Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜&™----- HOÀNG SỸ TƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong Luận án là trung thực, khách q

doc244 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, hướng dẫn thực nghiệm khoa học của Luận án đã được các tác giả và các cơ sở giáo dục khối Quốc phòng an ninh đồng ý cho phép. Tác giả luận án Hoàng Sỹ Tương LỜI CÁM ƠN Xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thành Luận án này; Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy, Khoa Quản lý, cán bộ Phòng Sau đại học của Học viện Quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo; Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ quản lý của các trường đại học khối Quốc phòng An ninh đã hỗ trợ Tôi thực hiện Luận án này. Tác giả luận án Hoàng Sỹ Tương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ATTT CAND CBQLGD CBQLHV ĐH ĐNGV GD&ĐT GDĐH GV HV HVKTMM HVKTQS HVANND KT-XH KHGD NCKH NNL QPAN QLGD An toàn thông tin Công an nhân dân Cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ quản lý học viên Đại học Đội ngũ giảng viên Giáo dục và đào tạo Giáo dục đại học Giảng viên Học viên Học Viện Kỹ thuật mật mã Học Viện Kỹ thuật Quân sự Học Viện An ninh Nhân dân Kinh tế xã hội Khoa học giáo dục Nghiên cứu khoa học Nguồn nhân lực Quốc phòng an ninh Quản lý giáo dục MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể điều tra bằng phiếu hỏi 65 Bảng 2.2. Thang đo và cách cho điểm 68 Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên ngành ATTT 69 Bảng 2.4. Thống kê ĐNGV an toàn thông tin theo trình độ công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ 70 Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng phẩm chất của ĐNGV ngành ATTT 72 Bảng 2.6. Thực trạng năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT 75 Bảng 2.7. Đánh giá năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 77 Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo của ĐNGV ngành ATTT 82 Bảng 2.9. Thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV ngành ATTT 84 Bảng 2.10. Quy hoạch đội ngũ giảng viên 87 Bảng 2.11. Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên 89 Bảng 2.12. Đánh giá đội ngũ giảng viên 91 Bảng 2.13. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 93 Bảng 2.14. Đãi ngộ, tôn vinh, tạo lập môi trường phát triển đội ngũ giảng viên 95 Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra kết quả thực hiện quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT 96 Bảng 2.16. Mức độ đánh giá đội ngũ giảng viên 100 Bảng 2.17. Các yếu tố chủ quan tác động đến việc phát triển đội ngũ giảng viên 102 Bảng 2.18. Bảng lương dự kiến cho Quân đội, Công an từ 01/07/2020 103 Bảng 2.19. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giảng viên 106 Bảng 3.1. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT 122 Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất phát triển ĐNGV ngành ATTT 165 Bảng 3.3. Khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên 168 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của giảng viên trước khi bồi dưỡng 174 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy của giảng viên sau khi tham gia khóa đào tạo - bồi dưỡng 176 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Năng lực sư phạm của ĐNGV ngành ATTT 78 Biểu đồ 2.2. Thực trạng phát triển đội ĐNGV ngành ATTT 85 Biểu đồ 2.3. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên (%) 86 Biểu đồ 2.4. Sử dụng đội ngũ giảng viên 91 Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 169 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật mật mã 60 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật Quân sự 61 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức Học viện An ninh nhân dân 63 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học khối QPAN đã tích cực tìm hiểu, tiếp cận các phương pháp giáo dục, đào tạo tiên tiến, không ngừng đổi mới quy trình, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; tích cực nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, bổ sung những vấn đề mới của khoa học quân sự hiện đại và thực tiễn công tác tại các đơn vị vào giảng dạy. Quy mô và loại hình đào tạo trong các nhà trường khối QPAN được mở rộng, hệ thống các nhà trường khối QPAN được kiện toàn cả về chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên, năng lực đào tạo của các nhà trường ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn cán bộ cho lĩnh vực QPAN. Việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học khối QPAN ngang tầm nhiệm vụ phải được xem là nhiệm vụ then chốt. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của các trường đại học khối QPAN hiện nay chất lượng chưa đồng đều; số lượng giảng viên trưởng thành từ trong chiến đấu ngày càng ít; trình độ ngoại ngữ, tin học của một số cán bộ, giảng viên còn có những hạn chế nhất định. Là một lĩnh vực đặc thù, QPAN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó có lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Trước đây, một phát minh khoa học để được ứng dụng vào hoạt động quân sự, QPAN, nếu nhanh cũng phải 50 - 60 năm sau đó. Nhưng ngày nay, với sự ra đời của CMCN 4.0 sự phát triển của trình độ ứng dụng, một phát minh chỉ sau một vài năm, thậm chí là vài tháng, vài tuần đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động QPAN, qua đó tạo ra sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực này, hơn cả sự phát triển của lĩnh vực KTXH. Cuộc CMCN 4.0 cũng đặt ra các thách thức an ninh phi truyền thống, như an ninh không gian: Hầu hết các ứng dụng quan trọng và nổi bật của CMCN 4.0 đã được sử dụng trong các cuộc chạy đua vũ trụ và không gian. Trái đất nơi con người sinh sống đang bị giám sát bởi vô số các thiết bị công nghệ kỹ thuật số chính xác đến từng centimet trên mặt đất, dưới mặt đất và trên không trung. Cuộc CMCN 4.0 thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân tố con người trong lĩnh vực QPAN, sẵn sàng ứng phó và ứng phó thắng lợi với các vấn đề về QPAN quốc gia. Cũng như các cuộc CMCN trước đó, các nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa với ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng, về nền tảng khoa học công nghệ, sẽ chủ động nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ từ cuộc CMCN 4.0, tích cực tạo ra sức mạnh răn đe lớn Cùng với đó, các phần tử khủng bố, lực lượng chống phá trong và ngoài nước cũng nhân cơ hội cuộc cách mạng này mà nhanh chóng tiếp cận và sử dụng những thành tựu, phát minh mới, gây ra những thách thức tiềm ẩn mới, lớn cho cách mạng nước ta buộc nước ta phải đẩy mạnh nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, phát triển, nâng cấp chất lượng các yếu tố tạo thành sức mạnh QPAN của quốc gia, trước tiên là nhân tố con người. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhân tố con người từ việc ứng phó với cuộc chiến tranh có sử dụng công nghệ cao, đến lượt nó lại đặt ra cho các nhà trường khối QPAN những yêu cầu mới về giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng là cơ hội hiện hữu cho việc thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới. Về vấn đề an toàn thông tin: Sự xâm nhập các cơ sở dữ liệu để đánh cắp, làm thay đổi hoặc phá hoại các thông tin quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực là mối nguy thường trực của tất cả các tổ chức ở mọi cấp độ. Vấn đề bảo mật, đảm bảo an ninh mạng mang tính toàn cầu là thách thức lớn hiện nay. Vì vậy, đào tạo ngành an toàn thông tin để đảm bảo an ninh thông tin cho các hoạt động của lĩnh vực QPAN được đặt lên vai các Học viện, nhà trường khối QPAN. Chất lượng nhân tố con người làm công tác đảm bảo ATTT trong lực lượng vũ trang phải được nâng cao, nhằm giúp cho việc ứng phó với các vấn đề về liên quan đến QPAN quốc gia trở nên nhanh chóng, linh hoạt, dễ dàng hơn, mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước được bảo đảm, tạo điều kiện cho KTXH đất nước phát triển bền vững. Trong lĩnh giáo dục đại học, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra sự thay đổi. Trường đại học học không còn được coi là những thực thể khép kín. Một số nhà trường đã hợp tác với nhau, hình thành mạng lưới hoặc trở thành đối tác với các trường khác. Một số trường đã bắt đầu hợp tác rộng rãi hơn với các tổ chức khác trong xã hội, chẳng hạn tổ chức khoa học, các trường đại học khác, tổ chức dịch vụ xã hôi, công ty công nghệ và doanh nghiệp nơi giảng viên và sinh viên có thể làm quen với các kỹ năng và năng lực mới mà các nhà tuyển dụng và xã hội đang cần. Các trường đại học mong muốn thực hiện chương trình đào tạo có thương hiệu thông qua sự hợp tác và mở rộng các mục tiêu của giáo dục đại học để giáo dục đại học trở thành “Giáo dục vì cộng đồng”. Một chương trình đào tạo như vậy sẽ phải nhận biết sự khác biệt của từng sinh viên và phải thừa nhận sinh viên có những kiến thức và kỷ năng riêng biệt, cũng như thái độ và giá trị sống khác nhau, do đó, dẫn đến lộ trình học tập phải khác nhau. Do đó, chương trình đào tạo phải động. Phải áp dụng các lộ trình học tập phi tuyến tính thay vì mong muốn tất cả sinh viên đi theo cùng một lộ trình học tập đã được chuẩn hoá. Chương trình đào tạo phải linh hoạt hơn và được cá nhân hoá để đảm bảo rằng tài năng riêng biệt của mỗi sinh viên, phải được phát triển nhằm giúp người học có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Vì vậy trong bối cảnh CMCN 4.0 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sự phạm của người giảng viên phải thay đổi theo hướng “lấy người học làm trung tâm” làm phương trâm giảng dạy nhất là trong đào tạo ngành ATTT. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT tại các trường đại học khối QPAN, người giảng viên cần phải có các khả năng cốt lõi sau: Khả năng thích ứng: khả năng cung cấp việc giảng dạy phù hợp với nhu cầu của mỗi người học thông qua việc đưa ra đánh giá ban đầu và các khuyến nghị (phản hồi cho người học hoặc giảng viên) trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ khi kết thúc quá trình học tập (đánh giá tổng kết). Tính linh hoạt: Linh hoạt trong tổ chức giảng dạy, sử dụng các công cụ giảng dạy, phương tiện giao tiếp với môi trường học tập, cũng như ở cập độ lộ trình học tập nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình cá nhân hóa việc học. ví dụ: phải chuyển đổi phương pháp sư phạm như áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, học tập dựa trên dự án, lớp học đảo ngược, học tập qua trò chơi, học tập kết hợp vào đào tạo ngành ATTT Hiệu quả: Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên (con người, tài chính, kỹ thuật), ví dụ có nhiều người học đạt được kết quả học tập cao trong khi chi phí đào tạo giảm xuống. Vì vậy để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH nói chung và lĩnh vực QPAN nói riêng, vai trò của đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN là cực kỳ quan trọng tuy nhiên thực tế cho thấy đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn những tồn tại, hạn chế: Số lượng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay còn thiếu rất nhiều; mất cân đối về độ tuổi, trình độ, chất lượng còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới; hầu hết số giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN chưa qua thực tiễn công tác ATTT tại các đơn vị trong và ngoài lĩnh vực QPAN vì vậy kiến thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Nguồn giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN chủ yếu tuyển dụng từ nguồn sinh viên ngành ATTT tại các Học viện, nhà trường có đào tạo ngành ATTT; Những tồn tại này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đào nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho KTXH và QPAN có đủ khả năng đối phó với các nguy cơ và rủi ro mất ATTT, nguy cơ chiến tranh mạng - một động lực bền vững cho sự phát triển KTXH và QPAN tại Việt Nam. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề cho công tác xây dựng, cũng cố, phát triển ĐNGV ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN. Với ý nghĩa nêu trên, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu đối với các cấp quản lý; đặc biệt là với các chủ thể quản lý của các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình, lý thuyết phát triển đội ngũ giảng viên nào là phù hợp với xu thế đổi mới quản lý giáo dục hiện nay và phù hợp với thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT trong bối cảnh hiện nay là câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời. Vì vậy nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. 3. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 4. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh mới đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì? - Có thể nghiên cứu đặc điểm của giảng viên ngành ATTT và những yêu cầu của bối cảnh mới xác lập khung năng lực của đội ngũ giảng viên ngành ATTT, vận dụng lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT nhằm giải quyết vấn đề đảm bảo ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh các thách thức về an ninh phi truyền thống gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa trong bối cảnh hiện nay? 6. Giả thuyết khoa học Trong một cơ sở giáo dục đại học giảng viên luôn đóng vai trò quyết định tới chất lượng đào tạo. Tại các trường đại học khối QPAN nói chung và các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT nói riêng cũng không phải ngoại lệ. Trong bối cảnh CNCM 4.0, và toàn cầu hoá hiện nay vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động lãnh đạo chỉ huy của lãnh đạo Đảng, nhà nước và LLVT cũng như lĩnh vực KTXH đang đặt ra cho các trường đại học khối QPAN cũng như đội ngũ giảng viên những thách thức to lớn về việc phát triển chương trình đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng hội nhập quốc tế của giảng viên. Nếu nghiên cứu được các đặc trưng cơ bản về năng lực nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT trong bối cảnh mới, để xác lập khung năng lực của đội ngũ này làm cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT thì có thể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên Đại học, chỉ ra các thành tố cơ bản, phân tích các tính chất đặc thù ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng giảng viên và việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. Tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm một giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay nhằm khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp. 8. Tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 8.1. Tiếp cận nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: 8.1.1. Tiếp cận duy vật biện chứng Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau. Đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng là phát triển, đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật hiện tượng. Tiếp cận duy vật biện chứng giúp luận án vận dụng, thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt, xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Sự phản ảnh hiện thực, đúng thực trạng trở thành công cụ hữu hiệu giúp luận án lựa chọn đề xuất các giải pháp hiệu quả trong việc Phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. 8.1.2. Tiếp cận hệ thống Việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện nay hiệu quả hay không liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như lịch sử phát triển của đơn vị đào tạo, kinh nghiệm quản lý, cơ sở vật chất, ĐNGV, quy mô, ngành đào tạo cùng với sự tham gia của nhiều nhân tố từ Bộ chủ quản xuống đến các đơn vị trong cơ sở đào tạo. Tiếp cận hệ thống giúp Luận án có những nhận định khái quát sâu rộng, đầy đủ và sát thực tế hơn trong việc lựa chọn được những chỉ tiêu trong quá trình xây dựng các chuẩn để đánh giá. 8.1.3. Tiếp cận chuẩn hóa Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay phát triển đội ngũ giảng viên dựa vào chuẩn là một trong những xu hướng tất yếu. Việc chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giảng viên là đòi hỏi tất yếu trong phát triển đội ngũ giảng viên. Luận án sử dụng khung năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về năng lực của giảng viên ngành ATTT trong phạm vi nghiên cứu, xác định các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực trong nghiên cứu đề tài luận án để xác định những năng lực cần có khi thực hành nghề nghiệp của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, xác định các tiêu chuẩn năng lực đối với giảng viên ATTT giúp họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu. Từ đó chuyển hóa các tiêu chuẩn năng lực của họ vào hoạt động phát triển đội ngũ như: quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng, đánh giá giảng viên dựa trên khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên; tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phát triển. Tiếp cận theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT là một bộ phận của phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT bao gồm các công việc: qui hoạch phát triển, tuyển dụng, sử dụng và kiểm tra đánh giá, kiến tạo môi trường làm việc. Tiếp cận theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực là kế thừa các thành tựu của khoa học quản lý nguồn nhân lực, tối ưu hóa năng suất đội ngũ. 8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: - Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu về phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học của các tác giả trong và ngoài nước. - Phân tích, tổng hợp các nghị quyết, chỉ thị về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của Đảng, nhà nước. - Nghiên cứu các văn bản tổng kết về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học, phát triển đội ngũ giảng viên của một số cơ sở giáo dục đại học nói chung và các cơ sở giáo dục đại học khối QPAN nói riêng từ đó rút ra những kết luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN. - Nghiên cứu các văn bản về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, từ đó rút ra những kết luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN. Qua đó giúp tác giả khái quát, đánh giá và luận giải quan điểm, tư tưởng liên quan đến đề tài luận án. 8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT là khách thể nghiên cứu. Phương pháp Điều tra: Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT. Phương pháp chuyên gia: Dùng công cụ khảo sát, phỏng vấn, hội thảo để lấy ý kiến về các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết kinh nghiệm, đánh giá hoạt động phát triển giảng viên ở các trường đại học hiện nay để xây dựng các giải pháp phát triển giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. Phương pháp khảo nghiệm và thực nghiệm khoa học: Tổ chức thử nghiệm đánh giá tác động của giải pháp: Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo khung năng lực nghề nghiệp. 9. Phạm vi nghiên cứu 9.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hiện nay tại Việt nam có 03 trường đại học khối QPAN được Thủ tướng chính phủ giao đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin gồm: Học Viện Kỹ thuật mật mã - Bộ Quốc phòng; Học Viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng; Học Viện an ninh Nhân dân - Bộ Công an. 9.2. Giới hạn về khách thể điều tra Điều tra Cán bộ quản lý, Giảng viên, Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm về ATTT. 10. Luận điểm bảo vệ 10.1. Luận điểm 1 Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ATTT đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực QPAN và KTXH tại Việt nam trong bối cảnh hiện nay. 10.2. Luận điểm 2 Có thể nghiên cứu đặc trưng cơ bản của lao động nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT, những yêu cầu của bối cảnh mới xác lập khung năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên ngành ATTT làm cơ sở đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 10.3. Luận điểm 3 Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN mà luận án xây dựng là hữu ích. 11. Đóng góp mới của Luận án 11.1. Về mặt lý luận - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực ATTT và đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hướng đến mục tiêu “chuẩn hóa” đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục đại học. - Làm rõ được tính đặc thù của ngành ATTT trong lĩnh vực QPAN, và đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Hoàn thiện và bổ sung cũng như đưa ra được Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 11.2. Về mặt thực tiễn - Phát hiện được những hạn chế bất cập, nguyên nhân của các hạn chế bất cập trong việc phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; Đề xuất các khái niệm giảng viên ngành ATTT, ngành ATTT, đội ngũ giảng viên ngành ATTT, phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cũng như phân tích được các đặc thù của ĐNGV này trong bối cảnh hiện nay; - Đề xuất được Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN; Đề xuất được một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN nhằm khắc phục các hạn chế; phát huy vai trò của giảng viên ngành ATTT trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay; 12. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận án gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên Trong cuốn “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [45], Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và các đồng sự của mình đã giới thiệu các vấn đề chung về quản lý giáo dục, quá trình hình thành lý luận quản lý giáo dục, các mô hình quản lý giáo dục, các cách tiếp cận quản lý giáo dục, chỉ ra những những khác biệt giữa lý luận quản lý giáo dục với các lĩnh vực khác cũng như đặc trưng quản lý giáo dục trong thế kỷ XXI; kiến giải các chức năng quản lý nhà trường nói chung và quản lý trường đại học nói riêng nhất là những vấn đề về quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính, cơ sở vật chất Đặc biệt vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà lý luận khác về giáo dục, phát triển con người nói chung cũng như đội ngũ giảng viên nói riêng như nền tảng phương pháp luận cho việc nhận thức vai trò của giáo dục và quản lý giáo dục Việt nam trong bối cảnh hiện nay, chuyên khảo thực sự là nguồn tài liệu hữu ích cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Khi bàn về quản lý phát triển cán bộ giáo dục đại học và quy hoạch nhân tài Học giả MarcoAntonioR.Diaz, Giám đốc Phòng Giáo dục Đại học, tổ chức UNESCO, trong cuốn sách Phát triển đội ngũ giảng viên: Định hướng cho thế kỷ 21“Higher education staff development: Directions for the 21st century” [96] đã cho rằng mục đích chính của một trường đại học là tạo ra và phổ biến kiến thức. Vì vậy các trường đại học phải tập trung vào các vấn đề đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; đào tạo ra NNL có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; từ đó có chiến lược phát triển NNL và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường [96, tr. 133]. Học giả người Mỹ Mary - Louise Kearney trong cuốn sách Phát triển đội ngũ giảng viên cho thế kỷ 21 “Higher education staff development for the 21st century” [102] đã thực hiện các phân tích về việc phát triển ĐNGV, ông cho rằng đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong lĩnh vực giáo dục đại học, vì vậy cần phải tập trung mở rộng và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của họ, đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong quá trình làm việc. Phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm các vấn đề: Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phong cách làm việc; kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; kỹ năng giao tiếp trong giáo dục Vì vậy, các trường đại học cần có sự đầu tư cũng như có kế hoạch tổng thể để phát triển đội ngũ giảng viên trong quá trình phát triển của từng nhà nhà trường, phải xem quá trình phát triển đội ngũ giảng viên là một quy trình phát triển và quản lý nhân sự của các trường đại học [102, tr. 12]. Tại Hội nghị Thế giới về giáo dục đại học: Trong tác phẩm phát triển đội ngũ giảng viên “Higher education staff development” UNESCO, Paris, 5-9 tháng 10/1998- do UNESCO tổ chức tại Paris đã chỉ ra rằng: “Một số chính sách mạnh về phát triển đội ngũ là yếu tố quan trọng đối với các trường đại học. Phải xây dựng các chính sách phát triển đội ngũ giảng viên rõ ràng và minh bạch, thường xuyên cập nhật và nâng cao kỹ năng của giảng viên, cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, có cơ chế tài chính minh bạch và rõ ràng nhằm giúp các trường đại học đạt được chất lượng cao trong nghiên cứu và giảng dạy” [113, tr. 74]. Trong bối cảnh hiện nay các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp đã và đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Các nước đã tập trung xây dựng chuẩn cho nền giáo dục của mình, gồm: Chuẩn chất lượng, chuẩn trường, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn giảng viên. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đều coi đội ngũ giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tố chủ chốt trong việc đảm bảo chất lượng và sự phát triển của nền giáo dục, quan điểm và nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên ngày càng đúng đắn, toàn diện hơn. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để phát triển đội ngũ giảng viên như: Xây dựng chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí, yêu cầu, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Về các nghiên cứu liên đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học tác giả Ngô Văn Hà trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [34] đã tập trung nghiên cứu, phân tích hệ thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy, bao gồm vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy của người thầy. Hơn nữa, tác giả đã đánh giá thực trạng và đi sâu phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy trong việc xây dựng ĐNGV đại học hiện nay. Trong luận án tiến sĩ “Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội” [78] của tác giả Phạm Văn Thuần đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảng viên ở các trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt nam, đây ...đại. 1.2.1.2. Ngành an toàn thông tin Trong điều 4 giải thích từ ngữ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học 2018 [61], quy định ngành là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, phân loại. An toàn thông tin (information security) là các bước triển khai bảo vệ thông tin nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với thông tin. Nó là một phần của quá trình quản lý rủi ro. An toàn thông tin giúp bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin khỏi truy cập trái phép, sử dụng, tiết lộ thông tin, phá hủy, sửa đổi, ghi âm hoặc sắp xếp lại thông tin trái phép nhằm đảm bảo các yếu tố sau cho thông tin: Tính toàn vẹn (integrity) - bảo vệ chống lại việc sửa đổi hoặc phá hủy thông tin bất hợp pháp bao gồm cả việc chống chối bỏ và xác thực. Bí mật (Confidentiality) - đảm bảo tính đúng đắn trong việc truy cập và tiết lộ thông tin bao gồm các phương pháp bảo vệ quyền riêng tư và thông tin mật. Tính sẵn sàng (available) - đảm bảo truy cập và sử dụng thông tin kịp thời và đáng tin cậy. Ở Việt Nam, khái niệm An toàn Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Luật an toàn thông tin mạng số 86/2015QH13 ngày 19/11/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: "An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin" [62]. Như vậy, với nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, song nghiên cứu sinh xin phép đưa ra khái niệm ngành an toàn thông tin như sau: Ngành an toàn thông tin là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an toàn thông tin giúp bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bí mật và tính sẵn sàng của thông tin tự nhiên, giúp các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. 1.2.1.3. Đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN Từ điển Giáo dục học của các tác giả Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo định nghĩa “Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định” [26]. Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người làm nhà giáo, nhà khoa học, được tổ chức thành một lực lượng có cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện sứ mạng đào tạo của nhà trường. Họ làm việc có mục đích, có kế hoạch và cùng gắn bó chặt chẽ với nhau trên cơ sở lợi ích về vật chất và tinh thần, phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội trong khuôn khổ qui định của pháp luật và thể chế xã hội. Từ căn cứ trên nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm “Đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN” là tập hợp những người làm công tác giáo dục và đào tạo về lĩnh vực ATTT, được tổ chức lại thành một lực lượng có cùng lý tưởng, cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường đại học khối QPAN. Họ là những Giảng viên - Sĩ quan, họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của ngành, pháp luật, thể chế xã hội. Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đồng thời với chức năng là đội ngũ nhà giáo còn là sĩ quan Quân đội hoặc Công an, đội ngũ nhà khoa học thuộc lĩnh vực ATTT, nhà quản lý, nhà giáo dục, là lực lượng trụ cột quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT. 1.2.1.4. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN Nhân lực: là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động - con người có sức lao động. Phát triển: Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao “mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến về mặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài (hoặc chủ thể quản lý) đều được coi là phát triển” [26]. Các nghiên cứu của tác giả Leonard Nadler [100] cho rằng mục tiêu phát triển nhân lực theo quan điểm hiện đại là không quá chú trọng về số lượng, cơ cấu, mà cần hướng đến mục tiêu (phát hiện) tiềm năng; giáo dục và đào tạo phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ con người (phát triển) và cần duy trì một môi trường làm việc thuận lợi nhằm nuôi dưỡng (phát huy) khả năng lao động và sáng tạo của họ. Quan điểm phát triển này có thể được áp dụng cho các cấp độ tổ chức và quốc gia. Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để tăng về số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển. Phát triển nguồn nhân lực: hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình tạo ra sự thay đổi về số lượng, nâng cao chất lượng, phẩm chất nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước, của vùng hay của một tổ chức. Có rất nhiều quan niệm và định nghĩa về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Theo lý thuyết phát triển của Leonard Nadler, nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Theo Giáo sư John Bratton và Jeff Gold, “Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các thủ tục và quá trình mà sự tìm kiếm có chủ đích để cung cấp các hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng, hiểu biết và năng lực tiềm tàng của con người. Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển NNL giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm. Như vậy có thể thấy các quan điểm được thể hiện trong các nghiên cứu của nhiều tác giả về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực không có sự thống nhất. Các tiêu chí được sử dụng làm thước đo trong mỗi khái niệm được đưa ra khi là trừu tượng khó đánh giá, có thể định lượng được chủ yếu là trình độ học vấn, trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc. Theo quan điểm của tác giả luận án, phát triển nguồn nhân lực với khái niệm như đã nêu ở trên thì có thể đánh giá thông qua ba nhóm hoạt động chính chủ yếu: Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng), Sử dụng nguồn nhân lực (tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đề bạt), Tạo môi trường phát triển nguồn nhân lực (môi trường làm việc, môi trường pháp lý, chính sách đãi ngộ). Mô hình phát triển nguồn nhân lực được vận dụng vào nghiên cứu luận án này là mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler. Phát triển đội ngũ giảng viên: Theo quan điểm triết học, phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Lý luận của phép biện chứng duy vật khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Thuật ngữ “phát triển” mà luận án đề cập đến bao gồm các hoạt động quản lý nhằm biến đổi đối tượng quản lý lớn mạnh về mọi mặt về số lượng, chất lượng và cơ cấu để đáp ứng tối ưu những kỳ vọng của chủ thể quản lý. Như vậy, phát triển đội ngũ giảng viên là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường, là quá trình làm cho đội ngũ giảng viên từng bước được biến đổi, hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của chức trách, nhiệm vụ bản thân giảng viên cũng như của nhà trường. Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN: là quá trình xây dựng, hoàn thiện hoặc thay đổi thực trạng của đội ngũ giảng viên ngành ATTT, giúp cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT lớn mạnh về mọi mặt: Đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ATTT đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH. 1.2.2. Đặc điểm của giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối QPAN Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN là Giảng viên - Sĩ quan họ được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ ATTT, nghiệp vụ QPAN, thường xuyên làm việc trong môi trường đặc thù liên quan đến thông tin cá nhân, nắm giữ các bí mật trong chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo Đảng, nhà nước, địa phương, bộ, ban, ngành và lực lượng vũ trang vì vậy phải luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, Tổ quốc và nhân dân, tuân thủ nghiêm túc điều lệnh, điều lệ chế độ quy định của lực lượng vũ trang quy chế bảo mật, quy chế giáo dục – đào tạo của nhà trường, sản phẩm đào tạo của họ là những sĩ quan an toàn thông tin “vừa hồng, vừa chuyên” vì vậy giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải luôn giữ đạo lý thầy trò, tình đồng chí, đồng nghiệp của những người cùng chung lý tưởng. Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN được đào tạo tại các trường trong và ngoài nước theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ ATTT có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, hoặc những người đã tốt nghiệp các trường đại học có trình độ học vấn, chuyên môn tương ứng (toán học, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông) mà các trường đại học khối QPAN có đào tạo ngành ATTT cần và được tuyển chọn vào giảng dạy ngành ATTT. Điều này cũng đặt ra những đòi hỏi khác nhau về phẩm chất nhân cách, năng lực sư phạm và nhất là năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải là người có phẩm chất, năng lực toàn diện, giỏi và chuyên sâu về lĩnh vực giảng dạy; đồng thời, phải có sự am hiểu và trải nghiệm về các mặt công tác, các hoạt động ATTT trong lĩnh vực QPAN và KTXH, họ là những “người thầy mặc áo lính” tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, phương pháp sư phạm. Sản phẩm và thương hiệu của họ là những người sĩ quan quân đội, công an làm công tác đảm bảo ATTT. Trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang và củng cố quốc phòng an ninh thì việc đào tạo đội ngũ sĩ quan ATTT là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, là khâu quyết định nâng cao khả năng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang góp phần cùng toàn Đảng toàn Dân bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt nam trong mọi tình huống. 1.2.2.1. Phẩm chất chính trị - đạo đức nghề nghiệp Theo Chương II của Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị, thì đạo đức nhà giáo [67], được quy định như sau: - Phẩm chất chính trị Phải có lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ngành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ, và nhân dân ta đã lựa chọn. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhất là trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ và chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, nền tảng văn hóa XHCN hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, các loại tội phạm theo phương châm hành động “tích cực bảo vệ mình, chủ động tấn công địch”. - Đạo đức nghề nghiệp Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. - Lối sống, tác phong Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. - Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại. Ngoài ra giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong các luật sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đối với những người làm trong lĩnh vực QPAN quy định như sau: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, công an; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm; Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ; Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm [45], [10]. Về tác phong: Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT phải chấp hành nghiêm tư thế, lễ tiết tác phong theo quy định của ngành. Về trang phục: Giảng viên - Sĩ quan giảng dạy ngành ATTT phải mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, theo đúng quy định của ngành. Về vấn đề đoàn kết: phải giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh sinh viên, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật. 1.2.2.2. Năng lực chuyên ngành Giảng viên ATTT ở các trường đại học khối QPAN cũng như giảng viên của các trường đại học phải đạt chuẩn giảng viên theo Điều 54, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học (2019) [61], quy định: Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng yêu cầu của luật này, quy chế và tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo. Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải là những người có năng lực giúp sinh viên nhận ra được tiềm năng của mình muốn vậy họ phải trở thành những huấn luận viên giỏi, cố vấn học tập giỏi và phải có khả năng ứng dụng thành thạo công nghệ như một phương tiện vượt trội để giúp truyền tải kiến thức, các khía cạnh liên quan đến đào tạo. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phân tích chương trình đào tạo sẻ chuyển trọng tâm từ “thiết kế lại chương trình đào tạo” sang “triển khai chương trình đào tạo” để thích ứng với việc triển khai chương trình đào tạo chương trình học phi tuyến, động, linh hoạt ; tập trung vào hình thức học tập được cá nhân hoá. Phải biết sử dụng các hệ thống quản lý học tập mới như: học tập di động (Mobile learning), nội dung tương tác (Interactive contents), trợ giảng ảo (Virtual teaching assistants (Chatbots)), tương tác kỹ thuật số (Digital interactions (clickers)), hệ thống gia sư thông minh (Intelligent Tutoring Systems (ITS)) để thích ứng với chuyển đổi số trong giáo dục. Giảng viên ngành ATTT phải có khả năng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới để tạo điều kiện tiếp cận nội dung giáo dục và nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên ngành ATTT những cách tiếp cận này bao gồm: giảng dạy tích cực (Active pedagogy), học tập dựa trên dự án (Project-based learning) hớp học đảo ngược (Flipped-classroom), học tập qua trò chơi (Game-based pedagogy), học tập kết hợp (Blended learning). Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ngoài chức năng dạy học còn tham gia nhiều hoạt động với nhiều tư cách khác nhau. Họ là một giảng viên - Sĩ quan vì vậy họ vừa là quân nhân, nhà giáo, nhà sư phạm, nhà khoa học có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục hàng ngày. Tuy nhiên, khác với nhà trường ngoài lực lượng vũ trang các nhà trường khối QPAN có nhiệm vụ định hướng cho người học theo con đường binh nghiệp, trau dồi cho họ một nghề nghiệp quân sự nhất định, đào tạo họ thành chuyên gia trên các lĩnh vực của hoạt động QPAN vì vậy phương pháp dạy học phải gắn liền với ngành nghề quân sự, với thực tiễn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang, đặc điểm này phản ánh rõ tính đặc thù của mục tiêu, đào tạo trong các trường khối QPAN phản ánh thực tiễn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang đối với quá trình dạy học bởi vậy, một trong những yêu cầu đối với Giảng viên - Sĩ quan là năng lực thực hành phải giỏi. Bên cạnh đó, họ còn phải là nhà quản lí có khả năng quản lý quá trình dạy học ở trường. Ngoài công việc dạy học, họ còn phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ATTT, tham gia thực tế về công tác ATTT ở các đơn vị chiến đấu, tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng. 1.2.2.3. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành an toàn thông tin. Xây dựng khung năng nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đòi hỏi phải xem xét tất cả các nhân tố và quá trình lao động sư phạm của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo chức năng và nhiệm vụ qui định bởi Luật Giáo dục sửa đổi 2018, Luật Giáo dục Đại học 2019, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Công an nhân dân, Luật an toàn thông tin, Luật An ninh mạng và theo mô hình nhân cách giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Bộ tiêu chí năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có khoảng từ 20 - 30 tiêu chí (không nên quá nhiều), bởi vì một năng lực thành phần có thể được sử dụng cho các vai trò khác nhau. Năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo nhiệm vụ của giảng viên thuộc loại năng lực nghề nghiệp, là năng lực chuyên biệt, đặc trưng của người giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Cấu trúc của năng lực này được tích hợp bởi các loại năng lực thành phần như: - Năng lực chuyên môn: đòi hỏi giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải có các năng lực chuyên môn để có thể nắm vững và thường xuyên cập nhật được kiến thức cơ bản, chuyên ngành và liên ngành liên quan đến lĩnh vực ATTT; Có tầm nhìn và hiểu biết về hội nhập quốc tế và vận dụng vào hoạt động chuyên môn; Có trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu liệu chuyên môn, giao tiếp và tham gia đào tạo, bồi dưỡng quốc tế; Nắm vững và vận dụng những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vào giảng dạy và đào tạo... - Năng lực sư phạm (bao gồm năng lực phát triển và triển khai chương trình đạo tạo): Xây dựng và phát triển chương trình môn học cũng như kế hoạch dạy học; Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, hình thức tổ chức, các phương pháp phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; Hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học và phản hồi thông tin đến các bên liên quan để cải tiến; Hợp tác với đồng nghiệp và người học trong quá trình giảng dạy. - Năng lực nghiên cứu: đòi hỏi cần có các năng lực để có thể độc lập hay hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, đào tạo liên quan đến lĩnh vực ATTT; Viết và đăng các bài báo khoa học, sách, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và đào tạo ngành ATTT... - Năng lực hoạt động thực tiễn: để có thể cập nhật, nắm bắt tình hình và tham gia phổ biến tình hình thời sự, chính trị trong nước và quốc tế cũng như đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, của LLVT; Tham gia các hoạt động, phong trào do các tổ chức chính trị trong cơ sở giáo dục và địa phương tổ chức; Thực hiện nghiên cứu phục vụ lĩnh vực QPAN, cộng đồng cũng như nghiên cứu thực tiễn, rút kinh nghiệm... - Năng lực phát triển nghề nghiệp: năng lực phát triển nghề nghiệp là cơ sở quan trọng để thực hiện chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, là cơ sở để phát triển các năng lực công tác đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thể hiện ở các tiêu chí sau: Có khả năng tự đánh giá và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ATTT; Sử dụng được ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp: Đọc hiểu tài liệu nước ngoài; trao đổi chuyên môn và làm việc trực tiếp với các chuyêngia/học giả nước ngoài trong lĩnh vực ATTT; tìm kiếm các cơ hội hợp tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc với tổ chức/doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ATTT; Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp: Khai thác thông tin và các nguồn tài nguyên học tập, tài liệu nghiên cứu khoa học trên mạng Internet; tìm kiếm cơ hội hợp tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc với doanh nghiệp; Tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp thuộc lĩnh vực ATTT. 1.3. Bối cảnh hiện nay và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo ngành an toàn thông tin 1.3.1. Bối cảnh hiện nay đối với đào tạo ngành an toàn thông tin Đối với lĩnh vực QPAN, bối cảnh CMCN 4.0 đã, đang và sẽ có tác động mạnh mẽ, toàn diện, mang đến những bước phát triển cao hơn cùng những thách thức lớn hơn. Nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được đưa vào ứng dụng rộng rãi; tạo ra các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, như: vũ khí năng lượng, gen sinh học, rô-bốt tác chiến,... với những tính năng vượt trội, có sự nhảy vọt về chất; từ đó, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh và phương thức tác chiến mới. Tuy nhiên, việc ứng dụng các sản phẩm của CNCN 4.0 trong hoạt động quân sự, ở góc độ nào đó có thể tạo ra hệ lụy nguy hiểm. Các nước, nhất là nước lớn, có thể sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự vào mục đích không chính nghĩa, sử dụng “sức mạnh mềm”, can dự, chi phối về chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước khác; thực hiện “điều khiển” từ xa, từ bên ngoài, buộc các nước đang phát triển, chậm phát triển phải phụ thuộc, mất độc lập, tự chủ, khó nhận thấy hoặc nhận thấy nhưng khó cưỡng lại. Nhu cầu đầu tư vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và càng phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nước phát triển. Trong khi đó, thế giới chưa có cơ chế để quản lý, giám sát việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ quân sự mới để hạn chế tác động từ mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0. Những nhân tố nêu trên tác động lớn, nhiều mặt đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh hiện nay trong lĩnh vực ATTT là bối cảnh của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D.. và đặc biệt là việc có nhiều thiết bị kết nối internet, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới IoT là nguy cơ dẫn đến lộ lọt bí mật nhà nước và các thông tin cá nhân, quyền riêng tư, các đối tượng triệt để lợi dụng các kẽ hở trong bảo mật thông tin, bảo mật tài liệu để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm đánh cắp thông tin và sử dụng để can thiệp hoạt động chính trị hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh sự bùng nổ của công nghệ, các thông tin thất thiệt trên mạng internet gây nhiễu loạn, hoang mang trong dư luận. Việc quản lý cán bộ, chiến sĩ tham gia các trang mạng xã hội như: Facebook, Tik Tok, Instagram, Twitter; việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại chưa được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, dẫn đến nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực QP-AN ngày càng gia tăng. Bối cảnh hiện nay đối với việc bảo đảm an toàn trong tin trong lực lượng Quân đội và Công an: An toàn thông tin là sự bảo đảm hoạt động trên lĩnh vực thông tin và truyền thông không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong bảo đảm an toàn thông tin. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Việt Nam đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc gia, tuyên truyền chống phá chế độ, kích động biểu tình bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” đối với nước ta. Chúng không ngừng đẩy mạnh chống phá nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; triệt để lợi dụng những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, môi trường, dân sinh; các sự kiện, vụ việc, các vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên... để tuyên truyền, kích động chia rẽ nội bộ; kiên trì thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông và internet, phát triển thêm nhiều trang mạng xã hội và blog, khai thác tối đa các dịch vụ tán phát trực tuyến trên mạng xã hội; chủ động chuẩn bị và liên kết lực lượng chặt chẽ, sẵn sàng tạo ra “điểm nóng” khi chính quyền can thiệp bằng biện pháp mạnh. Các hoạt động gián điệp mạng, tình trạng lộ bí mật nhà nước trên không gian mạng diễn biến ngày càng phức tạp. Đáng chú ý, tin tặc gia tăng tấn công mạng vào các cơ quan trọng yếu và các tập đoàn kinh tế lớn để thu thập, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước. Các đối tượng này duy trì...àm việc của ĐNGV 1 2 3 4 5 CĐCS6 Chế độ thăng tiến hợp lý 1 2 3 4 5 CĐCS7 Cơ chế thăng tiến có tác dụng tạo động lực làm việc 1 2 3 4 5 CĐCS8 Tiếp tục muốn gắn bó lâu dài với đơn vị 1 2 3 4 5 Câu 11. Nhìn chung, theo Thầy/Cô ĐNGV ngành ATTT tại trường Thầy/Cô có những thế mạnh và hạn chế nào cơ bản nhất? (xin Thầy/Cô ghi rõ) Thế mạnh: Hạn chế: Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác hết sức quý báu của Thầy/Cô! Phụ lục 02 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHÁT TRIỂN ĐNGV NGÀNH ATTT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QPAN (Dành cho cán bộ quản lý) Xin chào Anh/Chị Tôi là nghiên cứu sinh thuộc Học viện quản lý giáo dục. Nghiên cứu sinh đang tiến hành nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau đây. Tất cả ý kiến của Anh/chị đều có giá trị cho nghiên cứu của nghiên cứu sinh dù là mức độ đánh giá nào. Rất mong được sự cộng tác chân tình của Anh/chị. Trân trọng cảm ơn! Phần I: THÔNG TIN CHUNG - Họ và tên: ........................................... Năm sinh: ................ Giới tính: - Số năm công tác: - Đơn vị công tác: - Vị trí công tác: Phần II: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI KHẢO SÁT Câu 1: Xin Anh/Chị cho biết thông tin về số lượng giảng viên kiêm nhiệm, cơ hữu của đơn vị hiện nay? Tên đơn vị Số lượng (người) Tình trạng Kiêm nhiệm (người) Cơ hữu (người) Câu 2: Xinh Anh/Chị cho biết thông tin về trình độ đào tạo và học hành của giảng viên đơn vị mình phụ trách? STT Trình độ Số lượng (người) Học hàm Số lượng (người) 1 Cử nhân Giáo sư 2 Kỹ sư Phó giáo sư 3 Thạc sĩ 4 Tiến sĩ, Tiến sĩ KH 5 Khác (ghi rõ): .................. Câu 3: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết cơ cấu chuyên môn hiện nay của ĐNGV ngành ATTT của đơn vị mà Anh/Chị quản lý? Hợp lý Chưa hợp lý Cần phải tiếp tục điều chỉnh 1 2 3 Câu 4: Anh/Chị đánh giá thế nào về thực trạng phát triển ĐNGV ngành ATTT ở nhà trường của Anh/Chị? Xin đánh dấu vào số thích hợp với quy ước sau Mức độ đánh giá Yếu Kém TB Khá Tốt 1 2 3 4 5 TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Mức độ đánh giá 1. Thực trạng kiểm tra công tác quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT? KTQH1 Lập kế hoạch kiểm tra tổng thể phát triển ĐNGV 1 2 3 4 5 KTQH2 Kiểm tra khâu tuyển dụng ĐNGV 1 2 3 4 5 KTQH3 Xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch ĐNGV 1 2 3 4 5 KTQH4 Kiểm tra việc phân công ĐNGV 1 2 3 4 5 KTQH5 Kiểm tra việc bố trí, sử dụng ĐNGV 1 2 3 4 5 KTQH6 Kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tạo động lực phát triển ĐNGV 1 2 3 4 5 2. Thực trạng đánh giá công tác quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT? ĐGQH1 Xây dựng và thực hiện hệ thống tiêu chí đánh giá theo các tiêu chuẩn đối với ĐNGV các trường đại học 1 2 3 4 5 ĐGQH2 Xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá ĐNGV 1 2 3 4 5 ĐGQH3 Sử dụng các biểu mẫu đánh giá theo quy định của các văn bản pháp quy của Nhà nước 1 2 3 4 5 ĐGQH4 Xây dựng và sử dụng các cách đánh giá khác nhau cùng với các quy định chung của Nhà nước 1 2 3 4 5 ĐGQH5 Xây dựng và thực hiện kết quả đánh giá trong phân loại, sắp xếp, sử dụng ĐNGV 1 2 3 4 5 Câu 4: Anh/Chị đánh giá thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Mức độ ảnh hưởng 1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến việc phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN? YTCQ1 Chính sách thu hút, đãi ngộ đối với ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTCQ2 Quyền tự chủ của Nhà trường về phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTCQ3 Sự quan tâm của các chủ thể quản lý đối với việc phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTCQ4 Sự tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực của ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTCQ5 Vị trí, việc làm của ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN? YTKQ1 Các cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước, của ngành liên quan đến ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTKQ2 Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến yêu cầu phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 4 5 YTKQ3 Đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ dạy học 1 2 3 4 5 YTKQ4 Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong hội nhập quốc tế 1 2 3 4 5 YTKQ5 Xếp hạng trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo ATTT 1 2 3 4 5 Câu 5. Nhìn chung, theo Anh/Chị ĐNGV ngành ATTT tại đơn vị Anh/Chị quản lý có những thế mạnh và hạn chế gì? (xin Anh/Chị ghi rõ) Thế mạnh: Hạn chế: Câu 6. Để xây dựng và phát triển ĐNGV ngành ATTT tại trường Anh/Chị đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay cần phải tiến hành các giải pháp nào dưới đây? (Có thể chọn nhiều ô). Mức độ cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết 1 2 3 Mức độ cần thiết Khả thi Bình thường Không khả thi 1 2 3 TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Mức độ cần thiết Mức độ khả thi GP1 Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và giảng viên ngành ATTT về phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 1 2 3 GP2 Khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 1 2 3 GP3 Quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP4 Tuyển dụng, sử dụng ĐNGV ngành theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP5 Kiểm tra, đánh giá ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP6 ĐT-BD ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP7 Chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 1 2 3 Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác hết sức quý báu của Anh/Chị! Phụ lục 03 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHÁT TRIỂN ĐNGV NGÀNH ATTT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QPAN (Dành cho các đơn vị sử dụng lao động ATTT) Kính gửi: Quý Cơ quan Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi tới Ông/Bà phiếu hỏi nhằm phục vụ cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được các câu trả lời của Ông/Bà cho các câu hỏi đặt ra trong phiếu hỏi. Các câu trả lời của Ông/Bà sẽ giúp nghiên cứu sinh đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT giúp nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực ATTT của các nhà trường. Rất mong được sự cộng tác chân tình của Ông/Bà. Trân trọng cảm ơn! Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà! Phần I: THÔNG TIN CHUNG - Tên cơ quan: - Lĩnh vực hoạt động: - Địa chỉ: - Người đại diện trả lời khảo sát: - Chức vụ/Vị trí công tác: - Điện thoại: Phần II: THÔNG TIN VỀ HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP Ông/Bà vui lòng tích vào lựa chọn mà ông bà cho là thích hợp 1. Học viên tốt nghiệp Ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thuộc trình độ Đại học Cao học Tiến sĩ ¨ ¨ ¨ 2. Tổng số cán bộ nhân viên đang làm việc tại quý cơ quan/đơn vị là: 3. Trong đó số lượng người tốt nghiệp ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN là: 4. Lý do đơn vị nhận học viên tốt nghiệp ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. STT Lý do tuyển dụng 1 Đơn vị có nhu cầu về tuyển nhân lực ATTT ¨ 2 Có trách nhiệm với xã hội ¨ 3 Là đơn vị liên kết lâu năm với nhà trường ¨ 4 Thông qua cựu sinh viên ¨ 5 Khác:......................................................... ¨ 5. Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ATTT của quý cơ quan/đơn vị trong giai đoạn 2019-2023 là: PHẦN III: KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐƠN VỊ Xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông/Bà về các phát biểu dưới đây: Xin đánh dấu vào số thích hợp với quy ước sau 1 2 3 4 5 Yếu Kém Trung bình Khá Tốt TT NỘI DUNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Câu 1: Quý vị vui lòng đánh giá học viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đã và đang làm việc tại Tổ chức/Doanh nghiệp theo các tiêu chí sau DG1 Kiến thức chuyên ngành 1 2 3 4 5 DG2 Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ 1 2 3 4 5 DG3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 1 2 3 4 5 DG4 Kỹ năng tin học và sử dụng máy vi tính 1 2 3 4 5 DG5 Ý thức chấp hành nội quy, kỹ luật lao động 1 2 3 4 5 DG6 Phẩm chất cá nhân (chăm chỉ, kiên trì, tự tin, linh hoạt, nhiệt tình, trách nhiệm, tinh thần học hỏi.) 1 2 3 4 5 DG7 Khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin và xây dựng mối quan hệ trong tập thể 1 2 3 4 5 DG8 Kỹ năng làm việc (lập kế hoạch, tổ chức công việc, làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập.. ) 1 2 3 4 5 DG9 Kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm 1 2 3 4 5 DG10 Khả năng đặt mục tiêu và phát triển nghề nghiệp trong tương lai 1 2 3 4 5 TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Không cần đào tạo (1) Nhà trường (2) Doanh nghiệp/Tổ chức (3) Câu 2: Theo Quý vị, học viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN cần được đào tạo thêm ở những tiêu chí nào dưới đây và nên do ai đào tạo? DT1 Kiến thức chuyên ngành 1 2 3 DT2 Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp 1 2 3 DT3 Kỹ năng mềm 1 2 3 DT4 Khả năng ngoại ngữ 1 2 3 DT5 Ý thức thái độ và nhận thức về bản thân và xã hội 1 2 3 Câu 3: Đối với học viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN mới tốt nghiệp, thời gian hội nhập công việc trung bình tính theo tháng là? Dưới 2 tháng ¨ Từ 2 đến 6 tháng ¨ Từ 6 tháng - 1 năm ¨ Trên 1 năm ¨ Câu 4: Chất lượng chung của học viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được đánh giá là? Kém ¨ Trung bình ¨ Khá ¨ Tốt ¨ Xuất sắc ¨ Câu 5: Quý vị có muốn tiếp tục tuyển dụng học viên Ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN? Có ¨ Còn phải cân nhắc ¨ Không ¨ Câu 6. So với một số chương trình đào tạo tương tự của các trường Đại học khác, Quý vị đánh giá chương trình đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ra sao? Thấp hơn ¨ Cao hơn ¨ Ngang bằng ¨ Ý kiến khác........ ¨ Câu 7: Quý vị có thể đóng góp gì để các trường đại học khối QPAN xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo ngành ATTT được chất lượng và hiệu quả hơn? 1. Tham gia vào quá trình xây dựng nội dung chương trình ¨ 2. Tham gia thực hiện đào tạo như giảng dạy, phối hợp tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề.......... ¨ 3. Tham gia các buổi nói chuyện về hướng nghiệp, giới thiệu cơ hội việc làm ¨ 4. Nhận học viên thực tập ¨ 5. Đóng góp ý kiến phản hồi về chất lượng học viên ngành an toàn thông tin ¨ 6. Ý kiến khác.............. ¨ Câu 8. Theo Quý vị những giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPNA nào dưới đây sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay? (Có thể chọn nhiều ô). TT NỘI DUNG Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cần thiết(1) BT(2) Không cần thiết(3) Khả thi(1) BT(2) Không khả thi(3) GP1 Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và giảng viên ngành ATTT về phát triển ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 1 2 3 GP2 Khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT 1 2 3 1 2 3 GP3 Quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP4 Tuyển dụng, sử dụng ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP5 Kiểm tra, đánh giá ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP6 ĐT-BD ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp 1 2 3 1 2 3 GP7 Chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển ĐNGV 1 2 3 1 2 3 Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác hết sức quý báu của Quý vị!Phụ lục 04 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHÁT TRIỂN ĐNGV NGÀNH ATTT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QPAN (Dành cho Sinh viên, Học viên cao học, NCS ngành ATTT) Xin chào Anh/Chị Tôi là nghiên cứu sinh thuộc Học viện quản lý giáo dục. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Kính mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau đây. Tất cả ý kiến của Anh/chị đều có giá trị cho nghiên cứu của nghiên cứu sinh dù là mức độ đánh giá nào. Rất mong được sự cộng tác chân tình của Anh/chị. Trân trọng cảm ơn! Phần I: THÔNG TIN CHUNG - Họ và tên người được khảo sát: - Học viên/Sinh viên/NCS của cơ sở GDĐH nào: - Lớp/Khóa học: - Chức vụ/Vị trí công tác: - Điện thoại: Phần II: THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN, HỌC VIÊN, NGHIÊN CỨU SINH Câu 1: Cơ sở GDĐH Anh/Chị đang theo học 1. Bộ chủ quản Cơ sở nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng Cơ sở nhà trường thuộc Bộ công an 1. ¨ 2.¨ 2. Bạn đang theo học chương trình nào Đào tạo kỹ sư ATTT Đào tạo thạc sỹ ATTT Đào tạo tiến sĩ ATTT 1.¨ 2.¨ 3.¨ PHẦN III: KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN, HỌC VIÊN, NGHIÊN CỨU SINH Câu 2: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết sau khi học xong môn học/chuyên đề Anh/Chị có nhận xét đánh giá gì về từng vấn đề trong Bảng dưới đây Bằng cách khoanh tròn các số tương ứng? Xin đánh dấu vào số thích hợp với quy ước sau Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp 1 2 3 TT NỘI DUNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Thực hiện kế hoạch chương trình môn học/chuyên đề KHCT1 Trước khi bắt đầu môn học, bạn có được giảng viên thông báo về kế hoạch, mục tiêu, tài liệu, phương pháp kiểm tra, đánh giá 1 2 3 KHCT2 Chương trình nội dung các bài giảng của môn học/chuyên đề logic, bảo đảm liên quan trực tiếp tới mục tiêu của môn học/chuyên đề 1 2 3 KHCT3 Môn học/chuyên đề này đã góp phần trang bị kiến thức/kỹ năng về ATTT cho bạn và mang tính ứng dụng thực tiễn cao 1 2 3 KHCT4 Bạn có đủ thời gian trên lớp để hiểu kỹ những vấn đề được giảng viên chuyển tải, cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới nhất 1 2 3 Tổ chức quá trình giảng dạy của giảng viên TCGD1 Khi bắt đầu vào môn học/chuyên đề, GV thông báo và phân công cho bạn biết người học cần chuẩn bị như thế nào cho môn học/chuyên đề này 1 2 3 TCGD2 Giảng viên chuyển tải nội dung (theo kịch bản) rõ ràng dễ hiểu 1 2 3 TCGD3 Giảng viên kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác nhau để giúp bạn học tập/chia sẽ thông tin có hiệu quả 1 2 3 TCGD4 Phương pháp giảng dạy của GV giúp bạn gợi mở/chủ động nắm vững kiến thức; phát triển tư duy phê phán hoặc sáng tạo hơn trong suy nghĩ 1 2 3 TCGD5 GV tạo cho bạn các cơ hội để chủ động tham gia vào quá trình học trong và ngoài lớp học (thực tiễn về ATTT) 1 2 3 TCGD6 GV động viên khích lệ bạn đặt câu hỏi và thảo luận các quan điểm, các phương pháp tiếp cận để hiểu sâu nội dung bài học/chuyên đề 1 2 3 TCGD7 Kỹ thuật giảng dạy của GV rèn luyện cho bạn phương pháp suy nghĩ liên hệ giữa các vấn đề trong môn học/chuyên đề với thực tiễn ATTT 1 2 3 Quản lý môi trường giảng dạy QLMT1 GV tạo dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác; giao tiếp với SV với thái độ lịch sự 1 2 3 QLMT2 GV là nguồn tư vấn cho người học trong lĩnh vực học thuật về ATTT khuyến khích sáng tạo; hướng nghiệp việc làm cho người học 1 2 3 QLMT3 GV theo đúng trình tự chương trình môn học như trong hướng dẫn ban đầu và tận dụng hết thời lượng quy định cho môn học/chuyên đề 1 2 3 QLMT4 Bạn rất muốn tham gia vào các môn học khác do GV của Trường/Khoa giảng dạy 1 2 3 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên/sinh viên KTĐG1 Thiết kế được công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV phù hợp với tính chất và đặc điểm của môn học chuyên đề. 1 2 3 KTĐG2 Đề thi (kiểm tra) hết môn/chuyên đề đã đánh giá tổng hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết mà SV phải đạt khi hoàn thành môn học/chuyên đề. 1 2 3 KTĐG3 Nhờ việc sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá SV nên đã có tác động tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động dạy và học 1 2 3 KTĐG4 Quá trình kiểm tra, đánh giá được GV nhận xét rõ ràng nên rất có ích cho bạn; đặc biệt là phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập 1 2 3 Hướng dẫn học viên, sinh viên làm đồ án, luận án/khóa luận HDĐA1 GV đưa ra các hoạt động và các yêu cầu về bài tập/nghiên cứu để giúp bạn đạt được mục tiêu của môn học /chuyên đề vào thực tiễn ATTT 1 2 3 HDĐA2 GV nhiệt tình trao đổi giúp SV lựa chọn nhiều tình huống trong ATTT làm đề tài nghiên cứu 1 2 3 Sử dụng ngoại ngữ tin học để giảng dạy SDNN1 Sử dụng thành thạo, hợp lý các phương tiện thiết bị CNTT để giảng dạy SDNN2 Sử dụng khá tốt ngoại ngữ để giải thích thuật ngữ chuyên môn trong giảng dạy trên lớp, hội thảo khoa học tổ BM/Khoa/Trường, seminar. 1 2 3 SDNN3 GV kết hợp sử dụng CNTT và ngoại ngữ hướng dẫn SV tìm đọc tài liệu tham khảo nước ngoài có liên quan 1 2 3 SDNN4 GV sử dụng CNTT và ngoại ngữ để giúp bạn hiểu rõ về nội dung môn học/chuyên đề khoa học ATTT ở nước ngoài 1 2 3 Câu 3: Ban có thể đưa ra nhận xét của mình về năng lực chuyên môn của ĐNGV ngành ATTT ở trường bạn hiện nay là gì? - Điểm mạnh: - Điểm yếu: Câu 4: Trong bối cảnh hiện nay Bạn có những mong muốn gì về công tác Phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN? - Đối với Bộ chủ quản - Đối với nhà trường/Khoa nơi bạn đang học tập - Đối với ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN - Đối với bản thân Sinh viên, Học viên, Nghiên cứu sinh ... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác hết sức quý báu của Quý vị! Phụ lục 05 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIẢNG DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BLENDED LEARNING (Dành cho giảng viên ATTT đã tham gia khóa ĐT-BT) Kính gửi: Quý Thầy/Cô Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi tới quý Thầy/Cô phiếu hỏi nhằm phục vụ cho công tác Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được các câu trả lời của quý Thầy/Cô cho các câu hỏi đặt ra trong phiếu. Các câu trả lời của quý Thầy/Cô sẽ giúp nghiên cứu sinh đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT giúp nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực ATTT của các nhà trường. Rất mong được sự cộng tác chân tình của Thầy/Cô. Trân trọng cảm ơn! Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Cô! Phần I: THÔNG TIN CHUNG - Tên cơ quan: - Địa chỉ: - Chương trình ĐT-BD mà thầy/cô đã tham gia: - Chức vụ/Vị trí công tác: Câu 1: Thầy/Cô cho biết ý kiến về việc triển khai giảng dạy Blended Learning tại trường của thầy cô trong thời gian ứng phó với dịch COVID-19 hiện nay? Rất phù hợp ¨ Phù hợp ¨ Bình thường ¨ Không phù hợp ¨ Câu 2: Thầy/Cô đã sử dụng phần mềm nào để giảng dạy Blended Learning tại trường của Thầy/Cô trong thời gian qua? Zoom ¨ Micorsoft team view ¨ LMS ¨ Skye ¨ Khác ¨ Câu 3: Số lượng tương tác của Thầy/Cô với sinh viên trên 1 lớp học theo phương pháp Blended Learning? 3 lần/tuần ¨ 2 lần/tuần ¨ 1 lần/tuần ¨ Khác ¨ Câu 4. Tỷ lệ sinh viên tham gia vào lớp học theo phương pháp Blended Learing mà Thầy/Cô đảm nhiệm ? Trên 90% ¨ Từ 80-90% ¨ Từ 70-79% ¨ Từ 60-69% ¨ Từ 50-59% ¨ Dưới 50% ¨ Câu 5: Ngoài các học liệu cơ bản (Đề cương chi tiết, Slide bài giảng, Bài tập), Thầy/Cô đã cung cấp thêm học liệu nào khác cho sinh viên khi tham gia học theo phương pháp Blended Learning? 1. Slide bài giảng kèm audio ¨ 2. Video ¨ 3. Bài kiểm tra ngắn ¨ 4. Bài thảo luận ¨ 5. Bài đọc thêm ¨ 6. khác.............. ¨ 7. Không gửi thêm tài liệu gì ¨ Câu 6. Đánh giá của Thầy/Cô về khóa đào tạo “Phương pháp giảng dạy Blended Learning” mà thầy cô đã được trong gia trong thời gian vừa qua? Rất tốt ¨ Tốt ¨ Trung bình ¨ Chưa tốt ¨ Kém ¨ Rất kém ¨ Câu 7. Đánh giá của Thầy/Cô về mức độ tích cực của sinh viên khi tham gia lớp học theo phương pháp đào tạo Blended Learning trong thời gian qua? Rất tích cực ¨ Tích cực ¨ Bình thường ¨ Tiêu cực ¨ Rất tiêu cực ¨ Câu 8. Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập theo phương pháp Blended Learning trong thời gian tới (có thể chọn nhiều ô)? 