Luận án Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN HÙNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN HÙNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC MINH HÀ NỘI, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu, dẫn chứng trình bày trong luận án là trung thực, được trích dẫn và ghi rõ nguồn đúng quy định. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Tiến Hùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 08 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm 08 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm 32 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 35 Tiểu kết chương 1 38 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 40 2.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm 40 2.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm 51 2.3. Các học thuyết pháp lý về trách nhiệm sản phẩm 59 2.4. Cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm 68 Tiểu kết chương 2 81 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM 83 3.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 83 3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 112 Tiểu kết chương 3 130 Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM 132 4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 132 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 138 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 156 Tiểu kết chương 4 161 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations) ATTP : An toàn thực phẩm BLDS : Bộ luật Dân sự BTTH : Bồi thường thiệt hại SPHH : Sản phẩm, hàng hóa EU : Liên minh châu Âu (European Union) NTD : Người tiêu dùng QLNTD : Quyền lợi người tiêu dùng TAND : Tòa án nhân dân TNSP : Trách nhiệm sản phẩm XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mối quan hệ tiêu dùng với các chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng luôn ở vị trí “yếu thế” do những hạn chế về khả nĕng đàm phán, ký kết hợp đồng; khả nĕng kiểm tra, thẩm định chất lượng của sản phẩm; mức độ hiểu biết về sản phẩm, nhất là các thông tin về khuyết tật của sản phẩm và nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng. Thực tế cho thấy, không ít chủ thể kinh doanh đã lợi dụng ưu thế này để xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã làm thay đổi mọi mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh cả về lượng và chất: trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, hàm lượng tri thức chuyên ngành kết tinh trong sản phẩm ngày càng tĕng; hệ thống, phương thức kinh doanh có tính quốc tế hóa cao và ngày càng phức tạp, đã đặt người tiêu dùng trước một rủi ro lớn là ngày càng khó có thể tự kiểm định chất lượng của sản phẩm bằng các hiểu biết thông thường và nếu bị thiệt hại trong quá trình tiêu dùng sản phẩm thì rất khó quy trách nhiệm cho các chủ thể kinh doanh, nhất là khi hiện nay người tiêu dùng dường như đã và đang “bị trao” toàn bộ các “trách nhiệm” kiểm nghiệm sản phẩm. Chính vì vậy, người tiêu dùng luôn đối mặt với nguy cơ phải gánh chịu mọi rủi ro, thiệt hại xảy ra trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Ở Việt Nam, thời gian qua có rất nhiều sản phẩm được sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng, an toàn đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng không chỉ về tài sản mà cả về sức khỏe, tính mạng [139, tr.14-17]. “Quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm đang dần trở thành một hiện tượng phổ biến” [76, tr.66], nhiều vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra trên diện rộng với tính chất ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội. “Nếu tình trạng này, không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm nĕng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước” [14, tr.1]. 2 Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các quy định về trách nhiệm sản phẩm đã được hình thành và phát triển nhằm khắc phục vị trí “yếu thế” của người tiêu dùng trong mối quan hệ với chủ thể kinh doanh. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét trách nhiệm sản phẩm của chủ thể kinh doanh, nhiều quốc gia đã ban hành Luật Trách nhiệm sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay chưa có một đạo luật riêng về trách nhiệm sản phẩm, các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng với một số nội dung khác về trách nhiệm sản phẩm được quy định trong các vĕn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm đã bước đầu tạo ra một khung pháp lý đa dạng, điều chỉnh cơ bản các quan hệ về trách nhiệm sản phẩm và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam cũng đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập như: chưa định hình rõ một mô hình pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; thiếu tính hệ thống, đồng bộ; nhiều quy định chưa sát hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi Do đó, việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khĕn, hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày càng phổ biến, nghiêm trọng như hiện nay. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, từ đó tạo cơ sở khoa học đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này là vấn đề khách quan, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm: Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm; Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; Các học thuyết pháp lý về trách nhiệm sản phẩm; Cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam trong quan hệ so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác; từ đó làm rõ sự tương đồng, khác biệt; xu hướng điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trên thế giới và những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi và làm rõ các nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ tư, nghiên cứu đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm và thực tiễn thực hiện các quy định đó ở Việt Nam. Một số quy định pháp luật của các quốc gia khác và phán quyết của Tòa án nước ngoài về trách nhiệm sản phẩm cũng được luận án nghiên cứu để góp phần làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm là một vấn đề rộng, có thể được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều góc độ và ở các mức độ khác nhau. Luận án không nghiên cứu tất cả các vấn đề của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm mà chỉ nghiên cứu những nội dung của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm với tư cách là một chế định pháp luật 4 bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, tập trung phân tích làm rõ các nội dung về trách nhiệm sản phẩm theo nghĩa hẹp, “là tổng hợp các trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD do pháp luật quy định, phát sinh từ thời điểm sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không đảm bảo an toàn”; không nghiên cứu tất cả các nghĩa vụ mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ nhằm bảo đảm sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường. Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu tính hệ thống, đồng bộ; tính phù hợp, khả thi của các quy định trong pháp luật Việt Nam về: đối tượng của trách nhiệm sản phẩm; cĕn cứ xác định trách nhiệm sản phẩm; chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm; các dạng trách nhiệm sản phẩm và các trường hợp được miễn trách nhiệm sản phẩm. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam được nghiên cứu giới hạn trong hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động xét xử của Tòa án và việc thực hiện trách nhiệm sản phẩm của các chủ thể kinh doanh. - Phạm vi về không gian Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm được luận án nghiên cứu giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật của các quốc gia khác và phán quyết của Tòa án nước ngoài về trách nhiệm sản phẩm được luận án nghiên cứu giới hạn ở các nước có nền pháp luật về trách nhiệm sản phẩm phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu) và các nước có những điểm tương đồng với Việt Nam (các nước Đông Nam Á). - Phạm vi về thời gian Luận án nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam từ nĕm 2010 (thời điểm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành) đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp 5 luận khoa học được sử dụng để nghiên cứu toàn bộ nội dung của luận án. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, để nghiên cứu làm rõ nội dung của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý như: Phương pháp hệ thống; Phương pháp lịch sử; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp trừu tượng hóa; Phương pháp luật học so sánh; Phương pháp thống kê; Phương pháp nghiên cứu tình huống Đối với mỗi chương trong luận án, tác giả xác định các phương pháp nghiên cứu giữ vai trò chủ đạo như sau: - Trong Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, và phương pháp tổng hợp để hệ thống, so sánh cũng như đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; xác định những kết quả nghiên cứu đã đạt được mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển cùng với những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. - Trong Chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp trừu tượng hóa là các phương pháp được tác giả sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm. - Trong Chương 3, để đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp luật học so sánh. Đối với việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam thì phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích, tổng hợp được xác định là các phương pháp chủ đạo. - Trong Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp cùng với phương pháp hệ thống để nghiên cứu đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, với cách tiếp cận hệ thống, khoa học từ các góc độ và phương diện khác nhau, tác giả đã phân tích làm rõ và đưa ra quan điểm khoa học về các vấn đề: Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm; Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; Cấu trúc của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, 6 qua đó giải quyết thỏa đáng những vấn đề lý luận nền tảng của chế định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm. Thứ hai, dựa trên việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam, luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện. Ngoài ra, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam, luận án cũng chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi, đồng thời làm rõ các nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ ba, luận án đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. Các định hướng, giải pháp này được xây dựng dựa trên sự phân tích, đánh giá khoa học thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận Luận án đã hệ thống, bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm; phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam, qua đó tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong thời gian tới. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án khai thác sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm trong bối cảnh: (i) Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; (ii) Những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước hành vi xâm phạm của chủ thể kinh doanh; (iii) Nhiều vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng gây bức xúc trong dư luận xã hội và có chiều hướng gia tĕng cả về quy mô kinh tế lẫn tác động xã hội trong khi hệ thống pháp luật cũng như việc thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm còn nhiều hạn chế, bất cập. 7 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và pháp luật về trách nhiệm sản phẩm nói riêng. Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo kèm theo, luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm TNSP không phải là vấn đề nghiên cứu mới của khoa học pháp lý thế giới. Những nội dung liên quan đến pháp luật về TNSP đã được nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận từ các giác độ, phương diện hoặc mục đích khác nhau, vì thế dẫn đến các quan niệm, quan điểm và kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Ở Việt Nam, thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến pháp luật về TNSP đã nhận được sự chú trọng của các nhà khoa học, nhà lập pháp và bước đầu có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật này. Các công trình nghiên cứu pháp luật về TNSP trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu phong phú, đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm Ở góc độ lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển; các học thuyết, nguyên lý nền tảng; khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về TNSP trên thế giới và ở mỗi quốc gia được nhận thức, luận giải trong nhiều công trình khoa học với các quy mô, cấp độ khác nhau, cụ thể như sau: Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về TNSP. Nguồn gốc ra đời, sự hình thành và phát triển của các học thuyết, nguyên lý, quy định pháp luật về TNSP của các quốc gia, khu vực, trong đó phổ biến là Hoa Kỳ, EU được trình bày trong nhiều công trình khoa học và có kết quả nghiên cứu cơ bản tương đồng nhau như: Products Liability của Frumer, Friedman, Sklaren [169]; An Introduction to Product Liability Law của Marler Clark [192]; The Law of Products Liability của Paul Stephen Dempsey [197]; Products Liability Law của David G. Owen [162] Các nghiên cứu này đều cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc 9 hình thành, phát triển và áp dụng TNSP, coi đây là nơi khởi nguồn của các học thuyết, nguyên lý và quy định pháp luật về TNSP trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, các học thuyết nền tảng của TNSP, đặc biệt là học thuyết về sự bất cẩn và học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt được hình thành bắt nguồn trước hết từ các phán quyết của Tòa án về những vụ kiện yêu cầu BTTH do sản phẩm gây ra, sau đó phát triển thành những trường hợp ngoại lệ, được mở rộng dần và cuối cùng đã loại bỏ việc áp dụng học thuyết về sự can dự của hợp đồng (The Doctrine of Privity of Contract) trong các vụ kiện về TNSP. Sau đó, những quốc gia, khu vực khác như EU và các nước thành viên, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhanh chóng tiếp nhận, phát triển các học thuyết, quy định về TNSP của Hoa Kỳ, qua đó đưa chế định TNSP lan tỏa mạnh mẽ ra khắp thế giới. Khác với các nghiên cứu trên, một số công trình khoa học đi sâu nghiên cứu những điểm đặc thù trong quá trình hình thành, phát triển chế định TNSP của một quốc gia, khu vực cụ thể. Điển hình như trong “The Japanese Product Liability Law: Sending A Pro-Consumer Tsunami Through Japan’s Corporate and Judicial Worlds” [180], Jason F. Cohen đã phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, sự hình thành, phát triển của chế định TNSP trong bối cảnh vĕn hóa và hệ thống pháp lý của Nhật Bản, từ đó chỉ ra những rào cản về cấu trúc và vĕn hóa khi theo đuổi các yêu cầu về TNSP. Theo tác giả, các chế độ pháp lý trước đây của Nhật Bản không đủ sức đưa ra các biện pháp bảo vệ thỏa đáng đối với NTD, do đó việc ban hành một đạo luật riêng về TNSP là cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả còn xem xét, đánh giá những tác động của Luật TNSP đối với các doanh nghiệp, cơ quan tư pháp, chính phủ và NTD Nhật Bản, qua đó khẳng định: Luật TNSP là bước quan trọng đầu tiên nhằm tạo ra một hệ thống khắc phục TNSP công bằng hơn và làm cho các nhà sản xuất có trách nhiệm hơn với NTD. Về quá trình ra đời, phát triển của pháp luật về TNSP ở Canada, theo Trương Hồng Quang, “Pháp luật TNSP của Canada” [93], hoạt động lập pháp của Canada chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi pháp luật Hoa Kỳ, nhưng pháp luật về TNSP của Canada lại phát triển chậm hơn nhiều và được đánh giá là ít nghiêm khắc hơn so với pháp luật Hoa Kỳ và EU. Hiện nay, Canada chưa có đạo luật liên bang về TNSP như Hoa Kỳ 10 mà từng bang xây dựng những quy định riêng liên quan đến TNSP trong Luật Bảo vệ NTD hoặc BLDS của bang. Các học giả, luật gia Canada đã và đang nỗ lực vận động việc xây dựng và thông qua đạo luật chuyên về TNSP (theo hình mẫu của Hoa Kỳ). Nghiên cứu sự phát triển của pháp luật về TNSP ở châu Á, trong “Product Liability in Asia” [163], David Goh, Bindu Janardhanan cho rằng động lực thúc đẩy sự phát triển của chế định TNSP ở khu vực này chính là sự nhận thức ngày càng cao về các quyền của NTD do sự phát triển kinh tế và việc các cơ quan nhà nước nhận thức ngày càng rõ nhu cầu bảo vệ NTD chống lại các nhà sản xuất. Ở Việt Nam, lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về TNSP trên thế giới được Lê Hồng Hạnh trình bày trong Chế định TNSP trong pháp luật Việt Nam [54]. Theo tác giả, nguồn gốc của các quy định về TNSP ban đầu là pháp luật dân sự của quốc gia trên cơ sở các yêu cầu bảo đảm chất lượng của nhà cung cấp trong hợp đồng mua bán, đồng thời BLDS cũng được sử dụng như cơ sở pháp lý chủ yếu trong việc giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất đối với những thiệt hại của NTD do khiếm khuyết của sản phẩm gây ra. Đây cũng là quan điểm của Tĕng Vĕn Nghĩa trong “Bàn về Luật TNSP trong kinh doanh quốc tế” [74]. Nhưng ở góc độ lịch sử, theo Lê Hồng Hạnh, quá trình hình thành pháp luật TNSP về cơ bản được đánh đồng với quá trình suy vong của học thuyết về sự can dự của hợp đồng. Theo học thuyết này, người bị thiệt hại có thể khởi kiện những người có hành vi gây lỗi chỉ khi hai bên độc lập và có giao kết hợp đồng. Cùng quan điểm đó, theo Đoàn Tử Tích Phước, “TNSP và nội dung của TNSP trong cơ chế pháp lý về bảo vệ NTD” [90], TNSP là loại trách nhiệm dân sự xuất phát trước tiên từ nghĩa vụ đương nhiên của người bán trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra cho người mua và trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng nghĩa vụ này. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, khi người sản xuất không đồng thời đóng vai trò người bán và xuất hiện những khâu trung gian thực hiện hoạt động thương mại, chế định TNSP dần tách khỏi nghĩa vụ hợp đồng và có những nội dung đặc thù riêng. Ngoài ra, Tĕng Vĕn Nghĩa còn cho rằng, điểm đặc biệt của sự ra đời Luật TNSP là đã thay đổi nguyên tắc trách nhiệm: từ nguyên tắc trách nhiệm dựa trên 11 lỗi đến nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật và khẳng định nhu cầu điều chỉnh vấn đề TNSP bằng pháp luật là một nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong thời đại của những thị trường có tính toàn cầu hiện nay. Một số công trình khoa học tiếp cận nguồn gốc ra đời, phát triển của chế định TNSP bằng cách luận giải sự cần thiết khách quan của các quy định pháp luật bảo vệ NTD nói chung và pháp luật về TNSP nói riêng. Đây cũng là nội dung được phân tích khá sâu sắc trong chuyên đề “Pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” [139] của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. Theo đó, pháp luật bảo vệ NTD, trong đó có các quy định về TNSP là một “sản phẩm có tính lịch sử”. Đầu tiên, cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự gia tĕng các ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất sản phẩm, vị thế của nhà sản xuất, phân phối với NTD không còn bình đẳng như trong nền sản xuất giản đơn. Quá trình phát triển của nền kinh tế tri thức, sự tác động ngày càng sâu của cuộc cách mạng công nghệ, toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử càng làm cho quá trình chuyên môn hóa có những bước nhảy vọt về chất, khoảng cách về vị thế thực tế giữa nhà sản xuất với NTD ngày càng xa. Trong bối cảnh đó, nếu chỉ trông chờ vào khả nĕng tự bảo vệ của mình, NTD khó có thể phòng ngừa và khắc phục những rủi ro khi tham gia giao dịch với chủ thể kinh doanh cũng như trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật là cần thiết để quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với NTD trở nên lành mạnh, công bằng hơn. Những nội dung này cũng được Nguyễn Hữu Huyên bàn đến trong “Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ QLNTD” [62]. Ở một hướng tiếp cận khác, theo Lê Hồng Hạnh, Chế định TNSP trong pháp luật Việt Nam [54], sự hình thành, phát triển của chế định TNSP phát sinh dựa trên nhiều cơ sở khác nhau bao gồm không chỉ cơ sở kinh tế, chính trị, pháp lý mà cả đạo đức xã hội. Về mặt kinh tế, sự phân công lao động xã hội được coi là cơ sở quan trọng của chế định TNSP. Về mặt đạo đức, việc bảo đảm an toàn của sản phẩm khi cung cấp cho NTD là yêu cầu đạo đức mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng phải tuân thủ xuất phát từ nguyên tắc “có được lợi ích nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của những người xung quanh”. Về mặt xã hội, luôn tồn tại một sự ủy nhiệm 