[
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Trần Thị Thanh Tâm
XÂY DỰNG WEBSITE
WWW.THUVIENVATLY.COM
HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TSKH. LÊ VĂN HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TSKH. Lê Văn Hoàng,
người đã tận tâm hướn
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Xây dựng website Thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn và tạo điều kiện tối đa để tôi có thể hoàn thành
luận văn. Cũng xin chân thành cám ơn TS. Lê Thị Thanh Thảo đã bỏ nhiều
thời gian để đọc luận văn và có những góp ý sâu sắc cùng với hướng dẫn tận
tình cho việc hoàn thiện công trình này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng toàn
thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và Ban
Giám Hiệu trường THPT Buôn Ma Thuột tỉnh Daklak, nơi tôi đang công tác
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
GV : GV
HS : Học sinh
PTDH : Phương tiện dạy học
PTTQ : Phương tiện trực quan
QTDH : Quá trình dạy học
MVT : Máy vi tính
MP : Mô phỏng
VL : Vật lí
TVVL : Thư Viện Vật Lý
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin-truyền thông (CNTT&TT) và sự phát triển của khoa học giáo dục, việc nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích hợp công nghệ vào dạy học đã và đang được quan tâm đặc biệt ở
mọi quốc gia trên thế giới nhằm kết hợp và phát huy được tính ưu việt của công nghệ hiện đại vào
trong giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT&TT cũng là một chủ đề lớn được Unesco
chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Unesco dự đoán sẽ
có sự thay đổi nền giáo dục trên thế giới một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT&TT trong những
năm tới.
Đối với nước ta, việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học cũng đã và đang là vấn đề mang tính
thời sự. Đã có nhiều công trình của các tác giả đã công bố cũng như nhiều cuộc hội thảo về sử dụng
CNTT&TT trong dạy học ở trường phổ thông, được tổ chức với những quy mô khác nhau ở nhiều nơi
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Huế, Đồng Nai…và theo đánh giá ban đầu về hiệu quả của
việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học ở một số trường THPT … thì việc ứng dụng CNTT&TT vào
trong giảng dạy đã chứng tỏ ưu thế của nó. Do đó nghiên cứu triển khai việc ứng dụng CNTT&TT vào
dạy học đang là hướng đi đúng đắn. Vai trò và vị trí to lớn của CNTT&TT đối với quá trình đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn ở nước ta ngày càng được khẳng định.
Cho dù vậy, ở nhiều trường phổ thông hiện nay dạy học vẫn trung thành với lối truyền thụ kiến
thức một chiều kiểu truyền thống do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan từ phía GV: cơ sở
vật chất, hạ tầng CNTT&TT trường học chưa đáp ứng được yêu cầu, chương trình dạy học nặng nề, thi
cử chậm đổi mới, vẫn nặng về kiến thức, mặt bằng trình độ tin học của GV còn rất yếu, hạn chế về
ngoại ngữ, thiếu hụt tài nguyên số cho việc tích hợp đa phương tiện vào dạy học, kiến thức và kỹ năng
cần thiết để ứng dụng CNTT&TT vào dạy học, thiếu thời gian đầu tư cho việc ứng dụng .... Tất cả đưa
đến tâm lý ngại tìm hiểu học hỏi để ứng dụng CNTT&TT ở nhiều GV. So với phương pháp dạy truyền
thống thì việc sử dụng đa phương tiện (multimedia) trong công nghệ giảng dạy đòi hỏi khá nhiều thời
gian, trí tuệ của GV. Trong hoàn cảnh hiện nay chỉ có những người có tâm huyết với việc đổi mới
phương pháp giảng dạy mới thật sự quan tâm đến các vấn đề này. Nếu không, phương pháp giảng dạy
theo truyền thống vẫn được các nhà trường chấp nhận mà thầy giáo không mất gì nhiều thời gian và
công sức để hình thành lối dạy mới và mọi việc lại cứ tiến triển như thời gian đã qua. Đây rõ ràng là
những trở ngại lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục. Sự đổi mới sẽ không thể diễn ra như mong đợi
của các cấp quản lý giáo dục và cũng không thể mang lại kết quả tốt một cách thực sự nếu không có sự
hợp tác tích cực của cộng đồng GV do thiếu hụt nhiều điều kiện cơ bản nhất.
Trong các khó khăn trên, khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT &TT cho giáo dục mặc dù là
lớn nhưng đã có giái pháp khắc phục: nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn
thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet, các tập thể và xã hội cần quan
tâm hơn nữa đến những nỗ lực của GV trong việc ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy…
Những khó khăn chủ quan nêu trên ảnh hưởng không những đến những cố gắng của từng cá nhân
GV trong việc ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới việc dạy và học mà còn trở ngại lớn đến cố gắng
chung của ngành là làm sao đẩy nhanh, đẩy mạnh và hiệu quả việc ứng dụng CNTT&TT để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Hạn chế về ngoại ngữ ở số đông giáo viên là rào cản vô cùng lớn ngăn cách giáo viên với nguồn
tài nguyên số khổng lồ trên Inetrnet, trong khi nguồn tài nguyên số bằng tiếng Việt thì hiện còn rất
khan hiếm, do đó nảy sinh nhu cầu trao đổi tư liệu số, kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp khác.
Mặc dù phải thừa nhận rằng hiện tồn tại một nguồn tư liệu số khổng lồ và không ngừng tăng
trưởng trong cộng đồng giáo viên hiện nay đó là kết quả của những cố gắng cá nhân trong việc ứng
dụng CNTT &TT và dạy học VL như: các phần mềm chuyên dụng, giáo án điện tử, …Cho đến nay
hầu như chúng vẫn chỉ là “tài sản” riêng của mỗi giáo viên, chúng chưa được phổ biến, tình giá trị của
chúng chưa được thẩm định do chúng chưa được đánh giá chất lượng một cách khách quan.
Làm thế nào để phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn cơ bản và rất chung của số đông
giáo viên để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học vật lí? Giải pháp nào là căn cơ, khả thi?
Giả định rằng nếu có một nguồn tư liệu số đủ phong phú, đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của đa
số giáo viên bằng tiếng Việt hay các nguồn dữ liệu tiếng nước ngoài được đưa về một mối, được chỉ
dẫn khai thác và sử dụng bằng tiếng Việt thì đó chính là nguồn tư liệu phù hợp nhất với số đông giáo
viên hiện nay.
Làm thế nào để một cách nhanh nhất có thể đưa các nguồn tài nguyên số phục vụ dạy học vật lý
phổ thông có chất lượng và phù hợp về một mối, làm thế nào để không ngừng làm giàu và không
ngừng nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên này là điều mà chúng tôi quan tâm.
Ta có thể hình dung ra mức độ đồ sộ và đa dạng cần thiết của nguồn dữ liệu số này do nhu cầu sử
dụng chúng là rất lớn và không ngừng tăng lên, cũng thấy ngay rằng không thể có một cá nhân hay một
tổ chức nào có thể đứng ra xây dựng toàn bộ cơ sở dữ liệu đáp ứng được mọi mong muốn và yêu cầu
ngày càng tăng của giáo viên. Rõ ràng là, một nguồn dữ liệu số như vậy thì không ai khác, chính
những GV có nhu cầu sử dụng và có khả năng tạo ra phải cùng tham gia xây dựng, vì hơn ai hết, chính
họ mới biết họ cần những gì, cần như thế nào và cần để làm gì. Sự đông đảo về lực lượng tham gia xây
dựng sẽ nhanh chóng tạo nên sự giàu có, đa dạng và sự phát triển không ngừng của nguồn tài nguyên
số. Ngược lại, nguồn tài nguyên số được tạo ra sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng giáo viên, sự đông
đảo của lực lượng này tạo ra nguồn thông tin phản biện vô cùng quí giá để đánh giá và điều chỉnh, làm
cho nguồn tài nguyên ngày càng giá trị và chất lượng hơn.
Ý tưởng tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho tất cả giáo viên dựa trên những thành quả trong lĩnh vực
CNTT&TT về Mạng xã hội đã dẫn dắt chúng tôi đến đề tài nghiên cứu “ XÂY DỰNG WEBSITE
‘THUVIENVATLY.COM’ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ” với
mong muốn sẽ là người đề xuất ý tưởng và tổ chức thực hiện để cả cộng đồng giáo viên VL và những
người quan tâm, yêu thích VL cùng chung tay góp sức tạo ra một nguồn tài nguyên số có chất lượng hỗ
trợ đổi mới dạy học vật lí để việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học VL ngày càng chất lượng và hiệu
quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một “sân chơi” có tính tương tác cao cho GV dưới dạng một website cộng đồng và ứng
dụng website này vào hoạt động thực tiễn nhằm thiết lập các mối quan hệ chia sẻ tài nguyên, giúp đỡ,
trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng GV qua đó giúp đỡ họ tiếp cận và ứng dụng CNTT&TT vào dạy
học VL.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo viên và nhu cầu của họ trong việc ứng dụng CNTT&TT
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy vật lý ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp giúp cho giáo viên vượt qua những khó khăn
nội tại trong việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học Vật Lý ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu nội dung cấu trúc chương trình VL THPT để:
o Thiết kế nội dung website, gần gũi với GV và HS.
o Website thực sự thành nguồn tài liệu bổ trợ, nâng cao cho công tác giảng dạy
và học tập.
- Cách thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp.
o Tài liệu giảng dạy, học tập
o Sách báo
o Thư viện các thí nghiệm ảo, media
- Tìm hiểu CNTT&TT hỗ trợ dạy học VL.
- Nghiên cứu nguồn mở Joomla và cách thiết kế website hỗ trợ GV ứng dụng CNTT&TT vào dạy
học VL ở trường THPT.
- Nguyên lý hoạt động của một số web 2.0 đã thành công.
- Các công cụ đánh giá Website 2.0 như Google Analytics, Alexa Ranking
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cách thức xây dựng một website phù hợp với việc hỗ trợ GV dạy học toàn bộ chương
trình VL ở trường THPT
- Nghiên cứu việc sử dụng website để nâng cao việc dạy học VL ở trường phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thu thập tài liệu, sưu tầm, lưu trữ, phương pháp
điều tra, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm đánh giá.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở nuớc ta đã một số website phục vụ cho việc giảng dạy VL ở trường THPT và đã giải
quyết được một phần khó khăn của GV về mặt kiến thức chuyên môn. Tuy vậy, một sân chơi thật sự
cho GV và HS mang tính tương tác nhiều chiều, ở đó GV trong cả nước có thể trao đổi với nhau tư liệu
giảng dạy (giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, đề kiểm tra…), tài nguyên đa phương tiện (phần mềm mô
phỏng, phim ảnh, bài giảng điện tử …) thật sự vẫn đang còn bỏ trống. Các website hiện nay chỉ cho
phép tương tác giữa các người dùng trong diễn đàn (forum), trong đó có thể trao đổi kinh nghiệm qua
các đề tài (topic) nhưng hạn chế trao đổi tư liệu, vì thế việc tư liệu trao đổi chỉ được thực hiện manh
mún, chỉ mang tính chất cá nhân với cá nhân. Tư duy chủ yếu của các website là người chủ (admin và
cộng tác viên) tìm kiếm và đưa tài liệu, cộng đồng sử dụng nghĩa là một số ít người phục vụ cho nhiều
người. Chính vì thế mà số lượng tài nguyên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của GV và HS
trong dạy học VL.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo ra và duy trì được nguồn tư liệu dạy học thật phong phú nhằm
đáp ứng nhu cầu tích hợp đa phương tiện của GV để nâng cao chất lượng dạy học; tạo một không gian
thuận tiện để GV có thể trao đổi, giao lưu, tạo điều kiện tối đa để GV có động lực, thái độ sẵn sàng áp
dụng CNTT&TT vào công tác giảng dạy nói chung và công tác giảng dạy môn học VL nói riêng?
