VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ CHÍ HÙNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ CHÍ HÙNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người h
168 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Chu Đức Dũng
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Chí Hùng
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, HÀN
QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM .................................................................. 6
1.1. Những nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công
nghiệp hỗ trợ .......................................................................................................... 6
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ................... 11
1.3. Những nghiên cứu về kiến nghị, giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ .... 16
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 19
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................................................................. 24
2.1. Công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................... 24
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ .................. 38
2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................... 41
Chương 3: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN ..................................................... 50
3.1. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản .................................... 50
3.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc ................................... 65
3.3. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan ..................................... 83
3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan .......................................................................................................... 99
Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .......................................... 103
4.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam .................. 103
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ............ 125
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt
1 ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
3 CNĐT - Công nghiệp điện tử
4 CNHT - Công nghiệp hỗ trợ
5 CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 DNNVV - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 JETRO The Japan External Trade
Organization
Cơ quan xúc tiến ngoại
thương Nhật Bản
9 JICA Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản
10 KCN - Khu công nghiệp
11 KH - CN - Khoa học - công nghệ
12 MITI
(METI)
Ministry of International
Trade and Industry
(Ministry of Economy,
Trade and Industry)
Bộ Kinh tế công nghiệp và
Thương Mại Nhật Bản
13 MNCs Multinational corporations Công ty đa quốc gia
14 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
15 SMEs Small and medium-sized
enterprises
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
16 TNCs Transnational corporations Công ty xuyên quốc gia
17 UNIDO The United Nations
Industrial Development
Organization
Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên hợp quốc
18 VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
19 VDF Việt Nam Development
Forum
Diễn đàn phát triển Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản năm 2016. ....... 52
Bảng 3.2: Tình hình phân bổ sản xuất các linh kiện điện tử ở Nhật Bản ............ 54
Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy Hàn Quốc năm 2015... 73
Bảng 3.4. Chính sách công nghiệp nguyên liệu và linh kiện của Hàn Quốc
giai đoạn 1970 đến những năm 2000 ......................................................... 75
Bảng 3.5. Mười sản phẩm sản xuất ở Đài Loan xếp số một thế giới năm 2012 .. 84
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành Điện tử 2006-2015. ............... 104
Bảng 4.2. Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin ............... 106
từ năm 2010-2015 (Đơn vị: Triệu USD) ............................................................ 106
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất CNHT ngành dệt may (Đơn vị: Tỷ đồng) ................ 109
Bảng 4.4. Lao động lĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may (Đơn vị: Người) ... 109
Bảng 4. 5. Doanh thu ngành dệt và ngành may trên doanh thu ngành công
nghiệp chế biến. ........................................................................................ 110
Bảng 4.6. Tình hình nhập khẩu của ngành dệt may từ năm 2009 - 2015. ......... 111
Đơn vị tính: triệu USD ....................................................................................... 111
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng .................................................... 27
Hình 2.2. Các lớp cung ứng hỗ trợ. ...................................................................... 35
Hình 4.1. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
theo tháng, giai đoạn 2010 - 2012. .............................................................. 105
Hình 4.2. Cơ cấu đầu tư trong CNHT ngành điện tử ......................................... 107
Hình 4.3. Số lượng các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may năm 2012........... 108
Hình 4.4. Vốn đầu tư của doanh nghiệp sản xuất sợi và dệt vải. ....................... 108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) (CNHT) có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT không chỉ góp phần làm
giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài trong sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh, mà còn tăng tính nội địa hóa sản phẩm, chủ động hơn trong các quan hệ
thị trường, cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển CNHT còn đáp ứng một cách linh
hoạt, kịp thời trước nhu cầu phải thay đổi tính năng, kiểu dáng, mẫu mã, dây
chuyền, công nghệ của nhà sản xuất công nghiệp do thị hiếu tiêu dùng ngày càng
cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài ra, phát triển CNHT sẽ góp phần
cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hút đầu tư vào những lĩnh vực công
nghiệp mà CNHT đó đi trước một bước để “mở đường”. Chính vì vậy, phát triển
CNHT sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, ngành công
nghiệp nói riêng cũng như của cả nền kinh tế quốc dân nói chung đảm bảo sự
tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
và hội nhập quốc tế với mục tiêu hình thành những ngành công nghiệp hiện đại
có năng lực cạnh tranh cao không chỉ tại thị trường trong nước mà trên thị
trường thế giới. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó sự hình thành và phát triển CNHT chính là chìa khóa quan trọng và
quyết định. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam hiện nay
chưa đủ mạnh để tạo điều kiện về môi trường pháp lý, định hướng và khuyến
khích đầu tư, phát triển ngành CNHT. Hiện ngành CNHT ở nước ta còn khá non
trẻ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá
trị gia tăng thấp, tính cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành
công nghiệp chế tạo và lắp ráp; dung lượng thị trường các ngành công nghiệp hạ
nguồn nhỏ, chưa hấp dẫn sản xuất CNHT; sức cạnh tranh của sản phẩm hỗ trợ
2
thấp, do giá thành cao, chất lượng không ổn định, thời hạn giao hàng không đảm
bảo; chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT để đề xuất và thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể, sát thực; vai trò
hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chưa
thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách, kế hoạch đến thực thi; các chương
trình phát triển CNHT chưa thật sự hiệu quả; doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp của
các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng và cần thiết.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nền kinh tế đã chú trọng phát
triển CNHT từ sớm trên thế giới và đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực
này. Đối với Nhật Bản, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) đã giúp Nhật Bản thành công trong lĩnh vực CNHT. Đối với Hàn
Quốc thì chính sách mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nổi bật trong thập kỷ
1990 (giai đoạn khởi đầu phát triển CNHT của nước này), đồng thời tiến hành
cải cách ngành công nghiệp, với sự hỗ trợ các DNVVN. Đối với Đài Loan, nền
kinh tế phát triển thành công CNHT chủ yếu nhờ vào quy định về hàm lượng nội
địa hóa sản phẩm. So với các nền kinh tế trên, Việt Nam có trình độ phát triển
thấp hơn rất nhiều nhưng có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, để phát huy lợi thế
so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, quá trình hội nhập
quốc tế nói chung, phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc
tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là cần thiết, có ý
nghĩa góp phần lựa chọn giải pháp thiết thực để đáp ứng yêu cầu phát triển
CNHT, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam xét
trên cả tầm nhìn trung và dài hạn.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài“Phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” được đặt ra hết sức cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là
một trong những hướng nghiên cứu cơ bản, quan trọng và chiến lược của khoa
học xã hội và nhân văn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích, đánh giá quan điểm và giải pháp phát
triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam để thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này ở đất nước ta
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển CNHT ở
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển CNHT (khái niệm, đặc
điểm, vai trò, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến sự phát triển CNHT).
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc và
Đài Loan từ năm 1980 đến nay, từ đó rút ra những kinh nghiệm về phát triển
CNHT.
Thứ tư, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển
CNHT trong giai đoạn tới.
Thứ năm, nêu hàm ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển CNHT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn (chủ
yếu là cơ chế, chính sách) phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp, nội địa hóa sản phẩm và tăng
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển CNHT một cách tổng thể, trong
đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề về cơ chế, chính sách. Đồng thời, luận án
cũng tập trung phân tích sâu một số ngành cụ thể như: ở Nhật Bản: CNHT ngành
ô tô, điện tử, dệt may; ở Hàn Quốc: CNHT ngành thép, dệt may, điện tử, ô tô; ở
Đài Loan: CNHT ngành dệt may, chế tạo máy, sản xuất bán dẫn; ở Việt Nam:
CNHT ngành điện tử, dệt may.
4
- Phạm vi không gian: CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn ở Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan từ năm 1980 đến nay, ở Việt Nam từ khi có chủ trương phát
triển CNHT vào những năm 1990, nhất là từ sau Đại hội XI (tháng 01/2011) đến
nay. Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm các nước vào Việt Nam giai đoạn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (đáp ứng yêu cầu chiến lược ghi trong Quyết
định số 879/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2014).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, đặc biệt là lý luận về phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất.
Luận án sử dụng một số lý thuyết và mô hình kinh tế học như liên kết kinh
doanh (business linkages), chuỗi giá trị (value chain), cụm liên kết doanh nghiệp
công nghiệp (industrial cluster) để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết
học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương
pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thống hóa lý luận, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê, mô hình, đồ thị và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận về phát
triển CNHT, đặc biệt làm rõ vai trò, tiêu chí và những nhân tố tác động đến việc
phát triển CNHT. Luận án đã phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển CNHT
của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt có những phân tích so sánh về
chính sách cũng như điều kiện phát triển CNHT ở ba nền kinh tế này. Luận án đã
rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển ngành CNHT trong
bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về phát
triển CNHT.
5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học cho Việt Nam trong việc
hoạch định các chính sách cho phát triển CNHT; rút ra bài học kinh nghiệm phát
triển CNHT đã được thực hiện ở ba nền kinh tế phát triển nhất Đông Á, bao gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan để áp dụng vào Việt Nam. Thông qua việc
nghiên cứu, luận án đã gợi mở một số cách thức để giải quyết các vấn đề còn tồn
tại trong phát triển CNHT ở Việt Nam cho cả phía Nhà nước và doanh nghiệp,
như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực năng động, sáng
tạo; tập trung đầu tư vào các ngành CNHT mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh;
đề xuất một số kiến nghị cụ thể cho Nhà nước trong việc hỗ trợ cho các DNVVN
theo kinh nghiệm từ ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam
Chương 2. Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chương 3. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.
Chương 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển
công nghiệp hỗ trợ.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Ở NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM
1.1. Những nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công
nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh
tranh. Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến
trong “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (The competitive advantage of
nations, Harvard business review 1990) [135]. Trong đó, cụm từ này đã được
phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia
Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài
và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân
tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated
Manufactures in Asia), JETRO thực hiện năm 2003 [123]; và “Báo cáo khảo sát
các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey report on
overseas business operations by Japanese manufacturing companies) do Ngân
hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản năm 2004 [122]. Báo cáo chỉ ra
rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ
của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Porter E. Michael (1990) trong tác phẩm“The competitive advantage of
nations, Harvardbusiness review” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trường
Đại học Havard - New York Mỹ [135], đã phân tích, giải thích thuật ngữ “Công
nghiệp liên quan và hỗ trợ”. Tác giả phân tích khá sâu sắc thuật ngữ này thông
qua việc đưa ra lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia qua mô hình “viên
kim cương”. Trong đó, công nghiệp liên quan và hỗ trợ được coi là một trong
bốn yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. “Công nghiệp
liên quan và hỗ trợ” được coi là sự tồn tại của ngành cung cấp và ngành công
7
nghiệp liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế. Tác giả đã chia yếu tố này thành
hai phần là CNHT và công nghiệp liên quan. Theo đó, sự phát triển của một ngành
công nghiệp đạt được phải dựa trên khả năng sáng tạo, đổi mới và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đầu tư thông qua mối quan hệ tác động qua lại và sự liên kết bền
vững như cấu trúc tinh thể của kim cương giữa bốn nhóm yếu tố, trong đó có nhấn
mạnh vai trò của CNHT.
Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và
Thương mại, METI) (1985), trong công trình “White paper on Industry and
Trade” (Sách trắng về hợp tác kinh tế), Tokyo [140], thuật ngữ CNHT lần đầu
tiên được nhắc đến để chỉ các DNNVV có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ
tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và dài hạn hay đó chính là các
công ty sản xuất linh phụ kiện. Các tác giả đã đánh giá vai trò của các công ty
sản xuất linh phụ kiện trong quá trình CNH, HĐH và phát triển các DNNVV ở
Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4 (gồm bốn nước:
Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan). Việc thúc đẩy phát triển hệ thống
các DNNVV chính là việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ trong quá
trình CNH, HĐH ở những nền kinh tế này.
Năm 2002, Tổ chức năng suất châu Á (Asian productivtity Orgnisation) đã
đúc kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong cuốn sách “Đẩy mạnh
CNHT: các kinh nghiệm của châu Á” (Strengthening of supporting Industries:
Asian Experiences) [115]. Đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển
về chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan. Các chính sách này tập trung vào một số điểm chính: Thu hút đầu tư nước
ngoài vào phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hóa và các hỗ trợ mạnh mẽ
hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, như là điều kiện tiên
quyết để phát triển CNHT.
Lê Thế Giới (2009) đã nêu ra cách tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ
sinh thái kinh doanh trong “Nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành CNHT tại
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1/2009 [36].
Bài viết bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết cụm công nghiệp và lý thuyết
hệ sinh thái kinh doanh trong phát triển các lợi thế cạnh tranh công nghiệp ở cấp
8
độ quốc gia, vùng và địa phương. Từ đó, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa
CNHT với cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh. Và trên cơ sở nhận diện
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành CNHT của Việt Nam, tác
giả đưa ra các khuyến nghị trong trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các
ngành CNHT tại Việt Nam.
Trong đề tài khoa học cấp Nhà nước “CNHT - kinh nghiệm từ các nước và
giải pháp cho Việt Nam” do Hoàng Văn Châu làm chủ nhiệm (2010) [23], , các
tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề chung về CNHT, phân tích kinh nghiệm
phát triển CNHT của thế giới, trong đó đặc biệt phân tích phát triển CNHT các
nước ở khu vực châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển CNHT tại Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thương,
(2010), Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển CNHT trong
điều kiện hội nhập” [100], đã đưa ra những vấn đề chung về CNHT như: khái
niệm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT, sự cần thiết phải phát
triển CNHT ở Việt Nam và các lựa chọn ưu tiên cho phát triển CNHT.
Bàn về vai trò của chính sách phát triển công nghiệp của các nước Đông Á
không thể không kể đến một ấn phẩm là “Industrial Development In East Asia:
A Comparative Look at Japan, Korea, Taiwan and Singapore” (2009), [129], đã
có những đánh giá mô tả về chính sách công nghiệp trong bốn nền kinh tế Đông
Á - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Tác giả K. Ali Akkemik đã
cung cấp một cái nhìn tổng quan về chính sách công nghiệp ở Đông Á và đánh
giá định lượng của các chính sách thông qua phân tích năng suất và mô hình
CGE. Qua đó đánh giá vai trò tích cực của chính sách công nghiệp và các hoạt
động của Chính phủ trong cải thiện phúc lợi và phát triển công nghiệp. Đồng
thời, cuốn sách còn đưa ra một so sánh giữa chính sách phát triển công nghiệp
của Singapore (khi áp dụng mô hình CGE cho nền kinh tế Singapore) với các
nước Đông Nam Á.
Năm 1998, nghiên cứu của Goh Ban Lee, Đại học Sains, Malaysia “Liên
kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và các ngành CNHT nội địa” (Linkage
between the Multinational Corporations and Local Supporting Industries) [124],
9
đã đánh giá rất cao vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính
sách hỗ trợ liên kết của Chính phủ Malaysia giữa các tập đoàn điện tử gia dụng
của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử.
Năm 2002, nhóm tác giả Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel chỉ
ra vai trò quan trọng của hỗ trợ từ phía Chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của
các doanh nghiệp nội địa trong phát triển cung ứng cho ngành điện tử, trong:
“Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phương:
trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử Malaysia”
(Multinational cooperation and technological effort by local firm: a case study of
the Malaysian Electronics and Electrical Industry) [125].
Tháng 3 năm 2004, Báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh
CNHT ở Việt Nam” [34] do JETRO thực hiện được coi là tài liệu đầu tiên đánh
giá về các ngành CNHT ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định CNHT ở Việt Nam
đã bắt đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan Chính phủ và doanh
nghiệp thời điểm đó còn rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân và khối doanh
nghiệp FDI đang vươn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội.
Năm 2004, Bài viết “Phát triển CNHT trong chiến lược phát triển công
nghiệp Việt Nam” [91] trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, tác giả Nguyễn Kế
Tuấn đã đề cập tổng quát: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển
CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan
điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho Việt Nam.
Trần Văn Thọ (2005), “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp hoá Việt Nam và công nghiệp phụ trợ mũi đột phá chiến lược” [80], Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia. Tác giả đã phân tích con đường phát triển công
nghiệp ở Việt Nam theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển công nghiệp
phụ trợ như là lĩnh vực của hệ thống DNNVV; đồng thời, chỉ rõ vai trò quan
trọng của phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay. Coi công nghiệp
phụ trợ như là một mũi đột phá chiến lược để trong thời gian ngắn khắc phục các
mặt yếu cơ bản của công nghiệp Việt Nam và Việt Nam cần tập trung tất cả các
năng lực về chính sách cho mũi đột phá chiến lược đó.
10
Tại Hội thảo về CNHT của JETRO năm 2005, tác giả Phan Đăng Tuất,
trong “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con đường nào
cho Việt Nam” [92], trong “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam”
tại Diễn đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong “CNHT, vấn
đề trọng đại” đăng trên Báo Công Thương số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò
quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về DNNVV và sự hợp tác với
Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam.
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam
đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, do Bộ Công nghiệp (nay Bộ Công thương)
soạn thảo [17]. Trong quy hoạch này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính
thức hóa ở Việt Nam. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển
CNHT: tạo dựng môi trường đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ
sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5
ngành công nghiệp ưu tiên: điện tử tin học, dệt may, da giày, sản xuất lắp ráp ô
tô, cơ khí chế tạo.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Kim Thu (2012), với chủ đề “CNHT ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [81], đã hệ thống hoá cơ sở lý
luận và thực tiễn về CNHT ở trong hội nhập kinh tế quốc tế; Phân tích mối quan
hệ giữa phát triển CNHT với phát triển các ngành công nghiệp. Từ đó, luận án
khẳng định sự cần thiết phát triển CNHT và làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến
CNHT trong hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam từ một số nước về phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Với mục tiêu sớm trở thành một nước công nghiệp, trong những năm vừa
qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển ngành
CNHT. Theo đó, để xây dựng ngành CNHT, từ năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công thương) đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt
Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 [09]. Tiếp
theo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính
sách khuyến khích phát triển một số ngành CNHT; Quyết định 418/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển KH - CN giai đoạn 2011- 2020; Quyết định số
11
1556/QĐ-TTg về trợ giúp phát triển DNNVV trong lĩnh vực CNHT; Quyết định số
879/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030; Quyết định số 68/QĐ-TTg về Chương trình phát triển CNHT từ năm
2016 đến năm 2025; Bộ Công thương ban hành Quyết định số 9028/QĐ-BCT về
Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ
Báo cáo của Cục xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) (2003),
“Japanese - Affiliated Manufactures in Asia” [123] (Các nhà sản xuất Nhật Bản
tại châu Á), đã phân tích tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng sản phẩm hỗ
trợ cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản ở châu Á (gồm các nước Hàn
Quốc, Đài Loan và ASEAN). Báo cáo cũng nêu lên được khái quát về thực trạng
khu vực sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc và Đài Loan trong quá trình
cung ứng cho các công ty Nhật Bản thời kỳ đó.
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2004, trong “Báo cáo
khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey
report on overseas business operations by Japanese manufacturing companies)
[122], () đã phân tích thực tế quá trình sản xuất của chi nhánh thuộc các tập đoàn
Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan đã sử dụng hệ thống thầu
phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh
kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. Đó chính là các doanh nghiệp CNHT. Hệ thống
thầu phụ này nhằm cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng cho các nhà
sản xuất, lắp ráp ngay tại Hàn Quốc, Đài Loan, giúp cho các nước này hoàn
chỉnh quá trình sản xuất sản phẩm.
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2016), “Báo cáo nghiên cứu về
công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô tại Việt Nam” [26], đã phân tích và
đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô tại Việt Nam, chỉ
ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Báo cáo cũng đề cập đến xu hướng
phát triển CNHT trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
12
Đại học Ngoại thương (2008), “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả
năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” [03]. Đề tài khoa
học cấp Bộ, do Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra,
trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp, Việt Nam nên lựa chọn, định
hướng phát triển ngành CNĐT trở thành ngành mũi nhọn, mang tính đột phá
chiến lược vì có nhiều ưu thế và lợi thế cạnh tranh. Đề tài cũng đề cập đến xu
hướng chuyển dịch một số khâu trong ngành công ngh... kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” giai đoạn I (2003 - 2005). Theo đó, Kế
hoạch hành động triển khai sáng kiến chung, gồm 44 hạng mục lớn, là những
hạng mục đầu tiên nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam. Sau này, thuật ngữ
CNHT xuất hiện trong một số văn bản của Chính phủ nhưng chưa có định nghĩa
về CNHT mà chỉ nêu các ngành CNHT cần tập trung phát triển. Đến năm 2007,
trong Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của
Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thì CNHT được định nghĩa: “Là hệ
thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên
vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng... phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công
nghiệp cuối cùng” [9]. Năm 2011, tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, CNHT được chỉ rõ: “là các ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công
nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản
phẩm tiêu dùng” [84].
Như vậy, mỗi nước tùy theo yêu cầu phát triển và lợi thế để xác định phạm
vi CNHT ở từng giai đoạn cho phù hợp. Nhật Bản, với lợi thế về công nghệ, tiếp
cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (i); Mỹ, với lợi thế về dịch vụ sản xuất tiếp
cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (ii). Việt Nam, giới hạn phạm vi hẹp hơn
phạm vi rộng (i), nhưng rộng hơn phạm vi chính.
Theo tác giả, CNHT được hiểu là “một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các
ngành sản xuất sản phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình
nhất định để lắp ráp các sản phẩm cuối cùng”. Như vậy, CNHT có thể được ví như
“chân núi”, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và “đỉnh núi” chính là ngành
công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng (Hình 2.1).
27
Hình 2.1. Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng
Nguồn: [140]
Từ phân tích trên có thể hiểu nội hàm của CNHT như sau:
Thứ nhất, là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù thuộc ngành công nghiệp,
nảy sinh từ phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất ở giai đoạn cao, phổ
biến. Các ngành CNHT phát triển, thể hiện ở quy mô, số lượng, chất lượng các
sản phẩm lắp ráp cuối cùng phản ánh sự phân công lao động, chuyên môn hóa
sản xuất ở mức tối ưu.
Thứ hai, tính liên kết ngành rất cao, rất đa dạng với công nghệ cao phục vụ
lượng lớn các ngành lắp ráp. Một doanh nghiệp cung ứng không chỉ cung cấp
linh kiện cho một đơn vị lắp ráp mà có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh
nghiệp khác nhau trong chuỗi sản xuất.
Thứ ba, có sự kết hợp nhân tố con người và máy móc trong môi trường làm
việc có tính chuyên môn hóa cao và trình độ nhất định. Sự chuyển giao giữa các
giai đoạn máy móc, gia công, linh kiện, tiền lắp ráp cho thấy sự kết hợp uyển
chuyển, hài hòa giữa con người và máy móc. Tùy vào từng giai đoạn mà nhân
lực, vật lực chiếm tỷ lệ phù hợp.
Thứ tư, thể hiện quy luật liên kết, mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ
thể sản xuất, giữa tính độc lập và tính phụ thuộc trong quá trình sản xuất sản
phẩm, giữa công nghiệp chính và CNHT, giữa công ty mẹ và công ty con, giữa
người nhận vốn và người đầu tư vốn...
28
Thứ năm, gồm những sản phẩm trung gian, gắn liền và phụ thuộc sản phẩm
công nghiệp chính. Các sản phẩm của doanh nghiệp cung ứng gắn liền với sản phẩm
lắp ráp cuối cùng, phụ thuộc vào cung - cầu thị trường của sản phẩm cuối cùng.
2.1.1.2. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ
CNHT có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nền kinh tế nói chung
và phát triển ngành công nghiệp nói riêng. Vai trò của phát triển CNHT được thể
hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công
nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và của cả nền kinh tế.
CNHT là “bệ đỡ” cho sự phát triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở
để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối
cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm
chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành CNHT. Vì vậy, nếu CNHT kém phát
triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng sẽ
bị giới hạn trong một số ít các ngành.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt
quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, của cả quốc gia. Thực tế khả năng
cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng và
thời gian; trong đó, chi phí là nhân tố hàng đầu. Đối với sản phẩm công nghiệp,
chi phí về nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện, phụ tùng là lớn nhất. Vì vậy, cắt
giảm chi phí lao động không có ý nghĩa nhiều so với việc cắt giảm chi phí linh
phụ kiện trong sản xuất, ngay khi những sản phẩm này được nhập khẩu giá rẻ từ
nước ngoài thì chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho cũng làm tăng chi phí đầu
vào của doanh nghiệp. Năng lực cung cấp linh kiện phụ tùng có tính chất quyết
định đến thành quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng
và ngành công nghiệp nói chung. CNHT phát triển hợp lý, cân đối sẽ tạo ra các
sản phẩm đặc thù của quốc gia, có sức canh tranh hơn các sản phẩm được lắp ráp
bởi các linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu. Cùng với việc chủ động trong
nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm công nghiệp cũng giảm đáng kể do cắt
giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận dụng nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu
ngay tại nội địa.
29
Việc phát triển các ngành CNHT một cách hợp lý, cân đối trong bối cảnh thế
giới phẳng ngày nay sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thù riêng của quốc gia, có sức
cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện và nguồn cung
ứng toàn cầu.
Thứ hai, CNHT đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và ứng dụng công
nghệ hiện đại trong sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành CNHT thường có
xu hướng tập trung chuyên môn hóa vào các công đoạn hoặc chi tiết sản phẩm
có thế mạnh, mặt khác các doanh nghiệp cũng đồng thời thực hiện hợp tác liên
kết với nhau nhằm hoàn thiện, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do sự chuyên môn
hóa sâu, chuyên tâm vào lĩnh vực của mình và kết hợp với sự hợp tác hóa chặt
chẽ nên sẽ tạo năng suất sản xuất và hiệu quả mới tăng lên.
Thực tiễn ở các nước công nghiệp hiện đại đã cho thấy, chuyên môn hóa
giúp tận dụng tối đa lợi thế so sánh của doanh nghiệp, quốc gia, từ đó thúc đẩy
nền công nghiệp ngày càng phát triển theo hướng có lợi. Khi doanh nghiệp phải
thực hiện tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, nguồn lực sẽ bị chia nhỏ,
từ đó không có điều kiện phát huy khả năng nổi trội nhất của mình, hiệu quả sản
xuất sẽ bị giảm sút. Phát triển CNHT giúp các doanh nghiệp không phải thực
hiện tất cả các khâu từ sản xuất nguyên vật liệu, máy móc, công cụ, lắp ráp
Với sự phát triển của CNHT, các doanh nghiệp chỉ cần tập trung chuyên môn
hóa vào một khâu mà mình có khả năng làm tốt nhất và từ đó sẽ đầu tư tiền của,
công sức nâng cao hiệu quả, chất lượng của sản phẩm mình làm ra. Hơn nữa, với
sự phát triển của các doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng, tư liệu
sản xuất đầu vào, các doanh nghiệp lắp ráp, chế tạo sản phẩm cuối cùng sẽ
không phải lo sản xuất hay nhập khẩu các sản phẩm đầu vào. Các doanh nghiệp
hỗ trợ sẽ tập trung nghiên cứu, thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm đầu vào ngày
càng đạt các tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn, năng suất hơn đáp ứng cho các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp. Quá trình tạo ra thành phẩm nhờ đó nhanh hơn, sản
phẩm đạt chất lượng tốt hơn, hiệu quả kinh tế nhờ đó cũng tăng lên. Việc ứng
dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm
hỗ trợ cũng như sản phẩm cuối cùng tại một quốc gia.
30
Thứ ba, CNHT chính là cơ sở để thực hiện hội nhập công nghiệp toàn cầu.
Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới ngày càng có
vai trò chi phối, điều tiết và gần như quyết định với tầm ảnh hưởng rất rộng đến
hệ thống kinh tế thế giới. Các nước đang phát triển, đi sau, cũng chịu sự chi phối,
điều tiết này và không thể một bước phát triển vượt bậc, để đạt được sức mạnh
ngang tầm cần phải có quá trình từng bước tương thích, hợp tác và hội nhập.
Điều này chỉ có ngành CNHT mới phát huy được vai trò đó. Trong bối cảnh hội
nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác được thiết lập, sản phẩm CNHT sẽ là một
bộ phận hiện hữu, không tách rời, cấu thành trong các sản phẩm của các tập đoàn
công nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,... CNHT
nhờ đó mà trở thành một bộ phận tham gia vào hệ thống sản xuất chuyên môn
hóa quốc tế. Giá trị sản xuất của CNHT sẽ được nằm trong chuỗi giá trị sản xuất
công nghiệp của khu vực cũng như toàn cầu. Hội nhập quốc tế quan trọng hơn là
hội nhập ở thượng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản
xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. CNHT chính là mắt xích
quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu chứ không phải công nghiệp lắp ráp. Công
nghiệp lắp ráp lại thuộc khâu hạ nguồn, nó không mang tính sản xuất, chế tạo, thiếu
yếu tố năng động, sáng tạo. Đối với việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn
cầu, nếu như CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công
ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù
những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chúng
loại quá nhiều, chi phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là
chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Công ty đa quốc
gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền cung cấp nếu phải nhập khẩu
phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác.
Thứ tư, CNHT góp phần hạn chế nhập siêu, giúp phát triển ngành công
nghiệp nội địa
Việc phát triển CNHT sẽ giải quyết căn bản tình trạng nhập siêu, giảm sự
phụ thuộc vào các nước, đảm bảo cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bởi nó giúp
các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không phải
nhập khẩu nguyên liệu và các linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp, chủ động
31
lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng
năng lực cạnh tranh. Mặt khác, việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng
ngay trong nội địa, làm cho nền kinh tế chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào
nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu.
CNHT đáp ứng được nhu cầu sản phẩm đầu vào chất lượng cho các ngành
công nghiệp sản xuất lắp ráp sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp nội địa nói
chung. Có thể thấy, việc phát triển ngành CNHT trong nước sẽ tạo đà cho các
ngành công nghiệp khác phát triển do có sự chuyên môn hóa trong khâu cung
cấp nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất. Hơn nữa, các sản phẩm
cuối cùng được giảm giá thành do việc cung cấp nguyên vật liệu trở nên nhanh
chóng, thuận tiện hơn. Mặt khác, chất lượng sản phẩm cũng ngày một nâng cao
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng một khi ngành CNHT được chú trọng
phát triển.
Thứ năm, CNHT phát triển có hiệu quả tạo điều kiện thu hút được FDI và
tạo tăng trưởng bền vững.
Nhân tố lao động giá rẻ ngày nay cũng không còn sức hấp dẫn nhiều trong
thu hút đầu tư, phát triển bền vững. CNHT phát triển sẽ thu hút FDI, tỷ lệ của chí
phí về CNHT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế
về lao động nhưng CNHT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém
hấp dẫn. Đối với công nghiệp lắp ráp và tận dụng lao động giá rẻ, đến một mức
độ nào đó khi các tập đoàn kinh tế không thấy cơ hội nữa họ sẽ rời bỏ đi. Thay
vào đó, xu thế ngày nay các tập đoàn kinh tế, công ty nước ngoài, các nhà đầu tư
sẽ chú trọng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy vào
những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được một ngành CNHT tốt, đáp ứng
được nhu cầu mua sắm linh kiện, chi tiết sản phẩm hay như các hợp đồng cung
cấp, đặt hàng sản xuất các chi tiết, đơn vị sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản
xuất, chuỗi giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT
nội địa cũng không phải mất phí tổn và thời gian về nghiên cứu phát triển do
công đoạn này đã được các tập đoàn đầu tư, các công ty đa quốc gia thực hiện.
Do vốn đầu tư được rải ra cho nhiều doanh nghiệp nên phân tán, hạn chế được
rủi ro, khủng hoảng nếu có. Phần lớn các doanh nghiệp CNHT có quy mô nhỏ,
32
nên có thể thay đổi mẫu mã, đổi mới hoạt động sản xuất nhanh, ứng phó linh
hoạt với biến động của thị trường. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải là
CNHT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Giữa FDI và ngành CNHT có mối
quan hệ tương hỗ với nhau. Trong nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các
công ty khác (kể cả công ty nước ngoài và công ty khu vực địa phương) đầu tư
phát triển CNHT.
Thứ sáu, CNHT phát triển tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu lao động, khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực
lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề.
Các quốc gia có nền CNHT kém phát triển thường là những nước có nguồn
nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp. Vì thế mà các doanh nghiệp
trong nước vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm CNHT để tiến hành sản xuất và xã
hội thì vẫn tồn tại một số lượng lớn lao động không có công ăn việc làm. CNHT
phát triển có vai trò tạo thêm việc làm cho người lao động trong lĩnh vực công
nghiệp. CNHT phát triển khiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sản
xuất trong nước cũng tăng cao, những người lao động ở các làng quê muốn có
công ăn việc làm phải tham gia các lớp học nghề, các trường trung cấp hay cao
đẳng, đại học để bắt kịp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Với mức
bao phủ rộng các ngành công nghiệp, số lượng việc làm mà CNHT tạo ra sẽ là
không nhỏ. Môi trường đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhờ CNHT phát triển, các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư cũng muốn tuyển dụng thêm lao động phổ
thông trong nước để giảm chi phí nhân công. CNHT càng phát triển đòi hỏi chất
lượng lao động cũng phải ngày một nâng cao để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của
nhà sản xuất. Một bộ phận các doanh nghiệp sẽ thực hiện chủ trương đào tạo tay
nghề cho nhân công để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ cấu lao động nhờ đó
ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Mặt khác, lao động trong CNHT sẽ
khuyến khích, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, trong khi hoạt động lắp ráp
là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, trình độ tay nghề của công nhân
không có cơ hội được nâng cao, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thứ bảy, CNHT góp phần quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy
mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước.
33
Khi các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tự sản xuất được các chi tiết, linh
kiện sản phẩm, đồng nghĩa với việc không còn phải nhập khẩu để phục vụ cho
xuất khẩu, từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng
thời giảm được tình trạng lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành CNHT phát
triển tự động nó sẽ có tác động tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành sản xuất
công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Ngoài ra, ngành CNHT phát
triển sẽ tạo ra hiệu ứng kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết
công ăn việc làm, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, kích thích tiêu dùng trong
nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo.
CNHT là động lực của quá trình CNH, HĐH và là nền tảng phát triển của
các ngành công nghiệp chủ lực của mỗi quốc gia. Ở các nước, phát triển CNHT
luôn được ưu tiên đầu tư phát triển trước, làm cơ sở cho các ngành công nghiệp
chính phát triển và là con đường ngắn nhất giúp các nước này trở thành nước
công nghiệp phát triển. Đối với các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng, tập
trung vào sản xuất sản phẩm chính, không phải lo các yếu tố đầu vào, vì CNHT
phát triển sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm hỗ trợ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu
cầu của các nhà lắp ráp. Mặt khác, CNH, HĐH là quá trình cải tiến lao động thủ
công, lạc hậu thành lao động sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. CNHT đòi hỏi
phải có trình độ công nghệ, lao động chuyên môn hóa cao, nghĩa là quá trình đó
sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, lao động được phân bổ vào các ngành,
vùng khác nhau. Sự chuyển dịch lao động từ các ngành có năng suất lao động
thấp sang các ngành có năng suất cao, từ lao động trình độ giản đơn sang lao
động phức tạp được đào tạo trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn, quá trình sản xuất
các sản phẩm hỗ trợ. Đây được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản
ánh thực chất nhất mức chuyển biến của ngành kinh tế.
Thứ tám, CNHT phát triển tạo tiền đề cho phát triển bền vững.
CNHT là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống sản xuất
hiện đại. Một hệ thống sản xuất hiện đại bao gồm nhiều quá trình: sản xuất
nguyên vật liệu, máy móc, công cụ, các bộ phận, quá trình lắp ráp bán thành
phẩm và thành phẩm, Trong đó, CNHT thực hiện công đoạn sản xuất các bộ
34
phận công cụ, máy móc chất lượng cao hỗ trợ trực tiếp quá trình lắp ráp, sản xuất
ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, CNHT phát triển mới tạo nên được sự bền
vững trong hệ thống sản xuất mà nếu không phát triển CNHT thì nền công
nghiệp của một quốc gia sẽ mãi chỉ là gia công, lắp ráp đơn thuần, phải phụ
thuộc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài, khi đó giá trị gia tăng cho
sản phẩm cuối cùng không cao, thu nhập thực tế của người lao động thấp, không
tương xứng với công sức lao động bỏ ra. CNHT cũng giúp cho các ngành công
nghiệp chủ đạo sẽ chủ động trong quá trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất
nước. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
2.1.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ
2.1.2.1. Khái niệm phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển CNHT là sự gia tăng về quy mô, số lượng và chất lượng đóng
góp của công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói
chung gắn với việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tiến bộ, hợp lý.
2.1.2.2. Đặc điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thứ nhất, về tính liên kết hệ thống.
CNHT mang tính liên kết hệ thống theo quy trình sản xuất và tạo nên chuỗi
giá trị. Trong sản xuất công nghiệp, sản phẩm đầu ra, quá trình sản xuất của
ngành này lại là sản phẩm hỗ trợ hay sản phẩm đầu vào, quá trình sản xuất cho
ngành khác. Một sản phẩm hoàn chỉnh sau khi trải qua sự đan xen, tác động lẫn
nhau, và có thể được sản xuất ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên nhiều địa bàn,
khu vực, địa lý khác nhau. Do các sản phẩm của CNHT nằm ở các vị trí khác
nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nên vị trí các nhà cung
cấp cũng được phân loại theo cấp độ, hệ thống; tính đa cấp của CNHT kéo theo
sự phân chia khá rõ ràng trong các thành phần tham gia CNHT và xuất hiện nhà
cung cấp lớp I, lớp II, lớp III..., trên cùng là nhà lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Nhà
lắp ráp có thể có nhiều đối tượng hợp tác chuyên sản xuất cung ứng các sản phẩm
hỗ trợ, dẫn đến các nhà cung cấp ở các cấp hay vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm,
vai trò, quy mô vốn, công nghệ và tính chất hỗ trợ khác nhau [111] (Hình 2.2).
35
Hình 2.2. Các lớp cung ứng hỗ trợ.
Nguồn: [113]
Nhóm đối tượng lớp 1, là các cơ sở sản xuất tin cẩn nhất, được đầu tư vốn
và chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm riêng của chính hãng thiết kế, đặt hàng,
thường gọi là phụ trợ “ruột”; phần lớn là loại hình tập đoàn công nghiệp, thành
lập và phát triển cho mình một mạng lưới các nhà cung ứng dưới hình thức công
ty mẹ - con, thực hiện sản xuất linh kiện phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí
quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty lắp ráp trong tập đoàn [55, tr.34-35].
Nhóm đối tượng lớp thứ 2, thường là các DNNVV độc lập, chuyên cung
cấpcác chi tiết, linh kiện quan trọng cho các nhà cung ứng ở đối tượng thứ nhất,
hoặc cung ứng thẳng cho các nhà lắp ráp theo một hợp đồng tương đối thường
xuyên, đây là liên kết gắn bó và được đảm bảo bằng thời gian hợp tác, uy tín,
quyền lợi cho cả hai bên [138].
Nhóm đối tượng lớp thứ 3, là các cơ sở sản xuất các sản phẩm hỗ trợ hàng
loạt, mua sẵn, quan hệ với nhà lắp ráp theo kiểu mua bán thông thường; chủ yếu
là các chi tiết đơn giản, rẻ tiền, có giá trị gia tăng thấp với hàm lượng nguyên vật
liệu trong sản phẩm cao, thường được các công ty lắp ráp đa quốc gia đặt hàng
ngay tại quốc gia sở tại mà họ lắp ráp hoặc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng [92].
Tùy thuộc vào đặc thù ngành công nghiệp, thị trường tiêu thụ, chuỗi giá trị
sản xuất, cung ứng ra sản phẩm, hoặc đặc điểm về quốc tịch của doanh nghiệp
lắp ráp, các nhà lắp ráp có tới 3-4 lớp doanh nghiệp cung ứng hỗ trợ hoặc nhiều
tầng cấp hỗ trợ hơn nữa. Trong hệ thống đa cấp của CNHT, các nhóm cung ứng,
36
hỗ trợ ở các lớp I, II, III... luôn phụ thuộc và tạo tiền đề cho nhau phát triển
hướng đến phục vụ ngành lắp ráp. Từ đó xuất hiện phổ biến trong các hình thức
tổ chức sản xuất công nghiệp theo kiểu thầu phụ/vệ tinh, liên doanh, liên kết
trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác
cao giữa các doanh nghiệp chính và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ. Chính mối
liên kết này khiến cho các ngành công nghiệp nội địa cũng như ngành công
nghiệp trong và ngoài nước gắn bó chặt chẽ với nhau trong chuỗi giá trị, chuỗi
phân công lao động không thể tách rời dựa trên mối quan hệ lợi ích và hiệu quả
kinh tế.
Hình 2.2 mô tả các lớp cung ứng của một tập đoàn đa quốc gia A, đồng thời
cũng thể hiện tính liên kết của các loại hình doanh nghiệp trong quá trình tham
gia vào chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Các nhà cung cấp lớp I, lớp
II, và lớp III cung ứng lần lượt theo các lớp cho doanh nghiệp lắp ráp, song vẫn
cung ứng cho cả các đơn vị khác, chứ không chỉ cung ứng cho một đơn vị là tập
đoàn đa quốc gia A. “Điều này khẳng định trong chuỗi cung ứng sẽ kết nối nhiều
loại hình công ty, doanh nghiệp lại với nhau, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch
vụ đến nhà cung ứng và khách hàng, quy trình liên kết cũng được mở rộng ở các
công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu lắp ráp
để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hàng loạt các doanh nghiệp, các nhà cung
ứng và khách hàng được kết nối với nhau ở cả trong và ngoài hệ thống. Trong
đó, mỗi đơn vị tham gia ở các lớp khác nhau, đến lượt mình lại là nhà cung ứng
cho đơn vị ở lớp tiếp theo, cho đến khi thành phẩm tới tay người tiêu dùng cuối
cùng. Điều đó tạo nên tính liên kết, hệ thống chặt chẽ trong toàn bộ các khu, cụm
công nghiệp, giúp ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung phát triển hiệu quả” [55, tr.36].
Thứ hai, về công nghệ.
Để có một sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường, trong
quá trình sản xuất luôn đòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và trình độ công nghệ.
Trong bối cảnh KH - CN phát triển mạnh, đòi hỏi chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp hỗ trợ sẽ ngày càng khắt khe hơn. Như trên đã phân tích, trong mỗi
lớp cung ứng I, II, III... các sản phẩm hỗ trợ đều đòi hỏi mức độ, trình độ công
37
nghệ khác nhau, liên quan nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, từ những sản phẩm
có mức độ công nghệ cao, phức tạp cho tới những sản phẩm gia công cơ khí...
Thường những bộ phận tinh xảo, có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi kỹ thuật, công
nghệ rất cao sẽ do những nhà cung cấp lớn có trình độ công nghệ cao đảm nhận.
Những chi tiết cấp thấp hơn, kỹ thuật sản xuất không quá khó thì do những nhà
cung cấp cấp thấp có trình độ công nghệ thấp hơn cung cấp [55, tr.37].
Thứ ba, về thị trường.
Thị trường CNHT ngày càng mở rộng, dung lượng thị trường không chỉ đáp
ứng trong nội bộ ngành mà còn đáp ứng nhu cầu liên ngành, đa ngành và không
giới hạn không gian địa lý, quan trọng là các sản phẩm có mối liên kết và nằm
trong chuỗi giá trị với độ tinh xảo, chuyên môn hóa cao, có khả năng cạnh tranh
đáp ứng được nhu cầu của các nhà lắp ráp. Đối với các nước có ngành CNHT
phát triển, sau khi đảm bảo cung cấp sản phẩm cho công nghiệp trong nước có
thể xuất khẩu sang các nước khác [55, tr.37]. Điều này lý giải xu hướng các nhà
lắp ráp thường chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển,
từ các nước kinh tế mới nổi, các quốc gia công nghiệp trẻ sang các quốc gia công
nghiệp hoá sau. Tuy nhiên, người tiêu dùng cuối cùng của các ngành CNHT là
các nhà lắp ráp sản phẩm công nghiệp, do vậy, thị trường của CNHT không rộng
như sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Dung lượng thị
trường sẽ thu hẹp hơn, thậm chí có những sản phẩm phục vụ thị trường rất hẹp,
chỉ dành cho một hoặc một số khách hàng nhất định. Do vậy, doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm CNHT cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dài hạn hoặc
tìm được “thị trường chuyên biệt” hay “thị trường đặc thù” cho chính mình.
Thứ tư, về nguồn nhân lực.
CNHT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Lao động trong
ngành CNHT phần lớn là các nhà vận hành máy móc, những kiểm soát viên về
chất lượng sản phẩm, các kỹ thuật viên và các kỹ sư có trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao, được đào tạo theo tiểu chuẩn, trình độ lành nghề, chuyên môn sâu.
Ngành CNHT ở các nước đang phát triển có xu hướng kém tính cạnh tranh hơn
do không có khả năng tài chính và lao động trình độ cao để tận dụng và vận hành
tốt các thiết bị [55, tr.38]. Theo các chuyên gia Nhật Bản cho biết, nếu đơn
38
thuần dựa vào máy móc dây chuyền thì không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế
vì các quốc gia đều có thể sở hữu chúng [140]. Do vậy, điểm làm nên điều khác
biệt chính là đội ngũ nhân công có tay nghề cao vì họ chính là những người trực
tiếp vận hành, cải tiến máy móc, phát minh ra những phương pháp mới nhằm
nâng cao hiệu quả công việc. Sự thành công của các doanh nghiệp trong ngành
CNHT phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và chuyên gia.
Thứ năm, về đối tượng tham gia.
Với đặc thù sản xuất ra các linh phụ kiện phục vụ nhiều ngành công nghiệp
lắp ráp dựa trên cơ sở phân công lao động, đã thu hút số lượng lớn doanh nghiệp
với quy mô khác nhau tham gia; trong đó doanh nghiệp lớn thuộc nhóm đối
tượng lớp I, các lớp khác chủ yếu là DNNVV [55, tr.38]. Do tính chất đa cấp và
phát triển theo hình tháp, việc đòi hỏi số lượng doanh nghiệp ở cấp thấp rất lớn,
đa phần doanh nghiệp ở cấp này là DNNVV. Phát triển CNHT là cơ sở quan
trọng và là tiền đề cho các doanh nghiệp nội địa tham gia vào hệ thống phân
công lao động quốc tế nói chung, hệ thống sản xuất của các công ty đa quốc gia
nói riêng để tiếp nhận công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
đem lại giá trị gia tăng cao. Phát triển CNHT không chỉ là phương thức tối ưu
thu hút đầu tư nước ngoài mà còn là cơ sở tạo lập nền công nghiệp trong nước
phát triển bền vững với một hệ thống các doanh nghiệp tham gia.
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ
2.2.1. Số lượng và quy mô doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ
Số lượng doanh nghiệp CNHT cùng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
này với số lượng doanh nghiệp công nghiệp lắp ráp cho thấy sự phát triển của
CNHT. Số lượng doanh nghiệp CNHT cao thể hiện sự tham gia của các doanh
nghiệp vào lĩnh vực này cao, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho các
ngành công nghiệp chính phát triển. CNHT phát triển khi tỷ lệ doanh nghiệp
CNHT trên số doanh nghiệp lắp ráp ngày càng gia tăng. Mức độ phát triển của
CNHT được thể hiện ở ba yếu tố cơ bản: số lao động trung bình, số vốn trung
bình, doanh thu trung bình của doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu
chí này cần chú ý, không phải quy mô doanh nghiệp lớn hàm ý sự phát triển cao
của CNHT.Các DNNVV cũng có những ưu điểm riêng và thích hợp với lĩnh vực
39
CNHT. Đặc thù của ngành CNHT chủ yếu do các DNNVV tham gia nên việc
đánh giá quy mô doanh nghiệp CNHT chỉ là việc xem xét khả năng đáp ứng yêu
cầu cung cấp linh phụ kiện cho doanh nghiệp lắp ráp.
2.2.2. Thị phần và mức độ nội địa hóa sản phẩm
Phát triển CNHT sẽ gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, giảm giá
thành sản xuất công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và giảm nhập
siêu. Trong xu thế toàn cầu hóa, mỗi doanh nghiệp, quốc gia không tự mình sản
xuất mọi loại sản phẩm, linh kiện song nếu tỷ lệ nhập khẩu cao, đồng nghĩa với
sự yếu kém của lĩnh vực CNHT. Ba hình thức của nội địa hoá: (i) Sản xuất nội
bộ của các công ty lắp ráp; (ii) Thu mua từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại nước sở tại; (iii) Thu mua từ các doanh nghiệp nội địa.
Nếu chỉ tiêu (i) cao thể hiện doanh nghiệp lắp ráp có năng lực sản xuất, nhưng
nếu quá cao, nghĩa là ít doanh nghiệp ở các lớp cung ứng, hàm ý về sự thiếu
chuyên môn hóa ở mức độ cao của doanh nghiệp. Chỉ tiêu (ii) cao lại thể hiện sự
phụ thuộc vào FDI của lĩnh vực CNHT, chỉ khi có sự tác động giữa (ii) và (iii)
tiến tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước, giảm tỷ trọng mua
từ doanh nghiệp FDI và tăng tỷ trọng mua của các doanh nghiệp trong nước, thì
lĩnh vực CNHT được coi là phát triển.
2.2.3. Tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn gồm các
công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính;
trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn là thương hiệu, tiếp thị,
xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Các giai đoạn
thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực tạo ra giá trị gia tăng cao. Đây chính
là công đoạn của các ngành CNHT. Trong khi trung nguồn với các hoạt động lắp
ráp, gia công là khu vực ít tạo ra giá trị gia tăng nhất. Như vậy, một quốc gia có
thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản p...g đủ yêu cầu của
các doanh nghiệp lắp ráp. Hiện nay, có 3 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật (Technical
Assitance Center) tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt
động với mục tiêu hỗ trợ SMEs trong hoạt động tư vấn và là đầu mối tư vấn hỗ
trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ, cải tiến trang thiết bị và lắp đặt thiết
bị đồng thời tiến hành nghiên cứu và phối hợp nghiên cứu phát triển công
nghệ, trang thiết bị, sản phẩm mới để chuyển giao cho SMES.
4.2.3.3. Các biện pháp giải quyết khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà xưởng
sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ
146
Về vấn đề này, Chính phủ có thể thực hiện đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện
các cơ sở giao thông, vận tải như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ,
giao thông đô thị; hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hóa ở các vùng
kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện phát triển công nghiệp; tâp trung xây
dựng một số khu, cụm CNHT có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các
vùng có các ngành công nghiệp chính phát triển Ngoài ra, Chính phủ có thể
tiến hành xây dựng các cụm, khu công nghiệp trọng điểm có đầu tư trang thiết bị
hiện đại, có khả năng cạnh trannh quốc tế... nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào
các khu vực này.
147
Kết luận Chương 4
Phát triển CNHT góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và
khai thác các nguồn lực trong nước. Đồng thời là động lực trực tiếp tạo ra giá trị
gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp, tạo điều kiện thu hút được đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nhanh quá trình
hội nhập vào nền công nghiệp toàn cầu. Đối với Việt Nam đang trong tiến trình
CNH, HĐH đất nước, thì mục tiêu này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh
tăng cường sức cạnh tranh nhằm đuổi kịp các nước phát triển hơn.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển CNHT, trên cơ sở đánh
giá thực tiễn phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và dựa trên
những nét tương đồng về văn hóa, chính sách mở cửa, hội nhập, lợi thế so sánh
về địa lý và nguồn nhân công và các nét khác biệt cơ bản như thể chế chính trị,
quy mô thị trường và nguồn tài nguyên, trình độ phát triển của nền kinh tế giữa
Việt Nam và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Chương 4 đã rút ra
một số bài học về chính sách phát triển CNHT, bài học về thu hút FDI vào sản
xuất CNHT và bài học về chính sách quy định về tỷ lệ nội địa hóa đối với nền
CNHT Việt Nam nói chung và ngành điện tử, dệt may nói riêng.
148
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan và bài học cho Việt Nam” có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. CNHT là một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các ngành sản xuất sản
phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đã
qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình nhất định để lắp
ráp các sản phẩm cuối cùng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến CNHT như: môi
trường kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách của Nhà nước; các quan hệ liên kết
khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia; hội nhập kinh tế
quốc tế; các ngành công nghiệp cơ bản và khu vực hạ nguồn; dung lượng thị
trường; tiến bộ KH - CN và năng lực nội địa hóa; nguồn lực tài chính và nguồn
nhân lực; hệ thống thông tin; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
2. CNHT có vai trò to lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Ngành CNHT
có đặc điểm là bao phủ một phạm vi rộng các ngành công nghiệp khác, có quan
hệ mật thiết với đầu tư nước ngoài nên nó đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của một quốc gia, đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt
Nam. CNHT sản xuất ra những linh kiện, phụ tùng để cung cấp cho việc sản xuất
ra sản phẩm cuối cùng nên thực tế CNHT đóng vai trò làm cơ sở để phục vụ một
số lượng lớn các ngành lắp ráp chứ không chỉ là ngành thu thập ngẫu nhiên các
linh kiện sản xuất không liên quan. Ngoài ra, CNHT phát triển là điều kiện quan
trọng để có thể thu hút FDI vào trong nước nhất là FDI vào các ngành công
nghiệp sản xuất, lắp ráp.
3. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nền kinh tế đã chú trọng phát
triển CNHT từ sớm trên thế giới và đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực
này. Qua nghiên cứu trường hợp của ba nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan có thể thấy, đối với Nhật Bản, các chính sách hỗ trợ DNNVV đã giúp Nhật
Bản thành công trong lĩnh vực CNHT. Đối với Hàn Quốc thì chính sách mở cửa
và tự do hóa thị trường là điểm nổi bật trong thập kỷ 1990 (giai đoạn khởi đầu
phát triển CNHT của nước này), đồng thời tiến hành cải cách vào ngành công
149
nghiệp, với sự hỗ trợ các DNNVV. Đối với Đài Loan, nền kinh tế phát triển
thành công công nghiệp hỗ trợ chủ yếu nhờ vào quy định về hàm lượng nội địa.
4. Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam thời gian qua đã góp phần
vào sự phát triển của CNHT. Tuy nhiên những chính sách này cũng có những
hạn chế nhất định thể hiện ở một số điểm sau: Dung lượng thị trường các ngành
công nghiệp hạ nguồn nhỏ, chưa hấp dẫn sản xuất CNHT; Sức cạnh tranh của
sản phẩm hỗ trợ thấp, do giá thành cao, chất lượng không ổn định, thời hạn giao
hàng không đảm bảo; Chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT
để đề xuất và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ
thể, sát thực; Vai trò hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan
quản lý nhà nước chưa thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách kế hoạch
đến thực thi; Các chương trình phát triển CNHT chưa thật sự hiệu quả; Doanh
nghiệp, đối tượng trực tiếp của các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ
thích đáng cần thiết.
5. Để phát triển CNHT ở Việt Nam thời gian tới, với những kinh nghiệm từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, có thể đưa ra một số gợi ý sau: Đài Loan và Hàn
Quốc đã rất thành công khi tập trung ưu tiên phát triển một số ngành CNHT.
Việt Nam cũng cần có các ưu tiên rõ rệt để có thể tập trung nguồn lực cũng như
định hướng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Thể chế hoá các quy định liên kết
doanh nghiệp. Có chính sách thu hút đầu tư đúng đắn để phát triển CNHT. Phát
triển nguồn nhân lực đặc thù cho CNHT. Có chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản
xuất CNHT.
150
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Vũ Chí Hùng (2017), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Hàn Quốc và một số kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế
và Chính trị Thế giới, số 6 (154), tháng 6/2017.
2. Vũ Chí Hùng (2017), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật
Bản và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số
8(144), tháng 08/2017.
3. Vũ Chí Hùng (2017), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan: Bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 8, tháng
8/2017.
4. Vũ Chí Hùng (2017), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành
công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương, số 500, tháng 8/2017.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Lan Anh (2006), “Công nghiệp hỗ trợ trong chiến lược phát
triển công nghiệp Việt Nam”, Đề án môn Kinh tế và quản lý công nghiệp,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Từ Thúy Anh (2010), “Phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành:
Lý thuyết và thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (số 383).
3. Nguyễn Hoàng Ánh (2008), “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả
năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam”, Đề tài nghiên
cứu cấp bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thương.
4. Trương Thị Chí Bình (2006), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát
triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam thông qua nâng cao hiệu quả của liên kết
kinh doanh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Đề tài, Bộ Công nghiệp.
5. Trương Thị Chí Bình (2007), “Kết nối công nghiệp thương mại trong
bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Công nghiệp, 9 (1).
6. Trương Thị Chí Bình (2007), “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình
Cụm liên kết công nghiệp (industrial cluster) để phát triển công nghiệp phụ trợ
Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Công thương.
7. Trương Thị Chí Bình (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành
điện tử gia dụng ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
8. Ngô Thái Bình - Lê Hằng (2009), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
ngành ô tô - xe máy”, Tạp chí Công nghiệp, (1).
9. Bộ Công nghiệp (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
10. Ngô Thái Bình và Lê Hằng (2009), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
ngành ô tô - xe máy”, Tạp chí Công nghiệp, (1).
11. Bộ Bưu chính Viễn thông (2007), Kế hoạch tổng thể phát triển Công
nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Hà Nội.
12. Bộ Công thương (2007), Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
13. Bộ Công thương (2007), Công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam.
14. Bộ Công thương (2009), Dự thảo Nghị định về Phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ.
15. Bộ Công thương (2008b), Báo cáo tóm tắt chiến lược Công nghiệp Việt
Nam đến 2020, Hà Nội.
16. Bộ Công thương (2007a), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp Việt
Nam 2006, Hà Nội.
17. Bộ Công thương (2007b), Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.
18. Bộ Công thương (2008a), Báo cáo tình hình công nghiệp thương mại
2007, Hà Nội.
19. Bộ Công thương (2014), Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8 tháng 10
năm 2014 về Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
20. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Quyết định số 34/2007/QĐ-
BCN ngày 31/7/2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
21. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2003), Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của
Việt Nam.
22. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 7
năm 2011 hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định
12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
23. Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn) (2010), Công nghiệp hỗ trợ: Kinh
nghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền
thông, Hà Nội.
24. Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
25. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (1995), “Báo cáo điều tra
phát triển công nghiệp: Công nghiệp hỗ trợ” (Investigation report for industrial
development: Supporting industry sector).
26. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2016), “Báo cáo nghiên cứu
về công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp ô tô tại Việt Nam”.
27. Chính phủ (2015), Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3 tháng 11 năm
2015 về Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
28. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2006), Báo cáo của VDF: Công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam theo đánh giá của các nhà sản xuất Nhật Bản, Hà Nội.
29. Diễn đàn phát triển Việt Nam (2011), Điều tra so sánh bối cảnh, biện
pháp, chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. ERIA (2008), Thiết kế lộ trình hướng tới hội nhập kinh tế Đông Á,
ERIA, Hà Nội.
34. Ichikawa K (2003), “Báo cáo về tình hình điều tra xây dựng và phát
triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, JETRO.
35. Lê Thế Giới (2009), Phát triển ccông nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Lý
thuyết, thực tiễn và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh
thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ
trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghiệp, (30).
37. Lê Thế Giới (Chủ nhiệm) (2008), “Các giải pháp phát triển các ngành
công nghiệp hỗ trợ của thành phố Đà Nẵng”, Đề tài cấp Thành phố.
38. Hayashida Takayuki (2010), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: kinh
nghiệm từ Nhật Bản”, Tạp chí Thời báo Kinh tế, (số 210, 211, 212).
39. Lê Thị Thanh Huyền, (2006), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”,
Tạp chí Tài chính số 3 (tháng 3)
40. Phạm Duy Hiếu (2009), “Công nghiệp hỗ trợ và sự phát triển nền kinh
tế Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, (20).
41. Đỗ Mạnh Hồng (2006), “Hội nhập công nghiệp khu vực từ các ngành
sản xuất phụ tùng”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (7).
42. Nguyễn Quang Hồng (2009), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Giải pháp
quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc hấp thụ công nghệ từ
FDI”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, (27).
43. Nguyễn Thị Huế (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô
tô để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam (tập trung
nghiên cứu tại các doanh nghiệp Nhật Bản), Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên
ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
44. Nguyễn Thị Dung Huệ (2006), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
45. Đặng Thu Hương - Trần Ngọc Thìn (2009), “Thực trạng công nghiệp
hỗ trợ tại Việt Nam và một số giải pháp khắc phục”, Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, (139).
46. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Các mối liên hệ cơ bản trong công nghiệp
hỗ trợ”, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 9.
47. Nguyễn Trọng Hoài - Huỳnh Thanh Điền (2015), “Định hướng phát
triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020”, Tạp chí Phát triển
Kinh tế, 26 (4).
48. Phí Hồng Minh - Nguyễn Cao Đức (2013), “Cơ chế thầu phụ trong phát
triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan”, Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, 8 (208).
49. Hà Thị Hương Lan (2008), “Vai trò của công nghiệp hỗ trợ”, Tạp chí
Lý luận, (10).
50. Hà Thị Hương Lan (2008), “Công nghiệp phụ trợ với thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Viện Kinh
tế - chính trị - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
51. Hà Thị Hương Lan (2011), “Phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm thu
hút FDI: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, (2).
52. Hà Thị Hương Lan (2011), “Công nghiệp phụ trợ với vấn đề nhập siêu
ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, (2).
53. Hà Thị Hương Lan (2012), “Công nghiệp hỗ trợ giải pháp hạn chế nhập
siêu”, Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, (12).
54. Hà Thị Hương Lan (2013), “Chính sách ưu đãi phát triển Công nghiệp
hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 5 (583).
55. Hà Thị Hương Lan (2014), “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành
công nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Chính
trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. Cù Chí Lợi (2012), “Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các
ngành công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (4).
57. Trần Quang Lâm - Đinh Trung Thành (2007), “Phát triển công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam trước làn sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia Nhật
Bản”, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, (21, 22).
58. Vũ Chí Lộc (2010), “Vai trò của các TNCs trong quá trình phát triển
các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Thương
mại, (19).
59. Nguyễn Công Liêm - Nguyễn Mạnh Hà (2007), “Đi tìm lời giải cho
ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong kỳ chiến lược tới”, Tạp chí Thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội, (19).
60. Mitarai H (2005), “Các vấn đề trong ngành điện điện tử của các nước
Asean và bài học rút ra cho Việt Nam” trong Hoàn thiện chiến lược phát triển
công nghiệp Việt Nam, Ohno K và Nguyễn Văn Thường (Chủ biên), Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
61. Mori J (2007), “Thiết kế cơ sở dữ liệu cho công nghiệp hỗ trợ” trong
Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam do Ohno K (Chủ biên), VDF - Grips.
62. Mori J - Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), “Phát triển nguồn nhân lực
công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa định hướng FDI ở Việt Nam”, trong Việt
Namas an Emerging Industrial Country: Policy Scope toward 2020, Ohno K
(Chủ biên), VDF.
63. Phùng Nghị (2010), “Đột phá từ công nghiệp hỗ trợ: Cần có một
chương trình quốc gia phù hợp”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (150).
64. Ohkawa K - Kohama H (2004), Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật
bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
65. Ohno K - Nguyễn Văn Thường (Chủ biên) (2005), Hoàn thiện chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
66. Ohno K (Chủ biên) (2007), Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Xây
dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
67. Ohno - Kenichi (VDF) (2008), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, từ quy hoạch
đến Kế hoạch hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam - Nhật
Bản, Kỷ yếu Hội thảo “Kế hoạch hành động và phát triển công nghiệp phụ trợ”.
68. Prema - Chandra Athukorala (2002), “Đầu tư nước ngoài trực tiếp và
xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo: Cơ hội và chiến lược”, Đề án Khoa Kinh tế
Trường Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.
69. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt
may Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (359).
