Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÒ CHÂU THỎA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÒ CHÂU THỎA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 9380106 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn

pdf218 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học: 1. TS. Trần Đình Thắng 2. TS. Đỗ Xuân Lân HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lò Châu Thỏa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến đề tài 16 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI 26 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái 26 2.2. Mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái 39 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái 52 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 64 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc 64 3.2. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc 70 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 112 4.2. Quan điểm phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc 112 4.3. Giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc 117 KẾT LUẬN 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCVPL : Báo cáo viên CBCC : Cán bộ, công chức DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBDT : Đồng bào dân tộc ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số GDPL : Giáo dục pháp luật HĐND : Hội đồng nhân dân PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật QPPL : Quy phạm pháp luật TTVPL : Tuyên truyền viên pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Tổng hợp kinh phí cho công tác PBGDPL của 6 tỉnh Tây Bắc giai đoạn từ 2010-2019 93 3.2 Tổng hợp kinh phí cho công tác PBGDPL của 6 tỉnh Tây Bắc giai đoạn từ 2003 - 2009 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - một Nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xác định là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, là một trong những điều kiện căn bản để xây dựng xã hội pháp quyền dân chủ và tăng cường pháp chế XHCN. PBGDPL cho nhân dân, trong đó có các đối tượng đặc thù là người dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng núi, biên giới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn là chủ trương lớn của Đảng, đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm tổ chức thực hiện trên thực tiễn. Đồng bào dân tộc (ĐBDT) Thái là dân tộc đứng thứ ba về số lượng trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam với trên 1,8 triệu người, có mặt trên khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng cư trú tập trung hầu hết ở vùng Tây Bắc. Người Thái có lịch sử cư trú lâu dài ở Tây Bắc trên một ngàn năm, có tiếng nói và chữ viết riêng, có những đặc điểm rất riêng về văn hóa, tín ngưỡng, tập quán có ảnh hưởng lớn đến văn hóa của các nhóm cư dân trong khu vực... Đặc biệt, trước năm 1945, ở Tây Bắc, với chính sách "nhu viễn" của triều đình phong kiến, người Thái đã có hệ thống luật tục riêng được thể hiện bằng văn bản, và có hệ thống chức dịch địa phương tổ chức thực hiện. Luật tục với lịch sử tồn tại và duy trì hàng mấy trăm năm đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của đồng bào dân tộc Thái, rất cần có những nghiên cứu khoa học từ góc độ Luật học để phát triển những giá trị tốt đẹp, phù hợp pháp luật của luật tục, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục, phong tục, tập quán và bài trừ, xóa bỏ những hủ tục, quy định trái pháp luật. Tây Bắc Việt Nam là địa bàn có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là vị trí chiến lược, phên dậu quốc gia; vùng Tây Bắc có sự hiện diện của 42 dân tộc anh em, trong đó có 20 dân tộc có trên 500 người. Xét ở góc độ ngôn ngữ, 20 dân tộc này thuộc 7 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Mỗi dân tộc ở Tây Bắc có nguồn 2 gốc, lịch sử khác nhau, có bản sắc văn hóa, các đặc điểm tâm lý riêng. Sự đa dạng này của các dân tộc đã tạo nên một Tây Bắc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng, song nổi trội là không gian văn hóa Thái. Công tác PBGDPL ở Tây Bắc thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật, số lượng người mắc tệ nạn xã hội và tội phạm về ma túy còn cao... đòi hỏi việc PBGDPL ở Tây Bắc cần có những mục tiêu, giải pháp cụ thể phù hợp với đặc trưng riêng có của Tây Bắc và đối tượng là ĐBDT Thái để PBGDPL, góp phần tích cực vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Phổ biến, GDPL là đề tài được rất nhiều học giả quan tâm trên các diễn đàn khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài "Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận án Mục đích của luận án là nghiên cứu toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay, đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài PBGDPL nói chung và cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc nói riêng; chỉ ra những kết quả đã đạt được và dự kiến những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về PBGDPL cho ĐBDT Thái, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc. - Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc bám sát các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Bắc, nhất là sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến thực trạng PBGDPL ở Tây Bắc. 3 - Dựa trên các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án xác định mục tiêu, xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp PBGDPL cho ĐBDT thái ở Tây Bắc thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam dưới góc độ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Phạm vi nghiên cứu của luận án: PBGDPL cho người dân nói chung là vấn đề rất rộng. Do vậy, luận án chỉ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam (gồm 06 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Về thời gian, luận án nghiên cứu về hoạt động PBGDPL từ năm 2012 (thời điểm triển khai thực hiện Luật PBGDPL) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật, về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở nước ta. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp logic - lịch sử để nghiên cứu chương 1, 2 và 3 để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, cơ sở lý luận, thực trạng PBGDPL ở Tây Bắc thời gian qua; phương pháp hệ thống - cấu trúc, quy nạp, diễn dịch để nghiên cứu chương 2, 3 và 4; phương pháp phân tích tổng hợp tại tất cả các chương; khái quát hóa, trừu tượng hóa tại chương 2, 3; luật học so sánh tại chương 1 và 2, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích thực tiễn và các phương pháp của xã hội học pháp luật được sử dụng tại chương 1, 2 và 3 của luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên ở nước ta nghiên cứu về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam một cách toàn diện, có hệ thống và có các điểm mới sau: 4 Một là, đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu đề tài, chỉ ra những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, xây dựng cơ sở lý luận về PBGDPL cho ĐBDT Thái như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến PBGDPL cho ĐBDT Thái. Ba là, lần đầu tiên thực trạng PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay được phân tích, đánh giá một cách khoa học dưới tác động của nhân tố khách quan, chủ quan (kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân) làm tiền đề thực tiễn để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục. Bốn là, luận án đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu tương đối toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay. Vì vậy, luận án góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL nói chung, cho nhóm đối tượng, địa bàn đặc thù nói riêng. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham khảo về phương diện lý luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác PBGDPL cho người dân ở Tây Bắc và các địa phương có đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về PBGDPL; PBGDPL đối với các địa bàn, đối tượng đặc thù. Luận án có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn học Nghiệp vụ PBGDPL, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, GDPL trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở nghiên cứu; trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án Vấn đề PBGDPL nói chung, PBGDPL cho những đối tượng xã hội cụ thể trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học ở trong nước và nước ngoài, tác giả của những cuốn sách chuyên khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập, luận giải, phân tích ở những cấp độ, phương diện khác nhau và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Liên quan đến đề tài luận án, có ba nhóm công trình nghiên cứu sau đây: a) Nhóm 1: các công trình nghiên cứu về PBGDPL nói chung và PBGDPL cho các nhóm đối tượng xã hội nói riêng; b) Nhóm 2: các công trình nghiên cứu về dân tộc Thái nói chung, ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam nói riêng; c) Nhóm 3: các công trình nghiên cứu về Tây Bắc, PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc Việt Nam. 1.1.1. Nhóm các công trình về phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung Phổ biến, GDPL là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Dưới góc độ lý luận, từ trước năm 1980 các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu đề cập đến GDPL và GDPL cho các nhóm đối tượng cụ thể, còn phổ biến pháp luật chưa được đề cập nhiều. Từ sau khi có Chỉ thị số 32-CT/TƯ ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, và Luật PBGDPL năm 2011 được ban hành, cụm từ "phổ biến, giáo dục pháp luật" được đề cập nhiều hơn; đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành về GDPL, PBGDPL, cụ thể là: Các luận án Phó tiến sĩ: "Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Đình Lộc thực hiện năm 1978 tại Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva" [70]; "Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" của Vũ Đức Khiển thực hiện năm 1982 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Ban 6 Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô [65]; Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 07-17 "Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật" do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm (1995) có