Những lý do trên đã cho thấy sự cần thiết cần phải xây dựng một công cụ giúp GV và HS tiếp
cận, ứng dụng CNTT&TT để nâng cao chất lượng dạy học VL tại các trường phổ thông. Sự bùng nổ
Internet và sự trợ giúp đắc lực của các công cụ tìm kiếm tạo thói quen mới trong việc tìm kiếm các tư
liệu dạy và học. Giờ đây mỗi khi cần thông tin mọi người (GV, HS, sinh viên) đều gần như có thói
quen truy cập Internet để tìm kiếm. Do đó, công cụ cần phải xây dựng đó là một website bởi vì đây là
cách nhanh nhất thông tin có thể đến được với người sử dụng. Tư tưởng chủ yếu của nó chính là sử
dụng cộng đồng phục vụ lại cộng đồng. Các tư liệu được sàng lọc từ nguồn Internet vô tận, được viết,
dịch và đưa lên website bởi chính người dùng. Tiêu chí đánh giá cũng dựa trên người dùng. Khuynh
hướng này được chứng minh có thể thành công vì đã có rất nhiều website với cách hoạt động tương tư
như thế đã thành công vượt bậc trên thế giới như: Youtube, Myspace, Wikipedia, Mapedia…
Từ những phân tích trên, tác giả đặt giả thuyết khoa học cho đề tài này là: “Nếu tạo ra được một
website cộng đồng về vật lý như một ‘sân chơi’ mang tính tương tác cao thì sân chơi này sẽ thu hút
được sự quan tâm của cộng đồng giáo viên vật lý, tăng cường chia sẻ tư liệu, trao đổi kiến thức, kinh
nghiệm, thông tin và phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là sẽ tập trung được nguồn tài nguyên điện tử
rãi rác trong cộng đồng giáo viên tạo thành một kho tư liệu số đa dạng, phong phú, hữu ích, cập nhật
thường xuyên phục vụ cho dạy học vật lý ở trường phổ thông. Đối với mỗi giáo viên, website này như
một công cụ để tự đánh giá tư liệu của bản thân qua nhận xét đánh giá của đồng nghiệp trong cộng
đồng và là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho họ ứng dụng CNTT&TT vào dạy học vật lý một cách thuận
tiện và dễ dàng”.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ứng dụng và hiện thực hóa ý tưởng mạng xã hội cho mảng giáo dục nói chung và ngành giảng
dạy vật lý nói riêng.
- Xây dựng được một sản phẩm giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin là website
thuvienvatly.com dành cho đối tượng là giáo viên dạy vật lý và học sinh học vật lý. Sản phẫm
mang tính tương tác cao là sân chơi giao tiếp, trao đổi tài nguyên, kiến thức và kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học vật lý theo hướng tăng cường ứng dụng Internet và công nghệ đa
truyền thông.
- Hình thành ở GV và HS tư duy chia sẻ với cộng đồng. Từ đây là nền tảng để tạo nguồn tư liệu số
thuần Việt cho dạy học VL, khắc phục tình trạng thiếu nguồn tài nguyên bằng tiếng Việt.
- Tạo ra giải pháp căn cơ khắc phục những trở ngại cơ bản cho những người mới tiếp cận và ứng
dụng CNTT&TT vào giảng dạy VL và từ đó dần dần tạo nên thói quen áp dụng CNTT&TT vào
dạy học. Là phương tiện hữu hiệu cho phổ biến và đẫy mạnh ứng dụng CNTT&TT vào dạy học
vật lý ở các trường phổ thông vùng sâu vùng xa.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc như sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1 : Cơ sở xây dựng thư viện số dữ liệu điện tử hổ trợ dạy và học vật lý
Phần này đề cập đến cơ sở lý luận và cơ sở khoa học- công nghệ của việc xây dựng tư liệu điện
tử.
Chương 2: Xây dựng website thuvienvatly.com
Phần này nghiên cứu xây dựng tiêu chí, mục tiêu; xác định các loại tài nguyên cần có và cách
thức tổ chức tài nguyên để xây dựng thư viện. Tiến hành xây dựng website và giới thiệu website.
Chương 3 : Thực nghiệm đánh giá kết quả
Phần này trình bày quá trình thực nghiệm và đánh giá các kết quả đạt được.
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Chương 1 :
CƠ SỞ XÂY DỰNG THƯ VIÊN SỐ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ HỔ TRỢ DẠY VÀ
HỌC VẬT LÝ
1.1. Vai trò của Công nghệ Thông tin & Truyền thông trong đổi mới giáo dục
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ
nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt
này của CNTT&TT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy
và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT&TT nó mà đã có tác động to lớn và toàn
diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục, qua đó tác
động sâu sắc đến ba tác nhân trong một hệ thống giáo dục là người học, người dạy và môi trường dạy
và học.
Trong khuôn khổ của luận văn tôi chỉ đề cập đến tác nhân thứ ba đó là môi trường mà trọng tâm
cũng chỉ giới hạn là môi trường CNTT&TT là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc dạy và học
trong thời đại ngày nay.
1.1.1. Tạo nên phương tiện dạy học tiên tiến, hiệu quả
QTDH là một quá trình truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong
một môi trường sư phạm thích hợp, có sự tương tác giữa người học và các thông tin. Trong bất kỳ tình
huống dạy học nào cũng có các thông điệp truyền đi. Thông điệp từ người thầy, tùy theo phương pháp
dạy học sẽ được các phương tiện dạy học truyền đến HS.
Phương tiện dạy học (PTDH) bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng
trong QTDH để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo [6]. Đi cùng sự
phát triển của kỹ thuật và công nghệ, PTDH trong lịch sử giáo dục đã trải qua ít nhất qua bốn giai đoạn
phát triển: (1) phấn, bảng; (2) thiết bị, đồ dùng dạy học: sách giáo khoa, sách bài tập, sổ tay tóm tắt
công thức, phiếu học tập, tạp chí chuyên đề, mẫu vật thật, mẫu vật, mô hình, hình ảnh,…; (3) phương
tiện nghe nhìn: máy chiếu, máy ghi âm, audio, video ... ; (4) công nghệ thông tin và truyền thông:
MVT, đĩa mềm, đĩa CD-Rom, đồ chơi, hệ multimedia ...
Trong bốn giai đoạn trên, CNTT&TT thể hiện được vai trò là PTDH tiên tiến và hiệu quả ưu
việt:
CNTT&TT kết hợp nhiều thiết bị hiện đại cả phần cứng lẫn phần mềm như MVT, thiết bị
chiếu, ghi hình, phát hình, truyền thông, đĩa CD, băng video, máy quay video, máy quay video số, đồ
chơi… Internet cũng như các sản phẩm phần mềm giáo dục luôn được cập nhất và cải tiến vào trong
dạy học.
CNTT&TT với các tính năng ưu việt như hỗ trợ GV triển khai các ý tưởng sư phạm;
CNTT có thể hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi: chuẩn bị, soạn giảng; kiểm tra bài cũ; dẫn nhập bài mới; hướng
dẫn bài mới; củng cố bài mới; luyện tập trên lớp, ở nhà; quản lý điểm số, HS; giúp thực hiện được các
bài giảng dưới những hình thức phong phú, hấp dẫn do có sự tích hợp đa dạng các tư liệu phim, hình,
phần mềm, mô phỏng, thí nghiệm ảo trong bài học bằng các phương tiện hiện đại; bài giảng được
chuẩn bị theo các yêu cầu cao về sư phạm và thẩm mỹ, khi đó PTDH này có chức năng:
- Làm cho các đối tượng nhận thức trừu tượng, các sự kiện phức tạp được bộc lộ một cách
trực quan.
- Cùng một lúc chúng tác động lên nhiều cơ quan xúc cảm của HS do đó gây sự chú ý cao
cho HS.
- Giúp rút ngắn thời gian học tập, làm cho HS tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và
nhanh chóng hơn …
- Tạo điều kiện để đưa vào lớp học những quá trình công nghệ không thể tiếp cận được
(quá trình nguy hiểm, thiết bị đắt tiền, quá trình xảy ra quá chậm hoặc quá nhanh, quá phức tạp ...)
- Hỗ trợ cho việc giảng dạy các kiến thức thực tế tốt hơn và làm cho HS nhớ lâu hơn các
kiến thức đã tiếp thu, giúp cho HS có những kinh nghiệm ban đầu bằng nhiều con đường khác nhau và
đôi khi còn tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình truyền đạt thông tin, không những chỉ giúp
cho việc mở mang nguồn từ ngữ mà còn có thể giúp cho HS nhớ các thao tác công nghệ tốt hơn.
- Là nguồn thông tin thay thế có hiệu quả trong các giờ học. Thay cho việc cho HS tiếp
xúc trực tiếp với môi trường và xã hội, HS được tiếp xúc với một môi trường được tạo ra bởi các
PTTQ (phim ảnh, buổi phát thanh, truyền hình ...). CNTT&TT giúp chúng ta vượt qua giới hạn của
không gian và thời gian để đưa vào lớp học những sự kiện, quá trình xảy ra ở rất xa hoặc rất lâu trong
quá khứ.
Môi trường đa phương tiện (multimedia) kết hợp những hình ảnh video, camera với âm thanh,
văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua
một quá trình học đa giác quan sẽ kích thích sự chăm chú theo dõi của HS góp phần phát triển sự say
mê hứng thú, tính tích cực chủ động trong học tập, giúp phát triển năng lực nhận thức, năng lực quan
sát, năng lực phân tích, tổng hợp, phê phán… của HS. Hiệu quả của việc tích hợp đó vào quá trình dạy
học được thể hiện theo biểu đồ 1.1 sau:
90%
70%
30%
2%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
M
UL
TI
M
ED
IA
Biểu đồ 1.1: Hiệu quả của các loại phương tiện dạy học [21]
1.1.2. Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học
Tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động" (từ ngày
5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã đưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục
theo hướng phát triển:
Bảng 1.1: Mô hình giáo dục theo hướng phát triển
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân
Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of Educationnal Innovation for
Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị cho giai đoạn 2002 - 2007 đó nhấn mạnh đến vấn đề sử
dụng CNTT&TT để đối mới giáo dục (Information and Communication Technologies for Educational
Innovations). Như vậy việc sử dụng CNTT&TT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương
pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Giáo dục Việt Nam đang dần
chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, trong mô hình này vẫn có sự kết hợp chủ
yếu là máy tính cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET. Trong điều kiện thực tế
của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử
dụng máy tính cá nhân cùng các thiết bị ghép nối như ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector, mạng
internet ...
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng CNTT&TT so với phương pháp giảng dạy truyền
thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều hình thức: hình ảnh, văn bản, video với
âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có
những dự đoán về các tính chất, những quy luật. Đây là một công dụng lớn của CNTT&TT trong quá
trình đổi mới phương pháp dạy học. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho
học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các
phương pháp học chủ động tích cực. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi
nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung
tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Với sự hỗ trợ của CNTT&TT những phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận hiện đại: phương pháp dạy học tích cực, phương pháp kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án,
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề … càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi [12].
Sử dụng CNTT&TT trong học tập sẽ hỗ trợ xây dựng kiến thức ở HS: giúp biểu thị các ý tưởng,
sự hiểu biết của HS, giúp HS tạo ra kiến thức một cách có hệ thống, phát huy khả năng tư duy sáng tạo.
CNTT&TT tạo cơ hội cho HS làm quen với một môi trường học tập mới trong đó họ có nhiều điều
kiện hơn để ôn tập, củng cố, tự kiểm tra kiến thức ...; giúp cho HS tiếp xúc, tìm chọn được những tài
liệu học tập tốt nhất một cách dễ dàng và cũng dễ dàng được học tập chương trình của những GV giỏi
giảng dạy; có môi trường giao tiếp rộng rãi. Thông qua hệ thống thư điện tử hay diễn đàn trao đổi
thông tin, HS sẽ có cơ hội nêu ý kiến, thảo luận, hoạt động nhóm, chia sẻ thông tin nhanh chóng, hiệu
quả mà không có phương tiện nào có thể thay thế được; nhanh chóng hoà nhập với môi trường XH,
thúc đẩy họ cùng một lúc có nhiều sở thích hơn và tỏ ra tập trung hơn những HS khác ở mô hình dạy
học truyền thống.
1.1.3. Thay đổi cách thức tổ chức quá trình dạy học
CNTT&TT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và cách thức tổ chức
dạy học. Ngoài các cách tổ chức truyền thống như học tập đến lớp, đến trường, các hình thức dạy học
khác như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân, cá nhân làm việc tự lực với MVT, với
Internet, dạy học trực tuyến, dạy học từ xa: học tại nhà, học qua thư điện tử (e-mail), học qua điện
thoại, học qua truyền hình … cũng có thể triển khai một cách thuận lợi trong môi trường CNTT&TT.
Khả năng truyền tải kiến thức tới mọi nơi, trong thời gian ngắn nhất của CNTT&TT giúp cho cách
thức tổ chức đào tạo trở nên linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về trình độ, thời
gian, địa điểm …
Đối với hình thức tổ chức đến lớp, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất cũng như hình thức tổ
chức học tập của học sinh mà việc tổ chức quá trình dạy học ứng dụng CNTT&TT được triển khai một
cách khác nhau. Các hình thức tổ chức lớp học có sử dụng CNTT&TT có thể chia làm ba loại:
- Lớp học có một máy tính và một máy chiếu dành cho GV, có thể kết nối Internet. Lúc
này, máy tính và máy chiếu được sử dụng như một công cụ trình chiếu. Cách học tập của HS vẫn thiên
về cách học tập truyền thống, nhưng hiệu quả học tập của học sinh được nâng cao hơn nhờ những ưu
thế của máy tính như: tạo sơ đồ, trình chiếu các đoạn phim, hinh ảnh, các mô phỏng, đồ thị, xử lý số
liệu …
- Lớp học có nhiều hơn một máy tính, bao gồm một máy dành cho GV kèm theo hệ thống
chiếu và một số máy tính cho HS, có thể kết nối Internet. Cách thức hoạt động là hoạt động nhóm. Một
số nhóm làm việc với bảng tính, một số nhóm làm việc với SGK, một số nhóm khai thác Internet, một
số nhóm làm bài tập, sau đó các nhóm phối hợp các hoạt động với nhau.