12 chung của xã hội đối với nhà cung cấp về việc bảo đảm tính an toàn khi cung cấp các sản phẩm, thực hiện tốt sự ủy nhiệm này là trách nhiệm của nhà cung cấp và cũng là yêu cầu tất yếu để bảo đảm trật tự xã hội và sự ổn định của các mối quan hệ xã hội. Thứ hai, là những công trình nghiên cứu các học thuyết, nguyên tắc pháp lý của pháp luật về TNSP. Trong Products Liability [169], Frumer, Friedman và Sklaren đã phân tích khá sâu sắc nội dung của các nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, nguyên lý về sự bất cẩn, nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt và một số nguyên lý hiện đại khác của chế định TNSP. Đây cũng là những học thuyết chủ yếu về TNSP được đề cập đến trong “A Comparative Study of Product Liability of The United States and China” của Zhen He và Hong Liu [221]. Theo các nghiên cứu này, chính sự ra đời, phát triển của các quy định pháp luật về TNSP đã làm xuất hiện các học thuyết trên, trong đó sự ra đời của học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng, ban hành pháp luật về TNSP của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong “Comparing Products Liability: Concepts in European and American Law” [193], Marshall S. Shapo cũng cho rằng vấn đề trung tâm trong các Chỉ thị về TNSP của Cộng đồng châu Âu và pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ là việc áp dụng nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt, vì trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi của nhà sản xuất là cách duy nhất để giải quyết một cách thỏa đáng sự phân chia công bằng các rủi ro vốn có của nền sản xuất hiện đại. Ở Việt Nam, trong “Các nguyên lý cơ bản của chế định TNSP tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới” [55], Lê Hồng Hạnh và Trương Hồng Quang cũng cho rằng nguyên lý về sự bất cẩn, nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt là những nguyên lý cơ bản trong pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ, EU, Canada và một số nước châu Á. Một số công trình khoa học đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguyên lý này đối với quá trình xây dựng pháp luật về TNSP ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn như theo Trương Hồng Quang, “Pháp luật TNSP của Canada” [93], điểm khác biệt lớn nhất giữa pháp luật về TNSP của Canada với Hoa Kỳ và EU là không dựa trên nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt mà xây dựng 13 trên nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm. Việc nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt không được áp dụng đã làm cho pháp luật về TNSP của Canada thiếu tính nghiêm khắc, bởi về bản chất, nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm và nguyên lý về sự bất cẩn có những hạn chế nhất định nên ít được sử dụng làm cĕn cứ khởi kiện trong các vụ án về TNSP. Trong Chế định TNSP trong pháp luật Việt Nam [54], Lê Hồng Hạnh cho rằng: trách nhiệm nghiêm ngặt nên được áp dụng thay cho trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi để có thể bảo vệ NTD hiệu quả hơn, vì nó giúp người bị thiệt hại giảm gánh nặng chứng minh. Thực tiễn pháp luật về TNSP trên thế giới cho thấy, một số nước ban đầu quy định dựa trên nguyên lý về sự bất cẩn và nguyên lý về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm nhưng sau đó quy định dựa trên nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt. Việc lựa chọn nguyên lý về sự bất cẩn hay nguyên lý trách nhiệm nghiêm ngặt chính là yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật về TNSP trên thế giới. Nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu từng học thuyết, nguyên lý cụ thể của pháp luật về TNSP, trong đó phổ biến là trách nhiệm nghiêm ngặt, có thể kể đến các nghiên cứu sau: - Trong “Regulation of Strict Liability in the CFR and the Estonian Law of Obligations Act” [177], Janno Lahe cho rằng trách nhiệm nghiêm ngặt và trách nhiệm của nhà sản xuất là những dạng phổ biến nhất của trách nhiệm pháp lý không dựa trên lỗi. Trách nhiệm nghiêm ngặt có thể được coi là trách nhiệm không dựa trên lỗi của người sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Theo tác giả, về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý phải dựa trên lỗi và trách nhiệm nghiêm ngặt là một trường hợp đặc biệt. - Sự phát triển của chế định trách nhiệm nghiêm ngặt và các đặc điểm của loại trách nhiệm này được Khuất Quang Phát, Ngô Thu Trang trình bày trong “Lý luận về chế định TNSP trong pháp luật bảo vệ QLNTD” [88]. Theo đó, những ghi nhận về trách nhiệm nghiêm ngặt xuất hiện đầu tiên vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX ở hàng loạt án lệ trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, ngày nay trách nhiệm nghiêm ngặt đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù được thể hiện dưới nhiều dạng thức là các trách nhiệm BTTH khác nhau nhưng trách nhiệm 14 nghiêm ngặt có những đặc điểm chính sau: Là trách nhiệm BTTH; Phát sinh ngoài hợp đồng; Chủ thể phải chịu trách nhiệm là người chịu trách nhiệm về nguồn gây thiệt hại; Là trách nhiệm dân sự không dựa trên yếu tố lỗi, đây là đặc điểm tiêu biểu, điển hình; Cĕn cứ làm phát sinh trách nhiệm bao gồm: có thiệt hạ...ited States and China” [221]; Fairgrieve, Goldberg, Product Liability [168] Trong đó, Marshall S. Shapo so sánh pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ với các chỉ thị về TNSP của EU khi quy định các khái niệm về sản phẩm, khuyết tật của sản phẩm, NTD, nhà sản xuất, thiệt hại, đồng thời chỉ ra những điểm phù hợp, hạn chế của các quy định này; Jane Stapleton phân tích điểm khác biệt giữa Restatement of The Law Third, Torts: Products Liability do Viện Luật Hoa Kỳ biên soạn với những quy định trong Luật Bảo vệ NTD của Vương quốc Anh nĕm 1987 và phần VA trong Luật về những thông lệ thương mại (sửa đổi, bổ sung nĕm 1992) của Australia; Zhen He, Hong Liu so sánh quy định về phạm vi sản phẩm, định nghĩa khuyết tật, các nguyên tắc chịu trách nhiệm và miễn trừ trách nhiệm giữa pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ với các quy định tương tự trong pháp luật Trung Quốc; Fairgrieve, Goldberg trình bày những nội dung cơ bản trong Luật TNSP của Anh và Pháp, so sánh, đối chiếu các quy định đó với pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, các nội dung pháp luật về TNSP cũng được nhiều học giả, nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật, có thể kể đến như: Viện Nhà nước và Pháp luật, Tìm hiểu Luật Bảo vệ NTD các nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt Nam [142]; Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD, Luật Bảo vệ NTD một số nước và vùng lãnh thổ [28]; Nguyễn Thị Tường Vi, TNSP theo pháp luật Cộng đồng châu Âu và pháp luật Việt Nam [137]; Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang, “Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về TNSP của một số nước ASEAN” [60]; Ngô Thị Út Quyên, Pháp luật về bảo vệ NTD của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam [109]; Lê Hồng Hạnh, Chế định TNSP trong pháp luật Việt Nam [54] Các công trình này đã có sự so sánh những nội dung, nguyên tắc cơ bản trong 28 pháp luật về TNSP ở một số quốc gia, khu vực tiêu biểu trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNSP ở Việt Nam. Thứ nĕm, là những công trình nghiên cứu các nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP với tư cách là một bộ phận của Luật Bảo vệ QLNTD. Thời gian qua, ở Việt Nam có nhiều công trình khoa học nghiên cứu một cách quy mô và ở cấp độ cao các nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP với tư cách là một bộ phận của Luật Bảo vệ QLNTD như: Đinh Thị Mỹ Loan, Hoàn thiện pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [67]; Đinh Thị Mai Phương, Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam [91]; Mai Thị Thanh Tâm, Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ QLNTD [111]; Phạm Hồng Loan, Những vấn đề pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả nĕng gây mất an toàn [66]; Nguyễn Vĕn Thành, Pháp luật bảo vệ QLNTD của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật Bảo vệ QLNTD tại Việt Nam [112]; Nguyễn Thị Thư, Hoàn thiện pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam [118], cụ thể như sau: - Nghiên cứu cấp Bộ Hoàn thiện pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Đinh Thị Mỹ Loan là một trong những đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách quy mô, hệ thống, toàn diện những nội dung của pháp luật bảo vệ QLNTD, trong đó có các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn những hạn chế, thiếu sót như: Mang tính chung chung (chỉ mới dừng ở mức độ gọi tên trách nhiệm mà thiếu sự cụ thể, chi tiết), đã gây nhiều khó khĕn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình thực hiện; Thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm, vì thế đã làm mất tính rĕn đe, giáo dục đối với các chủ thể kinh doanh; Về kỹ thuật lập pháp, các quy định còn rải rác và thiếu tính hệ thống. - Trong Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam của Đinh Thị Mai Phương, liên quan đến pháp luật 29 về TNSP, theo tác giả một trong những thành tựu quan trọng của công tác xây dựng cơ chế pháp lý bảo vệ NTD ở nước ta thời gian qua là đã quy định được hệ thống nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như nghiên cứu của Đinh Thị Mỹ Loan, tác giả cho rằng pháp luật bảo vệ QLNTD (trong đó có các quy định về TNSP) vẫn còn những vấn đề hạn chế, bất cập như: Các quy định còn chung chung, trùng lặp, tản mạn, mâu thuẫn và còn nhiều khoảng trống; Chưa dành cho NTD một mức độ bảo vệ tương xứng với tính chất của nhóm đối tượng này so với các chủ thể khác trong việc tham gia mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ (NTD chưa được quy định những “đặc quyền”, những công cụ đặc biệt mà chỉ NTD mới có để bảo vệ, khắc phục những điểm yếu của mình trong quan hệ giao dịch với thương nhân trên thị trường). - Theo Mai Thị Thanh Tâm, Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ QLNTD, pháp luật bảo vệ NTD của một số quốc gia đã đưa ra các quy định về trách nhiệm BTTH do sản phẩm có khuyết tật gây ra. Đây được xem là một chế định đặc biệt, một ngoại lệ của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, có tính đến những yếu tố đặc trưng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh và NTD. Chế định này có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ hiệu quả QLNTD, nâng cao tính cẩn trọng và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên lại chưa được quy định trong bất cứ vĕn bản pháp luật nào của Việt Nam. - Trong Những vấn đề pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả nĕng gây mất an toàn, trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả nĕng gây mất an toàn của một số quốc gia, Phạm Hồng Loan đã nêu ra các vấn đề liên quan đến TNSP mà pháp luật Việt Nam cần phải điều chỉnh, bao gồm: (i) Phải xác định những loại hàng hóa, sản phẩm cần được quản lý một cách chặt chẽ về chất lượng; (ii) Quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, xuất khẩu, người bán hàng, NTD và các cơ quan quản lý nhà nước trong từng công đoạn, từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa; (iii) Quy định về BTTH do hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây ra. 30 - Theo Nguyễn Vĕn Thành, Pháp luật bảo vệ QLNTD của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật Bảo vệ QLNTD tại Việt Nam, với quan niệm NTD thường ở vị trí yếu thế trong việc gánh chịu các rủi ro do quá trình tiêu dùng sản phẩm gây ra, các nhà lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm giải pháp khắc phục vấn đề này và có tính đến quyền lợi chính đáng, hài hòa của nhà sản xuất. Giải pháp được nhiều quốc gia chấp nhận sau này được đưa vào Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25/7/1985 của Cộng đồng châu Âu về TNSP đã góp phần làm giảm gánh nặng chứng minh của NTD, làm cho việc quy kết trách nhiệm đối với nhà sản xuất đơn giản hơn và do đó NTD có cơ hội nhiều hơn, động lực tốt hơn để tiến hành khởi kiện quy TNSP cho nhà sản xuất, khi đó hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về TNSP sẽ được nâng lên. - Nguyễn Thị Thư trong Hoàn thiện pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam đã luận giải làm rõ vì sao pháp luật quy định cũng như phân tích cụ thể các trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định trong Luật Bảo vệ QLNTD; đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại của các quy định này. Trong đó, theo tác giả, “Thu hồi hàng hóa có khuyết tật” và “Trách nhiệm sản phẩm” đều được coi là những biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ QLNTD. Thứ sáu, là những công trình nghiên cứu các nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP từ góc độ trách nhiệm BTTH hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khác với các nghiên cứu trên, nhiều học giả ở Việt Nam đã tiếp cận, làm rõ các nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP từ góc độ trách nhiệm BTTH, điển hình như: Nguyễn Thị Kim Thoa, BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD theo pháp luật dân sự Việt Nam [113]; Nguyễn Trọng Điệp, “BTTH trong pháp luật về bảo vệ QLNTD” [47]; Trần Tuyết Minh, Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt Nam [72], cụ thể như sau: - Theo BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD theo pháp luật dân sự Việt Nam của Nguyễn Thị Kim Thoa, pháp luật về BTTH do vi phạm QLNTD hiện còn những bất cập như: Hệ thống pháp luật bảo vệ QLNTD về vấn đề này chưa hoàn thiện, vừa 31 thiếu và vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của đời sống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Chưa có những biện pháp và chính sách đặc biệt để bảo vệ QLNTD Theo tác giả, NTD chưa tích cực trong việc tiến hành khởi kiện không phải vì pháp luật chưa quy định cho NTD quyền khởi kiện mà vì: (i) Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép người nào bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luật của người khác thì mới được quyền đứng ra khởi kiện người có hành vi vi phạm đó; (ii) Chưa quy định rõ ai sẽ là người bị kiện trong chuỗi phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến NTD; (iii) Do thói quen của NTD (trên thực tế khi mua một số sản phẩm, hàng hóa, NTD thường không có thói quen giữ lại hóa đơn, chứng từ cần thiết nên gặp rất nhiều khó khĕn khi thực hiện nghĩa vụ chứng minh); (iv) Việc chứng minh thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại mà NTD phải gánh chịu trong thực tế rất phức tạp, nhất là đối với các vụ việc có liên quan tới các thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh ngay tức khắc; (v) Trong nhiều trường hợp, để kết luận sản phẩm có chứa độc tố hoặc có ảnh hưởng đến NTD hay không phải qua quy trình kiểm tra, giám định nghiêm ngặt mới phát hiện được, tuy nhiên hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm hiện nay chưa đủ lực, chưa thể trở thành công cụ cung cấp chứng cứ thuận lợi cho NTD khi khởi kiện. - Trong “BTTH trong pháp luật về bảo vệ NTD”, theo Nguyễn Trọng Điệp, BTTH trong trường hợp hàng hóa, sản phẩm gây thiệt hại cho NTD được xác định là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Đồng ý với quan điểm này, trong Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt Nam, Trần Tuyết Minh cũng cho rằng: trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt Nam hiện hành là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, đó là những hậu quả bất lợi về mặt vật chất mà tổ chức, cá nhân phải gánh chịu do đã cung cấp hàng hóa có khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD, không phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân đó có lỗi hay không trong việc tạo ra hàng hóa có khuyết tật. Những nĕm gần đây, với xu hướng tiếp cận từ giác độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhiều học giả đã nghiên cứu vấn đề TNSP của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bảo vệ NTD từ khía cạnh đạo đức kinh doanh. Theo các nhà nghiên cứu, 32 việc doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của chế định TNSP cũng như các quy định khác bảo vệ NTD là góp phần xây dựng một nền kinh tế có luân lý, dựa trên trật tự pháp luật và trật tự đạo đức, một nền kinh tế của sự hài hòa và phát triển bền vững. Bàn về mối quan hệ giữa TNSP với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo Lê Hồng Hạnh, Chế định TNSP trong pháp luật Việt Nam [54], đối với doanh nghiệp, khi thực thi pháp luật về TNSP, có thể thấy những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội như: (i) Việc đưa ra các sản phẩm khuyết tật gây ra thiệt hại, tổn thất cho NTD trong một chừng mực nào đó đã làm mất đi sự ổn định trong cuộc sống, sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, khi đó các doanh nghiệp đã tự chối bỏ “trách nhiệm xã hội”; (ii) Trách nhiệm xã hội đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm phải chú ý đến vấn đề thực hiện đúng các cam kết liên quan đến an toàn, bảo đảm cho người sử dụng, khi các sản phẩm khuyết tật gây ra tổn thất lớn trực tiếp cho NTD sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến xã hội nói chung, nếu mức độ vi phạm ở phạm vi và mức độ rộng lớn thì doanh nghiệp đó đã không thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình. Theo đó, ở một góc độ nhất định, trách nhiệm xã hội sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của họ. Ngược lại, nếu như TNSP của doanh nghiệp được cải thiện, tuân thủ đúng pháp luật thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng đồng thời được khẳng định và phát triển. 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm Nhìn chung, những công trình khoa học của các học giả thế giới và Việt Nam đã cung cấp và phản ánh phong phú, đa dạng các nội dung lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến pháp luật về TNSP từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần chỉ mới tập trung phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về TNSP hoặc nghiên cứu so sánh pháp luật về TNSP giữa các quốc gia trên thế giới hoặc đi sâu nghiên cứu một hay một số nội dung của pháp luật về TNSP; chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể, hệ thống và chuyên sâu về thực trạng pháp luật cũng như đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở các quốc gia. 33 Ở Việt Nam, qua tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về TNSP, tác giả nhận thấy phần lớn các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này chủ yếu được công bố dưới hình thức bài viết đĕng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành Luật hoặc tham luận trong các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia về bảo vệ QLNTD, do đó chưa thể giải quyết một cách hệ thống, thấu đáo tất cả các vấn đề pháp lý về TNSP. Một số nội dung của pháp luật về TNSP cũng đã được nghiên cứu trong những công trình có quy mô lớn và ở cấp độ cao như luận vĕn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, đề tài khoa học cấp Bộ. Tuy nhiên, những công trình này cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài nội dung về TNSP từ góc độ bảo vệ QLNTD, trách nhiệm BTTH hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; chưa có công trình nào ở cấp độ Tiến sĩ nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống, chuyên sâu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở Việt Nam, từ đó tạo cơ sở khoa học đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ QLNTD ở Việt Nam. 