Luận án Phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay

HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN MẠNH HÙNG PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Hồng Thái 2. TS. Phạm Ngọc Sơn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa t

pdf206 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận án Nguyễn Mạnh Hùng LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình được học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia và thực hiện Luận án Tiến sỹ Quản lý công với đề tài “Phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam hiện nay” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Lãnh đạo Học viện, giảng viên và Lãnh đạo các khoa, các phòng, ban trong Học viện. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Hồng Thái, TS. Phạm Ngọc Sơn đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn NCS hoàn thành Luận án này. Trong quá trình thực hiện đề tài, NCS đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm để tổng hợp, đánh giá, tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cùng với nội dung Luận án đề cập đến vấn đề Phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề tương đối rộng, khó và cần được nghiên cứu và giải quyết trong thời gian dài. Do đó, Luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn đọc để tôi có cơ hội hoàn thiện đề tài nghiên cứu hơn nữa. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này. Trân trọng! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CC Công chức 2 CBCC Cán bộ, công chức 3 CCHC Cải cách hành chính 4 CP Chính phủ 5 CQĐP Chính quyền địa phương 6 CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước 7 HCNN Hành chính nhà nước 8 CQTW Chính quyền Trung ương 9 QLNN Quản lý nhà nước 10 QPPL Quy phạm pháp luật 11 TTHC Thủ tục hành chính 12 TTCP Thủ tướng Chính phủ 13 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật 14 XHCN Xã hội chủ nghĩa 15 KTTT Kinh tế thị trường 16 NXB Nhà xuất bản 17 NSNN Ngân sách nhà nước 18 NQCP Nghị quyết Chính phủ 19 TW Trung ương 20 21 22 UBND TNB HĐND Uỷ ban nhân dân TNB Hội đồng nhân dân 23 BĐKH Biến đổi khí hậu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân cấp QLNN ............................................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 19 1.2. Nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu về phân cấp trong QLNN về TNB ..... 26 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 26 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 27 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đề tài Luận án .................................................. 28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 29 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNB 31 2.1. Quản lý nhà nước về TNB ................................................................................................. 31 2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước ........................................................................................... 31 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước ............................................................................................ 32 2.1.3. Khái niệm TNB .............................................................................................................. 33 2.1.4. Phân loại TNB ................................................................................................................ 34 2.1.5. Đặc điểm TNB ................................................................................................................ 37 2.1.6. Khái niệm QLNN về TNB.............................................................................................. 38 2.1.7. Nội dung QLNN về TNB ............................................................................................... 41 2.1.8. Nguyên tắc QLNN về TNB ............................................................................................ 44 2.2. Phân cấp trong QLNN về TNB ......................................................................................... 45 2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước ........................................................................... 45 2.2.2. Điều kiện thực hiện phân cấp trong QLNN .................................................................... 47 2.2.3. Nội dung phân cấp trong QLNN .................................................................................... 50 2.2.4. Các yếu tố tác động đến phân cấp QLNN ...................................................................... 50 2.2.5. Khái niệm phân cấp trong QLNN về TNB ..................................................................... 52 2.2.6. Nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB ................................................................... 56 2.2.7. Nội dung phân cấp trong QLNN về TNB....................................................................... 58 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 71 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNB Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................................... 74 3.1. Khái quát quá trình thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ......................... 74 3.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990 ........................................................................................ 74 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 2008 .................................................................................... 75 3.1.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay ...................................................................................... 76 3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng TNB Việt Nam .................................................................. 79 3.2.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thủy sản biển ................................................. 79 3.2.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên dầu khí ........................................ 80 3.2.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên giao thông vận tải biển ................ 82 3.2.4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển ............................................ 83 3.2.5. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên tài nguyên du lịch biển ................................. 82 3.3. Thực trạng các quy định về phân cấp trong QLNN đối với TNB giai đoạn từ năm 2009 – 2020 .......................................................................................................................................... 84 3.3.1. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản biển .... 84 3.3.2. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên du lịch biển ....... 84 3.3.3. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên giao thông vận tải biển ........................................................................................................................................... 90 3.3.4. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên dầu khí .............. 89 3.3.5. Các quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với khoáng sản biển ................. 93 3.3.6. Các quy định về phân cấp trong quản lý tổng hợp TNB ................................................ 93 3.3.7. Các quy định về phân cấp thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính đối với TNB .......... 97 3.4. Thực trạng thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ...................................... 95 3.4.1. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với thủy sản biển ................................ 99 3.4.2. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên giao thông vận tải biển .................................................................................................................................................. 99 3.4.3. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản biển ............... 105 3.4.4. Thực hiện phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch biển ...................... 103 3.5. Đánh giá kết quả phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ................................................... 106 3.5.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................... 109 3.5.2. Hạn chế, bất cấp trong thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về TNB ........................ 109 3.6. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cấp ....................................................................... 111 3.6.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................................. 126 3.6.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................... Error! Bookmark not defined. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 126 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNB Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 132 4.1. Quan điểm hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB ................................................... 133 4.1.1. Thể chế phân cấp trong QLNN về TNB phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ............. 133 4.1.2. Thể chế phân cấp trong QLNN về TNB phải phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ................................................................................................................................................ 133 4.1.3. Pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB phải gắn với trách nhiệm và đảm bảo tính minh bạch ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2. Giải pháp hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB ....... Error! Bookmark not defined. 4.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các về nguyên tắc phân cấp QLNNError! Bookmark not defined. 