1. Tăng cường tài liệu ¨ 2. Xây dựng hệ thống học liệu thống nhất cho từng học phần ¨ 3. Đào tạo thêm về kỹ năng sử dụng phần mềm giảng dạy trực tuyến cho giảng viên ¨ 4. Có cơ chế bắt buộc sinh viên tham gia học online ¨ 5. Các giải pháp khác? (ghi rõ) ¨ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác hết sức quý báu của Quý vị! Phụ lục 06 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH I. TỔNG QUAN 1.1. Tại sao cần phải có quy trình xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Quy trình xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN vô cùng quan trọng bởi rất nhiều lí do. Thông qua khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, cơ quan chức năng dễ dàng đánh giá mức độ phát triển ĐNGV ngành ATTT và hiệu suất làm việc của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 1.1.1 Khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN viết tắt KNL-GVATTT. Đây là các chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc phát triển ĐNGV ngành ATTT. Mặt khác, KNL-GVATTT còn là công cụ đo lường thể hiện qua những chỉ tiêu định lượng, số liệu, tỉ lệ. Điểm đích của KNL-GVATTT sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. 1.1.2 Mục đích của việc xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Việc xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN nhằm mục đích: Thứ nhất, đảm bảo giảng viên ngành ATTT thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay. Việc sử dụng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN góp phần làm cho việc đánh giá giảng viên ngành ATTT trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn 1.1.3 Mục tiêu khi xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Là 1 công cụ dùng trong công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, nên khi xây dựng KNL-GVATTT nghiên cứu sinh cũng cố gắng và hướng đến đảm bảo được tiêu chí SMART: 1. S – Specific: Cụ thể 2. M – Measurable: Đo lường được 3. A – Achiveable: Có thể đạt được 4. R – Realistics:Thực tế 5. T – Timbound: Có thời hạn cụ thể Không phải là yêu cầu bắt buộc trong công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, tuy nhiên nếu KNL-GVATTT của các trường đại học khối QPAN đảm đạt được tiêu chí SMART thì hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT sẽ rất cao. 1.1.4. Ưu điểm khi sử dụng KNL-GVATTT trong công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Nó có thể là một cách rất nhanh cho thấy thành quả hiện thời của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược. Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo. Có thể giúp khâu quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, khoa/bộ môn hoặc một giảng viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực cho giảng viên. Đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu crí có thể đo lường được, từ đó việc phát triển giảng viên ngành ATTT sẽ cụ thể hơn và dễ thực hiện hơn mà ít có những kiến nghị, bất đồng. Quy trình này quy định cách thức xây dựng khung năng lực giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. II. PHẠM VI ÁP DỤNG 2.1. Đối tượng áp dụng Quy trình áp dụng đối với việc xây dựng khung năng lực giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. 2.2. Trách nhiệm áp dụng Tất cả giảng viên, khoa/bộ môn đào tạo ngành ATTT ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. 3. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam số 24/VBHV-VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Quốc hội. - Luật công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội. - Luật giáo dục 2019 (sửa đổi) số 43/2019/QH14, 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14, 01 tháng 07 năm 2019 của Quốc hội. - Luật an toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, 19 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội. - Luật an ninh mạng số 24/2018/QH14, 12 tháng 06 năm 2018 của Quốc hội. - Luật bảo vệ bí mật nhà nước 29/2018/QH14, 15 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội. IV. CÁC TỪ VIẾT TẮT - P. CT-TC: Phòng Chính trị - Tổ chức - GĐ: Giám đốc - TĐV: Trưởng đơn vị - GV: Giảng viên V. LƯU ĐỒ Stt Bước công việc Trách nhiệm thực hiện Ghi chú 1 Ban Giám đốc, Trưởng các đơn vị 2 Phòng CT-TC 3 Giám đốc 4 Phòng CT-TC 5 Phòng CT-TC, Trưởng các đơn vị 6 Phòng CT-TC, Trưởng các đơn vị, giảng viên 7 Phòng CT-TC Phụ lục 07 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH MỤC ĐÍCH Quy trình này quy định về trách nhiệm và phương pháp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy trình này áp dụng với tất cả cán bộ quản lý, giảng viên, người mới tuyển dụng về làm công tác giảng dạy ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng an ninh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài Trường. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam số 24/VBHV-VPQH ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Quốc hội. - Luật công an nhân dân số 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội. - Luật giáo dục 2019 (sửa đổi) số 43/2019/QH14, 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14, 01 tháng 07 năm 2019 của Quốc hội. - Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; - Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường Đại học; - Quy chế Chi tiêu nội bộ của các trường đại học khối Quốc phòng an ninh. - Văn bản về chương trình, đào tạo bồi dưỡng của các cơ quan có thẩm quyền ban hành; IV. CÁC TỪ VIẾT TẮT CT-TC: Phòng Chính trị - Tổ chức GĐ: Giám đốc TĐV: Trưởng đơn vị GV: Giảng viên ĐT, BD: Đào tạo, giảng viên V. NỘI DUNG 5.1. Sơ đồ quá trình đào tạo, bồi dưỡng STT Tiến trình Trách nhiệm Ghi chú Kế hoạch ĐT, BD Cập nhật và lưu hồ sơ Kiểm tra, báo cáo tổng kết việc thực hiện công tác ĐT, BD Tổng hợp kế hoạch ĐT, BD Tổ chức thực hiện Ban Giám đốc, Trưởng các đơn vị Phòng CT-TC - Phê duyệt Giám đốc Phòng CT-TC và các đơn vị Phòng CT-TC và các đơn vị Phòng CT-TC 5.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Các đơn vị trong Trường căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng cá nhân trong đơn vị để lập kế hoạch đề nghị Nhà trường. 5.2.2. Lập kế hoạch và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị trong Trường và căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung của Trường, Phòng CT-TC lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo trình Giám đốc phê duyệt. 5.2.3. Tổ chức thực hiện 5.2.3.1. Quy định về trách nhiệm và chế độ đào tạo - bồi dưỡng - Đơn vị trong Trường căn cứ vào kế hoạch đã được Giám đốc duyệt để lựa chọn giảng viên ngành ATTT phù hợp cử đi đào tạo, bồi dưỡng. - Quyền lợi, kinh phí và các chế độ đối với giảng viên ngành ATTT trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường và tùy theo từng chương trình học, trường hợp cụ thể được ghi trong quyết định cử đi học. - Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng không nằm trong kế hoạch và yêu cầu của Nhà trường mà do nhu cầu cá nhân thì mọi kinh phí do cá nhân tự chịu trách nhiệm. 5.2.3.2. Quy định về thủ tục cử đi học - Các lớp do Nhà trường tổ chức: Căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu đào tạo, Trường sẽ thông báo cụ thể về đối tượng, thành phần tham gia, thời gian, chế độ và quyền lợi trong thời gian học để các đơn vị cử giảng viên ngành ATTT đi học. - Các lớp do các đơn vị ngoài Trường tổ chức: Đối tượng, thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể được nêu trong giấy triệu tập hoặc thông báo tuyển sinh. - Thủ tục cử đi học gồm: + Giấy triệu tập hoặc thông báo tuyển sinh; + Các tài liệu khác theo từng chương trình học; + Đơn xin đi học của cá nhân được thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp đồng ý hoặc văn bản đề nghị của đơn vị; + Bản cam kết (nếu có); + Quyết định cử đi học. 5.2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đối với người mới tuyển dụng về Trường công tác Áp dụng với giảng viên ngành ATTT mới được Nhà trường tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị, Phòng CT-TC có trách nhiệm phổ biến, bố trí học tập và tìm hiểu các nội dung sau: - Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của viên chức, người lao động; - Truyền thống, lịch sử và các ngành nghề giảng dạy của Nhà trường; - Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà trường, đơn vị nơi công tác; - Nội quy, quy chế làm việc của Nhà trường, đơn vị nơi công tác; Quan hệ công tác trong đơn vị; - Chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng; - Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng; - Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng; - Các yêu cầu cần tuân thủ theo Hệ thống Quản lý chất lượng; - Trách nhiệm của cá nhân liên quan tới việc thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng. 5.2.4. Kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng - Hàng năm căn cứ vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, Nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị. - Công tác báo cáo: Sau khi kết thúc khóa học giảng viên ngành ATTT phải báo cáo kết quả học tập, nộp văn bằng, chứng chỉ (bản sao) cho phòng CT-TC. - Phòng CT-TC tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng trong năm học của đội ngũ giảng viên ngành ATTT báo cáo Ban Giám đốc. 5.2.5. Lưu hồ sơ Phòng CT-TC theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các giảng viên ngành ATT trong Trường; lưu văn bằng, chứng chỉ tại hồ sơ CB, GV; cập nhật theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng vào Phần mềm quản lý nhân sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_nganh_an_toan_thong_ti.doc
  • docThông tin LA tiếng Anh_hst.doc
  • docThông tin LA tiếng Viet_hst.doc
  • docTrích yếu LA tiếng Anh_HST.doc
  • docTrích yếu LA tiếng Việt_ HST.doc
  • docTT TIẾNG ANH - HOÀNG SỸ TƯƠNG.doc
  • docTT TIẾNG VIỆT - HOÀNG SỸ TƯƠNG.doc
Tài liệu liên quan