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển Các học giả trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP của các quốc gia, khu vực từ nhiều góc độ, phương diện và ở các cấp độ khác nhau, qua đó đạt được những kết quả nghiên cứu quan trọng về lĩnh vực pháp luật này: Thứ nhất, các nghiên cứu đều cho rằng, Hoa Kỳ chính là nơi khởi nguồn của các học thuyết, nguyên lý, quy định về TNSP. Sau đó, chế định pháp luật này nhanh chóng phát triển sang châu Âu và đến nay đã được nhiều quốc gia quan tâm xây dựng. Pháp luật về TNSP của Hoa Kỳ và EU có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển của pháp luật về TNSP của các quốc gia, khu vực khác. Trong đó, Hoa Kỳ được coi là quốc gia tiên phong trong xây dựng, áp dụng TNSP theo hướng quy kết trách nhiệm cho nhà sản xuất ngay cả khi họ không có lỗi trong việc gây ra khuyết tật 34 của sản phẩm, còn Chỉ thị 85/374/EEC về TNSP của EU được coi là hình mẫu khá toàn diện để các quốc gia khác tham khảo xây dựng đạo luật về TNSP. Thứ hai, pháp luật về TNSP của các quốc gia chủ yếu được xây dựng dựa trên học thuyết về sự vi phạm nghĩa vụ bảo đảm, học thuyết về sự bất cẩn và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt. Trong đó, sự hình thành và phát triển của học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt có ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNSP của nhiều quốc gia. Theo nhiều công trình nghiên cứu, trách nhiệm nghiêm ngặt chính là cách duy nhất để giải quyết thỏa đáng sự phân chia công bằng các rủi ro vốn có của nền sản xuất hiện đại, vì nó tạo ra một cơ chế pháp lý thuận lợi để bảo vệ QLNTD. Ngày nay, việc lựa chọn học thuyết về sự bất cẩn hay học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt làm cơ sở xây dựng pháp luật về TNSP là vấn đề cơ bản tạo nên sự khác biệt trong pháp luật về TNSP giữa các quốc gia. Thứ ba, khái niệm về TNSP và những khái niệm có liên quan như sản phẩm, sản phẩm có khuyết tật, NTD, chủ thể chịu TNSP, thiệt hại xảy ra được nghiên cứu, đánh giá trong nhiều công trình khoa học, từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau đã phần nào làm rõ nội hàm của những khái niệm này. Tuy nhiên, việc quy định những vấn đề này như thế nào trong pháp luật về TNSP của các quốc gia thì vẫn có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Thứ tư, kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cho thấy các quy định pháp luật về TNSP của Việt Nam đã có sự tương thích và ngày càng tiệm cận với pháp luật về TNSP ở các nước phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung chế định pháp luật về TNSP ở Việt Nam vẫn chưa được định hình một cách độc lập, đầy đủ, rõ ràng để thiết lập một cơ chế chịu trách nhiệm cụ thể, khả thi của chủ thể kinh doanh đối với các sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho NTD cũng như chưa tạo được một cơ chế đặc biệt giúp NTD bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của mình trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Dựa trên việc đánh giá tổng quan tình hình các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án xác định cần tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ các nội dung sau: 35 Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về TNSP bao gồm: khái niệm TNSP và những khái niệm có liên quan, các học thuyết pháp lý về TNSP, cấu trúc của pháp luật về TNSP, luận án tiếp tục nghiên cứu nhằm hệ thống, bổ sung, làm sáng tỏ các nội dung này; có sự so sánh và luận giải để làm rõ những điểm phù hợp và bất cập, từ đó đưa ra quan điểm khoa học về các vấn đề nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của pháp luật về TNSP. Thứ hai, dựa trên cấu trúc của pháp luật về TNSP, luận án nghiên cứu đánh giá tính hệ thống, đồng bộ và tính phù hợp, khả thi của pháp luật về TNSP ở Việt Nam trong quan hệ so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác, trên cơ sở đó làm rõ sự tương đồng, khác biệt; xu hướng điều chỉnh của pháp luật về TNSP trên thế giới và những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam. Thứ ba, luận án nghiên cứu đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở Việt Nam; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi và làm rõ các nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ tư, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở Việt Nam, luận án nghiên cứu đề xuất các định hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNSP ở Việt Nam. 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu 1.3.1. Các lý thuyết nghiên cứu - Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được Paul A. Samuelson (1915 - 2009) nâng lên thành tư tưởng chủ yếu trong “Kinh tế học” của mình với chủ trương muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình” là thị trường và Nhà nước. Lý thuyết này đề cao vai trò, chức nĕng của Nhà nước trong việc ban hành pháp luật và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật nhằm khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường, bảo đảm sự công bằng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tĕng trưởng. Trong đó, vấn đề xây dựng và hoàn thiện các vĕn bản pháp luật kinh tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh và bảo vệ NTD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhằm 36 bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, bởi lẽ NTD chính là nhân vật trung tâm của nền kinh tế và là đối tượng hướng tới của mọi chủ thể kinh doanh. - Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) Lý thuyết về thông tin bất cân xứng xuất hiện lần đầu tiên vào những nĕm 1970 và dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bởi các nhà khoa học George A. Akerlof, Michael Spence và Joseph E. Stiglitz. Theo lý thuyết này, thông tin bất cân xứng dẫn đến hậu quả là thị trường không đạt được trạng thái hiệu quả tối ưu vì: (i) Giao dịch với thông tin bất cân xứng tạo ra một lượng phúc lợi xã hội bị tổn thất hoặc mất mát và (ii) Giao dịch với thông tin bất cân xứng dẫn đến hậu quả là thị trường chỉ có sản phẩm, dịch vụ xấu hoặc thậm chí không tồn tại. Theo kết quả nghiên cứu, Nhà nước đóng một vai trò quan trọng và có khả nĕng hạn chế hay giảm bớt sự bất cân xứng thông tin trên thị trường thông qua việc tạo ra một thể chế pháp lý hiệu quả. Trong mối quan hệ tiêu dùng, các bên tham gia (chủ thể kinh doanh và NTD) có được lượng thông tin không cân xứng nhau về sản phẩm. Một bên là nhà sản xuất, nhà bán hàng có những lợi thế thông tin về sản phẩm, trong khi đó NTD không có điều kiện tiếp cận với những thông tin này. Chính vì thế, NTD luôn có nguy cơ phải gánh chịu mọi rủi ro, thiệt hại xảy ra trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Xuất phát từ thực tế đó, Nhà nước phải ban hành và từng bước hoàn thiện pháp luật về TNSP nhằm khắc phục vị trí yếu thế của NTD trong mối quan hệ với chủ thể kinh doanh. - Lý thuyết về công bằng Lý thuyết này được hiểu ở việc đối xử bình đẳng với những người ngang nhau trong mối quan hệ, bảo vệ kẻ yếu trong mối tương quan với kẻ mạnh nhằm bảo đảm công bằng xã hội. Vì lẽ đó, mọi hệ thống pháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu. Đây là lý thuyết có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD nói chung và pháp luật về TNSP nói riêng, do trong quan hệ tiêu dùng, NTD luôn ở vị trí yếu thế so với chủ thể kinh doanh. Pháp luật bảo vệ NTD và pháp luật về TNSP sẽ đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự để khắc phục những lỗ hổng về khả nĕng tự do và bình đẳng của NTD trong mối quan hệ 37 với chủ thể kinh doanh để quan hệ dân sự có thể trở lại với đúng bản chất của nó. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Luận án được triển khai nghiên cứu với các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Quan niệm như thế nào về TNSP và pháp luật về TNSP? Cấu trúc của pháp luật về TNSP bao gồm những nội dung gì? Giả thuyết nghiên cứu: Theo nghĩa rộng, TNSP là tổng hợp các nghĩa vụ mà chủ thể kinh doanh phải tuân thủ nhằm bảo đảm sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường và gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi khi vi phạm các nghĩa vụ đó hoặc khi sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không bảo đảm an toàn. Theo nghĩa hẹp, TNSP là tổng hợp các trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD do pháp luật quy định, phát sinh từ thời điểm sản phẩm mà họ sản xuất, cung ứng cho thị trường được xác định là không bảo đảm an toàn. Cấu trúc của pháp luật về TNSP bao gồm: đối tượng của TNSP, cĕn cứ xác định TNSP, chủ thể chịu TNSP, các dạng TNSP và các trường hợp được miễn TNSP. Kết quả nghiên cứu (dự định): Đưa ra quan điểm khoa học về khái niệm TNSP và khái niệm pháp luật về TNSP; phân tích làm rõ các đặc điểm, vai trò và cấu trúc của chế định pháp luật này. Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng pháp luật về TNSP ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Hệ thống pháp luật về TNSP ở Việt Nam hiện nay có những hạn chế, bất cập như: chưa định hình rõ một mô hình pháp luật về TNSP; thiếu tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ; nhiều quy định chưa sát hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi Kết quả nghiên cứu (dự định): Phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện của pháp luật về TNSP ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? 38 Giả thuyết nghiên cứu: Việc thực thi pháp luật về TNSP ở Việt Nam thời gian qua chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ QLNTD, còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều phía, đặc biệt là mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về TNSP của các chủ thể kinh doanh. Kết quả nghiên cứu (dự định): Phát hiện được những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về TNSP ở Việt Nam và làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Câu hỏi nghiên cứu 4: Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNSP ở Việt Nam, thời gian tới cần thực hiện giải pháp nào? Giả thuyết nghiên cứu: Cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào các giải pháp trọng tâm: Hoàn thiện các quy định pháp luật về TNSP; Nâng cao nhận thức của chủ thể kinh doanh trong thực thi các quy định về TNSP; Nâng cao nhận thức của NTD đối với việc bảo vệ quyền lợi của mình. Kết quả nghiên cứu (dự định): Đề xuất được các định hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TNSP ở Việt Nam. Tiểu kết chương 1 Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính và bao cấp, các doanh nghiệp trong nền kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo kế hoạch, chỉ tiêu, pháp lệnh, TNSP của doanh nghiệp cũng chính là trách nhiệm của Nhà nước. Vì thế, các vấn đề về TNSP hầu như không được đặt ra. Khi Việt Nam chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều hệ quả to lớn về kinh tế - xã hội, trong đó có những tác động tiêu cực đến QLNTD. Trong bối cảnh đó, pháp luật về bảo vệ QLNTD, đặc biệt là các quy định về TNSP ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà lập pháp, nhà khoa học cũng như toàn xã hội. Trong chương này, luận án đã làm rõ các nội dung sau: Thứ nhất, khái quát được tình hình nghiên cứu pháp luật về TNSP trên thế giới cũng như ở Việt Nam thành hai nhóm: (i) Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về TNSP bao gồm: nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển; 39 các học thuyết, nguyên tắc pháp lý; các khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về TNSP; (ii) Nhóm công trình nghiên cứu những nội dung pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TNSP ở Hoa Kỳ, EU và một số quốc gia khác; so sánh pháp luật về TNSP giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới; nghiên cứu pháp luật về TNSP với tư cách là một bộ phận của Luật Bảo vệ QLNTD; nghiên cứu pháp luật về TNSP từ góc độ trách nhiệm BTTH hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thứ hai, dựa trên việc đánh giá tổng quan tình hình những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, luận án xác định: (i) Những kết quả nghiên cứu pháp luật về TNSP đã đạt được mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển; (ii) Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Thứ ba, khái quát nội dung của các lý thuyết nghiên cứu sử dụng trong luận án, bao gồm: Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp; Lý thuyết về thông tin bất cân xứng; Lý thuyết về công bằng; xây dựng hệ thống câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu để triển khai nghiên cứu các nội dung của luận án. 40 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 2.