- Lớp học trong phòng máy tính, có cổng nối Internet và một số thiết bị khác như máy
chiếu, máy in, máy scan… Thầy giáo là người đưa ra các chủ đề, dự án học tập, nêu nhiệm vụ, giới hạn
thời gian, trình bày các bài trình diễn mẫu, đưa ra các tiêu chí đánh giá, … HS hoạt động độc lập hoặc
theo nhóm, cuối hoạt động HS trình bày các sản phẩm, tự đánh giá va tổng kết …
Hình thức học tập trực tuyến (online) ngày càng phát triển mạnh mẽ . Hiện nay, có nhiều
phần mềm đã trở thành sản phẩm thương mại hóa dưới các tên gọi khác nhau như trường ảo, lớp học
ảo, phòng thí nghiệm ảo, lớp học mọi nơi, ... với mục đích đổi mới phương thức dạy và học truyền
thống. GS. Kar-Tin Lee, Hiệu trưởng Trường toán, khoa học và giáo dục công nghệ ở Queesland đã
nêu 10 ưu điểm của việc học trực tuyến như sau:
- Học được bất kể lúc nào trong ngày
- Học phù hợp với sức của mình
- Học rất nhanh
- Được tương tác nhiều hơn với giáo viên
- Được thảo luận nhiều hơn
- Có thể vươn tới nhiều nơi trên thế giới
- Học được từ các chuyên gia giỏi
- Học phí rẻ mà vận dụng được nhiều
- Thu thập từ Internet được nhiều nguồn thông tin
Đối với hình thức học tập trực truyến, từ xa, tại nhà…, CNTT&TT như một công cụ, phương tiện
hỗ trợ cho việc học tập của HS. HS sử dụng CNTT&TT như một phương tiện, công cụ để tiếp nhận,
trao đổi, xuất bản thông tin. Với cách tiếp cận này, đòi hỏi ở HS có kỹ năng nhất định về sử dụng MVT
cũng như phải có vốn ngoại ngữ nhất định để có thế phát huy được hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó,
người GV phải là người có thể làm chủ được các thiết bị hỗ trợ cho việc dạy học, là người có thể sử
dụng CNTT&TT- truyền thông như làm một công cụ, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy
của mình.
Tóm lại: CNTT&TT với những tính năng ưu việt sẽ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ đắc lực
cho quá trình đổi mới giáo dục một cách căn bản. Sự thay đổi được thể hiện trong các yếu tố phương
tiện dạy học, phương pháp dạy học và cách thức tổ chức dạy học.
1.2. Công nghệ thông tin & truyền thông hỗ trợ dạy học vật lý
MP là sự trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản những yếu tố mấu chốt, cơ bản nhất của một sự
kiện, sự vật hay hiện tượng; là sự bắt chước các sự vật hoặc hiện tượng thực. Việc MP đòi hỏi tái hiện
gần như chính xác những đặc tính hoặc những đặc tính cơ bản nhất của hệ thống VL đã được lựa chọn
hoặc thu gọn lại.
1.2.1. Mô phỏng, minh họa các hiện tượng vật lý
Có những quá trình trong VL xảy ra quá nhanh, hay quá chậm (ví dụ: các quá trình như chuyển
động rơi, chuyển động ném của một vật, quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ...), điều đó gây khó khăn
trong việc xác định các đại lượng có liên quan để nghiên cứu tìm ra qui luật của chúng. Với các chức
năng ưu việt, MVT có khả năng MP trực quan và chính xác hiện tượng hay quá trình VL trong tự nhiên
bằng các mô hình kí hiệu, do đó có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu các quá trình đó có hiệu quả hơn.
Ví dụ: khi nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ (trong SGK lớp 11 hiện hành), nếu chỉ quan sát
thí nghiệm về chuyển động tương đối giữa nam châm và ống dây hay thí nghiệm thay đổi cường độ
dòng điện ở ống dây lồng trong cuộn dây có nối với điện kế thì HS rất khó có thể đưa ra dự đoán đúng
về nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng. Để hỗ trợ cho việc đưa ra dự đoán đúng, có thể MP quá
trì́nh diễn ra trong thí nghiệm, trong đó vẽ các đường cảm ứng từ của các nam châm như hình dưới
đây. Đối với HS yếu kém, ta có thể MP thêm cả số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua mặt cắt ống
dây ứng với từng thời điểm trong thí nghiệm.
Hình 1.1: Sự thay đổi số lượng đường cảm ứng từ gửi qua vòng dây
Các quá trình vật lí vi mô là các quá trình nội tại của sự vật, hiện tượng hay siêu vĩ mô xảy ra
trong vũ trụ đều nằm ngoài khả năng quan sát trực tiếp của con người cũng rất cần được trực quan hóa
để thuận lợi cho việc hình dung và nghiên cứu nó. Khi chưa có sữ hỗ trợ của CNTT&TT, người ta phải
sử dụng các mô hình biểu tượng và hình dung ra sự vận động của nó, nghiên cứu nó qua trí tưởng
tượng. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho học sinh khi học tập các phần kiến thức này. Mô phỏng đã
giúp trực quan hóa các mô hình biểu tượng và các quá trình xảy ra trong nó như: chuyển động hỗn loạn
của phân tử khí, chuyển động của electron trong nguyên tử, hấp thụ, bức xạ ánh sang, vận động của các
hành tinh trong hệ Mặt trời, trong vũ trụ.
Việc MP bằng MVT giúp đông đảo HS dễ dàng tham gia vào quá trình học tập vì nó tạo ngữ
cảnh, tạo cái nhìn tổng quát về kiến thức, cho phép tiếp cận với vấn đề thực tế, cho phép người dùng
tương tác với thí nghiệm bằng cách thay đổi các thông số đầu vào của thí nghiệm nhờ các công cụ nhập
liệu. Điều quan trọng là khi sử dụng MVT trong dạy học VL, trong việc MP các hiện tượng, quá trình
VL là các nhà lý luận dạy học, GV phải có được ý tưởng rõ rệt của việc sử dụng MVT để giải quyết
vấn đề gì, mà thiếu nó thì không thể có hiệu quả hay sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong dạy học.
Tóm lại, sự hỗ trợ của MVT và các phần mềm đã chu._.ẩn bị sẵn giúp HS nghiên cứu được các mối
quan hệ có tính qui luật trong các hiện tượng VL một cách nhanh chóng.
1.2.2. Hỗ trợ thí nghiệm và phân tích quá trình vật lý
1.2.2.1. Hỗ trợ thí nghiệm vật lý
Trong các ứng dụng của CNTT&TT vào dạy học VL thì việc sử dụng MVT hỗ trợ các thí
nghiệm VL được ghép nối với MVT là một trong các ứng dụng đặc trưng nhất của nó.
Việc sử dụng các thí nghiệm VL ghép nối với MVT có tiến trình như sau: Tiến hành thí nghiệm
hiện tượng, quá trình VL → Thu thập số liệu đo → Xử lí số liệu đo (thông qua tính toán, đối chiếu, so
sánh...) và trình bày kết quả xử lí→ Từ các kết quả xử lí đó, tìm ra (trong thí nghiệm khảo sát) hay
chứng tỏ (trong thí nghiệm minh họa) sự tồn tại các mối quan hệ có tính qui luật trong hiện tượng, quá
trình đang nghiên cứu.
Khâu thu thập số liệu đo là khâu hết sức quan trọng trong thực nghiệm. Do được tự động hoá
hoàn toàn nên việc thu thập số liệu đo này ở thí nghiệm xảy ra cực kì nhanh và có thể xuất ngay các số
liệu đó trên màn hình MVT. Sau khi MVT đã tính toán, xử lí xong, tất cả các kết quả đều có thể được
hiện thị dưới dạng số, bảng biểu, đồ thị được hiển thị ngay trên màn hình MVT một cách chính xác,
khoa học, rõ ràng và tiện lợi với các màu sắc làm nổi bật những dấu hiệu cần quan tâm. Trong khi đó
thí nghiệm không được hỗ trợ bằng MVT việc lập biểu bảng, tính toán hay vẽ đồ thị trong quá trình xử
lí số liệu một cách “thủ công” thường chiếm rất nhiều thời gian và nhiều khi cũng rất khó khăn.
1.2.2.2. Hỗ trợ phân tích băng ghi hình
Trong VL, có những quá trình do xảy ra quá nhanh hoặc xảy ra trong không gian rộng khó quan
sát, khó đo đạc bằng các phương tiện, thiết bị đo thông thường trong phòng thí nghiệm (ví dụ như
chuyển động rơi tự do, chuyển động ném xiên hay chuyển động của tên lửa phóng khỏi bệ...) nên việc
nghiên cứu nó ở trường phổ thông là hết sức khó khăn. Phương pháp phân tích các băng ghi hình nhờ
MVT và các phần mềm tương ứng giải quyết rất tốt hạn chế trên do hầu hết các khâu xử lý đều được
MVT thực hiện.
Các quá trình VL được quay lại và hiển thị trên màn hình của MVT. Phần mềm phân tích sẽ cho
phép hình chuyển động như trong thực tế, hoặc chuyển động chậm lại, chuyển động từng giai đoạn hay
đứng yên tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Sau đó MVT giúp xác định được vị trí toạ độ và thời điểm
tương ứng của vật chuyển động thông qua lập bảng số liệu về quan hệ giữa toạ độ và thời gian trong
chuyển động và vẽ đồ thị theo thời gian. Các công đoạn phân tích, xử lý số liệu và trình bày kết quả.
Tất cả công việc đó đều có thể nhờ phần mềm thực hiện một cách tức thời. Các kết quả này được trình
bày chính xác, rõ ràng trên màn hình ở dạng bảng hay đồ thị tuỳ theo lệnh được nhập vào. Cuối cùng,
người học sẽ dựa vào kết quả mà MVT đã phân tích để đưa ra dự đoán (giả thuyết) về qui luật chuyển
động và kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán, điều chỉnh dự đoán để tìm ra qui luật.
Nhờ phương pháp này mà phạm vi các quá trình VL được nghiên cứu rộng hơn (các dạng
chuyển động một chiều, trong mặt phẳng…). Ưu điểm này tạo điều kiện xóa bỏ sự ngăn cách giữa nhà
trường và thế giới bên ngoài, cho phép đưa các hiện tượng có thực trong đời sống sinh động hằng ngày
vào bài giảng, tạo hứng thú học tập cho HS. Tiết kiệm thời gian do các thao tác tính toán, xử lý, lập
bảng biểu… được máy móc thực hiện. GV và HS được giải phóng khỏi những công việc tính toán
không quan trọng trong quá trình nhận thức, dành được nhiều thời gian hơn cho những giai đọan nhận
thức mang tính sáng tạo như đề xuất giả thiết, xây dựng phương án kiểm tra giả thuyết…
Hiện nay, ở các nước phát triển, việc phân tích các quá trình VL đã được ứng dụng ở các trường
phổ thông để nghiên cứu, tìm ra qui luật của nó.
1.2.3. Thí nghiệm ảo
Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập,
nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng VL xảy ra trong tự nhiện hay trong phòng thí nghiệm. Thí
nghiệm ảo có đặc điểm là có tính năng tượng tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể
mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tư nhiên hay khó thu được trong phòng
thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm
giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.
Ví dụ thực hiện thí nghiệm: “Dùng điện trở - khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn” với mạch điện ảo được HS thiết kế theo yêu cầu của GV, các thiết
bị dụng cụ ảo đều do phần mềm Crocodile Physics cung cấp
Sau khi lắp mạch điện phù hợp, HS có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách cho thay đổi các
thông số của hiệu điện thế U, ghi lại các kết quả cương độ dòng điện tương ứng vào bảng và dùng công
thức có liên quan để khảo sát sự phụ thuộc của U theo I.
