Luận án Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN VĂN QUANG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN VĂN QUANG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:

pdf234 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- PGS.TS. Bùi Minh Hiền - TS. Vũ Đình Chuẩn HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Văn Quang LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn PGS.TS Bùi Minh Hiền và TS Vũ Đình Chuẩn, những nhà khoa học đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Qua sự hướng dẫn của các nhà khoa học, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cám ơn Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng, trường THPT Phan Châu Trinh, THPT Phan Thành Tài và các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa học và luận án. Tôi xin cám ơn đồng nghiệp, bạn bè, những người đã chia sẻ, động viên để tôi có thêm nghị lực, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu. Sự động viên, khích lệ và ủng hộ thầm lặng của mọi người thực sự có ý nghĩa và giá trị to lớn để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tác giả luận án Trần Văn Quang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Khách thể nghiên cứu........................................................................................ 4 4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 8. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu ......................................... 5 9. Các luận điểm bảo vệ ........................................................................................ 8 10. Đóng góp mới của luận án ............................................................................. 8 11. Bố cục của luận án .......................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ........................ 10 1.1.2. Nghiên cứu các vấn đề về quản lí đổi mới phương pháp dạy học ............ 14 1.2. Một số khái niệm và quan niệm cơ bản ......................................................... 20 1.2.1. Quản lí nhà trường .................................................................................... 20 1.2.2. Quá trình dạy học ..................................................................................... 29 1.2.3. Phương pháp dạy học ................................................................................ 32 1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học .................................................................. 39 1.2.5. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ...................................................... 40 1.3. Trƣờng trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân ................ 41 1.3.1. Vị trí trường trung học phổ thông ............................................................. 41 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông ........................ 41 1.3.3. Mục tiêu giáo dục của trường trung học phổ thông ................................. 42 1.3.4. Nội dung chương trình, phương pháp giáo dục trung học phổ thông ...... 42 1.3.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học phổ thông ......... 43 1.4. Lí luận về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông .. 45 1.4.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học .................... 45 1.4.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................................................................... 46 1.4.3. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ........................................... 48 1.4.4. Đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ với các thành tố của quá trình dạy học ........................................................................................................ 53 1.5. Các tiếp cận xác định nội dung quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ................................................................................... 55 1.5.1. Tiếp cận theo chức năng và đối tượng quản lí .......................................... 55 1.5.2. Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ......................................................................................................... 56 1.6. Nội dung quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông của hiệu trƣởng ............................................................................................. 56 1.6.1. Nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về đổi mới phương pháp dạy học .. 56 1.6.2. Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ........................................... 58 1.6.3. Tổ chức bộ máy quản lí đổi mới phương pháp dạy học ........................... 59 1.6.4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh ................................................................................................... 60 1.6.5. Tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ................................................................................... 64 1.6.6. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ........................................................... 65 1.6.7. Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .................... 67 1.6.8. Tạo cơ chế thúc đẩy, tạo động lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ................................................................................................................ 68 1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ................................................................................................ 71 1.7.1. Các tếu tố khách quan ............................................................................... 71 1.7.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................................. 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 77 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .. 78 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Đà Nẵng ................................................................................................. 78 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng ...................... 78 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển trong thời gian tới ............................................................................................................................. 79 2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục thành phố Đà Nẵng ..................................... 81 2.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng ................ 82 2.2.1. Chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện ............................. 82 2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên đối với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ................................................................................................................ 84 2.2.3. Các nguồn lực phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học ...................... 85 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 89 2.4. Thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng....................................................................................... 92 2.4.1. Quan niệm của cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ................................................................................................................ 92 2.4.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học ...................................................................... 94 2.4.3. Năng lực, kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực của giáo viên .............................................................................................................. 96 2.5. Thực trạng quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng ............................................................................... 99 2.5.1. Nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động quản lí đổi mới phương pháp dạy học .......................................................................................... 99 2.5.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học ..................................................................................................... 101 2.5.3. Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy hoc .......................................... 103 2.5.4. Tổ chức bộ máy chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ....... 106 2.5.5. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới phương pháp dạy học ..... 108 2.5.6. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên ....................... 114 2.5.7. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ............................... 117 2.5.8. Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .................. 121 2.5.9. Tạo cơ chế thúc đẩy, tạo động lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học .............................................................................................................. 124 2.6. Đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng ...................................................................... 