Luận án Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH THÁI PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH THÁI PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: Chữ ký 1. PGS.TS. Hoàng Mai 2. PGS.TS. Phạm Minh Tuấn HÀ N

pdf224 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. TÁC GIẢ Nguyễn Đình Thái LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền địa phương”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên; đặc biệt là Lãnh đạo Khoa Sau đại học, cô giáo chủ nhiệm; chuyên viên các phòng, ban chức năng của Học viện Hành chính quốc gia; các nhà khoa học đã tham gia các hội đồng chấm Luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Mai và PGS. TS. Phạm Minh Tuấn - Những người trực tiếp hướng dẫn khoa học của Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Học viện Chính trị khu vực II, gia đình đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận án./. TÁC GIẢ Nguyễn Đình Thái DANH MỤC BẢNG BIỂU Thứ tự Nội dung Ký hiệu Trang 1 Hệ thống quy hoạch quốc gia Bảng 2.1. 58 2 Thẩm quyền lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương Bảng 3.1. 85 3 Danh mục quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai của thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2010-2020, tầm nhìn 2030 Bảng 3.2. 93-94 4 Tổng hợp phân cấp thẩm quyền quản lý NSNN đặc thù giữa trung ương với thành phố trực thuộc trung ương hiện nay (2020) Bảng: 3.3. 100 5 Tổng thu ngân sách của các thành phố trực thuộc trung ương so với cả nước giai đoạn 2015 – 2019 Bảng: 3.4. 101-102 6 Tỉ lệ % ngân sách địa phương được giữ lại của thành phố trực thuộc trung ương năm 2019 Biểu đồ 3.1. 102 7 Tổng chi NSNN của các thành phố trực thuộc trung ương so với cả nước giai đoạn 2015 – 2019 Bảng: 3.5. 104 8 Ý kiến đánh giá về thể chế phân cấp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Biểu đồ 3.2. 119 9 Mức độ phân cấp thẩm quyền quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Biểu đồ 3.3. 120 10 Điều kiện thực hiện thẩm quyền quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Biểu đồ 3.4. 121 11 Ý kiến đánh giá về hiệu quả phân cấp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Biểu đồ 3.5. 121 12 Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền ban Biểu đồ 3.6: 123 hành pháp luật, chính sách, định mức và tiêu chuẩn NSNN 13 Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền quản lý thu NSNN Biểu đồ 3.7. 124 14 Đánh giá phân cấp thẩm quyền quản lý nhiệm vụ chi NSNN Biểu đồ 3.8. 126 15 Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền thành lập, sáp nhập, giải thể TCBM Biểu đồ 3.9. 128 16 Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền phân loại, xếp hạng TCBM Biểu đồ 3.10. 129 17 Đánh giá cơ chế, chính sách phân cấp đặc thù về quản lý CBCC Biểu đồ 3.11. 131 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số TT Từ viết tắt Chú giải 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 NSNN Ngân sách nhà nước 4 TCBM Tổ chức bộ máy 5 UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 7 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ........................................................ 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 9 8. Cấu trúc của Luận án ........................................................................................ 10 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ .11 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ....................................................................................................................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chung về phân cấp quản lý nhà nước .. 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực ...................................................................................................................... 16 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ....................................................................................... 20 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc trung ương gắn với phân cấp quản lý nhà nước ........................................................................... 20 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương gắn với phân cấp quản lý nhà nước ...................... 22 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN ................................................................................................. 28 1.3.1. Những vấn đề kế thừa và giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu đã công bố ................................................................................................................. 28 1.3.2. Những nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu ............................................ 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 34 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ....................................................................................................... 36 2.1. QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ................................................. 36 2.1.1. Một số quan niệm liên quan ........................................................................ 36 2.1.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước ...................................................... 41 2.1.3. Các hình thức phân cấp quản lý nhà nước .................................................. 43 2.2. CHỦ THỂ, NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ................... 47 2.2.1. Chủ thể phân cấp quản lý nhà nước ............................................................ 47 2.2.2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước ......................................................... 49 2.2.3. Điều kiện đảm bảo phân cấp quản lý nhà nước .......................................... 53 2.3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ....................................................................................................... 57 2.3.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ......................................... 57 2.3.2. Quản lý ngân sách nhà nước ....................................................................... 64 2.3.3. Tổ chức bộ máy và Cán bộ, công chức ....................................................... 67 2.4. KINH NGHIỆM PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........... 70 2.4.1. Kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trên thế giới .......................................................... 71 2.4.2. Kinh nghiệm đối với Việt Nam .................................................................. 78 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 81 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ....................................................................................................................... 83 3.1. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .............................. 83 3.1.1. Thực trạng phân cấp về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ......................................................................................................................... 83 3.1.2. Thực trạng phân cấp thẩm định, quản lý và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................................... 88 3.1.3. Một số kết quả thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 92 3.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................................................................. 95 3.2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN ...................................................................................... 955 3.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN ............... 98 3.3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TCBM VÀ CBCC...................................................................................................................... 104 3.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về TCBM ................................... 104 3.3.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về CBCC .................................... 111 3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ................................................................................................... 1188 3.4.1. Một số kết quả đạt được............................................................................ 118 3.4.2. Một số tồn tại và hạn chế .......................................................................... 132 3.4.3. Một số nguyên nhân của tồn tại và hạn chế .............................................. 138 TIỂU KẾT CHƯƠNG ...................................................................................... 141 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ............................................... 144 4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ................................................................................................................................. 144 4.1.1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất trong phân cấp quản lý nhà nước ........... 144 4.1.2. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phân cấp quản lý nhà nước ...................................................................................... 145 4.1.3. Phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ....................................................................................... 145 4.1.4. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ............................................................................. 147 4.1.5. Phân cấp đi đôi với việc nâng cao năng lực của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ..................................................................................................... 148 4.1.6. Coi trọng tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương trong phân cấp quản lý nhà nước ..................................................................................................... 148 4.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHUNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ..................................................................................................... 149 4.2.1. Đổi mới nhận thức về phân cấp quản lý nhà nước ................................... 149 4.2.2. Hoàn thiện cơ sở chính trị và pháp lý ....................................................... 151 4.2.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra thẩm quyền được phân cấp................................................................................................................... 156 4.3. NHÓM GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ............................................... 159 4.3.1. Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.. 159 4.3.2. Phân cấp quản lý NSNN ........................................................................... 161 4.3.3. Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC ..................................... 163 4.4. KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ........................................................................................... 168 4.4.1. Đối với Trung ương Đảng và Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương ................................................................................................................................. 168 4.4.2. Đối với Quốc hội ...................................................................................... 169 4.4.3. Đối với Chính phủ .................................................................................... 173 4.4.4. Đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ............................ 175 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 178 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................... 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 184 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 193 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam, việc phân cấp nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân cấp có mang lại hiệu quả hay không? Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương như thế nào để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trung ương? Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cấp thiết cần được nghiên cứu thỏa đáng. Về phương diện lý luận, tính chất đơn nhất của tổ chức nhà nước và nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam đã đặt chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong mối quan hệ kép: vừa phụ thuộc, vừa tự chủ. Trong khi đó, nhiều vấn đề lý luận giải quyết mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền địa phương nói chung và thành phố trực thuộc trung ương nói riêng chưa được làm rõ, gây khó khăn cho việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Việc phân cấp quản lý nhà nước của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế, dẫn đến sự lệ thuộc thụ động của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, làm cho việc thiết lập chế độ lãnh đạo, quản lý tập trung quá mức, hạn chế quyền tự chủ và khả năng sáng tạo của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Về phương diện thể chế - chính sách, việc giải quyết mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không chỉ chưa được đáp ứng về mặt lý luận mà còn trên khía cạnh thể chế, chính sách. Mặc dù chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước là tăng cường phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, song những quy định pháp luật cho vấn đề này còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; chưa trở thành hệ thống chính sách, pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh các nội dung phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Trên thực tế, một số chủ trương của Đảng về phát triển các 2 thành phố trực thuộc trung ương chưa được thể chế hóa, những quy định mở trong Hiến pháp năm 2013 chậm được luật hóa. Hiện nay, các quy định phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương chỉ dừng lại trong các văn bản như: Luật Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi năm 2019) một số nghị quyết, nghị định của Chính phủ về phân cấp. Trong khi đó, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định về tổ chức chính quyền địa phương và chủ trương của Đảng về phân cấp đòi hỏi được thể chế hóa việc phân cấp quản lý nhà nước một cách bài bản, rõ ràng, đúng, đủ thẩm quyền nhằm phát huy quyền tự chủ, sáng tạo của chính quyền cấp dưới, nhất là chính quyền địa phương ở đô thị. Từ những thiếu hụt, bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật đòi hỏi phải hoàn thiện và nâng tầm địa vị pháp lý của việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Về phương diện thực tiễn, các thành phố trực thuộc trung ương là những trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại lớn của vùng và cả nước; là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của khu vực và quốc gia. Trong khi đó, việc phân cấp quản lý nhà nước của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn dàn trải, chưa đạt được thẩm quyền phù hợp để chính quyền thành phố trực thuộc trung ương quản lý tốt đô thị mang tính đặc thù. Đặc biệt, ba lĩnh vực cần được phân cấp trọng tâm và toàn diện nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: i) Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Công tác quy hoạch, kế hoạch (bao gồm lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá quy hoạch, kế hoạch), với vai trò là một công cụ quản lý nhà nước quan trọng, vẫn còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi của thực tế ở các thành phố trực thuộc trung ương. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với thành phố trực thuộc trung ương còn nhiều bất cập, hạn chế sự tự chủ, sáng tạo và sát hợp với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn do quy trình thực hiện phức tạp, nhiều cấp quản lý. Thời gian phê duyệt quy hoạch, kế hoạch còn chậm; quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch rườm rà, chồng chéo, nhiều khâu trung gian; thẩm quyền và trách nhiệm của các chủ thể chính quyền chưa được xác định rõ ràng giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương... Do đó, việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung 3 ương; đồng thời, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước của trung ương đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa kinh tế - xã hội cấp thiết. ii) Phân cấp quản lý nhà nước về NSNN: Thẩm quyền quyết định NSNN của chính quyền địa phương, đặc biệt là của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế, thụ động, chồng chéo trong nhiều quy định của pháp luật. Quy trình phê duyệt NSNN còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả quản lý NSNN chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trực thuộc trung ương. Một số nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trung ương phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung chưa hợp lý; cơ chế thưởng, xác định tỷ lệ bổ sung cho ngân sách của thành phố trực thuộc trung ương chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy chính quyền thành phố trực thuộc trung ương thực sự làm chủ ngân sách của mình. Chỉ tiêu thu ngân sách là trách nhiệm chính của cơ quan thuế (được tổ chức theo ngành dọc), nhưng được xem là chỉ tiêu pháp lệnh của UBND các cấp phải thực hiện. Chỉ tiêu thu ngân sách trung ương giao thành phố trực thuộc trung ương ngày càng cao, nhưng tỷ lệ điều tiết đối với ngân sách thành phố trực thuộc trung ương ngày càng giảm. Trong khi đó, nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của thành phố trực thuộc trung ương ngày càng tăng, dẫn đến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị ngày càng thu hẹp. Cơ chế hiện hành chưa cho phép thành phố trực thuộc trung ương thu một số khoản phí, lệ phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị trực thuộc trung ương nhằm tạo thêm nguồn thu ngân sách địa phương, như: phí xăng dầu, phí môi trường, phí duy tu bảo dưỡng cầu đường, phí lưu hành xe, phí sử dụng bất động sản và chuyển nhượng bất động sản, v.v Một số định mức chi ngân sách do bộ, ngành quy định khá thấp, nhưng thành phố trực thuộc trung ương không được phép chủ động điều chỉnh... Trong quá trình thực hiện, nhiều vấn đề vướng mắc, thành phố trực thuộc trung ương đã xin ý kiến, kiến nghị đối với trung ương, nhưng vẫn là các vấn đề đơn lẻ, chưa có tính hệ thống, chưa có giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài, hệ thống. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN đặt ra yêu cầu cấp thiết và quan trọng để tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý NSNN đối với thành phố trực thuộc trung ương. iii) Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC: Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phân cấp giữa Chính phủ và các tỉnh, 4 thành phố trực thuộc trung ương, lĩnh vực quản lý TCBM và CBCC đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tinh gọn TCBM, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng đội ngũ CBCC đủ phẩm chất, năng lực bảo đảm thực thi công vụ. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ không ít những khó khăn, vướng mắc. Nhận thức về vai trò của phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực TCBM, CBCC còn hạn chế; nội dung phân cấp chưa toàn diện; thẩm quyền của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn “cào bằng”; vẫn còn tư duy “ôm đồm” thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của trung ương. Chính sách, pháp luật về phân cấp quản lý TCBM và CBCC đối với thành phố trực thuộc trung ương chưa hoàn chỉnh, còn tản mạn tại nhiều luật, nghị định của Chính phủ; chưa được cụ thể hóa thành dự luật có tính pháp lý cao hơn. Thẩm quyền quản lý nhà nước của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong việc quyết định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp dưới chưa đầy đủ. Thẩm quyền của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập chưa đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm nguyên tắc phân cấp. Nhiều thẩm quyền quản lý nhà nước về CBCC cần được trung ương phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng chưa được phân cấp. Cơ chế, chính sách đột phá trong quản lý, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng nhân tài, đánh giá CBCC chưa được phân cấp đầy đủ, chưa phát huy tự chủ của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Cơ chế quản lý công chức vẫn còn tập trung khá nhiều vào trung ương Trong điều kiện cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay, trung ương ngày càng có xu hướng phân cấp thẩm quyền và điều kiện thực hiện thẩm quyền cho chính quyền địa phương. Chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là chính quyền địa phương được tổ chức ở đô thị. Đặc điểm của đô thị, nhất là các đô thị trực thuộc trung ương đòi hỏi thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động cần có những đặc thù để phát huy năng lực sản xuất xã hội ở đô thị. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cũng đòi hỏi được trao những thẩm quyền đúng, đủ, thực quyền để vận hành TCBM, chức năng, nhiệm vụ quản lý phát triển đô thị trực thuộc trung ương. Vấn đề phân cấp của trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực mà cần đến 5 hệ thống thiết chế, thể chế, chính sách cùng một “khế ước” đủ mạnh để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời, trung ương vẫn tập trung được những quyền vốn thuộc về trung ương. Đây là mong muốn, song là đòi hỏi thực chất để giải quyết vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với địa phương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện lý luận, thể chế, chính sách và đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, tác giả chọn nội dung: “Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của đề tài Luận án Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà nước của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Luận án Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở khoa học của phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; - Phân tích thực trạng phân cấp của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay trên 3 lĩnh vực cơ bản: Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý TCBM và CBCC; - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường phân cấp của trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương từ năm 2004 đến nay. Đây là thời 6 điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ chính quyền trung ương đến chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, gồm giữa chính quyền trung ương với chính quyền Thủ đô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Theo đó, đề tài khảo sát, nghiên cứu thực tiễn của 4 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tác giả luận án lựa chọn nghiên 4/5 thành phố trực thuộc trung ương. Bởi vì, Hà Nội là thủ đô, đô thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, đại diện cho đô thị phát triển khu vực phía Bắc; Đà Nẵng là đô thị trung tâm của khu vực miền Trung; Tp. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam và cả nước; Cần Thơ là đô thị trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc lựa chọn như trên, nhằm đảm bảo quy mô phù hợp, tính đại diện, mẫu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, đặc điểm của các độ thị ở mỗi vùng, miền. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trên 3 lĩnh vực chủ yếu: i) Phân cấp quản lý nhà nước trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đây là lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đến chiến lược phát triển của thành phố trực thuộc trung ương. Xét đến cùng, hoạt động phân cấp của các lĩnh vực nói chung đều giải quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trực thuộc trung ương, quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề phân cấp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng đúng mức, nội dung trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa phù hợp với thực tế của thành phố trực thuộc trung ương. Do vậy, việc tập trung nghiên cứu phân cấp lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương có ý nghĩa quan trọng. ii) Phân cấp quản lý nhà nước về NSNN. Vai trò của NSNN là điều kiện quyết định thực hiện phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Đây là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất trong phân cấp; nhu cầu, thực trạng và đòi hỏi được phân cấp NSNN của thành phố trực thuộc trung ương là rất lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vấn đề phân cấp NSNN vẫn là câu chuyện tiếp tục được tranh luận, nghiên cứu, đánh giá 7 khoa học để có giải pháp tối ưu cho phân cấp NSNN giữa trung ương với thành phố trực thuộc trung ương. ii) Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC. TCBM và CBCC là chủ thể thực hiện phân cấp. Chính vì vậy, việc tạo ra không gian thẩm quyền, pháp lý để thiết kế TCBM phù hợp và phát huy vai trò của CBCC trong phát triển thành phố trực thuộc trung ương là yêu cầu cấp thiết. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng về phân cấp quản lý nhà nước; các lý thuyết về tổ chức, phân quyền, phân cấp trong khoa học quản lý công. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụ...ơ quan quản lý nhà nước đối với nhân sự hành chính nhà nước và cơ quan trực tiếp sử dụng nhân sự. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Mai còn công bố các bài viết trên các tạp chí như: “Phân cấp tuyển dụng công chức hành chính – Một cách tiếp cận để hoàn thành công tác tuyển dụng”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 160/2009; “Để góp phần thực hiện phân cấp quản lý nhân sự hành chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4/2005; “Kinh nghiệm về phân cấp quản lý nhân sự ở một số nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 149/2008. Nghiên cứu về phân cấp TCBM có cuốn sách của Bùi Đức Kháng, “Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006 đã trình bày những vấn đề chung về phân cấp quản lý hành chính; thực trạng phân cấp quản lý hành chính trên một số lĩnh vực tại địa phương; một số giải pháp để đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó có công trình “Phân cấp quản lý hành chính - Chiến lược cho các nước đang phát triển” (Sách tham khảo nội bộ), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã phân tích những mặt mạnh, măt yếu của các mô hình thiết kế hành chính trên cơ sở những nguyên tắc khoa học quản lý hành chính và đưa ra những ví dụ cụ thể về phân cấp quản lý hành chính đang áp dụng ở một số nước. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc trung ương gắn với phân cấp quản lý nhà nước 21 Các công trình nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc trung ương tập trung chủ yếu ở nội dung TCBM, thể chế hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Thông qua kết quả nghiên cứu của các công trình, vấn đề phân cấp quản lý nhà nước được đề cập và phân tích ở một số nội dung của đề tài, sách, tạp chí đã công bố. Theo hướng nghiên cứu này, đáng chú ý có: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2002 của Học viện Hành chính quốc gia về “Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố trong giai đoạn hiện nay” do TS. Vũ Đức Đán làm chủ nhiệm. Đề tài đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền thành phố ở Việt Nam theo các giai đoạn, trong đó đề cập đến chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Đề tài khuyến nghị những cơ chế pháp lý để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị, trong đó đề xuất hình thành khuôn khổ pháp lý phân cấp cho các đô thị. Cùng cách tiếp cận chung về đô thị trực thuộc trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2004, của Học viện Hành chính quốc gia: “Một số giải pháp cơ bản trong quản lý nhà nước về đô thị để thiết lập trật tự kỷ cương ở các thành phố trực thuộc trung ương” do Phạm Kim Giao làm chủ nhiệm. Đề tài phân tích thực trạng trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước về đô thị ở các thành phố trực thuộc trung ương trên 05 lĩnh vực: quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị; đất đai và nhà ở; hạ tầng kỹ thuật; cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị; trật tự giao thông, trật tự công cộng đô thị. Theo đó, một loạt các giải pháp, kiến nghị được đưa ra, trong đó có một số đề xuất về phân cấp quản lý nhà nước, đổi mới TCBM chính quyền tại các thành phố trực thuộc trung ương. Nghiên cứu trực tiếp chính quyền đô thị trực thuộc trung ương, tác giả Nguyễn Bảo Ngọc với công trình: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam [2006] đã dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ương, tập trung phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta với ba cấp chính quyền: thành phố, quận – huyện – thị xã, phường – xã – thị trấn; qua đó, tác giả nêu lên xu hướng phát triển đô thị và những khuyến nghị đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của công trình này cũng nêu đề xuất giải pháp trung ương cần tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với thành phố trực 22 thuộc trung ương. Cùng nội dung này là công trình của tác giả Đoàn Minh Huấn: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [2006]. Tác giả đề xuất nhiều phương án thiết kế mô hình bộ máy chính quyền đô thị, gồm cả mô hình một cấp hoàn chỉnh hai cấp hành chính, mô hình hai cấp hoàn chỉnh ba cấp hành chính, với các phân tích về lợi thế và bất lợi thế của từng thiết kế bộ máy. Trong đó, để thực hiện được thiết kế mô hình đề xuất, nhóm tác giả nghiên cứu đã đề xuất nhiều cơ chế, thẩm quyền và điều kiện để chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hoạt động hiệu quả. Mặc dù nhóm công trình nghiên cứu về chính quyền thành phố trực thuộc trung được tiếp cận khá rộng so với vấn đề phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình theo nhóm này đều hướng đến tìm cơ sở khoa hoc, thể chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh những giải pháp về quản lý đô thị được đề xuất, vấn đề phân cấp, tăng thẩm quyền và các điều kiện tài chính, nhân sự, quy hoạch, kế hoạch, TCBM đều được xem xét như một yếu tố quan trọng đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương gắn với phân cấp quản lý nhà nước Hoạt động nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu về chính quyền đô thị được đặt ra như một sự kiện nóng hổi, thời sự trong giới nghiên cứu về khoa học quản lý, khoa học tổ chức nhà nước. Kể từ khi một số thành phố trực thuộc trung ương khởi động vấn đề xây dựng chính quyền đô thị, hướng nghiên cứu liên quan vấn đề này được công bố khá nhiều dưới dạng đề tài nghiên cứu, chương trình, đề án, tạp chí khoa học... Nghiên cứu theo hướng lý giải về mô hình chính quyền đô thị dưới góc độ lý luận, pháp lý, mô hình tổ chức, tiêu biểu có một số công trình: tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn khai thác trong bài: Đặc điểm của đô thị Việt Nam và phương hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp đăng trên Tạp chí Tổ chức quản lý nhà nước, số 183 (4-2011). Bài viết cho rằng, khi xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị cần tính đến những nét đặc trưng của đô thị so với nông thôn, đảm bảo bộ máy tổ chức chính quyền phù hợp, hiệu lực hiệu quả. Khẳng định xây 23 dựng một bộ máy chính quyền tinh gọn, đơn giản, nhưng khoa học là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn đô thị; đảm bảo phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội là yêu cầu khách quan của xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luận án tiến sĩ: Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay của Phạm Văn Đạt [2012], đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng những quy định pháp luật về đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay dưới góc độ Luật Hiến pháp; đề xuất phương hướng và các giải pháp tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định pháp luật về đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay, nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về mô hình chính quyền đô thị hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Cụ thể hơn, với mô hình chính quyền đô thị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa X là bài viết: Mô hình tổ chức chính quyền đô thị khi không tổ chức Hội đồng nhân dân đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 163 (8-2009) của Lê Thiên Hương, có nội dung đề cập tới thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh: mở rộng các đô thị hiện hữu, hình thành nhiều đô thị mới; hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trên lĩnh vực đô thị là vấn đề cấp thiết hiện nay; từ những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn tổ chức hoạt động của chính quyền đô thị, đề xuất mô hình TCBM của chính quyền đô thị. Cùng nội dung đó, bài viết: Sắp xếp lại cơ cấu hệ thống chính quyền đô thị theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X của Đảng đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, tháng 8/2010, tác giả Phan Anh Hồng đã xác định những thách thức đặt ra đối với năng lực của chính quyền đô thị trong thực tiễn phát triển của các đô thị hiện nay và đề xuất một số nội dung để sắp xếp lại cơ cấu hệ thống chính quyền đô thị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Tác giả Phạm Minh Trí với bài: “Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân trong chính quyền đô thị” đã nói lên tính cấp thiết của việc xây dựng chính quyền đô thị. Quản lý nhà nước đô thị phải vừa bảo đảm theo những chức năng cơ bản pháp quyền, vừa làm đúng chức năng hỗ trợ phát triển xã hội công dân. Đời sống đô thị hiện đại không cho phép coi thường các quy định hành chính và pháp luật. Mọi vi phạm quy định hành chính và pháp luật phải được xử lý nghiêm minh và nhất quán; về phát triển xã hội công dân: đây là 24 chức năng quản lý nhà nước trong xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại mà nhà nước của dân, do dân, vì dân đang hướng tới. Nghiên cứu về năng lực chính quyền đô thị trong điều kiện mới của đất nước, Dương Quang Trung đã có bài viết: Nâng cao năng lực chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 154 (tháng 11/2008). Bài viết đã nêu những vấn đề đặt ra đối với năng lực của chính quyền đô thị, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải cách thể chế tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền đô thị, tăng cường công tác xây dựng đội ngũ CBCC trong bộ máy chính quyền đô thị theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, năng lực chuyên môn cao; đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với chính quyền đô thị. Theo hướng này, có tác giả Dương Thị Lan Chi, Nâng cao năng lực của chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển, Tạp chí Xây dựng số 12/2007, với bài viết đề cập đến năng lực chính quyền đô thị, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cụ thể nâng cao năng lực chính quyền đô thị. Khi xây dựng phương án mới cho bộ máy chính quyền, không thể không xét đến những hạn chế và yêu cầu của việc đổi mới đó, tác giả Lưu Tiến Minh với bài: Những bất cập, hạn chế và yêu cầu xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 (234), 2011 đã đề cập đến chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ trong việc nghiên cứu xây dựng chính quyền đô thị; những hạn chế, bất cập về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước ở các thành phố trực thuộc trung ương; những yêu cầu mang tính nguyên tắc trong nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay. Ngoài ra, tác giả Trần Thị Diệu Oanh, Một số vấn đề về phân cấp quản lý cho chính quyền đô thị, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12 (237), 2011, đã dựa vào những hạn chế trong tổ chức chính quyền đô thị và phân cấp quản lý cho chính quyền đô thị để nêu một số giải pháp chủ yếu cho việc phân cấp chính quyền đô thị trong các lĩnh vực chủ yếu. Nhóm công trình nghiên cứu về chính quyền đô thị mặc dù không đề cập trực tiếp vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương xét về mặt hình thức. Tuy nhiên, từ kết quả đạt được và kỳ vọng của những người nghiên cứu cho thấy rằng, để xây dựng mô hình chính quyền 25 đô thị tại thành phố trực thuộc trung ương trở thành hiện thực, vấn đề cơ bản nhất vẫn là giải quyết mối quan hệ giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong quyết định, thẩm quyền, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa chính quyền đô thị với trung ương và các cơ quan, địa phương khác trong hệ thống chính trị. Có thể khẳng định, giải quyết được vấn đề phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là tiền đề chính trị - pháp lý quyết định việc xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố trực thuộc trung ương. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu đề xuất cơ chế phân cấp quản lý nhà nước đặc thù giữa trung với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương Các công trình nghiên cứu về cơ chế phân cấp đặc thù của trung ương cho thành phố trực thuộc trung ương chủ yếu ở các lĩnh vực, như phân cấp đặc thù về quản lý hành chính; tài chính – ngân sách; TCBM và CBCC; quy hoạch; đầu tư phát triển... Trong đó, phần lớn các tác giả đã tập trung nghiên cứu phân cấp đặc thù về quản lý NSNN giữa trung ương với các thành phố trực thuộc trung ương cụ thể như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Nghiên cứu, so sánh cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, hoạt động giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để thấy được tính ưu việt của chính quyền đô thị, tác giả Nguyễn Thị Cành chủ nhiệm đề tài: Chính quyền đô thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, (2013). Nhóm nghiên cứu đã phân tích quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới chính quyền đô thị từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Nghiên cứu này hướng đến cung cấp kênh đánh giá độc lập, cách tiếp cận riêng nhằm góp phần vào tiến trình chung cho sự thay đổi khung pháp lý, trước tiên là Hiến pháp để phát triển mô hình chính quyền đô thị hoạt động có hiệu quả. Tác giả Lê Văn In với tham luận: Cung ứng dịch vụ công đô thị một yêu cầu tất yếu, khách quan đòi hỏi phải tổ chức lại chính quyền đô thị theo mô hình hành chính một cấp, đã phân tích hai chức năng cơ bản của Nhà nước là chức năng quản lý và chức năng phục vụ; đặc điểm cung ứng dịch vụ công đô thị, nêu lên thực trạng cung ứng dịch vụ công đô thị của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả kiến nghị xây dựng mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh phải được thực hiện từng bước theo lộ trình nhất định trên cơ sở chế độ chính trị, thiết chế hành chính; pháp luật; điều kiện 26 phát triển kinh tế - kỹ thuật; năng lực quản lý điều hành của cán bộ có chức trách, sự thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính thừa hành và cả trình độ dân trí của cư dân đô thị. Bài viết: Thành phố Hồ Chí Minh cần một mô hình tổ chức chính quyền phù hợp để quản lý một đô thị đặc biệt (Tạp chí Tổ chức nhà nước), số 5/2010 phản ánh nguyên nhân của những tiêu cực, hạn chế trong quản lý đô thị hiện nay, những đòi hỏi đặt ra trước thực trạng đó và giải pháp trong phân cấp quản lý đô thị ở địa phương; đặc biệt cần phải có một văn bản phân cấp có nội dung phù hợp với việc quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Bài viết: Những vấn đề đặt ra về tổ chức chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Công Luận, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4/2010, đã khẳng định đô thị càng lớn, phạm vi khối lượng công việc giải quyết càng nhiều, mức độ phức tạp của công việc càng cao, việc tuân thủ quy trình, quy chuẩn, quy hoạch, pháp luật càng phải triệt để, chính xác, kịp thời. Vì vậy, việc TCBM chính quyền ở một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh phải tính đến đặc thù riêng trên cơ sở đảm bảo việc quản lý nhà nước tập trung, thông suốt, nhanh nhạy, có hiệu lực, hiệu quả cao. Nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đáng chú ý có công trình của Nguyễn Trọng Hòa (Chủ nhiệm), Nghiên cứu chính quyền đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị - Từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Thành phố, năm 2015. Nhóm tác giả đề xuất, HĐND chỉ nên