nghề nghiệp quân sự cho sĩ 05’ Kết luận 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG TRÌNH TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nhu_cau_thanh_dat_nghe_nghiep_cua_si_quan_tre_quan_d.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan