Luận án Tư trưởng triết học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG ÁNH TUYẾT TƢ TRƢỞNG TRIẾT HỌC ĐỜI TRẦN VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƢƠNG THỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG ÁNH TUYẾT TƢ TRƢỞNG TRIẾT HỌC ĐỜI TRẦN VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƢƠNG THỜI Chuyên ngành: Lịch sử triết học Mã số: 62 22 80 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS NGUY

pdf160 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Tư trưởng triết học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI, 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Ánh Tuyết Đặng Ánh Tuyết ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................................................ 8 1.1. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần Trần .............. 8 1.2. Những nghiên cứu về nội dung tư tưởng của Phật giáo đời Trần, Thiền học đời Trần ............................................................................................................ 13 1.3. Những nghiên cứu về giá trị và ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần đối với đời sống xã hội đương thời ............................................................. 20 1.4. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ........................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................. 30 Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN .................. 33 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần ...... 33 2.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng Thiền học đời Trần ................................... 45 2.3. Cơ sở từ nhân tố chủ quan - các nhà Thiền học đời Trần ......................................... 55 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 60 Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN ........................................................ 63 3.1. Phạm trù tâm trong tư tưởng Thiền học đời Trần ..................................................... 67 3.2. Tư tưởng giải thoát tâm ............................................................................................... 96 3.3. Tư tưởng về con đường giải thoát tâm ..................................................................... 105 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................... 118 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐƢƠNG THỜI ................................................................................................................. 122 4.1. Giá trị tư tưởng về Tâm trong quản lý xã hội .......................................................... 123 4.2. Giá trị của tư tưởng giải thoát tâm trong xây dựng nền đạo đức xã hội ............... 131 4.3. Giá trị tư tưởng về con đường giải thoát tâm trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm .......................................................................................................................... 139 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................................... 143 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 148 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có bề dày lịch sử, đồng hành cùng dân tộc hơn 20 thế kỷ. Sự hòa quyện giữa Phật giáo và dân tộc, từ khi du nhập cho đến nay sâu sắc và bền vững đến mức mà nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo ví như nước hòa với sữa. Nói như vậy để khẳng định rằng, kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, giáo dục, kiến trúc, hội họa trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình tồn tại, ở từng thời kỳ, Phật giáo có lúc thịnh, lúc suy song trong những tình huống gay cấn nhất của đất nước, Phật giáo đã có lúc trở thành ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt toàn dân tộc vượt qua những khó khăn của công cuộc chống giặc ngoại xâm. Trong đó, điển hình là sự tham gia của Phật giáo đời Trần vào quá trình quản lý xã hội dẫn tới sự thành công của dân tộc trong đấu tranh giành độc lập. Thiền học đời Trần với sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Phật giáo tại Việt Nam. Sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử - dòng thiền do các ông vua và tầng lớp quí tộc nhà Trần xây dựng, đã ghi dấu ấn của sự phát triển đến đỉnh cao của thiền học Việt Nam. Hệ tư tưởng của dòng thiền này đã thu hút các tầng lớp nhân dân đương thời, giới quí tộc nhà Trần trở thành những tín đồ trung thành của đạo Phật. Họ thực hành giới luật, nghiên cứu, giải thích kinh điển, sáng tác các tác phẩm Phật giáo, truyền bá sự hiểu biết của mình về Phật giáo, khuyến khích mọi người sống theo nhân sinh quan Phật giáo. Thiền học đời Trần đã tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ nền độc lập dân tộc; đào tạo tầng lớp trí thức trong đó có nhiều tăng thống, thiền sư, quốc sư, Phật Hoàng có đức độ và tài năng giúp trị nước an dân; hướng tầng lớp vua quan và nhân dân vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, xây dựng xã hội lành mạnh. Thiền học đời Trần đã trở thành dòng tư tưởng chủ lưu, nó không chỉ có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng mà còn có những đóng góp tích cực đối với công cuộc dựng nước và giữ nước. 2 Sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần đã khẳng định tính độc lập, tự cường của người Việt trên lĩnh vực tư tưởng, nội dung của nó chứa đựng những yếu tố có giá trị, tác động tích cực tới sự hình thành tư duy của người Việt. Những tư tưởng của Thiền học đời Trần cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại và phát triển với sự ra đời của hệ thống các thiền viện Trúc Lâm trên phạm vi cả nước. Phong trào nghiên cứu học thuật diễn ra không chỉ trong nội bộ Phật giáo mà còn thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Số lượng Phật tử ngày càng tăng lên, số lượng các tín đồ tin theo và thực hành thiền hiện nay đang trở thành một hiện tượng phổ biến Thiền học đời Trần đã trở thành một hiện tượng đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, có nhiều đóng góp vào quá trình đoàn kết toàn dân, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội đời Trần. Vì vậy, Phật giáo đời Trần nói chung, Thiền học đời Trần nói riêng đã trở thành một trong những nội dung được rất nhiều nhà khoa học, Phật học quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đưa ra những kết luận có giá trị và cũng đồng thời đặt ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các nội dung: Thứ nhất, về tư tưởng triết học, tư tưởng thiền học của Phật giáo đời Trần. Nội dung này được các nhà khoa học nghiên cứu ở các mặt thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận Nghiên cứu các vấn đề này, phần lớn các tác giả đã chỉ ra các đặc điểm của Phật giáo hay Thiền học đời Trần là: thế giới quan duy vật, vô thần, biện chứng, hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế, bình đẳng, yêu nước, nhân bản Đây là những khẳng định về giá trị tư tưởng, giá trị triết học, giá trị tinh thần của Phật giáo đời Trần được thừa nhận rộng rãi trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, cùng nghiên cứu vấn đề này, một số tác giả lại có những nhận định khác với quan điểm trên, có quan điểm cho rằng Phật giáo, Thiền học đời Trần là duy tâm thần bí, bi quan, yếm thế, không có bất cứ mối liên hệ nào với tư tưởng yêu nước, triết lý nhập thế là để xuất thế. Những nhận định trái chiều trên đây đặt ra vấn đề cần có những nghiên cứu để tiếp tục lý giải về tư tưởng Thiền học đời Trần. 3 Thứ hai, về vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần tới xã hội đương thời. Các tác giả đã chỉ ra sự tác động của Phật giáo, thiền học đời Trần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá xã hội Nhìn chung, tư tưởng thiền học đời Trần đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của xã hội đời Trần, đặc biệt là nhu cầu thống nhất về chính trị, thống nhất về tư tưởng và cố kết được lòng dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, Thiền học đời Trần đã giữ vai trò chủ đạo trong hệ tưởng đương thời. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng có liên quan đến tư tưởng yêu nước. Mặc dù đạo Phật không có chủ nghĩa yêu nước nhưng Phật giáo Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết. Tuy nhiên, cũng có tác giả lại chỉ ra rằng giáo lý của Phật giáo không có bất cứ một nội dung nào nói đến chủ nghĩa yêu nước, do đó hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhà sư, Phật tử chỉ là do họ chịu sự chi phối của các quan hệ bà con, xóm giềng, làng nước. Như vậy nhận định về vai trò của Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi cần được làm sáng tỏ. Thứ ba, về vấn đề phương pháp nghiên cứu. Phần lớn các tác giả nghiên cứu và triển khai nội dung Phật giáo hay Thiền học đời Trần theo các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận Tuy nhiên, khi nghiên cứu theo hướng này có tác giả đã đi đến kết luận: Không thể đơn giản đánh giá quan niệm về “Bản thể” là duy vật hay duy tâm được, bởi vì nó không phải là vật chất mà cũng không phải là tinh thần không thể lấy ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ của triết học phương Tây để đánh giá quan niệm bản thể này. Trước tình hình nghiên cứu trên đây, tác giả luận án nhận thấy rằng nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng không phải là điều dễ dàng. Vì sao vẫn có những quan điểm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau khi đưa ra các nhận định về Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần? Vì vậy, dù đây là một đề tài đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, luận giải nhưng chủ đề này vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 4 Với mong mỏi được tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu này và có thể tham gia được một vài ý kiến nhỏ trong lý giải hiện tượng Phật giáo đời Trần, Thiền học đời Trần trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Tư tưởng Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời” làm nội dung luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án - Mục đích: Trên cơ sở lý luận của Thiền học nói chung, nghiên cứu làm rõ những cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tư tưởng thiền học đời Trần; nội dung tư tưởng Thiền học đời Trần; giá trị của tư tưởng thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời. - Nhiệm vụ: trên cơ sở mục đích được xác định nêu trên, nhiệm vụ của luận án là: + Phân tích những sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở tư tưởng và cơ sở từ các nhân tố chủ quan cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của tư tưởng thiền học đời Trần. + Làm rõ nội dung những tư tưởng cơ bản của Thiền học đời Trần. + Làm rõ giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tƣợng nghiên cứu: Tư tưởng Thiền học đời Trần là một nội dung rất rộng, tuy nhiên do thiền học đời Trần thuộc phái Thiền tông và Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông, tông phái lấy nghiên cứu bản nguyên tâm tính của chúng sinh làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Vì vậy, để tìm hiểu về thiền học đời Trần, trong luận án này tác giả tập trung nghiên cứu các nội dung: Tư tưởng về Tâm; Tư tưởng giải thoát tâm; Tư tưởng về con đường giải thoát Tâm. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tư tưởng thiền học của các nhà Thiền học đời Trần qua năm tác giả: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Cơ sở nghiên cứu tư tưởng Thiền học đời Trần dựa trên tác phẩm Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1988, do Nguyễn Huệ Chi làm chủ biên. 5 - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng của Thiền học đời Trần và giá trị của nó đối với xã hội đương thời giai đoạn 1225-1400. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Phương pháp tiếp cận Lịch sử triết học. Luận án được triển khai dựa trên cơ sở học thuyết Thiền tông Phật giáo. Thiền tông còn được gọi là Phật tâm tông, một tông phái Phật giáo chủ yếu đưa ra hệ thống lý luận chung và đầy đủ nhất về cái “Tâm” con người ở các góc độ: bản chất của tâm (hay còn gọi là bản thể), nhận thức của “tâm”, giải thoát “tâm”, con đường giải thoát tâm. Nhìn chung đây là hệ thống phân tích một cách lôgic, chặt chẽ về hoạt động của “Tâm”. Thiền học đời Trần với tư cách là một trường phái Phật giáo Thiền tông, về bản chất cũng là hệ thống lý luận chung nhất của các thiền sư đời Trần về cái “Tâm” của con người. Do đó, đề tài được triển khai theo trục lôgic: tư tưởng về tâm; tư tưởng giải thoát tâm, tư tưởng về con đường giải thoát tâm. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai luận án, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Luận án vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử với các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc khách quan; nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử. + Phương pháp thống kê: đảm bảo việc tổng quan tài liệu nghiên cứu được thu thập đầy đủ, đúng nội dung cần thiết, sắp xếp khoa học theo trình tự không gian, thời gian, lôgic làm cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc triển khai đề tài luận án. + Phương pháp thu thập thông tin: từ hệ thống tài liệu, nghiên cứu lựa chọn thông tin, sắp xếp các vấn đề đã được nghiên cứu theo logic, đảm bảo thông tin đúng với nội dung liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu. 6 + Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu; sắp xếp, chỉ ra được chuỗi các vấn đề đã được nghiên cứu; phân tích, đánh giá được những thành tựu đạt được trong kết quả nghiên cứu của các tác giả; tìm ra được hướng nghiên cứu của tác giả luận án. + Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể: bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù, thuật ngữ cơ bản của thiền học; hệ thống lý luận chung của thiền học về các nội dung cơ bản của Thiền học; nghiên cứu, phân tích quan điểm của các nhà Thiền học đời Trần. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: các quan điểm của các thiền sư đời Trần được trình bày theo nội dung của từng luận điểm qua từng tác giả và được tổng hợp lại để đưa ra các kết luận nghiên cứu. + Phương pháp liên nghành: Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các nghành Văn, Sử làm tư liệu cho việc triển khai nội dung nghiên cứu của luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hóa tư tưởng Thiền học đời Trần theo trục logic: tư tưởng về tâm, giải thoát tâm và con đường giải thoát tâm. - Luận án hệ thống hóa tư tưởng của các nhà Thiền học đời Trần qua năm tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Có sự phân tích những đặc điểm chung, những đặc điểm khác biệt trong tư tưởng của từng nhà thiền học, có sự đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự kế thừa và phát triển tư tưởng giữa các nhà thiền học. - Luận án đưa ra kết luận chung về giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời ở nhận định: Thiền học đời Trần là hệ thống lý luận sâu sắc và hoàn chỉnh về tâm của con người ở các góc độ bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học và tâm lý học. Hệ thống lý luận này được vận dụng và triển khai vào những mặt quan trọng của đời sống xã hội như lĩnh vực quản lý xã hội, lĩnh vực xây dựng nền đạo đức xã hội và lĩnh vực đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì vậy, Thiền học đời Trần nói riêng và Phật giáo đời Trần nói chung đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, dẫn dắt toàn xã hội trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo nên những nét đặc sắc của triều đại nhà Trần và Phật giáo đời Trần. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung lý luận của tư tưởng Thiền học đời Trần thông qua việc khảo sát tư tưởng thiền của các tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. - Luận án góp phần lý giải vị trí, vai trò và những đóng góp của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời. Thông qua những luận giải về giá trị của tư tưởng Thiền học đời Trần có thể vận dụng những giá trị này vào trong việc xây dựng quan điểm và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo, xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống lại các ý định xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử tư tưởng Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Phật giáo đời Trần là một nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sâu, rộng với nhiều cách tiếp cận như: lịch sử, tư tưởng triết học, tư tưởng thiền học Các tác giả đã phân tích, luận giải những tư tưởng cơ bản nhất của Phật giáo đời Trần, chỉ ra mối liên hệ giữa tư tưởng của các nhà thiền học với bản thân đời sống của các tác giả, ảnh hưởng của những tư tưởng này tới các hoạt động xã hội, đóng góp của Phật giáo đời Trần với công cuộc dựng nước và giữ nước Nghiên cứu về tư tưởng của Thiền học đời Trần đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu ở các góc độ: lịch sử hình thành và phát triển các tư tưởng Thiền học; nghiên cứu các tác phẩm, tư tưởng Thiền học, tư tưởng triết học của từng tác giả đồng thời chỉ ra sự gắn kết giữa tư tưởng và hành động của các nhà Thiền học đời Trần; nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Thiền học đời Trần đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội đương thời và giá trị của nó đối với xã hội hiện nay. 1.1. Những nghiên cứu về cơ sở hình thành tƣ tƣởng Thiền học đời Trần Phật giáo Việt Nam, tiếp cận dưới góc độ lịch sử đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá đầy đủ, chi tiết, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn từ các cứ liệu lịch sử. Ở góc độ tiếp cận này các tác giả đã đi sâu phân tích quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; chỉ ra các hình thức tồn tại của các tông phái Phật giáo; các nhân vật tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Đây là những cứ liệu rất cần thiết cho việc triển khai nội dung đề tài luận án. Các tác phẩm tiêu biểu của khuynh hướng này gồm có: Năm 1992, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, gồm 3 tập của Nguyễn Lang được tái bản lần thứ ba do nhà xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày, phân tích, luận giải về quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam từ khi du nhập đến trước năm 1975. Tác phẩm là công trình nghiên cứu nghiêm túc về Phật giáo Việt Nam, được nhiều nhà khoa học 9 đánh giá cao. Cuốn sách đã tìm ra logic bên trong của sự phát triển của Phật giáo; cung cấp các cứ liệu lịch sử chứng minh về sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam qua tiểu sử, tính cách và tư tưởng của các nhà tu hành; khái quát những nội dung tư tưởng cơ bản của một số trường phái Phật giáo tiêu biểu tại Việt Nam Đặc biệt Phật giáo trong giai đoạn Lý – Trần đã được tác giả nghiên cứu khá đầy đủ trên cả phương diện lịch sử, tác giả, tác phẩm và nội dung tư tưởng. Đây chính là những nội dung quý báu, đáng tin cậy mà tác giả luận án kế thừa, tiếp thu làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình. Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1998. Cuốn sách đã trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập đến những năm nửa đầu của thế XX. Toàn bộ quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam được các tác giả trình bày theo trình tự xuất hiện của các nhà sư, quá trình truyền thừa và các tác phẩm kinh Phật cơ bản. Phật giáo đời Trần được trình bày trong chương IX, nội dung thiền học được trình bày qua năm tác giả gồm Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang cùng những tác phẩm thiền học tiêu biểu do các thiền sư đời Trần sáng tác. Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006, gồm 3 tập. Cuốn sách trình bày về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến Trần Thái Tông. Tác giả đã tổng hợp được nhiều nguồn tư liệu sử về Phật giáo Việt Nam qua sự đối sánh với các tài liệu sử của Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó đưa ra nhiều nhận định mới về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Về phần Phật giáo đời Trần, tác giả tập trung nghiên cứu Trần Thái Tông về cuộc đời, sự nghiệp. Phân tích vai trò của một ông vua gắn với vai trò của một nhà thiền sư để chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong quản lý xã hội của Trần Thái Tông. Cuốn Lịch sử đạo Phật Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy Hinh, do nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2009. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những nghiên cứu về lịch sử Đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ truyền nhập vào thế kỷ thứ II 10 đến thời kỳ chấn hưng và canh tân Phật giáo vào thế kỷ XX. Tác giả đã đưa ra những lập luận sắc bén, lý giải về quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Tác giả khẳng định, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hai nguồn được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất, Phật giáo được truyền trực tiếp từ các nhà sư Ấn Độ “đặt nền cơ tầng Phật giáo Ấn- Việt” [53; tr 52]; giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ thế kỷ thứ VI do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc được truyền vào Việt Nam hình thành “thượng tầng Việt – Trung trong Phật giáo nước nhà” [53; tr 52]. Về Phật giáo đời Trần, tác giả đã trình bày chi tiết lịch sử về quá trình hoạt động của Phật giáo đời Trần trong từng năm, gắn với các sự kiện cụ thể của xã hội trong giai đoạn từ năm 1226 đến năm 1414. Tác giả cũng đã trình bày sơ đồ về quá trình truyền thừa từ Thiền tông Huệ Năng đến Thiền Trúc Lâm, trình bày rõ về tiểu sử, tác phẩm và tư tưởng của từng thiền sư dòng Trúc Lâm đời Trần. Kết hợp với các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của các tác giả Đào Duy Anh, Trương Hữu Quýnh, Trần Trọng Kim, Phan Huy Lê, các cuốn sách về lịch sử Phật giáo Việt Nam trên đây là cơ sở đáng tin cậy để các nhà nghiên cứu sử dụng làm tư liệu trong nghiên cứu về Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần nói riêng. Kết quả nghiên cứu về cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần, các tác giả đã có những luận giải và nhận định sau: Cuốn Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản đã tập hợp rất