thể được coi là những công trình nghiên cứu sớm nhất về ý thức pháp luật, mở ra một hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học pháp lý Việt Nam. Kế đó là các công trình nghiên cứu nhiều mặt về ý thức pháp luật của tác giả Hoàng Thị Kim Quế "Bàn về ý thức pháp luật", Tạp chí Luật học, số 1/2003, Vũ Minh Giang "Xây dựng lối sống theo pháp luật - nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1993. Với cách tiếp cận đó, hầu hết các nghiên cứu về GDPL, phổ biến pháp luật đều bắt đầu từ việc nghiên cứu, đánh giá về thực trạng ý thức pháp luật, cấu trúc của ý thức pháp luật và ảnh hưởng của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng chương trình và xác định hình thức, phương thức GDPL. GS.TSKH Đào Trí Úc với hai chuyên khảo rất có giá trị, cả về mặt lý luận và thực tiễn: "Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật" [120] và "Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới" [122]. Trong các chuyên khảo này, tác giả đã làm rõ các kênh phổ biến pháp luật, đặt phổ biến pháp luật trong quan hệ với xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật và nhấn mạnh sự hiểu biết pháp luật của nhân dân là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức pháp luật; pháp luật phải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến được với người dân và trở thành sự hiểu biết về pháp luật, tri thức pháp luật [122, tr. 633]. Một trong những nội dung quan trọng về ý thức pháp luật được các tác giả đề cập đến trong các công trình của mình là hiện tượng coi thường pháp luật và nguồn gốc, nguyên nhân của nó trong xã hội nước ta. Theo các tác giả, hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều phía: do các yếu tố lịch sử: sự áp bức của thực dân - phong kiến đã tạo nên sự phủ nhận những gì đi liền với sự áp bức đó, là công cụ cho sự áp bức đó, trong đó có pháp luật; tâm lý của những người dân "sống sau lũy tre xanh" coi trọng lệ làng hơn phép nước; sự tồn tại quá lâu của cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp trong đời sống xã hội, trong quản lý kinh tế v.v... [54], [63], [70], [122]. Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận về PBGDPL có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý và Vụ 7 PBGDPL, Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [136]. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên, Bộ Tư pháp đã xuất bản số chuyên đề rất có giá trị: "Tuyên truyền giáo dục pháp luật" [134]. Theo ấn phẩm này, các vấn đề lý luận cơ bản về GDPL đã được nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống như bản chất, mục đích, vai trò, chủ thể, khách thể, đối tượng của GDPL. Nhận diện và làm rõ nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp và hiệu quả của GDPL. Tác giả Trần Ngọc Dũng nghiên cứu về GDPL gắn với quá trình thi hành hiến chương ASEAN để làm rõ các vấn đề như vai trò của GDPL trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập toàn diện của Việt Nam trong phạm vi ASEAN và quốc tế; phân tích, đánh giá chính sách của Nhà nước Việt Nam về GDPL; làm rõ hệ thống và chương trình GDPL của Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, những khiếm khuyết, bất cập của sự nghiệp GDPL Việt Nam trong những năm qua [36, tr. 19-22]. Trong khuôn khổ một bài viết, tác giả Hoàng Thị Kim Quế nhận diện và làm rõ hơn về hiệu quả của PBGDPL ở nước ta hiện nay [85, tr. 39-45]. Tác giả Nguyễn Thu Thủy phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng GDPL và các tiêu chí đánh giá [101, tr. 28-33]. Có thể khẳng định các nghiên cứu này đã góp phần bổ sung những thiếu hụt trong các nghiên cứu lý luận trước đây về GDPL. Số chuyên đề Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật [94], Tạp chí Dân chủ và pháp luật phản ánh những thành tựu sau 3 năm đưa Luật PBGDPL vào đời sống xã hội, phân tích những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL ở nước ta trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo nội bộ của Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số nước trên thế giới [139], (2013) giới thiệu công tác PBGDPL cho các tầng lớp xã hội tại một số nước trên thế giới, như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Đan Mạch, Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Australia, Vương quốc Thái Lan, Singapor trên các phương diện khác nhau, từ thể chế, chính sách, cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức thực 8 hiện và những hình thức PBGDPL của các quốc gia đó. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích đối với tác giả luận án trong việc khảo sát, đánh giá công tác PBGDPL của các nước, đề xuất giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam Cẩm nang lý luận về GDPL và PBGDPL cần kể đến hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo Luật như: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật [115], của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2016, Nhà xuất bản Công an nhân dân; Trong Chương IX - Ý thức pháp luật, đưa ra khái niệm GDPL, mục đích của GDPL, nội dung và hình thức GDPL. Giáo trình Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở [116], của Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên là học liệu dành cho học viên học Trung cấp Luật tại các cơ sở đào tạo Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp, cuốn sách đề cập hai nội dung cơ bản là PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, các tác giả đề cập đến các nội dung: Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của PBGDPL, nội dung, hình thức PBGDPL; xây dựng và thực hiện kế hoạch PBGDPL; nghiệp vụ thực hiện một số hình thức PBGDPL; một số vấn đề chung về hòa giải ở cơ sở; nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, đây là tài liệu cho học viên học nghề Luật, cách đề cập vấn đề ngắn gọn, cụ thể theo hướng cầm tay, chỉ việc, là nguồn tư liệu để tác giả luận án sử dụng để đề xuất các giải pháp mang tính chất nghiệp vụ PBGDPL cho đối tượng trực tiếp thực hiện tham gia PBGDPL ở cơ sở. 1.1.2. Nhóm các công trình về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng xã hội cụ thể, địa bàn cụ thể Từ những công trình nghiên cứu về PBGDPL nói chung, vấn đề PBGDPL cho từng đối tượng xã hội cụ thể và tại các địa bàn cụ thể cũng bắt đầu được triển khai nghiên cứu. Có thể kể đến một số sách, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu như sau: Luận án tiến sĩ Luật học của Vũ Thị Hoài Phương thực hiện năm 2009: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam [83]; qua nghiên cứu GDPL cho các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước bao gồm người lao động, cán bộ công đoàn, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Qua việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, luận án chứng 9 minh khá toàn diện thực trạng hoạt động GDPL cho người lao động và cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Tác giả đề xuất các nhóm giải pháp gồm giải pháp về nâng cao vai trò và chất lượng của chủ thể GDPL. Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Quốc Sửu thực hiện năm 2010: Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ngay trong phần Mở đầu luận án, tác giả trích dẫn một đoạn trong bài văn bia do Thân Nhân Trung soạn và đề tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí". Tác giả nhận định: ngày nay, một trong những nhiệm vụ "bồi đắp nguyên khí quốc gia" là Nhà nước phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nói chung, CBCC hành chính nói riêng, trong đó có GDPL cho họ [92]. - Luận án tiến sĩ Luật học của Trần Thị Sáu thực hiện năm 2012: Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam [88]; luận án bổ sung cơ sở lý luận về GDPL trong điều kiện mới trên cơ sở mở rộng quan niệm GDPL theo hướng phát huy năng lực của đối tượng GDPL, đồng thời đưa ra quan niệm về GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông; làm sáng tỏ mục đích, vai trò và đặc điểm của GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông; xây dựng quan niệm về hiệu quả GDPL và những điều kiện bảo đảm hiệu quả GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở nước ta, qua đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho học sinh trong trường trung học phổ thông và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở nước ta trong điều kiện đổi mới toàn diện nền giáo dục và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 10 Luận án tiến sĩ Luật học của Phan Hồng Dương thực hiện năm 2014 Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Đại học không chuyên luật ở Việt Nam [38]; Luận án tập trung nghiên cứu về GDPL cho sinh viên các trường không chuyên luật ở Việt Nam với các nội dung: cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường GDPL cho sinh viên các Trường không chuyên luật ở Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã có sự khảo sát, tìm hiểu việc GDPL cho sinh viên các trường không chuyên luật ở một số nước tiêu biểu trên thế giới như: Mĩ, Australia, Thụy Điển, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam trong hoạt động GDPL cho sinh viên các trường không chuyên luật - Một trong những đối tượng PBGDPL được xác định trong luận án. Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Tĩnh thực hiện năm 2015: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay [102], trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu đề tài, chỉ ra những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. tác giả xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về GDPL cho người dân tỉnh Đắk Lắk như: Khái niệm, vai trò, đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho người dân tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt, với luận án này, lần đầu tiên thực trạng GDPL cho người dân tỉnh Đắk Lắk được phân tích, đánh giá một cách khoa học dưới tác động của nhân tố khách quan, chủ quan (kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân) làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp đổi mới. Luận án xác định rõ mục tiêu, quan điểm và đề xuất một số giải pháp đổi mới GDPL cho người dân tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Luận án tiến sĩ Luật học của Ngô Văn Trù thực hiện năm 2016: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam [109]; trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDPL cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam, khảo sát tình hình phạm nhân, điều tra xã hội học về thực trạng công tác GDPL cho phạm nhân tại các trại giam trong những năm qua (đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập của công tác này, tìm hiểu nguyên nhân của nó); từ đó, đề xuất quan điểm và các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam hiện nay. 11 Luận án tiến sĩ Luật học của Dương Thành Trung thực hiện năm 2015: Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam [110]. Trên cơ sở khái quát về mặt lý luận, phân tích và làm rõ về mặt thực tiễn công tác GDPL, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng để trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm các chỉ đạo và những giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Những đóng góp mới của luận án là: Góp phần khái quát, hệ thống hóa lý luận về hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam; làm rõ nội hàm những khái niệm có liên quan, như mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; những nét đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long có ảnh hưởng đến hoạt động này; Luận án trên là nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu về PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc vì ĐBDT Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và ĐBDT Thái ở Tây Bắc (đối tượng nghiên cứu) đều là những nhóm cư dân chiếm đa số của khu vực, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, lối sống của các dân tộc khác trong vùng, về mặt lý luận, hai luận án có nhiều điểm tương đồng, là tài liệu làm cơ sở để so sánh, phân biệt sự khác nhau của PBGDPL ở đồng bằng sông Cửu Long và ở Tây Bắc. Ngoài ra, có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu trong nước, như: Luận án tiến sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo (1996): Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [96]; Nguyễn Duy Lãm (Chủ biên, 1997): Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay [66]; Đề tài khoa học cấp bộ của Khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện năm 1999: Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay [64]. Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Tiến Thịnh (2014): Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa [99]. 12 1.1.3. Nhóm nghiên cứu về dân tộc Thái, Tây Bắc và phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam Với quá trình lịch sử phát triển lâu dài và tính phong phú, đa dạng, độc đáo, dân tộc Thái và vùng Tây Bắc đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu. có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [107] của tác giả Cầm Trọng. Tác giả cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán người Thái Tây Bắc Việt Nam. Nội dung cuốn sách gồm có: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam; các loại hình kinh tế. Ruộng đất và xã hội; Bản Mường; Một số nét khái quát về tôn giáo, nghệ thuật, văn học.. Đây là công trình của tác giả Việt Nam đầu tiên giới thiệu khá sâu sắc về văn hóa, phong tục tập quán của người Thái Tây Bắc nước ta, đồng thời là "cẩm nang" quan trọng cho những người quan tâm tìm hiểu văn hóa các DTTS Tây Bắc Việt Nam, trong đó có người Thái. Luật tục Thái ở Việt Nam [100], của nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng được trình bày bằng hai ngôn ngữ: chữ Thái và bản dịch tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày khái quát một số khái niệm về luật tục, luật tục người Thái; những nội dung cơ bản của luật tục người Thái Đen ở Thuận Châu, Sơn La và một số nội dung luật tục người Thái ở Tây Bắc do đồng tác giả Cầm Trọng sưu tầm. Đây là cuốn sách rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu đề tài, vì nội dung luật tục thấm đẫm hơi thở cuộc sống, nó bao gồm các quy tắc xử sự chung của cộng đồng người Thái, chứa đựng thế giới quan, nhân sinh quan, chi phối ứng xử của rất nhiều thế hệ người Thái mà ngày nay vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật của người dân tộc Thái và công tác PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc. Văn hóa Thái Việt Nam [108], của nhóm tác giả Cầm Trọng, Phan Hữu Dật. Công trình này giới thiệu tổng quát về người Thái và Thái học, về văn hóa Thái trong cội nguồn chung của Việt Nam và Đông Nam Á... và mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. 13 Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam [89], Luận án tiến sĩ Luật học của Vì Văn Sơn. Trong luận án này, tác giả tiếp cận khái niệm, đặc điểm luật tục người Thái và mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật; đánh giá vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái; tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng luật tục trên thế giới và Việt Nam. Từ những luật tục đã được văn bản hóa và kết quả sưu tầm trong nhân dân, tác giả đã chọn lựa, phân loại, phân tích những giá trị xã hội của luật tục người Thái tương tác với một số nội dung quản lý nhà nước hiện hành, nhất là quản lý hành chính nhà nước đối với cộng đồng người Thái; Khảo sát, đánh giá thực trạng, kết quả vận dụng luật tục của một số xã có người Thái cư trú tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước, chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong việc tìm hiểu về đặc điểm luật tục người Thái nói chung, mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật và vận dụng trong việc nhận định các yếu tố tác động, sự khác nhau trong công tác PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Luật tục và phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay [112], của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian. Trong công trình này có một số bài viết đáng chú ý như: "Luật tục và chiến lược phát triển nông thôn ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy Quí [112, tr. 13]; "Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất khoán rừ...g của Nhà nước, của các cơ quan và công chức nhà nước, của các tổ chức xã hội, các tập thể lao động nhằm xây dựng, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật của người dân. Theo hướng tiếp cận này, xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật là mục tiêu của GDPL, còn chủ thể của GDPL là Nhà nước, xã hội và những người có trách nhiệm trong các tập thể, cộng đồng [68], [143], [146], [148]. Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm GDPL: "giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật" [113, tr. 177]. So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể [59]. Lý thuyết về thực hiện pháp luật cho thấy, PBGDPL là cầu nối quan trọng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và cuộc sống, là phương thức đưa pháp luật vào cuộc sống. PBGDPL với quan niệm chung nhất là một quá trình tác động có định hướng của chủ PBGDPL đến ý thức của con người. Quá trình này chịu ảnh hưởng của những điều kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, môi trường sống... và của những nhân tố chủ quan như sự tác động tự giác, định hướng của nhân tố con người... Sự hình thành ý thức của con người là quá trình ảnh hưởng, tác động thống nhất của các điều kiện khách quan lẫn các nhân tố chủ quan. Quá trình nhận thức của con người không tách rời những điều kiện tồn tại của xã hội. Sự thay đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội sẽ tạo ra khả năng phát triển đời sống tinh thần của con người và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và PBGDPL nói riêng. PBGDPL không chỉ đơn thuần là đưa các thông điệp pháp luật đến với mọi người, mà còn là một "nghệ thuật" chuyển tải thông điệp 29 đó, cần thực hiện trên cơ sở cách tiếp cận đa ngành, hệ thống, toàn diện và hiệu quả. Cùng với việc thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện khách quan là to lớn đối với việc hình thành ý thức của cá nhân con người (trong đó có ý thức pháp luật), cần nhấn mạnh tác động cực kỳ quan trọng của nhân tố chủ quan mà hoạt động PBGDPL hướng tới. Sự hình thành ý thức pháp luật của con người là sản phẩm của một quá trình phức tạp, trong đó có nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng và tác động biện chứng với nhau, quy định và chi phối lẫn nhau. Trong số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về PBGDPL phải kể đến cuốn sách "Bàn về giáo dục pháp luật" của các tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thị Thanh Mai. Trong cuốn sách này đã nêu một số nguyên lý cơ bản về GDPL. Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu khác dưới dạng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đã bổ sung, làm phong phú thêm lý thuyết về PBGDPL. Hiện nay, trong giới nghiên cứu và trong thực tiễn, vẫn chưa có sự thống nhất cao về các khái niệm: tuyên truyền, PBGDPL. Qua thực tiễn PBGDPL, chúng tôi cho rằng trước hết cần thống nhất nội hàm của khái niệm PBGDPL theo hướng sau đây: Thứ nhất: PBGDPL là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho con người, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Thứ hai: PBGDPLlà lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn như định hướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGDPL, áp dụng các hình thức PBGDPL; triển khai chương trình PBGDPL; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm... về PBGDPL [133, tr. 9]. Tuy nhiên, đối với khái niệm PBGDPL, hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều ý kiến đồng nhất hai khái niệm "phổ biến pháp luật" và "giáo dục pháp luật" vì cho rằng chúng có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi người. Hai khái niệm này có khi được dùng tách rời nhau như hai khái niệm riêng biệt, nhưng có khi lại được sử dụng liền nhau. Mục tiêu của PBGDPL bao gồm: mục tiêu về nhận thức (trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật), mục tiêu về thái độ, tình cảm (làm hình thành tình cảm, xúc cảm pháp luật và niềm tin đối 30 với pháp luật); mục tiêu về kỹ năng (hình thành, củng cố thói quen, nếp sống, hành vi xử sự tích cực theo các chuẩn mực pháp luật). Mục đích của PBGDPL là cái cuối cùng phải đạt được của hoạt động GDPL. Nó chính là những thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật; thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật; và thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật. Như vậy, suy cho cùng, mục đích của PBGDPL là làm hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng tiếp nhận PBGDPL. Quan niệm PBGDPL còn được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa rộng, PBGDPL là lĩnh vực công tác bao gồm tất cả những gì phục vụ cho việc đưa pháp luật đến với các đối tượng nhằm mục đích hiện thực hóa các quy định của pháp luật trong đời sống, đó là: Quan điểm, chủ trương về PBGDPL; Chính sách, pháp luật về PBGDPL; Tổ chức, nhân lực PBGDPL; Cơ chế vận hành PBGDPL; Điều kiện bảo đảm PBGDPL; Định hướng công tác PBGDPL; Lập chương trình, kế hoạch PBGDPL; Lựa chọn nội dung pháp luật cần phổ biến, giáo dục; Áp dụng các hình thức PBGDPL; Triển khai chương trình, kế hoạch PBGDPL; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác PBGDPL, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận... về PBGDPL... Theo nghĩa hẹp, PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, một công đoạn của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định nhằm mục đích cung cấp cho đối tượng được tác động kiến thức pháp luật cần thiết, góp phần hình thành, bồi dưỡng, củng cố và phát triển ở đối tượng thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, hình thành, củng cố và nâng cao văn hóa pháp lý, phục vụ công cuộc phát triển đất nước, phát triển xã hội [116, tr. 11-12]. Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa: Phổ biến, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp, hình thức nhất định từ phía chủ thể thực hiện hoạt động PBGDPL, tác động đến đối tượng tiếp nhận PBGDPL nhằm làm hình thành và phát 31 triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật; làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật. * Đồng bào dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm ĐBDT Thái dùng để chỉ tộc người Thái trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Xét về góc độ lịch sử tộc người, các nhà khoa học xác định người Thái ở Việt Nam có chung nguồn gốc với người Thái trên thế giới, hay rộng hơn là những người cùng ngữ hệ Thái nói chung. Biểu hiện rõ nhất là thông qua ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tộc người. Ngôn ngữ Thái trên thế giới nói chung và ngôn ngữ của người Thái ở Việt Nam là tương đồng. Thông qua nghiên cứu của Giáo sư Phan Đăng Nhật về bộ ba các anh hùng ca Thái: Khủn Chưởng (sưu tầm ở miền Tây Nghệ An), Chương Han (lưu truyền ở Tây Bắc Việt Nam) và Thạo Hùng hay Chương (lưu truyền ở Thái Lan và Lào), nhiều nội dung, nhân vật, cốt truyện cơ bản giống nhau [58, tr. 419-432]. Khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về người Thái hoặc các công trình nghiên cứu về Thái học (Thai Studies) đều chưa có công trình nào đủ cứ liệu khẳng định chắc chắn nguồn gốc của người Thái bắt đầu từ đâu. Theo Hoàng Hoa Toàn trong bài viết có tựa đề: Đôi nét về lịch sử cổ đại của người Thái ở Trung Quốc [138, tr. 69-78], ông cho rằng tổ tiên của người Tày - Thái phía Tây đã sớm và liên tục có mặt ở Tây Nam Trung Quốc từ vài thế kỷ trước công nguyên. Vùng Tây Nam hoặc chính xác hơn là Vân Nam của Trung Quốc là đất khởi thủy của người Thái và cho đến ngày nay vẫn là nơi tụ cư chính của người Thái ở Trung Quốc. Căn cứ vào một số tài liệu và một số truyền thuyết dân gian thì bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII sau công nguyên trở về sau, dân tộc Thái ở Tây Nam Trung Quốc bắt đầu diễn ra những đợt thiên di lớn, nhỏ khác nhau, những đợt thiên di này đều liên quan đến một số sự kiện lịch sử. Vào thế kỷ thứ VIII, tộc người Thái ở vùng biên giới Vân Nam bị Nam Chiếu (728 - 902) chinh phục, người Nam Chiếu nhiều lần dùng vũ lực chuyển dời một bộ phận người Thái vào sâu trong nội địa Vân Nam. Từ thế kỷ X trở đi, do sự phát triển lớn mạnh của kinh tế - xã hội của bản tộc và sự bành trướng của các vương triều Trung Hoa, nhất là thời Nguyên (thế kỷ XIII) đẩy 32 mạnh chính sách dùng vũ lực chinh phục các tộc người phương Nam dẫn đến sự di cư lớn của người Thái ở vùng Tây Nam Trung Quốc xuống phương Nam. Về sau, có bộ phận gặp được những điều kiện địa lý và lịch sử thuận lợi đã thành lập được các vương quốc trên lưu vực sông Mê Kông, Tây Lào, Bắc Băng Gan, Thái Lan. Cũng có bộ phận gặp điều kiện ít thuận lợi hơn, chỉ thành lập được các tiểu nhóm cát cứ, do những lãnh chúa phong kiến đứng đầu. Trong cuốn "Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái" do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên và một số cộng sự thực hiện [131, tr. 21-22], các tác giả đã cho chúng ta hình dung những nét cơ bản về lịch sử tộc người Thái. Cuốn Truyện kể bản mường của người Thái Đen, ghi các sự kiện xảy ra trong từng mường do một chúa đất cai quản, đời này ghi tiếp đời kia từ lúc hai nhân vật nửa huyền thoại, nửa có thực là tạo Ngần, tạo Xuông dẫn dắt người Thái theo dọc sông Hồng (nặm Tao) đến khai phá đất Mường Lò (Nghĩa Lộ ngày nay) và người con là Lạng Chượng đi chinh phục các dân tộc cư trú ở Tây Bắc trước đó bắt đầu từ Mường Lò, qua Sơn La đến Điện Biên cho đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Như vậy, thông qua nhiều tài liệu cho thấy, người Thái đến Việt Nam vào khoảng thời kỳ trước, sau thế kỷ X; di cư vào Bắc Trung Bộ (vùng Thanh Hóa, Nghệ An) thuộc nhánh từ sông Mê Kông Thái Lan tới, nhánh này di cư sang Việt Nam rồi tiến về phía Mộc Châu, Yên Châu sau đó theo sông Mã di cư về miền Tây Nghệ An. Thời điểm người Thái di cư đến vùng đất này cũng chưa có ý kiến thống nhất, có thể sớm hơn thế kỷ XI hoặc không thể sớm hơn thế kỷ XII; theo các nguồn tài liệu thông sử cho rằng người Thái có mặt tại đây rõ nét nhất là thời Trần và thời thuộc Minh, từ thế kỷ XIII - XV [131, tr. 25-26]. Người Thái ở Việt Nam bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm với những tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương. Ở Tây Bắc có những nhóm: Thái Đen, cư trú chủ yếu ở Sơn La, Yên Bái, Điện Biên; Thái Trắng cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, có một nhóm Thái Trắng đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Tày, như ở Sa Pa, Bắc Hà - Lào Cai. Sự phân chia cộng đồng người Thái thành hai ngành Thái Trắng (Tay Lón, Tay Khao), Thái Đen (Tay Đăm) rất phổ biến ở vùng Tây Bắc. 33 Cách gọi theo địa danh cũng phổ biến ở Tây Bắc, cách gọi tên người Thái theo mường (mường là thiết chế truyền thống của người Thái, tồn tại trước năm 1945) như: Tay Mường Vạt (Bạt), Mường La, Mường Then (Thanh), những nhóm người Thái này có thể thuộc ngành Thái Đen hoặc Thái Trắng song có đặc điểm là cùng cư trú trong một vùng (mường). Đối với người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An lại có sự khác biệt: Sự phân biệt giữa ngành Thái Trắng và Thái Đen như ở Tây Bắc lại không rõ. Đặc điểm chung nổi bật về cách gọi tên của người Thái ở vùng này là gọi theo các mường, nơi họ đang sinh sống (mường là thiết chế truyền thống của người Thái, tồn tại trước năm 1945) [5, tr. 17]. Người Thái hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cũng tự xếp mình vào các nhóm địa phương (local groups) mỗi khi họ cần phải làm như vậy, như trường hợp khi đi ra khỏi địa bàn của mình. Cụ thể, ở tỉnh Thanh Hóa có các nhóm Tày Do, Tày, Tày Mường. Trong ba nhóm này, nhóm Tày và nhóm Tày Do có số lượng đông hơn, Tày Do thuộc ngành Thái Trắng, các nhóm Tày, Tày Mường thuộc ngành Thái Đen. Từ Do ở đây có thể hiểu người Thái có chung nguồn gốc với các từ Do để chỉ Mường Do ở Vân Nam - Trung Quốc, Mường Do ở Nghĩa Lộ - Yên Bái, Mường Do ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Ở Nghệ An có các nhóm Tày Mường, Tày Thanh, Tày Mười và vấn đề tên gọi của các nhóm này phức tạp hơn. Các nhóm Tày Mường còn có tên gọi là Hàng Tổng và nhóm Tày Thanh còn gọi là Man Thanh. Hàng Tổng là một từ thuần Việt dùng để chỉ dân gốc của địa phương, còn Man Thanh cũng có ý nghĩa gần như Tày Thanh, cách gọi tên như vậy đã trở thành thói quen được duy trì đến ngày nay Dù sự phân biệt thành các ngành Thái Trắng, Thái Đen ở miền núi của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An không rõ ràng, nhưng nếu được hỏi thì người dân vẫn có thể tự xác định mình thuộc ngành nào. Bộ phận tự gọi là Tày Do ở Thanh Hóa và Tày Mường ở Nghệ An chỉ là một và họ tự nhận mình là người Thái Trắng. Các nhóm Tày, Tày Mường ở Thanh Hóa gần gũi với nhóm Tày Thanh, Tày Mười ở Nghệ An và tự coi là người Thái Đen [5, tr. 18-19]. Về địa bàn cư trú, người Thái cư trú tại khắp 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, người Thái cư trú tập trung và hầu hết tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đắk Nông. 34 * Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái Từ sự phân tích luận giải các vấn đề lý luận liên quan ở trên, trên cơ sở khái niệm chung về PBGDPL, đồng thời, có tính đến những yếu tố đặc thù về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc, theo chúng tôi có thể quan niệm: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái là quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức có mục đích, có kế hoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp, hình thức nhất định từ phía chủ thể thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tác động đến đối tượng tiếp nhận phổ biến, giáo dục pháp luật là đồng bào dân tộc Thái, nhằm làm hình thành và phát triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về pháp luật; làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật. 2.1.2. Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái 2.1.2.1. Những đặc điểm chung Phổ biến, GDPL cho ĐBDT Thái là một dạng cụ thể của PBGDPL nói chung vì vậy nó cũng có các đặc điểm chung của PBGDPL. Bao gồm: Thứ nhất, PBGDPL là hoạt động có mục đích nhằm hình thành ở đối tượng PBGDPL những tri thức hiểu biết về Nhà nước và pháp luật cũng như tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật. Thông qua PBGDPL giúp các chủ thể nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về những chuẩn mực xã hội, những hành vi được làm, những hành vi không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm và giới hạn các quyền, nghĩa vụ của mình và của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ và cơ chế để tổ chức thực thi các quyền và nghĩa vụ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Thứ hai, PBGDPL là hoạt động có định hướng nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo những chuẩn mực mà pháp luật đặt ra. Đó cũng chính là quá trình chuyển tải các tri thức của nhân loại nói chung, của một Nhà nước, một chính thể nói riêng về hiện tượng Nhà nước và pháp luật để hình thành ở đối tượng PBGDPL tri thức hiểu biết đúng đắn về Nhà nước và pháp luật. Thông qua hiểu biết pháp 35 luật, các chủ thể biết tự mình điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, quy tắc, đòi hỏi của pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể càng sâu sắc, càng đầy đủ, chính xác thì tính hợp pháp trong hành động của họ càng được bảo đảm và hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật. Thông qua PBGDPL còn giúp các chủ thể định hướng hành vi đúng đắn phù hợp với pháp luật, biết sử dụng tri thức pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từng bước xây dựng và hình thành thói quen suy nghĩ và hành động hợp pháp và cao hơn là xây dựng lối sống văn hóa pháp luật. Thứ ba, PBGDPL là hoạt động có tổ chức, đó là sự tác động của chủ thể PBGDPL lên đối tượng PBGDPL theo những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể, với những nội dung, hình thức, phương pháp nhất định phù hợp với đặc thù của đối tượng PBGDPL nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ thể PBGDPL đề ra. Trong quá trình hoạt động có tổ chức đó, trách nhiệm trước hết và chủ yếu thuộc về Nhà nước; Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia để đạt được các mục tiêu đề ra bởi lẽ, chính nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật nên có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật mà khâu đầu tiên PBGDPL đến với nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi pháp luật. Thứ tư, PBGDPL là hoạt động thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặt trong mối quan hệ với quá trình giáo dục toàn diện các tri thức tinh hoa pháp luật trong đời sống xã hội, quy tắc xã hội; là quá trình PBGDPL kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể chuyên nghiệp và các chủ thể không chuyên nghiệp, có định hướng của Nhà nước. Đặc biệt, do mục tiêu hướng đến là tri thức hiểu biết pháp luật, xây dựng tình cảm lối sống và cao hơn là văn hóa pháp luật, vì vậy người thực hiện hoạt động PBGDPL phải là người có tri thức hiểu biết pháp luật, không chỉ nắm vững tri thức pháp luật ở góc độ tính hệ thống, mà còn phải có kỹ năng truyền tải các tri thức, quy định pháp luật đó đến với các chủ thể một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, đồng thời là tấm gương sáng, là hình mẫu trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật. 36 Thứ năm, đối tượng PBGDPL với tư cách là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các thông tin pháp luật, trực tiếp tiếp nhận các thông tin pháp luật từ các chủ thể PBGDPL, vì thế, năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật cũng như các yếu tố nhân thân khác của chủ thể PBGDPL là yếu tố tác động trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu tri thức hiểu biết pháp luật từ phía đối tượng PBGDPL. Mục tiêu cao nhất của PBGDPL là nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, tri thức pháp luật trong đời sống đến với đối tượng, giúp đối tượng PBGDPL có được những hiểu biết về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật; hình thành lòng tin, tình cảm vào pháp luật, hình thành nhân cách hành vi và xây dựng đời sống văn hóa pháp luật. Thứ sáu, ngoài sự tác động có chủ định của các chủ thể PBGDPL lên đối tượng PBGDPL, một thuộc tính quan trọng khác trong hoạt động PBGDPL đó là nghĩa vụ học tập, tiếp cận tri thức pháp luật của người dân thể hiện ở tính tích cực, chủ động tự giác của mỗi cá nhân trong việc tự mình nâng cao tri thức hiểu biết pháp luật cũng như vận dụng tri thức hiểu biết pháp luật vào quá trình thực hiện các hành vi của mình. 2.2.2.2. Đặc điểm riêng của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái Với tính cách là một dạng cụ thể của PBGDPL, PBGDPL cho BĐDT Thái có đầy đủ những đặc điểm chung nêu trên và có các đặc điểm riêng như: Thứ nhất: về nội dung, PBGDPL cho ĐBDT Thái được đặt trong mối quan hệ hài hòa với giáo dục các tri thức tinh hoa của luật tục Thái. Thực tiễn cho thấy dù chưa được công nhận là nguồn của pháp luật nhưng luật tục Thái vẫn tồn tại với tính hợp lý của nó, cùng tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc biệt là trong đời sống dân sự. Trong hệ tư tưởng pháp luật của người dân Tây Bắc nói chung và người dân tộc Thái nói riêng hiện nay đã có sự ảnh hưởng của tư tưởng luật tục và ngược lại, làm hình thành những thói quen ứng xử hỗn hợp. Trong những năm gần đây một số phong tục tập quán tốt đẹp lâu đời trong luật tục của ĐBDT Thái đã được nghiên cứu, tiếp nhận sử dụng như một phương tiện điều chỉnh quan hệ dân sự trong đời sống hàng ngày, đó là các tập quán về bảo vệ rừng, bảo vệ cây trồng, vật 37 nuôi trong gia đình; các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hôn nhân một vợ một chồng v.v... Các phong tục tập quán này cũng đã được chính quyền các tỉnh Tây Bắc thừa nhận và áp dụng đồng thời với pháp luật. Luật tục Thái là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, là chất liệu tạo nên sự mềm dẻo của pháp luật, làm cho nội dung của pháp luật trở nên phong phú hơn, sát với thực tế hơn, và đặc biệt là được cộng đồng dân tộc Thái tự nguyện thi hành. Mặt khác, trong tập quán sinh hoạt của người dân tộc Thái mặc dù chưa phổ biến nhưng đã xuất hiện tư tưởng pháp luật, vì vậy, PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc không đặt song song với giáo dục tri thức luật tục Thái là sự giáo dục chưa toàn diện. Thứ hai, về đối tượng, PBGDPL cho ĐBDT Thái có đối tượng PBGDPL là hai nhóm người cụ thể gồm nhóm ĐBDT Thái có khả năng hiểu, đọc, viết chữ phổ thông và nhóm ĐBDT Thái chỉ có thể nghe, nói tiếng dân tộc Thái. Trong đó bao gồm: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân; đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội, cán bộ hoạt động ở cơ sở, già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng, nông dân, doanh nhân, người lao động, phụ nữ học sinh, sinh viên... hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tây Bắc. Đặc thù của các đối tượng này là họ có thể tiếp thu kiến thức pháp luật bằng ngôn ngữ, và một phần qua chữ viết của dân tộc Thái. Trong những điều kiện cụ thể nhất định họ có thể là đối tượng PBGDPL và cũng có thể là chủ thể PBGDPL hay như những phiên dịch, hỗ trợ cho chủ thể PBGDPL. Thứ ba, về chủ thể, PBGDPL cho ĐBDT Thái luôn gắn với vai trò quan trọng của trưởng bản, trưởng thôn, người có uy tín trong dòng họ, trong cộng đồng, những người thông thạo tiếng Thái, am hiểu phong tục, tập quán của ĐBDT Thái. Đồng thời công cụ quan trọng để PBGDPL cho đồng bào dân tộc Thái đó là các Đài phát thanh, truyền hình các tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Thái. Đây là đặc điểm riêng của việc PBGDPL cho ĐBDT Thái. Thứ tư, về hình thức, phương pháp, PBGDPL cho ĐBDT Thái cho dù được thực hiện ở hình thức trực tiếp, gián tiếp, hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng... đều được thực hiện bằng tiếng dân tộc Thái, chữ Thái. Đặc biệt, Đài 38 phát thanh, truyền hình các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái đều có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc Thái. Đây là đặc điểm riêng có của khu vực Tây Bắc và cho đồng bào dân tộc Thái hiện nay. Phổ biến, GDPL không chỉ đơn thuần là một hoạt động truyền tải tiếp nhận thông thường giữa chủ thể PBGDPL và đối tượng PBGDPL, mà là một quá trình kiên trì bền bỉ của một đội ngũ đông đảo các chủ thể PBGDPL trong việc minh chứng về sự công bằng minh bạch về giá trị bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân không gì thay thế được của luật pháp. Sự minh chứng này được thể hiện thông qua những tấm gương người thật việc thật hết sức cụ thể về lao động, về xây dựng mô hình kinh tế, về đạo đức lối sống, về quan hệ gia đình và xã hội... và đặc biệt, nếu được diễn đạt bằng ngôn ngữ Thái, trong không gian văn hóa Thái, có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại... thì hiệu quả sẽ rất tốt. 2.1.3. Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tộc Thái Nếu coi hệ thống pháp luật thực định là "pháp luật trên giấy tờ", còn hành vi pháp luật thực tế hợp pháp được thực hiện bởi mỗi công dân là "pháp luật trong hành động" thì hoạt động PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân chính là "cầu nối" giữa "pháp luật trên giấy tờ" và "pháp luật trong hành động". Điều đó nói lên rằng, công tác PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân ở nước ta có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Cũng như PBGDPL cho các đối tượng xã hội khác, PBGDPL cho ĐBDT Thái có vai trò rất quan trọng. 2.1.3.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái Đối với ĐBDT, vì nhiều nguyên nhân về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội mà trình độ hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế. Có những người dân tộc Thái chỉ biết rất ít hoặc hầu như không biết đến các quy định pháp luật. Muốn cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho ĐBDT Thái thì PBGDPL chính là phương thức hỗ trợ tích cực, là con đường nhanh chóng và hiệu quả để trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào. 39 2.1.3.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật Hệ thống pháp luật được Nhà nước ta xây dựng, ban hành là để bảo vệ các quyền và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm sự công bằng và thực hành nền dân chủ xã hội. Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh và thực sự phát huy hiệu quả khi họ tin tưởng vào các nguyên tắc, quy định của pháp luật. Chỉ khi nào người dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì họ mới thực hiện pháp luật một cách tự giác mà không cần một biện pháp cưỡng chế nào từ phía Nhà nước. Từ vai trò cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, hoạt động PBGDPL có vai trò góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. 2.1.3.