Hình 1.2: Hình minh họa sơ đồ thí nghiệm ảo
Hoạt động của thí nghiệm ảo được nghiên cứu dựa trên các định luật Vật Lý gần sát hiện tượng
xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, thí nghiệm ảo cho phép HS nhanh chóng tìm quy luật, kết quả và ít gặp
khó khăn do thiết bị hư hỏng…
1.3. Khó khăn của giáo viên khi ứng dụng CNTT&TT vào dạy học
Không nghi ngờ gì về việc ứng dụng CNTT&TT vào QTDH mang lại hiệu quả rõ rệt. Các nước
tiên tiến trên thế giới đã triển khai CNTT&TT vào trường học từ rất lâu trong khi đó ở nước ta, quá
trình này chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Mức độ ứng dụng lại khác xa so với quan niệm tiên tiến về sử
dụng CNTT&TT vào dạy học trên thế giới. Đó là CNTT&TT được sử dụng như một phương tiện hỗ
trợ cho HS trong việc tìm kiếm, khai thác, cập nhật, xử lý thông tin; là nơi cập nhật, trao đổi thông tin;
là phương tiện đắc lực để giúp HS thực hiện ý tưởng của mình khi giải quyết một vấn đề nào đó…
Theo các chuyên gia đánh giá thì công cuộc đổi mới đã bắt đầu bộc lộ kết quả khả quan, tuy
nhiên quá trình triển khai ứng dụng gặp nhiều khó khăn trở ngại do nhiều nguyên nhân cả khách quan
lẫn chủ quan nảy sinh từ thực tiễn đất nước.
1.3.1. Khó khăn khách quan
Những thách thức cho việc ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay có
thể kể đến như:
Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng CNTT&TT ở trường học còn yếu và thiếu. Tỷ lệ HS/ máy vi
tính, tỷ lệ GV/ máy vi tính còn rất lớn, việc tạo cơ hội truy cập và sử dụng Internet dành cho giáo viên
các vùng sâu chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền
không bảo đảm. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương
tiện chiếu projector… còn thiếu; chính sách, cơ chế quản lý thiếu thống nhất và còn nhiều bất cập.
Sĩ số học sinh trong một đơn vị lớp quá đông. Việt Nam có một nền kinh tế đang phát triển
với áp lực dân số hơn 85 triệu dân, trong đó số người ở độ tuổi đi học chiếm 28,73%, trường học liên
tục được xây mới nhưng vẫn đang bị quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em. Sĩ số học
sinh hầu hết ở các trường học ở Việt Nam số lượng học sinh trong một lớp trung bình khoảng 45-50
HS/lớp. Quá nhiều HS trong một lớp học khiến cho việc thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại
gặp khó khăn, GV không đủ thời gian để quan tâm đầy đủ đến từng cá nhân HS.
Nội dung chương trình hiện nay chưa có sự thay đổi căn bản, mô hình dạy học vẫn còn đang
trong giai đoạn của mô hình dạy học truyền thống chú trọng nội dung kiến thức, chương trình học vẫn
cứng nhắc, quá tải, chú trọng vào kỹ năng tái hiện nội dung học tập chứ không phải các kỹ năng sống.
Cơ chế kiểm tra, đánh giá, thi cử: việc đánh giá thi cử hiện nay còn rất nặng nề, thiên về
đánh giá mức độ đồng hóa kiến thức của HS. Dưới áp lực không ngừng của thi cử cả thầy và trò đều
phải gắng sức để: thầy truyền đạt được hết các nội dung bài học, trò phải lĩnh hội hết các nội dung ấy.
Trong một cơ chế thi cử như hiện nay, cơ hội để ứng dụng CNTT trong dạy học gặp rất nhiều khó
khăn, và cách dạy truyền thống vẫn tỏ ra ưu thế để “hoàn thành” các nội dung chương trình học tập.
Ngoài ra, cách đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học.
Thiếu tài nguyên học tập bằng Tiếng Việt: cho đến nay, tài nguyên số phục vụ cho việc dạy
học trên thế giới thật sự không lồ, tuy nhiên GV gần như vẫn không tận dụng được chúng một cách
hiệu quả vì tuyệt đại đa số đều không phải bằng Tiếng Việt. Việc nghiên cứu và tạo ra tài nguyên bằng
Tiếng Việt phục vụ cho việc dạy học trong nước gần như chưa được quan tâm đúng mức, tư liệu rất
thiếu và đây là trở ngại không hề nhỏ cho GV khi ứng dụng CNTT&TT trong giảng dạy.
Lương GV quá thấp: Một thực tế nữa không kém phần quan trọng là lương GV quá thấp so
với mặt bằng chung của xã hội. Mâu thuẫn trong việc công tác dạy học đòi hỏi sự đầu tư thời gian công
sức rất lớn của GV nhưng sự đền bù lại chưa tương xứng đã khiến nhiều GV phải chia thời gian hợp lý
cho việc đảm bảo cuộc sống kinh tế. Đây là một yếu tố rất ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới giáo dục
mà muốn thực hiện tốt nhà nước cần quan tâm thật sự đúng mức.
1.3.2. Khó khăn chủ quan
Bên cạnh những khó khăn do thực tế mang lại thì có những khó khăn xuất phát từ phía bản thân
GV. Chính những khó khăn chủ quan này lại có mức độ cản trở rất lớn đến những nỗ lực đổi mới
phương pháp, nếu không có những phương án giải quyết cụ thể thì cho dù các thách thức khách quan
có được khắc phục thì hiệu quả của quá trình đổi mới cũng không thể đạt được như mong muốn. Các
khó khăn từ phía GV có thể kể đến như:
Hạn chế về ngoại ngữ: Sự ra đời của Internet đã xóa bỏ khoảng cách về không gian địa lý,
tạo ra một kỷ nguyên thông tin không biên giới nhưng ngăn cách về ngôn ngữ lại là rào cản lớn nhất và
lâu dài khiến GV gặp nhiều khó khăn trong khai thác thông tin từ Internet phục vụ cho công tác dạy
học. Phần đông GV hiện nay còn rất hạn chế về ngoại ngữ trong khi phần lớn tài nguyên có giá trị lại
sử dụng ngoại ngữ, còn nguồn tư liệu bằng tiếng Việt thì nghèo nàn, thiếu thốn, tản mạn. Khó khăn này
không thể một sớm một chiều khắc phục được và không bằng ý chí của các nhà quản lý giáo dục mà có
thể thay đổi bởi vì yêu cầu GV phổ cập ngoại ngữ là điều không thể thực hiện được như phổ cập tin
học.
Yếu về kiến thức-kỹ năng CNTT: kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn
hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí họ có tâm lý né tránh ứng dụng
CNTT&TT vào giảng dạy, nhất là đối với GV lâu năm.
Sức ỳ tâm lý: trở ngại tiếp theo đó là sức ỳ của GV khi đã quen với một lối dạy đã in sâu bao
năm nay trong QTDH, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như
một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian trước mắt khi
mà phương pháp cũ vẫn đáp ứng tốt nhu cầu thi cử. Việc dạy học có ứng dụng CNTT&TT tạo ra môi
trường tương tác giữa người-máy, người với người, người với tư liệu luôn đi kèm với nó sử dụng các
cách dạy học hiện đại như dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh…; đồng thời
cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình… Tất cả
những điều đó vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên. Muốn thực hiện tốt các phương pháp mới thì đòi hỏi
giáo viên phải đầu tư công sức nâng cao kiến thức về phương pháp sư phạm lẫn kiến thức tin học để có
thể kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm CNTT&TT. Tâm lý ngại
khó, ngại thay đổi cũng làm thành một yếu tố cản trở quá trình ứng dụng CNTT&TT vào dạy học.
1.3.3. Giải pháp
Tất cả những khó khăn căn bản nêu trên, cả chủ quan lẫn khách quan, đã đưa đến một thực tế:
những năm gần đây CNTT&TT dù đã được đưa vào QTDH, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích
cực và tính hiệu quả của nó. Làm thế nào để khắc phục các khó khăn kể trên?
Trong các thách thức trên, một số các khó khăn có thể khắc phục đã được các cấp quản lý giáo
dục quan tâm và đưa ra các giải pháp như:
Đối với vấn đề cơ sở vật chất: Nhà nước và bản thân các nhà trường cần đầu tư hơn nữa
kinh phí cho các thiết bị dạy-học hiện đại. Vấn đề cơ sở vật chất là đòi hỏi hàng đầu khi ứng dụng
CNTT&TT&TT vào dạy-học. Thiết bị phải thật sự hiệu quả, chất lượng (hình ảnh, âm thanh,…) sao
cho HS dễ quan sát và tạo được sự hứng thú trong học tập.
Đối với việc đào tạo đội ngũ GV: Nhà nước cần phải có những chủ trương, chính sách, chế
độ bồi dưỡng cho việc soạn giảng bằng GAĐT, khuyến khích việc ứng dụng CNTT&TT&TT trong
dạy-học. Đội ngũ GV là điều kiện tiếp theo có tầm quan trọng không kém. GV cần được học, tập huấn
các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, khuyến khích thường xuyên truy cập vào các trang web và thành
viên của diễn đàn giáo dục.
Đối với nội dung chương trình, cơ chế thi cử-đánh giá: vấn đề này vẫn gây nhiều tranh cãi
cũng như thu hút sự quan tâm không chỉ trong các nhà giáo dục nước nhà mà toàn thể xã hội. Với xu
thế chuyển dịch từ mô hình dạy học truyền thống sang mô hình dạy học tiên tiến thì việc cải cách nội
dung, chương trình thi cử- đánh giá sẽ là vấn đề thời gian.
GV cần nỗ lực vượt khó: bản thân GV cần phải trau dồi tri thức cũng như kiến thức để bắt
kịp thời đại. GV cần học tập phấn đấu để biết soạn giáo án bằng bài giảng điện tử, đạt được kỹ năng
soạn giáo án. Để có thể ứng dụng được CNTT&TT đạt hiệu quả cao hơn, GV cần rèn luyện để có năng
lực đề xuất phương án dạy-học, thực hiện hồ sơ bài dạy theo những quy trình khoa học và các kỹ năng
liên quan đến việc phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy-học bằng MVT như kỹ năng thu thập số
liệu, phân tích và trình bày số liệu; kỹ năng đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của HS; kỹ năng ứng
dụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng các phần mềm phù hợp để viết các phần
mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ việc hiện thực hóa các ý tưởng sư phạm... Muốn thế, GV cần mạnh dạn,
không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho GV rèn luyện được
nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy-học tích cực khác; bản thân người GV còn cần có
niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết
nhất định về kỹ thuật vi tính (bố cục, trình bày slide, chèn nhạc, phim, hình, các minh họa động có tính
tương tác...). Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, bảng
đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng và cần lưu ý về
Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội
dung bài giảng).
GV cần trang bị cho bản thân kiến thức về sử dụng CNTT&TT để không lạm dụng công
nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến QTDH và sự phát triển của HS, công nghệ MP nếu không
phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức
độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy-học khác mới có hiệu quả.
Đối với vấn đề hạn chế ngoại ngữ ở GV và vấn đề thiếu tư liệu dạy-học: đây là hai vấn đề
có liên quan mật thiết với nhau. Tư liệu điện tử trên Internet dành cho dạy học hầu hết ở các trang web
nước ngoài, các sản phẩm dạy học thiết thực đều đòi hỏi bản quyền cũng như chuyển đổi ngôn ngữ
sang tiếng Việt. Nhu cầu nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT&TT trong
giảng dạy trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay trong khi đó không thể yêu cầu tất cả GV đều phải
biết ngoại ngữ để sử dụng được các tư liệu nước ngoài bởi vì học ngoại ngữ là một vấn đề lâu dài và
hết sức khó khăn. Giải pháp tốt cho vấn đề này nhất thiết phải là nhà nước, các trường đại học, cao
đẳng … tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho
đổi mới chất lượng dạy-học trong ngành sư phạm. Cụ thể tiếp tục nghiên cứu sản xuất các đồ dùng và
các phương tiện dạy-học, xây dựng thêm các phần mềm, sản xuất các băng hình dạy-học, tiến tới sản
xuất sách điện tử, kho tư liệu điện tử thiết thực phù hợp cho việc dạy-học ở các trường phổ thông.
Ứng dụng hiệu quả CNTT&TT vào dạy học đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía như nhà
nước, xã hội, các nhà cải cách giáo dục và bản thân đội ngũ GV, nếu thiếu một trong các thành tố trên
thì công cuộc đổi mới sẽ không thể thành công như mong muốn.
1.4. Giải pháp xây dựng thư viện điện tử dưới hình thức website cộng đồng
1.4.1. Mục đích
Việc nghiên cứu xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học Vật Lý- gọi tắt là Thư Viện Vật Lý
(TVVL)- với mục đích: tạo ra nguồn tài nguyên thuần Việt hỗ trợ dạy học Vật Lý ở trường phổ thông
nhằm khắc phục nhanh chóng hiệu quả thực trạng thiếu hụt tài nguyên số bằng tiếng Việt do hai
nguyên nhân cơ bản là tình trạng khan hiếm tài nguyên tiếng Việt và hạn chế về trình độ ngoại ngữ ở
GV khi tiếp cận với nguồn tài nguyên nước ngoài.
1.4.2. Lí do
Quá trình dạy học bộ môn Vật Lý nằm trong tổng thể của công cuộc đổi mới phương pháp dạy
học do đó việc ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy-học tập không thể thoát khỏi các khó khăn đã được
phân tích ở trên. Trong tất cả các khó khăn đó, luận văn tập trung vào vấn đề giải quyết vấn đề thiếu tư
liệu dạy học và hạn chế ngoại ngữ ở GV với lí do:
Nguồn tài nguyên số phục vụ dạy học Vật Lý bằng tiếng Việt thực sự khan hiếm, các tư liệu có
giá trị sử dụng lại chủ yếu ở các website nước ngoài. Rào cản ngôn ngữ đã cản trở không nhỏ phần
đông GV khai thác các tư liệu từ Internet. Một bộ phận GV có trình độ ngoại ngữ tốt đã sử dụng và
chuyển các tài nguyên sang tiếng Việt. Do đó cần có biện pháp hỗ trợ để GV đến gần hơn với nguồn
tài nguyên số bằng ngoại ngữ đã được chuyển đổi cũng như hỗ trợ để GV có thể tiếp cận trực tiếp với
các tư liệu nước ngoài một cách dễ dàng.
Trong khi đó với làn sóng đổi mới và ứng dụng CNTT&TT vào dạy học đã có một bộ phận GV
bắt kịp nhịp độ của công nghệ; họ đã sử dụng CNTT&TT để giải phóng sức lao động thủ công trong
quá trình dạy học cũng như đã có thể tự tạo ra nguồn tư liệu riêng để phục vụ cho công việc giảng dạy
của bản thân và nâng cao chất lượng dạy học như: bài giảng điện tử, phần mềm chuyên dụng, tư liệu
dạy học dạng số…. Những cố gắng của từng cá nhân trong việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học Vật
Lý đã khiến cho lượng tài nguyên ấy không nhỏ và không ngừng tăng trưởng trong cộng đồng GV,
nhất là khi điều kiện kinh tế đất nước cũng như người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng CNTT&TT
trong đời sống cộng đồng dân cư phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực ấy chỉ mang tính
chất cá nhân, riêng lẻ; các tài nguyên được tạo ra chưa được thẩm định đánh giá một cách khách quan;
chúng vẫn mang tính chất là “ tài sản” riêng của mỗi GV nằm tản mạn, nhỏ lẻ rải rác trong máy tính
của các cá nhân ở khắp đất nước. Vì thế chúng không được nhiều người biết đến để được góp ý, phản
biện thẳng thắn và sử dụng một cách hữu ích. Thêm vào đó, giữa cộng đồng GV xuất hiện nhu cầu chia
sẻ, trao đổi tư liệu, kinh nghiệm, góp ý không ngừng để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn tài
nguyên số với đồng nghiệp trong cả nước, nhu cầu giúp đỡ và được giúp đỡ để phát triển nghề
nghiệp.Vì thế, cần có biện pháp hỗ trợ lực lượng GV tiếp cận được với các tài nguyên đang tồn tại một
cách tản mạn và đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin trong cộng đồng.
Làm thế nào để phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn cơ bản và rất chung của số đông
giáo viên nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học vật lí? Giải pháp nào là căn cơ, khả
thi?
Giả định rằng nếu có một nguồn tư liệu số đủ phong phú, đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của đa
số giáo viên bằng tiếng Việt hay các nguồn dữ liệu tiếng nước ngoài được đưa về một mối, được chỉ
dẫn khai thác và sử dụng bằng tiếng Việt thì đó chính là nguồn tư liệu phù hợp nhất với số đông giáo
viên hiện nay.
Làm thế nào để một cách nhanh nhất có thể quy tụ các nguồn tài nguyên số phục vụ dạy học VL
phổ thông bằng tiếng Việt có chất lượng và phù hợp về một mối. Làm thế nào để không ngừng làm
giàu và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên này?
Ta có thể hình dung ra mức độ đồ sộ và đa dạng cần thiết của nguồn dữ liệu số này do nhu cầu sử
dụng chúng là rất lớn và không ngừng tăng lên, cũng thấy ngay rằng không thể có một cá nhân hay một
tổ chức nào có thể đứng ra xây dựng toàn bộ cơ sở dữ liệu đáp ứng được mọi mong muốn và yêu cầu
ngày càng tăng của giáo viên. Rõ ràng là, một nguồn dữ liệu số như vậy thì không ai khác, chính
những có nhu cầu sử dụng và có khả năng tạo ra phải cùng tham gia xây dựng, vì hơn ai hết, chính họ
mới biết họ cần những gì, cần như thế nào và cần để làm gì. Sự đông đảo về lực lượng tham gia xây
dựng sẽ nhanh chóng tạo nên sự giàu có, đa dạng và sự phát triển không ngừng của nguồn tài nguyên
số. Ngược lại, nguồn tài nguyên số được tạo ra sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng giáo viên, sự đông
đảo của lực lượng này tạo ra nguốn thông tin phản biện vô cùng quí giá để đánh giá và điều chỉnh, làm
cho nguồn tài nguyên ngày càng giá trị và chất lượng hơn.
Kết luận: Cần thiết tạo ra một TVVL- “sân chơi”- mang tính tương tác cao, tạo cơ hội giao
lưu, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau cho cộng đồng GV qua đó tập hợp nguồn tài nguyên số phục vụ giảng
dạy VL ở trường phổ thông.
Phân tích thực tiễn khó khăn của GV xuất hiện trong nội tại quá trình ứng dụng CNTT&TT trong
giai đoạn hiện nay cho thấy cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng được một “ sân chơi” - nguồn hỗ
trợ dạy hoc Vậy Lý - tính tương tác cao nhằm giải quyết nhanh chóng sự thiếu hụt về tư liệu cho công
tác dạy hoc VL ở các trường phổ thông. Nguồn tư liệu của TVVL cần xây dựng phải bao quát và cung
cấp được tư liệu điện tử cho môn học VL ở tất cả các cấp lớp ở trường phổ thông. TVVL đó phải qui tụ
được “ngưồn tư liệu khổng lồ, đa dạng trong cộng đồng và từ đó được chia sẻ ngược lại cho cộng
đồng, phải xóa được đi khó khăn về địa lý, ngôn ngữ, thật sự tạo ra được một sàn trao đổi tư liệu dạy
học cho cộng đồng dạy học VL. TVVL không gì khác hơn phải là một website hỗ trợ tư liệu dạy học
VL được nối mạng, tối ưu là tổ chức lưu trữ tư liệu trên máy chủ, sử dụng các công cụ quản lý cơ sở
dữ liệu như SQL server hay MySQL, tạo thành hệ thống thư viện điện tử hoàn chỉnh, để có thể truy cập
tư liệu dễ dàng qua mạng, thực sự thuận lợi cho việc dạy học.
1.5. Cơ sở khoa học & công nghệ của việc xây dựng thư viện điện tử
Sự phát triển như vũ bão công nghệ thông tin và Internet cũng như những thành tựu vượt bậc
trong lĩnh vực phát triển các phần mềm ứng dụng là cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện ý tưởng xây
dựng thư viện tư liệu điện tử. Trong giới hạn của đề tài, luận văn đề cập đến những vấn đề công nghệ
liên quan mật thiết việc hiện thực hóa ý tưởng xây dựng TVVL dưới dạng một trang web hoạt động
như một mạng xã hội.
1.5.1. Khái niệm về website
Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc
XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy
cập vào xem. Tất cả các website đều được thiết lập quanh trang chủ (homepage) giữ nhiệm vụ như một
điểm xuất phát đến các trang web phức tạp khác trong web site. Trong hệ thống phân cấp, trang chủ
chiếm vị trí trên đỉnh của sơ đồ. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi
là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks)
từ trang này .
Một website thông thường được chia làm 2 phần:
Giao diện người dùng (front-end): Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình
bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt
web như Internet Explorer, Firefox, ...
Giao diện và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end).
Tùy thuộc vào Back-end mà website chia làm hai loại:
- Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý
website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên
website. Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net,
JSP, Perl,..., quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,...
- Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure, không có cơ
sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. Người quản lý phải biết kỹ
thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver,...)
khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này.
Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, người sử dụng có thể xem
thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không
giới hạn và không giới hạn phạm vi khu vực sử dụng (toàn thế giới có thể truy cập).
Vậy có thể hiểu website dạy học là một phương tiện dạy học (dưới dạng phần mềm trên máy
tính), được tạo ra bởi các siêu văn bản (là các bài giảng điện tử) trên đó bao gồm một tập hợp các công
cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh), để
hỗ trợ việc dạy và học và cung cấp cho những người sử dụng khác trên mạng các máy tính [14].
1.5.2. Nguyên tắc cơ bản của việc thiết kế website hỗ trợ dạy học
Xây dựng website với mục đích hỗ trợ cho quá trình dạy học ở trường phổ thông phải đảm bảo
được các nguyên tắc cơ bản sau [14]:
Đảm bảo tính sư phạm: Xây dựng website hỗ trợ dạy học trước tiên cần phải xuất phát
từ những ý đồ sư phạm đối với các hoạt động dạy học trên lớp. Trình tự xuất hiện của các thông tin,
sử dụng các hiệu ứng, các hình ảnh động, phim ảnh, màu sắc... đều phải được cân nhắc một cách kỹ
lưỡng tuân theo những nguyên tắc sư phạm trong quá trình dạy học. Như vậy, muốn xây dựng
website cần phải xây dựng trước cấu trúc mang tính chất kịch bản cho quá trình trình diễn thông tin.
Đảm bảo tính hiệu quả: website với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải
hỗ trợ được nhiều mặt trong quá trình dạy học. Giải phóng người dạy thoát khỏi những lao động phổ
thông để có nhiều thời gian hơn đầu tư cho việc tổ chức, thiết kế, điều khiển, giám sát và điều chỉnh
hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo được những điều kiện tốt để hoạt động nhận
thức của học sinh được diễn ra một cách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo.
Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng: Xây dựng cấu trúc của Website là thực hiện việc
phân nhóm các chức năng mà Website có thể hỗ trợ. Việc thiết kế, lập trình cần phải bảo đảm thuận
lợi dễ dàng cho việc cài đặt, bảo trì và nâng cấp sau này. Ngoài ra, website phải được viết dưới dạng
một phần mềm công cụ để có thể sử dụng cho mọi môn học bất kỳ khi thay đổi cơ sở dữ liệu tương
ứng.
Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu: Khi xây dựng website, việc thiết lập cơ
sở dữ liệu rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu
trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người
dùng. Đặc biệt với dạy học, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện
điện tử trong tương lai, như thư viện các bài tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư
viện các tài liệu giáo khoa,... Cùng với việc xây dựng website, cần xây dựng các công cụ nhập dữ
liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người có thể tham gia bổ sung dữ liệu.
Đảm bảo tính thân thiện trong sử dụng: Xu hướng xây dựng các phần mềm hiện nay là
chương trình phải có giao diện hết sức thân thiện đối với mọi người theo nghĩa dễ tìm hiểu, dễ tiếp
cận, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen có sẵn. Lưu ý là việc phải thực hiện qua
nhiều bước để đến được thông tin cần thiết cản trở người sử dụng đến với website.
1.5.3. Vai trò của website hỗ trợ dạy học vật lý
Website là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy của GV:
- Website dùng cho GV dạy tại lớp học.
- Website cung cấp nguồn tài liệu để GV tham khảo và chia sẻ thông tin:
+ Với nguồn tư liệu dồi dào trong website: hình ảnh, ảnh động, video, Flash, các
nguồn tư liệu văn bản…giúp GV có thể khai thác để minh họa, mô phỏng, định hướng tốt được nội
dung bài học, lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài học.
+ Với hệ thống bài giảng được thiết kế công phu, hỗ trợ cho GV hướng dẫn HS
làm việc với nội dung bài mới đạt hiệu quả cao.
+ Với hệ thống bài tập, câu hỏi được sắp xếp có ý đồ sư phạm sẽ giúp cho GV
hướng dẫn HS ôn tập, rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên.
- Website dạy học còn là công cụ giúp GV có thể trao đổi chuyên môn với nhau nhằm
nâng cao tay nghề, qua đó tích lũy kinh nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy
của mình.
Website là công cụ hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh
- Với Website đã xây dựng HS có thể tự học thông qua Web với một trình tự đã được lập
sẵn theo ý đồ thiết kế của GV hoặc học sinh có thể tự học với nhịp độ phù hợp với khả năng của mỗi cá
nhân.
- Thông qua việc tự học trên website học sinh rèn luyện khả năng độc lập tự chủ trong học
tập: tự nghiên cứu bài mới, tự ôn tập, tự củng cố kiến thức, tự tìm kiếm thông tin trên mạng internet và
đặc biệt là tự kiểm tra đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác.
1.5.4. Khái quát về mạng xã hội
YouTube là một trang web chia sẻ video. Website này sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển
thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc,
cũng như những phim nghiệp dư như videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý. 100
triệu video clip được xem hàng ngày trên YouTube, cộng thêm 65.000 video mới được tải lên mỗi
ngày (điều tra vào ngày 16 tháng 7 năm 2006), có trung bình 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng đã làm
khiến cho website này từ một web._.gười yêu thích vật lý. Sau mỗi lần nâng cấp
thuvienvatly.com số lượng truy cập càng tăng, chứng tỏ TVVL đáp ứng được nhu cầu của người dùng
là giáo viên và học sinh vật lý.
Tiếp theo sau là các số liệu thu nhận trực tiếp từ đối tượng thực nghiệm.
3.3.3. Số liệu và phản hồi từ đối tượng thực nghiệm
Ngoài việc dựa trên các công cụ đánh giá được phân tích ở trên, người thực hiện đề tài tiến hành
thăm dò, quan sát, thu thập thông tin để có cơ sở cho việc đánh giá chất lượng của các tài nguyên trong
tập hợp được từ cộng đồng. Việc thu thập các thông tin đó cần phải dựa vào một số công cụ được cài
đặt sẵn trong thư viện và một số biện pháp mà người quản trị website thường sử dụng để đánh giá về
trang của mình.
3.3.3.1. Các chỉ số download, bình luận, bình chọn
Các công cụ giúp người quản trị đánh giá chất lượng tài nguyên bao gồm các công cụ cho phép
người sử dụng website đưa ra các bình luận nhận xét về các tài liệu, hiển thị số lần một tài nguyên
được người dùng tải về, số lần một tài liệu được xem, được người sử dụng bỏ phiếu bình chọn mức độ
chất lượng hay không chất lượng theo các mức được qui định… Các công cụ ấy thực chất là các
module được Joomla hỗ trợ cho các website sử dụng mã nguồn của nó. Sau khi chúng được cài đặt
xong, ở mỗi bài viết, hoặc tài liệu sẽ hiển thị các vùng cho phép người sử dụng có thể tự do thể hiện
quan điểm của mình trên tài liệu vừa xem. Người quản trị có thể khảo sát các chỉ số, nội dung bình
luận kèm theo của mỗi tài nguyên mà từ đó có thể đánh giá một cách khách quan chất lượng của tài
liệu. Quan điểm sử dụng các công cụ đánh giá là dựa trên số đông các bình luận được ghi nhận. Thông
thường một tài liệu được nhiều người xem, tải về làm tư liệu, và thu nhận được nhiều bình luận, đính
chính, tranh cãi thì thông tin chứa đựng trên nó sẽ ngày càng được chắt lọc và bổ ích. Một điều thuận
lợi nữa là do tính chất cộng đồng trên thư viện chỉ biết nhau qua các tên được đăng nhập mà không
biết con người cụ thể nên các nhận xét đánh giá sẽ hết sức thẳng thắn không bị các yếu tố cả nể, sợ
mất lòng chi phối. Thông qua các bình luận mà mọi người có thể học tập lẫn nhau cả về kinh nghiệm
hay cũng như những sai sót cần tránh. Người viết bài qua bình luận phản hồi có thể biết được tài liệu
của bản thân được bạn bè đồng nghiệp đánh giá như thế nào.
Một số ví dụ minh họa cho công cụ download- bình luận- bình chọn
Một số tập tin được tải về nhiều nhất:
Bảng 3.2 : Bảng thông số các tập tin được tải nhiều trên TVVL
Tên tập tin Tác giả Số lượt tải
về
Đánh giá Khen/tổng
bình luận
1 Bộ đề trắc nghiệm 12 toàn
tập
AN3 68205 23/46
2 295 câu trắc nghiệm ôn thi
đại học
phanlean 27682
3/11
3 Đề thi thử theo đúng cấu
trúc đề thi của BGD áp
dụng cho năm 2008
Nguyễn Hồng Tư (Quế
Phong - Nghệ An)
24172
4/8
4 Giáo án VL12 Hung_Physic 35413 13 /68
5 205 bài trắc nghiệm phần
dao động cơ học
Lê Thanh Sơn-THPT
Thuận An- Huế
21174 23/36
6 VL2000 - Phần Cơ 2 &
Nhiệt học
Nguyễn Thượng Chung
(Nguyên Chuyên viên cấp
cao Bộ Giáo Dục và Đào
tạo)
18481 3/22
7 Bộ mô phỏng vật lý
Crocodile Physics
Trần Triệu Phú 14303 13/22
8 Gói Thí nghiệm CPHS -
Mô phỏng thí nghiệm 10 -
11 -12 bằng Crocodile
Trần Triệu Phú 13528
3/6
9 Bộ video TNVL 12 Ngô Trọng Tuệ 6310 11/17
10 Đề thi thử đại học-cao
đẳng năm 2008
Hung_Physic 5921
11 Bộ đề thi thử đại hoc 2008
-kèm đáp án
Nguyễn Huy Phan (THPT
Tống Văn Trân, Nam
Định)
4673 6/8
12 Tóm tắt công thức và cách
giải Vật Lý 12 chương
trình mới(PB)-Hỗ trợ giải
bài tập Vật Lý 12
Trần Đình Hùng- Thanh
Chương 3 - Nghệ An
(Hung_Physic)
31825 60/66
Qua con số download về của một file lên đến hàng chục ngàn lượt, chứng tỏ các tài nguyên mà GV đưa
lên rất được quan tâm bởi các GV khác. Điều nay diễn ra trong quá trình theo dõi hàng năm và chỉ có
lới giải thích duy nhất là các tài nguyên đó bổ ích thiết thực cho công việc dạy và học vật lý.
Một ví dụ về những ý kiến các thành viên bình luận cho tập tin được đưa lên thư viện.
Sau đây là một trong hàng trăm bình luận cho tài nguyên được đưa lên cho thấy mức độ quan tâm của
cộng đồng. Ngoài những bình luận khen và cám ơn không ít những góp ý chân thành. Đây chính là thế
mạnh của mạng xã hội cho GV có cơ hội chỉnh sửa các tư liệu của mình ngày một hoán thiện.
Tài liệu “Tóm tắt công thức và cách giải Vật Lý 12 chương trình mới (PB) -Hỗ trợ giải bài tập
Vật Lý 12 (Hung_Physic)”
Mô tả: Đây là bản Word Tóm tắt Vật Lý 12 chương trình phân ban của Trần Đình Hùng
License: Trần Đình Hùng- Thanh Chương 3 - Nghệ An
Ngày: 20 Dec 2008 Chia sẻ bởi: Hung_Physic (Hung_Physic)
Ngày chia sẻ: 16 Nov 2008 Tác giả: Hung_Physic
Phiên bản: 1.2 Kích thước: 1,318.50 Kb Kiểu file: doc
Số download: 31829 Đánh giá: Số người cho điểm: 132 votes
Bình luận:
Nguyen van hai 2008-08-03 21:08:04
Ngo Sy Dinh 2008-08-02 11:06:44 Xin cảm ơn, bảng tóm tắt rất đầy đủ, rất tiếc là đang ở dạng sin
nguyen thanh luan 2008-08-02 10:37:57 cam on ong ban da cho cong thuc hay.nhung day la cong thuc cu
nen phai chinh sua nhieu vi nam nay la dung ham cos
ngominhtan 2008-08-04 20:44:04 sao em download hok dc. Anh/chi nao huong dan cai hen Load no hk chay
mai hồng nhung 2008-08-06 23:01:11
Đỗ Thị Hải Quỳnh 2008-08-01 21:19:46 Thế có phải tốt hơn không . Cảm ơn nhiều
Nguyễn Đức Lộc 2008-09-12 22:12:48 Có lẽ thầy nung nấu và thực hiện từ lâu lắm rồi (vì làm từ khi còn
dùng sách cũ). Xin được gửi thầy 2 chữ
tmt 2008-09-12 21:50:02 member da co cong soan va up len, de nghi gop y chan thanh mang tinh xay dung
hoainam 2008-05-13 10:56:52 thanks.bản tóm tắt của bạn rất hay và rất bổ ích.Chúc bạn luôn thành công và
có nhiều đóng góp nữa cho công đồng vật lý!
Le Minh Tan 2008-05-13 17:14:44 Cam on Thay rat nhieu... Hy vong se nhan duoc nhieu thong tin hay, va
thiet thuc tu Thay.
NguyenHoangDuong 2008-05-15 20:12:39 So great! Chuc ban luon thanh cong !!!!
tabilu2007 2008-05-16 00:38:33 file PDF mà sao mã hóa tùm lum, đọc không được. Nếu bạn upload file
word có phải hay hơn không!
trinh thi phuong 2008-05-18 17:01:55
Nguyễn Hồng Tư 2008-05-18 21:38:36 Rất công phu. Cảm ơn đã cung chia sẻ!
nguyen ngoc hai duong 2008-05-19 12:48:45 doc dc chit
phanlean 2008-05-20 11:49:04 xin cam on rat hay
Nguyen Hoai Nam 2008-05-21 17:50:36 Tai sao download ve roi ma khong mo duoc nhi
Đức Hoàng 2008-05-22 21:44:00 Ông đưa file dạng word lên có phải hay không, nhưng cũng tạm đc. Chúc
thành công
vu quang ve 2008-05-23 10:48:36
danganhtuan 2008-05-23 18:32:26 sao down ko duoc vay
đặng ngọc thạch 2008-08-15 09:24:11 Qua Hay
nguyễn trung hải 2008-05-24 13:41:25
hahuongtra 2008-05-31 19:59:34 cung hay day, kha day du
Nguyen Thanh Tung 2008-06-02 06:27:41 cảm ơn thầy rất nhiều, bảng tóm tắt rất hay, đủ hầu như các dạng
bài tập.
luonghoangtho 2008-06-02 18:09:17 sao em khong doc duoc
nguyen xuan 2008-06-06 09:23:07 Hay và thật đầy đủ .Cảm ơn rất nhiều
xuanthanh 2008-06-06 12:28:26 cam on ban da dang tai lieu nay nghen
tran ngoc hoang 2008-06-06 16:34:10 Kha day du va bo ich. Cam on ban nhieu nha
nguyễn hoàng cường 2008-06-07 20:06:58 hay lắm, bạn cứ làm nhiều bài như thế này nghen
nguyenthihue 2008-06-10 15:52:53
dao thi hong le 2008-08-14 09:29:04 thanks
Nguyen Thi Phuong 2008-06-14 22:35:10 sao em tai ve lai mo ra doc ko dc zay?
thảo ly 2008-06-19 10:17:50 downloand sao khó thế
phamthanhdo 2008-06-19 11:49:00 lamf the lao` de? Dowloand Ha? thay
nguyen duc truong giang 2008-06-21 07:56:46 rat hay. cam on thay da chia se cung moi nguoi
nguyentruongtuyen 2008-06-21 21:45:38 phai? co' pan` mem doc duoi pdf moi' dc . Ban co' the? tai? phan`
mem` adobe reader8 de? doc
phungtrungthanh 2008-06-22 16:49:44 khong doc duoc du co phan men pdf . hinh nhu file bi loi ban hai kiem
tra kai
dangquanghuy 2008-06-27 23:31:19 Rất tỉ mỉ và hay. Cảm ơn vì đóng góp này.
Đoàn Xuân Đức 2008-07-02 13:30:33 cảm ơn bạn. nó rất hay và kần cho tuj cam on nhju ^^!!
nguyen bich ngoc 2008-08-13 21:02:35 rất hay tuy nhiên đây lại hok có đủ các chương của SGK cải cách >.
nguyen thi minh chinh 2008-07-11 17:50:28
Lê Quốc Thịnh 2008-07-24 02:55:10
nguyen minh ngoc ha 2008-07-25 10:29:15 hi vong se chi tiet va hoan thien hon nua
Trần Triệu Phú 2008-07-25 21:16:07 phan dd dieu hoa - chuyen dong tron, con dai, co cach ngan hon,de
bua nao minh soan dua len,h ban wa, mai phai day thu rui!!da ap dung cho nhieu dot HS rat OK,toi kuyen
khich HS toi sd file cua Thay.cam on Thay nhieu lam
nguyen duc thuong 2008-07-28 19:34:46 xin cam on thay rat rat nhieu !
Hung_Physic 2008-08-01 00:23:06 Tôi post bản Word lên cho mọi người tham khảo và chỉnh sửa theo ý
mình. Có gì mong mọi người đóng góp y kiến. Xin chân thành cảm ơn!
vovantu 2008-11-17 10:39:40 Cảm ơn bạn.
luu 2008-11-19 10:12:06
lê trọng lâm 2008-12-06 23:59:55 Xin cam on Thầy
Quốc Việt 2008-12-07 11:43:37 Cám ơn nhiều!