4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ sở lý luận về phân cấp thông qua việc bổ sung hai nguyên tắc phân cấp QLNN về TNB, bao gồm: .................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.3. Tiếp tục rà rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ban hành văn bản pháp luật và về TNB ................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.4. Ban hành các quy định về phân chia địa giới hành chính trên biểnError! Bookmark not defined. 4.2.5. Nâng cao nhận thức pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNBError! Bookmark not defined. 4.2.6. Đảm bảo các điều kiện thực hiện phân cấp quản lý TNBError! Bookmark not defined. 4.2.7. Nâng cao năng lực bộ máy QLNN về TNB ................... Error! Bookmark not defined. 4.3. Một số khuyến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan và UBND các địa phương có biển ....................................................................................................................... 161 4.3.1. Đối với Quốc hội .......................................................................................................... 161 4.3.2. Đối với Chính phủ ........................................................................................................ 161 4.3.3. Đối với các bộ, ngành QLNN về tài nguyên, TNB ...................................................... 162 4.3.4. Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.............................. 163 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 164 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................................................. 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 168 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Phân loại TNB ................................................................................. 34 Sơ đồ 2.2. Nội dung QLNN về TNB ................................................................ 42 Sơ đồ 2.3: Quản lý các hoạt động khai thác TNB ............................................. 44 Sơ đồ 2.4. Điều kiện thực hiện phân cấp trong QLNN ..................................... 48 Sơ đồ 2.5. Nội dung phân cấp trong QLNN về TNB ........................................ 63 Sơ đồ 3.1: Phân cấp trong QLNN về TNB ....................................................... 74 Biểu đồ 3.1. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giai đoạn 1995 – 2019. ......................................................................................................................... 79 Biểu đồ 3.2. Sản lượng khai thác dầu thô hàng năm giai đoạn 1986 – 2016. .... 80 Biểu đồ 3.3. Sản lượng khai thác khí hàng năm giai đoạn 1981 - 2016. ............ 81 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phân cấp QLNN về ngành, lĩnh vực là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức năng hành pháp. Qua quá trình phân cấp, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp, mỗi cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đã từng bước được phân định rõ, tạo điều kiện cho Chính phủ và các Bộ, ngành tập trung vào quản lý vĩ mô, đồng thời nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Phân cấp QLNN diễn ra trên nhiều lĩnh vực thực chất là phân quyền giữa trung ương và địa phương, có sự chuyển giao quyền lực quản lý xuống các cấp dưới để thực hiện cho sát dân và sát tình hình thực tiễn, đồng thời, để giảm bớt áp lực cho cấp trung ương trong việc phải phải trực tiếp giải quyết những việc sự vụ. Phân cấp QLNN phải bảo đảm nguyên tắc quyền hạn phải gắn với trách nhiệm rõ ràng và bảo đảm tính thống nhất từ trung ương đến địa phương. Phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương nói chung, phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương nói riêng đang là vấn đề thời sự ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn có một số điểm chưa rõ về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải tập trung nghiên cứu, làm rõ để vừa đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất của trung ương, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương trong quản lý tài nguyên nói chung và TNB nói riêng. Để đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) giữa trung ương và địa phương, ngày 30/6/2004 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNN giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 về việc đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực. Theo đó, 2 lĩnh vực tài nguyên môi trường được xác định là lĩnh vực cần tập trung đẩy mạnh phân cấp. Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Hiện nay, TNB của nước ta đang được quản lý theo ngành, lĩnh vực, mỗi loại tài nguyên đều có một đạo luật riêng để điều chỉnh việc quản lý, khai thác và sử dụng (Luật Khoáng sản, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật du lịch, Luật Xây dựng, Luật Hàng hải). Để khắc phục những mâu thuẫn, trùng chéo về lợi ích, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia khai thác, sử dụng TNB và nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường biển, công tác quản lý tổng hợp TNB đã được thực triển khai thực hiện theo quy định tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015. Nội dung, trách nhiệm, quyền hạn và phân cấp trong QLNN từng loại TNB cụ thể cũng như trong quản lý tổng hợp TNB, đã được quy định khá đầy đủ và thống nhất trong các đạo luật nêu trên. Qua 16 năm triển khai, thực hiện pháp luật về quản lý TNB và Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của chính phủ và Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 21/3/2016 của chính phủ về phân cấp QLNN giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 về việc đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực cho thấy việc phân cấp quản lý tài nguyên nói chung và TNB nói riêng đã đạt được bước tiến đáng kể, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, phân cấp trong QLNN về TNB vẫn còn hạn chế: tình trạng ôm đồm công việc, không muốn phân cấp, lợi ích cục bộ vẫn còn tồn tại; một số nội dung tuy đã được phân cấp quản lý nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao do chưa được nghiên cứu thấu đáo, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn nên tình trạng cơ quan được phân cấp không đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp vẫn còn xẩy ra; nguyên tắc 3 quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm cụ thể trong phân cấp QLNN còn chưa được chú trọng, thể chế hóa đầy đủ đã làm giảm ý nghĩa và hiệu quả của việc phân cấp quản lý. Còn có sự mâu thuẫn, trùng chéo trong các VBQPPL hiện hành quy định về phân cấp trong QLNN về TNB, môi trường biển; còn có khoảng trống pháp lý trong việc phân cấp giữa trung ương và địa phương trong quản lý các vùng biển, cụ thể những vùng biển nào sẽ do trung ương quản lý, vùng biển nào sẽ do địa phương quản lý để bảo đảm khai thác, thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng TNB... Việc phân cấp trong QLNN về TNB còn thiếu cơ sở khoa học, quy định phân cấp trong QLNN về TNB cũng giống như tài nguyên trên đất liền mà không tính đến đặc thù của không gian biển, tính chia sẻ của TNB cũng như tính thống nhất của hệ thống TNB là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả QLNN về TNB, quản lý tổng hợp TNB còn kém hiệu quả, thiếu tính thống nhất và trong một số trường hợp còn có mâu thuẫn trùng chéo, biển có tính chất đặc thù, biển là không gian liên thông; TNB có tính chất chia sẻ; chất lượng môi trường biển bị chi phối rất mạnh bởi các hoạt động khai thác, sử dụng TNB, nhất là ở khu vực ven bờ nhưng phần lớn các quy định về phân cấp QLNN giữa trung ương và địa phương đối với TNB trong các VBQPPL hiện hành đều quy định như đối với tài nguyên trên đất liền, chưa xuất phát từ tính chất, đặc thù của biển, TNB để phân cấp cho phù hợp, hiệu quả. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn, việc tiếp tục nghiên cứu về phân cấp trong QLNN về TNB, để làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật phân cấp trong QLNN về TNB, từ đó đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB là cần thiết khách quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TNB, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính Việt Nam trở thành nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn chủ đề “Phân cấp trong quản lý nhà nước về TNB ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án để nghiên cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay ở Việt Nam. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB; đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về TNB. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát các quan điểm khoa học khác nhau về phân cấp QLNN, đưa ra khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động đến phân cấp quản lý trong QLNN về TNB; đánh giá mức độ hoàn thiện của thể chế phân cấp trong QLNN về TNB. - Đánh giá thực tiễn thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về TNB ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận, thể chế, pháp luật và thực tiễn về phân cấp trong QLNN về TNB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phân cấp trong QLNN về TNB là vấn đề rất rộng, bao quát rất nhiều nội dung, trong khuôn khổ Luận án, tác giả nghiên cứu khái quát quá trình thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB qua các giai đoạn phát triển của đất nước từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng năm 1975 và tập trung vào nghiên cứu thực tiễn phân cấp QLNN đối với các loại TNB đang được điều chỉnh bởi các VBQPPL như Luật, Nghị định, Thông tư... bao gồm: Thủy sản biển, khoáng sản biển, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển. - Phạm vi về không gian: Phân cấp trong QLNN về TNB trên phạm vi cả nước. - Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB Việt Nam từ năm 2008 đến nay, (từ khi có Nghị quyết hội nghị lần 5 thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược biển đến năm 2020, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược biển đến năm 2020). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Thực hiện Luận án, dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về phân cấp trong QLNN đối với TNB. 4.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án Luận án được thực hiện trên cách tiếp cận đa ngành và liên ngành, cụ thể: - Hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành: hành chính công gắn với khoa học quản lý, luật học, khoa học phát triển. - Hướng tiếp cận quản lý hành chính công: theo cách tiếp cận này, phân cấp trong QLNN về TNB được nhìn nhận như một bộ phận, một nội dung của phân cấp QLNN. 4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp được sử dụng trong toàn bộ Luận án, cụ thể tại Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để khái quát, tổng quan những nội dung cơ bản của các công trình đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những kết quả của các công trình đó, nhưng vấn đề mà Luận án cần kế thừa, phát triển, những vấn đề tiếp tục nghiên cứu, những vấn đề cần nghiên cứu mới. Đồng thời phương pháp hệ thống được sử dụng để xắp xếp thứ tự các công trình được tổng quan theo các nội dung của Luận án. Tại Chương 2, phương pháp phân tích được dùng để phân tích, luận giải, đánh giá những quan điểm khác nhau về các khái niệm, nguyên tắc, phân cấp, phân cấp trong QLNN về TNB, trên cơ sở đó đưa ra quan điểm của mình về khái 6 niệm, phân cấp, phân cấp trong QLNN về TNB, chỉ ra những đặc điểm của QLNN, phân cấp trong QLNN về TNB. Tại Chương 3 phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn thể chế, thực tiễn phân cấp trong QLNN về quản lý biển trên một số lĩnh vực, đặc biệt là phân tích các tình huống điển hình có liên quan, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế. Bên cạnh đó phương pháp thống kê, điều tra xã hội học được sử dụng để tập hợp các số liệu cần thiết có liên quan đến thực tiễn phân cấp quản lý, làm cơ sở xây dựng mô hình lý luận tổng thể, toàn diện về thể chế phân cấp trong QLNN biển ở Việt Nam. Tại Chương 4, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để từ những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn về nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện thể chế phân cấp trong QLNN về TNB, tăng cường phân cấp trong QLNN về TNB. 4.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế Trong thời gian thực hiện Luận án, tác giả thực hiện một số lần đi khảo sát tổng hợp, để điều tra về các vấn đề phân cấp tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường biển: Khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, cảng biển, các sở, chi cục quản lý TNB.... Tiến hành khảo sát tổng hợp từ thực tiễn. Phương pháp này được thực hiện nhiều nhất ở Chương 3 của Luận án. Tác giả đã khảo sát đối với cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước, học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN, phổ biển giáo dục pháp luật, hội thảo với khoảng 150 người với số phiếu thu về 137 phiếu (có phiếu khảo sát kèm theo). 4.3.3. Phương pháp điều tra xã hội học Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua gửi phiếu khảo sát, tại các qua hội thảo về quản lý tổng hợp vùng bờ, hội thảo xin ý kiến hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; hội thảo hoàn thiện hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê quyền sử dụng khu vực 7 biển và tài sản gắn liền với khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản; việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh; xây dựng Nghị định quy định về hoạt động lấn biển, Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp TNB năm 2020, tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu... đại biểu tham dự là các bộ, ngành và địa phương. Các cuộc trao đổi, phỏng vấn với nhiều đối tượng khác nhau (cán bộ công chức, cơ quan QLNN ở các bộ, địa phương). Các kết quả thu được, được phân tích xử lý đã tạo ra những kết quả khách quan cho việc đánh giá, kết luận. Việc thực hiện phương pháp được triển khai trong thực tiễn và có tài liệu kèm theo ở phần phụ lục. Phương pháp này được thực hiện nhiều nhất ở Chương 3 của Luận án. 4.3.4. Phương pháp thống kê, dự báo Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử lý hệ thống số liệu theo phương pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực nhất, đặc biệt là ở Chương 3. Những kết quả thống kê được sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản. Phương pháp dự báo ngoại suy được sử dụng để đưa ra những nhận định khách quan về xu thế phát triển của lý thuyết, cũng như dự báo những vấn đề thực tiễn có thể phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp. 4.3.5. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài Luận án khi đánh giá thực các quy định về phân cấp, thực tiễn quá trình phân cấp trong QLNN về TNB ở Chương 3, đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế và đảm bảo thực hiện phân cấp ở Chương 4, NCS thường xuyên trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia là những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý TNB. Các phương pháp trên sẽ được NCS sử dụng kết hợp trong Luận án nhằm làm rõ những nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, trung thực của các vấn đề cần nghiên cứu trong từng chương của Luận án. Mỗi chương, mỗi phần nghiên cứu trong Luận án sẽ có những phương pháp được lựa chọn làm chủ đạo, có những phương pháp hỗ trợ. 8 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu của Luận án 5.1. Giả thuyết khoa học Lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB chưa được nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, chỉnh thể, hệ thống. Thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập: Các cơ quan nhà nước cấp trên buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát quá trình phân cấp trong QLNN về TNB xử lý vi phạm, quản lý TNB chưa nghiêm dẫn đến cơ quan nhà nước cấp dưới tùy tiện thực hiện; các cơ quan nhà nước cấp dưới được phân cấp thiếu năng lực, điều kiện để thực hiện các nội dung quản lý TNB được phân cấp. Nếu xác định rõ ràng, chính xác, khách quan, khoa học hệ thống quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân cấp; đảm bảo thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB thì chất lượng và hiệu quả quản lý TNB sẽ được nâng cao. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án Các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới nghiên cứu đề cập đến lý luận, thực trạng và giải pháp phân cấp QLNN về TNB? Các công trình nghiên cứu riêng về phân cấp trong QLNN đối với TNB? Cơ sở lý luận về phân cấp QLNN nói chung? Cơ sở lý luận về phân cấp trong QLNN đối với TNB nói riêng? Đặc điểm nổi bật của TNB Việt Nam? Tiềm năng và vị trí của TNB trong sự phát triển kinh tế, xã hội? Phân cấp trong QLNN về TNB chịu sự tác động của các yếu tố nào? Trong phân cấp QLNN về TNB đã tính đến các yếu tố đặc thù, đặc điểm của biển, khu vực biển, TNB và môi trường biển chưa? Phân cấp trong QLNN về TNB đã xem xét, đến tính chất các vùng biển cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển đã được quy định trong công ước, điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam tham gia là thành viên chưa? Cơ hội và thách thức khi phân cấp QLNN về TNB? Để đánh giá m...quyền trung ương với chính quyền địa phương” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện. Đề tài đã phân tích xu thế tất yếu phân cấp trong CCHC nhà nước. Đề tài đã đánh giá ưu, nhược điểm của phân cấp, thực trạng, đề xuất giải pháp phân cấp từ trung ương xuống địa phương trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản,... Như vậy, đề tài có đánh giá thực trạng phân cấp hiện nay về lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường và đề ra hướng hoàn thiện về phân cấp, làm rõ nội dung QLNN, mối quan hệ. [102, tr.13]. Bài viết: Phân cấp QLNN về tổ chức bộ máy giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương tác giả Nguyễn Đình Thái, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 6/2018 đã đánh giá thực trạng phân cấp QLNN giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm thay đổi nhận thức về phân cấp QLNN giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực tổ chức bộ máy; hoàn thiện thể chế về phân cấp QLNN giữa trung ương và chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực tổ chức bộ máy. [87]. Cuốn sách QLNN đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội, nhân văn tác giả PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trâm, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2006, tác giả đã đề cập đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; làm rõ vị trí, vai trò QLNN đối với tài nguyên trong các mối quan hệ đó [96, tr.11]. Một trong các giải pháp phân cấp về quản lý tài nguyên môi trường được đề cập đến đó là nhà nước thiết lập sự liên kết thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường giữa các cơ quan chuyên trách với ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến tài nguyên môi trường việc phân định trách nhiệm cho các chủ thể ngoài cơ quan thống nhất trong QLNN về tài nguyên môi trường [96, tr.220]. 1.1.2.2. Các công trình trong nước nghiên cứu liên quan đến phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên biển 24 Tác giả Chu Phạm Ngọc Hiển trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên, môi và trường biển và hải đảo. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu những vấn đề lý luận, chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong đó nêu bật ý nghĩa, vai trò, những nội dung cơ bản và các biện pháp bảo đảm thực thi chính sách, pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; tác giả nêu tương đối đầy đủ, chi tiết về thực trạng về chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển; để từ đó đưa ra yêu cầu, quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật, phân cấp trong QLNN về tài nguyên, môi trường biển, đảo ở nước ta hiện nay [68]. PGS. TS Vũ Thanh Ca trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý môi trường và hệ sinh thái biển, hải đảo, ứng phó với sự cố môi trường phục vụ hoàn thiện dự thảo Luật tài nguyên và môi trường biển và hải đảo. Đã nghiên cứu về hệ thống quản lý TNB và vai trò của nó với vấn đề bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái; quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên, môi trường biển và vấn đề bảo vệ môi trường biển trên thế giới và Việt Nam để từ đó tác giả đã đề xuất quy định về bảo vệ môi trường, và các hệ sinh thái biển, hải đảo, phân cấp trách nhiệm QLNN về TNB trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo [63]. Tác giả Đỗ Văn Sen Luận án nghiên cứu sinh năm 2015: Pháp luật về khai thác TNB ở Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật khai thác TNB, thực trạng pháp luật về khai thác TNB, tác giả đã tập trung đề xuất các giải pháp hoàn thiện và thực hiện pháp luật, phân cấp, phân định trách nhiệm về thẩm quyền quản lý khai thác TNB [80]. Tại Hội thảo quốc tế: QLNN về biển và hải đảo vấn đề và cách tiếp cận, diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2016, nhiều tác giải đã trình bày nghiên cứu của mình liên quan đến quản lý tài nguyên, môi trường biển, có thể kể đến như: Tác giả Trần Đình Thiên với nghiên cứu “Biển, QLNN đối với biển trong thời hiện đại: Những vần đề của Việt Nam”; tác giả Nguyễn Thị Lan Anh với nghiên cứu “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: yêu cầu đối với QLNN về biển 25 đảo”; tác giả Hoàng Nhất Thống và tác giả Phùng Thị Phong Lan với nghiên cứu “Đổi mới tư duy QLNN về biển và hải đảo trong bối cảnh hiện nay”; tác giả Trần Ngọc Thêm với nghiên cứu “QLNN về biển, đảo - từ tiếp cận hệ thống theo góc nhìn ngôn ngữ và văn hóa;” tác giả Vũ Thị Huyền Trang với nghiên cứu “Kinh nghiệm trong quản lý tổng hợp về biển và hải đảo của một số quốc gia trên thế giới - bài học đối với Việt nam”; tác giả Lê Như Thanh với nghiên cứu “QLNN về biển và hải đảo ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”; tác giả Nguyễn Như Phát với nghiên cứu “Hệ thống QLNN đối với biển, hải đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; tác giả Hoàng Thị Cường với nghiên cứu “Hệ thống cơ quan quản lý và cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác trong QLNN về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo”; tác giả Vũ Sỹ Tuấn với nghiên cứu “Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo”... Nhìn chung các tác giả phần lớn đều tập trung đánh giá thực trạng công tác QLNN về TNB trong thời gian qua, những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong đó có đề cập đến phân cấp thẩm quyền trách nhiệm các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phưng, hoàn thiện tổ chức bộ máy để nâng cao quản lý hiệu quả quản lý TNB [76]. TS. Phạm Ngọc Sơn, Luật Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý tổng hợp TNB, đăng trên diễn đàn Pháp luật và Pháp luật Việt Nam; Tập 21-số 252 tháng 8 năm 2015, tác giả đánh giá trong thời gian qua, việc khai thác TNB đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, hiện nay TNB chủ yếu được quản lý theo ngành và được điều chỉnh bởi các Luật khác nhau. Vấn đề đặt ra là, nếu chỉ quản lý TNB theo chuyên ngành, không có sự điều phối, phối hợp hiệu quả thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn lợi ích khai thác và bảo vệ, thậm chí có sự chồng chéo lẫn nhau, gây tổn hại đến hệ sinh thái, môi trường biển. Do vậy, nếu chỉ tổ chức quản lý khai thác, sử dụng TNB theo ngành sẽ nảy sinh nhiều bất cập, đòi hỏi phải áp dụng cách quản lý mới là quản lý tổng hợp [83]. 26 TS. Phạm Ngọc Sơn, Tăng cường quản lý tổng hợp TNB và đảo để phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Ban quản QLNN về biển và hải đảo các vấn đề và cách tiếp cận, Học viện hành chính quốc gia, 2013, tác giả đi sâu phân tích: Quản lý tổng hợp đối với TNB là việc hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm TNB được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng, cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh, quốc phòng. Bản chất, QLNN tổng hợp về khai thác TNB không thay thế QLNN theo ngành, lĩnh vực, địa phương, mà đóng vai trò điều chỉnh và kết nối các hành vi phát triển (khai thác, sử dụng) của các ngành, lĩnh vực, địa phương, người sử dụng TNB trong phạm vi vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Quản lý tổng hợp là quản lý liên ngành, liên vùng trên cơ sở một đầu mối, còn gọi là quản lý tổng hợp và thống nhất. Trên cơ sở đó, thực hiện nguyên tắc thống nhất QLNN đối với TNB [84]. Đặc biệt, trong cuốn sách: QLNN tổng hợp và thống nhất về biển và hảo đảo (Nxb chính trị quốc gia, năm 2014) TS. Đặng Xuân Phương và TS. Nguyễn Lê Tuấn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo (gồm: tổng quan công tác QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo; quản lý tổng hợp khai thác, sử dụng biển, hải đảo; QLNN về bảo vệ môi trường biển...); trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện một số vấn đề cụ thể trong QLNN tổng hợp TNB đảo (gồm: hoàn thiện quản lý tổng hợp TNB dựa trên đổi mới tư duy hoạch định chiến lược, chính sách biển; phân cấp quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức vào phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý TNB; hoàn thiện các luận cứ khoa học cho việc hoạch định ranh giới quản lý TNB...) [100]. 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên biển 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 27 Trên thế giới, tùy vào điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển và chế độ chính trị của từng quốc gia mà có hệ thống tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, hệ thống QLNN về tài nguyên và môi trường nói chung và TNB nói riêng của các nước cũng bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế và chế độ chính trị của chính quốc gia đó. Qua nghiên cứu cho thấy, hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về tài nguyên và môi trường của các nước trên thế giới hầu hết được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, quản lý theo các cấp từ trung ương đến địa phương, cấp dưới chịu sự quản lý của cấp trên. Cấp trung ương thường là nơi xây dựng, ban hành các chính sách và cấp địa phương là nơi thực thi. Tuy nhiên, tại một số nước đối với cgác lĩnh vực quan trọng như quản lý đất đai lại được phân quyền ít cho địa phương. Do đó, việc phân cấp quản lý cũng khác nhau đa số các quốc gia đều hướng tới và phân cấp cho địa phương quản lý. Thực tế các quốc gia phân cấp lâu đời thì việc quản lý TNB phát triển kinh tế bảo vệ môi trường được bền vững, trở thành quốc gia mạnh về biển. Tuy nhiên, các công trình trên thế giới nghiên cứu riêng về phân cấp tr ong QLNN về TNB chưa có chủ yếu là các công trình nghiên cứu phân cấp QLHC nhà nước nói chung, QLNN về TNB nói riêng. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Về lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB: Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về phân cấp trong QLNN về TNB. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu liên quan về vấn đề này là nghiên cứu phân cấp quản lý HCNN, phân cấp quản lý môi trường, QLNN về TNB... Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đặt ra và luận giải một số vấn đề lý luận về phân cấp, cụ thể là: khái niệm, quan niệm về phân cấp, phân cấp QLNN, mục tiêu phân cấp QLNN; nguyên tắc phân cấp QLNN; phân loại phân cấp; phạm vi phân cấp; phân cấp và vấn đề tự quản ở địa phương, đổi mới phân cấp quản lý môi trường... 28 Về thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB: Chưa có các công trình nghiên cứu trực tiếp đến thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB, các công trình khoa học chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu phân cấp QLNN dưới góc độ hành chính. Về quan điểm, giải pháp hoàn thiện phân cấp: Các công trình nghiên cứu về phân cấp, chủ yếu đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phân cấp QLHC, phân cấp quản lý môi trường... Nhìn chung, các quan điểm, giải pháp đưa ra chưa hệ thống, tổng thể, toàn diện, đặc biệt chưa đề xuất được giải pháp về phân cấp trong QLNN về TNB. Những kết quả nghiên cứu này sẽ tiếp tục được NCS nghiên cứu tổng thể, toàn diện khi đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB. 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đề tài Luận án Xuất phát từ tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB; thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB; mục đích, nhiệm vụ mà luận án dự định, đặt ra và thực hiện, Luận án cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lớn sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một cách sâu sắc, toàn diện, chỉnh thể, hệ thống những vấn đề lý về phân cấp trong QLNN về TNB góp phần xây dựng quan điểm lý luận về phân cấp trong QLNN về TNB Việt Nam, bao gồm: khái niệm, nội dung, nguyên tắc, điều kiện phân cấp trong QLNN về TNB; pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB; cơ hội, thách thức; các yếu tố tác động và nguyên tắc hoàn thiện phân cấp trong QLNN về TNB. Thứ hai, tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng thể chế và thực tiễn thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB theo tiêu chí lý thuyết về nguyên tắc phân cấp trong QLNN về TNB. Dựa trên lý thuyết về nguyên tắc phân cấp QLNN đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc khi phân cấp của các cơ quan QLNN. Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra và luận giải các quan điểm và giải pháp tổng thể, toàn diện, hệ thống và khả thi để hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật về phân cấp trong QLNN về TNB Việt Nam trong thời gian tới. 