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm 2.1.1. Khái niệm trách nhiệm sản phẩm TNSP là một chế định pháp luật quan trọng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Sự ra đời, phát triển của chế định này gắn liền với thực tiễn bảo vệ QLNTD trước các chủ thể kinh doanh. Với quan niệm NTD luôn ở vị trí yếu thế khi xảy ra các rủi ro, thiệt hại trong quá trình tiêu dùng sản phẩm, nhà làm luật đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp khắc phục vấn đề này nhằm bảo đảm một sự bình đẳng, cân bằng về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng, qua đó góp phần tạo nên sự ổn định xã hội, đã dẫn đến sự ra đời của các quy định về TNSP. Đây được coi là bước tiến lớn trong pháp luật của nhiều quốc gia nhằm kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh doanh vì lợi ích chung của cộng đồng. Các quy định về TNSP ban đầu xuất phát từ nghĩa vụ đương nhiên của các chủ thể kinh doanh trong việc bảo đảm sự an toàn của sản phẩm đối với NTD và gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, khi nhà sản xuất không đồng thời là nhà bán hàng và xuất hiện nhiều khâu trung gian trong hoạt động thương mại thì loại trách nhiệm này dần tách khỏi nghĩa vụ hợp đồng và có những nét đặc thù để có thể bảo vệ hữu hiệu quyền được an toàn của NTD trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay, việc nhận diện, làm rõ khái niệm, bản chất của TNSP trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ QLNTD vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Ngay bản thân khái niệm TNSP cho đến nay vẫn chưa được coi là một thuật ngữ pháp lý chính thức được sử dụng trong các vĕn bản pháp luật của Việt Nam; việc phân biệt, giải quyết mối quan hệ giữa khái niệm TNSP với các khái niệm có liên quan khác như: trách nhiệm pháp lý, 41 trách nhiệm của chủ thể kinh doanh đối với NTD, trách nhiệm BTTH cũng chưa được nghiên cứu, luận giải một cách thỏa đáng. Theo Từ điển tiếng Việt, “Trách nhiệm: (i) Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả; (ii) Là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” [141, tr.1020]. Như vậy, theo nghĩa thông thường, “trách nhiệm” là sự ràng buộc của một chủ thể đối với một nghĩa vụ nào đó mà nếu chủ thể đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải gánh chịu hậu quả. Đối với “t...ề “Trách nhiệm nghiêm ngặt” tại Việt Nam”, Bản tin Cạnh tranh & Người tiêu dùng, số 2-2009, tr.24-26; 58. Nguyễn Thái Hoàng. 2008. Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và một số đề xuất xây dựng Luật Trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội; 59. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam 4 (T-Z), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội; 60. Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang. 2010. “Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nước ASEAN”, Tạp chí Luật học, số 07, tr.46-54,76; 61. Trần Thị Quang Hồng, Trương Hồng Quang. 2010. “Một số vấn đề chung về chế định trách nhiệm sản phẩm và vai trò của chế định này dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, tr.25-34; 62. Nguyễn Hữu Huyên. 2009. “Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật và Konrad Adenauer Stiftung; 63. Jannick Desforges. 2007. “Pháp luật về bảo hành sản phẩm ở Canada”, Chuyên đề “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; 64. Ngọc Lan. 2014. “Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, khách chờ nhà bảo hiểm”, Báo Đầu tư chứng khoán, ngày 23/6/2014; 65. Laurent Leveneur. 2010. “Đảm bảo an toàn sản phẩm và đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng: Hàng hóa có khuyết tật và hàng hóa không phù hợp”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Từ hai góc nhìn: Á- Âu, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, tr.59-71; 66. Phạm Hồng Loan. 2010. Những vấn đề pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả nĕng gây mất an toàn, Luận vĕn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; 67. Đinh Thị Mỹ Loan. 2006. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp Bộ, Bộ Thương mại; 68. Lê Vương Long. 2008. Trách nhiệm pháp lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; 69. Cẩm Mai. 2011. “Mazda phải thu hồi 65.000 xe vì mạng nhện”, Báo Dân Việt, ngày 05/3/2011; 70. Nguyễn Thị Mai. 2018. “Xác định hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa có khuyết tật”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, ngày 14/11/2018; 71. Thế Mỹ - Thái Minh. 2017. “Lốp xe Kumho bị rách vì “đá vĕng”?”, Báo Người tiêu dùng, số 16/12/2017; 72. Trần Tuyết Minh. 2014. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam, Luận vĕn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; 73. Bạch Nga. 2009. “Người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Bản tin Cạnh tranh & Người tiêu dùng, số 2-2009, tr.18-20; 74. Tĕng Vĕn Nghĩa. 2008. “Bàn về Luật Trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 02, tr.41-49; 75. Lê Thị Hải Ngọc. 2017. Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội; 76. Đỗ Thị Ngọc. 2007. “Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên cơ sở xem xét một số vụ việc cụ thể tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10, tr.62-70; 77. Nguyễn Trường Ngọc. 2018. “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Công thương, ngày 13/6/2018; 78. Anh Nguyễn. 2017. “Khách hàng “tố” Ford quảng cáo sai sự thật”, Báo Người tiêu dùng, ngày 23/9/2017; 79. Bách Nguyễn. 2019. “Giải quyết tranh chấp về quyền lợi người tiêu dùng tại Tòa án: Cần cơ chế xét xử để tránh được vạ thì má sưng”, Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 12/11/2019; 80. Nhà pháp luật Việt - Pháp. 2005. Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; 81. Nhà pháp luật Việt - Pháp. 2009. “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn Á - Âu”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ khu vực, Hà Nội; 82. Nhà pháp luật Việt - Pháp. 2009. Từ điển Thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội; 83. Nhà pháp luật Việt - Pháp. 2010. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”; 84. Chu Đức Nhuận. 2012, Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội; 85. Nontawat Nawatrakulpisut. 2010. “Bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Thái Lan”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Từ hai góc nhìn: Á - Âu, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, tr.158-163; 86. Nguyễn Như Phát. 2010. “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 02, tr.28-34; 87. Nguyễn Như Phát. 2010. “Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn: Á - Âu”, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, tr.10-18; 88. Khuất Quang Phát, Ngô Thu Trang. 2016. “Lý luận về chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Luật học, số 08, tr.68-76; 89. Nguyễn Hữu Phúc. 2016. “Yêu cầu pháp lý của trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật Liên minh châu Âu - Bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 09, tr.60-64; 90. Đoàn Tử Tích Phước. 2009. “Trách nhiệm sản phẩm và nội dung của trách nhiệm sản phẩm trong cơ chế pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật và Konrad Adenauer, tr.113-124; 91. Đinh Thị Mai Phương. 2008. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; 92. Thu Phương - Bùi Hùng. 2019. “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Chưa đủ mạnh làm chỗ dựa cho người tiêu dùng”, Tạp chí Công thương, ngày 14/6/2019; 93. Trương Hồng Quang. 2011. “Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Canada”, Tạp chí Luật học, số 7/2011, tr.70-76; 94. Trương Hồng Quang. 2013. “Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu”, Tạp chí Luật học, số 4/2013, tr.66-76; 95. Quốc hội. 2005. Bộ luật Dân sự; 96. Quốc hội. 2015. Bộ luật Dân sự; 97. Quốc hội. 2015. Bộ luật Tố tụng dân sự; 98. Quốc hội. 2010. Luật An toàn thực phẩm; 99. Quốc hội. 2010. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 100. Quốc hội. 2007. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018); 101. Quốc hội. 2014. Luật Doanh nghiệp; 102. Quốc hội. 2016. Luật Dược; 103. Quốc hội. 2004. Luật Điện lực; 104. Quốc hội. 2012. Luật Luật Điện lực (sửa đổi, bổ sung một số điều); 105. Quốc hội. 2012. Luật Giá; 106. Quốc hội. 2012. Luật Quảng cáo; 107. Quốc hội. 2006. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; 108. Quốc hội. 2005. Luật Thương mại; 109. Ngô Thị Út Quyên. 2012. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận vĕn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; 110. Quách Thúy Quỳnh. 2013. “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - Kinh nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16(248), tr.53-58; 111. Mai Thị Thanh Tâm. 2009. Nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luận vĕn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội; 112. Nguyễn Vĕn Thành. 2011. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, Luận vĕn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; 113. Nguyễn Thị Kim Thoa. 2009. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận vĕn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; 114. Nguyễn Thúy. 2008. “Từ vụ chai 7Up nổ làm mù mắt người tiêu dùng: Không ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, <https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/- thoi-su-phap-luat/thoi-su/-12462/tu-vu-chai-7up-no-lam-mu-mat-nguoi-tieu-dung- khong-ai-bao-ve-nguoi-tieu-dung>, (truy cập ngày 01/5/2020); 115. Phan Thị Thanh Thủy. 2018. “Từ vụ kiện Apple Inc. làm chậm iPhone ở Việt Nam, bàn về xu hướng khởi kiện tập thể trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 34, số 02, tr.75-83; 116. Nguyễn Minh Thư. 2013. “Pháp luật thế giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản phẩm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 01, tr.35-45; 117. Nguyễn Minh Thư. 2013. “Kiến nghị xây dựng khái niệm sản phẩm trong Luật Trách nhiệm sản phẩm Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 08, tr.59-65; 118. Nguyễn Thị Thư. 2013. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội; 119. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ. 2008. “Một số luật bảo vệ người tiêu dùng ở Hoa Kỳ”, ngày 02/4/2008, <https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/09/- 17/76545/>, (truy cập ngày 02/02/2020); 120. Phan Thương. 2018. “Người Việt kiện Hãng Apple, được không”, Báo Thanh niên, ngày 04/3/2018; 121. Thủy Tiên. 2015, “PepsiCo coi thường người tiêu dùng Việt”, Báo An ninh tiền tệ và truyền thông, ngày 19/10/2016; 122. Tòa án nhân dân huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 2018. Bản án số 09/2018/DS-ST ngày 28/8/2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng; 123. Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. 2015. Bản án dân sự sơ thẩm số 06/2015/DS-ST ngày 15 và 23/9/2015 về việc tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 124. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông. 2019. Bản án số 14/2019/DS-PT ngày 05/4/2019 về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 125. Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. 2019. Bản án số 19/2019/DS-PT ngày 13/5/2019 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng; 126. Tòa án nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án. 2020. Tổng số bản án, quyết định đã được công bố, < bobanan.toaan.gov.vn/>, (truy cập ngày 01/9/2020); 127. Đinh Thị Hồng Trang. 2014. “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12, tr.22-26; 128. Ngô Thu Trang. 2016. “Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 291, tr.37-40; 129. Ngô Thu Trang. 2019. “Vướng mắc trong việc áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, 25/10/2019, <https://tapchi- toaan.vn/bai-viet/phap-luat/vuong-mac-trong-ap-dung-phap-luat-ve-boi-thuong- thiet-hai-ngoai-hop-dong>, (truy cập ngày 14/2/2020); 130. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2012. Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; 131. Trường Đại học Luật Hà Nội. 2016. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; 132. Trần Ngọc Tú. 2017. “Về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”, Báo Tài chính, ngày 23/10/2017; 133. Thanh Tùng. 2007. “Các nhà chuyên môn nói gì về 3-MCPD”, Báo Thanh niên, ngày 09/6/2007; 134. Ủy ban Nĕng suất Australia. 2008. “Đánh giá về khung chính sách bảo vệ người tiêu dùng Úc”, số 45, Canberra; 135. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2016. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án; 136. “Vi phạm an toàn thực phẩm: Khởi kiện, tại sao không?”, Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam, ngày 05/4/2016; 137. Nguyễn Thị Tường Vi. 2009. Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật Cộng đồng châu Âu và pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; 138. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 2010. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự nĕm 2005, Tập I, Phần thứ nhất: Những quy định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; 139. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 2008. “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Thông tin Khoa học pháp lý, số chuyên đề, tr.3-51; 140. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 2006. Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội; 141. Viện Ngôn ngữ học. 2003. Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng - Hà Nội; 142. Viện Nhà nước và Pháp luật. 1999. Tìm hiểu Luật Bảo vệ người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Nxb. Lao động; Tiếng Anh 143. Act no. 104 of 23 December 1988 relating to Product Liability in Norway, , (truy cập ngày 02/02/2020); 144. Alan Butler. 2017. “Products Liability and the Internet of (Insecure) Things: Should Manufacturers Be Liable for Damage Caused by Hacked Devices?”, University of Michigan Journal of Law Reform, Volume 50, Issue 4, pg.913-930, , (truy cập ngày 02/02/2020); 145. America Law Institute. 1965. Restatement of The Law Second, Torts, , (truy cập ngày 10/02/2020); 146. America Law Institute. 1998. Restatement of The Law Third, Torts: Products Liability, <https://ius.unibas.ch/fileadmin/user_upload/fe/file/Vorlesung- _vom_13.1._Restatement_of_the_law_thirds_tords_Product_Liability.pdf>, (truy cập ngày 02/02/2020); 147. America Law Institude. 2013. Restatement of The Law Third, Torts: Liability for Economic Harm, Preliminary Draft No. 2, (September 3, 2013), <https://files.reedsmith.com/files/uploads/DrugDeviceLawBlog/ALI_R3d_EconHar m_PD2.pdf>, (truy cập ngày 10/02/2020); 148. American Law Institute and the National Conference of Commissioners on Uniform State Laws. 2012. Uniform Commercial Code, <https://www.uniform- laws.org/acts/ucc>, (truy cập ngày 10/02/2020); 149. A.Mitchell Polinsky, Steven Shavell. 2010. “The Uneasy Case for Product Liability”, Havard Law Review, Vol. 123:1437, pg.1438-1491; 150. Bryan A.Garner Editor in Chief. 2009. Black’s Law Dictionary 8th Edition, West Pulishing Co., < Dictionary-Edition-8.pdf>, (truy cập ngày 02/02/2020); 151. Cahen v. Toyota Motor Corp., 147 F. Supp.3d 955, 971 (N.D. Cal. 2015) , (truy cập ngày 02/02/2020); 152. Canada Consumer Product Safety Act 2010, <https://laws-lois.justice.gc- .ca/eng/acts/c-1.68/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 153. Charles B.Roberts. 2018. “Virginia Court Rejects Product Liability Case Based on Plaintiff’s Failure to Establish Defective Design”, <https://www.virgin- iainjurylawyersblog.com/virginia-court-rejects-product-liability-case-based-on- plaintiffs-failure-to-establish-defective-design/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 154. Chilton Davis Varner, Madison Kitchens. 2018. The Product Regulation and Liability Review (5th Edition), Published by Law Business Research Ltd., The United Kingdom; 155. Choe Sang - Hun. 2018. “After Deaths From Disinfectants, Ex-Chief of Consumer Goods Firm’s South Korean Unit Is Jailed ”, The New York Times, Jan. 6, 2017; 156. Clinton W Ross Jr v. St. Jude Medical, Inc. (2:16-cv-06465), <https://www.courtlistener.com/docket/4492651/clinton-w-ross-jr-v-st-jude-medi- cal-inc/> (truy cập ngày 12/02/2020); 157. Consumer Protection Act 1999 (As at 1 September 2016) of Malaysia, < 9%20-%2029.08.2016.pdf >, (truy cập ngày 12/02/2020); 158. “Council Directive 85/374/EEC of 25 July 1985 on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products”, Official Journal of The European Comunities, No L 210/29, < uri=CELEX:31985L0374&from=en>, (truy cập ngày 02/02/2020); 159. Daniel A.Spira, Michelle A. Ramirez. 2018. “Update on U.S. Product Liability Law”, The International Comparative Legal Guide to: Product Liability 2018 (16th Edition), Global Legal Group Ltd.; 160. David G.Owen. 2007. “The Evolution of Products Liability Law”, 26 Rev. Litig. 955, pg.955-989<https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=he- in.journals/rol26&div=32&id=&page=>, (truy cập ngày 04/02/2020); 161. David G.Owen. 2008. “Design Defects”, Missouri Law Review, Vol. 73, pg.291-368, <https://scholarcommons.sc.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1966&co- ntext=law_facpub>, (truy cập ngày 06/02/2020); 162. David G.Owen. 2015. Products Liability Law (Third Edition), West Academic Publishing; 163. David Goh, Bindu Janardhanan. 2018. “Product Liability in Asia”, The International Comparative Legal Guide to: Product Liability 2018 (16th Edition), Global Legal Group Ltd., pg.42-44, <https://www.squirepattonboggs.com/-/media/- files/insights/publications/2018/06/icgl-product-liability-2018/iclgproductliability- _2018.pdf>, (truy cập ngày 16/2/2020); 164. David W.Opderbeck. 2016. “Cybersecurity, Data Breaches, and the Economic Loss Doctrine in the Payment Card Industry”, Maryland Law Review, Volume 75, Issue 2, Article 2, pg.935-983, <https://digitalcommons.law.umary- land.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=3718&context=mlr>, (truy cập ngày 12/02/2020); 165. “Directive 1999/34/EC of The European Parliament and of The Council of 10 May 1999 amending Council Directive 85/374/EEC on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerningliability for defective products”, Official Journal of The European Comunities, No L 141/20, < =OJ:L:1999:141:0020:0021:EN:PDF>, (truy cập ngày 03/02/2020); 166. Don Mayer, Daniel M.Warner, George J.Siedel, Jethro K.Lieberman. 2012. Basics of Product Liability, Sales and Contracts, Creative Commonsby-nc-sa 3.0; 167. Escola v. Coca Cola Bottling Co., 150 P.2d 436, 24 Cal. 2d 453, 1944 Cal. LEXIS 248 (Cal. 1944), <https://scocal.stanford.edu/opinion/escola-v-coca- cola-bottling-co-29248>, (truy cập ngày 02/02/2020); 168. Fairgrieve, Goldberg. 2015. Product Liability, Oxford Publishing, England; 169. Frumer, Friedman, Sklaren. 1960. Products Liability, Matthew Bender Publishing, America; 170. Gary L.Wilson, Vincent Moccio, Daniel O.Fallon. 2000. “The Future of Products Liability in America”, William Mitchell Law Review, Volume 27, Issue 1, Article 11, pg.85-120, <https://open.mitchellhamline.edu/cgi/viewcontent.cgi?arti- cle=1716&context=wmlr>, (truy cập ngày 12/02/2020); 171. Greenman v. Yuba Power Products, Inc., 59 Cal. 2d 57, 377 P.2d 897, 27 Cal. Rptr. 697, 1963 Cal. LEXIS 140, 13 A.L.R.3d 1049 (Cal. 1963), , (truy cập ngày 02/02/2020); 172. Head, Michael & Mann, Scott. 2005. Law in perspective: ethics, society and critical thinking, UNSW, Sydney; 173. Honea v. City Dairy, Inc. , 22 Cal. 2d 614, (Cal. 1943), <https://scholar.- google.com.vn/scholar_case?case=11853526007435192361&q=Honea+v.+City+D airy,+Inc.+,+22+Cal.+2d+614,+(Cal.+1943)&hl=en&as_sdt=2006&as_vis=1>, (truy cập ngày 02/02/2020); 174. Howells. 