126 2.6.1. Những điểm mạnh ................................................................................... 126 2.6.2. Những điểm yếu ...................................................................................... 127 2.6.3. Cơ hội và thách thức ............................................................................... 128 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 129 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 131 3.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp ...................................................................... 131 3.1.1. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam ........ 131 3.1.2. Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam 2011 - 2020 ............ 133 3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ................................................................................................................... 134 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 135 3.2.1. Đảm bảo tính mục đích ........................................................................... 135 3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................ 137 3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................ 137 3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................. 138 3.2.5. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ........................................................... 138 3.3. Đề xuất các nhóm biện pháp quản lí đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng .............................................. 139 3.3.1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học................ 139 3.3.2. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực đổi mới phương pháp dạy học cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên .............................................. 146 3.3.3. Nhóm biện pháp phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ................................................................................. 160 3.3.4. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học ....... 163 3.3.5. Nhóm biện pháp xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học ..................................................................................................... 173 3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp ........................................................ 182 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............ 183 3.6. Thử nghiệm biện pháp ................................................................................... 184 3.6.1. Mục đích thử nghiệm .............................................................................. 184 3.6.2. Nội dung thử nghiệm .............................................................................. 184 3.6.3. Tiến trình và phương pháp thử nghiệm ................................................... 184 3.6.4. Kết quả thử nghiệm ................................................................................. 185 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 193 1. Kết luận .............................................................................................................. 193 2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 195 DANH MỤC NHỮNG BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 197 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 205 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban chấp hành trung ương CBQL : Cán bộ quản lí CNTT : Công nghệ thông tin CSTĐ : Chiến sĩ thi đua CSVC : Cơ sở vật chất Đ : Điểm GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh KTĐG : Kiểm tra đánh giá PPDH : Phương pháp dạy học QLGD : Quản lí giáo dục SL : Số lượng THPT : Trung học phổ thông TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TW : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa ii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê kết quả hai mặt giáo dục 83 2.2 Kết quả tốt nghiệp THPT của thành phố Đà Nẵng 83 2.3 Kết quả xếp loại giáo viên THPT 84 2.4 Kết quả giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở 85 2.5 Tổng hợp cơ sở vật chất các trường THPT 87 2.6 Nguồn tài chính (Ngân sách và học phí) 87 2.7 Quan niệm của CBQL, giáo viên về đổi mới PPDH 92 2.8 Nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới PPDH 95 2.9 Mức độ thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên 96 2.10 Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT 99 2.11 Quản lí nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH 102 2.12 Quản lí xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của tổ chuyên môn và cá nhân 104 2.13 Mức độ tổ chức bộ máy chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH 106 2.14 Quản lí xây dựng Quy chế hoạt động tổ chuyên môn 108 2.15 Quản lí tổ chuyên môn và giáo viên đổi mới PPDH 111 2.16 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 114 2.17 Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, CNTT 117 2.18 Kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH 122 2.19 Quản lí tạo cơ chế, động lực thực hiện đổi mới PPDH 125 3.1 Phiếu đánh giá và xếp loại giờ dạy 165 iii Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.2 Mẫu kế hoạch thao giảng tập trung năm học 168 3.3 Kế hoạch kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn về đổi mới PPDH 171 3.4 Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 183 3.5 Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH 185 3.6 Kết quả tổ chức hội giảng đổi mới PPDH 186 3.7 Kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi về đổi mới PPDH 188 3.8 Kết quả kiểm tra hoạt động đổi mới PPDH 189 3.9 Hiệu quả hoạt động của tổ kiểm tra chuyên môn 190 iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học 94 2.2 Nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới phương pháp dạy học 95 2.3 Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 98 2.4 Nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động quản lí đổi mới phương pháp dạy học 101 2.5 Quản lí nâng cao nhận thức về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 103 2.6 Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học 105 2.7 Mức độ quản lí xây dựng tổ chức bộ máy chỉ đạo đổi mới PPDH 107 2.8 Quản lí xây dựng Quy chế hoạt động tổ chuyên môn 109 2.9 Quản lí tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 113 2.10 Tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học 116 2.11 Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy học 118 2.12 Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá đổi mới phương pháp dạy học 124 2.13 Quản lí tạo cơ chế, động lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học 126 3.1 So sánh mức độ xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH 186 3.2 So sánh mức độ xếp loại giờ hội giảng đổi mới PPDH 187 v Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.3 So sánh kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp trường 188 3.4 So sánh kết quả kiểm tra hoạt động đổi mới PPDH 190 3.5 So sánh hiệu quả hoạt động của tổ kiểm tra chuyên môn 191 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy mạnh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế có nêu ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. 1.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục THPT có mục tiêu hình thành cho học sinh học vấn phổ thông và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học chuyên nghiệp, học đại học, học 2 nghề hoặc đi vào đời sống; đào tạo nên những thanh niên khoẻ mạnh, có kiến thức, kỹ năng và động lực học tập suốt đời. Trong quá trình đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông, vai trò của các nhà quản lí giáo dục nói chung, của hiệu trưởng nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng hành với sự đổi mới trên là sự phân cấp quản lí giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lí nhà trường đưa đến những thay đổi đáng kể về trách nhiệm của hiệu trưởng. Hiện nay, giáo dục THPT đang được đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến kế hoạch và phương pháp dạy học để tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ với các bậc học khác. Do vậy, vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. 1.3. Để thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông cần xác định đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục định hướng nội dung dạy học sang nền giáo dục định hướng phát triển năng lực của người học nhằm phát triển toàn diện nhân cách, đặc biệt là khả năng vận dụng, khả năng sáng tạo của học sinh. Phương pháp giáo dục trung học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Do vậy quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt quyết định chất lượng dạy học, giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay. 1.4. Trong những năm qua, công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng đã có những kết quả đáng kể. Các trường trung học phổ thông đã có nhiều cố gắng vận dụng chuẩn kiến thức, kỹ năng vào giảng dạy, kiểm tra, đánh giá. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Các trường THPT có nhiều điều kiện thuận lợi 3 hơn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin, động viên khen thưởng tạo thuận lợi cho giáo viên đầu tư cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông. Hiện nay, ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng việc quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, công tác quản lí đội ngũ còn nhiều bất cập trong nội bộ nhà trường và giữa các trường với nhau, một bộ phận giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đầu tư nghiên cứu chuyên môn vững chắc, chưa tâm huyết với nghề nghiệp. Một bộ phận khác chủ yếu chỉ lo dạy thêm để tăng thu nhập, ít quan tâm đến chất lượng dạy học ở trường. Trong giảng dạy chưa thực sự đổi mới phương pháp, chưa thực sự giúp đỡ nhau trong chuyên môn, ý thức học tập đồng nghiệp và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn chưa cao. Số giáo viên chủ động, sáng tạo sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh chưa nhiều, chưa thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học và chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lí, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều bất cập, sơ sài, nặng thành tích, chưa đồng bộ giữa các tổ chuyên môn, giữa các trường với nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại”. Đặc biệt Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 25/1/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) có nêu “Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, điều chỉnh việc khắc phục phương pháp dạy học theo kiểu “đọc - chép” và những biến tướng của việc “đọc - chép”, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều; giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian thực hành; hướng dẫn phương pháp tự tìm hiểu, tự học cho học sinh, sinh viên; gắn nội dung lý thuyết với thực hành, đào tạo, khoa học với sản xuất và đời sống; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện tư duy 4 sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức của người học; tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên”. Từ những vấn đề trên cho thấy cần tăng cường công tác quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển năng lực học tập của học sinh, qua đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng. 3. Khách thể nghiên cứu Qúa trình dạy học ở trường trung học phổ thông. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng. 5. Giả thuyết khoa học Đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát triển năng lực học sinh là vấn đề cấp thiết của đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng theo tiếp cận tăng cường các chức năng quản lí cơ bản (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra/đánh giá), đồng thời tác động vào các vấn đề then chốt trong nội dung quản lí (đổi mới tư duy, nâng cao năng lực, tạo điều kiện cơ sở vật chất và động lực cho giáo viên, học sinh) sẽ phát huy sức mạnh tổng thể các thành tố tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng. 5 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng. 6.4. Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu quản lí đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng. - Khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học và quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng. - Khách thể khảo sát là cán bộ quản lí, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng. - Thời gian thực hiện từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2013 - 2014. - Thử nghiệm một số biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu: Các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 8. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu - Tiếp cận hệ thống: Phương pháp dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, có quan hệ mật thiết với các thành tố khác như mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học...trong một hệ thống toàn vẹn, thống nhất. Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và quản lí đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ hệ thống chỉnh thể và toàn vẹn của quá trình dạy học. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ với quản lí đổi mới các thành tố khác của quá trình dạy học, tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống để đạt tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. - Tiếp cận quản lí sự thay đổi: Quản lí đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề của quản lí...phân công hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, đòi hỏi phải có sự thống nhất, do vậy cần phải có người đứng đầu, chỉ huy để phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lí. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình phát triển xã hội, phát triển khoa học quản lí, khái niệm quản lí được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học đề cập đến và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Ở nước ngoài, có tác giả cho rằng: “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định” [30, tr. 29]. Hay theo X.T.Groupe, Lewin quan niệm quản lí (Management) là hoạt động chính thống về phối hợp các nguồn vốn trong xí nghiệp (nhân lực, tài chính, thiết bị) nhằm đạt mục tiêu xác định [30, tr. 203]. 21 Các nhà lí luận quốc tế như Frederich William Taylor (1856-1915) Mỹ; Hen Fayol (1841-1925) Pháp; Max Weber (1864-1920) Đức, đều đã khẳng định quản lí là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. F.Taylor quan niệm quản lí là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Một số quan niệm khác: Quản lí là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định [90, tr. 130]. Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: Quản lí được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng đến hoàn cảnh mới [57, tr. 6]. Hoạt động quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [25, tr. 1]. Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [56, tr. 15]. Quản lí là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt đến mục đích dự kiến [56, tr. 15]. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Đặng Thế Ngữ: “Quản lí là một quá trình có định hướng, có mục tiêu, quản lí là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mới mà người quản lí mong muốn” [50, tr. 37]. 22 Như vậy, tuy có nhiều cách hiểu, chúng ta có thể thống nhất khái niệm quản lí như sau: quản lí là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung. Từ sự phân tích trên, có thể nói tuy có những điểm khác nhau nhưng tựu trung các quan niệm về quản lí có chung những dấu hiệu cơ bản sau: - Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lí là những tác động có tính hướng đích. - Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. 1.2.1.2. Quản lí giáo dục Khái niệm “Quản lí giáo dục” cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Ở tầm vĩ mô, có các quan niệm sau: Theo X.T.Groupe, Lewin, QLGD là quá trình nghiên cứu khoa học về các sự kiện và phương pháp tham gia vào quyết định tổ chức hoạt động giáo dục và khoa học quản lí chương trình giáo dục [28, tr. 203]. Tác giả Trần Kiểm có đưa ra một số định nghĩa. - QLGD được hiểu là những tác động tự giác của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. - QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động. Cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát ... một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [54, tr. 37]. 23 Ngày nay, theo quan điểm xây dựng xã hội học tập, học suốt đời nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó theo UNESCO, QLGD là cách thức điều hành hệ thống giáo dục, nhất là cách thức quyết định sự vận hành của hệ thống giáo dục và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống. Trên cơ sở những nội dung đã nêu, có thể hiểu, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động của khách thể, quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Quản lí giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng tới việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực (đầu vào) dành cho giáo dục để đạt được kết quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất. QLGD là một quá trình diễn ra những tác động quản lí và nằm trong phạm trù quản lí xã hội nói chung. Do đó quản lí giáo dục chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và có những đặc điểm sau: - QLGD nói chung, quản lí nhà trường nói riêng đều gắn liền với việc quản lí con người, đặc biệt là lao động sư phạm của người giáo viên. Quá trình giáo dục là sự tác động của người giáo viên lên đối tượng lao động của họ bằng các phương tiện nhất định. Đối tượng của lao động sư phạm là người học với những đặc điểm tâm sinh lí hết sức phức tạp. Người học vừa là đối tượng của hoạt động giáo dục đồng thời là chủ thể của hoạt động giáo dục, do đó kết quả của hoạt động giáo dục không chỉ phụ thuộc vào bản thân nhà giáo mà còn phụ thuộc vào thái độ của người học. Phương tiện lao động của giáo viên chủ yếu là phương tiện tinh thần (lời, bằng tấm gương, thái độ, sự cảm hoá...). Thời gian lao động của giáo viên theo quy định riêng, không giống với lao động khác trong xã hội. Sản