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước cho thấy các nghiên cứu này đã có đề cập đến lý luận về phân cấp QLNN nói chung, quản lý tài nguyên, môi trường nói chung, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra tính chất đặc điểm của TNB, và các phương thức quản lý hiện nay trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng, những tồn tại, hạn chế trong quản lý TNB, các giải pháp hướng tới để quản lý tốt TNB. Các công trình đều khẳng định phân cấp được nhiều nước trên thế giới áp dụng, ngày càng phổ biến là xu thế tất yếu và có mang lại hiệu quả trong QLNN. Luận án bổ sung, làm sáng tỏ những luận điểm quan trọng khi được triển khai áp dụng vào Việt Nam; tổng hợp có tính hệ thống hơn các luận điểm cơ bản quản lý TNB. Những hạn chế của các nghiên cứu trong và ngoài nước ở những điểm như sau: 1. Hầu hết các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến lý luận phân cấp trong QLNN về TNB. Những vấn đề lý luận trong QLNN về TNB chưa được so sánh, phân tích với thực tiễn một cách sâu sắc để rút ra những luận điểm khoa học cần thiết về phân cấp; chưa đề cập những nội dung mới cần bổ sung hoặc những nội dung quản lý đã được áp dụng nhưng chưa mang lại kết quả mong muốn. Tại Việt Nam, việc áp dụng nội dung về quản lý tổng hợp, quy hoạch không gian biển, các vấn đề về thể chế, chính sách, pháp luật trong quản lý có nhiều hạn chế. Cụ thể, việc áp dụng các nội dung quản lý tổng hợp kết quả chưa cao; việc quy hoạch không gian biển chỉ ở bước khảo sát ban đầu; chưa có sự phối hợp có hiệu quả giữa các chủ thể liên quan trong sử dụng TNB 2. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều chưa đề cập, phân tích, đánh giá sâu về thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB so với lý luận cơ bản như: Chiến lược, chính sách và hệ thống pháp luật về quản lý TNB; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về TNB; tổ chức bộ máy QLNN về TNB; giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Đồng thời việc phân tích chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân trong quản lý là chưa sát mang tính tổng hợp và khái quát cao. Nội 30 dung những công trình nêu trên về thực tiễn quản lý mà Luận án quan tâm giải quyết còn có nhiều luận điểm, nhiều khía cạnh chưa được giải quyết triệt để. Cụ thể, đề cập đến hệ thống luật pháp nhưng lại chủ yếu nghiêng về khía cạnh QLNN chưa nghiên cứu về phân cấpViệc phân tích chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của quản lý là chưa mang tính tổng hợp, khái quát cao. Phần này, tác giả sẽ làm rõ những nội dung quản lý TNB so với lý luận cơ bản. Phân tích chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phân cấp để nâng cao hiệu quả quản lý TNB trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3. Qua nghiên cứu thực tiễn chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến lý thuyết về phân cấp trong QLNN về TNB trên cơ sở đặc thù của biển, tính thống nhất của hệ thống TNB. Tóm lại, qua nghiên cứu chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thực trạng phân cấp trong QLNN về TNB trên phạm vi cả nước đề xuất các giải pháp bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù của biển và tính thống nhất của hệ thống TNB. Khẳng định phân cấp trong QLNN về TNB là đề tài hoàn toàn mới, vấn đề cần thiết phải nghiên cứu, nếu nghiên cứu thành công sẽ có đóng góp mới về lý luận khoa học quản lý công và thực tiễn nâng cao hiệu công tác QLNN về TNB. Bảo đảm quản lý khai thác bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, phục vụ cho phát triển kinh tế biển bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển và Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh. 31 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN 2.1. Quản lý nhà nước về tài nguyên biển 2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. QLNN là chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do nhà nước định ra. QLNN là hoạt động thực thì quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Có nhiều cách hiểu khái niệm QLNN khác nhau: Theo Ths. Đào Hồng Hạnh, theo nghĩa bao quát thì QLNN được hiểu là: Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực mang tính chất pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn bộ xã 32 hội bằng hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng theo nghĩa thực tiễn thì QLNN không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của nhà nước, mà đó là hoạt động thực thi quyền hành pháp, được gọi chung là hành chính nhà nước [86, tr.449]. Nhìn nhận ở góc độ khác theo GS.TS Phạm Hồng Thái QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện ban hành văn bản QPPL, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến, giáo dục, thanh tra, kiểm tra, nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà nhà nước đặt ra [86, tr13]. Tóm lại, từ các khái niệm trên có thể rút ra quan niệm QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước; sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội; do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước Trong QLNN là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Vì vậy, có thể hiểu rằng QLNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội, do các quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Từ khái niệm trên có thể rút ra nội dung cơ bản trong QLNN đó là: Một là, hoạt động thực thi quyền hành pháp: hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hai là, sự tác động có tổ chức và có định hướng: Trong QLNN, chức năng tổ chức là rất quan trọng vì không có tổ chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức cả triệu người và mỗi người đều phải có vị trí tích cực đối với xã hội, đóng góp phần của mình để tạo ra lợi ích cho xã hội. QLNN có tính định hướng vì 33 thông qua tác động quản lý của mình các chủ thể QLNN định hướng hành vi con người và các quá trình xã hội theo những quỹ đạo, mục tiêu nhất định. Ba là, QLNN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế: QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền [69]. Như vậy, từ quan niệm trên cho thấy nội dung QLNN bao gồm: Thứ nhất, xây dựng ban hành các văn bản QPPL (luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, nghị quyết....), hay nói cách khác đó là nội dung lập quy, lập hiến, lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật. Thứ hai, ban hành quy hoạch, kế hoạch, chiến lược. Thứ ba, thực hiện chức năng quản lý phạm vi ngành, lãnh thổ. Thứ tư, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Thứ năm, thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện pháp luật. 2.1.3. Khái niệm tài nguyên biển Tài nguyên là một nguồn hoặc nguồn cung cấp từ đó một lợi ích được tạo ra và có một số tiện ích. Các tài nguyên có thể được phân loại theo mức độ sẵn có của chúng - chúng được phân loại thành các tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không tái tạo. Tài nguyên cũng có thể được phân loại là tài nguyên thực tế và tài nguyên tiềm năng trên cơ sở mức độ phát triển và sử dụng, trên cơ sở nguồn gốc, chúng có thể được phân loại là tài nguyên sinh học và tài nguyên phi sinh học và trên cơ sở phân phối của chúng, như tài nguyên phổ biến và tài nguyên cục bộ (tư nhân, cộng đồng tài nguyên thiên nhiên và quốc tế). Trong tự nhiên có rất nhiều loại tài nguyên như tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, TNB, tài nguyên rừng... Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TNB, theo Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 định nghĩa: TNB bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam [49, tr 6]. 34 Về tổng thể thì TNB là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố trong khối nước biển, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển. Theo các kết quả điều tra cho thấy, biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Nguồn tài nguyên phi sinh vật của biển Việt Nam rất lớn bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng và các loại tài nguyên khác. Ngoài ra có các nguồn tài nguyên vị thế, khác với hai loại tài nguyên trên có thể đánh giá được bằng trữ lượng, còn một số điều kiện tự nhiên không thể đánh giá định lượng được, nhưng lại được con người sử dụng, thậm chí từ rất lâu đời, trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của mình đều có thể xếp vào loại tài nguyên đặc biệt này. Đó chính là địa hình bờ và đảo cũng như không gian mặt biển Trong các loại tài nguyên được khái quát nêu trên, tài nguyên phi sinh vật bao gồm: khoáng sản, dầu khí, là nguồn tài nguyên không tái tạo và cạn kiệt khi khai thác. Các nguồn tài nguyên sinh vật có thể tái tạo, tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức. Các nguồn tài nguyên vị thế khác được khai thác sử dụng như: Giao thông vận tải biển, du lịch biển, không gian biển... có thể khai thác sử dụng lâu dài nhưng cũng là nguồn có hạn và cũng chịu tác động ảnh hưởng lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu. 2.1.4. Phân loại tài nguyên biển Có thể thấy sự đa dạng, phong phú của TNB và vai trò to lớn của TNB đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. TNB có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Để bảo đảm tính cụ thể, trong khuôn khổ Luận án, TNB được phân loại và minh họa theo Sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.1. Phân loại tài nguyên biển 35 Nguồn: Tác giả tổng hợp Thứ nhất, tài nguyên thủy sản: “nguồn lợi hải sản trong vùng biển nước ta có độ phong phú cao. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế, như: tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển Chỉ tính riêng cá biển, có hơn 2.000 loài khác nhau đã được phát hiện, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; có 15 bãi cá lớn, phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ. Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Dọc ven biển có trên 37 nghìn ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu, như: Tôm, cua, rong câu... Ngoài ra, còn có hơn 50 nghìn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ, như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, phá Tam Giang, vịnh Vân Phong, Là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển” [135]. Thứ hai, tài nguyên du lịch biển: “bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới 36 như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn. Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như thành phố: Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... Hệ thống đường bộ, đường tàu hỏa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển. Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên” [139]. Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển đảo bền vững. Thứ ba, tài nguyên khoáng sản biển: “Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Đặc biệt, tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Thời gian qua, ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Ngoài ra, ven biển nước ta đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quý, như: titan, ziacon, xeri. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ lượng 37 trên 100 tỷ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn). Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển” [135]. Thứ tư, tài nguyên dầu khí: “là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng, dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính... Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác định là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3” [139]. Thứ năm, tài nguyên giao thông vận tải biển: “Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài. Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô- nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông” [139]. 2.1.5. Đặc điểm tài nguyên biển 38 Tài nguyên biển Việt Nam rất đa dạng và phong phú với khối lượng dồi dào nhưng cũng rất dễ bị tổn thương và suy kiệt do việc khai thác, tác động của con người, thiên tai, biến đổi khí hậu... Ngay cả với nước biển nguồn tài nguyên tưởng chừng vô tận nhưng khi nước biển bị ô nhiễm sẽ vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, các ngành kinh tế và đời sống sinh kế của nhân dân. Do vậy, đặc điểm mang tính đặc thù của TNB, khác biệt so với các loại tài nguyên trên đất liền đó là: Tài nguyên biển Việt Nam rất phong phú và đa dạng TNB là một dạng tài nguyên chia sẻ, biển là không gian liên thông, trên một vùng biển có thể có nhiều cơ quan quản lý khai thác các dạng tài nguyên này theo chức năng sử dụng của chúng cùng một lúc trên cùng một khu vực biển có thể có các hoạt động khai thác tài nguyên của con người: Khai thác dầu khí, khoán sản biển, nước biển, giao thông vận tải biển, thủy hải sản, nuôi trồng thủy sản, du lị...i cách hành chính Nhà nước. 107. Nguyễn Cửu Việt (2005), “Phân cấp quản lý trong mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 năm 2005. II. Tài liệu tiếng Anh 108. Andrea G. Capodaglio (2017), Integrated, decentralized wastewater management for resource recovery in rural and peri-urban areas). Khoa Xây dựng và Kiến trúc, Đại học Pavia, Ý. 109. Biliana Cicin - Sai and Robert W.Knecht (1998), Integrated Coastal and Ocean Management : Concepts and Practies. 110. Biliana Cicin - Sai and Robert W.Knecht (1998) Integrated Coastal and Ocean Management. 111. Carol J. Pierce Colfer, Doris Capistrano (2012) The Politics of decentralization. 112. Decentralization and Local Government: A Danish-Polish Comparative Study in Political Systems. 113. Decentralization in client countries. An evaluation of World Bank support, 1999-2007. 114. Decentralization and Local Government: A Danish-Polish Comparative Study in Political Systems. 115. Direction Generale de L’Administration et de la Fonction Publique) (2008) về “Adistration and the Civil Service in the EU member Stater – 27 counry 116. Government Commission on Oceanography and Biosphere and Humanity Program (2009) Marine Spatial Planning - A step-by-step approach towards ecosystem-based management. 179 117. Howard S.Schiffman (2003). Luật quốc tế và BVMT biển, Đại học New York, Mỹ. 118. Hiroshi Terashima, Executive Director (2009): Ocean Policy Research Foundation, Governance and the japanese basic act on ocean policy, Inaugural asen - pacific Alumi Meeting. 119. Jennie Litvack và Jessice Seddon “Decentralization Briefing Notes” Viện nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) xuất bản năm 2000. 120. Jon M.Van Dyke (1967), Governing Ocean Resources: New Challenges and Emerging Regimes. 121. Kathleen O'Neill , Đại học Cornell, New York (2005), Decentralizing the State: Elections, Parties, and Local Power in the Ande. Nhà xuất bản Đại học Cambridge. 122. Ngân hàng thế giới (2005), Decentralization in East Asia for government to take effect, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 123. Ngân hàng thế giới (World Bank) (2010), Opportunities and constraints for civil service reform in Indonesia: exploration of a new approach and methodology. 124. Ngân hàng thế giới (2009) Decentralization and state capacity. 125. Ngân hàng thế giới (World Bank), phân cấp và dân chủ địa phương trên thế giới: Báo cáo toàn cầu đầu tiên của các thành phố và chính quyền địa phương 2008. Washington, DC: Decentralization and Local Democracy in the World. 126. Marine Spatial Planning - A step-by-step approach towards ecosystem- based management (Government Commission on Oceanography and Biosphere and Humanity Program (2009). 180 127. S. Chiavo-Campo; P.S.A. Sundaram - Ngân hàng thế giới (World Bank), Improving public administration in a competitive world, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, năm 2003. 128. Tulia G. Falleti (2010), Decentralization and Subnational Politics in Latin America, Nhà xuất bản Đại học Cambridge. - The Netherland trong cuốn Law, Science an Ocean Management (2007). Thế giới trong quá trình biến đổi của đại dương” do GS.TS. Juergen Schmid 129. The Netherlands Maritime Law and Policy Center (2007), Law, Science an Ocean Management. 130. Viện nghiên cứu của Ngân hành thế giới, Summary notes on decentralization. III. Tài liệu tham khảo từ internet 131. Biển đảo Tổ quốc Việt Nam, các nguồn tài nguyên quan trọng ở các vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông, https://www.yenbai.gov.vn/bien- dao/noidung/hoidap/Pages/hoi-dap.aspx, đăng ngày 18/05/2017. 132. Phạm Thanh Huyền (2015), Một số vấn đề về phân cấp quản lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước. https://tcnn.vn/news/detail/21525/Mot_so_van_de_ve_phan_cap_quan_ly_ hanh_chinh_nha_nuoc;all.html ngày đăng 06/12/2015. 133. Thân Hoàng, Đề nghị truy tố 7 bị can trong vụ làm giả giấy kiểm định thức ăn thủy sản, Báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/de-nghi-truy-to-7-bi-can-vu-gia- giay-kiem-dinh-thuc-an-thuy-san-20171218210321887.htm, đăng ngày 18/12/2017. 134. Anh Khoa, Thu hồi dự án treo để tránh lãng phí tài nguyên đất, Báo Công an nhân dân, treo-de-tranh-lang-phi-tai-nguyen-dat-581799, đăng ngày 15/02/2020. 135. Hoàng Văn Khải, Phát triển kinh tế biển Việt Nam - tiềm năng và thách thức, Tạp chí cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/- 181 /2018/815927/phat-trien-kinh-te-bien-viet-nam---tiem-nang-va-thach- thuc.aspx, đăng ngày 11/02/2020. 136. Nguyễn Văn Muôn, Hiện trạng khai thác sử dụng TNB ở Việt Nam, dung-tai-nguyen-moi-truong-bien-va-hai-dao-viet-nam, đăng ngày 17/6/2016. 137. Nguyễn Xuân Sang, Cảng biển, logistics Việt Nam trong thế trận kết nối, cạnh tranh thế giới, Cổng thông tin điện tử, Bộ Giao thông vận tải ket-noi--canh-tranh-the-gioi.aspx, đăng ngày 05/9/2018. 138. Phạm Ngọc Sơn, Tập trung các nguồn lực để thiết lập một hệ thống các công cụ quản lý chung cho tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển và đảo. Cổng thông tin www.vasi.gov.vn, đăng ngày 06/5/2017. 139. Ngô Tiến, Nguồn tài nguyên quan trọng ở các vùng biển của Việt Nam trong biển Đông, https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/content/nguon-tai- nguyen-quan-trong-o-cac-vung-bien-cua-viet-nam-trong-bien-ong, đăng ngày 6/10/2018. 140. Ngô Bình Thuận (2016), Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ I, doi/mot-so-giai-phap-phat-trien-du-lich-bien-dao-viet-nam-110795.html, số tháng 7/2016. 141. Lê Việt Trung, Dầu khí Việt Nam hiện trạng và thách thức (bài 2), Tạp chí Năng lượng Việt Nam, phan-bien-kiennghi/phan-bien-kien-nghi/dau-khi-viet-nam-hien-trang-va- thach-thuc-phat-trien-bai, đăng ngày 26/5/2017. 142. Lê Minh Trường, Quản lý nhà nước, quy định về quản lý nhà nước. https://luatminhkhue.vn/quan-ly-nha-nuoc-la-gi---quy-dinh-ve-quan-li-nha- nuoc.aspx, đăng ngày 17/01/2021. 182 143. Đào Thị Tùng, Tổ chức bộ máy QLNN về khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường biển ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/46709/To-chuc-bo-may-quan-ly-nha-nuoc-ve- khai-thac-bao-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bien-o-Viet-Nam.html, đăng ngày 20/3/2020. 144. Nguyễn Quang Tuyến, Đoàn Thanh Mỹ, Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam, Trang thông tin điện tử Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, đăng ngày 01/6/2011. 145. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, Trang thông điện tử của Hiệp hội khai thác chế biến thủy sản Việt Nam, nganh. Phụ lục 01 PHIẾU KHẢO SÁT Để có cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị Quốc hội, Chính phủ hoàn thiện thể chế phân cấp trong QLNN về TNB, NCS tổ chức điều tra, khảo sát thực tế một số nội dung QLNN đối với TNB điển hình: Thủy sản biển, Hàng hải, Du lịch biển, Dầu khí, Khoáng sản biển. Đối với cán bộ, công chức ở các Bộ: Tài nguyên và môi trường, Nông 183 nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Văn hóa thể thao và Du lịch... Các Sở: Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương, Văn hóa thể thao và Du lịch thuộc một số địa phương có biển, để nắm bắt được tiễn quá trình thực hiện phân cấp trong QLNN về TNB. Với mong muốn nhận được những thông tin khách quan từ cán bộ, công chức ở cấp Bộ và cấp Sở, kính đề nghị Ông (Bà) cho biết ý kiến của mình về những nội dung bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn. (Mọi thông tin cá nhân được giữ bí mật, kết quả chỉ được phục vụ cho NCS hoàn thiện luận án tiến sĩ). I. Thông tin cá nhân Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân sau: 1. Họ và tên:....................................................................................................... 