70. Nguyễn Trường Sơn (Chủ nhiệm) (2013), “Điều tra, đánh giá thực trạng
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp phát triển
công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020”, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp tỉnh, Trường Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Quảng Ngãi.
71. Nguyễn Đình Tài (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt
Nam”, Tạp chí Tài chính, (4).
72. Trương Bá Thanh (2005), “Ứng dụng phương pháp cân bằng tổng thể trong
phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa ngành công nghiệp chính yếu và các ngành
công nghiệp hỗ trợ”, Hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đại học Đà Nẵng.
73. Nguyễn Văn Thanh (2006), “Xây dựng khu công nghiệp và khu chế
xuất theo hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”, Tạp chí
Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (12).
74. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kinh nghiệm phát triển các cụm liên kết
công nghiệp ở các nước đang phát triển”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, (6).
75. Vũ Nhữ Thăng (Chủ nhiệm) (2013), “Giải pháp tài chính phát triển
ngành công nghiệp hỗ trợ”, Đề tài khoa học cấp Bộ. Viện Chiến lược và Chính
sách tài chính - Bộ Tài chính.
76. Phạm Tất Thắng (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Một số vấn đề
đặt ra”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (10).
77. Đào Ngọc Tiến (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp
hỗ trợ của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Chất lượng tăng trưởng
kinh tế Việt Nam: Giai đoạn 2001-2010 và định hướng tới năm 2020”, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
78. Trần Đình Thiên (Chủ nhiệm) (2012), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ
trợ - đánh giá thực trạng và hệ quả”, Đề tài khoa học cấp Bộ
79. Trần Văn Thọ (2005), “Công nghiệp hóa Việt Nam trong trào lưu khu
vực hoá ở Đông Á”, Tạp chí Thời đại mới, (11).
80. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp hoá Việt Nam và Công nghiệp phụ trợ mũi đột phá chiến lược, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Thị Kim Thu (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
82. Nhâm Phong Tuân - Trần Đức Hiệp (2014), “Ảnh hưởng của các chính
sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, tập 30, (4).
83. Đỗ Huy Thưởng (2012), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ
của một số nước châu Á: Bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế
và Chính trị Thế giới, (10).
84. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24
tháng 02 năm 2011 về Chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
85. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4
năm 2012 Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011 - 2020.
86. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17
tháng 10 năm 2012 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực công nghiệp hỗ trợ.
87. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng
6 năm 2014 về Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035.
88. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 9 tháng
6 năm 2014 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
89. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 17 tháng
01 năm 2017 về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến
năm 2025.
90. Đỗ Minh Thụy (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên
cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng”, Luận án tiễn sĩ chuyên ngành Quản lý
kinh tế, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hà Nội.
91. Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (85).
92. Phan Đăng Tuất (2005), “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp
Nhật Bản - Con đường nào cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công
nghiệp, kỳ 1, tháng 12.
93. Phan Đăng Tuất (2008), “Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp
hỗ trợ”, trình bày tại diễn đàn liên kết hội nhập cùng phát triển, VCCI.
94. Trương Đình Tuyển (2011), “Báo cáo phát triển công nghiệp hỗ trợ kiến
nghị cách tiếp cận và chính sách cho Việt Nam”, Hội thảo Khoa học Chính sách
tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
(Bộ Tài chính) và Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công
thương), tháng 12.
95. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Kế hoạch trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2013 - 2020, Kế hoạch 131/KH-UBND, ngày 13 tháng 8.
96. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2013), Quy hoạch phát triển công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10.
97. Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), “Kinh nghiệm
phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước châu Á”, Thông tin chuyên đề.
98. VDF và Jica (2011), Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và
kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
99. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2007), Tài liệu
Hội thảo chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội.
100. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2010), Nghiên
cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập,
Hà Nội.
101. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), Dự thảo
Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
102. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), “Công
nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam”, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
103. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp (2011), “Nghiên
cứu đánh giá năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
và đề xuất mô hình liên kết trong dài hạn”, Báo cáo đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
104. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính (2011), Tài liệu
Hội thảo chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ, Hà Nội.
105. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), “Phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hậu quả”, Đề tài khoa học cấp viện.
106. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), “Phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ: Nghiên cứu trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe
máy”, Đề tài khoa học cấp viện.
107. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2009), “Phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Thông tin
chuyên đề, Hà Nội.
108. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (7/2011), “Phát triển cụm
ngành công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo
mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Kỷ yếu Hội thảo, Đà Nẵng.
109. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2011), “Phát triển cụm
ngành công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo
mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
110. Worl Bank (2005), Thực thi hợp đồng: Những phát hiện qua báo cáo
về hoạt động kinh doanh 2005 ở một số quốc gia châu Á, Hà Nội.
111. Nguyễn Trọng Xuân (Chủ nhiệm) (2007), Viện Kinh tế Việt Nam,
“Phát triển công nghiệp hô trợ: Nghiên cứu trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho
ngành sản xuất ô tô, xe máy”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện.
112. Trần Thị Thu Lương (2016), Đặc trưng văn hóa Việt Nam Hàn Quốc,
tương đồng và khác biệt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
113. Ngo Duc Anh (2007), Key Issues for Vietnam’s supporting Industries
Development: Govetnment Role in Building technology Capability. JBIC’s
International Symposium: “Promoting Regional Linkages to Enhance Asia’s
Competitiveness and Dynamism”, Jakarta, Indonesia.
114. Abonyi G (2007), Linking greater Mekong subregion Enterprises to
international Market. The role of global value chains, International production
networks, New York.
115. Asia Productivity Organiazation APO (2002), Strengthening of
supporting industries: Asian experience, Tokyo.
116. Alfaro L and Rodriguez-Clare A (2003), Multinationals and Linkages:
an empirical investigation.
117. Dennis McNamara (2004), Integrating Supporting Industries - APEC’s
Next Challenge, Georgetown University.
118. Department of Energy, USA (2005), Supporting industries - Industries
of the future: Fiscal year 2004 annual report, Washington DC.
119. Do Manh Hong (2008), Promotion of Supporting industry: The key for
attacting FDIin developing countries.
120. Goodwill Consultant JSC and VDF (2011), Survey on comparision of
backgrounds, polycy measuares and outcomes for development of supporting
industries in ASEAN (Malaysia and Thailand in comparion with VietNam),
Publishing House of Communication and Transport.
121. Laurids (2006), Policies and institutions of industrial deepening and
upgrading in Thailand II - The supporting industry with particular amphasis on
the downstream plastic parts and mould industries, Working papar No 9,
Roskilde University.
122. JBIC (2004), Servey report on overseas business operations by
Japanese manufacturing companies, JETRO.
123. JETRO (2003), “Japanese - AffiliatedManufactures in Asia”.
124. Goh Ban Lee (1998), Linkage between the Multinatinl Corporations
and Local Supporting Industries, Sains University, Malaysia.
125. Halim Mohd Noor - Roger Clarke - Nigel Driffield (2002),
“Multinational cooperation and technological effort by local firm: a case study of
the Malaysia Electronics and Electrical Industry”.
126. Jan Harmsen Joseph B. Powell (2010) Sustainable development in the
processindustries, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, HoaKy.
127. Kyoshiro Ichikawa (2005), Building and Strengthening Supporting
Industries in Vietnam: A survey Report, JETRO, HaNoi.
128. Kimura F (2006) “International Production and Distribution Networks
in East Asia: Eighteen Facts, Mechanics, and Policy Implications”, Asian
Economic Policy Review, Vol. 1.
129. K.Ali Akkemik (2008), Industrial Development In East Asia: A
Comparative Look at Japan, Korea, Taiwan and Singapore, World Scientific
Publishing Company; Har/Cdr edition.
130. Ming-Ji Wu (2013), 2013 Industrial Development in Taiwan.
Industrial Development Bureau, Ministry of Economic Affairs.
131. Mori J (2005), “Development of supporting industries for
Vietnam’sindustrialization: increasing positive vertical externalities through
collaborative training”, Master of Arts in Law and Diplomacy Thesis, The
Fletcher School, Tufts University, (Có trên địa chỉ: fletcher.tufts.edu).
132. Ohno K (2007), Building supporting industries in Vietnam, Vol. 1,
Vietnam Development Forum, Hà Nội - Tokyo (Có trên địa chỉ: vdf.org.vn.)
133. Ohno K (2009), Avoiding the Middle-Income Trap, Renovating
Industrial Policy Formulation in VietNam, ASEAN Economic Bulletin, Vol.
26, No. 1.
134. Kwoh-ting Li và Tzong-shian Yu (1982), Experiences and Lessons of
Economic Development in Taiwan.
135. Porter. E Michael (1990), The competitive advantage of nations,
Harvard business, The Free Press.
136. Peter Larkin, the President and CEO of the National Grocers
Association (NGA) (2011), “Comprehensive Supporting Industries' ThaiLand
Board of Investment North America, Supporting industries in Thailand.
137. Ratana. E (1999), “The role of small and medium supporting industries
in Japan and Thailand’, IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo.
138. Small and Medium Enter prise Agency (2009), Japan’s Policy for
Smalland Medium Enterprise, Tokyo.
139. Tsuji M (2007), Industrial Agglomeration and new Technologies, A
Global Perspective, Tokyo.
140. MITI (1985), White paper on Industry and Trade, Tokyo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_cong_nghiep_ho_tro_o_nhat_ban_han_quoc_da.pdf
- Trichyeu_VuChiHung.pdf