phẩm giáo dục có tính đặc thù, nên QLGD phải chú ý ngăn ngừa sự rập khuôn máy móc trong việc tạo ra sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm. - QLGD đòi hỏi cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính linh hoạt và tính phát triển. Hệ thống giáo dục là một hệ phức tạp bao gồm nhiều phần tử và mối quan hệ giữa các phần tử rất đa dạng, phức tạp. Mục tiêu giáo dục có tính tổng hợp cao, nội 24 dung giáo dục gồm nhiều nhiệm vụ (xã hội, kinh tế, kỹ thuật và tư tưởng văn hóa) thâm nhập hoà quyện vào nhau. Quá trình thực hiện mục tiêu trải dài theo thời gian, phạm vi của hệ thống trải rộng trong không gian, ... nhưng lại có tính thống nhất cao, vì vậy QLGD đòi hỏi có những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất. Mặt khác, để đạt đựơc mục tiêu giáo dục phải phấn đấu trong một thời gian dài trên cơ sở chia mục tiêu chung thành các mục tiêu bộ phận, được thực hiện theo từng ngành học, cấp học, bậc học, lớp học, môn học, tiết học. Do vậy, cần có sự gắn bó hữu cơ giữa mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận trên cơ sở QLGD phải đảm bảo các yêu cầu về tính liên tục, kế thừa và phát triển. - QLGD phải kết hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài nhà trường, trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục không thể thực hiện được nếu không lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Cộng đồng giữ vai trò rất lớn trong việc huy động trẻ em đến trường, tham gia QLGD ngoài nhà trường, giáo dục gia đình, đóng góp sức người, sức của vào việc phát triển giáo dục ở cộng đồng. Trong QLGD cần phải phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội. - Nội dung quản lí giáo dục là quản lí quá trình giáo dục, là quản lí một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố sau: 1. Quản lí mục tiêu giáo dục. 2. Quản lí nội dung giáo dục. 3. Quản lí phương pháp giáo dục. 4. Quản lí hình thức tổ chức giáo dục. 5. Quản lí giáo viên, cán bộ công nhân viên. 6. Quản lí học sinh. 7. Quản lí cơ sở vật chất – kỹ thuật. 8. Quản lí môi trường giáo dục. 9. Quản lí kết quả giáo dục. - QLGD vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Để quản lí tốt cần phải nắm các luận điểm cơ bản của hệ thống các tri thức của khoa học QLGD và các khoa học khác liên quan đến giáo dục. QLGD là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một dạng lao động 25 đặc biệt mà nét đặc trưng của nó là tính tích cực, sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức khoa học để đề ra các giải pháp phù hợp với quy luật khách quan nhằm đạt được mục đích đặt ra một cách có kết quả. Ngoài trình độ khoa học về quản lí, nhà quản lí còn phải có nghệ thuật quản lí nữa. Nghệ thuật QLGD được hiểu là sự tích hợp khoa học giáo dục, khoa học QLGD, kinh nghiệm quản lí và sáng tạo của chủ thể quản lí. Tuy nhiên khoa học QLGD không phải là đơn thuốc vạn năng để có thể áp dụng trong bất cứ tình huống nào. Trong khi đó thực tế QLGD rất phong phú và đầy biến động. Hoạt động quản lí lại là hoạt động thuộc lĩnh vực thực hành, đòi hỏi người quản lí phải luôn luôn xử lí những tình huống khác nhau. Nghệ thuật đó nằm trong cách "đối nhân xử thế", nhà quản lí phải biết cách kết hợp giữa "đức trị" và "pháp trị", biết phối hợp giữa uy quyền và bao dung, biết động viên những người dưới quyền thực hiện những mục tiêu đã đề ra một cách tự nguyện. 1.2.1.3. Quản lí nhà trường Nhà trường là một cơ sở giáo dục, là nơi tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo con người theo yêu cầu xã hội. Trong nhà trường, diễn ra các hoạt động giáo dục toàn diện và quá trình quản lí giáo dục, trong đó hoạt động dạy học và quản lí dạy học là trung tâm. Xét trong quan hệ với cả hệ thống giáo dục, nhà trường được xem xét như một tế bào căn bản, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là tấm gương phản chiếu bộ mặt của một nền giáo dục. Mục tiêu giáo dục, tính chất đại chúng, dân chủ của nhà trường, quy mô trường lớp, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... trong nhà trường phản ánh trình độ phát triển, tính chất tiến bộ của nền giáo dục của một quốc gia. Xét trong quan hệ với cộng đồng, địa bàn dân cư và vùng lãnh thổ, nhà trường được coi là vầng trán của cộng đồng, là trung tâm tri thức, trí tuệ của cộng đồng, của địa phương. Theo nghĩa này, nhà trường là nơi chuyển giao, phát triển và sáng tạo tri thức, không chỉ cho các thế hệ người học học tập trong nhà trường mà cho cả cộng đồng xã hội [48, tr. 11]. Có thể nêu một vài khái niệm về quản lí nhà trường của các nhà nghiên cứu giáo dục: 26 “Việc quản lí nhà trường phổ thông là quản lí việc dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [41, tr. 71]. “Quản lí nhà trường, QLGD là tổ chức hoạt động dạy- học, có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN, mới quản lí được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” [41, tr. 72]. Theo tác giả Trần Kiểm, thuật ngữ “Quản lí trường học/ nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa của QLGD thuộc tầm vi mô. Quản lí trường học thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [54, tr. 38-39]. Ở cấp vi mô, QLGD có thể được hiểu là quản lí nhà trường. Quản lí trường học là một chuỗi tác động hợp lí có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống, mang tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ giảng dạy và học sinh - sinh viên, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động học cùng công tác, phối hợp tham gia vào sự hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến [82, tr. 7]. Một quan niệm khác: “Quản lí nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lí (đứng đầu là hiệu trưởng) đến các đối tượng quản lí (giáo viên, cán bộ nhân viên, người học, các bên liên quan...) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động” [48, tr. 31]. Từ những khái niệm trên, có thể khái quát: Quản lí nhà trường là hệ thống những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lí nhà trường đến khách thể quản lí 27 nhằm đưa các hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục nhà trường. Trong quản lí nhà trường, có nhiều cách tiếp cận khác nhau: - Quản lí nhà trường theo tiếp cận của quản lí hệ thống: các thành tố của hệ thống từ mục tiêu, chức năng, nguyên tắc, phương pháp, công cụ, nội dung, hình thức quản lí, nhà quản lí, đối tượng quản lí, môi trường quản lí...đều tồn tại và vận hành trong hệ thống quản lí, có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. - Quản lí nhà trường là tâm điểm của quản lí giáo dục: Nhà trường là thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục nên quản lí nhà trường được coi là trung tâm của quản lí giáo dục. - Quản lí nhà trường là quản lí giáo dục ở cấp độ vi mô: Quản lí nhà trường là QLGD diễn ra trong phạm vi một nhà trường, một cơ sở giáo dục ở các cấp học, các trình độ đào tạo, được coi là quản lí ở cấp độ vi mô. - Quản lí nhà trường chuyển từ chủ yếu là quản lí hành chính sang quản lí chất lượng: Chất lượng giáo dục là mục tiêu tối cao của nhà trường, là yếu tố quyết định sự tồn tại của nhà trường. Thông qua việc xây dựng và công bố các chuẩn chất lượng, nhà trường cam kết với xã hội về sản phẩm giáo dục đào tạo đảm bảo chất lượng theo yêu cầu xã hội. - Quản lí nhà trường theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội: Các cơ quan cấp trên trao quyền tự chủ cho nhà trường theo quy định của pháp luật. Nhà trường thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội, đây là hai mặt của một thể thống nhất trong xu thế đổi mới quản lí nhà trường hiện nay. - Quản lí nhà trường theo xu thế dân chủ hóa và cùng tham gia: Ngày nay, các chủ thể quản lí nhà trường đã được mở rộng (Ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn, giáo viên, công nhân viên, người học, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội...) cùng tham gia quản lí, mở rộng quyền dân chủ là phương thức tối ưu trong quản lí nhà trường. Trong đó, người hiệu trưởng cần phải phối kết hợp và huy động sự tham gia tích cực các nhân vật trên vào quản lí nhà trường [48]. 28 Thực hiện chức năng quản lí nhà trường cần tuân thủ chức năng quản lí nói chung và chức năng quản lí giáo dục. Có nhiều cách tiếp cận để xác định chức năng quản lí, trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển của khoa học quản lí, các quan niệm phổ biến đến nay đều đề cập đến các chức năng: Lập kế hoach (Planning), ra quyết định (Making Decision), tổ chức (Organizing), thông tin/truyền thông (Communicating/ Communication), thúc đẩy (Motivating/Motivation), lãnh đạo/chỉ đạo/chỉ huy (Leading) và kiểm tra/kiểm soát/giám sát (Checking/Controlling). Trong đó, bốn chức năng được coi là cơ bản là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo/chỉ đạo, kiểm tra/giám sát. - Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lí nhà trường. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương pháp, trình tự, thời gian tiến hành các công việc, chuẩn bị huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động một cách chủ động nhằm đạt kết quả cao nhất các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Lập kế hoạch bao gồm ba giai đoạn: + Thiết lập các mục tiêu (phương hướng) cho sự phát triển nhà trường bao gồm các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu chung là các mục tiêu cần đạt được trong các lĩnh vực hoạt động chủ chốt và quan trọng của nhà trường. Các mục tiêu cụ thể thường được định dạng qua các chỉ số thực hiện, mang các đặc điểm cụ thể, có thể đo được, định lượng được, bền vững và duy trì được, được giới hạn về thời gian và mang tính khả thi. + Nhận diện các nguồn lưc (năm nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian) để thực hiện các mục tiêu. + Quyết định về các cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt mục tiêu. - Chức năng tổ chức: Đây là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận, các đơn vị trong nhà trường, thực hiện phân công lao động, phân công nhân sự cho các vị trí, tổ chức phân bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực để thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. 29 - Chức năng lãnh đạo/chỉ đạo: Nội dung chính của lãnh đạo/chỉ đạo thể hiện ở việc chủ thể quản lí nhà trường định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động và vận hành các hoạt động của nhà trường. Trong tiến trình quản lí nhà trường, các chỉ thị, yêu cầu, chỉ đạo các hoạt động cụ thể được đưa ra bới các chủ thể quản lí có thể bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng các kênh truyền đạt thông tin khác. Việc sử dụng các phương pháp quản lí một cách khoa học và hợp lí; xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận, các đơn vị thành viên, , các tổ bộ môn, các tập thể HS; tạo động lực cho giáo viên, người học, nhân viên ra những quyết định quản lí đúng và kịp thời; điều khiển, điều chỉnh các hoạt động, đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường vận hành có kết quả đều thuộc về chức năng này. - Chức năng kiểm tra/giám sát: Chức năng này thể hiện việc thực hiện các hoạt động kiểm tra/giám sát một chách chủ động đối với các công việc của nhà trường nhằm tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lí [48]. 1.2.2. Quá trình dạy học Quá trình được xem xét như một hệ thống toàn vẹn. Hệ thống toàn vẹn là một hệ thống bao gồm những thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. Quá trình dạy học theo tiếp cận hệ thống bao gồm tập hợp các thành tố cấu trúc, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong hệ thống mỗi thành tố đều có chức năng riêng và tuân theo chức năng chung của hệ, mỗi thành tố trong hệ thống vận động theo quy luật chung của hệ. Hệ thống bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường. Môi trường và các thành tố của hệ thống cũng có sự tương tác lẫn nhau. Khi xem xét quá trình dạy học ở một thời điểm nhất định, nó bao gồm những thành tố như: mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh... Mục đích dạy học là đơn đặt hàng của xã hội đối với nhà sư phạm, mục đích dạy học định hướng cho các thành tố khác trong quá trình dạy học, mục đích này được hiện thực hoá bằng nội dung dạy học, người giáo viên với hoạt động dạy của mình, với những phương pháp, phương tiện, hình thức tổ 30 chức dạy học tác động đến động cơ của người học để thúc đẩy người học học tập với việc sử dụng những phương pháp học tập, phương tiện và hình thức tổ chức hoạt động học của mình.. Sự tác động lẫn nhau giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh tạo nên kết quả dạy - học, nghĩa là làm biến đổi nhân cách của người học. Hoạt động dạy của giáo viên cũng phụ thuộc vào việc dạy cái gì, nghĩa là nội dung dạy học thể hiện mục đích sư phạm của hoạt động dạy. Hoạt động học của học sinh cũng vậy, nó được quy định bởi động cơ, nội dung dạy học, vai trò của môi trường xã hội phản ánh trong đơn đặt hàng của xã hội, trong hoạt động của giáo viên. Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học: hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì quá trình dạy học không diễn ra. Chẳng hạn, nếu thiếu hoạt động dạy của giáo viên thì quá trình đó chuyển thành quá trình tự học của người học. Còn nếu thiếu hoạt động học của người học thì hoạt động dạy không diễn ra, do đó không diễn ra quá trình dạy học. Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó sẽ tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học. Hoạt động dạy của người giáo viên: Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên đối với hoạt động nhận thức - học tập của người học sinh thể hiện như sau: - Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức - học tập. - Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự tính hoạt động tương ứng của người học. - Tổ chức hoạt động dạy với hoạt động nhận thức - học tập tương ứng của người học. - Kích thích tính tự giác, tính tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo của người học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập. 31 - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó mà có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cũng như trong công tác giảng dạy. Hoạt động học của học sinh: Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập nhằm thu nhận, xử lí và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của bản thân. Tính tự giác nhận thức trong quá trình dạy học thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, qua đó họ nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức. Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập. Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích, phương tiện, kết quả của hoạt động vừa là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tuỳ theo sự huy động những chức năng tâm lí nào và mức độ sự huy động đó mà có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính tích cực tìm tòi, tính tích cực sáng tạo. Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lí hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức - học tập, nó vừa là năng lực, vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạt động học tập cho phép người học tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của bản thân. Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học [92]. Những quan niệm khác: Dạy học là loại hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường. Nó diễn ra theo một quá trình nhất định mà người ta gọi là quá trình dạy học [50]. Qúa trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy và hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học [65]. Từ những quan niệm trên, có thể thống nhất: Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố hoạt động dạy và hoạt động học. Trong quá trình 32 đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học 1.2.3. Phƣơng pháp dạy học 1. 2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học Trong lí luận dạy học, người ta phân làm hai nhóm phương pháp: Phương pháp dạy học đại cương và phương pháp dạy học bộ môn. Có nhiều định nghĩa khác nhau về PPDH (đại cương): - PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Lu.K. Babanxki, 1983). - PPDH là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo HS lĩnh hội nội dung học vấn (I. Ia. Lecne, 1981) [91, tr. 38]. - Một quan niệm khác: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện được nội dung dạy học [65, tr. 147]. Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và cách thức tổ chức hoat động của học sinh, trong mối quan hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học tập của học sinh là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy. Tuy nhiên, kết quả học tập được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của học sinh. Như vậy, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. Tuy có nhiều cách hiểu, chúng ta có thể thống nhất khái niệm: Phương pháp dạy học là phương pháp hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học. 33 1.2.3.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học PPDH mang đặc điểm của phương pháp nói chung, bao gồm cả mặt chủ quan và mặt khách quan. Mặt khách quan, phương pháp bị chi phối bởi quy luật vận động khách quan của đối tượng mà chủ thể phải ý thức được. Mặt chủ quan: là những thao tác, thủ thuật của chủ thể được sử dụng trên cơ sở cái vốn có quy luật khách quan tồn tại ở trong đối tượng. Trong phương pháp dạy học, mặt khách quan là những qui luật tâm lý, quy luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà giáo dục phải ý thức được. Mặt chủ quan là nhưng thao tác, những hành động mà giáo viên lựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng. Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động thành công phải xác định được mục đích, tìm phương pháp phù hợp. Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc sử dụng phương pháp dạy học phù thuộc vào nội dung dạy học cụ thể. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của HS là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng phương pháp dạy học nào đó. Thực tiễn dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học, cùng sử dụng phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành công của các giáo viên khác nhau [92]. Hệ thống các phương pháp ngày càng hoàn thiện và phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thích ứng với điều kiện luôn đổi mới của môi trường, các PPDH thường sử dụng phối hợp để giải quyết tốt các nhiệm vụ khác nhau 1.2.3.3. Hệ thống các phương pháp dạy học a) Các nhóm phương pháp dạy học Có nhiều tác giả phân chia các nhóm phương pháp dạy học hoặc hệ thống các PPDH theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo tác giả Đặng Thành Hưng có năm kiểu PPDH hay năm nhóm PPDH, đó là: - Nhóm PPDH thông báo - thu nhận: Dựa vào tri giác, ghi nhớ, sao chép lại các mẫu thông tin đã cho từ trước. Tất cả những PPDH cụ thể hay mô hình cụ thể 34 như giải thích - minh hoạ, thuyết trình, giảng giải, trình bày tài liệu, đọc - chép, kể chuyện, đều tuân theo nguyên tắc trên và thực chất chúng chỉ là một kiểu PPDH. Tuỳ thuộc vào cách lựa chọn và tổ chức hệ thống kỹ năng theo năng lực và phong cách điển hình của các trường phái sư phạm khác nhau, người ta tạo ra những mô hình Thông báo - Thu nhận khác nhau. Có những mô hình dựa vào kỹ năng ngôn ngữ và phong cách giao tiếp trên lớp, có những mô hình lại thiên về biểu diễn, trình bày thông tin bằng các phương tiện trực quan vật chất, có những mô hình khai thác các phương tiện kĩ thuật như phim, video, máy tính để thông báo và thu nhận thông tin. Những mô hình như thế sẽ có hình thức công nghệ hay nghệ thuật cụ thể hơn nữa, có biểu hiện vật chất rất khác nhau ở từng giáo viên, ở từng môn học, ở từng bài học, và ở từng thời điểm riêng biệt. - Nhóm PPDH làm mẫu - tái tạo: Dựa vào luyện tập, thích ứng và hoàn thiện dần các mẫu kĩ năng, kĩ xảo hành động, các mẫu hành vi đã được đặt ra từ trước. Nó cũng tuân theo nguyên tắc sao chép, chỉ khác ở chỗ là sao chép hành vi và hành động, chứ không phải sao chép thông tin. - Nhóm PPDH khuyến khích - tham gia, dựa vào sự nỗ lực chung và kết quả chung của quá trình trao đổi, chia sẻ, đồng cảm, thông cảm, đánh giá, quyết định của nhiều người, bắt đầu từ cố gắng của từng người, trải qua sự hợp tác mà tiến đến thành công chung và thành công của từng người. - Nhóm PPDH kiến tạo - tìm tòi: Dựa vào các hành...), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [32] Đảng CSVN (2000), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 200 [33] Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [34] Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng. [35] Trần Quốc Đắc (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. [36] Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [37] Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [38] Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (Đồng chủ biên) (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX-05, Đề tài KX-05-10, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [39] Trần Ngọc Giao (Chủ biên) (2013), Quản lí trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [40] G. Petty (1998), Giảng dạy ngày nay, NXB Stantey Thomes (Dự án Việt - Bỉ dịch). [41] Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội. [42] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2004), "Biện pháp nâng cao năng lực quản lí cho tổ trưởng chuyên môn các trường trung học phổ thông", Thông tin quản lí giáo dục, (số 6), trang 24-25-26-27-28-29. [43] Trần Minh Hằng (2004), "Một số năng lực quản lí của tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông", Thông tin quản lí giáo dục, (số 6), trang 30-31-32. [44] Hệ thống hoá những văn bản về chương trình, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 (2005), NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. [45] Nguyễn Minh Hiển (2000), Báo cáo Đại hội thi đua yêu nước của ngành GD & ĐT năm 2000, Báo giáo dục và thời đại ngày 13/7/2000. [46] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 201 [47] Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [48] Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (Đồng chủ biên) (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [49] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [50] Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học, NXB giáo dục, Hà Nội. [51] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại. Lí luận - Biện pháp - Kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [52] James W. Stigler and James Hiebert (2012), Lỗ hổng giảng dạy, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [53] K.B. Everard, Geoffrey and Ian Wilson (2009), Quản trị hiệu quả trường học - Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học, NXB giáo dục, Hà Nội. [54] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội. [55] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [56] Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lí giáo dục và trường học (Giáo trình dùng cho học viên cao học giáo dục học), Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. [57] Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuấn (1984), Một số vấn đề lí luận của quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội. [58] Đào Thái Lai (Chủ nhiệm) (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2003- 49-42-TĐ. [59] Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội. [60] Phùng Đình Mẫn (Chủ biên), Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục THPT hiện nay, Trường ĐHSP Huế. [61] Michael Michalko (2009), Đột phá sức sáng tạo, NXB Tri thức, Hà Nội. 202 [62] Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [63] Phan Trọng Ngọ, Lê Tràng Định, Dương Diệu Hoa (2000), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, [64] Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [65] Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [66] Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, [67] Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [68] Pam Robbins Harvey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho hiệu trưởng (Nguyễn Trường dịch), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [69] Nguyễn Thị Minh Phượng - Phạm Thị Thuý (2011), Cẩm nang phương pháp sư phạm - Những phương pháp và kỹ năng sư phạm hiện đại, hiệu quả từ các chuyên gia Đức và Việt Nam, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh. [70] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục, trường cán bộ quản lí giáo dục trung ương I, Hà Nội. [71] Vũ Hào Quang (2002), Xã hội học quản lí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [72] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [73] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. [74] Nguyễn Gia Quý (2000), Lí luận quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, ĐHSP Huế. [75] Hà Văn Quỳnh 92007), Mô hình phòng học bộ môn phục vụ dạy học phân ban trường trung học phổ thông, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2005-80-21. [76] Vũ Trọng Rỹ (2009), Một số vấn đề lý luận của việc sử dụng và sáng tạo phương tiện dạy học, Giáo trình cao học Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 203 [77] Vũ Trọng Rỹ (2007), Tiêu chí đánh giá chất lượng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học, Tạp chí Giáo dục số 179. [78] Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [79] Ngô Viết Sơn (2004), "Tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học, một lực lượng cán bộ lãnh đạo, phải được bồi dưỡng về năng lực quản lí", Thông tin quản lí giáo dục, (số 5), trang 33-34-35. [80] Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kĩ năng sống, NXB giáo dục, Hà Nội. [81] Từ điển Giáo dục học (2000), NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội. [82] Nguyễn Lạc Thế (2000), Lí thuyết hệ thống, Hà Nội. [83] Lê Ngọc Thu, Vương Thị Phương Hạnh (2010), Quản lý và bảo quản thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở, Tạp chí thiết bị giáo dục (số 53, 54). [84] Đặng Thị Thu Thủy (Chủ nhiệm) (2006), Yêu cầu sư phạm của phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, Đề tài cấp Bộ, Mã số B2005-80-20. [85] Đặng Thị Thu Thủy (Chủ biên) - Phạm Văn Nam - Hà Văn Quỳnh - Phan Đông Phương - Vương Thị Phương Hạnh (2011), Phương tiện dạy học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [86] Tony Wagner - Robert Kegan - Lisa Lahey - Richard W. Lemons - Jude Garnier - Deborah Helsing - Annie Howell - Harriette Thurber Rasmussen (2011), Lãnh đạo sự thay đổi: cẩm nang cải tổ trường học, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh [87] Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lí (1999), Khoa học tổ chức và quản lí - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội. [88] Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả (2004), phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả (Biên soạn từ các nguồn tài liệu nước ngoài), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [89] Trường cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo (1998), Nguyễn Ngọc Quang, nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 204 [90] Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [91] Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB giáo dục, Hà Nội. [92] Vũ Hoa Tươi (Sưu tầm và hệ thống hóa) (2013), Đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả và những giải pháp ứng xử trong ngành giáo dục hiện nay, NXB Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. [93] V.A. Xukhomlinxki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông (Hoàng Tân Sơn dịch), Tủ sách trường cán bộ quản lí và nghiệp vụ, Bộ giáo dục - Thành phố Hồ Chí Minh. [94] V,V. Đavưdov (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 205 PHỤ LỤC Phiếu số 1 PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Về việc đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT thành phố Đà Nẵng (Dành cho cán bộ quản lý) Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng, xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống các nội dung mà Thầy (Cô) cho là thích hợp Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác nhiệt tình của Qúy Thầy (Cô) Câu 1: Quan niệm của thầy (cô) về đổi mới PPDH Nội dung Đúng Phân vân Sai 1. Thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng các phương pháp dạy học mới 2. Sử dụng các phương pháp dạy học cũ theo một cách thức mới 3. Sử dụng hoàn toàn các phương pháp dạy học mới, tích cực, hiện đại 4. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong dạy học 5. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh 6. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của học sinh trong học tập 206 Câu 2: Ý kiến đánh giá của thầy (cô) về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THPT nơi thầy (cô) công tác Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt 1. Nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của đổi mới PPDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học 2. Tinh thần quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ sự đổi mới 3. Lập kế hoạch đổi mới PPDH của cá nhân 4. Soạn bài, thiết kế giáo án theo hướng đổi mới PPDH 5. Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong bài giảng 6. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 7. Năng lực ứng dụng CNTT và trang thiết bị hiện đại trong dạy học 8. Đăng ký dạy thử nghiệm về đổi mới PPDH 9. Tham gia các sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH 10. Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về đổi mới PPDH 11. Kết quả đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH 12. Học tập, bồi dưỡng tiếp cận về đổi mới PPDH 13. Tinh thần và kết quả tự học, sáng tạo trong đổi mới PPDH 14. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ cho đổi mới PPDH 207 Câu 3: Thầy (cô) đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT hiện nay Nội dung Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1. Thúc đẩy thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam 2. Tác động tích cực đối với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 3. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện của nhà trường 4. Nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm của giáo viên trong hoạt động dạy học, giáo dục 5. Phát triển năng lực tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh 6. Thúc đẩy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 7. Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và trang thiết bị hiện đại trong dạy học Câu 4: Đánh giá về các biện pháp hiệu trưởng đã sử dụng trong quản lí đổi mới PPDH ở nhà trường THPT nơi thầy (cô) công tác Nội dung Mức độ thực hiên Tốt Bình thường Chưa tốt 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH - Tổ chức phổ biến, quán triệt cho CBQL, giáo viên, học sinh về chủ trương, định hướng, sự cần thiết, ý nghĩa của đổi mới PPDH - Đưa nội dung đổi mới PPDH vào Nghị quyết của Đảng bộ, Chi bộ và quán triệt đối với từng đảng viên - Thống nhất quan điểm về đổi mới PPDH - Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, thảo luận chuyên đề về đổi mới PPDH. 208 - Chỉ đạo các bộ phận chức năng ý thức sẵn sàng phối hợp phục vụ đổi mới PPDH 2. Xây dựng quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Ban hành Quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Quy chế hoạt động tổ chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục - Chú trọng nội dung đổi mới PPDH trong Quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động tổ chuyên môn 3. Lập kế hoạch đổi mới PPDH - Lập kế hoạch đổi mới PPDH tổng thể cấp trường - Chỉ đạo lập kế hoạch đổi mới PPDH của tổ chuyên môn - Chỉ đạo lập kế hoạch đổi mới PPDH của cá nhân giáo viên - Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực 4. Tổ chức bộ máy lãnh đạo hoạt động đổi mới PPDH - Xây dựng và kiện toàn bộ máy (Ban chỉ đạo) đổi mới PPDH - Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các thành viên của Ban chỉ đạo - Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bộ phận chức năng - Quy định phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ phận, thành viên của bộ máy trong tổ chức thực hiện đổi mới PPDH 5. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng tiêu chí đánh 209 giá giờ dạy đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động, soạn bài theo hướng đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng giáo án mẫu, dạy thử nghiệm về việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thao giảng, dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra theo ma trận, chấm trả bài đúng quy định - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiêm, hội thảo, sinh hoạt cụm, hội thi về đổi mới PPDH 6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH - Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH - Kiểm tra, dự giờ, đánh giá việc tổ chức xây dựng giáo án mẫu, dạy thử nghiệm về việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trên lớp - Dự giờ và đánh giá giờ thao giảng của giáo viên ở các tổ chuyên môn. - Kiểm tra, dự giờ đột xuất và đánh giá giờ dạy của giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, soạn, giảng, dự giờ, thao giảng của giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá tra việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiêm, hội thảo, sinh hoạt cụm, hội thi về đổi mới PPDH - Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị dạy học trong đổi mới PPDH - Kiểm tra viêc thẩm định đề kiểm tra của các tổ chuyên môn - Thu thập, xử lý các thông tin phản hồi về đổi 210 mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá, tổng kết hoạt động đổi mới PPDH - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH trong đánh giá thi đua, khen thưởng giáo viên 7. Tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới PPDH của giáo viên - Tổ chức bồi dưỡng cấp trường về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm - Tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại - Phối hợp tổ chức hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường về đổi mới PPDH - Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên - Tạo cơ chế, tạo động lực cho giáo viên tự bồi dưỡng, tự phát triển nghề nghiệp - Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng chuẩn, tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức về đổi mới PPDH 8. Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH - Trang bị máy tính phục vụ dạy học các môn học, kết nối internet, mạng LAN nội bộ - Xây dựng website của trường, kho dữ liệu điện tử, tài liệu dạy học điện tử - Trang bị hệ thống trang thiết bị dạy học đổi mới phương pháp (Projector, máy chiếu, phần mềm tiện ích, tivi, bảng thông minh, TBDH tối thiểu...) - Huy động giáo viên, học sinh tạo sản phẩm ứng dụng CNTT và đồ dung dạy học tự làm - Xây dựng và phát triển phòng học bộ môn - Cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học hiện đại khác 211 9. Tạo cơ chế, chính sách nội bộ, tạo động lực cho giáo viên đổi mới PPDH - Tăng quyền tự chủ quản lí chuyên môn cho tổ bộ môn - Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giáo viên và tổ chuyên môn - Quy định khen thưởng các sáng kiến đổi mới PPDH của giáo viên và học sinh - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH để dánh giá giáo viên (theo chuẩn nghề nghiệp) và xét danh hiệu thi đua - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH để thăng tiến cho giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán - Phối hợp với các đoàn thể xây dựng cơ chế phối hợp để khuyến khích giáo viên thực hiện đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chức các hội nghị nâng cao năng lực tự học, sáng tạo trong học tập cho học sinh * Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết thêm một số biện pháp mà theo thầy (cô) đã thực hiện có hiệu quả nơi công tác .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... * Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân - Nơi công tác: 212 - Giới tính: □ Nam □ Nữ - Tuổi đời: □ Dưới □ Từ 30 - 44 □ Từ 45 - 59 - Số năm công tác giảng dạy: - Số năm công tác quản lí: - Chuyên môn giảng dạy: Xin chân thành cám ơn! 213 Phiếu số 2 PHỤ LỤC 2 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Về việc đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THPT thành phố Đà Nẵng (Dành cho giáo viên) Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT thành phố Đà Nẵng, xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống các nội dung mà Thầy (Cô) cho là thích hợp Xin trân trọng cám ơn sự cộng tác nhiệt tình của Qúy Thầy (Cô) Câu 1: Quan niệm của thầy (cô) về đổi mới PPDH Nội dung Đúng Phân vân Sai 1. Thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng các phương pháp dạy học mới 2. Sử dụng các phương pháp dạy học cũ theo một cách thức mới 3. Sử dụng hoàn toàn các phương pháp dạy học mới, tích cực, hiện đại 4. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong dạy học 5. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh 6. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của học sinh trong học tập Câu 2: Ý kiến đánh giá của thầy (cô) về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THPT nơi thầy (cô) công tác Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt 1. Nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của đổi mới PPDH đối với việc nâng cao chất lượng dạy học 2. Tinh thần quyết tâm, đồng thuận, ủng hộ sự đổi mới 214 3. Lập kế hoạch đổi mới PPDH của cá nhân 4. Soạn bài, thiết kế giáo án theo hướng đổi mới PPDH 5. Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong bài giảng 6. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 7. Năng lực ứng dụng CNTT và trang thiết bị hiện đại trong dạy học 8. Đăng ký dạy thử nghiệm về đổi mới PPDH 7. Tham gia các sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH 8. Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về đổi mới PPDH 9. Kết quả đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH 10. Học tập, bồi dưỡng tiếp cận về đổi mới PPDH 11. Tinh thần và kết quả tự học, sáng tạo trong đổi mới PPDH 12. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ cho đổi mới PPDH Câu 3: Thầy (cô) đánh giá về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT hiện nay Nội dung Quan trọng Bình thường Không quan trọng 1. Thúc đẩy thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam 2. Tác động tích cực đối với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 3. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện của nhà trường 4. Nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm của giáo viên trong hoạt động dạy học, giáo dục 215 5. Phát triển năng lực tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh 6. Thúc đẩy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực 7. Phát triển năng lực ứng dụng CNTT và trang thiết bị hiện đại trong dạy học Câu 4: Đánh giá về các biện pháp hiệu trưởng đã sử dụng trong quản lí đổi mới PPDH ở nhà trường THPT nơi thầy (cô) công tác Nội dung Mức độ thực hiên Tốt Bình thường Chưa tốt 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH - Tổ chức phổ biến, quán triệt cho CBQL, giáo viên, học sinh về chủ trương, định hướng, sự cần thiết, ý nghĩa của đổi mới PPDH - Đưa nội dung đổi mới PPDH vào Nghị quyết của Đảng bộ, Chi bộ và quán triệt đối với từng đảng viên - Thống nhất quan điểm về đổi mới PPDH - Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, thảo luận chuyên đề về đổi mới PPDH. - Chỉ đạo các bộ phận chức năng ý thức sẵn sàng phối hợp phục vụ đổi mới PPDH 2. Xây dựng quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Ban hành Quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Quy chế hoạt động tổ chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục - Chú trọng nội dung đổi mới PPDH trong Quy chế hoạt động tổ chuyên môn - Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động tổ chuyên môn 216 3. Lập kế hoạch đổi mới PPDH - Lập kế hoạch đổi mới PPDH tổng thể cấp trường - Chỉ đạo lập kế hoạch đổi mới PPDH của tổ chuyên môn - Chỉ đạo lập kế hoạch đổi mới PPDH của cá nhân giáo viên - Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực 4. Tổ chức bộ máy lãnh đạo hoạt động đổi mới PPDH - Xây dựng và kiện toàn bộ máy (Ban chỉ đạo) đổi mới PPDH - Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các thành viên của Ban chỉ đạo - Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bộ phận chức năng - Quy định phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ phận, thành viên của bộ máy trong tổ chức thực hiện đổi mới PPDH 5. Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động, soạn bài theo hướng đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng giáo án mẫu, dạy thử nghiệm về việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thao giảng, dự giờ, chia sẻ kinh nghiệm đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra theo ma trận, chấm trả bài đúng quy định 217 - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiêm, hội thảo, sinh hoạt cụm, hội thi về đổi mới PPDH 6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH - Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH - Kiểm tra, dự giờ, đánh giá việc tổ chức xây dựng giáo án mẫu, dạy thử nghiệm về việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực trên lớp - Dự giờ và đánh giá giờ thao giảng của giáo viên ở các tổ chuyên môn. - Kiểm tra, dự giờ đột xuất và đánh giá giờ dạy của giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, soạn, giảng, dự giờ, thao giảng của giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá tra việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiêm, hội thảo, sinh hoạt cụm, hội thi về đổi mới PPDH - Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị dạy học trong đổi mới PPDH - Kiểm tra viêc thẩm định đề kiểm tra của các tổ chuyên môn - Thu thập, xử lý các thông tin phản hồi về đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá, tổng kết hoạt động đổi mới PPDH - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH trong đánh giá thi đua, khen thưởng giáo viên 7. Tổ chức bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới PPDH của giáo viên - Tổ chức bồi dưỡng cấp trường về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm - Tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại 218 - Phối hợp tổ chức hội thảo, sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường về đổi mới PPDH - Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên - Tạo cơ chế, tạo động lực cho giáo viên tự bồi dưỡng, tự phát triển nghề nghiệp - Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng chuẩn, tham gia các lớp bồi dưỡng do cấp trên tổ chức về đổi mới PPDH 8. Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH - Trang bị máy tính phục vụ dạy học các môn học, kết nối internet, mạng LAN nội bộ - Xây dựng website của trường, kho dữ liệu điện tử, tài liệu dạy học điện tử - Trang bị hệ thống trang thiết bị dạy học đổi mới phương pháp (Projector, máy chiếu, phần mềm tiện ích, tivi, bảng thông minh, TBDH tối thiểu...) - Huy động giáo viên, học sinh tạo sản phẩm ứng dụng CNTT và đồ dung dạy học tự làm - Xây dựng và phát triển phòng học bộ môn - Cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học hiện đại khác 9. Tạo cơ chế, chính sách nội bộ, tạo động lực cho giáo viên đổi mới PPDH - Tăng quyền tự chủ quản lí chuyên môn cho tổ bộ môn - Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giáo viên và tổ chuyên môn - Quy định khen thưởng các sáng kiến đổi mới PPDH của giáo viên và học sinh - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH để dánh giá giáo viên (theo chuẩn nghề nghiệp) và xét danh hiệu thi đua 219 - Sử dụng kết quả đổi mới PPDH để thăng tiến cho giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán - Phối hợp với các đoàn thể xây dựng cơ chế phối hợp để khuyến khích giáo viên thực hiện đổi mới PPDH - Chỉ đạo tổ chức các hội nghị nâng cao năng lực tự học, sáng tạo trong học tập cho học sinh * Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết thêm một số biện pháp mà theo thầy (cô) đã thực hiện có hiệu quả nơi công tác .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... * Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân - Nơi công tác: - Giới tính: □ Nam □ Nữ - Tuổi đời: □ Dưới □ Từ 30 - 44 □ Từ 45 - 59 - Số năm công tác giảng dạy: - Số năm công tác quản lí: - Chuyên môn giảng dạy: Xin chân thành cám ơn! 220 PHỤ LỤC 3 Phiếu số 3 PHIẾU THĂM DÒ Về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng (Dành cho chuyên gia, CBQL và GV) Để có cơ sở khách quan, toàn diện cho việc triển khai các biện pháp quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT thành phố Đà Nẵng, xin Ông/Bà vui lòng cho ý kiến về các biện pháp quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT (Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu đồng ý): TT Biện pháp Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 BP1: Nhóm biện pháp lập kế hoạch đổi mới PPDH 2 BP2: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực đổi mới PPDH cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên 3 BP3: Nhóm biện pháp phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH 4 BP4: Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH 5 BP5: Nhóm biện pháp xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH Xin Ông/Bà có thể cho biết thêm ý kiến về các biện pháp quản lí đổi mới PPDH ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. ................ Xin cảm ơn Ông/Bà./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_li_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o_truong_trung_h.pdf
  • pdftom tat_tieng anh.pdf
  • pdftom tat_tieng viet.pdf
  • doctrang thong tin nhung dong gop moi cua luan an.doc
Tài liệu liên quan