J Tran 2008-12-08 23:44:09 Cảm ơn Thầy Hùng đã nhiệt tình cập nhập kiến thức và chia sẻ cho cộng đồng
giáo viên và học sinh.
kemdanhrang 2008-12-14 18:01:32 em xin chan thanh cam on thay
Lê Thái Hưng 2008-12-15 11:46:23 Xin cam on Thay nhieu! EM se co gang co phan hoi som!Chuc Thay
khoe
thien li 2008-12-18 16:50:55
luongthientan 2008-12-26 23:05:33 cam on thay nhieu
jackychan 2009-01-02 19:41:02 cám ơn nhá
phuonganh 2009-01-10 21:22:40 bai cua thay rat hay! em xin cam on thay nhieu, chuc thay nam moi that
nhieu suc khoe!
Nguyen Song Toan 2009-02-14 18:09:16 cam on vi cong thuc day du va ngan gon
VoThai 2009-02-19 11:04:14 Cam on tthay da chia se tai lieu cung ban doc
thanh binh 2009-02-20 16:52:49 cam on thay rat nhieu
mappussy 2009-02-20 21:57:48 thay` ha?....sao thay` ko post 1 baj jong dzj cho lop 10 nang cao, em dzot' ly
wa hoc waj ko hju?
LE VAN HUNG 2009-02-21 21:16:14 cam on thay. Tai lieu nay rat co ích cho em
nguyễn tiiến cường 2009-02-22 11:26:47 hay đấy bạn có thể gửi nhiều bài kiểu như này hơn nữa
Nguyễn Ánh 2009-03-02 17:15:29 bai viet rat cong phu.xin cam on thay!
vantanphat 2008-06-22 21:10:16 cam on su chia se tu lieu cua thay.chuc thay luon manh khoe va thanh cong
Một hình ảnh bình luận của người truy cập
Hình 3.8: Một bình luận trên website
Bình luận của thành viên dành cho thư viện:
Thai Minh Quoc Van 2007-10-16 10:23:18 toi thay thu vien vat ly la moi truong tot cho
nhung nguoi yeu thich vat ly. cam on ban nhieu lam
Nguyen Khanh Hoa 2008-12-26 18:42:16 thu vien vat ly duoc noi ngan gon trong 2 tu: hay
& bo ick. Cam on tat ca cac thay co giao va cac ban da lam nen website nay. Thanks you very much !!!
3.3.3.2. Khảo sát trực tuyến
Là hình thức tác giả thăm dò ý kiến chung người truy cập về thuvienvatly.com thông qua bảng
thăm dò được đặt trên website. Kết quả thăm dò ý kiến người truy cập được thể hiện trong hình 3.9 cho
thấy TVVL được đánh giá cao bởi người dùng.
Hình 3.9: Kết quả khảo sát ý kiến người truy cập đánh giá về TVVL
3.3.3.3. Kết quả thông qua ‘Từ khóa’
Khi sử dụng các máy tìm kiếm, ta phải gõ một từ nào đó nội dung gần với mục đích tìm kiếm
vào khung trống và xuất lệnh tìm kiếm. Từ này đựơc gọi là từ khóa (keywords), chính là thông tin chủ
yếu để các robot trong website tìm kiếm dựa vào đó mà tìm và cho ra kết quả là một số địa chỉ website
có nội dung liên quan. Thứ tự ưu tiên xuất hiện của các địa chỉ website trong bảng kết quả phụ thuộc
vào các thuật toán của máy tìm kiếm, trong đó thứ hạng, chất lượng của website trên mạng Internet
đóng vai trò quan trọng trong việc nó xuất hiện ở vị trí nào trong kết quả mà máy tìm kiếm trả về trong
hàng loạt các địa chỉ có chứa các từ khóa. Các địa chỉ được sắp xếp ở vị trí đầu tiên thường có nhiều
cơ hội được khách tìm đến. Do đó đối với một website, từ khóa là những từ mà người quản trị cho là
quan trọng đặc trưng cho nội dung, chủ đề của website đó. Thông thường mỗi website được chọn ra
những từ đơn hay cụm từ kép làm từ khóa theo đuổi cho công việc quảng bá website của mình. Đây là
công việc quan trong cơ bản trong chiến dịch quảng bá website. Tất cả nội dung trình bày và chiến
dịch quảng bá đều tập trung xoay quanh có những từ khóa này với hi vọng có được khách viếng thăm
khi họ tìm kiếm những từ khóa đó trên các trang tìm kiếm. Từ khóa đóng vai trò quan trọng nếu không
nói là quan trọng nhất trong việc phát triển website bằng công cụ tìm kiếm.
Do đó, một website có số lượng từ khóa càng nhiều sẽ càng giúp nó có cơ hội được khách ghé
thăm nhiều hơn. Dựa vào từ khóa là một trong các cách được dùng để đánh giá mức độ phổ biến của
website..
Từ khóa: cho đến nay, số lượng từ khóa giúp tìm đến thư viện lên đến 14,345 bộ từ. Lượng từ
khóa càng nhiều thì khả năng truy cập đến website càng cao, một số từ khóa được sử dụng nhiều nhất:
thu vien vat ly, thuvienvatly , thư viện vật lý ,thuvienvatly.info ,thuvienvatli , bài tập và lời giải cơ học
lượng tử, thuvienvatly.com , thư viện VL, vat ly , 62 cau trac nghiem tinh chat song , vat ly 9 , tìm hiểu
về nhiệt kế rượu , trac nghiem vat ly , de thi thu dai hoc 2009 ,vat ly lop 10 , chu van bien ,thu vien vat
ly lop 10 , đề thi thử đại học môn hoá ,đề thi thử đại học môn vật lí, thu vien vat ly 11 , de thi hoc sinh
gioi , vat ly 12 , vat ly 10 , vat ly 11 , thu vien bai giang , dong luc hoc vat ran , giao an vat ly 11 co
ban , hoc vat ly , de thi thu dai hoc mon vat ly , giao an vat ly 10 , hien tuong quang dien , song anh
sang , vat ly 12 co ban , bai tap cam ung dien tu , giao an vat ly , giao an vat ly 9 , vat li hat nhan , đề
thi học sinh giỏi môn lý , bai tap vat ly 11 , de thi hoc sinh gioi vat ly , giao an vat ly 12 , vat ly 12
nang cao , phan mem vat ly , de kiem tra vat ly 10 , de thi hoc sinh gioi vat ly 11 , bai tap song anh
sang , giao an vat ly 10 nang cao , ron ghen , giao an vat ly 12 nang cao chuong 7 , , "bài tập tĩnh học"
, de thi thu dh 2009 thi nghiem vat ly , vat ly pho thong , vatly, de thi thu vat ly 2009 , soan giao an vat
ly 11, thu vien vat ly su pham, vat ly 8 , de thi trac nghiem vat ly 12 , giao an vat ly 6 , hệ thức , instein
giữa khối lượng và năng lượng , tom tat vat ly 12 , vat ly dai cuong , . , bach kim , rac nghiem vat ly ,
bai tap vat ly hat nhan , bài tập trắc nghiệm VLphần cơ học lớp 12 ,giao án vật lý 12 , giáo án vật lý 12
nâmg cao 3 cột , momen động lượng , tan sac anh sang , thu vien vat ly .info , tàu biển ya-ma-to , vat ly
6 , vat ly 7 , đề thi đại học môn VLnăm 2008 ,bai tap luong tu anh sang , giao an vat ly 11 ,giáo án vật
lý 12 cơ bản ,giáo án vật lý 12 nâng cao , sang kien kinh nghiem vat ly ,trac nghiem vat ly 12 ,chuyên
đề đổi mới ,hương pháp dạy học ,cong thuc vat ly ,giao an vat ly 10 co ban ,thư viện vât lí ,"động
"động lực học" "vật rắn",de thi trac nghiem vat ly ,giao an vat ly 8 ,trắc nghiệm VL12 ,bai giang ,de
kiem tra vat ly 11 ,de thi vat ly 12 ,. ,lượng tử ánh sáng ,nhieu xa anh sang ,thuvienvat ,trac nghiem vat
ly 11 …phần mềm vật lý miễn phí, phuong phap giai bai tap vat ly , giáo án điện tử vật lý 11 ...
Hình 3.10. : Thống kê số từ khóa đã được sử dụng giúp khách tìm đến được thư viện.
Ví dụ: Với từ khóa có chứa hai chữ “vật lý” như “ giáo án vật lý”, “bài giảng vật lý”…thì trên
danh sách kết quả tìm kiếm trên các công cụ trả về, website thuvienvatly.com luôn có mặt trong năm
website đầu tiên. Như thế, cơ hội được khách biết đến và ghé thăm là rất lớn. Điều này cũng có thể
khẳng định được mức độ phổ biến của website trong lĩnh vực liên quan đến dạy và học Vật Lý.
Hình 3.11: TVVL đứng đầu danh sách website được google tìm kiếm với từ khóa “vật lý”
Tất cả các chỉ số do các công cụ nêu trên là thước đo ghi nhận mức độ thành công của một
website, thành quả lao động của những người làm web với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích
giúp các họ quản trị website hiệu quả và từ đó có những phân tích xác đáng để phát triển website. Đánh
giá thuvienvatly.com trên phương diện phân tích từ các chỉ số cho thấy website đang sở hữu các chỉ số
khá tốt, có thể nói đã được cộng đồng, đặc biệt là công động dạy học bộ môn VL quan tâm phát triển.
3.3.4. Đánh giá ngoài về thuvienvatly.com
Với từ khóa thuvienvatly.com, máy tìm kiếm cho kết quả là hàng loạt các bài viết về website thư
viện vật lý như là một địa chỉ dành cho giảng dạy và học tập Vật Lý. Sau đây là một vài trích dẫn :
Công ty công nghệ tin học nhà trường Bài viết này giới thiệu với
thầy cô và các bạn một địa chỉ website hữu ích. Đây thực sự là một thư viện Vật lý trực tuyến phong
phú với nhiều chủ đề kiến thức cũng như những bài viết khoa học về bộ môn này dành cho các thầy cô
và các bạn học sinh. Các bạn có thể truy cập vào địa chỉ
VL online - Báo thanh niên online - tác giả Tạ Xuân Quang giới thiệu: Website
thuvienvatly.com của trường đại học Sư phạm TP.HCM, dù chỉ mới ra đời nhưng lượng thông tin cũng
khá phong phú...
Một website rất tuyệt vời
dành cho các bạn yêu thích môn Vật Lý:
Trang vật lý :
: Trang này có cả giáo trình điện tử về vật lý lớp 10,11,12.Các
bạn nào yêu thích thì có thể vào download về.Rất nhiều tài liệu hữu ích. Ngoài ra còn có các đoạn
phim minh hoạ mà chúng ta có thể xem để hiểu thêm về bài học cùa chúng ta nhất là giành cho những
ai yêu vật lý :
Hình 3.12: Bài viết trên website website trường THPT Bùi Thị Xuân-Tp HCM
Hình 3. 13: Trao đổi trong www.baigiang.bachkim.vn
Hình 3.14: Trao đổi trong diễn đàn www.forum.viet4teen.com
Hình 3.15: Trao đổi trong diễn đàn trường THPT Thái Thanh Hòa
Trên đây là một số ví dụ trong số rất nhiều các bình luận bên ngoài về TVVL mà ta dễ dàng
tìm thấy trên Internet qua từ khóa thuvienvatly.com. Điều này cùng với các chỉ số Google Analytics
cho ta một đánh giá ngoài khách quan về sự phổ biến của TVVL hiện nay.
3.4. Tổng kết đánh giá
Bằng các thông tin do các công cụ đánh giá đã được người viết phân tích ở trên cung cấp, có thể
đưa ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng, website đã được nâng cấp
để đáp ứng về mặt kỹ thuật (mở rộng băng thông, đường truyền ổn định, máy chủ dung lượng lớn)
cũng như về mặt tổ chức nội dung cho phù hợp, tăng tính tương tác giữa các người dùng. Sau mỗi lần
nâng cấp, số lượng người truy cập và tài nguyên tăng lại lên một cách đáng kể. Các chỉ số cho thấy
lượng người truy cập đến website ổn định và tăng dần theo thời gian cùng với số lượng thành viên
đăng kí… Tại thời điểm tháng 05/04/2009 TVVL đã có gần 3 triệu lượt khách truy cập, một cộng đồng
37.154 thành viên thường xuyên gửi các tài liệu, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau đã được hình thành trên
TVVL, và con số này vẫn không ngừng tăng lên hàng giờ, hàng chục ngàn lượt download/mỗi tài liệu,
hơn hàng trăm người truy cập một lúc. Như vậy, website đã có một lượng khách nhất định của mình và
bước đầu đã hình thành được một cộng đồng riêng cho mình.