2. Giới tính: Nam  Nữ  3. Cơ quan, đơn vị công tác ................................................................................... 4. Chức vụ công tác: .............................................................................................. 5. Trình độ ............................................................................................................. Câu 1: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong QLNN về tài nguyên thủy sản biển ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên thủy sản biển Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản. 02 Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. 03 Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. 04 Chương trình, kế hoạch điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản. 05 Kế hoạch Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 06 Chiến lược phát triển thủy sản VN 07 Cấp phép sản xuất giống thủy sản ở trung ương 184 08 Cấp phép cho tàu khai thác hải sản trên biển Chính phủ phân cấp hoàn toàn cho các địa phương cấp phép. 09 Phân cấp quy định quyền cấp hạn ngạch khai thác cho các địa phương trước đây Chính phủ không phân cấp mà trực tiếp cấp hạn ngạch 10 Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển 11 Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản. II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Cấp phép khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. 02 Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 03 Cấp phép chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực Câu 2: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong QLNN về tài nguyên du lịch biển ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên du lịch biển Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Phân cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển 02 Phân cấp cấp phép đầu tư, khai thác, hoạt động du lịch biển 03 Giấy phép kinh doanh dịch vụ. II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 185 Câu 3: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong QLNN về tài nguyên giao thông vận tải biển ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên giao thông vận tải biển Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược. 02 Về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, tuyến luồng hàng hải.. 03 Quản lý cảng biển và tuyền luồng hàng hải thẩm quyền trách nhiệm quản lý của các Cảng vụ hàng hải khu vực. 04 Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước. 05 Quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và các công trình trong vùng biển Việt Nam. 06 Tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải. 07 Quản lý hoạt động tàu thuyền: neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn, lai dắt, tạm giữ để điều tra, rời bến. Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển. 02 Quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước. Câu 4: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong QLNN về tài nguyên khoáng sản biển ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên khoáng sản biển Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp 186 I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Phân cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch. 02 Phân cấp cấp phép đầu tư, thăm dò, khai thác khoáng sản. II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Chiến lược khoáng sản. Câu 5: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong quản lý tổng hợp TNB ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. Phân cấp trong quản lý tổng hợp TNB Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 02 Đối với cấp phép giao khu vực biển, nhận chìm. 03 Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Quy hoạch không gian biển quốc gia. 02 Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. 03 Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. 187 Câu 6: Ông (Bà) cho biết ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện các quy định phân cấp trong QLNN về tài nguyên dầu khí ở nước ta hiện nay? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau: Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên dầu khí Kết quả đánh giá Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Đối với tài nguyên dầu khí Chính phủ chưa phân cấp Câu 7: Theo Ông (Bà) việc phân định thẩm quyền, rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về TNB giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và chính quyền địa hiện nay như thế nào? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. 1. Rất trùng chéo 2. Tương đối trùng chéo 3. Trùng chéo 4. Không trùng chéo Câu 8: Theo Ông (Bà) việc phân cấp trong QLNN về TNB đã phù hợp với tình hình thực tế, nguồn lực ở địa phương chưa? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. 1. Rất phù hợp 2. Tương đối phù hợp 3. Phù hợp 4. Chưa phù hợp Câu 9: Theo Ông (Bà) các quy định phân cấp trong QLNN về TNB đã phù hợp với đặc thù của TNB chưa? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. 1. Rất phù hợp 2. Tương đối phù hợp 3. Phù hợp 4. Chưa phù hợp Câu 10: Theo Ông (Bà) hiệu quả thực hiện phân cấp trong công tác QLNN về TNB ở Bộ, địa phương như thế nào? Đánh dấu X vào một trong các phương án sau. 1. Rất tốt 2. Khá tốt 3. Tốt 4. Chưa tốt Nếu chưa tốt là do nguyên nhân nào sau đây? (có thể chọn 01 phương án đánh dấu X vào mức độ các phương án theo hướng tăng dần từ 1-4). Ghi chú: 1: Hoàn toàn đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Không đồng ý; 4. Hoàn toàn không đồng ý. TT Nội dung phương án Kết quả đánh giá 188 1 2 3 4 01 Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác quản lý TNB chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. 02 Bộ máy nhà nước còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp, vì vậy vẫn con tình trạng tập trung quyền lực khá cao vào các cơ quan trung ương, chưa mạnh dạn giao quyền cho địa phương, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Trung ương. 03 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các cấp, các địa phương gần giống nhau, trong khi lại áp dụng cho các đơn vị hành chính - lãnh thổ rất khác nhau (miền núi, hải đảo...) 04 Thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương được phân định không rõ ràng, quyền lực không đủ mạnh, các điều kiện về tổ chức, cán bộ, tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn chưa bảo đảm để thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp. 05 Phân cấp trong QLNN về TNB chưa tính đến các yếu tố đặc thù của đối tượng quản lý, các quy định về phân cấp trong QLNN về TNB và trên đất liền như nhau, mạnh ngành nào ngành đó phân cấp, khi phân cấp chưa quan tâm đến đánh giá tác động khi phân cấp. 06 Hệ thống văn bản QPPL còn chưa đồng bộ chậm sửa đổi bổ sung, còn trùng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành, vẫn còn tình trạng cấp trên không muốn phân cấp cho cấp dưới, nhất là những lĩnh vực có tiền năng, giá trị kinh tế, cơ chế xin cho vẫn còn, còn có tình trạng dễ cấp trên làm, khó chuyển xuống dưới... 07 Địa giới hành chính trên biển hiện nay chưa được phân định rõ ràng giữa các địa phương, cấp tỉnh, các huyện, xã. 08 Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hợp tác, giúp đỡ của đồng chí! Chữ ký của người cung cấp thông tin 189 Phụ lục 02 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VỀ HIỆU QUẢ PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN I. Kết quả tổng hợp phiếu 1. Tổng số phiếu phát ra: 150 phiếu. 2. Tổng số phiếu thu về: 137 phiếu. Cán bộ công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 14 tỉnh có biển: các sở ngành có liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở giao thông vận tải... Các Tổng cục: Biển và hải đảo, Thủy sản, Cục Hàng hải... Cán bộ, công chức là Nam giới: 94/137 đồng chí = 68.6%. Cán bộ, công chức là Nữ giới: 43/137 đồng chí = 31.4%. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý: 31/137 đồng chí = 22%. Trình độ: Đại học, sau đại học 135/137 = 98,5%, trình độ cao đẳng, trung cấp 1,5%; Thạc sĩ = 54/137= 39,4%; Tiến sĩ 04/137= 0,02 %. II. Kết quả phân tích Phiếu khảo sát 1. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên thủy sản biển. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên thủy sản biển Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản. 137 0.9 125 0.3 6.56 91.2 2.18 02 Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. 137 08 126 03 5.83 91.9 2.18 03 137 03 32 02 190 Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. 0.21 96.3 0.14 04 Chương trình, kế hoạch điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản. 137 17 116 04 12.4 84.6 2.91 05 Kế hoạch Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 137 02 135 00 1.45 98.5 0.00 06 Chiến lược phát triển thủy sản VN 137 21 72 34 15.3 52.5 24.8 07 Cấp phép sản xuất giống thủy sản ở trung ương. 137 45 67 25 32.8 48.9 18.9 08 Cấp phép cho tàu khai thác hải sản trên biển Chính phủ phân cấp hoàn toàn cho các địa phương cấp phép. 137 132 02 03 96.3 1.45 2.18 09 Phân cấp quy định quyền cấp hạn ngạch khai thác cho các địa phương trước đ ây Chính phủ không phân cấp mà trực tiếp cấp hạn ngạch 137 97 08 32 70.7 5.13 23.3 10 Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển 137 30 87 20 21.8 63.5 18.2 11 Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản. 137 21 99 17 15.3 72.2 12.4 II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Cấp phép khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. 