tổ chức phù hợp với vai trò chính của nó: ra các quyết định quan trọng nhân danh lợi ích cộng đồng. Với các đặc thù về dân cư và cấu trúc hạ tầng của đô thị, các quyết định quan trọng nhân danh lợi ích cộng đồng của dân cư đô thị cần có sự tập trung trên một quy mô nhất định, đồng thời có nhiều kênh khác phản ánh nhu cầu và các mối quan tâm của người dân. Vì vậy, HĐND không nhất thiết phải tổ chức dàn trải ở tất cả các cấp. Tổ chức các thành phố trực thuộc nhằm thiết lập các điều kiện, bối cảnh khai thác hiệu quả của công cụ phân cấp, phân quyền ở phạm vi địa phương (khi những công cụ này đã được sử dụng ở cấp trung ương - thành phố) trên các địa bàn đang đô thị hóa; tập trung nguồn lực và thẩm quyền ở một quy mô đủ lớn để đạt được hiệu quả trong phát triển. Đồng thời, không có cơ sở gì vững chắc để khẳng định rằng, các thiết kế đang có với mô hình TCBM chính quyền hiện tại đã đem lại lợi ích cho người dân tốt đến mức không thể có sự thay đổi nào. 27 Tiếp cận nghiên cứu cơ chế đặc thù dành cho đô thị trực thuộc trung ương dưới góc độ kinh tế - ngân sách, tác giả Bùi Thị Mai Hoài, Chính quyền đô thị và quy chế tài chính ngân sách đặc thù: Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 18 (28) tháng 9-10/2014, đã cho rằng, mô hình chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay còn có khoảng cách khá xa so với mô hình chính quyền đô thị. Nghiên cứu này đã: (1) Phân tích đặc thù của xã hội đô thị để thấy rằng quản trị đô thị và quản lý ngân sách đô thị cần có sự khác biệt so với nông thôn; (2) Đánh giá thực trạng quản trị đô thị và quy chế tài chính ngân sách đặc thù - trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh; và (3) Đưa ra các khuyến nghị về phân cấp ngân sách và quản trị đô thị cho một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh vận hành theo mô hình chính quyền đô thị. Bên cạnh đó, tác giả Bùi Quang Tín có bài viết: Tác động tích cực của việc phân cấp tới sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh (2016) nghiên cứu tác động tích cực của phân cấp tài chính công đến hiệu quả quản trị và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có đủ quyền tự chủ ngân sách và quyền huy động các nguồn lực đầu tư rộng rãi hơn, dưới ba phương diện cơ bản sau: xác lập nguồn thu đặc biệt; khả năng tự chủ trong chi tiêu ngân sách; nới rộng hạn mức huy động vốn đầu tư. Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương dưới hình thức đề án, chương trình, đề tài có các công trình tiêu biểu như: Đề án Cơ chế chính sách đột phá để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt vai trò trung tâm đối với vùng và cả nước theo Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị do UBND Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì và Viện Kinh tế Việt Nam thực hiện. Mục tiêu tổng quát của Đề án là: Xác định các trọng điểm đột phá và các giải pháp thực hiện nhằm đưa Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, tăng cường vai trò đầu tàu phát triển hiện đại của cả nước; trở thành một trong những trung tâm phát triển lớn của khu vực Đông Á, một thành phố hiện đại, đẳng cấp quốc tế và có bản sắc riêng trong khoảng 20-30 năm tới. Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 do Viện Kinh tế xây dựng đưa ra hàng loạt các cơ sở, luận điểm về những vấn đề bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền thành phố hiện tại, các mâu thuẫn trong khung pháp lý với yêu cầu quán lý. Theo đề án, quá trình phân cấp 28 của Chính phủ cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nên cần đổi mới đồng bộ cả mô hình tổ chức lẫn nội dung hoạt động của chính quyền Thành phố. Đề án đã đưa ra các đề xuất rất cụ thể các nội dung về mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trên nền tảng thay đổi mạnh mẽ cấu trúc quản lý truyền thống của Thành phố. Để có cơ sở khoa học khẳng định những nội dung của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trình Chính phủ, Quốc hội là cấp thiết, Đề tài cấp Thành phố, (năm 2015): Khảo sát và đánh giá việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, do tác giả Phạm Minh Tuấn làm chủ nhiệm đã làm rõ cơ sở của việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh; khảo sát và đánh giá về tổ chức và hoạt động của mô hình chính quyền đô thị thí điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh; nguyên tắc, giải pháp và kiến nghị xây dựng, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nhóm công trình nghiên cứu về chính quyền đô thị trực thuộc trung ương đã nêu lên tính cấp thiết trong việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương; đề xuất những cơ chế đặc thù trong một số lĩnh vực phân cấp quan trọng, như quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, TCBM, nhân sự, tài chính – ngân sách... Xét đến cùng, các kết quả nghiên cứu cũng vì mục đích đề xuất trung ương tăng cường phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở mức độ cao hơn so với tỉnh, thành khác, mà thực chất là “cơ chế đặc thù”. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.3.1. Những vấn đề kế thừa và giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu đã công bố Nghiên cứu về phân cấp giữa trung ương và địa phương đã có bề dày lịch sử trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy sự công phu, đa dạng trong thống nhất là đều hướng đến phân cấp, phân quyền nhằm tăng quyền tự quản (tự chủ, tự chịu trách nhiệm) của chính quyền địa phương. Nội dung của các công trình đã đáp ứng nhu cầu lý luận và giải quyết những vấn đề phân cấp, phân quyền cụ thể. Trên cơ sở đó cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn để các nghiên cứu tiếp theo kế thừa và phát triển, gắn với 29 bối cảnh cụ thể. Giá trị của mỗi nhóm công trình ở trong và ngoài nước đều có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn: (1) Đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài: Giá trị của nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu có nội dung về phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương, xây dựng, quản lý đô thị của một số quốc gia dưới góc độ nghiên cứu chung nhất. Từ đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, sự kế thừa trong quá trình xác định mô hình phân cấp, phân quyền, xây dựng chính quyền nhà nước nói chung phù hợp với đặc điểm về chính trị, văn hóa, lãnh thổ, dân cư... của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên thế giới đã cung cấp cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cho đề tài luận án trong việc nhận định, đánh giá, so sánh các vấn đề phân cấp giữa trung ương và địa phương nói chung, thành phố trực thuộc trung ương nói riêng; mức độ phân cấp của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương, nhất là các thành phố lớn, các đặc khu ở một số quốc gia; cơ cấu tổ chức các cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền... Những bài học thành công hay thất bại trong quá trình phân cấp, phân quyền của một số quốc gia là kinh nghiệm quý báu cho việc nghiên cứu và thực hiện phân cấp ở Việt Nam hiện nay. Các học giả nước ngoài nghiên cứu về phân cấp, phân quyền, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước đang phát triển, kém phát triển, qua đó cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều về phân cấp, phân quyền, mô hình phân cấp cho chính quyền đô thị lớn, đặc biệt ở một số quốc gia và kinh nghiệm phân cấp, phân quyền, tổ chức của chính quyền đô thị ở một số nước trên thế giới, những nước phát triển, đang phát triển và những nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở khung lý thuyết chung về phân cấp, phân quyền, chính quyền địa phương và quản lý đô thị, chưa đi vào nghiên cứu trường hợp điển hình. Đặc biệt các nghiên cứu ở nước ngoài chưa có sự nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp để thực hiện phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; mô hình phân cấp nào phù hợp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương... Do sự khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và cơ chế phân cấp khác nhau nên giữa các công trình có nhiều cách đánh giá, kết luận về nội dung nghiên cứu. Vì vậy, kết quả của mỗi công trình chưa thể được xem là giải 30 pháp tối ưu để giải quyết vấn đề phân cấp giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, nhất là gắn với bối cảnh ở Việt Nam. Đây là vấn đề của những công trình nghiên cứu ở trong nước nói chung và nội dung đề tài luận án hướng đến nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cả lý luận và thực tiễn trong nước. (2) Đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ít nhiều đã đề cấp tới việc phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương, phân cấp quản lý trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ở địa phương với những bất cập hiện tại và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng mục tiêu cải cách nền hành chính. Đó là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và công phu của các tác giả về phân cấp, phân quyền, tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. i) Hướng nghiên cứu của các tác giả trong nước đối với những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý nhà nước đã nghiên cứu tương đối có hệ thống về lý luận phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Các công trình đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về phân cấp, phân quyền; đánh giá, so sánh việc phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và trong nội bộ tổ chức chính quyền địa phương. Trên cơ sở lý thuyết, các tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưới trong tổ chức chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố trong nước là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và trực tiếp cho đề tài luận án. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm công trình này là chưa có nội dung nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, đánh giá thực trạng dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình nhằm đề xuất giải pháp, mô hình phân cấp cụ thể. Đặc biệt, hướng nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức, có trọng tâm và cần thiết. Trong khi đó, đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết để “cởi trói” nhằm thúc đẩy các thành phố lớn phát triển năng động. ii) Nhóm công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đã có những đóng góp nhất định về 31 lý luận phân cấp giữa trung ương và chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Đây là những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với đề tài của luận án khi tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực phân cấp quan trọng giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo hướng này cũng mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận về phân cấp của các lĩnh vực, có đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phân cấp, nâng cao hiệu quả phân cấp của lĩnh vực nghiên cứu giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Các công trình nghiên cứu điển hình về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương còn ít. Khi nghiên cứu về thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết các công trình nghiên cứu đều hướng đến nghiên cứu về chính quyền đô thị. Trên thực tế, để phân cấp cho các thành phố trực thuộc trung ương cần có những chính sách đột phá mạnh mẽ. Song, cơ sở lý luận, pháp lý và khoa học để thực hiện phân cấp các lĩnh vực trên chưa hoàn thiện và có tính đột phá, vượt trước. Đây là những vấn đề còn nhiều khoảng trống mà đề tài luận án tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất. iii) Các quan điểm chuyên gia, học giả và nhóm công trình nghiên cứu, bài báo khoa học công bố về cơ chế phân cấp đặc thù cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương từ trước đến nay không nhiều về số lượng, nhưng bước đầu đã khởi xướng sự quan tâm về sự cần thiết phải đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đều gắn với nhu cầu và đòi hỏi thực tiễn của thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn; từ thực trạng phân cấp và giải pháp tối ưu, cũng như lộ trình đảm bảo thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Các đề tài, công trình nghiên cứu đều mang tính khái quát cao, tập trung phản ánh chủ yếu ở cấp quản lý hành chính nhà nước mà chưa đặt vấn đề một cách cụ thể, gắn với thẩm quyền của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Quá trình nghiên cứu cơ chế phân cấp đặc thù cho thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế, hầu như chỉ dừng lại ở những bài tham luận ngắn trong hội thảo khoa học, tạp chí. Trong khi đó, việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là nội dung phức tạp. Do đó, những nghiên cứu về phân cấp quản 32 lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là hoàn toàn mới, đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải đáp có tính hệ thống, chuyên sâu và khoa học. Theo đó, nhiều vấn đề đặt ra như: cơ sở khoa nào làm căn cứ để đề ra chủ trương, chính sách phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? Cơ sở pháp lý nào để đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? Và giải pháp nào để tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố t...ơng? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ............................................................................................... 2. Phân cấp quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước Câu 17. Theo ông (bà) hiên nay trung ương đã phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, định mức và tiêu chuẩn ngân sách nhà nước cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương như thế nào? Tự chủ hoàn hoàn Phân cấp nhiều và có kiểm soát Câu 18. Hiện nay, theo ông (bà) trung ương phân cấp thẩm quyền thu ngân sách nhà nước cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?  Phân cấp hoàn toàn về thẩm quyền thu ngân sách  Phân cấp mạnh mẽ, tạo thế chủ động trong thu ngân sách  Phân cấp phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của các thành phố  Phân cấp còn hạn chế, chưa tạo thế chủ động trong thu ngân sách Phân cấp một phần và có kiểm soát soátsoát Phân cấp rất ít thẩm quyền 196 Câu 19. Theo ông (bà) thẩm quyền quản lý nhiệm vụ chi ngân sách trung ương phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay như thế nào?  Phân cấp hoàn toàn về thẩm quyền chi ngân sách  Phân cấp mạnh mẽ, tạo thế chủ động trong chi ngân sách  Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của các thành phố  Còn hạn chế, chưa tạo chế chủ động trong thực hiện nhiệm vụ chi Câu 20. Theo ông (bà) nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế trong phân cấp thẩm quyền quản lý ngân sách giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?  Vẫn còn tồn tại tư duy “quản lý thống nhất” từ trung ương  Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, thống nhất  Năng lực chính quyền thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế Khác:....................................................................... Câu 21. ng (bà) đề xuất những giải pháp nào sau đây nhằm tăng cường phân quản lý ngân sách nhà nước cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?  Thay đổi tư duy quản lý ngân sách nhà nước  Hoàn thiện thể chế phân cấp quản lý ngân sách  Tạo cơ chế đột phá mang tính đặc thù trong quản lý ngân sách  Nâng cao năng lực chính quyền thành phố trực thuộc trung ương Khác:.............................................................................................. Câu 22. Ông (bà) kỳ vọng gì về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước từ trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?  Giao toàn bộ thẩm quyền quản lý cho chính quyền TPTTTƯ  Xây dựng luật quản lý ngân sách riêng  Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù  Cần thẩm quyền gì thì xin thẩm quyền đó Khác:................................................................................................................... Câu 23. ng (bà) có đề xuất gì nhằm tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 197 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ..................................................................................... 3. Phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy và CBCC Câu 24. Theo ông (bà) trung ương đã phân cấp thẩm quyền trong thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức bộ máy cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay như thế nào? Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát Câu 25. Theo ông (bà) trung ương đã phân cấp thẩm quyền trong phân loại, xếp hạng tổ chức bộ máy cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương như thế nào? Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát Phân cấp nhiều và kiểm soát Câu 26. Theo ông (bà) thẩm quyền phân cấp quản lý nhà nước về tuyển dụng CBCC giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay như thế nào? Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát Phân cấp nhiều và kiểm soát Câu 27. Theo ông (bà) phân cấp thẩm quyền về bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC giữa trung ương và chính quyền địa phương hiện nay như thế nào?  Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát  Phân cấp nhiều và kiểm soát  Phân cấp một phần và kiểm soát  Phân cấp rất ít và kiểm soát Câu 28. Theo ông (bà) phân cấp thẩm quyền về đào tạo, bồi dưỡng CBCC giữa trung ương và chính quyền địa phương hiện nay như thế nào?  Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát  Phân cấp nhiều và kiểm soát  Phân cấp một phần và kiểm soát  Phân cấp rất ít và kiểm soát Phân cấp một phần và kiểm soát Phân cấp rất ít và kiểm soát Phân cấp một phần và kiểm soát Phân cấp rất ít và kiểm soát Phân cấp một phần và kiểm soát Phân cấp rất ít và kiểm soát Phân cấp nhiều và kiểm soát 198 Câu 29. Theo ông (bà) phân cấp thẩm quyền về đánh giá CBCC hiện nay như thế nào?  Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát  Phân cấp nhiều và kiểm soát  Phân cấp một phần và kiểm soát  Phân cấp rất ít và kiểm soát Câu 30. Theo ông (bà) phân cấp thẩm quyền về chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng CBCC giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?  Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát  Phân cấp nhiều và kiểm soát  Phân cấp một phần và kiểm soát  Phân cấp rất ít và kiểm soát Câu 31. Theo ông (bà) các cơ chế, chính sách phân cấp đặc thù trong quản lý CBCC cho thành phố trực thuộc trung ương đã đáp ứng kỳ vọng chưa?  Rất đáp ứng Đáp ứng  Đáp ứng tương đối Chưa đáp ứng Câu 32. Theo ông (bà) những hạn chế trong phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý tổ chức bộ máy hiện nay là gì?  Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, thống nhất  Tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế  Năng lực tổ chức bộ máy chưa đáp ứng yêu cầu Khác:....................................................................... Câu 33. Theo ông (bà) những hạn chế trong phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý CBCC là gì?  Chưa xác định được tính đặc thù của CBCC của các thành phố  Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá  Năng lực, chất lượng đội ngũ CBCC chưa đáp ứng yêu cầu Khác:....................................................................... 199 Câu 34. Theo ông (bà) nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là gì?  Vẫn còn tồn tại tư duy “quản lý thống nhất” từ trung ương  Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá  Năng lực tổ chức bộ máy còn hạn chế Khác:....................................................................... Câu 35. Theo ông (bà) nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về CBCC giữa trung ương và thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là gì?  Vẫn còn tồn tại tư duy “quản lý thống nhất” từ trung ương  Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá  Năng lực đội ngũ CBCC thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế Khác:....................................................................... Câu 36. Theo ông (bà) đề xuất giải pháp gì để tăng cường phân cấp thẩm quyền quản lý về tổ chức bộ máy cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?  