2007. The Law of Product Liability, Lexis-Nexis Butterworths Publishing, England; 175. Ian Dodds-Smith, Alison Brown. 2016. “Recent Developments in European Product Liability”, The International Comparative Legal Guide to: Product Liability 2016 (14th Edition), Global Legal Group Ltd., pg.01-06; 176. IDC. 2014. The Digital Universe of Opportunities: Rich Data and the Increasing Value of the Internet of Things, (truy cập ngày 12/02/2020); 177. Janno Lahe. 2010. “Regulation of Strict Liability in the CFR and the Estonian Law of Obligations Act”, Juridica International, Law Review University of Tartu, XVII/2010, pg.167-175, <https://www.juridicainternational.eu/public/pdf/- ji_2010_1_167.pdf>, (truy cập ngày 16/02/2020); 178. J.Russell Jackson. 2006. “Products Liability E.U. Directive: No Change”, The National Law Journal, Monday, October 9, 2006; 179. Jane Stapleton. 2000. “Restatement (Third) of Torts: Products Liability, an Anglo - Australia Perspective”, Washburn Law Journal, Volume 39, No.3, pg.363-378; 180. Jason F.Cohen. 1997. “The Japanese Product Liability Law: Sending A Pro-Consumer Tsunami Through Japan’s Corporate and Judicial Worlds”, Fordham International Law Journal, Volume 21, Issue 1, Article 6, pg.108-189, <https://ir.- lawnet.fordham.edu/ilj/vol21/iss1/6/>, (truy cập ngày 04/02/2020); 181. Joel González Castillo. 2012. “Product Liability in Europe and The United States”, Revista Chilena de Derecho, Vol. 39 Nº 2, pg.277-296, <https://- www.researchgate.net/publication/314566311_PRODUCTS_LIABILITY_IN_EUR OPE_AND_THE_UNITED_STATES_RESPONSABILIDAD_POR_PRODUCTO S_DEFECTUOSOS_EN_EUROPA_Y_ESTADOS_UNIDOS>, (truy cập ngày 12/02/2020); 182. John Greenough. 2016. “How the ‘Internet of Things’ Will Impact Consumers, Businesses, and Governments in 2016 and Beyond”, Bus. Insider, Jul. 18, 2016; 183. “Johnson & Johnson ordered to pay $4.7bn to 22 women over talc products linked to ovarian cancer”, The Telegraph, 13 July 2018; 184. Jonathan Bick. 2018. “Internet Goods and Product Liability”, Law Journal New Sletters, 1/2018, < journalnewsletters/2018/01/01/internet-goods-and-product-liability-2/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 185. Jones Day. 2012. Product Law Worldview; 186. Jordan Buie. 2017. “Meet Mt. Juliet teen who showed how Apple slows down old iPhones on Reddit”, USA TODAY NETWORK - Tennessee, December 22, 2017, <https://www.tennessean.com/story/news/2017/12/22/mount-juliet-teens- iphone-discovery-goes-viral-leads-lawsuits-against-apple/976745001/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 187. Kenneth Ross, J. David Prince. 2009. Appears in Product Liability in Asia (3d Edition) - Chapter 21 UNITED STATES, Published by Federation Press; 188. Law of The Republic of Indonesia Number 8 Year 1999 Concerning Consumer Protection, <https://aseanconsumer.org/file/post_image/Consumer%20- Protection%20Law%20-%20English.pdf >, (truy cập ngày 01/5/2020); 189. Legal Information Institute Cornell Law School. 2020. Product Liability, , (truy cập ngày 22/4/2020); 190. Leta E. Gorman. 2017. “The Era of the Internet of Things: Can Product Liability Laws Keep Up”, Defense Counsel Journal, Volume 84, No. 3, July 2017, pg.1-9, <https://www.iadclaw.org/assets/1/19/The_Era_of_the_Internet_of_Things.- pdf?215>, (truy cập ngày 12/02/2020); 191. Mac Pherson v. Buick Motor Co., 1914 N.Y. App. Div. LEXIS 5051, 161 A.D. 906, 145 N.Y.S. 1132 (N.Y. App. Div. Jan. 21, 1914), <https://www.- casebriefs.com/blog/law/torts/torts-keyed-to-prosser/duty-of-care/macpherson-v- buick-motor-co-2/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 192. Marler Clark. 2001. An Introduction to Product Liability Law, <https://- marlerclark.com/pdfs/intro-product-liability-law.pdf>, (truy cập ngày 02/02/2020); 193. Marshall S.Shapo. 1993. “Comparing Products Liability: Concepts in European and American Law”, Cornell International Law Journal, Volume 26, Issue 2, Article 1, pg.279-330, , (truy cập ngày 12/02/2020); 194. Michael L. Rustad & Thomas H. Koenig. 2005. “The Tort of Negligent Enablement of Cybercrime”, Berkeley Technology Law Journal, Volume 20, Issue 4, Article 4, pg.1553-1611, University of California, Berkely, School of Law; 195. Nathan Alexander Sales. 2013. “Regulating Cyber-Security”, Northwestern University Law, Vol.107, No.4, pg.1503-1568, <https://scholarlycom- mons.law.northwestern.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1040&context=nulr>, (truy cập ngày 02/02/2020); 196. Paul Burrows. 1994. “Products liability and the control of product risk in the European Community”, Oxford Review of Economic Policy, Vol 10, No.1, pg.68-83, pg.73, <https://academic.oup.com/oxrep/articleabstract/10/1/68/366861?- redirectedFrom=PDF>, (truy cập ngày 12/02/2020); 197. Paul Stephen Dempsey. 2014. The Law of Products Liability, McGill University; 198. Pham Thi Phuong Anh. 2013. “Vietnamese law on consumer protection: Some points for traders”, Vietnam Law & Legal Forum Magazine, 27/6/2013, <https://vietnamlawmagazine.vn/vietnamese-law-on-consumer-protection-some- points-for-traders-3628.html>, (truy cập ngày 30/4/2020); 199. Ponemon Institute. 2015. 2015 Cost of Cyber Crime Study: Global, Research Report, < _Analyst_Report_-_2015_Cost_of_Cyber_Crime_Study_-_Global.pdf>, (truy cập ngày 12/02/2020); 200. R.Hulsenbek & D.Campbell (eds). 1989. Product liability: prevention, pratice and process in Europe and the United States, Kluwer, Deventer; 201. Rebekah Rollo. 2004. “Products Liability - Why the EU does not need The Restatement (Third)”, Brooklyn Law Review, Spring, 2004, pg.1073-1119, <https://brooklynworks.brooklaw.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1612&context=b lr>, (truy cập ngày 12/02/2020); 202. Republic of the Philippines Congress of the Philippines (1992), The Consumer Act of The Philippines, , (truy cập ngày 15/02/2020); 203. Robert Cooter and Thomas Ulen. 1997. Law and Economics, Addison- Wesley; 204. Robert D.Fram, Simon J.Frankel & Amanda C.Lynch. 2015. “Standing in Data Breach Cases: A Review of Recent Trends”, Bloomberg BNA, Nov.9, 2015; 205. Sarah Knapton. 2016. “Talcum powder probably does raise risk of ovarian cancer, says Cambridge professor”, The Telegraph, 24 Fed 2016; 206. Spencer H. Silverglate. 2001. “The Restatement (Third) of Torts Products Liability: The Tension between Product Design and Product Warnings”, The Florida Bar Journal, Volume LXXV, No.11, <https://www.floridabar.org/the- florida-bar-journal/the-restatement-third-of-torts-products-liability-the-tension- between-product-design-and-product-warnings/>, (truy cập ngày 12/02/2020); 207. The Commission to The European Parliament, The Council and The European Economic and Social Committee. 2006. Third report on the application of Council Directive on the approximation of laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products (85/374/EEC of 25 July 1985, amended by Directive 1999/34/EC of the European Parliament and of the Council of 10 May 1999), <https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A52006DC0496>, (truy cập ngày 12/02/2020); 208. The Commission to The European Parliament, The Council and The European Economic and Social Committee. 2011. Fourth report on the application of Council Directive 85/374/EEC of 25 July 1985 on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products amended by Directive 1999/34/EC of the European Parliament and of the Council of 10 May 1999, <https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A52011DC0547>, (truy cập ngày 12/02/2020); 209. The Commission to The European Parliament, The Council and The European Economic and Social Committee. 2018. Report on the application of Council Directive on the approximation of laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products (85/374/EEC) (SWD (2018) 157 Final; SWD (2018) 158 Final; COM (2018) 246 Final ), <https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:52018- SC0157&from=EN>, (truy cập ngày 13/9/2020); 210. The Product Liability Act (Act No.85, 1994) of Japan, < sumer.go.jp/english/pla/>, (truy cập ngày 02/02/2020); 211. The Product Liability Act of Korea (2000, 2013), < eng_mobile/viewer.do?hseq=29469&type=new&key=>, (truy cập ngày 02/02/2020); 212. The Product Liability Act B.E. 2551 (2008) of Thailand, <https://www.- aseanconsumer.org/file/post_image/Product%20Liability%20Act%202008.pdf>, (truy cập ngày 12/02/2020); 213. The Product Liability Legal Reform Act of 1996 of The United State, , (truy cập ngày 12/02/2020); 214. Tiffany Hsu. 2018. “Johnson & Johnson Told to Pay $4.7 Billion in Baby Powder Lawsuit”, The New York Times, July 12, 2018; 215. United Nations Conference on Trade and Development. 2016. United Nations Guidelines for Consumer Protection, New York and Geneva, <https://- unctad.org/en/PublicationsLibrary/ditccplpmisc2016d1_en.pdf>, (truy cập ngày 02/02/2020); 216. Vincent R. Johnson. 2009. “The Boundary-line Function of the Economic Loss Rule”, Washington and Lee Law Review, Volume 66, Issue 2, Article 2, pg.523-585, < hnson.pdf>, (truy cập ngày 12/02/2020); 217. Vinh Quoc Nguyen, Kien Trung Trinh (Tilleke & Gibbins). 2020. “Doing business in Vietnam: overview”, <https://uk.practicallaw.thomsonreuters- .com/Document/I2ef129031ed511e38578f7ccc38dcbee/View/FullText.html?produc tData=categoryPageUrl%3AHome%2FAbout%2FContributor%2FTillekeGibbins& navId=3CC773B07017F65B2D868F220AE52BEC&transitionType=CategoryPageI tem&contextData=%28sc.Default%29&comp=pluk>, (truy cập ngày 01/5/2020); 218. Web Finance Inc. 2020. The Business Dictionary, < nessdictionary.com/definition/product-liability.html>, (truy cập ngày 02/02/2020); 219. Whittaker. 2005. Liability for Products: English Law, French Law, and European Harmonization, Oxford Publishing, England; 220. Yoni Heisler. 2018. “There are now almost 60 class-action lawsuits against Apple for secretly throttling iPhones”, < battery-class-action-lawsuits-consolidation/>, (truy cập ngày 14/2/2020); 221. Zhen He, Hong Liu. 2009. “A Comparative Study of Product Liability of The United States and China”, < =10.1.1.19.2925&rep=rep1&type=pdf>, (truy cập ngày 02/02/2020).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_trach_nhiem_san_pham_o_viet_nam.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenTienHung.pdf
Tài liệu liên quan