nhiều bài viết của các tác nghiên cứu về đề tài Phật giáo nói chung và Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần nói riêng. Trong cuốn sách này, tác giả Thái Hoàng khi viết bài Về cuộc đấu tranh giữa Nho giáo và Phật giáo thời Lý Trần đã khẳng định: “Hàng ngũ người cầm quyền thời Trần đã tiếp nhận và phát triển Thiền tông trên cơ sở của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong thời kỳ đất nước và chế độ chính trị đang tìm đường phát triển. Họ muốn tìm trong đạo Phật một chỗ dựa tư tưởng, một nguyên lý, cương lĩnh giúp cho việc giữ nước và dựng nước. Vì trước 11 hết họ là lớp quí tộc thống trị” [115; tr 246]. Luận điểm này cho thấy tác giả đã nhấn mạnh nguồn gốc cho sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần chính là sự kế thừa và phát triển thiền học trên cơ sở của Thiền tông cùng với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của các nhà cầm quyền. Tác giả Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Thiền học Trần Thái Tông do nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 1996, khi bàn luận về cách thức vua lên ngôi đã cho rằng, tâm tư của vua khi phải lấy vợ của anh trai làm vợ mình là nguyên nhân thúc đẩy nguồn gốc ra đời tư tưởng thiền của Trần Thái tông, tác giả viết: “Muốn hiểu rõ tâm sự của Thái Tông trong trường hợp này, chúng ta đọc kỹ bài Thiền Tông Chỉ Nam của ngài mới thấy đấy là một tia sáng khích động cho cả một triết học thiền” [113; tr 26]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra sự ra đời của tư tưởng Thiền học đời Trần có nguồn gốc từ chính các nhân tố chủ quan, từ thực tế cuộc đời của các nhà thiền sư. Tác giả Đỗ Hương Giang trong luận án Tiến sĩ Triết học (2010), Triết học Phật giáo thời Trần đã đưa ra kết luận: Nhận thức được mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa toàn dân tộc với giặc ngoại xâm, các ông vua đầu nhà Trần đã luôn đưa vấn đề đoàn kết, thống nhất dân tộc lên làm chính sách hàng đầu. Điều đó đòi hỏi nhà Trần phải có một hệ tư tưởng thống nhất để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nhiệm vụ lịch sử đó là một trong những tiền đề để thời Trần xây dựng được một nền Phật giáo thống nhất với những đặc trưng riêng của nó. Tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần không chỉ là sự phản ánh điều kiện kinh tế- xã hội thời kỳ này, mà còn là kết quả sự kế thừa những tư tưởng trước đó như: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tam giáo (Nho- Phật- Lão) và ba thiền phái tồn tại đến cuối thời Lý (Vinitaruci, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường). Hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh sống và tư chất của những đại diện tiêu biểu cho triết học Phật giáo thời Trần cũng là điều kiện quan trọng quyết định nội dung, khuynh hướng và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo thời kỳ này [32; tr 59-60]. 12 Với các nhận định trên đây, tác giả Đỗ Hương Giang đã cho rằng chống giặc ngoại xâm, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo và ba phái thiền thời Lý cùng tư chất của các đại biểu tiêu biểu của Phật giáo đời Trần là cơ sở cho sự ra đời của tư tưởng triết học Phật giáo đời Trần. Tác giả Đỗ Ngây trong luận án tiến sĩ Tôn giáo học (2012), Triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần đã khẳng định Phật giáo thời Lý-Trần đã đóng góp rất nhiều công sức trong phát triển dân tộc: “Điều này được minh chứng qua các vị Quốc sư, những vị Thiền sư không chỉ trong lịch sử Phật giáo mà trong quốc sử cũng khẳng định. Họ đã cố vấn cho các vua quan trong vấn đề sách lược, đường lối xây dựng đất nước thông qua các khuynh hướng triết lý nhập thế Phật giáo. Chính vì, triết lý nhập thế Phật giáo tác động đến mọi tầng lớp xã hội của triều Lý- Trần đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lòng dân tộc Việt Nam thời bấy giờ. Điều đó thể hiện không những đời sống tinh thần mà qua tốc độ phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và hàng loạt ngành nghề khác, đời sống nhân dân ngày càng ổn định” [73; tr. 71]. Nhìn chung các tác giả đã phân tích một cách xác đáng các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng liên quan đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của Phật giáo đời Trần, tư tưởng triết học Phật giáo và tư tưởng thiền học đời Trần. Các tác giả đã nhấn mạnh các điều kiện chống giặc ngoại xâm, vai trò từ nhân tố chủ quan từ cuộc đời của các thiền sư đời Trần, kế thừa các trường phái thiền từ thời Lý thuộc tông phái Thiền tông, chủ nghĩa yêu nước, tam giáo đã là cơ sở cho sự ra đời của thiền học đời Trần. Qua đó phân tích sự tác động của Phật giáo đời Trần tới đời sống xã hội đương thời ở các nội dung: Phật giáo đảm nhiệm được vai trò thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng kêu gọi được đoàn kết toàn dân, phục vụ công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đây là những kết luận đã được thừa nhận rộng rãi, tác giả luận án tiếp thu những kết luận này vào trong nghiên cứu của mình. 13 1.2. Những nghiên cứu về nội dung tƣ tƣởng Phật giáo đời Trần, Thiền học đời Trần Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này cần phải kể đến các tác giả, tác phẩm: Cuốn Thiền học đời Trần của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Cuốn sách là tập hợp nhiều bài viết của các tác giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu về Phật học như Minh Chi, Thích Thanh Từ và một số tác giả khác, nghiên cứu Thiền học đời Trần qua năm đại biểu Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp loa, Huyền Quang. Trong cuốn sách này, tác giả Minh Chi cho rằng triết lý Thiền của Trần Thái Tông gồm hai điểm cơ bản: “Chân lý, Phật không ở đâu xa mà ở trong tâm mình, trong tâm mỗi người” [136; tr 21], “Muốn giác ngộ, muốn giải thoát, không được chạy theo ngoại cảnh mà khởi vọng niệm” [136; tr 22]. Ngoài ra tác giả còn khẳng định đặc điểm của tư tưởng Thiền học đời Trần là thiền biện tâm, kết hợp giữa Thiền tông với Tịnh độ tông và đưa ra nhận định: Trong bài này, tôi đề cao pháp môn tu Thiền hướng nội, biện tâm của Trần Thái Tông, như là dòng chủ lưu của Phật giáo đời Trần, bởi vì hoàn cảnh xã hội chính trị đời Trần đòi hỏi phải có một hình thức Phật giáo chủ lưu như thế, mới hy vọng trong một thời gian dài, liên tiếp đánh bại ba đợt xâm lăng của quân đội Nguyên Mông thiện chiến và hung hãn, tạo một võ công thần kỳ, có một không hai trong lịch sử quân sự thế giới, thời bấy giờ, Phật giáo Thiền, hướng nội và biện tâm đã tạo ra và vũ trang tư tưởng hệ cho một lớp người lãnh đạo, tự cường, bất khuất, sáng suốt và không cố chấp, biết dựa vào sức toàn dân để đánh giặc, biết nuôi sức dân để đánh lâu dài và đánh thắng [136; 39-40]. Cuốn sách có những nhận định và lập luận sâu sắc về tư tưởng thiền của từng nhà thiền học qua sự phân tích các tác phẩm thiền ...t động của cơ thể, của các khí quan khác và cảm xúc của con người. Khi đó tim được gắn với ý nghĩa là tâm (trung tâm). Về sau con người cho rằng tim còn có khả năng tư duy, do chỗ những cảm xúc của con người dẫn đến những suy tư, suy nghĩ và chỉ huy được ngũ quan nên dần dần tâm được hiểu là tâm tư, suy nghĩ, tư duy, ý thức, đạo đức, tình cảm của con người. Như vậy, tim là nguồn gốc sinh ra các hoạt động ý thức của con người. Kết hợp hàm nghĩa tim là trung tâm với tim là nguồn gốc sinh ra cảm giác, ý thức họ đã đồng nhất tim với tâm và ý thức. 28 Tuy nhiên: “Việc lấy tâm làm khí quan cơ năng có ý thức đã kéo dài mấy ngàn năm ở Trung Quốc, mãi đến thời Minh mới tương đối nhận thức rõ não là khí quan tư duy” [133; tr 16]. Khi đó, người Trung Quốc đã quen với việc sử dụng khái niệm Tâm để diễn đạt về hoạt động tinh thần, ý thức và vì vậy họ đã lấy Tâm làm phạm trù để biểu đạt về các hoạt động tinh thần, ý thức của chủ thể. Với nghĩa đó, Tâm trong triết học Phương Đông bao gồm các nội dung: + Tâm là ý thức của chủ thể: “Cái gọi là ý thức của chủ thể là chỉ hình ảnh mà chủ thể có được đối với khách thể trong mối quan hệ giữa người và thế giới bên ngoài, giữa chủ thể và khách thể. Ý thức vẫn nắm bắt thế giới khách thể từ góc độ nhân hóa và lấy người làm thước đo” [133; tr 16]. + Tâm là bản nguyên hoặc bản thể của vạn vật: đây là tư tưởng của Phật giáo. Phật giáo cho rằng: “Mọi sự vật đều là sản phẩm của nhất tâm, là sự biến hiện của tâm, cái tâm như thế trở thành căn cứ tồn tại của vạn vật thế giới và bản thể đằng sau hiện tượng vạn pháp” [133; tr 17]. + Tâm là hoạt động tâm lý hoặc trạng thái tâm lý: là hoạt động tâm lý của con người bao gồm tư tưởng, tình cảm, ý chí, dục vọng + Tâm là luân lý, đạo đức: bao gồm các quan niệm, chuẩn mực về giá trị làm người của con người gồm lòng trắc ẩn, sự xấu hổ, căm ghét, yêu thích, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, từ, bi, hỉ, xả nhấn mạnh vai trò của sự tự tu dưỡng đạo đức theo bản tâm của con người. Như vậy, tâm trong triết học Phương Đông bao hàm toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người. Chiếm vị trí trung tâm trong các học thuyết triết học Phương Đông cổ trung đại. Đối với Phật giáo nói chung và Thiền học nói riêng, phạm trù tâm bên cạnh được hiểu theo những nghĩa chung nêu trên thì còn được bổ sung thêm những nội dung có tính chất triết học sâu sắc. Tâm trong quan niệm của Phật giáo là khởi nguồn của vạn vật và cũng là cái đích cần hướng đến của vạn vật. Tâm được đặt trong mối quan hệ với vật và có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời với vật. Vậy Tâm là gì? 29 - Khái niệm Tâm trong Phật giáo: Theo cuốn từ điển Phật học của Nguyễn Tường Bách, nxb Thời đại, 2010, trang 567: 1. Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (s: manas, thức suy nghĩ, phân biệt) và Thức (s:vijnxnnna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạt và hiện tượng của tâm trí. 2. Tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới sự vật hiện tượng xuất hiện. 3. Trong Duy thức tông, tâm được xem như là gốc của mọi hiện tượng tâm thức. Khái niệm “Tâm” của Phật giáo nói chung bao gồm cả tình cảm, lý trí và ý chí; là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, khi chết dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau; tâm là nguồn gốc của vạn pháp. Đặc biệt trong Thiền tông, tâm còn là bản thể của các sự vật hiện và bản thân con người, là nguồn gốc sinh ra thế giới hiện tượng. Tâm không chỉ là nguồn gốc sinh ra thế giới sự vật, hiện tượng mà xét đến cùng khi đạt tới giải thoát tâm cũng chính là sự vật, hiện tượng, không còn phân biệt giữa tâm và vật, tâm vật là một, không hai, không khác. Mặt khác, Thiền tông cho rằng có hai thứ tâm. Một là, Vọng tâm, tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm, là tâm của chúng sinh. Hai là, Chân tâm có tự tính thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật. Hai thứ tâm trên là hai cấp độ của quá trình nhận thức của tư duy, ý thức con người. - Thiền học đời Trần: Là hệ thống tư tưởng của các nhà thiền học được xây dựng bởi các tác giả: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. 