Thứ hai, TVVL đã có sức thu hút đáng kể sự chú ý quan tâm và đóng góp tư liệu của
người sử dụng. Việc dung lượng tài nguyên được lưu trữ trong TVVL tăng từ 8 GB lên đến 19GB sau
một thời gian hoạt động (đến nay đã trên 34 GB) chứng tỏ người sử dụng website đã xem đây là một
nơi đáng tin cậy để tập trung tài liệu giảng dạy. Bước đầu có thể xem TVVL đã tập hợp được tài
nguyên dạy học từ cộng đồng dạy và học Vật lý. Website là nơi để cộng đồng GV-HS gặp gỡ, trao đổi
tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy học tập. Với tính năng tương tác rất mạnh của một web động tạo bởi
mã nguồn mở Joomla, tài nguyên do một người tạo ra được chia sẻ cho rất nhiều thành viên khác và
ngược lại. Sau khi ra đời, nó đã tập hợp được một nguồn tài nguyên đa dạng từ lớp 6 đến lớp 12 bao
gồm bài giảng điện tử, bài tập trắc nghiệm, đề thi, phim, hình tư liệu, sách, chuyên đề, giáo trình, giáo
án, kiến thức VL vui, tin tức… Nguồn tư liệu đa dạng và phong phú tạo điều kiện rất thuận lợi cho
GV tích hợp vào các bài giảng, giúp cho bài học trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu. HS có thể
tìm tài liệu thêm về bài học, hiện tượng kì thú hoặc tự học qua hàng loạt các bài giảng. Theo cách
này, website khuyến khích GV-HS thường xuyên áp dụng tin học vào việc dạy học, giúp tiếp cận và
ứng dụng CNTT&TT, nâng cao chất lượng dạy học VL trong trường phổ thông. Đây cũng chính là
mục tiêu ngành giáo dục cần đạt tới trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ ba, chủ đề của các thông tin được đưa lên khá đa dạng phong phú bao gồm: đề thi trắc
nghiệm, bài giảng điện tử, hình ảnh, phim thí nghiệm, tin tức, sự kiện, đố vui vật lý, bài giảng về
phương pháp dạy học Vật Lý, các bài bình luận xoay quanh vấn đề dạy học Vật Lý. Từ việc tuyệt đại
đa số các tài nguyên được đưa lên có tính định hướng rất cao… Các bài viết, tập tin được đưa lên đều
đặn, trung bình mỗi ngày có hơn 10 bài ở các chủ đề khác nhau nhưng xoáy sâu quanh những vấn đề
chuyên môn và mang tính thời sự, cập nhật.
Thứ tư, cùng với số lượng tài nguyên được độc giả trong cả nước tải lên TVVL là những
bình luận mang tính xây dựng chuyên môn cao, tạo được sự một phong trào góp ý sôi nổi cho những tư
liệu được đưa lên, đây chính là một trong những thước đo giá trị cho các tư liệu. Thông qua những
nhận xét, bình luận, đánh giá của chính các thành viên trên các bài viết và các tập tin được đưa lên
cũng như chỉ số thể hiện số lượng người tải tài liệu, người truy cập sẽ đánh giá được chất lượng của tài
liệu, người đưa tài liệu lên có cơ hội nhận định được chất lượng tài liệu của bản thân. Thông qua
TVVL, nhiều GV, HS trong cả nước đã làm quen, trao đổi thông tin cá nhân và tư liệu lẫn nhau.
Thứ năm, thành viên trong TVVL phân biệt rất rõ hai nhóm đối tượng, Một là GV và đây
chính là nhóm hoạt động và xây dựng rất tích cực. Bằng chứng cho kết luận này là mỗi tài liệu đưa lên,
bài viết đăng lên đều được các tác giả nêu rõ danh tính và trường nơi họ đang công tác và đã có hàng
ngàn tập tin như thế được đăng tải lên thư viện, ngoài ra còn có rất nhiều GV khác mặc dù không đăng
tải nhưng những lời bình luận, hoặc những câu hỏi họ nêu lên cũng có thể kết luận họ là các GV giảng
dạy môn Vật Lý và có nhu cầu tìm kiếm thông tin cho các bài giảng. Nhu cầu khẳng định bản thân
hoặc học hỏi của lớp đối tượng rất cao. Lớp đối tượng thứ hai là học sinh. Các em vào đây thường tập
trung ở phần diễn đàn để được giải đáp các thắc mắc và các mục download bài tập tự luận - trắc
nghiệm do các thầy đưa ra, cũng như một số có yêu cầu được cung cấp đáp án để kiểm tra kiến thức
bản thân.
Mặc dù ra đời sau, website của thư viện vật lý đạt được mức độ phổ biến ngang bằng với
các website Vật Lý nổi tiếng khác trong cả nước. Điều này cho thấy thư viện vật lý đã khẳng định được
vị trí của mình, được công nhận và có đối tượng riêng của mình và đã đang phục vụ đúng đối tượng và
hoạt động đúng với tiêu chí đã được đặt ra với bản sắc riêng có.
Bản thân người làm đề tài này cũng đã sử dụng rất nhiều tài liệu trên thư viện phục vụ cho
việc giảng dạy tại trường đang công tác và cũng học hỏi rất nhiều từ cộng đồng ở đây. Website tiết
kiệm được rất nhiều thời gian và sức lao động của mọi người trong việc tìm kiếm thông tin cho giảng
dạy học tập. Để soạn được một bài giảng có ứng dụng CNTT&TT, thông thường một GV phải mất
khoảng 2 tuần lễ để lập tiến trình dạy, tìm kiếm, tạo ra tư liệu thích hợp. Mỗi năm, trung bình một GV
cũng chỉ thực hiện được 5-6 tiết giảng/tổng 240 tiết dạy. Tính ra, họ phải mất khoảng…40 năm để
hoàn tất được các bài cần dạy !!!. Tài nguyên trên TVVL hiện nay ngày càng phong phú do được nhiều
người đóng góp, có thể đủ cho một GV, trong một thời gian cực kì ngắn, tạo cho mình một bộ sưu tập
phục vụ tốt cho việc giảng dạy. Với tư liệu sẵn có họ chỉ cần điều chỉnh theo đúng ý đồ dạy học trên
lớp và dành thời gian để học tập, sáng tạo thêm các tư liệu mới.
Từ các bình luận, người làm đề tài cũng rút ra được kết luận, đại đa số GV vẫn còn ở mức
rất thấp trong việc ứng dụng CNTT&TT vào công tác giảng dạy bằng chứng là họ còn gặp nhiều khó
khăn những thao tác đơn giản như tải về, giải nén, chuyển đổi font chữ…
Từ tất cả các kết luận trên có thể rút ra được rằng: đề tài đã xây dựng được cho cộng đồng
dạy và học Vật Lý một môi trường học tập, trao đổi bổ ích. Website đã tập trung được rất nhiều tài
nguyên từ rất nhiều các thầy cô giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy để phục vụ cho việc giảng dạy
và học tập Vật Lý ở trường phổ thông trong cả nước.
Kết luận
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ với kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài “Xây
dựng website thuvienvatly.com hỗ trợ dạy và học Vật Lý ở trường phổ thông”, người thực hiện đề tài rút
ra được những kết luận sau đây :
1. Từ việc nghiên cứu cho thấy phương tiện trực quan và thông tin hỗ trợ có tác dụng rất lớn đối
với sự phát triển năng nhận nhận thức của HS, khiến cho quá trình dạy học hiệu quả hơn rất nhiều.
Tăng cường hơn nữa việc sử dụng các tư liệu hỗ trợ này nhằm hình thành, củng cố các biểu tượng, phát
triển năng lực tư duy và nắm bắt vấn đề cho HS là việc làm cần thiết của GV và các cấp có liên quan.
2. Đề tài đã nghiên cứu và góp phần làm rõ các khó khăn của GV trong quá trình ứng dụng
CNTT&TT vào dạy học Vật Lý ở trường phổ thông.
3. Đề tài đã nghiên cứu và xây dựng được một hệ thống các tư liệu dạy học bao gồm nguồn tài
nguyên khá đa dạng bao gồm tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, videoclip, thông tin phục vụ trong quá trình dạy
của GV và học của HS và hệ thống tư liệu này ngày càng phát triển phong phú do đã có được một cộng
đồng thường xuyên hoạt động và cung cấp tư liệu rất nhiệt tình.
4. Bên cạnh việc tập hợp được tài nguyên đa dạng, đề tài góp phần thiết thực cho công cuộc đổi
mới phương pháp dạy học Vật Lý ở trường phổ thông là tạo ra được cho cộng đồng dạy và học Vật Lý
một môi trường trao đổi kinh nghiệm, tư liệu, học hỏi lẫn nhau. Cho đến nay, thư viện đã hoạt động với
tiêu chí hoàn toàn miễn phí và bản sắc riêng có và là website hỗ trợ dạy và học Vật Lý nào trong cả
nước có chức năng cho phép tải về, đăng lên, bình luận, bình chọn một cách cởi mở và dân chủ.
5. Từ kết quả điều tra thực nghiệm cho thấy nhu cầu ứng dụng CNTT&TT vào công tác giảng
dạy và học tập rất lớn, nhưng mới chỉ có một số ít GV là ứng dụng được CNTT&TT vào giảng dạy,
còn phần đông vẫn còn đang giai đoạn làm quen với máy vi tính và internet và học hỏi các thành viên
khác. Do đó rất cần có những hoạt động hỗ trợ GV nâng cao trình độ tin học.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO
Tiếp tục nghiên cứu để phát triển website theo hướng mạng xã hội.
Trong tương lai, website sẽ mở rộng phạm vi phục vụ cộng đồng trên 3 lĩnh vực :
- Lớp học trực tuyến
- Trắc nghiệm trực tuyến
- Từ điển VL
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hồng Cơ (2008), Social network landscape, AVSOFT Documentation
2. Trịnh Ngọc Dũng – Huesoft- Vai Trò Của Môi Trường Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông
Trong Việc Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học
aspx
3. Trương Tinh Hà , “Hướng dẫn cài đặt Joomla”, www.joomlaviet.org
4. Trần Văn Hữu (2005) Luận văn thạc sỹ giáo dục học chuyên ngành Vật Lý “Dạy học theo chủ đề
và sự vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức “các định luật bảo toàn” Vật lý hớp 10
THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”
5. Nguyễn Minh Hùng, “Ứng dụng CNTT&TT trong dạy-học-Nhìn từ góc độ kỹ thuật”, ĐH Sư
phạm TP Hồ Chí Minh
6. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, NXB GD.
7. Đào Thái Lai (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam,
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.
8. Hồng Liên (2004), “Đưa công nghệ thông tin vào trường học-chỉ mới áp dụng trong giờ...thao
giảng”, Báo Sài Gòn Giải Phóng.
9. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Hà Nội
10. Phạm Xuân Quế và Nguyễn Xuân Thành (2007), Các ứng dụng cơ bản của máy vi tính trong dạy
học Vật Lý, ĐHSP Hà Nội.
11. Lê Thị Thanh Thảo, Lí luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông (bài giảng cho học viên
cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Trọng Thọ, “Giáo án điện tử nhìn từ nhiều phía”, trường chuyên Lê Hồng Phong, Tp
HCM.
13. Huỳnh Tấn Thông (05/2008), “Tham luận “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thuận
lợi và thách thức” tại Hội thảo Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học tháng do Sở GD&ĐT
Đồng Tháp chủ trì”, Trường THPT Lấp Vò 2-Đồng Tháp.
14. Lê Công Triêm (2004), Bài giảng điện tử và qui trình thiết kế bài giảngđiện tử, Kỉ yếu hội thảo
khoa học, Huế.
15. Phạm Văn Tự (7/2008), “Giải pháp nào cho giáo án điện tử?,
16. Phan Gia Anh Vũ (1998), Bài giảng Phương tiện dạy học, ĐHSP Huế
17. “Các điều kiện để tổ chức ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy của trường THPT Phan Việt
Thống đạt hiệu quả”
18. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Vật Lý 10 Nâng cao, NXB Giáo Dục
19. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Vật Lý 11 Nâng cao, NXB Giáo Dục
20. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo khoa Vật Lý 12 Nâng cao NXB Giáo Dục.
21. Tham luận –các phương tiện dùng trong dạy học-tổ vật lý trường hùng vương
22. Tài liệu tập huấn của Dự án ICTEM-VVOB, Hội thảo -ICT trong giáo dục
id=148
23.
24. Nguồn: Objectives of: Active learning; Discovery-based Inquiry; Theme based learning;
Problem-based learning (PBL); Project-based learning (PBL) (có tiếng Việt: Dạy học theo
dự án);…..
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32. |act:detail|newsid:3184
33.
34.
35.
36. forum.thpt-lehongphong-nd.edu.vn
37.
38. Dan Rahmel (2007), Beginning Joomla! From Novice to Professional,
39. John Clinch and Kevin Richard (2002), How can the Internet be used to enhance the teaching of
physics?, www.iop.org/EJ/physed
40. Peter D. John (2002), Teaching and learning with ICT, new technology, new pedagogy? Graduate
School of Education, University of Bristol
41.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7497.pdf