Thay đổi tư duy phân cấp về tổ chức bộ máy hiện nay  Xây dựng thể chế, chính sách hoàn chỉnh có tính đột phá  Nâng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy  Phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền thành phố trực trung ương, phát huy vai trò của người đứng đầu Khác:................................................................................................... Câu 37. Theo ông (bà) đề xuất giải pháp gì để tăng cường phân cấp thẩm quyền quản lý về CBCC cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?  Thay đổi tư duy phân cấp về quản lý CBCC  Xây dựng thể chế, chính sách hoàn chỉnh và có tính đột phá  Nâng cao năng lực thực thi công vụ của CBCC  Phân cấp nhiều hơn cho người đứng đầu chính quyền Khác:................................................................................ Câu 38. ng (bà) có đề xuất gì nhằm tăng cương phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và CBCC cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? 200 ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ..................................................................................... Xin chân thành cảm ơn! -- Hết-- KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU Giới tính Frequency Số lượng Percent % Valid Percent % thu vào Cumulative Percent Valid Nam 220 55.0 55.0 55.0 Nữ 180 45.0 45.0 100.0 Total 400 100.0 100.0 Độ tuổi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 25 4 1.0 1.0 1.0 Từ 25 đến dưới 35 tuổi 120 30.0 30.0 31.0 Từ 35 đến dưới 45 tuổi 222 55.5 55.5 86.5 Từ 45 tuổi trở lên 54 13.5 13.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Trình độ học vấn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Đại học 254 63.5 63.5 63.5 Thạc sĩ 124 31.0 31.0 94.5 Tiến sĩ 22 5.5 5.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Thâm niên công tác 201 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 5 năm 28 7.0 7.0 7.0 Từ 5 năm đến 10 năm 82 20.5 20.5 27.5 Từ 10 năm đến 15 năm 128 32.0 32.0 59.5 Trên 15 năm 162 40.5 40.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Chức danh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Cán bộ 134 33.5 33.5 33.5 Công chức 266 66.5 66.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Thuộc cơ quan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid UBND 294 73.5 73.5 73.5 HDND 106 26.5 26.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Vị trí công tác công tác (tỉ lệ % theo cột) Hà Nội Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Cần Thơ Total Vị trí công tác Pho Giam doc Count 5 3 6 4 18 % 5.0% 3.0% 6.0% 4.0% 4.5% Truong phong Count 11 12 13 12 48 % 11.0% 12.0% 13.0% 12.0% 12.0% Pho truong phong Count 13 10 15 11 49 % 13.0% 10.0% 15.0% 11.0% 12.3% Can bo Count 3 4 3 3 13 % 3.0% 4.0% 3.0% 3.0% 3.3% Chuyen vien Count 68 71 63 70 272 202 % 68.0% 71.0% 63.0% 70.0% 68.0% Total Count 100 100 100 100 400 % 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Ông/bà là CBCC thuộc thành phố (tỉ lệ % theo hàng) Là CBCC thuộc thành phố Total Hà Nội Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh Cần Thơ Vị trí công tác Pho Giam doc Count 5 3 6 4 18 % 27.8% 16.7% 33.3% 22.2% 100.0% Truong phong Count 11 12 13 12 48 % 22.9% 25.0% 27.1% 25.0% 100.0% Pho truong phong Count 13 10 15 11 49 % 26.5% 20.4% 30.6% 22.4% 100.0% Can bo Count 3 4 3 3 13 % 23.1% 30.8% 23.1% 23.1% 100.0% Chuyen vien Count 68 71 63 70 272 % 25.0% 26.1% 23.2% 25.7% 100.0% Total Count 100 100 100 100 400 % 25.0% 25.0% 25.0% 25.0% 100.0% Phân cấp thẩm quyền QLQH, KH phát triển KT-XH cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 38 9.5 9.5 9.5 Phân cấp nhiều và kiểm soát 140 35.0 35.0 44.5 Phân cấp một phần và kiểm soát 164 41.0 41.0 85.5 Phân cấp rất ít và kiểm soát 58 14.5 14.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Điều kiện thực hiện thẩm quyền trong QH, KH phát triển KT-XH giữa TƯ với chính quyền TP 203 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Đảm bảo rất đầy đủ và toàn diện 66 16.5 16.5 16.5 Đảm bảo đầy đủ 128 32.0 32.0 48.5 Đảm bảo một phần 186 46.5 46.5 95.0 Không đảm bảo 20 5.0 5.0 100.0 Total 400 100.0 100.0 Thể chế về phân cấp QLQH, KH phát triển KT-XH giữa TƯ với chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Rất hoàn thiện và hệ thống 18 4.5 4.5 4.5 Hoàn thiện và hệ thống 98 24.5 24.5 29.0 Tương đối hoàn thiện 228 57.0 57.0 86.0 Chưa hoàn thiện 56 14.0 14.0 100.0 Total 400 100.0 100.0 Đánh giá về hiệu quả phân cấp QLQH, KH phát triển KT-XH giữa TƯ với chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất hiệu quả 22 5.5 5.5 5.5 Hiệu quả 94 23.5 23.5 29.0 Tương đối hiệu quả 246 61.5 61.5 90.5 Không hiệu quả 38 9.5 9.5 100.0 Total 400 100.0 100.0 Hạn chế trong phân cấp quản lý Thể chế phân cấp chưa hoàn thiện Count 150 Column % 37.9 Vẫn còn tư duy "ôm đồm" từ trung ương Count 158 Column % 39.9 Tính đặc thù của đô thị chưa được quan tâm Count 108 Column % 27.3 Total Count 396 Column % 100.0 Nguyên nhân hạn chế trong PC thẩm quyền QLQHKH Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện Count 186 Column % 46.5 Công tác QHKH chưa được quan tâm đúng mức Count 144 204 Column % 36.0 Vẫn còn tư duy "ôm đồm" từ trung ương Count 102 Column % 25.5 Năng lực chính quyền TP trực thuộc TƯ hạn chế Count 36 Column % 9.0 Total Count 400 Column % 100.0 Giải pháp tăng cường PC thẩm quyền QLQHKH Thay đổi tư duy phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch Count 144 Column % 36.0 Xây dựng và hoàn thiện thể chế phân cấp Count 176 Column % 44.0 Tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm Count 208 Column % 52.0 Nâng cao năng lực chính quyền TP trực thuộc TƯ Count 54 Column % 13.5 Total Count 400 Column % 100.0 Giải pháp tăng cường phân cấp thẩm quyền quản lý QH, KH phát triển KT-XH cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Bố trí cán bộ am hiểu địa phương, có tâm huyết, có trình độ, được đào tạo chính quy, kinh nghiệm ở các địa phương, thực tế quá trình đào tạo (ví dụ người đứng đầu TPTTTƯ phải có trình độ tiến sĩ) Cần phân cấp mạnh hơn trên một số lĩnh vực Cần phân cấp quản lý cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Cần trẻ hóa đội ngũ quản lý, đối với những người không có năng lực thì nên cho nghỉ để người có năng lực quản lý, thay đổi được việc phân cấp quản lý quy hoạch quy hoạch và phát triển KT- XH. Cho địa phương tự chủ động và chịu trách nhiệm Công tác quy hoạch phải được quan tâm đúng mức Đặt ra khung phân cấp quản lý chung, tùy vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội phân cấp thêm một số nội dung (có thể theo vùng) Đề xuất những người có tâm huyết nhất phục vụ vì nước, vì dân và người được dân bình chọn. Giao quyền tự chủ, tự quyết định cho thành phố trực thuộc trung ương nhiều hơn Giao thêm quyền cho chính quyền thành phố Hoàn thiện thể chế Hoàn thiện thể chế Hoàn thiện thể chế, tăng cường tính tự chủ 205 Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý Phân cấp mạnh toàn bộ và có cơ chế kiểm soát Phân cấp rõ ràng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế Phân cấp toàn bộ, tự chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của trung ương Phân quyền tự củ hơn cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương Phân quyền và có kiểm soát đơn vị cơ quan thành phố. Tự chịu trách nhiệm trong nọi dung được phân quyền. Quy định quyền gắn với trách nhiệm và chế tài cụ thể Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã họi giao cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương tự chịu trách nhiệm. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền thành phố. Tăng cường chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố. Tăng cường giám sát từ trung ương, thảo luận quy hoạch công khai và lấy ý kiến tập thể để xem xét (tiếp xúc cử tri, họp HĐND). Tăng cường hơn nữa sự phân cấp, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhất là việc thu – chi để chủ động trong định hướng, phát triển và đầu tư. Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường phân cấp thẩm quyền quản lý quy hoạch, kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Thay đổi cơ chế giám sát của HDND, đoàn thể, mặt trận, TCXH. Bảo đảm sự độc lập, đa dạng, đồng đều về thành phần xã hội. Hạn chế thấp nhất một người giữ nhiều vị trí vừa là người thực hiện vừa là người quản lý. Thay đổi tư duy phân cấp và xây dựng hoàn thiện thể chế Trung ương nên giao cho các thành phố trực thuộc trung ương phải tự chủ và chịu trách nhiệm về các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng phải có sự giám sát cao trong vấn đề này Việc xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và kế hoạch trong hạn 5 năm cần chính xác hơn. Xây dựng thể chế chính sách hoàn thiện phù hợp, tăng cường năng lực chính quyền địa phương, bổ sung nâng cao chuyên môn, kinh tế, lý luận, chính trị. Xây dựng và hoàn thiện thể chế phân cấp. tăng cường tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, định mức và tiêu chuẩn ngân sách nhà nước cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequen cy Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Tự chủ hoàn toàn 42 10.5 10.7 10.7 Phân cấp nhiều và có kiểm soát 112 28.0 28.6 39.3 Phân cấp một phần và có kiểm soát 190 47.5 48.5 87.8 206 Phân cấp rất ít thẩm quyền 48 12.0 12.2 100.0 Total 392 98.0 100.0 Missing System 8 2.0 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền thu ngân sách nhà nước cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequenc y Percent Valid Percent Cumula tive Percent Valid Phân cấp hoàn toàn về thẩm quyền thu ngân sách 46 11.5 11.7 11.7 Phân cấp mạnh mẽ, tạo thế chủ động 64 16.0 16.2 27.9 Phân cấp phù hợp với đặc điểm KT-XH 198 49.5 50.3 78.2 Phân cấp hạn chế, chưa tạo thế chủ động 86 21.5 21.8 100.0 Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Thẩm quyền QL nhiệm vụ chi ngân sách TƯ phân cấp cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp hoàn toàn về thẩm quyền chi ngân sách 22 5.5 5.6 5.6 Phân cấp mạnh mẽ, tạo thế chủ động 90 22.5 22.8 28.4 Phù hợp với đạc điểm KT-XH của TP 152 38.0 38.6 67.0 Hạn chế, chưa tạo thế chủ động trong thực hiện 130 32.5 