137 21 02 114 5.13 1.45 91.7 02 Cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 137 91 15 31 66.4 10.9 22.6 03 Cấp phép chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc cấp phép cho đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực. 137 17 03 117 12.4 2.18 85.4 191 2. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên giao thông vận tải biển. Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên giao thông vận tải biển Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược. 137 84 01 52 56.2 0.51 38.6 02 Về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, tuyến luồng hàng hải.. 137 40 11 86 29.1 8.02 62.7 03 Quản lý cảng biển và tuyến luồng hàng hải thẩm quyền trách nhiệm quản lý của các Cảng vụ hàng hải khu vực. 137 36 86 12 24.8 62.0 13.1 04 Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước. 137 35 88 14 25.5 67.1 10.2 05 Quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và các công trình trong vùng biển Việt Nam. 137 16 115 06 11.6 83.9 4.37 06 Tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải. 137 32 101 04 23.3 73.7 2.91 07 Quản lý hoạt động tàu thuyền: neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn, lai dắt, tạm giữ để điều tra, rời bến. 137 17 119 01 12.4 86.8 0.72 II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Quy hoạch phát triển hệ thống cảsng biển. 137 114 09 14 83.9 6.56 10.2 02 Quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải. 137 66 05 21 81.0 3.64 15.3 192 3. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên khoáng sản biển Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên khoáng sản biển Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Khôn g nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Phân cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch. 137 20 14 103 14.5 10.2 83.0 02 Phân cấp cấp phép đầu tư, thăm dò, khai thác khoáng sản. 137 38 12 87 27.7 8.7 63.5 II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Chiến lược khoáng sản. 137 75 01 61 54.7 0.72 44.5 4. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên du lịch biển Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên du lịch biển Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Phân cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển 137 16 07 114 11.6 5.4 83.0 02 Phân cấp cấp phép đầu tư, khai thác, hoạt động du lịch biển 137 31 95 11 22.6 69.2 8.02 03 Giấy phép kinh doanh dịch vụ. 137 13 119 05 9.48 86.8 3.64 II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 137 119 13 05 86.6 9.48 3.60 5. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong quản lý tổng hợp TNB 193 Phân cấp trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ đã phân cấp 01 Chương trình trọng điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 137 25 99 13 18.2 72.2 9.60 02 Đối với cấp phép giao khu vực biển, nhận chìm. 137 09 116 12 7.39 83.9 8.71 03 Quy hoạch khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. 137 23 87 27 16.3 64.4 19.3 II Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Quy hoạch không gian biển quốc gia. 137 120 11 06 87.5 8.13 4.37 02 Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. 137 10 12 115 72.3 8.70 18.9 03 Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. 137 88 36 13 64.9 26.2 9.48 6. Nhận xét về nhóm các nội dung phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên dầu khí Phân cấp trong QLNN đối với tài nguyên dầu khí Tổng số phiếu Kết quả đánh giá Tỷ lệ % trả lời Phù hợp giữ nguyên như hiện nay Tiếp tục phân cấp Không nên phân cấp I Nhiệm vụ chưa phân cấp 01 Chính phủ chưa phân cấp 137 89 42 6 64.9 30.6 4.30 194 7. Nhận xét về phân định thẩm quyền, rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về TNB giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và chính quyền địa phương hiện nay. TT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%) 01 Rất trùng chéo 26 18.9 02 Tương đối trùng chéo 89 64.4 03 Trùng chéo 17 12.4 04 Không trùng chéo 05 0.36 Tổng cộng 137 100% 8. Nhận xét về phân cấp trong QLNN về TNB đã phù hợp với tình hình thực tế, nguồn lực ở địa phương. TT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%) 01 Rất phù hợp 03 0.21 02 Tương đối phù hợp 07 0.51 03 Phù hợp 16 11.6 04 Chưa phù hợp 111 81.0 Tổng cộng 137 100 9. Nhận xét về phân cấp trong QLNN về TNB đã phù hợp với yếu tố đặc thù của TNB chưa. TT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%) 01 Rất phù hợp 02 0.14 02 Tương đối phù hợp 06 0.43 03 Phù hợp 08 0.58 04 Chưa phù hợp 121 88.3 Tổng cộng 137 100 10. Nhận xét về hiệu quả thực hiện phân cấp trong công tác QLNN về TNB ở Bộ, địa phương TT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%) 01 Rất tốt 12 8.75 02 Khá tốt 23 16.7 03 Tốt 24 17.5 04 Chưa tốt 78 56.9 Tổng cộng 137 100 195 Nhận xét về nguyên nhân của những hạn chế bất cập trong phân cấp QLNN về TNB (sử dụng phần mềm SPSS Window 16.0). Ghi chú: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3: Đồng ý; 4: Hoàn toàn đồng ý; TT Nguyên nhân bất cập Trung bình Mean Mức độ đồng ý Tỷ lệ % trả lời 1 2 3 4 01 Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác quản lý TNB chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. 3.82 02 06 07 122 1.45 4.37 5.18 89.0 02 Bộ máy nhà nước còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung, bao cấp, vì vậy vẫn còn tình trạng tập trung quyền lực khá cao vào các cơ quan trung ương, chưa mạnh dạn giao quyền cho địa phương, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Trung ương. 3.88 02 03 04 128 1.45 2.18 2.91 93.4 03 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các cấp, các địa phương gần giống nhau, trong khi lại áp dụng cho các đơn vị hành chính - lãnh thổ rất khác nhau (miền núi, hải đảo...) 3.89 01 03 06 127 0.72 2.18 4.35 92.5 04 Thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương được phân định không rõ ràng, quyền lực không đủ mạnh, các điều kiện về tổ chức, cán bộ, tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn chưa bảo đảm để thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp. 3.65 11 03 10 113 8.02 2.18 7.29 84.1 05 Phân cấp trong QLNN về TNB chưa tính đến các yếu tố đặc thù của đối tượng quản lý, các quy định về phân cấp trong QLNN về TNB và trên đất liền như nhau, mạnh ngành nào ngành đó phân cấp, khi phân cấp chưa quan tâm đến đánh giá tác động khi phân cấp. 3.72 03 07 17 110 2.18 5.10 12.4 84.6 Hệ thống văn bản QPPL còn chưa đồng bộ chậm sửa đổi bổ sung, còn trùng chéo chức 12 10 09 106 196 06 năng nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành, vẫn còn tình trạng cấp trên không muốn phân cấp cho cấp dưới, nhất là những lĩnh vực có tiền năng, giá trị kinh tế, cơ chế xin cho vẫn còn, còn có tình trạng dễ cấp trên làm, khó chuyển xuống dưới.. 3.52 8.75 7.29 6.56 77.0 07 Địa giới hành chính trên biển hiện nay chưa được phân định rõ ràng giữa các địa phương, cấp tỉnh, các huyện, xã. 3.33 01 21 47 68 0.72 15.3 34.3 49.2 08 Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực. 3.42 19 07 09 102 13.8 5.10 6.56 74.5 197 Phụ lục 03 DANH SÁCH CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ BIỂN TT Tên tỉnh thành Bờ biển (km) Tên địa phương giáp biển 01 Quảng Ninh 250 Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long, Quảng Yên. 02 Tp. Hải Phòng 125 Cát Hải, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Bạch Long Vĩ. 03 Thái Bình 52 Thái Thụy, Tiền Hải. 04 Nam Định 72 Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. 05 Ninh Bình 16 Kim Sơn. 06 Thanh Hóa 102 Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Nghi Sơn. 07 Nghệ An 82 Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò. 08 Hà Tĩnh 137 Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, H. Kỳ Anh, Tx. Kỳ Anh. 09 Quảng Bình 126 Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy, Quảng Ninh. 10 Quảng Trị 75 Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn Cỏ. 11 ThừaThiên -Huế 120 Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. 12 Tp. Đà Nẵng 37 Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hoàng Sa. 13 Quảng Nam 125 Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. 14 Quảng Ngãi 130 Bình Sơn, Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn. 15 Bình Định 134 Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Quy Nhơn. 198 16 Phú Yên 182 Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa. 17 Khánh Hòa 370 Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Trường Sa. 18 Ninh Thuận 105 Thuận Bắc, Ninh Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Phước, Thuận Nam. 19 Bình Thuận 192 Tuy Phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, La Gi, Hàm Tân, Phú Quý. 20 Bà Rịa - Vũng Tàu 72 Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền, Phú Mỹ, Vũng Tàu, Côn Đảo. 21 Tp. Hồ Chí Minh 17 Cần Giờ. 22 Tiền Giang 32 Gò Công Đông, Tân Phú Đông. 23 Bến Tre 60 Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. 24 Trà Vinh 65 Châu Thành, Cầu Ngang, H. Duyên Hải, Tx. Duyên Hải. 25 Sóc Trăng 72 Cù Lao Dung, Trần Đề, Vĩnh Châu. 26 Bạc Liêu 56 Tp. Bạc Liêu, Hòa Bình, Đông Hải. 27 Cà Mau 254 Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh. 28 Kiên Giang 200 An Minh, An Biên, Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc. Việt Nam có 12 đơn vị hành chính cấp huyện có đường bờ biển chung quanh được gọi là huyện đảo và thành phố đảo thuộc về 9 tỉnh và thành phố. Các huyện đảo và thành phố đảo này nằm trong các khu vực vịnh Bắc bộ, vùng chính biển Đông và vịnh Thái Lan. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_cap_trong_quan_ly_nha_nuoc_ve_tai_nguyen_bien_o.pdf
  • pdfTrang thong tin moi.pdf
  • pdfTrích yếu.pdf
Tài liệu liên quan