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật. Phổ biến, GDPL góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng ĐBDT Thái, tạo điều kiện cho ĐBDT Thái thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, giảm dần sự khác biệt giữa các vùng miền khác nhau. Thông qua hoạt động PBGDPL, củng cố niềm tin sâu sắc của ĐBDT Thái vào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện các quy định của pháp luật là những yếu tố quan trọng làm hình thành hành vi pháp luật tích cực, từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật thực hiện pháp luật của ĐBDT Thái. 2.2. Mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái 2.2.1. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái Việc xác định rõ mục đích của PBGDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc có vai trò rất quan trọng; bởi lẽ, nếu không xác định rõ ràng, đúng đắn mục đích thì các chủ thể PBGDPL không thể đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức PBGDPL phù hợp; việc thực hiện PBGDPL cho họ sẽ rơi vào tình trạng giáo điều, phong trào và kém hiệu quả. PBGDPL cho ĐBDT Thái là một quá trình có mở đầu, có diễn biến theo từng 40 bước, từng giai đoạn cụ thể, kết thúc trong một phạm vi không gian nhất định và vào một khoảng thời gian xác định. Các chủ thể PBGDPL phải trả lời được các câu hỏi đặt ra: PBGDPL cho ĐBDT Thái ở để làm gì? Hoạt động này bao gồm những nội dung gì? PBGDPL được thực hiện như thế nào, bằng cách nào? v.v... Việc trả lời câu hỏi thứ nhất chính là xác định mục đích của PBGDPL cho đối tượng này. Từ sự luận giải trên đây, có thể khẳng định: Mục đích của PBGDPL cho ĐBDT Thái ở là định hướng cơ bản, xuyên suốt, là cái phải đạt được của hoạt động PBGDPL cho đối tượng này. Đó là những thông tin, kiến thức pháp luật; thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật; thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật mà ĐBDT Thái có thể tiếp thu và hiện thực hóa trong quá trình hoạt động sống, lao động, sinh hoạt. Phổ biến, GDPL cho ĐBDT Thái ở Tây Bắc phải đạt mục đích cụ thể sau: Thứ nhất, hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. PBGDPL cho bất kỳ đối tượng nào, trước hết, cũng đều nhằm cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đối tượng, góp phần hình thành, củng cố và nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của họ. Đây là mục đích quan trọng đầu tiên mà hoạt động PBGDPL cho ĐBDT Thái phải đạt được; bởi lẽ, sự hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò xã hội của pháp luật sẽ là cơ sở để ĐBDT Thái thêm tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Hơn nữa, có kiến thức, hiểu biết pháp luật, ĐBDT Thái sẽ có ý thức chủ động, tự giác trong tổ chức các hoạt động lao động, sinh hoạt của mình; tự đánh giá, đối chiếu hành vi của mình với các quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể. Ở nước ta hiện nay, nhìn chung, ý thức pháp luật của đội ngũ CBCC và các tầng lớp nhân dân, trong đó có ĐBDT Thái, vẫn còn thấp do ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ, nếp sống cũ thuộc nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Một bộ phận CBCC các cấp, các ngành chưa ý thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của mình, chưa thực sự là "công bộc" của dân; nhiều người dân vẫn chưa nhận thức đúng đắn về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cho 41 CBCC và nhân dân có lúc, có nơi còn bị hiểu và thực hiện chưa đúng, dẫn đến xem nhẹ vai trò của công tác này. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho kỷ cương xã hội, phép nước chưa nghiêm; nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, đề cao công tác PBGDPL. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh: "Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cán bộ quản lý các cấp, từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp... biến, giáo dục cho đồng bào dân tộc Thái những quy định pháp luật nào sau đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo 76 9,1 2 Các quy định pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo vệ giữ gìn an ninh quốc phòng biên giới chủ quyền quốc gia, tài nguyên khoáng sản 71 8,5 3 Các quy định pháp luật về đời sống lao động sản xuất 49 5,9 4 Tất cả 3 loại pháp luật 654 78,2 Câu 3: Ông (bà), anh (chị) có thường xuyên được phổ biến, giáo dục pháp luật không? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 497 59,4 2 Không thường xuyên 303 36,2 3 Chưa bao giờ 36 4,3 Câu 4. Nếu ông bà thường xuyên được phổ biến pháp luật thì việc phổ biến pháp luật đó tiến hành bằng hình thức nào dưới đây là nhiều nhất? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp 381 45,6 2 Tư vấn hướng dẫn tìm hiểu pháp luật 195 23,3 3 Cung cấp thông tin tài liệu pháp luật 135 16,1 4 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng 247 29,5 5 Thi tìm hiểu pháp luật 110 13,2 6 Các hình thức khác 34 4,1 Câu 5: Theo ông (bà), anh (chị), đối với đồng bào dân tộc Thái ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới thì hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nào dưới đây có hiệu quả nhất? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hòa giải cơ sở 162 19,4 2 Trợ giúp pháp lý lưu động 138 16,5 3 Tư vấn pháp luật tại chỗ 278 33,3 4 Cungcấp miễn phí thông tin, tài liệu bằng tiếng thái 166 19,9 5 Lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống 297 35,5 6 Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác 34 4,1 Câu 6: Ông (bà), anh (chị), muốn được thường xuyên phổ biến, giáo dục loại pháp luật nào dưới đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Pháp luật về hôn nhân và gia đình 476 4,1 2 Pháp luật về giao thông đường bộ 345 413 3 Pháp luật về đất đai 330 39,5 4 Phápluật về tài nguyên khoáng sản 126 15,1 5 Các loại pháp luật khác 26 3,1 Câu 7: Ông (bà), anh (chị) có nhận xét gì về Phương án trả lời phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái hiện nay? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Chung chung trừu tượng khó hiểu 221 26,4 2 Sát với đời sống lao động sản xuất của đồng bào Thái 321 38,4 3 Cụ thể, dễ hiểu 269 32,2 4 Xa với đời sống và lao động sản xuất của đồng bào Thái 91 10,9 5 Nhận xét khác 19 2,3 Câu 8: Ông (bà), anh (chị) có nhận xét gì về cán bộ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái hiện nay? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Chưa am hiểu sâu về pháp luật 199 23,8 2 Am hiểu sâu về pháp luật 166 19,9 3 Chưa biết cách tuyên truyền, phổ biến pháp luật 216 25,8 4 Đã biết cách tuyên truyền phổ biến pháp luật 239 35 5 Nhận xét khác 13 1,6 Câu 9: Theo ông (bà), anh (chị), trong thời gian tới, Phương án trả lời phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái cần được lựa chọn như thế nào để việc phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả hơn? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phù hợp với lứa tuổi trình độ của người được phổ biến giáo dục pháp luật 465 55,6 2 Sát với thực tế cuộc sống và lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc 416 49,8 3 Các hình thức khác 26 3,1 Câu 10: Ông (bà), anh (chị) có kiến nghị gì về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái trong thời gian tới? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Phù hợp với lứa tuổi trình độ của người được phổ biến giáo dục pháp luật 344 41,1 2 Phải thiết thực và tiết kiệm về thời gian công sức cho đồng bào 272 32,5 3 Phải phối kết hợp chặt chẽ hài hòa và thường xuyên hơn nữa 314 37,6 4 Các kiến nghị khác 7 0,8 Phụ lục 4 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Dành cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận; các tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về pháp luật Để có căn cứ đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phổ biến,giáo dục pháp luật cho cho đồng bào dân tộc Thái, chúng tôi mong các ông (bà), anh (chị) cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hỏi trong Phiếu hỏi này. Đối với câu hỏi đã có sẵn các phương án trả lời, ông (bà), anh (chị) đồng ý với phương án nào xin đánh dấu "X" vào phương án đó; đối với câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, đề nghị ông (bà), anh (chị) vui lòng trả lời cụ thể. Ý kiến của ông (bà), anh (chị) sẽ là những thông tin rất có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học của chúng tôi. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin và ý kiến của ông (bà), anh (chị) trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông (bà), anh (chị). Xin trân trọng cảm ơn! Câu 1: Theo Quý vị, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay có cần thiết không? 1. Rất cần thiết  2. Cần thiết  3. Không cần thiết  Câu 2: Nếu Quý vị cho rằng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc là cần thiết, thì theo Quý vị, do những nguyên nhân nào dưới đây? 1. Trình độ hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc Thái còn hạn chế  2. Tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng  3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật thấp kém  4. Cả 3 nguyên nhân trên  Câu 3: Tổ chức của Quý vị có thường xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của Tổ chức mình không? 1. Thường xuyên  2. Không thường xuyên  3. Không bao giờ  Câu 4: Nếu Tổ chức của Quý vị thường xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của Tổ chức mình thì sử dụng những hình thức nào dưới đây? 1. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên của Tổ chức mình  2. Mời chuyên gia pháp luật trực tiếp nói chuyện và phổ biến pháp luật cho hội viên, đoàn viên  3. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong nội bộ Tổ chức mình  4. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ của Tổ chức mình  5. Tập huấn kiến thức pháp luật cho hội viên, đoàn viên Tổ chức mình  6. Tất cả các hình thức trên  Câu 5: Tổ chức của Quý vị có thường xuyên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc không? 1. Thường xuyên  2. Không thường xuyên  3. Chưa bao giờ  Câu 6. Nếu tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc thì tổ chức của Quý vị thường xuyên sử dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nào dưới đây? 1. Nói chuyện pháp luật trực tiếp  2. Tham gia hòa giải ở cơ sở  3. Trợ giúp pháp lý lưu động  4. Tư vấn pháp luật tại chỗ  5. Cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng Thái  6. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái  7. Tất cả những hình thức trên  Câu 7: Theo Quý vị, loại quy định pháp luật nào dưới đây cần phổ biến, giáo dục thường xuyên nhất cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay? 1. Các quy định pháp luật về dân tộc  2. Các quy định pháp luật về tôn giáo  3. Các quy định pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, tài nguyên và khoáng sản  4. Các quy định pháp luật gắn liền với đời sống và lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc Thái  5. Các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình  6. Các quy định pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình  7. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường  8. Các loại quy định pháp luật khác (nếu có): ...................................................................... ............................................................................................................................................ Câu 8: Theo Quý vị, trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây thì hình thức nào đạt hiệu quả cao nhất? 1. Nói chuyện pháp luật trực tiếp  2. Tham gia hòa giải ở cơ sở  3. Trợ giúp pháp lý lưu động  4. Tư vấn pháp luật  5. Cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng Thái  6. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái  Câu 9: Có ý kiến cho rằng trợ giúp pháp lý lưu động cho người dân là hình thức có nhiều ưu thế và đạt hiệu quả cao nhất so với các hình thức khác. Ý kiến của Quý vị như thế nào? 1. Đúng  2. Không đúng  3. Không biết  Câu 10: Những người ủng hộ quan điểm cho rằng trợ giúp pháp lý lưu động có nhiều lợi thế và đạt hiệu quả cao nhất vì cán bộ trợ giúp pháp lý tới tận người dân để trợ giúp, người dân không phải đến trung tâm để trợ giúp, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí sức người, sức của cho người dân. Ngoài ra, cán bộ trợ giúp pháp lý trực tiếp giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của người dân thông qua các ví dụ cụ thể, tình huống cụ thể, làm cho người dân dễ hiểu, dễ vận dụng. Quý vị có tán thành với ý kiến trên hay không? 1. Tán thành  2. Không tán thành  3. Không biết  Câu 11: Trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái hiện nay, quý vị thường gặp khó khăn, vướng mắc gì dưới đây? 1. Trình độ văn hóa của người dân thấp kém  2. Đi lại khó khăn  3. Kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn hẹp  4. Trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế  5. Các khó khăn, vướng mắc khác (nếu có): ........................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 12: Quý vị có kiến nghị gì với Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho Tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái? 1. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật  2. Cung cấp miễn phí sách báo, tài liệu pháp luật  3. Hỗ trợ phương tiện phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật  4. Đào tạo, bồi dưỡng miễn phí báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của Tổ chức  5. Các hỗ trợ khác (nếu có): ................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 13: Xin Quý vị cho biết những thông tin cần thiết về cá nhân (nếu có thể): 1. Giới tính: Nam  Nữ  2. Tuổi: Dưới 30  31 - 50  51 trở lên  3. Trình độ học vấn và chuyên môn: Trung học phổ thông  Trung cấp  Cao đẳng, đại học  Sau đại học  4. Cơ quan, tổ chức làm việc Cơ quan đảng  Cơ quan nhà nước  Đoàn thể CT-XH  Các tổ chức khác  5. Chức vụ: ......................................................................................................................... KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC dành cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận; các tổ chức hành nghề về pháp luật và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về pháp luật (Qua khảo sát 210 phiếu hỏi ý kiến) Thông tin chung TT Phương án trả lời Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Giới tính Số lượng 210 100,0 Nam 118 56,2 Nữ 92 43,8 2 Tuổi Số lượng 210 100,0 Dưới 30 92 43,8 Từ 31 đến 50 109 51,9 Trên 50 9 4,3 3 Trình độ học vấn và chuyên môn Số lượng 210 100,0 Trung học phổ thông 33 15,7 Trung cấp 74 38,2 Cao đẳng và Đại học 80 38,1 Trên Đại học 23 11,0 4 Cơ quan, tổ chức làm việc Số lượng 210 100,0 Cơ quan Đảng 9 4,3 Cơ quan nhà nước 131 62,4 Đoàn thể chính trị-xã hội 48 22,9 Các tổ chức khác 22 10,5 5 Chức vụ Không có chức vụ 132 62,9 Có chức vụ 78 37,1 Câu 1: Theo Quý vị, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay có cần thiết không? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 10 5,7 2 Cần thiết 131 62,4 3 Không cần thiết 67 31,9 Câu 2: Nếu Quý vị cho rằng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc là cần thiết, thì theo Quý vị, do những nguyên nhân nào dưới đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trình độ hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc Thái còn hạn chế 41 19,5 2 Tình hình vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng 18 8,6 3 Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật thấp kém 18 8,6 4 Cả 3 nguyên nhân trên 132 62,9 Câu 3: Tổ chức của Quý vị có thường xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của Tổ chức mình không? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 138 65,7 2 Không thường xuyên 38 18,1 3 Không bao giờ 34 16,2 Câu 4: Nếu Tổ chức của Quý vị thường xuyên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của Tổ chức mình thì sử dụng những hình thức nào dưới đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền viên của Tổ chức mình 52 24,8 2 Mời chuyên gia pháp luật trực tiếp nói chuyện và phổ biến pháp luật cho hội viên, đoàn viên 14 6,7 3 Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong nội bộ Tổ chức mình 27 12,9 4 Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ của Tổ chức mình 63 30,0 5 Tập huấn kiến thức pháp luật cho hội viên, đoàn viên Tổ chức mình 24 11,4 6 Tất cả các hình thức trên 88 41,9 Câu 5: Tổ chức của Quý vị có thường xuyên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc không? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 109 51,9 2 Không thường xuyên 54 25,7 3 Chưa bao giờ 47 22,4 Câu 6. Nếu tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc thì Tổ chức của Quý vị thường xuyên sử dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nào dưới đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ % 1 Nói chuyện pháp luật trực tiếp 48 22,9 2 Tham gia hòa giải ở cơ sở 43 20,5 3 Trợ giúp pháp lý lưu động 52 24,8 4 Tư vấn pháp luật tại chỗ 30 14,3 5 Cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng Thái 18 8,6 6 Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái 41 19,5 7 Tất cả những hình thức trên 50 23,8 Câu 7: Theo Quý vị, loại quy định pháp luật nào dưới đây cần phổ biến, giáo dục thường xuyên nhất cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ % 1 Các quy định pháp luật về dân tộc 52 24,8 2 Các quy định pháp luật về tôn giáo 54 25,7 3 Các quy định pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo vệ an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, tài nguyên và khoáng sản 79 37,6 4 Các quy định pháp luật gắn liền với đời sống và lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc Thái 68 32,4 5 Các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình 93 44,3 6 Các quy định pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình 74 35,2 7 Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 58 27,6 8 Các loại quy định pháp luật khác (nếu có): 21 10,0 Câu 8: Theo Quý vị, trong các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây thì hình thức nào đạt hiệu quả cao nhất? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nói chuyện pháp luật trực tiếp 83 29,5 2 Tham gia hòa giải ở cơ sở 39 18,6 3 Trợ giúp pháp lý lưu động 67 31,9 4 Tư vấn pháp luật 26 12,4 5 Cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng Thái 26 12,4 6 Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái 54 25,7 Câu 9: Có ý kiến cho rằng trợ giúp pháp lý lưu động cho người dân là hình thức có nhiều ưu thế và đạt hiệu quả cao nhất so với các hình thức khác. Ý kiến của Quý vị như thế nào? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Không biết 40 19,0 2 Đúng 133 63,3 3 Không đúng 37 17,6 Câu 10: Những người ủng hộ quan điểm cho rằng trợ giúp pháp lý lưu động có nhiều lợi thế và đạt hiệu quả cao nhất vì cán bộ trợ giúp pháp lý tới tận người dân để trợ giúp, người dân không phải đến trung tâm để trợ giúp, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí sức người, sức của cho người dân. Ngoài ra, cán bộ trợ giúp pháp lý trực tiếp giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của người dân thông qua các ví dụ cụ thể, tình huống cụ thể, làm cho người dân dễ hiểu, dễ vận dụng. Quý vị có tán thành với ý kiến trên hay không? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Không biết 35 16,7 2 Tán thành 145 69,0 3 Không tán thành 30 14,3 Câu 11: Trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái hiện nay, quý vị thường gặp khó khăn, vướng mắc gì dưới đây? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trình độ văn hóa của người dân thấp kém 83 39,5 2 Đi lại khó khăn 45 21,4 3 Kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn hẹp 88 41,9 4 Trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế 54 25,7 5 Các khó khăn, vướng mắc khác (nếu có) 22 10,5 Câu 12: Quý vị có kiến nghị gì với Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho Tổ chức mình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Thái? TT Phương án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 112 53,3 2 Cung cấp miễn phí sách báo, tài liệu pháp luật 55 26,2 3 Hỗ trợ phương tiện phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật 68 32,4 4 Đào tạo, bồi dưỡng miễn phí báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức 51 24,3 5 Các hỗ trợ khác (nếu có): 21 10,0 Phụ lục 5 Thống kê tình hình đồng bào dân tộc Thái và Tây Bắc 1. Thống kê tình hình phân bố, số lượng người dân tộc Thái ở Tây Bắc Đơn vị tính: người Cả nước Tây Bắc Điện Biên Lai Châu Lào Cai Yên Bái Sơn La Hòa Bình Dân tộc thiểu số 13 386 330 3 345 377 461 359 358 879 447 473 445 858 1 006 312 625 496 Dân tộc Thái 1 719 654 1 077 186 206 261 134 281 1 875 58 178 643 726 32 865 Tỉ lệ % dân số VN 12,8 32,2 44,7 37,4 0,4 13,0 64,0 5,3 Tỉ lệ % so với người dân tộc thiểu số 14,4 33,3 45,9 37,4 0,4 13,8 65,7 5,5 Nguồn: [117, tr. 97]. 2. Thống kê tình hình học vấn, đào tạo nghề của người dân tộc Thái Tình trạng học vấn Tỉ lệ đi học nói chung Số lượng,tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc,viết chữ phổ thông Số lượng, tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, viết Chưa tốt nghiệp tiểu học (%) Tốt nghiệp tiểu học (%) Tốt nghiệp THCS (%) Tốt nghiệp THPT trở lên (%) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Tổng số 19,82 33,47 29,3 17,41 78,04 990 708 81,0 993 700 81,3 Nam 16.15 32.64 32.31 18.89 78.54 548 119 90,4 549 719 90,7 Nữ 24.2 34.47 25.69 15.65 77.52 442 589 71,8 443 981 72,0 Nguồn: [117, tr. 177]. 3. Thống kê tình hình lao động của người dân tộc Thái Tỉ lệ hộ có làm nghề truyền thống (%) Số lượng,tỉ lệ hộ có làm dịch vụ, du lịch Nghề Nghiệp Cơ cấu lao động chia theo nhóm nghề nghiệp (%) Tình trạng việc làm của người dân tộc Thái từ 15 tuổi trở lên Số lượng (số hộ) Tỉ lệ (%) Lao động có kĩ năng cao (%) Lao động có kĩ năng trung bình (%) Lao động không có kĩ năng (%) Thất nghiệp (%) Nhà lãnh đạo Lao động có kĩ năng trong nông, lâm, ngư nghiệp Quản lí chuyên môn kỹ thuật bậc cao và trung bình Nhân viên/thợ / lao động có kĩ thuật Lao động đơn giản Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cơ cấu lao động có việc làm (%) Tổng số 2,6 1 152 0,3 0,6 7,4 2,8 15,3 83,9 1 104 470 90,2 Nam 2,96 20,89 75,45 0,7 50,7 Nữ 2,7 7,89 88,95 0,46 49,3 Nguồn: [117, tr. 149]. 4. Thống kê tình hình sử dụng thiết bị truyền thông, thông tin của người dân tộc Thái Số lượng và tỉ lệ hộ gia đình có đài radio, cát-set Số lượng và tỉ lệ hộ gia đình có ti vi Số lượng và hộ gia đình có kết nối mạng internet (wifi, cáp hoặc 3G) Số hộ gia đình có điện thoại (cố định hoặc di động) Số hộ gia đình sử dụng điện lưới Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ(%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) 15.717 4,0 340 544 87,0 10 702 2,7 301 003 77,0 93,3 Nguồn: [117, tr. 134, 135, 150, 151]. 5. Thống kê tình hình giữ gìn văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái Số hộ và tỉ lệ hộ có các thành viên của hộ biết múa điệu múa truyền thống của dân tộc mình Số hộ và tỉ lệ hộ có các thành viên của hộ biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình Số hộ và tỉ lệ hộ có các thành viên của hộ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình Số hộ Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%) 134.606 34,4 73.120 18,7 33.729 8,6 Nguồn: [117, tr. 172, 173, 174]. Phụ lục 6 Thống kê tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc 1. Thống kê số lượng thành viên hội đồng phối hợp PBGDPL, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế làm công tác PBGDPL ở Tây Bắc TT Tỉnh/ thành phố Giai đoạn 2003 đến 2009 Giai đoạn 2010 đến nay Thành viên HĐPH PBGDPL Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Báo cáo viên pháp luật cấp huyện Tuyên truyền viên pháp luật Cán bộ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL Cán bộ pháp chế thực hiện nhiệm vụ PBGDPL Thành viên HĐPH PBGDPL Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Báo cáo viên pháp luật cấp huyện Tuyên truyền viên pháp luật Cán bộ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL Cán bộ pháp chế thực hiện nhiệm vụ PBGDPL Tổng cộng 114 506 1.531 8.956 899 86 157 587 1.667 13.241 1.487 313 1 Điện Biên 28 67 234 1.580 144 19 45 105 258 1.956 339 23 2 Hòa Bình 27 167 505 1.236 231 37 87 270 1.662 368 125 3 Lai Châu 22 47 284 1.578 98 33 62 353 1.631 120 43 4 Lào Cai 144 212 1.329 184 49 151 248 2.586 209 55 5 Sơn La 37 81 296 3.233 242 18 42 138 338 2.613 451 21 6 Yên Bái 44 200 2.793 46 Nguồn: [3, Phụ lục số 08]. 2. Kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Tây Bắc Giai đoạn từ 2010-2019 Kinh phí cấp tỉnh Kinh phí cấp huyện Kinh phí cấp xã Kinh phí NSNN phân bổ thường xuyên Kinh phí NSNN cấp theo Chương trình, Đề án Kinh phí từ nguồn hỗ trợ khác Cả nước 944.587.858.165 324.640.019.000 17.575.652.000 824.413.600.903 636.399.677.938 Tây Bắc 23.396.747.000 14.788.192.960 35.399.115.000 Điện Biên 3.203.408.000 5.201.592.960 4.691.000.000 1.811.000.000 Hòa Bình 11.000.000.000 4.000.000.000 8.301.000.000 6.624.000.000 Lào Cai 5.586.600.000 3.150.000.000 5.670.000.000 Sơn La 9.193.339.000 19.257.115.000 7.485.705.000 Yên Bái Giai đoạn từ 2010-2019 Kinh phí cấp tỉnh Kinh phí cấp huyện Kinh phí cấp xã Kinh phí NSNN phân bổ thường xuyên Kinh phí NSNN cấp theo Chương trình, Đề án Kinh phí từ nguồn hỗ trợ khác Cả nước 194.693.224.770 28.421.369.000 7.473.006.474 246.873.365.485 181.504.854.200 Tây Bắc .... .... .... .... ..... Điện Biên 2.911.000.000 1.514.006.474 534.000.000 249.600.000 Hòa Bình 1.607.838.000 256.000.000 418.500.000 1.216.880.000 Lào Cai Sơn La 2.246.365.900 5.258.625.000 1.234.000.000 Yên Bái Nguồn: [3, Phụ lục số 04]. 3. Thống kê số lượng các văn bản hướng dẫn triển khai PBGDPL của các tỉnh Tây Bắc Tên tỉnh/thành phố Các loại văn bản Ghi chú Chỉ thị Nghị quyết/ Thông tri Thông báo/ Kết luận Chương trình hành động Quyết định Kế hoạch Công văn/ Hướng dẫn Cả nước 157 108 11 4 448 712 128 0 Tây Bắc 13 17 3 86 103 40 Điện Biên 4 3 1 13 23 28 Hòa Bình 1 2 6 Lai Châu 5 2 5 13 Lào Cai * 2 5 1 53 49 12 Sơn La 1 5 1 6 9 Yên Bái 2 4 3 Ghi chú: * Thống kê văn bản hướng dẫn của 03 cấp và của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Nguồn: [3, Phụ lục số 03]. 4. Danh mục thực hiện đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2013-2016 các tỉnh Tây Bắc TT Địa phương ĐA NT, DTTS (1) ĐA NNL (2) ĐA NT (3) ĐA NLĐ (4) ĐA KN, TC (5) ĐA CĐDC (6) ĐA BGHĐ (7) ĐA ĐBTĐ (8) ĐA XHH (9) ĐA khác (10) 1 Điện Biên ĐA dân sự, chính trị 2 Hòa Bình 44/KH- UBND ngày 19/6/2014 37/KH- UBND ngày 25/5/2015 35/KH- UBND ngày 25/5/2015 38/KH- UBND ngày 25/5/2015 ĐA Tăng cường công tác PBGDPL trên Đài PTTH tỉnh giai đoạn 2013-2016 3 Lai Châu 1168/KH- UBND ngày 09/9/2013 1039/KH- UBND ngày 19/8/2013 1437/QĐ- UBND ngày 07/11/2013 1426/KH- UBND ngày 05/11/2012 630/KH- UBND ngày 09/5/2014 118/KH- MTTQ-BTT ngày 08/5/2014 885/KH- UBND 09/KH-HLG ngày 19/12/2013 4 Lào Cai 108/KH- UBND ngày 03/6/2013 1483/QĐ- UBND ngày 27/5/2015 95/KH- UBND ngày 16/5/2013 152/KH- UBND ngày 27/8/2013 151/KH- UBND ngày 27/8/2013 55/KH- UBND ngày 08/4/2014 38/KH- UBND ngày 12/02/2015 2499/QĐ- UBND ngày 07/8/2015 5 Sơn La 50/KH- UBND ngày 27/5/2013 1825/QĐ- UBND ngày 23/8/2013 758/QĐ- UBND ngày 17/4/2013 27/Kh- UBND ngày 09/4/2013 1176/QĐ- UBND ngày 16/5/2014 1526/QĐ- UBND ngày 12/6/2014 134/KH- UBND ngày 23/11/2015 67/KH- UBND ngày 28/8/2014 ĐA dân sự, chính trị. 6 Yên Bái GHI CHÚ: * Thông tin số liệu do các bộ, ngành, địa phương cung cấp tại báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (1) Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” (2) Đề án Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước (3) Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (4) Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp (5) Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012 - 2016” (6) Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012 - 2016” (7) Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2016” ” (8) Xây dựng Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” (9) Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” (10) Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật Nguồn: [2, Phụ lục số IIc]. 5. Danh mục đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 thực hiện ở Tây Bắc* TT Địa phương ĐA NT (1) ĐA NLĐ (2) ĐA BĐBP (3) ĐA ĐBTĐ (4) ĐA XHH (5) ĐA BCA (6) ĐA DTTS & MN (7) DA ĐĐ (8) ĐA khác (9) 1 Điện Biên 3038/KH- UBND ngày 16/10/2017 1377/KH- UBND ngày 28/5/2018 3205/KH- UBND ngày 31/10/2017 705/KH-UBND ngày 26/3/2018 ĐA thanh thiếu niên 2 Hòa Bình Sở GD tiếp tục thực hiện ĐA nhà trường 122/KH- UBND ngày 30/8/2017 143/KH- UBND ngày 11/10/2018 ĐA thanh thiếu niên; tiếp tục thực hiện Đề án phòng, chống tham nhũng 3 Lai Châu 2216/KH- UBND ngày 30/11/2017 1919/KH- UBND ngày 18/10/2017 754/KH- UBND ngày 27/4/2017 33/KH-HLG ngày 8/8/2017 607/KH- UBND ngày 08/5/2018 ĐA thanh thiếu niên; ĐA phòng, chống tra tấn 4 Lào Cai 312/KH- UBND ngày 05/12/2017 06/KH-UBND ngày 09/01/2018 293/KH- UBND ngày 13/11/2017 247/KH- UBND ngày 19/9/2017 178/KH-UBND ngày 25/5/2018 ĐA Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số 5 Sơn La 200/KH- UBND ngày 02/12/2017 2458/QĐ- UBND ngày 18/9/2017 2685/QĐ- UBND ngày 16/10/2017 162/KH- UBND ngày 29/9/2017 169/KH- UBND ngày 13/10/2017 84/KH-UBND ngày 21/4/2018 ĐA thanh thiếu niên; ĐA phòng, chống tra tấn; ĐA dân sự, chính trị 6 Yên Bái GHI CHÚ: * Danh mục tính đến ngày 01/5/2019, thông tin số liệu do các bộ, ngành, địa phương cung cấp tại báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (1) Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” đến năm 2021 (2) Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021 (3) Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 (4) Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 (5) Đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 (6) Đề án “Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (7) Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021” (8) Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” (9) Dự án phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức chính sách pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phạm vi cả nước, ưu tiên đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 (10) Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật. Nguồn: [2, Phụ lục số IId].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_dong_bao_dan_toc_tha.pdf
  • pdfThong tin diem moi cua LA Thoa tieng Viet + Anh.pdf
  • pdfThong tin diem moi LA .Thoa. tieng anh MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING MINISTRY OF JUSTICE.pdf
  • pdfTom tat - tieng Viet-Thoa.pdf
  • pdfTom tat LA - Tieng Anh - Thoa.pdf