30 Tiểu kết chƣơng 1 Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả về các nội dung liên quan đến đề tài luận án, có thể khái quát kết quả nghiên cứu đó ở các nội dung sau: Thứ nhất, về vấn đề phân tích cơ sở về các điều kiện kinh tế- xã hội và cơ sở tư tưởng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của Phật giáo đời Trần, tư tưởng thiền học đời Trần. Các tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc các yếu tố liên quan đến sự ra đời của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và vai trò của cá nhân các vị thiền sư. Các phân tích, luận giải đều có tính thuyết phục. Các tác giả kết luận: Phật giáo đảm nhiệm được vai trò thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng kêu gọi được đoàn kết toàn dân, phục vụ công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đây là những kết luận đã được thừa nhận rộng rãi, tác giả luận án tiếp thu những kết luận này vào trong nghiên cứu của mình. Tuy vậy, tác giả luận án nhận thấy vẫn còn những vấn đề cần phải được giải đáp một cách đầy đủ hơn: thời kỳ này Nho giáo và Đạo giáo cũng đã được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại song hành với Phật giáo, thậm chí còn có hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Nhưng vì sao không phải là Nho giáo hay Đạo giáo mà lại là Phật giáo được lựa chọn làm hệ tư tưởng chủ đạo và giữ vai trò dẫn dắt sự vận động của xã hội? Yếu tố điều kiện, tiền đề nào trong số các nhân tố đó đã quy định vai trò chủ đạo của Phật giáo ở đời Trần trên lĩnh vực tư tưởng? Chỉ khi làm rõ được điểm này mới thấy được tính tất yếu của Phật giáo trong vị trí chủ đạo của hệ tư tưởng ở đời Trần. Thứ hai, về tư tưởng của Phật giáo đời Trần, tư tưởng Thiền học đời Trần. Vấn đề này đã được rất nhiều các nhà khoa học, các nhà Phât học quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, toàn diện tư tưởng Phật giáo đời Trần ở các góc độ triết học, thiền học, sử học, văn học Nghiên cứu các tác giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Đặc biệt nghiên cứu dưới góc độ Triết học, vấn đề tư tưởng đã được luận giải kỹ lưỡng ở các vấn đề: thế giới quan, nhân sinh quan, bản thể luận, nhận thức luận, 31 giải thoát luận... Các tác giả cũng đã chỉ ra các đặc điểm đặc trưng cơ bản của Phật giáo thời Trần là Phật giáo thiền hướng nội, biện tâm, phá chấp, nhập thế, nhân bản, yêu nước là những đặc điểm có giá trị của Phật giáo đời Trần, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội. Tuy vậy, việc phân tích hệ tư tưởng này dưới góc độ thiền học thì còn rất ít tác giả nghiên cứu, đặc biệt chưa có nhiều những nghiên cứu có tính chất khái quát, hệ thống mang tính chất đặc trưng của Thiền tông về tư tưởng Thiền học của Phật giáo đời Trần. Do vậy, tác giả luận án chọn hướng nghiên cứu chính là tìm hiểu về tư tưởng Thiền học đời Trần, khái quát hệ thống lý luận của các thiền sư đời Trần về Thiền ở các nội dung trọng tâm về phạm trù Tâm, giải thoát tâm, con đường giải thoát Tâm. Nghiên cứu giá trị của hệ thống lý luận này đối với xã hội đương thời để tìm ra cách lý giải mới về vai trò của Phật giáo đời Trần. Thứ ba, về vai trò của Phật giáo đối với đời sống xã hội đương thời. Các tác giả đã phân tích, luận giải vai trò của Phật giáo đời Trần đối với xã hội đương thời ở nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên ở phần này còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất, thậm chí là còn đối lập nhau, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa Phật giáo với tinh thần yêu nước. Khi khảo sát các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả luận án nhận thấy dường như không còn chỗ trống nào cho mình nghiên cứu. Tuy vậy, dù khó khăn, tác giả luận án cũng cố gắng tìm ra một hướng nghiên cứu riêng của mình nhằm đóng góp thêm một vài kiến giải nhỏ trong nghiên cứu tư tưởng của Phật giáo thời Trần. Ở nội dung này, tác giả luận án nghiên cứu theo hướng phân tích tác động của lý luận về tâm trong tư tưởng Thiền học đời Trần đến việc hình thành các chính sách trong quản lý xã hội, trong xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trên cơ sở tìm hiểu tình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về đề tài nêu trên, tác giả luận án chọn hướng nghiên cứu của mình là: kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả với các thành tựu mà họ đã đạt được khi phân tích, luận giải các vấn đề về những tư tưởng cơ bản nhất của Phật giáo đời Trần để triển khai nội dung nghiên cứu của tác giả theo hướng sau: 32 Một là, nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Thiền học đời Trần. Phân tích, luận giải mối liên quan giữa các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, các tiền đề tư tưởng và các nhân tố chủ quan đến sự hình thành nội dung tư tưởng của Thiền học đời Trần. Qua đó tìm ra những đặc điểm quy định về vai trò chủ đạo của Phật giáo đời Trần hay tư tưởng Thiền học đời Trần trong xã hội đương thời. Hai là, về nội dung tư tưởng Thiền học đời Trần. Tác giả luận án lấy điểm xuất phát từ luận điểm: Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của mình. Tinh hoa của Phật giáo nói chung là ở vấn đề tu tâm. Thiền tông chính là tông phái Phật giáo chú trọng nhất về tu tâm, lấy mục tiêu giác ngộ bản nguyên của tâm tính chúng sinh (Phật tính) làm tông chỉ. Trên cơ sở tiếp cận này, tác giả luận án triển khai việc nghiên cứu tư tưởng của Thiền học đời Trần theo logic làm rõ các vấn đề lý luận về phạm trù “Tâm” ở các nội dung: Tư tưởng về tâm, tư tưởng giải thoát tâm và tư tưởng về con đường giải thoát tâm. Nghiên cứu tư tưởng thiền học thời Trần theo lôgic nêu trên, tác giả luận án đưa ra các kiến giải về sự tác động của tư tưởng Thiền học đời Trần tới xã hội đương thời căn cứ từ việc triển khai tư tưởng về “Tâm” vào các hoạt động xã hội. Phải chăng chính vì hoạt động của “tâm” được các thiền sư đời Trần nghiên cứu, luận giải một cách sâu sắc ở các góc độ nhận thức, tâm lý, đạo đức và cái Tâm đó được triển khai sâu rộng trên tất cả các hoạt động của xã hội đời Trần đã tạo nên nét đặc sắc riêng có của Phật giáo đời Trần và triều đại nhà Trần? Ba là, tác giả phân tích giá trị của những tư tưởng về Tâm trong Thiền học đời Trần tới các hoạt động quản lý xã hội, xây dựng nền đạo đức xã hội và đấu tranh chống giặc ngoại xâm là ba lĩnh vực chủ yếu phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội đời Trần, chịu sự định hướng và điều chỉnh của hàng ngũ những nhà cầm quyền là các thiền sư, các nhà thiền học, Phật hoàng với tư tưởng của họ, để đưa ra những kết luận khái quát nhất về vai trò của Thiền học đời Trần đối với xã hội đương thời. 33 Chƣơng 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG THIỀN HỌC ĐỜI TRẦN 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời tƣ tƣởng Thiền học đời Trần Phật giáo đời Trần là một dòng tư tưởng đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam với sự ra đời của dòng của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Dòng thiền đầu tiên và duy nhất do người Việt Nam sáng lập. Sự ra đời của dòng thiền này có nguồn gốc trực tiếp từ các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng của xã hội đương thời. Các đặc điểm có tính chất đặc thù như sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; củng cố và xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền; chống giặc ngoại xâm; xây dựng hệ tư tưởng độc lập là những yếu tố quy định sự ra đời, nội dung và đặc điểm đặc trưng của Phật giáo đời Trần và tư tưởng Thiền học đời Trần. 2.1.1. Về kinh tế Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi, kết thúc triều đại nhà Lý, bắt đầu triều đại nhà Trần. Để xây dựng và bảo vệ vương triều Trần, nhà Trần tích cực phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, kinh tế nông nghiệp là cơ sở của nhà nước thời Trần. Thời kỳ này, nhà nước rất chú trọng phát triển nông nghiệp. Trước tiên, để đẩy mạnh nông nghiệp, nhà Trần khai thác triệt để các nguồn lực đất đai bằng cách mở rộng việc khai khẩn đất hoang, lập điền trang, thái ấp, thực hiện nhiều chính sách khuyến nông tích cực. Nhờ có những chính sách và biện pháp khuyến nông tích cực, nền kinh tế nông nghiệp dưới nhà Trần nói chung khá phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với việc sử dụng đất đai, sở hữu đất đai và quản lý đất đai. Đối với việc sử dụng đất đai, khác với thời Lý, để phát triển nông nghiệp, nhà Trần đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng và phát triển diện tích đất nông nghiệp, nhà Trần khuyến khích việc quai đê, lấn biển, khai khẩn đất hoang lập nên các điền trang để phát triển diện tích đất nông nghiệp: “Mùa đông, tháng 10, xuống 34 chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy” [68; tr 230]. Nhờ chính sách trọng nông nên nông nghiệp nhà Trần khá phát triển, phần lớn diện tích đất đai được khai thác, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, các tầng lớp nhân dân được huy động vào sản xuất nông nghiệp nên tầng lớp quý tộc tích lũy được nhiều của cải và cuộc sống của nhân dân tương đối ổn định. Từ việc khai thác triệt để đất đai vào sản xuất nông nghiệp, nhà Trần thực hiện chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam xuất hiện chế độ mua bán đất đai, ngoài hình thức cấp, phân phong đất đai. “Năm 1254, triều đình ra lệnh công khai bán ruộng công làm ruộng tư” [87; tr. 193]. Thừa nhận việc mua bán đất đai chứng tỏ nhà Trần khuyến khích sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, qua đó tạo động lực cho người dân khai khẩn đất hoang và sử dụng hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp. Về sở hữu đất đai, dưới đời Trần, có hai hình thức sở hữu là sở hữu ruộng đất nhà nước và sở hữu ruộng đất tư nhân. Trong đó sở hữu ruộng đất nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành là: ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công của làng xã. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý là tài sản của tầng lớp quý tộc nhà Trần, hoa lợi từ loại ruộng này hoàn toàn thuộc nhà vua. Ruộng đất công làng xã còn được gọi là quan điền, bộ phận ruộng đất này cũng thuộc sở hữu của nhà vua, do nhân đinh các làng xã cày cấy và nộp tô, thuế cho nhà vua. Hoa lợi của các loại ruộng này phần lớn được sử dụng vào các mục đích công; ruộng đất công làng xã thuộc sở hữu nhà nước nhưng do làng xã quản lý, hoa lợi nộp cho nhà nước. Sở hữu ruộng đất tư nhân được hình thành theo hình thức ban cấp ruộng đất và bổng lộc cho các quan văn, võ trong triều đình. Bên cạnh đó, việc nhà Trần cho phép bán ruộng đất công làm ruộng đã tạo cơ hội cho quá trình tích lũy ruộng đất của giai cấp phong kiến đời Trần và sở hữu tư nhân về đất đai có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Sở hữu tư nhân về ruộng đất gồm có: Thái ấp là đất phong của quý tộc Trần do nhà vua lấy đất công làng xã phân phong cho các vương hầu, quý tộc. Hoa 35 lợi trên mảnh đất này thuộc về chủ thái ấp; Điền trang là loại ruộng đất do khai khẩn đất hoang mà có, loại ruộng này thuộc sở hữu của các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần; Ruộng đất tư hữu của địa chủ, nhà giàu và các quan chức; Ruộng đất của các gia đình tiểu nông tư hữu; Ruộng của nhà chùa là phần ruộng đất do nhiều thành phần cúng tiến, do nhà nước cấp, các vương hầu quý tộc cúng tiến, nhà giàu, quan lại, nông dân cúng ruộng. Về quản lý đất đai, nền kinh tế nông nghiệp nhà Trần dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trên cơ sở đó nhà Trần thi hành nhiều chính sách ruộng đất phong phú, bao gồm: ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý như ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, ruộng đồn điền; Chính sách phong cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc làm điền trang, thái ấp; Chính sách ruộng đất đối với nhà chùa, thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nhà chùa đối với các phần đất do nhà nước và các tầng lớp quý tộc, nhà giàu, quan lại, nông dân cúng tiến; Chính sách khai khẩn đất hoang, lập ấp... Nhìn chung với chính sách ruộng đất phong phú đa dạng nhà Trần đã tận dụng được các nguồn lực đất đai và con người vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua phân tích chính sách về đất đai, một đặc điểm nổi bật trong chính sách ruộng đất của nhà Trần là coi nhà chùa như là một đối tượng được ưu tiên trong phân chia ruộng đất. Từ đó hình thành sở hữu đất đai của nhà chùa. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Chi, trong cuốn Kinh tế, xã hội thời Trần (thế kỷ XIII- XIV ), từ trang 55 đến trang 64, thì: Nhà vua và các quý tộc vương hầu, công chúa thời Trần cúng rất nhiều ruộng, tiền vào chùa. Trần Thái Tông xây dựng và cấp ruộng đất để thờ phụng Phật, Pháp, Tăng tại xã Đới Nhân, tổng Đa Giá, huyện Gia Viễn, phủ Trường An; Trần Anh Tông ban cho các sư ở Đội Gia 80 mẫu ruộng; Cung Túc đại vương Trần Dũ xây dựng chùa Đại thành danh lam Thắng Nghiệp Luật tự ở xã Vĩnh Dụ, thuộc Quốc Oai, Trung Lộ đời Trần, nay thuộc xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nhiều hơn cả là cuối thế kỷ XIV các tầng lớp nhân dân gồm nhà giàu, các quan chức địa phương, những nông dân khá giả, cúng ruộng, tiền của cho chùa được ghi chép lại trong các văn bia các 36 chùa Sùng Nghiêm ở Vân Lỗi, Nga Sơn, Thanh Hoá; Chùa Vân Bản, Hải Phòng; Động Thiên Tôn, Ninh Bình; Chùa từ Am, Thanh Oai, Hà Nội... các việc làm trên cho thấy sự tôn sùng đạo Phật của triều đình nhà Trần từ vua, các vương hầu, công chúa đến các nhà gia thế cùng thiện nam, tín nữ và thế lực của nhà chùa lúc ấy. Như vậy trong chính sách ruộng đất của nhà Trần thể hiện rất rõ sự quan tâm tới Phật giáo. “Thời kỳ này, số lượng ruộng đất của chùa chiếm số lượng khá lớn, tăng ni, Phật tử rất đông. Hoa lợi trên bộ phận ruộng đất này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhà chùa. Nhà nước đương nhiên thừa nhận sự tồn tại của nó” [20; tr. 66]. Điểm này cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong xã hội đời Trần. Nhà chùa được thừa nhận như một đơn vị kinh tế độc lập, có ruộng đất, có nông dân, nông nô. 2.1.2. Về chính trị Tiếp tục mô hình chính quyền trung ương của nhà Lý, nhà Trần xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền là điều kiện cho sự tồn tại vững chắc của triều đại nhà Trần. Trước hết, nhà Trần thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế để tập trung quyền lực vào tay nhà vua và dòng họ Trần. Thực hiện mục tiêu này, nhà Trần đưa ra các quy định chặt chẽ trong xây dựng chính quyền nhằm phá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến và đẩy mạnh việc tập trung quyền lực vào trong tay dòng họ Trần bằng việc: Đưa ra các tuyên ngôn khẳng định vị thế, quyền lực tối cao của nhà vua trong xã hội. Tác giả Trương Hữu Quýnh trong cuốn Đại Cương lịch sử Việt Nam đã nhận định: “Vua Trần tự mình đề cao vị trí bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước. Năm 1250 Thái Tông xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quốc gia nâng cao tính chuyên chế và tập trung của triều đình” [87; tr. 176]. Tiếp tục củng cố sự ổn định của vương triều, nhà Trần hình thành chế độ Thái thượng hoàng, chế độ chỉ có ở nhà Trần. Nhà Trần quy định ra lệ nhà vua truyền ngôi cho con khi đang còn sống và giữ vai trò là cố vấn của triều đình. Thái thượng hoàng có quyền hành rất lớn, có quyền chỉ định và phế truất ngôi vua và đưa ra các quyết định trong quản lý xã hội. Đây là phương thức đảm bảo cho nhà Trần 37 không bị lâm nguy khi nhà vua hay thái thượng hoàng bất ngờ qua đời, không xẩy ra tình trạng tranh chấp ngôi vua trong dòng tộc. Mặt khác, rút bài học kinh nghiệm từ chính quá trình xây dựng vương triều Trần, ngăn ngừa tình trạng cướp ngôi của họ khác, nhà Trần xây dựng chính quyền dòng họ Trần. Thiết lập quan chế phục vụ mục tiêu đảm bảo quyền lực hoàn toàn nằm trong tay dòng họ Trần. Tổ chức chính quyền nhà trần trước hết là tổ chức chính trị của dòng họ Trần. Nhà Trần quy định hầu hết các chức vụ quan trọng trong triều đình và ở các địa phương phủ, lộ đều do tôn thất nắm giữ. Quyền lực chủ yếu nằm trong tay họ Trần: “Quan chức lớn ở triều đình như thái sư, thái úy, bình chương sự, thái phó, thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo, tả hữu bộc xạ, tham chi chính sự và các chức võ quan cao cấp như đô nguyên soái, phó đô nguyên soái, tiết độ sứ, phó tiết độ sứ, đại tướng quân thì chỉ các tôn thất mới được nắm giữ. Chức phiêu kỵ tướng quân chỉ dành riêng cho hoàng tử” [87; tr. 178]. Trong số các quy định để đảm bảo sự an toàn của dòng họ thì quy định về chế độ hôn nhân nội tộc là quy định có tính chất cực đoan nhất. Để bảo vệ vương triều Trần khỏi rơi vào tay họ khác, nhà Trần quy định con gái trong dòng họ Trần phải lấy người trong họ. Nhà Trần bất chấp luân thường đạo lý chỉ nhằm mục tiêu ngăn chặn không cho các dòng họ khác xen vào tầng lớp quý tộc Trần, phòng ngừa tình trạng người khác họ lợi dụng cơ hội ngoi lên cướp ngôi của họ Trần. Ngoài ra, nhà Trần còn đặt ra một tổ chức phụ trách về dòng họ nhà vua gọi là tông chính phủ chịu trách nhiệm ghi chép, theo dõi về dòng họ, quản lý việc bổ nhiệm quan lại trong triều đình theo quy định của Nhà Trần. Nhìn chung, việc quản lý và cai trị đất nước dưới triều Trần có bước tiến bộ và phát triển hơn thời Lý. Bộ máy quan lại ở đời Trần được chia làm ba cấp, cấp trung ương, cấp hành chính trung gian và cấp hành chính cơ sở. Thời Lý, các quan lại đều xuất thân từ tầng lớp quí tộc, sang đời Trần tất cả các chức vụ quan trọng đều giao cho vương hầu quí tộc nhà Trần nắm giữ, bởi vậy, nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều do đó quyền lực tập trung được vào nhà nước trung ương, chế độ quân chủ trung ương được củng cố thêm một bước. 38 Như vậy, nhà Trần với cách thức tổ chức quyền lực, sử dụng và bổ nhiệm quan lại như trên đã phản ánh rõ rệt sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc. Bộ máy quyền lực tập trung trong tay dòng họ Trần cho thấy sự thống nhất, nhất quán, quyết liệt trong quá trình giành, giữ ngôi vị của Nhà Trần. Về pháp luật, nhà Trần xây dựng hệ thống pháp luật trong quản lý xã hội. Bên cạnh việc tiến hành chế độ quản lý chặt chẽ, nhà Trần còn từng bước xây dựng pháp luật của mình nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền, của giai cấp thống trị trước hết là của nhà vua. Hệ thống pháp luật của nhà Trần là sự tiếp nối pháp luật của nhà Lý nhưng có những bước phát triển hơn. Mọi hoạt động trong thời Trần đã được quy định bằng pháp luật, đề cao tinh thần pháp trị trong quản lý xã hội: “Năm 1230, nhà Trần ra bộ Quốc triều thông chế xét các lệ của triều trước, định làm thông chế của quốc triều, quy định bộ máy nhà nước có kỷ cương hơn, hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với tình hình mới” [87; tr. 179]. Sau đó, qua vài lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động luật pháp. Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn. Ở triều đình có thẩm hình viện chuyên xét xử ngục tụng, lập thêm nhà bình doãn xử án. Cuối thế kỷ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình và lập viện đăng văn kiểm pháp (gọi tắt là viện kiểm pháp). Như vậy, so với thời lý, pháp luật nhà Trần đã có sự bổ sung và hoàn thiện hơn cả về nội dung và hình thức tổ chức. Pháp luật nhà Trần nhằm củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ sự thống trị của nhà vua, trừng phạt nghiêm khắc đối với các tội thập ác. Nhìn chung, pháp luật nhà Trần rất nghiêm khắc trong việc giữ gìn phép nước nhằm phát triển sản xuất, củng cố quốc gia thống nhất, ổn định trật tự xã hội. Điều đó đã có tác dụng củng cố nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh. Nhà Trần thừa nhận vai trò cố vấn của các nhà sư trong tổ chức, quản lý xã hội. Về chính trị, thời Lý cũng như thời Trần các ông vua thường hỏi ý kiến các nhà sư khi cần đưa ra các quyết sách quan trọng trong quản lý xã hội. Mặt khác các nhà sư cũng thường chủ động đưa ra các lời khuyên đối với các ông vua khi thấy cần thiết. Các nhà sư đã có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho triều đình trên nhiều lĩnh vực. 39 “Hồi ban đầu lập quốc các thiền sư đã mở những cuộc vận động gây ý thức quốc gia, đã sử dụng các môn học phong thủy và sấm vĩ trong các cuộc vận động ấy, đã trực tiếp thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn; bàn luận cả các vấn đề quân sự. Nhưng sau đó, khi trong triều đình đã có đủ người lo các việc ấy thì họ chỉ giữ vai trò hướng dẫn tinh thần và cố vấn đạo đức” [ 65; tr. 217]. Các ông vua nhà Lý, Trần khi phải đưa ra các quyết sách quan trọng đều tham khảo ý kiến của các vị thiền sư. Thiền sư Viên Thông đã đưa ra lời khuyên với vua Lý Thần Tông về lẽ trị loạn: “Thiên hạ cũng như bất cứ cái gì, hễ đặt nó vào chỗ an thì an, đặt vào chỗ nguy thì nguy: điều này trông vào hành động của các bậc nhân chủ (vua)Trời đất không phải từ lạnh chuyển sang nóng ngay tức khắc, mà phải đi dần từ xuân sang thu, bậc vua chúa không hưng vong đột ngột mà hưng vong từ từ tùy theo tính cách thiện hay ác của họ” [65; tr. 216]. Thiền sư Viên Chứng cũng đã từng khuyên vua Trần Thái Tông: “Phàm là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay muôn dân đã đã muốn đón bệ hạ về thì bệ hạ không về sao được Duy chỉ có việc nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi” [18; tr. 29]. Với việc tham gia vào chính sự của các thiền sư, có thể thấy, giai đoạn này Phật giáo không chỉ có vai trò xây dựng đời sống tinh thần, đạo đức của xã hội mà còn tích cực tham gia vào việc xây dựng đường hướng trị nước, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội. Điều này cho thấy, các ông vua triều Lý, Trần đã sử dụng Phật giáo như một công cụ để định hướng và điều chỉnh các hoạt động xã hội. Vì thế, việc sử dụng Phật giáo vào quản lý xã hội đã đáp ứng nhu cầu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của xã hội đời Trần. 1.1.3. Về xã hội Từ sự phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên chế độ sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân về ruộng đất ngày càng phát triển, cùng với việc thực hiện chế độ quân chủ, xã hội đời trần đã có sự phân hóa mạnh mẽ, hình thành nhiều tầng lớp có lợi 40 ích đối lập trong xã hội. Sự phân tầng này được chính quyền công nhận qua việc hình thành các quy định bảo vệ quyền lợi của tầng lớp trên trong xã hội. Một là, nhà Trần đưa ra hệ thống các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của các tầng lớp trong xã hội. Trong đó, tầng lớp dưới có nghĩa vụ phải lao động sản xuất và nộp thuế cho triều đình, tạo ra sự phân hóa về mặt xã hội. Với sự phát triển kinh tế nông nghiệp trên đây đã hình thành nên các tầng lớp trong xã hội bao gồm các tầng lớp: Quý tộc, quan lại, địa chủ; nông dân, thợ thủ công và buôn bán nhỏ; nông nô, nô tỳ và gia đồng. Tầng lớp quý tộc, quan lại và địa chủ được hưởng nhiều bổng lộc của triều đình và được bóc lột hoa lợi từ những người nông dân, nông nô, nô tỳ và gia đồng. Sự bóc lột của tầng lớp thống trị đối với tầng lớp bị trị trong từng thời điểm khác nhau, mức độ bóc lột cũng khác nhau nhưng nhìn chung là tương đối nặng nề. Tầng lớp bị trị bao gồm nông dân, nông nô phải nộp thuế thân đinh và thuế ruộng cho triều đình theo định mức tương đối cao. Về mặt xã hội, với chính sách quản lý như trên, nhà Trần dần dần hình thành 2 giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân. Ngoài hai giai cấp chính này, bộ phận còn lại được gọi là thứ dân bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau. Giai cấp phong kiến thống trị, trước hết là tầng lớp quí tộc và quan liêu, đại biểu là nhà vua nắm giữ mọi quyền hành ở triều đình và trong xã hội. Tiếp đó, là giai cấp địa chủ chiếm một phần đáng kể tầng lớp trên trong xã hội. Tăng lữ chiếm số đông nhưng chỉ có quí tộc đi tu và tầng lớp trên trong nhà chùa mới thực sự tham gia vào hàng ngũ phong kiến. Đẳng cấp quí tộc có đặc quyền đặc lợi, được tập ấm, được tham gia vào bộ máy chính quyền, được miễn sưu dịch, binh địch Đẳng cấp này bao gồm các quí tộc tôn thất, quan lại. Bộ phận đẳng cấp này trong thực tế có nhiều ruộng đất tư hữu, địa chủ quí tộc, cùng với địa chủ tư hữu là cơ sở của nhà nước trung ương tập quyền. Những cư dân còn lại gọi là thứ dân, đẳng cấp này bao gồm: địa chủ bình dân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán, đẳng cấp thấp kém nhất trong xã hội là nông nô, nô tỳ, gia đồng. Tầng lớp nô tỳ không chỉ phục vụ trong gia đình vương hầu quí tộc, tông thất, mà một số đông phải lao động sản xuất ngoài đồng ruộng; những nô tỳ 41 làm ruộng là một loại nông nô thuộc sở hữu của chủ, cha truyền con nối. Việc phân biệt đẳng cấp thời Trần tuy không khắc nghiệt như chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ, nhưng nó vẫn là nguyên nhân khiến cho đại đa số quần chúng nhân dân lao động vẫn là những người nghèo khổ. Nền kinh tế dựa trên nông nghiệp là chủ yếu, trong đó kinh tế nông nghiệp vốn không tạo nên sự giàu có và ổn định, nên để tạo ra sự vững mạnh về kinh tế, nhà Trần đã ra sức bóc lột lao động của những người nông dân. Cùng với việc mở mang đất đai phục vụ nông nghiệp, nhà Trần sử dụng các tầng lớp nhân dân vào sản xuất nông nghiệp, bên cạnh nông dân còn có nông nô, nô tỳ và gia đồng. Chế độ nô tỳ là điểm khác biệt trong vấn đề xã hội giữa triều Lý với triều Trần. “Thời Trần những người phạm trọng tội bị đồ làm “hoành” phải cày ruộng quốc khố ở Tảo xã, tức xã Nhật Tảo, mỗi người phải cày ba mẫu để nộp tô cho nhà nước. Họ bị thích chữ vào mặt và phải phục dịch theo thân phận nông nô suốt đời. Những chiến tù và quân ...ề thoát ly cuộc sống mà vẫn dấn thân vào cuộc sống với tất cả các hoạt động bình thường của con người trần tục, kể cả hoạt động chính trị góp phần vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Xuất phát từ quan điểm đó không ít các vị cao tăng và tín đồ Phật giáo thời Trần đã tham gia vào chính sự và có cống hiến đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc. 141 Thời kỳ nhà Trần cai trị đất nước là thời kỳ cam go của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Kẻ thù mạnh nhất thế giới khi đó luôn lăm le xâm lược đất nước. Yếu tố này đã qui định cho Thiền học đời Trần những đặc điểm riêng biệt. Nhu cầu đất nước lúc này đòi hỏi phải có sự đoàn kết toàn dân, chống giặc cứu nước. Các ông vua đời Trần đã lấy thiền học làm hệ tư tưởng chủ đạo, vì nó đã tỏ ra có khả năng đáp ứng được một số nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Phật giáo Thiền với khuynh hướng hướng nội, biện tâm, phá chấp của các thiền sư đời Trần đã tạo ra những người lãnh đạo có tinh thần tự lực, tự cường, sáng suốt, không cố chấp, biết dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc, biết nuôi sức dân để đánh lâu dài và đánh thắng. Khuynh hướng tư tưởng đó đã đem lại cho Thiền học đời Trần một luồng sinh khí mới. Mặt khác, thiền học không chỉ dành cho tầng lớp quí tộc như Thiền phái Thảo đường thời Lý, mà là của tất cả mọi người và như vậy, nó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân nhằm chống giặc cứu nước. Ngay bản thân các Thiền sư nổi tiếng của đời Trần, do họ là những người đứng đầu đất nước, nên họ không thể tách rời giữa đời và đạo mà ngược lại có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố. Tùy điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà sự biểu hiện của yếu tố này trội hơn yếu tố kia hay ngược lại. nh hưởng quan niệm thiền biện tâm, người dân trong xã hội đời Trần tự nhận thức được vai trò quyết định cuộc đời mỗi người không phải là ở các yếu tố bên ngoài mà chính do bản thân mình quyết định. Vì vậy, người dân trong xã hội đời Trần, dù là thiền sư hay cư sĩ và toàn thể nhân dân đã có những quyết định làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương, làm chủ đất nước. Khi nước nhà lâm vào tình trạng nguy nan của nạn xâm lược mỗi người dân đều ý thức về quyền làm chủ vận mệnh đất nước là do sự quyết định của mỗi người dân trong xã hội. Vậy nên, khi được hỏi ý kiến về việc đánh giặc, mỗi người dân đều sẵn sàng đồng tình với ý chí và lòng quyết tâm cao trong việc chống giặc giữ nước. Phật giáo đời Trần có tinh thần nhập thế tích cực. Tư tưởng nhập thế này là nhập thế vì đồng loại, xã hội, vì tổ quốc, quê hương, đất nước, không phải chỉ vì các nhân những nhà tu hành. Mặt khác, các nhà Thiền học đời Trần cho rằng hành động 142 của con người phải tùy nghi, hợp thời, đúng lúc. Vì vậy, trong lúc đất nước lâm nguy, quân thù đang giày xéo lên quê hương đất nước, toàn dân đang trên dưới một lòng đánh đuổi kẻ thù, thì những nhà sư cũng không thể khoanh tay đứng nhìn mà cũng phải lên ngựa cầm quân đuổi giặc. Tinh thần nhập thế tích cực tạo nên truyền thống Hòa quang đồng trần trong phương châm hành động của Thiền học đời Trần. Tinh thần nhập thế đó đã tạo ra lớp người đứng đầu đất nước có tinh thần trách nhiệm, dấn thân vào cuộc đời, không nề gian khó, không sợ nguy hiểm, không màng đến sự sống chết, tự mình cầm cương xông pha trận mạc. Tinh thần nhập thế còn là cơ sở để triều Trần xây dựng chính sách Ngụ binh ư nông chính sách về quân sự chỉ có ở triều Trần góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Tinh thần nhập thế làm cho mọi thành viên trong xã hội đều hòa nhập vào các hoạt động của xã hội, mỗi người dân là một nhà lãnh đạo, một người lính, một người tu hành, vì vậy trong chính sách quân sự của triều Trần, mỗi người lính cũng là một người dân, vừa tham gia lao động sản xuất vừa luyện tập các kỹ thuật quân sự. Chính sách này đảm bảo sự ổn định về kinh tế cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như quân đội nói riêng, đảm bảo khi tổ quốc cần, các nguồn lực cho cuộc chiến đấu đều đã sẵn sàng. Mặt khác, thời Trần, do nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền, nhà Trần luôn cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn, vì vậy việc đưa quân đội về các địa phương tham gia cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình. Bên cạnh đó, chính sách Ngụ binh ư nông còn là mối liên kết hài hoà giữa quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, giúp cho triều đình có thể ứng phó linh hoạt trong việc chuyển từ thời bình sang thời chiến và ngược lại. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Qua sự phân tích trên đây ta thấy nét đặc trưng nổi bật nhất của Thiền học đời Trần là khuynh hướng nhập thế tích cực. Những người lãnh đạo đời Trần đã tiếp 143 nhận và phát triển Thiền tông trên cơ sở của lòng yêu nước và tự hào dân tộc vốn có sẵn trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Họ tìm trong thiền học một chỗ dựa lý tưởng, một nguyên lý giúp cho việc giữ. Bởi vậy Thiền học đời Trần không bi quan, yếm thế như ở một số trường phái Phật giáo khác. Nếu Thiền học đời Trần là bi quan yếm thế thì lý giải tại sao đời Trần với hệ tư tưởng chủ đạo là Phật giáo lại lập nên chiến công oanh liệt như vậy? Có quan điểm cho rằng Phật giáo đời Trần được thể hiện chủ yếu qua thơ văn của các thiền sư đời Trần đã không phản ánh hết khí thế hào hùng của dân tộc, điều này có phần nào đúng. Nhưng không thể vì thế mà cho Phật giáo thời này là bi quan yếm thế. Vì ngay bản thân các thiền sư đồng thời là những người lãnh đạo đất nước đã có cuộc sống rất tích cực đối với quê hương đất nước, điều này đã chứng minh yếu tố tích cực trong tư tưởng của thiền học đời Trần. Tiểu kết chƣơng 4 Thiền học đời Trần được sáng lập bởi vương triều Trần, các ông vua và tầng lớp quý tộc Trần lại chính là các nhà thiền sư, tự mình sáng tác các tác phẩm thiền học. Bởi vậy triều đại nhà Trần đã sử dụng tư tưởng Thiền học trong suốt quá trình quản lý xã hội và vận dụng nó làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng và hành động của triều Trần. Điều đó đã tạo cho Phật giáo đời Trần một tính chất nhập thế và được xem là giáo lý căn bản dùng nó làm nền tảng cho đạo đức xã hội. Tinh thần nhập thế bản thân nó tạo ra các giá trị trong sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động của chính các thiền sư đời Trần; tạo ra sự thống nhất giữa vai trò lãnh đạo dẫn dắt xã hội của vương triều Trần với xây dựng đạo đức xã hội; thống nhất các luồng tư tưởng trong xã hội nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vương triều Trần, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn xã hội. Thiền học đời Trần là một trong những phái Thiền tiêu biểu cho Thiền học Việt Nam. Các thiền sư phái Trúc Lâm cũng như các thiền sư khác của Việt Nam đều đã thể hiện chất thiền của mình qua hành động. Mỗi một nhà thiền học là một người hành thiền ngay trong đời sống của chính mình, tính chất hòa nhập vào cuộc đời đã làm cho Thiền tông Việt Nam nói chung và Thiền học đời Trần nói riêng 144 mang một nét riêng biệt đặc thù và trở thành một lối sống của người tu thiền trong Thiền tông Việt Nam. Tính chất nhập thế, tinh thần bình đẳng, tư tưởng biện tâm, sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động là hệ thống các giá trị mà Thiền học đời Trần đã đạt được. Các giá trị này đã trở thành hệ thống các chuẩn mực đóng vai trò, dẫn dắt, điều chỉnh, tác động tích cực đến các hoạt động của đời sống xã hội đương thời trên các lĩnh vực kinh tế, đạo đức, tư tưởng, văn hóa làm cho triều đại nhà Trần và xã hội đời Trần có những thành công vang dội trong sự phát triển xã hội và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đời Trần cũng như các triều đại trước đó, đất nước luôn nằm trong sự đe dọa của nạn giặc ngoại xâm. Vì vậy, những mâu thuẫn trong nội bộ của xã hội Việt