33.0 100.0 Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Nguyên nhân hạn chế PC thẩm quyền QLNS Vẫn tồn tại tư duy "quản lý thống nhất" từ trung ương Count 150 Column % 38.1 Thể chế CS chưa hoàn thiện, thống nhất Count 232 Column % 58.9 Năng lực chính quyền TP trực thuộc TƯ hạn chế Count 62 207 Column % 15.7 Total Count 394 Column % 100.0 Giải pháp tăng cường PC QLNSNN Thay đổi tư duy ngân sách nhà nước Count 118 Column % 29.9 Hoàn thiện thể chế phân cấp quản lý ngân sách Count 172 Column % 43.7 Tạo cơ chế đột phá mang tính đặc thù Count 190 Column % 48.2 Nâng cao năng lực chính quyền TP trực thuộc TƯ Count 58 Column % 14.7 Total Count 394 Column % 100.0 Kỳ vọng PC QLNSNN Giao toàn bộ thẩm quyền QL cho chính quyền TPTTTƯ Count 76 Column % 19.4 Xây dựng luật QL ngân sách riêng Count 144 Column % 36.7 Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù Count 200 Column % 51.0 Cần thẩm quyền gì thì xin thẩm quyền đó Count 6 Column % 1.5 Total Count 392 Column % 100.0 Giải pháp tăng cường phân cấp QL NSNN cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Cần hoàn thiện luật ngân sách hơn nữa, trong đó có quy định và nới rộng hơn nữa cho các thành phố trực thuộc trung ương được thu – chi để đảm bảo chủ động điều tiết, phát triển đặc thù. Cần luật hóa quản lý ngân sách riêng. Ban hành cơ chế đặc thù Chính sách đặc thù, tự động tự chủ Cho địa phương chủ động và điều phối chi tiêu Có cơ chế đặc thù riêng cho thành phố cụ thể là TPHCM Đối với ngân sách nhà nước nên giao cho thành phố tự chủ, tự chịu trách nihệm. 208 Giao cho chính quyền tự thu chi và có quyền và tự chịu trách nhiệm về việc quản lý của mình. Giao địa phương tự chủ Giao quyền tự chủ Giao quyền tự chủ cao hơn, tự chủ hoàn toàn về NSNN cho các thành phố trực thuộc TƯ. Giao quyền tự chủ trong quản lý NSNN nhưng phải kiểm soát chặt chẽ. Giao toàn bộ thẩm quyền quản lý cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Giao toàn bộ thẩm quyền quản lý cho chính quyền TPTTTU Hoàn thiện thể chế phân cấp quản lý ngân sách Nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ chế luật quản lý ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN phải theo đạc thù cùng để tạo điều kiện các địa phương có nguồn để phát triển kinh tế - xã hội. Phân địa phương tự chủ tài chính Phân quyền hạn có kiểm tra giám sát Quy định rõ trong chính sách pháp luật Ra hoạt động chế độ chính sách đặc thù cho địa phương tạo cơ chế định hướng mang tính đặc thù. Có nên chăng áp dụng vào cơ chế kinh tế đặc thù. Tham khảo học tập cách quản lý từ các nước phát triển sao cho phù hợp với Việt Nam. Tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù. TPTTTU được quyền tự chủ Trung ương quản lý cơ bản bảng chi tiêu trên cơ sở thực tiễn. Địa phương thực hiện khi trên giao, phân chủ động phải có tỉ lệ khá để thúc đẩy hoạt động chi thu phục vụ đời sống phát triển kinh tế, xã hội. Tự chủ nhưng có kiểm soát của trung ương. Xác định trách nhiệm cân đối thu, chi, điều tiết thông qua xây dựng quy định. Xây dựng bộ máy có năng lực, các cơ chế chính sách phù hợp với địa phương hơn. TƯ đã phân cấp thẩm quyền trong thành lập, sáp nhập, giải thể tổ chức bộ máy cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequen cy Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 28 7.0 7.2 7.2 Phân cấp nhiều và kiểm soát 136 34.0 34.9 42.1 Phân cấp một phần và kiểm soát 152 38.0 39.0 81.0 209 Phân cấp rất ít và kiểm soát 74 18.5 19.0 100.0 Total 390 97.5 100.0 Missing System 10 2.5 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền trong phân loại, xếp hạng tổ chức bộ máy cho chính quyền TP trực thuộc TƯ Frequenc y Percent Valid Percent Cumula tive Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 42 10.5 10.7 10.7 Phân cấp nhiều và kiểm soát 102 25.5 25.9 36.5 Phân cấp một phần và kiểm soát 182 45.5 46.2 82.7 Phân cấp rất ít và kiểm soát 68 17.0 17.3 100.0 Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Thẩm quyền phân cấp QL NN về tuyển dụng CBCC giữa TƯ và CQTP trực thuộc TƯ Frequenc y Percent Valid Percent Cumula tive Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 54 13.5 14.1 14.1 Phân cấp nhiều và kiểm soát 128 32.0 33.3 47.4 Phân cấp một phần và kiểm soát 134 33.5 34.9 82.3 Phân cấp rất ít và kiểm soát 68 17.0 17.7 100.0 Total 384 96.0 100.0 Missing System 16 4.0 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền về bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC giữa TƯ và CQTP Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 44 11.0 11.2 11.2 Phân cấp nhiều và kiểm soát 146 36.5 37.1 48.2 Phân cấp một phần và kiểm soát 186 46.5 47.2 95.4 Phân cấp rất ít và 18 4.5 4.6 100.0 210 kiểm soát Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền về đào tạo, bồi dưỡng CBCC giữa TƯ và CQ địa phương Frequenc y Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 48 12.0 12.2 12.2 Phân cấp nhiều và kiểm soát 198 49.5 50.3 62.4 Phân cấp một phần và kiểm soát 124 31.0 31.5 93.9 Phân cấp rất ít và kiểm soát 24 6.0 6.1 100.0 Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền về đánh giá CBCC Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 90 22.5 23.2 23.2 Phân cấp nhiều và kiểm soát 176 44.0 45.4 68.6 Phân cấp một phần và kiểm soát 90 22.5 23.2 91.8 Phân cấp rất ít và kiểm soát 32 8.0 8.2 100.0 Total 388 97.0 100.0 Missing System 12 3.0 Total 400 100.0 Phân cấp thẩm quyền về chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng CBCC Frequency Percent Valid Percent Cumulati ve Percent 211 Valid Phân cấp toàn bộ và không kiểm soát 52 13.0 13.2 13.2 Phân cấp nhiều và kiểm soát 150 37.5 38.1 51.3 Phân cấp một phần và kiểm soát 172 43.0 43.7 94.9 Phân cấp rất ít và kiểm soát 20 5.0 5.1 100.0 Total 394 98.5 100.0 Missing System 6 1.5 Total 400 100.0 Cơ chế, chính sách phân cấp đặc thù trong QL CBCC cho TP trực thuộc TƯ Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất đáp ứng 16 4.0 4.1 4.1 Đáp ứng tương đối 216 54.0 55.4 59.5 Đáp ứng 72 18.0 18.5 77.9 Chưa đáp ứng 86 21.5 22.1 100.0 Total 390 97.5 100.0 Missing System 10 2.5 Total 400 100.0 Hạn chế trong PC thẩm quyền QLNN về tổ chức bộ máy Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, thống nhất Count 154 Column % 39.1 Tính đạc thù của TPTTTƯ còn hạn chế Count 222 Column % 56.3 Năng lực tổ chức bộ máy chưa đáp ứng yêu cầu Count 86 Column % 21.8 Total Count 394 Column % 100.0 Hạn chế PC thẩm quyền NN về CBCC Chưa xác định được tính đạc thù của CBCC Count 132 Column % 33.5 Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá Count 244 Column % 61.9 Năng lực, chất lượng CBCC chưa đáp ứng nhu cầu Count 134 Column % 34.0 Total Count 394 Column % 100.0 212 Nguyên nhân hạn chế trong PCQLNN về tổ chức bộ máy Vẫn còn tư duy "quản lý thống nhất" từ TƯ Count 156 Column % 39.8 Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá Count 210 Column % 53.6 Năng lực tổ chức bộ máy còn hạn chế Count 136 Column % 34.7 Total Count 392 Column % 100.0 Hạn chế trong PC QLNN về CBCC Vẫn còn tư duy "quản lý thống nhất" từ TƯ Count 146 Column % 37.2 Thể chế chính sách chưa hoàn thiện, chưa đột phá Count 220 Column % 56.1 Năng lực tổ chức bộ máy còn hạn chế Count 104 Column % 26.5 Total Count 392 Column % 100.0 Giải pháp PC thẩm quyền QL về tổ chức bộ máy Thay đổi tư duy phân cấp về tổ chức bộ máy Count 108 Column % 27.6 Xây dựng thể chế, chính sách có đột phá Count 172 Column % 43.9 Nâng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức Count 152 Column % 38.8 Phân cấp mạnh mẽ, phát huy vai trò người đứng đầu Count 156 Column % 39.8 Total Count 392 Column % 100.0 Giải pháp PC thẩm quyền QL về CBCC Thay đổi tư duy phân cấp về QL CBCC Count 158 Column % 40.3 Xây dựng thể chế, chính sách hoàn chỉnh có đột phá Count 248 Column % 63.3 Nâng cao hiệu lực thực thi công vụ của CBCC Count 72 Column % 18.4 213 Phân cấp nhiều hơn cho người đứng đầu chính quyền Count 98 Column % 25.0 Total Count 392 Column % 100.0 Giải pháp tăng cường phân cấp QL tổ chức bộ máy và CBCC cho chính quyền thành phố TTTƯ Cần phân cấp mạnh cho thành phố trực thuộc trung ương Cần thay đổi tư duy, nâng cao năng lực, trẻ hóa đội ngũ quản lý kiên quyết xử lý những người không đủ năng lực. Cần thể chế hóa, xây dựng chính sách hoàn thiện phân cấp mạnh và có quản lý Giao quyền cho thành phố trực thuộc trung ương về tuyển chọn và quản lý bộ máy và CBCC cho các thành phố trực thuộc trung ương. Giao thêm quyền cho thành phố trực thuộc trung ương Hoàn thiện các quy định từ khâu đầu vào đến bổ nhiệm Kiểm tra kỹ các quy định, quy trình trong khâu công tác bổ nhiệm đầu vào. Nâng cao năng lực Nâng cao năng lực. Phân cấp và kiểm soát. Hoàn thiện chính sách, thể chế Phân cấp nhiều hơn, trách nhiệm và quyền hạn của vai trò người đứng đầu. Phân cấp toàn bộ có kiểm soát Phân cấp toàn bộ có kiểm soát Tăng cường kiểm tra và đánh giá Thay đổi cơ chế giám sát, định hướng nêu HDND theo hướng đa số đại biểu HDND không kiêm nhiệm quản lý nhà nước. Để giảm sự lệ thuộc và kích thích tư duy sáng tạo thích ứng biến động KT – XH Thay đổi tư duy, xây dựng cơ chế đột phá Thể chế chính sách, phương hướng, quản lý, tổ chức bổ sung CBCC Trung ương cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách về CBCC, trong đó quy định cần có quy định đặc thù riêng, phân cấp mạnh mẽ hơn cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Trước khi thực hiện phân cấp quản lý cần xâyd ựng bộ khung pháp lý mạnh và toàn diện, gắn các đạc thù, nhiệm vụ quy hoạch cho từng địa phương. Xây dựn thể chế, chính sách hoàn chỉnh và có tính đột phá Xây dựng thể chế chính sách hoàn chỉnh. Xây dựng thể chế chính sách hoàn chỉnh và có tính đột phá Xây dựng thể chế chính sách hoàn chỉnh và có tính đột phá, nâng cao năng lực thực thi cộng vụ của CBCC phân cấp nhiều co người đứng đầu chính quyền. Xây dựng thể chế, chính sách giao địa phương tự chủ, bộ máy tổ chức, CBCC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_cap_quan_ly_nha_nuoc_giua_trung_uong_voi_chinh.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG VIET.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN LA.pdf
  • pdfTRICH YEU LUAN AN.pdf
Tài liệu liên quan