Nam, mâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ phong kiến, quí tộc với quần chúng lao động và mâu thuẫn giữa các đẳng cấp khác nhau tạm thời lắng xuống. Vấn đề đặt ra là phải đoàn kết được toàn dân, chống giặc ngoại xâm. Vai trò đoàn kết toàn dân chống giặc, một phần đã được Phật giáo đảm nhiệm, góp phần không nhỏ vào các chiến thắng vẻ vang của dân tộc, ba lần đánh thắng quân nguyên mông. Đánh giá về vai trò của Phật giáo trong xã hội đời Trần có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của Phật giáo đời Trần đối với sự nghiệp dựng nước và bảo vệ Tổ quốc của xã hội đương thời. Họ cho rằng nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân nguyên Mông thắng lợi là nhờ Phật giáo. Tuyệt đối hóa vai trò của Phật giáo là cách nhìn phiến diện, đóng góp vào thành tựu vẻ vang của đất nước còn cần có sự giúp sức của các hệ tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, các tư tưởng truyền thống và tinh thần yêu nước của toàn xã hội. Sở dĩ Phật giáo nắm giữ vai trò chủ đạo trong xã hội đời Trần là do xã hội đời Trần là thời kỳ khó khăn của sự nghiệp giữ nước, bảo vệ Tổ quốc nên cần ngọn cờ tư tưởng mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước, cần phải có một nền đạo đức hướng thiện thì mới có khả năng đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp chống giặc cứu nước. Nhu cầu quan trọng nhất của xã hội đương thời một phần lớn đã được Phật giáo đảm nhận và làm tròn một cách xuất sắc. Vì vậy ta thấy góp phần vào những thắng lợi vẻ vang của quân nhân đời Trần có sự đóng góp to lớn của chủ nghĩa yêu nước chân chính của nhân dân Việt Nam, lúc đó được thể hiện khá rõ trong Phật giáo. 145 KẾT LUẬN Lịch sử tư tưởng Việt Nam là sự tổng hợp của nhiều dòng tư tưởng khác nhau, trong đó chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, trong mỗi một thời kỳ lịch sử cụ thể tương ứng với nó lại có dòng tư tưởng chủ lưu khác thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh của thời kỳ đó. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIII – XIV, do nhà Trần cai trị đã lấy Phật giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo. Thiền học đời Trần là một bước phát triển tất yếu được qui định bởi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và các nhân tố chủ quan của hiện thực xã hội. Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất; xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền; các quy định về chế độ phân biệt đẳng cấp;chế độ hôn nhân nội tộc nhằm bảo vệ vương triều Trần; chính sách ruộng đất đối với nhà chùa; đấu tranh chống giặc ngoại xâm; sự hiểu biết uyên thâm và mến mộ đạo thiền của các ông vua, tầng lớp quý tộc Trần đã hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi quyết định cho sự ra đời của Thiền học đời Trần và vai trò chủ đạo của tư tưởng Thiền học đời Trần trong hệ tư tưởng của xã hội đương thời. Tư tưởng Thiền học đời Trần tập trung chủ yếu ở lý luận về phạm trù Tâm. Lý luận về tâm được nghiên cứu sâu sắc trên các phương diện bản thể luận, nhận thức luận, tâm lý học và đạo đức học ở nhiều tầng nấc và các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ cao nhất, đạt tới giải thoát, trình độ nhận thức đạt tới cấp độ Chân đế, mang tính trừu tượng và cần có tư duy ở trình độ cao đã tạo nên một tầng lớp các nhà thiền sư đạt tới trình độ tư duy bác học và đạt tới hạnh nguyện của Phật, đời đạo là một. Ở trình độ tục đế, các vấn đề nhận thức, tâm lý và đạo đức của con người được phân tích tỉ mỉ, sâu sắc, cụ thể với các nội dung về nguồn gốc của nhận thức, cách thức tư duy, quá trình phát triển và diễn biến tâm lý của con người trong quan hệ với thế giới thực tại. Làm rõ các thái cực đối lập và định hướng rõ lợi ích của các giá trị thiện, các giá trị tích cực con người cần hướng đến. Hướng dẫn con người cách thức để đạt được các giá trị thiện đã trở thành một học thuyết về đạo đức tham gia tích cực vào việc xây dựng nền đạo đức xã hội. 146 Lý luận về giải thoát của Thiền học đời Trần cơ bản dựa trên nền tảng lập luận con người đáng mất bản thể. Chỉ cần gạt bỏ các ảnh hưởng của cảnh đối với tâm thì tự nhiên bản thể sẽ hiện ra, khi đó đạt tới giải thoát. Thiền học đời Trần không chủ trương nhập niết bàn theo nghĩa là nơi tuyệt mỹ, huyền bí nào đó ở cõi Tây phương, mà chỉ có niết bàn tại tâm. Do ảnh hưởng của quan niệm này, Thiền học đời Trần tìm giải thoát bằng cách cải tạo cái tâm và sự giải thoát đó được thực hiện ngay trong cuộc sống hiện thực. Điểm nổi bật trong Thiền học học đời Trần là nhấn mạnh tư tưởng mọi người đều có thể tu tâm, phương pháp tu tâm đơn giản, không câu nệ không gian, thời gian, địa điểm và hình thức tu hành. Như vậy, các nhà Thiền học đời Trần không chỉ đề cao một hướng nghiên cứu duy nhất là tìm đường giải thoát cho cá nhân các vị thiền sư ở mục tiêu tối thượng của thiền học mà còn quan tâm cả vấn đề giác ngộ cho chúng sinh, giải thoát chúng sinh, nên tư tưởng Thiền học đời Trần đáp ứng được nhu cầu giải thoát của tất cả các tầng lớp dân cư ở tất cả các căn cơ và trình độ khác nhau của tầng lớp bình dân. Vì vậy, Thiền học đời Trần vừa mang tính cao siêu ở tầm triết học vừa mang tính đại chúng. Điểm này là điểm độc đáo của Thiền học đời Trần so với tất cả các phái thiền học khác và trở thành cơ sở cho việc luận chứng về vai trò của Thiền học đời Trần trong xã hội đương thời. Có thể nói, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, chưa từng có hệ tư tưởng nào nghiên cứu về cái tâm của con người một cách có hệ thống, đầy đủ và sâu sắc ở tất cả các khía cạnh của nó từ các góc độ tâm lý, tình cảm, tri thức, nhận thức, ý thức, lý trí và hành động như ở trường phái tư tưởng Thiền học đời Trần. Hệ thống tư tưởng này được các ông vua, tầng lớp quý tộc Trần vừa là các nhà thiền sư thể nghiệm trực tiếp ngay trong cuộc sống của mình. Đồng thời đem các tư tưởng vào trong việc xây dựng các chính sách quản lý xã hội, xây dựng nền đạo đức xã hội. Tư tưởng đó được các tầng lớp dân chúng đón nhận, thực hành theo giáo lý của thiền học. Với đời sống tinh thần đó, Phật giáo đời Trần trở nên trong sạch, lành mạnh vì vậy đã phát huy vai trò tác dụng của mình trong các vấn đề quản lý xã hội, xây dựng nền đạo đức và phát huy vai trò đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp chống giặc cứu nước. 147 Một số vấn đề trên lĩnh vực tư tưởng của nước ta đời Trần đã được giải đáp theo quan điểm của Phật giáo Thiền tông. Những vấn đề đó vừa liên hệ với thực tế đời sống của đất nước vừa phục tùng những qui luật phát triển nội tại của bản thân Phật giáo. Tuy có những hạn chế, có quan điểm còn trừu tượng, khó hiểu, song Thiền học đời Trần đã có những đóng góp lớn lao cho xã hội đương thời trong phong trào đoàn kết toàn dân đánh giặc giữ nước, góp nhiều công lao cho sự thành công của triều đại nhà Trần. Tuy nhiên, trong đánh giá vai trò của Phật giáo nói chung cũng như Thiền học đời Trần nói riêng trong thời kỳ này cần phải khách quan nhận định rằng, Thiền học đời Trần không phải là học thuyết chính trị- xã hội, cũng không phải là học thuyết kinh tế, chủ yếu đóng vai trò là một học thuyết về đạo đức con người. Song do nhu cầu của đất nước lúc này đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng đoàn kết được toàn dân trong sự nghiệp chống giặc cứu nước, trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Phật giáo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu quan trọng nhất, nhu cầu sinh tồn của một quốc gia dân tộc mà trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong giai đoạn này (điều này trong bối cảnh lúc đó, Nho giáo và Đạo giáo không thể đảm nhận được). Hình ảnh Trúc Lâm Yên Tử cho thấy về một rừng trúc với những thân cây vàng óng, san sát vươn lên trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt của núi rừng. Đây cũng chính là hình ảnh của toàn thể vua, quan, quân, các thiền sư và toàn thể nhân dân thời Trần, với tấm lòng vàng son, sát cánh cùng nhau, đoàn kết một lòng, chung tay đấu tranh chống giặc ngoại xâm với lời thề “Sát thát” mãi mãi còn vang vọng núi sông. Tinh thần đó đã tạo nên hào khí Đông A, khí thế hào hùng của dân tộc, làm nên diện mạo của xã hội đời Trần và Phật giáo đời Trần. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 1. Đặng Ánh Tuyết, Tư tưởng giải thoát trong Phật giáo thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7 + 8/2012 2. Đặng Ánh Tuyết, Tinh thần nhập thế trong tư tưởng thiền Trúc Lâm Yên Tử, Tạp chí giáo dục Lý luận, số 6/2015. 3. Đặng Ánh Tuyết, Phạm trù Tâm trong Thiền học đời Trần, Tạp chí Giáo dục lý luận số 7/2015. 4. Đặng Ánh Tuyết, Nguồn gốc ra đời của Phật giáo đời Trần, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12 (31)/2015. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2004), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (2011), Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Lan Anh (2010), Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội thời Lý – Trần, Luận văn thạc sĩ triết học, trường Đại học KHXH & NV. 4. Nguyễn Tường Bách (2011), Thích Nhuận Châu, Từ điển Phật học, Nxb Thời đại. 5. Nguyễn Lương Bích (1981), Việt Nam ba lần đánh Nguyên toàn thắng, Nxb. Quân đôi nhân dân. 6. Thích Bổn Bồng (2006), Vai trò chính trị của các tăng sĩ Phật giáo ở thời đại Lý - Trần, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 7. Hoàng Văn Cảnh (2003), Pháp bảo đàn kinh và ảnh hưởng của nó đối với các nhà Thiền học đời Trần, Luận án tiến sĩ triết học. 8. Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, Nxb Thành phố HCM. 9. Nguyễn Tuệ Chân (biên dịch) (2011), Lịch sử Phật giáo, Nxb Tôn giáo. 10. Nguyễn Tuệ Chân (biên dịch) (2008), Thiền tông Phật giáo, Nxb Tôn giáo. 11. Nguyễn Văn Chế (1976), Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Tổ chức nghiên cứu Phật học Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam.. 12. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Doãn Chính (1998), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Doãn Chính, Trương Văn Chung (1998), Đại cương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia. 15. Doãn Chính (2009), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Minh Chi (1995), Các vấn đề về Phật học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 150 18. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1998), Thơ văn Lý-Trần, Tập 2, Quyển thượng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 19. Nguyễn Thị Phương Chi (2001), Thái ấp- Điền trang thời Trần, Luận án tiến sĩ Sử học. 20. Nguyễn Thị Phương Chi (2009), Kinh tế, xã hội thời Trần, Nxb Giáo dục Việt Nam. 21. Trương Văn Chung (2005), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Trương Văn Chung, Doãn Chính (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý Trần, Nxb Chính trị quốc gia. 23. Lê Cung (2008), Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Thuận Hoá. 24. Edward Conze (2007), Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Nxb Phương Đông. 25. Nguyễn Đức Diện (2000), Tìm hiểu tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sĩ, luận án tiến sĩ Triết học. 26. Nguyễn Đức Diện (2014), Tư tưởng triết học thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ, Nxb Khoa học xã hội. 27. Nguyễn Anh Dũng (1981), Chính sách ngụ binh ư nông các thời Lý-Trần-Lê sơ, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội. 28. Lý Việt Dũng (dịch) (2003), Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, Nxb Mũi Cà Mau. 29. Thích Thanh Đạt (2000), Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, luận án tiến sĩ Lịch sử. 30. Garma C.C.Chang (2006), Triết học Phật giáo Hoa nghiêm tông, Nxb Tôn giáo. 31. Hầu Hàn Giang, Mạch Vĩ Lương (2002), Từ điển Hán Việt, Nxb Đà Nẵng. 32. Đỗ Hương Giang (2010), Triết học Phật giáo thời Trần, luận án tiến sĩ Triết học. 33. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1990), Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học. 34. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội. 35. Trần Văn Giáp (1968), Phật giáo từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, Ban tu thư viện đại học vạn hạnh. 36. Trần Văn Giàu (1973), Phật giáo và văn hóa dân tộc, Nxb Hà Nội. 151 37. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 38. Stever Haghen (2012), Đạo Phật không như bạn nghĩ, Nxb Từ điển bách khoa. 39. Trí Hải (2010) (Thích Thanh Từ dịch), Thiền căn bản, Nxb Tôn giáo. 40. Thích Phước Hảo (dịch) (2006), Phật tâm luận, Nxb Tôn giáo. 41. Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 43. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, Viện nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội. 44. Nguyễn Phạm Hùng (2008), Các khynh hướng văn học thời Lý-Trần, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Nguyễn Đăng Huy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội. 46. Thích Thiện Hoa (1994), Phật học Lý – Trần, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 47. Heinz Hilbrech (2012), Thiền và não bộ, Nxb Thời đại. 48. Nguyễn Duy Hinh (1996), Kinh tế- Xã hội Lý Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4: 32-46. 49. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Nguyễn Duy Hinh (2005), Tuệ Trung, nhân sĩ, thượng sĩ, thi sĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Nguyễn Duy Hinh (2005), Triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 52. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học xã hội. 53. Nguyễn Duy Hinh (2009), Lịch sử đạo Phật Việt Nam, Nxb Tôn giáo. 54. Nguyễn Thừa Hỷ (1976), Về kết cấu đẳng cấp của thiết chế chính trị- xã hội thời Lý Trần, số 4 (169): 42-53. 55. Daisaku Ikêda (1996), Phật giáo một ngàn năm đầu, Nxb Sự Thật. 56. Trần Trọng Kim (2011), Việt Nam Sử lược, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 152 57. Thích Thanh Kiểm (1989), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 58. Thích Thanh Kiểm (2001), Thiền lâm bảo huấn, Nxb Tôn giáo, Tp HCM. 59. Nguyễn Khương (tập hợp) (1993), Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trung tâm nghiên cứu Hán nôm, Tp Hồ Chí Minh. 60. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam, Nxb Nhã Nam. 61. Phùng Hữu Lan (2006), Lịch sử triết học Trung Quốc, tập 1, Nxb Khoa học xã hội. 62. Phùng Hữu Lan (2007), Lịch sử triết học Trung Quốc, tập 2, Nxb Khoa học xã hội. 63. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 64. Hoàng Thị Lan (2004), Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay, Luận án tiến sĩ triết học. 65. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 66. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 67. Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. 68. Phan Huy Lê (2010), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Đông A, Hà Nội. 69. Ngô Sĩ Liên (1976), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Sử học, Hà Nội. 70. Nguyễn Công Lý (1997), Văn học Phật giáo thời Lý – Trần, diện mạo và đặc điểm, luận án Tiến sĩ Ngữ Văn. 71. N. Dutt (1971), Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa, Ban tu thư Đại học Vạn Hạnh. 72. Narada (1994), Đức Phật và Phật pháp, Nxb. Thuận hóa và thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 73. Đỗ Ngây (Thích Thông Thức) (2012), Triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý- Trần, luận án tiến sĩ Tôn giáo học. 74. Thánh Nghiêm (Pháp Sư), (1995), Lịch sử Phật giáo thế giới, Nxb Hà Nội. 75. Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu (2011), Từ điển Phật học, Nxb Công ty sách Thời đại và Nhà xuất bản Thời đại. 76. Hoàng Thị Ngọ (khảo cứu, phiên âm, chú giải) (2010), Thiền tông bản hạnh, Nxb Văn học, Hà Nội. 153 77. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học. 78. Đức Nhuận (1971), Phật học tinh hoa, Nha tu thư và sưu khảo, Viện đại học Vạn Hạnh. 79. Nikkyo Niwano (2007), Đạo Phật ngày nay, Nxb Phương Đông. 80. T.R.V. MURTI (Huỳnh Ngọc Chiến dịch) (2013), Tánh không cốt tuỷ triết học Phật giáo, Nxb Hồng Đức. 81. Diane Morgan (2006), Triết học và tôn giáo phương đông, Nxb Tôn giáo. 82. Hoàng Phong (dịch) (2013), Khái niệm tánh không trong Phật giáo, NXb. Hồng Đức. 83. Nguyễn Hồng Phong (1986), Về chế độ quân chủ quý tộc đời Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4:26-35. 84. Nguyễn Danh Phiệt (1976), Chính quyền trung ương thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần với vấn đề thống nhất đất nước và hiện tượng “cát cứ phân liệt”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4( 169): 15-30. 85. Thích Trí Quảng (1992), Cảm niệm về đức Phật, Nxb Phật giáo tp HCM. 86. Trương Hữu Quýnh (1988), Mấy vấn đề ruộng đất thời Trần trước chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3+ 4 (240-241):11-14. 87. Trương Hữu Quýnh (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục. 88. Sogyan Rinpoche (2012), Bản chất của Tâm, Nxb Phương Đông. 89. OO. Rozenberg (1990), Phật giáo và những vấn đề triết học, Trung tâm tư liệu Phật học, Hà Nội. 90. Phạm Văn Sinh (1995), Về vai trò của Phật giáo Việt Nam (qua triều đại Lý), Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 91. Daistz Teitaro Suzuki (1971), Cốt tủy của đạo Phật, Nxb An Tiêm. 92. Daistz Teitaro Suzuki (1991), Thiền luận, quyển hạ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 93. Daistz Teitaro.Suzuki (2008), Tâm thiền nhập môn, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 94. Thích Phước Sơn (dịch) (1995), Tam tổ thực lục, Nxb Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 154 95. Đan Thanh (2011), Đàn Kinh (Bản Đôn Hoàng), Nxb Thời Đại. 96. Giả Đề Thao (2012), Đàn kinh tinh hoa và trí tuệ, Nxb Từ điển bách khoa. 97. Lê Mạnh Thát (2001), “Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam”, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 98. Lê Mạnh Thát (2001), “Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam”, tập 2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 99. Lê Mạnh Thát (2002), “Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam”, tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 100. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí minh. 101. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí minh. 102. Lê Mạnh Thát (2006), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí minh. 103. Lê Mạnh Thát (2004), Toàn tập Trần Thái Tông, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 104. Lê Mạnh Thát (2010), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 105. Hoàng Đức Thắng (2012), Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo, Luận án tiến sĩ sử học. 106. Thích Mật Thể (1994), Việt Nam Phật giáo sử lược, Tổng hội tăng ni Bắc việt. 107. Thích Tâm Thiện (1999), Tìm hiểu tôn giáo của đạo Phật, Nxb Thành phố HCM. 108. Ngô Đức Thọ- Nguyễn Thúy Nga (dịch) (1990), Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội. 109. Hoàng Thị Thơ (2004), Sự hình thành tư tưởng thiền Phật giáo, luận án tiến sĩ Triết học. 110. Hoàng Thị Thơ (2005), Lịch sử tư tưởng Thiền, Nxb Khoa học xã hội. 111. Ấn Thuận (2007), Phật giáo và cuộc sống, Nxb Phương Đông. 112. Trần Thuận (2014), Tư tưởng Việt Nam thời Trần, Nxb Tổng hợp Thành phố HCM. 155 113. Nguyễn Đăng Thục (1996), Thiền học Trần Thái Tông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 114. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam,tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 115. Nguyễn Tài Thư (tập hợp) (1986), Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 116. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 117. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 118. Trần Thái Tông (1974), Khóa hư lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 119. Duy Tuệ (2011), Khai mở đạo tâm, Nxb Văn hóa thông tin. 120. Thích Minh Tuệ (1993), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. 121. Thích Thanh Từ (1997), Tam tổ Trúc Lâm giảng giải, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 122. Thích Thanh Từ (1998), Thiền tông bản hạnh, Nxb Thành phố HCM. 123. Thích Thanh Từ (2001), Tại sao tôi lại chủ trương khôi phục Phật giáo thời Trần, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 124. Thích Thanh Từ (2004), Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục, Nxb Tổng hợp tp HCM. 125. Thích Thanh Từ (2004), Kiến tánh thành Phật, Nxb Tổng hợp tp HCM. 126. Thích Thanh Từ (2011), Trên con đường Thiền tông, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 127. Nguyễn Thị Toan (2006), Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống người Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học. 128. Tạ Chí Đại Trường (2009), Những bài dã sử Việt, Nxb Tri thức. 129. Nguyễn Kiên Trường (2006), Hành trình đi tìm chân ngã, Nxb Tôn giáo. 130. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học (1984), Một số chuyên đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 156 131. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học (1986), Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 132. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Tôn giáo (2009), Lịch sử đạo Phật việt Nam, Nxb Tôn giáo. 133. Trương Lập Văn (1999), Tâm, Nxb Khoa học xã hội. 134. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Tôn giáo (2011), Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng chặng đường 20 năm (1991-2011), Nxb Chính trị quốc gia. 135. Viện Khoa học xã hội, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (2000), Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam,Nxb Chính trị quốc gia. 136. Viện nghiên cứu Phật học (1995), Thiền học đời Trần, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 137. Viện nghiên cứu Phật học (2010), Phật giáo đời Lý, Nxb Tôn giáo. 138. Vũ Văn Vinh (1998), Sự phát triển của Nho giáo đời Trần và cuộc đấu tranh chống Phật giáo của các nho sĩ cuối thế kỷ XIV, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2 (297): 41-45. 139. Trần Quốc Vượng (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 140. Đỗ Thị Vòng (2008), Một số vấn đề triết học Phật giáo thời Lý-Trần, luận văn thạc sĩ Triết học. 141. 142. doan-ket-dan-toc.html 143. 144. 145. Itemid=1 146. 147. _id=10141

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_truong_triet_hoc_doi_tran_va_gia_tri_cua_no_doi_v.pdf